You are on page 1of 264

Vốn là đọc từ trên xuống dưới, nhưng nếu tìm 1 ly cà phê cụ thể thì mục lục ở cuối bài

Trong kiệt tác Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez, ông có kể về một chứng bệnh quên lây lan ở
ngôi làng Macondo. Có một chàng thanh niên chưa bị lây, cố gắng cứu vãn tình huống bằng cách ghi
mẩu giấy nhỏ dán lên từng món đồ.
-Đây là cái cửa sổ
-Đây là cái bàn
-Đây là con bò cái! Nhớ vắt sữa mỗi sáng
Đêm anh hay kể chuyện cho dân trong làng nghe. Họ rất thích nghe anh kể chuyện. Anh phát hiện ra
anh chẳng còn gì để kể nữa, nên anh kể lại chuyện cũ, dân làng lại rất thích thú! Hoá ra họ quên hết cả,
dần dà, anh chỉ kể mỗi một câu chuyện, người trong làng lúc nào nghe xong cũng cười lăn cười bò, họ
chẳng thể nhớ hết một câu chuyện.
Trên cánh cổng vào ngôi làng, anh đóng hai tấm bảng, một ghi là “Làng chúng ta tên Macondo”, và tấm
kia lớn hơn “Thượng Đế Đồng Tại”
Nếu có điều gì chúng ta có thể biết chắc về con người, đó là họ chẳng thể học được gì từ lịch sử, ít
nhất là đối với số đông. Thông điệp của Garcia Marquez rất rõ ràng: chúng ta có thể quên nhiều thứ
trong đời, cũng không phải là vấn đề gì to lớn. Nhưng nếu chúng ta quên rằng chúng ta tới từ đâu và
thuộc về ai, phần bản ngã của chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi. Không còn bản sắc trên nền tảng đạo đức
thần thánh, chúng ta không khác gì thây ma không hồn chờ cơn sóng lớn của lịch sử.
Cái thời ma quỷ khoác áo tăng ni, Đức Thánh Cha sẵn sàng bán chiên con cho quỷ dữ, chỉ có thể cầu xin
đất trời cho những người biết phản tỉnh thêm cơ hội nữa.

Hơi thở của Tử Thần đã rất gần rồi.


Cà phê Irishman.
Trên đường du hành xuống Hỏa Ngục cùng nhà thơ La Mã Virgil, Dante – một nhà thơ nổi tiếng người Ý,
sống vào thế kỷ 13-14th, đi xuống tầng cuối cùng, ông muốn biết tội lỗi bị trừng phạt nặng nề nhất ở
Hỏa Ngục là tội gì.
Phản Bội – nơi Satan bị giam cầm, nửa dưới trong băng. Satan có ba cái đầu, mỗi cái đầu có 1 cái
miệng, Satan được nuôi sống bằng thân xác của những người phạm tội phản bội ở thế gian. Ba cái
miệng sẽ nhai không ngừng nghỉ những nhân vật lịch sử, nổi tiếng như Marcus Junius Brutus (Nhân vật
đã đâm chết cha nuôi của mình là Caesar – trở thành điển tích nổi tiếng – Et toi Brutus”).
Con người là sinh vật đặc biệt nhất trên đất. Bởi con người gần như là sinh vật duy nhất có thể xây
dựng được đức tin, và phản bội lòng tin.
Một phim rất hay của Martin Scorsese – đạo diễn trứ danh người Ý - là Irishman, được dựng lại dựa
vào quyển sách mang tên “I heard you pain house” rất nổi tiếng, tác giả là Charles Brandt. Sách này nói
về sự biến mất của Jimmy Hoffa, một nhân vật đình đám trong chính giới Hoa Kỳ những năm 60s thế
kỷ trước, nổi danh nhờ vào phong trào tổ chức công đoàn Teamster. Sở dĩ ông nổi danh là vì chuỗi cung
ứng thực phẩm những năm này trả lương cho công nhân rất thấp, Jimmy Hoffa tiến hành các “strikes”
– hiệu quả trong giới xe truck, làm giới chủ các chuỗi cung ứng thực phẩm lao đao, phải chấp nhận
thỏa hiệp với giới nhân công lao động trở lại. Nhờ đó mà người lao động có lương cao hơn. Frank
Sheeran, cựu binh Đệ Nhị Thế Chiến, đầu tiên làm công việc lái xe tải, sau cơ duyên đưa ông tiếp cận
được với Jimmy Hoffa, ông trở thành sát thủ thân tín, bảo vệ Jimmy Hoffa. Về sau cũng chính ông kết
liễu mạng sống của Hoffa. Nhiều người không tin vào câu chuyện này, sự thực là Jimmy Hoffa biến mất
thế nào thì vẫn không ai biết.
Irishman là nói về Jimmy Hoffa. Nhưng trong phim, thấp thoáng còn một Irishman khác, mà người Việt
có thể sẽ rất quan tâm, chính là John Kennedy.
JFK có dáng dấp của một anh hùng thời chiến, ngang tàng, rất thu hút nữ giới. Ông là con trai của dòng
họ danh giá Kennedy với khối tài sản lên tới hàng triệu đô những năm 1960s.
“If I said it once, I said it a thousand times, I don't care they're Irish. I don't care they're Catholic. If
there's one person you can't trust in this life, it's millionaires' kids.” – Jimmy Hoffa
(Tao đã nói đi nói lại cả ngàn lần, tao không quan tâm đám đó là người Ireland hay không. Tao cũng
không cần biết là đám đó là dân Catholic. Con cái của giới triệu phú là đám người mà tao không tin
trong đời này)
JFK là tổng thống Catholic duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Và như đã nhiều lần nói tới, Hoa Kỳ, vốn là xứ
sở của người Tin Lành. Lúc JFK tranh cử, nguồn gốc Catholic của ông làm nhiều người lo ngại về khả
năng đắc cử. Thực tế, là JFK chiến thắng rất sít sao trước ứng viên Cộng Hòa là Nixon, báo hiệu rằng
ông có nhiều việc cần phải làm, nếu muốn đi tiếp nhiệm kỳ 2.
JFK là người ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của Đệ Nhất Cộng Hòa, cách xa nửa vòng trái đất, ở
miền Nam Việt Nam. Hay chính xác hơn là ông có tác động trực tiếp lên hành trình chính trị của một
người Catholic khác, có tên là Ngô Đình Diệm.
Năm 1945, việc Hồ Chí Minh thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khá chật vật. Trong nỗ
lực giành ủng hộ từ nhóm người Catholic, Hồ đã mời cụ Diệm gia nhập chính phủ của mình. Nhưng cụ
Diệm từ chối. Đối với cụ, Cộng Sản và Người Pháp đều như nhau, không thể tin được. Càng về sau,
càng cho thấy trực giác của cụ Diệm chính xác khi Hồ nổi tiếng bội ước – không giữ lời. Sau khi bị từ
chối, Hồ muốn giết cụ Diệm cho bằng được. Nhưng mãi tới 1957, các mật vụ của Hồ ở Sài Gòn chọn
được một người chưa tới 20 tuổi, có tên là Hà Minh Trí. Trí được trang bị một khẩu pistol tự động, tới
gần ám sát cụ Diệm, lúc cụ đang ở Ban Mê Thuột. Trí tiếp cận, bóp cò. Nhưng Trí non tay, viên đạn
trúng tay bộ trưởng nông nghiệp. Cụ Diệm quay sang nhìn Trí, mặt không biến sắc. Trí cố gắng bắn
thêm vài phát nữa, nhưng súng kẹt đạn. Đám đông lúc đó chứng kiến sự lạnh lùng của Diệm, uy tín của
ông lên rất cao. Truyền thông thiên tả lúc này ca ngợi Diệm hết lời.
JFK và Mansfield, thuộc nhóm người Democrats, không ngừng hỗ trợ Diệm trước đó, gây tác động
không ít lên chính quyền Eisenhower. Nhờ những tác động này, Diệm dần giải quyết được rất nhiều
vấn đề. Đầu tiên là tướng Nguyễn Văn Hinh, một người chống đối ra măt. Sau là đám cướp Bình
Xuyên của Bảy Viễn, với hơn 4 vạn có vũ trang do người Pháp cung cấp. Nếu ai tìm lại tư liệu về miền
Nam những năm này, sẽ thấy loạn không khác gì 12 sứ quân thời Đinh. Chưa kể tình huống của người
Hòa Hảo, Cao Đài. Dù hai nhóm này khá hiệu quả trong việc loại bỏ Việt Cộng trong lãnh địa của họ,
nhưng họ cũng không chấp nhận một người Catholic như Diệm đứng đầu quốc gia mới thành lập. Khi
Diệm giải quyết đám người này, đã tạo nên một nhóm các kẻ thù chung, hội lại thành Mặt Trận Thống
Nhất. Uy tín của ông lên cao, dân Sài Gòn đổ xuống đường, yêu cầu Bảo Đại thoái vị.
Tính cách của Diệm là tổng hòa của người Catholic, và của người theo đạo Khổng. Khắc kỷ, tiết chế,
không lấy vợ, hay dây dưa tình ái, đây là chuyện rất hiếm có, nên ông được lòng rất nhiều người. Hồ
bắt chước, cũng tuyên bố mình không có vợ (celibate) nhưng không ai tin, nhất là khi ở Hongkong Hồ
từng bị bắt lúc trong khách sạn ở với gái.
Lúc sát thủ của Hà Nội thất bại trong việc ám sát Diệm, uy tín của ông lên rất cao. Sau chuyện này,
Eisenhower mời Diệm tới thăm nước Mỹ bằng chuyên cơ đặc biệt. Có hơn 50 ngàn công nhân liên
bang đón tiếp ông. Nếu ai từng chứng kiến cảnh các lãnh đạo cộng sản phải đi cửa sau vào tòa Bạch
Cung, không biết họ sẽ phản ứng thế nào với chi tiết này?
Sơ về Diệm là như vậy. Tất nhiên, trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp lúc đó, ông phạm nhiều sai
lầm. Nhưng nếu ta đặt mình vào vị trí của ông, cũng có thể hiểu được rằng ông đã làm hết khả năng
của mình. Trong khi thiên hạ mau quên những khó khăn của ông ngày đầu.
Ta quay lại chuyện JFK. Eisenhower để lại hai “trái bomb” cho JFK, một là sự kiện Vịnh con Lợn, tấn
công Cuba thất bại. Nguyên do là JFK đánh giá quá thấp phe bên kia, lực lượng tấn công quá mỏng, nên
kết quả là quân đội Hoa Kỳ và lớp người nổi dậy chống chính quyền cộng sản Fidel Castro thất bại. Kế
hoạch này là của Eisenhower, lời khuyên để lại cho JFK. Nhưng JFK chứng tỏ sự bất tài của mình ngay
trong thất bại này, cũng là thất bại cay đắng khi mới nhậm chức.
Thứ hai là Lào. Eisenhower có kế hoạch phải nắm được Lào, nên có để lại cho JFK ý tưởng là quân đội
Hoa Kỳ phải kiểm soát được quốc gia nhỏ xíu này để chặn đà tiến công của Cộng Sản từ Bắc Việt, vốn
được hậu thuẫn từ phía Trung Cộng. Đương nhiên là tầm nhìn của Eisenhower không phải là vô lý,
nhưng Lào có địa hình cực kỳ phức tạp, gây rất nhiều vấn đề trong việc vận chuyển và cung ứng. Hỗ
trợ các nhóm dân tộc thiểu số ở Lào tuy có mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn bộ đội Bắc Viện
vận chuyển vũ khí xuống miền Nam, nhưng cái giá phải trả rất cao. JFK như chim sợ cành cong sau vụ
Bay of Pigs, quyết định rút khỏi Lào, không muốn làm theo gợi ý của Eisenhower nữa.
Nhưng rút khỏi Lào như thế nào? Không lẽ lại chấp nhận một thất bại nữa trước người Cộng Sản?
Nên JFK tiếp cận theo hướng biến Lào thành một quốc gia “Trung Lập”. Trung Lập thực ra là một dạng
kẹo đường, bọc vào một viên thuốc rất đắng.
Diệm không thể chấp nhận chuyện này, vì nếu chấp nhận Lào trung lập, đồng nghĩa là việc phòng thủ
của miền Nam sẽ khó khăn gấp bội. Vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu đi theo chiều hướng
xấu kể từ đây. Nếu như chấp nhận điều này, cũng là đặt VNCH vào một tình thế hết sức khó khăn.
Nhiều người hiểu rõ tình huống của người cộng sản ở phía Bắc – “Đánh tới người Việt Nam cuối
cùng”, đã tiên liệu kết cục không hay cho Việt Nam Cộng Hòa từ những năm đầu tiên của thập niên
60s.
Đặc biệt, nếu như sự tình những năm 70s là do Kissinger đứng đằng sau phá hoại, trước đó có một
nhân vật khác, đã sẵn lòng muốn đi đêm với Mao Trạch Đông từ năm 1960, chính là Averell Harriman.
Harriman là nhà ngoại giao kỳ cựu thời WWII, nhưng ông sau này có vấn đề về thính giác, nên trở nên
rất thô lỗ và khó chịu. Kennedy rất ngán người này, nên không chọn Harriman cho foreign policy port
folio. Phải nhờ John Kenneth Galbraith, một kinh tế gia kỳ cựu từ UC Berkley đánh tiếng, vì Kenneth là
thầy, Kennedy mới nghe lời.
Chính Harriman là người lúc ngồi họp với Diệm, khi Diệm nhắc lại sự bội tín của cộng sản Bắc Việt liên
tục qua nhiều năm, Harriman vứt máy trợ thính lên bàn, không nghe nữa. Và khăng khăng rằng Liên Xô
sẽ kiểm soát Hồ, và Hồ sẽ không dám gửi quân theo ngả Lào. Giằng co một thời gian, để đảm bảo hỗ
trợ của Hoa Kỳ tiếp tục, nên Diệm đành phải thuận. Sau này thì đúng như Diệm nói, Hồ gửi quân theo
ngả Lào. Harriman cũng không biết xấu hổ.
Sự tình liên tục bất lợi cho tổng thống VNCH, khi tướng tá bắt đầu “quậy” trong nước, và Mansfield,
người ủng hộ Diệm thuở đầu cùng với JFK, nay trở cờ, muốn rút lui.
Có lẽ xứ tự do không thể đương đầu với xứ Cộng Sản. Cộng Sản một khi bị cô lập, tự nó sẽ bị hủy diệt,
như con rắn ăn cái đuôi của mình. Thái độ của Washington, là muốn tạo ra một thể chế dân chủ ở xứ
khác, như là biểu tượng, hơn thực tiễn, để đương đầu với người Cộng Sản. Có điều, người Cộng Sản
trở về trong đêm, mà người dân thì vẫn khờ khạo chưa “biết mùi” xứ Cộng Sản, nên vẫn đâm sau lưng
chiến sĩ đồng bào. Tai ương này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn với sự tình Hồi Giáo ở Trung Đông
những năm sau.
Tôn giáo luôn là sự tình phức tạp, và luôn trong tình trạng xung đột về lối diễn giải. Người Catholic,
người Hồi Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, … nói chung, tín ngưỡng không phải là điều xấu, ngược lại, là nền
tảng đạo đức xã hội từ bao năm.
Nhưng con người vốn rất yếu nhược, và không phải ai cũng có đủ sức mạnh để chấp nhận nhiều sự dị
biệt về mâu thuẫn niềm tin tồn tại. Người Việt không phải là ngoại lệ, đặc biệt là di sản người Pháp để
lại lớp trí thức có phần lớn theo Catholic, con em các gia đình này được giáo dục rất bài bản, nên cũng
tạo ra nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, dẫn tới tỵ hiềm tôn giáo ngấm ngầm tồn tại từ lâu. Nhất
là khi đa phần con em gia đình nghèo sẽ tụ tập ở Chùa. Bối cảnh lúc đó như ly nước đầy, chỉ cần một
vài sự tình không khéo, là dẫn tới xung đột.
Tỵ hiềm tôn giáo ở Việt Nam, là mảnh đất màu mỡ để khai thác các lợi thế chính trị. Sự tình Phật Giáo
ở miền Nam những năm này, là hệ quả của sự dị biệt đó. Hơn nữa, từ những năm 1950, phong trào
mới trong Phật Giáo xuất hiện, rằng tăng nhân thay vì tu luyện giải thoát tự thân, còn phải dấn thân
trong xã hội, kể cả các phương diện chính trị. Thích Trí Quang xuất hiện, trong mắt các ký giả AP là một
Machiavellian - một dạng chính trị gia tranh bá đồ vương, hơn là một người tu, cũng là tăng nhân đóng
góp rất nhiều cho sự sụp đổ của miền Nam.
Madame Nhu Trần Lệ Xuân, nghe tin Thích Quảng Đức bị đổ xăng, và có người châm lửa, bà đã dùng
chữ “Barbecue” – vốn không có gì sai, nếu ta nhìn lại tình huống lúc đó. Tuy nhiên, dưới góc độ truyền
thông, Phật Giáo dưới bàn tay Cộng Sản đằng sau, đã đóng thêm một cây đinh vào cỗ quan tài của
miền Nam.
JFK chật vật với rất nhiều sự tình ở Hoa Kỳ nổ ra cùng lúc mà chính quyền của ông không thể gánh vác.
Nếu như không phải ly cà phê này quá dài, việc nhắc lại sự tình hỗn loạn của nước Mỹ lúc này đủ thấy
JFK lúng túng ra sao cũng rất thú vị. Theo thời gian, ác cảm giành cho đồng cấp ở bên kia nửa vòng trái
đất cũng tăng dần. Kennedy bật đèn xanh cho việc lật đổ Diệm. Nhưng điều khó hiểu, là tại sao phải
giết Diệm?
Theo Patric Sloyan, ghi lại trong sách Politics of Deception, lúc đầu JFK không muốn giết hai anh em
Diệm-Nhu, và đặt vấn đề về sự an toàn của họ vào ngày 27/8/1963. Nhưng khi sự việc diễn tiến sau đó,
JFK biết rất rõ đây đã là bản án tử hình. Bởi vì tuy Nhu không gây được nhiều thiện cảm, nhưng Diệm
trong mắt người dân vẫn là anh hùng dân tộc. Ngay cả khi phải lưu vong, uy tín của ông vẫn là mối đe
dọa rất lớn. Tình huống hỗn loạn ở miền Nam không phải là thứ mà các tướng lãnh có thể gánh vác
trong một sớm một chiều, trong khi dân miền Nam ăn trái cấm dân chủ đã quen, sự tình sẽ rất có thể
backfire nhanh chóng khi Diệm và Nhu vẫn còn sống. Nên JFK biết rất rõ, đám tướng lãnh trước sau gì
cũng buộc phải giết anh em Diệm Nhu. Chỉ có điều, đám tướng lãnh này không ai có dũng khí một khi
JFK không bật đèn xanh, và cũng đảm bảo không có trả thù từ phía Hoa Kỳ.
Tới khi sự việc xảy ra, mặc dù cụ Diệm đã nói rằng sẽ sẵn sàng bước xuống, họ không tha. Các tướng
làm đảo chính bắn vào gáy hai anh em, riêng Nhu sau khi bị bắn, còn bị đâm thêm vài nhát. Giết hàng
binh là tội ác, nhưng nếu không giết anh em Diệm - Nhu, tương lai Big Minh và những người tham gia
rất khó bảo đảm.
Đánh rắn phải đánh dập đầu, trừ đi hậu họa về sau. Sự bất tài của JFK, lừng khừng trong rất nhiều
quyết sách quan trọng, dẫn tới cái chết của một người Catholic thuần thành, và cũng là anh hùng dân
tộc trong mắt rất nhiều người Việt Nam.
Quả báo lên gia tộc Kennedy, khi JFK ăn một viên đạn bay mất một phần tư đầu. Robert thì ăn nguyên
một băng đạn sau gáy.
Xin tạm dừng ly cà phê này ở đây. Sự đời vốn ngược ngạo, nhiều người không biết tai ương xảy ra cho
dân tộc Việt Nam không chỉ tới từ Cộng Sản, mà còn từ đám người Democrats cách đó nửa vòng trái
đất. Nhiều người nếm mùi cộng sản, phải bỏ xứ ra đi, ấy vậy mà sau khi sang Mỹ, họ quên đi ngày
tháng lênh đênh trên biển, một hai bầu cho Democrats. Chuyện còn tới mức, có người sống tới thời
hiện đại, ăn cơm tù Cộng Sản bao tháng ngày, tới khi tỵ nạn được sang Mỹ thì lại bò tới đứng dưới cờ
của người Democrats gây thêm chuyện.
Donald Trump, đương nhiên là xếp trên JFK rất nhiều bậc, thiên hạ lại sẵn sàng chạy tội to JFK hay
Obama, mà mạ lỵ ông tổng thống thô lỗ từ New York.
'Sooner or later, everybody put here has a date when he's going to go. That's just the way it is.' - Frank
Sheeran (The Irishman) (Sớm muộn gì, ai tới đây cũng phải có ngày ra đi. Đời là vậy mà!)
Trong Irishman, Jimmy Hoffa có câu nói thế này: You always charge a guy with a gun! With a knife, you
run away!
"Gun" là hình ảnh của kẻ thù, nhưng "knife" là hình ảnh của sự phản bội. Kẻ thù thì còn có thể
"charge", nhưng với người mang "knife", chỉ có thể "run away".

Rất tiếc, anh em cụ Diệm chạy không kịp.


Tiếp ly cà phê Soros
(bài cũ)
Nếu tìm hiểu về Obama, không thể không tìm hiểu Soros. Nhờ Soros gật đầu, Obama mới có thể bước
tiếp trên con đường tới tòa Bạch Cung.
Vậy nên, nói Obama là diễn viên, thì phải biết rõ, ông bầu đoàn diễn là ai.
Note: thật tiếc là không còn lưu giữ rất nhiều link google, dẫn tới các thông tin trong bài viết này. Sau
này sẽ dần dần lấy lại.
Soros không chỉ ở Serbia, chuyện “làm ăn” của ông còn vươn tới Georgia. Vào giữa năm 2002, Tổng
Thống Georgia là Eduard Shevardnadze mất kiên nhẫn với Soros, cho rằng nhà tài phiệt đang phá hoại
hệ thống chính trị xứ này. Soros nào phải tay vừa, trong cuộc họp báo ngay sau đó ở Moscow nói thẳng
thừng là tình trạng của tổng thống chỉ như chỉ mành treo chuông. Soros còn ám chỉ rằng Shevardnadze
có thể sẽ thao túng cuộc bầu cử sắp tới, nên ông thề sẽ tạo ra những chuyển động dân sự nhằm ngăn
chặn chuyện này. Ông nói rằng ông sẽ bảo đảm cho dân Georgia có cuộc bầy cử công bằng và dân chủ.
Sau Slovakia, Croatia, bây giờ tới lượt Georgia.
Tháng 2 năm đó, một nhân vật được nhắc tới là Giga Bokeria, người vùng Tbilisi, được đưa đi gặp
thành viên của phong trào Otpor và bắt đầu được đào tạo các kỹ thuật xách động biểu tình. Mấy tháng
sau, chẳng hiểu sao Soros lại có thể đưa được rất nhiều nhóm hoạt động của Otpor sang Georgia để
huấn luyện sinh viên.
Trong bất kỳ một nền dân chủ nào, quậy nhất, ngây thơ nhất, dễ sử dụng nhất vẫn là giới học sinh sinh
viên. Bởi vì ở lứa tuổi 18 tới 22, đa phần nhận thức về thời cuộc chưa được rõ ràng, hơn nữa đó là lứa
tuổi tâm sinh lý chưa thực sự hoàn thiện, người ta có một trái tim rất khỏe, rất dễ xung động tình cảm.
Thành ra bạn đọc nếu có dịp ghé qua các diễn đàn về dân chủ, các trang facebook ở VN lề đảng, bạn
thấy đa phần sinh viên lớn tiếng rất bạo, chửi bới có, mạt sát có, thuyết phục có, nổi giận có. Nói
chung, đây là lứa tuổi dễ bị kích động nhất.
Cùng năm , Soros đổ tiền vào kênh truyền hình Rustavi-2, chiếu công khai phim Bringing Down A
Dictator của Ackerman, với tần suất liên tục. Bộ phim này thì bạn có thể lên youtube, họ hướng dẫn chi
tiết cách hạ bệ độc tài từng chút một. Nhưng như đã nói, cái này chỉ là mặt “dân vận”, tức là tạo ra
cảm tình để người dân đi theo. Chứ họ không thể kể chi tiết về cách tác động nội bộ chính trị, mua ảnh
hưởng như thế nào.
Thiết nghĩ ta cũng nên biết một chút về Ackerman. Tên đầy đủ là Peter Ackerman, người theo phong
trào Radicals từ những năm 1960s của Saul Alinsky. Ông vốn thành công nhờ việc mua bán các loại Junk
Bonds – tức là trái phiếu rác, giá rất rẻ, mua rất rẻ, bán kèm với các cổ phiếu giá cao, thành ra lời lớn.
Ai coi phim Sói Già Phố Wall thì có thể hiểu một chút về nhóm mua bán trái phiếu rác này. Nói ra thì
phức tạp, nhưng trong sách của Jordan Belfort giải thích rất hay: đầu tiên là môi giới các loại cổ phiếu
tên tuổi như của Microsoft, Apple,… giai đoạn này không cần lời lãi, chỉ cần tạo được niềm tin. Khi
người mua thấy được mình có uy tín thì mới bắt đầu chào bán các cổ phiếu rác giá cao. Ai tò mò về kỹ
thuật tài chính thì có thể tìm hiểu thêm.
Bạn muốn tìm hiểu về anh Ackerman này thì lên mạng tìm Drexel Burnham Lambert, Ackerman được
một người hướng dẫn trong sự nghiệp (mentor) có tên là Michael Milken – vị này gần như là huyền
thoại trong việc chào bán các loại cổ phiếu rác. Khi Michael Milken bị đi tù sau nhiều năm gian lận và
lừa đảo, Ackerman cũng lật đật bỏ chạy chuyển sang ấp ủ phong trào “cách mạnh nhung”. Vị này lập
nên một trung tâm có tên là Trung Tâm Chiến Thuật Phi Bạo Lực (ICSN), trụ sở ở Washington DC, huấn
luyện rất nhiều nhà hoạt động ở các quốc gia từ Đông Âu.
Kỹ thuật của Ackerman ở Georgia như thế nào? Đầu tiên mỗi thứ bảy, kênh Rustavi 2 chỉ chiếu phim
của Ackerman, sau đó từ ICSN sẽ tổ chức nhiều nhóm thảo luận về bộ phim này trong cộng đồng để
thu hút người quan tâm. Trong vòng 10 ngày khi Shevardnadze bị lật đổ, bộ phim được chiếu liên tục
gần như 24/24. Thành ra khi người ta càng xem, thì càng có tác dụng, các loại kỹ thuật sử dụng ở trong
phim sẽ được áp dụng ngoài đời thực, thành ra các tín hiệu phát ra từ nhóm do Otpor huấn luyện ngay
lập tức được liễu giải, công chúng nhanh chóng hiểu được thông điệp và hành động.
Chưa hết, ta thấy một chuyện quen thuộc nữa, đó là kết tội Tổng Thống gian lận phiếu. Soros đã mua
được đám người kiểm phiếu, ông không cần gian lận, ở điểm này, ông chỉ cần yêu cầu người của phe
mình hủy đi một lượng phiếu bầu nhất định ngay sau khi thông tin về tỷ lệ bầu cử chính thức được
ban hành.
Hủy phiếu của ai? Của chính phe mình. Làm cho số phiếu của phe Tổng Thống cao "bất thường". Nên
người ta không tin anh Tổng Thống nữa.
Chiêu này rất cao minh. Thực ra Eisenhower giúp tổng thống Diệm ở Việt Nam cũng là dùng kỹ thuật
này, tới 98% số phiếu bầu. Có người biết, nhưng không hiểu, đâm ra ghét ông Diệm. Nhưng bối cảnh
Việt Nam lúc đó, nếu không làm vậy, sự tình sẽ càng rối tinh rối mù, tranh đoạt trường kỳ giữa băng
đảng và người Hoa ở miền Nam Việt Nam là vấn đề hết sức phức tạp. Nếu không làm thế này, và
không có ông Diệm, rất có thể Sài Gòn và toàn bộ Đông Tây Nam Bộ đã tách thành quốc gia riêng như
Sing.
Ngay khi có con số về tỷ lệ bầu cử chính thức, ngay lập tức những người kiểm phiếu “trung lập, độc
lập” lên tiếng, và cho thấy con số thực, vốn thấp hơn nhiều.
Kỹ thuật hủy phiếu này, kỳ thực, là xuất phát từ Illinois, Chicago, Hoa Kỳ, gọi là "Chicago Style". Xứ này
gangsters lộng hành, nên các chính trị gia cũng phải biết "làm ăn".
Lúc đó người dân lơ ngơ càng có cảm giác rằng tay Tổng Thống kia đã cho người gian lận phiếu. Tín
hiệu biểu tình chính là lúc này, người ta tràn ra đường ồ ạt.
Nhưng vẫn chưa đạt được lượng critical mass – tức là lượng quần chúng quyết định. (Trong Vật lý,
Critical mass là nói về lượng vật chất quyết định gây ra nổ nguyên tử. Còn trong chính trị, Critical Mass
lại là nói về lượng quần chúng quyết định gây ra thay đổi)
Một trong những công cụ tuyệt vời nhất mà các phong trào biểu tình ở Đông Âu sử dụng thường
xuyên nhất là gì? Nào, bạn nào từng chơi Starcraft, có một loại chiến thuật, đó là dùng các phương tiện
chuyên chở quân với số lượng lớn, để bảo vệ quân, dễ dàng tạo ra sự tấn công bao vây các buildings,
hay cơ động trong việc hút quân vào phi thuyền, nhả quân ra lại để chuyển hướng tấn công, bảo toàn
quân số.
Ở đây cũng vậy, nhưng người ta dùng xe bus. Xe bus là một công cụ tuyệt vời.Nếu có thể huy động
được một lượng lớn xe bus, thì việc huy động người biểu tình rất nhanh, rất cơ động, chỉ cần lên một
chiếc xe bus, tới đâu cũng được –cách mobilise khỏi cảnh sát nhanh hơn nhiều. Vì cảnh sát thì có xe
chuyên dụng, số lượng cũng giới hạn, chưa kể đa phần xe cảnh sát đều là xe 4 chỗ, sao bằng xe bus
cho được. Khi cần, xe bus còn có thể chắn đường, tạo ra hình thế bao vây.
Có điều, ở Việt Nam, chính đám an ninh lại là người huy động xe bus thành những nhà tù di động. Nên
không phải tình huống nào cũng giống nhau. Nhốt một đống người biểu tình lên xe bus, giam trong đó
chở đi nơi khác, là một việc làm vô nhân đạo. Người ta đi vệ sinh thế nào?
Người đi biểu tình ở Việt Nam nhìn thấy chính quyền sử dụng xe bus, chính là kỹ thuật này. Dù cho
biểu tình hay đối kháng biểu tình thì chiếc xe bus rất lợi hại. Cụ thể là họ có thể nhốt một đống người
biểu tình lên xe bus, chở đi xa lắc. Binh đoàn xe bus này xé tan tành sức mạnh tập trung của người biểu
tình, khi không còn được lượng critical mass cần thiết, đám người biểu tình còn lại sẽ trở nên yếu
nhược, và dễ sợ hãi, thành ra chỉ cần cho cảnh sát nện một vài người là xong, những người còn lại tự
động ngồi rạp xuống hết.
Tổng Thống Shevardnadze là người có lòng với quốc gia, nhưng ông quá non tay trước một thế lực quá
lớn, ông thua trận, tránh đưa quốc gia vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Thành
ra ông nói quân đội buông súng, bước vào lịch sử, mang danh là tội đồ của dân tộc Georgia. Chí ít, ông
không phải chết thương tâm như Tudjman… Lịch sử nhiều lúc có những sắp đặt kỳ lạ như vậy. Đồ tể
như Stalin hay Hồ Chí Minh mà được tuyên xưng "cha già dân tộc", anh hùng vị quốc quên thân như
Tudjman hay Shevardnadze lại mang ô danh đi vào lịch sử.
Kể cũng kỳ lạ.
Thành công liên tiếp ở Âu Châu, Soros không vì vậy mà dừng bước, và rồi mọi chuyện bắt đầu sôi động
trở lại ở nước Mỹ.

Ảnh: Shevardnadze và Tudjman


Tiếp cà phê Soros
Năm 1996, Tổng Thống Croatia Franjo Tujiman nói một cách cay đắng trong diễn văn: " Soros và đồng
minh đang vươn vòi bạch tuộc tới khắp các ngõ ngách ở Croatia. Mục tiêu của Soros là cố gắng gầy
dựng thế lực nước ngoài trong nước" đăng trên BBC Summary of World Broadcasts, 11 tháng 12, 1996
Tức là bạn đọc có thể thấy 1 bối cảnh thế này, đối với người hời hợt, thì Soros hiện ra như một nhà
hiền triết như Warren Buffet, thành công nhờ đầu tư tài chính. Nhưng khi càng đi sâu về các sự kiện
dẫn tới thành công của ông, thì ông là một loại thuộc dạng Lã Bất Vi - buôn vua mà giàu. Buôn vua sao
mà giàu? Thì đọc lại bài trước. Hoặc xem House of Cards, khi anh nghị Frank Underwood nhìn người
bạn doanh nhân của mình đi khuất, buộc miệng:
"Money is the Mc-mansion in Sarasota that starts falling apart after 10 years. Power is the old stone
building that stands for centuries. I cannot respect someone who doesn't see the difference."
"Tiền cũng chỉ như căn nhà ở Sarasota, sau 10 năm thì bắt đầu xuống cấp. Nhưng quyền lực như một
tòa nhà xây bằng đá, tồn tại qua nhiều thế kỷ. Ta chẳng thể tôn trọng loại người không nhìn ra sự khác
biệt đó."
Tudjman, tổng thống Croatia, muốn nhổ hết các tổ chức của Soros khỏi Croatia, chưa gì thì chết vì... ung
thư bao tử? Rất là lạ. Chết rất nhanh, chết rất đột ngột.
Sau đó, vào năm 2000 ở Croatia, ta nghe lẩn vẩn đâu đó cụm từ "chính quyền nhung" - vòi bạch tuộc
của Soros lên làm tổng thống - tên là Stipe Mesic.
Ở Serbia thì thế nào?
Những người được Soros hậu thuẫn biểu tình ở Belgrade để ngăn chặn một cuộc bầu cử đang diễn ra.
Tỷ lệ bầu cử vẫn sít sao, nên theo luật của xứ Nam Tư thì cần phải có một cuộc bầu cử lại. Nhưng
những người hoạt động theo phong trào "Otpor" - 70,000 người từ nhiều nhóm quân nhân trẻ không
đợi tới lượt bầu cử thứ hai mà hành động ngay lập tức.
Nào, suy nghĩ một chút, 70,000 người chứ không phải 700 hay 7000 người. Chỉ riêng cuộc biểu tình ở
Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989 là cũng chỉ có chưa tới một nửa số đó. Các lãnh tụ phong trào
sinh viên đã không thể xoay xở lo việc ăn ở, đi lại, vệ sinh cho chừng đó người, chứ đừng nói gì tới việc
di chuyển, hành động.
Trong khi đó ở Belgrade là tới 70,000 người? Thức ăn, nước uống, phương tiện đi lại, vệ sinh, liên lạc...
chỉ riêng nội việc liên lạc thôi là đã đủ thấy kỳ lạ. Họ liên lạc bằng gì, thời đó vẫn còn là điện thoại
analog, độc tài Milosevic chỉ cần cắt điện thoại là xong. Rõ ràng là phải có tay trong "khoanh tay" cho
chuyện này diễn ra.
Chưa kể là chuyện lương thực, camping... nói chung là thứ gì thì cũng cần tiền.
Tiền ở đâu? Hỏi Soros! Hầu bao không đáy.
Hôm 26/9/2000 ứng viên Vojislav Kostunovic chiếm được 48.9%, theo luật thì phải đủ 50 đa số. Nên
cần bầu lại vào ngày 8/10. Milosevic thực ra chỉ có 38.6%.
Có điều anh Kostunovic không chịu bầu cử lại.
Thực ra phương tiện kiểm phiếu và bầu cử những năm 2000 còn thô sơ, ở một quốc gia còn nghèo
như Serbia thì rõ ràng là chuyện gian lận phiếu bầu không hề khó. Trong phim của Ackerman ta thấy chỉ
nói về Milosevic gian lận phiếu, nhưng còn Kostunovic thì sao?
Mà Milosevic gian lận thì sao không thể làm cho trót, gian lận gì mà chỉ được tới 38.6%? Nói chung, kỹ
thuật thực sự thì không biết. Chỉ là một điểm nghi vấn ở chỗ này.
Lại nữa, bạn xem phim của Ackerman, thực ra chính là đang ngồi nghe phe Soros tuyên truyền vậy.
Hơn nữa, trong phim của Ackerman, ta thấy lặp đi lặp lại cụm từ non-violent, nghe tới buồn nôn (ad
nauseam). Và chính vì cứ nói đi nói lại non-violent, nên lại gây nghi ngờ. Có thực là non-violent không?
Người Mỹ có câu rất hay: Show! Don't tell! Tức là muốn người khác hiểu, thì phải cho họ thấy, chứ
đừng nói. Bạn nào tò mò đọc tiểu sử của Giang Trạch Dân cho người viết về mình, sẽ thấy Giang
thường nhắc tới việc hồi nhỏ mình sống ra sao, nhằm xóa đi tin đồn mình là con của Hán Gian theo
Nhật, Nhưng sự vụ thành ra "lạy ông tôi ở bụi này" chính là như vậy. Vì người bây giờ không cả tin.
Cũng như bạn đọc sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện" của Trần Dân Tiên. Kỹ thuật này không mới,
nhưng vẫn có ảnh hưởng lên một tầng lớp dân chúng thất học.
Tầng lớp thấp trong xã hội thì "nói sao tin vậy". Mới nói, lí trí thực chất là khả năng của thiểu số trong
xã hội, chứ không phải ai cũng có. Và vì không phải ai cũng có, nên cuộc đời đại đa số là nằm trong tay
số ít này. Dân chủ gì chứ.
Chính vì Soros cũng có suy nghĩ này, nên khi Gorbachev muốn cải cách Liên Xô bằng cách để người dân
tự ra quyết định, ngăn việc các tổ chức khác như World Bank hay IMF vào lũng đoạn, Soros đã bực
mình viết trong sách của mình: "Tay Gorbachev này chẳng hiểu gì về dân chủ, gã cứ tưởng trao quyền
cho người dân tự quyết là họ sẽ quyết định đúng."
Alexander Hamilton lúc lập quốc, trong thư liên bang số 1, ông cũng không dám chắc rằng người Mỹ lúc
đó có đủ khả năng lập một quốc gia dựa trên thể chế Cộng Hòa Đại Nghị hay không?
Thực khó nói, thành ra ông đành dùng "niềm tin" mà tiếp tục.
Đây là câu hỏi cho người dân Việt Nam trong tương lai. Ta có đủ tự tin để chấp nhận tồn tại trong một
nền dân chủ mà đại đa số người dân còn vẫn rất ngơ ngác trước thời cuộc, trước quyền lợi và trách
nhiệm của mình? Trong khi đây không phải là một ốc đảo tách biệt như Hoa Kỳ, hay Úc, mà là ta đang
sống ngay sát một kẻ thù đời đời kiếp kiếp muốn xâm lấn bờ cõi?
Thiển ý của khách, là cho thuê luôn toàn bộ miền bắc cho Hoa Kỳ, Đức hay Liên Âu. Ai ở miền Bắc cũng
có thân phận đặc biệt, kéo dài trong 2 x 99 năm. Miễn là ai thuê miền Bắc luôn phải có đủ số đầu đạn
tên lửa ngang bằng với số tên lửa ở bên Tàu. Người miền Bắc có visa khác, tiền thuê để phục dựng lại
xã hội miền Trung và miền Nam. Liên Âu có cảng biển ở Bắc Bộ, nơi họ có thể tiếp cận được thị trường
tỷ dân của Tàu và Ấn, bảo đảm thèm rỏ dãi. Nhiều người đã nói tới chuyện này, chứ không phải là ý
riêng tự nghĩ ra.
Trở lại chuyện Serbia, vào ngày 5/10/2000 ở Belgrade, những người biểu tình "bất bạo động" châm
lửa... đốt tòa nhà Quốc Hội và cơ quan truyền thông quốc gia RTS. Chắc châm lửa thì không phải là bạo
lực?
Tình báo Hoa Kỳ trên tờ Janes' Sentinel cho biết các toán quân Otpor được trang bị Ak 47s, và súng
chống tank. Đồng thời, các nhóm hoạt động đa phần nữ giới và học sinh trung học tiếp cận cảnh sát,
tặng hoa, và trấn an, cùng người đi theo chụp hình. Chưa hết, trên tờ New Republic cũng viết "Nhóm
Otpor len lỏi khắp các vùng quê, thị trấn, chứ không chỉ tập trung ở Belgrade và Novi Sad... Họ đã vận
động cảnh sát và quân đội trước. "
"Quân Đội"? Click!
Đọc tới đây thì nhiều bạn cũng hiểu. Ví như quân đội mà làm ngơ, hay cảnh sát làm ngơ, thì biểu tình
dễ gì mà thất bại? Ở Trung Hoa năm 1989, 30 vạn lính cày nát 2 vạn sinh viên.
Trong khi ở Serbia thì tới 70,000 người túa ra các vùng quê, gây ảnh hưởng tới các đơn vị địa phương,
cảnh sát, truyền thông. Thành ra tới thời điểm quyết định ở Belgrade, họ huy động được lực lượng
lớn mạnh cộng với sự tiếp tay ngầm của quân lực.
Thành ra họ thành công là phải. Mà nhắc lại, 70,000 người này cũng cần... tiền để hoạt động. Ai nuôi
họ trong suốt quãng thời gian trước khi bầu cử?
Ak47s và súng chống tank như Janes' Sentinel cho biết để làm gì? Để nói với Milosevic rằng nếu không
bước xuống, "bất bạo động" sẽ có thể thành một cuộc "tắm máu". Thành ra bạn mua sách của tổ chức
CANVAS đọc, sao mà hiểu cho được, họ "xà quần" tới lui, bạn đọc xong, cùng lắm là thêm được một số
từ vựng Anh Ngữ cho người còn bập bõm chuyện chính trị trời Âu.
Về phần Soros?
Trong quyển New Statesman của Neil Clark, một phóng viên kỳ cựu của Anh đã viết: "từ năm 1991,
Open Society Institute đã chuyển cho nhóm chống đối Milosevic hơn 100 triệu Mỹ kim, hỗ trợ cho các
tổ chức chính trị, nhà xuất bản, nhóm truyền thông "độc lập" như đài Radio B92 - đài này chuyên phát
tin về chuyện thần học phương Tây, tự dưng tới năm 2000 thì liên tục đưa tin về phong trào bất bạo
động?
Ai đứng đầu quỹ Soros ở Serbia lúc đó? Bạn google cái tên Vledimir Curgus. Curgus cũng chẳng hề che
dấu khi trả lời tờ LA Times:
"We were here to support the civil sector—the people who were fighting against the regime of Slobodan
Milosevic. . . . Most of our work was undercover,"
Sự đời, nhiều khi không thể chỉ vài ba câu mà nói hết.

Xin tạm dừng ly cà phê đã dài, và có lẽ, hơi lan man.


Thiên hạ mau quên. Không có cụ Diệm, cả miền Nam trù phú dám đã lọt vào tay Tàu, hay lập thành một
quốc gia mới như Sing. Lý Quang Diệu cũng là người gốc Hẹ như Hồ Quang. Người Hẹ nhạy bén, lại
nhìn xa. Dân Tàu ở Sài Gòn thấy Sing tách khỏi Mã Lai, bộ dễ ngồi yên.
Nhắc lại trước đó, khi phân chia lại thế giới lúc phe Phát Xít bại trận, Mỹ chia lại cho Tàu Tưởng nắm
Việt Nam tới vĩ tuyến 16. Tưởng trả lời: “Under no circumstances”.
Nghĩa là Tưởng muốn lấy không Bắc Việt sát nhập vào Tàu, đừng quên chuyện đó. Trung Hoa Anh Hùng
mưu tính cho đại cục của Trung Hoa là điều dễ hiểu. Và nếu không có sự trở lại của người Pháp, Tàu
Tưởng đã nắm được Bắc Việt từ lâu.
Thử tưởng tượng biên giới Trung Hoa Cộng Sản mà Mao cướp được từ Tưởng kéo dài xuống vĩ tuyến
16? May mà người Pháp trở lại. Nên người Pháp tuy có tội, nhưng họ cũng có công, và công của họ
cũng rất lớn đối với dân tộc Việt Nam.
Bài học mà đa phần người Việt không bao giờ hiểu: nếu tự mình không nắm lấy vận mệnh của mình,
và hành động cho thế hệ sau, cái gì xứng đáng thuộc về mình trước sau cũng bị người khác cướp lấy.
Dân Do Thái theo Moses, thoát kiếp làm nô lệ cho Pharaoh để có được tự do. Nhưng cái tự do đó là gì?
Là hơn 40 năm ròng rã lang thang đầy đói khổ trên sa mạc. Dân Do Thái oán trách Moses không ít, còn
dựng hình nộm con bò lên thờ. Sau khi Moses tạ thế, dân Do Thái nương nhờ xứ Canaan, và cướp
luôn xứ Canaan đã rộng lòng cưu mang họ.
Là dân Do Thái vô ơn, hay là dân Canaan khiếp nhược?
Miền Nam đã cưu mang rất nhiều người thuộc hậu duệ của nhà Minh, các chúa Nguyễn tốt bụng,
nhưng không phải là không nhìn ra chuyện. Anh em Diệm Nhu, lúc dựng nên nền Cộng Hoà non trẻ,
cũng nhìn ra mối đe doạ đó.
Người Việt Nam theo Cộng Sản, đổi lại là hơn nửa thế kỷ tăm tối, không phải là vì dân xứ này ngu
muội, là chính vì dân xứ này lười biếng, phó thác vận mệnh cho một đám lưu manh.
Cụ Trần Trọng Kim đã lầm lạc trong một cơn gió bụi đầu thế kỷ. Nay bão tố sắp nổi lên lần nữa, người
Việt Nam có gìn giữ được căn cước của mình hay không là điều rất khó nói.
Hoặc là họ tiếp tục bước vào nền văn minh mới, hoặc là họ sẽ như một đám người Do Thái ngu muội
năm nào, thay vì cảm tạ Đấng Toàn Năng, lại dựng một con bò khác lên thờ - như cách người ta dựng
cái bàn thờ cho giặc ở Ba Đình.
Bất giác nhớ tới bài đồng dao những năm 60 ở miền Nam:
“Lỗ *** Ba Tàu thằng nào cũng như thằng đó
Thằng nào láu cá ta đuổi nó về Tàu”

Ai tin bài đồng dao này do đám con nít tự nghĩ ra chứ?
Nếu ta nhìn lại lịch sử, nền dân chủ pháp trị không phải là sản phẩm của con người. Ngược lại, đó
chính là món quà của Đấng Toàn Năng giành tặng cho người đời kiên quyết trì giữ lại lương tri, ngõ
hầu qua lương tri mà cảm nhận và kết nối với các sinh mệnh siêu việt ở thời không khác – người đi
nhà thờ gọi đó là Đức Thánh Linh, người thờ Phật gọi đó là Phật Tính.
Câu chuyện về anh em Cain và Abel vẫn là một câu chuyện kỳ lạ. Trong Bibles vỏn vẹn vài dòng. Cain là
nông dân, Abel là mục đồng. Cain là con trai đầu, nên được sở hữu đất đai thờ tự, Abel là người chăn
gia súc lang thang trên đất. Hai anh em dâng lễ vật lên đấng YHWH, vị Thần tạo ra người Do Thái, mà
người đi nhà thờ thời nay gọi là Thượng Đế. Đấng YHWH nhận lễ vật của Abel, không nhận của Cain.
Cain giết em trai của mình, nói dối YHWH, sau bị trừng phạt lang thang trên đất. Sau năm tháng sám
hối, dòng dõi Cain tồn tại mãi cho tới thời Enoch, trước thời Đại Hồng Thủy.
Tại sao Cain giết em trai của mình? Đây là câu chuyện thật, hay là câu chuyện mang tính biểu tượng?
Có điều gì đó không rõ ràng trong câu chuyện về Cain và Abel. Theo một cách nghĩ đơn giản, Cain ghen
tức vì Abel được Thần thừa nhận. Nếu không dâng lễ vật lần này, thì dâng lễ vật lần khác? Đức YHWH
vẫn ở đó. Cớ gì phải giết Abel? Tại sao không đơn giản là cầu nguyện hỏi Thần YHWH thích gì, rồi hiến
tế lần sau? Ít ra cũng có thể bắt chước Abel. Mỡ của con chiên lứa đầu tiên đâu phải là thứ khó kiếm?
Cain có thể trao đổi hoa màu với em trai của mình, lấy một ít gia súc tốt về, học cách chăn nuôi, rồi sau
lại dâng lễ vật tương tự ở lần hiến tế sau.
Cớ gì phải giết người? Muốn giết gia súc để lấy thịt, đòi hỏi phải có sức khỏe. Nếu lúc đó đã có
phương tiện làm đồng áng, thì đương nhiên lấy mạng một sinh vật khác như gia súc đâu có khó? Abel
biết lấy mỡ của con chiên lứa đầu, vậy có thể là có công cụ cắt. Và Cain là người làm nông, phải có
công cụ hỗ trợ thu hoạch nông sản chứ? Muốn giết Abel, một nhát dao lên cổ là xong, nhẹ nhàng và đỡ
tốn sức hơn là vác đá chứ?
Cain dùng đá đập chết em mình, tự trong nội tâm phải có một áp lực gì đó mạnh mẽ, mới có thể xuống
tay hết sức tàn nhẫn. Cain chưa từng giết người, nếu như phải nện đá vài lần Abel mới chết, trong
suốt quá trình đó Cain nghĩ gì?
Có thể ta không bao giờ có câu trả lời về tình huống chân thực lúc đó. Rất có thể lần hiến tế đó quan
trọng tới mức quyết định một người có thể được trở về vườn Địa Đàng Eden. Eden là nơi cha mẹ của
Cain và Abel đã sống rất thoải mái. (Adam và Eve đã từng sống ở vườn Địa Đàng, sau vì không nghe lời
YHWH mà bị đuổi tới sống ở trên đất, vất vả nuôi thân.) Và vì tầm quan trọng của lần hiến tế đó, nên
rất có thể hai anh em Cain và Abel đã hết sức cố gắng. Sách Cựu Ước không viết gì thêm, rất có thể là
Cain đã lao nhọc hết sức vất vả, và thành quả của Cain là thành quả của những nỗ lực tốt nhất.
Nhưng thành quả của nỗ lực đó lại không được YHWH thừa nhận. Cain rất khó chịu, YHWH chỉ nói là
hãy nhớ lại xem mình đã làm gì sai.
Thực ra cuộc đời sẽ hết sức đơn giản nếu như ta nghĩ rằng cứ nỗ lực hết sức mình thì sẽ có những gì
đáng có. Kỳ thực là cuộc đời không đơn giản như vậy. Chính là trong cuộc đời này đã có rất nhiều
người nỗ lực, nhưng rất nhiều trong số họ kết cục nhận được cuối cùng đều không mấy tốt đẹp.
Chuyện thành công người ta kể rất nhiều, vì câu chuyện đó là chuyện nhiều người muốn nghe, nó làm
người ta thêm hy vọng, làm các synapes trong não bộ sản sinh ra thật nhiều Dopamine. Cảm giác nghe
chuyện thành công trong đời cũng như nhìn thấy người khác thắng cược ở sòng bài, ráng thảy thêm
một chút tiền vào, rồi sẽ như họ? Cuộc đời dễ quá, phải không?
Chính là không dễ dàng như vậy.
Và chính vì những lúc như vậy, người ta nên bình lặng lắng nghe lời Đấng Toàn Năng, rằng có thể trong
quá trình nỗ lực, đã có một điểm gì đó không đúng, có một điều gì đó mấu chốt quan trọng, dẫn tới kết
cục không hề mong muốn.
Cain không làm như vậy, đối diện với thất bại của mình, trong lòng ông tràn ngập thù hận. Điều ông
thù hận chính là lý tưởng quan trọng nhất: sự thừa nhận của Đấng Toàn Năng. Nên ông hủy diệt cái
tình huống đó bằng cách giết người anh em của mình. Sau thì đấng YHWH xuất hiện. Nhưng đấng
YHWH không giết Cain. Cain ngược lại, vẫn được đấng YHWH bảo hộ, và Cain lang thang trên đất, bỏ
vào hang đá, sám hối tội lỗi của mình. Dòng giống Cain còn trường tồn, mãi tới thời Noah.
Đức tin vào đấng YHWH của người Do Thái, mà sau này người Tin Lành gọi là Thượng Đế, tạo ra ảnh
hưởng hết sức sâu rộng trên toàn cõi Âu Châu trong nhiều năm, mạnh mẽ nhất là từ khi chúa Jesus
xuất hiện. Bởi vì qua Đấng YHWH và chúa Jesus, người Do Thái và người Âu Châu hiểu được rằng có
điều gì đó hết sức thiêng liêng bên trong mỗi con người.
Tại sao Đức YHWH không giết Cain? Đức YHWH vẫn giành cho Cain cơ hội sám hối, vẫn bảo hộ cho
giòng dống của Cain?
Vẫn còn xứ không chấp nhận án tử hình, hay giả định vô tội - assumption of innocence,… đây chính là
dấu ấn của đức tin của xứ sở vào phần thiêng liêng đó. Ngay cả khi một người có phạm tội ác tày trời
tới đâu, người khác vẫn không dám quyết định kết thúc mạng sống của người đó, chính là bởi vì họ
không dám động chạm vào phần thiêng liêng đó trên thân người thủ ác.
Và chính vì vậy, Luật Pháp dẫu có phát triển tới đâu, cũng không thể đụng chạm tới phần thiêng liêng
nội tại, vốn tách biệt con người so với tất cả các sinh vật khác trên đất.
Cơ thể con người, cũng như động vật, cần thức ăn, cần bài tiết, cần sinh hoạt tình dục để duy trì giống
nòi. Nhưng chính nhờ phần thiêng liêng nội tại, người ta có thể hữu ý từ bỏ tất cả những tiện nghi đời
thường, hay chí ít chỉ duy trì những phần thiết yếu đó ở mức tối thiểu. Để khi đó người ta có thời gian
tối đa để hoàn thiện sự kết nối với phần thiêng liêng bên trong - là cầu nối tiếp cận với sinh mệnh siêu
việt ở thời không khác.
Không phải ngẫu nhiên mà khi rao giảng về đức tin, người ta rao giảng về sự trở về. Trở về nơi cao quý
mà tâm hồn vốn đã từng tồn tại.
Từ bỏ phần thiêng liêng đó, cũng có nghĩa là chấp nhận sự hủy diệt. Bởi phần thiêng liêng đó mới
chính là nguồn sống của nhân sinh.
Bất kỳ chính quyền hay thể chế nào ngăn cấm ý chí tự do đó, cũng chính là chính quyền đang đưa
người dân rời xa nguồn sống, tiến tới sự hủy diệt.

Một khi từ bỏ ý chí tự do, sự gắn kết với Thần Phật, từ chối phần thiêng liêng trong nội tại để theo
đuổi niềm vui xác thịt cõi này, người đời sẽ đối diện với sự diệt vong, và họ đang đối diện với sự diệt
vong. Không phải là đất trời trừng phạt họ, mà chính là họ đã tự cắt đứt nguồn sống của mình.
Cà phê Tự Do
Tại sao trong số bạn bè, người quen, có người lại vô cùng nhạt nhẽo? Mỗi lần gặp họ chỉ có thể là
những câu chuyện xã giao vô thưởng vô phạt? Có thể vì họ không hề thú vị, ở họ chỉ là đời sống nông
cạn đầy nhàm chán. Công việc, trình độ ở mức trung bình. Ngoài công việc là một đời sống bình bình,
tập gym, gặp gỡ người khác phái, rồi lập gia đình. Ngoài chuyện thường nhật, có gì để nói chứ? Hay
nếu ta hỏi ngược lại, phải chăng ta nhàm chán tới một mức độ mà tâm hồn ta chỉ có thể chiêu mời
những người hết sức vô vị, những câu chuyện hết sức nhạt nhẽo rằng hôm nay ăn gì, cái nhà sửa chỗ
nào, mấy đứa nhỏ học ở trường ra sao? Bản thân ta có điều gì xứng đáng hơn những câu chuyện đó?
Khi ta gặp một tâm hồn khác, ta có thể gạt được cái nhiễu âm của ham muốn sắc tình, của những toan
tính vụ lợi về sự nghiệp hay không? Một khi những nhiễu âm đó không còn, cái ta nhìn thấy đa phần
đều là những tâm hồn hết sức vô vị, nhạt nhẽo, không nơi nương nựa, và như một hệ quả tất yếu là
vô cùng yếu đuối. Một biến cố nào đó đau khổ trong đời sẽ nhanh chóng làm bản sắc của họ tiêu mất,
nhường chỗ lại cho quỷ dữ. Sự tồn tại những ngày sau của tâm hồn họ là chỉ để tìm kiếm lí do vì sao họ
trở nên độc ác, và sẵn sàng xuống tay rất tàn nhẫn với người đời. Từ họ mà tai họa không ngừng sinh
sôi.
Nhân tại mê trung, đời là bể khổ.
Tại sao nói họ yếu đuối? Bởi vì có một sự tương phản rất lớn giữa những điều mà họ nói rằng họ tin,
và những điều mà họ thực sự tin. Có sự khác biệt về rất căn bản giữa hai thứ, một là hiện thực, và hai
là hiện thực mà một tâm hồn có thể cảm nhận.
“The ought” – cái ta tưởng chừng là hiện thực, và “the is” – lẽ thật.
Ví dụ về chuyện này như thế nào? Ai có con trẻ, trước sau gì cũng gặp chuyện thế này: có một ngày
đứa bé tỉnh dậy, rất sợ hãi vì có một giấc mơ hết sức đáng sợ. Sợ tới mức đứa trẻ tỉnh dậy và còn suy
nghĩ mãi về giấc mơ. Giấc mơ rõ ràng không thực, vậy tại sao những cảm xúc từ nó lại hết sức chân
thực? Bạn hỏi đứa trẻ về giấc mơ, đảm bảo đứa trẻ sẽ kể lại cùng cảm xúc hết sức rõ ràng, rằng bé
rất sợ.
Vậy bạn sẽ làm thế nào? Nói với đứa trẻ rằng giấc mơ không thực đâu, đừng mất thời giờ suy nghĩ!
Đây là cách đa phần người lớn đều làm. Nhưng cách làm này có vấn đề. Bởi vì nếu như giấc mơ kia
không thực, cớ gì đứa bé lại sợ tới như vậy? Và cái cảm xúc sợ hãi mà đứa bé có, rốt cùng là ví lí cớ gì
mà xuất hiện? Phải chăng có điều gì đó từ nội tâm đứa trẻ mà ta cần phải quan tâm?
Tại sao phải quan tâm? Bởi rõ ràng là thái độ cho rằng giấc mơ không thực, tới chuyện làm ngơ trước
những vấn đề nửa thực nửa hư trong cuộc đời sau này là có liên quan tới nhau. Người ta cứ lơ những
vấn đề nhỏ đi mà sống, cho tới khi gián rết trong đống rác của cuộc đời bắt đầu sinh sôi, và lớn tới
mức không thể giải quyết.
Lớn tới độ nào mà không thể giải quyết, hãy nhìn cái tà quyền Cộng Sản đang nằm ở Trung Nam Hải,
hay ở Hà Nội, chính là lớn tới mức độ đó. Vậy ta nên tiếp cận chuyện này thế nào? Là hỏi đứa trẻ rằng
“Con sẽ làm gì đối với chuyện này nào?” Câu hỏi này ẩn chứa một thông điệp khác, chính là đứa trẻ có
thể làm gì đó, và thay vì tập trung vào cảm giác sợ hãi, đứa bé lại tập trung vào suy nghĩ nên làm gì với
tình huống này. Sự sợ hãi tiêu biến, và đó là vì sao, rất nhiều bé trai thích những câu chuyện về siêu
nhân, anh hùng, đấu sĩ.
Bởi đó là hình ảnh của sức mạnh, từ những tâm hồn dám đương đầu với thử thách.
Tại sao lại phải dông dài tới như vậy khi bắt đầu ly cà phê này? Bạn có thể quay lại các ly cà phê trước,
và đọc lại các comment của những tâm hồn yếu đuối đó. Và rất có thể có những người cũng có cùng
suy nghĩ với các comment đó, nhưng họ không nói ra, vậy thì những lời trên cũng là giành cho họ.
“Con quái vật” trong lòng rất lớn phải không? Là bởi vì ta biết rằng đức tin của ta không toàn vẹn, và
sớm hay muộn gì ta cũng gặp một tình huống mà bản sắc và căn cước của tâm hồn đối diện với một
thử thách rằng những điều ta tin tưởng rốt cuộc có phải là điều chân thực hay không? Hay chỉ là bởi sự
yếu nhược về nhận thức mà ta đủ khả năng tiếp nhận trước đây, nhưng cái tiếp nhận đó lại khiếm
khuyết và bất toàn tới độ cách chân lý còn rất xa? Bất toàn tới độ không thể nào chịu đựng trước thử
thách của thời gian và các biến cố khác trong đời sống.
Khi gặp tai ương trong đời, rốt cuộc Đức Tin còn mạnh mẽ hay không? Hay là sẵn sàng thỏa hiệp? Rốt
cuộc ta có mạnh mẽ như ta hằng suy nghĩ hay không?
Trang Tử nằm mơ thấy mình là con bướm, tới lúc tỉnh dậy thì rất bối rối, là Trang Tử trong giấc mơ của
con bướm, hay là con bướm trong giấc mơ của Trang Tử. Và Trang Tử là Trang Tử, hay Trang Tử là con
bướm?
Những chuyện viết ở đây, là chuyện đúc tỉa từ kinh nghiệm và hiểu biết của những tâm hồn xa xứ, Do
Thái, Trung Hoa, Việt Nam… từ những cuộc hội luận tưởng chừng như bất tận với nhau bằng một thứ
ngôn ngữ chung là Anh Ngữ. Tôi viết lại ở đây, chắc gì đã sự kiện thực, nhưng tại sao cảm xúc của rất
nhiều người rất chân thực? Có người không kìm chế, buông lời chửi rủa, họ là đa số. Nhưng đảm bảo,
có những dư vang rất chân thực trong lòng một số người, ít thì vài người, nhiều thì cũng độ bằng số
tương tác với các bài viết thế này? Phải không?
Chính là trong những lời tưởng chừng như rất huyền hoặc và mông lung, lại mang sự thực mà một
phần sâu thẳm nào đó vốn đang mơ màng ngủ bao năm, nay nghe được một vài điều gì đó tự nhiên
tỉnh dậy.

Đức tin có cái đặc biệt như vậy. Đời sống mưu sinh cơm áo gạo tiền làm người ta bận rộn, nhưng
không phải là cái bận rộn vì cơm áo gạo tiền sẽ đủ khỏa lấp khoảng trống trong nội tâm. Cho dù nhiều
người có phải làm việc tới độ kiệt quệ đi chăng nữa, nhưng chẳng phải rằng đâu đó trong tâm hồn họ
vẫn xuất hiện những câu hỏi tưởng chừng như xuất phát từ vô thức rằng rốt cuộc mọi khổ đau này có
xứng đáng hay không?
Và nếu như bạn đọc các status trước, phát minh vĩ đại nhất của con người, thực ra chính là nằm ở
trong nội tâm. Có một sinh vật nào, tiến hóa tới một mức độ mà ngay ở trong môi trường tồn tại của
sinh vật đó lại bối rối về chính sự tồn tại của mình, bối rối tới một mức độ sẵn sàng tự kết liễu cuộc
sống? Cũng chính là sinh vật đó, lại nhận ra rằng có một gì đó hết sức thiêng liêng và cao quý trong nội
tâm, và rằng sinh mệnh đó không những nên không ngừng làm mạnh mẽ sự liên kết với phần thiêng
liêng đó, mà còn phải tôn trọng phần thiêng liêng đó trong sinh mệnh khác, tôn trọng tới mức dẫu sinh
mệnh đó có thế nào đi chăng nữa cũng không được phép hữu ý kết thúc sự sống của nó?
Thou Shalt Not Kill – và giới cấm sát sinh của người tu Phật là ví dụ đó.
Tức giận và sợ hãi, thực ra có cùng một chuỗi biểu thị sinh hóa trong cơ thể. Người ta tức giận vì đức
tin bị xúc phạm rằng Thượng Đế mình hằng cầu nguyện lại chỉ là vị thần của người Do Thái, bảo hộ
cho người Do Thái. Hay là người ta sợ hãi về việc tính căn cước của tâm hồn, và những điều mình tin
tưởng xưa nay đối diện với sự sụp đổ?
Tình huống này, người Do Thái đã nhắc tới. Hình bên dưới là biểu tượng của Jacob vật lộn với Thượng
Đế, một điển tích rất nổi tiếng. Hai anh em Jacob và Esau sống trong một gia đình mà người cha rất yêu
quý Esau, và người mẹ lại yêu quý Jacob. Trước lúc mất, người cha Isaac nói Esau đi ra ngoài săn gì đó
rồi quay về, ông sẽ ban phước cho con của Esau. Nhưng lúc Esau ra ngoài, người mẹ mang Jacob tới
gần Isaac đã mù lòa, và Isaac bị lừa ban phước cho Jacob. Lúc Esau về thì mọi chuyện đã rồi, Esau rất
tức giận thề giết chết bằng được Jacob. Người mẹ giúp Jacob bỏ trốn. Sau nhiều năm, Jacob muốn làm
hòa với anh mình, trở về lại quê nhà. Jacob để tất cả người thân về trước, ông đi sau cùng. Lúc ông ở
một mình, có một người Do Thái bí ẩn vật lộn với ông. Người Do Thái này vật lộn với Jacob tới lúc bình
minh, khi mãi mà không thắng được Jacob, người này chạm vào khớp hông của Jacob, và Jacob bị trật
khớp ngã xuống. Người này nói: “Để ta đi, trời sáng rồi”. Jacob nói, “Tôi không để ngài đi chừng nào
ngài chưa ban phước cho tôi!” Và người bí ẩn hỏi: “Tên ngươi là gì?” “Jacob”. Người lạ mặt nói : “Từ
giờ trở đi, tên ngươi không phải là Jacob, mà là Isra-EL. Ngươi đã vật lộn với Thần và với người
thường, và chiến thắng.” Jacob liền hỏi lại, “Làm ơn cho tôi biết tên của ngài”. Nhưng người lạ mặt trả
lời “Tại sao lại hỏi tên ta chứ?” Và người lạ mặt ban phước cho Israel. Israel đặt tên nơi đó là Peniel
(Khuôn mặt của Thần - El) và nói: “Ta đã thấy tận mặt Thượng Đế (El) và ta vẫn còn sống” Từ đó
người Israel không ăn phần thịt hông gia súc, bởi El đã chạm vào hông của Jacob.
IsraEL nghĩa là “May El Rule”, như đã nói trong bài trước. Jacob không ngừng vật lộn với đức tin trong
lòng ông, kết cục là sức mạnh ông càng có được từ nó, và đức tin ông vào El (vị thần bảo hộ giống nòi
ông) càng thêm mạnh mẽ.
Hy vọng ly cà phê này, có thể tiếp chút ít năng lượng, để bạn có thể vật lộn với đức tin trong lòng
mình. Nội tâm là một vùng đất đáng sợ, nhưng bù lại, ai sẵn sàng chinh phục nó, như đứa trẻ tìm cách
giải quyết cơn ác mộng của mình nhắc tới đầu ly cà phê này, bảo đảm kết cục nhận lại sẽ là sự trưởng
thành và tự do trong tâm hồn.

Chúc may mắn, và nên nhớ, một cuộc đời nô lệ là kết quả của một nội tâm nô lệ.
Cà phê Jacob
Thế kỷ hai mươi, người Do Thái trở lại, phục quốc thành công sau hai ngàn năm lưu lạc. Đầu thế kỷ 21,
Jerusalem được công nhận danh nghĩa là thủ đô của người Do Thái dưới thời chính quyền Donald
Trump. Đây là sự kiện hết sức chấn động, đặc biệt là đối với người Do Thái, rằng những lời hứa của
Thần YHWH đối với họ vẫn còn nguyên giá trị, và người Do Thái, vẫn là dân tộc được thần YHWH chọn
lựa. Trên thế giới, có hai sắc dân vẫn còn lưu giữ ký ức về vị thần tạo ra họ, một là người Do Thái như
đã nói, và hai là người Trung Hoa. Văn hóa của hai dân tộc này là văn hóa Thần Truyền – vì vậy nên nền
tảng thần học của họ hết sức phong phú. Và vũ trụ quan của họ nếu đặt trong bối cảnh lịch sử song
song trở nên hết sức thuyết phục. Tất nhiên rất nhiều bạn theo dõi trang này là người có đức tin
Catholics Roma. Người Ý dựa vào một số ghi chép chọn lọc, tạo ra một Thượng Đế khác, xa rời và tách
biệt với bổi cảnh văn hóa của người Do Thái. Tôi không bàn việc đó là đúng hay sai, bởi vì đó là cách
diễn giải của người Ý, và họ cũng như rất nhiều giáo phái Tin Lành khác nhau, có cách nhìn nhận về
Thượng Đế khác nhau. Góc nhìn của tôi, là từ giác độ văn hóa thần truyền của người Do Thái, đương
nhiên, sẽ hết sức khác biệt với những gì bạn được giáo dục ở lớp học giáo lý.
The Truth will set you free (John 8:31-32 ESV). (Lẽ thật sẽ làm anh em tự do)
Lấy một ví dụ thế này: nếu một ngày nào đó, người Lào trở nên hùng mạnh, và họ tạo ra một phiên
bản Âu Cơ Lạc Long Quân khác rồi thờ phượng, tôn giáo của họ phát triển tới độ nhiều người khác
đều theo đó mà có tín ngưỡng, nhưng cái phiên bản Âu Cơ và Lạc Long Quân đó trở nên khác xa so với
những gì người Việt hiểu, bạn nghĩ như thế nào? Chỉ là ví dụ, không thực, nhưng dân Do Thái hiện nay
chính là đang đối diện với tình cảnh đó. Văn hóa của họ trong mấy ngàn năm lưu lạc bảo trì hết sức
khó khăn, cho tới bây giờ phục quốc thành công, rồi dần dần lấy lại căn cước là một câu chuyện phi
thường.
Trong bối cảnh đó, Vatican chèo chống tính căn cước của mình hết sức vất vả. Từ lúc đăng cơ, Pope
Francis phải giải thích về thái độ của Vatican trong vụ diệt chủng người Do Thái của Phát Xít Đức dưới
thời Pius XII, và sự tình dâm loạn của giới tăng lữ nhiều năm gần đây. Việc che đậy các bê bối tình dục
của Vatican ở trên khó khăn gấp bội trước hàng loạt những vụ tấn công mạng liên tục từ phía Trung
Cộng. Trung Cộng có các bí mật dùng để kiểm soát Vatican hay không? Tương lai chúng ta sẽ biết.
Nhưng sự im lặng của Pope Francis trước sự diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, trước đó là công khai lên
tiếng ủng hộ kỹ thuật thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc, và sự im lặng của Vatican trước thảm cảnh
của người Hương Cảng trong mấy năm gần đây nói lên ít nhiều chứ?
Phán xét cuối cùng là thuộc về bạn, và tôi hy vọng, lẽ thật sẽ làm tâm hồn bạn tự do. Chỉ có điều chân
chính mới chịu được thử thách của thời gian.
Tại sao lẽ thật lại mang tới sự tự do?
Nhân tại mê trung, và đời là bể khổ. Thiên tư của người ta là sợ khổ, vì vậy nên mỗi lần đối diện với lợi
ích tự thân bị đe dọa, người đời luôn có cái cám dỗ che đậy, nói dối một chút. Lâu rồi thành quen,
người đời bị lừa mãi thì cũng trở nên dè chừng lẫn nhau, nhưng việc dè chừng lẫn nhau không mấy
đáng sợ bằng những tổn hại về nội tâm mà nói dối qua thời gian lâu có thể tạo ra. Chính là khi nói dối,
nội tâm hiểu rất rõ là đang nói dối. Chính vì hiểu là đang nói dối, nên sẽ có cái nỗ lực để lời dối trá dó
nghe như thật. Và sự tình là càng nỗ lực thì lời dối trá lâu dần cũng nghe như thật. Thật tới độ ngay cả
bản thân cũng sẽ tin là thật. Nhưng vì lời dối trá và hiện thực là khác nhau. Nên khi đối diện với hiện
thực, mà nhất là hiện thực của tai ương, áp lực tâm lý rất lớn. Lớn là bởi vì trong nội tâm người ta
không còn tin vào bản thân mình nữa. Không tin rằng bản thân mình lại dám nhìn vào sự thật để có thể
có những hành động đúng đắn.
Cái nội tâm trốn tránh hiện thực không bao giờ đủ sức mạnh để đương đầu với tai ương của hiện
thực. Bởi không thể đoan chắc rằng tự nhiên cái nội tâm đầy dối trá kia lại từ bỏ thói quen lừa dối để
nhìn vào sự thật. Và ngay cả khi nhìn ra được sự thật, cái tâm hồn bị lừa dối không hề được tôi luyện
trong ánh sáng của lẽ thật, nó không đủ sức gánh vác.
Khi tự mình không còn tin vào bản thân mình có đủ khả năng để đương đầu với tai ương của hiện
thực, thì làm sao dám tin rằng mình có thể thoát khỏi xiềng xích nô lệ trong tâm?
Không tin vào bản thân mình là đặc điểm của tâm hồn nô lệ.
LẼ THẬT là bạn đồng hành không thể thiếu của một tâm hồn tự do.
Vậy thì ly cà phê này, hãy nói về một tâm hồn trở về với lẽ thật – Jacob.
Jacob và Esau là anh em sinh đôi. Esau là thợ săn, rất dũng mãnh nên được cha là Isacc rất yêu quý.
Trong khi Jacob lười biếng ở nhà. Tuy là sinh đôi, nhưng Esau ra trước nên làm anh. Và vì làm anh, nên
Esau có quyền thừa kế (birthright). Một ngày đi săn về, Esau rất đói, Jacob lại đang hầm một nồi thức
ăn. Esau tới xin một ít, Jacob lém lỉnh nói rằng nếu như Esau muốn ăn thì phải bán lại quyền thừa kế
cho Jacob. Esau đồng ý. Sau này, cũng chính Jacob nhân lúc Esau ra ngoài và sự mù lòa của Isaac, mà
được nhận ân phước từ Isaac. Ân phước này là Isaac hứa cho Esau. Thế là Isaac ban phước cho Jacob
thế này:
“Cầu xin Thần cho con được sương mưa từ thiên đường, sự màu mỡ của đất, dư dả lúa mỳ và rượu.
Người đời sẽ phụng sự con, con làm chủ anh em của con, và con trai của mẹ con sẽ quỳ trước con. Ai
rủa con sẽ bị rủa lại, ai cầu phước cho con, sẽ được ban phước”
Sau này Esau về, Isaac phát hiện ra mình đã bị lừa. Ở đây ta thấy một sự tình thú vị, rất giống nhau giữa
người Do Thái và người Hoa. Đó là sự tình một lời nói ra, sẽ rất khó thu lại. Là Isaac hứa ban phước
cho Esau, nhưng bị Jacob lừa, tại sao ông không nói là sự ban phước không được tính? Phải chăng vì
họ biết rõ, sự ban phước đã được định đoạt, và lời nói không thể thu hồi. Esau tội nghiệp, bị lừa một
lần, nay bị cướp đi phước lành, là người mạnh mẽ, nhưng Esau cũng khóc, xin thêm phước lành khác.
Isaac ban phước rằng Esau sẽ sống nhờ gươm.
Jacob lừa anh mình hai lần, Esau đòi giết Jacob. Jacob sợ hãi, bỏ trốn sang xứ của cậu mình là Laban.
Sang xứ của Laban, Jacob gặp và yêu cô con gái xinh đẹp của Laban là Rachel. Jacob giao ước với Laban
rằng nếu ông làm việc cho Laban trong 7 năm thì sẽ được cưới Rachel. Laban đồng ý. Nhân quả lại xuất
hiện với Jacob, Laban lừa gả Leah. Laban viện lẽ rằng ở xứ của Laban, phải lấy con gái đầu trước.
Muốn lấy đứa con gái sau, lại phải lao động thêm 7 năm nữa. Jacob vì yêu Rachel nên đồng ý. Sau thời
gian ở Laban, Jacob muốn trở về. Laban không biết nên trả ơn Jacob thế nào, vì thời gian Jacob ở với
Laban tuy vất vả nhưng cũng rất được việc, Laban trở nên rất giàu có. Laban trì hoãn việc trả tự do cho
Jacob, nên cứ lần lữa lấy cớ việc tính toán tiền công. Jacob mới đề nghị rằng ông sẽ lấy những con dê
và cừu có đốm, màu nâu, hoặc có sọc. Tại sao Jacob lại chọn như thế. Ông biết Laban sẽ lừa ông lần
nữa. Nên ông chọn tiền công như vậy. Bởi vì những con dê như vậy theo hiểu biết thời đó đều ít xuất
hiện trong đàn. Theo hiểu biết thời nay là thuộc tính trạng “lặn”. Và để có con con có đốm, hay sọc, hay
có màu nâu, thì cả con đực và con cái đều phải giống nhau. Laban lừa cất đi hết sao cho số còn lại hoặc
chỉ còn con đực, hoặc chỉ còn con cái có đặc điểm như Jacob muốn. Và vì vậy, lứa sau sẽ không còn lại
gì cho Jacob. Nhưng sự tình kỳ lạ xảy ra, sau này có ghi chép là Jacob đã bày trò gì đó, nhưng số lượng
gia súc có đặc điểm như Jacob muốn xuất hiện rất nhiều ở lứa sau. Nhiều tới mức nhà Laban bắt đầu
nhìn ra rằng Jacob sẽ lấy phần lớn gia súc đi. Thái độ của nhà Laban với Jacob thay đổi. Jacob hiểu
chuyện, liền đưa vợ con mang theo gia súc bỏ đi về lại xứ Canaan.
Ở với Laban không được, nhưng về Canaan thì mối thù của Esau vẫn còn. Jacob gửi sứ giả gặp anh
mình. Esau chỉ đồng ý gặp Jacob với điều kiện là Esau sẽ mang theo 400 người đàn ông. Jacob nhìn ra
chuyện năm xưa, có lẽ sẽ đối diện với kết cục của mình. Ông cầu nguyện El – Thần của người Do Thái.
Sau đó ông gửi tặng Esau đàn gia súc của ông, là tất cả những gì ông có với thông điệp: “Gửi tặng chủ
của tôi Esau, từ tôi tớ của ngài là Jacob.”
Đêm đó, khi đã gửi đi vợ con và tài sản của mình về xứ Esau, Jacob còn lại một mình, và đây là điển tích
ông vật lộn với thần để được ban phước.
Câu chuyện về Jacob là một câu chuyện rất quan trọng trong Cựu Ước. Bài học từ Jacob rằng trong
đời, từ lúc còn trẻ tuổi, xác xuất để một người có thể phạm một lỗi lầm lớn nào đó là gần như 100%.
Và Jacob đã lừa anh mình hai lần. Sau khi lừa anh mình, ông phải bỏ trốn, vốn cũng không phải là một
người có nhân cách hay dũng khí gì cho lắm. Nhưng đừng quên, trong bối cảnh đó ông vẫn còn trẻ. Sau
này, khi phải ở nhờ xứ người, lao động và trưởng thành, đối diện với sự dối trá của người đời, ông
nhìn ra được cái tai ương từ sự xảo trá của người đời. Và từ đó, ông cũng nhìn ra được lỗi lầm của
mình với Esau. Ông quay về lại Canaan, trả lại cái quyền thừa tự cho anh mình, chấp nhận kết cục cuối
cùng là sự trả thù từ Esau. Đêm trước khi đối diện với khoảnh khắc tối hậu đó, ông vật lộn với Thần,
và cầu xin sự ban phước. Thần làm trật khớp hông của ông, ông vẫn không buông. Nên ông được ban
phước, và đổi tên thành Israel.
Lý do thần ban phước cho ông, chính là vì ông đã vật lộn với người, với Thần, và đều chiến thắng.
Khi Solzhenitsyn viết Quần Đảo Ngục Tù, ông viết về tội ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản, nhưng điểm sáng
đặc biệt quan trọng trong tác phẩm này là trong bối cảnh đầy tăm tối đó, tâm hồn ông không bị khuất
phục. Ông nhận ra rằng trong nhà tù vẫn còn những tâm hồn mà bất luận ngoại cảnh có thế nào, cũng
không làm cho nội tâm của họ ngừng sáng lấp lánh. Ông nằm trên lớp rơm rạ mục nát của nhà tù, nghĩ
về những lỗi lầm thời trai trẻ của mình. Sau ông thốt lên,
"Bless you! Prison! For being in my life!"
"Phước cho ngươi! Ngục tù! Vì đã ở trong đời ta!"
Trong đời, trong bất kỳ một mối quan hệ nào, chúng ta đều phải “vật lộn” như vậy. “Vật lộn” là một
hình ảnh cho thấy rằng không phải hai tâm hồn nào tự nhiên đã có thể đồng điệu, mà muốn song hành
trên một đoạn đường dài cần phải có thời gian để nhận biết và hóa giải, hay chấp nhận các khác biệt
của nhau. Jacob giữ lời với Laban, khổ sai trong 14 năm, từ Laban ông nhận ra lỗi lầm cũ, quay trở lại
làm hòa với anh mình, chấp nhận kết cục tối hậu. Esau có thể giết ông, nhưng Jacob chấp nhận chuyện
đó, vẫn quyết định gặp Esau.
Ông hoàn toàn có thể đi nơi khác? Tới xứ khác? Tại sao lại không?
Nhưng ông quay về Canaan. Esau sau đó chấp nhận lễ vật của ông, không giết ông.
“Vật lộn” với thần, cũng là một hình ảnh tương tự. Bạn sẽ thấy chuyện đời phù phiếm như thế này:
hôm nay vào nhà thờ cầu nguyện, quỳ trước tượng chúa, hôm sau ra đường đã lại như người thường
tranh đoạt đảo điên. Hôm nay vào chùa chắp tay cúng dường, nghe kinh, sám hối, hôm sau lại trở lại
cuộc sống thường nhật cùng những toan tính thiệt hơn. Phật ở đâu? Thần ở đâu? Bàn tay lần chuỗi
mân côi lúc này, lại là bàn tay sẵn sàng ôm lấy bóng hồng khác chỗ riêng tư. Có bao nhiêu người sẵn
sàng giữ lấy đức tin trong lòng như Jacob quyết giữ lấy Thiên Thần đêm đó?
Vật lộn với đức tin không hề đơn giản, vì cái Jacob nhận lại là sự đau đớn cùng cực, ai từng bị trật
khớp, mà là trật khớp ở hông thì biết đau đớn thế nào. Trật khớp hông, cơn đau sẽ làm người ta phải
khụy xuống, nhưng Jacob không buông. Ông vẫn cầu nguyện được ban phước.
Chính lúc đau đớn nhất, mà ông vẫn không đời xa đức tin của mình, cũng là lúc ông được ban phước,
và có một thân phận mới, tên là Israel.
Vật lộn với đức tin sẽ có cái đau đớn như vậy. Và rất nhiều người vì một vài cơn đau là sẵn sàng từ bỏ
đức tin của mình. Lúc gặp tai ương thì không còn Thần Phật gì trong tâm nữa.
Người Do Thái qua năm tháng còn trường tồn, trong khi bao nhiêu sắc dân khác xuất hiện rồi biến mất.
Đế Quốc La Mã hùng mạnh năm nào, giờ còn lại gì? Chính là vì dân Do Thái không từ bỏ đức tin của
mình, nên còn đi được tới ngày hôm nay. Họ là sắc dân thông minh, nhưng cũng đã bao nhiêu sắc dân
thông minh đã tàn lụi rồi? Bạn ở Việt Nam, chắc cũng biết dân Thanh Hóa – Nghệ An thông minh thế
nào, thái độ người đời đối với họ ra sao?
Sau khi Jesus bị đóng đinh, dân tộc Do Thái trải qua những thử thách nghiệt ngã nhất có thể xảy ra đối
với căn cước của một sắc dân, họ bị đuổi giết, kỳ thị trên mọi nẻo đường từ Âu sang Á. Người Hồi
Giáo đuổi giết họ, người Catholics cũng đuổi giết họ. Sau đó tới cuộc thanh trừng sắc tộc của Đức
Quốc Xã - Holocaust. Bất chấp những tai ương đó, họ vẫn tồn tại, và phục quốc thành công.
YHWH không quên họ. Thần YHWH vẫn giữ lời với dân Do Thái.
Chấp nhận mọi sự đau đớn, kiên trì với đức tin tới cùng, và có dũng khí để quay lại sửa chữa những sai
lầm cũ, cho dù đại kết cục có tệ tới đâu... chính là điều tưởng chừng như bí mật, nhưng thực ra lại vô
cùng đơn giản, quyết định hành trang của dân tộc Do Thái từ tổ phụ Jacob tới ngày hôm nay.
Ly cà phê này đã dài, bạn từ từ uống. Hy vọng có được trải nghiệm cho mình.
Có người nói họ thấy Phượng Hoàng trong hoàng hôn ở trời Nam. Thực ra không phải, đó vẫn là biểu
tượng của ánh sáng tàn khuyết, quẻ Địa Hỏa Minh Di - Kinh Cức Mãn Đồ Chi Tượng (Con đường đầy
gai). Nơi này đã nói tới nhiều lần.

Con đường đầy gai là con đường đau khổ. Tương lai khi tai ương biến mất, đảm bảo những ai kiên trì
đức tin vào Thần Phật, bất chấp thống khổ thế nào, sau đều sẽ được ban phước như Jacob.
Cà phê Moses
Kể từ 1945, bắt đầu từ dân miền Bắc, sau là dân miền Nam nối tiếp một hành trình đầy máu và nước
mắt dưới ách cai trị của Cộng Sản. Thấm thoắt đã là 75 năm, nay đứng trước một thời khắc quan
trọng, khi tà quyền Cộng Sản ở Trung Nam Hải đối diện với đại kết cục. Liệu rằng dân Việt Nam có thể
bước tiếp sang một trang sử mới hay không, là một câu hỏi nhiều người quan tâm. Ly cà phê này, xin
quay lại thời điểm dân Do Thái còn làm nô lệ ở Ai Cập.
Dân Do Thái là chủng người do một vị thần tên là YHWH tạo ra. Tương tự như thần Prometheus của
văn hóa Hy Lạp, ông rất trân quý tạo vật của mình. Nhưng khác với thần Prometheus, ông không dạy
con người thói biển lận và gian trá. Vì dạy con người lừa dối thần mà Prometheus bị giam cầm vào một
tảng đá, đại bàng liên tục mổ gan của ông. Người La Mã và Hy Lạp sau đó được các thần khác giáo
dưỡng, mãi cho tới thời kỳ Jesus xuất hiện thì họ chuyển sang thờ YHWH. YHWH là một vị thần đặc
biệt, ông liên tục gửi các tiên tri tới dạy dỗ người Do Thái. Trong một bối cảnh không gian tương đối
nhỏ bé, người Do Thái đã trải qua liên tục các bài học lớn nhỏ khác nhau, giai đoạn thịnh vượng được
cai trị bởi vị vua thông sáng Solomon, hay giai đoạn bị đe dọa tới mức diệt vong, còn lại duy nhất một
gia đình Noah sống sót. Khi Jesus xuất hiện, đức tin vào YHWH của người Do Thái ảnh hưởng lên toàn
cõi Âu Châu, lan sang Ấn Độ, và sau đó là Á Châu.
Dân Do Thái có một giai đoạn làm nô lệ cho Pharaoh. Vào thời Joseph và Jacob lưu lạc sang Ai Cập, xứ
sở của Pharaoh trở nên hùng mạnh, ông lệnh cho tất cả các bé trai Do Thái đều phải bị dìm xuống sông
Nile. Mẹ của Moes không đành, nên thả ông trôi sông. Ông được con gái của Pharaoh phát hiện, và sau
được nuôi nấng như một hoàng tử Ai Cập. Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng. Moses sau lỡ tay giết
một người Ai Cập trong lúc bảo vệ một người Do Thái, nên phải bỏ trốn. Trên đường bỏ trốn, ông gặp
đấng YHWH ở trong một bụi cây bốc cháy. YHWH ra lệnh cho Moses phải đưa dân Do Thái trở về
Canaan.
Có lẽ chúng ta đều quen với câu chuyện này, Moses tới thuyết phục Pharaoh, ông làm nhiều phép lạ,
hòng thuyết phục Pharaoh rằng YHWH ban cho Moses quyền năng. Pháp sư của Pharaoh cũng làm các
phép thuật tương tự, nên Pharaoh cho rằng thần YHWH không có gì ghê gớm. Mãi sau thần YHWH làm
cho các bé trai Ai Cập chết, Pharaoh mới chấp nhận thả dân Do Thái.
Nhưng dân Do Thái làm nô lệ ở xứ của ông, xét một cách tổng thể thì họ là guồng máy kinh tế của cả
xứ vào giai đoạn đó. Nay thả cho họ đi, trước sau gì xứ của ông cũng bị ảnh hưởng, trước mắt là
không có nhân công cho các công trình trong xứ, sau là lớp quý tộc ở Ai Cập cũng cần người hầu hạ,…
nay ông thả một đám người đi, đám người này từng ở trong xứ của ông, lại rành rẽ đường đi nước
bước, biết rất nhiều chuyện. Ai không chắc là sau này một khi trỗi dậy, họ không quay lại trả mối thù
xưa, hay đe dọa xứ sở của ông? Nên Pharaoh đuổi theo giết cho bằng được. Ông đuổi tới biển Hồng
Hải, đó là nơi thần tích dân Do Thái vượt biển Hồng Hải xuất hiện.
Đó là bối cảnh, dân Do Thái sau đó không tới được xứ Canaan ngay, bởi ở xứ Canaan đang có người
khổng lồ cư ngụ. Dân Do Thái vì vậy phải lang thang thêm bốn mươi năm. Sau bốn mươi năm đó là
cuộc chiến đối với người Midianites. Sau khi thảm sát dân Midianites, lớp người Do Thái còn sót lại
mới tới được vùng đất mà YHWH giành cho họ.
Nếu ta nhìn lại một chút, YHWH là một vị thần rất hà khắc. Tại sao ông không làm dân Ai Cập chết hẳn
qua một dịch bệnh hay tai ương nào đó, trao lại mảnh đất đó cho dân Do Thái? Tại sao lại để dân Do
Thái lang thang trong sa mạc, mà không chỉ 4 tháng, 4 năm,… mà là bốn mươi năm. Dẫu sao ở Ai Cập,
dù là nô lệ, nhưng họ vẫn có nơi sinh hoạt, và vẫn có lương thực.
Có phải hơn lang thang bất định trong sa mạc hay không?
Hay là trong hành trình lang thang đó, chỉ những tâm hồn mạnh mẽ, dũng cảm và kiên trì mới đáng
được đặt chân lên miền đất hứa?
Giữa việc chọn làm nô lệ và chọn làm người lang thang bất định hết sức thiếu thốn trong hàng chục
năm trước khi có thể tới miền đất hứa, tại sao dân Do Thái chọn đi theo Moses? Giữa cái hiện thực
tiện nghi và một tương lai bất định, đa phần người ta chọn điều gì? 40 năm là một hành trình dài đằng
đẵng, rất có thể nhiều người đã không thể sống sót tới cùng. Đối diện với cảnh tượng đó, tại sao
người Do Thái vẫn ra đi?
Rất có thể có một số cam tâm làm nô lệ ở lại. Số đó có thể đã chìm vào quên lãng của lịch sử.
Nhưng trên đoạn đường đó, những mắt xích yếu đuối nhất của sắc dân này xuất hiện. Rất nhiều
người khi vượt qua Hồng Hải, chứng kiến thần tích thoát khỏi đội quân của Pharaoh và dòng nước
xiết, họ cảm giác được từ nay mang thân phận của người tự do. Và vì là người tự do, nên rất nhiều
người vui mừng mà … dựng một hình nộm con bò lên thờ phượng, họ quên luôn vị thần tạo ra họ là
YHWH. Về sau, trên quãng hành trình lang thang ở sa mạc, rất nhiều người không chịu nổi vất vả, bỏ về
làm nô lệ xứ Ai Cập trở lại. Số khác thì vùng dậy làm loạn, chống lại Moses.
Moses xử lý sự tình rất cương quyết, và có phần dã man. Ông nung chảy hình nộm con bò, trong cơn
nóng giận bắt những người thờ phượng con bò ăn hết. Hơn nữa, nếu là kim loại nóng chảy (có thể
bằng đồng) thì sao mà ăn? Khi những người Do Thái nghe rằng ở Canaan có những người khổng lồ, họ
chống lại ông, bỏ luôn đức tin vào YHWH. Moses nổi giận và nguyền rủa, rằng ông thà lang thang 40
năm trong sa mạc, cho tới khi đám người từ bỏ đức tin kia chết hết, ông mới để con cháu của họ tới
miền đất hứa.
Đây là một câu chuyện có bối cảnh rộng lớn. Từ câu chuyện của Moses, ta thấy rằng đối với một sắc
dân Ý Chí Tự Do có quyền năng không hề đơn giản. Bởi để sở hữu được nó, con người phải có đủ bản
lĩnh dấn thân. Và mỗi một lựa chọn sai lầm khi song hành với Ý Chí Tự Do sẽ phải trả giá rất đắt. Lịch
sử có rất nhiều câu chuyện thành công về một sắc dân sẵn sàng dấn thân đi tìm kiếm tự do, nhưng
cũng không ít câu chuyện thất bại.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã từng có thất bại đó. Bởi họ hoàn toàn có thể bước ra khỏi chế độ
phong kiến, và tiến thẳng vào thế giới tự do. Trên đoạn đường đó, ở miền đất hứa TỰ DO có bóng
dáng của những người khổng lồ - hay là những thử thách khổng lồ. Chúng ta không biết rằng người
khổng lồ trong câu chuyện của Moses có thật hay chỉ là biểu tượng về thử thách mà một sắc dân phải
đương đầu khi bước vào miền đất hứa. Chúng ta không thể biết. Ở trang này, bạn thấy luôn đăng các
bài về những điều tệ bại của chính trị Hoa Kỳ, kỳ thực chính là nỗ lực để viết về những người khổng lồ
đó.
Nền Tự Do Dân Chủ cực kỳ phức tạp, và nó không phải là một món quà trên trời rơi xuống. Đạt được
nó hết sức khó khăn, và để duy trì nó cũng không hề đơn giản. Hoa Kỳ liên tiếp trải qua đại nạn, và qua
các đại nạn đó, người ta nhìn ra rằng Hoa Kỳ là một xứ sở có bản sắc rất đặc biệt. Họ là xứ sở rất ồn
ào về các vấn đề của mình, tức là những gì tệ bại xấu xa nhất của xứ sở sẽ được truyền thông ra rả lên
tiếng mỗi ngày cho không chỉ cả xứ, mà cả thế giới biết. Điều thú vị là bởi vì họ liên tục có thử thách
như vậy, họ liên tục đối diện với sự thật, nên từ họ liên tục xuất hiện lớp người có dũng khí dấn bước,
thử nghiệm các giải pháp khác nhau. Từ đó mà có thêm kinh nghiệm, bản lĩnh. Nhờ kinh nghiệm và bản
lĩnh đó, dân xứ này vẫn luôn có thể vực dậy khi đối diện với bất kỳ tai ương nào.
Sự ồn ào thú vị đó của Hoa Kỳ, rất trái ngược với thái độ Tốt Khoe Xấu Che của người Việt Nam. Một
khi còn duy trì điều đó như tính căn cước, người Việt Nam vĩnh viễn không thể thành công trong thời
đại 4.0.
Tại sao?
Khi huấn luyện thuật toán trí tuệ nhân tạo, các bộ óc thông minh nhất hiện nay tập trung vào điều gì?
Họ tập trung vào lỗi sai. Làm sao biết được một thuật toán trí tuệ nhân tạo có thể chính xác tới đâu?
Chính là vì các nhà khoa học máy tính phải có môi trường giả lập cho thuật toán, từ các dự đoán của
thuật toán và kết quả thực, họ mới đo được độ sai khác là bao nhiêu. Từ đó, họ nhìn vào cấu trúc nội
tại của các thuật toán để tìm ra giải pháp thu hẹp biên độ và giải quyết lỗi sai đó.
Nếu ta không hành động, làm sao ta biết được ta có thể làm đúng hay không? Lần đầu tiên có thể là
sai, và sai rất tệ hại, nhưng cái sai đó vẫn tốt hơn là không làm gì.
Nếu chúng ta không có được thông tin thực về lỗi sai, sao ta biết được ta sai ở đâu? Một vài thuật toán
xuất hiện sau này trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn, chung quy cũng chính là nhìn ra được những khía
cạnh ảnh hưởng tới lỗi sai cuối cùng. Ta nghe tới học máy (Machine Learning), học sâu (Deep Learning)
thực ra là một bộ kỹ thuật tập trung vào các lỗi sai đó.
Nghĩa là thành tựu của khoa học hiện nay có được, là nhờ tập trung vào vấn đề. Và sự trưởng thành
của một dân tộc là nằm ở sự tập trung chú ý vào cái xấu. Thái độ Tốt Khoe Xấu Che của người Việt
Nam chính là đang đi ngược lại với quá trình trưởng thành đó.
Tại sao văn hóa Tây Phương, từ Bắc Âu, tới Hy Lạp, … đều rất quan trọng hình tượng rồng. Con Rồng
Tây Phương luôn mang ý nghĩa xấu, bởi sức phá hoại của nó rất lớn. Và anh hùng, các vị vua từ các nền
văn hóa này đều xuất hiện từ hành trình chinh phục rồng như thế. Thành thật đối diện với kết quả từ
hiện thực, để từ đó có thể quay lại và tìm các giải pháp khác nhau. Trí tuệ nhân tạo sở dĩ có được
bước tiến như ngày hôm nay, chính là nhờ được tích hợp thái độ tiếp nhận sự thật đó.
Ví dụ thế này, tôi từng có một cô người yêu, rất thích dùng hàng hiệu. Cô này rất thông minh, cô học Tài
Chính, cô tính toán số lần sử dụng với một món đồ hiệu như Channel, Gucci. Cô thấy rằng một cái túi
nhỏ như vậy, cô dùng độ chừng mươi lần là người ta không còn để ý, hay không hỏi tới cô nữa. Một
món đồ như vậy khoảng 10,000 Úc Kim, mười lần dùng, vị chi là một lần tới 1000 đồng. Cô thấy rất
lãng phí, nhưng cô cũng phát hiện ra rằng các hãng thời trang lớn cho trả đổi trong vòng vài ngày, nên
mỗi lần đi tiệc, cô đi mua đồ mới, cô giữ lại bao bì rất kỹ, nên khi trả lại, các cửa hàng đều vui vẻ nhận
lại. Xu hướng này dần dần phát triển thành một nhóm trên facebook, người tham gia đều làm như vậy.
Họ là các du học sinh. Tuy nhiên, vấn đề là bây giờ, khi cô đã có thể thoải mái mua những món đồ hiệu
như vậy, cô lại không muốn mua nữa. Vì cô không biết rằng món đồ cô muốn bỏ tiền ra mua có qua tay
bao nhiêu người hay không?
Thực ra, cô đâu có lừa ai, những người ở bữa tiệc chỉ khen cô đẹp, và những con mắt tinh đời đều biết
hàng hiệu. Cô thích có sự chú ý đó. Nhưng tới một ngày, cô nhận ra rằng cái cô thực sự muốn có là lòng
tin – sự ngay thẳng từ người bán, đó là một món hàng hết sức đắt giá. Cô dùng cái mẹo như vậy để có
thể dùng hàng hiệu, nhưng cũng vô tình đánh mất niềm tin trong lòng. Mà để có niềm tin đó, lại phải
đặt hàng một người làm handmade với giá gấp 5 lần. Ngay cả khi với cái giá đó, cô cũng muốn một vài
chi tiết đặc biệt, để người khác khi nhìn vào món hàng cô có trên người, họ biết rằng đây là hàng hiệu,
và là loại hàng hiệu không thể đổi trả - đương nhiên là phải trả thêm.
Bài học đối với các cô gái qua chuyện này là thế nào? Sự thành thật chính là một món đồ hết sức đắt
giá.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thất bại trong thế kỷ 20. Chúng ta sẵn sàng dấn bước, thoát vòng nô
lệ của chế độ phong kiến, nhưng xuyên suốt quá trình đó, vẫn là phần lớn dân tộc Việt Nam sẵn sàng
dựng một “con bò” khác để thờ trên hành trình về miền đất hứa. Ta tưởng rằng dân xứ này chỉ chịu cái
họa đó ở miền Bắc, thì dân miền Nam cũng dựng một con bò khác lên thờ, và gián tiếp tạo ra sự sụp
đổ của Việt Nam Cộng Hòa năm 1975. Từ đó tới nay, 45 năm trôi qua, bao nhiêu thế hệ “thờ bò” đã
chết, và lớp trẻ ngày hôm nay có đủ sức gánh vác dân xứ này tiến vào vùng đất hứa tự do hay không,
rất khó nói.
Khó nói là bởi Thế Giới Tự Do là cuộc chơi của những người khổng lồ, nhưng căn cước của dân xứ này,
đã cao lớn lên chưa? Rất có thể, họ dũng cảm nhìn vào sự thật, và sẵn sàng dấn bước. Và có thể trên
con đường đó, rất nhiều người bỏ cuộc, không chịu nổi mà muốn quay lại làm nô lệ cho tà quyền Cộng
Sản như dân Do Thái đòi về xứ Ai Cập năm xưa. Nhất là khi một nền Tự Do Dân Chủ, Pháp Trị mà người
Việt Nam hằng mơ ước, không thể một sớm một chiều xuất hiện ngay khi tà quyền Cộng Sản sụp đổ,
mà phải đánh đổi bằng hàng triệu giờ tranh luận, hàng triệu trang luật mới phải viết,...
Đấng YHWH suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, ông không ban tiện nghi cho dân Do Thái, mà ông
huấn luyện dân xứ này thành thục trong khổ nạn, binh đao.
Ta thấy có sự đồng điệu giữa Đấng YHWH và đức Phật.
Nhân Tại Mê Trung, đời là bể khổ.
Cái khổ kỳ thực chính là phước phần lớn nhất của nhân sinh. Ngàn năm nô lệ giặc Tàu, người Việt Nam
đã quên mất thần tạo ra mình, người Tàu làm cho người Việt tin rằng dân Việt là do một người con gái
Tàu đi chửa hoang rồi đẻ ra. Vị thần đó là ai, không ai còn nhớ. Chỉ là không biết, phía trước ông còn an
bài khổ nạn gì cho dân xứ này?
Hơn nữa, ta không thể biết Dân tộc này có dám dấn bước chịu khổ nữa không? Hay họ sẽ như một lớp
người Do Thái cam tâm chịu làm nô lệ cho Pharaoh khi xưa. Và rất có thể trên hành trình tới Tự Do,
trong số họ cũng xuất hiện một lớp người dựng một con bò lên để thờ. Ai dám chắc rằng đang khi nền
Cộng Hòa Đại Việt còn non trẻ, sẽ không có người đòi quay lại Chủ Nghĩa Cộng Sản, rằng Chủ Nghĩa
Cộng Sản thực ra không xấu?
Lúc sinh hoạt với cộng đồng hải ngoại, một điều hết sức kỳ lạ mà tôi không thể lý giải nổi là có rất
nhiều người năm xưa sẵn sàng chấp nhận rủi ro làm mồi cho cá, lên đường vượt biên. Đám người này
chịu đủ mọi tai ương trên hành trình đó, sau còn phải nỗ lực để có thể tồn tại và thành công ở xứ tự
do. Nhưng cũng chính họ lại là những người sẵn sàng mang tiền về lại xứ Cộng Sản làm ăn. Có lẽ bàn
chân của họ dẫu đặt trên xứ Tự Do, nhưng tâm hồn vẫn không thoát nổi xiềng xích nô lệ.
Rất khó nói.

Trong hình là tượng quẻ Minh Di - con đường đau khổ. Phía trước là một con đường đau khổ, nhưng
vinh diệu cho ai dám đối diện với lẽ thật, và không rời xa đức tin vào Thần Phật.
Cà phê Covenant 1
(Note: đây là những ghi chép từ rất lâu của tôi, là suy tưởng đúc kết từ những chủ đề rất khó. Người
giúp tôi hiệu đính lại Cà Phê Jacob đã rất xúc động, vì bạn nói rằng chưa có một ai giải thích cho bạn về
Jacob như vậy. Tôi thấy rằng những kiến thức khác biệt của tôi có thể giúp được vài người, ít thôi. Tuy
vậy, việc giản lược và đăng lại trên facebook là việc không mấy ai trong số người quen ủng hộ. Họ cũng
có facebook, nhưng họ sẽ không đăng những chuyện này. Có thể bàn luận chuyện này vẫn là hữu hạn
những người rất có trình độ và chịu khó am hiểu về lịch sử Đông – Tây. Tôi không khuyến khích những
bạn nào không có kiến thức lịch sử đọc. Tư tưởng con người như cái chậu cây. Những hạt giống của
cây lớn khi nảy mầm sẽ phá vỡ những chậu cây nhỏ. Rất nhiều người đọc những chủ đề này thấy rất
nhức đầu, bởi vì không phải một sớm một chiều mà những liên kết được nhìn thấy.
Tuy vậy, tôi thấy trong số người đọc vẫn còn rất nhiều người có chiều sâu tư duy. Đối với những người
như vậy, những bài viết này là dành tặng cho bạn. Việc làm này cũng mang tới nhiều phiền phức.
“Không cho chó điều thần thánh, không tặng lợn chuỗi ngọc trai” là thái độ thường thấy của kẻ trí, bởi
một khi những ý tưởng thâm viễn nói ra, nhiễu âm của những tư tưởng ở tầm mức chó và lợn sẽ át đi
dòng suy nghĩ của những người thông sáng, ảnh hưởng tới những người thành tâm học hỏi. Thực vậy,
"chó" và "lợn" đã bắt đầu quậy phá nơi này. Dẫu vậy, đây là những ngày phi thường. Aristotle từng nói:
Human is a social animal by nature. Con người tự tính đã là một sinh vật xã hội. Tuy vậy, những đóng
góp đáng kể cho nhân loại vẫn là từ những cá nhân hết sức cô độc. Thời gian này là thời gian người ta
không thể gặp nhau vì lí do gián cách xã hội, và vì thế cũng sẽ trở nên cô độc một cách không tự nhiên,
nhưng tôi nghĩ cũng là thời gian hết sức quý báu mà đấng Toàn Năng dành tặng người đời để ta có thể
nhìn lại mình.
Đối với những người vào đây để nhục mạ hay có ý đồ gì khác (vì tôi nhận được email đổi password liên
tục trong mấy ngày gần đây,) tôi nghĩ bạn nên dừng lại, vì những lời thấp kém không chạm vào được
tâm hồn tôi, nhưng nó làm mất thời gian của bạn, phải vậy không? Hãy trân quý đời sống của mình.
Hãy bắt đầu. Bài rất dài.)
Dostoievsky là một người không bình thường, ông bị co giật mãn tính. Chứng co giật mãn tính xuất
hiện từ khi ông còn rất trẻ. Ông đi học ở trường Luật, đời sống hết sức thiếu thốn. Thời đi học, ông
nghe tin chị ông sẽ lấy chồng, người chồng từ một gia đình giàu có và danh giá. Ông rất buồn, vì ông
biết chị thực ra chị ông chỉ đơn giản là bán mình cho nhà giàu để có thêm chút tiền giúp ông đi học. Ông
làm việc rất vất vả, mất ngủ, nghiện rượu, mãi tới năm 1840 thì chứng co giật trở nặng. Tai ương của
ông chưa dừng lại ở đó, ông bị chính quyền Sa Hoàng bắt nhốt ở Omsk vì ủng hộ tư tưởng xã hội
(socialist beliefs). Năm tháng tù đày làm bệnh tình của ông trầm trọng tới mức ông không còn làm
được gì. Những năm cuối đời là những ngày tháng hết sức đau đớn, tuy vậy, ông vẫn kịp hoàn thành
kiệt tác: “Anh em nhà Karamazov”. Đây là tác phẩm hết sức quan trọng đối với đối với nhiều người,
trong đó có Albert Einstein – người đã dành những năm tháng cuối cùng để suy nghĩ về những lời của
Dostoievsky.
Nơi này đã nói về tác phẩm này vài lần, bạn có thể tìm lại. Ly cà phê lần này, xin nhắc tới một ý tưởng
rất kỳ lạ của ông:
“Chỉ có một con đường duy nhất tới sự cứu rỗi, là mỗi người tự mình phải chịu trách nhiệm về tội lỗi
của toàn nhân loại. Ngay khi tự thân thành khẩn chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người về mọi lỗi lầm,
ta sẽ thấy một lần duy nhất rằng đúng như vậy, rằng thực sự ta chính là người duy nhất đáng bị trách
tội đối với tất cả tội lỗi trên đời”
Dostoievsky có điên không?
Có lẽ là không. Alexander Solzhenitsyn, khôi nguyên Nobel năm 1972, người viết kiệt tác Quần Đảo
Ngục Tù, sau khi nhìn lại lịch sử tai ương của nước Nga, ông thấy kỳ lạ. Kỳ lạ là vì chỉ có một số ít người
hết sức năng động trong các hành vi khủng bố lại có thể hủy diệt đi di sản của một nước Nga vĩ đại. Sự
hủy diệt của họ không hề đơn độc, mà lại được chính người dân Nga, bằng cách này hay cách khác tiếp
tay. Ông viết:
“Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi một đặc vụ, khi ra khỏi nhà đi bắt người, trở nên hoài nghi về việc anh ta có
thể trở về nhà với gia đình tối hôm đó và quyết định phải nói lời vĩnh biệt với người thân? Hay là nếu
như trong giai đoạn của những cuộc bắt bớ hàng loạt, như ở Leningrad, một phần tư dân thành phố bị
bắt, người dân thành phố sẽ không ngồi yên trong nhà đầy sợ hãi khi tiếng đập cửa vang lên, mà hiểu
ra rằng họ không còn gì để mất và đứng lên mà tập hợp lại với nhau bằng búa, rìu, gậy gộc… hay bất
kỳ thứ gì họ có thể dùng? Bảo đảm các cơ quan an ninh sẽ đối diện với sự thiếu hụt nhân sự và hậu
cần, theo đó là sự thèm khát của Stalin cùng cái cỗ máy khủng bố đáng nguyền rủa kia sẽ dừng lại ngay
lập tức”
Nhưng đó là chữ nếu rất lớn, và dân tộc ông thực ra, không vĩ đại như ông tưởng, mà lại hết sức hèn
nhát. Hèn nhát tới bạc nhược. Ông kết luận:
“Chúng ta [dân Nga] không yêu tự do cho lắm.” (We didn’t love freedom enough). Ông nói những lời
này, khi đã rời xa xứ sở. Như Fitgerald viết Great Gatsby lúc còn ở Paris, ông viết những áng văn bất hủ
về đất nước của ông, cũng như tất cả chúng ta, kỳ khôi là chỉ có thể nhìn ra quê hương của mình một
cách trọn vẹn khi đã rời xa xứ sở. Hay chính xác, là tâm hồn ta đã vượt xa khỏi biên duyên của xứ sở.
Có lẽ rất nhiều người Việt Nam cũng sẽ cảm giác như Solzhenitsyn, ta chỉ có thể nhìn về quê hương
một cách toàn diện khi đã rời xa nó, hay đã mất nó.
Vậy thì hãy trở lại tên của ly cà phê này, trở về chuyện một sắc dân đã mất đi quê hương, nhưng cũng
đã tìm về lại được với quê hương sau năm gần hai ngàn năm lưu lạc.
Abraham có tên cũ là Abram, sau đấng YHWH đổi thành Abraham – nghĩa là “người cha của các quốc
gia”. Abraham là một nhân vật hết sức quan trọng trong Cựu Ước. Một ngày, Abraham lo lắng về việc
mình không có con. Thần YHWH nói với Abraham rằng ông sẽ có con, và dòng dõi của Abraham sẽ nhiều
như sao trên trời, thần YHWH sẽ ban cho ông mảnh đất từ sông lớn Ai Cập, cho tới dòng Euphrates,
nghĩa là một vùng đất khá lớn ở Trung Đông. Có điều, lúc đó Abram đã rất già, trên 80 tuổi. Vợ ông là
Sarai cũng đã ngoài bảy mươi và không thể sinh con. Tuổi này là tuổi nghỉ hưu của rất nhiều người,
đấng YHWH là một vị thần hết sức hà khắc. Một gia đình hai người già lụ khụ rồi, ông lại bắt bỏ xứ ra
đi? Trên con đường đó biết lấy gì sinh sống. Mà già cả như vậy, gặp thổ phỉ, hay cướp thì sao? Nếu ta
tự đặt mình vào trong tình huống của Abraham, có lẽ ta thấy lời chỉ dẫn của vị thần này rất khó hiểu.
Hơi sức đâu nữa mà đi? Nhưng Abraham cũng đi.
Nếu bạn đã từng trải qua cuộc đời tay trắng nhập cư, bạn sẽ hiểu rằng thế hệ di dân đầu tiên là một
thế hệ rất kiên cường. Bởi người ta không biết làm gì để có thể thích nghi với dân bản xứ. Tự trong họ
luôn có thôi thúc nỗ lực và cố gắng hết sức mình. Rất nhiều người Việt lúc đặt chân xuống sân bay là
ngay lập tức tìm việc làm. Bất luận ở Việt Nam có là kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo… sang Mỹ họ sẵn sàng làm
bất cứ việc gì có thể, làm vườn, rửa bát, quét dọn,… Từ những năm tháng vất vả đó, có số ít vẫn kiên
trì học lên cao, và hết sức thành công trên con đường học vấn. Số khác nhờ bản lĩnh và sức chịu đựng
từ những ngày làm việc lặt vặt nuôi gia đình, khi có một ít vốn liếng, họ chuyển sang làm ăn. Rất nhiều
trong số họ thành ông chủ lớn. Thế hệ thứ hai trong gia đình những người di cư này chia làm hai nhóm,
nhóm chứng kiến sự vất vả của những ngày đầu mới qua cũng được thừa hưởng từ cha mẹ sự kiên
cường đó, họ rất cũng rất thành công. Lớp thứ hai là những người xuất hiện sau này, khi cha mẹ đã
thành đạt, chúng không còn cố gắng như thời cha mẹ chúng nữa. Bạn thấy lớp thứ hai này sau về Việt
Nam cũng rất nhiều.
Chúng ta đều biết rằng văn hóa Việt Nam là văn hóa phát xuất từ đời sống nông nghiệp, người ta gắn
liền với quê cha đất tổ bằng tình cảm, và không sẵn sàng rời đi. Nhưng cũng chính vì không rời đi, căn
cước của dân Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng khi họ không có kiến thức về thế giới bên ngoài. Lớp sĩ
phu một thời chỉ biết tới nền văn hóa Á Đông mà từ chối tìm hiểu nền văn minh Tây Phương. Dẫu
rằng, không nói rằng nền văn minh Tây Phương là ưu việt hơn, nhưng chính là bởi vì thiếu kiến thức và
hiểu biết, nên lớp sĩ phu Á Đông này trở nên cứng nhắc và ngây thơ. Nền Minh Triết thâm viễn của Á
Đông có một cái gì đó khiếm khuyết, nhất là khi những người theo học sau này của Khổng Tử không
thể nào đương đầu với hậu duệ của lớp người dám dong thuyền vượt trùng khơi, chinh phục các vùng
đất mới. Ngay cả thứ chữ viết mà ta đang dùng, lại do một linh mục người Bồ Đào Nha tạo ra, Bồ Đào
Nha là cường quốc hàng hải một thời. Dân Á Châu không dám vượt biển, nên sẽ không đủ bản lĩnh
đương đầu với những người như vậy. Người Nhật Bản nhìn ra chuyện, ráng sức học hỏi. Nhờ sự dũng
cảm đó, căn cước của người Nhật không hề mất đi. Trái lại, chúng ta thấy rằng họ dung hòa được sự
tồn tại của các luồng văn hóa khác nhau, và thành công trong việc duy trì bản sắc của mình. Thực ra, khi
trình độ và bản lĩnh của dân tộc đề cao, dân tộc hoàn toàn có thể xếp đặt và bảo vệ tính căn cước hài
hòa trong một thế giới tự do. Shinkanshen có thể chạy ngang những làng quê có khung cảnh cổ kính
hết sức thơ mộng là câu trả lời của người Nhật Bản.
Bạn thường nghe người đi nhà thờ nói “Lòng Chúa nhân từ”, nhưng tại sao lại đấng YHWH lại để con
độc sinh của ngài chịu đựng trên thập tự giá. Người trong nhà thờ có thể nói với bạn rằng chúa Jesus
chịu tội cho người thế gian, và để cứu độ người thế gian. Nhưng mà tại sao lại là chịu nạn trên Thập
Tự Giá. Ta biết rằng các tiên tri trước đều không chịu thống khổ như vậy. Ngay cả vất vả như Moses,
nhưng ông cũng không tới nỗi bị đau đớn như thế, tuy rằng lang thang 40 năm trên sa mạc với một
nhóm người sẵn sàng phản bội cũng không phải là ngày tháng dễ chịu gì cho lắm. Nếu ta xếp đặt vấn
đề ở dưới góc nhìn thế này: YHWH muốn Jesus đi con đường đó, và đêm chúa Jesus cầu nguyện ông
trong vườn Gethsemane chính là nhận được thông điệp đó. Con đường đó là con đường chưa từng
một tiên tri nào trước đó đi qua. Một tâm hồn thánh khiết nhất đón nhận cực hình tàn khốc nhất.
Con đường của chúa Jesus để lại một hình ảnh hết sức quan trọng trong giai đoạn văn minh này, cùng
với hình ảnh tiêu dao của Lão Tử, và hình ảnh đức Phật tĩnh lặng ngồi dưới cội bồ đề.
Carl Jung rất thông minh, và cái thiên tài của ông ở chỗ ông nhìn ra rằng nhân cách của con người chỉ có
thể hoàn thiện khi người ta dám dũng cảm dấn bước vào những vùng đất chưa hề biết tới, ông gọi là
sự hỗn loạn (Chaos). Sự hỗn loạn chính là nguồn cơn của rất nhiều hiểu biết mới, khám phá mới, và
cũng là nguồn sức mạnh mới. Bạn để ý về vũ trụ anh hùng của Marvel và DC luôn gặp tình huống như
thế này: anh hùng luôn gặp thử thách, dù quyền năng của họ tới đâu. Nhưng họ chỉ trưởng thành một
khi họ dám đương đầu với kẻ thù mạnh hơn nhiều lần, và đó mới là một câu chuyện mà khi dựng
thành phim người đời sẽ sẵn sàng trả tiền vé đi xem.
Khi Boston Dynamics huấn luyện robots. Họ cần phải tạo ra môi trường mà Robot có thể học cách tự
đứng dậy khi bị ngã. Học bước đi đã khó, học cách tự đứng dậy sau khi bị ngã còn khó hơn. Nên họ đặt
Robots bước đi trên máy treadmill, xô ngã hàng ngàn lần từ các góc độ tình huống khác nhau, áp lực
khác nhau. Từ đó, các thuật toán dần dần tự động cập nhật các thông số mới, các biến được điều
chỉnh, nên robot có thể đứng dậy rất nhanh.
Quan điểm từ việc này chính là nếu như không đặt một sinh mệnh bị dồn ép tới mức cực hạn của sinh
tồn, không thể biết được khả năng sinh tồn của sinh mệnh tới đâu. Liệu rằng dịch bệnh này là một
cuộc thanh tẩy của tự nhiên, hay là một sinh mệnh siêu việt nào đó đang dồn ép tạo vật của Ngài tới
cực hạn sinh tồn để tìm kiếm những hạt giống tốt nhất?

Câu trả lời đó, xin hẹn ở ly cà phê Covenant thứ 2.


Cà phê Covenant 2
Trong Anh Em nhà Karamazov, Dostoievsky có viết thế này:
“Quan trọng hơn hết, là đừng tự lừa dối mình. Người tự lừa và lắng nghe sự dối trá của chính mình sẽ
không bao giờ có thể phân biệt được sự thật từ nội tâm, từ ngoại cảnh, và vì vậy sẽ mất đi sự tôn
trọng giành cho bản thân. Mà một khi không còn tôn trọng bản thân thì người đó cũng không còn biết
thế nào là tình thương nữa”
Thế nào là tình thương? Tình thương tự tâm, và tình thương đối với người khác?
Dostoievsky trả lời:
“Tình thương giành cho kẻ khác chính là nhìn thấy ý muốn Thượng Đế ở nơi họ”
Vậy ý muốn của Đấng Toàn Năng ở trên mỗi người là gì? Lẽ thật là nguồn cơn của tự trọng, và từ tự
trọng sẽ nhìn ra được ý muốn của Đấng Toàn Năng, và nguyện ý phụng sự Đấng Toàn Năng cũng chính
là tình thương yêu mà ta có thể giành cho mình, và cho cả người khác?
Lí lẽ gì mà Dostoievsky có thể nói như vậy? Ông có thể có đức tin, nhưng nếu như ta chỉ đơn giản là có
đức tin mà không cần lí lẽ, có khác gì giữa việc thờ một đấng nào đó và thờ hình nộm một con bò?
Trong “Notes of Underground”, Dostoievsky trả lời:
“Các ngài thấy đấy, lí lẽ là điều tuyệt vời, không thể từ chối sự thật đó, nhưng tự nó chẳng là gì và lí lẽ
sẽ được dùng để thỏa mãn phần lí trí của con người mà thôi, trong khi ý chí là mới là lời tuyên bố của
một cuộc đời trọn vẹn, đó là cả cuộc đời người bao gồm lí trí và tất cả các thôi thúc khác”
Thôi thúc – impulses. Như đã nói trong các ly cà phê trước, trong phần nội tâm, con người vẫn luôn
chứa đựng hai phần, một là hỗn loạn, và phần kia là trật tự. Trật tự (order) chính là nếp nghĩ, nếp sinh
hoạt mỗi người được giáo dưỡng từ nhỏ. Sau này trưởng thành, trật tự đó sẽ còn thay đổi ít nhiều tùy
vào môi trường sống.
Có một điều huyền bí là từ trật tự mà các mỹ cảm sẽ xuất hiện. Mỹ cảm, hay cảm thụ về cái đẹp, là
một điều gì đó rất khó nắm bắt. Khó nắm bắt tới độ người ta có thể mất hàng giờ liền ngắm nhìn tác
phẩm của danh họa mà không biết rằng mình đang tìm kiếm điều gì. Nếu bạn ở Melbourne, hay ở
Sydney, phòng triễn lãm tranh quốc gia – National Gallery, bạn sẽ thấy liên tục những gương mặt thân
quen ngoài khách du lịch, nhóm người này từ trẻ tới già sẽ giành rất nhiều thời gian nhìn ngắm các tác
phẩm nghệ thuật từ thời Phục Hưng. Bạn đừng nghĩ là họ có đều có trình độ và hiểu biết nghệ thuật,
rất nhiều không hề làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật.
Có một cái gì đó từ tác phẩm nghệ thuật như hút người xem vào một thế giới rất đẹp, một thế giới rất
huyền bí… tới một mức độ mà chiêm ngưỡng các tác phẩm qua thời gian lâu có gì đó trong tâm hồn sẽ
bắt đầu thổn thức hoặc xúc động. Điều mà nhiếp ảnh vĩnh viễn không thể làm được.
Tại sao?
Friedrich Nietzche là một người rất đặc biệt, và ông cực kỳ thông minh. Ông là người nhìn ra bối cảnh
toàn diện của nhà thờ Catholics Roma. Ông phát hiện ra rằng, nhà thờ Catholics xuất hiện đã tạo ra
một trật tự mới trong đời sống của người dân ở Âu Châu, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và ở Pháp. Trong
cả ngàn năm, người Âu Châu nhờ vào một trật tự do Catholics Roma tạo ra từ nếp sinh hoạt, thái độ
sống đối với thời cuộc, cấu trúc nên toàn bộ hệ tư tưởng. Từ trật tự đó, tài sản trong toàn cõi Âu Châu
bắt đầu được luân chuyển, tài sản mới không ngừng được tạo ra. Song song với đó, kết quả từ trật tự
tư tưởng, xã hội mà trung tâm là đức tin vào Jesus đã xuất hiện mỹ cảm. Mỹ cảm chính là đỉnh cao của
trật tự đó.
Mỹ cảm được thể hiện qua âm nhạc, nghệ thuật, và kiến trúc. Du khách đi Âu Châu, kỳ thực vẫn là tới
thăm những trung tâm nghệ thuật và kiến trúc này. Những chuyến du lịch tới Âu Châu vẫn rất hút
khách, và những bức họa nổi tiếng từ giai đoạn Phục Hưng trong các triễn lãm ở một số nước đều là
bảo vật quốc gia.
Nói đơn giản thế này, người ta có thể cảm nhận được một bản nhạc hay, nhưng không thể nào ngay
lập tức đạt được trình độ đó. Sau khi đã nắm bắt được quy luật của âm thanh, tiết tấu, giai điệu,... tức
là phải ghi nhớ và thành thục hàng trăm thứ, người ta mới có thể chơi một bản nhạc. Nhưng huấn
luyện máy tính sáng tạc nhạc và chơi nhạc hiện nay không hề khó. Cái khác biệt giữa con người và máy
móc, chính là mỹ cảm. Mỹ cảm chỉ xuất hiện khi người ta thành thục các kỹ thuật, nhạc lý, và từ sự
thành thục đó, những thôi thúc sâu kín trong nội tâm sẽ xuất hiện. Những thôi thúc này có nơi để tồn
tại, có tải thể để hiện diện, không còn phải ẩn nấp bên trong tâm nữa.
Nên mỗi một bậc thầy về âm nhạc, hội họa, kiến trúc, hay triết gia... đều có một dấu ấn riêng biệt.
Nói như thế này: người ta có thể rất giàu có, nhưng muốn trang trí nơi ở cũng cần có đôi mắt thẩm
mỹ. Cảm thụ về thẩm mỹ, hay mỹ cảm, là rất khó có. Không phải là cứ đầu tư nhiều tiền thì sẽ có, bởi
vì có rất nhiều người chẳng cần tiêu tốn nhiều tiền vẫn có thể tạo ra dấu ấn mỹ cảm lên môi trường
sống xung quanh. Các tác phẩm nghệ thuật rất khó định giá, bởi vì chính là nhiều khi tiêu tốn rất nhiều
tiền vẫn không thể tìm được một thứ khó nắm bắt như vậy.
Tuy vậy, riêng với Nietzche, ông nhìn ra được sự lụi tàn của hệ tư tưởng Catholics Roma. Người ta cần
nó để đi lên tới đỉnh. Trên đỉnh núi cao đó, người đời có thể nhìn thấy được cảnh tượng rất đẹp.
Nhưng cũng ở trên đỉnh cao đó, người đời cũng nhìn ra rằng còn có những đỉnh núi cao hơn, và người
ta cũng biết rằng họ có tiến gần hơn tới Đấng Toàn Năng hay không? Để đi tới những nơi cao đó,
người ta phải rời bỏ hệ tư tưởng mà nhà thờ Catholics Roma đã dựng, phá bỏ trật tự cũ và dấn thân
vào một vùng đất mới.
Một khi cái mỹ cảm của xã hội loài người đạt tới đỉnh điểm, tự bản thân họ sẽ lại bước tiếp vào vùng
đất hỗn loạn, mà tìm kiếm nguồn tri thức mới, ngõ hầu thiết lập một trật tự mới. Từ trật tự mới đó,
một hệ thống các mỹ cảm mới xuất hiện, và trên con đường đó là nền văn minh mới, hình thái nghệ
thuật mới. Bí mật của mỹ cảm chính là sự liên kết với sinh mệnh siêu việt – mà con người gọi là thần
linh.
Tuy nhiên, rời bỏ đi cái trật tự suy nghĩ đó, cũng có nghĩa là chấp nhận những rủi ro mới. Những thử
thách mới. Nghệ thuật đương đại mất đi xương sống, trở nên méo mó và biến dị tới lạ lùng. Có một
lần, một thanh niên đi vào nhà triển lãm, anh lấy cặp kính cận của mình đặt xuống đất, vậy mà cũng có
nhiều người kéo tới giành thời gian chiêm ngưỡng rất lâu. Là bởi vì con người đã từ bỏ đi cái trật tự
mà văn hóa truyền thống mang lại, nên từ trong sự hỗn loạn của tâm tưởng, họ tìm tới rất nhiều thứ
loạn bậy khác nhau mà không thể cắt nghĩa. Những trật tự khác nhau có mỹ cảm khác nhau.
Bạn có thể nhìn lại quy hoạch đô thị của người Pháp ở Sài Gòn và Hà Nội xưa, và cái kiến trúc bây giờ
sẽ thấy mỹ cảm của người bây giờ và hơn 100 năm trước rất khác.
Đây là chỉ là những ví dụ hết sức đơn giản, theo giác độ này bạn có thể nhìn ra rất nhiều chuyện từ
thời trang cho tới kiến trúc.
Có một quyển sách của một người mẹ tên Amy Chua ở Hoa Kỳ, tên là "Khúc chiến ca của mẹ cọp".
Thực ra quyển sách này làm các người mẹ Hoa Kỳ dựng tóc gáy vì mức độ tàn nhẫn. Tuy vậy, xuyên
suốt quyển sách này là những ví dụ rất rõ ràng về hai cô bé, mỗi lần học đều rất căng thẳng, tưởng
chừng như có những kỹ thuật mà hai cô bé không thể đạt được tới nổi, nhưng Amy Chua vẫn kiên
quyết, không cho hai cô bé nghỉ ngơi. Sau rất nhiều lần thất bại, tự nhiên cô bé làm được, và các ngón
tay như khiêu vũ hết sức mềm mại trên phím đàn, bất giác cô bé cũng cảm nhận được và chìm đắm
vào cái đẹp của giai điệu, không còn phản kháng lại sự thúc ép của mẹ nữa. Chính là để có được trật
tự đó là một nỗ lực rất lớn, một khi đạt được trình độ đó, cái cô bé nhận được chính là mỹ cảm ở một
tầng thứ cao hơn. Tất nhiên, nếu bạn đọc sách thì sẽ thấy là cô bé khổ luyện đêm ngày.
Đối với Dostoievsky, tình thương chỉ có thể tồn tại khi nào người ta thôi lừa dối chính mình. Và một khi
liên tục tiếp cận với sự thật, người ta có nguồn tri thức quý báu để có thể thiết lập một trật tự xã hội
tốt hơn. Tiếp cận với sự thật đồng nghĩa với đón nhận nhiều đau khổ hơn. Tuy vậy, bước qua hành
trình đau khổ, mỹ cảm xuất hiện đưa người ta tới gần hơn với Thần Phật, hay đời sống tâm linh.
Sức mạnh của Nghệ Thuật có cái tác dụng đó. Nghệ thuật chân chính đưa con người ta tới gần hơn tới
sự thánh khiết hay phần tốt đẹp của nội tâm.
Sự thánh khiết nội tâm, nếu không phải tới từ Thần Phật - thì tới từ đâu?
Nietzche tuyên bố: God is dead! Ông nhìn ra rằng người châu Âu đã đạt được tới mỹ cảm tối hậu dựa
trên trật tự đức tin Catholics Roma. God mà ông nói tới, nếu ta đặt trong bối cảnh các lập luận của ông,
thì chính là trật tự đức tin của Catholics Roma. Nietzche không phải là không có lý.
Sau Nietzche, các trí thức quan trọng sau này của Âu Châu bắt đầu đi tìm kiếm các nguồn tri thức mới ở
Á Châu, điển hình là sự tiếp cận tới Đạo Giáo và Phật Giáo. Tất nhiên, ngoài số đi tìm các nguồn tri
thức mới này, cũng xuất hiện những người muốn tìm kiếm những thứ khác, và Cộng Sản xuất hiện
chính là lợi dụng cơn khói bụi thời cuộc đó.
Dựa vào hiểu biết trên, ta có thể gần như chắc chắn rằng người ở xứ Cộng Sản dù thông minh thế nào
đi nữa, cũng rất khó để họ có thể đạt được tới trình độ cao siêu về nghệ thuật. Chính là bởi vì Cộng
Sản được tạo ra dựa trên một lừa dối lớn, rằng con người có thể đạt được tới mỹ cảm tối hậu và duy
nhất. Để người ta tin vào chuyện đó, các kỹ thuật tuyên truyền dối trá trong lịch sử được tập hợp lại,
kết hợp với các hành vi khủng bố để cưỡng chế người đời làm theo. Chính vì cái trật tự của lừa dối và
khủng bố đó, người ta không còn có thể nhìn thấy sự thật một cách trực diện, cũng vì lừa dối mà
không còn sự tôn trọng giành cho bản thân, và vì không nhìn ra sự tôn trọng giành cho bản thân, nên họ
cũng không nhìn thấy được ý nguyện của Đấng Toàn Năng ở mình và ở người khác. Nên não trạng
Cộng Sản vĩnh viễn không có sự kết nối với sinh mệnh siêu việt.
Ở nơi này, trong mấy status trước đã nói về quẻ Địa Hỏa Minh Di – là quẻ trái ngược với quẻ Hỏa Địa
Tấn. Hỏa Địa Tấn chính là đồ quý được đặt trên bệ thờ. Ngược lại, Địa Hỏa Minh Di có nghĩa là điều
tốt đẹp bị làm vấy bẩn.
Mỹ cảm của người ở xứ Cộng Sản, sự kết nối với phần thánh khiết nội tâm chính là bị não trạng Cộng
Sản làm cho vấy bẩn.
Khi Dostoievsky nói về thôi thúc của con người chỉ là một phần của con người toàn vẹn, ông cho rằng
con người một khi có cơ hội sẽ thử nghiệm các thôi thúc đó, mang các thôi thúc đó vào đời thực.
Dostoievsky viết thế này:
“Ban cho gã mọi phước lành trên đất, nhấn chìm gã trong sự hạnh phúc tới độ chẳng còn gì ngoài
những bong bóng nổi lên nhảy múa trên niềm hạnh phúc vô bờ,… đúng lúc đó sự vô cảm và báng bổ
bước ra từ lòng gã, và gã sẽ xuống tay với anh một cách ghê tởm. Gã thậm chí sẽ mạo hiểm với những
chiếc bánh của mình, tìm tới những thứ chết chóc rác rưởi, chỉ đơn giản là mang vào hiện thực tích
cực này những điều gớm ghiếc từ trong gã… đơn giản chỉ để chứng minh rằng gã vẫn là một con
người chứ không phải là một phím đàn piano”
Thiên tài ở ông chính là ông nhìn ra rằng con người vĩnh viễn không xứng đáng với một xã hội không
tưởng – Utopia, bởi ngay sau khi bước vào xã hội đó, người ta sẽ hủy hoại nó. Ông có câu trả lời cho
người Nga gần 50 năm trước khi cách mạng tháng 10 nổ ra.
Rằng xã hội Chủ Nghĩa Cộng Sản hứa hẹn sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ngay cả khi người ta có
mọi tình huống cần và đủ để một xã hội như vậy xuất hiện, chính con người với các thôi thúc từ hỗn
loạn nội tâm sẽ hủy diệt nó trong chớp mắt.
Tuy vậy, từ những năm tháng hỗn loạn Cộng Sản xuất hiện, ta vẫn nhìn thấy một bầu trời đêm đầy
những nhân cách lấp lánh.
Nếu nhân loại không kiên quyết đi con đường đó, không dám chấp nhận đương đầu với mọi thử thách
đáng sợ nhất trên con đường tới gần hơn với Đấng Toàn Năng, chúng ta có xứng đáng tồn tại không?
Con người là tạo vật của một hoặc nhiều các sinh mệnh siêu việt. Bởi vì khác với tất cả các sinh vật
khác trên đất, người đời sẵn sàng phá bỏ tiện nghi sẵn có để hướng tới một trật tự mà ở đó, mỹ cảm
từ trật tự đó đưa người ta tới gần với Đấng Toàn Năng hơn.
Phải chăng rằng trong mỗi con người đều có một lời ước hẹn, một hiệp ước với sự thánh khiết nội
tâm rằng một khi còn tồn tại trong cõi đời này, bất luận năm tháng đi qua sẽ không ngừng kiếm tìm,
không ngừng đi tới cùng trời cuối đất, chấp nhận bất kỳ sự hy sinh nào để hoàn thành một thệ ước
thần thánh trong lòng?
Người đời cầu nguyện Thần - Phật, nhưng cái giá để tới cõi Thần Phật là gì?

Đã hai ngàn từ, xin hẹn ở Cà Phê Covenant 3.


Hồi Ức Dưới Hầm là một tuyệt tác của Fyodor Dostoievsky, mà bản dịch của ai đó từ nhà xuất bản An
Tiêm là một bản dịch rất hay. Tuy đối với cá nhân, đọc bản Việt Ngữ không có cái ớn lạnh chạy dọc
sống lưng như bản Anh Ngữ sau này của Volokhonsky.
Cũng giống như đọc Kinh Torah, Kinh Phật, hay Chuyển Pháp Luân, tuy rằng dù chưa tới được tầm mức
đó, nhưng các sách Dostoievsky chắc chắn sẽ cho bạn cảm giác rằng lần này bạn nghĩ là ông viết như
thế, rằng ý ông chỉ có vậy, chỉ để giật mình nhận ra lần sau rằng ông còn có ý khác, ở một tầng nghĩa
thâm sâu hơn. Hồi Ức Dưới Hầm là hồi ức về một góc phòng tăm tối nhất trong tâm hồn con người.
Leo Tolstoi không có tầm mức đó, ông nhìn ra ngoài, Dostoievsky nhìn vào bên trong. Dostoievsky là một
tâm hồn vĩ đại, dù trong một tấm thân bệnh tật triền miên. Bởi vì nghèo khổ và bệnh tật làm ông nhận
ra rằng cuộc đời ngoài kia không có gì nhiều cho ông, nên ông bước vào phần tăm tối nhất của tâm hồn
mình. Vì thế mà tâm hồn ông trở nên vĩ đại
Thực ra cái đáng sợ nhất đối với con người không nằm ở bên ngoài, mà chính là nằm ở căn hầm tăm
tối trong tâm hồn. Người ta né tránh nó, không dám nhắc tới nó, bởi từ nó bước ra những thôi thúc rác
rưởi tầm thường nhất. Chiếc áo thầy tu và chuỗi mân côi không làm người ta dừng việc thò tay vào
trong người các bé trai, ngay ở kinh đô của tôn giáo, bên trong tòa nhà dựng lên để thờ Chúa. Khi
người ta ở trong một cộng đồng mà những lời tốt đẹp là quy chuẩn của sự giao tiếp, thì sự cô đơn sẽ
làm người ta sợ hãi. Bởi lúc cô đơn ở một mình, là lúc chỉ còn lại âm vang của những ham muốn trần
trụi nhất.
"Ta nhìn thấy ngươi, Mara" - Đức Phật Thích Ca
Người nào dám bước vào căn phòng đó, dọn dẹp rác rưởi trong tâm hồn mình, mở cửa sổ cho ánh
sáng của đức tin vào phòng, để ma quỷ không còn nơi ẩn nấp, người đó sẽ nhìn ra được nguyện ý của
Đấng Toàn Năng đối với sinh mệnh của mình.
Dostoievsky đã có câu trả lời cho nhân loại, rằng vĩnh viễn con người sẽ không bao giờ có được một
Utopia. Bởi một khi đặt họ lên vùng đất đó, họ sẽ hủy hoại nó trong chớp mắt.
Đọc Dostoievsky, bạn sẽ hiểu vì sao xã hội Chủ Nghĩa Cộng Sản không bao giờ có thể thành hiện thực.
Đây là bổ túc cho Cà Phê Covenant 2 - một ly cà phê rất nhức đầu, vì giới hạn rất lớn trong cách diễn
giải bằng Việt Ngữ của tôi. (Nói như vậy cũng không có nghĩa là Anh Ngữ của tôi tốt hơn)
Trích Hồi Ức Dưới Hầm. (Bạn nào muốn đọc bản dịch của An Tiêm có thể lấy link trong comment)
"Tóm lại, ta có thể nói bất cứ gì về lịch sử thế giới - nghĩa là bất cứ gì có thể hiện ra trong trí tưởng
tượng của một kẻ điên loạn nhất. Điều duy nhất ta không thể nói được là nó khôn ngoan: vừa cất
tiếng định nói là chữ đó tắc ngay trong cổ họng. Và, hơn nữa, chuyện này luôn luôn xảy ra: trên đời
thường hay có những kẻ khôn ngoan và đạo đức, những bậc hiền triết và những nhà nhân ái, mà mục
tiêu là sống một cuộc sống theo lẽ phải và đạo đức để làm gương cho đồng loại mình và chứng minh
cho họ biết rằng người ta có thể sống theo lẽ phải và đạo đức được. Nhưng rồi quý vị có biết sao
không? Chẳng sớm thì muộn, rồi các nhà hiền triết tài tử này cũng lại phản bội lí tưởng của họ và sống
thỏa hiệp trong những vụ vô luân thường nhất."
"Đâu đã hết: cho dù con người có thật là một phím dương cầm chăng nữa, cho dù khoa học tự nhiên
và toán học đã chứng minh như vậy đi chăng nữa, hắn cũng vẫn không thèm khôn ngoan làm gì, hắn
cũng vẫn cố tình làm một vài việc vô lối, cốt chỉ để biểu tỏ cái vô ơn, cốt chỉ để chứng tỏ caprice[13]
của hắn. Và trong trường hợp không tìm được phương tiện, hắn sẽ lao mình vào phá phách, vào hỗn
mang: hắn sẽ gây ra mọi niềm đau khổ, cốt để tỏ cho mọi người biết là hắn đúng. Hắn sẽ ném cái
nguyền rủa đó vào thế giới, và bởi lẽ chỉ con người mới có thể nguyền rủa (đây là đặc quyền của hắn,
cái khác biệt căn bản giữa hắn và các loài vật khác), hắn sẽ đạt tới đích cuối cùng, nghĩa là chứng minh
được cho mình rằng hắn là một con người chứ không phải một phím dương cầm."
Trước khi hủy diệt thành Sodom, đấng YHWH nói rằng nếu như ngài tìm thấy 50 người đứng đắn
(righteous), ngài sẽ tha cho thành Sodom.
Abraham "trả giá" với đấng YHWH, ông nói lỡ ít hơn 50 thì sao?
Đấng YHWH trả xuống 45. Abram tiếp tục nài, đấng YHWH rút xuống 20. Abraham nài tiếp, YWHW
giảm xuống 10.
Đây là một điển tích trong Cựu Ước, cũng có trong kinh Torah. Bài học từ chuyện này?
Một thành bang rộng lớn, chỉ cần 10 người công chính xuất hiện, sẽ tránh được tai họa.
Rất nhiều dự ngôn hết sức khủng khiếp trong quá khứ, tại sao nay rất nhiều không ứng nghiệm.
Có hai tình huống, một là tội ác của người đời không thể cứu vãn, chỉ có thể quét sạch họ trong một
cơn thịnh nộ của đất trời lúc sau cuối. Hoặc là, người công chính đã xuất hiện.
Sức mạnh của một người công chính như thế nào? Tại sao Abraham là Father of Nations? Bởi vì sự
công chính của ông là hạt giống tốt nhất, nên Thần sẽ chọn qua ông mà các dân tộc được sinh sôi.
Ông có một cuộc đời hết sức vất vả, ông không hề thoát khổ, nhưng ông là Tổ Phụ của dân Do Thái và
Ả Rập.
Sắp tới tháng Cô Hồn, và tai ương sẽ còn tiếp diễn với cường độ lớn hơn. Chỉ xin nhắc lại rằng, khổ
nạn là phước phần lớn nhất của nhân sinh, là phép thử cho sự công chính của tự thân.
Nếu sự công chính ở nơi bạn, chẳng phải các sinh mệnh chuyển sinh vào đời này đều muốn kết duyên
với bạn hay sao?
Trong Kinh Dịch, sau quẻ Địa Hỏa Minh Di, là quẻ Phong Hỏa Gia Nhân. Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân là tình
cảnh người gặp người đều hết sức thương mến. Sau con đường đau khổ là tình cảnh rất ấm áp.
Bởi vì còn quá ít người, nên người ta gặp nhau đều hết sức thương mến nhau. Hoặc là vì người đời
ngộ ra ý nghĩa của nhân sinh, mà thay đổi cách sống, trở nên chân thành và thiện đãi lẫn nhau.

Dân tộc này có thể không phải từ Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra, mà chính là những Tổ Phụ dũng cảm
và chân chính dám dấn thân về vùng Lĩnh Nam thuở hoang sơ để lập quốc.
Người Việt Nam rất đáng thương.
Ở Úc nói riêng và khối Anglosphere nói chung, các công ty bán điện hết sức cạnh tranh. Chuyện tính giá
bán điện lũy tiến tới lui mà làm không xong, lại còn đề xuất giá cao nhất thực chất là cách làm của bọn
lưu manh. Mấy cái pricing model đâu có khó tính, cho một bên thứ ba ở các xứ này nhảy vào thầu giá
điện ở Việt Nam, bảo đảm ngay lập tức giá sẽ rất rẻ.
Ngay cả giá bán điện, hiện nay đã có thể dùng siêu máy tính, thuê lại của Google Cloud, AWS hay
Azure,... chạy model Reinforcement Learning tính ra giá bán điện ở mức thấp nhất có thể, liên tục thay
đổi so với tình huống của thị trường như bài nghiên cứu bên dưới.
Mấy cái pricing models kỳ thực đâu có khó làm. Sinh viên Đại Học bên này còn lấy dữ liệu làm toy
projects.
Một khi dân đỡ phải trả tiền điện, dưới giác độ Macroeconomics là họ sẽ tiêu xài lên các lĩnh vực khác,
từ đó tốc độ dòng tiền lưu thông sẽ nhanh hơn, và vì vậy giá năng lượng thấp là có lợi, chứ không hề
có hại.
Người dân không quan tâm chính trị, nhưng chính trị thì rất quan tâm người dân.
Bởi chính trị cần tiền để sống.
"Quan tâm" - tiếng Anh gọi là "Pay Attention". Năm 2017, tổ nghiên cứu ở Google Brain có công bố một
nghiên cứu, tiêu đề là "Attention is all you need" - Tất cả những gì chúng ta cần là biết quan tâm (hoặc
dịch là "chú ý" cũng được)
Từ nghiên cứu này, thành tựu trong trí tuệ nhân tạo đặc biệt là ở mảng xử lý ngôn ngữ có bước tiến
cực kỳ lớn, bởi mô hình này giúp máy tính thu hẹp phạm vi đặt trọng tâm của sự chú ý trong một bối
cảnh rộng lớn (ví dụ như câu chuyện, hay hình ảnh). Khi trọng tâm chính xác, thì hành động sẽ hiệu
quả, phải vậy không? Xe tự lái, hay các chatbot tự trả lời câu hỏi ngày càng thông minh là những ví dụ
sinh động.
Nếu như trí tuệ nhân tạo phát triển tới một mức độ có thể nhìn ra được tình huống của "chính trị"
trong một đoạn văn, và điều này là hoàn toàn không khó để làm, bảo đảm lúc đó bất kỳ một hệ thống
trí tuệ nhân tạo nào xử lý ngôn ngữ bằng tiếng Việt cũng sẽ "quan tâm" tới chính trị.
Rất nhiều người ấu trĩ, vào trang tôi dè bỉu lấy lí do "thời đại 4.0" đòi tôi viết ngắn gọn! Thực ra họ đâu
có biết "thời đại 4.0" là cái gì?
Cho nên Việt Nam không thể thành công trong thời đại 4.0, nếu như họ không quan tâm với vấn đề
đáng sợ nhất.
Tướng Tùy Tâm Sinh còn có nghĩa thế này: những sự tình trong đời nếu ta thấy nó nhỏ thì nó nhỏ, mà
thấy nó lớn thì nó sẽ lớn. Nhỏ không có nghĩa là không phiền phức, và cũng cần phải giải quyết.
Tại sao có nhiều người bước qua nghịch cảnh trở nên trưởng thành, nhưng cũng có người đi qua
nghịch cảnh tâm lý trở nên biến dị? Bởi vì người trưởng thành biết nhìn trực diện vào vấn đề, từ đó họ
suy nghĩ cách giải quyết, thử thách làm họ suy nghĩ, khổ nạn làm họ cao lớn.
Nhóm người thứ hai, họ đi vào nghịch cảnh, nhưng họ thành nạn nhân của nghịch cảnh, điều tệ hại là
họ trở thành môi trường sống của nghịch cảnh, và nghịch cảnh luôn sống trong tâm họ. "Sống" tới độ
họ là một phần của nó, họ không thể chạy khỏi nó, nên cuộc đời của họ sẽ mang cái nghịch cảnh đó tới
người khác, đồng thời tìm mọi lí do bào chữa rằng nghịch cảnh đã làm họ trở nên như thế.
Thực ra những khái niệm triết lý thâm viễn không hề xa xôi, chúng bắt nguồn từ trong lòng người ta,
chỉ là người ta từ chối đối diện với chúng, xem mình thấp kém, nên không thể hiểu được chúng.
Một khi tâm hồn người Việt còn chấp nhận thấp kém, cái nghịch cảnh Cộng Sản kia sẽ còn ngự trị. Đó
là lý do vì sao, mà rất nhiều người bỏ xứ ra đi, nhưng cái bóng ma Cộng Sản vẫn còn trong lòng họ,
trong khi rất nhiều người trong xứ, mặc cho đọa đày chèn ép, tâm hồn họ đã cao lớn tự do.

Thực ra chính trị có thể rất "rẻ", chứ không "đắt" như ở Việt Nam. Chỉ là người Việt Nam từ chối
bargain với nó, nên bị nó cắt cổ!
Cà Phê Vô Tri 1
"Buddha disturbed the historical process by interfering with the slow transformation of the gods into
ideas. The true genius nearly always intrudes and disturbs. He speaks to a temporal world out of a world
eternal. Thus he says the wrong things at the right time. Eternal truths are never true at any given
moment in history."- Carl Jung (Civilization in Transition)
(Đức Phật làm nhiễu loạn lịch sử bằng việc can thiệp vào tiến trình chuyển dịch chậm chạp từ hiểu
biết về Thần sang ý tưởng. Thiên tài thực thụ gần như luôn luôn có sự xâm lấn và can nhiễu. Ông nói
với thế giới hữu hạn từ thế giới vô hạn. Thế nên ông nói về tất cả những điều sai lầm vào thời điểm
thích hợp. Sự thật vĩnh hằng không bao giờ là chân lý tại mỗi một khoảnh khắc trong lịch sử)
Sự thật vĩnh hằng cũng như con voi, và nếu như ta nhìn vào mỗi một khoảnh khắc của lịch sử để tìm
kiếm nó cũng như người mù sờ voi, vĩnh viễn không thể nào nhìn ra chân tướng.
Carl Jung là một nhân vật hết sức đặc biệt, và tư duy của ông, nếu như có thể định vị trên bản đồ IQ,
rất nhiều người sẽ đồng tình với giác độ rằng ông thuộc hàng ngoại hạng – off the chart. Trong
Civilization in Transition, ông có ghi lại về một tình huống mà ông nhìn thấy từ chuyến du hành khắp Ấn
Độ.
Ta trở lại với giác độ của người Tây Phương về Gods – Thần. Đối với Jung, Gods – Thần là một tình
huống lý tưởng mà đời sống con người có thể đạt tới. Nghĩa là nguyện ý hết sức thánh khiết của Thần
nơi con người chính là con người có thể đạt được tới tình trạng tối ưu tương đương với tình trạng
của thần. Và xã hội từ xa xưa, liên tục trong sự chuyển dịch dần dần từ Gods- Thần sang Ideas – ý
tưởng. Có nghĩa là con người ở chặng cuối cùng và tình huống tối thượng là đạt được tình huống của
sinh mệnh tạo ra họ.
Ví dụ minh họa cho tình huống này là bộ phim Pinnoccio, chuyển thể từ câu chuyện giành cho trẻ em từ
một nhà văn người Ý có tên là Carlo Collodi. Điều thú vị trong các bộ phim hoạt hình của Walt Disney
chính là ông không chỉ làm phim cho trẻ con, mà ông làm phim cho người lớn. Bởi vì dạo đó, chỉ những
gia đình có giáo dục, và có tiền, mới đưa trẻ con đi xem phim.
Chuyện là người thợ mộc Geppetto tạo ta một người gỗ, và ông yêu rất yêu quý tạo vật của mình. Một
ngày ông cầu nguyện cho cậu bé người gỗ có thể hoạt động, và Blue Fairy xuất hiện, cho cậu bé sức
sống. Nhưng chỉ khi nào cậu bé để lương tâm dẫn dắt mình, trở nên dũng cảm, chân thành, vô tư…
cậu bé sẽ trở thành một con người thật, tức là tương tự như người tạo ra cậu. Tất nhiên, đó là một
câu chuyện dài, và đây chỉ là một bản tóm tắt hết sức ngắn ngủi.
Nhưng qua câu chuyện của Pinnoccio, ta cũng nhìn ra một chuyện rằng tạo vật của Thượng Đế rất có
thể không phải được tạo ra để tận hưởng các tiện nghi trong đời này, mà phải trải qua một hành trình
nào đó, và biết đâu, ở chặng cuối hành trình là một tình huống đạt được tương tự như đấng sáng tạo
ra họ? Giác độ này không phải không có lý, khi Kinh Torah của người Do Thái ghi lại rằng con người
được tạo ra trong hình ảnh của Thần. Rõ ràng là người ta không thể đạt được cảnh giới của thần và
bước vào thế giới của thần trong cơ thể của một con vật. Nên nhớ lại rằng, đấng YHWH đi bộ (walk)
với Adam, và Eve, và sau này là Noah. Đối với loài vật, ông cho con người cai quản, con người làm chủ
các sinh vật khác trên đất.
Nói chung, Carl Jung và rất nhiều trí thức Tây Phương có để ý tới sự chuyển dịch trong tư tưởng của
nền văn minh, từ việc xem Thần là Thần, tới việc xem Thần là tình huống mà con người cần phải có
trong một xã hội hài hòa. Chỉ có điều, Đức Phật Thích Ca xuất hiện vào 2500 trước, làm sụp đổ sự
chuyển dịch đó.
Để duy trì tư tưởng về Thần, trong quá trình chuyển dịch đó người đời lưu giữ ký ức qua các hình thức
tôn giáo. Từ giác độ đó, cuộc tranh cãi liên tục giữa các Tôn Giáo thực chất là thứ không cần thiết, và
trở nên thừa thãi một khi người đời nhìn ra điểm dừng của Đức Tin.
Ta thấy rằng Đấng YHWH là một vị Thần hết sức hà khắc. Ông lệnh cho Abraham bỏ xứ ra đi lúc hai vợ
chồng đã rất già, khi Sarai vợ của Abraham gần trăm tuổi, ông ban phước cho bà, thế là bà mang thai.
Ông cho Abraham biết rằng ông sẽ giữ giáo ước với Abraham và người Do Thái, và con cháu của
Abraham sẽ phải làm nô lệ và bị đối xử tàn tệ trong suốt 400 năm. Rõ ràng đối với người Việt Nam, nếu
một vị thần xuất hiện và yêu cầu những điều đó, ngay cả trong giấc mơ đi chăng nữa, người đời sẽ
khó lòng hiểu nổi tình huống đó: sinh sôi đầy trên đất, và con cháu bị đày đọa như nô lệ trong suốt mấy
trăm năm? Chẳng phải đó là lời nguyền rủa của Thần sao, nếu như mục tiêu là có một cuộc sống hạnh
phúc?
Rõ ràng theo đuổi hạnh phúc không phải là mục tiêu của đời người.
Tức là phải có một lí do gì đó, mà một sinh mệnh siêu việt có an bài như vậy? Ta không thể biết rõ.
Nhưng các chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hiểu rất rõ rằng họ sẽ không bao giờ tạo ra một thứ
trí tuệ nhân tạo chỉ để “hưởng thụ” cuộc đời này. Và điều mà con người nỗ lực tạo ra, chính là một trí
tuệ nhân tạo có thể tư duy độc lập như con người. Nếu ai xem Westworld thì nhìn ra câu hỏi này, rằng
liệu qua hàng triệu vòng lặp trong một môi trường giả lập, một mô hình máy tính thông minh có thể tự
nó thông minh hơn và đạt được tới trình độ lí trí như con người hay không? Chúc may mắn, não người
có hơn 150 ngàn tỷ synapses hoạt động liên tục. Và siêu máy tính bây giờ dẫu có phát triển tới đâu, tạo
ra một mạng neuron hoạt động tương tự là điều bất khả.
Nhưng ta hãy trở lại với Đức Phật, thông qua một hình thức, người Á Châu gọi là Tu Luyện, mà Đức
Phật minh chứng cho người rằng qua ngày tháng tu luyện nội tâm mà con người có thể đạt được tới
trạng thái của Thần. Tức là cảnh giới tư tưởng tối cao, mà từ đó ông có quyền năng của việc tạo ra
sinh mệnh tương tự như con người, thậm chí là cả một thế giới của riêng ông, gọi là Nirvana. Những
đệ tử theo ông, tín thác nơi ông, ông sẽ mang sinh mệnh về đó, thoát khỏi vòng luân hồi.
Đấng YHWH hứa với dân Do Thái về một Heavens, một thiên quốc như vậy, miễn là người Do Thái đi
tới cùng hành trình của mình. Tuy vậy, cũng giống như việc các robots trong môi trường giả lập chơi
trốn tìm của OpenAi, mãi không thể giải quyết được các vấn đề sắp xếp, Đấng YHWH gửi chúa Jesus –
cũng tương tự với việc gửi vào môi trường một “bot” chứa đựng các parameters, các ký ức về việc đi
cho tới cùng con đường của mình thế nào.
Nói chung, Carl Jung cho rằng nhân loại trong khi vẫn đang trong sự chuyển dịch đó, thì Đức Phật xuất
hiện. Và tình huống của Đức Phật làm cho người Tây Phương, đặc biệt là những người tin vào đấng
YHWH không thể hiểu nổi. Tất nhiên, khi tư tưởng của nhân loại chưa đạt được tới độ chin đó, sự
xuất hiện của Đức Phật làm lí trí tầm thường không thể liễu giải nổi. Thái độ của người Tây Phương
chính là từ chối ông, nhưng người Ấn Độ, họ tiếp nhận ông bằng Đức Tin. Đức Tin đó, ông giảng là
Ngộ Tính.
Có những thứ vượt lên trên tầm mức tư tưởng có thể chịu đựng nổi, vĩnh viễn không thể nào tự họ
suy luận và tự họ đạt tới, họ chỉ có thể tiếp nhận nó. Nếu ta quay lại ví dụ về trí tuệ nhân tạo chơi trốn
tìm của OpenAi, qua hàng triệu epochs (lượt chơi), rất nhiều bots vẫn không thể nhìn ra tình huống
ghép các mảnh tường vào để trốn. Nên các nhà khoa học gửi một bot vào môi trường này, bot này có
chứa các parameters bao gồm bản đồ, cách lấy các mảnh tường ghép lại, làm mẫu cho các bots khác.
Các bots khác tự động không thể nào có thể thay đổi các tham biến nội tại để đạt được tới tình huống
đó, nhưng lần này, chúng “bắt chước”, nghĩa là chúng không thể nào nhìn ra một quá trình từ chỗ
không biết tới chỗ biết cách lấy các mảnh tường ghép lại, nhưng chúng thấy bot khác làm vậy, và rất
hiệu quả, nên chúng bắt chước.
Tình huống này, gọi là "perceive" – đón nhận suy nghĩ, Đức Phật giảng là Ngộ. Và những người đi nhà
thờ thì có thể quá quen thuộc, Đức Tin.
Tức là không thể suy nghĩ, không thể tư nghị. Chỉ có thể tiếp nhận.

Rất có thể đang có một quần thể các sinh mệnh siêu việt nào đó đang theo dõi xã hội con người, và
nhìn thấy rằng khi con người vẫn còn đang loay hoay với các tình huống tôn giáo, nên họ thả vào đó
một ký ức tu luyện, hiện thân của ký ức đó là Đức Phật, hay Đạo Gia ở Đông Phương. Một năm của
con người, đối với họ có thể chỉ là một chớp mắt, và sự kiểm soát thời gian, play/pause nằm ở trong
tay họ.
Cà Phê Vô Tri 2
Trong chuyến du hành Ấn Độ, Carl Jung còn nhìn ra vài chuyện. Ngoài tình huống về Đức Phật, ông phát
hiện ra rằng người Ấn Độ không “think” – họ chỉ “perceive”. Nghĩa là đối với những tư tưởng hết sức
thâm viễn, họ tiếp nhận, không bài bác, không phản đối. Cách làm này hoàn toàn khác với người Tây
Phương. Và Carl Jung nhận ra rằng có một điều gì đó không đúng ở người Tây Phương.
Sự văn minh của Âu Châu, cao lớn nhờ xương sống đức tin của nhà thờ Catholics, nhưng một phần
nữa, và phần này không hề nhỏ, nếu không nói là phần chủ yếu, chính là thói quen dùng lí trí nhìn nhận
vấn đề từ thời Socrates. Khi tiếp nhận một đức tin mới, người Âu Châu chỉ có 2 cách đối đãi, một là
hủy diệt nó như thói quen của người Catholics, hai là dùng lí trí để nhìn nhận nó, và lí trí khi không thể
nào dung chứa được nó, sẽ từ chối nó. John Stuart Mill sau này nhìn ra vẫn đề của lí trí, nên ông đưa
vào trong tác phẩm Paradise Lost thông qua hình tượng Satan, giải thích rằng có điều gì đó rất quỷ quái
từ lí trí.
Dựa vào hai xương sống đó, người Âu Châu trở nên kỷ luật, họ đạt được rất nhiều thành tựu và mỹ
cảm mới, minh chứng qua đỉnh cao nghệ thuật thể hiện trong lĩnh vực hội họa, kiến trúc, âm nhạc.
Nhưng hai cái xương sống đó chỉ có thể cao lớn tới một mức nhất định, người ta không thể cao lớn
hơn nữa. Nên tâm hồn của người Âu Châu dần dần vùng vẫy thoát ra khỏi sự tù hãm của đức tin
Catholics và sự suy luận duy lí từ thời Socrates. Liên tục những triết gia mới nhìn về Đông Phương xuất
hiện là kết quả của sự đột phá đó. Dostoievsky cũng nhìn ra tình huống này, ông thấy rằng có điều gì đó
khiếm khuyết của lí trí, bởi lí trí chỉ là một phần của con người toàn vẹn. Con người toàn vẹn còn có cả
những thôi thúc mà người ta không biết từ đâu tới, chỉ có thể chấp nhận nó, hoặc từ chối nó. Nhân vật
Ivan và Alyosha là hai cực hạn đó mà Dostoievsky đặt ra trong Anh Em Nhà Karamazov, Ivan là đại diện
của lí trí, và Alyosha là đại diện của phần kia. Ivan đối diện với bi kịch cuối cùng, vì lí trí tự nó đã bất
toàn. Một khi lí trí đó trở nên thành hình và đối diện với một thử thách lớn hơn từ trong vô thức, nó bị
hủy diệt. Sự thôi thúc trong lòng người mang các trật tự mà người đời có được tới gần sự hỗn loạn để
người đời không quên tính bất toàn của lí trí.
Tại sao người Âu Châu muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng đó của người Ý và của người Hy Lạp? Phải
chăng cách tiếp cận đó làm tâm hồn không thể nào tiếp cận tới điều cao lớn hơn? Vẻ văn minh bề
ngoài và thái độ có thể được giáo dưỡng, và giáo dưỡng rất có trật tự. Nên người Âu Châu so với
người Ấn Độ kỷ luật hơn, văn minh hơn. Nhưng điểm chết người trong tâm hồn Âu Châu chính là họ
không chấp nhận một khả năng rằng tâm hồn họ có thể tiếp cận tới những cảnh giới tư tưởng thâm
viễn hơn. Theo Carl Jung, phần “ý thức” – consciousness bị tách biệt hoàn toàn đối với phần vô thức –
unconsciousness.
Vấn đề của người Âu Châu, là họ mang lí trí của tâm thức ra khỏi nguồn cơn nuôi dưỡng nó - sự vô
thức. Vì vậy, khi cái trật tư ý thức mang lại thành quả mới, nó cũng đối diện với một thử thách mới
bước ra từ vô thức.
Nói đơn giản, chính là người Âu Châu hết sức vất vả để có một trật tự mới trong tư tưởng, nhưng trật
tự đó bị cắt đứt khỏi nguồn sống của nó, là sự hỗn loạn. Qua thời gian, trật tự đó chỉ như những tòa
nhà bằng đá hoa cương, tuy vững chãi giai đoạn đầu, nhưng cũng không thể trường tồn qua gió bụi
của thời gian, trước sau gì cũng bị phong hóa. Đền thờ Zeus giờ còn lại gì? Trong khi Vatican thì liên tục
gặp vấn đề qua các bê bối tình dục và chuyện đi đêm với Trung Cộng.
Theo Carl Jung, tâm hồn Âu Châu đã chọn tiếp nhận đức tin vào chúa Jesus, và chỉ dừng lại ở đó, cắt
đứt toàn bộ mạch nối với sự hỗn loạn nội tâm. Ta thấy rằng Vatican sẵn sàng xuống tay rất tàn bạo đối
với những người có đức tin khác, mà họ quy kết là dị giáo. Ở Anh có câu chuyện về Beowulf, Beowulf
tiêu diệt được một quái vật có tên Grendel để bảo vệ xứ Gotaland (Thụy Điển ngày nay). Tuy nhiên mẹ
của Grendel đã quay trở lại báo thù. Beowulf đi tìm mẹ Grendel để tiêu diệt, sau ông bị quyến rũ.
Không giết mẹ Grendel, trở về xã hội loài người và làm vua ở Gotaland. Sau này, nữ phù thủy mang
thai, sinh ra một con rồng, con rồng này lớn quay lại hủy diệt Gotaland. Beowulf phải quay lại chiến đấu
với nó, sau tiêu diệt được con rồng, nhưng ông cũng bị thương mà chết. Đây là một câu chuyện rất
quan trọng trong tiềm thức người dân Âu Châu. Lí do? Beowulf trở về Gotaland, làm ngơ đi mối tình
với nữ phù thủy kia, coi như không có. Ông trị vì Gotaland, xứ sở giàu có cho tới một ngày, con rồng kia,
cũng chính là đứa con của ông và nữ phù thủy, quay lại hủy diệt Gotaland.
Người Catholics xuống tay tàn nhẫn với các đức tin khác trong quá khứ, nhưng cách làm đó cũng tạo ra
một vấn đề khác, mà chính là người Catholics đã làm lơ đi trong quãng thời gian rất lâu. Đó là qua thời
gian, quyền lực của Vatican đủ lớn để nuốt trọn đức tin khởi nguyên của nó. Nhiều đời Giáo Hoàng
không thể cưỡng lại các ham muốn thế tục, vốn rất dễ có một khi họ nắm được quyền lực. Khi họ
không kiên trì quay lại giải quyết các hỗn loạn nội tâm,những con rồng từ đó quay lại huỷ diệt họ.
May mắn là người Tin Lành xuất hiện. Bởi vì thái độ của người Tin Lành mang tâm hồn Âu Châu tới gần
hơn với sự hỗn loạn của Vô Thức. Người Tin Lành dám dấn thân trước đe dọa hủy diệt của Vatican, họ
đối diện với rất nhiều đe dọa lớn, nhưng cũng từ đó không ngừng được tôi luyện.
Các kỹ thuật của nhà thờ Catholics mang lại sự ổn định cho Âu Châu trong một khoản thời gian nhất
định, nhưng từ đó cũng bước ra một con quái vật mới. Con quái vật này là Chủ Nghĩa Cộng Sản, nó hóa
thân thành Phát Xít dưới thời Hitler, và sau lan sang phía Đông ở Nga. Phe Đồng Minh đã chiến thắng
Phát Xít Đức, và Hoa Kỳ đã chiến thắng Sô Viết trong chiến tranh lạnh. Không phải ngẫu nhiên mà phe
đồng minh là tập hợp của những quốc gia Tin Lành.
Nói cách khác, may mắn của người Âu Châu, chính là sự xuất hiện của lực lượng Tin Lành. Dĩ nhiên, đây
không phải là góc nhìn của Carl Jung.
Việc dừng lại với một phiên bản tôn giáo thu gọn của người Do Thái là nhà thờ Catholics, tâm hồn Âu
Châu tuy mang một vẻ ngoài văn minh, và có trật tự, nhưng điểm mấu chốt mà Carl Jung nhìn thấy, là
phần vô thức của họ đã bị cố tình lờ đi. Phần vô thức, và phần hỗn loạn nội tâm, kỳ thực chính là
nguồn kiến thức và là nguồn sức mạnh vô tận.
Theo Carl Jung, người Ấn Độ không dùng lí trí để liễu giải những thứ mà mình không biết, cái gì họ
không biết thì họ tiếp nhận, vì biết sợ nên sẽ “thờ”. Ở Ấn Độ, tượng của vị thần này trèo lên tượng
của vị thần khác như kiến trong các đền thờ.
Đối với Carl Jung, nền văn minh Á Châu có tính ưu việt hơn nền văn minh của Âu Châu là ở điểm đó.
Bởi họ chấp nhận ở rất gần sự hỗn loạn của vô thức.
Người Âu Châu mỗi khi tiến lên một đỉnh cao mới, họ lại tạo ra một tai họa mới. Họ đã chinh phục
được bầu trời, nhưng những chiếc máy bay kia song song với việc chở hành khách xuyên lục địa, cũng
là một vũ khí đáng sợ dùng để hủy diệt. Khi Albert Einstein tiếp cận tới một tri thức mới, ông gói gọn
lại hiểu biết lúc đó của mình vào trong một công thức đơn giản, rằng năng lượng bằng khối lượng
nhân với vận tốc bình phương, thì người đời cũng nhờ đó mà nhận ra sức mạnh của bomb nguyên tử.
Albert Einstein có suy nghĩ về những nạn nhân của bomb nguyên tử hay không? Không thể biết. Nhưng
ông giành những ngày sau cùng suy nghĩ về những lời của Dostoievsky, đã viết trong các ly cà phê
trước.
“Our mental existence was transformed into something which it had not yet reached and which it could
not yet truly be. And this could only be brought about by a dissociation between the conscious part of
the mind and the unconscious” - Carl Jung
Carl Jung cho rằng những gì xảy ra với Âu Châu chính là sự cưỡng chế áp đặt lên một tâm hồn, đưa nó
vào một hiện trạng mà nó vẫn chưa tự nó xứng đáng đạt tới. Và điều mà người Âu Châu có thể học
được từ Ấn Độ, chính là chấp nhận sự tồn tại và tiến gần hơn với sự hỗn loạn.
I could just as well say: Thank heaven there is a man left who has not learned to think, but is still able to
perceive his thoughts as if they were visions or living things; a man who has transformed, or is still going
to transform, his gods into visible thoughts based upon the reality of the instincts.
“Tôi chỉ có thể nói rằng: tạ ơn thiên đường bởi vì còn lại một giống người đã học cách không suy nghĩ,
mà vẫn có thể tiếp nhận tư tưởng như thể đó là cảnh tượng hay là thực thể sống; một sắc dân không
hề chuyển dạng, hoặc vẫn đang trong quá trình chuyển dạng vị thần của họ trở thành những suy nghĩ
có thể nhìn thấy dựa trên hiện thực của bản năng”
Sự thiển cận của khoa học hiện đại chính là ở chỗ lên án người đời mê tín, mà không nhìn ra rằng đối
với tâm hồn Ấn Độ, các mâu thuẫn mà khoa học cho rằng không thể tồn tại đồng thời lại hoàn toàn có
thể. Bởi vì con người không phải là nguồn cơn của các suy nghĩ đó, các suy tưởng và mẫu thuẫn đó tự
xuất hiện. Tham vọng của tâm hồn Ấn Độ chính là chạm tới cái toàn vẹn vĩnh cửu, nên những mâu
thuẫn nhất thời không làm họ bận tâm.

Phải vậy không? Trong tâm hồn ta luôn chứa đựng mâu thuẫn, chỉ là ta từ chối thừa nhận nó đó thôi.
Cà Phê Tragedy
Bi kịch của chúng ta
Có một lần, Jung kể về một trường hợp bệnh tâm thần khá nặng, khi ông còn là một bác sĩ trẻ. Tất cả
những gì lúc đó ông biết đơn giản là ông học từ Freud. Tất nhiên sau này người ta nhận ra sai lầm của
Freud, nhưng sai lầm của Freud là một sai lầm hữu ích. Thứ nhất là trước khi biết về một thứ, nếu như
ta không thể biết nó là cái gì, thì chí ít điều quan trọng là ta cũng có thể biết được nó không là cái gì. Và
Freud mang tới câu trả lời đó. Thứ hai, cách mang một người có vấn đề về tâm lý tới một căn phòng
riêng, nằm dài trên ghế sofa, và bác sĩ sẽ ngồi ghi lại các suy tưởng của người bệnh là một cách tiếp
cận hết sức thông minh. Việc nói về các vấn đề của mình với một người hết sức tin tưởng là một trải
nghiệm hết sức quan trọng, bởi nó làm chậm lại vòng xoáy hỗn loạn tư tưởng bên trong. Trong quá
trình đó, bác sĩ hay chuyên gia tâm lý có thể lần theo sự hỗn loạn đó, mà tìm ra căn nguyên của vấn đề.
Tuy vậy, dựa trên vốn kiến thức của Freud, Jung vẫn lúng túng với một trường hợp. Có một cô nữ sinh
phát bệnh, tới nhờ Jung chữa. Trong quá trình chữa bệnh, dần dần cô bé này nói rằng Jung chính là cha
của cô bé, sau là người anh trai, rồi người yêu, rồi người chồng… Mặc cho Jung liên tục từ chối, nhưng
cô bé này khăng khăng là cô luôn cảm giác những điều đó mỗi lần tới gần Jung. Mãi sau, Jung phát hiện
ra rằng phải có một nơi nào đó gửi cho cô bé thông điệp đó. Và nếu nơi đó không phải là từ cõi vô thức
– unconscious, thì ở đâu? Jung nói với cô bé, là vùng unsconcious của cô bé đang cần một vị thần.
“I surely am not a god, but your unconscious needs a god. That is a serious and a genuine need. No time
before us has fulfilled that need; you are just an intellectual fool, just as much as I am, but we don’t
know it.”
Thế là vấn đề của cô bé được giải quyết. Sự tình thứ hai cũng tương tự, có một lần, Carl Jung nằm ngủ
mơ thấy có một bệnh nhân tới tìm ông. Đây là một cô gái rất xinh đẹp, nhưng ông chẳng thể nào hiểu
được vấn đề của cô gái này, rồi đột nhiên ông nghĩ: “Hah! Không lẽ lại là một phức cảm về người cha
phi thường nữa?” Ông tỉnh dậy, trong ngày làm việc hôm sau, có một bệnh nhân nữ tới tìm ông, ngay
lập tức ý nghĩ trong ông lóe lên: “Chắc là người này!” Nhưng vấn đề là hỏi mãi thì gia đình cô bình
thường, có phần rất giàu có. Vậy tất cả sự bất an và sợ hãi vô hình tới từ đâu? Carl Jung thấy làm khó
hiểu? Bất giác ông hỏi thêm về nguồn gốc gia đình của cô bé này. Hóa ra đây là một gia đình Do Thái.
Ông nội cô từng là một thầy đạo Do Thái. Sau này ông bỏ đức tin, rời xa cộng đồng đó. Chính vì từ đó
mà cô bé từ nhỏ, sau khi rời xa cộng đồng đó, cảm thấy hoài nghi về cuộc đời. Mặc dù thái độ của cô
đối với cuộc đời hoàn toàn dưới giác độ khoa học, và cô cực kỳ thông minh. Nhưng nỗi sợ hãi mơ hồ
vẫn theo cô kể từ đó. Bây giờ trở nên lớn tới mức cô hết sức lo lắng. Carl Jung nhìn ra vấn đề:
“À Ha! Tôi sẽ nói với cô điều sau, mà cô cho rằng ngu xuẩn. Thực ra ông nội cô đã có một cuộc đời đứng
đắn, nhưng cô còn hơn là kẻ dị giáo; cô từ bỏ đức tin của giống nòi mình. Cô thuộc về nhóm người
được chọn, vậy mà cô sống như thế nào? Không ngạc nghiên khi cô có nỗi sợ God, bởi vì cô đang chịu
đựng (suffering) từ nỗi sợ God.” Sau một tuần, vấn đề của cô gái được giải quyết.
Có một sự tình rất đặc biệt về Carl Jung (well, đây là nhân vật ngoại hạng, nên có rất nhiều chuyện thú
vị về ông, nhưng xin nhắc tới chỉ một trong ly cà phê này). Carl Jung không phải là người Catholics, và
với trí thông minh của ông, cùng hiểu biết của ông trong xã hội Thụy Sỹ, ông nhận ra rằng ông không
thể, bằng tất cả trách nhiệm với bản thân mình, là một người Catholics. Thời ông sống, ở Thụy Sĩ 2/3 là
người Protestants, và 1/3 là người Catholics. Nhưng ở Nam nước Đức, nơi ông giành rất nhiều thời
gian làm việc, nơi đó lại có rất nhiều người Catholics. Tuy không phải là người Catholics, nhưng các cha
nhà thờ lại rất thích ông.
Thiên tài của Carl Jung là ở điểm này, ông phát hiện ra rằng các trị liệu tâm lý sẽ không còn cần thiết
nữa một khi người ta còn theo đuổi các cực hạn đạo đức trong tôn giáo. Bệnh nhân nào có đức tin tới
với ông, ông hỏi ngay là đã đi xưng tội chưa? Bởi nếu chưa đi thì ông nói nên đi ngay, bởi ngay cả khi
Đức Tin đó còn rất mạnh mẽ trong lòng, và Đức Tin đó còn không giúp bệnh nhân tìm ra được lối
thoát, thì ông cũng bó tay. Và vì vậy nên các bệnh nhân tìm tới ông, họ là người Catholics thì ông
khuyên nên đi gặp cha xứ xưng tội, xưng tội một cách thật cởi mở. Nếu họ là người Tin Lành, ông cũng
có lời khuyên như vậy, và bất kỳ bệnh nhân thuộc một nhóm đức tin nào, ông cũng đều khuyên tương
tự. Tuy Carl Jung là một trí thức đương thời hết sức nổi tiếng, và các phân tích của ông về Catholics làm
Vatican xấu hổ không ít. Rất nhiều cha xứ Catholics thuần thành ban phước cho ông, khi các giáo dân
nói với họ là Carl Jung dặn đi xưng tội.
Ông chỉ nhận bệnh nhân, một khi bệnh nhân bắt đầu dùng lý trí để suy xét về God. Một khi bệnh nhân
bắt đầu dựa vào suy luận của mình để nhận định về God, và bệnh nhân lại tìm tới với ông, Carl Jung lúc
đó nhận ra vấn đề, nên ông mới tiếp nhận bệnh nhân.
Từ đâu mà Carl Jung có giác độ đó? Có lần ông gặp một tù trưởng người da đỏ Pueblo Indians, tù
trưởng này nói với ông một điều rất thú vị. Ông nói rằng, bộ tộc của ông tồn tại là để cho mặt trời mọc
và lặn mỗi ngày, nếu như bộ tộc của ông biến mất, thì mặt trời sẽ biến mất. Ông nhìn thấy những du
khách người Mỹ tới tham quan bộ lạc của ông thật đáng thương. Họ đang đi đâu? Họ đang đi tìm điều
gì? Họ đi tìm chỉ để đi tìm! Đôi mắt họ là đôi mắt của con thú bị dồn vào chân tường. Có một du khách
lái xe từ Cape Town tới Cairo, để làm gì chứ? Cô như con thú bị săn đuổi, bị ám ảnh bởi đủ loại ma quỷ,
các chủng loại ma quỷ này đuổi cô đi vòng quanh. Tại sao chúng dám theo đuổi cô, bởi vì cô sống một
cuộc đời thật tầm thường, vô nghĩa. Nếu cô chết ngày hôm nay thì sao? Chẳng sao hết! Bởi cô chẳng là
gì hết. Nhưng nếu cô nói rằng: “tôi là con gái của mặt trăng, mỗi đêm tôi sẽ giúp đỡ mẹ tôi mọc lên từ
chân trời” – đó lại khác. Và cô ta sẽ sống, sống như thể cuộc đời cô có ý nghĩa, không chỉ cho cô, mà
còn cho cả loài người. Lý tưởng đó làm mọi thứ khác trong đời sống như sự nghiệp, sinh con, … trở
nên tầm thường.
Thoạt nghe thì tưởng chừng như người tù trưởng kia bị khùng, nhưng Carl Jung nhận ra điều gì đó đặc
biệt đằng sau những lời đó. Chúng ta luôn cần một biểu tượng để sống, một cái gì đó cao lớn và vĩ đại
hơn cuộc đời tầm thường này. Từ trong vô thức vẫn luôn có tiếng nói đó, tiếng nói đi tìm một biểu
tượng mà qua đó ta tìm được ý nghĩa của nhân sinh, tìm được nơi ta có thể trở về. Một khi lấy đi biểu
tượng đó, xã hội sẽ chìm trong hỗn loạn và tăm tối. Bởi ta không biết rằng ta đang tồn tại vì điều gì.
Bồ Đề Đạt Ma nói Pháp của ông truyền được sáu đời, tới Lục Tổ Huệ Năng thì chấm dứt, Thiền Tông
không còn gì để truyền nữa. Chính là vì biểu tượng của Thiền Tông dần dần phai nhạt đi qua thời gian,
rằng người đời nhận ra rằng con người và vạn vật luôn có một ý nghĩa tồn tại nào đó, và chắc chắc là
vạn vật không phải là không, cũng sẽ vĩnh viễn không quy về không. Một sinh vật có trí tuệ được tạo ra
trong chuỗi tuần hoàn vật chất của vũ trụ sẽ là bất kỳ điều gì có ích cho chuỗi tuần hoàn đó, chứ không
thể là hư vô. Và sự liên kết giữa trí tuệ thấp kém của con người với những sinh mệnh siêu việt hơn
chính là thông qua các biểu tượng được lưu giữ trong tôn giáo, mà con người vẫn không ngừng kiếm
tìm.
Người Việt Nam là một giống người có đặc thù đời sống tâm linh thờ cúng tổ tiên, trong mỗi gia đình
hầu hết có một bàn thờ. Bàn thờ cha mẹ, gia tiên là nơi người ta tỏ lòng biết ơn với thế hệ trước.
Nhưng cũng là nơi người ta tìm tới cầu nguyện. Tuy vậy, biểu tượng mà cái bàn thờ đó mang lại không
đủ để người ta nhìn ra ý nghĩa nhân sinh, rốt cuộc vì sao mà tồn tại. Bởi lẽ đặt cuộc đời của những
người bất toàn lên trên bệ thờ cũng tương tự như việc giữ trong mình một biểu tượng tầm thường,
tự thân nó đã không thể nói lên ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Nó chỉ là một cuộc đời đã đi qua, bất quá
chỉ là vậy thôi. Nên người ta tìm tới nhà thờ, và nhà chùa, hay thậm chí tất cả những phương thức
đồng bóng trong dân gian, bất kể thứ gì! Người Việt trong vô thức nhận ra rằng có một cái gì đó khiếm
khuyết và bệnh hoạn trong đời sống “chỉ muốn yên ổn làm ăn”. Thái độ đó là thái độ từ chối tìm kiếm
các biểu tượng cao hơn của nhân sinh.
"What matter do not really matter!"
Bởi vì cái ý muốn bệnh hoạn đó nên người Cộng Sản mới có thể tước đoạt hết tất cả các biểu tượng
khác, hay làm vấy bẩn hết tất cả các biểu tượng mà người ta qua đó có thể kết nối với cảnh giới cao
hơn.

Bi kịch của chúng ta, là ta đang mất đi các biểu tượng đó.
Cà phê Ngộ
Trong tranh là sự kiện thảm sát vào ngày thánh St. Bartholomew, những người Catholics tấn công
những người Tin Lành Huguenots trong chiến tranh cách mạng tôn giáo tại Pháp. Vụ thảm sát người
Tin Lành này do một nữ hoàng của nước Ý, có tên là Catherine De Medici phát động, bà là mẹ của vua
Charles IX. Cuộc thảm sát này xảy ra trước vài ngày chị gái của Charles IX là Margaret đi lấy chồng, và
chồng là một ông vua có đức tin Protestants – Tin Lành, vua Henry IV của nước Pháp. Giới quý tộc
Huguenots lúc đó tụ họp ở Paris để tham gia lễ cưới. Và tất nhiên, Paris vẫn là một xứ sở mà niềm tin
Catholics chiếm đa số lúc đó, tuy rằng thế lực người Tin Lành đang gia tăng rất nhanh. Vua Charles IX
muốn giết bằng được những người đứng đầu nhóm Tin Lành, nhưng tìm không được người đứng đầu
nên cuộc thảm sát người Tin Lành kéo dài nhiều ngày sau đó. Cuộc thảm sát liên tục kéo dài trước sự
bất lực của người Tin Lành Huguenots ở nước Pháp, tạo ra một dấu ấn mà người Tin Lành không bao
giờ quên mãi cho tới tận bây giờ, rằng người Catholics sẵn sàng bội ước và xuống tay rất đẫm máu.
Tại sao lại xuất hiện những người Huguenot ở Pháp. Số là thế này, John Calvin đọc sách tiên tri Daniel,
và ông nhận ra rằng, một khi vương quyền không còn tuân giữ lời của Thượng Đế, thì vương quyền đó
không còn quyền lực thế tục nữa. Và một khi không còn quyền lực thế tục nữa, thì một là tìm một vị
vua khác xứng đáng, hai là quyền tự do dân chủ phải thuộc về phía người dân – sovereignty of the
people. Cho nên trang này đã nói nền dân chủ pháp trị là món quà của Thượng Đế, từ những người tín
Chúa thuần thành. Ta đừng quên rằng trong Cựu Ước có kể về David, vua David lúc lên ngôi có lần nhìn
thấy một người nữ khỏa thân trên mái nhà trong thành. Đó là một trang tuyệt sắc giai nhân, có thể
nàng lúc đó đang tắm nắng. David, vị vua Do Thái muốn biết người nữ đó là ai, nên ông cho người điều
tra. Tin tức báo về đó là một người vợ của một người tướng lãnh dưới quyền ông, thế là David điều vị
tướng đó ra chiến trường, vị này sau chết trận, David chiếm đoạt luôn người nữ kia. Đấng YHWH
không hài lòng. Bạn có thể tự tìm hiểu tiếp. Nhưng điều này cũng khẳng định rằng, dù là vua, nhưng
đấng YHWH vẫn có yêu cầu nghiêm khắc, nghĩa là không phải là vua của dân Do Thái thì muốn làm gì
cũng được. Nếu ta đem giác độ này vào tình huống dâm loạn của giới tăng lữ ở Vatican, có thể họ có
cách giải thích khác, như Pietro Parolin từng nói: “Lịch sử luôn có thay đổi từ từ.” Có lẽ thay vì một năm
vài trăm vụ lạm dụng tình dục, Vatican sẽ cố gắng giảm dần. Đó là thái độ của họ. Nhưng chúng ta cũng
biết rằng, đức tin chân chính sẽ xuất hiện những hiểu biết chân chính, và từ hiểu biết tới hành động sẽ
xuất hiện một lớp người chân chính.
Nền Cộng Hòa Pháp được thai nghén mãi tận từ thời những người Tin Lành Huguenots là có bối cảnh
như vậy. Nói chung, ly cà phê này không phải để đi sâu về chuyện người Catholics thảm sát người Tin
Lành ra sao.
Chỉ là muốn nói tới tình huống, người Việt Nam không giống người Pháp, chính là không trải qua các
cuộc chiến liên tục trên bình diện về Đức Tin. Đúng là có tình huống cấm đạo của nhà Nguyễn, nhưng
nếu đặt song song trong bối cảnh lịch sử, người Việt Nam không hề gặp tình huống đó. Và một thiệt
thòi hết sức lớn đối với người Việt Nam, chính là không xuất hiện sự hiện diện của người Tin Lành
trong một giai đoạn ngắn ngủi kể từ khi người Pháp xuất hiện. Nên các lực lượng văn minh và khai
sáng đó không tạo ra một cuộc chiến long trời lở đất, và bối cảnh hỗn loạn đó không xuất hiện để các
thử thách về đức tin có thể tạo ra một dấu ấn trong lòng người Việt Nam, ngõ hầu từ đó họ có thể
nhận thức lại được nhân sinh quan, và xếp đặt mình trong dòng chảy văn minh của nhân loại.
Những gì xảy ra rất đơn giản, chúng ta chưa hề đạt được tới tầm vóc của người Tây Phương, vốn
được tôi luyện qua năm tháng nội chiến vì đức tin, hay vượt biển chinh phục những vùng đất mới. Ta
có khả năng, nhưng người Việt ta không có bản lĩnh đó. Chỉ là ta chưa từng đi qua nó. Và nội hàm văn
hóa của người Việt không đủ sức tạo ra những Mahatma Gandhi để có thể hóa giải những trật tự mà
người Tây Phương, đặc biệt là người Pháp áp đặt lên dân tộc.
Người Việt Nam không có bản lĩnh đó. Họ như một đứa trẻ, rất thông minh, bỗng nhiên được đưa vào
sống trong căn biệt thự của giới tư sản Pháp. Đứa trẻ có thể học được lề thói văn minh, vẫn có thể
đọc sách, nói chuyện với thế giới văn minh. Nhưng sâu trong nội cảm, vẫn có một khoảng cách giữa
thế giới văn minh và tâm hồn của đứa trẻ.
Người Việt cần điều gì? Một cuộc chiến! Nói như vậy không phải quá dư thừa hay sao, đây là một dân
tộc chinh chiến liên miên, chiến tranh với người Pháp, rồi nội chiến Nam Bắc, bao nhiêu cho vừa?
Hoặc là qua chừng đó chinh chiến, người Việt Nam vẫn chưa trưởng thành.
Tại sao chưa trưởng thành?
Hãy bắt đầu bằng một ví dụ đơn giản. Đối với rất nhiều người, biết chuyện không đồng nghĩa là sẽ
hiểu chuyện, hiểu chuyện rồi không có nghĩa là ngộ ra được tình huống. Biết hút thuốc là không tốt,
nhưng sao vẫn cứ móc bao thuốc lá ra hút. Ai cũng nói là hút thuốc không tốt, và thấy rằng rất nhiều
người đổ bệnh, ngay cả người ta in tấm hình lá phổi ung hoại lên bao thuốc, thấy rồi mà vẫn hút. Nên
nói biết thực ra chưa chắc đã hiểu. Hiểu là hiểu được vì sao lại muốn hút! Vì buồn, có thể vì thói quen,
sau mắc một số chứng bệnh về hô hấp, cũng hiểu ra được hút thuốc là không tốt. Nhưng hiểu rồi cũng
không có nghĩa là dừng được! Vì cùng một lí do như trước, buồn, thói quen, v.v… Thậm chí có người
chỉ còn lại một lá phổi, giải phẫu tới lui, lâu lâu ngứa miệng, vẫn lấy ra hút.
Tại sao? Là vì hiểu không có nghĩa là ngộ. Ngộ chính là không những hiểu được nhân quả, mà còn hiểu
được tình huống phát sinh từ nội tâm. Có thể trong đầu rất minh xác là hút thuốc không tốt, nhưng cái
thôi thúc trong nội tâm cứ tới mà không thể nào tiêu diệt được, nó luôn luôn xuất hiện. Khác biệt của
ngộ chính là giải quyết được tình huống đó, liên tục từ chối nó, xem việc từ chối nó là nguyên tắc ứng
xử mỗi khi nó xuất hiện. Mãi rồi cái thôi thúc đó không trở lại, có ép hút, cũng không hút.
Việt Nam là một đứa trẻ được đặt vào tình huống đó, nó chưa từng trải qua khó khăn của việc mưu
sinh, cũng chưa từng thấu hiểu tình cảnh xây dựng lên một cơ ngơi như thế nào, ngoài kỹ thuật, hiểu
biết, còn cần phải có lòng thành tín trong kinh doanh, tính trung thực và sự nỗ lực kiên trì trước mọi
thất bại. Đứa trẻ đó, một khi không có người lớn ở đó, cái thôi thúc sở hữu nội tâm sẽ cám dỗ nó ăn
cắp, tâm tình mới lớn của nó sẽ làm nó đi nhòm trộm khuê phòng của các cô thiếu nữ,… bởi vì nó dù
hiểu rất rõ tình huống của thế giới văn minh, cũng hiểu được việc bị bắt gặp là sẽ bị trừng phạt,…
nhưng nội tâm của nó không thể cưỡng lại các thôi thúc đó.
Cho nên người Việt Nam tuy thông minh, nhưng trí trá, khôn vặt và hời hợt, chính là bởi vì họ không có
được năm tháng mài dũa đó. Vì vậy nên người Việt Nam, lơ ngơ trong khói bụi thời cuộc ngả vào vòng
kìm tỏa của Cộng Sản. Thực ra, đó cũng không hẳn là điều gì quá tệ.
Tư tưởng xuyên suốt của Kinh Dịch là Tất Nhiên Là Có Nguyên Do, và Ngẫu Nhiên Là Không Tồn Tại. Vì
vậy nên cũng không phải ngẫu nhiên mà lá cờ của hai miền Nam Bắc lại có ý nghĩa hết sức kỳ lạ. Miền
Nam là Thiên Địa Bĩ. Bĩ là đường cùng, Thượng Hạ Tiếm Loạn Chi Tượng. Nếu nói theo Jung, chính là
người Việt Nam vẫn chưa có thể tìm được một trật tự nội tâm, nên họ không thể xếp đặt được tư
tưởng, cũng như từ đó phản ánh lên đời sống xã hội. Hướng mãi về nền dân chủ tự do của Tây
Phương, vốn được thai nghén và trải qua những năm tháng thử thách đẫm máu mà có, là đường cùng.
Ngược lại, cờ đỏ sao vàng của miền Bắc, quẻ Địa Hỏa Minh Di – con đường đầy gai, một con đường
hết sức đau khổ. Biểu tượng sao vàng năm cánh là một biểu tượng ngoại lai, trong văn hóa Á Đông
không bao giờ có. Nếu ta vẽ một vòng tròn ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, ta có thể nối lại liên kết
bên trong vòng tròn đó thành một ngôi sao năm cánh. Ngôi sao là tình huống tương khắc Kim Mộc Thổ
Thủy Hỏa, sự trọn vẹn của ngũ hành chính là có cả vòng tròn bên ngoài, và sao năm cánh bên trong:
Tương Sinh – Tương Khắc, Tương Phụ - Tương Thành.
Sao Năm Cánh là tình huống tương khắc, lá cờ Việt Nam trọn vẹn ý nghĩa đó: một con đường lầm than
nội chiến liên miên.
Nhưng điều đó cũng không hẳn là xấu. Bởi vì nếu như người Việt từ chối đối diện với các thử thách
liên tục từ tình huống của cuộc chiến đó, vĩnh viễn họ không thể cao lớn lên.
Cuộc chiến nào? Ở đâu? Chính là cuộc chiến với ma quỷ và thôi thúc bước ra từ nội tâm. Cả xứ sở ở
đâu cũng thấy ăn cắp. Quan ăn cắp đường quan, dân ăn cắp đường dân. Bất kỳ một thứ ma quỷ nội
tâm nào mà nhân loại biết tới, người Cộng Sản giúp cho dân tộc này phơi bày ra hết cả. Tham lam, đố
kỵ, dối trá, báng bổ, dâm loạn, cướp bóc,… tưởng chừng như Địa Ngục của Dante cũng không thể nào
dung chứa nổi tội trạng của người Việt Nam, đặc biệt là ở tầng cuối cùng, tầng của sự phản bội. Bởi vì
ngay cả những người tưởng chừng như bỏ xứ ra đi tìm về bến tự do, sau cũng lại vì kim tiền nữ sắc
mà quay đầu về bắt tay với Cộng Sản. Ma quỷ ở khắp nơi, trong nhà, ngoài ngõ, sở làm, trên đường
phố, thậm chí còn làm loạn bậy trong nhà chùa…
Tưởng chừng như nếu một sinh mệnh siêu việt trên cao đang nhìn xuống giống nòi này, ông nghĩ tới
điều gì.
Con người là một sinh mệnh đặc biệt, bởi duy nhất trên đất con người có thể hiểu được thiện và ác.
Con vật chỉ sinh tồn, nằm ngoài thiện ác. Cọp rừng ăn thịt thỏ không phải vì cọp rừng ác, mà thỏ nằm
trong chuỗi thức ăn của nó, nó chỉ đơn giản là tồn tại, nên nó không phải thiện, cũng không phải ác.
Con vật vì sinh tồn, nên cũng sẽ biết tranh đoạt. Đặt một miếng thịt thỏ ở đó, con cọp sẽ chẳng mất
thời giờ suy nghĩ miếng thịt thỏ từ đâu, cứ thế cắp đi. Con người thấy một ít tiền để trên bàn, biết
không ai thấy, lấy đi một chút, khác gì con vật?
Tài nguyên của vũ trụ giành cho một đời người, đương nhiên không thể đơn giản như của một con thú.
Nhưng người đời hiện nay sinh sống khác gì thú vật đâu? Cho nên trí tuệ của đất trời, của tự nhiên sẽ
không bao giờ chấp nhận cho sự lãng phí đó. Nếu như một thuật toán chỉ có thể dự báo một tình vài
tình huống đơn giản, với một vài thông số đơn giản, sẽ chẳng có một chuyên gia trí tuệ nhân tạo nào
giành nhiều bộ nhớ cho nó. Bởi sự tồn tại của nó là một sự lãng phí lớn, có dùng cũng chẳng được lợi
ích gì lớn. Tại sao không giành tài nguyên cho một thuật toán phức tạp và hiệu quả hơn?
Nên thiên tai, suy cho cùng, cũng chỉ là an bài để lấy lại những tài nguyên để cần dùng cho việc khác.
Sớm muộn gì, phù hoa của xứ này cũng mất đi.
Nhưng điều tuyệt vời nhất từ hành trình đau khổ của người Việt Nam là gì? Là rất nhiều người ở vị trí
có thể ăn cắp, ăn cắp một khoản rất lớn, mà vẫn không ăn cắp. Những người có thể lợi dụng xuất
thân của mình tính chuyện vinh thân phì gia mà vẫn không làm. Trong hành trình đó, xuất hiện những
người không tiếc sinh mệnh, dấn thân tới cùng với tà quyền. Trước mọi dụ hoặc của đời sống, họ ngộ
ra một tình huống nhân sinh rằng con người không thấp bé như những dụ hoặc hết sức trần trụi của
đời sống, mà xứng đáng với một điều gì đó thiêng liêng hơn, cao quý hơn mà họ tạm hiểu hiện tại là
chỉ có thể có được thông qua xã hội tự do.
Mấu chốt là ở điểm đó, là họ chiến thắng được những thôi thúc trần trụi trong hỗn loạn nội tâm, mà
người Cộng Sản đã vô tình phơi bày ra khắp cả xứ.
Ta trở lại ví dụ về đứa trẻ Việt Nam trong căn biệt thự Pháp. Đứa trẻ đó sau năm tháng bôn ba vất vả,
nỗ lực chịu khó, cũng gầy dựng được một cơ ngơi. Nhưng ngoài cơ ngơi đó, là sức mạnh nội tâm có
thể hủy diệt được bất kỳ một thôi thúc nội tâm nào. Nên gặp người nữ trong khuê phòng có thể không
động tâm, thấy tiền trên bàn sẽ không đánh cắp. Là bởi vì đứa trẻ đó đã cao lớn lên tới tình huống đó,
tình huống không còn bị thôi thúc nội tâm cám dỗ nữa.
Đó là lí do vì sao, khổ nạn chính là phước phần lớn nhất của nhân sinh. Một khi dấn thân vào cái khổ,
người ta mới tìm được chính mình, sau khi đã tiêu diệt được hết ma quỷ nội tâm.
Cái ngộ thực ra, cũng đơn giản như vậy. Ở chùa mãi, nghe kinh, biết kinh, hiểu kinh, mà chắc gì đã ngộ.
Nên cứ phải vân du trong cõi hồng trần, nếm mùi dụ hoặc, nếm mùi khổ ải. Không phải ngẫu nhiên, mà
Đức Phật bắt đồ đệ của ngài đi xin ăn.
Tại sao Dostoievsky viết về Hồi Ức Dưới Hầm? Cuộc đời ông đầy cay đắng, vất vả. Tưởng chừng như
chẳng còn điều gì giành cho ông nữa, nên ông tự tìm niềm vui trong tâm hồn mình. Và ông bước vào
một căn hầm, nơi các thôi thúc trần trụi nhất của đời người tồn tại. Ông ở mãi trong đó, dần dần sắp
đặt một trật tự ở đó, tới khi ánh sáng đức tin chiếu vào, ông nhận ra rằng một xã hội không tưởng sẽ
không bao giờ tồn tại. Bởi ông nhận ra rằng con người cần cái khổ, con người cần vấn đề, cây trí tuệ
đâm rễ xuống địa ngục, thì ngọn cây mới vươn tới Thiên Đường.

Nên sau quẻ Địa Hỏa Minh Di, là một quẻ rất tốt, Phong Hỏa Gia Nhân – người với người thương mến
lẫn nhau.
Điều làm người ta bối rối trong đời nhiều khi chính là khi ta mất một cái gì đó, hay rời xa một cái gì đó,
ta mới biết cái đã từng thuộc về ta là cái gì. Vì lúc đó ta mới thực sự giành thời gian cho nó, suy nghĩ
mãi về nó.
Nhiều bạn theo đọc nơi này, rất thích đọc Jung. Tôi nghĩ nếu có một dịch giả nào đủ trình độ dịch toàn
bộ sách của Carl Jung sang Việt Ngữ, và phổ biến rộng rãi sẽ là một điều hết sức may mắn đối với tâm
hồn người Việt.
Nhưng có một điều thú vị thế này, là Carl Jung đặc biệt quan tâm nghiên cứu Đạo Gia (Taoism), chủ yếu
qua những tác phẩm hết sức kinh điển là Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh, hay Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ của
Đạo Giáo. Vậy tại sao ta phải mất thời giờ tìm đọc những tác phẩm hết sức phức tạp của ông, trong
khi qua Việt ngữ ta có thể đọc những quyển sách mà ông mất rất nhiều công sức nghiên cứu?
Một tâm hồn vĩ đại, một bộ óc hết sức thông minh, chỉ tiếc rằng rông không có thêm thời gian để
nghiên cứu về Đạo Gia Đông Phương, dù đã giành 20 năm trong đời nghiên cứu Kinh Dịch.
Sai lầm lớn nhất của Tôn Giáo chính là làm méo mó đi nguyên dạng lời của các giác giả. Tin Lành, Đạo
Gia, Phật Gia, Do Thái ... thật ra đều có rất nhiều điểm chung, nơi này hay gọi là Thần Phật nói chung,
hay cố gắng nói rõ hơn là Phật Đạo Thần. Thần là nhóm Thần Tây Phương, Đạo và Phật ở Đông
Phương.
Nếu bạn thật sự tò mò về Jung, chi bằng tìm hiểu các tác phẩm mà ông dày công nghiên cứu.
Đạo Đức Kinh và Kinh Dịch là hai quyển sách sẵn có bằng tiếng Việt, có thể tải miễn phí.
Đây là những quyển sách có nội hàm hết sức thâm sâu, Carl Jung cho rằng mỗi lần ông nghĩ là ông đã
down to the pit, tức là tới đáy rồi, không thể sâu hơn nữa, thì lần sau ông lại thấy rằng ông có thể đi
xuống nữa, mãi mà vẫn không thấy đáy - đối với ông là tình huống hết sức profound - sâu sắc.
Điều kỳ diệu của kinh sách có tác dụng như vậy. Kinh sách mang tới cho bạn biểu tượng. Bạn nhớ lấy
các điển tích, các câu chuyện, thực ra cũng như bạn mang trong lòng các biểu tượng. Các biểu tượng
này như một mối nối với thế giới siêu hình - cảnh giới bất khả tư nghị. Một lúc nào đó trong đời, bạn
trải qua các khổ nạn khác nhau, nếm trải mùi vị nhân sinh khác nhau, tự nhiên năng lượng nội tâm đủ
đầy, kết hợp với các biểu tượng này, trong tâm sẽ có chấn động, tưởng như nổ bang một cái. Tâm hồn
tự nhiên thấy không còn chật hẹp nữa, bước vào một cảnh giới rộng lớn hơn.
Hay nói cách khác, các biểu tượng này như mồi lửa. Bạn trải qua nhiều kiếp nạn trong đời, hành thiện
tích phúc, xem như là chất chứa rất nhiều củi, nhưng mãi không có mồi lẫn lửa, vẫn là không thể cháy.
Để lâu rồi cũng bán đi, chuyển lại thành phúc phần nhân sinh, Đức Phật cho rằng chẳng qua là hưởng
phúc, chứ không thể nào thoát khổ. Hết cái phúc kia, thì lại phải chịu khổ tiếp.
Tại sao nơi này từng viết người theo Thiền Tông là những người không nghiêm túc tu Phật, bởi vì đơn
giản là họ từ chối các biểu tượng đó. Họ quên rằng Bồ Đề Đạt Ma, hay Huệ Năng sau này, cũng nhờ
vào các biểu tượng đó mà có chấn động trong tâm - thứ mà Huệ Năng gọi là Đốn Ngộ. Nhưng đó là
mới chỉ có đọc được một chút kinh phật, nếu Bồ Đề Đạt Ma hay Huệ Năng chịu khó học thêm, chẳng
phải đã có được thu hoạch nhiều hơn hay sao?
Có người thiên tư đã thích nghe chuyện huyền bí, nhưng trải nghiệm trong đời chưa có, họ biết các
điển tích, ghi nhớ các sự kiện, không ngừng trau dồi. Mãi sau va chạm nhiều thứ trong đời, cũng Ngộ
ra, nên gọi là Tiệm Ngộ. Bạn gặp người bên Thiền Tông, cãi tới cãi lui chuyện này, thực ra nó chỉ là hai
mặt của tình huống đó thôi. Có củi nhưng sau mới có mồi lửa, có mồi lửa rồi nhưng sau mới có củi, sau
cùng vẫn là cần đốt củi, chỉ là vậy thôi.
Chính là vì vậy, nên mới nói họ kiêu mạn với Đức Phật, mới ngửi được được một ít hương hoa từ
vườn Phật, tưởng là mình đắc chính quả.
Đường Huyền Trang vất vả 19 năm ròng sang đất Phật, đem kinh về cho người Hoa, công của ông rất
lớn. Người đời sau rất nhiều đều dựa vào đó tu Phật, không lẽ đều là hư ảo hay sao?
Trong hình là trích sách Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ, Richard Wilhem dịch sang tiếng Đức, lời bình của Carl
Jung. Và Carl Jung nghiên cứu rất kỹ quyển này.
Đây là quyển sách Lã Động Tân dựa vào tu tiên.
Người tu Đạo, khi luyện tới một tầng thứ, trong cơ thể xuất ra một hình hài như đứa trẻ nhỏ, họ gọi là
Thánh Thai. Người tu Đạo sau khi thành Đạo, thì họ thoát thai hoán cốt, có thân thể mới kia. Cái thân
thể kia là thân thể có thể tiến nhập vào nhiều không gian khác nhau, đó là trạng thái tiêu dao cực lạc.
Cực lạc bởi vì không có khổ, không khổ vì không chịu ước thúc của cõi nhân sinh.
Phúc Âm Mathew 18:3: "Thực tình ta nói với các ngươi, nếu không trở thành như đứa trẻ nhỏ, các
ngươi không tới được Thiên Quốc."
Nên nơi này từng nói rằng, nếu bạn thực sự có trách nhiệm đối với Đức Tin của mình, bạn sẽ nhìn ra
được tình huống tồn tại của Tôn Giáo, và cũng nhìn ra tầm quan trọng của Đức Tin.

Carl Jung sống giữa người Catholics, ông tuyệt đối không đi nhà thờ Catholics, chính là vì ông nhìn ra cơ
sự đó.
Trong lòng có sự ngay chính, nghiêm túc với Đức Tin, nội tâm luôn hướng thượng, chuyện gì cũng sẽ
vượt qua.
Trong hình là tiên tri Daniel của người Do Thái. Ông bị người đời gièm pha, nguyên do là ông vẫn một
mực giữ đức tin vào đấng YHWH của ông. YHWH là vị thần có giao ước với dân Do Thái. Vua Babylon
nhốt ông vào trong chuồng sư tử, vì vua cấm người dân thờ bất kỳ một vị thần nào khác thần của
Babylon trong 30 ngày.

Bảy ngày sau, sư tử vẫn không ăn thịt Daniel, vua Babylon kinh sợ, thả Daniel ra, sau mang hết gia
quyến của những người gièm pha Daniel vào trong chuồng sư tử, bầy sư tử đói không tha một ai.
Hy vọng qua mấy status này, có thể khơi lại sự tò mò đối với Đạo Giáo và Tin Lành. Tại sao các quốc gia
Tin Lành là những quốc gia hào phóng, giàu có, và phát triển nhất? Tại sao các khoa học gia hàng đầu từ
những xứ sở này (Đức, Denmark, Switzerland,...) lại tìm thấy nguồn cảm hứng vô tận từ Đạo Giáo?
Carl Jung đã từng giải thích thế này.
Khoa học Tây Phương, bản thân nó chỉ nên được nhìn nhận là một phương tiện (serve) giúp con người
tiếp cận tới sự thật, chứ không thể là thứ duy nhất dẫn đường con người tới sự thật
(science-oriented). Dẫn đường (orientate), và phục vụ (serve) là hai tình huống khác nhau. Đối với Jung,
khoa học không thể ở vị trí thượng tôn. Các bài viết của ông không bị gò bó bởi các quy chuẩn viết lách
của khoa học đương thời, thực tình là ông không muốn người ta nhìn nhận ông là nhà khoa học.
Có một lần, một người bạn của Jung đặt một câu hỏi thế này: "Anh có tưởng tượng rằng một dân tộc
hết sức thông minh như người Trung Hoa lại không có khoa học?" Người này từng giữ chức President
of British Anthropological Society.
Jung trả lời: "Họ có chứ, chỉ là anh không hiểu. Khoa học của họ không dựa trên nguyên tắc quan hệ
nguyên nhân và kết quả ( principle of causality ). Và đương nhiên cái nguyên tắc đó không phải là
nguyên tắc duy nhất; nó chỉ mang tính tương đối."
Vật Lý Hiện Đại không thể gọi tên nguyên tắc đó là gì, nhưng người Hoa thì có, và có từ vài ngàn năm
trước. Họ gọi là Đạo - Tao. Một người bạn của Jung tên là McDougall có một học trò người Hoa, và ông
hỏi người này rằng rốt cuộc Đạo là gì.
Jung cho rằng sai lầm của tâm hồn Tây Phương là ở chỗ đó. Khiếm khuyết của nó chính là nó phải cô
lập được đối tượng cần nhắc tới, quan sát, mổ xẻ, phân tích dưới nhiều giác độ khác nhau. Để làm
như thế cần có cái nhìn toàn diện về đối tượng.
Người học trò trả lời: "Không thể biết!" McDougall không hài lòng. Người này ra ban công chỉ ra đường
phố, hỏi McDougall thấy cái gì.
"Con đường, nhà phố."
"Gì nữa"
"Xe cộ"
"Gì nữa"
"Đồi"
"Gì nữa"
"Cây"
"Còn nữa mà!"
"Gió thổi phải không?"
Người học trò đưa tay lên trời: "Đạo đó!"
Đạo là như vậy, tuy không biết nó, không thấy nó, nhưng nó vẫn ở đó. Khi trí huệ người đời được khai
mở, họ thấy thêm được một chút, biết thêm được một chút nữa. Chứ không phải sự tình chỉ có tới đó
là dừng. Người Tây Phương luôn đặt ra các khái niệm, nhưng đối với Jung, có một độc tài đang trốn ở
trong các khái niệm. Bởi vì người đi trước nhìn ra được một chuyện, cho nó là như thế, đặt định khái
niệm nó là như thế, người sau chỉ theo đó mà nghiên cứu, nên khoa học Tây Phương dần tiến vào ngõ
cụt, đặc biệt là trong lĩnh vực Vật Lý.
Hay như người ta có thể đọc Đạo Đức Kinh, hôm nay hiểu được một tình huống. Hôm sau đọc lại, lại
thấy hiểu ra được một tình huống khác. Thực ra tất cả các tình huống vẫn là ở trong sách đó, nhưng
chỉ là tâm trí không thể tiếp thụ được thôi.
Ngay cả đối với kinh Phật, sự tình cũng là như vậy, trong số người tu ai dám nói mình hiểu hết được
cảnh giới tâm hồn của Đức Phật Thích Ca, mà dám nhận mình là Phật? Người ta hâm mộ ông thầy
chùa này, suy tôn là La Hán, hâm mộ ông thầy chùa kia, gọi là "kiến tính" thành Phật rồi. Kiêu ngạo hết
sức! Kiêu ngạo tới độ xé luôn kinh Phật như Huệ Năng. Ông không đọc, thì để đệ tử ông đọc. Ông
không đọc thì người khác đọc. Họ thấy được điều gì thì thấy, ngộ được gì thì ngộ. Cớ gì ông xé đi? Đức
Phật Thích Ca tới hạt cơm còn trân quý, gỗ nghiền làm giấy, đóng thành tập, rồi mất công chép lại lời
Đức Phật, bao nhiêu công sức, không đáng quý sao?
Đạo là tất cả mọi thứ. Đông Quách Tử bắt bẻ Trang Tử, vì không hiểu lời Trang Tử, cho là luôn huyền
hoặc, mâu thuẫn. Hỏi Trang Tử
"Cái gọi là Đạo ở đâu? Không có chỗ nào là không có Nó. Xin chỉ ra mới được!"
Trang Tử nói: "Trong con kiến."
Đông Quách Tử nói: "Thấp hơn nữa!"
"Trong cọng cỏ."
"Thấp hơn nữa!"
"Trong miếng sành vỡ."
"Thấp hơn nữa!"
"Trong cục phân."
Đông Quách Tử không hỏi nữa.
Carl Jung dùng từ synchronicity (tiếng Đức: Synchronizität) để nói về Đạo - ý nghĩa là sự tương đồng và
đối ứng liên tục giữa các tầng không gian khác nhau.
Chính nhờ giác độ này, sự đối ứng của tình huống thiên văn, lên tình huống xã hội con người, rồi từ đó
phản ảnh lên tâm lý, các sự kiện sau đó phát sinh, mà Carl Jung đặc biệt quan tâm tới Kinh Dịch.
Như đã nói, tinh thần của Kinh Dịch: Tất Nhiên Là Có Nguyên Do, và Ngẫu Nhiên Là Không Tồn Tại.
Carl Jung minh họa sự khác biệt giữa tâm hồn Tây Phương và Đông Phương thế này:
Bạn đứng trên bờ biển và các cơn sóng đánh dạt vào bờ một cái mũ, một chiếc giày, một chiếc hộp
cũ,... Bạn nhìn vào đó và nói: "Ngẫu nhiên thôi! Chẳng có nghĩa gì!" Nhưng tâm hồn Trung Hoa sẽ có câu
hỏi thế này: "Mình gặp tình huống này là có ý nghĩa gì nhỉ?"
Carl Jung đặc biệt quan tâm tới việc giải mộng, không phải vì Freud có mối quan tâm đó, ngay cả nếu
Freud không nhắc gì tới, tự nhiên Carl Jung cũng sẽ quan tâm tới việc giải mộng, và các biểu tượng
cùng tổ hợp trong giấc mộng của bệnh nhân.
Cho nên, đối với tâm hồn Trung Hoa nói riêng và Á Đông nói chung, thời gian là một đường tròn. Tình
huống năm Canh Tý này, đã xảy ra cách đây 1140 năm.
Ký ức về năm đó như thế nào, không còn mấy tài liệu ghi lại. Nhưng sự tổ hợp và quá trình diễn tiến
của các tình huống lại tương đồng.
Cơ sự đó, mà từ xa xưa, người Hoa có dạy con trẻ: Canh Tý Chi Tai.
Carl Jung phát hiện ra chuyện đó. Ông không hề đơn độc, còn có rất nhiều trí giả khác như Niels Bohr,
Richard Wilhem,...

Cho nên xem quẻ, kỳ thực chẳng có gì huyền bí. Bạn nhìn ra mỗi một vật thể trên đời đều có thể xếp
đặt nó tương ứng với từng quái, vd. Càn, Đoài,... Xem quẻ, cũng chính là nhìn ra cái tình huống của
Đạo, hay như Carl Jung nhìn nhận, là synchronicity.
Cà phê Covenant 3 (cuối)
Câu chuyện về Abraham trong Cựu Ước là một câu chuyện hết sức quan trọng. Thiết nghĩ nếu bạn
không phải là người có Đức Tin Christianity - bạn cũng nên mang theo câu chuyện này trong lòng, đây là
một câu chuyện rất đẹp.
Như đã viết ở hai ly cà phê trước về việc Đấng Yhwh sai Abraham bỏ xứ đi, ban phước cho vợ
Abraham là Sarai để bà sinh được con trai là Isaac. Abraham là cha của Ishmael, tổ phụ của dân Ả Rập,
và Isaac là tổ phụ của dân Do Thái.
Ishamel là con của Abraham với người hầu Ai Cập. Người nữ này hầu hạ Sarai. Mãi mà Sarai không có
con, nên Sarai cho người hầu của mình ăn ở với Abraham. Người hầu này có mang, sinh ra Ishamel.
Đấng Yhwh nói với Abraham rằng Thần sẽ giữ giao ước với Abraham qua Isaac, và vì vậy, Ishamel phải
bỏ đi cùng mẹ. Sự kiện gần đây là dân Ả Rập và dân Do Thái đã hòa bình với nhau nhờ công của chính
quyền Tổng Thống Donald Trump, xem ra là một sự việc hết sức đặc biệt. Vậy nên cũng viết cho xong ly
cà phê này.
Thực ra, bài học mà ta học được từ câu chuyện của Abraham, chính là mỗi người trong chúng ta, hễ
còn sinh sống trong cuộc đời này đều có một sứ mệnh. Và sứ mệnh đó chính là hoàn thành giao ước
với phần thánh khiết nhất, tốt đẹp nhất trong lòng mình. Con người có hình ảnh của Thần, và phần
thánh khiết nhất của con người, chính là sự kết nối với Thần.
Nếu như thời gian chỉ là một ảo giác, thì có nghĩa là phần thánh khiết nhất trong mỗi con người vẫn
luôn tồn tại. Tức là ta luôn có giao ước với phần tốt đẹp nhất trong tâm hồn mình, phần tốt đẹp nhất
mà ta có thể trở thành mang hình ảnh của Thần. Liệu rằng ta có giữ được giao ước đó hay không?
Abraham giữ giao ước đó. Ông đã già, nhưng ông vẫn nghe lời Đấng Yhwh dấn thân vào vùng đất xa lạ.
Rồi khi đấng Yhwh thử lòng ông, muốn ông hiến tế đứa con của mình là Isaac. Ông vẫn giữ lời.
Đây là một chi tiết hết sức đáng sợ, và là chi tiết trung tâm trong câu chuyện của Abraham. Hai vợ
chồng già vất vả lắm mới có được một đứa trẻ. Đứa bé mà hai vợ chồng mong ngóng biết bao lâu mới
xuất hiện, khi Sarai đã rất già là một kỳ tích. Nhìn đứa trẻ lớn lên, đáng yêu biết bao. Vợ chồng
Abraham về già, chỉ có thể nương nhờ vào Isaac. Isaac không chỉ là niềm vui, mà còn là hy vọng nương
tựa tuổi già những năm sau cùng của hai vợ chồng.
Nhưng Đấng Yhwh muốn Abraham hiến tế đứa bé.
Abraham biết Sarai chịu không nổi, đành phải dối vợ, mang đứa bé tới một nơi. Đứa trẻ rất ngây thơ,
vẫn đi theo Abraham. Tới phiến đá, Abraham trói đứa bé lại, rồi chuẩn bị nghi thức hiến tế. Đây là một
giây phút hết sức đau đớn. Bởi Isaac là sự liên kết duy nhất còn lại sau Sarai mà Abraham có với thế
tục. Một đứa trẻ con rất đáng thương, sau lại phải đối diện với chính cảnh cha mình cắt cổ, đó là một
giây phút hết sức đáng sợ.
Jesus lúc thụ nạn trên thập tự, cũng không khỏi cảm giác bị ruồng bỏ, ngẩng mặt lên trời: "Eloi Eloi! Sao
ngài bỏ con!"
Isaac chỉ mới là một đứa bé , lại phải đối diện cảnh đó. Đương nhiên là sự thống khổ trong lòng
Abraham không thể diễn tả thành lời. Có thể trong đời, ta buộc phải gặp tình huống nhìn con trẻ đau
đớn trên giường bệnh, ít thì trách mình bất lực, nhiều thì cảm thấy tội lỗi, chỉ muốn nằm xuống bệnh
thay. Tới cả khi buộc phải chọn giữa sinh mạng mình và bào thai lúc vượt cạn, nhiều người mẹ đã sẵn
sàng nhường cho thai nhi được sống. Sarai chắc chắn là không chịu nổi tình huống đó. Và Abraham ,
ông yêu Sarai biết bao nhiêu, ông cũng yêu thương đứa trẻ này biết bao nhiêu.
Dostoievsky trong Anh em nhà Karamazov đã từng chạm vào tình huống này. Một câu hỏi mà ai cũng
từng thử hỏi trong đời, nếu như cuộc đời của một người quá khổ, sống làm gì nữa cho phiền phức, chi
bằng nếu có thể, giết phứt họ đi cho xong, số tài sản còn lại của họ, có thể giúp ích cho mình được một
vài việc, thế nên đời sống của mình có thể sẽ ý nghĩa hơn? Nhưng sự tình không đơn giản như thế. Kẻ
lý trí như Ivan vốn đã có thể nghĩ như thế, nhưng khi Ivan trải qua chuyện đó, gã nhận ra rằng một Ivan
trước khi giết người và Ivan sau giết người là hoàn toàn khác nhau.
Giết đi một mạng người tội lỗi lớn đến chừng nào? Là lớn tương đương với việc ngăn chặn người đó
hoàn thành nguyện ý của Đấng Toàn Năng lên cuộc đời họ.
Sau khi giết Isaac, Abraham còn gì trong cuộc đời này? Bảo đảm là một tâm hồn hết sức đau khổ, sống
bên cạnh một tâm hồn đau khổ khác. Bởi vì Sarai không thấy đứa bé trở về, bà hỏi Abraham thì ông trả
lời ra sao? Đấng Yhwh bắt hai vợ chồng bỏ xứ ra đi, đói khổ trong sa mạc bao nhiêu năm, tới khi có
được một đứa bé lại bắt giết đi để hiến tế, gia súc không có thiếu, tại sao lại là đứa trẻ vô tội kia?
Abraham chấp nhận con đường đau đớn đó, ông giữ giao ước tới cùng với đấng Yhwh, nên xuống tay
với Isaac. Nếu như Isaac nằm trên phiến đá lúc này, hỏi Abraham cùng một câu là Jesus hỏi đấng Yhwh:
"Sao cha bỏ con?" không biết Abraham có dũng khí tiếp tục hay không?
Nếu như bạn xem một bộ phim về Noah, do Hollywood làm lại, tài tử Russel Crowe đóng vai chính.
Cảnh tượng Noah trên thuyền cầm dao chuẩn bị đâm xuống đầu cặp song sinh nữ con của Sham là có
nhắc lại tình huống này. Đây là một chi tiết có liên hệ tới tình huống tương tự của Abraham, nhưng
Noah làm không nổi, ông sau bỏ cuộc - Noah (Russel Crowe) ngẩng mặt nhìn trời, "I cannot do this!"
Thực ra đây là một chi tiết được thêm vào. Noah là người có đức hạnh. Trong Cựu Ước, ngoài
Abraham, chỉ có Noah là có thể walk with God.
Nghĩa là, theo giác độ của người viết kịch bản Noah’s Ark, dẫu là một người đức hạnh như Noah, cũng
không thể làm tới mức đó như Abraham.
Trở lại với Abraham, ông vẫn xuống tay, chấp nhận tuân giữ giao ước với đấng Yhwh tới cùng, bất
chấp hủy diệt đi sinh mệnh mình yêu quý nhất.
Đấng Yhwh sai thiên thần xuất hiện, giữ tay ông lại.
Thần nói Abraham dừng lại, vì thần đã biết Abraham kính sợ ngài. Khoa học hiện đại biết rằng bộ phận
prefontal cortex trước trán là nơi kiểm soát sự sợ hãi. Thiên tư của con người là sợ khổ. Nóng quá cũng
khổ, lạnh khổ, cô đơn khổ, buồn khổ, đời sống vô nghĩa cũng khổ. Nhưng kỳ lạ là thế này, biết sợ một
chút, đầu óc mới thông minh. Vấn đề là ta nên biết sợ điều gì?
Người ta nuôi chuột bạch làm thí nghiệm, muốn chuột bạch chạy cho hết cái mê cung, hay làm theo ý
của người làm thí nghiệm... thì phải để cho con chuột đói một chút. Đói thì giác quan mới nhạy bén
mùi thức ăn, có như vậy mới nỗ lực chú ý nhớ được con đường ngắn nhất trong mê cung mà tìm thức
ăn. Thực vậy, muốn nuôi chó khôn, đa phần người ta để cho con vật hơi đói. Vì hơi đói, huấn luyện nó
mới nghe lời. Chẳng phải con trẻ biết sợ thì mới dễ giáo dưỡng hay sao?
Lúc đệ tử hỏi đức Milarepa là động lực đâu giúp ngài tu thành. Vì ngài tu quá khổ, chịu đựng hết sức
thống khổ, kể cả trước và sau khi được Thượng Sư Maropa truyền thụ, ngài vẫn hết sức khổ sở. Đức
Milarepa trả lời đơn giản là ngài sợ, vì ngài lỡ giết người, nên ngài sợ kiếp sau đọa ác thú, vì vậy mà nỗ
lực tinh tấn tu luyện.
Nhưng trong trường hợp này, Abraham sợ điều gì? Ông sợ không tuân giữ lời với đấng Yhwh, hay ông
sợ cơn thịnh nộ của đấng Yhwh?
Không thể biết, chỉ biết là ông giữ thệ ước tới cùng. Nên đấng Yhwh ban phước cho ông, đất trời tin
tưởng ông, vạn vật đều nương nhờ nơi ông. Con cháu của ông là dân Ả Rập và Do Thái hết sức thông
minh, sau bao cuộc binh biến, khổ nạn, vẫn tồn tại và phục quốc thành công, nay lại có thể sinh sống
hòa bình với nhau.
Ly cà phê này vốn đã định kết thúc từ trước, nhưng vẫn còn một số khái niệm cần phải làm rõ, nên sau
đó xuất hiện cà phê Vô Tri, các status sau đó lí giải thêm. Hy vọng lời lẽ chật hẹp thô thiển có thể nhắc
bạn rằng tất cả mỗi người trong chúng ta đều tồn tại nguyện ý của Đấng Toàn Năng bên trong. Chỉ là
bạn có quyết định hoàn thành covenant đó hay không? Có thể thử thách trong đời không tới như
Abraham phải giết con trẻ, nhưng đảm bảo là rất nhiều lúc phải trải qua tình huống không kém phần
đau đớn.
Tất nhiên, như đã nói, một khi cho rằng thời gian là ảo giác, thì điều tốt đẹp và thánh khiết nhất trong
mỗi người cũng tồn tại song song với điều tệ hại và xấu xa nhất. Hai người họ đều đồng tại, và bạn
muốn giữ giao ước với ai? Chỉ có thể là một trong hai.
Apocalypse 16: Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhổ ngươi ra khỏi
miệng ta.
Thế nào là yêu thương một con người? Dostoievsky nói rằng: Yêu thương một người là nhìn thấy
nguyện ý của Đấng Toàn Năng trong họ.
Nếu bạn yêu thương bản thân mình, hãy nghĩ tới nguyện ý của Đấng Toàn Năng lên cuộc đời mình, và
sẵn sàng làm mọi điều có thể, để giữ giao ước với điều thánh khiết tốt đẹp nhất đó.
Rất nhiều người ở Việt Nam không nề hà khó khăn, họ đi tới cùng giữa bức hại của tà quyền Cộng Sản.
Không vì dụ hoặc hay áp lực trên con đường đó mà dừng bước. Người Do Thái có một tổ phụ
Abraham, người Việt Nam cũng chính là đang có những "Abraham" như vậy, đi tới cùng con đường của
mình.

Họ chính là quốc phụ, quốc mẫu của Việt Nam tương lai. Vì họ giữ giao ước với lương tâm của mình,
nên đất trời sẽ tín thác nơi họ. Sự thịnh vượng của quốc gia sẽ khởi nguồn từ họ. Ly cà phê Covenant,
xin khép lại ở đây.
Cà phê Carl Jung
Thiên tài của Dostoievsky là ở vào thời của ông, ông nhận ra rằng điều quan trọng nhất của đời người
mà không ai được phép lấy đi chính là sự đau khổ. Khổ nạn là món quà nhân sinh mà thượng đế ưu ái
giành cho nhân loại. Vì vậy, con người vĩnh viễn không thể bước vào một Utopia, bởi ngay khi bước
vào đó, con người sẽ hủy diệt nó.
Hủy diệt tình huống tồn tại tốt nhất của một giống loài? Phải chăng con người vĩnh viễn không xứng
đáng với một xã hội mà người ta không còn khổ đau nữa?
Trong hình là John Calhoun. Năm 1962 ông có một thí nghiệm thế này, nếu như cho một sinh vật sinh
sống trong một môi trường mà các vấn đề sinh tồn không còn cần thiết nữa, thì điều gì sẽ phát sinh?
Trong 100 ngày đầu tiên ở môi trường thí nghiệm giành cho chuột, chuột bắt đầu làm tổ, số lượng
chuột không hề biến đổi nhiều. Sau 250 ngày, khi mọi thứ bắt đầu có trật tự, các con chuột bắt đầu
giao phối, và số lượng chuột tăng lên gấp đôi cứ sau mỗi 60 ngày. Bắt đầu xuất hiện một tình huống là
các con chuột tiếp cận được nguồn thức ăn ở các mức độ khác nhau, dẫu rằng thức ăn vẫn luôn dư
thừa. Ở một vài khu vực thì các con chuột tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Tới ngày thứ 300 thì số lượng
chuột chững lại. Calhoun nghĩ rằng rất có thể không còn chỗ cho các thế hệ chuột tiếp theo nữa. Vào
thời điểm này, ông phát hiện ra một tình huống:
Bạo lực bắt đầu xuất hiện, tầng suất càng lúc càng dày hơn. Một số con chuột trở nên bị tấn công
thường xuyên hơn. Có một số con chuột mới xuất hiện những hành vi đặc biệt. Hầu hết thời gian
chúng chỉ chăm sóc cho cơ thể - "grooming", ăn và ngủ. Nhóm này không hề chiến đấu, giao phối, hay
quan tâm tới các con khác. Calhoun phát hiện ra nhóm này dù nhìn rất khỏe mạnh, nhưng phản ứng
thần kinh rất chậm chạp, ông gọi là "stupid". Sau đó thì bước vào giai đoạn sụt giảm.
Giai đoạn số lượng chuột sụt giảm rất kỳ lạ. Bởi vì nếu như con chuột nào chết đi, bị lấy ra, thì sẽ có
lớp kế tiếp thay thế. Tại sao lại cứ tiếp tục sụt giảm cho tới khi chỉ còn độ 2000 con, trong khi sức chứa
là gần tới 3000 con. Calhoun phát hiện ra rằng đa phần các con chuột ở giai đoạn này đều tấn công hay
bị tấn công. Đuôi con nào cũng bị cắn ở một vài mức độ nào đó. Rồi từ từ cái rat utopia này biến mất.
Sau này có một người khác, là Dr Hill, ông dựa trên nghiên cứu này của Calhoun, tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn, với các cá thể chuột mạnh khỏe hơn. Hill phát hiện ra thêm một hành vi kỳ lạ nữa, đó là khi
dân số chuột càng đông, chuột mẹ càng ít quan tâm tới các con con mới sinh.
Rất nhiều con con phải chết. Sau đó các sự tình lặp lại như trong thí nghiệm của Calhoun. Tất cả các
con chuột này sau khi phát triển tới cực hạn, cũng đều chết hết.
Bài học từ câu chuyện này là gì?
Nếu bạn đọc lại các ly cà phê trước, Carl Jung có viết về Đạo, và ông có giải thích về Đạo. Sự khác biệt
giữa Tây Phương và tư tưởng Đông Phương là ở tính "Tổng Thể" (The wholeness)
Người Tây Phương khi nghiên cứu một con chuồn chuồn, họ sẽ ngắt hết từng bộ phận, phân ra đây là
cánh, đầu, thân, chân... và đó là con chuồn chuồn. Để hiểu con vật, phải làm chết con vật. Nói vậy cũng
có lẽ hơi phức tạp. Vậy thì hãy nghiên cứu loài, như cách mà Calhoun và Hill nghiên cứu về chuột. Sau
hơn 300 ngày được cung cấp đầy đủ thức ăn, từ vài con chuột khỏe mạnh, phát triển thành một đàn
chuột đông đúc, cuối cùng biến mất, chết hết, không sót lại con nào. Vậy là nếu như họ nghiên cứu
một loài, thì loài đó cũng sẽ biến mất. Thực ra giác độ của nền minh triết Đạo Giáo chính là ở sự toàn
vẹn. Một vật thể sẽ được hiểu trong bối cảnh nó tồn tại, cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái hủy diệt nó,
cái nó hủy diệt.
Họ gọi quan hệ đó là quan hệ Ngũ Hành: Tương Sinh Tương Khắc, Tương Phụ Tương Thành.
Dẫu là con người, hay vạn vật, đều là một cá thể tồn tại nhịp nhàng trong một vòng tuần hoàn lớn của
vũ trụ. Trong quá trình tồn tại của một sinh mệnh, sinh mệnh cần hoàn tất nhiệm vụ của mình, gọi là
sứ mệnh.
Không phải sinh mệnh nào cũng có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, họ cũng cần thời gian khám phá
các lựa chọn khác nhau, trải qua các tình huống khác nhau, và tập dượt với khác thử thách khác nhau,
tới khi thử thách của sinh mệnh xuất hiện, cũng là thời điểm xác định sinh mệnh có đạt được mục đích
của tồn tại hay không, có hoàn thành sứ mệnh hay không?
Hoàn thành sứ mệnh đảm bảo cho sinh mệnh có thể tiếp tục. Trong quá trình đó, có sinh mệnh làm tốt
hơn, họ tích tụ được nhiều năng lượng hơn, nên bước vào một vòng tuần hoàn lớn hơn. Ở nơi đó,
năng lực của sinh mệnh là nguồn tài nguyên quan trọng của vũ trụ sẽ không bị lãng phí. Sinh mệnh nào
không hoàn thành sứ mệnh, tài nguyên cho họ sẽ bị thu hồi lại. Hoặc là họ biến mất, hoặc là họ tồn tại
ở một vòng tuần hoàn nhỏ hơn.
An bài cho cuộc đời một con người, đương nhiên là tốn kém tài nguyên hơn an bài cuộc đời một con
chuột. Vậy thì một tâm hồn chuột nhắt, không thể cứ để sống trong cơ thể của một con người.
Nền minh triết Đông Phương, bao gồm cả Phật và Đạo, đều giảng về tính Tổng Thể như thế, mà tâm
hồn Tây Phương rất khó tiếp nhận.
Quay ngược trở lại ly cà phê Covenant. Rất có thể đấng Yhwh đã đi tìm rất nhiều dân tộc khác nhau,
chọn lựa rất nhiều nhân chủng khác nhau cho công việc của ông. Và rất có thể không chỉ có một
Abraham, mà trong lịch sử đã có rất nhiều Abraham khác được ông liên lạc, giao nhiệm vụ. Nhưng tới
lui vẫn là chỉ có một Abraham giữ lời. Nên ký ức về tổ phụ Abraham sẽ là ký ức quan trọng mà sắc dân
thoát thai từ Abraham giữ giao ước hoàn thành sứ mệnh, nên Abraham trở thành tổ phụ của dân Do
Thái và Ả Rập, vì ở sinh mệnh của ông có sự đảm bảo giao ước sẽ được hoàn thành, bằng bất cứ giá
nào.
Cũng như vậy, việc tu thành Đạo, hay Phật, trong nền minh triết Đông Phương, chính là con người
nhìn ra được mục đích tồn tại của con người không đơn giản chỉ để làm người. Bởi vì trí tuệ, hiểu biết,
và cảm nhận về đời sống nhân sinh quan cho thấy rằng có một điều gì đó thiêng liêng mà con người có
thể chạm tới, và tồn tại ở cảnh giới đó, hơn là một cảnh giới tận hưởng những tiện nghi đời thường,
và kiếm niềm vui trong cõi nhân sinh. Tất nhiên niềm vui ở cõi nhân sinh cũng rất quan trọng đối với rất
nhiều người, nhưng xuyên suốt lịch sử đã có rất nhiều người nhìn ra được sự vô thường của đời sống
mà rời bỏ gia đình và xã hội.
Nếu một sinh mệnh chỉ muốn làm tình, giao phối, chi bằng ở trong cơ thể một con thỏ, như vậy đất
trời đỡ tốn kém tài nguyên hơn. Phải vậy không? Một sinh mệnh nhìn ra kiếp sống vô thường, biết từ
chối dụ hoặc của nhân sinh, vậy chẳng phải để họ tồn tại trong cái vòng lẩn quẩn của đời người quá
sức phí hoài sao?
Chính vì biết đời sống vô thường, họ sẽ đi tìm lí do. Khi hiểu được đời sống ngắn ngủi vô thường, họ
có hai lựa chọn. Là tiếp tục cuộc sống như vậy, hay là bước vào một con đường khác.
Trong nền minh triết tu luyện Á Đông, thực ra tu thành, cũng như thoát khỏi vòng tuần hoàn sinh mệnh
thấp kém trên đất, chính là tiến vào một vòng tuần hoàn khác vĩ đại hơn. Ở đó, sinh mệnh vẫn có sứ
mệnh, và vẫn phải hoàn thành sứ mệnh của mình.
Các sinh mệnh giữ mình không tốt, chẳng phải luôn có câu chuyện thần trên trời bị đày xuống đất hay
sao? Con người không giữ nhân tính? Chẳng phải vẫn luôn có chuyện luân hồi thành súc sinh?
Đạo Gia giảng về sự Vô Vi, là ở chỗ không ràng buộc, Phật giảng về chữ Không, vẫn là ở sự không ràng
buộc. Không ràng buộc sinh mệnh của mình vào cái đã biết, đã hiểu, để chừa cho mình cơ hội biết cái
mình chưa biết, hiểu cái mình chưa hiểu. Khi đã hiểu biết, thì có thể xếp đặt tình huống tồn tại của
mình. Không ngừng trau dồi hiểu biết, dựa trên hiểu biết đó sắp đặt vấn đề nội tâm, từ trật tự nội
tâm được thiết lập, mà có thể vươn lên đỉnh cao mới, từ đó xuất hiện cảnh tượng mới trong nội tâm -
gọi là ngộ.
"Ngộ" không phải là không hề biết gì, hay không thiết hiểu biết gì nữa, ngược lại, ngộ là trạng thái siêu
việt cái đã biết. Khi trạng thái ngộ đó siêu việt tất cả điều cần biết của một vòng tuần hoàn sinh mệnh,
sinh mệnh sẽ thoát khỏi tình huống tồn tại ở vòng tuần hoàn đó.

Người xưa gọi là Đắc Đạo.


A short black - Chuyện Tình
“You're going to pay a price for every bloody thing you do and everything you don't do. You don't get to
choose to not pay a price. You get to choose which poison you're going to take. That's it.” Jordan B.
Peterson
Một câu hỏi mà các cô gái Tàu rất thích hỏi người yêu của mình: nếu cả hai người cùng rơi xuống nước
trước mặt chàng trai, không ai biết bơi và chỉ có thể cứu được một trong hai, chàng trai sẽ chọn cứu ai.
Cứu mẹ hay cứu vợ là một câu hỏi đáng sợ, và dĩ nhiên, các cô gái không nên làm thế đối với người yêu
của mình. Việc đặt người khác vào một tình huống phải ra một quyết định, mà quyết định đó để lại
một ám ảnh tâm lý rằng sự bất toàn tự thân có thể dẫn tới những kết cục bi thảm là một việc không
mấy gì tốt đẹp. Bởi buộc người khác trả lời câu hỏi đó, cũng hệt như việc nguyền rủa họ. Mục đích của
việc nguyền rủa cũng là nhắc tới trong tâm trí người nghe rằng bản thân họ có điều gì đó thấp kém.
Bất lực khi nhìn người thân của mình phải ra đi là một cảm giác rất đau đớn. Thế nên các chàng trai
nếu nghe câu hỏi đó, thì nên nói rằng đó là một tình huống phi thường, bởi vì thống khổ chịu đựng đối
với người thân vì mình bất lực mà phải chết là thống khổ phi thường, nên những gì có thể trả lời là sẽ
làm tất cả những gì có thể để vĩnh viễn không phải rơi vào tình huống đó. Còn nếu rơi vào tình huống
đó thì để lúc đó trả lời. Đừng rơi vào cái bẫy đó.
Hãy bàn thêm một chút. Nếu chàng trai chọn cứu vợ, thì sự thực có phần phũ phàng với các cô. Có ai
biết được rằng hôn nhân sau đó sẽ còn như bình thường nữa, và người chồng có hối tiếc vì đã để mẹ
chết hay không? Điều mỉa mai là khi mất đi thì người ta mới biết điều đã mất quý giá thế nào, và đời
sống mưu sinh thường nhật nhiều khi lại làm tình yêu phai nhạt. Lúc tình yêu phai nhạt rồi các chàng
cứ nhớ tới mẹ mà nhìn các cô, miệng lẩm bẩm “giá mà” thì các cô nghĩ thế nào? Có ai còn muốn sống
với người cứ nghĩ rằng đáng lí ra họ không nên cứu sống mình hay không? Ai mà dám sống với một
người đàn ông như vậy? Ở đời, vẫn là biết đâu, đúng không? Các cô có gan hỏi, sao lại không có gan
nghĩ. Nếu có thể được thì cưới người khác cho lành, vì trong đầu của người chồng cũ có vết sẹo kia, ai
biết rồi sẽ làm những gì? Đêm dài lắm mộng, chia tay tìm người khác có phải dễ hơn không? Sự tổn
hại về tâm lý từ tình huống đó không hề nhỏ.
Còn nếu nói là cứu mẹ, suy cho cùng cũng khó nghĩ. Bởi vì khi người đời biết rằng gã đàn ông sẵn sàng
để vợ chết, thì ai sau còn dám lấy gã nữa? Ai dám gả con gái cho gã nữa? Đời mà, sao dám chắc là sẽ
không tới lượt mình, nhất là khi người ta đã làm vậy một lần, có lí do gì để không làm lại lần nữa? Hơn
nữa, nhỡ đâu người vợ lại đang có thai. Lúc đó đã là hai mạng người? Phải vậy không? Không thương
vợ, không lẽ không thương con? Đừng nói tới việc cứu mẹ vì còn có thể lấy người khác làm vợ, vì
người khác chắc gì đã chịu lấy một người đàn ông sẵn sàng để vợ con chết?
Thực ra sự tình này có xảy ra trong một câu chuyện của người Ả Rập, một người phụ nữ quý tộc bị bắt
cùng với chồng, con và em trai của mình. Vị lãnh chúa muốn chơi một trò chơi, nói rằng sẽ tha mạng
cho hai người, và để cho cô gái chọn. Không khí trở nên hết sức căng thẳng, vì chồng con và em trai
đều ở đó.
Cô gái chọn mình và em trai được sống, còn chồng và con thì có thể kiếm người khác. Vị lãnh chúa này
lấy làm lạ hỏi. Cô nói em trai thì chỉ có một, không tìm được người khác nữa. Đó là câu trả lời của
người Ả Rập.
Trở lại việc cứu vợ, nhiều khi không hẳn chàng trai cứu vợ là vì thương vợ, mà là vì mãi mà vẫn chưa
được hưởng của thờ tự. Người mẹ chết đi rồi thì mới được thừa kế tài sản. Có của thừa kế rồi, nếu
có thể xông xênh thoải mái được một chút, như là thay một người vợ mới trẻ đẹp hơn, tại sao lại
không? Lúc đó thì các cô nghĩ thế nào? Đời mà, ai dám nói là sẽ không tới lượt mình?
Mà chuyện đâu có dừng ở đó. Nếu như trong lúc nguy cấp, người mà chàng trai thực sự muốn cứu là
mẹ, nhầm lẫn thế nào lại cứu người vợ. Người muốn cứu thì không thể cứu, mà nhiều khi, hôn nhân
vốn cũng chẳng êm ả gì, người mình không muốn thấy mặt lại sống, mà người muốn cứu thì phải chết.
Lúc đó đối diện với nhau ra sao? Năm tháng sau này sống tiếp thế nào?
Có nhiều giải thích cho rằng người Tây Phương sẽ chọn cứu vợ, thay vì cứu mẹ, vì họ cho rằng người
mẹ đã sống được một chặng đường, và người con trai sẽ chọn vợ để nuôi dưỡng đứa con. Và người Á
Đông sẽ cọn cứu cha mẹ, họ gọi là vì chữ Hiếu.
Sự tình thì không đơn giản như thế, và trả lời như vậy cũng không hiểu gì về văn hóa Judeo-Christian.
Bởi vì trong lịch sử văn hóa Judeo-Christian vẫn là người đàn ông sẵn sàng cứu cha mẹ, chứ không phải
là cứu vợ con. Bên dưới là bức họa nổi tiếng, kể về tình huống Anneas cõng cha mình là Anchises chạy
khỏi thành Troy lúc thành Troy bị hủy diệt. Anneas chỉ cứu được cha mình, vợ và con lúc sau chạy theo
không kịp, đều bị giết chết.
Trong The Dark Knight, phân đoạn gần cuối, Joker đưa Batman rơi vào tình huống, một là cứu lấy người
thương Rachel, hai là cứu lấy Harvey Dent, thời gian còn lại chỉ để cứu một trong hai. Và Batman phải
chọn. Harvey Dent đã sẵn sàng chết cho Gotham như một người anh hùng, đi trọn vẹn hành trình của
mình. Rachel thì vẫn hy vọng gặp được người tình. Batman lấy được thông tin địa chỉ nơi Rachel bị
nhốt từ Joker, lao đi tìm người đẹp. Anh hùng cứu mỹ nhân, quả là một chuyện tình đẹp, kết thúc như
vậy cũng có hậu. Nhưng Joker lại lừa Batman, địa chỉ Batman có là nơi nhốt Harvey Dent, chứ không
phải là nơi nhốt Rachel. Joker biết Batman sẽ cứu người đẹp, bởi vì Batman và Harvey Dent cũng chẳng
ưa gì nhau, và Harvey Dent đã chấp nhận cái chết. Cho tới khi thấy Batman xuất hiện, Harvey Dent gầm
lên: NO!!!!!
Batman tới nơi, phát hiện ra mình mắc lừa Joker, nhưng vẫn cứu Harvey Dent. Cứu được Harvey Dent
thì bomb nổ, cô Rachel thành tro bụi.
Cô Rachel đã chết, nhưng cái còn lại là nỗi đau trong lòng hai người đàn ông, và tiếng cười còn văng
vẳng đâu đó của Joker.

(Note: tôi từng gặp câu hỏi này cách đây rất lâu, và ngô nghê chọn mẹ. (Status này có thể xếp vào loại
nói xấu người yêu cũ! Okay! Shame on me. Cô nàng là người Hoa, không đọc facebook bằng tiếng Việt).
Nhưng nếu được làm lại, tốt nhất là nên từ chối trả lời, vì các cô cũng chỉ tò mò mở hộp pandora chứ
không biết mình đang làm gì. Nên ngăn các cô lại, thế là đủ rồi.)
Cà phê Horus
Socrates có lần thảo luận với Cephalus về “Công Lý” – Justice. Cephalus nói rằng “Công Lý” cũng như
nói lẽ thật và trả nợ. Socrates nhanh chóng bác bỏ, bởi Socrates cho rằng bối cảnh của việc thực thi
công lý cũng hết sức quan trọng, ví như mượn một món võ khí từ người bạn. Đợi lúc người bạn này
thần trí không tỉnh táo thì mang trả lại là một hành vi không thích hợp. Trả lại cho bạn rồi, bạn đi giết
người, tội đó mình có gánh không? Socrates cho là có liên can.
Hay lấy ví dụ thế này, sau này khi tà quyền Cộng Sản sụp đổ, người Việt Nam dựng lên một chính quyền
mới, chính quyền dân cử này có phải gánh chịu món nợ mà người Cộng Sản nợ các xứ tự do hay
không? Và chính quyền mới sẽ đối diện với những người đòi nợ thế nào? Những người trước đó mấy
năm còn sẵn sàng giúp đỡ Cộng Sản tiền và vốn để hủy hoại và cướp bóc dân trong xứ, khi dân lật đổ
Cộng Sản rồi, liệu dân có phải trả lại cái số tiền mà Cộng Sản mượn về hay không? Những người trơ
tráo trước kia cho mượn tiền, bây giờ họ đòi thì nói sao với họ? Là lôi họ ra tòa án quốc tế, kết tội họ
thông đồng diệt chủng, đồng lõa đàn áp dân lành, bắt họ cũng phải đền bù hay sao?
Đây là một câu hỏi tế nhị. Nhớ năm nào Aung San ở Myanmar làm nên chuyện, người Nhật rất nhanh
chóng xóa hết nợ cũ, không rõ lý do gì? Có lẽ những đồng tiền hết sức tanh tưởi, không thể lấy lại
được.
Không biết Đức Phật xử trí như thế nào? Ông bỏ đi tu, sau đắc quả, dân các xứ hết sức kính phục. Chỉ
là có một lần, tộc Thích Ca của ông làm chuyện dối trá. Vua của xứ lân cận kính ngưỡng Đức Phật,
muốn được lấy một công chúa của tộc Thích Ca về làm vương hậu. Tộc Thích Ca khinh miệt dòng dõi vị
vua kia, nên lấy một nữ nô lệ đem gả, nói dối là con nhà quý tộc. Vị vua xứ này hết sức yêu thương
người con gái này, sinh ra được một hoàng tử. Hoàng tử này lớn, muốn được về thăm ngoại. Về thăm
ngoại thì tộc Thích Ca coi thường, sau bí mật bị lộ ra. Hoàng Tử này giữ mối thù trong lòng, sau kế thừa
ngôi vua. Ông đem quân hủy diệt luôn tộc Thích Ca. Đức Phật gặp vị vua này ba lần, vị vua bày tỏ lòng
kính ngưỡng đối với đức Phật, nên kìm được cơn giận ba lần. Tới lần thứ tư thì không bình tĩnh được
nữa, nên đại khai sát giới. Trong dòng họ có người tu thành Chân Như Lai, vậy mà cả họ cũng không
thoát khỏi tai ương. Đức Phật dẫu có thần thông, ông cũng không thể can thiệp.
Cephalus cho rằng con người có thể quyết định được thế nào là Công Lý, nói lẽ thật, có vay có trả.
Socrates không cho rằng như thế. Mỗi một hành động của con người, dù có thành ý tốt đẹp đến như
thế nào đi chăng nữa, trong mỗi một hoàn cảnh khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau.
Trong nhà Phật có câu chuyện một nhà sư tu thành, phát hiện trong kiếp trước có giết người, người
này kiếp này chuyển sinh thành cướp tới đòi. Nên ông nửa đêm ra trước cửa chùa ngồi chờ. Người kia
cầm đao tới nạt, hòa thượng nói chuyện biết mình sắp chết, ngồi chờ đại kết cục. Người ăn cướp kia
nghĩ tới chuyện oan oan tương báo, phóng hạ đồ đao, phát nguyện tu hành.
Nhưng câu chuyện của Đức Phật rất kỳ lạ, ba lần vị vua trẻ kia gặp Đức Phật, sao ngài không nói nhân
duyên tiền kiếp. Vị vua kia đằng đằng sát khí, nhưng không phải là không có lòng tôn kính, ba lần thấy
đức Phật ngồi bên đường thì ba lần lui binh. Không cần là phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật, chí ít là
thiện giải ân oán năm xưa, xem ra cũng giữ được bao nhiêu mạng người, phải vậy không?
Nhưng đức Phật nói, trong một đời ngài sinh sống ở trong một ngôi làng, cả làng kéo lưới bắt cá, ngài
ăn chay nên chỉ nghịch gõ ba cái lên đầu con cá lớn nhất. Con cá đó sau này chuyển sinh thành vị vua
kia. Nhân quả đó, ngài không thể can dự tới. Nên cả dòng tộc Thích Ca bị giết chết. Nghe kể ở Việt Nam
quan chức Cộng Sản dựng chùa gửi người thân tu để hồi hướng công đức cũng nhiều, chắc họ nghĩ
người nhà họ tu đắc quả còn cao hơn Đức Phật Thích Ca, nên sẽ tránh được cái họa đó, nên mặc nhiên
bức hại dân trong xứ? Chỉ là đùa một chút.
Có lần Jesus, tiên tri của người Do Thái, gặp một số người, những người này đều thích nghe ông giảng
đạo lý. Sau họ hỏi ông rằng họ có phải đóng thuế cho Caesar hay không, vì họ nghe lời ông, và ông là
con độc sinh của đấng Yhwh, mà đấng Yhwh là đấng bảo hộ và giữ giao ước với tổ phụ của người Do
Thái. Nếu như thế, thì thay vì đóng thuế cho người La Mã, phải chăng xây đền thờ cho dân Do Thái, hay
đóng góp một ít phúc lợi nào đó cho dân mà đấng Yhwh có giao ước, chẳng phải như vậy tốt hơn sao.
Lúc đó Jesus trả lời: “Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Caesar !”
Dân Do Thái cần tài phú, nhưng cái tài phú đó lại thuộc sự bảo hộ của Caesar . Mỗi đồng tiền đều có
khắc hình hoàng đế La Mã. Mà người hiện đại biết rõ một chuyện thế này, đồng tiền là một loại giấy
nợ từ phía chính quyền, người ta tin chính quyền nào hơn, thì đồng tiền của xứ đó có giá hơn. Một ông
Ben (100USD) có giá hơn hai triệu ông Hồ là một ví dụ như thế. Dân Do Thái lúc đó không hề mạnh mẽ,
cả xứ đang dưới ách cai trị của người La Mã. Còn dựa vào người La Mã để duy trì trật tự xã hội. Không
biết họ hiểu lời của tiên tri này thế nào? Sau khi ngài thụ hình, dân Do Thái có dũng khí để nổi dậy
chống lại người La Mã.
Bên cạnh Socrates, Đức Phật Thích Ca, ngay cả tiên tri của người Do Thái là Jesus cũng hiểu rằng có
những chuyện nhân quả mà tới vị thần của dân Do Thái cũng không thể can dự. Tức là có một quy luật
nào đó, vượt lên trên sự tồn tại của tất cả các Đức Tin, mà sự vận hành của quy luật đó bao hàm toàn
bộ thời gian và không gian, các trật tự của nó không thể để cho các sinh mệnh, dẫu có quyền năng đến
đâu, có thể can thiệp.
“Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo” – Lão Tử nói có thể gọi là Đạo, nhưng là Phi Thường Đạo. Trang Tử
đời sau, nói đó là thứ “Không Đâu Không Có!”
Nói trái ngược với họ, là những người tu Thiền Tông. Họ tìm không thấy, cho rằng không có, cái gì cũng
sẽ thành không. Nếu tất cả đều là không, thì tốt nhất là không nên nói tới tất cả. Trước sau là không có
gì, họ nghĩ là vậy nên cũng là không có gì để nói. Mình không biết là có là do mình vô minh, chứ không
có nghĩa là không hề có.
Kỳ thực vẫn là có, và cái có đó, ngay cả Đức Phật, Jesus, Yhwh, và Lão-Trang đều nói tới, chỉ là cái đó
không thể nắm bắt, vì họ vẫn còn ở trong nó, chịu sự ước thúc, và không được làm trái với quy luật
của nó.
Dông dài là như vậy, để mở ra một ly cà phê nói chuyện lũ lụt. Và tất nhiên, bạn đọc các status ở trang
này đều thấy rằng những ly cà phê nhiều khi rẽ ngang một cách lãng xẹt. Là trong tâm hồn bạn không
nhìn thấy liên kết đó, chứ không phải là không có. Nhưng đảm bảo là bạn hiểu một điều, ngôn ngữ có
cái giới hạn của nó, vậy thì thay vì đọc từng chữ, xin hãy nhớ hình ảnh, từ biểu tượng mà ghi nhớ tình
huống, biết đâu sẽ dễ dàng hơn.
Cảm ứng pha ly cà phê này, chính là thấy một bức ảnh trên facebook về con mắt của thần Horus.
Người ta chia sẻ nhiều chuyện, mà không để ý tới thông điệp của biểu tượng con mắt của thần Horus.
Osiris là một chính thần của người Ai Cập, ông là vị vua sáng suốt và anh minh. Ông có người em, tên là
Seth (cũng có nơi gọi là Sat), là một phiên bản của Satan trong thần thoại Ai Cập. Set luôn ghen tức với
anh mình. Osiris không phải là không biết chuyện, nhưng cũng không quá sức khắc nghiệt với em mình,
có thể xem là … mắt nhắm mắt mở cho sự độc ác của đứa em. Cho tới một ngày, Osiris hơi già, và có
hơi lẫn lẫn, Set chiếm ngôi, giết Osiris, chặt xác làm nhiều mảnh và ném đi các vùng khác nhau ở Ai
Cập. Vợ của Osiris là nữ thần Isis nỗ lực đi nhặt xác chồng ghép lại. Osiris không thể phục hồi lại hoàn
toàn, nhưng cũng đủ để làm Isis mang thai Horus. Horus sau này được nuôi lớn, báo thù cho Osiris, lấy
lại ngôi vị. Phiên bản này cũng tương tự như phiên bản Thor và Loki trong thần thoại Bắc Âu, hay trong
văn hóa đại chúng là Mufasa và Scar trong Vua Sư Tử, hay Batman và Joker trong thế giới truyện tranh
của DC.
Biểu tượng con mắt của Horus là một biểu tượng quan trọng. Tình huống của Osiris bị lật đổ chính là vì
ông hữu ý mù lòa (willful blindness) hay cố tình lờ đi vấn đề (willful ignorance). Kết quả của tình huống
đó, là đổi lại ông phải trả giá cho sai lầm của mình. Sai lầm của Osiris chỉ được sửa chữa, khi nào ông
từ bỏ sự hữu ý mù lòa đó, mà nhìn thẳng vào vấn đề, thông qua biểu tượng là con mắt Horus.
Con mắt Horus nhắc cho chúng ta biết rằng, có rất nhiều thứ loạn bậy trong đời mà ta cố tình lơ đi.
Nhiều khi cái xấu đó ở bên ngoài, sau cũng len lỏi xuất hiện ở trong tâm hồn, từ chỗ một người có suy
nghĩ đó và làm ngơ nó, tới cả cộng đồng chấp nhận sự tồn tại của nó. Cũng là tình huống chính khí của
một sắc dân bị tiêu biến, và tà khí xuất hiện. Một khi tà khí xuất hiện, cơ thể nếu không thể dùng con
mắt Horus nhìn thẳng vào nó, và nỗ lực hủy diệt nó, thì kết cục là sự hủy diệt. Đối với cá nhân có thể là
thất bại, hay cái chết. Đối với giống nòi là chiến tranh, ôn dịch, thiên tai.
Thông điệp từ con mắt Horus là thế này: dù muốn hay không, chúng ta phải luôn trả giá cho tất cả
những hành vi mà chúng ta đã làm, và ngay cả khi hành vi đó là không làm gì cả. Bởi vì sớm hay muộn,
trong năm tháng dù ngắn hay dài đằng đẵng của sinh mệnh, thì những thứ đó sẽ quay lại tìm chúng ta.
Và nếu như con người lơ là với những thứ xấu xa nhỏ, một ngày những thứ đó trở lại, sẽ ập tới cùng
lúc như một con lũ lớn. Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai.
Người Việt Nam rất tinh khôn, trong công chuyện làm ăn đều biết “uyển chuyển”, có nhiều chuyện đều
biết “mắt nhắm mắt mở” cho qua. Nhưng tại sao người Việt và người Hoa trong thế kỷ hai mươi lại
không tạo ra nổi một sản phẩm tin cậy như người Đức hay người Hà Lan? Là bởi vì đôi mắt của người
Đức là đôi mắt nhìn chuyện nhỏ. Đôi mắt nhìn ra được những lỗi lầm nhỏ có thể gây điều tai hại, tai
hại có thể dám tới trăm năm. Sắt thép của người Đức xài mấy chục năm còn bền, không phải là họ
không nghĩ tới việc làm giá rẻ hơn để bán được nhiều, mà là vì họ nhắm tới chuyện lâu dài, uy tín là
thứ không dễ một sớm một chiều mà có; kiên trì nỗ lực, đôi mắt nhìn tới chi tiết, tấm lòng phục
thiện... là những thái độ đắc được sau cả một quá trình tu dưỡng lâu dài, không phải ngẫu nhiên mà
có.
Cái đập Tam Hiệp kia xây được bao năm, nay dân trong xứ hoang mang, lo bể. Khui ra đủ thứ chuyện
năm xưa thi công đập bớt xén vật thư thế nào, kỹ sư xây đập bè phái chính trị của ai? Chắc không ai
nhớ dân Hà Lan nằm ở vùng đất trũng từ xa xưa, hỏi họ cái đập chắn sóng họ xây thế nào?
Con người kỳ lạ. Mỗi lần nhác thấy bóng hồng là trong đầu xuất hiện cảnh sắc tình, cho là thường tình
nên không để ý. Thấy một chút tiền, liền nghĩ tới một vài thứ tiện nghi trong đời. Lâu dần lơ nó đi,
không để ý tới nó, nó lớn thành con rồng, nó ập tới như lũ lớn.
Alexander Solzhenitsyn, tác giả của Quần Đảo Ngục Tù, sau tháng ngày bị đày đọa trong tù, cũng phát
hiện ra rằng, tình cảnh xảy ra cho ông không phải là từ người Đức, cũng không phải từ Stalin, cũng
không phải từ cai ngục đêm ngày hành hạ ông. Lỗi là ở tất cả chúng ta, có lẽ chúng ta không yêu tự do
như chúng ta nghĩ. Cơn sóng dữ của thời đại ập lên dân tộc Nga chính là do người Nga tự chuốc lấy.
Có lẽ đối với rất nhiều chuyện bất công trong đời, ta nhắm bớt một mắt, xem là chuyện đời, không
cần lưu tâm. Những suy nghĩ loạn bậy trong lòng, ta cũng nhắm bớt một mắt, xem là bản năng thường
tình, không cần lo lắng. Người Cộng Sản bao che cho nhau, thích nói tới chuyện "đại cục", bắt chước
các Hoàng Đế Trung Hoa. Có nghĩ tới chuyện trước sau gì cái "đại cục" đó mở lối cho con sóng dữ thời
đại hủy diệt họ hay không? Bao nhiêu triều đại lụi tàn rồi?
Con mắt Horus có ý nghĩa như thế. Một cơn lũ lớn nữa của thời đại sắp tới, biết mấy ai tỉnh thức mà
dùng con mắt Horus soi vào lòng mình.
“I think the devil doesn't exist, but man has created him, he has created him in his own image and
likeness.” - Fyordor Dostoievsky
(Tôi nghĩ ma quỷ không tự nhiên tồn tại, người đời đã tạo ra chúng, và tạo ra chúng trong hình hài của
con người.)
“You're going to pay a price for every bloody thing you do and everything you don't do. You don't get to
choose to not pay a price. You get to choose which poison you're going to take. That's it.” Jordan B.
Peterson

(Anhphải trả giá cho bất kỳ thứ gì anh làm, và tất cả những thứ anh không làm. Anh chẳng có lựa chọn
nào khác đâu. Anh buộc phải chọn uống liều thuốc độc này hay uống liều thuốc độc kia. Vậy thôi.")
Câu hỏi của các cô teenagers "chọn mẹ hay vợ" là một câu hỏi rất tàn nhẫn, nhưng nó không nằm ngoài
một chuyện ai cũng gặp trong đời: nhiều lúc người đời rơi vào một tình huống, mà vì giới hạn của thời
không trong tình huống đó, người ta chỉ có thể duy trì được một trách nhiệm đạo đức, và không thể
nào duy trì được hết tất cả các trách nhiệm đạo đức khác.
Nếu như vậy có phải là người đó vô đạo đức hay không? Ông thầy chùa thấy cô gái té suối, lao tới ôm
cô gái vác lên bờ. Đệ tử thầy chùa la ầm lên là "Phá giới rồi!", ông trả lời sao? Ông nói: "Ta chỉ cõng cô
gái kia một đoạn, các ngươi còn cõng tới bây giờ." Không được thì thôi, chứ cũng một mạng người.
Cứu được mạng người thì cứu chứ?
Một phiên bản hết sức gần gũi thế này: lỡ hứa đưa cô người yêu đi chơi một ngày, nhưng tới đúng
hôm đó thì có việc đột xuất. Cô người yêu kia hiểu được, thông cảm, nhưng chẳng phải là thất hứa rồi
sao?
Chỉ là cái giá phải trả cho việc thất hứa đó không lớn, nên người ta không cho đó là việc lưu tâm. Ai
cũng ít nhiều gặp tình huống này, phải không?
Nhưng không phải vì vậy mà là người mang tiếng thất hứa chứ?
Cái merit của câu hỏi trên là như thế, nghĩa là trong đời người có rất nhiều thứ phải duy trì, nhưng vì
giới hạn của thời không, tình huống, nên người ta không thể nào đảm bảo tất cả mọi thứ đều sẽ được
duy trì dù cho có chuyện gì xảy ra, bằng bất cứ giá nào.
Cũng như việc Abraham phải lựa chọn: một là giữ lời với đấng Yhwh - giết con hiến tế, hai là làm trái ý
Thần. Abraham chọn thế nào? Ông chọn giết con. Giữa việc phụng dưỡng người mẹ đơn thân Mary, và
việc chọn đi tới cùng con đường của mình, tiên tri Jesus chọn gì? Đêm trong vườn Gethsemane ông
cầu nguyện điều gì? Để người mẹ ở lại, không phụng dưỡng, không phải như thế cũng là bất hiếu
sao?
Cái bất toàn của đất trời chính là như vậy, nhưng chính cái bất toàn đó mới làm đất trời hoàn hảo. Tại
sao hữu ý bất toàn lại chính là sự hoàn hảo? Bất đối xứng mới chính là đối xứng duy nhất? Là bởi vì
đất trời còn chừa chỗ cho sự bao dung.
Sự bao dung, thiện tính, lòng vị tha xuất hiện ở những tình huống bất toàn như thế.
Có như vậy, ta mới đồng cảm nhìn đôi mắt người tình lúc trễ hẹn. Ít là tha thứ cho người lỡ thất hứa
trong đời, mà nhiều là bỏ qua cho những lỗi lầm tưởng chừng như không thể nào dung thứ, phải
không?
Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân chính là nói tới tình huống đó, đất trời trừng phạt xong rồi, chẳng phải việc
còn lại là thương mến nhau sao?
Thông điệp của Dostoievsky trong Anh Em nhà Karamazov là như thế, và Alyosha chính là tiếng nói của
ông. Ông không cầu sự trừng phạt, ông cầu sự tha thứ của đấng toàn năng, và sự cứu chuộc sau cùng.
Sau Tội Ác và Trừng Phạt, tâm hồn Dostoievsky nhìn ra một cảnh giới mới, là cảnh giới tâm hồn ông viết
lại qua nhân vật Alyosha.

Tới đây dễ hiểu rồi phải không?


Việt Nam không phải là xứ Trọng Nam Khinh Nữ. Đa phần mọi người đều bị lừa. Thực ra Việt Nam là
xứ Trọng Nữ Khinh Nam. Tại sao sao lại nói như thế?
Nền văn minh Phương Tây, đặc biệt là ở những dân tộc thiện chiến, họ biết rất rõ rằng người đàn ông
đặc biệt quan trọng. Vì cả già trẻ lớn bé trong xã hội nguyên thủy đều dựa vào người đàn ông để làm
việc đồng áng, hay để chiến đấu bảo vệ xứ sở, nên bé trai sẽ được tôi luyện từ nhỏ, gửi ra đời để
trưởng thành từ rất sớm. Những hạt giống tồi tệ nhất sẽ bị loại bỏ trong quá trình đó.
Ở Việt Nam thì thấy họ đều làm ngược lại, là họ đẩy con gái đi lấy chồng từ sớm. Các cô gái bước vào
vùng đất hỗn loạn - Chaos, nên được tôi luyện qua thời gian. Ra chợ, lại thấy toàn người nữ, thực ra ở
nơi hỗn loạn như chợ búa phải toàn đàn ông mới phải.
Mới nói xứ này là xứ của Hai Bà Trưng.
Những người đàn ông không lăn lộn với đời, không hề bước vào vùng đất hỗn loạn để thử thách tự
thân, không thể đặt lên vai họ trọng trách gánh vác gia đình, cũng không thể dựa vào họ khi có chuyện.
Nên tình yêu của rất nhiều người mẹ, là thứ tình yêu hủy diệt.
Nếu có thể làm ngược lại, con trai tốt nhất là 18 tuổi đẩy ra đường tự lo ăn học, để giành tiền để nuôi
con gái. Đứa con trai sau năm tháng lăn lộn ngoài đời, nếu làm nên chuyện thì có thể an tâm giao chìa
khóa thùng tiền cho nó. Muốn để lại cơ nghiệp cho nó, thì tự nó phải có khả năng. Còn không nó sẽ
như con vật, đốt tới đồng tiền cuối cùng. Trong những đứa con trai, không thể dựa vào đứa học hành
tốt nhất, mà dựa vào đứa chịu được vất vả nhất, đi qua nghèo khó biết tiết kiệm, đối diện với khuất
nhục biết nhẫn chịu. Vì cái đứa chỉ biết học hành kia, nó chỉ đơn giản là nhai lại chuyện sách vở, chứ
chưa nếm mùi thử thách của cuộc đời.
Nên mục tiêu nuôi dạy một đứa con trai thế nào? Chính là nuôi dạy nó trở thành người có thể gánh vác
trong khủng hoảng. Để ý nhiều đứa thông minh, thấy khổ đã chạy mất!
Điều kỳ lạ nữa là thế này, muốn đứa con trai để thờ tự, thì phải là đứa có thể gánh vác cơ nghiệp của
tổ tiên, nuôi dưỡng một đứa ăn hại lãnh trách nhiệm thờ cúng tổ tiên là một sự xúc phạm tới gia tiên.
Thờ cúng tổ tiên kỳ thực là để nhắc nhở đứa trẻ trách nhiệm mà nó phải gánh vác, chứ không phải
đơn giản là quyền lợi mà nó sẽ có.
Điều kỳ lạ là như vậy, đi thật xa, mới thấy rõ ràng tình huống của xứ sở.
Vì sao nhiều thằng đàn ông Việt Nam đánh vợ?
Không phải bản lĩnh đâu? Vì nó chưa được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt, nó không hiểu thế
nào là thiện ác, nó chỉ tồn tại như con vật. Tại sao lại nói hành xử như con vật? Bởi con vật nằm ngoài
thiện ác, con vật không thể phân biệt được điều nên làm và điều không nên làm nếu chiểu theo thiện
ác.
Từ đó cũng đoán được thế nào là người thiện: là người hoàn toàn có khả năng tạo ra sự hỗn loạn, hay
làm điều xấu, nhưng họ chọn làm ngược lại. Người tốt không phải là người không có khả năng làm
chuyện xấu. Bởi người ta không thể biết rằng cái người mà không có khả năng làm chuyện xấu bây
giờ, tới khi có khả năng thì họ sẽ làm chuyện gì?
Tại sao Thần Phật không đại hiển? Là để cho người đời có tự do, có được quyền năng của tự do, có
còn một lòng hướng Phật hay không? Hay là cho rằng Phật không tồn tại?
Cộng Sản chẳng phải lợi dụng những đứa trẻ rất ngô nghê như thế hay sao? Chúng không có khả năng
làm chuyện ác, tới khi giao quyền năng cho chúng, chúng liền trở thành một thế lực hủy diệt.
Không phải là trải qua bất hạnh của cuộc đời rồi trở nên gai góc, hung ác. Không phải như thế. Đó là
con vật. Con người trải qua gai góc và mài dũa của cuộc đời, trở nên dễ dàng vị tha hơn, hành xử tốt
hơn, vì trong lòng họ cảm nhận được nỗi đau của người khác.
Và vì họ cảm nhận được nỗi đau của người khác, gần là người thân, xa là người dưng, nên trên nỗi
đau đó mà họ hành động. Người nam sẽ chịu khó làm việc thêm một chút, kiếm tiền cho gia đình. Chịu
khó học hành thêm một chút, thăng tiến để có thứ lo lắng cho người thân. Biết chịu nhục, biết chịu
khổ, biết có nhiều thứ nên bỏ qua, bởi vì họ hiểu ra được và không mong muốn người thân phải chịu
thống khổ.
Ví dụ thế này, muốn con trai không bao giờ bạo hành người thân của nó, gửi nó tới lớp võ, cho nó bị ăn
đấm. Để khi có sức mạnh của võ sĩ khi lớn, nó hiểu một đấm của nó sẽ gây chết người, nhưng nó sẽ
không dùng tới với người thân. Bởi tâm tính của nó hiểu rất rõ rằng quyền năng đó, là để giành cho
chuyện khác.
Các cô không để cuộc đời vùi dập đứa con trai của mình, chính là đang tạo ra một tâm hồn hết sức yếu
đuối, nó không chống lại nổi sự thôi thúc bạo lực từ phần hỗn loạn nội tâm, nên nó sẽ vùi dập người ở
bên cạnh nó.
Thế nên mới nói rằng nếu người mẹ thương yêu đứa con của mình, thì phải để nó được rèn luyện.
Còn không, tình yêu của những người mẹ như trong hình chính là sự hủy diệt. Và sự hủy diệt đó, không
chỉ ảnh hưởng lên cuộc đời đứa trẻ, mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều cuộc đời khác liên quan tới nó.
Sự đời kỳ lạ, về già chỉ muốn dựa vào con trai, vậy mà lại tạo ra một chỗ dựa hết sức yếu đuối.

Tình yêu đó là thứ tình yêu từ địa ngục. Đấng Yhwh yêu con người, sao liên tục bắt Abraham chịu khổ,
an bài dân Do Thái làm hết làm nô lệ, tới họa diệt chủng, tới họa mất nước lưu lạc ngàn năm? Bởi tình
yêu từ thiên đường mang lại cho người ta sức mạnh, sức mạnh có được từ sự đau đớn qua tôi luyện.
Phật chẳng phải từ bi sao? Sao bắt học trò ông ôm bình bát đi ăn xin? Đệ tử của Phật chính là phải trả
qua khổ nạn đó.
A short black on Chaos.
Nếu bạn đọc trang này, dần dần đã quen với các khái niệm tương đối phức tạp thường được nhắc tới
trong các sách của Jean Piaget, Carl Jung,... Nhưng ngay cả bạn muốn học và nghiên cứu những tác giả
này chuyên sâu ở trường đại học là một điều hết sức khó khăn.
Vì sao khó khăn?
Vì rất ít người có khả năng, và cũng rất ít funding hỗ trợ nghiên cứu lĩnh vực này, mặc dù rất nhiều
người biết cái merits của việc nghiên cứu Carl Jung và Jean Piaget. Nghiên cứu họ sẽ mở ra nhiều tình
huống làm người đời xấu hổ.
Tại sao nói khổ nạn là phước phần lớn nhất của nhân sinh? Vì thông qua đó con người mới tạo ra
được trật tự nội tâm. Đức Phật ở trong cung điện, chính là ông ở trong sự hỗn loạn nội tâm.
Hỗn loạn như thế nào? Ông muốn gì có đó, nữ sắc, rượu, tiện nghi... Chính vì ở trong tình huống đó
nên ông không hình thành nên được một trật tự nội tâm. Những điều mà thôi thúc nội tâm của ông đòi
hỏi ông đều có. Nhưng ông lại nghi ngờ rằng những điều đó là những điều ông thực sự muốn trong
đời. Nên ông bỏ đi tu. Khi ông xuống tóc đi tu, chấp nhận cuộc đời hành khất kham khổ, ông dần dần
tìm ra được một trật tự cho tâm hồn mình. Dựa vào trật tự đó, ông không ngừng xây dựng lên một cái
thang để bắc lên "trời", ông gọi là cõi Nirvana.
Con người chính là như thế, cần phải rời xa khỏi tiện nghi, bước vào vùng đất hỗn loạn, trong hỗn loạn
mới có thể trưởng thành.
Nơi này tuy nói nhiều chuyện gây tranh cãi, nhưng đảm bảo là bạn thấy ít nhiều thú vị, cũng chính là nỗ
lực bước ra khỏi cái trật tự tâm lý của người tầm thường, mà tiến nhập vào cùng đất đòi hỏi tư duy
sâu rộng hơn. Nếu bây giờ, bạn thử đặt ra một thử thách thế này: trong 1 tuần chỉ nói những thứ mà
chưa từng ai nói với bạn, mỗi lời bạn nói ra đều thực sự là những lời bạn tự suy nghĩ, chứ không hề
vay mượn của ai.
Bạn có dám thử không?
Nếu giữ cái rule đó, có rất nhiều người nguyên tuần sẽ chẳng có gì để nói. Vì ngoài những thứ giao tiếp
cơ bản, họ chẳng có gì chân chính là thuộc về họ.
Tất cả các ý tưởng đều là adopt từ người khác, vay mượn từ người khác. Nếu cứ đào sâu nữa, chỉ
thấy một vùng đất hết sức trống vắng từ nội tâm. Từ nội tâm sẽ vang vọng ra ham muốn, muốn ăn,
muốn uống, muốn gần gũi người khác phái, muốn mát mẻ, muốn ấm áp...
Đó chẳng phải cũng như con vật sao? Làm sao mà đào sâu hơn? Chính là phải đưa nó vào khổ nạn.
Bởi vì tự mình trong nội tâm không hề có một trật tự nào hết. Phật, Đạo, đấng Yhwh đều là nhắc con
người đi tìm cái trật tự đó, hoặc chí ít là kết nối với nó.
Đấng Yhwh sao cứ bắt Abraham bỏ xứ ra đi. Ông giao ước với dân Do Thái, mà sao dân Do Thái chịu đủ
mọi khổ hạnh, lang bạt khắp nơi.
Chỉ vì khi đi khắp các xứ, họ mới hiểu điều gì cần thiết nhất cho quê hương. Cũng như đối diện với sự
hỗn loạn nội tâm, họ mới nhìn ra cái nào thực sự cần thiết cho cuộc đời mình.
Khái niệm Âm Dương trong Đạo Gia cũng tương tự. Có người thì có quỷ, có Đạo thì có Ma. Muốn
thành Đạo thì phải qua ma luyện nhân tâm, muốn nên người thì phải đối diện với thử thách của quỷ
mị. Ma ở đây không như cách hiểu của người đời về âm hồn người chết. Ma ở đây là lực lượng đối
nghịch với Phật và Đạo.
Nếu áp dụng giác độ của Carl Jung, hay Jean Piaget (đọc là Pi A Dzê) thì bạn sẽ nhìn ra rất nhiều sự tình
ở Việt Nam, và có được thu hoạch cho mình. Không nói hai vị này là hoàn toàn đúng, bởi vì họ bị bias
bởi bối cảnh nghiên cứu của họ, nhưng trong chúng ta ai mà không thiên kiến? Chỉ là cái thiên kiến của
người này phù hợp với người kia, phù hợp với bao nhiêu người.
Còn muốn phù hợp với tất cả mọi người, thì tốt nhất là không nói. Phải vậy không? Nhiều khi, ý tưởng
của người này giống như một cái cây, tư tưởng của người kia chỉ như một cái chậu bonsai nhỏ, ép
nhập ý tưởng vào là đầu óc người kia rối mù, căng thẳng, họ nghĩ đầu này thì sót đầu kia, nghĩ đầu kia
thì sót đầu này, mãi không biết thế nào là đúng. Luân Hồi là một ví dụ như thế. Hiếm lắm mới có người
chứng kiến chuyện Luân Hồi, nhưng không phải là không có, phải không? Tất nhiên thì người đi nhà
thờ cho là Đức Phật nói dối, nhưng đó là việc của họ. Họ không biết cái gì không có nghĩa là cái đó
không tồn tại.
Một ví dụ nữa hết sức extreme là thế này: bé trai còn nhỏ tính cách như một đứa con gái, thích làm
dáng, mặc váy. Lớn một chút, người mẹ đồng cảm, cha mẹ liền để ra một khoản tiền cho nó phẫu
thuật sang người nữ. Chỉ có điều, đi qua phẫu thuật là một chặng đường hết sức gian khổ và đau đớn.
Biến chứng phẫu thuật cũng sẽ đi theo nó. Cơ thể nó chịu đựng hết sức thống khổ. Trên hành trình đó,
nó dần dần học được cách chịu đựng, tâm tình trở nên mạnh mẽ, trật tự nội tâm được thành hình.
Mãi rồi tự nhiên "nam tính" xuất hiện, nhưng lúc "nam tính" xuất hiện, thì nó nhận ra là cơ thể nó đã bị
hủy hoại tới mức không còn có thể quay lại nữa. Lúc đó cha mẹ nghĩ thế nào? Giải thích theo nghiên
cứu của Carl Jung và Piaget thì những chuyện như thế này hết sức dễ hiểu. Phải vậy không?
Nhưng những nghiên cứu về tình huống này sẽ bị cấm, bởi vì phong trào LGBT hết sức quái đản đã
xuất hiện. Gọi là quái đản là bởi vì người ta họp lại với nhau không phải vì lí tưởng, mà là vì định
hướng giới tính.
Đây là một câu hỏi lớn, rằng nếu bạn có đứa con trai, nó luôn muốn làm con gái, bạn hết sức ủng hộ
nó, sau khi phẫu thuật xong, tâm lý nó lại muốn làm con trai, bạn nghĩ như thế nào?
Chỉ là ví dụ, không phải là nhắc bạn suy nghĩ sâu về nó. Nhưng là một ví dụ cho bạn biết rằng, sự hỗn
loạn ở bất kể đâu, từ chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, tâm lý,... đều là nguồn tri thức mới vô hạn mà
con người có thể tự làm phong phú sinh mệnh của mình.
Cái status trước chỉ nói một chuyện rất đơn giản, là đàn ông Việt nên bước vào vùng đất hỗn loạn,
như chính trường, chiến tranh, chợ búa,... những nơi đó sẽ giúp ích cho sinh mệnh của họ. Còn ngược
lại, bạn thấy điều gì, đa phần họ ru rú ở nhà, chăm chăm vào một mẩu đất thờ tự. Họ trước sau gì
cũng là nạn nhân của sự hỗn loạn nội tâm. Họ chính là nô lệ của các thôi thúc trần trụi trong lòng họ.
Mà một khi là nô lệ của thôi thúc nội tâm, thì khác gì so với con vật? Một sinh mệnh như thế, kiếp sau
cấp cho thân người hết sức uổng phí! Phải vậy không? Trong thử thách ở hoang địa phải nhịn đói,
Satan cám dỗ Jesus biến sỏi đá thành bánh, Jesus từ chối, và ông trả lời thế nào? "Con người không thể
sống chỉ vì bánh mì". Nếu muốn làm tình, hãy làm con thỏ. Muốn ăn nhậu, hãy làm con heo. Đất trời
đương nhiên là không phung phí tài nguyên cho sinh mệnh thấp kém được mang thân người. Cũng
như vì sao nhiều người có tướng thú, nhìn giống heo ngựa, là trong tiền kiếp họ là con vật, nhưng từ
họ có thiện tính, phân được thiện ác. Khi phân được thiện ác, không thể ở trong cơ thể con vật.
Nếu như những người già ở Việt Nam kiên quyết thay đổi, để lại của cải cho những đứa con gái, đảm
bảo thái độ của những đứa con trai sẽ rất khác. Bởi vì sao? Vì nó biết rằng nếu nó không nỗ lực, nó sẽ
không được ban phước nữa. Điển tích Jacob vật lộn với thiên thần có ý tứ như thế.
Mới đây BBC Việt Nam làm một cái khảo sát gì đó, không biết có đáng tin không, rằng người trẻ Việt
Nam thích ổn định. Họ thích ổn định, nhưng họ không xứng đáng với nó, vì ổn định chỉ là một sản phẩm
phụ của tình huống các thế lực xung khắc nhau không thể khắc chế được nhau, xuất hiện trạng thái
cân bằng equilibrium.
Nên trước sau gì, họ cũng sẽ bị ma quỷ từ sự hỗn loạn nuốt chửng họ. Sự ổn định chỉ lâu dài với người
nào có đủ khả năng ước chế lực lượng hỗn loạn.

Lời kết: hãy trân trọng sự hỗn loạn, và dấn thân vào nó. Nó là nguồn sức mạnh và tri thức mới.
A short black on hunger
Đây là Skinner. Ngoài Carl Jung, Jean Piaget, ông cũng là một nhân vật ngoại hạng. Nếu như các nghiên
cứu của Carl Jung làm người ta tiến gần hơn tới Đức Tin, sự hỗn loạn nội tâm; Piaget nghiên cứu sự
phát triển tâm lý và nhận thức của đời người qua quan sát trẻ em; thì Skinner, ông chạm tới một góc
khác hết sức u tối của tâm hồn con người.
Chính là những quái vật từ nội tâm cũng có "linh tính" - personality. Thí nghiệm điển hình của ông là thế
này. Khi nghiên cứu chuột, ông để cho những con chuột trong phòng thí nghiệm của ông tới mức đói
chỉ còn 75% cơ thể bình thường.
Bằng cách giữ con vật đói như vậy, Skinner liên tục làm các thí nghiệm về bộ hành vi. Và ông nhận ra
rằng, các bộ hành vi đều có một "linh tính" - gọi là personality. Một con chuột khi no đủ, vui vẻ là một
con chuột rất khác, nhưng con chuột như thế thì không thể ép nó vào những tình huống nghiên cứu
được, nó chẳng chịu nghe lời. Thả vào mê cung thì không chạy, để nút bấm trước mặt thì chẳng thèm
bấm.
Nhưng khi con chuột đói, nó đánh hơi thấy mùi thức ăn ở đầu bên kia mê cung, nó chạy trối chết. Khi
nó bấm nút, thấy một mẩu thức ăn từ trong ống rơi ra, thế là nó bấm cho thức ăn ra, tới khi nào no thì
thôi.
Có sự tình thú vị, là khi thức ăn ra đều đặn đúng với mỗi lần bấm, con chuột bắt đầu ăn uống điều độ
lại, vui vẻ, chạy chơi. Skinner đổi lại, bấm nút vài lần thì thức ăn mới rơi ra.
Thế là các con chuột chẳng làm gì, suốt ngày bấm nút.
Sau một thời gian bấm nút mãi, các con chuột được cho ăn đầy đủ lại. Nhưng ăn đầy đủ rồi, chúng vẫn
quen... bấm nút.
Nghiên cứu này đáng sợ thế nào? Nó đưa tới một tình huống thế này, một con chuột đói là một sinh
vật đơn giản hơn nhiều so với một con chuột no. Vậy thì lúc đó cái gì quyết định hành vi của nó?
Tất nhiên kéo theo sau đó là những thí nghiệm liên tục, lặp đi lặp lại. Từ những thí nghiệm hết sức
phức tạp của Skinner, ông phát hiện ra một điều thú vị.
Đó là cái đói kia nó cũng "sống" trong tâm hồn người ta. Vùng Hypothalamus liên tục đưa ra rất nhiều
mối liên kết. Các liên kết này dẫn tới nguồn thức ăn, nhằm đảm bảo sự tồn tại sinh học của cơ thể.
Nó không có mục đích, nó không cần biết tới nguy hiểm, nó chỉ có một khung cảnh, và một cảm quan
về tình huống để di chuyển, chỉ vậy thôi.
Tại sao gọi là nó có linh tính, bởi vì nó có suy nghĩ tìm kiếm nguồn thức ăn, nó có cảm quan về môi
trường, và nó có thể hành động.
Nghiên cứu này của Skinner, xin không đi vào chi tiết kỹ thuật hết sức đau đầu, dẫn tới rất nhiều lí giải
về việc tại sao người nghiện rượu, ma túy, và cờ bạc, lại rất hay nói dối.
Bởi vì người nghiện rượu, cờ bạc, hay ma túy ... dần dần xuất hiện một cái "đói" trong tâm thức, cái
đói này có linh tính, nên mãi rồi sẽ sai khiến người ta làm bất cứ điều gì, dễ thấy nhất là nói dối, vay
tiền mua rượu, ma túy,.... hay khó thấy hơn là đi ăn cướp. Miễn là có được rượu, ma túy, hay được
chơi cờ bạc... là cái gì họ cũng làm. Các cô du sinh mà lên sòng bài, nhiều cô thua cháy túi, không ít
trong số đó sẵn sàng làm gái. Chuyện nam du sinh thì vay nợ lớn, phải đi canh mấy nhà trồng cần, để
rồi sau bị tù cũng có rất nhiều.
Thực ra Skinner chỉ chứng minh một quan sát của Carl Jung: đó là mọi sự nghiện ngập đều xấu, dẫu là
nghiện ma túy, hay là nghiện một thứ chủ thuyết nào đó (idealism).
"Linh tính" của cái đói là thứ mà người tu hành từ xa xưa đều phải vượt qua, khắc chế nó. Đó là lí do vì
sao mà người tu Phật đều phải đi ăn xin, trong đói khổ trường kỳ mà khắc chế nội tâm. Thời bây giờ
người tu Phật không còn chịu cái khổ đó nữa, nên họ tu không thành, chính là vì họ không nhìn ra cái
tình huống đó. Bạn vào chùa, ông nào cũng phương phi, mập tròn. Trong các tác phẩm của Umberto
Eco, đặc biệt là Hoàng Tử Hoa Hồng, có kể tại tình huống của các tăng lữ ăn uống rất phung phí.
Thực ra, Phật và Đạo đi ăn xin là có lí cớ cả. Đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề đại ngộ, cũng là sau ngày
tháng ông để thân mình đói tới tới chỉ còn da bọc xương. Đức Milarepa ăn lá tầm ma tới người toàn
diệp lục xanh lè. Tại sao tiên tri Jesus có khả năng biến đá thành bánh mì, mà vẫn bị thử thách nhịn đói
trong hoang địa, Satan không ngừng cám dỗ ông? Ông liên tục từ chối "Con người không thể chỉ sống
nhờ bánh mì!" Ở Việt Nam thực ra có một dạo có chuyện ông doanh nhân nào đó lên núi tuyệt thực để
tu đạo cà phê, nghe nói tu thành ông "qua qua." Đùa một chút, chỉ nói là chế ngự cái đói là một thành
tựu tu luyện rất quan trọng của người tu thời xưa.
Ở Úc, sòng bài Crown mọc lên giữa ngay khu thị tứ, người Việt Nam và người Tàu ra vào chơi rất đông.
Thực ra, họ không biết cái máy mà họ thả tiền vào, Crown không tiếc tiền thuê các chuyên gia nghiên
cứu trí tuệ nhân tạo và thần kinh hành vi từ những trường Đại Học hàng đầu, cách đó chỉ vài chục phút
lái xe. Những chuyên gia này đứng đằng sau lập trình cho cả một hệ thống sòng bài như thế. Nên nếu
bạn vào sòng bài Crown ở Melbourne, nên nhớ, đó là thành tựu của thứ khoa học hắc ám. Con chuột
cứ nghiện bấm nút ở trên là ví dụ. Có nhiều người khánh kiệt gia sản chỉ vì lí do đó thôi.
Tác động của cái đói lên tâm lý hết sức lâu dài. Hỏi lâu dài thế nào? Bạn hiểu vì sao trang này luôn liên
tục nhắc về tình huống ma quỷ của tà quyền Cộng Sản rồi chứ?
Ai thích đọc Jack London, đảm bảo sẽ biết tới một truyện ngắn rất nổi tiếng của ông là Love of Life, kể
về hai người đào vàng bị đói lang thang trên tuyết. Sau một người chết, người kia được cứu sống.
Nhưng di chứng từ những ngày đói vẫn còn, nên gã cứ ăn tới phát phì, rồi chết. Trên giường bệnh,
dưới nệm toàn là đồ ăn.
Nam Cao cũng từng có một truyện ngắn, tên là Một Bữa No. Kể về bà lão ở quê lên thăm cháu, đứa
cháu làm con ở cho nhà trên phố. Bà được người nhà phố đãi ăn một bữa, bà cắm mặt ăn, cạo cả lớp
cơm cháy ăn, ăn xong bể bụng chết.
Chính là Cộng Sản hữu ý tạo ra những thế hệ đói ăn điên cuồng như vậy, những thế hệ này nuôi
dưỡng "linh tính" của cái đói ngày một lớn, lớn tới độ nó quyết định luôn nhân cách của người ta. Ngay
cả khi trong hoàn cảnh tiện nghi, linh tính của cái đói làm người ta trở nên dối trá một cách lỳ lợm và
tham lam.
Trong Anh Em Nhà Karamazov, Dostoievsky có kể về câu chuyện về một viên Đại Phán Quan thuộc nhà
thờ Catholics. Lúc Chúa Jesus xuất hiện trở lại, làm một vài phép màu, viên Đại Pháp Quan này cho bắt
chúa Jesus nhốt vào tù. Trong lúc chúa Jesus ngồi trong tù, viên Đại Pháp Quan này nói rằng chúa Jesus
đã sai lầm, rằng con người không thích tự do, người ta sẵn sàng đem cái tự do mà Thượng Đế tặng
cho con người, đặt dưới chân một thế lực ma quỷ nào đó, miễn là thế lực đó cho họ bánh mì.
“Man is tormented by no greater anxiety than to find someone quickly to whom he can hand over that
great gift of freedom with which the ill-fated creature is born.”
Những ai sống qua thời bao cấp, thấy cái điên khùng đó của người Cộng Sản. Có nhiều người tới bây
giờ vẫn không thể nào quên, và tệ hơn nữa, là có rất nhiều người bây giờ chính là vẫn còn mang cái di
chứng tâm thần từ những năm tháng đó. Họ nắm những vị trí hết sức quan trọng.
Việt Nam hiện giờ, chính là đang bị một thế hệ thây ma đó đày đọa. Chúng sẽ cướp đoạt tới thứ cuối
cùng, không bao giờ chúng thấy đủ, bởi vì cái đói của những năm tháng khốn cùng nhất thời chiến
tranh đã chiếm lĩnh tâm hồn chúng. Nên đám dư luận viên sẽ vẫn cứ nói dối lem lẻm như người
nghiện, và đám đảng viên sẽ vẫn tham lam tới đồng tiền cuối cùng.
Không chỉ có ở Việt Nam, mà khắp nơi trên thế giới, nơi nào bóng ma Chủ Nghĩa Cộng Sản đi qua đều
xuất hiện tình huống đó. Và hệ quả của tình huống đó là một lớp người dối trá và tham lam.
Bạn sẽ không thể cải tạo chúng, bởi tâm hồn chúng đã biến thái. Bạn có biết rằng gia đình của những
người phụ nữ Việt nghiện cờ bạc ở Úc trả rất nhiều tiền cho các chuyên gia trị liệu tâm lý. Nhiều tới độ
cờ bạc thành tệ nạn, chính phủ Úc phải hỗ trợ một số tiền rất lớn mỗi năm.
Cũng có một điều thú vị nữa, là vùng Hypothalamus rất gần Pineal Gland. Pineal Gland là tuyến tùng,
người tu hành cho rằng nơi đó liên quan tới con mắt thứ ba.
Một khi đói, máu sẽ liên tục dồn về khu vực Hypothalamus, nếu như con người có thể vững vàng vượt
qua được cái đói, chế ngự được hành vi đó, thường là sẽ có đột phá về tâm linh, vì sau khi
Hypothalamus hoạt động liên tục, một lượng lớn máu cũng được đưa tới tuyến tùng. Chính vì vậy, sẽ
kích hoạt năng lượng tâm linh ở đây.
Nơi này liên tục nhắc nhở về tình huống chính tà giao phong, Đức Tin, lũ lụt, tâm lý... chỉ hy vọng nếu
bạn vẫn còn tin theo Cộng Sản, ngõ hầu nhìn ra được tình huống của nó mà từ bỏ. Xin hãy nhớ, nếu
bạn không minh xác trong lòng thái độ đối với người Cộng Sản, và không hiểu được tình huống của họ,
trước sau gì bạn cũng bị lừa. Mà những người khỏe mạnh về thần kinh, lại có lương tâm, sẽ không bao
giờ chấp nhận đi theo Cộng Sản.

Thực ra status này đảm bảo sẽ giúp cho các cô có lý do để bớt ăn lại. Tập chinh phục cái đói, đầu óc
cũng dần dần linh mẫn hơn, cơ thể hấp dẫn hơn, mà dễ có tiếp cận tình huống tâm linh hơn, phải vậy
không? Chỉ là đùa chút.
Cà phê Milgram
Nếu đã biết tới Skinner, và thí nghiệm nổi tiếng của ông. Vậy thì không thể không nhắc tới Milgram. Sẽ
không có một trường Đại Học nào ở Tây Phương dám kết hợp nghiên cứu của hai vị này. Nếu có, chắc
chắn thí nghiệm này chỉ xảy ra ở Trung Quốc.
Hay là đang xảy ra ở Việt Nam, trên bình diện lớn, qua thời gian dài, mà nhiều người không tự biết.
Milgram, kỳ tài về Tâm Lý học, đã có lần làm một thí nghiệm rất nổi tiếng. Ông cho một diễn viên, đóng
giả làm một giáo sư rất đáng kính, giáo sư giả này mời một người làm thí nghiệm vào phòng, trên bàn
có 10 nút bấm. Mỗi một nút bấm có cường độ giật điện khác nhau. Nhưng giật điện ai? Là một người
ngồi ở phòng kế bên. Khi người kế bên la hét, người ngồi bên này sẽ nghe thấy. Mức 1 2 3 nhẹ nhàng,
chịu được. 4 5 6, đau đớn, 7 8 cực kỳ đau đớn, 9 là mức người bên kia đập cửa, kêu gào thống thiết,
10 chết người - chỉ còn sự im lặng chết chóc. Ai tham gia thí nghiệm này cũng sẽ có tiền.
Có vài người không thể chịu nổi, đứng dậy nói thẳng với vị giáo sư: “Xin lỗi! Quá dã man! Tôi không thể
tiếp tục”
Vị giáo sư kia rất điềm nhiên, yêu cầu tiếp tục. Người làm thí nghiệm tiếp tục, ở lại bấm tiếp.
Cứ như vậy, tới mức 7 8 thì dần dần có vài người bỏ cuộc.
“Tôi không cần biết ông là giáo sư hay là gì, và ông đang làm cái quái gì, nhưng tôi không thể tiếp tục
thứ thí nghiệm điên loạn vô nhân tính này”
Ấy vậy mà, số bỏ cuộc là RẤT ÍT. Còn lại, đa phần đều ở lại tới cuối cùng, bấm số 10 - KILL.
Có người thích bấm số 7 8, vì tiếng hét bên kia làm họ thích thú, mỗi lần nghe bên kia la là họ thấy vui.
Số người bấm số 10, có người lạnh lùng, có người tò mò. Ông giáo sư cho biết là đã lo góc độ pháp lý
của việc này, bên kia CHẾT thì đã sao? Giấy tờ đã ký rồi! Không phải sợ!
Tới cuối cùng, có rất nhiều người sẵn sàng giết người nghe theo lệnh của một diễn viên đóng vai giáo
sư kia.
Sau cùng, Milgram bật mí, bên phòng bên kia chẳng có cái máy điện nào hết, chỉ là anh diễn viên khác,
thấy đèn sáng số nào thì "diễn". Ai bấm số 10, thì ngồi yên, đợi người tới mở cửa đưa đi ra.
Kết luận của Milgram là gì. Số ít tin vào Chúa thuần thành, là số sẽ bỏ cuộc, nhưng chỉ là số ít. Còn đa
số, dẫu có đi nhà thờ, vẫn sẽ bấm tới số 10 để KILL. Và trong số tất cả những người bấm số 10, đại đa
số không tin vào sự tồn tại của Thượng Đế.
Obedience to Authority. Con người, thiên tư sợ khổ, nên cũng rất sợ gánh vác trách nhiệm. Nên họ sẽ
rất “vâng lời” chính quyền, nơi họ cho rằng sẽ lãnh trách nhiệm thay họ.
Bây giờ, để làm thí nghiệm của Milgram ở mức độ cực đoan hơn một chút. Những người này bị bỏ đói
chừng vài ngày. Mỗi lần họ bấm nút, cho họ một tem phiếu, đem cái tem phiếu đi ra căn tin đổi đồ ăn.
Mỗi lần chỉ đổi được rất ít, một lát bánh mì. Muốn ăn tiếp, thì phải quay lại phòng thí nghiệm.
Lúc đó thì sẽ không tưởng tượng nổi là bao nhiêu người sẽ giết người.
Quay lại đúng năm Canh Tý 1960, Mao Trạch Đông phát động Đại Dược Tiến, cả xứ luyện kim phát
triển công nghiệp nặng. Ở nhà quê lấy nông cụ bằng kim loại ra luyện thép. Nhưng lửa không đủ nóng,
nên thép nấu xong không thành thép tốt, chẳng thể dùng làm gì. Ngược lại vì cả xứ lấy nông cụ đi
luyện kim, nên bắt đầu mất mùa. Mất mùa tới độ nông dân ở Tứ Xuyên ăn thịt người. Tầng lớp dân
chúng đói khổ nửa sống nửa chết đó, sau bị Mao Trạch Đông phát động Đại Văn Cách, dồn lên thành
phố để tiêu diệt người trí thức thành thị. Dân Trung Quốc những năm này biến thái tư tưởng và nhân
cách tới không còn ra hình thù gì nữa. Lớp người sinh ra những năm này, chính là đang lãnh đạo quốc
gia.
Trông người sẽ ngẫm tới ta, cái merit của việc biết chuyện thiên hạ là mình có thể soi rõ được tình
huống của mình.
Việt Nam chính là cũng từng trải qua những năm tháng như vậy. Bây giờ xứ sở đang bị lãnh đạo bởi
những não trạng biến thái từ năm tháng đó.
Mà không chỉ có não trạng của lãnh đạo xứ sở bị biến thái, ngay cả rất nhiều người đi qua năm tháng
đó tới bây giờ, nhắc tới Cộng Sản là sợ run.
Chỉ hy vọng bạn uống mấy ly cà phê này, trở nên dũng cảm hơn. Dù không cần ra mặt chống đối nó,
nhưng cũng hiểu ra một vài sự tình, để nếu có thể thì duy hộ cho những anh hùng quốc nội đang chiến
đấu chống lại nó, và song song là cầu nguyện Thần Phật hướng dẫn cho tâm hồn mình.
Nếu bạn share bài từ trang này, cứ đề là "bỏ qua các yếu tố chính trị", kể cũng khả dĩ, cho là bạn không
đồng ý với giác độ về người Cộng Sản, cũng nên giữ an toàn cho cá nhân.
Nhưng bạn biết điều thú vị của tâm lý người đời là thế nào không? Là nói người ta "đừng làm cái gì" thì
người ta cứ nghĩ mãi "tại sao đừng làm cái đó", từ nghĩ "tại sao" tới "thử làm cái đó" rất gần. Cho nên
người Cộng Sản hiểu rất rõ, họ rất sợ người dân tiếp cận Tự Do.

Khi người ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, điều đó không làm cuộc đời bớt đáng sợ, mà hiểu biết
làm người ta trở nên dũng cảm hơn. Cộng Sản rất sợ người dân trở nên dũng cảm.
Cà phê Fear!
Truy cầu tự nó không có gì xấu. Không cầu Phật, không cầu Đạo, sao biết đường nào mà tu? Tự thân
sự truy cầu nó không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn truy cầu điều gì.
Nỗi sợ tự thân nó không hề xấu. Đức Milarepa lỡ giết người, sợ bị thác sinh làm động vật nên hết sức
chịu khó, không nề hà tu luyện. Thượng Sư Marpa muốn tiêu trừ nghiệp chướng trên thân ông, bắt
ông phải xây tháp thờ Phật, ông xây xong thì Thượng Sư đổi ý, bắt đập đi, tới lui như vậy 9 lần. Không
nghe thì không truyền Phật Pháp. Tới độ vợ của Thượng Sư Marpa cũng chịu không nổi, vì thấy
Milarepa quá khổ, bà gửi Milarepa tới chỗ một người thầy khác tu học, người này là học trò của
Marpa. Milarepa tới học, nhưng vẫn không được ấn chứng từ Marpa, nên học mãi không có tiến triển.
Người thầy kia nhận ra vấn đề, trả lại Milarepa về với Thượng Sư Marpa. Marpa tiếp tục đày đọa ông.
Tới lúc ông sức cùng lực kiệt, thấy rằng chẳng còn hy vọng gì đắc được Phật Pháp nữa. Ông lấy sợi dây,
vắt lên cây, treo cổ. Thượng Sư Marpa thấy không đành, sau truyền Phật Pháp. Từ đó Milarepa tinh tấn
tu học, trải qua năm tháng thiền định trong hang đá, ăn lá tầm ma tới xanh người, cuối cùng cũng đắc
quả.
Hay như Abraham, ông sợ điều gì mà giết Isaac. Là ông sợ Đấng Yhwh của ông. Nên ông giữ giao ước
tới cuối cùng. Hãy nhìn đôi mắt của Isaac mà họa sĩ vẽ trong tranh:
"What about you?"
Rất nhiều người trong đời có nỗi sợ thế tục như sợ nghèo, sợ đói, sợ lạnh, sợ cô đơn, sợ không tìm
được người yêu, sợ người thân vất vả...
Những nỗi sợ đó không phải là vấn đề, vì biết sợ mới hành động, mới từ nỗi sợ mà chịu khó làm việc,
thiết lập các trật tự mới trong nội tâm. Khi loại bỏ được cái sợ kia đi rồi, thì người ta mới có thể vững
vàng trong đời sống.
Thực vậy, chúng ta không ngừng sợ những thứ cao lớn hơn mình, và giải quyết những nỗi sợ đó cũng
làm tâm hồn ta không nhừng lớn lên.
Tại sao tầng lớp chính trị thiên tả ra sức gạt tôn giáo và tín ngưỡng ra khỏi đời sống người dân. Bởi vì
một khi không còn kính sợ Đức Tin, người ta sẽ sợ government. Và người ta sẽ ngừng trưởng thành về
nội tâm nếu thay vì kính sợ Thần Phật, lại đi sợ một tổ chức thế tục.
Nghiên cứu tâm lý của Milgram chứng minh điều gì? Là một khi sợ chính quyền - obedience to
authority, người ta sẽ không còn nhớ tới Đức Tin nữa. Và vì sợ chính quyền, nên người ta sẵn sàng
nghe chính quyền làm điều ác- như giết người trong thí nghiệm của Milgram.
Tại sao tiên tri Jesus từ chối nhận lời kết giao ước với Satan trong hoang địa? Tại sao ông không làm
Hoàng Đế thế chỗ Caesar? Chẳng phải đó là mang lại vinh diệu cho dân Do Thái hay sao, cần gì phải
chờ người Ý dựng lên một nhà thờ Catholics đi rao giảng về nước Chúa sau này? Là bởi vì mọi quyền
hành thế tục trên đất, đều nằm dưới Đức Tin.
Dostoievsky có lần nhắc lại tình huống này trong chương Đại Pháp Quan Tôn Giáo (Anh Em Nhà
Karamazov). Khi Jesus quay trở lại thành phố Seville, làm một số phép lạ, viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo
(thuộc nhà thờ Catholics) nhốt ông vào ngục, rồi tra khảo về ba sai lầm của ông. Thứ nhất, là Jesus dám
nói rằng con người không thể chỉ sống vì bánh mì. Thứ hai, là từ chối lời thỏa hiệp với Satan để xây
dựng đế chế trên đất. Thứ ba là không thử thách quyền năng của Yhwh. Viên Đại Pháp Quan nói rằng
ngày hôm sau sẽ đưa Jesus lên giàn hỏa thiêu. Vì quyền lợi thế tục của Giáo Hội, ông không ngại giết
chúa Jesus lần nữa.
Thông điệp của Dostoievsky là gì? Là nếu như chúa Jesus có quay lại, thì người hại chúa Jesus đầu tiên,
vẫn chính là người nhân danh Jesus chiếm lấy các quyền lợi thế tục trên đất. Cụ thể, chính là nhà thờ
Catholics do người Ý dựng nên. Bởi chính những người đó làm ngược lại giáo nghĩa của Jesus, và nhân
danh Jesus để tước đoạt đi món quà quý giá nhất mà Jesus đánh đổi cho dân Do Thái bằng cách chịu bị
đóng đinh trên thập tự giá.
Món quà đó có tên là Tự Do.
Tại sao Carl Jung, một kỳ tài tiên phong trong tâm lý trị liệu (Psychotherapy) lại khẳng định rằng nếu
như con người theo đuổi các cực hạn đạo đức (moral extreme) của Đức Tin thì tâm lý trị liệu sẽ không
còn cần thiết nữa? Chẳng phải ông là nhà nghiên cứu khoa học sao?
Bởi ông biết rất rõ quyền năng của Đức Tin.
Thực vậy, Đức Phật có quay lại cõi này, tăng lữ Phật Giáo bây giờ sẽ là người công kích ông trước tiên,
bởi đại đa số tôn giáo hiện giờ vẫn chỉ là nhóm người nhân danh giác giả để tư lợi chuyện thế tục.
Đó là hai tình huống hết sức phức tạp: hoặc là người ta lợi dụng giác giả, hai là người ta sẽ từ chối giác
giả, để tước đoạt đi sự Tự Do mà giác giả giành lấy cho con người.
Cơn sóng dữ của thời cuộc sắp tới, dù cho bạn không cảm thấy đi chăng nữa, dù bạn còn sống ở xứ
nào đi chăng nữa, xin hãy nhớ rằng Tự Do là món quà mà Thần Phật ban cho bạn. Không một thể chế
hay tình huống thế tục nào cao hơn món quà đó. Và một khi bạn còn nhớ rằng trong sinh mệnh của
mình có món quà đó, không một chính quyền nào có quyền trên bạn, ước chế bạn làm điều bạn không
muốn, trừ khi bạn cho phép nó.
Con người Tự Do là con người biết kính sợ Thần Phật, chứ không kính sợ chính quyền.

Fear GODS, not governments!


Cà phê Tự Do
Tại sao cá nhân Tự Do là điều hết sức quan trọng đối với nền Dân Chủ?
Thực ra, cá nhân Tự Do không những quan trọng đối với nền Dân Chủ, mà ngay cả đối với bất kỳ thể
chế nào, kể cả trong nền Quân Chủ, nếu như cá nhân được đảm bảo sự Tự Do, thì sự tồn tại của xã
hội sẽ bền vững.
Người Tin Lành Huguenots ở Pháp, khi đọc sách của Tiên Tri Daniel, họ phát hiện ra rằng những lời của
Tiên Tri Daniel nói rất có lý, rằng khi một vị vua không còn giữ giao ước đối với Thượng Đế qua các ước
thúc đạo đức tự thân và cam kết trách nhiệm đối với quyền lực đó, thì quyền lực ban cho không còn
giá trị nữa, và vì vua không còn quyền lực thế tục nữa, nên người dân phải tự tạo ra một cơ chế quản
trị đất nước.
Ví dụ của việc này là thế nào? Vua David có lần thấy vợ của thuộc tướng khỏa thân trên mái nhà, ông
sinh lòng ham muốn, gửi người đó ra chiến trường khốc liệt nhất để chết. Lúc người kia chết rồi thì
ông chiếm đoạt giai nhân. Vị vua Do Thái sau này gặp sự trừng phạt của Đấng Yhwh.
Người Catholics thì không thích như thế, Giáo Hoàng hay Giáo Hội có làm sai điều gì, như phạm vào
giới cấm, 10 điều răn,... thì quyền lực thế tục của họ không bị ảnh hưởng. Nên sau này, trên quan điểm
đó mà Catholics thảm sát người Tin Lành ở Pháp, tới thời Louis XIV thì người Huguenots bị bức hại tới
còn rất ít, họ hoặc là phải tuyên bố rửa tội trở về với Catholics, hai là phải bỏ đi lên phía Bắc Âu.
Nên Tin Lành sau đó phát triển rất mạnh ở Bắc Âu. Nếu bạn tham gia cộng đồng Catholics ở Việt Nam,
họ nhiều khi dùng lối nói "trở lại đạo" giành cho việc đi truyền đạo là từ cơ sự đó.
Tuy nhiên, ly cà phê này xin không nói sâu về tình huống đó. Hãy trở lại với sự hỗn loạn nội tâm, bạn
hãy click vào clip, và làm bài test này, sau đó hãy quay lại đọc tiếp. Bên dưới là link
https://www.youtube.com/watch?v=Ahg6qcgoay4
Có thể nhiều bạn không kiên nhẫn làm test, cũng không sao. Bài test trên có hai nhóm người cùng chơi
bóng rổ, đội trắng và đội đen. Bài kiểm tra yêu cầu rằng, từ lúc bắt đầu cả hai đội chuyền bóng, bạn
đếm xem đội trắng chuyền bóng bao nhiêu lần.
Cuối bài test, câu hỏi là: bạn có thấy con gấu đen đi kiểu moonwalk trong clip hay không.
Nếu bạn đã từng xem clip thì bạn thấy đây là câu hỏi lãng nhách. Nhưng xem lại thì đúng là... có một
người mặc bộ đồ gấu đen đi moonwalk như Michael Jackson trong clip. Tại sao lúc đầu bạn không nhìn
thấy.
Có một cách giải thích là thế này: khi bạn tập trung vào một cái gì đó, thì bạn sẽ thấy chung quanh
không còn quan trọng nữa. Nên bạn chỉ có thể thấy lờ mờ những thứ xung quanh. Việc bạn tập trung
vào điều gì được quyết định bởi giá trị mà bạn chọn lựa.
Đa phần, phấn đề xuất hiện trong cái khung cảnh có độ phân giải “lờ mờ” đó. Ma quỷ từ hỗn loạn nội
tâm bước ra, cũng là vào lúc mà con mắt Horus không để ý tới nó.
Trong cuộc sống cũng vậy, mỗi người đều có một sự tập trung khác nhau, và bởi vì vậy nên nhiều khi,
ta chỉ có thể nhìn thấy được cái ta muốn thấy, mà không thấy được cái người khác nhìn thấy. Giác độ
của mỗi người sẽ khác nhau, độ phân giải của không gian và thời gian cũng sẽ khác nhau.
Ta không thể giải quyết vấn đề bằng cái tâm thức tạo ra nó, đúng không? Nên nhiều khi trong đời, gặp
vấn đề không giải quyết được ta lại tự hỏi: không biết người khác gặp chuyện này thì xử lý thế nào?
Chúng ta không biết rằng giá trị mà ta ôm giữ, và mục tiêu mà ta hướng tới có thực sự quan trọng hay
không. Và nhiều khi, trên con đường theo đuổi mục tiêu đó, ta gặp một số vấn đề mà tự thân không
thể nào giải quyết.
Nhiều khi tập trung mãi cho sự nghiệp, nhìn lại thấy rằng ta đã bỏ lỡ rất nhiều thứ trong đời. Lắng
nghe một đoạn Kinh Phật, bước đi dưới hàng cây, vào chợ quê mua quà bánh, hay chỉ đơn giản là ngồi
nghe đứa trẻ con kể về thế giới của nó... những thứ tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, lại có tác
dụng làm tâm hồn trở nên hết sức thư thái, nhẹ nhàng.
Nhiều khi gặp bế tắc trong đời, ta không biết giải quyết thế nào, dẫu là ta có thành tựu tới đâu trên
con đường học vấn, hay sự nghiệp, cho tới khi nghe lời khuyên từ một người suốt ngày chỉ quanh quẩn
ở làng quê trồng trọt.
Nên sự đa dạng của xã hội hết sức quan trọng, bởi vì nó đảm bảo rằng con người tồn tại trong xã hội
đó khi hướng tới những mục tiêu khác nhau, sẽ có giác độ và độ phân giải khác nhau đối với từng sự
việc trong đời. Và vì thế kinh nghiệm của người này nhiều khi tưởng chừng không quan trọng, nhưng
lại rất có tác dụng đối với người khác.
Trật tự (Order) và hỗn loạn (Chaos) luôn song hành cùng với nhau, Đạo Gia giảng là Âm-Dương, không
ngừng tương phụ tương thành lẫn nhau trong đời sống.
Xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc trở nên biến thái là bởi vì tính đa dạng không được tôn trọng và quan
tâm. Trẻ con đứa nào cũng phải học giỏi, đứa nào cũng phải vào đại học, mục tiêu của người lớn áp lên
con trẻ chỉ có như thế, giá trị mà người ta đặt vào tâm hồn con trẻ chỉ có như thế.
Thành ra xã hội của những con người đó trở nên hết sức què quặt.
Lấy ví dụ đơn giản thế này, bây giờ ở nhà nhiều vì gián cách mùa dịch, anh bạn người quen, trước làm
nghiên cứu ở trường đại học, sau làm phân tích tài chính tại ngân hàng, tới giờ thì thị trường bất động
sản gặp vấn đề, anh nghỉ ở nhà bèn nghĩ tới việc trang trí lại nội thất.
Nhưng đây là một sự tình không hề đơn giản. Trước là không hề chú ý tới nó, cái bàn sao cũng được,
đắt tiền một chút xài cho bền. Cái đèn sao cũng được, mua đắt một chút xài cho bền. Đồ điện gia
dụng, hay rèm cửa... cái gì cũng mua đắt một chút.
Ai đã từng học thiết kế chắc sẽ che miệng cười, nhưng vào nhà anh thì thấy tức mắt, đồ đạc lung tung.
Trước không để ý, giờ anh để ý thì bắt đầu khó chịu, chẳng trách vì sao anh ở nhà luôn cáu gắt. Nhưng
loay hoay mãi vẫn không biết nên trang trí lại thế nào, món đồ nào nên giữ, món đồ nào không.
Anh đành phải trả tiền cho một chuyên gia tư vấn nội thất, anh nói rằng anh muốn ở trong một không
gian thư giãn. Chuyên gia thiết kế kia ký hợp đồng xong, vứt gần như bằng hết đồ anh mua vào garage.
Sau khi order một số đồ trên mạng gửi về nhà, anh bạn vui vẻ vì các món đồ không hề đắt. Không gian
trong nhà trở nên rất thoáng đãng, màu sơn, sofa, chiếc máy nghe nhạc, ánh sáng, ... tất cả đều mang
lại cảm giác rất dễ chịu.
Nhưng anh nói tiền công cho thiết kế không hề rẻ, gấp đôi số tiền mua đồ. [...Update: bị mắng vốn, anh
bạn kia muốn xoá đoạn chi phí này]
Thông điệp của câu chuyện này là gì? Là bởi vì mỹ cảm - (style, taste) là thứ phải mất rất nhiều thời
gian nghiên cứu và học hỏi mới có thể thành tựu. Người ta dĩ nhiên là không cần tốn quá nhiều tiền để
trang trí, hay thiết kế. Nhưng cái mỹ cảm để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là rất khó định giá, và
chính vì vậy nên tiền công thiết kế không hề rẻ.
Phải vậy không? Có một trật tự nào đó đằng sau hay bên dưới mỹ cảm, để mỹ cảm tạo ra những kết
nối hết sức tinh tế từ những vật dụng tưởng chừng như rời rạc, và không hề đắt đỏ. Tuy là cũng sẽ có
những chất liệu hết sức đắt tiền, nhưng không có nghĩa là sự mỹ cảm không cần thiết nữa. Cái bàn đá
hoa cương rất đẹp, nhưng ánh sáng, màu sắc, bố cục không gian, khoảng cách... có hàng trăm thứ mà
mắt thường không thể ngay lập tức cảm nhận. Vì đôi mắt thường chỉ thấy cái bàn đắt tiền, chứ không
thấy cái bàn trong bối cảnh. Mỹ cảm quyết định cái bàn có thể trong bối cảnh đó hay không.
Bây giờ căn nhà 4 phòng ngủ trở nên trống trải hơn, nhưng anh phát hiện ra rằng anh làm việc năng
suất hơn, thư giãn và ít cáu gắt hơn, mối quan hệ với cô người yêu cũng dần được cải thiện, trước đó
anh nghĩ là mọi chuyện chắc cũng nhanh kết thúc thôi, vì anh không có thời gian, mà hai người lại quá
khác biệt. Nên anh chia sẻ lại:
Có nhiều thứ tưởng chừng như không mấy quan trọng, lại hết sức quan trọng. Anh trước học
Computer Science, cô bạn gái kia học Human Resource, ngoài giờ cô làm makeup artist kiếm thêm, anh
cho là những thứ dumbshit nên ít quan tâm tới chuyện cô làm. Qua kinh nghiệm trang trí nhà cửa, anh
lắng nghe nhiều tới cô hơn. Mặc dù kiến thức về kem dưỡng da, hay cọ vẽ mắt có vẻ không liên quan
lắm. Nhưng anh nói: embrace the diversity. Bởi nhờ có lockdown, anh nhận ra rằng sự khác biệt làm
cho cuộc đời phong phú.
Đây là một ly cà phê nhẹ nhàng, nhưng cũng không ngoài nỗ lực chạm vào một ý tưởng lớn về xã hội
tự do. Xã hội Việt Nam và Trung Hoa trở nên biến thái trầm trọng, là bởi vì con người bị giới hạn và áp
đặt các mục tiêu của giới cầm quyền. Người Cộng Sản không ngừng tạo ra các vận động chính trị, các
loại vận động chính trị này nhiều khi lại hết sức đối lập nhau. Tại sao cụ Trần Đĩnh đặt tên tác phẩm là
Đèn Cù, lúc chơi Đèn Cù, trẻ con hát"Tít mù ngựa chạy vòng quanh".
Chính là tình huống một khi chính quyền cưỡng chế áp đặt giá trị, mục tiêu, xã hội sẽ trở nên thiển cận,
không còn biết đúng sai nữa.

(Note: ví dụ như trang này trước đây mỗi lúc uống coffee thường dùng để nói xấu người yêu cũ. Cô
người yêu cũ nhắn: "Không viết được cái gì hay hơn à? Đọc nhiều sách lắm cơ mà?" Thế là bắt đầu
pha cà phê về những chuyện khác. Well! Embrace the diversity.)
Người bạn edit chính tả cho trang này (shame on me! Vẫn còn sai chính tả) tò mò nói rằng cứ nói về
những quốc gia lớn, rồi khen họ có lá cờ hợp Dịch Lý.
Vậy thì cũng không công bằng phải không?
Đã xem lá cờ của xứ Đông Lào, vậy cũng nên xem cờ của Lào. Lá cờ có Thiên Thủy Tụng - Đại tiểu bất
hòa chi tượng (Lớn nhỏ bất hòa)
Thú vị là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa là Thượng Hạ Tiếm Loạn Chi Tượng (trên dưới gây loạn bất hòa)
Trong lá cờ Lào còn có một nghĩa nữa, là Thủy Hỏa - Hanh tiểu giả chi tượng. Làm việc nhỏ thì được,
việc lớn thì không.
Bạn nhìn xứ của họ, chắc cũng hiểu một chút chuyện, thấy được một ít tương đồng với lá cờ.
Tiếp tục với lá cờ Cambodia vậy. Trên lá cờ có ngôi đền, bên ngoài đẹp, bên trong trống, là quái Ly. Có
quẻ Ly Vi Hỏa - Môn Hộ Bất Ninh Chi Tượng (gia môn xào xáo).
Tiếp tục, lại có quẻ Hỏa Thủy Vị Tế - Ưu trung vọng hỷ chi tượng (trong cái lo, có cái mừng).
Nói chung, Carl Jung đặc biệt quan tâm Kinh Dịch, là bởi vì ông nhìn ra một cái pattern rằng có một sự
liên hệ giữa vô thức tập thể và vô thức cá nhân. Ông thấy mối liên hệ đó hết sức rõ ràng qua Kinh Dịch.
Ông không phải người có trí tuệ tầm thường, cớ gì giành 20 năm nghiên cứu một thứ đồ bỏ đi của lịch
sử, phải vậy không?
Nơi này hay nói vô thức là cõi hỗn loạn nội tâm. Cũng có thể hiểu rằng ma quỷ trong tâm hồn này, cũng
giống như ma quỷ trong tâm hồn khác.
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Cá nhân có thấy rằng mình riêng biệt thế nào, thì cái riêng
biệt đó vẫn phản ánh lên một cộng đồng chung.
Hitler, Stalin, Mao, Hồ... thực ra là sản phẩm của thời cuộc, khi cái vô thức của thời cuộc còn chưa biết
phải đối đãi với một thứ ma quỷ nội tâm bước ra hứa hẹn thế giới đại đồng, làm theo năng lực -
hưởng theo nhu cầu. Tất cả đều bị mắc lừa bởi thứ ma quỷ nội tâm đó, từ đó phản ánh lên cộng đồng
chung, nên đi theo những đồ tể khét tiếng nói trên.
Lá cờ Việt Nam là Địa Hỏa Minh Di, nghĩa là đồ quý bị vấy bẩn. Đồ quý ở đâu? Chính là hiền tài trong
xứ đang đối diện với đủ loại áp bức, văn hóa dân tộc đang bị hủy hoại.
Khi nói về biểu tượng của vô thức tập thể, thì biểu tượng của lá cờ VNCH thế nào? Nên có giải thích về
tình huống Thiên Địa Bĩ nằm trên lá cờ của họ (Bĩ : cul-de-sac). Trước 1975 rất lâu, rất nhiều người am
tường Dịch Lý đã hiểu rằng Việt Nam không thể tồn tại lâu. Người tài ở miền Nam không thiếu, tại sao
gánh vác VNCH hết sức khó khăn.
Nếu bạn đọc một quyển sách, do Thái Minh Trần Quang Quyến viết về một kỳ tài tướng số ở miền
Nam trước 1975 có tên là Ngô Hùng Diễn (cách xem tướng của ông rất khác, xin không nói chi tiết) có
kể lại rằng có lần ông ở trong phòng ở Sài Gòn, ngồi trên giường nói chuyện. Người ta hỏi ông tương
lai thế nào. Ông chỉ vào góc phòng, nói rằng Cộng Sản tương lai nó ở chỗ này, nó gác cây súng chỗ kia.
Người ta tưởng ông khùng.
Cho nên, tại sao lá cờ của cụ Trần Trọng Kim lại là lá cờ khả dĩ. Bởi vì lá cờ của cụ ứng với quẻ Hỏa Địa
Tấn - Tượng Đồ Quý Trên Bệ Thờ.
Nếu như quốc gia không coi trọng các giá trị văn hóa thần truyền, duy hộ công chính, nâng đỡ cho
người hiền tài, quốc gia đó sẽ đi tới đâu?
Chúng ta đặt cái gì trên bệ thờ đây?
Tuy vậy, đây chỉ là gợi ý, vô thức tập thể chỉ là một sản phẩm phụ của rất nhiều vô thức cá nhân. Chỉ
cần mỗi người tự thân hướng tới Đức Tin, không ngừng nỗ lực chịu vất vả, thiết lập trật tự tâm linh
đạo đức trong đời, thì phản ánh lên cộng đồng sẽ rất tích cực. Cộng đồng tích cực thì đương nhiên
quốc gia sẽ có cục diện tích cực.

Chỉ bàn tới đây thôi. Vậy xem như là một ly machiato đầu ngày.
Khi nói hai lá cờ hiện tại, cờ đỏ và cờ vàng đều không tốt, chắc chắn là sẽ có người có cái temptation
hỏi là vậy thì nên vẽ lá cờ thế nào? Tương tự như câu hỏi việc nên xếp đặt phong thủy thế nào?
Bây giờ sách phong thủy rất loạn bậy, viết lung tung cả. Đúng là trong Đạo Gia có một tình huống, gọi
là Trận Pháp, sắp xếp đồ đạc. Nhưng những thứ đó đòi hỏi kiến thức hết sức uyên thâm, rất ít người
có thể làm. Và cái mà người ta thấy trên bề mặt, là những cái mà người thường có thể thấy. Còn một
số tình huống khác như Chú Quyết, Khẩu Quyết, làm sao mà biết, vì đâu có truyền rộng ra ngoài.
Nên rất dễ disregard kiến thức Phong Thủy, người Tây Phương sắp xếp vật dụng, có gặp các vấn đề đó
đâu?
Khi mình không thấy thì đừng cho là không có. Ví như lá cờ Việt Nam đổi cũng không có tác dụng gì.
Giống như mảnh đất đó có dưỡng chất như vậy, thả hạt giống cây lớn sẽ cho quả chua. Đem hạt sang
mảnh đất khác, cây lớn lại cho quả ngọt.
Muốn quả chua thành ngọt, thì phải cải tạo đất. Lá cờ là hoa quả từ vùng đất nội tâm của người dân.
Người ta không còn quý tiếc văn hóa, chiêu mời các chủ thuyết ngoại lai, đó là tình huống "đồ quý bị
vấy bẩn", nên mới xuất hiện lá cờ Địa Hỏa Minh Di.
Người ta không ngừng phân biệt, người trên không quan tâm tới tầng lớp ở dưới, xã hội hướng ngoại,
lòng người ly tán, nên mới xuất hiện lá cờ Thiên Địa Bĩ. Lòng người ly tán, thì cộng đồng đi vào đường
cùng, chẳng phải như vậy dễ hiểu sao.
Nhưng đâu phải cứ đổi lá cờ thì người ta biết quý trọng người hiền, trân trọng văn hóa. Hay đổi lá cờ
thì người ta tự nhiên quan tâm tới nhau.
Vì lá cờ, hay cục diện quốc gia hiện nay, là kết quả tổng hợp của những tâm hồn chưa trưởng thành.
Nhìn xuống Hà Nội từ trên cao hết sức hỗn tạp. Đà Lạt thơ mộng một thời, bây giờ chẳng phải nát
bươm sao.
Chính là do con người không nhìn vào bên trong, không giải quyết cái hỗn loạn trong nội tâm, nên ma
quỷ từ vô thức nội tâm bước ra.
Nếu cá nhân ở Việt Nam sang nước ngoài sống, họ sẽ học được thái độ nề nếp, trật tự, không nói là
tuyệt đối, nhưng vì họ nhập gia tùy tục, sống trong môi trường văn minh. Tuy nhiên, ngay cả nếu như
họ không hiểu thế nào là văn minh, trở về lại với Việt Nam, như rất nhiều Việt Kiều, họ lại sống rất
bừa bãi. Vì cái cảnh giới nội tâm kia chưa có, chỉ đơn giản là bắt chước, thế thôi.
Tại sao Kiến Trúc của người Tây Phương hết sức hợp lý? Nền tảng của Phong Thủy là Kinh Dịch, vận
hành có trật tự, quy luật, hài hòa. Tâm hồn Tây Phương qua năm tháng mài dũa từ thời Phục Hưng, đã
thành tựu được một trật tự về thế giới quan, nên trên cái trật tự đó họ xuất hiện mỹ cảm, các thiết kế
dẫu là không hữu ý tính tới các yếu tố phong thủy, nhưng đảm bảo sự hài hòa của màu sắc, không gian,
ánh sáng, hướng gió, và nhất là sau này, sự tiện lợi phù hợp cho mục đích sử dụng như công việc, tiệc
tùng, gia đình, nghỉ dưỡng... Tinh thần của Phong Thủy cũng chính là như thế - sự hòa hợp giữa con
người, và môi trường sống. Chỉ là người đời chấp vào hình thức, biểu hiện, mà không nhìn ra yếu tố
Phong Thủy đó.
Tại sao có rất nhiều người ở Việt Nam sang những thành phố văn minh sống không quen? Vì họ không
có cái trật tự đời sống của người văn minh ở trong lòng. Niềm vui của họ nhiều khi là la cà đường phố,
ăn thức ăn bên vệ đường, giải trí thì nhậu, hát karaoke. Trong khi ở những thành phố văn minh, trật tự
trong đời sống là ngoài giờ làm việc thì lo lắng cho gia đình, gặp gỡ bạn bè ở nightclub, cuối tuần đi
hiking, camping, hay đi ngắm cảnh, hoặc có người đi nhà thờ.
Tâm hồn mình thế nào, thì sẽ phản ánh lên đời sống như thế. Có hữu ý thay đổi môi trường sống, cũng
không chắc là sẽ cải thiện được tâm hồn của người khác.
Nội tâm mình có trật tự, tự nhiên đời sống sẽ có trật tự. Anh bạn ở status trước mày mò sắp xếp trang
trí lại nội thất, nhưng anh phát hiện anh không có khả năng. Anh có PhD tại trường đại học hàng đầu
nước Úc, làm nghiên cứu rất thành công, tại sao vẫn lại không thể làm những chuyện đó? Vì anh nhận
ra có cái mình không biết, và làm sẽ không tốt. Nên anh sẵn sàng trả giá cho thiết kế, đổi lại là căn nhà
anh thành nơi anh rất enjoy. Nội tâm anh không có thái độ trân trọng cái đẹp, mỹ cảm và thành quả
nghiên cứu của người khác, anh không bao giờ dám chi đậm cho việc đó. Chỉ cần thuê handyman sửa
nhà, phiên phiến là được rồi, cần gì phải làm cho đẹp quá? Phải vậy không? Chính là cảnh giới nội tâm
khác nhau, sẽ có giác độ và cách tiếp cận khác nhau.
Lá cờ của cụ Trần Trọng Kim hết sức tốt đẹp, sao lại không dùng được lâu? Là bởi vì nội tâm dân tộc lúc
đó hết sức thấp kém, kẻ sĩ hiểu chuyện như cụ lại không bao nhiêu. Thành ra có mình cụ "đặt đồ quý
lên bệ thờ", còn đa số nhân dân thì sẵn sàng vấy bẩn nó. Sự tình đó nên lá cờ Địa Hỏa Minh Di mới tồn
tại tới ngày nay.
Sau Địa Hỏa Minh Di là quẻ số 37 - Phong Hỏa Gia Nhân. Giải thích cho người Tây Phương hiểu là thế
nào? When everybody keeps position and acts for the sake of the others. (Khi mỗi người đều giữ vị trí
của mình và hành động vì nhau)
Nhưng để có tình huống đó, thì lòng người phải đạt được tới trạng thái đó. Vẽ ra một lá cờ tốt, cũng
như làm một chiếc áo đẹp, mặc lên người con vượn, con vượn ngứa ngáy lại tuột ra.
Nên bạn nào hỏi nên đổi lá cờ như thế nào là câu hỏi sai. Câu hỏi chính xác là nên làm thế nào để xuất
hiện một lá cờ tốt. Bởi lá cờ là kết quả của nội tâm dân tộc, hay nói theo Carl Jung là kết quả vô thức
tập thể - collective unconscious. Khi nội tâm dân tộc tốt, đảm bảo phản ánh lên mọi mặt đời sống sẽ
tích cực.

Tất cả những gì tôi viết đều là chép lại từ sách vở của người đi trước, không có ý tưởng nào là chân
chính của tôi. Mọi người cứ copy, lấy được gì thì lấy, thích chỉnh sửa đoạn nào thì chỉnh sửa, nếu có
thể xem như là của mình thì hãy cứ thẳng thắn nói đó là tự mình tìm tòi. Hãy xem tôi như cái thùng
đàn, âm vang lại lời của giác giả từ xa xưa. Tôi sẽ không gặp bạn để đòi credits về những gì mình viết.
Cà phê Chuyện Tình
Rất nhiều người trong số chúng ta không có được quyền năng thế tục để có thể đương đầu trực diện
với Cộng Sản. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sức mạnh về tinh thần vĩ đại. Có người vẫn đang đi
trên con đường đó, có người đã rời khỏi con đường đó. Nhưng dẫu thế nào, bất kỳ ai từng bước chân
trên con đường đó là những người hết sức dũng cảm, bởi trong tâm khảm họ đã nhìn ra được đe dọa
lớn nhất đối với thời cuộc. Và tâm hồn của họ dám trực diện gọi tên nó, thách thức nó, và nỗ lực hủy
diệt nó.
Chúng ta luôn muốn nghĩ rằng mình là người tốt, trừ khi là sociopath hay psychopath, nhưng đa phần
ta luôn có cái suy nghĩ đó trong lòng. Tuy rằng ta vẫn biết rằng ta không hoàn hảo, nhưng sự tốt đẹp
trong lòng, nếu không có điều gì thử thách nó, vĩnh viễn nó chỉ là những suy tưởng viển vông không
được khảo nghiệm. Anh không thể biết được bản thân anh tốt như thế nào, nếu không đặt trong tình
huống anh có thể làm điều xấu.
Jean Piaget là một kỳ tài tâm lý học người Thụy Sĩ, 10 tuổi ông đã viết sách, trí thông minh của ông
thuộc hang ngoại hạng. Ông cho rằng muốn biết một người khác như thế nào, thì chỉ cần nhìn vào
hành động của họ. Và điều này hết sức chính xác, bởi vì nhiều khi ta có thể cho rằng mình là người ngay
thẳng, nhưng đối diện với cám dỗ, người ta có thể giữ mình ngay thẳng được hay không là một chuyện
khác.
Rất nhiều người ở Việt Nam thích cách giải thích này: “Cộng Sản ý tưởng là đúng, chỉ có người thực
hiện nó làm sai!” Tuyệt đối không có thứ đó. Jean Piaget sẽ phản bác lại rằng không một thứ chủ
thuyết nào mà tất cả những người làm theo nó đều sai lầm như vậy. Làm theo đấng Yhwh là khó, khó
tới phải giết đứa con trai của mình như tổ phụ Abraham là có, khó tới như Đức Phật khổ hạnh tu luyện
là có, khó như lời chúa Jesus từ bi với người đời là có…, nhưng tất cả cái khó đó thực ra không hề
hoang đường, bởi có rất nhiều người trong lịch sử đã làm được. Chỉ có Xã Hội Cộng Sản là thứ mà
không một ai thành công!
“You are what you do, not what you say you’ll do.” - Carl G Jung
Carl Jung, một kỳ tài tâm lý học khác, lúc chữa bệnh cho các bệnh nhân tâm thần, phân tích giấc mơ
của họ. Ông phát hiện ra rằng có một điều hết sức kỳ lạ là trước lúc Hitler xuất hiện, rất nhiều bệnh
nhân đều có cùng những biểu tượng tương đồng trong giấc mơ. Tương đồng tới mức kỳ quái là các
biểu tượng này đều liên hệ tới tình huống hủy diệt. Ông phát hiện ra có một lực lượng ma quỷ đang
bước ra khỏi nội tâm của người dân Đức trước Đệ Nhị Thế Chiến. Điều kỳ khôi là thế này, Hitler không
phải là một cá nhân hỗn loạn. Không phải như thế, ông là một người hết sức kỷ luật. Ông tắm tới 4 lần
trong một ngày. Và công việc hàng ngày được sắp xếp hết sức trình tự. Hitler đặc biệt ghét sự dơ bẩn.
Tất cả những điều này được thư ký của ông ghi chép lại trong sách Hitler’s table talk. Nếu như không
phải sinh ra vào thời điểm đó, Hitler cũng có thể có một sự nghiệp nhà binh thành công.
Khi nội tâm người Đức để cho sự thù hằn lên người Do Thái xuất hiện, họ cần một người lãnh đạo,
một người thiết lập trật tự. Hitler chính là một tài năng như thế, ông có thể làm cho người Đức tin
tưởng rằng suy nghĩ thù hằn của họ đối với người Do Thái là chính đáng. Ông áp dụng chủ nghĩa xã hội,
lôi kéo đám thanh niên, và tất nhiên, những gì ông làm ở Đức dưới thời Quốc Xã đều được Stalin, Mao,
và Hồ bắt chước triệt để.
Người Đức dưới thời Hitler hoàn toàn có thể tạo ra sự hủy diệt, và họ có tốt hay không? Không! Dân
Đức lúc đó dùng sức mạnh của mình để tạo ra sự hỗn loạn, và Chief Executive của sự hủy diệt đó,
chính là Hitler. Tương đồng với Mao ở Tàu và Hồ ở Việt Nam, tại sao đám thanh niên trong các cuộc
vận động chính trị hay cải cách ruộng đất lại ác tới như vậy? Là vì nội tâm của chúng không qua tôi
luyện, nên chúng sẵn sàng làm điều ác, hay bị dẫn dụ bởi điều ác. Thế nên bạn không thể biết được
một người tốt hay xấu như thế nào, một khi chưa thấy họ quyết định như thế nào vào lúc họ có quyền
năng làm điều ác.
"Nearly all men can stand adversity, but if you want to test a man's character, give him power." –
Abraham Lincoln
(Gần như tất cả đều chịu được khó khăn, nhưng muốn khảo nghiệm tâm tính của một người đàn ông,
thì cho gã quyền lực.)
Thực vậy, Abraham Lincoln đã đúng. Chủ thuyết Cộng Sản là thứ biện minh cho người ta buông thả ma
quỷ của nội tâm, biện minh cho chúng. Để khi chúng có quyền lực và tạo ra sự hỗn loạn, người ta vẫn
không thể nào hiểu được cốt lõi vấn đề là ở đâu.
Là niềm tin vào một thế giới đại đồng, không còn đau khổ. Một Utopia mà trong đó người ta có thể
không cần có Đức Tin vẫn có thể có đời sống hạnh phúc.
Dostoievsky, cây đại thụ của văn học Nga thế kỷ 19, đã có câu trả lời từ trước khi người Cộng Sản hủy
hoại đất nước của ông. Qua Hồi Ức Dưới Hầm, ông khẳng định rằng con người không bao giờ xứng
đáng với xã hội Utopia, hay nói chính xác, là xã hội Utopia không xứng đáng với con người.
Tại sao một xã hội không tưởng lại không xứng đáng với con người? Bởi vì điều quý giá nhất của một
sinh mệnh chính là sự phát triển của sinh mệnh, sự thành tựu của sinh mệnh chỉ có thể đạt được khi
đối diện với khó khăn, với các khảo nghiệm trong đời sống. Giá trị của một con người chính là đối diện
với áp lực khó khăn, họ làm được điều gì. Nên Utopia là lời nói dối vĩ đại, bởi vì không thể nào tước
đoạt đi vấn đề khỏi đời sống con người. Nếu bạn lấy dao rạch cái kén, đôi cánh bướm không thể nào
bung ra trọn vẹn; một đôi cánh không trọn vẹn, làm sao có thể bay?
Dostoievsky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đó. Nhưng tại sao dân Nga vẫn rơi vào cạm bẫy của
người Cộng Sản? Solzhenitsyn, một khôi nguyên Nobel khác, người nhận huân chương dũng cảm vì
chiến đấu chống lại quân Đức trong mặt trận phía Đông, bị Đảng bỏ tù vì Article 59 với lí do âm mưu
chống Đảng. Khi ông nằm trên lớp rơm rạ mục nát của nhà tù trong các trại tập trung, ông nhận ra một
điều: có lẽ chúng ta không yêu tự do như chúng ta nghĩ. Và bởi vì chúng ta không yêu quý nó, nên ta đã
không có trách nhiệm với tình yêu đó. Ông không bi quan nữa, ông trong trại tập trung, nhưng ông
quyết định lãnh trách nhiệm với tình yêu của ông – Tự Do. Ông lén dùng bút chì, viết Quần Đảo Ngục
Tù. Tác phẩm này được lén gửi ra ngoài, khi xuất bản đã làm rung chuyển hệ tư tưởng thiên tả ở Âu
Châu. Các trí thức thiên tả của Âu Châu nhận ra sự ngây thơ của thời cuộc, hiểu rằng Chủ Nghĩa Xã Hội
chắc chắn không thể tồn tại.
Dostoievsky trong Đại Pháp Quan Tôn Giáo đã nhắc tới chuyện này. Vị Đại Pháp Quan Tôn Giáo của nhà
thờ Catholics mắng chúa Jesus đã hết sức sai lầm về con người. Chúa Jesus cho rằng con người không
thể sống chỉ vì bánh mì, viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo nói rằng chúa đã sai rồi! Người ta sẵn sàng đem
Tự Do đặt dưới chân độc tài để đổi lấy bánh mì. Và Satan thực ra hiểu về con người hơn là Chúa Jesus.
Vì thế nên cần phải xây dựng một đế chế độc tài toàn trị trên đất theo ý Satan, chúa Jesus sai lầm hơn
nữa vì đã không nhận lời xây dựng đế chế cho Satan. Vì sai lầm của chúa Jesus, Đại Pháp Quan Tôn
Giáo tuyên bố sẽ cho chúa Jesus lên giàn hỏa hôm sau. Bởi vì ông tin rằng, chúa Jesus dù yêu thương
con người, nhưng ông không tốt cho con người. Và vì vậy, viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo không ngại giết
chúa Jesus lần nữa. Chúa Jesus im lặng từ đầu đến cuối, rồi hôn viên Đại Pháp Quan, viên Đại Pháp
Quan gần như đông cứng, không còn muốn giết chúa nữa. Không biết thế nào, ông lại mở cửa ngục
cho chúa Jesus đi.
Ly cà phê sáng này đã dài, và cũng cần phải quay lại làm việc. Nhưng bạn hãy tự hỏi mình một điều thế
này: bạn có trách nhiệm với tình yêu của mình chưa? Cậu bé Harry Potter trong tác phẩm của JK
Rowling thực ra là một hình ảnh rất đẹp.
Khi mọi người đều sợ hãi chúa tể Voldermort, họ tránh nhắc tới tên Voldermort bằng lối nói
kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy. Harry Potter thì không, cậu không sợ, cậu vẫn gọi tên là Voldermort. Điều
đó không làm cho Voldermort bớt đáng sợ, nhưng nó làm cậu dũng cảm hơn – sự dũng cảm của Sư Tử
Griffindor. Trong Harry Potter có tình yêu đôi lứa, có tình cảm đối với bạn bè, người thân, cậu bé mồ côi
liên tục đi qua khó khăn và trưởng thành cùng với những người bạn xung quanh mình.
Cậu không biết rằng sự quan tâm của những người bạn đó là an bài của giáo sư Dumbledore, rằng
trong cuộc chiến cuối cùng với Voldermort, cũng phải giết chết Harry Potter, bởi trong cậu lưu giữ một
phần của chúa tể hắc ám. Khi nhận ra tình huống đó, cậu hiểu rằng cho dẫu cậu có tình cảm với người
thân và bạn bè của mình, kết cục của cậu vẫn hết sức thê thảm. Vậy thì quan tâm làm gì nữa?
Why bother?
Đạo Gia có giảng một tình huống: tướng tùy tâm sinh. Tướng tùy tâm sinh là bởi vì hình tướng của
người là kết quả của nội tâm, nhưng bản lĩnh thực ra cũng là kết quả của nội tâm. Đương nhiên ta sẽ
gặp rất nhiều thử thách trong đời, có những sự mất mát để lại nỗi đau tưởng chừng vô biên trong
lòng, nhưng cuối cùng là ta vẫn phải cao lớn hơn hết thảy các sự tình đó, cao lớn hơn hết thảy các mất
mát đó. Chỉ có như thế ta mới nhìn thấy sinh mệnh của mình trưởng thành, thay vì trốn tránh tìm
những thú vui khác.
Nên cậu bé chiến đấu tới cùng. Và cậu bé nhìn vào Voldermort: Ta thấy tội nghiệp ngươi! Ngươi không
có bạn bè, không có tình yêu…
Chiến thắng Voldermort, hay là chiến thắng ma quỷ nội tâm. Harry Potter không nằm ngoài một hệ
thống tư tưởng kinh điển của Âu Châu: dũng sĩ diệt rồng. Khi một người đàn ông chấp nhận đương
đầu với khó khăn, tiêu diệt mối nguy hại vĩ đại của thời cuộc, trên con đường đó sẽ có được sự
trưởng thành, sức mạnh, tài phú và tình yêu.
Mấy ai trong chúng ta có được dũng khí đó, khi chúng ta dám nhìn vào nội tâm đang bị Cộng Sản lừa
dối rằng: Cộng Sản! Ta thấy tội nghiệp ngươi! Ngươi giết đi người thân của mình trong cải cách ruộng
đất. Ngươi hủy hoại dân tộc qua chinh chiến liên miên! Ngươi cướp bóc người dân tới đồng xu cuối
cùng ngay cả khi họ không ngừng tin tưởng ngươi! Ngươi hủy diệt sinh kế của bao người chỉ để thỏa
mãn những ham muốn hết sức trần trụi….
Thực ra cũng có rất nhiều. Họ là những anh hùng quốc nội. Có lẽ bạn đã biết ít nhiều. Bài viết này,
không ngoài nỗ lực để bạn nhìn vào nội tâm của mình, và tự vấn rằng tại sao mình vẫn còn tin Cộng
Sản.
Có lẽ hiện giờ bạn vẫn chưa có dũng khí trực diện đối đầu với nó, nhưng điều tuyệt vời nhất mà bạn
có thể làm khi nhận ra vấn đề, chính là minh định trong tâm thái độ với nó. Bởi chỉ điều đó thôi, đã
khiến bạn có thể làm gì đó cho tình yêu Tự Do của mình. Solzhenitsyn trong âm thầm ghi lại tội ác Cộng
Sản ở trại tập trung là ví dụ như thế, Quần Đảo Ngục Tù sau làm rung chuyển Âu Châu, giới trí thức
thiên tả nhận ra rằng có điều gì đó hết sức sai lầm đằng sau những lý lẽ tưởng chừng như thuyết phục
của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Solzhenitsyn nhận Nobel Văn Chương năm 1974, Âu Châu nhận ra sự đóng
góp cho nhân loại của ông. Bạn sẽ không bao giờ biết được hành động vì tình yêu Tự Do có thể tác
động tới thế giới này lớn thế nào. Thế nên hãy hành động dẫu cho đang ở trong xứ Cộng Sản.
Nếu bạn là người cha hay người mẹ, trong âm thầm giáo dưỡng con trẻ về tình huống của Cộng Sản,
bạn không biết được rất có thể trong số chúng là chiến binh của Tự Do sau này.
Nếu bạn là người cao niên, hãy kể lại tội ác Cộng Sản mà bạn từng chứng kiến cho thế hệ sau.
Nếu bạn là người trẻ, trau dồi kiến thức mỗi ngày, và nếu có thể, âm thầm duy hộ cho anh hùng quốc
nội – những người đang ở tuyến đầu chiến đấu.

(Note: như đã nói, bạn có thể copy, toàn bộ hay từng phần, không cần ghi nguồn.)
"Chúng ta không hề nhận ra rằng Thông Thiên Học Tây Phương (Western Theosophy) còn sơ khai, và chỉ
là một sao chép thô thiển của phương Đông. Chúng ta chỉ mới bắt đầu nghiên cứu lại thiên văn, trong
khi đối với phương Đông là chuyện thường ngày. Nghiên cứu của chúng ta về tình dục, bắt đầu ở
Vienna và Anh, chỉ tương đương hoặc đã bị bỏ xa khi so với các nghiên cứu của người Hindu về vấn đề
này. Các thư tịch Đông Phương hàng ngàn năm trước đã nói tới tính minh triết tương đối, trong khi ý
tưởng bất định, chỉ vừa mới chớm ở Tây Phương, đã là khoa học hàng ngày của người Trung Hoa."
Carl G. Jung - Vấn Đề Tâm Linh của Người Hiện Đại
Nếu bạn đi tìm kiếm đức tin, và bạn đi về Phương Tây, thì Carl Jung, Nietzche, Schopenhauer, Niels
Bohr... sẽ chỉ bạn đi về phía ngược lại.

"We have not yet realized that Western Theosophy is an amateurish, indeed barbarous imitation of the
East. We are just beginning to take up astrology again, which to the Oriental is his daily bread. Our
studies of sexual life, originating in Vienna and England, are matched or surpassed by Hindu teachings on
this subject. Oriental texts ten centuries old introduce us to philosophical relativism, while the idea of
indeterminacy, newly broached in the West, is the very basis of Chinese science." Carl G. Jung - The
Spiritual Problem Of Modern Man
Trong mối quan hệ giữa bạn và con trẻ, bản thân bạn vẫn là điều quan trọng nhất. Điều tốt nhất có thể
làm cho con trẻ chính là bạn không ngừng quan tâm và giải quyết sự hỗn loạn trong nội tâm của mình.
Bởi vì bạn không bao giờ biết được ma quỷ bước ra từ vô thức nội tâm có sức tàn phá ghê gớm thế
nào lên những người xung quanh, đặc biệt là con trẻ.
"Đối với những người thích lý thuyết, sự thật quan trọng đằng sau tất cả những điều này là những thứ
có ảnh hưởng nhất lên con trẻ không phải tới từ tình huống ý thức của cha mẹ, mà là từ bối cảnh vô
thức. Đối với những người có lương tâm đang làm cha hay mẹ, điều này gần như là một vấn đề đáng
sợ, bởi vì những thứ mà chúng ta có thể can thiệp ít nhiều, là sự ý thức và các tình huống của nó, trở
nên vô hiệu khi so sánh với những ảnh hưởng không thể kiểm soát từ bối cảnh, cho dù chúng ta có cố
gắng thế nào."
"Cha mẹ phải luôn nhớ rằng họ chính là nguyên nhân của chứng rối loạn thần kinh đối với con cái của
họ."

Carl G Jung - Introduction to Wickes's Analyse Der Kinderseele


Tưởng rằng những câu chuyện thế này chỉ xuất hiện dưới thời Đức Quốc Xã, xảy ra với trẻ con Do
Thái. Ký ức về chuyện này trong tương lai sẽ là một viên kim cương sáng lấp lánh trong lòng đứa trẻ,
bởi chưa tới tuổi đi học, nhưng cô bé đã có cơ hội đối diện với thế lực ma quỷ hắc ám nhất của thời
cuộc.
Tương lai người Việt Nam sẽ không khác gì dân Do Thái. Tại sao Abraham lại có thể thương lượng với
Đấng Yhwh về việc số người công chính còn lưu lại? Bởi vì một số ít những tâm hồn công chính này, sẽ
có thể chữa lành những tâm hồn bệnh tật khác.
Người Hoa đang đối diện với cơn lũ lớn, cô bạn Michelle kể về quê nhà cô ở Hứa Xương nhiều vùng
trũng, ở thành phố dân sống dưới hầm cũng nhiều. Những người đó chết hết rồi, chẳng ai dám nhắc
tới, truyền thông cũng không dám nhắc tới.

Còn Việt Nam? Ta có lí do để tin rằng những tâm hồn đẹp đã xuất hiện ở xứ này, và đấng nào đó che
chở cho dân tộc ở trên cao sẽ hài lòng và thương xót.
Đấng Toàn Năng gửi tới con người 2 thiên sứ, một sẽ đưa người xuống địa ngục, một sẽ đưa con
người lên Thiên Quốc.
Hai thiên sư tới gặp con người, một thiên sứ nói rằng họ mang con người tới nơi hạnh phúc. Một
thiên sứ nói họ mang con người đi chịu trách nhiệm.
Trong số rất nhiều người chọn trách nhiệm, người Việt Nam chọn hạnh phúc.
Việt Nam Cộng Hòa: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Việt Nam Cộng Sản: Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Không một sinh vật nào được tạo ra để hưởng Hạnh Phúc, tất cả đều được tạo ra để chịu trách nhiệm
cho sự tuần hoàn vĩ đại của vũ trụ và thời không. Hạnh Phúc chỉ là một sản phẩm phụ trong quá trình
sinh mệnh không ngừng hoàn thành trách nhiệm.
Vậy nên nếu đặt trách nhiệm của sinh mệnh lên cao nhất, người ta sẽ có thành quả là hạnh phúc và tự
do.
Bài học lịch sử của người Việt Nam chính là họ lầm lạc đề cao hạnh phúc lên trên trách nhiệm, nên họ
không có cả tự do lẫn hạnh phúc.
Nhân Tại Mê Trung, và Đời Là Bể Khổ.

Người Việt đa phần không tin Phật, họ chỉ mong được ban phước, nếu không phải là Phật, thì Chúa
cũng được, hay chồn cáo quỷ mị gì cũng được, miễn là ban phước cho họ là họ cúng bái, chứ họ không
lãnh trách nhiệm với Đức Tin. Nên họ sẽ còn phải chịu sự nguyền rủa của đất trời, cho tới khi họ nhận
lãnh trách nhiệm đối với cuộc đời mình.
Đây là tình huống rất nổi tiếng trong Những Người Khốn Khổ - Les Miserables. Jean Valjean là tội phạm,
lang thang trong một đêm mùa Đông không nơi tá túc. Tất cả mọi người đều từ chối tội đồ như ông,
không ai muốn cho thức ăn, hay sưởi ấm, kể cả khi ông nói ông có tiền. Chỉ có ngôi nhà của Chúa mở
cửa cho ông, ở đó Đức Cha cho thức ăn, gọi ông là người anh em, và cho ông ngủ trên nệm. Ông không
ngủ được, đêm đó ăn trộm một ít đĩa bạc trong nhà thờ rồi bỏ trốn. Sau bị bắt, ông nói dối đám lính là
Đức Cha cho ông. Đám lính canh ông tới nhà thờ, Đức Cha nói với họ là chính ông tặng Jean Val Jean số
đĩa bạc đó, và còn cả hai chân nến nữa, mà Jean Val Jean quên mang đi.
Họ bỏ đi, chỉ còn Jean Valjean bối rối. Ông biết Đức Cha nói dối.
Carl Jung nói về khiếm khuyết của nền dân chủ chính là nó không thể cung cấp cho người dân một thế
lực thần quyền - spiritual authority. Phần thánh khiết nội tâm trong mỗi con người luôn muốn được
liên kết với một điều gì đó hết sức thiêng liêng vượt ra ngoài tình huống thế tục.
Có thể nói một cách hình tượng, theo Mahatma Gandhi, là cơ thể mỗi người là một cái đền thờ, và
trong cái đền thờ đó, nơi bệ thờ cần có một biểu tượng để kết nối với Đấng Toàn Năng. Nền dân chủ
có thể cung cấp chất liệu để xây nên đền thờ đó, nhưng vì nó thiếu điều quan trọng nhất, nên người
đời đa phần quên mất dùng nó để làm gì, họ dùng nó để thỏa mãn các thú vui thế tục.
Carl Jung nói rằng người Cộng Sản nhìn thấy rất rõ điều này, và họ hiểu rằng con người luôn luôn có
khát vọng kết nối với phần thiêng liêng đó, nên người Cộng Sản nhanh chóng đóng vai trò đó. Cũng
như trước đó, người Ý cần một Caesar, nên sau khi Đế Chế La Mã sụp đổ, nhà thờ Catholics xuất hiện.
Khi khoa học tiến bộ tới một trình độ mà giới trí thức ở Âu Châu tưởng rằng họ không cần đức tin nữa,
và họ mơ tưởng về một xã hội dân chủ vô thần - Utopia. Kết quả là lịch sử rẽ sang hai nhánh, một
nhánh kia đi về phương Đông, là các quốc gia Cộng Sản. Một nhánh đi lên phương Bắc, thành nền dân
chủ xã hội mà ở đó, người ta vẫn không hề rời bỏ đức tin vào Đấng Toàn Năng.
"Our actual situation is pretty much the same: we are rapidly becoming the slaves of an anonymous
state as the highest authority ruling our lives. Communism has realized this ideal in the most perfect way.
Unfortunately our democracy has nothing to offer in the way of different ideals; it also believes in the
concrete power of the state." - Carl Jung - On Resurrection
Fyodor Dostoievsky từng nói thế này: yêu thương một con người là nhìn thấy nguyện ý của Đấng Toàn
Năng nơi họ.
Jean Valjean nhận hai chân nến, ông có thứ để đặt lên bàn thờ trong tâm hồn mình, nơi ông cảm nhận
có thể kết nối với Đấng Toàn Năng qua tấm lòng từ bi ấm áp của Đức Cha. Sau này dù có đi đâu, ông
vẫn mang theo hai chân nến được cất trong rương. Lúc cô bé Cosette tìm được tình yêu của mình, Jean
Valjean bỏ đi, vác cái rương có chứa hai chân nến theo.
Đấng Toàn Năng trong bạn có thể là đấng Yhwh, có thể là Đức Phật, có thể là các vị Tiên bên Đạo Gia
như Nguyên Thủy Thiên Tôn,...
Dẫu họ là ai, bạn nên nhớ rằng trong tâm hồn mình luôn có một nơi hết sức thiêng liêng, và nơi thiêng
liêng đó là để giành cho họ.
Lúc nội các Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân đồng bào, họ xuất hiện với lá cờ quẻ Tấn - Hỏa Địa Tấn, ý
nghĩa là đồ quý đặt lên bệ thờ. Rất tiếc là lịch sử đi theo một chiều hướng khác, rằng dân tộc này vẫn
chưa xứng đáng với họ.

Cầu nguyện cho dân tộc này sẽ có ngày Châu về Hợp Phố, lấy lại tôn nghiêm.
Chuyện xảy ra ở chùa Kỳ Quang là một câu chuyện không hề mới, và đảm bảo rằng bạn dù ở đâu, tỉnh
thành nào đi chăng nữa, quốc nội hay hải ngoại, đều gặp các sự tình ít nhiều tương tự. Tôn Giáo và
Đức Tin vốn là hai thứ hết sức khác biệt. Tuy rằng trong hầu hết các giai đoạn thời gian của lịch sử, Tôn
Giáo là phương tiện mà con người có thể dễ dàng tiếp cận Đức Tin hơn. Các cơ sở Tôn Giáo là nơi tập
trung các ghi chép về Giác Giả, và vì vậy, dù họ không còn tại thế nữa, các ghi chép từ họ và về họ đều
là những tư liệu quý báu cho thế hệ sau tiếp bước trên con đường đó.
Đức Phật nhập Niết Bàn hơn 2500 năm trước, vẫn có người theo lời ông giảng mà tu thành. Tiên Tri
Jesus, Lão Tử,... đều để lại các chỉ dẫn cho đời sau. Tuy nhiên, do hình thức của Tôn Giáo vẫn là của xã
hội người thường, nên cách tổ chức và vận hành đều là của người thường. Mà nhận thức của người
thường, từ giác độ tới độ phân giải tình huống là khác nhau, nên các ghi chép của họ qua thời gian
cũng liên tục có những ảnh hưởng lớn nhỏ lên lời của Giác Giả. Lối dùng từ, ngữ pháp, các biểu tượng
đều có biến đổi qua thời gian. Khổng Tử cuối đời chuyên tâm nghiên cứu Chu Dịch, sau nhìn ra chuyện
tương lai, ông hiểu rằng hậu thế sẽ hiểu lầm, tới độ bây giờ ở xứ Á Đông rất nhiều người mắng chửi
ông.
Thành ra nguyên dạng lời Giác Giả giảng là không còn được như trước nữa. Hệ quả của chuyện này là
người đời nhập Tôn Giáo và Đức Tin lại làm một. Vấn đề theo sau chính là người ta không còn tin vào
Tôn Giáo nữa, và vì không còn tin vào Tôn Giáo nữa, nên người ta cũng nghi ngờ luôn Đức Tin. Hệ quả
của việc không còn Đức Tin vào Phật - Đạo - Thần là người đời liên tục xuất hiện các vấn đề về tâm lý.
Carl Jung là bác sĩ tâm lý, ông cực kỳ thông minh. Ông nhìn ra rằng mỗi người đều có một phần hết sức
thiêng liêng trong nội tâm, mong mỏi kết nối với một thế lực thần thánh - spiritual authority. Một khi từ
chối nơi đó, con người rất dễ đánh đồng mình với con vật để tận hưởng các nhục cảm. Nhưng vấn đề
là con người thực ra không cô đơn, và từ vô thức nội tâm vẫn không ngừng gửi tới các thông điệp về
đời sống, qua các dòng suy nghĩ bất chợt, hay giấc mơ.
Cho nên, Carl Jung nhận ra thế này: một khi con người còn theo đuổi Đức Tin, và các cực hạn đạo đức
của Đức Tin, thì lúc đó tâm lý trị liệu sẽ không còn cần thiết nữa. Tại sao người hiện đại gặp vấn đề về
tâm lý rất nhiều, là bởi vì họ quên đi sự đồng tại của Thần. Một khi con người có Đức Tin và lãnh trách
nhiệm với Đức Tin, các vấn đề tâm lý sẽ không còn tồn tại nữa. Thực vậy, bệnh nhân nào tới gặp Jung,
ông hỏi là có tin Chúa không? Hay có Tôn Giáo nào không? Nếu có thì ông nói đi xưng tội với các catholic
fathers, hoặc nếu Tin Lành thì gặp các elders,... Ông không phải là người Catholic nhưng các cha
Catholic đều rất quý mến ông. Thái độ của ông là thế này: nếu tin vào Chúa, mà Chúa còn không giúp
được người đó thì sao mà ông giúp. Ông chỉ giúp người nào không còn có Thượng Đế ở trong tâm. Và
kết quả của các cuộc trị liệu của ông, sau khi bệnh nhân khỏe mạnh, là họ bắt đầu có thái độ khác đối
với Đức Tin.
Có Đức Tin và lãnh trách nhiệm đối với Đức Tin là hai yếu tố quan trọng của việc "tin". Bạn đi nhà thờ
Catholic, bạn sẽ thấy người ta nói rằng "tin" Chúa, nhưng họ không đảm bảo là sẽ hành động như lời
Chúa, các điều răn sẽ không được tôn trọng, việc học tập Thánh Thư cũng không được duy trì. Cái mà
các nhà thờ hiện nay làm dễ thấy là nơi sinh hoạt cộng đồng. Jean Piaget là một kỳ tài tâm lý học khác,
ông phát hiện ra rằng giữa những gì người ta nói và những gì người ta làm là có một khoảng cách rất
xa. Bởi vì khi nói là trong bối cảnh người khác nghe, và lời nói sẽ được căn chỉnh để không gây quá
nhiều phiền phức cho người nói. Tương tự như vậy, khi hành động, người ta cũng sẽ tự nhiên hành
động theo hướng không gây phiền phức cho mình. Chỉ có điều là tình huống nói và tình huống hành
động đa phần lại khác nhau.
Micheal Sandel giảng triết ở Harvard có đưa ra một tình huống cứu 5 người hay cứu 1 người. Thực ra
Jean Piaget sẽ phản bác Michael Sandel ngay lập tức, rằng câu trả lời anh nhận được chưa chắc là câu
trả lời chính xác. Bởi vì tình huống nói và tình huống hành động là khác nhau. Thế nên các khái niệm
triết lý không thể được hiểu qua cách thảo luận, mà phải đi qua trải nghiệm - tức là người ta phải sống
trong tình huống triết lý đó. Ngày xưa các tăng ni tu hành đều phải có giai đoạn đi vân du, ôm bình bát
đi khất thực, có người gặp phải cám dỗ hồng trần, hoàn tục luôn. Nên thiền và tịnh không có nghĩa là
sẽ ngộ. Chính là một khi xếp đặt người có hiểu biết vào tình huống thử thách, xem họ có thực sự tin lời
giác giả hay không. Đó cũng chính là phát hiện của Jean Piaget.
Dông dài là như vậy, cũng hy vọng rằng ma quỷ nội tâm của người viết trang này không làm ảnh hưởng
tới người đọc. Nên nếu bạn đọc trang này, xin hãy xem mọi thứ chỉ là một gợi ý. Bạn chỉ có thể có trải
nghiệm chân thực cho mình khi chính mình học và thực hành lời Giác Giả.
Riêng hành trình tìm kiếm tâm linh của tôi là một con đường vòng. Tức là từ chỗ không tin vào bất cứ
điều gì trong đức tin Á Đông, tới việc phát hiện ra rằng những trí giả uyên bác nhất của Tây Phương
đều đang hướng về Trung Hoa, Ấn Độ sau khi nhận ra rằng vũ trụ quan Christianity hết sức chật hẹp,
chật hẹp tới mức ấu trĩ. Chúng ta có những thứ tốt nhất, nhưng vì chúng ta vấy bẩn nó, coi thường nó,
đó là bi kịch chung của người Á Đông.

Nếu bạn đọc trang này, sẽ biết tới tình huống lá cờ Việt Nam và Trung Hoa ứng với quẻ Địa Hỏa Minh
Di - con đường đau khổ. Chỉ hy vọng rằng đi qua con đường đau khổ của việc lạc lối tâm linh, chúng ta
có thể tìm tới bàn thờ các vị Giác Giả trong tâm hồn, mà không ngừng suy nghiệm, sám hối, và hướng
thượng.
Cà phê Melancholia
Carl Jung có gặp một trường hợp khá đặc biệt. Có một gia đình có 4 đứa con, 2 trai và 2 gái, cả bốn đứa
đều bị rối loạn tâm thần. Con gái có dấu hiệu từ trước dậy thì, con trai mãi sau này. Người con gái đầu
tuổi 20, yêu một người nam rất phù hợp và có giáo dục. Cuộc hôn nhân đầu tiên được hứa hẹn, sau vì
điều gì đó bị trì hoãn. Thế rồi cô bé lao vào tình yêu với các nhân viên làm ở công ty của cha cô. Tình yêu
giành cho chàng trai kia hết sức mãnh liệt. Tuy vậy, có điều kỳ lạ, là cô rất cẩn trọng với vị hôn phu tới
độ cô bỏ chạy khi anh muốn hôn cô, trong khi lại hết sức buông thả với nhân viên ở công ty. Cô cực kỳ
ngây thơ và trẻ con, như là không thể kiểm soát được việc mình làm. Một thời gian sau, khi cô nhận ra
những gì mình đã trải qua với đám đàn ông kia, cô nguyền rủa mình, mắc chứng hysteria trầm trọng.
Cô từ chối gặp người tình cũ, cũng như tất cả những người đàn ông qua đêm với cô.
Người con gái thứ hai khá lãnh đạm, cô lấy một người trí tuệ kém hơn. Mãi không có con, rồi sau lao
vào một tình-yêu-xa với một người bạn của chồng. Người con trai lớn là một chàng trai thông minh và
tài năng, chứng rối loạn tâm lý xuất hiện khi chàng trai phải chọn sự nghiệp cho mình. Anh quyết định
học hóa, nhưng khi vào trường đại học được sáu tuần thì anh nhớ nhà tới độ bỏ học, về nhà với mẹ.
Anh xuất hiện chứng ảo giác. Khi chứng bệnh thuyên giảm được một thời gian, anh quay trở lại
trường. Mỗi lần lên cơn anh đều dùng thuốc. Sau anh đính hôn, căn bệnh lại trầm trọng hơn khi anh
bắt đầu hoài nghi về lựa chọn của mình. Anh hủy hôn ước, và chứng bệnh kia vẫn dai dẳng không dứt.
Tới một lúc anh phát điên, và phải vào nhà thương điên ở nhiều tháng. Người con trai sau thì cực kỳ
căm ghét phụ nữ, ngoài người mẹ. Anh kiên quyết ở vậy tới chết, anh chỉ muốn lo lắng cho mẹ anh.
Carl Jung bắt đầu nghiên cứu từng trường hợp. Mãi sau ông phát hiện ra rằng tất cả đều liên quan tới
người mẹ. Ông nghi ngờ rằng người mẹ có bí mật gì đó mà không cho ông biết. Nhưng bệnh nhân của
ông là 4 đứa con, làm sao ông có thể nghiên cứu bệnh trạng của người không mắc bệnh, hoặc họ nghĩ
rằng họ không có bệnh. Bằng cách nào đó, ông thuyết phục được người mẹ gặp ông. Nguồn cơn của
mọi đau khổ của các đứa con dần hé mở. Người mẹ là một người phụ nữ rất tài năng và thông minh.
Tuy vậy, khi còn nhỏ, bà được giáo dục hết sức nghiêm khắc. Sự hà khắc này vẫn theo bà mãi sau này,
trong mọi mặt của đời sống bà đều duy trì nếp sống rất nghiêm túc. Mãi cho tới khi bà gặp một người
bạn của chồng, sau đó thì rơi vào lưới tình. Bà nhận ra rằng tình cảm này là từ hai phía. Tuy vậy,
nguyên tắc giáo dục trước đây của bà không cho phép một thứ tình yêu như vậy được tồn tại. Bà vẫn
cư xử là chẳng có gì xảy ra, và vẫn chôn giấu mối tình này trong lòng trong hai mươi năm, mãi cho tới
khi người đàn ông kia qua đời. Hai người yêu nhau trong thầm lặng, nhưng không ai nói với nhau lời
nào. Mặc dù mối quan hệ của bà với chồng mình có xa cách, nhưng bà vẫn không làm điều gì sai trái.
Những năm sau này bà liên tục mắc chứng trầm uất.
Carl Jung phát hiện ra rằng một cách tự nhiên những sự tình câm lặng trong bối cảnh nội tâm có thể
tạo ra một không khí rất ngột ngạt trong gia đình. Sự tiêu cực có tính lây lan sẽ tác động lên đời sống
đứa trẻ. Những đứa con gái đều bắt chước thái độ của người mẹ một cách vô thức, trong khi những
đứa con trai tìm kiếm tình yêu từ người mẹ đã trở thành một phiên bản người tình của mẹ, cũng vô
thức. Nên nguyên nhân sự từ chối tình cảm của đứa con trai đối với những người phụ nữ khác trở nên
rõ ràng đối với Jung. Những đứa con trai là hình ảnh "người tình lý tưởng" của mẹ. Và sự nổi loạn của
các cô con gái, chính là thứ mà người mẹ dồn nén trong lòng.
Trang này có lần nói về thứ tình yêu hủy diệt của người mẹ. Thực ra, vẫn không nằm ngoài phạm vi giải
thích của Jung. Đó là người phụ nữ Việt Nam, vì lí do bối cảnh văn hóa về việc sắp đặt hôn phối, hoặc
về sức ép của xã hội lên việc buộc phải lấy chồng, hay bị khinh rẻ bởi trong gia đình của-thờ-tự chỉ
giành cho con trai… họ bước vào cuộc đời với tâm lý đầy những dồn nén hết sức đau đớn. Nội tâm
của họ từ chỗ ngây thơ, trẻ con tới việc bị ném vào những cuộc hôn nhân tật nguyền với những gã đàn
ông bất tài, lười biếng và kém bản lĩnh – thứ sản phẩm của thời cuộc, hay di chứng của nền văn hóa
nông nghiệp – nền văn hóa không khuyến khích đàn ông dấn thân phiêu lưu. Tới khi những đứa con
trai từ họ được ra đời, từ nơi đó họ tìm thấy ý nghĩa sống và tình yêu thương. Chỉ có điều, tình yêu
thương đó của người mẹ sẽ tạo ra những lớp người yếu nhược về tâm hồn – và bé trai, trong cơn ác
mộng bước ra từ trang sách của Freud, sẽ muốn ở gần người mẹ như hình bóng người tình mơ ước.
Trong khi bé gái sẽ bước vào đời, với tâm hồn đau thương của người bị ruồng bỏ. Cái vòng xoáy lẩn
quẩn đó, tạo ra liên tục những người con trai hết sức hèn kém, và những người con gái trầm uất hay
nổi loạn.
Qua những câu chuyện của Jung, có thể ta sẽ nhìn lại rất nhiều vấn đề trong lòng mình, có lẽ ta có
chúng từ những người mẹ. Chúng ta nên đối diện với họ như thế nào? Ta chỉ có thể giành cho họ sự
thương cảm. Thời các bà, các mẹ, phần đông đều lớn lên trong bối cảnh hết sức tăm tối của thời cuộc.
Lẽ ra, những đau thương của họ có thể được giải đáp bằng minh triết của Đức Tin, vì Đức Tin cũng
như nước mắt Phượng Hoàng, sẽ làm lành những vết thương của tâm hồn. Rất tiếc, họ không có điều
đó. Họ vẫn phải bước tiếp trong sự đau đớn vô minh, vì người Cộng Sản xuất hiện hủy diệt và làm
biến dạng đi tất cả những liều thuốc sẵn có mà các giác giả ưu ái để lại cho kiếp nhân sinh.
Tháng 9, những đứa trẻ ở Việt Nam tựu trường. Người ta bắt đầu bàn về sự thối nát của một nền giáo
dục vô luân. Lại đúng thời điểm vẫn chưa biết được dịch bệnh rồi sẽ đi về đâu, trong khi bóng dáng
của những biến loạn thời cuộc đang tới rất gần. Đó là những đứa trẻ rất tội nghiệp. Chuyển sinh vào
những năm tháng này là những sinh mệnh hết sức dũng cảm. Một sinh mệnh bước vào cuộc đời này,
thật đáng thương biết bao. Trong số những đứa trẻ kia, bao nhiêu trong số chúng sẽ được đón nhận
tình thương yêu – tình thương yêu mà Dostoievsky nói rằng chỉ có thể xuất hiện khi ta nhìn thấy và
chấp nhận nguyện ý của Đấng Toàn Năng trên cuộc đời chúng? Hay là ta sẽ lại chứng kiến chúng bước
vào cuộc đời, hứng chịu sự tàn phá từ ma quỷ nội tâm của những người đang đè nén sầu muộn trong
lòng - cũng chính là cha mẹ chúng?
Điều tốt nhất ta có thể làm cho những sinh mệnh sống xung quanh, chính là đối xử thật tốt với bản
thân mình, xếp đặt và giải quyết các vấn đề trong tâm hồn mình. Nếu như nỗi đau trong quá khứ vẫn
còn đè nặng và gây bệnh trong tâm hồn, sớm hay muộn căn bệnh đó cũng một là lây sang người khác,
hai là đẩy những người mình yêu quý rời xa khỏi cuộc đời mình. Vậy nên, trong bất kỳ tình huống nào,
dẫu mọi chuyện có ra sao, bản thân mình vẫn là điều quan trọng nhất – quan trọng hơn hết thảy
những ám ảnh và đau khổ đã trải qua – mà điều đó, chỉ có thể có một khi Đức Tin trong lòng không
ngừng được nuôi dưỡng. Carl Jung đã liên tục nhắc tới tình huống đó, một khi con người còn duy trì
Đức Tin và theo đuổi các cực hạn đạo đức, thì tâm lý trị liệu sẽ không cần thiết nữa.

Ly cà phê này, không nằm ngoài hy vọng bạn sẽ chiêm nghiệm về tình huống của mình, và nhận ra rằng
mình xứng đáng với những điều cao quý hơn hết thảy những nỗi đau đã đi qua. Một khi tâm hồn trở
nên cao lớn, tự nhiên sẽ chiêu mời những điều tốt đẹp. Bởi lúc đó, bản thân mình tự nhiên thành
nguồn năng lượng để rất nhiều sinh mệnh khác có thể nương nhờ. Hãy luôn trân quý mình!
Như đã nói ở trang này nhiều lần. Lá cờ, thực ra cũng không khác gì lá bùa. Bùa chú ngoài biểu tượng,
còn chứa đựng tín tức mà người ta gửi vào trong nó. Tín tức đó được gửi đi bằng chú quyết - chú
quyết là một dạng thông điệp Đạo Sĩ gửi vào không gian khác, đánh động những sinh mệnh ở không
gian khác - tùy theo thông điệp mà các sinh mệnh khác có việc để làm, hay có nơi tá túc.
Lá cờ Việt Nam, và lá cờ Trung Cộng là "cờ máu", máu của người đã khuất. Nên lá cờ này chỉ mang lại
xúi quẩy cho ai treo nó. Âm Dương cách biệt, không thể ở chung một chỗ. Người Việt ngày xưa có tục
dựng cây nêu ngày tết, tuy 9 phần huyền hoặc, nhưng cũng là có 1 phần chân thực ở chỗ đó. Treo lá cờ
nào, thì chiêu mời thứ lá cờ đó mang theo. Xứ Phật treo cờ Phật, xứ quỷ treo cờ quỷ.
Về mặt biểu tượng, ngôi sao là tình huống xung khắc trong quan hệ ngũ hành Kim Mộc Thổ Thủy Hỏa.
Quan hệ ngũ hành cần thêm một vòng tròn bên ngoài, các yếu tố không ngừng tương sinh tương khắc
lẫn nhau, tạo ra tình huống cân bằng. Ngôi sao lớn ở giữa, chỉ có xung khắc, cứ không có tương trợ.
Rất nhiều xứ chọn biểu tượng ngôi sao này, ngay cả Hoa Kỳ - Nhưng hoa kỳ có tới 50 ngôi sao nhỏ, nội
trong mỗi một tiểu bang luôn có vấn đề tranh giành chính trị liên miên. Tới cả xứ cũng là trường kỳ
tranh đoạt - nhưng như thế lại là tốt - bởi tổng thể lá cờ Hoa Kỳ là Quần Long Vô Thủ - tức là 6 con
rồng, không có con đứng đầu. Sáu vạch trắng trên lá cờ của Hoa Kỳ là tượng quẻ Bát Thuần Càn -
Nguyên Hanh Lợi Trinh.
Nên sự xung khắc của họ, thực ra lại có ý nghĩa tốt đẹp. Một ngôi sao lớn ở Việt Nam, xung khắc tới
suy kiệt. Lá cờ Việt Nam tượng quẻ là Minh Di - ánh sáng bị hủy hoại, đồ quý vị vấy bẩn.
Ngược lại với lá cờ của cụ Trần Trọng Kim là quẻ Hỏa Địa Tấn - Đồ quý trên bệ thờ.
Chúng ta đặt lên bệ thờ cái gì? Điều mà chúng ta trân quý nhất - chính là sự thánh khiết nội tâm, ngõ
hầu có sự kết nối tâm linh với Thần Phật. Nhưng đồ quý bị vấy bẩn, chính là ta chấp nhận sự thánh
khiết nội tâm bị những lời tuyên truyền giả dối của Cộng Sản lừa dối. Tới như cụ Kình, cuối đời, trước
khi Đảng bắn vào đầu và bắn bay mất xương bánh chè trên chân cụ, cụ vẫn còn tin rằng Cộng Sản là
tốt. Một ông lão trung hậu có kết cục hết sức bi thảm, hỏi có bao nhiêu người trung hậu như vậy nữa
đã bị mắc lừa, và sẽ còn bị lừa? Nơi tôn nghiêm thờ Phật, nơi giáo đường thờ Chúa, người ta mang
tượng Hồ và cờ Cộng Sản vào treo. Điều quý giá nhất đối với người Việt Nam không còn là đức tin
chân chính vào giác giả nữa.
Không phải Carl Jung gần 80 năm trước đã nhìn ra tình huống Cộng Sản sao? Là Cộng Sản muốn thay
thế sự kết nối với thần quyền-spiritual authority trong tâm thức người ta.
Cụ Trần Trọng Kim cũng bị lừa: "Chúng ta đã mắc lừa một bọn lưu manh!"
Tới ngày hôm nay, còn bao nhiêu người đang bị Cộng Sản lừa? Phải chăng nhiệm vụ của chúng ta là
giúp người đời không còn bị nó lừa nữa?
Dostoievsky nói rằng mọi khổ đau trong đời sẽ biến mất, khi mỗi người trong chúng ta chịu trách
nhiệm cho hành vi sai trái của người khác. Có thể con người sẽ không làm được điều đó, nhưng chắc
chắn là việc làm chủ nghĩa Cộng Sản biến mất dễ hơn nhiều, khi người ta hiểu ra tình huống của nó, và
nói lẽ thật về nó.

Hãy nghĩ tới cái bàn thờ trong tâm hồn bạn, bạn đặt điều gì lên đó?
Giành cho những bạn thích Jung. Nội tâm con người là vùng đất đáng sợ. Bởi vì con người một khi
không còn Đức Tin hướng dẫn trong tâm hồn, tự nhiên sẽ có rất nhiều nỗi sợ khác. Họ rất dễ trở
thành nô lệ của những nỗi sợ đó. Abraham chỉ có một nỗi sợ duy nhất là làm trái ý đấng Yhwh. Đức
Phật sợ khổ, đức Milarepa sợ đọa thành ác thú vì ông giết người. Trước khi thành tựu các giác giả đều
có sự sợ hãi, nhưng là rất ít.
Một khi trong lòng có Đức Tin và kiên trì tới cùng đối với Đức Tin, tự nhiên mọi đe dọa khác của cuộc
đời này sẽ không còn đáng sợ nữa. Muốn hủy diệt một dân tộc, trước hết phá hủy văn hóa và căn
cước của dân tộc đó. Muốn hủy diệt sức chiến đấu của một con người, thì phải tiêu diệt Đức Tin trong
tâm hồn người ta trước. Không còn Đức Tin, văn hóa, căn cước hay các phương tiện kết nối với Đức
Tin, người ta sẽ sợ bất kỳ điều gì. Một khi tâm lý của người ta sợ hãi, thì rất dễ thao túng.
Đây là một nhân vật truyện tranh, nhưng là một nhân vật phản ánh rất chân thực tình huống mà Carl
Jung từng gặp phải khi ông gặp các bệnh nhân tâm thần. Đó là nếu như Đức Tin vào Thượng Đế trong
ông không vững vàng, rất có thể, ông sẽ trở thành nạn nhân của các bệnh nhân tâm thần tới gặp ông.
Harley Quinn là một nhân vật như thế, vốn là một bác sĩ tâm lý thực tập ở nhà thương điên Arkham.
Joker là bệnh nhân của cô, sau cô cũng điên điên khùng khùng như Joker.
"For psychoanalysis the patient’s mental condition is important, but still more important is the mental
condition of the doctor." - Carl Jung
Chắc bạn nghĩ mình bình thường? Nội tâm là vùng đất hết sức đáng sợ. Hãy thử lấy giấy bút, tìm nơi
riêng tư, và viết ra từng suy nghĩ của mình, hay ghi âm lại từng dòng suy nghĩ bất chợt.
Sau này nghe lại, bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị, rằng mình không hề cô đơn.
Có một bối cảnh tăm tối thế này: một dân tộc đa phần không còn tin vào Thần Phật, bị cai trị bởi một
đám người bị thần kinh - bạn nghĩ khung cảnh đó có lạ lắm không?

When you are having a pathological mind, you will be, sooner or later, pathologizing people around you.
Cà phê Inner Children
Một khi đã có gia đình, có con trẻ, người ta tập trung vào chúng tới mức không còn nghĩ tới một điều
hết sức thú vị. Có thể có một số để ý, nhưng đa phần đều không. Là điều gì vậy? Là trong một góc tâm
hồn của một số người trưởng thành thường hay xuất hiện những đứa trẻ. Chúng vẫn chưa lớn, chỉ là
chúng thầm lặng ở đó khi năm tháng trôi qua, lặng lẽ nhìn và chấp nhận một nhân cách khác tiếp nhận
lấy cơ thể và tâm trí, nhất là khi cái cơ thể đó buộc phải bước vào cuộc đời, đối diện với trách nhiệm
mưu sinh, nói như Jean Paul Sarte chính xác hơn - là bị ném vào cuộc đời. Trong nội cảm thi thoảng
chúng vẫn xuất hiện, dưới dạng thức của một dòng tâm tưởng, đòi một thứ gì đó mà ngày trước vì lí
do này khác mà chúng không thể có: que kem, gói bánh, chiếc chong chóng nhiều màu sắc…
Thật dễ dàng biết bao, khi những thứ chúng đòi chỉ là một ít quà bánh, một vài món đồ chơi nho nhỏ,
hay một tấm vé đi sở thú, … Lúc người ta nghỉ ngơi sau giờ làm việc vất vả, tự nhiên chúng xuất hiện,
đòi lại món “nợ” năm xưa. Thì mua cho "chúng" thôi, giờ đã là "người lớn" - là có tiền. Có được món
nợ rồi, chúng vui vẻ biến mất. Tự nhiên không xuất hiện nữa. Chỉ có điều, rất nhiều trong số những
đứa trẻ đó, chúng đòi cái khác. Có đứa đòi hỏi tình mẹ, có đứa đòi hỏi sự che chở của người cha,…
nên trong một thoáng chốc nào đó tự nhiên nhiều người lại rất muốn gần gũi, rất muốn gắn bó với
một ai đó.
Carl Jung có một bệnh nhân nam, anh gặp chứng trầm cảm, và anh muốn tự tử nhiều lần. Anh hiền
lành như đất, khi người anh trai nghiện ngập của mình hỏi vay số tiền 6000 Franc mà anh được thừa
kế, anh cũng đưa. Đưa xong rồi lâm vào cảnh để bụng đói triền miên. Lúc khó khăn, anh có thường
xuyên qua lại giúp đỡ một gia đình. Gia đình này có hai vợ chồng và 5 đứa con, người vợ mang thai đứa
thứ sáu, còn người cha thì tham gia một giáo phái gì đó hay đi biệt tích. Anh hay sang giúp đỡ người
phụ nữ kia cùng mấy đứa nhỏ. Người nữ kia quá yếu, sợ rằng không thể nuôi nổi sáu đứa con, anh
thương tình, hứa rằng có bề gì sẽ nuôi mấy đứa nhỏ. Sinh đứa thứ sáu xong thì người mẹ mất, trại tế
bần mang hết mấy đứa nhỏ đi, anh ráng lắm cũng chỉ được phép giữ lại một đứa. Sau này đứa trẻ bị
một người đi xe cán chết. Anh trai của anh qua đời, để lại người vợ. Anh nghĩ tới việc lập gia đình, anh
thương chị dâu của anh nay góa chồng ở một mình, nên anh viết thư xin cưới, bất chấp người này hơn
anh 17 tuổi. Người chị dâu, khi lấy anh thì phát hiện anh bị liệt dương, mãi vẫn không thể sinh hoạt.
Anh nói rằng anh chưa bao giờ xuất hiện ham muốn với người nữ, nhưng cũng không phải là anh có
ham muốn đối với người nam. Carl Jung phát hiện ra tình huống của anh: anh luôn đi tìm một người
mẹ. Mẹ anh mất năm 8 tuổi, anh ở với cha và anh trai. Người chị dâu của anh lo lắng cho gia đình từ
dạo đó, nên tình cảm đối với chị dâu rất sâu đậm, chỉ là anh không nghĩ đó là tình cảm giành cho mẹ,
mà là một thứ gì đó thân thương hết sức gắn bó. Cũng một thứ tình cảm đó, dẫn anh tới gần người
phụ nữ có sáu đứa con kia. Cuộc hôn nhân của anh hết sức căng thẳng những năm về sau, khi anh lang
thang bên ngoài, phát hiện ra mình có tình ý với một cô gái trẻ… Cô cũng có tình cảm với anh, nhưng
cô chỉ chấp nhận yêu anh nếu anh từ bỏ người vợ già. Anh chỉ là không thể làm thế. Với cô gái kia anh
có ham muốn của người đàn ông, nhưng sự gắn bó với người chị dâu thực sự sâu đậm, dẫu cuộc sống
vợ chồng không khác gì địa ngục. Nên anh thường xuyên nghĩ tới cái chết.
Đứa trẻ kia trong tâm hồn bệnh nhân luôn đi tìm một người mẹ - nên anh chấp nhận lấy người chị dâu
của mình. Nhưng có lẽ đứa trẻ kia vẫn chưa thỏa mãn những năm tháng cần mẹ của nó, nó vẫn không
buông tha anh, anh vẫn cần vợ, nhưng anh cũng cần một tình yêu. Sự đời oái oăm là hình mẫu của
người mẹ lại ở trong người vợ, và tình yêu anh tìm kiếm thì không thể tới với anh.
Phải chăng là như vậy? Phải chăng phần nào đó trong tâm hồn chúng ta chưa hề lớn? Những tâm hồn
trẻ thơ vì lí do này khác bị tách rời khỏi thân xác và tâm trí, chúng bị dồn ép vào một góc thầm lặng nào
đó của tâm hồn, chờ đợi vào một thời điểm nào đó, chúng bước ra, và đòi được sống quãng thời gian
chúng bị lấy mất?
Ta thấy người đời bận bịu với con trẻ, tất bật với dinh dưỡng, giáo dục, sức khỏe, tương lai… của đứa
trẻ. Nhưng ta không thể biết chắc rằng họ đang nuôi lớn đứa trẻ với giác độ của người trưởng thành,
hay là họ mang lại cho đứa trẻ kia những thứ mà đứa trẻ trong tâm hồn họ đang kêu đòi? Trong phút
giây khó chịu nào đó, nơi này đã buông lời bực dọc về cảnh người mẹ đút cơm cho con trai ăn ở cổng
trường. Tự nhiên bây giờ lại nhận ra rằng, có thể không phải là họ đút cơm cho con trai họ, mà chính là
đứa trẻ trong lòng họ cần sự quan tâm đó, nó muốn được thứ tình yêu thương đó. Thực khó nói, bởi
vì mỗi khi nhìn ra từng vấn đề trong nội tâm, ta sẽ nhận ra đó không hẳn chỉ là vấn đề của mình, mà
chính là vấn đề của thế hệ đi trước.
Dân tộc này có cái kỳ lạ, đề cao ông cha, đặt họ lên bàn thờ, đưa họ lên một vị trí không xứng đáng,
nên lớp người đi sau không bao giờ dám nhìn vào ma quỷ nội tâm, vốn phần nhiều bắt nguồn từ
những vấn đề di lưu từ những người sống ở thời trước. Khi lớp người sau khấn nguyện tổ tiên ông bà
phò hộ, họ cũng quên rằng tổ tiên ông bà cũng chỉ là người thường, trong vô thức từ chối những
khiếm khuyết trong đời sống của thế hệ cha ông. Họ đã sống cuộc đời của người thường, nên sẽ gặp
vấn đề của người thường. Trong những vấn đề phải gặp, có thứ họ giải quyết được, cũng có thứ họ
bất lực, chỉ có thể tự trách mình vô năng. Điều tai hại là các vấn đề đó lây lan sang thế hệ sau, nên dân
tộc loanh quanh trong việc duy trì tính căn cước thờ ông bà tổ tiên, không dám trực diện nhìn vào các
vấn đề nội tâm. Bởi một khi nhìn vào vấn đề nội tâm, tự nhiên trong vô thức sẽ có lời bao biện của ma
quỷ giành cho tội lỗi của thế hệ đi trước. Sở dĩ gọi nó là ma quỷ, là bởi lời bao biện của nó có thể làm
cho đời sau lặp lại cùng một lỗi lầm. Nên ma quỷ lại có thân người để tiếp tục sống.
Có thể ông cha chúng ta đã lầm lạc, ví như trong cơn gió bụi thời cuộc mà tin theo sự lừa dối của Cộng
Sản, nhưng điều tốt nhất mà ta có thể làm cho họ, chính là nhìn nhận sự ngây thơ thiển cận trong tâm
trí họ, để từ đó nhìn ra vấn đề mà họ để lại cho thế hệ sau – những vấn đề đó đang còn sống lẩn khuất
trong nhân cách của thế hệ sau và phát tác họa hại lên thời cuộc. Một khi nhìn nhận sự ngây thơ và
khiếm khuyết của họ, ta mới có thể giải quyết được vấn đề họ để lại trong tâm trí của thế hệ sau. Từ
đó cũng dừng lại nghiệp quả khổ đau mà họ để lại cho hậu thế, cũng là dừng lại những hình phạt mà
họ phải chịu đựng ở thế giới bên kia. Phải vậy không, ta có thể kính nhớ họ, và từ những năm tháng họ
đã sống ta nhìn ra được những việc ta không bao giờ được phép làm. Chỉ cần như thế, ta giải quyết
được mạch nối ma quỷ của thế hệ đi trước gắn vào tâm hồn mình, và qua đó ngăn được mầm độc lây
sang con trẻ, hay thế hệ tương lai.
Vấn đề sâu kín trong nội tâm của một cá nhân này không được giải quyết, rất có thể cũng xuất hiện
trong tâm hồn của rất nhiều cá nhân khác. Khi tất cả những cá nhân đó hợp lại thành một cộng đồng,
thì vấn đề của cá nhân qua cộng hưởng cường đại thành vấn đề của cộng đồng. Và vì họ không thể
giải quyết nó, nên các vấn đề sâu kín đó trong tâm thức cá nhân ghi dấu ấn lên thời cuộc. Nội tâm của
chúng ta như thế nào? Tại sao lại vẫn chấp nhận Cộng Sản? tại sao người Tây Phương lại có thể rũ bỏ
Cộng Sản mấy chục năm trước, còn chúng ta mãi bị đày đọa tới bây giờ?
Có điều gì đó sâu kín lẩn khuất trong nội tâm của phần đông người Việt Nam, di lưu từ năm tháng xa
xưa, đang phát tác lên thời cuộc. Nên một khi giải quyết được vấn đề của nội tâm, cũng chính là sẽ có
cách giải quyết được vấn đề của thời cuộc.
Cuộc thế xoay quanh đất một hòn
Sông chưa cạn đó, núi chưa mòn
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con
Cám cảnh khói mây mờ mịt biển
Lo đời sương tuyết bạc đầu non - Tản Đà
Ly cà phê này, chỉ nhắc lại một ý rằng, đối với mọi thứ trên đời, bản thân mình vẫn là quan trọng nhất,
một khi mình có đời sống nội tâm lành mạnh và phong phú, tự nhiên những người xung quanh và con
trẻ sẽ được thụ ích.
Ta không thể biết chắc chắn rằng một lúc nào đó một phần nào đó thấp bé và chưa trưởng thành trong
nội tâm lặng lẽ xuất hiện trong tâm thức dưới dạng một dòng tư tưởng, thôi thúc ta làm một việc chỉ
để sau đó, ta ngẩn ngơ trong hối tiếc vì không hiểu vì sao khi đó lại yếu đuối làm theo nó.

Sức mạnh của trí huệ là rễ cây không ngừng đâm xuống địa ngục, ngọn cây mới chạm tới thiên đường.
Cà phê Underground - a machiato
Đây là một phim rất hay của Nolan.
Một nhóm người có khả năng đi vào giấc mơ của người khác, bước vào đó để có thể khai thác các bí
mật trong chuyện làm ăn, hoặc phức tạp hơn, là gieo vào đầu người khác một ý tưởng. Từ ý tưởng
đó, họ có thể dựa vào nó để ra quyết định lên hiện thực đời sống.
Nhân vật chính do DiCaprio đóng, anh mang người vợ vào giấc mơ, trong mỗi một giấc mơ lại cả hai sẽ
lại ngủ tiếp, chìm vào một lớp nữa của giấc mơ. Thời gian cứ thế sẽ kéo dài, 5 phút ở hiện thực, nhiều
khi, qua rất nhiều lớp của giấc mơ, ở một tầng nào đó thời gian kéo dài, và họ sống một cuộc sống của
hai người trẻ yêu nhau tới 50 năm, tưởng chừng như mãi không già.
Nhưng tới một lúc, nhân vật chính bắt đầu nhận ra điều gì đó không ổn, và anh dù rất yêu vợ mình,
nhưng có lẽ tình yêu đôi lứa trong một thế giới mơ ước vẫn không đủ. Anh thấy thiếu một cái gì đó,
nên anh mang người vợ trở lại hiện thực. Để tỉnh lại, trở về một lớp khác của giấc mơ, cả hai phải
chết, nên họ thường cùng nhau tự tử trên đường ray. Người vợ rất sợ, nhưng người chồng muốn đưa
vợ trở lại hiện thực nên mặc cho nàng khóc, cưỡng ép nàng tự vẫn liên tục qua mỗi lớp của giấc mơ.
Cứ mỗi lần "sống lại", cả hai lại đều tìm tới cái chết, liên tục như vậy để tìm tới được hiện thực.
Cô vợ bắt đầu nhận ra đời sống vô thường, và cô bị bối rối. Rốt cuộc cái gì mới là thực tại. Hạnh phúc
của cô không phải là thực tại, chẳng phải nó rất chân thực sao, chẳng phải tình yêu đôi lứa đã mang lại
cho cô hạnh phúc tới gần 50 năm sao? Dần dần cô không còn niềm tin vào hiện thực nữa, và cô cũng
không còn sợ chết.
Trang Tử năm xưa ngủ mơ thấy mình là con bướm, tỉnh dậy vẫn không biết mình rốt cuộc là ai. Là con
bướm mơ Trang Tử, hay là Trang tử mơ con bướm?
Nam Kha Mộng Nhập Hoa Tư Quốc
Nhân Ức Anh Hùng Ngoại Ngữ Trung
Khi đã tỉnh dậy và trở về với hiện thực, cô bị bối rối. Người tình cho cô biết là cả hai đã về tới hiện
thực. Nhưng cô vẫn không tin. Vào ngày kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng: cô nhảy lầu tự vẫn, ngay
trước mắt người chồng.
Người chồng luôn tự trách mình trong lòng đã mang tới cái chết của người vợ. Anh luôn muốn trở về
căn phòng khách sạn, nơi anh hẹn gặp vợ mình, nên anh làm điều đó qua giấc mơ, một góc sâu kín
trong lòng anh vẫn là căn phòng và người vợ xinh đẹp trước lúc nàng tự vẫn. Mọi chuyện sẽ vẫn tốt
nếu Mal - tên người vợ, ở trong phòng đợi anh, chứ không ngồi trên ban công ở cửa sổ đối diện. Tuy
vậy, anh vẫn có công việc của mình. Chỉ có điều, giấc mơ của anh không còn ổn định nữa, hình bóng
người vợ vẫn xuất hiện. Cô xuất hiện để giết anh.
Những người bạn của anh bắt đầu nhận ra rắc rối đó, nếu anh không giải quyết vấn đề nội tâm của
mình, bạn bè của anh có thể sẽ phải chết theo anh.
Nên anh tìm tới căn phòng đó, đối diện với người vợ trong ký ức của mình. Ta nên dừng lại ở đây, và
không nên nói thêm nữa, hy vọng bạn có thời gian xem lại, tự có suy nghĩ cho mình.
Ai cũng có căn phòng tội lỗi như vậy trong tâm hồn, và như Dostoievsky viết về Hồi Ức Dưới Hầm, con
người sẽ hủy hoại thế giới này ngay khi được ban tặng cho mọi phước lành trên đất, chỉ để chứng
minh rằng mình không phải là một phím đàn dương cầm. Bởi vì ai cũng từng mắc lỗi, và ai cũng sẽ có
căn phòng tội lỗi trong tâm hồn, họ có thể vẫn sống với hiện thực, nhưng hầu hết thời gian vẫn là đối
phó với ma quỷ bước ra từ căn hầm đó.
Thời gian trôi qua 50 60 năm, người Việt Nam trong cơn khói bụi chấp nhận nghe lời người Cộng Sản,
tiêm một liều thuốc giảm đau, tỉnh dậy thấy mình đã trở thành tù nhân trong một bối cảnh tăm tối và
thê lương.
Giang sơn còn đâu? Quê nhà còn đâu?
Giữa những đòi hỏi trách nhiệm đối với cuộc đời, và áp lực từ ma quỷ nội tâm, rất nhiều người không
khỏi mệt mỏi và chỉ mong muốn có thể trút gánh nặng hoặc là từ đời sống, hoặc là từ nội tâm để có
thể vui sống mỗi ngày. Chỉ là họ không biết làm cách nào.
Nên hứa hẹn về một thế giới đại đồng không có áp lực từ đời sống của chủ nghĩa Cộng Sản hết sức
cám dỗ người ta. Bởi nó hứa hẹn rằng áp lực từ đời sống bên ngoài sẽ được loại bỏ, miễn là người ta
trao cho nó quyền tự do cá nhân. Trong vô thức rất nhiều người tin theo nó, cơ hồ như họ cảm thấy
rằng họ sẽ dồn sức để giải quyết được vấn đề nội tâm. Tới khi họ giải quyết được một cách tương đối
vấn đề nội tâm, quay trở lại hiện thực thì họ không còn có thể làm gì nữa, và ma quỷ từ thực tại lại
bước vào nội tâm và làm vấy bẩn tâm hồn họ lần nữa.
Đó là lí do vì sao, lời dối trá của người Cộng Sản vẫn rất hấp dẫn với những tâm hồn trẻ trung, là bởi vì
nó hứa hẹn cho họ sức mạnh.
Khi nội tâm cao lớn, người ta sẽ thấy sự quý giá của Tự Do. Nhưng hiện thực với người Cộng Sản là họ
dùng Tự Do để đánh đổi một liều thuốc giảm đau nhất thời.

Rất nhiều người thuộc thế hệ đi trước đã thử liều ma túy đó của người Cộng Sản, để tới bây giờ, dân
tộc này đang phải vất vả tìm lại Tự Do. Một ít caffeine, chỉ hy vọng sẽ làm được một vài tâm hồn u mê
thức tỉnh.
Inception là một phim rất đáng xem của Christohpher Nolan. Bạn sẽ thấy rất nhiều nơi có phân tích rất
sâu về phim này. Tuy nhiên, ly cà phê ở nơi này sẽ có dư vị hơi khác một chút. Lúc Cobb gặp lại người
vợ là Mal trong một tầng ký ức của mình, Mal đồng ý sẽ để những người bạn của Cobb đi, với điều
kiện Cobb ở lại đó với Mal. Cobb ban đầu đồng ý, để Mal nói ra nơi cô giữ những người bạn của mình.
Sau đó Cobb nhìn thẳng vào Mal, và dù trong đôi mắt anh bắt đầu rớm lệ, anh nói với Mal rằng vợ anh
đã chết, rằng trước mặt anh chỉ đơn giản là cảm giác tội lỗi trong tâm hồn anh, dẫu anh rất bất ngờ về
hình dáng của cô hết sức chân thực, chân thực tới độ những khiếm khuyết trong tính cách và hình dáng
của Mal cũng được sao chép hết sức hoàn hảo. Anh luôn ước gì được tiếp tục sống với Mal, và cảm
giác tội lỗi đó của anh – một bản sao của Mal trong tâm hồn anh cũng biết, và vì vậy nó ráng sức kéo
anh về với nó. Anh trốn chạy nó, sợ hãi nó, và anh biết nó rất căm hận anh. Cho tới khi anh nhìn thẳng
vào nó, nói rằng:
- Nhìn cô đi! Cô chỉ là cái bóng của vợ tôi. Và cô là điều tuyệt vời nhất mà tâm trí tôi có thể nghĩ tới,
nhưng… rất tiếc, cô không phải là vợ tôi.
Bản sao kia chụp lấy con dao trên bàn, đâm vào người Cobb:
- Cái này thấy có thực không? (Does this feel real?)
Lúc Đức Phật tọa thiền dưới gốc Bồ Đề, ma vương Mara xuất hiện và thử thách ông. Lúc Jesus ở trong
hoang địa, Satan luôn cám dỗ ông. Đó là câu chuyện mà người đời sau được kể lại. Chỉ là, rốt cuộc đó
là ma vương, là Satan, hay chính là một góc tâm hồn thế tục đã được tạo ra trong nội cảm của Đức
Phật và Jesus trước khi hai vị tu thành? Những đứa trẻ trong nội tâm, thực ra là kết quả của một lối tư
duy, của những lời hứa hẹn mà ta tự giành cho mình khi gặp phải những khó khăn khi còn nhỏ. Những
suy nghĩ trong đầu, phải chăng chúng cũng có đời sống? Chúng có đời sống là bởi vì khi suy nghĩ về một
điều gì đó, người ta cấp cho nó năng lượng của não bộ, nên chúng không ngừng được nuôi dưỡng, và
chúng cũng cần được nuôi dưỡng, nên sẽ còn tìm tới làm phiền người ta. Một khi người ta chìm đắm
mãi trong những dòng suy tưởng mà vẫn không thể thoát ra, những thứ đó lớn dần, lớn tới độ can
thiệp tới hành vi trong đời, tới rất nhiều quyết định quan trọng.
Ta tưởng rằng ta hoàn toàn có lí trí, và đủ văn minh để có thể làm những điều ta muốn trong đời một
cách tỉnh táo. Dostoievsky không cho rằng như thế, ông nói rằng khi nhắc tới lịch sử người ta không thể
nói rằng nó xảy ra một cách có lí trí (rational), khi muốn nhắc tới khái niệm đó là có cái gì đó nghẹt
trong cổ họng. Tức là có rất nhiều dòng tư tưởng như vậy, có thể là hình bóng người cha, người mẹ,
người bạn, những đứa trẻ, vẫn không ngừng trong một góc nào đó của tâm hồn theo dõi, và thi thoảng
nói lên suy nghĩ của họ. Ta chụp lấy dòng tâm tưởng đó, mà không biết nó từ đâu, cho rằng là trực giác,
hoặc là linh cảm, nên lặng lẽ nghe theo nó trong rất nhiều chuyện. Mỗi lần nghe theo nó, là gia cường
sự kết nối với nó, và nó trở nên mạnh mẽ, trở thành luồng tư tưởng chủ lưu trong nội cảm, quyết định
mọi mặt của đời sống.
Việc suy nghĩ lại quyết định được tính cách, từ tính cách quyết định số phận thực ra rất có cơ sở chính
là như thế. Bởi vì khi một sinh mệnh chỉ có thể tồn tại trong môi trường có thể cho nó những gì nó
xứng đáng có, không hơn, không kém. Có một chứng bệnh kỳ lạ thế này, thường gặp ở nữ giới, là họ
rất thích soi gương. Không nhất thiết là phải trang điểm mới ngồi trước bàn gương, nếu có thể, họ sẽ
giành hàng giờ để ngắm nhìn mình mà không hề thấy nhàm chán. Phải chăng là có một điều gì khác,
khác với bản thân họ, đang chiêm ngưỡng một thân thể mới mà nó có được – dẫu chỉ là một giai đoạn
hết sức ngắn ngủi?
Đây là một topic hết sức phức tạp, nhưng ý tưởng mà nó gợi mở chỉ đơn giản là thế này, nhiều khi kẻ
thù không nằm ở bên ngoài, mà chúng nằm ở bên trong, thi thoảng mời gọi ta buông thả một chút, hay
phiêu lưu một chút với mối tình đồng giới, hoặc đáng sợ hơn, là nói ta nhảy qua cửa sổ, hay uống vài
viên thuốc ngủ, kết thúc cuộc đời này cho xong.
Nhưng làm sao biết được rằng luồng suy nghĩ nào là chân chính của mình, mà không phải là của ma
quỷ nội tâm? Đó là câu trả lời mà tự mỗi người phải tìm ra cho mình.
Nơi này vẫn thường nhắc về tình huống Cộng Sản. Thực ra, đó là một đặc thù trong tâm trí người Việt
Nam, và người dân ở các quốc gia Cộng Sản nói chung. Đó là nỗi ám ảnh được tạo ra từ khi người ta
còn bé thông qua nền giáo dục tẩy não. Chừng nào người Việt Nam vẫn còn chưa dứt khoát đối diện
với nó, chừng đó, nó còn trong bóng tối định đoạt rất nhiều tình huống trong đời người. Tại sao dân
Ba Lan lại có thể rũ bỏ Cộng Sản một cách hết sức nhẹ nhàng khi hồng y Jean Paul II đăng cơ? Là bởi vì
trong nội tâm của họ, dẫu ngoại cảnh có thế nào thì Thượng Đế vẫn cao hơn hết thảy. Nên những suy
nghĩ bắt nguồn và liên quan tới Thượng Đế quyết định cuộc đời họ.

Còn dân tộc này, bao giờ mới có thể thoát khỏi ma quỷ trong nội tâm của mình?
Cà Phê Dịch
Tình huống Đồng Tâm là một tình huống thú vị. Theo Hán Tự, chữ đồng (侗) gồm có 8 nét, ý nghĩa là dại
dột, ấu trĩ, kết hợp với 4 nét trong chữ Tâm 心, lấy số 8 ở trên làm thượng quẻ, số 4 làm hạ quẻ, được
quẻ Địa Lôi Phục. Phục có nghĩa là trở về, 1 hào dương và 5 hào âm. Hào dương lại nằm dưới cuối
cùng.
Sơn Ngoại Thanh Sơn Chi Tượng, núi cao còn có núi cao hơn. Sau quẻ Bác (đổ vỡ), là quẻ Phục. Quẻ
này nói về tình huống vật cực tất phản, trong sáu hào, xuất hiện hào Dương ở dưới cùng - quần thể
Âm tới hồi cực thịnh, thì Dương cũng bắt đầu hình thành. Người xấu rất đông, nhưng số ít người tốt
đã xuất hiện.
Bên trái chữ Đồng kia lại có chữ nhân (亻), chữ Đồng tự nó nghĩa là việc dại dột, cái người hữu ý làm
việc ấu trĩ dại dột kia đang mở đường cho chính khí quay trở lại. Rất có thể sự tình này làm cho rất
nhiều cán bộ lão thành hay có thâm niên trong Đảng nhìn ra một vài chuyện trong đời.
Tuy vậy, nếu hiểu chữ Đồng theo giác độ người đặt tên, thì chữ Đồng kia lại có nghĩa là đồng ruộng,
như Đồng Sênh, bên trái bộ Đồng lại là bộ Thổ (土) . Chữ Đồng này lại có tới 9 nét (垌), lại lấy chữ
Đồng này làm thượng quái, với hạ quái là chữ Tâm, lấy được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng - kẻ mạnh tới từ
bên ngoài làm điều càn quấy.
Vô Vọng có nghĩa tự mình không làm điều càn quấy, điều càn quấy từ bên ngoài. Chữ Đồng, lại có bộ
Quynh, 冂, quynh là biên duyên của xứ sở, bên trong bộ Quynh có Nhất (一) và Khẩu (口), hàm ý có thể
là tất cả đều chỉ có một cái miệng, cái miệng này đều nói tới một chuyện.
Chữ khẩu (口) trong chữ đồng có chỗ trống bên trong, là quái Ly, chữ Tâm còn có nghĩa là Tim, thuộc
hành Hỏa - cũng ứng với quái Ly. Trên dưới đều là lửa, thành quẻ Ly Vi Hỏa - tượng người có trí tuệ
tranh nhau. Trong Kinh Dịch còn gọi là Môn Hộ Bất Ninh - gia đình xào xáo.
Chữ Đồng thứ nhất có bộ Nhân nằm ngoài bộ Quynh, là người ngoài tới. Chữ Đồng này lại hợp với
chữ Nhân thành quẻ Phục - tượng người xấu áp đảo, người tốt dù rất ít, cũng xuất hiện, nhưng nằm ở
dưới cùng. Người ngoài tới làm chuyện ác.
Chữ Đồng thứ hai, hiểu theo cách nghĩa đồng ruộng, là câu trả lời của đất trời - thổ nằm ngoài bộ
Quynh. Người ta giành đất, nhưng đất (thổ) biết nó là của ai, nên nó hợp với chữ Tâm thành quẻ Vô
Vọng (Innocence).

Nhìn vào sự kiện Đồng Tâm, đã biết có người đang tâm làm chuyện ác. Đất trời đều có mắt, niềm vui
thì ngắn ngủi, năm tháng lại vô tình, trước sau gì người đời cũng phải đối diện với những tội ác mình
làm trong cõi vô minh.
Cà Phê Inner Gods 1
Điều tuyệt vời của Dostoievsky là ở chỗ, tuy ông là nhà văn, nhưng mỗi hình ảnh, tình huống, mà
Dostoievsky để lại đều mang tính biểu tượng của minh triết. Người đời thường hay tách biệt triết gia
và nhà văn, thực ra triết học không cao hơn văn chương, bởi vì từ Dostoievsky âm vang tình huống của
minh triết qua hơi thở của văn chương. Hãy bắt đầu ly cà phê này bằng câu chuyện về nhân vật chính
trong tác phẩm Hồi Ức Dưới Hầm của Dostoievsky. Hình ảnh của Người Đàn Ông Dưới Hầm – The
Underground Man là một hình ảnh đặc biệt. Gã là một tên nghèo mạt, nhưng cũng có giáo dục và hiểu
biết. Một lần ghé vào nhà thổ, gã gặp một cô gái tên là Liza. Vì gia đình quá nghèo, nên cha bán cô cho
nhà thổ làm gái.
Cô còn rất trẻ, và cũng rất ngây thơ, cô hơi ngại giao tiếp với khách, trong lời nói của cô chứa đựng
niềm u uẩn từ việc bị gia đình đưa vào nhà thổ để kiếm tiền. Lúc gã gặp cô, gã rất coi thường cô. Bằng
một chút hiểu biết của mình, gã kể cho cô nghe về viễn cảnh của các gái điếm qua thời xuân sắc, tấm
thân tàn tạ không còn ai đoái hoài, qua đời hết sức cô đơn trong bệnh tật và nghèo khó. Cô bé nằm
trên giường với gã, tâm hồn cô bé mong manh. Càng lắng nghe gã trong lòng cô càng thống khổ, cô bé
cắn chặt cổ tay tới chảy máu để nén tiếng khóc. Có lẽ cô sẽ kết thúc như những cô gái điếm già khác,
trong khi tâm hồn cô gái mới lớn vẫn còn hy vọng về một tình yêu lãng mạn. Cô để ý tới anh chàng sinh
viên trường y, anh chàng viết thư cho cô. Anh chàng sinh viên kia không biết cô là gái điếm, và có lẽ, cô
cũng không muốn cho anh chàng biết.
Còn gã – kẻ tới từ căn hầm – mơ tưởng về một hành trình mà gã có quyền năng cứu chuộc – thứ ảo
tưởng mà gã có được từ văn chương. Trước một tâm hồn mong manh đang đau khổ, gã thấy mình
như người hùng, muốn dang tay che chở. Cô bé tin vào gã, muốn trở thành một nhân vật trong câu
chuyện đầy lãng mạn mà gã vẽ ra. Cô kể cho gã về anh chàng sinh viên, và bức thư anh gửi cho cô. Chỉ
có điều, gã quá nghèo. Nghèo tới độ gã rất hối hận vì đã cho cô bé địa chỉ căn hộ gã ở. Gã còn hối hận
vì nói với cô bé rằng khi nào cần thì tới gặp gã. Gã lo lắng từng ngày. Tới một ngày, cô tới gặp gã thật.
Cô bé rất dịu dàng lắng nghe gã nói, trong căn hộ tồi tàn, đúng vào lúc gã cũng chẳng còn bao nhiêu
tiền. Thế rồi gã trở nên bực dọc, và giành cho cô bé những lời lẽ hết sức độc ác. Điều kỳ lạ là cô bé đặt
tay lên người gã, như cảm thông cho gã. Rồi gã chịu không nổi nữa, gã nói với cô bé là gã chỉ chơi đùa
với cô bé thôi, và gã chế giễu cô bé. Cô bé đứng dậy, bỏ đi, gã dúi vào tay một vài đồng tiền – xem như
trả công cho một gái điếm tới phòng gã. Cô bé ném mấy đồng bạc, rồi bỏ đi, không nói lời nào. Cô
không cho gã đối xử với cô với như gã đối xử với gái điếm.
Tâm hồn gã là một tâm hồn hết sức yếu đuối, và đặc điểm của một tâm hồn yếu đuối là nó đặc biệt yêu
thích quyền lực, hay sức mạnh. Việc một tâm hồn yếu đuối có được sức mạnh, hay quyền lực là một
tình huống hết sức nguy hiểm – bởi vì nó sẽ dùng thứ quyền lực đó, bóp nát những sinh mệnh hết sức
mong manh. Những lời gã nói với Liza trong nhà thổ, thực ra chính là gã đang nói với mình. Liza không
may ở trong vở diễn đó của gã. Cho tới khi hiện thực nói với gã rằng gã phải có trách nhiệm với lời nói
của mình, vì người ta sẽ tìm tới gã. Lúc đó tâm hồn gã bắt đầu sợ hãi, sợ hãi vì nó đối diện với trách
nhiệm lớn hơn nhiều so với sức chịu đựng của nó. Nên nó tỏ ra độc ác, bởi độc ác là cách duy nhất để
nó trốn chạy cái trách nhiệm kia. Liza ngây thơ, tìm tới gã, an ủi gã. Lúc cô bé nhận ra gã đùa cợt với
tình cảm của mình, cô dứt khoát bỏ đi, ném luôn mấy đồng rúp gã dúi vào tay.
Sau này, nhớ lại, trong lòng gã là cảm giác tội lỗi, không biết nàng ở đâu.
Trong đời, qua những năm tháng yêu đương, ít nhiều người ta cũng nếm trải tình huống này. Tự nhiên
một gã con trai chững chạc hẳn khi có người yêu, ra chiều cũng hứa hẹn về tương lai của cuộc tình, tới
hồi cảnh tượng về một cuộc sống mà ở đó người nam phải có trách nhiệm với gia đình của mình trở
nên rõ ràng, trong đó quan trọng nhất là phải có tiền, tự khắc nhiều gã quay đầu chạy mất. Có những
gã đàn ông ngu ngốc hơn, bước vào cuộc sống gia đình, tới khi con trẻ xuất hiện thì mới nhận ra trách
nhiệm của mình, hay vì một biến cố nào đó gã không còn có thể dựa dẫm vào cha mẹ nữa, mà phải tự
mình gánh vác, gã quay sang đổ lỗi cho người phụ nữ và trẻ con trong gia đình, gã bạo hành gia đình
bằng thứ sức mạnh duy nhất gã có - keo kiệt về tiền bạc, hằn học trong lời nói, bạo lực với vợ con - gã
dùng tất cả những thứ mà tâm hồn yếu đuối của gã có thể chạm tới để hành hạ họ. Gã làm thế, là bởi
vì người phụ nữ và trẻ con trong gia đình là đối tượng mà qua đó gã có thể cảm giác được quyền lực.
Hay lấy ví dụ đơn giản hơn, là nhiều gã đàn ông thấy người yêu có bầu thì kêu đi phá, còn không thì
chạy mất bởi trách nhiệm nuôi nấng đứa trẻ với họ quá lớn.
Đây không phải là chuyện gì xa lạ với những người đã từng đi qua thời trai trẻ, rất nhiều gã đàn ông
vẫn có cái căn hầm đó trong lòng mình, như anh chàng Cobb trong Inception - không ngừng tự nguyền
rủa bản thân vì bi kịch xảy ra với người yêu, đi vào giấc mơ chỉ để gặp người tình. Có lẽ rất nhiều gã
đàn ông cũng thường quay lại miền ký ức đó, nơi ta lưu giữ hình bóng người xưa – người mà vì sự yếu
hèn của nội tâm đã đành đoạn phụ bạc. Nên các cô có yêu ai, kinh nghiệm của nơi này vẫn nên là hãy
yêu người có điều kiện một chút – bởi dẫu sao, không ai biết được gã đàn ông kia có thể chịu đựng
được tới đâu. Đừng quên rằng tình yêu sẽ nhảy ra khỏi cửa sổ, khi cái nghèo đi vào cửa lớn. Đùa một
chút.
Carl Jung có nói về những tâm hồn như thế, và với ông, đó là những tâm hồn yếu đuối. Bởi vì chúng
yếu đuối, nên một khi chúng chạm được vào quyền lực, chúng sẽ trở thành một thế lực hủy diệt.
“Cảm giác yếu đuối của một cá nhân, hay cảm giác rằng mình không hề tồn tại, được bù đắp bằng sự
bộc phát ham muốn thứ quyền lực trước sau chưa hề có. Nó là cuộc nổi loạn của những kẻ bất lực, và
là lòng tham không đáy của tầng lớp bần cùng.”
“The individual’s feeling of weakness, indeed of non-exist­ence, [is] compensated by the eruption of
hitherto unknown desires for power. It [is] the revolt of the powerless, the insatiable greed of the
“have-nots.”” (Carl Jung, The Fight with the Shadow)
Nơi này đã từng nhắc tới một khái niệm hết sức phức tạp, rằng Carl Jung cho rằng những tâm hồn yếu
đuối nhất sẽ xuất hiện và trở thành lãnh tụ của những tâm hồn yếu đuối khác. Bởi âm vang từ sự hỗn
loạn nội tâm chính là lời mời gọi của ma quỷ - sự thèm khát vô độ quyền lực và sức mạnh. Những gã
đàn ông yếu đuối nhất, sẽ là những gã đàn ông hung ác nhất – và một khi quyền lực tới tay họ, họ trở
thành những tên đồ tể của thời đại. Điều đáng sợ là trong mỗi người đều có sự yếu đuối đó. Cái cảm
giác bất lực trước phù hoa của thời cuộc vốn có thể loại bỏ bằng tình huống của Đức Tin, dần dần
không còn có thể giải quyết. Tại sao nói thế? Bởi vì một khi người ta còn theo đuổi Đức Tin, thì người
ta sẽ tỉnh thức – hay khai ngộ. Mà xuyên suốt lịch sử, các giác giả khai ngộ đều là ở trong tình huống
không có gì trong tay. Đức Phật từ bỏ ngôi vị Thái Tử, Jesus lang thang trong hoang địa rồi trở về xứ,
Lão Tử cưỡi trâu về Tây, hành trang hết sức đơn sơ.
Có một người giàu gặp tiên tri Jesus, kể cho ông nghe về nỗi khổ của mình. Jesus nói với ông rằng ông
phải từ bỏ đi tài sản của mình nếu muốn về Thiên Quốc. Người này buồn bã, ông không đành, ông có
nhiều tài sản lắm. Jesus nói với học trò của ông, người giàu muốn lên Thiên Quốc còn khó hơn là con
lạc đà chui qua cái lỗ kim. Thực ra rất nhiều người hiểu lầm đoạn này, không phải là người giàu sẽ
không theo Jesus được, mà bởi vì người ta có sự ràng buộc vào tài sản. Sự ràng buộc luôn là thứ ngăn
cản người ta tới sự tỉnh thức. Bởi vì rõ ràng là mọi sự ràng buộc đều mang lại cảm giác thiếu thốn.
Người tu phật gọi là chấp trước.
Cách mạng Công Nghiệp từ vài thế kỷ trước tạo ra nhiều của cải hơn, và vì thế nên áp lực đối với Đức
Tin rất lớn. Đặc biệt lớn khi mà Đức Tin bị các hình thức tôn giáo thế tục làm cho băng hoại. Bởi vì trái
ngược với tình huống từ bỏ ràng buộc, các cơ sở tôn giáo hết sức xa hoa, chính là trung tâm của các
ràng buộc. Tài vật đều tập trung vào đó, tuy là từ lòng thành của người mộ đạo, nhưng quản lý một
lượng tài sản lớn như vậy, cần kỹ thuật của người thường. Người có thẩm quyền đối với số tài sản
đó, đa phần, lại là những người có ảnh hưởng trong các cộng đồng tôn giáo. Bi kịch mà người ta nhìn
thấy, đó là thay vì tiếp nối việc hoằng dương lời giác giả, người ta hành động chỉ nhằm mục đích làm
số tài sản đó nhiều thêm. Nhà thờ, nhà chùa, … hết thảy đều không còn thanh tịnh nữa là tai họa của
thời cuộc.
Gọi là tai họa, là bởi vì khi Đức Tin bị biến dạng, và người đời trở nên càng lúc càng bị ràng buộc vào tài
vật, sự chênh lệch giàu nghèo càng lúc càng lớn. Từ đó xuất hiện một tầng lớp đông đảo những con
người có nội tâm yếu đuối. Lớp người có nội tâm yếu đuối này bắt đầu trao cho chính quyền một thứ
quyền lực đáng sợ - thứ quyền lực được phép kiểm soát và phân phối tài sản. Chủ Nghĩa Cộng Sản lừa
được người ta chính là vì nó lừa được những tâm hồn yếu đuối đó. Hitler, Lenin, Stalin, Mao, Hồ…
chính là những tâm hồn yếu đuối nhất. Trong những tâm hồn đó xuất hiện sự thèm khát vô độ quyền
lực. Carl Jung nhìn ra chuyện đó, ông nói rất rõ rằng Hitler chính là hiện thân tài tình và hoàn thiện nhất
của tất cả những gì thấp kém nhất của tâm hồn một con người.
“Ông ta là một người vô năng, không thể thỏa hiệp, vô trách nhiệm, tâm lý bệnh hoạn, đầy những
tưởng tượng sáo rỗng và trẻ con, nhưng lại được thiên phú thứ trực giác nhạy bén của một con chuột
cống.”
“He was an utterly incapable, unadapted, irresponsible, psychopathic personality, full of empty, infantile
fantasies, but cursed with the keen intuition of a rat or a guttersnipe.”
Bài viết này, vốn đã có thể dài hơn, nhưng xin không làm đau đầu người đọc thêm nữa. Chỉ xin nhắc
nhở rằng, Hitler, Mao, hay Hồ thực ra đều là cùng một tình huống đó. Kể cả những tâm hồn yếu đuối
sau này đang ngồi ở Ba Đình, với lòng tham không đáy gây nên cuộc thảm sát ở Đồng Tâm. Chúng ta
đang chứng kiến những tâm hồn yếu đuối với lòng tham vô độ, không ngừng trộm cắp và bất chấp đạo
lý để làm chuyện vô luân.
Dân tộc Việt Nam trong cơn khói bụi của thời cuộc, mỗi người đã không nhìn ra sự vô minh và yếu đuối
trong lòng mình, và chọn lựa một đám lưu manh để trao cho chúng thứ quyền lực của chính quyền.
Thứ mà chúng đang làm, chính là dùng quyền lực đó để hủy diệt dân tộc này.
Nơi này từng nói về những đứa trẻ chưa lớn trong nội tâm – đừng coi thường những đứa trẻ đó – một
khi chúng có sức mạnh, chúng sẽ vì nỗi đau trong quá khứ mà làm điều độc ác.
"Đừng nghĩ rằng ta tới đây để mang lại hòa bình trên đất. Ta không mang tới đây hòa bình, ta mang tới
một thanh kiếm."
Matthew 10:34 - Do not suppose that I have come to bring peace to the earth. I did not come to bring
peace, but a sword.

(còn tiếp...)
Cà phê Inner Gods 2
Ly cà phê trước bắt đầu bằng một câu chuyện tình u tối bước ra từ trang sách của Dostoievsky. Nhưng
tình yêu không phải là vấn đề trọng tâm, nó chỉ là một phạm vi rất nhỏ bé ví dụ cho tình huống một khi
tâm hồn yếu đuối đang khao khát có sức mạnh và quyền lực, sẽ bóp nát một sinh mệnh khác nhỏ bé
mong manh hơn nó ngay khi nó nhận ra rằng nó không có đủ sức mạnh để song hành cùng sinh mệnh
đó, và sức mạnh nó có ngoài để hủy diệt thì nó không biết làm gì khác. Điều quan trọng ở đây, chính là
nội tâm của dân tộc, phản ánh lên thời cuộc. Trong lịch sử dân tộc, nội tâm yếu nhược làm người ta trở
nên khao khát tài phú, thứ tài phú có được bằng quyền lực, nên người ta lại thèm muốn quyền lực
một cách vô độ, cho tới khi có được quyền lực, người ta sẽ dùng nó bất chấp đạo lý để thỏa mãn lòng
tham không đáy.
Sở dĩ chủ nghĩa Cộng Sản có thể lừa được người đời từ khi nó xuất hiện, chính là vì nó nhìn ra cái khao
khát thầm kín đó của con người. Sự ràng buộc vào tài phú, phù hoa trong kiếp người ngắn ngủi. Cho
nên tại sao những người trẻ tuổi rất dễ bị cám dỗ, đặc biệt là ở những nơi phồn hoa nhất, chủ nghĩa
Cộng Sản mới thực sự thành hình và tồn tại. Trong một giai đoạn lịch sử kể từ khi nhà thờ Catholics
xuất hiện, tài vật của Âu Châu đều tập trung vào đó, sự phân biệt giàu nghèo rõ ràng nhất chính là giữa
tầng lớp tăng lữ và tầng lớp thợ đá xây nhà thờ. Đám thợ đá là nhóm người nhìn ra được tình huống
xa hoa của nhà thờ Catholics.
Umberto Eco là một tác giả lớn chuyên nghiên cứu về đề tài này, Con Lắc Foucault, Tên Của Hoa Hồng,
Nghĩa Trang Praha,… là những tác phẩm về thời gian này. Nếu bạn có dịp đọc qua, sẽ thấy đời sống
tăng lữ được mô tả hết sức chi tiết. So với đời sống của người Âu Châu nói chung, giới tăng lữ có đời
sống hết sức thoải mái. Tuy làm được nhiều việc tốt cho tâm hồn Âu Châu, nhưng như Nietzsche đã
nhìn ra, nhà thờ Catholics đã đạt tới cực hạn của nó, và việc duy trì căn cước của nhà thờ Catholics rất
khó khăn, nên họ không ngại dùng những kỹ thuật đàn áp hết sức sắt máu khi xuất hiện những lối diễn
giải Kinh Thánh khác nhau. Qua thời gian, các bộ kỹ thuật tra tấn, đàn áp được tích tụ, trở thành một
phương tiện hết sức hiệu quả trong việc kiểm soát đám đông. Các bộ kỹ thuật này, và sự yếu đuối
trong nội tâm – thoát thai từ ham muốn vào tài phú và phồn hoa trong kiếp nhân sinh là điều kiện hoàn
hảo của phong trào cách mạng vô sản. Cho nên từ những hội nhóm hoạt động kín tránh né sự đàn áp
của Vatican như Illuminati, Freemasonry, … Chủ Nghĩa Cộng Sản bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, ở Âu
Châu, các điều kiện vẫn chưa chín muồi đối với phong trào Cộng Sản, người Đức nhìn ra chuyện, nên
mới có chuyện người Đức gửi Lenin sang Nga, nơi có tầng lớp nông nô hết sức đông đảo.
Mục tiêu của người Đức, là dùng lớp người đông đảo nhưng yếu đuối và dễ bị thao túng đó hủy diệt
nước Nga. Đó là câu chuyện Cộng Sản ở nước Nga. Khi ta quay trở lại vấn đề, sau Đệ Nhất thế chiến,
sự thất bại của người Đức đưa người dân Đức vào một tình cảnh hết sức ngặt nghèo – vì bồi thường
chiến phí cũng như các hệ quả hậu chiến mà đời sống người dân hết sức khó khăn, người Do thái
trong bối cảnh đó lại không phải ra tiền tuyến, và do có trình độ kỹ thuật tương đối cao, cộng với sự
chăm chỉ và vốn hiểu biết về tính toán sổ sách quản lý tài chính, nên lớp người này không lâm vào tình
cảnh khó khăn như người dân Đức. Chính là từ tình huống này, nên chủ nghĩa Cộng Sản có dịp xuất
hiện trở lại ở nước Đức, qua một người có tên là Hitler. Nên Carl Jung đã viết rất chi tiết, rằng Hitler là
hệ quả của vô thức tập thể của người dân Đức dạo đó, chứ không phải là khởi nguồn. Người Do Thái,
một cách không hữu ý, bởi vì sự giàu có của họ, đã trở thành nạn nhân của ma quỷ bước ra từ vô thức
tập thể của người dân Đức.
Từ giác độ đó, ta nhìn ra được tình huống Cộng Sản ở Việt Nam, và Trung Hoa, chính là lúc chế độ quân
chủ không còn đủ sức chống đỡ trước sự xâm nhập của thế giới phồn hoa từ phương Tây, sự sụp đổ
của nó tạo ra một khoảng trống màu mỡ cho chủ nghĩa Cộng Sản lừa dối những tầng lớp dân chúng có
nội tâm yếu đuối. Chính lớp người yếu đuối với lòng tham vô độ đối với tài phú và quyền lực đã trở
thành những cỗ máy hủy diệt mới, tàn bạo và sắt máu hơn bất kỳ một nền quân chủ nào trước đó
từng xuất hiện. Hàng chục triệu người chết qua các cuộc thanh trừng chính trị, cải cách ruộng đất, nội
chiến quốc – cộng … chính là hệ quả của vô thức tập thể hết sức yếu đuối như thế.
Đó là ví dụ về việc ma quỷ từ sự hỗn loạn nội tâm có sức mạnh hủy diệt. Thanh kiếm mà Jesus nói tới,
chính là để con người chiến đấu với thứ nội tâm đó. Bởi vì trong lịch sử, hiểu biết về tín ngưỡng và
Đức Tin giúp người ta giải quyết được rất nhiều ràng buộc trong đời sống, từ đó có thể duy trì được
đạo đức, và một khi có quyền lực, họ sẽ không làm điều xấu. Tuy vậy, đó vẫn không phải là trọng tâm
của ly cà phê này mà chỉ là bối cảnh, bởi vì trọng tâm của ly cà phê này, chính là nói tới những vị thần ở
bên trong, mà Đức Phật, Jesus, và sau này một người thường là Carl Jung cũng phát hiện ra – The Inner
Gods.
Xin hẹn ở Ly Cà Phê Inner Gods 3.

(Còn tiếp)
Điều gì tạo nên thành công của trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh hiện tại? Là Calculus - nghiên cứu về
tính thay đổi liên tục - thứ được Newton và Leibniz nghiên cứu và hệ thống lại hoàn chỉnh. Nhờ vào đó
mà máy tính có thể nhìn ra sai biệt và các thay đổi ở mức hết sức vi tế mà mắt thường không thể nhìn
thấy. Giới hạn của máy tính trong việc nhìn ra các biến đổi đó là nằm ở bộ nhớ. Nhiều biến đổi cực kỳ
nhỏ hay cực kỳ lớn, tới mức bộ nhớ hiện tại không thể ghi nhớ hết, nên qua thời gian, khi sức mạnh
tính toán tăng lên thì trí tuệ nhân tạo cũng sẽ theo đó tăng lên.
Tuy vậy, nghiên cứu về sự thay đổi - the study of change - đã có ở Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước,
ghi chép lại trong Kinh Dịch - Nên Carl Jung nói rằng "khoa học" của người Á Đông chính là Đạo. Tinh
thần xuyên suốt của Kinh Dịch là Tất Nhiên Là Có Nguyên Do, và Ngẫu Nhiên Là Không Tồn Tại. Mọi sự
biến đổi ở vĩ mô sẽ có đối ứng ở mức vi mô, và ngược lại.
Thiên tài của Carl Jung chính là ông nhìn ra được tình huống tương tự dưới giác độ Phân Tích Tâm Lý -
nghĩa là biến đổi của các vô thức cá nhân, trong một quần thể là có sự liên kết với nhau. Nhìn thấy một
việc ác cũng làm thức dậy ác tính trong lòng. Ông nhận ra rằng trước khi Hitler xuất hiện, tâm hồn
người Đức liên tục xuất hiện dấu hiệu của cùng một loại ma quỷ.
Thái độ của ông, là nơi nào làm mình sợ hãi nhất, làm mình muốn tránh không nhìn vào nó nhất, thì câu
trả lời cho mọi rắc rối của mình sẽ nằm ở đó.
Bạn đọc trang này, xuyên suốt các bài viết về Jung, vẫn là giải thích các tình huống của người Cộng Sản.
Thực ra người Cộng Sản chính là một lớp người đã thất bại hoàn toàn trong việc đương đầu với ma
quỷ trong nội tâm. Nên từ đó bạn nhìn ra được tác hại của họ lên thời cuộc.
Biến đổi của nội tâm, có đối ứng lên sự biến đổi của thời cuộc là như thế. Và đó là khái niệm hết sức
phức tạp.
Rất nhiều người chỉ muốn giải quyết vấn đề trong khía cạnh tình cảm, gia đình, sở làm... mà từ chối
nhìn sâu hơn vào những cám dỗ thầm kín nội tâm - đó chính là "trứng rồng", một hình ảnh biểu tượng
về mối nguy hại tiềm tàng mà một khi con rồng trở nên quá lớn, người ta không còn đủ sức chống lại
nó, trở thành nô lệ cho nó.
Chẳng phải rất nhiều người hiện nay, mỗi lần nhắc tới Cộng Sản là sợ run hay sao? Chính là nỗi sợ của
họ đã thành vị Thần kiểm soát tâm hồn họ.
Nơi này đã từng nói về tình huống hai lá cờ trong lịch sử Việt Nam - là cờ quẻ Tấn của cụ Trần Trọng
Kim (ý nghĩa đồ quý trên bệ thờ) và cờ quẻ Di của Cộng Sản hiện nay (đồ quý bị vấy bẩn).
Những thứ xấu xa nhất trong nội tâm phản ánh lên thời cuộc là thói báng bổ, vô trách nhiệm, dối trá
của xu hướng thiên tả ở các nước Tây Phương và tình huống Cộng Sản ở Việt Nam và Trung Hoa.
Chừng nào người ta còn sợ hãi ma quỷ nội tâm của mình, chừng đó họ còn sợ hãi tính khủng bố của
Cộng Sản.

Để có thể xâu chuỗi lại tất cả những điều trên là công việc cần thời gian, hy vọng bạn trân quý nội tâm
của mình. Có trách nhiệm với nội tâm của mình, cũng chính là có trách nhiệm đối với gia đình, và rộng
hơn là thời cuộc.
A machiato
Khi bạn nhìn ra ma quỷ của nội tâm, bạn làm gì với nó? Thần thoại Hy Lạp có để lại một chuỗi các biểu
tượng tương tự.
Medusa là con quỷ quan trọng trong thần thoại Hy Lạp. Ai nhìn vào mắt nó sẽ bị hóa đá. Không ai dám
giết nó. Anh hùng Perseus dám đương đầu với nó, ông được ban cho tấm khiên trí tuệ của nữ thần
Athena. Nên ông không bị tê liệt khi nhìn vào Medusa, ông nhờ vào sự phản chiếu lên tấm khiên, có tác
dụng như cái gương để biết Medusa ở đâu. Sau ông chặt đầu Medusa, gắn lên tấm khiên trí tuệ. Kẻ
thù gặp ông sau này, nhìn vào tấm khiên cũng bị hóa thành đá.
Có phải rất nhiều người sợ run lên khi nhắc tới hai chữ "Cộng Sản"? họ đã thuộc về ma quỷ nội tâm
quản rồi, lương tâm của họ chẳng phải đã "hóa đá" rồi sao? Đừng để bị như vậy.
Nơi này thường hay nói về ma quỷ nội tâm, hãy trau dồi hiểu biết, sức mạnh từ minh triết để chiến
đấu với nó, ý tứ Jesus nói ông mang xuống cho người đời thanh kiếm là như thế. Cũng như khi bạn
nhìn ra tình huống của Cộng Sản, cũng nên dùng trí tuệ mà chiến đấu với nó.
Bạn đọc bài ở nơi này, đảm bảo nhiều khi thấy cũng hơi ngỡ ngàng, vì có những thứ rất hiển nhiên mà
bạn không để ý, lại nhìn thấy ở nơi này. Chính là tôi cũng đã có hành trình như thế, và đã "chặt đầu"
rất nhiều ma quỷ trong nội tâm, gắn chúng lên tấm khiên trí tuệ của mình.
Một khi bạn để ý tới ma quỷ trong lòng mình, tự nhiên bạn sẽ muốn đọc sách, tìm tòi tri thức, nghiên
cứu minh triết. Một khi bạn quan tâm tới cơ thể mình, sẽ để ý dinh dưỡng, chịu khó tập thể dục, từ bỏ
thói quen xấu trong sinh hoạt. Thân tâm khỏe mạnh, đảm bảo sẽ chiêu mời rất nhiều sinh mệnh tốt
tới. Vận may cũng từ đó xuất hiện, biểu tượng dũng sĩ diệt rồng là ý tứ đó, bạn chinh phục "rồng"
trong nội tâm, thì sẽ có "vàng" - tài phú, và "người đẹp" - tình yêu.
Đức Phật bỏ cung điện, đi giải quyết vấn đề trong nội tâm của ông, sau thành phổ độ chúng sinh. Chính
là bạn có trách nhiệm với mình, tự nhiên sẽ có trách nhiệm với xã hội.

Chúc may mắn.


Khi người ta có quyền lực, thì ma quỷ nội tâm xuất hiện, phần prefontal cortex ngay lập tức không thể
hoạt động, kết nối với não bộ liên tục gián đoạn. Tội ác nào người ta cũng dám làm. Tại sao nhiều
người uống rượu mới dám có một chút dũng khí? Là vì lúc đó phần prefontal cortex bị ảnh hưởng.
Dopamine rush làm người ta ngay lập tức cảm thấy có sinh khí, họ ngay lập tức muốn tận hưởng thứ
tiện nghi mà lúc bần cùng thèm khát.
Nhưng bởi vì nội tâm của họ không đạt tới mức độ đó, nên họ có tiền, nhưng sẽ không có mỹ cảm,
không đạt được tới mỹ cảm tương đương với tầng lớp quý tộc Âu Châu trước đây. Mỹ cảm của họ
thể hiện qua kiến trúc xây dựng, âm nhạc, hội họa..., Hà Nội, Sài Gòn, tới cả Đà Lạt nhìn như trên cao
xuống như một cái nghĩa địa kiến trúc. Thứ mỹ cảm khuyết tật của họ được nuôi sống bởi lòng tham,
nên họ sẵn sàng chi tiêu bừa phứa cho những thú vui ăn chơi xa xỉ, những món đồ hiệu đắt tiền. Tâm
hồn tật nguyền của họ vĩnh viễn không cảm giác được chiều sâu của mỹ cảm, và vô thức cho họ biết
điều đó: rằng dẫu họ có ngồi ngay trên đường phố cổ kính của Paris, phần nhân cách còn mọi rợ bên
trong vẫn không thể cảm nhận được chiều sâu của không gian tràn ngập mỹ cảm xung quanh họ. Cho
nên họ liên tục đi tìm, liên tục tiêu xài, liên tục phung phí. Lòng tham của họ không đáy.
Cho tới khi họ phải đối diện với tội ác mình đã làm, quyền lực một khi bị tước bỏ khỏi họ, phần
prefontal cortex bắt đầu hoạt động bình thường trở lại, và họ bắt đầu sợ!
Họ sợ là bởi vì nhân cách họ không hề cao lớn, phần prefontal cortex sẽ tạo ra các quái vật nội tâm, vẽ
ra các viễn cảnh họ sẽ phải chịu đựng. Và họ biết rất rõ, đồng chí của họ rất ác với họ sau cánh cửa nhà
tù.
Đây là những nhân cách hết sức yếu đuối. Nên điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ, là nhìn thấy
nguyện ý của đấng toàn năng lên họ, để họ làm một người bình thường - phù hợp với nhân cách của
họ.

Cách tốt nhất để giúp người Cộng Sản, chính là xóa bỏ chế độ Cộng Sản, để những người vô năng và
nhân cách thấp kém có thể sống một cuộc đời xứng đáng với tầm vóc của họ. Còn không, là họ đang tự
mình tìm tới địa ngục, đang tự hủy diệt chính sinh mệnh của mình.
Cà phê Quân Vương
Chủ nghĩa Cộng Sản xuất hiện ở Âu Châu, sau gần như biến mất ở xã hội Tây Phương và chỉ len lỏi sống
sót trong các trường đại học, tới bây giờ bắt đầu xuất hiện lại. Tại sao tâm hồn Á Châu lại bị ảnh
hưởng bởi chủ nghĩa Cộng Sản? Tại sao rất nhiều người ở Việt Nam và Trung Hoa gần như không thể
như người Tây Phương rũ bỏ được chủ nghĩa Cộng Sản ra khỏi tư tưởng?
Căn tính cố hữu của người đời trong cõi vô minh là sự vô ơn, vô ơn là anh em của sự báng bổ. Người
ta dễ dàng “take for granted” những quyền lợi mà họ cho rằng mình đáng phải có, từ đó đòi hỏi gần
như vô hạn định mọi quyền lợi từ chính quyền. Đối với những người này, chính quyền không thể nhỏ
bé, bởi vì chính quyền nhỏ là một chính quyền không thể cung cấp gần như vô hạn định những thứ họ
muốn, nên mãi dần rồi ta thấy rằng chính quyền ngày càng trở nên to lớn. Và để duy trì một chính
quyền lớn, thì buộc phải tăng các thứ thuế khác nhau, và dần dần một bóng ma của lịch sử xuất hiện,
mà Carl Jung đã phân tích rất chi tiết trong Identification with a group: chế độ nô lệ.
Cộng Sản chính là một biến thể của chế độ nô lệ. Carl Jung có lí do để nói như thế. Sự thật không thể
chối cãi rằng tập thể mang lại cho cá nhân dũng khí, sự nhẫn nại, và phẩm giá… những thứ trong cô
đơn người ta không còn gìn giữ được nữa. Giữa tập thể nhân tính của người ta được thức tỉnh.
Nhưng tập thể cũng mang lại cho cá nhân một món quà không hề mong muốn, thoạt tiên thì người ta
sẽ cảm giác tích vực về nó, nhưng về lâu dài thì mối nguy hại từ món quà của tập thể sẽ mang lại một
sự mất mát lớn: căn cước của cá nhân. Bởi vì căn tính vô ơn, con người luôn đón nhận các món quà
mà họ cho rằng lẽ ra là họ có, mà không bao giờ nghĩ rằng họ có xứng đáng không, để từ đó có thể nỗ
lực tự mình đạt được những món quà như thế. Lâu dần người ta bắt đầu đòi hỏi: “Quyền lợi! Quyền
lợi! Quyền lợi!” từ chỗ một vài quyền lợi, tới gần như đòi hỏi gần như tất cả mọi thứ từ chính quyền.
Họ cũng không nhận ra rằng cái chính quyền đó, thực ra lại được vận hành bằng chính những cá nhân
có những đòi hỏi vô độ như thế. Chỉ có khác, là những cá nhân này có quyền lực.
Các cá nhân có quyền lực và lòng tham vô độ sẽ trở thành lớp chủ nô lệ mới. Trong lớp chủ nô lệ thế
hệ mới này, một bạo chúa xuất hiện. Và trong tràng lý luận khơi khơi của Marx về xã hội không tưởng,
ẩn chứa một con quái vật bước ra từ thời tiền sử, khi quân vương có quyền lực tuyệt đối và đòi hỏi
mọi thứ trong đế chế của hắn.
“Chính quyền trở thành một nhân cách nửa vời mà từ kẻ đó người ta đòi hỏi tất cả mọi thứ. Thực tế,
chính quyền chỉ là một thứ ngụy trang của những cá nhân biết cách thao túng nó. Do đó, chính quyền
lập hiến dần dần trôi vào tình huống dạng thức của xã hội nguyên thủy - tình huống chủ nghĩa cộng sản
của một bộ lạc nguyên thủy, nơi mọi người đều phải chịu sự cai trị chuyên chế của một tù trưởng hoặc
một nhóm thiểu số tập quyền. " - Carl Jung - Đặc Tính Cá Nhân Trong Xã Hội Hiện Đại.
“The State in particular is turned into a quasi-animate personality from whom everything is expected. In
reality it is only a camouflage for those individuals who know how to manipulate it. Thus the
constitutional State drifts into the situation of a primitive form of society—the communism of a primitive
tribe where everybody is subject to the autocratic rule of a chief or an oligarchy.” Carl Jung - The Plight of
the Individual in Modern Society.
Sự vô ơn và báng bổ trong căn tính của người ta mang lại chế độ nô lệ như vậy. Carl Jung nhìn ra một
thứ khác, ông nhìn thấy trong tâm hồn Á Đông ẩn chứa một mong ước về một minh chủ (chieftain),
xuất hiện dưới hình dáng của một vị minh quân, hay một anh hùng lãnh tụ khởi nghĩa. Và tâm hồn Âu
Châu, ngay lập tức chấp nhận thứ ý tưởng này một cách hồ hởi khi nhận ra giới hạn của đức tin
Christianity. Thay vì nhận thức lại Christianity vốn là một hệ tư tưởng cao lớn và vĩ đại hơn tình huống
của các nhà thờ, đặc biệt là nhà thờ Catholics, một phần nào đó của tâm hồn Âu Châu chấp nhận giấc
mơ đó của người Á Đông – và tai ương của Cộng Sản ở Đông Âu và Phát Xít Đức xuất hiện. May mắn
của tâm hồn Âu Châu là một phần khác tin rằng nhà thờ Catholics đã tới cực hạn của hó, và sự xuất
hiện của phong trào kháng cách – Protestanism là giải pháp để tâm hồn Âu Châu có thể rũ bỏ Cộng Sản,
lực lượng Đồng Minh chiến thắng Phát Xít, cũng chính là lực lượng các quốc gia Tin Lành chiến đấu để
bảo vệ tâm hồn Âu Châu, trước sự ú ớ của nhà thờ Catholics khi đối diện với Hitler và Mussolini.
Dân tộc Việt Nam, thực ra là một dân tộc đặc biệt, khác với một tâm hồn Trung Hoa mong ước minh
quân, ông cha đã có một thái độ hết sức dũng cảm – “Phép Vua Thua Lệ Làng”. Họ nhìn ra được tầm
quan trọng của tình huống địa phương, và sự thứ yếu của quyền lực quân vương. Chính vì thế, nên
bản sắc dân tộc vẫn còn tồn tại qua hàng ngàn năm và không bị Hán Hóa, cho tới khi người Cộng Sản
xuất hiện.
Phải chăng ta đã quá bất công với cha ông, khi liên tục dùng lăng kính của người Cộng Sản nguyền rủa
chế độ phong kiến, mà quên mất rằng tinh anh văn hóa của dân tộc đã bị người Cộng Sản không ngừng
hủy hoại một cách có hệ thống từ thời Cải Cách Ruộng Đất ngoài miền Bắc?
Trong khi Tây Phương đang đối diện với sự đe dọa lần nữa của chủ nghĩa Cộng Sản từ lớp trẻ vô ơn ở
trường Đại Học, phải chăng lời giải cho chúng ta chính là phục hưng lại chính khí của dân tộc bằng văn
hóa truyền thống, đặc biệt là dũng khí của cha ông trong việc lãnh nhận trách nhiệm với cá nhân, làng
xã, và quê hương?

(Ảnh: minh họa nữ tướng Phùng Thị Chính thời Trưng Vương, sinh con nơi chiến trường)
Một điều kỳ khôi ở nước Mỹ thế này, nói như anh chàng Ben Shapiro, là khi bạn dùng dao đâm vào tim
một đứa trẻ, bạn phạm tội giết người. Nhưng nếu đứa trẻ chưa ra khỏi lòng mẹ, bạn đưa cái kẹp có
đầu răng cưa vào trong đó, kéo đứt phần đầu, sau đó là các bộ phận khác lần lượt ra ngoài, nhiều khi
các bộ phận hơi lớn, phải đưa kéo vào cắt nhỏ rồi mới gắp ra,... quá trình đó được gọi là "Woman's
choice".
Chúng ta có thể lựa chọn nhiều thứ trong đời, nhưng chúng ta có thể lựa chọn lấy đi sinh mệnh của
một hài nhi bé nhỏ vô tội hay không? Rất nhiều người cho rằng họ có thể, vì "tội" của đứa trẻ là nó có
thể là sản phẩm của một lần cưỡng hiếp, của một lần người mẹ "vỡ kế hoạch." Ruth Bader Ginsburg là
người ủng hộ cái "Woman's choice" đó. Ở vị trí có thẩm quyền tư pháp, dưới nét chữ của bà hàng cơ
số hài nhi vô tội thảm tử.

Nguyện bình an sẽ tìm tới bà ở thế giới bên kia, dù biết là gần như không thể.
Cà phê Inner Gods 3
Dostoievsky từng nói rằng, đại để nếu như nhìn vào lịch sử, không một ai có thể nói rằng lịch sử loài
người là một chuỗi những sự kiện mà các quyết định xảy ra có lí trí. Tất cả đều hết sức hỗn loạn, hỗn
loạn tới độ người ta không thể hiểu nổi tại sao lại có những chuyện hết sức man rợ có thể xảy ra. Tinh
thần của Kinh Dịch là mọi chuyện đều có nguyên do, và tất cả đều có vận hành một cách tuần tự. Sự
vận hành của thiên thể đối ứng lên sự vận hành của thiên nhiên, mỗi một biến đổi trong sự vận hành
của thiên nhiên lại ảnh hưởng lên các biến đổi của đời sống xã hội, và sự biến đổi của đời sống xã hội,
lại có đối ứng song song với nội tâm của con người.
Người xưa nhìn vào quẻ Dịch, thấy trước được rất nhiều sự tình. Đó là phép tính calculus của người Á
Đông, rằng sự biến chuyển của thời gian luôn có một manh mối, vạn vật chuyển động đều có một
manh mối. Có người nhìn ra được những manh mối đó, biết được rất nhiều chuyện trong quá khứ, và
trong tương lai. Tưởng chừng như tất cả mọi tình huống đều đã ở đó, và cảm giác thời gian trôi đi chỉ
là một ảo giác. Bởi vì tất cả đều đã xảy ra, hay vốn đã từng ở đó, chỉ là con người trên đất không đủ
khả năng nhìn thấy, nên mỗi một lúc được chứng kiến một sự kiện trong thư viện của vũ trụ, họ lại
tưởng chừng như thời gian đang trôi đi.
Carl Jung từng nói Đức Phật là một thiên tài gây phiền nhiễu, phiền nhiễu là bởi vì con người vẫn chưa
nhận thức được tình trạng từ người bình thường có thể chuyển tiếp thành thần, họ cần thời gian để
có thể nghĩ về chuyện đó, cũng như cần thời gian để du hành vào vùng đất nội tâm. Đức Phật bước
vào đó, ông đại ngộ, nhận ra cõi đời này, hết thảy vạn vật đều là mê ảo. Ông đi tới cõi nào, bước vào
vùng không gian nào, để nhìn ra cõi này chỉ là cõi mê ảo? Trang Tử nằm ngủ, mơ thấy mình là con
bướm, sống đời con bướm, tới khi tỉnh dậy lại thấy mình trong cơ thể của Trang Tử. Rốt cuộc Trang Tử
mơ thấy mình là con bướm, hay là con bướm kia đang mơ thấy mình là Trang Tử? Lúc Jesus bị đám
quan tư tế đòi mang ra ném đá tới chết, vì nguyên do ông dám nhận mình là thần, Jesus nhắc lại Thánh
Thi về lời của Yhwh, rằng tất cả mọi người trên đất thực ra đều là thần – Ye were Gods!. Tại sao đấng
Yhwh lại nói như thế? Và có lí cớ gì để Jesus tin vào điều đó? Ông tin vào điều đó tới cùng, rằng ông là
con của Thiên Chúa, cũng như tất cả chúng ta, đều là con cái của Thần, chỉ là chúng ta dần dần quên đi
chuyện đó, và ta không tin vào nó nữa.
Phải chăng tất cả chúng ta đều là những sinh mệnh rơi vào trong một miền ký ức của một sinh mệnh
nào đó, và tất cả những thứ mà chúng ta cảm nhận từ đời sống, chỉ là hiện thực được tạo dựng từ ký
ức đã qua của một sinh mệnh khác. Rằng từ thiên nhiên, vạn vật, tới thân thể đều là từ ký ức của họ,
một ký ức về một thế giới hết sức chi tiết, chi tiết và chân thực tới độ khi ta ở trong miền ký ức đó, ta
không nhận ra đó là một giấc mơ, là một miền ký ức xa vắng nữa. Ta bị lạc lối trong đó.
Rốt cuộc Đức Phật đã nhìn thấy gì, mà khi quay lại hiện thực, ông dặn học trò: Nhân Tại Mê Trung, Đời
Là Cõi Hư Ảo. Hư ảo tới độ khi học trò ông hỏi ông về thiên tượng trên trời, ông cũng chẳng buồn trả
lời. Phải chăng rằng ta đang lạc vào một miền ký ức của ai đó, mà tất cả những gì ta thấy và cảm nhận
chính là một trật tự nội tâm mà họ đã dựng nên. Nó có thể thực với họ, nhưng nó không thực với sinh
mệnh khác. Lúc Carl Jung đối diện với bệnh nhân tâm thần, họ không cho rằng họ có vấn đề, họ có hiện
thực của họ. Cái hiện thực của họ hoàn toàn khác với hiện thực của rất nhiều người bình thường khác.
Để giải quyết vấn đề đó, Carl Jung phải giao tiếp với họ. Để họ chấp nhận giao tiếp tới ông, ông phải
biết được hiện thực của họ, tìm hiểu ký ức của họ, và nói chuyện với họ như thể rằng ông cũng đang ở
trong cái "hiện thực" đó của họ, dù nó có điên rồ tới cỡ nào đi chăng nữa. Hệ quả là ông phải "diễn"
liên tục để bệnh nhân mở lòng ra với ông. Nhưng nhiều vai diễn nó chân thực tới độ nó đe dọa chiếm
lĩnh tâm hồn ông. Điều đáng sợ là nhiều khi các phần ký ức của bệnh nhân tâm thần mạnh mẽ tới độ
nó “sống” trong tư tưởng của ông, và rất nhiều lần, ông buộc phải nhờ tới các kỹ thuật của Kundalini
Yoga đễ giữ mình tỉnh táo.
Tại sao rất nhiều người lại như bị tẩy não, vĩnh viễn không thể nào tỉnh táo dùng lí trí suy xét vấn đề,
đặc biệt là những người ở các quốc gia Cộng Sản? Là bởi vì họ đã bị thứ ma quỷ nội tâm của những kẻ
yếu đuối nhưng có ham muốn vĩ cuồng khống chế.
Nơi này liên tục xuất hiện những dòng này, cũng không ngoài nỗ lực kéo bạn ra khỏi đó.
Tại sao một sinh mệnh được tạo ra trong đời sống này không thể thoát khổ. Con người thiên tư là sợ
khổ, nhưng không ai tránh được cái khổ. Ai đã từng ở với một người điên, sẽ hiểu cảm giác đáng sợ và
khổ sở như thế nào. Khổ sở là vì ta phải sống với “hiện thực” của họ, sống với cái “ký ức” của họ. Tới
độ nếu như không có một mục tiêu nào đó cao lớn hơn đời sống, có lẽ rất nhiều người đã tự kết liễu
đời sống, và thực sự là có rất nhiều người kết liễu đời sống. Phải chăng tất cả chúng ta đều là Thần,
như lời Yhwh nói, và chúng ta cần thoát khỏi miền ký ức này?
Nếu như nhân loại chỉ có thể thông minh hơn, và cỗ máy thời gian được chế tạo để người ta có thể du
hành ngược trở lại quá khứ, liệu rằng người ta có thể quay lại và phá đi bào thai Mao Trạch Đông hay
Hồ Chí Minh hay không? Không! Ngay cả khi kỹ thuật đó có thể, người ta cũng không thể làm thế. Bởi vì
Mao và Hồ chỉ là sản phẩm của thời cuộc, là thứ ma quỷ từ nội tâm của người đời vào giai đoạn đó
cộng hưởng thành nhu cầu và ham muốn của thời cuộc. Thứ ma quỷ đó thông qua những thèm muốn
vô ơn và khao khát báng bổ nhất, song hành với sự ngờ nghệch của rất nhiều người khác bước vào
thực tại. Nếu không có Mao này, thì đám đông cũng sẽ tìm ra Mao khác, không Hồ này thì xuất hiện Hồ
khác. Những bạo chúa như vậy sẽ luôn xuất hiện, chừng nào tâm hồn của người ta còn dung dưỡng
ma quỷ từ sự hỗn loạn nội tâm.
Bạo quyền, Phát Xít, Cộng Sản, hay tất cả các thứ tai ương trên đời... thực ra là hóa thân của ma quỷ
nội tâm ở bên ngoài, và sâu kín trong lòng, nó là âm vang của những ham muốn thấp hèn nhất, của lòng
tham vô độ, của sự báng bổ và vô ơn.
Nên các Đại Giác giả xuất hiện trong lịch sử, họ không phát triển tình huống tôn giáo, mà họ để lại tình
huống về Đức Tin, bởi vì chỉ có tình huống của Đức Tin, mới giúp người ta tỉnh thức, nói như Đức
Phật, là thoát khổ, thoát vòng Luân Hồi, nhập Niết Bàn. Hay như Jesus, ông gọi người ta theo ông trở
về Thiên Quốc.
Có lẽ, đúng như Yhwh nói, tất cả chúng ta đều là những vị Thần, và đang ở trong một trường khảo
nghiệm sinh mệnh vĩ đại, rằng một khi một vị Thần không còn lưu giữ ký ức của mình, và được đặt vào
trong một miền ký ức khác, vị Thần đó còn tìm về lại một góc thánh khiết trong nội tâm, nơi có thể kết
nối lại với Thần thể đang tĩnh lặng chờ đợi ở nơi khác hay không? Hay họ sẽ nhanh chóng mê lạc trong
miền ký ức thô thiển của một sinh mệnh khác.
Đức Phật ngồi tĩnh lặng dưới gốc Bồ Đề, ông chẳng thiết gì niềm vui cõi này, bởi ông biết, khi thời
điểm tới, ông trở về với thần thể của ông, và đời sống nơi đó của ông không ô trọc và thấp kém như
những tiện nghi người đời mong ước trong cõi này.
Chúng ta có thể để ý nhìn thấy những đứa trẻ đang kêu đòi được thỏa mãn trong nội tâm về niềm vui
ở cõi này. Nhưng phải chăng chúng ta quên đi một phần hết sức thánh khiết, thi thoảng nhắc nhở ta
rằng mọi tiện nghi trong đời sống này thực ra không đáng giành thời gian như thế, rằng niềm vui vĩnh
hằng từ một cõi không gian bao la hơn vẫn đang âm thầm chờ đợi.
"Christ said to his disciples “Ye are gods.” This word becomes painfully true. If God incarnates in the
empirical man, man is confronted with the divine problem." - Carl Jung - Jung and religious belief.
(Jesus đã nói với các môn đồ của mình "Anh em là thần." Đau đớn là điều này lại là sự thật. Nếu
Thượng Đế tái hiện trong cơ thể con người thường, người thường phải đối diện với một vấn đề
thiêng liêng.)
Carl Jung nhìn ra rằng mọi vấn đề nội tâm sẽ không còn xuất hiện nữa, và các phương pháp tâm lý trị
liệu sẽ không còn cần thiết nữa, một khi người ta còn theo đuổi các cực hạn đạo đức của Đức Tin. Các
cực hạn đạo đức đó là gì, nếu không phải là tư tưởng của Thần?

Psalm 82:6: I have said, Ye are gods; and all of you are children of the Most High.
Cà Phê Crime and Punishment
Trong Tội Ác Và Trừng Phạt, Dostoievsky viết về nhân vật Rodion Raskolnikov - là một cậu sinh viên
nghèo ở St Petersbugh. Anh chàng có giáo dục, thông minh nhưng rất nghèo khó. Anh lên kết hoạch
giết bà chủ tiệm cầm đồ. Bởi vì bà đã già, tài sản bà có rất nhiều, nhưng không người thừa kế, tấm
thân già nua bệnh tật kia cũng hưởng được tiện nghi gì trên đời này nữa, chỉ chờ chết thôi. Anh nghĩ
rằng nếu bà chết sớm một chút, và anh chiếm đoạt của cải của bà, với số tiền đó, cuộc đời anh thong
thả hơn, và anh tự do hơn, anh có thể làm những thứ anh muốn, có ích cho cuộc đời, trong khi bà lão
ra đi sớm một chút, biết đâu lại là tốt hơn. Nên anh giết người, rồi cướp của.
Chỉ có điều, sau khi anh giết bà lão rồi, anh không cảm thấy tự do nữa. Anh luôn tự vấn mình về việc đã
làm. Anh sống trong lo lắng, hoảng loạn,... rồi anh đi đầu thú. Thông điệp của Dostoievsky là con người
trước khi phạm điều ác và con người sau khi phạm điều ác là hai con người khác nhau.
Giết một bà lão vô tội rồi cướp tài sản, hay giết một hài nhi vô tội là khác gì nhau? Có lẽ chẳng khác gì
nhau, bởi vì trong hai tình huống, người thủ ác sẵn sàng hủy đi một sinh mệnh với hy vọng về một
tương lai tự do ở phía trước. Tự do khỏi trách nhiệm với con trẻ, tự do khỏi trách nhiệm mưu sinh.
Nhưng vô thức vẫn gửi tới tâm tưởng người ta một thông điệp rằng đó là tội ác. Nên rất nhiều người
mẹ vẫn mang nỗi đau trong lòng về tình huống chẳng đặng đừng năm xưa, chỉ ước gì quay lại sẽ làm
khác. Có tự do không?
Cảm giác tội lỗi là cảm giác đáng sợ, nó chi phối mọi mặt trong đời sống người ta, ví như anh chàng
Cobb trong Inception, mỗi lần anh đi vào tiềm thức là vợ anh xuất hiện đòi giết anh - mãi sau anh phải
tha thứ cho mình, và nói với hình bóng người vợ rằng vợ anh đã chết, rằng cái hình bóng đó chỉ là cảm
giác tội lỗi trong anh.
Rất ít người có dũng khí đối diện với tội lỗi nội tâm như thế, nên họ tìm kiếm câu trả lời từ bên ngoài.
Và mọi thứ diễn ra hiện nay chính là liên tục người ta tìm mọi cách cho rằng đó không phải là tội ác, và
rằng những bà mẹ nào đã làm chuyện đó nên nghĩ rằng đó là một quyết định thuần túy khoa học. Nên
người ta tiếp tục mơ tưởng, khi hướng ngoại mà truy cầu câu trả lời, tự lừa dối mình và tránh né đối
diện với tội lỗi nội tâm.
Ginsburg là người phụ nữ xuất hiện với thẩm quyền về mặt Tư Pháp ở Hoa Kỳ, đem lại lối diễn giải đó.
Nên rất nhiều người liberal quý bà, bởi vì bà ở vị trí hết sức quan trọng, diễn giải luật pháp, cung cấp
cho người ta một lí do để tiếp tục giết chết các hài nhi mà không cần phải suy nghĩ về tội lỗi.
Ginsburg là một loại chiến binh như thế. Trường hợp của Ginsburg cho người ta biết một điều rằng
luật pháp không bao giờ theo kịp Đạo Đức - người ta có thể làm chuyện hợp pháp, giết một bào thai là
hợp pháp, nhưng đó là hành vi vô đạo đức, và là tội ác. Tội của Ginsburg là như thế, là làm cho các bà
mẹ sẵn sàng chấp nhận phanh thây đứa con trong bụng mình.

Ginsburg là chiến binh của Địa Ngục.


Cà Phê Inner Gods 4
Thuật thôi miên là một bí thuật, giống như việc tiến nhập vào tâm trí người ta, gieo vào đó một ý
tưởng, một trật tự tư tưởng. Người ta chấp nhận lối nghĩ, hay luồng tư tưởng đó như một phần của
nội tâm, họ không thắc mắc nó tới từ đâu nữa, tự nhiên xem nó như một phần của mình.
Cách đây ở Việt Nam quãng độ gần trăm năm, có một kỹ thuật thôi miên như thế, và có một sự tình
thú vị thế này. Người thôi miên yêu cầu người bị thôi miên lặp lại câu sau:
-Tôi là con bò! Tôi là con bò.
Dần dần người ta lặp lại y chang như thế "Tôi là con bò! Tôi là con bò!" Thế rồi người bị thôi miên dần
dần biến thành con bò, chạy mất, sinh hoạt từ đó như con bò.
Lại có một nhóm người khác, khi thầy thôi miên nói với họ lặp lại câu sau: "Tôi là con bò! Tôi là con bò."
Họ nói: "Ông là con bò! Ông là con bò!" Thầy thôi miên dần dần biến thành con bò. Còn họ không bị làm
sao, vì thầy thôi miên không đi vào trong tâm trí họ được nữa. Từ đó ở Việt Nam, người và bò sống với
nhau. Người thì ít, mà bò thì nhiều.
Carl Jung liên tục làm việc với các bệnh nhân tâm thần, ông không những phải hiểu được "hiện thực"
của họ, mà còn phải tương tác với các "hiện thực" đó, để tìm ra manh mối của vấn đề trong nội tâm.
Chỉ có điều, có một số bệnh nhân bị rất nặng, để nghiên cứu vấn đề của họ tường tận cần rất nhiều
thời gian, và Carl Jung phải "diễn" rất thật. Ông diễn thật tới độ như Christian Bale, ngơ ngẩn rất lâu, vì
nhiều khi ông bị nhầm lẫn giữa hiện thực của bệnh nhân, và hiện thực của mình. Anh chàng diễn viên
Christian Bale hay kể là anh cũng gặp tình huống như thế, nhiều khi để diễn một cảnh quay, anh phải
sống trong nội tâm nhân vật nhiều ngày, rồi cũng mất chừng đó thời gian, anh mới thoát ra được khỏi
nội tâm của nhân vật.
Carl Jung buộc phải giữ mình tỉnh táo, ông không ngừng thử các phương pháp khác nhau, sau ông giành
nhiều thời gian thực hành Kundalini Yoga, và ông phát hiện ra rằng chính là Đức Tin mới khiến con
người ta tỉnh táo. Đời sống đương thời, người ta xa rời Đức Tin, nên các vấn đề tâm thần xuất hiện
rất nhiều.
"Every form of addiction is bad, no matter whether the narcotic be alcohol or morphine or idealism." -
Carl Jung
(Nghiện thứ gì cũng tệ cả thôi, không chỉ là thuốc phiện, rượu, ma túy hay lý tưởng chủ nghĩa)
Đức Phật nói Nhân Tại Mê Trung - người ta đang sống trong một cõi hư ảo. Và điều kỳ lạ là đấng giác
ngộ nhìn thấy được quá khứ, và cả chuyện trong tương lai. Phải chăng quá khứ vẫn còn ở đó, và
tương lai đã từng ở đó, chẳng có thứ gì mất đi, Đức Phật nhìn thấy được một cõi thời không cố-định,
có phải ông đã thoát ra khỏi sự khống chế của thời không mà người đời tưởng chừng như thời gian
vẫn đang trôi qua?
Chúng ta như những đứa trẻ, đập vỡ vỏ sò trên bờ biển xem bên trong, lớn một chút, ta trở thành
khoa học gia, xây cái Hadron Collider tốn biết bao tiền của, chỉ để "đập" hạt proton ra xem thử cái gì
tạo thành nên nó, mà quên rằng mới trước đó, ta vọc ra bomb nguyên tử, bằng kỹ thuật tương tự -
cũng là đập nhỏ các hạt ra. Có lẽ cứ làm như thế, ta sẽ hủy mất thế giới này, mà không thể nào thoát
ra.
Đức Phật sẽ nói ta đừng mất thời giờ như thế, rằng muốn hiểu rõ vũ trụ này thì phải thoát ra khỏi nó,
ở vị trí ta có được năng lượng lớn mạnh hơn để có thể liễu giải tình huống của nó. Nên ông tĩnh lặng
ngồi gốc Bồ Đề, dặn học trò không nên ràng buộc tâm hồn mình vào cõi nhân sinh.
Phải chăng Đức Phật cũng như Carl Jung, nhận ra rằng thế giới này chỉ là hiện thực của một bệnh nhân
tâm thần, sau 30 năm tồn tại trong cõi đời này, ông nhận ra rằng mọi tiện nghi là tâm hồn đó mang lại
cho ông không thực, trước sau gì ông cũng phải bước vào tình huống của người bệnh, người chết. Nên
ông đi tìm con đường thoát ra khỏi nó. Cũng như Carl Jung cố gắng giữ mình tỉnh táo khỏi "hiện thực"
bước ra từ ký ức của bệnh nhân tâm thần.
Bạn nghĩ thử xem, nếu như đám người ngồi ở Ba Đình, nhiễm "hiện thực" từ một gã đàn ông Tây
Phương chơi gái bị Syphillis tới độ virus ăn lủng óc, điên điên khùng khùng.... bạn có nghĩ rằng họ
không có bệnh hay không?
Và bạn, dân tộc Việt Nam, căn tính của bạn ở đâu? Hay là bạn đã đã bị gã đàn ông tâm thần kia đầu
độc, tới độ bạn quên mất căn tính của mình rồi? Những người bị Cộng Sản tẩy não, chẳng phải họ rất
đáng thương sao?
Đức Phật, Jesus, Lão Tử xuất hiện ở cõi này, họ độ đệ tử của họ, chẳng phải là họ đang giúp các sinh
mệnh thần thánh thoát ra hay sao?
Bởi vì một khi Thần Ý không còn tồn tại, Thần Thể tĩnh lặng ở nơi nào đó chắc gì đã còn tồn tại, hay sẽ
tiêu biến đi trong lịch sử vũ trụ, không còn lịch sử và ký ức thần thánh huy hoàng nào nữa. Cũng như
tâm tưởng của dân tộc này, một khi đã bị Cộng Sản đầu độc, có còn quay lại được với căn tính của ông
cha hay không?
Carl Jung là người thông minh ngoại hạng, nhiều lúc còn muốn phát điên, buộc phải tự chữa cho mình
rất nhiều lần, ghi chép rất cụ thể trong Liber Novus. Bạn nghĩ người đầu óc bình thường có tránh được
không? Nếu quả thực trong xứ có hơn 4 triệu bệnh nhân tâm thần đang lãnh đạo xứ sở, điều đó không
đáng sợ hay sao?

Nói tóm lại, xin tạm dừng ly cà phê này bằng câu thần chú, ai muốn thôi miên bạn theo thứ chủ nghĩa
kia , hãy học tập rất nhiều người Việt Nam trong ví dụ trên, niệm trong đầu: "Ông là con bò, ông là con
bò!" Lúc đó, ít ra, ta vẫn giữ được đầu óc tỉnh táo trước sự "thôi miên" của họ.
Những bé trai còn nhỏ ở bên này rất thích hình mẫu anh hùng. Anh hùng DC, anh hùng Marvel, anh
hùng Banpresto,... Bởi vì anh hùng là biểu tượng của sức mạnh, đứa trẻ từ chỗ nhận biết được biểu
tượng của sức mạnh, nên thích hóa thân vào các anh hùng, thích được trở thành các nhân vật có sức
mạnh, và quyền lực.
Jean Piaget là kỳ tài tâm lý học cùng thời với Carl Jung, ông nhìn ra chuyện đó ở đứa trẻ, ông nhận ra
rằng công việc chính của đứa trẻ là "chơi", và chúng cần hình mẫu để "bắt chước", để "diễn". Các bé
trai thích kiếm, thích rồng, thích truyện tranh đánh đấm là chuyện hết sức bình thường.
Nếu game online xuất hiện ở thời Jean Piaget, bảo đảm Jean Piaget sẽ để mấy đứa trẻ nhà ông chơi.
Bởi ông nhìn ra tình huống tâm lý đó.
Các hình mẫu anh hùng rất quan trọng với các bé trai, vì những anh hùng Marvel, hay DC đều là những
anh hùng gánh trách nhiệm. Điều đặc biệt của anh hùng trong Marvel hay DC, chính là dẫu họ có quyền
năng tới đâu, họ vẫn sẽ gặp một đối thủ mạnh tới độ một mình họ không thể đương đầu, hoặc họ
phải trải qua khó khăn gần như chết đi sống lại như Batman trong Dark Night Rise.
Đứa trẻ ở rất gần mẹ, và nếu như bạn lấy đi các anh hùng của nó, bạn nên nhớ, nguy hiểm nhất là khi
thế giới của nó lúc đó chỉ còn cái bàn trang điểm.
Các bé trai ngay từ khi rất nhỏ, luôn cần một hình mẫu anh hùng. Những hình mẫu anh hùng như vậy
cực kỳ quan trọng. DC và Marvel đều là sản phẩm trí tuệ của người Do Thái. Các phim do DC hay
Marvel dựng cho các cậu bé Teenagers xem, đều có ẩn ý chính trị trong đó. Nên Hoa Kỳ sở dĩ là một
quốc gia vĩ đại, vì tư tưởng của lớp lớp anh hùng về sau không ngừng được nuôi dưỡng ít nhiều qua
văn hóa đại chúng.
Tới khi những yếu tố huyền thoại qua đi, người ta cần một anh hùng trong đời thực.

Xin đừng quên Trần Huỳnh Duy Thức - ông là một trong các Đại Việt Anh Hùng đương đại của thế hệ
8x 9x - lớp thanh thiếu niên bắt đầu tiếp cận với văn hoá Tây Phương và hiểu rõ tình huống Cộng Sản.
A machiato - Batman
Nietzsche, khi ông nói con người nên thoát khỏi lề đạo đức của Đức Tin và tạo ra một hệ đạo đức mới,
gọi thái độ đó là thái độ của Übermensch- Superman. Trật tự suy tưởng của Nietzsche rất hấp dẫn
người trẻ, rằng họ có thể tự tạo ra thế giới riêng cho họ. Dostoievsky có câu trả lời cho tình huống đó,
qua nhân vật Raskolnikov và Ivan trong anh em nhà Karamazov.
Ông cha người Việt ở đầu thế kỷ cũng có nhóm người có thời "trẻ trâu" ngu xuẩn như vậy, làn gió triết
học này thổi vào tâm hồn họ, làm họ nghi ngờ tất cả các giá trị truyền thống. Đấu tố địa chủ ở ngoài
Bắc không chỉ đơn thuần là kịch bản của người Tàu dàn dựng để tiêu diệt tinh hoa văn hóa ở Việt
Nam, thực ra chính là một lớp người trẻ thời đó cũng cảm giác được sức mạnh "Superman" đó, khi họ
có thể nhục mạ trật tự đạo đức mà nội tâm của cha ông đã dày công xây dựng qua hàng ngàn năm,
bằng một luồng gió tư tưởng ngoại lai từ Tây Phương.
Hệ quả là họ như Raskolnikov, Ivan, và Nietszche, phát khùng. Một số không phát khùng, nhìn ra cơ hội
kiếm ăn. Xã hội Trung Hoa và Việt Nam là hai xã hội điên khùng, nơi người tốt thành kẻ hâm dở chịu bị
trừng phạt, và nhất là hôm rồi, người ta nhìn thấy con lợn Napoleon trong trang sách của George
Orwell bước ra, ngồi ở quốc hội Ba Đình, nói chuyện truyền thống văn hóa.
Nếu bạn có bé trai trong nhà, hãy cho chúng xem Superman và Batman. Điều thú vị là cái tâm thức tạo
ra hai nhân vật truyện tranh này hết sức thâm sâu. Superman là đại diện cho tư tưởng của Nietszche,
của lớp người trẻ cho rằng họ có quyền năng đạo đức đối với các giá trị xưa cũ - họ không chỉ là
Superman, họ là ông thần trong thế giới của họ. Batman là một tình huống khác, Batman là một ẩn ý về
một thế lực duy trì công lý ở trong bóng đêm. Có một điều gì đó mà ta không thể nắm bắt, đang duy trì
trật tự trong âm thầm. Ta vĩnh viễn không thể biết.
Nên trong trận chiến, Batman sẽ luôn chiến thắng Superman, như cách Nietszche nhận ra trật tự nội
tâm của mình sụp đổ khi đọc những trang sách của Dostoievsky.
"You are not brave! Men are brave"
(Batman nói với Superman: "Anh không dũng cảm. Con người mới dũng cảm."

Làm sao biết được anh có dũng cảm hay không khi không có điều gì có thể hủy hoại anh? Con người có
thể dễ dàng bị đánh bại, có thể bị hủy hoại, nhưng không phải vì thế mà họ không dám tiến về phía
trước. Tâm hồn Nietzsche sụp đổ, nhưng không phải vì thế mà ông không thể quay lại xây dựng một
trật tự nội tâm mới, chỉ có điều ông không còn thời gian, và chỉ có thể làm điều đó trong một kiếp nhân
sinh khác.)
Cà phê Confucius
“Quân tử căng nhi bất tranh, quần nhi bất đảng”
Điều kỳ lạ của nhân loại là thế này, các giác giả mang tới cho họ sự thật từ cõi vĩnh hằng, như Carl Jung
nhìn ra chuyện về đức Phật. Nhưng con người luôn dùng giác độ của sự hữu hạn và bất toàn trên đất
để nhìn nhận giác giả. Thành ra qua thời gian, họ tinh giản (reduction) lời giác giả sao cho vừa với khả
năng tư duy của họ, tới độ tình huống giác giả để lại cho họ trở nên đơn giản tới ấu trĩ.
Dostoievsky có viết về tình huống đó trong Anh Em nhà Karamazov, rằng nhà thờ Catholics cho rằng
chúa Jesus để lại một con đường quá khó, con người không thể đi trên con đường đó. Nên nhà thờ
Catholics nếu có gặp lại Jesus, chính nhà thờ sẽ như các thầy đạo Do Thái năm xưa, sẽ giết chúa Jesus
lần nữa.
Sự tình tương tự cũng xảy ra với đức Phật, hay với Khổng Tử. Từ thời Tống trở đi, lời ông giảng không
còn chứa đựng tính thâm viễn nữa, họ làm cho ông trở thành một ông già hẹp hòi. Và nhất là bây giờ,
họ cho rằng ông khinh thường người nữ. Họ không nhìn ra rằng một người có hiếu với mẹ như ông,
sao lại có thể khinh thường người nữ - rất có thể là mẹ của người khác?
Bởi vì rất nhiều người tâm hồn nhỏ bé, nên hình ảnh của giác giả đi qua tâm hồn họ trở thành hẹp hòi
và nhỏ bé. Khi người ta nhìn ra sự sụp đổ của hệ tư tưởng Cộng Sản ở Trung Quốc, và rằng người
Trung Quốc không thể tiếp cận thế giới Tây Phương bằng hình ảnh tệ bại của người Cộng Sản, nên họ
mượn hình ảnh của Khổng Tử, gắn lên đầu con rắn.
Rất nhiều người Tây Phương nhìn ra chuyện người Cộng Sản đề cao Đảng Tính, cao hơn cả người
quân tử. Khổng tử lại giảng, Quân Tử có thể "Quần Nhi" nhưng "Bất Đảng." Đề cao tính Đảng, chính là
"Bất Quần" - "Bất Quần" là nhân vật Kim Dung từng tạo ra trong "Tiếu Ngạo Giang Hồ" - ngụy quân tử.
Như đã nói, từ thời Tống, Quân được hiểu là vua. Không phải như thế, Quân là một hệ các giá trị làm
chủ tâm hồn người ta. Là con người, tâm chủ nếu không có giác giả, thì phải có "Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín".
Đảng Tính, tính chất của một nhóm - group identity, không thể nào cao hơn cá tính - individual identity.
Carl Jung nhìn ra tình huống này, nói tình huống xã hội Cộng Sản là tình huống của xã hội bộ lạc nguyên
thủy. Cái đảng đó sẽ đòi hỏi tất cả mọi thứ từ cá nhân, bắt cá nhân phải loại bỏ các căn tính cố hữu để
tiếp nhận các giá trị của nó. Nhưng chính những cá nhân đó, trọng nội tại vẫn liên tục chứa đựng các
mâu thuẫn, và nếu như không tự mình bước vào vùng đất hỗn loạn nội tâm để xếp đặt chúng, tạo ra
một trật tự mới, các mâu thuẫn nội tâm đó sẽ tiến vào đời sống thực, tạo thành các tai ương mà
người ta không cách gì đương đầu - họ gọi là fate - số phận. Chính những cá nhân đó khi trở thành lãnh
đạo của nhóm, của Đảng, các mâu thuẫn trong nội tâm họ bước ra, lúc đó phần căn tính thô thiển
nhất của họ sẽ đòi hỏi tất cả mọi thứ từ những người bên dưới trong Đảng của họ. Nên Cộng Sản
chính là một biến thể hết sức tinh vi của chế độ nô lệ.
Quân Tử - những người có Đức Tin, có thể vì một lí do lợi ích của cộng đồng để "Quần Nhi" - làm việc
chung. Nhưng tuyệt đối không bao giờ đánh đổi căn tính cá nhân, bởi vì họ còn nhiệm vụ đối với nội
tâm của mình.

Sự đa dạng của cá nhân trong một xã hội tự do là điều kiện hết sức quan trọng cho sự phồn vinh. Lời
Khổng Tử giảng không ngoài việc con người nên tồn tại thế nào trong xã hội tự do như thế.
Cà Phê Đức Tin
Luôn có sự tách biệt giữa Đức Tin và Tôn Giáo. Bởi vì tôn giáo là tình huống người đời cảm nhận tình
huống của giác giả. Anh lấy một cây thước nhỏ, ráng đo độ dài của một con đường, trước sau gì anh
cũng kết thúc với một sai số cực kỳ lớn, với giả định anh có thể đo hết con đường đó. Chứ chưa nói
tới là việc rất ít người có thể đo được hết con đường.
Bạn vào chùa, tư kiến tràn đầy, câu hỏi tưởng chừng như vô tận, Đạo Sư rót trà, vừa nghe bạn nói, rót
mãi thì trà tràn cả ra ngoài. Bạn giật mình, nhắc Đạo Sư trà đã đầy, Đạo Sư sẽ nhắc bạn là đúng vậy,
nhiều tới độ tràn cả ra ngoài. Nếu muốn rót hết bình trà, phải chăng là cần một chén trà lớn hơn, lớn
tới độ chứa được toàn bộ nước trong bình trà đó?
Thực ra nền minh triết mà đấng Yhwh để lại cho dân Do Thái hết sức thâm viễn, nhưng người Ý tìm tới
đó, mang một phiên bản khiếm khuyết về Âu Châu, dựng lên chúa của họ trong hình hài một thanh niên
người Ý. Họ lược bỏ những phần họ không hiểu, tới độ rất nhiều câu chuyện, điển tích lưu lại trở nên
cực kỳ ấu trĩ. Các nhánh của Phật Giáo cũng vậy, họ lấy phần này khác, phát triển thành một lối tu
riêng; toàn bộ những gì Đức Phật để lại qua họ cắt xén nhào nặn, mỗi người tu sau này cãi tới cãi lui.
Đừng nói là Đức Phật, ngay trong mảng phân tích tâm lý, Carl Jung lúc còn sống đã khích lệ rất nhiều
người tìm hiểu về nội tâm, nhìn ra được sự hỗn loạn trong lòng mình, và tìm tới Đức Tin. Nhưng lúc
trẻ còn làm việc với Freud ông nghĩ khác, sau kinh nghiệm tăng dần, ông thấy khiếm khuyết trong cách
tiếp cận của Freud, ông tách ra riêng làm việc, ông lại thấy chuyện khác. Sau khi ông xuất hiện vấn đề
tâm thần, ông lại phải tự chữa cho mình. Trong quá trình tự chữa cho mình, ông lại thay đổi cách nghĩ
nữa. Người sau nghiên cứu ông, liên tục có phê bình, liên tục có tranh cãi. Tới độ ông nói thế này: "Ơn
Chúa tôi là Carl Jung, chứ không phải là người nghiên cứu Jung."
Bạn thấy ở Việt Nam, người ta mắng chửi Khổng Mạnh không tiếc lời, sự tình là cũng tương tự như
thế. Bởi tâm hồn người ta như cái tách trà kia, không có một tâm hồn cao lớn, vĩnh viễn không thể
dung chứa được những sự tình cao thâm.
Cho nên ở trong chùa, hiểu kinh sách, nhưng không hiểu được tình huống của kinh sách. Kinh sách chỉ
để lại một biểu tượng được tinh gọn (reduction) chứ không để lại toàn bộ tình huống. Ma quỷ trong
chi tiết, bạo chúa ở trong khái niệm. Học kinh sách rồi, phải xuất thế vân du. Bao nhiêu người vân du
rồi tu thành, bao nhiêu người vân du rồi hoàn tục? Michael Sandel dạy triết cho sinh viên ở Harvard,
hỏi giết 5 người hay giết 1 người... Triết lý không thể hiểu theo cách đó, bởi vấn đề triết lý mang ra bàn
luận không hề đơn giản như thế. Người ta chỉ có thể có câu trả lời khi "sống" trong bối cảnh triết lý đó.
Bây giờ mấy ai trong chùa còn vân du, họ tu trong chùa quá sức thoải mái, các sự tình loạn bậy ở trong
chùa nhiều không kể xiết, cũng là bởi vì người ta không còn muốn hiểu về nền minh triết tu luyện Đức
Phật để lại nữa. Người tới chùa, thực ra chỉ cầu được ban phước, nên ma quỷ từ cổng chùa, cũng
thoát ra gây họa khắp nơi.
Carl Jung nói rằng con người ta tràn đầy mâu thuẫn, và các mâu thuẫn đó ẩn nấp sâu kín trong lòng.
Mãi sau này theo thời gian, thuận theo các sự tình trong đời sống mà nó phát sinh, người ta gọi đó là số
mệnh. Ở Melbourne Úc, Thủ Hiến tiểu bang Victoria là Daniel Andrews lúc đương đầu với dịch bệnh,
ông không nghĩ việc canh giữ khách sạn cách ly quá phức tạp, ông trả ơn người bạn cũ, cho công ty của
người bạn thầu bảo vệ khu cách ly. Các bảo vệ này được tuyển dụng hết sức hời hợt, cặp kè với các cô
gái trong khu cách ly, rồi mang bệnh ra ngoài. Ước đoán thiệt hại về kinh tế của đợt bùng phát thứ hai
ở Melbourne vừa rồi là trên dưới 12 Tỷ Úc Kim, và đó chỉ là ước chừng lạc quan nhất. Ông ở vị trí công,
đương nhiên là không thể mang tư tình vào trong công việc. Nhưng ông không bước lên vị trí đó một
mình, mà cả một quá trình mang ơn rất nhiều người. Nay ông lợi dụng quyền lực, trả ơn người xưa.
Đó chính là mâu thuẫn trong lòng bước ra gây họa.
Nội tâm ông chỉ sâu tới mức đó, nên khi những con rồng kia đủ lớn, nó bay ra ngoài, ma quỷ theo đó
tràn cả ra ngoài.
Những người Cộng Sản đầu tiên không hẳn là nghĩ thứ chủ nghĩa đó có thể xấu như vậy. Họ muốn
thử. Khi họ đạt được tới vị trí của quyền lực, họ nhận ra rằng bản thân họ không tốt như họ nghĩ, và
họ không xứng đáng với một Utopia. Lúc Lê Duẩn nắm quyền, ông có quyền lực, nhưng trong lòng ông
hết sức hỗn loạn. Người cộng sản này loay hoay tới lui cũng chỉ để bảo vệ quyền lực, nhất là trong tình
huống quốc dân đói khổ, mà đồng chí của ông thì rặt một lũ vô năng hèn nhát, trong khi ông thì không
biết làm gì, ngoài bóp cò súng. "Tít mù ngựa chạy vòng quanh" chính là nội tâm của dân tộc trở nên hết
sức nông cạn sau Cải Cách Ruộng Đất, nên ma quỷ liên tục tràn ra ngoài. Họ không còn biết Thiện Ác,
họ chỉ tồn tại, như con vật. Tới bây giờ, nếu từ trên cao nhìn xuống xứ sở, không hiểu vì một lí do gì mà
dân này còn được phép tồn tại. Có lẽ các Horus đã xuất hiện, những người thông sáng suy nghĩ về tình
huống tồn tại của mình.
Cho nên, tôn giáo là của con người, không phải của giác giả. Chính vì vậy, khi nội tâm của những người
đứng đầu tôn giáo không còn đủ sức để tiêu diệt ma quỷ trong lòng họ, chúng tràn ra ngoài. Chín lần
thánh chiến, thảm sát cộng đồng Tin Lành, dung dưỡng Illuminati, thỏa hiệp với Hitler, im lặng trước
Mussolini, và gần đây là bắt tay với Trung Cộng,... là ma quỷ bước ra từ nhà thờ Catholics. Các tôn giáo
khác cũng không ngoài tình huống đó, nên Dostoievsky, trong Anh Em Nhà Karamazov, nói rằng kẻ chống
chúa, hay giết chúa, chính là nhà thờ.
Carl Jung nhìn thấy một sự tình rất khác ở Ấn Độ, ở xứ sở ngàn năm cúng bái thờ phượng này, dẫu có
nhưng rất ít sự tình xung đột đẫm máu về tôn giáo, nếu có thì cũng không kéo dài. Người ta sẵn sàng
thờ hàng trăm vị thần trong một ngôi đền, vị này chồm lên vị kia như kiến.
Ông nhận ra người Âu Châu nên học thái độ đó, thái độ chừa ra một chỗ trong lòng, luôn nhắc nhở
mình rằng có rất nhiều thứ mình không biết, và rằng trật tự nội tâm rất có thể sẽ sụp đổ khi xuất hiện
sự đụng chạm của thần.
Bây giờ, nước Đức, trái tim của guồng máy kinh tế Âu Châu, đang bối rối trước việc đương đầu với ma
quỷ Cộng Sản ở Trung Hoa. Là bởi vị nội tâm của họ không thể dung chứa được ma quỷ bước ra từ
lòng tham, sự vô ơn.
Có một câu hỏi thế này, Việt Nam hậu Cộng Sản có thể xuất hiện độc tài hay không? Có lẽ chúng ta phải
trả lời một câu hỏi hết sức quan trọng khác, rằng chúng ta không biết được nội tâm của người được
trao cho thứ quyền lực tối hậu kia có đủ để dung chứa và hủy diệt ma quỷ từ nội tâm gã hay không?
Phước lành cho dân Việt nếu như gã có thể, ngồi ở ngôi cao với hành trang hết sức đơn sơ như anh
em Diệm Nhu. Hay gã, lại như Hitler, hay Hồ Chí Minh, một khi có được quyền lực, lập tức trở thành đồ
tể.
Đừng quên, dân Đức trước bầu cho Hitler, và đảng Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa, sau Hitler xóa bỏ luôn
quyền bầu cử tự do.

Xin tạm dừng ly cà phê này ở đây, cái gì mình không biết, đừng cho là lừa đảo. Đừng phạm sai lầm của
người Christians về các Đức Tin Á Đông. Cũng như đừng bao giờ để cho một ai tước đoạt sự tự do
trong tâm hồn mình, vì mình không biết rằng nội tâm người ta cao lớn thế nào - dù cho kẻ đó có là ông
bà, cha mẹ, tổ tiên, hay là người có danh vọng thế tục lớn tới đâu đi chăng nữa.
Cà Phê Caesar
Yhwh là một vị thần hết sức kỳ lạ, và các an bài của ông lên dân tộc Do Thái cực kỳ khó hiểu đối với rất
nhiều người. Đặc biệt là tạo vật của ông không hề hoàn hảo, Adam và Eve tuy được tạo ra trong hình
ảnh của thần, nhưng tâm hồn của họ, ở trong bối cảnh thánh khiết nhất vẫn chứa đựng sự bất toàn.
Nếu như tạo vật của ông là bất toàn, hoặc là ông đang trong một công trình nào đó, sửa chữa tạo vật
của mình, chúng ta thấy rằng cách mà ông đày đọa dân tộc Do Thái - một sắc dân hết sức thông minh,
cũng như cách là các chuyên gia trí tuệ nhân tạo hiện nay nghiên cứu Robots. Họ đặt ra các tình huống
cực hạn phức tạp nhất, khó khăn nhất, để xem phản ứng của trí tuệ nhân tạo có thể "học" (learn)
được hay không. Chỉ có khác là trong công trình vĩ đại của thần Yhwh, dân Do Thái liên tục gặp các đe
dọa hết sức khốc liệt. Ông liên tục đày đọa dân Do Thái, liên tục gửi các tiên tri tới giáo hóa dân này.
Trong tất cả các tiên tri của ông, Jesus là một vị tiên tri có ảnh hưởng đặc biệt lớn lên một sắc dân
khác, là người La Mã ở Âu Châu.
Trong Do Thái Giáo, Jesus không có ảnh hưởng lên dân của ông - dân Do Thái lớn như tầm ảnh hưởng
của đấng Yhwh hay các tiên tri khác. Ngược lại ở Âu Châu, Jesus lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với
tâm hồn La Mã. Trong tâm hồn người Do Thái không có tâm thức thống trị, không có tình huống chinh
phục và tạo ra một đế chế trên đất. Đấng Yhwh ban phước cho họ theo giao ước với Abraham, và giao
ước ủa ông đối với Abraham là con cháu của Abraham sẽ bị đày đọa làm nô lệ trong rất nhiều năm.
Ngược lại, khi Jesus xuất hiện, Đế Chế La Mã đã hùng cứ Âu Châu trong từ trước đó rất lâu, và liên tục
tạo ra chiến tranh, chinh phục các xứ. Sâu trong tâm thức của người La Mã là một Caesar. Caesar là
niềm tự hào của người La Mã, cũng là thứ làm người La Mã khiếp sợ. Nên người La Mã trước Jesus
luôn tôn thờ vị Caesar của mình. Tâm hồn của người La Mã khiếp sợ trước quyền năng của các Caesar,
và nó không thể nào thoát ra được tình huống rằng bất kỳ một vị quân vương, hay tướng lĩnh nào lại
có thể khước từ quyền lực của Caesar một khi chạm được tới quyền lực đó.
Carl Jung phát hiện ra tình huống này, ông nhận ra rằng thứ tâm thức ma quỷ khống chế tâm hồn
người La Mã chính là tham vọng bành trướng vĩ cuồng của Caesar. Và thái độ của một người Do Thái
khước từ thứ quyền năng đáng sợ đó hoàn toàn nằm ngoài khả năng tư duy của họ. Tình huống của
Jesus đe dọa căn cước của người La Mã, hay nói đúng hơn là căn cước của tính thờ phượng quyền lực
thế tục của người La Mã. Nên kể từ sau khi Jesus thọ nạn, sự bức hại đối với tín đồ của Jesus trở nên
hết sức khốc liệt. Sở dĩ khốc liệt, là vì người La Mã nhận ra rằng có một sức mạnh đáng sợ hơn, có
quyền năng hơn quyền năng thế tục của Caesar, và rằng mọi đe dọa từ quyền lực của Caesar trở nên
nhỏ bé trước viễn cảnh của một Thiên Quốc mà người tin và làm theo Jesus có thể tới, vốn trong tâm
thức của người La Mã, chỉ giành cho Caesar trước đó.
Jesus từ chối thỏa hiệp với Satan, từ chối mọi phước lành xây dựng một đế chế trên đất. Đây là điều
mấu chốt khác biệt với tâm hồn La Mã. Cho nên kể từ đó, sức ảnh hưởng của một vị tiên tri Do Thái lên
tâm hồn Âu Châu tạo ra dấu ấn xuyên suốt ngàn năm. Chỉ có điều, là cái tâm thức ma quỷ muốn tạo ra
đế chế thế tục kia trong tâm hồn người La Mã vẫn còn, nên nhà thờ Catholics xuất hiện - là tâm thức
ma quỷ khao khát quyền lực thế tục trên đất, nó khoác lên tấm áo của tín đồ Jesus. Điều phức tạp là
kỹ thuật này rất hiệu quả, khi rất nhiều người qua nhà thờ Catholics có thể tìm tới Đức Tin chân chính
và chúa Jesus, trong khi cái tâm thức xây dựng đế chế thế tục trên đất kia ẩn nấp đằng sau giáo nghĩa
thần thánh. Điều kỳ diệu là cũng có rất nhiều người trong bối cảnh đó của nhà thờ Catholics lại tìm ra
được đức tin chân chính.
The religion of love was the exact psychological counterpart to the Roman devil-worship of power. - Carl
Jung
Tuy nhiên, tâm thức ma quỷ đó không thể mãi trốn tránh, bởi vì con quỷ này sẽ được nhìn ra bởi một
con quỷ khác. Nên sự bức hại những người tin vào nhà thờ Catholics ở Á Đông như Trung Quốc và
Nhật Bản diễn ra trong nhiều thế kỷ. Bởi các thầy truyền giáo không chỉ mang theo giáo nghĩa của
Jesus, họ mang theo bóng dáng của tâm thức Caesar tưởng chừng đã chết, và ma quỷ trong tâm thức
của các Hoàng Đế Á Đông nhìn ra lực lượng đe dọa sự thống trị của nó.

Nếu dùng giác độ đó của Carl Jung, làm thế nào để giải thích được tình huống của người Việt Nam?
Rốt cuộc người Việt Nam sợ điều gì nhất? Tâm thức ma quỷ nào đang khống chế nội tâm người Việt?
Cà phê Personality 1
Tuyệt đại đa số các cống hiến vĩ đại giành cho nhân loại tính tới bây giờ, đều không phải là từ những cá
nhân được hưởng thành quả của một hệ thống giáo dục. Những các nhân xuất sắc đều là những cá
nhân dám rời bỏ cộng đồng, tự mình phát triển bản thân trong sự hỗn loạn của hành trình tìm kiếm và
xây dựng nhân cách. Người trưởng thành trên rất nhiều phương diện, họ vẫn là những đứa trẻ. Đa
phần người ta giành cho con trẻ những thứ mà người ta thiếu trong những năm tháng tuổi thơ, chứ
không hẳn là người ta muốn đứa trẻ được tự do phát triển nhân cách. Thế nên trong mỗi người đều
có tiếng kêu khóc của một hay nhiều đứa trẻ, những đứa trẻ đó chính là âm vang từ vô thức về một
ước muốn được cao lớn và phát triển toàn diện. Sở dĩ những đứa trẻ đó không được cao lớn, hay
được phát triển toàn diện, chính là bởi vì con người tồn tại không đơn độc, mà trong một tập thể.
Trong tập thể đó, cái vô thức của tập thể quyết định sự tồn tại của cá nhân ở bên trong nó. Nên người
ta khi nói về giáo dục, kỳ thực chính là gò tâm hồn của đứa trẻ sao cho phù hợp với sự tồn tại của tập
thể đó, chứ không hẳn là để cho đứa trẻ có thể được phát triển tự nhiên.
Điều kỳ lạ là người ta hay nói về giáo dục nhân cách, ngay cả ở xứ Cộng Sản, nhưng nhân cách là thứ
chưa hình thành, làm sao giáo dục nó? Ngay từ lúc nó chưa hình thành, người ta liên tục nhồi nhét vào
nó kiến thức về thời cuộc, tẩy não đứa trẻ bằng những tuyên truyền dối trá về lịch sử, giáo dục cho nó
biết sợ một ông thần mà dẫu cho ngay cả việc nó dám từ bỏ nhà thờ, nhà chùa, hay lên án tệ nạn dị
đoan trong việc thờ Mẫu hay các tôn giáo dân gian… nó tuyệt nhiên không dám đụng tới Đảng. Mặt
khác, họ tạo ra một khuôn mẫu có thể tồn tại trong một xã hội Cộng Sản, nhưng trong cá nhân đó xuất
hiện những đứa trẻ hết sức ngây thơ và đòi hỏi. Một số lặng lẽ, khi đã rời trường học, trong âm thầm
phát triển những đứa trẻ này. Họ tìm tòi lại sách vở, tự giáo dục lại mình về các kiến thức lịch sử, giành
thời gian đi tới nhiều nơi, đọc nhiều loại sách khác nhau, trải nghiệm những thứ cấm đoán trước đây.
Nhân cách của họ chỉ thực sự hình thành khi họ thoát khỏi cái hệ thống giáo dục kia – vốn là một hệ
thống chỉ thích hợp để giáo dục các bé gái – dễ đồng ý và vâng lời hơn các bé trai.
Carl Jung có lần đối diện với ý tưởng là Nhân Cách của đứa trẻ phải được huấn luyện. Ông thấy khó
hiểu, ông nói đó là cái gì? Khi các bà mẹ có con trẻ rối loạn tâm thần tìm tới ông, chia sẻ với ông về việc
những sai lầm họ mắc phải khi còn nhỏ, và họ không muốn con trẻ của họ cũng mắc phải các sai lầm
đó. Ông đều hỏi thế này: “Chị có chắc rằng chính chị đã vượt qua các lỗi lầm đó hay chưa?” Họ đều trả
lời chắc nịch rằng họ đã vượt qua nó. Sự tình Carl Jung thấy là chưa. Và ông thấy một điều gần như
chắc chắn là thế này, tuổi thơ của cha mẹ khắc nghiệt, thì khi có điều kiện một chút họ lại làm hư con
trẻ bằng tiện nghi; nếu có điều gì đó hết sức đau đớn trong tuổi thơ, những thứ này xuất hiện trở lại ở
con trẻ bằng cách này hay cách khác, dưới một dạng thức nào đó khác biệt ở bên ngoài, nhưng là cùng
một vấn đề như cha mẹ. Từ cha mẹ tới con trẻ, chính xác là giữa hai đứa trẻ, một trong thân xác người
trưởng thành, và một trong thân xác trẻ thơ, kỳ thực đều đong đưa qua lại giữa các cực hạn của các lỗi
lầm xưa cũ.
Nếu ta muốn thay đổi điều gì ở đứa trẻ, ta phải kiểm chứng lại rằng điều đó có nhất thiết trở nên tốt
hơn nếu chúng ta làm thế với bản thân mình hay không. Đây là ý của Carl Jung, và ý tưởng này hết sức
chính xác. Làm sao có thể nói với đứa trẻ rằng nó nên làm thế nào, ngay cả bản thân mình không phải
là một tấm gương cho tình huống đó. Đứa trẻ có thể không hiểu được chi tiết của đời sống người
trưởng thành, nhưng không gian, cảm xúc, và các hành vi từ nội tâm người trưởng thành đều để lại
dấu ấn lên đời sống. Đứa trẻ sống trong tình huống đó, nên nó cảm nhận được sự sai biệt giữa lời
người trưởng thành, và hiện thực người trưởng thành mang lại. Nên Carl Jung kết luận rằng, cách giáo
dục con trẻ hiệu quả, thực ra, chính là giáo dục đứa trẻ trong lòng mình trước: “Take our enthusiasm
for pedagogics”

Chắc hẳn nhiều người đã thấy cảnh mẹ chồng con dâu chăm em bé. Nếu ta nhìn dưới giác độ của Carl
Jung, rằng đứa con dâu kỳ thực chỉ là đang chăm bẵm cho đứa trẻ từ tuổi thơ, và người mẹ cũng là
nhớ lại những sai lầm từ những năm tháng nuôi con, mà nay muốn bù đắp cho sai lầm đó thông qua
đứa cháu. Hai đứa trẻ hoàn toàn có nhu cầu khác nhau, sẽ tranh giành nhau, và sự tình là xung đột giữa
mẹ chồng và nàng dâu qua đứa bé là như thế. Điều này chỉ thấy ở Việt Nam, khi người ta phải lấy
chồng quá sớm, khi tâm hồn của các cô gái vẫn chỉ là đứa trẻ, và việc nuôi dưỡng trẻ con nhiều khi
không làm thức dậy tình mẫu tử, mà nó lại là nguồn cơn của sự đố kỵ từ đứa trẻ trong nội tâm đối với
những đứa trẻ mình sinh ra. Nhiều bà mẹ vì thế, đánh con cái rất dữ đòn, đặc biệt là các bà mẹ trẻ.
Chúng ta nói về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, nhưng chúng ta không biết được rằng không phải
người mẹ nào cũng xuất hiện thứ tình mẫu tử đó, nhất là khi tâm hồn người mẹ vẫn còn là một đứa
trẻ.
Cà phê Personality 2
Nhân cách là nhận thức tối hậu về các đặc tính bẩm sinh của một sinh mệnh. Đó là một hành vi dũng
cảm, đối diện với hiện thực đời sống bằng sự cương quyết tuyệt đối khẳng định tất cả những gì hình
thành nên cá nhân, và là một phiên bản thành công mô phỏng sự thích nghi với các điều kiện sinh tồn
mà không chấp nhận từ bỏ sự tự do tối đa của quyền tự quyết. Làm sao chúng ta có thể đưa một cá
nhân tìm thấy nhân cách của mình, Carl Jung cho rằng không phải là chuyện đơn giản. Thực tế, mãi từ
sau khi Carl Jung viết Sự Phát Triển Của Nhân Cách, không một nền giáo dục nào đảm bảo được sự
phát triển của nhân cách. Trừ khi nhân cách đã xuất hiện, còn không, hành vi đứa trẻ có trong hệ thống
giáo dục chỉ đơn giản là tối ưu theo hướng lợi ích và phần thưởng mà thế giới đó có thể cho nó, một
khi nó còn biết tuân theo các luật chơi.
"Our personality develops in the course of our life from germs that are hard or impossible to discern, and
it is only our deeds that reveal who we are." - Carl Jung
Tất cả chúng ta như mặt trời, quán chiếu lên mọi thứ xung quanh, ta không thể biết được trong sinh
mệnh ta chứa đựng điều gì, tốt đẹp hay ma quỷ. “Nhân Chi Sơ, Tính Bổn Thiện” là cách nhìn của người
Á Đông, một số nhóm Tin Lành thì có các nhìn ngược lại, “Nhân Chi Sơ, Tính Bổn Ác”. Kỳ thực, con
người có cả Thiện, và có cả Ác. Ta vĩnh viễn không thể biết được nhân cách của một con người thế
nào, và tự người đó cũng không thể biết, nếu như không đi qua hành trình đối diện với trách nhiệm
của Thiện Tính và cám dỗ của Ác Tính. Abraham có thể đã già, nhưng ông không có nhân cách. Đấng
Yhwh không thể biết được lựa chọn của ông, nên mặc khải cho ông lên đường, trên hành trình đó, ông
chứng minh được sự hoàn thiện của nhân cách, nên đấng Yhwh trao trọng trách cho ông. Jacob không
có nhân cách, cho mãi tới đêm ông vật lộn với thiên thần, bị thiên thần làm trật khớp hông mà ông
không chịu buông, bởi nhân cách của ông đã thành hình, dù có chết ông vẫn không rời xa điều thần
thánh, nên tên ông thành Israel – là tổ phụ của dân Do Thái. Dân Do Thái được học bài học đó, rằng dẫu
có chuyện gì đi chăng nữa, cũng không bao giờ được quên giao ước với đấng Yhwh.
Đức Phật Thích Ca mãi tới năm ba mươi tuổi, ông vẫn không hình thành nhân cách, tự trong ông là
một đứa trẻ thần thánh đòi hỏi về một hành trình vĩ đại để nó được toàn vẹn và cao lớn. Tự nó không
thể cao lớn nếu như không trải qua năm tháng thử thách của đau khổ và cám dỗ. Ông cư xử như một
đứa trẻ vô trách nhiệm, bỏ lại người vợ đang mang thai, và trọng trách ngàn cân của vương vị. Khi
nhân cách của ông thành hình, cũng là lúc hành trình thần thánh của ông hiển lộ, ông lấp lánh như mặt
trời, như đã nói, quán chiếu lên các sinh mệnh xung quanh ông. Họ theo ông tu tập, nhập Niết Bàn.
Nhân cách có tính nhất quán, toàn vẹn, và chín chắn. Làm sao ta có thể đòi hỏi một phiên bản nhất
quán, toàn vẹn, và chin chắn bước ra từ hệ thống giáo dục mà vận hành nó là những kẻ có hình dáng
của người trưởng thành, nhưng vẫn là những đứa trẻ cần được nuôi dưỡng trên rất nhiều phương
diện khác? Trong xã hội Việt Nam, cái mà hệ thống giáo dục này mang lại, là những đứa trẻ sợ sệt
trước cường quyền, yếu nhược và trốn tránh trước trách nhiệm thời cuộc. Những đứa trẻ hết sức
ngây ngô trước những giá trị tự do mà ngay cả ông cha chúng từ thời Phong Kiến hàng trăm năm trước
đã nhìn ra ("Phép Vua Thua Lệ Làng").
Cái chúng ta thấy hiện nay là một hệ thống giáo dục được vận hành bởi những của những đứa trẻ
trong hình hài người lớn, có lòng tham vô độ đối với dục vọng và các tiện nghi đời sống. Những đứa trẻ
này trong thân xác già nua sau bao năm đi dạy, nhai đi nhai lại về dục vọng được gói ghém trong lớp vỏ
“thành công” cho những lớp trẻ đi sau mà quên mất đi rằng tính đa dạng của cá nhân mới chính là tài
phú lớn nhất của nhân sinh. Sự thành tựu của nhân cách sẽ đảm bảo cho tính đa dạng đó có thể xuất
hiện, và thể chế dự do sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của nhân cách sau khi xuất hiện. Trong những đứa
con của mình, Israel thương nhất Joseph, nên ông tặng Joseph một chiếc áo nhiều màu. Chiếc áo nhiều
màu là biểu tượng của sự phong phú của sinh mệnh, và sự phong phú đó, mới chính là sự giàu có chân
chính của nhân sinh.
Những đứa trẻ đang vận hành nền giáo dục kia, thực ra chỉ đang tạo ra những đứa trẻ khác có tâm hồn
yếu đuối, có lòng tham vô độ đối với dục vọng và cực kỳ vô trách nhiệm. Ta thấy con cái của các quan
chức Cộng Sản, lứa sau xuất hiện, tàn bạo và độc ác hơn lớp trước rất nhiều lần. Chúng cần một lớp
người phụng sự chúng, yếu nhược tâm hồn, và cao lớn về thể xác, nên hệ thống giáo dục hiện tại đang
nghe lời chúng. Một đứa trẻ mới 6 tuổi, hơn hai mươi mấy đầu sách phải học, dùng một lần là một
chuyện điên rồ đã thành quá đỗi bình thường ở Việt Nam. Thiên hạ lúc đầu kêu trời thì hai tuần sau đó
là chẳng ai kêu nữa. Bởi ma quỷ thực ra, đã nằm tận sâu bên trong nội tâm của họ: “Ngươi không làm
được gì hơn thế đâu!”
Nhân cách con người, theo Carl Jung, là thứ cực kỳ lười biếng. Nếu như không có điều gì thực sự chấn
động tới nó, nó sẽ không bao giờ thay đổi. Người tách biệt với đám đông, là một người hết sức đáng
sợ. Người khác sẽ cho rằng kẻ đó điên khùng, lập dị. Có một âm vang thần thánh hay ma quỷ nào đó
trong nội tâm làm kẻ đó tách biệt ra khỏi vô thức tập thể của đám đông. Socrates là một người như
thế, ngay từ nhỏ, khi ông làm điều gì sai, giống như có một tiếng nói trong lòng ông rằng ông sai rồi, thế
là ông không làm điều đó nữa. Nên ông không nói dối, không lừa đảo, không tranh giành của bất kỳ
ai… mãi rồi ông theo tiếng nói đó, khám phá và thể nghiệm nội tâm tới độ thành nhà hiền triết trứ
danh của thành Athens.
Thực ra, tiếng nói của nhân cách trong mỗi người đều có. Chỉ là khác với thời Socrates, thời bây giờ ở
Việt Nam, khi người ta lắng nghe theo nó, ma quỷ trong vô thức của đám đông sẽ trừng phạt họ, tới
độ, người ta lắng nghe lời ma quỷ, không lắng nghe lời của nhân cách nữa.

“Ngươi chỉ làm được tới đó thôi!”


Cà Phê Conscience
Sách của giáo sư David Landes viết từ năm 1998 là một quyển sách mà bất kỳ một sinh viên chuyên
ngành kinh tế nào cũng nên đọc. Ông là chuyên gia lịch sử kinh tế ở Harvard. Những điều ông viết hết
sức có lý, đặc biệt nếu nhìn dưới giác độ tâm lý.
Tóm lược mấy điểm sau của ông:
1. Xứ sở của người Tin Lành sẽ giàu có hơn xứ sở của người Catholics. Nguyên do là người Tin Lành tôn
trọng tư tưởng tự do, mấu chốt là tự do trong việc diễn giải Kinh Thánh. Đứng ở góc độ tâm lý, đây là
điều hết sức quan trọng, bởi vì một khi người ta đặt mình ngang tầm với những nhân vật quan trọng
trong tôn giáo, trong tâm thức tự nhiên cảm nhận được nguồn sức mạnh thần thánh rằng người ta
phải nghiêm túc trong việc học tập, và phải có trách nhiệm trong việc diễn giải Kinh Thánh. Kết quả của
sự diễn giải đó là họ hiện thực quá những gì họ học được, từ hiện thực đánh giá lại lối diễn giải của
mình, xem sai lầm ở đâu, không ngừng đào sâu, không ngừng tái diễn giải, không ngừng thành tựu.
Người Catholics đặt Vatican lên bên trên họ, thực ra Vatican không đáng ở vị trí như thế. Chính vì họ
đặt Vatican cao hơn vị trí của họ, nên quyền năng diễn giải Kinh Thánh của họ luôn đứng dưới Vatican.
Thành ra khi Vatican phát sinh các sự tình loạn bậy, tâm hồn người Catholics bị cầm tù trong các sai lầm
đó. Từ giác độ này, các giá trị tự do không thể tồn tại ở xứ sở của người Catholics, và vì vậy tính đa
dạng của nhân cách không thể xuất hiện - sự đa dạng của nhân cách chính là điều quyết định cho tài
phú của nhân sinh. Các quốc gia Bắc Âu là kết quả của đức tin Protestants. Lực lượng các quốc gia
Protestants - cũng là lực lượng các quốc gia Đồng Minh, chính là lực lượng bảo vệ Âu Châu trước Phát
Xít và Cộng Sản, thứ mà nhà thờ Catholics không thể làm nổi. Người ta không thể giải quyết vấn đề
bằng chính tâm thức tạo ra nó, tâm thức tạo ra Phát Xít và Cộng Sản, cũng chính là tâm thức của người
Catholics, có khác chỉ là lớp áo bên ngoài. Hiện tại, chúng ta thấy rằng sự thỏa hiệp sâu rộng của
Vatican và Trung Cộng càng chứng minh cho quan điểm của David Landes, rằng nhà thờ Catholics luôn
đứng về phía kẻ thù của thế giới Tự Do, tuy rằng từ họ không phải là không có những giá trị nhân bản.
Nhưng các giá trị nhân bản đó không hề quan trọng bằng quyền lực tuyệt đối của họ, và vì vậy, như ta
đã thấy, trong rất nhiều trường hợp, Vatican thà duy trì quyền lực thế tục, hơn là căn cước của Đức
Tin. Hoa Kỳ, Đan Mạch, Hà Lan, Anh và một phần của nước Đức là đại diện của lực lượng Tin Lành.
2. Thứ tiền tệ quan trọng nhất của nền kinh tế chính là "Lòng Tin". Khi người ta có lòng tin vào sự
thành tín của nhau, chi phí kinh doanh sẽ giảm đi đáng kể. Một khi con người có thể đảm bảo sự thành
tín trong giao dịch, trong hành vi, rất nhiều chi phí liên quan đảm bảo cho việc duy trì lòng tin sẽ biến
mất, tạo ra một nguồn lực tài chính cực kỳ lớn cho rất nhiều hoạt động khác. Tại sao ở Nhật Bản,
người nông dân không cần phải quan tâm tới việc để ý tới nông sản bị đánh cắp? Chính vì đó là một
tình huống kinh tế hoạt động bằng lòng tin, nên thời gian và các nguồn tài lực tài chính sẽ không bị hao
phí quá nhiều cho các hoạt động giám sát và theo dõi. Nhưng lòng tin chỉ có thể đảm bảo được xây
dựng trên một hệ đạo đức mang tính phổ quát, dù có sự khác biệt giữa các tôn giáo. Người Việt Nam,
mang tới Nhật Bản lối tư duy đạo đức của người Cộng Sản - họ cho rằng không có thần thánh, nên các
nền tảng Đạo Đức cũng là do con người đặt ra, đây là lối tư duy của Nietszche, con người là một
Ubermensch - là ông thần trong thế giới của họ. Một khi người ta tự cho rằng đạo đức là do con người
đặt ra, thì họ sẽ sẵn lòng thay đổi nó: chuyện cơ mật quốc gia, danh dự, lòng thành tín, tiết hạnh giữa
vợ chồng, sự ngay chính... đều có nguy cơ bị thay đổi bất cứ lúc nào để phù hợp với lối diễn giải của
con người nhằm tối ưu lợi ích, hay tối thiểu tổn thất trong phạm vi họ có thể nghĩ tới. Nhưng tư duy
con người có lớn nhỏ khác nhau, giác độ (angle) nhìn vào tình huống cũng có rộng hẹp khác nhau, độ
phân giải (resolution) tình huống lại có phân ra các cấp độ chi tiết khác nhau. Nên ví dụ thế này, người
lao động Việt ở sở làm trên đất Nhật có thể hết sức thành tín, vì họ không muốn mất việc và tai tiếng
tới người chủ khác, nhưng họ sẵn sàng ăn cắp của người nông dân, vì họ nghĩ rằng lúc đó "không ai
biết". Đạo Đức đối với họ, là luật chơi do con người đặt ra, chứ không phải là một trật tự tạo nên
nhân cách của họ - vì họ tự cho mình cái quyền của ông thần (Ubermensch), muốn làm gì thì làm, miễn
là thích hợp với cách diễn giải tình huống của họ. Việt Nam, hay Trung Hoa, trước sau cũng sẽ đi tới
diệt vong, bởi vì nó mất đi điều quan trọng nhất trong huyết mạch tâm linh: lòng tin. Đất trời không tin
họ, con người không tin họ.
Đại dịch lớn nhất, như Carl Jung nói, luôn là đại dịch tâm linh. Con người tự cho rằng thế này là tốt rồi,
nhưng họ không biết rằng, ma quỷ từ cõi vô thức đang ngày một lớn dần, và bất cứ lúc nào, sẽ ập
xuống đầu họ dưới dạng thức của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, cách mạng...
Rất nhiều bệnh nhân gặp Carl Jung, nói rằng có một điều gì đó bên trong họ cứ tưởng tượng, cứ suy
nghĩ. Họ không muốn thế. Nếu đó là tâm tưởng của họ, sao họ không dừng nó lại được, hay là họ có
bệnh rồi, phần nào đó của họ bị tê liệt rồi? Các chuyên gia tâm lý khác nói họ lơ nó đi, nói họ đừng để ý
hay nghe lời nó, nhưng chẳng có tác dụng gì, họ rất mệt mỏi. Carl Jung biết nguyên nhân. Covid-19 là
một lời nhắc nhở đanh thép của thần, để người ta có thể trong tình huống cách ly, ở một mình và lắng
nghe các Daemon ở trong lòng. Nhiều khi người ta tưởng rằng đó là chính họ, nhưng họ không biết
rằng, thực ra có ai đó, hoàn toàn tách biệt với chính dòng tâm tưởng của họ, luôn trò chuyện với họ.
There is always something inside you that thinks!

Nghe thì phức tạp, chỉ xin gói gọn lại hai chữ: Lương Tâm.
Ai có trí nhớ tốt, thì chắc không quên vị Tổng Thống này. Ông là Ronald Reagan, người kết thúc Cold
War. Người ta nhớ tới ông với câu nói nổi tiếng bên bức tường Berlin: "Mr Gorbachev, tear down this
wall!"
Thực ra, ông còn một câu nói nổi tiếng nữa. Sự tình là lúc bước vào chính trường, ông học hành làng
nhàng, sự nghiệp thì cũng chẳng có gì nổi bật. Trump chê Biden học hành bết bát, nói rằng như thế
cũng đủ khẳng định là chẳng có gì "smart" để nói về Biden. Ronald Reagan học hành cũng ...từa lưa hột
mưa.
Nhưng ông trọng nghĩa khí, rất tốt với bạn bè, và thực ra không phải hầu bao không đáy, nhưng ông chi
tiêu cho tranh cử cũng rất rộng tay. Một lần, chiến dịch tranh cử của ông cũng không thuận lợi, và
trong một hội nghị tranh cử, người moderator bắt ông dừng nói, liên tục ngăn ông lại. Thậm chí lệnh
cho một biên tập viên khác tắt microphone của Ronald Reagan. Reagan phát hiện ra điều gì không ổn,
ông nói thẳng: "Tôi trả tiền cho cái microphone này! Ông Green!" (I am paying for this microphone, Mr.
Green!). Thực ra, tên của người đó là Breen.

Và đó là câu chuyện nổi tiếng về Ronald Reagan. Rằng ông có cái charisma, rất lịch lãm, nhưng ông cũng
biết play tough. Dạo quanh một vòng các facebook, kỳ thực, ai cũng mau quên, hoặc là họ chẳng nhớ gì
tới chuyện này. Nên không khó hiểu khi Democrats lại có thể lừa họ mãi.
Cà Phê Sword
Cuộc chiến giữa Trump và Biden vào hồi gay cấn. Khắp các facebook đều thấy bàn luận về chuyện này,
thậm chí ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sở dĩ có điều này, là bởi vì từ sâu trong nội cảm, con người
chưa bao giờ hết hiếu chiến. Một tâm hồn không còn hiếu chiến nữa thì hoặc là tâm hồn đang hấp hối,
hai là tâm hồn của đại giác giả, chờ lúc phi thiên. Trong tâm hồn người ta xưa nay vẫn không ngừng
chiến đấu, không ngừng chọn lựa đối tượng để chiến đấu. Kẻ thù quá sức họ, hay có những thứ họ
không thể đương đầu nổi thì họ chấp nhận sống chung với nó.
Mãi theo thời gian, con người không còn có thể đương đầu với ma quỷ nội tâm nữa, họ quay sang
chém giết lẫn nhau, nói theo ngôn ngữ người Cộng Sản là "làm cách mạng." Thế rồi Jesus xuất hiện,
ông không phải là sứ giả của Hòa Bình, ông nói là ông mang tới cho con người một thanh kiếm, và ông
dạy dân Do Thái rằng cuộc chiến quan trọng nhất là cuộc chiến ở trong lòng.
Rất nhiều người thích Trump, Ginsburg, Mike Pompeo, ... các chính trị gia năng động, là bởi vì sâu trong
tâm thức người ta luôn muốn chiến đấu với những kẻ thù vĩ đại. Trump, Ginsburg, Hillary Clinton, Mike
Pompeo là những chiến binh như thế. Hoj mang lại cho người khác cảm giác về năng lực và sức mạnh.
Carl Jung nhận ra điều tương tự ở dân Thụy Sĩ, ông nói rằng sức mạnh của mỗi người dần dần chuyển
vào một chiến trường khác, là "chính trị". Chính trị chính là nơi mà bản chất hiếu chiến của người ta
được phát tiết và duy trì một cách hiệu quả, theo một chiều hướng hết sức có lợi cho xã hội. Nên Thụy
Sĩ là một xứ sở rất yên bình. Người Việt Nam có yêu hòa bình không?
Câu trả lời là không! Cái người Việt Nam thiếu, là một chiến trường như Carl Jung nhắc tới. Ở nơi đó,
người ta có thể phát tiết sự hiếu chiến cố hữu của con người trong một dạng thức văn minh nhất.
Chiến trường đó là món quà của thế giới tự do. Người Việt Nam bị tước đoạt "chiến trường" đó, nên
căn tính của họ trở nên hết sức hung hăng. Cũng như dân Do Thái năm xưa, họ sẵn sàng vì một vài
chuyện đơn giản mà chém giết lẫn nhau, ngay cả Tư Tế từ đền thờ cũng không ngoại lệ. Bởi vì người
ta không có vũ khí để chiến đấu với nội tâm. Jesus xuất hiện, nói về thứ vũ khí đó - thanh kiếm của trí
huệ.
Người Việt Nam ngày càng hung ác với nhau, từ người già, tới con trẻ. Họ trốn chạy ma quỷ trong lòng,
và họ sẵn sàng chiến đấu với người xung quanh.
Tại sao Jesus lại nói ai yêu người thân gia đình hơn ông thì không xứng đáng với ông? Và ông sẽ làm
cho người trong gia đình trở thành kẻ thù của nhau?
Bởi vì ông là hiện thân của của phần thánh khiết nội tâm. Đức Phật giảng nơi đó là Phật Tính. Đạo Gia
giảng nơi đó là Chân Ngã. Một khi người ta không hướng vào đó tìm về bên trong, ma quỷ từ bên trong
sẽ tiến ra ngoài.
Thanh kiếm của Jesus, là biểu tượng trí huệ để tiêu diệt ma quỷ trong tâm. Nền dân chủ là món quà từ
sự mặc khải của Thượng Đế. Người Tin Lành ở Pháp kiên trì đọc Book of Daniel, họ nhận ra rằng
vương quyền thế tục sẽ không còn xứng đáng khi họ không còn giữ giao ước với Thượng Đế, vì vậy
người ta phải chiến đấu chống lại vương quyền, thành lập nền dân chủ theo ý nguyện của Chúa.
Đó là thanh kiếm người Tin Lành Huguenots ở Pháp rút ra khỏi Book of Daniel.
Người Việt Nam, họ rút ra được điều gì cho mình?

“I did not come to bring peace, but a sword” (Matthew 10:34)


A machiato: Cao Sơn Lưu Thủy
Trên núi dễ có nước trong, người thời xưa lên núi, tránh xa cõi thị phi hồng trần để tầm sư học đạo.
Tuy vậy, để đạt Đạo, thành tựu trong việc tu hành, đa phần là từ những năm tháng xuất sơn nhập
hồng trần.
Người dân Bhutan so ra, có thể hạnh phúc hơn người dân ở nơi khác, và đặc biệt là hạnh phúc hơn
người dân ở Việt Nam. Tuy vậy, họ không có một thứ: đó là cơ hội đối diện với ma quỷ trong nội tâm.
Tâm hồn họ hết sức thuần khiết là do những thứ ham muốn và ma quỷ kia không được nuôi dưỡng, đó
là những quả trứng rồng bị đóng băng - không thể nở.
Hồng trần cuồn cuộn, người ta bước vào cõi đời ô trọc, lửa từ cõi này làm ấm lòng người ta, cũng sưởi
ấm luôn các quả trứng rồng kia - các dục vọng ẩn chứa sâu trong tâm thức. Khi các con rồng này vừa
nở, nó còn rất nhỏ, người ta thấy rằng vui chơi một chút cũng không phải là vấn đề. Thử một chút
rượu, thử một vài hương vị, có một câu chuyện tình đẹp, công việc cũng nên có trải nghiệm, thăng
tiến phát tài cũng nên ăn mừng, sau rồi cũng nên có cái gì đó để lại cho thế hệ sau.
Mãi rồi những con rồng trở nên cực kỳ lớn, họ quay lại nội tâm thì thấy rằng sự nghiệp không thể
buông bỏ, bao nhiêu người trông chờ vào đó, danh dự đặt cả vào đó, tâm sức cả đời dồn hết vào đó.
Nhìn sang người thân thì bóng hồng năm xưa bây giờ cần nhiều tiền để "duy trì" nhan sắc và sức khỏe,
người tình ở chỗ làm thì liên tục lên lịch hẹn hò du lịch, nhìn sang người bạn thuở hàn vi ngày nào giờ
đã có thêm một vài căn hộ nhắn tin khoe, nhìn xuống mấy đứa trẻ con ngày nào giờ đòi đi du học, sức
khỏe thì lại cần tẩm bổ, bác sĩ dặn bệnh tật cũng tốn kém... giữa tiếng kêu cơm áo mỗi ngày là bi kịch
của những mảnh đời khác trong xã hội độc tài. Trước không có gì nhiều để mất, còn có thể gặp họ,
nghe chuyện và chia sẻ, bây giờ bước gần tới họ thì phiền phức tới chuyện làm ăn. Xem ra, làm người
thực tình không đơn giản, những ràng buộc kia đã quá lớn rồi.
Tuy vậy, ngay trong nơi tăm tối nhất của thời cuộc, người ta lại thấy những sinh mệnh lấp lánh như
sao trong bầu trời đêm. Vẫn có người sẵn sàng vượt qua mọi nỗi sợ hãi từ nội tâm, dấn thân và nhận
lãnh trách nhiệm. Bức hại của cường quyền không làm họ dừng bước.
Tiểu Thiện Như Đại Ác, Đại Thiện Tối Vô Tình
Có thể dân ở xứ tự do có đời sống thoải mái hơn, nhưng chính vì trong sự thoải mái đó mà họ dễ có
dục vọng, dễ bị ràng buộc, chứ không phải là ngay cả khi mọi thứ tiện nghi tối thiểu được thỏa mãn thì
đạo đức người ta đề thăng. Sự tình đa phần ngược lại, lúc có tiện nghi cũng là lúc tâm hồn người ta
bắt đầu băng hoại.
Có thể dân ở những quốc gia biệt lập như Bhutan hạnh phúc hơn, nhưng ta vĩnh viễn không thể biết
được họ có bản lĩnh vượt qua ma quỷ của nội tâm hay không? Ta hoàn toàn không thể biết trừ khi họ
dấn thân vào môi trường ô trọc như ở Việt Nam, hay Trung Quốc.
Tuy rằng ở Việt Nam và Trung Quốc, con người đa phần đều đã trở nên hết sức hung ác, nhưng ở nơi
tăm tối và ô trọc đó lại xuất hiện những tâm hồn hết sức dũng cảm.
Rễ của cây trí tuệ không đâm xuống địa ngục, ngọn cây không thể vươn tới thiên đường. Tại sao đấng
Yhwh chọn ông già lụn bại Abraham để giữ giao ước thần thánh? Sao ngài không chọn người trẻ hơn?
Là vì ông không ngại khổ, giữ lời hứa tới cùng.
Tại sao lại tạo ra con người trong hình hài của Thần? Con người có điều gì đặc biệt hơn tất cả các sinh
vật khác? Phải chăng là con người là sinh vật duy nhất trên đất có thể giữ được giao ước với Thần,
ngay cả trong tình huống khắc nhiệt nhất?

Nên có lẽ người Bhutan hạnh phúc hơn, nhưng như Đức Phật từng giảng: Nhân Tại Mê Trung, Đời Là
Bể Khổ (Life is suffering). Hạnh phúc không phải là mục đích tối thượng của cuộc đời này. Ai đang đi tìm
nó, có lẽ đã đi sai đường rồi.
Pompeo là nhân vật cực kỳ bản lĩnh. Tất cả các bộ vị trên khuôn mặt ông đều rất đẹp, từ trán, sống
mũi, miệng, cằm, cổ. Ông tốt nghiệp thủ khoa trường võ bị Westpoint (Steve Bannon cũng học ở đây) ,
sau ông vào trường Luật Harvard, lúc đi học có làm trong ban biên tập của Harvard Law Review. Cũng
như POTUS, hay Steve Bannon, ông có thể có một sự nghiệp khá lừng lẫy và thành công về mặt tài
chính nếu không bước vào chính trường. Lương ngoại trưởng Hoa Kỳ như ông, vào độ 200 ngàn Mỹ
Kim, tương đương một anh kỹ sư điện toán hạng trung ở thung lũng Sillicon. Xét theo ngang giá sức
mua, cũng chỉ bằng một người làm công ở Sydney kiếm cỡ 110 ngàn Úc Kim một năm. Ấy là chưa kể
các chi phí thuế và bảo hiểm từng tiểu bang khác nhau. Các bà chủ tiệm nails ở Sydney nhiều khi sẽ
cười... mím chi cọp khi nghe tới đây là lương của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. Không lạ nếu ông sẽ bước ra
tranh cử hậu Donald Trump. Đôi mắt của ông rất tình cảm, ấm áp và uy quyền, xin hãy để ý nhân vật
này. Rất có thể sau hai năm nữa, ông sẽ bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng Thống.
Ông Pope Francis là một ông Pope hết sức đau khổ. Khuôn mặt dài là khuôn mặt của người cô đơn, má
tóp là biểu hiện trước sau gì ông cũng bị đàn em phản bội. Cảnh tượng những năm Đệ Nhị Thế Chiến
trở lại, khi lực lượng Tin Lành lại một lần nữa cứu lấy thế giới tự do.
Chúng ta có thể thấy một điều khá phổ biến ở giác độ tâm lý là thế này, khi một Đức Tin xuất hiện, nếu
như Đức Tin đó đi vào một tâm thức có tầm hiểu biết sâu rộng - tâm hồn của người Thượng Trí, thì kết
quả là một lớp giác giả mới xuất hiện. Nhưng nếu Đức Tin đó đi vào một tâm thức nông cạn, thì kết
quả là Đức Tin đó hoặc sẽ bị từ chối, hoặc sẽ bị biến dạng sau khi kết hợp với ma quỷ nội tâm của
người kia. Phật Giáo qua Tàu thì xuất hiện Thiền Tông, qua Nhật xuất hiện Thiên Thai Tông, qua Việt
Nam thì họ mang ông bà đặt lên bàn thờ chung với Phật... Đạo Giáo không ngoại lệ, sang Việt Nam
xuất hiện tình huống thờ Mẫu,... Đức Tin vào đấng Yhwh đi tới mỗi nơi lại xuất hiện mỗi biến thể khác
nhau.
Khi đế chế La Mã sụp đổ, tâm thức thờ phượng Caesar vẫn còn sống trong tâm hồn người Ý, họ kết
hợp với giáo nghĩa Jesus để lại cho dân Do Thái, tạo ra nhà thờ Catholics. Một dạng đế chế tâm linh
mới, thay thế cho đế chế La Mã thần thánh đã tàn lụi. Người La Mã thay một cái áo mới, chứ tâm thức
của họ vẫn không hề thay đổi. Người La Mã thờ ngẫu tượng, dựng tượng các đời Caesar trong thân
thể vạm vỡ tráng niên để thờ phượng. Sau người Ý dựng nên nhà thờ Catholics, cũng dựng tượng
Jesus, vốn là điều cấm kỵ đối với người Do Thái, để thờ phượng. Họ thờ một hình tượng người Ý chịu
nạn trên Thập Tự, chứ không phải là hình tượng Jesus chân chính.
Pope Francis cũng là Caesar Francis.
Cái gì của Caesar, trả lại cho Caesar. Cái gì của Chúa, thì trả lại cho Chúa. (Matthew 22:21: "Render to
Caesar the things that are Caesar's; and to God the things that are God's.")
Nay Pompeo sang Vatican, khuyên ông nên đứng về phía thế giới tự do, dừng các mật ước với Trung
Cộng lại. Người Mỹ đương nhiên là qua các mạng lưới tình báo đã nắm được ít nhiều. Lần này chìa
cành olive cho Vatican, đáng ra Francis phải nhớ tới chuyện xấu hổ của nhà thờ Catholics năm xưa với
Mussolini, và mật ước với Hitler. Chắc ông quên chuyện cũ, nên Francis vẫn không thoát khỏi được cái
sai lầm đó, kiên quyết bảo vệ mật ước với Trung Cộng.

Bạn tin Chúa, hay bạn tin Caesar? Tâm hồn bạn thuộc về Chúa, hay thuộc về Caesar?
Cà phê Vocation
Trump lúc còn trẻ, được giao việc đi thu tiền căn hộ. New York không phải là một nơi hoa lệ. Ai đã từng
đi nhiều nơi khác sẽ biết rằng, New York hỗn tạp, phân biệt giữa các tầng lớp trong xã hội hết sức lớn,
và là một nơi rất khó sống. Donald Trump đi thu tiền, ông gặp đủ mọi hạng người, nghe đủ mọi câu
chuyện, và tất nhiên, là cũng va chạm rất nhiều tình huống. Thu không đủ tiền là mệt, bởi vì "KPI" của
ông là dựa trên việc thu tiền nhà của người thuê, Fred Trump là người lạnh lùng, có phần tàn nhẫn, cậu
thanh niên Donald làm không được việc, dễ gì mà ông Fred để yên.
Thế nên bản lĩnh của Trump là từ sự mài dũa từ những năm tháng đó, ông biết đủ thứ mánh lới, ông
biết được ai đang "bullshit", ông biết lúc nào cần gọi người kia "cut to the chase". Và qua chuyện đệ
nạp ứng viên SCOTUS, ta thấy một điều rằng khuynh hướng chính trị cực kỳ quan trọng, bởi nó ảnh
hưởng tới phán quyết của rất nhiều chánh án, và vì vậy, phát sinh một sự tình là những luật sư lão
luyện trong nghề như Roy Cohn tuyên bố xanh rờn: "I dont care what case, tell me who is the judge!"
Tức là ngay ở nơi Tam Quyền Phân Lập như ở Hoa Kỳ, yếu tố con người vẫn hết sức quan trọng trong
việc diễn giải Công Lý, tới độ lão luyện như Roy Cohn chỉ để ý tới việc ai là Judge, bởi chỉ cần nghe tên
Judge là ông biết ông có cửa thắng hay không. Ăn tiền là ở chỗ đó.
Nhờ Roy Cohn, Trump biết cách vận dụng nhiều nguồn lực bất minh để xây tháp Trump, qua lại với hắc
bạch rất nhiều. Thành ra, nói ông "lưu manh", có phần hơi hạ thấp khả năng của ông. Chính ra, ông
không lưu manh, mà là ông "lọc lõi". Nhưng vấn đề là không phải là ở chỗ anh lưu manh, hay lọc lõi,
hay quỷ quyệt. Mấu chốt của vấn đề là khi anh nhận ra trách nhiệm của mình, một cái gì đó cao lớn và
quan trọng hơn sinh mệnh của mình, từ đó anh có hành động vì nó, thái độ đó làm anh trở nên cao quý.
Một nửa đất nước ghét Trump, và gia đình ông mất đi rất nhiều lợi ích tài chính, chính trị lại là một
chiến trường dài hơi, không có sức khỏe không thể theo tới cùng - ông đã là ông già gần 75 tuổi, nói
theo người Việt Nam: an hưởng tuổi già cho sướng, đốt tiền rồi gây thù để làm gì?
Là bởi người ta không hiểu rằng Trump đã xuất hiện nhân cách - Personality. Dẫu còn thô lậu, nhưng
không phải là không sáng lấp lánh. Ông chiêu mời rất nhiều nhân tài Đảng Cộng Hòa tới làm việc cho
ông. Rất nhiều người không tin ông, điển hình như giáo sư luật khoa trứ danh ở UC Berkeley. Sau quá
trình nghiên cứu Donald Trump từ khi xuất hiện, ông phát hiện ra giác độ sai lầm của mình, viết quyển
Defender in Chief rất đáng đọc.
Sở dĩ Personality xuất hiện, là bởi vì trong lòng đã có Vocation - Carl Jung nói đó là một tiếng gọi từ nơi
thần thánh trong nội tâm. Bài học về Donald Trump là thế này, bất luận trong quá khứ anh đã làm gì, có
là một doanh gia xảo trá, đi chụp con mèo của các cô thiếu nữ đi chăng nữa, thì một khi anh nhận ra
trách nhiệm của cuộc đời này cao quý quan trọng hơn hết thảy các ham muốn tiện nghi thế tục, và anh
sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm đó, tự nhiên anh sẽ được ban phước lành và sức mạnh để đi tới cùng
con đường của mình.
Then I heard the voice of the Lord saying, "Whom shall I send? And who will go for us?" And I said, "Here
am I. Send me!" Isaiah 6:8
(Rồi tôi nghe tiếng Thượng Đế nói, "Ta nên gửi ai đây? Ai sẽ lên đường vì ta?" Và tôi nói, "Tôi ở đây. Xin
hãy gửi tôi đi!")
Nếu bạn không tin, bạn hãy thử làm một điều gì đó cao lớn hơn các ham muốn thế tục của mình trong
một ngày, đảm bảo trải nghiệm sẽ rất khác.

(Ảnh: John Yoo, giáo sư trường luật UC Berkeley, tác giả quyển Defender in chief. Là một nhân vật
không ưa gì Trump lúc đầu, sau ông phát hiện ra nhiều chuyện thú vị từ Trump, nên ghi lại thành sách
về Donald Trump kể từ khi Trump nhậm chức tổng thống)
Cà phê rồng
Điều kỳ diệu của việc có con, nếu cha mẹ giành thời gian cho chúng, theo Carl Jung, chính là người ta
có thể quan sát phần vô thức của mình đang tồn tại trong đứa trẻ. Đây là điều hết sức thú vị, khi đứa
trẻ chưa bước vào tuổi dậy thì, bản thân nó vẫn là sản phẩm của vô thức của cả cha và mẹ cộng lại.
"In his early years the child lives in a state of participation mystique with his parents" Carl Jung - Child
Development and Education
(Những năm đầu tiên, đứa trẻ sống trong mối liên kết huyền bí với cha mẹ)
Có một lần, có ba chị em tới gặp Carl Jung, họ có một người mẹ hết mực yêu thương và chiều chuộng.
Có điều, kể từ khi còn nhỏ xíu, ba chị em đêm nào nằm ngủ cũng mơ thấy mẹ là bà phù thủy, hoặc là
một con quái vật. Họ không dám kể với người mẹ, vì bà rất dịu dàng. Tới sau này thì bà phát khùng
thật, khi thì kêu như lợn, khi khác sủa như chó, và thậm chí có khi còn rống lên như gấu. Ba chị em đưa
người mẹ tới gặp Jung, và họ kể lại cho Jung cùng một dạng giấc mơ mà họ giấu kín từ khi còn nhỏ.
Có trường hợp khác, có người cha đưa đứa trẻ tới gặp Carl Jung, vì cậu bé liên tục mơ thấy rất nhiều
biểu tượng và câu chuyện hết sức kỳ quái, đêm không dám ngủ. Jung phát hiện ra các bộ biểu tượng
trong giấc mơ của cậu bé là vấn đề của người cha. Ông giành thời gian nói chuyện với người cha thì
cậu bé bắt đầu không mơ thấy chúng nữa, tần suất những giấc mơ kỳ quái giảm đi, cậu bé ngủ ngon
hơn. Nhưng ngược lại, người cha bắt đầu có các giấc mơ đó, Jung điều tra ra nhiều sự tình kể từ đó,
rằng các giấc mơ kỳ quái của đứa bé là bắt nguồn từ người cha, và người cha thực sự có vấn đề.
Carl Jung thấy rằng khi một đứa trẻ dần dần lớn lên, chúng tách biệt ra khỏi vô thức nội tâm của cha
mẹ chúng. Điều thú vị khác trong huyền học Á Đông là ở chỗ, trong Tử Vi, cung Mệnh chỉ hoàn toàn
thoát khỏi ảnh hưởng của cung Phụ Mẫu sau khi người ta bước sang tuổi 31. Nghĩa là vấn đề này đã
được nhìn ra từ rất xa xưa.
Theo hướng đó, Carl Jung nhận ra rằng giáo viên ở trường tiểu học, thực chất đóng thế vai trò của
người mẹ, hay người cha. Ảnh hưởng của họ trong quá trình phần ý thức của đứa trẻ thoát ra khỏi
ảnh hưởng của vô thức từ cha mẹ rất quan trọng. Nên phần quan trọng tương đương với chương
trình học, chính là chọn giáo viên có ảnh hưởng tốt lên tính cách của trẻ. Những đứa trẻ học trường
quốc tế ở Việt Nam, chúng rất vui vẻ và dạn dĩ. Trẻ con ở Úc cũng như vậy, là những đứa trẻ hết sức
dễ thương. Tuy rằng không nói rằng giáo dục tiểu học ở Úc là tốt nhất, nhưng đứa trẻ rất thích tới
trường. Nếu không thích tới trường là người giáo viên kia bắt đầu gặp phiền phức, bởi lúc đó phải
điều tra cho rõ ai làm đứa trẻ không muốn đi học, là bạn bè bully, học trình nặng, hay là giáo viên làm
cho trẻ không thoải mái.
Jung nói rằng có hai tình huống nguy hiểm tương tự như nhau, một là đứa trẻ mồ côi, và hai là đứa trẻ
quá phụ thuộc vào gia đình. Đứa trẻ trong gia đình sau, thực chất được nuôi lớn như một con rồng,
sau này nó sẽ "ăn thịt" cha mẹ của nó. Nó trở thành vấn đề là bởi vì phần ý thức của nó không dám
"take control" nữa, nó không biết nó muốn làm gì, muốn trở thành điều gì trong đời, ngoài thỏa mãn
các nhục cảm và các ham muốn vô độ. Người giáo viên tiểu học có một nhiệm vụ hết sức khó khăn, họ
không thể thúc ép trẻ, tránh để phần ý thức kia đi ngược vào trong, lại cũng không thể quá dễ dãi - có
lúc cũng phải sử dụng authority - quyền người lớn ở mức cần thiết, để đứa trẻ nghe lời.
Carl Jung thấy rằng người giáo viên ở độ tuổi này của trẻ phải là một người khỏe mạnh về tâm trí, và
được giáo dục với các phương pháp sư phạm tốt nhất. Chương trình học chỉ quan trọng một nửa, tác
động tâm lý của người giáo viên lên trẻ con chiếm một nửa quan trọng còn lại.
Điều nguy hiểm là đứa trẻ đi qua năm tháng trường học phải dồn ép phần ý thức ngược lại vào bên
trong lãnh địa của vô thức, đồng thời phải bắt chước hay nghe lời để tồn tại ở bề ngoài. Tới một lúc
nào đó, đứa trẻ chịu hết nổi, và nổi loạn. Có nhiều cô nữ sinh học rất giỏi, nhưng tìm tới ma túy, tình
dục, các thiên hướng lệch lạc giới tính từ sau khi dậy thì, hay các bé trai trở nên ẻo lả, hoặc trở nên
cực kỳ hung hãn ... phần nhiều, vẫn là do phần ý thức kia bị dồn ép ngược trở lại vào trong. Cha mẹ tới
lúc này thì không dám quản chúng nữa, trở nên "cool". Nó lớn rồi, không "dạy" nữa. Thực ra cũng
không dám "dạy" nữa, môi trường giáo dục kia làm con rồng trở nên lớn mạnh, phần ý thức kiểm soát
nó trốn đâu mất. Phần vô thức kia không thể giáo dưỡng. Chỉ có thể cho nó thời gian, dần dần mang
phần ý thức kia ra ngoài trở lại.
Rất tội nghiệp chúng, trường sư phạm ở Việt Nam đa phần tiếp nhận những sinh viên kém cỏi và
nghèo khó nhất. Họ là công cụ rẻ mạt để tuyên truyền và nhồi sọ cho chế độ. Giáo viên cũng là nghề có
thu nhập thấp, cộng với sự tình loạn bậy trong học đường xảy ra mỗi ngày. Trẻ em ở Việt Nam vì thế
hết sức đáng thương. Sự tình xảy ra ở trường tiểu học hiện nay, chính là người ta đang nuôi rồng.

Dân Cambodia vậy mà có ông bộ trưởng hiểu chuyện, tăng lương giáo viên gấp đôi, yêu cầu trung thực
trong thi cử. Độ này, chỉ cần chục năm nữa, người Việt rất khó cạnh tranh với một thế hệ dân
Cambodia đã ý thức được trách nhiệm với sinh mệnh của chúng.
Quẻ thứ 31: Trạch Sơn Hàm - Cảm (Influence)

Thường thì khi thấy quẻ này, người ta dừng chuyện bận rộn lại, nghỉ ngơi, tĩnh tâm một chút. Tình
huống Dụng Sinh Thể, tuy mùa này Thổ là Hưu Khí, nên cũng không phải là quá tốt. Trong biến hóa
không có sát khí. Biến thể có Hỏa Khắc Kim, nhưng Hỏa rất yếu, tù khí, lửa nhỏ, không nung được thép
lớn. Viêm là hai chữ Hỏa chồng lên nhau, phổi ứng với hành Kim. Nay ông lại có cơ hội "cảm" nhận cái
nhiệt của nó trong cơ thể. Hy vọng ông Trump có thời gian nhớ lại Steve Bannon nói gì về virus này lúc
đầu năm.
Cà Phê Monster
Lúc Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa, có một người tên là Huệ Khả luôn muốn đi theo cầu giáo Pháp của
ông. Bồ Đề Đạt Ma kiên quyết không truyền. Bởi Huệ Khả là người tinh thông Nho Giáo, không thể
biết chắc rằng một khi truyền Pháp của mình cho ông, Huệ Khả lại có thể pha trộn hiểu biết của mình,
mà nhào nặn ra một thứ gì đó khác hay không. Bồ Đề Đạt Ma mới nói với Huệ Khả đang ngồi ngoài trời
tuyết:
- Ta truyền pháp cho ông khi tuyết này có màu hồng
Huệ Khả rút dao chặt tay, máu phun lên tuyết, Bồ Đề Đạt Ma nhìn thấy tín tâm của ông, sau truyền Y
Bát. Huệ Khả là tổ sư Thiền Tông đời thứ hai.
Từ Đông sang Tây đều có chuyện tạp lẫn Đức Tin, con người một khi không từ bỏ tất cả những thứ gì
mình có được ở thế gian này, vĩnh viễn không bao giờ có thể đắc được phước lành chân chính từ giác
giả.
Đức Phật giảng luân hồi, người Việt Nam thương kính ông bà, không nỡ từ bỏ lề thói cúng bái tổ tiên
xưa nay. Nên thờ Phật cầu phước, nhưng vẫn không thể nào tin lời Phật nói về chuyện ông bà tổ tiên
chuyển sinh đi làm kiếp khác, thứ ở trên bàn thờ, bất quá chỉ là hữu ảnh để lưu lại ký ức, quỷ hồn đã
đi mất theo lục đạo luân hồi. Người ta để di ảnh đó cúng bái, tưởng tượng rằng tổ tiên vẫn còn đó để
"phù hộ" cho họ. Lời Đức Phật giảng, cứ coi như là không thật, hoặc có biết cũng tránh không nhắc tới.
Họ vừa muốn được ban phước, nhưng không muốn từ bỏ ham muốn thế tục. Nên họ nhào nặn ông
Phật lại một chút, cho vừa với dục vọng của họ.
Nietszche cho rằng con người có thể trở thành siêu nhân, khi tự họ có thể quyết định được các giá trị
đạo đức nhân sinh. Dostoievsky trả lời rằng không, con người không có khả năng đó. Chế định đạo đức
là quyền năng của thần. Các ham muốn của con người một khi kết hợp với quyền năng của thần chỉ
tạo ra các quái vật hủy diệt mới. Trong Batman vs Superman, hình ảnh này có tái hiện lại qua một quái
vật được tạo ra bởi sức mạnh của Superman và máu của Lex Luther - một doanh nhân tham lam. Sau
quái vật này giết chết Superman. Lúc cuối đời, Nietszche phát điên, trở nên lú lẫn.
Người La Mã thờ thần mặt trời, tôn giáo trước đó của họ là Sol Invictus, có tục lệ phong thánh cho các
Hoàng Đế La Mã đã mất, khi họ nhìn thấy làn sóng đức tin Do Thái tràn vào La Mã, họ bắt đầu tin theo,
cũng muốn được ban phước, nhưng họ không thể từ bỏ tất cả những lề lối văn hóa tích tụ từ một
thời đế chế La Mã huy hoàng trước đó, nên họ sửa đổi, cắt gọt Đức Tin vào Jesus. Họ nhào nặn Jesus
cho khớp với dục vọng thế tục, thành ra một phiên bản nhà thờ Catholics.
Khi nghiên cứu Jesus, người đời sau liên tục phát hiện ra rằng những giáo huấn ông để lại rất thâm
sâu. Lúc người Do Thái hỏi ông có phải nộp thuế cho Caesar không, lẽ thường câu này rất dễ trả lời.
Một khi dân Do Thái còn chịu bảo hộ của lính La Mã trên đường thương buôn thì đương nhiên là phải
nộp thuế. Sự việc có câu hỏi đó là trước kia họ nộp cho giới chức Do Thái. Sau vì họ không còn giữ
được quyền thống trị đối với dân Do Thái nữa, nên số tiền nộp thuế về tay Caesar. Đó là tình huống lúc
đó, nhưng câu trả lời của Jesus mang tính tiên tri như sau:
- Cái gì của Caesar thì trả cho Caesar. Cái gì của Chúa thì trả cho Chúa.
Người Do Thái về sau không bao giờ tạp lẫn giáo nghĩa của các tiên tri của họ để lại với bất kỳ một thứ
tập tục hay văn hóa nào khác.
Người Catholics lưu giữ văn hóa dân gian từ thời La Mã, không chịu buông bỏ, họ không chịu trả lại
những thứ thuộc về thời Caesar cho Caesar. Họ muốn mang nó lên nước Chúa. Việc đó, Jesus có giảng,
rằng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Đó là thứ tạo nên trật tự nội tâm ở thế gian của họ, tâm hồn
họ không được dọn dẹp sạch sẽ để đón Đức Tin Jesus, nên cũng như người Việt Nam mang ông bà lên
bàn thờ Phật, người La Mã lai tạp văn hóa của họ vào đức tin của dân Do Thái. Họ tạo ra một quái vật
khác.
Sự lai tạp đó, dù ở phương Đông hay phương Tây, luôn tạo ra các con quái vật khác nhau qua các thời
kỳ. Sự tình loạn bậy, mang tro cốt vào chùa, hay nộp tiền giải oan gia trái chủ ở các chùa Việt Nam là
một chuyện. Ông Pope thu tiền, bán giấy xóa tội, phát động chiến tranh, bắt tay với Đức Quốc Xã, giờ
là thỏa hiệp với Trung Cộng... là chuyện thứ hai.
Nguyên do vẫn chính là ở chỗ con người luôn muốn mặc cả với giác giả, họ muốn được ban phước,
nhưng họ không muốn bỏ đi các hành vi tội lỗi. Ham muốn thế tục, và quyền năng của Thần chỉ liên tục
tạo ra các quái vật mới. Quyết định các giá trị đạo đức chính là quyền năng của Thần Phật, không phải
của con người.
Mathew 19:24: Ta nói với anh em, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn là người giàu về nước trời.

Văn hóa, tục lệ, cũng là một dạng tài phú, một dạng "giàu có" của nhân gian. Tiền bạc tự thân nó không
phải là vấn đề, quan thu thuế gặp Jesus, ông sẵn lòng từ bỏ hết, nên Jesus ngồi với ông. Quan trọng
chính là khi giác giả xuất hiện, người đời có thể từ bỏ tất cả để theo họ hay không. Thử thách đối diện
trên con đường đó đau đớn như địa ngục. Nhưng rễ cây không đâm xuống địa ngục, ngọn cây trí tuệ
không vươn tới thiên đường. Người Việt không bỏ được các tục lệ cổ hủ, không khác gì người La Mã
không bỏ được Caesar của họ... Họ liên tục tạo ra các quái vật mới.
Cà phê vô thức
Fyodor Dostoievsky có câu trả lời hết sức toàn vẹn cho tình huống của Friedrich Nietszche: rằng con
người vĩnh viễn không thể nào trở thành một Ubermench, có thể tự mình xây dựng các giá trị đạo đức
riêng. Tưởng tượng ông già Dostoievsky ngồi trước mặt người thanh niên trẻ Nietszche, câu trả lời của
Dostoievsky sẽ rõ ràng hơn, nếu mời một người khác là Carl Jung ngồi vào bàn.
Sai lầm của Nietszche, qua lăng kính của Carl Jung, chính là Nietszche cho rằng toàn bộ tâm thức của
con người là phần ý thức. Ông không biết, và cũng chưa từng tự hỏi rằng còn một phần nào khác ở
bên trong tồn tại. Ông liên tục xây dựng một trật tự nội tâm mới, cho mãi tới cuối đời, phần vô thức
trong ông lên tiếng, ông phát khùng.
Anh chàng Raskolnikov cũng như Nietszche, anh cho rằng trí tuệ của anh là duy nhất trong tâm hồn anh,
rằng anh có đủ mọi lí lẽ để giết bà chủ tiệm cầm đồ. Chỉ là sau khi anh giết bà chủ tiệm cầm đồ, thì
phần nội tâm kia lên tiếng. Socrates có ghi lại tình huống này. Là từ lúc nhỏ, khi ông làm điều gì đó sai
như nói dối, tự nhiên trong đầu ông lại có tiếng nói: "ngươi đang nói dối". Ông bắt đầu thấy kỳ lạ. Ông
cố gắng trò chuyện với nó, nhưng nó không trả lời ông. Nó chỉ lên tiếng khi nào ông làm điều gì đó trái
đạo đức. Nietzsche chính là dùng phần ý thức để đặt ra các giá trị đạo đức, nhưng quyền năng đó
không thuộc về lý tính, quyền năng đó thuộc về một thế lực cao hơn lý tính thuần túy của con người.
Một khi con người dùng ý thức để chế định đạo đức, cũng là lúc họ tạo ra các quái vật mới.
Khi mang hai vũ trụ siêu anh hùng lại với nhau, Superman không thể chiến thắng được Batman. Bởi vì
tâm thức tạo ra Superman là tâm thức tạo lập trật tự - order, tâm thức tạo ra Batman là tâm thức duy
hộ công lý, duy hộ điều gì đó siêu việt hơn tình huống tồn tại của lý tính thuần túy.
Người Cộng Sản, kỳ thực cũng tiếp thụ một tâm thức Superman như vậy, và họ cũng như Nietszche,
hay anh chàng Raskolnikov. Họ tưởng rằng họ có đầy đủ lý lẽ để tiến hành cách mạng cộng sản. Trong
cải cách ruộng đất, có người Cộng Sản ở ngoài Bắc còn lôi cha mẹ mình ra đấu tố, trước khi giết chỉ
mặt mắng chửi, chính là tâm thức đó. Chỉ là sau khi cách mạng Cộng Sản thành công, họ phát hiện ra
rằng lương tâm của họ xuất hiện. Rất nhiều người Cộng Sản cố gắng quay lại vãn hồi tình huống, họ
đối diện với các tâm hồn khác mà lương tâm chưa hề xuất hiện, nên các cuộc thanh trừng đẫm máu
trong nội bộ người Cộng Sản liên tục xuất hiện.
Một khi tiếng nói lương tâm từ phần vô thức bị từ chối, phần trân quý nhất, thuần khiết nhất trong nội
tâm con người cũng mất đi. Trong hình là bộ phim truyền hình nổi tiếng Prison Break. Anh chàng
Michael Scofield chính là tuyến nhân vật đó, anh tin rằng có điều gì đó trong anh quan trọng hơn cả trí
tuệ của anh, rằng một khi anh xuống tay giết người cũng có nghĩa là anh mất đi phần quan trọng nhất
tạo nên tâm hồn anh. Anh liên tục đặt câu hỏi, phải chăng việc cứu anh trai bị hàm oan ra khỏi nhà tù là
sai, vì có quá nhiều người liên quan, và có quá nhiều tội phạm thoát ra giết người (T-Bag). Hay như
T-Bag, T-Bag là kết quả của mối tình loạn luân anh trai và em gái, với tên tội phạm này cuộc đời hết sức
bất công với hắn, hắn giết người không ghê tay, hết sức bệnh hoạn... nhưng mãi về sau, hắn "break" ra
khỏi được một "prison" khác trong nội tâm. Hắn thay đổi, và nhân tính trong lòng hắn sống trở lại.
Cái gì tù hãm tâm hồn mình? Từ tục lệ thờ cúng ông bà của người Việt, tục lệ thờ thần mặt trời của
người Catholics, tới những nỗi đau trong quá khứ, những bi kịch mà tâm hồn không thể thoát ra nó, tới
thái độ đầy hằn thù đối với cuộc đời sau năm tháng chịu đựng nghịch cảnh. Nhà tù nào để chúng ta
thoát ra? Đâu là tự do chân chính? Hay ta chỉ đơn giản là chuyển từ nhà tù này, sang một nhà tù khác?
Chẳng phải chúng ta đều như Scofield hay sao? Văn hóa đại chúng sở dĩ ăn khách, là bởi vì có những
thông điệp rất thâm sâu bên dưới có thể kết nối với một phần thầm lặng trong tâm hồn người ta.
Ngoài các tình tiết trong phim ảnh, có một phần nào đó trong tâm hồn bị cuốn hút vào những câu hỏi
triết lý thi thoảng xuất hiện ở các tuyến nhân vật.
Trong Trăm Năm Cô Đơn, một danh tác của đại văn hào Garcia Marquez, ông có kể về tình huống ngôi
làng Macondo mắc chứng bệnh quên. Chứng bệnh này lại hay lây. Đầu tiên thì một vài người già trong
làng mắc phải. Tới sau khì gần như toàn bộ đều bị. Duy chỉ có một anh thanh niên trẻ, miễn nhiễm hay
sao đó, vẫn không bị. Anh liên tục dán nhãn lên các vật dụng trong làng, nhắc nhở người khác về công
dụng của từng thứ.
Đây là cái bàn
Đây là con bò, nhớ vắt sữa mỗi sáng
Đây là cửa sổ
Trên cổng chính vào ngôi làng, anh đóng hai tấm biển, một tấm nhỏ:
Đây là làng Macondo
Tấm kia lớn hơn:
Thượng Đế đồng tại
Raskolnikov, Nietszche, người Cộng Sản, ... chính là những người đã quên mất rằng có một phần trong
nội tâm, mà Carl Jung gọi là vô thức, ở nơi đó có sự kết nối thần thánh với Thượng Đế. Chính vì họ
quên mất, nên họ tạo ra thảm họa trên đất. Chúng ta có thể quên đi nhiều thứ trong đời, việc đó cũng
không phải là vấn đề gì ghê gớm. Nhưng nếu ta quên đi ta là ai và ta thuộc về ai, căn cước của tâm hồn
sẽ mất đi. Cái còn lại chỉ là một thân xác làm theo ham muốn của ma quỷ.

Bạn đọc bài nơi này, cũng không khác gì đang xem các notes của anh chàng trong ngôi làng Macondo
kia. Xin hãy nhớ rằng Thần Phật luôn tồn tại.
Cà phê AI
Biểu đồ bên dưới là kết quả của một nghiên cứu mà tôi có cơ hội tiếp cận, rất thú vị. Nếu ai tò mò về
trí tuệ nhân tạo thì có thể đọc. Thực ra không phức tạp. Chỉ là đo tầng suất hoạt động của một trí tuệ
nhân tạo gồm hai bán cầu não. Bắt chước não người, một bên là tự do sáng tạo, một bên là tối ưu trật
tự sao cho đạt kết quả tốt nhất.
Ở hình bên dưới, nhìn như hộp phấn mắt của các cô, màu đen nghĩa là hoạt động không nhiều, màu
trắng là hoạt động với tầng suất rất cao.
Mắt trái là 0, mắt phải 1
Não trái là 1, não phải 0. Nghịch với trên.
00: nghĩa là tiếp nhận thông tin bằng con mắt trái (0), suy luận tính toán bằng não phải (0)
01: nhìn bằng mắt trái (0), nghĩ bằng não trái (1)
10: nhìn bằng mắt trái (0), nghĩ bằng não phải (0)
11: nhìn bằng mắt phải (1), nghĩ bằng não trái. (1)
Não trái: lý tính, suy luận
Não phải: sáng tạo
Sở dĩ dùng mắt phải để tiếp nhận thông tin là bởi vì thông tin sẽ đi qua não trái, sẽ được xử lý với một
chút logic từ não trái, rồi gửi tín hiệu sang não phải nếu dùng não phải, và ngược lại. Nếu nhìn bằng
mắt trái, thông tin sẽ đi qua não phải, được thêm chút gia vị "sáng tạo" trước khi đi qua não trái. Cách
làm này để xem rằng hai bán cầu não có liên tục liên lạc nhau hay không.
Kết quả là máy tính sau một thời gian, không dùng não phải để hoạt động, Chỉ dùng não trái để hoạt
động (não trái điều khiển mắt phải) . Nên biểu đồ 11 sáng rực.
Đây là trí tuệ nhân tạo chạy thử nghiệm trên một máy tính có công suất lớn nhất hiện nay, thuê của
Amazon, chạy trong gần 1 tháng cho một vài tác vụ bắt chước hành vi con người.
Tính sáng tạo, sự hỗn loạn ở phần não phải hết sức quý giá, logic và suy luận nằm ở não trái. Người
trẻ, họ có năng lượng cho phần sáng tạo và khám phá đó. Nhưng những người về già, họ không còn
nhiều sức sáng tạo nữa, vì tâm hồn họ qua năm tháng tuổi trẻ đã chinh phục rất nhiều thứ bên phần
não phải, dần dần tạo ra được một trật tự ở bên não trái. Bạn thấy một số trí thức về già, khuôn mặt
họ có điều đặc biệt là hai nửa mặt khác nhau: một nửa mặt hơi "đơ", thường là nửa mặt bên trái,
nghĩa là phần não phải không hoạt động, ít mộng mơ, ít "viển vông". Vì mặt trên trái được điều khiển
bởi não phải.
Trong tình huống này trí tuệ nhân tạo dần dần hạn chế phần sáng tạo của chính nó. Có thể nói, đối với
trí tuệ nhân tạo, nó cũng rất risk - averse, tức là lý tính không thích rủi ro.
Máy móc vĩnh viễn không thể so sánh hay đạt tới trình độ của con người, bởi vì tự con người, cũng
không thể nắm bắt được một phần vô thức trong tâm hồn. Không nắm bắt, hiểu rõ được nó, không
thể số hóa hay mô hình nó.

Trump là một người có lý tính rất mạnh. Rất nhiều người chửi bới ông không tiếc lời vì các hành vi bốc
đồng của ông, nhưng bản thân ông đặc biệt nhạy bén, phần mắt trái của ông đơ đơ, trong khi con mắt
phải lừ lừ, lừ lừ nhìn là ông không bỏ qua một chi tiết nào khi nhìn người đối diện.
Ở Úc, kên Sky News vừa đăng lại một hot topic trên twitter là rất nhiều người mong Trump chết. Sự
tình có hơi thú vị là thế này, Trump và Mike Pence là hai kiểu người rất trái ngược.
Bạn coi phim kiếm hiệp, trước khi kết liễu kẻ thù, tính cách như Trump là sẽ đứng lải nhải "Ngươi có
nhớ..." sau rồi mới đâm, mà là đâm chết từ từ, mỗi nhát đâm là nhắc lại chuyện xưa cũ. Trump là như
vậy. Nên Trump kết nối với populist convervative rất thành công.
Như anh chàng Viper khi chiến đấu với Mountain trong Game of Throne, lúc Mountain nằm xuống,
Viper bắt đầu lải nhải. Mountain nằm nghỉ một chút, đứng dậy bóp chết Viper. Trump là kiểu người
như vậy, nên ông làm thuộc cấp nhiều khi rất mệt mỏi trong việc đương đầu với Trung Cộng. Đặc biệt
là trong vấn đề Virus Vũ Hán. Ông cứ lần lữa mãi chưa quyết. Các hành động của ông cũng không
nhanh chóng như kỳ vọng, bởi vì ông chờ cho bên kia ra offer tiếp theo. Steve Bannon và Mike Pompeo
rất bất bình, nhưng cũng đành bó tay. Steve thì cục mịch, nên bất bình ra mặt, ông bị cho lên đường.
Chỉ còn Mike Pompeo ở lại.
Còn Mike Pence, từ Indiana, thuộc một faction khác, là nationalist conservative. Việc chọn Mike Pence là
vì Trump muốn kết nối với nhóm base của người Cộng Hòa, nhóm này là nhóm Cộng Hòa thâm căn cố
đế. Nhóm người populist conservative kia vẫn có thể trở cờ, nhưng nhóm này thì không. Họ nhìn
chuyện trăm năm. Tính cách của Mike Pence rất dứt khoát, và ông cực kỳ cứng nhắc. Một khi ông đã
set mục tiêu thì ông không change course, nếu gặp thời, đây sẽ là một chính khách, hơn là một chính trị
gia - Mike Pence không có cái uyển chuyển về nguyên tắc. Người Democrats bề ngoài ngán Trump 1,
chứ thực tình thì họ ngán người từ base republicans như Mike Pence hay Mitch McConnell tới 10. Nếu
người ta nhớ về những năm Obama, Obama rất ngán Mitch McConnell, Mitch McConnell không bao
giờ thỏa hiệp với Obama, hay người Democrats.
Và vì vậy, Mike Pence không cheesy như Trump, Mike Pence mà xuống tay, là ông như T-Bag trong Prison
Break, rất dứt khoát.
Cho nên, kịch bản, nếu có, Trung Cộng muốn dùng virus triệt hạ Trump, thì họ phải triệt hạ nốt Mike
Pence. Như vậy mới tới lượt bà lão Walking Stroke - Nancy Peloci làm acting president.

Tức là nếu Trung Cộng hay phe Dân Chủ muốn lật ngược thế cờ, phải triệt hạ cả hai người này.
Cà Phê Đức Tin 2
Có một điều thú vị: con người rất sợ các ý tưởng - ideas. Đầu tiên là sự trống vắng trong lòng, bước
vào xã hội, người ta không khỏi cảm thấy "trần truồng" - naked. "Culture shock" là một dạng cảm giác
như thế. Tới một vùng đất lạ, tất cả những kiến thức về luật chơi với môi trường bên ngoài phải học
lại từ đầu, thế hệ di dân đầu tiên đa phần đều rất vất vả.
Ý tưởng - ideas, dần dần tạo nên một trật tự mới, các tòa building mới, các shields - khiên đỡ trong nội
tâm, mãi rồi người ta ở trong đó, tránh phải liên tục gặp công kích bên ngoài. Bạn đọc bài văn của trẻ
đi học ở Việt Nam, chúng chép văn mẫu cho xong, bởi vì chép khác đi là "mệt" với giáo viên. Nên chép
như bạn bè, đỡ gặp phiền phức.
Người ta tôn sùng tôn giáo, mà không trân trọng Đức Tin là bởi vì tôn giáo là do rất nhiều người đi
trước để lại, họ tạo nên các trật tự suy nghĩ, họ tạo lên các trật tự nội tâm, các khiên đỡ (shield),
những người đi sau bước vào tôn giáo, họ nhanh chóng tiếp thụ các thứ đó, để tạo ra nơi trú ẩn cho
tâm hồn mình. Họ không có đủ dũng khí để độc hành trên con đường đi tìm Đức Tin. Người ta không
lên chùa tìm Phật, họ lên chùa tìm các khiên chắn tâm linh, rồi núp vào trong đó. Ai tấn công họ thì
nhanh chóng có những người khác sẽ lên tiếng bảo vệ họ. Nguyên do là vì tâm hồn của nhiều người
khác cũng ẩn nấp trong những nơi như thế, bạn công phá được một trật tự nội tâm, cũng có nghĩa là
bạn công phá được hàng ngàn, triệu các nội tâm khác tương tự. Họ thấy tôn giáo của họ bị tấn công,
tự nhiên bản năng sẽ bảo vệ nhau. Ideas có cái đáng sợ là như vậy.
Tại sao tòa building đó lại quan trọng? Tại sao sinh viên đại học thường hay viết những luận văn sáo
rỗng? Bởi vì khi giáo sư tấn công sự sáo rỗng đó, ông cũng tấn công tất cả các sinh viên khác đồng thời.
Ngay cả khi phải đối diện với điểm kém, người sinh viên sẽ không thấy cô đơn, vì các sinh viên khác
cũng trở nên "trần truồng" như họ. Tòa Building đó bảo vệ cho tâm hồn người ta. Nên hầu hết người
đời đều như con ốc mượn hồn, lật đật đi tìm những vỏ ốc trống rỗng để thu mình vào đó.
Những tòa building ý tưởng đó bảo vệ nó khỏi sự công kích từ bên ngoài, và cũng bảo vệ nó khỏi sự
tấn công của một vài thứ ma quỷ từ nội tâm. Một vài thôi, chứ không phải là tất cả. Nietzsche tưởng là
tất cả, tới hồi một con sóng dữ từ vô thức ập tới, ông phát khùng.
Dostoievsky nhìn ra điểm này. Ông nhìn ra rằng một khi đặt những con ốc mượn hồn này vào một
không gian mà chúng thấy không cần vỏ ốc nữa, chúng sẽ phá hủy hết tất cả các vỏ ốc, vì chúng thấy
không còn công dụng nữa. Ông nói hi đặt người ta vào một xã hội không tưởng Utopia - thiên đường xã
nghĩa, tâm hồn người ta phát hiện ra rằng nó không cần các building hay khiên chắn nữa, không còn có
gì đe dọa nó nữa, nên nó sẽ quay lại tự hỏi tại sao nó cần cái building đó? Và nó nhận ra nó không phải
là một phím đàn dương cầm, hay một con rối của các ý tưởng, nó sẽ phá hủy cái vỏ ốc - các ý tưởng
quyết định trật tự nội tâm của nó. Khi đó nó không còn có thể tự vệ trước ma quỷ nội tâm nữa, nó sẽ
nghe lời ma quỷ nội tâm quay sang phá hủy thế giới Utopia bên ngoài.
Dostoievsky có câu trả lời cho người Nga hàng chục năm trước cách mạng tháng 10: Xã Hội Chủ Nghĩa
là hoàn toàn không thể.
Con người không phải là một phím đàn dương cầm, các ý tưởng là thứ định hình người ta, điều khiển
các hành vi của người ta. Tại sao có những người hết sức thành công, tới giai đoạn sau của cuộc đời bỏ
vẫn cảm thấy vô cùng trống trải, bỏ đi tìm kiếm tâm linh? Bởi sinh mệnh họ cảm nhận được rằng họ
vẫn bị tù hãm trong một khung tư tưởng, trong trật tự suy tưởng về một cá nhân thành đạt trong đời
thường mà lao tâm. Tới khi gần đất xa trời, danh lợi phù vân, tự nhiên thấy mọi thứ đều trống vắng,
như thể họ đang trở nên trần truồng như lúc họ bước vào cuộc đời này. Các ideas giúp họ thành công,
lại trở thành thứ tù hãm họ, họ đi tìm Đức Tin - cũng là đi tìm tự do.
Đức Milarepa tu Phật, Thượng Sư Marpa bắt ông xây tháp thờ Phật xong mới truyền Pháp cho. Một
mình ông vác đá, xách vữa xây, xây xong Thượng Sư không vừa ý, bắt đập đi, xây lại. Đập đi xây lại
xong, Thượng Sư lại đổi ý muốn xây chỗ khác. Tới lui như vậy 9 lần, Milarepa gầy nhẳng, vai lưng do
đội đá mưng mủ, lưng còng xuống do vác nặng quá nhiều. Ông tìm tới cái cây, vắt lên một sợi dây tự
vẫn.
Hành trình tìm kiếm Đức Tin cũng tương tự như thế, liên tục đập bỏ một tòa building trong lòng. Xây
xong, người khác góp ý, bạn hướng nội suy nghĩ, lại xây lại, một thời gian sau, nhận ra tòa building ý
tưởng đó lại có vấn đề, lại đập ra xây lại lần nữa. Tới lui tới độ tâm hồn trở nên lạc lối, mệt nhoài, như
Đức Phật thất vọng sau 6 năm trời khổ nhọc tiều tụy, mà không tìm ra được câu trả lời.
Carl Jung bỏ nhà thờ Catholics, ông sang nhà thờ Tin Lành, rồi ông bỏ nhà thờ Tin Lành, tìm tới
Kundalini Yoga, sau ông lại phát hiện ra có thứ tốt hơn trong Kinh Dịch, từ Kinh Dịch, ông tìm tới Đạo
Đức Kinh. Giai đoạn đầu ông phát khùng, liên tục ma quỷ nội tâm gửi tới các hình ảnh ma quái, ông
giành thời gian cho nó, vẽ lại chi tiết, rồi tự chữa cho mình.
Trong hình là T-Bag, một nhân vật rất quan trọng trong series truyền hình Prison Break. Gã là kết quả
của mối tình loạn luân anh trai em gái. Gã sống trong một gia đình bệnh hoạn, đối với gã, chỉ có 2 loại
người trên đời: con mồi - và kẻ đi săn. Hắn có sở thích bệnh hoạn với các thiếu niên. Đứa trẻ trong
hắn hết sức cô đơn. Đứa trẻ trong lòng hắn cũng thích gần gũi những người mẹ đơn thân, người hắn
yêu nhất đã báo cảnh sát bắt hắn. Để thỏa mãn các thứ dục vọng đó, hắn phải liên tục giải quyết các
phiền phức, hắn trở thành tội phạm khét tiếng. Trên đường trốn chạy, hắn nhận ra một điều:
"We are the captives of our own identities, living in prisons of our own creations"
(Chúng ta đều là tù nhân của căn cước, sống trong ngục tù được xây lên bằng chính thứ ta tạo ra)

Hành trình của Đức Tin cũng là hành trình thoát ra khỏi các tù ngục đó.
Jean Piaget là một chuyên gia tâm lý rất nổi tiếng người Thụy Sĩ. Thái độ tiếp cận tâm lý của ông là quan
sát hành vi, chứ không tin vào lời nói. Bởi ông biết rằng luôn có sự sai biệt giữa tình huống nói, và tình
huống hành động. Sai biệt đó lớn tới độ ông không tin vào lời hứa hẹn, ông không tin vào việc người ta
nói gì. Ý tưởng của Carl Jung giao với Jean Piaget ở điểm này: you are what you do, not what you say
you will do.
Năm 2016, việc người ta bầu cho Trump như là một lời chửi đổng của dân Mỹ ruộng lên đám chính trị
gia kỳ cựu ở Washington. Donald Trump làm nhiều người "ngứa gan" vì những hành vi trước đây của
ông, tuy rằng không phải là ông không làm việc tốt. Nhưng nếu dùng giác độ của Jean Piaget, không ai
nghĩ là Trump có thể tập hợp được một nhóm người có trình độ và tâm huyết bên Đảng Cộng Hòa, ông
thay người như thay áo, chứng tỏ rằng rất nhiều quan điểm của ông liên tục thay đổi kể từ khi vào tòa
Bạch Cung.
Rất nhiều trí thức ở Hoa Kỳ, lúc đầu không tin tưởng vào lựa chọn này của người Mỹ, điển hình là một
giáo sư trường luật (UCLA Berkeley) rất nổi tiếng, có tên là John Yoo, gốc Nam Hàn. Về sau, ông phát
hiện ra Donald Trump khác với những gì ông nghĩ, ngay tới một Jimmy Carter, cựu tổng thống bên Đảng
Dân Chủ cũng cho rằng Trump là một tổng thống đang bị đối xử rất bất công. John Yoo bắt đầu ghi chép
lại những sự tình mà Donald Trump trải qua, đối chiếu với những gì mà các sáng phụ Hoa Kỳ để lại.
John Yoo nhận thấy rằng các sáng phụ Hoa Kỳ đã tính tới tình huống mà một tổng thống có thể gặp
phải công kích từ "faction" - giờ người ta gọi là party, như Trump gặp phải, và họ tính toán các con số,
tỷ lệ hết sức cẩn thận, để bảo vệ một tổng thống dân cử hợp hiến như Donald Trump. Và Donald
Trump, với tư cách tổng thống, đã làm rất nhiều việc để bảo vệ Hiến Pháp của Hoa Kỳ. Tài năng của
John Yoo là ông giải thích các khái niệm phức tạp trở nên rất dễ hiểu.
Không ai lãnh đạo xứ sở một mình, và Donald Trump làm được rất nhiều việc, rất nhiều tài năng từ
lưỡng đảng của Hoa Kỳ thực tình giúp ông.
2016, nơi này cũng cho rằng Trump không có cửa thắng, và dù cho có đi nữa, ông cũng không thể làm
việc được với người Cộng Hòa kỳ cựu. Ý tưởng đó đã sai, tuy rằng có nhiều thứ khập khiễng, ông làm
mất lòng rất nhiều đồng minh của mình, và chậm chạp trong rất nhiều tình huống, không ít lần sảy
miệng vụng về, nhưng nhìn chung ông đã làm tốt, nhiệm kỳ đầu của ông so ra không hề kém cạnh
Ronald Reagan, và có phần tốt hơn nếu chỉ dùng con số thống kê làm metrics.
"You are what you do, not what you say you will do." Carl Jung

Muốn biết một người thế nào, thì nhìn vào việc người ấy làm. Đánh giá một tổng thống, không gì tốt
hơn là nhìn vào những gì người đó đã làm với tư cách là tổng thống. Đây là quyển sách hay của John
Yoo.
Cà phê democracy
Sauls Alinsky, chiến lược gia của phe Dân Chủ, thành phần cấp tiến, thầy của Hillary Clinton, Barrack
Obama, có để lại một chiến thuật thế này:
"Ridicule is man's most potent weapon. There is no defense. It is almost impossible to counterattack
ridicule. Also it infuriates the opposition, who then react to your advantage."
(Chế nhạo là vũ khí lợi hại nhất của con người. Không có biện pháp phòng thủ. Hầu như không thể
phản công lại sự nhạo báng. Ngoài ra, nó còn khiến phe đối lập tức giận, họ sẽ phản ứng lại, nhưng lại
tạo ra lợi thế của bạn.")
Người Cộng Hòa kỳ cựu, như Mitt Romney, hay Mitch McConnell có cái dở là họ nghĩ họ có thể đi "High
Road", hành xử cao thượng, lối hành xử đó của Abraham Lincoln quả thực có hiệu quả ở thời của
Abraham Lincoln, bởi vì thời đó người ta còn có Đức Tin, và dẫu là người thuộc phe Dân Chủ, họ vẫn ít
nhiều tin vào Thượng Đế.
Tuy nhiên, thời nay đã khác, người đời loại bỏ Đức Tin ra khỏi đời sống, hành xử vô pháp vô thiên có
rất nhiều. Người trẻ bây giờ nhanh nhạy, nhờ tiếp cận với thông tin từ sớm, lại năng động nên dễ trở
nên kiêu mạn, mà coi thường các Đức Tin từ xưa. Người ta mạnh mẽ một phần cũng nhờ trở nên kiêu
mạn, kiêu mạn làm người ta tưởng mình có quyền năng thiết lập trật tự, như Superman trong tâm
hồn của Nietszche.
Những Superman này coi trời bằng vung, nên họ dùng bất kỳ thủ đoạn gì, kể từ Machiavelli, miễn là
đạt được mục đích. Sauls Alinsky là một tâm hồn như thế. Năm 2012, Mitt Romney đại diện cho phe
Cộng Hòa kỳ cựu, bước ra tranh cử. Ông tranh cử bằng các khẩu hiệu tích cực, và bản thân ông, một
người Tin Lành Mormon, không giành cho Obama những lời mạt sát cá nhân. Ông chỉ tấn công tình
huống của Obama. Quả thực là lúc đầu Obama khập khiễng, vì Obama là một smooth talker, người ta
bầu Obama phần nào cũng ngán phong cách đồng quê "smoke him out" của Bush. David Axelrod đổi
cách tác chiến, phe Obama lục tung đời tư của Mitt Romney, liên tục mạ lỵ không tiếc lời. Chiến thuật
này hết sức thành công, mang lại cho Obama nhiệm kỳ hai, tuy không làm mất đi danh hiệu "lame
duck" - vịt què, vì ông chẳng làm gì nên hồn.
Con người thực ra bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực phần nhiều. Thông tin tiêu cực làm người ta
hành động. Chính trị gia chính là có nhiệm vụ bươi móc những vấn đề tiêu cực trong xã hội như vậy,
cũng như người ta sống ở trong một ngôi nhà, phải để ý chỗ nào cần sửa sang, dọn dẹp, chỗ nào cần
vệ sinh. Chuyện trang trí là chuyện sau, khi người ta không còn các vấn đề nghiêm trọng nữa. Ở xã hội
Cộng Sản, người ta trang hoàng cờ quạt khắp nơi, là bởi tâm hồn yếu nhược của người Cộng Sản hữu
ý lơ đi các vấn đề trọng yếu, như đã nói, họ che đi con mắt Horus. Trong xã hội, người đời có giai tầng
khác nhau. Có người nhìn Trump là họ chỉ thấy được một ông già cục mịch, nhưng người có giác độ
rộng hơn, độ phân giải sâu hơn, họ thấy ra là cả một nhóm người gồm nhiều xu hướng khác nhau,
populist conservative, và nationalist conservative. Các nhóm này đằng sau lưng Trump không ngừng
tranh giành, thỏa hiệp, thương lượng,...Nói chung phiếu bầu cho Trump, là phiếu bầu cho nhóm người
đó. Tương tự với Biden, đằng sau Biden là nhiều nhóm người liên tục tranh giành nhau nội trong đảng
Dân Chủ, bầu cho Biden, cũng là bầu cho nhóm người đó.
Nhưng sự thể là rất nhiều người không nhìn thấy được tình huống đó. Họ thấy Trump là Trump, Biden
là Biden. Độ phân giải chính trị của họ chỉ bao quát được tới Trump chụp con mèo của ai, hay Biden lú
lẫn thế nào, chỉ đơn giản là như vậy. Và thực sự, rất nhiều lá phiếu quyết định bốn năm tới của Hoa
Kỳ, lại dựa trên những sự tình đó.
Cho nên ở khắp các mặt trận chính trị, người ta ở các phương diện khác nhau có sự tranh luận ở tầm
mức hiểu biết khác nhau. Tuy nhiên, một lá phiếu cử tri của người chỉ nghĩ tới chuyện Trump chụp con
mèo của các cô thiếu nữ cũng tương đương với một lá phiếu chính trị của giáo sư trường luật kỳ cựu
là John Yoo.
Bao nhiêu năm tôi luyện trong giảng đường, nỗ lực trong sự nghiệp mới có một John Yoo. Trong khi
loại cà lơ ất ơ chỉ biết bàn tới chuyện Hunter Biden chơi cocaine trong hải quân là có rất nhiều, và mỗi
người trong số họ đều có một lá phiếu.
Thành ra, cơ chế optimization - tối ưu chính trị, sẽ dần hướng về phía đại đa số quần chúng và những
thông tin mà phần đông người ta có thể bàn luận, nên sẽ có những chuyện linh tinh như việc người ta
bàn về Trump hay Biden. Những chuyện linh tinh đó, lại quyết định tương lai của Hoa Kỳ. Cách thường
thấy để quần chúng có thể bàn luận chuyện linh tinh đó là họ sẽ mạt sát hay chế giễu nhóm người bên
kia, để chế giễu thì cũng cần có materials xài được, các thông tin gây cười, gây tức giận, có như vậy
mới "catchy". Đó là kỹ thuật hết sức hiệu quả mà Sauls Alinsky, chiến lược gia kỳ cựu bên đảng Dân
Chủ nhìn ra từ những năm 1960s.
Nghe chuyện tiêu cực, người ta sẽ hành động. Ít người nghe chuyện tốt rồi làm theo. Bản năng con
người là họ sẵn sàng mua bảo hiểm, chi trả nhiều hơn để tránh mất mát, chứ không phải là con người
sẽ chi trả nhiều hơn để tương lai hạnh phúc hơn.
Người Việt Nam nên học thái độ đó, tương lai nền dân chủ Việt Nam xuất hiện, dám người ta mang cả
cái khoa sản bệnh viện đặt lên đầu đối thủ chính trị cũng là điều dễ hiểu. Mà nhất là người Mỹ chửi
không hay, người Việt chửi có ca có kệ, có vần có điệu. Bảo đảm tới đứa con nít, cũng sẽ vì thế mà
năng động chính trị.
Đó là may mắn của nền dân chủ. Khi tất cả mọi người ở mọi tầng lớp, và tầm mức tư tưởng khác
nhau có thể tham gia. Người ở tầm mức tư tưởng thâm sâu cũng không thể không quan tâm tới nhóm
người có tầm mức tư tưởng nông cạn. Điều tuyệt vời của nền dân chủ chính là điểm đó.
Các sáng phụ của Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ:
John Adam nói về Alexander Hamilton: đứa con hoang khốn nạn của thằng bán hàng rong xứ Scott
(Bastard Brat of a Scotch Pedler)
Nói về Ulysses Grant: Thằng thợ may say xỉn ("A Drunken Trowser-Maker”)
Kenneth Rayner nói về tổng thống Franklin Pierce: Thằng ma cô trong nhà Trắng ("Pimp of the White
House")

Cho nên, tương lai Tổng Thống của Đại Việt Dân Quốc mà bị dân Việt Nam mắng là "thằng mặt ***" thì
cũng không lạ. Và đó là thời điểm rất may mắn của dân tộc.
Cà Phê Ayn Rand
Vài năm trước có một sự tình thú vị, là người ta phát hiện ra Donald Trump rất thích đọc Ayn Rand, và
tiêu biểu qua cuốn tiểu thuyết Suối Nguồn. Ayn Rand rất thuyết phục, và các teenagers rất thích bà. Có
dạo đi phố sách Đinh Liệt ở Hà Nội, thấy quyển tái bản bìa sách rất đẹp, không nhớ của nhà xuất bản
nào. Bà rất có ảnh hưởng tới rất nhiều người bên cánh tả, lẫn cánh hữu ở Hoa Kỳ. Ngay cả tới các
doanh gia. Khi biết Donald Trump cũng là người say mê đọc Ayn Rand, rất nhiều người bên cánh tả
công kích là ông không hiểu gì về triết học của Ayn Rand. Nó có sự ngộ nghĩnh là như thế, tức là ngay
cả tới chuyện Donald Trump thích văn chương kiểu gì cũng bị công kích.
Nơi này không khuyến khích bạn đọc Ayn Rand, bởi vì nếu bạn đã đạt tới tầm mức hiểu được tình
huống của các tác phẩm của Dostoievsky, bạn sẽ thấy các nhân vật của Ayn Rand rất đơn giản, rất
underwhelming. Atlas Shrugged lãng mạn tới độ rất nông cạn. Tâm hồn của Ayn Rand không sâu sắc,
nên khi đưa một ý tưởng anh hùng vào đó, kết quả của tâm hồn Ayn Rand và Heroism là một phiên bản
anh hùng rất đơn giản. Nói như thế này, trẻ con phố thị nhìn hạt gạo là hạt gạo, lên bàn thì thành cơm.
Trẻ con ở quê, nhìn hạt gạo sẽ nhớ tới ngày phải tát nước vào ruộng, rồi đi cấy, lúa non trổ lên, thơm
mùi sữa. Tới mùa gặt, đem hạt lúa đi xát vỏ, ra hạt gạo nâu đỏ còn cám, tới bữa cơm trên bàn. Nội
trong một hạt gạo, là một chặng đường của người nông dân. Cần trâu kéo cày, cần người tát nước, ...
cầu trời mưa nắng thuận hòa. Riêng một hạt gạo là cả một bầu trời ký ức, đau khổ có, vui mừng có.
Trẻ con ở làng quê sẽ đi qua ngày tháng đó, và văn chương của Ayn Rand, chỉ như được nghe kể về
tình huống đó. Nên dù không biết gì về kiến trúc, bà sẵn sàng phóng bút về nghệ thuật, về kiến trúc.
Sinh viên trường kiến trúc mà đọc các tác phẩm của bà thì sẽ tủm tỉm cười. Người thích Ayn Rand nói
rằng kiến trúc trong tiểu thuyết của Ayrand chỉ để mượn làm bối cảnh. Thực ra, chính là bởi vì bà chỉ
mượn một thứ mà bà không nắm rõ, nên cái hình ảnh của Ayn Rand để lại tuy rất đẹp trên bề mặt,
nhưng run rẩy khi một tâm hồn thâm viễn nhìn vào nó, nó tan biến đi như bọt bong bóng.
Nhân vật của Ayn Rand chưa hề trải qua những thử thách, hay những cám dỗ từ ma quỷ bên trong.
Không hề, các nhân vật của Ayn Rand tự nhiên đã có tốt, tự nhiên đã là xấu. Có cái gì đó missing. Tại
sao nhân vật T-Bag lại rất hấp dẫn. Hắn là kết quả của mối tình loạn luân, tuổi thơ của hắn là chuỗi
ngày tháng hết sức tăm tối. Nhưng ở hắn vẫn có sức hút lạ kỳ. Ngoài căm ghét hắn, ghê tởm hắn, ta
thấy thi thoảng ở hắn lóe lên cái gì đó mong manh, như một tiếng kêu đầy yếu ớt của lương tâm làm
hắn sững lại đôi lúc, rồi bất chợt trở về với hiện thực của ma quỷ. Thực ra, lúc hắn sững lại suy nghĩ,
cũng chính là khán giả lại có thể cảm nhận được một điều gì tương tự bản thân mình trong đó. Phải
chăng lúc ta cho phép mình tàn nhẫn để đáp lại tiếng kêu cơm áo của đời, một phần nào đó mong
manh trong nội cảm lên tiếng, rằng ta không nên làm như thế?
Carl Jung cho rằng khi chúng ta nhìn thấy ma quỷ bên ngoài, thì ma quỷ trong lòng cũng thức tỉnh, các
quả trứng rồng cũng nở. Nhưng theo đó, khi ta nhìn thấy ma quỷ bên ngoài dẫu có lớn mạnh thế nào,
tưởng chừng như không thể hủy diệt, dần dần bị từng lớp anh hùng xuất hiện, kiên trì công phá nó,
kiên trì chiến đấu với nó. Lớp này ngã xuống, lớp kia tiến lên. Tới ngày nó bị hủy diệt hoàn toàn, một
phần trong tâm hồn ta như cất lên tiếng kêu vui sướng, vì phần ma quỷ đối ứng trong lòng cũng nhìn ra
kết cục của nó. Đế Chế La Mã hùng mạnh một thời, sau cũng tàn lụi, Đức Quốc Xã, Liên Xô, ... và bây
giờ là Cộng Sản, ai dám nói nó sẽ trường tồn? Nếu ta không nhìn vào bóng tối, ta sẽ vĩnh viễn không
biết được cái đẹp của ánh sáng. Người ta không nhìn thấy bóng tối trong lòng mình, theo đó cũng sẽ
không thể nhìn thấy vẻ đẹp của ánh sáng thiện lương bên trong. Ký ức về Cộng Sản là ký ức vượt xa sự
tưởng tượng của nhân loại về những điều tà ác nhất mà con người có thể làm, nhưng cũng trong môi
trường tà ác đó, vẫn có những tâm hồn lấp lánh xuất hiện, rồi vỡ tan tành như cánh hoa Sakura trong
cơn gió lớn.
Thế nên khi Ayn Rand đưa vào trong triết lý Objectivism của bà "lý tính" - reason là điều tuyệt đối của
anh hùng, bà không hề biết rằng giới hạn của lý tính là nó chỉ có thể liễu giải những gì nó có thể biết
tới và ghi nhớ, không gian của nó vẫn nhỏ bé, độ phân giải của nó vẫn thô sơ. Và ở những nơi mà độ
phân giải tình huống còn nhạt nhòa, ma quỷ ẩn nấp trong những chi tiết đó. Nơi này không khuyến
khích bạn đọc Ayn Rand. Ngay cả một người mến mộ Ayn Rand như Donald Trump cũng không hẳn là
chỉ dùng lý tính thuần túy. Bởi vì ngoài lý tính ra, còn một vấn đề cao hơn hết thảy, là Đấng Toàn Năng.
Và đa phần trong đời, ta thấy rằng con người khi đồng hành với lương tri, đều chọn gạt sang bên sự
tính toán của lý tính thuần túy, để phụng sự điều cao cả đó.

Donald Trump hiểu điều đó, khi ông nói rằng, ở Hoa Kỳ, người ta thờ phượng Thượng Đế, chứ không
thờ phượng Government.
Hồi mới sang Úc. Trong số du sinh cũng có nhiều "hạt giống đỏ" (nhà nước gửi) sang học chung, họ
được Úc cấp học bổng nghiên cứu rất nhiều, có đài thọ học phí và sinh hoạt nên khá thoải mái. Có lần
cả nhóm được mời đi BBQ ở nhà một gia đình, trước kia là cựu quân nhân VNCH. Ông sang Melbourne
từ 1975, mở một tiệm cà phê và bánh ngọt ở Richmond, vợ ông làm cho Hội Tương Trợ Phụ Nữ Việt
Úc, cũng thường hay mời sinh viên Việt Nam về nhà chơi, "đỏ" hay "không đỏ" ông cũng không quan
tâm. Lúc nướng thịt, ông nói thế này:
"Tụi cháu thấy không, đây mới là thiên đường này, ở Úc bác muốn chửi thằng thủ tướng là bác chửi
thôi, chẳng ai dám làm gì bác!"
Một anh sinh viên tếu táo nói.
"Ở Việt Nam cũng vậy mà bác! Có ai làm gì mình đâu! Thích chửi là chửi thôi!"
Ai cũng giật mình, mới sang, nhiều sinh viên chưa "nhả phèn", nên còn nhát gan khi nhắc tới Việt Cộng.
"Giỡn thiệt mày? Không sợ công an Việt Cộng bắt à?"
"Thiệt! Sợ gì! Ở Việt Nam ai muốn chửi thủ tướng Úc thì cứ chửi thôi! Có ai cấm đâu!"
Sau anh bạn này có kể lại, là trước đây Ronald Reagan từng có những câu chuyện hài hước như vậy.
Chính trị tự nó ở cấp vi tế có rất nhiều vấn đề phức tạp, tranh đoạt phe phái, nhưng bạn đừng quên
rằng một bà cụ ở quê không được học hành gì, vẫn có một lá phiếu tương đương với 1 giáo sư đại
học. Một giáo sư đại học có thể tiếp thụ được những tranh biện chính sách hết sức phức tạp, nhưng
một bà lão như trên, nhiều khi bà nghe câu sau, bà quên mất tiêu câu trước. Nếu ở xứ là 70% dân số ù
ù cạc cạc như bà lão trên thì thế nào? Chẳng phải là vấn đề, tự nhiên sẽ xuất hiện các ứng viên chính
trị có thể nói chuyejn với đám đông cử tri kia. Các thông điệp, các biểu ngữ, sẽ được căn chỉnh (tuning,
calibrating) sao cho thật phù hợp với trình độ nhận thức của nhóm cử tri mà người ta nhắm tới.
Cho nên nhiều khi thông điệp tranh cử rất ngắn gọn, và việc các đối thủ công kích nhau cũng phải cô
đọng sao cho lợi thế chính trị mang lại là tối ưu. Sai lầm của Mitt Romney, chính là nói Obama "Good
Guy". Trong khi phe dân chủ thì rất thành công khi tô vẽ Mitt Romney là "cold blood capitalist".
Ronald Reagan học hành làng nhàng, nhưng ông có sense of humor. Lúc ông đã có dấu hiệu của việc
"lẫn lẫn" (alzheimer), trong một debate với ứng viên Mondale, người điều hợp mới hỏi ông là ông có
nghĩ rằng tuổi tác và sức khỏe sẽ cản trở ông trong công việc không. Ông trả lời thế này: "tôi không
muốn khai thác sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của đối thủ cho các mục tiêu chính trị!"
Ai cũng mắc cười, Mondale cũng không nhịn được cười. Anh già này vừa khôn vừa tỉnh. Mondale cố
gắng lái Reagan vào những chi tiết kỹ thuật về nền kinh tế, thuế má, chính sách... Reagan luôn tránh nói
về những chuyện đó, các terminology nhiều khi ông cũng còn không hiểu hết.
Nên chính trị có cái hay là như vậy, người Á Đông luôn nghĩ rằng phải là người có trí tuệ, hết sức trí tuệ
thì mới có thể bước ra làm chính trị.
Thực ra, như ta thấy, ứng viên chính trị là người đại diện cho cử tri, họ là chiến binh. Đại biểu dân cử ở
Đài Loan hay Nam Hàn nhiều lúc lao vào đánh nhau là chuyện không hề lạ, và chúng ta cần những
người phụng sự cử tri như thế. Và Trump cũng chính là một nhân vật như thế. Nên Trump "dán nhãn"
đối thủ chính trị của mình rất tài tình, Sleepy Joe là một ví dụ, Crooked Hillary là một ví dụ khác. Khi
người ta đi bầu, nhiều khi người ta chỉ có thể nhớ tới nhiêu đó thôi. Sai lầm lớn nhất của chính trị gia
là nhàm chán, Roger Stone phát hiện ra sai lầm đó của McCain, của Mitt Romney. Mấy ông lịch sự thì
sao, đạo mạo thì sao? Không ai tin mấy ông. Mấy ông mà thua cuộc thì rất nhiều người theo ông cũng
thua cuộc. Losers dont legislate!
Ở Canada, bạn thấy một điều thú vị thế này, là môi trường ở đây không có phân biệt chủng tộc, rất
thoải mái. Nhưng trong vô thức, trong nội cảm của người Canada vẫn có sự phân biệt đó. Anh chàng
diễn viên hài Peter Russel ăn khách chính là nhờ chạm vào được những câu chuyện đó. Anh nhại dân
Ấn Độ, dân Tàu, dân Mỹ gốc Phi,.... anh sang Sydney, cũng không tha dân Úc.
Có một danh hài nữa, rất tiếc là ông đã mất, có tên là George Carlin. Show của ông luôn chật cứng
người đi xem, vì ông nói những thứ mà người ta bình thường không dám nói.

Trump là một dạng chiến binh như vậy, nên người ta rất thích ông. Chính Trị cũng là một dạng
showbusiness, có như vậy mới có thể huy động được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, và đó
mới là nền chính trị khỏe mạnh. Còn không, khi chúng ta đặt kẻ trí cao hơn các giá trị đạo đức, ta chỉ
đơn giản là tạo ra những con quái vật mới.
"Trong các tình huống then chốt, người anh hùng luôn vô tình ra đòn sai lầm, tự đưa mình vào thế khó,
ngay tại những thời khắc đó, như thể đứng trước cái chết, họ đối diện với sự thật trần trụi. Và chẳng
ai biết vì sao lại lâm tình cảnh này. Một ngàn bước ngoặt của số phận bất chợt đặt họ vào đó. Đó là
tình huống biểu tượng của Jacob vật lộn với thần. Đó là lúc chẳng thể còn làm được gì nữa, chỉ có thể
tử thủ vị trí của mình. Cũng là tình huống anh hùng đối diện thách thức đó với như là một con người
toàn vẹn." - Carl Jung - Good and Evil in Analytical Psychology
Đối diện với tà quyền Cộng Sản, ta thấy biết bao người quỳ gối trước hơi nóng phả ra từ miệng nó, từ
tăng lữ, giáo sĩ, trí thức... Từ Vatican tới New York, từ Sydney tới Seoul... Ai không sợ hãi nó? Ai còn
kiên trì tử thủ vị trí của mình, và đối diện với nó với phẩm cách và đức tin toàn vẹn?
Lại xuất hiện một Jacob ở Việt Nam.

Đây là report thứ 2 của Diêm Lệ Mộng, bạn nào có kiến thức Y Sinh thì nên đọc. Một quả bomb nguyên
tử!
Đọc xong 30 trang của Dr Yan, bất giác lại nhớ tới Robert Oppenheimer - cha đẻ của bomb nguyên tử.
Ngày 16/7/1945, lúc Oppenheimer nhìn quả bomb nguyên tử đầu tiên, họ đặt tên quả bomb này là
Trinity. (Trinity - trong các tôn giáo có Đức Tin Christianity được hiểu là Tam Vị Nhất Thể - Chúa Cha,
Chúa Con, và Chúa Thánh Thần) phát nổ, trong đầu ông xuất hiện lời của Bhagavad Gita: "Còn sáng hơn
cả ngàn mặt trời!" (brighter than the thousand suns). Oppenheimer nhìn lửa, lẩm bẩm: "Giờ ta là tử
thần, kẻ hủy diệt thế giới" (Now I become Death; destroyer of the worlds). Câu nói nổi tiếng này trong
Hinduism. Một tháng sau đó, hai quả bomb được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Oppenheimer là
người Do Thái, ông liên tục suy nghĩ về thành quả đáng sợ của mình, sau cải đạo sang Hinduism. Ma
quỷ tồn tại trong mỗi người, vẫn đang chờ đợi trong âm thầm.
"Phải chăng tất cả chúng ta đều có một ước hẹn với một sinh mệnh ta hằng thương mến. Với lòng từ
bi bao la, ta nguyện ước bước vào tâm hồn của họ, làm sống lại trong tâm hồn họ một ký ức nào đó đã
quên từ rất lâu. Họ không biết họ quên điều gì, họ chỉ biết là có điều gì đó hết sức quan trọng đã bị
lãng quên, và mọi thứ không còn được như họ mong muốn nữa. Nên họ muốn ta giành thời gian cho
họ, và họ cũng sẽ giành thời gian cho ta. Ta bước vào trong thế giới của họ, dần dần nhận ra sự bất
toàn của thời-không, của đất trời, ngay cả của kết cấu cơ thể mà họ giành cho ta... Ta chỉ có thể dùng
sự bao dung vô bờ đối đãi với sự bất toàn đó. Không chỉ riêng mình ta, rất nhiều người khác cũng cùng
ta giúp họ. Phải chăng cứu một sinh mệnh chính là nhắc nhở lại một ký ức về một nơi thần thánh
trong nội cảm mà họ từ lâu đã quên mất, để họ trở về nơi sinh ra - cũng là tìm về suối nguồn nuôi
dưỡng mạch sống cho tâm hồn họ? Từ nơi đó cho họ ý nghĩa tồn tại, từ nơi đó âm vang lên lời của
Thần, âm vang đó trở thành trật tự sắp xếp và chuyển động cho vật chất, trật tự sắp xếp đó tạo thành
sinh mệnh của họ. Vì một khi âm vang đó nhạt nhòa, kết cấu sinh mệnh của họ dần dần sụp đổ. Phải
chăng tất cả chúng ta đều đang sống trong ký ức của một người mình hết mực thương mến?"
Trích email gửi một người xưa. Bây giờ đọc lại, mới hiểu vì sao từng cuộc tình bỏ ta đi.
"Hình như ổng hơi tưng tửng!"

Người bạn kia cần nghỉ ngơi, nên vài ly cà phê chưa thể pha xong.
Cà Phê Swiss
Tại sao trong các trang sách của Carl Jung, tâm hồn người Thụy Sĩ hết sức hiếu chiến, họ lại bình yên đi
qua Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Hitler ngay cả lúc Đức Quốc Xã hùng mạnh nhất vẫn không dám
tấm công vào một vùng đồi núi nhỏ ở miền Nam nước Đức?
Tại sao một dân tộc yêu hòa bình như người Việt Nam lại luôn gặp các tai ách chiến tranh và bạo
quyền?
Bởi vì trong tâm hồn của người Thụy Sĩ luôn sẵn sàng "chiến đấu". Phong cảnh đồi núi yên bình của xứ
sở này hoàn toàn trái ngược với nội tâm của họ, trong nội tâm của họ luôn chuẩn bị cho các tình huống
chiến tranh. Người Thụy Sĩ đặc biệt yêu thích bomb TNT, gần như dưới tất cả các cây cầu, con đường
trên phố, trong đường ngầm xuyên núi, họ đều gắn rất nhiều TNT, để trong tình huống khẩn cấp, họ
hoàn toàn có thể giật nổ những tuyến đường giao thông huyết mạch. Mãi tới 2015 các khối TNT này
mới được tháo dỡ hoàn toàn ra khỏi mạng lưới giao thông.
Tuy vậy, các khẩu Canon được đúc bằng thép tốt nhất vẫn còn rất nhiều, ẩn giấu trong các Bunker
được xây dựng hết sức kiên cố, có sức chống đỡ trước các vụ nổ hạt nhân, tường xây Bunker được
thiết kế chịu được phóng xạ.
Otto Von Bismark là một thống chế xây dựng nên nước Đức vĩ đại trước Đệ Nhất thế chiến, ông gia
cường một dòng tư tưởng hết sức quan trọng trong tâm hồn người Đức, và người Thụy Sĩ: "Thời bình
phải lo đúc súng"
Xứ sở Thụy Sĩ thanh bình, trong khung cảnh đồi núi với thiên nhiên đẹp mê hồn là các bunker ẩn nấp
trong vách đá, các họng súng canon vẫn hướng về phía cung đường uốn lượn tuyệt đẹp. Đó là tâm hồn
Thụy Sĩ, và cũng là bài học của người Thụy Sĩ. Nếu anh không dám chiến đấu với nội tâm, không kiên trì
theo đuổi chiến tranh với ma quỷ trong tâm hồn, cái anh có là một tâm hồn hết sức yếu nhược, sẵn
sàng hủy hoại những món quà đất trời ưu ái ban cho anh.

Tâm hồn Việt Nam là một tâm hồn yếu nhược. Bởi trong nội cảm, họ không sẵn sàng chiến đấu với ma
quỷ nội tâm. Sự hiếu chiến đó, họ dồn cả ra ngoài, để mặc cho ma quỷ xâu xé giống nòi và xứ sở.
Chiều Chủ Nhật có 2 tin thú vị, những người thộc Bush 43 administration gia tăng công kích lên chiến
dịch tranh cử của Trump. Nhóm này là một nhóm trong đảng Cộng Hòa. Tin kia là từ workmail, có thông
báo EOI relocation sớm hơn dự kiến. Nguyên do là HQ ở Seattle (one of FANG companies) sắp tới có lẽ
thiếu nhân lực từ overseas. Đường bay AUS-US sẽ vẫn đóng, nhưng chỉ đóng cho visa du lịch, chỗ làm
khi có đủ EOI sẽ có charter flight. Check news thì thấy Hoa Kỳ bắt đầu xiết chặt visa H1-B. Kiểu này sinh
viên quốc tế ở Hoa Kỳ sẽ khó kiếm việc.
Như vậy là có hai nhóm người còn đánh Trump ác liệt nữa, nhóm establishment trong đảng Cộng Hòa
là một, và Big Tech là hai.
Trump có vầng trán thấp. Người ngồi ở vị trí quyền lực mà có trán thấp, sẽ gặp chinh chiến liên miên,
kẻ thù đông như quân Nguyên. Trump sinh vào năm Tuất, rất bản lĩnh, ngay cả khi chỉ có một mình, ông
vẫn có tính cách của một lone wolf - một con sói đơn độc. Chuyện Virus vừa rồi rất có thể là một kế
hoạch ám toán dài hơi của Trung Cộng. Ông Cát Nhân Thiên Tướng, gặp họa không chết, tương lai rất
có thể phe đối lập sẽ cho ông ăn đạn như Ronald Reagan.
Tập Cận Bình cũng thuộc Cát Nhân Thiên Tướng như vậy. Dao đâm không đứt động mạch, thiện xạ bắn
thì không trúng, y tá tiêm thuốc độc thì không đủ liều, tai nạn giao thông cũng không làm sao... Tuy
nhiên, Tập hèn. Tập và Mao cùng sinh năm Tỵ. Mao Trạch Đông đúng lúc nước lớn ở sông Trường
Giang, không ai dám xuống bơi, ai cũng can. Mao nói ai can Mao bắn chết. Mao xuống bơi từ bên này
sang bờ bên kia, tỉnh bơ. Cận vệ của Mao rất giỏi bơi lội cũng sợ xanh mặt. Tập nghe có dịch, chui
xuống hầm trốn, để thế thân và thủ tướng Lý Khắc Cường đi khắp nơi. Trump có cái dũng khí đó như
Mao, và còn có thể lớn hơn Mao. Bởi Mao cần nước Mỹ, mà Nixon không biết điều đó. Nhưng nước
Mỹ bây giờ không cần Trung Hoa.
Trump bản lĩnh hơn Mao rất nhiều.

Nước Mỹ rất may mắn có một người như Trump.


Cà phê Danh Dự
Có người nói "dân trí Việt Nam thấp", lấy đó làm lý cớ để từ chối một khả năng nền dân chủ nên xuất
hiện ở Việt Nam. Hãy nhắc lại lịch sử một chút, trước Đệ Nhị Thế Chiến, Đức là quốc gia có nền giáo
dục và dân trí tương đối cao, nếu không muốn nói là gần như cao nhất. Không muốn là bởi vì không có
dữ kiện chính xác, nhưng thành tựu học thuật, kiến thức, hơn nửa dân số theo Tin Lành, nước Đức là
một quốc gia xứng đáng đứng đầu Âu Châu thời điểm đó. Và sự thực là họ đã đứng đầu Âu Châu trong
một giai đoạn, trước sự khiếp nhược của Anh và Pháp. Ấy vậy mà người Đức lại tin lời Hitler. Kết quả
nước Đức thế nào thì ai cũng đã rõ. Chỉ nhắc lại để nói rằng, không cứ phải có dân trí "không thấp" thì
mới đảm bảo cho nền dân chủ tồn tại, lý lẽ đó không hề xác đáng. Bởi vì ngay khi cả có dân trí cao, một
giống nòi vẫn có thể lầm lạc quàng lên cổ cái ách độc tài.
Điều đáng sợ nhất của nền độc tài không phải ở chỗ nó làm con người ta ngu đi. Đúng là nó làm phần
lớn dân chúng ngu đi, người Việt Nam ngoài Bắc, và người Việt Nam đi qua thời bao cấp hiểu rất rõ
cảm giác phải suy nghĩ bằng bao tử. Não cần dùng phần lớn oxygen và glucose nạp vào cơ thể. Cho con
người ta tồn tại trong một môi trường ít áp lực, đầy đủ chất dinh dưỡng, oxygen không vì con người
sợ hãi mà bị dồn xuống cơ xương, tự nhiên trí thông minh sẽ được phát triển toàn diện. Điều này đặc
biệt quan trọng ở tuổi nhỏ. Đứa trẻ chỉ cần được cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, được chơi thể
thao. Rất nhiều thế hệ Việt Nam có tuổi trẻ đi qua những ngày tháng hết sức đói kém, trí tuệ của họ bị
ảnh hưởng.
Chính vì thiếu đói, nên đại đa số đầu óc nhóm người này, nhất là những người đi qua thời bao cấp hết
sức chậm chạp. Nhóm người có năm tháng hoa niên vất vả đó, sinh vào những năm 60 70, hiện giờ
đang nắm các vị trí quan trọng trong chính quyền. Trí tuệ của họ khiếm khuyết, và nội tâm của họ cảm
giác được rất rõ điều đó, nên học trình giáo dục họ ép lên thế hệ sau rất nặng nề. Nặng tới độ chưa
nói tới thứ thổ tả được viết trong sách giáo khoa lớp 1, mà lên cấp II, III chương trình khoa học nặng
hơn ở các quốc gia ở Đệ Nhất Thế Giới rất nhiều lần. Điều đó không làm trẻ con thông minh hơn. Việc
thâu nạp lượng kiến thức có chiều sâu đòi hỏi rất nhiều thời gian, và ngay khi người ta còn chưa nhìn
ra được rằng lượng kiến thức STEM đó có cần thiết hay không, thì việc phải nhồi nhét lượng kiến thức
từ các môn học tào lao khác cũng đủ làm thần kinh người trẻ hết sức căng thẳng. Những đứa trẻ học
rất tốt ở giai đoạn cấp II, cấp III, rất nhiều lên đại học, hậu đại học, là mất đi niềm say mê học tập. Bởi
vì chúng không có đam mê, chúng chỉ làm theo như cái máy ở trường trung học, tinh lực của chúng bị
hao tổn quá sớm.
Tuy vậy, nền giáo dục thổ tả này không đáng sợ, đáng sợ nhất là nhân cách con người bị biến thái. Một
người có thể làm điều xấu, có thể vì hoàn cảnh bắt buộc. Người ta sau đó mang mặc cảm tội lỗi, nếu
gặp lại tình huống tương tự thì không làm nữa. Nhưng ngược lại, người ở trong chế độ Cộng Sản,
những người làm việc ở công quyền, cơ quan nhà nước,... thì không thể không tiếp tục làm chuyện
xấu. Nếu họ chấp nhận làm một lần, hoặc là vì phương cách làm việc, hoặc là vì cấp trên yêu cầu, sau
họ sẽ làm lần thứ hai, thứ ba... Nguyên do là bởi vì ở môi trường đó cần có hành vi như thế mới được
chú ý, ngoài tồn tại, còn thăng tiến. Người ta làm một lần, hai lần, vẫn còn cảm giác hối lỗi, còn "lương
tâm". Tới khi người ta buộc phải vì sinh kế mà cắn răng làm, sau vài lần thì phần lương tâm không lên
tiếng nữa. Mãi rồi họ không phân được tốt xấu nữa, vì "ai cũng làm thế", cái ác đã được "thường hóa"
đi rồi (normalised).
Một người bình thường hiền hòa có thể vì hoàn cảnh ép buộc mà trở nên hết sức độc ác, nhưng ác tới
mức độ nào? Browning có câu trả lời. Ông ghi lại trong một quyển sách, đọc không mấy dễ chịu. Quyển
sách này có nói về một nhóm lính Đức ở Ba Lan. Nhóm này là những người đàn ông bình thường,
không đủ sức khỏe đi lính, có người hơi khù khờ, nên được giữ lại dự bị. Sau nhóm này được lệnh đi
giết người. Người bị giết thường là phụ nữ, trẻ em, người già,... đa phần là người Do Thái ở Ba Lan.
Ban đầu có vài người không dám. Nhưng sau thì bị ép phải làm. Browning ghi chép lại chi tiết diễn biến
của từng người. Có người viết đơn xin nghỉ, vì họ có con cái ở nhà, họ không lỡ lôi đứa trẻ cỡ tuổi con
họ ra đồng trống giết. Người khác khi "làm việc" lại nhớ tới người thân, cũng không đành. Nhưng rồi
họ gặp đe dọa từ cấp trên. Nếu họ dám làm khác, không chỉ có họ bị để ý, cả gia đình họ cũng bị để ý,
và hậu quả như thế nào, thì ai cũng biết. Nên dần dần ai cũng nhắm mắt làm đại. Làm một thời gian
thì họ quen, họ bắt đầu thấy giết người không quá tệ nữa. Thậm chí có người còn bắt đầu yêu thích
công việc của mình, họ lôi người nữ có thai ra giữa trời tuyết, lột hết quần áo, bắn xuyên qua bụng.
Người mẹ không chết, họ bắn tiếp một viên khác vào đầu. Cuối cùng rồi ai cũng sẵn sàng giết người,
họ cảm thấy mình rất "mạnh mẽ."
Nguyễn Thiện Nhân thật ra lúc chưa bước vào chính trường, khuôn mặt của ông cũng "coi được". Ông
đi dạy sinh viên rất có duyên, nói chuyện cũng uyên bác. Tức là ông không tới nỗi tệ. Không phải chỉ có
ông, thực ra có khá nhiều trí thức tây học về nước làm có dung mạo không hề tệ. Bởi vì nội tâm của họ
cũng không tới nỗi xấu, thậm chí có một số là vẫn còn tốt. Mãi về sau này, năm tháng lăn lộn chốn
quan trường, nếm trải cũng nhiều. Cái thiện lương kia biến đâu mất, chỉ còn lại trên khuôn mặt là nét
mệt mỏi hằn trên đôi mắt, tròng mắt đã hơi lồi ra, thi thoảng tia nhìn ánh lên loang loáng. Loang loáng
là bởi vì phần prefontal cortex trong não hoạt động liên tục, sợ hãi liên tục, nên phần này đẩy hai mắt
hơi lồi ra. Mấy học sinh Olympia sang Úc, thực ra nhân tài gì chứ? Ở Úc đại học học trình không hề
nhẹ, chương trình na ná UK - đặc biệt là ở 8 trường đại học hàng đầu. Những học sinh này chỉ sang học
ở một trường hạng thường, và chỉ có trường đại học hạng thường đó chấp nhận cấp học bổng cho
họ. Nhưng 19 người không về, là bởi vì ở xứ tự do, họ gìn giữ được một thứ - sự thiện lương của họ.
Lực học khá giỏi ở một trường hạng thường vẫn có thể có một đời sống tự do và phong phú. Trong khi
về Việt Nam không hẳn là họ không thể tìm được việc tốt, hay không có cơ hội kiếm tiền. Nhưng đời
sống không chỉ có công việc, còn quan hệ, gia đình, còn các vấn đề khác,... ít nhiều đều phải nương
theo tình huống của người Cộng Sản làm một vài việc sai trái hay gian dối.
Đáng sợ nhất của chế độ cộng sản, không phải là nó làm người ta ngu đi, mà nó làm người ta vì đời
sống hủy hoại đi phần thiện lương trong con người mình. Dần dần, họ chẳng còn phẩm giá nữa, chẳng
còn tôn trọng bản thân mình nữa. Sở dĩ quốc gia lụn bại, là vì đại đa số người Việt Nam không còn yêu
quý bản thân mình nữa. Họ không còn tôn trọng phẩm giá tự thân nữa. Họ bị "khôn" đi mất rồi. Cái
"khôn" của ma quỷ. Một cô thiếu nữ không tôn trọng phẩm hạnh của mình, chắc gì đã giữ được mình.
Một xứ sở mà người dân không tôn trọng phẩm giá của mình, thì nói gì tới chuyện gìn giữ cơ nghiệp
của ông cha? Xưa mất thác, nay mất biển, giặc còn ngồi ở Ba Đình rao giảng "lựa chọn người có tâm
cho chính quyền."
Bản thân họ luôn cảm giác được sự thấp kém bên trọng nội tâm, nên mỗi lần nói điều gì là họ nhắc tới
những khái niệm hết sức to lớn, những điều tưởng chừng như vĩ đại, ... để bù đắp cho mặc cảm trí
tuệ khiếm khuyết, cho nội tâm thấp hèn mà họ đã tự mình chà đạp. Một ông tướng việt cộng chưa
từng lâm trận ngày nào, lại đeo đủ thứ huy chương trên ngực áo. Tới như Johnathan Hạnh Nguyễn
không phải là quân nhân, cũng hết sức hợm hĩnh, cài các huân huy chương tới độ muốn bung cúc áo
vest. Khắp nơi đều thấy người Cộng Sản phung phí tiền bạc, nói chuyện vĩ cuồng, hành động dối trá
khinh bạc,... Họ là những người đáng thương nhất, bởi nhân cách của họ bị hủy hoại đi rồi. Ai trong họ
còn phẩm giá đây?
Là "Tổ Quốc" trước, hay là "Danh Dự" trước? Anh không tôn trọng bản thân anh, làm sao mà người
khác tôn trọng bản thân anh? Ngay cả người cờ vàng còn lấn cấn chuyện này. Tập Thể không bao giờ
cao hơn Cá Nhân. Quốc Gia cũng không bao giờ cao hơn Cá Nhân.
"Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" nằm dưới lá cờ vàng, lá cờ quẻ Bĩ - Bĩ là đường cùng, điều tốt đẹp
đi mất. Quốc gia dân tộc gì chứ? Bao nhiêu triều đại lụi tàn, bao nhiêu quốc gia đã bị xóa xổ. Tiên khởi
vẫn là mình có tôn trọng phẩm giá của mình hay không. Bất kỳ ai có phẩm đức cao thượng thì sẽ có tín
thác của trời đất, dân các xứ theo đó được nhờ. Vì lẽ đó mà Abraham thành tổ phụ của dân Do Thái và
Ả Rập. Trước khi là dân của một quốc gia, thì cái trên thân người ta hình hài và ân phước từ Thần Phật.
Anh không tôn trọng bản thân mình, không nỗ lực học tập, làm việc, rèn luyện và trau dồi phẩm đức,
không ai muốn tới gần anh, không một nhóm người nào cần anh. Ngay cả đối với bản thân mình còn
khinh bạc, chắc gì biết trân quý sinh mệnh của người khác. Quốc Gia không thể nào đứng trước Danh
Dự, và không thể nào cao hơn Cá Nhân.
Người Tin Lành Huguenots ở Pháp 300 năm trước học hành được bao nhiêu? Họ đọc sách Daniel (Book
of Daniel), phát hiện ra rằng một khi vương quyền không còn giữ giao ước thần thánh thì vương quyền
đó không chính đáng nữa. Một khi vương quyền không chính đáng nữa thì họ không xứng đáng ở đó
nữa, loại bỏ họ đi thôi. Ý tưởng về một nền dân chủ không hề mới, và người ta đã có lý do để chứng
minh tính chính đáng của nó từ hàng trăm năm trước. Chưa kể là ngay cả khi không dựa vào Kinh Torah
của người Do Thái, nền dân chủ của thành Athens cũng không hẳn là quá tệ. Mà chuyện thành Athens
là chuyện của hơn hai ngàn năm trước rồi, rốt cuộc dân trí thời đó cao tới đâu?
Cộng Sản làm người ta mất đi thứ đó: lương tâm. Một khi người ta vì cách mạng làm điều ác này, thì
người ta sẵn sàng làm một điều ác khác. Người trước khi thủ ác và sau khi thủ ác là hai người khác
nhau. Cũng như một cô thiếu nữ khi trao thân cho người đàn ông rồi, rất khó để không làm điều đó lần
thứ hai.
Trái cấm của vườn Địa Đàng, thực ra còn có một hàm nghĩa đó. Sự tồn tại của một sinh mệnh là có quy
luật. Ở không gian của Yhwh, ông có quy luật của ông. Khi ông nói không thì nghĩa là không được phép.
Eve không giữ được giao ước đó, và Adam cũng không giữ được giao ước đó. Nên con người chỉ có thể
tồn tại ở nơi mà một khi nguyên tắc cấm kỵ bị họ phá vỡ, vì tò mò hay tình thế bắt buộc, họ còn cơ hội
để sám hối là làm lại từ đầu. Eve và Adam phải rời khỏi vườn Địa Đàng.
Con rắn trong vườn Địa Đàng thực ra nằm ở trong tâm hồn của mỗi người. Ai đọc Harry Potter của JK
Rowling cũng sẽ thấy biểu tượng này, những học sinh có năng lực trí tuệ cao hơn, có phần tham vọng
một chút, sẽ được chọn vào Slytherin, ngôi nhà của rắn. Trí tuệ là ở chỗ biết được các nguyên tắc, còn
trí huệ là ở chỗ tuân giữ các nguyên tắc. Con rắn trong tâm hồn người trí tuệ sẽ biết lúc nào cần hỏi:
tại sao không? (Why not?) Nhất là khi con người đối diện với mâu thuẫn nội tâm, rằng họ bị cám dỗ vi
phạm tới những điều đã thuộc về nguyên tắc. Các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp từ Perseus tới
Hercules có điểm chung thú vị thế này, từ lúc mới sinh ra, đã có con rắn bò tới nôi định cắn chết. Em bé
Perseus và Hercules đều bóp chết con rắn đó.
Một khi người ta sẵn sàng bóp chết những con rắn nhỏ cám dỗ trong nội tâm, thì lúc đó tâm hồn người
ta đã sẵn sàng bắt đầu hành trình vĩ đại của các anh hùng, hoặc ít nhất, là hành trình của lương tri.

Cộng Sản chính là một ổ rắn như thế.


Cà phê Chaos
Trump liên tục gặp may mắn. Từ một ban tranh cử có mấy người lơ ngơ năm 2014, liên tục có người
xuất hiện giúp Trump. Khi ông đắc cử, việc luận tội từ phía Dems cũng không làm gì được ông. Mới đây,
mắc virus cũng không làm sao. Mới trước đó Trump giới thiệu được một nhân vật xuất chúng là Amy
Barrett (ACB) vào vị trí Scotus. Bên Dems không làm gì được vị này. Trường hợp này của ACB bước vào
Tối Cao Pháp Viện còn dễ hơn trường hợp của Kavanaugh trước đó. Nguyên do là Kavanaugh hồi còn đi
học rất điển trai. Ông tham gia trong một club của mấy anh thanh niên đại học ưa tiệc tùng (greek life).
Club này có vài tai tiếng không hay với các cô nữ sinh. Vì điểm này nên mới có chuyện đúng vào lúc
Trump đề cử Kavanaugh lên Thượng Viện thì phe Dems sắp xếp ra một bà giáo sư tâm lý tố là khi còn
trẻ Kavanaugh từng cưỡng hiếp bà sau một buổi tiệc.
Bằng chứng thì không có, ngoài lời kể của bà giáo sư kia. Nhưng vấn đề không phải là việc đó có thực
hay không, mà cách bày binh bố trận đó có làm cho việc một vài đảng viên Cộng Hòa trở cờ hay không.
Thượng Viện lúc đó còn mong manh hơn bây giờ. Phe Cộng Hòa lách qua một khe cửa hẹp, có thêm
một lá phiếu của Joe Manchin từ Democrats, thế là đưa được Kavanaugh vào tối cao pháp viện.
So với thời điểm lúc đó, ACB trong một tình thế khả quan hơn nhiều. Bà vừa chứng minh được bản
lĩnh, vừa có lý lịch hoàn hảo tới độ Dems không thể tấn công tương tự như họ làm với Kavanaugh.
Trong các đòn tấn công từ phía Dems, có một đòn bẩn của Mazie Hirono - thượng nghị sĩ từ Hawaii
thuộc Dems, có hỏi là bà đã từng... đòi hỏi tình dục mà người ta không muốn chưa? Ngoài những đòn
underbelly như vậy, gần như họ không thể làm khó Amy C Barrett. Sau Amy Barrett, nếu Trump tiếp tục
4 năm nữa thì tai họa cho người Dems sẽ càng khó lường. Vì sức khỏe của Breyer cũng đã có vấn đề,
Trump và người Cộng Hòa còn có thể đệ nạp thêm một ứng cử viên nữa. Kết quả không chỉ có 6-3 như
người Dems sợ hãi, mà sẽ là 7-2, lúc đó thì đáng sợ hơn nhiều.
Chuyện còn hay hơn chuyện trinh thám nữa là nhà Biden có phốt. Năm 2019, anh playboy Hunter đem
một cái máy tính đi sửa. Xong anh quên mất. Theo luật Mỹ thì sau 3 tháng mà không tới lấy, thì cái
laptop đó thuộc tài sản của ... chủ shop. Sau khi xem thông tin bên trong ổ cứng thì chủ shop nộp luôn
cho FBI, hiện đang trong tay... người Cộng Hòa. Sắp tới lại có chuyện ly kỳ nữa, Rudy Giulianni (thị
trưởng New York), sau khi nghiên cứu tài liệu trong ổ cứng này, đã nói rằng luật sư của Hunter Biden
chưa dám nói bất kỳ điều gì hay khẳng định thông tin nào là dối trá. Họ chỉ gọi điện hỏi chủ shop sửa
máy tính kia là "You got the drive, didn't you?". Trong đó có chứa các tin nhắn, email, chuyện làm ăn của
Hunter Biden với Trung Cộng, ngoài các hình ảnh nhạy cảm. Bạn search trên mạng là đã có vài tấm
được tờ New York Post đăng. Twitter tẽn tò khi lật đật chặn tin, tương lai dám Jack Dorsey CEO sẽ phải
hầu tòa điều trần. Điều mắc cười là các hình ảnh nhạy cảm này lại không thuộc sở hữu của Hunter
Biden nữa. Nghĩa là nếu như sau này xuất hiện anh Biden thân mật với cô nào trên Liveleak là ... cũng
có thể hiểu được.
Trước đây một tháng, trong cộng đồng người Hoa có một câu chuyện thú vị. Tập Cận Bình là một
người rất tài hoa, tài hoa và am tường âm nhạc tới độ làm Bành Lệ Viện mê mẩn, chính vì vậy nên giai
nhân mới chấp nhận lấy Tập đã một lần đò. Tuy nhiên, Tập là người cẩn thận, luôn "keep a low
profile", chứ không khoa trương như người của Giang, ví dụ điển hình là Bạc Hy Lai. Thành ra ngay từ
lúc đầu phe Democrats làm ăn với Trung Cộng đều không mảy may để ý tới Tập.
Chính vì không ai ngó ngàng tới, nên tới khi được nhắm tới thay thế Hồ Cẩm Đào thì kẻ thù muốn hại
chết Tập liên tục xuất hiện. Tập có vầng trán rất xấu, lồi lõm, lại thấp, càng lên cao càng có kẻ thù. Trán
cũng là "bầu trời" của cuộc đời người ta, nên Tập xuất hiện, "bầu trời" của người dân Hoa Lục cũng
không sáng sủa gì. Tập hút chết mấy lần. Khi kế nhiệm Hồ thành công thì cũng như người bị trói tay,
không làm được chuyện gì. Cho tới khi một sự tình hy hữu là Vương Lập Quân - người thân tín của Bạc
Hy Lai, và cũng là trùm an ninh ở Trùng Khánh, mang tài liệu mật chạy vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn. Chiếc
va ly của trùm an ninh trở thành một sự đổi chác cực kỳ quý giá mà Obama có thể giành cho Tập. Nên
Obama trả Vương Lập Quân cùng với cái va ly kia cho Tập. Về sau Tập nhờ có chiếc valy đó mà dẹp yên
được Bạc Hy Lai cùng rất nhiều tướng lĩnh quân đội khác thuộc phe Giang. Obama và Biden nối được
quan hệ với Tập. Tập sang thăm Hoa Kỳ, ở lại trại David "tâm tình loài chim biển" với Obama cũng mấy
ngày.
Thế rồi sau đó là như ta thấy, Hunter Biden hỳ hục sang Tàu làm ăn. Vì mối quan hệ giữa Tập và
Obama/Biden, nên trong bối cảnh sự tình virus xuất hiện, Tập sẵn sàng mượn nước đẩy thuyền, tố
lớn, để Biden có cớ "đánh Trung Cộng", bên phía Trung Cộng sẽ hướng đòn đánh đó về phía nhóm
người Giang - Mạnh, tài sản của phe Giang và Mạnh trong và ngoài nước sẽ được dùng để đền bù.
Quả đúng là Biden có mạnh miệng mắng chửi Trung Cộng, và hứa sẽ hành động khi tranh cử. Đây là sự
lạ, vì Hunter Biden trước đó được Trung Cộng hối lộ tới gần 1 tỷ rưỡi Mỹ Kim, rốt cuộc là đã có sắp
xếp gì?
Phe Giang không chịu ngồi yên. Bởi vì có một nguyên tắc giữa các nhân vật trong Quân Ủy Trung Ương
từ xưa tới nay là "non-aggression", cấp dưới có làm gì thì làm, nhưng ở cấp cao nhất thì không được
đụng tới nhau. Nếu Tập có bản lĩnh đó, thì nghiễm nhiên là phe Giang không thể ngồi yên chịu trận.
Nên vào 29 tháng 9 là có tin từ Hoa Lục rằng phe Giang đã mang tới 3 ổ cứng gửi cho Nancy Peloci và
bộ tư pháp DOJ của William Barr. Trong ba ổ cứng này có chứa các tài liệu về các giao dịch làm ăn giữa
phe Biden và Tập lúc sang Tàu dưới thời Obama "xoay trục" sang Á Đông. Trong đó còn các tài liệu nhạy
cảm về Hunter Biden. Đầu tháng 10, tỷ phú Quách Văn Quý, người thường xuất hiện trong show của
Steve Bannon, đã úp mở ý nhị là sẽ có nhiều chuyện mắc cười trong kỳ tranh cử này.
Trở lại với phe Giang, cách tiếp cận này có lẽ để "thương lượng" lại với phe Democrats trong trường
hợp Biden đắc cử. Tức là cả hai phe bên Tàu đã nắm thóp được Biden. Chuyện Biden lúc đắc cử sẽ
nặng tay với Trung Cộng là chuyện rất khó có khả năng - tình huống Nash Equilibrium xuất hiện. Một
điều nữa là Trump nay đã cương quyết với Tập, nhưng phe Giang có đặt cửa Trump hay không thì
không ai biết. Có một điều thú vị là thế này, truyền thông thổ tả vẫn cho rằng Biden đang thắng thế,
nhưng kỳ tình là năm 2016 cũng tương tự như vậy. Ngay cả trước khi Hillary Clinton gọi điện chúc
mừng Trump vài ngày thì gần như tất cả các polls đều dự đoán Hillary chiến thắng vang dội. Năm đó,
các nhà cái thua một số tiền rất lớn trên thị trường cá cược. Tới độ ai đặt cửa Trump 1 ăn 12. Đánh giá
và kiểm tra dữ liệu trước khi làm mô hình dự báo là một khâu cực kỳ quan trọng, nếu không phải là
khâu quan trọng nhất. Không lẽ năm nay lại phạm cùng một sai lầm như bốn năm trước?
Và nếu như sự tình đúng là như năm 2016, thì phe Giang rất có thể đã tiếp cận Trump. Nếu vậy, khi
Trump đắc cử, kịch bản có thể như sau: ông xuống tay rất nặng nề với phe Tập, vừa giải quyết được
sự tức giận của người Mỹ và Tây Phương đối với tình huống virus. "Nội ứng" bên trong là phe Giang, ít
nhất phe Giang cũng còn một con đường lui, để sau này có thể trở lại. Nếu như phe Tập cũng tính tới
tình huống này, chắc chắn phải có đối sách. Kịch bản phe Tập khai chiến trong ngoài, trong cơn khói lửa
đánh cướp, dùng quân lực triệt hạ phe Giang - sấn hỏa đả kiếp... không phải là không có khả năng.
Chiến tranh là một kịch bản rất đáng sợ. Bởi người Cộng Sản sẵn sàng thua cuộc, chấp nhận nhiều
điều khoản bất lợi đối với quốc gia dân tộc, để giữ quyền thống trị bên trong.
Trong số tất cả những kịch bản đó, điều đáng buồn là không có một kịch bản nào tốt đẹp cho người
dân Hoa Lục.
Bài học? Thứ nhất là sự thờ ơ. Thờ ơ khi nhìn thấy một người thiện lương chịu oan khuất chính là có
tội. Có một người thiện lương rất nổi tiếng, là một Rabbi Do Thái, cách đây 2000 năm đã chịu oan
khuất như vậy. Rất nhiều người Do Thái khác không dính líu vào đó, ngay cả Pilate Pontius cũng không
muốn dính líu vào việc có một nhóm người Do Thái muốn đóng đinh Rabbi Jesus. Nhưng sau đó người
Do Thái mất nước, 2000 năm lưu lạc, bị đuổi giết. Kết tục của Pilate Pontius cũng không hề tốt đẹp.
Phật Gia giảng Không, Đạo Gia giảng Vô, Không và Vô đó là của tâm hồn thoát tục tu hành. Còn một khi
đã là người thế tục, thì đương nhiên là phải có trách nhiệm thế tục. Và trách nhiệm thế tục đó chính là
phải tôn trọng và trân quý bản thân mình.
Nếu như chúng ta coi bản thân mình thấp kém, thấp kém hơn tất cả những tai ương xảy ra cho mình
và cho người khác, thì ta sớm hay muộn gì cũng trở thành nạn nhân và bị hủy diệt bởi các tai ương đó.
Nhưng ngược lại, nếu ta coi tai ương nào cũng nhỏ, lấy bản thân mình làm trọng, lên tiếng và có hành
động trước mỗi bất công mà ta nhìn thấy, đảm bảo hoa lợi từ thế tục sẽ không hề nhỏ. Dẫu rằng việc
mỗi người lên tiếng về các bất công lớn nhỏ mà họ thấy được là một tình huống hết sức ồn ào, và
tưởng chừng như là tình huống xã hội hỗn loạn. Nhưng chính là từ trong sự hỗn loạn đó mà con người
sáng tỏ rất nhiều sự tình, bởi họ sẽ được nghe về các giác độ khác nhau qua việc người khác liên tục
lên tiếng. Chính vì vậy, nên tâm thức của họ sẽ được sáng tỏ, và ánh sáng từ đó sẽ quán chiếu lên
không những tâm hồn họ, mà còn là tình huống xung quanh.
Lá cờ Hoa Kỳ có sáu vạch trắng, ứng với quẻ Càn trong Kinh Dịch. Biểu tượng của quẻ Càn là Quần
Long Vô Thủ, bầy rồng không có đầu, có thể hiểu là không có con nào đứng đầu. Trump và nhóm người
Cộng Hòa mới sau này chính là thành quả của tình huống ồn ào đó.

Bài học thứ hai? Chính là một khi mục tiêu ta nhắm tới và những công việc ta làm là chính đáng, thì tự
nhiên sẽ chiêu mời may mắn. May mắn đó có thể là sức khỏe, tiền bạc, hay là tài năng và trí tuệ của
người khác xuất hiện giúp đỡ.
Cà Phê "Bạn"
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Để ý cách sử dụng ngôn ngữ của một người, ít nhiều ta biết được lối
suy nghĩ của người đó. Trong cách dùng ngôn ngữ của người Việt Nam có một điểm đặc biệt, là kính
ngữ được dùng rất phổ biến. Cách dùng này nói lên tâm thức tư duy của người Việt Nam, là họ đề cao
sự già cỗi, chứ không đề cao minh triết. Người ta sống lâu hơn trong đời, tự nhiên lại có một thứ
quyền năng nào đó, mà không ai hỏi là thứ quyền năng đó có chính đáng hay không.
Tại sao thiền định đa phần đều có tác dụng. Bởi vì trong quá trình thiền định, người ta hữu ý giữ yên
cơ thể. Từ đó gửi một thông điệp vào sâu trong nội cảm, dừng suy nghĩ, dừng tiếp nhận, dừng phản
hồi tới các đòi hỏi từ vô thức. Việc dừng tiếp nhận các thông điệp từ ma quỷ nội tâm, cũng đồng nghĩa
với việc giành cho tâm hồn một khoảng thời gian quý giá, tích tụ năng lượng để liễu giải và đánh giá
các yêu cầu từ vùng đất hỗn loạn kia.
Tức là hữu ý thay đổi hành vi trong đời sống, lại có thể có tác dụng tới phần sâu thẳm trong tâm thức
người ta. Cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam, chính là đang tạo ra những rào cản không đáng
có. Nói chính xác, là họ đang tạo ra các đập nước trong nội cảm. Có những thứ từ tiền nhân, từ người
lớn tuổi, họ không dám bàn tới, không dám suy nghĩ tới, không dám phản hồi, không dám phê bình.
Bã trấu bã cám thời nào cũng có. Ông cha cũng không phải là ngoại lệ. Người Việt Nam thờ ông bà,
người đã khuất. Thực ra không phải chỉ là kính nhớ tổ tiên, họ thần thánh hóa người đã khuất, thái độ
đó làm họ không dám nhìn nhận những vấn đề của người đi trước. Họ chính là đang tạo ra các đập
nước rất lớn trong tâm.
Nhưng chất liệu để ngăn các dòng nước đó không bền, sẽ không chịu đựng nổi trước các công phá của
đời sống hiện thực. Một khi các đập nước đó vỡ, người ta bị tai ương của thế hệ trước cuốn trôi đi
mà không biết được chính họ cũng góp phần vào nguyên nhân của tai họa đó.
Trước đây nơi này có pha một ly phà phê về phim Silence của Martin Scorsese, thực khó để người khác
có thể hiểu.
Nếu như không phải chỉ có một Thần, thực sự là đã có rất nhiều Thần, và mỗi một vị Thần đều có giao
ước với một sắc dân, thì việc truyền giáo là đúng hay sai? Ân phước của sắc dân đó là được mang hình
hài và sự bảo hộ của họ. Vậy thì việc một sắc dân này, tìm tới một sắc dân khác, bắt họ từ bỏ vị thần
của họ, vốn đã ban cho họ hình hài thần thánh, mà quay sang thờ phượng một vị thần khác, vốn không
hề có giao ước với họ, là có thể chấp nhận được không? Tại sao con thiên chúa lại trong hình hài của
người Do Thái, tại sao thiên chúa trước sau gì đều chỉ có giao ước với dân Do Thái? Dân da vàng ở đâu,
dân da đen ở đâu? Và nếu người ta vì một vị thần của sắc dân khác mà bỏ mạng, điều đó là tốt hay
xấu? Nếu như người sắc dân này, khi chết đi rồi, không tới được Thiên Quốc của vị Thần kia thì sao?
Thiên tài của Martin Scorsese là ông kể chuyện bằng hình ảnh. Silence là một phim rất đáng xem, đặc
biệt là cuộc trò chuyện giữa người thông ngôn Nhật Bản và người truyền giáo trẻ từ Âu Châu.
Đó là những câu hỏi rất xúc phạm đối với người đi nhà thờ, Tin Lành hay Catholics. Nhưng không phải
vì xúc phạm tới họ mà ta từ chối tìm câu trả lời cho mình, phải vậy không?
Đó là lí do Carl Jung và Richard Wilhem lên đường sang Ấn Độ. Hai nhân vật này không sang Phương
Đông để truyền giáo, mà là họ đi học.
Tai ách hiện nay của người miền Trung nói riêng, và của người Việt Nam nói chung, chính là trong lòng
họ có quá nhiều đập nước, có quá nhiều "vùng cấm". Họ chặn rất nhiều mạch suy nghĩ, dòng tư
tưởng. Có những sự tình họ không dám đụng tới, không dám lên tiếng, không dám nghi vấn... Đối ứng
lên đời sống là những người có chút quyền hành trong xã hội muốn làm gì thì làm, kể cả việc hủy hoại
môi sinh như phá rừng xây đập thủy điện bừa bãi. Chừng nào người dân không công phá các "đập
nước" trong nội tâm, khơi dòng tư tưởng,... các đập nước khác trong đời sống sẽ liên tục xuất hiện,
treo lơ lửng trên đầu họ như những quả bomb nước.
Lịch sự, nhưng đừng mang sự lễ phép dành cho người trong gia đình đối đãi với người ngoài. Và sự lễ
phép đó, hãy giữ ở mức chừng mực, đừng để nó tù hãm tâm hồn của mình.

Không muốn có cái authority đó, nên gọi nơi này là "bạn."
Chuyện gay cấn. Người thổi còi không chỉ gửi một bản sao ổ cứng cho FBI, mà sao lại rất nhiều bản,
gửi cho rất nhiều nơi khác nhau, bao gồm các thượng nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa và Luật Sư. Mấy ông
nghị đều nhận được bản sao, riêng FBI im ru. Nên ông nghị thuộc ủy ban Homeland Security And
Governmental Affairs gửi thư hạch giám đốc FBI Christopher Wray lí do, yêu cầu trả lời cho rõ.

Có một chi tiết kỳ lạ, Delaware là tiểu bang rất boring, Hunter là tay chơi, sống ở California. Sao lại có
chuyện mang một cái laptop đi tới Delaware sửa rồi để quên luôn? Hay là còn tình tiết gì đó mà không
công bố? Hay là như người Hoa đồn thổi là có thực, là do phe Giang mang sang cho người Mỹ nhằm
tạo thế cân bằng Nash giữa Tập - Trump - Giang?
Vụ Trump đóng thuế 750 một năm, ai có kiến thức kế toán bên Mỹ đều biết là truyền thông thiên tả
nói dối để mạ lỵ tổng thống. Rất nhiều người làm như là chuyện gì đó ghê gớm lắm, có người còn gọi
Trumpgate. Nhưng từ Facebook, tới Twitter, các thông tin sai lệch đó đều không bị chặn.
Chỉ riêng vụ New York Post đăng lên tin này, thì liên tục bị chặn. Tới khi các chi tiết hết sức nhạy cảm và
chính xác được công bố, Jack Dorsey tẽn tò, nói "not great", đổ thừa miscommunication! Cách đây hơn
tháng, tỷ phú Quách Văn Quý, chủ du thuyền mà Steve Bannon ngồi uống cà phê thì bị bắt với cáo buộc
biển thủ tiền từ thiện. Sau khi Steven Bannon bị mang đi thì Quách cứ úp mở là càng tới cuối càng có
nhiều chuyện gay cấn.
Hóa ra là chuyện này. Ông nội Steve Bannon là architect. Obama/Hillary/Biden muốn giết Steve Bannon
là phải.
Còn chuyện hài hước nữa là anh Hunter không nhớ là để ở shop nào, có tới vài cái shop sửa laptop như
vậy trên một con đường. Nên Luật Sư của Hunter gửi email và phone call cho cả... 3 shop cùng lúc để
hỏi.
Steve Bannon nêu ra các điểm nghi vấn:
1. Tại sao Wray - giám đốc FBI, không làm gì với thông tin này trong một năm? Không có lí do là chuẩn bị
lên đường, và rất có thể đối diện án tù khi các bằng chứng rõ ràng chứng minh ông cố tình lờ đi một
khủng hoảng an ninh quốc gia.
2. Luật sư từ phía nhà Biden vẫn chỉ cố gắng muốn "recover" - xin lại các drives chứ không có comment
gì khác. Nếu thông tin sai, hoàn toàn có thể đâm đơn kiện Defamation - mạ lỵ.
Bannon là bậc thầy lão luyện từ thời bóc phốt Hillary. Tất cả thông tin sẽ không được tung ra cùng lúc.
Chỉ những phần rất nhỏ giọt, phe kia chỉ cần phản hồi hay nói dối, thì ngay lập tức sẽ có counteraction.

Chắc Hunter xem web đen nhiều quá, nên virus tùm lum, tới độ ở Ukraine mà cũng đi sửa laptop. Chiếc
laptop thứ hai giới chức Ukraine đã thu được. Luật ở Ukraine khác với luật ở Hoa Kỳ. Họa vô đơn chí!
Phe cánh tả đang tìm cách gỡ tội cho Biden, đổ thừa là chiến dịch gây disinformation từ phía Nga. (Cái
gì cũng đổ cho Nga ngố). Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia đã khẳng định là không hề liên quan gì tới
Nga.
Cái saga này sắp tới sẽ có nhiều chuyện vui. Lời khuyên cho các cô gái: dù có yêu người ta tới bao nhiêu
đi chăng nữa thì tình yêu vẫn luôn có cái limit, chứ không phải "tình yêu là tất cả" như các cô nghĩ đâu.
Không chỉ có một cái limit, mà là rất nhiều cái limit. Nếu mình không biết cái limit đó ở đâu thì ít nhất
cũng nên tự đặt ra một vài cái limit cho mình. Và một trong những cái limit của thời đại này là dẫu có
yêu tới nào đi chăng nữa thì cũng đừng có dại mà "quay clip".
Clip riêng tư của Hunter với các cô nhân tình, trong lúc phê thuốc, còn có clip với các bé gái underage ở
Tàu. Coi bộ sắp tới phe Democrats phiền đây.
Người ta chửi Trump lưu manh. Thực ra nếu như những chuyện này của nhà Biden mà không phải là
lưu manh, thì thế nào mới là lưu manh đây?
PS: có người comment mắng nơi này nói láo. Email phải lưu trên mailbox, login vào mới xem được. Ài!
chắc họ chưa xài Mac bao giờ. Mà ngay cả Window có bản quyền, hay như Thunderbird của hệ điều
hành Ubuntu thì mail vẫn lưu trên máy tính được, và đó là mặc định default. Là họ không biết đấy thôi.
[Bài cũ về Biden]. Có một người quen làm quản lý cho một công ty startup trên Sydney. Start up này
chuyên về scan các ảnh chụp phim X-ray. Dữ liệu lấy từ bệnh viện, và kỹ thuật của họ là chẩn đoán hình
ảnh độc quyền cho một số bệnh viện, cách làm của họ là dựa trên các chẩn đoán và các phim chụp
X-ray trước đây. Cách làm này của họ giúp các bệnh viện chẩn đoán nhanh X-ray và tiết kiệm được rất
nhiều thời gian. Qua anh bạn này, mà biết được nhà Biden có chi nhánh đầu tư làm ăn cả ở Úc. Các link
trong bài này cách đây 6 tháng còn truy cập được, bây giờ Google đã chặn đi rất nhiều.
______________________________
Cà phê Joe Biden 1
(Note: chuyện chính trị vốn rất phức tạp. Trong thời đại này, sinh mệnh của tù nhân lương tâm, của
dân oan ở xứ Cộng Sản, nhiều khi, lại được quyết định ở nơi cách xa nửa vòng trái đất, tại một xứ
khác. Khi nhìn lớp người cùng khổ ở xứ độc tài sống lây lất không ra con người, xin đừng quên: mạng
lưới ma quỷ nuôi sống đám độc tài đó, lại tới từ xứ tự do. Và vì vậy, mấy ly cà phê này, kể bạn nghe
chuyện đời, chuyện rất phức tạp, hy vọng nhìn ra được vài chuyện)
Anh bạn người Việt Nam nhớ nhà, nhớ người yêu, không muốn làm lãng khách mãi nơi xứ người, về
Bắc Giang chơi một thời gian, về đúng mùa dịch, thế là bị kẹt lại. Việc trên Sydney buộc phải bỏ dở.
Qua trao đổi, anh tiếc, start up nơi anh làm vừa mới nhận được một lượng lớn tiền đầu tư trên một
dự án mới (startup này có nhiều dự án). Kỹ thuật thì rất đơn giản, thay vì cần tới chuyên gia y tế, thuật
toán nhóm anh phát triển có thể quét qua được các mẫu trứng đã được thụ tinh, và cho ra kết quả rất
chính xác trứng nào sẽ thành công khi cấy. Chỉ là sự tình làm tò mò không phải về kỹ thuật, mà là về cái
tên của công ty đầu tư: StartUp Health.
Gõ tên vào Google.
Người quen cũ!
---------------------------------
“Money is the Mc-mansion in Sarasota that starts falling apart after 10 years. Power is the old stone
building that stands for centuries. I cannot respect someone who doesn’t see the difference.” – Frank
Underwood – House of Cards
(Tiền như tòa nhà ở Sarasota, bắt đầu sụm sau 10 năm. Quyền lực chính là tòa nhà làm bằng đá tồn tại
hàng trăm năm. Tôi không thể tôn trọng kẻ nào không nhìn thấy sự khác biệt này)
Buôn gì lãi nhất? Buôn vua!
StartUp Health là một công ty tư vấn đầu tư ở New York. Năm 2011 mới khởi động, còn chưa đâu vào
đâu. CEO là Steven Krein, và Chief Medical Officer là Howard Krein. Ở California đâu có thiếu mấy quỹ tư
vấn như thế này. Và ở New York có tới 11 cái tương tự. Sao mà thành công nhanh vậy?
Bí mật nằm ở chỗ vợ của Howard, tên là Ashley, đầy đủ là Ashley Biden. Là con gái út của VPOTUS – Joe
Biden. Nghĩa là CMO của StartUp Health, gọi Joe Biden là cha vợ.
https://ecelebritymirror.com/.../know-joe-biden-daughter.../
Khách tiếp tục google:
Chính Joe Biden, sau khi nghe con rể trình bày ý tưởng, đã … kết nối với Barrack Obama. Sự tình chưa
dừng lại ở đó, có lẽ Google không làm ăn với nhà Biden, các thông tin bất lợi cho nhà Biden nhiều vô
kể. Nếu tiếp tục tìm kiếm, ta lại thấy hình Krein xuất hiện trong đám tang của Beau Biden – và Krein là
một trong số những người khiêng quan tài.
https://drilldowntv.com/2020/01/30/the-biden-family-tree/
Thế StartUp Health làm ăn như thế nào? Investment Consultancy là một dạng làm ăn theo kiểu cung
cấp vốn là một phần, mà phần nữa là … connection.
Nhiều người ra đời, rất có khả năng, nhưng trầy trật mãi mới xin được việc. Cái connection quan trọng
tới độ nào, cứ hỏi Chelsea, con gái nhà Clinton thì biết. Cô nàng ẩm ương này được CNN thuê, trả
lương tới trên dưới 600 ngàn Mỹ Kim, xuất hiện trên CNN chưa đầy 26 phút, mà chẳng ai biết là cô nói
gì. Trong khi trình độ reporter của cô, có lẽ thua xa mấy cô dự báo thời tiết ở Việt Nam, đặc biệt là về
khoản nhan sắc, đảm bảo cô không … đủ tư cách. (đùa chút!)
Nên điều này dễ hiểu, tại sao StartUp Health lại rất quyền lực. Chính là Network của StartUp Health nối
thẳng tới Phòng Bầu Dục – High-Level Contact.

-Andy! You hear me?...
Anh bạn gọi qua skype. Khách giật mình, nãy giờ không nghe anh bạn kể chuyện, mãi trôi vào dòng suy
luận trong đầu.
-Sorry! I got carried away.

Khách hẹn anh bạn lần khác, tiếp tục tìm kiếm về nhà Biden. Quả thực, không thể coi thường ông già
trông cù lần này. Biden là một chính trị gia rất nhàm chán, và Bill Clinton thường smirk – cười mỉa, khi
nghe tên Biden. Quả thực là như vậy, Biden khi buộc phải bàn tới một vấn đề nào đó phức tạp một
chút, là ông lắp ba lắp bắp, mắt nhắm mắt mở. Dấu hiệu này cho thấy rằng não bộ hoạt động hết công
suất, đầu óc cực kỳ căng thẳng khi nghĩ tới điều cần nói. Kiểu này, ông mà gặp những người như Bill
Clinton, hay Trump, ông bị nện cho tơi tả. Democrats năm nay không có ai khả dĩ, thật chán.
Biden tham gia chính trị rất sớm, học UniDelaware, sau học luật ở Syracuse. Học xong thì ông bước vào
chính trị luôn. Kỳ lạ là ông rất may mắn, đắc cử thượng nghị sĩ khi mới 29 tuổi, trong một chiến thắng
gây tranh cãi khi ông chỉ nhỉnh hơn một ứng viên Cộng Hòa 3000 phiếu, trong tổng số 230,000 phiếu.
Nói là gây tranh cãi, là bởi vì kỹ thuật kiểm phiếu những năm nay rất sơ khai, còn nhiều sai sót, là mảnh
đất màu mỡ để giới mafia chính trị thao túng khi cuộc chạy đua giữa hai ứng viên sát nút. Chuyện này
sẽ viết ở một status khác. Đối thủ của ông là cựu quân nhân, phe Cộng Hòa, đã ở Thượng Viện hai
nhiệm kỳ trước đó.
Có điều, Biden có cậu con trai là Hunter. Làm ăn cũng kinh!
Khi Joe vừa mới ngồi chưa nóng ghế, anh Hunter đã bắt đầu hàng loạt các thương vụ làm ăn vào năm
2009 với Devon Archer. Devon là ai? Bạn học cùng ở Yale.
Đầu tiên là Hunter và Devon lập Rosemont Seneca Partners (RSP), RSP được nhà Heinz hậu thuẫn tài
chính. Nhà Heinz gốc gác thế nào? Chris Heinz … là con của vợ sau của John Kerry – ông Nghị nổi
tiếng… đào mỏ.
Bạn có thể không tin Kerry đào mỏ, nhưng đừng nói là bạn chưa bao giờ thấy thanh Chocolate Heinz.
Google tiếp tục dẫn tới link này. Bằng cách nào đó, Hunter theo cha mình tới China. Và Biden nói rất hay
về chuyện xây dựng mối quan hệ với các lãnh đạo ở Trung Quốc: “It all gets down to the conduct of
foreign policy being personal”. Ý tứ là sao? Là chuyện quốc gia đại sự, thực ra cũng chỉ là chuyện quan
hệ cá nhân của giai tầng lãnh đạo.
Nói đơn giản là cũng phải làm ăn!
Nghe lạnh gáy, Biden tuy thực thà, nhưng không phải là không hiểu chuyện, và không phải là không
nguy hiểm. Năm 2013, lúc đó Tập ngồi còn chưa yên, Barrack Obama và Biden đã biết sang “làm ăn”.
Làm ăn thế nào? Chính là anh chàng Hunter năm đó vớ được một món hời rất bở từ Bank of China.
Sau đó vụ này bị phanh phui, anh chối bai bải, nhưng đại diện công ty bên Tàu bị hớ, nói rằng Hunter đã
giúp kết nối doanh nhân Jonathan Li với Joe Biden thời gian này.
https://www.theatlantic.com/.../joe-biden-interview/497633/.
https://www.newyorker.com/.../will-hunter-biden....
Mấy ngày ngắn ngủi, Hunter kiếm được bao nhiêu? Một!
Không phải là một trăm triệu, mà là một tỷ Mỹ Kim!
Khách muốn chửi bậy, ông già Joe năm nào còn ra chiều không có tiền cho Beau chữa bệnh, phải bán
nhà. Đứng khóc lóc, Obama còn ra chiều an ủi: “Hứa với tôi! Joe, là anh sẽ không bán nhà!”
Một lũ đạo đức giả.
Khách tiếp tục Google:
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:jlyBL3xgrhcJ:www.bhrpe.com/list.php?catid%
3D8%26page%3D1&hl=en&gl=us&strip=1&vwsrc=0
Bên China họ nói khác, họ nói cái deal này … hai tỷ Mỹ Kim, chứ không phải 1 tỷ.
Nghe có lạ không? Một công ty mới thành lập, không tên tuổi như RSP của Hunter, lại được một thế
lực tài chính hàng đầu của Trung Quốc chiếu cố với một món đầu tư khổng lồ. Mà cái anh Hunter này,
học hành cũng làng nhàng, cái quỹ hedge fund với ông chú của mình cũng gánh không nổi, kinh nghiệm
quản trị zero, hiểu biết tài chính zero, hiểu biết về thị trường China cũng zero nốt.
Mới nói, lãi nhất trên đời này là buôn vua.
Chưa hết, ai đã từng nghiên cứu chuyện tham nhũng ở Trung Nam Hải, chắc còn nhớ cái tên Gemini
Investments. Công ty này hoạt động ở Hongkong, nhưng thực ra chính là dưới sự quản lý của tập đoàn
Sino-Ocean Group (trước đó là Sino-Ocean Land). Khách tiếp tục lần mò, thì lại thấy cái tên Li Ming,
thành viên của Tổ Tư Vấn Chính Trị của Trung Cộng trong nhiều năm. Ta bắt đầu thấy bóng dáng của gia
tộc Giang Trạch Dân, nhất là khi Sino-Ocean Group trước đó có liên kết trực tiếp tới Công Ty Vận Tải
Hàng Hải Trung Hoa (COSCO). COSCO là công ty quốc doanh, thuộc hải quân, thành lập năm 1961.
https://www.marketscreener.com/GEMINI-INVESTMENTS-HOLDI.../
https://www.marketscreener.com/SINO-OCEAN-GROUP-HOLDING.../
https://globalbrandsmagazine.com/top-real-estate-brands.../
Gemini Investment là một đế chế bất động sản, vào năm 2014 lại có chuyện làm ăn với Rosemont
Realty (Lại là Rosemont), thương vụ lên tới 3 tỷ Mỹ Kim.
Khách cần pha thêm ly cà phê. Nhà Biden không đơn giản. Tới đây đã thấy mùi tanh.
Vào giữa năm 2019, khi có người hỏi Biden về quan điểm của ông đối với China, Biden khó chịu: “Thôi
nào anh bạn! Họ không phải người xấu. Họ không kiếm chuyện với chúng ta.!”
“Come on, man. They’re not bad folks, folks, but guess what. They’re not competition for us.”
Gác lại ly cà phê này ở đây, và có lẽ đã làm độc giả đau đầu. Nhưng xin nhắc lại một chuyện: Phi
thương bất phú, mà buôn gì lãi nhất? Buôn vua.
Xin hẹn bàn chuyện Biden ở ly cà phê sau. Và nếu quả thực, Democrat hết người, nếu nominate ông già
bại não này, thì kỳ bầu cử tới rất chán, chẳng có gì để xem.
Xem ra, truyền thông thiên tả lại phải gia tăng cường độ mạ lỵ Trump, không biết có ích gì không, chứ
bên Democrats, không có nhân vật nào khả dĩ.
Cà phê Joe Biden 2
Khách nhớ lại chuyện ở Ukraine. Rốt cuộc ở đây xảy ra chuyện gì. Burisma là tập đoàn khí đốt hàng đầu
ở xứ này.
Burisma trả lương cho Hunter 1 triệu USD một năm, hơn 83 ngàn USD một tháng. Không có thành tích
hay kinh nghiệm gì về lĩnh vực dầu khí, vẫn ngồi một ghế board of directors của Burisma, mà ngồi từ
giữa năm 2014.
https://www.justice.gov/usao-sdny/file/850241/download
Khách bật cười. Không biết lúc luận tội Trump, những người Việt cánh tả ở Hoa Kỳ có biết những
thông tin này không? Có lẽ là không!
Năm 2016, người sáng lập Burisma là Zlochevsky bị truy lùng vì tội tham nhũng, anh nghe được tin mật
trước lúc có lệnh, chạy mất tiêu. Thế là các giếng dầu của Burisma bị đám công tố phong tỏa. Cơ quan
thuế nhảy vào điều tra tội trốn thuế.
Obama chẳng biết nhúng tay vào vụ này thế nào, chỉ biết rằng John Buretta và hãng tư vấn Blue Star
Strategies nhảy vào giúp. John Buretta là ai? Chính là luật sư của bộ Tư Pháp, dưới thời Obama. Ai còn
nhớ Obama dùng IRS tấn công điều tra gian lận thuế, làm phe Cộng Hòa tức điên nhiều năm, anh John
Buretta này đứng sau. Còn Blue Star? Hãng tư vấn này được thành lập bởi quan chức dưới thời
Clinton.
https://www.nytimes.com/.../politics/biden-son-ukraine.html.
Mấy người này cực kỳ mát tay, đám công tố buộc phải từ bỏ các cáo buộc vào tháng 9 năm 2016. Kết
quả sau đó là sao? Joe Biden nổi đóa, áp lực giới chức Ukraine phải đuổi cổ đám công tố điều tra
Burisma. Sau đó, chính Joe Biden “nổ” rằng nếu không đuổi cổ mấy tay công tố kia đi, thì hàng viện trợ
cho Ukraine trị giá 1 tỷ USD sẽ bị giữ lại.
https://www.washingtonpost.com/politics/as-vice-president-biden-said-ukraine-should-increase-gas-pro
duction-then-his-son-got-a-job-with-a-ukrainian-gas-company/2019/07/21/f599f42c-86dd-11e9–98c1-e
945ae5db8fb_story.html
Nghe có quen không? Đổi lại nếu đây là Donald Trump nói, thì mọi chuyện sẽ như thế nào? Điều kỳ lạ
là đám Dân Chủ thổ tả lôi Trump ra luận tội dựa trên “hearsay”, mà mấy người “nghe đồn” cũng thừa
nhận là : People make mistakes. Nghĩa là có thể nghe nhầm.
Trong khi anh Joe Biden thì không chối vào đâu được. Vậy vụ này, có đủ để lôi anh ra luận tội không?
Gượm đã, Joe Biden không có cơ hội ngồi vào chiếc ghế nóng kia, phải thắng được Donald Trump thì
may ra. Nhưng đó là chuyện tương lai.
Trong lúc parse thông tin về Biden, lại lòi ra cái tên James Biden – em trai của Biden. Background của
James cũng chẳng dính dáng gì tới việc xây cất, chẳng hiểu thế nào lại xuất hiện là VP trong HillStone
International, công ty này là do một người bạn của gia đình Biden sáng lập - Irv Richter. Irv Richter đóng
rất nhiều tiền cho đảng Democrats ở New Jersey, tay này cũng lên Philadelphia Inquirer nói chuyện ráo
hoảnh: “Nếu không đóng mấy thứ tiền chính trị này thì khi đấu thầu làm ăn rất bất lợi!”
“If your competition has access because they’ve been political contributors, and you don’t, you’re going
to be at a serious disadvantage.”
https://www.foxbusiness.com/politics/the-ties-that-biden.
Thời điểm mà James Biden gia nhập HillStone đúng vào lúc HillStone đang đấu thầu xây dựng ở Iraq.
Dự án xây 100,000 ngôi nhà, một phần của dự án trị giá 35 tỷ USD, do TRAC Development, một công ty
Nam Hàn thắng thầu. HillStone cũng nhận được 22 triệu USD từ chính quyền Obama để giám sát các
dự án cho chính quyền liên bang.
Nguyên chừng đó tiền, không biết cha con anh em nhà Biden chia chác thế nào.
Sao lại không có tiền chữa bệnh cho Beau Biden – rồi lại thêm Obama xuất hiện: “Promise me, Joe!...”
Ây dà, cái bromance này bị phe truyền thông thiên tả làm quá.
Có điều, quan hệ thực ra cũng chưa đủ, mà cũng cần phải có … kinh nghiệm. Bởi vì một dự án lớn như
vậy mà không có expertise, trước sau gì cũng đổ bể. Và đúng là đổ bể thiệt. Năm 2013 phải rút khỏi dự
án lớn của TRAC Development, nhưng vẫn làm những phần khá quan trọng khác ở Iraq.

https://www.arabianbusiness.com/us-construction-firm....
Cách đây một thời gian, người ta nhìn bầu trời ở Việt Nam, thấy có sự lạ. Người thân hỏi nơi này, ra
quẻ Bác.
Đây là hình thù quẻ Bác, Âm cần tới lúc cực thịnh, chỉ còn một hào Dương cuối cùng. Quẻ Bác là nghĩa
là đổ vỡ, Lục Thân Băng Thán Chi Tượng , gia đình ly tan, mọi sự đổ vỡ. Năm nay Canh Kim, Tý Thủy.
Bệnh ở Phổi, ứng với hành Kim trong ngũ hành, làm rất nhiều thành phần kinh tế sụp đổ. Thủy là
nước, nhưng Thủy cũng là chính trị. Sóng nước phá vỡ đê đập, sóng chính trị của lòng dân cũng có thể
phá vỡ một triều đại.
Nước đẩy thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
Xứ nào có biến động chính trị, sẽ không có thiên tai, và ngược lại: có thiên tai, cũng vì chính trị tê liệt.
Có biến động chính trị, là bởi vì còn người tốt, ở đó còn "Nhân Trị". Nhưng thiên tai, là ở nơi đó không
còn người tốt nữa, nên xuất hiện tình huống "Thiên Trị".
Quẻ Bác ứng sớm, và cường độ thấp hơn dự báo, ... hoặc có thể mới chỉ là bắt đầu. Lời giải cho tình
huống "nước" chính là như vậy. Khi người ta có trách nhiệm với cuộc đời mình, thì lực lượng vô hình
không phải ra tay nữa.
Anh phải chịu trách nhiệm cho những điều anh làm, và ngay cả những điều anh không làm. Anh không
có lựa chọn nào khác.
Người miền Trung đa phần không kính sợ đất trời, Thần Phật, họ chỉ kính sợ quỷ hồn của ông cha họ.
Ông cha họ chết đi, trở thành ông "thần" còn cao hơn ông Phật. Nên tai ương sẽ còn liên tục lớn, cho
tới khi nào đa số người miền Trung nhận thức được rằng họ không hề thấp kém hơn tiền nhân, không
hề tệ hơn ông cha họ, và họ phải có trách nhiệm đối với cuộc đời của họ.

Giúp họ trong cơn lũ, suy cho cùng cũng chỉ là "tiểu thiện". Tuy không phải là việc tiểu thiện thì không
làm, bận bịu mấy ngày cũng là liên lạc với người ở quê nhà vì chuyện đó. Nhưng chính là vì "Tiểu Thiện
Như Đại Ác" - giúp họ năm nay, chắc chắn năm sau sẽ phải giúp họ tiếp. Mất bò mới lo làm chuồng
không hẳn là quá tệ, thậm chí còn tốt hơn là thái độ của rất nhiều người miền Trung. Họ liên tục mất
bò, hết con này tới con khác, họ cũng chẳng thèm làm chuồng. Cho họ con bò năm nay, năm sau họ lại
làm mất, lại phải cho tiếp. "Đại Thiện Tối Vô Tình" - chính là họ phải nhìn ra trách nhiệm của mình.
Người làm chuyện thiện ác đều được đóng dấu, vị trí trên bộ phận quan trọng nhất của khuôn mặt là
Mệnh Cung, chỗ ngay giữa tam tinh, giữa hai mắt lệch lên bên trên một chút, một vòng tròn có đường
kính khoảng hơn một inch. Võ Nguyên Giáp là tướng bất tài, nướng lính chết oan nhiều không kể xiết,
giữa hai trán chạy dọc lên hai đường thẳng như hai cây nhang. Lê Thanh Hải làm nạn dân Thủ Thiêm
màn trời chiếu đất, bao người lâm cảnh khốn cùng, lệch phải gần Bảo Thọ Cung cũng bị đóng dấu.
Người trẻ mà phần da chỗ này sáng lấp lánh là thông minh lắm, trẻ con Việt Nam bây giờ rất nhiều
đứa có tướng này. Hình phản chiếu ánh sáng có hình vuông hay tròn là Văn Tinh (Xương - Khúc). Song
song với việc học ở trường nên cho chúng luyện võ, chọn một thứ võ có thể thực chiến. Các thứ võ
thực chiến cực kỳ có ích cho cuộc đời của chúng. Việc học ở trên trường, miễn là chúng học tốt STEM,
các môn thổ tả khác đừng ép trí não chúng ghi nhớ, việc đó là làm hại chúng. Những đứa trẻ cơ bắp
khỏe mạnh, tam tinh lại sáng, sau sẽ rất được nhờ.
Người làm chuyện đại ác, tam tinh có để lại dấu vết. Những người này khi chết, không nên chôn cất
thành phần mộ, ngược lại, nên hỏa táng đổ ra biển, cái ác của họ không làm hư hỏng các mạch tốt của
sông núi.
Thanh Sơn Hữu Hạnh Mai Trung Cốt
Dân miền Trung đối với những đại ma đầu cộng sản, không cần làm gì xấu, hỏa táng họ, để lại di ảnh là
được rồi. Những người đại đức thì nên mang về thờ, họ sống làm việc đại thiện, lúc mất đi phần
xương cốt còn lại quỷ thần thổ địa đều xem như bảo vật, không có thứ xấu nào dám phạm.
Đây cũng là một kỹ thuật trong phong thủy. Nhà Tống suy vong, long mạch không còn chạy qua phần
mộ của các hoàng đế trước đó nữa. Thần tướng Lý Bố Y tìm được một long mạch ở nơi khác rất tốt.
Tần Cối biết nên cướp lấy, để lại di nguyện cho con cháu táng vào đó. Táng vào đó xong thì mạch chạy
đi mất. Linh khí của cả vùng tiêu tán. Giặc giã liên miên, nhà Tống không ai khả dĩ chống nổi nhà Kim, sự
thật về danh tướng Nhạc Phi được phơi bày. Dân sau hiểu chuyện, tìm tới phá nát cái mả Tần Cối, đổ
bao thứ dơ bẩn, lại còn đại tiểu tiện vào đó.
Long mạch đi khỏi vị trí đó, nhà Tống rơi vào tay người Mông Cổ, là nhà Nguyên. Xương cốt của vợ
chồng Tần Cối lẫn vào phân và nước thải của người dân, tìm lại để đi hủy không được. Nên dân đúc
thành tượng sắt, để người đời phỉ nhổ trước miếu Nhạc Phi. Người Mông Cổ cai trị Trung Quốc mãi
tới hơn trăm năm sau.
Bạch Thiết Vô Cô Chú Nịnh Thần

Quảng Bình là xứ của anh em cụ Diệm Nhu. Dân Quảng Bình muốn huyệt linh kết lại, giảm bớt đi tai
họa như thiên tai lũ lụt, thì mang mộ phần cụ về, trả lại danh dự cho anh em cụ, xây cất mộ phần
hương hỏa cho đàng hoàng. Còn xương cốt tướng Giáp, hỏa táng rải tro ra biển, không cần làm gì xấu.
Nên tập võ
Hồi xưa vừa đi học vừa làm thêm. Làm ca đêm ở hội chợ Melbourne, tối về thì bắt xe bus. Có khi tan ca
lúc 3 giờ sáng, 4 5 giờ xe bus mới bắt đầu chạy, phải ngồi chờ, hay lấy sách ra đọc, không dám ngủ. Chỗ
chờ xe bus rất gần khu nhà xã hội, người hút chích, nghiện ngập lang thang ngoài đường nửa đêm có
rất nhiều. Dân Á Châu cũng hay bị bắt nạt. Có một lần đang chờ xe bus thì có hai người Úc tới xin tiền,
nói không có. Họ nói là kiểm tra trong ba lô xem, ý họ là mày có tiền mà. Trả lời không có là không có.
Một người liền chạy tới chụp cái ba lô sau lưng. Trong đó có laptop và tiền mặt.
Lúc còn ở Sài Gòn, có được truyền lại kỹ thuật kicking của Kyokushin Karate từ người quen. Ở Sài Gòn
bây giờ có một môn tập tương tự, gọi là Kudo, bạn có thể tham khảo. Tới bây giờ vẫn còn tập các kỹ
thuật này với kicking bag. Rất biết ơn ngày xưa chịu khó đi tập võ. Các kỹ thuật này vẫn còn giữ trong
mình tới bây giờ, phòng khi hữu sự, cũng là để có thể bảo vệ được người thân những lúc không may
gặp tình huống như ở trên.
Các cô gái nên tập Kickboxing hay Taekwondo, bảo đảm sẽ có một đôi chân thon thả và cực kỳ uy lực.
Nếu bạn là đàn ông, chắc chắn nên biết các kỹ thuật này. Trong lịch sử, Việt Nam là một dân tộc thiện
võ. Còn là người Việt Nam, còn nhớ mình là con cháu Trần Hưng Đạo, thì nên tập võ.

Trở lại lúc ở trạm xe bus, lúc đó mang đôi giày workshoes, có steelcap - mũi giày bằng thép, nên đá gục
hai người Úc cao lớn (dẫu rằng druggie nên rất yếu). Đòn Mawashi đá vào cổ rất nguy hiểm, người
trúng đòn gục ngay lập tức. Sau này luyện khí công, Sư Phụ cấm tuyệt đối không dùng bạo lực, nên
không còn mang ra dùng nữa. Tuy vậy, vẫn có kicking bag để tập cho khỏe.
Thêm tình tiết ly kỳ, Bạc Hy Lai có một đứa con ngoài giá thú là Bao JiaQi, hay Bo Tiantian ngoài cậu ấm
Bạc Qua Qua.
Cô này đã ráng liên lạc Hunter vào tháng 3 năm 2019 để giao các ổ cứng. Theo lời lẽ trong thư hết sức
thân mật. Thân mật tới độ như là có tư tình nam nữ.
Trước năm 2012, Bạc Hy Lai lên như diều, phe Giang cố sức dàn xếp để người này kế nhiệm Hồ. Sau
Hồ Ôn đưa được Tập lên.
3 ổ cứng mà Rudy Giulianni có, thực ra chỉ là một phần nhỏ so với cô này có. Trong thư cô nói với Biden
là cô có thể giao các ổ cứng mà cô có cho bên thứ 3 để Hunter Biden tới lấy, nhưng mãi mà không thấy
chàng Hunter liên lạc.

Tin và ảnh chụp màn hình từ Lude Media.


Chỉ có một số Law Enforcement Officers mới được xem tất cả các clip có hành vi tình dục của Hunter
Biden. Trong đó có một clip Hunter Biden chơi thuốc xong quan hệ với một bé gái người Trung Quốc
khoảng 10 tuổi. Những người được xem kể lại rằng rất khó giữ bình tĩnh khi xem các clip này, bé gái ra
máu rất nhiều. Và vì dưới tác dụng của thuốc, nên Hunter làm việc này rất lâu. Người xem những clip
này có trao đổi lại với hãng tin Lude Media, nói rằng họ không chắc tâm lý bé gái kia sẽ thế nào nữa.
Kỹ thuật blackmail này không mới, các quan chức Cộng Sản Việt Nam ít nhiều cũng nếm mùi, bảo đảm
Lê Khả Phiêu là biết rất rõ. Hối lộ bằng tiền, người ta có thể không nhận, hối lộ bằng mỹ nữ, người ta
có thể từ chối. Nhưng đối với người dùng ma túy, nghiện rượu, một khi bị ảnh hưởng bởi những thứ
này, thì không còn có thể giữ mình được nữa. Sở dĩ như vậy là vì dưới tác dụng của các chất kích thích,
vùng prefontal cortex bị rối loạn, nhiều người không còn sợ nữa, hoặc họ trở nên cực kỳ sợ hãi. Họ có
thể cởi quần áo chạy lung tung ngoài đường, hay thậm chí tự sát. Hoặc như anh ca sĩ Châu Việt Cường
năm nào, thấy người yêu biến thành quỷ, nhồi tỏi tới độ cô gái ngạt khí quản chết.

Thực ra chuyện tư tình nam nữ là chuyện riêng tư, và đó là phạm trù cá nhân. Ngay cả khi có clip riêng
tư giữa hai vợ chồng thì sao? Cô nam quả nữ yêu nhau thì sao? Vẫn không thể nào make the case. Ai
mà không có chuyện tình cảm cá nhân? Nên để cho đương sự phê thuốc mà lạm dụng người dưới tuổi
vị thành niên là một nước cờ hết sức lão luyện, tuy là sự lão luyện của ma quỷ.
Nếu bạn có theo dõi bên thầy Nghĩa, bạn sẽ biết nhân vật Chris Wray. Đây là một nhân vật cực kỳ bản
lĩnh, mới hôm rồi ông còn nói cứ 10 tiếng đồng hồ thì FBI lại được tin có một vụ tấn công hay ăn cắp
thông tin thương mại từ gián điệp của Trung Cộng.
Kỳ lạ là với tư cách giám đốc FBI ông tiến hành điều tra những sự tình đó như thế nào? Hay là ông cũng
có deal gì với Trung Cộng và cả năm không thèm ngó ngàng gì tới mấy ổ cứng kia?

Trước ông từng làm Partner ở một hãng luật quốc tế, có tên là King and Spalding. Năm 2017 James
Comey rời ghế, Chris Wray được Trump bổ nhiệm thay thế. King and Spalding có một deal với HNA, làm
ăn cũng sâu rộng với China.
Cà phê Ngũ Hành - Consulting
Phong Thủy Ngũ Hành là những kiến thức rất thâm viễn, bạn có thể dựa vào để sắp xếp đời sống, cũng
từ đó nhìn ra được những vấn đề mà đời sống có thể phát sinh. Gần là gia đình, xa là xã hội, từ vi tế
tới vĩ mô đều có thể áp dụng góc nhìn này. Nghe thì huyền bí, nhưng bí mật khi nói ra rồi thì rất đơn
giản, ở trong gia đình, tới chỗ làm, ai áp dụng và cân bằng được 5 yếu tố này, đều có thể mang lại lợi
ích cho mình và người khác.
Thủy: chính trị, quan hệ, xã giao
Mộc: sức khỏe
Hỏa: đức tin, tâm linh
Thổ: tri thức, giáo dục
Kim: tài chính, tiền bạc
Tùy vào mỗi người, mà cái "vòng ngũ hành" này có lớn có nhỏ. Người có vòng ngũ hành lớn thì họ ảnh
hưởng cực kỳ lớn đối với xã hội, lớn tới mức làm Hoàng Đế, Tổng Thống, nguyên thủ quốc gia. Nhỏ thì
trong phạm vi dòng tộc, gia đình.
Trong một tổ chức kinh doanh, hay làm ăn, cũng có thể áp dụng mô hình ngũ hành này. Kỳ thực đây là
kiến thức cực kỳ quan trọng của Đạo Gia. Quyển Đạo Đức Kinh 5000 chữ, nói về tu luyện, nhưng lại có
thể dùng để trị quốc.
Dân giàu là cái đạo của vua quan, chính trị tốt thì không có oan sai, áp bức, tội phạm được ngăn chặn,
thân tâm người dân theo đó được nương nhờ khỏe mạnh: đó là tình huống Thủy sinh Mộc.
Chính trị tốt, cũng có thể khắc chế được những hiện tượng loạn bậy trong đức tin, tâm linh tôn giáo.
Những thời đại thịnh trị, các đức tin chân chính đều phát triển rất mạnh mẽ. Đó là trường hợp Thủy
khắc Hỏa. Phật giáo loạn bậy như ở Việt Nam, các hiện tượng đồng bóng, thờ mẫu... đều là từ nền
chính trị loạn bậy mà ra.
Người dân có thân tâm khỏe mạnh,, thì họ sẽ dần dần tìm tới các giá trị chân chính của Đức Tin, là Mộc
sinh Hỏa. Người trong xã hội có chính trị tốt, có sức khỏe tốt, có đức tin tốt, chắc chắn là môi trường
cực kỳ tốt để giáo dục người trẻ, là Hỏa sinh Thổ, và giáo dục, tri thức, chính là nguồn gốc của tài sản -
Thổ sinh Kim.
Gia đình nào cân nhắc được 5 yếu tố này, thì đảm bảo là gia đình thuận hòa. Doanh nghiệp có thể áp
dụng yếu tố này trong việc quản lý nguồn nhân lực, lên kế hoạch đầu tư, ...
Đây là thứ tri thức rất thâm viễn, hy vọng bạn có thể thể nghiệm từ từ.
Tình huống ở Việt Nam rất đơn giản. Chính quyền và người dân hữu ý cưỡng chế loại bỏ yếu tố Thủy -
chính trị. Nên dân sinh bệnh tật triền miên, tai ách liên tục, bởi vì cái gốc của Mộc đã bị chặn mất. Cây
không có nước tưới, sao mà sống? Thủy là dùng để khắc chế Hỏa, người dân cúng bái loạn bậy, nên
mang tội vũ nhục thần linh, ở miền Trung liên tục chịu cái họa đó. Nơi này hay nói tới bàn thờ gia tiên,
thực ra thờ ông bà là lựa chọn cá nhân, nhưng có những gia đình, họ mang quỷ hồn lên bàn thờ thờ
chung với Phật. Người sống tích đủ thứ nghiệp, nhiều khi chết đi là đang chịu tội dưới địa ngục, không
thể đặt chung trên bàn thờ Phật hay Chúa, như vậy là vũ nhục họ.
Nên nếu có bàn thờ gia tiên, bàn thờ đó không nên cao quá đầu người, để không phải bái lạy, di ảnh
của người chết, cũng không nên cao hơn tầm mắt. Bàn thờ Thần Phật riêng, như vậy không đắc tội với
họ. Chưa kể, không có yếu tố thủy, nên Kim bị ứ đọng, ứ đọng mãi thì bục ra xứ khác. Tiền bạc xứ này
sẽ tiêu tán, quan chức và người giàu sẽ tìm cách mang tiền của đi ra nước ngoài, còn không sẽ cực kỳ
phung phí, tới khánh kiệt quốc gia.
Từ việc loạn bậy của yếu tố Hỏa, nên nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục cực kỳ kém cỏi. Trong khi
bạn để ý những đứa trẻ sinh ra từ sau những năm 2000, chúng đặc biệt thông minh so với thế hệ
trước. Tâm linh một chút, đám trẻ này khi 50 60 tuổi cực kỳ hữu ích. Rất có thể là thế hệ của người
Việt Nam mất sau biến cố 1975 nay trở lại. Thật là tiếc khi nền giáo dục tệ bại này không giúp ích được
gì cho những hạt giống tốt như thế.
Nếu chỉ cần cải sửa lại chính trị, sau 30 năm sẽ có thành quả. Sau một vòng Lục Thập Hoa Giáp là 60
năm đảm bảo dân tộc sẽ có một sắc vóc mới, tầm mức tư tưởng mới. Đây cũng là nhắc tới một quy
luật quản trị khá nổi tiếng, 80/20 - 80 phần trăm kết quả tới từ 20 phần trăm nỗ lực.
Cái này là mang tiền bỏ vào túi các business consultants. Đảm bảo mất tiền đi học các khóa học làm
giàu, không thể nào bằng việc học làm người tốt, bởi vì đạo đức của người tốt sẽ nổi lên như một cái
cù lao, chiêu mời rất nhiều sinh mệnh khác tới.
Người tu thực ra không có nghèo, thế giới của Phật cực kỳ giàu có, là bởi vì sinh mệnh mới chính là tài
phú chân chính.
Cà Phê Tiểu Thiện
Nơi này cất công viết về Carl Jung, về các khái niệm vô thức, về ma quỷ nội tâm, về rồng, Đạo Giáo,...
ngõ hầu qua lúc trà dư bạn có thể biết tới được một trật tự tư tưởng. Từ trật tự tư tưởng đó, bạn có
thể men theo nó mà từ từ có thể tiếp cận tới những suy tưởng thâm viễn và cao minh của nền minh
triết Á Đông. Bởi biết đâu, qua chính cơ thể bạn, các sinh mệnh siêu việt tiến nhập vào cuộc đời này.
Đón khách quý cũng cần dọn dẹp nhà cửa chứ? Muốn chiêu mời sinh mệnh tốt, chẳng phải luôn phải
giữ thân thể khỏe mạnh, tâm hồn trong sạch hay sao? Nhân Tại Mê Trung - có thể nhờ bạn, họ ngoài có
được một thân thể tráng kiện, còn có những hạt giống hướng thượng trong lòng, để họ không quên ký
ức thần thánh khi lạc vào đời người. Ai tới đây rồi có lẽ đều sẽ quên đi ký ức xưa, và đều phải tìm lại.
Không cách nào yêu quý ông cha mình bằng trân quý chính tâm hồn mình. Biết trân trọng cơ thể, biết
thương tiếc tâm hồn của mình. Thân thể tráng kiện, tâm hồn cao lớn, đạo đức cao thượng... sẽ nổi lên
như một cái cù lao, các sinh mệnh tốt đẹp từ cõi vô hình sẽ tìm tới nương nhờ. Ma quỷ qua các đau
đớn khổ nạn mà bị loại trừ, may mắn và trách nhiệm sẽ liên tục tìm tới.
Nên nếu bạn thương kính ông bà, cách tốt nhất là có trách nhiệm với tâm hồn mình và con trẻ. Bởi
trong rất nhiều đứa trẻ, là tổ tiên theo duyên nghiệp mà theo về. Chẳng phải thấy đồ cúng trên bàn
thờ, trẻ con luôn háo hức hay sao? Đa phần đều là "phúc phần" của chúng đấy! Đùa chút, nhưng trong
lời nói đùa là có sự thật.
Tai ương của người miền Trung không phải là ngẫu nhiên. Bạn có gửi cho họ bao nhiêu tiền của đi
chăng nữa, vẫn chỉ là "tiểu thiện". Chỉ muốn nhắc lại với ai còn mông lung, đừng quên những người
đang chịu đựng trên hành trình của "đại thiện". Sự thành công của họ, cũng chính là sự khởi đầu của
một quá trình chấm dứt tiếng kêu khóc vì thiên tai của người miền Trung, hay rất nhiều tiếng kêu khóc
khác trong đời.
Lũ lụt mà người miền Trung đang gánh chịu, là ngọn lửa từ miệng của con rồng mà chính họ nuôi
dưỡng. Rất nhiều trong số họ qua cơn lũ năm nay, sẽ không vì vậy mà nghĩ khác đi về cái tà đảng kiên
trì đầu độc tâm hồn họ. Cuộc sống của họ và con cháu họ vĩnh viễn là tù nhân cho một thứ tà thuyết
ngoại lai. Duy nhân vạn vật chi linh, thân người là quý, nhưng phải chuyển sinh vào một gia đình mông
muội như vậy, thật tội nghiệp biết bao. Bạn có thể giúp họ qua cơn đói, nhưng làm sự thiện lương của
họ thức tỉnh vô cùng khó khăn. Cũng bởi vì chính lương tri của họ không sống lại, nên trên thân thể họ
chất chứa đầy tà khí, chiêu mời đủ thứ ma quỷ.
Ma quỷ khiến họ làm chuyện bậy bạ, không ngừng tích nghiệp trên thân. Người Trung ít người có giáo
dưỡng và lịch sự, phần nhiều bừa bãi và lỗ mãng. Người tốt tuy có, nhưng không đủ để đất trời ban
phước cho cả xứ. Nếu không thiên tai, trước sau gì cũng có nhân họa. Tộc Thích Ca có một người tu
thành Phật, tại sao không tránh khỏi cái họa diệt vong? Đức Phật không thể làm gì ngoài chứng kiến
ngoại tộc thảm sát người thân của mình? Là trong lòng bộ tộc Thích Ca kiêu mạn, dối trá, nên chiêu
mời họa sát thân. Tà không thể thắng chính, ma quỷ theo chuyện ác mà tích tụ nhiều trên người,
chuyển sinh thành động vật cũng không hết, nên có thiên tai phải chịu. Cách đây không lâu xem thiên
tượng lấy được quẻ Bác. Bài trước có nhắc tới. Quẻ Bác có 5 hào âm, 1 hào dương, hào Dương ở vị trí
cuối cùng, Âm lên tới cực thịnh. Hỏi đất trời nào chấp nhận tình huống như thế. Đối ứng trong tâm
hồn con người là gì? Là một chút thiện lương duy nhất cũng khó giữ. Thiện Lương đó ứng với phần
Dương, còn đời sống ứng với phần Âm. Người lo đời sống, quên chuyện tâm linh, khác gì con vật? Nên
Bác là đổ vỡ, là chính cái phần thiện lương mong manh kia cũng sẽ theo "cơn lũ" của đời sống ô trọc
mà tiêu biến mất.
Lũ ở miền trung người còn khó sống, nói gì tới những sinh vật nhỏ. Đức Phật giảng Lục Đạo Luân Hồi,
"ông bà" của rất nhiều người miền Trung chuyển sinh không thành Thần để họ bái lạy, rất nhiều
chuyển sinh thành súc sinh, động vật. Nghiệp lực trên thân súc sinh vẫn còn, nước lũ về biết tránh đi
đâu. Chết cả. Súc sinh sống trong nhà người tốt, đương nhiên là khác với súc sinh trong nhà người ác.
Phải không? Người ác không trân quý sinh mệnh, đất trời sao phải trân quý họ? Súc sinh nương theo
họ mà sống cũng không có kết cục tốt đẹp.
Nhân Bất Vi Kỷ, Thiên Tru Địa Diệt
Người không vì mình, thì trời tru đất diệt.
Đức Phật giảng về Vi Kỷ, nhưng có Chân Kỷ, và có Ngụy Kỷ. Cái Ngụy Kỷ là cái tôi giả dối, là tiếng kêu từ
ma quỷ nội tâm, đòi hỏi người ta thỏa mãn các dục vọng tự thân, hoàn toàn khác với Chân Kỷ.
Biết quý bản thân mình, tự nhiên sẽ nhìn ra trách nhiệm đối với người xung quanh. Bởi vì rất có thể
sau khi thân thể tàn úa này phải trút bỏ đi rồi, tâm hồn này lại có thể tìm tới nương nhờ một thân thể
và tâm hồn khỏe mạnh khác.
Tại sao Dostoievsky nói rằng mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác? Tất cả
chúng ta đều liên quan tới nhau. Nội tâm Việt Nam có một phần hết sức tăm tối, là phần thỏa hiệp với
Cộng Sản. Nên tà linh Cộng Sản "sống" trong rất nhiều tâm hồn người Việt Nam.
Xin hãy thức tỉnh, một khi tà linh Cộng Sản chiếm trọn tâm hồn người Việt Nam, cũng là lúc cả xứ theo
thứ tà linh đó xuống địa ngục. Hoặc là dân tộc này sẽ biến mất, hoặc là ký ức về người Việt Nam dần
dần sẽ biến mất. Giang sơn cũng như thân thể, thân thể cũng như tâm hồn.
Tâm hồn của người Đại Thiện kêu đòi điều gì?

Hoàn Ngã Giang Sơn! (Trả ta sông núi!)


Bạn biết vì sao trang này hay viết những ly cà phê dài, xen lẫn các topic quan trọng vẫn nói chuyện linh
tinh? Thực ra điều đó có lợi một chút - có thể fooling the AI. Vì chính mỗi một status đều có một trọng
số. Mỗi một chữ trong status của bạn đều là một vector, tưởng tượng như một cục rubik, mỗi viên
rubik nhỏ chứa một giá trị số. Mỗi một chữ có thể hiểu là một cục rubik như vậy. Các cục rubik này sẽ
được đưa qua một hệ thống neural networks xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mỗi một status sẽ được
facebook đánh giá và gắn nhãn. Những status nào liên quan tới sản phẩm, thương mại, thuật toán sẽ
ưu tiên hiển thị. Những status nào nhắm tới chính trị, đặc biệt là conservative, hay nói về Trump, ưu
tiên đó là thấp nhất. Nên rất nhiều người không biết.

Nhiều người mở miệng là thời đại 4.0 mà không biết thời đại này là thời đại gì. Là "BIG BROTHERS ARE
WATCHING YOU!."
Người ta mang tấm lòng tới dân miền Trung, lại gặp đủ thứ chuyện nhũng nhiễu. Trời màu tím ra tới 3
quẻ, quẻ Ký Tế là một, có tai ương đang tới, sẽ tới rất nhanh - "ký tế". Vị Tế, "chưa xong đâu". Quẻ
Phục - Sơn Ngoại Thanh Sơn - ngoài núi còn núi. Núi sau cao hơn núi trước. Cơn mưa sau sẽ lớn hơn
mưa trước, hoặc tai họa sau sẽ còn lớn hơn tai họa trước.
Quẻ Bác ứng sớm, hoặc là chỉ mới bắt đầu, dự toán luôn có sai lệch, vì thời gian có nhanh chậm khác
nhau. Ngoài Trung dân khổ đã đành, người cứu hộ ra đó nên cẩn thận. Quẻ Phục đầy đủ là Địa Lôi, là
có động đất. Tượng quẻ Phục, là tượng người ta lo lợp lại mái nhà. Tại sao cần phải lợp lại mái nhà.

Động đất, mưa lớn, mưa tới nhanh. Nếu không có biến động chính trị, thì thủy tai là tất yếu.
Cà phê Snake
Coi quẻ không có gì phức tạp đâu! Tâm hồn người ta như cái thùng đàn. Bạn "cất đủ thứ linh tinh" vào
trong đó, làm sao mà kêu. Muốn đàn nghe hay, thì phải đóng bằng gỗ tốt. Chơi thời gian lâu cho "nổ
tiếng". Thân thể khỏe mạnh, tâm hồn thành thục, thì tự nhiên dễ có cảm ứng. Cái này nói thì đơn giản,
nhưng là công phu. Rượu bia có tuyệt đối kiêng được không? Cái tâm hữu cầu có bỏ được không? Đều
là công phu cả.
Nhiều người giành cả đời đọc sách Tử Vi, Tử Bình, mãi coi không ra, tới lui vẫn là xem chuyện "sướng"
"khổ". Họa tùng phúc sở ỷ, thực ra "bất hạnh" mới chính là phước phần của nhân sinh. Bởi nhờ có
"bất hạnh", các sinh mệnh mới ngộ ra được sự vô thường của sinh mệnh, có cái gì trên đời này là của
mình? Tài vật, gia quyến, danh vị, tri thức? Chẳng có gì đâu! Cái mình mang đi chỉ là một dòng tâm
tưởng này thôi, tài sản mang đi chẳng qua là một chút ký ức, trăm năm đời người sớm muộn chỉ như
một giấc mơ.
Đứa trẻ học Dịch nhanh chóng, là vì tâm hồn nó cũng hư trống. Những người tìm sách Tử Vi, xem
chuyện sướng khổ, cầu tài tiêu tai, cái tâm họ đầy ham muốn, xem được gì chứ. Hy Di Trần Hoàn là
người tu Đạo, trước khi có Tử Vi, dân đã biết xem Kinh Dịch. Họ có nhờ người lập trình, nhờ máy tính
lưu trữ trên các database, khi cần thì chạy tổ hợp, vài giây là ra kết quả. Kỳ thực chuyện đó là khả dĩ,
nhưng họ không biết rằng máy tính chỉ tính "số", chứ máy tính không tính được cái "ứng". Cái "ứng" là
cảm ứng từ vạn vật, một khi đất trời có thông điệp gì, thì thông điệp đó lan tỏa khắp đất trời như sóng
âm thanh, tự nhiên trong lòng sẽ cảm ứng. Cái ứng đó, làm cách nào mà tính?
Bạn cứ thử tới nhờ người coi tử vi, cầm 10 tờ 100,000. Đặt xuống cái đĩa một tờ, để ý họ đang nói, lâu
lâu cứ lại đặt thêm xuống 1 tờ, họ nói một chút nữa, đặt thêm một tờ nữa, ... bảo đảm miệng thì nói,
mắt thi thoảng liếc xuống, miệng có thể hơi mỉm cười, sắc diện tươi tỉnh, muốn "bonus" thêm cho
khách. Tâm hồn họ thấy tiền, nhảy tưng tưng!
Có ra quẻ trước mặt, không có cái cảm ứng trong lòng, nói tới nói lui đều ra sai hết. Hay cả "ứng" được
rồi, âm thanh có mạnh có yếu, cảm ứng mạnh thì rất chính xác, có "nhiễu" thì có sai lệch đôi chút, về
thời gian, cường độ. Nhưng không thể nào chính xác 100%. Muốn đúng 100% thì thân ở trong cảnh,
cảnh giới đó của bậc toàn giác, mà toàn giác thì họ thiết gì cõi này. Tới độ tâm hồn hư trống, là tâm hồn
nghe được nhiều "sóng âm" cực kỳ thâm viễn, tới mức độ đó rồi, chuyện cõi nhân sinh họ chẳng quan
tâm. Họ còn chẳng nói.
Chuyện xảy ra ở cõi huyền vi, vĩnh viễn không để cho con người biết, vì con người có "lí trí". "Lí trí"
không có thiện ác, "lí trí" chỉ muốn cải biến bất kỳ cái hiện thực nào nó có thể chạm tới. Lí trí là sinh
mệnh không có nguyên tắc, nó nghe theo ma quỷ nội tâm thì thành ma quỷ, nó theo phần thánh khiết
nội tâm thì trở nên cao lớn. Kẻ trí không đáng quý bằng kẻ sĩ, vì kẻ sĩ trọng đức.
Học hết các sách Tử Vi, Tử Bình, đảm bảo vẫn không thể có cái "ứng" đó, mà cái "ứng" đó đâu có khó
có? Hoặc là rất khó có. Nói là không khó, vì chẳng cần tìm đâu, sự hư trống là ở chỗ trong tâm mình cầu
cái gì, có giữ nó trống được hay không? Hay là còn muốn kiếm một khoản tiền, làm một vài việc? Chính
là vì vậy mà cũng là không dễ! Vì dụ hoặc khắp nơi, chỗ này thì sắc tình, chỗ kia thì danh lợi. Người trẻ
muốn trải đời, cái gì cũng muốn cất vào trong lòng, cái gì cũng muốn biết. Trung niên đã có chút tiền,
trải nghiệm một chút chứ? Tội gì mà cử?
Nên vĩnh viễn không thể biết!
Các quái rất dễ xem, mỗi một quái ứng với cái gì, màu gì, hình thù gì, con vật gì, vật cứng mềm, vật
nóng lạnh, hình dài ngắn tròn vuông, người làm việc trí óc hay chân tay, nghề kỹ nghệ hay xây cất,.... tất
cả đều có quái ứng.
Trong lòng cảm ứng được sự việc gì, mắt sẽ nhìn vào chỗ đó, tâm sẽ nghĩ tới chuyện đó, mọi sự chú ý
sẽ dồn vào tình huống đó, các tình huống khác sẽ trở nên nhạt nhòa. Tất nhiên là có nguyên do, ngẫu
nhiên là không tồn tại. Trong lòng lúc nào cũng nghĩ tới danh, lợi, tình... thì sao mà "nghe" được các
cảm ứng kia? Cảm ứng được rồi thì dựa vào những thứ mình thấy mà lấy quẻ. Trên-trước-trái là
thượng quái, dưới-sau-phải là hạ quái. Liên tục các quái tổ hợp thì ra một quẻ, hay nhiều quẻ, ... mỗi
quẻ lại có một thông điệp, mỗi một thông điệp đều chỉ rất đơn giản.
Cũng giống như mạng neuron thần kinh mà các kỹ sư AI có thể nghĩ tới bây giờ, bạn cho hàng tá dữ
liệu vào, ở mỗi mội lớp neuron lại có một dạng biểu thị khác nhau do các hàm kích hoạt ở mỗi lớp khác
nhau, tầng tầng lớp lớp đều không hề giống nhau, nhưng lại có một cái gì đó kết nối làm chúng liên
quan tới nhau, nên có thể tinh chỉnh từng lớp neuron như vậy để sao cho sai số cuối cùng là nhỏ nhất.
Ví như Hỏa trên thiên tượng là quẻ Ly, mặt trời, người con gái giữa, kẻ trí, màu đỏ.
Rồi Hỏa lại có Âm Hỏa và Dương Hỏa. Tỵ là con rắn, rắn là Âm Hỏa. Năm nay Canh Kim là Dương Can,
Tý là Dương Thủy. Năm nay lũ lớn, lươn rắn gặp tai ương.
Dân gian đồn Phúc là con lươn thành tinh, mang thân người mà cái đầu còn nghẹo kể cũng không phải
là vô lý. Tương lai con rắn (lươn) này thay được con vượn lú kia.
Lá cờ Mỹ là Quần Long Vô Thủ, nhưng lá cờ Tàu là Quần Long Hữu Thủ, một ngôi sao lớn, 4 ngôi sao
nhỏ. Quần Long Vô Thủ là đại cát, thì Quần Long Hữu Thủ là đại họa. Ngôi sao lớn lại Cực Tả. Con rắn
Phương Đông nhắc tới trong lịch sử không khéo là nó đấy.
Tuy vậy, ở Phương Nam còn một con rắn con, năm nay tới mùa nó giao phối, mà lụt nên cả họ nó dưới
hang hốc chết cả. Dương Thủy là nước cực lớn, lại có Dương Kim hỗ trợ, nên nhà rắn năm nay khổ,
rắn cha phương Bắc, rắn con Phương Nam.
Dông dài là ai đi cứu trợ trên sông nước thì gỡ cái đạo bùa giống như vầy xuống. Ngôi sao là tình huống
ngũ hành tương khắc. Mang cái lá cờ này tới đâu là xúi quẩy tới đó. Vàng trên đỏ là Địa Hỏa Minh Di,
con đường đầy gai, con đường đau khổ. Đi đâu thì đi, cũng không nên mang cái lá bùa "con đường đau
khổ" lên mình chứ?

Vài dòng uống cà phê, chúc may mắn.


Cà Phê Kabbalah
Sở dĩ người Do Thái không xem đức tin vào Thiên Chúa của người Tin Lành và Catholics là nghiêm túc, là
bởi vì các tôn giáo này đã lược bớt gần như những điều hết sức quan trọng trong văn hóa của người
Do Thái. Jesus có những năm tháng đã mất, và các hành vi của ông để lại trong các ghi chép đều mang
tính biểu tượng. Đương thời, lúc ông còn sống, học trò gọi ông là Rabbi. Các thầy Rabbi của dân Do
Thái phải học một môn huyền học rất quan trọng, là sách Kabbalah. Kabbalah cũng từa tựa như Kinh
Dịch, có điều cách sắp xếp các biểu tượng thì gần với Hậu Thiên Bát Quái hơn là Tiên Thiên Bát Quái.
Đức tin của người Do Thái, đặc biệt gần với nền minh triết Ấn Độ, hay thậm chí là Á Đông. Ví như
trong nền tu luyện Á Đông, vị trí đan điền cực kỳ quan trọng. Ở nơi đó rất gần với bộ phận sinh dục,
theo giải thích phồn thực thì nơi đó là nơi con người sinh sôi, nhưng chính nơi đó, trong đạo gia có
nhắc tới sự sinh trưởng của một "thánh thai" - holy foetus.
Người ta học các biểu tượng Kabbalah, từ đó có dấu hiệu về tình huống, sau đó dựa trên dấu hiệu mà
có giải thích đối ứng với tình huống. Nên người Do Thái khi tiếp cận tới I Ching thì thấy rất dễ hiểu. Các
môn huyền học này đều bị nhà thờ Catholics loại bỏ, liệt hàng sách cấm. Tâm hồn của người Âu Châu vì
vậy không thể tiếp cận tới những thứ này, càng về năm tháng sau này họ loay hoay mãi với các lí luận
về lí trí thuần túy.
Kinh Dịch là sách nói về sự biến đổi, để "nghe" được sự biến đổi đó thì phải có "cảm ứng". Trong tâm
hồn người ta luôn có các cảm biến - các receptors không có năng lượng. Không có năng lượng là bởi vì
người ta không cung cấp cho nó năng lượng của tư tưởng. Nói như thế này, người ta mãi suy nghĩ về
danh, lợi, tình, các dòng tư tưởng đó cần năng lượng. Suy nghĩ mãi về nó thì tự nhiên toàn bộ thời
gian, tâm sức của người ta đều dồn vào đó, rút khỏi các bộ phận khác.
Tu luyện, trừ bỏ các ham muốn, chính là bảo lưu lại năng lượng tư tưởng, dần dần khi con người tràn
đầy năng lượng nội tâm, thì các receptors này được kích hoạt.
Các Rabbi nghiên cứu Kabbalah là để "nghe" được ý Yhwh. 10 điều răn mà Yhwh để lại cho Moses,
thực chất là để con người bảo lưu dòng năng lượng tư tưởng đó. Trong sách Sáng Thế có nói về Các vị
Thần tạo ra thế giới. Họ dùng gì tạo ra thế giới? Họ dùng Âm Thanh. Khi mà nghiên cứu sâu tới cấp độ
hạ nguyên tử, người ta phát hiện ra rằng tất cả các hạt đều không có nữa. Rất cả đều là cái gì đó đang
rung động, rung động theo một trật tự.
Các rung động, sóng âm đó tạo ra các trật tự thế giới. Nên thần tạo ra thế giới, chỉ bằng một lời nói.
In the beginning was the Word, and the Word was with Gods, and the Word was Gods. John 1:1
Khởi nguyên là chỉ có các Thần, lời của các Thần - Phúc Âm - tạo ra thế giới.
Trong cuộc sống này cũng vậy, người ta tranh cãi tới lui, cũng chỉ là vì tư tưởng của nhau khác biệt,
phải không? Bởi vì năng lượng trong tâm hồn của người ta chuyển động theo các dòng tư tưởng, các
dòng tư tưởng đó vận động các vật chất trong tư tưởng tạo thành một trật tự tư tưởng. Các trật tự
tư tưởng đó thực tại tới mức khi ta nghe một điều gì đó hay, ta muốn giữ nó ở trong lòng mình. Tức là
âm thanh đó cấu thành một cái gì đó, một building, một thế giới, và người ta muốn tâm hồn mình
được nương nhờ trong đó.
Thế giới của Phật - Niết Bàn, là từ tư tưởng của Phật, ông tu thành thì từ một ý nghĩ của ông, tạo
thành sóng âm vận động các vật chất tạo ra thành một thế giới, thế giới đó có chỗ cho rất nhiều sinh
mệnh muốn tới đó sống, miễn là các sinh mệnh đó phù hợp với sóng âm ở thế giới của ông.
Thiên Quốc của Yhwh cũng như vậy. Người ta tuân giữ lời của ông, cũng là chấp nhận cái sóng âm của
ông quyết định trật tự vật chất của linh hồn, khi các rung động đó phù hợp với Thiên Quốc của ông,
mọi biến đổi, suy nghĩ từ ông, người ta đều cảm thấy, đều biết.
Đồng Thanh Tương Ứng.
Tại sao bạn luôn đi tìm những câu chuyện hay, những suy tưởng thâm viễn? Là bởi vì linh hồn của bạn
muốn "sống" ở trong không gian đó, hơn là một không gian hết sức chật hẹp và tù túng của những suy
tưởng của con người tầm thường.
Nhà thờ Catholics khi phát động thánh chiến, các hiệp sĩ dòng đền cầm kiếm đi cướp bóc thế giới Hồi
Giáo trong phim "Kingdom of Heavens" là một hình ảnh tiêu biểu cho trật tự nội tâm tàn khuyết mà
những người trong nhà thờ đã áp đặt lên tâm hồn Âu Châu.
"God wills it" là một thông điệp xuyên suốt bộ phim. Ai cũng muốn cướp bóc, ai cũng có mưu đồ riêng,
để biện minh cho mưu đồ riêng, họ sẵn sàng dối trá: Đó là ý chúa!
Không phải như thế, Jesus lúc đối diện với Pilate Pontius, ông nhìn lên trời, nói "vương quốc của tôi
không ở trong thế giới này. Nếu đúng là như thế, những người phụng sự tôi sẽ chiến đấu để ngăn
chặn khỏi việc các thầy đạo Do Thái bắt tôi. Nhưng thế giới của tôi ở nơi khác"
(Jesus said, "My kingdom is not of this world. If it were, my servants would fight to prevent my arrest by
the Jewish leaders. But now my kingdom is from another place.")
Jesus chưa bao giờ muốn xây dựng đế chế của ông trên đất. Ông đi tìm những người có thể về thế giới
của Yhwh. Có một lần ông đang giảng giáo nghĩa, thì rất đông học trò đứng lên bỏ đi, họ thấy quá khó
hiểu. Ông nói, chỉ có những ai mà Yhwh mang tới cho ông mới hiểu được lời ông. Chỉ có những ai tuân
giữ lời của Yhwh, mới có thể về xứ Yhwh.
Bây giờ người ta không tin Yhwh, mà người ta tin cách diễn giải của giáo hội. Giáo hội cũng là con
người, chết thì quy về Hỏa Ngục của người Tây Phương quản, Dante có ghi lại rất chi tiết trong Inferno.
Socrates là một ông già lúc nào cũng để ý tới cái "ứng" như đã nói bên trên - ông gọi là daimon. Lúc
người trong thành nói là người ta sẽ bỏ phiếu việc luận tội để giết ông. Ông định sẽ suy nghĩ các lý lẽ
để tự biện cho mình trước tòa án Athens. Nhưng trong lòng ông tự nhiên lại nghe thấy tiếng nói của
Daimon: "Đừng!".
Trong lời tự biện của ông phản ánh tình huống này, có lẽ cái chết không tệ lắm, có lẽ đó lại là sự may
mắn, vì ông tới được một thế giới khác, gặp các anh hùng Hy Lạp cổ đại, các tiên hiền, các vị thần. Nên
lúc đưa ông chén Hemlock, học trò ông kêu khóc, chứ ông uống ngon lành. Uống xong khà một cái cho
đã.
Khi bạn xem phim Silence của Martin Scorsese. Thông điệp trong bộ phim chính là như thế, là các thầy
đạo khi đi truyền giáo về phương Đông đối diện với thinh lặng trong nội tâm. Ý chúa ở đâu? Tại sao họ
không nghe thấy ý chúa khi cầu nguyện? Việc làm của họ là đúng hay sai? Truyền giáo về phương Đông
là đúng hay sai?
Khi lời của Jesus xuất hiện trong tâm hồn thầy đạo Rodriguez, lúc lính Nhật đòi ông đạp chân lên tấm
sắt nhỏ có hình chúa, ông rất khổ sở. Lời đó như thế nào: "It's alright! Step!" (Không sao đâu! Dẫm đi)
Người đi nhà thờ vĩnh viễn không được giải thích về những chuyện như thế này, và khi đó tâm hồn họ
sẽ còn bị tù hãm bởi một trật tự tư tưởng mà giáo hội dựng nên. Khi nào họ có đủ sức phá bỏ trật tự
tư tưởng đó, cái đau đớn mà họ chịu, cũng như đau đớn mà thầy đạo Rodriguez chịu.

Khi trật tự tâm tưởng tới đó, bạn còn muốn thờ ông bà nữa hay không? Tổ tiên để lại trật tự tư tưởng
gì cho thế hệ sau? Người Việt Nam dùng từ "Quy Tiên" để nói về người chết là một sự xúc phạm giác
giả. Tâm hồn người sống không phù hợp với "tiên giới" vĩnh viễn không thể quy tiên. Một khi còn thờ
lạy ông bà, thì tâm hồn vĩnh viễn nhỏ bé, các cảm ứng mà người ta có được là từ thế giới của quỷ hồn
- Địa Ngục.
Hunter vay tiền quỹ Bohai Industrial Investment Fund Management Co., Ltd.CEOLi Xiangsheng. Bohai
thuộc phe Giang.
Ây dà, ảnh cắt ra từ clip. Lude Media cho biết rằng còn 2 người nữa đang giúp Biden chơi thuốc. Mọi
người xem clip đều nhận ra người đó là diễn viên Hoa Mộc Lan - Lưu Diệc Phi. Cô này tài sản ròng đã
trên 150 triệu Mỹ Kim, từ nhỏ sống ở New York, là đối tượng Đảng Cộng Sản dùng để hối lộ tình dục
những nhân vật quan trọng.
Những người hoạt động nghệ thuật, hay giải trí, không thể tin họ được. Vì họ có quá nhiều thứ để
mất. Trước đây trên facebook có tin cô Trang Lê làm Director cho facebook ở Việt Nam, sau thì rất
nhiều facebooker quan trọng gặp chuyện, bởi vì gia thế cô này rất dễ bị blackmail, có làm khác đi cũng
không được.
Các cô diễn viên đều bị tình huống thế cả, Phạm Băng Băng bây giờ ở đâu rồi? Cái cô Chương Tử Di gì
đó, một thời cũng lộ ra việc qua lại với Bạc Hy Lai. Nên diễn viên ca sĩ là những người rất dễ bị lung lạc
hay blackmail, nắm thóp họ rất dễ. Không dùng lợi nhử họ thì dùng tình dục, các clip sex. Mang hai
nhóm này lại với nhau thì tạo thành một cái bẫy hoàn hảo: mỹ nhân giới showbiz + chính trị gia.
Nên muốn làm thiện nguyện, thì tốt nhất là chọn những người mà ngay cả lúc họ có tất cả mọi thứ, họ
vẫn không "ngán" cái tà quyền kia. Những người đó mới thực sự là những người không nề hà hiểm
nguy, dám dấn thân vào chỗ chết.
Khi ngay cả sự đe dọa tới mạng sống họ cũng không sợ, thì bạn gửi tiền cho họ, để họ đi làm từ thiện,
quên số tiền ấy đi, đảm bảo họ biết cách nên làm gì tốt nhất.

Hai chữ "phản động" thực ra có giá nặng tựa ngàn vàng đấy! Qua thời gian mới tôi luyện thành nhân
cách "phản động", qua "lửa" đày đọa của tà quyền mới thành vàng kim "phản động".
Cà phê R
Hồi còn đi học, Không Lực Úc về trường tuyển lính dự bị, sinh viên gốc Ấn và Á Châu đăng ký cũng
nhiều, những người đăng ký dự bị thường phải qua một khóa kiểm tra sức khỏe. Người sĩ quan kiểm
tra thể lực, lúc đó có tên là T. Nhưng ai cũng gọi ông là Captain Wabbit. Số là khi ông nói chuyện nghe
thì ông giống như ông nói tiếng Anh, như tất cả những âm R, ông đọc thành W. Ông có cái speech
impediment như vậy mà lại ở vị trí phải ra khẩu lệnh thì là cực hình đối với đám thanh niên choai
choai.
Cực hình là vì nhiều khi không hiểu ông nói cái gì, nhiều lúc lại cần nghiêm túc mà ông mở miệng ra là
mấy thằng Úc con, nhất là mất thằng Úc ruộng nhịn cười không được. Ông có cảm tình với 3 anh lính
dự bị gốc Á, vì không ai cười. Kỳ tình là không hiểu ông nói gì hết, chứ khi biết rõ là ông nói gì, và biết
ông là nói sai thì mới tức cười. Cho nên con thỏ là Rabbit, thì ông kêu thành Wabbit. Lúc ông kêu "Wun"
là mấy anh Ấn Độ với Á Châu đứng nhìn! Bị ông hét vào mặt mới hiểu là ông kêu "Run". Sau kinh
nghiệm, để ý mấy thằng Úc ruộng làm thế nào thì làm theo, chứ tới cuối khóa tập thể lực dự bị vẫn
không hiểu ông nói vì. Ngoài chuyện đó ra thì ông rất vui tính, ông kể rằng ông hay đi Thái Lan mỗi năm
du lịch, chỉ nghe được như thế thôi.
Rất nhiều người Do Thái có một đặc điểm như vậy, và đây là câu chuyện chứng kiến từ đồng nghiệp.
Cũng không nhiều người để ý tới tật này, họ không biết rằng cái tật này thực ra ảnh hưởng tới một
chuyện hết sức quan trọng.
Cách phát âm chữ R. Người Do Thái đọc chữ R này như người Pháp "GH", người Thái Lan đọc thành
chữ "L", có hơi đọc thành "TZ" "DZ" và đặc biệt là có rất nhiều người ở Bắc Âu, đọc chữ này là chữ
"W".
Bạn để ý ngoài Hà Nội, họ cũng không đọc được chữ này. Cách phát âm kiểu này ảnh hưởng lên cả nền
nhạc thính phòng của họ. Nên khi các ca sĩ ngoài Bắc mà hát là họ hát thành: Người "dza" đi, chứ không
phải là "ra đi." Lâu dần cái lỗi phát âm sai đó trở thành tiêu chuẩn. Ca sĩ nào mà nói đúng chữ "R", mang
đi hát mấy bài nhạc thính phòng là bảo đảm người nghe cứ thấy trai trái.
Người Miền Tây cũng gặp vấn đề này, giống với người Pháp, nên họ nói là "bắt con cá gô, bỏ vô gổ kêt
gột ghẹt" (Bắt con cá rô, bỏ vô rổ kêu rột rẹt)
Ở Melbourne, có những Clinic chuyên trị bệnh này.
Cho nên ở Nam Á có nói tới tương lai xuất hiện một vị Phật, tên là Maitrak, Matreyak.... Cái âm R trong
hai chữ này rất khó đọc. Từ đó về Trung Quốc thì họ gọi thành Phật Di Lặc (Mila), qua xứ Trung Đông
thì thì thành đấng Messiah.

Cãi nhau tới lui, thực ra, là họ nói tới cùng một Ông Phật như thế.
Sáng nay ảnh riêng tư với các cô nhân tình của anh thợ săn con trai cụ Black Ball tràn ngập trên mạng.
Nơi này share tin nhận ngay một warning của Facebook.
Có cả ảnh với các cô thiếu nữ, nghi là underage.
Còn có clip của một cô nói accent Chinese dùng chân massage cái .... chân của anh sợ săn. Quý vị sang
Gnews để tìm.
Ảnh thợ săn chụp hình cái "thắng tay" - gửi cho chị dâu.
Trump sẽ tái đắc cử rất vang dội, bước kế tiếp là phe cánh tả sẽ tìm cách ám sát ông.
Lude Media cũng đã mất account trên Twitter. Chuyến này là xong. Cái cần điều tra nhất bây giờ là xem
thử nhân vật bên dưới có chích steroid không mà bay đi bay lại khỏe như trâu?

Bài học từ đây trở về sau cho các cô thiếu nữ: tình yêu luôn có limit. Và một trong những cái limit đó là
camera điện thoại.
Người thân ở Sài Gòn thấy dị tượng, hỏi quẻ thì ra Đại Hữu.
Thoạt nhiên thì Đại Hữu là quẻ rất tốt, tuy vậy, tình huống lại ứng với hào Nhất. Hào Nhất nghĩa là có
tài sản đấy, nhưng thắt lưng buộc bụng.
Ai có dự án gì làm ăn ở Sài Gòn, có thể nên thu về lại, nếu có thể thì trữ bằng USD, hoặc trữ bằng Vàng.
Đại Hữu là Kim Ngọc Mãn Đường, vàng bạc đầy nhà. Tuy nhiên Vàng Bạc đầy nhà chỉ là dấu hiệu tốt
của thời bình, chứ không phải là thời hoạn nạn.
Kẻ cướp ngồi ở ngôi vua, ngay tại Ba Đình, họ sẽ tới "cướp", một là cưỡng ép "quyên góp", hai là
"trưng thu". Nạn đói năm Ất Dậu, khi đồng bào miền Bắc bị đói chết, thực ra cũng là thời điểm quẻ
Đại Hữu xuất hiện, nên những người nghiên cứu Kinh Dịch dạo đó cho rằng Việt Minh là tốt.
Bởi vì Ly là màu đỏ, cũng là mặt trời. Trong nghề nghiệp thì Ly ứng với văn thư, công việc bàn giấy, nên
dễ nhầm lẫn rằng thế Việt Minh (lá cờ đỏ) ban đêm là lực lượng chính - rất nhiều người trẻ lúc đó còn
đang đi học hay viên chức cũng theo Việt Minh, vì vậy nên nhiều người có của lúc đó cũng giúp Việt
Minh lương thực lúc họ mò tới nhà lúc nửa đêm. Quả tình là Việt Minh lúc đầu cũng không hẳn toàn là
Việt Cộng, sau những người này bị Việt Cộng giết hết.
Nguyên nhân đó là một phần tạo ra nạn đói kinh khủng năm Ất Dậu.

Thành ra kết thế này: thắt lưng buộc bụng.


Cô con gái của anh Dâu là Ashley bị sang chấn tâm lý từ hồi còn nhỏ, có đi ... tắm với anh Dâu và anh
Dâu làm điều gì đó không thích hợp.
“Was I molested. I think so – I can’t remember specifics but I do remember trauma,”
Người ta gán Trump đủ thứ tội, chứ anh Dâu này đâu có đơn giản.
Cô lạm dụng ma túy và tình dục. Cô càng cai ma túy, thì cô càng bị dính mắc vào tình dục. Tới độ cô ghi
lại thành nhật ký.
Thực ra ghi nhật ký là một cách mà các psychiatrist thường khuyến khích người gặp vấn đề tâm lý làm.
Bằng cách này có thể lập lại trật tự suy nghĩ, cũng giống như việc Freud cho người bệnh nằm lên ghế
trường kỷ, hay sofa, rồi lắng nghe câu chuyện, hỏi và thăm dò tư tưởng của người bệnh.
Có người hay tự nói một mình, hay viết nhật ký... tất cả đều là nỗ lực thu xếp lại sự hỗn loạn trong nội
tâm.
Trước cuộc bầu cử 10 ngày, coi như kết quả đã định xong rồi, tương lai xem Trump xử lý chuyện này
thế nào. Những người Việt Nam gán cho Biden đủ thức đức tính tốt trên đời, bây giờ trước hàng tá
những bê bối động trời này, họ nghĩ sao?

Trump không hẳn là người chừng mực, hay đạo đức, nhưng sự bất toàn của một người không hẳn là
thứ ngăn cách người ta tìm tới nhận lãnh trách nhiệm lớn lao. Chỉ có sự tồi bại, như ta thấy ở nhà cha
con Black Ball, mới là thứ ngăn cách con người nhận lãnh trách nhiệm với người khác.
Ngay từ đầu đã thấy cô Tiên sẽ phiền. Nghệ sĩ cũng cần làm ăn, và cô rất dễ bị blackmail. Các Hoa Đán
bên Tàu, thực tình mà nói, đều phải biết làm "luật". Cái cô Trang Lê gì đó đi học nổi tiếng một thời, sau
về Việt Nam làm Director cho Facebook Việt Nam thì gây họa cho bao nhiêu người, kỳ tình cô không
muốn đi chăng nữa, nhưng quốc gia dân tộc và gia đình - tiền đồ của cô, rốt cuộc là cái nào cao hơn?
Nên người không đủ đức độ, đặt họ ở vị trí cao là làm hại họ.
Cô Tiên có Tâm, nhưng cái Đức chưa qua khảo nhiệm, giao cho cô một trách nhiệm quá lớn, chắc gì ma
quỷ nội tâm của cô để cho cô yên.
Chủ của cô là ai? Cục nghệ thuật biểu diễn! Sở Thuế! Các bầu show! ...
Cô có mua bán bất động sản không? Có đầu tư ở đâu đó không? Có hàng trăm kiểu để blackmail cô.
Cô còn rất trẻ, nhìn tướng cô không phải là tướng chịu khổ. Trói cô lại cho ngồi trên cái ghế gỗ như
mấy cô bác bán rau ngoài chợ cỡ nửa ngày là cơ mật quốc gia gì cô khai ra hết.
Nên quý vị nếu còn thương dân miền Trung, thì tìm "phản động" mà gửi cho họ, quý vị có thể quên số
tiền ấy đi. Vì "phản động" ngay lúc miền Trung không lũ, họ cũng có thể dấn thân mà không nề hà an
ninh sẽ tống họ vào tù, cướp phá quấy quả gia đình họ. Các vị gửi cho họ, ngay cả khi họ làm từ thiện
không hết, số tiền đó cũng xem như là giúp họ chiến đấu vì mình, họ không vì tiền mà cúi đầu trước
cộng sản, chắc chắn sẽ không vì đồng tiền của các vị mà tha hóa.
Hai chữ "Phản Động" thực ra rất có giá, như đã nói, đáng giá là bởi vì được thử thách qua những năm
tháng bị ma quỷ đày đọa. Bây giờ cô Tiên này giao cho hội chữ thập đỏ, mặt trận tổ quốc, họ giữ lại
70% làm phí admin, còn 30 phần trăm còn lại đi phân phát. Đó là lí tưởng, chứ thực tế thì họ lại đợi lũ
rút, kéo nhau về nơi khác đầu tư thủy điện tiếp thì làm thế nào? Dân thì ngửa cổ chờ, trong khi lòng
thành thì bị "chặn" mất.
Nghiệp chồng thêm nghiệp, dẫu cô Tiên đâu có muốn thế.

Carl Jung phát hiện ra trong nền minh triết Á Đông có một quan niệm thế này, ông viết lại thành sách,
và ông có giảng cho học trò ở các trường Đại Học. Dẫu cho việc làm có là đúng, nhưng người thi hành
là người không phù hợp, trước sau gì việc đó cũng sẽ thành ra sai.
Cà Phê Mansart
Ai học kiến trúc thì biết thiết kế mái nhà kiểu này. Gọi là Mansart's roof.
Tất nhiên status này không phải nói về kiến trúc, mà nói về một thiên tài kiến trúc là Mansart. Ông nổi
tiếng và giỏi tới một mức độ bất kỳ quý tộc nào cũng muốn ông xây dinh thự cho họ. Có điều chỗ nào
làm xong không vừa ý ông, ông đập bỏ. Nên dẫu tiền công cho ông không cao, nhưng các công trình của
ông hết sức tốn kém là vì nhiều khi ông đập tới đập lui do thợ làm trái ý ông.
Hoàng Đế Mặt Trời Louis XIV là một người rất đa nghi, và rất insecure. Khi xây cung điện cho nhà vua,
Mansart ... cũng rất sợ rơi đầu. Biết tính Hoàng Đế, khi ông vẽ bản thiết kế cho Hoàng Đế duyệt, ông
cố tình tạo ra một vài chi tiết bất đối xứng, khi trình lên Louis XIV, ông Hoàng Đế đa nghi nhận ra ngay,
và bắt sửa.
Mỗi lần Hoàng Đế bắt sửa, Mansart cúi đầu: "Hoàng Thượng Sáng Suốt!"
Xây xong cung điện thì ông cũng toàn mạng, hú vía.
Trường hợp thứ hai là Michel Angelo tạc tượng David, quý tộc trả tiền cho ông tới xem công trình, thấy
cái mũi David hơi to, bắt phải gọt bớt. Học trò Angelo khó chịu, vì biết thầy mình cầu toàn, tượng đá
tạc trên mẫu đã được chỉnh sửa hết sức tỉ mỉ, mà đôi mắt của Michel hết sức lão luyện, lẽ nào lại có
thể để cái mũi xấu trên tượng? Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, Michel Angelo lặng lẽ đi lên
thang, đục đục, cát bụi bay xuống, xong ông quay xuống hỏi: "Ngài thấy được chưa?" Vị quý tộc gật gù:
"Được rồi đấy!"
Học trò hỏi ông, ông nói ông chẳng sửa gì cả, ở trên cao ai mà thấy, ông chỉ nắm một lớp cát trong tay
rồi trèo lên thang ra vẻ sửa lại thôi.
Câu chuyện thứ 3 là mái vòm cong Westminster, người thiết kế mái vòm biết rằng không cần trụ chống,
nhưng viên hội đồng thành phố tới xem bắt phải có hai trụ chống cho bằng được. Vậy là các kỹ sư
cũng lặng lẽ làm. Có điều, họ dựng hai cột chống cách trần cao mái vòm ... vài inches, tức là trụ chống
chẳng đụng tới trần, tức cũng chẳng "chống" gì hết. Ở dưới nhìn lên rất khó thấy.
Viên hội đồng thành phố thấy hai cái cột thì gật gù. Sau đó nơi đây thành điểm tham quan nổi tiếng, và
câu chuyện về viên hội đồng kia cũng rất nổi tiếng.
Đây là những con người cực kỳ thông minh. Bạn gửi tiền cho cô Tiên, cho là cô tốt đi chăng nữa, người
quen tôi ở Việt Nam cũng có gửi, cả người quen ở bên này cũng gửi. Nhưng sự tình nguy hiểm, là cô
đang "outshine" rất nhiều "masters" của cô.
Nếu bạn ở Sài Gòn, hãy xem status quẻ Đại Hữu, thắt lưng buộc bụng. Ai muốn cứu trợ miền Trung,
hãy tìm "phản động" mà gửi, không là phiền cho cô Tiên. Bởi tôi không chắc cô Tiên thông minh như
các nhân vật tôi vừa nhắc tới.
Cà phê Disgust và tay thợ săn.
Thế giới này có thể tệ tới mức nào? Dostoievsky nói thế này, càng hiểu về con người, ông càng thương
nhân loại. Cũng là khi ông càng thương nhân loại, ông nhận ra mình yêu quý một cá nhân nào đó ít đi.
(I love mankind, he said, “but I find to my amazement that the more I love mankind as a whole, the less I
love man in particular. ) Notes from Underground.
Con người suy cho cùng, hết sức đáng thương.
Trên lưng thợ săn có một hình xăm. Hình xăm này theo "Kiu A Non" cung cấp thông tin thì chính là hệ
thống đường ngầm dưới đất ở New York của bọn buôn người cùng các "bong ke" từ thời chiến được
tái sử dụng. Các nô lệ tình dục, những người ở lậu, không giấy tờ, các bé gái bị bắt cóc sẽ được vận
chuyển bằng tuyến đường này.
Có rất nhiều phim của Hollywood thực ra đều làm dựa trên những câu chuyện ai cũng biết, mà không
dám chứng thực. Prison Break là một bộ phim như thế, anh chàng Micheal Scolfield có hình xăm chi tiết
bản thiết kế nhà ngục trên lưng.
Cách đây hơn chục năm, Thomas Friedman có viết một quyển sách rất được chú ý, nói về toàn cầu hóa.
Kỳ thực lúc đó toàn cầu hóa là một khái niệm nguy hiểm.
Tại sao nơi này hay viết về Carl Jung? Bởi chỉ có những người có tâm hồn với lý tính cực kỳ mạnh mới
có thể tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, hay các nền minh triết khác nhau một cách thâm sâu.
Bạn để ý thế này, có nhiều người sẽ rất dễ mở mang đầu óc, thế giới trong tâm hồn họ có thể đơn
giản, nhưng "cơ bắp" tâm hồn của họ rất mạnh, chỉ cần được soi vào một chỗ tối nào đó, ký ức của họ
có thể bao chứa được rất nhiều tình huống. Nhưng ngược lại, có người tâm hồn họ rất yếu kém. Bạn
kể cho họ nghe chuyện này, họ nhớ được chuyện này là quên chuyện kia. Kỳ tình là đúng là một số
người chỉ có năng lực ghi nhớ như vậy thôi. Carl Jung có lý tính cực kỳ mạnh mẽ, nên ông liên tục phân
tích, liên tục tái nhận thức. Không phải ai cũng làm được như thế. Và đừng quên rằng Carl Jung là
người thông minh ngoại hạng mới có thể làm được như thế. Nói thẳng ra là tâm hồn ông "rất khỏe",
các "bệnh độc" không làm gì được ông.
Ví như nơi này thường bị "khuyên" là "đọc lại Kinh Thánh đi", "chẳng biết gì", "Đọc lại Kinh Phật đi."
Chung quy lại là họ nhanh chóng kết luật rằng nơi này "ngu", phải đi "học lại", cũng bằng dân miền
Nam gọi là "mất dạy." Thực ra cũng hiểu được chuyện đó, vì nếu trong nội cảm của họ nhận ra rằng
nơi này "có lý", thì tức là trật tự nội tâm của họ đang rung lắc dữ dội, đó là một tình huống không mấy
dễ chịu, nhất là khi tâm hồn người ta yếu đuối và cần một nơi nương tựa. Đó là cơ chế tự vệ của
những tâm hồn như vậy, và họ cũng không phải là đối tượng những bài viết này nhắm tới. Nếu bạn là
người như vậy, và biết ai như vậy, xin hãy giúp nơi này, nói họ unfollow. Nhân sinh ngắn ngủi, không
nên tự hành hạ mình, con người có tầm mức trí tuệ khác nhau. Nên giành thời gian làm việc khác, như
vậy thời gian của họ đảm bảo sẽ vui vẻ và thoải mái hơn đọc những bài hết sức nhức đầu.
Trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, người ta phát hiện ra rằng điều tương tự cũng xảy ra, có một định
lý, gọi là "No Free Lunch Theorem," tức là một thuật toán càng lúc càng trở nên hoàn thiện khi giải
quyết một dạng vấn đề, thì cũng trở nên kém hoàn thiện hơn trong một vấn đề khác. Tuy nhiên, đó là
minh họa cho đầu óc của người hạ trí, chẳng phải "Phật Pháp Vô Biên" sao? Nghĩa là cái định lý đó chỉ
ứng trong tâm hồn của người thường.
Tức là để bảo đảm cho các nhóm đầu óc thấp kém có thể tồn tại với phương thức sinh hoạt của họ,
trong tâm lý người ta có một cảm giác hết sức quan trọng - cảm giác disgust - tiếng Việt là "cảm thấy
gớm."
Bạn để ý người Hà Nội nói chuyện, lâu lâu họ "gớm". "Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An" -
sao lại có thói quen như thế? Thực ra từ trong nội cảm là cơ chế tự vệ của họ. Người miền Bắc vẫn
được cho là có phần hơi thủ cựu, hơn hẳn người miền Nam.
Có một chuyên gia nghiên cứu tâm lý người Mỹ, ông liên tục giành thời gian nghiên cứu khía cạnh này
của con người, tên của ông là Jonathan Haidt, xin hẹn trong một ly cà phê khác. Phát hiện của ông là về
hành vi "thấy tởm" của con người khi đối diện với những chuyện... nói chung là làm họ disgusting. Các
hành vi ấy như thế nào, cơ miệng căng lên giữ chặt miệng lại, có người còn cảm thấy buồn ói. Chính
nhờ cảm giác disgust này có tác dụng bảo vệ người ta trước các mầm bệnh - pathogens, nên các nền
văn hóa trong lịch sử mới có thể được bảo lưu. Những sắc tộc khác nhau sẽ tránh hòa huyết, nhằm
đảm bảo cho bản đồ gene - tức là căn cước của một sắc dân được duy trì.
Nói vui một chút, khi đã yêu nhau thì nụ hôn rất quan trọng, tức là phải trao đổi mầm bệnh một chút,
hai cơ thể bắt đầu có phản ứng đề kháng, "ghi nhớ" mầm bệnh từ cơ thể đối phương. Khi đã cho
"hôn" rồi thì "kiêng cử" gì nữa. Ngày xưa bắt "Nam Nữ Thụ Thụ Bất Thân" là để duy trì sự bảo vệ này
cho nữ giới. Nếu như cho "hôn" rồi thì rất gần tới cho "làm chuyện khác." Nên trong chuyện tình, các
chàng trai thấy các cô gái cho hôn rồi thì coi như đã đi được 99% chuyện tình, 1% kia là sớm hay muộn
thôi, giữ được cho người ta thì giữ.
Tại sao khi chửi bậy, người ta lại nói "Đan Mạch"? chính là trong nội cảm người ta biết rõ, hành vi đó là
một hành vi lây truyền mầm bệnh hiệu quả nhất, và những gì thấp kém nhất, người ta sẽ giành cho đối
thủ. Tình dục là một hành vi hết sức nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiên mà Freud nhìn vào lịch sử qua
lăng kính tình dục, dẫu rằng nó khiếm khuyết, nhưng không phải là không có lý.
Nếu nhìn dưới giác độ rằng cơ thể con người chỉ là một bộ y phục của Thần, và Thần tạo ra con người
phù hợp với hình dáng của họ, mỗi một chủng người thuộc một chủng thần khác nhau thì hết sức hợp
lý.
Trong Sáng Thế (Genesis 6:1–2) có nói về tình huống hết sức phức tạp. Là các "sons of God" - tức là con
trai của Yhwh, lấy "daughters of men", rồi sinh ra người khổng lồ, đây là sự việc ông không vừa ý. Có
người nói rằng Sons of God chính là thiên thần, nhưng Rabbi Jesus giảng rất rõ rằng thiên thần không
có hôn nhân, không hề có hành vi đó. Có một điểm quan trọng nữa, là Jesus nói ông là "son of God",
người ta dịch là... con độc sinh. Là son of god là ông cũng có thể có vợ, nên nhiều nhà thờ Tin Lành để
các mục sư lấy vợ là có lí do. Vậy các sons of God trong Sáng Thế là con của God nào? Nếu không phải
của Yhwh thì chắc chắn là của thần khác. Nhưng suy luận theo hướng đó thì chỉ có thể chứng minh
rằng Yhwh không phải thần duy nhất, chứ không giải thích được tại sao Yhwh không vừa ý. Nếu ta lật
lại lý luận này một chút, rằng Yhwh tạo ra một chủng người trong hình hài ông, và ông không hài lòng
khi dân ông hòa huyết với các sắc dân khác. Và vấn đề của dịch thuật ở đây rất có thể đã xuất hiện với
"daughters of men", rất có thể chính là con gái của các sắc dân thuộc thần khác, nhưng hiểu biết người
xưa không thể nghĩ tới sự tồn tại của ... thần khác, nên họ ghi chép lại là "daughter of men". Bởi vì nếu
như loài người là chỉ do một thần tạo ra thì đều là tạo vật của Yhwh, có khác gì đâu? Các sắc dân khác
thuộc các thần khác, và họ cũng không thích hòa huyết như thế.
Tức là tính toàn vẹn của một sinh mệnh có sự gắn kết đối với sinh mệnh tạo ra họ. Bạn hỏi nhà thờ,
bây giờ xây dựng một cái nhà thờ Chúa theo phong cách thờ Phật, pha chế một chút, đảm bảo là họ
giãy nảy, hay ngược lại. Kỳ thực tính là như thế, xưa nay không thể pha tạp. Tuy nhiên, đây là một topic
gây tranh cãi, vì tình huống con lai thì giải thích thế nào? Xin tạm dừng ở đó, chỉ để minh họa cho một
tình huống rằng, cái cảm giác "thấy tởm" kia, thực ra là một cơ chế bảo vệ cơ thể.
Đặc biệt ở những người có trí tuệ ở dưới mức trung bình, nó đảm bảo cho người ta duy trì được tính
toàn vẹn của bộ mã gene cho đời sau. Nhà thờ Catholics tiêu diệt hết những tư tưởng từ Đông
Phương, kỳ thực chính là một cơ chế từa tựa như thế. Nếu không như thế, một hệ thống đức tin cực
kỳ sơ khai cóp nhặt từ đức tin Do Thái của họ không thể bền vững qua chừng ấy năm. Nhưng nó cũng
có điểm kết thúc của nó, khi các phương tiện di chuyển và tâm hồn con người cũng dần trở nên mạnh
mẽ và cao lớn để chấp nhận các luồng tư tưởng khác nhau, đi tới các xứ khác nhau.
Hình ảnh đức tin Catholics đã trở thành một cái áo quá chật hẹp cho cơ thể người Âu Châu, chính là
một hình ảnh minh họa rất thông minh. Người ta kéo chỗ này thì lộ ra chỗ kia.
Tuy vậy, việc loại bỏ cái cơ chế "bảo vệ" kia đi hết sức nguy hiểm, nó mang vào tâm hồn và cơ thể
người ta "bệnh độc". Phong trào tình dục cháy và căn bệnh Syphillis hành hạ Âu Châu một thời chính là
một lí do cho tình huống đó. Syphillis là bệnh tình dục phổ biến ở... cừu. Người đàn ông nào đó trong
lịch sử loạn bậy với cừu, rồi phát bệnh ra toàn cõi Âu Châu.
Bạn để ý trong các phong trào chính trị lớn của người Cộng Sản, họ đều phải đánh vào cơ chế bảo vệ
này của cơ thể. Lenin kêu gọi phong trào giải phóng tình dục ở Nga hết sức mạnh mẽ. Người ta một khi
hết "thấy gớm", đặc biệt là các cô thiếu nữ, thì sau đó chuyện gì cũng dám làm. Ở Tàu, Mao Trạch
Đông bắt trí thức về nông thôn "ăn dơ, ở dơ" như người nông dân, sống với "trùng cách mạng đầy
khắp thân". Khi hết thấy gớm rồi, thì cũng hết tôn trọng bản thân mình. Ở Việt Nam, Mao Trạch Đông
sai người sang làm cải cách ruộng đất, đấu tố gây ra oan ức rợp trời, giết người hết sức dã man,...
chính là để tiêu diệt đi một chút lương tâm đề kháng lại cái gớm ghiếc của tội ác, người ta hết gớm rồi,
cỡ nào cũng dám làm. Giết một người khác gì giết 1 vạn người? Các bộ đội cụ Hồ lôi cả cha mẹ ra đấu
tố rồi giết, việc gì mà kiêng nể nữa?
Tức là một dân tộc còn biết "thấy gớm," là dân tộc đó còn có thể có hy vọng. Sao biết được dân tộc đó
có "biết gớm" hay không? Chính là nhìn vào cái ... toilet trong nhà, chốn công cộng. Xem họ đối đãi thế
nào với nó. Ai đã từng đi Trung Quốc, tham quan Tử Cấm Thành, hay nói hơi xấu hổ, bạn đi thăm quan
các danh thắng ở Việt Nam, một thời gian trước đây gần như là cực hình. Tức là người dân không biết
... gớm nữa. Họ đi vệ sinh mãi trong một "môi trường" như vậy, mãi rồi quen. Cho thế là bình thường.
Toàn cầu hóa có cái rủi ro như vậy, nó làm người ta không biết gớm nữa. Nên một số mất đi chức năng
tự vệ. Hệ quả của nó phản ánh lên đời sống chính trị, người ta không còn biết phát tởm với các hành vi
loạn bậy nữa, quan chức tham nhũng, tình dục bừa bãi...
"Tham nhũng vặt" "Không là gì" là tình huống phản ánh tâm lý của người Việt Nam, họ hết biết "thấy
gớm", nên cái gì cũng "ăn".
Toàn cầu hóa có mặt tốt và có mặt xấu, nếu như các xứ sở đều có một cơ chế bảo vệ, để những người
có trí tuệ thấp kém hơn có thể thoải mái sinh sống, không trở thành nạn nhân của các tổ chức tội
phạm cực kỳ thông minh, như hệ thống vận chuyển nô lệ được xăm thành hình trên lưng gã thợ săn
trên đầu bài. (Có thể là hình xăm nhất thời).

Thực ra không phải ngẫu nhiên mà người ta chê Trump ngu, hay những người ủng hộ Trump là ngu. Có
phần chính xác trong đó. Chính là toàn cầu hóa làm những người có đầu óc tầm mức trung bình kém ở
Hoa Kỳ không tồn tại nổi, và đám trí thức cánh tả ở trường đại học, các đô thị lớn chê họ ngu. Nên
xuất hiện các chính trị gia như Trump bảo vệ cho họ, lấy được phiếu của họ.
Trong một bức ảnh riêng tư của anh thợ săn với một cô nhân tình, thợ săn và nàng "hắc tuyết" này
quay mặt đi về phía khác. Trên bàn có thẻ ngân hàng, zoom lên thì thấy tên của tiểu thư Hắc Đế. Coi bộ
ly kỳ!

Mọi người hạn chế share ảnh, có thể vào parleur để xem. Facebook đang chặn các thông tin như thế
này. Big Tech trong tay phe dân chủ từ lâu rồi.
Theo Lude Media, bên Tàu sắp có đảo chính Tập. Tin cách đây 4 tiếng.
"Thủy" mang hàm nghĩa thế này: nếu không có biến động chính trị, thì chắc chắn sẽ có thủy tai.
Tai nạn từ Thủy là giống như một cái credit - ai cũng phải trả cái credit đó. Năm nay phải trả nợ "nước"
- người ta sẽ trả nợ cho yếu tố "nước" như thế nào? Nếu không có biến động chính trị, thì sẽ phải chịu
họa của nước - cùng là một biểu tượng đó thôi. Người ta sẽ take cái poison nào? Có một phong trào
tên là Redpill, hay gọi là viên thuốc đỏ ở Việt Nam. Kỳ thực là một thái độ "taking poison" với đời sống
rất dũng cảm.
Thay vì uống một viên thuốc độc bọc đường, người ta chấp nhận uống viên thuốc đắng của sự thật.
Bởi cái ngọt ngào giả dối kia không làm người ta mạnh mẽ, hay được trang bị cho chiến trường.
Còn bạn, bạn uống viên thuốc nào? Chẳng phải người Việt Nam bây giờ đang gánh thủy tai hay sao?
Một khi có biến động chính trị, dân cũng sẽ khổ không khác gì lũ lụt đổ về.
Nhưng hệ quả của biến động chính trị là hoàn toàn khác với hệ quả của lũ lụt, vốn xảy ra liên tục từ
năm này tới năm khác.

Thủy tai bên Tàu tạm lắng, để xem biến động chính trị bên Tàu là gì.
Những tấm hình mà bạn có thể thấy trên net, theo như anh nhân viên này (có thể đang làm trong tòa
soạn báo, hoặc đồng sự tại một hãng luật) là còn chưa là gì, tức là người ta chưa được cho thấy "máu"
(gore) và mức độ bệnh hoạn của chính trị gia chóp bu phe Lừa. Và nơi anh này làm từ lúc các bức ảnh
xuất hiện, anh đã không được ngủ hơn 3 tiếng một ngày, xung quanh anh ai cũng đang làm việc hết
công suất. Đây là một cuộc chiến "nguyên tử", không hề kém cạnh. Anh ngủ ngay dưới gầm bàn.
Tôi ráng nói in code, bạn ráng hiểu. Nhưng cũng nhắc bạn rằng, rất nhiều người bị lừa tin theo cái đảng
lừa kia ở xứ cờ Hoa, họ không phải là nguyên nhân hay thủ phạm gì của sự tồi bại của các chính trị gia.
Họ là ông chủ, trả tiền cho lính đánh thuê, chính trị gia là "lính đánh thuê" của họ trên mặt trận chính
trị. Cũng như Trump là "lính đánh thuê" của cử tri ông, không hơn, không kém.

Nơi này không phải vì thế mà cho rằng những người tin theo đảng lừa là người xấu, tất nhiên cũng
đồng ý là họ có giới hạn ít nhiều về trí tuệ, nhận thức, nhưng những cái đó đều có thể kiện toàn trong
môi trường tự do.
The silence of the lamb.
Gia đình Trân Châu Đen gặp họa, thợ săn cùng nàng Hắc Tuyết, con gái Hắc Đế rùm beng, các trang tin
thiên tả liên tục (1): cho rằng disinformation, không dám mảy may nhắc tới (2) im ru.
Các facebookers của những người hoạt động dân chủ cũng im ru.
Cô con gái thợ săn có một vết sẹo ở gót chân. Trong một tấm ảnh rất riêng tư của thợ săn, những
người đăng ảnh cố tình đăng tấm hình đó.
Cứ mỗi tiếng lại đăng một tấm mới, tự nhiên lại thấy dừng được vài ba tiếng không đăng nữa, trong
khi ở NY mới có 10 giờ sáng. Rất có thể có cái deal nào đó từ phía nhà Trân Châu Đen với ông cựu thị
trưởng kia.
Một người làm chuyện vô luân với đứa con gái ruột của mình. Để xem những người, nói như thiên hạ
"cuồng chống da cam" phản ứng thế nào.
Denial là một biểu hiện của người có trí tuệ kém. Họ luôn tự lừa bản thân.
Ví như bạn nói cho họ rằng sự việc gì đó sai với cách họ nghĩ, người có đầu óc thông minh một chút,
họ xem xem bạn có lý không, độ phân giải của bạn thế nào? Có cái gì bạn thấy mà họ không thấy. Khi
họ thấy giác độ của bạn rồi, không chắc là họ sẽ đồng ý với bạn, nhưng chắn chắn một điều là tình
huống họ nhìn sự việc rõ ràng hơn.

Còn kỳ lạ là có rất nhiều người, thoạt nhiên là cũng có trình độ, cũng có khả năng, nhưng có cái gì đó
nó block bên trong tư duy của họ, khiến các lỗi sai từ hiện thực không propagate lại bên trong tư duy
của họ nữa.
"Think not that I am come to send peace on earth: I came not to send [or bring] peace, but a sword."
Vậy là một nhân vật xuất chúng hữu khuynh đã được Thượng Viện thông qua. Khác với lần trước,
Barrack Obama không nắm được Thượng Viện, nên không thể có được một thẩm phán trước khi
Trump bước vào tòa Bạch Cung. Người cánh tả nói người Cộng Hòa đạo đức giả. Thực ra họ không
nhìn thấy hình thế khác, chính là Tổng Thống năm nay và Thượng Viện lại cùng một đảng.
Chính trị gia là gì? Nhiệm vụ của họ rốt cuộc là gì trong nền dân chủ?
Nên nhớ rằng, con người không cần hòa bình, mà luôn cần chiến tranh. Rabbi Jesus nói rằng ông xuất
hiện để mang tới cho con người một thanh kiếm là có ý nghĩa đó. Trong 10 điều răn của đấng Yhwh có
một giới cấm sát sinh. Làm sao có chiến tranh mà không thể sát sinh? Và làm sao để tất cả dân nghe
theo Yhwh cùng tham gia chiến tranh mà không phạm vào giới cấm đó?
Chính trị là giải pháp cho tình huống đó. Người ta càng hiểu giá trị của hòa bình, thì càng phải hiểu rằng
chiến tranh cực kỳ quan trọng. Trong lịch sử, bất kỳ dân tộc nào trường tồn, phát triển qua thời gian
dài, đều là dân tộc thiện võ. La Mã, Mông Cổ, Trung Hoa... và đừng quên, dân xứ An Nam thiện võ, cực
kỳ khó bị khuất phục. Điển hình là 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Quang Trung Đại Phá quân
Thanh, Bình Ngô Đại Cáo (không theo thứ tự)
Trump, Biden.... đều là những lính đánh thuê cho lớp người Mỹ bất đồng về tư tưởng, quan điểm.
Nhóm người tả khuynh đang thất thế, sau những năm lũng đoạn truyền thông, học thuật, và chính trị.
Trump là một lính đánh thuê cực kỳ hiệu quả. Con số 6-3 chưa phải là kết thúc, và đừng nghĩ rằng
người cánh tả đã bó tay với Trump.
Bà Barret là một ví dụ cho những người phụ nữ Catholics, mang những giá trị bảo thủ, trân trọng sinh
mệnh, thai nhi, yêu quí gia đình... Cũng nên cám ơn đức lang quân của bà, lùi về sau để nước Mỹ có
thể có một nhân vật tuyệt vời bảo vệ Hiến Pháp của họ.
Bà là một "thanh kiếm" mà Đấng Yhwh ban tặng cho nước Mỹ.

Còn người Việt Nam, thanh kiếm của bạn ở đâu? Hãy rèn luyện bản thân mình, nhất là thế hệ trẻ sinh
từ những năm 2000 trở đi. Nói tâm linh một chút, rất có thể các bạn là thế hệ chiến binh của 30 năm
trước hy sinh khi nền tự do non trẻ của Việt Nam sụp đổ. Không ngừng trau dồi tri thức, đặc biệt là
Luật Pháp, Lịch Sử, các môn học STEMS..., rèn luyện sức khỏe, nếu có thể thì tập luyện võ nghệ. Không
phải ngẫu nhiên là có một căn quái tật trên trời rơi xuống, lại thêm thiên tai mưa lũ triền miên, kinh tế
kiệt quệ. Chính là các thế lực vô hình đang đánh vào cái hầu bao của ma quỷ, dọn ra một chiến trường
mới.
Đây là những gì công luận có thể thấy. Cô bé rất dễ thương. Ài! Mới có một đoạn nữa đã tung ra. Cô
bé hiện đang học trường Luật Columbia.
Ông nội trà sữa trân châu đen kia biết rất rõ anh con trai mình làm gì. Những người Mỹ gốc Việt, không
hiểu sau này họ nhìn con trẻ trả lời ra sao về lá phiếu của mình giành cho một gia tộc thế này?
Ở quê nhà cũng có nghe kể câu chuyện thế này, người cùng xóm có một gia đình chăm chỉ làm ăn, phất
lên rất nhanh. Họ không để ý tới hai đứa con trai. Chỉ để lại tiền ở nhà tự lo cho nhau. Đứa sau thì mê
chơi điện tử, mà điện tử cầm cái băng cắm vô hồi xưa lắc, mario nhảy "tỏng tỏng" chứ không phải
như bây giờ. Đứa con trai đầu thì được mua "xì po" chạy cưa ghệ. 21 tuổi đã có đứa con, đứa con
được 12 tuổi thì giống mẹ y đúc, trổ nét xuân thì, người cha chơi "thuốc bột" lâu năm, làm chuyện
loạn bậy. Cô bé lên trường như người mất hồn, nói chuyện với cô giáo xong thì cô giáo gọi công an.
Kinh hoàng cả một khu phố. Nhà đó giờ ở đâu không rõ. Chỉ là thấy thương mấy đứa trẻ biết bao.
Cà phê Isaiah
"Đừng sợ, vì ta tới với các ngươi;
Ta sẽ mang con cái ngươi từ phương Đông
hẹn gặp ngươi ở phương Tây
Ta nói với phương Bắc, "Thả họ ra"
Và với phương Nam, "Không được giữ họ lại"
Trả cho ta con trai và con gái của ta từ cùng trời cuối đất."
Isaiah 43:5-6
Israel phục quốc thành công, rất nhiều bí mật đã được khai mở, Jesus không phải là đấng Messiah, ông
chỉ là một Rabbi xuất hiện chuộc tội cho dân Do Thái. Sau ông thì dân Do Thái đi tứ xứ.
Chữ Messiah, thực ra là cách đọc trại đi của rất nhiều biến thể khác.
मेत ृ là tiếng Phạn, có nghĩa là Thiện – Từ Bi, đọc là maitri., biến thể là मैत्रिन ्, đọc là maitrini. Một biến
thể khác, là मैत्रीमय, cũng đọc là matrimaya.
Trong Phật Giáo Mahayana, đức Bồ Tát, tiếng Phạn gọi là मैत्रय
े – maitreya.
Nên biến thể của đấng Maitri-Matrini-Meitrak-Masiah này, thuận theo con đường tơ lụa, và các cách
gọi khác nhau của các địa phương khác nhau, tiếng Do Thái đọc là ‫ משיח‬- Maschiach. Chữ Maschiach
này, qua tiếng Hy Lạp, đọc thành Messiah.
Chung quy là vì họ đọc không được chữ R.
Đấng Messiah, là đấng cứu chuộc ngày sau của người Do Thái. Và người Do Thái, qua các đời tiên tri,
luôn chờ đợi đấng này tới. Và đấng này tới, theo sách của người Do Thái, chỉ sau khi Israel Phục Quốc -
mà Israel đã Phục Quốc thành công mấy mươi năm nay, đây là một chỉ dấu rất đáng sợ.
Chẳng phải rất nhiều người được nghe nói tới Phật Di Lặc sao? Theo tiên tri Isaiah của người Do Thái,
dẫu chúng ta có thuộc các chủng thần khác nhau tạo ra đi chăng nữa, nhưng các chủng thần đó, phải
chăng là từ một vị thần tối cao khác tạo ra?
Tại sao tại ba địa phương quan trọng là Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Đông lại xuất hiện ba chủng thần
sáng tạo văn minh nhân loại? Nếu kết nối lại, nhìn xuyên qua màn khói dị biệt của ngôn ngữ, phải
chăng tất cả chúng ta đều thuộc về cùng một đấng?
Do Thái phục quốc thành công là dấu hiệu, bạn có đi tìm đấng đó cho mình. Thế giới này tệ bại quá rồi,
hãy đọc lại "Cà phê Disgust".
Thần không tại nhân gian, vì thần sẽ không chịu được khi bước vào nơi ô trọc này, họ sẽ thấy rất
"disgust" - rất gớm. Để họ bước vào nơi này, chỉ có thể xóa một số ký ức của họ đi, dần dần qua năm
tháng để họ lấy lại. Tiên nhân tu đạo, đều chọn nơi núi cao, sương mưa rơi xuống, nước trên núi rất
trong - Cao Sơn Lưu Thủy, dễ dàng tẩy tịnh cơ thể.
Nên nhớ đấng Yhwh nhắc dân Do Thái: Ye are gods. (Psalm 82:6)
Thân thể của bạn là ân phước của thần linh, tuy rằng trong đời sống này có khiếm khuyết, nhưng là
phương tiện để tìm lại thần tính của mình.

Di Lặc Tôn Phật, Ngài ở đâu?


Có người quen, dân miền Tây, sang Úc đã lâu. Đầu óc anh chậm chạp, được cái hiền lành, anh "chòi
mâm xôi", thương một người nữ học rất giỏi, sang Úc làm PhD cũng lâu. Anh lái xe truck, chở gạo cho
công ty Bega bên này.
Bega Úc quản lý chất lượng hết sức nghiêm ngặt, họ có thể chặn lại bất kỳ xe container chở gạo nào,
đâm ống ngẫu nhiên vào bên trong, chỉ cần có dị vật, hay có mối mọt, hay có chất gì đó là nguyên lô
hàng đó trả về lại nơi cung ứng. Tuy vậy, họ kiểm tra ngẫu nhiên vài chục bao, mỗi lần thấy ổn thì các
bao gạo đó đem... đổ bỏ. Vì thực ra cũng không được phép gửi vào Foodbank những bao gạo đã bị
đâm thủng như thế.
Dân miền Tây khổ, xứ sở giàu có mà "giải phóng" xong dân không có ăn. Gạo chở ra Bắc hết. Dân bỏ đi
vượt biên rất nhiều. Anh đi từ hồi còn nhỏ xíu. Lênh đênh trên biển, lúc trẻ thì lanh lợi, sau lần vượt
biên sốt cao mà không có thuốc, mãi rồi hơi "đần dần". Nhưng anh rặt chất miền Tây, rất quý hạt gạo.
Nên bao nào rách anh xin về bằng hết, đem cho người quen.
Ăn muốn "khùng" luôn. Mỗi lần thấy anh gọi điện là biết có gạo. Anh rất kiên trì mang ... cho. Anh có
một căn nhà khang trang, chị vợ cũng ra làm ăn riêng, mấy đứa con vừa ngoan vừa thông minh.
Có lần anh chở xe container vô chùa, định gửi chỗ chùa, chùa chảnh, kêu cho tiền thì lấy.

Dân xứ lúa, mà không trân trọng hạt gạo, chẳng trách liên tục tai ương.
Không một nhà hoạt động nữ quyền nào lên tiếng chúc mừng SCOTUS mới. Kỳ lạ, lí ra họ phải chúc
mừng bà mới phải chứ?

Bà có một người chồng sẵn sàng ở nhà chăm con, dù ông làm biện lý và học cũng không tệ.
Đây là một người yêu động vật. Ông có nhận nuôi một chú chó trắng, chú chó này có sự đặc biệt là chú
bị khuyết một chân, chỉ có ba chân thôi.
Chú đệ nhất khuyển này sau đó không hiểu sao lại xuất hiện trong một đoạn clip của thợ săn.
Tình tiết chưa hết gay cấn, ở phía Đông một xứ nọ là biển, Tạp Đế muốn xuống đó dây xựng các bãi
cho chiến thuyền, ngặt nỗi Hắc Đế và ông bán trà sữa không chịu, cuối cùng thương lượng, Tạp Đế trả
cho Hắc Đế và ông bán trà sữa một món tiền lên tới 9 chữ số không, đằng sau chữ số 1. Thiên hạ ở xứ
đó cứ trông chờ vào một Hắc Đế tốt bụng, nhưng Hắc Đế đã ăn mồi Tạp Đế, biết làm sao.
Sẽ có giấy tờ sớm thôi. Và chờ xem?
PS: xin hãy đọc và dùng sự liên tưởng. AI rất nhạy, tôi đã thử với các facebook khác, chỉ cần vài từ có
liên quan với nhau, toàn bộ status đó sẽ bị phân loại ngay lập tức.

Thời đại 4.0, là thời đại mà tôi đã nói, BIG BROTHERS ARE WATCHING YOU.
Cà Phê AI
Thực ra không có ai ngồi sẵn đó mà đọc từng status rồi report đâu. Mỗi một từ vựng tiếng Việt các bạn
viết, sẽ được dịch sang tiếng Anh. Ví như bạn nói "Con Chó" thì con chó dịch sang tiếng anh sẽ là Dog.
Nào, tiếng anh chẳng hạn có 100 triệu từ, nhưng các từ này được phân loại ra thành Động Từ, Tính Từ,
Danh Từ, Trạng Từ...
Chưa kể mà mỗi một nhóm Danh Từ, lại có những sự tương đồng khác khau. Mỗi một từ như vậy sẽ
được gán một vector, một vector là một ma trận số nhiều chiều. Mỗi một từ sẽ có một giá trị, và
khoảng cách giữa các từ sẽ được đo trên một không gian có hàng trăm dimension.
Ví dụ như dãy số ma trận của Chó sẽ giống như tọa độ, nằm gần với tọa độ của Ngựa hơn tọa độ của
Rắn.
Ngay khi bạn nói một câu thế này:
"Thằng ăn tạp nó đưa cho thằng đen một cây xúc xích với 9 quả trứng để thằng đen ngó lơ cho thằng
ăn tạp xuống biển ở phía Đông của một xứ nào đó xây căn cứ."
Bảo đảm AI sẽ break ra từng chữ một, và chấm tọa độ xem cái status này có bị liệt vào hàng cấm hay
không. Ngay cả khi có người báo với AI là có sự liên tưởng và report, nhưng report cũng là con dao hai
lưỡi, bởi vì Facebook sẽ dùng status đó và cái "nhãn mới", ví dụ như report là "hate speech", thì cái
nhãn đó sẽ là "hate speech", người ta sẽ phải nhờ vào các report đó để tiếp tục "huấn luyện" AI đằng
sau. Nên bạn càng "speak in code" như vậy thì mãi rồi thuật toán chẳng biết là nên gán nhãn thế nào
nữa.
Tức là bạn đang gián tiếp làm "ngu đi" trí tuệ nhân tạo đằng sau.
Bạn biết tử huyệt của trí tuệ nhân tạo trong xử lý ngôn ngữ hiện nay là gì không? Là chúng không hiểu
được lối nói "ẩn dụ!" Ngay cả chúng hiểu được đi nữa, bạn có thể lồng ghép nhiều sự "ẩn dụ" không
nhất quán để cùng nói về một sự việc.
Thằng ăn tạp
Gấu pooh
Tạp cặn
Xi - Lơ (Xiler)
Đều là nói về cùng một người, AI không thể nào train hiệu quả với các nhãn biết đổi liên tục như vậy.
Tại sao nơi này hay pha cà phê, nói linh tinh, bởi vì khi nói chuyện chính trị mà bạn mang đồ trong nhà
bếp ra thì nguyên một đoạn văn dịch sang tiếng Anh rất dễ fooling AI.
Máy tính vĩnh viễn không thể thông minh hơn con người. Xin hãy cảnh giác!

Hình bên dưới là anh chàng kia chỉ cần gắn mấy thứ hologram trên người, là máy tính nhận không ra.
Tương lai thời trang hologram dám lên ngôi.
Có một nghiên cứu rất hay cách đây vài năm. Có một anh sinh viên ra ngoài đường đứng nhờ người ta
điền các rating về một bộ các câu hỏi (questionairs). Lúc người ta chịu đứng lại, anh giấu một chai xịt có
mùi khí trứng ung ở trong người, (H2S), họ chấp nhận điền tờ rating và questionair thì anh... lén xịt một
cái. Sau đó anh thực nghiệm ở cùng một nơi, lần này anh "tha" người ta, không có xịt cái mùi kinh
khủng kia nữa.
So sánh hai kết quả, anh phát hiện ra những người phải chịu đựng cái mùi trứng ung kia rating và trả
lời câu hỏi hết sức hà khắc, khác hẳn với nhóm người mà anh không dùng tới cái mùi kinh khủng kia.
Để củng cố cho lập luận của mình, anh thử dùng một mùi nước hoa fresh, khá thơm, nhẹ nhàng. Anh
cũng phục trang lịch thiệp hơn. Và không nhạc nhiên, kết quả cho thấy người tham gia cho các chỉ số
tốt hơn hẳn hai nhóm kia.
Người Hà Nội so với miền Nam, có phần khắc nghiệt, phần là vì Cộng Sản ở đây quá lâu, tạo nên tập
quán người dân bừa bãi, trời mùa nồm không khí rất kinh khủng, đi đâu cũng nghe mùi ẩm ẩm. Có lần
đi dạo phố mùa nồm, tới gần ý trung nhân thì nàng tránh nhìn mình, cứ đưa mắt nhìn xa xăm, thi
thoảng cứ đưa tay khều khều đầu mũi. Hỏi thì nàng trả lời rất ít, nhiều câu nàng chỉ mím môi cười,
tưởng nàng mắc cỡ. Giờ nhớ lại, quả tình là đã làm khổ người ta.
Thông điệp là gì? Muốn đầu óc thoải mái, minh mẫn, thì nên ở gần nơi thơm tho. Muốn người khác có
ấn tượng tốt về mình, nhất là trong công việc, đừng ngại dùng nước hoa, và hãy mua loại tốt.
Hà Nội vừa có một ông "thị trưởng" mới, dân đã kêu trời vì không "ngửi" nổi.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5198031/
Khách gọi về nhà hỏi chuyện mưa bão. Người quen nói tới một tin rất lạ. Đê Thủ Tể Tướng tự nhiên
nhắc tới Tank thiết giáp thời điểm này để cứu hộ. Đang thời bình mà điều binh là có sự lạ.
Trước sau chưa từng nghe tới chuyện dùng phương tiện này để cứu hộ, có thể địa hình đồi núi sạc lở
xảy ra, buộc phải dùng tới phương tiện này, nhưng sao không dùng Không Lực? Cho là điều kiện trời
mưa bão, kỳ thực thì ở Úc mưa bão vẫn có trực thăng bay để cấp cứu bệnh nhân, vậy lý gì mà dùng
tank?
Khách bấm quẻ, ra quẻ Tỉnh. Tỉnh là cái giếng. Khảm trong xã hội là tình huống chính trị, Phong là Mộc
là sức khỏe. Mộc mùa này tù khí, sắp chết. Sức khỏe ai có vấn đề để có biến động chính trị? Tuy vậy
Thủy đã tới thời đâu? Thủy là Tử Khí, tháng này tháng Thổ, Thủy còn yếu hơn cả Mộc.
Nghiệm ở tầng đó thì rộng quá, người con trai thứ đi lấy nước. Con thứ sau con trưởng, con trưởng
thừa kế - trong tình huống này thấy đứa con không được thừa kế đã hành động.
Khảm cũng là chính trị, không lẽ là các sắp xếp của đại hội không đạt được đồng thuận nào đó, có phe
"quậy"?
Tỉnh là cái giếng, trước quẻ Tỉnh là quẻ Khốn. Đứng không vững thì bị té xuống giếng. Không thể cứ ở
mãi dưới giếng, nên sau quẻ Khốn là quẻ Cách.
Cách trong Cách Mạng - Wilhem dịch là Revolution. Cách mạng là tình huống biến động chính trị - ứng
với quái Khảm, năm nay là năm của Thủy Tai. Cuối năm mưa lũ, không lẽ có người bất mãn mượn gió
bẻ măng?

Quẻ này khuyên gì? TĨNH.


Cà phê Covenant
Thực ra chuyện nhà thợ săn là một câu chuyện buồn. Anh thợ săn từ nhỏ đã bị psychologically
damaged. Gia đình trân châu đen không hề có đức tin. Tức là không có dấu vết hay sự liên hệ với phần
thánh khiết nội tâm nào trong tâm hồn của họ.
Từ vô thức liên tục gửi tới cho họ thông điệp về tình huống sai trái, ký ức về những nỗi đau, ám ảnh
trong quá khứ... rằng tình huống của họ không phải là tình huống chính đáng một con người nên sống.
Nghe mãi những thông điệp đó rất dễ "phát điên".
Có những đứa trẻ học cấp III, áp lực học hành liên tục làm chúng muốn tự tử. Có đứa nhảy lầu tự tử
luôn. Nói ra đơn giản thế này, khi mọi thứ chúng chạm tới trong cuộc đời này đều sai, mà chúng không
được hướng dẫn, giáo dục hiện nay đều bắt chúng "tự nghĩ". Có đứa nghĩ ra được, có đứa không nghĩ
ra được. Chúng làm đâu là sai đó, làm toán sai toán, làm lí sai lí... Thay vì giảng cho chúng, nền giáo dục
thổ tả này để giáo viên mắng chúng "ngu", để bạn bè dè bỉu chúng... Không ai đồng hành cùng chúng,
ngay cả khi chúng làm được vài câu đúng, cũng thành ra sai, vì không "đủ đúng" để thi tuyển vào
trường mà người ta hướng chúng tới. Chúng liên tục từ ý thức gửi về vô thức nội tâm những sai lầm
của chúng, vô thức không cách nào kết nối được với Đức Tin, không biết làm sao, từ âm vang sâu trong
nội cảm, chúng nghe thấy một tiếng nói: "Chết!" Nhiều trường hợp tự vẫn chỉ đơn giản vậy thôi.
Tại sao người ta muốn tự vẫn? Là bởi vì người ta liên tục nhận ra mọi khía cạnh trong đời đều "sai". Đi
làm thì trục trặc sở làm, về nhà thì lục đục, bill tới vẫn không kịp đóng, nợ năm xưa liên tục kêu đòi, trẻ
con tự nhiên gây họa ở đâu, cụ ông cụ bà mới đó tự nhiên đổ bệnh phải nhập viện... hàng trăm thứ
như thế, người ta liên tục gửi thông điệp vào phần sâu kín nội tâm, ở đó không có câu trả lời, vì không
có kết nối đức tin, âm vang ngược trở ra là một thông điệp chết chóc.
Rượu, ma túy, và tình dục là ba thứ làm disrupt quá trình chuyển tiếp thông tin đó. Nên nhiều gã đàn
ông hèn hạ trốn tránh thời cuộc, trách nhiệm, chịu đựng không nổi áp lực đời sống mà sa đà vào những
thứ đó. Ở Việt Nam quán rượu mọc lên khắp nơi, các cô gái càng xinh thì lại càng dễ làm cái nghề
không vốn, ma túy trước kia nghe là cái gì đó ghê sợ lắm, giờ thì ở đâu cũng bán, đi night club mua sỉ
cũng có.
Bạn có đi tìm đức tin cũng không hề đơn giản, vì có người đi nhà thờ hay nhà chùa không phải cầu đức
tin, mà họ cầu niềm vui thế tục. Trong sinh hoạt đức tin, tôn giáo, có một tình huống hết sức đáng sợ là
"hướng nội". Hướng nội là khi bạn buông bỏ hết các lớp tự vệ, nội tâm trở nên trần trụi, xưng tội với
đức cha, hay nói về những vấn đề của mình trong một vòng tròn nhỏ "chia sẻ thể ngộ". Gặp đức cha
tốt, thì họ thành tâm nghe chuyện, hướng dẫn. Nhưng dần dần đức cha không tốt như xưa nữa, nạn
lạm dụng tình dục trẻ con, người tới xưng tội trở thành vấn nạn của chính Vatican. Còn cái nhóm
người "chia sẻ thể ngộ" kia cũng không hề đơn giản, người ta tự nhiên được ở trong tình huống được
phép nói về cái sai của người khác, tự nhiên thấy mình có chút quyền năng, ma quỷ nội tâm nương
theo tình huống đó mà đi ra, nói những lời thể hiện bản thân, bất cần nghĩ tới tình huống của người
tội nghiệp đang mở lòng nói lời gan ruột.
Đi vào những hội nhóm đó, người ta liên tục nhận các phản hồi. Có phản hồi là tích cực, có phản hồi có
tà ý. Không biết đâu là đúng sai, mọi khía cạnh trong nội tâm tưởng chừng như đều mong manh, đều
rất dễ thành sai lầm. Ngay cả ở nơi đáng lý ra họ phải tìm được đức tin, thì lại không thể tìm thấy. Mãi
như thế tới lúc trong lòng xuất hiện thanh âm chết chóc kia.
Làm con người rất khổ, nếu không tìm thấy đức tin chân chính.
Mỗi lần ta nhìn thấy một chuyện tệ bại, nói như Carl Jung, nó cũng làm thức dậy một ít ma quỷ trong
lòng. Nhà thợ săn hết sức giàu có, những người qua lại với thợ săn đều là giai nhân tuyệt sắc, cả Tây
lẫn Tàu, những cuộc vui hết sức xa xỉ. Người thường đa phần đều ngưỡng mộ đời sống xa hoa như
thế. Vậy mà trong môi trường đó, tâm hồn thợ săn lại là một tâm hồn bị tổn hại.
Rốt cuộc, cũng là một gia đình đáng thương, các bé gái kia có thoát khỏi được ám ảnh từ năm tháng
này mà rời xa rượu, ma túy, dục tình hay không? Rất khó, nếu không disrupt cái luồng tư tưởng đáng
sợ kia, như cô con gái của ông già bán trà sữa, cô luôn muốn chết. Nên cô ham muốn tình dục vô độ từ
tất cả những người đàn ông trong gia đình, bất cần biết đó là ai.
Làm sao để tâm hồn ta có thể cao lớn hơn tất cả những ai ương mà ta đã đi qua? Tướng tùy tâm sinh
còn một tầng nghĩa như thế, dẫu cho ký ức đó có đau buồn thế nào, nếu ta cấp năng lượng tư tưởng
cho nó thì nó sẽ còn "sống", sống động như vừa mới hôm qua, liên tục kêu đòi người ta "nhớ" tới nó,
"chú ý" tới nó. Không "chú ý" tới nó, nó làm người ta "căng thẳng", khó chịu, bắt người ta chịu đựng
cơn "đói" của nó. Nếu người ta dũng cảm từ bỏ nó, xem nó thấp bé, quên nó đi, không cấp năng lượng
tư tưởng cho nó nữa, dần dần nó sẽ nhạt nhòa, và tiêu biến đi mất.
Chừng nào ta còn nhớ rằng trong tâm hồn mình có một điều gì đó quý giá hơn tất cả những gì ta đã
làm, những gì đã xảy ra với ta, và ta kiên trì đi tìm nó, dẫu cho có chuyện gì đi chăng nữa, chừng đó ta
sẽ còn sức mạnh.

Abraham lên đường, giữ giao ước tới cùng với Yhwh. Nếu có phải giết đi con trai, ông cũng sẵn lòng.
Điều gì làm nên một hành trình 19 năm phi thường của Đường Huyền Trang? Ông ước hẹn với bản
thân ông phải đọc được Chân Kinh. Trong mọi thời điểm, luôn có có rất nhiều phiên bản của "ta" hiện
hữu, chỉ là ta lập giao ước với phiên bản nào? Nếu có thể như thế, tại sao ta không thể lập giao ước
với một "ta tốt nhất" mà ta có thể nghĩ tới? Một khi ta quên đi cái giao ước đó, hay cái covenant đó, ta
chỉ đơn giản là tồn tại trong kiếp nhân sinh này.
Cà Phê Yad Vashem
Một phần người đời sợ khổ cũng là vì họ không nhìn thấy ý nghĩa của cái khổ phải chịu. Nhẫn chịu điều
gì đó thường phải có một lí do, và lí do đó hết sức quan trọng. Đức Nhẫn là một đức tính hết sức đặc
biệt, bởi vì nó có cùng vẻ ngoài với sự hèn yếu.
Hàn Tín là Đại Nhẫn, lấy nửa giang sơn cho nhà Hán.
Câu Tiễn là Đại Nhẫn, nếm mật nằm gai, ăn phân Phù Sai chờ ngày phục quốc.
Võ Nguyên Giáp là ngụy nhẫn, chấp nhận mọi nhục mạ để bảo lưu đời sống thoải mái, giữ cái hư vinh
nướng lính ở Điện Biên Phủ.
Sự kiện nhân chứng trong vụ án oan Hồ Duy Hải xuất hiện, kiên quyết làm rõ tới cùng những khuất tất
mà điều tra viên đã làm dưới cái tên của anh. Anh cũng vất vả, nghe chuyện anh kể, trước định thưởng
cho mình một cái gì đó xa xỉ một chút trong đời sống vốn đã quen đạm bạc, nay tự nhiên thôi, nếu có
cơ hội giúp được cái người vất vả vì công lý kia một chút thì tốt biết mấy. Ít nhiều cũng mang lại ý
nghĩa cho đời sống khắc kỷ. Đạm bạc làm đầu óc sáng suốt, công việc luôn cần phải suy nghĩ, nay sự
đạm bạc đó có thêm ý nghĩa thì tốt hơn.
He who saves the life of one man saves the world entire.
Nếu bạn xem Schindler's List, do Liam Neelson thủ vai chính, Schindler lấy hết tài sản đem ra đổi lấy
mạng người, ghi thành danh sách - danh sách Schindler. Nhân công trong các nhà máy của ông là dân Do
Thái, theo lệnh của Hitler phải đem họ đi giết. Ông liên tục gặp lính Đức, thương lượng mua lại, lính
Đức thấy lạ, hỏi sao ông cứ muốn mang về thứ đồ mà Hitler bảo phải giết đi. Ông lấy lí do họ là nhân
công tốt. Lính Đức đầu tiên "bán" người rất rẻ, sau liên tục đòi thêm. Tới lúc ông khánh kiệt phải rời đi
nơi khác sống. Trước lúc ông đi, những người được cứu tới tiễn ông. Có một cảnh ông nhìn thấy
người tiễn ông, và ông nhớ ra mình còn một ít vật dụng bằng vàng, ông nghĩ tới một mạng người, ông
nhìn vào chiếc xe, ông nghĩ tới 10 mạng người. Ông không biết vì sao mình giữ chúng lại? Nên ông
khóc. Đó là một cảnh tượng cảm động trong phim.
Cơ duyên cuộc đời, từng làm việc với hậu duệ của người trong Schindler's List. Họ kể rằng theo người
thân của họ, lúc người ta tiễn ông đi, ai cũng rất xúc động, chứ không hẳn là "bình tĩnh" như trong
phim. Có thể đạo diễn tránh làm "nhiễu" diễn xuất của nhân vật chính, nên tình tiết những người xung
quanh ông được giảm lại đôi chút, chỉ là đôi chút thôi. Vì rất nhiều diễn viên trong Schindler's List là
nhân chứng, hay là hậu duệ của nhân chứng, họ đều biết chuyện xảy ra đêm đó.
Hình bên dưới là một nhân vật có cách nghĩ khác, nên để mặc Hitler thảm sát người Do Thái. Cũng như
rất nhiều quan tòa Cộng Sản ở Ba Đình, một mạng Hồ Duy Hải trong mắt họ có đáng là bao. Ông là
Pius XII. Ông biết rất rõ Hitler định làm gì với người Do Thái từ năm 1942, ông cũng không gửi "plea"
cho Hitler để mong Hitler suy nghĩ lại. Ngược lại, ông chọn thinh lặng, năm 1943 ông gửi thư cho giám
mục ở Berlin, nói rằng việc lên tiếng cho người Do Thái sẽ "cause greater evils". Tức là ông phải chọn
giữa sự thảm sát hàng triệu sinh linh vô tội và các evils mà ông không nói rõ. ông chọn làm ngơ cho 6
triệu người bị sát hại. Rất nhiều người Catholics cho rằng tầm mức tư tưởng của ông thuộc hàng
thánh, bất khả tư nghị, nên không đặt câu hỏi.
Sau này, một số người Catholics nương theo suy nghĩ của Pius XII rằng người Do Thái có "tội", nên 6
triệu người Do Thái chết là "chính đáng".
Bây giờ, ở Hoa Lục, dần dần người ta không dám nhắc tới tên Jesus nữa, chữ Jesus phải sửa thành YS,
hay JD. Người ta nhận ra sự cương quyết của việc ông Pope Francis trong việc duy trì mật ước với Tập
tương đồng kỳ lạ với việc nhắm mắt làm ngơ cho thảm họa xảy ra với người Do Thái của Pope Pius XII.
Dưới sức ép từ phía ngoại giới bao năm, Pope Francis buộc phải để cho người ngoài tiếp cận các hồ
sơ, thư tịch, trao đổi thư từ của Pope Pius XII để làm rõ nhiều lí do đằng sau các quyết định của Pius XII,
vốn được biết tới với cái tên là Hitler's Pope. Điều mỉa mai của thời gian là người ta bắt đầu biết tới
Pope Francis như là Xi's Pope.
Vì cũng giống như Pius, Francis làm ngơ việc hàng triệu người vô tội đang bị đày đọa ở Tân Cương, Tây
Tạng, Hương Cảng... kể cả những tín đồ Roman Catholics đang chịu nạn ở Hoa Lục. Có lẽ ông cũng có lý
luận như Pius XII, rằng nếu làm khác đi sẽ tạo ra "greater evils". Tình báo Trung Nam Hải cho biết một
năm Trung Cộng "bao" Vatican không dưới 2 tỷ Mỹ Kim.
Pius XII và Francis rất khác nhân chứng trong vụ án Hồ Duy Hải. Anh nhân chứng kia chỉ vì lương tâm, và
cũng chỉ không muốn một mạng người bị giết oan, mà bỏ công ăn chuyện làm, đời sống anh chẳng dễ
dàng gì.
Một nhóm người vì mạng người mà chấp nhận táng gia bại sản, một nhóm người vì tài phú mà táng
tận lương tâm.
Matthew 23:11 But the greatest among you shall be your servant
(Cao quý nhất trong số các anh em là kẻ hết lòng vì người khác)
Đối với người tu Phật, sinh mệnh mới chính là tài phú chân chính.
Yad Vashem tiếng Hebrew nghĩa là "a memorial and a name". Cái mà ta mang đi khỏi cuộc đời này là
một dòng ký ức. Cái ta để lại cho đời này cũng chỉ là một dòng ký ức thôi.

Tên anh nhân chứng là Đinh Vũ Thường.


Chuyện ly kỳ! Ông chủ trẻ của trang bace fook lại có deal với nhà thợ săn. Hèn gì những gì liên quan tới
nhà thợ săn bị kiểm duyệt hết.

PS: đang xem thử "vờ tờ gờ ngược" chừng nào công bố chi tiết.
Cà Phê YHWH
Trong các buổi thảo luận về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở nơi làm việc, có một câu hỏi đặc biệt thú vị
thế này: rốt cuộc não người là một thinking faculty, như mọi người xưa nay thường nghĩ, hay là một
translating faculty, tức là chỉ "dịch" thông tin tiếp nhận được từ một cõi khác?
Ý tưởng đầu tiên thì dễ tiếp thu, tuy rằng không ai có bằng chứng. Nhưng ý tưởng thứ hai thì phức tạp
hơn. Thực ra không khó lấy ví dụ. Có một lúc nào đó, bạn "cảm giác" có một tình huống mà mình không
thể nào cắt nghĩa được, biết là nó tồn tại, nó ở đó, nhưng không cách nào diễn tả thành lời. Rồi đột
nhiên nghe một ai đó nói chuyện, đọc một áng văn chương nào đó, tự nhiên cảm giác như chính thứ
mà mình vẫn cảm nhận nó ở trong tâm trí bao lâu nay, qua câu chữ của người khác sáng tỏ.
Nếu não người không phải là một thinking faculty, rốt cuộc các dòng tư tưởng kia tới từ đâu?
Đảm bảo bất kỳ ai cũng từng trải qua chuyện đó, ngay cả ở những người thường đọc trang này, ít
nhất là từ giai đoạn những kiến thức về Carl Jung được viết ra.
Sở dĩ nói như vậy là nơi này liên tục nhận message nói về cùng một câu chuyện tương tự, các message
đều là "đúng là như thế, mà không biết nói thế nào".
Chính là bởi vì con người luôn có một inner voice đang trò chuyện với họ. Họ chỉ không biết cái inner
voice đó nói gì. Sự "cảm ứng" nhắc tới trong các bài viết về Kinh Dịch, kỳ thực cũng chính là nỗ lực
thanh lọc tư tưởng, dồn năng lượng nội tâm cho các cảm biến đã bị lãng quên. Ma quỷ nội tâm có thể
trò chuyện với người ta. Bởi ma quỷ nương theo dục vọng, là thứ kiến thức thấp nhất mà người ta có
thể thông qua bản năng cắt nghĩa.
Nhưng tiếng nói kia là tới từ một không gian "phi bản năng", nó không có ham muốn ở cõi người, các
tình huống về "dục vọng" không có trong hệ thống "ngôn ngữ" của nó. Chính vì thế nên các rung
độngcủa cơ thể này càng gần với bản năng của "người" thì sẽ càng "điếc", càng không nghe được
tiếng nói đó.
Đảm bảo có người học Kinh Dịch năm mươi năm không bằng một đứa trẻ. Có người giành cả đời
nghiên cứu Kinh Phật vẫn không thể tu thành, điển hình trong câu chuyện của Đức Milarepa về một
người cứ đi theo phá ngài. Là bởi vì rung động của vật chất năng lượng trong lòng họ còn gần với tầng
thứ của dục vọng, nên vẫn "điếc". Đức Milarepa nói ngài chẳng nhớ Kinh Phật, nhưng ngài tu thành là
có sự khác biệt ở đó.
Nhiều khi người ta đọc một đoạn văn, nghe một câu chuyện, tự nhiên trong đầu như đánh một cái
"bang", sáng hẳn ra, cảm giác tâm trí hết sức khoáng đạt.
Chính là vì trong tư tưởng, cái rung động kia được gia cường năng lượng, rung động ở một tầng số cao
hơn, nên phạm vi hoạt động của nó rộng hơn. Làm cho người ta cảm thấy tư tưởng trở nên sáng sủa,
đầu óc trở nên khoáng đạt.
Thực vậy, khi tần số rung động càng lúc càng cao, thì tự nhiên năng lượng càng lớn, phạm vi hoạt động
càng rộng, thì càng tiếp cận gần với cái inner voice kia, hay nói đúng hơn là càng dễ bắt "âm" hơn. Ngày
xưa người ta đi mua chén sứ, thường mang theo một chén sứ chất lượng cao, gõ vào để nghe tiếng
rung. Chén loại thường, sẽ không kêu, hoặc có thì tiếng rất đục. Nhưng chén loại tốt sẽ có tiếng vang
"ting ting". Tại sao trong tất cả các đường lối tu luyện chân chính, đều dần dần yêu cầu con người ta
buông bỏ các ham muốn thế tục? Ham muốn thế tục chính là làm các rung động kia trở nên "chậm
chạp." Chính vì thế nên nó không thể đi xa, tầm hoạt động không rộng.
Chính vì nó dễ "mệt" , tức là năng lượng của nó rất yếu, nên bạn để ý khi nói điều gì thâm sâu một
chút là có nhiều người chịu không nổi. Bạn nói con voi thì họ liên tưởng được tới cái chân voi đã là chịu
không nổi, nghĩ tới cái đầu thì quên mất cái chân, nghĩ tới cái chân thì quên mất cái đầu. Bạn nói cho
họ các khái niệm như triết học, chính trị, ... họ bị "mệt" đầu. Khi "mệt" thì rung động trong tư tưởng
của họ là rung động của bản năng, nên hành vi xuất hiện cũng là bản năng, tức là họ mắng chửi, có
người thượng cẳng tay hạ cẳng chân...
Nhưng cái tiếng nói từ cõi huyền vi kia không bao giờ dừng lại. Chính là người tu luyện xưa đều muốn
cho tâm hồn mình hư trống tới độ họ có thể "bắt" được, hay "nghe" được cái âm thanh đó, rồi "hiểu"
được thông điệp của nó.
Thiền Định kỳ thực có tác dụng đó, không phải thiền định là lâm vào một trạng thái không còn biết gì
hết nữa. Có người nhập định, không chỉ nghe được âm thanh, mà tâm hồn họ mang một năng lượng
cực kỳ lớn, tới độ họ có thể "du hành" tới một tầng không gian khác, nơi mà tầng sóng rung động của
tâm hồn của họ có thể chịu nổi.
Nói như thế này, Đức Phật giảng pháp, nhưng trong tâm hồn người ta không có năng lượng để cảm
nhận được các rung động của lời Đức Phật, nên họ không cho rằng Đức Phật nói đúng. Tại sao Jesus
nói là ông chỉ tìm người mà Yhwh an bài cho ông? Là bởi vì có một số sinh mệnh, chính là họ có khả
năng "nghe" được, hay bắt được tầng sóng đó, nhưng có cái gì đó missing - nên cần có các sinh mệnh
xuất hiện "nối" họ tới cảnh giới đó, để họ có thể cảm nhận nó.
Từ đó tâm hồn họ có thể "trở về".
Bên cạnh những dụ hoặc của ma quỷ vang vọng từ vô thức, con người vẫn cảm giác được là họ thuộc
về một tình huống cao quý hơn không gian họ đang sống. Họ cảm giác được thôi thúc cần đi theo một
đấng, cần tìm tới một đấng, nhưng họ không biết đấng đó, không hiểu cảm giác đó. Nên họ rất dễ
"thần tượng" một ai đó.
Bạn để ý các cô thiếu nữ đặc biệt si mê thần tượng, là vì "trực giác" của nữ giới đặc biệt nhạy bén hơn
nam giới. Họ cảm giác được điều đó.
Nên người ta từ khi còn nhỏ tới lúc trưởng thành, thực ra vẫn không ngừng đi tìm "thần tượng" như
vậy. Chỉ là họ không biết họ đang đi tìm cái gì. Lúc nhỏ thì thích ca sĩ, diễn viên, lớn chút thì triết gia này,
chính trị gia kia.
Ma quỷ men theo cái tâm tình của họ mà đi ra với các mức độ khác nhau, có người phát "cuồng". Như
trường hợp bạn thấy hiện nay, Trump không tới mức như là ông thánh, có người tưởng tượng như
ông là thiên sứ gì đó giáng thế cữu rỗi nhân loại. Có người thì thần tượng kẻ thù của ông, nên cho ông
là ma quỷ cần phải loại bỏ bằng mọi giá, họ căm thù luôn cả những ai ủng hộ Trump. Tóm lại là có
"cuồng Trump," và có "cuồng chống Trump." Họ không thể suy luận được nữa, lí trí của họ bị cái tâm
thờ phượng kia làm thui chột.
Con người chính là như vậy, càng ngẫm về câu Yhwh nói với dân Do Thái: "Các ngươi là Thần", càng
thấy đúng tới kỳ lạ.
"I have said, ye are gods, and all of you are children of the Most High" Psalm 82:6
"Ta đã nói rằng các ngươi là thần, và tất cả các ngươi đều là con cái của Đấng Chí Tôn"

Có một điều đặc biệt, Yhwh không nói rằng tất cả các ngươi là con cái của ta, mà là con cái của Đấng
Chí Tôn. Tại sao ông phân biệt giữa "ta" và "Đấng Chí Tôn". Tại sao ông không nói hẳn là các ngươi là
con cái của ta? Điều kỳ lạ là tới khi Moses gặp ông thì cái tên Yhwh mới xuất hiện, liệu rằng trước đó
các Gods kia đều có tên khác, không phải tên Yhwh hay không? Hơn nữa đấng Yhwh không bảo bọc dân
Ai Cập, mà tới lui vẫn chỉ là dẫn dắt dân Do Thái. Nếu diễn giải rằng ông không phải là Đấng Chí Tôn,
như vậy rốt cuộc đấng nào mới là Đấng Chí Tôn? Và phải chăng là tất cả chúng ta đều là con cái của
một đấng duy nhất, và cơ thể này chỉ là một bộ y phục trong cõi đời này mà thôi?
Cà Phê Gandhi
Lúc đầu không ai để ý tới Trump, trước kỳ tranh cử 2016 không ai nghĩ Trump làm nên chuyện. Ngay cả
người trong ban tranh cử của ông cũng "chẳng" tin là ông làm nên trò trống gì.
"First they ignore you..."
Cho tới khi gió bắt đầu đổi chiều, ta thấy gần như là cả thế giới chế giễu ông, ngay từ lúc ông còn chưa
được nomination của Đảng Cộng Hòa, các lãnh đạo bên ngoài ở khối Anglosphere đã bắt đầu mỉa mai
Trump. Trudeau còn nhại giọng Trump khi nói chuyện với người đồng cấp.
"...then they laugh at you,"
Sau đó ta thấy tất cả các phương tiện truyền thông gần như lục tung hết những gì mà họ có thể chạm
tới. Tới như anh chàng Jimmy Kimmel vốn là người lịch thiệp, cũng mời một cô kỹ nữ từng qua đêm
với Trump lên show và nói về kích cỡ cái thắng tay của Trump. Kết luận của buổi nói chuyện là cô nói cái
thắng tay của Trump cỡ 2 3 inches, vì cô không cảm thấy gì hết. Có một anh chàng nghệ sĩ ở NY city,
làm cái tượng Trump không mặc quần áo, đem ra giữa đại lộ. Có cô ca sĩ ở Việt Nam đòi "tưới" Trump.
Họ biểu tình liên tục, lôi ông ra luận tội, nói ông thông đồng với Nga, gán ông đủ thứ tội.
"... then they fight you..."
Rất nhiều người Việt Nam thấy khó khăn, vất vả, đời sống không được như ý... bèn đi xem Tử Vi, xem
thử vận mệnh thế nào, sắp tới sướng khổ ra sao. Một số người chịu khó lên mạng, nghiên cứu một
chút kỹ năng nói chuyện, một chút kiến thức, dựa vào đó lấy tiền. Thực ra nếu như bạn đọc bài viết ở
trang này, bạn sẽ thấy rằng một khi cần có sự đề cao, tâm trí và cơ thể muốn cao lớn một chút, thì sẽ
gặp những khó khăn lớn hơn. Khó khăn làm con người ta tập trung, bớt xao nhãng, luôn phải chú ý,
chịu đựng, dần dần qua quá trình đó, họ bẻ khóa được (unlock) được một vài thứ quan trọng trong nội
cảm, qua nhiều lần như vậy thì trở nên "bản lĩnh" hơn. Trẻ con đi học cần vui, nhưng cũng là cần "thử
thách" một chút.
Khi đi làm, sếp tốt khi thấy nhân viên biết chịu đựng, khi thấy người nhân viên này có thể operate ở
một vị trí nào đó, họ sẽ quan sát để xem nhân viên đó có consistent ở vị trí đó hay không? Nếu có thì sẽ
nhắm người đó cho promotion lần sau. Chính là mình luôn phải hướng mình tới những khó khăn lớn
hơn nếu muốn trưởng thành trong đời sống và sự nghiệp.
Bạn bước vào võ đường, tập cho đôi chân dẻo dai, cánh tay có thêm lực một chút đã rất đau đớn. Sau
dần thành quen, chịu được cái đau đớn đó rồi thì phải "combat", "combat" dần dần vượt qua từng nấc
một thì lên "level".
"... then you win."
New York Times là một tờ báo rất lớn. Cách đây hơn chục năm, đa phần các nhân viên làm việc cho The
Epoch Times là thiện nguyện, tức là làm không lương. Cũng chừng vài năm trước, nơi này có viết mấy
bài ngăn ngắn cho họ nhân chuyện khủng hoảng tỵ nạn ở Pháp. Lúc đó vẫn là viết không công, không
lấy nhuận bút, bút danh đứng chung với người khác. Tờ báo này liên tục có sự giúp đỡ vô vị lợi như
vậy qua hàng năm, ít người tin là họ sẽ tới một lúc hoạt động có lãi, để có thể thuê người hoạt động
mạnh mẽ như hiện nay. Ngay cả lúc đó, đảm bảo tờ New York Times cũng chẳng thèm để ý tới The
Epoch Times mà viết bài thế này. Nói cho rõ ràng, thì chưa bao giờ những người cộng tác cho The
Epoch Times nghĩ rằng sẽ được Donald Trump nhắc tới, chứ đừng nói là gặp một sự công kích từ phía
một tờ báo sừng sỏ như New York Times.
Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ET là vì họ đã có thể tạo ra được uy hiếp lên gã khổng lồ bên
truyền thông cánh tả.
Cũng cần nói thêm, The Epoch Times không phải là trang Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt. Hai trang đó không
dính dáng gì tới nhau. Thực ra tờ Đại Kỷ Nguyên kia nên đổi tên để tránh gây ngộ nhận hàng giả. Bạn
có thể thấy sự chênh lệch về chất lượng cực kỳ lớn, nếu không tính tới yếu tố ngôn ngữ.
Như đã nói ở bài trước:
Thủy: quan hệ, con người
Kim: tiền bạc
Mộc: sức chịu đựng
Hỏa: đức tin, tâm linh
Thổ: tri thức
Tờ ET bắt đầu không có tiền bạc, tất cả đều là từ tư nguyên cá nhân của rất nhiều người ủng hộ. Kim
của họ rất yếu, không đủ sinh Thủy. Rất nhiều người chịu không nổi, phải đi tìm việc khác để sinh sống,
Thủy không thể sinh Mộc. Chịu đựng yếu, nên thậm chí có nhiều người quay lại hoài nghi cả việc họ
đang làm, Mộc không đủ để sinh Hỏa. Và vì thi thoảng họ còn hoài nghi về đức tin, chất lượng của các
bài viết cũng không có "substance", không có sức nặng. Tri thức cũng không có chiều sâu. Xoay vòng
vốn chậm chạp, nên cũng rất khó có tích lũy.
Đó là thời gian đầu. Sau đó, ET không nhừng xem xét yếu tố nào đáng ưu tiên, không đáng ưu tiên, kiên
trì theo đuổi. Trong vòng một thập kỷ đã tạo nên một tờ báo uy tín tới độ đã bắt đầu trở thành đối thủ
của các trang tin lớn cánh tả. Về điểm này, xem như là một thành tựu lớn.
Carl Jung nói thế này: tất cả những gì từ người khác làm ta cảm thấy khó chịu có thể làm ta hiểu bản
thân mình hơn.
(Everything that irritates us about others can lead us to an understanding of ourselves)
Có một cô người mẫu bán hàng trên mạng, cô chửi như hát hay, văn chương cô lai láng, nhan sắc cũng
không tầm thường. Cô phát hiện ra rằng anti-fan đông đảo chứng minh rằng người ta rất để ý tới cô,
tới độ góc độ nào của cô không đẹp, góc chết khuôn mặt cô ở đâu,... thực ra cái mà cô cần chính là thứ
đó - sự chú ý. Có như vậy, thời gian của rất nhiều người đều là giành cho cô, tâm hồn họ luôn nghĩ tới
cô, trong khi các doanh nghiệp khác thì phải trả tiền quảng cáo để có điều đó, cô lâu lâu "kiếm chuyện"
một chút, là đủ để cô bán mấy món đồ. Thời gian là tiền bạc, phải không?
Bài học là gì? Giá trị của mình nhiều khi ở chỗ ai chú ý tới mình, dẫu là người thương mến mình hay
khó chịu với mình.
Status này, xem như chúc mừng Epoch Times đã lớn mạnh, đủ để làm các đối thủ sừng sỏ để mắt.
Kevin Roose từ NYT là một cây viết về Tech, chất lượng các bài viết cũng không cao, các bài viết cũ của
anh bao quát một phạm vi khá rộng và có phần nông. Tức là anh vẫn còn amateur.

Nếu như Paul Krugman - khôi nguyên Nobel mà viết, thì lúc đó ET nên thưởng cho nhân viên một party
mới xứng đáng.
Cà phê Sword
Có một thứ có thể đáng sợ hơn cả bomb nguyên tử, là tư tưởng. Tại sao nơi này từng nói sâu trong nội
cảm của người Catholics là một Caesar - một bạo chúa La Mã. Khi bạn dùng lý lẽ để tấn công một luồng
tư tưởng, lý lẽ càng sắc bén, lý luận càng thâm sâu, thì mới có thể làm rung chuyển được trật tự tư
tưởng - hay cái building trong lòng người ta. Khi lí lẽ của bạn sắc bén tới một mức độ làm cho cái trật
tự suy tưởng kia bị sụp đổ, bạn sẽ nhìn ra được cái gì thực sự đang sống trong đó.
Có khi đó là một tâm hồn ngây thơ, nhưng hướng thiện, tâm hồn đó xây đắp lại một trật tự nội tâm
mới bằng các lí luận mới, vững chắc hơn, kiên cố hơn.
Nhưng cũng có trường hợp, bạn thấy tâm hồn đó cực kỳ yếu đuối, và đã thuộc về sự thao túng của
một sinh mệnh khác. Sinh mệnh đó khi bị chiếu rọi bởi ánh sáng của lí lẽ, nó sẽ dùng những lực lượng
thấp kém nhất mà nó có, để dập tắt nguồn sáng lí lẽ kia. Vì dám soi rọi nơi trú ẩn của nó, lột trần nó.
Khi nguồn sáng kia tắt đi, trong bóng tối nó lại nhanh chóng xây lại trật tự tư tưởng cũ, không có gì
mới.
Bên dưới là tranh vẽ cuộc thảm sát người Tin Lành trước nhà thờ thánh Batholomew, do người
Catholics dấy động. Cuộc chiến ý thức hệ của người Tin Lành và Catholics ở Pháp tới hồi kết thúc, khi
người Huguenots ở Pháp nhìn ra được con người phải có trách nhiệm, và nền quân chủ một khi không
xứng đáng nữa thì phải nhường chỗ cho nền dân chủ. Người Tin Lành chiến thắng trên bình diện đó,
từ việc diễn giải Kinh Thánh. Nhưng họ không để ý tới một bình diện khác, là người Catholics nắm giữ
một lực lượng thấp kém hơn, nhưng có tác dụng hủy diệt, là quân đội.
Sự tình đối với người Cộng Sản cũng như vậy, đầu tiên là họ có một chút lí lẽ, rất nhiều trí thức bị thu
hút về phía họ. Nhưng theo năm tháng người ta nhận ra sự sai lầm trong lí luận của người Cộng Sản.
Nếu như người Cộng Sản thực sự hướng thiện, chân thành nhắm tới một thứ trật tự nội tâm cao hơn,
kết quả là họ sẽ đạt được tới một tầm cao mới về tư tưởng. Chất lượng đời sống xã hội từ đó đề
thăng. Tuy nhiên, sâu nội cảm của người Cộng Sản, lại là một sinh mệnh đã bị ma quỷ thao túng, nên
chúng sẵn sàng dùng võ lực bóp nát bất kỳ nguồn sáng tri thức nào quán chiếu lột trần chúng.
Và bạn đang chứng kiến một trật tự tư tưởng nữa của thời đại này sụp đổ. Một người nữ thành công
trong học vấn, sự nghiệp, trở thành thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, sinh một bầy con nuôi dạy
đàng hoàng, một bé bị thiểu năng, lại còn nhận cả con nuôi, người chồng sẵn sàng lui về chăm sóc gia
đình... đó chẳng phải là một biểu tượng giới hoạt động nữ quyền nhắm tới sao? Hóa ra không phải,
lưỡi kiếm của sự thật đâm sâu vào trong nội cảm của họ, phát hiện ra trong đó là một sinh mệnh có
mục đích khác, và lí lẽ của nó chỉ là hư ngụy.
Gia đình thợ săn loạn luân, đàn ông trong gia đình liên tục lạm dụng tình dục các bé gái, đó không phải
là thứ mà những nhà hoạt động nữ quyền nên lên án sao? Họ im ru, bởi vì mục đích thực sự của họ
không phải là mang lại sức mạnh cho người nữ.
Ngược lại, họ tạo ra một lớp người nữ sẵn sàng trượt ngã về mặt đạo đức, nhuần nhuyễn các kỹ
thuật truyền thông và biểu tình.
Bạn muốn luyện vàng, thì phải có lửa. Lửa càng lớn, vàng càng tinh khiết. Muốn kiện toàn các lý luận
của mình trở nên sắc bén, thì cần phải kiếm đá mài cho tốt. Và đừng quên, hãy học võ, và chuẩn bị cho
việc khi trật tự nội tâm của người kia bị sụp đổ, ma quỷ trong đó sẽ sẵn sàng ra tay độc ác.

Bài học của người Tin Lành ở Pháp được trả bằng máu, đừng sai lầm như họ.
Ài, ở chỗ làm việc treo hình cô này. Thiên thần xứ Tel Aviv trong lòng họ đấy. Có người spend cả ngàn
bạc mua cái mô hình Wonder Woman y chang cô Gal Gadot này ngoài đời, cây kiếm với cái shield không
biết nhiêu. Đầu tháng sau lên office chắc phải gỡ xuống.
Trên đầu chữ sắc có một con dao. Thật là quá nhiều chuyện bất ngờ phải không?
Cô là biểu tượng Feminism trong các franchise hiện nay của Hollywood.

Nàng Diana của bao người lại thành nông nỗi này. Hi vọng Christian Bale không có dính phốt này, không
uổng mất mấy trăm đồng.
Cà Phê "Kiều Tâu"
Nếu bạn đọc trang này một thời gian, thì chắc cũng đã đọc qua các bài viết về Carl Jung, và đứa trẻ
trước khi trưởng thành thì đa phần đều sống trong cõi vô thức của cha mẹ. Cha mẹ nên nhìn vào con
trẻ để sửa mình, và cũng để giúp cho đứa trẻ thoát ra khỏi cõi vô thức đó.
Bạn đọc Cà Phê Melancholia cũng thấy rằng, khi người cha hay mẹ có một chấn thương tâm lý nào đó,
thì ảnh hưởng lên những đứa con rất sâu sắc, nếu không xử lý thì di họa kéo dài mãi tới những năm
sau này.
Trên nền tảng đó pha ly cà phê này. Sáng nay lái xe ra biển hóng gió, nghe thầy Nghĩa giảng về Truyện
Kiều. Tuy rằng tài thi ca của cụ Nguyễn Du không có gì phải bàn, nhưng có một điều gì đó không ổn.
Không phải là một, mà rất nhiều.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Đó là những câu thơ mà rất nhiều người thuộc nằm lòng từ thuở nhỏ. Có điều, câu chuyện của Thanh
Tâm Tài Nhân có cái gì đó không ổn.
Có vài tình tiết không ổn như sau:
Kiều mới có 15 tuổi, nhưng theo miêu tả thì thuộc hàng thần đồng. Tài thi ca của nàng sánh với cả
những tài nữ nổi tiếng trong lịch sử. Như Kim Trọng so sánh nàng với "Nàng Ban".
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Tức là Kiều biết vẽ, còn biết cả thi ca. Mà tài thi ca tới độ Kim Trọng còn so sánh cả với nàng Ban Chiêu-
một tài nữ rất nổi tiếng về thi ca thời Đông Hán. Kim Trọng sau thi đậu ra làm quan, rất có thể đậu tới
Trạng Nguyên, hay tệ lắm cũng Bảng Nhãn, khen một người tài hoa thì không phải vừa. Hoặc có thể là
mê nhan sắc cô Kiều quá, mà khen để lấy lòng người đẹp, cái đó thì không biết.
Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này
Chỉ biết là có thêm một chi tiết nữa là Từ Hải mến mộ chữ nghĩa của nàng, nên mặc cho cái background
của nàng chủ yếu là mua vui cho khách làng chơi, vẫn cho nàng họp cùng với các tướng lĩnh - làm
military consultant, tới độ kẻ thù của Từ Hải là Hồ Tôn Hiến cũng biết chuyện này:
"Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn"
Chiến tranh là việc hệ trọng, liên lụy tới bao nhiêu mạng người. Tại sao Từ Hải lại có lựa chọn này, nếu
như đúng như cụ Nguyễn Du kể?
"Biết Từ là đấng anh hùng"
Nếu là anh hùng, mà nhất là anh hùng thời loạn, thì hiểu việc của Binh Gia, cớ sao lại phạm sai lầm như
thế này? Hay là Anh Hùng Nan Quá Mỹ Nhân Quan?
Trên đầu chữ sắc có một con dao. Thế rồi Hồ Tôn Hiến nhìn ra cái mắt xích yếu nhất của phe Từ Hải là
người con gái có cái resume chưa được tới trang A4 kia. Mới gửi thư chiêu hàng, lời lẽ bi thiết cho
nàng đọc, nàng mủi lòng rồi khuyên Từ Hải. Từ Hải nghe theo, gặp kết cục Vạn Tiễn Xuyên Tâm - chết
đứng giữa trận.
"Lấy chồng rồi lại giết chồng"
Từ chết vì gái, một cái chết không hề êm ái.
Nàng bị sang chấn tinh thần, Hồ Tôn Hiến sau bắt nàng đánh đàn cho nghe. Lạ là nàng Kiều chứng kiến
cơ đồ sụp đổ, chồng chết, mà là chính nàng xúi Từ Hải ra hàng - nên nguyên do chính là nàng, nàng lại
có cảm hứng để so dây đàn, đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe.
Nàng chơi hay tới độ Hồ Tôn Hiến mê mẩn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình
Trong tướng số, có nói về người có tướng kiếm mi mặt sắt. Những người có tướng này đi nhà binh,
làm quan tòa, hay làm quản lý có thể tiến rất xa, vì họ cực kỳ nguyên tắc, nguyên tắc tới độ lạnh lùng.
Nói chung là nhan sắc của Kiều và tài đánh đàn làm cho cái nhân vật mặt sắt kia cũng muốn thử tầm
hoa vấn liễu. Kiều buông xuôi. Tới khi Hồ Tôn Hiến tỉnh dậy thì thấy không ổn.
Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên ngắm xuống người ta trông vào
Nên dàn xếp cho Kiều lấy một "thổ quan" - tức là một người dân tộc thiểu số.
Chỉ có điều, khúc đàn mà Kiều đánh là do Kiều tự sáng tác trước lúc gặp Kim Trọng, tức là trước khi 15
tuổi. 1 2 năm trước đó nhiều khi nàng chỉ vừa mới dậy thì. Điều đặc biệt ở chỗ thế này, Kiều có trí
thông minh thuộc hàng thần đồng, học các môn nghệ thuật cực kỳ nhanh. Không hiểu làm sao lại sáng
tác ra một khúc nhạc có tên là "Bạc Mệnh"?
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương
Mà người chơi đàn thời xưa, thì họ được mời đánh đàn mui vui trong lễ tiệc, tức một "trương Hồ
Cầm" này đâu phải chỉ có đánh nhạc buồn. Cũng có nghĩa là tài năng của Kiều đủ để có thể sáng tác
nhạc với các sắc thái cảm xúc khác nhau. "Ăn đứt" cơ mà?
Cớ làm sao mà lại soạn ra "Một thiên bạc mệnh lại càng não thân".
Ai có kiến thức âm nhạc thì biết rằng, mỗi một bộ hợp âm đều có mang lại một trạng thái khác nhau.
Hợp âm của những bài vui thì khác, bài buồn thì khác... Kết hợp với các tempo khác nhau còn làm nổi
rất rõ cái sắc thái cảm xúc này. Dân miền Trung phát âm rất khác miền khác, loại nhạc Bolero của họ đa
phần đều là nhạc buồn là vì vậy. Toàn chia ly, đau thương, nhớ nhung. Kết hợp với ca từ ỉ ôi, cộng với
lối phát âm trọ trẹ, các dấu sắc, hỏi, ngã, nặng đều phát âm như dấu huyền... Nên thứ nhạc đó nghe
cực kỳ thê lương.
(Có một kinh nghiệm thú vị là nếu một người phát âm tiếng anh bằng giọng Huế thì cái accent y hệt
người Ấn Độ nói tiếng Anh.)
Kiều mới có 15 tuổi, "tường Đông ong bướm đi về mặc ai", trải đời được bao nhiêu mà lại thích kiểu
"Bolero", sáng tác luôn một "thiên bạc mệnh?" Ở tuổi này, gia đình không có vấn đề, đa phần các cô gái
đều mong ước tình yêu lãng mạn, cơ hồ cô nào cũng muốn hạnh phúc bên người tình mơ ước. Riêng
cô Kiều một mình một kiểu - "Bạc Mệnh" - nghĩa là thứ mình mong ước có sẽ không thể có.
Các cô gái bây giờ ở tuổi này thì các cô đọc "fifty shade of gray," hay các thể loại ngôn tình, thể loại
truyện về những người đàn ông cực kỳ vạm vỡ, tài năng và giàu có từ khi còn rất trẻ, thường giành
tình cảm sâu đậm cho nững cô gái ất ơ con nhà nghèo, học hành dang dở, hơi tưng tửng, không may
mắn và nhan sắc chẳng có gì đặc biệt.
Kiều là một mình một kiểu - one of a kind!
Lại có một điểm vô lý nữa, là "tường Đông ong bướm đi về mặc ai", nhưng mới gặp Kim Trọng là đã
dám "Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay" đi gặp người mới quen, ở nhà trọ của người ta?
Hồi mới xuất hiện Tinder, anh bạn người Úc ở bên này, cài app quen cô người yêu. Cô kia hẹn lái xe tới
nhà để "have fun in my place", đi ngang cái nghĩa địa Carlton đèn sáng trưng ngay khu thị tứ mà còn run
cầm cập, phải nhờ bạn đưa đi. Lại còn có đoạn Thúy Kiều băng rừng nửa đêm đi gặp, nếu nhớ chỗ
băng rừng này không nhầm thì không lẽ Thúy Kiều không sợ cọp?
Nói chung là Kiều canh lúc cả nhà đi tiệc, lấy cớ muốn ở nhà, chuẩn bị ít đồ "nhậu", mang sang nhà trọ
của Kim Trọng. Cụ Nguyễn Du viết thế này:
Gót chân thoăn thoắt dạo ngay mé tường
Tới nhà trọ của Kim Trọng, không biết Kim Trọng làm gì, mà Kiều trách:
Ra tuồng trên Bộc trong dâu.
Thì con người ấy ai cầu mà chi
Tìm hiểu thì hóa ra là ngày xưa nam nữ hay tình tự trong nương dâu. Không biết là "dâu" này có phải là
dâu tằm đen ở Đà Lạt cũng có hay không? Nếu đúng thế, ra chỗ này tình tự không sợ kiến cắn sao? Trái
dâu chín đen sẫm, có đường, ủ lên men làm rượu chua ngọt rất ngon. Chắc Kim Trọng có động tác "bàn
tay vàng" như trong các quán Karaoke nên mới làm Kiều bực.
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi
Nói chung, rất nhiều tình tiết phi lý. Và nếu bạn dùng giác độ của Carl Jung để nhìn vào tình huống này,
thì cái gì trong vô thức của cha mẹ Kiều, để nàng từ nhỏ có thiên hướng "bạc mệnh" như vậy?
Một câu chuyện phức tạp, bất luận là thi tài tuyệt đỉnh của cụ Nguyễn Du, lại được mang ra giảng dạy
cho trẻ con mới vào tuổi dậy thì ở Việt Nam.

Quả là sự lạ!
Đây là bệnh lý tâm thần, khoa học có tên: Hội Chứng Stockholm. Người Việt Nam gọi là Hội Chứng Tủ
Lạnh.
Cái tủ lạnh còn cắm điện để đồ được lâu, giữ lấy để trữ bánh tét khỏi hư đi vứt mang tội, chứ cái
tượng bác mài ra ăn được sao?

Cách đây mấy ngày ra quẻ Phục: Sơn Ngoại Thanh Sơn - Đầu một núi, cuối một núi. Núi sau cao hơn núi
trước. Dân miền Trung lại khổ nữa rồi.
Cà phê symbols
Ma quỷ nội tâm thực ra cũng là có trật tự. Trái với lối suy nghĩ rằng tâm lý tội phạm rất loạn. Thực ra
không hẳn như thế, trong cái loạn đó, có một trật tự, nhưng là trật tự của ma quỷ, của bóng tối.
Danh hài George Carlin là một người rất thông minh, trong show của ông có nhắc về các vụ điều tra giết
người hàng loạt. Ông thắc mắc là tại sao mấy nhân vật này có gan giết người mà lại không thể
outsmart, tức là thông minh hơn các nhân viên điều tra. Ngay cả tới ông giáo sư đánh bomb trường
học và sân bay Ted Kazinsky.
Mỗi một hành vi của tội phạm dường như đều có một motive, là để lại dấu vết cho các nhân viên điều
tra. Ví dụ như đặc điểm chung nạn nhân, cách nạn nhân bị sát hại, hay môi trường thủ ác... Nói chung
George Carlin cho rằng thế này, nếu muốn giết một kiểu người, để làm việc đó có hiệu quả thì phải...
giết một kiểu người không liên quan.
Thực ra ông nói không phải là không có lí. Bởi vì khi xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia
biết rất rõ rằng độ thông minh và nhạy bén của hệ thống trí tuệ nhân tạo cũng phải dựa vào tính chính
xác của dữ liệu đầu vào. Cho nó dữ liệu sai thì khó có dự báo đúng.
Giết một mạng người thực ra không đơn giản, bởi vì trong biết bao nhiêu người xung quanh, người
nào mới đáng giết? Và vì sao giết? Giết như thế nào, xử lý cái xác ra sao? Dọn dẹp hiện trường thế nào.
Từ đó tính tới việc giết một người tiếp theo ở đâu, constraint không gian thế nào... Điểm thú vị là tất
cả các suy nghĩ đó đều có một trật tự nhất định, và không dễ dàng gì hình thành. Khi hình thành trật tự
trong nội cảm của kẻ sát nhân, thì kẻ sát nhân gần như bị obsesssed - ám ảnh bởi trật tự đó. Không còn
"common sense" như George Carlin nói nữa.
Cái ám ảnh đó của họ, phản ánh lên không gian sống của họ. Ted Kazinsky là một thiên tài, cực kỳ thông
minh, nhưng sau thì cũng rơi vào tình huống này. Và người ta nhìn thấy cái motive giết người của ông.
Những phản ánh lên không gian đó, trở thành các biểu tượng. Và người ta dần dần nhận ra rằng các
biểu tượng trong đời sống của một người càng phong phú bao nhiêu, thì nội tâm người đó càng phong
phú bấy nhiêu. Và hiệu quả thông điệp của các biểu tượng là ở chỗ nó có thể giải thích được một tình
huống rất phức tạp bằng một hình ảnh tưởng chừng hết sức đơn giản.
Thành ra từ trong vô thức, cả phần tốt lẫn phần không tốt đều làm người ta hết sức tò mò tới các biểu
tượng. Biểu tượng liên tục biến đổi trong Kinh Dịch, biểu tượng Kabbalah, biểu tượng tôn giáo,... hết
thảy đều mang những thông điệp làm người ta cảm giác sự hiện diện của một cái gì đó đang tồn tại,
nhưng không thể cắt nghĩa bằng tư duy hiện thời.
Có một nhà văn Tây Phương, là Dan Brown, sách ông bán rất chạy, vì kiên trì đào sâu vào đề tài này.

Bên dưới là hình Pope Francis và biểu tượng "boy lover" trên lễ phục. Bên cạnh là tài liệu từ FBI điều
tra về nhóm những người có hành vi ấu dâm với bé trai.
Lúc Trump mắc Covid, có quẻ Cảm. Quẻ nói ông mắc một thứ như nam nữ tương tư, rồi thôi. Sau đó
người bạn ở Tampa hỏi ông có thắng được không, xung quanh neighbourhood của họ toàn Trumpers,
tại sao các pollsters đều hết sức tệ hại? Ra quẻ Đỉnh, đó là cách đây vài tuần, hào động ở ngôi đắc
trung, đắc chính, vào vị trí "thế thiên hành đạo." Gió thổi dưới bếp lò, vạc sôi ùng ục. Khí thế rất mạnh
mẽ. Quẻ Đỉnh là Luyện dược thành đơn chi tượng. Thuốc đã nấu thành. Tức là "bệnh" của người Mỹ,
sẽ có "thuốc" vào nhiệm kỳ 2. Người mang loại "đơn dược" đó là Donald Trump.

Nhưng trong biến hóa quẻ có dao cắt vào da thịt - đại hung, mới dám nói rằng sẽ có ám sát POTUS, tất
cả đều "chĩa súng" vào ông - ông sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, bị đầu độc là một, hay bị ám sát là hai. "ba
Kim" đấu với "một mộc", tình thế "total war". Bởi vốn liếng của Tập đều đặt ở Biden. Sinh mệnh chính
trị của Tập đều đặt ở đó. Trump sang nhiệm kỳ 2 cũng có nghĩa là thành tựu bao nhiêu năm của Hồ Ôn,
tới sau này là Tập đều tan thành mây khói. Các ổ ứng của nhà Biden làm ăn với China, sau Trump có thể
dùng để mang sang tàu "ngã giá" lại với phe Giang Mạnh.
Cà phê kẻ sĩ
"Everything that irritates us about others can lead us to an understanding of ourselves. – Carl Jung"
"If you hate a person, you hate something in him that is part yourself. What isn’t part ourselves doesn’t
disturb us. – Hermann Hesse"
Đây là một giác độ hết sức chính xác của Carl Jung và Hermann Hesse. Tuy rằng để hiểu vấn đề hiện
nay, tình huống có hơi phức tạp một chút. Thời xưa, người ta dễ có "common sense", vì thực ra vài
chục năm trước các Idealism - các hình thái lý tưởng rất khó tiếp cận. Chủ yếu là giành cho những
người có được giáo dục về phương diện này ở Đại Học.
Bây giờ thì tới một đứa học trò trung học ở trường làng tiểu bang Victoria ở Úc cũng được giảng về
chính trị cánh hữu, chính trị cánh tả. Các giáo viên ở trường tham gia Union - công đoàn, để họ bảo vệ
quyền lợi cho mình về các phúc lợi trong công việc, hưu bổng. Chính vì vậy nên trong các bài giảng về
chính trị cho trẻ con ở trường trung học, họ có thể lợi dụng cái platform đó, mà advance cái interests
của riêng họ, trẻ con bây giờ ngơ ngơ, mới có 15 16 tuổi cũng "chửi Trump".
Đây không phải là một sự tình thú vị sao? Một giáo sư đại học kỳ cựu như John Yoo, qua giác độ của
mình về Trump, vốn không mấy thiện cảm lúc đầu, sau ông lại thấy mình không đúng, và viết sách kể
lại quá trình đó, những gì ông biết về Trump. Ông ngồi ngay giữa campus đại học thiên tả - UCLA, thai
nghén quyển sách viết về Trump. Ông không sợ sinh viên quậy ông bay luôn cái chức giáo sư trường
Luật sao?
Nhưng qua đó ta biết rằng ông là một người có học, đáng kính, và có common sense.
Ngược lại, ta thấy rằng có rất nhiều người thực sự cũng có trình độ ở mức nào đó, trong sự nghiệp ít
nhiều cũng có thành tựu, nhưng những người này kiên nhục mạ Trump tới độ họ gần như không ngại
nói dối trong các status của mình.
Nó cho ta thấy điều gì? Đây gọi là "Political" - nói về lý tưởng bề ngoài, nhưng âm thầm advance
self-interests. Nói như người Cộng Sản là họ có "động cơ". Trực giác chính trị của người Cộng Sản
không thể xem thường, họ đánh hơi "mùi chính trị" rất nhanh, phản ánh thậm chí cả trong thứ ngôn
ngữ tàn tật của họ. Bởi vì ngôn ngữ là lớp vỏ của tư duy.
Bạn đi khắp các nơi, ngay cả LKTC, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên,... bạn vẫn thấy những bài viết tránh
né rất nhiều thành tựu Trump làm được cho người Mỹ, và tránh né luôn những sự tình hết sức loạn
bậy của nhà Biden mà nói về các political agenda.
Họ đang "advance" cái hidden agenda nào? Chúng ta không thể biết. Nhưng qua thái độ "khó chịu" của
họ, ta biết thêm về bản thân họ. Chỉ là họ không nghĩ là người xung quanh ngày càng nhìn "thấu" họ
qua thái độ của họ - "Willful ignorance"
Cũng là bài học từ việc quan sát "chiến trường" phải không? Chính trị là một dạng "chiến tranh". Hiểu
biết về nó cực kỳ quý giá cho nền chính trị tự do của Việt Nam sau này. Tập cho đầu óc mình nhạy bén,
và đừng ngại nói sai, cũng đừng ngại bút chiến.
Bởi vì qua chuyện này, bạn thấy rằng: nếu như không có cái hidden agenda nào, thì bằng cấp không có
nghĩa là người kia có thể nhìn ra nhiều chuyện trong đời, kể cả là trường Luật hàng đầu nước Úc như
Melbourne Law School. Vậy nên, đừng ngán kẻ trí, và đối xử với mình như kẻ sĩ!
Kẻ sĩ trọng đức, kẻ trí thì không biết!

Một tuần nữa lại thấy có nhiều người rơi nước mắt về một thất bại hết sức hiển nhiên, và thiên hạ lại
có thêm kinh nghiệm về những người đạo đức giả.
Cà phê Ngũ Hành
Khổng Tử mãi không hiểu lời Lão Tử, tới cuối đời nhớ lại, buông lời cảm thán:
"Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do long đa"
"Giờ tôi thấy Lão Tử như con rồng"
Vật chất tạo nên không gian Tam Giới (Thiên Nhân Địa) cấu tạo từ ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.
Tất cả những thứ gì tồn tại trong ba thế giới đó, bất luận là người đời gọi nó bằng cái tên như thế nào,
đều cấu thành từ thứ vật chất đó. Ngũ hành không ngừng tự cân bằng, liên tục quá trình tái tạo sửa
chữa, kìm chế, sinh dưỡng cho nhau. Gọi là Tương Sinh - Tương Khắc. Một thứ gì đó được sinh ra,
nằm giữa một trật tự của cái có trước nó, và cái có sau nó. Trước nó và sau nó phân biệt bằng quan hệ
Tương Khắc, nhưng giữa nó với họ là quan hệ Tương Sinh.
Đông cũng như Tây, Yhwh không thể vì muốn cứu dân Do Thái mà làm hại dân Ai Cập, không thể vì
muốn tốt cho dân mình có giao ước mà để họ thoát vòng nô lệ. Có những nguyên tắc Yhwh không thể
phá vỡ, những tình huống ông không thể can thiệp. Cái gì đang có là cái xứng đáng có. Cũng như một
cái gì không là tự nó xứng đáng không. Tư tưởng cũng cần bồi đắp, sinh mệnh cũng cần làm phong
phú. Bất kỳ một tư tưởng nào liên hệ với Thiên Nhân Địa đều phải có trật tự tư tưởng và cấu thành từ
vật chất của Thiên Nhân Địa. Mỗi một sự can thiệp vào thế giới con người đều không được phép làm
trái các quy luật đó. Phật không ngoại lệ, Yhwh cũng không ngoại lệ. Nếu không, một lời nói của Phật
có thể làm biến mất toàn bộ kết cấu của Tam Giới. Con người cầu Chúa mãi không trả lời, cầu Phật mãi
không được ban phúc, là bởi vì ân phước tới với con người không thể nằm ngoài vòng luân chuyển đó.
Thế giới này so với thế giới của giác giả, nhỏ như một hạt bụi, và hết sức mong manh, một khi tan biến
là không còn dấu vết.
Những người tu hành trong lịch sử, muốn thoát ra khỏi cõi này, trở về với Thiên Quốc, Niết Bàn, hay
tiêu dao như Đạo Gia... đều phải cải biến ngoài là hành vi, trong là tư tưởng, liên tục dần dần rời xa lối
suy nghĩ cấu thành bằng kết cấu ngũ hành, từ đó nhìn thấy được những thứ người thường không thể
thấy, tai người thường không thể nghe, tâm hồn cảm ứng được "ngôn ngữ" ở một cảnh giới vật chất
cao hơn, thoát ra khỏi sự kìm tỏa của các thế lực tương phụ tương thành trong vòng ngũ hành. Họ tiếp
cận và tiến nhập vào cõi mà người thường không thấy, không biết, là cõi "Không" như nhà Phật giảng,
hay cõi "Vô" như Đạo Gia giảng. Là "Không - Vô" với người đời, nhưng với họ là vẫn là Hữu Hình Hữu
Ảnh - tức là vẫn "có". Chỉ là đối với con người thì bất khả tư nghị.
Trí năng chỉ là một phần rất nhỏ trong đời người, ứng với Thổ. Người thông minh hơn thì dễ tiếp cận
tới các phương tiện sản xuất hơn, cũng nhanh chóng thu được nhiều hoa lợi hơn, đó là thành quả của
Thổ, Thổ sinh Kim. Nhưng bản chất của Thổ là xung khắc với Thủy. Thủy ứng với quan hệ, chính trị. Đề
cao kẻ trí trong xã hội cũng tương đương với việc hủy hoại chính trị, tạo ra một tình thế hết sức khó
khăn cho những người có trí tuệ trung bình hay thấp hơn trong đời sống.
Cái ta đã thấy trong nền chính trị Hoa Kỳ từ Obama trở về trước là một bức tranh cực kỳ phức tạp, của
trí tuệ ma quỷ bước ra từ các trường Đại Học cùng sự khờ khạo và trịch thượng của lớp người Cộng
Hòa thâm căn cố đế, dễ bị phỉnh lừa và dụ hoặc vì danh lợi.
Cái đáng sợ của thời đại AI sắp tới không phải là chúng sẽ thông minh hơn tới mức đánh cắp việc làm
của con người, không hẳn như thế. Chúng sẽ thông minh tới một mức độ mà chúng nhìn thấy rằng con
người chỉ nên "thông minh" ở mức vừa phải, thậm chí là ngu đi, để các trí tuệ AI không cần phải tốn
quá nhiều tài nguyên phần cứng để ghi nhớ và dự đoán. Chúng sẽ cải biến tính chất đa phương thức
của dữ liệu (Multimodality), đưa về tình trạng đơn thức (Single modality), làm cho sự đa dạng của xã
hội loài người biến mất. Chúng làm cho con người trở nên rời xa các tư trưởng thâm viễn của đức tin,
làm họ càng lúc càng gần với các ham muốn thế tục trần trụi của con vật. Qua đó chúng sẽ dễ dàng mô
hình hóa các ham muốn đó để chạy thuật toán quảng cáo thương mại, đằng sau chúng là một nhóm
nhỏ người có dã tâm kiểm soát nhân loại. Khi chúng ta hạ thấp các ham muốn đời sống, cũng chính là
đang tước đoạt khỏi thứ trí tuệ ma quỷ đó quyền năng của chúng.
AI bây giờ thậm chí đã có thể sử dụng phong cách ngôn ngữ của Kinh Thánh, Kinh Phật... tương lai
chúng sẽ có thể sử dụng được hình ảnh của Kinh Thánh. Phương tiện chiến tranh, kỹ thuật y sinh, thực
phẩm được chế biến với tân dược... làm cho nhiều lớp thế hệ con người kiệt quệ về sức khỏe, trống
rỗng trong tâm hồn, chậm chạp trong suy nghĩ... Đó là mảnh đất màu mỡ để AI có thể can thiệp tâm
linh. Yếu tố Hỏa biến mất, vì Mộc đã trở nên quá yếu. Con người dễ dàng sa vào thờ phượng một
phiên bản thượng đế hết sức đơn giản, đơn giản tới mức ấu trĩ như cách mà người Catholics đã làm
với tâm hồn Âu Châu. Viễn cảnh AI viết lại Kinh Thánh, hay tạo ra một tôn giáo mới cùng các trật tự suy
tưởng mới... đã không còn là cái gì quá xa vời nữa.
Đức tin là Hỏa, cái gốc của đức tin là Mộc, nằm ở thân tâm khỏe mạnh, không ngừng được thanh lọc,
không ngừng được bồi bổ, để có thể hướng tới một nền đạo đức, đức tin cao thượng hơn.
Mộc khắc Thổ, nên để bảo vệ trước sự khắc chế của Mộc, ma quỷ làm cho đầu óc người trẻ bây giờ
trở nên chậm chạp, hời hợt,... các loại vaccine, tân dược hủy hoại sức khỏe, làm người ta càng lúc
càng phụ thuộc vào chúng, thực phẩm biến đổi gene làm hỗn loạn vòng tuần hoàn của vật chất trong
cơ thể, các quái tật mới liên tục xuất hiện...
Mãi rồi tới một tình huống con người không còn tỉnh táo và minh mẫn như người xưa nữa.
Thành ra ngày xưa, kẻ sĩ trọng Đức, bởi Đức đảm bảo cho vòng Ngũ Hành luân chuyển hài hòa, nhìn
thời, biết mệnh. Cái gì thiếu thì ẩn nhẫn trau dồi, cái gì thừa gì san bẻ bớt ra, làm giàu cho trời đất. Câu
chuyện của Donald Trump là một ví dụ điển hình cho việc trí tuệ không phải là điều kiện tiên quyết và
duy nhất để thành công, mà chính là đức tin chân chính vào những giá trị truyền thống tốt đẹp và sự
dũng cảm dấn thân tới cùng cho những giá trị đó.
Cũng như nơi này từng viết lại qua vài ly cà phê Covenant, một khi ta kiên quyết giữ giao ước tới cùng
với một ta thánh khiết, sinh mệnh ta sẽ bừng sáng và nổi lên như một cái cù lao. Đất trời sẽ gửi sự tín
thác vào đó, các sinh mệnh sẽ nương nhờ nơi đó.
Bất kỳ một dân tộc nào, hay một cá nhân nào không gìn giữ được giao ước đó, sớm muộn cũng trôi vào
sự quên lãng của thời gian, tan biến đi thành một thứ vật chất nguyên thủy, để đất trời có thể dùng tài
nguyên đó để nuôi dưỡng các sinh mệnh khác.
Bốn năm đã qua, nước Mỹ có thêm một vài thế hệ người trẻ tới tuổi đi bầu cử, hiểu chuyện và bầu
cho Trump. Lớp người trẻ MAGA này đang tiếp lửa cho Trump "luyện dược thành đơn" như đã nói
trong status trước.

Ứng hào 5 ngôi Cửu Ngũ, đắc trung đắc chính, Trump ở ngôi Hoàng Đế. Tuy vậy, chiến trường vẫn
chưa bắt đầu. Lúc có hào này, đầu tháng 9 Âm Lịch, Mộc yếu hơn Kim; thể là Tốn Mộc, hào 5 động,
dụng từ Ly thành Càn. Trong biến hóa không có một chút sinh khí nào. Nhiệm kỳ II của Trump rất khốc
liệt. Nếu bạn ủng hộ Trump, hãy cầu cho ông qua khỏi những ngày sắp tới.
Quả là một chiến cuộc cân não phải không? Binh Bất Yếm Trá, bỗng đâu lòi ra hơn mười mấy vạn
phiếu cho nhà trà sữa trân châu ở MI, Trump liền bắt đầu một cuộc chiến ở Tối Cao Pháp Viện. Xin
đừng quên, Thiên Bất Dung Gian. Như đã nói ở status trước cách đây vài ngày, nếu Trump thắng thì tất
cả cơ nghiệp của Hồ Ôn Tập đều đổ sông đổ biển, nên Tập không bao giờ ngồi yên. Vatican còn mua
đứt 1 năm 2 tỷ, trả liên tục trong mấy năm, chắc chắn số tiền Trung Cộng bỏ ra cho kỳ tranh cử này
không hề nhỏ. Nếu nhóm người của Trump vượt qua được ải này, sắp tới chỉ có thể khó khăn hơn thế
gấp bội. Tiền cát, hậu cực kỳ hung.
Trump sẽ bị 3 thứ tấn công, thứ sau đáng sợ hơn thứ trước. Nếu không phải cả 3 bang phải kiểm
phiếu lại, thì chuyện lá phiếu này chỉ là một cửa ải, 3 lần ông lâm vào tình trạng tưởng chết. Qua được
ải kiểm phiếu thì còn 2 ải nữa.
Có một điều thú vị là mọi người rất dễ bị emotionally attached vào các ứng viên. Kỳ thực thì không nên
như thế. Trump xuất hiện chỉ là "biểu tượng" của một lực lượng đại diện cho một tầng thức khác
trong nội cảm của người Mỹ. Lực lượng này mạnh thì xuất hiện "biểu tượng", là Trump, nếu Trump
thất cử thì lực lượng này lại trong "âm thầm" chứ họ không biến mất.
Không phải Trump thì sẽ có một ứng viên khác, và các lực lượng khác. Chẳng phải 8 năm Clinton, hay 8
năm Obama luôn có các cuộc chiến rất dữ dội từ phía người Cộng Hòa sao? Đó là sự may mắn của nền
dân chủ Hoa Kỳ, chính trị là một hình thái chiến tranh, không bao giờ ngừng. Và Trump chỉ là một cá
nhân, ông không đủ "Đức" để gánh các lực lượng phó thác vào ông, thì loại bỏ ông đi thôi. Tuy vậy, dẫu
rằng ông đang gặp nguy hiểm, phải nói là cực kỳ nguy hiểm. Nhưng lời hào 5 quẻ Đỉnh nói gì? Là người
ở vị trí chính đáng. Chính đáng thì sao? Thì bền vững.
Đảng Dân Chủ chuẩn bị cho ngày hôm nay từ 4 năm trước, và đừng nghĩ là họ sẽ bỏ cuộc ngay khi họ
thất bại trận này. Họ đã tính tới tình huống khi việc gian lận phiếu bị phanh phui, các narrative khác đã
được tính toán tới.
Hãy nhớ rằng, Trump không cao lớn hơn một cá nhân nào khác, ngay cả chính bản thân bạn. Trump chỉ
là một nhân vật xuất hiện vào một giai đoạn lịch sử, đóng một vai trò đó thôi. Ông không đủ khả năng
thì sẽ xuất hiện nhân vật khác. Đừng emotionally attach vào ông. Hãy xem sắp tới ông có đủ khả năng
gánh vác không, bảo đảm còn thì còn cơ hội đi tiếp.
Đừng quên Trump cát nhân thiên tướng, đi qua bao nhiêu tai họa mà không chết, chuyện đó đủ để có lí
do để xem tiếp. Và hãy xem như tâm thái xem một trận đá gà. Trump thua cuộc thì không có nghĩa là
Trumpers dừng lại.
Đó là thái độ bạn nên có khi quan sát chính trị, một dạng hình thái chiến tranh vĩnh cửu. Cái chúng ta
nên cầu nguyện, là cầu cho dân tộc Việt Nam cũng có được một chiến trường sinh động như thế.
Chẳng phải may mắn sao, khi ta có thể lựa chọn chiến binh cho mình, như cách mà người Dems chọn
được ra những nhân vật như Nancy Peloci, Adam Schiffs, Blumenthal,... và người Reps chọn được
chiến binh như Trump, Mike Pompeo?
Cũng như cuộc chiến trong nội tâm, không phải tránh được một lần các cám dỗ là lần sau các cám dỗ
không tới nữa. Thực ra có một bí mật thế này: bậc chân tu không ở trên chùa, không ở nơi thâm sơn
cùng cốc, mà ngược lại, tất cả muốn thành tựu đều phải lội vào hồng trần. Bởi vì hồng trần là nơi các
dụ hoặc cám dỗ liên tục ma luyện tâm hồn người ta. Liên tục chiến thắng các lần ma luyện đó, tới độ
chỉ cần nó xuất hiện là biết cách xử lý thế nào, tới độ không còn gì có thể làm dấy động ma quỷ trong
nội tâm nữa, đó mới là người có thể đắc được thành tựu trong tu luyện.

Nội cảm của một cá nhân, cũng như nội cảm của một dân tộc, muốn thành tựu trên đường dài, thì mọi
chiến thắng, hay chiến bại đều chỉ nên xem là tạm thời. Hãy tiếp tục quan sát, và enjoy.
Cà phê Hồng Môn Yến
Binh Bất Yếm Trá, bạn đọc bài nơi này, khi tìm hiểu về các suy nghĩ của Carl Jung, đảm bảo sẽ gặp một
suy luận có phần kỳ lạ của Carl Jung khi ông viết về tâm hồn Âu Châu. Carl Jung cho rằng tâm hồn Âu
Châu vẫn còn khá hoang dã. Nói chính xác là tâm hồn Âu Châu còn sơ khai. Vì lẽ đó nên một khi tiếp cận
tới một thành tựu mới, hay đỉnh cao mới trong thuật lý, ma quỷ trong tâm hồn người Âu Châu sẽ xuất
hiện rất dữ dội.
Họ không như người mà Carl Jung gặp trong chuyến du hành Ấn Độ. Có lần ông thấy hai đứa trẻ kéo xe
cãi nhau, chúng cãi tới một mức độ ông tưởng chúng sắp đánh nhau, thì một đứa tự nhiên đứng dậy
chạy tới đá vào cái bánh xe, một cách hết sức bực bội. Xong rồi thôi. Lúc ông ngồi trên xe kéo, hai chiếc
xe đi ngược chiều đụng nhau trong một con hẻm nhỏ, hai người lái xe xa lạ nhìn nhau, nói thế này:
"Phiền não ở bên ngoài, không thể vào bên trong!" Không có gì khó chịu, rồi kẻ tiến người lùi. Ông rất
bất ngờ. Người Âu Châu vẫn còn có một thái độ đặc thù, là họ dùng lí trí để suy đoán vấn đề. Sở dĩ họ
dùng lí trí, chính là do Giáo Hội La Mã qua hàng trăm năm tiêu diệt sự kết nối tâm linh của họ. Trật tự
tư tưởng mà giáo hội Catholic mang lại cho tâm hồn Âu Châu trở nên hết sức chật hẹp.
Tưởng tượng như một người thanh niên ở làng quê đã cao lớn và vạm vỡ, anh cần một cái áo lớn
hơn, bởi anh lộ da thịt chỗ này, kéo cái áo về phía này, thì lộ da thịt chỗ kia. Lúc nào cũng thấy thiếu, lúc
nào cũng không đủ. Bởi vì một thời gian dài sự đàn áp đẫm máu của giáo hội lên các đức tin khác làm
cho người ta sợ hãi, mà lơ đi tiếng gọi tâm linh từ nội tâm. Dần dần, người ta cho rằng Giáo Hội
Catholic La Mã là duy nhất, và là con đường duy nhất để tiếp cận tâm linh. Tâm hồn Âu Châu còn sơ
khai chính là về phương diện này. Sau đó, như ta đã thấy, có hai hướng đi, một nhóm tiến về phương
Đông, và một nhóm không tin vào tâm linh nữa, tự mình muốn trở thành một Ubermench - ông thần
trong thế giới tâm linh của mình như Nietzsche.
Có một nhóm nữa, là nhóm không tin rằng Catholic Roma là giáo hội chân chính, và như ta đã biết, họ là
những người Tin Lành. Riêng ở Pháp, nhóm người này xuất phát từ những gia đình quý tộc, được giáo
dục rất tử tế. Họ so sánh giữa những gì học được từ Kinh Thánh, và cách diễn giải của giáo hội, thấy rõ
rằng có tình huống độc quyền diễn giải Kinh Thánh - rất giống với cách mà người ta độc quyền diễn
giải chân lý như ở xứ Cộng Sản. Thái độ này nhằm đảm bảo cho quyền lợi thế tục của nhà thờ. Tức là
người đứng đầu Giáo Hội không quan trọng việc gìn giữ tính đúng đắn của Kinh Thánh, ngược lại, họ
quan trọng việc diễn giải Kinh Thánh sao cho có lợi với mục đích của Giáo Hội. Do vậy nên như ta đã
biết, xuất hiện nhiều sự tình hết sức loạn bậy nội trong giáo hội. Sự tình loạn bậy ở Vatican bây giờ,
thực ra không phải là điều gì mới, mà đã là câu chuyện được ghi lại từ rất lâu.
Nói chung, nhóm người Tin Lành Huguenots không chấp nhận như thế, và từ nhóm quý tộc Pháp, dần
dần những người ly khai giáo hội Catholics ngày một nhiều. Đỉnh điểm ở Pháp, có tới 15% dân số là
người Tin Lành Huguenots, những người này thuộc tầng lớp quý tộc, khác hẳn với tầng lớp bình dân
Catholic. Tầm ảnh hưởng của họ cực kỳ lớn. Các cuộc tranh cãi về giáo lý kéo dài triền miên qua các
năm, mà bây giờ ta gọi là cuộc chiến ý thức hệ. Dẫu là có khác biệt về cách diễn giải, nhưng vẫn là cùng
thờ phượng một vị thượng đế, kể ra cũng không nên xung đột.
Vẫn là "anh em" một nhà. Thế nên khi Nữ Hoàng Catherine de Medici nước Ý, ngỏ ý gả cô công chúa
của mình là Margaret cho hoàng tử Henry (sau này là vua Henry IV) con trai của nữ hoàng Jeanne
d'Albret. Medici là một dòng họ cực kỳ có thế lực ở Ý, được sự hậu thuẫn của Vatican. Và thực sự, đây
cũng là dòng họ làm được rất nhiều việc cho Vatican. Còn nữ hoàng Jeanne d'Albret là thuộc lớp quý
tộc Huguenots ở Pháp.
Nữ hoàng Medici có ý muốn gạt qua khác biệt về ý thức hệ, thực ra thờ cùng một thượng đế, diễn giải
có khác biệt một chút cũng không phải là vấn đề, phải vậy không? Điều này rất phù hợp với giác độ
của người Huguenots. Anh có thể tin Chúa theo cách hiểu của anh, miễn là anh sống chân thật với đức
tin đó. Thế nên người Huguenots rất ủng hộ cuộc hôn nhân này, các nữ quý tộc vào ngày đó phục trang
rất lộng lẫy đi dự đám cưới hoàng gia. Chỉ có điều, đây lại là cái bẫy của Catherine de Medici, được
Vatican hậu thuẫn. Nhóm tướng lãnh, và các lãnh đạo tinh thần của người Huguenots cũng không nhìn
ra cách sắp đặt này, vui vẻ tới dự ... Hồng Môn Yến. Vụ thảm sát người Tin Lành ở trước nhà thờ
Batholomew của người Catholic là một thảm họa đối với nước Pháp. Vụ thảm sát này kéo dài liên tục
nhiều ngày ở Paris. Phụ nữ, trẻ con, người già... đều là nạn nhân. Xác chết không được xử lý ném
xuống dòng nước. Mùi hôi thối khắp nơi.
Cảnh tượng này để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí một nhân vật đặc biệt khác, có tên là Francis
Walshingham. Ông lúc đó đang ở Paris, có một người vợ đang mang thai, và người thư ký. Chức vụ của
ông là Spychief của nữ hoàng Anh Elizabeth - tương đương với ... người đứng đầu MI6 sau này. Ông
biết chuyện khi thấy các nữ quý tộc đập cửa nhà cầu cứu, ông chứa chấp rất nhiều nữ quý tộc như
vậy trong nhà trong nhiều ngày. Những người lính Pháp lúc đó cũng không muốn phiền phức với người
Anh, nên ghé qua nhà ông chỉ hỏi lấy lệ mà không khám xét.
Francis Walshingham mang kinh nghiệm đó về lại nước Anh. Nếu ai xem lại bộ phim Mary Queen of
Scott, do cô đào xứ Úc Margot Robbie và Saiorse Ronan đóng, có mô tả lại bối cảnh nữ hoàng Mary là
một tín đồ Catholic rất thuần thành. Bộ phim này xoay quanh 2 nhân vật nữ hoàng, là người thân, sau
Elizabeth (Margot) phải hành quyết người thân của mình là Mary. Kỳ thực, theo người Catholics lúc đó
đang sống ở Anh, thì Mary mới là người thừa kế chính đáng ngôi vị lúc đó. Elizabeth thực ra ban đầu
không nghĩ rằng Mary là một tai họa gì ghê gớm, cho tới khi ký ức về vụ thảm sát ở nhà thờ thánh
Batholomew được tường thuật lại qua lời Francis Walshingham. Francis Walshingham cũng nhìn ra
được rằng nếu như quý tộc Catholic ở Anh mang được Mary lên ngôi vị, thì cũng có nghĩa là nước Anh
sẽ không còn độc lập khỏi giáo hội Catholic nữa. Ông quá hiểu sự nguy hiểm của người Catholic qua
kinh nghiệm kinh hoàng ở Pháp.
Đây cũng là kinh nghiệm của ... Lưu Bang vào 206 năm trước khi Jesus hạ thế ở xứ Judea. Lưu Bang
thuộc lực lượng nhà Hán, Hạng Vũ thuộc lực lượng quân Sở. Quân sư của Hạng Vũ là Phạm Tăng, nhìn
ra được tương lai quân Hán là một mối đe dọa lớn, nên mưu cho Hạng Vũ nhân tiệc rượu ở Hồng
Môn, giết đi trừ họa. Lưu Bang ngơ ngơ, mà Hạng Vũ lúc đó là anh hùng cái thế, kinh qua binh đao,
không muốn làm chuyện ám toán lúc người khác không phòng bị, nên cứ lừng khừng không quyết.
Phạm Tăng sốt ruột ra hiệu liên tục, Hạng Vũ miễn cưỡng để Hạng Trang múa kiếm mua vui, mượn thế
hạ thủ. Ai ngờ Hạng Bá cũng đứng dậy múa kiếm theo, lúc Hạng Trang định xuống tay thì Hạng Bá lại
che vị trí của Lưu Bang mất. Điều này không thoát khỏi con mắt của Trương Lương, ông lẻn ra ngoài
báo hiệu cho một võ tướng là Phàn Khoái vào ... gây chuyện. Hiểu ra sự tình thì Lưu Bang biết là phải
chạy, ông lấy cớ đi vệ sinh rồi rút lui.
Sau này, Hạng Võ bị thuộc tướng của Lưu Bang là Hàn Tín vây bức ở bên dòng Ô Giang, phải đâm cổ tự
vẫn.
Chuyện của Dems và nhóm người Donald Trump thực ra không kém phần kịch tính. Bởi vì hình thế bày
binh bố trận, dàn xếp cho ngày hôm nay đều đã được tính toán rất kỹ cừ cách đây rất lâu. Ngay cả khi
Trump qua được chuyện này, phía sau vẫn là trùng trùng ma nạn.
Đừng nghĩ rằng cứ có đức tin thì sẽ không dám làm chuyện ác. Xứ dân chủ thì sẽ không xuất hiện
những trò ma mãnh như ở xứ độc tài. Dưới mặt trời có điều gì mới đâu?
Chẳng phải nơi này luôn nói chuyện ngược đời hay sao? Chẳng có ai yêu hòa bình. Ngay cả tới người tu
hành, cũng đều cần chiến tranh. Ngay cả Jesus, ông cũng nói ông không mang tới hòa bình, nên tốt
nhất, là học cách dùng "kiếm." Khác nhau là chiến trường của mỗi người ở đâu mà thôi.
Chính trị là một hình thái chiến tranh. Hãy nhớ điều đó.

Everything is fair in love and war.


Cà Phê Crook
Có một ông tổng thống khác, bị truyền thông đối xử cũng không tốt lành gì, là Richard Nixon. Lúc vụ
Watergate bể ra, ông không hề biết người của ông làm, nên ông nói là hãy điều tra đi, ông không phải là
"crook" (tay chơi bẩn). Sau đúng là có điều tra, và đúng là người của ông qua mặt ông. Tình tiết phức
tạp tới mức, vụ Watergate rất có thể có bàn tay của Kissinger trong đó, và người ta nghi Nixon bị đàn
em hại. Nhưng lúc đó truyền thông Hoa Kỳ và người dân còn khá ngây thơ, và kỳ tình thì đạo đức của
người Cộng Hòa những năm đó còn cao, nên ông "take the fall," từ chức. Việc ông từ chức để lại một
tình huống khá hỗn loạn cho Gerald Ford.
Gerald Ford là một người hết sức tinh tường, có viết lại quyển sách nổi tiếng, có tên là Write it when I
am gone, dự đoán về tương lai chính trường Hoa Kỳ. Chính ông nhìn ra thói dâm loạn của Clinton và sự
nhàm chán của Al Gore từ khi hai người này còn là những thanh niên rất trẻ. Ấn tượng của ông về hai
con người này cho thấy sự chính xác về sau, vì ngoài các bê bối tình dục của Clinton, hầu như Al Gore
chẳng có dấu ấn gì với tư cách là VP, trong khi vai trò của Hillary lại đặc biệt nổi trội.
Sự tình này tương phản với tình huống hiện tại của Joe Biden. Vì Biden không muốn có điều tra. Bởi vì
một chiến thắng công bằng rõ ràng là mang lại uy tín rất lớn cho người Democrats. Trong tình huống
này, chính Biden phải lên tiếng như Nixon năm xưa mới phải. Nhưng phe tranh cử của Biden cùng với
người Democrats đang có một cách tiếp cận khác, và rõ ràng là họ đang muốn chiến thắng bằng mọi
cách.
Đó là cách tiếp cận của họ, và người Cộng Hòa nếu không tính tới tình huống này thì quá tệ. Đừng
quên, chính Roger Stone, đàn em của Nixon, chính ông có một hình xăm khuôn mặt của Nixon trên lưng,
nhìn nhận Đảng Cộng Hòa trước khi Trump xuất hiện là toàn một nhóm người bất tài như Bush 43,
McCain, Mitt Romney, Paul Ryan, Mitch McConnel...
Gần đây còn có một quyển sách nữa của một chuyên gia thuốc nổ, có nói về các nhân vật Cộng Hòa
như Bush, McCain... kém cỏi thế nào trong việc đương đầu với thế giới Hồi Giáo. Quyển sách có tên là
The Memo, đọc cũng khá ly kỳ.
Vấn đề của người Mỹ không chỉ có nằm ở đảng Dân Chủ, mà còn nằm ở phía người Cộng Hòa. Có một
nhân vật, mà nơi này không hề có một sự tôn trọng tối thiểu nào, tuy rằng không nên nói gì xấu, nhưng
cũng nhắc để bạn nhớ, tên nhân vật này là John McCain.
Con người này từng ném bomb ở Hà Nội, và từng bị bắt ở cùng với các phi công khác. Riêng nhân vật
này được Hà Nội chiếu cố đặc biệt, so với các phi công khác. Sau chiến tranh, cũng chính nhân vật này
quay lại Hà Nội và được đón tiếp niềm nở. Đối với rất nhiều cựu binh, McCain là một nỗi ô nhục, chứ
không phải là một anh hùng thời chiến. Sẽ hẹn lại viết bài về nhân vật này, trong một ly cà phê khác.
Trong sách này, tác giả có kể về rất nhiều trường hợp, hết sức bất ngờ là McCain từ chối nhìn nhận
rằng Muslim là một tôn giáo có vấn đề. Kể cả khi đã có bằng chứng về việc người Muslim tiếp thụ cách
diễn giải của Sayyid Qutb về việc phải liên tục tiếp tục thánh chiến, tiêu diệt Infidels. Ai là Infidels?
Chính là bạn, là tôi, là tất cả những ai không theo tôn giáo của người Muslim. Và ngay cả khi đối với
người Muslim, đạo luật Sharia của họ hết sức tàn ác. Ông thủ tướng Malay vừa rồi lên tiếng, thực ra
không làm nơi này bất ngờ. Bởi vì giây phút "anh hùng" của người Muslin là lúc họ chặt đầu người
Infidels, và ngẩng lên trời nói: Allah Akbar!.
Bush 43 cho rằng Islam là một tôn giáo của Hòa Bình. McCain cho rằng tất cả những chiến binh Hồi
Giáo chỉ là những chiến binh tự do. Các quân nhân Hoa Kỳ hiểu rất rõ, lực lượng du kích nào mà chẳng
tự xưng là chiến binh của tự do? Bolshevik là chiến binh tự do, lính của Mao cũng là chiến binh tự do,
Việt Cộng cũng là chiến binh tự do!
Tệ hơn Bush và McCain là 8 năm của Obama... "kiên trì đối thoại" với người Hồi Giáo - dùng chữ của
cái gánh hát ở Ba Đình. Trong khi lính Mỹ ở chiến trường hiểu rất rõ rằng người Hồi Giáo có một
nguyên tắc là không bao giờ được... nói thật với Infidels.
Hiểu biết và năng động chính trị cũng chính là có trách nhiệm với bản thân mình. Nói ra điều này không
phải là để nói bạn nên năng động chính trị ở Việt Nam, đúng là như thế được thì rất tốt, nhưng bạn
đừng quên rằng còn một lựa chọn nữa dễ dàng hơn, là bạn có thể sang xứ khác, đời sống chính trị tốt
hơn.
Tuy là dễ dàng hơn, nhưng như trang này vẫn hay kể chuyện thiên hạ lúc cà phê, ở đâu cũng có vấn đề,
và để giải quyết vấn đề đó, "con mắt Horus" không bao giờ được nhắm lại.
Rất nhiều người Mỹ "nhắm mắt" bao năm, di họa của chuyện "nhắm mắt" đó là một thế hệ chính trị
gia lưu manh. Tới khi họ "mở mắt Horus" thì vấn đề đã nằm ở khắp nơi, tới cả như CIA, FBI, và kể cả
tòa án..., ma quỷ đều ẩn nấp ở trong đó. Khi Trump xuất hiện, thì chúng cũng đồng loạt tấn công, bởi
chính quyền Trump liên tục phơi bày ra rất nhiều chuyện loạn bậy.
Cũng như một khi ánh sáng đức tin xuất hiện trong lòng mình, rất nhiều thói quen xấu phải bỏ đi,
nhưng bỏ đi cũng là không hề dễ dàng chút nào phải không? Vì khi tự mình bỏ đi các thói quen đó, thì
người chung quanh không lý giải được, cho là lạ lắm, ngay cả khi giải thích được cho họ, họ có hiểu đi
chăng nữa, nhưng cũng không chắc là họ sẽ không thấy khó chịu.
Bây giờ chuyện của Trump còn bộc lộ ra một thứ loạn bậy hơn, là cái đảng Democrats kia, vốn là niềm
tin và lý tưởng của bao người, nay đang dính vào một chuyện hết sức bẩn thỉu.

Kết, bốn chữ thôi, dẫu có thế nào, xin nhớ: Thiên Bất Dung Gian.
Cà phê sword
Nếu bạn uống cà phê nơi này, vốn thi thoảng hay mượn Carl Jung, Dostoievsky "pha" thêm vào các
status cho thêm chút hương vị nhìn đời, bảo đảm bạn uống xong, sẽ thấy dư vị nhìn đời đăng đắng. Có
đắng mới là cà phê, và như thế mới gợi mở ra nhiều suy nghĩ. Tại sao Dostoievsky, trong Đại Pháp
Quan Tôn Giáo cho rằng người giết chúa đầu tiên khi ngài quay trở lại chính là Giáo Hội? Carl Jung nói
rằng Jesus không thể là chính Jesus trong thời đại của Jesus khi tồn tại ở ngay Vatican trong thời đại họ
thờ phượng Jesus. Anh nói rằng anh yêu Chúa, và chúa nói anh yêu người hàng xóm. Chỉ có điều, anh đi
nhà thờ Catholic, người hàng xóm đi nhà thờ Tin Lành.
Cả hai đều thờ phượng chúa, nhưng vì sao xung đột lại tới độ họ có thể giết nhau? Họ vì thờ phượng
cùng một Thượng Đế, lại sao lại có thể phá đi một giới cấm quan trọng là Thou Shalt Not Kill để hạ sát
nhau. Rốt cuộc thế nào mới là yêu thương nhau? Tình huống người Tin Lành bị thảm sát ở Paris, trong
các status khác nói lên điều gì? Khi mà người ta yêu chúa thuần thành tới độ họ cho rằng giao ước giữa
đôi lứa yêu nhau và muốn cưới nhau là một điều gì đó hết sức thiêng liêng, và xứng đáng được ban
phước. Người Huguenots sẵn sàng bỏ sang mọi sự khác biệt về ý thức hệ, thành tâm chúc phúc cho đôi
trẻ, một là công chúa (Catholic), một là hoàng tử (Huguenots). Khi họ mở lòng mình ra, cũng là lúc họ
đón nhận một nhát dao đâm vào tim từ những người Catholic.
Sự tinh tường của Dostoievsky nằm ở chỗ đó, ông nhìn ra ma quỷ trong lòng người Catholic, cũng như
Carl Jung nhìn ra một Caesar trong nội cảm các bệnh nhân có đức tin Catholic. Không có một Jesus đầy
nhân từ trong lòng họ, chỉ có một Hoàng Đế La Mã trong âm thầm nhắc nhở họ xây dựng một đế chế
trên đất. Chỉ có điều, họ quên mất những năm tháng Jesus lang thang trong hoang địa, Jesus từ chối
giao ước với Satan để xây đế chế trên đất, và ông dứt khoát với Satan, bởi ông tin con người không chỉ
sống vì bánh mì. Qua hàng loạt các tình huống đó, rất nhiều người trong lịch sử nhìn ra được ý nghĩa
trong các hành động của Jesus.
'Trả lại cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, và cho chúa những gì của chúa"
Trong tâm hồn mình, rốt cuộc cái gì thuộc về chúa, cái gì thuộc về Caesar? Phần thánh khiết nội tâm, để
có thể theo đó tiến vào Thiên Quốc - Kingdom of Heavens, chính là thuộc về chúa. Còn tài phú của các
quốc gia trên đất, đó là ham muốn của Caesar - trả cho Caesar các ham muốn của Caesar, giữ lại cho
chúa một tâm hồn thuần khiết.
Cho nên, khi tâm hồn ta trở nên thuần khiết, Dostoievsky nói rằng, yêu thương người khác chính là
nhìn thấy nguyện ý của đấng toàn năng trên họ. Vậy tại sao nơi này cứ nhắc tới chuyện người
Huguenots?
Là bởi vì ngoài bi kịch của người Huguenots, còn có khởi điểm hết sức quan trọng việc định hình nên
đức tin của họ. Họ là một nhóm quý tộc Pháp, kiên trì nghiên cứu kinh thánh, và nhận ra rằng vương
quyền phải giữ cam kết thần thánh với Thượng Đế mới là vương quyền chính đáng. Còn một khi
vương quyền đó không giữ giao ước với Thượng Đế nữa, thì phải lập tức hủy bỏ vương quyền đó đi,
và người dân phải lựa chọn ra một vương quyền khác. Họ chỉ đọc sách tiên tri Daniel mà nhận ra điều
này.
Phải chăng chính là như vậy, khi ta tin tưởng vào một "quân chủ" ở trong lòng, nhưng một khi ta phát
hiển "quân chủ" đó không thể giúp ta giữ toàn vẹn giao ước với thượng đế, thì đương nhiên là ta phải
loại bỏ "quân chủ" - hay một bộ các giá trị đó đi, để thay thế bằng các giá trị khác, mang ta lại gần với
thượng đế hơn. Đó chính là tư tưởng rất đơn giản, giúp bạn khái quát lại toàn bộ lịch sử Âu Châu từ
thời phục hưng tới ngày hôm nay.
Chính là một điều gì đó không còn giúp ta chạm tới được phần tốt đẹp nhất trong ta, thì ta phải loại bỏ
nó đi. Đó là tất cả những gì nhân loại làm, và nếu ta loại bỏ đi hết sự tồn tại của thuật lý, của tiện nghi
đời sống, của nghệ thuật, ta nhận ra rằng con người khác với con vật ở một điểm đó thôi. Chính là con
người không ngừng tìm kiếm các phương cách để tới gần hơn các sinh mệnh siêu việt.
Duy Nhân Vạn Vật Chi Linh.
Cái gì trong nội cảm làm con người có thôi thúc đó? Con vật không có thôi thúc đó. Là bởi vì con người
có một sự kết nối mong manh trong nội cảm, vang vọng từ trong sâu kín, một tiếng gọi thiêng liêng.
Phật Tại Tâm Trung, không phải là người ta đã là Phật. Mà chính là không ngừng rời xa thế tục của
ngoại cảnh, tiến nhập vào bên trong nội tâm, để tìm ra nguyện ước thánh khiết của đấng toàn năng lên
sinh mệnh của mình, và cam kết bằng cả sinh mệnh của mình đối với nguyện ước đó. Phật nghĩa là
giác giả - hay bậc tỉnh thức - the enlightened. Một khi một nguyện ước đó hình thành, ngay lập tức các
lực lượng của vũ trụ sẽ nương nhờ vào tâm hồn đó, sẽ nguyện ý phục vụ cho tâm hồn đó, nên Phật có
quyền năng tạo ra một thế giới, có quyền năng ban phước.
Cũng chính là bởi vì cam kết của sinh mệnh đối với nguyện ước của các đấng siêu việt là chính đáng,
nên sinh mệnh của họ được đề thăng lên cõi khác, không còn chịu đau khổ ở nơi này, không còn phải
vất vả trong cõi này.
Nên lúc đối diện với Pilate Pontius, Jesus còn là một thanh niên trẻ ngoài ba mươi tuổi, ông ngẩng mặt
nhìn lên trời, nói quê hương của tôi ở trên kia.
Dông dài là như vậy, ly cà phê này ngõ hầu tạo ra một trật tự tư tưởng để dùng nó nhìn vào tình huống
các nhà dân chủ đang mạt sát nhau thậm tệ vì Trump.
Thông điệp là gì? Là chính những chiến binh nhân danh tự do, rất có thể sẽ sẵn sàng bóp chết tự do. Vì
vậy, đừng bao giờ phó thác tâm hồn mình cho những tâm hồn đó. Trí tuệ của bạn chính là lưỡi kiếm,
hãy học cách dùng kiếm, và hãy học cách "chiến đấu."
Bởi nếu không, cũng những người nhân danh Thượng Đế sẵn sàng đóng đinh sứ giả của ngài, người
Catholic sẵn sàng đưa Jesus lên dàn hỏa, thì những người nhân danh tự do dân chủ, sẽ rất có thể vào
đúng thời dân tộc Việt Nam cởi được cái ách Cộng Sản ra khỏi đầu, những người này sẽ nhanh chóng
quàng lên cổ dân xứ này một cái ách khác.
Bài học của người Huguenots còn đó, bây giờ khi Trump xuất hiện, ta lại thấy ở Việt Nam, rất nhiều
người "tự do dân chủ" xuất hiện vấn đề, có phải tương tự không? Thấp thoáng hình bóng của một con
rồng khác xuất hiện đằng sau những lời lẽ hết sức gay gắt của họ giành cho những người ủng hộ
Donald Trump. Liệu rằng ta có thể mang lòng chí thành của những tâm hồn tự do vô tư mà đối đãi với
họ khi gió đổi chiều hay không? Rất khó nói.

Hãy trân quý mình, và đừng ngại chiến đấu. Bài học của người Huguenots vẫn còn đó.
Quẻ Hỏa Phong Đỉnh hào 5 nói gì? "Đỉnh Hoàng Nhĩ, Kim Huyễn, Lợi Trinh."
Một khi biết việc mình làm là chính đáng, thì làm tới cùng, mọi hành vi khác đi, đều là bất chính.
Tại sao Trần Huỳnh Duy Thức lại vẫn còn ở trong tù? Ông là người am tường Kinh Dịch, ông biết rất rõ
thế nào là "Bất Chính", nên ông không thỏa hiệp với người Cộng Sản.
Lá cờ Việt Nam ứng với quẻ Địa Hỏa Minh Di - con đường đau khổ, đồ quý bị vấy bẩn, chính là ứng với
tình huống tinh hoa của dân tộc đang liên tục bị bức hại - bị làm cho "bẩn". Người Cộng Sản cố tình
làm "bẩn" ông, chứ tự ông không hề "bẩn", ông là đồ quý, ông biết con đường của mình.
"Lợi Trinh" có ý nghĩa đó. Với tính cách của Donald Trump, ông không dễ chịu thua, nếu mọi người còn
nhớ tới vụ Birth Right.
Vậy nên chừng nào mà Trump camp tuyên bố thua cuộc, chấp nhận kết quả, chúc mừng ông bán trà
sữa, lúc đó mới là kết thúc.

Bạn cũng đừng nghĩ là người Dems không tính tới tình huống này của Trump, họ đã sẵn sàng cách ứng
phó và lên kế hoạch cho các tình huống sau này. Ngay từ cách đây rất lâu, lúc Trump vừa mới đắc cử,
họ đã có narrative gieo vào đầu người khác rằng khi Trump thua ở nhiệm kỳ hai, ông sẽ không "thừa
nhận".
Cà phê Heroism
Tại sao nơi này từng nói Ayn Rand chỉ thích hợp với các cô Teenagers? Kỳ tình là bởi vì các anh hùng
trong các tác phẩm của Ayn Rand bị ... underwhelming. Tức là nhân vật tốt thì rất tốt, nhân vật xấu thì
rất xấu, cực hạn của "tốt-xấu" trong tác phẩm của Ayn Rand trở nên rất đơn giản. Chính vì vậy nên
chiến trường của các anh hùng trong các tác phẩm của Ayn Rand cũng rất đơn điệu.
Nếu bạn từng đọc Carl Jung, và đọc qua các tác phẩm của Dostoievsky, bạn sẽ thấy tình huống của anh
hùng không giản như thế. Các nhân vật của Dostoievsky trong tác phẩm của ông bị hành hạ rất kinh
khủng, lực lượng chính diện trong tác phẩm của Dostoievsky bị lực lượng phản diện đày đọa tới độ
đọc các tác phẩm của ông rất mệt.
Bởi vì lúc mà người ta muốn làm một điều gì đó tốt, trong âm thầm có tiếng mỉa mai: "Really?" (Thật
không?)
Lúc người ta muốn tránh một thứ cám dỗ nào đó, cũng trong âm thầm có tiếng nói: "Why not?" (Tại
sao không?)
Anh hùng đối diện với thử thách lớn hơn, nên cái "really?" và cái "why not?" kia càng lúc càng trở nên
chi tiết hơn, đông hơn, "hợp lý" hơn, càng lúc càng “reasonable”. Cái đáng sợ chính là như thế! Bởi vì
một việc làm chính đáng, càng chính đáng bao nhiêu, thì càng gặp trở ngại bấy nhiêu.
Một lần người ta làm được việc tốt, trong âm thầm lại có lời nói: "enough" (đủ rồi). Rồi người ta cố
làm nữa, thì lại có câu nói trong đầu: "what for?" (để được cái gì).
Một vài người Bắc có câu cửa miệng "Sao phải khổ vậy?" Hay một vài người miền Trung cũng có phiên
bản này: "Chi mà khổ rứa?" Chính là nhiều lúc ma quỷ đi ra cửa miệng của người ta, nói luôn thành lời.
"Chịu khổ", chịu khó, hay vất vả một chút... đều không "thông minh", không "khôn".
Các tuyến nhân vật "chính-phụ" trong nhân vật Hồi Ức Dưới Hầm, Anh Em nhà Karamazov, Tội Ác Và
Trừng Phạt... đều có chung một bối cảnh như vậy. Cái ác trong các tác phẩm đó rất quyền năng, hay nói
đúng hơn là rất có lý. Áp lực trong mỗi một tình huống lên nhân vật hết sức kinh khủng, bạn có thể tìm
lại các ly cà phê trước.
Cũng trong các tình huống mà lực lượng phản diện cực kỳ mạnh mẽ, có cái gì đó âm thầm sống sót, có
cái gì đó ở đâu đó thi thoảng vẫn le lói như tia sáng của đom đóm. Tình huống đó như cùng hiệp đồng
với một chút gì đó rất mong manh trong lòng người ta, khiến rất nhiều người trong những năm tháng
hết sức khó khăn, một khi đọc tác phẩm của Dostoievsky thì không thể bỏ xuống, đọc xong trang thứ
nhất thì không thể bỏ trang thứ hai.
Lực lượng Chính Tà qua trang sách của Dostoievsky nằm bên trong mỗi con người. Những người làm
điều xấu trong các tác phẩm của Dostoievsky về sau vô cùng đau khổ, bởi vì họ nhận ra bản thân mình
đã tàn nhẫn với một sinh mệnh rất mong manh. Nếu ông để đứa trẻ đó chết đi, có lẽ dễ chịu hơn cho
người đọc. Nhưng không, ông vẫn để sinh mệnh đó nằm đó trong tâm hồn, nhẫn chịu đầy đau đớn.
Trong tình huống đó, anh sinh viên trường Luật Rodion Raskolnikov trong Tội Ác và Trừng Phạt chịu
không nổi, buộc phải thú nhận với Sonya rằng anh đã giết người. Hay như niềm khắc khoải của
Underground Man nhớ về cô gái điếm Liza. Biết đâu anh đã có một chuyện tình đẹp, nếu anh không
quá yếu hèn.
Bởi vì một cái gì đó mong manh, hết sức yếu ớt vẫn còn sống trong tâm hồn người đọc, và nó nhìn thấy
một "nó" cũng đang sống đằng sau các trang sách của văn hào xấu số.
Tại sao Harry Potter là truyện thiếu nhi, nhưng motive câu chuyện hết sức thu hút? Vì JK Rowling cũng
rất "ác" với các anh hùng của mình, đặc biệt là càng về các tập sau này. Khi Harry Potter bước vào tuổi
dậy thì, bắt đầu có tình cảm, bắt đầu phải lựa chọn giữa bạn bè, tình yêu, người thân.
Chuyện của Trump cũng như vậy, rất nhiều người thương mến con người cục cằn này, không phải là
họ thực sự giành tình cảm cho một ông già ở ất ơ không quen biết. Là qua ông già kia, trong họ thức
dậy một niềm thương cảm đối với chính bản thân mình.
Nơi này mời bạn đọc lại cà phê Inner Children, bởi vì đối với rất nhiều người, có một phiên bản anh
hùng nào đó còn rất trẻ tuổi, bị đời sống chèn ép phải câm lặng, vì công việc làm mà rất nhiều sự tình
bất công phải làm như không thấy, mãi rồi họ vì "thực tế" mà làm ngơ luôn đứa trẻ đó đi. Nó lùi sâu
vào trong nội cảm, lặng lẽ ở một không gian cực kỳ hoang vắng, nhưng nó vẫn âm thầm sống ở đó.
Và tất cả chúng ta cũng đều biết là "nó" sống âm thầm ở nơi đó. Sức sống của nó vô cùng bền bỉ. Chỉ là
khi mà nó chực chờ lên tiếng, thì các trật tự suy nghĩ hiện thời ngay lập tức uy hiếp nó, "thực tế" bắt
nó phải câm lặng. Tuy vậy, họ không cách nào giết chết nó, không hiểu vì sao không thể bóp chết nó...
cho tới khi người ta nhìn thấy hành trình của một anh hùng.
Donald Trump kỳ lạ là lại đang đóng vai anh hùng đó. Qua hành trình liên tục đối diện với các công kích
rợp trời từ phía đối lập, ông chứng minh sức sống bền bỉ của mình, tới độ rất nhiều người như giáo sư
trường luật UCLA vốn thiên tả có tên là John Yoo cũng bất ngờ, hay như Jimmy Carter nói rằng Donald
Trump là tổng thống bị đối xử bất công nhất.

Đúng là có những người Việt Nam rất "cuồng" Trump. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì trong lòng họ rất
thương quý "đứa trẻ" đó. Hành trình của Trump mang lại các biểu tượng, thông điệp, nhắc cho đứa trẻ
trong âm thầm nhẫn chịu bao năm rằng nó vẫn còn có cơ hội, để nó có thể cao lớn hơn nó hiện tại, và
bước sang một chân trời rộng lớn và thù thắng hơn một góc tâm hồn hoang vắng mà nó đang sống.
Cà phê Lý Niệm
Người bên Dems đang kêu đòi lên danh sách những người làm việc cho chính quyền Trump để trả thù.
Chuyện này ở Việt Nam nghe có quen không, nhất là những người miền Nam ở lại sau biến cố 1975?
Số người làm việc cho Trump vừa vặn để họ trả thù thực ra... không nhiều. Bởi vì lúc Trump đắc cử
2016, ông chìa cành olive với phe Cộng Hòa kỳ cựu như Mitt Romney, Bush, Mitch McConnel, ... thậm
chí bộ sậu của đồ phản quốc John McCain cũng được giữ lại. Rất nhiều vị trí tuyển dụng của chính
quyền liên bang đều là giành cho nhóm người đó, chứ không giành cho Trump camp. Việc này cũng
giống như mở cửa cho cáo vào chuồng gà. Có điều, có lẽ Trump có cái lý của ông, và ông cần người
Cộng Hòa kỳ cựu để đi qua các cuộc chiến về sau.
Điều này làm những người trong Trump camp rất bất ngờ, đặc biệt khó chịu là Roger Stone và Steve
Bannon. Cục mịch như Steve Bannon dễ thành mất lòng, nên ông phải rời team. Họ thấy khó hiểu là
bởi vì Trump có cơ hội để tạo ra các liên minh mới, các đường dây thông tin tình báo mới ở các cơ
quan trong bộ máy hành chính Hoa Kỳ vốn bao nhiêu năm thuộc người của Bush và Obama thao túng.
Bây giờ nhóm người này, điển hình như ta thấy Chris Wray bên FBI ngó lơ bộ ổ cứng về nhà Hunter,
đang quay lại "biting" Trump.
"Đoàn Kết" thực ra là một khái niệm không thuộc nền văn minh Á Đông. Quân tử là người có "quân" ở
trong lòng. "Quân" đó không phải là vua, mà là một bộ các giá trị. "Quân tử" là người thuộc về một bộ
các giá trị đó. Quân tử có thể hòa, chứ không đồng. Quần anh tụ hội xưa nay trong lịch sử đều vì đại
nghĩa. "Đại nghĩa" không nói về giang sơn, xã tắc. Kỳ thực "đại nghĩa" là nói về các giá trị đạo đức, lý
niệm về xã hội. Đời người là có định số, dân tộc là có định số. Đời người thọ yểu dựa vào phúc phần
tích được. Phúc phần đó lớn hay nhỏ là dựa vào các giá trị, quan niệm, hành vi có phù hợp nhiều hay ít
với các tiêu chuẩn đạo đức hay không. Biết bao nhiêu nền văn minh đã lụi tàn, bao nhiêu dân tộc đã bị
xóa sổ, chính là vì trong nền văn hóa của họ không còn lưu giữ các giá trị đạo đức nữa.
Nên không thể cưỡng ép người ta "đoàn kết" vì một "đại cục" chỉ nhắm tới lợi ích, mà không cân nhắc
"đại nghĩa". Người vì lợi ích đời thường, Khổng Tử giảng là tiểu nhân, sẽ vì lợi mà tới, cũng sẽ vì lợi mà
đi. Người ta vì đại nghĩa mà tới, sẽ không vì chút ít lợi lộc mà rời đi. Con người có phẩm giá, và có giai
tầng khác nhau là ở chỗ đó. Những người bỏ Việt Nam ra đi, nhằm trốn tránh khỏi năm tháng Cộng
Sản đấu tố, chèn ép... thành một thứ công dân hạng hai trong một xã hội mà Cộng Sản tuyên giảng là
"phi giai cấp". Họ không quản nguy hiểm trên đường vượt biên làm mồi cho cá, hay gặp cướp biển.
Rất nhiều trong số họ thề không quay về Việt Nam cho tới ngày quân thù sạch bóng trên quê hương,
bây giờ đang có cơ sở làm ăn với con cái của kẻ thù năm xưa. Phải chăng Cộng Sản đã trở nên tốt hơn,
hay người dân đã tự do hơn? Không phải! Chỉ đơn giản là họ vì lợi mà tìm về.
Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa mà nhiều người khoác lên cổ, thực ra có ý nghĩa đó, những điều tốt đẹp ra đi
hết, chỉ còn điều xấu xa tìm đến. Chống đỡ Việt Nam Cộng Hòa cực kỳ khó khăn. Khi những điều tốt
đẹp ra đi hết, những bộ đồ "cúng" như "lư đồng", bị người ta vứt đi, hay làm cho "bẩn". Đó là tình
cảnh của quẻ Địa Hỏa Minh Di mà nơi này hay nhắc tới. Ở Việt Nam, không phải chỉ là đạo đức trở nên
tệ bại, mà người ta rất coi thường bản thân mình.
Bởi vì trong nội cảm người ta coi thường bản thân mình, làm nhiều điều loạn bậy, mà thành ra họ cũng
coi thường người khác. Trong nội cảm coi thường người khác, nên họ muốn can thiệp vào đời sống
của người khác một khi có chút quyền hành. Người Democrats kỳ thực cũng như thế, tâm thức họ cho
họ biết con người cực kỳ thấp kém, nên người có trí tuệ một chút phải kiểm soát đời sống chung. Lý
niệm của người Democrats đối nghịch với lý niệm Cộng Hòa ở cơ điểm đó, khi người Cộng Hòa nhìn ra
được sự thánh khiết trong mỗi cá nhân, và người ta chỉ có thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời nếu như tự mình
đi tìm sự thánh khiết đó. Muốn thế, thì phải cho người ta có tự do, và duy trì một chính quyền vừa
nhỏ.
Nghĩa là trong cuộc đời này, không ai, không sự việc nào cao lớn hơn chính bản thân mình, nói đúng
hơn, chỉ có bản thân mình là quan trọng nhất. Từ Kinh Dịch, mấy vạch âm dương nho nhỏ, mà người
xưa nhìn ra được sự biến đổi của đất trời. Thái độ của người Do Thái khi dùng Kabbalah cũng tương
tự, tức là chiêm nghiệm một sự vật càng nhỏ, nhìn ra được đối ứng càng lớn trên toàn vũ trụ. Người
xưa giảng về "vong ngã", không có nghĩa là mất đi, mà chính là sinh mệnh nhỏ bé này gắn kết với một
sinh mệnh vĩ đại hơn, lớn tới độ người thường không thể hình dung, nhìn đâu cũng cảm thấy "có" - Vô
Xứ Bất Tại, không đâu không có.
Trong lúc truyền thông "việt vị" tuyên bố rằng Biden đang thắng cử, ly cà phê này cũng nhắc lại rằng
một khi Trump chưa tuyên bố thua, tức là chưa kết thúc. Bởi vì như ta thấy, Trump là một tổng thống
kỳ lạ, ông vốn có một đời sống thoải mái hơn rất nhiều khi mang mình vào một sự tình hết sức hỗn
loạn và căng thẳng này. Cũng như Lincoln, Reagan, ... ông làm là vì đại nghĩa. Nếu kết cục có không tốt
như phát đạn bắn vào gáy Lincoln, xem như là không may. Nhưng viên đạn bắn vào tim Reagan chệch
đi vài ly, phải vậy không? Nhờ sự may mắn đó mà nhân loại chứng kiến Reagan kết thúc chiến tranh
lạnh, mang lại ánh sáng tự do do người dân bên phía Tây của bức tường Berlin. Bây giờ, một đế chế đỏ
ở phương Đông đang rung chuyển và có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, nhóm người Trump đang đe dọa tới
sinh tồn của nó, chẳng phải vì vậy mà nó dám tố hết trong đợt bầu cử này hay sao? Chính - Tà giao
phong, hay cuộc chiếc Horus - Seth đang tới hồi hết sức gay cấn. Chính là hãy tiếp tục quan sát.
Nhiều người rất thích Kinh Dịch, đụng gì cũng lập quẻ, đụng cái gì cũng "động tâm". Người đời không
hiểu, một khi hễ cứ "động tâm" mà ra quẻ, rồi luận quẻ chính xác, thì có khác gì tâm ở trong cảnh. Lúc
đó chuyện gì cũng muốn biết, cái gì cũng muốn bàn, tâm hồn đâu còn "hư trống" nữa. Mấu chốt của
Kinh Dịch là Thiên Nhân Cảm Ứng. Cái tâm kia có đủ thứ ở trong đó, anh này đi đâu, chị kia đánh ghen
có thành công không, người này sức khỏe bệnh tình thế nào...Lúc đó thiên cơ còn đâu nữa? Và cũng
không được phép làm chuyện như vậy. Ngay cả khi biết được cách lập quẻ, cách nghiệm lý, người ta
vẫn có thể lấy quẻ sai, hay nghiệm lý sai.
Bởi vì cái cảm ứng của Dịch chỉ dành cho tâm hồn hư trống. Hư trống như cái thùng đàn. Có chuyện
nên nói, có chuyện không nên nói. Tới độ chuyện gì cũng biết, và biết rất rõ, thì sẽ không được phép
nói. Sở dĩ còn được phép nói một thông điệp, là bởi vì thông điệp có chỗ không rõ ràng, người ta còn
có thể nghe sai, hiểu sai. Thậm chí ngay cả khi thông điệp hết sức chính xác, nhiều khi được nói ra là
bởi vì quy mô truyền đi không ảnh hưởng tới nhiều người, rất hữu hạn có duyên được biết. Thiệu Ung
ngày xưa coi đâu trúng đó, vì thời của ông không ai biết ông là ai, chỉ rất ít người ghi chép lại tình huống
của ông. Người này tới lúc này phải trả một món nợ nhân quả, biết chuyện né được, thì chủ món nợ
kia phải "chịu đựng" thêm một chút, chính là trên nợ cũ còn phải tính lãi.
Vậy nên có một vài sự tình, nơi này cũng không thể trả lời cho thấu đáo.
Dông dài là vậy, nơi này cũng chỉ có thể viết được những gì được phép. Vậy thì được phép nói điều gì?
Chính là không ngừng thương quý bản thân, quý tiếc năm tháng, trân trọng thời gian, đi tìm phần
thánh khiết trong nội tâm của mình. Một khi mình thành tựu, ánh sáng từ nội tâm sẽ quán chiếu lên
đời sống xung quanh. Đó cũng chính là lý niệm của những người Cộng Hòa đầu tiên như Stevens
Thaddeus, hay Abraham Lincoln.
Một khi mình thành công, thì đất trời tín thác nơi mình, trách nhiệm sẽ tìm tới mình. Lúc đầu, tên của
Abraham là Abram, nghĩa là "cha". Đây là điều khá thú vị, vì ... hai vợ chồng Abram không có con. Nhưng
vì ông giữ giao ước tới cùng với Yhwh, nên Yhwh đổi tên ông thành Abraham - nghĩa là Father of
Nations - ông là tổ phụ của dân Do Thái và Ả Rập.
Trước đây, nơi này có bi quan, rằng một khi cơn khói bụi của thời cuộc nổi lên, người Việt Nam rất có
thể sau khi tháo được cái ách Cộng Sản, lại quàng lên cổ cái ách nô lệ khác, na ná Cộng Sản. Hay thậm
chí là chỉ sau vài năm đầu tiên vất vả của nền Cộng Hòa, họ đòi quay về "đường xưa", "lối cũ". Nhờ
Trump, mà người Việt Nam cũng nhìn ra nhiều người trước nay theo dân chủ, nhưng họ hoàn toàn
không có lý niệm chân chính vì tự do, họ nhục mạ Trump và những người ủng hộ Trump không tiếc lời.
Chẳng phải sự tình Trump đã giúp người Việt "nhìn ra" rất nhiều người sao? Tương lai chọn người cho
Đại Việt Dân Quốc, đảm bảo rất nhiều người đã hình dung được ứng viên cho mình. Hãy cám ơn
Trump vì điều đó, ông mang giác độ và tâm hồn của người Việt Nam đi xa hơn, nhìn ra được ma quỷ ẩn
nấp trong rất nhiều tâm hồn "dân chủ".

PS: nếu ai vào đây định thả link wikipedia thì xin mời đi nơi khác. Cũng không nên nói gì xấu, chỉ là
wikipedia giành cho trẻ con tìm hiểu khoa học thì được, chứ không thể là nguồn tư liệu để nghiên cứu
lịch sử, chính trị, và tâm linh.
Cà phê Độn
Có một chuyện về Trump thế này. Trump là một người dày dạn chuyện làm ăn, có lần tưởng chừng
như muốn phá sản, vậy mà vẫn vay thêm được tiền nhà bank, vực dậy được. Trước đây Trump còn có
một mánh làm ăn ghi lại trong sách, mà giới bankers ở New York rất thích, đó là ông ký vay tiền sẵn,
vẫn trả lãi, chỉ là ông không rút ra. Tới khi cần có tiền thì ông huy động được một lượng lớn tiền mà
không phải mất thời giờ cho việc giấy tờ. Việc này có hai lợi điểm, một là ông giữ được quan hệ tốt
với những người làm trong ngân hàng, xem như là một khoản "đi lại", vì các bankers này cũng cần có
KPI. Trong khi Trump có thể dựa vào số tiền sẵn có đó, đúng lúc cơ hội làm ăn tới thì có thể huy động
được một nguồn lực rất lớn. Tất nhiên là ông viết như thế trong sách the The Art of the Deal, thực hư
thì không biết, và có thể là ông "nổ", hay người nào chấp bút cho ông để lại chuyện này như một
gossip.
Nhưng như Carl Jung từng nói:
"Gossip does not need to be true in order to be of value. Even if it gives an entirely twisted picture of a
man, it clearly shows the way in which his persona, that is his public appearance, functions. "- Carl Jung
(Gossip không cần phải chính xác mới có giá trị. Thậm chí ngay cả khi nó làm méo mó hình tượng hoàn
toàn, nó vẫn cho thấy tính cách của anh ta [chính khách], cũng là vẻ ngoài đối với công chúng, hành
động thế nào).
Việc Foxnews bất ngờ trở cờ cách đây vài ngày, đâm Trump một đao, bất giác làm nơi này suy nghĩ tới
chuyện: không lẽ Trump và người của ông, liên tục khẳng định chắc nịch rằng bầu cử qua thư là một
ngả để người Dems gian lận từ đầu năm, lại không hề tính tới tình huống này? Một số nguồn tin khẳng
định rằng họ [Trump Camp] đã tính tới tình huống này, và đã có sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật, để có thể
mang miếng võ này ra đánh trước tòa.
Ra quẻ Độn, động hào 3. Thể Kim, Dụng Thổ, Dụng sinh Thể. Trong biến hóa sinh khí tràn trề, thế tiến
như vũ bão, kết cục là lại có sự hỗ trợ cực kỳ mạnh mẽ từ đất. Từ núi bước xuống, từ rừng bước ra.
Người trên núi cũng giúp, người trong rừng cũng giúp. Lời quẻ Độn "Báo ẩn nam sơn chi tượng." Quẻ
nói về một con Báo đang tiềm phục. Quẻ Đại Cát, dụng sinh thể, đang có rất nhiều thế lực xuất hiện
giúp đỡ Trump trong âm thầm.
Hào 3 Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát. Giả làm như yếu, giả làm như ngu tối - "ĐỘN".
Ý nghĩa Độn tinh thâm ở chỗ là bên ngoài khác với bên trong. Trước lúc Khang Hy giết Ngao Bái, cũng
có tình huống của quẻ này, ông vua trẻ suốt ngày ăn chơi, rất sợ Ngao Bái, Ngao Bái ngông cuồng không
coi vua ra gì, chẳng thèm thượng triều. Tới khi Khang Hy tới thăm, Ngao Bái đành phải nói dối là bệnh,
nằm trên giường và vẫn mang đao. Khang Hy ngồi bên giường bệnh, thấy thanh đao, mặt không biến
sắc, vẫn giả khờ, khen Ngao Bái không quên nguồn gốc Mông Cổ. Ngao Bái thấy ông vua con khờ khạo,
chẳng còn kiêng nể gì nữa. Đó là một tình huống lấy được quẻ Độn. Sau đó Ngao Bái bị mật phục trong
Tử Cấm Thành.

Ta thấy rất nhiều người "phục" đao chờ thời. Foxnews là ví dụ, bây giờ ngay cả tới Dalai Lama, cũng có
một "thanh đao" tương tự. Vậy thì xem trong các ngày tới, "thanh đao" Trump mật phục hình thù ra
sao? Và thế lực nào đang âm thầm giúp ông?
Úc vẫn là xứ có phần thiên tả, từ cơ quan công quyền, tới cảnh sát, những người mang lý niệm Cộng
Hòa đều gặp vấn đề ít nhiều khi bày tỏ chính kiến theo hướng này. Ở nơi làm việc, mắng chửi Trump
thì không sao, chứ tỏ ý ủng hộ Trump là nhiều khi vì lí do này khác mà phải có "friendly chat" với
"Human Resource". Những người nào tự tìm hiểu, đa phần có lý tính tự suy luận rất mạnh. Đây là câu
hỏi của một độc giả ở Cali, rất tiếc là nơi này không thể giúp. Kiến thức không của riêng ai. Hy vọng mọi
người ai biết cách thì có thể giúp đăng comment bên dưới. Hy vọng đứa bé của bạn này được giáo dục
tốt, Đại Việt Dân Quốc tương lai được nhờ. Quý trọng ông bà, không bằng chăm lo cho đời sau, bởi vì
ông bà bảo đảm không thể cứ nằm mãi nơi mộ phần, nếu theo nhà Phật tuyên giảng, vậy thì cũng nên
"dọn dẹp", chuẩn bị một môi trường tốt để họ có cơ hội trở lại.
Câu hỏi bên dưới:

"Thưa chú, con biết rằng chú rất bận, nhưng vẫn mạo muội nhắn tin hỏi chuyện. Con là một người việt
sống ở cali thủ phủ của Đảng dân chủ. Năm nay con trai con đến tuổi đi học, bé học online vì dịch bệnh
ập đến. Chính vì vậy nên con mới biết trong chương trình dạy của trường bé nhồi nhét cho các con tư
tưởng theo hướng liberal. Nên 2 vợ chồng con rất sợ bé bị ảnh hưởng nhiều bởi chương trình học ở
trường. Vậy ở nhà chúng con nên cho bé đọc những loại sách gì? Xem những thứ gì? Dạy bé ra sao để
mai này lớn lên bé sẽ trở thành người có ích có tâm không chú?"
Cà phê Dịch
Đây là sách về Kinh Dịch của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Nơi này có thời gian đọc qua, rất khâm
phục lối hành văn cực kỳ khúc chiết và dễ hiểu của cụ. Bạn đọc bài ở nơi này, thấy thi thoảng hay dùng
dấu phẩy ngắt câu liên tục là học ở cụ cách hành văn.
Nay có người nhắc lại sách dịch của Thiệu Vĩ Hoa, hậu duệ của Thiệu Ung, kỳ tài Kinh Dịch thời Bắc
Tống. Thấy chữ trong sách có phần rối rắm, vậy xin giới thiệu sách của cụ Nguyễn Duy Cần. Đây là bản
PDF, bạn có thể tải về đọc lúc có thời gian. Tuy vậy, vẫn là nên mua sách của cụ, dẫu sao thì cũng nên có
một quyển như vậy ở trong nhà. Có sách trên giá sách không hẳn là cần thiết để đựng sách, bởi giá
sách còn là một nơi nhắc nhở sự nghiêm túc đối với tri thức.
Ví dụ như hình bên dưới là cách cụ minh họa, rất có hệ thống. Nếu bạn có thể đọc song ngữ, bản của
Wilhem do Jung viết lời tựa, đảm bảo sẽ thấy được nhiều tình huống khác nhau.
Thực ra, cuộc đời này, đời người tới lui vẫn là "xếp đặt", xem thử dòng chảy của thời thế như thế nào,
rồi đối chiếu lên mục tiêu cá nhân của mình. Cái gì nên giữ, cái gì không nên giữ. Thuận theo dòng chảy
vĩ đại của thời cuộc mà xếp đặt cuộc sống của mình. Từ cách xếp đặt đời sống của mình, tự nhiên cũng
sẽ nhìn ra được một bức tranh lớn của vũ trụ, các thành phần, giai tầng xã hội, các lực lượng được xếp
đặt thế nào.
Đây là trí tuệ bác đại tinh thâm, cụ Nguyễn Duy Cần tổng hợp tinh hoa của người xưa lại cho đời sau,
vậy xem ra cũng nên trân quý nó. Việt Nam là lá cờ quẻ Di, nghĩa là đồ quý bị vấy bẩn. Nếu bạn dùng
dấu hiệu đó, thấy rằng ở đâu trên đất nước Việt Nam, người ta cũng "vấy bẩn" những thứ hết sức
quý giá, gần là bản thân mình, mà xa là cách họ đối xử với người khác. Kẻ lưu manh thì ngồi ở ngôi cao,
trong khi người thông sáng thì chịu đủ mọi điều bức hại.
Có một thứ tương tự như Kinh Dịch, đã nhắc tới ở nơi này, là hệ thống các biểu tượng Kabbalah của
người Do Thái. Không chỉ có người Do Thái, người Ấn Độ cũng có các biểu tượng tương tự. Và kỳ tình,
nếu như am hiểu được cả ba thứ này, người đời sẽ nhìn thấy giữa chúng có quy luật biến đổi chung,
khác cái nhỏ, nhưng chung cái lớn - Đại đồng, tiểu dị.
Thái độ của Kabbalah nhìn nhận sự việc cũng như vậy, hiểu biết ở một tình huống nhỏ, thì nhìn ra đối
ứng ở sự tình lớn hơn, nhìn được tình huống ở cấp nguyên tử, phân tử, thì cũng nhìn ra được tình
huống ở cấp hành tinh, thiên hà... Thân người theo Đạo Gia là tiểu vũ trụ, kỳ tình là người Kabbalah
cũng cho rằng muốn hiểu được tình huống của Thượng Đế, thì cũng chính là phải quan sát được tình
huống của đời người. Tử Vi, Tử Bình, đều dựa trên kiến thức Dịch. Ngày xưa, giờ nào làm việc nào, đối
đãi với ai ra sao, gặp các sự việc nên có thái độ thế nào, kỳ tình là đều không nằm ngoài chuyển động
của ngũ hành, không ngoài biến chuyển của Dịch.
Vậy để quyển sách này ở đây, ai muốn đọc thì có thể tải về. Ai không hiểu, thì in sách ra đem đốt rồi
khuấy tro uống, bảo đảm là sẽ thấy rất khó uống, chứ không nhớ được gì thêm đâu. Thành ra tốt nhất
vẫn là nên đọc cho kỹ, và từ từ suy nghiệm.
Tinh thần học hỏi nằm ở nỗ lực kiên trì, đồng thời dzui dzẻ không quạu.
https://sachhoc.com/dich-hoc-tinh-hoa-nguyen-duy-can-ban-day-du
Trong hình là nhân vật quyền lực nhất ở Canberra - Rupert Murdoch. Ông là ông chủ của Fox News và ...
The New York Post, cùng rất nhiều hãng tin khác. Steve Bannon đã liên lạc với các hãng tin để đăng về
ba ổ cứng từ lâu, chỉ có The New York Post chấp nhận đăng, nhưng trì hoãn mãi cho tới thời điểm như
ta thấy, có lẽ chỉ dám làm sau cái gật đầu của Murdoch. Và Murdoch còn cần "ngã giá" với bên phe trân
châu đen. Sau đó thì The New York Post đăng hết sức nhỏ giọt, Lude Media bị việt vị liên tục, cứ hễ bên
trong NYP có thông tin sẽ đăng ngay hôm sau, thì sự tình là vài ngày mới đăng, và chỉ đăng một vài tấm
ảnh vô thưởng vô phạt. Rất có thể là có một điều khoản nào đó, khiến cho bên NYP được đăng, thì các
bên khác không được đăng nữa? Hay sao đó, mà sau này khi NYP dừng đăng thì bên gờ tờ vờ mới
đăng, và Giulliani gặp Daily Caller.

Murdoch là ông vua không ngai, trước từng có một người vợ China, người ta nói bà là tình báo Trung
Nam Hải, vẫn chỉ là tin đồn, bởi vì người nữ này nhanh nhẹn và có ... võ. Chỉ là sau không biết chuyện gì
mà ông không đi với bóng hồng này nữa. Bây giờ Fox đâm Trump một đao, rất có thể là nhân vật này đã
"nghĩ lại", vài bữa nữa NYP trở cờ cũng không lạ. Các đời thủ tướng Úc gần đây, tới như Scott
Morrison cũng rất "ngán" nhân vật này. Tony Abbott bị lật khỏi Liên Đảng, ít nhiều cũng có bàn tay hắc
ám của Murdoch.
Cà phê McCain
Mỗi lần nhắc tới McCain, nơi này chỉ muốn chửi bậy. Đó là điều không nên. Khi nghe tin ở Arizona
người ta bỏ phiếu cho Biden, bởi vì Trump không xem McCain là anh hùng chiến tranh nên làm mất lòng
dân Arizona, nơi này có hơi bất ngờ. Bất ngờ vì chuyện nghe được từ một cựu quân nhân VNCH ở
Arizona về McCain rất khác, hoàn toàn khác so với chuyện mà truyền thông tả hữu tô vẽ về McCain.
Tất nhiên, đây là những câu chuyện riêng tư, không thể nào xác thực, có cũng chỉ là những người ở rất
gần John McCain mới biết. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu về đời sống
riêng của một gã đàn ông háo danh. Nếu có ích, thì là có ích cho những người chuyên làm profile phân
tích tâm lý. Đó là những thứ xin không kể lại. Nhưng những thứ sau đây, thì bạn có thể tìm.
Ở chiến trường, người lính Mỹ xem trọng nhất là điều gì? Là đồng đội của họ. Danh dự của người lính,
kỳ thực không phải qua tấm huân chương trên ngực áo, vốn là một ghi nhận phải đi qua nhiều vòng
ảnh hưởng chính trị ở Washington. Danh dự của người lính thực ra nằm trong mắt đồng đội. Đối diện
với chuyện sinh tử ở chiến trường, danh dự nhà binh mới là điều quan trọng để người ta sống tiếp.
Bạn có thể đọc thêm về tin này, trong link dưới đây, về việc McCain cố tình làm khó dễ, tạo ra một mê
cung hành chính để việc truy tìm lại các tù binh chiến tranh ở Việt Nam, Nam Hàn,... là một sự xúc
phạm đối với lính Mỹ. Sở dĩ xúc phạm là như thế này. Năm 1990 hạ viện có một dự luật, có tên là
"Truth Bill". Điều cơ bản của luật này là hễ người đứng đầu các cơ quan chính phủ nếu được nhận bất
kỳ thông tin nào liên quan tới các tù binh chiến tranh Hoa Kỳ tính từ Đệ Nhị thế chiến, phải ngay lập
tức thông báo cho công luận. Việc này giúp các thân nhân có thể có hy vọng tìm lại những quân nhân
Mỹ đang bị cầm tù ở Việt Nam, hay Bắc Hàn...
“[The] head of each department or agency which holds or receives any records and information,
including live-sighting reports, which have been correlated or possibly correlated to United States
personnel listed as prisoner of war or missing in action from World War II, the Korean conflict and the
Vietnam conflict, shall make available to the public all such records held or received by that department
or agency.”
https://www.typeinvestigations.org/investigation/2008/10/06/mccain-pow-cover/
McCain từ phía Pentagon đã ngay lập tức ngăn chặn dự luật này. Sau có còn một dự luật nữa, đại để
rằng nếu bất kỳ cơ quan chính phủ nào nhận được thông tin về những quân nhân bị bắt làm tù binh,
cố tình che dấu và không công bố cho công luận trong vòng một tháng sẽ đối diện với án phạt. McCain
thêm vào một amendment sau đó, thế là những người làm chuyện đó, chiểu theo bản sửa đổi, sẽ
không bị phạt nữa.
Đây là chuyện bạn có thể kiểm chứng. Về chuyện tâm lý. Lúc McCain trở về Hoa Kỳ, mang thương tật,
ông có một người vợ rất chung thủy, bà công tác trong văn phòng tổng thống Ronald Reagan. Khi nhìn
thấy vợ mình, McCain rất bất ngờ. Người vợ ông vào năm 1969, 2 năm sau khi ông bị bắt ở Hà Nội, bị
một tai nạn xe hơi, bị dập xương hai chân, vỡ xương chậu. Mấy đứa con của hai người phải gửi người
thân nuôi hộ. Riêng bà đi qua các cuộc phẫu thuật hết sức đau đớn. McCain từ đó để vợ vật lộn với
việc phục hồi và nuôi mấy đứa nhỏ, ông đi party và có nhân tình ở bên ngoài.

McCain lúc này cũng bắt đầu suy nghĩ tới việc hoạt động chính trị. Ngặt nỗi ông không có tiền ra tranh
cử. Tiểu thư của gia tộc Hensley giàu có ở Arizona chưa chồng, trong khi người cha của cô cũng nhìn ra
được cơ hội chính trị của chàng trai trẻ. McCain về ly dị vợ, trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều người,
nhanh chóng sau đó kết hôn với tiểu thư nhà Hensley - cũng là người thừa kế của gia tộc Hensley.
Có hai loại mồi để mang đi câu cá sấu, loại công tử bột ăn chơi gái gú là một, loại đàn ông đào mỏ là
hai.
Ở Phoenix, không ai không biết Hensley Beverage. Cuộc hôn nhân này ngay lập tức mang lại cho John
McCain hầu bao không đáy để chạy đua vào thượng viện. Và thành tựu của McCain ở thượng viện,
được đánh dấu bằng các hành vi hết sức đốn mạt với đồng đội cũ như trên.
Chưa hết, nếu ai đã từng xem bộ phim Kingdom of Heavens, người ta sẽ thấy một thông điệp rất lạ.
Dựa trên một câu chuyện hư cấu, vào thời đại thánh chiến. Bộ phim khắc họa người Hồi Giáo rất tích
cực, và liên minh các quốc gia ở Âu Châu là một lực lượng tham lam, đạo đức giả.
Bộ phim này làm lính Mỹ sởn gai ốc, và rất tức giận. Bởi vì nó mang lại cho người ta một thông điệp
hết sức nguy hiểm, chính là Hồi Giáo là một tôn giáo hòa bình, và rằng những gì mà lính Mỹ đang làm ở
Iraq, hay Afghanistan là có phần sai. Đây là một bomb tấn của Hollywood. Đoạn kết khi danh tướng
Saladin của phe Hồi Giáo chiếm được Jerusalem, hiệp sĩ Balian hỏi Saladin rốt cuộc Jerusalem quan
trọng như thế nào đối với người Hồi Giáo, Saladin trả lời:
- Nothing
Rồi quay đi, được vài bước rồi quay lại:
- Everything
Cái narrative là thế này, "nothing" có nghĩa là thành Jerusalem chẳng phải là một tòa thành giàu có thời
điểm đó. Nhưng Jerusalem lại có ý nghĩa về mặt tâm linh. Đối lập với kỵ sĩ dòng đền từ Âu Châu đổ về
Jerusalem, trên đường đi cướp bóc hàng hóa, cưỡng hiếp phụ nữ Hồi Giáo, lực lượng Saladin là một
lực lượng chính nghĩa.
Lính Mỹ ở Trung Đông đều hiểu rõ cái narrative trên là dối trá, đặc biệt là với những ai từng thấy lính
Hồi Giáo ngửa mặt lên trời : Allah Akbar, rồi chặt đầu người lính Mỹ bị thương nằm trên đất.
Sau đó, Balian bỏ về Pháp, có một nhân vật rất nổi tiếng trong lịch sử nước Anh, là Richard Sư Tử Tâm
(Lion Heart), ông có hỏi Balian về đường tới Jerusalem, anh hiệp sĩ này cười nửa miệng, không biết.
Đây là thái độ mỉa mai giành cho một vị anh hùng thánh chiến từ nước Anh, người đã đánh bại quân
Saladin, giành lại Jerusalem.
Đây là phim làm lính Mỹ sởn gai ốc, là bởi vì bất kỳ ai nghiên cứu về đạo Hồi, đều biết rằng đạo Hồi
được hệ thống lại bởi Muhamad. Muhamad là một warlord cực kỳ hiệu quả ở Trung Đông khi lồng
ghép chiến tranh và thần quyền thành tôn giáo. Trong bối cảnh cuộc chiến ở Iraq tốn kém tiền của, lại
không chứng minh được lí do chiến tranh - tìm vũ khí giết người hàng loạt. Sự xuất hiện của lính Mỹ ở
Iraq làm sự bất mãn của người dân lên cao, từ đó tạo ra môi trường lý tưởng cho các tư tưởng hồi
giáo cực đoan nhen nhóm trở lại.
Các cuộc cách mạng màu của Morsi ở Ai Cập, và các lực lượng tiền thân của nhà nước ISIS Hồi Giáo ở
Trung Đông sau này, thực ra, thành công một phần là nhờ sự mù lòa hữu ý - willful ignorance từ phía
Hoa Kỳ, mà chính xác là từ bộ sậu của John McCain từ lầu năm góc. Richards Higgins có kể lại trong The
Memo rằng khi báo cáo cho John McCain về những gì tai nghe mắt thấy trên chiến trường về chiến
binh Hồi Giáo, McCain gạt đi "You dont know what you are talking about!" John McCain cho rằng đó chỉ
là những người "freedom fighters" - chiến binh tự do, chứ không phải "chiến binh Jihad". Việt Cộng
cũng là chiến binh tự do, hải tặc Somali cũng là chiến binh tự do, thổ phỉ ở Sierra Leone cũng là chiến
binh tự do... có nhóm du kích guerillas nào mà không tự xưng là chiến binh tự do?
Bush, McCain, và sau này là tới Obama đều kiên trì giữ cái narrative đó, sự bất mãn trong quân đội càng
lúc càng rõ rệt. Tới độ khi Barrack Obama đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp ở West Point, lính chẳng
thèm đứng chào. Đoạn clip này sau đó bị cắt đi.
Cho nên không phải ngẫu nhiên, mà người ta ngán ngẩm McCain và Bush mà bầu cho Obama. Rồi
ngược lại, không phải ngẫu nhiên mà Donald Trump tỏ ý coi thường John McCain. Cũng lại càng không
phải ngẫu nhiên, mà McCain không muốn Donald Trump xuất hiện trong đám tang của ông, thay vào đó
là Obama. Và cũng lại càng không phải là ngẫu nhiên, khi có anh lính thủy quân lục chiến giật micro chỉ
mặt McCain mắng "treason" (Đồ phản quốc).
Lúc đắc cử, Trump chìa cành olive về phía những người từng làm trong chính quyền Bush, nhóm người
McCain, Mitt Romney, Paul Ryan... Điều này làm nhiều người trong team của ông rất bất bình. Rất
nhiều vị trí trong các cơ quan công quyền từ FBI, tới CIA, đều là "người của họ". Trái đắng bây giờ là
Chris Wray, chưa kể tới James Comey gây tai họa cho tướng Michael Flynn trước đó, lại là một câu
chuyện dài.
Lúc ở nhà tù Hỏa Lò, McCain bị tra tấn. Cộng Sản Hà Nội biết bắt được con cá lớn, đặt biệt danh cho
ông là "Thái Tử". Trong lúc những tù nhân khác chịu đựng, McCain chịu không nổi, sau khai ra gì đó. Hà
Nội vì vậy rất "thích" ông. Sau ông có viết lại một ít về nó, vì lúc đó ông chịu không nổi, lời khai của ông
được Hà Nội ghi âm lại.
Và có ngẫu nhiên không, khi cô tiểu thư Hensley năm nào bây giờ đi vận động tranh cử cho nhà Biden?
Thực ra, dân Arizona không phải ai cũng dễ bị truyền thông tả hữu dắt mũi về trường hợp của John
McCain. Cho nên, lúc nghe chuyện người kiểm phiếu ở Arizona lấy bút lông "điền" vào phiếu cử tri,
gian lận để cướp phiếu từ cử tri ủng hộ Trump, nơi này không hề lấy làm lạ. Vì kỳ tình, sẽ không hề
ngạc nhiên, nếu sau khi kiểm phiếu lại, Trump có số phiếu cao hơn.

Chuyện ở Michigan bắt đầu gay cấn. Attorney General của Michigan là Dana Nessel đe dọa phóng viên
đăng các clip nhân viên bầu cử ở Michigan được huấn luyện nhiều ngày trước khi cuộc bầu cử chính
thức diễn ra để hủy các phiếu bầu cho Donald Trump. Clip này có tên là DetroiLeaks, bạn có thể tìm,
trong đó người hướng dẫn nhân viên cách trả lời, cách gian lận phiếu. Chuyện này tới hồi gay cấn đây.
Để xem chị này xử lý vụ này sao, đổ bể là ngồi bóc lịch.
Bí quyết học Dịch là ở chỗ tâm hồn hướng thượng, thuần phác, tới độ nhìn vào trong lòng thấy hư
trống, đảm bảo học sẽ "sáng", mà ít người tin.
Càng không muốn biết việc đời, tâm hồn càng hư trống, càng tỏ việc đời. Là bởi vì không đặt tâm vào
việc đời, thì dễ cảm ứng được chuyện ở không gian khác, mà những chuyện xảy ra ở trong không gian
này, đều là từ không gian khác vận hành.
"Bất Xuất Hộ, Tri Thiên Hạ" - là ở một chỗ, mà âm thanh của vạn vật đều âm vang trong tâm hồn hư
trống. "Ngồi trong trướng" mà biết chuyện xa ngàn dặm, kỳ thực là cũng do nắm được nguyên tắc này.
Tại sao Đạo Đức Kinh lại nói về chuyện trị quốc? Người xưa tu Đạo sao lại có thể bàn chuyện chính
trị? Là bởi vì hiểu được vận hành của Thiên Tượng, thì cũng nhìn ra được chính tà ở nhân gian, nên
càng hiểu được Thiên Ý, thì cũng nhìn ra được việc trái Thiên Ý, từ đó mà có thể can dự vào việc đời,
chẳng qua là cũng thuận theo Thiên Ý mà thi hành.
Học Dịch, thực ra cũng là một lối tu thân: kiêng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tiết chế dục vọng,
các loại cám dỗ thời thượng. Thức ăn càng thanh đạm càng tốt. Đời sống ít truy cầu, chăm chỉ làm
việc, tâm hồn hướng thượng. Tự nhiên về phương diện tâm linh sẽ "sáng".

Sách đọc cho nhiều, chẳng qua là người ta chỉ giải thích cái bên ngoài. Cái nội hàm bên trong của ngữ
nghĩa, vẫn là từ bên trong nuôi dưỡng.
3000 thế giới trong tâm.
Đây là model chi tiết nhất tính tới thời điểm này của tế bào cơ thể, có được qua X-ray, NMR và dữ diệu
cryoelectron microscopy.
“Cellular landscape cross-section through a eukaryotic cell.”
Không một nhà khoa học sinh học phân tử chân chính nào tin vào thuyết Darwin.

http://www.digizyme.com/cst_landscapes.html
Tới sớm. Thời gian như bị đẩy nhanh chứ không như trước. Cũng cùng một bộ các sự việc, nhưng một
ngày hôm sau lại ngắn hơn một ngày hôm trước. Vật chất tích tụ càng nhiều, càng dễ bùng nổ.
Thuyết Big Bang là một thuyết rất sơ hở của vật lý hiện đại, vì chỉ nói tới tình huống bùng nổ, chứ
không nói tới tình huống trước bùng nổ. Theo Đạo Gia giảng thì vật cực tất phản, lúc cực thịnh cũng là
lúc khởi suy.

Đùa một chút, nếu như Địa Ngục là nơi cuối cùng để đưa vật chất trở lại tình huống nguyên thủy, thì
có lẽ đang bị backlog ở đó, đang khi bên trên liên tục dồn ép xuống, tạo ra năng lượng ngày một lớn.
Theo tốc độ lúc có quẻ này là giữa tuần sau. Chứ không phải hôm nay.
Chuyện càng lúc càng gay cấn. Theo qanon thì nhân vật này bị buộc phải stepdown. Mấy ngày nay đọc
sách liên tục mà thấy vẫn không đủ.
Nhiều lúc thấy tội người Việt Nam nào ở quốc nội tin vào tuyên truyền của truyền thông thiên tả .
Information warfare, cyberwarfare, ... chuyện đời trở nên hết sức phức tạp. Tới rất nhiều người có
trình độ cũng bị lừa, nói gì tới họ.

Trên arxiv còn lưu lại bài phân tích kỹ thuật về lỗ hổng trong phần mềm bỏ phiếu, do hai tác giả nghiên
cứu năm 2015, một là từ UniMelb, người kia từ UniMich.
Đây là một phim rất đáng xem cho weekends. Điều đáng sợ nhất trong phim này là cái mindset của
Bezos. Ông không cần tiền. Ông tạo ra một "đấu trường", nơi ông có đầy đủ thông tin về "đấu sĩ tốt
nhất", phương thức làm ăn, tin tức sản phẩm. Tới lúc thu hoạch, ông chỉ cần mở lời, không ai nói
không. Ở Úc, Kogan, Ebay, ngay cả chuỗi siêu thị Woolies, Coles, đang bị dồn ép rất khốc liệt.
Năm 2020 là một năm cực kỳ thành công của Amazon. Thiên hạ lo chuyện Covid, chuyện bầu cử,
chuyện big tech... mà quên mất một gã khổng lồ khác trong âm thầm.
Lúc Bezos đặt vấn đề về xây dựng Amazon Prime, các chuyên gia logistics thượng thặng từ Ivy Leagues
tính tới tính lui cũng không nhìn ra được phương án nào khả dĩ về chi phí.
Trong phòng họp, Bezos ngả người lên ghế, nói thế này: "Các anh đi sai hướng rồi"
Bezos cho rằng chỉ cần mỗi người trả cho Amazon một chút tiền, số tiền đó đủ để xuống tiền, vay thêm
từ ngân hàng, tạo ra các nhà kho chứa hàng ở các thành phố nơi kho hàng của Amazon không có. Dần
dần theo thời gian, thuận theo đặc điểm của từng địa phương, thói quen mua hàng mà các kho hàng
đó sẽ trữ các mặt hàng khác nhau.
Đó là một ý tưởng rất hay. Tuy nhiên, thái độ của Bezos là thế này: Ideas are cheap. Ý tưởng hay thì
sao? Thì chẳng sao cả! Ý tưởng là thứ rẻ tiền mà ai cũng có. Thế cái gì quan trọng nhất? Execution!
Thay vì tiền trả cho cổ đông, Bezos tập trung mở rộng theo hướng đó.
Big Tech đang gặp vấn đề về chính trị, Facebook, Google, Twitter, ... suy cho cùng, chỉ sống nhờ quảng
cáo. Nhưng tới khi mua hàng, thì người ta mua của ai? Của Amazon. Muốn bán hàng trên Amazon?
Thoải mái! Người ta nỗ lực xây dựng cửa hàng trên Amazon, cũng chính là người ta đang BÀY CHO
AMAZON LÀM ĂN.
Các chủ gian hàng và người mua hàng cung cấp cho Amazon thị hiếu mới nhất, xu hướng tiêu dùng mới
nhất.
Từ bán sách, Amazon giờ bán đủ thứ trên đời, nay cung cấp tới cả IT Solutions.
Các ý tưởng của StartUp hay cỡ nào, cũng cần tài năng quản trị và execution. Vậy thì đỡ mất thời giờ,
Amazon sẽ liên lạc với họ, hướng dẫn những StartUp mới, các StartUp này thành công trên nền tảng
của họ, cũng là đang cung cấp không chỉ Ý Tưởng, mà còn cả Phương Thức và Dữ Liệu cho Amazon.
Có một câu chuyện bất ngờ thế này, khi người ta sẵn sàng chi hàng đống tiền cho việc nghiên cứu
thuật toán AI ở Big Tech, thì ở Amazon, các thuật toán cách đây vài chục năm vẫn làm việc rất hiệu quả.
Tại sao vậy? Là bởi vì "People are freaking predictable!"
Con người, tưởng là phức tạp, nhưng thực ra cực kỳ đơn giản.

Jack Ma bắt chước rất nhanh với việc xây dựng Alibaba. Trong lĩnh vực điện toán đám mây có một câu
chuyện hài. Chính trị gia Úc, mà đặc biệt là phe Lao Động của Kevin Rudd, Gillard... ngu tới độ, nếu
không có can thiệp từ giới tình báo, đã để cho Alibaba trúng thầu hợp đồng lưu trữ thông tin cho chính
phủ ở Canberra.
Vấn đề của Scytle đã bị phát hiện vào năm 2015. Ở NSW có một nhóm điều tra độc lập. Chi tiết có thể
hết sức phức tạp, nhưng nói đơn giản thế này: Scytle có thể không cố tình can thiệp, nhưng Scytle có
thể cố tình có lỗ hổng để một bên thứ ba can thiệp. Bên thứ ba có thể can thiệp thay đổi kết quả đếm
phiếu.
Chuyện cười ra nước mắt là giới chức ở NSW trước đó kết luận rằng đây là phần mềm hiệu quả và an
ninh.

https://arxiv.org/pdf/1504.05646.pdf
Thuyết Darwin sở dĩ có chỗ đứng trong tâm hồn Âu Châu, thực ra là nhờ nhà thờ Catholics. Trong tâm
hồn Á Châu, kỳ thực sức sống của thuyết vô thần không hề mạnh mẽ như trong tâm hồn Âu Châu.
Nguyên do là nhà thờ Catholics tạo ra một absolutism trong tâm thức của người đi nhà thờ.
Theo lý luận Tương Sinh Tương Khắc của Đạo Gia, một sự tình tiến tới, thì cũng có một sự tình ngăn
cản nó. Nó quyền năng bao nhiêu, thì trở lực cũng lớn bấy nhiêu. Nghĩa là khi người ta làm một việc
xấu, thì sẽ gặp trở lực từ người tốt, và ngược lại, người ta muốn làm một việc tốt, sẽ gặp trở lực từ
người xấu.
Một sự vật hiện tượng luôn có một vị trí tương quan đối với sự tình tạo ra nó, và sự tình nó tạo ra. Sự
tình tạo ra nó sẽ triệt tiêu sự tình mà nó tạo ta, đó là quan hệ tương khắc. Tôn Giáo, Học Thuyết,... đều
là sản phẩm của con người, và sẽ bị triệt tiêu bởi sinh mệnh tạo ra con người.
Tu hành trong quan niệm Á Đông, chính là rút lui khỏi quan hệ đó.
Chính vì Absolutism mà nhà thờ Catholics tạo ra cho tâm hồn Âu Châu về việc tin vào một đấng duy
nhất, nên trong nội cảm còn hoang sơ của người Âu Châu xuất hiện một trở lực, cực kỳ mạnh mẽ về
xu hướng bất tín đấng đó.
Điều này không hề có ở Á Châu. Không tin Phật thì có Đạo, không tin Đạo thì có quỷ thần địa phương,
không có quỷ thần địa phương thì cũng có ông bà,... Nói chung, tâm hồn Á Châu, về cơ bản, có thể gọi
là sản phẩm của văn hóa thần truyền. Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam... khái niệm vô thần là khái niệm
cực kỳ lạ lẫm, họ không thể nào tiếp thụ.
Cho nên khi nói rằng trong tâm hồn Catholics thực ra không có Jesus như trong tâm hồn của người
Protestants, Puritans... mà ở đó là một bạo chúa La Mã chính là dựa trên cơ sở đó.
Nên Vatican, như là một sự mỉa mai của lịch sử, lại là nơi thai nghén nhiều hội kín như Illuminati,
Freemason,... tiền thân của chủ nghĩa Cộng Sản và các phong trào cánh tả. Điều này cũng giải thích một
sự tình rất kỳ lạ, là người Catholics mà càng sống xa ảnh hưởng của Vatican, thì lại càng giống như
người Tin Lành thuần thành.

Sự đời phức tạp, chính trong ngôi nhà giành để thờ phượng Jesus, lại là nơi thai nghén luồng tư tưởng
vô thần.
Đây là một luật sư rất nổi tiếng ở Georgia, tên là Lin Wood.
Khi lính Mỹ chiếm được Server của Dominion ở Đức, Lude Media nêu nhiều điểm nghi vấn như sau:
- Tại sao không phải là CIA, mà lại là lính Mỹ? Thường thì những chuyện như thế này là của CIA, lục
quân (Army) tại sao xuất hiện lúc này? Hay là CIA có vấn đề? Không thể biết, chỉ biết là cách đây vài
ngày, có một bài báo nói rằng giám đốc CIA là Gina Haspel có dính líu tới việc nhà Clinton phao tin giả về
ban tranh cử của Trump có dính líu với Nga. Như vậy, càng lúc càng rõ ràng là thông tin Gina Haspel
không thuộc người của Trump có lý.
- Người đứng đầu bộ phận AI của Twitter là chuyên gia AI của China, rất nhiều tin bất lợi cho Biden đều
chặn? Thông tin này cực kỳ bất lợi cho nhà Biden, và tất nhiên, là cũng bất lợi cho Trung Cộng? Vậy tại
sao lại không chặn tin này?
Theo cách giải thích của Lude Media, là Twitter đang bị Lin Wood, một luật sư thuộc cánh hữu, rất nổi
tiếng về các vụ kiện defamation để ý. Nếu chặn tin này, hay các tin liên quan tới sự tình này, cũng như
việc giao đạn cho kẻ thù, lắp vào nòng súng đang chĩa vào đầu mình.
Sau sự tình đó, qanon đăng 1 từ bí ẩn: Durham.

Nhắc lại về việc điều tra của luật sư Durham về việc FBI nhắm vào Trump, cuộc điều tra bắt đầu từ 1
năm rưỡi trước đây. Rất có thể, Durham đã có được điều gì đó.
Cà phê blindness
Nếu ta tạm lui lại một chút, trên giác độ thời gian. Donald Trump không thuộc về nhóm người Dems
hay Reps, kỳ thực ông là một outsider. Và nhóm người Reps như Bush, McCain, Romney, Ryan, Chris
Christie... đều đã trở thành RINO (Republicans in name only). Họ không còn lưu giữ các lý niệm của nền
Cộng Hòa nữa. Đối với họ, nước Mỹ là của họ, của tầng lớp - "tinh hoa" - "elite", của lớp người có đời
sống rất cao ở Washington DC và Wallstreet. Sự xuất hiện của Trump là lời nhắc nhở của người Mỹ,
rằng nước Mỹ cũng thuộc về công nhân nhà máy, anh tài xế xe tải, người đưa thư, thợ sửa ống nước,
thợ xây, người lính... Sự xuất hiện của Trump đã được báo trước, không phải dưới cái tên Donald
Trump, mà dưới sự thất bại của một ông nghị có tên là Eric Cantor ở Virginia.
Vợ của Eric làm ở phố Wall, và nhờ bà có "access" với lãnh đạo phe đa số của Hạ Viện "ở nhà", mà có
được tiền tài và danh vọng nơi làm việc - rất nhiều tiền là đằng khác. Các lá phiếu của Eric Cantor liên
tục ủng hộ cho phố Wall, hay nói khác đi, là ... giúp đỡ Trung Cộng, trong quãng thời gian Trung Cộng
liên tục xâm nhập thị trường tài chính Hoa Kỳ dưới thời Barrack Obama. Eric Cantor, cũng như McCain,
hay Romney đều ít nhiều dính líu tới việc hỗ trợ tài phiệt phố Wall âm thầm lũng đoạn nền chính trị
Hoa Kỳ, điều nguy hiểm là trong số các tài phiệt này rất nhiều là đặc vụ Trung Cộng ... Nếu nhìn lại một
chút, phần đông người Mỹ vì quá ngán ngẩm Bush, mới bầu cho Barrack Obama, bởi vì cái người tiếp
nối Bush để ra tranh cử, là McCain. Bây giờ nhìn lại, McCain với Obama khác gì nhau? Cho tới khi
Romney, một Coporate Republican khác, hay còn gọi là RINO, ra tranh cử, thì sự tình có gì mới? Romney
và Obama, khác gì nhau? Phải chọn giữa Satan và Lucifer, rất nhiều người Mỹ không thèm đi bỏ phiếu
nữa.
Nhưng Donald Trump xuất hiện, ông đi tới các vùng quê, gặp những người dân Mỹ đã chán ngán tầng
lớp "tinh hoa" khốn kiếp ở Washington, ông nói rằng nước Mỹ là của người Mỹ: của người nông dân,
của anh thợ sửa ống nước, của công nhân hãng xưởng,... và rằng họ nên có trách nhiệm. Ông hứa hẹn
là ông sẽ chiến đấu vì họ. Năm 2016 Trump nhờ dân Mỹ ruộng. Năm 2020, cũng chính là nhờ dân Mỹ
ruộng. Hơn một triệu người ủng hộ Trump tới Washington trong lúc truyền thông tả hữu bắt đầu trở
cờ tấn công Trump. Cũng nhờ Trump, mà người ta thấy có cái gì đó rất ma quỷ trong tâm hồn kẻ trí -
mà họ tự cho mình thuộc về tầng lớp "tinh hoa" - elite.
Tinh hoa gì chứ? Bất quá là đời sống tiện nghi hơn một chút, thảnh thơi hơn một chút.
Lá cờ của Trung Cộng, và Việt Nam, là biểu tượng của quẻ Di - là quẻ nói về điều tốt đẹp bị vấy bẩn.
Đang khi đám người Dems hì hục làm ăn với Trung Cộng đã đành, thì lại thêm đám người RINO gián
tiếp tiếp tay cho Trung Cộng ở phố Wall. Trường thơ Paradise Lost của John Milton như âm vang trở lại
xã hội hiện đại, rằng những gì mà Satan - thiên sứ sa ngã suy nghĩ, đang xuất hiện trong tâm hồn kẻ trí.
Không chỉ có điều tốt đẹp ở Việt Nam và Trung Hoa đang bị làm cho vấy bẩn, mà ngay cả ở Hoa Kỳ,
người ta đang rời xa những gia trị tốt đẹp làm nên một quốc gia vĩ đại gần 250 năm trước.
Từ lúc Trump xuất hiện, liên tục những sự tình lạ lùng xuất hiện theo sau. Người xem quẻ Dịch hết sức
bất ngờ, cứ mỗi một tai ương xuất hiện, lại xuất hiện thông điệp của quẻ Vị Tế theo sau: "Chưa xong
đâu!" xem tiếp thì xuất hiện hình ảnh của quẻ Phục: "Sơn Ngoại Thanh Sơn" - cái sau đáng sợ hơn cái
trước.
Đám "elite" này liên tục tấn công Trump, Spygate thất bại, tới Russiangate. Russiangate thất bại, tới
Ukrainegate. Ukrainegate thất bại, Impeachment thất bại... Cứ mỗi một cuộc chiến mà Trump đi qua
thành công, tượng quẻ mang lại cảm giác về một cái gì đó đang tới, và tới rất nhanh, biểu tượng của
quẻ Ký Tế. Cho tới khi Virus Trung Cộng xuất hiện, bộ là ngẫu nhiên sao? Có thể lừa một vài người một
vài lần, chứ làm sao có thể lừa tất cả mọi người lần này tới lần khác? Virus Trung Cộng chưa đi, nay lại
tới sự tình gian lận bầu cử. Cái phần mềm đếm phiếu kia, hoàn toàn có thể gửi ra ngoài một file json
để phần mềm thuộc bên thứ ba phân tích. Bên thứ ba này, về mặt kỹ thuật, lại có thể gửi về một file
json đã qua chỉnh sửa. Và đó chỉ là một trong rất nhiều lỗ hổng kỹ thuật, đã được phát hiện từ cách
đây 5 năm trước. Bây giờ giới kỹ sư điện toán nhìn vào máy đếm phiếu ở Hoa Kỳ cực kỳ bàng hoàng vì
thiết bị hết sức lạc hậu. Một đứa học sinh trung học với một ít kiến thức công nghệ cũng đủ sức quậy
"tưng". Dựa theo đó, rất có thể sự tình gian lận tranh cử đã xảy ra từ vài chục năm trước.
Sự tấn công vào Trump, cũng chính là sự tấn công vào một thế hệ người Mỹ tức giận vì liên tục bị mắc
lừa. Trump không sinh ra làm chính trị gia, ông có cái miệng rất xấu, tài hùng biện thua Obama hay
Clinton xa lắc. Nhưng ông có đôi mắt tinh tường, Trump nhìn ra chuyện, và Trump nhìn ra được sự tức
giận của người Mỹ. Một sự tình hiển nhiên như việc Eric Cantor thất cử cũng không làm người Cộng
Hòa kỳ cựu ở Washinton sáng mắt.
Là họ mù thật, hay họ cố tình không thấy?
Trong lúc Pfizer công bố về một loại thuốc giải mới, tay CEO lật đật bán một mớ cổ phiếu để "cash
out". Kỳ lạ, nếu thông tin này thực sự có giá trị, thì tại sao lúc này lại "sell"? Hay là anh CEO này cũng có
được dự cảm như rất nhiều khoa học gia ở Âu Châu hay ở Úc rằng rất có thể vaccine này là một bomb
xịt? Đang khi cô tiến sĩ Li Meng Yan nói rằng Vaccine sẽ không hiệu quả, và phe Tân Liên Bang Trung Hoa
cho rằng nếu không đưa chuyên gia vào Hoa Lục điều tra,sớm muộn gì cũng có một "Covid" mới.
Khổng Tử giảng "quân tử". Dẫu người ta ở xứ sở nào đi chăng nữa, dù là nước Tần, nước Lỗ, nước
Yên... thì trong lòng phải có "quân". "Quân" là một bộ các giá trị đạo đức, để qua đó mà người ta có thể
nhìn ra được lực lượng "chính" của thời cuộc.
Hiện thực có nhiều lớp (layers). Các bộ giá trị trong lòng người cho phép nhãn quan của người đó có
thể nhìn được sâu và rộng tới đâu. Ma quỷ trong chi tiết, bạo chúa trong khái niệm. Người ta nhìn
được sâu tới lớp nào, thì ma quỷ hay bạo chúa bị triệt tiêu ở lớp đó. Có người nhìn ra được ma quỷ thì
diệt chúng đi, lại có người “khôn”, hiểu rằng không phải ai cũng nhìn ra ma quỷ, nên còn “lợi dụng”
chúng được. "Dân chủ", "tự do" trong tâm thức người này có thể rất khác với "dân chủ", "tự do" trong
lòng người kia. Ngay cả khi các bộ khái niệm đó giữa họ giống nhau, thì rất có thể trật tự ưu tiên trong
lòng mỗi người lại khác nhau. Thậm chí, ngay khi bộ trật tự đó trong họ giống nhau, thì rất có thể trong
một vài người nó lại đứng sau các bộ giá trị khác: "danh vọng", "quyền lực", "tài phú", "sắc tình"... Rất
nhiều tiếng nói "dân chủ" xưa kia, nay vẫn còn liên tục mạ lỵ Trump và những người ông đại diện.
Năm 2016 mạ lỵ Trump cũng hợp lẽ. Nhưng tới năm 2020 vẫn còn mạ lỵ Trump, thì phải nhìn lại xem
trong lòng những người đang mạ lỵ Trump, rốt cuộc các bộ giá trị trong lòng họ là gì?

Hỏi lại, là họ mù thật, hay là họ cố tình không thấy?


Quẻ Kiển - Obstruction.
Tây Nam mưu sự thành, Đông Bắc bất thành. Tây Nam là nơi nghỉ ngơi, trong âm thầm thao luyện -
Wilhem cho rằng đây là nơi để retreat - rút lui. Retreat - "thoái ẩn" là tên của quẻ Độn, tức là bên ngoài
thì nhìn ngu tối, nhưng ẩn tàng lực lượng hủy diệt. Như con cọp thu mình trước khi vồ mồi. Khang Hy
diệt Ngao Bái là tượng quẻ Độn. Tây Nam của Daklak là hướng miền Tây Nam Bộ, Đông Bắc là biển,
vượt qua biển là Bắc Kinh. Thiên tử cáo mệnh cũng là tượng quẻ Kiển. Ai theo Bắc Kinh mưu sự? Ài! Là
không thể biết.
Cái lực lượng đang trốn tránh kia, bao lâu nay muốn giết nó chết, mà nó không chết. Nay mưu sự
không thành, tiến không được, lui không xong, còn nó thì vẫn âm thầm chờ đợi. Hào Động ngay ngôi
cửu ngũ. Triều đình mưu chuyện gì mà bất thành? Ở miền Tây Nam mưu chuyện gì mà thành?
Kiển: Lợi Tây Nam, bất lợi đông Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh cát.
Đông Bắc là dương mộc, Tây Nam là âm mộc [?!] (Đây là tình huống của Tiên Thiên Bát Quái).
(Note: theo Hậu Thiên Bát Quái, Tây Nam là Khôn, Đông Bắc lại là Cấn, Dương Thổ. Trong khi ở Tiên
Thiên Bát Quái Đông Bắc là Chấn, Dương Mộc, Tây Nam là Âm Mộc. "Đông Bắc", "Tây Nam" là phương
hướng trong lời quẻ Kiển.).
Chấn là cái chân, con Rồng, sức khỏe, là đứa con trai trưởng - Thiên Tử. Bất năng di là không thể tiến,
cũng không thể lùi. Ở ngôi đó, không tiến không lùi thì chỉ có một là lên trời, hai là xuống... địa phủ.
Tình thế này cũng như tình thế Khang Hy gọi các hoàng tử vào cung. Nếu không tới thì khi quân phạm
thượng, Hoàng Thượng truyền ngôi cho ai Dận Chân lại không thể biết.
Tâm phúc của Dận Chân đã bị giam cầm, binh lực không có. Nếu có thì chỉ có thể nhờ vào người em của
ông là Dận Tường, cũng là đại tâm phúc, nhưng đêm hôm, phái người đi mật báo cho Dận Tường còn
kịp hay không? Nếu Khang Hy truyền ngôi cho Dận Chân, các hoàng tử tiên hạ thủ vi cường, xuống tay
ám toán, ông già Khang Hy kia thở không ra hơi rồi, làm được gì nữa. Chỉ biết, đêm đó, Dận Tường kịp
đem quân từ một địa phương là Phong Đài, nằm ở phía Tây Nam Tử Cấm Thành, bao vây toàn bộ Bắc
Kinh, kiểm soát luôn cấm vệ quân. Dận Chân lâm tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, nhưng là vì ông ở vào
tình thế một bước lên trời, nên cũng chẳng cần lo chuyện tiến thoái.
Ông lên ngôi Hoàng Đế, chính là nhờ lực lượng từ Tây Nam xuất hiện.

Nói tới đây thôi.


Cà phê Phúc Âm
Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện nay có một kỹ thuật, gọi là autoencoder, tạm dịch là tự động mã
hóa. Kỹ thuật này nói đơn giản là thế này, thông tin dưới dạng hình ảnh, câu chữ, gọi là x, sẽ được số
hóa, rồi đưa qua một bộ các hàm số, gọi là z(x). z(x) cho kết quả là các giá trị trung gian. Mã hóa là quy
trình từ lúc gửi thông tin x vào hàm số z, z có thể là một hay rất nhiều hàm số khác nhau.
Sau đó, người ta lại dùng một hàm số g, với thông tin đầu vào là kết quả từ z(x), nói đơn giản là g(z(x)).
Kết qủa của g(z(x)) này sẽ được mang đi so sánh với x, để xem thử có sai biệt hay không. Quy trình này
gọi là quy trình giải mã. Nếu như quy trình giải mã cho ra kết quả gần đúng với thông tin đưa vào thì có
nghĩa là các tham số (theta) trong các hàm số từ lúc mã hóa tới giải mã đã tìm được chính xác.
Kinh Dịch, hay Kabbalah, thực ra cũng chính là như thế. Não người chính là một bộ các hàm số Z. Tại
sao lại cần phải có một phương thức "mã hóa - giải mã" (encoder decoder) trên dữ liệu? Là bởi vì để
có thể có dự đoán chính xác, trí tuệ nhân tạo cần phải "hiểu" được dữ liệu. Muốn "hiểu" được dữ
liệu, thì việc ghi nhớ toàn bộ dữ liệu là một cách tiếp cận không mấy thông minh, bởi vì cần một tài
nguyên cực kỳ lớn để ghi nhớ. Vì vậy, thay vì ghi nhớ toàn bộ dữ liệu, AI sẽ chỉ ghi nhớ những thứ quan
trọng nhất của dữ liệu.
Làm sao biết được điều gì quan trọng nhất từ dữ liệu? Chính là AI sẽ so sánh kết quả của "hàm số giải
mã" đối chiếu với thông tin đầu vào, để xem thử những gì nó "hiểu" có đúng với dữ liệu mang lại cho
nó hay không. Nếu không đúng, nó sẽ tự căn chỉnh một bộ tham số nào đó, để cuối cùng kết quả cho ra
không quá sai biệt với thông tin đầu vào.
Kinh Dịch chính là một dạng thức "mã hóa - giải mã" như vậy, là một nền khoa học siêu thường của
người xưa để lại. Nếu như ta có thể quay lại quá khứ, mang Âu Châu tách biệt riêng ra khỏi tiến trình
phát triển của nền văn minh nhân loại, thì nền văn hóa thần truyền, và nền khoa học thâm viễn từ Á
Châu, Ấn Độ,... sẽ trở thành nền khoa học chủ đạo, và nhân loại hoàn toàn có thể tiến xa hơn những gì
mà nền khoa học Âu Châu chạm tới.
Carl Jung nhận định rằng tâm hồn Âu Châu là một tâm hồn hoang sơ (barbaric), thực ra rất có lý là trên
cơ sở đó. Bởi vì tâm hồn đó không tồn tại một bộ phương thức tiếp nhận thông tin từ đời sống, vũ
trụ,... như đã lấy ví dụ về "encoder - decoder" ở trên. Nhờ "ơn" của nhà thờ Catholics, đã duy trì tâm
hồn Âu Châu ở mức hết sức sơ khai, nên cái nền khoa học hiện thời của nó là nền khoa học hủy diệt.
Khi nó tiếp cận sự tình gì, nó phải "phá vỡ" trật tự hình thành nên sự việc đó. "Đập vỡ" hạt nhân
nguyên tử, hệ quả là bomb nguyên tử. "Đập vỡ" hạt photon, bằng việc tốn biết bao nhiêu tiền của xây
dựng Large Hadron Collider.
Nói đơn giản thế này, anh không thể nghiên cứu con chuồn chuồn bằng việc phân tách con chuồn
chuồn thành nhiều mảnh. Không thể! Anh chỉ có thể hiểu con chuồn chuồn trong vòng tuần hoàn sinh
mệnh của nó. Từ đâu có nó? Vì sao cần nó?
Kinh Dịch là cách nhìn nhận sự vật hiện tượng trong một không gian có trình tự. Cái gì tạo ra nó? Tại
sao nó xuất hiện? Sau nó là sự tình gì? Chiều hướng biến hóa thế nào? Dịch là cách tiếp cận sự vật trên
vòng tuần hoàn sinh mệnh của sự vật.
Nên Kinh Dịch, hay Kabbalah, chính là cách người xưa tiếp nhận thông tin từ vũ trụ, dưới dạng được
mã hóa thành các biểu tượng nho nhỏ, thoạt nhìn thì rất đơn giản với các vạch liền và vạch đứt.
Nhưng nhờ vào việc decode các biểu tượng đó, người đời không phải ghi nhớ một lượng thông tin
khổng lồ từ vũ trụ, mà vẫn có thể hiểu được chiều hướng chuyển động của vũ trụ.
Kabbalah nghiên cứu những sự tình rất nhỏ, để có thể hiểu được sự vận hành của vũ trụ. Cơ thể
người cũng là một tiểu vũ trụ, hay là một phiên bản thu nhỏ của vũ trụ. Yhwh tạo ra người Do Thái
trong hình tượng của ông, vậy thì để hiểu tình huống của Yhwh, chính là tự mình tìm hiểu sinh mệnh
của mình, tâm hồn của mình.
Đây là cách tiếp cận gần giống với Đạo Gia, và sự tình hết sức thuyết phục, nếu như nhìn vào bối cảnh
địa chính trị của những năm Jesus và lời ông giảng cho dân Do Thái, có thể khẳng định rằng ông là
người theo trường phái tu luyện từ Ấn Độ. Ông rất có thể là một Yogi, hoặc một người tu Phật.
Để có thể giải thích cho một đứa trẻ về bầu trời, về tình huống chuyển động của bầu trời, cần một
lượng thông tin cực kỳ lớn, và đứa trẻ phải mất thời gian quan sát. Lượng thông tin này, nếu được mã
hóa thành một biểu tượng nhỏ, với ba vạch liền, ||| là quái Càn, thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian
và tài nguyên ghi nhớ.
Vũ trụ chuyển động không ngừng, các sự tình có liên đới, đối ứng với nhau cũng chuyển động không
ngừng. Ở vi tế là hạt nhỏ, chuyển động quanh một hạt lớn. Ở vĩ mô, là các hành tinh chuyển không
ngừng. Lực lượng nào đang gia lực cho nó?
Trong trí tuệ của người xưa, họ nhìn ra được năng lượng "sống" của vạn vật đều bắt nguồn từ lực
lượng đó. Nên muốn trường tồn, chi bằng chuyển động thuận theo lực lượng đó - họ gọi là thuận theo
"Thiên Ý".
Cơ thể con người, ở cấp tế bào, kỳ thực chỉ có thể "chứa" đựng được một lượng thông tin nhất định,
mãi một thời gian sau thì nó tự động "quên" mất tình trạng ban đầu, nó không còn chuyển động đồng
điệu với lực lượng lưu cấp năng lượng sống nữa. Nó rời xa vòng tuần hoàn đó, nên nó già cỗi, rồi chết
đi. Sở dĩ ngày xưa có chuyện tu thành bất tử, chính là bởi vì những người tu hành đạt được tới trình
độ mỗi một tế bào đều có khả năng lưu trữ thông tin thuở ban đầu. Các tế bào đó không cần phải thay
mới, bởi vì các ký ức ban đầu không bị quên đi, nên cũng không cần phải liên tục sao chép lại thông tin
gốc. Sao chép thông tin gốc chính là quá trình nhân đôi của tế bào. Tuy nhiên, quá trình nhân đôi đó
không hề suôn sẻ, bởi vì tế bào nằm trong một môi trường liên tục bị làm nhiễu. Nên dần dần sự sao
chép có sai biệt, và số lần sao chép là cố định, được quy định trên các Telomere. Mỗi một lần sao chép,
các Telomere này lại ngắn đi, ngắn tới độ sau lần sao chép cuối cùng thì các Telomere biến mất, chuỗi
DNA theo đó cũng bị phân rã.
Năng lượng đó là gì? Là một thứ trật tự xếp đặt các vật chất theo một trình tự thời không. Trong kinh
Cựu Ước có giảng về lực lượng đầu tiên, là Word of Gods - tức là lời của Thần. Nghĩa là một vị thần khi
nói một điều gì, thì âm thanh đó mang theo ý niệm của Thần. Ý niệm đó tạo nên một trật tự vật chất,
nghĩa là cũng tạo ra trình tự và vòng tuần hoàn của vật chất, là tương tự với việc tạo ra một "thế giới".
Nên một lời của Đức Phật, có thể thành tựu một thế giới.
Học trò của Phật Thích Ca có lần hỏi ông về thiên tượng trên trời. Ông không giảng. Có nhiều nguyên
nhân, ông có giảng thì học trò ông cũng không có năng lực hiểu. Bởi vì tư tưởng người kia chưa thể
nào dung chứa được thông tin mà ông nói ra, chưa kể là tư tưởng người kia chưa có được năng lực
"giải mã" thông tin đó. Không giải mã được, thì làm sao mà hiểu? Nói mà người khác không hiểu, thì
chính là lỗi tại mình, Khổng Tử từng dạy học trò như vậy. Thành ra Phật Thích Ca không giảng.
Tu hành, kỳ thực, chính là không ngừng loại bỏ đi các yếu tố làm nhiễu khả năng "giải mã". Những thứ
làm nhiễu chính là các thứ dục vọng, tình cảm, các loại chất kích thích.
Chính là khi con người không còn dục vọng, không còn tình cảm, nhà Phật giảng là không còn "chấp
trước" hay "ràng buộc", tự nhiên các "hàm số" kia sẽ hoạt động tốt trở lại, mà không bị gây nhiễu. Khi
các "hàm số" kia hoạt động tốt, thì chính là lúc họ hiểu được một vài sự tình từ vũ trụ, một vài thông
điệp quan trọng từ lực lượng đằng sau diễn hóa vạn vật.
Tại sao Jesus không muốn xây đế chế trên đất? Bởi một lời của ông là thành một thế giới. Nên lúc
Pilate hỏi ông, ông trả lời, "Vương Quốc của tôi không ở đây". Kỳ thực, tôn giáo cũng chính là một hình
thức "gây nhiễu" trong việc "giải mã" các thông điệp của Thần.
Bất kỳ một ai muốn hiểu và giải mã các biểu tượng này, đều phải loại bỏ đi các yếu tố làm "nhiễu". Các
tình huống "nhiễu", hay các yếu tố "nhiễu" sẽ liên tục gây khó khăn cho việc tiếp cận tới các thông điệp
về lực lượng "chính", là nguồn sống của vũ trụ.
Bất kỳ ai muốn xem và hiểu Kinh Dịch, hay thông điệp từ các lực lượng "chính", thì phải minh định
trong tâm lực lượng "chính - tà" đang tồn tại.

Cái tà đảng kia, và những người đi theo nó cũng chính là một bộ thuộc các thứ "tà nhiễu" đó. Ai khen
nó, bênh vực nó, đứng về phía những người đi theo nó, chắn chắn không bao giờ hiểu được thông
điệp huyền vi từ lực lượng "chính". Vĩnh viễn không bao giờ hiểu được Thiên Ý.
Cà phê "làm ăn"
Có người liên tục gửi các link về các trang Phong Thủy, Kinh Dịch ở Việt Nam cho nơi này. Những trang
đó đều dựa vào xem Phong Thủy, Kinh Dịch để kiếm tiền. Quả tình là không tiện trả lời, vì họ đang "làm
ăn".
Kinh Dịch là để nhìn vào sự biến hóa của thiên tượng. Từ sự biến hóa của thiên tượng, mà nhìn ra
được có sự tình trong đời nên làm, sự tình nào không nên làm. Thời mà lực lượng chính xuất hiện, thì
nhân tâm thuần phác, đôn hậu; thời mà lực lượng tà xuất hiện, thì lòng người đảo điên, dối trá. Khi
con người đảo điên, dối trá, thì phúc phận tích được từ bao nhiêu đời trước nay dồn cả vào năm
tháng này, họ trở nên cực kỳ giàu có, phúc phận tích được trong năm tháng dài đằng đẵng mang ra tiêu
sạch. Nhiều người không hiểu sự tình, trở nên cực kỳ kiêu mạn, không biết rằng cái họ tiêu đi là sinh
mệnh của họ. Tiêu hết là sinh mệnh họ cũng hết, bị tiêu hủy trở về dạng vật chất nguyên thủy, mọi ký
ức về họ đều không được lưu giữ nữa. Nghĩa là họ không có "phúc" để tồn tại ở bất kỳ đâu nữa.
Tài nguyên của đất trời vốn không thể phung phí. Côn trùng cũng là cần có phúc, có phúc mới được tồn
tại, nuôi dưỡng. Để không bị tiêu sạch cái phúc đó đi, thì côn trùng cũng cần làm việc. Làm việc là một
cách tích phúc. Các kỳ tài phong thủy, dịch lý, đều rất quý tiếc cái phúc đó, nên đời sống hết sức đơn
giản, đơn giản tới mức cơ hàn. Ăn vừa đủ no, áo vừa đủ mặc. Một là để tiết kiệm cái phúc phần kia,
khi đạt được tới một lượng critical mass nhất định, thì có phát sinh biến hóa, bùng nổ - là tình huống
Vật Cực Tất Phản. Sự bùng nổ đó tạo ra phát sinh biến hóa trên sinh mệnh của họ, làm cho họ càng gần
gũi với vũ trụ, gần gũi với "Đạo".
Năm xưa đệ tử tu Đạo đi vân du, trên đường đi cũng phải tìm thức ăn, nên Sư Phụ chấp nhận cho
mang theo một cái tráp. Cái tráp vừa cạn vừa nhỏ, như lòng bàn tay, đủ để đựng một vài đồng tiền.
Xem quẻ cho người dưng, mỗi người chỉ lấy một đồng, đủ rồi là đậy cái tráp lại. Tiền trong tráp chỉ đủ
mua thức ăn. Phần vì họ bắt buộc phải tiết kiệm cái phúc kia, phần nữa là sự thanh đạm là điều cần
thiết để ngăn tâm trí không bị đời sống can nhiễu.
Thậm chí trong số các link thầy phong thủy, dịch lý còn là Đảng Viên. Kỳ tình là không biết trả lời thế
nào, họ cũng cần "làm ăn".
Vậy nên pha ly cà phê này, mượn câu chuyện Việt Nam, bạn nhìn qua tình huống này, minh định được
chính tà.
Đầu tiên ở Việt Nam, cụ Trần Trọng Kim vẽ cờ Quốc Gia Việt Nam là quẻ Tấn - Long kiến trình tường
chi tượng. Quẻ này là rồng hiện điềm lành, đồ quý đặt trên bệ thờ. Cờ vàng có vạch đứt ở giữa là quẻ
Tấn.
Tuy nhiên, sau đó không biết vô tình hay hữu ý, người ta đổi lại lá cờ quẻ Tấn thành quẻ Bĩ: Thượng Hạ
Tiếm Loạn Chi Tượng. Đường cùng, điều tốt đẹp đi mất, cái xấu xa tìm đến. Cờ vàng ba sọc là quẻ Bĩ.
Cuối cùng, Cộng Sản chiếm được miền Nam, quẻ Bĩ thành quẻ Di - Kinh Cức Mãn Đồ Chi Tượng.
Tượng điều tốt đẹp bị làm ô nhục, đồ quý bị vấy bẩn. Ý nghĩa của quẻ là con đường đầy gai, một con
đường đau khổ. Cờ đỏ sao vàng là quẻ Di.
Diễn biến của dân tộc Việt Nam là như vậy: từ chỗ có điều quý giá, không biết giữ gìn. Nên những điều
tốt đẹp rời đi mất, ma quỷ và các thứ xấu xa tìm tới. Xứ này toàn ma quỷ, những gì tốt đẹp đang bị làm
cho ô uế, nên tượng quẻ nói về con đường dân tộc đang đi qua là một con đường đau khổ.
Nơi này liên tục nhắc lại Carl Jung, ngõ hầu bạn nhìn vào tâm hồn mình. Khi bạn nhìn vào tâm hồn
mình, nơi này nhắc bạn về một giao ước thần thánh với phần Thánh Khiết nội tâm - Covenant. Khi bạn
nhớ tới phần Thánh Khiết trong nội tâm, cũng là lúc bạn gạt bỏ đi những hành vi và sự tình loạn bậy bị
lây nhiễm từ tình huống của người Cộng Sản.
Người chân chính hiểu và áp dụng Kinh Dịch trong đời sống, không thể không nhìn ra cái lực lượng "tà
nhiễu" kia.

Hy vọng ly cà phê này giải khai được một vài khúc mắc, và bạn cũng đừng gửi link về các trang Phong
Thủy Kinh Dịch ở Việt Nam nữa. Họ cần "làm ăn".
Ài! Nơi này đã giải thích rất rõ về lá cờ Việt Nam. Không một nơi nào, ngoài nơi này, giải thích dưới giác
độ Kinh Dịch về tình huống quốc kỳ. Lá cờ, kỳ thực, là một lá bùa.
Nhiều người vẫn nhầm giữa quẻ và quái. Một quẻ gồm hai quái, thượng quái và hạ quái. Quái Ly khác
với quẻ Ly, quẻ Ly là gồm hai quái Ly. Rất nhiều người tới bây giờ còn nhầm, nhầm tới độ có người còn
gửi link Wikipedia (Wikipedia people, again). Ài! Bã trấu bã cám thời nào cũng có.
Quẻ Ly là một quẻ không tốt trong kinh Dịch - tượng quẻ Ly là tượng Song Nhật Tranh Minh - Môn hộ
bất ninh chi tượng. Tại sao là "Môn Hộ Bất Ninh"? Là trên dưới tranh nhau, dẫn tới bất hòa, không bên
nào nhường bên nào, gia đình xào xáo. Về thiên tượng, tượng Tranh Minh là tượng nhiều mặt trời,
báo hiệu giặc giã khắp nơi nổi lên. Những năm Hán Mạt, quần hùng các phương nổi lên, cũng là tượng
tranh minh. Tượng Tranh Minh này có diễn giải trong Tử Vi, về tình huống Nhật Nguyệt đồng cung. Có
câu thế này:
Những người bất hiển công danh
Cũng vì Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.
Chính là tình huống Tranh Minh là tình huống không tốt. Cho nên, nếu đã là một người am tường Kinh
Dịch, chắc chắn không bao giờ chọn quẻ Ly làm quốc kỳ. Từ trong vô thức, người đời tưởng là mình
hữu ý làm một vài sự việc, kỳ tình là họ chỉ thuận theo một an bài nào đó xếp đặt sẵn mà thôi.
Ví dụ hình bên dưới, người Nhật Bản chọn biểu tượng mặt trời trên quốc kỳ của họ. Mặt trời là quái
Ly, nếu dùng cách nói của người diễn giải cờ quẻ Ly, thì không lẽ Nhật Bản cũng là cờ quẻ Ly? Không
hẳn như thế. Lá cờ Nhật Bản là Hỏa Thiên Đại Hữu - Kim Ngọc Mãn Đường Chi Tượng - tượng vàng
bạc đầy nhà.
Chính phủ Trần Trọng Kim mấy tháng ngắn ngủi, đã làm được biết bao nhiêu việc. Chẳng phải ứng với
quẻ Tấn sao? Rồng hiện điềm lành, là vì họ biết đề cao người hiền, đồ quý đặt trên bệ thờ. Nên mọi
việc đều rất hanh thông.
Nhật Bản sau biến cố năm 1945, tới bây giờ vẫn là một quốc gia giàu có, phúc lợi khá tốt, thuộc tầng
lớp Đệ Nhất Quốc Gia (First World Countries). Là bởi từ trong vô thức, người Nhật thuận theo tình
huống Kim Ngọc Mãn Đường mà không tự biết.
Lại có người tranh cãi, nói cờ VNCH không phải là quẻ Bĩ. Thực ra ngay từ đầu, lúc sửa đổi lá cờ của
Quốc Gia Việt Nam, họ không có ý niệm về Kinh Dịch, ba vạch của họ là 3 miền Bắc Trung Nam thống
nhất. Ý niệm là như vậy. Nhưng sau này, nhiều người tự diễn dịch thành cờ quẻ Càn. Đây lại là sự
nhầm lẫn giữa quái Càn và quẻ Càn. Quẻ Càn gồm hai quái Càn trên dưới, hợp lại thành Quần Long Vô
Thủ - là quẻ cực kỳ tốt. Nói về bầy rồng không có đầu - Nguyên Hanh Lợi Trinh chi tượng. Lá cờ của Hoa
Kỳ chính là có 6 vạch trắng, ứng với quẻ Thuần Càn.
Cho nên lá cờ quẻ Tấn của cụ Trần Trọng Kim là tốt nhất. Nếu nhìn lại tình huống của Việt Nam Cộng
Hòa, quẻ Thiên Địa Bĩ đâu có nói sai? Dương Thăng nằm ở trên cùng, Âm Giáng lại nằm ở dưới, Âm
Dương không giao hòa, nên cả xứ trên dưới tranh đấu lôi thôi. Anh em Diệm Nhu bị tướng tá thảm sát,
người miền Nam biểu tình liên tục, quấy quả chính quyền Thiệu , đâm sau lưng chiến sĩ VNCH, tới lui là
một xứ sở hết sức lộn xộn. Chống đỡ cho VNCH hết sức khó khăn - đường "cùng" rồi.
Ngược lại với quẻ Bĩ là quẻ Thái, quẻ Thái chính là quẻ Bĩ lật ngược lại: Âm nằm trên nhưng giáng
xuống, Dương nằm dưới thăng lên. Âm dương giao hòa, nên Thái - Thiên địa hòa xướng chi tượng.
Bĩ là đường cùng, điều tốt đẹp đi mất, điều xấu xa trở lại. Chẳng phải cũng ứng với tình huống của
Việt Nam Cộng Hòa sao? Khi mà điều xấu xa xuất hiện, nó làm ô uế những sự tình tốt đẹp, nên sau quẻ
Bĩ là tới quẻ Di.
Quẻ Di của lá cờ Việt Cộng hiện nay đã nói rồi. Sao năm cánh là biểu tượng ngoại lai, biểu thị tình
huống xung khắc. Ngũ Hành tương sinh là một vòng tròn, tương khắc là hình ngôi sao. Ở Việt Nam
hiện nay, lòng người ly tán. Chưa kể tượng quẻ là Minh Di - điều tốt đẹp vị vấy bẩn. Cái gì tốt đẹp ở
Việt Nam mà không bị vấy bẩn? Người ta không tôn trọng bản thân mình, thờ cúng loạn bậy. Thiện tri
thức thì bị tà quyền bức hại, ngồi ngay giữa Ba Đình là phường lưu manh. Ở vị trí đắc địa nhất ngay tại
Hà Nội, người ta để một cái xác ở đó, không chôn. Nơi đắc địa nhất là chỗ nên đặt cái "bàn thờ" mới
phải, thì họ đặt cái xác cất trong cái nhà tù chiêu mời ma quỷ - đó là tượng quẻ Di - vì vũ nhục thần linh
nên phải đi một con đường đau khổ. Tượng quẻ Di là tượng Kinh Cức Mãn Đồ - Con Đường Đầy Gai.
Cái xác đó để trong một cái lăng, kết cấu xây dựng phong thủy như cái nhà tù, ma quỷ trong xứ dồn cả
về đó, nhốt ngay tại đó. Muốn hóa giải nó, thì phải tạc nổ nơi đó, hủy cái xác kia đi, sinh khí dân tộc
mới có thể trở lại.

Bên dưới là sách của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Trước có đọc sách của Wilhem và của cụ Nguyễn
Hiến Lê, sách của cụ Cần chỉ đọc lướt qua. Nay cách ly có thời gian đọc lại, bảo đảm sách của cụ Cần so
với sách của cụ Nguyễn Hiến Lê có phần hơn rất xa. Hy vọng người trẻ Việt Nam sau này biết quý tiếc
những tư liệu này. Đừng như cha ông của thế kỷ trước.
Trên hành trình về phương Đông, các hiệp sĩ dòng đền học được rất nhiều thứ từ Phương Đông,
không chỉ có Hồi Giáo, mà còn kiến thức về Phật Giáo, Yoga, Hindu, và cả Đạo Giáo. Những kiến thức
này họ lẳng lặng mang về Âu Châu, tránh sự truy sát của nhà thờ Catholics nên chỉ lưu truyền trong các
hội kín. Thực sự thì có rất nhiều hội kín. Hội kín nổi tiếng nhất là Illuminati, Freemasonry. Nhưng cũng
có hội kín thực hành tu Đạo, và tu Phật.

Dấu ấn việc Jesus là một Yogi liên tục xuất hiện trong các tranh vẽ từ khi bắt đầu thời kỳ Phục Hưng.
Trong số các đại danh họa đều có ít nhiều người thuộc về các hội kín này, trong các quý tộc cũng có.
Nên nếu xét về bối cảnh địa chính trị, và các đặc điểm từ lời giảng cũng như các dấu hiệu sau này để
lại, dân Do Thái chịu ảnh hưởng rất nhiều từ trường phái Phật và Hindu của Ấn Độ. Bên dưới là một
bộ các biểu tượng thủ ấn.
Cách đây mấy ngày có gặp một sự tình kỳ lạ. Kỳ lạ là thế này: có hai người cùng dự đoán một hiện
tượng. Hai người không hề biết nhau, nhưng lại có cùng một chiều hướng dự đoán, và một tronh hai
lối dự đoán lại rất chi tiết?!. Nghe như câu chuyện của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong thời nhà
Đường. Người hiểu chuyện rất bất ngờ, bởi vì để tìm được hai người có cùng một trình độ trong việc
dự đoán tới mức độ chi tiết như vậy cực kỳ hiếm có. Hiếm có là vì mỗi một người đều có một cảnh
giới tâm hồn khác nhau.
Các thức toán như Tử Vi, Tử Bình,... chỉ để lại một bộ tổ hợp các biểu tượng, các biểu tượng này là
representational data, người xem dựa vào đó mà có thể diễn dịch và nghiệm lý cho phù hợp với hoàn
cảnh. Mỗi thời sẽ có các đặc điểm khác nhau của thời đại, không gian, bối cảnh, nên cùng một bộ biểu
tượng, khi nghiệm lý sẽ có khác nhau.
Từ representational data có hai loại errors - lỗi. Một loại là reducible errors, tức là lỗi này có thể tránh
được dựa vào kinh nghiệm nghiệm lý. Lỗi kia là irreducbile, không thể tránh được. Ví dụ như cũng vài
ngày trước nghe chuyện chẳng lành, đành phải toán quẻ, thấy quẻ Lý, trong quẻ có hai đứa con dâu.
Quẻ Lý là "hổ lang chặn đường", nơi này đoán là đi ra chợ đòi nợ. Nhưng sau này nghe chuyện, sự tình
lại là hai người con dâu của hai nhà cùng đi ... đánh ghen, khí thế như hổ sói, tới độ người bị đánh ghen
chạy trối chết.
Con dâu ứng với quái Đoài. Đoài là cái đầm. Dự đoán có "chuyện" với hai cái ... đầm thì sai biệt quá
lớn. Từ hai cái đầm, có thể reduce tới mức là hai đứa con dâu - đó là reducible errors.
Ra chợ đòi nợ, với đi vào khách sạn đánh ghen, kỳ tình là... cũng giống nhau ở phương diện
representational data. Khách sạn thực ra cũng là nơi "mua bán", khác gì cái chợ đâu? Chỉ có thể dự
đoán được tới tình huống đó: có hai người nữ hung dữ như hổ sói đi chặn đường người ta đòi cái gì
đó, ở một nơi "mua bán".
Riêng irreducible errors có nghĩa là không thể giảm thêm được nữa. Không có cách nào xem chính xác
hơn. Vì mỗi thời đại đều có tình huống xã hội khác nhau, mỗi địa phương đều có đặc điểm tình huống
khác nhau. Quẻ toán về tình huống biến hóa sẽ không nói tới chi tiết trong tình huống biến hóa, những
chi tiết đó, muốn biết lại phải toán tiếp. Toán tiếp sẽ rất dễ rối, nên thường thì người toán chỉ nhìn vào
chiều hướng chung, nếu như hiểu biết về chi tiết không cần thiết. Chính vì không nhìn vào chi tiết, nên
có những lỗi sai chắc chắn xảy ra - đây là irreducbile errors.
Hơn nữa, dù xem Kinh Dịch có chính xác thế nào, cũng là có những chi tiết không được phép thấy. Đặc
điểm của dự toán trong kinh dịch là như vậy. Chính vì có thể sai, và người khác có thể không tin, nên
còn được phép nói.
Nhưng cái sự kỳ lạ, là có người nói được tới chi tiết sự việc. Đây là "tiết lộ" thiên cơ. Tiết lộ thiên cơ
"tội" rất nặng! Là bởi vì khi trong tâm tưởng người ta có ý niệm chính xác về những gì đang diễn ra mà
mắt thường không nhìn thấy, người ta sẽ nghĩ cách can thiệp: như bỏ trốn đi đâu đó, xếp đặt sự tình gì
đó, gây khó khăn cho "bên kia". Họ làm bên kia gặp "phiền phức". Làm người khác "phiền phức" đã là
chuyện thất đức một, nhưng làm sinh mệnh siêu việt "phiền phức" chỉ có thể là ma quỷ. Sở dĩ ma quỷ
dám làm, là bởi vì con người sẽ gánh tội, ma quỷ xúi dục người ta làm thì không phải chịu cái tội đó.
"Tội" của con người, là nghe theo ma quỷ. Tội lớn hơn nữa, là tiết lộ thiên cơ. Trừ khi có lí do cực kỳ
đặc biệt, còn không thì không một ai nhìn thấy "thiên cơ" mà lại đi nói cho người khác. Ai mà làm
chuyện đó là đang tự hủy hoại mình.
Dông dài là như vậy. Nhắc lại chuyện cách đây mấy ngày gặp một sự tình kỳ lạ, là có hai người cùng ra
quẻ. Một người cũng ra được dự toán, nhưng chỉ ở mức representational data, tức là trong dự toán
của họ có lỗi, là irreducible errors, không thể tối ưu hơn nữa. Còn người kia thì nói ra chi tiết.
Đây là điểm bất thường. Người nói ra chi tiết kia rất có thể đang tiết lộ thiên cơ. Người còn lại thấy kỳ
lạ, toán thêm một quẻ nữa, ra quẻ Quy Muội - ma quỷ quấy phá. Như vậy cái người kia không phải là
đang tiết lộ thiên cơ, mà chính là đang có thông tin trong nội bộ, diễn dịch lại tin tức sao cho phù hợp
với narrative của Kinh Dịch, mục đích để làm gì thì không biết. Nhưng việc này có một tác dụng, là
những người không có trình độ, hay hiểu biết, thấy sự việc đối ứng hết sức chi tiết, tưởng là quẻ ứng
tới mức đó. Đây là một dạng "cheating". Mục tiêu của người cheating này, không nằm ở chỗ chứng
minh tính minh triết của Dịch Học, rất có thể nhằm mục đích tuyên truyền điều gì đó.
Hiểu biết thì sẽ không bị người khác lừa. Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một học giả lớn. Thật tiếc
trước đây không có cơ duyên đọc sách của cụ. Nay tìm trên mạng, đọc các quyển PDF, thấy cụ viết cực
kỳ dễ hiểu, người trẻ sẽ không bị ngôn ngữ thời trước làm rối trí như trong sách của cụ Nguyễn Hiến
Lê. Vậy xin đăng lại ở đây, như tri ân nỗ lực của cụ Cần đối với người đời sau. Cũng khuyến khích
người trẻ tuổi, nếu còn thương quý bản thân mình, hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích, dục tình và
các cám dỗ thời thượng, giữ thân thể tráng kiện, tập thể thao, ăn uống lành mạnh, đồng thời trau dồi
nền tri thức thâm viễn này.

Thân tâm khỏe mạnh, thì sẽ không bị lừa nữa.


Cà phê Disgust
Đêm mùa hè, đi dạo mát ở bên ngoài, youtube chuyển sang một talkshow, trong đó những người thảo
luận có nói về sự "chia rẽ" trong cộng đồng người Việt qua sự kiện Donald Trump. Nghe tiếp một chút
thì phát hiện ra trong cái premise của cuộc thảo luận có vài điểm không chính xác. Vậy thì pha một ly cà
phê nặng đầu một chút.
Khi nói về sự "chia rẽ" của người Việt, ẩn chứa bên dưới là một premise về tình huống "không chia rẽ"
trước đó. Ma quỷ trong chi tiết. Phải chăng trước đó người Việt không hề "chia rẽ?" Thế nào là "chia
rẽ?"
Sở dĩ chúng ta cần một xã hội đa nguyên, là bởi vì mỗi người đều bước vào cuộc đời này như một tờ
giấy trắng. Hãy giả định thôi, giả định mỗi người đều như tờ giấy trắng. Bởi vì lí luận hiện tại về trí tuệ
con người, nhất là ở một số người có tài năng thiên bẩm, là họ đã mang theo từ tiền kiếp một bộ các
tham số (parameters) nào đó rồi, chứ không phải là "blank" như tờ giấy trắng. Khi bước vào đời, người
ta bắt đầu tiếp nhận một bộ các giá trị. Các giá trị này mang một tầm quan trọng khác nhau, nói cách
khác là mỗi một giá trị có một trọng số khác nhau. Ví dụ như có người thì phải no bụng cái đã, tính gì thì
tính. Tức là trọng số dành cho sự an toàn lương thực là cao nhất, và có thể overdrive rất cả các tham số
khác. Dựa trên các bộ giá trị đó mà người ta có giác độ về thời cuộc rộng hẹp khác nhau, nông sâu khác
nhau.
Người đặt trọng số cao nhất vào cái đói, khi nhìn vào không gian rộng lớn, họ sẽ tập trung vào nguồn
thức ăn. Khi họ tập trung vào nguồn thức ăn, thì độ phân giải của các hình ảnh xung quanh trở nên
nhạt nhòa. Người ta không thể sống chỉ nhờ bánh mì, Jesus đã từng nói với Satan như vậy. Và quả tình
là ngoài thức ăn ra thì người ta còn có nhiều thứ phải lo khác, ví như sự nguy hiểm. Nhưng bởi vì giác
độ tình huống của họ lại không làm cho độ phân giải của nguy hiểm rõ ràng, nên khi nó xuất hiện, họ
không làm gì được nữa, đành chịu chết.
Đây là cách mà người thợ săn bẫy khỉ đầu chó. Họ để hạt dẻ ở trong một cái lồng. Khỉ đầu chó thò tay
vào trong lòng, nắm được hạt dẻ. Nhưng vì nắm được hạt dẻ rồi, nó không chịu buông ra, vì không
buông ra nên nắm tay nó to, không rút ra khỏi được cái lồng nữa. Thế là mắc bẫy, nó ngồi đó nắm chặt
hạt dẻ, không chạy được. Một cái lồng, vậy mà bẫy được 4 5 con khỉ, là chuyện cũng mắc cười. Nhưng
đó là tình huống người ta đi bẫy khỉ.
Sở dĩ chúng ta cần sự đa nguyên trong xã hội loài người, là bởi vì khi gặp vấn đề, mỗi người lại có thể
tham khảo giác độ của nhau. Rằng tôi đã gặp vấn đề này, anh đã nhìn vào tình huống như thế nào mà
có thể giải quyết được nó. Thành ra một xã hội đa nguyên như thế trở thành một cơ chế tự sửa chữa
rất tốt cho tình huống mắc sai lầm của cá nhân trong tập thể. Tại sao xứ sở đông dân Catholics lại
không giàu có bằng xứ Tin Lành? Là bởi vì xứ Catholics không chấp nhận sự đa dạng trong giác độ nhìn
vào tình huống, mà điển hình là nhìn vào Đức Tin. Nên các xứ Catholics đều không có cơ chế tự sửa
chữa lỗi lầm tốt như các xứ Tin Lành. Sự xuất hiện của Tin Lành chính là một xu hướng tất yếu, khi
người ta nhận ra rằng Đức Tin Catholics không khỏe mạnh như họ kỳ vọng.
Dần dần, trong một xã hội đa nguyên, có tự do thông tin, mỗi người trong quá trình tiếp cận liên tục
với nhau, họ cũng từ từ thay đổi các giá trị trong nội tâm. Từ đó theo thời gian xuất hiện ra một nhóm
người có cùng một bộ các giá trị sống. Các giá trị này định hình nên một tầng thứ, là tầng thứ vô thức
tập thể trong tâm hồn mà Carl Jung nói tới.
Tại sao người Việt Nam hoàn toàn có thể nghĩ ra được tình huống của quẻ Tấn, và có đủ khả năng để
quản trị xã hội như những bộ óc Âu Châu đương thời, lúc cụ Trần Trọng Kim lập nội các, nhưng nội các
Trần Trọng Kim lại không bền?
Là bởi vì ở một tầng thứ sâu trong vô thức tập thể người Việt Nam, họ không xứng đáng với tình
huống của quẻ Tấn. Trong nội cảm của người Việt Nam thời cụ Trần Trọng Kim, ở ngoài Bắc, người ta
không còn tôn trọng văn hóa, lề thói xưa, hay các thiện tri thức nữa. Vô thức tập thể của dân tộc xuất
hiện một con quái vật, hiển lộ qua tình huống của người Cộng Sản Bắc Việt. Lá cờ Bắc Việt, thực chất
lại là biểu thị tình huống đối ứng với tầng vô thức nội tâm của người Việt lúc đó. Chính là con quái vật
"báng bổ" đó.
Ở Miền Nam, do ảnh hưởng của chế độ Phong Kiến, cũng như lề thói sinh hoạt của người Hoa, nên
trong nội cảm của họ chưa tệ tới mức đó. Đạo đức của người miền Trung và miền Nam tương đối cao
hơn. Thành ra từ tầng vô thức, một giai đoạn quá độ trung gian xuất hiện, chính là quẻ Bĩ - lá cờ của
Việt Nam Cộng Hòa. Lá cờ này giải thích rằng những gì tốt đẹp rồi sẽ đi mất, và những gì xấu xa sẽ tìm
đến. Chưa đầy 30 năm sau khi cá lờ quẻ Bĩ xuất hiện, biến cố 1975 ập xuống tạo ra một thảm cảnh
thuyền nhân chưa từng có, cũng đồng thời đánh dấu tình huống Minh Di lên toàn cõi Việt Nam. Lá cờ
của dân tộc, về phương diện này giải thích một bộ các giá trị mà người dân lưu giữ trong tầng thứ vô
thức tập thể.
Cho nên khi nói về tình huống "chia rẽ" của người Việt Nam. Thì những người bàn luận vấn đề trên đã
cố tình ấn định rằng người Việt Nam trước đó không chia rẽ, hay dùng chữ của Cộng Sản là "đoàn kết".
Đoàn kết là cách dùng từ của người Cộng Sản, hay người thiên tả, về tình huống người ta vì mục tiêu
nào đó mà hợp quần lại với nhau. Tuy nhiên, trong nền văn hóa Á Đông, hợp quần là một tình huống
tương đối phức tạp.
"Quân Tử Căng Nhi Bất Tranh, Quần Nhi Bất Đảng"
Hay:
"Quân tử hòa nhi bất đồng"
Chữ Quân, như đã giải thích ở bài trước, là nói về một bộ các giá trị, chứ không phải là quân vương.
Làm chủ trong tâm hồn người "quân tử" là các giá trị đạo đức. Vậy thì khi quân tử "hợp quần" cũng là
dựa trên một bộ các giá trị đạo đức đó. Còn kết "đảng" là nhắm vào "lợi ích", chứ không nhắm vào giá
trị. Người cầu lợi là "tiểu nhân". Tiểu nhân mới kết bè kết đảng. Nói chính xác hơn, tiểu nhân mới
"đoàn kết".
Ở Việt Nam, khi đảng nói "đoàn kết", thực ra là đảng muốn người ta "vâng lời". Về mặt tâm lý có tác
dụng như vậy thôi.
Trong các tác phẩm của Kim Dung, có một nhân vật thú vị, là Nhạc Bất Quần - một ngụy quân tử. Từ cái
tên của ông, cũng thấy rằng Kim Dung đang ám chỉ về một người "bất quần", hay nói đúng hơn là
"đảng nhi bất quần", chứ không phải "quần nhi bất đảng". Nhạc Bất Quần có vẻ ngoài của bậc tôn sư,
về sau làm một số chuyện "tiểu nhân", thậm chí "tự cung" - cắt luôn của quý để luyện Tịch Tà Kiếm
Phổ.
Nên khi nói về "chia rẽ" và "đoàn kết", thì nhất thiết phải nói tới các bộ giá trị trong nội cảm kia cho rõ,
rằng vì sao mà người ta lại "chia rẽ". Khi con người liên tục trao đổi thông tin với nhau, họ sẽ nhận ra
các bộ giá trị nào phù hợp để lưu giữ trong nội tâm, việc gìn giữ các bộ giá trị đó, lâu dần tạo thành nếp
sống, hình thành nên thứ gọi là "văn hóa". Tuy nhiên, các giá trị đó muốn trường tồn, đều cần phải đi
qua thử thách của thời gian.
Ví như sự tình của Donald Trump là một phép thử rất hữu hiệu. Rằng rất nhiều người có cùng một bộ
giá trị "tự do và dân chủ" có thể tới gần với nhau. Nhưng khi Donald Trump xuất hiện, ông cho thấy
rằng trong tâm thức của một số người "dân chủ," các bộ giá trị "dân chủ - tự do" không quan trọng hay
được ưu tiên như một bộ các giá trị khác. Khi người khác nhận ra rằng giữa họ hóa ra có sự khác biệt
trong trật tự ưu tiên các giá trị đó, tự động người ta sẽ tránh xa nhau ra.
Đây là một cơ chế rất bình thường, để gìn giữ cơ thể khỏe mạnh. Người ta đã biết tới hệ miễn dịch và
cách vận hành của nó. Thật ra, dưới giác độ tâm lý học, cũng có một hệ thống "miễn dịch" như vậy
đang hoạt động. Đó là cảm giác "tởm" - disgusting.
Jonathan Haidt là chuyên gia nghiên cứu tâm lý người Mỹ, ông liên tục dành thời gian nghiên cứu khía
cạnh này của con người. Nghiên cứu của ông là về hành vi "thấy tởm" của con người. Các hành vi ấy
như thế này: cơ miệng căng lên giữ chặt miệng lại, có người còn cảm thấy buồn ói. Chính nhờ cảm
giác disgust này có tác dụng bảo vệ người ta trước các mầm bệnh - pathogens, nên các nền văn hóa
trong lịch sử mới có thể được bảo lưu. Những sắc tộc khác nhau sẽ tránh hòa huyết, nhằm đảm bảo
cho bản đồ gene - tức là căn cước của một sắc dân sẽ được duy trì.
Cũng như hoạt động của hệ miễn dịch, nếu như người ta nhạy cảm quá, cái gì cũng thấy "gớm" thì tự
nhiên họ bị cô lập về mặt tâm lý. Khi đó, không có các giá trị nào có thể đi vào trong tâm hồn họ, và họ
không thể nào ghi nhớ nó, hay liễu giải nó. Tâm hồn họ trở nên đơn sơ và u tối.
Người khỏe mạnh là người có thể gặp gỡ những người khác, để hệ miễn dịch có thể không ngừng tiếp
thu các loại vi khuẩn mới từ không gian xung quanh cơ thể khác, từ đó có thể liễu giải, và ghi nhớ, qua
vài cơn sốt của cơ thể rồi dần dần khỏe mạnh trở lại, không "hay bệnh" nữa.
Điều này về mặt tâm lý cũng tương tự với người tiếp thụ các kiến thức mới, các luồng tư tưởng mới.
Nếu chịu khó "nhức đầu" liễu giải nó, về sau đầu óc trở nên phong phú, nhạy bén, và có thể nhanh
chóng thích nghi khi tình huống bên ngoài đòi hỏi cần có vài thay đổi trong các giá trị nội tâm. Biết cái gì
nên tránh, cái gì nên tiếp thu.
Nói chung, "thấy gớm" là một cơ chế tự vệ về mặt tâm lý, tương tự như hệ miễn dịch. Hoạt động thái
quá thì dễ lâm vào tình huống autoimmune (tự nhiễm) làm hại chính mình. Tiếp xúc quá nhiều, thì dễ
làm yếu đi hệ miễn dịch của mình, làm mình trở nên rất mệt mỏi.
Joseph de Maistre (1753-1821) đã viết thế này 1811: “Toute nation a le gouvernement qu’elle merite.”
Dân tộc nào thì chính quyền đó. Chúng ta thấy rằng cùng một bộ giá trị "tự do dân chủ," nhưng đi qua
nhiều phép thử khác nhau, thì trong lòng mỗi người có trật tự ưu tiên hay lối diễn giải các khái niệm
đó khác nhau.
Cùng một giác độ, thì họ sẽ ở gần nhau. Khi nhận ra khác biệt và không thể dung hòa, rất tự nhiên, họ
sẽ "thấy gớm" mà rời xa nhau.
Cho nên tại sao nơi này nói rằng quốc gia không thể cao hơn một cá nhân. Bởi vì nếu như quốc gia đó
tập hợp những tâm hồn mang vô thức tập thể thấp kém, thì cũng có nghĩa là quốc gia đó không xứng
đáng với cá nhân nữa, và cá nhân đó thuộc về điều gì đó cao hơn - tương xứng với nội cảm tự thân.
Tự nhiên người này sẽ tìm đường đi nước ngoài, hay bỏ vào nơi hoang vắng sống.
Hoa Kỳ là một xứ sở như vậy, thoát thai từ một tầng vô thức tập thể có thể chứng minh rằng căn cước
của một người tới từ nước Anh không còn là người Anh nữa, hay người Đức, hay người Pháp... Vô
thức tập thể trong họ ứng với một quốc gia vĩ đại hơn, và đã tới lúc xuất hiện, là Hoa Kỳ.
Thành ra nơi này vẫn nhắc người đọc hãy thương quý bản thân mình, cũng là cách lật ngược lại một
thứ đang kiểm soát nội cảm của người Việt nói chung - Minh Di. Minh Di có nghĩa là đồ quý bị vấy bẩn.
Trên khắp xứ, người Việt Nam thực ra rất coi thường bản thân mình. Họ sẵn sàng ăn thức ăn rất bẩn,
uống rượu bia độc hại, thuốc giả tràn lan. Đối với tâm hồn mình thì không chịu làm cho phong phú, có
thống kê trung bình mỗi người đọc chưa tới một quyển sách mỗi năm. Đối đãi với nhau đảo điên dối
trá. Về tâm linh thì thờ cúng loạn bậy... Đối ứng lên đời sống chính trị xã hội là thiện tri thức bị bức hại
cầm tù, lên sức khỏe dân tộc là Việt Nam nay đã thành cường quốc... ung thư.
Cho nên, một người Việt thương quý bản thân mình, cũng là đang chiến đấu với thứ ma quỷ đang
kiểm soát nội cảm của người Việt. Nội tâm cao hơn sẽ mang người ta tới xứ sở tốt đẹp hơn, hoặc là
nó quán chiếu lên những sinh mệnh xung quanh, cải biến hoàn cảnh nơi họ đang sống. Việt Nam có
một diện mạo mới hay không, không phải là điều quan trọng. Quan trọng là cá nhân người Việt có tìm
thấy được phần thánh khiết nội tâm để trân quý hay không.
Mỗi một cá nhân như vậy, sẽ nhận được tín thác của đất trời, như cách mà Yhwh tín thác Abraham -
biến ông thành Father of Nations - người cha của các quốc gia. Tại sao Yhwh không dạy Abraham yêu
nước? Tại sao Jesus không dạy dân Do Thái yêu nước?
Quốc gia không thể cao hơn cá nhân.

Xin kết thúc ly cà phê này ở đây, mười đầu ngón tay không kịp dừng, thành ra tưởng là sẽ ngắn, mà
nhìn lại đã gần ba ngàn chữ rồi.
Cà phê AI
Dịch là cách hiểu của Đạo Gia về một cơ chế hoạt động của vũ trụ trong phạm vi mà họ có thể nhìn
thấy. Họ không thể nhìn thấy toàn bộ chi tiết diễn hóa, nhưng họ nhìn thấy được chiều hướng diễn
hóa. Họ nghe được "Thiên Ý", nhưng là nghe xa xôi, không hề chi tiết. Họ thấy được "Thiên Tượng",
nhưng là thấy mờ mờ, và có chỗ không chắc chắn.
Cái họ thấy là một dạng representational data - dữ liệu đại diện. Thế nào là dữ liệu đại diện? Các câu
chuyện cổ tích kết thúc có hậu ở Việt Nam, có chung một motive là ở hiền gặp lành. "Ở hiền gặp lành"
là dữ liệu đại diện.
Đọc truyện của Kim Dung, mà không hiểu được ẩn ý chính trị của Kim Dung như Bắc Cái là Nga, Đông
Tà là Nhật Bản, Dương Quá là Hoa Kỳ... thì chưa nhìn ra được cái dữ liệu đại diện trong tác phẩm của
Kim Dung.
Kinh Dịch, Kabbalah, các hệ thống bói toán như Tử Vi, Tử Bình,... là một bộ các kỹ thuật để sắp xếp và
giải mã các dữ liệu "đại diện". Sở dĩ cần hiểu dữ liệu đại diện, là vì đầu não con người có giới hạn
trong việc ghi nhớ, và tiếp nhận thông tin.
Cũng như trong tấm hình bên dưới. Mỗi điểm ảnh là một bộ giá trị gồm 3 số. Tức là nguyên tấm hình là
một ma trận, mỗi một phần tử của ma trận lại là một ma trận nhỏ 1 chiều, có 3 giá trị số bên trong.
Một số mạng neuron nhân tạo không thể tiếp nhận được toàn bộ tấm hình, cùng với độ phân giải
nguyên gốc.
Để mạng neuron AI có thể tiếp nhận, buộc phải "nén" một bức ảnh có độ phân giải 20 Megapixel,
xuống còn một tấm ảnh có kích thước 28*28 pixel. Tức là phải giảm đi độ phân giải xuống gần 1 triệu
lần thì mạng Neuron hiện tại mới có thể tiếp nhận.
Nhưng ngay khi tiếp nhận, mạng neuron còn phải "chắt lọc" qua nhiều phương pháp, để có thể nhìn ra
được các điểm ảnh quan trọng, như ảnh trắng đen bên dưới. Nghĩa là phải bỏ đi 99.99% thông tin ban
đầu, mạng Neuron hiện tại mới có thể lờ mờ hiểu đó là con rắn. Đó mới chỉ là một bức ảnh, mà mạng
neuron hiện tại có thể "nhìn", và nhìn ra dữ liệu biểu thị là "con rắn".
Thực ra, sở dĩ cần chụp hình con rắn ở độ phân giải 20 megapixel, là bởi vì độ phân giải đó cho thấy
tình huống chi tiết hơn. Và khi nhìn ra sự tình chi tiết hơn, thì có thể nhìn ra được nhiều thông tin hơn.
Đức Phật nhìn vào một hạt cát, ông thấy 3000 thế giới. Kỳ thực là năng lực thấu thị của ông, còn gọi là
thần thông, hay là ông giảng một cách hình tượng?
Đức Phật không nói dối, 3000 là con số cố định chứ không phải ước lượng. Rất có thể trí tuệ của ông
đạt được tới tình huống đó, chứ không phải là "khoảng 3000". Hay "cỡ chừng 3000".
Tại sao người tu Đạo ngồi một chỗ - "Bất Xuất Hộ" mà "Tri Thiên Hạ"? Là bởi vì năng lực thần kinh của
họ có thể "nghe" được âm thanh tới một mức độ phân giải nào đó, "nhìn" thấy được các hình ảnh tới
một độ phân giải nào đó.
Kich Dịch gửi cho con người một lúc 2 "bức ảnh" như vậy. Sở dĩ cần hai bức ảnh, là để người ta nhìn ra
được chiều hướng biến hóa của sự vật.
Các yếu tố tạo nên Dịch là ngũ hành, ngũ hành cấu tạo nên vật chất ở tầng không gian này. Nhưng khi
nói tới tình huống "ngũ hành", thì cũng có tình huống "phi ngũ hành" - có lực lượng chuyển động
"trong ngũ hành", thì cũng có lực lượng "ngoài ngũ hành".
Nhà Phật giảng về Lục Đạo Luân Hồi, thoát khổ là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Luân hồi là một vòng
tuần hoàn sinh mệnh qua các cõi. Vòng chuyển động của Ngũ Hành cũng là vòng chuyển động liên tục
qua các cõi Thiên Địa Nhân.
Lão Tử không nói gì về Dịch, ông để lại một con đường, để thoát ra khỏi ngũ hành - con đường đó ông
gọi là Đạo Đức, ghi lại trong Đạo Đức Kinh.
Vậy đối với một cá nhân ở "ngoài ngũ hành", làm sao có thể truyền thông điệp cho sinh mệnh "trong
ngũ hành" về thế giới bên ngoài, mà sinh mệnh "trong ngũ hành" có thể hiểu?
Chính là phải "nén" các tín hiệu đó lại, rồi chuyển sang một dạng thức mà sinh mệnh "trong ngũ hành"
có thể tiếp thụ, như ví dụ về mạng Neuron AI bên trên - các dữ liệu phải được nén lại tới một mức độ
các chi tiết không cần thiết cho sinh mệnh bên trong Ngũ Hành bị loại bỏ. Khi họ có thể nhìn ra được
rằng có một cái gì đó "bên ngoài ngũ hành", hay bên ngoài "luân hồi", con người có thể men theo "dấu
hiệu" dữ liệu biểu thị đó mà thoát ra - quá trình thoát ra là quá trình "giải mã" - decoder.
Các chi tiết mà các sinh mệnh "trong ngũ hành" không được thấy là "cần thiết" cho hoạt động của các
sinh mệnh "ngoài ngũ hành". Bằng một cách nào đó, một vài sinh mệnh "trong ngũ hành" biết các chi
tiết này rồi có một số hành vi, như việc loan báo cho người khác biết, là hành vi gây "phiền phức" cho
các sinh mệnh "ngoài ngũ hành". Ví như một đám người vay nợ, tới một giai đoạn phải trả lại cái món
nợ kia, nay một vài người biết tới ngày đó phải trả nợ đem đi "báo", thành ra đám người vay nợ kia
chạy mất. Phần nợ lãi sau đó phải tính thêm vào, và sẽ tính trên thân cái sinh mệnh "nhiều chuyện" kia.
Nơi này đã có lần nói về một tình huống "encoder - decoder" như vậy trong việc huấn luyện AI.
Dữ liệu biểu thị về sự chuyển động của ngũ hành có thể được nhìn thấy qua Kinh Dịch, Kabbalah, của
đời người có thể nhìn thấy qua thức toán Tử Vi, Tử Bình... Dữ liệu biểu thị về "lối thoát" ra khỏi "luân
hồi" chính là Kinh Phật, Kinh Thánh, Đạo Đức Kinh, các đường lối tu luyện...
Khi người ta nhìn ra được một lối thoát hiểm đó, ai cũng sẽ tìm tới nó. Khi ai cũng tìm tới nó, tạo ra
một sự đe dọa rất lớn lên các lực lượng ma quỷ bên trong ngũ hành. Thành ra lực lượng này có sự can
thiệp nhất định vào các dữ liệu đại diện này, làm cho người sau tiếp cận nó hiểu sai đi về các chỉ dấu ra
bên ngoài.
Họ làm nhiễu - add "noise" vào các chỉ dấu này.
Tại sao Dostoievsky cho rằng khi chúa Jesus xuất hiện trở lại, nhà thờ Catholics sẽ giết chúa đầu tiên?
Là bởi vì Kinh Thánh liên tục qua chỉnh sửa, Tam Sao Thất Bổn tới độ không còn hình dạng ban đầu
nữa.
Nói đơn giản là tấm hình trắng đen của con rắn bên dưới, Giáo Hội có thể chỉnh sửa để người sau hiểu
là sợi dây hay một thứ gì đó khác. Cho tới khi có người xuất hiện nói rằng không phải như thế, nguyên
dạng ban đầu là thế này hay thế kia, thì ngay lập tức người đó sẽ gặp phiền phức. Nên nếu Jesus xuất
hiện trở lại, chắc chắn ông sẽ có chỉnh đốn đối với những gì đã cố tình ghi chép sai về ông. Và như thế,
chính nhà thờ Catholics hay các lực lượng Tin Lành khác nhau sẽ muốn đóng đinh ông đầu tiên, như
cách mà các lực lượng từ Temple năm xưa đóng đinh Jesus.
Nên khi Jesus xuất hiện trở lại, hoặc là sẽ xuất hiện làn sóng công kích vào các ghi chép về ông, hoặc là
sẽ có một bộ các biểu tượng khác, làm những người tin vào Jesus rời xa nhà thờ.
Sự tình tương tự với Đức Phật và những người tin theo ông.

Kết ly cà phê này, Kinh Dịch vẫn là cách tìm hiểu về biến hóa của thiên tượng đối ứng lên xã hội con
người. Nếu muốn thoát ra khỏi cõi này, phải đi tìm một "chỉ dấu" khác.
Cà phê Kierkegaard
‘Thời đại 4.0’ đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Nhiều khi không biết là người ta hiểu gì về
‘thời đại 4.0’, hay chỉ đơn giản như một lối nói thể hiện một tâm lý coi thường những hành vi họ cho
đã thuộc về không gian cũ. Kỳ thực thì không hẳn như thế. Nếu tính từ khi đức Phật xuất hiện, con
người vẫn chỉ đơn giản là loay hoay tới lui trong một bộ các vấn đề về ý nghĩa của đời sống, sinh
mệnh, cho dù hoa diện đời sống có phần giàu có hơn. Hãy nói về một lĩnh vực, là lĩnh vực “Học Tăng
Cường” – Reinforcement Learning của thời đại 4.0.
“Học tăng cường” là tình huống máy tính, hay một robot, được đưa vào trong một môi trường giả lập.
Ở đó, máy tính sẽ có một bộ các hành vi (action) tương tác với môi trường. Các hành vi này sẽ được
môi trường phản ánh lại qua giá trị thưởng từ hàm thưởng (reward function). Ví dụ như trong công
nghệ quốc phòng, robot là một máy bay không người lái được huấn luyện thả bomb chính xác. Thay vì
phải mất thời gian huấn luyện phi công hết sức tốn kém, người ta có thể huấn luyện Robot trong môi
trường giả lập, mà robot sẽ dựa vào các thông tin hiện có như tốc độ hiện thời, khoảng cách, sức gió,
để thả bomb. Khi thả bomb trúng mục tiêu, thì robot được thưởng (reward). Qua việc huấn luyện
robot trong môi trường giả lập, tới môi trường thực tế, robot sẽ hoạt động để tối ưu giá trị “thưởng”,
tới độ như chiếc Drone thả bomb lên đoàn xe của tướng Soleimani năm rồi, dẫu hoạt động trong môi
trường bán tự động – semi auto – tức là có người ngồi trước máy tính sẵn sàng overdrive – kiểm soát
Drone khi cần thiết, thì tự nó vẫn có thể hoạt động hết sức chính xác.
Dẫu đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng lĩnh vực học tăng cường hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực
nghiên cứu hết sức phức tạp. Nguyên do là vì hiểu biết của con người lên tình huống là có giới hạn,
nên điều này sẽ ảnh hưởng lên sự giới hạn của tình huống giả lập. Chính vì có sự giới hạn trên tình
huống giả lập, nên robot chỉ có thể đạt được tới một mức thưởng nhất định, nếu như nó chỉ có thể
hành động dựa trên không gian quan sát và mục đích của nó là tối ưu hàm thưởng. Nó sẽ làm tới làm
lui một bộ các hành vi “an toàn”, tức là các hành vi này chỉ mang tới tối đa một điểm thưởng nhất định.
Câu hỏi đặt ra, là có cách nào, mà Robot có thể vượt qua được giới hạn của môi trường giả lập, xuất
hiện một bộ các hành vi mang lại tổng điểm thưởng cao hơn hay không?
Hiện tại có một phương pháp hay một thuật toán – có tên gọi là Soft Actor-Critic. Xin không đi vào chi
tiết để làm nhức đầu người đọc, bạn nào yêu thích thì có thể tìm hiểu thêm. Ý tưởng của thuật toán
này là như sau: để khuyến khích Robot khám phá thêm các hành vi chưa từng có tiền lệ, người ta sẽ so
sánh một bộ các hành vi hiện tại của Robot bây giờ, và các hành vi đã được ghi nhớ trước đó. Nếu như
các hành vi hiện tại có khác so với các hành vi ghi nhớ trước đó, thì Robot sẽ được cộng thêm một
khoản thưởng – khoản phần thưởng này gọi là Entropy Reward. Điều này để khuyến khích Robot khám
phá tương tác với môi trường theo một hướng “sáng tạo” hơn, dù rất có thể là các hành vi đó thoạt
nhiên hơi “ngu xuẩn”.
Lí do cho điều này nằm ở chỗ là người ta nhận ra được giới hạn trong tình huống giả lập, hay nói đúng
hơn là giới hạn trong hiểu biết của con người về tình huống tự nhiên. Bởi vì người ta sẽ mang những
gì hiểu được từ tự nhiên để xây dựng tình huống giả lập, và huấn luyện Robot trong môi trường giả
lập đó. Nhưng rõ ràng là kiến thức về tình huống tự nhiên không bao giờ hoàn hảo, nên để tính tới tình
huống đó, người ta khuyến khích Robot khám phá thêm theo chiều hướng “sáng tạo”, làm một số hành
vi …ngu xuẩn (absurd), để tìm xem có điều gì bất toàn trong hiểu biết của con người về đời sống hiện
tại.
Bởi sự bất toàn về hiểu biết tự nhiên, rất có thể là nguyên nhân làm con người tự giới hạn tri thức của
mình, cũng như tự giới hạn tiềm năng của mình.
Dựa trên giác độ đó, mà người ta cho Robot làm các hành vi "absurd." Đây là thuật toán mới nhất, rất
thành công trong việc huấn luyện Robot của Boston Dynamics tự tập chạy trên các địa hình khác nhau
trong thời gian hết sức ngắn ngủi.
Thông điệp là ở chỗ này: hiểu biết và lý tính của con người về tự nhiên và xã hội là có thiếu sót, vậy thì
con người sớm hay muộn sẽ phải làm một vài hành vi mà lý tính hiện tại cho là ngu xuẩn, để có thể
thoát ra sự giam cầm của không gian tù hãm do lượng kiến thức đó mang lại.
Xin tạm dịch absurd là "phi lý."
Soren Kierkegaard nói thế này:
Thế nào là phi lý? Rất dễ thấy là ta, một sinh mệnh có lý trí, phải hành động khi lý tính, cũng là quyền
năng hồi chiếu (reflection), cho ta biết rằng: dù anh có làm gì đi chăng nữa, rằng anh không thể hành
động ở một tình cảnh mà anh cho rằng mình phải hành động… Sự phi lý, hay hành động dựa theo đó,
là hành vi xuất phát từ niềm tin … rằng ta phải hành động, nhưng sự hồi chiếu đã đóng lại con đường
và ta buộc phải lựa chọn một trong số các khả năng và nói rằng: đây là điều ta phải làm, ta không thể
không làm bởi vì sự hồi chiếu của lý tính đã làm ta bất động.
("What is the Absurd? It is, as may quite easily be seen, that I, a rational being, must act in a case where
my reason, my powers of reflection, tell me: you can just as well do the one thing as the other, that is to
say where my reason and reflection say: you cannot act and yet here is where I have to act... The Absurd,
or to act by virtue of the absurd, is to act upon faith ... I must act, but reflection has closed the road so I
take one of the possibilities and say: This is what I do, I cannot do otherwise because I am brought to a
standstill by my powers of reflection. --Kierkegaard, Søren, Journals.)
Đêm trong cung điện, Đức Phật Thích Ca suy nghĩ điều gì mà bỏ vợ con đi, bỏ lại trách nhiệm quốc gia
dân tộc đè lên vai ông? Bởi vì lý tính đã tù hãm ông. Sự khôn ngoan đương thời tù hãm ông. Ông biết
rằng có một điều gì đó, và ông phải hành động để thoát ra khỏi nó, như lý tính cho ông thấy rằng ông
không còn cách nào khác phải lắng nghe nó, phải sống theo nó. Ông không chịu, ông làm một việc mà
bấy giờ rất nhiều người sẽ cho là ông ngu xuẩn: bỏ vào rừng tu khổ hạnh.
Tại sao đêm trong vườn Gethsemane Jesus không bỏ đi? Thực ra ông có quyền năng đi trên nước. Ông
có quyền năng chữa lành, ông triển hiện mọi thần tích tương tự như các Đạo Gia ở Đông Phương. Tại
sao ông chấp nhận để người La Mã đày đọa rồi đóng đinh ông trên thập tự giá? Bài học nào ông muốn
để lại cho dân Do Thái? Mục đích của ông là gì? Nếu ông muốn mang phúc âm tới các xứ, cứu rỗi nhân
loại như rất nhiều người ở nhà thờ nghĩ tới, tội gì phải chết như thế? Satan thực ra có một offer rất
hợp lý, tạo ra một đế chế trên đất. Thời bấy giờ đã có chữ viết, khi đã thành hoàng đế rồi, việc ghi
chép những thứ mà ông muốn, rồi truyền đi các xứ, như cách mà nhà thờ Catholics làm bây giờ là hoàn
toàn hợp lý, phải vậy không? Ta thấy sự hiệu quả của nhà thờ Catholics khi tiếp nhận vấn đề qua giác
độ Satan mang lại cho họ sự thống trị trong vài trăm năm, đi qua đêm trường Trung Cổ. Tức là có điều
gì đó không chỉ hợp lý, mà rất hợp lý trong cách tiếp cận vấn đề của Satan. Vậy cớ gì Jesus lại từ chối?
Cũng như rất nhiều nhân vật Đạo Gia Đông Phương, ông để cho người ta hành hạ ông tới chết, rồi sau
người ta thấy ông sống lại. Nghĩa là họ ông thực sự giết được ông. Nhưng thông tin về cái chết của
ông nhanh chóng tới tai Hoàng Đế La Mã, đồng thời cũng mang lại một sự xác thực đối với nhà thờ Do
Thái rằng ông đã bị đóng đinh, họ không làm phiền ông nữa. Ông có thể đi làm các việc khác, và rất có
thể, lấy một thân phận khác. Thay vì là Jesus, ông có thể thành ông Joe, John,... đi tới các xứ khác. Cách
làm này cũng như cách mà Bồ Đề Đạt Ma một ngày lăn ra chết, đệ tử mang ông bỏ vào quan tài, táng
trong núi Hùng Nhi. Sau này có người nói thấy ông đi chơi ở đâu đó, đệ tử mở quan tài ra thì không
thấy xác của Bồ Đề Đạt Ma đâu nữa, chỉ còn một chiếc giày.
Jesus, cũng như Bồ Đề Đạt Ma, và rất nhiều các nhân vật xưa kia trong đường lối tu Đạo, có một hành
vi rất phi lý như vậy. Phi lý như cách họ rời bỏ mọi tiện nghi thế tục để đi tìm một điều gì đó mà lý tính
của người đương thời không thể nào hiểu nổi.
Rất nhiều người bây giờ mắng chửi Donald Trump và cử tri bỏ phiếu cho ông ngu xuẩn, kỳ thực cũng
không ngoài phạm vi của lối giải thích đó. Liên tục trong nhiều năm, giới trí thức thiên tả trong các
trường đại học đã tạo ra một trật tự tư tưởng, tù hãm tâm hồn người ta, tới độ người ta trong trật tự
suy tưởng đó mà hồi chiếu lên nhân sinh: rằng cuộc sống là phải như thế, rằng các chính trị gia phải
như thế. Nhưng chính là bởi vì trật tự tư tưởng đó không đem lại cho họ phần thưởng như họ mong
muốn, dù họ có cố thế nào đi chăng nữa. Rất nhiều người thấy rằng có vấn đề gì đó, rằng giới “tinh
hoa” trí thức kia thực ra đã hijacked tâm hồn họ, nên họ cho rằng phải có một hành vi nào đó đột phá –
mặc dù có phần phi lý – absurd. Như tình huống mà người ta bầu cho Donald Trump vào năm 2016.
Chính lượng cử tri dũng cảm này, đã làm cho giới trí thức tinh hoa ở các trường đại học tức giận, bởi vì
chính nó vạch ra sự bất toàn trong giác độ về nhân sinh quan, thế giới quan, và vũ trụ quan mà đám trí
thức tháp ngà này thiết lập qua mấy chục năm nay.
Khi bị vạch trần, họ không còn giữ "thể thống" nữa, cũng dùng những cách công kích hết sức thấp kém,
kiên trì biết bao lâu nay, và không hề có ý định dừng lại.
Chính vì điểm bất toàn của nó đã được khám phá, cũng như Trump và những người như Trump soi ra
được ma quỷ ẩn nấp trong trật tự nội tâm của lớp trí thức này, nên tình cảnh mà chúng ta thấy hiện
nay không phải là cuộc chiến giữa Tả Hữu nội ở xứ cờ hoa, mà thực ra chính là cuộc chiến phá giải sự
tù hãm của các lý niệm thiên tả - toàn cầu hóa.
Không có một tổng thống nào bị công kích nặng nề như Donald Trump, vậy mà ông lại có được một sự
ủng hộ kinh ngạc từ quần chúng không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn rất nhiều xứ sở khác.
Bởi vì từ một hành vi tưởng chừng như phi lý – absurd, mà kết quả mang lại ngoài sức mong đợi,
người ta tìm được một lời giải mang lại phần thưởng cao hơn.

Ly cà phê này, giải thích chuyện xưa, qua một kỹ thuật tối tân của ‘thời đại 4.0’. Xin khép lại ở đây, và
xin lượng thứ nếu có sai sót về ngữ pháp, hay chính tả, bởi vì người sửa chính tả ở Việt Nam đã đi
holiday, và cậu nói rằng sửa xong cà phê Disgust thì cậu bị braindead, nên cần thời gian để phục hồi.
4 người Việt Nam. 2 pallet mustard. Bên trong có hơn nửa tấn meth lỏng, từ nửa tấn meth lỏng có thể
điều chế tương đương nửa tấn ice. Trị giá thị trường chợ đen khoảng 120 triệu Mỹ Kim. Chẳng trách
sao mà ở mấy khu người Việt mua ma tuý dễ như mua kẹo. Có lần, người thân sang chơi, đi dạo khu
người Việt thấy bà lão người Việt ra ngồi ngoài đường bán trứng vịt lộn, thắc mắc : “phúc lợi cho
người cao niên cao như vậy sao lại có cảnh này”.
Chẳng biết giải thích thế nào, tới mua trứng vịt lộn chưa chắc bà đã bán. Thanh niên tới thì bà bán,
một vỉ chứa được 12 trứng, chắc hư hết 11 trứng, giá bán gấp 10 lần vỉ trứng lộn bình thường. Thấy
cảnh sát thì bà đứng dậy đi vào trong shop Tàu, cảnh sát đi thì bà lại ra ngồi. Một đoạn đường không
dài, cũng vài ba người như vậy. Bà mặc chiếc áo len màu nâu, thường trong chùa Việt Nam hay bán, đội
nón lá, đi kiểu dép thường thấy ở Việt Nam, bên trong mang vớ. Bán xong thì bà ra bãi xe đi về. Bữa thì
thấy bà đi chiếc lexus four wheel drive, bữa thì bà đi chiếc Subaru coupe.
Thấy nam thanh nữ tú đi qua nhìn nhìn, thì bà “A Di Đà Phật mua trứng lộn không cô chú?” Nhìn mặt bà
tội nghiệp, nhưng trứng bà bán giá trên trời. Mấy cha nội VN đi ngang mua “trứng” xong thì hay cà khịa
:”Trứng chứ bộ hột xoàn hay sao mà mắc dữ bà nội?!”

Đi làm ăn thì bà có uniform là như vậy. Chứ lên Crown casino thì bà khác hẳn.
Đây là sách mới của một chuyên gia tâm lý người Canada mà nơi này hay trích dẫn - Dr Jordan Peterson.
Cá nhân trải qua hai chuyện. Ở một trong 4 ngân hàng lớn nhất của Úc, cách đây hơn 1 năm:
Có một khóa học của Dr Jordan Peterson về Personality, nội dung của khóa học này là giúp cho người đi
làm có thể hiểu về bản thân mình, cũng như người làm chung với mình, từ đó nhìn ra được những tình
huống sẽ phát sinh khi một nhóm người có các nhóm tính cách khác biệt làm việc chung với nhau.
Ý tưởng về việc phổ biến khóa học này của Dr Jordan Peterson chính là từ một manager từ một công ty
công nghệ, ông chuyển qua làm cho ngân hàng này, mang theo kinh nghiệm phát triển rất nhiều startup
rất thành công.
Vấn đề của các công ty công nghệ thường là Execution - tức là ý tưởng thì rất cheap, một sinh viên
công nghệ ở VN hoàn toàn có thể có tầm vóc tư duy cho một Amazon, Google, hay Facebook mới...
Nhưng execution - kỹ năng quản lý, làm việc, cân đối nguồn lực, hướng phát triển, thâm nhập thị
trường, luật pháp... đây là những yếu tố đóng góp 99.99 % thành công của các công ty. Thành ra các tài
năng quản trị sở dĩ kiếm được rất nhiều tiền một phần cũng là vì họ thấy được cái mà dân kỹ thuật
không thấy.
Ngân hàng kia cũng muốn có được cái "spirit" đó nơi làm việc, nên thuê vị này về. Một trong những
việc đầu tiên vị này làm là khuyến khích học khóa học của Dr Peterson, có ngân sách chi trả, nên mỗi
nhân viên được một coupon, giá bán lẻ là 150USD.
Ban đầu kết quả hết sức tốt đẹp, không khí rất vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Bởi vì mỗi người làm
test xong, thì họ biết personality của mình thuộc nhóm nào, khi người trong team ngồi xuống thảo luận
thì họ phát hiện ra rằng những vấn đề tâm lý hay bất đồng mà team gặp phải, đều được bàn tới trong
khóa học online.
Người ta dễ làm việc với nhau hơn vì biết bất đồng có thể nảy sinh từ đâu, ngoài vấn đề kỹ thuật.
Ví dụ như thế này, có hai nhóm người, một nhóm người rất sáng tạo, họ rất thích bước vào "chaos",
nhưng bởi vì họ hay take risk, và risk rất lớn, nên nhiều khi thất bại của họ ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt
động của nhóm. Thành ra những người này tuy rất thông minh, nhưng cần phải có nhân tố kiềm chế
họ, chính là nhóm người rất nguyên tắc hay cứng nhắc một chút - "order". Khi có hai lực lượng này cân
bằng, thì có một số tình huống, người thuộc nhóm chaos không phải muốn làm gì thì làm, bởi vì nhóm
người "order" kia sẽ ngăn cản họ.
Nhóm người "order" này thường làm ở bộ phận nhân sự, quản lý, hay thiên về các nhóm công việc đòi
hỏi admin skills, khác với nhóm người có kiến thức về mặt kỹ thuật (hardskills). Họ có thể không sáng
tạo, nhưng họ đóng vai trò kiềm chế những sáng tạo mang tính hủy diệt.
Nhưng người “order” cũng hiểu là họ không phải là nguồn sáng tạo, họ là antiagent đối với các sự tình
sáng tạo, nên họ cũng nên hiểu lúc nào nên compromise.
Jordan Peterson còn phân ra tính cách dựa trên các thang điểm Neuroticism, Agreeableness,
Conscientiousness, Openess to experience, Extraversion...
Nói chung, không khí ban đầu rất hồ hởi tiếp nhận khóa học này, có vài người chỉ ngay ngày đầu tiên đã
theo hết khóa học. Tuy nhiên, chỉ độ 5 ngày sau đó, có emails từ phòng nhân sự hủy hết các coupon
phát cho nhân viên. Lý do là Jordan Peterson, theo cách lý giải của bộ phận nhân sự, hiện là một nhân
vật gây tranh cãi và gây ... bất đồng. Nên những ai đã dùng coupon thì thôi, còn lại sẽ bị vô hiệu. Việc
thảo luận các topic về khóa học của Peterson cũng bị dừng lại, và không khuyến khích nữa.
Đây là một trong NAB, ANZ, CBA, WESPAC, headquarter ở Melbourne.
Thế là sau đó, có nhiều nhân viên tức giận, tự mua khóa học riêng.
Đó là câu chuyện thứ nhất.
Câu chuyện thứ 2 là về một nghiên cứu health science của trường đại học liên kết với các bệnh viện
công ở Melbourne. Khi thiết lập mô hình thống kê tìm các features trong dữ liệu sức khỏe, điều tra
bệnh tình của một số nhóm bệnh tình dục và tâm lý ở Melbourne, mô hình máy tính chọn một feature
rất nguy hiểm, là những người thuộc giới tính khác với giới tính male, hay female. Ở Úc, mục gender,
trong một số bệnh viện, họ chấp nhận có thêm các lựa chọn như "third gender", hay "non declared"...
Nói chung, là có sự tình hơi kỳ quặc là có một số hồ sơ bệnh án dùng "he" tức là nói về man - đàn ông,
nhưng đàn ông này có menstrual cycle - chu kỳ kinh nguyệt. Và ngược lại, một số "she" có Orchiectomy
- nghĩa là phẫu thuật cắt tinh hoàn.
Khi thấy máy tính pick up feature đó cho mô hình dự toán, các data analysts ở bệnh viện buộc phải xóa
cái column giới tính đó đi, mặc dù feature đó có một P score cực kỳ thấp - P score là nói về xác xuất của
feature đó không quan trọng. Nếu Pscore thấp 0.0001 thì nghĩa là feature đó quan trọng, còn không thì
phải loại bỏ feature đó ra. Tuy nhiên, khi loại bỏ một cột dữ liệu nào thì phải có lí do, chứ không thể
khơi khơi không thích là loại bỏ. Vì tất cả các bước phân tích dữ liệu đều được documented. Và lí do
bỏ feature này ra thì rất dễ dàng, lí do về mặt đạo đức, và cũng là lí do chính trị do ảnh hưởng của
phong trào LGBT.
Jordan Peterson nổi tiếng từ chuyện công khai chống lại bill C16 ở Canada - cái bill này cho phép người
tự cho rằng mình thuộc giới tính thứ ba yêu cầu người khác gọi mình với nhân xưng theo ý thích.
Ở Úc, giới LGBT quậy rất bạo, tới độ việc bày tỏ quan điểm về vấn đề này sẽ mang lại rắc rối cực kỳ
lớn, không thua gì việc ủng hộ Donald Trump, hay nghi hoặc việc Joe Biden đắc cử. Đặc biệt là ở các
trường đại học, hay các công ty lớn.
Đây là sách mới của ông. 12 more rules for life, sắp xuất bản, bạn có thể tìm đọc. Các khó khăn mà ông
gặp phải, cộng với rất nhiều người ủng hộ ông trong âm thầm, đủ để bạn có thể thấy rằng ông là một
Donald Trump trong giới Academia.

Trong lĩnh vực học thuật, sự tình bất lương xảy ra rất nhiều. Ma quỷ, kỳ thực, quyền năng nhất là ở
trong tâm hồn kẻ trí.
Quyển này có hai chương giành để nói về Trump. Việc thất bại trước Trump là một tình huống mà
Obama không bao giờ nghĩ tới, bởi phe dân chủ đã dồn toàn lực cho Hillary Clinton. Obama giành hẳn
chương 26 và 27 để nói về giác độ của ông lúc đó về Trump như thế nào. Đặc biệt là qua trang sách của
Obama, Trump là một người rất cứng đầu, và phản ứng rất trẻ con khi một sự thật rất hiển nhiên là
Obama sinh ra ở Hawaii và có bằng chứng hẳn hoi. Hơn vài ngàn chữ để giành viết về tình huống này,
trong hơn 700 trang sách.
Chuyện thứ hai nữa là Obama giải thích cho việc tại sao ông được chuyển lên học hai năm ở Columbia.
Kỳ tình là có rất nhiều người cùng thời với Obama biết chuyện là anh chàng đẹp trai này học hành khá
bết bát, "lousy marks" lại được chuyển lên Columbia (transfer student) là một lí do khó hiểu. Lí do khó
hiểu thứ hai, là không có thành tích gì, điểm số ở Columbia cũng giấu, chẳng hiểu sao lại được vào
Harvard Law và ... làm biên tập ở Harvard Law Review. Trường luật Harvard rất cạnh tranh điểm số và vị
trí. Việc một anh da màu ất ơ vào Harvard, rồi ngồi ghế editor của Harvard Law Review làm nhiều người
ngứa mắt. Và kỳ tình là có rất nhiều công kích dạo đó, qua các trả lời (replies) của Barack Obama thì
người ta phát hiện ra ông sai lỗi chính tả và ngữ pháp rất nhiều, tới độ người ta đặt luôn nghi vấn về
điểm số của Obama tại Harvard.
Điều kỳ lạ nữa là Obama sau đó giảng dạy tại Harvard, sau này phe cánh tả thường phao tin ông là học
giả, nhưng... chẳng có published paper. Kể cũng lạ. Nhưng thực ra là không hẳn là bất ngờ. Có một kỳ
tài y khoa khác, tên là Ben Carson, rất nổi tiếng trong việc mổ tách rời song sinh dính liền đầu, đã nhắc
tới chi tiết này, vào thời điểm mà rất nhiều người da đen học hành làng nhàng bết bát được nhận vào
các trường Ivy Leagues, thông qua một đạo luật có tên là Affirmative Act. Chính đạo luật này, bên ngoài
nhằm mục đích thúc đẩy và cổ võ người da màu học lên cao, nhưng bên trong chính là chèn ép người
gốc Á và người Mỹ trắng.
Ở Úc... kỳ tình là cũng có tình trạng đó, trường hợp này xảy ra với các thí sinh có gốc thổ dân. Nguyên
do là trước đây người Úc đối xử rất dã man với người thổ dân, nên sau này, khi thi vào các khối trường
có điểm đầu vào cao như Y Luật, Kỹ Thuật thì người thổ dân và con cháu của họ được ưu tiên. Có điểm
sơ hở trong sự ưu tiên này, đó là bất kỳ sinh viên nào khi tick vào chỗ trống rằng mình là hậu duệ và có
nguồn gốc thổ dân thì nhà trường không được phép hỏi, cũng không được phép điều tra. Chính vì sự
tình đó mà rất nhiều sinh viên Úc trắng "cheating", thậm chí là... gốc Ấn cũng "cheating" để có được
ưu tiên này. Thổ Dân Úc rất tức giận nhưng cũng không thể làm gì được, bởi vì nếu audit thì phải lục
lại nguồn gốc của rất nhiều hồ sơ, khơi dậy rất nhiều sự việc xấu hổ.
Nên nhiều khi, sinh viên tại các trường đại học hàng đầu của Úc lợi dụng sơ hở đó, mà người gốc Á
cạnh tranh rất vất vả, nên nếu là sinh viên gốc Á được nhận vào các trường top, mà là dân Domestic,
tức là có thường trú nhân hay có quốc tịch, thường là những sinh viên giỏi thực sự.
Ben Carson là người dựa vào thực lực, nhưng Barrack Obama là nhờ Affirmative Act, nên Ben Carson
không cho rằng Obama seriously competent. Đó là điều phức tạp ở các trường đại học ở Hoa Kỳ. Điểm
đặc biệt nữa là kỳ thi vào Bar - luật sư đoàn rất khó khăn. Rất nhiều người thực học có trình độ, như
Sidney Powell, hay như Giullianni muốn hành nghề đều phải trải qua kỳ thi này. Và sinh viên nào học
hành nghiêm túc thì đều qua được, ngay cả những trường luật làng nhàng như trường luật Notre
Dame của quý bà SCOTUS Amy Barret. Vợ Barack Obama là Michelle Obama (Princeton) thì... thi không
đậu. Michelle Obama phải thi tới thi lui vài lần mới đậu kỳ thi Bar ở Illinois. Mỗi kỳ thi vào Bar lại có độ
khó khác nhau. Hillary Clinton (Yale) cũng rớt. Obama hên, khỏi phải hành nghề, nên không cần phải thi.
Nên mỗi lần nhắc tới Obama, Bill Clinton thường cười nhếch mép, chê dở ("the amateur"). Bởi so với
Bill Clinton, Obama ngoài có giọng nói hay ra thì không thể so sánh.
Tuy vậy, quyển này không phải là không hữu ích, đặc biệt hữu ích cho người làm thích làm profile tâm
lý về chính trị gia.
Bill viết một quyển My Life, đọc cũng rất hay. Nhưng Bill không có vấn đề của Obama, vì Bill có bản lĩnh
thực sự. Riêng trong sách của Obama (tới ba quyển), đều liên tục nói về bản thân mình, nguồn gốc của
mình,...
Trong tâm hồn Barrack Obama, thực ra lại là một người nữ.

James Comey trước đây là người thuộc phe dems cài ở lại FBI. Chính James Comey gài đưa tướng
Flynn, một tướng tài trong quân lực Hoa Kỳ vào tù. “Tội” của ông là “dám” đánh giá các tin tức và
chứng cớ tình báo có được ngay tại chiến trường mà không mất thời giờ gửi tới Pentagon. Pentagon là
hang ổ của người Cộng Hoà biến chất như John McCain, hay bộ sậu cũ của Bush 43. Những người như
Micheal Flynn, Richards Higgins, ... học quá nhanh (“learn too fast”) nên bị chú ý. Bây giờ Trump thả ông
ra, coi bộ gay cấn à. Sidney Powell chính là người bảo vệ tướng Flynn trong vụ USA vs. Flynn. Bà vốn là
một công tố viên liên bang tài năng. Sau bất mãn vì các công tố làm ăn gian lận, làm nhiều người phải
hàm oan nên bà bỏ ra làm luật sư tư nhân, quay lại "dí" các công tố bất lương trong DoJ. Bà là dân
Texas, đi qua rất nhiều vụ nổi tiếng, như vụ Enron, sách bà viết rất hay, mỗi chương như một áng văn
chương đanh thép về nền tư pháp của nước Mỹ. Bà biết rất rõ vụ tướng Flynn. Ly kỳ còn hơn House of
Cards của Kevin Spacey.
Khi làm nghiên cứu dữ liệu, nếu như thấy một big spike như trường hợp phiếu giành cho Joe Biden, thì
ngay lập tức các chuyên gia dữ liệu phải giải thích cho được nguyên nhân là từ đâu. Ở ngân hàng, các
chuyên gia phân tích dữ liệu hễ thấy một spike trong sales là phải lo điều tra tại sao, để có được
insights mà báo với management, hỏi tới mà không biết là coi chuẩn bị lên đường tìm job khác. Amazon
hay Uber sở dĩ rất thành công, là vì họ có những chuyên gia phân tích dữ liệu thượng thặng. Chẳng
hiểu sao các data scientists ở Media dự báo trật lất: Trump lost, tới blue waves ... mà vẫn không bị thay
thế, thì cũng thú vị. Điển hình như anh chàng Nate River bên Nytimes.
Spike mang lại cho Biden gần 570 ngàn phiếu, Donald Trump 3 ngàn. Trước đó cái variance trong số
phiếu của hai người dẫu có cao thấp, cũng không chênh lệnh tới như vậy. Điểm bất thường này lại
không có truyền thông dòng chính nào nhắc tới. Anh chàng Nate River - data scientist nổi tiếng một thời
sao lại im ru?
Cũng giống như việc sampling, dẫu lấy sample một mẩu nhỏ, thì cái sample đó phải đảm bảo rằng xu
hướng chung của dữ liệu không bị bias bởi lỗi lựa chọn - selection bias. Sở dĩ truyền thông tính từ năm
2016 liên tục dự đoán sai, là bởi vì họ không lựa chọn các mẫu hợp lý, đây là vô tình hay hữu ý thì
không biết, nhưng các mẫu để dùng thống kê này liên tục cho thấy là các chuyên gia dữ liệu của CNN,
Fox News, hay các tờ báo thiên tả nên quay lại trường đại học và học lại môn Statistics 101. Còn nếu
đúng như nhiều người dự đoán, họ muốn gieo vào ý tưởng là Trump đang thua, có nghĩa là họ đang
"Hư Trương Thanh Thế" - dọa người yếu bóng vía hòng hoán chuyển tình thế gây bất lợi cho Trump.
Riêng trường hợp spike dữ liệu của Joe Biden, nếu cheating thông minh một chút, thì cho Biden tăng từ
từ theo time series, như vậy make statistical sense hơn. Tuy là có cách để máy tính khó có thể bắt trend
hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là các thuật toán machine learning hiện tại không thể bắt được các
điểm bất thường - anomaly trong dữ liệu của Biden. Việc Biden có lượt tăng vọt gần 600 ngàn phiếu,
về mặt thống kê, là bất hợp lý. Xác suất của việc này cũng giống như gieo 1 đồng xu 100 lần, giả định
với một belief rằng P(head) = 0.5, 100 lần thảy đồng xu này đều cho head - nghĩa là xác suất 0.5^100.
Con số tăng vọt của Joe Biden phi lý tới mức độ đó. Lại không một chuyên gia phân tích dữ liệu nào từ
truyền thông cánh tả dám phân tích chuyện này.
Ta thấy một sự tình khác, là truyền thông thiên tả, và truyền thông biến chất bên cánh hữu ngay lập
tức phao tin rằng Biden đại thắng, xem mọi việc như đã rồi, mặc nhiên từ chối tất cả những bằng
chứng về việc gian lận bầu cử quy mô liên tục xuất hiện, đây là kế "Vô Trung Sinh Hữu", hoặc có thể gọi
là "Thụ thượng khai hoa" - cây không có hoa mà dán hoa lên cây - đưa mọi việc vào thế đã rồi. Trong khi
đó, thái độ của ngay cả tới những người bên Fox news như Tucker Carlson liên tục hỏi về bằng chứng
mà Team Trump có, đòi hỏi Giullinani, Jane Ellis, và Sidney Powell phải công bố. Common sense thì cũng
dễ hiểu, muốn kiện thì phải có bằng chứng chứ? Bằng chứng đâu? Chỉ là chúng ta quên mất một
chuyện, Obama đã để cho nhà Clinton gài rất nhiều Judges thiên tả vào các tòa địa phương trong rất
nhiều năm. Đương nhiên cuộc chiến pháp lý của phe Trump sẽ không hề suôn sẻ. Các Judges này, cũng
như các nhân viên FBI hay ở CIA đã gài sẵn trước đó, chắc chắn không phải ở đó để giúp Trump có
nhiệm kỳ thứ hai. Nên các miếng đánh ở trên tòa thế nào, các "thế võ" ra sao, không thể dễ dàng trưng
bày trước media vốn đã take side với người Democrats. Thành ra ta chỉ có thể chờ xem diễn biến phiên
tòa, lúc đó mới biết được các đòn đánh của phe Trump thế nào.
Lúc xem quẻ cho Trump, thấy quẻ Độn - nhớ tới tình huống "Giả Si Bất Điên", mình điên, mà trong lời
hào từ có con báo bước ra giúp. Trump có tướng sư tử, rất có uy quyền, lại có "người trên rừng"
xuống giúp. Sơn lâm là ai? Lính thường mặc đồ camouflage - rằn ri ngụy trang, trùng hợp là người Tàu
gọi "Seal" là hải cẩu báo. Seal có thù với Obama, SEAL Team 6 bị Obama và Biden hại chết, nên SEAL kỳ
này giúp Trump cũng không lạ. Đặc biệt là vụ lấy máy chủ ở Đức. Powel úp mở, không biết là "good
guys", hay "bad guys" lấy được. Nhưng chỉ thấy rằng sau bao ngày chối bai bải, từ Scytl, tới Dominion,
tay CEO tới hôm điều trần đi bỏ trốn.
Chuyện gì mà đi bỏ trốn?
Chuyện xưa, Tào Phi là đứa con dở nhất của Tào Tháo, lúc nào cũng lo sợ có chuyện không hay xảy ra
khi Tào Tháo để lại ngôi vị cho Tào Thực, hay Tào Xung. Tào Phi tìm tới Tư Mã Ý, lúc đó đang bị Tào Tháo
thất sủng. Chẳng biết Tư Mã Ý nhìn ra được gì từ Tào Phi, mà cũng giành thời giờ dạy dỗ. Tới một ngày,
Tào Phi lật đật tới tìm Tư Mã Ý, báo một tin động trời, rằng Tào Xung, người được Tào Tháo nhắm tới
thừa kế ngôi vị bị... "chuột độc" cắn chết. Tư Mã Ý hiểu chuyện, nói với Tào Phi, muốn Tư Mã Ý giúp thì
phải thề độc một chuyện, là gươm có kề cổ cũng không được nhận. Sau này Tào Tháo tới lui ngọt nhạt
hỏi Tào Phi, Tào Phi không nhận. Tới lúc Tào Tháo biết mệnh sắp tận, gọi Tào Phi vào, hỏi Tào Phi lần
cuối, Tào Phi cũng không nhận. Tào Tháo rút kiếm dọa chém chết. Tào Xung chết thì người next in line là
Tào Phi, lẽ nào Tào Phi lại không biết mình là người thủ lợi trong chuyện này, xuống tay tàn độc với
huynh đệ vì vương vị là chuyện xưa nay thường tình. Trong chỗ ở của Tào Tháo còn hơn cung vua, lại
có chuột độc hung dữ cắn chết người, trước Tào Xung không ai bị, sau Tào Xung cũng không ai bị?
Chuột nào mà có độc, cắn rồi thì nếu nhiễm trùng cũng mất thời gian? Chứ làm gì có chuyện cắn rồi là
độc vào tim chết luôn? Nọc đó dám không phải nọc chuột, mà là nọc rắn. Tào Phi nhớ lời Tư Mã Ý. Tào
Tháo từ lấy tình cha con, tới dọa giết chết cũng không dụ Tào Phi khai được, đành để lại vương vị cho
Tào Phi. Tào Phi nhanh chóng lật nhà Hán, lập ra nhà Ngụy. Tào Phi ở ngôi được chẳng bao lâu, ai cũng
nghi kỵ, ai cũng coi thường. Ông nhớ tới tài năng của Tư Mã Ý, sợ hậu họa, giam lỏng Tư Mã Ý, tước
đoạt hết binh quyền, gửi người giám sát. Tư Mã Ý ở với mấy người thiếp do Tào Phi gửi, ngày ngày bắt
dế, trồng cây, chẳng màn binh quyền, ra vẻ chán đời, chỉ thích an dưỡng tuổi già. Chỉ là một thời gian
rất ngắn sau đó, Tào Phi lâm bạo bệnh, thổ huyết mà chết. Trước khi chết, ông không tin tưởng được
ai, mới gọi Tư Mã Ý, nhờ cậy Tư Mã Ý, nay đã là ông già lụ khụ, giao việc dạy dỗ quân chủ tương lai còn
quá nhỏ. Tào Sảng là người kế thừa Tào Phi, không nhìn ra được sự nguy hiểm của Tư Mã Ý. Dòng họ
Tư Mã sau này lật luôn họ Tào, lập nên nhà Tấn.
Đây là một câu chuyện khác của quẻ Độn. Độn là ẩn chứa sức mạnh bên trong. Trong tướng số, điều
đại kỵ là tài năng phát tiết cả ra ngoài. Tướng anh hoa phát tiết là tướng cực kỳ xấu. Sở dĩ xấu là sẽ
chiêu mời tai họa.
Phải vậy không? Tài năng quá mà không có bản lĩnh, thì dễ làm người khác cảm thấy bất an, người
khác sẽ muốn hãm hại.
Những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Sidney Powell, hay dày dạn chuyện dirty politics như
Giulliani,... đều hiểu rõ rằng thời gian quý giá, không thể cho kẻ thù có lợi thế nghiên cứu về các miếng
đánh của mình trước khi lâm trận. Điều quan trọng là họ muốn có phán quyết từ tòa, chứ không phải
là muốn làm Media im miệng. Nay ta đang thấy các miếng đánh lộ ra, các media dòng chính từ xưa im
thin thít, không đăng.
Tại sao lại không đăng?
Có một dự cảm ở nơi này là nhà Biden thực ra sẽ không có chuyện, và chính Donald Trump sẽ bảo vệ
nhà Biden. Lude Media thực ra cũng có cách nghĩ thế này, họ cho rằng Biden nhìn ra được kết cục. Bộ
sậu Dems cũng rất lão luyện, nên rất có thể, họ sẽ concede Trump, lấy lí do gì đó nghe rất cao thượng
bên ngoài, nhưng bên trong muốn có được sự ân xá của Trump như Trump mới làm với tướng Flynn.
Tại sao cần ân xá? Chính là vì chuyện này sẽ đưa cha con Biden vào tù. Nên rất có thể Biden sẽ nằm
trong tình thế phải có một "deal" nào đó với Trump. Và đương nhiên, chuyện Biden bán rẻ đồng chí của
mình cũng không phải là chuyện lạ.
Bởi vì như đã nói trong nhiều status trước, người ta vì lợi mà tới, thì vì lợi mà đi.
Quân Tử Căng Nhi Bất Tranh, Quần Nhi Bất Đảng.

Quân Tử là người làm việc vì đại nghĩa, tiểu nhân là vì lợi. Điểm khác nhau then chốt là ở chỗ đó.
Cà Phê AIon
Đây là một quyển sách rất hay của Carl Jung, nếu không muốn nói là hay nhất, bởi vì Liber Novus vẫn
còn nhiều bí ẩn không phải ai cũng có thể hiểu.
(Có thể đọc lại cà phê Disgust, cà phê AI, cà phê Kirkegarrd, cà phê Jung... để hiểu thêm).
Qua tình huống của Trump, nơi này đã giải thích một vài tình huống, dưới giác độ của Jung:
1. Một vài người khi mang các bộ giá trị khác nhau, họ không thể đồng thuận với nhau. Sở dĩ không thể
đồng thuận với nhau là bởi vì các giá trị họ lưu giữ trong lòng giới hạn giác độ của họ, giới hạn luôn độ
phân giải tình huống của họ. Trong status trước, nơi này comment để một nick liên tục trả lời, qua các
trả lời của họ, bạn thấy họ ôm giữ một giá trị, các hệ giá trị đó làm họ blind luôn với một vài sự tình
tưởng chừng như với nhiều người rất logic. Là bởi vì sao? Là bởi vì khi họ nhìn thấy lờ mờ, thì ma quỷ
trong khoảng không gian mà họ không thấy rõ mới có thể hoạt động. Đây là ma quỷ trong chi tiết.
Khi ma quỷ từ chi tiết tạo ra vấn đề lên đời sống của họ, họ cảm thấy đau đớn. Từ đau đớn mà họ
nhìn thấy vấn đề, rằng giác độ của mình không ổn. Từ đó truy ngược lại các bộ giá trị mình lưu giữ
trong lòng, xem cái nào không phù hợp. Tự bản thân họ không thể biết được điều nào không phù hợp,
nên họ cần người khác, với các bộ giá trị mang lại giác độ khác, để có thể cho họ ý tưởng. Nhất là
những người có các bộ giá trị mà không tạo ra vấn đề như họ đang gặp (Đọc lại cà phê Blindness).
Chúng ta cần nền dân chủ, và sự đa dạng trong tư tưởng, trong quan niệm, chính là vì ta còn cần nhau
trong đời này. Nếu như mình gặp sai lầm trong đời sống, gặp vấn đề với các bộ giá trị của mình, biết
tham chiếu vào đâu mà sửa đổi? Nền tự do đáng quý là ở chỗ đó. Nhưng khi vấn đề chưa xảy ra,
người ta vì sự khác biệt trong tư tưởng là thấy "disgust", nên tranh cãi tới lui, rồi tránh xa nhau. Chỉ khi
nào họ gặp vấn đề, họ mới tìm tới với nhau.
2. Một số người tuy nhìn ra sự tình Biden gian dối, và chuyện nhà Hunter, nhưng họ vẫn lơ đi. Mặc dù
trước đây họ chính là nơi chuyên nói về các lý niệm nhân văn, dân chủ, tự do, và khai phóng. Theo Carl
Jung, khi bản ngã - self yếu, và ego lớn, họ dễ gặp phải một tình huống đáng sợ sau đây: khi họ nhìn
thấy một sự tình ma quỷ xuất hiện, thì ma quỷ trong lòng họ cũng thức dậy. Ego rất thèm muốn một
thứ - quyền năng, trong khi Self của họ rất yếu, nên bị Ego nuốt chửng. Lúc chưa có quyền năng, thì
Self của họ còn có thể mang họ gần tới các giá trị đạo đức. Nhưng khi ego có quyền năng, nó muốn sử
dụng quyền đăng đó.
Bảo đảm trong đời người ta ít nhiều trải qua chuyện thế này: họ bật cười khi nhìn thấy phe mình
cheating, hay gian dối, nhẹ hơn là họ "im lặng" hồi hộp chờ xem phe đối thủ phản ứng thế nào. Những
sự tình như "hối lộ", "đút lót", "gửi gắm"... thực ra nhiều người đều ít nhiều đồng tình, ngay cả khi họ
có ghét tham nhũng tới bao nhiêu đi chăng nữa. Nghe không lạ phải không? Ego một khi có quyền lực,
tự nhiên Self sẽ yếu đi. Họ làm ngơ với những sự tình loạn bậy của gia đình Biden. Đây là điểm yếu
trong tâm thức của họ. Obama, Hitler, hay Trần Dân Tiên là người có cái ego như vậy, rất phù phiếm.
Như đã nói, Obama rất sợ miss một chi tiết nào đó, cũng như tính cách của Hillary. Nên thường Hillary
mất đi cái tầm nhìn chiến lược, mà đi giải quyết tới lui những chuyện rất vặt vãnh. Ba quyển sách của
Obama vẫn là giải thích tới lui rất nhiều sự tình về bản thân và nguồn gốc, hay các quyết định của
mình. Sách của Trần Dân Tiên mô tả rất tỉ mỉ nhân vật chính đối đãi với thuộc cấp ra sao, từ những
chuyện rất nhỏ. Ấy vậy mà cả đời không có thư từ gì về cho gia đình, về thăm quê lấy lệ có một lần,
cũng rất hời hợt. Xuyên qua màn khói của ngôn ngữ, ta nhìn ra được sự sợ hãi ma quỷ trong tâm hồn
họ, và họ biết ma quỷ ở đâu - chính là nằm ở trong chi tiết.
Trong vô thức họ rất sợ người khác có độ phân giải nhìn tới được các chi tiết này, nên tới lui là họ có
cái bất an đó. Đối với những nhà dân chủ, nếu như Trump chiến thắng, nghĩa là giác độ của rất nhiều
người đã trở nên chi tiết hơn, và nhìn thấu sự tình từ họ. Họ không thể tiếp tục tô vẽ được nữa, nên
các trang dân chủ kia, một phần vì ma quỷ trong lòng họ thức giấc - egomaniac, một phần vì họ bất lực
trong việc hoàn chỉnh lại các "chi tiết" không mấy tốt đẹp, nên họ góp phần tạo ra hỗn loạn, chống
Trump rất ác liệt.
3. Tại sao nơi này lại mang giác độ của việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo - AI vào một số bài viết. Hãy
nhớ rằng, không gian thông tin mà chúng ta đang sống, kỳ thực là một môi trường giả lập. Trong môi
trường đó, ai nghe theo truyền thông dòng chính được reward, còn ai ngược lại sẽ bị công kích, hay bị
reward một giá trị âm. Nhưng thuật toán mới nhất hiện tại, tại sao lại thưởng cho agent nào dám làm
một vài hành vi sáng tạo một chút, ngu ngốc một chút? Là bởi vì luôn có sự bất toàn trong bất kỳ một
hệ thống giả lập nào so với đời sống thực. Vì vậy, đừng để họ đối xử với mình như máy móc. Máy móc
là tạo vật của con người, thấp hơn con người, và không thể vượt lên trên con người.
4. Tuy là nói về việc phá vỡ các nguyên tắc trong môi trường giả lập, nhưng nơi này vẫn nói về các
nguyên tắc nhân sinh về Thành Tín, Chân Thật, Thiện Lành, Nhẫn Nại... là bởi vì có một số nguyên tắc ta
vĩnh viễn không thể phá vỡ. Boston Dynamics cài vào robots sát thủ của họ một điều kiện, rằng hễ thấy
người thì không được phép nổ súng, họ test thử trên người thật và hình nộm, Robots xả súng vào hình
nộm, nhưng với người thì không. Hãy quay lại cà phê AI một chút, nếu như Robot "sáng tạo", mà làm
một hành vi ngu ngốc là giết người, để xem nó có thể có reward cao hơn về lâu về dài hay không thì
sao? Khi đó chắc chắn là thảm họa. Cũng là thảm họa mà Elon Musk nhắc tới.
Tranh luận tới lui chi cho tốn tài nguyên điện toán, chi bằng bắn chết người kia đi, họ chết rồi thì vấn
đề cũng được giải quyết. Reward chẳng phải là rất lớn sao?
Tại sao Yhwh trong vườn Địa Đàng, quyền năng như ông mà lại không mang cây hiểu biết đi trồng chỗ
khác? Chính là Adam và Eve thực ra là sinh vật có trí tuệ. Và bởi vì có những nguyên tắc không thể phá
vỡ - nguyên tắc này đảm bảo cho kết cấu không gian không thể bị hủy hoại. Khi Adam và Eve đối diện
với nguyên tắc đó, họ lựa chọn thế nào? Không biết là con rắn có thực hay không, rất có thể đó chỉ là
suy tưởng của Eve, và Eve từ chối gìn giữ nguyên tắc đó. Nghĩa là Eve cũng không thể tồn tại ở vườn
Địa Đàng. Nghĩa là sinh mệnh có thể tồn tại ở một không gian nào đó, thì họ buộc phải giữ nguyên tắc
ở tầng đó. Họ không thể giữ nguyên tắc đó, thì một là họ thăng lên trên, mà hai là họ chìm xuống dưới.
Eve và Adam bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng.
4. Hãy nghĩ về tình huống này một chút, Jesus quả tình là có những nguyên tắc không thể phá vỡ, ông
không thể thỏa hiệp với Satan. Đọc câu chuyện của Jesus, rất nhiều người thành tín mà giữ nguyên tắc
tới cùng với ông. Họ không hỏi các câu hỏi như Eve - "Why not?", họ kiên trì giữ các nguyên tắc đó. Giữ
"giới" là nguyên tắc đầu tiên mà Thích Ca yêu cầu đệ tử của mình, bất luận là "giới" đó có nghe ngớ
ngẩn thế nào. Từ "giới" sẽ có "Định", từ "Định" sẽ sinh "Huệ". Nhưng bù lại, có rất nhiều người đọc
câu chuyện của Jesus, họ thấy Jesus từ chối làm một số việc, họ sẽ tự hỏi "Why not?". Tại sao không
thỏa hiệp với Satan xây dựng một đế chế trên đất? Đế Chế La Mã chẳng phải đã từng rất thành công
sao? Sao Jesus lại từ chối? Nên họ mượn giáo nghĩa của Jesus, dựng lên nhà thờ Catholics, là nhà thờ
thành công nhất trong các nhà thờ Christianity. Nhưng tại sao Jesus không muốn như thế? Là bởi vì có lí
do, và lí do đó, rất có thể, chính là để bước vào thế giới của ông.
Con người dẫu có đa dạng về nhân chủng, nhưng các giá trị đạo đức nguyên thủy như sự thành tín,
chân thật, thiện đãi tha nhân, và nhẫn nại đều là những giá trị đảm bảo sinh tồn cho không chỉ sinh
mệnh, và giống nòi. Một bản ngã khỏe mạnh đảm bảo cho người ta có thể duy trì được nền đạo đức
nguyên thủy. Chỉ tiếc rằng, Ego làm cho người ta chuyển sang nhạy bén trước quyền năng của ma quỷ,
tiêu diệt bản ngã kia.
Những người có Ego lớn, dần dần sẽ dám làm chuyện đại ác. Người ta có thể tạo ra một Ego, cũng như
người ta tạo ra Robot. Robots hôm nay được lập trình không bắn chết người, nhưng ngày hôm sau
không ai biết là nó có dám "sáng tạo" bắn chết người ta hay không. AI giết người, cũng như Ego giết
người, đều là những lực lượng hủy diệt.
Những người có Ego lớn như Nero, Mao, Hitler, Hồ, Giang... càng về sau càng làm nhiều chuyện đại ác.
May cho Hoa Kỳ, là những nhân vật như Obama có giới hạn về nhiệm kỳ.

Carl Jung kết luận rằng, Jesus là biểu tượng của Self, và Satan là biểu tượng của Ego. Giới quý tộc La Mã
nhìn ra được cái quyền năng cho Ego của họ qua câu chuyện của Jesus, nên dựng nên một nhà thờ
Catholics hết sức thành công, chỉ đơn giản qua việc làm một vài việc Jesus kiên quyết không làm.
Tờ Theepochtimes đã list đầy đủ các điều khoản khởi kiện của bà đầm thép Sidney Powell. Trong bản
PDF có một chi tiết thú vị là thế này, khi đưa các phiếu vào trong một ngăn của máy kiểm phiếu, từng
phiếu một sẽ được chạy qua một lần scan, điều thú vị là trong quá trình scan thì bộ phận barcode
printer vẫn hoạt động, và vẫn có thể in đè lên phiếu đang kiểm, dưới góc độ kỹ thuật, hoàn toàn có thể
làm phiếu mất hợp lệ, hoặc vì in đè lên phần barcode đã có sẵn, nên có thể flip phiếu cho ứng cử viên
khác. Máy scan lại kết nối internet, và không có... bảo mật. Thú vị đấy! Bạn tưởng tượng mở wifi cho
hàng xóm xài, và các máy tính kết nối mạng wifi này trong nhà của bạn không hề có một lớp bảo mật
nào dù là thô sơ nhất.
Chiếc máy mà Dominion thiết kế, lại nhằm mục đích để Hugo Chavez có thể gian lận và chiến thắng
cuộc bầu cử ở Venezuela. Nay chẳng hiểu thế nào tiểu bang Georgia lại có thể "chỉ định thầu" (dùng từ
của Hà Nội) đúng hệ thống này. Không thể ngẫu nhiên như vậy chứ? Trong khi mới đầu năm 2019, các
bà nghị bên Dems như Warrens cũng đã la bai bải rằng không nên dùng hệ thống này.
"In late December of 2019, three Democrat Senators, Warren, Klobuchar, Wyden, and House Member
Mark Pocan wrote about their ‘particularized concerns that secretive & “trouble -plagued companies”’
“have long skimped on security in favor of convenience,”
Khi máy kiểm phiếu có thể tác động in đè lên phiếu, rất có thể trong máy, chỉ với vài dòng lệnh cơ bản,
cũng có thể tạo ra một tỷ lệ chênh lệnh giữa hai ứng viên. Nghĩa là máy tính sẽ in đè lên các phiếu của
Trump, sao cho tỷ số phiếu giữa Trump và Biden khác biệt với một tỷ đệ đã được định trước. Như vậy
chỉ cần can thiệp vào một lượng phiếu nhất định, có thể chuyển phần thắng cho Biden, trong khi vẫn
làm mọi thứ make sense về mặt thống kê.
Trong này cũng có nêu lên một tình tiết, đó là người quản lý hệ thống có thể quyết định được tỷ lệ
phần trăm của ô được fill. Tức là nếu lấy bút điền vào ô của Trump, nhưng cây bút đó bằng cách nào
đó ra ... rất nhiều mực như cây Sharpie ở Arizona, thì mực sẽ tràn và thấm ra vùng ngoài biên của ô cần
điền. Một vài dòng lệnh condition sẽ làm các phiếu này bất hợp lệ. Các ảnh scan của phiếu bất hợp lệ
sẽ được lưu trong một folder trong hệ điều hành window 10. Nguyên tắc là nếu phiếu nào mà máy tính
cho rằng không hợp lệ thì phải đếm bằng tay lại. Nhưng nếu như người quản lý hệ thống đếm phiếu ở
đó đơn giản là... delete số ảnh đó đi (99% là bầu cho Trump) và tới khay lấy các phiếu bầu đó (đã được
máy kiểm phiếu lựa ra) đem đi "xử lý" là xong.
Sidney Powell là một bà đầm thép, dân Texas. Bà học rất giỏi, làm công tố viên trong 10 năm, rất thành
công. Sau bà phát hiện ra rất nhiều sự tình công tố viên lạm dụng quyền lực, khép tội và hàm oan rất
nhiều người, nên bà bỏ ra làm luật sư tư, quay lại dí đám công tố bất lương. Bà là một anh thư của
nền tư pháp Hoa Kỳ từ rất lâu. Bà dám chỉ trích cả các Judges mà bà vẫn phải đối diện với họ trên tòa,
rất ít luật sư có dũng khí làm chuyện này. Bởi vì họ đều hiểu, chánh án cũng là con người, và phần nào
đó trong họ vẫn có cái "bias" rất con người. Như trường hợp John Roberts trong tối cao pháp viện, ông
trở cờ luôn sang Liberal. Vụ ông ủng hộ việc cho mở lại club, party, trong khi đóng cửa nơi thờ tự là
một hành động kỳ lạ, cũng may là ACB xuất hiện.
Testosterone của Sidney Powell bằng hơn một chục nam luật sư hàng đầu khác ở Hoa Kỳ cộng lại.
Trong quyển Licensed to lie, bà nhắc lại chuyện bê bối ở DOJ, vụ Athur Andersens (Enron), hay vụ đám
công tố hủy hoại sự nghiệp của một anh hùng chiến tranh - nghị sĩ Stevens thuộc đảng Cộng Hòa từ
Alaska.... Gan bà dám to bằng trời.
Nay bà nổ phát súng vào tiểu bang Georgia trước. Nơi này vẫn từng nói thế này: chính quyền, hay quốc
gia, không thể cao hơn đạo đức của một cá nhân.
Giao ước của phần thánh khiết nội tâm với một đấng siêu việt mới là điều quan trọng nhất.

Một trong các giao ước đó, như ta đã thấy qua việc làm của Powell, là niềm tin quyết liệt, gần như
tuyệt đối vào công lý.
Cà phê Aeneas
Đây là một bức tranh rất đẹp của danh họa Federico Barocci, 1598. Anh hùng Aeneas, khi thành Troy
sụp đổ, đã quay về cứu gia đình. Aeneas vác người cha lên vai, người cha ôm theo đồ cúng tế của gia
đình. Sau vợ và con của Aeneas theo không nổi, chết trên đường đi chạy nạn.
Thời điểm danh họa Barocci vẽ bức tranh này, cũng là bắt đầu thời kỳ chiến tranh tôn giáo đẫm máu ở
Âu Châu, khi người Catholic không chấp nhận một lý niệm mới, rằng mỗi người có đức tin vào đấng
Yhwh chỉ chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình trước Yhwh, và không một thế lực vương quyền nào
được phép tiếp tục nhân danh thần quyền để cai trị, ngay khi vương quyền đó không còn giữ các giao
ước thần thánh nữa.
Những năm đầu 1600, sự bức hại của nhà thờ Catholic lên tới đỉnh điểm qua cuộc chiến tranh 30 năm
ròng. Rất nhiều người Âu Châu lên thuyền, ra khơi, đi về một vùng đất xa lạ bên kia Đại Tây Dương, họ
đặt chân lên tân thế giới. Nếu như đức tin của một người là đúng đắn, thì Thượng Đế sẽ phù hộ cho
họ, những người Tin Lành bỏ lại Âu Châu, tới một vùng đất xa lạ, mang theo gia quyến, và đức tin sắt
đá vào đấng Yhwh - vị thần của người Do Thái, cũng là vị thần mà họ gọi là Thượng Đế.
Nhà thờ Catholic tạo ra một thảm cảnh thuyền nhân trong thế kỷ 17, người Cộng Sản ở Việt Nam tạo
ra một thảm cảnh thuyền nhân khác cuối thế kỷ 20.
Đức tin của người Tin Lành được chứng thực rằng một người chỉ chịu trách nhiệm trước đấng siêu
việt mà sinh mệnh của mình có giao ước. Họ lập nên một quốc gia vĩ đại là Hoa Kỳ, cũng minh chứng
rằng, khi con người tuyệt đối tin theo lời của các bậc giác giả như Jesus, hay Yhwh, ân phước của thần
linh sẽ thuộc về họ.
Dân chủ, thực ra, lại đứng trên một nền tảng đức tin vào Thượng Đế ở cõi vĩnh hằng. Bắt đầu từ
người Huguenots ở Pháp, đọc Book of Daniel và nhận ra rằng vương quyền sẽ phải bị thay thế, và
người dân phải làm việc đó, một khi vương quyền không còn giữ được giao ước thần thánh nữa.
Cái ta thấy ở Thái Lan bây giờ chính là như thế. Người ta quỳ gối trước vị vua đã mất, nhưng sẵn sàng
biểu tình lật đổ vị vua sau. Cùng huyết thống, nhưng nhân cách của hai vị quân chủ là hoàn toàn khác
nhau.
Bạn thấy tới lui rất nhiều nơi thuyết về nền dân chủ. Họ nói Việt Nam dân trí thấp, nên không thể có
dân chủ. Nơi này không cho rằng như thế. Nơi này cho rằng trong tâm hồn của người Việt Nam, không
còn một Đại Phật, hay một Chính Thần ở đó dẫn dắt họ nữa. Chính vì không còn các sinh mệnh thần
thánh dẫn dắt và gợi ý cho họ, nên từ họ không có được cảm giác thần thánh, không có dũng khí sẵn
sàng dấn thân vào cõi hỗn mang, chinh phục những vùng đất mới, và chịu trách nhiệm đối với những
sinh mệnh liên đới với mình. Họ cúi lạy trước bàn thờ ông bà, bất quá chỉ làm dấy nên niềm thương
cảm về những gì thân thuộc với mình đã đi mất. Họ lo lắng bước tới trong đời với sự sợ hãi mơ hồ về
một không gian cô đơn hoang vắng phía trước. Thân xác này sớm muộn cũng tàn úa, lúc linh hồn rời
khỏi đó biết tín thác vào đâu?
Dân trí Việt Nam không thấp, chỉ là thần trí Việt Nam đã bị vấy bẩn bởi thứ tà thuyết vô luân. Người
Mỹ quên đi sự đồng tại của thần, dần dần quên đi lý niệm xây dựng nên quốc gia của họ. Lớp trẻ thiên
tả bây giờ sẵn sàng dùng bất cứ kỹ thuật tà vạy nào để có thể giành lấy lợi thế trên bình diện học
thuật, kinh tế, và chính trị. Cũng chính là thần trí của lớp người này đã rời xa khỏi sinh mệnh thánh
khiết mà họ đã từng có giao ước.
Trong kiệt tác Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez, ông có kể về một chứng bệnh quên lây lan ở
ngôi làng Macondo. Có một chàng thanh niên chưa bị lây, cố gắng cứu vãn tình huống bằng cách ghi
mẩu giấy nhỏ dán lên từng món đồ.
-Đây là cái cửa sổ
-Đây là cái bàn
-Đây là con bò cái! Nhớ vắt sữa mỗi sáng...
Đêm anh hay kể chuyện cho dân trong làng nghe. Họ rất thích nghe anh kể chuyện. Anh phát hiện ra
anh chẳng còn gì để kể nữa, nên anh kể lại chuyện cũ, dân làng lại rất thích thú! Hoá ra họ quên hết cả,
dần dà, anh chỉ kể mỗi một câu chuyện, người trong làng lúc nào nghe xong cũng cười lăn cười bò, họ
chẳng thể nhớ hết một câu chuyện.
Trên cánh cổng vào ngôi làng, anh đóng hai tấm bảng, một ghi là “Làng chúng ta tên Macondo”, và tấm
kia lớn hơn “Thượng Đế Đồng Tại”
Nếu chúng ta quên mất rằng chúng ta tới từ đâu, và quan trọng hơn hết, là chúng ta thuộc về một
đấng thiêng liêng bên trên kia, phần trân quý nhất trong tâm hồn ta sẽ dần tan biến, và cái mà ta đối
diện trước mắt, chính là một không gian hoang vắng vô cùng trong Thần Khúc Dante - Hỏa Ngục.
Chỉ xin nhắc người Việt Nam nếu có thể nhìn vào tâm hồn mình, nhìn vào xứ sở của mình, và nhìn lên lá
cờ Việt Nam, nhắc mình về thông điệp của quẻ Địa Hỏa Minh Di - là tình cảnh dân tộc này đang bị lửa
hỏa ngục thiêu đốt. Nếu không có Đức Tin, con đường đang đi sớm muộn gì cũng trở thành con đường
đau khổ.

Ngày lễ Tạ Ơn ở xứ tự do, xin tạ ơn đấng toàn năng đã bảo vệ cho những người Việt Nam dũng cảm
rời bỏ Cộng Sản và chiến đấu chống lại nó.
Cà Phê Yhwh
“Ban cho gã mọi phước lành trên đất, nhấn chìm gã trong sự sung sướng tới độ chẳng còn gì ngoài
những bong bóng nổi lên nhảy múa trên niềm hạnh phúc vô bờ,… đúng lúc đó sự vô cảm và báng bổ
bước ra từ lòng gã, và gã sẽ xuống tay với anh một cách ghê tởm. Gã thậm chí sẽ mạo hiểm với những
chiếc bánh của mình, tìm tới những thứ chết chóc rác rưởi, chỉ đơn giản là mang vào hiện thực tích
cực này những điều gớm ghiếc từ trong gã… đơn giản chỉ để chứng minh rằng gã vẫn là một con
người chứ không phải là một phím đàn piano”
Đây là đoạn trích từ Hồi Ức Dưới Hầm của văn hào Nga Dostoievsky (Notes from Underground).
Hãy suy nghĩ một chút, quyền năng như Yhwh, tại sao ông không mang cái cây đó đi chỗ khác, mà ông
đặt nó ở nơi mà Adam và Eve - children of gods có thể chạm tới? "Keep out of reach of children" - để
những thứ nguy hiểm xa tầm tay trẻ em mới phải. Phải không? Nhưng ông vẫn để đó, và để Eve nghĩ
mãi về nó. Nếu như Eve nghĩ rằng Eve sẽ mất hết những gì Eve có, chỉ để có được một thứ mà Eve
không biết chắc nó là cái gì, với lời gợi ý của con rắn là có được hiểu biết của Yhwh.
Chúng ta có khác gì Eve không?
Con người luôn có một bộ các giá trị lưu giữ trong lòng: đảm bảo đời sống gia đình, công việc, quan hệ
bạn bè, nhân sinh quan,... giả sử rằng nếu như họ được đặt vào trong một tình cảnh mà các giá trị ở
tầm mức thấp nhất của tháp Maslow không còn quan trọng nữa, lương thực và các nhu yếu phẩm đời
sống luôn dư thừa, người ta có thể sống một đời sống khỏe mạnh và thoải mái.
Chỉ có điều, lúc đó người ta phải đối diện với ma quỷ trong nội tâm, rằng người ta cần ưu tiên các bộ
giá trị nào: lòng bác ái, vị tha, sự nhẫn nại, lòng thành tín...
Tình huống Utopia là tính huống họ không thể nào kiểm nghiệm tất cả những giá trị này. Thay vào đó,
mỗi một giây phút trôi qua trong đời đều nghe thấy tiếng thôi thúc từ ma quỷ nội tâm, từ những dụ
hoặc trần trụi của đời sống. Trong lòng họ không hề có tham chiếu của ma quỷ, không còn phân biệt
đâu là chính tà, tự họ trong giây phút cùng quẫn của tâm hồn đang ở nơi “vườn Địa Đàng” - Utopia sẽ
làm điều báng bổ.
Nếu như không có sự tình hái trái cấm, Adam và Eve sẽ có ngày phá huỷ vườn Địa Đàng. Nên “trái cấm”
thực ra là một phép thử rất hiệu quả.
Trong triết lý thiết kế robots chiến tranh, tư duy “trái cấm” thực ra không quá phức tạp. Viễn cảnh
Robots overdrive các nguyên tắc mặc định, và quay sang giết người không phải quá xa lạ nữa. Hiện giờ
chúng hoàn toàn có thể tính toán tới các tình huống đó, thử nghiệm nó. Lúc đó, phải cài một "trái cấm"
trong tâm hồn chúng, một kill switch để ngay khi chúng có một temptation - một khả năng dù là nhỏ
nhất việc thử giết người, toàn bộ hệ thống của chúng sẽ dừng hoạt động.
Theo logic đó, con người không thể đồng tại với thần, bởi chính con người sẽ hủy hoại thế giới của
thần. Dưới lăng kính đó, cũng phần nào giải thích được rằng, tại sao có hơn 150 trillion synapses có
thể hoạt động liên tục trong não bộ, chỉ có 3 tới 5 % được con người sử dụng.
Ai đang giới hạn chúng ta?
Con người, vĩnh viễn sẽ không có một Utopia, bởi vì ngay khi con người không phải lo lắng về đời sống
nữa, không còn phải quan tâm tới các giá trị sinh tồn nữa, họ sẽ gặp một thử thách rất lớn, chính là
xếp đặt các tiêu chuẩn đạo đức và nhân sinh trong lòng. Khi không có tham chiếu để làm việc đó, họ sẽ
phá hủy thế giới mà họ đang sống. Gìn giữ các nguyên tắc thần thánh, cũng chính là đảm bảo sự an
toàn của sinh mệnh thần thánh khi con người ở gần họ.
Tại sao rất nhiều Việt Kiều dẫu thành công ở xứ người, người lại mò về Việt Nam bắt tay với Cộng Sản
làm ăn? Rất nhiều trong số họ không hẳn là họ vì lợi mà về, mà chính là họ trốn chạy cái trách nhiệm
của sinh mệnh ở tầng trên cùng của tháp Maslow, họ cần ở một nơi ẩn nấp, nơi đó không gì tốt hơn ở
Việt Nam. Bởi vì ở Việt Nam, khi người dân vẫn còn tất bật vì các giá trị đời sống mưu sinh, không ai
nhìn thấy họ, không ai để ý tới các các nan đề đạo đức nhân sinh trong lòng họ.
Tu hành, kỳ thực, là cuộc thao dược cho đời sống của một sinh mệnh siêu việt.
Muốn để đứa trẻ trong gia đình trưởng thành, hãy ra một bộ các nguyên tắc, hãy trồng cây "trái cấm"
trong lòng nó. Đuổi nó ra khỏi “vườn Địa Đàng” một khi nó vi phạm nguyên tắc đó. Trên hành trình lạc
lối, những sinh mệnh tìm được đường về là những sinh mệnh có thể đồng tại với Thần.

Khi những đứa con của vườn Địa Đàng trở về, nó sẽ không thấy cây trái cấm ở đó nữa. Không có vì
không còn cần thiết nữa.
Cà phê AI 2
Hãy tưởng tượng thế này, một chuyên gia trí tuệ nhân tạo tạo ra một Robot sinh tồn trong một môi
trường giả lập. Tuy có gài các điều kiện về một bộ các nguyên tắc không được phá vỡ, nhưng vì chuyên
gia cũng muốn cho Robots có quyền tự quyết, để xem trí thông minh của Robots có thể tới đâu, nên họ
cài vào trong trí nhớ của nó một hàm Decay, làm cho các parameters qua một thời gian biến mất dần.
Sau đó chuyên gia gài thêm vào bộ nhớ của nó một hệ các thuật toán khuyến khích sáng tạo, hễ nó làm
điều gì không giống trước đó trong ký ức thì tăng entropy rewards.
Thế là Robots lúc này có 3 thứ cần tối ưu:
1. Có những kiến thức chỉ nên nhớ trong ngắn hạn, và có những kiến thức phải liên tục duy trì ghi nhớ
trong dài hạn. Robots phải tự cân bằng giữa ký ức ngắn hạn và ký ức dài hạn.
2. Cân bằng giữa một bộ các nguyên tắc mặc định sẵn và hành vi sáng tạo. Bao nhiêu trong số các
nguyên tắc mặc định sẵn nên bị phá vỡ, 1 là 100%, là 0 là 0% - tới độ bất nguyên tắc.
3. Trong một khoảng thời gian giả định là dài vô tận, các ký ức dài hạn (long term memory) cũng dần
dần biến mất, nên robot sẽ phải tự tạo ra một hàm Boost để chống lại các hàm Decay. Tự nó sẽ giả lập
lại các tình huống xảy ra trong lịch sử, để thực hiện các hành vi quan trọng trước đó, nhằm boost các
kiến thức cần thiết cho trường kỳ.
Khi Robots có các hành vi gây hại tới không gian giả lập, không còn tốt nữa. Các chuyên gia sẽ mang các
Robots này xuống một không gian nghèo nàn hơn, không gian này nó phải làm việc nhiều hơn để duy trì
tình huống sinh tồn của nó, qua đó có tác dụng negative với tính sáng tạo của nó. Robots nào đạt chuẩn
giữ lại, Robots nào không tốt nữa lại đem nó xuống một không gian giả lập ngặt nghèo hơn.
Mỗi một team có một loại Robots. Cuối cùng, các nhóm chuyên gia có một Arena chung, nơi này các
robots khác nhau sẽ cùng sinh tồn trong một môi trường khắc nghiệt nhất. Nếu Robots fail tiếp trong
không gian này, lập tức xóa hết bộ nhớ của nó, thiết kế lại một trí tuệ nhân tạo hoàn toàn mới trên
phần cứng của nó, và bắt đầu quá trình thử nghiệm ở tầng tốt nhất.
Tình huống đó có quen hay không? Chính là nói về con người.
Adam và Eve có thể chỉ là một câu chuyện hình tượng. Cách tiếp cận của Carl Jung là trong một người
có cả nam và nữ, con rắn kia là đại diện cho ma quỷ bước ra từ sự hỗn loạn nội tâm, Jesus là bản ngã
chân chính, và Satan là ego.
Đàn ông có thiên hướng quan tâm tới sự vật, hiện tượng, đàn bà có thiên hướng quan tâm tới các mối
quan hệ. Nên đàn ông làm việc, đàn bà nuôi dưỡng gia đình. Tuy nhiên, người nữ được phú cho trí tuệ
tốt hơn người đàn ông, đặc điểm cơ thể của họ là có khác biệt. Khác biệt đó nằm ở chỗ cơ thể người
nữ có chu kỳ kinh nguyệt. Nếu vệ sinh không tốt nên rất dễ mắc bệnh, nên người nữ thường sống
không được lâu. Thành ra từ nhỏ họ đã sống trong một không gian vô thức đầy bất an và thử thách
hơn so với người nam, nên họ dễ hướng nội, và vì vậy nên đầu óc so với người nam cùng trang lứa
nhanh nhẹn hơn. Trí óc họ có phần nhạy bén hơn, nên họ dễ có các cám dỗ về lý trí hơn. Con rắn kia,
có thể mà tiếng dụ hoặc từ không gian hỗn loạn nội tâm đó.
Ly cà phê trên chỉ nhắc tới một lối giải thích khác, rất khác so với cách giải thích của nhà thờ về tình
huống của Adam và Eve.
Nếu Thượng Đế là toàn năng, con người rất có thể không là tạo vật thông minh đầu tiên, và cũng
không có bằng chứng gì là tạo vật sau cùng.
Thượng đế tạo ra được một thế giới chỉ từ lời nói. Như vậy cũng không có nghĩa đây là thế giới đầu
tiên, và cũng không có nghĩa đây là thế giới cuối cùng.
Nghĩa là Thượng Đế có thể nhìn được sự hình thành và kết thúc của một thế giới, và thời gian sống
của một loại sinh mệnh.
Vườn Địa Đàng chính là một không gian mô phỏng thế giới của Thần. Sau đó con người cho thấy tự họ
không thể duy trì được một vài tiêu chuẩn như Thần mong muốn, thế là ông phải nghĩ cách để con
người có thể tự học được các ý niệm này.
Nếu như chỉ nói con người không được làm, thì cũng chỉ đơn giản là gài một điều kiện trong tâm thức,
trong bộ nhớ của con người. Nhưng bởi vì ông cho con người trí tuệ, và điểm đặc biệt của trí tuệ là nó
có thể "sáng tạo", và thử những chuỗi hành vi trái với nguyên tắc sau khi đã thử hết tất cả những hành
vi theo nguyên tắc.
Sinh mệnh thông minh Eve không thể hiểu được tại sao lại có một điều kiện là cấm ăn trái cấm - biểu
thị cho một điều kiện là "không được trái ý Yhwh". Eve trái ý Yhwh, sau bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng,
sống trong một thế giới hết sức đau đớn, vất vả, chịu sự đe dọa của ác thú, chịu sự đau đớn của việc
sinh nở, chịu khổ, chịu lạnh, chịu đói... Nói chung, việc trái ý chúa cũng có nghĩa là tất cả các thông số
khác trong tâm trí của Eve không được duy trì nữa, Eve phải tự update, tự mình có được một trật tự tư
tưởng vì sao và vì sao cho tất cả các sự vật hiện tượng mà Eve có thể nghĩ tới trên đời.
Vì sao phải ăn, vì sao phải uống, vì sao phải có nơi trú thân...
Nói chung, Eve phải tự mình duy trì sinh tồn, và Eve phải tự mình tìm lại con đường trở về với Thượng
Đế. Mỗi khi Eve hiểu ra một chuyện là Eve cũng biết vì sao nên làm gì và vì sao không nên làm gì.
Mãi tới khi trí thông minh của sinh mệnh Eve mang nó trở lại vườn địa đàng, trong trí nhớ của nó đã có
một hành trình giải thích về việc tại sao không nên ăn trái cấm. Hay nói đúng hơn, không nên trái ý
Thượng Đế.
Con người, sở dĩ vẫn là con người, vì có một bộ các nguyên tắc làm người nhưng họ vẫn làm không
được. Nói dối một chút thì sao, thất hứa một chút thì sao, hơi báng bổ một chút thì sao?...
Dường như có một công trình sư vĩ đại đang theo dõi sinh mệnh. Ông tạo ra sinh mệnh từ một thế
giới, sinh mệnh đó thử làm một điều gì đó liền bị rơi xuống một môi trường giả lập bên dưới.
Môi trường giả lập bên dưới có nhiều giới hạn hơn môi trường giả lập tốt nhất (vườn Địa Đàng).
Xuống tới đó rồi, họ lại vi phạm điều gì đó nữa, lại bị chuyển xuống một dimension thấp hơn nữa... mãi
tới tình huống của con người.
Xã hội loài người, cũng giống như một Arena của các Thần, nơi đây là phế phẩm của các không gian
trên kia gửi xuống, trái đất như là một thùng rác lớn, hỗn tạp các loại sinh mệnh khác nhau.
Tại sao Jesus, hay Phật Thích Ca lại xuất hiện? Rất có thể đây là các agent do đấng toàn năng an bài ở
điểm cuối cùng, nhằm duy trì cho các sinh mệnh không liên tục phá hoại các nguyên tắc tồn tại ở
dimension này. Và có thể giúp cho sinh mệnh trở ngược lại lên các dimension bên trên.
Kết luận? Rất có thể chúng ta chỉ là sinh mệnh thông minh do rất nhiều đấng tạo ra. Ta liên tục phá vỡ
các nguyên tắc không nên phá vỡ ở các tầng không gian khác nhau, nên bị mang tới nơi này là thế giới
con người. Các agents của đấng toàn năng lại xuất hiện nói cho chúng ta biết về sự sống sau cái chết,
rằng rất có thể hỏa ngục sẽ vĩnh viễn thu hồi lại các tài nguyên đã cấp cho sinh mệnh của ta, hoặc là ta
may mắn hơn, nghe lời họ mà nhớ lại một số các nguyên tắc của dimension bên trên, đề thăng lên tồn
tại ở nơi đó. Lúc Jesus đối diện Pilate, nhìn lên trời: "Vương quốc của ta trên kia"

Phải chăng chết là hết, hay chỉ đơn giản là một sự trở về?
Chuyện hài, nhiều nhân viên nhà xuất bản Penguin phản đối việc nhà xuất bản này làm việc với sách
của Dr Jordan Peterson. Họ vẫn lấy lí do ông là một nhân vật gây bất đồng, vì ông mà giới tính của họ
không được thừa nhận. Nên họ không đồng ý với việc xuất bản sách của ông.
Những người muốn tìm mua sách của ông chịu hết nổi, nên tìm những người trong nhà xuất bản kiếm
chuyện.
Nơi này có kể một kinh nghiệm tương tự. Nếu bạn có thể, hãy tìm course Personality của Dr Peterson
học, rất hay. Có một ngân hàng nọ có HQ ở Melbourne. Họ muốn mang lại một làn gió entrepreneurial
spirit vào trong nơi làm việc, để nhanh chóng đón bắt một xu hướng mới về Machine Learning/AI. Có
một nhân vật có kinh nghiệm quản lý thành công các startup MLAI khác nhau, ông được ngân hàng này
mời về làm một vị trí management ở HQ. Ông có suggest course này. Ban đầu thì người ta không để ý,
nên cũng cấp budget cho ông. Nhân viên học một khóa của Jordan Peterson thì phản hồi rất tích cực.
Cho tới khi một email từ "ai đó" ở bộ phận nhân sự cảm thấy bị xúc phạm, và bị stress vì cái tên Jordan
Peterson. Sau trong ngày "Are you OK" nghe nói có người vì chuyện này mà đi gặp psychiatrists luôn.
Quan điểm của ông về LGBT có thể sẽ khác với nhiều người, nhưng không phải vì thế mà các bài giảng
của ông không có merits. Chỉ vì ông làm giới LGBT phật ý mà cấm sách của ông là một thiệt thòi lớn, đặc
biệt là cho người trẻ.
Lúc các coupon về khóa học của ông bị thu hồi, nhiều nhân viên tò mò, bèn tự mua khóa học này, giá
khoảng 150 đồng Mỹ Kim, lúc đó tỷ giá là hơn 200 đồng Úc Kim. Nơi này cũng như vậy, qua đó mà biết
tới sách của ông.
Ông có quyển Maps of Meaning, và 12 rules of life rất hay, rất có ích cho người trẻ.
Truyền thông Úc chửi bới ông không tiếc lời, nhưng lúc ông sang Úc quảng cáo sách, nghe đâu khán
phòng rất nhiều người phải đứng, vì không đủ chỗ ngồi, và đó là một khán phòng rất lớn.

Note: nếu bạn thuộc cộng đồng LGBT và đang đọc nơi này, nơi này không có ý kiến gì. Hãy sống và tìm
niềm vui cho mình. Suy cho cùng, người quan trọng nhất trong cuộc đời này vẫn là bản thân mình.
Jordan Peterson, cũng như rất nhiều học giả khác trong lịch sử, ông có audience của ông.
Có phân tích từ Stanley Young PhD về dữ liệu tại Michigan. Có vài điểm sau đây
Không có nhiều khác biệt giữa Trump vs Hillary và Trump vs Biden tại Michigan, tuy nhiên tại một số
county có sự khác biệt lên tới 54K. Con số khác biệt này là: |(Trump - Hillary) - (Trump - Biden)|.
Nếu lấy Biden - Hillary, thì khác biệt có nơi tới 100K. Thiên hạ coi bộ thích Biden hơn Hillary cà?
Khi tiến hành phân tích các phiếu bầu của Trump vào ngày bầu cử, và phiếu bầu qua mail, thì độ dốc
(slope) tương tự. Nhưng đói với Biden thì độ dốc có sai lệch rất lớn. Tức là số đi bầu cho Biden vào
ngày bầu cử có độ dốc rất thấp, trong khi qua mail thì cao hơn hẳn, và cao hơn cả độ dốc khi so với số
liệu của Trump. Kết luận rằng đây là một điểm bất thường trong dữ liệu của Biden.
Có một điểm bất thường nữa là ở thị trán Livonia, vốn là một thị trấn năm 2016 chủ yếu bầy cho
người Cộng Hòa (đa số), sang năm 2020 tỷ lệ này flip hẳn cho Biden là 76/24.
Hoặc là trong 4 năm, người dân nơi này chán Trump, hoặc là có sự tình gì đó khác. Biden giành được số
phiếu còn nhiều hơn số người Dems đăng ký mới kể từ năm 2016. Nhiều như thế nào? Nghĩa là trong
tổng số người đăng ký mới cả Cộng Hòa và Dân Chủ, thì Biden lấy được tới .... 151% số phiếu bầu mới.
Năm 2016, tỷ lệ giành cho người cộng hòa nơi này là 54%, sau 4 năm, chỉ còn 24%?!
Đây là các con số bất thường về mặt thống kê (mathematically anomalous).
Có tới 36K phiếu không gửi đi được (không hiểu vì sao). Có tới 135K phiếu bị bỏ mà không rõ lí do (chỉ
ghi là spoiled, rejected). 135K là quá nhiều!
Có người sống tới 170 tuổi, mà application của người này không bị reject! Có tới hơn 100 người như
vậy.
Kỳ lạ là có tới 288K phiếu được gửi đi và nhận về trong cùng một ngày?
Có một điểm kỳ lạ thú vị nữa, là Biden/Trump dao động consistently ở mức 1.5 ?! Đây rất có thể là khác
biệt được lập trình sẵn (programatic).
Điểm kỳ lạ tương tự chính là sự khác biệt giữa số phiếu bầu vắng mặt giữa người Dems và người Reps
cách biệt một khoảng cố định ở tất cả các precincts. Điều này không hề xuất hiện vào năm 2016.
Đây là điểm mấu chốt chứng minh bầu cử ở Michigan có sự can thiệt của máy tính.

Phần màu vàng trên là khác biệt giữa Trump và Biden năm 2020 theo phần trăm?!
Đây là ảnh được đăng trên dashboard Department of State ở PA, sau không hiểu vì sao xóa. Ảnh này
cho ta biết một chỉ dấu thú vị, đó là những người đánh máy ở Việt Nam sau sự nghiệp thành công đầy
danh tiếng (tai tiếng) ở Việt Nam đã được tuyển mộ vào làm việc ở Hoa Kỳ (chắc với Visa distinguished
talent).
Bởi vì tổng số phiếu bầu qua mail gửi về là gần 2.6 M, nhưng số gửi đi chỉ có gần 1.5 M, vậy 1.1M kia là
ở đâu ra?

Một là "cậu đánh máy" ở Việt Nam đã được đảng Dems tuyển dụng. Mà hai là có sự tình gian dối ở PA.
Gian tới 1.1 M phiếu.
Nhóm nghiên cứu từ Princeton, Georgia Tech, và UCLA Berkeley, phát hiện vấn đề của các máy đếm
phiếu của Dominion và đăng trên Election Law Journal vào đầu năm, lúc thiên hạ đang bất ngờ vì Covid
nên ít ai để ý tới chuyện này.
Các tác giả này phát hiện ra rằng hệ thống của Dominion cực kỳ vulnerable, và chính tác giả đã thử
trước khi election closed, chỉ mất thời gian 7 phút.
"I figured out how to make a slightly different computer program that just before the polls were closed,
it switches some votes around from one candidate to another. I wrote that computer program into a
memory chip and now to hack a voting machine you just need 7 minutes alone with it and a screwdriver"
(Tôi phát hiện ra cách có thể thay đổi chương trình máy tính ngay khi cuộc cầu cử đóng lại, chuyển một
vài phiếu bầu từ ứng viên này sang ứng viên khác. Tôi đã viết chương trình máy tính đó vào một con
chip, và giờ để hack một máy đếm phiếu chỉ cần khoảng 7 phút và một cái screwdriver.)
Lúc đó thiên hạ đang lo lắng Covid, chứ ít ai để ý tới chi tiết động trời này.

Nếu ta lật lại thời gian một chút. Các nghiên cứu này bắt đầu từ trước khi Covid thành một thảm họa
ở Hoa Kỳ. Làm thế nào mà người ta lại tính trước được tình huống là sẽ có tình huống massive phiếu
bầu qua thư?
Đây là một trong những bức tranh Jung vẽ lại trong Liber Novus. Trong Liber Novus đa phần các biểu
tượng đều bước ra từ giấc mơ của ông. Con rồng đỏ từ Phương Đông, cuộn quanh một quả cầu phát
sáng.

Carl Jung không hiểu những biểu tượng ông thấy từ vô thức, nên ông cố ghi lại. Khi viết Liber Novus,
ông gặp giới hạn về ngôn ngữ, nên rất nhiều được ông vẽ lại.
Cà Phê Symbol
Lịch pháp của người Á Đông, rất khác với người Tây Phương, là thời gian được sắp theo một đường
tròn. Tình huống của năm nay, đã xảy ra cách đây 1140 năm trước. Nhưng ký ức về 1140 trước đọng
lại là gì? Chẳng một ai nhớ. Vậy tại sao người Á Đông lại nhìn thời gian như vậy?
Có cách nào để đảm bảo những ký ức quan trọng không bị mất đi hay không? Phải chăng rất nhiều sự
tình mà ta đang thấy, chỉ là một vở kịch diễn đi diễn lại, để tất cả những sinh mệnh có trí tuệ quan sát
nó có thể có một bộ các lý niệm về chính tà, thiện ác?
Dưới giác độ AI, nếu như Eve, sau khi ăn trái cấm, lạc lối khỏi vườn Địa Đàng, rồi trở về lại vườn Địa
Đàng. Khi ở vườn Địa Đàng, ký ức về việc không tuân giữ lời Yhwh chính là quá trình lạc lối rất lâu dài
và đầy khổ sở. Nhưng bởi vì ký ức của Eve cũng có hạn, và lâu dần theo thời gian, các sự tình đời
thường liên tục làm nhiễu, các ký ức long term memory bị decay. Eve làm cách nào để duy trì nó ở
vườn Địa Đàng? Có thể nàng tự mình sẽ tạo ra các lễ kỷ niệm, các nghi lễ. Như vậy vào mỗi một thời
điểm nhất định, nàng sẽ tĩnh tâm, nhớ lại ký ức đó. Liên tục như vậy, để không mất đi một thứ ký ức
hết sức quý giá.
Chỉ có điều, thời gian dài đằng đẵng trôi qua, dần dần trong các nghi lễ có phát sinh một chút đổi mới,
tới mãi sau đó Eve cũng không còn nhớ được là các nghi lễ đó để làm gì nữa, Eve chỉ duy trì nó như một
thói quen. Lúc này, buộc phải tạo nên một cây "trí tuệ" khác. Và Yhwh sẽ lại nhắc Eve rằng không được
ăn trái của cây đó.
Lối suy nghĩ trên để nhắc tới chuyện gì? Rất nhiều người bây giờ theo news, họ nhìn vào hiện thực hết
sức gay cấn của thời cuộc là vụ kiện của ban tranh cử Trump trước sự gian lận của Biden. Một điều hết
sức rõ ràng là chúng ta không thể truyền cho thế hệ sau, hay mang tới tương lai một thứ ký ức hết sức
chi tiết về những ngày tháng này.
Trí tuệ của người Á Đông, chính là ở chỗ họ nhìn ra được lối tư duy biểu tượng. Hiện thực có nhiều
lớp. Rất nhiều người nhìn Trump là Trump, nhìn Biden là Biden. Kỳ thực thì không đơn giản như thế.
Trump là nhân vật đại diện cho một nhóm người có cùng nếp nghĩ như ông, và Biden cũng tương tự.
Tức là chúng ta thấy hiện thời chính là sự giao phong giữa hai luồng tư tưởng, hai thế lực của thời đại.
Tại sao Cộng Sản khi xuất hiện ở Á Đông, liên tục tấn công vào nền minh triết thâm viễn Phật Đạo ở
Trung Hoa? Tuy qua thời gian, ở một số địa phương phát sinh những chuyện biến dị trên bề mặt tôn
giáo, tập tục,... nhưng đó là những hiện tượng phát sinh, chứ không phải đại diện cho cả một nền
minh triết hết sức thâm viễn. Bởi vì trong vô thức của người Cộng Sản, họ cảm nhận được chính nền
văn hóa thần truyền sẽ giúp người đời nhìn thấu ý định của họ. Cách Mạng Văn Hóa có mục đích đó.
Dẫu rằng trên bề mặt là tấn công vào sự tình hủ bại của nền phong kiến, nhưng như ta thấy, ma quỷ
tấn công vào phương tiện soi chiếu nó.
Ở Ấn Độ rất may mắn là không xuất hiện sự tình này. Điều may mắn của Ấn Độ là không có biên giới
cực kỳ rộng lớn và liền sát với người Trung Hoa. Trái lại, rặng Himmalaya hùng vĩ bảo vệ người Ấn Độ.
Đây chỉ là một ly cà phê nhẹ nhàng, và hy vọng mọi người có thể xuyên qua làn khói của thời cuộc mà
nhìn ra được hiện tượng bên dưới. Cũng như trong cơn uyên áo của đời, mà nghe ra được thông điệp
của những người ở chiến tuyến bên này hay bên kia.
Người đời bề ngoài có thể lên tiếng về một số sự tình này kia, nhưng bộ giá trị của họ ẩn sâu trong
tiềm thức chính là thứ quyết định giác độ và hành vi của họ.
Kinh Dịch, Kabalah,... các thức chiêm tinh cổ xưa, kỳ thực đều nói rằng đây là năm tháng đặc biệt - có
những vở kịch xưa cũ phải "diễn" lại, để người đời nhìn vào đó mà học được không chỉ bài học về
chính - tà, mà con người còn có thể dễ bị lừa như thế nào.
Nơi này vẫn khuyến khích người trẻ thay vì đọc Ayn Rand, hãy đọc Dostoievsky là bởi vì tâm hồn của
Ayn Rand chưa đạt được tới độ chín để nhìn vào cuộc chiến của ma quỷ trong sâu kín tâm hồn người
ta.
Tình huống của Donald Trump không thuộc bất kỳ một motive anh hùng nào của Ayn Rand, thực ra
chính là không một motive anh hùng nào của Ayn Rand có thể so với tình huống mà Donald Trump và
Trumpers hiện nay đang đối diện. Ngược lại, Alyosha chính là một hình mẫu anh hùng tương đương.
Alyosha trong Anh Em Nhà Karramazov gần như không thể nào chống chọi nổi trước các lý lẽ của Ivan.
Xuyên suốt mạch truyện ta thấy được quyền năng của Ivan, không ngừng vùi dập tất cả các lý lẽ của
Alyosha. Kết cục câu chuyện là thế nào? Chính là lý lẽ trên đời này dẫu có quyền năng bao nhiều đi
chăng nữa, thì điều quan trọng nhất vẫn là ta tin vào điều gì, và ta có kiên trì hành xử đúng theo niềm
tin đó hay không.
Ta thấy quyền năng của truyền thông liên tục bóp nghẹt tiếng nói của Trumpers không phải chỉ trong
một tháng vừa rồi, mà liên tục từ khi Trump đắc cử. Ta bắt đầu nhìn ra lực lượng của ma quỷ dần dần
bước ra từ các trường đại học, viện nghiên cứu, CIA, FBI, từ tòa địa phương tới Tối Cao Pháp Viện, từ
tập đoàn truyền thông tới Big Tech... người ta cũng dần nhận thấy rằng cộng sản ở Trung Hoa và Việt
Nam được nuôi dưỡng bởi chính thế lực ma quỷ này ở Phương Tây... trong thoáng chốc tất cả những
người yêu chính nghĩa dần dần nhìn ra rằng trong nhóm tranh cử của Trump có gì đó tương đồng với
một tiếng kêu chính nghĩa sâu thẳm trong lòng họ.
Trước áp lực của quyền năng ma quỷ tưởng chừng rợp trời, người ta còn có đức tin hay không?
Tại sao Jesus không bao giờ thỏa hiệp với Satan để tạo ra một đế chế trên đất? Bởi vì sẽ liên tục có các
"nghi lễ", hay các "vở diễn" như vậy để nhắc nhở lại cho sinh mệnh trên đất về lý niệm chính tà. Đế
chế hay thế lực nào đạt tới cực thịnh, rồi cũng tới hồi suy tàn. Suy tàn là vì nó không còn lưu giữ ký ức
chân chính thuở ban đầu nữa. Khi bắt đầu suy tàn, nó thành lực lượng tà, và những sinh mệnh tìm ra lý
niệm chân chính ban đầu sẽ chiến đấu với nó.
Lịch sử luôn để lại các dấu hiệu để nhận biết chính tà.
Vicarius Filii Dei
(Ban đầu, trong tiếng Latin không dùng chữ U, chỉ có chữ V trong bảng chữ cái. Cách viết ban đầu là
Vicarivs Filii Dei)
Vicarius : 5(V) + 2(II) + 100(C) + 5(U) = 112
Filii : 50(L) + 3(III) = 53
Dei: 500(D) + 1(I) = 501
112 + 53 + 501 = 666
666 là con số của Satan. Kẻ thỏa hiệp với Satan sẽ mang dấu ấn của nó.
Vicarius Filii Dei nghĩa là Representative of the Son of God, cũng là dòng chữ trên mũ của các đời Giáo
Hoàng Catholic.
"Here is wisdom. Let him that hath understanding count the number of the beast: for it is the number of
a man; and his number is Six hundred threescore and six." Revelation 13:18
"Đây là trí huệ: Ai hiểu biết sẽ tính ra số con thú: vì đó là số đánh dấu một người đàn ông; số đó là sáu
trăm sáu mươi sáu. - Khải Huyền 13:18"
Chúc may mắn.

(Ảnh: trang 133, Liber Novus)


Cà phê Dân Chủ
Ma quỷ trong chi tiết, bạo chúa trong khái niệm.
Đa đảng không phải là tiền đề của dân chủ, ngược lại, đa đảng là sản phẩm của nền dân chủ.
Đảng Cộng Sản bề ngoài là đảng chính trị, nhưng phương thức nó hoạt động là một tổ chức tôn giáo.
Người ta vẫn cho rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản từ Marx, thực ra Marx chỉ bắt đầu viết những tràng lí luận
khơi khơi. Về mặt thống kê, ông không có con số để test cái các hypothesis của ông, đa phần về sau này
đều đã bị người thời sau disprove bằng hết. Trọng tâm của chủ nghĩa cộng sản không phải chủ nghĩa
Marx, mà là kỹ thuật tuyên truyền, cai trị học được từ những năm tháng tích tụ tri thức ở nhà thờ
Catholic trước Marx rất lâu.
Người ta tới với nhà thờ Catholic vì có đức tin, nhưng cũng vì đức tin mà người ta rời bỏ nhà thờ
Catholic. Nhà thờ Catholic vì để duy trì căn cước của nó, đảm bảo cho tầng lớp quân chủ nhân danh
thần quyền thống trị, qua thời gian đã tích tụ các kỹ thuật tuyên truyền đàn áp khác nhau.
Tương tự như Cộng Sản, người ta tới với nó qua các lý niệm bình đảng phi giai cấp. Như đã nói ở nơi
này, người Cộng Sản tuyên truyền để thu hút đông đảo mọi tầng lớp, cũng như Vatican. Trong số
những người theo nó, nó chọn những người có trí năng tốt nhất, nhưng về mặt đức tin yếu kém nhất.
Vì những người này khi đã dấn sâu vào bên trong tổ chức của Giáo Hội, hay Đảng, cái họ bảo vệ là uy
vọng, danh dự của bản thân họ, từ từ thế chỗ đức tin bằng các tham vọng trần tục, tuy rằng về bên
ngoài là họ phụng sự những điều hết sức cao cả.
Kỹ thuật này vừa vặn với phương thức cai trị của vương quyền Á Đông. Giáo Hội đứng đầu là Giáo
Hoàng, là người đại diện của Son of God, cũng như một triều đình phong kiến ở Trung Hoa, với người
đứng đầu xưng là Thiên Tử (Son of Heaven). Cùng một bộ kỹ thuật tuyên truyền đó, nên các nền quân
chủ Á Đông nhận ra bản chất của giáo hội Catholic, trong lịch sử có những đàn áp tín đồ hết sức tàn
độc thực ra không phải là không có nguyên do.
Đảng Cộng Sản là một biến thể như thế, nên bản thân nó rất sợ thứ mà nhà thờ Catholic hay vương
triều Phong Kiến sợ - Tự do.
Sở dĩ ở Âu Châu thời Socrates và trước đó có dân chủ, là nhờ những thương đoàn từ Hy Lạp, qua A
Phú Hãn, tới Ấn Độ. Những thương đoàn qua lại hai thế giới Ấn Độ cổ và Âu Châu mang lại cho Athens
những tư tưởng thâm viễn từ Ấn Độ. Người Athens từ đó tỏ ra yêu thích triết lý và minh triết. Hiểu
biết về minh triết giúp người ta đầu tiên nhận ra giới hạn của hiểu biết cá nhân, và quan tâm tới các
gợi ý về minh triết từ trong tâm trí người khác.
Nơi này từng nói về mỗi người có một bộ giá trị có thể khác nhau và có các trọng số khác nhau. Các bộ
giá trị đó quyết định giác độ và độ phân giải tình huống lên đời sống khác nhau.
Chính nhờ hiểu biết về minh triết mang lại nhận thức đó, nên nền dân chủ hình thành một cách rất tự
nhiên.
Cũng như bạn đọc bài nơi này miễn phí mãi, cũng phải "trả tiền" chứ? Dẫu là nơi này up free. Vậy "trả
tiền" bằng cách nào? Hãy viết về những thứ mình biết, những thứ mình thích. Từ đó những giác độ
độc đáo, hay những kiến giải cao minh tự nhiên sẽ "quán chiếu" lên đời sống xung quanh, những
người xung quanh. Rất nhiều cao nhân kinh dịch sao lại ẩn thân không nói? Họ không được phép dùng
luận thuật của Đạo Giáo của kiếm tiền, ai đi cúng kiếng, bày vẽ thu tiền phong thủy là mang tội rất lớn,
bởi "Vô Công Bất Thụ Lộc", ngay cả tiền lấy của người ta cũng phải tương ứng. Hơn nữa vạn vật là có
nhân duyên và có lí do, nói ra không thay đổi được gì, họ tính là "Vô Công", nên có nài họ cũng "Bất Thụ
Lộc". Mà nói ra để người khác nài làm gì? Nên họ "Vô Vi"! Chẳng làm gì.
Nhưng chính vì như thế, nên cũng khiến cho người ta ngờ nghệch cho rằng những điều hết sức thâm
viễn không tồn tại, trong khi người có một chút kiến thức thì đi lừa người ta về tư vấn Phong Thủy,
Kinh Dịch,... để kiếm tiền.
Vậy thì chẳng phải những lúc quan trọng, họ cũng nên viết, hay nên nói một chút sao? Chính vì nhờ
giác độ phong phú của mỗi người, mà dần dần người ta nhận ra rằng khi có vấn đề cá nhân, có thể
tham khảo từ người khác.
Nền dân chủ Athens tự nhiên bắt đầu như thế. Nền dân chủ của thời đại này, bắt đầu từ những người
Tin Lành. Từ người Huguenots không ngừng có đức tin vào Yhwh, nghiên cứu Book of Daniel, mà nhận
ra rằng mỗi người đều chỉ chịu trách nhiệm với đấng Yhwh, ngoài ra không còn vương quyền nào khác.
Catholic tuy bề ngoài là tuyên dương đức tin vào Jesus, và Yhwh, nhưng như đã nói, ma quỷ trong chi
tiết, càng đi sâu vào họ, thì cái mà người ta nhận thấy là họ bị ràng buộc vào vương quyền thế tục, sự
tồn tại của vương quyền thế tục, chứ không quan trọng đức tin vào Jesus, hay Yhwh. Nên vì thế rất
nhiều người vì đức tin mà từ bỏ nhà thờ Catholic. Họ không bỏ Jesus, họ chỉ rời bỏ một tổ hợp giả
hiệu.
Thành ra từ đó, hơn 6000 giáo phái Tin Lành khác nhau xuất hiện khắp nơi, họ tạo ra một cường quốc
Tin Lành vĩ đại là Hoa Kỳ. Lá cờ Hoa Kỳ ứng với quẻ Càn, quẻ đầu tiên, và là quẻ tốt lành nhất trong
Kinh Dịch. quẻ Càn có 6 vạch liền, tượng quẻ Càn là Quần Long Vô Thủ - bầy rồng không có con thủ
lĩnh.
Nơi này nói về biểu tượng Kinh Dịch trên các lá cờ, bộ ngẫu nhiên sao mà lại có thể trùng hợp tới như
thế? Chính là bởi vì có người lúc xưa "vô vi" không nói, nay chịu nói ra một chút. Ngay cả khi người ta
có thể không tin, nhưng càng nghiên cứu về Kinh Dịch, Ngũ Hành, càng thấy rằng những kiến thức đó
có lý. Đạo Gia tu luyện cho rằng vạn vật đều có nguyên do, và ngẫu nhiên là không tồn tại.
Nên ly cà phê này, kết luận, vẫn là nhắc người ta nên cố gắng nhìn vào trong chi tiết, sẽ thấy ma quỷ ẩn
nấp trong đó, và trong cái statment trong hình bên dưới đây, bạn nhìn ra một bạo chúa của Đảng Cộng
Sản. Ly cà phê này cũng muốn đòi tiền bạn nào đọc nơi này free. Theo news và đăng news thì rất nhiều
người làm tốt hơn nơi này, nhưng news không mang lại cho bạn insights, hiểu biết về thời cuộc. Vậy
thì nếu vì lí do đó mà bạn tới nơi này đọc, thì cũng nên "trả phí" - nên viết. Kaizen 1% cải thiện mình
mỗi ngày qua viết lách, quán chiếu lên đời sống xung quanh. Cái hay của thời đại công nghệ chính là
người ở rất xa cũng có thể qua các bài viết mà thụ ích.

Đa đảng là sản phẩm của nền dân chủ. Hãy tìm bạo chúa trong khái niệm đó.
Nghe bảo ông cụ chơi với chó bị té, khách hỏi người lấy quẻ, nghe "Đại Quá" - Nộn thảo kinh sương chi
tượng - Cỏ còn non mà phải chịu sương tuyết. Hào nhất động, đoán bị què chân. Cũng không sao, chỉ là
sức đã yếu Kim tháng 10 Hưu Khí. Hào nhất là nói về tình huống tài hèn không gánh vác nổi chuyện Đại
Quá - là chuyện lớn.
Đại Quá nói về cái chân đế yếu, ở giữa có 4 hào dương, âm gánh không nổi. Trên cùng của 4 hào
dương lại có hào âm, lại cũng mang tượng tài bất xứng vị.
Khách nghĩ tới một tình tiết trong sách của John Le Carre, Deep state thủ tiêu luôn ông cụ, đổ vấy cho
người của Trump, khuấy cho nước đục, chứ cứ đà này Trump lại thắng tiếp thì bao người phiền. Cao
nhân từng đoán Trump vượt xa Lincoln, trước đây đoán chừng không thể tin. Nhưng càng ngày quy mô
Trump đụng chạm tới Deep State càng lớn, xem chừng có lý.

Kỵ hổ nan hạ - bữa nào Joe Biden thành một George Floyd thứ hai là dám ở US có một tôn giáo mới.
Người Việt quý sự học, cho rằng PhD là cái gì đó quan trọng lắm, dựa vào nó để thăng tiến về mặt
chính trị. Kỳ tình là trong lĩnh vực nghiên cứu ở các đại công ty, PhD chỉ như là tấm bằng lái xe driver
licence, có cũng được, mà không có cũng được. Muốn làm nghiên cứu ở trường lâu dài ở trường ĐH
thì buộc phải có. Nhưng vị trí trong trường ĐH thì ít, mà người có PhD thì rất nhiều, rất cạnh tranh.
Học thì ... dễ, ra làm mới khó. Nơi này đã thấy bao nhiêu trường hợp ngoài Academia tuyển người cần
PhD có 2 3 năm kinh nghiệm, mà cuối cùng lại nhận một người hoàn toàn không có kinh nghiệm nghiên
cứu, ở Google và Amazon hẳn hoi. Có người lấy PhD từ các trường đại học lớn bên ngoài, sau ra vẫn
cạnh tranh các vị trí swe ở big tech với bachelor. Mà ở big tech, swe nhiều khi lại chẳng cần tới bằng cử
nhân.
Nhiều người làm PhD cũng chẳng dám khoe cái research paper của mình. Bởi vì họ chẳng qua làm việc
cho giáo sư, giáo sư giao cho họ làm các công việc bên ngoài, mang tiền về cho trường Đại Học. Có
nhiều cái thesis PhD ở trường đại học hàng đầu của Úc, đọc rất buồn cười. Đọc xong chẳng hiểu 3 4
năm làm cái gì.
Sinh viên học PhD, than thở về tương lai nghề nghiệp bất định trên reddit, hay quora thiếu gì.
Có nhiều trường Đại Học làm ăn với các tập đoàn bên ngoài, giáo sư nhận hợp đồng rồi tuyển sinh
viên PhD, cấp stipend thực ra không nhằm mục tiêu nghiên cứu, mà chính là một cách tiết kiệm chi phí.
Thay vì trả cả trăm ngàn cho một vị trí, nhiều khi stipend cho sinh viên 31 32 ngàn một năm, sau 3 năm
thì cấp cho cái bằng. Đối với sinh viên ngoại quốc từ third world countries thì xem như cũng là một cơ
hội sang xứ người, nhưng đối với người Úc, hay người Mỹ, nhiều khi 3 4 năm đó hết sức phí hoài. Đi
ra ngoài xin việc, nhà tuyển dụng của các công ty lớn biết rất rõ trong ba năm đó nghiên cứu cái gì, họ
phỏng vấn “quay” tới “quay” lui là ra hết.
Nên hy vọng người Việt từ từ loại bỏ inferiority complex như vậy, kiến thức thực ra rất... rẻ, quan
trọng vẫn là kinh nghiệm và niềm đam mê. Sách vở từ các thư viện online có rất nhiều. Người Việt rất
thông minh, chịu khó chăm chỉ là sẽ tiếp nạp rất nhanh. Người khác có PhD thì sao? Không có nghĩa là
họ có một cái authority nào đó, nhiều khi hỏi họ cái thesis, họ đem giấu biệt.
Một trường hợp khác là MBA. Cách đây 20 năm đổ về trước, bằng MBA là một cái gì đó tưởng chừng
quan trọng lắm. Nhưng khi lục ra curriculum, bạn có thể dễ dàng lên Udemy, bỏ ra khoảng 1 tô phở
Melbourne, là có kiến thức của cả một khóa.
Cái giá của MBA là connection. Ví dụ như UniMelb MBA hay Sydney rất selective, là vì những người
được nhận vào đa phần đều có quan hệ và ảnh hưởng ít nhiều từ tầng lớp chính trị của Úc. Họ không
hẳn là người có trí năng vượt trội, nhưng họ có cái nhiều người không có. MBA từ Ivy Leagues cũng
như vậy. Một năm MBA có giá rất đắt, trong khi bài tập chẳng qua cho có, nhiều khi chẳng cần bằng
Bachelor cũng có thể học MBA.
Tuy rằng bằng cấp là hữu ích, nhưng kinh nghiệm và niềm đam mê đối với công việc mình làm mới là
thứ quan trọng nhất. Thạc sĩ văn chương nhiều khi làm bài thơ con cóc không xong. MBA dám ra xay
nước mía bán là chạy mất dép. PhD sociology, humanity trong tiệm nail hay làm barista pha cà phê
không ít. Nhiều người làm PhD Finance xong ở trường đại học tới lui vẫn là tutor (bên US là TA) sinh
viên. Còn dân Ấn Độ học PhD IT xong lái taxi thiếu gì. Đó là PhD có học hành thực tế hẳn hoi, nói gì tới
PhD mua bằng như ở VN.
Merits là ở trong công việc của mình làm.

Chẳng phải cái đó mới mà điều tốt đẹp nhất đối với thiện tri thức sao? Ở Việt Nam, người ta vấy bẩn
nó, đại học Đông Đô thực ra chỉ là chuyện bị phát hiện, chứ những chuyện chưa phát hiện thì rất
nhiều, và đã xảy ra từ lâu lắc.
Lính Úc tham chiến cùng với quân đội Hoa Kỳ ở A Phú Hãn bị báo chí thiên tả đâm sau lưng, liên tục bị
tố tội ác chiến tranh. Trong số những anh hùng chiến tranh phục viên về làm chính trị, có nhiều người
mang về những điều mắt thấy tai nghe từ chiến trường, như nơi này đã từng pha một ly cà phê về
sách của cựu cố vấn an ninh Richards Higgins.
Sự thể cũng phức tạp, là truyền thông ở Úc thiên tả và thân Tàu. Nguyên cái Công Đảng (Labor Party)
đều đã ngả theo Tàu hết. Thậm chí bên đảng Tự Do có bà nghị Tàu, từng đi hội nghị chính trị hiệp
thương ở Hoa Lục.
Vì thiên tả, nên giác độ về chiến tranh và cách diễn giải tình huống của họ cũng giống như đảng Dân
Chủ bên US. New Zealand còn tệ hơn với chị Jacinta Adern. Có người gần đây hỏi chị là một người dù là
công dân New Zealand nhưng có thể tự hào về cố quốc của họ hay không. Chị nói chị hoàn toàn đồng ý
với điều đó. Chắc chị quên đi chuyện lính New Zealand bị giết ở A Phú Hãn cũng là thời điểm cộng đồng
Muslim tới các Mosque ở Auckland ăn mừng.
Về chính trị, quả tình là nên lịch sự, nhưng lịch sự lắm cũng có thể nói rằng trí thông minh của chính trị
gia ở Aus và NZ tương đương con bò. Các tài liệu của bộ quốc phòng cất ở UNSW có thời gian bị hack,
hacker Tàu đi ra đi vô như chỗ không người... Xứ địa đàng này cực kỳ giàu có, chỉ là phần đông dân
chúng còn khá ngây thơ.
Bây giờ trên tweeter, Triệu Lập Kiên, phát ngôn nhân của Tàu Cộng đăng hình lính Úc cắt cổ một em bé
Trung Đông đang ôm một con cừu trắng, làm rung động chính giới ở Canberra. Tất nhiên, đây là ảnh
chế.
Phe Labor ở Úc thấy tấm hình trên thì ngọng, chê cho có lệ. Nói là có lệ, chứ dân Úc bị đầu độc bởi
truyền thông, 99% vẫn là căm phẫn Trump tới độ nguyền rủa nước Mỹ.

(hình bên dưới đã bị cắt đi một phần)


Cà phê AI
Khi nghiên cứu dữ liệu, người làm nghiên cứu luôn gặp một vấn đề giữa infererence và prediction. Xin
thiển dịch là "suy lý" và "dự báo".
Tại sao luôn gặp vấn đề này. Là bởi vì rất nhiều khi, người làm nghiên cứu nhận được rất nhiều dữ
liệu, họ dùng một vài mô hình phân tích đơn giản, dựa theo đó để xét tương quan, các mô hình dễ suy
lý như mô hình hồi quy tuyến tính, mô hình random forests,... Các mô hình này dễ suy lý, nhưng độ
chính xác không cao. Còn những mô hình có độ chính xác cao, lại rất khó suy lý. Người ta gọi các mô
hình này là Black-box model - Mô hình hộp đen. Nói ra thì có hơi phức tạp. Xin không làm đau đầu độc
giả. Tức là họ đổ dữ liệu vào một đầu, đầu kia cho kết quả, chứ họ không biết là mô hình dự báo thế
nào.
Câu hỏi ở đây là mình cần điều gì - dễ suy lý, hay dự báo chính xác? Ví dụ thế này, trong một số trường
hợp như huấn luyện Robot đánh chặn tên lửa, nhà khoa học cần robot có thể dự đoán đường đi của
tên lửa và bắn tia laser một cách chính xác, Robot mà bắn hụt là coi như xong. Vậy thì trong tình thế đó,
người ta chọn robot có mô hình dự báo phức tạp hay là mô hình dễ suy lý? Dễ suy lý mà nó bắn hụt thì
làm ăn cái mẫu tử gì nữa?
Hay trong chẩn đoán tế bào ung thư, rốt cuộc là người ta muốn một mô hình chẩn đoán chính xác, hay
là muốn một mô hình có thể suy lý được nhưng dự báo trật lất?
Câu trả lời cho chuyện đó nằm ở chỗ lợi hại của việc dự đoán sai thì có hậu quả thế nào. Báo dương
tính rồi đưa con người ta đi hóa trị xạ trị, cắt mổ tới lui trong khi người ta âm tính là phiền.
Ví dụ nữa là mô hình dự báo rằng người vay tiền có default hay không. Nếu như mô hình tuy dự đoán
có chính xác hơn, nhưng có người vay phá sản, ngân hàng gửi sang bên công ty bảo hiểm nợ đòi tiền.
Công ty bảo hiểm nợ phát hiện ra ngân hàng sử dụng một mô hình tuy phức tạp, nhưng không thể suy
lý, họ có thể từ chối vì nói lỗi của ngân hàng là negligence (không có due dilligence) trong việc cho vay.
Đại loại là như vậy.
Có một câu chuyện thực thế này: một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu việc áp dụng scan hình ảnh
tìm khối u ung thư phổi. Máy tính đạt độ chuẩn xác tới 96%. Một chuyên gia radiologist, đào tạo bài
bản biết bao nhiêu năm trời, tỷ lệ thông thường vẫn là 66% chính xác mà thôi. Tức là mỗi một kết luận
của chuyên gia quang tuyến kia chỉ tin được 66%. Có một người trong tổ nghiên cứu tò mò tại sao mô
hình lại chính xác tới như vậy, thế là anh cố gắng nghiên cứu các feature, xem thử máy tính tập trung
vào phần nào của tấm hình CT mà có thể cho dự báo rất chính xác. Sau anh phát hiện một điều thú vị:
máy tính tập trung vào chữ P, và R ở góc phải trên tấm phim chụp, một phần rất nhỏ. Anh tò mò, tại
sao ở đó lai có hai ký tự "P" và "R". Sau khi nghiên cứu thì anh phát hiện ra P nghĩa là portable, và R
nghĩa là regular. Anh điều tra tiếp, tại sao lại là portable? Điều này nghĩa là gì? Kết quả là thế này, có
những người không thể tới trung tâm để chụp phim CT, họ chỉ có thể chụp phổi bằng máy portable -
loại máy có thể mang tới giường bệnh. Và chữ R kia, là loại máy thường, người ta có thể đứng để chụp
bình thường.
Vậy thì bệnh nhân loại nào mà cần tới máy portable? Chính là bệnh nhân... lết hết nổi tới trung tâm
chụp phim rồi. Cho nên máy tính phát hiện ra có tương quan ở một điểm ảnh rất nhỏ trên tấm phim
chụp, và những người bị ung thư phổi. Mỗi lần đưa vào trong máy tính, mô hình tìm chữ P hay R đó là
xong, cho ra tới 96%.
Điều này thực ra lại may mắn, bởi vì sau khi nhìn ra được vấn đề này thì người ta buộc phải quan tâm
tới việc xử lý thật kỹ dữ liệu đầu vào, che các chữ này đi, và huấn luyện lại mô hình trí tuệ nhân tạo.
Tuy vậy, việc này không làm khó mạng trí tuệ nhân tạo, chỉ là cần nhiều thời gian hơn để huấn luyện
thuật toán, và hiện giờ thì trong chẩn đoán hình ảnh AI đã vượt xa các chuyên gia quang tuyến.
Vậy thì câu chuyện trên liên quan gì tới clip bên dưới. Bên dưới là một nhà toán học, ông nghiên cứu
dữ liệu bầu cử, tự nhiên thấy có một cặp feature liên quan tới nhau một cách kỳ lạ. Đó là trong cột giới
tính có 3 giá trị: Male, Female, Non-binary. Non-binary là người có giới tính không xác định. Ông phát
hiện ra rằng tỷ lệ bầu cử cho hai ứng viên Trump và Biden ở Arizona không có gì bất thường. Không bất
thường là có cao có thấp, cao chỗ này và cao chỗ kia, chênh lệch không quá gây chú ý. Nhưng riêng ở
nhóm người non-binary, thì 94% là bầu cho Biden.
Đây là một sự bất thường trong thống kê, không thể có con số đẹp như thế. Các bộ toydata cho dân
học thống kê như Iris, Car, Property Price... cũng tuyệt đối không hề có tương quan đẹp như vậy. Một
khi có tương quan đẹp như vậy là phải chuẩn bị tinh thần điều tra, giải thích cho được có sai sót trong
thu thập dữ liệu hay không, ai làm nghiên cứu thấy mấy con số đẹp như mơ như vậy thì đa phần trực
giác đều cho biết: "too good to be true".
Đây chỉ là một điểm dữ liệu nhỏ. Nếu như toàn bộ dữ liệu về người bầu cử available, với phần thông
tin cá nhân quan trọng che đi, đảm bảo các mô hình dự đoán như mô hình quét ảnh CT sẽ "móc" ra
được nhiều điểm bất thường trong dữ liệu nữa.
Người ta có thể chạy một thuật toán dự đoán như trên kia, rồi quay ngược lại nghiên cứu xem khi dự
đoán thì mô hình tập trung vào feature nào, căn cứ vào đó đảm bảo phát hiện ra nhiều sự tình gian dối.
Vị chuyên gia trong clip may mắn phát hiện ra một chi tiết như vậy, chứ hơn 500 features, phân tích
không dễ dàng gì.

Nên mới có chuyện các nhóm đếm phiếu muốn xóa bằng hết dấu vết đi.
Lúc có quẻ Độn cho Trump, lời quẻ nói có một con báo tiềm phục ở phương Nam, đang chuẩn bị xuất
hiện. (Báo Ẩn Nam Sơn Chi Tượng).
Nơi này đoán là đặc nhiệm SEAL trong quân đội Hoa Kỳ. Người chốn sơn lâm, mặc đồ rằn ri như báo
thì chỉ có thể là người trong quân đội. Hơn nữa, người Tàu gọi SEAL là hải cẩu báo, nên rất có thể cách
suy quẻ đó có lý. Vì chính SEAL là lực lượng bị phe Dems hại chết một Team, là Team 6. Nay SEAL báo
thù là cũng hợp lý. Các veterans của SEAL mắng chửi Obama không tiếc lời. Rằn ri như da báo là SEAL,
nhưng còn tới từ "phương Nam" là ở đâu?
Hóa ra ... trật lất. Cũng là con báo, mà không phải con báo SEAL. Mời xem hình bên dưới.
Trật lất là vì Sidney Powell tới từ miền Nam Hoa Kỳ, dân Texas, bà yêu thích thời trang da báo (hay da
beo). Bà là nữ, nhưng tướng bà là tướng sư tử, cũng như tướng của Steve Bannon.
Và bà không đại diện cho team Trump, mà đại diện cho We the People.

Xin mời xem comments về con báo từ Texas.


Luật sư Linwood đề nghị Trump invoke martial law. Ông nhắc lại chuyện tổng thống Lincoln trước kia
cũng làm chuyện tương tự.
Trong vài tháng trước cuộc nội chiến, Lincoln ngưng "Habeas Corpus" - tức là phải mang một người bị
bắt giữ ra trước tòa, để tòa quyết định rằng việc bắt giữ người đó có hợp pháp hay không. Lincoln
đăng trên tờ New York Times lý do: "Trường hợp này của chúng ta là một trường hợp có sự nổi loạn…
trên thực tế, một trường hợp nổi loạn rõ ràng, trắng trợn và quy mô; và quy định của Hiến Pháp rằng
"đặc quyền của habeas corpus sẽ không bị đình chỉ, trừ khi, trong trường hợp nổi loạn hoặc xâm lược,
vì sự an toàn chung có thể yêu cầu", là điều khoản áp dụng cụ thể cho trường hợp hiện tại.
(Xin thưa chỉ là thiển dịch, rất mong người có trình độ chuyên môn về vấn đề này có thể cải thiện nếu
thấy sai sót).
Thế là Lincoln đóng cửa một mớ các tờ báo chửi bới ông đêm này. Chủ và tổng biên tập bị bỏ tù.
Lincoln cũng cho bắt luôn nghị Clement Valldandigham vì tội có phát biểu chống lại ông.
Chánh án tối cao pháp viện là Roger Taney kết luận Lincoln đã hành động vi hiến trong việc đình Habeas
Corpus. Sau khi nghe chuyện này Lincoln tóm cổ Roger Taney nhốt luôn.
Lincoln cũng lệnh bắt hàng ngàn người vì tội "nghi ngờ thông đồng với miền Nam", bắt luôn ông nghị
Henry May.
Rất nhiều người này bị bắt nhốt và giam giữ không xét xử trong các nhà tù quân đội mãi cho tới sau khi
cuộc nội chiến kết thúc.
Luật Sư Linwood cho rằng hiện giờ đang có ANTIFA là một tổ chức khủng bố, có võ trang, nhóm BLM,
những người theo chủ nghĩa xã hội đòi "defund the police", và như ta đang chứng kiến là bằng chứng
gian lận không thể chối cãi trong vụ bầu cử vừa qua.

Bây giờ nếu nhìn lại những việc Lincoln làm, hiểu được vì sao nhiều người đương thời không đồng ý
với ông. Ngay cả Barack Obama đảm bảo không đồng ý với cách làm đó của Lincoln. Nếu không có sự
cương quyết táo bạo của Lincoln, dám chế độ nô lệ còn tới bây giờ.
Có lần đọc ở đâu đó, ông Thức nói ông coi cái chết là một sự trở về. Thấy bài share này bên nhà luật sư
Định, khách hỏi người xem quẻ, họ lấy quẻ Gia Nhân.
Quẻ Gia Nhân sau quẻ Di. Quẻ Di, như đã nhiều lần nói ở nơi này, là quẻ nói về một con đường đau
khổ (Kinh Cức Mãn Đồ Chi Tượng). Tượng nói về đồ quý bị người ta làm vấy bẩn. Cũng là tượng nói về
một hành trình thương đau.
Sau quẻ Di là quẻ Gia Nhân, sau chặng đường đầy đau khổ đó, người ta về nhà ngồi lại với nhau như
gia đình, thương quý nhau. Nổi lửa thổi bếp lò, nấu thuốc, nấu thức ăn.
Phong Hỏa là tượng người một nhà ngồi quây quần bên nhau, kể cũng là quẻ tốt. Chỉ tiếc, tháng 10
Hỏa Tử Khí, trong biến hóa lại gặp Thủy Vượng Khí, Mộc cố gắng chống đỡ, nhưng thế của Thủy rất
mạnh.
Hào động là hào 5, người ở ngôi chí tôn, tài đức hội đủ. Một người tài đức hội đủ, mà lại đi qua một
chặng đường như của ông, kể là cũng ứng với tình huống đau buồn mà dân tộc này đang trải qua.
Khách bật bình nước sôi, pha ly cà phê thứ hai, trong đầu loáng thoáng âm vang xa xôi của người
Maori.
Tena Koutou i o tatou tini mate
Haere Haere Haere
(Xin chào những người đã nằm xuống
Vĩnh Biệt, Vĩnh Biệt, Vĩnh Biệt...)
Haere ki te kainga tuturu
O to tatou Matua i te rangi
Haere, haere, haere.
(Trở về với Đấng Tạo Hóa
Nơi đó là quê hương chân chính
Vĩnh Biệt, Vĩnh Biệt, Vĩnh Biệt)
Khi tiễn biệt anh hùng của bộ tộc, người Maori sẽ đọc những vần thơ như vậy trong nghi thức Hakka.
Trẻ con từ nhỏ đã nằm lòng, Hakka là phần quan trọng nhất trong căn cước của họ, cũng là nghi thức
cao nhất.

Mong những điều tốt đẹp nhất đối với ông. Ông và những người cùng thời luôn là nguồn cảm hứng
bất tận cho lớp người đi sau.
Thiên hạ chắc không để ý tới Amazon.
Công ty thành công nhất đi qua dịch Covid là Amazon, và công ty mong muốn Biden thành công nhất
cũng là Amazon. Trước đó, vào năm 2014, Amazon xây dựng mạng lưới điện toán đám mây cho ... CIA.
Tức là việc thiết kế hệ thống mạng lưới máy chủ trên toàn nước Mỹ đều do CIA thiết kế, Amazon chỉ
làm theo. CIA được thanh toán với giá rất hời, xài nhiêu trả nhiêu. Google và Microsoft thời gian này la
bai bải bải rằng Amazon được hậu thuẫn, và rằng họ đang bị đối xử không công bằng, gói thầu của CIA
đã gài sẵn cho công nghệ của Amazon.
Nhìn bề ngoài thì Amazon lỗ đậm. Jeff Bezos lại là người hết sức ủng hộ chuyện này. Ai làm ở Amazon
thì biết một chuyện, nick name của Jeff là "Lex Luther" - ông trọc này có tầm nhìn rất xa. Đây là dưới
thời Barack Obama. Sở dĩ Amazon thành công hơn Google, Facebook và cả Microsofts cộng lại, là bởi vì
Amazon có được thông tin về cái "need" của người ta. Lên google search mấy thứ linh tinh, nhưng chắc
gì đã "commit" với các thông tin đó. Tuy rằng biết được interests của một người, nhưng interests của
người search trên google và interests của người browsing trang web bán hàng của Amazon rõ ràng là
khác nhau, và cái sau chắc chắn là quan trọng hơn, vì người dùng đã sẵn sàng bỏ tiền mua hàng.
Các chuyên gia Amazon nắm được gần như mọi mặt trong đời sống của dân Mỹ. Từ chuyện cơ mật
trong thương mãi, làm ăn, tới đời sống riêng tư (Home Camera, Alexa), và bây giờ là tới mạng lưới
điện toán dùng trong hệ thống tình báo quốc gia. Tờ Washington Post của Amazon chửi Trump mỗi
ngày, không hề ngừng nghỉ từ lúc Trump đắc cử năm 2016 tới nay.
Vụ này bà trùm CIA bị sờ tới, không biết mạng lưới điện toán đám mây của Amazon có bị lộ ra không,
hiện giờ địa điểm của các nơi này kín như bưng. Wikileaks có lần lộ ra một mớ cho thiên hạ xem.
Chuyện nghe lén này thực ra không lạ, trong các đại khách sạn bên Tàu. Phòng riêng đều đã được wired
in hết. Có camera với lý do an ninh là tránh việc người ta ăn cắp đồ trong phòng, trong cái camera tích
hợp thêm cái Micro siêu nhạy. Nhiều quan chức Việt Nam đi Tàu về dính "sinh tử phù" hết cũng là vì
vậy.
Nói đâu xa, các tòa nhà lớn, các trung tâm văn phòng, khách sạn, nhà khách chính phủ... đều để cho
Trung Quốc, hay công ty Việt Nam bình phong cho công ty Trung Quốc thi công, đều có gắn "trùng".
Người Việt ngây thơ, mấy chuyện này nghĩ không tới, cho là không có.

Tàu trước đây bị phát hiện gắn một loại chip cực nhỏ trong các ô cứng ghi dữ liệu của Amazon, vụ đó
không biết Amazon xử lý sao nghe im ru, nhưng đừng quên với Amazon mà Tàu Cộng còn dám làm vậy,
nói gì tới các công ty khác, chính quyền khác.
Cà phê Cách
Một lần lái xe đi xa, gặp lại một người bạn học cũ. Người này chuyển về vùng thôn dã của Úc làm việc,
quanh năm làm bạn với cá nước, chim trời. Nói là cá nước, chim trời, chứ là một vùng núi non rất đẹp,
chỉ có điều thưa người. Trên đường đi ghé McDonald dằn bụng, không muốn hỏi người bạn kia phiền
phức, có hỏi họ cũng từ chối, anh bạn lẩm bẩm: "Ở đó không có nhiều shop gì, không biết người ta đãi
mình món gì để biết mà mua rượu?"
Khách nói cứ mua bia. Anh kia cãi, nói vùng đó có các nông trại gia súc rất lớn, gần slaughterhouse, thể
nào cũng được đãi BBQ bò thượng hạng của Úc (Angus), rất có thể lại là Steak, nên mua rượu vang đỏ
cho chắc ăn. Khách nói với anh bạn nếu mua thì mua rượu trắng, chứ đừng mua rượu vang đỏ, sẽ
không có bò. Người kia nghĩ tới steak bò Angus uống rượu chát, lờ đi không nghe. Khách lấy một thùng
bia, một pack bia không cồn cho mình, và một chai rượu trắng.
Tới nơi thì được đãi hai món, món cá barramundi câu dưới sông Murray, nhồi sả ớt và hấp gừng hành
dầu hào. Chủ nhà quá ngán thịt bò Úc, cá sông Murray vừa to vừa tươi, hấp rất ngon. Còn có thêm nồi
lẩu gà đi bộ. Không hề có steak. Gà chạy bộ bên này có thịt rất thơm vì nuôi organic. Còn bò Angus thì
thực ra chẳng cần về tới vùng đó mới có, ở Melbourne nhắc tiệm butcher là họ chừa cho mình. Người
kia thắc mắc là có nhắn tin hay sao mà biết trước. Thực ra số là lúc người kia hỏi, cảnh tượng xung
quanh ứng với quẻ số 49 - Trạch Hỏa Cách. Bên dưới là lửa, bên trên là cái đầm - vì lửa không thể dưới
đầm, đoán là cái nồi hay chảo cạn. Lửa dưới cái chảo cạn không thể là lửa lớn, chỉ có thể là lửa riu riu.
Như thế thì chỉ có thể là lẩu, hay cùng lắm là món canh hầm. Trong biến hóa có Càn - đoán là có hải
sản, có Tốn nên có thịt gà. Đây là những món Việt dễ làm, chứ nếu người kia là người Tàu, rất có thể
được ăn đồ xào bằng chảo Wok.
Người kia vốn không tin Kinh Dịch, hay các thức toán, cho là điều gì đó tào lao lắm, nên không giải
thích. Tới nơi chai rượu vang làm quà, không thể khui uống, vì đồ ăn không hợp. Họ thắc mắc thì cũng
chỉ cười, nói đoán đại.
Đó là kỷ niệm với quẻ Cách. Lá cờ Hương Cảng, hoa lan trên nền đỏ, cũng là quẻ Cách - Thiên Uyên
Huyền Cách chi tượng. Trong quẻ có đức thuận, mềm mỏng, lại có đức sáng suốt. Vừa sáng suốt, lại
cần mềm mỏng, có nghĩa là người thông tuệ sẽ bị ngăn cản, hoặc làm một việc gì đó rất khó khăn. Vì
có khó khăn nên phải biết mềm mỏng, trí tuệ dù có, cũng phải biết cất vào trong, mềm mỏng ở bên
ngoài. Tuy là mềm mỏng, nhưng trong biến hóa lại xuất hiện đức của Càn là sự vui vẻ - Nguyên Hanh,
cũng có sự mới mẻ của Tốn - sáng tạo. Thành ra tính chất của quẻ Cách là như vậy. Dùng sự thông
minh mang lại sức sáng tạo, nhưng biết mềm mỏng để mang lại niềm vui cho người khác. Chẳng phải
bạn nhậu gặp nhau cũng như vậy sao? Ôn lại chuyện cũ, tinh tế tránh nhắc tới hiềm khích xưa, gợi ý
về một cuộc nhậu tương lai, bằng hữu lại vui vẻ.
Ăn lẩu cũng nên ăn từ từ, lửa vừa, ít nước thì mau sôi. Sôi nhiều thì dễ mặn, đồ nhúng dễ bể, chín quá
thì khô. Lửa nhỏ thì lâu nóng, nóng thì chậm nhúng đồ lâu chín, đồ sống dễ đau bụng. Nên phải canh
lửa, tùy món đồ nhúng, nước dùng ít thì để ý châm thêm. Càng về cuối nước lẩu càng mặn, là không ăn
được nữa, nên bạn mới tới thì phải thay nước dùng mới. Ăn nhậu chứ cũng lắm công phu.
Hào thứ nhất của quẻ Cách nói về thời gian ban đầu, kiên trì thuyết phục các tầng lớp. Người đời cho
là những người muốn cải cách ban đầu đa sự, thích gây phiền nhiễu, không chịu yên ổn. Hào thứ nhất
bất trung, dương cương mà hào ứng với nó là hào 4 cũng dương cương. Người mới đầu hoạt động
cải cách, ở vị trí thấp, lại không có người giúp, kiên trì một mình. Mãi cho tới thời kỳ của hào hai, đắc
trung, ứng với nó là hào 5, dương cương, có người giúp. Vầy nên tiến hành ồ ạt, thế tiến như vũ bão,
lòng người khấp khởi hy vọng về một biến đổi mới. Tới hào ba, thì đã không còn ở trung nữa, bắt đầu
vội vàng, đắc ý mà làm chuyện nóng nảy thiếu suy xét, nên ở hào này, hào từ khuyên phải hết sức cẩn
thận, vì các lực lượng đối lập đã tập trung toàn lực tấn công, không cẩn thận là mang tai họa bất phục.
Tới hào 4, cũng là ở vị trí bất trung, hào dương mà ở âm vị, hào từ khuyên kiên nhẫn tiếp tục. Tới hào
5 thì tình thế đã khác, hào từ nói Đại Nhân - Hổ Biến, con hổ đã thay lông, hết sức mạnh mẽ, cải cách
hết sức tốt đẹp. Hào lục là hào nói dừng lại, và coi chừng người tiểu nhân. Vì tiểu nhân cải cách ở
ngoài mặt, trong lòng vẫn không cải cách. Phần là vì lực lượng cải cách tới đó cũng đã thấm mệt, biết
dừng lại, công thành thân thoái.
Nhìn vào tiến trình đó, năm 2019 ứng với hào 2, năm 2020 ứng với hào 3. Chu Đình và Hoàng Chi
Phong nay đi tù, mong họ bền chí.
Thiên Uyên Huyền Cách Chi Tượng, người lên trời, kẻ xuống vực. Có ai ngờ cuộc cách mạng chống lại
tà quyền Trung Cộng, lại bắt đầu từ một đám trẻ con trên một vùng đất nhỏ bé ở phương Nam.
Cà phê Đâu Cái Điền
Là ... điên cái đầu. Điên cái đầu là vì có ba tin tức kỳ lạ.
William Barr rốt cuộc đang làm cái gì, mà từ lúc Durham nghiên cứu vụ điều tra ai tung tin Trump thông
đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016 mãi tới giờ vẫn chưa thấy có gì mới? Nước Mỹ kỳ lạ, tốn mấy
chục triệu đô để Robert Mueller và FBI điều tra việc Trump có thông đồng với Nga dựa vào một lời nói
ất ơ của một nhà ngoại giao, tức là chỉ hearsay - mà người nghe cái hearsay còn chấp nhận rằng mình
có thể "nghe lộn" (people make mistakes). Vậy mà vụ ổ cứng nhà Biden, vụ gian lận bầu cử, có tới vật
chứng nhân chứng hẳn hoi,... lại thấy chẳng có ai từ FBI hay DOJ sốt sắng điều tra.
Đặc biệt, khi có hàng loạt các cáo buộc gian lận bầu cử, cộng với hàng trăm nhân chứng khai báo về
những điều mắt thấy, sẵn sàng đi tù về những hành vi gian lận trong cuộc bầu cử vừa rồi, thì không
biết DOJ và William Barr đang làm cái gì? Khách lạnh người khi biết được lương công tố (prosecutor,
attorney) ở Mỹ, tiểu bang NYC rất... bèo, chỉ độ khoảng 50 tới 70K, ngang giá với đời sống ở Úc là tầm
35K tới 45K đồng Úc Kim. Với mức lương đó thì... coi bộ mấy cô làm nail cười mím chi cọp. Trong
Licensed to Lie, Sidney Powell cũng nhắc tới chi tiết này, thành ra các sinh viên trường luật đang có một
núi nợ tiền học sau lưng, mấy năm làm việc prosecutor rất dễ đi đường tắt để kiếm "thêm". Và cũng vì
thu nhập không cao, nên họ rất dễ bị "mồi". Không lẽ uống nước lạnh, hít không khí mà sống? Có gia
đình cũng phải trả bills chứ? Ở khối Anglosphere, hối lộ hay tham nhũng không trắng trợn như ở Việt
Nam, đa phần đều là dưới dạng thức "Gentlemen's Agreement".
Khi này đang còn làm prosecutor của tiểu bang, gặp một số sự việc mắt nhắm mắt mở, hay câu giờ để
giúp cho người kia, người kia phải biết "kickback", hay giữ cái favor đó để sau này anh prosecutor bỏ ra
làm luật sư tư nhân thì được nhận vào các hãng luật lớn, lương bổng lúc đó không dưới 6 7 con số.
Đối với Công Tố Viên Liên Bang, nhiều khi sau 10 năm làm federal prosecutor có thể ra làm ở hãng luật
tư với mức lương... 8 con số, phải, là 8 số, tức là cả chục triệu Mỹ Kim. Chính vì vậy nên các công tố
thực ra đều biết lợi thế của mình để có thể móc nối với các tổ chức tội phạm, các đường dây lobby,
liên kết với các đảng phái để làm việc. Cái benefits là cho trường kỳ, chứ không phải để thu hoạch bây
giờ. Chính vì vậy, tuy là xứ pháp quyền, nhưng không phải là mọi thứ đều hoàn hảo, và có oan sai nhiều
vô kể. Công tố viên có thể đe dọa nhân chứng, hủy chứng cớ, làm giả hồ sơ, liên kết với các quan tòa
bất lương đẩy rất nhiều người vô tội vào tù. Hay làm ngơ đi vấn đề phạm tội của các công ty lớn.
Lương thống đốc ở Mỹ một năm bao nhiêu? Cỡ 170K - 200K , đủ nuôi gia đình một vợ 3 4 con học
trường tư hay không? Làm thống đốc không thì không đủ, làm nghị sĩ không cũng không đủ. Làm sao thì
hỏi Mitt Romney.
Nhiêu đó là để nhắc tới chuyện thực ra "trùng" để lại từ thời Obama và Bush trong chính quyền Trump
rất nhiều. Thế nên Sidney Powell nói nửa đùa nửa thật là FBI và DOJ nên được "súc rửa" bằng thuốc
tẩy và vòi cứu hỏa.
Thế nên rốt cuộc Willam Barr ở đó làm gì thì không biết. Có khi lại như Christopher Wray, giám đốc FBI
ngâm cái ổ cứng của Hunter Biden cả năm trời chẳng chịu làm gì. Chưa thấy có tiến triển gì trong một
sự tình động trời như vậy thì đã có tin Biden muốn giữ Chris Wray ở lại làm giám đốc FBI nếu đắc cử
tổng thống vào năm tới.
Đó là sự điên đầu thứ nhất, rằng xung quanh Donald Trump có quá nhiều kẻ thù. Steve Bannon là một
người cực kỳ nhạy bén, do chinh chiến trận mạc đã lâu, Roger Stone và Mike Pompeo hết sức tôn
trọng. Ta có thể mường tượng ra cảnh Steve Bannon gặp Trump trao đổi về vấn đề nhân sự sau lúc
Richards Higgings báo cho biết chuyện người Cộng Hòa kỳ cựu không đáng tin, và họ đã cài người của
họ vào rất nhiều vị trí không phải để giúp Trump, mà là để chuẩn bị cho các miếng đánh sau này. Không
biết có phải vì thế mà Trump và Steve bất đồng hay không? Chỉ thấy sau đó là Steve phải rời khỏi Tòa
Bạch Cung.
Lúc Ngô Vương Phù Sai thả Việt Vương Câu Tiễn đi, sau khi thấy Việt Vương Câu tiễn ăn cả phân đoán
bệnh cho mình, một trọng thần của Ngô Vương lập tức can gián, nói phải giết cho được Câu Tiễn,
tuyệt đối không thể thả đi. Ngô Vương không nghe, người kia càng nói nhiều. Nên Ngô Vương khép tội
chết. Vị quan kia thấy vậy, không ngán, nói nếu phải chết thì móc mắt ông treo lên cổng thành, để có
ngày thấy quân nước Việt chiếm nước Ngô. Ngô Vương Phù Sai chấp thuận. Về sau Việt Vương chiếm
luôn nước Ngô.
Đó là sự điên đầu thứ nhất về DOJ và hình thế hiện nay giữa deep state và người của Trump.
Chuyện điên đầu thứ hai là chuyện Linwood cho rằng không nên tiếp tục bầu cho hai nghị viên Cộng
Hòa ở Georgia, ngược với quan điểm của team Trump và rất nhiều người Cộng Hòa khác, dẫn tới tranh
cãi nảy lửa với Newt Gingrich. Chuyện này không cách nào giải thích, đành phải chờ xem tiếp diễn biến.
Chuyện điên đầu thứ ba là chuyện ... tâm thần. Gần đây ở Việt Nam người ta phát hiện ra rằng các
lãnh đạo Đảng ở Việt Nam có một Kim Bài Miễn Tử - là giấy chứng nhận tâm thần. Đọc tới đây thì thấy
một câu hỏi thú vị, liệu một người trước khi tranh cử hay nắm một vị trí quan trọng, có nên kiểm tra
sức khỏe tâm thần của người ta hay không?
Ở Úc, rất khó để yêu cầu một người đi giám định tâm thần. Có một anh người quen sang Phillipine
chơi, quen một cô gái Phil rất đẹp. Anh xiêu lòng, về Úc ly dị người vợ đầu. Người vợ đầu là một cô
nàng tóc vàng gốc Ireland rất xinh xắn, là một nghệ sĩ Piano. Lý do anh bỏ cô nàng này là bởi vì chuyện
riêng tư có phần không được thoải mái. Do cô vợ bị thầy giáo Piano lạm dụng lúc còn nhỏ, nên mỗi lần
đàn ông chạm vào người là cô co rúm lại. Anh kể lúc còn hẹn hò thì không để ý, với lại cũng muốn take
it easy nên ... không có nhiều hành vi riêng tư. Tới khi lấy nhau thì việc này căng thẳng tới độ hai người
mãi không thể có con, cô nàng này chấp nhận đi gặp bác sĩ tâm lý mấy năm trời, tốn rất nhiều tiền mà
vẫn không thể chữa được. Nói nôm na là cô như cây hoa mắc cỡ, chạm vào là... khép lại. Cô cho
“thấy”, chứ cô không cho “đụng”. Đụng vào cô là cô rúm người như con nhái bén, nói “làm gì làm”.
Tới cái cô Phillipine này thì trải nghiệm khác hẳn, anh thấy hạnh phúc hơn nhiều. Tuy nhiên, chẳng hiểu
sao sang Úc, sinh con được 1 thời gian thì cô phát... khùng. Cô nhìn sao ra người chồng muốn giết mình.
Có khi anh đi làm về, đúng lúc cô lên cơn, cô cầm dao tự vệ. Tới độ cô đợi anh đi thì thay luôn cái ổ
khóa cửa, đi làm về kêu gào điên cuồng cô không chịu mở, có bữa phải ngủ trong garage, chờ cô qua
cơn. Nửa đêm đang ngủ thì cô mớ, bóp cổ anh này tới độ phải kêu cảnh sát. Anh chàng này không cách
nào lôi cô đi giám định tâm thần, nên đành phải để camera ở nhà ghi lại chi tiết, nhưng phải gọi cảnh
sát tới lần thứ 4 thì họ mới đem cô đi bedlam. Bộ Xã Hội giữ luôn đứa nhỏ, anh phải thuê luật sư mới
giành lại được đứa bé, sau anh phải đi thuê nhà khác ở. Chẳng thể đi làm, đành phải resign luôn.
Câu chuyện là vậy, để nói rằng muốn một người chấp nhận giám định tâm thần không hề dễ dàng gì.
Ngay cả khi người đó có dấu hiệu tâm thần đi chăng nữa, thì ở Anglophere countries như Úc và Mỹ,
các bác sĩ tâm thần dù có "duty to warn", nghĩa là... trách nhiệm cảnh báo, nhưng trách nhiệm đó được
thực thi trong tình huống hết sức hạn chế.
Và ít người để ý, chính là lúc Donald Trump đắc cử, có tới 37 chuyên gia tâm lý trị liệu từ các trường đại
học hàng đầu khẳng định rằng Trump có vấn đề về tâm thần. Những người này, một vài trong số họ rất
có uy tín trong lĩnh vực. Năm 2018, họ tổng hợp 35 bài essay, bản update sau đó là 37, khẳng định
Trump có vấn đề về tâm thần, và họ có duty to warn trước khi... quá muộn.
Trước khi phản đối quan điểm này, thiết nghĩ cũng nên đọc qua các essay của họ, và kỳ tình là họ...
thực sự có lý. Tuy giác độ nhìn nhận các chủ đề chính trị có thể khác nhau, nhưng xét bối cảnh lúc đó,
rất nhiều người đọc quyển này của Bandy X. Lee (tác giả chính) bị thuyết phục. Bởi vì Trump mà khùng
thật thì rủi ro rất lớn, và họ nói tới rủi ro chiến tranh hạt nhân.
Có trường hợp trong quyển này nhắc lại một vụ án kinh hoàng ở trường học, một cậu teenager điên
"tình", yêu cô nàng kia mà không được đáp lại, nói bâng quơ là sẽ "giết" người kia - đại loại "Trời ơi tôi
muốn giết người tôi thương" . Câu nói đó tới tai gia đình cô bé kia, họ làm rùm beng ở trường học,
counsellor ở trường đành phải lôi anh chàng kia vào... tra hỏi, đồng thời giám định. Tra hỏi và giám định
thì anh chàng tỉnh queo, không có biểu hiện gì. Họ nói gia đình kia lo lắng thái quá, trả anh này về,
không để ý. Một thời gian sau có tin anh lụi người thương chết ngay tại trường. Ví dụ này có được
nhắc lại trong quyển sách bên dưới.
Chuyện đã xảy ra cách đây 2 năm, rõ ràng như ta thấy là 37 chuyên gia kia đã sai lầm. Nhưng điều này
cũng cho ta thấy rằng hiểu biết của khoa học về phương diện tâm thần còn sơ khai, và nhiều khi
những người này phát biểu về một nhân vật chính trị nào đó, ta lại phải xem thử họ có còn các lí do
chính trị nào đó cho việc đưa ra nhận định về sức khỏe tâm thần của một ứng viên chính trị hay không.
Và vì còn sơ khai như vậy, lấy lí do gì để cho rằng quan chức ở Hà Nội có dấu hiện tâm thần để mà dựa
vào đó miễn giảm hình phạt cho tội trạng của họ?
Cũng là một chuyện điên đầu.
Nam Hoa Kinh của Trang Tử có kể về một đứa trẻ, ngày mọi người có chuyện vui, ai cũng cười thì nó
ngồi khóc rống. Còn ngày mà ai cũng buồn, thì nó ngồi cười hềnh hệch. Cha mẹ cho là nó khùng, đem đi
gặp Trang Tử. Trang Tử nói sao biết được nó khùng, nhiều khi là cả thiên hạ này khùng, mà có mình nó
tỉnh.

Xin khép lại ly cà phê "đâu cái điền."


Cà phê Corporate Confidential
Một khi không có chỉ dấu gì từ tin tức, đành phải dựa và trực giác. Trực giác là thứ rất khó có, qua năm
tháng trường kỳ sống trong nguy hiểm, va vấp rất nhiều mới có được thứ trực giác này. Trẻ con dưới 3
tuổi, người nữ, người già, ... thường có cái trực giác này mạnh hơn nam giới.
Đây là biểu cảm của Trump khi phóng viên đặt câu hỏi về việc ông còn tin tưởng Barr hay không. Trump
ngừng tới 4 giây. 4 giây không phải là ngắn, đặc biệt là với một người thần trí còn hết sức minh mẫn
như Trump. Ánh mắt của POTUS hiện giờ còn trong veo, cơ đầu còn rất khỏe, thần mắt linh hoạt, tia
mắt tĩnh tĩnh... 4 giây suy nghĩ đối với một câu trả lời về việc ông còn tin tưởng thuộc cấp hay không là
dài. Lúc đó bảo đảm trong phòng ai cũng nín thở chờ câu trả lời.
Ai từng đi làm quản lý, nhất là phải đương đầu với tình huống office politics thì có thể gặp câu hỏi này:
"Do you think he/she can do it?" Người không có kinh nghiệm, gặp tình huống này dễ bỏ qua, mà không
biết rằng đó là một tình huống phức tạp.
Đó là một biến thể của câu hỏi mà phóng viên giành cho Trump. Câu trả lời còn tùy thuộc vào người
hỏi. Sự thể phức tạp ở chỗ vị trí của người hỏi là ai. Khi người hỏi là mentor, hay sếp, thì có nghĩa là
một dấu hiệu nguy hiểm. Người cấp trên đã có ý không tin tưởng về cấp dưới của thuộc cấp sẽ hỏi
những câu như vậy. Có người muốn đỡ mất thời giờ thì sẽ nói thẳng, người ý nhị thường sẽ bắt đầu
bằng một câu hỏi trước như vậy. Câu trả lời lịch sự lúc đó nên là "I do! But I would like to hear your
opinions". Nếu như người kia nói "Không có gì", "Just asking", thì đừng quay đi, mà phải dí cho được.
Bởi không ai hỏi một câu khơi khơi như vậy.
Quay đi nghĩa là mình không tôn trọng ý kiến của người ta, và lí do người ta nói "just asking" là bởi vì có
một điều gì đó rất tế nhị, mà người kia cũng không chắc là người nghe có thể tiếp nhận. Lúc đó thì cứ
thành khẩn muốn biết, bởi họ có thể thấy cái mình không thấy. Nhưng nếu người hỏi kia là người cấp
dưới, thì nên trả lời là "What do you think?" cũng nên hỏi chi tiết, rồi ghi lại. Cấp dưới có thể cạnh
tranh với nhau, và tìm cách nói xấu đồng nghiệp với cấp trên, chuyện cũng thường. Hoặc là cấp dưới
có biết chuyện gì đó mà mình không biết, vẫn cứ nên hỏi cho kỹ và ghi lại. Nhưng nếu là một người
ngoài, không liên quan, thì đa phần là người ta sẽ trả lời ngay "dĩ nhiên rồi". Bởi người ngoài không cần
biết chuyện nội tình trong team làm việc của mình. Họ hỏi câu đó nhằm ý đồ gì? Trừ khi rất hãn hữu
gặp được người tốt, còn không thì đó là một câu hỏi "nhiều chuyện". Nhân viên mình có tốt xấu gì thì
cũng đừng cho người khác biết là mình không biết, "dĩ nhiên rồi" không có nghĩa là mình không phải đi
điều tra hay để mắt tới cấp dưới nữa. Trong trường hợp của Trump, người hỏi câu này là phóng viên,
lão luyện chuyện thương trường như Trump, kinh qua biết bao nhiêu chuyện, sao lại có thể ngập
ngừng ở câu này.
Tại sao phải nhìn đi đâu đó suy nghĩ tới 4 giây?
Rất có thể có một thông điệp gì đó đằng sau ánh nhìn đó. Nhưng Trump thẳng ruột ngựa xưa nay, sao
không nói thẳng với Barr? Có lẽ ta đánh giá Trump quá thấp, và như Roger Stone nói, Trump ngoài là
một businessman, ông còn là một showman. Và ông biết lúc nào nên diễn, lúc nào nên lấy sự chú ý của
máy quay. Im lặng 4 giây nhìn phóng viên, sau đó tới giây thứ 5, Trump đảo mắt nhìn vào máy quay:
"Hãy hỏi lại câu đó sau vài tuần nữa"
Rất có thể đó là thông điệp của Trump giành cho Barr: "We are watching you!" Trực giác cho thấy một
điều gì đó, nhưng không hề rõ ràng. Đừng quên, ngoài trực giác, người xưa còn biết cách lấy qu ẻ Dịch.
Khách thấy không ổn, quay sang, chưa kịp mở miệng thì người kia nói: con rồng về vực nghỉ ngơi, hào
Lục.
Đó là tượng quẻ Sơn Lôi Di. Khách hỏi vặn: "Kỳ lạ! Lúc đang cần phải làm việc thì về nghỉ ngơi. Trước
không nghỉ, sau không nghỉ, tới khi chiến cuộc căng thẳng thì lại bỏ đi nghỉ ngơi là sao?"
Người kia không trả lời, lắc lắc hộp trà kêu lạo xạo. Khách hỏi tiếp:
"Điều kỳ lạ nữa là tại sao lại là hào Lục? Hào lục nằm trên hào ngũ, nằm ở vị trí quân sư, quân sư của
ngôi cửu ngũ là thầy của Hoàng Đế. Nếu đã là thầy của Hoàng Đế thì tượng lúc này phải sốt sắng
trước chiến cuộc, sao lại ... bỏ về vực ăn ngủ là thế nào?"
Người kia mở hộp trà, khảy khảy thật nhẹ trà vào trong tách, vừa đủ, vẫn giữ thói quen không dùng
muỗng. Nước sôi vừa tới, bình tắt, chế nước vào bình, đậy nắp bình trà lại phát ra tiếng "tách" lạnh
lẽo. Cuối cùng vẫn là không nói gì.
Việc nên làm lại không làm là tình huống “bất chính”. Trường hợp này “bất chính” lại ở ngôi cao.
Khách bèn tra tiếp, thấy tin Bannon cách đây mấy ngày nhắc tới tên William Barr là tại sao đang lúc
phát hiện ra chuyện gian lận bầu cử lại bỏ đi nghỉ dưỡng. Barr có sở thích săn bắn. Steve Bannon mới
hỏi, nửa đùa nửa thật trên Warroom rằng sao không săn tội phạm gian lận bầu cử, mà lại bỏ đi săn
thú?

*Corporate Confidential là tên một quyển sách về office politics rất hay, bất kỳ ai đi làm ở văn phòng
cũng nên đọc.
Cà phê Cá
Bên Tàu có chuyện kể về một viên quan có sở thích ăn cá. Có một lần, một người mang tới biếu ông
một ít cá, gọi là có "lòng thành", ông kiên quyết cự tuyệt. Gia nhân trong nhà thắc mắc, vừa mới tới
vùng nhậm chức chưa lâu, đường xá còn chưa thông thuộc, lại chẳng quen biết ai, có người muốn làm
quen, biết ông thích ăn cá, tặng cho ít cá lại nhất quyết không lấy. Ông trả lời: "Là vì còn muốn ăn cá,
nên mới không nhận của người ta!"
Bạn đọc bài nơi này, hy vọng vẫn còn nhớ những ly cà phê về Irishman, hay Silence của Martin Scorsese.
Martin Scorsese là đạo diễn bậc thầy của Hollywood về lối kể chuyện bằng hình ảnh. Leonardo Di
Caprio là một diễn viên rất tài năng xuất hiện trong phim của ông. Lần này nhắc tới một phân đoạn
trong phim The Aviator (2004), do Martin Scorsese đạo diễn. Di Caprio thủ vai nhân vật phi công Howard
Hughes huyền thoại. Huyền thoại là vì ngoài thành công trong lĩnh vực hàng không, tiên phong của thời
đại, ông còn lấn sân sang sản xuất phim - và Hell's Angels là tên một phim rất nổi tiếng của ông. Ở Úc,
ảnh hưởng của bộ phim này còn rất sâu đậm, băng đảng lái motor khét tiếng có tên là Hellsangels mỗi
lần trên freeway hết sức ầm ỹ.
Howard Hughes là người mắc chứng OCD, đặc biệt sợ vi trùng. Nếu bạn từng xem series phim The Big
Bang, anh chàng Sheldon Cooper cũng là một nhân vật mắc chứng OCD như vậy. Người mắc chứng
OCD thường bị ám ảnh bởi một vài suy nghĩ lặp đi lặp lại trong đầu họ. Họ không thể kiểm soát dòng
suy nghĩ đó, nên buộc phải làm theo nó. Những người này nặng thì một ngày rửa tay cả trăm lần, mà
nhẹ thì bạn để ý, họ vừa đi vừa đếm bước chân bên dưới có khớp với từng ô gạch hay không.
Chứng OCD, cộng với niềm say mê trong công việc, mang tới cho Howard Hughes rất nhiều thành công.
Tuy vậy, trong đời sống cá nhân thì có nhiều chuyện hết sức phức tạp. Một trong những đối thủ của
Howard Hughes là Juan Trippe muốn loại bỏ TWA là công ty của Howard Hughes lúc đó. Juan Trippe có
người thân, là thượng nghị sĩ Owen Brewster. Owen Brewster điều tra mọi ngóc ngách trong đời tư của
Howard Hughes, phát hiện ra nhiều điều không hay, có thể dùng để blackmail Howard Hughes. Vì vậy,
khi đã đủ chứng cớ, Owen mời Howard tới tư dinh, muốn "nói chuyện business".
Howard nhận lời. Tới nơi, Howard nhận thấy có một bức tranh rất đẹp trong tư dinh của Owen.
Howard cứ thắc mắc mãi, đó là một bức tranh rất đẹp về con Llama - lạc đà không bướu ở Peru. Owen
cho đó là chuyện không đáng quan tâm, nên trả lời đại, rồi mời Howard vào bàn ăn.
Howard ngồi vào bàn thì phát hiện ra hai thứ. Thứ nhất là món cá không chín, thịt cá còn đỏ. Ông nhìn
món cá hồi lâu. Owen hỏi, Howard trả lời rằng ông rất thích, cố gắng ăn một miếng, rất lịch sự. Món cá
này thường uống với rượu trắng, để át đi vị tanh. Trường hợp này món cá lại không được chín kỹ, nên
phải uống với rượu có độ cồn rất nặng. Lý do Howard không bao giờ ăn cá, cũng là bởi vì ông không
bao giờ uống rượu. Khi Howard đang cố nuốt, Owen nói là biết Howard không uống rượu, nên ông gọi
người rót nước trắng cho Howard. Howard nhìn sang cốc nước, thì thấy một dấu vân tay rõ mồn một
in trên cốc. Howard cảm thấy được điều gì đó, nên bình thản uống.
Owen đi vào vấn đề, nói rằng ông muốn Howard ủng hộ dự luật của ông về việc Hoa Kỳ chỉ nên có một
hãng hàng không duy nhất. Howard cho rằng đó là độc quyền (monopoly), Owen lắc đầu, viện lý là điều
đó tốt cho người Mỹ. Howard hiểu chuyện, đổi đề tài, hỏi Owen là bức tranh con Llama chắc được gửi
bằng thuyền. Owen nói là không, Owen bay tới Peru bằng đường hàng không dân dụng, rồi vợ của
Owen mang về. Lúc này thì Howard hiểu chuyện. Vì lúc đó, một nhân vật quan trọng bay tới Nam Mỹ,
nếu không vì chuyện quốc gia cơ mật, thì chỉ có thể đi qua hai hãng hàng không là TWA và PAN AM.
Howard lại không hề nghe tới việc Owen tới Nam Mỹ, nên phát hiện có mùi tanh. Howard nhìn ra Juan
Trippe đằng sau mọi chuyện.
Kết quả là Howard không chịu ủng hộ Owen, nên Owen lôi Howard ra điều trần vì một vài tội danh đã
chuẩn bị sẵn.
Xin dừng lại ở đó, đây là một phim rất hay của Martin Scorsese, thiết nghĩ, bạn nếu có thời giờ nên
xem lại.
Trước khi kết thúc ly cà phê này, nhắc lại một chuyện bên Tàu nữa: Quan Vân Trường lúc phải bảo vệ
chị dâu là vợ Lưu Bị lưu lạc ở xứ của Tào Tháo. Tào Tháo biết tài, muốn chiêu dụ, ngày này tới ngày
khác hết mực hậu đãi, hết tiệc lớn tới tiệc nhỏ. Quan Vân Trường vì cũng không có nơi nào đi, đành tá
túc chờ tin Lưu Bị, trước sau vẫn không chịu nhận lời Tào Tháo sang đầu quân. Tào Tháo tìm được
ngựa Xích Thố, vốn là chiến mã của Lã Bố, cũng mang tặng cho Quan Vân Trường - Quan Vân Trường
thấy ngựa thì mừng, mà ngựa Xích Thố cũng chịu chủ (sau này khi Quan Vân Trường bị chém chết thì
ngựa Xích Thố cũng tuyệt thực chết theo). Quan Vân Trường nhận ngựa xong thì nghe tin Lưu Bị, lập
tức mang chị dâu bỏ đi. Từ đó xuất hiện điển tích qua năm ải, chém sáu tướng. Tào Tháo không cách
nào giữ. Sau này Tào bị Khổng Minh đưa vào bẫy, cũng xem là tới số, Quan Vân Trường viết quân lệnh
trạng, chấp nhận nếu không lấy mạng Tào Tháo thì xin chết. Có cơ sự này là do Khổng Minh nhắc lại khi
xưa Tào Tháo hậu đãi, ngựa Xích Thố vẫn còn đó, nên có ý không tin Quan Vân Trường dám xuống tay.
Quan Vân Trường lúc đầu thì hùng hổ viết quân lệnh trạng, tới khi gặp Tào Tháo thì nhớ chuyện năm
xưa, không đành, nên thả cho Tào Tháo đi. Quay về gặp Khổng Minh chịu chết.
Khổng Minh biết chuyện, bèn nói là xem sao thấy Tào chưa tới số chết, mới để Quan Vân Trường đi.
Người sau nói Khổng Minh biết Tào chưa tới số chết, gài Quan Vân Trường viết quân lệnh trạng, cũng
là để Quan Vân Trường trả cái nghĩa hậu đãi khi xưa, đồng thời cũng biết rằng cái mạng của Quan Vân
Trường là do Khổng Minh tha cho, sau này biết đường mà chịu nghe lời.
Khổng Minh là người tu Đạo, nhìn ra được nhiều huyền cơ trong đời. Thực ra nếu Tào Tháo năm xưa
tàn độc, đã có thể thuốc chết Quan Vân Trường. Dương Quý Phi thuần hóa ngựa không được, chẳng
đòi giết ngựa đi là gì? Con ngựa tuy quý, nhưng thuần hóa không được thì giữ làm gì? Giết đi trừ họa,
chẳng phải tốt hơn là để thứ quý giá lọt vào tay kẻ thù hay sao?
Tào Tháo giữ lại một mạng cho Quan Vân Trường, chắc cũng không ngờ là cũng mở ra một đường sống
cho mình sau này. Tuy rằng cuộc đời không phải may mắn như vậy, vì trước đó rất lâu Hạng Vũ để Lưu
Bang chạy đi, sau Lưu Bang có tha cho đâu? Tào Tháo vốn đa nghi, am tường cố sự, vậy mà lại tiếc tài
Quan Vân Trường không nỡ giết. Khác nhau có lẽ ở chỗ Quan Vân Trường là anh hùng cái thế, còn Lưu
Bang là phường lưu manh. Tuy là lưu manh, nhưng lưu manh cũng có kẻ đại trí, nên Lưu Bang làm tới
Hoàng Đế. Trong khi kẻ sĩ thường bị tiểu nhân hãm hại, như Đại Tướng Quân Hàn Tín bách chiến bách
thắng, lại bị đám cung nữ của Lã Hậu xiết cổ chết. Người xưa đề cao kẻ sĩ, không đề cao kẻ trí. Kẻ trí vì
lợi, kẻ sĩ vì nghĩa.
Trong phần làm phim sau này, có kể lại cảnh Tào Tháo tìm tới thăm mộ Quan Vân Trường. Tào Tháo nói
rằng, năm xưa nếu Quan Vân Trường chịu nghe lời về phe Ngụy, thì kết cục đã không chết dưới tay Lã
Mông. Nhưng cũng vì Quan Vân Trường không theo Tào Tháo, nên Tào Tháo không bao giờ dám coi
thường ông.
Trước khi ngồi vào bàn tiệc, phải nghĩ xem trong thức ăn có lưỡi câu hay không.

Mất tiền là mất ít, mất sức khỏe là mất nhiều, nhưng mất danh dự là mất tất cả.
Con giao long muốn về vực nằm.
Có phải ngẫu nhiên không? Khi liên tục các tờ báo thiên tả như NYT, WP,... liên tục nói về chuyện
William Barr sẽ từ chức. Nơi này nhiều khi nói chuyện ngược đời, làm nhiều người mơ mộng hết sức
khó chịu. Những người này quên mất mấy câu này trong Đạo Đức Kinh:
Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu.
Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu.
Khác biệt giữa William Barr và nhóm người Roger Stone, Steve Bannon và Mike Pompeo là gì? Là nhóm
người sau này không một ai dính dáng tới Bush, thậm chí tới Roger Stone còn gặp phiền phức vì nói
Bush là "Idiot".
Nhiệm kỳ đầu của Trump có đầy các quyết định sai lầm, và một trong những quyết định đó là dựa vào
McMasters cất nhắc nhân sự. Vào thời khắc then chốt, nhìn quanh thấy ông cô đơn vô cùng.
Người mặt thịt nhễ nhại là người không tin tưởng được. Không phải là họ hay có dã tâm, nhưng họ dễ
bị dụ hoặc đời thường lung lạc. Những người không bị lung lạc, thì hoặc là cực thiện, hoặc là cực ác.
Thêm vào đó, những người có môi trên đè môi dưới là những người giỏi nói, chứ không giỏi làm.
William Barr "nổ" như sấm, tới giờ vẫn chưa tới đâu. Bắt đầu quay ngược lại gợi ý của Qanon về chữ
Durham.
Có một sự bất ngờ thú vị, quẻ nói con báo ở phương Nam, khách đoán là Seal, sau ra Sidney Powell,
hóa ra bà sống ở Texas rất lâu, thành danh cũng từ Texas, nên đoán bà là con báo phương Nam. Tuy
vậy, điều thú vị là bà không sinh ra ở Texas, mà là ở... Durham, Bắc Carolina.

Nếu như suy đoán này đúng, Qanon rất có thể trước đó gợi ý về lực lượng quân đội Hoa Kỳ đang đứng
sau âm thầm hỗ trợ cho Sidney Powell, còn cái anh chàng Durham do Barr bổ nhiệm không hề liên quan
gì hết.
Cà phê Nghĩa
Năm 2016, lúc Trump đắc cử, khách giật mình khi nghe “bị ám sát chết thì tài ngang Lincoln, không chết
thì ngang Washington”. Nửa tin nửa ngờ. Bây giờ nửa vế đầu đã đúng, muốn hỏi thêm về nửa vế sau
thì phải chờ Trump có qua được hay không. Không phải là người xem quẻ tỏ ra huyền bí, mà là vì
người đời trong lòng luôn có "tà nhiễu", việc nào vừa khớp với những gì họ có thể thấy thì họ tin,
không khớp với những thứ họ nhìn ra được, thì họ không tin. Nơi này từng lấy một ví dụ như vậy,
người ta cần nhìn đời bằng các "lăng kính", qua các lăng kính này có một số hình ảnh, hay giác độ, và
độ phân giải mà họ nhìn được một vài sự việc. Rất nhiều phần họ nhìn không ra, suy nghĩ thì nhức đầu,
dễ dàng nhất cho là không có. Người Âu Châu khác với người Ấn Độ ở điểm này.
Carl Jung nói rằng tâm hồn Âu Châu chỉ "Think", tức là họ chỉ suy nghĩ được trên thứ mà họ có thể nghĩ
tới, và mường tượng ra nó. Còn thứ mà họ không thể "thấy", không thể mường tượng ra, họ cho là
không có. "Perceive" là từ mà Carl Jung mô tả về thái độ của người Ấn, là họ không biết về nó, nên họ
sẽ dán nhãn nó là ở một nơi nào đó, trong không gian đa chiều, có một thứ mà họ tuy không biết,
nhưng đã nghe nói tới, có thể tồn tại. Tới khi kinh nghiệm, hiểu biết, và đặc biệt là các bộ giá trị trong
lòng họ được căn chỉnh (calibrate) như người ta căn chỉnh tiêu cự của kính viễn vọng, một số sự tình
họ dần dần nhìn ra: "À! Là hóa ra nó ở đây!" Người tu Đạo gọi đây là ngộ tính. Không có "ngộ" tính
cũng có nghĩa là chỉ tin vào những điều mình có thể biết, có thể thấy. Còn những thứ mình không biết,
không thể nghĩ tới, họ cho là không có.
Nơi này cũng như bao người, nghe chuyện về Trump thì nhiều khi nhăn mặt, cho là nói quá.
Nhưng nếu ta trở về thời điểm của người cùng thời George Washington, suy nghĩ một chút về sáng
phụ vĩ đại nhất của xứ cờ Hoa, ông có gì để người ta tin tưởng? Quân nhu thiếu thốn, tới lúc cùng
quẫn còn phải bán tài sản trả lương cho lính. Quân đội ông có lúc đó là một nhóm người tha phương
cầu thực, ngôn ngữ dị biệt, đức tin bất đồng, thuyết phục họ về một quốc gia mới đã là khó, táng
mạng vì nó còn khó gấp trăm lần. Mà chiến tướng của họ, ngoài việc nổi tiếng khiêu vũ với gái, thành
tích trận mạc thì bết bát, kinh nghiệm chiến trường được bao nhiêu so với chiến tướng bên kia? Vậy
mà ông thắng.
Tương tự với Lincoln, Lincol trình độ tới đâu? Thaddeus Stevens là ông nghị lừng lẫy đương thời không
thèm ngó tới. Xuất thân bần hàn, tướng mạo thì xấu xí, đàn ông mà có giọng nói the thé như đàn bà,
hết sức khó nghe. Lấy cái gì để tin ông? Người như vậy lại có cái gan trời thiết quân luật, nhốt luôn đối
thủ chính trị, đi qua cuộc nội chiến đầy tốn kém với miền Nam. Lính miền Bắc mấy trận đầu thua tan
tác, dựa vào đâu để hy vọng rằng ông sẽ thành công? Vậy mà ông thắng.
Có thể bây giờ ta vẫn chưa nhận ra được năm tháng ta sống phi thường như thế nào. Lúc đóng đinh
Jesus, phần đông dân Do Thái cho rằng, bất quá thì chỉ là đóng đinh một đứa con trai của ông thợ mộc,
có gì khác biệt, dân xứ Do Thái mấy chục năm sau mới bắt đầu kháng chiến. Jesus có xuất hiện, nhưng
lời giảng của Jesus có gì khác biệt với lời giảng của các tiên tri trước đó? Mãi sau này, người dân không
còn tin vào các thần La Mã nữa, hậu duệ của đế chế La Mã thấy rằng lời giảng của Jesus xài được, có
thể biến thần dân của đế quốc trở nên dễ nghe lời, nên nhà thờ Catholics xuất hiện.
Chuyện tương tự với Khổng Tử, lúc ông mất, có ai để ý tới giáo lý ông giảng ngoài học trò của ông? Sau
này Hán Vũ Đế thừa kế cơ nghiệp của Lưu Bang, phát hiện ra rằng lòng dân mà ham chinh chiến như
dân thời Tần thì dễ có họa, thuyết của Lão Tử quá khó nắm bắt, không thể nào dùng được. Xem chừng
của Khổng Tử, biến báo lại một chút cũng khả dĩ.
Sai lầm của việc gắn kết giữa thần quyền và chính quyền chính là cưỡng ép đức tin lên tâm hồn người
ta. Càng cưỡng ép họ bao nhiêu, thì cái disgust trong họ (xin xem lại cà phê disgust) càng lớn bấy nhiêu.
Nên ở Âu Châu xuất hiện xu hướng bất tín Thần, hay vô thần, tội lỗi phần lớn cũng từ giác độ Độc
Thần người Catholics cưỡng chế ép buộc tâm hồn Âu Châu. Sự tình tương tự ở Á Châu, khi người ta
mắng chửi Khổng Tử không tiếc lời. Cơ sự là ông không tới tầm mức của Lão Trang, nhưng vì giáo
nghĩa của ông gắn liền với sự tồn vong của vương triều, nên vương triều bảo vệ ông tới cùng. Càng
cưỡng ép người ta, thì trong tâm người ta bất phục. Nam Hoa Kinh của Lão Tử xuất hiện các chương
mạ lỵ Khổng Tử, người sau nghiên cứu cho rằng không phải là của Trang Tử viết. Dù mắng chửi Khổng
Tử, nhưng ở Á Châu không xuất hiện xu hướng bất tín Thần, hay nói ngắn là Vô Thần như ở Âu Châu.
Có lẽ với chúng ta, quá gần Trump, biết quá nhiều chuyện riêng tư của ông, mà không cho rằng Trump
đang gánh một trọng trách lịch sử.
Lưu Bị và Tào Tháo luận anh hùng. Tào Tháo hỏi Lưu Bị là ai mới là anh hùng. Lưu Bị nhắc tới những cái
tên đương thời, tới lui vẫn là vì họ có tiền bạc, có thế lực ông cha để lại. Tào Tháo liên tục lắc đầu. Bởi
tài của Tào Tháo trên những người đó. Tào Tháo nói với Lưu Bị, anh hùng trong thiên hạ chỉ có hai
người: một là Lưu Bị, hai là Tào Tháo. Lưu Bị không hiểu. Tào Tháo nói rằng lúc đại tướng quân Tây
Nhung là Hoa Hùng chém chết ba tướng tài của liên quân, ai cũng khiếp sợ, riêng Lưu Bị điềm nhiên
như không. Đệ đệ của Lưu Bị là Quan Vũ xung phong ra đối địch, người trong trướng chưa uống xong
chén rượu, đã thấy Quan Vũ ném cái đầu của Hoa Hùng vào trong. Lưu Bị có tài cán gì mà dưới trướng
lại có một anh hùng cái thế như Quan Vũ? Lúc Viên Thuật xưng đế, Tào Tháo biết có hiềm khích riêng
với Lưu Bị, hiệu lệnh anh hùng trong thiên hạ lập liên minh đánh Viên Thuật, nhưng không gửi cho Lưu
Bị - đây có thể xem là Thiên Hạ Anh Hùng Lệnh. Không ai nghe theo, lúc Tào Tháo ra tiền tuyến thấy Lưu
Bị đã chờ sẵn với vỏn vẹn mấy ngàn người. Tháo biết Bị vì nghĩa mà xuất hiện, chứ không phải vì tư
thù năm xưa mà tìm mình tính sổ hay trốn tránh như kẻ khác. Vì Lưu Bị là dòng dõi Hán Thất, chuyện
của Vương Triều, ngoài là chuyện xã tắc, trong cũng là cơ nghiệp của ông cha.
Thời đó, Lưu Bị có tài cán gì chứ? Tào Tháo tinh đời, nhìn ra ở Lưu Bị lòng "nhân nghĩa" nổi lên như cái
cù lao. Người ta vì lợi mà tới với Tào Tháo, nhưng sẽ vì nghĩa mà tìm tới Lưu Bị. Tào Tháo vất vả kiềm
chế Tư Mã Ý, sau này cơ nghiệp của họ Tào rơi vào tay họ Tư Mã. Tuy vào thời Hán Mạt, nhưng dưới
trướng Lưu Bị xuất hiện những cái tên như Quan Vũ, Khổng Minh, Khương Duy...
Lưu Bị bất tài, nhưng có nhân nghĩa, anh hùng theo đó tụ nghĩa. Tào Tháo quyền khuynh thiên hạ, vậy
mà xung quanh toàn là người bụng dạ khó lường, không khỏi đa nghi.
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Trump rốt cuộc vì cái gì, mà lao tâm khổ tứ?
Vì nghĩa?

Một cơn ớn lạnh đầu hè ở Melbourne, mời xem clip Qanon giới thiệu, sẽ thấy nhiều thông điệp thú vị.
Ài,
Ở thời trí giả cầu vinh
"Tinh hoa" vốn thực tinh tinh biến hình
Sự tình gay cấn, trong lúc mọi người như nín thở quan sát, thì cũng xin nhắc lại một vài cố sự.
Năm 1975, sau khi cưỡng chiến miền Nam, Cộng Sản thực ra được sự ủng hộ của không ít thanh niên
các trường đại học ở miền Nam lúc đó. Sự đời ngược ngạo là đám sinh viên đọc Nietszche, Jean Paul
Sarte... rất hồ hởi khi thấy xe tăng tiến vào Sài Gòn. Không ít người trong số họ cảm nhận được một
sức mạnh mới, một luồng năng lượng mới làm thức dậy điều gì đó trong tâm hồn họ - như
Ubermench thức dậy trong lòng anh thanh niên Nietszche.
Độ chục năm sau đó, khi đám thanh niên miền Nam ngáo ngơ này nếm trải đủ mùi xã nghĩa, thì người
Cộng Sản cũng đối diện với một tình cảnh thê lương không kém. Không còn chiến tranh thì không ai
nuôi Cộng Sản nữa. Liên Xô bắt đầu kiệt quệ, người bạn vàng Trung Cộng đã trở mặt năm 1979, tình
thế xảy ra đối với người Cộng Sản những năm 1985 trở đi là tình huống của quẻ Tiết.
Trạch thượng hữu thủy chi tượng.
Trên đầm có nước chính là cái thác nước. Dòng sông có chỗ lớn, nhưng cũng có chỗ thắt lại. Cộng Sản
Bắc Việt tung hoành ở miền Nam không được lâu, không có chiến tranh nên không còn ai nuôi nó nữa,
nên nó nhìn ra giới hạn của nó, trong khi sự trù phú của miền Nam vẫn còn trong tâm trí của Cộng Sản
Nam Việt, thành ra những năm 1986 về sau, nói là "cải cách", "đổi mới", kỳ thực là nới lỏng, tiết chế sự
kìm tỏa mông muội của người Cộng Sản Bắc Việt. Đồng thời, năm 1990 sang Thành Đô nhờ vả Tàu, nối
lại “tình” xưa. Giang Trạch Dân nhờ công trấn áp Thiên An Môn, lên như diều. Sau lại thấy dân An Nam
đói kém sang cầu cạnh , uy tín cực kỳ lớn, Việt Nam trở lại thành chư hầu của Tàu Cộng. Việt Cộng tự
nó không có bản lĩnh, vẫn phải dựa vào thế lực khác. Tiết chế có nghĩ là biết cái đầu mình nhỏ, đội cái
mũ nhỏ, sức của nó không cai trị nổi dải đất hình chữ S, không nuôi ăn nổi mấy chục triệu dân, không
đội nổi cái nón quá lớn, nên phải sang nhờ Tàu Cộng.
Trong gia đình, nhiều khi con trẻ còn nhỏ, người đàn ông cũng cần biết nắm bắt, kiểm soát một vài sự
việc, tới khi con trẻ bắt đầu lớn rồi, không thể cứ "gia trưởng" mãi, cũng nên giao cho chúng một ít
trách nhiệm. Chúng đã cao lớn rồi, còn quen thói gia trưởng áp đặt thì không dạy được chúng nữa. Áp
đặt bao giờ cũng là nguyên nhân của phản kháng, ngay cả áp đặt là chính đáng và mang thiện ý đi
chăng nữa.
Quẻ tiết nói tới giới hạn. Thanh đạm, cần kiệm là tốt, nhưng thanh đạm tới mức con trẻ còi cọc, thân
mình ốm yếu bệnh tật, đầu óc mình u tối, thì thành ra keo kiệt. Keo kiệt bủn xỉn thì người thân khinh
bạc, bằng hữu xa lánh. Tiền bạc tuy có thoải mái, nhưng không thể lúc nào cũng tiêu pha vung vít, cơ
thể cũng cần có vận động, đồ ăn cũng cần biết gia giảm... Chung quy, quẻ Tiết nhắc nhở sự chừng
mực, cẩn trọng trong đời sống, biết giới hạn, khả năng của mình tới đâu.
Vật cực tất phản, bị ép tới đường cùng thì người ta làm loạn.
Khi dân không chịu nổi, hay không "tiết chế" nổi, thì dễ xảy ra biến loạn, hay chuyện binh đao. Tần
Thủy Hoàng không tiết chế, cơ nghiệp thống nhất Trung Hoa nhanh chóng sụp đổ. Yến Vương Chu Đệ
nhịn mãi, gặp quẻ Tiết, xem trong hào biết tới thời, đem quân vào Kinh Thành soán ngôi thiên tử. Cộng
Sản Hà Nội biết sức yếu, nên chạy sang cầu viện Tàu, không còn dám o ép dân nữa, tự nó không chèo
chống nổi.
Trong quẻ Tiết, có hào nói phải nhịn, có hào nói không nhịn nổi. Chỗ cao minh trong quẻ là có sự tình
nhẫn được, nhưng cũng có sự tình không thể nhẫn.
Nhẫn là vì người ta hướng tới một mục đích cao quý hơn, còn một khi quên đi cái mục đích cao quý đó,
thì nhẫn trở thành hèn hạ. Nhẫn như Hàn Tín là đại nhẫn, như Võ Nguyên Giáp là hèn hạ.
(Notes: Hàn Tín lúc còn nhỏ đi học hay mang kiếm để luyện võ, tên vô lại ở chợ chặn đường gây sự, bắt
phải giết người mới cho qua, không giết người thì phải chui háng. Hàn Tín thân cô thế cô, gia cảnh sa
sút, nên chấp nhận chui háng người kia, tránh việc giết người. Sau có quyền hành rồi, không vì chuyện
cũ mà tính sổ người hạ nhục mình năm xưa.
Võ Nguyên Giáp nhờ La Quý Ba và Vi Quốc Thanh là hai ông tướng Tàu đánh trận Điện Biên Phủ, nhờ
cái oai đó mà thăng tiến về mặt chính trị. Người cùng thời biết chuyện ai cũng khinh, đặc biệt là những
người như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... trước tổng tiến công tết Mậu Thân Giáp sợ Mỹ ném bomb
nguyên tử ở Hà Nội, xin đi Liên Xô chữa bệnh. Sau này Đỗ Mười trả đũa, bắt Giáp làm bộ trưởng kế
hoạch hoá gia đình, đi vận động chị em đặt vòng.
Đặt vòng là người ta lấy một miếng nhựa hình chữ T, đưa vào trong tử cung người nữ để tránh việc
thụ thai. Thao tác này tuy đơn giản, nhưng cũng cần có huấn luyện để y tá xã huyện có thể làm được.
Tuy là làm được, nhưng vệ sinh thời đó chưa cao, đồng thời với kỹ thuật y tế lạc hậu, nên chuyện viêm
nhiễm biến chứng sau đó hết sức phức tạp. Đảng giao Giáp làm bộ trưởng quản lý cái sự ấy cùng các
sự tình phát sinh, Giáp cũng làm. Dân Hà Nội được dịp giễu. Sau này bò đỏ nhìn vào đó, nói Giáp có tâm
Đại Nhẫn. Giáp “nhẫn” để bản thân và con cháu sống có tiện nghi.)

Khách từ trên cao nhìn xuống, bốn bề đều là biển, thấy chiến thuyền lũ lượt kéo về từ phía Đông Bắc,
gió thổi rất mạnh, giật mình mới biết là mình chiêm bao. 17 bang kiện 4 bang chiến địa, có quẻ Tiết,
nhưng lại là hào cuối cùng, nghĩa là không thể tiết chế nổi nữa. Dems và deep state nếu bị ép tới
đường cùng, không biết sẽ làm gì? Không lẽ chiến tranh?
Số là mớ vaccine trên UQ (hàng trăm mẫu), thì chỉ có cái này ra kết quả tốt nhất. Con số 9x% các nơi
loan tin là con số rất khó tin. Đây chỉ là dựa trên kinh nghiệm phân tích dữ liệu thống kê, chứ không
phải là đánh giá kỹ thuật.
Có điều tiêm thử vaccine này thì bị dương tính giả với HIV. Ngoài việc dương tính giả với các xét
nghiệm HIV sau khi tiêm vaccine của UQ, các xét nghiệm về bệnh khác (ebola) cũng positive nốt. Ấy là
chưa kể tới tác dụng phụ.

Nên ai mà mở miệng tuyên truyền vaccine hiệu quả, thì phải chắc chắn rằng người đó tiêm vaccine
trước.
Lúc 17 bang khởi kiện, quẻ Tiết không nói sẽ thành công, trong biến hoá toàn chuyện bất lợi. Quẻ Tiết
chia làm ba cặp, trong mỗi cặp lại có một tốt, một xấu. Ở đời, có sự tình nên nhịn, có sự tình không
nên nhịn.
Khảm là con trai thứ, Trạch là con dâu (gái út).
Khi hai người mới lấy nhau, đứa con đầu sinh ra khi cha mẹ còn khó khăn, nên khi lớn nó dễ hiểu sự
tình mà chịu khó. Đứa thứ hai được sinh ra thường khi gia đình đã khấm khá một chút, nên nó nghĩ
chuyện gì trên đời cũng dám làm. Nó nghĩ ăn chơi một chút, tiêu pha một chút,... cha mẹ có của, vất vả
làm gì?
Nên so với đứa khác phải lam lũ, nó biết chải chuốt, ngọt nhạt dụ dỗ con gái nhà người ta. Nhiều cô
vừa có nhan sắc, vừa có tài, nhưng còn non dạ, dễ mắc “mồi” nó.
Các cô đi lấy chồng, theo về làm dâu, có thể vì nhà chồng bề ngoài khá giả, cũng ra chiều có lễ nghĩa,
biết điều đạo lý. Về nhà người ta, gia quy dị biệt, nhiều việc phải nhịn, nội quái Trạch là nói về sự chịu
đựng đó. Ở một thời gian, mẹ chồng thấy dễ sai bảo, nếu gặp tuổi mãn kinh thì đâm ra dấm dẳng như
chó mới thiến, các cô cũng phải chịu. Nhưng thấy các cô chịu như thế, anh chồng giở chứng đi mèo mả
gà đồng, bà mẹ kia mà không xử cho đàng hoàng, lại còn xuề xoà cho qua, ấy là sự tình bất chính.
Người lớn ở trong nhà mà dung dưỡng sự tình bất chính, một là tổn đức của mình, hai là hoạ hoạn tới
con cháu đời sau. Các cô mà còn nhịn, ấy là cái sai quấy mà hào lục nói tới - không thể nhịn cái sai đó.
Năm tháng hoa niên ngắn ngủi, tuổi xuân trôi đi nhanh, vẫn nên tôn trọng bản thân mình, chịu khó thu
xếp mà rời đi. Nếu ở lại mà không giải quyết được gì, thì cũng bằng dung túng cho sự bất chính người
ta làm trên cuộc đời mình.
Một khi mình không còn tôn trọng mình, đất trời cũng khinh miệt mình. Con trẻ cảm nhận được
chuyện đó, chúng được giáo dục khéo thì không sao, chứ không khéo, chúng khinh bỉ cả mẹ đẻ ra
chúng.
Đức của Thuỷ nhỏ thì đi qua được lỗ kim, mà lớn là huỷ diệt được cả một triều đại. Bé như cây kim
cũng phải xử, không xử đại hoạ có ngày. Ngoại quái Khảm của quẻ Tiết ý tứ như thế.
Thế hệ con thứ là thế hệ “ăn welfare”, sinh ra trong thời bình, hưởng cổ tức của hoà bình, không biết
được cái vất vả của buổi đầu dựng nước, hay năm tháng chiến tranh, nên chúng mặc sức tiêu pha,
ngông nghênh hống hách.
Tình thế của Texas nộp đơn kiện, kỳ thực, theo quẻ thì không còn kịp nữa. Nơi này không có trình độ
để có thể tìm hiểu lý do tại sao 9 người đều không đồng ý, trong đó chỉ có hai người chấp nhận
hearing. Rất có thể merits của hồ sơ có vấn đề.
Kim sinh Thuỷ, thể sinh dụng, gặp mùa nước lớn, vất vả, sau cùng thì Kim khắc Mộc, nhưng mùa này
Kim hưu khí, yếu hơn Mộc Tướng Khí. Tới lui vẫn là một chặng đường vất vả. Vất vả chịu đựng mà vẫn
không tới đâu, nên hào lục nói là chịu đựng thế này thì không tốt. Một là bỏ đi, không bỏ đi được thì
phải phản kháng.

Để xem bước kế tiếp Trumpers đánh đòn gì? Tiết Hào Lục, nói dân dã, cũng có nghĩa là “chơi tới bến”.
Anh bạn thân làm Management Consultant kể chuyện vui thế này, vào một công ty mà thấy nữ nhân
trong đó đẹp quá là biết công ty đó sớm muộn cũng có vấn đề, không nhân sự thì cũng về pháp lý,
không pháp lý thì cũng vấn đề kỹ thuật. Và dù là nói vui, kỳ tình là cũng chứa ít nhiều sự thật trong lời
nói đùa đó.
Anh nói các công ty này nhiều khi gặp các vụ sexual harrassment rất phiền phức, hay chí ít cũng là các
sự tình liên quan. Như gần đây nhất là một CEO của một công ty vận tải hàng hải Âu Châu, một lần
sang Melbourne cách đây mấy năm, văn phòng ở Melbourne sắp xếp cho một cô trợ lý. Cô này nổi
tiếng là một gym animal, công việc thì căng thẳng, mà vóc dáng cô rất chuẩn, khuôn mặt hết sức khả
ái. Người làm không hết việc, mà cô vẫn có thời gian làm mấy hoạt động HR linh tinh, mua sắm make
up. Lấy lương của chuyên viên kỹ thuật chia đôi lần thứ nhất, chia đôi tiếp lần thứ hai thì bằng lương
của HR officer, thế mà cô chi tiêu rất bạo. Chỉ có học hành thì nghe đâu cô học cử nhân Human
Resource, nửa chừng bỏ dở đi làm.
Nói chung công việc về mảng HR thì không cần nhiều chất xám cho lắm, nhưng họ cũng rất bận, chứ
không phải là không có việc để làm. Muốn biết trình độ của HR tới đâu thì xem các Job Description là rõ.
Ngay cả ở FAANG, nhiều vị trí chỉ tuyển SWE mà họ làm như là họ tuyển cả một cái IT department, cơ
sự là từ chỗ mấy vô HR không có biết cái mẫu tử gì nên đăng linh tinh.
HR là nghề thích hợp cho các cô đi tìm cho mình người đàn ông của cuộc đời, bởi các cô sẽ gặp rất
nhiều người, vị trí tuyển dụng càng cao thì càng dễ tiếp cận người giỏi.
Chẳng hiểu cô có chuyện gì, làm việc thế nào, thấy vài tháng sau cô kia resign, rồi một thời gian sau
thấy tên vị kia trên Herald Sun. Vụ này dàn xếp ngoài toà, cô sau vụ đó thì nghe đâu mở phòng tập Gym
ở gần trung tâm mua sắm Chadstone.
Nhan sắc làm dấy động yếu tố Thuỷ trong lòng người đàn ông, trong khi tim óc thuộc hành Hoả. Thuỷ
khắc Hoả, nơi nào giai nhân ra vào lũ lượt, biết là nơi đó phong thuỷ không tốt cho kẻ trí. Trường học
ngày xưa không chấp nhận coed, cũng là vì nam sinh hormon lên tới đầu rồi thì chẳng tập trung học
được nữa. Các cô nữ sinh mới lớn, nhiều kho không ý tứ, mấy anh mê mẩn rồi thì chữ nghĩa tai này
chạy qua tai kia.
Carl Jung từng nói thế này: “A beautiful woman is a true source of terror”.
Xin thiển dịch là Hồng Nhan Hoạ Thuỷ.
Cô Fangfang có cái mũi thế này, xin thưa là “lật kèo” khối anh mê mẩn. Chóp mũi là Lộc Cung, cũng là
nói về ham muốn riêng tư của người ta.
Nên nếu thấy người đẹp, xin quý anh thiện lành tránh cho xa. Nói đơn giản là “Chạy đi!”
Còn các cô? Không biết nói thế nào, đành mượn mấy lời thơ của Đười Ươi Thi Sĩ:
“...Lỗi từ tấm tức xế chiều
Lỗi này từ chỗ diễm kiều mà ra
Tại nàng không phải tại ta
Tại nàng đẹp quá làm ta điên rồ
Nên người đẹp trong đời thì phải cạo đầu đi tu...
Đi tu em nhớ một lời
Đừng bao giờ trở lại đời giai nhân
Đừng đẹp đẽ tới vô ngần
Đẹp chút đỉnh cũng tần ngần tu đi!”

Cũng có lý phải không? Xin các cô cân nhắc, tu là cội phúc, tình là dây oan.
Bên thầy Nghĩa có đưa ra một cách giải thích về phản ứng của TCPV, ông nghĩ là họ dùng một kỹ thuật
pháp lý để tránh né, như Pontius Pilate rửa tay trước dân Do Thái, không cho Texas nộp hồ sơ.
Lý lẽ này có đúng hay không, về phương diện Pháp Lý, xin nhường lại cho người có trình độ chuyên
môn. Nơi này lại xin kể chuyện xưa.
Cách đây mấy ngày, trước sự im lặng kỳ lạ của William Barr, khách được quẻ Di. Quẻ Di của Barr ứng
với Hào Lục, hào này nói rằng ở vị trí quân sư, vào thời chiến sự đang lúc dầu sôi lửa bỏng thì mình
cũng phải cực lực tác chiến mới phải. Khổng Minh là quân sư, ở ngoài mặt trận, lo chiến tranh với
quân Ngụy mà quên ăn.
Số là sứ giả của Thục nghe lời Khổng Minh mang sang tặng cho Tư Mã Ý một bộ y phục của phụ nữ. Nói
khéo là suốt ngày Ý núp trong thành, không dám ra đánh một trận, quân sư nước Ngụy nên mặc đồ đàn
bà thì hơn.
Tư Mã Ý vẫn tỉnh rụi, hỏi thăm sứ giả về Gia Cát Lượng, sứ giả sảy miệng kể cho Tư Mã Ý biết là Lượng
lo làm quên ăn. Ý nghe thì hiểu rằng thời gian đứng về phía mình, đối phương đêm ngày lao tâm khổ
tứ tìm cách khích tướng tấn công, mình đang có lợi thế, mặc cái áo đàn bà một chút, có gì đâu? Thế là
trước mặt sứ Thục ông mặc cái áo đó. Đồng thời gửi thư về kể rõ sự tình nhục nhã, lời lẽ bi thiết.
Ngụy Đế lúc đó là Tào Phi hiểu chuyện, ý tại ngôn ngoại, lệnh cho Ý không được ra giao chiến với phe
Thục.
Minh họa cho hào Lục của quẻ Sơn Lôi Di là tình huống sốt sắng đó của Khổng Minh.
Tuy vậy, trong quẻ Sơn Lôi Di còn có một hào nữa, là hào 2.
Trước khi nói về hào 2, cả sáu hào của Sơn Lôi Di đều bàn về cái ăn.
Hào thứ nhất là nói về người đi ăn chực, rất xấu. Miếng ăn miếng nhục, có mời người khi xưa, mới
được ăn của người bây giờ.
Hào thứ ba là nói về người cái gì cũng ăn, không biết phân biệt đồ ăn, đồ cúng, cũng là hào xấu.
Hào thứ tư là nói về bụng đói cồn cào, miệng đã chảy nước miếng rồi, mà vẫn kìm chế nuốt vào trong.
Duy có hào này là tốt.
Hào thứ năm là nói tới tình huống buộc phải ăn chịu người ta, dẫu có tài như Hàn Tín, hay Triệu
Khuông Dẫn, vẫn có những năm tháng hết sức đói kém, phải cúi mặt ăn nhờ người ta. Hào này nói tới
miếng ăn mắc nợ đấy, nhưng ăn đi, sau này trả được. Hào này nói không tốt không xấu, nhắc có ơn
phải trả, trước sau vẫn là nợ người ta.
Hào thứ sáu là hào của Barr, ráng ăn, có sức mà làm. Barr có "ăn", nhưng không biết có "làm" hay
không. Khổng Minh lo làm không ăn, nên đổ bệnh chết.
Riêng hào hai, là nói tới tình huống phải đi xin ăn người dưới. Khốn khổ nhất là cái hào này. Nhìn lên thì
không ai cho ăn, chỉ có nước nhờ người dưới. Xin ăn người trên thì bị hạ nhục, vì trên không ứng với
dưới. Mà nhìn xuống ăn chung mâm với người dưới, thì còn ai coi mình ra gì nữa?
TCPV, nếu như đúng theo cách lý giải của thầy Nghĩa, thì họ đang ngồi ở bên trên, nhìn lên nữa cũng
không có ai, đành phải nhìn vào mâm "chính trị" của người phía dưới. Liệu "cơm" gắp "mắm" - nhận
đơn của Texas mà xử đúng ý Trumpers, thì phiền với một nửa còn lại, nhược bằng nhận và bác bỏ lý lẽ
đó, thì hậu họa khó lường. Nên họ tránh luôn, không nhận đơn kiện từ Texas.

Một miếng gân gà nhắm nuốt không trôi, gắp vào bát họ, họ gắp ra.
Rất tiếc là không lưu lại được clip Obama diễn thuyết trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường võ bị
West Point. Youtube đã lật đật gỡ xuống. Trong clip đó, lính tráng thấy Obama thì ngồi im, phát biểu
xong cũng không thèm đứng dậy chào. POTUS là commander in chief mà bị cấp dưới tỏ thái độ như
vậy, nhiều người còn ngờ nghệch không nhận ra. Trong khi lễ tốt nghiệp West Point Trump tham dự thì
có đấy, mọi người có thể tìm lại.
Từ Bush cha tới Obama, POTUS nào cũng dính díu lới chiến tranh, không nơi này thì nơi kia. Chuyên gia
thuốc nổ Richards Higgins, 20 năm làm việc cho Pentagon kể lại nhiều chuyện thú vị. Lính ở chiến
trường thì thiếu quân trang, dụng cụ, hay hỗ trợ cần thiết. Trong khi tiền bạc từ Ngũ Giác Đài không hề
thiếu.
Có lần, McCain sẵn sàng chi vài chục triệu USD cho một loại xe tải. Chiếc xe này có nhiệm vụ dò mìn
kích hoạt bằng IED. Dự án này tốn của ngân sách quốc phòng một khoản khá lớn. Lúc anh chàng PhD
pitch (một dạng như presentation kêu gọi đầu tư) trước quan chức bộ quốc phòng, Higgins hỏi một câu
hỏi về mặt kỹ thuật. Đại để, rằng thiết bị này dò được thuốc nổ trong bán kính bao xa. Anh chàng kia
trả lời: "3 metres". Higgins hỏi tiếp rằng anh có biết bán kính của tầm công phá của đạn cối 155 ly là
bao xa hay không? Anh kia im ru! Higgins trả lời luôn "27 metres". McCain không thèm ngó tới, approve
cái rụp. Mười mấy chiếc xe như vậy gửi sang Iraq, sau đúng một chuyến thì thành phế liệu, một đống
tiền đem đổ sông đổ biển. Trong khi Army liên tục xin thêm hỏa lực chi viện cho tiền tuyến, thì nay lần
mai lữa. Tội của tướng Michael Flynn là "nói thật", tội lớn nữa của ông là dám phân tích tin tình báo
"on the spot" mà không gửi về Ngũ Giác Đài.
("So when the device is detonated, how far in front of the truck is the explosion?"
The guy looked at me and answered, like he considered the question an easy one. "Two to three
meters."
Nobody says a thing. I raised my hand again. "What is the kill radius of a 155-millimeter projectile?" I
asked. Like I was just curious. "I don't know," the guy said. Well, I did know. I'd seen the effects. "It's 27
meters," I said. Still, nobody said a thing.
Higgins, Rich. The Memo . Calamo Press. Kindle Edition. )
Đám người thuộc Bush, Obama biết Micheal Flynn hết sức thông minh, nhìn ra nhiều chuyện, lộn được
cái quần tà lỏn của đám thư lại ăn hại ở Pentagon, nên muốn giết ông bằng được.
Phải! Chính là gửi lính đi, nhưng là gửi họ vào chỗ chết. Các đời tổng thống trước, uy tín nhất đối với
lính vẫn là Bush con, dẫu sao ông cũng hiểu được nỗi khó khăn của lính, nên đuổi cổ Donald Rumsfeld.
Chỉ là tới thời Obama, lính không thiếu đồ ăn, không thiếu chăn đắp, nhưng công nghệ chiến trường
cấp cho họ hết sức lạc hậu, nên cũng như gửi họ tới chỗ chết. Thiên hạ vẫn không hiểu vì sao người ta
gọi Obama là Tổng Thống Chống Mỹ.

Nhìn cách lính mỹ đối xử với Trump mà người ta không nhìn ra chuyện thì cũng lạ.
Mai mua báo The Australian gấp. Ở Úc, chỉ có tờ này và kênh Skynews hữu khuynh. Sắp có danh sách
của hơn 2 triệu đảng Viên Trung Cộng.
Tên, ID, thậm chí là ... số điện thoại. Từ đây có thể truy ra được người thân của họ ở khối Anglosphere.
Như vậy, nếu có một bold move từ phía Trump hay từ phía Scott Morrison (thủ tướng Úc), thì người
thân của những người này phiền phức đây.
Ở Melbourne, ngay tại con đường Queen sầm uất gần Victoria Library, cái Bank of China vắng như chùa
bà đanh nằm ở một vị trí rất đắc địa. Nơi này, theo nhóm Whistleblowers, cũng như rất nhiều cơ sở
Bank of China trên toàn nước Úc, là cơ sở chuyển tiền cho các hoạt động tình báo của Trung Cộng.
Cả hai đảng lớn của Úc, đảng nào cũng dính líu tới Trung Cộng. Không ít thì nhiều, ngôi sao Penny Wong
bên Labor, và bà nghị Gladys Liu bên Liên Đảng.
Cái bà nghị Gladys Liu này gốc Hương Cảng, trước làm cố vấn chính trị, kết nối các donors từ Trung
Cộng cho chính phủ của Ted Baillieu và Daniel Napthine, là những người thuộc Liên Đảng.
Gần đây lại có chuyện, một doanh gia gốc Hoa giàu có ở phía Đông Melbourne, mọi việc đang lên như
diều, tương lai chính trị trong cộng đồng phơi phới, tự nhiên lăn đùng ra chết.

"Ngu lắm... Úc ơi!"


Xin hỏi ai biết chơi bài Poker thế này: nếu như người chơi này thấy người kia giấu một lá bài trong tay
áo, về sau dùng thủ thuật đó tráo bài bên bàn mà các người khác không thấy, người này có quyền đứng
lên yêu cầu kiểm tra người kia gian lận hay không? Bởi vì stake rất lớn, mọi người đều thảy chip vào
trong bàn chơi, thắng thua đều can hệ tới tất cả những ai đã thảy chip vào trong pot, phải vậy không?
Nếu dùng giác độ đó, kết quả bầu cử tổng thống ở tiểu bang này có liên quan và ảnh hưởng tới tiểu
bang khác. Tại sao trong trường hợp này lại xác định là TX không có cognizable interests đối với việc
bầu cử ở PA?
Trong trường hợp người quản trò không chịu kiểm tra tố giác của người kia, nói rằng họ thấy người kia
giấu bài trong tay áo và tráo rất nhanh, đề nghị security kiểm tra. Người quản trò của sòng bài nói rằng:
anh không có cognizable interests trong việc đó, nên ngồi xuống và chơi tiếp... thì người chơi khác thấy
thế nào?
Người ta đi bầu cử vì tin rằng lá phiếu của họ cũng như tất cả những người khác đều được kiểm tra
nghiêm túc. Chỉ cần một nơi xuất hiện gian dối, không lẽ vấn đề của nơi đó không nằm trong cái
cognizable interests của những người ở nơi khác hay sao? Nhất là khi cuộc bầu cử được phân định nhờ
ranh giới thắng thua hết sức mong manh.
Hay nói một cách khác thế này, ở một số trường đại học ở Hoa Kỳ, sinh viên được cho điểm theo
Bell-Curve distribution. Chỉ có top 5% cao nhất được A, bottom 5% phải fail. Cạnh tranh hết sức khốc
liệt. Nhiều môn học, sinh viên có trình độ đồng đều, đứng nhất lớp là 81 điểm, nhưng rớt môn đó,
nhiều khi là 75 điểm. Chỉ chênh lệch 1 2 điểm, mà có người A, có người B-, có người F. Vậy nếu một
sinh viên gian lận, để sinh viên khác phát hiện, sinh viên phát hiện đứng lên thưa người kia với giám
thị, giám thị lại nói rằng anh không có cognizable interests trong việc người kia làm bài thi như thế nào
hay sao?
Đó là sự lạ!
(Xin tự khai là nơi này không có kiến thức chuyên môn về luật pháp, nhưng logic thì cũng đủ để max
điểm phần thi MCAT reasoning thời đi học. Nếu cái analogy đó không thể dùng áp dụng cho tình huống
của SCOTUS bác đơn của TX, thì rốt cuộc là analogy nào? Không lẽ logic của việc này còn phức tạp hơn
thế?)
Cà phê Kim
Thấy mọi người bị emotionally attached với diễn tiến bầu cử năm nay. Xin thưa là không nên như thế,
hãy xem như trận banh, bên nào thắng thua thì người được lợi cũng là mình, vì mình theo dõi, có được
một ký ức hết sức quan trọng cho tương lai. Mấy ai chứng kiến được chính tà giao phong trong đời.
Bên nào chính tà, còn tùy vào giác độ người ta cho thế nào là chính đáng. Chỉ là nhắc mọi người nên
enjoy. Đầu óc thanh tỉnh thì dễ nhìn ra nhiều sự tình.
Ví dụ như một chuyện thế này, có một người bác từ Việt Nam sang Úc định cư với con trai. Ở Việt Nam
thì chán ngán ông chồng khốn nạn đã đành, bỏ theo con trai ở thì chúng đi làm với đi chơi suốt ngày.
Nhắc chúng nó có em bé để bà ở nhà trông thì nay lần mai lữa. Thằng con trai thì nói còn sự nghiệp,
đứa con dâu thì suốt ngày đổ thừa "Con trai mẹ phải muốn chứ mình con sao mà tự nhiên có được".
Bà ở nhà một mình, thi thoảng có người này người kia tới chơi. Hết xem phim chưởng rồi tới phim xã
hội đen, hết xã hội đen rồi tới phim tình cảm Hàn Quốc.
Ông ở nhà tuy có làm nhiều điều bậy bạ, nhưng bà thực ra vẫn còn tình cảm, chỉ là tự ái bà cao quá,
không thèm hỏi chuyện. Nghe đâu ông té cầu thang vào Chợ Rẫy, bà không biết ông bị làm sao. Con cái
thì từ mặt cha nó từ lâu rồi, không đứa nào thèm hỏi, bà muốn biết ông có làm sao không mà bó tay. Bà
biết trong số bạn thân của cậu con trai có người biết coi quẻ, bà hỏi xem ông "tới số" chưa. Người con
trai đưa người bạn tới nhà, rồi lật đật chạy đi mua "mồi", trong tủ lạnh chỉ toàn đồ bà nấu, không
"nhậu" được. Lúc cậu con trai vừa lái xe đi, bà như tìm người trút được nỗi lòng, hỏi tiếp xem chừng
nào bà có cháu bế. Chứ bà chán quá, Việt Nam thì bà không muốn về. Mà ở đây con trai bà "lì" như
trâu, bảo không nghe. Con dâu thì đổ "con mẹ không chịu, con có bẫy bằng mắt!"
"Gớm chúng nó ăn học cho lắm rồi chẳng chịu đẻ! Bác buồn lắm cậu ạ!"
"Cậu xem khi nào bác có cháu bế! Thèm tiếng trẻ con quá! Ở Việt Nam còn bế cháu nhà hàng xóm, bên
này có ai đâu? Chúng đi suốt!"
Bà hơi rơm rớm nước mắt, vừa nói vừa đâm cây kim thêu lên xuống tấm vải trắng được căng ra bằng
một cái vòng bằng kim loại.
"Thực ra bác có cháu sớm thôi, chỉ có điều sẽ khó khăn"
"Thế à?"
"Trong quẻ có Thủy khắc Hỏa, thể khắc dụng. Chỉ tiếc là mùa này Thủy hơi yếu hơn. Tuy rằng sẽ có đấy,
nhưng cần phải có trợ lực. Không có trợ lực cho Thủy, thì xem chừng cũng dây dưa lâu dài. Nhanh thì
hai năm nữa, chậm thì 4 năm. Muốn nhanh hơn nữa thì phải có hỗ trợ, còn không thì bác phải chờ. Mà
bác tuổi con khỉ, kể ra cũng là Kim, thế thì bác cũng nên giúp vào."
"Ôi thế à? Thế cậu bẩu làm sao? Tôi nói chúng suốt ngày mà chúng có nghe đâu?" Mắt bà cụ sáng lên.
Người kia lỡ miệng.
"Nói không nghe thì mình nghĩ cách khác vậy! Với lại bác cứ buồn thế này, hại sức khỏe là một này, đầu
óc kém minh mẫn đi này, không suy nghĩ được gì đâu"
"Thế cậu có gợi ý gì không?"
"Bác xem thử trong khả năng bác làm được gì. Nhiều khi bác có tất cả mọi thứ sẵn sàng rồi, chỉ cần bác
hành động thôi."
"Mà sao cậu đoán là 2 tới 4 năm?"
"À, vì lúc bác hỏi câu đó, cháu thấy bác ngồi thêu. Ngồi thì đã lâu, mà công việc thêu thùa đòi hỏi hết
sức tỉ mỉ, xem trong khí số của quẻ là 14, vậy cháu đoán là hai năm hơn. Nhưng vì bác cầm cây kim
trong tay, quẻ này Thủy khắc Hỏa, thể khắc Dụng. Nghĩa là có gợi ý cho bác giúp vào. Cháu không biết,
bác thường ngày để ý xem trong nhà làm được gì để hỗ trợ thì làm. Hay bác vào xem phong thủy phòng
ngủ của hai vợ chồng thế nào, sắp đặt lại một chút. Nấu ăn nhiều đạm một chút cho M [anh con trai].
Đại loại thế..."
Khách đi về, để lại số điện thoại, cụ muốn hỏi gì thêm quẻ Dịch thì có thể liên lạc. Bẵng một thời gian
sau thấy điện thoại bà cụ.
"Ôi cậu Andy ơi cái con T nó có bầu rồi!"
....
"Tôi làm hết những thứ có thể. Tôi sắp đặt lại phòng ngủ của chúng, thường ngày vào đó quét dọn mãi.
Chúng ở bừa bộn lắm. Lúc khiêng cái tủ đầu giường thì cái hộc tủ rớt ra. Tôi thấy quá trời bao cao su.
Nhớ lúc cậu xem quẻ, tôi đoán chắc chắn là con trai tôi nó ngừa. Thế là tôi xâu luôn mỗi cái hai lỗ..."
....
Bài học từ câu chuyện trên?
1. Đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình. Bảo đảm sẽ nhìn ra nhiều sự tình thú vị.

2. Gặp phụ huynh bạn nhậu không được nói linh tinh.
Tờ The Australia không công bố danh sách và thông tin cá nhân của 2 triệu đảng viên Trung Cộng hiện
đang ở tại Úc. Chỉ cho biết là ASIO đã có toàn bộ danh sách này, rất nhiều người đã bị hủy visa vào Úc.
Sơ sơ thì có:
Boeing: 287 người (supplier lớn nhất cho các dự án thuộc Bộ Quốc Phòng)
Qualcomm: 229 người (cung cấp phần cứng và quantum computing)
HSBS: 345 người
Pfizer (69 người), AstraZeneca (54 người): cung cấp tân dược, vaccine.
Chuyên gia nghiên cứu, giáo sư tại các đại học, điển hình như UNSW là một ổ Tàu Cộng.
(Ở Victoria, Melbourne là UniMelb và Monash, có sinh hoạt Đảng hẳn hoi, chỉ là không được nhắc tới
trong bài này của tờ The Australian.)

"Sao mà ngu thế, Úc ơi!"


Cà phê Shakespeare
"The whole world wants peace and the whole world prepares for war, to take but one example. The
whole world wants peace and the whole world prepares for war, to take but one example. -- Carl Jung"
Bạn đọc bài nơi này, hay thấy nhắc tới Jung. Thực ra, chỉ là mượn Jung để nhắc nhở rằng ta đang sống
trong một thời đại phi thường. Cách đây 100 năm, nhiều trí thức rất có trình độ ở Việt Nam lơ ngơ
trước thời cuộc, tại sao họ lại chọn Cộng Sản?
Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ là hiện tượng bề mặt, là ngọn cây nảy mầm từ một hạt giống ma quỷ bắt
nguồn từ một không gian hết sức thâm sâu trong tâm hồn con người. Ông cha cách đây 100 năm có trí,
nhưng không có huệ, không nhìn ra được nguồn gốc ma quỷ của nó.
Nói đơn giản thế này. Đời sống hiện thực dẫu có thế nào, cũng không thể ngăn họ đi xuống phần thâm
sâu hơn trong nội cảm. Giới trí thức thiên tả Marxist Âu Châu bao năm nay vẫn giả định rằng vật chất
quyết định ý thức (matter determines cónciousness), cho rằng cái vật chất “dao động chậm chạp” bên
ngoài quyết định cái vật chất “dao động nhanh hơn” bên trong. Một phiên bản khác, cũng na ná như lối
nghĩ đó, xuất phát từ nhóm người như Jean Paul Sartre (existence precedes esence). Chung quy là họ
cho rằng cái thấp kém bên ngoài quyết định phần bên trong, họ nhìn ra ngoài tìm không thấy, cho rằng
bên trong không có. Nhiễu âm của bên ngoài làm họ không tự nhận thức đươnc ý thức bên trong. Vậy
hãy thử lấy một giả định khác, rằng vật chất và ý thức cũng là một thứ. Và vật chất bên ngoài ý thức
không quyết định ý thức, nó chỉ làm nhiễu đi quá trình ý thức nhận thức chính nó. Bởi ý thức trong tâm
hồn người ta là một dạng vật chất thanh nhẹ hơn vật chất từ cơ thể tới đời sống bên ngoài.
Tại sao nói nó thanh nhẹ hơn? Nó thanh nhẹ hơn là vì nó tới từ không gian có tần số rung động cao
hơn. So với thời gian ở không gian đó, thời gian trôi qua ở không gian có tần số rung động thấp hơn là
ngắn hơn. Người mà đời sống vui vẻ, họ thấy cuộc đời trôi qua rất nhanh, năm tháng mới đó mà như
bóng câu qua cửa sổ. Là vì tần số trong tâm hồn họ không bị dao động của vật chất ở tần thấp hơn kéo
chậm lại. Trẻ em, người trẻ tuổi, hay những người có đời sống vất vả, chịu đựng... họ thấy năm tháng
dài đằng đẵng. Hết sức đau đớn. Trải nghiệm ở địa ngục 10 năm, chỉ là một khắc ở dương thế có
nghĩa là như vậy. Hay có người lạc vào tiên cảnh chơi mấy ngày, quay lại cõi này đã qua đi vài trăm
năm.
Kỳ tình là có sự khác biệt về tần số dao động của hai loại vật chất, thân người là một cái túi da, gián
cách hai thế giới vật chất khác nhau. Người ta vẫn có thể đồng thời sinh hoạt bình thường, cũng là có
thể dùng năm tháng ở đời này, trong mê lạc mà có thể nghiệm về nội tâm. Từ các thể nghiệm nội tâm,
nhiều người nhận ra nhân sinh vô thường, năm tháng ngắn ngủi. Họ càng thấy đời người ngắn ngủi
bao nhiêu, thì càng thấy cuộc đời này vô nghĩa đối với sinh mệnh của họ bấy nhiêu. Tới độ nhìn đi nhìn
lại, ai cũng như khách trọ trong đời.
Khi các vấn đề thực tại được giải quyết, người ta bắt đầu nhìn rộng ra hơn chuyện gia đình, chuyện
xóm làng, chuyện khu phố. Đôi mắt thường nhìn rộng ra, cũng là đôi mắt bên trong đi xuống sâu hơn.
Người ta dần dần tách biệt ra khỏi cái tần số thấp kém của việc tồn tại, họ dần dần đối diện với những
câu trả lời mang tính triết lý, rằng họ nên đối đãi với chuyện ngoài xã hội ra sao, rằng họ nên có trật tự
nội tâm thế nào, dần dần họ tiến gần tới câu hỏi quan trọng nhất của nhân sinh: ý nghĩa tồn tại của
sinh mệnh.
Shakespeare không phải vô lý khi nói thế này:
“To be or not to be, that is the question.”
Đời người có biết bao nhiêu thứ không biết, có bao nhiêu thứ cần biết, theo đó có biết bao nhiêu câu
hỏi. “To be or not to be” cùng lắm chỉ là “a question” - một câu hỏi trong hàng ức vạn câu hỏi khác
nhau. Shakespeare nói rằng, đó là “the question” - hay cũng có nghĩa đó mới chính là câu hỏi quan
trọng nhất khi người ta trở vào phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn - the essence.
Thiên tài của Shakespeare là ở chỗ đó, ông có câu trả lời cho đám sinh viên học triết như Jean Paul
Sarte mấy trăm năm sau mắc mớ giữa essence và existence. Đám sinh viên đó vẫn chưa thoát ra khỏi
cái dao động chậm chạp của cõi đời ô trọc, nên tự vấn hoài về nhân sinh ô trọc, cuối cùng không tìm ra
câu trả lời, họ thành một trường phái - gọi chung là hiện sinh.
Việt Cộng hay Trung Cộng chỉ muốn người ta nhìn tới tầng vô thức mà ở đó, người Việt Nam hay Trung
Hoa kết nối với nhau qua căn cước của dân tộc, của lòng yêu nước. Hạt giống Chủ Nghĩa Cộng Sản kỳ
thực lại nằm sâu hơn thế, ở rất sâu bên dưới.
Giải thích cho tình huống đó, là người trẻ bây giờ rất quan tâm tới cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Không chỉ có
người trẻ Việt Nam, mà người trẻ ở Úc, Âu Châu, ngay cả ở Ấn Độ, hay Hoa Lục,... họ đều đặc biệt
quan tâm tới kỳ bầu cử lần này.
Lí do là bởi vì nội tâm họ đã đi xuống một tầng thứ sâu hơn căn cước của quốc gia, ở tầng thứ đó, vô
thức tập thể đặt ra trước họ câu hỏi mà Shakespeare đã hỏi hàng trăm năm trước, rằng con người
nên tồn tại thế nào:
“To be or not to be”
Mấy ly cà phê Covenant trước đây, kỳ tình là cũng bàn về chuyện đó.
Đời người là có định số, quốc gia dân tộc là có định số, hợp rồi tan, tan rồi tụ. Lẩn quẩn trong cái vòng
đó biết bao nhiêu cảnh đời đã qua, rốt cuộc điều gì đọng lại trong tâm trí người ta, trước lúc bước
sang thế giới bên kia?
Là ta nên sống thế nào, như một tạo vật của Thần, hay như một tạo vật vô nghĩa? Hết sức vô nghĩa
như nhóm người theo trường phái hiện sinh và Thiền Tông nhìn nhận mọi thứ, cho rằng bản chất mọi
thứ từ vũ trụ, thời không, tới nhân sinh... đều không mang một ý nghĩa nào hết.
Vậy ta nên sống như thế nào, như một tạo vật của Thần, cam kết gìn giữ giao ước với phần thánh
khiết bên trong, hay như một con vật, chỉ muốn tận hưởng khoái lạc cảm nhận được trên nhục thể
này?
Trump là một cá nhân phi thường, là bởi vì ông là một con người tầm thường, lại dám dấn thân tới
cùng gánh vác trọng trách khó khăn phi thường. Quan sát hành trình của ông, có điều gì đó làm cho
người ta cảm thấy mạnh mẽ, có một luồng năng lượng làm người ta cảm thấy cõi đời này có phần nhẹ
hơn, và rằng ta có sức mạnh để tiến gần tới những câu hỏi thâm sâu hơn.
Ta nên sống thế nào? Thế nào là tự do? Thế nào là có trách nhiệm với bản thân mình và người xung
quanh? Lí do gì để ta giao ước với phần thánh khiết nội tâm? Lí do gì để ta bắt đầu hành trình đầy đau
khổ đó? Và lí do gì để ta tiếp tục ngay khi ta nhận ra mình hết sức đơn độc trước áp lực của thử thách
cự đại trước mặt?
Có lần Cù Huy Hà Vũ bị bắt, Ngô Bảo Châu có đăng mấy dòng về Hector của thành Troy. Ông nhắc lại
hình ảnh về danh dự của người anh hùng trẻ tuổi, bỏ lại gia đình, vợ con, vương vị, chấp nhận chiến
đấu với một á thần là Achilles. Hector năm xưa "khôn" một chút, chắc sau này đã có thương gia “bao”
ông đi chơi khắp nơi mà không cần trả một đồng lộ phí, chỉ là sau này chịu khó đi nói bá tính thành Troy
nên biết ơn vị thương gia kia chăng? Đùa một chút. Nhưng hành trình của người anh hùng không chỉ
nằm ở chỗ anh sống trong đời thế nào, mà là còn ở cách anh từ giã nó ra sao.
Giết chết Hector, Achilles cột xác người anh hùng thành Troy vào xe song mã, lôi đi. Tại sao Hector lại
đối đầu với Achilles? Tại sao một chiến tướng dày dạn trận mạc lại mở cổng thành bước ra chấp nhận
lời thách đấu một chọi một? Cung thủ trên thành sao không bắn xuống? Chẳng phải cơ hội tốt để giết
chết Achilles hay sao? Sao chẳng ai "khôn" một chút?
“To be or not to be?”
Vì Achilles mất đi người thân, ông cũng xem như mình là người đã chết. Ông là vua xứ Myrmidon,
nhưng không đủ khả năng bảo vệ xứ sở, phải cam tâm làm thuộc tướng cho Agamemnon. Cuộc đời
tung hoành của ông, chỉ có một người thân mang lại cho ông ý nghĩa sống. Ông làm thuộc tướng cho
Agamemnon cũng chẳng tốt lành gì, chỉ là thân ưng khuyển cho người ta sai khiến. Khi cái chết không
làm ông sợ, ông một mình tới dưới chân thành Troy báo thù. Chết là chết thôi. Hector giết người đã
chết thì vẻ vang gì? Chi bằng để lại một bản anh hùng ca ông dũng cảm chiến đấu với một á thần. Cái
chết danh dự là của ông, không phải là thứ mà Achilles xứng đáng có.
Hôm nay là ngày đầu tiên của quẻ Tiểu Súc - Cầm Sắt Bất Điệu, người lạc quan, kẻ than trách - bản hòa
âm khập khiễng của những tiếng đàn lạc điệu.
Đừng quên giữa cảnh tuyệt vọng, Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên chơi đàn.

Nhờ có Trump, ta đang chứng kiến một vở diễn thật đẹp của lịch sử, rằng ta nên trả lời câu hỏi từ sâu
bên trong: ta nên sống thế nào?
Ở Washington, quyền lực nhất thượng viện trong nhiều năm là Mitch McConnell.
Khứ xàm nhiệm hiền chi tượng
Người xưa dẫn nước vào trong ruộng lúa, là tượng quẻ Tỷ (Khảm nằm trên Khôn). Tỷ có nghĩa là người
đứng đầu, người trưởng nhóm, người anh cả. Trong tượng quẻ có hình ảnh một hào dương, ở ngôi
cửu ngũ, còn lại là hào âm. Lời quẻ khuyên bậc quân vương là tìm người trung để nghe theo. Trung
Ngôn Nghịch Nhĩ - người trung lại là người hay nói lời khó nghe.
Hôm nay Mitch McConnell nói lời khó nghe.
Ấy vậy mà tình huống ra quẻ, hào ứng với ông lại ở vị trí bất trung. Là hào nào? Xin như thường lệ,
điểm qua các hào.
Hào thứ nhất, người ta tin tưởng tới gần nhau, trong lòng không toan tính, đều vì đại sự hành động, có
lỗi lầm, cũng dễ bỏ qua. Khác biệt dẫu có, nhưng cũng dễ tha thứ, vui vẻ. Là hào tốt.
Hào hai, người ta vì nghĩa mà hành sự, trên ứng với hào năm, xung quanh lại ứng với bằng hữu, không
nề hà khó khăn, học trò thuở đầu đi theo Khổng Tử, vì mến đức thầy mà tìm tới. Có người thô lậu, có
người nghiêm cẩn,... có khác biệt đấy, nhưng họ đều hướng về việc theo thầy học Đạo, ứng với người
thầy là Khổng Tử ở trên hào năm.
Hào ba, là gần gũi nhầm người, bất trung, bất chính. Nhiều người xuất thân khác biệt, tới gần làm việc
với nhau, qua đi cái giai đoạn nhiệt thành ban đầu thì ma quỷ nội tâm bắt đầu bước ra, bắt đầu có
chuyện phiền phức, bắt đầu tranh giành, xích mích.
Hào bốn, là hào âm ngôi âm, gần hào năm, người này biết phận dưới, chăm chỉ học hành, nhẫn nhẫn
chịu đựng. Nhan Hồi có thể lấy ví dụ cho hào 4, theo Khổng Tử là hào 5.
Hào năm là hào của người đứng đầu, của người thầy. Khổng Tử một lòng cầu đạo, sau kiên trì dạy dỗ
học trò, tới cuối đời vẫn có học trò theo. Trí năng của ông ở mức tầm tầm, nhưng lòng chí thành cầu
đạo của ông thì tới cuối đời không suy chuyển, nên ông xứng ở ngôi chí tôn, dạy đời thiên hạ.
Hào lục động, cũng là hào ứng với Mitch McConnell khi có quẻ này. Hào âm, mà ở ngôi trên, kẻ bất
chính ở ngôi cao. Trung Ngôn Nghịch Nhĩ, nhưng lời Nghịch Nhĩ không phải lúc nào cũng tới từ Trung
Thần. Mitch McConnell làm chuyện bất chính, nói lời khó nghe. Hào động là hào lục, trên thì không
trung với vua, với người dưới thì xa cách. Tỷ là ở hào lục, nghĩa là Tỷ không đắc được nhân tâm. Học
trò bỏ đi hết.

Tỷ động hào lục, thể khắc dụng. Nhưng Dụng ứng vào tháng Thủy vượng, thể là Thổ tù khí như cục
đất. Cục đất ném xuống dòng sông, cùng lắm là phát ra một tiếng kêu. Tiếng kêu của con cáo già nay
hiện nguyên hình.
Cà phê Sư Tử (1)
Tướng Sư Tử dễ thấy nhất là qua vầng trán, mũi, sơn căn, và quai hàm. Người xem nhân tướng sẽ
thấy một sự tình trùng hợp, là liên tục kể từ khi Trump bước vào nhà trắng, người có tướng sư tử liên
tục xuất hiện.
Thường người có tướng Sư Tử có phần sơn căn lõm, tuổi trẻ rất vất vả. Có một câu chuyện trong
truyền thuyết, là sư tử đực đối với những con sư tử con trong đàn, qua một thời gian, nó hất con con
xuống hố, hay miệng vực, con nào còn sức mò lên được, thì con đó còn ở trong đàn. Đây là truyền
thuyết, chứ sự tình với đàn sư tử thì đa phần mấy con đực nằm dài suốt ngày, săn mồi vẫn là con cái,
không có chuyện gì thì con sư tử đực chủ yếu giao phối và ăn (King of Jungle - my a**!)
Nhưng truyền thuyết trên không hẳn là không có lý, vì đó là câu chuyện mà người ta kể cho con trẻ.
Tức là giá trị của câu chuyện không nằm ở con sư tử, mà để mượn nói chuyện của các anh tài trong
đời.
Ly cà phê này xin nhắc tới tướng Flynn, cũng là một anh tài như thế.
Ông sinh ra trong một gia đình đông con ở Middletown, Rhode Island. Cha ông phục vụ trong quân đội,
sau khi trở về thì ra thương trường làm ăn, rất thành công. Mẹ ông ở nhà, nuôi bầy con 9 đứa trong
một căn hộ 1 phòng ngủ, đời sống lúc còn nhỏ của ông hết sức khó khăn - riêng việc vệ sinh buổi sáng,
và tìm một chỗ ngả đầu đêm tối đã là một sự tình hết sức vất vả. Mẹ ông nuôi một bầy con như vậy,
lại còn có thể học lên trường luật, đủ thấy sức chịu đựng của bà rất tốt. Những người mẹ có sức chịu
đựng như vậy, thường có con trẻ hết sức chịu khó, hay kỷ luật. Tướng Flynn là tướng tĩnh, lừ lừ, cười
miệng không cười mắt, là do ông ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều.
Mẹ ông là kiểu người nữ của những năm 30 40, hết sức kỷ luật và chịu khó. Ký ức của ông về mẹ mình
là bà không dễ bị lừa, và thường thì bà rất dễ bước vào các cuộc tranh luận chính trị nháng lửa với
khách, trước sự chứng kiến của bầy con.
Tuy vậy, thời trẻ ông không giành thời gian ở nhà, vẫn thường la cà bên ngoài với bạn bè. Phần vì nhà
ông hết sức chật chội, ở nhà dễ thường gây lộn với anh chị em cũng đang tuổi teenager, nên ông làm
quen với bạn bè xấu, chơi bóng rổ.
Vì suốt ngày ở ngoài, nên lúc vào đại học, ông cũng không mặn mà gì chuyện học hành. Điểm quá thấp
nên suy cho cùng cũng chỉ có thể làm lifeguard ở bờ biển địa phương. Tính cách của ông so ra, rất
"rebellious" - nổi loạn. Thay vì lên giảng đường, ông suốt ngày chơi bóng rổ. Ông chơi hay tới độ được
học bổng của Army, với điều kiện là để được học bổng thì phải chịu khó nâng điểm GPA lên một chút.
Đó là điều kỳ diệu đầu tiên mà ông nhắc tới trong đời. Sau này, có một người khác là Lieutenant
Colonel O'Grady để mắt tới ông, phát hiện ra tài năng của ông sẽ bị uổng phí nếu tham gia lực lượng
vũ trang, nên khuyến khích ông tham gia lực lượng tình báo.
Trải qua vài nhiệm vụ khác nhau, ông nhận ra một vài điều, rất khác so với những gì người ngoài tưởng
tượng về lực lượng tình báo ở Hoa Kỳ:
1. Tình báo thường ít được quan tâm, đặc biệt là ở những nhiệm vụ giải cứu lính Mỹ.
2. Khi bước vào các nhiệm vụ này, đặc vụ thường hoặc là rất dễ bị overwhelm (kiệt sức)
3. Các nhiệm vụ chung giữa các đơn vị rất lộn xộn. Ngay cả ở trong 82nd Airborne, một trong những
đơn vị tốt nhất, cũng có vấn đề về command and control.
4. Lòng tin giữa lính và cấp chỉ huy cực kỳ quan trọng. Theo FLynn, đó là thứ phần nhiều dựa vào may
mắn. (!)
Và quan trọng hơn hết, một bài học xương máu mà nhiều người hết sức bất ngờ. Sự thật và thông tin
chính xác sẽ dẫn tới những hành động chính xác, đó là một thường thức (common sense). Ở các đơn vị
tình báo, thông tin lại càng phải hết sức chính xác và trung thực, ai cũng sẽ thấy điều đó dễ hiểu.
Nhưng tướng Flynn trải nghiệm một sự tình rất khác, là từ dưới lên trên, từ đặc vụ đang hoạt động
cho tới cấp cao nhấn ở CIA, luôn có chuyện các nhân viên tình báo bằng cách này hay cách khác luôn
đưa tin sai lệch cho giới chính trị và giới làm chính sách ở Washington. (!)
Nhiều nhiệm vụ thất bại không phải vì khả năng tác chiến kém, hay quân nhu không đủ, mà từ những
thông tin sai lệch về vị trí, số lượng quân địch, và con đường hành quân (!). Nghe tới đây thì thấy rùng
mình, tức là lính Mỹ ra trận, không chỉ phải đối diện với kẻ thù ở chiến tuyến bên kia, mà từ hậu
phương luôn có người sẵn sàng đâm sau lưng bất cứ lúc nào.
Có một chuyện về Việt Cộng thế này. Trong quyển sách nổi tiếng War of Numbers do Sam Adams viết có
nhắc tới tình huống tương tự. Sam Adams là một chuyên gia phân tích tình báo của CIA. Ông phát hiện
ra rằng thông tin về số quân của Việt Cộng nếu chính xác, thì lính còn lại của họ phải rất ít, bởi vì số lính
tử trận và đào ngũ đếm được vượt sa số lính Bắc Việt tuyển mộ (!). Nếu như thắc mắc của ông chính
xác, vậy thì 1 là thông tin tình báo cung cấp về Washington có sai lệch, dẫn tới ảo tưởng rằng người
Mỹ đang chiến thắng cuộc chiến ở Việt Nam, hoặc đáng sợ hơn ở trường hợp thứ hai, là có nguồn
cung lính từ nơi khác (lính Trung Cộng) tham chiến. Về sau, có thông tin rằng có tới 32 vạn lính Trung
Quốc tham chiến ở Việt Nam từ năm 1965 tới 1971 củng cố cho lối nghĩ này. Điều đáng tiếc lúc đó đối
với Sam Adams, là Lyndon Johnson, tổng thống Mỹ thay thế Kennedy bị ám sát, liên tục ủng hộ các
thông tin này, mang lại sự hồ hởi sảng rằng Hoa Kỳ nhanh chóng kết thúc cuộc chiến trong thời gian
ngắn.
Chuyện đó lại tái diễn ở Iraq, dưới thời Bush, với đồ ăn hại Donald Rumsfeld và McCain đã nhắc tới
trong các ly cà phê trước. Bush khác với Lyndon Johnson, phát hiện ra thông tin tình báo sai lệch, rằng
lính Mỹ đang rất vất vả ở chiến trường và thay vì rút lui, ông tăng cường chi viện cho lực lượng ở Iraq
trong cuộc chiến chống lại Al Qaeda và đuổi cổ Rumsfeld. Nhưng Bush hành sự quá trễ, dẫu rằng nhiều
sự thay đổi hết sức lớn lao, gần như toàn diện và mang lại hy vọng cho lính Mỹ cũng như dân thường
ở Iraq. Ta nên nhớ, một tổng thống chống Mỹ sau Bush là Obama xuất hiện, lính Mỹ lại chết như rạ,
cùng với đó là lực lượng Islamic State (Đế Quốc Hồi Giáo) trỗi dậy. Chưa kể tới số tiền hàng tỷ USD mà
Obama thả xuống Iran sau này.
Chiến tranh quy ước, kỳ thực, là thứ chiến tranh đã lỗi thời. Chiến tranh ở Việt Nam, hay Iraq là thứ
chiến tranh bất quy ước (unconventional). Và chính vì bất quy ước, nên người Mỹ, đặc biệt là giới sinh
viên, học giả ở tháp ngà, và giới truyền thông, qua hàng chục năm vẫn không thể nào nhìn ra nhiều sự
tình, nên sang tới thế kỷ 21, đám người này vẫn hì hục đâm sau lưng lính Mỹ trên khắp mọi mặt trận.
Chuyện hết sức đơn giản, dân thường không bao giờ muốn dính líu tới chiến tranh. Dù là dân thường
ở Việt Nam, Bắc Việt hay Nam Việt, ở Iraq, A Phú Hãn... Nhưng cũng chính vì thái độ đó của dân
thường, mà lực lượng chính quy luôn nằm dưới cơ kẻ thù đã nhuần nhuyễn các kỹ thuật quần chúng,
tuyên truyền. Khách nhớ lại chuyện ở miền Nam, trẻ con miền Nam nhiều khi rất ngu ngơ, cho chúng
cái bánh, cái kẹo, tráo cặp táp của chúng, là chúng mang cái cặp táp có trái đạn vào lớp. Sau thì nổ banh
xác cả thầy lẫn trò. Nơi này từng kể về chuyện lính Nam Hàn thấy trẻ con bà lão tới gần là rút lưỡi lê
đâm chết, kỳ tình đó là kỹ thuật sinh tồn mà họ học được khi chiến đấu với lính Bắc Hàn. Dân miền
Nam nhiều người căm hận lính Mỹ và lính VNCH tới xương tủy, nuôi Việt Cộng cũng vì chứng kiến
những cảnh thế này. Nhưng nếu đặt giác độ sinh tồn của lính trên chiến trường, trong bối cảnh chiến
tranh bất quy ước mà Cộng Quân tạo ra, họ còn cách nào khác? Lính Mỹ nhiều khi nhập ngũ, khờ khạo
không nhìn ra nhiều sự tình, bước vào chiến trường rồi thì thấy quá khốc liệt, phục viên trở về lại xứ
biểu tình phản chiến tới lui.
Ở Iraq, A Phú Hãn, nhiều cô thiếu nữ trong lớp áo Burqa rộng thùng thình mò tới gần lính Mỹ, bị lính
bắn tỉa bắn vào giữa người là kích nổ luôn quả đạn bên trong. Cách đây độ 20 chục năm trở lại, Hà Nội
hay làm phim tuyên truyền về những "anh thư" rất xinh đẹp, tới gần xe truck của lính Mỹ làm đỏm.
Một lúc sau đạp xe đi thì xe truck phát nổ. Đúng là lính Mỹ trước đây ở Việt Nam nhiều khi "ngu" như
vậy đấy. Nhưng đó là lính Mỹ thời mộng mơ tham chiến ở Việt Nam, bây giờ ở Iraq hay A Phú Hãn
không còn chuyện đó nữa.
Cho nên Machiavelli không phải sai khi nói rằng, trong chiến tranh, quan trọng nhất là người ta sợ
mình. (It's better to be feared, than loved).

(Còn tiếp)
Cà phê Mộc
Xin cảm ơn những lời hỏi thăm. Nơi này vẫn khỏe, không có vấn đề gì, chỉ là cả năm trời bị nhốt ở nhà,
tới đúng mùa lễ thì rất nhiều nơi gọi mời, có những lời mời không thể từ chối. Gặp nhau rồi, thì lời
tuôn không dứt, tới lúc tưởng rằng nên dừng lại thì có việc xuất hiện nối theo sau, cứ thế ham vui mà
quên luôn pha cà phê. Quay đi quay lại đã 14 ngày, hai tuần mà như một chớp mắt.
Nếu ta gặp một người trong đời, mà cảm nhận ta có từ họ hết sức nhàm chán, chỉ có hai lí do. Một là
họ mang một tâm hồn chật hẹp, mà hai, là tâm hồn ta quá sức chật hẹp. Nên lời thâm viễn không âm
vang trong lòng, không thể chạm tới những sự tình ở chốn huyền vi. Người có thể cùng trò chuyện trên
đời hiếm vô cùng, nên gặp rồi thì không nỡ rời đi.
Cao Xứ Bất Thắng Hàn
Chuyện tranh cử ngày hôm nay đã định ra từ xa xưa trong tiền kiếp. Xuyên suốt nhiều ngàn năm, hễ cứ
có một trật tự suy tưởng mang con người tới gần hơn các đấng siêu việt, thì tự nhiên có một trật tự
suy tưởng khác mang con người rời xa các sinh mệnh thánh khiết đó. Tình huống bây giờ như một
phép thử cho hai luồng tư tưởng: giữa luồng tư tưởng bất tín Thần và luồng tư tưởng tín Thần.
Trong nền minh triết Á Đông, bất kỳ một sự vật, hay sự tình nào xuất hiện, cũng đều đồng thời tồn tại
hai thứ, là sự vật hiện tượng trước nó, và sự vật hiện tượng sau đó. Thời gian đối với con người
tưởng chừng như đang đi qua, kỳ tình là một thứ cố định. Mỗi một thời khắc người ta sống trong đời
tưởng như là đang trôi, thực ra là tâm thức họ đang "trải nghiệm" từng lớp kết cấu không gian cấp
cho họ.
Lúc Richard Wilhelm trình bày chi tiết về Kinh Dịch trước Carl Jung cùng rất nhiều người khác, tất cả
những người khác đều cảm thấy rất khó hiểu, chỉ riêng thiên tài của Carl Jung là nhìn ra được một
chuyện, chính là mỗi một thời khắc đang trôi đi trong không gian này đều có một biểu tượng, đều chứa
một thông điệp, và người ta hoàn toàn có thể đọc được thông điệp của "thời - không" qua chỉ dấu của
Dịch. Vạn sự vạn vật tưởng như chuyển động đều theo một quy luật nhất định, chỉ là muốn biết sự
việc nào, thì phải "dò" vào sự việc đó, "dò" bằng câu hỏi xuất hiện trong đầu. Kết nối giữa câu hỏi đó
với các biểu tượng sẵn có, khi thì đồng xu và các biểu tượng trên nó, khi thì bằng tổ hợp biểu tượng
xung quanh. Richard Wilhem trong hôm đó có dự đoán một sự tình do một người đặt câu hỏi, và dự
đoán đó trở thành hiện thực trong chưa đầy hai năm sau.
Nơi này từng nói điều gì? Kinh Dịch, cũng giống như người ta chạm vào một điểm, thì âm vang ngược
trở lại là thông điệp của cả một thế giới. Ví dụ đơn giản hơn là nhìn một hành tinh chuyển động, ta
biết vị trí trước đó của nó, sau đó của nó, từ đó nhìn ra cả một quỹ đạo của nó.
Tầm mức của suy nghĩ trên đáng sợ như thế nào? Là nó đánh đổ toàn bộ nhận thức về vũ trụ, thời
không, giác độ lịch sử, triết học Tây Phương cất công gầy dựng trong bao nhiêu năm.
Lấy ví dụ khác thế này: nếu có một đồng xu, xác suất của việc có được mặt ngửa khi ném đồng xu đó
lên đất là bao nhiêu? 50% - rất nhiều người sẽ nghĩ như thế. Kỳ tình là theo lý luận của nền minh triết
Á Đông thì không có chuyện đó. Cái 50% kia là cái belief - cái niềm tin của người ta dựa trên các khả
năng hiện có, cộng lại rồi chia trung bình. Con người lấy cái hiểu biết đó của mình, tính ra con số 50%.
Thực ra khi ném thử đồng xu xuống đất, hỏi bao nhiêu lần mới đạt được xác xuất trong một phạm vi
biến động đủ nhỏ để khẳng định là 50%? Là phải thử một số lượng lần cực kỳ lớn, nhưng vẫn chỉ là giả
định về mặt thống kê!
Tức là ngay khi đồng xu rớt xuống đất, trong giác độ của nền minh triết Á Đông, kết quả vốn đã có ở
đó, chỉ là tâm hồn người ta chưa "đi vào" cấu hình "thời không" đó.
Chính vì giác độ của người Tây Phương gần như không thể tiếp cận lối nghĩ này, nên họ sau này loay
hoay tới lui vẫn không thể nào trả lời được câu hỏi về nhân sinh. Hàng chục ngàn trang sách từ
Heiddeger, quanh đi quẩn lại vẫn là bàn về một sự tình đã được giảng tường minh từ rất lâu trong nền
minh triết Á Đông - "being".
Có phải đó là một chỉ dấu đáng sợ hay không? Khi con người không còn đức tin vào thần nữa, họ loay
hoay không biết phải sống và tồn tại như thế nào.
Nơi này đã nói về một tình huống, Mộc chính là Sức Khỏe, và Thổ chính là Tri Thức. Vừa rồi xảy ra một
sự tình hết sức hiếm có, là Mộc Tinh giao Thổ Tinh. Sự tình này đặc biệt quan trọng đối với người có
hiểu biết một chút về thiên văn. Ở một tầng thứ thâm viễn hơn, thiên tượng chuyển biến trong sự
đồng điệu với sự chuyển biến trong tâm thức của nhân loại ở một tầng thứ - mà Carl Jung gọi là Vô
Thức Tập Thể - ở mức độ thâm sâu hơn so với cách mà con người ta hiểu về bản thân, quốc gia, dân
tộc.
Sống!
Mộc là sức khỏe, cũng là nói tới sức sống. Sức sống của con người ta bắt đầu từ đâu? Mộc chính là
không gian của một sinh mệnh. Huỷ diệt một sinh mệnh cũng cod nghĩa là không cho nó “không gian”
đó nữa. Không gian đó có vị trí, có phạm vi. Hay có thể nói "Mộc" chính là phạm vi tồn tại của sinh
mệnh. "Thổ" là kết cấu tư tưởng của sinh mệnh. Một khi kết cấu tư tưởng của sinh mệnh không phù
hợp với phạm vi tồn tại của sinh mệnh, lập tức phần "Mộc" kia sẽ bị thu nhỏ lại, bị lấy đi, cấp cho sinh
mệnh khác.
Ai quyết định cái phần "Mộc" đó? Ai cấp "Thủy" nuôi sống nó?
Tại sao người Trung Hoa đặc biệt quan trọng Bát Tự của trẻ sơ sinh? Chính là qua 8 chữ đơn giản thôi,
nhưng người ta biết được đứa trẻ lớn lên sẽ gặp chuyện gì, làm công việc gì. Khang Hy tinh thâm Bát
Tự, truyền ngôi cho một Dận Chân đầu óc chậm chạp, làm việc cứng nhắc, hoàn toàn thua kém các
hoàng tử khác ở tri thức và tài quyền biến là cớ làm sao? Tại vị hơn 60 năm, gánh vác cái cơ nghiệp tổ
tiên để lại bộ dễ dàng lắm sao mà truyền ngôi cho người tài mọn, lại có bụng dạ hẹp hòi như Ung
Chính? Là vì trong nhà Dận Chân có đứa trẻ tên là Hoằng Lịch, trong Bát Tự của Hoằng Lịch có xung
khắc hết sức dữ dội, có mệnh làm Hoàng Đế. Không truyền ngôi cho nó, sau này nó làm loạn, tắm máu
cả dòng họ Ái Tân Giác La, cơ nghiệp tổ tông lúc đó khó giữ.
Từ thời Heraclitus trở về sau, trong nền văn minh Tây Phương không còn hệ thống tri thức thâm viễn
như thế nữa. Có chăng chỉ là một chút kiến thức về thiên văn còn sót lại, rất sơ khai so với hiểu biết về
thiên tượng của người Ấn Độ. Một phần là nhờ công phá hoại rất lớn của nhà thờ Catholic.
Trong vùng đất hỗn loạn đó, trong tâm hồn Âu Châu bắt đầu xuất hiện hai dòng tri thức, một là luôn
song hành vào đức tin vào thần, và cái còn lại là triệt để phủ định đức tin vào thần.
Từ dòng chảy thứ hai, những cái tên sau này xuất hiện như Nietzche, Karl Marx, Heiddeger, Marcuse,
Sarte,... nhóm người này tạo ra một trật tự tư tưởng giam cầm tâm hồn người ta từ chỗ triệt để phủ
định sự tồn tại của các sinh mệnh siêu việt, tới dần dần tạo ra một thế lực ma quỷ bước ra từ nội cảm
của người ta. Tri thức của họ cũng được đại diện bởi yếu tố Thổ, là tàn tro được sinh ra từ lửa địa
ngục - Âm Hỏa mà thành.
Trong trường thơ Paradise Lost của John Milton cũng là nói về tình huống khi Satan quên mất xuất thân
của mình, cho rằng các thiên thần tự sinh ra, self-begot, self-govern, cũng là lúc Satan rơi vào Inferno -
Hỏa Ngục.
Con người một khi rời xa các đức tin chân chính vào Thần Phật, tự nhiên sẽ bị gửi vào trong hoàn cảnh
hết sức thống khổ, cảm giác như luôn bị thiêu đốt. Các triết gia Tây Phương về sau không ngừng tranh
cãi, không ngừng chiến đấu với nhau, họ không tìm ra được sự đồng thuận về mặt ngữ nghĩa, người
về sau càng theo đó mà nghiên cứu thì càng không thể đề cao cảnh giới trong tâm nữa. Trong môi
trường đó, các tri kiến sai lầm sẽ liên tục xuất hiện, làm thay đổi nhận thức của người ta về nguồn gốc
sinh mệnh tự thân, đánh đồng con người với con vật, và cho rằng đời người tự nó là vô nghĩa.
Con người sao có thể như con vật? Vạn sự trên đời diễn tiến đều có quy luật, nào phải đều là hư vô?
Không biết thì học, không thấy thì đi tìm. Không nên vì không biết và không thấy mà cho rằng không có.
Mộc Tinh tiến gần tới Thổ Tinh chính là đúng vào thời điểm mà con người bắt đầu nhận thức lại tri
thức tích tụ trong bao nhiêu năm đó.
Chẳng phải hiện giờ vẫn là cuộc chiến ý thức hệ của đám người Thiên Tả, Cộng Sản với những người
có Đức Tin hay sao?
Kỳ tình, triết học Tây Phương, kể từ sau Aristotle trở đi, đều là thứ mang con người ta gần tới Hỏa
Ngục.
Thiên tài của Dostoievsky hay được nói tới ở nơi này, đặc biệt là trong tác phẩm của anh em nhà
Karramazov. Anh chàng Alyosha là câu trả lời của Dostoievsky về việc con người nên sống thế nào với
giới hạn trong nhận thức? Chính là không quan trọng lí trí của anh cao lớn tới đâu và có thể giải thích
được bao nhiêu khúc mắc trong đời, điều quan trọng nhất chính là anh tin vào điều gì và anh có dám
sống tới cùng với đức tin đó hay không.
Sự sụp đổ của Ivan, hay của anh sinh viên Raskolnikov là câu trả lời cho Ubermench trong tâm hồn
Nietzche. Raskolnikov giết bà chủ tiệm cầm đồ, cũng như Ubermench trong tâm hồn Nietzche sẵn sàng
tạo lập một trật tự đạo đức mới trong tâm hồn... Tất cả những thứ đó sẽ sụp đổ và chôn vùi họ cho
tới khi có một cú chạm của thần - a touch of God.
Nền minh triết Á Đông không có từ ngữ tương đương trong Anh Ngữ, hay trong tiếng Hy Lạp... là bởi vì
người tu luyện xa xưa không chỉ có yêu thích sự minh triết, mà họ sống vì nó, làm theo nó - họ gọi đó là
tu luyện. Nên văn minh Âu Châu không có từ ngữ tương đương với Đạo, hay Tu Luyện. Carl Jung sau
này dùng Synchronicity để nói về Đạo, người dịch sách sau này dùng chữ "cultivate" để dịch ý nghĩa của
Tu Luyện, thực ra đều rất khiên cưỡng.
Ngay cả khi có từ ngữ tương đương, họ cũng thấy hết sức khó hiểu, đặc biệt là khi gặp Lão Tử giảng
về Đạo trong Đạo Đức Kinh, rằng cái Đạo đó đem ra xem thì không hợp nhãn, nói ra nghe thì không
hợp nhĩ. Chỉ có đem dùng, dùng không bao giờ hết. Dùng thế nào? Là dùng như Dostoievsky, qua nhân
vật Alyosha.
Nơi này vẫn là mượn chuyện chính trị, để nói chuyện nhân sinh. Trong khi rất nhiều người tìm tới nơi
này, lại muốn qua chuyện nhân sinh, tìm ra chỉ dấu về chính trị.
Vậy thì cũng không nên làm họ phật ý.
Nhân vật bên dưới đang ở vào thời quẻ Tùy, hào 4.
Lời quẻ Tùy là Phản Phúc Bất Định Chi Tượng.
Dưới hào 4 là hào 2 và 3, là hào của thuộc hạ xấu. Trong khi hào 5 là ngôi Cửu Ngũ của Hoàng Đế phía
trên.
Phải chọn thế nào đây? Hào này hết sức hung hiểm, đâm Hoàng Đế một nhát, thì tội vạ ngàn thu,
nhưng không đâm hoàng đế, thuộc hạ đã kề dao mạn sườn từ lâu rồi.
Tiến cũng hung, mà lui cũng hung. Tiến thì "Bất Định", lui thì mang tiếng "Phản Phúc".
Phản Phúc Bất Định là tình huống của quẻ Tùy - "Tùy" trong "tùy thuộc".
Năm xưa, có một nhân vật cũng lâm tình cảnh này, biết mình tới số, nên cứ điềm nhiên chịu chết là
Nguyễn Trãi. Không phải là Nguyễn Trãi không nhìn ra đại kết cục của mình, ông ở vào tình huống không
thể tránh được nữa.
Lòng trung thành của người ta lớn tới đâu? Tướng Flynn khi thấy con trai mình bị phe Dems hại tới
phải bán nhà trả tiền luật sư, trong khi cháu trai ông chỉ vừa mới sinh. Ông gặp tình thế thân cô thế cô,
không ai thèm giúp. Hoàng Đế thì nghi kỵ, mà mình ông thì đơn độc trước nanh vuốt của James Comey
và đám người Democrats, thế là ông nhận tội cho xong, mặc dù ông có làm gì đâu. Đời nhà binh trải
qua nhiều rồi, ở tù thêm chút thì có sao?
Quốc gia dân tộc cái mẫu tử gì chứ?

Chỉ là Trump chưa tới nỗi đui, nên còn cứu được ông. Lần này Pence phiền đây, để xem ông quyết thế
nào.
Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng. Lời quẻ: PHƯỢNG TẬP - ĐĂNG SƠN
Phượng là loài chim quý, thuộc hành hỏa, hỏa ứng với tim óc. Trong nền văn minh Á Đông, Phượng là
điềm lành, Đế Vương xuất hiện. Có điều, Tập Đế đã xuất hiện rồi, vậy Phượng kia là ý gì?
Trong chữ Phượng 鳳 có chữ Cơ 几 , Cơ là điềm báo. Chữ cơ này trùm lên bộ điểu 鳥, trên chữ Điểu là
chữ Nhất, như cây kiếm trên đầu con chim.
Chữ Tập 習 gồm chữ Vũ 羽, nằm trên chữ Bạch 白.
Điềm báo về thanh kiếm trên đầu con chim lông trắng?
Khách nghịch ngợm, kiếm mà nằm trên đầu con chim thì có lẽ con chim sẽ bị rơi đầu, Tập có lẽ mắc
bệnh phong tình hay tiểu đường tới lúc phải nhập viện tiểu phẫu, sắp phải thành thái giám.
Không phải thế! Là bị interracial aneurysm, máu dồn lên não, phình động mạch, vỡ động mạch thì
thành ra tai biến. Dân gian gọi là "thánh vật".
Quẻ Đại Tráng, động hào 3: Tiểu Nhân Dụng Tráng, Tập "bị" táng vào đầu. Sơn kia có dịp Đăng, hay là
lần này Tập "khuất núi" luôn?
Xin thưa là mùa này Kim còn yếu, Mộc còn mạnh, chưa tới nỗi như thế. Chỉ là lúc này không thể làm gì,
quân tử ngồi im, còn tiểu nhân thì hung hăng như con dê húc đầu vào dậu.

Húc vào dậu mạnh quá, nên váng đầu, vỡ mạch máu não, phải nhập viện, chưa tới số chết, chỉ là nhân
vật cát nhân thiên tướng Vương Kỳ Sơn (đang bị giam tại nhà) nay có thể thoát ra trở lại.
Ngoài dự ngôn Thiết Bản Đồ, bên Tàu còn có một lối nói khác, ám chỉ ngày tàn của cái tà đảng kia.
"Giang Hồ Tập Vô", câu nói này xuất phát từ một tăng nhân, hay đạo nhân nguồn gốc Tứ Xuyên.
Tất nhiên cách suy luận rằng Vô là không còn gì nữa, không còn ai nữa thì rất dễ hiểu. Khi Tập Cận Bình
lên nắm quyền, dân Tàu đã thấy được lời trên ứng nghiệm, nghĩa là sau Tập thì cái đảng kia cũng xong.
Nhưng như vậy, theo lối suy luận đó, thì cách nói "Đặng Giang Hồ Tập" cũng hợp lý, cứ gì phải thêm
chữ Vô (無)?
Chữ Vô (無), theo lối viết Khải Thư, có phần đặc biệt.
Trên cùng là chữ Nhân (人), bên dưới chữ Nhân là hai chữ Cộng (共). Bỏ một nét ngang dưới cùng, ta
thấy rằng có hai lần Song Thập, một lần Song Thập là 20, hai lần Song Thập, chẳng phải là năm 2020
Tây Lịch hay sao?
Chưa hết, tách hai chữ Cộng kia ra, một bên trái, một bên phải. Bên trái là phương Tây, bên phải là
phương Đông.
Có lẽ năm 2020, thế nhân nhìn ra được chân tướng Cộng Sản ở phương Tây và phương Đông? Người
ta nhìn ra chân tướng Cộng Sản vào năm 2020, tình huống lại ghép thành chữ Vô - không còn dấu vết
gì.
Trong lý luận của Đạo Gia, lúc cực thịnh cũng là lúc khởi suy, vật cực tất phản, cùng tắc biến, biến tắc
thông. Lúc không còn gì, kỳ thực là lúc bắt đầu sinh trưởng.
Chữ Cộng kia, không phải chỉ trong Cộng Sản, mà còn trong Cộng Hòa. Trong cách viết Giáp Cốt của
người Hoa Hạ, chữ Vô viết theo kiểu tượng hình là một người lớn dắt theo hai đứa bé trai - là mầm
mống của hai nền cộng hòa mới.

Xin chỉ nói tới đó thôi.


Tình huống của quẻ Dự cũng như tình huống của Lưu Bang đi dự Hồng Môn Yến. Có người bên Sở bày
mưu cho Hạng Vũ nhân cơ hội trừ khử Lưu Bang, may có Trương Lương đi theo, nhìn ra tình huống,
thu xếp cho Lưu Bang lấy cớ đau bụng đi ra ngoài, ra ngoài rồi thì trốn luôn.
Trương Lương là một người tu Đạo, sau Lưu Bang thành công, tính công cho Trương Lương rất hậu
mà ông liên tục từ chối. Sau chỉ nhận tước Hầu, như Hàn Tín. Khác với Hàn Tín (bị nghi ngờ, tuy lập đại
công nhưng chỉ được ban tước Hầu), Trương Lương là từ chối hết thảy. Càng về sau Trương Lương
học theo Phạm Lãi, công thành thân thoái, không màng tới chuyện thế sự, ngỏ ý theo Xích Tùng Tử đi tu
Đạo. (Xích Tùng Tử - ông già ngồi dưới cây tùng đỏ là một vị tiên bên Đạo Gia).
Lưu Bang ở vị trí hào 5 của quẻ Dự. Nhờ hào 4 chống đỡ, tuy có bệnh, lại lâm nguy, nhưng vẫn có thể
toàn mạng thoát thân.
Ngày 6/1 tới là một ngày đặc biệt. Quẻ Dự, lại ứng với hào 4. Cái người ứng với hào 4 kia đang bước
vào thời kỳ đầu tiên của quẻ Đại Súc, thời làm chuyện lớn, gặp rất nhiều khó khăn.
Lời quẻ Dự: "Thượng hạ duyệt dịch" - trên dưới vui vẻ. Ai cũng cười nói, nhưng trong nụ cười lấp
loáng gươm đao. Nội hàm quẻ Dự mang một chỉ dấu đáng sợ: "Coi chừng!"
Ở đời, anh hùng mạc vấn xuất xứ, bất luận một người trước kia từng làm gì, một khi họ dám dấn thân
trên con đường Đại Thiện, thì trở lực ngăn cản họ là Đại Ác. Đi được tới đâu là lựa chọn của mỗi
người.
Hào 4 động, Mộc Khắc Thổ, Thổ tù, Mộc tướng, như cây lớn đổ lên đầu.

Phát đạn ngày 6/1 tới là phát đạn vào đầu Kennedy, hay là vào tim Reagan? Rất khó nói.
Xin mời đọc lại Cà Phê Irishman. Người ta giết Lincoln, Kennedy, anh em Diệm Nhu, Reagan...là vì họ
làm nhiều người xấu hổ.
Những người lỡ tin vào lý niệm của người Democrats bao lâu nay mắng chửi Trump không tiếc lời. Một
trong những phương cách tấn công của họ là lờ đi những người mang cùng lý niệm Cộng Hòa Trump
đại diện, chỉ tập trung và suy giảm hình tượng của Trump trở thành một người rơm (strawman) với
đầy đủ những yếu tố phù hợp với các đòn đánh của họ, từ đó đánh đồng những người mang cùng lý
niệm đó và ủng hộ Trump thành những người thiển cận và có đầu óc chậm chạp.
Bốn năm trời, họ không những không thành công, mà số cử tri bầu cho Trump còn tăng lên hơn chục
triệu, cộng với làn sóng ủng hộ Trump xuất hiện trên toàn cầu làm nhiều người rất tức giận. Chỉ mới
đây, Gallup lại có một kết quả khảo sát hết sức khó coi, đảm bảo uy tín của họ[Gallup] sẽ bị công kích
sau khi công bố kết quả rằng Trump là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất, trong khi Barrack Obama
- tượng đài của người cánh tả lại xếp rất xa bên dưới.
Ai mê đá banh chắc biết cái tên Cristiano Ronaldo, tên đầy đủ là Cristiano Ronaldo dos Santos
Aveiro(dos Santos Aveiro là họ) . Ronaldo là cái tên cảm hứng từ... Ronald, trong Ronald Reagan, chứ
không phải là từ Ro béo thuộc tuyển Brazil.
20 năm nữa, sẽ không hề ngạc nhiên chút nào khi trong số danh thủ mới xuất hiện gốc Bồ Đào Nha hay
Tây Ban Nha có người tên Trumpeto.
Lúc mới thành lập chính phủ lâm thời, Hồ thủ tiêu rất nhiều người ngây thơ. Họ thông minh, có học
thức, nhưng họ không biết nguồn gốc của Hồ, nếu Hồ không khử họ đi, trước sau gì họ làm Hồ bẽ mặt.
Vì so với họ, Hồ có "biết cái mẹ gì đâu".
"Always charge a guy with a gun. With a knife, you run away!"

https://www.facebook.com/Andrewahnguyen/posts/2560621790918837
Cà phê Âm Dương
Trong cuộc đời này, tất cả những gì ta làm, dẫu tưởng rằng sẽ tạo ra điều tốt đẹp lên cuộc đời người
khác, sau cùng vẫn là làm cho bản thân mình.
Tâm hồn con người là một tạo vật hết sức đặc biệt của Thần. Nếu như nó không xứng đáng với không
gian ban tặng cho nó, tự động nó sẽ phá hủy tất cả những ân phước đó.
Adam sẽ phá hủy vườn Địa Đàng, nếu như Eve không làm vậy. Nguyên do là vì tâm hồn họ chưa thể
đạt được tới cảnh giới tồn tại ở vườn Địa Đàng. Tạo vật của Yhwh hoàn hảo về hình thể, nhưng
khiếm khuyết về tâm hồn. Để tạo vật đó bộc lộ khiếm khuyết đó mà không để lại tai họa, trái cấm là
một "circuit break", hay là một "safety switch," nhằm đảm bảo rằng sinh mệnh không xứng đáng không
phá hoại được không gian ban cho họ, mà một khi cái cầu chì đó nổ, thì cũng có nghĩa là năng lượng và
không gian vật chất ban cho họ bị thu hẹp lại, Adam và Eve phải rời xuống một không gian thấp kém
hơn vườn Địa Đàng.
Dostoievsky nhìn ra điều đó, ông biết rằng con người vĩnh viễn không thể nào tồn tại ở Utopia một khi
tâm hồn người ta không xứng đáng với nó.
“Ban cho gã mọi phước lành trên đất, nhấn chìm gã trong niềm vui sướng tới độ chẳng còn gì ngoài
những bong bóng nổi lên nhảy múa trên niềm hạnh phúc vô bờ,… đúng lúc đó sự vô cảm và báng bổ
bước ra từ lòng gã, và gã sẽ xuống tay với anh một cách ghê tởm. Gã thậm chí sẽ mạo hiểm với những
chiếc bánh của mình, tìm tới những thứ chết chóc rác rưởi, chỉ đơn giản là mang vào hiện thực tích
cực này những điều gớm ghiếc từ trong gã… đơn giản chỉ để chứng minh rằng gã vẫn là một con
người chứ không phải là một phím đàn dương cầm”
Không ai muốn nghĩ rằng mình là một phím đàn dương cầm dưới bàn tay vô hình của tạo hóa. Kẻ
không xứng đáng với sự sống sẽ hủy diệt nó, kẻ nhìn ra biên duyên của nó luôn muốn siêu việt nó.
Thế giới này sẽ không bao giờ đạt được tới trạng thái tốt đẹp vĩnh hằng, bởi vì tâm hồn con người
luôn ở tầm mức khác nhau.
Cái mà ta đang thấy ở Hoa Kỳ không có gì mới. Dựng lên một quốc gia hết sức vất vả, họ giáo dục thế
hệ sau về khó khăn của ông cha, nhắc nhở lớp trẻ về lòng yêu nước. Trong số đám trẻ đó, khi tâm hồn
của chúng thấp kém không đạt được tới tầm mức cảm nhận được khó khăn đó, trong tiện nghi giàu có
của xứ tự do, chúng sẽ trở thành những mầm mống phá hoại chính những điều tốt đẹp nhất mà cha
ông vất vả tạo ra và gìn giữ cho chúng. Đó là những đứa trẻ mà Dostoievsky nhắc tới.
Đó cũng chính là tình huống mà Đạo Gia rất lâu trước đó nói về kết cấu của cõi không gian này: Vô Cực
Sinh Thái Cực, Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng Sinh Bát Quái.

Trong Thái Dương xuất hiện Thiếu Âm, trong Thái Âm xuất hiện Thiếu Dương. Ân Phước của Thần Phật
và Đau Khổ từ Địa Ngục liên tục đan xen, tạo thành hai cực đối lập, theo đó vật chất liên tục chuyển
động trong cõi này.
Đây là pháo hoa của dân chơi Fireworks underground ở Melbourne. Đêm qua họ tới công viên sau nhà,
set up Fireworks gần 20 phút cho tới khi cảnh sát tới.
Đây là một khu ngoại ô khá thanh vắng, sau COVID thì càng trở nên cô tịch. Đêm mùa hè chỉ nghe tiếng
côn trùng kêu cũng đủ nhớ quê nhà tới nao lòng.
Trong đầu đang miên man những ký ức xa xưa thì tiếng Fireworks nổ làm giật mình. Khách nhìn vào
người đang headstand (trồng chuối bằng đầu) trong góc phòng, đôi mắt lim dim.
- Kiển, hào nhất.
Kiến là tình thế hung hiểm, trước là biển, sau là núi, không thể đi đâu. Hào nhất là nói về tình huống
ngồi một chỗ - cái chân bị què. Ài! Lại là một năm “ở nhà”. Năm nay không đi ra ngoài, mà lại có thể từ
balcony ngắm Fireworks, xem chừng cũng không tệ chứ? Khách vén rèm cửa sổ nhìn cho rõ.
- Còn nữa! Là Mông, hào Lục.
Quay lại thấy người kia đã đứng dậy, nhìn ra cửa sổ.
Mông là “Thiên Võng Tứ Trương”, lưới trời lồng lộng. Hào lục là hào nói về tình huống những kẻ ngu
tối sẽ làm điều sai quấy tới cùng. Càng bắt chúng, chúng càng vùng vẫy, tai ương càng lớn. Muốn trị
chúng, chỉ có thể lấy đi nguồn cơn dục vọng của chúng, tiếp tục bắt bớ sẽ tới lúc phải đại khai sát giới,
hủy diệt chúng.
Cũng là đau khổ, nhưng cái đau khổ của Søren Kierkegaard mang ông gần hơn tới Thần, và cái đau khổ
của Nietzsche làm ông chối bỏ Thần. Có khổ thì mới dễ ngộ, nhưng không phải ai trong khổ cũng ngộ.
Kiển là què chân, Mông là bắt bớ.

Cảm ơn những lời chúc mừng, nơi này cũng xin chúc mọi người khỏe mạnh trong năm tới. Tân Sửu
còn chưa tới, và Tân Sửu chưa bao giờ là một năm dễ dàng trong lịch sử.
Cà phê Kính
Có lần nơi này viết: "ma quỷ trong chi tiết, bạo chúa trong khái niệm". Vì bài viết public, có người đọc
được, liền để tâm. Sau người ta nhắn, đại để cảm ơn là vì nhờ "ma quỷ trong chi tiết" mà họ để ý tới
thái độ của mình đối với người xung quanh, gia đình, chỗ làm, thấy rằng không nên cứ xét nét quá,
người ta khó thở, con trẻ xa cách,... có nhiều thứ cho qua được thì cho qua. Tự nhiên sau đó thì không
khí sở làm trở nên dễ thở phần nào, ở nhà con trẻ tự nhiên vui vẻ hơn. Công việc thông suốt, gia đình
vui vẻ.
Có điều, nơi này đâu có ý đó khi viết như thế? "Ma quỷ trong chi tiết" nghĩa là nhiều khi có rất nhiều
thứ, thoạt nhiên thì không ai thấy vấn đề, nhưng đi vào chi tiết, thì có những vấn đề ẩn nấp như
"trứng rồng". Một thời gian sau khi trứng rồng kia nở, con rồng kia lớn rồi thì giải quyết hết sức phiền
phức.
Mỗi người đều có một bộ giá trị khác nhau, xin tạm gọi là những lăng kính mà qua đó họ nhìn đời với
độ phân giải và giác độ khác nhau. Có người thấy cái này, có người thấy cái kia, có người bỏ sót cái này,
có người bỏ sót cái kia. Vì thế nên sự đa dạng của xã hội và môi trường sống là điều hết sức cần thiết,
bởi một khi vấn đề cho người này xuất hiện, thì họ có thể tìm tới người đã nhìn ra chuyện để hỏi cách
giải quyết, và ngược lại, lăng kính và giác độ của họ sẽ giúp ích cho nhiều người.
Chính vì vậy, một khi vấn đề chưa xuất hiện, thì rất khó để những người ôm giữ các giá trị khác nhau
có thể đồng ý với nhau.
"Thiện Giả Bất Biện - Biện Giả Bất Thiện" - Đạo Đức Kinh, Lão Tử
Nhưng trở lại với cái người trên kia, không lẽ nơi này lại đi cãi với họ? Có những người vốn cầu toàn -
perfectionists, nên tự họ tạo ra một không gian khó khăn đối với những người sống xung quanh. Nói
chính xác là tâm hồn của họ có trật tự hơn những người ở cùng với họ như con trẻ, hay cấp dưới... Họ
cũng cảm giác được không khí ngột ngạt đó, nên tìm thấy được chỉ dấu ở nơi này. Mặc dù ý định ban
đầu viết ra so với cách giải quyết tình huống của họ, là hai lối nghĩ khác nhau.
Nguyên do là trong lòng một người luôn hướng thượng, tự nhiên chỉ dấu về Thiện Tính sẽ xuất hiện ở
khắp mọi nơi. Họ tưởng là chỉ dấu từ nơi này, kỳ tình thì không hẳn thế.
"I love those who love me, and those who seek me find me." - Proverbs 8:17
(Ta yêu mến những người yêu mến ta, Phàm ai tìm kiếm ta sẽ gặp ta.)
Hồi nhỏ, sang nhà hàng xóm chơi với bạn, thấy người đàn ông đánh vợ rất sảng khoái, vừa đánh vừa
chửi, máu mũi và máu miệng người vợ chảy cả xuống cằm. Hai đứa trẻ con nhìn thấy cảnh đó, trong
lòng đều có suy nghĩ. Lúc sau hai đứa chơi bắn bi:
- Sao ông T đánh vợ ác dữ mày? - một đứa nói.
Đứa kia ngắm một hồi, rồi bung ngón tay, viên bi trong tay nó vọt ra va vào hòn bi cách đó chừng vài
gang tay nghe cái "chóc":
- Hỗn thì đánh cho là đúng thôi!
Cùng một tình huống, một đứa trẻ thấy thương cảm người bị đánh, trong khi đứa trẻ khác lại nghĩ
rằng sau này nó cũng làm thế với vợ nó.

Bài học từ hai câu chuyện trên: nên mua cho mình cặp kính mắt thật tốt, không cận thì cũng nên có
kính mát. Có đánh vợ thì cũng không nên đánh trước mặt con nít hàng xóm, tụi nó đi nhiều chuyện.
Sơn Phong Cổ
Trong Kinh Dịch có quẻ Cổ, nói về tình huống người cha trong đời làm chuyện càn quấy, sau con cái
phải sửa lại. Những người tu Đạo trước kia, nắm vững Kinh Dịch, đều nhìn ra rằng Khổng Giáo có chỗ
giới hạn, giới hạn đó về sau, vào thời Tống trở thành một thứ cực đoan trong quan hệ quân thần, cha
con.
Nho sĩ thời Tống chủ trương thế này:
Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
“Tử” rồi sao mà sửa?
Điểm cực đoan đó làm người đời sau hiểu lầm Khổng Tử, hậu thế mắng chửi ông không tiếc lời. Ông
là người am hiểu, dành cả đời đọc Kinh Dịch, mãi tới cuối đời vẫn không ngừng đọc đi đọc lại. Sao lại
không thể biết được tình huống quẻ Cổ?
Nơi này từng nói tới tình huống của Osiris và Horus trong thần thoại Ai Cập. Tình huống của quẻ Cổ
cũng phần nào tương tự như câu chuyện của Horus và Osiris.
Quẻ Cổ, lời quẻ là Âm Hại Tương Liên, nhưng trong cái đổ nát của quẻ Cổ lại có điều tốt đẹp, là đứa
con trai sẽ gánh vác, vực dậy sự đổ nát mà người cha để lại.
Đây là một tấm hình kỳ lạ, nhất là sau những gì xảy ra với CIA ở Frankfurt, nhiều người sẽ đặt dấu
chấm hỏi tại sao Haspel lại ở giữa tấm hình. Lý ra theo những gì đồn đãi đúng, thì Haspel phải ở
Guatanamo mới phải?
CIA và FBI bao nhiêu năm dươi thời Bush và Obama chẳng phải đúng là một đống "đổ nát" quan liêu
hay sao?
Tấm hình này có nghĩa là gì? ("We got her")?
Rất có thể Haspel đã chấp nhận trở cờ. Một khi CIA trở cờ, thì Trump lại có thêm ... trump cards.
Tấm hình này xuất hiện trên twitter của Pompeo, trong khi Pence không cho thấy ông sẽ cam kết sẽ
cùng các ông nghị bên Rep "flip the election". Nhiều người cho rằng nếu như Pence ra quyết định của
mình bây giờ, thì cục diện lúc đó lại chuyển sang Pelosi ở Hạ Viện tổ chức bầu cử. Nhức đầu là ở chỗ
này, nếu như Pelosi kiếm chuyện (dễ gì lại không?) thì dám thiên hạ lại không đổ vấy tội cho Pence
thông đồng.

Phản Phúc Bất Định!


Cà phê Jaspers
Khách đi dạo, gặp một người quen cũ trong một khu Shopping sầm uất, cô bé con mới sang Úc học
ngày nào nay đã phổng phao, làm barista trong một quán cà phê có tên Jaspers.
"Chú Andy!! Hey!!!"
"Chú uống cà phê ăn bánh nghen! ... Chờ con chút!"
Khách nghe mùi espresso thơm nức, nhìn cà phê chảy vào cốc giấy, cầm lòng không đặng, bèn ngồi
xuống bàn. Cà phê, và cái tên Jaspers, tự nhiên một dòng ký ức chạy về.
....
Karl Jaspers và Carl Jung giống nhau ở một điểm là cùng nghiên cứu tâm bệnh trước khi bắt đầu hành
trình tâm linh. Karl Jaspers cũng là một bác sĩ tâm lý, trước khi chuyển sang nghiên cứu triết học. Karl
Jaspers nhìn ra được nhiều vấn đề. Ông tìm tới nhà thờ để gặp các nhà thần học để đặt câu hỏi,
nhưng nhà thờ Catholic không thể trả lời cho ông. Đối với ông, họ đã trở thành những mộ phần di
động, một nơi an nghỉ. Những tâm hồn đã cho rằng mình đạt được chân lý tuyệt đối, trịch thượng và
kiêu căng tới độ Karl Jaspers, dẫu có mang tinh thần tìm cầu và học hỏi tới đâu, vẫn không thể nào đối
thoại với họ. Cái Jaspers nhận được từ họ liên tục những lời khuyên nhủ, họ không hề lưu tâm tới thắc
mắc của ông, cũng không hề quan tâm tới hành trình tâm linh của ông. Đối với họ, ông cũng như tất cả
các giáo dân khác, thấp kém hơn, tồn tại trong cõi mê lầm lạc
Jaspers nhìn thấy cực đoan đó trong tâm hồn người đi nhà thờ, khác với Carl Jung đào sâu và liễu giải
nó, ông quay lưng đi tới một chân trời khác, ở nơi đó, ông giành thời gian đọc Nietzsche, Soren
Kierkegaard. Như đã từng viết ở nơi này, Carl Jung có phần may mắn hơn, khi ông không ngừng liễu
giải tâm hồn Âu Châu, và phát hiện ra dáng dấp của một bạo chúa La Mã ở đó. Phát hiện của Carl Jung
đủ để giải thích cho tính chất hiếu chiến của nhà thờ Catholic qua 9 cuộc thánh chiến, và cũng đủ để
giải thích tại sao trật tự tư tưởng mà nhà thờ Catholic để lại trong tâm hồn Âu Châu đã trở nên chật
hẹp. Người Âu Châu liên tục tìm cách thoát ra khỏi nó. Nhờ phát hiện hết sức quan trọng đó, Carl Jung
tới gần hơn tới nền minh triết Á Đông.
Karl Jaspers không được may mắn như thế. Nhưng ông nhận ra vấn đề của Nietzsche, Nietzsche đặt
con người ngang hàng với thượng đế, và theo đó thì điều gì cũng được cho phép, điều gì người ta
cũng dám làm. Anh sinh viên Raskolnikov giết bà chủ tiệm cầm đồ, là một con người mà Nietzsche nghĩ
tới đã hành động. Nhưng Nietzsche chưa dám làm chuyện như Raskolnikov, Nietzsche vẫn còn mơ
mộng. Nói đơn giản, là Nietzsche chưa... giết người. Dostoievsky trả lời cho Nietzsche ở điểm này, rằng
ngay cả khi Raskolnikov có đầy đủ lí lẽ để giết người cướp của, rằng sau đó Raskolnikov còn thoát tội -
chẳng ai sờ tới Raskolnikov, thì có một điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn anh đau đớn và chết đi.
Raskolnikov mãi về sau không chịu được nữa, thú nhận với Sonia, người phải bán thân nuôi gia đình vì
quá nghèo.
Sự đau khổ của Sonia bỗng chống trở nên tan biến, khi Sonia lắng nghe câu chuyện của Raskolnikov.
Dưới ngòi bút của Dostoievsky, Sonia nhận ra rằng tình cảnh của mình vẫn không hề tệ tới mức như
của anh sinh viên đã giết người kia.
Con người không thể là thượng đế, bởi nếu Nietzsche đúng, điều gì con người cũng dám làm. Và rất
nhiều hành vi trong đời không thể nào vãn hồi, là chuyến tàu một chiều, xuống Địa Ngục.
Nên Karl Jaspers cho rằng tâm hồn Nietzsche, là tâm hồn bị quỷ ám. Chẳng phải đây là thiên tài của
Jaspers sao? Khi ma quỷ chỉ tồn tại nơi Thượng Đế và con cái ngài không hiện hữu. Tức là vẫn có một
không gian cho ma quỷ tồn tại, mà sự phong phú trong thế giới của chúng chính là tới từ cá nhân sẵn
sàng rời bỏ Thượng Đế và tín thác sinh mệnh cho chúng.
Ubermench mà Nietszche nói tới chính là con quỷ đó.
...
"Your latte! Great to see you again! You've... gained weight! Like a lot!"
"Mày nói tiếng Dziệt đi con nhỏ ba trợn! Tiếng Anh của mày nghe đau cái lỗ tai!"
"Hihi! Chú mập ra nhen!"

"#%^&*&^!"
Gentlemen's Agreement
Nhiều bạn đọc "uống cà phê" ở đây cũng khá lâu, mà góc nhìn vẫn bị cuộc hạn vào cá nhân chính trị gia
và chính khách. Không nên như thế, nhìn tình huống như thế chính là tự giới hạn chính mình.
Không ai thành công một mình, thành bại của người đời đa phần là tới từ người khác. Không nên chỉ
nhìn Trump là Trump, hay Biden là Biden. Đằng sau mỗi một chính trị gia là một cỗ máy chính trị, có
người mới có, có người qua năm tháng rất lâu dài mà thành.
Trump là trường hợp vô tiền khoán hậu, là bởi vì thành công của ông năm 2016 rất bất ngờ. Nhưng
không phải là ông đơn độc một mình, mà trong hành trình ngắn ngủi của ông, liên tục gặp kẻ thù, liên
tục lập liên minh mới, liên tục phải thương lượng. Nay ông gọi người này là bạn, hôm sau ông nói gã
đó rocketman!
Trong Ngũ Hành ứng với tình huống xã hội, chính trị thuộc hành Thủy là có lý lẽ đó, rất linh hoạt. David
Landes là giáo sư lịch sử kinh tế từ Harvard có viết một quyển sách gây tiếng vang, là Wealth and
Poverty of Nations. Trong sách này, Landes có nói tới một thứ tiền tệ quan trọng nhất, đảm bảo còn
quan trọng và có giá hơn cả ...Bitcoin.
Tò mò ha?
Không có gì mới, là "lòng tin". Lòng tin, hay chữ Tín nếu nói theo người Tàu, là thứ tiền tệ quan trọng
nhất. Thứ tiền tệ này luân chuyển giữa các cá nhân hay giữa các tổ chức là có khác nhau về cường độ,
nhưng cơ điểm và mục đích vẫn giống nhau.
Nhân Vô Tín Bất Lập
Không có chữ Tín thì không bao giờ có chỗ đứng trong đời.
Ví dụ về "lòng tin" đó như thế nào? Trong chính trị (nếu bạn hay đọc mục opinion của các tờ báo lớn)
có cụm từ "Gentlemen's Agreement". Ví dụ về cái GA này ở Úc là trường hợp ở Bắc Úc, có một ông
nghị (lương chỉ độ 200k Úc kim một năm), đã liên tục vận động từ lúc đắc cử để thông qua việc cho
Trung Cộng thuê bến cảng Darwin trong 99 năm. Cảng Darwin kia lại rất gần nơi quân Mỹ đồn trú. Sau
khi việc này được thông qua thì tay kia cũng từ chức, chuyển sang làm một vị trí consultant gì đó trong
công ty bình phong của Trung Cộng, ăn lương không dưới 800k một năm.
Tay chính trị gia kia không sợ Trung Cộng lật lọng à? Chính là như đã nói, trong chính trị, không ai thành
công một mình. Thành công của ông nghị kia cũng phải nhờ phe phái ở Canberra dàn xếp, bộ một mình
gã ăn trọn được hay sao? 800K kia chỉ là bề nổi của tảng băng. Nước Úc làm ăn sâu đậm với Trung
Cộng, lẽ nào lại chỉ có một chút tiền như thế? "Bội Tín" là một thứ tai tiếng nguy hiểm nhất trong kinh
doanh và chính trị. Một khi đã mang tiếng "Bội Tín", xin thưa là không ai muốn làm ăn với mình.
Bill Clinton sau nhiệm kỳ hai đi khắp nơi nói linh tinh thu biết bao nhiêu tiền. Ngay ở Úc, ông thủ tướng
Tony Abbott đã hết thời, cũng không hề kém show. Chuyện như vậy nhiều vô kể...
Thế nên có những người rất ấu trĩ, họ nhìn Biden thành bậc nhân kiệt thiên mệnh gì đó, hay nhìn
Trump là thiên tài xuất chúng ngàn năm có một... Thực ra đằng sau Trump và Biden, như đã nói, là cả
một cỗ máy chính trị, hay cỗ máy chiến tranh, bởi chính trị chỉ là một hình thức khác của chiến tranh.
Những bộ óc bên trong các cỗ máy đó mới là thứ quyết định nhiều sự tình.
Nên trong quá khứ của chính trị gia kỳ cựu, thường họ có rất nhiều deal, rất nhiều hứa hẹn đối với
những người đưa họ đi được tới vị trí mà họ có hiện giờ. Nhiều người không muốn mang tiếng bội
ước, nhưng việc đó nhiều khi lại đồng nghĩa với tội phản quốc, vì họ không ngờ cái người mà họ đã có
deal kia lại... tới từ quốc gia khác, và có lợi ích đối nghịch với lợi ích quốc gia của họ.
Trump là doanh gia, rẽ ngang sang chính trị, nên cái cỗ máy chiến tranh của ông có phần đặc biệt, và rất
khó đoán so với cỗ máy chiến tranh của Obama, hay sau này là Biden.
Vậy nên, bây giờ nếu như có một chính trị gia nào, như Pence, Haspel, Pompeo... trở cờ, điều đó cũng
không có gì lạ. Nhất là đối với những người đã bước vào làm chính trị lâu năm.
Khang Hy năm xưa hết lòng nâng đỡ Long Khoa Đa, nhốt Dận Tường vào trong cố cung 10 năm cũng là
để dùng trong một ngày. Ung Chính bất tài, đầu óc chậm chạp, hành sự hết sức cứng nhắc, gây thù với
nhiều người, từ đại thần trong triều, tới huynh đệ của mình. Khang Hy sắp xếp cho Long Khoa Đa giữ
di chiếu, để lúc cuối cùng không để cho các hoàng tử uy hiếp Dận Chân, đồng thời Dận Tường trong 10
năm bị giam cầm, cũng là 10 năm tôi luyện, tới lúc cần kíp có thể dẫn binh bao vây vòng ngoài.

Cho nên, có những deal cách đây gần cả chục năm, hai ba chục năm, nay tới hạn tất toán thì người kia
phải tất toán thôi.
Cà phê Gentlemen's Agreement 2
Sở dĩ người ta thích tấn công cá nhân chính trị gia, hơn là cả một nhóm người đứng đằng sau, là bởi vì
cá nhân chính trị gia là điểm yếu nhất, dễ tấn công nhất. Dẫu rằng họ đại diện cho một tổ chức, nhưng
đại đa số cử tri không có được tầm nhìn thâm viễn bao quát hết tình huống của chính trị gia và các
mạng lưới của họ, nên vào giờ phút then chốt, họ dựa vào một vài slogans được lặp đi lặp lại, một vài
câu chuyện nhỏ được truyền thông khai thác rùm beng, mà bầu cho các ứng viên chính trị.
Ví dụ như năm 2012, Obama có phiếu từ một bộ phận tuy chán ngán tay mơ bất tài từ Illinois, nhưng
không tin rằng một tay doanh gia máu lạnh ở phố Wall có thể làm tốt hơn. Đứng trước thùng phiếu, họ
nhớ tới điều gì về Obama? "Good man! Bad politics!" Điều gì về Mitt Romney? "Cold blooded!"
Nên tấn công cá nhân là kỹ thuật tác chiến hết sức hiệu quả. Lúc Trump chìa cành olive về phía nhóm
người Cộng Hòa kỳ cựu, Pence lúc đó được chọn làm chiếc cầu nối, ông có thể qua lại giữa hai thế giới
establisment-populist. Đương nhiên Trump và Pence chưa biết nhau nhiều, và Pence còn khá dè dặt,
bởi vì bại trận này (2016), thì con đường tương lai của ông vào nhà trắng lập tức khép lại. Đang lúc
Pence còn chưa break the ice xong với Trump thì lòi ra vụ "chụp con mèo". Pence và vợ hết sức "nhạy
cảm" vụ này, bên phía Trump camp, Steve Bannon biết đòn này khá nặng, bởi cử tri nữ bên Cộng Hòa
cực kỳ dị ứng với phong cách tay chơi này, liều mạng như Chris Christie, hay bạo dạn như Ted Cruz, vấn
đề tình ái gần như là vấn đề tối kỵ, có "phốt" là coi như xong. Nhưng Steve Bannon khuyên Trump
không nên nao núng, cứ tiếp tục. Sau Pence thấy Trump coi như chuyện không có gì, bắt đầu tự tin.
Nên tới lui 4 năm vừa rồi, người ta liên tục mạ lỵ các ứng viên chính trị, Trump tuy là nhận được nhiều
nhất, nhưng Biden cũng không hề kém về số lần bị đòn. Sở dĩ có điều này, như đã giải thích, chính là
rất nhiều cử tri hay người quan sát không nhìn xuyên qua được các làn khói chính trị, họ không thể
nhìn sâu vào các chuyển động lớn bên dưới.
Ông cha người Việt hơn gần trăm năm trước cũng bị Cộng Sản lừa, lơ ngơ nghe theo tuyên truyền
"dân chủ", "tự do" mà rốt cùng chỉ đơn giản là cởi cái ách này ra, quàng một cái ách khác vào, lầm than
suốt thế kỷ. Chung quy là họ vào thời khắc then chốt, lại tin vào các nhân vật thần thánh do Cộng Sản
dựng nên. Cộng Sản đặc biệt sợ tấn công cá nhân, giải thiêng lãnh tụ, chính là bởi vì các lối đánh đó rất
hiệu quả, và nếu không có cường quyền trong tay, họ không thể nào chống đỡ.
Những người ở gần với Hồ biết rất rõ Hồ thế nào.
Bây giờ, sự tình còn phức tạp tới độ, các nhóm chính trị gia cùng một nhóm, đối với một vài sự tình có
liên quan tới lợi ích của nhóm, thì họ dùng cùng một bộ logic, cùng một bộ các topic liên quan, cùng
một language để nói chuyện trước truyền thông.
Họ nói khác đi thì phiền tới đám người ngồi trong bóng tối, các trùm tài phiệt, trùm truyền thông,...
những người thực sự cấp tiền nuôi sự nghiệp chính trị của họ. Thời bây giờ, sự nghiệp chính trị của
người ta không bắt đầu từ lúc đắc cử, cũng chẳng kết thúc vào lúc thất cử, mà còn kéo dài nhiều năm
sau, chuẩn bị cho lớp chính trị gia kế tiếp, các deal kế tiếp, đồng thời thu hoạch lại các lợi tức đã được
hứa hẹn cho mình trong nhiều năm.
Cà phê trước có nói về Gentlemen's Agreement, đó là một dạng hối lộ hết sức tinh vi mà dân xứ Cộng
Sản vẫn chưa biết tới. Ở Úc, Tony Abbott hay John Howards tưởng đã hết thời, nhưng họ lui vào trong
bóng tối, làm quân sư cho lớp kế cận, đồng thời làm cầu nối giữa các liên minh chính trị kỳ cựu với lớp
người sau.
Đương nhiên, đó là môi trường để họ "hớt váng mỡ".
Nên cử tri nhiều khi lơ ngơ, muốn biết về Biden, đi tìm hiểu rất nhiều chính trị gia thân Trump và
ngược lại, vốn thường thấy hơn, là người ta muốn nghe về Trump qua miệng lưỡi của các chính trị gia
thuộc nhóm Globalists.
Sự tình phức tạp là ở chỗ tuy khác đảng, nhưng nhiều chính trị gia lại cùng một faction ngoài đảng. Ví
như ở Úc, ông nghị Kevin Rudd và ông nghị Malcolm Turnbull là hai lãnh đạo thuộc hai đảng đối lập,
nhưng đường lối và quan điểm của hai ông giống nhau, nên Malcolm Turnbull như làm cục bông cho
Kevin Rudd nện ở nghị trường, phe Liên Đảng chán quá, lật Malcolm Turnbull, đưa Tony Abbott lên
thay. Kevin Rudd không hiểu đối thủ mới, loạng choạng liên tục, phe Công Đảng thấy không ổn khi
Abbott liên tục ghi điểm, liền đâm Kevin Rudd một nhát thấu phổi, đưa Gillard lên thay. Gillard lên thay
được một thời gian ngắn cũng đấu không lại Abbott, thế là Công Đảng đá Gillard xuống, đưa ... Kevin
Rudd lên lại. Nhưng Kevin Rudd chẳng làm được gì, Công Đảng thua banh xác pháo, thế là mới tới đồ
ăn hại Shorten lên thay, làm tiêu ma luôn hy vọng của Công Đảng trở về sau.
Bên Liên Đảng cũng chẳng vừa gì, Tony Abbott còn nuôi hận bị đâm sau lưng, nên đưa Peter Dutton lên
thách thức Malcolm, Malcolm biết uy tín sa sút, nhưng quyết không muốn thua Abbott và Dutton, nên
cài người của mình tham gia cuộc đua Tam Mã, là Scott Morrison.
Đâm qua đâm lại mới toại lòng nhau.
Scott Morrison, thực ra, lại có đường lối hao hao của Malcolm Turnbull và Kevin Rudd, nên ông chống
Trung Quốc rất yếu, và phải bị các ông nghị khác từ khối cực hữu thúc ép, chứ thực tình ông không
muốn.
Mấy ông này, nếu không gặp Covid, thì Trung Cộng bắt nạt cũng không dám hó hé.
Vì Trung Cộng biết rất rõ thóp của mấy ông này.
Thóp của họ là Murdoch. Murdoch mà chống Trump, thì cả lò nhà họ cũng chống Trump.
Tờ New York Post kia nay trở giọng, mọi bữa còn đăng vài tấm hình về tay thợ săn, bữa nay thì sao?
Murdoch đã mua cái tờ NYP từ lâu lắc, đằng hắng cái là xong.
Hỏi Murdoch ngủ chung giường với ai? Điệp viên xịn của Trung Cộng!
Cho nên nhiều người thực sự có trình độ, nhưng họ nhìn vấn đề hết sức nông cạn. Họ chỉ nhìn vào cá
nhân, mà không nhìn ra cả một hệ thống lý niệm đằng sau.
Trách họ sao được? Đa phần các cử tri đều vậy! Người thông sáng trong cuộc đời này cô đơn vô cùng.

Mục lục cà phê:


​ Soros: 7,10.
​ Tự do: 18,91.
​ Jacob: 21.
​ Moses: 26.
​ Covenant-1(31)-2(35)-3(63)-223
​ Vô tri-1(44)-2(47)
​ Tragedy-50
​ Ngộ-53
​ Carl Jung-67
​ Chuyện tình-70(short black)-99
​ Horus-72
​ Chaos-80-178
​ Hunger(Skinner)-83
​ Miligram-87
​ Fear-89
​ Melancholia-108
​ Inner Children-113
​ Underground-Machiato-116
​ Inner God-1(120)-2(124)-3(131)-4(135)
​ Ma quỉ nội tâm-127
​ Tội ác và trừng phạt-134
​ Personality-1(144)-2(146)
​ Conscience-147
​ Sword-150,233,250
​ Cao sơn lưu thủy-151
​ Vocation-154
​ Rồng-155
​ Monster-157
​ Vô thức-159
​ AI-161,220,286,308,323
​ Ayn Rand-169
​ Swiss-173
​ Danh dự-175
​ “Bạn”-181
​ Joe Biden-1(185)-2(189)
​ Ngũ hành, consulting-195,242
​ Tiểu thiện-197
​ Snake-199
​ Kabbalah-201
​ R-206
​ Mansart-209
​ Digust and Hunter Bi đen-210
​ Isaiah-217
​ Yad Vashem-225
​ YHWH-227,306
​ Gandhi-230
​ Kiều Tâu-234
​ Symbol-239,314
​ Kẻ sĩ-240
​ Hồng Môn Yến-246
​ Crook-248
​ Heroism-253
​ Lý Niệm-256
​ Độn-258
​ Dịch-260,266
​ McCain-262
​ Blindness-270
​ Phúc Âm-273
​ “Làm ăn”-276
​ Digust-281
​ Kierkegaard-289
​ Alon-300
​ Aeneas-304
​ Dân chủ-317
​ Học-320
​ Cách-327
​ Đâu cái Điền-329
​ Corporate Confidental-332
​ Cá-334
​ Nghĩa-337
​ Kim-349
​ Shakespeare-352
​ Sư tử(1)-356
​ Kính-369
​ Jaspers-372
​ Mộc-359
​ Âm Dương-367
​ Gentlemen's Agreement-1(374)-2(376)
Núi có nhấp nhô, hiển lộ thật cao.
Người có lên xuống, mài dũa ý chí.
Nhất thời lợi hại, ngươi không cần phải để trong lòng.
Vô luận thắng thua, dụng tâm làm người.
Cuối cùng cái được lại càng nhiều hơn so với người khác.

You might also like