Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.

S Trần Quốc Việt

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 5


CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lấy g = 10 m/s2 cho tất cả các bài tập

Bài 1: Vật m1 = 6 kg nối với vật m2 = 4 kg bằng sợi dây nhẹ không co dãn, vắt qua một ròng
rọc có dạng đĩa tròn đặc, đồng chất, khối lượng m = 10 kg. Thả nhẹ cho hệ chuyển động.
Bỏ qua sức cản không khí và ma sát ở trục ròng rọc, bỏ qua sự trượt của dây trên ròng rọc.
a) Tính gia tốc tịnh tiến của mỗi vật?
Hướng dẫn giải:
- Xét chiều chuyển động:
P1 = m1g = 60 N > P2 = m2g = 40 N  m1 đi , m2 đi 
- Xét m1: P1  T1  m1 a  1
Chiếu (1)/: P1  T1 = m1a  T1 = P1  m1a
- Xét m2: P 2  T2  m 2 a  2 
Chiếu (2)/:  P2 + T2 = m2a  T2 = P2 + m2a
- Xét ròng rọc: M T1 '  M T2 '  I.
a I 1
 T1 'R  T2 'R  I.  T1 ' T2 '  2 a với I  mR 2
R R 2

1
- Mà T1 = T1’; T2 = T2’ (định luật III Newton)  T1  T2  ma
2
1 P1  P2 m1g  m 2g
 P1  m1a   P2  m 2a   ma a 
2 1 1
m1  m 2  m m1  m 2  m
2 2
60  40
a  1,33 m / s 2
1
6  4  .10
2

b) Tính gia tốc góc của ròng rọc, biết bán kính của ròng rọc là r = 10 cm = 0,1 m.

 13,3  rad / s 2 
a 1,33
- Gia tốc góc của ròng rọc:   
R 0,1

1
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

c) Tính lực căng dây ở hai nhánh và áp lực Q tác dụng lên trục ròng rọc?
- Lực căng dây ở hai nhánh và áp lực Q tác dụng lên trục ròng rọc:
T1’ = T1 = P1  m1a = 60 – 6.1,33 = 52 N
T2’ = T2 = P2 + m2a = 40 + 4.1,33 = 45,3 N
Q = T1’ + T2’ + Prr với Prr = mg = 10.10 = 100 N
 Q = 52 + 45,3 + 100 = 197,3 N

d) Ban đầu m1 cách m2 một đoạn 2 m theo phương thẳng đứng.


Xác định thời điểm hai vật có cùng độ cao kể từ lúc hệ bắt đầu
chuyển động?
- Thời điểm hai vật ở độ cao ngang nhau:
h 1 1
s   at 2  1  .1,33.t 2  t  1,22  s 
2 2 2

Bài 2: Một tay quay gắn với một khối trụ đồng chất có
bán kính R = 0,2 m và momen quán tính I = 0,1 kgm2
dùng để múc nước từ giếng lên. Thùng nước bằng kim loại
có khối lượng m = 2 kg, được nối với sợi dây quấn quanh
khối trụ. Bỏ qua khối lượng của dây, mômen quán tính của
tay quay, bỏ qua ma sát tại trục quay của ròng rọc. Thùng
nước bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ tại miệng
giếng.
a) Tính gia tốc tịnh tiến của thùng nước và gia tốc góc của khối trụ?
Hướng dẫn giải:

- Xét thùng nước: P  T  ma  1

Chiếu (1)/: P  T = ma  T = P  ma
a I
- Xét khối trụ: M T'  I.  T'R  I.  T'  a
R R2

2
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

I
- Mà T = T’ (định luật III Newton)  T  a
R2

 4,44  m / s 2 
I P mg 2.10
 P  ma  a  a   a
R2 I
m 2 m 2
I
2
0,1
R R 0,22

 22,2  rad / s 2 
a 4,44
- Gia tốc góc của khối trụ:   
R 0,2

b) Tính độ lớn của lực căng dây?


- Lực căng của sợi dây: T = P  ma = 2.10 – 2.4,44 = 11,12 N = T’

Bài 3: Hai vật được gắn với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn.
Biết khối lượng các m1 = m2 = 6 kg, ròng rọc có bán kính r = 10 cm =
0,1 m và mômen quán tính I quanh trục của nó. Bỏ qua ma sát và sự
trượt tại vành ròng rọc. Biết trong giây đầu tiên mỗi vật đi được quãng
đường 0,4 m, hệ số ma sát trượt giữa m1 và mặt phẳng ngang là k = 0,5.
Tính gia tốc tịnh tiến của các vật và mômen quán tính của ròng rọc?

Hướng dẫn giải:


- Gia tốc tịnh tiến của các vật:

s  at 2  0,4  a.12  a  0,8  m / s 2 


1 1
2 2

- Xét m1: P1  N1  T1  Fmst1  m1 a  1

Chiếu (1)/Oy:  P1 + N1 = 0  N1 = P1 = m1g

 Fmst1 = kN1 = km1g


Chiếu (1)/Ox: T1  Fmst1 = m1a  T1 = m1a + Fmst1 = 6.0,8 + 0,5.6.10 = 34,8 N

- Xét m2: P 2  T2  m 2 a  2 

Chiếu (2)/: P2  T2 = m2a  T2 = P2  m2a = 6.10 – 6.0,8 = 55,2 N

3
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

- Xét ròng rọc: M T2 '  M T1 '  I.

a I
 T2 'R  T1 'R  I.  T2 ' T1 '  a
R R2
- Mà T1 = T1’; T2 = T2’ (định luật III Newton)

I
 T2  T1  2 a I
 T2  T1  R 2
R a

 55,2  34,8  .0,12


I
0,8
 0,255  kg.m  2

Bài 4: Cho cơ hệ như hình vẽ. M là ròng rọc có bán kính R = 40
cm, mômen quán tính I = 4 kgm2. Một dây nối nhẹ không co giãn
có một đầu được quấn vào ròng rọc, đầu còn lại buộc vào vật A có
khối lượng m = 20 kg. Vật A trượt trên mặt phẳng có góc nghiêng α
α = 400. Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc. Hệ số ma sát trượt giữa vật A
và mặt phẳng nghiêng là k = 0,3. Tính gia tốc góc của ròng rọc, vận tốc và quãng đường
vật A đi được trên mặt phẳng nghiêng sau thời gian t = 1,5 s.
Hướng dẫn giải:

- Xét vật A: P  N  T  Fmst  ma  1

Chiếu (1)/Oy:  Py + N = 0  N = Py = mgcosα


 Fmst = kN = kmgcosα
Chiếu (1)/Ox: Px – T  Fmst = ma
 T = Px – Fmst – ma với Px = mgsinα
- Xét ròng rọc: M T'  I.

a I
 T'R  I.  T'  a
R R2
I
- Mà T = T’ (định luật III Newton)  T  a
R2

4
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

I
 Px  Fmst  ma  a
R2
P  Fmst mgsin   kmgcos
a x 
I I
m 2 m 2
R R
20.10  sin40  0,3.cos40 
a  1,835  m / s 2 
4
20 
0,42

 4,6  rad / s 2 
a 1,835
- Gia tốc góc của ròng rọc:   
R 0,4

- Vận tốc và quãng đường đi được của vật A:

v  at  1,835.1,5  2,75  m / s 
1 1
s  at 2  .1,835.1,52  2,1 m 
2 2

Bài 5: Cho vật m1 = 6 kg được nối với vật m2 = 5 kg bằng một


sợi dây nhẹ không co dãn, vắt qua một ròng rọc có dạng hình
trụ rỗng, đồng chất, khối lượng m = 4 kg. Biết hệ số ma sát
giữa m1 và mặt phẳng nghiêng là k = 0,2; góc α = 300. Bỏ qua
ma sát tại trục quay của ròng rọc. Tính gia tốc tịnh tiến của các
vật và các lực căng dây?

Hướng dẫn giải:


- Xét chiều chuyển động:
P1x = m1gsinα = 30 N < P2 = m2g = 50 N
 m1 đi , m2 đi .

- Xét m1: P1  N1  T1  Fmst1  m1 a  1

Chiếu (1)/Oy:  P1y + N1 = 0  N1 = P1y = m1gcosα

 Fmst1 = kN1 = km1gcosα


Chiếu (1)/Ox:  P1x + T1  Fmst1 = m1a  T1 = m1a + P1x + Fmst1 với P1x = m1gsinα

5
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

- Xét m2: P 2  T2  m 2 a  2 

Chiếu (2)/: P2  T2 = m2a  T2 = P2  m2a


- Xét ròng rọc: M T2 '  M T1 '  I.

a I
 T2 'R  T1 'R  I.  T2 ' T1 '  2 a với I  mR 2
R R
- Mà T1 = T1’; T2 = T2’ (định luật III Newton)  T2  T1  ma

 P2  m2a   m1a  P1x  Fmst1   ma

P2  P1x  Fmst1 m 2g  m1gsin   km1gcos


a 
m1  m 2  m m1  m 2  m

5.10  6.10.sin 30  0,2.6.10.cos30


a  0,64  m / s2 
654
- Các lực căng dây: T2 = P2  m2a = 5.10 – 5.0,64 = 46,8 N
T2  T1  ma  T1 = 46,8 – 4.0,64 = 44,2 N

Bài 6: Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết m1 = 3 kg, m2 = 9 kg,


ròng rọc là một trụ đặc đồng nhất có khối lượng m = 16 kg.
Giả sử dây nối nhẹ, không co giãn, bỏ qua ma sát và sự trượt
tại vành ròng rọc. Biết hệ số ma sát trượt giữa m1, m2 với các
mặt phẳng đều là k = 0,3; góc  =  = 600. Tính gia tốc tịnh
tiến của các vật và lực căng dây ở hai
nhánh?
Hướng dẫn giải:
- Xét m1:

P1  N1  T1  Fmst1  m1 a  1

Chiếu (1)/Oy:  P1 + N1 = 0

 N1 = P1 = mg

 Fmst1 = kN1 = km1g


Chiếu (1)/Ox: T1  Fmst1 = m1a

6
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

 T1 = m1a + Fmst1

- Xét m2: P 2  N 2  T2  Fmst 2  m 2 a  2 

Chiếu (2)/Oy:  P2y + N2 = 0

 N2 = P2y = m2gcosα  Fmst2 = kN2 = km2gcosα


Chiếu (2)/Ox: P2x  T2  Fmst2 = m2a  T2 = P2x  Fmst2  m2a với P2x = m2gsinα
- Xét ròng rọc: M T2 '  M T1 '  I.

a I 1
 T2 'R  T1 'R  I.  T2 ' T1 '  2 a với I  mR 2
R R 2
1
- Mà T1 = T1’; T2 = T2’ (định luật III Newton)  T2  T1  ma
2

 P2x  Fmst2  m2a   m1a  Fmst1   ma


1
2
P2x  Fmst2  Fmst1 m2gsin   km2gcos  km1g
a 
1 1
m1  m2  m m1  m2  m
2 2
9.10.sin60  0,3.9.10cos60  0,3.3.10
a  2,772  m / s 2 
1
3  9  .16
2
- Các lực căng dây: T1 = m1a + Fmst1 = 3.2,772 + 0,3.3.10 = 17,3 N
1
T2  T1  ma  T2 = 17,3 + ½.16.2,772 = 39,5 N
2

7
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

Bài 7: Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m và bán kính R ban đầu đứng yên,
lăn không trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có độ cao h, góc nghiêng . Xác định gia tốc của
khối tâm quả cầu và vận tốc của nó khi nó đến chân mặt phẳng nghiêng?
Hướng dẫn giải :
Cách 1: Phương pháp động học:
Các lực tác dụng lên vật được mô tả như hình vẽ. Phương
trình động lực học cho chuyển động tịnh tiến cùng khối tâm
và chuyển động quay xung quanh khối tâm của vật :
Chuyển động tịnh tiến:
P+ Fmsn  N = ma 1
Chuyển động quay xung quanh khối tâm chỉ có lực ma
sát nghỉ sinh ra mômen :
MF
 msn 
= I  2
Chiếu (1), (2) lên các chiều dương:
Pt  Fmsn  ma  mgsin   Fmsn  ma (3)
R.Fmsn  I  (4)
a
Vật chuyển động lăn không trượt, ta có: a  R   
R
2
Mômen quán tính của quả cầu đặc đồng chất: I  m R 2 .
5
2 a 2
Thay vào phương trình (4) ta được: R.Fmsn = mR 2    Fmsn = ma (5)
5 R 5
2 5
Thế (5) vào (3) ta được: mgsin   ma  ma  a  gsin 
5 7
Gia tốc không đổi nên chuyển động khối tâm O là chuyển động thẳng biến đổi đều, với vận
tốc đầu bằng không vận tốc khối tâm là:
5 
v  2as  2  gsin   s
7 
10
Với s là chiều dài mặt phẳng nghiêng: h = s.sin  , suy ra: v  gh
7

8
Tổ Vật lý – Khoa Cơ bản Giảng viên: Th.S Trần Quốc Việt

Cách 2: Phương pháp năng lượng


Các lực tác dụng lên vật có trọng lực là lực thế, hai lực còn lại không sinh công vì phản lực
vuông góc với phương dịch chuyển và lực ma sát nghỉ có điểm đặt lực không dịch chuyển.
Vì vậy, cơ năng của quả cầu được bảo toàn.
Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho
quả cầu tại vị trí đỉnh vận tốc bằng không và tại chân mặt phẳng nghiêng thế năng bằng không,
ta có :
1 1
mgh  m v2  I 2 (6)
2 2
Vật lăn không trượt nên: v = R
2
Mômen quán tính của quả cầu đặc đồng chất: I  m R 2
5

Thay vào phương trình (6) ta được:

1 1 7 10
mgh  m v 2  m v 2  m v 2  v gh
2 5 10 7
Các lực tác dụng lên vật không đổi nên gia tốc của nó không đổi, chuyển động khối tâm O
v2
là chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc khối tâm là: v 2  2as  a 
2s

Với s là chiều dài mặt phẳng nghiêng: h = s.sin  , suy ra:


10
g.s.sin  5
a 7  a  gsin 
2s 7

You might also like