Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

CÂU HỎI ÔN TẬP CHUYÊN NGÀNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Câu 1: Mô tả quá trình tàn tật.

Định nghĩa: Tàn tật là một quá trình từ khiếm khuyết, tàn tật và tàn phế.
Quá trình tàn tật
Diễn biến từ bệnh và các nguyên nhân khác

Khiếm khuyết

Giảm khả năng

Tàn tật
Với xã hội và gia đình: người tàn tật không có hoặc giảm khả
năng sản xuất và là gánh nặng chăm sóc phục hồi chức năng.
Hậu quả của tàn tật
Với người tàn tật:
+ Tuổi thọ thấp.
+ Tỷ lệ mắc bệnh cao.
+ Ít có cơ hội vui chơi, học tập, đào tạo.
+ Tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, ít có cơ hội xây dựng
gia đình.
+ Thường bị xã hội lãng quên nhu cầu

Câu 2: Nêu định nghĩa khuyến khuyết, giảm khả năng và tàn tật và cho ví dụ cho mỗi
một định nghĩa
1. Khiếm khuyết
Là sự mất, thiếu hụt hay bất thường cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý. Thường do bệnh
và tai nạn tạo nên.
Vi dụ:
- Cắt cụt chi do gẫy xương, vết thương hoả khí hoặc tai nạn thai.
- Trẻ em kém phát triển trí tuệ do thiếu dinh dưỡng, thiếu lode trong thời kỳ mẹ mang
- Đục nhân mắt ở người cao tuổi, người bị bệnh tiểu đường.
2. Giảm chức năng
Là mất hoặc giảm một phần hay nhiều chức năng nào đó của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên.
Ví dụ:
- Do bị cắt cụt chi nên đi lại khó khăn.
- Do chậm phát triển về trí tuệ sẽ dẫn đến khó khăn về học.
- Do đục nhân mắt dẫn đến khó khăn về nhìn.
3. Tàn tật
Là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, giảm chức năng tạo nên. Cản trở người đó thực
hiện đầy đủ vai trò của mình để tồn tại trong xã hội, mà họ phải phụ thuộc một phần hay hoàn

1
toàn vào người khác để tồn tại. Trong lúc đó người khác cùng lứa tuổi, cùng giới, cùng điều
kiện hoàn cảnh và cùng một công việc thực hiện được.
Ví dụ:
- Các cháu bị bại não: không tự chăm sóc bản thân, không tham gia được vào các hoạt động
vui chơi, không đến trường học được.
- Bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người sau đột quỵ: bị giảm hoặc không thực hiện được khả
năng (tự chăm sóc, tự di chuyển và giao tiếp).

Câu 3: Nêu bước 1 trong phòng ngừa tàn tật. Nêu bước 2, 3 trong phòng ngừa tàn
tật
Phòng ngừa tàn tật là một nhiệm vụ quan trọng của mọi người, đặc biệt là cán bộ y tế. Đó là
một chiến lược bao gồm các biện pháp phòng ngừa tàn tật bước I, II, III và ngăn ngừa hậu quả
của tàn tật gây nên.
Phòng ngừa bước I: Bao gồm các biện pháp phỏng ngừa dễ người khoẻ mạnh không bị ốm
đau, tai nạn trở thành khiếm khuyết:
- Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao.
- Phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng và kịp thời.
- Đào tạo cán bộ y tế cơ sở phải phù hợp với cộng đồng.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho toàn xã hội, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.
- Có chương trình giáo dục sức khoẻ toàn dân tốt.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.
- Cung cấp đủ nước sạch.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hội lành mạnh không có bạo lực, sống
có tình thân ái.
- Phát triển ngành VLTL - PHCN.
Phòng ngừa bước II. Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng người bị khiếm khuyết
dẫn dến giảm chức năng:
- Phát hiện sớm khiếm khuyết.
- Điều trị phục hồi chức năng sớm và đúng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em bị khiếm khuyết được đi học, phát triển giáo dục đặc biệt
- Dạy nghề, tìm việc làm cho người bị khiếm khuyết.
- Phát triển tốt mạng lưới phục hồi chức năng.
Phòng ngừa bước III: Bao gồm các biện pháp ngăn ngừa giảm chức năng khỏi trở thành tàn
tật gồm các biện pháp phòng ngừa bước I và bước II.

Câu 4: Thế nào là thương tật thứ cấp? Loét đè ép là gì? Cách phòng tránh. Co rút,
co cứng là gì? Cách phòng tránh
1. Thương tật thứ cấp là những bệnh lý, tổn thương thứ phát do bất động, nằm lâu. Một số
thương tật thứ cấp thường gặp như loét do đè ép, teo cơ, yếu cơ, co rút cơ bội nhiễm phổi,
huyết khối tĩnh mạch, các rối loạn đường tiết niệu, tiêu hoá...
2. Loét đè ép là loét hình thành trên phần tổ chức gần xương của cơ thể khi người bệnh nằm
lâu hoặc ngồi lâu ép lên vùng đó. Loét xảy ra do thiếu máu tổ chức khi lực ép vượt quá huyết
áp mao mạch của tổ chức gây hoại tử, nhiễm trùng, hậu quả là mủ và dịch thoát ra ngoài làm
cho da bị phá hủy, sau đó rò rỉ xuất hiện, các tổ chức dưới da, cơ xương gần vùng tổn thương

2
đều bị phá hủy. Các vùng hay bị đè ép là chẩm, vai, bả vai, khuỷu tay, cùng cụt, mông, gót
chân, mắt cá chân,…
Loét đè ép được chia thành 4 độ, khi loét độ 4 (loét đến xương) thì cần điều trị phẫu thuật cắt
lọc, vá da.
Phòng tránh loét bằng các phương pháp:
- Lăn trở bệnh nhân, thay đổi tư thế cho bệnh nhân 2h/ lần
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô ráo (lau bằng nước ấm những vùng bị ẩm ướt, vùng mông của
những người đại tiểu tiện không tự chủ, sau đó lau khô lại những vùng đó)
- Thường xuyên xoa bóp những vùng hay bị đè ép để tăng lưu thông tuần hoàn, tránh thiếu
máu gây loét
3. Co cứng cơ là hiện tượng cơ bị co cứng khi nghỉ ngơi. Khi ấy, để người bệnh nằm nghỉ
ngơi, thư giãn rồi nắn bắp cơ của họ, thấy chứng hơn bình thường. Cầm hai cẳng tay họ ve
vẩy, thấy khó và chậm hơn bên đối diện. Co cứng thường gặp trong các bệnh tai biến mạch
máu não, liệt tủy,…. Các cơ co cứng gây hạn chế cử động của khớp, lâu ngày có thể dẫn tới
co rút cơ và cứng khớp
Co rút cơ: là tình trạng cơ và mô mềm bị co ngắn lại; do vậy, khớp không thể cử động hết tầm
được
Phân biệt co rút với co cứng bằng cách khi cử động thụ động chi của người bệnh nếu có co
cứng, khớp có thể cử động hết tầm còn co rút thì không cử động được hết tầm, gân cơ nổi lên,
căng cứng, người bệnh đau. Co cứng cơ có thể chuyển thành co rút cơ hoặc khớp
Cách phòng tránh
Để phòng ngừa co rút cơ cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Bất động các khớp ở tư thế chức năng giải phẫu
- Tập vận động (thụ động, chủ động, chủ động có trợ giúp, tập có kháng trở, tập kéo giãn) các
cơ và khớp sớm
- Đối với người khỏe mạnh nhưng ít hoạt động cần duy trì các bài tập mềm dẻo 10-15 phút x
3 lần/tuần, tập theo tầm vận động chủ động với kéo giãn cuối tầm
- Khi có co rút cơ nhẹ, cần tập theo tầm vận động thụ động với kéo giãn cuối tầm 20-30 phút
x 2 lần/ngày. Khi có co rút cơ nặng cần kéo giãn – giữ liên tục trong 20-30 phút
- Phối hợp vận động với nhiệt trị liệu, siêu âm làm tăng tính đàn hồi của mô liên kết, giúp kéo
giãn tốt hơn
- Máng, nẹp hoặc bột cách quãng khi kéo giãn – giữ liên tục không có kết quả. Đặt chi thể ở
tư thế chức năng để giữ các khớp sau khi kéo giãn thụ động
Câu 5: Định nghĩa phục hồi chức năng là gì? Mục tiêu của phục hồi chức năng. Hãy
nêu các mô hình phục hồi chức năng hiện nay.
1. ĐỊNH NGHĨA
- Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội học, giáo dục, hướng nghiệp
và các kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật, bảo đảm cho
người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng tham gia vào các
hoạt động xã hội.
- Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường xã hội không chỉ
có y tế, cộng đồng mà chính bản thân người tàn tật và gia đình người tàn tật phải tham gia
vạch kế hoạch, triển khai các biện pháp phục hồi chức năng một cách thích hợp.
2. MỤC ĐÍCH
- Hoàn lại một cách tối đa về thể chất, tinh thần, nghề nghiệp.
3
- Ngăn ngừa thương tật thứ cấp.
- Nâng cao chất lượng và khả năng còn lại của người tàn tật để giảm hậu quả của tàn tật
- Tác động làm thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên
của xã hội. Đồng thời người tàn tật cũng phải chấp nhận tình trạng tàn tật của mình để hợp tác
và thực hiện có hiệu quả công tác phục hồi chức năng.
- Cải thiện các điều kiện: nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến
được nơi mà họ cần đến như những người bình thường, có cơ hội vui chơi, học hành, làm việc,
tham gia hoạt động xã hội.
- Động viên được toàn xã hội có ý thức phòng ngừa tàn tật để giảm tỷ lệ người tàn tật.
3. CÁC HÌNH THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
3.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm, các bệnh viện
Đây là hình thức phục hồi chức năng có sớm nhất.
- Ưu điểm:
+ Cán bộ phục hồi được đào tạo có trình độ chuyên môn cao, phương tiện hiện đại.
+ Phục hồi được những trường hợp khó và nặng.
- Nhược điểm:
+ Người tàn tật ít có cơ hội được tiếp cận để phục hồi (vì họ sống chủ yếu ở cộng đồng).
+ Phục hồi không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người tàn tật tại địa phương.
+ Giá thành cao, người tàn tật không có khả năng chi trả vì không có thu nhập hoặc thu nhập
thấp. Do đó số lượng được phục hồi ít.
Vì vậy hình thức phục hồi chức năng tại các trung tâm, các bệnh viện có nhiệm vụ chủ yếu là
nghiên cứu, đào tạo cán bộ và phục hồi những trường hợp khó và phức tạp.
3.2. Phục hồi chức năng ngoài trung tâm, bệnh viện
Đây là hình thức đưa cán bộ phục hồi chức năng và các phương tiện phục hồi từ các trung tâm,
các bệnh viện đến nơi có người tàn tật để phục hồi.
- Ưu điểm:
+ Số lượng người tàn tật có cơ hội được phục hồi nhiều hơn.
+ Giá thành chi phí có thấp hơn.
+ Phục hồi phù hợp với nhu cầu của người tàn tật tại địa phương.
- Nhược điểm:
+ Không đủ cán bộ phục hồi chức năng để thực hiện thường xuyên.
+ Chi phí cho cán bộ phục hồi lớn.
Do đó hình thức này là khó thực hiện
3.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)
Đây là hình thức phục hồi chức năng được coi là ưu việt và phù hợp nhất với lý do:
- Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng các kỹ thuật thích
hợp.
- Người tàn tật, thân nhân gia đình họ và nhân viên y tế cơ sở được hướng dẫn kỹ thuật chăm
sóc phục hồi từ cán bộ phục hồi chức năng tuyến trên.
- Tỷ lệ người tàn tật có cơ hội được phục hồi cao.
- Chất lượng phục hồi thích hợp và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người tàn tật tại địa
phương.
- Chi phí có thể chấp nhận được.
- Có thể lồng vào ghép vào công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.

Câu 6: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định Hồng ngoại

4
1. Khái niệm:
Hồng ngoại là ánh sáng có bước sóng lớn hơn 760 nm nằm ngoài vùng nhìn thấy, được tạo
nên từ tự nhiên (ánh sáng mặt trời) hoặc nhân tạo (đèn phát quang).
2. Tác dụng sinh học
2.1. Trên tuần hoàn
- Hồng ngoại có tác dụng làm giãn mạch, tăng cường lưu thông máu vì vậy gây nên đỏ da tăng
tốc độ mẫn nhiệt của mô, phảt tán nhiệt, tăng cường dinh dưỡng tổ chức, tăng thực bào do tăng
bạch cầu, tăng bài tiết mồ hôi, tăng áp lực thẩm thấu.
2.2. Trên thần kinh
Tác dụng lên điểm cuối của màng lưới thần kinh trong da nên có tác dụng làm dịu đau, giảm
đau, thư giãn cơ bị co cứng, thư giãn thần kinh.
2.3. Hồng ngoại trong phạm vi nhìn thấy được
- Màu đỏ gây kích thích, màu xanh gây ức chế. Hồng ngoại không màu có bước sóng dài có
tác dụng sâu, nên được sử dụng điều trị những trường hợp mạn tính.
Tóm lại: Hồng ngoại vừa có tác dụng cục bộ, vừa có tác dụng toàn thân thông qua phản xạ
thần kinh và thể dịch.
3. Chỉ định
- Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn.
- Điều trị chống viêm: viêm khớp, viêm sụn vành tai, viêm đau dây thần kinh, bong gân, viêm
phần mềm, viêm tổ chức dưới da, đụng giập do chấn thương.
- Điều trị đau lưng, chạy trước khi xoa bóp, vận động trị liệu,kích thích liền sẹo sau mổ, thoái
khớp ...
4. Chống chỉ định
- Vùng da vô mạch, nếu dùng phải giảm liều.
- Một số bệnh ngoài da.
- Vùng da mất cảm giác nóng – lạnh, cơ địa sẹo lồi.
- Bệnh có nguy cơ chảy máu, chấn thương mới (gây chảy máu).
- Viêm có mủ, sốt, xung huyết.
- U lành tính, u ác tính. 2 tăng nguy cơ di căn)
- Say nắng, say nóng hoặc không chịu được nóng.

Câu 7: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định Tử ngoại, cách đo
liều sinh lý khi điều trị bằng tử ngoại

1. Khái niệm
Tia tử ngoại (tia cực tím) là ánh sáng có bước sóng từ 200-380nm, được tạo nên từ tự nhiên
(ánh sáng mặt trời) hoặc nhân tạo ( đèn thạch anh).
2. Tác dụng sinh học: phụ thuộc vào bước sóng.
2.1. Làm đỏ da
- Tác dụng rõ nhất của tử ngoại là đỏ da và có độ xuyên sâu khoảng 1mm khi chiếu trên mặt
da. Đỏ da là tiêu chuẩn để chỉ định liều điều trị cho mỗi người.
- Có 5 mức độ đỏ da:
+ Liều sắp đỏ da: là mức độ chiếu chưa đủ để gây đỏ da.
+ Đỏ da mức độ 1: là mức độ đỏ da nhẹ, không làm da tróc vẩy, có thể hơi ngứa.
Các triệu chứng này sẽ hết trong vòng 24 giờ sau khi chiếu.
+ Đỏ da mức độ 2: tróc da nhẹ, ngứa và rát bỏng. Mất đi sau 2 - 3 ngày.

5
+ Đỏ da mức độ 3: da đỏ hơn, ngứa và rát bỏng, tróc da rõ thường lớp biểu bì bị lột. Mất đi
sau 10 - 15 ngày.
+ Đỏ da mức độ 4: da bị sưng phù, nổi bỏng nước, rất rát bỏng.
- Liều đỏ da phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của người được chiếu, cường độ bức xạ, khoảng
cách từ nguồn đến vị trí được chiếu và thời gian chiếu. Đỏ da xuất hiện rõ sau khi chiếu 5 - 10
giờ.
2.2. Gây giãn mạch dưới da
- Tử ngoại có tác dụng gây giãn mạch dưới da, nhờ đó mà cải thiện được dinh dưỡng tuần hoàn
tại chỗ được chiếu.
2.3. Kích hoạt sterol, tạo vitamin D3
- Giúp cho quá trình chuyển hoá calci – phospho, nên được áp dụng để điều trị còi xương suy
dinh dưỡng trẻ em.
2.4. Tác dụng giảm đau, an thần
- Tác dụng vào các đầu mút thần kinh kích thích tạo ra những sản phẩm tương tự như histamin,
vậy nên sau khi chiếu 6 - 7 giờ có tác dụng an thần.
2.5. Tác dụng với mắt
- Giác mạc hấp thụ tử ngoại B, thuỷ tinh dịch tử ngoại C, thuỷ tinh thể tử ngoại A. Cho nên nó
gây kích thích, làm khô và loét giác mạc. Vì vậy phải đeo kính râm khi chiếu tử ngoại.
2.6. Với cơ
- Tử ngoại có tác dụng làm tăng tiến trương lực cơ.
2.7. Các tác dụng khác
- Tăng cường chuyển hoá đạm.
- Giảm bạch cầu trung tính và đơn nhân.
- Tăng hồng cầu.
- Hạ huyết áp.
- Kích thích các tuyến nội tiết, sinh dục, kích hoạt tuyến giáp, ức chế tuyến cận
- Tăng cường bài tiết mồ hôi, bài tiết acide uric trong nước tiểu.
- Tăng chuyển hoá cơ bản.
- Hạ đường huyết đối với người có đường huyết cao.
- Giảm tần số hô hấp thở sâu, tăng cường trao đổi oxy.
- Phá huỷ một số men: Carbohydroca, Protease, Catalase, Urease...
Vì vậy tử ngoại được chỉ định điều trị rất rộng rãi trong lâm sàng.
3. Cách đo liều Biodose (Liều sinh lý)
- Dụng cụ: dùng thước Goocbatrep, là một tấm kim loại có 6 lỗ hình chữ nhật và một thanh
trượt có thể đóng hoặc mở các lỗ đó.
- Vị trí đo: thường đo ở vùng cơ thể nhạy cảm nhất như vùng ngực, lưng, mặt trước cánh tay.
- Kỹ thuật: cố định thước lên da sao cho tấm kim loại luôn áp sát mặt da, đẩy thanh trượt che
kín cả 6 lỗ. Đèn tử ngoại đặt cách xa 50cm và thẳng góc với mặt da.
Lần lược kéo thanh trượt để hở lỗ thứ nhất 15 giây, rồi kéo tiếp để hở lỗ thứ hai 15 giây, cứ
tiếp tục như vậy đến lỗ thứ 6 thì tắt đèn và tháo thước ra. Như vậy lỗ thứ nhất được chiếu 90
giây, các lỗ tiếp theo ít hơn 15 giây so với lỗ trước nó, đến lỗ thứ 6 chi được chiếu 15 giây.
Sau khi đo xong, dặn bệnh nhân không được gãi hoặc chà xát lên vùng da vừa đo, không uống
rượu bia, không để vùng da đó tiếp xúc với nắng.
- Đọc kết quả: sau 18-24 giờ, thông thường sau 6-8 giờ đã thấy hiện tượng đỏ da, khi đọc kết
quả thấy 1 trong 3 biểu hiện sau:
+ Tất cả 6 lỗ đều không thấy đỏ da: là do liều tử ngoại thấp, cần đo lại với liều cao hơn (công
suất đèn cao hơn hoặc thời gian chiếu mỗi lỗ dài hơn).
6
+ Thấy một số lỗ đỏ da có bờ viền rõ, chọn lỗ nào đỏ da ít nhất nhưng còn nhìn rõ bờ viền,
thời gian chiếu của lỗ đó là liều sinh lý.
+ Cả 6 lỗ đều đỏ da rõ: là do liều quá cao, , cần đo lại với liều giảm đi.
4. Chỉ định
- Các vết thương, vết loét do nhiễm trùng lâu lệnh.
- Bệnh vẩy nến giai đoạn mạn tính, nấm da, rụng tóc.
- Loãng xương, còi xương suy dinh dưỡng trẻ em.
- Bệnh Zona thần kinh, viêm da thần kinh.
- Một số bệnh ngoài da khác: mụn nhọt, viêm nang lông, viêm chân tóc, nấm da.
- Gây mẫn cảm để điều trị giảm đau trong các bệnh khớp và thần kinh.
- Sát khuẩn không khí buồng mổ, buồng thủ thuật.
- Chống mất ngủ, an thần.
5. Chống chỉ định
- Lao phổi tiến triển, ung thư, viêm gan...
- Bệnh nhân thể trạng suy kiệt, sốt cao.
Câu 8: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định của laser trị liệu
1. Định nghĩa
Laser là viết tắt của ánh sáng được khuyếch đại nhờ bức xạ bắt buộc. Laser bắn ra những
quang tử có thể tác dụng lên các phân tử sinh học tạo ra phản ứng hóa học, nhiệt học trong cơ
thể. Laser trị liệu thường dùng là laser bán dẫn, He-Ne, Nito công suất 10-30MWW
2. Tác dụng sinh lý
- Tạo thuận lợi làm lành vết thương, vết loét bằng cách kích thích tạo sợi
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, sức chống đỡ của vết thương
- Tăng thực bào và khả năng diệt khuẩn, tăng hoạt tính của tế bào lympho T và B
- Giảm phù nề nhờ giảm tiết Prostaglandin E2
- Giảm nguy cơ hình thành sẹo nhờ kích thích phát triển lớp tế bào biểu bì với giảm bài tiết
thanh tơ dịch và tăng cường mô liên kết collagen
- Giảm đau nhờ ổn định vết thương và giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác đau
- Tạo thuận lợi làm lành vết thương xương khớp
3. Chỉ định
- Chống viêm, chống phù nề nông
- Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương, vết loét
- Giảm đau cục bộ (đầu, lưng gáy), đau rễ thần kinh
- Châm cứu bằng laser
4. Chống chỉ định
- Chiếu trực tiếp vào mắt
- Vết thương đang chảy máu
- Có thai 3 tháng đầu
- Sốt cao, u ác tính

Câu 9: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định phương pháp điều trị
bằng phương pháp điện phân trị liệu
1. Định nghĩa
Dòng Galvanic, điện phân: Là sử dụng dòng điện một chiều không đổi cường độ trong suất
thời gian điều trị. Điện phân là dựa vào sự phân cực của dòng điện một chiều, người ta cho
7
vào dung dịch điện ly thì sẽ có sự chuyển dịch của dòng ion điện tích khác nhau về hai phía
cực.
2. Tác dụng sinh lý
- Dưới tác dụng của dòng điện một chiều có sự thay đổi chuyển dịch của các ion qua màng tế
bào trong tổ chức, tạo nên những biến đổi sinh học thứ cấp trong cơ thể. Dưới tác dụng của
dòng điện một chiều với cường độ và điện thế thích hợp, các chất mang ion được phân ly di
chuyển theo hướng cực trái dấu (các ion âm di chuyển về phía cực dương và ion dương di
chuyển về phía cực âm. Người ta ứng dụng để đưa thuốc vào vùng cần điều trị hoặc lấy (hủy)
các ion có hại ra khỏi cơ thể.
- Khi có dòng điện một chiều đi qua cơ thể, giữa các điện cực có một điện trường hằng định
làm cho các chất có phân tử lượng lớn mang điện tích nhưng không phân ly di chuyển. Tốc độ
di chuyển không đều nhau, hướng khác nhau ta gọi là hiện tượng điện di, được ứng dụng để
điện di Protein và Lipid
- Khi cho dòng điện một chiều chạy qua cơ thể hoặc đi qua một bình đựng dung dịch có màng
ngăn ta thấy các phân tử nước có khuynh hướng dịch chuyển về phía cực âm nhiều hơn, ta gọi
hiện tượng này là hiện tượng điện thẩm thấu chính là sự vận chuyển nước qua màng tế bào
- Tác dụng đặc hiệu:
+ Dưới cực âm: kích thích, tăng mẫn cảm, tăng trương lực cơ
+ Dưới cực dương: giảm kích thích, giảm co thắt, giảm đau
+ Giữa hai điện cực: gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn và tăng cường chuyển hóa
3. Chỉ định
- Giảm đau: do các nguyên nhân thần kinh, chấn thương, viêm, nhất là có kèm theo co thắt
- Chống viêm đối với các trường hợp viêm mạn tính: viêm khớp, viêm dính, viêm xơ hóa và
một số trường hợp viêm bề mặt
- Tăng cường dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ hay toàn thân
- Kích thích tăng tái sinh tổ chức tế bào trong tổn thương thần kinh và vết thương lâu lành
- Kích thích dinh dưỡng các cơ bị liệt, bị teo
- Tác động lên các cơ quan, tổ chức ở sâu bằng kích thích phản xạ thần kinh
- Đưa thuốc vào cơ thể để điều trị
- Lấy (hủy) một số ion có hại trong cơ thể
- Đốt mụn ruồi, mụn cơm, làm chết lông mi bị siêu vẹo
4. Chống chỉ định
- Chạy vào vùng tim (người mang máy tạo nhịp)
- U lành tính, u ác tính
- Xơ vữa động mạch nặng, suy tim độ 3,4
- Người bị động kinh, rối loạn tâm thần
- Cơ địa bị bệnh chảy máu
- Các bệnh ngoài da: viêm da, chàm, eczema
- Viêm cấp tính có mủ
- Mẫn cảm với dòng điện một chiều
- Thận trọng với phụ nữ có thai

Câu 10: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định phương pháp sóng
ngắn trị liệu
1. Định nghĩa

8
- Là kỹ thuật điều trị bằng sóng điện trường cao tần xoay chiều với bước sóng 7 -11m, tần số:
21,12Hz
2. Tác dụng sinh lý
Chủ yếu là tác dụng nhiệt sâu trong tổ chức cơ thể
- Liều lớn: gây tăng nhiệt toàn thân. Hiện nay ít dùng vì gây nguy hiểm
- Liều trung bình: Gây nóng nhẹ, kích thích tăng bài tiết, tăng tái sinh tế bào thần kinh, gây
giãn mạch kéo dài, tăng tính thấm thành mạch nên giảm phù nề tại chỗ và tiêu độc nhanh, có
khả năng chống viêm, chống nhiễm khuẩn tại chỗ
- Liều nhỏ: Không gây nóng, có tác dụng làm tăng tái sinh tế bào, gây giãn mạch, giảm phù
nề tại chỗ và cũng có khả năng chống viêm, chống nhiễm khuẩn tại chỗ
3. Chỉ định
- Chống viêm (viêm gân, viêm bao hoạt dịch)
- Giảm sưng nề và máu tụ sau chấn thương, phẫu thuật
- Tăng dinh dưỡng tổ chức tại chỗ
- Giảm đau cục bộ
- Co cơ thắt
- Co rút cơ khớp
4. Chống chỉ định
- Người có mang máy tạo nhịp tim
- Các loại u ác tính, u máu
- Lao chưa ổn định
- Bệnh máu, đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu
- Thai nhi
- Cơ thể suy kiệt nặng, suy tim, đang sốt cao
- Người quá mẫn cảm với điện trường cao tần
- Điều trị trực tiếp qua não, tủy sống, tim, vùng cơ thể có kim loại
- Da ẩm hoặc có vật ướt
Câu 11: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định siêu âm trị liệu
1. Khái niệm
Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20 000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số
1 và 3 MHz, với tác dụng chính là sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học. Các kỹ thuật chính:
trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc.
2. Tác dụng sinh học
Khi năng lượng siêu âm tác động lên tổ chức cơ thể gây ra các hiện tượng chủ yếu
- Tác dụng cơ học: do tác dụng của siêu âm làm thay đổi áp suất với tần số nhanh, gây nên co
giãn tổ chức và rung động tế bào (Vibration) gọi là vi xoa bóp hay xoa bóp nội tế bào.
- Tác dụng nhiệt: nhiệt được phát sinh khi các mô của cơ thể hấp thu năng lượng của siêu âm
tại chỗ điều trị (có thể tăng 3 - 6c). Nhiệt do siêu âm tạo ra cũng có tác dụng tương tự như các
nguồn nhiệt khác: làm tăng hoạt tính của tế bào, gây giãn mạch, gia tăng tuần hoàn, tăng
chuyển hoá, tăng quá trình đào tải và có khả năng chống viêm,
- Tác dụng hoá học: làm tăng phản ứng oxy hoá khử, thay đổi khuyếch tán ion qua màng tế
bào, giải phóng ra Histamin và Acetylcholin, có xu hướng kiềm hoá các mô, tạo Albumin từ
các chất khác...

9
- Siêu âm với liều nhỏ và vừa sẽ gây tăng tuần hoàn cục bộ, tăng chuyển hoá, kích thích tăng
tái sinh tổ chức, có khả năng chống viêm, giảm đau, điều trị xơ hoá, làm mềm sẹo. Điều trị
liều lớn và kéo dài sẽ gây phá huỷ tổ chức.
3. Chỉ định
- Đau khớp, viêm khớp, chấn thương gây đau, viêm dính, xơ dính tổ chức phần mềm, làm
mềm mô sẹo, thể dục trị liệu cơ, thần kinh, chống co thắt.
- Siêu âm thường được áp dụng trong các trường hợp chấn thương hay tỉnh trạng viêm. Siêu
âm làm cho sự hấp thụ dịch tăng và sự tạo thành mô kết dính giảm, trong khi tác dụng giảm
đau cho phép sử dụng sớm hơn phần cơ thể bị chấn thương. Tuy nhiên, cần chú ý là vận động
tập có thể gây ra tai biến khi triệu chứng đau thoái triển dưới tác dụng của siêu âm. Gia tăng
sự cung cấp máu giúp cho mô lành và hiệu quả tương tự có thể được áp dụng trong những tình
trạng viêm như viêm bao khớp, viêm hoạt dịch và viêm gân. Siêu âm có nhiều hiệu quả hơn
các phương pháp nhiệt khác đối với xương và khớp, đặc biệt là trong trường hợp viêm cột
sống dính khớp.
- Siêu âm làm mềm mô sẹo. Phương pháp này được áp dụng cho cả sẹo ở nông hay những mô
sẹo nằm sâu hơn.
4. Chống chỉ định
U lành tính, u ác tính, viêm tắc động mạch và tĩnh mạch nặng, vùng da mất cảm giác nóng,
lạnh, phụ nữ có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt, không siêu âm lên các đầu xương
dài đang phát triển ở trẻ em, gai sau của cột sống, tại chỗ điều trị đang chảy máu, siêu âm qua
não, tim, tuyển sinh dục nam và nữ.

Câu 12: Định nghĩa, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định của kéo dãn trị liệu
1. Định nghĩa
Kéo dãn cột sống dựa trên nguyên lý cơ học, có điều chỉnh về lực kéo, chế độ, thời gian theo
yêu cầu lên cột sống
2. Tác dụng sinh lý
- Giảm đau khớp cột sống
- Phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tủy, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch,
giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm
- Tăng cường tuần hoàn ngoài màng cứng, ống rễ thần kinh
- Giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ
3. Chỉ định
- Giảm đau do thoát vị đĩa đệm có hoặc không kèm theo chèn ép rễ thần kinh
- Khi bị thoát vị đĩa đệm cấp tính, kéo cột sống được áp dụng để giữ bệnh nhân bất động trên
giường
- Thoái hóa cột sống
- Vẹo cột sống do tư thế
- Hội chứng đau lưng và thắt lưng do nguyên nhân ngoại vi
4. Chống chỉ định
- Tổn thương thực thể cột sống và các cấu trúc cạnh cột sống: lao, ung thư, viêm tấy áp xe
vùng lưng
- Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng, trượt đốt sống
- Tật bẩm sinh làm cho cột sống bị biến dạng
- Bệnh nhân hôn mê, suy giảm trí tuệ
- Bệnh lý tủy sống và ống sống
10
- Thoái hóa cột sống có các cầu xương nối các đốt sống
- Viêm cột sống dính khớp
- Loãng xương nặng
- Người bệnh già, suy kiệt hoặc trẻ em
- Cao huyết áp, các bệnh tim nặng, các bệnh mạch máu
- Phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt

Câu 13: Định nghĩa, chỉ định và chống chỉ định của phương pháp tập vận động thụ
động và chủ động
1. Định nghĩa
- Tập vận động thụ động: Là các động tác tập được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc dụng cụ,
không có sự co cơ chủ động của bệnh nhân ở phần liên hệ
- Tập vận động chủ động: Là động tác tập do chính người bệnh hoàn tất không cần có sự trợ
giúp của kỹ thuật viên hay lực kháng trở
2. Chỉ định
- Tập vận động thụ động: Khi người bệnh không tự làm được động tác vận động
- Tập vận động chủ động: Người bệnh đã tự thực hiện được vận động, kết quả thử cơ từ bậc 2
trở lên, cần làm tăng sức mạnh của cơ
3. Chống chỉ định
- Tập vận động thụ động: Khi có nguy cơ biến chứng do vận động thụ động gây ra:
+ Gãy xương, can xương độ I, II
+ Các chấn thương mới (1-2 ngày đầu)
+ Nguy cơ gãy xương như u xương, lao xương, lao khớp
+ Viêm khớp nhiễm khuẩn, tràn máu, tràn dịch khớp
+ Các vết thương phần mềm quanh khớp chưa liền sẹo
- Tập vận động chủ động:
+ Người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp. Tình trạng tim mạch không ổn định
+ Khi vận động khớp sẽ làm tổn thương phần khác của cơ thể
+ Ngay sau phẫu thuật khớp, gân, cơ, dây chằng hoặc vá da ngang qua khớp
+ Gãy xương, trật khớp chưa xử trí
Câu 14: Định nghĩa, chỉ định và chống chỉ định của phương pháp tập vận động chủ
động có kháng trở và kéo dãn
1. Định nghĩa
- Tập vận động chủ động có kháng trở là vận động chủ động trong đó có sự co cơ động hay
tĩnh bị kháng lại bằng một lực từ bên ngoài. Mục đích là làm tăng sức mạnh, tăng sức bền và
tăng công của cơ
- Kéo dãn là kỹ thuật được sử dụng để kéo dài cấu trúc mô mềm bị co ngắn do giảm hay mất
tính mềm dẻo, tính đàn hồi, làm gia tăng tầm vận động khớp. Có 2 phương pháp để kéo dài
các tổ chức co được và tổ chức không co được là kéo dãn thụ động và tự kéo dãn
+ Kéo dãn thụ động là phương pháp có thể tác động đến cả 2 tổ chức co được và không
co được. Có thể kéo dãn thụ động bằng tay (dùng lực của người điều trị để kiểm soát
hướng đi, tốc độ, cường độ, thời gian kéo dãn) hoặc bằng cơ học (dụng cụ). Phương
pháp kéo dãn thụ động bằng tay có thời gian ngắn, kết quả nhất thời
+ Tự kéo dãn: là kỹ thuật mà người bệnh tự thực hiện để kéo dãn môt jcacsh thụ động
những cơ co rút của chính họ bằng cách sử dụng trọng lượng cơ thể như lực để kéo dãn
11
2. Chỉ định
- Tập vận động chủ động có kháng trở: Cần làm tăng sức mạnh và sức bền của cơ
- Kéo dãn:
+ Tầm vận động khớp bị hạn chế do co rút, dính khớp và hình thành sẹo tổ chức, dẫn
đến các cơ, tổ chức liên kết, da bị co ngắn lại
+ Phòng ngừa các biến dạng cấu trúc, co rút phần mềm do hạn chế tầm vận động khớp
+ Co cứng, co rút làm giới hạn các hoạt động chức năng hằng ngày
+ Yếu cơ và các tổ chức bị căng. Các tổ chức bị căng được kéo dài trước khi tập mạnh
cơ yếu thì hiệu quả tập mạnh cơ sẽ tốt hơn
3. Chống chỉ định
- Tập vận động chủ động có kháng trở:
+ Trong trường hợp đã được lượng giá thử cơ bậc 0, 1, 2
+ Trong bệnh lý teo cơ giả phì đại
+ Thận trọng trong một số trường hợp bệnh lý nội khoa, tim mạch nặng, suy hô hấp,
chấn thương chưa bình phục
- Kéo dãn:
+ Khi có khối xương làm giới hạn tầm vận động khớp
+ Người bệnh sau gãy xương mới
+ Viêm cấp tính, nhiễm trùng trong khớp hoặc quanh khớp
+ Bất cứ khi nào cơ đau nhói, đau cấp tính khi cử động khớp hoặc khi kéo dài cơ
+ Khi có khối máu tụ hoặc các dấu hiệu khác của chấn thương phần mềm
+ Khi sự co cứng hoặc co ngắn các mô mềm tạo nên sự ổn định khớp vì lúc này không
thể ổn định khớp bằng độ bền vững của cấu trúc và sức mạnh cơ bình thường
+ Khi co cứng hoặc co ngắn các mô mềm là cơ sở để tăng các khả năng chức năng, đặc
biệt trong những trường hợp người bệnh bị liệt nặng.
Câu 15: Định nghĩa tai biến mạch máu mão và các phương pháp phục hồi chức năng
Định nghĩa: Tai biến mạch máu não (TBMMN): theo OMS là một hội chứng lâm sàng dược
đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương khu trú của não
tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những dấu hiệu thần kinh khu trú phù hợp với
vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Các phương pháp phục hồi chức năng: Các phương pháp phục hồi chức năng chia thành 3
giai đoạn
1. Giai đoạn đầu (giai đoạn cấp, giai đoạn liệt mềm): thường ngay sau liệt đến 2 tuần
*Bố trí giường nằm phù hợp
+ Giường cho bệnh nhân nằm không được để sát tường
+ Bên liệt của bệnh nhân ở phía ngoài, đối diện với tường
+ Tất cả các trang thiết bị phục vụ bệnh nhân đều để ở phía bên liệt
+ Thầy thuốc đến thăm khám, chăm sóc, người nhà đến thăm đều phải được tiếp xúc ở phía
bên liệt
* Các tư thế nằm tạo thuận
- Nằm nghiêng bên liệt: có tác dụng tăng cảm giác nhận biết phần cơ thể bên liệt, làm giảm co
cứng do các cơ bên liệt được kéo dài ra, tay lành được tự do và tầm vận động được thực hiện
rộng rãi, thoải mái
- Nằm nghiêng bên lành Hai tư thế này không tốt bằng
- Nằm ngửa nằm nghiêng bên liệt
12
* Lăn trở người bệnh ít nhất 2-3 giờ/lần
* Phục hồi chức năng hô hấp
* Phòng loét đè ép
* Lưu ý:
- Mặt giường phẳng, đệm chắc, không kê đầu bệnh nhân quá cao
- Không đặt vào lòng bàn tay, chân bất cứ một đồ vật gì vì sẽ gây kích thích co cứng
* Trong giai đoạn này cần thực hiên các bài tập:
- Tập vận động thụ động: tập theo tầm vận động
- Tập thay đổi tư thế: lăn sang bên liệt, lăn sang bên lành
- Tạo thuận giúp bệnh nhân di chuyển trên giường: di chuyển sang hai bên mép giường, lên
trên và xuống dưới
- Tập vận động vai tay, tay lành đỡ tay liệt
- Tập dồn trọng lực lên chân liệt ở tư thế nằm
2. Giai đoạn tiếp theo (giai đoạn co cứng)
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt bằng các bài tập chủ động có trợ giúp, chủ động theo tầm
vận động hoặc có kháng trở để tái rèn luyện thần kinh cơ, bệnh nhân được tập các hoạt động
chức năng, đặc biệt là di chuyển
- Nếu trương lực cơ tăng quá mạnh: có thể sử dụng một số bài tập và kỹ thuật khác để kéo dãn
bằng đứng bàn nghiêng hay nẹp chỉnh hình hoặc thuốc giãn cơ
- Rối loạn thăng bằng và điều hợp: được tập ngay từ đầu bằng các bài tập thăng bằng ngồi,
đứng, đi. Có thể sử dụng nạng, gậy, thanh song, khung đi để tăng cường thăng bằng khi đi
- Các hoạt động trị liệu: Chủ yếu để tăng cường khả năng vận động của bàn tay, giúp độc lập
trong sinh hoạt, cải thiện năng lực thể chất và tinh thần, giúp người bệnh sớm hội nhập xã hội.
Các hoạt động được chỉ định dưới dạng chơi thể thao, giải trí sáng tạo, nghệ thuật, các hoạt
động hằng ngày, nội trợ, hay hoạt động hướng nghiệp. Khi tri giác ổn định, bệnh nhân có thể
phối hợp với mệnh lệnh, cơ lực hồi phục ở các nhóm cơ riêng rẽ. Nên chỉ định hoạt động trị
liệu để rút ngắn thời gian nằm viện
- Ngôn ngữ trị liệu: Được chỉ định trong trường hợp bị thất ngôn. Xây dựng hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ bổ sung và thay thế những hình thái ngôn ngữ bị mất hoặc tổn thương.
- Dụng cụ phục hồi chức năng: được sử dụng rộng rãi và hiệu quả với mục đích trợ giúp các
hoạt động chức năng, chỉnh hình và các dụng cụ vật lý trị liệu
3. Giai đoạn phục hồi chức năng tại nhà
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: sau khi xuất viện cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phòng tai biến
tái phát. Việc theo dõi có thể chuyển về tuyến cơ sở nơi bệnh nhân sinh sống, ngoài ra còn
giúp giáo dục truyền thông về phòng ngừa, chăm sóc người tàn tật
- Các bài tập tại nhà: Cần được hướng dẫn những bài tập ở nhà trước khi xuất viện. Các bài
tập này là các bài tập mà bệnh nhân có thể thực hiện được ở nhà
- Hoạt động tự chăm sóc: Môi trường gia đình nơi bệnh nhân có thể tập các hoạt động tự chăm
sóc tốt nhất. Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.Một số
hoạt động có thể cần trợ giúp một phần bởi người chăm sóc hoặc các vật dụng được thiết kế
một cách thích hợp để người bệnh có thể sử dụng độc lập
- Nội trợ và các hoạt động khác trong gia đình: Nên động viên bệnh nhân tham gia các hoạt
động trong gia đình
- Hướng nghiệp và các hoạt động khác: Nên đưa người bệnh ra ngoài, thăm hàng xóm,đi mua
bán, họp hành, để tạo tâm lý vui vẻ, tự tin, động lực tập luyện và ham muốn tái hồi nhập, tạo
điền đề cho việc tìm kiếm cơ hội được làm việc
13
- Thay đổi kiến thức nơi người bệnh sinh sống
- Vai trò của gia đình trong quá trình hội nhập xã hội: Hướng dẫn các thành viên trong gia đình
cách chăm sóc, tập luyện cho người bệnh, tham gia cùng tập và hướng dẫn cho họ về chế độ
ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp cho người bệnh

Câu 16: Mô tả định nghĩa, nguyên nhân bại não


1. Định nghĩa bại não là một trạng thái rối loạn thần kinh trung ương không tiến triển gây nên
do tổn thương não bởi nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng vào giai đoạn trước, trong, sau khi sinh
đến 5 tuổi với những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm
thần, hành vi, động kinh, …
2. Nguyên nhân
a. Trước sinh
- Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm virus cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu, Rubella, Zona
- Nhiễm độc thai nghén nặng
- Mẹ mang thai bị đái tháo đường, tim mạch, bệnh chuyển hóa
- Mẹ nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc hóa chất, thuốc trừ sâu
- Bất đồng nhóm máu mẹ con (Rh)
- Mẹ bị chấn thương động thai, phẫu thuật
- Các tình trạng dẫn đến thiếu oxy bào thai như dây rau quấn cổ
- Không rõ nguyên nhân (30%)
b. Trong sinh
- Trẻ bị ngạt trong và sau đẻ
- Trường hợp đẻ khó can thiệp sản khoa bằng Forceps, giác hút
- Trẻ đẻ non dưới 37 tuần (đặc biệt dưới 28 tuần)
- Cân nặng dưới 2,5kg
- Các dị tật bẩm sinh: sọ bé, não úng thủy
c. Sau sinh
- Sốt cao co giật, suy hô hấp nặng
- Trẻ bị vàng da bệnh lý (vàng da nhân)
- Chấn thương sọ não, xuất huyết não màng não sơ sinh, các chấn thương khác
- U não
- Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm não, màng não.

Câu 17: Mô tả phân loại, các phương pháp phục hồi chức năng trẻ bại não.
1. Phân loại:
* Phân loại theo rối loạn thần kinh vận động
1.1. Thể co cứng
- Trương lực cơ luôn tăng: C
+ Hai chân duỗi chéo
+ Tay co cứng, gập khuỷu, hoặc duỗi, xoay trong vai
+ Cổ ưỡn mạnh hoặc rủ xuống
+ Bàn chân thuổng
- Phản xạ gân xương tăng mạnh
- Giảm vận động: cử động khối là đặc trưng của bại não thể co cứng.
1.2. Thể múa vờn
14
- Thường thấy ở tay, đặc biệt là các ngón tay nhiều hơn.
- Biểu hiện:
+ Trương lực cơ lúc tăng, lúc giảm.
+ Kiểm soát đầu cổ kém
+ Đi lại vặn vẹo không vững.
+ Vận động ngoài ý muốn: các ngón tay cử động không có mục đích, đặc biệt có thể quan sát
lúc bệnh nhân nghỉ. Có thể thấy ở mặt như nhăn nhó, dẩu môi, nheo mắt, méo mồm, nghẹo
cổ...
+ Trẻ điếc ở tần số cao.
+ Đa số liệt tứ chi, lúc cứng đờ, lúc mềm nhẽo.
+ Miệng há liên tục chảy dớt dãi nhiều, lưỡi đầy.
1.3. Thể thất điều
- Thưởng do tổn thương tiểu não biểu hiện sự rối loạn thăng bằng và cử động không chính xác
khi đi lảo đảo như người say rượu.
- Giảm trương lực cơ và phản xạ gân xương giảm.
- Đôi khi co rút và rung giật nhân cầu.
1.4. Thể mềm nhẽo
- Thể này ít gặp.
- Sự cứng đờ là triệu chứng tổn thương nặng nề thần kinh trung ương.
- Người bệnh mất vận động do sự đề kháng liên tục của các nhóm cơ vận và đối vận với trương
lực gia tăng.
- Sự cứng đờ có thể liên tục và từng hồi.
1.5. Thể cứng đờ
- Thể này ít gặp
- Trẻ liệt do giảm hoặc mất trương lực cơ
- Tiên lượng xấu vì phục hồi rất khó
1.6. Thể phối hợp
- Trương lực cơ giảm hoặc tăng
- Vận động kiểm soát đầu - cổ kém
- Có thể có động kinh.
* Theo mức độ nặng nhẹ của các hoạt động chức năng.
1.1. Mức độ nhẹ
- Trẻ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày.
- Di chuyển không cần trợ giúp.
- Có khả năng đến trường.
- Không khiếm khuyết nói.
- Không cần phục hồi.
1.2. Mức độ vừa
- Trẻ thiếu khả năng chăm sóc, di chuyển.
- Có khiếm khuyết tiếng nói, điếc tần số cao.
- Cần phải phục hồi.
1.3. Mức độ nặng
- Khả năng tự chăm sóc, di chuyển, tiếng nói kém.
- Cần phải phục hồi đặc biệt.
2. Các phương pháp phục hồi chức năng
2.1. Thể co cứng
* Phương pháp:
15
- Vận động thụ động, kéo dãn, tư thế và dụng cụ chỉnh hình như máng nẹp để ngăn ngừa co
rút.
- Tạo thư giãn để giảm co cứng bằng cử động thụ động nhịp nhàng hoặc bằng kích thích ức
chế của Bobath sau đó tập cử động điều hợp ở từng khớp.
- Tập luyện các chức năng của đời sống hàng ngày theo trình tự phát triển bình thường: lật
trườn, bò, quỷ, đứng, đi. Tuy trẻ tập đi nạng hoặc xe lăn.
- Đối với chi trên tập động tác từ đơn giản đến động tác phức tạp.
- Hoạt động trị liệu dưới hình thức trò chơi được áp dụng để cải thiện chức năng chi trên cũng
như chi dưới.
2.2. Thể múa vờn
* Phương pháp:
- Muốn tạo được cử động có điều hợp bước đầu cần hạn chế cử động ở các chi và chỉ tay hoặc
chân cử động ở một khớp mà thôi.
Ví dụ: cố định khớp vai, cho trẻ tập gập, duỗi ở khớp khuỷu có điều hợp mới cho cử động
khớp vai.
- Hướng dẫn trẻ một số hoạt động vui chơi qua các tư thế.
2.3. Thể thất điều
* Phương pháp:
- Để tăng trương lực cơ bằng các bài tập kích thích, tập kiên nhẫn, lặp lại nhiều lần những cử
động thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày cho đến khi đạt được sự điều hợp.
- Vai trò của hoạt động trị liệu là rất quan trọng đối với dạng bệnh này.

Câu 18: Mô tả các nguyên tắc phục hồi chức năng và phòng ngừa bệnh bại não
1. Các nguyên tắc phục hồi chức năng:
1.1. Các nguyên tắc chung
+ Phục hồi sớm
+ Phục hồi toàn diện và kết hợp thực hiện ở gia đình và cộng đồng.
1.2. Nguyên tắc phục hồi chức năng trẻ bại não liên quan đến thể lâm sàng:
Thể lâm sàng Trương lực cơ Vận động Mục đích phục hồi chức năng
- Giảm 1. Giảm trương lực cơ
Thể co cứng Luôn luôn tăng - Chuyển 2. Tăng cường vận động
động khối 3. Phá vỡ, ức chế các phản xạ bệnh lý
Lúc tăng lúc - Lung tung 1. Tập cử động hữu hiệu và điều hợp
Thể múa vờn
giảm - Vô ý thức 2. Giảm vận động không ý thức
1. Tăng cường lực cơ bằng các bài tập
Thể thất điều Luôn luôn giảm - Kém kích thích
2. Điều chỉnh khả năng thăng bằng
2. Phòng ngừa:
- Dinh dưỡng tốt cho bà mẹ trước và trong khi thai nghén
- Tránh có thai trước tuổi trưởng thành
- Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết khi mang thai
- Khám thai định kỳ đầy đủ
- Tránh các sang chấn sản khoa trong khi sinh
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
- Tránh để trẻ bị sốt cao, co giật
16
- Tránh để mất nước khi trẻ bị tiêu chảy
Câu 19: Định nghĩa, các giai đoạn phục hồi chức năng trong phục hồi chức năng chấn
thương cột sống tủy sống

1. Định nghĩa
Tổn thương tủy sống là tình trạng bệnh lý của tủy sống gây mất hoặc giảm vận động và cảm
giác tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo các rối loạn hô hấp, bàng quang, đường ruột ...do chấn
thương hoặc các bệnh của cột sống
2. Các giai đoạn phục hồi chức năng:
Mục tiêu của phục hồi chức năng:
- Phục hồi chức năng bàng quang.
- Phòng loét.
- Phục hồi chức năng đường ruột.
- Đề phòng các biến chứng: co rút, co cứng, hô hấp, nhiễm trùng.
- Di chuyển được.
- Làm được một số việc.
- Hoà nhập xã hội.
Phục hồi chức năng chia ba giai đoạn (chia giai đoạn chỉ là tương đối).
2.1. Giai đoạn 1: Kể từ khi bị bệnh, chủ yếu là chăm sóc:
2.1.1. Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân
2.1.2. Chăm sóc da
- Thay đổi tư thể bệnh nhân cứ 2 giờ/lần.
- Thăm khám kỹ vùng da có đè ép, nếu có sưng hoặc đỏ da sau 15 phút không mất thì có nguy
cơ vùng da đó bị loét.
- Để phòng ngừa loét có thể đặt các gối mềm, bông, xốp... dùng các đệm chống loét, luôn luôn
gìn giữ da sạch sẽ khô ráo.
- Nếu có loét da: điều trị và chăm sóc sớm.
2.1.3. Chăm sóc đường tiêu hoá
- Sau khi bị tai nạn cùng với các dấu hiệu choáng tuỷ, ruột và dạ dầy có thể bị liệt nên cho
bệnh nhân nhịn ăn, nên truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đặt sonde qua mũi.
- Sau vài ngày có nhu động ruột: cho ăn uống đủ calo, uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).
- Nếu ruột co cứng: dùng găng tay móc phân ra, xoa bóp theo khung đại tràng, tập rặn...
- Chỉ dùng thuốc nhuận tràng và thụt tháo khi cần thiết.
2.1.4. Chăm sóc đường hô hấp
- Tập thở.
- Trợ giúp họ.
- Dẫn lưu tư thế.
- Chi đặt nội khí quản khi có suy hô hấp cấp.
2.1.5. Chăm sóc đường tiết niệu
- Nếu bàng quang căng: đặt sonde bàng quang, có thể đặt sonde ngắt quãng 4 giờ/lần (chú ý
loét niệu đạo do sonde đè ép).
- Phát hiện nhiễm trùng:
- Đề phòng nhiễm trùng: đảm bảo vô trùng khi đặt sonde, uống nhiều nước > 2 lít/ngày, acid
hoá nước tiểu bằng các nước hoa quả vitamin C ...
2.1.6. Đặt đúng tư thế bệnh nhân
- Đặt đúng tư thế để phòng co rút.
17
- Tập thụ động và chủ động.
2.1.7. Đề phòng nghẽn mạch huyết khối: thuốc chống động
2.2. Giai đoạn 2
Bệnh nhân chấp nhận sự tàn tật, học cách tự chăm sóc, học để sử dụng những khả năng còn
lại của mình.
2.2.1. Hướng dẫn cho bệnh nhân tự chăm sóc da
2.2.2. Phục hồi chức năng đường tiểu
- Dạy cho bệnh nhân tự đặt sonde bàng quang.
- Luyện tập bàng quang: test nước lạnh, ấn tay hoặc vỗ nhẹ trên vùng bàng quang.
- Đề phòng nhiễm trùng: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có vitamin C, uống vitamin C,
cấy nước tiểu...
2.2.3. Phục hồi chức năng đường ruột
- Luyên tập thói quen đại tiện.
- Dạy cho bệnh nhân tự móc phân ra.
- Chế độ ăn hợp lý.
2.2.4. Vấn đề rối loạn thần kinh thực vật
- Đối với bệnh nhân tổn thương tuỷ sống cổ, lưng cao hay có hạ huyết áp ở tư thế ngồi: cho
bệnh nhân ngồi dạy từ từ.
- Nếu ra nhiều mồ hôi: cho thuốc cholin.
2.2.5. Vấn đề xương khớp
- Đề phòng co rút, biển dạng.
- Biến chứng mọc củ xương ở vai, khuỷu, hãng, gối: gửi phẫu thuật cắt.
2.2.6. Giải quyết sự co cứng
- Các bài tập ức chế co cứng.
- Thuốc: diazepam, phong bế...
2.2.7. Tập vận động di chuyển (rất quan trọng)
- Tập sức mạnh chỉ trên.
- Tập đi xe lăn.
- Tập đi thanh song song.
- Sử dụng nạng và dụng cụ trợ giúp.
2.3. Phục hồi chức năng giai đoạn 3
- PHCN tại cộng đồng.
- Tạo cho bệnh nhân môi trường thích nghi.
- Tạo điều kiện cho bệnh nhân đi lại: làm đường, cầu, giá đỡ lên xuống cầu thang, thanh song
song quanh nhà...
- Chiều cao giường thích hợp.
- Nhà bếp, nhà vệ sinh có chiều cao thích hợp.
- Có công ăn việc làm, có thu nhập.

Câu 20: Phục hồi chức năng trong bệnh lý cơ xương khớp

1. Đại cương:
- Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tới cơ, xương và khớp.
- Bệnh phổ biến, mọi lứa tuổi, nguy cơ mắc tăng dần theo độ tuổi. Phụ nữ chiếm 2/3
- Điều trị kịp thời giúp giảm bớt các triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh một cách lâu dài.

18
- Nguyên nhân: Do miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng, chấn thương, do tuổi cao, do
đặc điểm công việc lao động, các yếu tố nguy cơ như béo phì, dị tật, mất cân bằng về hormon
hoặc men.....Do vậy vấn đề điều trị khó khăn và thường chỉ dừng ở điều trị triệu chứng
2. Phục hồi chức năng:
- Mục tiêu của PHCN trong điều trị bệnh khớp:
+ Giảm đau khớp, sưng nề.
+ Duy trì và phục hồi tầm vận động các khớp.
+ Bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương thêm hay biến dạng.
+ Duy trì sức mạnh và sức bền các cơ quanh khớp.
+ Cải thiện sức khỏe, sức bền (sự dẻo dai) và chức năng của người bệnh.
- Trong giai đoạn viêm cấp: Nghỉ ngơi tuyệt đối tránh đi lại di chuyển là yếu tố quan trọng
trong điều trị
+ Giữ tư thế tốt (đúng): rất quan trọng đối với mọi dạng bệnh khớp nhằm hạn chế co rút khớp
và mô mềm, các lực xấu tác động làm tổn thương khớp.
+ Khi nằm: Nên nằm giường cứng, nệm mỏng, gối thấp để giữ tư thế thẳng cổ, thẳng lưng.
Không dùng gối chêm dưới hai gối để tránh biến dạng gấp và cứng khớp gối, khớp háng.
+ Khi ngồi: Ngồi trên ghế cao vừa tầm, mặt ghế cứng có lưng tựa thẳng, 2 bàn chân đặt sát
mặt nền, vai và hông tựa ra sau thành ghế, giữ đầu cổ và lưng thẳng. Tránh ngồi ghế thấp, ngồi
xổm.
- Các phương pháp vật lý trị liệu
+ Nhiệt: Nhiệt nóng áp dụng giai đoạn bán cấp, mạn tính. Nhiệt lạnh như chườm lạnh trong
giai đoạn cấp.
+ Paraphin, Sóng ngắn
+ Điện trị liệu làm tăng tuần hoàn, giảm đau, chống teo cơ hay điện phân đưa thuốc vào vị trí
khớp
+ Kéo dãn khớp
+ Siêu âm
+ Laser
- Tập luyện.
Mục tiêu của bài tập:
+ Duy trì, cải thiện TVĐ khớp.
+ Làm mạnh các cơ quanh khớp viêm giúp nâng đỡ khớp tốt hơn
+ Tăng cường sức chịu đựng của khớp và của cơ thể người bệnh.
+ Cải thiện các hoạt động chức năng của người bệnh.
+ Giảm mệt mỏi, nâng cao thể trạng, giảm cân, giúp người bệnh ngủ ngon hơn
- Nguyên tắc thực hiện các bài tập:
+ Các bài tập được sử dụng đúng với bệnh và giai đoạn của bệnh.
+ Không tập các bài tập gây đau và tổn thương thêm các khớp bị bệnh.
+ Sử dụng dụng cụ trợ giúp cần thiết hỗ trợ cho người bệnh
+ Tư vấn về vận động và chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân

19

You might also like