Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỆNH CHỐC

(IMPETIGO)
MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Sau khi học bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được nguyên nhân gây bệnh chốc.


2. Mô tả được triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh chốc.
3. Trình bày được nguyên tắc điều trị và phòng bệnh chốc.

I.ĐẠI CƯƠNG

- Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da nguyên phát gây ra do do


Stapylococus aureus và Streptococcus pyogennes nhóm A hoặc cả 2 loại

- Bệnh rất lây và có thể tự nhiễm, không có miễn dịch

- Bệnh thường thấy ở trẻ em, nhất là ở thiếu dinh dưỡng,thiếu vệ sinh.

- Có 2 dạng chốc: chốc bóng nước do Stapylococus aureus và chốc không


bóng nước do Streptococcus pyogennes nhóm A

II.YẾU TỐ NGUY CƠ

- Suy giảm miễn dịch

- Chàm thể tạng

- Tổn thương mô trước đó

- Tình trạng viêm

III. LÂM SÀNG

-Thương tổn cơ bản: là mụn nước , bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh.
Mụn nước nhanh chóng hóa mủ, rồi bể và khô di, đóng mài vàng mật ong với viền mủ
rất dặc trưng. Các thương tổn có thể gôm lại và tiến triển ly tâm tạo thành hình đa cung.
Dưới lớp mài là một vết trợt đỏ rớm dịch, dịch này rất lây.
-Vị trí: Gặp bất kỳ vùng nào của cơ thể nhưng ở phần hở nhiều hơn như lỗ mũi,
quanh miệng, 2 cẳng chân. đầu, mặt, cổ. Có thể có hạch lân cận. IV.CHẨN ĐOÁN5.1
Chẩn đoán xác định: thường dễ, dựa vào triệu chứng lâm sàng5.2 Chẩn đoán phân
biệt:- Chốc hóa: là sự bội nhiễm thứ phát do cào gãi hoặc do thương tổn của bệnh da đã
có từ trước như chàm, ghẻ, viêm nang lông.- Chàm: mụn nước trên nền hồng ban, ngứa
nhiều, giới hạn không rõ- Chốc loét: giống chốc nhưng thường đóng mài nâu đen, mài
rất dày cứng như vỏ sò. Bên dưới mài là một vết loét trong d=10-20mm.Thường gặp
trong giãn hệ tĩnh mạch, kém vệ sinh, tiểu đường .-Thủy đậu: mụn nước nhiều lứa tuổi
khác nhau, có rốn lõm rải rác toàn thân kèm triệu chứng toàn thân rầm rộ

V.BIẾN CHỨNG

- Do liên cầu: gây viêm cầu thận cấp, thường xảy ra sau 3 tuần bị chốc.

- Do tụ cầu: gây hội chứng phỏng da do nhiễm tụ cầu(SSSS:Staphylococcal


Scaded Skin Syndrome). Hội chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú
thường xuất hiện 3 ngày sau khi bị nhiễm trùng cục bộ (chốc, viêm rốn,viêm mũi
họng)

VI.ĐIỀU TRỊ

1.Tại chỗ:

- Làm sạch vết thương tại chỗ: Ngâm rửa, đắp ướt thương tổn bằng dung
dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000. Khi mài tróc ra thì rửa sạch mủ rồi chấm
millian hoặc castellani hoặc eosin 0,2%

- Kháng sinh là thuốc chính trong điều trị. Kháng sinh lựa chọn phải chống
được cả S.aureus và S. pyogenes . Dùng mỡ kháng sinh: mỡ mupirocin 2%, acid
fusidic dạng kem hay dạng mỡ thoa 2-3 lần/ngày trong 7-10 ngày

2. Toàn thân:

Lựa chọn đầu tiên:

Dicloxacillin 250-500mg x 4lần/ngày trong 5-7 ngày

Amoxicillin + clavulanic acid hoặc sulbactam 625mg x 3 lần /ngày


Cephalexin 250-500mg x 4lần/ngày

Lựa chọn thứ hai:

Azithromycin 500mg ngày đầu, 250mg trong 4 ngày tiếp theo

Clindamycin 150mg x 3 lần/ngày

Erythromycin 250-500mg x 4lần/ngày trong 5-7 ngày

Liều Trẻ em

Dicloxacillin 12mg/kg/ngày chia làm 4 lần


Cephalexin 25mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Erythromycin 40mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Clindamycin 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần
Amoxicillin/clavulanate 25mg/kg/ngày chia làm 2 lần

VII. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN: Thường lành tính, bệnh tự giới hạn, tổn thương tự
lành trong vòng 2 tuần không để lại sẹo

VIII.PHÒNG BỆNH

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như cắt móng tay, rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn.

Cải thiện môi trường sống thoáng và sạch.

Đối với bệnh nhân tái phát, những thành viên trong gia đình không triệu
chứng hoặc người lành mang mầm bệnh ở vùng lỗ mũi ngoài thoa mupirocin 2%
ngày 3 lần trong 5 ngày/tháng ở trong lỗ mũi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fitzpatrick’s. Color Atlat and Sinopsis of Clinical Dematology 2009,


p.597-600.
2. Nguyễn Trọng Hào. Chủ biên. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Da
liễu, nhà xuất bản y học 2019, tr.232-234.
3. Hoàng Văn Minh. Chốc. Bài giảng bệnh Da liễu, Nhà xuất bản y học 2002,
tr.240-243.

You might also like