Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ LOGISTICS CĂN BẢN

ĐỀ TÀI: FEDEX VÀ THƯƠNG VỤ M&A VỚI TNT EXPRESS

Họ và tên: Đào Ngọc Linh

Mã sinh viên: 11213086

Lớp TC: QT Logistics căn bản(221)_01

GV hướng dẫn: TS. Ngô Mỹ Hạnh

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

Lời mở đầu.................................................................................................................................3
A. Tìm hiểu về M&A.................................................................................................................3
1. Khái niệm...........................................................................................................................3
2. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp Logistics..................................3
B. Bài học thành công về M&A của FedEx.............................................................................4
1. Sơ lược về 2 doanh nghiệp FedEx và TNT Express........................................................5
2. Nguyên nhân và hoàn cảnh lựa chọn TNT Express......................................................5
3. Quá trình sáp nhập với TNT Express.............................................................................6
4. Bài học................................................................................................................................7
Kết luận.......................................................................................................................................8
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................9
Lời mở đầu
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, ở bất cứ đâu trên
thế giới, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế
giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hóa không còn là một lựa chọn nữa mà là tất yếu.
Việc tiến hành kinh doanh ra thị trường thế giới mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công
ty nhưng đồng thời nảy sinh nhiều bất cập do quy mô, địa lí, và những khác biệt về văn
hóa, xã hội, chính trị. Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thị trường, các công ty giao
nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế ra đời và lớn mạnh cùng với nhu cầu đó, trong
đó có tập đoàn FedEx hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh
vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa với tổng doanh thu lên tới hơn 37 tỷ USD
(2008). Hằng ngày có tới trên 7,5 triệu đơn vị hàng hóa với tổng khối lượng hơn
20.000 tấn được Fedex vận chuyển tới 220 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới. Các máy bay của Fedex phải bay tổng cộng 800.000 km mỗi ngày, còn các xe
ôtô cũng chạy tới hơn 4 triệu cây số. Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận
lợi, ông chủ của FedEx đã tốn nhiều công sức để đề ra những chiến lược, kế sách đối
phó với từng đối thủ, đưa ra những giải pháp, hướng phát triển mới giúp FedEx không
những giữ vững được vị thế tiên phong mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo
đảm thực hiện đúng những yêu cầu ngày càng khó tính của các đối tác, thường là
các tập đoàn lớn
Việc nghiên cứu những thành công và thất bại của những tập đoàn này giúp
chúng ta hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế
của các công ty đa quốc gia, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý cũng như những bài
học chiến lược kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế của một “đại gia trong
lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Với những lý do đó, em quyết định lựa
chọn đề tài tìm hiểu về phi vụ M&A giữa FedEx và TNT Express

A. Tìm hiểu về M&A

1. Khái niệm
Nhìn chung, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua
M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức
sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp đó

2. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp Logistics
Hoạt động M&A sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics mở rộng được quy mô của
công ty. Đơn cử, từ một công ty quy mô vừa và nhỏ, thông qua hoạt động M&A,
doanh nghiệp có thể tái cấu trúc trở thành một công ty có quy mô lớn, có khả năng
chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập có thể giúp
doanh nghiệo mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động, hướng doanh nghiệp phát
triển ra nước ngoài, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước
Từ một doanh nghiệp Logistics chỉ chuyên thực hiện một mảng nhỏ trong
chuỗi
Từ một doanh nghiệp Logistics chỉ chuyên thực hiện một mảng nhỏ trong chuỗi cung
ứng dịch vụ Logistics thông qua hoạt động M&A có thể trở thành một doanh nghiệp
lớn với đa dạng hóa loại hình kinh doanh, có thể cung ứng được nhiều mảng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, nhờ hoạt động M&A, các doanh
nghiệp Logistics có thể kết hợp để phát triển với nhau, nâng cao chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp A chỉ chuyên kinh doanh đóng gói bao bì và ghi mã
kí hiệu, Doanh nghiệp B chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển, thông qua hoạt động
M&A, hai doanh nghiệp ban đầu có thể sáp nhập thành một doanh nghiệp mới với hoạt
động kinh doanh đa dạng hơn và chất lượng dịch vụ được nâng cao hơn.
Bên cạnh đó, Cạnh tranh là hoạt động không thể nào thiếu trên thương trường. Để có
thể chiếm
Thêm vào đó, cạnh tranh là hoạt động không thể nào thiếu trên thương trường. Để có
thể chiếm lĩnh được nhiều thị phần, các doanh nghiệp không ngừng đề ra các chiến
lược để cạnh tranh với nhau. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm lực tài chính
kém vững mạnh thì sẽ dễ bị đào thải khỏi thị trường. Nhằm tránh tình trạng
tiêu cực đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hợp tác với nhau thông qua hoạt động
mua bán và sáp nhập để củng cố quy mô, tăng cường khả năng tài chính, tạo cho công
ty một nền tảng vững chắc để có thể có đủ sứuc cạnh tranh với những doanh nghiệp
khác. Đặc biệt, nhờ hoạt động M&A, các doanh nghiệp Logistics trong nước có thể cải
thiện được sức mạnh tài chính để tránh khỏi những cuộc thâu tóm với quy mô lớn đến
từ các doanh nghiệp nước ngoài

B. Bài học thành công về M&A của FedEx

Ngày nay, thị trường toàn cầu đang phát triển ngày càng cao, đòi hỏi
một quan niệm quốc tế trong kinh doanh về tổng thể cũng như trong hình thành
các chiến lược cạnh tranh. Như các công ty đa quốc gia khác trên thế giới, FedEx
luôn mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, tìm kiếm những thị
trường, những nguồn lực mới. Trong số các hình thức mở rộng kinh doanh,
FedEx được biến đến như một thí dụ điển hình và thành công nhất với chiến
lược thâu tóm và sát nhập (M&A). Về thực chất đây là chiến lược kết hợp theo
chiều ngang nhằm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của một công ty đối với
các đối thủ cạnh tranh, tấn công đối thủ cạnh tranh ngay trên thị trường của họ

1. Sơ lược về 2 doanh nghiệp FedEx và TNT Express

FedEx Express là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới,
cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tin cậy đến mọi địa chỉ tại Hoa Kỳ và
cho hơn 220 quốc gia cũng như vùng lãnh thổ. FedEx Express sử dụng mạng lưới
hàng không và đường bộ toàn cầu nhằm tăng tốc độ giao hàng cho các lô hàng cần
giao nhanh chóng để đảm bảo chất lượng. Thời gian giao hàng luôn được đảm bảo
và thường chỉ trong một đến hai ngày làm việc
TNT tên đầy đủ là TNT Express, là công ty chuyển phát nhanh được thành lập
từ năm 1946, có trụ sở chính đặt tại Hoofddorp, Hà Lan. Sau hơn 70 năm phát triển
và liên tục mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đến khách
hàng, ngày nay chuyển phát nhanh TNT Express đã trở thành một thương hiệu vận
chuyển hàng hóa uy tín trên toàn thế giới, được các khách hàng cá nhân lẫn doanh
nghiệp đón nhận bởi tính hiệu quả – tiết kiệm thời gian – chi phí và an toàn cho
hàng hoá

2. Nguyên nhân và hoàn cảnh lựa chọn TNT Express

Dấu ấn của FedEx ở châu Âu không mạnh như UPS và cũng ít trùng lặp với
hoạt động kinh doanh hiện tại của TNT. Do đó, FedEx kỳ vọng việc sáp nhập sẽ
giúp tạo ra thế chân vạc đủ sức đối đầu UPS và DHL, hai “ông lớn” đang “làm mưa
làm gió” trên thị trường chuyển phát nhanh toàn cầu. “Việc mua lại TNT sẽ đánh
dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, đầy hứa hẹn cho khách hàng và các cổ
đông của chúng tôi”, Frederick W. Smith, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của
FedEx cho biết. Theo Frederick W. Smith, thế mạnh của TNT là thị trường châu Âu
sẽ giúp FedEx thâm nhập vào thị trường này sâu hơn đồng thời củng cố vị thế vững
chắc tại thị trường này. Để thực hiện chiến lược này, các công ty phải hoạt động
trong một ngành đang phát triển công ty phải có đủ lực tài chính và nhân sự để có
thể quản lý thành công một tổ chức, rủi ro là rất cao vì bán lại các công ty sau khi
mua rất khó khăn, rắc rối về văn hóa, chính trị. Tuy nhiên, FedEx là một trong
những công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh với tổng doanh thu hàng
năm lên tới hàng chục triệu USD, thương hiệu phổ biến và được công nhận trên
toàn thế giới, phong cách làm việc kiểu Mỹ và có một hệ thống cơ sở vật chất, hệ
thống công nghệ thông tin vững mạnh. Những điểm mạnh này giúp cho FedEx
thành công trên con đường thâu tóm và sát nhập các đối thủ có tiềm lực nhỏ,
mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình
Đối với FedEx và TNT, đây đều là hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chuyển
phát nhanh quốc tế nhưng lại có thế mạnh ở các thị trường khác nhau. Tại thời điểm
trước M&A, FedEx đang là công ty chuyển phát nhanh hàng đầu ở thị trường Mỹ,
trong khi đó, TNT lại chiếm giữ thị phần lớn ở Châu Âu. Với mục tiêu mở rộng thị
trường kinh doanh, FedEx đã đề xuất mua lại TNT nhằm tận dụng lợi thế có sẵn của
TNT tại Châu Âu.

3. Quá trình sáp nhập với TNT Express

Trước hết cần hiểu rõ vấn đề pháp lý trước khi tiến hành hoạt động M&A.
Thương vụ này không vướng phải bất kì rào cản pháp lý nào. Tuy nhiên trước đó,
vào năm 2012, UPS cũng đã từng đề xuất mua lại TNT với giá 6.8 tỷ USD nhưng
thoả thuận đã bị phá vỡ do quyết định của Uỷ ban Châu Âu. Đề nghị mua lại của
UPS không thành công sau cuộc điều tra về chống độc quyền tại Châu Âu, bởi nếu
TNT bị mua lại, UPS sẽ chiếm phần lớn thị phần, tạo sự cạnh tranh không công
bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Ngược lại, FedEx có thị phần ở
Châu Âu nhỏ hơn nhiều so với UPS nên thương vụ M&A giữa FedEx và TNT sẽ
không tạo ra sự mất cân bằng trong thị trường logistics Châu Âu. Nắm được cơ hội
này, FedEx đã mua lại thành công TNT với giá 4,9 tỷ USD, thấp hơn UPS đề xuất
trước đó.
Thương vụ M&A được hoàn thành vào ngày 25/05/2016 và được cho là
thương vụ thành công nhất cho đến thời điểm đó. Đối với FedEx, M&A giúp giải
quyết hai vấn đề: tiếp tục phát triển doanh nghiệp ở cả quy mô, tốc độ tăng trưởng
và còn nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ vốn góp mới và cộng huỏng của TNT. Đối với
TNT, phi vụ M&A này có thể đáp ứng mục tiêu xâm nhập thị trường mới, chia sẻ
rủi ro trong hành trình phát triển lâu dài của công ty. Sau khi hoàn tất thoả thuận với
TNT, FedEx đã trở thành một trong những công ty giao hàng quan trọng nhất của
Châu Âu qua đêm. Động thái này đã góp phần gia tăng đáng kể thị phần của FedEx
tại thị trường Châu Âu – nới FedEx mới chỉ nắm 5% thị phần tại “lục địa già”, thấp
hơn nhiều so với con số 19% của DHL, 12% của TNT Express và 16% của United
Parcel Sẻvice ( UPS).
Tuy nhiên, trong giai đoạn sau M&A này, vấn đề cải tiến hệ thống công nghệ
lại trở thành một thử thách lớn với FedEx. Theo thông tin từ FedEx, cuộc tấn công
mang tên “NotPetya” đối với TNT và FedEx tại Châu Âu đã xảy ra vào năm 2017,
khiến FedEx phải bỏ ra chi phí khoảng 300 triệu USD để khắc phục. Tại thời điểm
này, các đối thủ của FedEx và TNT đã thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động
kinh doanh, trong khi FedEx và TNT đã phải nỗ lực để phục hồi tổn thất sau cuộc
tấn công mạng. Với một nền tảng công nghệ và thiwwst bị cũ và lão hoá của TNT,
việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin được xem như một khó khăn lớn đối với
FedEx và TNT ( Mark Solomon, 2018)
Theo Mamta Badkar, trong quý đầu năm 2017, thu nhập ròng của FedEx đã
giảm xuống 596 triệu ÚD, từ mức 715 triệu ÚD trong cùng kỳ năm trước, kéo theo
sự giảm thiểu trong giá cổ pjoeesi cỉa FedEx. Ngoài ra, cuộc tấn công mạng còn có
tác động tiêu cực đến hoạt động vận chuyển của TNT khi toàn bộ hệ thống toàn cầu
bị tê liệt. Mặc dù sự cố tấn công mạng đã được khắc phục nhưng có theer thấy
những ảnh hưponrg và tổn thất về chi phí mà FedEx và TNT phải chịu là không hề
nhỏ
Qua các thông tin và số liệu đã phân tích, có thể nhận xét rằng các hoạt động
M&A giữa FedEx và TNT đã đem lại giá trị cộng hưởng nhiều hơn cho bên mua.
Điều này thể hiện qua mức tăng doanh thu của tập đoàn FedEx qua các năm kể từ
khi bắt đầu mua lại TNT. Với mục tiêu rõ ràng, lựa chọn thời điểm thích hợp và nắm
rõ các vấn đề pháp lý trước khi tiến hành thoả thuận, thương vụ đã giúp FedEx tăng
thị phần, mở rộng thị trường kinh doanh tại Châu Âu, từ đó giữ vững vị thế trong
lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế. Tuy nhiên, thương vụ M&A giữa FedEx và
TNT cũng cho thấy việc tích hợp hệ thống công nghệ giữa 2 doanh nghiệp là một
thử thách lớn đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống toàn cầu
nhưng những thiết bị và nền tảng công nghệ cũ lại lâu đời như TNT

4. Bài học

Thực hiện chiến lược theo chiều ngang để loại bỏ đối thủ cạnh tranh đồng thời
chiếm lĩnh thị trường của đối thủ đặc biệt là thị trường nước ngoài. Các nghiên cứu
và phân tích cho thấy rằng chiến lược kết hợp theo chiều ngang giúp các công ty
giảm thiểu được các chi phí xây dựng, xâm nhập nhanh vào thị trường nước ngoài,
tận dụng công nghệ và nguồn lực, tăng giá trj dịch vụ cho khách hàng, gia tăng cạnh
tranh và vị thế của công ty trên thương trường và kéo theo đó là những lợi ích kinh
tế to lớn: ảnh hưởng cộng đồng lớn, lợi nhuận cao, tránh được hàng rào thuế quan,
ảnh hưởng của biến động tỷ giá
Khác với các đối thủ cạnh tranh như UPS và DHL, FedEx chú trọng phương
pháp mua lại những công ty nhỏ nhưng giữ vị trí đặc biệt quan trọng để có thể tận
dụng những nguồn lực sẵn có, tận dụng những mối quan hệ sẵn có. FedEx cũng đã
nhanh chóng xem xét mua lại những công ty lâu đời, nhưng công ty vận chuyển địa
phương và quốc tế để gia tăng thị phần và vì vậy cải thiện được lợi nhuận hoạt động.
FedEx cũng nhanh chòng thích nghi với văn hoá địa phương tại thị trường mưới
bằng việc nghiên cứu cẩn thận những nhu cầu của mỗi khu vực và việc thuê mướn
những chuyên gia và tư vấn chuyên nghiệp địa phương

Kết luận

Nhìn chung đây là phi vụ M&A thành công nhất của FedEx tại thời điểm đó, là
cột mốc son đánh dấu cho sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, đầy hứu hẹn cho tất
cả nhân viên, khách hàng và các cổ đông của FedEx. Đặc biệt là trong thị trường
hiện nay, khi mà thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển ở mức hai chữ số, việc
có thêm năng lực của TNT vào chuỗi dịch vụ đẳng cấp thế giới ở thời điểm hiện tại.
Tạo nền tảng để hình thành một thị trường mua bán và sáp nhập lành mạnh giữa các
doanh nghiệp.Thông qua việc sáp nhập và mua lại, FedEx sẽ từng bước củng cố vị
trí vững chắc của mình trên thị trường Châu Âu và toàn thế giới. Việc mua lại TNT
Express và sát nhập vào tập đoàn FedEx cũng làm đa dạng hóa danh mục các dịch
vụ và đồng thời nhân rộng tinh thần “tuyệt đối, chắc chắn” của FedEx trên phạm vi
toàn cầu. Qua đó, ta thấy được tâm quan trọng của các thương vụ thâu tóm và sát
nhập trên thị trường hiện nay đối với quá trình mở rộng và phát triển đối với mọi
doanh nghiệp.
FedEx đã đạt được những thành tựu đáng tự hào sau thương vụ thế kỉ M&A với
TNT Express. Tuy vẫn còn tồn tại một số khó khăn hậu sáp nhập nhưng chính nhờ
những thử thách đó đã giúp củng cố vị trí vững chắc của FedEx trên thị trường trong
nước và quốc tế

Tài liệu tham khảo


1 . https://www.coursehero.com/file/23004062/FedEx/

2. FedEx Blog (2016) https://newsroom.fedex.com/newsroom/fedex-acquires-tnt-express/

3. Lê Minh Trường (2022) https://luatminhkhue.vn/m-a-la-gi-nhung-thuong-vu-m-a-lon-tai-


viet-nam.aspx

4. https://ivypanda.com/essays/tnt-express-case-study/

You might also like