Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu Đề Tài Cấp Cơ Sở

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
Đánh giá mức sẵn sàng chi trả đối với một số
can thiệp phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam
Nghiên cứu trường hợp đối với Ung thư đại trực tràng

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thu Hà


Đơn vị chủ trì đề tài: Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế
Mã số đề tài: 05.18-18.CS-HUPH

Năm 2019
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
Đánh giá mức sẵn sàng chi trả đối với một số
can thiệp phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam
Nghiên cứu trường hợp đối với Ung thư đại trực tràng

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thu Hà


Đơn vị chủ trì đề tài: Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế
Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
Mã số đề tài: 05.18-18.CS-HUPH

Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019

Tổng kinh phí thực hiện đề tài 300 triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH 300 triệu đồng

Nguồn khác (nếu có) triệu đồng

Năm 2019
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

1. Tên đề tài:
Đánh giá mức sẵn sàng chi trả đối với một số can thiệp phát hiện sớm ung thư tại
Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp đối với Ung thư đại trực tràng
2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thu Hà
3. Đơn vị chủ trì đề tài: Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
5. Thư ký đề tài: TS. Nguyễn Quỳnh Anh
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- Ths. Nguyễn Thu Hà
- TS. Nguyễn Quỳnh Anh
- Ths. Trần Quỳnh Anh
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có)
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b) Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh
- Chủ nhiệm đề tài nhánh
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019
Danh mục từ viết tắt
CA Phương pháp phân tích kết hợp (Cojoint Analysis)
CBA Phân tích chi phí lợi ích (Cost-benefit analysis)
CTC Chụp cắt lớp vi tính đại tràng
CV Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc (Contingent Valuation)
DALY Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (Disability adjusted life year)
DB-DC Câu hỏi có/không 2 mức (tạm dịch từ Double bounded dichotomous
choice)
DC Câu hỏi có/không (Dichotomouse choice)
FIT Xét nghiệm hóa miễn dịch phân
FOBT Xét nghiệm máu ẩn trong phân
FS Nội soi đại tràng ống mềm
GLOBOCAN Cơ quan quan sát ung thư toàn cầu (Global Cancer Observatory)
MSE Mean Square Error
NOAA Tổ chức quản lý về đại dương và khí hậu quốc gia (Hoa Kỳ)
RP Phương pháp đo lường sự ưa thích thực tế ((Revealed Preference)
SB-DC Câu hỏi có/không 1 mức (tạm dịch từ Single bounded dichotomous choice)
SP Phương pháp đo lường sự ưa thích lý thuyết (Stated Preference)
TIOLI Câu hỏi có/không
UTĐTT Ung thư đại trực tràng
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
WTP Sẵn sàng chi trả

4
Mục lục
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................. 4
Danh mục bảng ......................................................................................................... 8
Danh mục hình.......................................................................................................... 8
1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 10
2. Mục tiêu ............................................................................................................... 12
3. Tổng quan tài liệu ............................................................................................... 13
3.1. Một số khái niệm........................................................................................... 13
3.1.2. Can thiệp phát hiện sớm ung thư ............................................................ 15
3.1.3. Các kỹ thuật sàng lọc ung thư đại trực tràng .......................................... 17
3.2. Tổng quan về sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam ...................... 18
3.2.1. Giới thiệu về dự án phòng chống ung thư tại Việt Nam ......................... 18
3.2.2. Hoạt động sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng tại Việt Nam . 20
3.2.3. Quy trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng .............. 21
3.3. Sẵn sàng chi trả ............................................................................................ 22
3.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 22
3.3.2. Phân loại các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả .................................... 23
3.4. Tổng quan về phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc ................... 28
3.5. Tổng quan các nghiên cứu về đo lường sẵn sàng chi trả đối với can thiệp
sàng lọc ung thư đại trực tràng trên thế giới ..................................................... 34
3.6. Khung lý thuyết ............................................................................................. 38
.................................................................................................................................. 38
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 39
4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 39
4.2. Đối tượng ...................................................................................................... 39
4.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 39
4.3.1. Thời gian ................................................................................................. 39
4.3.2. Địa điểm .................................................................................................. 40
4.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................. 40
4.4.1. Cỡ mẫu .................................................................................................... 40

5
4.4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 40
4.5. Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu......................... 40
4.6. Biến số nghiên cứu ....................................................................................... 43
4.6.1. Danh sách biến số ................................................................................... 43
4.6.2. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá................................................ 43
4.7. Nhập liệu, quản lý và phân tích số liệu ....................................................... 44
4.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 46
4.9. Một số khó khăn và dự kiến cách khắc phục .............................................. 46
5. Kết quả ................................................................................................................ 48
5.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................. 48
5.1.1. Thông tin nhân khẩu - xã hội học ........................................................... 48
5.1.2. Thông tin về sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng . 53
5.1.3. Thông tin về kiến thức và thái độ của đối tượng liên quan đến ung thư
đại trực tràng ..................................................................................................... 58
5.2. Ước tính mức sẵn sàng chi trả cho FOBT và nội soi đại trực tràng .......... 63
5.3. Các yếu tố liên quan đến sẵn sàng chi trả cho FOBT và nội soi đại trực
tràng ..................................................................................................................... 71
5.3.1. Một số yếu tố liên quan đến việc sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung
thư đại trực tràng ............................................................................................... 71
5.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung
thư đại trực tràng ............................................................................................... 72
6. Bàn luận............................................................................................................... 79
7. Kết luận ............................................................................................................... 87
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 89
Phụ lục 1: Hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam ............... 93
Phụ lục 2: Tóm tắt một số nghiên cứu WTP đối với sàng lọc UTĐTT.............. 97
Phụ lục 3: Trang thông tin nghiên cứu và thư mời tham gia nghiên cứu ......... 99
Phụ lục 4: Bộ câu hỏi thử nghiệm ....................................................................... 102
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra chính thức .......................................................... 106
Phụ lục 6: Tóm tắt kết quả thử nghiệm bộ công cụ và lựa chọn mức sẵn sàng
chi trả ..................................................................................................................... 111

6
Phụ lục 7: Danh sách biến số trong nghiên cứu ................................................. 116

7
Danh mục bảng
Bảng 1: Danh sách các bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam năm 2018 (Đối với
cả 2 giới và sắp xếp căn cứ theo số trường hợp mới mắc năm 2008) ...................... 15
Bảng 2: Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu CV ......................................................... 34
Bảng 3: Các phương án mức chi trả ......................................................................... 41
Bảng 4: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của đối tượng nghiên cứu ...................... 50
Bảng 5: Đặc điểm liên quan đến sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối
tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 54
Bảng 6: Đặc điểm về kiến thức và thái độ liên quan đến ung thư đại trực tràng của
đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 60
Bảng 7: Tỷ lệ đối tượng sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung thư đại trực tràng sử
dụng FOBT hoặc nội soi đại trực tràng .................................................................... 64
Bảng 8: Tóm tắt các phương án trả lời của đối tượng nghiên cứu với các phương án
mức chi trả ................................................................................................................ 66
Bảng 9: Ước tính mức sẵn sẵn sàng chi trả đối với FOBT và nội soi đại trực tràng sử
dụng mô hình đơn biến ............................................................................................. 67
Bảng 10: Xác suất đồng ý chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT và nội soi đại trực tràng ở các mức giá khác
nhau .......................................................................................................................... 70
Bảng 11: Mô hình hồi quy logistic đa biến mô tả mối liên quan giữa biến phụ thuộc
là từ chối chi trả cho sàng lọc ung thư đại trực tràng và các biến độc lập ............... 72
Bảng 12: Mối liên quan giữa mức sẵn sàng chi trả cho xét nghiệm tìm máu ẩn trong
phân FOBT và các biến số độc lập ........................................................................... 74
Bảng 13: Mối liên quan giữa mức sẵn sàng chi trả cho nội soi đại trực tràng và các
biến số độc lập .......................................................................................................... 76
Bảng 14: Ước tính mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
FOBT và nội soi đại trực tràng ................................................................................. 77
Danh mục hình
Hình 1: Gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam theo giới
năm 2016 .................................................................................................................. 14
Hình 2: Phân loại các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả ........................................ 23

8
Hình 3: Minh họa xác suất đồng ý chi trả ở các mức chi trả khác nhau đối với xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT...................................................................... 68
Hình 4: Minh họa xác suất đồng ý chi trả ở các mức chi trả khác nhau đối với nội soi
đại trực tràng............................................................................................................. 69

9
1. Đặt vấn đề
Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến thứ ba ở nam giới và phổ biến thứ hai
ở nữ giới. Theo ước tính mới nhất của GLOBOCAN trên toàn thế giới có khoảng 1,8 triệu
trường hợp mới mắc ung thư đại trực tràng [1]. Tại Việt Nam, con số này vào khoảng
14,733 trường hợp mới mắc vào năm 2018. Cùng với các nhóm ung thư khác, ung thư
đại trực tràng trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật
và tử vong tại Việt Nam [2].
Sự gia tăng số trường hợp mới mắc ung thư cùng với thực trạng đa số các trường
hợp mắc được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn dẫn đến tỷ lệ tàn tật và tử vong cao và
gánh nặng vật chất cũng như tinh thần lớn cho người bệnh, cho hệ thống chăm sóc sức
khỏe và toàn xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đó
là lý do vì sao mà việc đầu tư cho sàng lọc ung thư đại trực tràng ở Việt Nam đã được
khẳng định về mặt chủ trương thông qua phê duyệt của Dự án chủ động dự phòng, phát
hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-
2020, trong đó dự án hướng tới mục tiêu 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú,
cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm [3].
Bên cạnh đó, Quy trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng tại
Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Quyết định 3380/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc Ban hành hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh,
chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu; Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y
tế cơ sở (trong đó có quy định cụ thể đối với ung thư đại trực tràng). Các biện pháp sàng
lọc được Bộ Y tế khuyến cáo đối với ung thư đại trực tràng là thực hiện xét nghiệm máu
ẩn trong phân (FOBT) hai năm một lần và sàng lọc ung thư đại trực tràng với trường hợp
kết quả + và với các trường hợp có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sàng lọc ung thư đại trực tràng ở Việt Nam mới
chỉ diễn ra thí điểm ở một số tỉnh thành phố lớn và chưa triển khai được các hoạt động
chi tiết như được mô tả trong các quyết định này [4]. Để có thể triển khai được chương
trình sàng lọc ung thư đại trực tràng một cách hiệu quả tại Việt Nam, việc huy động nguồn
tài chính chi trả cho các hoạt động sàng lọc là vô cùng quan trọng. Mặc dù về mặt chủ
trương, ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế (BHYT) được đánh giá là các nguồn tài

10
chính cơ bản cho hoạt động chăm sóc sức khỏe [5], nhưng cho đến thời điểm hiện tại do
nguy cơ mất cân đối quỹ Bảo hiểm y tế và nhiều hạn chế trong khả năng gia tăng đầu tư
của ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, việc sử dụng những dịch vụ kỹ thuật (trong
trường hợp này như xét nghiệm FOBT hay nội soi đại trực tràng) phục vụ mục đích sàng
lọc, dự phòng nói chung và cho ung thư đại trực tràng nói riêng vẫn chưa được quỹ BHYT
chi trả hay ngân sách nhà nước hỗ trợ. Trong khi đó, trên thế giới, y văn đã khẳng định
về vai trò của những nghiên cứu về đo lường sẵn sàng chi trả trong việc xác định mức
đồng chi trả phù hợp khi người dân sử dụng dịch vụ để vừa có thể đảm bảo nguồn tài
chính cho các cơ sở cung ứng dịch vụ nhưng đồng thời cũng đảm bảo ở mức đồng chi trả
như vậy, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ sàng lọc là tối ưu [6], [7].
Các thông tin thu thập được từ một nghiên cứu về sẵn sàng chi trả chuẩn mực
cũng cung cấp những bằng chứng quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính sách có
thể thiết kế được các chương trình sàng lọc hiệu quả. Đồng thời, trong tương lai, nghiên
cứu này có thể được sử dụng làm nền tảng cho các nghiên cứu đo lường sự ưa chuộng
của khách hàng đối với các thuộc tính khác nhau của các chương trình sàng lọc, từ đó chỉ
báo cho việc xây dựng các chương trình sàng lọc hiệu quả hơn. Cuối cùng, việc thực hiện
các nghiên cứu về sẵn sàng chi trả cho các can thiệp dự phòng cung cấp những thông tin
đầu vào quý giá để thực hiện các đánh giá kinh tế y tế sử dụng phương pháp chi phí - lợi
ích (cả hiệu quả và chi phí của can thiệp được lượng giá bằng tiền), từ đó giúp trả lời
những câu hỏi hết sức thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách các cấp như đầu tư
cho các can thiệp dự phòng có phải là lựa chọn đáng đồng tiền hay không? mức độ chi
trả của quỹ bảo hiểm y tế đối với dịch vụ y tế dự phòng nên là bao nhiêu để vẫn đảm bảo
tỷ lệ sử dụng dịch vụ trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp?...

11
2. Mục tiêu
1. Đo lường mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng tại
Việt Nam
2. Xác định các yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm sàng lọc
ung thư đại trực tràng tại Việt Nam

12
3. Tổng quan tài liệu
3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Ung thư đại trực tràng
Ung thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về
nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc
điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát
triển ở các cơ quan và tổ chức lạ.
Theo báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Tuổi thọ khỏe mạnh và gánh nặng
bệnh tật tại Việt Nam năm 2015-2016", ung thư là nhóm nguyên nhân gây ra gánh nặng
bệnh tật lớn thứ hai, sau bệnh tim mạch, tại Việt Nam năm 2016, với tỷ lệ DALYs của
nhóm bệnh này là 13% trong tổng gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên, mô hình gánh nặng
bệnh tật của ung thư có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Gánh nặng bệnh tật ở nam
giới cao hơn ở nữ giới ở hầu hết các loại ung thư, đặc biệt gánh nặng bệnh tật của ung thư
phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày ở nam đều cao gần gấp đôi ở nữ. Tuy nhiên, những
ung thư chỉ có ở nữ giới (như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng) lại
chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng gánh nặng của ung thư.

13
U ác của phế quản và phổi 289636
522228
U ác của gan 80197
389211
U ác đại trực tràng 149150
129672
U ác của dạ dày 94270
176225
U ác khác 87119
92989
U ác của vú 148507
3333
U ác khác của họng 27238
118439
U lympho không phải Hodgkin 43708
70796
U ác của thực quản 22088
62937
U ác tuỵ 32396
38531
U ác ở môi và khoang miệng 35773
32706
U ác của cổ tử cung 67332
0
Bệnh bạch cầu ác tính 25155
38002
U ác của não và hệ thần kinh… 21364
28549
Nữ
U ác của buồng trứng 45028
0
U ác của hầu họng 12266 Nam
30620
U ác tuyến giáp 19270
12548
U ác tiền liệt tuyến 0
27631
U ác thanh quản 1842
25163
U ác của bàng quang 5734
18304
U ác của thân tử cung 19129
0
U ác của mật và đường mật 9463
8442
U ác của thận 6090
9008
U tuỷ xương 6254
6007
U ác khác của da 2858
9111
Bệnh Hodgkin 3013
7384
U hắc tố ác của da 3214
4585
U ác tinh hoàn 0
5850
U ác của trung mạc 1136
3583
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

Hình 1: Gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam theo giới
năm 2016
Năm 2018, theo thống kê của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư GLOBCAN
tại Việt Nam, tổng số ca mắc mới ung thư nhiều nhất thuộc về ung thư gan (23.335 trường
hợp), tiếp đến là ung thư phổi (23.667 trường hợp), ung thư dạ dày (17.527 trường hợp)
tiếp theo là ung thư đại trực tràng (14.272 trường hợp) và ung thư vú (15.229 trường hợp)
(Xem chi tiết Bảng 1).

14
Bảng 1: Danh sách các bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam năm 2018 (Đối
với cả 2 giới và sắp xếp căn cứ theo số trường hợp mới mắc năm 2008)

Nguồn: Globocan, 20181

TT Tên bệnh Số lượng mới mắc


năm 2018

1 Ung thư gan (Liver Cancer) 23.335

2 Ung thư phổi (Lung Cancer) 23.667

3 Ung thư dạ dày (Stomach Cancer) 17.527

4 Ung thư đại trực tràng (Colorectum Cancer) 14.272

5 Ung thư vú (Breast Cancer) 15.229

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu quan tâm đến ung thư đại trực tràng. Mã
bệnh theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 2 của ung thư đại trực tràng (colorectal cancer)
là C18-C21 với các phân nhóm bệnh chi tiết bao gồm: Bướu ác của manh tràng (C18.0),
Bướu ác của ruột thừa (C18.1), Bướu ác của đại tràng lên (C18.2), Bướu ác của đại tràng
góc gan (C18.3), Bướu ác của đại tràng ngang (C18.4), Bướu ác của đại tràng góc lách
(C18.5), Bướu ác của đại tràng xuống (C18.6), Bướu ác của đại tràng Sigma (C18.7),
Sang thương lan rộng của đại tràng (C18.8), Bướu ác của đại tràng không xác định khác
(C18.9), Bướu ác của nơi nối trực tràng sigma (C19), Bướu ác của trực tràng (C20), Bướu
ác của hậu môn và ống hậu môn (C21).
3.1.2. Can thiệp phát hiện sớm ung thư
WHO đã nhấn mạnh các nhóm can thiệp kiểm soát ung thư bao gồm nhóm can
thiệp phòng chống ung thư (cancer prevention); phát hiện sớm (early detection); điều trị
và chăm sóc giảm nhẹ. Liên quan đến các can thiệp phát hiện sớm, WHO đưa ra một định
nghĩa chung về phát hiện sớm (early detection) bao gồm hai chiến lược là sàng lọc
(screening) và chẩn đoán sớm (early diagnosis). Chẩn đoán sớm dựa trên việc cải thiện
thái độ của chuyên gia và cộng đồng về biểu hiện và triệu chứng của ung thư, cải thiện
hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán lâm sàng chính xác và chuyển
tuyến điều trị các trường hợp ung thư kịp thời. WHO cũng đánh giá rằng tại các quốc gia

1 Nguồn: http://globocan.iarc.fr/factsheet.asp#BOTH
2 Nguồn: http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2010/en
15
hạn chế về nguồn lực thì đây là chiến lược phù hợp và chi phí có thể chấp nhận được để
phát hiện sớm người bệnh ung thư, và có thể là cấu phần bổ sung cho các chiến lược sàng
lọc [8].
Sàng lọc (screening) nhìn chung được hiểu là việc áp dụng một cách có hệ thống
kỹ thuật sàng lọc đối với một loại ung thư cụ thể trong cộng đồng dân cư nói chung để
phát hiện, điều trị người bệnh trước khi bệnh tật ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
cộng đồng. Cũng có một số tác giả định nghĩa sàng lọc là việc sử dụng các biện pháp
thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện tương đối chính
xác tình trạng bệnh tật trước khi có các dấu hiệu lâm sàng [9], [10]. Khác với chiến lược
chẩn đoán sớm nói trên, sàng lọc là một chiến lược y tế công cộng tương đối phức tạp cần
phải được đánh giá kĩ càng về khía cạnh kinh tế, phù hợp để triển khai khi gánh nặng
bệnh tật là tương đối lớn, năng lực của hệ thống y tế có đủ khả năng đáp ứng và có đủ
khả năng đảm bảo chất lượng của quy trình sàng lọc sẽ được triển khai.
Trong lĩnh vực sàng lọc, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ “sàng lọc” và “chương
trình sàng lọc” (screening program) với ý nghĩa tương đương. Một số tác giả cũng phân
biệt sàng lọc diện rộng/sàng lọc cộng đồng (mass screening) – sàng lọc đối với toàn bộ
quần thể và sàng lọc có lựa chọn (selective screening) – sàng lọc cho một nhóm đối tượng
nhất định [9]. Một số điều kiện tiên quyết cần thiết để triển khai một chương trình sàng
lọc ung thư hiệu quả: (1) bệnh ung thư là bệnh có tỷ lệ hiện mắc cao và có liên quan đến
tỷ lệ tàn tật và tử vong cao; (2) kĩ thuật sàng lọc hiện có là an toàn, hiệu quả và chấp nhận
được; (3) tỷ lệ đối tượng đích tham gia sàng lọc cao và (4) có biện pháp điều trị hiệu quả
đối với các trường hợp dương tính được phát hiện [8].
Trong sàng lọc các bệnh ung thư, WHO xác định sàng lọc ung thư cổ tử cung là
chương trình sàng lọc rất chi phí - hiệu quả, sàng lọc ung thư vú và đại trực tràng là
chương trình sàng lọc chi phí - hiệu quả [11]. Tại Việt Nam, sàng lọc ung thư vú và ung
thư đại trực tràng cũng đã được khẳng định về mặt chủ trương thông qua phê duyệt của
Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim
mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không
lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020, trong đó dự án hướng tới mục tiêu 20% số người
mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng được phát hiện ở
giai đoạn sớm. Vì những lý do đó, nghiên cứu này tập trung vào hai nhóm can thiệp sàng
lọc chính là sàng lọc ung thư đại trực tràng và sàng lọc ung thư vú.

16
3.1.3. Các kỹ thuật sàng lọc ung thư đại trực tràng
Tổng quan hệ thống gần đây về sàng lọc ung thư đại trực tràng [12] cho thấy
trong tổng số 15 hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng trên toàn thế giới thì các xét
nghiệm sàng lọc đối với ung thư đại trực tràng có thể kể đến bao gồm:
• Nội soi đại tràng sigma ống mềm (Flexible sigmoidoscopy, viết tắt là FS): Là kỹ
thuật xâm nhập có thể đánh giá trực tiếp tổn thương và can thiệp sinh thiết khối u
hoặc cắt bỏ các polyp.
• Nội soi đại tràng (Colonscopy): Đánh giá toàn bộ đại tràng và trực tràng, có thể
sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp nếu phát hiện.
• Chụp cắt lớp vi tính đại tràng (CT Colonography, viết tắt là CTC): Là kỹ thuật
không xâm nhập, dùng trong những trường hợp bệnh nhân không muốn hoặc
không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. Tuy nhiên không thể sinh thiết khối u
hoặc cắt polyp.
• Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal occult blood test, viết tắt là
FOBT): Do các polyp lớn và đặc biệt các khối u đại trực tràng có rất nhiều các
mạch máu (mạch nuôi). Chúng dễ bị tổn thương khi cọ xát với phân, gây chảy
máu vi thể (hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường) và máu này sẽ dính theo phân
đi ra ngoài. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, có thể tiến hành
tại nhà. Tuy nhiên, máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như
polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Do đó nếu xét nghiệm dương tính
bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán xác định.
• Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal immunochemical test, viết tắt là FIT):
Phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người.
• Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test, viết tắt là sDNA test): Phát hiện
các bất thường AND do đột biến gen của các tế bào ung thư đại trực tràng.
Tổng quan hệ thống 15 hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng trên toàn thế
giới cho thấy một số điểm chung trong các hướng dẫn này bao gồm:
• Gần như toàn bộ các hướng dẫn khuyến cáo sàng lọc cho quần thể người có nguy
cơ trung bình bắt đầu từ độ tuổi 50
• Phần lớn các hướng dẫn (10/15) khuyến cáo sàng lọc cho quần thể người có nguy
cơ trung bình đến độ tuổi 70 - 75 tuổi.

17
• Các hướng dẫn khuyến cáo sử dụng các xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất bao
gồm FOBT (hàng năm hoặc 2 năm một lần), FIT (hàng năm hoặc 2 năm một lần),
FS (mỗi 5 năm) và nội soi đại trực tràng (mỗi 10 năm).
Một tổng quan hệ thống khác của tác giả Mercedes Navarro và cộng sự về các
chương trình sàng lọc cộng đồng đối với ung thư đại trực tràng trên toàn thế giới [13]
cho thấy có sự khác biệt rất lớn về việc triển khai các chương trình sàng lọc ung thư đại
trực tràng ở các quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó tác giả nhấn mạnh một số kết luận
bao gồm: FIT là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất được sử dụng trong các chương trình
sàng lọc cộng đồng, theo sau là nội soi đại trực tràng nếu kết quả sàng lọc là dương tính;
các chương trình sàng lọc hiệu quả có các biện pháp truyền thông nhằm thu hút và động
viên đối tượng đích tham gia sàng lọc.
3.2. Tổng quan về sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam
3.2.1. Giới thiệu về dự án phòng chống ung thư tại Việt Nam
Là một trong những nỗ lực nhằm kiểm soát và phòng chống bệnh ung thư tại Việt
Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 77/2002 QĐ
–TTG về việc phê duyệt Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai
đoạn 2002-2010 gồm các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và các bệnh tâm thần
kinh. Theo Quyết định này thì Dự án phòng chống ung thư được lồng ghép vào chương
trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm và mạng lưới phòng chống ung thư tại Việt
Nam bao gồm 3 tuyến: Tuyến trung ương và khu vực: Gồm các bệnh viện chuyên khoa
đầu ngành, thực hiện các công tác phòng bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào
tạo; Tuyến tỉnh: Các khoa ung bướu trong bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện
chuyên khoa ung bướu thực hiện hoạt động khám, điều trị và phục hồi chức năng cho
người bệnh ung thư. Trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống các bệnh xã hội và
trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác
phòng bệnh ung thư; Tuyến huyện, xã: Thực hiện phòng bệnh ban đầu, tập trung vào
hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về các phương pháp phòng
chống và phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư để chuyển lên các tuyến trên chẩn đoán
và điều trị
Đến giai đoạn 2006-2010, Dự án phòng chống ung thư là một dự án trong Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/7/2007
tại quyết định số 108/2007/QĐ-TTg. Mục tiêu của dự án là từng bước giảm tỷ lệ mắc và
18
tỷ lệ chết do ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Đến giai
đoạn 2012-2015, mục tiêu của dự án khiêm tốn hơn, cụ thể là nâng cao nhận thức của
cộng đồng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư và tăng 10-15% tỷ lệ bệnh nhân ung
thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong của một số loại ung thư
bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng và đại trực tràng.
Về kết quả hoạt động, Dự án triển khai từ năm 2008 với các hoạt động chính là
tuyên truyền, sàng lọc phát hiện sớm, đào tạo và một số hoạt động nhỏ lẻ khác. Bệnh viện
K được giao trách nhiệm triển khai thực hiện Dự án với nguồn kinh phí dành không lớn
và không ổn định. Năm 2008, dự án được cấp 20 tỷ, các năm 2009, 2010, 2011, 2012 và
2013 được cấp lần lượt là 24 tỷ, 33 tỷ, 38 tỷ, 36 tỷ và 35,6 tỷ. Năm 2014, số tiền được
cấp giảm xuống còn 12,5 tỷ. Bên cạnh đó, một số tổ chức phi chính phủ như WHO, Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng triển khai một số hoạt động về đào
tạo, chuyển giao kỹ thuật.
Tính đến năm 2014, Dự án được triển khai tại 37 tỉnh, thành phố. Hầu hết các mục
tiêu của Dự án phòng chống ung thư giai đoạn 2006-2010 được đánh giá là đều không
đạt hoặc không có đủ thông tin để đánh giá [4]. Một số mục tiêu khó khả thi (như mục
tiêu tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B đạt 100%). Hiện nay chưa có nghiên cứu đánh giá mức
độ thực hiện mục tiêu giai đoạn 2012-2015.
Về đào tạo, phát triển nhân lực, hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
nghiệp vụ tập trung vào đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa ung thư và cán bộ ghi nhận ung
thư. Dự án tổ chức các lớp tập huấn về phòng và phát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ
biến; ghi nhận ung thư, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc bệnh nhân ung thư cho điều dưỡng,
đào tạo, chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật (Ngoại khoa ung thư, nội khoa ung thư, xạ trị ung
thư....).
Công tác chẩn đoán, điều trị ung thư đã có nhiều tiến bộ trong những năm vừa
qua, đặc biệt sau khi Dự án Phòng, chống ung thư được đưa vào chương trình mục tiêu
quốc gia năm 2008 và Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt phát triển mạng lưới phòng, chống
ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Bên cạnh đó, đề án 1816 và đề án Bệnh viện
vệ tinh về ung thư đã phát huy được hiệu quả. Mạng lưới chẩn đoán, điều trị ung thư được
phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cả nước hiện có 6 bệnh viện ung bướu bao gồm
Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội,
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu Cần
Thơ. Bên cạnh đó, có 43 Trung tâm/Khoa/Đơn vị ung bướu nằm ở các bệnh viện đa khoa,

19
chuyên khoa tuyến trung ương và tỉnh. Tuy nhiên, tổ chức của các cơ sở chuyên khoa ung
bướu không hoàn chỉnh, thiếu nhân lực và trang thiết bị. Các Bệnh viện/Trung
tâm/Khoa/Đơn vị ung bướu được thành lập trong 5 năm trở lại đây nhưng trình độ, năng
lực còn hạn chế và chủ yếu là các trung tâm, khoa ung bướu không hoàn chỉnh do thiếu
máy xạ trị. Nguồn nhân lực thiếu, đặc biệt ở tuyến tỉnh. Chỉ 10% số khoa ung bướu có đủ
4 đơn vị: đơn vị phẫu thuật, đơn vị xạ trị, đơn vị hóa trị, đơn vị điều trị đau và chăm sóc
triệu chứng theo quy chế công tác khoa ung bướu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành năm
2003. Các bệnh viện ung bướu phân bổ không đồng đều, xảy ra tình trạng quá tải ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số máy xạ trị tại Việt Nam hiện có là 51, chủ yếu
tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dẫn tới sự quá tải ở 2 khu vực này. Khả
năng chẩn đoán, điều trị không đồng đều giữa các địa phương. Mạng lưới khám chữa
bệnh, mạng lưới phòng, chống ung thư đã được quy hoạch nhưng phát triển không theo
đúng lộ trình, địa điểm. Mạng lưới phòng, chống ung thư hiện tại mới đáp ứng được
khoảng 30-40% nhu cầu khám, chữa bệnh ung bướu của nhân dân [14].
3.2.2. Hoạt động sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng tại Việt Nam
Về lý thuyết, hoạt động sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư được thực hiện đối
với 4 nhóm bệnh ung thư, bao gồm: ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng
được phê dyệt trong Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản
lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản
và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020; phối hợp giữa sàng lọc chủ động
(người dân có nhận thức và chủ động tìm đến cơ sở y tế để khám sàng lọc) và có tổ chức
(sàng lọc dựa trên quần thể). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các biện pháp
sàng lọc phát hiện sớm đối với nhóm ung thư phổ biến và gây ra gánh nặng bệnh tật và
tử vong lớn nhất là ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, hoạt động sàng lọc phát hiện sớm ung thư mới chỉ được thực hiện thí
điểm tại một số địa phương, chủ yếu ở các thành phố lớn - Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh. Công tác sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư ở Việt Nam được tiến hành thí điểm
thông qua chương trình hợp tác Việt- Mỹ về phòng chống ung thư cổ tử cung và Chương
trình phòng chống ung thư của Bộ Y tế về sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử
cung tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Trong giai đoạn từ 2008-
2013 cả nước sàng lọc được khoảng trên 120.000 phụ nữ tuổi từ 40-54 để phát hiện sớm
hai loại ung thư phổ biến là ung thư vú và ung thư cổ tử cung [14]. Bước đầu cho thấy
hiệu quả cao của sàng lọc; các trường hợp được phát hiện đều ở giai đoạn tiền ung thư và

20
ung thư giai đoạn sớm. Sau khi được phát hiện, các trường hợp này được chuyển về các
trung tâm ung bướu để chữa trị, với chi phí được đánh giá là chỉ bằng 20% so với chữa
trị muộn. Các khó khăn chính trong sàng lọc là thiếu nguồn nhân lực, thiếu trang thiết bị
và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho khám sàng lọc. Sàng lọc ung thư đại - trực tràng được
đánh giá là mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu, thăm dò ở mẫu dưới 20.000 đối tượng.
Các hoạt động tuyên truyền phòng chống ung thư nói chung được tiến hành rời
rạc, theo thời vụ, không có một kế hoạch, chiến lược rõ ràng, thiếu sự phối hợp giữa các
biện pháp truyền thông và hầu như chưa có sự lồng ghép tuyên truyền trong các bệnh
không lây nhiễm dẫn tới hiệu quả không được cao như mong muốn. Kinh phí cho hoạt
động truyền thông là rất hạn chế.
3.2.3. Quy trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Quy trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng tại Việt Nam đã
được quy định cụ thể tại Quyết định 3380/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ y tế về việc Ban hành hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh
chuyên ngành Ung bướu; Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn
đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở
(trong đó có quy định cụ thể đối với ung thư đại trực tràng). Trong quy trình này, đối
tượng sàng lọc ung thư đại trực tràng được chia thành 3 nhóm theo mức độ nguy cơ bao
gồm nhóm có nguy cơ trung bình, nhóm có nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ rất cao.
Trong đó sàng lọc cho nhóm có nguy cơ trung bình được bắt đầu ở độ tuổi trên 50 tuổi.
Các hoạt động cơ bản của quy trình sàng lọc ung thư đại trực tràng được mô tả bao gồm
các hoạt động:
• Cán bộ y tế cơ sở (cán bộ y tế thôn bản, trạm y tế, y tế cơ quan/xí nghiệp) cung
cấp thông tin, hướng dẫn người dân tự đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm dấu
hiệu của ung thư đại trực tràng
• Cán bộ y tế ở tuyến xã và tuyến huyện tiến hành sàng lọc cho nhóm đối tượng có
nguy cơ trung bình sử dụng FOBT
• Nội soi đại trực tràng cho những trường hợp FOBT + và nhóm đối tượng nguy cơ
cao/rất cao tại tuyến huyện, tỉnh và trung ương (Xem chi tiết Phụ lục 1 về Quy
trình sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam)

21
3.3. Sẵn sàng chi trả
3.3.1. Khái niệm
Sẵn sàng chi trả (willingness to pay, viết tắt là WTP) là một khái niệm khởi nguồn
trong kinh tế học, được phát biểu bằng nhiều khái niệm khác nhau nhưng tựu chung cho
biết mức giá cao nhất mà khách hàng có thể chi trả để có được một đơn vị sản phẩm.
Trong lĩnh vực y tế, WTP được sử dụng như là một trong những kĩ thuật nhằm đo lường
lợi ích bằng tiền của các dịch vụ, chương trình hoặc can thiệp y tế [15] trong các phân
tích chi phí - lợi ích (cost benefit analysis, CBA).
Tác giả Drummond và cộng sự [16] cho rằng, ở khía cạnh hẹp (restricted
perspective), WTP chỉ được sử dụng để đo lường những cấu phần lợi ích mà ở đó không
có bất kì một giá trị tương đương nào trong thị trường hàng hóa thông thường nào khác.
Một trong những ví dụ của cách tiếp cận này có thể thấy được các nghiên cứu về sẵn sàng
chi trả cho một năm sống hoàn toàn khỏe mạnh (QALY tăng thêm) được sử dụng như
ngưỡng sẵn sàng chi trả trong các nghiên cứu đánh giá kinh tế y tế. Ở khía cạnh rộng hơn
(global perspective), đo lường WTP có thể được sử dụng đối với (1) can thiệp y tế cụ thể
hay (2) tiếp cận đối với can thiệp y tế cụ thể. Sự khác biệt giữa các cách tiếp cận này với
cách tiếp cận theo khía cạnh hẹp hơn là ở tính không chắc chắn.
Trong trường hợp thứ nhất, tính không chắc chắn liên quan đến hiệu quả của can
thiệp y tế, chúng ta không thực sự biết được các can thiệp y tế có hiệu quả như thế nào
đối với mỗi cá nhân. Tác giả Drummond tóm tắt rằng với cách tiếp cận này, mục đích của
lượng giá là xác định mức tối đa mà đối tượng sẵn lòng chi trả để "tiêu dùng" - thực hiện
một can thiệp y tế cụ thể trong bối cảnh kết quả đầu ra là không chắc chắn (nhưng được
biết trước xác suất, ví dụ như xác suất khỏi bệnh cụ thể).
Trong trường thứ hai, tính không chắc chắn liên quan đến cả hiệu quả của can
thiệp y tế và cầu dịch vụ y tế (demand side) - sự không chắc chắn liên quan đến hành vi
của người sử dụng dịch vụ. Cụ thể, tác giả Drummond đưa ra dẫn chứng trong bối cảnh
tồn tại bảo hiểm y tế, trong đó người có bảo hiểm y tế, và được hưởng các mức quyền lợi
bảo hiểm y tế chi trả khác nhau (dẫn đến chi trả tiền túi là khác nhau) có thể dẫn đến sự
khác biệt trong hành vi sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng. Đối với cách tiếp cận này,
mục đích của lượng giá là xác định mức tối đa mà đối tượng sẵn lòng chi trả trong bối
cảnh đầu ra là không chắc chắn và hành vi sử dụng dịch vụ y tế đó trong tương lai cũng
không chắc chắn.

22
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hướng tới áp dụng cách tiếp cận rộng
hơn, trong đó cân nhắc đến cả sự không chắc chắn của hiệu quả can thiệp và hành vi sử
dụng dịch vụ của đối tượng. Cân nhắc đến tính không chắc chắn của hiệu quả can thiệp
đơn thuần không thực sự phản ánh được bối cảnh cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế tại
Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, bảo hiểm y tế
chỉ chi trả cơ bản cho các dịch vụ khám, điều trị và phục hồi chức năng. Các can thiệp
mang tính dự phòng như sàng lọc ung thư đại trực tràng vẫn chưa được chi trả. Tuy nhiên,
trong các định hướng được ghi rõ trong Chiến lược bảo về và chăm sóc sức khỏe toàn
dân cũng như lộ trình của việc xây dựng các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ
bản tại y tế tuyến cơ sở; cũng như định hướng tài chính y tế cơ bản dựa vào bảo hiểm y
tế, việc các can thiệp dự phòng này được chi trả bởi bảo hiểm y tế mang tính tất yếu.
3.3.2. Phân loại các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả
Các học giả trên toàn thế giới sử dụng những cách phân loại khác nhau đối với
các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả. Tuy nhiên, tựu chung lại tác giả Breidert và cộng
sự [17] đã tóm tắt các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả trong Hình 2.

Dựa trên số liệu


thị trường thực tế
Đo lường sự ưa
thích thực tế
(RP)
Dựa trên các thử
nghiệm

Kỹ thuật đo
Điều tra trên
lường sẵn sàng
nhóm chuyên gia
chi trả
Điều tra trực tiếp
(Direct surveys)
Lượng giá ngẫu
nhiên phụ thuộc
Đo lường sự ưa (CV)
thích lý thuyết
(SP)
Phân tích kết hợp
(CA)
Điều tra gián tiếp
(Indirect survey)
Thử nghiệm lựa
chọn rời rạc
(DCE)

Hình 2: Phân loại các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả
Trong đó, các kỹ thuật đo lường WTP có thể được phân loại thành hai nhóm lớn,
bao gồm: đo lường sự ưa thích thực tế và đo lường sự ưa thích lý thuyết.

23
Đo lường sự ưa thích thực tế (Reveal Preference, RP) được sử dụng trong các
trường hợp lượng giá WTP đối với các hàng hóa thông thường tồn tại trong các thị trường
tự do. Trong đó nghiên cứu viên sử dụng các số liệu thực tế được thu thập từ thị trường
(ví dụ như số liệu bán hàng) để xác định mức giá (mức WTP) mà ở đó khách hàng sẵn
sàng chi trả để có được hàng hóa/dịch vụ mong muốn (đối với các hàng hóa đã có mặt
trên thị trường); hoặc sử dụng các số liệu được thu thập từ những thử nghiệm mà trong
đó tồn tại bối cảnh mà khách hàng thực sự phải trả giá để có được hàng hóa/dịch vụ mong
muốn (đối với các hàng hóa chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường).
Đo lường sự ưa thích lý thuyết (Stated Preference, SP) được sử dụng trong
trường hợp không tồn tại các dữ liệu RP, chẳng hạn như đối với các hàng hóa/dịch vụ
thông thường vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và đặc biệt là đối với các hàng hóa/dịch vụ
có đặc điểm công (không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ) và đặc điểm của
tài nguyên chung (không có tính cạnh tranh hoặc không có tính loại trừ), các hàng
hóa/dịch vụ mà trong đó có nhiều đặc điểm của tính ngoại tác và thông tin bất đối xứng
chẳng hạn như hàng hóa/dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ y tế dự phòng nói riêng. Trong
trường hợp này, nghiên cứu viên phải áp dụng các kỹ thuật điều tra cộng đồng để lượng
giá WTP đối với hàng hóa/dịch vụ đặc thù này. Trong nhóm kỹ thuật SP này, tác giả
Breidert và cộng sự phân thành hai nhóm là kỹ thuật điều tra trực tiếp (direct survey) và
kỹ thuật điều tra gián tiếp (indirect survey).
Điều tra trực tiếp (Direct survey) được nghiên cứu viên áp dụng theo hướng
trực tiếp hỏi (với nhiều kỹ thuật đặt câu hỏi khác nhau) nhóm chuyên gia (nếu áp dụng
trên nhóm chuyên gia thì kỹ thuật này được gọi là Expert Judgment) hoặc khách hàng
(nếu áp dụng trên nhóm khách hàng thì kỹ thuật này được gọi là lượng giá ngẫu nhiên
phụ thuộc) về mức giá cao nhất khách hàng sẵn sàng chi trả để có được hàng hóa/dịch vụ
mong muốn.
Đối với lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc (Contingent Valuation), các kỹ thuật
dùng để lượng giá WTP có thể kể đến bao gồm sử dụng câu hỏi trực tiếp (open-ended
question); sử dụng câu hỏi có-không (dischotomous choice); đấu giá (bidding game); thẻ
chi trả (payment card). Trong y văn trong lĩnh vực y tế, cụ thể là đối với lượng giá WTP
của các xét nghiệm sàng lọc ung thư, tác giả Philip và cộng sự đã tổng hợp trong một tổng
quan tài liệu trên 8 nghiên cứu lượng giá WTP được thực hiện trước năm 2006 cho thấy
5/8 nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc [18]. Số lượng các
nghiên cứu áp dụng phương pháp này trong thời gian gần đây có xu hướng giảm xuống,

24
thể hiện thông qua tổng quan các tổng quan tài liệu của tác giả Tsung Yu (2017) cho thấy
sự ưu thế của kỹ thuật và DCE được sử dụng trong các nghiên cứu SP [19]. Các tổng quan
tài liệu về nghiên cứu WTP trong lĩnh vực sàng lọc ung thư của tác giả khác [20] [18]
[21]. Các tác giả lý giải rằng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên tồn tại khá nhiều nhược
điểm, chẳng hạn như việc trực tiếp hỏi đối tượng về mức giá khiến đối tượng thường tập
trung vào giá thay vì các thuộc tính quan trọng khác của hàng hóa; sai số trong việc đối
tượng thường lượng giá thấp (under-estimate) giá của hàng hóa; không thực sự phản ánh
sự lựa chọn của người tiêu dùng; khó khăn để lượng giá WTP đối với các hàng hóa phức
tạp và có nhiều thuộc tính... là những lý do chính khiến các nghiên cứu viên lựa chọn các
kỹ thuật điều tra gián tiếp (indirect survey).
Điều tra gián tiếp (Indirect survey), dựa trên luận điểm cho rằng về mặt nhận
thức, đối tượng dễ dàng hơn để quyết định mức giá cụ thể nào đối với hàng hóa là chấp
nhận được hơn là định ra một mức giá cụ thể cho hàng hóa, nghiên cứu viên áp dụng
phương pháp điều tra gián tiếp theo hướng để cho đối tượng lựa chọn/xếp hạng giữa các
phương án (với thuộc tính và giá cả khác nhau). Trong nhóm kỹ thuật điều tra gián tiếp
này, phân tích kết hợp (Conjoint Analysis) và thử nghiệm lựa chọn rời rạc (Discrete-
Choice Experiment) được nhắc tới phổ biến nhất với nhiều điểm tương đồng trong các
bước xác định thuộc tính (attributes), xác định các giá trị cụ thể của các thuộc tính (levels),
sử dụng các kỹ thuật khác nhau như lựa chọn (choice based), xếp thứ tự (ranking) hoặc
so sánh (rating) đối với CA và lựa chọn (choice based) đối với DCE, và phân tích xác
định mức WTP. Sự khác biệt cơ bản giữa CA và DCE nằm ở phương pháp phân tích xác
định WTP [22].
Cụ thể, phân tích kết hợp (Conjoint Analysis, CA) được phát triển dựa trên nền
tảng lý thuyết của "đo lường kết hợp" (conjoint measurement, CM), mang tính chất toán
học thuần túy [22]. Trong đó giả định cơ bản của phân tích kết hợp là tổng thỏa dụng
(utility) được ước tính cộng dồn thỏa dụng của đối với từng thuộc tính:

Trong đó, Yc là thỏa dụng của đối tượng đối với hàng hóa c; al là thỏa dụng đối
với thuộc tính a với giá trị l; xal nhận giá trị bằng 1 nếu hàng hóa c có thuộc tính a nhận
giá trị l và bằng 0 trong trường hợp khác.

25
Thử nghiệm lựa chọn rời rạc (Discrete-Choice Experiment, DCE) được nhiều
tác giả nhắc đến như là phân tích kết hợp dựa trên lựa chọn (choice-based CA). Sự tương
đồng của DCE và CA nằm ở chỗ cho phép phân tách dịch vụ/hàng hóa thành các thuộc
tính nhỏ hơn và ước tính WTP cho từng thuộc tính này (part-worths). Tuy nhiên nếu như
CA dựa trên nền tảng cơ bản của CM thì DCE dựa trên nền tảng của lý thuyết độ thỏa
dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory, RUT), được biểu diễn bởi công thức sau:
𝑈𝑖𝑛 = 𝑉𝑖𝑛 + 𝜀𝑖𝑛
Trong đó, Uin là độ thỏa dụng tiềm tàng, không quan sát được của đối tượng n liên
quan đến phương án lựa chọn (choice alternative - sự kết hợp của các thuộc tính khác
nhau của sản phẩm) i; Vin là cấu phần thỏa dụng có tính hệ thống có thể giải thích được
của đối tượng n liên quan đến phương án lựa chọn i; εin là cấu phần thỏa dụng ngẫu nhiên,
không thể giải thích được của đối tượng n liên quan đến phương án lựa chọn i.
3.3.3. Ưu điểm và nhược điểm của các kỹ thuật đo lường
Trong tổng quan về các kỹ thuật đo lường sẵn sàng chi trả của Breidert và cộng
sự, các tác giả đã nêu ra những bằng chứng dựa trên những thử nghiện nhằm so sánh tính
tin cậy của các phương pháp được đề cập đến nói trên và đưa ra một số kết luận như sau
[17].
Thứ nhất, trong trường hợp sẵn có các số liệu thị trường, kỹ thuật xác WTP dựa
trên phương pháp RP - dựa trên số liệu thị trường thực sự phản ánh hành vi của khách
hàng và là phương pháp đáng tin cậy và có tính giá trị cao. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp khi mà số liệu thị trường là không sẵn có, do hàng hóa chưa có mặt trên thị trường
hoặc giá thị trường không thực sự có biên độ dao động đủ lớn (như các hàng hóa có các
đặc tính hàng hóa công, bất đối xứng thông tin... như trong phân tích ở trên) để ước tính
cầu của hàng hóa đối với các mức giá khác nhau thì phương án sử dụng phương RP dựa
trên số liệu thị trường là không khả thi.
Thứ hai, trong trường hợp thiếu số liệu thị trường như đã nói ở điểm trên, việc xác
định WTP dựa trên phương pháp RP - thử nghiệm có thể khắc phục những hạn chế của
việc sử dụng số liệu thị trường sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp này, kết quả WTP có
thể không phản ánh bối cảnh thực tế và đặc biệt là thời gian cũng như nguồn lực để có
thể triển khai những thử nghiệm này.
Thứ ba, kỹ thuật SP nói chung là phương pháp được ưa chuộng trong bối cảnh
hạn chế về thời gian và nguồn lực; cũng như trong bối cảnh mong muốn xem xét sự kết
hợp của nhiều mức giá và nhiều thuộc tính khác nhau. Kỹ thuật CV nhằm lượng giá trực

26
tiếp WTP của đối tượng có ưu điểm trong việc dễ thiết kế, tiết kiệm thời gian trong triển
khai đánh giá cũng như các kỹ thuật phân tích thường dễ dàng hơn. Đồng thời, cho phép
ước tính kết quả WTP ở cấp độ cá thể (điều này đặc biệt quan trọng khi cho rằng sự nhạy
cảm với giá của hàng hóa trong thị trường là rất khác nhau ở các đối tượng khác nhau).
Tuy nhiên việc trực tiếp hỏi đối tượng về mức giá cao nhất đối tượng có thể chấp nhận
chi trả để nhận được hàng hóa có thể dẫn đến việc lượng giá quá cao do đối tượng muốn
thể hiện bản thân (prestige effect) hoặc lượng giá quá thấp do khách hàng luôn muốn mua
hàng hóa có giá thấp hơn giá trị thực tế họ đánh giá. Do đó các kỹ thuật lượng giá gián
tiếp bao gồm CA và DCE lại thường được sử dụng vì có hiệu lực cao hơn (bao gồm cả
external validity và internal validity) trong ước tính WTP; cũng như thực sự cho phép đối
tượng trả lời có sự lựa chọn đối với hàng hóa có những sự kết hợp về thuộc tính khác
nhau (trong khi kỹ thuật trực tiếp không cho phép thực hiện điều này.
Thứ tư, trong hai kỹ thuật lượng giá SP gián tiếp thì CA cho phép đánh giá WTP
ở cấp độ cá thể dựa trên kết quả trả lời của từng đối tượng trong khi DCE thông thường
chỉ được ước tính đại diện cho mẫu (sample level) tuy nhiên lại có nhiều ưu điểm vì dựa
trên lý thuyết về hành vi.
Thứ năm, việc lựa chọn các kỹ thuật lượng giá WTP phải được xem xét kỹ lưỡng
dựa trên những cân nhắc về nội hàm của nghiên cứu (ví dụ như có muốn nhấn mạnh đến
ước tính ở cấp độ cá nhân hay không) và đặc biệt là tính khả thi của nghiên cứu (về mặt
thời gian và nguồn lực tài chính).
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật đo lường CV vì một
số lý do chính như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh thiếu dữ liệu về lựa chọn/hành vi thực tế của khách hàng
trên thị trường và do đặc điểm riêng biệt của sàng lọc ung thư đại trực tràng - với đặc tính
thông tin bất đối xứng, tính ngoại tác và sự hạn chế về sự giao động của mức giá để có
thể xác định được cầu dịch vụ, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn phương pháp đo
lường SP thay vì RP.
Thứ hai, trong các phương pháp đo lường RP, nhóm nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật
CV vì đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính WTP của các kỹ thuật sàng lọc ung thư đại
trực tràng. Nhóm nghiên cứu quan tâm đến giá trị WTP ở cấp độ cá nhân, từ đó có thể
giúp xác định các yếu tố liên quan đến giá trị WTP này. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, chưa
có bất kì nghiên cứu WTP nào được thực hiện về chủ đề này, do đó gây nhiều khó khăn
cho việc tham khảo nhằm triển khai các kỹ thuật ước tính WTP gián tiếp như CA hay

27
DCE. Khi nghiên cứu này được thực hiện, cac kết quả ban đầu từ nghiên cứu này có thể
giúp định hướng thiết kế các nghiên cứu DCE trong tương lai.
Thứ ba, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, trong bối cảnh hiện tại việc sử dụng
CV có thể giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho cả nhóm nghiên cứu (để có thể thiết kế
một nghiên cứu CA hay DCE hoàn chỉnh và để triển khai nghiên cứu) cũng như giảm
gánh nặng thu thập số liệu cho cả đối tượng trả lời và điều tra viên.
Cuối cùng, mặc dù CV là kỹ thuật không hoàn hảo, và theo như tác giả Richard
T. Carson, một học giả rất nổi tiếng với một loạt các ấn phẩm về phương pháp CV thì bất
kì một phương pháp đánh giá kinh tế nào cũng tồn tại sự không hoàn hảo [23]. Trong bối
cảnh hạn chế về nguồn lực, nếu nghiên cứu CV không được thực hiện thì các hàng
hóa/dịch vụ nói chung mà có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng (trong trường hợp này là
dịch vụ sàng lọc ung thư đại trực tràng được) sẽ được gán giá trị WTP bằng 0 là điều mà
chúng ta hoàn toàn không mong muốn.
3.4. Tổng quan về phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc
3.4.1. Đối tượng và góc độ đánh giá
Trong một tổng quan về các nghiên cứu CV trong lĩnh vực y tế được công bố năm
1998 của tác giả Obrien và cộng sự [24] trên 42 nghiên cứu CV trong lĩnh vực y tế cho
thấy các đối tượng nói chung của nghiên cứu CV bao gồm người bệnh (mắc bệnh đang
được quan tâm nghiên cứu), đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đối tượng không có nguy
cơ mắc bệnh và sự kết hợp giữa các nhóm trên; hoặc các đối tượng có thể được phân
thành nhóm sử dụng hoặc là không sử dụng các chương trình can thiệp được đánh giá.
Tổng quan tài liệu này cho thấy phần lớn các nghiên cứu CV (23 nghiên cứu chiếm 55%)
điều tra trên đối tượng là người bệnh hoặc khách hàng đang sử dụng một can thiệp/dịch
vụ y tế nào đó (không phải là dịch vụ được đánh giá); còn lại 15 nghiên cứu chiếm tỷ lệ
36% trên nhóm đối tượng hoàn toàn không sử dụng dịch vụ y tế (non-users) - nhóm trong
tương lai có nguy cơ mắc bệnh hoặc là cần can thiệp trong tương lai.
Về góc độ đánh giá, tương tự như một số thảo luận của tác giả Drummond và cộng
sự [16] liên quan đến góc độ đánh giá. Trong đó, các tác giả thường phân loại các góc độ
đánh giá thành "ex post" và "ex ante". Góc độ đánh giá "ex post" có thể được hiểu là đối
tượng được hỏi là hãy giả định rằng tại một thời điểm nào đó họ cần phải sử dụng dịch
vụ đang được đánh giá; các nghiên cứu ex post thường dùng để chỉ các đối tượng được
phỏng vấn sau khi đã trải nghiệm/sử dụng dịch vụ/can thiệp y tế.

28
Trong khi đó "ex ante" giả định rằng một người có nguy cơ mắc bệnh và phải sử
dụng dịch vụ y tế thì số tiền tối đa họ sẵn sàng chi trả trong bối cảnh phần lớn tồn tại bảo
hiểm y tế chi trả một phần cho dịch vụ y tế đó. Tác giả Obrien và cộng sự [24] tóm tắt
rằng phần lớn các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ex ante (32 nghiên cứu chiếm tỷ lệ
75%).
3.4.2. Các kỹ thuật xác định mức độ ưa chuộng trong nghiên cứu CV
Các tác giả khác nhau có những phân loại khác nhau đối với các kỹ thuật xác định
mức độ ưa chuộng (elicitation technique). Trong đó, phần lớn các cách phân loại có thể
chia các kỹ thuật thành sử dụng câu hỏi trực tiếp - câu hỏi mở (direct question, hoặc sử
dụng thuật ngữ open-ended) và sử dụng các câu hỏi đóng (closed-ended, hoặc sử dụng
thuật ngữ discrete indicator method) [25] [26]. Một số tác giả cũng phân loại theo hướng
phải sử dụng một hay nhiều câu hỏi liên tiếp được đặt ra [25]. Với những tiêu chí phân
loại này, có rất nhiều kỹ thuật xác định mức độ ưa chuộng trong nghiên cứu CV được mô
tả trong y văn.
Ví dụ về kỹ thuật chỉ sử dụng một câu hỏi bao gồm đặt câu hỏi trực tiếp (đối tượng
tự do đưa ra con số cụ thể) và thẻ chi trả (đối tượng lựa chọn một trong các lựa chọn trong
thẻ chi trả). Đối với đặt câu hỏi trực tiếp, đây là kỹ thuật được đánh giá là dễ thực hiện
nhất trong tất cả các kỹ thuật. Cụ thể, đối tượng được hỏi để chỉ ra mức WTP đối với
hàng hóa/dịch vụ y tế cụ thế mà không có bất kì sự can thiệp nào từ phía điều tra viên.
Thông thường đối tượng được cung cấp một khoảng trống để trả lời hoặc điền mức WTP
tối đa của họ.
Ví dụ về câu hỏi mở:
Số tiền tối đa mà anh/chị sẵn sàng chi trả để có được (hàng hóa/dịch vụ cụ thể) là bao
nhiêu?
Xin hãy điền con số cụ thể vào ô trống ở bên cạnh: _____________________(đồng)
Mặc dù phương pháp đặt câu hỏi trực tiếp đươc đánh giá là rất đơn giản để thiết
kế/thực hiện từ phía nhà nghiên cứu nhưng lại tạo ra một nhiệm vụ (cognitive task) khá
nặng nề cho đối tượng trả lời trong việc xác định WTP cũng như cho thấy một tỷ lệ lớn
đối tượng không trả lời các câu hỏi này [25].
Để hạn chế nhược điểm này, một trong các cách thức các tác giả thực hiện là đưa
ra một số định hướng cho đối tượng để trả lời trong thẻ chi trả - trong đó đối tượng chỉ ra
ngưỡng WTP tối đa trong khoảng giá trị đã được xác định trong thẻ chi trả, hoặc xác định
mức WTP gần nhất với một giá trị đã được xác định trong thẻ chi trả, hoặc xác định mức

29
tối đa mà đối tượng sẵn sàng chi trả hoặc một mức tối thiểu mà đối tượng chắc chắn không
chi trả. Về lịch sử ra đời, thẻ chi trả được phát triển bởi tác giả Mitchell và Carson vào
năm 1981 được coi như là một trong những phương án có thể thay thế cho phương pháp
đấu giá. Thiết kế truyền thống của thẻ chi trả được trình bày trong ví dụ sau, thông thường
kết hợp với câu hỏi mở khi mức WTP của đối tượng vượt quá giá trị cao nhất được đưa
ra trong thẻ chi trả.
Ví dụ về câu hỏi mở:
Số tiền tối đa mà anh/chị sẵn sàng chi trả để có được (hàng hóa/dịch vụ cụ thể) là bao
nhiêu?
100.000 đồng (giá trị thấp nhất)
150.000 đồng
200.000 đồng
...(các giá trị ở giữa được lựa chọn theo mức tăng dần)
1.000.000 đồng (giá trị cao nhất)
Trên 1.000.000 đồng (xin viết rõ giá trị cao nhất vào ô trống:___________đồng)
Vấn đề đối với thẻ chi trả là đối tượng thường khu trú kết quả trả lời ở 50% giá trị
dưới của thẻ chi trả và các tác giả thường tóm tắt nhược điểm của thẻ chi trả là sai số về
khoảng giá trị (range bias) - tức là giá trị WTP tối đa bị sai số bởi các khoảng giá trị được
đưa ra để đối tượng lựa chọn.
Đối với phương pháp đấu giá, một loạt các câu hỏi được đặt ra để xác định mức
WTP tối đa. Kỹ thuật này lần đầu được phát triển trong lĩnh vực kinh tế học môi trường
bởi tác giả Davis năm 1964, tương tự như hoạt động đấu giá (auction) trong đó đối tượng
tham gia vào quy trình "mặc cả" cùng với người phỏng vấn. Phương pháp này được đánh
giá là mô phỏng gần hơn với bối cảnh thị trường so sánh với câu hỏi trực tiếp và thẻ chi
trả. Trong đối đối tượng được hỏi để xác định liệu đối tượng có sẵn sàng chi trả với một
mức được xác định sẵn. Tùy thuộc vào cách trả lời của đối tượng, mức chi trả (bid) được
giảm đi hoặc tăng lên cho đến khi mức WTP tối đa được xác định. Kỹ thuật này có nhược
điểm liên quan đến mức chi trả (bid) đầu tiên được đưa ra. Để áp dụng được phương pháp
đấu giá, thông thường yêu cầu các phần mềm hỗ trợ hoặc phải có điều tra viên trực tiếp
tham gia điều tra so sánh với các phương pháp còn lại (có thể thông thường được gửi qua
thư hoặc đối tượng trả lời bảng hỏi tự điền).
Trong các kỹ thuật sử dụng câu hỏi đóng, các tác giả còn thường sử dụng các thuật
ngữ như các câu hỏi "lấy ý kiến trưng cầu" (referendum question) hoặc lựa chọn có-không

30
(dichotomous choice), câu hỏi rời rạc (discrete question) hoặc thuật ngữ take-it-or-leave
it (TIOLI) để mô tả các kỹ thuật sử dụng câu hỏi đóng. Điểm chung của các kỹ thuật sử
dụng câu hỏi đóng là đối tượng được hỏi liệu họ có sẵn sàng chi trả một lượng tiền nhất
định (được xác định trước) cho hàng hóa/dịch vụ đang được đánh giá hay không. Đối
tượng có thể trả lời có hoặc không đối với nhóm kỹ thuật sử dụng câu hỏi đóng này. Có
nhiều biến thể khác nhau trong nhóm kỹ thuật sử dụng câu hỏi đóng này, tùy thuộc vào
số lượng câu hỏi được đặt ra. Kỹ thuật sử dụng câu hỏi đóng lần đầu được phát triển bởi
tác giả Bishop và Heberlein (1979). Với kỹ thuật truyền thống này, đối tượng được hỏi
có sẵn sàng chi trả một mức chi trả (bid). Mức chi trả này được thay đổi trong mẫu điều
tra, cho phép tính toán được tỷ lệ đối tượng sẵn sàng chi trả mức bid đó dưới dạng một
hàm số của mức chi trả. Việc sử dụng kỹ thuật này được chỉ ra có rất nhiều ưu điểm trong
y văn, chẳng hạn như đây là kỹ thuật được đánh giá là mô phỏng gần nhất với hành vi của
đối tượng trên thị trường thực tế cũng như giảm gánh nặng đối với việc trả lời bộ câu hỏi
đối với đối tượng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chỉ thu thập được rất ít thông tin trên
1 đối tượng với câu hỏi có/không cho 1 bid cụ thể.
Biến thể của phương pháp này khi nhiều câu hỏi liên tiếp được đặt ra theo sau
mức bid đầu tiên được hỏi. Nếu có 1 câu hỏi tiếp theo được đặt ra sau bid đầu tiên, người
ta gọi là phương pháp câu hỏi có-không hai mức (tạm dịch từ double-bounde dichotomous
choice) hoặc thậm chí nếu là 2 câu hỏi tiếp theo mức bid đầu tiên được gọi là phương
pháp đặt câu hỏi có-không 3 mức (tạm dịch từ triple-bounde dichotomouse choice). Các
biến thể này giúp nghiên cứu viên thu thập được nhiều thông tin từ 1 đối tượng hơn cách
tiếp cận có/không truyền thống.
Đối với các nghiên cứu câu hỏi có không (viết tắt là DC-CVM), việc xác định các
mức bid đã được thảo luận nhiều trong y văn, và một trong những phương pháp thường
được sử dụng nhằm thiết kế mức bid phù hợp được ghi nhận trong ấn phẩm của tác giả
Joseph Cooper [27]. Theo đó, tác giả Joseph Cooper trình bày phương pháp được viết tắt
là DWEABS gồm 2 bước dựa trên mô phỏng Monte Carlo để ước tính các giá trị bid và
số lượng người cần phỏng vấn cho mỗi bid dựa trên kết quả thử nghiệm bộ công cụ trước
đó (sử dụng câu hỏi mở trên một mẫu nhỏ thử nghiệm) và cỡ mẫu dự kiến tiến hành. Các
mô phỏng được tiến hành trên phần mềm do tác giả thiết kế để lựa chọn ra phương án
thiết kế bid (lần mô phỏng) có giá trị mean square error (MSE) thấp nhất.
Trong một tổng quan về các nghiên cứu CV trong lĩnh vực y tế được công bố năm
1998 của tác giả Obrien và cộng sự [24] trên 42 nghiên cứu CV trong lĩnh vực y tế cho

31
thấy 4 kỹ thuật xác định sự ưa chuộng phổ biến nhất bao gồm câu hỏi mở (16 nghiên cứu
chiếm tỷ lệ 38%); đấu giá (13 nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 29%); câu hỏi có-không (11 nghiên
cứu, chiếm tỷ lệ 26%); thẻ chi trả (8 nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 19%). Tác giả Klose cũng
đưa ra một số so sánh giữa các kỹ thuật lượng giá sự ưa chuộng khác nhau, trong đó tóm
tắt lại ưu nhược điểm giữa các phương pháp bao gồm: So sánh giữa câu hỏi mở và thẻ chi
trả thì thẻ chi trả thường dẫn đến ước lượng WTP cao hơn so sánh với câu hỏi mở, nhưng
kết quả có tính tin cậy cao hơn so sánh với câu hỏi mở; Các kỹ thuật sử dụng cách tiếp
cận TIOLI cũng giúp tránh được các sai số hệ thống, do đối tượng trả lời mức WTP
thường xoay quanh mức chi phí được đưa ra thay vì mức WTP thực tế do đó cách tiếp
cận TIOLI nên được sử dụng so sánh với câu hỏi mở và thẻ chi trả; so sánh giữa TIOLI
và đấu giá thì TIOLI nên được sử dụng do hạn chế được sai số liên quan đến mức bid đầu
tiên được đưa ra.
Khuyến cáo của tác giả Aberini và cộng sự [28] về thực hiện các nghiên cứu CV
tại các nước đang phát triển cũng phân tích các nhược điểm của phương pháp sử dụng
câu hỏi mở, đấu giá và nhận định về sự hạn chế của việc thực hiện các kỹ thuật này trong
các nghiên cứu gần đây tương tự như các phân tích ở trên. Sử dụng thẻ chi trả cũng tồn
tại những hạn chế nhất định nhưng vẫn tồn tại như một trong những phương pháp được
sử dụng phổ biến để xác định mức độ WTP. Kỹ thuật được tác giả đánh giá là phổ biến
nhất là kỹ thuật đặt câu hỏi có/không với nhiều biến thể (có thêm các câu hỏi có/không
tiếp theo) và được đánh giá là tương đối phù hợp với bối cảnh của các nước đang phát
triển có thu nhập thấp và trung bình.
Trong nghiên cứu của tác giả Frew và cộng sự đối với WTP của sàng lọc ung thư
đại trực tràng so sánh giữa các phương pháp sử dụng câu hỏi trực tiếp, thẻ chi trả và đấu
giá thì phương pháp đấu giá được chỉ ra là có tính giá trị cao hơn so sánh với hai phương
án còn lại [29].
3.4.3. Cấu trúc bộ câu hỏi đánh giá CV
Trong y văn, nhiều tác giả [30] [31] [32] đưa ra nhận định về bộ công cụ đánh
giá CV tốt cần có một số cấu phần chung nhất được mô tả trong các phần dưới. Mặc dù
các hướng dẫn này, đặc biệt là báo cáo của tổ chức quản lý về đại dương và khí hậu quốc
gia viết tắt là báo cáo NOAA [32] được thực hiện ban đầu trong lĩnh vực môi trường,
nhưng các hướng dẫn này được nhận định là hữu ích và có nhiều tác động đối với các
đánh giá CV được thực hiện trong lĩnh vực y tế [24].

32
Các hướng dẫn chung đối với bộ công cụ đánh giá CV bao gồm các nội dung cơ
bản sau:
• Phần thông tin chung: giúp cho đối tượng có thể hiểu được bối cảnh chung để đưa
ra quyết định
• Phần thông tin cơ bản về "hàng hóa": giúp cho đối tượng có những thông tin cụ
thể về loại hàng hóa/dịch vụ được đánh giá
• Phần thông tin cơ bản về cơ sở cung cấp dịch vụ
• Phần thông tin về cách thức chi trả đối với hàng hóa/dịch vụ
• Các câu hỏi nhằm xác định mức độ ưa thích của đối tượng đối với hàng hóa/dịch
vụ
• Các câu hỏi tóm tắt nhằm khẳng định lý do đối tượng trả lời theo cách thức đã
thực hiện
• Một số câu hỏi về thông tin chung của đối tượng
3.4.4. Cỡ mẫu
Có nhiều cách tiếp cận trong việc ước tính cỡ mẫu trong thiết kế CV. Nhiều tác
giả đưa ra các nguyên tắc xác định cỡ mẫu tối thiểu dựa trên kinh nghiệm, với tối thiểu
30 đối tượng trên mỗi một giá trị của yếu tố liên quan muốn đánh giá. Tuy nhiên hiện tại,
phần lớn các nghiên cứu CV dựa trên cỡ mẫu tối thiểu được tính toán và khuyến cáo bởi
tác giả Mitchel và cộng sự. Các tác giả này đề xuất phương pháp ước tính cỡ mẫu tối thiểu
để đạt được ngưỡng chấp nhận được về tính tin cậy và sai số trong nghiên cứu CV [33]
(Xem chi tiết Bảng 2). Bên cạnh đó, có những nghiên cứu công phu hơn sử dụng cách
tiếp cận phân tích số liệu theo trường phái Baysien để ước tính cỡ mẫu tối ưu cho các
nghiên cứu CV trong bối cảnh cân nhắc đến hạn chế về kinh phí trong thu thập số liệu và
tính toán cỡ mẫu cho những nghiên cứu lớn [34].

33
Bảng 2: Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu CV

Chú thích: V là hệ số biến thiên (coefficient of variation), ước tính bằng sai số chuẩn
(SD) chia cho trung bình RWTP (giá trị WTP được quan sát);  là sai số ước tính, được
tính toán bằng tỷ lệ khác biệt giữa giá trị TWTP (WTP thực sự) và RWTP (WTP được
quan sát);  =0,05 hay 0,1 có nghĩa là 95% hay 90% của giá trị WTP được ước tính
nằm trong khoảng sai số  của giá TWTP.
3.5. Tổng quan các nghiên cứu về đo lường sẵn sàng chi trả đối với can thiệp sàng
lọc ung thư đại trực tràng trên thế giới
Tổng quan hệ thống về WTP [18] của các sàng lọc ung thư nói chung công bố vào
năm 2006 chỉ cho thấy 8 nghiên cứu thực hiện về chủ đề này được công bố. Trong đó 5/8
nghiên cứu được thực hiện sử dụng phương pháp CV, 1/8 nghiên cứu kết hợp cả CV và
CA, chỉ có 2/8 nghiên cứu sử dụng phương pháp CA. Trong các nghiên cứu này chỉ có 3
nghiên cứu xem xét WTP của các sàng lọc ung thư đại trực tràng (sử FOBT và nội soi đại
trực tràng ống mềm) trên quần thể người bình thường nói chung.
Tổng quan hệ thống về WTP (sử dụng phương pháp CV) của các kỹ thuật chẩn
đoán của tác giả Lin và cộng sự [21] tiến hành tổng quan 66 các nghiên cứu WTP đối với
các xét nghiệm chẩn đoán được công bố từ năm 1985 đến năm 2011. Trong đó có 33
nghiên cứu tập trung vào xác WTP đối với các kỹ thuật chẩn đoán đối với ung thư và 11
trong số 33 nghiên cứu này thưc hiện đối với các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại trực
tràng. Trong toàn bộ các nghiên cứu WTP của các kỹ thuật chẩn đoán nói chung này,
phần lớn các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ tự điền (36,4%). Về cách thức xác định mức

34
độ ưa thích (elicitation methods), 30,3% sử dụng câu hỏi có-không (với các thuật ngữ sử
dụng bao gồm discrete-choice questions, close-ended, dichotomous choice, binary
question); tiếp theo đó là thẻ chi trả (payment card) chiếm 15,2%; đấu giá (bidding game)
chiếm 13,6% và đặt câu hỏi trực tiếp (open-ended question) chiếm 10,6%. Có đến 21,2%
các nghiên cứu sử dụng từ 2 phương pháp xác định mức độ ưa thích trở lên). Về đối tượng
trả lời, hơn một nửa các nghiên cứu tiến hành đánh giá WTP trên đối tượng người bệnh
hoặc quần thể có nguy cơ đến tìm kiểm dịch vụ y tế; chỉ có 34,5% nghiên cứu thực hiện
ở quần thể người bình thường. Cỡ mẫu của một nửa số nghiên cứu nằm trong khoảng từ
101-500 đối tượng nghiên cứu; còn lại 22,3% số nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ hơn 100 đối
tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các sàng lọc ung thư đại trực tràng thì trung
vị WTP có khoảng dao động rất lớn. Cụ thể, có 6 nghiên cứu cho thấy kết quả WTP cho
sàng lọc ung thư đại trực tràng có giá trị trung vị WTP thấp hơn 100 USD trong khi 3
nghiên cứu khác cho thấy giá trị này là từ 100-500 USD và 2 nghiên cứu cho giá trị trung
vị WTP lớn hơn 1.000 USD. Trong 11 nghiên cứu tập trung vào sàng lọc ung thư dại trực
tràng này thì toàn bộ các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia phát triển bao gồm
Anh, Úc và Mỹ, phần lớn là khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đánh giá
đối với các kỹ thuật sàng lọc bao gồm FOBT và nội soi đại trực tràng. Có 2 nghiên cứu
sử dụng cách thức xác định ưa thích là câu hỏi có - không; 3 nghiên cứu kết hợp sử dụng
câu hỏi trực tiếp và thẻ chi trả; 3 nghiên cứu sử dụng câu hỏi trực tiếp đơn thuần và 3
nghiên cứu sử dụng thẻ chi trả đơn thuần. Tổng quan tài liệu này cũng tóm tắt các yếu tố
ảnh hưởng đến giá WTP bao gồm các yếu tố về dân số và kinh tế-xã hội của đối tượng
như tuổi, giới, tôn giáo, thu nhập và trình độ học vấn; các yếu tố liên quan đến tình trạng
bệnh, nhận thức về nguy cơ và tình trạng bệnh trong gia đình; và độ nhạy, độ đặc hiệu
của các kỹ thuật chẩn đoán.
Một trong những nghiên cứu so sánh giữa các kỹ thuật xác định ưu tiên khác nhau
(lấy ví dụ cụ thể trong sàng lọc ung thư đại trực tràng) của tác giả Frew và Emma [35]
triển khai nhiều kỹ thuật xác định ưu tiên khác nhau như câu hỏi mở, thẻ chi trả, câu hỏi
có-không và đấu giá. Theo đó, tác giả đưa ra một số kết luận như sau: 1. Việc triển khai
nghiên cứu WTP cần thiết phải cung cấp rõ ràng các thông tin về sàng lọc cũng như đưa
ra các câu hỏi để xác nhận thông tin của đối tượng; 2. Cần thiết phải có những thông tin
nhằm giải thích các giá trị WTP được đưa ra; 3. sử dụng thẻ chi trả dẫn đến tỷ lệ trả lời
cao hơn cũng như trung vị WTP cao hơn so sánh với câu hỏi mở; 4. Giá trị WTP được
xác định bởi thẻ chi trả chịu chi phối rất lớn bởi khoảng giá trị được xác định - cụ thể là

35
khoảng giá trị càng nhỏ thì tạo ra giá WTP nhỏ hơn so sánh với khoảng giá trị lớn; 5.
Phương pháp câu hỏi mở và thẻ chi trả cho thấy những kết quả lượng giá tương đối tương
tự như nhau trong khi câu hỏi đóng cho thấy ước lượng WTP cao hơn có ý nghĩa thống
kê; 6. Sử dụng câu hỏi đóng có/không chịu nhiều tác động của việc đối tượng dễ dàng trả
lời có; 7. Sử dụng đấu giá tạo ra các giá WTP cao hơn có ý nghĩa thống kê so sánh với
câu hỏi mở và thẻ chi trả, nhưng cũng không cao bằng dạng câu hỏi có/không; 8. Trong
dạng thức đấu giá, giá trị bid ban đầu ảnh hưởng rất lớn đến giá trị WTP được ước tính;
9. Việc gợi ý đối tượng suy nghĩ đến chi phí cơ hội giúp đối tượng suy nghĩ kỹ hơn đến
bối cảnh thực hiện đánh giá WTP; 10. Có những tác động đối với việc lựa chọn thứ tự
của các xét nghiệm được đánh giá.
Một nghiên cứu về sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng, phổi
và tụy của tác giả Sandra và cộng sự công bố năm 2016 tại Anh kết hợp thẻ chi trả kết
hợp với phương pháp đặt câu hỏi có/không (3 mức) dựa trên phần mềm máy tính. Trong
nghiên cứu này, tuổi và thời gian đến cơ sở y tế không được chỉ ra là có liên quan đến giá
WTP, ngược lại các yếu tố bao gồm thu nhập, trình độ học vấn và trước đó đã tham gia
chẩn đoán ung thư đại trực tràng là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị WTP [7].
Một nghiên cứu về sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng
xét nghiệm FIT và siêu âm đại trực tràng được thực hiện tại Thái Lan được công bố năm
2018 [36]. Nhóm tác giả thực hiện đánh giá về sẵn sàng chi trả trên 437 khách hàng từ
50-69 tuổi (sử dụng công thức ước tính cỡ mẫu để ước lượng giá trị trung bình WTP,
alpha 0,05, sai số 0,1) đến khám bệnh tại phòng khám của bệnh viện Songklangarind
trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2013. Đối tượng được giải thích thông tin chi
tiết về xét nghiệm FIT và nội soi đại trực tràng (bao gồm các thông tin về ưu và nhược
điểm của từng xét nghiệm). Trật tự của các câu hỏi về FIT và nội soi đại trực tràng được
thay đổi một cách ngẫu nhiên để hạn chế sai số do người trả lời có thể sẵn sàng chi trả
cao hơn cho xét nghiệm sàng lọc được nhắc đến trước. Các tác giả sử dụng kết hợp hai
phương pháp để xác định mức sẵn sàng chi trả là double-bounded dichotomous choice và
câu hỏi mở (open-ended question). Cụ thể, đối tượng được hỏi liệu họ có sẵn sàng trả một
mức giá giả định nào đó để thực hiện xét nghiệm sàng lọc (mức giá này được lựa chọn
ngẫu nhiên từ một danh sách từ trước, cụ thể là các mức giá 37,5; 75; 150; 300 và 600
Thái Bath đối với FIT và 375; 750; 1.500; 3.000 và 6.000 Thái Bath đối với nội soi đại
trực tràng. Nếu đối tượng trả lời là có (hoặc không) thì điều tra viên tiếp tục hỏi với mức
giá cao hơn hoặc thấp hơn trong danh sách các mức giá trên. Cuối cùng, đối tượng được

36
hỏi bằng câu hỏi mở để xác định mức giá tối đa mà họ sẵn sàng chi trả để thực hiện sàng
lọc. Số liệu được các tác gải phân tích sử dung phần mềm R. Các tác giả tiến hành các
thống kê mô tả về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, trình bày giá trị trung bình, trung
vị của WTP (trong cả trường hợp giữ lại và loại bỏ các trả lời là không sẵn sàng chi trả).
Các tác giả cũng sử dụng mô hình probit và hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến mức WTP; và tiến hành tính toán hệ số co giãn của cầu theo giá. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có khoảng 2/3 số đối tượng trả lời là sẵn sàng chi trả cho FIT ở một
mức giá cụ thể trong khi chỉ có gần một nửa số đối tượng trả lời là sẵn sàng chi trả cho
siêu âm đại trực tràng ở một mức giá cụ thể. Giá trị trung vị WTP đối với FIT là 300 Thái
Bath (trong khi mức đồng chi trả dự kiến là 50 Thái Bath) và với nội soi đại trực tràng là
3.000 Thái Bath (trong khi mức đồng chi trả dự kiến là 2300 Thái Bath).

37
3.6. Khung lý thuyết

Các yếu tố nhân khẩu -


xã hội học:
Tuổi, Giới, Trình độ học vấn, tình
trạng kết hôn,
nghề nghiệp, thu nhập hộ gia đình
Sẵn sàng chi trả đối với sàng
lọc ung thư đại Trực tràng
(FOBT và nội soi đại tràng)

Các yếu tố thuộc về cá nhân-gia


đình:
Nhận thức về nguy cơ
Dự định sàng lọc
Đã từng gặp phải vấn đề nguy cơ
đối với ung thư ĐTT
Các yếu tố thuộc về dịch
Người thân trực hệ đã từng gặp
vụ:
phải vấn đề nguy cơ đối với ung
Độ nhạy, độ đặc hiệu, cơ sở
thư ĐTT
cung cấp, tỷ lệ bảo hiểm y tế
Mức độ phụ thuộc về tài chính
chi trả

38
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ
thuộc (Contingent Valuation) để xác định mức sẵn sàng chi trả đối với các xét nghiệm
sàng lọc ung thư đại trực tràng.
Một số đặc điểm của thiết kế nghiên cứu lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc được sử
dụng trong nghiên cứu này như sau:
• Góc độ nghiên cứu: Tiếp cận theo góc độ "ex-ante", tức là đánh giá WTP của
nhóm đối tượng chưa từng trải nghiệm dịch vụ sàng lọc ung thư đại trực tràng,
trong đó tồn tại tính không chắc chắn của cả việc mắc bệnh và tính không chắc
chắn của việc sử dụng dịch vụ sàng lọc ung thư đại trực tràng trong tương lai.
• Đối tượng nghiên cứu: Nhóm đối tượng đang tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế (nhưng
không phải xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân hay nội soi đại trực tràng) tại cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu (tại các trạm y tế)
• Phương pháp lượng giá mức độ ưa chuộng: Đánh giá dựa trên câu hỏi có-không
2 mức
4.2. Đối tượng
Khách hàng đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể như sau:
• Độ tuổi từ 50 đến 75 tuổi (Dựa trên hướng dẫn về độ tuổi sàng lọc của Bộ Y tế
theo Quyết định 3380/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ y tế
về việc Ban hành hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên
ngành Ung bướu)
• Không phân biệt giới tính
• Đang tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế (nhưng không phải xét nghiệm tìm máu ẩn
trong phân hay nội soi đại trực tràng)
• Đồng ý tham gia phỏng vấn và đủ khả năng nghe nói hiểu tiếng Việt, không mắc
bệnh tâm thần.

4.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


4.3.1. Thời gian
11/2018-8/2019

39
4.3.2. Địa điểm
Tiến hành thu thập số liệu tại các phòng khám trực thuộc Trung tâm y tế quận
Hoàn Kiếm - là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, để đảm bảo lựa chọn được khách hàng
có tham gia sử dụng dịch vụ y tế nhưng chưa từng tham gia sàng lọc ung thư đại trực
tràng để đảm bảo tính khả thi trong thu thập số liệu (thay vì điều tra cộng đồng). Các
phòng khám tiến hành thu thập số liệu bao gồm:
• Phòng khám 36 Ngô Quyền
• Phòng khám 26 Lương Ngọc Quyến
• Phòng khám 21 Phan Chu Trinh
4.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
4.4.1. Cỡ mẫu
Dựa vào phương pháp ước tính cỡ mẫu của tác giả Robert C. Mitchell và Richard
T Carson đối với các điều tra sử dụng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc CV,
trong đó cỡ mẫu cần thiết được ước tính dựa vào Bảng 2 (trang 33).
Trong đó, lựa chọn V=1,5,  =0,05 và  = 0,15, ước tính cỡ mẫu cần thiết trong
nghiên cứu là 385 đối tượng để đảm bảo tính khả thi của việc triển khai thu thập số liệu.
4.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Lựa chọn toàn bộ các đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu
trong nghiên cứu.
4.5. Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu

Tiến hành phỏng vấn toàn bộ các đối tượng thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu.
Điều tra viên là điều dưỡng khoa khám bệnh của các bệnh viện trong mẫu nghiên cứu.
Các bước chi tiết trong quá trình thu thập số liệu bao gồm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn điều tra thử nghiệm sử dụng thiết kế CV dạng câu hỏi
mở

(1) Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn tại 1 trạm
y tế trong mẫu nghiên cứu
(2) Sau khi người bệnh chuẩn bị hoàn thành khám bệnh, điều tra viên tiếp cận đối
tượng, phát Trang thông tin nghiên cứu và Thư mời tham gia nghiên cứu (Xem
chi tiết Phụ lục 3) để mời đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng sau khi
đọc, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào Thư mời tham gia nghiên cứu

40
(3) Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh sử dụng bộ công cụ thử
nghiệm thu thập số liệu thiết kế sẵn. Bộ công cụ thử nghiệm (Xem chi tiết phụ
lục 4) bao gồm các nội dung chính sau đây:

3.1. Phần thông tin cá nhân của đối tượng


3.2. Phần thông tin mô tả bối cảnh:
• Thông tin chung giúp cho đối tượng có thể hiểu được bối cảnh chung để
đưa ra quyết định
• Thông tin cơ bản về sàng lọc ung thư đại trực tràng: giúp cho đối tượng có
những thông tin cụ thể về loại hàng hóa/dịch vụ được đánh giá
• Thông tin cơ bản về cơ sở cung cấp dịch vụ
• Thông tin về cách thức chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng
3.3. Câu hỏi mở nhằm xác định mức độ sẵn sàng chi trả của đối tượng
3.4. Câu hỏi nhằm khẳng định lý do trả lời của đối tượng

Dựa vào kết quả của giai đoạn 1, Bảng 3 trình bày các phương án mức chi trả
được sử dụng trong giai đoạn 2 (Xem chi tiết lý giải trong Phụ lục 6):

Bảng 3: Các phương án mức chi trả


Mức chi trả Các phương án
1 2 3 4 5
Đối với sàng lọc sử dụng xét nghiệm FOBT
Mức chi trả sử dụng 30.000 50.000 100.000 200.000 270.000
trong câu hỏi đầu tiên
(FBID1)
Mức chi trả thấp hơn sử 15.000 25.000 50.000 100.000 135.000
dụng trong câu hỏi tiếp
theo (FBIDL)
Mức chi trả cao hơn sử 60.000 100.000 200.00 400.000 540.000
dụng trong câu hỏi tiếp
theo (FBIDH)
Đối với sàng lọc sử dụng nội soi đại trực tràng
Mức chi trả sử dụng 200.000 300.000 400.000 600.000 1.350.000
trong câu hỏi đầu tiên
(CBID1)

41
Mức chi trả thấp hơn sử 100.000 150.000 200.000 300.000 675.000
dụng trong câu hỏi tiếp
theo (CBIDL)
Mức chi trả cao hơn sử 400.000 600.000 800.000 1.200.000 2.700.000
dụng trong câu hỏi tiếp
theo (CBIDH)

Giai đoạn 2: Triển khai thu thập số liệu chính thức

(1) Nghiên cứu viên chính tiến hành tập huấn cho điều tra viên tham gia vào quá
trình thu thập số liệu (điều dưỡng viên của khoa khám bệnh của các bệnh viện
trong mẫu nghiên cứu).
(2) Trưởng nhóm điều tra viên đối chiếu với tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu
để lập danh sách người bệnh và lên thời gian dự kiến phù hợp cho việc phỏng
vấn. Trưởng nhóm điều tra viên mã hóa danh sách đối tượng theo quy định trước
khi tiến hành phỏng vấn; căn cứ vào Bảng 3 để ngẫu nhiên lựa chọn mức chi trả
để tiến hành câu hỏi có-không; và ngẫu nhiên lựa chọn đối tượng trả lời các câu
hỏi xác định WTP về FOBT trước hoặc nội soi đại trực tràng trước.
(3) Sau khi người bệnh chuẩn bị hoàn thành khám bệnh, điều tra viên tiếp cận đối
tượng, phát Trang thông tin nghiên cứu và Thư mời tham gia nghiên cứu (Xem
chi tiết Phụ lục 3) để mời đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng sau khi
đọc, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào Thư mời tham gia nghiên cứu
(4) Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh sử dụng bộ công cụ thu
thập số liệu thiết kế sẵn. Bộ công cụ thu thập số liệu chính thức (Xem chi tiết phụ
lục 5) bao gồm các nội dung chính sau đây:

4.1. Phần thông tin cá nhân của đối tượng


4.2. Phần thông tin mô tả bối cảnh:
• Thông tin chung giúp cho đối tượng có thể hiểu được bối cảnh chung để đưa
ra quyết định
• Thông tin cơ bản về sàng lọc ung thư đại trực tràng: giúp cho đối tượng có
những thông tin cụ thể về loại hàng hóa/dịch vụ được đánh giá
• Thông tin cơ bản về cơ sở cung cấp dịch vụ
• Thông tin về cách thức chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng
42
4.3. Các câu hỏi nhằm xác định mức độ sẵn sàng chi trả của đối tượng (Mẫu phiếu
được đính kèm trong Phụ lục 5)
4.4. Các câu hỏi nhằm khẳng định lý do đối tượng trả lời theo các lựa chọn đã đưa
ra ở phần 4.3
4.5. Một số câu hỏi về các yếu tố liên quan
4.6. Biến số nghiên cứu
4.6.1. Danh sách biến số
Các nhóm biến số cơ bản bao gồm nhóm thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
(bao gồm các thông tin về nhân khẩu xã hội học và đặc điểm hộ gia đình); thông tin liên
quan đến sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng nghiên cứu (ví dụ như
tình trạng tham gia bảo hiểm y tế; từng gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ đối với ung thư
đại trực tràng...); kiến thức và thái độ của đối tượng liên quan đến ung thư đại trực tràng;
và nhóm biến số liên quan đến sẵn sàng chi trả cho sàng lọc ung thư đại trực tràng (sử
dụng xét nghiệm FOBT và nội soi đại trực tràng
Danh sách biến số chi tiết cùng định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập
được trình bày trong Phụ lục 7.
4.6.2. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá
Hộ gia đình
Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung
trong vòng 3 tháng qua. Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể
có hoặc không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân
hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.
Phân loại hộ nghèo
Phân loại hộ nghèo dựa trên Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/04/2016
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-
2020. Trong đó, sử dụng tiêu chí về thu nhập để phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ
có mức sống trung bình khu vực thành thị:
• Chuẩn nghèo: có thu nhập dưới 1.400.000 đồng
• Chuẩn cận nghèo: có thu nhập từ 1.400.000 đồng đến 1.950.000 đồng
• Mức sống trung bình: từ 1.950.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Phân loại nghề nghiệp hiện tại:

43
Sử dụng cách thức phân loại theo Điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng
cục thống kê [37], đối tượng được phân thành hai nhóm: có việc làm và không có việc
làm. Trong đó:
• Đối tượng có việc làm được xác định là người có làm việc trong 7 ngày qua hoặc
• Đối tượng không có việc làm được xác định là không làm việc trong vòng 7
ngày qua
Phân loại nhóm nghề nghiệp chính của đối tượng:
Nghề nghiệp được phân loại theo Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam ban hành theo
Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2008. Danh mục Nghề nghiệp này
được soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 88)
có kế thừa bảng Danh mục Nghề nghiệp ban hành theo Quyết định số 114/1998/QĐ-
TCTK ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và hệ thống
chức danh hiện hành của Việt Nam. Có 10 nhóm nghề bao gồm: (1) Nhà lãnh đạo trong
các ngành, các cấp và các đơn vị; (2) Nhà chuyên môn bậc cao; (3) Nhà chuyên môn bậc
trung; (4) Nhân viên trợ lý văn phòng; (5) Nhân viên dịch vụ và bán hàng; (6) Lao động
có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (7) Lao động thủ công và các nghề
nghiệp có liên quan khác; (8) Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị; (9) Lao động
giản đơn; (10) Lực lượng quân đội.
Trong đó, để phục vụ trong nghiên cứu này, tiến hành phân nhóm nghề nghiệp
chính của đối tượng theo các nhóm:
• Lao động giản đơn
• Nhân viên và các loại thợ, bao gồm cả lực lượng quân đội
• Cán bộ lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật

4.7. Nhập liệu, quản lý và phân tích số liệu

4.7.1. Nhập liệu và quản lý số liệu

Số liệu định lượng sau khi thu thập theo từng mẫu phiếu được cập nhật vào phiếu
mã hóa, sau đó được nhập vào phần mềm Epi Data 3.1, sau đó được làm sạch và được xử
lý bằng phần mềm R (gói phân tích DCchoice dành riêng cho nghiên cứu CV sử dụng
thiết kế câu hỏi có/không) cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê [38].

4.7.2. Phân tích số liệu

Về nguyên tắc, đối với việc xác định WTP sử dụng câu hỏi có-không hai mức
(DB-DC), tác giả Hanemann và cộng sự [39] đã lần đầu mô tả cách thức xác định giá trị
44
WTP dựa trên bộ số liệu thu thập từ thiết kế DB-DC như sau: Trong kỹ thuật sử dụng
DB-DC, mỗi đối tượng phải trả lời câu hỏi có/không cho hai giá trị bid, giá trị bid thứ hai
phụ thuộc (contingent) vào câu trả lời cho bid thứ nhất. Cụ thể nếu trả lời có cho bid thứ
nhất (𝐵𝑖 ) thì bid thứ hai (𝐵𝑖𝑢 ) có giá trị cao hơn (𝐵𝑖 < 𝐵𝑖𝑢 ) và nếu trả lời không cho bid
thứ nhất (𝐵𝑖 ) thì bid thứ hai (𝐵𝑖𝑑 ) có giá trị thấp hơn (𝐵𝑖𝑑 < 𝐵𝑖 ). Do đó, sẽ chỉ có 4 kết
quả bao gồm: (i) trả lời có cho cả hai câu hỏi (yes-yes); (ii) trả lời không cho cả hai câu
hỏi (no-no); (iii) trả lời có cho câu hỏi đầu tiên rồi trả lời không cho câu hỏi thứ hai (yes-
no); (iv) trả lời không cho câu hỏi đầu tiên rồi trả lời có cho câu hỏi thứ hai (no-yes). Khả
năng xảy ra (likelihood) của 4 kết quả trên được ký hiệu lần lượt là 𝜋 𝑦𝑦 , 𝜋 𝑛𝑛 , 𝜋 𝑦𝑛 , 𝜋 𝑛𝑦 .
Giả định cơ bản của mô hình này là đối tượng trả lời dựa trên lý thuyết tối đa hóa thỏa
dụng (utility maximizing theory), từ đó công thức ước tính likelihood của 4 kết quả trên
như sau:
𝜋 𝑦𝑦 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑢 ) = 𝑃𝑟(𝐵𝑖  𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃 𝑎𝑛𝑑 𝐵𝑖𝑢  𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃=1-G(𝐵𝑖𝑢 ,)
(trong đó G(𝐵𝑖𝑢 ,) trong bối cảnh giả định đối tượng tối đa hóa thỏa dụng chính là hàm
phân phối lũy tích cumulative density fuction của giá trị WTP thực sự của mỗi cá nhân)
Tương tự như vậy, các giá trị 𝜋 𝑛𝑛 , 𝜋 𝑦𝑛 , 𝜋 𝑛𝑦 được ước tính bởi công thức:
𝜋 𝑛𝑛 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑑 ) = 𝑃𝑟(𝐵𝑖 > 𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃 𝑎𝑛𝑑 𝐵𝑖𝑑 > 𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃=G(𝐵𝑖𝑑 ,)
𝜋 𝑦𝑛 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑢 ) = 𝑃𝑟(𝐵𝑖  𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃  𝐵𝑖𝑢 ) =G(𝐵𝑖𝑢 ,) - G(𝐵𝑖 ,)
𝜋 𝑛𝑦 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑑 ) = 𝑃𝑟(𝐵𝑖  𝑚𝑎𝑥 𝑊𝑇𝑃  𝐵𝑖𝑑 )= G(𝐵𝑖 ,)-G(𝐵𝑖𝑢 ,)
Từ đó, hàm log-likelyhood có dạng thức (với cỡ mẫu N; 𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑢 và 𝐵𝑖𝑑 là các
bid được dùng cho đối tượng i):
𝑁
𝑦𝑦 𝑦𝑛
𝑙𝑛 𝐿𝐷 () = ∑{𝑑𝑖 𝑙𝑛 𝜋 𝑦𝑦 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑢 ) + 𝑑𝑖𝑛𝑛 𝑙𝑛 𝜋 𝑛𝑛 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑑 ) + 𝑑𝑖 𝑙𝑛 𝜋 𝑦𝑛 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑢 )
𝑖=1
𝑛𝑦
+ 𝑑𝑖 𝜋 𝑛𝑦 (𝐵𝑖 , 𝐵𝑖𝑑 )}
𝑦𝑦 𝑦𝑛 𝑛𝑦
(trong đó 𝑑𝑖 , 𝑑𝑖𝑛𝑛 , 𝑑𝑖 , 𝑑𝑖 là các câu trả lời có/không nhận giá trị 1, 0 của đối tượng)
Từ đó, áp dụng quy trình Maximum Likelihood Estimation để ước tính độ dốc
(slope) và điểm cắt (intercept) cho phương trình WTP.
Về thực hành, sử dụng package đã được thiết kế sẵn trong phần mềm phân tích số
liệu R phiên bản 3.5.1 để ước tính trung bình và trung vị WTP.
Tiến hành các phân tích mô tả với các biến số liên tục về thông tin chung của đối
tượng, các yếu tố liên quan, liệt kê đối với các câu hỏi lý giải nguyên nhân lựa chọn của
đối tượng.
45
Tiến hành phân tích hồi quy đa biến như đã được mô tả trong y văn để phân tích
mối liên quan giữa WTP và các biến số độc lập trong mô hình (xem xét các biến số độc
lập bao gồm các biến số nhân khẩu - xã hội học và các biến số liên quan đến kiến thức -
thái độ của đối tượng về sàng lọc ung thư đại trực tràng).

4.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Y tế công cộng, nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng
chấp thuận. Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượngđược giới thiệu cụ thể về nghiên
cứu và được phát Thư mời tham gia nghiên cứu (Xem phụ lục 3). Trong trường hợp đối
tượng đồng ý tham gia vào nghiên cứu, đối tượng sẽ đánh dấu vào ô đồng ý tham gia vào
nghiên cứu và chuyển lại thư mời này đến điều tra viên. Điều tra viên sẽ dựa vào các thư
mời được chuyển lại để tiến hành phỏng vấn đối tượng.

Phiếu điều tra không ghi lại tên của đối tượng, do đó các thông tin liên quan của
đối tượngđược đảm bảo giữ kín và các thông tin cá nhân của bệnh nhân chỉ nhằm mục
đích mô tả chung về đối tượngvà không dùng vào mục đích nào khác ngoài mục đích
nghiên cứu. Kết quả thu được chỉ nhằm mục đích tìm hiểu về mức sẵn sàng chi trả đối
với các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng đề xuất những khuyến nghị phù hợp.
Kết quả này không phục vụ cho mục đích nào khác.

4.9. Một số khó khăn và dự kiến cách khắc phục

Dự kiến một số sai số/khó Dự kiến cách khắc phục


khăn
Các câu hỏi về số tiền sẵn Dành thời gian cho đối tượng suy nghĩ trước khi có
sàng chi trả có thể khiến cho câu trả lời
đối tượng khó trả lời
Đối tượng trả lời có cho tất cả Dành thời gian cho đối tượng suy nghĩ trước khi có
các câu hỏi câu trả lời
Giải thích kỹ lưỡng cho đối tượng về mục đích của
nghiên cứu
Đặt ra các câu hỏi để khẳng định câu trả lời của đối
tượng theo hướng dẫn trong báo cáo NOAA

46
Ảnh hưởng bởi mức giá trị Xác định và tối ưu hóa các mức giá trị bởi các hướng
chi trả (bid) được đưa ra ban dẫn trong y văn (dựa vào điều tra thử nghiệm)
đầu

47
5. Kết quả
5.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
5.1.1. Thông tin nhân khẩu - xã hội học
Bảng 4 trình bày thông tin về đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của toàn bộ đối
tượng tham gia nghiên cứu và của các đối tượng chia theo giới tính (nam và nữ) và độ
tuổi (nhóm tuổi từ 50-60 tuổi và trên 60 tuổi). Tổng số 402 đối tượng đã tham gia nghiên
cứu. Độ tuổi trung bình của đối tượng là 61,2 tuổi với độ tuổi nhỏ nhất là 50 tuổi và lớn
nhất là 75 tuổi. Độ tuổi trung bình ở nam giới và nữ giới là tương tự như nhau (61,6 tuổi
ở nam và 61,0 tuổi ở nữ).
Trong số 402 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 29,6% số đối tượng là nam giới.
Tỷ lệ giới tính là tương tự như nhau ở nhóm tuổi 50-60 tuổi và trên 60 tuổi (tỷ lệ nam giới
tương ứng là 27,2% và 31,9%). Phần lớn các đối tượng trong nghiên cứu đều đã kết hôn
với tỷ lệ 97,0%. Chỉ có một số lượng ít đối tượng chưa kết hôn hoặc đã góa chồng/góa
vợ.
Về trình độ học vấn, tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 23,6%, tỷ lệ đối tượng có trình độ
chuyên môn (tốt nghiệp sơ cấp/trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trở lên) là 32,3%. Tỷ lệ
này như nhau ở cả hai nhóm tuổi và tương tự ở cả nam và nữ.
Tương tự như vậy, về cơ cấu nghề nghiệp chính của đối tượng trong nghiên cứu
này phần lớn được phân vào nhó nghề nghiệp nhân viên và các loại thợ với tỷ lệ 61,4%
thì tỷ lệ chung trên toàn quốc năm 2016 cũng vào khoảng 50,8%.
Số con trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 2,44 con, trong đó nhóm
đối tượng trên 60 tuổi có số con trung bình là 2,58 con, cao hơn so sánh với nhóm từ 50-
60 tuổi (2,29 con). Tương tự như vậy, số người trong hộ gia đình cũng cao hơn ở nhóm
tuổi trên 60 so sánh với nhóm tuổi 50-60 (tương ứng là 4,21 người và 4,41 người).
Về nghề nghiệp hiện tại của đối tượng tham gia nghiên cứu, 59,0% đối tượng tham
gia nghiên cứu không làm việc thời điểm hiện tại. Tỷ lệ này có sự khác nhau ở hai nhóm
tuổi 50-60 và trên 60 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi 50-60 tuổi có tỷ lệ đối tượng làm việc chỉ
là 39,5% trong khi nhóm trên 60 tuổi có tỷ lệ không làm việc 77,3%. Tỷ lệ không làm
việc tại thời điểm hiện tại ở nữ giới cũng cao hơn nam giới (65,0% so sánh với 44,5%).
Khi xem xét nghề nghiệp chính của đối tượng thì phần lớn các đối tượng được
xếp vào nhóm nghề nghiệp nhân viên và các loại thợ theo phân loại sử dụng trong điều
tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê (61,4%). Có đến 19,4% số đối tượng không
48
có việc làm kể từ trước (với đa số các trường hợp ghi nhận là "ở nhà nội trợ", một số
trường hợp khác là "ốm đau"). Tỷ lệ nữ giới không có việc làm kể từ trước cũng cao hơn
rất nhiều so sánh với nam giới (25,8% so sánh với 4,2%). Tỷ lệ lao động giản đơn ở mức
thấp (n=30, chiếm tỷ lệ 7,5%). Tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp chính của đối tượng tương tự
như nhau ở nhóm 50-60 tuổi và trên 60 tuổi.
Trong toàn bộ đối tượng nghiên cứu, có 44,0% số đối tượng nhận định rằng mình
là người kiếm tiền chính trong hộ gia đình. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi 50-60 tuổi lên đến
56,9% nhưng ở nhóm tuổi trên 60 chỉ là 31,9%. Tỷ lệ này cũng rất khác nhau ở nam giới
và nữ giới. Nếu như 65,5% nam giới nhận định là người kiếm tiền chính trong gia đình
thì chỉ có 35,0% nữ giới nhận định là người kiếm tiền chính trong gia đình.
Về thu nhập, thu nhập hàng tháng của 1 thành viên trong hộ gia đình đối tượng
nghiên cứu có trung vị là 3.000.000 đồng, với giá trị nhỏ nhất là 250.000 đồng và giá trị
lớn nhất là 15.000.000 đồng. Giá trị này ở nam giới là 2.750.000 đồng trong khi ở nữ giới
là 3.000.000 đồng. Nhóm từ 50-60 tuổi có trung vị là 3.000.000 đồng trong khi nhóm trên
60 tuổi chỉ là 2.800.000 đồng. Căn cứ trên tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có
mức sống trung bình trở lên của UBND thành phố Hà Nội, 78,6% đối tượng nghiên cứu
thuộc hộ có mức sống trung bình trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,2% và tỷ lệ hộ cận nghèo là
12,2%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là cao hơn ở nhóm tuổi trên 60 và cao hơn ở nữ giới.

49
Bảng 4: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Giới tính Nhóm tuổi Chung
(n=402)
Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) > 60 tuổi (n=207)

Giới tính

Nam - - 53 (27,2%) 66 (31,9%) 119 (29,6%)

Nữ - - 142 (72,8%) 141 (68,1%) 283 (70,4%)

Độ tuổi

Trung bình (SD) 61,6 (6,75) 61,0 (6,75) - - 61,2 (6,75)

Trung vị [Min; Max] 62,0 [50,0: 75,0] 60,0 [50,0: 75,0] - - 61,0 [50,0: 75,0]

Trình độ học vấn

Chưa tốt nghiệp tiểu học 12 (10,1%) 21 (7,4%) 20 (10,3%) 13 (6,3%) 33 (8,2%)

Tốt nghiệp tiểu học 21 (17,6%) 88 (31,1%) 45 (23,1%) 64 (30,9%) 109 (27,1%)

Tốt nghiệp THCS 14 (11,8%) 21 (7,4%) 19 (9,7%) 16 (7,7%) 35 (8,7%)

Tốt nghiệp THPT 34 (28,6%) 61 (21,6%) 44 (22,6%) 51 (24,6%) 95 (23,6%)

Có trình độ chuyên môn 38 (31,9%) 92 (32,5%) 67 (34,4%) 63 (30,4%) 130 (32,3%)

Tình trạng kết hôn

Chưa kết hôn/góa 2 (1,7%) 12 (4,2%) 4 (2,1%) 10 (3,9%) 14 (3,5%)

Đã kết hôn 117 (98,3%) 271 (95,8%) 191 (97,9%) 197 (95,2%) 388 (96,5%)

50
Đặc điểm Giới tính Nhóm tuổi Chung
(n=402)
Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) > 60 tuổi (n=207)

Số con

Trung bình (SD) 2,35 (1,04) 2,48 (1,07) 2,29 (0,91) 2,58 (1,17) 2,44 (1,06)

Trung vị [Min; Max] 2,00 [0,00: 6,00] 2,00 [0,00: 7,00] 2,00 [0,00; 6,00] 2,00 [0,00; 7,00] 2,00 [0,00; 7,00]

Số người trong hộ gia đình

Trung bình (SD) 4,12 (1,83) 4,39 (1,94) 4,21 (1,62) 4,41 (2,15) 4,31 (1,91)

Trung vị [Min; Max] 4,00 [1,00: 16,0] 4,00 [1,00: 14,0] 4,00 [1,00; 12,0] 4,00 [1,00; 16,0] 4,00 [1,00; 16,0]

Nghề nghiệp hiện tại

Không làm việc 53 (44,5%) 184 (65,0%) 77 (39,5%) 160 (77,3%) 237 (59,0%)

Đang làm việc 66 (55,5%) 99 (35,0%) 118 (60,5%) 47 (22,7%) 165 (41,0%)

Nghề nghiệp chính

Không có việc làm 5 (4,2%) 73 (25,8%) 36 (18,5%) 42 (20,3%) 78 (19,4%)

Cán bộ lãnh đạo; chuyên môn kỹ thuật 20 (16,8%) 27 (9,5%) 19 (9,7%) 28 (13,5%) 47 (11,7%)

Nhân viên và các loại thợ 81 (68,1%) 166 (58,7%) 124 (63,6%) 123 (59,4%) 247 (61,4%)

Lao động giản đơn 13 (10,9%) 17 (6,0%) 16 (8,2%) 14 (6,8%) 30 (7,5%)

Là người kiếm tiền chính trong gia đình

Không 41 (34,5%) 184 (65,0%) 84 (43,1%) 141 (68,1%) 225 (56,0%)

51
Đặc điểm Giới tính Nhóm tuổi Chung
(n=402)
Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) > 60 tuổi (n=207)

Có 78 (65,5%) 99 (35,0%) 111 (56,9%) 66 (31,9%) 177 (44,0%)

Thu nhập trung bình tháng của thành viên


trong hộ gia đình (1.000 đồng)

Trung bình (SD) 3.150 (1.780) 3.200 (1.710) 3.360 (1.860) 3.030 (1.590) 3.190 (1.730)

3.000 2.800 3.000


Trung vị [Min; Max] 2.750 [667: 10.000] 3.000 [250: 15.000]
[800; 15.000] [250; 10.000] [250; 15.000]

Gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo

Mức sống trung bình trở lên 94 (79,0%) 222 (78,4%) 161 (82,6%) 155 (74,9%) 316 (78,6%)

Cận nghèo 14 (11,8%) 23 (8,1%) 17 (8,7%) 32 (15,5%) 49 (12,2%)

Nghèo 11 (9,2%) 38 (13,4%) 17 (8,7%) 20 (9,7%) 37 (9,2%)

52
5.1.2. Thông tin về sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng
Bảng 5 trình bày một số đặc điểm liên quan đến tình trạng sức khỏe của đối tượng,
người thân trực hệ trong gia đình (bố mẹ, anh chị em hoặc con cái) và một số hoạt động
chăm sóc sức khỏe của đối tượng nghiên cứu phân theo giới tính (nam và nữ) và nhóm
tuổi (từ 50-60 tuổi và trên 60 tuổi).
Trong số 402 đối tượng thì có 83,8% đối tượng nói chung chưa bao giờ tham gia
sàng lọc ung thư đại trực tràng; 9,5% đối đối tượng đã từng tham gia xét nghiệm FOBT
và 6,7% đã từng nội soi đại trực tràng. Tỷ lệ này tương đồng ở cả nam giới và nữ giới
cũng như nhóm tuổi 50-60 và trên 60 tuổi.
Khi được hỏi về lịch sử đã từng tham gia sàng lọc các ung thư khác (bao gồm ung
thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư khoang miệng và ung thư khác nếu có), chỉ có
10,4% đối tượng trả lời đã từng tham gia sàng lọc. Tỷ lệ đã từng tham gia sàng lọc ở nam
giới là thấp nhất (9,2%) với các nhóm ung thư như ung thư khoang miệng và dạ dày.
Gần như toàn bộ đối tượng được hỏi có thẻ bảo hiểm y tế với tỷ lệ chung là 91,3%.
Tỷ lệ nhóm đối tượng trên 60 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế là cao nhất (chiếm tỷ lệ 95,2%).
Tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế ở nam giới (92,4%) cũng cao hơn nữ giới (90,8%).
Các đối tượng trong nghiên cứu khi được hỏi đã từng bao giờ gặp phải các vấn đề
sức khỏe bao gồm bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, đột quỵ, trầm cảm hay ung thư thì có
đến 30,6% trả lời đã từng gặp phải ít nhất 1 trong các vấn đề trên. Cá biệt không có bất
kỳ đối tượng nào trả lời đã từng bị trầm cảm, duy nhất 1 trường hợp cho biết đã từng bị
ung thư vú, phần lớn câu trả lời liên quan đến bệnh dạ dày (n=79), bệnh trĩ (n=31) và
bệnh tim mạch (n=30).
Các đối tượng cũng được hỏi về lịch sử gặp phải các vấn đề sức khỏe tương tự
của người thân trực hệ trong gia đình. Trong đó 26,4% đối tượng trả lời có người thân
trực hệ trong gia đình gặp phải ít nhất 1 trong các vấn đề trên.

53
Bảng 5: Đặc điểm liên quan đến sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Lịch sử tham gia sàng lọc ung thư đại trực tràng

Chưa bao giờ tham gia 96 (80,7%) 241 (85,2%) 160 (82,1%) 177 (85,5%) 337 (83,8%)

Đã từng thực hiện xét nghiệm FOBT 12 (10,1%) 26 (9,2%) 18 (9,2%) 20 (9,7%) 38 (9,5%)

Đã từng nội soi đại trực tràng 11 (9,2%) 16 (5,7%) 17 (8,7%) 10 (4,8%) 27 (6,7%)

Lịch sử tham gia sàng lọc ung thư khác

Không 108 (90,8%) 252 (89,0%) 176 (90,3%) 184 (88,9%) 360 (89,6%)

Có 11 (9,2%) 31 (11,0%) 19 (9,7%) 23 (11,1%) 42 (10,4%)

Tình trạng thẻ bảo hiểm y tế

Không có BHYT 9 (7,6%) 26 (9,2%) 25 (12,8%) 10 (4,8%) 35 (8,7%)

Có BHYT 110 (92,4%) 257 (90,8%) 170 (87,2%) 197 (95,2%) 367 (91,3%)

Bản thân đã từng gặp phải bệnh dạ dày

Không 89 (74,8%) 234 (82,7%) 152 (77,9%) 171 (82,6%) 323 (80,3%)

Có 30 (25,2%) 49 (17,3%) 43 (22,1%) 36 (17,4%) 79 (19,7%)

Bản thân đã từng gặp phải bệnh trĩ

Không 105 (88,2%) 266 (94,0%) 177 (90,8%) 194 (93,7%) 371 (92,3%)

54
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Có 14 (11,8%) 17 (6,0%) 18 (9,2%) 13 (6,3%) 31 (7,7%)

Bản thân đã từng gặp phải bệnh tim mạch

Không 104 (87,4%) 268 (94,7%) 183 (93,8%) 189 (91,3%) 372 (92,5%)

Có 15 (12,6%) 15 (5,3%) 12 (6,2%) 18 (8,7%) 30 (7,5%)

Bản thân đã từng gặp phải đột quỵ

Không 119 (100%) 282 (99,6%) 194 (99,5%) 207 (100%) 401 (99,8%)

Có 0 (0%) 1 (0,4%) 1 (0,5%) 0 (0%) 1 (0,2%)

Bản thân đã từng bị ung thư

Không 119 (100%) 282 (99,6%) 195 (100%) 206 (99,5%) 401 (99,8%)

Có 0 (0%) 1 (0,4%) 0 (0%) 1 (0,5%) 1 (0,2%)

Bản thân đã từng gặp phải trong các vấn đề sức khỏe nguy cơ
đối với UT đại trực tràng

Không 68 (57,1%) 211 (74,6%) 131 (67,2%) 148 (71,5%) 279 (69,4%)

Có 51 (42,9%) 72 (25,4%) 64 (32,8%) 59 (28,5%) 123 (30,6%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải bệnh dạ dày

Không 107 (89,9%) 249 (88,0%) 169 (86,7%) 187 (90,3%) 356 (88,6%)

55
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Có 12 (10,1%) 34 (12,0%) 26 (13,3%) 20 (9,7%) 46 (11,4%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải bệnh trĩ

Không 111 (93,3%) 266 (94,0%) 175 (89,7%) 202 (97,6%) 377 (93,8%)

Có 8 (6,7%) 17 (6,0%) 20 (10,3%) 5 (2,4%) 25 (6,2%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải bệnh tim mạch

Không 101 (84,9%) 255 (90,1%) 167 (85,6%) 189 (91,3%) 356 (88,6%)

Có 18 (15,1%) 28 (9,9%) 28 (14,4%) 18 (8,7%) 46 (11,4%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải đột quỵ

Không 116 (97,5%) 280 (98,9%) 192 (98,5%) 204 (98,6%) 396 (98,5%)

Có 3 (2,5%) 3 (1,1%) 3 (1,5%) 3 (1,4%) 6 (1,5%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải trầm cảm

Không 119 (100%) 279 (98,6%) 191 (97,9%) 207 (100%) 398 (99,0%)

Có 0 (0%) 4 (1,4%) 4 (2,1%) 0 (0%) 4 (1,0%)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải ung thư

Không 117 (98,3%) 279 (98,6%) 191 (97,9%) 205 (99,0%) 396 (98,5%)

Có 2 (1,7%) 4 (1,4%) 4 (2,1%) 2 (1,0%) 6 (1,5%)

56
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Người thân trong gia đình đã từng gặp phải trong các vấn đề
sức khỏe nguy cơ đối với UT đại trực tràng

Không 83 (69,7%) 213 (75,3%) 126 (64,6%) 170 (82,1%) 296 (73,6%)

Có 36 (30,3%) 70 (24,7%) 69 (35,4%) 37 (17,9%) 106 (26,4%)

Đi khám bệnh cùng người thân

Không 73 (61,3%) 173 (61,1%) 119 (61,0%) 127 (61,4%) 246 (61,2%)

Có 46 (38,7%) 110 (38,9%) 76 (39,0%) 80 (38,6%) 156 (38,8%)

57
5.1.3. Thông tin về kiến thức và thái độ của đối tượng liên quan đến ung thư đại trực
tràng
Bảng 6 trình bày đặc điểm kiến thức và thái độ của đối tượng tham gia nghiên cứu
liên quan đến ung thư đại trực tràng. Trong đó khi đánh giá tầm quan trọng của các biện
pháp dự phòng, nâng cao sức khỏe bao gồm tập thể dục, ăn nhiều hoa quả và rau, sàng
lục ung thư cổ tử cung và ung thư vú với nữ giới dựa trên thang đo từ 1 đến 5 tương ứng
với không quan trọng đến vô cùng quan trọng thì nhìn chung đối tượng đánh giá cao tầm
quan trọng của tập thể dục, với điểm trung bình là 3,55 (độ lệch chuẩn 1,04) và của ăn
nhiều hoa quả và rau, với điểm trung bình là 3,41 (độ lệch chuẩn 0,99), tuy nhiên đánh
giá thấp hơn đối với tầm quan trọng của ung thư vú (điểm trung bình 2,71) và ung thư cổ
tử cung (điểm trung bình 2,73). Điểm đánh giá của đối tượng trên 60 tuổi đều thấp hơn ở
nhóm đối tượng từ 50-60 tuổi.
Khi được hỏi về mức độ lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại trực tràng thì cũng có
tới 53,6% nhóm đối tượng trên 60 tuổi trả lời là không hề lo lắng mình sẽ mắc ung thư
đại trực tràng. Tỷ lệ này ở nhóm 50-60 tuổi là 42,6%. Tỷ lệ này ở nam giới (47,9%) cũng
thấp hơn ở nữ giới (48,4%). Khi tự đánh giá về nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thì có
27,6% đối tượng đánh giá có nguy cơ thấp hơn mọi người. Tỷ lệ này ở nhóm đối tượng
trên 60 tuổi là cao nhất (chiếm tỷ lệ 32,9%).
Đối với câu hỏi về lý do lớn nhất khiến người dân không thực hiện sàng lọc sử
dụng FOBT, có 78,0% đối tượng trả lời câu hỏi này. Các lý do khi được phân vào các
nhóm thì chủ yếu liên quan đến thiếu kiến thức (39,3%), do các đối tượng đánh giá rằng
người dân "không nghĩ mình có bệnh" hay "thiếu hiểu biết thông tin khám sàng lọc",
"không biết về phương pháp này có thể sàng lọc được" hay "chỉ khi nào có biểu hiện bệnh
thì mới đi khám". Có 6,5% đối tượng cho rằng lý do lớn nhất khiến người dân không sàng
lọc sử dụng FOBT liên quan đến quy trình lấy phân có thể không vệ sinh ("nghĩ làm xét
nghiệm phân liên quan tới giun sán" hay "ngại làm xét nghiệm phân vì sợ bẩn"). Có 11,7%
lý do liên quan đến sự sợ hãi của đối tượng, chẳng hạn như "sợ đi kiểm tra phát hiện ra
bệnh lại lo nghĩ thêm", "sợ đến bệnh viện", "sợ làm phiền đến con cháu"... Có 14,2% đối
tượng lại đưa ra các rào cản về chi phí liên quan đến điều kiện kinh tế, đặc biệt ở nhóm
người cao tuổi không đủ điều kiện kinh tế hoặc kinh tế phụ thuộc vào con cái và liên quan
đến "lo lắng chi phí xét nghiệm cao". Chỉ có 3% đối tượng đưa ra các ý kiến khác như
"cảm thấy kết quả không chính xác" và "người nhiều tuổi không cần thiết làm xét
nghiệm".

58
Khác với các lý do đối với việc không sàng lọc sử dụng FOBT, đối với câu hỏi về
lý do lớn nhất khiến người dân không thực hiện sàng lọc sử dụng nội soi đại trực tràng,
cũng có 78,1% đối tượng trả lời câu hỏi này nhưng chỉ có 8,0% đối tượng đánh giá lý do
lớn nhất là do thiếu kiến thức (như "thấy bản thân không có nguy cơ" hay "không biết
đến nội soi đại trực tràng"). Đặc biết có đến 34,8% đối tượng thể hiện lý do liên quan đến
sự sợ hãi, bên cạnh "sợ hãi khi phát hiện ra bệnh" như ở trường hợp trên thì rất nhiều
người có tâm lý "sợ gây mê", "sợ đưa dụng cụ vào cơ thể gây khó chịu" hay "sợ đau".
Các rào cản về chi phí trong trường hợp này cũng được chỉ ra với tỷ lệ cao hơn nhóm trên
"chi phí cao, tốn kém" hay "phải trả thêm phí gây mê đắt tiền".

59
Bảng 6: Đặc điểm về kiến thức và thái độ liên quan đến ung thư đại trực tràng của đối tượng nghiên cứu
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Đánh giá tầm quan trọng của tập thể dục

Trung bình (SD) 3,63 (1,10) 3,52 (1,00) 3,75 (0,919) 3,38 (1,10) 3,55 (1,04)

Trung vị [Min, Max] 4,00 [1,00; 5,00] 4,00 [1,00; 5,00] 4,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 4,00 [1,00; 5,00]

Không trả lời 3 (2,5%) 29 (10,2%) 24 (12,3%) 8 (3,9%) 32 (8,0%)

Đánh giá tầm quan trọng của ăn nhiều hoa quả và rau

Trung bình (SD) 3,42 (1,06) 3,40 (0,97) 3,62 (0,88) 3,23 (1,05) 3,41 (0,99)

Trung vị [Min, Max] 4,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 4,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 4,00 [1,00; 5,00]

Không trả lời 6 (5,0%) 33 (11,7%) 31 (15,9%) 8 (3,9%) 39 (9,7%)

Đánh giá tầm quan trọng của sàng lọc ung thư cổ tử cung với nữ giới

Trung bình (SD) 2,76 (1,03) 2,70 (1,29) 3,11 (1,23) 2,34 (1,18) 2,71 (1,26)

Trung vị [Min, Max] 3,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 2,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00]

Không trả lời 86 (72,3%) 45 (15,9%) 65 (33,3%) 66 (31,9%) 131 (32,6%)

Đánh giá tầm quan trọng của sàng lọc ung thư vú với nữ giới

Trung bình (SD) 2,83 (1,05) 2,71 (1,33) 3,12 (1,30) 2,36 (1,21) 2,73 (1,30)

Trung vị [Min, Max] 3,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00] 2,00 [1,00; 5,00] 3,00 [1,00; 5,00]

60
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Không trả lời 89 (74,8%) 42 (14,8%) 64 (32,8%) 67 (32,4%) 131 (32,6%)

Lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại trực tràng

Không hề lo lắng 57 (47,9%) 137 (48,4%) 83 (42,6%) 111 (53,6%) 194 (48,3%)

Có lo lắng một chút 52 (43,7%) 123 (43,5%) 99 (50,8%) 76 (36,7%) 175 (43,5%)

Khá lo lắng 9 (7,6%) 22 (7,8%) 12 (6,2%) 19 (9,2%) 31 (7,7%)

Cực kì lo lắng 1 (0,8%) 1 (0,4%) 1 (0,5%) 1 (0,5%) 2 (0,5%)

Tự đánh giá về nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Thấp hơn mọi người 30 (25,2%) 81 (28,6%) 43 (22,1%) 68 (32,9%) 111 (27,6%)

Như mọi người 67 (56,3%) 152 (53,7%) 105 (53,8%) 114 (55,1%) 219 (54,5%)

Cao hơn mọi người 10 (8,4%) 10 (3,5%) 13 (6,7%) 7 (3,4%) 20 (5,0%)

Không biết 12 (10,1%) 40 (14,1%) 34 (17,4%) 18 (8,7%) 52 (12,9%)

Lý do lớn nhất khiến người dân không thực hiện sàng lọc sử dụng
FOBT

Thiếu kiến thức 52 (43,7%) 106 (37,5%) 68 (34,9%) 90 (43,5%) 158 (39,3%)

Thấy không vệ sinh 5 (4,2%) 21 (7,4%) 8 (4,1%) 18 (8,7%) 26 (6,5%)

Sợ hãi 15 (12,6%) 32 (11,3%) 26 (13,3%) 21 (10,1%) 47 (11,7%)

61
Giới tính Nhóm tuổi Chung

Nam (n=119) Nữ (n=283) 50-60 tuổi (n=195) >60 tuổi (n=207) (n=402)

Rào cản về thời gian 5 (4,2%) 6 (2,1%) 5 (2,6%) 6 (2,9%) 11 (2,7%)

Rào cản về chi phí 17 (14,3%) 40 (14,1%) 23 (11,8%) 34 (16,4%) 57 (14,2%)

Không được khuyến cáo 2 (1,7%) 3 (1,1%) 0 (0%) 5 (2,4%) 5 (1,2%)

Khác 3 (2,5%) 9 (3,2%) 6 (3,1%) 6 (2,9%) 12 (3,0%)

Không trả lời 20 (16,8%) 66 (23,3%) 59 (30,3%) 27 (13,0%) 86 (21,4%)

Lý do lớn nhất khiến người dân không thực hiện sàng lọc sử dụng nội
soi ĐTT

Thiếu kiến thức 9 (7,6%) 23 (8,1%) 13 (6,7%) 19 (9,2%) 32 (8,0%)

Sợ hãi 41 (34,5%) 99 (35,0%) 64 (32,8%) 76 (36,7%) 140 (34,8%)

Rào cản về thời gian 5 (4,2%) 4 (1,4%) 3 (1,5%) 6 (2,9%) 9 (2,2%)

Rào cản về chi phí 45 (37,8%) 87 (30,7%) 56 (28,7%) 76 (36,7%) 132 (32,8%)

Khác 1 (0,8%) 2 (0,7%) 1 (0,5%) 2 (1,0%) 3 (0,7%)

Không trả lời 18 (15,1%) 68 (24,0%) 58 (29,7%) 28 (13,5%) 86 (21,4%)

62
5.2. Ước tính mức sẵn sàng chi trả cho FOBT và nội soi đại trực tràng
Khi các đối tượng được hỏi "ông/bà có sẵn sàng chi trả tiền túi để thực hiện sàng
lọc ung thư đại trực tràng sử dụng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT hoặc nội soi
đại trực tràng hay không", có 30 đối tượng trong tổng số 402 đối tượng nghiên cứu (chiếm
tỷ lệ 7,4%) trả lời không sẵn sàng chi trả tiền túi. Các lý do cơ bản được đưa ra cho câu
trả lời "không" bao gồm ý kiến cho rằng sức khỏe tốt không cần thiết phải làm sàng lọc
("đại tràng rất tốt, không có ý định bỏ tiền làm sàng lọc" hay "đang ăn kiêng khem đúng
chế độ, đại tràng tốt, cơ thể không sao nên không muốn làm"); tâm lý "sợ không muốn
kiểm tra vì phát hiện ra bệnh" hay "sợ làm phiền con cháu"; cho rằng kinh tế không đủ
để chi trả; và một số lý do khác như "già yếu không muốn làm xét nghiệm".
Bảng 7 trình bày đặc điểm của nhóm đối tượng trả lời không sẵn sàng chi trả; có
sẵn sàng chi trả hoặc không biết. Trong đó có thể thấy rằng tỷ lệ giới tính ở các nhóm là
tương tự nhau với tỷ lệ nữ giới chiếm khoảng 70%. Độ tuổi trung bình ở mỗi nhóm cũng
không có nhiều sự chênh lệch, riêng nhóm không sẵn sàng chi trả có trung bình tuổi là
cao nhất (63,8 tuổi). Nhóm này cũng là nhóm có trung bình thu nhập (3.660.000 đồng),
trung bình số con (2,63 con) và số người cùng sinh sống trong hộ gia đình (5,23 người)
cao nhất so sánh với nhóm sẵn sàng chi trả và không biết.
Riêng đặc điểm phương pháp sàng lọc ưa thích có sự khác biệt rất lớn ở 3 nhóm
không sẵn sàng chi trả, có sẵn sàng chi trả và không biết. Trong nhóm không sẵn sàng chi
trả, tỷ lệ ưa thích phương pháp nội soi đại trực tràng lên đến 63,3% trong khi ở hai nhóm
còn lại chỉ là 30,9% (nhóm sẵn sàng chi trả) và 47,6% (không không biết).
Bảng 7 cũng cho thấy kết quả chi tiết của tỷ lệ các phương án mức chi trả được
đánh giá trong các nhóm "không sẵn sàng chi trả"; "có sẵn sàng chi trả" và "không biết".

63
Bảng 7: Tỷ lệ đối tượng sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung thư đại trực tràng
sử dụng FOBT hoặc nội soi đại trực tràng
Sẵn sàng chi trả Tổng
Không (n=30) Có (n=288) Không biết (n=84) (n=402)
Giới tính
Nam 8 (26,7%) 90 (31,2%) 21 (25,0%) 119 (29,6%)
Nữ 22 (73,3%) 198 (68,8%) 63 (75,0%) 283 (70,4%)
Tuổi
Trung bình (SD) 63,8 (6,55) 61,2 (6,97) 60,2 (5,82) 61,2 (6,75)
Trung vị 62,0 61,0 60,5 61,0
[Min; Max] [54,0; 75,0] [50,0; 75,0] [50,0; 75,0] [50,0; 75,0]
Thu nhập
3.660.000 3.170.000 3.080.000 3.190.000
Mean (SD)
(1.500.000) (1.860.000) (1.270.000) (1.730.000)
3.750.000 2.670.000 3.000.000 3.000.000
Median
[1.070.000; [250.000; [833.000; [250.000;
[Min; Max]
6.670.000] 15.000.000] 8.750.000] 15.000.000]
Số con
Mean (SD) 2,63 (1,25) 2,44 (1,06) 2,36 (0,990) 2,44 (1,06)
Median 2,00 2,00 2,00 2,00
[Min; Max] [1,00; 6,00] [0,00; 7,00] [0,00; 6,00] [0,00; 7,00]
Số người trong hộ gia đình
Mean (SD) 5,23 (3,31) 4,18 (1,73) 4,44 (1,76) 4,31 (1,91)
Median 4,00 4,00 4,00 4,00
[Min; Max] [2,00; 16,0] [1,00; 12,0] [1,00; 12,0] [1,00; 16,0]
Phương pháp sàng lọc ưa thích
FOBT 2 (6,7%) 101 (35,1%) 21 (25,0%) 124 (30,8%)
Nội soi 19 (63,3%) 89 (30,9%) 40 (47,6%) 148 (36,8%)
Như nhau 9 (30,0%) 98 (34,0%) 23 (27,4%) 130 (32,3%)
Phương án mức chi trả 3
Phương án 1 9 (30,0%) 70 (24,3%) 2 (2,4%) 81 (20,1%)
Phương án 2 7 (23,3%) 45 (15,6%) 28 (33,3%) 80 (19,9%)
Phương án 3 5 (16,7%) 63 (21,9%) 15 (17,9%) 83 (20,6%)
Phương án 4 4 (13,3%) 53 (18,4%) 23 (27,4%) 80 (19,9%)

3 Xem chi tiết Bảng 3 cho các phương án thiết kế mức chi trả đối với FOBT và nội soi đại trực tràng
64
Sẵn sàng chi trả Tổng
Không (n=30) Có (n=288) Không biết (n=84) (n=402)

Phương án 5 5 (16,7%) 57 (19,8%) 16 (19,0%) 78 (19,4%)

Bảng 8 trình bày các phương án trả lời của đối tượng nghiên cứu đối với các
phương án mức chi trả được đưa ra. Có 4 phương án trả lời có thể xảy ra bao gồm: trả lời
không cho cả hai câu hỏi (không-không, nn); trả lời không cho câu hỏi đầu tiên rồi trả lời
có cho câu hỏi thứ hai (không-có, ny); trả lời có cho câu hỏi đầu tiên rồi trả lời không cho
câu hỏi thứ hai (có-không, yn); trả lời có cho cả hai câu hỏi (có - có, yy). Trong tổng số
402 đối tượng nghiên cứu, loại trừ 30 đối tượng trả lời không sẵn sàng chi trả tiền túi để
sàng lọc ung thư đại trực tràng, có tổng số 372 đối tượng hoàn thành trả lời đối với các
phương án mức chi trả cụ thể. Trong đó có 5 phương án mức chi trả đối với sàng lọc ung
thư đại trực tràng sử dụng FOBT/nội soi đại trực tràng (xem chi tiết Bảng 3). Tỷ lệ trả lời
đối với mỗi phương án dao động từ 19-20%.
Trong đó nhìn chung đối với câu hỏi về sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc sử dụng
FOBT, tỷ lệ các câu trả lời nn, ny, yn, yy lần lượt là 1,1%; 7,0%, 31,2% và 60,8%. Tuy
nhiên có sự khác biệt lớn ở các phương án chi trả khác nhau. Tỷ lệ câu trả lời yy cao nhất
ở phương án mức chi trả với câu hỏi của mức bid đầu tiên thấp nhất (30.000 đồng) với tỷ
lệ 88,9%.
Tương tự như vậy, đối với câu hỏi về sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc sử dụng
nội soi đại trực tràng, tỷ lệ các câu trả lời nn, ny, yn, yy lần lượt là 9,9%; 29,0%; 36,6%
và 24,5%. Tương tự như trường hợp đối với FOBT, có sự khác biệt lớn ở các phương án
chi trả khác nhau. Tỷ lệ câu trả lời nn lớn nhất đối với mức chi trả cao nhất là 1.350.000
đồng (37,0%) và tỷ lệ câu trả lời yy lớn nhất ở mức chi trả thấp nhất là 200.000 đồng
(75,0%).

65
Bảng 8: Tóm tắt các phương án trả lời của đối tượng nghiên cứu với các phương án mức chi trả

Phương án trả lời của đối tượng nghiên cứu


Phương án mức chi trả với các phương án mức chi trả
Mức bid đầu tiên Tổng
(Mức bid thấp hơn; Mức bid cao hơn) Không - Không Không - Có Có - Không Có - Có
(nn) (ny) (yn) (yy)
Đối với sàng lọc sử dụng FOBT
30.000 đồng (15.000 đồng; 60.000 đồng) 3 (4,2%) 2 (2,8%) 3 (4,2%) 64 (88,9%) 72 (100%)
50.000 đồng (25.000 đồng; 100.000 đồng) 0 (0%) 4 (5,5%) 11 (15,1%) 58 (79,5%) 73 (100%)
100.000 đồng (50.000 đồng; 200.000 đồng) 0 (0%) 2 (2,6%) 12 (15,4%) 64 (82,1%) 78 (100%)
200.000 đồng (100.000 đồng; 400.000 đồng) 1 (1,3%) 2 (2,6%) 43 (56,5%) 30 (39,5%) 76 (100%)
270.000 đồng (135.000 đồng; 540.000 đồng) 0 (0%) 16 (21,9%) 47 (64,4%) 10 (13,7%) 73 (100%)
Tổng số: 4 (1,1%) 26 (7,0%) 116 (31,2%) 226 (60,8%) 372 (100%)
Đối với nội soi đại trực tràng
200.000 đồng (100.000 đồng; 400.000 đồng) 5 (6,9%) 6 (8,3%) 7 (9,7%) 54 (75,0%) 72 (100%)
300.000 đồng (1500.000 đồng; 600.000 đồng) 1 (1,4%) 29 (39,7%) 30 (41,1%) 13 (17,8%) 73 (100%)
400.000 đồng (200.000 đồng; 800.000 đồng) 2 (2,6%) 23 (29,5%) 41 (52,6%) 12 (15,4%) 78 (100%)
600.000 đồng (300.000 đồng; 1.200.000 đồng) 2 (2,6%) 13 (17,1%) 50 (65,8%) 11 (14,5%) 76 (100%)
1.350.000 đồng (675.000 đồng; 2.700.000 đồng) 27 (37,0%) 37 (50,7%) 8 (11,0%) 1 (1,4%) 73 (100%)
Tổng số: 37 (9,9%) 108 (29,0%) 136 (36,6%) 91 (24,5%) 372 (100%)

66
Bảng 9: Ước tính mức sẵn sẵn sàng chi trả đối với FOBT và nội soi đại trực tràng
sử dụng mô hình đơn biến

N Trung bình (95%CI) Trung vị (95%CI)

FOBT 372 459.650 (402.410; 548.660) 335.220 (303.810; 372.280)

Nội soi đại


372 752.300 (690.050; 831.750) 582.000 (537.600; 627.300)
trực tràng

Ghi chú: Mô hình ước tính WTP chỉ dựa trên mức các mức chi trả (BID1, BID2) và câu trả
lời cho các mức chi trả (R1, R2); phân bố giả định của WTP là phân bố log-logistic; ước
tính 95%CI dựa vào phương pháp Krinsky-Robb

Bảng 9 trình bày kết quả mô hình ước tính mức sẵn sàng chi trả trong trường hợp
đơn giản nhất, không tính đến ảnh hưởng của các biến số độc lập khác, mà chỉ dựa trên
các mức chi trả (BID1, BID2) và các câu trả lời cho 2 mức chi trả này (R1, R2). Mô hình
này ước tính giá trị trung bình sẵn sàng chi trả của đối tượng tham gia nghiên cứu đối với
xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT là 459.650 đồng, với khoảng tin cậy 95% CI
chạy từ giá trị nhỏ nhất là 402.410 đồng đến giá trị lớn nhất là 548.660 đồng. Giá trị trung
vị của mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm FOBT là 335.220 đồng, với khoảng tin
cậy 95% CI chạy từ giá trị nhỏ nhất là 303.810 đồng đến giá trị lớn nhất là 372.280 đồng.
Hình 3 minh họa xác suất đồng ý chi trả/chấp nhận chi trả ở các mức chi trả khác
nhau. Trong đó, ở mức giá 30.000 đồng/xét nghiệm FOBT, xác suất đối tượng trả lời sẵn
sàng chi trả để thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng phương pháp sàng lọc
này lên đến 99,6%. Giá trị này cũng có thể được phiên giải theo hướng, ở quy mô cộng
đồng đủ lớn với các đặc điểm tương tự như đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu này,
cứ 1.000 người thì có 99,6 người sẽ đồng ý chi trả tiền túi để thực hiện sàng lọc ung thư
đại trực tràng sử dụng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT. Ở mức giá 50.000
đồng/xét nghiệm thì tỷ lệ này là 98,8% (xem chi tiết Bảng 10).

67
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT

1.0

0.8
Xác suất đồng ý chi trả

0.6

0.4

0.2

0.0

0 100 200 300 400 500 600

Mức chi trả (1.000 đồng)

Hình 3: Minh họa xác suất đồng ý chi trả ở các mức chi trả khác nhau đối với xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT

68
Nội soi đại trực tràng

1.0

0.8
Xác suất đồng ý chi trả

0.6

0.4

0.2

0.0

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Mức chi trả (1.000 đồng)

Hình 4: Minh họa xác suất đồng ý chi trả ở các mức chi trả khác nhau đối với nội
soi đại trực tràng
Tương tự như xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT, Bảng 9 cũng trình bày
kết quả mô hình ước tính mức sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng
trong trường hợp đơn giản nhất, không tính đến ảnh hưởng của các biến số độc lập khác,
mà chỉ dựa trên các mức chi trả (BID1, BID2) và các câu trả lời cho 2 mức chi trả này
(R1, R2). Mô hình này ước tính giá trị trung bình sẵn sàng chi trả của đối tượng tham gia
nghiên cứu đối với nội soi đại trực tràng là 752.300 đồng, với khoảng tin cậy 95% CI
chạy từ giá trị nhỏ nhất là 690.050 đồng đến giá trị lớn nhất là 831.750 đồng. Giá trị trung
vị của mức sẵn sàng chi trả đối với nội soi đại trực tràng là 537.600 đồng, với khoảng tin
cậy 95% CI chạy từ giá trị nhỏ nhất là 537.600 đồng đến giá trị lớn nhất là 627.300 đồng.
Hình 4 minh họa xác suất đồng ý chi trả/chấp nhận chi trả đối với nội soi đại trực
tràng của đối tượng nghiên cứu ở các mức chi trả khác nhau. Trong đó, ở mức giá 200.000
đồng/lần nội soi, xác suất đối tượng trả lời sẵn sàng chi trả để thực hiện sàng lọc ung thư
69
đại trực tràng sử dụng phương pháp sàng lọc này lên đến 94,1%. Giá trị này cũng có thể
được phiên giải theo hướng, ở quy mô cộng đồng đủ lớn với các đặc điểm tương tự như
đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu này, cứ 1.000 người thì có 94,1 người sẽ đồng
ý chi trả tiền túi để thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng nội soi đại trực tràng.
Ở mức giá 600.000 đồng/lần nội soi đại trực tràng thì tỷ lệ này chỉ còn là 48,0% (xem chi
tiết Bảng 10).

Bảng 10: Xác suất đồng ý chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT và nội soi đại trực tràng ở các mức giá khác
nhau
Mức giá Xác suất đồng ý chi trả
Tìm máu ẩn trong phân FOBT Nội soi đại trực tràng
30.000 đồng 0,996 0,999
40.000 đồng 0,993 0,999
50.000 đồng 0,988 0,998
60.000 đồng 0,982 0,997
70.000 đồng 0,975 0,995
80.000 đồng 0,967 0,994
100.000 đồng 0,945 0,989
200.000 đồng 0,771 0,941
300.000 đồng 0,565 0,848
400.000 đồng 0,397 0,725
500.000 đồng 0,280 0,597
600.000 đồng 0,202 0,480
1.000.000 đồng 0,070 0,196
1.500.000 đồng 0,028 0,078
2.000.000 đồng 0,014 0,038
2.500.000 đồng 0,008 0,022
3.000.000 đồng 0,005 0,013
Ghi chú: Ghi chú: Mô hình ước tính WTP chỉ dựa trên mức các mức chi trả (BID1,
BID2) và câu trả lời cho các mức chi trả (R1, R2); phân bố giả định của WTP là
phân bố log-logistic

70
5.3. Các yếu tố liên quan đến sẵn sàng chi trả cho FOBT và nội soi đại trực tràng
5.3.1. Một số yếu tố liên quan đến việc sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung thư
đại trực tràng
Bảng 11 trình bày kết quả mô hình hồi quy logistic đa biến mô tả mối liên quan
giữa biến phụ thuộc là từ chối chi trả (tạm dịch là 0=từ chối chi trả và 1=không từ chối
chi trả (non-zero WTP) đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng) và các biến số độc lập bao
gồm tuổi; thu nhập; giới tính; tình trạng kết hôn; số con; số thành viên trong hộ gia đình;
trình độ học vấn; bảo hiểm y tế; bản thân đã từng gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ của
ung thư đại trực tràng; người thân đã từng gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ của ung thư
đại trực tràng; đi khám bệnh cùng người thân, đã từng sàng lọc ung thư khác; đã từng
sàng lọc ung thư đại trực tràng; hiện tại đang làm việc; lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại
trực tràng; đánh giá bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn
mọi người; ưa thích phương pháp nội soi đại trực tràng.
Kết quả phân tích cho thấy số thành viên trong hộ gia đình; việc đi khám bệnh
cùng người thân; lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại trực tràng; đánh giá bản thân có nguy
cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn mọi người; ưa thích phương pháp nội
soi đại trực tràng được chỉ ra là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với xác suất (odd)
không từ chối chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng. Cụ thể, đối tượng sống trong
hộ gia đình có nhiều thành viên hơn có xác suất không từ chối chi trả chỉ bằng 0,77 lần
so sánh với người sống trong hộ gia đình có ít thành viên hơn (p<0,05); đối tượng đi khám
bệnh cùng người thân có xác suất không từ chối chi trả bằng10,9 lần so sánh với đối tượng
không đi khám bệnh cùng người thân (p<0,05); người có lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại
trực tràng có xác suất không từ chối chi trả bằng 3,41 lần so sánh với người không hề lo
lắng (p<0,05); đối tượng đánh giá bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng
hoặc cao hơn mọi người có xác suất không từ chối chi trả chỉ bằng 0,1 lần nhóm tự đánh
giá có nguy cơ thấp hơn mọi người (p<0,05); nhóm ưa thích phương pháp nội soi đại trực
tràng cũng có xác suất không từ chối chi trả chỉ bằng 0,34 lần so sánh với nhóm ưa thích
FOBT hoặc ưa thích hai phương pháp như nhau.

71
Bảng 11: Mô hình hồi quy logistic đa biến mô tả mối liên quan giữa biến phụ thuộc
là từ chối chi trả cho sàng lọc ung thư đại trực tràng và các biến độc lập
Hệ số OR (95%CI) SE Z P
Tuổi -0,0736 0,93 (0,86; 1) 0,0399 -1,84 0,0654
Thu nhập -0,0002 0,99 (0,99; 1) 0,0001 -1,76 0,0782
Nữ giới -0,0713 0,93 (0,31; 2,81) 0,5633 -0,13 0,8993
Đã kết hôn -0,0563 0,95 (0,07; 12,67) 1,3241 -0,04 0,9661
Có bảo hiểm y tế -0,2925 0,75 (0,48; 1,17) 0,2283 -1,28 0,2003
Số thành viên trong hộ gia đình -0,2632 0,77 (0,61; 0,97) 0,119 -2,21 0,0269*
Là người kiếm tiền chính trong
0,5235 1,69 (0,54; 5,26) 0,5804 0,9 0,3671
gia đình
Có học vấn từ THPT trở lên 0,375 1,45 (0,57; 3,72) 0,4787 0,78 0,4335
Có bảo hiểm y tế -0,0057 0,99 (0,09; 10,02) 1,1789 0 0,9962
Có ít nhất 1 VĐSK nguy cơ 0,8489 2,34 (0,79; 6,92) 0,5538 1,53 0,1253
Người thân có ít nhất 1 VĐSK
1,2687 3,56 (0,96; 13,24) 0,6707 1,89 0,0586
nguy cơ
Đi khám bệnh cùng người thân 2,3857 10,9 (2,2; 53,67) 0,8148 2,93 0,0034**
Đã từng sàng lọc ung thư khác -0,5858 0,56 (0,16; 1,89) 0,6245 -0,94 0,3482
Đã từng sàng lọc UT ĐTT -0,8248 0,44 (0,15; 1,29) 0,5488 -1,5 0,1329
Hiện tại đang làm việc -1,0617 0,35 (0,1; 1,21) 0,6398 -1,66 0,097
Lo lắng mình sẽ mắc UT ĐTT 1,2268 3,41 (1,27; 9,18) 0,505 2,43 0,0151*
Đánh giá bản thân có nguy cơ
mắc UT ĐTT bằng hoặc cao hơn -2,3407 0,1 (0,02; 0,4) 0,7223 -3,24 0,0012**
mọi người
Ưa thích phương pháp nội soi
-1,086 0,34 (0,13; 0,87) 0,4824 -2,25 0,0244*
ĐTT
N=402; ** mức ý nghĩa thống kê 0,01; * mức ý nghĩa thống kê 0,05

5.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả tiền túi để sàng lọc ung thư
đại trực tràng
Bảng 12 trình bày kết quả phân tích của mô hình đa biến sử dụng phương pháp
ước tính mức sẵn sàng chi trả tuyến tính (parametric approach) với phân bố giả định của
mức sẵn sàng chi trả là log-logistic. Trong đó, đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
FOBT, lựa chọn sẵn sàng chi trả (choice of WTP) được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa
thống kê với các biến số bao gồm tuổi, tình trạng đang làm việc hiện tại, số thành viên

72
trong hộ gia đình, sự lo lắng bản thân sẽ mắc ung thư đại trực tràng của đối tượng, đánh
giá bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn người khác, người
thân trực hệ trong gia đình gặp phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe nguy cơ đối với ung thư đại
trực tràng (như bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư khác), có thẻ bảo hiểm
y tế và mức chi trả được đưa ra. Dấu của giá trị hệ số cho thấy chiều của mối liên quan
nhưng không chỉ ra được mức độ của mối liên quan. Thay vào đó, Bảng 14 giúp đưa ra
một số ước tính về giá trị sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
FOBT. Trong đó ước tính giá trị trung bình sẵn sàng chi trả nói chung là 373.780 đồng,
95% KTC chạy từ giá trị nhỏ nhất là 326.680 đồng đến giá trị lớn nhất là 438.490 đồng.
Giá trị trung vị sẵn sàng chi trả là 309.970 đồng (95%KTC: 278.710; 349.520).
Giá trị sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm FOBT là khác nhau ở các nhóm đối
tượng có các đặc điểm khác nhau được trình bày trong Bảng 14. Cụ thể, đối với một đối
tượng điển hình trong nghiên cứu (với đặc điểm tuổi, thu nhập, số con trong gia đình, số
người trong hộ gia đình được lấy bằng giá trị trung bình của đối tượng trong nghiên cứu;
đã kết hôn; không phải là người kiếm tiền chính trong hộ gia đình; đánh giá nguy cơ mắc
ung thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn mọi người; bản thân và người thân trong gia
đình không gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ; chưa từng sàng lọc ung thư đại trực tràng,
đi khám cùng người thân và có bảo hiểm y tế) với giới tính nam có ước tính mức sẵn sàng
chi trả cao hơn nữ giới dù tình trạng làm việc hiện tại và sự lo lắng về nguy cơ mắc ung
thư đại trực tràng khác nhau. Bên cạnh đó, giống chiều của mối liên quan giữa tình trạng
làm việc hiện tại và WTP được chỉ ra trong mô hình Bảng 12 (mối liên quan ngược chiều),
Bảng 14 cũng minh họa rõ điều này khi nhóm đang không làm việc đều có WTP cao hơn
nhóm đang làm việc. Nhóm có lo lắng về nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cũng có
WTP nhóm không hề lo lắng về nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

73
Bảng 12: Mối liên quan giữa mức sẵn sàng chi trả cho xét nghiệm tìm máu ẩn
trong phân FOBT và các biến số độc lập

Các biến số Hệ số SD Z P
Hằng số 14.141 2.280 6.203 0.000 ***
Tuổi -0.004 0.023 -0.193 0.847
Thu nhập 0.001 0.000 7.802 0.000 ***
Giới -0.362 0.295 -1.226 0.220
Đã kết hôn -0.291 0.845 -0.345 0.730
Hiện tại đang làm việc -0.972 0.369 -2.634 0.008 **
Trình độ học vấn -0.186 0.100 -1.855 0.064 .
Số thành viên trong hộ gia đình 0.224 0.084 2.648 0.008 **
Số con 0.044 0.131 0.335 0.738
Là người kiếm tiền chính trong gia -0.031 0.332 -0.094 0.925
đình
Lo lắng mình sẽ mắc UT ĐTT 1.745 0.347 5.026 0.000 ***
Đánh giá bản thân có nguy cơ mắc -0.935 0.395 -2.371 0.018 *
UT ĐTT bằng hoặc cao hơn
Người thân có ít nhất 1 VĐSK -1.000 0.354 -2.827 0.005 **
nguy cơ
Có ít nhất 1 VĐSK nguy cơ -0.631 0.332 -1.901 0.057 .
Đã từng sàng lọc UT ĐTT 0.451 0.288 1.566 0.117
Ưa thích nội soi ĐTT 0.568 0.321 1.769 0.077 .
Có bảo hiểm y tế 1.095 0.469 2.335 0.020 *
Đi khám bệnh cùng người nhà -0.171 0.299 -0.573 0.567
Mức chi trả (a) -3.021 0.215 -14.024 0.000 ***
Ghi chú: Mô hình đa biến, sử dụng phương pháp tuyến tính với phân bố log-logistic.
Phân tích sử dụng gói phân tích "DCchoice" trên nền tảng phần mềm R.
N=372; AIC=685;BIC=759;LL=-323; (a) biến đổi hàm logarit; *** mức ý nghĩa
thống kê 0.001; ** mức ý nghĩa thống kê 0.01; * mức ý nghĩa thống kê 0.05

Tương tự như trường hợp FOBT, Bảng 13 trình bày kết quả phân tích của mô hình
đa biến sử dụng phương pháp ước tính mức sẵn sàng chi trả tuyến tính (parametric
approach) với phân bố giả định của mức sẵn sàng chi trả đối với nội soi đại trực tràng là
log-logistic. Trong đó, lựa chọn sẵn sàng chi trả (choice of WTP) cho nội soi đại trực
tràng được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa thống kê với các biến số bao gồm thu nhập,
tình trạng đang làm việc hiện tại, số thành viên trong hộ gia đình, người thân trực hệ trong
74
gia đình gặp phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe nguy cơ đối với ung thư đại trực tràng (như
bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư khác) và mức chi trả được đưa ra.
Dấu của giá trị hệ số cho thấy chiều của mối liên quan nhưng không chỉ ra được mức độ
của mối liên quan. Thay vào đó, Bảng 14 giúp đưa ra một số ước tính về giá trị sẵn sàng
chi trả đối với nội soi đại trực tràng. Trong đó ước tính giá trị trung bình sẵn sàng chi trả
nói chung là 718.390 đồng, 95% KTC chạy từ giá trị nhỏ nhất là 653.980 đồng đến giá
trị lớn nhất là 800.780 đồng. Giá trị trung vị sẵn sàng chi trả đối với nội soi đại trực tràng
là 587.670 đồng (95%KTC: 537.50; 640.080).
Tương tự như FOBT, giá trị sẵn sàng chi trả đối với nội soi đại trực tràng là khác
nhau ở các nhóm đối tượng có các đặc điểm khác nhau được trình bày trong Bảng 14. Cụ
thể, đối với một đối tượng điển hình trong nghiên cứu (với đặc điểm tuổi, thu nhập, số
con trong gia đình, số người trong hộ gia đình được lấy bằng giá trị trung bình của đối
tượng trong nghiên cứu; đã kết hôn; không phải là người kiếm tiền chính trong hộ gia
đình; đánh giá nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, bằng hoặc cao hơn mọi người; bản
thân và người thân trong gia đình không gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ; chưa từng
sàng lọc ung thư đại trực tràng, đi khám cùng người thân và có bảo hiểm y tế) với giới
tính nam có ước tính mức sẵn sàng chi trả cao hơn nữ giới dù tình trạng làm việc hiện tại
và sự lo lắng về nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng khác nhau. Bên cạnh đó, giống chiều
của mối liên quan giữa tình trạng làm việc hiện tại và WTP được chỉ ra trong mô hình
Bảng 13 (mối liên quan ngược chiều), Bảng 14 cũng minh họa rõ điều này khi nhóm đang
không làm việc đều có WTP cao hơn nhóm đang làm việc. Nhóm có lo lắng về nguy cơ
mắc ung thư đại trực tràng cũng có WTP nhóm không hề lo lắng về nguy cơ mắc ung
thư đại trực tràng

75
Bảng 13: Mối liên quan giữa mức sẵn sàng chi trả cho nội soi đại trực tràng và các
biến số độc lập

Các biến số Hệ số SD Z P
Hằng số 16.290 1.883 8.655 0.000 ***
Tuổi -0.006 0.019 -0.310 0.757
Thu nhập 0.001 0.000 9.043 0.000 ***
Giới -0.188 0.253 -0.743 0.458
Đã kết hôn -0.740 0.609 -1.214 0.225
Hiện tại đang làm việc -0.922 0.299 -3.081 0.002 **
Trình độ học vấn 0.008 0.081 0.097 0.923
Số thành viên trong hộ gia đình 0.331 0.068 4.859 0.000 ***
Số con -0.121 0.118 -1.024 0.306
Là người kiếm tiền chính trong gia
đình 0.162 0.274 0.592 0.554
Lo lắng mình sẽ mắc UT ĐTT 0.380 0.258 1.476 0.140
Đánh giá bản thân có nguy cơ mắc
UT ĐTT bằng hoặc cao hơn -0.256 0.292 -0.875 0.382
Người thân có ít nhất 1 VĐSK
nguy cơ -0.748 0.268 -2.794 0.005 **
Có ít nhất 1 VĐSK nguy cơ 0.057 0.265 0.213 0.831
Đã từng sàng lọc UT ĐTT 0.113 0.213 0.532 0.594
Ưa thích nội soi ĐTT 0.413 0.244 1.696 0.090 .
Có bảo hiểm y tế 0.290 0.374 0.774 0.439
Đi khám bệnh cùng người nhà -0.154 0.244 -0.629 0.530
Mức chi trả (a) -2.921 0.161 -18.161 0.000 ***
Ghi chú: Mô hình đa biến, sử dụng phương pháp tuyến tính với phân bố log-logistic.
Phân tích sử dụng gói phân tích "DCchoice" trên nền tảng phần mềm R.
N=372; AIC=910;BIC=985;LL=-436; (a) biến đổi hàm logarit; *** mức ý nghĩa
thống kê 0.001; ** mức ý nghĩa thống kê 0.01; * mức ý nghĩa thống kê 0.05

76
Bảng 14: Ước tính mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT và nội soi đại trực tràng
FOBT Nội soi đại trực tràng
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
(95%CI) (95%CI) (95%CI) (95%CI)
Chung 373.780 309.970 718.390 587.670
(326.680; 438.490) (278.710; 349.520) (653.980; 800.780) (537.500; 640.080)
Nữ
Hiện đang làm việc
Có lo lắng mình sẽ mắc ung thư 355.910 295.150 575.670 470.920
ĐTT (264.030; 490.960) (223.230; 399.850) (446.690; 723.200) (364.720; 591.250)
Không hề lo lắng mình mắc ung thư 199.790 165.680 505.420 413.450
ĐTT (145.390; 282.170) (121.380 230.52) (380.390; 683.190) (308.120; 557.470)
Hiện đang không làm việc
Có lo lắng mình sẽ mắc ung thư 491.040 407.210 789.220 645.620
ĐTT (397.170; 640.130) (333.550; 507.870) (661.420; 962.550) (539.710; 774.550)
Không hề lo lắng mình mắc ung thư 275.650 228.590 692.910 566.830
ĐTT (212.180; 362.960) (174.770; 298.490) (556.810; 871.020) (457.330; 703.720)
Nam
Hiện đang làm việc
Có lo lắng mình sẽ mắc ung thư 401.250 332.750 613.930 502.220
ĐTT (289.510; 563.420) (241.130; 453.230) (456.240; 818.870) (372.980; 669.800)
Không hề lo lắng mình mắc ung thư 225.240 186.790 539.010 440.930
ĐTT (159.600; 319.280) (133.180; 260.960) (401.100; 749.610) (327.870; 607.640)
Hiện đang không làm việc
Có lo lắng mình sẽ mắc ung thư 553.590 459.080 841.670 688.520
ĐTT (419.700; 752.770) (352.780; 605.6800) (661.420; 1.089.330) (539.940; 877.160)

77
Không hề lo lắng mình mắc ung thư 310.760 257.710 738.960 604.500
ĐTT (225.830; 431.530) (184.910; 344.560) (577.360; 973.110) (470.330; 778.110)
Ghi chú: Giá trị sẵn sàng chi trả cho FOBT và nội soi đại trực tràng được ước tính dựa trên mô hình đa biến được trình bày trong Bảng 12 và
Bảng 13. Trong đó ấn định ước tính cho đối tượng với tuổi, thu nhập, số con trong gia đình, số người trong hộ gia đình được lấy bằng giá trị
trung bình của đối tượng trong nghiên cứu; đã kết hôn; không phải là người kiếm tiền chính trong hộ gia đình; đánh giá nguy cơ mắc UT ĐTT
bằng hoặc cao hơn mọi người; bản thân và người thân trong gia đình không gặp phải vấn đề sức khỏe nguy cơ; chưa từng sàng lọc UT ĐTT,
đi khám cùng người thân và có bảo hiểm y tế

78
6. Bàn luận
Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đối tượng là nam giới là 29,6% trong khi tỷ lệ đối
tượng là nữ giới lên đến 70,4%. Đối tượng là người dân sống trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội đến khám ngoại trú tại các phòng khám thuộc TTYT quận Hoàn Kiếm. Tỷ
lệ khác biệt về giới tính trong nghiên cứu này có thể phần nào phản ánh sự khác biệt về
giới tính trong hành vi khám chữa bệnh tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cụ thể,
theo báo cáo của TTYT quận Hoàn Kiếm kết quả khám chữa bệnh năm 2018 tại 3 phòng
khám ngoại trú thuộc TTYT quận Hoàn Kiếm (phòng khám 26 Lương Ngọc Quyến,
phòng khám 21 Phan Chu Trinh, phòng khám 50 Hàng Bài) thì trong tổng số 38.000 lượt
khám bệnh thì có tới 23.000 nữ giới khám bệnh (60,5%). Tuy nhiên số liệu này không
bóc tách theo độ tuổi người tham gia khám chữa bệnh và chỉ phản ánh số liệu của các
phòng khám ngoại trú thuộc TTYT quận Hoàn Kiếm. Ở quy mô toàn quốc, sự khác biệt
lớn liên quan đến giới tính phần nào có thể được giải thích liên quan đến tỷ lệ nữ giới có
khám chữa bệnh trong 12 tháng qua luôn cao hơn nam giới, chẳng hạn tỷ lệ này ở khu
vực thành thị theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2016 là 45,7% ở nữ và 37,1% ở nam.
Nghiên cứu gần đây về sự khác biệt liên quan đến giới tính trong sử dụng dịch vụ y tế và
chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi khu vực nông thôn tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ
lệ nam giới và nữ giới trong nghiên cứu ở mức tương tự là 30% nam giới và 70% nữ giới
[40].
Xem xét về trình độ học vấn, tỷ lệ đối tượng chưa tốt nghiệp tiểu học trong nghiên
cứu này là tương tự với tỷ lệ trên toàn quốc (10,3%) được ghi nhận trong Điều tra lao
động việc làm năm 2016 [37]. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng tốt nghiệp THPT và có trình độ
chuyên môn kỹ thuật tham gia vào nghiên cứu này tương ứng là 23,6% và 32,3%, cao
hơn khi so sánh với báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, trên toàn quốc, tỷ lệ
đối tượng tốt nghiệp THPT và có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 12,7% và 20,6%. Tỷ lệ
đối tượng không làm việc trong nghiên cứu này là 59,0%, cao hơn không đáng kể khi so
sánh với tỷ lệ chung trên toàn quốc (cho nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên) là 54,4% [37].
Xem xét thu nhập trung bình của đối tượng tham gia vào nghiên cứu này với độ
tuổi từ 50-75 tuổi, thu nhập trung bình tháng của thành viên trong hộ gia đình là 3.190.000
(độ lệch chuẩn: 1.730.000), giá trị trung vị là 3.000.000 (dạo động từ giá trị nhỏ nhất là

79
250.000 đến giá trị lớn nhất là 15.000.000) thấp hơn khi so sánh với thu nhập bình quân
đầu người ở khu vực Hà Nội theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 20164 là 4.875.000
đồng.
Sẵn sàng chi trả đối với FOBT và nội soi đại trực tràng
Trong tổng số 402 đối tượng tham gia nghiên cứu thì chỉ có 30 đối tượng (chiếm
tỷ lệ 7,2%) từ chối chi trả để thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng FOBT hay
nội soi đại trực tràng. So sánh với các nghiên cứu tương tự thì tỷ lệ này là tương đối thấp
[36], [41] [42]. Nghiên cứu này cũng ghi nhận lý do đối tượng trả lời từ chối chi trả để
tiến hành phân tích sâu trong trường hợp tồn tại hiện tượng chống đối (protest response)
thay vì mức WTP bằng 0 thực sự. Tuy nhiên do số lượng đối tượng từ chối là khá thấp,
việc thực hiện các mô hình thống kê nhằm xử lý ảnh hưởng của hiện tượng trên là không
khả thi. Đồng thời xem xét kỹ lưỡng các lý do cơ bản được đưa ra cho câu trả lời "không"
bao gồm ý kiến cho rằng sức khỏe tốt không cần thiết phải làm sàng lọc ("đại tràng rất
tốt, không có ý định bỏ tiền làm sàng lọc" hay "đang ăn kiêng khem đúng chế độ, đại
tràng tốt, cơ thể không sao nên không muốn làm"); tâm lý "sợ không muốn kiểm tra vì
phát hiện ra bệnh" hay "sợ làm phiền con cháu"; cho rằng kinh tế không đủ để chi trả; và
một số lý do khác như "già yếu không muốn làm xét nghiệm" cho thấy ảnh hưởng của
hiện tượng chống đối là không đáng kể. Tỷ lệ đối tượng từ chối chi trả trong nghiên cứu
này tương đối thấp cũng có thể được giải thích liên quan đến bối cảnh đối tượng trên địa
bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng có những đặc điểm
đặc thù như trình độ học vấn cao hơn, có tỷ lệ nghề nghiệp thuộc nhóm công nhân và các
loại thợ trở lên cao hơn... đồng thời chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng đã diễn
ra tại Hà Nội năm 2018 có thể đã ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và kiến thức của đối
tượng về sàng lọc ung thư đại trực tràng.
Kết quả phân tích mô hình đơn biến (không tính đến tác động của các biến số độc
lập khác đến giá trị WTP) cho thấy giá trị trung bình và trung vị WTP đối với xét nghiệm
tìm máu ẩn trong phân FOBT lần lượt là 459.650 đồng (95%KTC: 402.410; 548.660) và
335.220 đồng (95%KTC: 303.810; 372.280). Tương tự như vậy giá trị trung bình và trung
vị WTP đối với nội soi đại trực tràng lần lượt là 752.300 đồng (95%KTC: 690.050;
831.750) và 582.000 đồng (95%KTC: 537.600; 627.300). Khi hiệu chỉnh giá trị WTP
theo các yếu tố liên quan (các yếu tố nhân khẩu - xã hội học; các yếu tố liên quan đến sức

4 https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723
80
khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng và kiến thức - thái độ của đối tượng
xung quanh ung thư đại trực tràng) thì ước tính trung bình và trung vị WTP đối với xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT là thấp hơn và ở mức tương ứng là 373.780 đồng
(95%KTC: 326.680; 438.490) và 309.970 đồng (95%KTC: 278.710; 349.520). Tương tự
như vậy trung bình và trung vị WTP đối với nội soi đại trực tràng ước tính từ mô hình đa
biến là 718.390 đồng (95%KTC: 653.980; 800.780) và 587.670 đồng (95% KTC:
537.500; 640.080).
Khó có thể so sánh kết quả WTP đối với FOBT và nội soi đại trực tràng trong
nghiên cứu này với các nghiên cứu tương tự trên thế giới do sự khác biệt về sự phát triển
kinh tế - xã hội, đặc điểm đối tượng và hệ thống y tế. Chẳng hạn như trong một tổng quan
tài liệu trên thế giới, có 6 nghiên cứu cho thấy kết quả WTP cho sàng lọc ung thư đại trực
tràng có giá trị trung vị WTP thấp hơn 100 USD trong khi 3 nghiên cứu khác cho thấy
giá trị này là từ 100-500 USD và 2 nghiên cứu cho giá trị trung vị WTP lớn hơn 1.000
USD [21]. Ngay cả khi xem xét đến một nghiên cứu tương tự thực hiện tại Thái Lan thì
giá trị trung vị WTP đối với FIT là 300 Thái Bath (trong khi mức đồng chi trả dự kiến là
50 Thái Bath) và với nội soi đại trực tràng là 3.000 Thái Bath (trong khi mức đồng chi trả
dự kiến là 2300 Thái Bath) [36]. Một trong những điểm đặc biệt của nghiên cứu này đó
là sự khác biệt không quá lớn giữa mức trung bình/trung vị WTP đối với xét nghiệm tìm
máu ẩn trong phân FOBT và nội soi đại trực tràng. Điều này cũng phần nào được lý giải
dựa trên sự "ưa thích" của đối tượng nghiên cứu đối với xét nghiệm FOBT với các đặc
điểm là đối tượng "không phải đến bệnh viện", "xét nghiệm thuận tiện dễ làm", "không
mất thời gian chờ đợi khám chữa bệnh" và sự "ưa thích ngược" đối với nội soi đại trực
tràng do "sợ hãi đưa các dụng cụ y tế vào người gây khó chịu"; "sợ đến bệnh viện"; "sợ
cảm giác đau và khó chịu"...
Một trong những điểm cũng cần làm rõ về sự khác biệt giữa mức sẵn sàng chi trả
của người dân được ước tính từ nghiên cứu này và mức giá của dịch vụ đang được thực
hiện. Chẳng hạn như mức giá của xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân hiện tại được BHYT
chi trả là 6.000 đồng (không phục vụ mục đích sàng lọc); nếu người bệnh tự chi trả tiền
túi khi thực hiện xét nghiệm này thì giá của xét nghiệm này tại một số cơ sở y tế công lập
dao động từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng. Mức giá của xét nghiệm không phản ánh và
cũng không nên được căn cứ vào để ước tính mức WTP của người dân do mức giá của
xét nghiệm trên thực tế phản ánh chi phí toàn bộ hoặc một phần chi phí (trrong bối cảnh
chi phí chưa được ước tính một cách đầy đủ như hiện nay tại Việt Nam) để người cung

81
cấp dịch vụ có thể cung ứng được dịch vụ. Đồng thời, nếu tính đến bối cảnh triển khai
chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng tại cộng đồng thì chi phí trên 1 xét nghiệm
FOBT có thể lớn hơn con số 50.000 đồng - 60.000 đồng rất nhiều do còn liên quan đến
nhiều chi phí như chi phí đào tạo, vận hành, truyền thông...
Tương tự như vậy đối với nội soi đại trực tràng, nội soi đại trực tràng hiện tại được
bảo hiểm thanh toán từ 287.000 đồng đến 385.000 đồng trong trường hợp nội soi tươi,
không gây mê (không tính toán đến việc có sinh thiết); và từ 919.000 đồng đến 1.017.000
đồng trong trường hợp nội soi có gây mê (không phục vụ mục đích sàng lọc). Mức giá
của nội soi đại trực tràng trong trường hợp người dân tự chi trả tiền túi tại các bệnh viện
dao động khá lớn từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy thuộc vào việc có thực hiện
gây mê và sinh thiết hay không.
Trong thời gian tới, khi cân nhắc đến việc huy động nguồn tài chính một cách bền
vững cho hoạt động sàng lọc ung thư đại trực tràng mà vẫn đạt được những mục tiêu về
việc bao phủ tỷ lệ thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng xét nghiệm FOBT và
nội soi đại trực tràng thì nghiên cứu này có thể giúp cung cấp những thông tin quý báu.
Chẳng hạn như đối với quỹ bảo hiểm y tế, kết quả từ nghiên cứu này có thể giúp xác định
số tiền đồng chi trả trên 1 xét nghiệm FOBT hoặc 1 lần nội soi đại trực tràng một cách tối
ưu vừa đảm bảo an toàn quỹ và vừa đảm bảo đạt được mục tiêu bao phủ của sàng lọc.
Hoặc trong trường hợp của việc triển khai chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng
như đã diễn ra tại Hà Nội năm 2018, người lập kế hoạch triển khai chương trình có thể
tiên lượng được tỷ lệ đối tượng đích thực hiện sàng lọc theo các mức giá/chi phí của dịch
vụ. Chẳng hạn dựa trên mô hình đơn biến trong nghiên cứu này, ở mức giá là 60.000
đồng/xét nghiệm FOBT, tỷ lệ người dân chấp nhận chi trả cho xét nghiệm này là 98,2%.
Tuy nhiên nếu ở mức giá là 200.000 đồng/xét nghiệm thì tỷ lệ này chỉ còn 77,1%. Tương
tự như vậy, ở mức giá là 400.000 đồng/lần nội soi thì chỉ có 72,5% đối tượng sẵn sàng
chi trả để thực hiện nội soi.
Các yếu tố liên quan đến sẵn sàng chi trả đối với FOBT và nội soi đại trực
tràng
Xem xét chi tiết 30 đối tượng có câu trả lời từ chối chi trả đối với sàng lọc ung
thư đại trực tràng cho thấy những đặc điểm tương tự về nhân khẩu xã hội học của đối
tượng (như tuổi, giới, trình độ học vấn...) như các đối tượng không từ chối chi trả. Kết
quả phân tích hồi quy logistic đa biến trong nghiên cứu này cũng cho thấy một số mối
liên quan đến tỷ lệ từ chối chi trả chẳng hạn như đối tượng lo lắng mình sẽ mắc ung thư

82
đại trực tràng và đánh giá bản thân có nguy cơ mắc ung thư ĐTT thấp hơn mọi người có
xác suất từ chối chi trả cao hơn. Việc đối tượng lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại trực
tràng có xác suất từ chối chi trả cao hơn là tương đối đặc biệt khi cân nhắc với kết quả
mối liên quan thuận chiều của yếu tố này lên mức WTP được ước tính dựa trên mô hình
đa biến. Tuy nhiên, điều này cũng có thể lý giải được thông qua việc xem xét các lý do
trả lời của đối tượng từ chối xung quanh việc "sợ phát hiện ra bệnh".
Đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT, lựa chọn sẵn sàng chi trả
(choice of WTP) được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa thống kê với các biến số bao gồm
tuổi, tình trạng đang làm việc hiện tại, số thành viên trong hộ gia đình, sự lo lắng bản
thân sẽ mắc ung thư đại trực tràng của đối tượng, đánh giá bản thân có nguy cơ mắc ung
thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn người khác, người thân trực hệ trong gia đình gặp
phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe nguy cơ đối với ung thư đại trực tràng (như bệnh dạ dày,
trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư khác), có thẻ bảo hiểm y tế và mức chi trả được
đưa ra. Đối với nội soi địa trực tràng, lựa chọn sẵn sàng chi trả (choice of WTP) cho nội
soi đại trực tràng được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa thống kê với các biến số bao gồm
thu nhập, tình trạng đang làm việc hiện tại, số thành viên trong hộ gia đình, người thân
trực hệ trong gia đình gặp phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe nguy cơ đối với ung thư đại trực
tràng (như bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư khác) và mức chi trả được
đưa ra. Kết quả được chỉ ra từ nghiên cứu này vừa có những điểm tương đồng và điểm
khác biệt với một số nghiên cứu trên thế giới, chẳng hạn như một nghiên cứu về sẵn sàng
chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng, phổi và tụy của tác giả Sandra và cộng sự
công bố năm 2016 tại Anh kết hợp thẻ chi trả kết hợp với phương pháp đặt câu hỏi
có/không (3 mức) dựa trên phần mềm máy tính. Trong nghiên cứu này, tuổi và thời gian
đến cơ sở y tế không được chỉ ra là có liên quan đến giá WTP, ngược lại các yếu tố bao
gồm thu nhập, trình độ học vấn và trước đó đã tham gia chẩn đoán ung thư đại trực tràng
là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị WTP [7]. Hoặc trong tổng quan tài liệu công bố năm
2011 với 11 nghiên cứu ước tính WTP đối với các sàng lọc ung thư đại trực tràng cũng
tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến giá WTP bao gồm các yếu tố về dân số và kinh tế-xã
hội của đối tượng như tuổi, giới, tôn giáo, thu nhập và trình độ học vấn; các yếu tố liên
quan đến tình trạng bệnh, nhận thức về nguy cơ và tình trạng bệnh trong gia đình; và độ
nhạy, độ đặc hiệu của các kỹ thuật chẩn đoán [21].
Việc sử dụng các biến số liên quan được chỉ ra từ nghiên cứu này có thể đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng các mô hình tiên lượng mức sẵn sàng chi trả của đối

83
tượng. Tuy nhiên việc lựa chọn các biến số sử dụng trong mô hình tiên lượng cần phải
được thực hiện một cách thận trọng nhằm đảm bảo tính chính xác cũng như tính thực tiễn
của mô hình tiên lượng. Kết hợp với các cơ sở dữ liệu sẵn có, chẳng hạn như các thông
tin đã được thu thập trong trang thông tin chung của toàn bộ đối tượng người dân tại Hà
Nội đã tham gia sàng lọc trong chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí đã
diễn ra tại Hà Nội năm 2018 (bao gồm các thông tin cơ bản như tuổi, giới tính, biểu hiện
về tiêu hóa và yếu tố nguy cơ liên quan đến gia đình), việc xác định mức giá xét nghiệm
FOBT và nội soi đại trực tràng để tối ưu hóa tỷ lệ người dân tham gia sàng lọc là hoàn
toàn có thể thực hiện được.
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét chi tiết các rào cản được đối tượng chỉ ra trong
việc thực hiện xét nghiệm FOBT. Trong đó lý do phổ biến nhất được đưa ra không phải
liên quan đến yếu tố mà là lý do liên quan đến kiến thức của người dân ("không nghĩ mình
có bệnh" hay "thiếu hiểu biết thông tin khám sàng lọc", "không biết về phương pháp này
có thể sàng lọc được" hay "chỉ khi nào có biểu hiện bệnh thì mới đi khám"). Lý do tiếp
theo mới liên quan đến rào cản về chi phí với 14,2% ý kiến trả lời liên quan đến rào cản
này, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi không đủ điều kiện kinh tế hoặc kinh tế phụ thuộc
vào con cái và liên quan đến "lo lắng chi phí xét nghiệm cao". Có một số lượng nhỏ
(6,5%) đối đượng đánh giá rào cản liên quan đến việc chi trả để thực hiện xét nghiệm
FOBT là do người dân không sàng lọc sử dụng FOBT liên quan đến quy trình lấy phân
có thể không vệ sinh ("nghĩ làm xét nghiệm phân liên quan tới giun sán" hay "ngại làm
xét nghiệm phân vì sợ bẩn"). Ngược lại, đối với nội soi đại trực tràng thì rào cản phổ biến
nhất được chỉ ra lại liên quan đến sự "sợ hãi khi phát hiện ra bệnh", "sợ đến bệnh viện",
"sợ gây mê", "sợ đưa dụng cụ vào cơ thể gây khó chịu" hay "sợ đau" (34,8%). Các rào
cản về chi phí trong trường hợp này cũng được chỉ ra với tỷ lệ cao hơn so sánh với FOBT
với các lý giải phổ biến như "chi phí cao, tốn kém" hay "phải trả thêm phí gây mê đắt
tiền". Một số nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện về rào cản đối với người dân trong
việc thực hiện xét nghiệm FOBT và nội soi đại trực tràng trong các chương trình sàng lọc
ung thư đại trực tràng nói chung cũng chỉ ra một số yếu tố tương tự (chẳng hạn sợ hãi,
quá trình chuẩn bị khiến đối tượng cảm thấy khó chịu, thiếu kiến thức, đau đớn và rào
cản liên quan đến chi phí, các vấn đề khác đang hiện diện quan trọng hơn, thiếu khuyến
cáo từ bác sỹ, không ưu tiên được thời gian để làm xét nghiệm [43], [44], [45], [46], [47]).
Việc xem xét chi tiết các rào cản này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế
được chương trình sàng lọc hiệu quả.

84
Ưu, nhược điểm và ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu có một số ưu điểm chính như sau: Thứ nhất, trong bối cảnh thiếu dữ
liệu về lựa chọn/hành vi thực tế của khách hàng trên thị trường và do đặc điểm riêng biệt
của sàng lọc ung thư đại trực tràng - với đặc tính thông tin bất đối xứng, tính ngoại tác và
sự hạn chế về sự giao động của mức giá để có thể xác định được cầu dịch vụ, đây là một
trong những nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường sự ưa thích lý thuyết (SP) có thể
giúp xác định được mức sẵn sàng chi trả của người dân đối với các hàng hóa hết sức đặc
biệt này. Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới khi mà
chúng ta muốn mở rộng quy mô của các chương trình sàng lọc tương tự như chương trình
sàng lọc ung thư đại trực tràng đã diễn ra tại Hà Nội. Khi mà quỹ bảo hiểm y tế chưa chi
trả cho các dịch vụ mang tính chất sàng lọc, như trong trường hợp này là sử dụng xét
nghiệm FOBT và nội soi đại trực tràng để sàng lọc ung thư đại trực tràng ở quy mô cộng
đồng hoặc sàng lọc thuận tiện (khi người dân hiểu biết về lợi ích của sàng lọc ung thư đại
trực tràng tự đến các cơ sở khám chữa bệnh để sử dụng dịch vụ), để đảm bảo tính bền
vững về mặt tài chính cho các chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng, việc hiểu rõ
về cầu của dịch vụ y tế này đóng vai trò rất quan trọng để lập kế hoạch và triển khai
chương trình sàng lọc một cách hiệu quả. Trong tương lai, khi mà quỹ bảo hiểm y tế cân
nhắc đến việc chi trả, nhưng có thể chưa chi trả hoàn toàn cho các dịch vụ y tế mang mục
đích sàng lọc và dự phòng bệnh. Nghiên cứu này có thể cung cấp những thông tin quý giá
trong việc xác định mức tiền mà người dân đồng chi trả một cách tối ưu nhất - vừa đảm
bảo tỷ lệ thực hiện dịch vụ y tế là tối ưu và vừa đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế trong
trường hợp triển khai trên quy mô cộng đồng.
Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính WTP của các kỹ thuật sàng lọc ung
thư đại trực tràng tại Việt Nam. Trên thế giới, theo như kết quả tổng quan hệ thống về
WTP [18] của các sàng lọc ung thư nói chung công bố vào năm 2006 thì phần lớn các
nghiên cứu (5/8 nghiên cứu) cũng đều sử dụng phương pháp CV. Mặc dù CV là kỹ thuật
không hoàn hảo, và theo như tác giả Richard T. Carson, một học giả rất nổi tiếng với một
loạt các ấn phẩm về phương pháp CV thì bất kì một phương pháp đánh giá kinh tế nào
cũng tồn tại sự không hoàn hảo [23]. Đồng thời, trong bối cảnh chưa có bất kì nghiên cứu
tiền đề nào được thực hiện, nghiên cứu này đã tuân theo những khuyến cáo khắt khe trong
việc xây dựng đề cương nghiên cứu (thực hiện thu thập số liệu theo hai giai đoạn nhằm
thiết kế được mức chi trả phù hợp để hạn chế sai số tối đa). Bộ công cụ của nghiên cứu
cũng đã được thiết kế dựa trên các khuyến cáo thực hiện phương pháp CV trong y văn để

85
đảm bảo thu thập được các thông tin đáng tin cậy đồng thời giảm gánh nặng thu thập số
liệu một cách tối đa cho cả đối tượng trả lời và điều tra viên. Nhóm nghiên cứu cũng đã
tiến hành phân tích số liệu dựa trên các hướng dẫn và khuyến cáo trong y văn để có thể
ước tính được giá trị WTP một cách chính xác nhất.
Cuối cùng, các kết quả ban đầu từ nghiên cứu này có thể giúp định hướng thiết kế
các nghiên cứu DCE một cách hiệu quả trong tương lai. Một số thông tin từ nghiên cứu
này chẳng hạn như lý do người
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc phiên
giải các kết quả từ nghiên cứu này cần phải được thực hiện một cách thận trọng vì các
đặc điểm hết sức đặc thù của đối tượng nghiên cứu là người dân tham gia sử dụng dịch
vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà
Nội. Các đặc điểm riêng biệt liên quan đến tỷ lệ giới tính, thu nhập, hành vi sử dụng dịch
vụ và bối cảnh triển khai chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong năm 2018 cần phải được cân nhắc đến trong quá trình phiên giải kết
quả. Trong tương lai, nếu có thể triển khai các nghiên cứu tương tự với đủ nguồn lực về
thời gian và tài chính, việc tiếp cận đối tượng là người dân tại cộng đồng là vô cùng quan
trọng.
Thứ hai, mặc dù đã tiến hành thu thập số liệu sẵn sàng chi trả thử nghiệm trên 31
đối tượng, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích số liệu của điều tra thử nghiệm
này dựa trên một số phương pháp được khuyến cáo nhằm thiết kế được mức chi trả tối
ưu - chẳng hạn như sử dụng phương pháp ước tính mức chi trả và cỡ mẫu của từng mức
chi trả của tác giả Joshep Cooper. Tuy nhiên việc áp dụng theo kết quả phân tích được
gặp nhiều khó khăn do cỡ mẫu của nghiên cứu này chưa thực sự lớn do hạn chế về nguồn
lực.
Cuối cùng, mặc dù tỷ lệ đối tượng từ chối chi trả (zero response) trong nghiên cứu
này là tương đối thấp (chiếm 7,2%), nhóm nghiên cứu vẫn chưa thực sự xử lý và làm rõ
được giá trị WTP thực sự bằng 0 hay là do hiện tượng được y văn mô tả là hiện tượng
"chống đối" (protest behavior) cũng là vì một số mô hình đã cho phép giải quyết được
vấn đề này nhưng lại đòi hỏi số lượng câu trả lời từ chối chi trả đủ lớn.

86
7. Kết luận
Có 7,2% đối tượng tham gia nghiên cứu từ chối chi trả tiền túi để thực hiện sàng
lọc ung thư đại trực tràng sử dụng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT hay nội soi
đại trực tràng. Các lý do chính được đưa ra cho việc từ chối chi trả bao gồm ý kiến cho
rằng sức khỏe tốt không cần thiết phải làm sàng lọc ("đại tràng rất tốt, không có ý định
bỏ tiền làm sàng lọc" hay "đang ăn kiêng khem đúng chế độ, đại tràng tốt, cơ thể không
sao nên không muốn làm"); tâm lý "sợ không muốn kiểm tra vì phát hiện ra bệnh" hay
"sợ làm phiền con cháu"; cho rằng kinh tế không đủ để chi trả. Kết quả phân tích cho thấy
một số yếu tố như đối tượng có lo lắng mình sẽ mắc ung thư đại trực tràng và đánh giá
bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn mọi người có xác suất từ chối
chi trả cao hơn đối tượng không có đặc điểm này.
Kết quả phân tích mô hình đơn biến (không tính đến tác động của các biến số độc
lập khác đến giá trị WTP) cho thấy giá trị trung bình và trung vị WTP đối với xét nghiệm
tìm máu ẩn trong phân FOBT lần lượt là 459.650 đồng (95%KTC: 402.410; 548.660) và
335.220 đồng (95%KTC: 303.810; 372.280). Tương tự như vậy giá trị trung bình và trung
vị WTP đối với nội soi đại trực tràng lần lượt là 752.300 đồng (95%KTC: 690.050;
831.750) và 582.000 đồng (95%KTC: 537.600; 627.300). Khi hiệu chỉnh giá trị WTP
theo các yếu tố liên quan (các yếu tố nhân khẩu - xã hội học; các yếu tố liên quan đến sức
khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng và kiến thức - thái độ của đối tượng
xung quanh ung thư đại trực tràng) thì ước tính trung bình và trung vị WTP đối với xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT là thấp hơn và ở mức tương ứng là 373.780 đồng
(95%KTC: 326.680; 438.490) và 309.970 đồng (95%KTC: 278.710; 349.520). Tương tự
như vậy trung bình và trung vị WTP đối với nội soi đại trực tràng ước tính từ mô hình đa
biến là 718.390 đồng (95%KTC: 653.980; 800.780) và 587.670 đồng (95%KTC:
537.500; 640.080).
Lựa chọn sẵn sàng chi trả (choice of WTP) đối với FOBT được chỉ ra là có liên
quan có ý nghĩa thống kê với các biến số bao gồm tuổi, tình trạng đang làm việc hiện tại,
số thành viên trong hộ gia đình, sự lo lắng bản thân sẽ mắc ung thư đại trực tràng của đối
tượng, đánh giá bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng hoặc cao hơn người
khác, người thân trực hệ trong gia đình gặp phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe nguy cơ đối
với ung thư đại trực tràng (như bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư khác),
có thẻ bảo hiểm y tế và mức chi trả được đưa ra. Bên cạnh đó, lựa chọn sẵn sàng chi trả
(choice of WTP) cho nội soi đại trực tràng được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa thống

87
kê với các biến số bao gồm thu nhập, tình trạng đang làm việc hiện tại, số thành viên
trong hộ gia đình, người thân trực hệ trong gia đình gặp phải ít nhất 1 vấn đề sức khỏe
nguy cơ đối với ung thư đại trực tràng (như bệnh dạ dày, trĩ, bệnh tim mạch, trầm cảm,
ung thư khác) và mức chi trả được đưa ra.
Việc phiên giải kết quả sẵn sàng chi trả đối với sàng lọc ung thư đại trực tràng
trong nghiên cứu này cần được tiến hành thận trọng do những đặc điểm đặc thù của đối
tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này. Mặc dù tồn tại những hạn chế nhất định, nghiên
cứu này cung cấp những thông tin quan trọng giúp xây dựng chương trình sàng lọc ung
thư đại trực tràng hiệu quả trong tương lai.

88
Tài liệu tham khảo
1. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. và cộng sự. (2018). Global Cancer Statistics
2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36
Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin.
2. Trường Đại học Y tế Công cộng (2019), Đề tài cấp Bộ “Tuổi thọ khỏe mạnh và
gánh nặng bệnh tật Việt Nam 2015”, Hà Nội.
3. Bộ Y tế Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý
bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế
quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020, .
4. JARH (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế, .
5. Bộ Y tế Chiến lược tài chính y tế Việt Nam giai đoạn 2016-2025, .
6. Lin P.-J., Cangelosi M.J., Lee D.W. và cộng sự. (2013). Willingness to pay for
diagnostic technologies: a review of the contingent valuation literature. Value
Heal, 16(5), 797–805.
7. Hollinghurst S., Banks J., Bigwood L. và cộng sự. (2016). Using willingness-to-
pay to establish patient preferences for cancer testing in primary care. BMC Med
Inform Decis Mak, 16(1), 105.
8. McGuire S. (2016). World cancer report 2014. Geneva, Switzerland: World
Health Organization, international agency for research on cancer, WHO Press,
2015. .
9. Wilson J.M.G., Jungner G., và Organization W.H. (1968). Principles and practice
of screening for disease. .
10. Hakama M. (2002). Cancer screening for medical oncologists: definitions and
aims. Ann Oncol, 13(suppl_4), 185–188.
11. WHO (2014), The case for investing in public health, .
12. Bénard F., Barkun A.N., Martel M. và cộng sự. (2018). Systematic review of
colorectal cancer screening guidelines for average-risk adults: Summarizing the
current global recommendations. World J Gastroenterol, 24(1), 124–138.
13. Navarro M., Nicolas A., Ferrandez A. và cộng sự. (2017). Colorectal cancer
population screening programs worldwide in 2016: An update. World J
Gastroenterol, 23(20), 3632–3642.
14. Trần Văn Thuấn (2014), Báo cáo chuyên đề “Tình hình thực hiện dự án phòng
chống ung thư”, Hà Nội.

89
15. Gafni A. (1997). Willingness to pay in the context of an economic evaluation of
healthcare programs: theory and practice. Am J Manag Care, 3 Suppl, S21-32.
16. Drummond M., O’Brien B., Stoddart G.L. và cộng sự. (1997), Methods for the
Economic Evaluation of Health Care Programmes, Oxford Medical Publications,
Oxford.
17. Breidert C., Hahsler M., và Reutterer T. (2006). A review of methods for
measuring willingness-to-pay. Innov Mark, 2(4), 8–32.
18. Phillips K.A., Van Bebber S., Walsh J. và cộng sự. (2006). A Review of Studies
Examining Stated Preferences for Cancer Screening. Prev Chronic Dis, 3(3),
A75.
19. Yu T., Enkh-Amgalan N., và Zorigt G. (2017). Methods to perform systematic
reviews of patient preferences: a literature survey. BMC Med Res Methodol,
17(1), 166.
20. Mansfield C., Tangka F.K.L., Ekwueme D.U. và cộng sự. (2016). Stated
Preference for Cancer Screening: A Systematic Review of the Literature, 1990–
2013. Prev Chronic Dis, 13, E27.
21. Lin P.-J., Cangelosi M.J., Lee D.W. và cộng sự. (2013). Willingness to Pay for
Diagnostic Technologies: A Review of the Contingent Valuation Literature.
Value Heal, 16(5), 797–805.
22. Louviere J.J., Flynn T.N., và Carson R.T. (2010). Discrete choice experiments
are not conjoint analysis. J Choice Model, 3(3), 57–72.
23. Carson R.T. (2012). Contingent valuation: A practical alternative when prices
aren’t available. J Econ Perspect, 26(4), 27–42.
24. Diener A., O’brien B., và Gafni A. (1998). Health care contingent valuation
studies: a review and classification of the literature. Health Econ, 7(4), 313–326.
25. Klose T. (1999). The contingent valuation method in health care. Health Policy
(New York), 47(2), 97–123.
26. Mitchell R.C. và Carson R.T. (2013), Using surveys to value public goods: the
contingent valuation method, Rff Press.
27. Cooper J.C. (1993). Optimal bid selection for dichotomous choice contingent
valuation surveys. J Environ Econ Manage, 24(1), 25–40.
28. Alberini A. và Cooper J. (2000), Applications of the contingent valuation method
in developing countries: A survey, Food & Agriculture Org.

90
29. Frew E.J., Wolstenholme J.L., và Whynes D.K. (2004). Comparing willingness-
to-pay: bidding game format versus open-ended and payment scale formats.
Health Policy, 68(3), 289–298.
30. Al-Kandari A.R. (1994). Environmental economic valuation—Methods and
techniques. GeoJournal, 34(4), 371–377.
31. Gunatilake H. (2007). Good practices for estimating reliable willingness-to-pay
values in the water supply and sanitation sector. .
32. Arrow K., Solow R., Portney P.R. và cộng sự. (1993). Report of the NOAA panel
on contingent valuation. Fed Regist, 58(10), 4601–4614.
33. Mitchel R.C. và Carson R.T. (1989). Using Surveys to value Public Goods: The
contingent valuation method. Washington. .
34. Vaughan W.J. và Darling A.H. (2000), The Optimal Sample Size for Contingent
Valuation Surveys, Working Paper No. ENV-136. April. Washington, DC: Inter-
American Development Bank. Available electronically at http://www. iadb.
org/sds/utiliry. cfm/488/ENGLlSH/pub/1614.
35. Frew E.J. (2003). Willingness to pay for colorectal cancer screening: a
comparison of elicitation formats. .
36. Saengow U., Birch S., Geater A. và cộng sự. (2018). Willingness to Pay for
Colorectal Cancer Screening and Effect of Copayment in Southern Thailand.
Asian Pac J Cancer Prev, 19(6), 1727–1734.
37. Tổng cục thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, Hà
Nội.
38. Nakatani T. (2013). DCchoice: a package for analyzing dichotomous choice
contingent valuation data. The R User Conference, useR! 2013 July 10-12 2013
University of Castilla-La Mancha, Albacete, Spain, 113.
39. Hanemann M., Loomis J., và Kanninen B. (1991). Statistical efficiency of
double-bounded dichotomous choice contingent valuation. Am J Agric Econ,
73(4), 1255–1263.
40. Pham T., Nguyen N., ChieuTo S. và cộng sự. (2019). Sex differences in quality
of life and health services utilization among elderly people in rural Vietnam. Int J
Environ Res Public Health, 16(1), 69.
41. Yoo S.-H., Kwak S.-J., và Kim T.-Y. (2001). Modelling willingness to pay
responses from dichotomous choice contingent valuation surveys with zero

91
observations. Appl Econ, 33(4), 523–529.
42. Strazzera E., Scarpa R., Calia P. và cộng sự. (2003). Modelling zero values and
protest responses in contingent valuation surveys. Appl Econ, 35(2), 133–138.
43. Brouse C.H., Basch C.E., Wolf R.L. và cộng sự. (2003). Barriers to colorectal
cancer screening with fecal occult blood testing in a predominantly minority
urban population: a qualitative study. Am J Public Health, 93(8), 1268–1271.
44. Jones R.M., Devers K.J., Kuzel A.J. và cộng sự. (2010). Patient-reported barriers
to colorectal cancer screening: a mixed-methods analysis. Am J Prev Med, 38(5),
508–516.
45. Yong S.K., Ong W.S., Koh G.C.-H. và cộng sự. (2016). Colorectal cancer
screening: Barriers to the faecal occult blood test (FOBT) and colonoscopy in
Singapore. Proc Singapore Healthc, 25(4), 207–214.
46. Javadzade S.H., Reisi M., Mostafavi F. và cộng sự. (2014). Barriers related to
fecal occult blood test for colorectal cancer screening in moderate risk
individuals. J Educ Health Promot, 3, 120.
47. Javanparast S., Ward P.R., Carter S.M. và cộng sự. (2012). Barriers to and
facilitators of colorectal cancer screening in different population subgroups in
Adelaide, South Australia. Med J Aust, 196(8), 521–523.
48. Frew E., Wolstenholme J.L., và Whynes D.K. (2001). Willingness-to-pay for
colorectal cancer screening. Eur J Cancer, 37(14), 1746–1751.
49. Ho W., Broughton D.E., Donelan K. và cộng sự. (2010). Analysis of barriers to
and patients’ preferences for CT colonography for colorectal cancer screening in
a nonadherent urban population. Am J Roentgenol, 195(2), 393–397.
50. Jonas D.E., Russell L.B., Chou J. và cộng sự. (2010). Willingness‐to‐pay to avoid
the time spent and discomfort associated with screening colonoscopy. Health
Econ, 19(10), 1193–1211.
51. Boyle K.J., MacDonald H.F., Cheng H. và cộng sự. (1998). Bid design and yea
saying in single-bounded, dichotomous-choice questions. Land Econ, 49–64.
52. Alberini A. (1995). Optimal designs for discrete choice contingent valuation
surveys: Single-bound, double-bound, and bivariate models. J Environ Econ
Manage, 28(3), 287–306.

92
Phụ lục 1: Hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam
1. Đối tượng sàng lọc: được phân thành 3 nhóm
1.1. Nhóm có nguy cơ trung bình:
• Tuổi ≥ 50 tuổi
• Không có tiền sử u biểu mô tuyến hoặc UTĐTT.
• Không có tiền sử viêm nhiễm đường tiêu hóa
• Không có tiền sử gia đình ung thư
1.2. Nhóm có nguy cơ cao:
• Bao gồm những người có tiền sử bản thân bị u biểu mô tuyến hoặc polyp ĐTT.
• Có các bệnh liên quan đến tổn thương ở ĐTT: viêm ĐTT mạn tính, viêm ĐTT
chảy máu, bệnh Crohn, ...
1.3. Nhóm có nguy cơ rất cao:
• Gia đình có người bị ung thư đặc biệt là ung thư đại trực tràng (hội chứng Lynch
1, 2).
• Hội chứng đa polyp đại trực tràng gia đình (polypose)
2. Sơ đồ sàng lọc ung thư đại trực tràng

93
3. Các bước sàng lọc cho nhóm nguy cơ trung bình (Average Risk)
Tiến hành làm xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal Occult Blood Test-
FOBT) cho nhóm đối tượng nguy cơ trung bình tại tuyến xã, huyện:
• Tập huấn và đào tạo các cộng tác viên địa phương
• Hướng dẫn người dân cách lấy mẫu phân đúng tiêu chuẩn
• Đọc và đánh giá kết quả test sàng lọc: đọc kết quả sau 5 phút.
Nếu que thử hiện 2 vạch: kết quả dương tính (+) Nếu que thử hiện 1 vạch: kết
quả âm tính (-)
Nếu que thử không hiện vạch: kết quả sai --> làm lại
• Xử trí kết quả FOBT:
Âm tính: Theo định kỳ sau 2 năm

94
Dương tính: tiến hành nội soi đại trực tràng.
4. Các bước sàng lọc cho nhóm có nguy cơ cao (High Risk) và FOBT (+)
Tiến hành nội soi đại trực tràng cho những trường hợp xét nghiệm FOBT (+) và/
hoặc nhóm nguy cơ cao tại tuyến huyện, tỉnh và trung ương.
• Chuẩn bị đại tràng sạch bằng Fortrans hoặc Fleet. Người bệnh nằm ngửa hoặc
nghiêng trái, chân trái duỗi nhẹ, chân phải co, cơ bụng thả lỏng
• Kỹ thuật soi:
+ Thăm hậu môn, trực tràng bằng tay trước
+ Tiến hành đưa đèn vào (đã được bôi trơn bằng mỡ lidocain hoặc silicon)
+ Bơm hơi vừa đủ để tránh chướng hơi,
+ Đưa đèn soi vào lòng đại tràng đến van Bauhin.
+ Rút đèn ra: quan sát, phát hiện tổn thương.
• Nhận định kết quả: Phân loại các hình ảnh tổn thương qua nội soi (theo A.
Hecht)
• Xử trí kết quả:
+ Kết quả (+): Điều trị các tổn thương tiền ung thư được phát hiện qua nội soi và
sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học. Trường hợp phát hiện ung thư, người bệnh
cần được điều trị tại cơ sở y tế có đủ điều kiện hoặc tuyến trung ương.
+ Kết quả (-): Không phát hiện tổn thương trên soi: theo định kỳ sau 2 năm bằng
nội soi ĐTT
5. Các bước sàng lọc cho nhóm có nguy cơ rất cao: được thực hiện tại tuyến tỉnh và
trung ương
Nội soi đại trực tràng cho các đối tượng nguy cơ rất cao tại tuyến tỉnh và trung ương
(qui trình kỹ thuật nội soi như trên):
+ Kết quả (+): soi đại tràng phát hiện polypose => tiến hành phẫu thuật cắt ĐTT
dự phòng.
+ Kết quả (-): Theo dõi định kỳ bằng nội soi ĐTT 6 tháng – 1 năm/ lần.
• Xét nghiệm gen: xét nghiệm gen APC trong hội chứng đa polyp ĐTT gia đình
(FAP), xét nghiệm gen hMLH1 và hMSH2 trong hội chứng UTĐTT di truyền
không polyp (HNPCC). Các xét nghiệm này được thực hiện tại tuyến trung ương:
+ Kết quả (+): có đột biến gen APC hoặc gen hMLH1 và hMSH2 => Cắt toàn
bộ ĐTT dự phòng.

95
+ Kết quả (-): không có đột biến gen APC, hMLH1 và hMSH2 -> theo d i định
kỳ như nhóm đối tượng nguy cơ trung bình nhưng bắt đầu sàng lọc sớm hơn từ
40 tuổi.
6. Xử lý tai biến và biến chứng
FOBT: không có tai biến và biến chứng. Tuy nhiên tỷ lệ dương tính giả và âm
tính giả còn cao.
Nội soi ĐTT:
o Thủng ĐT (0,14- 0,2%),
o Nhiễm khuẩn huyết (hay gặp ở những người bệnh có nguy cơ cao),
o Chướng hơi nặng,
o Phản ứng phế vị
o Các biến chứng liên quan đến tiền mê.

96
Phụ lục 2: Tóm tắt một số nghiên cứu WTP đối với sàng lọc UTĐTT
Nghiên Quốc Kỹ Đối Kỹ thuật Kết quả Yếu tố liên TLTK
cứu gia thuật tượng, cỡ lượng chính quan đến
sàng lọc mẫu giá sự ựa WTP
UTĐTT chuộng
Saengow Thái FIT và Người Lựa chọn Giá trị [36]
U và cs, Lan Nội soi bệnh đến có-không trung vị
2018 đại trực khám tại hai chiều WTP đối
tràng BV tuyến kết hợp với FIT là
dưới câu hỏi 300 Thái
mở Bath và với
nội soi đại
trực tràng
là 3.000
Thái Bath
Frew và Anh FOBT KH đến Câu hỏi Trung vị tuổi, giới, [48]
cs, 2001 FS khám tại mở WTP là 30 thu nhập,
các phòng hoặc và 50 bảng nhận thức
khám gia thẻ chi trả anh về nguy cơ,
đình (lựa chọn Tương trải nghiệm
trong 29 đồng với về ốm đau,
giá trị: 0, chi phí/ niềm tin
5, 10, 20, nguồn lực sức khỏe
30, 40, bỏ ra để
50, 60. triển khai
70, 80, sàng l ọc
90, 100,
120, 140,
160, 180,
200, 250,
300, 350,
400, 450,
500, 600,

97
700, 800,
900,
1000,
trên 1000
bảng
W. Ho và US Nội soi KH được Câu hỏi 70% không [49]
cs, 2010 ĐTT mời mở sẵn sàng
nhưng chi trả chi
chưa tham phí tiền túi
gia sàng nếu bảo
lọc hiểm không
chi trả
30% đồng
ý chi trả
trung bình
244$ và
trung vị là
150$
D. Jonas US Phương KH đã Thẻ chi Trung bình [50]
và cs, án sàng tham gia trả (dưới WTP cho
2010 lọc mới sàng lọc 50$, 50- phương án
(giúp 99, 100- sàng lọc
giảm 249, 250- giúp gỉam
thời 499, 500- thời gian và
gian, 999, trên bất tiện khi
giảm bất 1000) tham gia
tiện khi Hoặc Câu sàng lọc là
tham gia hỏi mở 263$
sàng lọc)

98
Phụ lục 3: Trang thông tin nghiên cứu và thư mời tham gia nghiên cứu
TRANG THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN SÀNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI SÀNG LỌC UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong trong nhóm các bệnh ung thư. Sự gia
tăng của bệnh ung thư cùng với thực trạng đa số các trường hợp mắc được phát
hiện khi đã ở giai đoạn muộn dẫn đến tỷ lệ tàn tật và tử vong cao và gánh nặng vật
chất cũng như tinh thần rất lớn cho người bệnh, cho hệ thống chăm sóc sức khỏe
và toàn xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các
pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng khi được triển khai một cách hiệu quả có thể
giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, từ đó giúp giảm gánh nặng nói trên cho
người bệnh và hệ thống y tế.
Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, quỹ Bảo hiểm y tế hiện tại chưa chi
trả cho các dịch vụ y tế phục vụ công tác phòng bệnh, trong đó bao gồm các xét
nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng. Trong tương lai, việc triển khai các chương
trình sàng lọc ung thư đại trực tràng ở quy mô cộng đồng là một vấn đề tất yếu.
Do đó Trường đại học Y tế Công cộng tiến hành nghiên cứu Đánh giá mức sẵn
sàng chi trả đối với một số can thiệp phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam - Trong
đó tập trung vào sàng lọc ung thư đại trực tràng nhằm cung cấp những bằng chứng
hữu hiệu để xây dựng được chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng cùng cơ
chế tài chính phù hợp và hiệu quả. Nghiên cứu diễn ra từ tháng 10/2018 đến tháng
2/2019 với tổng số người bệnh dự kiến sẽ tham gia vào nghiên cứu là 400 người.
Chúng tôi xin cam kết các thông tin được ông/bà cung cấp chỉ được dùng
cho mục tiêu nghiên cứu và sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ ai khác. Sự tham gia
vào phỏng vấn là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện. Ông/bà đều có thể từ
chối tham gia hoặc từ chối trả lời bất kể câu hỏi nào ông/bà không muốn mà không
gặp bất cứ trở ngại nào.

Mọi câu hỏi có liên qua đến nghiên cứu này xin liên hệ với:
1. Nghiên cứu viên: Nguyễn Thu Hà - Địa chỉ: BM Kinh tế Y tế, Đại học Y
tế công cộng- ĐT: 024 62662336
2. Hội đồng đạo đức, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, 138 Giảng
Võ, Hà Nội- ĐT: 024 2660329

Xin chân thành cám ơn!


99
THƯ MỜI THAM GIA PHỎNG VẤN
ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN SÀNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI SÀNG LỌC UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu về nghiên cứu


Đây là nghiên cứu do trường Đại học Y tế công cộng thực hiện nhằm thu thập ý
kiến ông/bà về số tiền tối đa ông/bà sẵn sàng chi trả để thực hiện các xét nghiệm
sàng lọc ung thư đại trực tràng. Sự tham gia của ông/bà vào nghiên cứu này sẽ góp
phần quan trọng vào việc xây dựng được chương trình sàng lọc ung thư đại trực
tràng có hiệu quả tại Việt Nam. Ngoài ông/bà ra còn có khoảng 400 người khác
cũng tham gia vào nghiên cứu này.

Sự tham gia là tự nguyện


Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Trong khi phỏng vấn,
nếu ông/bà thấy câu hỏi nào khó trả lời đề nghị ông/bà không trả lời, chứ không
nên trả lời một cách thiếu chính xác. Việc ông/bà trả lời chính xác là vô cùng quan
trọng đối với nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi mong rằng ông/bà sẽ hợp tác và giúp
chúng tôi có được những thông tin chính xác nhất.
Để đảm bảo tính riêng tư, toàn bộ thông tin ông/bà cung cấp sẽ được chúng tôi
tổng hợp cùng với thông tin thu được từ các ông/bà khác và không ghi tên người
trả lời, nên không ai khác biết được ông/bà trả lời cụ thể những gì.

Địa chỉ liên hệ khi cần thiết


Nếu ông/bà muốn biết thêm thông tin hoặc có câu hỏi gì liên quan đến
nghiên cứu ông/bà có thể hỏi tôi bây giờ hoặc liên hệ với:

1. Nghiên cứu viên: Nguyễn Thu Hà - Địa chỉ: BM Kinh tế Y tế, Đại học Y tế
công cộng- ĐT: 024 62662336

100
2. Hội đồng đạo đức, trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, 138 Giảng Võ,
Hà Nội - Số điện thoại: 024 2660329

Ông/bà đồng ý tham gia trả lời cho nghiên cứu này chứ?
[ ] Đồng ý [ ] Từ chối

Tên điều tra viên_______________________________________


Chữ ký điều tra viên____________________________________

(Chữ ký của điều tra viên khẳng định rằng người tham gia nghiên cứu đồng ý bằng
miệng việc trả lời phỏng vấn)

Ngày phỏng vấn: tháng năm 2018


Giám sát viên đã kiểm tra: _____________________________

101
Phụ lục 4: Bộ câu hỏi thử nghiệm

TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Phần 1: Thông tin chung về người trả lời

Giới (ĐTV đánh dấu X vào ô phù hợp)


 Nam  Nữ
Xin ông/bà cho biết tuổi (tính theo năm dương lịch) của ông/bà?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) tuổi
Xin ông/bà cho biết tình trạng kết hôn của ông/bà? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù
hợp)
 Chưa kết hôn  Đã kết hôn  Góa
Xin ông/bà cho biết ông/bà có bao nhiêu con?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) con
Xin ông/bà cho biết tổng số người sống trong hộ gia đình trong 3 tháng gần đây?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) người
Xin ông/bà cho biết hiện tại ông/bà làm gì? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù hợp)
 Đang làm việc
 Đang thất nghiệp
 Ở nhà nội trợ
 Đã về hưu
 Khác (Nếu khác, ĐTV ghi rõ vào chỗ trống: ___________________________________
Nghề nghiệp hiện tại hoặc gần nhất (trước khi về hưu hoặc thất nghiệp) là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Ông/bà có phải là người kiếm tiền chính trong gia đình? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù
hợp)
 Nam  Nữ
Nếu không, xin ông bà cho biết nghề nghiệp của người kiếm tiền chính trong gia
đình là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Xin ông/bà hãy cho biết trung bình tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình mình
là bao nhiêu?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) triệu đồng
Xin ông/bà cho biết trình độ học vấn cao nhất của ông/bà là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Ông/bà đã bao giờ tham gia sàng lọc đại trực tràng hay chưa?
(ĐTV đánh dấu X vào ô tương ứng nếu người trả lời đã thực hiện, để trống nếu chưa thực hiện)
 FOBT  Nội soi đại trực tràng
Ông/bà có thẻ bảo hiểm y tế hay không?
 Có  Không

102
(Nếu có, ĐTV ghi rõ nơi đăng ký KCB ban đầu:
____________________________________)

103
Phần 2: Một số thông tin cơ bản về ung thư đại trực tràng
và sàng lọc ung thư đại trực tràng
(Lưu ý cho ĐTV: ĐTV đọc và giải thích cho người trả lời)
Ung thư đại trực tràng là gì?
Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư ruột, ung thư đại tràng và ung thư
trực tràng, gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng lan rộng ra
các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ tư tại
Việt Nam (sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày).
Tại sao cần sàng lọc ung thư đại trực tràng?
Sàng lọc có nghĩa là sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính
xác tương đối cao để phát hiện tương đối chính xác tình trạng bệnh tật trước khi có các
dấu hiệu lâm sàng. Nếu không sàng lọc mà đợi đến khi phát hiện những dấu hiệu của ung
thư mới đi khám chữa bệnh thì lúc đó người bệnh thường ở giai đoạn muộn của ung thư
khiến việc điều trị khó khăn hơn. Người bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm thông
qua sàng lọc có tiên lượng tốt hơn so sánh với người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn.
Sàng lọc ung thư đại trực tràng như thế nào?
Có hai biện pháp sàng lọc được Bộ y tế khuyến cáo thực hiện cho người từ 50 đến 75 tuổi
bao gồm:
Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (viết tắt là FOBT):
Xét nghiệm FOBT được khuyến cáo thực hiện cứ 2 năm 1 lần. Đây là xét nghiệm đơn
giản, có thể tiến hành lấy mẫu phân tại nhà và mang đến các trạm y tế và bệnh viện tuyến
huyện để gửi và lấy kết quả xét nghiệm ngay. Xét nghiệm này có thể giúp xác định được
sự có mặt của các khối u đại trực tràng nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định (không hoàn toàn
chính xác do các polip và khối u có nhiều mạch nuôi, dễ tổn thương khi cọ xát với phân
gây chảy máu vi thể và máu này theo phân ra ngoài mà mắt thường không nhìn thấy được;
tuy nhiên máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác). Nếu kết quả xét nghiệm là
dương tính (+) thì cần phải đến các bệnh viện tuyến trên để tiến hành nội soi đại trực tràng
để giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Nội soi đại tràng (Colonscopy):
Nội soi đại trực tràng được khuyến cáo thực hiện 10 năm 1 lần (trong độ tuổi từ 50-70
tuổi), thường được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trên. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ
giúp làm sạch đại tràng, sau đó thăm hậu môn, trực tràng bằng tay và đưa đầu siêu âm đã
được bôi trơn vào soi lòng đại tràng, bơm hơi và quan sát để phát hiện bất thường. Trong
trường hợp phát hiện khối u có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán xác định hoặc cắt bỏ
các polyp nếu phát hiện. Thời gian thực hiện nội soi đại trực tràng chỉ khoảng 20 phút
nhưng có thể mất thời gian chờ đợi để thực hiện tại các bệnh viện. Mặc dù nội soi đại trực
tràng chính xác hơn trong xác định ung thư đại trực tràng nhưng khi thực hiện nội soi có
thể gặp một số khó chịu như đầy hơi và có thể có một tỷ lệ nhỏ gặp biến chứng thủng đại
tràng, nhiễm khuẩn, biến chứng do gây mê (nếu thực hiện nội soi gây mê).

104
1. Ông/bà có dự định thực hiện một trong hai biện pháp trên để sàng lọc ung thư
đại trực tràng không? (ĐTV đánh dấu x vào ô tương ứng)
Có Không Không biết
  
(ĐTV chuyển sang Câu 6 nếu đánh dấu X vào ô "Không ")
(ĐTV hỏi tiếp Câu 2 nếu đánh dấu X vào ô "Có" hoặc "Không biết")
2. Ông/bà thích thực hiện theo biện pháp nào hơn để sàng lọc ung thư đại trực
tràng?
(ĐTV chỉ đánh dấu X vào MỘT ô phù hợp)
FOBT Nội soi đại trực tràng Như nhau
  

Một trong những cách thức để chúng tôi có thể xác định được giá trị của các biện pháp
sàng lọc ung thư đại trực tràng là hỏi ông/bà xem liệu ông bà có thể đánh đổi những gì để
làm sàng lọc, cụ thể trong trường hợp này là ông bà sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để làm
các xét nghiệm nói trên.

Xin ông/bà lưu ý là hiện nay Quỹ Bảo hiểm y tế chưa chi trả cho các dịch vụ y tế nói
trên phục vụ cho mục đích sàng lọc. Trong tương lai, khi chương trình sàng lọc ung thư
được triển khai trên toàn quốc, Nhà nước hoặc Quỹ Bảo hiểm y tế có thể chi trả một phần
nào chi phí của các dịch vụ sàng lọc nói trên.

3. Cân nhắc vấn đề trên, xin ông/bà hãy cho chúng tôi biết liệu ông/bà có sẵn sàng chi trả
tiền túi để thực hiện các biện pháp sàng lọc hay nội soi đại trực tràng hay không?
Có Không Không biết
  
(ĐTV chuyển sang Câu 6 nếu đánh dấu X vào ô "Không ")
(ĐTV hỏi tiếp Câu 4 nếu đánh dấu X vào ô "Có" hoặc "Không biết")

4. Xin ông/bà cho biết số tiền tối đa mà ông/bà sẵn sàng chi trả để được thực hiện 1xét
nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT (mỗi 2 năm một lần từ khi 50 tuổi đến 75 tuổi)
(ĐTV hỏi kỹ và ước tính trung bình cho 1 xét nghiệm) đồng

5. Xin ông/bà cho biết số tiền tối đa mà ông/bà sẵn sàng chi trả để được thực hiện 1 lần
nội soi đại trực tràng (mỗi 10 năm một lần từ khi 50 tuổi đến 75 tuổi)
(ĐTV hỏi kỹ và ước tính trung bình cho 1 lần nội soi) đồng

6. Xin ông/bà hãy giải thích lý do cho các câu trả lời vừa rồi
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________

105
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra chính thức

TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Phần 1: Thông tin chung về người trả lời


Giới (ĐTV đánh dấu X vào ô phù hợp)
 Nam  Nữ
Xin ông/bà cho biết tuổi (tính theo năm dương lịch) của ông/bà?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) tuổi
Xin ông/bà cho biết tình trạng kết hôn của ông/bà? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù
hợp)
 Chưa kết hôn  Đã kết hôn  Góa
Xin ông/bà cho biết ông/bà có bao nhiêu con?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) con
Xin ông/bà cho biết tổng số người sống trong hộ gia đình trong 3 tháng gần đây?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) người
Xin ông/bà cho biết hiện tại ông/bà làm gì? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù hợp)
 Đang làm việc
 Đang thất nghiệp
 Ở nhà nội trợ
 Đã về hưu
 Khác (Nếu khác, ĐTV ghi rõ vào chỗ trống: ___________________________________
Nghề nghiệp hiện tại hoặc gần nhất (trước khi về hưu hoặc thất nghiệp) là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Ông/bà có phải là người kiếm tiền chính trong gia đình? (ĐTV đánh dấu X vào ô phù
hợp)
 Nam  Nữ
Nếu không, xin ông bà cho biết nghề nghiệp của người kiếm tiền chính trong gia
đình là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Xin ông/bà hãy cho biết trung bình tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình mình
là bao nhiêu?
(ĐTV ghi rõ vào ô trống) triệu đồng
Xin ông/bà cho biết trình độ học vấn cao nhất của ông/bà là gì?
(ĐTV ghi rõ vào chỗ trống)_________________________________________________
Ông/bà đã bao giờ tham gia sàng lọc đại trực tràng hay chưa?
(ĐTV đánh dấu X vào ô tương ứng nếu người trả lời đã thực hiện, để trống nếu chưa thực hiện)
 FOBT  Nội soi đại trực tràng
Ông/bà có thẻ bảo hiểm y tế hay không?
 Có  Không
(Nếu có, ĐTV ghi rõ nơi đăng ký KCB ban đầu:
____________________________________)
106
Phần 2: Một số thông tin cơ bản về ung thư đại trực tràng và sàng lọc ung thư đại
trực tràng

(Lưu ý cho ĐTV: ĐTV đọc và giải thích cho người trả lời)

Ung thư đại trực tràng là gì?


Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư ruột, ung thư đại tràng và ung thư
trực tràng, gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng lan rộng ra
các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ tư tại
Việt Nam (sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày).
Tại sao cần sàng lọc ung thư đại trực tràng?
Sàng lọc có nghĩa là sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính
xác tương đối cao để phát hiện tương đối chính xác tình trạng bệnh tật trước khi có các
dấu hiệu lâm sàng. Nếu không sàng lọc mà đợi đến khi phát hiện những dấu hiệu của ung
thư mới đi khám chữa bệnh thì lúc đó người bệnh thường ở giai đoạn muộn của ung thư
khiến việc điều trị khó khăn hơn. Người bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm thông
qua sàng lọc có tiên lượng tốt hơn so sánh với người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn.
Sàng lọc ung thư đại trực tràng như thế nào?
Có hai biện pháp sàng lọc được Bộ y tế khuyến cáo thực hiện cho người từ 50 đến 75 tuổi
bao gồm:
Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (viết tắt là FOBT):
Xét nghiệm FOBT được khuyến cáo thực hiện cứ 2 năm 1 lần. Đây là xét nghiệm đơn
giản, có thể tiến hành lấy mẫu phân tại nhà và mang đến các trạm y tế và bệnh viện tuyến
huyện để gửi và lấy kết quả xét nghiệm ngay. Xét nghiệm này có thể giúp xác định được
sự có mặt của các khối u đại trực tràng nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định (không hoàn toàn
chính xác do các polip và khối u có nhiều mạch nuôi, dễ tổn thương khi cọ xát với phân
gây chảy máu vi thể và máu này theo phân ra ngoài mà mắt thường không nhìn thấy được;
tuy nhiên máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác). Nếu kết quả xét nghiệm là
dương tính (+) thì cần phải đến các bệnh viện tuyến trên để tiến hành nội soi đại trực tràng
để giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Nội soi đại tràng (Colonscopy):
Nội soi đại trực tràng được khuyến cáo thực hiện 10 năm 1 lần (trong độ tuổi từ 50-70
tuổi), thường được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trên. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ
giúp làm sạch đại tràng, sau đó thăm hậu môn, trực tràng bằng tay và đưa đầu siêu âm đã
được bôi trơn vào soi lòng đại tràng, bơm hơi và quan sát để phát hiện bất thường. Trong
trường hợp phát hiện khối u có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán xác định hoặc cắt bỏ
các polyp nếu phát hiện. Thời gian thực hiện nội soi đại trực tràng chỉ khoảng 20 phút
nhưng có thể mất thời gian chờ đợi để thực hiện tại các bệnh viện. Mặc dù nội soi đại trực
tràng chính xác hơn trong xác định ung thư đại trực tràng nhưng khi thực hiện nội soi có
thể gặp một số khó chịu như đầy hơi và có thể có một tỷ lệ nhỏ gặp biến chứng thủng đại
tràng, nhiễm khuẩn, biến chứng do gây mê (nếu thực hiện nội soi gây mê).

107
1. Ông/bà thích thực hiện theo biện pháp nào hơn để sàng lọc ung thư đại trực
tràng?
(ĐTV chỉ đánh dấu X vào MỘT ô phù hợp)
FOBT Nội soi đại trực tràng Như nhau
  

Một trong những cách thức để chúng tôi có thể xác định được giá trị của các biện pháp
sàng lọc ung thư đại trực tràng là hỏi ông/bà xem liệu ông bà có thể đánh đổi những gì để
làm sàng lọc, cụ thể trong trường hợp này là ông bà sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để làm
các xét nghiệm nói trên. Do đó, xin ông/bà hiểu rằng không có chấm điểm đúng hay sai
cho các câu trả lời của ông/bà trong các câu hỏi dưới đây. Số tiền mà ông/bà đưa ra có
thể là rất cao hoặc rất thấp, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của ông bà.

Xin ông/bà lưu ý là hiện nay Quỹ Bảo hiểm y tế chưa chi trả cho các dịch vụ y tế nói
trên phục vụ cho mục đích sàng lọc. Trong tương lai, khi chương trình sàng lọc ung thư
được triển khai trên toàn quốc, Nhà nước hoặc Quỹ Bảo hiểm y tế có thể chi trả một phần
nào chi phí của các dịch vụ sàng lọc nói trên.

2. Cân nhắc vấn đề trên, ông/bà có sẵn sàng chi trả tiền túi để thực hiện một trong
hai biện pháp trên để sàng lọc ung thư đại trực tràng không? (ĐTV đánh dấu x vào ô
tương ứng)
Có Không Không biết
  
(ĐTV chuyển sang Câu 10 nếu đánh dấu X vào ô "Không ")
(ĐTV hỏi tiếp Câu 3 nếu đánh dấu X vào ô "Có" hoặc "Không biết")

3. Xin ông/bà hãy cho chúng tôi biết liệu ông/bà có sẵn sàng chi trả tiền túi số tiền
sau đây cho 1 xét nghiệm FOBT (xét nghiệm mỗi 2 năm, từ năm 50 tuổi đến 75 tuổi):

đồng

Có Không
 

4. Để tiếp theo câu hỏi trên, ông/bà có sẵn sàng chi trả số tiền sau đây cho 1 xét
nghiệm FOBT (xét nghiệm mỗi 2 năm, từ năm 50 tuổi đến 75 tuổi):
đồng

Có Không
 

108
5. Xin ông/bà cho biết chính xác số tiền tối đa mà ông/bà sẵn sàng chi trả tiền túi để
được thực hiện 1 xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT (mỗi 2 năm một lần từ
khi 50 tuổi đến 75 tuổi)
(ĐTV hỏi kỹ và ước tính trung bình cho 1 xét nghiệm) đồng

6. Xin ông/bà hãy cho biết lý do cho các lựa chọn của mình:
______________________________________________________________________
7. Xin ông/bà hãy cho chúng tôi biết liệu ông/bà có sẵn sàng chi trả tiền túi số tiền
sau đây cho 1 lần nội soi đại trực tràng (nội soi mỗi 10 năm, từ năm 50 tuổi đến 75
tuổi):
đồng

Có Không
 

8. Ông/bà có sẵn sàng chi trả số tiền sau đây cho 1 lần nội soi đại trực tràng (nội
soi mỗi 10 năm, từ năm 50 tuổi đến 75 tuổi):
đồng

Có Không
 

9. Xin ông/bà cho biết chính xác số tiền tối đa mà ông/bà sẵn sàng chi trả tiền túi để
thực hiện 1 lần nội soi đại trực tràng (nội soi mỗi 10 năm, từ năm 50 tuổi đến 75
tuổi):
(ĐTV hỏi kỹ và ước tính trung bình cho 1 lần nội soi) đồng

10. Xin ông/bà hãy cho biết lý do cho các lựa chọn của mình:
______________________________________________________________________

109
Phần 3: Một số thông tin liên quan
Ông/bà hoặc người thân trong gia đình ông/bà có bao giờ gặp phải các vấn đề sức
khẻo sau hay không? (ĐTV đánh dấu x vào ô tương ứng)
Bản thân ông/bà Người thân trong gia đình
  Bệnh về dạ dày, như đau dạ dày
  Bệnh trĩ
  Bệnh tim mạch
  Đột quỵ
  Trầm cảm
  Ung thư
Ông/bà đã từng đi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư nào sau đây?
(ĐTV đánh dấu x vào ô tương ứng)
 Chưa bao giờ đi khám sàng lọc
 Sàng lọc ung thư cổ tử cung
 Sàng lọc ung thư vú
 Sàng lọc ung thư khoang miệng
 Khác (ĐTV ghi rõ vào chỗ trống:____________________________________________)
Nhìn chung, ông/bà đánh giá về mức độ quan trọng của các biện pháp chăm sóc
sức khỏe sau như thế nào? (1 tương ứng với không quan trọng và 5 tương ứng với
cực kì quan trọng)
1 2 3 4 5
Tập thể dụng đều đặn     
Ăn nhiều hoa quả     
Với phụ nữ: sàng lọc ung     
thư cổ tử cung định kì
Với phụ nữ: sàng lọc ung     
thư vú định kì
Ông/bà có lo lắng rằng mình sẽ mắc ung thư đại trực tràng hay không?
Không hề lo lắng Có lo lắng một chút Khá lo lắng Cực kì lo lắng
   
Ông/bà cho rằng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của mình như thế nào?
Thấp hơn mọi người Như mọi người Cao hơn người thường Không có ý kiến
   
Ông/bà có đi cùng ai đến khám bệnh không? (ĐTV quan sát, hỏi lại nếu không rõ)
 Có  Không
Theo ông/bà đâu là lý do lớn nhất khiến cộng đồng không thực hiện sàng lọc ung
thư đại trực tràng sử dụng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân:
______________________________________________________________________
Theo ông/bà đâu là lý do lớn nhất khiến cộng đồng không thực hiện sàng lọc ung
thư đại trực tràng sử dụng nội soi đại trực tràng:
______________________________________________________________________

110
Phụ lục 6: Tóm tắt kết quả thử nghiệm bộ công cụ và lựa chọn mức
sẵn sàng chi trả
Tổng số đối tượng tham gia trong giai đoạn điều tra thử nghiệm là 31 người, trong
đó 13 đối tượng là nam giới (chiếm tỷ lệ 40%) và 18 đối tượng là nữ giới (chiếm tỷ lệ
60%). Độ tuổi trung bình của đối tượng là 60 tuổi với 100% đối tượng đã kết hôn. Số con
trung bình là 2,16 con và số người trong hộ gia đình là 3,84 người. Chỉ có 6 đối tượng
chiếm tỷ lệ 19,3% đang làm việc và 54,8% đối tượng tự đánh giá mình là người kiếm thu
nhập chính trong gia đình. Thu nhập trung bình của 1 thành viên trong hộ gia đình được
ước tính là 4.299.000 đồng.
Kết quả tóm tắt mức sẵn sàng chi trả thu thập trong giai đoạn điều tra thử nghiệm
được tóm tắt trong Bảng sau:
FOBT Nội soi đại trực tràng
Số đối tượng (N) 31 31
Giá trị nhỏ nhất 0 đồng 0 đồng
Giá trị lớn nhất 300.000 đồng 1.500.000 đồng
Trung vị 100.000 đồng 400.000 đồng
Trung bình 99.350 đồng 393.500
Độ lệch chuẩn (SD) 75.800 đồng 329.800
Các giá trị ở phân vị:
1% 0 đồng 0 đồng
10% 0 đồng 0 đồng
20% 30.000 đồng 0 đồng
25% 50.000 đồng 225.000 đồng
40% 100.000 đồng 300.000 đồng
50% 100.000 đồng 400.000 đồng
60% 100.000 đồng 400.000 đồng
70% 100.000 đồng 500.000 đồng
75% 100.000 đồng 500.000 đồng
80% 200.000 đồng 600.000 đồng
90% 200.000 đồng 700.000 đồng
99% 270.000 đồng 1.350.000 đồng

111
Xác định mức chi trả theo mô hình DWEABS của Josseph Cooper (1991)
Kết quả của giai đoạn 1 được sử dụng để xác định các mức chi trả (bid value) và
cỡ mẫu cụ thể cho từng mức chi trả (bid value) theo mô hình DWEABS được phát triển
bởi tác giả Joseph Cooper [27]. Mô hình DWEABS được thực hiện theo 2 bước với đầu
vào là cỡ mẫu của điều tra chính thức đã được xác định N=385; phân bố tiền định (prior
distribution) của giá trị WTP (được xác định từ điều tra thử nghiệm này), áp dụng chuỗi
mô phỏng Monte-Carlo (Monte-Carlo simulation) để xác định các giá trị chi trả cụ thể
(bid value, bi) và số lượng đối tượng cần phỏng vấn cho từng giá trị cụ thể này. Cụ thể,
tiến hành chuỗi mô phỏng Monte-Carlo trên phần mềm R, mỗi lần mô phỏng thực hiện
theo 2 bước được tác giả Joseph Cooper mô tả:

Bước 1: Với hàm mật độ xác suất f(WTP|) tiền định, nếu như số lượng bid trong
lần mô phỏng là m thì diện tích nằm dưới đồ thị f(WTP|) được chia thành m+1
phần đều nhau

Bước 2: Với nhóm giá trị chi trả cụ thể (bid value) đã được xác định bao gồm m
giá trị bid khác nhau {𝑏1 , 𝑏2 , . . . , 𝑏𝑚 }, tính toán mean square error (MSE)

Theo khuyến cáo của tác giả Joseph Cooper, thực hiện 500 lần mô phỏng và lựa
chọn phương án {𝑏1 , 𝑏2 , . . . , 𝑏𝑚 } tương ứng với {𝑛1 , 𝑛2 , . . . , 𝑛𝑚 }, sao cho MSE là
nhỏ nhất trong khi cỡ mẫu N đã được xác định trước, cụ thể theo thuật toán:

min ̃ 2) + 𝑣𝑎𝑟(𝑊𝑇𝑃)
(𝑊𝑇𝑃−𝑊𝑇𝑃 ̃
𝑛1 ,𝑛2 ,...,𝑛𝑚

s.t. ∑𝑚
𝑖=1 𝑛𝑖 =N, 𝑛𝑖  0, i=1,...n.

̃ là giá trị trung bình WTP được ước tính từ chuỗi mô phỏng
(Lưu ý: 𝑊𝑇𝑃
Monte-Carlo)

Ví dụ cho kết quả phương án điều tra đối với FBOT (phân bố tiền định giả định
là Log-normal) được xây dựng theo mô hình DWEABS như sau:
Giá trị chi trả (bid1) Cỡ mẫu (N) Giá trị chi trả (bid1) Cỡ mẫu (N)
42.747 đồng 1 252.220 đồng 3
44.919 đồng 1 266.698 đồng 3
47.207 đồng 1 282.082 đồng 4
49.618 đồng 1 298.434 đồng 4
52.159 đồng 1 315.822 đồng 4

112
54.838 đồng 1 334.318 đồng 4
57.661 đồng 1 353.999 đồng 5
60.639 đồng 1 374.950 đồng 5
63.779 đồng 1 397.262 đồng 5
67.092 đồng 1 421.032 đồng 5
70.587 đồng 1 446.366 đồng 6
74.276 đồng 1 473.378 đồng 6
78.170 đồng 1 502.192 đồng 7
82.280 đồng 1 532.941 đồng 7
86.621 đồng 1 565.771 đồng 7
91.207 đồng 1 600.837 đồng 8
96.051 đồng 1 638.309 đồng 8
101.170 đồng 1 678.373 đồng 9
106.581 đồng 1 721.227 đồng 9
112.302 đồng 1 767.091 đồng 10
118.352 đồng 1 816.199 đồng 11
124.752 đồng 2 868.809 đồng 12
131.523 đồng 2 925.202 đồng 12
138.689 đồng 2 985.682 đồng 13
146.276 đồng 2 1.050.582 đồng 14
154.310 đồng 2 1.120.267 đồng 15
162.819 đồng 2 1.195.133 đồng 16
171.835 đồng 2 1.275.614 đồng 17
181.390 đồng 2 1.362.186 đồng 18
191.521 đồng 2 1.455.369 đồng 20
202.264 đồng 3 1.555.733 đồng 21
213.660 đồng 3 1.663.907 đồng 23
225.753 đồng 3 1.780.578 đồng 14
238.589 đồng 3 1.799.999 đồng 2
Lựa chọn Bid theo Cooper [27] dẫn đến số lượng bid quá lớn. Trong trường hợp
của nghiên cứu này, với cỡ mẫu nhỏ dưới 400 đối tượng nhiều nhược điểm của phương
pháp này là gây khó khăn cho quá trình triển khai thu thập số liệu. Bên cạnh đó, với kết

113
quả trong giai đoạn thử nghiệm với 31 đối tượng, việc xác định được phân bố tiền định
của giá trị sẵn sàng chi trả là khá khó khăn.
Lựa chọn theo khuyến cáo của Kenninen (1993)
Tác giả Kenninen (1993) khuyến cáo rằng trong trường hợp kết quả thử nghiệm
là đủ lớn và đủ tin cậy thì các mức bid đầu tiên có thể được gán các giá trị xung quanh
giá trị trung vị và các mức bid tiếp theo có thể thiết lập thậm chí rộng hơn mức bid tối ưu.
Tuy nhiên trong trường kết quả thử nghiệm dựa trên cỡ mẫu nhỏ và chưa thực sự đáng
tin cậy thì có thể thiết lập mức bids đầu tiên ở các mức trên và dưới trung vị và các mức
bid tiếp theo xung quanh các mức bid đầu tiên.
Lựa chọn theo khuyến cáo của Boyle (1998) và Alberini (1995)
Theo tác giả Boyle (1998) phân tích ưu và nhược điểm của các phương án thiết
kế bid trong đó chỉ ra thiết kế đa bid (multiple bid) theo tác giả Cooper và cộng sự có
những ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm vì phụ thuộc vào giả định liên quan đến phân
bố giá trị WTP [51]. Một số phương án thiết kế khác như 3 bid hay 5 bid và biên độ của
các bid nằm trong khoảng từ 15 đến 85 percentile. Alberini (1995) cũng khuyến nghị số
lượng bids nằm trong khoảng 6-8 bids đối với cỡ mẫu nhỏ và 6-12 đối với cỡ mẫu lớn để
tối ưu hóa lực của các kiểm định [52]. Tác giả Veronesi (2010) cũng trình bày phương án
thiết kế bid bao phủ khoảng 18-69 percentile (0,18; 0,31; 0,5; 0,58 và 0,69).
Cân nhắc các khuyến cáo trên, nhóm nghiên cứu xây dựng phương án thiết kế như
sau:
Bid đầu Bid thấp hơn Bid cao hơn Cỡ mẫu
(BID1) (BIDL) (BIDH) (N)
FOBT
30.000 đồng 15.000 đồng 60.000 đồng 80 đối tượng
50.000 đồng 25.000 đồng 100.000 đồng 80 đối tượng
100.000 đồng 50.000 đồng 200.000 đồng 80 đối tượng
200.000 đồng 100.000 đồng 400.000 đồng 80 đối tượng
270.000 đồng 135.000 đồng 540.000 đồng 80 đối tượng
Tổng cộng: 400 đối tượng
Nội soi đại trực tràng
200.000 đồng 100.000 đồng 400.000 đồng 80 đối tượng
300.000 đồng 150.000 đồng 600.000 đồng 80 đối tượng
400.000 đồng 200.000 đồng 800.000 80 đối tượng
114
600.000 đồng 300.000 đồng 1200.000 đồng 80 đối tượng
1350.000 đồng 675.000 đồng 2700.000 đồng 80 đối tượng
Tổng cộng: 400 đối tượng

115
Phụ lục 7: Danh sách biến số trong nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa biến Phân PP thu
loại thập
A Thông tin chung về đối tượng
1. Tuổi Tính theo năm dương lịch đến thời Rời rạc Phỏng vấn
điểm điều tra
2. Nơi ở Nơi cư trú thường xuyên của đối Nhị phân Phỏng vấn
tượng
3. Tình trạng hôn Tình trạng hôn nhân của đối tượng Danh Phỏng vấn
nhân mục
4. Số con Số con của đối tượng Rời rạc
Phỏng vấn
5. Nghề nghiệp hiện Công việc hiện tại của đối tượng Danh Phỏng vấn
tại trong vòng 7 ngày qua mục
6. Nghề nghiệp Nghề nghiệp trước khi nghỉ Danh Phỏng vấn
hưu/nghỉ việc. mục
Phân loại theo Danh mục Nghề
nghiệp Việt Nam ban hành theo
Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày
12 tháng 11 năm 2008
7. Học vấn Trình độ học vấn cao nhất của đối Danh Phỏng vấn
tượng mục
8. Số người trong hộ Số người ở chung và ăn chung Rời rạc Phỏng vấn
gia đình trong hộ gia đình trong vòng 3
tháng qua
9. Thu nhập trung Thu nhập trung bình tính theo tháng Liên tục Phỏng vấn
bình của hộ gia của toàn bộ hộ gia đình
đình
10. Phân loại hộ Phân loại theo Quyết định số Danh Phỏng vấn
nghèo 12/2016/QĐ-UBND ngày mục
13/04/2016 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội
11. Người kiếm tiền Nhận định của đối tượng về việc Nhị phân Phỏng vấn
chính trong gia đối tượng có phải là người kiếm
đình tiền chính trong gia đình
12. Có người nhà đi Đối tượng có/không đi cùng người Danh Quan sát
cùng trong quá nhà trong lần khám bệnh hiện tại mục
trình khám bệnh
B Thông tin liên quan đến sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe
13. Tình trạng bảo Đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế hay Nhị phân Phỏng vấn
hiểm y tế không
14. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải vấn đề
về dạ dày
15. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải bệnh trĩ

116
16. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải bệnh tim
mạch
17. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải đột quỵ
18. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải trầm
cảm
19. Bản thân đã từng Bản thân đối tượng gặp phải Nhị phân Phỏng vấn
gặp phải ung thư
20. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải vấn đề từng gặp phải
về dạ dày
21. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải bệnh trĩ từng gặp phải
22. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải bệnh tim từng gặp phải
mạch
23. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải đột quỵ từng gặp phải
24. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải trầm từng gặp phải
cảm
25. Người thân trong Người thân trực hệ trong gia đình Nhị phân Phỏng vấn
gia đình đã từng (bố mẹ, anh/chị em ruột, con cái) đã
gặp phải ung thư từng gặp phải
26. Đối tượng đã Hỏi về việc đối tượng đã từng tham Danh Phỏng vấn
từng tham gia gia sàng lọc ung thư đại trực tràng mục
sàng lọc ung thư hay chưa
đại trực tràng
27. Đối tượng đã Hỏi về việcd đối tượng đã từng Danh Phỏng vấn
từng tham gia tham gia sàng lọc ung thư khác (vú, mục
sàng lọc ung thư cổ tử cung, khoang miệng) hay
khác chưa
C Kiến thức và thái độ của đối tượng liên quan đến ung thư đại trực tràng
28. Đánh giá về tầm Đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 Danh Phỏng vấn
quan trọng của tương ứng với không quan trọng mục
tập thể dục đều đến cực kì quan trọng
đặn
29. Đánh giá về tầm Đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 Danh Phỏng vấn
quan trọng của tương ứng với không quan trọng mục
chế độ ăn nhiều đến cực kì quan trọng
hoa quả và rau

117
30. Đánh giá về tầm Đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 Danh Phỏng vấn
quan trọng của tương ứng với không quan trọng mục
sàng lọc ung thư đến cực kì quan trọng
cổ tử cung định
kỳ với phụ nữ
31. Đánh giá về tầm Đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 Danh Phỏng vấn
quan trọng của tương ứng với không quan trọng mục
sàng lọc ung thư đến cực kì quan trọng
vú định kỳ với
phụ nữ
32. Nhận thức về Đánh giá của đối tượng về nguy cơ Danh Phỏng vấn
nguy cơ mắc ung mắc ung thư ĐTT mục
thư ĐTT
33. Lo lắng về khả Mắc độ lo lắng của đối tượng về Danh Phỏng vấn
năng mắc ung thư khả năng mắc ung thư đại trực tràng mục
đại trực tràng hay không
34. Lý do lớn nhất Đánh giá của đối tượng về 01 lý do Danh Phỏng vấn
khiến người dân lớn nhất khiến người dân trong mục
trong cộng đồng cộng đồng không sàng lọc ung thư
không sẵn sàng đại trực tràng sử dụng FOBT
chi trả tiền túi
sàng lọc sử dụng
FOBT
35. Lý do lớn nhất Đánh giá của đối tượng về 01 lý do Danh Phỏng vấn
khiến người dân lớn nhất khiến người dân trong mục
trong cộng đồng cộng đồng không sàng lọc ung thư
không sẵn sàng đại trực tràng sử dụng nội soi đại
chi trả tiền túi cho trực tràng
sàng lọc sử dụng
nội soi đại trực
tràng
D Sẵn sàng chi trả cho sàng lọc ung thư đại trực tràng
36. Sẵn sàng chi trả Hỏi về sự sẵn sàng chi trả tiền túi Danh Phỏng vấn
tiền túi để thực của đối tượng để thực hiện sàng lọc mục
hiện sàng lọc
37. Thích thực hiện Hỏi về sự ưa thích của đối tượng Danh Phỏng vấn
biện pháp nào đối với sàng lọc sử dụng FOBT và mục
hơn để sàng lọc nội soi đại trực tràng
ung thư đại trực
tràng
38. Mức sẵn sàng chi Được ước tính dựa trên mô hình Nhị phân Phỏng vấn
trả cho FOBT với hóa các câu trả lời của đối tượng
câu hỏi có-không đối với câu hỏi dạng có - không hai
hai mức mức
39. Mức sẵn sàng chi Được ước tính dựa trên mô hình Nhị phân Phỏng vấn
trả cho nội soi đại hóa các câu trả lời của đối tượng
trực tràng với câu đối với câu hỏi dạng có - không hai
hỏi có-không hai mức
mức
118
40. Lý giải của đối Hỏi đối tượng chi tiết về lý do cho Danh Phỏng vấn
tượng cho câu trả câu trả lời của đối tượng về mức mục
lời đối với FOBT sẵn sàng chi trả cho FOBT
41. Lý giải của đối Hỏi đối tượng chi tiết về lý do cho Danh Phỏng vấn
tượng cho câu trả câu trả lời của đối tượng về mức mục
lời đối với nội soi sẵn sàng chi trả cho nội soi đại trực
đại trực tràng tràng

119

You might also like