Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề bài: Anh chị hãy tóm tắt các nội dung chính của thước phim tư liệu và nêu

lên cảm
nghĩ của mình sau khi xem thước phim này?
Bài làm
Bộ phim tư liệu kể về cuộc đời chủ tịch HCM cùng cách mà Bác đã cống hiến cả
cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của đất nước ta.
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào, riêng phần tôi thì
làm cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn
với các cụ già hái ổi, trẻ em chăn trâu, không dính liếu gì đến vòng danh lợi”.
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành.”
Câu nói nổi tiếng trên chính là lời mở đầu của những thước phim vô cùng ý nghĩa
mang tên “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc
nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền
thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã
hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước
lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, cậu thanh niên chỉ vừa tròn đôi mươi đã phải rời bỏ quê
nhà, rời bỏ gia đình, sang trời Tây để đi “tìm hình của nước”.
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi
Người đi ra nước ngoài. Tại bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên 21 tuổi đã ra đi
bằng bàn tay trắng, làm phụ bếp trên một con tàu. Suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi
đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với
những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm
sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm
1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã
đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường
duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Những năm sau Ng sang
Liên Xô, và ở đây, Bác trở thành nhà hoạt động phong trào cách mạng quốc tế.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, xông pha hiểm nghèo, ra vào chốn tù tội,
28/1/1941, B trở về, đặt chân trên đất Tổ quốc, từ đây Ng là HCM. Hang Pác Pó, nơi Ng
chọn để sinh sống, làm việc. Trong núi rừng sâu thẳm, giữa muôn trùng hiểm nguy nhưng
cuộc sống của B tại nơi đây dường như rất nhẹ nhàng giản dị, thân thương.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được
thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Khi thời cơ đã chín muồi, Bác ra lệnh cho toàn Đảng, toàn dân đứng lên khởi nghĩa
giành chính quyền.
02/9/1945, tại Quãng trường Ba Đình, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay hôm sau ngày tuyên bố độc lập, Hồ chủ tịch đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách
cần làm ngay là động viên toàn dân thực hiện tăng gia sản xuất, chống giặc đói, giặc dốt
và giặc ngoại xâm, tiếp tục xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Người
còn dặn dò cán bộ Lãnh đạo, phải xem mình là đầy tớ của dân, phải gánh vác việc của
dân, chứ ko phải đè đầu dân như trong thời kì thống trị của Pháp Nhật.
Nền độc lập còn mong manh như ngàn cân treo sợi tóc, trước mặt là quân Pháp, sau
lưng là quân Tưởng, Hiệp ước Trung Pháp đã ký, HCT đã gạt mũi dao sau lưng đề ký với
Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, khiến cho 18 vạn quân Tàu – Tưởng phải rút về
nước, 15 ngàn quân Pháp được vào miền Bắc trong 1 thời gian được quy định. Chính phủ
Pháp sẽ công nhận nước VN là 1 nước tự do, và sẽ tiếp tục đàm phán giữa 2 bên về vấn
đề thống nhất nước VN. Lần đầu tiên, chính phủ VN xuất hiện với tư cách 1 chính phủ
trong 1 hiệp định quốc tế.
Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, tháng 8-
1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại
hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và
Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề
đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2-
9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền
độc lập của dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng
lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Hiệp định Giơ ne vơ
được ký kết.
Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh giải
phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước.
Trong cuộc chiến đấu vì tự do của cả dân tộc. nơi đâu cũng ngã xuống bao người
chiến sĩ không tên. Nhưng đối với Bác Hồ, có con người nào là không tên tuối, không gia
đình, không mẹ già ở quê nhà đang ngóng đợi.
Bác nghiêng mình trước sự hy sinh của mỗi người con của Tổ quốc. Bác không con,
nhưng lòng Bác có muôn triêu người con. Mỗi đứa con ngã xuống, lòng Bác đau như ai
xé, ai cào, tim thắt lại để ngăn dòng nước mắt tuôn trào.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người
cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng
sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Sau khi xem xong thước phim tư liệu, em cảm thấy rất xúc động và biết ơn những
điều mà Người đã dành cho nước Việt Nam.
Nếu như lãnh tụ Fidel Castro là niềm tự hào của đất nước Cu Ba, Lê-nin là vị lãnh tụ
đáng kính của nhân dân Xô viết thì Hồ Chí Minh là vì sao sáng soi đường chỉ lối, là vị
Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều đầu tiên khi nhắc về Hồ Chủ Tịch là nhắc
đến một người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà cách mạng với tư tưởng tiến bộ, với lí
tưởng, khát khao mãnh liệt "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất
cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Khi chứng kiến cảnh nước
nhà bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân bị đầy đọa khổ cực, khác với những nhà chí sĩ yêu
nước khác chọn cách đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành khi đó đã lựa chọn con đường bôn ba nước ngoài để tự mình "làm
quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy" và
hơn hết đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Trong hành trình gian khổ đi tìm đường cứu
nước ấy, Người đã đi qua 28 quốc gia trên thế giới trong vòng 30 năm chỉ với hai bàn tay
trắng, trải qua rất nhiều công việc từ lao động chân tay nặng nhọc như cào tuyết, phụ bếp,
làm vườn, vét bùn, làm công ở cảng đến những nghề trí óc như viết báo, rửa ảnh,... phải
trải qua vô vàn những tháng ngày cực khổ nhưng người thanh niên ấy chỉ mong đổi lấy
hạnh phúc, tự do cho nhân dân và khát khao tìm ra con đường cách mạng đúng đắn giải
phóng dân tộc khỏi lầm than. Nhờ có Người soi đường dẫn lối, dân tộc Việt Nam đã thoát
khỏi xiềng xích của Pháp, đánh đuổi tên đế quốc Mỹ sừng sỏ nhất thế giới và trở thành
một đất nước hoàn toàn tự do, hưng thịnh như ngày hôm nay.
Không chỉ vậy, lí tưởng của Người còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân trên thế giới
nói chung và nhân dân các nước thuộc địa nói riêng, những người yêu chuộng hòa bình ở
khắp nơi ủng hộ Người, giai cấp công nhân nông dân yêu mến, kính trọng Người, coi
Người như anh em...
Trên cương vị là lãnh tụ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Hồ Chủ Tịch không có
giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. Cả cuộc đời Bác đã dành trọn tình yêu cho
nhân dân, cho cách mạng với câu nói nổi tiếng "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đối với con dân đất Việt:
"Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả máu lớn lọc trong dòng máu đỏ"
(Tố Hữu)
Người gần gũi, yêu thương, quan tâm chăm lo đến đời sống từ em nhỏ đến các cụ già,
từ đồng bào miền núi đến nhân dân miền xuôi, từ anh chiến sĩ đến những người dân công.
Biết bao đêm Bác trằn trọc băn khoăn không ngủ được vì lo lắng cho vận mệnh của dân
tộc, ngay cả khi ốm mệt nằm trên giường bệnh, Người vẫn không nguôi suy nghĩ đến
miền Nam ruột thịt: "Trong Nam mấy hôm nay đánh thế nào?". Cả cuộc đời làm lãnh đạo
đất nước của Người là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, tự sáng tạo, "cần - kiệm -
liêm - chính - chí công - vô tư" với lối sống giản dị thanh cao. Tuy là Chủ tịch nước
nhưng Người luôn sống bình dị trong nhà sàn đơn sơ, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu,
đi đôi dép cao su và ăn uống vài món đạm bạc dưa cà. Vị chủ tịch ấy không ngần ngại lội
ruộng hướng dẫn bà con cấy lúa, không nề hà tát nước, trồng rau, nuôi cá như một người
nông dân thực thụ, vui vẻ chuyện trò cùng bà con...
Tình cảm của Bác đối với mỗi con người, không phân biệt sắc tộc, không phân biệt
màu da, đều xuất phát từ tận sâu thẳm nơi trái tim của Ng, vì thế không chỉ có dân ta mới
yêu kính Bác như vị cha già kính yêu của dân tộc, đối với các nước bạn, hình ảnh vị Lãnh
tụ ấy cũng thật gần gũi, giản dị và vô cùng thân thương. Trong từng cử chỉ của Bác có
nền văn hóa của Phương đông, nền văn hóa của phương Tây, nền văn hóa của phương
Nam, và nền văn hóa của phương Bắc. Nhân dân khắp các nước xứ sở thấy Bác không có
gì là xa cách. Bác đã tạo được sự đoàn kết chặt chẽ và sự ủng hộ to lớn từ các nước bạn,
điều này góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng dân tộc VN.
Trong muôn vàn tình yêu thương của Bác, có 1 tình yêu bao la, đặc biệt dành cho
thiếu nhiên nhi đồng. Bác đã nói “ tôi không có gia đình, cũng không có con. Nước VN là
đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em VN đều là con tôi”. Ngày Tết thiếu nhi 1-6 năm ấy,
Bác Hồ đã 79, đón các cháu. Các em hát ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng
và Bác cũng đã viết ai yêu các em nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh….
9 giờ 47 phút ngày mồng 2 tháng 9, trái tim Bác ngừng đập. Cho đến những giây
phút cuối cùng ấy, đồng bào miền Nam và Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng vẫn mãi mãi
còn lại trong trái tim vĩ đại của Người. Khi đai phát thanh vừa đưa tin, trời đất như ngừng
lại trong nỗi đau khôn xiết và cái cảm giác trống vắng như bao phủ lên toàn bộ đất nước.
Năm ấy, trong những ngày để tang Bác, trời đổ mưa tầm tã. Vòm trời Ba Đình như
trĩu nặng một nỗi buồn. Thiên nhiên như cũng đau nỗi đau của con người. Những giọt
nước mắt hoàn lẫn nước mưa chảy mãi như không bao giờ hết trong niềm tiếc thương vô
hạn của con người.
Dù Bác đã đi xa nhưng tấm gương đạo đức cách mạng và lối sống thanh cao giản dị
của Người vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam. Hồ Chủ Tịch xứng đáng là vị lãnh tụ vĩ
đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới khiến cả thế giới nói chung
và dân tộc ta nói riêng yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào.

You might also like