Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 2
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MNC
Mục tiêu chương 2
• Các dạng phơi nhiễm rủi ro tỷ giá hối đoái thường gặp
của MNC?

• Phơi nhiễm giao dịch và các bước quản trị?

• Phơi nhiễm chuyển đổi và ảnh hưởng?


• Phơi nhiễm kinh tế và nội dung quản trị?

Lương Minh Hà
NỘI DUNG CHÍNH
1. Quản trị rủi ro tỷ giá của các MNC

2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch

3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi

4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế

Lương Minh Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng), Quản trị tài chính
công ty đa quốc gia (tài liệu học tập), Chương 2, 2015

2. Alan C. Shapiro, Multinational Financial Management, 8th


Ed, 2006

3. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê,
2008

Lương Minh Hà
2.1. Quản trị rủi ro của các MNC
Rủi ro (risk): Là khả năng xảy ra các kết quả ngoài mong
muốn (thường là kết quả tiêu cực).

Phơi nhiễm (Exposure): là hiện tượng đứng trước rủi ro.

=> Mức độ phơi nhiễm: là mức độ giá trị bị đứng trước rủi ro.

Lương Minh Hà
2.1. Quản trị rủi ro tỷ giá của các
Ví dụ: Có 100USD MNC
• Rủi ro:
Khả năng đồng USD giảm giá sau 2 tuần kế tiếp là 50%.
=> Rủi ro tỷ giá (xác suất xảy ra biến cố giảm giá) là 50%.

• Phơi nhiễm:
Cả 100USD đều đứng trước rủi ro giảm giá của đồng USD.
=> Có phơi nhiễm rủi ro tỷ giá.
Lượng phơi nhiễm là 100USD.
Lương Minh Hà
2.1. Quản trị rủi ro tỷ giá của các
MNC

Tại sao các MNC phải quan tâm tới

các vấn đề về tỷ giá?

Lương Minh Hà
2.1. Quản trị rủi ro tỷ giá của các
MNC
• 5 bước quản trị rủi ro tỷ giá
1. Xác định biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai

2. Xác định độ nhạy cảm của doanh thu và chi phí với tỷ giá
hối đoái

3. Xác định sự cần thiết của tự bảo hiểm (hedging)

4. Đánh giá các phương án hedging

5. Kiểm tra giá trị và đánh giá lại các phương án

Lương Minh Hà
2.1. Quản trị rủi ro tỷ giá của các
MNC
• Các loại phơi nhiễm rủi ro tỷ giá:

- Phơi nhiễm giao dịch (transaction exposure)

- Phơi nhiễm chuyển đổi (translation exposure)

- Phơi nhiễm kinh tế (operating exposure)

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Phơi nhiễm giao dịch?
Là hiện tượng mà giá trị của các giao dịch trong tương lai bằng
tiền mặt chịu ảnh hưởng do biến động tỷ giá.
Ví dụ: Một MNC của Mỹ sẽ nhận được 1 triệu Bảng Anh (£) tiền xuất
khẩu hàng hóa sau 1 tháng.
$1.500.000
Kỳ vọng tỷ giá sau 1 tháng là £ = $1,5

Thực tế tỷ giá sau 1 tháng là £ = $1,2


$1.200.000

Công ty bị thiệt hại do biến động tỷ giá: $300.000

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Các bước quản trị phơi nhiễm giao dịch
- Đo lường mức độ phơi nhiễm

- Ra quyết định có thực hiện hedging hay không

- Lựa chọn phương pháp hedging

- Các mức độ của chính sách hedging và hạn chế

- Hedging trong dài hạn

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Đo lường mức độ phơi nhiễm: 3 bước

1. Xác định dòng tiền ròng (net inflows và outflows) theo mỗi
loại tiền tệ

2. Xác định lượng phơi nhiễm tổng thể đối với các dòng tiền
theo mỗi loại tiền tệ trong giao dịch của MNC

3. Phân tích mức độ phơi nhiễm giao dịch của MNC

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
1. Xác định dòng tiền ròng theo mỗi loại tiền tệ

- MNC phải hợp nhất các dòng tiền vào và ra của tất cả các chi
nhánh theo từng loại tiền tệ.

- Bằng cách tính chênh lệch giữa dòng vào và dòng ra theo
từng loại tiền tệ sau khi hợp nhất, MNC thu được dòng tiền
ròng tương ứng với từng loại tiền.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
1. Xác định dòng tiền ròng theo từng loại tiền tệ

2. Xác định mức độ phơi nhiễm tổng thể đối với các
dòng tiền ròng theo từng loại tiền tệ trong giao dịch
của MNC

- Mỗi dòng tiền ròng theo từng loại đồng tiền sẽ được chuyển
đổi về cùng 1 loại đồng tiền chung, để nhằm đánh giá
phơi nhiễm tổng thể của MNC do biến động tỷ giá.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ:
Công ty Blades (Mỹ) có dòng tiền của 4 loại tiền vào cuối quý như sau:
Đồng tiền Dòng vào Dòng ra Dòng tiền Tỷ giá Dòng tiền
ròng kỳ vọng ($)
GBP 20.000 10000 + 10.000 1,50 +15.000
SEK (Krona) 30.000 14.000 + 16.000 0,85 +13.600
SGD 100.000 150.000 -50.000 0,70 -35.000
PHP (Peso) 200.000 300.000 -100.000 0,10 -10.000

Mức độ phơi nhiễm theo mỗi loại tiền


Mức độ phơi nhiễm tổng thể quy về một loại tiền
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
1. Xác định dòng tiền ròng theo từng loại tiền tệ
2. Xác định lượng phơi nhiễm tổng thể đối với các dòng tiền ròng theo
từng loại tiền tệ trong các giao dịch của MNC.

3. Phân tích mức độ phơi nhiễm giao dịch của MNC


-Tỷ giá kỳ vọng của mỗi loại đồng tiền có thể biến động
theo những mức độ khác nhau

- Phạm vi dao động của mỗi lượng phơi nhiễm theo mỗi
loại đồng tiền cũng khác nhau

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ: Công ty Blades (Mỹ)

Đồng Dòng tiền Phạm vi thay đổi của


tiền ròng tỷ giá kỳ vọng % Dòng tiền ($)

GBP + 10.000 1,40 – 1,60 14 + 14.000 – + 16.000


SEK + 16.000 0,80 – 0,90 12,5 + 12.800 – + 14.400
SGD (50.000) 0,60 – 0,80 17 (30.000) – (40.000)
PHP (10.000) 0,06 – 0,11 83 (600) – (11.000)

Mức độ rủi ro tỷ giá


Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Đánh giá phơi nhiễm giao dịch của MNC bằng việc phân tích:
- Mức độ biến động của các loại đồng tiền: sử dụng phương pháp
thống kê độ lệch chuẩn dựa trên số liệu quá khứ trong những
khoảng thời gian nhất định

Mức độ biến động của đồng tiền thường không như nhau giữa
các nước khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau.
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Tương quan biến động của các đồng tiền

Xác định: Mức độ và chiều biến động bằng phương


pháp hệ số tương quan (correlation).

Tương quan dương? +1,00


(+)
0
(-)
Tương quan âm? -1,00

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
VD: Tương quan biến động của một số cặp đồng tiền (tỷ giá so với USD)

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Để trả lời câu hỏi: “Giá trị có thể mất nhiều nhất là bao nhiêu
đồng (V) trong N ngày tới với X% chắc chắn?”

Mô hình Giá trị rủi ro theo thời hạn (Value at Risk –


VaR)

- sử dụng dữ liệu trong quá khứ để tính mức biến động


của tỷ giá hối đoái trong thời gian là N ngày.

- áp dụng ước lượng của hàm phân phối chuẩn để xác


định giá trị tối đa có thể bị tổn thất do tỷ giá biến
động.
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
- Phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai (Variance –
Covariance Methodology) của J.P Morgan xác định VaR

• Giả thiết: hàm phân phối của các biến số tài chính là phân phối
chuẩn, ta có:

trong đó:
Ua : ước lượng chuẩn với độ tin cậy a (Phân vị chuẩn) với P(U<Ua)=a
hay P (U>Ua) = 1 – a với (1 – a) là sai số của ước lượng,
Sp : Độ lệch chuẩn về giá trị của biến số tài chính,
t: khoảng thời gian duy trì sự ổn định của giá trị biến số tài chính.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ: Giả sử công ty có dòng tiền vào bằng ngoại tệ trị giá
10.000 USD. Khoảng thời gian duy trì mức độ ổn định của tỷ
giá đồng USD là 9 ngày với độ tin cậy 95%, độ lệch chuẩn 0,01

giá trị rủi ro theo thời hạn tính được là 493,5 USD.

Þ Cứ trong 100 giai đoạn 9 ngày định giá lại dòng tiền thì có
95 giai đoạn mà ở đó công ty có khả năng bị mất tối đa là
493,5 USD do biến động tỷ giá.

Þ Với độ tin cậy 95%, công ty sẽ không bị thua lỗ quá 493,5


USD trong 9 ngày tới.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Ví dụ:
Giả sử công ty B có dòng ngoại tệ vào là 15.000USD. Độ lệch chuẩn
của biến động tỷ giá là 0,01. Khoảng thời gian duy trì độ ổn định
là 16 ngày. Với độ tin cậy 95%. Hãy xác định giá trị rủi ro theo
thời hạn (VaR) của dòng tiền trên? Biết P(U<1,645) = 0,95
Giả sử công ty C có dòng ngoại tệ ra là 100.000$. Trong khoảng 25
ngày tới tỷ giá biến động với độ lệch chuẩn là 0,015. Với sai số
2,5%, hãy xác định giá trị có thể bị mất lớn nhất từ dòng tiền
này? Biết P (U>1,96) =0,025.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Ra quyết định hedging:
- Nếu MNC có thể tự triệt tiêu tác động của rủi ro tỷ giá đối với
các dòng tiền ròng bằng cách thay đổi chính sách giao dịch
=> không cần thiết phải hedging.
- Nếu khó có thể sử dụng dòng vào để bù đắp dòng ra của cùng
1 đồng tiền trong các giao dịch => Có phơi nhiễm giao dịch
=> hedging là cần thiết.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Các phương pháp hedging

Quyền chọn Tương lai


tiền tệ
Hedging
Thị trường Kỳ hạn
tiền tệ
Cách thức tiến hành:
So sánh dòng tiền kỳ vọng của từng phương pháp
để lựa chọn phương pháp hedging tốt nhất.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
1. Hedging tương lai (future hedge): sử dụng hợp đồng
tương lai cho phép đổi một loại tiền tệ nhất định với một tỷ
giá ấn định vào một ngày định trước trong tương lai.

Ví dụ: Giả sử công ty A (Mỹ) sẽ nhận được một khoản trị


giá 1.000.000 GBP sau 1 tháng nữa.

Để phòng trừ tác động của biến động tỷ giá, công ty có


thể sử dụng hợp đồng tương lai để hedging như thế
nào?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Công ty A sẽ bán tương lai với 1.000.000 GBP ở mức giá

1 GBP = 1,45 USD

Þ Sau 1 tháng công ty sẽ nhận được 1.450.000 USD

Nếu thực tế tỷ giá là 1 GBP = 1,43 USD

Þ Công ty đã có thêm một khoản tương đương với

20.000 USD

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
- Đối với khoản phải trả (payables): mua tương lai đối
với đồng tiền cần có để thanh toán.

- Đối với khoản phải thu (receivables): bán tương lai


đối với đồng tiền sẽ nhận được

Þ Đảm bảo lượng nội tệ cần có/sẽ nhận được trong


tương lai bất kể tỷ giá giao ngay có nhiều biến động.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
2. Hedging kỳ hạn (forward hedge): cách thức cũng
giống hedging tương lai, chỉ khác ở một số điểm:

- Hợp đồng kỳ hạn được áp dụng với khối lượng lớn hoặc
khối lượng bất kỳ.

- Hợp đồng kỳ hạn linh hoạt hơn: giá trị hợp đồng, thời hạn
hợp đồng, tỷ lệ ký quỹ và duy trì hạn mức tối thiểu, không
có quá trình ghi điểm của hợp đồng theo điều kiện thị
trường (marked-to-market).

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn
Chi phí giao dịch thấp hơn Linh hoạt về đồng tiền, khối lượng
Rủi ro tín dụng thấp: do hàng tiền, tỷ lệ ký quỹ, thời hạn hợp
ngày phải ghi điểm theo điều đồng
kiện thị trường
Các khoản lãi phát sinh được
Chinhận bằnglêntiền
phí tăng mặt
cùng với ngay
khối Chênh lệch giá (bid-ask spreads) có
trong
lượng ngày
của giao dịch thể lớn trên những giao dịch có giá
trị nhỏ, thời hạn hợp đồng có thể
Thường giới hạn một số loại
kéo dài.
tiền tệ nhất định, thời hạn
hợp đồng, tỷ lệ ký quỹ, giá trị Là công cụ tín dụng, có rủi ro tín dụng
hợp đồng và phụ
Lương Minh Hà thuộc vào đối tác.
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch

Có phải lúc nào cũng


có thể sử dụng HĐ
tương lai/kỳ hạn để
hedging?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Việc ra quyết định lựa chọn hay không lựa chọn hedging bằng
HĐ tương lai/kỳ hạn phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa chi phí
danh nghĩa của việc hedging và không hedging.
Chi phí thực của hedging khoản phải trả (payables):
RCHp = NCHp – NCp (1)

trong đó:
RCHp : là chi phí thực của khoản phải trả khi hedging
NCHp :Là chi phí danh nghĩa của khoản phải trả khi hedging
NCp :Là chi phí danh nghĩa của khoản phải trả khi không
hedging
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Chi phí thực của hedging khoản phải trả (payables):
RCHp = NCHp – NCp (1)

Chi phí thực của hedging khoản phải thu (receivables):


RCHr = NRr – NRHr (2)
trong đó:
RCHr : là chi phí thực của khoản phải thu khi hedging
NRHr :Là doanh thu danh nghĩa của khoản phải thu khi
hedging
NRr :Là doanh thu danh nghĩa của khoản phải thu khi không
hedging
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Lựa chọn quyết định có Hedging bằng hợp đồng tương
lai/hợp đồng kỳ hạn:
RCHp = NCHp – NCp (1)
RCHr = NRr – NRHr (2)

RCHp >0: NCHp > NCp


Không thực hiện Hedging
RCHr >0: NRr > NRHr

RCHp <0: NCHp < NCp


Thực hiện Hedging
RCHr <0: NRr < NRHr

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ: Công ty A của Mỹ cần có 100.000 GPB để thanh toán trong
3 tháng tới. Tỷ giá kỳ hạn tại ngày hôm nay của đồng Bảng
Anh là 1,40USD.

1. Lập bảng phân phối xác suất đối với các khả năng của RCHp.

2. Tính giá trị kỳ vọng của RCHp (E(RCHp).

3. Ra quyết định có Hedging hay không.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Lập bảng phân phối xác suất cho các khả năng trong tương lai:
Tỷ giá giao ngay GPB Xác suất NCHp NCp RCHp
tại 3 tháng tới (P%) (USD) (USD) (USD)
1.30
1,30 5 140.000
1.32
1,32 10 140.000
1.34
1,34 15 140.000
1.36
1,36 20 140.000
1.38
1,38 20 140.000
1.40
1,40 15 140.000
1.42
1,42 10 140.000
1.45
1,45 5 140.000

Lương Minh Hà
Nghi vấn?
• Nếu RCHp<0 nhưng khả năng các RCHpi<0 là ít
hơn 50% thì sao?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
3. Hedging thị trường tiền tệ (money market hedge): xác
lập trạng thái tiền tệ để đảm bảo các khoản phải
thu/phải trả trong tương lai
Phải thu (receivables) Phải trả (payables)

(1) Vay ngoại tệ bằng đồng tiền (1) Dùng tiền mặt dư thừa/đi
sẽ thu được trong tương lai. vay nội tệ ở hiện tại chuyển
sang ngoại tệ (đồng tiền
(2) Chuyển sang nội tệ để sử
phải trả trong tương lai).
dụng ở hiện tại.
(2) Gửi ngân hàng lượng ngoại
(3) Sử dụng khoản thu trong
tệ đã có ở bước (1).
tương lai trả cho khoản
ngoại tệ đã vay ở bước (1).
Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ 1: Công ty Ashashi (Mỹ) sẽ nhận được 400.000 SGD trong 3
tháng tới.

Biết rằng: tỷ giá giao ngay hiện hành là SGD/0,55 USD

Lãi suất vay SGD: 8,0%/năm.

Lãi suất gửi USD: 7,2%/năm.

Công ty có thể sử dụng trạng thái lãi suất để hedging như thế nào?

Tỷ giá giao ngay tại thời điểm 3 tháng tới là bao nhiêu thì hedging
là có lợi?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ 2: Công ty Srila (Mỹ) phải thanh toán 1.000.000 NZD
trong 6 tháng tới.

Biết rằng: tỷ giá giao ngay hiện hành là NZD/0,65 USD

Lãi suất gửi NZD: 0,5%/tháng.

Lãi suất vay USD: 0,7%/tháng.

Tính lượng USD mà Srila phải trả trong nghiệp vụ trên?

Tỷ giá giao ngay tại thời điểm 6 tháng tới là bao nhiêu thì
hedging là có lợi?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
4. Hedging quyền chọn tiền tệ (currency options hedge): Thực
hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán tiền tệ

Khoản phải trả Quyền chọn mua (call option)


Khi kỳ vọng đồng ngoại tệ dùng để trả
nợ sẽ đắt hơn trong tương lai.
Khoản phải thu Quyền chọn bán (put option)
Khi kỳ vọng đồng ngoại tệ thu được
trong tương lai sẽ rẻ hơn.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
4. Hedging quyền chọn tiền tệ (currency options hedge): Thực
hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán tiền tệ

Khoản phải trả Quyền chọn mua (call option)


Thực hiện quyền khi tỷ giá giao ngay của thị
trường cao hơn tỷ giá thực hiện.
Khoản phải thu Quyền chọn bán (put option)
Thực hiện quyền khi tỷ giá giao ngay của
thị trường thấp hơn tỷ giá thực hiện.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ 1: Sử dụng quyền chọn mua tiền tệ để hedging khoản phải
trả 100.000 GBP (giá thực hiện 1,80USD/1GBP và phí quyền chọn
là 0,03 USD).
Tổng giá trị
Tỷ giá giao Phí trên mỗi
Giá khi hedging của 100,000
Tình ngay (khi đơn vị Thực hiện
(min = giá thực GBP khi sở
huống không quyền chọn hay không?
hiện + 0.03) hữu quyền
hedging) (USD)
chọn
1 1,78 0,03 Không 1,81 181.000
2 1,82 0,03 Có 1,83 183.000
3 1,86 0,03 Có 1,83 183.000

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ví dụ 2: Sử dụng quyền chọn bán tiền tệ để hedging khoản phải thu
600,000 NZD (giá thực hiện 0,5NZD/USD và phí quyền chọn là $0,03)

Tổng giá trị


Tỷ giá giao Phí trên bằng USD
Tình Có thực hiện Giá khi hedging
ngay (khi mỗi đơn vị của 600,000
huốn quyền hay (max = giá thực
không quyền chọn NZD khi sở
g không hiện - 0.03)
hedging) (USD) hữu quyền
chọn
1 0,44 0,03 Có 0,47 282.000
2 0,46 0,03 Có 0,47 282.000
3 0,51 0,03 Không 0,48 288.000

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Ưu điểm của hedging quyền chọn
so với hedging kỳ hạn/hedging
tương lai?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
MNC có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền

=> Loại trừ các tác động ngược chiều do biến động tỷ giá

Cần cân nhắc về phí quyền chọn.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Bài tập lựa chọn phương thức hedging tối ưu:
Giả sử công ty Fresno sẽ cần 200.000 GBP trong 180 ngày tới. Tỷ giá giao
ngay là 1,50USD/GBP; tỷ giá kỳ hạn 1,47USD/GBP.
Tỷ lệ lãi suất:
UK US
Lãi suất tiền gửi 180 ngày 4,5% 4,5%
Lãi suất cho vay 180 ngày 5,0% 5,0%

Quyền chọn mua GBP 180 ngày: giá thực hiện 1,48USD và phí quyền chọn
0,03USD.
Quyền chọn bán GBP 180 ngày: giá thực hiện 1,49USD và phí quyền chọn
0,02USD.
Công ty dự báo tỷ giá tương lai trong 180 ngày tới như sau:
Tỷ giá Khả năng
1,43 20%
1,46 70%
1,52 10%
Lương Minh Hà
Ôn tập tại lớp (15’)
1. Kể tên các biện pháp hedging phơi nhiễm giao dịch đã học?
Ngoài các biện pháp trên, công ty còn có thể sử dụng các
chiến thuật nào? Mô tả ngắn gọn.

2. Công ty có thể dự đoán phơi nhiễm rủi ro tỷ giá trong dài


hạn hay không? Nếu có, hãy mô tả ngắn gọn các chiến thuật
hedging trong dài hạn.

Lương Minh Hà 49
Trả lời nhanh
Liệt kê các tình huống không có phơi nhiễm giao
dịch.
Liệt kê các luận điểm của việc không heding phơi
nhiễm giao dịch.
Trong các biện pháp hedging đã học, phương
pháp nào chắc chắn giúp MNC có lãi, phương án
nào không? Giải thích.
Lương Minh Hà 50
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
Các mức độ của chính sách hedging: MNC
- Hedging toàn bộ có phải hedging toàn bộ

- Không hedging phơi nhiễm lượng phơi nhiễm hay không?

- Hedging lựa chọn

Hạn chế của hedging trong ngắn hạn?


Chiến thuật hedging trong ngắn hạn có thể không
hiệu quả nếu lặp đi lặp lại trong dài hạn.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Các kỹ thuật hedging lựa chọn
1. Trả sớm và trả chậm (Leading và Lagging)

2. Hedging chéo (cross hedging): áp dụng với các dòng tiền là đồng
tiền nhỏ, không phổ biến (VD: PLN - Polish zloty) để giảm thiểu chi
phí và thuận tiện cho việc hedging. Với điều kiện hợp đồng tiền tệ của
đồng tiền lớn được sử dụng hedging phải có hệ số tương quan dương
với đồng tiền nhỏ cần hedging.

3. Hedging bằng dòng tiền ròng (netting): rút gọn các giao dịch tiền
tệ phức tạp thành các giao dịch đơn giản và thực hiện hedging với các
dòng tiền ròng cuối cùng.

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch

Hãy netting các dòng tiền trên?

Lương Minh Hà
2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch
• Các kỹ thuật hedging dài hạn:
1. Hợp đồng kỳ hạn trong dài hạn

2. Swap tiền tệ

3. Nợ song song

Lương Minh Hà
2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
• Phơi nhiễm chuyển đổi?

• Tác động của phơi nhiễm chuyển đổi?

• Nhân tố tác động tới phơi nhiễm chuyển đổi

- Phương pháp kế toán mà MNC sử dụng

- Tỷ lệ tham gia của các chi nhánh nước ngoài

- Địa điểm (quốc gia) nơi đặt chi nhánh

• Phương pháp quản trị

- Hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai

• Hạn chế Lương Minh Hà


2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
• Phơi nhiễm chuyển đổi (translation exposure):
Là hiện tượng xảy ra khi một công ty đa quốc gia chuyển đổi
BCTC của các chi nhánh về đồng tiền của chính quốc trong
quá trình hợp nhất các BCTC.
Ví dụ: Công ty Providencel, Inc.
Kỳ Thu nhập nội địa của chi Tỷ giá hối đoái TB của Thu nhập chuyển đổi
báo cáo nhánh tại Anh (GBP) GBP trong kỳ báo cáo sang USD
của chi nhánh
Năm 1 10.000.000 1,90 19.000.000
Năm 2 10.000.000 1,50 15.000.000

Lương Minh Hà
2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
Các tác động của phơi nhiễm chuyển đổi:

- Dòng tiền kỳ vọng: đặc biệt nếu dòng tiền được chuyển về
từ nước yếu

- Giá cổ phiếu kỳ vọng: số liệu trên BCTC là căn cứ để thị


trường đánh giá công ty và có hành động tương ứng với giá cổ
phiếu của công ty

Lương Minh Hà
Ví dụ thực tế: Ảnh hưởng của tỷ giá lên BCTC của
Viettel Global

• Nguồn: Trí thức trẻ, 25/9/2017, http://cafef.vn/viettel-global-lai-ty-gia-hon-2000-ty-dong-trong-6-thang-


dau-nam-20170926153704742.chn
Lương Minh Hà 58
2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
• Các nhân tố ảnh hưởng tới phơi nhiễm chuyển đổi
1. Tỷ lệ tham gia của các chi nhánh nước ngoài vào MNC

Tỷ lệ tham gia của các chi nhánh nước ngoài vào MNC càng cao thì
phơi nhiễm chuyển đổi của MNC càng lớn.

2. Địa điểm (quốc gia) nơi đặt các chi nhánh nước ngoài

Quốc gia đặt chi nhánh có đồng tiền biến động càng mạnh thì phơi
nhiễm chuyển đổi đối với MNC càng cao.

3. Phương pháp kế toán mà MNC sử dụng

Lương Minh Hà
2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
• Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi

1. Dùng hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai đối
với lợi nhuận mà các chi nhánh nước ngoài sẽ nhận được
tạo sự triệt tiêu về dòng tiền bằng đồng tiền đó.

VÍ DỤ: MNC của Mỹ có thu nhập trong tương lai bằng đồng
GBP => bán kỳ hạn 1 năm đồng GBP.

Nếu GBP giảm giá trong năm đó, thu nhập (lãi) từ hợp đồng
kỳ hạn đã bù trừ những tổn thất do chuyển đổi.

Lương Minh Hà
2.3. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi
• Hạn chế của chiến lược hedging
- Không dự đoán chính xác lợi nhuận để hedging

- Làm tăng phơi nhiễm rủi ro giao dịch làm ảnh hưởng đến
dòng tiền thực tế của MNC: những biện pháp hedging có thể
làm hạn chế phơi nhiễm chuyển đổi nhưng có thể làm tăng phơi
nhiễm giao dịch.

- Những sai lệch về kế toán: lãi/lỗ của hedging là do chênh lệch


giữa tỷ giá giao ngay ở hiện tại và tương lai. Trong khi lãi/lỗ do
chênh lệch tỷ giá giao ngay trong năm tài chính và tỷ giá giao
ngay trong tương lai -> hai phần lãi/lỗ này không bù trừ nhau.
Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Phơi nhiễm kinh tế là gì?

Đo lường phơi nhiễm kinh tế

Nội dung quản trị

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Phơi nhiễm kinh tế (economic exposure)
Là hiện tượng mà giá trị các dòng tiền tương lai của một
công ty chịu tác động do biến động tỷ giá hối đoái phát
sinh trong hoạt động kinh doanh (không chỉ trực tiếp phát
sinh trong các giao dịch nước ngoài).
Do ảnh hưởng của các biến động tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, lãi suất, chính sách chính phủ tác động lên tỷ giá
hối đoái.

Còn gọi là phơi nhiễm hoạt động (operating exposure).

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Ví dụ: các MNC từ Mỹ xuất khẩu sang Châu Á và được thanh
toán bằng USD => không bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm
giao dịch.
Khủng hoảng tiền tệ 1997
Các đồng tiền Châu Á giảm giá tới 80%

Cầu hàng hóa nhập khẩu tại Châu Á giảm mạnh


Hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn
Dòng tiền tương lai của MNC bị ảnh hưởng
Có phơi nhiễm kinh tế

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Phân biệt với phơi nhiễm giao dịch

Rủi ro do biến động tỷ giá phát sinh trong các giao dịch
Ảnh hưởng do biến động tỷ giá khi chuyển đổi dòng tiền
giao dịch từ ngoại tệ sang nội tệ hoặc khi mua ngoại tệ
để thanh toán.

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Tác động của phơi nhiễm kinh tế
Phụ thuộc chủ yếu vào:

- tỷ lệ giữa dòng vào và dòng ra bằng nội tệ và ngoại tệ của MNC.

- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài


Khi nội tệ lên/giảm giá so với ngoại tệ sẽ tác động đến dòng
tiền ròng của MNC thông qua các dòng vào và dòng ra
tương ứng.
Dòng tiền ròng chủ yếu bằng nội tệ sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn
khi có biến động về tỷ giá trong điều kiện ít hoặc không
có đối thủ cạnh tranh nước ngoài và ngược lại.

Lương Minh Hà
Tác động với đối với MNC

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Đo lường phơi nhiễm kinh tế:
1. Độ nhạy cảm của thu nhập đối với tỷ giá hối đoái

2. Độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tỷ giá hối đoái

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Đo lường phơi nhiễm kinh tế:
1. Độ nhạy cảm của thu nhập đối với tỷ giá hối đoái

- Dùng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất trong những trường
hợp khác nhau của tỷ giá hối đoái để đánh giá tác động của phơi
nhiễm kinh tế lên dòng tiền của MNC.

- Có tác dụng giúp MNC điều chỉnh tỷ lệ doanh thu, chi phí bằng
ngoại tệ cho phù hợp với xu hướng biến động dự kiến.

2. Độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tỷ giá hối đoái

- Mô hình hồi quy: áp dụng với những tình huống phức tạp hơn, nhiều
đồng tiền hơn, cho phép MNC ước lượng tác động của nhiều loại
đồng tiền, kể cả tác động kép giữa chúng.
Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Công thức xác định độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tỷ giá:

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Madison là MNC của Mỹ có doanh thu và chi phí dự tính tại Mỹ và
Canada như sau:
Tại Mỹ (USD) Tại Canada (CAD)
Doanh thu 304,00 4,00
Giá vốn hàng bán 50,00 200,00
Lãi gộp 254,00 -196,00
Chi phí hoạt động
- Chi phí cố định 30,00 -
- Chi phí biến đổi 30,72 -
Tổng 60,72 -
Thu nhập trước thuế và lãi vay 193,28 -196,00
Chi phí trả lãi 3,00 10,00
Thu nhập trước thuế (EBT) 190,28 - 206,00
Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Giả sử có 3 tình huống tỷ giá đối với CAD/USD thay đổi trong kỳ:

0,75; 0,80 và 0,85

Doanh thu của công ty tại Mỹ tăng khi CAD tăng giá ứng với từng
tình huống như sau:
Tỷ giá Doanh thu từ Mỹ dự tính (triệu USD)
0,75 300
0,80 304
0,85 307

Bảng KQKD ứng với từng tình huống tỷ giá sẽ như thế nào?

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế Các tình huống tỷ giá
0.75 0.80 0.85
Doanh thu
(1) Tại Mỹ 300 USD 304 USD 307 USD
(2) Tại Canada 4 CAD = 3.0 USD 4 CAD = 3.20 USD 4 CAD = 3.40 USD
(3) Tổng 303 USD 307.20 USD 310.40 USD
Giá vốn hàng bán
(4) Tại Mỹ 50.00 USD 50.00 USD 50.00 USD
(5) Tại Canada 200 CAD = 150.00 USD 200 CAD = 160.00 USD 200 CAD = 170.00 USD
(6) Tổng 200.00 USD 210.00 USD 220.00 USD
(7) Lãi gộp 103.00 USD 97.20 USD 90.40 USD
Chi phí hoạt động
(8) Tại Mỹ (cố định) 30.00 USD 30.00 USD 30.00 USD
(9) Tại Mỹ (biến đổi) (10% tổng doanh thu) 30.30 USD 30.72 USD 31.04 USD
(10) Tổng 60.30 USD 60.72 USD 61.04 USD
(11) EBIT 42.70 USD 36.48 USD 29.36 USD
Chi phí lãi vay
(12) Tại Mỹ 3.00 USD 3.00 USD 3.00 USD
(13) Tại Canada 10 CAD = 7.5 USD 10 CAD = 8.00 USD 10 CAD = 8.5 USD
(14) Tổng 10.50 USD 11.00 USD 11.50 USD
(15) EBT 32.2 USD 25.48USD 17.86 USD
Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
Nhận xét:
Trong điều kiện đồng CAD tăng giá so với USD:

Tác động của biến động tỷ giá đến doanh thu và chi phí của Madison
được thể hiện rõ trên báo cáo KQKD: giá vốn, doanh thu và trả lãi

Phơi nhiễm do giá vốn hàng bán tại Canada (200 triệu CAD) cao hơn
rất nhiều so với phơi nhiễm do doanh thu tại Canada (4 triệu
CAD) => đồng CAD lên giá sẽ có tác động tiêu cực tới lãi gộp.

Tổng lượng USD cần để trả lãi cao hơn.

Þ MNC chịu tác động tiêu cực.

Þ Ngược lại: nếu CAD giảm giá, Cty sẽ chịu tác động tích cực.

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Quản trị phơi nhiễm kinh tế
MNC có thể quản trị phơi nhiễm kinh tế bằng cách tái cơ cấu
các hoạt động kinh doanh để giảm tác động của biến
động tỷ giá tới dòng tiền ròng của công ty.
Mục tiêu:

- Làm tăng/giảm doanh thu trên các thị trường nước ngoài

- Làm tăng/giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài

- Tăng cường/dừng hoạt động sản xuất ở nước ngoài

- Tăng/giảm mức độ nợ bằng đồng ngoại tệ

Lương Minh Hà
2.4. Quản trị phơi nhiễm kinh tế
• Các chiến lược tái cơ cấu hoạt động kinh doanh
1. Lựa chọn khu vực có chi phí thấp

2. Áp dụng chính sách đầu vào linh hoạt

3. Đa dạng hóa thị trường sản phẩm

4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm


q Các chiến lược heding:
- Các hợp đồng tiền tệ áp dụng với thay đổi tỷ giá danh nghĩa
- Các hợp đồng tài chính có thể là chiến lược tiết kiệm và linh
hoạt hơn so với tái cơ cấu.

Lương Minh Hà

You might also like