Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Trường THCS Xuân Đỉnh

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2022 - 2023
I. Phần văn học
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm đã học
Văn bản Tác giả HCST Kiểu văn bản PTBĐ Nội dung Nghệ thuật
(Xuất xứ) (thể loại) chính
“Cô bé bán diêm”
“Đánh nhau với cối xay
gió”
“Chiếc lá cuối cùng”
“Hai cây phong”
“Thông tin về Ngày
Trái Đất năm 2000”
“Ôn dịch, thuốc lá”
“Bài toán dân số”
“Đập đá ở Côn Lôn”

2. Học thuộc chú thích trong SGK


3. Câu hỏi đọc - hiểu
* Văn bản “Cô bé bán diêm”
3.1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Thế là em quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu
sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em,
rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu
Thượng đế”.
(SGK Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh và nêu tác dụng trong việc diễn đạt nội dung đoạn trích?
Câu 3. Giải nghĩa từ “đẹp lão”.
Câu 4. Trong truyện có rất nhiều lần hình ảnh ngọn lửa - diêm xuất hiện. Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh đó
trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
Cô bé quẹt diêm nhiều lần. Mỗi lần ánh sáng ngọn lửa diêm tắt là ảo ảnh cũng biến mất, nhưng em bé
lại thắp lên ngọn lửa khác.
- Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no, hạnh phúc, được ăn ngon, được vui chơi,
ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Những ước mơ đó thật nhỏ bé, bình
dị, chính đáng mà cũng thật đẹp đẽ, lãng mạn, diệu kì, bay bổn.
- Ngọn lửa ấy cháy lên giữa tối tăm, lạnh lẽo, đã cháy hết mình như khát khao cháy bỏng của con người. Nhà
văn An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ ấy của tuổi thơ, của con người.
- “Nhà văn của mọi thời, mọi người, mọi nhà” như Huy-gô nhận xét:
An-đéc-xen gửi đến người đọc muôn thế hệ, mọi xứ sở bức thông điệp cháy bỏng qua ngọn lửa diêm lấp lánh:
+ Hãy cảm thông chia sẻ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của các em nhỏ, của con người
+ Hãy phấn đấu vì một ngày mai tốt đẹp cho tuổi thơ, cho con người để mọi người được sống ấm no, hạnh
phúc.

Câu 5. Tại sao trong câu chuyện, hình ảnh người bà được nhắc đến nhiều nhất trong suy nghĩ của cô bé?
- Trong tâm trí của cô bé, hình ảnh người bà được nhắc đến nhiều nhất vì đó là người nhân hậu, thực sự yêu
thương em.
- Trong giây phút cuối cùng, cô bé vẫn nhìn thấy bà và hai bà cháu nắm tay nhau “bay vụt lên cao, cao mãi”.

1
3.2. Trong đoạn trích « Cô bé bán diêm » - An-đéc-xen có đoạn như sau:
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời
xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi
đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao
đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cía kì diệu
em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”
(SGK Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3. Theo em, “những cái kì diệu” mà nhân vật “em” đã trông thấy được nói tới trong đoạn trích trên là
những điều gì? Tại sao với nhân vật “em” đó lại là những điều kì diệu?
Câu 4. Trong số các mộng tưởng của cô bé, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy là mộng tưởng? Nếu
An-đéc-xen để cô bé thắp nến hoặc thắp đèn thì truyện có mất đi sự hấp dẫn không? Vì sao?
- Điều gắn với thực tế: đói, rét, thiếu tình yêu thương
- Thực tế gắn với mộng tưởng: lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn, cây thông Noen, bà
- Thuần túy là mộng tưởng:
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía cô bé
+ hai bà cháu bay lên trời về chầu Thượng đế
* - Nếu An-đéc-xen để cô bé thắp nến hoặc thắp đèn thì truyện có mất đi sự hấp dẫn
- Vì:
+ Trong hoàn cảnh nghèo khổ, cô bé phải đi bán diêm nên không thể có tiền để đi mua nến hoặc đèn
+ Nếu để cô bé quẹt những que diêm thì lửa nhanh tắt và cô bé sẽ phải quay về với thực tế phũ phàng
(phù hợp với nội dung cốt truyện)
+ Nếu để cô bé thắp nến hoặc thắp đèn thì ánh sáng của nến và đèn sẽ lâu tắt hơn, không thấy rõ được
mộng tưởng của cô bé; từ đó làm mất đi sự kịch tính, hồi hộp của câu chuyện
Câu 5. Em có suy nghĩ gì về cái chết của cô bé bán diêm và về cách kết thúc của truyện này?
- Chi tiết cô bé bán diêm chết trong đêm giao thừa được miêu tả rất đẹp và lãng mạn nhưng cũng giàu ý nghĩa
hiện thực.
+ Cô bé đã chết mà đôi má vẫn hồng, đôi môi đang mỉm cười. Phải chăng em bé đã chết mà trong lòng thanh
thản, toại nguyện, hạnh phúc vì những điều kì diệu, huy hoàng mà em đã thấy qua ánh lửa diêm.
+ Những điều kì diệu được thắp lên trong mộng tưởng chỉ là thế giới ảo ảnh, của những giấc mơ còn hiện thực
phũ phàng vẫn hiện hữu trước mắt: em bé đã chết rét, chết đói trong một xó tường vì sự thờ ơ, lãnh đạm của
mọi người. Mọi người đã không thể hiểu và chia sẻ được với những ước mơ bình dị và đẹp đẽ của em
- Cái chết của cô bé bán diêm cũng thể hiện lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho cô
bé tội nghiệp
=> Qua kết thúc này, nhà văn muốn gửi thông điệp cho tất cả mọi người về tình yêu thương, sự cảm thông,
chia sẻ với những người nghèo khổ.

* Văn bản “Chiếc lá cuối cùng”


3.3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng
chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá
cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu
vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ…”.
(SGK Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Câu 2. Em hiểu thế nào về từ “thường xuân”?
Câu 3. Vì sao chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men vẽ lại là một kiệt tác?
- Vì nó giống y như thật, chính Xiu và Giôn xi - những họa sĩ cũng tưởng đó là chiếc lá thường xuân dũng
cảm đeo bám trên tường.
- Vì nó được vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ men.

2
- Vì nó đem lại niềm tin, đem lại sự sống cho Giôn xi (hoặc diễn đạt là: cứu sống Giôn xi).
- Vì nó cho thấy: nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người.

3.4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“…Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường
xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào
ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.”
(“Chiếc lá cuối cùng” - O Hen -ri)
Câu 1. Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản ấy là gì?
Câu 2. Chỉ ra một trợ từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 3. Có ý kiến cho rằng: ở đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong sách Ngữ văn 8, tập 1 được kết thúc trên
cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho
người đọc. Hãy làm rõ điều đó.
- Đảo ngược tình huống lần thứ nhất: Giôn xi từ trạng thái tuyệt vọng, tiến dần đến cái chết bỗng lấy lại được
nghị lực và yêu đời, bệnh tình thoát khỏi cơn nguy hiểm.
- Đảo ngược tình huống lần thứ hai: Cụ Bơ men đang sống khỏe mạnh nhưng bất ngờ bị cảm lạnh (sưng phổi)
và kết thúc câu chuyện cũng là lúc cụ từ giã cuộc sống.
- Tác dụng:
Nghệ thuật đảo ngược tình huống:
+ tạo nên sự bất ngờ cho người đọc
+ làm nên sức hấp dẫn của truyện

3.5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về, Xiu kiếm cớ ra ngoài hành lang.
“Được năm phần mười rồi”, bác sĩ nói và cầm lấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu, “Chăm sóc chu
đáo thì chị sẽ thắng. Và bây giờ, tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ men, hình như
là một nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng
còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn”.
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm
nom - thế thôi.
(Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri)
Câu 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép sau đây: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”. Chỉ ra
quan hệ giữa hai vế câu.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ri là bức thông điệp màu xanh. Theo em
bức thông điệp đó là gì?
- Thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới độc giả trước hết là tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo
khổ với nhau. Chính tình yêu thương đã thắp sáng tâm hồn, trái tim lương thiện của Xiu, cũng chính tình yêu
thương đã khiến cho cụ Bơ-men sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu vớt Giôn-xi, mang lại hi vọng
cho cô gái trẻ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
Câu 3. Theo em, 3 nhân vật Bơ- men, Giôn-xi và Xiu trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” đại diện cho ai?
- 3 nhân vật này đại diện cho người nghèo - giàu lòng yêu thương, muốn cống hiến cho cuộc đời.
* Văn bản “Ôn dịch thuốc lá”
3.6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mĩ. Chỉ có
khác là với một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên
Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 - vì đã hút là phải hút thuốc sang - chỉ có một cách là trộm
cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở
đầu với điếu thuốc.”
(SGK Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? của ai? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Câu 2. Việc tác giả so sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên Việt Nam với thanh thiếu niên Châu Âu có tác
dụng gì?

3
Việc tác giả so sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên Việt Nam với thanh thiếu niên Châu Âu có ý nghĩa cảnh
báo :
- Hút thuốc lá tốn kém về kinh tế, nhất là khi nước ta còn nghèo
- Hút thuốc sinh ra tệ nạn xã hội (trộm cắp, ma túy), ảnh hưởng đến đời sống xã hội và đạo đức của con người.
Câu 3. Hãy kể tên 2 văn bản có cùng thể loại (kiểu văn bản) với văn bản chứa đoạn trích trên.

* Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”


3.7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị
vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự
tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. hai Bao bì ni lông trôi ra biển làm
chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do
chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là
khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí đốc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất,
khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây
ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”
(SGK Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? của ai? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Câu 2. Theo bài viết, bao bì ni lông có những tác hại nào ?
- Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật. - Cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn.
- Làm tắc đường thoát nước, tăng khả năng ngập lụt, tạo điều kiện cho muỗi phát sinh lây truyền dịch.
- Trôi ra biển làm sinh vật chết vì nuốt phải.
- Làm ô nhiễm thực phẩm.
- Khi bị đốt gây độc hại...
Nguyên nhân : Do đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc.
Câu 3. Hãy kể tên 2 văn bản có cùng thể loại (kiểu văn bản) với văn bản chứa đoạn trích trên.

* Văn bản “Đập đá ở Côn Lôn”


3.7. Đọc kĩ bài thơ:
Câu 1. Chép thuộc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Nêu tên tác giả.
Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong 2 câu thơ sau:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

* Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió ”


Câu 1. Có ý kiến cho rằng: nhân vật Đôn Ki- hô- tê vừa đáng trách vừa đáng thương. Em có đồng ý với ý kiến
đó không? Vì sao?
- Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng tốt đẹp, là người dám chiến đấu hi sinh để phụng sự lí tưởng, là người
muốn những điều tốt đẹp cho mọi người. Nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người sách vở và không thực tế, một
người mà đầu óc mù quáng và buồn cười. Điều đó thể hiện ở việc khăng khăng coi những cối xay gió là những
gã khổng lồ độc ác, xông lên đánh nhau với chúng đến nỗi giáo gãy tan tành, bản thân ngất đi, con ngựa cũng
bị toạc nửa lưng. Rồi cái gì cũng theo sách vở: cầu mong tình nương giúp đỡ khi giao chiến, không dám kêu
đau. cho phép Xan chô Pan xa kêu la thoải mái vì sách kiếm hiệp không cấm. Và thức cả đêm để nghĩ tới tình
nương, nhịn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no.

- Chúng ta ca ngợi, khâm phục tinh thần sống có lí tưởng, dũng cảm chiến đấu cho công bằng, hạnh phúc của
thế giới này của nhân vật, nhưng cũng phê phán sự gàn dở, mù quáng theo sách vở và cố chấp của chàng.
Câu 2. Qua văn bản này em rút ra bài học gì cho mình?
- Cần có lí tưởng sống cao đẹp cho bản thân
- Cần có tinh thần dũng cảm

4
- Nhưng đầu óc cần tỉnh táo, biết nhìn nhận đúng thực tế, không được ảo tưởng, mê muội dẫn đến những hành
động điên rồ.

4. Đoạn văn
4.1. Văn bản « Cô bé bán diêm » :
a. Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 - 12 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An-đec-xen. Trong đoạn có sử dụng 1 từ
tượng hình, 1 trợ từ (gạch chân và chú thích).
* Gợi ý :
*Mở đoạn: Giới thiệu nhà văn An-đéc-xen, nhân vật cô bé bán diêm - hình tượng trung tâm trong truyện.
*Thân đoạn:
- Tái hiện những lần mộng tưởng của cô bé bán diêm
- Vẻ đẹp tâm hồn của cô bé:
+ Đó là một em bé giàu mơ ước. Những ước mơ ấy xuất hiện trong hoàn cảnh đói rét, cô đơn tội nghiệp.
Những ước mơ của em thật giản dị, chính đáng nhưng cũng thật lãng mạn, diệu kì
+ Đó là một em bé hồn nhiên, trong sáng, rất đáng yêu đáng quý. Trong đói, rét, cô đơn, em không một lời
oán trách những người đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình, em thắp lên những que diêm , thắp lên những mộng
tưởng được ăn no, sưởi ấm, được vui chơi, được đoàn tụ. Những mộng tưởng cho thấy một tâm hồn, trong
sáng, nhân hậu đến chừng nào.
* Kết đoạn: nhà văn muốn gửi thông điệp cho tất cả mọi người về tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ với
những người nghèo khổ.

b. Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 - 12 câu, trình bày cảm nhận của em về cái chết của cô
bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An-đec-xen. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 thán từ
(gạch chân và chú thích).
* Gợi ý :
- Chi tiết cô bé bán diêm chết trong đêm giao thừa được miêu tả rất đẹp và lãng mạn nhưng cũng giàu ý nghĩa
hiện thực.
+ Cô bé đã chết mà đôi má vẫn hồng, đôi môi đang mỉm cười. Phải chăng em bé đã chết mà trong lòng thanh
thản, toại nguyện, hạnh phúc vì những điều kì diệu, huy hoàng mà em đã thấy qua ánh lửa diêm.
+ Những điều kì diệu được thắp lên trong mộng tưởng chỉ là thế giới ảo ảnh, của những giấc mơ còn hiện thực
phũ phàng vẫn hiện hữu trước mắt: em bé đã chết rét, chết đói trong một xó tường vì sự thờ ơ, lãnh đạm của
mọi người. Mọi người đã không thể hiểu và chia sẻ được với những ước mơ bình dị và đẹp đẽ của em
- Cái chết của cô bé bán diêm cũng thể hiện lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho cô
bé tội nghiệp
=> Qua kết thúc này, nhà văn muốn gửi thông điệp cho tất cả mọi người về tình yêu thương, sự cảm thông,
chia sẻ với những người nghèo khổ.

4.2. Văn bản « Chiếc lá cuối cùng » :


a. Cho câu chủ đề sau: “Giôn xi là một họa sĩ nghèo, từng tuyệt vọng về căn bệnh của mình nhưng sau đó đã
tìm được ý chí và nghị lực để sống tiếp”. Hãy viết thành đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu để làm rõ cho câu
chủ đề trên; trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá và tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).
* Gợi ý:
Có thể triển khai theo 1 số ý sau:
- Hoàn cảnh sống: Nghèo khổ, bệnh tật.
- Trạng thái tinh thần:
+ Từ yếu đuối, buông xuôi và đầu hàng số phận, mất hết nghị lực sống
+ Đến chỗ biết quý trọng sự sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật. Nghị lực sống, tình
yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi.
- Nghệ thuật: đảo ngược tình huống

5
b. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu, trình bày cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ - men
trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Trong đoạn có sử dụng dấu ngoặc kép, 1 từ tượng hình (gạch chân và
chú thích).
* Gợi ý:
- Hoàn cảnh
- Ước mơ
- Đức hi sinh của cụ
= > Nghệ thuật

4.3. Văn bản « Đập đá ở Côn Lôn » :


Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 - 12 câu, trình bày cảm nhận của em về hình ảnh
người chí sĩ yêu nước trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Trong đoạn có sử dụng trường từ vựng, dấu hai chấm
(gạch chân và chú thích).
* Gợi ý:
Hình ảnh người chí sĩ yêu nước:
- Họ là những nhà yêu nước, cách mạng đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, là lãnh tụ của phong trào, có
tầm ảnh hưởng lớn đến toàn dân tộc.
- Hoàn cảnh đầy thử thách với họ: bị giặc bắt, giam cầm; sự sống ngàn cân treo sợi tóc.
- Thế nhưng họ vẫn ung dung đón nhận mọi thử thách bởi hiểu rõ nhà tù là “một trường học thiên nhiên, mùi
cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này không thể không nếm biết”.

- Vẻ đẹp của họ thể hiện ở khí phách ngang tàng lẫm liệt, ở thái độ bình tĩnh ung dung trước hoàn cảnh hiểm
nguy và ý chí chiến đấu mạnh mẽ, niềm tin vào sự nghiệp.
- Hình ảnh họ là hình ảnh của những bậc anh hùng tài cao chí lớn, mãi sống với non sông, đất nước ta.
= > Giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng ; ngôn ngữ hàm súc, bình dị nên vừa cổ kính, vừa trang trọng có sức lay
động lòng người.
=> Phản ánh sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

II. Phần tiếng Việt


Lập bảng thống kê các kiến thức:
Kiến thức Khái niệm Đặc điểm Ví dụ
Nói quá
Nói giảm nói tránh
Câu ghép
Dấu ngoặc đơn
Dấu hai chấm
Dấu ngoặc kép
III. Đoạn văn nghị luận xã hội
- Đề 1: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về tình yêu thương trong đời sống hiện nay.
- Đề 2: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về đức hi sinh trong đời sống hiện nay.
- Đề 3: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về sự thờ ơ, vô cảm trong đời sống hiện nay.
- Đề 4: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về vai trò của niềm tin trong đời sống hiện nay.
- Đề 5: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về lòng yêu nước trong đời sống hiện nay.
- Đề 6: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về bảo vệ môi trường hiện nay
- Đề 7: Bằng vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy
nghĩ của em về tác hại của thuốc lá.

6
Dàn ý tham khảo:
Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của thuốc lá
Thân đoạn:
1.Nêu thực trạng :
2.Những tác hại của thuốc lá :
+ Sa sút về sức khỏe và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong.
+ Gây bệnh cho những người xung quanh và cộng đồng.
+ Hút thuốc lá tốn kém về kinh tế
+ Hút thuốc sinh ra tệ nạn xã hội...
3. Biện pháp
- Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến từng thành viên, từng gia đình.
Vì sức khỏe của chính chúng ta và mọi người, hãy bỏ thuốc lá từ ngay hôm nay.
- Với những người còn đang hút hãy giảm hút thuốc lá, cai nghiện thuốc, kiên quyết nói không với thuốc lá
khi bị rủ rê, lôi kéo.
- Chính quyền cần cấm hút thuốc ở nơi công cộng, tăng mức thuế đối với thuốc lá.
Kết đoạn: Tổng kết vấn đề, liên hệ bản thân
IV. Tập làm văn
- Đề 1: Kể về một kỉ niệm làm em nhớ mãi.
- Đề 2: Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.

You might also like