Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa gắn liền

với ký ức của
nhiều thế hệ. Trong Tây Du Ký, không những có những nội dung tư tưởng tiến bộ, sâu sắc mà còn ẩn
chứa nhiều giá trị nghệ thuật lãng mạn, đẹp đẽ, hoàn chỉnh. Trong Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân xây
dựng rất nhiều hình tượng nhân vật. Nhưng độc đáo và lý tưởng nhất đọng lại trong lòng khán giả bao thế
hệ, không thể không kể đến nhân vật chính – người anh hùng vĩ đại, tài trí Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không ứng với hình tượng nào trong một doanh nghiệp ?
Trước hết, phải phân tích về nguồn gốc và tính cách của nhân vật này.
Tôn Ngộ Không còn được biết đến qua một tên gọi khác là Tề Thiên Đại Thánh. Ngay cả cách
xưng tên thôi cũng đủ biết con khỉ này ngạo nghễ và phách lối cỡ nào khi dám đặt mình ngang cả Ngọc
Hoàng Đại Đế (Tề là bằng, Thiên là trời). Xuất thân của Tôn Ngộ Không từ một quả trứng đá được hấp
thụ tinh hoa đất trời, sinh khí của nhật nguyệt. Dần dần, quả trứng đá biến thành con khỉ đá có đủ chân tay
mặt mũi rồi sau đó bắt đầu, con khỉ đá biết đi đứng, chạy nhảy, học cào, học chạy, vái lạy 4 phương. Ngộ
Không có đôi mắt vàng chứa hào quang sáng rực, nhìn thấu tận Thiên Đình. Với xuất thân xuất chúng
như thế, Ngộ Không vì muốn trường sinh bất tử nên đã lênh đênh vượt biển, tầm sư học đạo tận 20 năm
trời, được Bồ Đề tổ sư truyền cho diệu quyết trường sinh và phép tránh “ba tai hại”; thông thạo 72 phép
thần thông quảng đại lẫn cưỡi được “cân đẩu vân”.
Trong tác phẩm Tây Du Ký, Ngộ Không là nhân vật bẩm sinh có tính ngang tàng, ngạo nghễ, dù
đã được giác ngộ phép thuật, Ngộ Không đi đứng cũng không được khoan thai, nhẹ tựa lông hồng như
các bậc tu tiên khác mà lúc nào cũng lóc chóc nhảy nhót, làm việc gì cũng nóng nảy, vội vàng. Trước khi
bị đoạ đày, đè dưới núi Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không vô cùng ngạo mạn, hống hách – là một kẻ không sợ
trời, không sợ đất vừa náo long cung lại loạn địa phủ, hết loạn địa phủ lại liên tiếp ba lần đại náo thiên
cung làm kinh hãi trời đất, chư thần, tiên nhân, bồ tát… không ai mà không khiếp sợ.
Ngộ Không là nhân vật có tính cách trước sau như một, sau khi được quy y theo đạo Phật, cùng
Đường Tăng đi thỉnh kinh, Ngộ Không vẫn thường xuyên bộc lộ bản tính ngạo nghễ, ngang tàng, xem
thường quyền uy. Chỉ có điều, tư cách ấy sau này đã được điều hướng trở nên trầm ổn hơn, không còn
nghịch ngợm, phá phách ngông cuồng để thoả mãn thú vui cá nhân nữa. Ngộ Không quy y thực hiện sứ
mệnh cao cả, đưa Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc. Quy phục một người phàm tu tục tử vô tích
sự, không có sức mạnh, tài năng và bị kìm hãm bởi chiếc vòng kim cô của Như Lai Phật Tổ trên đầu sau
khi giết 6 tên giặc cỏ, bị sư phụ đuổi đi, sẽ siết chặt đau đớn bất cứ khi nào mà Đường Tăng niệm chú. Từ
đó, Đường Tăng mới có được khả năng kiểm soát được tên “yêu tiên” Mỹ Hầu Vương trong cuộc hành
trình đi thình chân kinh, giúp Ngộ Không bộc lộ đầy đủ tính cách kỳ lạ của mình; song song đó rèn giũa
tinh thần, ý chí lẫn tình cảm của hắn ngày một hoàn thiện hơn.
Tôn Ngộ Không luôn giữ trọn vẹn tinh thần ngạo nghễ, ngông ngênh của bậc anh hùng hảo hán,
không bao giờ chịu cúi đầu xu nịnh bất kì ai. Kể cả Ngọc Hoàng, mỗi lần gặp, Ngộ Không chào to:

- Chào lão quan, phiền ngài, phiền ngài

Hay trong trận đánh Kim Giác, Ngân Giác ở động Liên Hoa, núi Bình Đính với bảo bối “hồ lô
hồng vàng tía” có thể hút mọi vũ khí cũng như hút người vào trong đó, trong 1 giờ ba khắc, những gì hút
được vào trong cái bình ấy đều bị tan thành canh. Để đánh lừa yêu ma, Ngộ Không lừa đổi với chúng đem
“Hồ lô hút trời” ra địch. Trước đó, Tôn đã tính toán đọc thần chú gọi Nhật Du Thần, Dạ Du Thần và Ngũ
Phương Yết Đế đến để nhờ vả tâu với Ngọc Hoàng.
“Các người lên tâu ngay với Ngọc Hoàng, nói lão Tôn qui y chính quả, bảo vệ Đường Tăng
sang Tây Thiên lấy kinh, non cao trắc trở, sư phụ gặp tai ách, yêu ma có bảo bối nay ta định lừa nó để
đánh đổi, muôn vàn kêu người, cho ta mượn trời đem gói lại độ nửa giờ, giúp ta thành công. Hễ không
cho, ta sẽ lên thẳng điện Linh Tiêu khuấy động binh đao cho mà xem.”
Là một người xuất gia, quy y cửa Phật nhưng Ngộ Không vẫn không quy phục bất kỳ thần thánh
nào, khi có việc cần được phù trợ vẫn ngang nhiên đe doạ Ngọc Hoàng đại đế nếu không giúp sẽ lại đến
đại náo thiên cung.
Là một yêu tiên như thế, Tôn Ngộ Không rất công chính liêm minh, sẽ không cho qua chuyện bao
che, lấp liếm nào, dù cho có là thần tiên cấp cao cũng quyết không nể nang.
Có lần Tôn Ngộ Không quyết chiến với con Tỉ Quái, nó đã ngợi khen Tôn Ngộ Không rằng: “Thực là tài
giỏi của một người đã náo Thiên cung!”. Ngộ Không đã biết được yêu quái đó không phải là quái vật ở
phàm trần, biết hắn là Hầu Vương náo loạn Thiên Cung, chắc chắn chỉ có thể là người ở trên trời, lập tức
Tôn đã nhảy thẳng lên Thiên Đình tìm Ngọc Hoàng hỏi cho ra nhẽ. Hay lần thu phục xong 2 yêu tinh
Ngân Giác và Kim Giác, biết được chúng là tiểu đồng của Thái Thượng Lão Quân – Ông tổ của Đạo giáo,
Ngộ Không cũng không kiêng dè, nể nang mà vỗ mặt, kết tội ông một cách đanh thép : “ ”
Ngạo nghễ, ngang tàng, tài năng, thông minh, lòng tự tôn mạnh mẽ, tinh thần hào sảng, khảng
khái, phẩm chất kiên trinh, Ngộ Không có đủ. Nhưng Ngộ Không lại không thể là một nhân vật anh hùng
nghiêm túc bất hủ được. Ngộ Không vẫn luôn cợt nhả, bông đùa và bất kính với các vị thánh nhân. Như
việc đến xin “hoàn hồn linh đơn” của Thái Thượng Lãn Quân để cứu sống vua nước Ô Kê; Ngộ Không
cũng không nghiêm chỉnh hỏi xin đường hoàng mà ngả giá : “một nghìn viên”, rồi trả giá 100 viên, rồi
đến 10 viên. Thấy mình bị Ngộ Không cư xử bất kính, Lão Quân tức giận đuổi Ngộ Không “cút đi”;
nhưng sợ hắn lại lén trộm nên sai tiểu đồng cho Ngộ Không 1 viên. Nhận được linh đơn, Ngộ Không vẫn
không thoả, tiếp tục uy hiếp rằng sẽ lấy cái vớt vào vớt sạch hết linh đơn của Thái Thượng Lãn Ông.
Bất kính, khinh khỉnh và coi thường thiên đình, địa ngục là thế, Ngộ Không ở địa vị là đồ đệ phò
tá Đường Tăng đi thỉnh kinh lại hết mực trung thành, tận lực, tử tế với ông. Kể cả khi giết yêu quái bị
hiểu lầm là giết người, sư phụ nổi giận, ruồng rẫy đuổi đi, sau Đường Tăng sa bẫy bị yêu quái bắt, Ngộ
Không hay tin vẫn không màng chuyện cũ, bất chấp mọi thứ cùng Bát Giới đi giải cứu sư phụ. Bị yêu
quái nhục mạ : “sư phụ tống đi còn vác mặt đến”… Ngộ Không vẫn nhan nhản đáp lại : “ Một đời làm
thầy, làm cha cả đời “ và “Bố con không thể hận thì quá một đêm” đủ để chứng minh được, dù là yêu,
nhưng Ngộ Không vẫn thông hiểu được đạo nghĩa, vẫn có tình cảm chân thành, sâu sắc, tấm lòng chí
thảo, chí hiếu mạnh mẽ với Đường Tăng.

Ngoài những đặc điểm nổi bật vừa nêu trên, một số điều luôn hiện hữu trong nhân vật Tôn Ngộ
Không
+ Nóng tính, bốc đồng, xử lý việc nhanh trong cái chớp mắt
+ Là người kiên định, có chí hướng, có lý tưởng, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và đầy tham vọng: Ngộ
Không quyết 1 đường đưa sư phụ đến Tây Trúc thỉnh chân kinh hoặc như là tầm sư học đạo Bồ Đề Tổ Sư
và trở thành đệ tử chân truyền, được ông truyền cho phép trường sinh bất lão
{Lý do khiến Tôn Ngộ Không vượt biển, đi khắp thiên hạ để bái danh sư là vì muốn học phép "trường
sinh bất lão", thoát khỏi luân hồi.
Vì vậy, khi Bồ Đề Tổ Sư hỏi Tôn Ngộ Không muốn học gì, muốn dạy Tôn Ngộ Không các tuyệt kỹ
"thuật", "lưu", "tĩnh", "động", Tôn Ngộ Không chỉ hỏi một câu: "Học cái đó có trường sinh được
không?".

Khi biết những tuyệt kỹ này chẳng qua là đoán mệnh, đọc kinh, niệm Phật, ngồi thiền, luyện đan..., không
thể trường sinh, Tôn Ngộ Không đã kiên quyết nói "không học".

Tổ Sư tức giận lấy thước đánh Tôn Ngộ Không, sư huynh đệ khiếp sợ, quay sang trách Tôn Ngộ
Không: "Con khỉ nhà người thật không biết điều. Sư phụ truyền đạo pháp cho ngươi, vì sao không học,
còn dám cãi lại sư phụ?".}

- Khả năng hoàn thành tốt công việc khi ở trạng thái độc lập, nhưng khi làm việc nhóm, bộc lộ
rất rõ tài vạch mưu, chiến lược sáng tạo, độc đáo, hiệu quả; đoàn kết với đồng đội =>> là một
khỉ tiên thông minh, tài năng
- Dũng cảm, kiên cường, gan dạ xông vào trận mạc của yêu quái kh tiếc mạng, giải cứu người
gặp nạn, giải cứu sư phụ
- Hiểu chuyện, biết cân nhắc, suy xét, đánh giá con người và hoàn cảnh. Ngộ Không nhận thức
được bản thân ở thể thân vừa người, vừa thần, vừa khỉ, vừa yêu, sống hơn Đương Tăng hàng
trăm tuôi, nhưng vẫn kh kiêu ngạo, tự phụ với ông, Ngộ Không biết dù sao thầy của mình
cũng là người trần mắt thịt, trước những quyết định hồ đồ, chủ quan của Đường Tăng, Ngộ
Không tức tối là thế nhưng cuối cùng cũng phục tùng, nhiều khi tỏ thái độ châm biếm
[và tất nhiên hậu quả trực tiếp là Ngộ Không bị đuổi, rồi sau đó thì đến lượt Đường Tăng
gặp nạn. Mỗi khi oán trách sư phụ, Ngộ Không thường dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, lễ độ,
đánh đúng vào chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu của Đường Tăng. Lần gặp Bạch Cốt tinh giả
làm cô gái, Đường Tăng không tin lời cảnh tỉnh của đồ đệ, cứ cho yêu quái là người tốt, Ngộ
Không bèn nói: “…Sư phụ thấy dung mạo nó như thế, tất động lòng phàm. Nếu quả có ý đó,
thì bảo Bát Giới chặt cây, Sa Tăng tìm cỏ, con làm thợ mộc, dựng tạm cho thầy chiếc lều,
thầy với nó động phòng thành thân, chúng con sẽ tản đi. Lại chẳng là một sự nghiệp sao? Hà
tất phải lặn lội lấy kinh làm gì?”. Lần gặp “cô gái” ở rừng Hắc Tùng cũng vậy, trước việc
Đường Tăng bất chấp mọi lời can ngăn của mình, quay lại cứu yêu quái, Ngộ Không cứ cười
khẩy mãi, khiến ông ta phải quát lên hỏi: “Con khỉ khốn kiếp! Nhà ngươi cười cái gì?”. Thế
là Ngộ Không trả lời: “Con cười sư phụ ‘vận đến gặp bạn tốt, vận đi gặp giai nhân’ ”. Khi
Đường Tăng hồ đồ bắt đồ đệ cõng yêu quái ở núi Bình Đính, Ngộ không cũng nói với tên đạo
sĩ giả rằng:“Nhà ngươi gặp may đấy! Sư phụ ta là người từ bi hiếu thiện, lại chỉ thích sĩ diện
bề ngoài, ta mà không cõng, người sẽ mắng ta…”. Lời nói đó quả đã nói lên được đặc điểm
rất cơ bản trong tính cách của Đường Tăng và tâm trạng bất bình của Ngộ Không. Sự bất
bình ấy có lí do xác đáng và đôi khi được đẩy lên mức quyết liệt. Lần mắc nạn ở chùa Tiểu
Lôi Âm, Ngộ Không đã gọi các thần hộ vệ đến bên chiếc não bạt, nói: “Sư phụ tôi không
nghe tôi khuyên giải thì ông ấy chết cũng không phụ! Nhưng các người phải làm sao mau tìm
cách mở được cái não bạt này thả tôi ra, thì mới có cách xử trí…”. Qua những lời lẽ có vẻ
phũ phàng này, ta thấy được tất cả sự bực tức cũng như nỗi lo lắng của Ngộ Không về cái tai
họa khủng khiếp mà mọi người đang phải gánh chịu chỉ vì một quyết định độc đoán sai lầm
của trưởng lão. Sự thật là ngoài Ngộ Không ra, không còn ai có đủ bản lĩnh để cứu được
Đường Tăng. ]
+ Bản thân Ngộ Không cũng là một người có mối quan hệ rộng rãi
Trở về phân tích : Liên hệ thực tế, một người có tính cách tương đồng với Tôn Ngộ Không có
thể đảm đương chức vụ gì trong 1 doanh nghiệp ?

Trên đường công tác của tổ đội, nếu xảy ra bất trắc hoặc khó khăn gì, Ngộ Không sẽ
xung phong đứng ra giải quyết đầu tiên. Vấn đề có khó khăn, nặng nề cỡ nào cũng không làm
cho Ngộ Không phải than vãn, phàn nàn, mà ngược lại, ông còn thúc ép tổ đội càng phải kiên
cường đối mặt với thử thách. Ngộ Không luôn là người hoạt động có trách nhiệm nhất với
tinh thần năng nổ, thái độ nhiệt tình, biểu hiện hoạt bát sẽ là tấm gương dẫn dắt nhân viên
trong công ty đi đến một khuôn mẫu nghiêm túc, chỉnh chu.
Ngộ Không có mối quan hệ xã hội rộng rãi, thái độ xởi lởi, vô tư của ông cùng với sự tài
giỏi, năng lực xuất chúng, cách xưng tên “ Tề Thiên Đại Thánh” đầy quyền uy ắt sẽ khiến cho
một bộ phận nhất định trong lĩnh vực kinh doanh trong giới nể nang, thán phục.
Tuy nhiên, người ngang tàng, ngạo nghễ, tự tin và dễ nóng tính, bốc đồng như ngộ không
sẽ dễ chuốc thêm nhiều kẻ thù không đáng vào trong cuộc đời. Ngoài ra, sự tự cao, tự đại,
không coi ai ra gì của Ngộ Không không thể đem vào đời sốg thực tại được, bởi, núi cao sẽ
có núi cao hơn, nếu thời này, Ngộ Không vẫn thế, ắt sẽ bị đào thải ra khỏi toàn khu vực
doanh nghiệp
Nhưng có thể chắc chắn rằng, người công liêm nghiêm chỉnh, chí công vô tư như Ngộ
Không sẽ dung túng cho những kẻ nhũng nhiễu, bất tài, vô dụng tồn tại ở trong doanh nghiệp;
cũng như sẽ bằng mọi giá giữ lại những người có công, tài năng, đường hoàng cho doanh
nghiệp
Người có định hướng, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; tham vọng cao như Ngộ Không sẽ là đầu
tàu luồn lái, hướng doanh nghiệp đến những cơ hội, thử thách mới kịch tính hơn, áp lực hơn
=> Phát triển, hoàn thiện về quy mô lẫn nghiệp vụ nhanh hơn, nhiều hơn
Dù là cứng rắn, mạnh mẽ, cách cư xử ăn nói ngay thẳng, cục súc, kh thích xu nịnh, a dua;
nhưng Ngộ Không có tinh thần đoàn kết cao, biết dẫn dắt, chỉ huy đội hoạt động theo định
hướng đặt ra hiệu quả. Ngộ Không cũng là nhân vật hài hước, giàu tình cảm, tiếp xúc nhiều,
sẽ càng thấu hiểu nhiều hơn về sự sâu sắc trong cách ứng xử, kiên trì của ông.

You might also like