Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO VÀ
ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 7
1.1 Cở sở lý luận về nhân sinh quan của Phật giáo ................................................ 7
1.1.1 Khái quát về Phật giáo .................................................................................... 7
1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Phật giáo .................................................................... 7
1.1.1.2 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển Phật giáo Việt Nam ................ 7
1.1.2 Nội dung cơ bản triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo ................................ 8
1.1.1.3 Vị trí tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo trong triết học Phật giáo ....... 8
1.1.1.4 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo ........................................ 9
1.2 Đời sống tinh thần người dân việt nam hiện nay ............................................ 17
1.2.1 Khái niệm về đời sống tinh thần ................................................................... 17
1.2.2 Nét đặc trưng cơ bản đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay ...... 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN SINH
ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 19
2.1 Ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đời sống tinh thần
người dân Việt Nam hiện nay ................................................................................. 19
2.1.1 Ảnh hưởng tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người
Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 19
2.1.2 Ảnh hưởng tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến văn hóa phong tục, tập quán
con người Việt Nam hiện nay ................................................................................ 20
2.2 Nhận xét về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo
đến đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay .......................................... 21
2.2.1 Một số nhận xét về ảnh hưởng tích cực ........................................................ 21
2.2.2 Một số nhận xét về ảnh hưởng tiêu cực ........................................................ 21
2.2.3 Những vấn đề đặt ra của ảnh hưởng tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với
đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay .................................................. 22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG
ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

TƯ TƯỞNG “NHÂN SINH” PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 25
3.1 Phương hướng nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “ Nhân Sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh
thần người dân Việt Nam hiện nay ........................................................................ 25
3.2 Giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực của tư tưởng “Nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh thần của
người dân Việt Nam hiện nay ................................................................................. 25
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 28
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn nhất thế giới, có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời với hệ thống thuyết pháp đồ sộ, được du nhập vào Việt
Nam rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt
Nam từ khoảng giữa thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Trong quá
trình du nhập, tồn tại và phát triển các tư tưởng của Phật giáo đã góp phần hình thành nên
những chuẩn mực trong đời sống, thấm nhuần vào tư tưởng đạo đức văn hóa của người
dân Việt Nam theo thời gian. Biểu hiện qua đời sống chính trị, pháp luật, trong văn học ca
dao dân ca, trong quan niệm về đạo lý, tư tưởng, trong phong tục tập quán, tín ngưỡng.
Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường đang mở cửa, hội nhập với thế giới thì xã
hội Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Quá trình
phát triển kinh tế đã chịu ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực khiến cho đời sống tinh
thần của con người có xu hướng bất an, vô định. Trong bối cảnh này, chính những mặt tư
tưởng tích cực trong triết lý “nhân sinh” Phật giáo đã góp phần định hướng bản chất con
người trở lại cân bằng, giải tỏa nỗi đau tinh thần, khoảng trống, nỗi thất vọng, giúp
con người sống hài hòa, điều chỉnh hành vi, tâm trạng và cảm xúc của con người trong
thời đại mới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo và các tác động ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân
Việt Nam hiện nay có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để chúng ta xem xét
những giá trị tích cực và hạn chế của nó trong lối sống, đạo đức nói riêng. Đặc biệt, dựa
trên cơ sở đó để chúng ta có góc nhìn tổng quát để đánh giá những biến đổi của nó trong
điều kiện hiện nay, nhằm phát huy tối đa những giá trị tích cực và khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực đến lối sống và đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ của bài tiểu
luận chỉ tập trung vào luận giải nhân sinh quan Phật giáo, vấn đề trung tâm trong triết học
Phật giáo, sự ảnh hưởng của nó đến lối sống và đạo đức của con người Việt Nam, từ đó
đánh giá những biến đổi của lối sống đạo đức trong điều kiện hiện nay để chỉ rõ một số
yêu cầu đặt ra trong xây dựng đạo đức và lối sống con người Việt Nam dưới ảnh hưởng
của nhân sinh quan Phật giáo trong điều kiện mới, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống
của con người Việt Nam.

2. Tính cấp thiết của đề tài


Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, du nhập sớm vào Việt
Nam, và đã có những đóng góp nhất định cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh
vực đời sống văn hóa và tinh thần.
Nhiều chuẩn mực đạo đức, quy phạm và giáo luật Phật giáo đã được cụ thể hóa
thành những hoạt động hữu ích thiết thực, trên cơ sở lựa chọn những điều phù hợp, góp
phần hình thành những giá trị, chuẩn mực đạo đức trong đời sống văn hóa của người
dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Trong thời đại mới, Đảng và Nhà Nước đẩy mạnh chính sách xây dựng đất nước
theo hướng công nghiêp hóa hiện đại hóa nền kinh tế thị trường đã mang lại những hiệu
quả to lớn làm cho nền kinh tế phát triển tích cực. Song với đó, thì việc xây dựng lối sống
đạo đức xã hội phải đảm bảo kế thừa những giá trị trong đời sống truyền thống
dân tộc bao gồm đạo đức, tinh thần, lối sống và những giá trị nhân văn của triết lý nhân
sinh Phật giáo là hết sức cần thiết.
Vì vậy, việc nghiên cứu giá trị nhân văn, những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu
cực của tư tưởng “nhân sinh” của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt
Nam hiện nay nhằm định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp để phát huy các ảnh
hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” trong quá
trình xây dựng đời sống mới của xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cùng với quá trình lịch, Phật giáo đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa
của nhân loại. Chính vì vậy, Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói
chung và từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên khắp thế
giới không chỉ tại phương Đông và Phương Tây mà còn ở ngay tại Việt Nam, việc nghiên
cứu Phật giáo và vai trò của giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam đã được
tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo, vai trò của phật giáo trong đời sống
xã hội nói chung và đời sống của người Việt Nam nói riêng. Trong đó có các giáo sư
tiến sĩ và nhà khoa học nỗi tiếng như:
Trần Văn Giàu với một số công trình như: “giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975) “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”(Nxb
Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập đến những giá
trị đạo đức của Phật giáo và nhũng đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát
triển” (Nxb Tôn giáo 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, trí thức Phật
giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, Phật giáo và vai trò của phật giáo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
với nhiều ngóc độ khía cạnh khác nhau, song tất cả đề nhấn mạnh về vai trò quan trọng
của Phật giáo và những giá trị Phật giáo về đạo đức, tính nhân văn và giá trị tinh thần.
Song song với các công trình nghiên cứu tập trung vào các giá trị ảnh hưởng tích cực của
Phật giáo thì những ảnh hưởng tiêu cực còn tồn đọng trong thực tế thì chưa được hệ thống
hóa và đưa ra nghiên cứu chính thức.
Chính vì vậy, tiểu luận này tập trung vào việc phân tích các tư tưởng nhân sinh của
Phật giáo và ảnh hưởng của tích cực và tiêu cực của tư tưởng nhân sinh Phật giáo đối với
đời sống văn hóa tinh thần người dân Việt Nam hiện nay. Đồng thời, phân tích thực trạng
của sự ảnh hưởng tác động tích cực cũng như tiêu cực, từ đó lý giải, định hướng, soạn
thảo các phương hướng giải pháp nhằm tháo gỡ các tồn đọng đang còn tồn tại thực tiễn và
đưa ra các phương hướng hành động để phát huy giá trị ảnh hưởng tích cực của tư tưởng
nhân sinh Phật giáo đối với đời sống con người Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm hệ thống hóa tư tưởng “nhân sinh” của Phật giáo, phân tích ảnh
hưởng của tư tưởng này đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam hiện
nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan
Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện
nay
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tư tương “nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống
tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay và đưa ra các phương hướng đề xuất
một số giải pháp để phát huy các mặt ảnh hưởng tích cực, hạn chế các mặt ảnh
hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đời sống tinh thần người
dân Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng củ tư tưởng “nhân sinh”
Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay.
Về nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo trong
một hệ thống chỉnh thể quan điểm về “nhân sinh quan” của Phật giáo thông qua các
quan niệm về nhân sinh quan, vị trí con người và vai trò của con người trong thế giới
nhân sinh quan.
Trong phạm vi tiểu luận này, tập trung vào nghiên cứu đời sống tinh thần trong
phạm vi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bởi lẻ đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ yếu, chi
phối đến tính chất phương hướng trong các hoạt động tinh thần của con người.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Vấn đề của đề tài nghiên cứu là tư tưởng “Nhân Sinh” trong Phật giáo, đời sống
tinh thần và ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân Việt Nam. Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
về tín ngưỡng tôn giáo. Tiểu luận còn dựa vào kinh điển của Phật giáo, kế thừa và tiếp
thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu: tiểu luận đã phân tích, tổng hợp tài liệu
để viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi trước đã làm được.
Phương pháp chuyên gia: tiểu luận đã tham khảo kiến của các chuyên gia về triết
học Phật giáo để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn đối với chủ đề nghiên cứu.

6. Những đóng góp của đề tài


Đối với lý luận
Tiểu luận góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát về thế giới nhân sinh quan, tư
tưởng “nhân sinh” trong Phật giáo và những ảnh hưởng tác động của tư tưởng “nhân
sinh” đến đời sống tinh thần văn hóa của người dân Việt Nam hiện nay.
Đối với thực tiễn
Tiểu luận góp phần cung cấp những luận cứ khoa học góp phần cho Đảng – Nhà
Nước và các cơ quan quản lý chính trị tôn giáo có giải pháp phù hợp để phát huy ảnh
hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” đối với đời
sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay.
Tiểu luận cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các
chuyên đề chuyên đề có liên quan.
7. Kết quả nghiên cứu
Là hệ thống kiến thức gồm cái khái niệm về các giáo lý Phật giáo, nhũng nội dung
cơ bản trong giáo lý, giáo luật cửa Phật giáo, chỉ ra những đặc điểm và thực trạng Phạt
giáo Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, tiểu luận đã hệ thống hóa được tất cả các ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của Phật giáo trên một số phương diện cơ bản trong đời sống tinh
thần của con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, tiểu luận còn đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình
xây dựng đất nước xây dựng đời sống mới trong giai đoạn này.
8. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu bài tiểu luận bao gồm ba phần:
Phần thứ nhất, khái quát về Phật giáo, hoàn cảnh ra đời của Phật giáo và các tư
tưởng triết học Phật Giáo trong đó nhấn mạnh nội dung cơ bản của tư tưởng nhân sinh
quan Phật giáo.
Phần thứ hai, tập trung phân tích thực trạng sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh
quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống, văn hóa phong tục và tập quán của người dân
Việt Nam. Đồng thời đặt ra các vấn đề của ảnh hưởng tiêu cực nhằm đưa ra các gải
pháp đề xuất phương hướng cải thiện giải quyết vấn đề trong phần ba.
Phần thứ ba, đưa ra các phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy những
giá trị tác động tích cực và hạn chế những tác động ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng
nhân sinh quan Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Việt Nam hiện
nay.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO VÀ
ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Cở sở lý luận về nhân sinh quan của Phật giáo
1.1.1 Khái quát về Phật giáo
1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Phật giáo
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, do Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni sáng lập, ông tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), thuộc Hoàng tộc Cồ Đàm
(Gautama), của tiểu quốc Thích Ca (Shakya). Ông là Thái tử của vua Tịnh Phạn. Nhận
thấy nỗi khổcủa chúng sinh, Tất Đạt Đa đã từ bỏ cuộc sống quý tộc để đi tìm con đường
giải thoát mọi sự đau khổ và tìm ra con đường chánh đạo.
Trãi qua 6 năm tu đạo, người đã được giác ngộ chính pháp ở tuổi 35. Kinh nghiệm
giác ngộ của Thích Ca Mâu Ni được thể hiện qua các thuyết về “Tứ diệu đế”, “Bát chính
đạo”, “Vô ngã”, “Vô thường”, “Luân hồi”, “Duyên khởi” và “quy luật Nhân quả”,
giúp cho chúng sinh được giải thoát khỏi khổ đau trên đời, hiểu được quy luật của tạo
hóa, quy luật nhân sinh và sự vận động của vạn vật trong thế giới xung quanh chúng ta.
Trong 45 năm tiếp theo đó, ông đã đi nhiều nơi, nhiều vùng lãnh thổ để giảng
thuyết và truyền tải chân lý khắp Ấn Độ. Ông qua đời ở tuổi 80 và để lại cho các Phật tử,
Tăng ni một kho tàng kiến thức sâu rộng. Phật giáo ngày nay phát triển mạnh ở Sri
Lanka, Đông Á và Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Lào, Campuchia,
Myanmar, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore và bao
gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn.
Ðức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã nhập niết bàn hơn 2500 năm, nhưng các bài kinh
Phật còn được chư tăng gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Dù đạo Phật đã bị hủy hoại ở
Ấn Độ do sự tấn công của các tôn giáo khác, nhưng tín đồ Phật giáo đã trải khắp các
nước, đặc biệt là ở Đông Á. Tam Tạng Pháp Bảo gồm những lời dạy của Đức Phật vẫn
còn đó, hiện được các chư tăng, tín đồ lưu giữ và truyền tụng ở khắp năm châu, bất kỳ ai
mong muốn theo Đạo hoặc nghiên cứu giáo lý đạo Phật đều có thể dễ dàng tìm đọc.
1.1.1.2 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển Phật giáo Việt Nam
Phật giáo là một trong những học thuyết triết học và là tôn giáo lớn nhất trên thế
giới, đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời, được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thế
kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai TCN.
Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba
đến thế kỉ thứ hai TCN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất nguyên thủy. Và
đã trải qua 4 thời kỳ giai đoạn lịch sử:
- Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc: Phật giáo được du nhập hình thành
và phát triển rộng rãi
- Giai đoạn Thời Lý – Trần: Nhà Lý ra đời tiếp tục đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo,
nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển
việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với
Trung Hoa. Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng. Sau đó, Nhà
Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm dựa trên nền tảng đã có từ thời Lý.
Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều.
- Giai đoạn từ Thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX: Đạo Phật bắt đầu suy thoái mà
hai nguyên nhân chính là từ nội tại trong chính đạo Phật và nguyên nhân ngoại tại từ
sự phát triển của Nho giáo.
- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay: Đây là giai đoạn Đạo Phật được phục hưng.
Đầu thế kỉ 20 thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật. Còn tại Việt
Nam, một phong trào chấn hưng và cải tổ Phật giáo có thể nói được khởi xướng từ Thiền
sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh
tại miền Bắc. Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành
lập. Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật đã được ra đời.
Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2500 năm đã dần dần đi
vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt.Tuy
có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật
từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di
sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam.
1.1.2 Nội dung cơ bản triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo
1.1.1.3 Vị trí tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo trong triết học Phật giáo
Ph.Ăngghen đã nói: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo vào
trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng
ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
1
những lực lượng siêu thần thế” . Điều đó có nghĩa là, tôn giáo do con người tạo ra, tôn
giáo không sáng tạo ra con người song lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống của
con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phật giáo là một trong những tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam và dần chiếm vị thế sâu rộng trong đời sống tinh thần của
con người, trong đó có Việt Nam.Dù đã trãi qua hơn 2500 năm, với nhiều giai đoan lịch
sử, nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhưng Phật giáo và triết lý nhân sinh của
Phật giáo vẫn mang đầy tính vị tha và nhân văn và ý nghĩa trong đời sống con người Việt
Nam chúng ta.
Triết lý Phật giáo bao gồm hệ thống quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan,
nhân sinh quan và có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi quan niệm đều có chức năng làm tiền đề
và bổ trợ lẫn nhau.
1.1.1.4 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo
Triết lý nhân sinh bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới quan Phật giáo chi phối,
mặt khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thì nhân sinh quan Phật giáo chịu sự
quy định của xã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác.
Điều này giải thích cho lý do tại sao trong quá trình du nhập hình thành tồn tại và
phát triển, nhân sinh quan Phật giáo có sự biến đổi và không còn giữ nguyên như Phật
giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, triết lý Phật giáo nói chung và tư tưởng nhân sinh quan Phật
giáo nói riêng, đã biến đổi, phát triển để thích nghi với truyền thống văn hóa của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
Vì trong khuôn khổ bài tiểu luận có hạn nên chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu
ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam
và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay trong thuyết Tứ Diệu Đế của Phật
giáo. Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người và đời
sống con người.
a. Về con người
Theo Phật giáo, nguồn gốc của con người và vũ trụ không do một lực lượng siêu
nhiên nào sáng tạo ra, cũng không do một đấng sáng thế nào tạo dựng. Tất cả đều do nhân
duyên mà kết thành và cho rằng thế giới là vô cùng, vô tận. Ngoài thế giới chúng ta đang
ở thì còn vô số các thế giới khác đang tồn tại. Phật giáo cho rằng con người là một pháp
đặt biệt của thế giới vạn pháp thể hiện trong thuyết Danh Sắc, Lục Đại và Ngũ Uẩn.
Theo Phật giáo, cả ba học thuyết đều cho rằng, con người được cấu tạo từ hai yếu
tố là vật chất (thể xác) và tinh thần (linh hồn). Trong các thuyết về cấu tạo con người thì
thuyết Ngũ Uẫn [1] là phổ biến hơn cả và nó cho rằng con người được cấu tạo từ năm yếu
tố gồm sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Trong đó:
Sắc uẩn là tứ đại vật chất bao gồm Địa (nghĩa là đất, xương thịt), Thủy (nước,
máu, chất lỏng), Hỏa (lửa, nhiệt khí), Phong (gió, hô hấp).
- Các yếu tố do tứ đại vật chất tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân;
các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Như vậy yếu
tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian
hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn.
- Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một
hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu
tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí...
Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là
trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ
thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh... Đó là cái nhìn về con người một cách toàn
diện.
Thọ uẩn là các yếu tố về tình cảm, cảm giác của con người, sự tiếp xúc giữa giác
quan và đối tượng mà sinh ra thọ. Đức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà
sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối
tượng tâm ý. Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là
cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ,
hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ.
Tưởng uẩn là trí tưởng tượng, tri giác và ký ức, đây là khả năng chiêm nghiệm
của
sáu giác quan. Sự nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh và là
khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là tâm lý như những khái niệm, định nghĩa,
hồi tưởng ký ức. Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự
việc hay sự kiện. Tri giác là một trong những tác dụng của thức.
Hành uẩn là ý thức, yếu tố khiến tâm hoạt động có nghĩa là các hiện tượng tâm lý
mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là
tạo động lực tái sinh. Chúng làm nền tảng và lực đẩy để hình thành một năng lực hành
mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai.
Thức uẩn là ý thức tinh thần theo nghĩa rộng gồm cả Thụ, Tưởng và Hành. Là khả
năng biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận
biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì... đó
là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống
như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức có sáu loại: nhãn
thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Phần sinh lý – Sắc uẩn là thân hình và tướng sắc được giới hạn trong không gian
bằng xương, da, thịt được tạo thành từ bốn yếu tố vật chất tứ đại: đất, nước, gió và lửa.
Phần ý thức tinh thần – Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn được biểu
hiện bằng thất tình lục dục là Hỷ (sự vui mừng, hân hoan) – Nộ (tức giận, phẫn nộ) – Ai
(buồn, bi ai, sầu đau) – Lạc (niềm vui sướng) – Ái (tình thương yêu, cảm xúc thương
mến)– Ố (sự căm thù, uất ức, ghét) – Dục (dục vọng, dục niệm).
Tóm lại, con người dưới sự phân tích Ngũ Uẩn thì thân thể và tâm sinh lý là nhũng
tập hợp gồm các yếu tố tâm lý, sinh lý, cảm giác, tri giác, động lực, ý chí và thức. Có tác
động qua lại lẫn nhau đồng thời nương tựa vào nhau mà tồn tại.
b. Về đời sống nhân sinh thể hiện qua Thập Nhị Nhân Duyên
Mười hai nhân duyên (thập nhị nhân duyên) [2] hay còn gọi là Duyên khởi là cốt
lõi của nhân sinh quan Phật giáo, được đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển. Giáo
lý của Phật giáo giải thích cặn kẽ về các vấn đề Nhân – Duyên – Nghiệp – Luân Hồi – Tái
sinh và Nhân Quả thông qua mười hai chi chi phần này:
- Vô minh là sự mê cuồng, không sáng suốt của tâm hay nói cách khác là sự không
hiểu biết như thật về hiện hữu là duyên sinh. Vô minh là nguồn gốc của mọi khổ
đau, tìm mọi cách để bảo vệ những thứ không phải của mình nhằm thỏa mãn tham
ái và dục vọng của bản thân. Vì muốn thỏa mãn bản ngã nên con người thường
tham cầu, khi chưa có thì lại muốn có, khi đã có rồi lại muốn có nhiều hơn.
- Hành chính là động lực ý chí hành động của thân, miệng và ý. Cái tâm sinh niệm
chuyển biến không ngừng, làm cho chúng sinh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta
riêng, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu nhân quả.
- Thức là tri giác của sáu giác quan gồm mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – ý.
- Danh sắc sắc là phần vật lý và sinh lý, danh là phần tâm lý. Với con người, sắc
là cơ thể vật chất, các giác quan và chức năng của chúng; danh là các tâm
phụ thuộc (tâm sở), như xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Thức tâm thuộc nghiệp nào,
thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.
- Lục nhập là thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi, tức là sự tương tác giữa sáu
giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là sáu trần (hình
thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng).
- Xúc sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao thoa giữa các căn (chủ thể) và trần (đối tượng). Nói
rõ hơn, xúc chính là sự tiếp xúc giữa con người và thế giới thông qua 6 cơ quan tri
giác.
- Thọ là các phản ứng tâm lý phát sinh khi mắt tiếp xúc với hình thể, tai tiếp xúc với
âm thanh... ý tiếp xúc với ý tưởng (pháp). Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc
thọ), cảm thọ khó chịu (khổ thọ) và cảm thọ trung tính (phi khổ phi lạc). Đây là
chất liệu mà con người thường lấy để xây dựng những giá trị gọi tên là hạnh phúc
và khổ đau, bất hạnh.
- Ái là sự vướng mắc, yêu thích, tham luyến; gồm có dục ái, sắc ái và vô sắc ái. Do
các thọ, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ
thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh.
- Thủ là chấp thủ, là sự kẹt vào, bám víu, đeo chặt của tâm thức vào một đối tượng.
Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như
hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành
những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như
thế, gọi là thủ.
- Hữu là tiến trình tương duyên để hình thành, gồm dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có
thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái
có như thế, tức là hữu.
- Sinh sự ra đời, tạo nên, xuất hiện, là sự thành tựu các bộ phận cấu thành (ngũ uẩn),
thành tựu các xứ (các cơ quan tri giác và chức năng của chúng).
- Lão tử sự suy nhược, tàn lụi, tuổi thọ lớn, tan rã, tiêu mất, tử vong. Với sinh mạng
con người, lão tử được biểu hiện dưới các hiện tượng: răng long, tóc bạc, da nhăn,
các cơ quan tri giác suy yếu và chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.
c. Về sự khổ đau và con đường thoát khổ qua Tứ Diệu Đế
Tứ Diệu Đế hay còn gọi là Tứ chân đế [3], gồm bốn chân lý nhiệm màu mà Đức Phật
chỉ ra rõ thực trạng đau khổ của con người (Khổ Đế) – nguồn gốc hay nguyên nhân hình
thành nên khổ đau (Tập Đế) – sự kết thúc hay mục tiêu chấm dứt đau khổ (Diệt Đế) và
cách con đường hay phương pháp thực hành để chấm dứt đau khổ (Đạo Đế).
1. Khổ đế, là chân lý về bản chất cái khổ, Phật giáo cho rằng bản chất của đời
người là khổ: “Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương
đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và
nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”.
Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì không
hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không tìm được lối thoát thực sự; đôi khi ngược lại,
càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau.
Khổ có thể chia làm 3 phương diện và 8 nỗi khổ như sau:
- Về phương diện sinh lý gồm sinh – lão – bệnh – tử
+ Sinh khổ là nỗi khổ từ lúc mới sinh ra cho đến trải nghiệm của sự sống trên đời, vì con
người sinh ra trên đời phải chịu sự chi phối của luật vô thường, có sinh có diệt.
+ Lão khổ là nỗi khổ đến tuổi về già, thân thể hao mòn già yếu, hoạt động và chức năng
của tri giác ngày một kém, dễ sinh bệnh và cái già tiến xa đến đâu thì sự suy yếu kéo
nhanh đến đó khiến cho con nguwòi phải đau khổ.
+ Bệnh khổ là sự hành hạ thân xác con người, làm cho bản thân nó khổ sở, đau ốm, suy
kiệt.
+ Tử khổ là khổ của việc phải đối diện với cái chết vì con người vô minh nên sợ cái chết,
sợ sự xa cách biệt vĩnh hằng với người thân, sợ phải quên đi tất cả mọi thứ trên trần thế,
đó là nỗi thống khổ của con người.
Tóm lại, con người sinh ra đã vất vả và khốn đốn; lớn lên lại già yếu, bệnh tật khốn khổ
và cuối cùng và phải đối diện với cái chết là sự tan rã cuối cùng của thể xác đem đến khổ
thọ lớn lao.
- Về phương diện tâm lý gồm ái ly biệt khổ-sở cầu bất dắc khổ- oán tăng hội
khổ
+ Ái ly biệt khổ là nỗi khổ phải chia cách người mình yêu thương, nỗikhổ này bao gồm cả
nỗi khổ sinh tử biệt ly.
+ Sở cầu bất đắc khổ là nỗi khổ của sự mong cầu không như ý, mong muốn như không
đạt được, mong có nhưng không nhận được. Chính vì không đạt được, không nhận được
như ý muốn nên con người thấy thân tâm dày vò, tuyệt vọng, khốn khổ
+ Oán tăng hội khổ là cái khổ gây ra bởi sự thù hận, sân si, gây hiềm khích, ghét gỏng lẫn
nhau và vẫn đối diện với nhau
- Về phương diện chấp vào ngũ uẩn có ngũ uẩn có ngũ thụ uẩn khổ là nỗi khổ gây
ra bởi Ngũ uẫn (sắc, thọ, tưởng, hành thức) làm cho Thân và Tâm phải chịu dày vò khổ
sở. Ngũ uẩn bao gồm bảy nỗi khổ: Thân thì sinh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh,
vất vả nhọc nhằn; Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Có thể nói,
với học thuyết về Khổ đế Phật giáo đã khái quát tất cả các nỗi khổ của cả một đời người.
Về mặt hiện tượng khổ là cảm giác đau đớn của thân xác, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự
không toại nguyện của tâm lý. Về bản chất, khổ là do sự chấp của bản ngã.
Cùng với việc chỉ ra thực trạng của nỗi đau, Phật giáo còn cũng chỉ ra nguồn gốc
hay nguyên nhân hình thành nên khổ đau trong Tập đế.
2. Tập đế hay còn gọi là Nhân đế, là tập hợp tất cả các nguyên nhân đưa đến cái khổ
cho con người. Trong thuyết Thập Nhị Nhân Duyên thì Phật giáo đã đưa ra 12 duyên khởi
của nhân sinh quan của một đời trong đó Vô minh và Ái dục là là hai duyên khởi, nguyên
nhân chính gây nên nỗi khổ cho con người. Do tham Ái mà chấp thủ, do si mê mà không
thấy rõ
bản chất sự vật hiện tượng đều nương nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến.
Không có chủ thể nào là độc lập và bền vững mãi. Do không thấy rõ nên sinh tâm tham
muốn, do vô minh mà có chấp thủ, do chấp thủ mà có những nỗi thống khổ trong cuộc
đời. Sự kết hợp của Vô minh và Ái dục xuất phát từ nguồn gốc của ba thứ mà Đức Phật
gọi là
tam độc: Tham – Sân – Si.
 Tham là biểu hiện của sự ham muốn, tham lam khiến con người
+ Tham là biểu hiện của sự ham muốn, tham lam khiến con người hành động để đạt được
điều mong muốn, thỏa mãn dục vọng và bị sự vô minh chi phối, lu mờ.
 Sân là một trạng thái của Nộ, Ai, Ố là sự tức giận, phẫn nộ, bi ai, sầu
+ Sân là một trạng thái của Nộ, Ai, Ố là sự tức giận, phẫn nộ, bi ai, sầu đau, uất ức, cáu
gắt khi con người không hài lòng về ai đó, về điều gì đó, làm cho con người không kiểm
soát được hành động và lý trí.
 Si là sự si mê, lầm lẫn làm cho con người không suy xét hiểu biết
+ Si là sự si mê, lầm lẫn làm cho con người không suy xét hiểu biết đúng lẻ phải để phán
đoán việc hay dỡ, gây nên nhiều điều tội lỗi cho mình và cho người khác.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình;
lòng mình đầy tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm thì khổ trần bi ai. Nói cách khác, do
cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự chấp ngã
và dục vọng vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy
an lạc, hạnh phúc.
Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường
đoạn tận khổ đau là Diệt đế và Đạo đế.
3. Diệt đế, là khả năng tiêu diệt những nguyên nhân gây ra nỗi khổ hay nói khác đi là
trạng thái của con người sau khi diệt trừ được nỗi khổ. Diệt đế là tích quả Niết bàn do
thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang lại, đi đến chỗ an lạc, chỗ kết nghiệp đã hết không
còn luân hồi sinh tử. Ấy là khi diệt đế vọng niệm không còn khởi lên, tâm hồn luôn an trụ
trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết bàn. Niết bàn là cảnh giới có bốn đặc
điểm Thường – Lạc – Ngã – Tịnh.
- Thường là luôn luôn có mặt trong mọi không gian và thời gian
- Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại
- Ngã là chân ngã, chân thực
- Tịnh là thanh tịnh, trong sạch
Đức Phật khẳng định, cái khổ có thể tiêu diệt được và chấm dứt được luân hồi thông
qua các phương pháp tu dưỡng thân tâm, đoạn trừ “vô minh”, để cho phật tính bừng sáng.
Muốn diệt trừ vô minh thì phải có trí tuệ vì: “Có trí tuệ thì hết đam mê, luôn luôn tự thức
tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc
chắn nhất vượt bể sinh, lão, bệnh, tử. Là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là
bùa sắt chặt cây phiền não”.
Diệt đế là thế giới của cõi Niết bàn, không còn đau khổ do “Vô minh” và “Ái” gây
ra, là thế giới của sự giải thoát.
4. Đạo đế, là con đường hướng dẫn con người đạt đến chứng quả giải thoát, ra khỏi
luân hồi sinh tử. Cuối cùng Đức Phật đưa ra con đường để thoát khổ thực chất là diệt trừ
vô minh, con đường đó là Bát Chính Đạo [4]. Bát Chính Đạo gồm có:
 Chính kiến là sự hiểu biết đúng đắn và nhận thức rõ về sự vật khách
+ Chính kiến là sự hiểu biết đúng dắn và nhận thức rõ về sự vật khách quan, có chính kiến
phân biệt đúng sai, chi phối mọi hành động và tâm trí.
 Chính tư duy là suy nghĩ đúng đắn, hiểu biết sự vô minh của niệm
+ Chính tư duy là suy nghĩ đúng đắn, hiểu biết sự vô minh của niệm khởi, tìm ra
phương pháp tu luyện để thoát khổ cho mình và mọi người
 Chính ngữ là tu nghiệp thanh tịnh, là đưa chính tư duy vào thực hành
+ Chính ngữ là tu nghiệp thanh tịnh, là đưa chính tư duy vào thực hành trong lời nói,
không nói dối, không nói lời ác, không nói lời thừa. Trước khi nói phải suy nghĩ
người nghe, nói lời dịu hiền
+ Chính nghiệp là hành động chân chính, hành vi ứng xử đúng mực, làm điều thiện, việc
thiện. Trong chính nghiệp lại có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp,. Thân nghiệp là
không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; ý nghiệp là là không tham dục, không
nóng giận, không tà kiến.
+ Chính mệnh là lối sống lương thiện, tiết chế dục vọng, không tham lam, bất chính, sống
lành mạnh giúp cho con người thoải mái nhẹ nhàng, tâm thanh tịnh.
+ Chính tịnh tiến là cố gắng làm điều thiện, tránh làm điều ác, luôn cảnh tỉnh trong mọi
hoàn cảnh mọi sự việc, chủ động tích cực trong việc tiến tới con đường đạo, không đi vào
con đường tà.
+ Chính niệm là luôn giữ cho tâm thanh tịnh trong scahj, luôn nghĩđến đạo lý chân chính
để diệt trừ kiến chấp mê lầm.
+ Chính định là sự kiên định tập trung tư tưởng vào những việc chính đáng, đúng đắn,
tĩnh lặng suy ngẫm về tứ diệu đế của vô ngã, vô thường về nỗi khổ của con người, làm
tiền đề cơ sở cho chính kiến, chính tư duy.
Tám con đường trên gộp thành 3 nguyên tắc tam học gọi là Giới (chính ngữ, chính
nghiệp, chính mệnh) – Định (chính tinh tiến, chính niệm, chính định) và Tuệ (chính kiến,
chính tư duy). Các nguyên tác này có sự liên kết và bổ sung mật thiết cho nhau nhằm giúp
cho con người tìm thấy con đường giác ngộ, tâm an lạc, thanh tịnh.
Con người muốn thực hiện được bát chính đạo thì phải thực hiện thông
qua 2 phương pháp Ngũ Giới (5 điều răn) và Lục Độ (6 phép tu) để hướng mình đến với
con
đường chánh đạo và lương thiện.
1. Phương pháp ngũ giới là năm điều răn mà Đức Phật đã dạy gồm bất sát (không sát
sinh), bất đạo (không làm điều phi đạo nghĩa, không trộm cắp), bất dâm (không tà
dâm), bất vọng ngữ (không bịa đặt, vu oan, giá họa), bất ẩm tửu (không rượu chè)
2. Phương pháp lục độ là sáu bài thực hành giúp con người thực hành việc tu tâm
dưỡng tính để hướng bản thân mình trở thành một bản thể hoàn hảo không còn nhiều dục
vọng và khổ đau. Sáu bài thực hành bao gồm bố thí (đem công sức tài trí giúp đỡ người
khó khăn không mong cầu lợi lộc), trí giới (kiên trì luyện tập), nhẫn nhục (kiên nhẫn,
nhường nhịn), tịnh tiến (cố gắng nỗ lực), thiền định (tập trung tư tưởng vào điều tốt) và
bát nhã (trí tuệ hiểu thấu mọi chuyện)
Tóm lại, phật giáo cho rằng chỉ có sự kiên định duy trì cố gắng luyện tập theo Bát
Chánh Đạo, Ngũ Giới và Lục Độ thì con người mới sớm có thể giải thoát chính mình ra
khỏi cái khổ mà do chính mình tạo ra.
1.2 Đời sống tinh thần người dân việt nam hiện nay
1.2.1 Khái niệm về đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là một phạm trù phản ảnh đời sống vật chất, tinh thần và hoạt động của
con người trong đó có các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, giáo dục văn hoa, tôn giáo,
đạo đức, tín ngưỡng, tinh thần dân tộc của con người. Có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức
xã hội và ý thức cá nhân.
1.2.2 Nét đặc trưng cơ bản đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay
Đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phong phú. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, giao thương hội nhập, giao lưu quốc tế và do sự phát triển nhanh
chóng của khoa học và công nghệ thông tin mà đời sống tinh thần con người ngày
càng được nâng cao và tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tiến bộ cả về về mặt tinh thần lẫn
văn hóa trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống; phong tục tập quán; văn hóa nghệ
thuật truyền thông và tín ngưỡng tôn giáo.
Tóm tắt chương
Trong chương 1, tiểu luận để làm rõ một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
làm tiền đề cơ sở cho nhận thức về sự ảnh hưởng của tương tưởng “nhân sinh” Phật giáo
đối với đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở để nghiên cứu tìm
hiểu những ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo vào các lĩnh vực tư tưởng,
đạo đức, lối sống, phong tục và tập quán của người dân Việt Nam hiện nay.
 Chính tịnh tiến là cố gắng làm điều thiện, tránh làm điều ác, luôn cảnh tỉnh
trong mọi hoàn cảnh mọi sự việc, chủ động tích cực trong việc tiến tới con đường đạo,
không đi vào con đường tà.
+ Sinh khổ là nỗi khổ từ lúc mới sinh ra cho đến trãi nghiệm của sự
 Sinh khổ là nỗi khổ từ lúc mới sinh ra cho đến trãi nghiệm củvì con người sinh ra
trên đời phải chịu sự chi phối của
-  Sinh khổ là nỗi khổ từ lúc mới sinh ra cho đến trãi nghiệm của sự
 Sinh khổ là nỗi khổ từ lúc mới sinh ra cho đến trãi nghiệm của sự

You might also like