Ôn tập lịch sử 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với Văn học viết Việt Nam

Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn
học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt
Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân
gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu
của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du ,
Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu có kết quả văn
học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”.
Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành
văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc. VHDG chính là nền tảng của VHV và có tác động lớn
đến sự hình thành và phát triển của VHV, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng
tạo cho văn học viết.
+ Về phương diện nội dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo
đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã
hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt
đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,…Biểu
hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất
nước, tình yêu con người,…
– Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu
đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,…
– Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động
sản xuất,… .Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống.
– Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ,
người lao động cùng khổ,…
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT (NỘI DUNG)
Phương diện Văn học dân gian Văn học viết
nội dung

“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Đề tài “Miệng ăn núi lở” Làm biếng ngồi ăn lở núi non.”
(Tục ngữ) (Bảo kính cảnh giới số 22”
“Anh em như thể tay chân – Nguyễn Trãi)
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” “Chân tay gẫm lại ai hơn nữa
(Ca dao) Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Mười Thương Chân quê


Nguồn cảm Một thương tóc bỏ đuôi gà Hôm qua em đi tỉnh về ?
hứng Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Ba thương má lúm đồng tiền Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Bốn thương răng lánh hạt huyền Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi !
kém thua Nào đâu có yếm lụa sồi ?
Năm thương cổ yếm đeo bùa Cái dây lưng đũi nhuộn hồi sang xuân ?
Sáu thương nón thượng quai tua Nào đâu cái áo tứ thân ?
dịu dàng Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?
Bảy thương nết ở khôn ngoan Nói ra sợ mất lòng em
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Chín thương cô ở một mình Như hôm em di lễ chùa
Mười thương con mắt hữu tình với ai Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về?
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều?
Nguyễn Bính – 1936

“Thương người như thể thương thân” Bài thơ “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”
Tư tưởng (Tục ngữ) – Lâm Thị Mỹ Dạ
nhân ái Truyện cổ tích “Thạch Sanh”,
“Tấm Cám”,….

Tháng giêng , tháng hai , tháng ba , “…Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.
Tình cảm tháng bốn , tháng khốn , tháng nạn Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối
lạc quan yêu Đi vay đi dạm , được một quan tiền thái rối,và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng
đời Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa
Về nuôi ba tháng , hắn đẻ ra mười trứng kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà
Một trứng ung ; Hai trứng ung ; lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung
Ba trứng ung sướng về sau này :
Bốn trứng ung ; Năm trứng ung ; – Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà.
Sáu trứng ung Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái
Bảy trứng cũng ung chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh
Còn ba trứng nở ra ba con lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà
Con diều tha, con quạ quắp, xem…”
con mặt cắt xơi (Vợ nhặt – Kim Lân)
Chớ than phận khó ai ơi !
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao “Mười quả trứng”)

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Tình yêu Dẫu không lịch sự cũng người Dẫu không lịch sự cũng người Trường An
thiên nhiên, Trường An” Hồi thủ khả lân ca vũ địa
đất nước (Ca dao) Đất Trường An là chốn đế kinh
Rủ nhau chơi khắp Long Thành Nước non một dải hữu tình
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Giời Nam Việt trước gây đồ đế kỉ,
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Người thôn ổ, dấu phong lưu thành thị.
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Đất kinh kì riêng một áng lâm tuyền
Hàng Bài, Hàng Khay Men sườn non tiếng mục véo von
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày In mặt nước buồm ngư lã chã
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hoa thảo kỉ kinh xuân đại tạ
Hàng Đàn Giang sơn trầm tiếu cổ hưng vương
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Đồ thiên nhiên riêng một bức tang thương
Hàng Mã, Hàng Mắm, Khách du lãm coi chừng thăm hỏi
Hàng Ngang, Hàng Đồng Đã mấy độ sao dời vật đổi
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Nào vương cung, đế miếu đâu nào ?
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Mỉa mai vượn hót anh chào.”
Hàng Bè (Vịnh cảnh Hà Nội – Nguyễn Công Trứ)
Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, Hàng The,
Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố Giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
(Ca dao)

Tình yêu “Thân em cúc mọc bờ rào, “Khi sao phong gấm rủ là
con người Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông” Giờ sao tan tác như hoa giữa đường…”
(Ca dao) (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ Về phương diện nghệ thuật: VHDG cung cấp cho các nhà văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuật
dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các
biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian,…
– Ngôn ngữ : ngôn ngữ văn học dân gian mang đậm tính triết lí, giàu chất thơ song hình thức biểu đạt lại gần
gũi, dễ hiểu. Người dân lao động thường dùng những cách nói trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt tư tưởng,
tình cảm cũng như đúc kết kinh nghiệm sống.
VD : Truyền thống lấy lá trầu để làm ngôn ngữ bày tỏ tình cảm :
“Anh thương em trầu hết lá lươn”.
“Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
Trầu em cao số muộn màng anh thương”.
“Bây giờ em mới hỏi anh
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào ?
“Cau xanh nhá với trầu vàng,
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.”
→ Tiếp nối truyền thống ấy, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng ngôn ngữ trầu cau để bày tỏ khát vọng hạnh phúc
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến :
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” (Mời trầu)
– Hình ảnh : Trong văn học dân gian phần lớn là cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt rất quen thuộc với người bình
dân. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân lao động rất thân thuộc với mái đình, cây đa, bến nước,… vì vậy,
trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi nhớ quê hương,… người lao động đã tái hiện lại những không gian thân thuộc
ấy trong lời ca của mình :
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.
(Ca dao)
→ Rau muống, con thuyền,… cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong thơ Nguyễn Trãi
“…Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then…”
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi)
– Cách nói : Các hình thức lặp lại là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao: lặp lại kết cấu, hình ảnh, lặp
lại dòng thơ mở đầu hoặc một từ, một cụm từ,…
Ví dụ :
+ Vì thuyền, vì bến, vì sông
Vì hoa nên bận cánh ong đi về.
+ Còn non còn nước còn trời
Còn cô bán rượu còn người say sưa.
+ Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
(Ca dao)
Trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) cũng có những câu thơ có kiểu dùng từ tương ứng:
+ Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
+ Còn non, còn nước, còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay
– Các biện pháp tu từ : Văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,
… để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quen thuộc như : hạt mưa, tấm lụa đào, cái
giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,…
Trong ca dao :
“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
“Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền
Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh
Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai
Nghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”.
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”.
→ “Thuyền – bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên những tác phẩm mang đậm
tính truyền thống như trong thơ Xuân Diệu :
“Tình giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”.
Và thơ Hàn Mặc Tử :
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”.
Hay với sự cách tân của Chế Lan Viên “thuyền – bến” lại là :
“Buổi sáng em xa chi
Cho chiều, mùa thu đến
Để lòng anh ghé bến
Nghe thuyền em ra đi”.
– Thể loại : Hơn 90% số bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Trong ca dao còn có thể thơ
khác, như : song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm. Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ lục
bát của dân tộc với tác phẩm “Truyện Kiều”. Ngoài, còn có một số tác phẩm văn học viết cũng được sử dụng
thể thơ dân tộc này : “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu), “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính),….
– Chất liệu dân gian : Các nhà thơ đã sử dụng rất linh hoạt chất liệu dân gian vào tác phẩm của mình :
VD :
Câu thơ :
“Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.”
(Nguyễn Trãi)
→ Gợi liên tưởng tới 2 câu tục ngữ : “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Miệng ăn núi lở”.
Câu thơ :
“Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đè”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
→ làm chúng ta nhớ đến câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện
chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết
tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

Đề tài 2. Ảnh hưởng của Văn học trung Quốc vào Văn học Việt Nam
Ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam từ Trung Quốc
Một quốc gia láng giềng Việt Nam với diện tích lớn cùng với mật độ dân số dày đặc, không ai khác chính là
Trung Quốc Đại Lục. Chính vì những yếu tố này mà Trung Quốc có những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến
Việt Nam của chúng ta. Vậy cùng Tiếng Trung Dương Châu tìm hiểu ngay về những nét đặc sắc này nhé.
Những ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo.
Sự ảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất chính là sự ảnh hưởng về tôn giáo. Với những tư tưởng và giáo lý nổi tiếng
trên nền văn hóa Trung Hoa. Ví dụ sự ảnh hưởng về Phật giáo tại phía Bắc của Việt Nam. Bên cạnh đó còn
phải nhắc đến hệ tư tưởng Nho Giáo hay Đạo Giáo. Những tư tưởng, triết ký này ảnh hưởng sâu sắc đến Việt
Nam của chúng ta. Ngày nay, những tư tưởng này vẫn mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng trong những
hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam.

Nhắc đến Nho Giáo, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cái cội nguồn của Nho Giáo đến từ Trung Hoa, người sáng lập
ra Nho Giáo không ai khác chính là Khổng Tử. Vị Nho Giáo bác học uyên thâm đã sáng tạo ra và đóng góp
cho nền văn hóa Việt Nam. Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam ta từ thời kì Bắc Thuộc và được nhà Lý chính
thức conong nhận. Trong thời kì này nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu để thờ phục Khổng Tử. Cho đến thời
Lê thì Nho giáo trở thành nền tư tưởng chính thống được công nhận.

Nho Giáo dần đã trở thành một hệ tư tưởng phổ biến , cần thiết để xây dưng chế độ quân chủ tạp quyền dựa
trên mô hình Đông Á của Trung Hoa. Cũng giống như những nguyên lý trước đây là nguyên lý cơ bản của
phép tắc quốc gia. Một biện pháp chiến lược phổ biến nhất từ bấy giờ cho đến hiện nay chính là chế độ khoa
cử.

Khoa cử dược tổ chức rất quy mô, theo một hình thức vô cùng quy củ, khắt khe. Thời nhà Trần gồm có 14
khoa thi trong đó có 10 khoa thi là chính và 4 khoa thi là phụ. Trong 14 khoa thi thì sẽ lấy 282 người đỗ đạt đại
khoa còn lại sẽ là Thái học sinh.

Thời điểm năm 1374, hội thi Đình cho các tiến sĩ được tổ chức. Xếp hạn 3 người đầu tiên sẽ mang danh hiệu :
Trạng Nguyên, Bành nhãn và Thám Hoa.Dần dần thời gian về sau có thêm một học vị cấp cao được gọi là
Hoàng Giáp.

-Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước
như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…Bên
cạnh việc học chữ Quốc ngữ thì học tiếng Trung trở thành ngôn ngữ chính trong trường học thời bấy giờ.

Những ảnh hưởng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc.


Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng
tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ,
bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn
Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi
tiếng với những pho tượng Phật,..,

-Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và
một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến
trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống
mang những nét khác.

Văn hóa Trung Hoa


Những ảnh hưởng của chữ viết và văn học nghệ thuật.
Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên quan
trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở
cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến
hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm du
nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn
học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu
nước dân tộc.

Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân
tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm

You might also like