Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý


THỨC. LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC
TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
LỚP DL01 --- NHÓM 12 --- HK 223
NGÀY NỘP: 17/06/2023
Giảng viên hướng dẫn: AN THỊ NGỌC TRINH
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Thái Thành Nam 2212150
Phạm Quang Minh 2212075
Phùng Khải Minh 2212078
Trần Xuân Nam 2212163
Lương Phú Ngân 2212178

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


MỤC LỤC

1. PHẦN MỞ ĐẦU:.........................................................................................1
2. PHẦN NỘI DUNG:.....................................................................................5
CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
...........................................................................................................................5
1.1. Nguồn gốc của ý thức:......................................................................5
1.2. Bản chất của ý thức:.........................................................................8
1.3. Kết cấu của ý thức:...........................................................................9
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................12
2.1. Khái quát về môi trường:..............................................................12
2.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:. 12
2.3. Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay:....................................................................12
2.4. Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý
thức trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:..............18
3. PHẦN KẾT LUẬN:...................................................................................19
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................19
1. PHẦN MỞ ĐẦU:

- Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực
tiễn:

Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu về ý thức đối với thực tiễn
là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của xã hội đầy thách thức và phức tạp. Việc
nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn của ý thức,
từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện và nâng cao ý thức của con người trong xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành một trong
những vấn đề cấp bách và được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Việc nghiên cứu
về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức trong giáo trình triết học Mác-Lênin có
thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ý thức trong việc bảo vệ môi
trường và về cách mà ý thức của mỗi người có thể ảnh hưởng đến môi trường.

Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà ý thức xã hội hình thành và
phát triển, từ đó giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện về tình trạng ý thức của
con người trong quá trình bảo vệ môi trường. Nghiên cứu còn giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi
trường, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện ý thức và nâng cao khả năng tự
quản lý và kiểm soát hành vi của con người trong việc bảo vệ môi trường.

Vì vậy, nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức trong giáo trình
triết học Mác-Lênin có tính cấp thiết cao và ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn bảo
vệ môi trường hiện nay. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của việc nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường, từ đó đưa
ra các giải pháp cụ thể để cải thiện ý thức và nâng cao khả năng tự quản lý và kiểm
soát hành vi của con người, giúp cho việc bảo vệ môi trường trở nên hiệu quả hơn.

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích chính của nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức trong
giáo trình triết học Mác-Lênin là để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất của ý thức

3
trong quá trình phát triển xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện ý thức và tăng
cường khả năng tự quản lý và kiểm soát hành vi của con người. Nhằm giải quyết vấn
đề về tình trạng ý thức của con người hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa
và phát triển công nghệ đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. Điều này đưa ra một số
thách thức mới cho sự phát triển của ý thức, trong đó có thể kể đến những vấn đề như
đa dạng văn hóa, tiến bộ khoa học và công nghệ, cạnh tranh kinh tế và sự thay đổi của
môi trường sống. Điều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà các yếu tố xã
hội, văn hóa và lịch sử tác động đến ý thức của con người, từ đó đưa ra các giải pháp
để cải thiện ý thức và tăng cường khả năng tự quản lý và kiểm soát hành vi của con
người trong thời đại mới này.

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhất là nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
trong việc bảo vệ môi trường và tính sáng tạo của ý thức trong việc bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu:

Một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như: Phương pháp luận của chủ nghĩa
Mac Lênnin, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,

- Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương:

+ Chương 1: Quan niệm về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức trước Mác rồi
đến chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Chương 2: Tìm hiểu tính sáng tạo của ý thức trong bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay

4
2. PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1. Nguồn gốc của ý thức:


1.1.1. Nguồn gốc của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý
thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự
tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan (tiêu biểu như Plato, Hegel) đã tuyệt đối hóa vai
trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra
toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”,
hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.

Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan (tiêu biểu như G. Berkeley (G. Béccơli), E.
Mach) lại tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên
thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra,
nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan
mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.

=> Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm,
cơ sở lý luận của tôn giáo.

1.1.2. Nguồn gốc của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình
phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện
thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.

Do trình độ phát triển khoa học của thời đại đó còn nhiều hạn chế và bị phương
pháp siêu hình chi phối nên những quan niệm về ý thức còn mắc nhiều sai lầm.

5
Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức cũng
chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.

Các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII (Can Vogt (Phôgtơ), Jacob
Moleschott (Môlétsốt), Ludwing Buchne (Buykhơne...)), lại cho rằng: “Óc tiết ra ý
thức như gan tiết ra mật”.

Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” (J.B. Robinet, E.
Hechken, Diderot) lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất -
từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người. Nhà triết học Pháp
Diderot cho rằng: “cảm giác là đặc tính chung của vật chất, hay là sản phẩm của tính
tổ chức của vật chất”.

Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
trong quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy
đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.

1.1.3. Nguồn gốc của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” có trước,
sáng tạo ra thế giới, C. Mác đồng thời khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý
thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người
và được cải biến đi ở trong đó”.

Dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học - thần
kinh hiện đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, xét về
nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi
dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc
người. Óc người là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người.
Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức không thể tách rời bộ
óc.

Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản
ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

6
Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực
phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Sự hình thành, phát triển của ý
thức là một quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
xã hội. Trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen
đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn
gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội.

Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã
từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới.

Trải qua quá trình hoạt động thực tiễn lâu dài, trong những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau, với nhiều loại đối tượng khác nhau; cùng với sự phát triển của tri thức khoa
học, các phương pháp tư duy khoa học cũng dần được hình thành, phát triển giúp nhận
thức lý tính của loài người ngày càng sâu sắc. Nhận thức lý tính phát triển làm cho ý
thức ngày càng trở nên năng động, sáng tạo hơn.

Lao động và ngôn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc của
loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người. Ý
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người, nhưng không phải
cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, mà phải đặt chúng trong mối
quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc
trưng của loài người.

Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy, ý thức
xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất,
đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người; trong đó,
nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức
hình thành, tồn tại và phát triển.

Hoạt động thực tiễn phong phú của loài người là môi trường để ý thức hình
thành, phát triển và khẳng định sức mạnh sáng tạo của nó. Nghiên cứu nguồn gốc của
ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ bản chất của ý thức, khẳng định bản chất
xã hội của ý thức.

7
1.2. Bản chất của ý thức:

1.2.1. Bản chất của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá, trừu
tượng tới mức thoát ly đời sống hiện thực, biến nó thành một thực thể tồn tại độc lập,
thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất.

=> Do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên chủ nghĩa duy tâm đã
có những quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức.

1.2.2. Bản chất của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Trái với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai
trò của ý thức. Họ coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất; hoặc coi ý thức chỉ là sự
phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội rất phong phú,
sinh động.

=> Những quan niệm sai lầm đó đã không cho phép con người hiểu được bản
chất của ý thức, cũng như biện chứng của quá trình phản ánh ý thức.

1.2.3. Bản chất của ý thức qua quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyết
phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã luận giải một cách khoa học bản chất của ý
thức.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện
thực khách quan của óc người.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý thức
phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở
bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó.

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Đây
là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản
ánh tâm lý động vật.

8
Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy
luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.

Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:

- Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.

- Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần.

- Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là
quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan
niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các
dạng vật chất ngoài hiện thực.

Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy, ý thức là
hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ
sở thực tiễn xã hội - lịch sử.

1.3. Kết cấu của ý thức:

Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết cấu
của nó; tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về cấu
trúc, hoặc cấp độ của ý thức.

* Các lớp cấu trúc của ý thức:

Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về
sự vật đó. Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức.

Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con
người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức
kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học, v.v..

Cùng với quá trình nhận thức sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con
người đối với đối tượng phản ánh. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh
tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới
khách quan.

9
Nhận thức không phải là một quá trình dễ dàng, phẳng lặng mà là một quá trình
phản ánh những khó khăn, gian khổ thường gặp phải trên mỗi bước đường đi tới chân
lý.

Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong
mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục đích đề ra.

Nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa các
yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng
cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức
được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức... Tất cả những yếu tố đó cùng với
những
yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh
thần
của con người.

* Các cấp độ của ý thức:

Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức
được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức... Tất cả những yếu tố đó cùng với
những
yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh
thần
của con người.

Tự ý thức:

- Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan
hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý
thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.

10
- Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của
các nhóm xã hội khác nhau (như: một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, thậm
chí cả xã hội) về địa vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý
tưởng của mình.

Tiềm thức:

- Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát
của ý thức. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể có từ trước
gần như đã thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là
ý thức dưới dạng tiềm tàng.

- Khi tiềm thức hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc
khi công việc lặp lại nhiều lần, mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ
cần thiết của tư duy khoa học.

Vô thức:

- Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển,
nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc
nào đó. Chúng điều khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen... trong
con người thông qua phản xạ không điều kiện.

- Vô thức là những trạng thái tâm lý ở tầng sâu điều chỉnh sự suy nghĩ,
hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự can thiệp của lý trí.

- Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng
ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói nhịu,...

+ Vô thức là hoạt động tầng sâu của tâm lý - ý thức, có vai trò to lớn
trong đời sống và hoạt động của con người. Vô thức có ý nghĩa quan trọng
trong giáo dục thế hệ trẻ, trong hoạt động khoa học và nghệ thuật. Nhờ có ý
thức điều khiển, các hiện tượng vô thức được điều chỉnh, hướng tới các giá trị
chân, thiện, mỹ. Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con
người.

11
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát về môi trường:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Dựa vào những yếu tố đó người ta chia môi trường sống của thành 4 loại chính:
môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật

Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

2.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định
để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng
này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người.
Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố
vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội,
Môi trường là nguồn tài nguyên vô giá đối với con người, là nơi lưu trữ cung cấp
thông tin, các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống,…còn là không gian sống, lao
động sản xuất, vui chơi, sinh hoạt, và các hoạt động văn hóa xã hội khác của con
người.

Môi trường sống bị tác động tiêu cực, kèm theo những tính chất vật lý, sinh học,
hóa học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
người. Đây là hiện tượng ô nhiễm môi trường – đang là vấn đề cấp thiết của mọi
quốc gia hiện nay.

Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các
tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ
yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra.
Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động tới

12
môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt
Nam đang rất được quan tâm.
Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang
là vấn đề nhức nhối đối với nhà nha, người người. Không riêng gì tại Việt Nam, tại
mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trang ô nhiễm.Có thể là ô
nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển…

Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và
cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
bảo vệ đa dạng sinh học.

Con người sống trong môi trường tự nhiên, vì vậy môi trường tự nhiên là điều kiện
cơ bản để con người tồn tại và là nguồn nguyên liệu cho sự phát triển sản xuất và thịnh
vượng của nền kinh tế. Không có môi trường tự nhiên rộng lớn của trái đất thì con
người không thể tồn tại và sinh sản được. Vì vậy việc bảo vệ môi trường cũng chính là
bảo vệ cơ hội sinh sống, tồn tại và phát triển duy nhất của con người. Đặc biệt là ở Việt
Nam hiện nay thì nó còn là vấn đề cấp thiết hơn cả.

2.3. Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay:

2.3.1. Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay

- Thứ nhất hàng loạt những dự án bảo vệ môi trường được khởi xướng và nhận
được sự hưởng ứng mạnh mẽ, và đạt được những thành công nhất định.

Nhiều dự án do các tổ chức cá nhân phát động nhằm chung tay ra sức bảo vệ và
nâng cao nhận thức về môi trường đã cho thấy sự sáng tạo trong ý thức trong công tác
bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu nhất định.
Một vài trong số đó có thể kể đến:

Thành phố Huế cam kết giảm 30% lượng rác thải nhựa vào năm 2024 tại hội
thảo khởi động dự án “Huế-Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do UBND

13
TPHuế, và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam(WWF-Việt Nam tổ chức, thành
phố Huế tuyên bố tham gia chương trình với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa
vào năm 2024. Đây là dự án được xây dựng dưới sự tài trợ của WWF Na Uy (thông
qua WWF Việt Nam) và được tiếp nhận bởi UBND Thành phố Huế nhằm mục đích hỗ
trợ và bảo vệ các dòng sông và các vùng đất ngập nước ven biển không bị ô nhiễm bởi
rác thải nhựa bằng nhiều biện pháp khác nhau dưới sự giúp đỡ của các tổ chức cộng
động và các hộ dân trong khu vực mong muốn đến năm 2030 đưa Huế thành một điểm
đến không rác thải nhựa.

Đặc biệt nhất là dự án cải tạo Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của thành phố Hồ Chí
Minh. Với thời gian gần 10 năm thi công, dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc – Thị
Nghè được hoàn thành giai đoạn đầu và tổ chức khánh thành trong sự vui mừng của
hàng triệu người dân thành phố đã mong đợi suốt nhiều thập kỉ. Từ một “dòng kênh
chết”, con kênh đã trở thành một biếu tưởng của thành phố Hồ Chí Minh, biểu tượng
của sự đồng lòng chung tay toàn dân, sự sáng tạo và ý thức bảo vệ môi trường.

Không chỉ dừng lại ở những dự án cấp nhà nước, thế hệ các bạn học sinh, sinh
viên cũng góp một phần rất lớn trong các công tác bảo vệ môi trường thông qua việc
sáng tạo và khởi xướng nhiều dự án khác nhau. Tiêu biểu nhất là tại sự kiện Trại Thủ
lĩnh khí hậu Việt Nam 2021 tổ chức tại Cần Giờ vào tháng 1/2021

Với cùng một ý tưởng hạn chế tối đa bao bì nhựa dùng một lần, một nhóm sinh
viên đến từ các trường thành viên trong khối Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh đã xây dựng dự án "Tới đây đong đầy", hướng tới cung cấp dịch vụ đong đầy
các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm tẩy rửa gia dụng cho sinh viên học tập tại
Khu Đô thị ĐHQG TP HCM (hay thường được gọi là Làng Đại học). Thành viên
nhóm cho biết nhóm chọn tên gọi thuần Việt này bởi ý nghĩa của dự án không chỉ là
"tái làm đầy" các sản phẩm mà còn là "đong đầy" tình cảm giữa người với người. "Tới
đây đong đầy" sẽ đặt các trạm/ki-ốt trưng bày những nhãn hiệu, sản phẩm và thực hiện
dịch vụ làm đầy tại nhà văn hóa sinh viên, sau đó tiến tới tổ chức các xe lưu động, định
kỳ trong khu Làng Đại học. Mục tiêu của dự án là tạo cho sinh viên thói quen tái sử
dụng các chai, lọ, bao bì nhựa một cách đơn giản, tiết kiệm, tiện lợi, từ đó giảm thiểu
lượng rác thải nhựa sinh hoạt.

14
Dự án “GOM” của một nhóm bạn đến từ trường trung học phổ thông Uông Bí trên địa
bàn thành phố Hạ Long cũng đã thể hiện được tính sáng tạo của các bạn trong việc thu
gom và xử lí pin cũ, nhóm hy vọng dự án sẽ góp phần thay đổi nhận thức của học sinh
nhằm giảm thiểu tình trạng xử lý pin đã qua sử dụng không đúng cách.
- Thứ hai: nhiều sản phảm, đồ dùng thân thiện với môi trường ra đời

Việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa đối với người dân đang trở thành thói quen khó
bỏ bởi tính tiện dụng mà ít ai quan tâm đến tác hại của nó. Ngoài ảnh hưởng đến môi
trường như làm suy kiệt dinh dưỡng trong đất, tàn phá hệ sinh thái, gây ngập úng ở các
đô thị, hủy hoại sinh thái biển và sinh thái sông hồ... túi nilon và rác thải nhựa còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ
hô hấp và bệnh ung thư.
Để có thể bảo vệ môi trường một cách toàn diện, bền vững thì cần thay đổi ngay từ
thói quen sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, hạn chế tối đa việc xả rác bừa bãi, hạn chế
sử dụng những sản phẩm dùng một lần thay vào đó là những sản phẩm thân thiện với
môi trường.
Sự ra đời của ống hút cỏ là một bước ngoặc đột phá trong việc thay thế ống hút nhựa
dùng một lần trong đời sống. Đây là sản phẩm sinh ra giải pháp nhằm thay thế cho ống
hút nhựa đang phát huỷ môi trường. Với ống hút cỏ chỉ mất khoảng 30 ngày là có thể
tiêu huỷ so với 500 năm mới tiêu huỷ của ống hút nhựa, thì việc sử dụng ống hút cỏ có
lợi ích gấp 15 lần cho ống hút nhựa hiện tại.
Gần đây nhất tại cuộc thi "Bach khoa Innovation" lần VI-2023 do Trường Đại học
Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức, Nhóm sinh viên F.I.M tại TPHCM đã
chế tạo ra màng bọc thực phẩm làm từ nguồn nguyên liệu phế phẩm của tôm, cua và lá
ổi, có thể ăn được mà không gây nguy hại cho sức khỏe, đạt giải Nhất cuộc thi.
Ngoài ra còn có rất nhiều các sản phẩm khác như: bàn chải tre, bông tắm sơ mướp,
hộp bã mía… từ đó ta có thể thấy sự sáng tạo rất lớn trong ý thức đã đi vào thực tiễn
trong công tác bảo vệ môi trường.
- Thứ ba: thông qua các hoạt động tuyên truyền về moi trường, ý thức của mỗi
người dân trong công tác bảo vệ môi trường dần được cải thiện rõ rệt

Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, đòi hỏi cần có sự
vào cuộc của tất cả các tầng lớp Nhân dân. Bởi vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo
dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi
trường được xem là biện pháp cốt lõi. Trong đó, hình thức tuyên truyền ngày càng cần
sự đa dạng về hình thức để quần chúng dễ tiếp cận, hiểu rõ và làm theo.
Các cuộc hội nghị, hội thảo; tuyên truyền qua tập huấn theo từng chuyên đề; qua các
mô hình điểm; các cuộc thi tìm hiểu; qua báo, đài truyền hình; pa-nô, áp-phích, khẩu
hiệu, tờ rơi… gắn với từng nội dung, phong trào tại mỗi thời điểm. Với sự phát triển
của mạng xã hội và internet, các nội dung tuyên truyền có thể dễ dàng truyền tải đến
từng người dân, ở mỗi độ tuổi khác sau và trên khắp mọi miền đất nước. Qua đó góp

15
phần nâng cao nhận thức của con người về công tác bảo vệ môi trường một cách triệt
để và hiệu quả
2.3.2. Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay.

- Thứ nhất nhiều sản phẩm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường vẫn
chưa được đưa vào thực tiễn

Trong thực tế, không phải tất cả các sáng tạo của sinh viên liên quan đến công
tác bảo vệ môi trường đều có ý nghĩa thực tế hoặc khả thi. Tuy nhiên, việc khuyến
khích sinh viên sáng tạo và tham gia vào các dự án liên quan đến môi trường rất quan
trọng để tạo ra những ý tưởng mới và khám phá giải pháp tiềm năng để giải quyết các
vấn đề môi trường hiện tại.

Một tiêu chí để đánh giá ý nghĩa thực tế của sáng tạo là khả năng chuyển đổi ý
tưởng thành hành động thực tế và khả năng có tác động tích cực đối với việc bảo vệ
môi trường. Đôi khi, sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ hoặc tổ chức chính phủ có thể giúp
sinh viên triển khai ý tưởng của họ thành dự án có ý nghĩa thực tế. Cần tạo điều kiện
và phát triển môi trường thích hợp để sinh viên có thể xây dựng, thử nghiệm và phát
triển những ý tưởng của mình.

Hơn nữa, để đảm bảo ý tưởng của sinh viên có ý nghĩa thực tế, việc tạo ra các
khoản đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, trường đại học hay cộng đồng kinh
doanh cũng là một yếu tố quan trọng. Sự hợp tác và chia sẻ nguồn lực sẽ giúp sinh
viên hiện thực hóa ý tưởng của mình và có tác động đáng kể đối với bảo vệ môi
trường.

- Thứ hai: nhiều tổ chức, cá nhân trục lợi bất chính từ các dự án bảo vệ môi
trường

Trong thực tế, có thể xảy ra tình trạng một số tổ chức hay cá nhân lợi dụng các
chính sách bảo vệ môi trường để thu lợi ích cá nhân hoặc tạo ra lợi nhuận không công
bằng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả và tính minh bạch của
công tác bảo vệ môi trường.

16
Một số hình thức lạm dụng và trục lợi bất chính có thể bao gồm việc thực hiện
các dự án môi trường nhằm lợi dụng các ưu đãi thuế hay quyền hạn từ chính phủ mà
không đóng góp thực sự vào bảo vệ môi trường. Ngoài ra, có một số tổ chức hay cá
nhân cố tình vi phạm quy định và lợi dụng sự thiếu kiểm soát để làm lợi cho họ bằng
cách gây ô nhiễm môi trường hay khai thác tài nguyên một cách không bền vững.

Quyền lợi của môi trường và sự công bằng trong việc thực thi các chính sách và
quy định bảo vệ môi trường cần được tôn trọng và bảo vệ. Chỉ khi có sự chung tay và
hợp tác từ tất cả các bên liên quan, chúng ta mới có thể đảm bảo công tác bảo vệ môi
trường được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.

- Thứ ba: Công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều mặt
hạn chế:

Trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, có một số mặt hạn chế quan
trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình này. Dưới đây là một số hạn chế
phổ biến:

Thiếu nhận thức và ý thức: Một số người dân vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng
của bảo vệ môi trường hoặc chưa hiểu rõ về vấn đề này. Việc thiếu nhân thức và ý
thức rõ ràng về môi trường là một mặt hạn chế lớn đối với công tác tuyên truyền.

Sự phức tạp của vấn đề môi trường: Bảo vệ môi trường đòi hỏi kiến thức
chuyên môn và hiểu biết sâu về các vấn đề môi trường phức tạp như biến đổi khí hậu,
và kỹ thuật xử lý chất thải. Sự phức tạp này có thể làm cho công tác tuyên truyền trở
nên khó khăn và không dễ tiếp cận đối với công chúng.

Thách thức về nguồn lực: Công tác tuyên truyền môi trường đòi hỏi nguồn lực
tài chính, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguồn lực này
có thể hạn chế, làm giảm khả năng triển khai và hiệu quả của các chiến dịch tuyên
truyền.

Sự chênh lệch văn hóa và ngôn ngữ: Việc tuyên truyền về môi trường cần phải
cân nhắc đến sự chênh lệch về văn hóa và ngôn ngữ trong các cộng đồng khác nhau.

17
Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp môi trường và đạt
được sự hiểu biết và tham gia từ phía cộng đồng.

Thách thức của phương tiện truyền thông: Quá trình tuyên truyền cần thông qua
các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet, truyền hình, báo chí và xã hội
truyền thông. Tuy vậy, không phải ai cũng có mức độ truy cập và niềm tin vào các
phương tiện truyền thông này.

2.4. Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong
công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:

- Thứ nhất, tạo ra các khoản đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, trường
đại học hay cộng đồng kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng. Sự hợp tác và chia
sẻ nguồn lực sẽ giúp sinh viên hiện thực hóa ý tưởng của mình và có tác động đáng kể
đối với bảo vệ môi trường. Việc tạo ra một môi trường khuyến khích và hỗ trợ sinh
viên trong việc phát triển và thực hiện ý tưởng của họ là một bước quan trọng để đạt
được những ý tưởng và sáng tạo thực tế hơn.

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo ý thức của cộng đồng trong sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, Bảo vệ Môi trường sống; thực hiện
lối sống xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Nâng cao nhận thức của các cấp,
ngành về vai trò của môi trường trong phát triển; biến ý thức thành hành động Bảo vệ
Môi trường của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động đào tạo, truyền thông về môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về Bảo vệ Môi
trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

- Thứ ba, cần tạo ra các chiến dịch tuyên truyền đa dạng, sáng tạo và phù hợp
với từng đối tượng mục tiêu. Công tác tuyên truyền môi trường cũng cần có sự
hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, chính quyền và cộng đồng để đảm bảo thông
điệp được lan toả hiệu quả và tạo được sự thay đổi ý thức và hành động tích cực.

18
3. PHẦN KẾT LUẬN:
Việc sáng tạo của ý thức trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
được coi là rất quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ
và phát triển bền vững.
Ý thức về bảo vệ môi trường đã được nâng cao đáng kể trong cộng đồng Việt
Nam. Công tác tuyên truyền, giáo dục và những sự kiện liên quan đến môi trường
đã góp phần tăng cường nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường, từ việc tiết kiệm năng lượng, phân loại rác, đến bảo vệ động vật
hoang dã và cảnh quan thiên nhiên.
Công nghệ cung cấp các giải pháp sáng tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường. Các công nghệ "xanh" như năng lượng tái tạo, vận chuyển công cộng,
xử lý nước thải tiên tiến và quản lý thông minh đã được áp dụng và phát triển ở
Việt Nam, góp phần tạo ra các giải pháp sáng tạo trong công tác bảo vệ môi
trường.
Ý thức cá nhân và cộng đồng đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi
trường tại Việt Nam. Việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện, phát triển các
sáng kiến về tái chế và tiết kiệm năng lượng đã tạo ra một sự tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cần được vượt qua trong công tác bảo vệ môi
trường ở Việt Nam. Đó là sứ mệnh không chỉ của chính phủ mà còn của cả người
dân. Việc duy trì sự sáng tạo của ý thức và thúc đẩy hành động tương ứng là cần
thiết để đảm bảo một môi trường bền vững cho tương lai của đất nước.

19
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. CTTĐT (2020), Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong công tác bảo
vệ môi trường. Truy cập từ https://ceid.gov.vn/nguyen-nhan-cua-cac-ton-tai-
han-che-trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong/
3. Chân Phúc (2023), Nhóm sinh viên chế tạo màng bọc thực phẩm có thể ăn
và kháng khuẩn. Truy cập từ https://laodong.vn/giao-duc/nhom-sinh-vien-
che-tao-mang-boc-thuc-pham-co-the-an-va-khang-khuan-1216271.ldo
4. Đặng Dũng(2021), Đa dạng các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường,
truy cập từ: https://baolangson.vn/kinh-te/429240-da-dang-cac-hinh-thuc-
tuyen-truyen-bao-ve-moi-truong.html
5. Hoa Lan (2021), TP. Huế cam kết giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa
vào năm 2024. Truy cập từ https://nhandan.vn/hue-cam-ket-giam-30-luong-
that-thoat-rac-thai-nhua-vao-nam-2024-post673563.html
6. Mỹ Dung (2021), Sức hút từ các cuộc thi sáng tạo về môi trường dành cho
trẻ. Truy cập từ https://tuoitre.vn/suc-hut-tu-cac-cuoc-thi-sang-tao-ve-moi-
truong-danh-cho-tre-20211206094504609.htm
7. PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn (2021), Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo
vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Truy cập từ
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-va-bao-ve-moi-
truong-theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang
8. Trần Hữu Thắng & Nguyễn Bá Cường (2021), Vài nét về kênh Nhiêu Lộc –
Thị Nghè xưa và nay. Truy cập từ http://thanhdiavietnamhoc.com/vai-net-
ve-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-xua-va-nay/

20

You might also like