Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Phân tích định nghĩa "Chương trình giáo dục chức năng" và cho biết tại
sao chương trình giáo dục chức năng lại cần thiết cho trẻ khuyết tật trí tuệ mức
độ vừa đến nặng.
Chương trình giáo dục chức năng là chương trình tập trung vào các kĩ năng sống và kĩ
năng nghề nghiệp, nhấn mạnh các kĩ năng giao tiếp và xã hội. (Vicki Evans &
Fredericks, 1990).
CT GDCN tập trung vào sự tăng cường khả năng độc lập qua việc dạy các kĩ năng
sống chức năng. CT nhấn mạnh các kĩ năng sống mà HS có khuyết tật trí tuệ nặng đòi
hỏi phải có trong môi trường sống hiện tại và tương lai. Các kĩ năng sống bao gồm
chăm sóc bản thân, kĩ năng xã hội, nhân biết và quản lí chi tiêu, kĩ năng giao tiếp,
chuẩn bị thức ăn, vui chơi, giải trí.
CT GDCN xác định những gì trẻ cần đạt được (kết quả). Dựa trên kết quả này, các
nhà giáo dục cá nhân hóa chương trình dành cho từng học sinh dựa trên thế mạnh và
nhu cầu.
CT GDCN là một chương trình giáo dục thay thế. Nó thay thế một phần hoặc bộ
chương trình GD truyền thống. Một CTCN được thiết kế để dạy những hs những kĩ
năng cho phép họ thực hiện chức năng như những người trưởng thành và có năng lực.
Nó khác với CT truyền thống ở chỗ nhấn mạnh kĩ năng sống độc lập, các kĩ năng nghề
nghiệp và trên hết các kĩ năng xã hội và giao tiếp.
Câu 2. Phân tích quan điểm và nguyên tắc xây dựng Chương trình Giáo dục
Chuyên biệt dành cho trẻ Khuyết tật trí tuệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
năm 2010. Nhấn mạnh những điểm tiến bộ trong quan điểm tiếp cận xây dựng
chương trình này.
Chương trình giáo dục chuyên biệt cấp tiểu học cho học sinh khuyết tật trí tuệ
dựa trên quan điểm đảm bảo quyền được bình đẳng về học tập và cơ hội phát triển cho
mọi học sinh. Nội dung chương trình được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật trí tuệ. Chương trình được xây dựng dựa
trên cơ sở các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khuyết tật trí tuệ ở độ tuổi từ 6-16t.
- Tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục chuyên biệt cấp
Tiểu học được xây dựng trên cơ sở tham khảo, điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo
dục bậc mầm non và cấp tiểu học để phù hợp với đặc điểm phát triển của học sinh
khuyết tật trí tuệ.
- Thể hiện tính chức năng và cá nhân hoá. Chương trình chú trọng đến việc giáo dục
các kiến thức và kĩ năng thiết thực để ứng dụng vào cuộc sống thường ngày của từng
học sinh và được cụ thể hoá trong chương trình giáo dục cá nhân.
- Hướng tới hòa nhập. Giáo dục hòa nhập là định hướng chủ đạo nhằm đảm bảo cho
học sinh khuyết tật trí tuệ có cơ hội bình đẳng về cơ hội học tập như mọi trẻ em khác.
Chương trình giáo dục chuyên biệt cấp tiểu học cho học sinh khuyết tật trí tuệ được
xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể chuyển sang học hoà
nhập ở trường phổ thông, tiếp tục học tập, học nghề, sống tự lập và hoà nhập trong
cộng đồng.
- Phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của gia đình.Chương trình
giáo dục chức năng chú trọng vào việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng xã hội và kĩ
năng giao tiếp phù hợp với thực tiễn, học sinh có thể học được những kĩ năng thiết
thực và áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 3. Nêu và phân tích 02 ưu điểm lớn nhất của Chương trình Giáo dục Chuyên
biệt dành cho trẻ Khuyết tật trí tuệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2010.
- Nội dung chương trình xây dựng theo hướng mang tính chức năng gắn liền với tình
huống thực tế, thực hành và cá nhân hóa ở từng học sinh.
- Cấu trúc chương trình theo hướng hòa nhập.
Câu 4. Nêu và phân tích 02 nhược điểm lớn nhất của Chương trình Giáo dục
Chuyên biệt dành cho trẻ Khuyết tật trí tuệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
năm 2010.
- Chương trình chưa được phổ biến ở một số nơi dù đã được ban hành từ năm 2010.

- Chưa thể hiện rõ nội dung của kỹ năng xã hội, giao tiếp.
Câu 5. Nêu và phân tích 02 ưu điểm lớn nhất của chương trình Basics3.
- Thiết kế để đáp ứng nhu cầu của học sinh khuyết tật trí tuệ ở mức độ vừa đến
nặng. Basics3 được thiết kế gồm 5 lĩnh vực: (1) - Học đường chức năng tập
trung vào các kỹ năng học tập của hs cần phải có để có thể sống trog cộng đồng
xã hội (vd đếm, sử dụng tiền, nhận biết thừi gian,..); (2) – Tự chăm sóc bản
thân liên quan tới các kỹ năng sống (ví dụ như đánh răng, thay quần áo,..); (3)
– Cộng đồng các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống (vd đi xe buýt, đèn giao
thông); (4) – Nghề nghiệp bao gồm các kĩ năng cần thiết để học sinh có thể
xin/làm việc và (5) – Vui chơi, giải trí tập trung vào việc hướng dẫn học sinh
cách tham gia vui vẻ vào các hoạt động nhóm hội với những hành vi thích hợp
và thể hiện tương tác phù hợp khi tham gia.
- Mt ít hạn chế, tạo đk cho trẻ

Câu 6. Nêu và phân tích 02 thách thức lớn nhất của chương trình Basics3 khi vận
dụng vào Việt Nam
- Chương trình chưa được phổ biến và áp dụng thống nhất trên cả nước, khó xây
dựng được mối quan hệ giữa nhà trường-giáo viên-phụ huynh.
- Thiếu nhân lực khi chưa được đào tạo qua chương trình basic.

Câu 7. Muốn vận dụng chương trình Basics3 để phát triển chương trình phân môn
Tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ, anh chị sẽ làm như thế nào?
Đầu tiên, người xây dựng chương trình thu thập thông tin, đánh giá khả năng
và nhu cầu của trẻ.
Ở mỗi nhóm lớp được phân theo mức độ trí tuệ, người xây dựng chương trình
sẽ tiến hành tham khảo chương trình GDPT 2018, GDMN 2021 tiến hành lựa chọn
những mục tiêu dạy học theo mức độ tương ứng và phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Câu 8. Nếu phải phát triển chương trình giáo dục chức năng cho một lớp/nhóm trẻ
khuyết tật trí tuệ mức độ từ vừa đến nặng trong thời gian 01 năm, anh/chị sẽ thực
hiện những công việc gì? Phân tích ngắn gọn từng công việc.

Thực hiện các công việc:


Dựa vào bài nhóm giữa kỳ.
1. Tìm hiểu thông tin về nhóm trẻ
2. Phân tích các điều kiện, đặc điểm môi trường giáo dục
3. Lập kế hoạch

You might also like