ÔN TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ÔN TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 7

Câu 1: Chọn phát biểu không đúng khi nói về hạt nhân nguyên tử?
A. Mọi hạt nhân của các nguyên tử đều có chứa cả proton và nơtron
B. Hai nguyên tử của hai nguyên tố bất kì khác nhau có số nơtron hoàn toàn khác nhau
C. Hai nguyên tử có số nơtron khác nhau là hai đồng vị
D. Hai nguyên tử có điện tích hạt nhân khác nhau thuộc hai nguyên tố khác nhau
Câu 2: Tính chất hóa học của một nguyên tố phụ thuộc vào:
A. khối lượng nguyên tử B. điện tích của hạt nhân
C. bán kính hạt nhân D. năng lượng liên kết

Câu 3: Tìm phát biểu sai: Hạt nhân có:


A. Z proton B. (A – Z) nơtron
C. điện tích bằng Ze D. Z nơtron

Câu 4: Tìm phát biểu sai: Hạt nhân nguyên tử chì có:
A. 206 nuclôn B. điện tích là 1,312.10-18 C
C. 124 nơtron D. 82 proton
Câu 5: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có:
A. số nuclôn giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
B. số nơtron giống nhau nhưng số proton khác nhau
C. số proton giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
D. khối lượng giống nhau nhưng số proton khác nhau
Câu 6: Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật:
A. bảo toàn năng lượng B. bảo toàn động lượng
C. bảo toàn động năng D. bảo toàn số khối
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về lực hạt nhân?
A. Có giá trị lớn hơn lực tương tác tĩnh điện giữa các proton
B. Có tác dụng rất mạnh trong phạm vi hạt nhân
C. Có thể là lực hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách giữa các nuclôn
D. Không tác dụng khi các nuclôn cách xa nhau hơn kích thước hạt nhân
Câu 8: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
A. Các proton B. Các nơtron
C. Các electron D. Các nuclon
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?
A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn
B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân
C. Số nguồn N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z
D. Hạt nhân trung hòa về điện
Câu 10: Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là:
A. lực tĩnh điện B. lực hấp dẫn
C. lực từ D. lực tương tác mạnh
Câu 11: Năng lượng liên kết riêng là:
A. năng lượng cần để giải phóng một nuclôn ra khỏi hạt nhân
B. năng lượng cần để giải phóng một êlectron ra khỏi nguyên tử
C. năng lượng liên kết tính trung bình cho một nuclôn trong hạt nhân
D. là tỉ số giữa năng lượng liên kết và số hạt có trong nguyên tử
Câu 12: Năng lượng liên kết của một hạt nhân:
A. có thể có giá trị dương hoặc âm B. càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
C. có thể có giá trị bằng 0 D. tỉ lệ với khối lượng hạt nhân
Câu 13: Hạt nhân bền vững hơn nếu:
A. có năng lượng liên kết riêng lớn hơn B. có năng luợng liên kết riêng nhỏ hơn
C. có nguyên tử số (A) lớn hơn D. có độ hụt khối nhỏ hơn
Câu 14: Lực hạt nhân là:
A. lực từ B. lực tương tác giữa các nuclôn
C. lực điện D. lực điện từ
Câu 15: Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật:
A. bảo toàn số proton B. bảo toàn số nơtron
C. bảo toàn số nuclôn D. bảo toàn khối lượng
Câu 16: Chọn phát biểu đúng về phản ứng hạt nhân:
A. Phản ứng hạt nhân là sự va chạm giữa hai nguyên tử
B. Phản ứng hạt nhân không làm thay đổi nguyên tử số của hạt nhân
C. Phản ứng hạt nhân là sự biến đổi của chúng thành những hạt nhân khác
D. Phóng xạ không phải là phản ứng hạt nhân
Câu 17: Đối với phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng động năng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng động năng của các hạt sau
phản ứng
B. Tổng năng nghỉ trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng
C. Các hạt nhân sinh ra bền vững hơn cá hạt nhân tham gia trước phản ứng
D. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ
của các hạt trước phản ứng
Câu 18: Trong phương trình phản ứng hạt nhân A + B → C + D; gọi m0 = mA + mB , m
= mC + mD là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tương tác và tổng khối lượng nghỉ
của các hạt nhân sản phẩm. Phản ứng hạt nhân là tỏa năng lượng khi:
A. m > m0 B. m < m0
C. m = m0 D. m = 2m0
Câu 19: Phản ứng hạt nhân nào sau đây không đúng?

Câu 20: Phản ứng hạt nhân tuân theo những định luật bảo toàn nào sau đây?
(I) Khối lượng (II) Số khối (III) Động năng
A. Chỉ (I) B. Cả (I), (II) và (III)
C. Chỉ (II) D. Chỉ (II) và (III)
Câu 21: Phóng xạ là:
A. quá trình hạt nhân nguyên tử phát các tia không nhìn thấy
B. quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững
C. quá trình hạt nhân nguyên tử hấp thụ năng lượng để phát ra các tia α, β
D. quá trình hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhỏ hơn
Câu 22: Hằng số phóng xạ của một chất:
A. tỉ lệ thuận khối lượng của chất phóng xạ
B. tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã của chất phóng xạ
C. tỉ lệ nghịch với độ phóng xạ của chất phóng xạ
D. tỉ lệ nghịch với thể tích chất phóng xạ
Câu 23: Tìm phát biểu sai khi nói về định luật phóng xạ:
A. Sau một chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 50%
B. Sau hai chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 75%
C. Sau một nửa chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 25%
D. Sau ba chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ còn lại bằng 12,5% khối lượng
ban đầu
Câu 24: Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về các tia phóng xạ bay vào một
điện trường đều?
A. tia γ không bị lệch
B. độ lệch của tia β+ và β- là như nhau
C. tia β+ bị lệch về phía bản âm của tụ điện
D. tia α+ bị lệch về phía bản âm của tụ điện nhiều hơn tia β+
Câu 25: Phóng xạ β- xảy ra khi:
A. trong hạt nhân có sự biến đổi nuclôn thành êlectron
B. trong hạt nhân có sự biến đổi proton thành nơtron
C. trong hạt nhân có sự biến đổi nơtron thành proton
D. xuất hiện hạt nơtrinô trong biến đổi hạt nhân
Câu 26: Tìm phát biểu đúng:
A. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích nên nó cũng bảo toàn số
proton
B. Phóng xạ luôn là 1 phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
C. Phóng xạ là 1 phản ứng hạt nhân tỏa hay thu năng lượng tùy thuộc vào loại phóng xạ
(α; β; γ... )
D. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối nên nó
cũng bảo toàn số nơtron
Câu 27: Muốn phát ra bức xạ, chất phóng xạ thiên nhiên cần phải được kích thích bởi:
A. Ánh sáng mặt trời B. Tia tử ngoại
C. Tia X D. Tất cả đều đúng
Câu 28: Chọn câu đúng. Các tia có cùng bản chất là:
A. tia γ và tia tử ngoại B. tia α và tia hồng ngoại
C. tia âm cực và tia Rơnghen D. tia α và tia âm cực
Câu 29: Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia α, β, γ:

Câu 30: Chọn câu sai: Tia α (alpha):


A. Làm ion hoá chất khí B. bị lệch khi xuyên qua một điện trường hay từ
trường
C. Làm phát quang một số chất D. có khả năng đâm xuyên mạnh
Câu 31: Chọn câu sai: Tia γ (grama):
A. Gây nguy hại cho cơ thể B. Không bị lệch trong điện trường, từ trường
C. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh D. Có bước sóng lớn hơn tia Rơnghen
Câu 32: Năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch chủ yếu ở dạng:
A. quang năng B. năng lượng nghỉ
C. động năng D. hóa năng

Câu 33: Tìm phát biểu sai: Phản ứng phân hạch có đặc điểm:
A. số nơtron tạo ra sau phản ứng nhiều hơn nơtron bị hấp thụ
B. phản ứng tỏa năng lượng

C. xảy ra theo phản ứng dây chuyền nếu có một lượng đủ lớn
D. quá trình phân hạch là do proton bắn phá hạt nhân urani
Câu 34: Vật liệu có thể đóng vào trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron là:
A. kim loại nặng B. than chì
C. khí kém D. bê tông
Câu 35: Hệ số nơtron:
A. tỉ lệ với công suất tỏa nhiệt của lò phản ứng hạt nhân
B. trong bom nguyên tử và trong lò phản ứng hạt nhân khi hoạt động đều lớn hơn 1
C. trong bom nguyên tử và trong lò phản ứng hạt nhân khi hoạt động có giá trị nhỏ hơn 1
D. lớn hơn 1 trong bom nguyên tử và bằng 1 trong lò phản ứng hạt nhân
Câu 36: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hạch?

Câu 37: Chọn câu Đúng: Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng:
A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn
B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron
C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm
D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát
Câu 38: Điểm giống nhau giữa sự phóng xạ và phản ứng phân hạch là:
A. Đều là phản ứng toả năng lượng B. Có thể thay đổi do các yếu tố bên ngoài
C. Các hạt nhân sinh ra có thể biết trước D. Cả ba điểm nêu trong A, B, C
Câu 39: Chọn câu sai: Những điều kiện cần phải có để tạo nên phản ứng hạt nhân dây
chuyền là gì?
A. Phải có nguồn tạo ra nơtron
B. Sau mỗi phân hạch, số nơtron giải phóng phải lớn hơn hoặc bằng 1
C. Nhiệt độ phải đưa lên cao
D. Lượng nhiên liệu (urani, plutôni) phải đủ lớn
Câu 40: Đặc điểm nào sau đây là một trong các đặc điểm khác nhau giữa sự phân hạch
và sự phóng xạ:
A. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân có điều khiển còn sự phóng xạ có tính tự phát và
không điều khiển được
B. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng còn sự phòng xạ là phản ứng hạt
nhân thu năng lượng
C. Sản phẩm của phản ứng hạt nhân có tính ngẫu nhiên còn sản phẩm của sự phóng xạ
đã biết trước
D. Trong quá trình phân hạch động lượng được bảo toàn còn trong quá trình phóng xạ
thì động lượng thay đổi
Câu 41: Phản ứng nhiệt hạch là:
A. sự kết hợp các hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn
B. là sự phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn
C. sự kết hợp các hạt nhân trung bình thành một hạt nhân nặng hơn
D. là sự phân chia một hạt nhân thành hai hạt nhân ở nhiệt độ rất cao
Câu 42: So với phản ứng phân hạch, phản ứng tổng hợp hạt nhân có ưu điểm là:
A. tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều lần với cùng một khối lượng tham gia phản ứng
B. nguồn nhiên liệu có nhiều trong tự nhiên
C. ít gây ô nhiễm môi trường
D. cả A, B và C
Câu 43: Tìm phát biểu sai: Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân là:
A. nhiệt độ cao tới hàng chục triệu độ
B. thời gian duy trì nhiệt độ cao phải đủ lớn
C. mật độ hạt nhân phải đủ lớn
D. khối lượng các hạt nhân phải đạt khối lượng tới hạn
Câu 44: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, cần điều kiện nhiệt độ cao hàng chục
triệu độ để:
A. các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Cu – lông giữa chúng
B. các hạt nhân có động năng lơn, thắng lực hấp dẫn giữa chúng
C. các electron bứt khỏi nguyên tử
D. phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử để chúng thực hiện phản ứng
Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều có nguồn nhiên liệu dồi dào
B. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều tỏa năng lượng
C. Với cùng một khối lượng nhiên liệu, năng lượng phản ứng nhiệt hạch tỏa ra cao hơn
rất nhiều so với phản ứng phân hạch
D. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra với các hạt nhân nhẹ, còn phản ứng phân hạch xảy ra với
các hạt nhân nặng
Câu 46: Chọn phương án Đúng: Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai
phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì:
A. một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng
B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao
C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là
sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn
D. một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh
Câu 47: Tìm phát biểu sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch:
A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân do sự kết hợp của hai hạt nhân nhẹ thành
một hạt nhân nặng hơn
B. Phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng nhỏ hơn nhiều so với phản ứng phân hạch
C. Phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng chính của Mặt Trời
D. Sự nổ của bom khinh khí là phản ứng nhiệt hạch kiểm soát được
Câu 48: Gọi Q1 nhiệt độ tỏa ra khi thực hiện phản ứng nhiệt hạch của m kg nhiên liệu
nhiệt hạch, Q2 là nhiệt lượng tỏa ra khi thực hiện phản ứng phân hạch của m kg nhiên
liệu phân hạch . Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh Q1 và Q2?
A. Q1 = Q2 B. Q1 > Q2
C. Q1 < Q2 D. Q1 = ½ Q2
Câu 49: Chọn câu Sai?
A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt
hạch xảy ra
B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là
bom H
C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất rễ kiếm, vì đó là đơteri và triti
có sẵn trên núi cao
D. Phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm rất lớn là toả ra năng lượng lớn và bảo vệ môi trường
tốt vì chất thải rất sạch, không gây ô nhiễm môi trường
Câu 50: X là hạt nhân của nguyên tố nào trong phản ứng hạt nhân:

A. Heli B. Triti
C. Liti D. Beri

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B D D C C C D D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C C A B C C C B A C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B B C D C B D A C D
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D C D B D D C A C C
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
A D D A A C D B D A

You might also like