Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SINH HỌC 10 – CHƯƠNG VI

BÀI 29. VIRUS

1. Nhận biết (10 câu)

Câu 2. Giai đoạn có sự nhân lên của axit nuclêic trong tế bào chủ là

A. hấp phụ. B. xâm nhập. C. tổng hợp. D. lắp ráp.

Câu 3. Loại virus có khả năng dùng cả hai chu trình sinh tan và tiềm tan trong tế bào vật chủ được gọi là

A. virus lưỡng tính. B. virus ôn hòa. C. virus độc. D. virus trần.

Câu 4. Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ diễn ra theo trình tự là

A. hấp phụ  tổng hợp  lắp ráp  xâm nhập  phóng thích.

B. hấp phụ  xâm nhập  tổng hợp  lắp ráp  phóng thích.

C. hấp phụ  lắp ráp  tổng hợp  xâm nhập  phóng thích.

D. hấp phụ  xâm nhập  lắp ráp  tổng hợp  phóng thích.

Câu 5. Trên lớp vỏ ngoài của vi rút có chứa thành phần nào sau đây?

A. capsid. B. RNA. C. DNA. D. glycoprotein.

Câu 6. Virus được cấu tạo bởi thành phần nào sau đây?

A. DNA và RNA. B. nucleic acid và protein.

C. phospholipid và protein. D. nucleic acid và phospholipid.

Câu 8. Mô tả sau đây thuộc về giai đoạn nào trong quá trình nhân lên của phage trong cơ thể vật chủ: “
Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào bên
trong tế bào”.

A. Phóng thích. B. Xâm nhập. C. Lắp ráp. D. Hấp phụ.

Câu 9. SARS-CoV-2 xâm nhập vào hệ cơ quan nào sau đây của người?

A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ bài tiết. C. Hệ hô hấp. D. Hệ thần kinh.

Câu 10. Virus thiếu thành phần nào sau đây được gọi là virus trần?

A. Capsid. B. DNA. C. Sợi đuôi. D. Vỏ ngoài.

2.Hiểu (5 câu)

Câu 12. Cho các nội dung sau:

(I) Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một sinh vật sống.
SINH HỌC 10 – CHƯƠNG VI
(II) Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nuclêic và
prôtêin, chưa phải là virus.

(III) Virus có thể tự tổng hợp prôtêin nhờ các ribôxôm trong cơ thể.

(IV) Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.

Nội dung đúng là

A. (I) và (III). B. (II) và (IV).C. (II) và (III). D. (I) và (IV).

Câu 14. Chu trình tan là chu trình

A. lắp nucleic acid vào vỏ capsid. B. bơm nucleic acid vào trong tế bào chủ.

C. đưa cả nucleocapsid vào trong tế bào. D. virus nhân lên phá vỡ tế bào.

Câu 15. Virus là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì

A. không có DNA hoặc RNA nên không thể sinh tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.

B. cấu tạo đơn bào nên không thể sinh trưởng và phát triển như các sinh vật khác.

C. không có thành tế bào để bảo vệ trước các tác nhân của môi trường xung quanh.

D. tổng hợp các thành phần cấu tạo phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào vật chủ.

BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.Nhận biết

Câu 1: Chế phẩm sinh học là các sản phẩm được tạo ra bằng con đường

A. sinh học. B. vật lý. C. hoá học. D. sinh hoá.

Câu 2: Đâu không là lợi ích của ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học?

A. Tạo lượng lớn chế phẩm. C. Trong thời gian ngắn.

B. Giảm giá thành. D. Đáp ứng y học.

Câu 4: Ý nghĩa của thuật ngữ “vector virus”?

A. Virus mang gene mong muốn vào vi khuẩn. C. Virus mang gene của vi khuẩn.

B. Virus mang gene của nó vào vi khuẩn. D. Virus mang gene người vào vi khuẩn.

Câu 8: Chế phẩm sinh học nào là thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học?

A. Vitamin C. B. Insulin. C. Inulin. D. Albumin.


SINH HỌC 10 – CHƯƠNG VI
Câu 11: Khi Phage bị thay thế một số đoạn gene không quan trọng bằng các đoạn gene mong muốn, thì
Phage được gọi là?

A. Vector. B. Thể mang. C. Mũi tên. D. Osor.

Câu 13: Vai trò của insulin trong cơ thể?

A. Tăng đường huyết. C. Giảm đường huyết.

B. Tăng lipid máu. D. Giảm lipid máu.

Câu 14: Insulin giúp điều trị bệnh gì?

A. Đái tháo đường. C. Suy thận mạn.

B. Xơ gan. D. Xuất huyết tiêu hoá.

Câu 15: Vai trò của interferon trong cơ thể?

A. Chống virus, tăng cường miễn dịch. C. Gây sốt diệt virus.

B. Kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. D. Gây sốt diệt vi khuẩn.

2. Thông hiểu

Câu 16: Có sử dụng interferon diệt virus không?

A. Có, interferon đặc hiệu với virus. C. Không, interferon không đặc hiệu với virus.

B. Có, interferon không đặc hiệu với virus. D. Không, interferon đặc hiệu với virus.

Câu 17: Vai trò của vaccin trong cơ thể?

A. Tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu. C. Diệt virus đặc hiệu.

B. Kháng sinh chuyên biệt. D. Diệt khuẩn đặc hiệu.

Câu 27: Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus gồm các bước theo thứ tự

A. nhiễm virus vào sâu hại  tạo thuốc trừ sâu virus.

B. tạo thuốc trừ sâu virus  nhiễm virus vào sâu hại.

C. tạo vetor virus tái tổ hợp  biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn  tiến hành nuôi vi
khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

D. biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn  tạo vetor virus tái tổ hợp  tiến hành nuôi vi
khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

You might also like