Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUÔI KÌ II NĂM 2022- 2023 - Lớp 5D

MÔN: KHOA HỌC – LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các gia đình nông thôn, khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt cần lưu ý điều gì?
a. Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói và tiết kiệm chất đốt
b. Không đun nước sôi quá lâu( đun cạn nước) gây lãng phí chất đốt.
c. Xây hầm ga chứa phân gia súc để làm khí đốt.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Đồng là kim loại có những tính chất sau:
a.Cứng, có tính đàn hồi, chịu dược áp lực và lực căng lớn.
b. Có ánh kim, có màu đỏ nâu, dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi.
c. Có ánh kim, có màu trắng bạc, dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi.
d. Trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không gỉ.
Câu 3: Sự biến đổi hóa học là gì?
a. Sự biến dổi hóa học là sự chuyển biến từ chất này sang chất khác.
b. Sự chuyển thể từ nước lỏng thành nước đá là sự biến đổi hóa học.
c. Sự biến đổi hóa học là sự chuyển thể của một chất từ thể này sang thể khác.
d. Sự biến đổi từ thanh kim loại sáng loáng ánh kim sang thanh kim loại han gỉ .
Câu 4: Nhị là bộ phận sinh dục cái của cây, nhụy là bộ phận sinh dục đực của cây.
a. Đúng b. Sai
Câu 5: Nhị hoa gồm có:
a. Bao phấn và chỉ nhị b. Hạt và chỉ nhị c. Hạt phấn, bao phấn và chỉ nhị
Câu 6: Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Hòa tan đường vào nước B. Thả vôi sống vào nước.
C. Dây cao su bị kéo dãn ra D. Cốc thủy tinh bị vỡ
Câu 7: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 8: Theo em sự thụ phấn và sự thụ tinh hiện tượng nào xảy ra trước?
a. Thụ phấn và thụ tinh xảy ra cùng lúc.
b. Thụ phấn xảy ra trước, thụ tinh sau.
c. Thụ tinh xảy ra trước, kết thúc quá trình thụ tinh là quá trình thụ phấn.
Câu 9: Để hạt nẩy mầm thành cây con ta phải làm gì?
a. Phơi hạt thật khô. b. Gieo hạt vào đất ẩm. c. Ngâm hạt vào nước.
Câu 10: Hợp tử phát triển thành gì ?
A. Hạt B. Quả C. Phôi
Câu 11: Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì?
A. Cơ thể mới B. Trứng C. Phôi D. Con
Câu 12 Bướm cải phát triển từ:
A. Sâu. B. Bướm
B. Trứng D. Nhộng
Câu 13: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Tất cả mọi thứ có sẵn trong tự nhiên.
B. Tất cả mọi của cải có trong xã hội do con người làm ra.
C. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên được con người khai thác, sử dụng cho lợi ích
của con người.
D. Sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống con người.
Câu 13: Trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành gì?
a. Con non b. Hợp tử c. Phôi
Câu 14: Các loài côn trùng đều:
a. Đẻ trứng b. Đẻ con c. Một số đẻ trứng, một số đẻ con.
Câu 15: Ếch dẻ trứng vào mùa nào trong năm?
a. Đầu mùa mưa ( Cuối hạ) b. Giữa mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông
Câu 16: Lòng trắng và lòng đỏ của một quả trứng có vai trò gì?

1
a. Phát triển thành con non.
b. Cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
c. Tạo thành mỏ thành chân của con non.
Câu 17: Thú là những loài động vật:
a. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
b. Đẻ con và nuôi con bằng thức ăn kiếm được.
c. Đẻ trứng và nuôi con bằng sữa.
Câu 18Trong các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng, biện pháp có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm là :
A. Tạo ra giống mới cho năng suất cao.
B. Tưới đủ nước, bón phân chuồng, phân xanh.
C. Gieo trồng đúng thời vụ.
D. Sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.Cơ quan sinh
dục cái gọi là nhụy.
Câu 20: Tại sao phần lớn các loài thú sau khi sinh con, con mẹ không rời con non trong nhiều ngày?
a. Vì mới có con nên con mẹ thích thú không muốn rời con.
b. Vì con non từ lúc mới sinh rất yếu ớt nên con mẹ phải ấp ủ, bảo vệ và cho chúng ăn.
c. Vì con mẹ mệt mỏi do sinh nở nên không đi đâu được.
Câu 21: Điểm khác biệt cơ bản nhất trong sinh sản của thú so với chim, ếch và côn trùng là;
a. Nuôi con bằng sữa
b. Biết cách chăm sóc con non.
c. Có thời gian mang thai, thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ qua hệ thống nhau thai.
d. Ý a và ý c đều đúng.
Câu 22: Môi trường là:
a. Tất cả những gì trên trái đất này( Bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo).
b. Môi trường tự nhiên: đất đai, nhà cửa, làng mạc, thành phố….
c. Môi trường nhân tạo: động thực vật, khoáng sản, rừng, nhà máy, xe cộ……
Câu 23: Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi thì:
a. Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết
b. Con người sẽ phải chịu nhiều thiên tai( cháy rừng, lũ lụt, hạn hán…)
c. Dễ bị tai nạn( sập hầm lò khi khai thác,…)
d. Cả 3 ý trên
Câu 24: Nếu con người thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì:
a. Môi trường sẽ bị ô nhiễm.
b. Sức khỏe của con người bị suy giảm.
c. Năng suất lao động bị giảm sút.
d. Cả 3 tác hại trên.
Câu 25: Để góp phần bảo vệ môi trường em sẽ:
a. Tham gia tổng vệ sinh làng xóm.
b. Bỏ rác vào đúng nơi qui định.
c. Sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp.
d. Cả 3 ý trên dều đúng.
Câu 26: Nguồn nước bị ô nhiễm là do:
a. Con người không có ý thức bảo vệ nguồn nước.
b. Khói và nước thải từ các nhà máy.
c. Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi xuống ao, hồ, sông…
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
. Câu 27: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
A. Thức ăn, nước uống.
B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Đất trồng có những thành phần :

2
A. Phần khí, phần rắn, phần lỏng B. Phần rắn, phần lỏng
C. Phần lỏng, phần khí D. Phần lỏng, phần rắn, ni-tơ, ô-xi
Câu 29: Vi khuẩn có ở đâu?
- Vi khuẩn có nhiều trong đất, nước bẩn, chất thải của người (phân, nước tiểu,...)
Câu 30: Các nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn:
- Con người nhiễm bệnh thường do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; đi đại tiện, vệ sinh cá
nhân không đúng cách, nhất là nữ ở thời kì kinh nguyệt vệ sinh không sạch;...

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Vì sao các chất đốt khi cháy có ảnh hưởng đến môi trường?
TL: Tất cả các chất đốt khi cháy ều sinh ra khí các- bô- níc cùng nhiều loại khí và chất độc khác làm ô nhiểm
không khí, có hại cho người, động vật, thực vật; làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại,…Vì vậy, cần
có những ống khói để dẫn chúng lên cao, hoặc có các biện pháp để làm sạch, khử độc các chất thải trong khói
nhà máy.
Câu 2:Ta cần làm gì để cung cấp năng lượng cho cơ thể?
TL: Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày, cấy, trồng trọt học tập.. con người phải ăn, uống
và hít thở. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người.
Câu 3: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và tiếp nhận những gì từ con người?
TL: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người : Thức ăn nước uống, khí thở, nơi vui chơi, giải trí,...Các tài
nguyên thiên dùng trong sản xuất và đời sống. Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt,
trong quá tring2 sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
TL: Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.
Con người khai thac, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
Câu 5: Thế nào là sự biến đổi hóa học?TL: Sự biến dổi hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 6: Thế nào là hổn hợp?
TL: Hổn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp. trong hỗn hợp, Mỗi chất giữ nguyên
tính chất của nó
Câu 7: Thế nào là dung dịch? Lấy ví dụ minh họa
- Dung dịch là hỗn hợp một hoặc vài chất này tan vào trong một chất kia và không phân biệt được riêng từng
chất
- Ví dụ:
Nước chanh là dung dịch gồm : nước quả chanh và đường tan vào nhau.
Nước muối là dung dịch gồm: muối tan vào trong nước.
Câu 8: Kể một số tác động tích cực của con người đến môi trường ?
Một số tác động tích cực của con người đến môi trường :
- Trồng cây gây rừng.
- Khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch.
- Giữ vệ sinh môi trường…..
Câu 9: Nêu 2 việc cần làm để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt.
Hai việc làm để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt:
- Không chơi đùa gần nơi đun nấu.
- Tắt bếp ga và khóa van an toàn khi không dùng bếp nữa.
( - Không sử dụng bếp than, củi để sưởi trong phòng kín.)
Câu 10: Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện.?.
- Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, tivi...
- Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là ( ủi) quần áo ( vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện)
Câu 11: Nêu một số việc nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên?
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Làm ruộng bậc thang để tránh việc rửa trôi đất.
- Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường.

3
- Luôn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên dọn dẹp cho môi trường sạch sẽ.
Câu 12 : Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của bướm cải ?
Trứng Sâu(ấu trùng)

Bướm cải Nhộng

Câu 13 : Sự sinh sản của thú có gì khác với sự sinh sản của chim?
Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là :
- Chim đẻ trứng rồi trứng nở thành con.
- Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
Câu 14. Theo em việc phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?
- Việc phá rừng dẫn đến hậu quả:
- - Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Câu 15/ Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ?
- Vì khi rừng đầu nguồn bị tàn phá làm mất cân bằng sinh thái, không còn cây để giữ nước; mỗi khi mưa
nhiều, nước dồn nhanh xuống vùng đồng bằng gây lũ lụt,…
Câu 16/ Đánh dấu x vào các cột dưới đây cho phù hợp :

Các hiện tượng Biến đổi lí học Biến đổi hoá học
Cho vôi sống vào nước x
Xi măng trộn với cát và nước x
Đinh mới đinh gỉ x
Thuỷ tinh ở thể lỏng thuỷ tinh ở thể rắn x

Câu 17/ Chúng ta nên sử dụng tài nguyên trên Trái Đất như thế nào? Vì sao?
- Cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý.
- Vì tài nguyên trên trái đất không phải là vô hạn.

Câu 18/ Hãy điền tên các con vật cho sẵn vào các cột dưới đây cho phù hợp.
Cá vàng, cá heo, cá sấu, chim, dơi, chuột, khỉ, bướm.
Động vật để trứng Động vật để con
Cá vàng, cá sấu, chim, bướm. Cá heo, dơi, chuột, khỉ.

Câu 19 : Kể hai việc làm để giảm bớt ô nhiễm môi trường


- Không xả rác bừa bãi; xử lí rác thải, chất thải công nghiệp.
- Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng; không chặt phá rừng.
- Hạn chế (không) sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Nuôi bọ rùa, sử dụng các biện pháp
sinh học trong trồng trọt,…
- Sử dụng tiết kiệm các loại chất đốt, tài nguyên,…
Câu 20 : Nêu hai nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Xả rác bừa bãi; xử lí rác thải không hợp vệ sinh.
- Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...
- Dân số tăng, sự phát triển của các ngành công nghiệp.
- Sử dụng các loại chất đốt. Chặt phá rừng bừa bãi,…

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngày 7/5/1954 là ngày:
a. Chiến thắng Điện Biên phủ b. Chiến thắng Điện Biên phủ trên không.
4
c. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. d. Trung ương Đảng họp quyết định mở đường Trường Sơn.
Câu 2: Ngày 30/4/1975 là ngày:
a. Chiến thắng Điện Biên phủ
b.Chiến thắng Điện Biên phủ trên không.
c. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
d. Trung ương Đảng họp quyết định mở đường Trường Sơn.
Câu 3: Ngày 27/1/1973 là ngày:
a.Pháp kí hiệp định Giơ- ne- vơ
b. Mĩ kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam.
c. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước.
d. Giải phóng miền Nam hống nhất đất nước.
Câu 4: Hiệp định Pa-ri được kí kết vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 27 -1- 1973 B. Ngày 21-7-1973
C. Ngày 30 -4 - 1975 D. Ngày 18-12-1972
Câu 5: Địa danh nào trở thành giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc theo quy định của
Hiệp định Giơ- ne - vơ ?
A. Sông Bến Hải. B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Gianh. D. Sông Mã.
Câu 6: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968?
A. Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch.
B. Diễn ra đồng loạt, nhiều nơi với quy mô và sức tấn công lớn.
C. Dễn ra vào đêm giao thừa và trong những ngày Tết.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Ngày 25/4/1976 là ngày:
a. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
b. Tổng tuyển cử Quốc hội chung cho cả nước.
c. Bến Tre đồng khởi.
Câu 8: Vì sao Pháp buộc phải kí hiệp định Giơ- ne- vơ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
a. Vì Pháp bị thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ.
b. Vì Pháp không còn vũ khí để chiến đấu với ta.
c. Vì Mĩ buộc Pháp phải kí hiệp định để Mĩ thay Pháp cai trị nhân dân ta.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 9: Điền vào chỗ trống cho đủ ý về các quyết định của Quốc hội ngày 25/4/1976:
a. Đặt tên nước là ………………………………………………………………………
b. Quốc kì là……………………………………………………………………………
c. Quốc ca là bài………………………………………………………………………
d. Thủ đô là………………………………………………………………………………
e. Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định là ……………………………………………
Câu 10: Vì sao nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước?
a. Vì nguyện vọng của nhân dân hai miền Nam- Bắc muốn sớm được đoàn tựu gia đình, thống nhất đất
nước.
b. Vì miền Nam có nhiều lúa gạo.
c. Vì đế quốc Mĩ và bè lũ tai sai ngoan cố, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
d. Ý a và c đều đúng.
Câu 11: Đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ có tác dụng như thế nào trong sự nghiệp
cách mạng Việt Nam
a. Làm cho giao thông hàng hóa Bắc- Nam được nhanh chóng.
b. Đồng bào các dân tộc vùng miền núi Tây Bắc có đường giao thông liên lạc.
c. Vận chuyển, chi viện sức người, vũ khí, lương thực, thuốc men,… cho chiến trường, góp phần to
lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 12: Chọn các từ ngữ cho trước sau đây và điền vào chỗ chấm của đoạn văn cho thích hợp: hàng nghìn;
Việt Nam và Liên Xô; xây dựng; 15 năm.

5
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả 15 năm lao động sáng tạo đầy hi sinh gian khổ của hàng nghìn cán bộ,
công nhân Việt Nam và Liên Xô là thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Câu 13: Nối sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian lịch sử ở cột B cho phù hợp:
A B
Mở đường Trường Sơn Ngày 6 – 11 - 1979
“ Điện Biên Phủ trên không” Ngày 25 / 04 / 1976
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Cuối tháng 12 - 1972
Khởi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình Ngày 19 – 5 - 1959
Câu 14: Em hãy liệt kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1858 đến 1976 và đọc thuộc lòng
các mốc thời gian, sự kiện đó.
Bảng thống kê các mốc thời gian và sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay:

- Giai đoạn 1: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

STT Mốc thời Nhân vật, sự kiện lịch sử Bài học hoặc ý nghĩa lịch sử
gian

1 -1/9/1858 -Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Trương Định là tấm gương tiêu biểu cho
nước ta. lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống
giặc ngoại xâm của nhân dân Nam Kỳ
-Trương Định lãnh đạo nhân dân những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược.
-Năm 1862 Nam Kỳ đứng lên chống Pháp

2 Đời vua Tự Nguyễn Trường Tộ đề nghị canh tân Nguyễn Trường Tộ nhiều lần đề nghị canh
Đức(1848- đất nước. tân đất nước nhưng vua quan nhà Nguyễn
1883) bảo thủ, trì trệ không thực hiện, khiến xã hội
Việt Nam một thời gian dài lạc hậu và kém
phát triển.

3 5/7/1858 Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc phản Cuộc phản công ở kinh thành Huế là ngòi nổ
công ở kinh thành Huế. cho một phong trào chống Pháp mạnh mẽ-
phong trào Cần vương.

4 Cuối TK Các phong trào khởi nghĩa vũ trang Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta,
XIX, đầu TK bị dập tắt. Thực dân Pháp đặt ách tận dụng vơ vét tài nguyên. Xã hội Việt Nam
XX thống trị hà khắc trên đất nước ta. xuất hiện những giai cấp , tầng lớp mới.

5 - Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Phong trào Dông Du đó khơi dậy lòng yêu
tân. nước của nhân dân ta.

Phát động phong trào Đông Du


-Năm 1905

6 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường Với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất
cứu nước. Thành từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước, đem lại độc lập tự do cho
dân tộc.

7 3/2/1930 Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Cách mạng Việt Nam từ đây có một tổ chức
Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của
đời. nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn
hướng tới thắng lợi hoàn toàn.
6
8 12/9/1930 Nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ -Thể hiện tinh thần dũng cảm, khả năng cách
Tĩnh. mạng của nhân dân lao động.

-Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

9 19/8/1945 Cách mạng tháng Tám thành công ở -Khí thế cách mạng tháng Tám thể hiện lòng
Hà Nội. yêu nước, tinh thần cách mạng.

- Cuộc cach mạng tháng tám thành công đã


đem lại Độc lập-Tự do cho đất nước ta, đưa
nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ.

10 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Từ
đây, nhân dân ta được làm chủ đất nước, làm
chủ vận mệnh của mình.

11 Năm 1945-1946 Nước ta vượt qua tình thế “Ngàn Thể hiện sự sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ
cân treo sợi tóc” bởi “giặc đói, và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta quyết
giặc dốt và giặc ngoại xâm” bảo vệ nền độc lập non trẻ.

12 20/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Cả dân tộc Việt nam đứng lên với tinh thần
toàn quốc kháng chiến. “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.

13 Thu-đông 1947 Chiến thắng Việt bắc. Chiến thắng Việt Bắc là nguồn cổ vũ to lớn
cho cuộc kháng chiến của nhán dân ta, là
niềm tin để nhân dân ta vững bước đi tới
thắng lợi cuối cùng.

14 Thu-đông 1950 Chiến dịch Biên giới. Căn cứ địa việt Bắc được củng cố và mở
rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên
chiến trường.

15 Thỏng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Hậu phương của ta được củng cố, mở rộng
II họp. và xây dựng vững mạnh

16 7/5/1954 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi trang
Phủ vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta, nó cổ vũ phong trào giải
phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới.

17 - 21/7/1954 -Kí hiệp định Giơ -ne –vơ -Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam.
- Sau năm 1954 -Nước nhà bị chia cắt.
-Chính quyền Mỹ -Diệm điên cuồng chống
phá lực lượng cách mạng, âm mưu chia cắt
lâu dài đất nước ta.

18 17/1/1960 Nổ ra phong trào “Đồng khởi” Bến Mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm
Tre. vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy Mỹ-
7
Ngụy vào thế bị động, lúng túng.

19 -Tháng 12/1955 Xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội- Góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng
nhà máy hiện đại đầu tiên của đất chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng
-tháng 4/1958 nước ta. miền Nam.

20 19/5/1959 Mở đường Trường Sơn Là con đường để miền Bắc chi viện sức
người, sức của cho chiến trường , góp phần
to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

21 Tết Mậu Thân Quân dân miền Nam đồng loạt Ta đã chủ động tấn công vào sào huyệt của
1968 tổng tiến công và nổi dậy. địch, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.

22 Từ 18/12/1972 - Mỹ dùng B-52 ném bom hủy diệt Thể hiện tinh thần bất khuất trước sức mạnh
đến 29/12/1972 Hà Nội. của kẻ thù, góp phần quan trọng buộc Mỹ
phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt nam.
-Hà Nội đánh thắng trận cuối
cùng. Chiến thắng “Điện Biên Phủ
trên không”.

23 27/1/1973 Lễ kí hiệp định Pa-ri Đế quốc Mỹ thừa nhận thất bại ở Việt nam,
rút quân khỏi miền Nam Việt nam. Đánh dấu
một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược.

24 30/4/1975 Giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến Là một trong những chiến thắng hiển hách
tranh. nhất của lịch sử dõn tộc. Đánh tan Mỹ-Ngụy,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

25 25/4/1976 Tổng tuyển cử chung trong toàn Từ nay, nước ta có bộ máy nhà nước chung
quốc. thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi
lên chủ nghĩa xã hội.

26 6/11/1979 Khởi công xây dựng nhà máy thủy Là công trình tiêu biểu của công cuộc xây
điện Hòa Bình. dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là thành tựu
nổi bật trong những năm sau khi thống nhất
đất nước,

27 4/4/1994 Tổ máy cuối cùng của nhà máy Hoàn thành xây dựng nhà máy; từ đây, nhà
thủy điện Hòa Bình (Tổ máy số 8) máy góp phần to lớn cho công cuộc xây dựng
hòa lưới điện quốc gia. đất nước.

Trong đó, 5 sự kiện tiêu biểu nhất là:


- 1/9/1858: Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta.
- 3/2/1930: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tháng 8 và tháng 9 năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- 7/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
8
- 30/4/1975: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
ĐỊA LÍ
Câu 1: Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục nào?
a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Mĩ d. Châu Phi
Câu 2: Châu Lục nào có diện tích phần đất liền lớn nhất?
a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Phi d. Châu Đại Dương
Câu 3: Châu lục nào có đồng bằng chiếm 2/3 diện tích?
a. Châu Đại Dương b. Châu Nam Cực c. Châu Âu d. Châu Mĩ
Câu 4: Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông lần lượt là:
A. Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc
B. Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên
C. Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên
D. Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên.
Câu 5 : Châu lục khác biệt về nhiệt độ với các châu lục còn lại là:
A. Châu Nam Cực B. Châu Mỹ
C. Châu Âu D. Châu Phi
Câu 6: Trong các câu sau đây câu nào đúng ghi Đ, câu nào sai ghi S:
a. Châu Phi có đa số là người da đen.(Đ)
b. Châu Phi trồng nhiều lúa gạo.(S)
c. Châu Phi rất giàu vàng, kim cương, phốt phát, dầu khí.(Đ)
d. Châu Phi là châu lục nghèo, nền kinh tế phát triển chậm.(Đ)
Câu 7 : Trong các ý sau, ý nào nói không đúng đặc điểm của châu Nam Cực?
A. Động vật tiêu biểu của châu Nam Cực là chim cánh cụt
B. Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực.
C. Châu nam Cực có dân cư đông đúc.
D. Quanh năm nhiệt độ dưới 00C là đặc điểm của châu Nam Cực.
Câu 8: Châu Mĩ giáp những đại dương nào?
a. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
b. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
c. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
d. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Câu 9: Trong các câu sau đây câu nào đúng ghi Đ, câu nào sai ghi S:
a. Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và nhiều chủng tộc.( Đ)
b. Châu Mĩ có số dân đông nhất thế giới.(S)
c. Dân cư châu Mĩ tập trung đông nhất ở miền đông.(Đ)
d. Phần lớn dân cư châu Mĩ là người Anh- điêng.(S)
Câu 10: Châu nào có khí hậu lạnh nhất thế giới?
a. Châu Đại Dương b. Châu Nam Cực c. Bắc Băng Dương d. Châu Âu
Câu 11: Châu nào có dân số ít nhất trong các châu lục?
a. Châu Đại Dương b. Châu Nam Cực c. Châu Á d. Châu Mĩ
Câu 12: Trên Trái Đất có mấy châu lục, mấy đại dương?
a. 3 đại dương, 4 châu lục. b. 5 đại dương, 5 châu lục
c. 4 đại dương, 6 châu lục d. 6 đại dương, 6 châu lục
Câu 13: Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? 11 quốc gia, gồm:
- Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonexia, Brunei, Philippines và
Đông Timor.
Câu 14: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia?
- 10 quốc gia chính thức ( còn Đông Timo chưa phải là quốc gia chính thức)
Câu 15: Việt Nam thuộc châu nào, nằm trong khu vực nào của châu lục?
a. Châu Á, nằm trong khu vực Đông Á b. Châu Á, nằm trong khu vực Đông Nam Á
c. Châu Âu, nằm trong khu vực Đông Âu d. Châu Mĩ,nằm trong khu vực Bắc Mĩ.
Câu 16: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào thời gia nào?
9
- Ngày 28/7/1995.
Câu 17: Nước ta có dân số đứng thứ mấy ở Đông Nam Á?
A. Thứ 1. B. Thứ 2. C. Thứ 3. D. Thứ 4
Câu 15: Nước ta có diện tích đứng thứ mấy ở Đông Nam Á?
A. Thứ 1. B. Thứ 2. C. Thứ 3. D. Thứ 4
Câu 18: Hy Lạp nằm ở đâu?
- Nằm ở Đông Nam châu Âu.
Câu 19: Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức ở đâu? Khi nào?
- Năm 776 TCN tại thành phố Olympia - Hi Lạp.
Câu 20: Ai Cập nằm ở đâu?
Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi.
Câu 21: Nền văn minh Ai Cập nổi tiếng với biểu tượng nào?
- Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập. Kim tự tháp là do người đời sau đặt ra, gọi theo hình
dạng của chiếc tháp hình chóp.
Câu 22: Thị Xã Thái Hòa thành lập ngày, tháng, năm nào?
A. 10/5/2018 B. 5/10/2008
B. 15/10/2008 D. 10/5/2008
Câu 23: Thị Xã Thái Hòa tiếp giáp với:
A. Quỳnh Lưu, Tân Kì B. Nghĩa Đàn, Tân Kì
C.Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu D. Nghĩa Đàn.
Câu 24: Hiện nay Thị Xã Thái Hòa có bao nhiêu phường, xã:
B. 4 phường, 6 xã B. 4 phường, 5 xã
C. 6 phường, 4 xã. D. 5 phường, 4 xã.

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: những điểm cơ bản của hiệp định Pa- ri về Việt Nam:
Những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là:
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Mĩ phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
-Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
- Mĩ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam
Câu 2: Ta mở đường Trường sơn nhằm mục đích:
- Miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực... cho chiến trường miền Nam.
- Góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968:
Trả lời : Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa- ri để
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi Chính phủ Mĩ
phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
Câu 4 : Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
Vì ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, đất nước được hòa bình và thống nhất.
Câu 5: Quyết định Quốc hội ngày 25/4/1976 qui dịnh những gì?
Quyết định quan trọng của Quốc hội khóa VI là:
-Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng
- Quốc ca là bài Tiến quân ca
- Thủ đô là Hà Nội
- Thành phố sài Gòn- Gia Định đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh
- Quyết định Quốc huy.
Câu 6: Sau khi học địa lí các Châu lục trên thế giới, em nắm thêm điều gì?
1.Châu Á:
a, Vị trí địa lí, khí hậu và địa hình:

10
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo, giáp châu Âu, châu Phi và các đại
dương: Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục
trên thế giới.
- Châu Á có những đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới .
- Địa hình: Chiếm 3/4 diện tích là đồi núi.
b, Địa hình của các nước láng giềng của Việt Nam:
- Việt Nam:có hình chữ S, với 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng)
- Lào: Không giáp biển, phần lớn là núi và cao nguyên
- Cam-pu-chia: Chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo
- Trung Quốc:miền Đông là đồng bằng, miền Tây là núi và cao nguyên.
c. Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
Vì khu vực này có đồng bằng màu mỡ nằm dọc các con sông lớn., có khí hậu nóng ẩm thích hợp trồng lúa,
người dân có nhiều kinh nghiệm trồng trọt.
2. Châu Âu:
a, Vị trí địa lí, Địa hình:
- Nằm ở phía tây Châu Á, địa hình chiếm 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 là đồi núi, hệ thống núi cao tập trung ở
phía nam.
b,Khí hậu :
- Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa, có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
c, Nêu đặc điểm nền kinh tế :
- Nền kinh tế phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (du lịch)
3. Châu Phi.
a, Vị trí địa lí:
- Châu Phi giáp với châu Á, biển Địa Trung Hải và 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Chấu Phi có
đương xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
b,Địa hình:
- Địa hình châu Phi tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ có các bồn địa lớn.
Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa - van. Xa - ha-ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. Sông Nin
nằm ở Châu Phi là sông dài nhất thế giới.
c, Khí hậu:
- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới( Do biển không ăn sâu vào đất liền; nằm trên đường xích
đạo, ...)
d. Nền kinh tế của Ai Cập: Nền kinh tế của Ai Cập nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ như: kim tự tháp,
tượng nhân sư, … rất thu hút khách du lịch và sản xuất bông).
4. Châu Mĩ :
a, Vị trí địa lí:
- Châu Mỹ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, giáp với 3 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
và Bắc Băng Dương. Châu Mỹ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
b, Địa hình:
- Địa hình châu Mỹ thay đổi từ Tây sang Đông: Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên.
c, Khí hậu:

11
- Châu Mỹ trải dài trên nhiều đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn
đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ở Nam Mĩ.
5. Châu Nam cực:
Châu Nam Cực : Là châu lục lạnh nhất thế giới; không có người ở, chỉ có các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, tuy không biết bay nhưng bơi lội rất giỏi.
6. Châu Đại Dương:
- Gồm lục địa Ô-x trây - li - a, các đảo và quần đảo ở trung tâm Tây Nam Thái Bình Dương.
7. Kể tên các châu lục và đại dương trên thế giới ?
Các châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Nam cực.
Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Trong đó Thái Bình
Dương có diện tich lớn và sâu nhất.
8. :Nêu tên dãy núi và đỉnh núi cao nhất thế giới ?
Dãy : Hi-ma-lay-a; Đỉnh : Ê-vơ-rét, cao 8848 m.
9. Nêu nét đặc trưng về dân cư của các châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ ?
-Châu Á : Số dân đông nhất thế giới; đa số là người da vàng ; tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng; phần
lớn sống ở nông thôn và làm nghề nông.
-Châu Âu : Chủ yếu là người da trắng; phần lớn sống ở thành phố và làm công nghiệp, dịch vụ; phân bố khá đều
trân lãnh thổ.
- Châu Phi : Hơn là người da đen; phần lớn họ làm nông nghiệp; tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng;
hoang mạc dường như không có người ở.
-Châu Mĩ : Hầu hết là người nhập cư từ các châu lục khác, chỉ có người Anh-điêng sinh sống từ lâu đời; tập
trung đông đúc ở ven biển và miền Đông.
- Châu Đại Dương: có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống.
- Ốt-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các
ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

12

You might also like