Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

I – NHÓM CÂU HỎI 1:

Trình bày nội dung kiến thức kế toán các nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong ngân hàng
thương mại:

- Nội dung và biểu hiện của các nguyên tắc kế toán được áp dụng trong kế toán
ngân hàng thương mại.
- Nội dung cụ thể các đối tượng kế toán ngân hàng thương mại.
- Chứng từ kế toán? Các loại chứng từ kế toán được sử dụng trong kế toán nghiệp
vụ huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán vốn giữa các ngân
hàng, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại.
- Tài khoản kế toán? Nội dung và kết cấu của một số tài khoản chủ yếu sử dụng
trong kế toán nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán
vốn giữa các ngân hàng, kết quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại.
- Quá trình kế toán các nghiệp vụ:
+ Huy động vốn: Tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành GTCG
+ Tín dụng: Cho vay từng lần, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức tín dụng,
cho thuê tài chính, bảo lãnh, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
+ Kinh doanh ngoại tệ: Mua bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ, kết quả kinh doanh
ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá
+ Thanh toán vốn qua ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt ( Ủy nhiệm
thu, Ủy nhiệm chi, Séc, Thẻ thanh toán nội địa); thanh toán chuyển tiền điện tử, bù
trừ và thanh toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước.
+ Thu nhập, chi phí của ngân hàng thương mại

II – NHÓM CÂU HỎI 2:

Vận dụng các kiến thức về kế toán ngân hàng thương mại để:
- Xử lý kế toán cho các tình huống phát sinh có liên quan đến các nghiệp vụ huy
động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán vốn giữa các ngân hàng, thu
nhập, chi phí và kết quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại.
- Trả lời cho các nhận định Đúng/ Sai về các nội dung
+ Vận dụng các nguyên tắc kế toán trong ngân hàng thương mại
+ Nguyên tắc và phương pháp kế toán huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại
tệ, doanh thu, chi phí, thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử trong ngân hàng
thương mại

II – NHÓM CÂU HỎI 3:

Sinh viên định khoản các nghiệp vụ kinh tế trong ngân hàng thương mại. Các nội dung
sau:

1. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN QUA HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI:

- Khách hàng nộp tiền mặt vào TK Tiền gửi thanh toán.

- Khách hàng mở sổ tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn (Loại lãi trả trước, trả định kì, trả
sau).

- Tính và hạch toán lãi cho khách hàng (Loại lãi trả trước định kì phân bổ, lãi trả định kì,
hoặc dự chi lãi định kì đối với lãi trả sau).

- Khách hàng yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm (Trong các trường hợp: rút trước hạn, rút đúng
hạn, hoặc những xử lý khi đến hạn mà khách hàng không đến tất toán sổ).

2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ


GIÁ:

- Xử lý kế toán tại thời điểm phát hành GTCG trong các trường hợp: Phát hành GTCG
theo mệnh giá, phát hành GTCG có chiết khấu và phát hành GTCG có phụ trội với các
phương thức trả lãi trước, trả lãi định kì và trả lãi sau.

- Các bút toán cần xử lý định kì:


+ Phân bổ lãi trả trước vào chi phí/ Trả lãi định kì cho khách hàng / Tính và dự chi lãi
phải trả.

+ Phân bổ giá trị phụ trội/ Phân bổ giá trị chiết khấu.

- Các bút toán tại thời điểm đáo hạn


3. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
- Giải ngân cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng (bằng tiền mặt, chuyển
khoản cho khách hàng có mở TK cùng hệ thống, khác hệ thống).
- Định kỳ tính và dự thu lãi.
- Xử lý kế toán khi đáo hạn (Trong các trường hợp khách hàng thanh toán đủ cả gốc và
lãi, khách hàng không có khả năng thanh toán..).
4. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG HỢP VỐN:
- Xử lý kế toán tại các ngân hàng thành viên cho các giai đoạn: Chuyển vốn góp cho ngân
hàng đầu mối; Xử lý khi nhận được thông báo của Ngân hàng đầu mối về việc đã giải
ngân theo hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; Định kì tính và dự thu lãi; Đáo hạn.
- Xử lý kế toán tại ngân hàng đầu mối cho các giai đoạn: Nhận được vốn góp của các
ngân hàng thành viên để tham gia cấp tín dụng hợp vốn; Giải ngân cho vay; Thông báo
cho các ngân hàng thành viên biết việc đã giải ngân; Định kì tính và dự thu lãi; Khi đáo
hạn (Thu hồi cả nợ gốc và lãi bao gồm phần vốn của Ngân hàng đầu mối và của các Ngân
hàng thành viên0.
5. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH:
- Xử lý kế toán tại thời điểm nhận bảo lãnh (Ghi nhận khi khách hàng kí quỹ bảo lãnh;
Nhận tài sản cầm cố, kí quỹ của Khách hàng; Ghi nhận bảo lãnh và Thu phí bảo lãnh) .
- Định kỳ phân bổ phí bảo lãnh vào thu nhập của Ngân hàng.
- Xử lý kế toán khi đáo hạn (Trong các trường hợp khi khách hàng hoàn thành/ không
hoàn thành nghĩa vụ trả nợ).
6. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH:
- Xử lý kế toán tại thời điểm mua tài sản về cho thuê tài chính; Bàn giao tài sản cho thuê.
- Định kỳ tính và dự thu lãi; Ghi nhận số tiền thuê khách trả từng kì.
- Xử lý kế toán tại thời điểm kết thúc thời gian thuê (Khách hàng trả lại tài sản/ mua lại
tài sản).
7. KẾ TOÁN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG:
- Phân loại nợ;
- Trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ;
- Trích lập dự phòng chung.
8. KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ
- Xử lý kế toán nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ
- Xử lý kế toán nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ trong nước
- Xử lý kế toán chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với nước ngoài
- Xử lý kế toán kết quả kinh doanh ngoại tệ tại ngày cuối tháng
9. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
-Xử lý kế toán dịch vụ thanh toán Ủy nhiệm chi
- Xử lý kế toán dịch vụ thanh toán Ủy nhiệm thu
- Xử lý kế toán dịch vụ thanh toán Séc
- Xử lý kế toán thanh toán thẻ nội địa tại thời điểm phát hành thẻ, thanh toán thẻ tại đơn
vị chấp nhận thẻ hoặc điểm cung ứng tiền mặt, thanh toán thẻ ngân hàng phát hành thẻ.
10. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ:
- Xử lý kế toán tại các ngân hàng phục vụ người phát lệnh (Ngân hàng A), Ngân hàng
phục vụ người nhận lệnh (Ngân hàng B) và Trung tâm thanh toán khi phát lệnh/ nhận
được các Lệnh chuyển tiền điện tử (Lệnh chuyển Có/ Lệnh chuyển Nợ…).
- Xử lý các trường hợp sai sót trong chuyển tiền điện tử.
10. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ:
- Xử lý kế toán tại các ngân hàng thành viên và Ngân hàng chủ trì (Khi phát sinh khoản
phải thu/ khoản phải trả ngân hàng thành viên khác; Thanh toán kết quả thanh toán bù
trừ).
11. KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC.
12. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Các phương pháp thu trực tiếp, dự thu và hạch toán qua doanh thu chờ phân bổ.
13. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Các phương pháp chi trực tiếp, dự chi và hạch toán qua chi phí chờ phân bổ.
14. KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Xác định kết quả kinh doanh trước thuế, số thuế TNDN phải nộp, lợi nhuận sau thuế và
kết chuyển về TK liên quan.

You might also like