Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14, 6).

Bạn hãy làm rõ ý nghĩa


của sự thật trong các chiều kích truyền thông và bác ái.
Pet. Xơn Lê.
------------------------------------------------------------------------------------------
“Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2, 4),
Thiên Chúa đã mặc khải cho nhân loại về chân lý vẹn toàn qua cuộc đời của Đức Giêsu,
Thiên Chúa khai mở lòng trí con người đón nhận chân lý. Chính Đức Giêsu “là đường, là
sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6), Ngài là mô mẫu cho những ai tìm kiếm và sống chân lý,
sự thật. Trong thời đại hôm nay, chân lý luôn là khao khát của nhân loại, là đích đến và là
khí cụ để giúp con người thời đại hướng đến những giá trị siêu việt. Một cách đặc biệt,
trong các khía cạnh truyền thông và bác ái ngày nay, chân lý đóng vai trò then chốt, tạo
nên ý nghĩa cho các hoạt động ấy. Dưới nhãn quan Kito giáo, sự thật trong truyền thông
và bác ái lại càng trở nên quan trọng hơn, vì phản ánh vinh quang Thiên Chúa, tạo nên
mối dây hiệp nhất và mưu ích cho nhân loại. Vậy, sự thật trong truyền thông và bác ái
được hiểu như thế nào ?
Trước khi làm rõ vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm “sự thật”. Sự thật
hay còn được gọi chân lý là một nhân đức và bắt nguồn Thiên Chúa, cốt tại việc con
người tỏ ra thành thật trong các hành vi và lời nói, tránh xa lối sống gian trá, hai mặt.
(GLHTCG số 2505). Chân lý xuất phát từ Thiên Chúa nên được xem là yếu tính của
Thiên Chúa, sống trong sự thật chính là sống trong ân sủng của Đấng Vô Thủy vô chung.
Chân lý chính là con đường dẫn đưa nhân loại đến với Thiên Chúa.
Thiên Chúa là nguyên ủy của truyền thông, sự thật và tình yêu. Là Đấng Tự hữu,
Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu. Trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, các
Ngôi vị hiệp thông nên một, trong tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con sinh ra Chúa
Thánh Thần. Các Ngôi vị thông truyền cho nhau tình yêu, nhờ đó, muôn loài vạn vật
được tác thành. Từ nguồn sung mãn ấy, Thiên Chúa sáng tạo con người (x St 1, 27) và
cho họ được tham dự vào sự sống thần linh của Ba Ngôi Chí Thánh. Thế nhưng, nguyên
tổ đã sa ngã và mang lấy án phạt, để đưa con người trở về, Thiên Chúa hứa ban Đấng
Cứu Độ (x St 3, 15) và dùng tình yêu, sự thật mà giải thoát con người.
Thiên Chúa dùng tình yêu và chân lý đối thoại với con người. Từ khi nguyên tổ
phạm tội, con người phải xa cách Thiên Chúa và bước đi trong màn đêm sự dữ. Thiên
Chúa không rời bỏ nhưng luôn hiện hữu và dùng các ngôn sứ mà truyền thông với dân
chúng. Thiên Chúa thiết lập giao ước Xinai với dân Itsael và dùng chân lý cùng lòng
nhân hậu mà “xét xử” dân Người. “Thưở xưa, dưới nhiều hình thức Thiên Chúa đã phán
dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy
chúng ta qua Người Con” (x. Dt 1, 1-2).
Đức Giêsu là Lời Sự thật đã đến trong thế gian. Trong vâng phục, Đức Giêsu đã đến
và cư ngụ giữa gia đình nhân loại (x Ga 1, 14), Ngài là món quà vô giá mà Chúa Cha trao
ban cho con người. Suốt hành trình trần thế, Đức Giêsu đã rao giảng về sự thật và mời
gọi nhân loại tin nhận Người. Thánh Gioan khẳng định : “Lề luật được Thiên Chúa ban
qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật thì được ban qua Đức Giêsu Kitô” (Ga 1, 14), như
thế, chúng ta có thể nói Mô sê là hình bóng đi trước, còn Đức Giêsu là chủ thể đến sau.
Ngài chính là chân lý mà Thiên Chúa mặc khải cho con người, là bảo chứng cho tình yêu
của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đức Giêsu trở nên phương thế truyền thông giữa Thiên
Chúa và con người, một truyền thông trong sự thật và tình yêu.
Như vậy, Đức Giêsu trở nên mô mẫu cho mỗi người. Ngài là khởi điểm của sự thật
(Ga 1, 17), là tình yêu của Thiên Chúa đến trong thế gian. Cuộc đời Đức Giêsu gợi mở về
con đường truyền thông sự thật và chân thành trong bác ái. Qua đó, chúng ta được mời
gọi trở nên giống Chúa Kitô bước đi trong chân lý.
Truyền thông sự thật phản ánh vinh quang Thiên Chúa. Con người vừa là chủ thể
tạo ra truyền thông vừa là đối tượng tiếp cận truyền thông, nên truyền thông tác động
mạnh mẽ trong đời sống con người thời nay, thế nên truyền thông đóng một vai trò quan
trọng khi cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Sắc lệnh Inter Mirifica số 4 nói rằng :
Những người liên hệ đến lĩnh vực truyền thông cần tự đào tạo cho mình một lương tâm
ngay thẳng. Lương tâm ngay thẳng ở đây chính là thực thi sự thật trong truyền thông, mà
sống theo sự thật là đi theo đường lối Chúa Trời. (dẫn chứng này ở đây có hợp lý ko ?
Lương tâm liên quan đến vinh quang Thiên Chúa như thế nào, nếu đề cập thì phải nói rõ.
Không nên thả dẫn chứng rồi để đó ko có sự liên quan) Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha
“dùng sự thật mà thánh hiến chúng ta” (x Ga 17, 17) và “ai đứng về sự thật thì nghe tiếng
tôi” (Ga 18, 37). Nhờ đó, chúng ta nhận ra sự thật là thuộc tính của Thiên Chúa và truyền
thông trong sự thật chính là dịp để “Thiên Chúa được vinh quang” (Ga 11,4).
Truyền thông trong sự thật là hiến mình cho tình yêu. Đức Giêsu nhập thể trở nên
phương thế truyền thông nối kết Thiên Chúa và con người, Ngôi Hai vô hình trong sự
thật và tình yêu trở nên hữu thể giữa gia đình nhân loại. Chúa Giêsu đã đến trong thế gian
với tình yêu tự hiến, Ngài trút bỏ mọi vinh quang, sống như phàm nhân và chết cho muôn
người (x Pl 2, 6-9), Ngài hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu, một tình thương cao
trọng (x. Ga 15, 13). Đức Giêsu đến vén màn những mặc khải hầu con người nhận ra
chân lý, qua Đức Giêsu ân sủng và sự thật được thông ban. “Thiên Chúa yêu thế gian đến
nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16), cuộc đời của Đức Giêsu là một hành trình truyền thông,
sứ mạng của Người là hiến mình cho tình yêu (2 vế này trong cùng một câu ko liên quan
về, có vẻ như cố gượng ép ý chứ không thật sự hiểu dẫn chứng). Noi gương Đức Giêsu,
chúng ta được mời gọi thể hiện sự thật trong truyền thông với lòng bác ái. Huấn thị
Communio et Progressio khẳng định : Truyền thông không chỉ là diễn tả các ý tưởng và
bộc lộ cảm xúc, ở bình diện sâu xa nhất, truyền thông là hiến mình cho tình yêu (số 11).
Truyền thông sự thật nhìn nhận các dấu chỉ thời đại. Một trong những vấn đề của
con người ngày nay là tìm ra ý nghĩa của các dấu chỉ, dưới nhãn quan Kitô giáo các dấu
chỉ là tiếng nói, là hành động của Thiên Chúa. Bởi thế, nhận định về một dấu chỉ thời đại
ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và đời sống tâm linh, nếu một nền truyền thông về dấu chỉ
mà thiếu vắng sự thật thì trở nên công cụ cho sự dữ. Đối với vấn đề này, “Giáo hội luôn
tìm hiểu tường tận các dấu chỉ thời đại và giải thích tường tận dưới ánh sáng Phúc âm”
(Gaudium et Spes, 4). Khi quy hướng các biến cố về dấu chỉ trung tâm là Đức Giêsu,
Giáo hội nhận ra ý Chúa và truyền đạt thông điệp ấy cho thế giới. Lúc này vai trò của
truyền thông thật quan trọng, hầu mang sự thật đến với gia đình nhân loại.
Nếu sự thật trong truyền thông phản ánh vinh quang Thiên Chúa, thì sự thật trong
bác ái là dấu chỉ để nhận biết Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4, 8) luôn yêu
thương hết mọi con cái, Ngài mời gọi mỗi người trở nên chứng tá cho tình yêu.
Bác ái Kitô cần được chân lý soi dẫn. Tình yêu là món quà Thiên Chúa ban tặng, là
lời hứa của Người và là niềm hy vọng cho chúng ta. Trong bối cảnh văn hóa và xã hội
đang tương đối hóa chân lý, ít quan tâm hay không muốn nhìn nhận sự hiện hữu của chân
lý thì bác ái đang trở nên một công cụ máy móc để thực hiện như một hành vi xã giao.
Bác ái thiếu sự thật phá vỡ mối tương quan cá vị, tạo nên sự ngờ hoặc, đoán xét nhau,
quan trọng hơn là đánh mất ý nghĩa của hành vi trao ban. Trong bối cảnh ấy, “chân lý
giải thoát bác ái khỏi sự hạn hẹp của chủ nghĩa duy cảm” (Caritas in Veritate, 3) và xây
dựng gia đình nhân loại. Là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, con người là chủ thể của
bác ái và được kêu gọi trở nên khí cụ của ân sủng để truyền đạt và kiến tạo mạng lưới bác
ái. Thật thế, lệnh truyền của Chúa Giêsu thôi thúc mỗi chúng ta ra đi và yêu thương mọi
người như Thầy đã yêu (x Ga 15, 12),(tách câu) trong khi thực hành giới răn mới, người
môn đệ cần bước đi trong chính lộ dưới ánh sáng chân lý, hay như lời Đức Giáo hoàng
Phaolo VI : “Chân lý là tiêu chuẩn tối thiểu của bác ái”. Như vậy, bác ái và chân lý tương
hỗ lẫn nhau “chân lý phải được tìm kiếm, khám phá và diễn đạt trong nhiệm cục tình yêu,
ngược lại, tình yêu cũng được hiểu, xác minh và thực hiện trong ánh sáng chân lý”
(Caritas in Veritate, 2).
Bác ái trong chân lý kiến tạo thế giới. Con người có công trạng khi được tháp nhập
và đức ái của Chúa Kitô, được thôi thúc bởi tình yêu của Đấng Cứu Thế (x 2Cr 5, 14) các
tín hữu ra đi xây dựng nền “văn minh tình thương”. Khi nói về bác ái trong sự thật,
dường như chúng ta đang muốn làm rõ động cơ của hành vi bác ái, hay nói khác hơn là
suy xét xem con người có đang hướng về sự phát triển toàn diện hay không. Thực thi bác
ái xây dựng mối dây liên kết, thực hành bác ái trong sự thật kiến tạo tình huynh đệ đại
đồng. Khởi đi từ thiện chí, tinh thần bác ái được thể hiện, nhờ đó con người cùng nhau
phát triển và thăng tiến. Từ lệnh truyền của Chúa Giêsu (x Mt 28, 19), người môn đệ ra
lan tỏa niềm vui của sự thật và đón nhận nhau trong đức ái, cùng nhau chia sẻ một đức tin
và niềm hy vọng (x Ep 4, 3). Nhờ đó, chúng ta ý thức mình đều là con cái trong gia đình
Thiên Chúa, mà mặc lấy mối dây liên kết trọn hảo là đức ái. Một mặt, đức ái trong sự thật
tạo mối tương quán liên đới và hỗ trợ cùng nhau kiến tạo thế giới, ngoài ra còn củng cố
cho đức tin cách sống động. Đức ái không nằm trong chân lí thì cũng giống như đức tin
không hành động vậy, đó là một đức tin chết (x Gb 2, 17).
Sự thật trong truyền thông và bác ái là công trình của Chúa Thánh Thần. Một nền
truyền thông phục vụ con người cần được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, bác ái là hoa trái
của Chúa Thánh Thần và chính Ngài là Thần Chân lý. Chúa Thánh Thần là nguyên lí
hoạt động của Giáo hội, Ngài hướng dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn. Truyền thông và
bác ái không thể là phương tiện để qui hướng về Thiên Chúa nếu không có Chúa Thánh
Thần hướng dẫn. Vì “không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà không do Thần
Khí” (1Cr 12, 3). Truyền thông sự thật là truyền tải Thiên ý, bác ái sự thật ca ngợi tình
yêu Thiên Chúa, những hoa trái thiêng liêng này chính là hoạt động của Ngôi Ba.
Nhờ truyền thông và bác ái trong chân lý, Giáo hội tạo nên mối dây hiệp nhất, qua
đó nhìn nhận phẩm giá con người, xây dựng hòa bình cho nhân loại. Một cách đặc biệt,
giữa thế giới ngày nay Giáo hội ra đi làm chứng cho sự thật bằng truyền thông và lòng
bác ái.
Ngày nay, làn sóng ảnh hưởng của những chủ nghĩa vô thần thực dụng, các ý thức
hệ lầm lạc, những điều này đang tạo nên một “nền văn minh sự chết” giữa kỉ nguyên
công nghệ, Giáo hội cần trở nên lời phản tỉnh để giúp thế giới nhìn nhận chân lý. Lối
sống vô cảm của con người thời đại đang gặm nhấm tính xã hội của con người, hiện trạng
trên tạo nên “văn hóa xây tường” mà Đức Phanxico đã đề cập trong thông điệp Fraterli
tutti (số 27). Với lối sống ấy, con người thời đại vạch ra những ranh giới và tự cô lập
mình trong vùng an toàn tạm bợ. Có thể dễ dàng nhận ra nguyên do là bởi truyền thông
độc hại, bởi đánh mất cảm thức tương quan cá vị, từ đó đánh tráo khái niệm bác ái. Thật
vậy, con người hôm nay chấp nhận phương thức trợ tử cho một người với lí do bác ái, đó
là một lời ru ngủ của sự dữ thì đúng hơn. Chính vì không gắn bó với sự thật nên con
người rơi vào những hành động bác ái bên ngoài, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Sự
kiện các nghệ sĩ nhận quyên góp cho miền Trung lũ lụt để lại nhiều nhức nhối khi thực
thi bác ái thiếu minh bạch. –đâu là sự liên quan đến truyền thông ?---
Bên cạnh đó, hình thức truyền thông “câu view” sẵn sàng phủ nhận sự thật đang
“thao túng tâm lí” con người, chúng đặt ra những tiêu chuẩn sai lệch và biện minh bằng
những lí lẽ của sự chết. Chính nền truyền thông thiếu vắng sự thật đang cổ xúy cho
những vấn nạn như nạo phá thai, tính dục đồng tính, … Sự tiếp sức của “truyền thông
đen” xâm phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người, làm băng hoại vẻ đẹp của con
người khi được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x St 1, 27). Hơn nữa, truyền thông
thiếu bác ái và sự thật đang trở nên tiền tuyến với những mũi nhọn để sát mạt nhau,
“truyền thông ấy đặt người ta trước nguy cơ nghiện cập, cô lập và dần đánh mất sự tiếp
xúc với thực tế cụ thể, làm bế tắc sự phát triển tương quan nhân vị” (Christus Vivit, 88).
Đứng trước những hiện thực đó, Giáo hội trong vai trò là hiền thê của Đức Giêsu (x
Ep 1, 23) ra đi và hướng con người đến những giá trị siêu việt. Trong một thế giới đang
dần đánh mất cảm thức về tội lỗi, Giáo hội không ngần ngại bước đến những vùng ngoại
vi để giãi chiếu chân lý Phúc âm và trở nên ánh sáng cho trần gian (Mt 5, 14). Đức Giáo
hoàng Phanxico bày tỏ: Tôi muốn có một Giáo hội bị bầm dập, mang thương tích và dơ
bẩn vì đã ở ngoài đường phố, hơn là một Giáo hội ốm yếu, tự đóng cửa và an nhàn trong
sự an toàn của chính mình (Evagelli Gaudium, 49). Giáo hội nhìn nhận truyền thông là
cánh đồng truyền giáo bao la, nơi đó, Giáo hội sẽ đi đến nhiều vùng ngoại vi và dùng “sự
thật mà thánh hiến con người” (Ga 17,17). Một trong những việc cần làm là giúp con
người thời đại nhận ra phẩm giá của người bên cạnh, nhận ra chúng ta là anh em để thực
thi bái ái và truyền thông trong sự thật. Hành trình ấy là cuộc chiến cao đẹp mà Giáo hội
cần trải qua để mong đợi vòng hoa giành cho người công chính (x 2Cr 4, 7-8), trên hành
trình ấy Giáo hội noi gương thánh Phaolo trở nên mọi sự cho mọi người (x 1Cr 9, 20-21)
để cho mọi người được sống và sống dồi dào (x Ga 10,10). Ngày nay, Giáo hội đang trở
nên người bạn cùng đi với nhân loại, Giáo hội hiệp hành để lắng nghe, phân định và trao
ban. Như hành trình Emmaul xưa (x Lc 24, 13-35), Giáo hội lắng nghe con người thời
đại, giúp họ mở trí lòng đón nhận chân lý và dùng “con tim để nói với con tim” (Thánh
Phanxico Salesio)
Để được như vậy, người tín hữu cần có đời sống tâm linh kết hợp mật thiết với
Thiên Chúa nhờ Bí tích, đón nhận các chân lí mặc khải và khao khát bước đi trong sự
thật. Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis dạy rằng: Người linh mục là thầy dạy của dân Chúa,
thi hành chức vụ của Đức Kitô thủ lãnh là đầu, trong chức vụ là chủ chăn cần dùng đức ái
mục tử mà liên kết mọi người (số 6, số 9). Trong thời đại mà “con người thích nghe
chứng nhân hơn là thầy dạy”, người ứng sinh linh mục cần mặc lấy tinh thần của Chúa
Kitô, sống và làm chứng cho sự thật, nhất là trở nên gương mẫu và thầy dạy cho mọi
người sử dụng truyền thông và thi hành bác ái trong ánh sáng sự thật.
Như vậy, sự thật trong truyền thông và bác ái phản ánh dung mạo và vinh quang
Thiên Chúa. Vai trò của người môn đệ hôm nay là trở thành “người môn đệ truyền giáo”
(Evagelli Gaudium, 120) qua việc sống sự thật trong truyền thông và bác ái. Thuyết Duy
chủ thể của triết học hiện sinh nói rằng: Sự vật không có ý nghĩa nào ngoài ý nghĩa chủ
thể mang lại, điều này phủ nhận các giá trị đạo đức siêu việt bao gồm sự thật Kitô giáo,
sự thật trong truyền thông và bác ái (sửa: sự thật và bác ái trong truyền thông). Để trở
nên những người bạn của Đức Giêsu, chúng ta “cần xác tín mạnh mẽ vào Thiên Chúa là
Đấng uy quyền siêu việt đã dựng nên muôn loài, đồng thời cũng là Người Cha nhân hậu
sẵn sàng yêu thương hết mọi con cái” (xGLHTCG số 239).

You might also like