Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

7 NGÀY LÀM CHỦ ESTE

NGÀY SỐ 2

Buổi Nội dung Thời gian LIVE Giáo viên

Buổi 03 Lý thuyết toàn diện về este – Phần 2 9h00 – Thứ 7 (8/7) Thầy Phong
Ngày 2
Buổi 04 Chữa bài tập rèn luyện 15h00 – Thứ 2 (10/7) Cô Linh

MỤC TIÊU KIẾN THỨC CẦN LÀM CHỦ


1. Tính chất hóa học của este.
2. Điều chế và ứng dụng của este.
3. Xây dựng CTCT “định hình” của este đa chức.

BÀI GIẢNG
LÝ THUYẾT TOÀN DIỆN VỀ ESTE (PHẦN 2)
1. Tính chất hóa học của este

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1


NAP 1: Thủy phân hoàn toàn CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu
được
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COONa. D. C2H5COONa.

NAP 2: Thủy phân hoàn toàn CH3COOC2H5 và CH2=CHCOOC2H5 trong dung dịch NaOH đều
thu được
A. C2H5OH. B. CH3COONa. C. CH2=CHCOONa. D. CH3OH.

NAP 3: Khi thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm
hữu cơ là
A. C6H5COONa và CH3OH. B. CH3COOH và C6H5ONa.
C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COONa và C6H5OH.

NAP 4: Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. HCOOCH3. B. (COOCH3)2. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC6H5.

NAP 5: Este HCOOCH=CH2 không phản ứng với


A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Na kim loại.
C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, t0). D. Nước Brom.

NAP 6: Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao
nhiêu este làm mất màu dung dịch brom?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 7: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C 4H6O2, sản phẩm thu được có khả
năng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của este X thỏa mãn tính chất trên là:
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

NAP 8: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch
không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 6.

NAP 9: Este nào sau đây là nguyên liệu để điều chế thủy tinh hữu cơ :
A. CH2=CH – COOCH3. B. CH2 = C(CH3)COOCH=CH2.
C. CH2=C(CH3)COOCH3. D. CH3COOCH=CH2.

NAP 10: Trong số các este mạch hở C4H6O2:


(1) HCOO-CH=CH-CH3 (2) HCOO-CH2-CH=CH2 (3) HCOO-C(CH3)=CH2
(4) CH3COO-CH=CH2 (5) CH2=CH-COO-CH3 (6) CH3COOC6H5
Các Este có thể điều chế trực tiếp từ Axit và ancol là
A. (2) và (4) B. (2) và (5) C. (1) và (3) D. (3) và (4)

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


NAP 11: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 chất Y và Z. Cho Z tác dụng
với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch
NaOH lại thu được Y. Chất Y là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3.
C. CH3COOCH=CH-CH3. D. HCOOCH=CH2.

NAP 12: Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3
trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2. D. HCOO-CH2-CH=CH2.

2. Điều chế và ứng dụng của este

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 13: Cho axit oxalic tác dụng với ancol etylic trong môi trường axit, đun nóng thu được sản
phẩm là:
A. CH2(COOC2H5)2 B.(COOC2H5)2 C. C2H5(OOC)2 D. (C2H5COO)2C2H5

NAP 14: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống
nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70(oC).
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Cho các phát biểu
sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(g) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

NAP 15: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol khi có mặt H2SO4 đặc, đun nóng
và cát (SiO2). Sau khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, thêm một ít muối ăn (NaCl) vào.
Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
(1) Có thể dùng dung dịch axit axetic 5% và ancol 10o để thực hiện phản ứng este hóa.
(2) H2SO4 đặc đóng vai trò xúc tác
(3) Muối ăn tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp.
(4) Cát có tác dụng là tăng khả năng đối lưu của hỗn hợp phản ứng.
(5) Việc đun nóng nhằm làm cho nước bay hơi nhanh hơn.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5


3. Xây dựng CTCT “định hình” của este đa chức.

NAP 16: Một chất X có CTPT C8H12O5, mạch hở. Thủy phân X trong môi trường axit thu được
glixerol và 2 axit đơn chức Y, Z hơn nhau 1 nguyên tử cacbon (MY<MZ). X không tham gia phản
ứng tráng gương.
Xác định CTCT của X, Y, Z

NAP 17: Este A có công thức phân tử là C14H10O4 Xác định công thức cấu tạo của este A theo sơ
đồ biến hóa như sau:
o

H SO ,t
(1) C14H10O4 + 2H2O  2
 B+ 2C

4
(2) B + NaOH 
 D+E
(3) C + NaOH 
 F+E (4) B + F 
 D+C
(5) HOCH2CH2OH + CuO 
 G + Cu + H2O (6) G + O2 
B

6 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 17: Các hợp chất hữu cơ A, B, C, D có cùng CTPT C6H10O4, mạch thẳng, không tác dụng
với Na. Xác định CTCT của A, B, D biết rằng khi tác dụng với dung dịch NaOH thì
+ A tạo thành 1 muối và 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
+ B tạo thành 2 muối và 1 ancol.
+ D tạo thành 1 muối và 1 ancol.

NAP 18: Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C14H10O5


+ Xác định độ bất bão hòa k của X.
+ Biết X chứa vòng benzen và khi cho X tác dụng với NaOH dư chỉ thu được nước và
chất hữu cơ Y. Xác định CTCT của X.

NAP 19: Cho các các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol như sau:
E + 2NaOH  Y + 2Z
F + 2NaOH  Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành
từ axit cacboxylic và ancol.Xác định CTCT của E, F.
----------------------------- HẾT -----------------------------

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 7


7 NGÀY LÀM CHỦ ESTE
NGÀY SỐ 2

BÀI TẬP RÈN LUYỆN


NAP 1: Thủy phân este X (C4H8O2) trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm
gồm axit propionic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. HCOOH.

NAP 2: Este nào sau đây không thể điều chế được bằng phản ứng este hóa?
A. Vinyl axetat. B. Benzyl axetat. C. Metyl axetat. D. Isoamyl axetat.

NAP 3: Hai este etyl axetat và metyl acrylat không cùng phản ứng với
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Br2.

NAP 4: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch KOH, thu
được sản phẩm gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol.
C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.

NAP 5: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl fomat và etyl fomat trong dung dịch NaOH thu
được sản phẩm gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 1 ancol
C. 2 muối và 2 ancol. D. 1 muối và 2 ancol.

NAP 6: Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO–CH=CH2. B. CH2=CH–COO–C2H5.
C. CH3COO–CH=CH2. D. CH2=CH–COO–CH3.

NAP 7: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng
trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CH–COOCH3.
C. C6H5–CH=CH2. D. CH3COO–CH=CH2.

8 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 8: Cho dãy các chất: phenyl axetat, benzyl propionat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl
fomat, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng
sinh ra ancol là:
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

NAP 9: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, benzyl acrylat, anlyl axetat, metyl
metacrylat, etyl fomat, triolein. Số chất trong dãy khi vừa tác dụng với dung dịch brom, vừa
thủy phân trong dung dịch NaOH (dư) đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

NAP 10: Số đồng phân este thủy phân tạo anđehit ứng với công thức C5H8O2:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

NAP 11: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2
lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3, Cu(OH)2. Số phản ứng xảy ra là :
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

NAP 12: Cho axit axetic tác dụng với etilen glicol trong môi trường axit, đun nóng thu được sản
phẩm là:
A. (CH3COO)2C2H5 B. (CH3COO)2C2H4
C. (CH3OCO)2C2H4 D. C2H4(COOCH3)2

NAP 13: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch
thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Y + H2SO4 loãng dư thì thu được axit T. Cả Z và T
đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức của X là:
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3.
C. HCOOCH=CH2. D. CH3COOCH=CH-CH3.

NAP 14: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm
hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là :
A. ancol metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. ancol etylic.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 9


NAP 15: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY).
Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
A. metyl axetat. B. etyl axetat.
C. vinyl axetat. D. metyl propionat

NAP 16: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu
được axeton. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. HCOO-CH=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.

NAP 17: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:


C3H4O2 + NaOH 
 X + Y X + H2SO4 loãng 
 Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
A. HCOONa, CH3CHO. B. HCHO, CH3CHO.
C. HCHO, HCOOH. D. CH3CHO, HCOOH.

NAP 18: Cho sơ đồ phản ứng:


 NaOH  AgNO3 / NH3  NaOH
Este X (C4HnO2) t0
Y  t0
 Z t0
C2H3O2Na.
Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH2CH3.
C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3COOCH=CH2.

NAP 19: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:


(a) C3H4O2 + NaOH 
 X + Y
(b) X + H2SO4 (loãng) 
 Z + T
(c) Z + dung dịch AgNO3/NH3(dư) 
 E + Ag + NH4NO3
(d) Y + dung dịch AgNO3/NH3(dư) 
 F + Ag +NH4NO3
Chất E và chất F theo thứ tự là
A. (NH4)2CO3 và CH3COOH
B. HCOONH4 và CH3COONH4
C. (NH4)2CO3 và CH3COONH4
D. HCOONH4 và CH3CHO

10 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 20: Thủy phân hoàn toàn este đimetyl oxalat trong môi trường NaOH thu được sản phẩm
hữu cơ là:
A. CH3OH và HOOC-COOH B. CH3COONa và C2H4(OH)2
C. CH3OH và NaOOC-COONa D. C2H5OH và NaOOC-COONa.

NAP 21: Thủy phân este C2H4(OCOCH3)2 trong môi trường axit thì thu được sản phẩm hữu cơ
là:
A. etilen glicol và axit axetic B. Glixerol và axit fomic
C. etanđiol và axit fomic D. etilen glicol và axit fomic

NAP 22: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai
ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là
A. C2H5OOC-COOCH3. B. CH3OOC-COOC3H7.
C. CH3COO-CH2-COOC2H5. D. CH3OOC-CH2-COOC2H5

NAP 23: Chất A có CTPT là C11H20O4 . A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B
mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan-2-ol. Công thức cấu tạo của A là:
A. C2H5OOC(CH2)4COOCH2CH2CH3 B. C2H5COO(CH2)4COOCH2CH2CH3
C. C2H5OOC(CH2)4COOCH(CH3)2 D. (CH3)2CHCOO(CH2)4COOC2H5

NAP 24: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH
(dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức
của ba muối đó là:
A. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
B. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
C. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
D. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.

NAP 25: E là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, công thức phân tử C10H18O4. E tác
dụng với dung dịch NaOH đun nóng cho ra hỗn hợp chỉ gồm muối natri của axit ađipic và
ancol Y. Y có công thức phân tử là :
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H6O. D. C3H8O.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 11


NAP 26: E là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, công thức phân tử C 6H10O4. E tác
dụng với dung dịch NaOH đun nóng cho ra hỗn hợp chỉ gồm ancol X và hợp chất Y có công
thức C2H3O2Na. X là :
A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Ancol anlylic. D. Etylen glicol.

NAP 27: E là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, công thức phân tử là C6H8O4. Thủy
phân E (xúc tác axit) thu được ancol X và 2 axit cacboxylic Y, Z có công thức phân tử là CH 2O2
và C3H4O2. Ancol X là :
A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Ancol anlylic. D. Etylen glicol.

NAP 28: E là hợp chất hữu cơ, công thức phân tử C9H16O4. Thủy phân E (xúc tác axit) được axit
cacboxylic X và 2 ancol Y và Z. Biết Y và Z đều có khả năng tách nước tạo anken. Số cacbon Y
gấp 2 lần số cacbon của Z. X là :
A. Axit axetic. B. Axit malonic.
C. Axit oxalic. D. Axit acrylic.

NAP 29: Một chất X có CTPT C8H12O5, mạch hở. Thủy phân X trong môi trường axit thu được
glixerol và 2 axit đơn chức A, B hơn nhau 1 nguyên tử cacbon (MA<MB). A không tham gia phản
ứng tráng gương. Công thức của B là:
A. CH3COOH B. CH2=CH-COOH
C. CH3CH2COOH D. CH3CH2CH2COOH

NAP 30: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH và C2H5OH. B. CH3COOH và CH3OH.
C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

12 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 31: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 –
700C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản
phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

NAP 32: Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào
ống nghiệm khô.
Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8 - 10 phút trong nồi nước sôi.
Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3 - 4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
C. Phản ứng este hóa giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thủy phân của
isoamyl axetat.

NAP 33: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2ml dd H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để
nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 13


NAP 34: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung
dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X
là:
A. CH3COOCH2C6H5 B. HCOOC6H4C2H5
C. C6H5COOC2H5 D. C2H5COOC6H5

NAP 35: Xà phòng hoá một hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C10H14O6 trong
dung dịch NaOH dư, thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình
học). Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là:
A. 9. B. 6. C. 12. D. 15.

NAP 36: Este đa chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 tác dụng NaOH, thu được sản
phẩm gồm một muối của một axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không tham gia phản
ứng tráng bạC. Phat biểu nào sau đây là đúng?
A. Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn với X.
B. Z hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
C. X có 3 nhóm CH3.
D. Y không làm mất màu nước Brom.

NAP 37: Hỗn hợp E gồm 2 este mạch hở X (C4H6O2) và Y(C4H6O4). Đun nóng E trong dung dịch
NaOH, thu được một muối cacboxylat Z và hỗn hợp T gồm 2 ancol. Phát biểu đúng về X, Y, T là
A. Hỗn hợp T không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. X, Y đều có phản ứng tráng bạc.
C. Hai ancol trong T có cùng số nguyên tử Cacbon.
D. X có đồng phân hình học.

14 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


NAP 38: Cho este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X dung dịch
NaOH đun nóng thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z,T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit
hóa Y thu được hợp chất hữu cơ E ( chứa C,H,O). Phát biểu nào sau đây sai?
A. E có số nguyên tử hidro bằng số nguyên tử oxi.
B. E tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
C. Có 2 công thức cấu tạo phù hợp với X.
D. Z,T là ancol no, đơn chức.

NAP 39: Este X được tạo ra từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy X
hoàn toàn luôn thu được số mol CO2 bằng với Oxi đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ sau ( đúng với
tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2H2 → Y
(2) X + 2NaOH → Z + X1 + X2
Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với axit sunfuric( 1700C)
không thu được anken. Nhận định nào sau đây là sai?
A. X2 là ancol etylic. B. X có công thức phân tử C7H8O4.
C. Z có công thức phân tử C4H2O4Na2. D. X, Y đều có mạch không phân nhánh.

NAP 40: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Cho các phản ứng sau
(theo đúng tỉ lệ mol phản ứng):
(1) X + 2NaOH → T + Z + H2O
(2) T + H2 (Ni, to) → T1.
(3) 2Z + H2SO4 (loãng) → 2Z1 + Na2SO4
Biết Z1 và T1 có cùng số nguyên tử cacbon; Z1 là hợp chất hữu cơ đơn chức. Phát biểu nào sau
đây đúng?
A. X không có đồng phân hình học.
B. Nung 2 với hỗn hợp với tôi xút thu được ankan đơn giản nhất.
C. T là hợp chất hữu cơ no, đơn chức.
D. Tổng số nguyên tử trong T1 bằng 12.
----------------------------- HẾT -----------------------------

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 15

You might also like