Bộ Tài Chính Học Viện Tài Chính -  - Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 56

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


----------------
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN (DAT)

Thành viên nhóm 4:


1. Lê Thúy Hằng_02 LT2 (nhóm trưởng) 6. Lê Thị Như Quỳnh_09 LT2
2. Lê Mai Hoa _03 LT2 7. Nguyễn Mai Ngân_23 LT2
3. Ngô Thị Lệ_05 LT2 8. Đinh Thị Thu Hiền_32 LT2
4. Nguyễn Thị Ly_06 LT2 9. Đồng Thị Vân Giang_23 LT3
5. Trịnh Thị Hà Phương_08 LT2
PHẦN 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CP ĐẦU TƯ
DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
1. Tổng quan về công ty
1.1. Giới thiệu chung
Tên pháp định: Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (TRISEDCO)
Tên giao dịch quốc tế: TRAVEL INVESTMENT AND SEAFOOD
DEVELOPMENT CORPORATION
Địa chỉ: Quốc lộ 80, Cụm Công nghiệp Vàm Cống, ấp An Thạnh, xã Bình Thành,
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại/Fax: +84 2773 680 660 or +84918823330/ 02773 680 660
Email: phuphan@trisedco.com
Website: www.trisedco.com
Mã cổ phiếu: DAT
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (TRISEDCO) thành lập ngày
15-3-2008 theo giấy CNĐKKD số 5203000095. Đăng ký thay đổi lần 5 ngày 2-12-2011
tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang.

Ngày Sự kiện
20/6/2007 Thành lập với tên gọi tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát
triển Du lịch An Giang
15/3/2008 Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản
theo Giấy đăng ký kinh doanh số 5203000095 do Sở kế hoạch và
đầu tư An Giang cấp với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 53 tỷ
đồng, vốn điều lệ thực góp 25.228.087.622 đồng
12/2009 Công ty tăng vốn điều lệ lên 97,9 tỷ đồng.

2010 Vốn điều lệ nâng lên 125,9 tỷ đồng


2011 Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng
2014 Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng

1/2015 Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho CBCNV nâng vốn điều lệ
lên 381 tỷ đồng
2/2012 Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên,
Đại hội đã thông qua kế hoạch niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán TP. HCM và kế hoạch IPO tăng vốn lên 762 tỷ đồng
2017 VĐL nâng lên 438.149.200.000 đồng

2019 VĐL nâng lên 460.054.130.000 đồng


04/03/2022 Tăng số vốn điều lệ lên tổng trị giá 552,06 tỷ đồng

1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty


Phạm vi hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh sản
phẩm, phụ phẩm từ cá Tra (bột cá, dầu cá), thức ăn cho thủy sản. Ngoài ra công ty còn sản
xuất và kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi, lương thực thực phẩm, hóa chất; xây dựng
và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các nhà hàng, khách sạn và khu vui
chơi giải trí.
Công ty đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề sau:

 San lấp mặt bằng;

 Xây dựng công trình công nghiệp, công trình đường ống cấp thoát nước;

 Xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, cống);

 Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng;

 Khai thác cát, đá, sỏi, đất sét;

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn;

 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát;

 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;

 Kinh doanh công viên cây xanh, công viên nước, vườn trại, Dịch vụ vườn cảnh, non
bộ, công viên, vườn thú; Kinh doanh khu vui chơi, giải trí;

 Nuôi thủy sản;

 Sản xuất, chế biến thực phẩm, Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
Sản xuất và chế biến thức ăn thủy sản;

 Mua bán thực phẩm, thủy sản và sản phẩm thủy sản đã qua chế biến;dầu, mỡ động
thực vật;

 Mua bán gạo, tấm;


 Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác. Thức ăn và nguyên liệu làm thức
ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản;

 Sản xuất, đóng hộp dầu, mỡ động, thực vật;

 Mua bán phân bón, cám. Sản xuất phân bón và hộp chất Nitơ;

 Xây dựng công trình dân dụng;

 Đầu tư, kinh doanh khu biệt thự sinh thái;

 Sản xuất, chế biến lương thực;

 Sản xuất, phân phối hơi nước;

 Sản xuất, phân phối khí Nitơ và khí nén.

 Trồng lúa;

 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;

 Trồng cây gia vị, cây dược liệu


Nhà máy sản xuất của Công ty có quy mô lên đến 5 ha, nằm trên Quốc lộ 80, Cụm
công nghiệp Vàm Cống, Bình Thành, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trisedco sở hữu 03 dây
chuyền sản xuất bột cá, mỡ cá, với công suất 470 tấn nguyên liệu/ ngày, 1 hệ thống sản
xuất bột nêm cá tra, 1 nhà máy tinh luyện dầu ăn cao cấp đạt 100 tấn dầu cá/ngày, 1 dây
chuyền sản xuất margarine, shortening. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống kho hàng với
sức chứa hàng chục nghìn tấn sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cũng như dây chuyền công
nghệ đạt tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001-22000. Các dây chuyền sản xuất được nhập từ
các nước có uy tín trên thị trường.
1.4. Vị thế của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư du lịch và phát triển thủy sản (TRISEDCO) là công ty con
của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (I.D.I) và chính là đối tác liên kết
của Tập đoàn Sao Mai, cổ đông lớn nhất của công ty mẹ. Hiện nay TRISEDCO đang sở
hữu 73,9% vốn góp tại công ty con là Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO).
Với 15 năm tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các nguyên liệu đầu vào như: mỡ cá,
bột cá và phụ phẩm cá vô cùng đắt giá cho những doanh nghiệp chế biến ngành hàng tiêu
dùng, chế biến thức ăn gia súc và dược phẩm - hóa mỹ phẩm. Ngoài ra còn có sản xuất các
Gia vị chế biến (như dầu ăn), đạm động vật cao cấp (từ cá), Collagen, chế biến thực phẩm
đóng hộp (bao tử cá, bong bóng cá, vi cá). Công ty cổ phần đầu tư du lịch và phát triển
thủy sản (TRISEDCO) hiện nay được đánh giá là một đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng
bột cá, mỡ cá cho ngành chăn nuôi gia cầm và thủy sản đứng hàng đầu tại Việt Nam và
trên thị trường quốc tế. Thị phần xuất khẩu chính của TRISEDCO hiện nay đó là các nước
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Ngoài ra TRISEDCO còn
là một nhà chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm bột cá, mỡ cá có uy tín và chất lượng
nhất cho thị trường nội địa ở Việt Nam.
2. Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản
(TRISEDCO)
2.1. Điểm mạnh
Thế mạnh của Công ty đó là được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ
Châu Âu, đạt tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001-22000. Quy trình sản xuất những phụ phẩm
cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế đến bước đưa vào
máy ép tách lấy nước và xương, công đoạn hấp chín, sấy khô, nghiền đến làm nguội, đóng
gói và bảo quản, … Sản phẩm sau khi được hoàn thành, sẽ được KCS lấy mẫu theo tiêu
chuẩn TCVN 4325: 2007 và được kiểm tra chất lượng tại nhà máy với những chỉ tiêu cơ
bản như: đạm, độ ẩm, béo…
TRISEDCO xây dựng được những mối quan hệ hợp tác thân tín và bền vững với các
nhà cung cấp và khách hàng nhờ vào các yếu tố chính như: chất lượng, giá thành cũng như
uy tín trong kinh doanh.
2.2. Điểm yếu
Quy mô công ty còn hạn chế, mạng lưới phân phối chưa lớn, hoạt động quảng cáo hỗ
trợ còn kém so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.
2.3. Cơ hội
Sản phẩm bột cá tra, cá basa chính là xu thế lựa chọn tiềm năng cho các nhà sản xuất
thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Đây chính là một cơ hội phát triển cho các đơn vị
cung ứng nguyên liệu bột cá Tra, cá Basa trong nước.
Việc suy giảm nguồn cung ứng từ việc đánh bắt cá biển từ Peru (chiếm hơn 80% thị
phần xuất khẩu bột cá biển hiện nay trên thế giới). Từ đó cũng làm giảm đi khả năng cung
ứng của dòng sản phẩm này trên thị trường. Đây cũng là tiền đề cho sản phẩm bột cá Tra
cá Basa đi lên và từng bước lấn sang thị phần bột cá lớn nhất thế giới là Trung Quốc với
hơn 70% định mức tiêu thụ thức ăn gia súc, gia cầm của thế giới.
2.4. Thách thức
Nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước
còn rất nhiều hạn chế và phải nhập khẩu nhiều, do đó công ty cũng đang phải cạnh tranh
với những đối thủ mạnh từ nước ngoài.
Diễn biến bất thường của các dịch bệnh ở thủy sản tiếp tục đe dọa đến năng suất cũng
như chất lượng sản phẩm bởi một số loại bệnh chưa thể kiểm soát tốt. Vậy nên nguồn
nguyên liệu đầu vào sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.
Nguồn cung ứng bột cá trong nước vẫn còn rất nhiều hạn chế do công nghệ chế biến
và cách bảo quản đang còn lạc hậu, đồng thời chịu sự cạnh tranh gay gắt của bột cá nhập
khẩu.
=> Chiến lược phát triển và đầu tư:

 Giảm bớt chi phí bán hàng;

 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu cũng như dự báo thị trường;

 Không ngừng tìm kiếm các khách hàng mới phù hợp với kế hoạch kinh doanh;

 Thường xuyên tiến hành kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phân phối sản phẩm;

 Phát triển, quảng bá rộng rãi sản phẩm dầu cá RANEE trên thị trường.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NĂM 2021-2020
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
BẢNG PHÂN TÍCH
Đv tính: triệu đồng

31/12/2021 31/12/2020 Tỷ lệ
Chỉ tiêu Chênh lệch
(triệu đồng) ( triệu đồng) (%)

1. Tổng Tài sản 1.626.247 1.639.166 -12.919 -0,79


2. Vốn chủ sở hữu 683.560 646.273 37.287 5,77
3. Ht = Vốn chủ/Tổng tài sản 0,4203 0,3943 0,0261 6,61
4. Htx = NVDH/ TSDH 1,5974 1,4682 0,1292 8,80
a. NVDH = Nợ dài hạn + Vốn chủ 757.751 797.799 -40.048 -5,02
b. Tài sản dài hạn 474.367 543.390 -69.023 -12,70
Năm 2021 Năm 2020 Tỷ lệ
Chỉ tiêu Chênh lệch
(triệu đồng) ( triệu đồng) (%)
5. LCT = DTT + DTTC + TN khác 2.282.053 2.191.400 90.653 4,14
6. EBIT = LNtt + CP lãi vay 92.434 125.440 -33.006 -26,31
7. LNST 34.660 51.921 -17.261 -33,24
8. Tv (IF) 2.303.776 2.413.055 -109.279 -4,53
9. LCtt (NC) -238.194 174.587 -412.781 -236,43
10. Hcp = Tổng CP/LCT 0,9848 0,9763 0,0085 0,87
Tổng CP = LCT - LNST 2.247.393 2.139.479 107.914 5,04
11. Htt = Tv/Tr 0,9063 1,0780 -0,1717 -15,93
Tr = Tv - LCtt 2.541.970 2.238.468 303.502 13,56
Năm 2021 Năm 2020 Tỷ lệ
Chỉ tiêu Chênh lệch
(triệu đồng) ( triệu đồng) (%)
1. ROS = LNst/LCT 0,0152 0,0237 -0,0085 -35,90
2. BEP = EBIT/Skd 0,0566 0,0780 -0,0214 -27,46
Skd = (Skd cuối kỳ + Skd đầu kỳ)/2 1.632.706,5 1.607.259,5 25.448 1,58
3. ROA = LNST/Skd 0,0212 0,0323 -0,0111 -34,29
4. ROE = LNST/Svc 0,0521 0,0840 -0,0319 -37,97
Svc = (Svc cuối kỳ + Svc đầu kỳ)/2 664.917 617.811 47.106 7,62
5. EPS 0,000753 0,001129 -0,0004 -33,30

PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT


- Qua bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu ảnh hưởng tốt đến tình hình tài chính:
vốn chủ, luân chuyển thuần, hệ số tự tài trợ Ht, hệ số tài trợ thường xuyên Htx tăng chứng
tỏ quy mô vốn được mở rộng, doanh nghiệp đang gia tăng mức độ độc lập, tự chủ tài chính.
- Các chỉ tiêu ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính: tổng tài sản giảm, hệ số
chi phí Hcp tăng, các chỉ tiêu khả năng sinh lời giảm mạnh, EBIT, lợi nhuận sau thuế giảm,
tổng dòng tiền vào giảm, lưu chuyển tiền thuần âm cho thấy quy mô kinh doanh và quy
mô dòng tiền vào đang có xu hướng thu hẹp. Bên cạnh đó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính,
có thể làm sụt giảm mức độ an toàn, ổn định và hiệu quả trong tình hình tài chính của công
ty DAT.
- Để biết được nguyên nhân cụ thể ta cùng đi vào phân tích chi tiết chính sách huy
động vốn, chính sách tài trợ, công tác quản trị DT – CP và quản trị dòng tiền của doanh
nghiệp.
PHÂN TÍCH CHI TIẾT
(1) Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu và chính sách huy động vốn và chính sách tài
trợ:
+ Tài sản cuối kỳ = 1.626.247 triệu, giảm 12.919 triệu so với tài sản đầu kỳ (tương
ứng tỷ lệ giảm 0,79%)
+ Vốn chủ cuối kỳ = 683.560 triệu, tăng 37.287 triệu (tương ứng với tỷ lệ tăng 5,77%)
+ Ht cuối kỳ = 0,4203 < 0,5; Ht đầu kỳ = 0,3943 < 0,5; Ht tăng 0,0261. Chỉ tiêu này
cho biết một đồng tài sản được tài trợ bởi 0,4203 đồng vốn chủ tại thời điểm cuối năm và
0,3943 đồng tại thời điểm đầu năm.
+ Htx cuối kỳ = 1,5974 >1, Htx đầu kỳ = 1,4682 >1, Htx tăng 0,1292. Chỉ tiêu này
cho biết một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,5974 đồng nguồn vốn dài hạn tại thời
điểm cuối năm và 1,4682 đồng ở thời điểm đầu năm.
 Tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp đều
lớn hơn 1000 tỷ cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh.
Tuy nhiên quy mô tài sản có xu hướng giảm nhưng với tỷ lệ không đáng kể (0,79%),
có thể do chính sách điều hành, quản lý của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả,
doanh nghiệp đang giảm đầu tư vào tài sản.
 Quy mô vốn chủ tăng tạo điều kiện tăng quy mô vốn, nâng cao năng lực cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh, gia tăng tiềm lực tài
chính. Hệ số tự tài trợ (Ht) cả cuối năm và đầu năm đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy vốn
chủ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn phản ánh doanh nghiệp đang có chính
sách huy động vốn thiên về huy động nợ, mức độ độc lập tự chủ tài chính thấp, rủi
ro tài chính của doanh nghiệp tăng. Ht cuối năm 2021 tăng 0,0261 lần nguyên nhân
là do vốn chủ tăng 37.287 triệu đồng trong khi tài sản giảm 12.919 triệu đồng. Điều
này đem lại tác động tích cực cho doanh nghiệp, tuy nhiên vì Ht thấp mà mức độ nợ
cao có thể gây ra áp lực thanh toán lớn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có
những chính sách thay đổi cụ thể trong việc huy động vốn để giảm bớt nguồn vốn
vay và tăng năng lực tự chủ tài chính, xem xét hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy
tài chính thông qua BEP với lãi vay bình quân i.
BEP năm 2021 = 0,0566 giảm 0,0214 lần tương ứng tỷ lệ 27,46%, khá thấp.
Điều này có thể BEP < i cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính không thực sự hiệu
quả, dẫn tới rủi ro tài chính và làm giảm ROE. Doanh nghiệp cần cân nhắc và điều
chỉnh lại chính sách huy động vốn trước khi rơi vào tình trạng không đáp ứng được
trả nợ vay dẫn đến nguy cơ phá sản.
 Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx): Chính sách tài trợ đảm bảo nguyên tắc cân
bằng tài chính, an toàn ổn định, ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán ngắn hạn,
tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao. Thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, Htx tăng, mức
độ an toàn ổn định trong chính sách tài trợ tăng. Nguyên nhân do tốc độ giảm của
NVDH (-5,02%) < tốc độ giảm của TSDH (-12,7%). Tài sản dài hạn giảm chủ yếu
do phần tài sản cố định hữu hình, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản cố định thuê tài
chính giảm.
Tài sản cố định hữu hình giảm do mức độ hao mòn lũy kế phần lớn là ở máy
móc thiết bị. Doanh nghiệp cần xem xét lại hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã
đạt năng suất tối đa với giờ làm việc hay chưa. Tài sản cố định thuê tài chính giảm
do doanh nghiệp thanh lý TSCĐ thuê tài chính. Đầu tư tài chính dài hạn giảm do
các khoản đầu tư dài hạn giảm cụ thể là số dư tiền gửi vào các ngân hàng và trái
phiếu đến ngày đáo hạn đã bị sụt giảm giá trị chứng tỏ năng lực phân tích thị trường
tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn chưa tốt, cần xem lại chính sách đầu tư
cho phù hợp tình hình thị trường.
(2) Quy mô doanh thu, lợi nhuận và công tác quản trị doanh thu – chi phí:
+ LCT 2021 = 2.282.053 trđ, tăng 90.653 trđ so với LCT 2020 ( tỷ lệ tăng 4,14%)
+ EBIT 2021 = 92.434 trđ, giảm 33.006 trđ so với EBIT 2020 ( tỷ lệ giảm 26,31%)
+ LNST 2021 = 34.660 trđ, giảm 17.261 trđ so với EBIT 2020 ( tỷ lệ giảm 33,24%)
+ Hcp 2021 = 0,9848 lần, Hcp 2020 = 0,9763 lần, Hcp tăng 0,0085 lần (tương ứng tăng
0,87%). Hệ số này cho biết để tạo ra 1 đồng LCT doanh nghiệp tốn 0,9848 đồng chi phí
vào cuối năm và 0,9763 đồng vào đầu năm.
 Tổng luân chuyển thuần tăng tạo cơ sở tăng quy mô kinh doanh và kết quả
kinh doanh, cụ thể tăng mạnh ở thu nhập khác bù đắp cho doanh thu tài chính giảm
và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4,63%. EBIT và lợi nhuận
sau thuế cả 2 năm đều dương tuy nhiên đang có xu hướng giảm nguyên nhân là do
doanh thu tài chính, lợi nhuận khác giảm mạnh, nhưng chi phí khác tăng cụ thể là
phải chi cho những khoản bị phạt, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Điều này
chứng tỏ năng lực quản trị chi phí của doanh nghiệp không tốt, có thể do doanh
nghiệp không tuân thủ pháp luật nên bị xử phạt vi phạm hành chính,.. Tốc độ giảm
của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảm của EBIT chứng tỏ lợi nhuận sau thuế
và kết quả kinh doanh chịu tác động nhiều bởi chính sách huy động nợ.
Hcp tăng khiến khả năng sinh lời hoạt động giảm. Nguyên nhân do tốc độ tăng của
tổng chi phí (5,04%) lớn hơn tốc độ tăng của luân chuyển thuần (4,14%). Hệ số chi
phí năm 2021 và 2020 đều nhỏ hơn 1 nhưng tiến gần về 1 nên tình hình quản trị chi
phí của doanh nghiệp không được hiệu quả, có thể thấy ở công tác quản trị hàng tồn
kho, giá vốn hàng bán. Doanh nghiệp cần xem xét lại công tác quản trị doanh thu-
chi phí của mình, tránh không để bị nộp phạt do vi phạm hành chính,…ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
(3) Quy mô dòng tiền và công tác quản trị dòng tiền
Tổng tiền vào năm 2021 là 2.303.776 triệu đồng giảm 109.279 trđ so với năm 2020
tương ứng giảm 4,53%, lưu chuyển tiền thuần năm 2021 mang giá trị âm (238.194) và
giảm 412.781 trđ tương ứng giảm 236,43%. Hệ số tạo tiền Htt năm 2021 = 0,9063 lần <1,
Htt năm 2020 = 1,0780 lần >1. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng doanh nghiệp chi
ra sẽ thu về được 0,9063 đồng năm 2021 và 1,0780 đồng năm 2020. Cụ thể là luân chuyển
thuần nhỏ hơn nhưng không đáng kể so với tổng dòng tiền vào chứng tỏ doanh nghiệp tạo
tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Các chỉ tiêu về dòng tiền đều có xu hướng
giảm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro liên quan đến quản trị dòng tiền. Dòng tiền thuần dương năm
2020 nhưng giảm và mang giá trị âm trong năm 2021, Htt năm 2021 < 1 chứng tỏ tiền vào
nhỏ hơn tiền ra, giảm dự trữ tiền, ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán nhanh.
(4) Khả năng sinh lời:
+ Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh: ROS 2021 = 0,0152 lần, ROS 2020 = 0,0237
lần. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong một đồng LCT, Doanh nghiệp có 0,0152 đồng
và 0,0237 đồng LNST tương ứng trong năm 2021 và 2020.
ROS giảm 0,0085 lần tương ứng tỷ lệ giảm 35,9% chứng tỏ khả năng sinh lời hoạt
động giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm 33,24% còn luân chuyển thuần
tăng 4,14% cho thấy công tác quản trị doanh thu – chi phí của doanh nghiệp còn yếu kém.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thể hiện ở doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng 4,63% có thể do giá nguyên vật liệu chế biến đầu vào giảm, lượng hải sản
đánh bắt ổn định. Tuy nhiên doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh do chính sách đầu
tư tài chính của doanh nghiệp không đem lại hiệu quả tốt, thua lỗ nặng nề.
+ Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh: BEP 2021 = 0,0566 lần, BEP 2020 = 0,0780
lần. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,0566
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm 2021, và 0,0780 đồng lợi nhuận trước lãi vay và
thuế năm 2020.
BEP giảm 0,0214 lần tương ứng giảm 27,46% chứng tỏ khả năng sinh lời cơ bản vốn
kinh doanh giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm 26,31%, trong
khi đó vốn kinh doanh bình quân tăng 1,58%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, làm giảm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường,
không thu hút được vốn đầu tư nếu không có chính sách đổi mới khả thi trong năm tới.
+ Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh: ROA 2021 = 0,0212 lần, ROA 2020 = 0,0323
lần. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,0212
đồng lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 0,0323 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2020.
ROA giảm 0,0111 lần tương ứng giảm 34,29% chứng tỏ khả năng sinh lời ròng của
tài sản giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm 33,24% trong khi vốn kinh doanh
bình quân tăng 1,58%. ROA của doanh nghiệp cả 2 năm đều nhỏ hơn ROA trung bình
ngành (0,0696 lần). Điều này cho thấy trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp chưa tốt,
các nguồn lực của doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả. ROA giảm cho thấy rằng
doanh nghiệp ít sản xuất hơn năm trước, nguyên nhân có thể do máy móc thiết bị đã cũ,
năng suất kém, khấu hao tài sản tăng, doanh nghiệp không có đủ chi phí để đầu tư máy
móc thiết bị mới.
+ Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu: ROE 2021 = 0,0521 lần, ROE 2020 = 0,0840 lần. Chỉ
tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra được 0,0521
đồng lợi nhuận ròng năm 2021 và 0,0840 đồng lợi nhuận ròng năm 2020.
ROE giảm 0,0319 lần tương ứng giảm 37,97% chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu giảm đi. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm 33,24% trong khi vốn chủ
sở hữu bình quân tăng 7,62%, ROE của doanh nghiệp cả 2 năm đều nhỏ hơn ROE trung
bình ngành (0,1225 lần). Hệ số ROE thấp và giảm cho thấy việc quản lý, sử dụng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp chưa hiệu quả, công tác quản trị chi phí còn nhiều vấn đề. Điều
này khiến doanh nghiệp bị mất uy tín với các nhà đầu tư, việc huy động vốn của doanh
nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Doanh nghiệp chưa phân chia sử dụng nguồn vốn một
cách hợp lý, chính xác.
+ Thu nhập một cổ phần thường: EPS 2021 = 753 đồng, EPS 2020 = 1.129 đồng. Chỉ
tiêu này cho biết trong một kỳ sản xuất kinh doanh mỗi cổ phiếu thường tạo ra 753 đồng
thu nhập năm 2021 và 1.129 đồng thu nhập năm 2020.
EPS giảm 376 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 33,3% chứng tỏ sự sụt giảm cổ tức nhận
được từ một cổ phiếu thường của mỗi cổ đông. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm
33,24% trong khi số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của công ty đầu năm và cuối
năm không đổi là 46.005.413 cổ phiếu. Điều này dẫn đến giảm sự tin tưởng của nhà đầu tư
với doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ kém tính hấp dẫn trên thị trường
chứng khoán và dễ bị loại ra khỏi danh mục đầu tư, từ đó kéo theo sự giảm giá của cổ
phiếu.
Ta đi so sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lời của doanh nghiệp với số liệu trung bình
ngành và các đối thủ cạnh tranh năm 2021
Chỉ tiêu/Doanh DAT ABT AAM ICF Trung bình
nghiệp ngành
ROS 0,0152 0,0989 0,17 -1,1
BEP 0,0566 0,0599 0,0016 0,0050
ROA 0,0212 0,0594 0,11 -0,4 0,0696
ROE 0,0521 0,0815 0,12 -1,06 0,1225
EPS 753 2.934 22 -71

Bảng trên so sánh các hệ số sinh lời giữa DAT với ABT, AAM, ICF cùng với số liệu
trung bình ngành. Công ty AAM gần như có các chỉ số cao nhất trong 4 công ty và cao hơn
bình quân ngành. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp này hoạt động tốt và khả năng sinh lời
cao tuy nhiên thu nhập trên một cổ phần thấp. Có thể do doanh nghiệp đang có chính sách
giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Trong 4 công ty chỉ có ICF là có tất cả các hệ số
đều âm trừ BEP dương. Qua đó cho thấy việc quản lý, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp
không còn đạt hiệu quả, mất đi khả năng sinh lời, việc sử dụng vốn không hợp lý, kém hiệu
quả. Tất cả các hệ số sinh lời của DAT đều dương nhưng so với các doanh nghiệp đứng
đầu trong cùng ngành vẫn còn khá thấp, ROE và ROA thấp hơn trung bình ngành, doanh
nghiệp cần xem xét lại và nâng cao hiệu quả công tác quản trị DT – CP, đòn bẩy tài chính,
giảm nguy cơ rủi ro tài chính làm giảm khả năng sinh lời của DN.
KẾT LUẬN
Nhìn chung thì doanh nghiệp đang có sự thu hẹp về quy mô sản xuất kinh doanh
nhưng không đáng kể, chính sách huy động thiên về vốn chủ, chính sách tài trợ an toàn ổn
định, tuy nhiên công tác quản trị doanh thu – chi phí chưa hiệu quả: chi phí tăng, khả năng
sinh lời giảm. Trọng điểm quản lý: Doanh nghiệp cần xem xét nguy cơ rủi ro tài chính xuất
phát từ chính sách tăng cường huy động nợ và các khoản đầu tư tài chính thua lỗ, gây sụt
giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc, đánh giá lại chiến lược và hiệu quả sử dụng
tài sản dài hạn ảnh hưởng đến chính sách tài trợ. Ngoài ra doanh nghiệp cần nâng cao chất
lượng sản phẩm, áp dụng chiến dịch marketing phù hợp để tăng doanh thu, tăng luân
chuyển thuần. Bên cạnh đó nâng cao trình độ quản trị doanh thu – chi phí, giảm bớt chi phí
để thu được lợi nhuận ròng cao.
2. Phân tích hoạt động tài trợ thông qua VLC và Htx
BẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THÔNG QUA VLC VÀ Htx
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 So sánh
ST TL (%)
I. Vốn lưu chuyển 283.383 254.408 28.975 11,39
(=1-2)
1. Nguồn vốn dài hạn 757.750 797.798 -40.048 -5,02
(=a+b)
a. Nợ dài hạn 74.191 151.526 -77.335 -51,04
b. Vốn chủ sở hữu 683.559 646.272 37.287 5,77
2. Tài sản dài hạn 474.367 543.390 -69.023 -12,70
Hoặc 1.151.880 1.095.776 56.104 5,12
1. Tài sản ngắn hạn
2. Nợ ngắn hạn 868.497 841.368 27.129 3,22
II. Htx 1,5974 1,4682 0,1292 8,80
(=NVDH/TSDH)

Phân tích khái quát:


Nhìn bảng phân tích cho thấy hoạt động tài trợ năm 2021 của Công ty cổ phần đầu tư
du lịch và phát triển thủy sản (TRISEDCO) đã có thay đổi về cơ bản so với năm 2020 trên
các phương diện: vốn lưu chuyển cuối năm 2020 là 254.408 triệu đồng, cuối năm 2021 là
283.383 triệu đồng; hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2020 là 1,4682 lần, cuối năm 2021
là 1,5974 lần.
Phân tích chi tiết:
- Vốn lưu chuyển cuối năm 2021 đạt 283.383 triệu đồng, tăng 28.975 triệu đồng tương
đương với tăng 11,39% so với vốn lưu chuyển tại thời điểm cuối năm 2020. Chứng tỏ
doanh nghiệp đã huy động một lượng lớn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn
hạn, chính sách tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và được
điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự ổn định an toàn trong ngắn hạn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển:
+ Tài sản ngắn hạn cuối năm 2021 là 1.151.880 triệu đồng, tăng 56.104 triệu đồng
tương ứng với 5,12% so với thời điểm cuối năm 2020. Việc tăng tài sản ngắn hạn nói trên
đã làm cho vốn lưu chuyển cuối năm so với đầu năm của công ty đã tăng lên 56.104 triệu
đồng. Tài sản ngắn hạn tăng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về
mặt chủ quan, là do chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Còn về mặt khách quan là do nhu
cầu của thị trường giảm làm lượng tồn kho tăng hoặc có thể do khách hàng trả nợ không
đúng hạn. Như vậy, doanh nghiệp cần xem xét chi tiết sự gia tăng các khoản mục trong tài
sản ngắn hạn xem có khoản nào phát sinh bất hợp lý không để có biện pháp điều chỉnh
tránh lãng phí.
+ Nợ ngắn hạn cuối năm 2021 là 868.497 triệu đồng, cuối năm 2020 là 841.368 triệu
đồng. Như vậy nợ ngắn hạn cuối năm 2021 đã tăng 27.129 triệu đồng, tương ứng với 3,22%
so với thời điểm cuối năm 2020. nợ ngắn hạn tăng làm vốn lưu chuyển cuối năm 2021
giảm 27.129 triệu đồng so với đầu năm. nợ ngắn hạn tăng là do các khoản phải trả đối với
người bán, người mua trả tiền trước và các khoản khác. Việc gia tăng nợ ngắn hạn giúp
cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn với chi phí thấp và linh hoạt hơn để tài trợ cho hoạt
động tài chính của mình. tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng bởi rủi ro vỡ nợ khi
sử dụng nợ ngắn hạn khi mà doanh ghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả lãi vay và toàn bộ vốn
gốc trong 1 thời gian ngắn. điều này làm gia tăng áp lực thanh toán và trả nợ của doanh
nghiệp.
 Xét về ngắn hạn, điều này có thể giúp doanh nghiệp chớp thời kinh doanh
khi giá nguyên vật liệu biến động tăng. Doanh nghiệp với nguồn nguyên liệu giá rẻ
sẽ thu đc nhiều lợi nhuận do giá bán thường không biến động, thậm chí có xu hướng
tăng lên.
 Xét về dài hạn, nguồn vốn dài hạn cuối năm 2021 giảm so với cuối năm 2020.
Nguồn vốn dài hạn giảm là do nợ dài hạn giảm và vốn chủ sở hữu tăng không đáng
kể. Điều này cho thấy công ty đã giảm các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn
đồng thời giữ lại lợi nhuận chưa phân phối. tài sản dài hạn cuối năm 2021 giảm so
với cuối năm 2020, như thế công ty đã giảm các khoản phải thu dài hạn, tăng khấu
hao TSCĐ và giảm đầu tư tài chính dài hạn. điều này cho thấy công ty đã đầu tư tài
sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn, làm cho dòng tiền trở nên không ổn định.
nhìn chung đây là biểu hiện tốt, có tính an toàn.
- Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2021 là 1,5974 lần, đầu năm 2021 là 1,4682
lần (tăng 0,1292 lần, tương đương 8,80%. Hệ số tài trợ thường xuyên dầu năm 2021 chỉ
đạt 1,4682 lần cho thấy tại thời điểm đầu năm 2021 thì nguồn vốn dài hạn của công ty
không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, tại thời điểm này hoạt động tài trợ tương đối mạo
hiểm, nhưng đến cuối năm 2021 thì hệ số tài trợ thường xuyên là 1,5974 lần, điều này cho
thấy hoạt động tài trợ của công ty tại thời điểm này khá an toàn.
Kết luận:
Chính sách tài trợ của Công ty cổ phần đầu tư du lịch và phát triển thủy sản
(TRISEDCO) biến động theo hướng an toàn và ổn định. hướng điều chỉnh của công ty
trong năm tiếp theo là:
Công ty nên cân nhắc huy động tăng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho
và trả trước 1 phần nợ dài hạn đưa vốn lưu chuyển về gần điểm cân bằng tối ưu, hoạt động
tài trợ như này có thể xem là linh hoạt hơn giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử
dụng vốn và vẫn sử dụng được đòn bẩy tài chính để tăng khả năng sinh lời.
Doanh nghiệp cần tiến hành rà soát lại toàn bộ hàng tồn kho trên cơ sở đánh giá nhu
cầu sản xuất và tiêu thu trong kỳ tới, tránh tình trạng dự trữ quá lớn gây ứ đọng vốn, tốn
kém chi phí tồn trữ cũng như gây áp lực cho việc huy động nguồn.
Vấn đề uy tín và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp theo nguyên tắc just in time
cũng cần được thiết lập để luôn có giá đầu vào hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá lớn,
chiếm dụng vốn, áp lực thanh toán, khó khăn, căng thẳng cho bên cấp vốn.

3. Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp


Đv tính: triệu đồng
31/12/2021 31/12/2020 So sánh
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng
1 2 3 4 5 6=2-4 7=6x100:4 8=3-5
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,151,879 70.83% 1,095,775 66.85% 56,104 5.12% 3.98%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 115,943 10.07% 353,827 32.29% -237,884 -67.23% -22.22%
1. Tiền 115,943 100.00% 183,439 51.84% -67,496 -36.79% 48.16%
2. Các khoản tương đương tiền 170,388 48.16% -170,388 -100.00% -48.16%
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 387,807 33.67% 164,889 15.05% 222,918 135.19% 18.62%

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 387,807 100.00% 164,889 100.00% 222,918 135.19% 0.00%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 534,608 46.41% 465,011 42.44% 69,597 14.97% 3.98%
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 469,398 87.80% 346,127 74.43% 123,271 35.61% 13.37%
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 56,010 10.48% 103,364 22.23% -47,354 -45.81% -11.75%

6. Phải thu ngắn hạn khác 9,200 1.72% 15,521 3.34% -6,321 -40.73% -1.62%
IV. Hàng tồn kho 110,683 9.61% 107,219 9.78% 3,464 3.23% -0.18%
V. Tài sản ngắn hạn khác 2,838 0.25% 4,829 0.44% -1,991 -41.23% -0.19%
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 26 0.92% 44 0.91% -18 -40.91% 0.00%
2. Thuế GTGT được khấu trừ 2,812 99.08% 4,875 100.95% -2,063 -42.32% -1.87%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 474,367 29.17% 543,389 33.15% -69,022 -12.70% -3.98%
I. Các khoản phải thu dài hạn 7,234 1.52% 9,705 1.79% -2,471 -25.46% -0.26%

6. Phải thu dài hạn khác 7,234 100.00% 9,705 100.00% -2,471 -25.46% 0.00%
II. Tài sản cố định 255,816 53.93% 308,076 56.70% -52,260 -16.96% -2.77%
1. Tài sản cố định hữu hình 58,495 22.87% 69,751 22.64% -11,256 -16.14% 0.23%
Nguyên giá 143,919 62.75% 143,660 66.03% 259 0.18% -3.28%
Giá trị hao mòn lũy kế (85,424) 37.25% (73,909) 33.97% -11,515 15.58% 3.28%
2. Tài sản cố định thuê tài chính 161,741 63.23% 201,781 65.50% -40,040 -19.84% -2.27%
Nguyên giá 207,793 81.86% 269,989 79.83% -62,196 -23.04% 2.03%
Giá trị hao mòn lũy kế (46,052) 18.14% (68,208) 20.17% 22,156 -32.48% -2.03%
3. Tài sản cố định vô hình 35,581 13.91% 36,544 11.86% -963 -2.64% 2.05%
Nguyên giá 41,664 87.26% 41,664 89.06% 0 0.00% -1.80%
Giá trị hao mòn lũy kế (6,083) 12.74% (5,120) 10.94% -963 18.81% 1.80%
III. Bất động sản đầu tư 137,491 28.98% 134,465 24.75% 3,026 2.25% 4.24%
Nguyên giá 198,711 76.45% 178,509 80.21% 20,202 11.32% -3.76%
Giá trị hao mòn lũy kế (61,220) 23.55% (44,043) 19.79% -17,177 39.00% 3.76%
IV. Tài sản dở dang dài hạn 55,793 11.76% 48,618 8.95% 7,175 14.76% 2.81%

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 55,793 100.00% 48,618 100.00% 7,175 14.76% 0.00%
V. Đầu tư tài chính dài hạn 16,419 3.46% 42,229 7.77% -25,810 -61.12% -4.31%

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6,419 39.09% 6,419 15.20% 0 0.00% 23.89%
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 10,000 60.91% 35,810 84.80% -25,810 -72.07% -23.89%
VI. Tài sản dài hạn khác 1,614 0.34% 296 0.05% 1,318 445.27% 0.29%
1. Chi phí trả trước dài hạn 1,614 100.00% 296 100.00% 1,318 445.27% 0.00%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,626,246 100.00% 1,639,164 100.00% -12,918 -0.79% 0.00%

Phân tích khái quát:


Cuối năm 2021, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là 1.626.246 triệu đồng đã giảm
12.918 triệu đồng (0,79%) so với đầu năm. Trong đó TSNH cuối kỳ là 1.151.879 triệu
đồng tăng 56.104 triệu đồng so với đầu năm tương ứng 5,12%. Tài sản dài hạn cuối kỳ là
474.367 triệu đồng giảm 69.022 triệu đồng so với đầu năm tương ứng 12,70%. Tỷ trọng
tài sản ngắn hạn cuối kỳ tăng 3,98% so với đàu kỳ. Tỷ trọng TSDH cuối kỳ giảm 3,98%.
Điều này làm giảm quy mô KD, năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách đầu tư của doanh nghiệp thiên về đầu tư TSNH. Chính sách này giúp DN
đẩy mạnh vòng quay vốn nhanh, khả năng thu hồi vốn tốt, giảm được căng thẳng rủi ro
trong thanh toán ngắn hạn, tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh tốt hơn. Điều này còn
cho thấy, Hoạt động đầu tư vào vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thường xuyên của doanh nghiệp đang được chú trọng hơn so với việc đầu tư vào tài
sản cố định phục vụ cho các dự án trong dài hạn của công ty, mặt khác toàn bộ tài sản dài
hạn và một phần tài sản ngắn hạn của công ty đang được tài trợ bởi nợ dài hạn và vốn chủ
sở hữu, việc mở rộng quy mô, năng lực sản xuất có thể khó khăn hơn, không tận dụng được
lợi thế đòn bẩy kinh doanh để nâng cao lợi nhuận, không tận dụng được lá chắn thuế để
tiết kiệm chi phí sử dụng vốn bình quân.
Phân tích chi tiết:
(1) Tài sản sản ngắn hạn:
Giá trị TSNH cuối kỳ là 1.151.879 trđ tăng 5,12% so với đầu kỳ là do sự tăng mạnh
của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và khoản mục Phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ là 115.943 triệu đồng giảm 237.884 trđ
(tương ứng với tỷ lệ 67,23%). Tỷ trọng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền trong
TSNH cuối kỳ là 10,07% giảm 22,22% so với đầu kỳ.Điều này giúp DN tránh tình trạng
tiền mất giá do lạm phát Tăng cao trong năm 2021 nhưng lại làm giảm khả năng thanh
toán của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn.
Đầu tư tài chính ngắn hạn cuối kỳ là 387.807 trđ tăng 222.918trđ ( tương ứng với tỷ
lệ 135,19%). Tỷ trọng đầu tư TC NH cuối kỳ là 33,67% tăng 18,62% so với đầu kỳ. điều
này kiến khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tuy hiên hành
động này của doanh nghiệp cũng là hợp lý trong điều kiện giá nguyên vật liệu tăng cao và
ảnh hưởng do dịch kiến doanh nhiệp không xuất khẩu được.Nhưng trong điều kiện lãi vay
thấp như năm 2021 điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp không thể gỡ được “thẻ vàng “
Iuu để có thể xuất khẩu sang châu khi dịch ở châu âu được kiểm soát.
Hàng tồn kho cuối kỳ là 110.683 trđ tăng 3464 trđ tương đương 3,23% so với đầu kỳ.
Tỷ trọng HTK cuối kỳ trong TSNH là 9,61% giảm 0,18% so với đầu kỳ. Trong tình hình
thiếu thốn, giá cả biến động như hiện nay đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên nếu dự trữ
quá nhiều không cần thiết sẽ gây ra ứ đọng vốn và mất thêm 1 khoản chi phí bảo quản,
kiểm kê... cùng với đó sản phẩm của doanh nghiệp còn là sản phẩm sản phẩm thủy sản nên
chi phí lưu kho là rất lớn. Chính vì vậy DN cần có các chính sách quản lý HTK hiệu quả.
Phải Thu ngắn hạn khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản 28,62% chứng
tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng.
TSNH khác cuối kỳ là 2.838trđ giảm 1.991trđ so với đầu kỳ tương ứng 41,23% so
với đầu kỳ. Chủ yếu là do sự giảm của thuế GTGT được khấu trừ.
(2) Tài sản dài hạn:
Giá trị TSDH cuối kỳ giảm 12,70% so với đầu kỳ. Nguyên nhân chính đến từ khoản
tài sản cố định giảm từ 308.076 triệu đồng xuống còn 255.816 triệu đồng chủ yếu đến từ
việc giảm của tài sản cố định thuê tài chính.
Tài sản cố định cuối kỳ có giá trị là 255.816 trđ giảm 52.260 trđ tương ứng với tỷ lệ
giảm 16,96%. Tỷ trọng TSCĐ cuối kỳ là 53,93% (cao nhất) giảm 2,77% so với đầu kỳ.
Trong đó TSCĐ thuê tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất và có sự thay đổi rõ rệt nhất về mặt
giá trị (19,84%). Nhu cầu đầu tư TSCĐ giảm làm giảm lượng vốn cần huy động điều này
làm giảm chi phí sử dụng vốn. Làm giảm chi phí khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên việc TSCĐ
giảm làm giảm việc đầu tư MMTB, số lượng sản phẩm cung ứng. Chất lượng MMTB có
nguy cơ giảm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Khó tận dụng được lợi thế của đòn bẩy
kinh doanh nhằm gia tăng lợi ích
Bất động sản đầu tư cuối kỳ có giá trị là 137.491trđ tăng 3.026trđ tương ứng 2,25%.
Tỷ trọng BĐS đầu tư cuối năm là 28,98% tăng 4,24% so với đầu năm
Tài sản dở dang dài hạn cụ thể là chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ có giá trị
là 55.793trđ tăng 7.175trđ tương ứng với tỷ lệ 14,76%. Tỷ trọng TSdd dài hạn cuối kỳ là
11,76% tăng 2,81% so với đầu kỳ do doanh nghiệp đang xây dựng dự án bột nêm.

Đầu tư tài chính dài hạn cuối năm là 16.419 trđ giảm 25.810trđ so với đầu năm tương
ứng với tỷ lệ 61,12%. Trrong đó đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất
(60,91%) có giá trị cuối năm giảm 72,07% so với đầu năm. Đây là khoản mục chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong TSDH (chỉ 3,46%) tuy nhiên vẫn có ảnh hưởng đáng kể như hạn chế
việc đa dạng hóa danh mục đầu tư,...

Kết luận:
Từ những đánh giá trên, doanh nghiệp đang bị thu hẹp quy mô sản xuất, quy mô đầu
tư, năng lực sản xuất giảm, tình hình sử dụng vốn chưa thực sự mang lại hiệu quả và đang
gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Biện pháp:
+ Doanh nghiệp nên điều chỉnh các chính sách bán hàng phù hợp nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ, đưa ra chính sách quản trị HTK hợp lý, giảm dự trữ HTK nhằm giảm lượng vốn
bị ứ đọng, giảm chi phí lưu trữ, bảo quản gây lãng phí vốn.
+ Cần đẩy mạnh thắt chặt chính sách tín dụng hơn nữa, tăng cường quản trị nợ phải
thu, lập kế hoạch chi tiết về công nợ tránh tình trạng mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn quá
lớn, nợ xấu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
+ Đồng thời duy trì lượng tiền và các khoản tương đương tiền ở mức an toàn để đảm
bảo khả năng thanh toán và chớp lấy các cơ hội kinh doanh.
+ Bên cạnh đó, đưa ra các chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý. Đảm bảo đáp ứng
đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và cho đầu tư theo kế hoạch.
+ Tiếp tục tái cấu trúc phần vốn góp của doanh nghiệp tại một số đơn vị hoạt động
không hiệu quả.
+ Tiếp tục các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn hàng sản xuất cho doanh nghiệp. Chủ
động gặp gỡ đối tác để bàn bạc, thỏa thuận sử dụng nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, trong đó có các nhà cung cấp nguyên vật liệu nằm ngoài vùng dịch tránh gián đoạn
nguồn cung
4. Phân tích tình hình nguồn vốn
Đv tính: triệu đồng
31/12/2021 31/12/2020 So sánh
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng
1 2 3 4 5 6=2-4 7=6x100:4 8=3-5
C. NỢ PHẢI TRẢ 942,686 57.97% 992,892 60.57% -50,206 -5.06% 2.61%
I. Nợ ngắn hạn 868,495 92.13% 841,366 84.74% 27,129 3.22% -7.39%
1. Phải trả người bán ngắn
hạn 131,226 15.11% 25,896 3.08% 105,330 406.74% -12.03%
2.Người mua trả tiền trước
ngắn hạn 1,103 0.13% 797 0.09% 306 38.39% -0.03%
3. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước 4,053 0.47% 6,033 0.72% -1,980 -32.82% 0.25%

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1,602 0.18% 1,628 0.19% -26 -1.60% 0.01%

9. Phải trả ngắn hạn khác 6,375 0.73% 4,793 0.57% 1,582 33.01% -0.16%
10. Vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn 722,061 83.14% 800,144 95.10% -78,083 -9.76% 11.96%

12. Qũy khen thưởng phúc
lợi 2,075 0.24% 2,075 0.25% 0 0.00% 0.01%

II. Nợ dài hạn 74,191 7.87% 151,526 15.26% -77,335 -51.04% 7.39%

8. Vay và nợ thuê tài chính
dài hạn 74,191 100.00% 151,526 100.00% -77,335 -51.04% 0.00%

D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 683,560 42.03% 646,273 39.43% 37,287 5.77% -2.61%
I. Vốn chủ sở hữu 675,930 98.88% 639,537 98.96% 36,393 5.69% 0.07%
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 460,054 68.06% 460,054 71.94% 0 0.00% 3.87%
Cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết 460,054 100.00% 460,054 100.00% 0 0.00% 0.00%
Cổ phiếu ưu đãi

8. Qũy đầu tư phát triển 14,939 2.21% 12,343 1.93% 2,596 21.03% -0.28%
9. Qũy đầu tư phát triển
doanh nghiệp 10,788 1.60% 8,192 1.28% 2,596 31.69% -0.32%
10. Qũy khác thuộc vốn chủ
sở hữu 10,788 1.60% 8,192 1.28% 2,596 31.69% -0.32%
11. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 179,361 26.54% 150,756 23.57% 28,605 18.97% -2.96%
LNST chưa PP lũy kế đến
cuối kỳ trước 144,700 80.68% 98,836 65.56% 45,864 46.40% -15.12%
LNST chưa PP kỳ này 34,660 19.32% 51,921 34.44% -17,261 -33.24% 15.12%

II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác 7,630 1.12% 6,736 1.04% 894 13.27% -0.07%
1. Nguồn kinh phí 7,630 100.00% 6,736 100.00% 894 13.27% 0.00%
2. Nguồn kinh phí đã hoàn
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,626,246 100.00% 1,639,165 100.00% -12,919 -0.79% 0.00%

Phân tích khái quát:


Tổng nguồn vốn cuối năm là 1.626.246 trđ cho thấy quy mô doanh nghiệp khá lớn.
Nguồn vốn cuối năm giảm 12.919 trđ tương ứng giảm 0,79% so với đầu năm cho thấy quy
mô huy động vốn có xu hướng thu hẹp. Đây là dấu hiệu chưa tốt có thể ảnh hưởng đến quy
mô kinh doanh cần doanh nghiệp chú ý. Nguồn vốn giảm chủ yếu do nợ phải trả giảm
50.206 trđ trong khi vốn chủ sở hữu tăng 37.208 trđ. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với
doanh nghiệp, phù hợp với tình hình dịch bệnh cuối năm hiện nay.
Trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả cuối năm chiếm 57,97% và vốn chủ chiếm
42,03% cho thấy công ty khá cân bằng trong việc sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài
và vốn bên trong. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành như vhc,anv,laf… cơ cấu tài
trợ này là khá rủi do của ngành là khá lớn và khó có thể kiểm soát đc ( chính sách , hạn
ngạch , giá nguyên liệu đầu vào …)
Phân tích chi tiết:
(1) Nợ phải trả
Nợ phải trả cuối năm là 942.686 trđ giảm 50.206 trđ tương ứng 5,06% do trong năm
2021, nợ dài hạn giảm 77.335 trđ trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 27.129 trđ. Việc nợ dài
hạn giảm, nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang sử dụng chính sách nợ ngắn hạn là chủ
yếu. Điều này làm giảm chi phí sử dụng vốn tuy nhiên sẽ áp lực tới thanh toán hiện tại.
Nợ ngắn hạn cuối năm là 868.495 trđ tăng 27.129 trđ tức tăng 3,22% so với đầu năm.
Việc nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do phải trả người bán tăng 406,74% mặc dù vay và nợ thuê
tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất (83,14%) giảm. Phải trả người bán ngắn hạn chiếm phần
lớn trong nợ ngắn hạn cho thấy DN có uy tín trong lĩnh vực, có mối quan hệ tốt đẹp với
các nhà cung cấp, nó giúp DN bù đắp sự thiếu hụt nhất thời về vốn, là một phần làm giảm
áp lực vay vốn hay chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên DN phải thường xuyên kiểm tra chất
lượng của hàng hóa nhận về, tránh tình trạng hàng hóa nhập về kém chất lượng gây ảnh
hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài ra DN phải cân nhắc về lượng vốn và
tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của DN.
Người mua trả tiền trước ngắn hạn tại thời điểm cuối năm là 1.103 trđ tăng 306 trđ
tương ứng với 38,39%%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp những hợp đồng mới ở trong
nước và trung quốc do năm 2021 trung quốc bị khủng hoảng lương thực nhẹ.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tại thời điểm cuối năm 2021 là 4053 trđ, giảm
1980 triệu đồng tương ứng với 32,82%% do trong tình hình khó khăn của Covid Chính
phủ đã hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng nhiều gói cứu trợ như gian hạn thời gian nộp thuế
TNDN.
Chi phí phải trả ngắn hạn cuối năm có giá trị là 1.602trđ giảm 26trđ tương ứng với tỷ
lệ là 1,6%. Nhìn chung chỉ tiêu này không có sự thay đổi đáng kể.
Phải trả ngắn hạn khác cuối năm là 6.375trđ tăng 1.582trđ so với đầu năm tức tăng
33,01%
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối năm có giá trị là 722.061 trđ giảm 78.083trđ
tương ứng với tỷ lệ 9,76%. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất lớn trong nợ ngắn hạn (83,14%)
Quỹ khen thưởng phúc lợi cuối năm có giá trị 2.075trđ không thay đổi so với đầu năm.
(2) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu cuối năm là 683.560 trđ tăng 37.287 trđ tương đương 5,77% do phần
LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước tăng 51 tỷ (+2,81%). Chứng tỏ rằng doanh
nghiệp đang có xu hướng gia tăng VCSH. Tuy nhiên mức tăng vẫn chưa đủ cao nên tỷ
trọng VCSH vẫn bị giảm 2,61% . mức độ độc lập tự chủ tài chính của doanh nghiệp giảm,
tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Kết luận:
Nhìn chung, Doanh nghiệp có quy mô nguồn vốn lớn, với nguồn vốn tăng chủ yếu từ
nợ phải trả. Trong nợ phải trả , nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, điều này giúp doanh
nghiệp có nguồn vốn ngắn hạn dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
việc này sẽ làm tăng áp lực trả nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, sẽ làm mất đi uy tín của
doanh nghiệp, sẽ tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Trọng điểm quản lý của doanh
nghiệp nằm ở chính sách huy động nợ ngắn hạn. Vì thế, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ
để tận dụng các khoản chiếm dụng, tránh tình trạng nợ quá hạn và có những biện pháp để
cải thiện chính sách huy động vốn của mình cho cân đối với mức tăng nợ phải trả: Giảm
vay nợ, tăng huy động vc để tăng tiềm lực tài chính, tăng khả năng tự chủ tài chính hơn,
giảm phụ thuộc vào bên ngoài. Doanh nghiệp cần thay đổi chính sách bán hàng để dòng
tiền của doanh nghiệp được rồi dào hơn để doanh nghiệp có thể dễ xử lý khi giá bán ,giá
nguyên vật liệu đầu vào, chính sách, tỷ giá có sự biến động. Trong điều kiện khó khăn của
dịch bệnh, doanh nghiệp đã chủ động giảm nợ vay nhưng tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản vẫn
còn cao trong ngành bằng cách xin hỗ trợ từ Tập đoàn Sao Mai để giảm rủi ro khi doanh
nghiệp chưa hoàn thành được chuỗi giá trị , giảm chi phí lãi vay. Doanh nghiệp nên đầu tư
vào tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể
cạnh tranh ở những thị trường có yêu cầu cao như châu Âu, Mĩ… cùng với đó là hoàn
thành chuỗi giá của ngành để có thể giảm ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào.
5. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của tài sản
Đv tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. EBIT = LNTT+CPLV (trđ) 92,433 125,439 (33,006) -26.31%
LNTT (trđ) 39,460 57,673 (18,213) -31.58%
CPLV (trđ) 52,972 67,766 (14,793) -21.83%
2. LCT
= DTTBH + DTHĐTC + TNK (trđ) 2,282,052 2,191,400 90,652 4.14%
DTTBH (trđ) 2,259,971 2,159,885 100,086 4.63%
DTHĐTC (trđ) 22,046 31,514 (9,467) -30.04%
TNK (trđ) 33 0,000083 33 40684538.55%
3. Vốn lưu động bình quân (trđ)
(Slđ) =(TSNHđk+TSNHck)/2 1,123,827 1,098,580 25,247 2.30%
4. Vốn kinh doanh bình quân (trđ)
(Skd) =(TTSđk+TTSck)/2 1,632,706 1,607,258 25,448 1.58%
I. Hệ số đầu tư ngắn hạn (lần)
(Hđ) =Slđ/Skd 0.6883 0.6835 0.0048 0.70%
II. Số vòng quay vốn lưu động
(vòng) (SVlđ) = LCT/Slđ 2.0306 1.9948 0.0359 1.80%
III. HEBIT = EBIT/LCT (lần) 0.0405 0.0572 (0.0167) -29.24%
IV. BEP= Hđ*SVlđ*HEBIT (lần) 0.0566 0.0780 (0.0214) -27.46%
V. Mức độ ảnh hưởng
0.0005
Do Hđ ảnh hưởng đến BEP : BEP(Hđ) = (Hđ1-Hđ0) *SVlđ0 *HEBIT0

0.0014
Do SVlđ ảnh hưởng đến BEP: BEP(SVlđ) = Hđ1*(SVlđ1 - SVlđ0)*HEBIT0

BEP(HEBIT) = Hđ1 * SVlđ1 *(HEBIT1- -0.0234


Do HEBIT ảnh hưởng đến BEP: HEBIT0)

BEP = BEP(Hđ) + BEP(SVlđ) -0.0214


Tổng ảnh hưởng + BEP(HEBIT)

Phân tích khái quát:


Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2021 và 2020, khả năng sinh lời của vốn kinh
doanh (VKD) đều dương, tức là VKD của công ty sinh lời nếu không tính đến ảnh hưởng
của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2020, khả năng sinh
lời kinh tế của VKD là 0,0780 lần, nghĩa là bình quân mỗi đồng tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh thu được 0,0780 đồng lợi nhuận, không tính đến ảnh hưởng của nguồn
gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2021, khả năng sinh lời kinh tế
của VKD là 0,0566 lần, nghĩa là bình quân một đồng VKD tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh thu được 0,0566 đồng lợi nhuận, không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn
kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2021 so với năm 2020, hệ số sinh lời kinh
tế của vốn kinh doanh giảm 0,0214 lần, tỷ lệ 27,46%. Cả năm 2021 và năm 2020 khả năng
sinh lời của VKD đều xấp xỉ lãi cho vay trên thị trường chứng tỏ việc sử dụng đòn bẩy tài
chính của công ty có hiệu quả chưa cao.
Phân tích chi tiết:
+ Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân: có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời
kinh tế của VKD. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, Hđ tăng 0,0048 lần, tỷ lệ tăng là
0,7% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của VKD tăng 0,0005 lần. Hđ tăng là do VLĐ
bình quân tăng 25,247 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2,3%, đồng thời VKD bình quân tăng 25,448
triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1,58%, nhỏ hơn tốc độ tăng của VLD. So sánh với AAM (CTCP
Thủy sản Mekong) có Hđ trong 2 năm 2020, 2021 lần lượt là 0,8144 và 0,8116, ta thấy Hđ
của DAT hiện đang thấp hơn so với một công ty cùng ngành như AAM, tỷ trọng các khoản
phải thu ngắn hạn của DAT cũng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn.
Nguyên nhân có thể do môi trường kinh doanh trong thời kỳ dịch bệnh khá khó khăn, dẫn
tới DN tăng cường đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn
trong các ngân hàng (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn), nhằm đa dạng hóa các khoản đầu
tư ngắn hạn, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách đầu tư
của doanh nghiệp vẫn nghiêng về VLĐ và vẫn có chiều hướng gia tăng, doanh nghiệp
không quá chú trọng vào VCĐ, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản cố định, điều đó làm cho
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của
thị trường
+ Số vòng quay VLĐ: tác động cùng chiều với khả năng sinh lời kinh tế của vkd. Cụ
thể, năm 2021 so với năm 2020, SVlđ tăng 0.0359 vòng, tỷ lệ 1,80% đã làm cho khả năng
sinh lời kinh tế của vkd tăng 0,0014 lần. SVlđ tăng là do LCT tăng 90.652 triệu đồng với
tỷ lệ tăng 4,14%, trong khi VLĐ bình quân năm 2021 tăng 25,247 triệu đồng, tỷ lệ tăng là
2,3%. Nguyên nhân là do VLĐ và LCT đều tăng, nhưng tốc độ tăng của LCT (4,14%) cao
hơn VLD (2,3%), điều đó xảy ra do DN đã tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hợp lý và
hiệu quả, cải thiện áp dụng các chiến lược marketing và chính sách tín dụng thương mại
hiệu quả giúp tăng doanh thu bán hàng, cũng như tăng được thu nhập từ thu nhập khác.
+ Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế: tác động cùng chiều với khả năng sinh lờ i
kinh tế của vốn kinh doanh. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, HEBIT giảm 0,0167 lần,
tỷ lệ là 29,24% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vkd giảm 0,0234 lần. Hệ số sinh
lời hoạt động của EBIT giảm là do EBIT năm 2021 giảm 33.006 triệu đồng với tỷ lệ giảm
tương ứng là 26,31%, trong khi LCT tăng 90.652 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là
4,14%, nhỏ hơn so với tốc độ tăng của EBIT. Hệ số này năm 2021 đã giảm đi so với năm
2020, qua đó cho thấy, công ty quản lý chi phí chưa có hiệu quả trong quá trình sản xuất
kinh doanh, một phần gây ra bởi thị trường kiểm soát dịch bệnh rất chặt chẽ, thời gian kiểm
tra kéo dài dẫn đến các chi phí tăng cao, đồng thời giá nguyên vật liệu và chi phí sản xuất
ngày càng tăng cao, điều này gây ấn tượng xấu với chủ nợ, có thể gây khó khăn khi doanh
nghiệp đi huy động vốn. Do đó, trong các năm tới doanh nghiệp cần chú ý hơn tới Hcp,
ứng xử với từng loại chi phí tốt hơn, xây dựng kế hoạch vốn chi phí phù hợp với nhu cầu
phát triển sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, đảm bảo huy động được mọi nguồn
lực cũng như quản trị lại các dòng thu nhập.
Kết luận:
Khả năng sinh lời kinh tế của VKD giảm là do chính sách đầu tư của công ty đang
nghiêng về VLĐ mà chưa quá chú trọng VCĐ, hiệu quả quản lý VLĐ, hoạt động tăng
nhưng quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả do giá nguyên
vật liệu và chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Thêm vào đó, kế hoạch marketing và bán
hàng có được nâng cấp và cải thiện qua từng năm nhưng chưa đạt hiệu cao nên dù có tăng
được doanh thu bán hàng nhưng việc chủ động tìm khách hàng mới, mở rộng thị trưởng
tiêu thụ vẫn còn có nhiều khó khăn nhất định. Ngoài ra, môi trường kinh doanh khá khó
khăn do ảnh hưởng của dịch Covid, thị trường kiểm soát dịch bệnh rất chặt chẽ, thời gian
kiểm tra để xuất khẩu kéo dài dẫn đến các chi phí tăng cao, xuất khẩu bị trì trệ. Những điều
đó dẫn tới doanh nghiệp chưa thể thu hút nguồn vốn từ các chủ nợ, chủ sở hữu hay những
nhà đầu tư tiềm năng. Doanh nghiệp cũng cần: xác định cơ cấu chính sách đầu tư cho hợp
lý, quản lý VLĐ và VCĐ để sử dụng có hiệu quả tối đa đồng thời có chiến lược kinh doanh,
tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chiến lược marketing hiệu quả hơn để tăng tiêu thụ
sản phẩm, tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời kinh tế của tài sản đồng thời tìm kiếm
được những khách hàng mới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong nước chứ
không chỉ thị trường xuất khẩu.
6. Phân tích khả năng sinh lời ròng của tài sản
Đv tính: triệu đồng

Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. Hệ số sinh lời ròng của TS
ROA= LNST /Skd (lần) 0.0212 0.0323 (0.0111) -34.28%
LNST (trđ) 34,660 51,920 (17,260) -33.24%
Skd = (TTSđk+TSSck)/2 (trđ) 1,632,706 1,607,258 25,448 1.58%
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn
Hđ = Slđ/Skd (lần) 0.6883 0.6835 0.0048 0.70%
Slđ = (TSNHđk + TSNHck)/2 (trđ) 1,123,827 1,098,580 25,247 2.30%
3. Số vòng luân chuyển vốn lưu
động SVlđ =LCT/Slđ (vòng) 2.0306 1.9948 0.0359 1.80%
LCT = DTTBH+DTHĐTC+TNK
(trđ) 2,282,052 2,191,400 90,652 4.14%
4.Hệ số sinh lời hoạt động (trđ)
ROS= LNst/LCT 0.0152 0.0237 (0.0085) -35.90%
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến ROA
- Ảnh hưởng của nhân tố Hđ ΔROA(Hđ)= (Hđ1-Hđ0)* SVlđ0*ROS0 0.0002
- Ảnh hưởng của nhân tố SVlđ ΔROA(SVlđ)= Hđ1*( SVlđ1 - SVlđ0)*ROS0 0.0006
- Ảnh hưởng của nhân tố ROS ΔROA(ROS)= Hđ1* SVlđ1*(ROS1 - ROS0) -0.0119
ΔROA= ΔROA(Hđ ) + ΔROA(SVlđ) +
Tổng hợp ΔROA(ROS) -0.0111

Phân tích khái quát:


Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2021 và 2020 khả năng sinh lời ròng của tài sản
đều dương, tức là tài sản ròng của công ty sinh lời, và là cơ sở để doanh nghiệp có tăng
trưởng từ nội lực. Năm 2020, khả năng sinh lời ròng của tài sản là 0,0323 lần, nghĩa là bình
quân một đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thu được 0,0323
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021, khả năng sinh lời ròng của tài sản là 0,0212 lần, nghĩa
là bình quân một đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thu
được 0,0212 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021 so với năm 2020, hệ số sinh lời ròng của
tài sản giảm 0,0111 lần, tỷ lệ giảm 34,28%. Ta thấy ROA trung bình của ngành thủy sản
là 8%, ROA trong cả 2 năm của doanh nghiệp đều thấp hơn, thậm chí có xu hướng giảm
khá mạnh, điều này có thể gây ra bởi hiệu quả công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp chưa cao, thậm chí là khá thấp so với những doanh nghiệp cùng
ngành khác.
Phân tích chi tiết:
+ Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân: có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời
ròng của tài sản. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, Hđ tăng 0,0048 lần, tỷ lệ tăng 0,7%
đã làm cho khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng 0,0002 lần. Hđ tăng là do tài sản ngắn
hạn ngắn bình quân tăng 25.247 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,3%; đồng thời tài sản bình quân
tăng 25.448 triệu đồng, tỷ lệ 1,58%. Nguyên nhân có thể do môi trường kinh doanh trong
thời kỳ dịch bệnh khá khó khăn, dẫn tới DN giảm dự trữ tiền và các khoản tương đương
tiền, tăng cường đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn
trong các ngân hàng (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) nhằm đa dạng hóa các khoản đầu
tư ngắn hạn, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, chính sách đầu tư của doanh
nghiệp vẫn nghiêng về VLĐ và vẫn có chiều hướng gia tăng, doanh nghiệp không quá chú
trọng vào VCĐ, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản cố định, điều đó làm cho cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường.
+ Số vòng quay vốn lưu động: có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời ròng của
tài sản. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, SVlđ tăng 0.0359 vòng, tỷ lệ 1,80% đã làm
cho khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng 0,0006 lần. SVlđ tăng là do LCT tăng 90.652
triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,14%, trong khi VLĐ bình quân năm 2021 tăng 25,247 triệu
đồng, tỷ lệ tăng là 2,3%. Nguyên nhân là do VLĐ và LCT đều tăng, nhưng tốc độ tăng của
LCT (4,14%) cao hơn VLD (2,3%), điều đó xảy ra do DN đã tổ chức quản lý và sử dụng
VLĐ có hợp lý và hiệu quả, chiến lược marketing đã được cải thiện dù chưa đạt hiệu quả
cao và chính sách tín dụng thương mại hiệu quả giúp quy mô kinh doanh tăng lên, dẫn tới
tốc độ luân chuyển vốn cũng tăng lên, làm tăng doanh thu bán hàng, cũng như tăng được
thu nhập từ thu nhập khác.
+ Hệ số sinh lời hoạt động: tác động cùng chiều với khả năng sinh lời ròng của tài
sản. Ta thấy rằng trong cả hai năm ROS đều dương nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo được
sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, năm 2021 so với năm 2020, hệ số sinh lời hoạt động
giảm 0,0085 lần, tỷ lệ giảm 35,9% đã làm cho khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm
0,0119 lần. Qua đó cho thấy, công ty quản lý chi phí chưa có hiệu quả trong quá trình sản
xuất kinh doanh, một phần gây ra bởi thị trường kiểm soát dịch bệnh rất chặt chẽ, thời gian
kiểm tra kéo dài dẫn đến các chi phí tăng cao, đồng thời giá nguyên vật liệu và chi phí sản
xuất ngày càng tăng cao. Do đó, trong các năm tới doanh nghiệp cần chú ý hơn tới Hcp,
ứng xử với từng loại chi phí tốt hơn, xây dựng kế hoạch vốn chi phí phù hợp với nhu cầu
phát triển sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, đảm bảo huy động được mọi nguồn
lực cũng như quản trị lại các dòng thu nhập.
Kết luận:
Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm khá mạnh. Điều này
một phần gây ra bởi tình hình kinh tế có rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ Covid
xảy ra ở toàn cầu và riêng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn ở Quý III/2021, hầu hết các
doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất và Trisedco cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, thị
trường kiểm soát dịch bệnh rất chặt chẽ, thời gian kiểm tra để xuất khẩu kéo dài dẫn đến
các chi phí tăng cao, xuất khẩu bị trì trệ. Thêm vào đó, chính sách đầu tư chưa quá chú
trọng đến VCĐ, chiến lược marketing của doanh nghiệp dù đã cải thiện chưa có hiệu quả
cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã đưa ra bịên pháp để khắc phục những khó khăn gặp
phải, từ đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tăng doanh thu bán hàng trong
năm. Ta thấy trong các năm tới, doanh nghiệp nên cố gắng đầu tư thêm vào tài sản cố định,
khai thác lại các thị trường phù hợp với tình hình để đa dạng hóa nơi tiêu thụ, cân bằng
được những chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt
động quảng bá thương hiệu, xúc tiến trường mại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường
năng lực quản lý từ khâu nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu.
7. Phân tích tình hình công nợ

1.Bảng phân tích quy mô công nợ đvt: triệu đồng


Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
Số tiền Tỷ lệ
Các khoản phải thu 541.842 474.717 67.125 14,14
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 534.608 465.102 69.596 14,94

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 469.398 346.127 123271 35,61
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 56.010 103.364 -47354 -45,81

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - -


4. Phải thu ngắn hạn khác 9.200 15.521 -6321 -40,73
II. Các khoản phải thu dài hạn 7.234 9.705 -2.471 -25,46
1. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - -
2. Phải thu dài hạn khác 7.234 9.705 -2.471 -25,46
Các khoản phải trả 688.277 515.939 172.338 33,40
I. Các khoản phải trả ngắn hạn 688.277 515.939 172.338 33,40
1. Phải trả người bán ngắn hạn 131.226 25.896 105.330 406,74
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.103 797 306 38,39
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước 4.053 6.033 -1.980 -32,82
4. Phải trả người lao động - - - -
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1.602 1.628 -26 -1,6
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn - - - -
7. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - - -
8. Phải trả ngắn hạn khác 6.376 4.793 1.583 33,03
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.075 2.075 0 0
II. Các khoản phải trả dài hạn
1. Phải trả dài hạn khác - - - -
2. Dự phòng phải trả dài hạn - - - -

2.bảng phân tích cơ cấu và trình độ quản trị công nợ


Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng các khoản phải thu 541.842 474.717 67.125 14,14
Tổng các khoản phải trả 688.277 515.939 173.338 33,40
Tổng tài sản 1.626.247 1.639.166 -12.919 -0,79
1. Hệ số các khoản phải thu (lần) 0,33 0,29 0,04 13,79
2. Hệ số các khoản phải trả (lần) 0,42 0,32 0,1 31,25
3. Hệ số các khoản phải thu/ các
0,79 0,92 -0,13 -14,13
khoản phải trả
Doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ 2.259.972 2.159.885 100.087 4,63

Các khoản phải thu ngắn hạn bình


quân 499.809,5 531.633,5 -31.824 -5,99

Giá vốn hàng bán 2.173.050 2.046.151 126.899 6,2


Các khoản phải trả ngắn hạn bình
854.933 847.801,5 7.131,5 0,84
quân
4. Hệ số thu hồi nợ (lần) 4,522 4,063 0,459 11,3
5. Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày) 79,61 88,6 -8,99 -10,15
6. Hệ số hoàn trả nợ (lần) 2,54 2,41 0,13 5,39
7. Kỳ trả nợ bình quân (ngày) 141,63 149,16 -7,527 -5,05

Phân tích khái quát:


Tổng các khoản phải thu của DN tăng 67.125 triệu đồng, tương ứng với mức tăng
14,14% và dẫn đến hệ số các khoản phải thu cũng tăng lên 0,04 lần tương ứng với 13,09%.
Điều này cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng cũng như tỷ trọng vốn bị chiếm dụng trong
tổng TS của DN tăng lên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro công nợ cho DN.
Tổng các khoản phải trả của công ty tăng thêm 172.338 triệu đồng trong năm 2021
và hệ số các khoản phải trả cũng tăng lên 0,1 lần (tương đương 31,25%). Hệ số này tăng
lên cho thấy doanh nghiệp đã tăng được quy mô chiếm dụng vốn và TS của DN được tài
trợ bởi nhiều nguồn vốn đi chiếm dụng hơn. Điều này có thể gia tăng rủi ro công nợ cho
DN .
Tốc độ thu hồi nợ của công ty tăng lên, được minh chứng qua việc hệ số thu hồi nợ
tăng 0,459 lần(11,3%) và sự giảm đi của kỳ thu hồi nợ bình quân (giảm 8,99 ngày tương
ứng 10,15%). Bên cạnh đó , hệ số hoàn trả nợ của DN cũng tăng lên với mức tăng 0,13
lần ( 5,39%) và kỳ trả nợ bình quân giảm 7,527 ngày tương ứng 5,05%. Đây đều là các ảnh
hưởng tốt đối với tình hình công nợ của công ty DAT.
Phân tích chi tiết :
(1) Các khoản phải thu:
Đối với các khoản phải thu, hệ số các khoản phải thu vào cuối năm 2021 là 0,33 lần
tăng lên 0,04 lần cho biết vào năm 2021, trong 1 đồng tài sản của DN thì DN bị chiếm
dụng 0,33 đồng. Nguyên nhân là do tổng các khoản phải thu tăng. Trong đó, các khoản
phải thu dài hạn giảm 25,46% ảnh hưởng đến sự gia tăng của các khoản phải thu. Tuy nhiên
trong cơ cấu các khoản phải thu thì các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn
hơn. Xét trên khía cạnh tích cực, Doanh nghiệp có thể đang thực hiện chính sách TDTM
mở rộng, giúp bán được nhiều hàng hơn và đem lại doanh thu cho DN (DTT của DN tăng
100.087 triệu đồng tương ứng với 4,63%. Tuy nhiên hệ số các khoản phải thu tăng lên cũng
đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro công nợ cũng gia tăng. DN có thể phải đối mặt với rủi
ro bị ứ đọng vốn hoặc mất vốn trong trường hợp các đối tác không trả được nợ. Ngoài ra,
chi phí quả trị công nợ có thể tăng lên gây tốn kém cho DN cũng là một ảnh hưởng tiêu
cực mà công ty có thể gặp phải. Bên cạnh hệ số các khoản phải thu thì hệ số thu hồi nợ
năm 2021 là 4,522 lần tăng 0,459 lần làm cho kỳ thu hồi nợ bình quân giảm 8,99 ngày do
DTT tăng 100.087 triệu đồng, phải thu ngắn hạn bình quân giảm 31.824 triệu đồng (
5,99%). Trong năm 2020, bình quân các khoản phải thu quay được số vòng ít hơn năm
2021 vì vậy có thể nói tốc độ luôn chuyển của các khoản phải thu năm 2021 nhanh hơn
năm 2020. Những điều này đều thể hiện công tác quản trị nợ phải thu của DN có hiệu quả.
(2) Các khoản phải trả:
Hệ số các khoản phải trả của DN năm 2021 là 0,42 lần, tăng 31,25% cho biết bình
quân trong 1 đồng tài sản của công ty , có 0,42 đồng được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm
dụng, nguyên nhân dẫn đến hệ số các khoản phải trả tăng là do các khoản phải trả của
doanh nghiệp tăng lên 33,4% so với năm 2020. Công ty có thể đang sử dụng đòn bẩy Tài
chính,gia tăng huy động vốn vay hoặc tăng các khoản phải trả người bán, phải trả cho
người lao động…Do đó công ty có thể phải đói mặt với các nghĩa vụ trả nợ và cần có kế
hoạch trả nợ hợp lý bởi nếu không sẽ gây mất uy tín của DN đối với đối tác, tăng CP cho
DN. Mặc dù vậy, hệ số các khoản phải trả tăng lên cũng cho biết DN tăng được quy mô
vốn chiếm dụng với chi phí rẻ. Hệ số hoàn trả nợ năm 2021 là 2,54, tăng 5,39% cùng với
kỳ trả nợ bình quân giảm 7,527 ngày cho thấy tốc độ hoàn trả vốn chiếm dụng của công ty
tăng lên.
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả ở hai năm 2020 và 2021 lần lượt
là 0,92 lần và 0,79 lần. Hệ số này ở cả 2 thời kỳ đều <1 cho thấy quy mô vốn bị chiếm
dụng của DN nhỏ hơn quy mô vốn đi chiếm dụng. Đồng thời hệ số này giảm cũng phản
ánh quy mô vốn bị chiếm dụng đang giảm đi. Đây là dấu hiệu tốt đối với tình hình công nợ
vì DN đang bị chiếm dụng vốn ít hơn và DN không cần sử dụng thêm nguồn vốn tín dụng
của ngân hàng cho nhu cầu gia tăng về vốn lưu động trong kỳ.
Kết luận:
Tình hình công nợ của công ty DAT có khả năng giảm rủi ro công nợ do quy mô vốn
bị chiếm dụng giảm, đồng thời có sự gia tăng của cả hai chỉ tiêu là hệ số các khoản phải
thu và hệ số các khoản phải trả.Ngoài ra hệ số hoàn trả nợ, hệ số thu hồi nợ đều tăng lên
cho thấy công tác quản trị nợ của DN đang có hiệu quả.Tuy vậy DN cũng cần xem xét
chính sách TDTM của cả bên mua và bên bán từ đó có các chiến lược thu hồi nợ và hoàn
trả nợ một cách có hiệu quả hơn.
8. Phân tích kết quả kinh doanh
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 2.259.977 2.159.885 100.092 4,63
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5,3544 5,3544
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 2.259.972 2.159.885 100.087 4,63
4. Giá vốn hàng bán 2.173.050 2.046.151 126.900 6,20
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 86.922 113.734 (26.813) (23,57)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 22.047 31.515 (9.468) (30,04)
7. Chi phí tài chính 53.112 69.246 (16.134) (23,30)
8. Chi phí bán hàng 7.731 11.466 (3.735) (32,57)
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 8.303 6.514 1.788 27,45
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 39.823 58.023 (18.200) (31,37)
11. Thu nhập khác 34 0 34
12. Chi phí khác 396 349 47 13,39
13. Lợi nhuận khác (362) (349) (13) 3,73
14. Tổng kế toán lợi nhuận trước
thuế 39.461 57.674 (18.213) (31,58)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.800 5.753 (953) (16,57)
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 34.660 51.921 (17.260) (33,24)

So sánh
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1, Tổng luân chuyển thuần (LCT) 2.282.053 2.227.400 54.653 2,4537
2. Doanh thu kinh doanh =
DTT+DTTC 2.282.019 2.227.400 54.619 2,4521
3,Lợi nhuận bán hàng = LN gộp -
CPBH - CPQLDN 70.888 95.754 (24.866) -25,9689
4. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) =
NP/LCT 0,0152 0,0233 (0,0081) -34,8421
5, Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế
= EBT/LCT 0,0173 0,0259 (0,0086) -33,2185
6. Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh
= LN thuần từ hoạt động kinh doanh /
DTKD 0,0175 0,0260 (0,0086) -33,0101
7. Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng
= LN bán hàng / DTT 0,0385 0,0518 (0,0133) -25,7420
8. Hệ số chí phí = Tổng CP/LCT = 1 -
ROS 0,9848 0,9767 0,0081 0,8316
9. Hệ số GVHB = Tổng giá vốn hàng
bán / DTT 0,9615 0,9318 0,0297 3,1903
10. Hệ số CPBH = CPBH / DTT 0,0034 0,0052 (0,0018) -34,4845
11. Hệ số CPQLDN = CPQLDN/DTT 0,0037 0,0030 0,0007 23,8375

Phân tích khái quát:


Từ bảng phân tích trên, trong 2 năm, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế, hệ số
sinh lời hoạt động kinh doanh đều dương nhưng có xu hướng giảm, đồng thời hệ số chi phí
tăng. Điều này phản ánh được hoạt động kinh doanh của công ty đang còn gặp một vài khó
khăn do chi phí khá cao. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm chi
phí nhằm tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh
và khả năng sinh lời.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2021 là 34.660 triệu đồng đã giảm 17.260
triệu đồng với tốc độ giảm 33,24% so với năm 2020. Dẫn đến chỉ tiêu hệ số sinh lời hoạt
động của doanh nghiệp đã giảm từ 0,0233 xuống còn 0,0152 với tỷ lệ giảm 34,84%. Điều
này chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự giảm sút so với năm 2020.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp có
lãi.
Để có được sự phân tích chính xác về kết quả kinh doanh của công ty, ta cần đi sâu
vào nghiên cứu, phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên.
Phân tích chi tiết:
(1) Hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán hàng
hóa, công ty chuyên cung cấp sản phẩm làm từ phụ phẩm cá tra ở cả thị trường nội địa và
thị trường xuất khẩu. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong tổng
lợi nhuận trước thuế. Năm 2020 so với năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
đã giảm từ 379.540 triệu đồng xuống còn 170341 triệu đồng, giảm 209199 triệu đồng,
tương đương với tỷ lệ giảm 55.12%. Đồng thời hệ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng
giảm 0.0251 lần (từ 0.0337 vào năm 2019 xuống còn 0.0086 vào năm 2020) tương đương
với tỷ lệ giảm 74.34%. Điều đó chứng tỏ trong năm 2020, quy mô lợi nhuận và khả năng
sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm sút. Nguyên nhân là do tốc độ
tăng của chi phí hoạt động kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu kinh doanh,
cho thấy công tác quản lý chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu
quả.
(2) Hoạt động bán hàng:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 đạt 2.259.977 triệu đồng,
tăng 100.092 triệu đồng so với năm 2020 tương đương với tốc độ tăng 4,63%. Doanh thu
thuần tăng một phần là do giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng so với năm 2020. Tăng
là do quy mô tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp lớn, sản phẩm của doanh nghiệp đã có sự
kiểm định chất lượng tốt hơn, thu hút được khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bán
hàng của doanh nghiệp đã và đang phát huy hết hiệu quả. Doanh nghiệp đã làm tốt công
tác phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Năm 2020, doanh nghiệp không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu. Năm 2021, thì
các khoản trừ doanh thu của doanh nghiệp là 5,3544 (triệu đồng). Khoản phát sinh này là
không đáng kể so với doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Điều đó chứng minh rằng
doanh nghiệp rất chú trọng việc nâng cấp chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm tốt
nên ít hàng hóa bị trả lại, xử lí tốt hàng tồn kho, từ đó sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng từ 2.195.885 triệu đồng lên 2.173.050 triệu
đồng với tốc độ tăng 6,2%. Chỉ tiêu này tăng do chi phí đầu vào dùng để chế biến sản phẩm
cao và do những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Một
phần cũng do doanh nghiệp chủ động tăng định mức sản xuất, do nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm thủy sản của công ty sản xuất đang có xu hướng tăng.
Ngoài chi phí về giá vốn, ta cũng xem xét công tác quản lý các chi phí khác của doanh
nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, …Chi phí bán hàng của doanh
nghiệp đã giảm từ 11.466 triệu đồng xuống còn 7.731 triệu đồng, với tốc độ giảm là
32,57%. Có thể thấy trong năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ
ra 0.0053 đồng chi phí cho công tác bán hàng. Như vậy, trong năm 2021 về cơ bản công
ty đã sử dụng hiệu quả chi phí trong công tác bán hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến
phức tạp, doanh nghiệp phải cắt giảm, sử dụng tiết kiệm; đây có thể coi là chính sách hợp
lý đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn
như hiện nay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 là 8.303 triệu đồng; năm 2020 là 6.514 triệu
đồng; tăng 1.788 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 27,45%. Như vậy trong năm 2021, để tạo ra
một đồng doanh thu thuần thì công ty cần bỏ 0.0037 đồng chi phí để phục vụ cho việc quản
lí. Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty ở năm 2021 chỉ tăng nhẹ so với năm 2020.
Điều đó có thể chứng minh rằng công ty đã có những chính sách quản lí phù hợp, góp phần
nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.
(3) Hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp đã giảm
từ 113.734 triệu đồng xuống 86.922 triệu đồng vào năm 2021, với tốc độ giảm là 30,04%.
Trong khi đó chi phí hoạt động tài chính năm 2021 là 53.112 triệu đồng, năm 2020 là
69.246 triệu đồng. Như vậy trong cả 2 năm liên tiếp, doanh thu từ hoạt động tài chính
không thể bù đắp cho chi phí hoạt động tài chính nên kết quả hoạt động tài chính năm 2020
và năm 2021 đều âm, dù cho chi phí tài chính năm 2021 đã giảm so với năm 2020 đến
23.3%. Một trong những nguyên nhân việc doanh thu hoạt động tài chính không đủ để bù
đắp chi phí hoạt động tài chính là do trong năm 2018 và 2017 công ty phụ thuộc rất lớn về
mặt tài chính từ bên ngoài nên chi phí lãi vay cao dẫn đến hoạt động tài chính khá cao. Vì
vậy cần phải xem xét chi tiết đối với từng loại chi phí lãi vay để có giải pháp phù hợp cắt
giảm chi phí.
(4) Hoạt động khác: Ngoài thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tài chính, doanh
nghiệp còn có nguồn thu từ các hoạt động khác. Thu nhập khác trong năm 2021 là 34 triệu
đồng, năm 2020 không phát sinh thu nhập khác. Việc tăng thu nhập khác đã chứng tỏ rằng
doanh nghiệp đã đa dạng các hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận, nhằm bù đắp
cho những khoản chi phí.
Kết luận:
Kết quả kinh doanh năm 2020, khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp lớn trong
ngành, có những sự thuận lợi nhất định, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty tiếp tục duy trì sự ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu. Doanh nghiệp vẫn có những
khách hàng chiến lược lớn có khả năng quy hoạch chiến lược khách hàng theo hướng
chuyên môn hoá trong toàn hệ thống.
Trong kì kinh doanh tiếp theo, để có thể cải thiện kết quả và hiệu quả hoạt động kinh
doanh thì doanh nghiệp cần phải:

 Sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất, phân bổ
chi phí hợp lý, kiểm tra, rà soát lại, cắt bớt các chi phí không cần thiết, xem xét

 Thận trọng vừa giảm giá vốn vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,
dịch vụ; xem xét và cắt giảm chi phí bán hàng song vẫn đảm bảo quá trình tiêu thụ sản
phẩm.

 Siết chặt quản lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy mạnh tăng
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Xem xét chi tiết đối với từng loại chi phí lãi vay để có giải pháp phù hợp cắt giảm
chi phí tránh phụ thuộc quá lớn về mặt tài chính từ bên ngoài

 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận.
Đồng thời, xây dựng các mối quan hệ để thuận lợi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng
như là nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhằm tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu

 Đặc biệt, trong thời kỳ nhạy cảm hiện nay, cần có những biện pháp đổi mới, sáng
tạo và thích ứng với hoàn cảnh của thị trường, nhanh nhạy trước mọi diễn biến có thể xảy
ra của đại dịch Covid-19 trên cấp độ toàn cầu.
9. Phân tích khả năng thanh toán
Đv tính: triệu đồng

Chênh
Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kì lệch Tỷ lệ (%)
1. Hệ số KNTT tổng quát = Tổng
TS/Tổng NPT 1,7251 1,6509 0,0742 4,4957
Tổng tài sản 1.626.247 1.639.166 (12.919) (0,7881)
Nợ phải trả 942.688 992.893 (50.205) (5,0565)
2. Hệ số KNTT ngắn hạn = TS ngắn
hạn/Nợ ngắn hạn 1,3263 1,3024 0,0239 1,8364
TSNH 1.151.880 1.095.776 56.105 5,1201
Nợ ngắn hạn 868.497 841.368 27.129 3,2244
3. Hệ số KNTT nhanh = Tổng tài
sản/Nợ phải trả 1,1986 1,1749 0,0236 2,0125
Hàng tồn kho 110.683 107.219 3.464 3,2310
Tài sản ngắn hạn 1.151.880 1.095.776 56.105 5,1201
Nợ NH 868.688 841.368 27.320 3,2471
4. Hệ số KN chi trả bằng tiền = LCT
trong kì / Nợ NH bình quân 0,1121 0,1348 (0,0227) (16,8507)
Lưu chuyển tiền thuần trong kì 95.808 114.263 (18.455) (16,1513)
Nợ ngắn hạn bình quân 854.932 847.801 7.131 0,8411
5. Hệ số khả năng thanh toán tức
thời 0,1334 0,4205 (0,287) (68,2553)
Tiền và TĐ tiền 115.943 353.827 (237.884) (67,2317)
Nợ ngắn hạn 868.497 841.368 27.129 3,2244
6. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 0,7449 0,8511 (0,1062) (12,4725)
Ebit 39.461 57.674 (18.213) (31,5799)
Lãi vay phải trả 52.973 67.766 (14.793) (21,8301)
Phân tích khái quát:
Qua bảng phân tích trên, doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán tổng quát
hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh ở mức ổn
định khi ở cả hai năm liên tiếp, các hệ số này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ
số khả năng thanh toán tức thời ở mức nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm.
Phân tích chi tiết:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp cho ta biết hệ số giữa tổng tài
sản trên tổng số nợ phải trả. Cứ 1 đồng nợ phải trả thì có 1,7251 đồng tài sản. Để có thể
đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trước hết ta phải xem xét đến hệ số khả
năng thanh toán tổng quát. Trong 2 năm, doanh nghiệp đều có hệ số trên đều lớn hơn 1 nên
có thể kết luận rằng doanh nghiệp có khả năng thanh ổn định, có thể đáp ứng được các
khoản nợ tới hạn.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đầu năm 2021 là 1,3024 cho
biết 1 đồng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ nợ phải trả ngắn hạn thì được đảm
bảo bằng 1,3024 đồng tài sản ngắn hạn. Còn cuối năm 2021 là 1,3263 cho biết cứ 1 đồng
nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ nợ phải trả ngắn hạn thì được đảm bảo bằng
1,13263 đồng tổng tài sản ngắn hạn. Ở bảng phân tích trên, cả đầu kì và cuối kì doanh
nghiệp đều đảm bảo hệ số thanh toán ngắn hạn trên 1, điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp
sẵn sàng thanh toán các khoản nợ tới hạn. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp công ty
đã có những chính sách tài chính được áp dụng một cách hợp lí, hàng hóa chế biến thủy
sản không bị tồn kho quá nhiều. Do vậy, dù thị trường có cạnh tranh gay gắt như hiện nay
nhưng công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán ở mức an toàn.
Tiếp theo là đánh giá đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Vào đầu năm
2021, hệ số thanh toán của doanh nghiệp là 1,749, cuối năm 2021 là 1,1986. So với đầu
năm thì hệ số khả năng thanh toán nhanh đã tăng 0,0236 tương ứng với mức tăng là 2,013%.
Ở cả 2 kì hệ số này của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất mua
bán của doanh nghiệp đang khá là tốt, doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh
khoản ở mức cao, ổn định.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu năm 2021 là 0,4205 và cuối năm 2021 là
0,1334. Như vậy hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2021 đã giảm 0.287 lần so
với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm 68,25%. Cả đầu năm và cuối năm, hệ số khả năng
thanh toán tức thời đều nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
không khả quan, đang gặp khó khăn. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền chưa đủ
để trang trải các khoản nợ. Tuy nhiên, trong thực tế, các khoản nợ này chưa đến hạn thanh
toán thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp vẫn được xem là khả quan. Tiền và
tương đương tiền ít nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa thể thu được tiền bán hàng từ
khách hàng, từ đối tác trong bối cảnh dịch khó khăn, các chính sách giãn cách xã hội do
nhà nước ban hành. Bên cạnh đó DN đang sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền này
để đầu tư tạo ra nguồn thu.
Tiếp theo đó là hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Đầu năm 2021
là 0,8511, cuối năm là 0,7449. Như vậy so với đầu năm 2021, hệ số khả năng thanh toán
lãi vay của doanh nghiệp đã giảm 0,1062 tương ứng với mức giảm 12,47%. Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 2, cho biết rằng
doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề tài chính. Tỷ lệ chi trả khoản vay của doanh nghiệp là
thấp.
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền cả đầu và cuối năm 2020 đều dương và đang có xu
hướng giảm trong diễn biến tình hình dịch bệnh căng thẳng. Nguyên nhân là do lưu chuyển
thuần trong năm 2021 giảm mạnh cho thấy quy mô vốn bằng tiền của DN đang giảm sút,
ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ nói riêng cũng như an ninh tài chính DN nói
chung. Nguyên nhân là do công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, thu
tiền bán hàng,...trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Vì thế cần chủ động cân đối dòng tiền
đảm bảo chi trả nợ ngắn hạn khi đến hạn.
Kết luận:
Qua tính toán và phân tích, về cơ bản khả năng thanh toán của DN vẫn được đảm bảo
tuy nhiên cần cải thiện hơn nữa. Biện pháp: Để đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ của
DN trong khi vẫn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả cao thì DN cần phải:

 Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản theo quy
mô nợ và thời gian nợ, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu nhằm thu hồi nguồn vốn
bị chiếm dụng.

 Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng,
đôn thúc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài. Nhanh chóng thu hồi các khoản thu
đồng thời tăng lượng tiền mặt.

 Tăng cường thắt chặt các khoản đi vay nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay.

 Sử dụng các nghiệp vụ thị trường hối đoái nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong các
hoạt động thanh toán của công ty.
10. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Ta có bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty DAT và một số
doanh nghiệp trong cùng ngành
Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty CP Đầu tư du lịch và
phát triển thủy sản
(HOSE: DAT)
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ %


1. Số vòng quay HTK 19.9452 26.4390 (6.4938) -24.56%
SVtk =GV/Stk

GV (Giá vốn hàng bán) 6.20%


2,173,050 2,046,150 126,899
Stk (Trị giá hàng tồn kho
bình 40.78%
108,951 77,391 31,560
quân)=(HTKđk+HTKck)/2
2. Kỳ lc hàng tồn kho
(ngày) 18.0495 13.6163 4.4332 32.56%
Ktk=SN/SVtk

gv=GV/SN 6,036.2506 5,683.7520 352.4987 6.20%

3. Mức độ ảnh hưởng của


Stk đến SVtk (7.659)
Mức độ ảnh hg của Stk
đến Ktk 5.5526
4. Mức độ ảnh hưởng của
GV đến SVtk 1.1647
Mức độ ảnh hg của GV
đến Ktk (1.1194)

(6.4938)
5. Tổng hợp
4.4332
6. Số vốn lưu động tiết
kiệm hay lãng phí 26,760.0244

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty CP Thủy sản MeKong

(HOSE: AAM)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ %


1. Số vòng quay HTK 1.2402 1.0443 0.1959 18.76%
SVtk =GV/Stk
GV (Giá vốn hàng bán) 126,638 120,739 5,899 4.89%
Stk (Trị giá hàng tồn kho bình
102,115 115,622 (13,506) -11.68%
quân)=(HTKđk+HTKck)/2
2. Kỳ lc hàng tồn kho (ngày)
290.2874 344.7408 (54.4534) -15.80%
Ktk=SN/SVtk
gv=GV/SN 351.7735 335.3876 16.3859 4.89%

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của CTCP thực phẩm Sao Ta

(HOSE: FMC)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ %


1. Số vòng quay HTK
6.3543 6.7209 (0.3666) -5.45%
SVtk =GV/Stk
GV (Giá vốn hàng bán) 3,606,823 3,985,521 (378,698) -9.50%
Stk (Trị giá hàng tồn kho bình
567,621 593,003 (25,383) -4.28%
quân)=(HTKđk+HTKck)/2
2. Kỳ lc hàng tồn kho (ngày)
56.6547 53.5642 3.0905 5.77%
Ktk=SN/SVtk
10,018.9530 11,070.8936 (1,051.9407) -9.50%
gv=GV/SN

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của CTCP Camimex Group

(HOSE: CMX)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ %


1. Số vòng quay HTK - 2,438.4859 (2,438.4859) - 100.00%
SVtk =GV/Stk
GV (Giá vốn hàng bán) 126,638 120,739 5,898 4.89%
Stk (Trị giá hàng tồn kho bình
- 49.5141 (49.5141) -100.00%
quân)=(HTKđk+HTKck)/2
2. Kỳ lc hàng tồn kho (ngày)
- 0.1476 (0.1476) -100.00%
Ktk=SN/SVtk
gv=GV/SN 351.7735 335.3876 16.3859 4.89%

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản
Bến Tre (HOSE: ABT)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ %


1. Số vòng quay HTK
1.7714 (0.0962) -5.43%
SVtk =GV/Stk 1.6752
277,692 280,984 (3,292) -1.17%
GV (Giá vốn hàng bán)
Stk (Trị giá hàng tồn kho bình
165,770 158,623 7,146 4.51%
quân)=(HTKđk+HTKck)/2
2. Kỳ lc hàng tồn kho (ngày)
214.9048 203.2304 11.6744 5.74%
Ktk=SN/SVtk
771.3669 780.5116 (9.1446) -1.17%
gv=GV/SN

1. Phân tích khái quát tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty CP Đầu tư
du lịch và phát triển thủy sản
Dựa vào bảng số liệu phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty, ta thấy
được số vòng quay hàng tồn kho năm 2021 là 19,95 vòng, giảm 6,49 vòng tương đương
với mức giảm là 24,56% so với năm 2020. Trong khi đó, kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm
2021 là 18,049 ngày, tăng thêm 4,43 ngày tương đương với tỷ lệ tăng là 32,56% so với
năm 2020, có xu hướng biến động theo hướng lãng phí vốn hàng hóa. Hai nhân tố này thay
đổi đã khiến cho số vốn lưu động của doanh nghiệp lãng phí 26.760,024 triệu đồng. Khi so
sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cụ thể là công ty CP Thủy sản MeKong (HOSE:
AAM), CTCP thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), CTCP Camimex Group (HOSE: CMX)
và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT), ta thấy số vòng quay hàng tồn
kho của DAT là một con số khá cao, tuy nhiên kỳ luân chuyển hàng tồn kho thì thấp hơn,
tuy nhiên tốc độ tăng của hai nhân tố này lại không hẳn được coi là một dấu hiệu tích cực.
2. Phân tích chi tiết
Ta có thể thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chịu tác động bởi hai nhân tố là giá
vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho bình quân.
Trị giá hàng tồn kho bình quân năm 2021 là 108.951 triệu đồng, tăng 31.559 triệu
đồng với tỷ lệ tăng là 40,78% so với năm 2020. Với giả định giá vốn hàng bán không đổi,
Stk có mối quan hệ ngược chiều với số vòng quay hàng tồn kho, khiến số vòng quay hàng
tồn kho giảm đi 7,659 vòng và làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 5,553 ngày.
Ở đây, nguyên nhân chủ quan có thể là do có thể doanh nghiệp đang thực hiện chính sách
chủ động dự báo và dự trữ về nguồn nguyên liệu, đảm bảo duy trì hoạt động , DN tiến hành
tăng lượng hàng hóa dự trữ để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân
khách quan có thể là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến một phần hàng hóa của
doanh nghiệp bị tồn đọng. Sự tăng lên của Stk đồng thời sẽ làm tăng lên những khoản chi
phí đi kèm như chi phí bảo quản, chi phí dự trữ hàng tồn kho...
Năm 2021 so với năm 2020, giá vốn hàng bán tăng 129.899 triệu đồng, tỷ lệ tăng là
6.2%, có mối quan hệ cùng chiều với số vòng quay hàng tồn kho, khiến số vòng quay hàng
tồn kho tăng lên 1.165 vòng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại có mối quan hệ ngược chiều với
kỳ luân chuyển hàng tồn kho, khiến cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm đi 1,119 ngày.
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân tích, ta có thể thấy nguyên nhân khách quan ở đây là do
nền kinh tế đã có nhiều điểm sáng tích cực khi nước ta đã ứng phó, kiềm chế, kiểm soát
được dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn bị ảnh hưởng nên tác động đến cung cầu nguyên vật
liệu trên thị trường, làm chi chi phí nguyên vật liệu đầu vào của DN biến động và tăng lên.
Nguyên nhân chủ quan ở đây có thể là do doanh nghiệp đã lựa chọn nguyên vật liệu đầu
vào có giá thành cao hơn hoặc chi phí ở khâu sản xuất, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
tăng lên.
3. Xem xét mối liên hệ giữa giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho bình quân
Qua bảng phân tích, cả hai nhân tố giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho bình quân
của công ty DAT đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho lớn
hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, khiến cho tốc độ tăng của vòng quay hàng tồn kho
bị giảm đi. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng vào việc đẩy nhanh
tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho, rơi vào con đường lãng phí vốn hàng hóa.
4. Giải pháp.
- Doanh nghiệp cần cân nhắc xem lượng hàng tồn kho như vậy có nằm trong mức dự
trữ của DN hay không, cùng với đó là quản lý sử dụng vốn hiệu quả, tránh làm cho lượng
hàng hóa tồn đọng, không tiêu thụ được, tránh phát sinh thêm chi phí bảo quản dự trữ.
- Vậy nên, doanh nghiệp cần phải cải thiện khả năng quản lý giá vốn, sử dụng tiết
kiệm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời theo dõi, giảm sát và quản lý chặt chẽ
giá vốn, thực hiện các biện pháp tối thiểu hóa chi phí giá vốn nhưng vẫn phải đảm bảo
được chất lượng sản phẩm.
5. Kết luận
Tóm lại, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm xuống, biến
động theo chiều hướng không tích cực, giảm nhiều so với tình hình của doanh nghiệp nói
riêng và của các doanh nghiệp khác cùng ngành nói chung. Doanh nghiệp đang rơi vào tình
trạng lãng phí vốn hàng hóa, điều này xảy ra là do những nguyên nhân chủ yếu như là ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp chưa thể hoàn toàn phục hồi với tốc độ
nhanh chóng, khiến một phần hàng hóa bị tồn đọng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng
lên. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xác định những vấn đề còn yếu kém, tiêu cực để củng
cố lại hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng những biện pháp phù hợp với tình hình kinh
doanh hiện tại để cải thiện những mặt còn chưa tốt.
11. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán
Ta có bảng tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán của công ty DAT và một số
doanh nghiệp trong cùng ngành
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán của công ty CP Đầu tư du
lịch và phát triển thủy sản
(HOSE: DAT)
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ


1. Số vòng thu hồi nợ (hs thu hồi
nợ) 4.5217 4.0627 0.4589 11.30%
SVpt=DTT/Spt
DTT 2,259,972 2,159,885 100,086 4.63%
Spt = (PThNHđk+PThNHck)/2 499,809 531,633 (31,823) -5.99%
2. Kỳ thu hồi nợ
79.6167 88.6103 (8.9936) -10.15%
Kpt = SN/SVpt
dtt=DTT/SN 6,277.6998 5,999.6808 278.0190 4.63%
3. Mức độ ảnh hưởng của Spt
đến SVpt 0.2587

MĐAH của Spt đến Kpt (5.3042)

4. MĐAH của DTT đến SVpt 0.2002

MĐAH của DTT đến Kpt (3.6894)

0.4589
5. Tổng hợp
(8.9936)
6. Số vốn lưu động tiết kiệm hay
lãng phí (56,459.0682)

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của công ty CP Thủy sản MeKong
(HOSE: AAM)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ


1. Số vòng thu hồi nợ (hs thu
hồi nợ) 10.7448 11.9013 -1.1566 -9.72%
SVpt=DTT/Spt
DTT 134,110 216,121 (82,011) -37.95%
Spt = (PThNHđk+PThNHck)/2 12,481 18,159 (5,677) -31.27%
2. Kỳ thu hồi nợ
33.5047 30.2487 3.2560 10.76%
Kpt = SN/SVpt
dtt=DTT/SN 372.5286 600.3387 (227.8101) -37.95%
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của CTCP Camimex Group

(HOSE: CMX)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ


1. Số vòng thu hồi nợ (hs thu
hồi nợ) 1.7745 0.4670 1.3074 279.95%
SVpt=DTT/Spt
DTT 221,302 11,064 210,238 1900.18%
Spt = (PThNHđk+PThNHck)/2 124,713 23,690 101,023 426.44%
2. Kỳ thu hồi nợ
202.8762 770.8188 (567.9425) -73.68%
Kpt = SN/SVpt
dtt=DTT/SN 614.7285 30.7337 583.9948 1900.18%

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của CTCP thực phẩm Sao Ta

(HOSE: FMC)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ


1. Số vòng thu hồi nợ (hs thu
hồi nợ) 12.2913 16.1270 -3.8358 -23.78%
SVpt=DTT/Spt
DTT 4,024,240 4,415,217 (390,976) -8.86%
Spt = (PThNHđk+PThNHck)/2 327,406 273,777 53,629 19.59%
2. Kỳ thu hồi nợ
29.2891 22.3228 6.9663 31.21%
Kpt = SN/SVpt
11,178.4457 12,264.4922 (1,086.0465) -8.86%
dtt=DTT/SN

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản
Bến Tre (HOSE: ABT)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ


1. Số vòng thu hồi nợ (hs thu
hồi nợ) 7.9171 7.6691 0.2480 3.23%
SVpt=DTT/Spt
DTT 342,469 318,110 24,358 7.66%
Spt = (PThNHđk+PThNHck)/2 43,257 41,479 1,777 4.29%
2. Kỳ thu hồi nợ
45.4713 46.9415 (1.4702) -3.13%
Kpt = SN/SVpt
951.3028 883.6391 67.6637 7.66%
dtt=DTT/SN

1. Phân tích khái quát tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của công ty CP Đầu
tư du lịch và phát triển thủy sản
Căn cứ vào bảng số liệu, SVpt của năm 2021 là 4.5217 vòng, tăng 0.4589 vòng, tương
ứng với tỷ lệ tăng 11.3% so với năm 2020, từ đây, ta có thể thấy rằng tốc độ luân chuyển
của các khoản phải thu đang có sự tăng lên. Kỳ thu hồi nợ năm 2021 là 79.6167 ngày, giảm
8,9936 ngày với tỷ lệ giảm là 10.15% so với năm 2021, tức là nó biến động theo hướng tiết
kiệm vốn trong thanh toán. Điều này khiến cho vốn lưu động của doanh nghiệp tiết kiệm
được 56.459,0682 triệu đồng. Khi so sánh với các doanh nghiệp đang hoạt động cùng
ngành, cụ thể là công ty CP Thủy sản MeKong (HOSE: AAM), CTCP thực phẩm Sao Ta
(HOSE: FMC), CTCP Camimex Group (HOSE: CMX) và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy
sản Bến Tre (HOSE: ABT), ta thấy số vòng thu hồi nợ so với các doanh nghiệp trên thì
nhỏ hơn, còn kỳ thu hồi nợ đã giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao so với các doanh nghiệp
này. Tuy nhiên, ta có thể coi đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động sử dụng và quản lý vốn
trong thanh toán của DN, làm gia tăng việc luân chuyển vốn trong khâu thanh toán.
2. Phân tích chi tiết
Tốc độ luân chuyển vốn thanh toán chịu sự tác động bởi hai nhân tố, đó là doanh thu
thuần và các khoản phải thu bình quân.
Nhân tố doanh thu thuần có tác động cùng chiều với số vòng thu hồi nợ, tại năm 2021,
doanh thu thuần đạt được 2259971 triệu đồng, tăng 100086 triệu đồng tương đương với
mức tăng 4.63% so với năm 2020. Với giả định nhân tố khác không thay đổi, doanh thu
thuần khiến cho số vòng thu hồi nợ tăng 0,2002 vòng và khiến cho kỳ thu hồi nợ giảm đi
3.6894 ngày. Nguyên nhân khách quan ở đây có thể là do nền kinh tế sau năm 2021 đang
có dấu hiệu đi lên, hoạt động sản xuất, thương mại dần mở rộng trở lại, làm cho doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên. Nguyên nhân chủ quân có thể là
do hiệu quả của chiến lược marketing mà doanh nghiệp đang sử dụng là hợp lý, phù hợp
với thị trường, tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng.
Nhân tố các khoản phải thu bình quân có tác động ngược chiều với số vòng thu hồi
nợ, tại năm 2021, con số này đạt 499809 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.99% so
với năm 2020. Với giả định doanh thu thuần không thay đổi, các khoản phải trả bình quân
đã làm cho số vòng thu hồi nợ tăng 0.2587 vòng và khiến cho kỳ thu hồi nợ giảm đi 5.3042
ngày. Nguyên nhân khách quan ở đây có thể là do môi trường kinh doanh đang có xu hướng
thuận lợi hơn sau những khó khăn mà đại dịch COVID-19 đem lại, doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, các bên đối tác gặp ít khó khăn về vốn hơn nên các khoản
phải thu giảm xuống. Nguyên nhân chủ quan có thể là do trình độ quản lý và sử dụng vốn
của doanh nghiệp là phù hợp. Khi doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh,
thu hút thêm khách hàng, gia tăng sản lượng tiêu thụ thì khi đó các khoản phải thu giảm.
3. Mối quan hệ giữa các khoản phải thu và doanh thu thuần
Qua bảng phân tích, ta thấy doanh thu thuần của năm 2021 tăng với tỷ lệ 4.63%, còn
Spt giảm 5.99% so với năm 2020, làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn thanh toán, cho thấy
hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp lúc này là hợp lý, gia tăng hiệu quả hoạt động
của bản thân doanh nghiệp, cho thấy sự hiệu quả trong việc phối hợp chính sách tín dụng
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Giải pháp
- Quan tâm, chú ý đặc biệt tới việc kiểm tra, theo dõi các khoản phải thu, tránh để
tình trạng mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn quá lớn.
- Xem xét, điều chỉnh chính sách kinh doanh hiện tại và tiếp tục xây dựng chính sách
kinh doanh mới nhằm không ngừng nâng cao kết quả hoạt động và cải thiện những mặt
còn thiếu sót.
5. Kết luận
Tóm lại, tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của doanh nghiệp đã có sự tăng lên, và
tỷ lệ tăng là 11,3% là mức cao hơn so với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
lĩnh vực. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động sử dụng và quản lý vốn trong thanh toán của
doanh nghiệp, làm gia tăng việc luân chuyển vốn trong khâu thanh toán, biến động theo
chiều hướng khả quan. Nguyên nhân nói chung là do tình hình của doanh nghiệp dù chưa
phục hồi hoàn toàn nhưng đang dần khá lên sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-
19, cùng với đó là những chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Do vậy, doanh
nghiệp vẫn cần phải xác định những điểm còn yếu kém, tiêu cực trên cơ sở củng cố lại hoạt
động kinh doanh, còn thiếu hiệu quả cụ thể ở những mặt nào, cùng với đó là sử dụng những
biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại.
12. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)


1. Hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh (lần)
(HSkđ=LCT/Skđ) 1,3977 1,3635 0,0342 2,51
Luân chuyển thuần (triệu đồng)
(LCT=DT thuần +DTTC+TNk) 2.282.053 2.191.483 90.570 4,13
Vốn kinh doanh bình quân (triệu
đồng)
(Skd=(tổng TS ck+tổng TSđk)/2) 1.632.706,5 1.607.258,5 25.448 1,58
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (lần)
(Hđ=Slđ/Skđ) 0,6883 0,6835 0,0048 0,7
Vốn lưu động bình quân (triệu
đồng)
(Slđ=(TSNHck+TSNHđk)/2) 1.123.828 1.098.580,5 25.247,5 2,3
3. Số vòng quay vốn lưu động
(vòng)
(SVlđ=LCT/Slđ) 2,0306 1,9948 0,0358 1,79
4, Mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố
a. MĐAH của Hđ đến HSkđ
Hskđ ( Hđ )  ( Hđ1  Hđ 0) SVlđ 0 0,0096
b. MĐAH của SVlđ đến Hskđ
Hskđ ( SVlđ )  (SVlđ1  SVlđV0) Hđ1 0,0246
5. Tổng hợp
Hskđ ( Hđ )  HSkđ ( SVlđ ) 0,0342

Phân tích khái quát:


Dựa vào bảng tính trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
đã tăng từ 1,3635 lần (năm 2020) lên 1,3977 lần (năm 2021). Chỉ tiêu này cho biết, bình
quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 1,3635 đồng
luân chuyển thuần trong năm 2020 và 1,3977 đồng luân chuyển thuần trong năm 2021.
Ngoài ra, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 của công ty DAT so với năm 2020
đã tăng lên 0,0342 lần, với tốc độ tăng 2,51% phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng các
loại tải sản của doanh nghiệp tăng và có thể tốt hơn so với trung bình ngành, điều này có
thể tác động tích cực khả năng sinh lời của DN. Nguyên nhân chính dẫn đến HSkđ tăng là
do tốc độ tăng của LCT (4,13%) lớn hơn so với tốc độ tăng của Skđ (1,58%), điều này ảnh
hưởng tích cực đến hiệu suất sd vốn kd. Để có được những phân tích chính xác hơn, ta cần
đào sâu phân tích các chỉ tiêu sau:
Phân tích chi tiết
Theo công thức: HSkđ=Hđ*SVlđ, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp DAT trong năm 2021 có sự thay đổi rõ rệt như vậy là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) và Số vòng quay VLĐ (SVlđ)
(1) Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): Nhân tố này có tác động cùng chiều với
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ
số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0048 lần với tốc độ 0,7% làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh tăng 0,0096 lần. Nguyên nhân Hđ có sự thay đổi như vậy là do cơ cấu đầu tư vốn
đầu tư vốn của DN đang có sự thay đổi. Tốc độ tăng VLĐ (2,3%) cao hơn tốc độ tăng VKD
(1,58%), điều naỳ chứng tỏ năm 2021, tỷ trọng đầu tư vào VLĐ tăng lên, tỷ trọng VCĐ
giảm đi, công ty tích cực đầu tư tài chính ngắn hạn, ghi nhận được các khoản tiền gửi có
kì hạn (ngắn hạn) từ ngân hàng, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng tăng
lên, trong khi đó, giá trị còn lại của TSCĐ lại giảm xuống, công ty giảm thiểu việc đầu tư
vào TSCĐ. Việc thay đổi cơ cấu đầu tư vốn như vậy có thể coi là hợp lí vì Số vòng luân
chuyển VLĐ tăng do LCT của doanh nghiệp vẫn tăng lên đều với tốc độ tăng lớn hơn VLĐ
bình quân. Tuy nhiên, DN cũng nên xem xét lại chính sách đầu tư để có thể thay đổi hệ số
đầu tư ngắn hạn 1 cách hợp lí.
(2) Nhân tố vòng quay vốn lưu động (SVlđ): nhân tố này có tác động cùng chiều
với HSkđ. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng quay vốn lưu động
tăng 0,0358 lần với tốc độ tăng 1,79% làm cho hiệu suất sd vốn kinh doanh tăng 0,0246
lần. Nguyên nhân khiến SVlđ tăng là do tốc độ tăng của LCT (4,13%) lớn hơn tốc độ tăng
của Slđ (2,3%). Luân chuyển thuần của công ty DAT tăng mạnh như vậy là do sự gia tăng
của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, dưới chính sách hỗ trợ các dự án
nuôi trồng thủy sản của nhà nước, DAT có được nguồn nguyên liệu sản xuất phong phú,
thị trường khách hàng ổn định khiến doanh thu bán hàng tăng lên. Việc cả LCT và Slđ tăng
lên đã cho thấy công ty tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động vô cùng hợp lí và hiệu
quả. SVlđ tăng lên đã chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ đc cải thiện giúp DN rút ngắn chu
kì vòng quay, tăng khả năng thu hồi vốn, đẩy mạnh kinh doanh.
Kết luận:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty DAT rất tốt, có sự tăng mạnh từ năm
2020 đến năm 2021 do sự tăng lên đồng thời của cả 2 nhân tố là hệ số đầu tư ngắn hạn và
số vòng quay vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi là do công ty thay
đổi cơ cấu đầu tư vốn, tập trung đầu tư vào các TSNH, gia tăng nguồn vốn lưu động, tận
dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước với ngành thủy sản, ổn định thị trường bán hàng khiến
doanh thu thuần tăng lên, phải thu khách hàng tăng mạnh. Tuy nhiên, việc DN đầu tư nhiều
VLĐ cũng cần xem xét lại để đưa cơ cấu vốn đến 1 mức độ phù hợp.
* Giải pháp
- Đầu tư sửa chữa và đổi mới thiết bị máy móc, tài sản hữu hình
- Mở rộng các chương trình khuyến mãi để kích cầu.
- Tổ chức rà soát, phát triển hệ thống các kênh phân phối để mở rộng thị phần, tiếp
cận càng nhiều khách hàng nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng
13. Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ
Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)


1. Số vòng quay VLĐ (vòng)
(SVlđ=LCT/Slđ) 2,0306 1,9948 0,0358 1,79
Luân chuyển thuần (triệu đồng)
(LCT=DT thuần +DTTC+TNk) 2.282.053 2.191.483 90.570 4,13
VLĐ bình quân( triệu đồng) 1.123.828 1.098.580,5 25.247,5 2,3
(Slđ=(TSNHck+TSNHđk)/2)
2. Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày)
Klđ=SN/SVlđ 177,2875 180,4692 -3,1817 -1,76
Luân chuyển thuần bq 1 ngày (trđ)
lct=LCT/SN 6.339,0361 6.087,4528 251,5833 4,13
3. Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến
SVlđ
SVlđ (Slđ )  ( LCT 0 / Sldd1  SVlđ 0 -0,0448
Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến Klđ
Klđ ( Slđ )  Sld1 / lct 0  Klđ 0 4,1446
4. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến
SVlđ
SVlđ ( LCT )  SVld1  LCT 0 / Slđ1 0,0806
Mức độ ảnh hưởng của LCT đến Klđ
Klđ ( LCT )  Kld1  Sld1 / lct 0 -7,3263
5.Tổng hợp
 SVlđ=  SVlđ(Slđ)+  SVlđ(LCT) 0,0358
 Klđ=  Klđ(Slđ)+  Klđ(LCT) -3,1817
6. Số VLĐ tiết kiệm hay lãng phí
(triệu đồng)
ST(+,-)=lct1* Klđ -20.168,911

Phân tích khái quát: Dựa vào bảng tính trên, ta thấy số vòng quay vốn lưu động
năm 2021 đạt 2,0306 vòng phản ánh bình quân trong 1 chu kì SXKD của DN, VLĐ của
DN sẽ luân chuyển được 2,0306 vòng, tăng 0,0358 vòng (tương ứng tăng 1,79%) so với
năm 2020 (1,9948 vòng), trong khi đó kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2021 là 177,2875
ngày, phản ánh bình quân trong 1 chu kì SXKD của DN 1 vòng quay VLĐ mất 177,2875
ngày, giảm 3,1817 ngày (tương ứng giảm 1,76%) so với năm 2020 (180,4692 ngày). Tốc
độ luân chuyển vốn lưu động của DN trong năm 2021 tăng so với năm 2020 nguyên nhân
là do tốc độ tăng của luân chuyển thuần (tăng 4,13%) lớn hơn tốc độ tăng của số dư VLĐ
bình quân (tăng 2,3%), giúp DN tiết kiệm được 20.168,911 (triệu đồng).
Phân tích chi tiết: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty DAT thay đổi như
vậy là do chịu ảnh hưởng bới 2 nhân tố: Số dư bình quân VLĐ (Slđ) và tổng luân chuyển
thuần (LCT), cụ thể:
(1) Nhân tố số dư bình quân về VLĐ (Slđ): Nhân tố này có tác động ngược chiều
với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi, khi vốn lưu động bình quân tăng 25.247,5 tỷ đồng (tương ứng tăng 2,3%) đã làm cho
số vòng quay vốn lưu động giảm 0,0448vòng. Đồng thời làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu
động tăng 4,1446 ngày. Số dư vốn lưu động bình quân tăng lên như vậy có thể là do chính
sách đầu tư của DN, DN tăng cường đầu tư trong ngắn hạn vì tài sản ngắn hạn có tính thanh
khoản cao, việc gia tăng số dư VLĐ bình quân giúp DN tăng tính thanh khoản và tăng khả
năng thanh toán, đồng thời doanh nghiệp cũng có chiến lược gia tăng các khoản phải thu
ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên do số dư vốn lưu động bình quân có tác
động ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên DN cần cân nhắc mức độ đầu
tư một cách hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và cung cầu thị trường.
(2) Nhân tố tổng luân chuyển thuần (LCT): Nhân tố này có tác động cùng chiều
với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi, trong năm 2021, tổng luân chuyển thuần tăng 90.570 triệu đồng (tương ứng tăng
4,13%) đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 0,0806 vòng; đồng thời đã làm cho kỳ
luân chuyển vốn lưu động giảm đi 7,3263 ngày. Tổng luân chuyển thuần của DN trong
năm 2021 có sự thay đổi như vậy có thể do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan. Về nguyên nhân khách quan: luân chuyển thuần tăng là do nhu cầu thị trường đối
với sản phẩm của DN tăng, làm doanh thu tiêu thụ tăng. Về nguyên nhân chủ quan: do sản
phẩm của DN có thể đã có sự đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm, thị trường mua
bán ổn định, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời do chính sách bán hàng
của DN đã phát huy được hiệu quả do đó kích cầu người mua, làm tăng doanh thu tiêu thụ
sản phẩm.
=> Như vậy, trong năm 2021 số vòng luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp tăng so
với năm 2020 do luân chuyển thuần (tăng 4,13%) lớn hơn tốc độ tăng của số dư bình quân
về VLĐ (tăng 2,3%). Qua đó có thể thấy môi trường kinh doanh biến đổi theo hướng có
lợi cho doanh nghiệp và công tác tổ chức quản lí, sử dụng vốn của DN có hiệu quả hơn.Đặc
biệt, nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng của LCT là do sự gia tăng doanh thu thuần từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ, điều này đã thể hiện rõ sự hiệu quả trong chiến lược kinh
doanh của công ty.
Kết luận: Như vậy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của DN trong năm 2021 tăng so
với năm 2020 đã giúp cho DN tiết kiệm được 20.168,911 (triệu đồng) nguyên nhân là do
tốc độ tăng của luân chuyển thuần lớn hơn tốc độ tăng của số dư VLĐ bình quân. Như vậy,
DN cần tổ chức công tác quản lí, sử dụng VLĐ có hiệu quả hơn.
Giải pháp:
- Nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, áp dụng chiến dịch marketing phù hợp để
tăng doanh thu, từ đó tăng được luân chuyền thuần.
- Nâng cấp máy móc thiết bị để phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp để đẩy
nhanh tốc độ luân chuyền vốn….
- Có chiến lược quản lí hàng tồn kho hợp lí, tránh tồn đọng quá nhiều
- Phân chia các các khoản phải thu khách hàng theo từng nhóm và có đối sách thích
hợp từng nhóm để tránh nợ xấu, nợ khó đòi.
14. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Năm Chênh Tỷ lệ


2021 2020 lệch (%)
1. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu 0,0521 0,0420 0,0101 24,05
(ROE=LNst/Svc) (lần)
Lợi nhuận sau thuế (LNst) 34660 51921 -17261 -33,24
Vốn chủ sở hữu bình quân (Svc) 664916,5 1235622 - -46,19
= (VCSHck + VCSHđk)/2 570705,5
2. Hệ số tự tài trợ (Ht= Svc/Skd) 0,4072 0,7688 -0,3615 -47,03
(lần)
Số dư bình quân về vốn kinh doanh 1632706, 1607258,5 25448 1,58
(Skd) = (TSck + TSđk) /2 5
3. Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ 0,6883 0,6835 0,0048 0,70
=Slđ/Skđ) (lần)
Số vòng luân chuyển VLĐ (Slđ) 1123828 1098580,5 25247,5 2,30
= (TSNHđk + TSNHck)/2
4. Số vòng luân chuyển vốn lưu động 2,0306 1,9948 0,0359 1,80
(SVlđ =LCT/Slđ) (vòng)
Luân chuyển thuần (LCT) 2282053 2191400 1616655 73,77
= DTT + DTTC +TNK
5.Hệ số sinh lời hoạt động 0,0152 0,0237 -0,0085 -35,90
(ROS=LNst/LCT ) (lần)
Ảnh hưởng của nhân tố Ht ROE(Ht)=(1/Ht1-1/Ht0) x Hđ0 x 0,0373
SVlđ0 x (1-Hcp0)
Ảnh hưởng của nhân tố Hđ ROE(Hđ)= 1/Ht1 x (Hđ1- Hđ0) x 0,0006
SVlđ0 x (1-Hcp0)
Ảnh hưởng của nhân tố SVlđ ROE(SVlđ)= 1/Ht1 x Hđ1 x(SVlđ1- 0,0014
SVlđ0) x (1-Hcp0)
Ảnh hưởng của nhân tố ROS ΔROE (ROS)= -1/Ht1 x Hđ1 x SVlđ1 -0,0292
x (ROS1-ROS0)
Tổng hợp ROE= ROE(Ht) + ROE(Hđ) 0,0101
+ ROE(SVlđ) + ROE(ROS)

Chỉ tiêu CTCP Bibica


năm 2021
ROE 0,0663
Ht 0,5867
Hđ 0,4324
SVlđ 0,8474
ROS 0,1061

Phân tích khái quát:


Qua bảng phân tích trên, ta thấy ROE năm 2021 và năm 2020 đều dương chứng tỏ
vốn chủ của công ty luôn sinh lời. Năm 2021, ROE là 0,0521 lần nghĩa là bình quân sử
dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,0521
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, ROE là 0,0420 lần nghĩa là bình quân sử dụng 1 đồng
vốn chsở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh DN thu được 0,0420 đồng lợi
nhuận sau thuế.
Trong cả 2 năm, ROE đều nhỏ hơn so với ROE của công ty cổ phần Bibica (0,0663).
So với mặt bằng chung của công ty Bibica trong cùng ngành với công ty Trisedco thì hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty Trisedco đang kém hiệu quả hơn
Có thể thấy, ROE năm 2021 có xu hướng tăng so với năm 2020, cụ thể tăng 0,0101
lần với tỷ lệ tăng 24,05. Chứng tỏ trong kì, hiệu quả sử dụng vốn chủ của công ty tăng lên
có thể công tác quản lý vốn chủ tốt hơn giúp công ty có thể thu hút vốn đầu tư . Nguyên
nhân là do tốc độ giảm của LNST là 33,24% thấp hơn so với tốc độ giảm của VCSH
46,19%
Phân tích chi tiết
Hệ số sinh lời VCSH chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư ngắn
hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động
(1) Nhân tố hệ số tự tài trợ (Ht)
Nhân tốc này có tác động ngược chiều với hệ số sinh lời VCSH. Cụ thể, trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số tự tài trợ năm 2021 là 0,4072 lần, năm 2020 là
0,7688 lần giảm 0,3615 lần với tỷ lệ giảm là 47,03% làm cho tốc độ giảm của Svc (46,19%)
thấp hơn tốc độ tăng của Skd (1,58%). Có thể do mặt bằng lãi suất vay giảm so với kì trước.
Doanh nghiệp vẫn tăng huy động VCSH nhưng doanh nghiệp có xu hướng tăng huy động
nợ nhiều. Doanh nghiệp có thể đang có chiến lược thay đổi chính sách huy động vốn nhằm
mục đích tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính, từ đó khuyếch đại được ROE. Hệ số tự tài
trợ giảm làm cho ROE tăng, doanh nghiệp tăng sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng vẫn giữ
được mức độ tự chủ nhất định. Ht ở năm 2021 nhỏ hơn so với Ht của công ty cổ phần Bibica
doanh ngiệp cùng ngành 0,5867. Doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng một chính sach huy
động vốn phù hợp với iến động thị trường tài chính, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và
rủi ro tài chính. Tuy nhiên, chính sách tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính đang làm gia
tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp đồng thời gia tăng đột biến chi phí lãi vay.
Doanh nghiệp cần bố trí tài sản và dòng tiền một cách hợp lý để giảm thiểu những rủi ro
phát sinh trong thanh toán nợ. Doanh nghiệp cần cố gắng tìm kiếm những nguồn vốn có
chi phí sử dụng vốn thấp hơn để năng cao hiệu quả
(2) Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
Nhân tố Hđ có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH . Cụ thể, trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn hạn cuối năm là 0,6883 lần, đầu năm là
0,6835 lần, tăng 0,0048 lần với tỷ lệ tăng 0,70% làm cho hệ số sinh lời VCSH tăng 0,0048
lần. Nguyên nhân Hđ có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của Slđ (2,30%) lớn hơn tốc
độ tăng của Skd (1,58%). Tài sản ngắn hạn tăng có thể do trong năm 2021, DN đã tăng
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm khai thác, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để
đầu tư thu về lợi nhuận. Vì tình hình kinh tế khó khăn nói chung nên DN phải thu hẹp các
dự án đầu tư dài hạn, tập trung vào các chính sách đầu tư ngắn hạn. Về chủ quan, DN vẫn
phải duy trì chính sách nới lỏng tín dụng đối với khách hàng lâu năm nhằm giữ chân khách
hàng, vì vậy các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, HTK cũng
chiếm tỷ trọng lớn là do DN chủ động dự trữ NVL để tránh sự biến động về giá cả. Như
vậy, việc điều chỉnh đó có thể được coi là hợp lý trong tình hình kinh tế khó khăn, nhằm
giảm thiểu rủi ro gắn với đòn bẩy kinh doanh. Tuy nhiên vẫn cần phải xem xét quản trị
chặt chẽ các khoản phải thu để tránh tình trạng không thu hồi được nợ, nợ xấu, đồng thời
quản trị tốt HTK để tránh ứ đọng, lãng phí vốn.
Hệ số đầu tư ngắn hạn tăng làm ROE tăng 0,0006 lần nhưng SVlđ tăng làm ROE tăng
0,0014 lần. là 1,95%. Nguyên nhân có thể là DN thay đổi cơ cấu đầu tư vốn. Cụ thể, doanh
nghiệp phân bổ VKD theo hướng tăng tỷ trọng Vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định.
Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính thanh khoản, tăng khả năng thanh toán. Tuy nhiên,
việc giảm tỷ trọng vốn cố định sẽ khiến giảm tốc độ an toàn ổn định cho doanh nghiệp.So
với Hđ của công ty Bibica doanh nghiệp cùng ngành thì Hđ của Trisedco đang cao hơn nên
công ty Trisedco đang thực hiện hiệu quả tài sản ngắn hạn
(3) Nhân tố vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ)
Nhân tố này có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH. Cụ thể, trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, số vòng quay VLĐ cuối năm là 2,0306 lần, đầu năm là 1,9948
lần tăng 0,0359 lần (1,8%) làm cho hệ số sinh lời VCSH tăng 0,0359 lần. Nguyên nhân
SVlđ có sự biến động là do tốc độ tăng của LCT (73,77%) cao hơn so với tốc độ tăng của
Slđ (2,3%). Có thể là do môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách Nhà nước khuyến
khích tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ
có hợp lý và hiệu quả, hoặc có thể doanh nghiệp đã áp dụng các chiến lược Marketing và
chính sách tín dụng thương mại hiệu quả giúp tăng doanh thu bán hàng
Tốc độ luân chuyển VLĐ được cải thiện giúp doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ vòng
quay, SVlđ của công ty lớn hơn công ty cổ phần Bibico doanh ngiệp cùng ngành (0,08474
lần). .Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty phát triển hơn so với mặt bằng
chung của ngành, dòng tiền ổn định công ty đang làm tốt các hoạt động xử lý hàng tồn kho,
xử lý công nợ và bán hàng, Doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường vòng
quay vốn để đẩy mạnh kinh doanh. Số vòng luân chuyển VLĐ tăng giúp gia tăng hệ số
sinh lời VCSH cho thấy công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ trong bối cảnh của công
ty được xem là hợp lý
Giải pháp: Cần đẩy mạnh LCT và sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm
gia tăng ROE. Nhóm giải pháp tăng LCT: DN cần chú trọng công tác tiêu thụ sản phẩm,
áp dụng các chiến lược marketing để đẩy mạnh tiêu thụ, tăng DT; chính sách đầu tư phù
hợp cho việc đầu tư và phân bổ vốn 1 cách hợp lý làm tăng doanh thu tài chính. Nhóm giải
pháp để sử dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu quả: với VLĐ chinhs trong DN: phải thu, HTK thì
chiến lược quản trị HTK phải tốt, phương pháp dự báo nhu cầu hàng tồn kho phải chuẩn
để duy trì hàng tồn kho trong kì giúp tiết kiệm VLĐ"
(4) Nhân tố hệ số sinh lời hoạt động ROS
Nhân tố này có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH. Cụ thể, trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt động cuối năm là 0,0152 lần, đầu năm là
0,0237 lần giảm 0,0085 lần (35,9%) làm cho hệ số sinh lời VCSH giảm 0,0085 lần. Nguyên
nhân ROS có sự thay đổi như vậy là do tốc độ giảm của LNst (33,24%) thấp hơn tốc độ
tăng của LCT (73,77%). Điều nay cho thấy hoạt dộng quản trị chi phí (chi phí đầu vào,
quản lý doah nghiệp, bán hàng) của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả. Do nền kinh
tế nhiều khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh
đó, thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh, thị trường nội địa canh
tranh, sức mua của người tiêu dùng kém làm cho doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm. Hệ
số sinh lời hoạt động làm cho hệ số sinh lời VCSH giảm, có thể thấy công tác quản trị
doanh thu chi phí tại thời điểm này là chưa hợp lý. Doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh
công tác quản trị doanh thu chi phí sao cho phù hợp với đặc thù ngành nghề sản xuất của
doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp có thể tập trung nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động, đưa ra các biện pháp hợp lý
tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp
*Kết luận
Nhìn chung, hệ số sinh lời VCSH năm 2021 tăng so với năm 2020, nguyên nhân là
do tốc độ giảm của LNst là 33,24% thấp hơn so với tốc độ giảm của VCSH 46,19%. Các
nhân tố hệ số tự tài trợ, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động có
biến động tích cực đến ROE, trong khi hệ số đầu tư ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Trong
đó nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự gia tăng ROE là nhân tố ROS
Chính vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách đầu tư để có thể thay đổi hệ
số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chính sách huy động vốn,
công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn, và công tác quản trị doanh thu chi phí một cách
hiệu quả. Doanh nghiệp cần xem xét chính sách tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính làm
gia tăng rủi ro tài chính và chi phí lãi vay"
Biện pháp:
- Chủ động xây dựng cơ cấu nguồn vốn, xác định chính sách huy động vốn để tài trợ
hợp lý trong đó vẫn chú trọng bảo toàn và gia tăng vốn chủ vì đó là nguồn vốn dài hạn
mang lại nguồn tài trợ ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó với mức gia tăng khá lớn của tài sản,
công ty cần sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả thì sự gia tăng ROE mới bền vững.
- Giám sát hệ số chi phí, đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống dự toán chi phí, đặc biệt là hoạt động đi vay và khả năng sinh lời
có thể thực hiện nhằm tăng hệ số sinh lời ròng hoạt động.
- Xem xét lại các danh mục đầu tư để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh và
ngành nghề kinh doanh của công ty.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
Trong năm 2021, qua những phân tích từ số liệu trên báo cáo, ta thấy: Giá trị quy mô
tài sản của công ty giảm, chính sách hoạt động có sự thay đổi tăng quy mô về vốn chủ sở
hữu, khả năng tự chủ về tài chính, khả năng tự tài trợ giảm xuống. Lợi nhuận sau thuế giảm
cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Cấu trúc của công ty không ổn
định, tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn, rủi ro. Mức sinh lời của công ty có xu hướng giảm xuống,
nguyên nhân chủ yếu là các chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT), lợi nhuận sau
thuế giảm xuống, trong khi tài sản bình quân tăng lên, tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu thấp
hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế. Quy mô nguồn vốn giảm, cơ cấu nguồn vốn thể
hiện mức độ tự chủ tài chính thấp, mức đô nợ cao có thể tiềm ẩn nhiều sự rủi ro, tuy nhiên
mức độ tự chủ tài chính đã có dấu hiệu cải thiện. Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn hơn thể hiện áp lực trả nợ cao và áp lực trả nợ tăng. Quy mô vốn của công ty đã
bị thu hẹp. Bên cạnh đó, tỷ trọng các khoản phải thu luôn lớn và có xu hướng tăng cho thấy
công ty đang sử dụng các chính sách tín dụng thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.
Tình hình tài trợ của công ty đã có dấu hiệu cải thiện theo chiều hướng tốt vì công ty luôn
có đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này dẫn đến nguyên tắc cân
bằng tài chính được đảm bảo. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, kết quả hoạt
động kinh doanh được cải thiện hơn so với năm 2020, tuy nhiên việc sử dụng chi phí của
công ty chưa thật sự phát huy hiệu quả cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng so với
năm 2020. Vốn lưu động bình quân năm 2021 giảm nhưng luân chuyển thuần tăng đã làm
cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm được đánh giá là không hợp lý. Quy mô các
khoản phải thu tăng. Cuối năm so với đầu năm, mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài
sản tăng, mức độ vốn đi chiếm dụng trong tổng tài sản tăng, hàng tồn kho bình quân năm
2020 tăng, giá vốn hàng bán tăng đến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng. Các khoản
phải thu ngắn hạn bình quân tăng, đồng thời doanh thu thuần bán hàng tăng, làm tăng tốc
độ luân chuyển các khoản phải thu, từ đó giúp công ty tiết kiệm được vốn trong thanh toán.
Khả năng sinh lời kinh tế của VKD giảm là do công ty thay đổi chính sách huy động vốn,
hiệu quả quản lý hoạt động giảm. Khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm, nguyên nhân
do công ty đã có chính sách quản lí vốn và chi phí không hiệu quả. ROE năm 2020 tăng
nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thay đổi vốn lưu động, việc hiệu quả quản trị chi phí
tăng lên. Các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng tăng.
2. Hạn chế
+ Vốn của công ty đang bị chiếm dụng lớn chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn,
tuy nhiên, vốn của công ty đang đi chiếm dụng cũng tăng chủ yếu là các khoản phải trả
ngắn hạn.Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, tốc độ luân chuyển các khoản phải trả
tăng. Chất lượng nợ phải thu của doanh nghiệp đang có chiều hướng diễn xấu cho thấy
công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng chiếm
dụng vốn của doanh nghiệp tăng so với năm trước ( do các khoản phải trả tăng ) giúp công
ty giảm được huy động vốn vay
+ VCSH của doanh nghiệp tăng làm tăng mức độ tự chủ về tài chính, khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ cũng như duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng quay vốn lưu động ít thì chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển không tốt và khả
năng thu hồi vốn chậm, việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty chưa hiệu quả, lãng phí
+ Hệ số chi phí tăng so với 2020, Việc cắt giảm lao động có thể giải quyết những khó
khăn tạm thời của doanh nghiệp nhưng về lâu dài nó ảnh hưởng đến uy tín của công ty
trước những nhân viên của mình
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm: TSCĐ hữu hình được sử dụng vào sản xuất
làm cho giá trị hao mòn của tài sản ngày càng tăng.Hơn thế nữa TSCĐ bị hao mòn lớn,
ảnh hưởng đến khả năng sản suất trong năm 2021, chính sách tài chính của công ty lại tập
trung khá lớn cho tài sản ngắn hạn đã nảy sinh nhiều vấn đề chưa thực sự hợp lý, ảnh hưởng
đến khả năng sản xuất trong tương lai.
3. Giải pháp
Từ phân tích, đánh giá trên đã cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài
chính, hoạt động của công ty Trisedco trong năm 2021.Trước những đánh giá về tình hình
quản lí, điều hành hoạt động của công ty ta đưa ra một số đề xuất sau:
+ Xác định chính sách huy động vốn phù hợp với mục tiêu hoạt động, cân bằng cấu
trúc vốn, nâng cao năng lực tự chủ. Vì mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mỗi năm mỗi
khác nhau nên việc xây dựng một cấu trúc vốn linh động phù hợp sẽ tạo nên nền móng tài
chính vững chắc.
+ Sử dung hợp lý chính sách tín dụng đối với khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định
rõ mục tiêu khi bán chịu cho khách hàng là để tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho hay
để nâng cao uy tín về năng lực tài chính, bên cạnh đó tính toán chính xác hiệu quả từ chính
sách bán chịu, xây dựng các điều kiện về bán chịu để thu được kết quả tốt nhất.
+ Quản lý các khoản chi phí một cách hiệu quả. Thiết lập các chính sách sử dụng chi
phí phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp
+ Đầu tư đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp cần thường xuyên bảo dưỡng nâng cao
hiệu quả sử dụng của tài sản cố định đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, đẩy mạnh
phong trào cải tiết kĩ thuật, nâng cao tính sáng tạo trong việc đề xuất các phương án hoạt
động mới, tạo lập mối quan hệ với các đối tác kỹ thuật để tiếp thu những công nghệ hiện
đại nhất
+ Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chặt chẽ. Khuyến cáo công ty cần tăng
cường công tác quản trị nợ phải thu, đánh giá khách hàng khi cung cấp hàng hóa,dịch vụ
để giảm nợ phải thu khó đòi. Trong khi, nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thể
hiện áp lực trả nợ cao.
Việc quản lí nợ phải thu phải cân đối với việc quản lí nợ phải trả để có thể cân đối
được kì hạn thanh toán cho nhà cung cấp cũng như tổ chức tín dụng.Quản lí hoạt động là
công ty phải luôn giám sát tình hình sản xuẩt, tiêu thụ, các khoản phải thu, các khoản
nợ,...vì vậy cần lập một tổ chuyên giám sát tình hình này để nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.
+ Nâng cao chất lượng dòng tiền. Công ty cần có những giải pháp để dòng tiền ổn ổn
định hơn.Tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực hỗ trợ, cải tiến mô hình tổ chức, nâng cao hiệu
quả làm việc, có như vậy mới tạo ra hiệu quả hoạt động cao, gián tiếp góp phần nâng cao
năng lực tài chính của doanh nghiệp

You might also like