Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1

TƯ DUY PHẢN BIỆN – KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SINH VIÊN
VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC LUẬT (kỳ 1)

Nguyễn Văn Phúc – Khoa Luật – Đại học Duy Tân

Ngày nay, trong quá trình tuyển dụng nhân lực làm việc trong các lĩnh vực
đặc biệt là lĩnh vực Luật. Các nhà tuyển dụng bên cạnh việc yêu cầu năng lực, trình
độ chuyên môn của các ứng viên, thì một đòi hỏi rất cao từ phía nhà tuyển dụng đó
là ứng viên phải có các kỹ năng mềm cần thiết liên quan đến công việc như kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh luận, giải quyết vấn đề kỹ năng tư duy
phản biện… Trong đó kỹ năng quan trọng mà sinh viên Luật thường yếu và thiếu
nhất đó là kỹ năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của
mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng
có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên, đặc biệt sinh viên Luật
thông qua đào tạo bậc đại học. Đây là một nội dung có trong tiêu chuẩn đầu ra của
nhiều trường đại học, đặc biệt là các học viện kỹ thuật có thực hiện xây dựng và
quản lý chương trình đào tạo theo phương thức tiếp cận CDIO1. Việc rèn luyện tư
duy phản biện là điều vô cùng cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Luật nói
riêng và sinh viên nói chung trong việc nâng cao các kỹ năng nghiên cứu, nắm bắt,
suy luận, truyền đạt, tranh luận, phản biện thông tin một cách chân thực, hiệu quả
và sáng tạo hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập hay thuyết phục và bảo vệ
khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như giúp cho sinh viên có đầy
đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết khi ra trường, đặc biệt là kỹ năng tư duy phản
biện. Vấn đề đặc ra là cần phải hiểu và nhận thức được vai trò của lối tư duy phản
biện để từ đó giải pháp rèn luyện kỹ năng này cho hiệu quả.

1
CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng,
thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Đây là một giải đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn
đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học, chú trọng đến các kĩ năng mềm.
được khởi xướng bởi ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ,http://neoedu.fpt.edu.vn/ngan-gon-ve-cdio/
2

1. Khái quát cơ bản về kỹ năng tư duy phản biện

I.1. Khái niệm tư duy phản biện

Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của
phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở
phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật 2. Tư duy phản biện là thành tố
quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn, đặc biệt nó còn có ý nghĩa quyết định
đến nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực luật. Nó là một phần của quá trình giáo dục
và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua
đào tạo bậc đại học, cũng như trong quá trình làm việc sau đại học. Tư duy phản
biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để
khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần
đúng.

Ví dụ: Khi đứng dưới góc độ là luật sư bảo vệ nguyên đơn trong một vụ án dân
sự, luật sư phải là người đứng ở nhiều góc độ để bảo vệ cho nguyên đơn, kể cả dưới
góc độ của bị đơn để lập luận, so sánh luôn đặt câu hỏi tại sao, đặt ra các tình
huống giả định hay giả thiết. Càng nhìn thấy rõ những thiếu sót cũng như những
điểm hạn chế trong căn cứ, luận cứ của khách hàng thì luật sư càng biết hướng và
cách để khắc phục những thiếu sót và hạn chế đó giúp khách hàng thắng kiện.

Đã có nhiều nhà triết học, khoa học đã đưa ra định nghĩa về tư duy phản biện
như: Robert Ennis, Richard Paul, Mathew Lipman, nhưng định nghĩa của John
Dewey– nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ– về tư duy phản biện
mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là “reflective
thinking” (suy nghĩ sâu sắc) và định nghĩa là:

2
Phạm Thị Ly – Khoa sau Đại học “Về khái niệm Tư duy Phản biện”
http://www.ntu.edu.vn/khoasdh/vi-vn/trangtin.aspx?macd=843&matin=6327&lang=0
3

“Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học
có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”3.

Tóm lại ta có thể hiểu tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình
tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách
nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác
của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và
công tâm.

I.2. Đặc điểm của kỹ năng tư duy phản biện


- Thứ nhất, tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán khác hoàn toàn
với phá đám hay bàn lùi. Người bàn lùi thì là bàn ngược nhưng chẳng qua là để
thỏa mãn cái tôi cá nhân chứ không phải vì tập thể.

Ví dụ: Khi tiếp nhận một nguồn thông tin từ một ai khác thì lại nói những câu
theo hướng ”Tôi thấy rằng ý kiến của anh rất hay nhưng có một cái gì đó không
ổn” (nhưng không rõ là cái gì không ổn).“Tôi cho rằng cái bạn đã làm, bạn đã suy
nghĩ chưa hợp lý, kết quả đó không xứng đáng” (nhưng nếu làm lại thì không biết
cách nào có thể làm tốt hơn).“Tôi cho rằng cách làm này của chúng ta sẽ không đi
đến đâu” (nhưng không biết lý do và cũng chưa tìm ra cách làm khác).

Người có tư duy “bàn lùi” ngay lập tức sinh ra ý kiến ngược lại với số đông.
Nếu người ta bảo rẽ phải thì mình bảo rẽ trái, nếu người ta bảo rẽ trái thì mình bảo
rẽ phải. Có nghĩa là họ chỉ muốn khẳng định rằng ý kiến của mình là quan trọng để
thỏa mãn cái tôi mà không xuất phát từ mục tiêu cao cả nào đó. Điều này là vô
cùng tai hại đối với những người làm luật khi cố tình thể hiện cái tôi của bản thân
mà không xét dưới các góc độ của vấn đề, của chứng cứ vô tình làm ảnh hưởng rất
lớn đến khách hàng cũng như những người khác từ quyết định của mình.

3
Đặng Kim Thi “Tư Duy Phản Biện là gì?”. http://dangkimthi.blogspot.com/2014/01/tu-duy-phan-bien-la-gi.html
4

- Thứ hai, tư duy phản biện tồn tại dưới hai dạng là tư duy tự phản biện và tư
duy phản biện ngoại cảnh.
Tự phản biện là tự mình phản biện những ý nghĩ, hành động của chính bản thân
mình. Bởi con người có xu thế phê phán người khác chứ ít khi tự phê phán chính
mình, bản thân người nói thường có xu thế bảo vệ ý kiến của mình thay vì tự mình
đặc ra nhiều câu hỏi nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau để ý kiến đó ngày một tốt
hơn. Điều này có thể dễ nhận thấy trong một cuộc hợp hay một cuộc tranh luận
thường người nói thường có xu hướng bảo vệ quan điểm mà mình hay nhóm mình
trình bày, khi người khác có ý kiến ngược lại với quan điểm của mình thì ta có xu
thể chống lại trước khi suy nghĩ kỹ về ý kiến của họ mặt dù ý kiến của người khác
có thể đúng hoạt sai.
Tư duy phản biện ngoại cảnh là việc tiếp nhận những thông tin ngoại cảnh một
cách nhiều chiều, không dễ dãi. Ví dụ bản thân người luật sư khi tư vấn cho khách
hàng sau khi nghe họ trình bày người luật sư không nên lắng nghe hoàn toàn từ một
phía khách hàng của mình trong việc tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề. Bởi
khách hàng khi nhờ luật sư tư vấn bao giờ bản thân họ cũng nghĩ họ có lí và luôn
cung cấp những thông tin theo hướng có lợi cho mình nếu chỉ chăm vào những căn
cứ đó người luật sư rất khó để phản biện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của
mình thay vì chỉ ngồi và lắng nghe, người luật sư cần đặc những câu hỏi theo
hướng khai thác tối đa thông tin từ phía của khách hàng cộng với việc lấy thông tin,
và xác minh từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó tư duy lại và chọn hướng bảo vệ
phản biện cho khách hàng một cách có lợi nhất.
- Thứ ba, kỹ năng tư duy phản biện là tiền đề để phát triển tổng thể các kỹ
năng khác bao gồm: kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh luận, kỹ năng thuyết trình,
thuyết phục…. Ví dụ: Khi đối mặt với một tình huống từ phía nhà tuyển dụng đưa
ra trong một cuộc phỏng vấn ấn tuyển vào một vị trí trong công ty, muốn giải quyết
một tình huống chính xác và hiệu quả người ứng viên cần có khả năng tư duy phản
biện bằng cách tiếp nhận thông tin, lập luận vấn đề vận dụng kỹ năng thuyết trình
5

để diễn đạt trôi chảy nội dung cốt lõi của tình huống vận dụng tốt khả năng thuyết
phục cũng như có thể đặc những giả thuyết và đi giải quyết các giả thuyết đó. Bằng
cách này tình huống có thể được giải quyết một cách trọn vẹn nhất và đem lại sự
hài lòng cho phía nhà tuyển dụng
I.3. Dấu hiệu nhận biết kỹ năng tư duy phản biện

Một người có kỹ năng tư duy phản biện tốt thể hiện qua các dấu hiệu nhận biết
sau:

Khả năng quan sát : Quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà phải là hiểu.
Mỗi người có một trình độ khác nhau trong việc “nhìn hiểu” cũng tương tự như
“Nghe” và “Nghe hiểu”, “Đọc” và “Đọc hiểu”. Kết quả của quan sát là ta hiểu được
bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Tư duy phản biện bắt nguồn
tự việc mỗi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt. Tư duy phản biện giúp nhìn mặt
mà ít người thường nhìn.

Luôn luôn tò mò và đi tìm kiếm câu trả lời: Sau khi hiểu được bản chất ta bắt
đầu nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Lúc này các câu hỏi sẽ rất có ích đặc biệt
là câu hỏi Tại sao? Làm thế nào? Nhưng điều quan trọng nhất đó là sau khi tò mò
và tự đặc các câu hỏi cho mình thì phải đi tìm câu trả lơi cho câu hỏi đó. Nếu chỉ
đặt câu hỏi mà không chủ động đi tìm câu trả lời thì đó không phải là tư duy phản
biện mà là sự đa nghi, phá đám, bàn ngược.

Có tư duy logic: Tư duy logic là khả năng kết nối các mắt xích tưởng như
chẳng có liên kết gì với nhau. Tư duy logic và tư duy phản biện không phải là một
mà là bổ trợ cho nhau. Ví dụ trong một vụ án hình sự việc mắc xích các tình tiết
diễn biến của vụ án có tác dụng rất lớn cho việc trả lời những câu hỏi mà người
điều tra đang theo đuổi, việc bỏ qua một sữ kiện, một tình tiết có thể dẫn đến một
kết quả hoàn toàn khác
6

Nhìn nhận vấn đề khách quan: Khi đánh giá một vấn đề nào đó việc đặc cái tôi
quá lớn dẫn đến tình trạng để cảm xúc chi phối, bảo thủ không dám nhận bản thân
mình làm sai. Người có kĩ năng tư duy phản biện phải luôn đứng dưới góc độ của
người đối diện để suy nghĩ thấu đáo về vấn đề

Kỹ năng ra quyết định: ra quyết định là một quy trình bao gồm việc: (1) Gọi tên
vấn đề; (2) Tìm kiếm các đối tương liên quan tới vấn đề; (3) Tìm nguyên nhân; (4)
Tìm giải pháp; (5) Tổ chức thực hiện. Sau khi trải qua các bước tư duy cơ bản đó sẽ
đến bước phản biện vấn đề thông qua việc ra quyết định từ đó sẽ giúp cho ý kiến và
quan điểm của người nói được chính xác chặt chẽ và có thể tiếp tục tương tác với
người khác.

Tóm lại một người muốn có một kỹ năng tư duy phản biện tốt phải trải qua một
quá trình rèn luyện, phát triển tổng thể các kỹ năng mềm khác và gạc bỏ cái tôi của
bản thân trong quá trình tư duy và nhận thức vấn đề.
7

You might also like