Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Học phần Quản trị tài chính

ThS. Trịnh Công Sơn

Email: tcsn38@gmail.com

Hướng dẫn:

1. Nghiên cứu tình huống


Các nhóm đều phải đọc tất cả các tình huống
 Đối với các nhóm được phân công nghiên cứu: giải đáp các câu hỏi thảo luận và hoàn
thiện báo cáo nộp cho thầy
 Đối với các nhóm khác: ghi lại những khái niệm, vấn đề thắc mắc chưa rõ, cần trao
đổi với các nhóm nghiên cứu sau này
2. Sản phẩm nộp
 Báo cáo họp nhóm về từng tình huống
 Báo cáo tình huống được phân công nghiên cứu (khoảng 10-15 trang) gồm 2 phần
- I. Tổng hợp lý thuyết: nhóm tổng hợp các lý thuyết quản trị tài chính được đề cập
trong tình huống
- II. Giải quyết tình huống: giải quyết các câu hỏi thảo luận yêu cầu
 Slide tình huống được phân công nghiên cứu (khoảng 15-20 slide)
- Tóm tắt tình huống (1-2 slide)
- Trả lời các câu hỏi thảo luận
 Bản đánh giá đóng góp thành viên trong nhóm (có ký xác nhận của từng thành viên)
theo 5 mức 5, 4, 3, 2, 1, 0 với
- 5 là mức đóng góp tích cực nhất trong nhóm
- 1 là mức đóng góp ít nhất trong nhóm
- 0 là không tham gia
- Tổng điểm của nhóm sẽ phải = số thành viên x 3 (không tính thành viên 0)
 Biên bản thảo luận trên lớp của nhóm
3. Thời gian nộp
 Nộp tất cả sản phẩm 1 tuần trước tuần thảo luận
4. Lưu ý
 Thư ký sẽ tổng hợp tóm tắt những diễn biến về thảo luận của nhóm mình trong tất cả
các buổi. Ai phát biểu, vấn đề gì? Ai trả lời, như thế nào?
 Nhóm trình bày sẽ được cộng điểm khuyến khích
 Các nhóm trưởng và thư ký sẽ có điểm thưởng và phạt dựa trên kết quả của nhóm

-1-
Tình huống 1:
TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

IMEX là 1 doanh nghiệp vừa được cổ phần hoá từ DNNN. Tiền thân của IMEX là Công ty ngoại
thương thành lập từ năm 1975. Nhiệm vụ chính của công ty là thực hiện kế hoạch trao đổi hàng
hoá với các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đến cuối 1980s, khi hoạt động ngoại
thương thay đổi, để phù hợp với tình hình mới, công ty này đã thay đổi chức năng nhiệm vụ và
đổi tên thành IMEX, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chỉ sau gần 2 năm,
IMEX trở thành doanh nghiệp mạnh, quy mô lớn, hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực kinh
doanh, nhưng chủ yếu vẫn là xuất nhập khẩu với 2 mặt hàng chủ lực là xuất khẩu gạo và nhập
khẩu phân bón. Từ đó, thương hiệu IMEX đã trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Trước thời điểm 1997, hoạt động của IMEX rất hiệu quả. Nhưng khi xảy ra khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở khu vực châu Á và trên thế giới, nhiều quan điểm cho rằng hoạt động xuất nhập
khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn rủi ro. Dựa vào những nhận định này, IMEX quyết định đa dạng hoá
hoạt động, nhảy vào sản xuất mặt hàng thay thế nhập khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Toàn bộ
nguồn lực có được từ hoạt động xuất nhập khẩu đổ dồn cho 2 hoạt động này. Kể từ đó, hàng hoá
sản xuất với giá thành cao không cạnh tranh được, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng làm theo ngẫu
hứng đã gặp nhiều trở ngại trong việc triển khai các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... doanh
nghiệp thua lỗ liên tục.
Do việc theo dõi các hoạt động, lập kế hoạch tài chính không có hệ thống, không rõ ràng (đầu tư
ngẫu hứng, hàng nhập khẩu kinh doanh lẫn lộn với hàng nhập khẩu cho sản xuất, nhập khẩu cho
đầu tư xây dựng các nhà máy, công trình hạ tầng, chi phí sản xuất lẫn với chi phí đầu tư...) dẫn
đến tình trạng không thể đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả ở khâu
nào. Nhìn vào có vẻ như là hoạt động của công ty không có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Lý
do đưa ra để biện minh cho sự xuống dốc của IMEX là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
tài chính.
Sau hơn 5 năm hoạt động thua lỗ liên tục, nhằm tạo động lực mới khắc phục khó khăn, vực dậy
doanh nghiệp, đầu năm 2003, IMEX được cổ phần hoá. Nhà nước giữ 30% cổ phần. Tuy kinh
doanh thua lỗ trong thời gian dài, nhưng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của IMEX rất
phát triển, thương hiệu của IMEX ngày càng được củng cố và nâng cao. Ngoài mặt hàng gạo và
phân bón truyền thống, IMEX còn đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, nhập khẩu các mặt hàng gia
dụng. Tỷ trọng các mặt hàng xuất nhập khẩu khác ngoài phân bón và gạo đã chiếm gần 50% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu. Chính vì lý do này mà khi cổ phần hoá, tên gọi IMEX vẫn được giữ
nguyên.
Là 1 chuyên gia tài chính, 1 nhà quản trị có nhiều kinh nghiệm, ông An - Tổng giám đốc vừa
mới được tuyển dụng, nhận ra 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hỗn loạn
nêu trên là ở bộ phận tài chính kế toán. Chính vì vậy ông ta đang cần một số chuyên gia tài chính
giỏi cùng với mình xây dựng đề án tái cấu trúc công ty, trong đó tập trung sắp xếp lại bộ phận tài
chính kế toán theo mô hình công ty cổ phần, phân định rạch ròi giữa kế toán và tài chính, đưa
công tác tài chính và kế toán về đúng vị trí và tầm quan trọng của chúng.
Đề án này sẽ được đưa vào nghị trình làm việc cuả Hội đồng quản trị trong phiên họp sắp tới.
Theo dự báo việc thông qua đề án sẽ hết sức khó khăn, vì trong HĐQT có 12 người trong đó có 5

-2-
người (những người này nguyên là lãnh đạo điều hành của IMEX trước đây, trong đó có chủ tịch
HĐQT) đã quen với mô hình, cơ chế quản lý tài chính hiện tại của IMEX, họ nhất quyết chống
lại việc thay đổi, 3 người (những người vừa mới mua phần cổ phần bán ra công chúng) ủng hộ
phương án đổi mới, 4 người còn lại chưa thể hiện chính kiến và họ sẽ ngả về bên nào có lý lẽ
thuyết phục hơn. Tuy nhiên những người này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cơ chế cũ. Theo
điều lệ của IMEX thì quyết định được thông qua khi có trên 50% số thành viên HĐQT tán đồng.
Nếu trường hợp mỗi bên có 50% ý kiến tán đồng thì bên nào có Chủ tịch HĐQT tán đồng thì ý
kiến đó được chấp thuận.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của IMEX gồm các lĩnh vực: kinh doanh xuất nhập khẩu, sản
xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: đây là hoạt động chính của IMEX, trong đó chủ yếu là xuất
khẩu gạo, thuỷ sản, nhập khẩu phân bón, hàng gia dụng. Về danh nghĩa, việc mua gạo xuất khẩu
của IMEX được thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. Nhưng việc thực hiện
phương thức này còn nhiều bất cập, các bên thường xuyên vi phạm hợp đồng. Khi giá lên thì
nông dân phá hợp đồng, ngược lại khi giá xuống thì doanh nghiệp nghiệp tìm cách không mua
theo giá đã thoả thuận. Vì lý do này mà việc mua lúa vẫn phải qua trung gian là các thương lái.
Việc thu mua thuỷ sản cũng gặp tình trạng tương tự việc mua lúa. Phân bón, hàng gia dụng được
bán thông qua các đại lý. Xuất nhập khẩu là phần hoạt động có hiệu quả (nhiều lợi nhuận) nhất,
chiếm 40% doanh thu hàng năm.
- Hoạt động sản xuất: IMEX sở hữu 1 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng công suất 150.000
tấn/năm, hiệu suất sản xuất và tiêu thụ chỉ đạt khoảng 100.000 tấn/năm, hàng tồn kho rất lớn,
việc thu tiền rất chậm, khoản phải thu là rất lớn.Thời gian thu hồi các khoản phải thu lên đến 150
ngày. Ngoài ra, trong năm vừa rồi IMEX khánh thành đưa vào vận hành nhà máy sản xuất gạch
Ceramic công suất 2 triệu m2/năm, tổng mức đầu tư là 98 tỷ đồng. Hiện vẫn đang ở giai đoạn
thăm dò thị trường. Hoạt động sản xuất chiếm gần 40% doanh thu của công ty, nhưng chi phí
chiếm hơn 50% (chưa kể phần chi phí quản lý ở trụ sở công ty). Hoạt động sản xuất của IMEX
chỉ có lãi ở nhà máy chế sát gạo và chế biến thuỷ sản.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng: IMEX đang thực hiện một dự án giao thông đường bộ theo phương
thức BOT. Dự án được triển khai rất chậm vì công tác đền bù giải toả chưa được thực hiện xong.
Đã quá thời hạn hoàn thành hơn 3 năm, nhưng khối lượng chỉ đạt hơn 30%. Bên cạnh đó, IMEX
đang thực hiện dự án xây dựng khu chung cư 400 phòng để bán. Tổng mức đầu tư chung cư này
ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên việc xây dựng mới đạt hơn 80% khối lượng, nhưng toàn
bộ các căn hộ đã được bán hết và IMEX đã thu được 90% số tiền bán nhà, còn 10% sẽ được trả
sau khi giao nhà. Việc xây dựng chung cư mang lại lợi nhuận rất cao, chính vì vậy mà IMEX
đang có kế hoạch thực hiện một chung cư có quy mô gấp 10 lần chung cư hiện tại.
- Góp vốn liên doanh: IMEX có 2 liên doanh, một liên doanh sản xuất thức ăn gia xúc với
công suất 20.000 tấn/năm. Liên doanh này hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, IMEX sở hữu
30% liên doanh này. Liên doanh còn lại là liên doanh sản xuất phân hoá học, IMEX sở hữu 70%.
Nhà máy sản xuất phân hoá học đã khánh thành 3 năm nhưng sản phẩm rất kém chất lượng, giá
thành cao, không tiêu thụ được. Phần góp vào các liên doanh này của IMEX chủ yếu là quyền sử
dụng đất và mua thiết bị trả chậm qua đối tác trong liên doanh với sự bảo lãnh của các NHTM.
- Đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán: Phần đầu tư trên thị trường chứng khoán là phần
chứng khoán IMEX mua vào sau khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động được gần 1 năm.

-3-
Mặc dù Nhà nước nắm 30% cổ phần, nhưng cơ chế quản lý tài chính của IMEX là đơn vị hạch
toán độc lập, tự chủ về tài chính. Hoạt động của IMEX được chi phối bởi luật Doanh nghiệp.
Cấu trúc hoạt động của bộ phận kế toán tài chính của IMEX được chia làm 3 cấp, bao gồm: lãnh
đạo phòng kế toán tài chính, bộ phận kế toán tổng hợp và các kế toán chi tiết. Hoạt động của bộ
phận kế toán được chia thành nhóm tài khoản. Mỗi cán bộ kế toán chi tiết phụ trách một số tài
khoản nhất định.
Lãnh đạo phòng kế toán tài chính: kế toán trưởng phụ trách chung và phụ trách kế toán chi tiêu
và kế toán tổng hợp. Đối với 3 phó phòng kế toán, mỗi người được phân công phụ trách một
mảng , gồm mảng tài sản lưu động, tài sản cố định và các khoản nợ.
Bộ phận kế toán tổng hợp: Bộ phận này làm công tác tổng hợp, lập báo cáo tài chính và kiêm
luôn nhiệm vụ lập kế hoạch kế toán tài chính hàng năm.
Đối với các kế toán viên (kế toán chi tiết): Việc phân công nhiệm vụ các kế toán viên gắn liền
với tên gọi các tài khoản và các công việc cụ thể như sau:
. kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. . kế toán khoản phải trả
. kế toán hàng tồn kho . kế toán theo dõi thuế và các khoản phải
. kế toán khoản phải thu nộp ngân sách
. kế toán theo dõi các khoản đầu tư (chứng . kế toán vay nợ ngân hàng
khoán, góp vốn liên doanh) . kế toán công trình (theo dõi các dự án đầu
. kế toán tài sản cố định tư, mỗi dự án được bố trí 1 kế toán)
. kế toán chi tiêu . thủ quỹ
. Tổ chức hạch toán kế toán và thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định.
. Xây dựng kế hoạch kế toán tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công ty.
Các hoạt động thực tế chỉ tập trung vào công tác hạch toán kế toán, còn công tác quản trị tài chính gần
như không thực hiện.

Câu hỏi thảo luận:


1. Nếu bạn được ông An - Tổng giám đốc của IMEX giao nhiệm vụ xây dựng đề án tái cấu trúc công
ty thì bạn sẽ làm gì? Hãy trình bày đề án của bạn.
Gợi ý:
a. Trình bày những đánh giá của bạn về thành công và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của
IMEX trong thời gian vừa qua.
b. Chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả của công ty.
c. Lập luận để chứng minh nguyên nhân chính cần ưu tiên giải quyết là cải cách mô hình quản trị
tài chính tại công ty.
d. Xây dựng mô hình quản trị tài chính mới, và giải thích sự cần thiết của các bộ phận trong mô
hình mới.
e. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư và đề xuất hướng giải quyết.
2. Trước nguy cơ đổi mới bộ phận tài chính của công ty, các thành viên bảo thủ cũng muốn có cơ sở
để chứng minh mô hình và cơ chế tài chính hiện tại là phù hợp, không cần thay đổi. Chính vì vậy,
họ cũng thuê một số chuyên gia tài chính giúp đỡ họ. Nếu bạn là chuyên gia tài chính được thuê,
bạn sẽ sử dụng những lý lẽ gì để giúp nhóm bảo thủ.

-4-
Tình huống 2:
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP

So với đi vay ngân hàng, chi phí lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn do rủi ro nhiều hơn,
nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát hành trái phiếu thay vì đi vay ngân hàng hay phát hành
cổ phiếu.
Theo số liệu của các tổ chức tín dụng và ngân hàng, năm 2013 là năm phát hành kỷ lục của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp, với tổng lượng phát hành đạt trên 40,000 tỷ đồng.
Trong năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đang trong kế hoạch phát hành trái phiếu như CTCP Phát
triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) có kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1,000 tỷ đồng kỳ
hạn 5 năm để bổ sung vốn cho 2 dự án mở rộng là Sunflower và Prince Town. Hay CTCP Hoàng Anh
Gia Lai (HOSE: HAG) cũng hoàn tất đợt chào bán 1,000 trái phiếu doanh nghiệp năm 2014 với mệnh
giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12% cho kỳ tính lãi đầu tiên. Cũng với khối lượng tương đương,
CTCP Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) sẽ phát hành 980 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2014 với
kỳ hạn 3 năm và là trái phiếu không có tài sản đảm bảo. CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương
(HOSE: TDC) chọn hình thức tái cơ cấu tài chính công ty thông qua việc phát hành trái phiếu 500 tỷ
đồng kỳ hạn 5 năm.
Tên tuổi nổi tiếng trong việc phát hành trái phiếu, đặc biệt trái phiếu chuyển đổi chính là CTCP Đầu tư
Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII). Trong nửa đầu năm 2014, CII sẽ chào bán hơn 1 triệu trái
phiếu chuyển đổi cho cổ đông với lãi suất 12%/năm. Mức giá chuyển đổi trái phiếu là 11,000 đồng/cp
theo tỷ lệ 1:90.9. Đợt phát hành lần này cũng nhằm mục tiêu thanh toán cho đợt phát hành năm 2007
trước đó (500 tỷ đồng) đã đến lúc đáo hạn.
Một số công ty đang có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất từ
10-15%/năm như CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (HNX : SCR), CTCP TransIMEX-
SaiGon (HOSE: TMS), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) và CTCP khoáng sản Na Rì Hamico
(HOSE: KSS). Đặc biệt Tổng công ty PT Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) dự kiến phát hành
1,020 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với lãi suất rất thấp chỉ ở mức 1.5%/năm. Riêng với TMS,
việc phát hành không hề dễ dàng vì đây là kế hoạch đã được thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên 2011,
2012 nhưng chưa thực hiện do thị trường không thuận lợi và 2014 là năm thứ ba cho phương án này.

-5-
Câu hỏi thảo luận:
1. Hãy chỉ ra những ưu điểm của phát hành trái phiếu so với các hình thức huy động vốn khác để làm
rõ thực tế tăng trưởng của thị trường trái phiếu ở trên?
2. Trong một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những nội dung nào
của trái phiếu?
3. Theo bạn, có những tiêu chí nào trong phân loại trái phiếu? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại
trái phiếu doanh nghiệp đó là gì? Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng loại trái phiếu đó?
4. Nếu một công ty không có khả năng thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, công ty có ngay lập tức bị
tuyên bố phá sản không? Các trái chủ có được đảm bảo nhận lại đầy đủ số tiền như đã cam kết hay
không? Hãy giải thích.
5. Hãy tìm hiểu thêm thông tin để làm rõ các thông tin liên quan trong kế hoạch phát hành trái phiếu
của CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (mã CK: CII) ở bảng trên và đánh giá hiệu quả
của đợt phát hành này.

-6-
Tình huống 3:
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

John Bill, giám đốc tài chính của công ty Fischer Sports (FISCHER) đang rất vui nhưng cũng khá lo
lắng vì người sáng lập công ty gần đây đã bán 51% số lượng cổ phần điều hành cho Robert Steve, một
người đề cao chỉ tiêu EVA (Economic Value Added – giá trị kinh tế tăng thêm). Chỉ tiêu EVA được
tính bằng thu nhập hoạt động sau thuế NOPAT trừ đi chi phí vốn:
EVA = EBIT*(1 – t) – WACC* tổng vốn đầu tư
Nếu EVA dương, giá trị công ty sẽ tăng. Ngược lại nếu EVA âm, công ty sẽ không trang trải được chi
phí vốn, và giá trị của công ty sẽ giảm. Steve thưởng cho các giám đốc hậu hĩnh nếu họ tạo ra giá trị
tăng thêm lớn, nhưng nếu hoạt động của họ làm cho EVA âm thì họ sẽ phải thôi việc. Steve thường chỉ
ra rằng nếu công ty tạo ra doanh thu hiện tại với giá trị tài sản giảm, nó sẽ cần ít vốn hơn. Điều này có
nghĩa rằng khi yếu tố khác cố định, chi phí vốn sẽ giảm xuống và làm gia tăng EVA.
Một thời gian ngắn sau khi điều hành FISCHER, Steve gặp ban lãnh đạo của FISCHER để thông báo
kế hoạch của ông về công ty. Đầu tiên, ông đưa ra các số liệu về EVA để chứng minh cho mọi người
rằng trong những năm gần đây FISCHER không hề tạo ra giá trị. Sau đó, ông khẳng định rằng tình
hình này chắc chắn phải được thay đổi. Ông lưu ý rằng mặc dù các mẫu thiết kế ván trượt, giày và
trang phục của FISCHER khá được ưa chuộng trong ngành, nhưng vẫn còn điều gì đó chưa hiệu quả
trong hoạt động của công ty. Chi phí quá cao, giá lại thấp, hoặc công ty vay quá nhiều vốn, ông muốn
các giám đốc điều hành của FISCHER chỉnh đốn lại các vấn đề này.
Bill nhận thấy rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình vốn lưu động của FISCHER – các mức tồn
quỹ, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty có thể chưa thực sự tối
ưu. Trước đây, giám đốc sản xuất thường né tránh trả lời cho Bill về việc nắm giữ hàng tồn kho
nguyên vật liệu thô, giám đốc tiếp thị né tránh thông tin về số lượng thành phẩm, phòng kinh doanh né
tránh về chính sách tín dụng, còn thủ quỹ không bao giờ nói cho ông về số tiền mặt và chứng khoán
hiện có. Những gì Steve nói, đồng nghĩa với việc sẽ không khoan nhượng cho bất kỳ sự chống đối như
thế nữa.
Bảng 1 – Các tỷ số tài chính : FISCHER và trung bình ngành
FISCHER Ngành
Tỷ số thanh toán hiện hành 1.75 2.25
Tỷ số thanh toán nhanh 0.92 1.16
Hệ số nợ/tài sản 58.76% 50%
Vòng quay tiền mặt và chứng khoán 16.67 22.22
Kỳ thu tiền bình quân (365 ngày) 45.63 32
Vòng quay hàng tồn kho 6 8
Vòng quay tài sản cố định 7.75 13.22
Vòng quay tổng tài sản 2.08 3
Lợi nhuận trên doanh thu 2.07% 3.50%
ROE 10.45% 21%

-7-
Bill hiểu rằng các quyết định về vốn lưu động là một sự đánh đổi. Ví dụ, nếu hàng tồn kho giảm mà
không ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh, sẽ giải phóng vốn, tiết kiệm chi phí vốn và EVA
sẽ tăng. Tuy nhiên, tồn kho nguyên vật liệu thô ít có thể dẫn đến sản xuất bị gián đoán và chi phí cao
hơn, trong khi tồn kho thành phẩm ít có thể dẫn đến sụt giảm doanh thu. Vì vậy, trước khi thay đổi
hàng tồn kho, việc nghiên cứu kỹ hoạt động kinh doanh, cũng như những tác động tài chính của nó
đến thu nhập của công ty là thực sự cần thiết. Vấn đề tương tư như vậy đối với lượng tiền mặt và
khoản phải thu của công ty. Bill đã thu thập các thông tin liên quan như ở bảng 1.
Ngoài ra, để đánh giá sâu hơn về tình hình ngân quỹ của công ty, Bill đã xây dựng báo cáo ngân sách
tiền mặt. Bảng 2 chỉ tóm tắt các dữ liệu cho 2 tháng đầu năm (dự báo ngân sách tiền mặt của Bill
không tính thu nhập và chi phí tài chính).
Bảng 2 – Ngân sách tiền mặt tháng 1 và 2 cho FISCHER
Tháng
11 12 1 2 3 4
Thu
1. Tổng doanh thu 71218 68212 65213 52475 42909 30524
Thu
2. Trong tháng =0.2*0.98*DT tháng 12781.75 10285.1
3. Sau 1 tháng =0.7*DT tháng trước 47748.4 45649.1
4. Sau 2 tháng = 0.1*DT 2 tháng trước 7121.8 6821.2
5. Tổng thu 67651.95 62755.4
Chi
1. Mua hàng trong tháng
= 0.85*DT dự tính 2 tháng tới 44603.75 36472.65 25945.4
2. Trả tiền mua hàng tháng trước 44603.75 36472.65
3. Lương 6690.56 5470.9
4. Tiền thuê 2500 2500
5. Thuế 0 0
6. Tổng chi 53794.31 44443.55
Chênh lệch thu chi trong tháng 13857.64 18311.85
Tồn quỹ đầu tháng 3000 16857.64
Tồn quỹ mục tiêu 1500 1500
Số dư hoặc thiếu hụt so với mục tiêu 15357.64 33669.49

Bill dự định sẽ dùng các tỷ số trong bảng 1 và số liệu tồn quỹ ở bảng 2 làm căn cứ để thuyết phục ban
lãnh đạo công ty. Ông muốn mọi người hiểu được những lợi ích và bất lợi khi thay đổi các loại tài sản
lưu động và việc thay đổi đó sẽ tác động ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và EVA. Dưới đây là
một số vấn đề được trao đổi trong cuộc họp của Bill vừa qua, nếu bạn là Bill bạn sẽ giải thích như thế
nào?

-8-
Câu hỏi thảo luận:
1. Thế nào là chính sách vốn lưu động vừa phải, nới lỏng hay hạn chế. Dựa vào bảng 1, hãy cho biết
chính sách vốn lưu động của FISCHER thuộc loại nào? Chính sách đó có phù hợp không?
FISCHER sẽ đối mặt với những rủi ro gì nếu công ty nới lỏng hay thắt chặt chính sách tín dụng
của mình?
2. Trong bản dự báo ngân sách tiền mặt của ông, Bill giả định rằng tất cả tiền bán hàng đều thu được,
vì thế FISCHER không có nợ xấu. Theo bạn, điều này có thực tế không? Nếu không, nợ xấu sẽ
được đề cập như thế nào trong ngân sách tiền mặt? (Gợi ý, nợ xấu ảnh hưởng đến việc thu tiền chứ
không ảnh hưởng đến bán hàng)
3. Giả sử doanh thu 1 năm của FISCHER là $660.000 và chi phí giá thành bằng 90% doanh thu, thời
hạn thanh toán các khoản phải trả của FISCHER là 30 ngày. Bây giờ hãy tính chu kỳ luân chuyển
tiền mặt của công ty. Liệu FISCHER có dự trữ tiền mặt nhiều quá không ? công ty có thể làm gì để
giảm tiền mặt và chứng khoán của nó mà không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty?
4. Dựa vào đâu chúng ta có thể nói FISCHER đang dự trữ quá nhiều hàng tồn kho? Điều này ảnh
hưởng như thế nào đến EVA và ROE? Nếu công ty giảm hàng tồn kho mà không làm sụt giảm
doanh số, điều này có ảnh hưởng gì đến tình hình tiền mặt của công ty trong hoạt động ngắn hạn
và dài hạn không?
5. Bill biết rằng FISCHER bán hàng với cùng điều khoản tín dụng giống các công ty khác trong
ngành. Sử dụng các tỷ số được trình bày ở bảng 1 để giải thích khách hàng của FISCHER thanh
toán ngay nhiều hơn hay ít hơn các công ty cạnh tranh khác. Nếu có, bạn có đề nghị FISCHER nên
nới lỏng hay thắt chặt chính sách tín dụng không? Bốn yếu tố tạo nên chính sách tín dụng của công
ty là gì? FISCHER nên thay đổi các yếu tố theo hướng nào?
6. Nếu công ty giảm DSO của mình mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, liệu điều này
sẽ tác động đến tình hình tiền mặt của công ty như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn? Điều này có
ảnh hưởng gì đến EVA trong dài hạn.
7. Giả định rằng FISCHER mua hàng $3 triệu hàng hóa mỗi năm (giá chiết khấu) theo điều khoản
1/10 net 30, nhưng công ty có thể thanh toán trong vòng 40 ngày nếu công ty bỏ qua khoản chiết
khấu. Khoản tín dụng thương mại mà công ty có thể nhận được bình quân là bao nhiêu trong
trường hợp hưởng và không hưởng chiết khấu? Chi phí tín dụng thương mại do bỏ qua khoản chiết
khấu là bao nhiêu? Theo bạn, FISCHER có nên nhận chiết khấu không? Tại sao?

-9-
Tình huống 4:
XẾP HẠNG VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Vào tháng 11/01/1998, ủy ban tài chính của công ty Harding Plastic Molding (HPMC) đã nhóm họp
để thảo luận về 8 dự án ngân sách vốn. Tham gia cuộc họp có Chủ tịch và là người sáng lập công ty
Robert L. Harding, kiểm soát viên Susan Jorgensen và trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển Chris
Woelk. Trong vòng 5 năm qua, ủy ban này đã họp định kỳ hàng tháng để xem xét và đưa ra quyết định
cuối cùng về tất cả các đề xuất vốn cần được thẩm định trong thời kỳ này.
Công ty Harding Plastic Molding được thành lập vào năm 1970 bởi Robert L. Harding để sản xuất các
phụ tùng và khuôn nhựa cho công ty sản xuất ôtô Detroit. Trong 10 năm đầu họat động, HPMC chỉ
họat động như là nhà thầu phụ cho các công ty sản xuất ôtô nhưng sau đó công ty đã rất nỗ lực để đa
dạng hóa nhằm tránh những chu kỳ suy thoái xảy ra trong ngành công nghiệp ôtô. Đến năm 1998, nỗ
lực đa dạng hóa này đã giúp HPMC sản xuất được hơn 1.000 sản phẩm khác nhau, bao gồm đồ dùng
nhà bếp, thiết bị chụp hình và vỏ camera. Nỗ lực này cũng giúp công ty tăng doanh số tới 800% trong
giai đoạn 1990-1998. Do doanh số tăng xảy ra song hành với việc tăng khối lượng sản xuất nên vào
cuối năm 1996, HPMC buộc phải mở rộng cơ sở sản xuất. Việc mở rộng diện tích nhà máy và mua
thêm máy móc thiết bị đòi hỏi một khoản chi phí vốn vào khoảng 10,5 triệu USD và đưa năng lực sản
xuất của công ty tăng thêm 40%. Do năng lực sản xuất tăng, HPMC đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm
các đối tác mới và gần đây đã ký được hợp đồng với một công ty sản xuất đồ chơi lớn và một chuỗi
cửa hàng bách hóa giá rẻ. Mặc dù lĩnh vực không liên quan đến ôtô (non-auto) đã có những bước tăng
trưởng đáng kể nhưng nó mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 32% trong tổng họat động kinh doanh của
công ty. Do vậy, HPMC vẫn tiếp tục mở rộng lĩnh vực này và nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ
cũng như thành quả của bộ phận nghiên cứu và phát triển trong công ty, HPMC đã lập ra được 4 nhóm
dự án loại trừ lẫn nhau để đưa ra xem xét trong cuộc họp lần này của ủy ban.
Trong vòng 10 năm qua, phương pháp ra quyết định đầu tư của HPMC đã phát triển thành một chu
trình khá phức tạp, trong đó các đề xuất đầu tư mới được phân thành 3 lĩnh vực: lợi nhuận, nghiên cứu
và phát triển và an toàn. Các dự án thuộc lĩnh vực lợi nhuận và nghiên cứu và phát triển được đánh giá
bằng cách sử dụng kỹ thuật tính giá trị hiện tại với chi phí cơ hội được giả định là 10%; các dự án
thuộc lĩnh vực an toàn được thẩm định dựa trên những tiêu chí mang tính chủ quan hơn. Mặc dù các
dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu và phát triển phải tạo ra những lợi ích dựa trên các tiêu chí về giá trị
hiện tại nhưng những dự án loại này còn bị giới hạn về vốn, thông thường không được vượt quá
750.000 USD/1 năm. Mức trần này được Harding đưa ra chủ yếu là vì số lượng các nhà nghiên cứu
giỏi trong ngành công nghiệp nhựa không nhiều. Harding thấy rằng nếu chi nhiều tiền hơn con số giới
hạn trên thì “chúng ta không thể tìm được số nhân lực cần thiết để quản lý nó một cách hiệu quả”. Mặt
khác, những lợi ích đến từ các dự án thuộc lĩnh vực an toàn lại không ở dạng các dòng tiền; do đó
phương pháp giá trị hiện tại không thể được sử dụng để đánh giá các dự án này. Phương pháp có tính
chủ quan được áp dụng để thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực an toàn là kết quả của một nhiệm vụ rất
khó thực hiện trên thực tế là lượng hóa những lợi ích của dự án thành tiền. Do đó, các dự án này được
đánh giá một cách chủ quan bởi một ủy ban có thành phần gồm một số người trong ban
giám đốc và công nhân với một ngân sách bị giới hạn. Tất cả 8 dự án được thẩm định trong tháng 1
đều rơi vào lĩnh vực lợi nhuận.
Nhóm các dự án đầu tiên được đưa ra xem xét trong chương trình của cuộc họp liên quan đến việc sử
dụng tối đa những thiết bị chính xác của công ty. Dự án A đề nghị sản xuất các bình chân không chứa

- 10 -
trong các loại phích để cung cấp cho một chuỗi cửa hàng bán đồ dùng giảm giá. Những chiếc bình này
sẽ được sản xuất theo 5 kích cỡ và có nhiều màu khác nhau. Dự án này sẽ được thực hiện trong vòng 3
năm, trong đó công ty sẽ được bảo đảm một khoản lợi nhuận tối thiểu cộng với % doanh số. Dự án B
liên quan đến việc sản xuất các thiết bị chụp hình giá rẻ để cung cấp cho một cơ sở chụp hình quốc
gia. Mặc dù năng lực sản xuất của nhà máy hiện đang dư thừa nhưng mỗi dự án kể trên đều phải sử
dụng các loại thiết bị chính xác có năng lực sản xuất bị giới hạn. Do vậy việc thực hiện một trong hai
dự án sẽ sử dụng hết năng lực sản suất của các thiết bị chính xác. Ngoài ra, giá mua sản phẩm mới
trong cả hai dự án đều quá cao và đòi hỏi một khoảng thời gian chờ lên đến gần 2 năm và làm cho các
dự án này loại trừ lẫn nhau. (Các dòng tiền liên quan đến hai dự án này được trình bày ở Bảng 1).

Nhóm dự án thứ hai liên quan đến việc thuê các thiết bị vi tính trong vòng 1 năm để hỗ trợ việc làm
hóa đơn cho khách hàng và quản lý hàng tồn kho. Dự án C đòi hỏi phải đánh giá hệ thống lập hóa đơn
khách hàng do công ty Advanced Computer đề xuất. Theo hệ thống này, tất cả các thủ tục lập hóa đơn
và ghi sổ kế toán hiện đang được phòng kế toán của công ty HPMC thực hiện sẽ được tiến hành bởi
Advanced. Ngoài việc tiết giảm những chi phí liên quan đến quá trình ghi sổ kế toán, Advanced còn
cung cấp một hệ thống lập hóa đơn có hiệu quả hơn và thực hiện phân tích tình hình tín dụng của
những khách hàng nợ quá hạn và hệ thống này có thể được sử dụng vào việc phân tích sâu tình hình
tín dụng trong tưong lai. Dự án D do công ty International Computer đưa ra và bao gồm một hệ thống
lập hóa đơn tương tự như hệ thống của công ty Advanced và ngoài ra còn có một hệ thống quản lý
hàng tồn kho có khả năng theo dõi được tình hình tất cả các loại nguyên vật liệu và phụ tùng trong kho
và tiến hành đặt hàng khi cần, do vậy giảm được nguy cơ hết hàng dự trự, một vấn đề xảy ra ngày
càng thường xuyên tại công ty trong vòng 3 năm qua (Các dòng tiền của hai dự án này được trình bày
tại Bảng 2).

Nhóm dự án thứ 3 mà các giám đốc tài chính của công ty phải xem xét liên quan đến quy trình vừa
được công ty phát triển thành công và đã được cấp bằng sáng chế là đổ khuôn các loại nhựa cứng.
HPMC có thể sản xuất và bán các loại thiết bị dùng để dập khuôn nhựa cứng hoặc có thể bán quyền
sáng chế thiết bị này cho công ty Polyplastics, nhà sản xuất các sản phẩm nhựa lớn nhất thế giới. (Các
dòng tiền của hai dự án E và F được trình bày tại Bảng 3). Hiện nay, quy trình này chưa được thử
nghiệm đầy đủ và nếu HPMC dự định tung nó ra bán trên thị trường thì công ty cần phải hoàn tất quá

- 11 -
trình thử nghiệm này cũng như bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các thiết bị sản xuất cần thiết cho nhà
máy. Mặt khác, việc bán quyền sáng chế cho công ty Polyplastics chỉ đòi hỏi phải thử nghiệm và chỉnh
sửa đôi chút nên có thể được thực hiện trong vòng 1 năm. Do vậy, việc đưa ra được một quyết định
hợp lý về phương án lựa chọn có tầm quan trọng cấp thiết.

Nhóm dự án cuối cùng được đưa ra xem xét xoay quanh việc thay thế một số máy móc. HPMC có thể
chọn một trong hai hướng. Dự án G đề xuất việc mua và lắp đặt một thiết bị có năng suất rất cao và giá
cả hợp lý với vòng đời dự đoán là 5 năm; dự án H đề nghị mua một chiếc máy có giá tương tự mặc dù
năng suất có kém hơn với vòng đời dự đoán là 10 năm (Các dòng tiền của hai dự án này được trình
bày ở Bảng 4)

Khi cuộc họp bắt đầu, mọi người tham gia ngay lập tức tập trung thảo luận về phương pháp thích hợp
nhất để thẩm định các dự án này. Harding đề xuất rằng do các dự án đang được cân nhắc là các dự án
loại trừ lẫn nhau nên tiêu chí ra quyết định đầu tư dựa trên giá trị hiện tại ròng là không thích hợp. Ông

- 12 -
cho rằng sau khi xem xét kỹ lưỡng, các dự án này liên quan nhiều hơn đến tính sinh lời tương đối hoặc
thước đo lợi nhuận. Cả Jorgensen và Woelk đều nhất trí với quan điểm của Harding, trong đó
Jorgensen ủng hộ phương pháp chỉ số khả năng sinh lợi còn Woelk đề xuất sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội
bộ. Jorgensen lập luận rằng việc sử dụng chỉ số khả năng sinh lợi sẽ cung cấp tỷ số lợi ích-chi phí, tỷ
số này ám chỉ trực tiếp đến tính sinh lời tương đối. Do vậy công ty chỉ cần xếp hạng các dự án và chọn
ra những dự án có chỉ số khả năng sinh lợi cao nhất. Woelk đồng ý với quan điểm của Jorgensen
nhưng gợi ý rằng việc tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cũng là một thước đo khả năng sinh lời và dễ hiểu
hơn. Để giải quyết vấn đề này, Harding đề xuất việc tính cả ba chỉ số trên do chúng chắc chắn sẽ cho
ra cùng một kết quả khi xếp hạng.
Đến đây cuộc thảo luận được chuyển sang việc tìm một phương pháp thích hợp để xử lý vấn đề vòng
đời khác nhau của các dự án loại trừ lẫn nhau E và F, G và H. Woelk cho rằng đây không phải là một
vấn đề đáng bận tâm bởi vì tất cả các dòng tiền từ những dự án này đều có thể tính được và phương
pháp ra quyết định đầu tư theo tiêu chí dòng tiền chiết khấu tỏ ra thích hợp trong các trường hợp này.
Jorgensen lập luận rằng mặc dù ý kiến của Woelk là đúng nhưng cũng cần phải tính đến một thực tế là
các dự án đang được xem xét có vòng đời khác nhau.

Câu hỏi thảo luận:


1. Harding có đúng không khi cho rằng các chỉ số NPV, PI và IRR sẽ cho ra cùng một kết quả khi xếp
hạng các dự án? Trong những điều kiện nào thì NPV, PI và IRR sẽ cho ra những kết quả xếp hạng
khác nhau? Giải thích lý do?
2. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án A và B. Nguyên nhân nào gây ra xung đột khi xếp hạng? Dự án
A hay dự án B nên được lựa chọn? Câu hỏi của bạn liệu có thay đổi hay không nếu B là một dự án
điển hình trong ngành công nghiệp khuôn nhựa? Ví dụ, nếu các dự án của HPMC nhìn chung mang lại
một tỷ lệ lợi nhuận là 12% thì liệu có hợp lý không khi giả định rằng IRR của dự án B bằng xấp xỉ
33% là một cách tính đúng cho mục đích xếp hạng?
3. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án C và D. Dự án C hay dự án D nên được lựa chọn? Câu hỏi của
bạn liệu có thay đổi hay không nếu các dự án đang được cân nhắc bị giới hạn về vốn? Tỷ suất lợi
nhuận đối với khoản 12.000 USD dôi ra không sử dụng trong dự án C cần là bao nhiêu để khiến công
ty không biết lựa chọn dự án nào trong hai dự án trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn?
4. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án E và F. Các dự án này có so sánh được với nhau hay không
ngay cả khi chúng có vòng đời khác nhau? Tại sao? Dự án nào nên được lựa chọn? Giả sử rằng hai dự
án đang được xem xét không bị giới hạn về vốn.
5. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án G và H. Các dự án này có so sánh được với nhau hay không
ngay cả khi chúng có vòng đời khác nhau? Tại sao? Dự án nào nên được lựa chọn? Giả sử rằng hai dự
án đang được xem xét không bị giới hạn về vốn.

- 13 -

You might also like