Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

BÁO CÁO ĐỀ ÁN 2
CHỦ ĐỀ: CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Yến – 20BA188

Võ Thị Kiều Diễm -20BA064

Lê Hoàng Thuý Vy– 20BA115

Lê Thị Hoài Thương – 20BA104

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2021.


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Mục đích và lí do lựa chọn công ty................................................................................4
2. Mục tiêu..........................................................................................................................4
3. Kết quả dự kiến..............................................................................................................5
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM...................5
2.1 Giới thiệu về công ty.......................................................................................................5
2.2 Các dòng sản phẩm của công ty.....................................................................................7
1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty...................................................................................11
PHẦN 2: PHÂN TÍCH PESTLE...........................................................................................11
2.1 Chính trị......................................................................................................................... 11
2.2 Kinh tế vĩ mô.................................................................................................................12
2.3 Xã hội............................................................................................................................. 15
2.4 Công nghệ...................................................................................................................... 16
2.5 Pháp luật........................................................................................................................ 17
PHẦN 3: PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH............................................................19
3.1 Áp lực từ nhà cung cấp.................................................................................................19
3.2 Áp lực từ khách hàng....................................................................................................21
3.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế........................................................................................22
3.4 Rào cản gia nhập ngành...............................................................................................23
3.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn........................................................25
3.5.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp..................................................................................25
3.5.2 Đối thủ tiềm ẩn........................................................................................................28
PHẦN 4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT............................................................................30
4.1 Điểm mạnh:...................................................................................................................31

1 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

4.2 Điểm yếu:.......................................................................................................................33


4.3 Cơ hội:............................................................................................................................ 34
4.4 Thách thức..................................................................................................................... 36
PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ....................................................................38
Kết luận................................................................................................................................ 39

MỤC LỤC HÌNH

2 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá ngày một diễn ra mạnh mẽ, nhịp sống mỗi người trở
nên hối hả, thời gian để chúng ta chuẩn bị những bữa cơm nhà cứ thế bị thu hẹp. Cũng bởi lẽ
đó mà ngành sản xuất mì ăn liền đã từng bước thâu tóm thị trường châu Á. Nhiều loại mì ăn
liền khác nhau xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn
liền., miến ăn liền,… Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu châu Á và thứ tư thế giới,
với số lượng từ 1-3 sản phẩm/người/tuần. Mì ăn liền ở Việt Nam thường được dùng như một
bữa sáng với hai loại phổ biến là lúa mì và lúa gạo. Bên cạnh đó, với sản phẩm mì gói nói
riêng ,theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), ước tính trong năm 2018
người Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỉ gói mì. Với con số này, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 5 thế giới
về lượng tiêu thụ mì gói trong năm, chỉ sau Trung Quốc (40,25 tỉ gói), Indonesia (12,540 tỉ
gói), Ấn Độ (6,06 tỉ gói) Nhật Bản (5,780 tỉ gói).

Trong số những công ty ở Việt Nam sản xuất ngành mì ăn liền thì thực phẩm mì ăn liền
của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam với thành công kì diệu đã xây dựng được thương hiệu
tại Việt Nam trong thời gian qua. Được vinh danh là “Nhà sản xuất mì ăn liền được người tiêu
dùng chọn mua nhiều nhất” (tính đến tháng 7/2019) đã khẳng định “vị trí số 1” của Vina
Acecook Việt Nam trên thị trường mì ăn liền trong và ngoài nước với sự cải tiến và phát triển
sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe cũng như nhu cầu ẩm thực khó tính và
đa dạng của khách hàng. Để công ty tồn tại và phát triển một cách bền vững, việc phát hiện
những ảnh hưởng củacác yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty là vấn đề
tất yếu. Xuất phát từ ý tưởng đó, nhóm đã tiến hành phân tích PESTLE, Porter và SWOT của
công ty Cổ phần Acecook Việt Nam để nhận ra những cơ hội cũng như thách thức từ các ảnh
hưởng môi trường kinh tế vĩ mô, các bên cạnh tranh, từ đó đề xuất hướng đi để công ty ngày
một phát triển.

Bài báo cáo sẽ không tránh những sai sót và hạn chế, mong nhận được sự đóng góp ý
kiến từ phía giảng viên để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

3 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và lí do lựa chọn công ty

Có một văn hoá mang tên “mì ăn liền” gắn bó với đời sống của nhiều cộng đồng quốc gia.
Hiện nay, mì ăn liền trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu và cũng được xem là dòng sản
phẩm hàng đầu dễ thích nghi với các luồng văn hoá khác nhau, xoá nhoà ranh giới giàu nghèo,
có mặt từ những bàn ăn đạm bạc cho đến bữa tiệc thịnh soạn. Với ưu điểm nhanh gọn và dinh
dưỡng từ dưỡng chất như tinh bột mì, chất đạm, chất béo nguồn gốc thực vật, mì ăn liền là giải
pháp tối ưu cho nhịp sống hối hả của biết bao người dân mọi miền. Bên cạnh đó, dòng sản
phẩm mì ăn liền còn được xem là loại lương thực mang tính xã hội, là thực phẩm dự trữ của
nhiều quốc gia cũng như làm nhiệm vụ tiếp tế, cứu trợ những vùng thiên tai dịch hoạ. Bởi lẽ
đó, ngành sản xuất mì ăn liền đã và đang có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng và xã hội.

Ra đời vào đầu thập kỉ 90, với 20 năm kinh nghiệp và phát triển, dòng sản phẩm mì ăn liền của
công ty Cổ phần Acecook Việt Namlà nhãn hiệu nhanh chóng tạo dựng được uy tín và thương
hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Bằng những nỗ lực phát
triển tại một quốc gia đông dân và khó tính trong tiếp nhận những sản phẩm mới lạ của ngành
ẩm thực như Việt Nam, Vina Acecook giờ đây chiếm hơn 50% thị phần và mức độ bao phủ
gần 100% thị trường với hơn 30 nhãn hiệu sản phẩm thơm ngon, chất lượng, phong phú
hương vị, đa dạng hình thức. Để có thể đứng vững và phát triển khi mà thị trường mì ăn liền
có nhiều đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh luôn thay đổiđòi hỏi công ty phải phân
tích môi trường kinh doanh để tận dụng các cơ hội mà môi trường đem lại, phát huy được các
thế mạnh, khắc phục được yếu điểm và hạn chế rủi ro.

Xuất phát từ nhũng lí do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài cho đề án là “Phân tích môi trường
kinh doanh của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam”.

2. Mục tiêu
Hệ thống hoá nội dung và những lý luận về môi rường kinh doanh của công ty Cổ phần
Acecook bao gồm:

4 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

 Phân tích được tác động của yếu tố môi trường ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh
của công ty.
 Phân tích áp lực cạnh tranh từ các vấn đề giá cả, số lượng, quy mô, chất lượng, khách
hàng, ... liên quan đến hoạt động kinh của công ty như: nhà cung cấp, các công ty kinh
doanh lĩnh vực mì ăn liền cũng thực phẩm khác, …
 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ môi trường mang lại.
 Đề xuất hướng đi trên cơ sở hạn chế, khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm
mạnhhiện có để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả mà công ty đã đạt được như hiện nay
nhằm duy trì sự phát triển một cách vững vàng.
3. Kết quả dự kiến
Bằng các công cụ phân tích: PESTLE, Porces và SWOT phân tích được các yếu tố môi
trường kinh doanh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty Cổ
phần Acecook. Qua đó đề xuất hướng đi giúp cải thiện và thích nghi với những thay đổi của
môi trường và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra đối với công ty.

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về công ty

Với 28 năm hoạt động, Vina Acecook Việt Nam từng bước phát triển trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam với 7 chi nhánh cùng hơn 300 đại lý trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn 40
quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Cộng
Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài
loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE,…

5 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Logo của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam


Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều
năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở
thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường,
chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.Khởi nguồn từ công ty
Vifon-Acecook – liên doanh giữa công ty sản xuất mì ăn lền nổi tiếng Việt Nam-Vifon và
công ty Acecook Nhật Bản, đến năm 2008 đã xuất hiện cái tên độc lập Vina Acecook Việt
Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản.Lịch sử hình thành và phát triển
của công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.2 Lịch sử hình thành của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Thời gian Sự kiện


15/12/1993 Thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook.
07/07/1995 Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
1999 Lần đầu tiên đạt danh hiệu HVNCLC.
28/02/1996 Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ và thành lập chi nhánh Cần Thơ.
2000 Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo.
Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền.
2003 Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam
2004 Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời

6 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

nhà máy về KCN Tân Bình.


2006 Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liềnbằng việc xây dựng nhà máy
tại Vĩnh Longvà cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
2008 Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01).
2010 Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới.
07/07/2010 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất
2012 Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đạihàng đầu Đông Nam Á.
2015 Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Namđã thay đổi nhận diện thương hiệu.

Với sứ mệnh “cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đếnsức khỏe – an toàn
– an tâm cho khách hàng”, Vina Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng
sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì
ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, công ty tập trung
những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao
giá trị cho sản phẩm mì ăn liền. Vì vậy, công ty có tầm nhìn sẽ ‘trở thành doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu
hóa”.

2.2 Các dòng sản phẩm của công ty

1. Các sản phẩm mì gói

 Mì hảo hảo: Hương thơm độc đáo, vị chua cay.


 Mì Siukay: Siukay – Thách thức bản lĩnh
 Mì Udon: Udon – Trải nghiệm mới cùng ẩm thực Nhật Bản.
 Mì Doraemon: Sản phẩm bổ sung canxi, hương vị mới lạ.
 Mì Đệ Nhất: Bổ sung tinh bột đậu xanh, dinh dưỡng và thanh mát, góp phần làm mới
những món ăn ngon.
 Mì Mikochi: Sợi mì không chiên, dai hơn và giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.
 Mì Hít hà: Mì cực cay Hít Hà-thử thách dành cho những người mạnh mẽ.

7 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

 Mì Bốn Phương: Sản phẩm phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay.
 Mì Hảo 100: Hương vị đặc trưng hòa quyện.
 Mì Số Đỏ: Mì ăn liền số đỏ hương vị mì tôm chua cay.
 Mì không chiên block: Vắt mì tơi, Sợi dai ngon, An toàn VSTP.
 Good: Mang hương vị tuyệt hảo.

Hình 1.3 Mì gói SiuKay của Acecook Việt Nam

2.Các sản phẩm mì Tô – Ly – Khay

 Mì ly ăn liền caykay


 Mì ly handy hảo hảo: sản phẩm phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay.
 Mì ly modern: hiện đại trẻ trung về kiểu dáng, phong phú đa dạng về hương vị.
 Ly enjoy: tôm thật, thịt thật, nhiều rau xanh cùng sợi mì dai ngon hoà quyện.
 Tô nhớ mãi mãi: món ngon tròn vị.
 Khay táo quân: thưởng thức trọn vẹn sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi.
 Mì tô ăn liền mì trộn today
 Mì ly mini ăn liền doraemon
 Mì ly mini ăn liền mini handy hảo hảo
 Mì tô ăn liền mì trộn caykay

8 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Hình 1.4 Mì hộp Caykay của Acecook Việt Nam

3. Sản phẩm Phở - Hủ tiếu - Bún

 Phở Đệ Nhất: An toàn chuẩn Nhật, chất vị phở quen


 Phở trộn Đệ Nhất.
 Phở Xưa & Nay: Sản phẩm bổ sung canxi, hương vị mới lạ, độc đáo.
 Hủ tiếu Nhịp Sống: Hấp dẫn bởi hương thơm đặc trưng và nước súp đậm đà.
 Bún Hằng Nga: Kết hợp ẩm thực truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại.
 Phở Khô Xưa & Nay: Mang hương vị truyền thống xưa & nay, phục vụ bữa ăn ngon.
 Phở Xưa & Nay Premium

9 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Hình 1.5 Sản phẩm phở Đệ Nhất của Acecook

4. Các sản phẩm miến

 Miến Trộn Phú Hương


 Miến Phú Hương: Miến đậu xanh thanh mát súp đậm đà.
 Miến Phú Hương Yến Tiệc: Miến đậu xanh thanh mát, vị súp đậm đà, hơn cả sự mong
đợi.

Hìn
h 1.6 Sản phẩm miến của Aceccook

10 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

5. Muối chấm Hảo Hảo

 Muối Chấm: Trải nghiệm vị tôm chua cay từ hũ muối Hảo Hảo theo phong cách hoàn
toàn mới lạ.

1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực công ty Vina Acecook hoạt động là lĩnh vực chế biến thực phẩm. Ngành nghề này
tập trung vào việc bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm. Trước khi đưa các loại nông
sản, thực phẩm ra thị trường, công ty sẽ thực các quy trình như chọn nguyên liệu từ ngành
nông nghiệp, chế biến ra các sản phẩm mới, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm kỹ càng.
Hiện nay Vina Acecook sở hữu 6 nhà máy sản xuất rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty
đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước, bao gồm:

1. Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự.

2. Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn.

3. Sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động, thực vật.

4. Chế biến và bảo quản nước mắm, dầu mỡ.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH PESTLE

2.1 Chính trị

Nhân tố chính trị ổn định là điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động đồng thời là cơ
hội để mở rộng phạm vi thị trường mì ăn liền trong nước và ngoài nước. Việt Nam là quốc gia
với thể chế chính trị ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Trái ngược với giai đoạn 2012 -
2014thì từ 2015 với chính sách tài khoá nới lỏng, chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ, tài khoá với mục tiêu ổn định vĩ môđể có thể kiểm soát lạm phát.Bên cạnh đó với 54
dân tộc anh em không phân biệt màu da, chung thể chế,chính trị cũng như đoàn kết,…là một
lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước. Bởi với chính trị ổn định như thế, các công ty đa
quốc gia của ngành chế biến thực phẩm thuận lợi mở rộng thị trường trên cả ba miền trong
nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, các cuộc vận động diễn ra với khẩu hiệu”
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” song hành cùng tinh thần dân tộc chính là cơ

11 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

hội để ngành chế biến thực phẩm phát triển mạnh ở trong nước.Sự ổn định về chính trị và nhất
quán về chính sách sẽ thu hút các nhà đầu tư vào việt nam, các doanh nghiệp trong nước có thế
thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh,… chính trị ổn định
sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước yên tâm sản xuất kinh doanh, thúc đầy mở rộng sản xuất
kinh doanh trong nước…

Hơn nữa, việc quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách thế hệ lãnh đạo mới đã thể
hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ cộng đồng quốc tế thông qua con
đường kinh tế. Ngoài ra nhà nước Việt Nam còn tham gia vào hiệp hội mì ăn liền thế
giới(WINA) để tạo điều kiện xuất khẩu mì ăn liền ra nước ngoài, điều hành và phát triển dòng
sản phẩm mì ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi
độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho mì
ăn liền Việt Nam trên thị trường. Song việc xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác nhau với thể
chế chính trị, tôn giáo khác nhau chính lại là thách thức cho các công ty kinh doanh lĩnh vực
chế biến thực phẩm. Đây là sẽ là vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
nếu chính trị của các quốc gia đó bất ổn định.

2.2 Kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển trong thời gian gần đây. Sự tăng trưởng
của nền kinh tế song hành cùng nhịp sống hối hả tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
ngành chế biến thực phẩm ăn liền.

12 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Biểu đồ tăng trưởng GDP 2010 - 2020


Nguồn: Vietrf

Từ năm 2012 – 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đột biến tăng khá cao nhờ có công tác
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội luôn được Đảng và Chính phủ nâng cao nên nền
kinh tế được cải thiện. Từ năm 2016 – 2019 tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tiến trình phục hồi
kinh tế về thương mại, sản xuất đầu tư đang đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền
sản xuất định hướng xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa tốc
độ tăng trưởng và tỉ trọng vốn đầu tư tăng cao. Năm 2020 dịch covid tác động mạnh đến nền
kinh tế Việt Nam và nó cũng tác động mạnh đến chi tiêu trữ hàng trong mùa dịch. Với tâm lí
lo lắng và hoang mang trong giai đoạn dịch bùng phát người tiêu dùng bắt đầu chủ động mua
sắm và dự trữ hàng hóa tiêu dùng nhanh. Trong đó, mặt hàng thực phẩm đóng gói tăng 26,2%.
Đây cũng được xem là cơ hội để ngành chế biến thực phẩm phát triển. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2020 tăng nhưng giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với năm 2019 bởi tác động tiêu
cực của dịch covid-19, GDP theo giá hiện hành ước đạt khoảng 6,3 triệu tỷ đồng.Tuy nhiên,
mì ăn liền cũng chỉ là một hàng hóa thứ cấp, giá tương đối rẻ,nền kinh tế ngày một phát triển
đồng nghĩa với việcngười tiêu có thu nhập tăng cũng như nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì sức

13 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

mua mặt hàng mì ăn liền sẽ bị giảm sút. Đây cũng thách thức cho ngành chế biến lương thực
khi mức sống của người dân ngày càng tăng.

Hình 1.7 Tốc độ tăng trưởng CPI


Lạm phát 2019 giảm 2,79% so với năm 2018.Bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá cả
xăng dầu được đảm bảo đúng với biến động thế giới. Hạn chế tăng giá các mặt hàng xăng đầu
đế hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Liên bộ Công thương – Tài chính
quyết định giữ nguyên giá xăng dầu góp phần bảo đảm thực hiện kiểm soát lạm phát năm
2020. Cùng với đó là các nguyên vật liệu không được xuất khẩu ra nước ngoài nên giá thành
giảm. Giá của các yếu tố đầu vào giảm là điều kiện thuận lợi để các ngành chế biến thực phẩm
ổn định giá cả trên thị trường cũng như cơ hội thúc đẩy để các doanh nghiệp tăng doanh thu.

Ngoài ra, căn cứ vào biểu thuế nhập khẩu hiện hành thì các mặt hàng lúa mì có thuế suất nhập
khẩu ưu đãi 5%. Trong đó mặt hàng bột mì có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 15%. Như vậy
ngành sản xuất mì ăn liền đang được bảo hộ ở mức cao, trong khi đó mặt hàng bột mì không
phải là có lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và thị trường (nguyên liệu không sản xuất
trong nước phải nhập khẩu, nhu cầu thị trường có nhưng không nhiều do dân Việt Nam không

14 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

dùng bột mì là lương thực chính) nên mức thuế quy định mức thuế nhập khẩu của lúa mì như
hiện nay là hợp lý. Đây là cơ hội để ngành chế biến thực phẩm tăng chi phí cũng như quy mô
sản xuất.

2.3 Xã hội

Phong cách sống hiện đại của người Việt Nam hiện nay cùng với guồng quay hối hả,
ngoài giờ làm việc, người ta còn tham gia vào các hoạt động thể thao, các hoạt động xã hội
chính là nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến tình trạng người tiêu dùng rất thích
tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh. Các loại thực phẩm ăn liền, đóng gói đều
có thể sử dụng được ngay hoặc chỉ cần chế biến sơ qua, đơn giản… nên tiết kiệm tối đa thời
gian cho người tiêu dùng. Khi người ta càng bận rộn, nhu cầu về các loại thực phẩm tiện lợi
này càng tăngcao. Đây cũng là cơ hội để ngành thực phẩm chế biến phát triển mạnh mẽ.

Hơn nữa, yếu tố dịch bệnh, thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân tiếp theo khiến
doanh thu của ngành chế biến thực phẩm tăng trưởng. Khảo sát từ Nielsen cũng chỉ ra thực
phẩm đóng gói, nước đóng chai, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh đã trở thành những lựa chọn
hàng đầu ở nước ta sau khi Covid-19 bùng phát. Tỷ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền là 67 %;
thực phẩm đông lạnh là 40%.Thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát và có diễn biến phức tạp
đã khiến nhu cầu sử dụng thực phẩm ăn liền, đóng gói tăng cao đột biến. Nhóm hàng này trở
thành lương thực dự trữ, dễ bảo quản lâu cho nhà nhà trong những ngày tháng chính phủ yêu
cầu cách li xã hội.

Cơ hội thứ ba cho ngành chế biến thực phẩm chính là thói quen, phong tục tập quán, văn hóa
của người tiêu dùng Việt. Mới đây, Việt Nam đã chính thức xác lập kỷ lục thế giới là đất nước
sở hữu nhiều món 'sợi và nước' hấp dẫn nhất. Trải dọc khắp ba miền Bắc – Trung – Nam trên
dải đất hình chữ S có rất nhiều những món sợi hấp dẫn (như bún, mì, phở,...) tiêu biểu cho nền
ẩm thực Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng
khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được
cải thiện. Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay Việt Nam

15 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm thức ăn nhanh. Chủ tịch TF, Pipat Paniengvait, nhận
định: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn vì là thị trường tiêu thụ tới 30 tỷ bánh mỳ ăn liền, nhiều
hơn gấp ba lần thị trường Thái Lan.”, lượng mì ăn liền tiêu thụ bình quân đầu người ở Việ t
khoảng 90 gói/năm, so với khoảng 39 gói/năm tại Thái Lan.

Việt Nam là nước đang phát triển với dân số khoảng 97,8 triệu người (đứng thứ 15 trên thế
giới), cũng là một cơ hội cho ngành chế biến thực phẩm hoạt động. Tỷ lệ tăng dân số bình
quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%/năm. Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đầy
tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ.Sự đô thị hoá
tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể. Khách hàng
mục tiêu của ngành chế biến thực phẩm chủ yếu là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên
công sở, người lao động.

2.4 Công nghệ

Hiện nay, công nghệ - kĩ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ
nhất là trong dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn liền là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ
thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có.Vì thế các công ty
với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao
chất lượng và giảm giá thành sản phẩm,mẫu mã sản phẩm đẹp, mang lại ưu thế cạnh tranh.Các
nhà sản xuất sử dụng máy móc trong hoạt động sản xuất thực phẩm giúp đảm bảo chất lượng
và giảm giá thành sản phẩm. Bằng cách sử dụng máy móc, nhà sản xuất sẽ giảm được cả chi
phí bảo quản lẫn nguồn nhân công, do máy móc sẽ chế biến thực phẩm tươi nhanh hơn, đảm
bảo chất lượng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang rất chú ý đến các nhãn hiệu và thành phần
gây hại đến môi trường. Vì vậy, nhiều công ty đã ứng dụng các công nghệ mới để sản phẩm
của họ trở nên “thân thiện với môi trường”.

Nhiều công ty đã ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất bao bì đóng gói, từ bao bì ăn được,
bao bì vi mô và thậm chí cả bao bì chống được các loại vi khuẩn có hại cho người tiêu
dùng..Hơn nữa chuyển đổi số được xem là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp
Việt. Trong ngành trồng trọt, công nghệ IOT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các

16 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây
và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy suất và theo dõi các thông số này
theo thời gian thực. Từ đó công nghệ này tạo điều kiện để phát triển các yếu đồ đầu vào cho
ngành chế biến thực phẩm …Đây là cơ hội để ngành chế biến thực phẩm tăng trưởng về năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất
mạnh mẽ, thuận tiện cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công tytới người
tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau:quảng cáo trên Internet, trên truyền hình,show quảng
cáo…Công nghệ này sẽ là cơ hội để chiến lược marketing của các doanh nghiệp thuận tiện và
thuyết phục hơn.
2.5 Pháp luật

Trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm không được tuân thủ nghiêm khắc, khiến con
số bị ngộ độc thực phẩm tăng cao trong những năm gần đây thì ngành sản xuất mì ăn liền bị
đặt vào môi trường bị quản lý khá chặt chẽ của nhà nước. Và thêmvào đó ngành sản xuất mì
ăn liền phải chịu thêm sự quản lý của ba ngành(ngành nông nghiệp quản lý dầu ăn, gói gia vị
(hành, tỏi, muối); ngành công thương thì quản lý tinh bột; còn ngành y tế thì quản lý phụ gia,
phẩm màu…). Điều này khá chồng chéo và gây một số bất cập cho các doanh nghiệp trong
ngành, đặc biệt là công ty Cổ phần Acecook Việt Nam với dòng sản phẩm mì ăn liền số 1 ở
Việt Nam.Hiện tại, ngành chế biến thực phẩm đang phải đối mặt với hai thửthách lớn. Thứ
nhất làluật an toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra vào tháng 7/2011 phần nàoảnh hưởng tới công ty,
đòi hỏi ngành chế biến thực phẩmphải đầu tư nhiều hơn vào quy trình kiểm soát chất lượng.
Thứ hai, nhà nước và người dân rất quan tâm đến nhiều vấn đề về môi trường,nước thải,..Theo
khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa
vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Đây sẽ là thách thức trong việc xả thải
từ nhà máy cũng như vấn đề bao nilon của dòng sản phẩm của lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Đây là điều kiện để công ty thể hiện lòng tin với khách hàng và trách nhiệm xã hội, đưa doanh
nghiệp vào hoạt động hiệu quả.

17 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Ngoài ra, ngành chế biến thực phẩm còn được áp dụng luật xuất nhập khẩu. Đâycũng sẽ là một
thử thách cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước. Mỗi doanh nghiệp trước khi
diễn ra quá trình xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia nước ngoài phải trải qua quy trình
nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm: kiểm tra chất lượng đầu vào, kiểm soát quy
trình sản xuất và kiểm soát sản phẩm đầu ra. Quy trình này cần rất nhiều thời gian để thực
hiện, vì thế thật khó khăn nếu như luật xuất nhập khẩu có động thái sửa đổi.

Cuối cùng, luật lao động đối với người lao động trong ngành chế biến thực phẩm là quy định
cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ thực hiện. Theo điều 152 bộ luật lao động 2012
quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động. “Người sử dụng lao động phải căn cứ vào
tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.Hằng
năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả
người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công
việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên,
người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần …”. Vấn đề này
khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng nhân lực. Khi các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, sẽ giúp nhân
viên phát triển và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Với việc chấp hành tốt pháp luật, doanh
nghiệp dễ dàng hoạt động mạnh mẽ tại thị trường trong và ngoài nước.

2.6 Môi trường

Vị trí địa lý thuận lợi là một điểm mạnh cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động. Việt
Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp nhiều nước như: Trung Quốc, Lào,
Campuchia cũng như đường bờ biển dài đến 3444km. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam,
Vina Acecook dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và
trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Bên cạnh đó, lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân
bố thành 3 vùng với miền Bắc là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, miền Nam mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Vào tháng 7 đến tháng 12 ở miền Trung mùa

18 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

mưa sẽ xảy ra, vào mùa mưa mỗi tháng sẽ có 16 – 24 ngày mưa, những đợt mưa kéo dài trên
diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn. Trong thời điểm này, mỳ ăn liền luôn là sự lựa chọn hàng
đầu cho các hộ gia đình và các nhà hảo tâm hỗ trợ đồng bào lũ lụt. Nhóm hàng này khẳng định
được ưu thế của mình: có thể bảo quản trong thời gian dài, dễ dàng tích trữ và thay thế các loại
thực phẩm tươi sống,đây là cơ hội cho ngành chế biến thực phẩm cũng như mì ăn liền.

Tuy nhiên, dòng sản phẩm thức ăn nhanh này được đóng gói bằng bao bì được làm từ nilon và
nhựa có thể bảo quản tốt được thực phẩm bên trong nhưng lại có một tiềm tàng nguy hiểm tới
sự bảo vệ môi trường.Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì bao bì nilon và rác thải
nhựa sẽ có thể phân hủy trong hàng ngàn năm tùy theo điều kiện môi trường. Rất nhiều hoạt
động kêu gọi sử dụng các sản phẩm như giấy, lá,.. để thay thế túi nilon và thu gom rác thải
nilon diễn ra một cách mạnh mẽ. Đây sẽ là một thách thức đối với Vina Acecook Việt Nam
trong trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh trong tương lai sắp tới

PHẦN 3: PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH


3.1 Áp lực từ nhà cung cấp

Nhà cung ứng là những tổ chức cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào cho
doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh
doanh.Nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nên có tầm ảnh
hưởng khá lớn đến doanh nghiệp: chất lượng, giá thành của vật tư ảnh hưởng tới chất lượng và
giá của sản phẩm. Nhà cung ứng luôn tạo ra áp lực đòi tăng giá nguyên vật liệu hoặc giảm chất
lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó họ có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi
ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.

Vina Acecook luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm mức tối thiểu nhất
về chi phí để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.Vina Acecook là một trong
những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cho nên sức mạnh mặc cả với các nhà cung ứng là
tương đối cao. Riêng khối lượng bao bì và bột mì tiêu thụ hàng năm cũng là một con số đáng
kể.

 Một số nhà cung cấp của Vina Acecook:

19 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

- Công ty TNHH Thương mại và Bao bì Saigon (Saigon Trapaco): là một trong những
nhà sản xuất bao bì nhựa hàng đầu Việt Nam, khách hàng của công ty:

 Vina Acecook - Vinacafe


 Công ty Dệt kim Hà nội
 Daso group
 Viet Foods
 Công ty Phân bón Bình Điền
Tuy công ty này có sức mạnh hàng đầu Việt Nam, nhưng đối với Vina Acecook, nhà cung cấp
này cũng có thể được thay thế bởi công ty TNHH Bao Bì Nhựa Thái Dương. Vì đối với vấn đề
chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì dạng nhựa trong ngành chế biến thực phẩm, công ty Bao
Bì Nhựa Thái Dương vẫn chiếm ưu thế hơn.
- Công Ty TNHH Bao Bì Nhựa Thái Dương: được thành lập năm 2001. Mặt hàng chính
của công ty là các loại bao bì nhựa dùng cho thực phẩm như: ly nhựa, bát nhựa, dao, muỗng,
nĩa nhựa dùng trong ngành mì ăn liền và in ấn trên bao bì. Sản phẩm của công ty cung cấp
chính cho các công ty như: VINA ACECOOK, VIFON, ASIAFOOD và xuất khẩu đi một số
nước. Với các sản phẩm bao bì khác nhau và có thể thay thế cho nhau thì sức mạnh thuộc về
công ty cổ phần Vina Acecook.
- Công ty cổ phần bao bì Tân Thành Đồng II: là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản
xuất bao bì carton. Uy tín của công ty đã và đang được nhiều khách hàng trong và ngoài nước
biết đến. Theo xu hướng hội nhập và phát triển thị trường, chất lượng và mẫu mã bao bì ngày
càng đòi hỏi đa dạng hơn. Chính vì vậy công ty đã không ngừng đầu tư công nghệ, thiết bị và
con người để có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã và đang
cung cấp các sản phẩm thùng Carton cho các hãng và các công ty có uy tín trong và ngoài
nước như: Unilever, Vinamilk, Coca-cola, Calofic, Dutch Lady, Hanoimilk, Daewoo Hanel,
Dầu ăn Cái Lân, Vinataba, Vina Acecook, Viglacera.
Đây là sự lựa chọn duy nhất để Vina Acecook Việt Nam nhập bao bì carton phục vụ khâu
đóng gói sản phẩm với số lượng lớn. Ngoài công ty cổ phần bao bì Tân Thành Đồng II, còn có
công ty TNHH Bao Bì Nhựa Thái Dương và công ty TNHH Thương Mại Và Bao Bì Sài Gòn

20 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

cung cấp các loại bao bì, tuy nhiên cả hai công ty này đều không cung cấp sản phẩm bao bì
carton cho các doanh nghiệp trên thị trường.
- Công ty bột mì Bình An: là một trong những nhà cung cấp bột mì hàng đầu tại Việt
Nam, khách hàng của công ty là MASAN, VFION, ACECOOK, ... Sản phẩm chính của công
ty là các loại bột mì chất lượng cao dùng cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Công ty cổ phần Trung Nam: là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm bột mì
cho các nhà máy sản xuất mì sợi, mì ăn liền, các cơ sở sản xuất bánh mì, bánh cao cấp. Các
công ty sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi ... Trong những năm qua công ty đã có
những bước đột phá thành công trong lĩnh vực công nghệ và chất lượng, trên lĩnh vực quản lý
và kinh doanh, tạo cho công ty một thế đứng vững vàng trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Sản
phẩm của công ty càng ngày càng được khẳng định, thương hiệu và uy tín của Trung Nam
ngày càng được nhiều khách hàng biết đến với những sản phẩm quen thuộc như Bột mì nhãn
hiệu Đồng tiền vàng, Đồng tiền nâu, Đồng tiền xanh, Cá heo, VF2, Con voi, Hiệp sỹ… Khách
hàng của công ty cũng rất đa dạng từ khách hàng kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ đến những khách
hàng lớn có thương hiệu như như công ty CP Việt nam, Uni-President, Grobest, CJ.Vina,
Tomboy, Vifon, Gomex, Acecook Việt Nam…
Nhà cung cấp cổ phần Trung Nam có sức mạnh lớn trong ngành chế biến thực phẩm với
nguyên liệu bột mì cũng như công ty Cổ phần Vina Acecook. Trong tương lai gần, nhà cung
cấp này không chỉ đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn đảm bảo về quy mô
sản phẩm cùng với nhà máy thứ hai của Trung Nam trên thị trường Việt Nam. Tuy là công ty
cung cấp bột mì có sức mạnh lớn trong ngành chế biến thực phẩm nhưng sức mạnh lại thuộc
về công ty Vina Acecook bới có nhiều nhà cung cấp bột mì, Vina Acecook có thể lựa chọn.

3.2 Áp lực từ khách hàng


Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành.Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+ Khách hàng tiêu dùng cá nhân
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty Vina Acecook luôn phải đối mặt với áp lực
từ khách hàng, luôn phải thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng

21 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

và làm khách hàng hài lòng.Bất cứ lúc nào khách hàng cũng có thể chuyển đổi sang một sản
phẩm khác không dùng sản phẩm của công ty nữa. Đây là áp lực mà doanh nghiệp và nó
không bao giờ giảm xuống. Bởi vì các dòng sản phẩm mì ăn liền hiện có trên thị trường không
có nhiều điểm khác biệt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng thay thế sản phẩm của
công ty.

+ Khách lớn như các nhà phân phối , các đại lý , các siêu thị ,....

Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước
với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 70%. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của
Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần
xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, …
Hệ thống kênh phân phối và marketing hiệu quả: phân phối tất cả các điểm bán lẻ cho đến các
trung tâm siêu thị lớn như Big C hay Coop Mark….

Đối với cá nhân người tiêu dùng, dòng sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook chỉ một trong
những lựa chọn của mặt hàng thực phẩm ăn liền. Nên áp lực từ khách hàng đối với Acecook là
rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có các khách hàng lớn như các nhà phân phối lớn, các siêu
thị, ... thì dòng sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook đặc biệt là Hảo Hảo luôn chiếm vị trí
trên các kệ hàng.

3.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế

Với việc kinh doanh nhiều loại sản phẩm như mì ăn liền, bún, phở, hủ tiếu, miến…. Ngoài
yếu tố chất lượng, giá cả, sản phẩm của Vina Acecook cũng đang phải đối đầu với nhiều sản
phẩm thay thế bởi sự tiện lợi nhờ mạng lưới thực phẩm đường phố rộng khắp và những giá
trị riêng mà từng sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng như cháo,xôi, bánh mì và chưa kể
các món ăn tươi truyền thống…

 Cháo: là một món ăn chủ yếu dùng gạo và nước khi nấu của nhiều dân tộc tại Đông
Á và Đông Nam Á. Đối với người Việt cháo là một trong hai món ăn thường ngày nhất.

22 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

 Bún riêu cua: là một món ăn đặc sản của Hà Nội. Món ăn này gồm "bún" (bún rối hoặc
bún lá) và "riêu cua". Riêu cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua,
mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chútmắm tôm để tăng
thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
 Xôi: là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, hấp chín bằng hơi
nước, thịnh hành trong nền ẩm thực của nhiều nước châu Á
 Bánh mì:hay còn viết là bánh mỳ, là lương thực quan trọng trên thế giới. Bánh mì có
thể là lương thực để ăn hàng ngày. Bánh mì hiện nay được làm từ bột mì, nước thường có
thêm men, trứng gà và muối, đôi khi có các loại hạt khác, sau đó có thể nướng.

Số lượng sản phẩm thay thế của Vina Acecook rất cao. Chất lượng của các sản phẩm thay
thế tốt. Đồng thời các sản phẩm này là sản phẩm tươi, đầy đủ chất dinh dưỡng. Dựa trên những
yếu tố này, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế rất mạnh. Chính vì vậy, để hạn chế sự ảnh
hưởng của sản phẩm thay thế đến các hàng hóa, thì Vina Acecook cần đưa ra các chiến lược
kinh doanh hợp lý, cải tiến công nghệ để giảm giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản
phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

3.4 Rào cản gia nhập ngành


Yêu cầu phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn để cạnh tranh tạo ra một rảo cản gia nhập ngành,
đặc biệt là nguồn vốn đó cần dùng cho nhu cầu quảng cáo hoặc nghiên cứu và phát triển đầy
rủi ro và không thể thu hồi. Vốn cần thiết không là chỉ phí đầu tư cho các hoạt động nghiên
cứu từ các hoạt động làm ra sợi mì đến việc mua các phương tiện sản xuất như nhà máy và dây
chuyền chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo giữ trọn hương vị của lúa mì, lúa gạo truyền thống
mà còn những hoạt động như bán chịu cho khách khi cầu của sản phẩm giảm mạnh, dự trữ
hàng tồn kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp. Trong đó, đối với ngành chế biến thực
phẩm, vốn điều lệ của Vina Acecook là 298,4 tỷ đồng và vốn của công ty Masan lên đến 11,7
nghìn tỷ đồng. Điều này khiến cho rào cản gia nhập ngành chế biến thực phẩm trở nên mạnh
mẽ.

23 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngăn cản gia nhập bằng cách bắt buộc các đối thủ mới gia nhập
phải có quy mô lớn và mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có. Vì
thế các đối thủ tiềm tàng muốn gia nhập ngành chế biến thực phẩmsẽ vấp phải nhiều rào cản
lớn. Cụ thể như các công ty Acecook Việt Nam, Vifon, Masan đã xây dựng được rất nhiều nhà
máy cùng với các dây chuyền sản xuất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Trong đó, công ty
Acecook Việt Nam với7 chi nhánh và 11 nhà máy trên toàn quốc với quy mô đầu tư xây dựng
theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chi phí khoảng 50 triệu USD /nhà máycùng tỷ lệ tự động hóa hơn
80% sản xuất 2,5 tỷ gói mì mỗi năm/nhà máy.

Để đặc trưng hoá sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp phải có đặc trưng thương hiệu và
sự trung thành của khách hàng bằng việc quảng cáo, dịch vụ khách hàng, sự ưa chuộng sản
phẩm hoặc đơn giản họ phải là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành. Đặc trưng hoá tạo ra một
rào cản gia nhập ngành bằng cách buộc những doanh nghiệp mới đến phải đầu tư mạnh mẽ để
thay đổi sự trung thành của khách hàng hiện tại. Việc này đặc biệt rủi ro vì có thể sẽ mất tất cả
nếu như việc gia nhập ngành thất bại. Qua nhiều năm cạnh tranh với nhau trên thị trường chế
biến thực phẩm ăn liền ở Việt Nam, nhiều công ty đã khẳng định được vị trí của mình cũng
như sự trung thành của khách hàng. Cụ thể là(VIFON) với hai sản phẩm ăn liền phở bò và phở
gà dựa trên công thức đặc trưng của phở truyền thống cùng sợi phở dai mềm, nước súp đậm
đà, đặc biệt không phẩm màu tổng hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Hay
nhắc đến Vina Acecook Việt Nam là nhắc đến dòng mì ăn liền ngon lạ, đa dạng mẫu mã, đặc
biệt là Hảo Hảo – thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có công ty
Masan với các sản phẩm thiết yếu đặc trưng cho gian bếp cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng
được 98% gia đình Việt lựa chọn nhưNam Ngư, Chinsu, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi. Tuy
nhiên các sản phẩm này đều giống nhau ở nguyên liệu và cách thức chế biến. Vì thế việc tạo ra
dòng sản phẩm đặc trưng để đánh dấu vị trí trong lĩnh vực chế biến thực phẩm là rào cản lớn
của nhiều doanh nghiệp mới hoạt động.
Một rào cản gia nhập ngành có thể sẽ được hình thành do doanh nghiệp mới gia nhập cần phải
bảo đảm một kênh phân phối sản phẩm ổn định. Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại đã
được các doanh nghiệp hiện tại ''chiếm sóng''. Cụ thể như công ty Vina Acecook với trị số 1

24 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

trong thị trường mì ăn liền cùng hệ thống phân phối phủ khắp cả nước với 7 chi nhánh và xuất
khẩu hơn 40 quốc gia khác. Các nhà phân phối chuyên nghiệp ở Việt nam cũng tạo nhiều điều
kiện hợp tác để các công ty mới xâm nhập vào thị trường tuy nhiên đòi hỏi các doanh nghiệp
này phải đưa ra giá cao hơn để thuyết phục những kênh phân phối này dành cho họ một chỗ tốt
trên thị trường kinh doanh.
3.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn
3.5.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay đã có hơn 50 doanh nghiệp cạnh tranh trong nước lẫn ngoài nước, từ nhà nước đến tư
nhân. Ngành mì ăn liền ngày càng khó khăn hơn khi có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất.
Các công ty có sức cạnh tranh trong ngành đều thuộc các công ty nước ngoài, còn ở Việt Nam
thì sức cạnh tranh chỉ ở mức trung bình. Vina acecook hiện đang là đứng đầu sản xuất mì ăn
liền Việt Nam với doanh thu hằng năm hơn 4,500 tỉ đồng. Hiện nay thì Vina acecook đang
chiếm hơn 51.5% thị trường, tiếp là Á Châu khoảng 20% thị trường. Sản phẩm mì gói của
Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90%
thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau.

Hình 1.8 Thị phần mì ăn liền Việt Nam

25 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

 Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food)

Masan là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào
năm 1990. Đến năm 2001, khi đưa thương hiệu Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện
của thương hiệu Masan trên thị trường Việt.Hiện tại công ty đang nắm giữ quyền kiểm soát
54,80% Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan và 19,99% cổ phần trong Ngân hàng Kyc
Thương Việt Nam. Ngày 18/04/2009 - Tại buổi lễ trao tặng Giải thưởng An toàn vệ sinh thực
phẩm lần thứ 1 – năm 2009 do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức, Công ty Cổ
phần Thực phẩm Masan (Masan Food) vinh dự có 5 thương hiệu được nhận giải, đó là: Chin-
su, Tam Thái Tử, Nam Ngư, Omachi và Tiến Vua. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng
các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, Masan Food tự hào là nhà sản xuất các sản
phẩm thực phẩm tiêu dùng đảm bảo tốt nhất về sức khỏe hiện nay. Tổng tài sản của công ty
Masan tính tới ngày 31/12/2020 là 25,533 tỷ đồng và tổng tiền mặt là 4,031 tỷ đồng. Cùng với
đó lợi nhuận sau thuế năm 2020 của công ty Masan là 4,598 tỷ đồng. Đây là công ty đứng thứ
2 sau Vina Acecook Việt Nam và đang chiếm 16,5% thị trường mì ăn liền Việt Nam. Công ty
Masan là một đối thủ khá mạnh với Vina Acecook.

 Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VINFON)

Công ty Vifon được thành lập năm 1963. Hơn 40 năm qua, thương hiệu Vifon với bộ lư màu
đỏ cùng những sản phẩm mang hương vị Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế
giới, kể cả những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật, EU...
Trong 10 năm liền, những sản phẩm của Vifon được người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt
Nam chất lượng cao”. Mới đây, Vifon lại được chọn vào hệ thống những “sản phẩm công
nghiệp chủ lực của TP. Hồ Chí Minh”. Hiện nay Vifon có mạng lưới phân phối và tiêu thụ
khắp các tỉnh thành trên toàn quốc với 6 tổng đại lý khu vực và khoảng 500 đại lý khác. Bên
cạnh các loại mì thông dụng, Vifon còn sản xuất các loại mì, phở mang nhãn hiệu khác
như “Hoàng Gia”, “ Phú Gia”, “Phở Việt”

26 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Với khẩu hiệu: “Vị ngon đậm đà, vươn xa thế giới” Vinfon đã đem về doanh thu hằng năm với
1,477 tỉ đồng. Tuy chỉ chiếm 19,9% trên thị trường mì ăn liền Việt Nam nhưng công ty Vifon
cũng là công ty mà Vina Acecook cần phải cân nhắc.
Bảng 1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Điểm mạnh Điểm yếu
Công ty Masan  Mạng lưới phân phối của  Giá cao, thị trường
doanh nghiệp rất lớn với không mở rộng nên
5 trung tâm phân phối vùng nông thôn, học
trên khắp Việt Nam, sinh, sinh viên không
lượng bán hàng mạnh phải là khách hàng
với 162 nhà phân phối  Khả năng mất khách
độc quyền hàng chính, nhân viên
 Máy móc đồng bộ, hiện và đội ngũ quản lý chủ
đại, sử dụng công nghệ chốt của công ty và
sản xuất, dây chuyền công ty được thâu tóm
khép kín áp dụng tiêu mua lại
chuẩn nghiêm ngặt về an
toàn thực phẩm
 Đa dạng các dòng sản
phẩm: Omachi, Kokomi,
Tiến Vua, các loại mì
gói, mì ly
 Đặc trưng sản phẩm: đã
thành công khi tung ra
sản phẩm “ Mì ly
Omachi với cây thịt thật”
đã thu hút được sự chú ý
của người tiêu dùng.
Công ty Vifon  Mạng lưới phân phối khá  Việc đầu tư cho hoạt

27 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

lớn mạnh trong nước với độngsản xuất,


7 tổng đại lý đặt tại các marketing, nghiên cứu
thành phố lớn và 1 hệ phát triển sản phẩm mới
thống đại lý cấp 1 khắp khá chậm và thiếu linh
 Máy móc thiết bị, dây hoạt
chuyền công nghệ hiện  Bao bì, chất lượng
đại thuộc loại bậc nhất không được cả tiến
bấy lâu nay. thường xuyên
 Đặc trưng sản phẩm: Phở  Sản phẩm chưa đa dạng,
Hoàng Gia với hương vị không có nhiều hương
và màu sắc đặc trưng của vị để khách hàng lựa
phở phù hợp với nhiều chọn
đối tượng đã góp phần
đưa tên riêng “phở” như
một đại dứ ẩm thực Việt
Nam ra thế giới.

3.5.2 Đối thủ tiềm ẩn


 Tập đoàn UNILEVER: có thể là một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vina Acecook với
việc tập đoàn này thực hiện chiến lược đa dạng hóa hổn hợp bằng cách mở rộng lĩnh vực thực
phẩm.

Là 1 tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và
các sản phẩm tiêu dùng nhanh như các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, gia đình. Tập
đoàn thực hiện chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp bằng cách mở rộng sản xuất thức ăn, trà và đồ
uống từ trà: như nhãn hiệu bột nêm Knorr, cháo thịt heo ăn liền Knorr, nước mắm Knorr- Phú
Quốc, trà Lipton, trà cây đa, suntea…

28 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Bằng việc sở hữu nhiều thương hiệu công với việc tiếp tục mua lại nhiều thương hiệu
khác,không loai trừ khả năng doanh nghiệp này sẽ đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh mì ăn
liền,dầu ăn và nước mắm.

 Công ty Nissin Foods Holdings(Nhật): dự tính sẽ xây nhà máy mì ăn liền tại Việt

Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước, với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 3,4 tỷ
Yên (41 triệu USD).

Nissin là hãng nổi tiếng với các sản phẩm mì ly (Cup Noodles), sẽ mở một công ty con
100% vốn và một nhà máy mới tại một khu công nghiệp cách Tp.HCM khoảng 35 km về phía
bắc. Thông cáo báo chí của hãng này cũng nói rằng, công ty sẽ có kế hoạch đưa nhà máy vào
vận hành và cho ra sản phẩm để bán vào khoảng tháng 6 năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa
được thực hiện. Tuy nhiên hãng không cung cấp chi tiết về mục tiêu doanh số bán hàng.Nissin
đã đặt nhà máy tại các nơi khác ở Đông Nam Á như Thái Lan và Singapore, nhưng chưa có cơ
sở sản xuất tại Việt Nam.Quyết định thâm nhập thị trường Việt Nam được đưa ra trong bối
cảnh nhu cầu tăng khi kinh tế tăng trưởng ổn định và thu nhập người dân tăng lên.Theo đánh
giá của Nissin, năm 2020, Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,4 tỷ mì gói (mì ly) ăn liền, cao thứ 4
trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

29 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và các đối thủ tiềm ẩn cho thấy Vina Acecook cần có thêm
nhiều chính sách hơn. Đối với các nhà cung cấp bột mì và nhà cung cấp bao bì nhựa thì sức
mạnh thuộc về công ty Vina Acecook. Vì có nhiều công ty cùng cung cấp loại sản phẩm đó
nên công ty Vina Acecook có nhiều sự lựa chọ hơn. Còn đối với công ty bao bì carton thì sức
mạnh lại thuộc về nhà cung cấp Tân Thần Đồng II vì chỉ có một nhà cung cấp nên công ty
Vina Acecook bị phụ thuộc. Qua đó để công ty Vina Acecook cần chú trọng hơn về nhà cung
cấp bao bì carton.

PHẦN 4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT


Từ các phân tích PESTEL và PORTER’ 5 FORCES đã đưa ra ma trận SWOT như sau:

Bảng 1.4 Ma trận Swot của công ty ACECOOK Việt Nam

ĐIỂM MẠNH ( STRENGTHS): ĐIỂM YẾU(WEAKNESSES):


- Mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả ba - Áp lực từ khách hàng: bởi sự khác biệt của
miền trong nước và hơn 40 quốc gia nước ngành mì ăn liền là không nhiều nên khách
ngoài. hàng có thể thay đổi.
- Là thương hiệu mì ăn liền số 1 tại Việt - Áp lực từ nhà cung cấp: chỉ có một công ty
Nam, chiếm thị phần trên 70%. cung cấp bao bì carton.
- Công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật - Chưa có sự đột phá về bao bì sản phẩm: còn
tiên tiến. quá phụ thuộc vào các loại bao bì nilon
- Vina Acecook là nơi làm việc tốt nhất tại (rất khó phân hủy).
pthij trường doanh nghiệp Việt Nam.
-Đối với các nhà cung cấp: sức mạnh thuộc
về Vina Acecook bởi công ty có nhiều sự
lựa chọn cho một loại nguyên liệu.
- Đã có sự đột phá trong sản phẩm về
hương vị của sản phẩm.
- Đặc trưng hóa sản phẩm: Mì ăn liền Hảo
Hảo luôn là sự lựa chọn an toàn, chất lượng
và phù hợp với người tiêu dùng Việt ngay
30 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử
BÁO CÁO ĐỀ ÁN

từ khi mới “ra mắt” thị trường vào năm


2000.
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES): THÁCH THƯC (THREATS):
-Điều kiện chính trị ổn định. - Có nhiều đối thủ tiềm năng và các đối thủ
- Thói quen tiêu dùnggắn liền với món “sợi cạnh tranh.
và nước” của người Việt Nam. -Nhiều thay đổi về mặt pháp lí, đòi hỏi công
- Tăng trưởng kinh tế kéo theo phong cách ty phải thay đổi để chấp hành nghiêm chỉnh.
sống hiện đại, hối hả, lựa chọn thực phẩm -Kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân
ăn liền. cao nên nhu cầu về sẩn phẩm ngày càng hạn
-Điều kiện tự nhiên như thiên tai lũ lụt, dịch chế.
bệnh covid xảy ra là cơ hội để mì ăn liền trở - Nhu cầu về sức khỏe của người dân ngày
thành lựa chọn ưu tiên của các nhà cứu trợ càng tăng.
cũng như làm lương thực dự trữ của người -Ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế.
dân. - Vấn đề ô nhiễm môi trường xuất phát từ bao
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, tạo bì nilon của sản phẩm mì ăn liền.
điều kiện thuận tiện để lưu thông, xuất khẩu
sản phẩm cho các quốc gia nước ngoài.

4.1 Điểm mạnh:

- Mạng lưới phân phối rộng lớn:

2 năm liên tiếp 2018 và 2019 là một dấu mốc quan trọng của Vina Acecook Việt Nam khi
không chỉ được công nhận là “Nhà sản xuất mì ăn liền được người tiêu dùng chọn mua nhiều
nhất”, mà thương hiệu “mũi nhọn” của công ty – mì Hảo Hảo cũng được vinh danh là
“Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam (tính đến tháng 7/2019) tại
khu vực thành thị.Không chỉ chinh phục người dùng Việt, các sản phẩm của Vina Acecook
Việt Nam còn vươn đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia nổi tiếng
khắt khe về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Đức,
Pháp, Hàn Quốc…

31 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Những con số này không chỉ là minh chứng mạnh mẽ khẳng định “vị trí số 1” của Vina
Acecook Việt Nam trên thị trường mì ăn liền trong và ngoài nước mà còn là “đại diện” sát
thực nhất về sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.

- Công nghệ tiên tiến, hiện đại:

Vina Acecook đã tiến hành nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, công nghệ cao phục vụ
nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp đã gia tăng mức độ tự
động hóa, đầu tư dây chuyền hiện đại công suất hoạt động cao, có thể sản xuất gần 600 gói mì
trong một phút, đồng thời trang bị các hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cân trọng
lượng, máy Xray... Ngoài ra, công ty còn có phòng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt trang
thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng,
chính xác, trung thực và khách quan.

- Là một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam:

Vina Acecook được vinh danh thứ hạng 11 trong ngành tiêu dùng nhanh (FLCG) theo sắp xếp
hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”. Công ty đem lại những cơ hội về nghề nghiệp
phong phú, xây dựng nền tảng tôn trọng giá trị con người, tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với
cộng đồng xã hội, giúp nhân viên phát triển và cảm thấy hạnh phúc khi gắn bó với công ty.

- Đối với các nhà cung cấp:

Các công ty sản xuất bao bì bằng nhựa và các công ty bột mì vì có nhiều công ty cùng cung
cấp nên sự lựa chọn của Vina Acecook là vô hạn nên sức mạnh thuộc về Vina Acecook.

- Có sự đột phá về hương vị của sản phẩm:

Công ty đã cho ra đời những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp với khẩu
vị người tiêu dùng.Cùng với đó, đột phá trong việc bổ sung những nét mới của một số món ăn
nổi tiếng thế giới mang đến những cảm hứng mới trong cách thưởng thức ẩm thực như hương
vị lẩu thái, kim chi, … đã giúp những cái tên mì Hảo Hảo, Hảo 100, Lẩu Thái, Udon Sưki

32 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Sưki, mì không chiên Mikochi của công ty luôn là sự lựa chọn yêu thích hàng đầu của người
tiêu dùng.

Chính vì thế mà khả năng cạnh tranh với các công ty khác đối với Acecook là rất cao. Nhờ có
công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tuân thủ các luật kinh doanh mà công ty đã
nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của hàng triệu khách hàng.

- Có thương hiệu độc nhất:

Mì ăn liền Hảo Hảo được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự điều
hành, hỗ trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ của chính nguồn nhân lực Nhật Bản cùng đội ngũ nhân
sự người Việt được đào tạo bài bản tại Acecook chính là “bảo chứng” cho chất lượng của mỗi
gói mì Hảo Hảo trước khi được tung ra thị trường.Dù có mức giá vô cùng rẻ nhưng chất lượng
của những gói mì Hảo Hảo lại vượt trên mệnh giá đó. Và hai tiếng Hảo Hảo cũng nhằm hướng
tới một chất lượng tuyệt vời đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng của người tiêu dùng.

4.2 Điểm yếu:

- Áp lực từ khách hàng: Dòng sản phẩm mì ăn liền trên thị trường có nhiều điểm tương đồng.

Là một áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành. Vina Acecook phải đối đầu với áp lực từ khách hàng, luôn phải thường xuyên có
các chính sách chăm sóc khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng. Trong đó dòng sản
phẩm mì ăn liền trên thị trường là sản phẩm có nhiều điểm tương đồng. Khách hàng cũng có
thể dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để thay thế mì ăn liền của Vina Acecook. Quy mô
khách hàng càng lớn thì áp lực càng nhiều, Vina Acecook sẽ khó khăn trong các chương trình
chăm sóc khách hàng cũng như tìm hiểu thông tin về khách hàng của mình.

- Áp lực từ nhà cung cấp: chỉ có một công ty cung cấp bao bì carton.

Khi các dòng sản phẩm được đưa ra thị trường thì phần bao bì đóng gói là yếu tố quan trọng.
Nhưng công ty Vina Acecook chỉ có một nhà cung ứng bao bì carton. Nếu như có trường hợp

33 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

xấu xảy ra công ty bao bì Tân Thần Đồng II không cung cấp bao bì cho Vina Acecook thì
công ty Acecook sẽ không có bao bì để đóng gói xuất kho.

- Chưa có sự đột phá về bao bì: còn phụ thuộc bao bì nilon, là loại bao bì khó phân hủy.

Vina Acecook chưa cải thiện hoàn toàn về phần bao bì phía ngoài. Bao bì của sản phẩm đang
sử dụng là loại bao bì nilon. Loại bao bì này được in với chất lượng cao và sản xuất trong môi
trường bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng nó lại khó phân hủy và khi phân hủy sẽ gây ô nhiễm
môi trường. Đây là yếu tố mà công ty phải cân nhắc trong việc nâng cấp sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu khách hàng.

4.3 Cơ hội:

- Điều kiện chính trị ổn định.

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có
cái nhìn lạc quan về thị trường, thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Đây cũng là lí do mà Vina Acecook Nhật Bản đầu tư và phát triển công ty Vina Acecook. Mặt
khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của công ty. Vina Acecook không
phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất cho 7 chi
nhánh trên cả 3 miền tổ quốc.

Bên cạnh đó, việc gia nhập hiệp hội mì ăn liền thế giới(WINA) nhằm mục tiêu bảo vệ quyền
lợi của mì ăn liền Việt Nam trên thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi với việc xuất khẩu sản
phẩm cho hơn 40 quốc gia nước ngoài của công ty Vina Acecook.

- Tăng trưởng kinh tế, nhịp sống của người Việt Namtrở nên hối hả, dẫn đến nhu cầu về các
ngành mì ăn liền phát triển.

Xã hội hiện đại và ngày một phát triển, yếu tố thời gian bị nhiều công việc bận rộn chi phối,
nhiều người đã thay thế các bữa ăn gia đình tốn kém thời gian bằng thức ăn nhanh. Cũng vì thế
mà dòng mì ăn liền của Vina Acecook tự hào là dòng sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn
nhiều nhất.

34 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

- Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam gắn liền với món “sợi và nước”.

Song hành với nhịp sống hối hả là phong tục tập quán gắn liền món “sợi và nước” của người
Việt Nam. Mảnh đất hình chữ S xác lập kỉ lục thế giới sở hữu nhiều món nước hấp dẫn nhất
như bún, phở, miến, ...Các món sợi Việt Nam thường được làm từ bột mì, bột gạo... Từ
nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, hương vị và kết cấu, Việt Nam có vô vàn những món sợi
khác nhau. Thậm chí, cùng là một loại nhưng ở các làng xã, vùng miền khác nhau lại mang
những đặc trưng riêng biệt. Hơn nữa dòng mì ăn liền của Vina Acecook cũng chủ yếu được
làm từ bột mì, bột gạo, đây là yếu tố để dòng mì ăn liền này phát triển bền vững.

- Ảnh hưởng từ thiên nhiên: Dòng sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook trở thành lương thực
dự trữ thiết yếu.

Dịch bệnh covid diễn ra kéo theo vấn đề cách li xã hội theo chính sách của nhà nước Việt
Nam. Theo một khảo sát từ Nielsen cho thấy hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các
siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống. Đồng thời, giá trị giỏ hàng trên 1 lần mua tăng lên
để đáp ứng nhu cầu ở nhà nhiều hơn và hạn chế ra ngoài. Bởi vậy, thực phẩm đóng gói, nước
đóng chai, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh trở thành những lựa chọn hàng đầu. Trong đó dòng
sản phẩm mì ăn liền trở thành thức ăn dự trữ với tỷ lệ gia tăng tiêu thụ lên đến 67 %. Cụ thể được
thể hiện qua bảng dưới đây:

35 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Hình 1.9 Ngành hàng tăng trưởng ở Việt Nam

Ngoài ra, tình hình thiên tai cũng là một trong những cơ hội cho công ty Vina Acecook. Với
ưu điểm dễ bảo quản lâu, mì ăn liền trở thành lương thực dữ trữ cũng như cứu trợ của người
dân. Ngoài việc tập trung mở rộng và phát triển sản xuất, công ty Vina Acecookcòn tận tay
trao 2000 thùng mì Hảo Hảo đến miền trung sau cơn bão số 12, 1600 thùng Hảo Hảo đến các
tỉnh Thanh hóa, Yên Bái sau bão số 11, 1000 thùng mì cho lũ lụt Quảng Ninh,... Những hoạt
động này đã được chính phủ và nhà nước tuyên dương cũng như nhiều mệnh thường quân
hưởng ứng mạnh. Cũng từ đó, cho thấy dòng sản phẩm mì ăn liền trong thiên tai rất cần thiết
và có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi.

Với khu vực địa lí nằm ở khu vực Đông Nam Á mà công ty Vina Acecook dễ dàng lưu thông
hàng hóa của mình. Có thể đưa các sản phẩm ra nước ngoài bằng đường bộ, đường thủy và
đường hàng không. Đồng thời thuận lợi để công ty nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến sản
xuất.

4.4 Thách thức

- Áp lực cạnh tranh lớn.

Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, các đối thủ cạnh tranh trong ngành mì ăn liền đang có quy mô
rất lớn và đang phát triển mạnh trên thế giới. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa
quan trọng cho các chiến lược trong tương lai của công ty. hiện nay, các ngành hàng sản xuất
mì ăn liền đang cạnh tranh gay gắt. Dẫn đầu thị trường mì ăn liền là công ty Vina Acecook,
tiếp sau đó là Masan và Vifon. Với vốn điều lệ của Masan là 11,7 nghìn tỷ đồng vượt xa so với
công ty Acecook thìđây là đối thủ mạnh nhất là có tiềm năng vượt lên trên thị trường dẫn đầu
mì ăn liền. Cùng với đó là các đối thủ tiềm năng như Unilever hay Nissin. Là hai đối thủ có
nguy cơgia nhập vào thị trường mì ăn liền bất cứ lúc nào. Vì vậy công ty Vina Acecook cần
phải đưa ra những tiêu chí cho công ty và cần đột phá sản phẩm hơn.

- Sự thay đổi về luật pháp buộc doanh nghiệp phải thay đổi để chấp hành nghiêm chỉnh.

36 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

Ngành chế biến thực phẩm luôn phải đối mặt với các quy định về bảo vệ an toàn thực phẩm
nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như luật bảo vệ môi trường với trách nhiệm
xã hội từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là một công ty xuất khẩu hơn 40 quốc gia nước ngoài,
Vina Acecook còn phải chấp hành đúng luật xuất nhập khẩu. Trước thách thức về mặt pháp lí,
nhằm nâng cao thực phẩm cũng như dinh dưỡng, Vina Acecook đã kí kết thoả thuận hợp tác
về truyền thông cùng Cục An toàn thực phẩm vào ngày 2 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội. Cùng
với đó, công ty đã xây dựng trạm xử lí nước thải (XLNT) đạt chuẩn, với chất lượng nước thải
đầu ra đạt A và Trạm xử lí đặc biệt hệ vận chuyển hàng hoá kho xưởng thay thế cho xe chạy
bằng dầu gây ô nhiễm môi trường.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một tăng.

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính
trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những
quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Thu nhập của người
dân tăng lên đồng nghĩa những hàng hóa thứ cấp như mì ăn liền sẽ bị bỏ qua.

- Nhu cầu về sức khỏe ngày càng cao.

Với bối cảnh hội nhập sâu kinh tế, đời sống người dân tốt hơn kéo theo nhu cầu về sức khỏe
cũng như dinh dưỡng trong thực phẩm được chú trọng. Trong đó, cơ thể muốn khỏe mạnh cần
có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước trong khi đó thành phần
chủ yếu của mì gói là cacbonhydrate, tinh bột, muối, chất oxy hóa, bột trứng. Vì thế một gói
mì không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể.Thậm chí việc ăn mì tôm
nhiều, thường xuyên sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây bệnh cho cơ
thể. Đặc biệt đối với khách hàng cao tuổi, mì ăn liền chưa nhiều muối natri sẽ ảnh hưởng đến
bệnh tăng huyết áp.

- Ngày càng nhiều sản phẩm thay thế.

Sản phẩm của Vina Acecook đang phải đối đầu với nhiều sản phẩm thay thế. Trên thị trường
hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thay thế được, các sản phẩm thay thế là những sản phẩm

37 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

truyền thống của Việt Nam như xôi, bánh mì, cháo, ... các sản phẩm này cũng đảm bảo tính
năng như mì ăn liền về tiện dụng và chi phí. Chính vì thế, để hạn chế sự ảnh hưởng của sản
phẩm thay thế thì Vina Acecook cần đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, cải tiến công nghệ
để giảm giá thành sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn của khách hàng.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường xuất phát từ bao bì nilon của sản phẩm mì ăn liền.

Hiện tại, hầu hết các sản phẩm của Vina Acecook đều sử dụng bao bì nilon và bao bì nhựa.
Ước tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt
độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy
được. Điều này ảnh hưởng đến trách nhiễm xã hội của công ty cũng như sự trung thành của
khách hàng trong tương lai gần.

PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ


Với những vấn đề mà Vina Acecook đang gặp phải, công ty nên hướng tới những sản phẩm
bao bì thân thiện với môi trường như hộp giấy, ly giấy, ,...để có trách nhiệm hơn với xã hội
cũng như từng bước cảitiến hoàn thiện sản phẩm, đặt lòng tin của khách hàng lên hàng đầu.
Đồng thời công ty cần chuẩn bị chính sách kí kết với nhiều đối tác hơn cho loại bao bì carton,
để từ đó, ngoài nhà cung cấp “ Tân Thần Đồng II”, công ty sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, hạn
chế được những rủi ro trong tương lai nếu có. Bên cạnh đó, để phát triển thương hiệu cũng như
giữ vững vị trí trên thị trường, công ty nên tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng như “ Hảo Hảo”,
tạo khoảng cách khác biệt đối với dòng sản phẩm mì ăn liền hiện có trên thị trường.

Ngoài ra, trước những thách thức mà công ty đang phải đối mặt, Vina Acecook cần phải thay
đổi cũng như chuẩn bị nhiều chiến lược nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh. Thứ nhất,
công ty nên có các chính sách thu hút các nhà đầu tư để tăng nguồn vốn hiện có cũng như nâng
cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Vina Acecook cần phát triển chiến lược marketing với
những chương trình ưu đãi hơn đối với khách hàng nhằm giữ vững vị trí “ người tiêu dùng
Việt Nam bình chọn hàng đầu”, tạo khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, để đáp
ứng nhu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng, cụ thể là giảm bớt lượng muối dư thừa có trong
mỗi gói mì. Bởi mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng

38 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày. Hơn nữa để hướng đến mục tiêu dinh dưỡng
của sản phẩm, công ty nên tăng thêm các nguyên liệu có thành phần như protein, vitamin,
khoáng chất trong mỗi sản phẩm để đảm bảo dinh dưỡng hơn cho người tiêu dùng. Cuối cùng
để hoàn thành trách nhiễm với xã hội, công ty nên đề xuất những phong trào kêu gọi thu gom
bao bì nilon để ở đúng nơi và xử lí đúng cách.

Kết luận
Ngày nay, môi trường kinh doanh của các ngành nghề trong nền kinh tế nói chung và
trong ngành kinh doanh mì ăn liền nói riêng ngày một biến động và phức tạp. Đó là kết quả tất
yếu của xu thế thị trường luôn phát triển và cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, Vina
Acecookkhông thể chủ quan với vị thế của mình vừa là nhà sản xuất thực phẩm chế biến ăn
liền hàng đầu vừa là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển từ Nhật Bản tại thị
trường Việt Nam. Vì vậy để tiếp tục giữ vững điểm mạnh hiện có như công nghệ hiện đại, hệ
thống phân phối rộng lớn trên cả 3 miền chiếm hơn 70% thị phần, có nhiều sự lựa chọn cho
cùng một nguyên liệu đầu vào, ... cũng như đối mặt với các thách thức bằng việc chú trọng
nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể là tăng chế độ dinh dưỡng trong từng gói mì và tạo ra
nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng. Bên cạnh đó, để hoàn thiện sản phẩm, công ty nên có các
giải pháp với bao bì nilon đang sử dụng cho dòng sản phẩm mì ăn liền bằng các chất liệu thân
thiện với môi trường. Hơn nữa để phát triển công ty trong tương lai sắp tới, Vina Acecook cần
nhận ra những cơ hội như điều kiện chính trị ổn định, thói quen tiêu dùng cũng như nhịp sống
hối hả của người Việt Nam, vị trí địa lí thuận lợi và ưu điểm bảo quản được lâu cho tính năng
làm lương thực dự trữ để từng bước phát huy và mở rộng sản xuất. Đặt ra nhiều mục tiêu phát
triển nhưng phải có chính sách và biện pháp khả thi để đạt những mục tiêu, ngày càng mở rộng
thị trường và giữ vững vị trí hàng đầu đối với nhu cầu mì ăn liền của ngưới tiêu dùng Việt
Nam.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hiện trạng môi trường kinh doanh của công ty Vina
Acecook, đã giúp nhóm nhận ra những ảnh hưởng từ môi trường mang đến các cơ hội và thách
thức cũng như hiểu sâu về công tytừ các điểm yếu, điểm mạnh. Từ đó, nhận thấy được tầm

39 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử


BÁO CÁO ĐỀ ÁN

quan trọng của việc đánh giá các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài để đề ra các chiến
lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

40 | Khoa kinh tế số và thương mại điện tử

You might also like