Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Nghiên cứu về văn hóa:

Văn hóa Hàn Quốc:

1. Văn hóa chào hỏi


Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Chào hỏi không chỉ thay lời hỏi
thăm mà còn thể hiện sự thân thiện, lòng kính trọng mà người Hàn Quốc dành cho bạn.
Cũng giống như người Nhật, khi chào hỏi người Hàn thường cúi đầu kết hợp nói những
câu nói quen thuộc như “Annyeonghaseyo” (안녕하세요) hay “annyeonghashimnika”
(안녕하십니까) với ý nghĩa “Xin chào, bạn có khỏe không?” hay “gamsahamnida” (
감사합니다) là “Xin cám ơn”. Người Hàn Quốc thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu
chào.
Có một lưu ý rằng bạn luôn phải cúi đầu đáp lễ khi một người khác cúi đầu chào bạn,
đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Bình
thường bạn không cần cúi đầu chào một đứa trẻ, thay vào đó nên có những cử chỉ như
gật đầu, cười mỉm… thì chắc chắn sẽ làm đứa trẻ vui hơn và cảm thấy được tôn trọng.
2. Văn hóa ẩm thực
Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc đến những con phố ẩm thực nổi tiếng khắp thế giới như
Galchi Jorim, Gongdeok hay phố nướng BBQ. Những con phố ẩm thực đã trở thành
điểm đến không thể thiếu khi ghé thăm Hàn Quốc. Ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả
những món ăn truyền thống với hương vị rất đặc trưng. Từ cháo gà Hàn Quốc Dakjuk,
cơm trộn Bibimbap cho đến kim chi - quốc hồn quốc túy của người Hàn.
Bật mí một điều nho nhỏ có thể bạn chưa biết ở Hàn Quốc có đến hơn 180 loại kim chi.
Để có thể thưởng thức hết số kim chi này bạn phải mất khoảng 6 tháng với mỗi ngày
một món kim chi. Tuy nhiên cũng có những loại kim chi rất đặc trưng mà bạn chỉ cần
ăn một lần là có thể cảm nhận được hết tinh hoa ẩm thực Hàn Quốc: kim chi cải thảo,
kim chi củ cải, kim chi dưa chuột và kim chi nước củ cải.

3. Văn hóa trang phục

Trang phục truyền thống thể hiện những đặc trưng không thể trộn lẫn của mỗi quốc gia.
Nếu đã từng tìm hiểu về Hàn Quốc chắc hẳn bạn sẽ biết Hanbok là trang phục truyền
thống của người Hàn. Cách đây khoảng 100 năm, Hanbok được mặc như trang phục
thường ngày nhưng ngày nay họ chỉ mặc hanbok trong dịp lễ Tết hay những ngày kỷ
niệm đặc biệt.
Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác
ngoài) và chima (váy dài). Đối với nam giới, một bộ Hanbok bao gồm có Jeogori dài đến
ngang hông, chiếc quần Baji, và bên ngoài sẽ là một chiếc áo choàng Durumagi.

Hanbok đã có nhiều sự cải tiến so với trước đây

4. Văn hóa tặng quà

Văn hóa tặng quà là một trong những nét thu hút khách du lịch đến với Hàn Quốc. Khi
tặng quà cho người Hàn Quốc bạn chắc chắn sẽ được đáp lại bởi quà tặng thể hiện tình
thân hữu, kính trọng giữa người với người.

Khi tặng quà, bạn nên sử dụng giấy gòi có màu đỏ và vàng, tránh sử dụng màu xanh lá
cây, trắng, đen vì đây là những màu không may mắn. Tương tự số 7 là con số may mắn ở
Hàn, hãy ưu tiên tặng quà có bội số là 7 và tránh tặng quà có bội số là 4.

5. Văn hóa uống rượu


Nếu như người Việt có văn hóa uống rượu thì người Hàn cũng không thua kém. Người
Hàn Quốc uống rượu hàng ngày, rượu Soju của họ là thứ rượu được tiêu thụ nhiều nhất
trong 11 năm liên tục. Đến Hàn Quốc bạn sẽ thấy Soju được bán ở mọi nơi, từ siêu thị,
nhà hàng cho đến máy bán hàng tự động. Thậm chí người Hàn Quốc còn xây dựng bảo
tàng để tôn vinh. Đặc biệt trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc nếu có cảnh
các nhân vật ngồi uống rượu thì tất nhiên thứ rượu đó chính là Soju.

6. Văn hóa E-sports

Hàn Quốc được biết đến như kinh đô thê thao điện tử trên thế giới. Tại đây người ta
thành lập cả Liên đoàn thể thao điện tử, có những kênh truyền hình riêng, những sân vận
động riêng và có cả ngành học riêng về thể Trung ương Hàn Quốc. Các game thủ ở xứ
này được đối xử như những vận động viên thể thao thực thụ, họ được coi trọng, có fans
hâm mộ, có tiền thưởng và thậm chí những gamers có thành tích xuất sắc được coi như
niềm tự hào quốc gia.

Hàn Quốc - thiên đường dành cho các game thủ


7. Hàn Quốc và sự ảnh hưởng của văn hóa Hallyu

Làn sóng Hallyu với những bộ phim truyền hình, những nhóm nhạc thần tượng ngày
càng vượt xa khỏi biên giới Hàn Quốc, vươn đến châu Á, châu Âu mở rộng tới Mỹ. Giới
trẻ trên thế giới phát cuồng vì những oppa, unnie xứ Hàn. Rất nhiều khách du lịch đã thừa
nhận rằng họ đến Hàn Quốc chính vì làn sóng Hallyu đã ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến
cuộc sống của chính bản thân họ.

Các ngày lễ
Ngày lễ

Cho đến đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp và chủ yếu sử dụng
lịch âm. Do vậy, ở Hàn Quốc có rất nhiều sự kiện cầu nguyện cho sự thịnh vượng của
nông nghiệp. Những ngày lễ và lễ hội ở Hàn Quốc thường được tính theo lịch âm và gắn
bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian.

Trong ngày Tết âm lịch (ngày 1 tháng 1 âm lịch) là ngày đầu tiên của năm mới, người
Hàn Quốc thường ăn canh bánh gạo, gọi là “Tteokguk”. Đó là lý do tại sao ăn canh bánh
gạo được cho là thêm một tuổi nữa. Vào ngày này, còn có phong tục là quỳ lạy chúc
người lớn trường thọ gọi, được gọi là Sebae. Người được lạy sau đó sẽ phát tiền mừng
tuổi cho trẻ em, và tiền này được gọi là Sebaetdon.

Ngày 15 tháng 1 âm lịch, hay còn được gọi là rằm tháng Giêng, mọi người ăn
"Ogokbap", cơm được nấu từ năm loại ngũ cốc và dùng với các loại rau trộn. Mỗi vùng
sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên vào dịp này người dân Hàn Quốc thường tổ chức chơi
trò chơi thể hiện ước nguyện về mùa màng bội thu và cuộc sống hòa thuận đoàn kết.

Ngày Tết Trung thu, gọi là "Chuseok", được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào
Tết trung thu, ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, các thành viên trong gia đình lại quây quần
bên nhau và cùng cúng bái tổ tiên bằng lương thực và hoa quả mới thu hoạch trong năm.
Đây chính là mùa thu hoạch các loại ngũ cốc nên thực phẩm rất đa dạng và phong phú.
Có câu nói rằng "Hãy vẹn toàn giống như ngày rằm trung thu, không thừa cũng không
thiếu".
Sebae (Quỳ lạy chúc năm mới). Người Hàn Quốc có truyền thống vào ngày đầu năm mới
(ngày 1 tháng 1 âm lịch), con cháu sẽ quỳ lạy chúc mừng năm mới với người lớn trong
gia đình.
Chuseok và nặn bánh Songpyeon. Tết Trung thu Chuseok (ngày 15 tháng 8 âm lịch) là
khoảng thời gian các gia đình sum vầy cùng nặn bánh Songpyeon (bánh hình trăng
khuyết).
Văn hóa Đại Hàn Dân Quốc, văn hóa Nam Triều Tiên hay gọi đơn giản là văn hóa Hàn
Quốc là một nền văn hóa đương đại được hình thành và phát triển từ nền văn hóa truyền
thống lâu đời của bán đảo Triều Tiên. Hầu hết các học giả đều đồng ý với kết luận rằng,
nền văn hóa Cổ Triều Tiên trong hàng nghìn năm phong kiến vừa sáng tạo ra những nét
riêng biệt, vừa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhưng đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, tổng hòa
và giao thoa giữa Trung Quốc, Nga và Nhật Bản - ba nền văn minh lớn, tiêu biểu nhất
của khu vực Đông Bắc Á thời bấy giờ.

Trang phục truyền thống hanbok (한복, 韩 服) hay Chosŏn-ot đã được sử dụng từ
thời nhà Triều Tiên. Một bộ Chosŏn-ot gồm một chiếc áo (chŏkori) và một chiếc váy
(pachi). Chiếc mũ truyền thống được gọi là kwanmo và chứa đựng ý nghĩa đặc biệt.
Tùy theo địa vị xã hội, người Hàn Quốc ăn mặc khác nhau. Điều này khiến cho quần áo
trở thành yếu tố phân định các cấp bậc trong xã hội. Giai cấp thống trị và dòng tộc hoàng
gia mặc những trang phục sang trọng nhưng đôi khi lại rườm rà. Những tầng lớp trên
cũng sử dụng đồ trang sức để phân biệt với tầng lớp bình thường. Loại đồ trang sức
truyền thống dành cho phụ nữ là một mặt dây chuyền bằng đá quý với hình dạng các yếu
tố nào đó của thiên nhiên và có đính một tua rua bằng lụa.
Người dân thường bị giới hạn trong những bộ quần áo đơn giản không được nhuộm. Lối
ăn mặc thường ngày này đã trải qua một ít thay đổi trong thời kỳ Nhà Triều Tiên. Mọi
người ăn mặc thường ngày như nhau, nhưng có sự khác biệt ở quần áo trang trọng và
nghi lễ.
Vào mùa đông, người dân mặc trang phục có lót bông. Quần áo lông thú cũng khá phổ
biến. Bởi vì những người bình thường có thói quen mặc loại vải không nhuộm màu trắng,
đôi khi họ được gọi là tầng lớp mặc màu trắng.
Chosŏn-ot được phân loại theo mục đích sử dụng: mặc hàng ngày, mặc trong nghi lễ và
mặc trong những dịp đặc biệt. Trang phục nghi lễ được sử dụng trong những dịp trang
trọng, bao gồm ngày sinh nhật đầu tiên của một đứa trẻ (tolchanch'i), đám cưới hay đám
tang. Trang phục đặc biệt được dùng cho các mục đích như dành cho pháp sư hay các
quan chức.
Ngày nay Chosŏn-ot vẫn được mặc trong những dịp quan trọng. Tuy nhiên, lối mặc hàng
ngày đã không còn. Mặc dù vậy, những người lớn tuổi vẫn mặc Chosŏn-ot như một giá
trị di sản còn sót lại của các gia đình quý tộc từ triều đại Nhà Triều Tiên.
Ngôn ngữ
Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Hàn hay Hàn ngữ
Tôn giáo
Tại Hàn Quốc có các tôn giáo từ Shaman giáo đến Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo, Hồi
giáo… đều tồn tại và chung sống hòa bình. Theo thống kê năm 2015, 44% dân số Hàn
Quốc có tôn giáo.
Trong số đó, Phật giáo và Nho giáo là hai luồng tư tưởng gốc rễ của người Hàn Quốc,
hơn một nửa các di tích và di sản văn hóa của Hàn Quốc có liên quan đến Phật giáo hoặc
Nho giáo. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc năm 372 Sau Công Nguyên (SCN),
trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đã có hàng chục ngàn ngôi chùa được xây dựng.
Được xem là tôn giáo của quốc gia dưới triều đại Joseon (1392-1910), Nho giáo gần như
một cương lĩnh hành động mang tính luân thường đạo lý coi trọng trung hiếu và thờ cúng
tổ tiên hơn là một tôn giáo. Thời đại Joseon đã thiết lập các quy tắc hành động mạnh mẽ
để xây dựng được phong tục và cách ứng xử trong xã hội của toàn dân dựa trên nền tảng
khái niệm của Nho giáo, như ‘trung’ - việc trung thành giữa thuộc hạ với vua; ‘hiếu’ -
con cái làm việc chăm chỉ và hiếu thảo phụng dưỡng bố mẹ, hay ‘nhiệt’ - sự nồng ấm
phải gìn giữ giữa vợ chồng.
Thiên chúa giáo thâm nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc nhờ các công sứ của thời đại
hậu Joseon, những người từng đến Bắc Kinh và dẫn theo các linh mục phương Tây. Thời
kì đầu việc truyền giáo có bị đàn áp nhưng tôn giáo này đã nhanh chóng lan rộng đến các
tầng lớp dân chúng. Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tử vì đạo trong thời Joseon khiến
Hàn Quốc trở thành quốc gia có số thánh nhân nhiều thứ tư trên thế giới.
Sự phân tầng xã hội
- Ví dụ:
Thìa đất thìa vàng
Bộ phim kể về một gia đình nghèo tại Hàn Quốc, qua đó khán giả thấy được sự
phân hóa tầng lớp xã hội ngày càng trở nên quá lớn. Bộ phim không chỉ dừng lại ở
màn ảnh, đó chính là thực tế xã hội.
- Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn
Điều này thể hiện ngay trong bối cảnh chính của phim với 2 phân cảnh chính đối
lập, một gia đình nghèo sống trong khu ổ chuột, hàng ngày sau giờ làm trở về, họ
phải đi từ đường lớn, men theo con đường nhỏ với những bậc thang nhiều tầng
khúc khuỷu, rồi mới tới được nhà, gọi là nhà nhưng thực tế đó chỉ là một căn hầm
ẩm thấp - nơi chỉ thấy chút ánh sáng le lói qua ô cửa sổ và cả những người tè bậy
trên đó. Bốn người trong gia đình nương tựa vào nhau để sống với đủ công việc,
kiếm tiền bằng cách gấp hộp giấy với tiền công ít ỏi mà còn bị ăn chặn.
Gia đình còn lại sống trong một ngôi nhà lớn sang trọng, xung quanh là cây xanh
tươi tốt, không khí mát mẻ trong lành, người chồng là chủ một doanh nghiệp với
những dự án lớn, con cái được học ở những ngôi trường tốt, người vợ chỉ ở nhà
chăm con, việc nhà đã có giúp việc lo.
Sự phân hóa tầng lớp kinh khủng tới mức, những người trong gia đình nghèo thèm
được hít không khí trong lành khu nhà giàu, còn những người giàu có thể ngửi
thấy mùi cơ thể chung của các thành viên trong gia đình nghèo, và họ gọi đó là
“mùi nghèo".
- Thực tế tại Hàn Quốc, thu nhập tính bình quân đầu người hiện tại đạt 31.349
USD/năm. Thế nhưng, tỷ lệ dân số có mức thu nhập dưới ngưỡng bình quân là
17,4% vào năm 2017. Và thống kê của Ngân hàng Hana Bank cho thấy khoảng
165.000 người siêu giàu, tương đương 0,3% dân số, lại sở hữu tới 18% tổng tài
sản của các hộ gia đình. Hàng tháng, những người Hàn siêu giàu này kiếm 39,1
triệu Won (34.000 USD) và chi tiêu khoảng 10,1 triệu Won (8.700 USD).
- Và phần lớn chúng ta chỉ thấy một Hàn Quốc hào nhoáng bóng bẩy văn minh qua
những bộ phim, nhưng đằng sau nó là những câu chuyện buồn về thu nhập thấp,
không ổn định của tầng lớp lao động. Khi một gia đình với 4 người trong độ tuổi
lao động, nhưng lại phải ngồi nhà vì không kiếm được việc làm, họ phải chạy ăn
từng bữa và nhận làm mọi công việc có thể kiếm tiền.
- Những giấc mơ bị đánh cắp
- Qua màn ảnh, chúng ta chỉ thấy giới trẻ con nhà giàu được học những ngôi trường
tốt nhất rồi sau đó thừa kế gia sản kếch xù gia đình,... nhưng đằng sau đó là cả một
thế hệ trẻ bị đánh cắp giấc mơ. Trong “Ký sinh trùng", hai đứa trẻ trong gia đình
nghèo đều là những trẻ có tài năng và có hoài bão ước mơ, thế nhưng vì nghèo mà
chúng phải nghỉ học, và vì không được học hành nên chúng cũng không thể xin
được một công việc nào, khi ở ngoài kia rất nhiều người có bằng cấp cũng thất
nghiệp. Vì mưu sinh nên chúng đã làm giả bằng đại học, thẻ sinh viên để được
nhận vào làm gia sư tại gia đình giàu có, và đồng thời chúng cũng thể hiện được
năng lực khi dạy kèm 2 đứa trẻ nhà giàu rất tốt.
- Thực tế tại Hàn Quốc, người lao động luôn cố gắng để được vào làm tại các tập
đoàn lớn như LG, Samsung, Hyundai... hoặc làm công chức tại nhà nước vì sự ổn
định. Vì thế tỷ lệ cạnh tranh để vào làm những doanh nghiệp này cũng rất cao,
theo một thống kê năm 2014, khoảng 200.000 ứng viên đăng ký thi đầu vào cho
Samsung để cạnh tranh 14.000 suất việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp có bằng cấp tại Hàn Quốc cũng rất cao, theo số liệu của Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, 69% bạn trẻ trong độ tuổi 25 - 34
có bằng đại học vào năm 2015 nhưng 1/3 số người thất nghiệp trong năm đó.
Cũng theo OECD, có tới 55% người lao động không hài lòng với công việc hiện
tại, lý do là bởi họ đang phải làm công việc bán thời gian hoặc trái ngành để kiếm
tiền trang trải cuộc sống.
- Kim Eun Seok - một nữ nhân viên đang làm việc tại tập đoàn LG với mức thu
nhập cao ổn định đã quyết định nghỉ việc để theo đuổi đam mê của mình, bất chấp
sự phản đối của gia đình vì cô thấy công việc hiện tại quá nhàm chán, mặc dù đó
là vị trí có rất nhiều người mơ ước.
- Sau khi nghỉ làm, với số tiền dành dụm được cô mở một cửa hàng nhỏ và làm
bánh bán kèm nước uống gần nhà. Tuy nhiên, sau vài tháng doanh thu không tăng
bao nhiêu trong khi cô phải chi trả đủ thứ phí đắt đỏ, số tiền vốn cũng ngày một
cạn. Cuối cùng cô phải đóng cửa hàng, và rồi lại chuẩn bị hồ sơ để xin việc văn
phòng. Vậy là giấc mơ làm chủ một tiệm bánh của cô đã tan thành mây khói.
- Một xã hội chuộng bằng cấp
- Dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền cũng không quan trọng bằng việc bạn học
trường nào, có bao nhiêu bằng cấp. Trong “Ký sinh trùng", để được nhận vào làm
gia sư của gia đình giàu có, cậu em trong gia đình nghèo đã làm giả thẻ sinh viên
của một trường đại học danh tiếng, còn người chị gái làm giả bằng cấp của một
trường danh giá nước ngoài, và nhiều bằng cấp chứng chỉ liên quan tâm lý, nghệ
thuật khác. Vì thế, ngay sau khi đưa bằng cấp ra, cả hai chị em đã ngay lập tức
được nhận vào làm mà không hề bị kiểm tra lại. Đồng thời, gia đình nhà giàu cũng
sẵn sàng trả mức phí gia sư rất cao để mong con mình sẽ thi được vào những
trường danh giá.
- Thực tế tại Hàn Quốc, một sinh viên có vài bằng cấp, biết vài ngôn ngữ ở Hàn
Quốc vẫn thất nghiệp như thường. Thậm chí ngay cả khi bạn đã có việc làm bạn
vẫn phải tiếp tục học, nếu không bạn sẽ bị đào thải bởi để giữ được vị trí hoặc
được lên chức hay lên lương ở công ty, bạn cần có quan hệ tốt với lãnh đạo hoặc
bạn phải có nhiều bằng cấp. Vì vậy, việc tốt nghiệp một trường đại học danh giá
và có thêm vài bằng cấp liên quan chuyên ngành sẽ giúp dễ xin việc hơn.
- Các phụ huynh tại Hàn Quốc thường chấp nhận trả chi phí khá cao cho việc thuê
gia sư dạy kèm tại nhà. Năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc ước tính ngành dịch vụ
gia sư có tổng giá trị lên đến 20 tỷ USD và dù bị cho là không xứng đáng với số
tiền bỏ ra nhưng các phụ huynh vẫn cố cho con học thêm. Thông thường, các bậc
cha mẹ Hàn Quốc sẽ dùng khoảng 25% thu nhập để lo tiền học cho con, hệ quả là
các em nhỏ Hàn Quốc phải dành 16 tiếng mỗi ngày để học.
- Một bộ phim vô cùng ấn tượng và để lại nhiều giá trị xã sâu sắc cho người xem,
đó là sự đối lập cực mạnh giữa hai giai cấp giàu - nghèo. Sự tinh tế của đạo diễn
khi không có con ký sinh trùng nào xuất hiện nhưng sự vô hình đó lại len lỏi vào
tâm trí người xem, là những bậc bước lên ngôi nhà sang trọng, hay bậc thang bước
xuống ngôi nhà ẩm thấp, là mùi của người giàu và mùi của người nghèo.
Giáo dục ở hàn quốc:
Chương Trình Giáo Dục Ở Hàn Quốc
Năm học ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng ba, kì nghỉ diễn ra vào tháng 7, tháng 8. Học kì 2 bắt đầu
vào tháng 9 và kéo dài cho đến hết tháng 12. Tiếp đó là kì nghỉ thứ 2 hay còn gọi là kì nghỉ đông
kéo dài đến đầu tháng 2. Sau khi khai giảng vào đầu tháng ba học sinh còn có một kì nghỉ ngắn
khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu năm học mới.
Hàn Quốc đang duy trì hệ thống giáo dục kiểu đơn tuyến, có nghĩa là chỉ duy trì một hệ thống trường học
mà thôi và Hàn Quốc đang chọn hệ thống hiện hành là 6-3-3-4.

Theo đó, cơ chế trường học của Hàn Quốc là: tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ
thông 3 năm, Đại học 4 năm(trường dạy nghề 2-3 năm). Các trường đại học cũng đang mở các chương
trình thạc sĩ và tiến sĩ từ 2-3 năm.
1. QUY TRÌNH XIN VIỆC:

- Quá trình này cũng giống như các nước khác: Bạn tham khảo thông tin quảng cáo
trên cổng thông tin sau đó đăng ký và gửi các giấy tờ yêu cầu của nhà tuyển dụng, nếu
được xem xét có phù hợp cho vị trí công việc nào, bạn sẽ được mời phỏng vấn.
- Thông thường kỳ tuyển dụng sẽ diễn ra 2 lần 1 năm đối với các nhà tuyển dụng là
các tập đoàn lớn như Samsung, LG và Hyundai, những ứng viên sắp tốt nghiệp đại học sẽ
tìm kiếm cơ hội xin việc làm tại đây.

2. GIỜ LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC:

- Thông thường bạn sẽ làm việc từ 9h sáng đến 6h tối nhưng tại Hàn bạn có thể phải
làm nhiều hơn thời gian đó.

- Các sếp sẽ rất khó chịu nếu bạn rời văn phòng trước họ, nhưng bất công ở chỗ dù
bạn ở lại thêm giờ chưa chắc bạn đã được tính thêm lương bởi không phải do lượng công
việc quá nhiều mà bởi bạn ngại nên ở lại cùng sếp, đơn giản vậy thôi.

- Nếu có những công việc thật sự cần gấp vào cuối ngày thì một số công ty cũng vẫn
sẽ tính lương làm thêm giờ cho bạn nên bạn cũng đừng lo lắng nhé.

- Đúng giờ là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn. Việc một
người không làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành động khiếm nhã. Nếu
là một nhân viên thì đó có thể được xem là một nhân viên thiếu trách nhiệm.

- Nếu muốn gặp trao đổi công việc hay bất kỳ điều gì bạn sẽ phải có lịch hẹn trước
nếu cần gặp họ.

3. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC:

- Bạn càng thăng tiến thì càng được kính nể và tôn trọng, người Hàn rất thực tế, họ ít
khi nhìn và đánh giá con người là suất sắc nếu bạn cứ giữ mãi một vị trí trong nhiều năm
mà không có sự thăng tiến nào trong công việc. Điều này gần như ở đâu cũng vậy chứ
không riêng gì tại Hàn Quốc.

- Nếu bạn là nhân viên mới chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi việc bị cấp trên hoặc
chí ít là nhân viên cũ trù rập, sai vặt , họ có thể tỏ ra ganh tị nếu bạn cố gắng thể hiện
mình tốt hơn họ trong công việc… đây là một điểm rất xấu khi làm việc nhóm trong cùng
1 công ty.

- Biết được nhược điểm trên nên hàng năm các công ty sẽ tổ chức các cuộc thi để tìm
ra những nhân viên thật sự có ý tưởng hay và có tố chất tốt để đào tạo và phát triển thêm,
công ty tổ chức các bữa tiệc hay các cuộc dã ngoại để các nhận viên thêm hiểu và gắn kết
hơn với nhau.
4. THÓI QUEN LÀM VIỆC THEO NHÓM:

- Làm việc theo nhóm các bạn phải dành thời gian đi ăn uống, hát hò cùng đồng
nghiệp việc này tùy theo từng nhóm và trưởng nhóm quyết định có nên đi thường xuyên
hay không, thông thường trong mỗi dịp đặc biệt họ hay tổ chức như thế.

- Nếu ăn uống vừa đủ, vui vừa đủ thì có thể sẽ gắn kết tình cảm các thành viên trong
nhóm hơn và xả được stress sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

- Thật bất tiện và khó chịu đối với những người có gia đình mà hàng tuần phải đi ăn
uống, hát hò trong khi ở nhà còn bao nhiêu việc cần làm. Nếu bạn không tham gia dần
dần bạn sẽ chịu sự dè bỉu của những người còn lại trong nhóm.

- Văn hóa ăn nhậu sau giờ làm việc đang bị lên án nhất là từ sau khi đại dịch Covid 19
bùng phát, đó cũng là một động thái tích cực loại bỏ dần những thói quen xấu nơi công
sở.

5. NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI LÀM VIỆC:

- Nếu là công ty của Hàn thì ngôn ngữ tiếng Hàn là chủ yếu, còn nếu là công ty đa
quốc gia thì bạn sẽ phải sử dụng cả tiếng Hàn và tiếng Anh. Một số công ty cũng dùng
thêm các ngôn ngữ khác.

- Khi xin việc các ứng viên sẽ phải thi TOEIC đảm bảo có ít nhất 2 ngôn ngữ là tiếng
Hàn và Tiếng Anh

- Do có sự phân cấp nên người Hàn sẽ sử dụng kính ngữ tại văn phòng, đó cũng là nét
văn hóa đặc trưng của họ nơi làm việc.

Văn hóa làm việc tại Hàn theo bản thân ad đánh giá thì không được thoải mái lắm và theo
như ngôn ngữ Việt có thể gọi nôm na là hơi bị „ Củ chuối“. Tất nhiên, ở đâu cũng có
người tốt, người xấu nên các bạn nếu làm cũng đồng nghiệp tốt thì đó là may mắn cho
các bạn. Ngày nay lãnh đạo các công ty mang tư tưởng hiện đại đang dần thay thế, họ
đang cố gắng để hoàn thiên hơn, tạo cho môi trường làm việc tại Hàn Quốc thoải mái
hơn. Những thành tựu người Hàn có được như ngày nay chứng tỏ họ biết dùng người,
biết vươn lên trong hoàn cảnh để thành công! Cơ hội sẽ trao cho những ai có năng lực
thật sự, họ không có sự cậy nhờ theo kiểu con ông cháu cha nên đất nước này cũng là nơi
ươm mầm để những tài năng có thêm nhiều cơ hội phát triển và thành công!

You might also like