Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI

-----

MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG


THƯƠNG VỤ ELON MUSK MUA LẠI TWITTER

Lớp: DQT0022_03

Nhóm thực hiện: Nhóm Christmas

Giảng viên hướng dẫn: Võ Văn Tiên

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

1 Nguyễn Phương Dung 207TM22399 100%

2 Phạm Thị Thu Thủy 207TM07415 100%

3 Lưu Đức Hòa 207TM22552 100%

4 Nguyễn Song Thy Thy 207TM68337 100%

5 Nguyễn Huỳnh 207TM63843 100%

6 Vũ Tiến Đạt 207TM22446 100%

7 Trịnh Công Sang 207TM07353 100%


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ........................ 5

1.1. Tổng quan về Twitter ........................................................................................... 5

1.2. Giới thiệu sơ lược về Elon Musk ......................................................................... 7

1.2.1. Tiểu sử: .......................................................................................................... 7

1.2.2. Sự nghiệp: ...................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: THƯƠNG VỤ MUA LẠI TWITTER ............................................... 11

2.1. Diễn biến Elon Musk thâu tóm Twitter ............................................................. 11

2.2. Mục đích Elon Musk mua lại Twitter ................................................................ 12

2.3. Hành động của Musk tác động và ảnh hưởng đến Văn hóa tổ chức của Twitter
................................................................................................................................... 13

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG ................................ 16

3.1. Tác động đến xã hội (trách nhiệm đối với xã hội) ............................................. 16

3.1.1. Xuất hiện nhiều hơn các phát ngôn thù địch, phân biệt chủng tộc, kỳ thị
người đồng tính, bài trừ người Do Thái và các thông tin sai lệch. ....................... 16

3.1.2. Sự biến mất của Black Twitter ..................................................................... 17

3.2. Tác động đến Twitter (trách nhiệm đối với doanh nghiệp) ............................... 17

3.2.1. Tác động về nguồn nhân lực ........................................................................ 17

3.2.2. Tác động về lợi nhuận. ................................................................................ 19

3.3. Các vi phạm đạo đức kinh doanh ....................................................................... 19

3.3.1. Nguyên tắc lãnh đạo và tính minh bạch ...................................................... 19

3.3.2. Nguyên tắc tôn trọng con người .................................................................. 20

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ Ý KIẾN, GIẢI PHÁP ........................................................ 21

4.1. Giải pháp đến với xã hội .................................................................................... 21

4.2. Giải pháp đến với công ty .................................................................................. 22


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, LIÊN HỆ BÀI HỌC ..................................................... 24

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 24

5.2. Liên hệ, bài học .................................................................................................. 25


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về Twitter

Twitter là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến cho phép người sử dụng đọc, nhắn và
cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets, một dạng tiểu blog. Giới hạn của các tweets này
là 280 ký tự, có tính tương thích với tin nhắn SMS (Short Message Service) nên đem
đến một hình thức tốc ký, nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Loại hình: Công ty tư nhân

Thành lập: 21 tháng 3 năm 2006

Người sáng lập: Jack Dorsey, Evan Williams, Biz Stone

Trụ sở chính: San Francisco, California, Hoa Kỳ

Tầm nhìn và sứ mệnh:

Sứ mệnh của Twitter là trao cho mọi người sức mạnh để tạo ra và chia sẻ các ý tưởng
và thông tin, đồng thời bày tỏ ý kiến và niềm tin của bản thân mà không gặp rào cản
nào. “Tự do bày tỏ là quyền của con người, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều có
tiếng nói và có quyền sử dụng tiếng nói đó. Vai trò của chúng tôi là tạo điều kiện để
cộng đồng đàm luận và thể hiện nhiều quan điểm ý kiến khác nhau.”

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:

Vào tháng 3/2006, Jack Dorsey, Noah Glass, Biz Stone và Evan Williams đã tạo ra
Twitter. Một năm sau đó, mạng xã hội này được quỹ Union Square Ventures đầu tư
100.000 USD trong vòng gọi vốn Series A. Cái tên Twitter bắt đầu nổi tiếng sau khi
công ty tiến hành những chương trình quảng cáo rầm rộ tại hội nghị South by Southwest.
Đến tháng 10/2008, ông Dorsey từ chức CEO và nhường lại vị trí này cho Williams.
Tuy nhiên, theo cuốn sách Hatching Twitter, hội đồng quản trị của Twitter đã sa thải
Dorsey vì lo ngại về phong cách quản lý cùng những lời khoe khoang của ông trước
công chúng.

Năm 2009 đánh dấu sự bùng nổ của Twitter trên mặt trận truyền thông khi những người
sáng lập công ty lên sóng trong chương trình của nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey.
Thậm chí, Williams và Stone còn được xuất hiện trên tạp chí Time danh giá chỉ sau 3
năm thành lập Twitter.

Twitter đã chào đón năm 2010 bằng sự kiện phi hành gia Timothy Creamer của NASA
gửi dòng tweet trực tiếp từ bên ngoài không gian. Một năm sau đó, Twitter đã trở thành
công cụ truyền thông xã hội thiết yếu được sử dụng bởi những người biểu tình chống
chính phủ tại Ai Cập, Libya và Tunisia trong chiến dịch Mùa xuân Ả Rập.

Năm 2012, lượng người dùng Twitter đã lên tới 200 triệu người. Cựu Tổng thống
Barack Obama đã sử dụng nền tảng này để tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2012.

Năm 2016 ghi nhận nhiều biến động đối với Twitter. Đầu tiên, công ty được nhiều ông
lớn như Google, Microsoft lăm le mua lại. Tiếp đó, Twitter và Facebook bị nhiều người
chỉ trích vì vai trò của trong việc quản lý các thông tin sai lệch, đặc biệt là trong cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ.

Twitter đã có những bước phát triển tích cực vào năm 2017 khi giá cổ phiếu của công
ty cuối cùng cũng có xu hướng tăng. Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump sau
khi đắc cử đã tiếp tục sử dụng Twitter như một công cụ truyền thông giữa đại diện chính
phủ và quần chúng nhân dân. Theo dữ liệu riêng của Twitter, Trump là nhà lãnh đạo
được tweet nhiều nhất trên thế giới vào năm đó.

Năm 2018, giám đốc điều hành của Twitter và FaceBook đã đã làm chứng trước Ủy ban
Tình báo Thượng viện Mỹ về cáo buộc Nga can thiệp đến kết quả cuộc bầu cử trước
đó. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản Ông Trump và các thành viên đảng Cộng hòa
ngày càng sử dụng Twitter nhiều hơn cho mục đích chính trị trong năm 2018 và 2019.
Động thái gây tranh cãi nhất của Twitter trong năm 2021 chính là xóa tài khoản của ông
Donald Trump. Cựu tổng thống Mỹ đã cáo buộc Twitter phối hợp với đảng Dân chủ để
ngăn chặn tầm ảnh hưởng của ông.

Năm 2022 chính là bước ngoặt lớn của Twitter khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội
này sau một cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài. Ông chủ của Tesla đã đồng ý trả 44 tỷ USD
cho thương vụ này và chính thức mua lại Twitter.

1.2. Giới thiệu sơ lược về Elon Musk

1.2.1. Tiểu sử:

Tên đầy đủ: Elon Reeve Musk

Ngày sinh: 28/06/1971

Nơi sinh: Pretoria, Nam Phi

Chức vụ: Nhà sáng lập, CEO của SpaceX, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla,
nhà sáng lập của PayPal, đồng sáng lập Neuralink, Chủ tịch SolarCity

1.2.2. Sự nghiệp:

Nhờ vào bộ óc thiên tài cùng với khả năng lãnh đạo, ông đã xây dựng cho mình một sự
nghiệp vững chắc với tài “đánh đâu thắng đó” ngay từ lần khởi nghiệp đầu tiên cùng
với anh trai. Cụ thể, những thành công trong sự nghiệp của tỷ phú công nghệ Elon Musk
đó là:

1. Zip2

Năm 1995, với thành tích xuất sắc của mình Elon Musk đã được trường đại học Stanford
ở California nhận vào chương trình tiến sĩ của ngành vật lý năng lượng/khoa học vật
liệu. Tuy nhiên, ông đã quyết định từ bỏ để cùng với anh trai của mình thành lập công
ty Zip2. Các dịch vụ mà công ty startup này cung cấp chủ yếu là phục vụ cho những tờ
báo nổi tiếng lúc bấy giờ. Sau đó, Zip2 đã được mua lại với giá khoảng 307 triệu USD
tiền mặt và 34 triệu USD cổ phiếu.

2. PayPal

Sau thành công đạt được từ Zip2, năm 1999 Elon Musk tiếp tục thành lập X.com. Đây
là một ngân hàng trực tuyến cho phép người dùng thực hiện hoạt động thanh toán thông
qua email. Đến năm 2000, X.com được sáp nhập với Confinity và đến cuối năm đó thì
đổi tên thành PayPal. Vào năm 2002, eBay đã bỏ ra 1.5 tỷ giá trị cổ phiếu để mua lại
PayPal và vào thời điểm này thì Elon Musk đang là cổ đông lớn nhất của công ty với
phần trăm cổ phiếu nắm giữ là 11,7%.

3. SpaceX

Năm 2002, một công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và vận chuyển
không gian số có tên là SpaceX được Elon Musk thành lập. Trọng tâm của công ty
hướng tới việc phát triển công nghệ tên lửa và với dự án này, Elon Musk đã đầu tư số
tiền lên đến hàng triệu USD.

Chỉ sau 7 năm kể từ khi ra mắt trên thị trường, SpaceX đã đạt được thành tựu đáng kinh
ngạc khi chế tạo thành công tàu vũ trụ đa năng Dragon. Con tàu chính là bệ phóng để
đưa hai quả tên lửa Falcon 1 và Falcon 9 vào không gian. Đây quả là một điều đáng nể
mà không phải công ty nào cũng có thể làm được. Chính vì thế, NASA đã ký hợp đồng
với SpaceX trị giá 1,6 tỷ USD cho 12 chuyến bay vận chuyển hàng hóa vào trạm vũ trụ
quốc tế ISS.
Khi thành lập ra SpaceX, mục tiêu của Elon Musk chính là giảm chi phí của việc bay
vào vũ trụ nhằm thực hiện công cuộc khám phá các hành tinh của loài người. Đặc biệt,
ông hướng đến mức chi phí của việc này chỉ bằng 1/10 so với trước đó. Ban đầu, ý
tưởng không nhận được nhiều sự tán thành của các chuyên gia vì họ cho rằng đây là
điều bất khả thi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng với những gì mà Elon Musk đã làm được
thì ông chính là người tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chế tạo tên lửa tái sử dụng.
Cũng nhờ thành công này đã mở ra một tương lai cho ngành du lịch không gian và hiện
tại SpaceX cũng chính là nhà sản xuất động cơ tên lửa lớn nhất thế giới.

4. Công ty Tesla Inc

Bên cạnh thành công đạt được từ SpaceX thì còn có một điểm sáng khác trong sự nghiệp
của Elon Musk mà có lẽ không ai không biết đến đó chính là Tesla Inc. Đây là một công
ty được gọi vốn vào tháng 07/2003 và thành lập năm 2004 chuyên sản xuất xe điện cũng
như pin năng lượng mặt trời và đến nay, Tesla đã trở thành một trong những tập đoàn
lớn nhất thế giới. Bên cạnh là người đồng sáng lập thì vị tỷ phú nổi tiếng thế giới này
cũng nắm giữ vai trò là nhà thiết kế Roadster.

Năm 2008, khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra thì công ty đã có một đợt cắt
giảm nhân sự lớn. Bởi vì thiếu nguồn nhân lực nên ông chủ Tesla đã phải đảm nhận
luôn vị trí CEO và kiến trúc sư sản phẩm. Dù vậy, ông vẫn cho thấy mình là một người
có năng lực với khả năng kiểm soát công việc và điều hành kinh doanh vô cùng hiệu
quả.

Elon Musk từng nói về mục đích thành lập Tesla Inc của mình đó là để cung cấp ô tô
điện đến thị trường và người dùng với mức giá phải chăng. Đồng thời, ông cũng hướng
đến mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường và những giá trị bền vững thông qua việc
giảm lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu.

5. SolarCity

Thêm một đóng góp khác trong chiến dịch chống hiện tượng hiệu ứng nhà kính cùng
sự nóng lên toàn cầu của Elon Musk đó chính là SolarCity. Công ty được thành lập vào
năm 2006, chủ yếu hoạt động tại California và Elon Musk hiện đang là chủ tịch, đồng
thời cũng là cổ đông lớn nhất.
Từ năm 2011, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và vươn lên trở thành nhà cung cấp
năng lượng lớn nhất Hoa Kỳ. Không những thế, năm 2009 SolarCity cũng hợp tác với
Tesla nhằm kết hợp pin điện và pin Mặt Trời, cung cấp trạm sạc miễn phí và phương
tiện lưu giữ điện Mặt Trời.

6. OpenAI và Neuralink

Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, tỷ phú Musk tiếp tục tạo ra bước đột
phá mới bằng việc thành lập OpenAI vào năm 2015. Mục đích chủ yếu của công ty là
nghiên cứu phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Năm 2016,
ông còn là đồng sáng lập của công ty công nghệ thần kinh dành cho máy tính Neuralink.

7. Twitter

Mới đây nhất, vào ngày 28/10/2022, ông chủ Tesla đã chốt mua Twitter - một trong
những trang mạng xã hội nhiều người dùng nhất hiện nay. Trước đó, Reuters cũng cho
biết tỷ phú đang hoàn thành việc thâu tóm Twitter với thương vụ trị giá 44 tỷ USD. Hồi
tháng 4, Elon Musk cũng đã từng tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua lại nhưng đến
tháng 7 ông nói mình sẽ rút khỏi với lý do mạng xã hội này đã vi phạm nhiều điều khoản
về thỏa thuận sáp nhập. Tuy nhiên, vào tháng 9 thì ông lại thay đổi quyết định và vẫn
sẽ mua Twitter với giá cũ.

Có thể thấy rằng, trong suốt chặng đường của mình Elon Musk không chỉ đi tìm những
lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà hơn hết, ông còn có đóng góp giá trị vĩ đại cho nhân loại.
Hầu hết các kế hoạch kinh doanh của tỷ phú Musk luôn gắn liền với mục tiêu thay đổi
thế giới, giảm sự nóng lên toàn cầu để tạo ra một cuộc sống giá trị hơn. Hay bên cạnh
đó, còn là ước mơ, kế hoạch tạo được thuộc địa của con người trên sao Hỏa.
CHƯƠNG 2: THƯƠNG VỤ MUA LẠI TWITTER

2.1. Diễn biến Elon Musk thâu tóm Twitter

Ngày 31.1: Musk bắt đầu mua lại cổ phiếu của Twitter, đến giữa tháng 3/2022 có số
tích lũy là 5% cổ phần của công ty.

Ngày 27.3: Musk bắt đầu trao đổi với những người đứng đầu Twitter về khả năng tham
gia Hội đồng quản trị.

Ngày 4.4: Musk trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter sau khi mua lại 9% cổ phần,
tương đương 73,5 triệu cổ phiếu, có giá trị khoảng 3 tỷ USD.

Ngày 11.4: Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal thông báo Musk sẽ không tham
gia hội đồng quản trị nữa.

Ngày 14.4: Musk đã đưa ra đề nghị mua lại công ty với giá 44 tỷ USD.

Ngày 25.4: Musk đạt thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.

Ngày 29.4: Musk bán số lượng cổ phiếu trị giá khoảng 8,5 tỷ USD của Tesla để dồn
tiền mua Twitter.

Ngày 10.5: Đưa ra định hướng để thay đổi Twitter, Musk nói sẽ khôi phục tài khoản
cựu Tổng thống Donald J.Trump bị khóa trước đó.

Ngày 13.5: Musk tuyên bố kế hoạch mua lại Twitter tạm thời trì hoãn vì cần xác định
lại số tài khoản ảo trên nền tảng này.

Ngày 6.6: Musk đe dọa chấm dứt thỏa thuận mua lại Twitter, cáo buộc công ty này từ
chối cung cấp thông tin về các tài khoản ảo.

Ngày 12.7: Twitter kiện Elon Musk buộc phải kết thúc thương vụ.

Ngày 19.7: Tranh chấp pháp lý giữ Musk và Twitter sẽ được đưa ra xét xử vào tháng
10.

Ngày 23.8: Một cựu giám đốc phụ trách bảo mật của Twitter cáo buộc công ty này đã
lừa dối các cơ quan quản lý về khả năng an ninh mạng yếu kém trong việc loại bỏ tận
gốc các tài khoản giả mạo phát tán thông tin sai lệch.
Ngày 5.10: Musk chấp nhận thực hiện lời đề nghị mua lại với giá 44 tỷ USD.

Ngày 26.10: Musk đưa ra một video cảnh ông vào trụ sở Twitter để chúng minh thương
vụ sắp hoàn tất.

Ngày 27.10: Twitter chính thức bán cho Elon Musk.

2.2. Mục đích Elon Musk mua lại Twitter

Elon Musk đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Twitter vào tháng 10/2022 khi đã
hoàn tất thương vụ mua lại công ty truyền thông xã hội Twitter giá 44 tỷ USD của anh.
Musk đã cho biết lý do mua lại Twitter là vì điều quan trọng đối với tương lai của nền
văn minh cho nhân loại, với loại hình quảng cáo công cộng kỹ thuật số đáng tin cậy, sẽ
trở thành nơi mọi người trong nước và quốc tế có thể giao tiếp với mức độ kiểm duyệt
ít nhất được pháp luật cho phép, một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực.
Theo The Guardian, Anh chia sẻ thêm: “Tôi không làm điều đó chỉ để kiếm tiền nhiều
hơn. Tôi làm vậy để cố gắng giúp đỡ nhân loại, những người mà tôi yêu quý.” Đồng
thời anh còn cho biết rằng Twitter sẽ là một nền tảng tốt để quảng cáo và thu hút nhiều
đối tượng đem lại nhiều lợi ích để củng cố thương hiệu và phát triển doanh nghiệp, công
ty công nghệ ô tô Tesla dự tính sẽ có lợi khi sử dụng mô hình “cá nhân hóa quảng cáo”
một mô hình tiếp cận khách hàng của Twitter để quảng cáo đến đúng đối tượng mục
tiêu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc một nền tảng xã hội lớn có hàng trăm triệu người dùng như Twitter nằm
dưới sự kiểm soát của một cá nhân đang gây ra nhiều lo ngại về việc kiểm soát trang
mạng xã hội này. Nhiều ý kiến cho rằng Elon Musk đang muốn quảng bá sự giàu có
của mình và gây ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường. Quá trình ngày càng trở nên khó
khăn hơn khi phía Chính phủ Mỹ cho rằng thương vụ này làm ảnh hưởng tới các quy
định kiểm soát mạng xã hội. Ngay cả những người sử dụng Twitter cũng cho rằng trang
mạng xã hội này sẽ có điều hướng không tốt khi Elon Musk điều hành, bởi họ không
chắc sự tự do mà cá nhân Musk khẳng định sẽ đem lại cho cộng đồng ở mức ranh giới
nào, và liệu Musk có phải là người xác định những tiêu chuẩn này cho một nền tảng
khổng lồ như Twitter hay không.
Trong khi đó, các nhà đầu tư vào công ty khác của Musk là Tesla và SpaceX cho rằng
điều này sẽ khiến Musk phân tâm bởi các sự kiện trên Twitter vào thời điểm nhà sản
xuất ô tô đang phải đối mặt với những thách thức về nhu cầu và sự cạnh tranh ngày càng
tăng. Musk cũng đã bán hàng tỷ đô la cổ phiếu Tesla để tài trợ cho việc tiếp quản của
mình.

2.3. Hành động của Musk tác động và ảnh hưởng đến Văn hóa tổ chức của
Twitter

Sau khi kết thúc thỏa thuận và hoàn toàn dành được Twitter, gần như ngay lập tức,
Musk đã sa thải Giám đốc điều hành Parag Agrawal cũng như một số giám đốc điều
hành cấp cao khác, bao gồm Giám đốc tài chính (CFO) và Tổng cố vấn (GC). Sau đó,
Musk bước lên vị trí CEO, giải tán Hội đồng quản trị của Twitter.
Tại thời điểm này, Musk đã phát triển cái mà anh ấy gọi là "phòng chiến tranh", một
nhóm nhỏ những người trong cuộc sẽ hỗ trợ Musk trong các kế hoạch của anh ấy cho
Twitter. Các thành viên của phòng chiến tranh chủ yếu là các nhà đầu tư trong cuộc đấu
thầu mua lại Twitter cũng như các cộng sự trước đây của Musk, không có nhiều kinh
nghiệm về mạng xã hội và các vai trò mà họ được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống.
Nhóm đã xem xét cách thuật toán ứng dụng và kiếm tiền từ nó hiệu quả hơn, cũng như
xem xét các cách để tiết kiệm chi phí - chủ yếu thông qua việc giảm quy mô lực lượng
lao động của Twitter. Trong vòng một tuần, Musk đã chuyển Twitter sang chế độ riêng
tư, với việc cổ phiếu ngừng giao dịch và công ty bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch
chứng khoán New York ngay sau đó.
Đặc biệt hơn, ở giai đoạn này, Musk đã thực hiện một cách tiếp cận rất độc đoán đối
với việc quản lý con người. Trong một động thái được công bố rộng rãi, ông đã sa thải
3700 nhân viên khỏi Twitter - một con số đại diện cho khoảng một nửa lực lượng lao
động của tổ chức. Đáng chú ý là hoàn toàn không tham khảo ý kiến của nhân viên, hầu
hết đều nhận ra rằng họ chỉ bị sa thải khi không thể đăng nhập vào máy tính của mình
nữa. Hàng loạt những quy tắc “cưỡng chế” được đặt ra, ông áp đặt các hạn chế đối với
mô hình làm việc của nhân viên, yêu cầu nhân viên chỉ làm việc trong văn phòng chứ
không phải ở nhà, đồng thời hủy bỏ giờ nghỉ trưa của nhân viên. Musk đã chỉ đạo các
nhân viên còn lại kéo dài thời gian làm việc của họ để đáp ứng thời hạn mà Musk đã
chỉ đạo cho những thay đổi dự định của anh ấy đối với Twitter, bao gồm cả việc kiếm
tiền từ nền tảng này hiệu quả hơn thông qua các chiến lược như xác minh có trả tiền
("tick xanh"). Tuy nhiên, thực tế của các chiến lược như vậy đã bị chỉ trích là không
thực tế và dễ bị khai thác. Tốc độ và sự nhanh chóng của những thay đổi mà Musk đang
thực hiện đã gây ra sự hỗn loạn và lan rộng trong công ty khi các nhân viên còn lại cố
gắng vừa theo kịp sân chơi đang thay đổi theo chỉ thị của Musk, vừa giữ cho nền tảng
hoạt động và vận hành.
Vào giữa tháng 11 năm 2022, Musk đã gửi một email cho tất cả nhân viên và yêu cầu
họ cam kết làm việc "cực kỳ chăm chỉ" để hiện thực hóa tầm nhìn của Musk về "Twitter
2.0" hoặc phải từ chức khỏi công ty. Email nêu rõ thêm rằng "chỉ có thành tích xuất sắc
mới được coi là đạt điểm". Thời hạn trả lời chỉ hơn 24 giờ. Kết quả là gần 1000 nhân
viên còn lại đã chọn cách từ chức.
Tất cả gần như khẳng định rằng những hành vi của Musk kể từ khi đảm nhận vị trí CEO
của Twitter đã gây hại cho công ty. Ngoài cách đối xử với nhân viên, cũng như những
tác động kéo theo đối với hoạt động của Twitter từ tình trạng thay đổi nhanh chóng,
quyết định ủng hộ "tự do ngôn luận" của Musk và khôi phục một số tài khoản bị cấm
trước đó (bao gồm cả tài khoản của Trump), đã dẫn đến một làn sóng bài Do Thái,
trolling và các hình thức ngôn từ kích động thù địch khác. Ngoài ra, anh ấy cũng đã
đình chỉ các tài khoản chống cánh hữu và xóa chính sách trước đây của Twitter về việc
cấm thông tin sai lệch về Covid-19.
Những thay đổi này đã tác động đến một loạt công ty đã giảm hoặc hạn chế chi tiêu
quảng cáo của họ trên Twitter, điều này càng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và
thúc đẩy nhu cầu kiếm tiền từ nền tảng này. Ví dụ: các công ty lớn bao gồm Pfizer và
Audi đã giảm chi tiêu quảng cáo của họ. Tương tự như vậy, quyết định trở thành người
ủng hộ "tự do ngôn luận" đã tác động đến các nguồn thu nhập tiềm năng khác. Một
trong những điều quan trọng nhất là quyền truy cập của Twitter vào các cửa hàng kỹ
thuật số của Apple và Google. Nếu Twitter bị cấm đối với các nền tảng này, quyền truy
cập vào hàng triệu người dùng tiềm năng sẽ bị đóng lại, ảnh hưởng đến lợi nhuận trong
tương lai của công ty.
Nhìn chung, với những dự đoán về suy thoái kinh tế sắp xảy ra, chúng ta có thể thấy
nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định khó khăn về lực lượng lao động trong
những tháng tới. Chuỗi sự kiện gần đây tại Twitter là một trường hợp nghiên cứu cho
các công ty khác về cách không đối xử với nhân viên trong thời điểm khó khăn của
công ty. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chứng kiến sự ra đi hàng loạt của nhân viên,
những người chứng kiến đồng nghiệp và lãnh đạo của họ đột ngột bị sa thải và nhận
được tối hậu thư trong đó giải pháp thay thế cho việc ra đi đòi hỏi họ phải cam kết chấp
nhận điều kiện làm việc khắc nghiệt để phục vụ một vị CEO tỏ ra không quan tâm đến
hạnh phúc hoặc giá trị của họ.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG

3.1. Tác động đến xã hội (trách nhiệm đối với xã hội)

3.1.1. Xuất hiện nhiều hơn các phát ngôn thù địch, phân biệt chủng tộc, kỳ thị
người đồng tính, bài trừ người Do Thái và các thông tin sai lệch.

Ngày 27-5, Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU)
Thierry Breton cho biết Twitter đã quyết định rút khỏi Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số
(DSA) của EU (đạo luật này mang tính bắt buộc các nền tảng phải nỗ lực chống lại việc
đưa thông tin sai lệch và giảm thiểu rủi ro). Elon Musk đã nới lỏng việc kiểm duyệt nội
dung trên trang mạng xã hội. Twitter là nền tảng mạng xã hội có ảnh hưởng vào thời
điểm phân cực chính trị leo thang trong xã hội và làm trầm trọng thêm tình trạng thù
địch giữa các đảng phái, một phần trở nên tiêu cực hơn do sự lan truyền của thông tin
sai lệch về chính trị trực tuyến. Sau khi vị tỷ phú đã từ bỏ việc kiểm duyệt nội dung,
trang web nhanh chóng tràn ngập nội dung khiêu dâm, thư rác, ngôn từ kích động thù
địch, thuyết âm mưu và thông tin sai lệch có chủ ý khác liên quan đến nhiều vấn đề xã
hội và chính trị, có vẻ như anh ấy dường như không hiểu rằng việc kiểm soát nội dung
là vì lợi ích cho xã hội chúng ta để ngăn chặn những hành vi truyền bá thông tin sai
lệch. Thêm vào đó, Elon Musk tự nhận bản thân là một người theo chủ nghĩa "tự do
ngôn luận" và luôn tin vào các cuộc thảo luận tự do trực tuyến. Sau khi mua lại nền tảng
mạng xã hội, vị tỷ phú đã nhanh chóng tiến hành đại tu lại các hoạt động của Twitter và
mở lại những tài khoản mà ban lãnh đạo cũ của Twitter nghiêm cấm.

Chính vì thế, trước khi Elon Musk mua lại Twitter, những phát ngôn phân biệt người
Mỹ da màu xuất hiện trên nền tảng mạng xã hội này trung bình 1.282 lần/ngày. Kể từ
sau khi vị tỷ phú trở thành chủ sở hữu mới, chúng đã tăng vọt lên 3.876 lượt/ngày.
Những phát ngôn thù ghét hướng đến người đồng tính xuất hiện trên Twitter cũng đạt
ngưỡng 3.964 lần/ngày, tăng mạnh so với mức trung bình 2.506 lần/ngày trước khi Elon
Musk tiếp quản. Các bài đăng thù ghét đề cập đến người Do Thái hoặc đạo Do Thái đã
tăng hơn 61% chỉ trong 2 tuần kể từ khi vị tỷ phú giàu nhất thế giới mua lại nền tảng.
3.1.2. Sự biến mất của Black Twitter

Black Twitter là tweet dành cho cộng đồng người da đen trên thế giới, cộng đồng kỹ
thuật số này là nơi lưu hành thông tin về những câu chuyện, hình ảnh và chủ yếu cho
thế giới được thấy những mặt tối và sự tàn bạo của cảnh sát trong cộng đồng Người da
đen. Nhưng khi Elon Musk tiếp quản Twitter đã đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của Black
Twitter liệu có cần thiết hay không, thì tác động này của Musk đã cho thấy rằng sự biến
mất của Black Twitter là hoàn toàn có thể. Nếu không có Black Twitter, một trong
những kênh thông tin chính của cộng đồng Da đen sẽ không tồn tại. Điều này đồng
nghĩa với việc công khai sự tàn bạo của cảnh sát và thảo luận về phân biệt chủng tộc trở
nên khó khăn hơn, những mặt tối của xã hội sẽ không được phơi bày.

3.2. Tác động đến Twitter (trách nhiệm đối với doanh nghiệp)

3.2.1. Tác động về nguồn nhân lực

Đầu tháng 11/2022, Twitter đã sa thải 3.700 nhân viên theo chương trình cắt giảm chi
phí của ông Musk, quyết định sa thải đợt này nhằm tiếp tục giảm nhân sự và bù đắp
doanh thu đi xuống sau khi ông Musk tiếp quản Twitter. Việc cắt giảm việc làm trên
đã ảnh hưởng đến nhiều nhóm kỹ thuật, bao gồm cả những nhóm hỗ trợ công nghệ
quảng cáo, ứng dụng Twitter, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để duy trì hoạt động của hệ thống
Twitter và khả năng kiểm soát nội dung có hại và chống lại các vấn đề bảo mật.

Tỷ phú Elon Musk còn sa thải bốn lãnh đạo cấp cao của Twitter ( bao gồm CEO Parag
Agrawal , giám đốc tài chính Ned Segal, giám đốc hành chính và pháp chế Vijaya Gadde
và cố vấn pháp lý Sean Edgett ), hành động của vị tỷ phú là để tránh phải chi trả khoản
tiền trị giá khoảng 90 triệu USD. Điều này có thể tạo ra cuộc chiến pháp lý kéo dài do
đội ngũ luật sư của các cựu giám đốc đang cân nhắc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý để
kiện tỷ phú người Mỹ.

Không dừng lại ở đó, ngày 16/11 Elon Musk thông báo mọi nhân viên Twitter có hai
ngày để lựa chọn giữa làm việc cường độ cao hoặc bị sa thải. Ông đề xuất trả 3 tháng
lương cho những người không muốn ở lại. Ngay sau đó hàng nghìn người đã quyết định
nhận lời đề nghị của ông và đồng loạt từ chức vì họ không muốn phải làm nhiều giờ
hơn với mức lương tương đương, theo New York Times ước tính nội bộ cho thấy có
1.200 nhân viên toàn thời gian xin nghỉ vào ngày 17/11.

Theo báo San Francisco Chronicle (Mỹ), Twitter hiện đang phải đối mặt với hàng loạt
vụ kiện và các hành động pháp lý do các nhân viên cũ của mạng xã hội này khởi kiện
ra tòa với cáo buộc rằng công ty đã sa thải hàng loạt mà không thông báo trước 60 ngày
như quy định của bang California . Các kỹ sư và chuyên gia cảnh báo Twitter có nguy
cơ bị lỗi cao hơn sau khi tỷ phú Elon Musk sa thải hàng loạt nhân viên Twitter. Dẫn
chứng cụ thể như, Kể từ khi tỷ phú Elon Musk nắm quyền điều hành Twitter, tần suất
lỗi hoặc bị sập của mạng xã hội này đã tăng đáng kể. Cuối tháng 3 năm 2023, Twitter
phát hiện nhiều đoạn mã nguồn bị rò rỉ công khai trên mạng. Chưa rõ những đoạn mã
này bị rò rỉ từ bao giờ, nhưng khả năng cao chúng đã được đăng tải công khai được ít
nhất nhiều tháng.
3.2.2. Tác động về lợi nhuận.

Cũng vì sa thải hàng loạt nhân viên và sự ra đi của một số nhà lãnh đạo cấp cao đã khiến
nhiều nhà chức trách trên thế giới hoài nghi về công tác kiểm duyệt nội dung và bảo vệ
dữ liệu người dùng, do đó ông Musk đã thừa nhận Twitter có nguy cơ bị âm 3 tỷ USD
trong năm tới và đó chính là lý do ông phải cắt giảm chi phí.

Những thay đổi trong nội dung của Twitter gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
công ty. Các nhà quảng cáo, vốn chiếm đến 90% tổng doanh thu của Twitter, đã tạm
ngừng chi tiêu trên Twitter vì họ cần thời gian để “đánh giá hướng đi của mạng xã hội
này dưới quyền sở hữu mới". Hơn thế nữa, do các tài khoản bị cấm đã hoạt động trở lại
mà số bài viết có xu hướng phân biệt chủng tộc hoặc thù địch gia tăng. Điều này sẽ làm
mất đi số lượng lớn người sử dụng ứng dụng hằng ngày và khiến cho các nhà quảng cáo
rút khỏi nền tảng này vì họ sợ sản phẩm của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những nội dung
tiêu cực trên nền tảng Twitter. Tính đến ngày 17/12 vừa qua, 72 trên tổng số 100 nhà
quảng cáo hàng đầu của Twitter đã tạm dừng các chiến dịch trên nền tảng này.

Elon Musk đã và đang làm việc để trấn an các nhà quảng cáo - cả công khai và riêng tư
- rằng nền tảng này sẽ vẫn là một nơi an toàn cho các thương hiệu. Cụ thể là Twitter có
công cụ giúp khách hàng đảm bảo quảng cáo của họ không xuất hiện cạnh nội dung tiêu
cực. Dù vậy, các doanh nghiệp nói rằng tính năng này của Twitter vẫn còn lạc hậu so
với các đối thủ.

3.3. Các vi phạm đạo đức kinh doanh

3.3.1. Nguyên tắc lãnh đạo và tính minh bạch

Sau khi nhậm chức CEO của Twitter, Elon Musk đã mang theo rất nhiều thân tín của
ông từ Tesla sang làm việc tại công ty mạng xã hội .Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu xuất
hiện khi các nhân viên Tesla phải phân chia lịch trình làm việc để cùng lúc đảm nhiệm
vai trò tại công ty xe điện và Twitter, mặc dù làm nhiều công việc hơn nhưng nhân viên
vẫn nhận mức lương cũ. Theo hãng tin CNBC, 2 nhân viên tại Tesla cho biết họ đang
bị thúc ép phải làm nhiều dự án ở các công ty khác nhau cùng một lúc mà không được
thưởng thêm tiền.
Một số nhân viên nói rằng Elon Musk còn yêu cầu họ phải trình bày toàn bộ tài liệu kỹ
thuật để chứng minh rằng họ có làm việc và có những đóng góp giá trị với công ty.
Ngược lại, nếu không thể hiện được điều này, rất có thể họ sẽ bị sa thải. Do đó, nhiều
nhân viên Twitter lo rằng họ sẽ bị đuổi việc mà chẳng có lý do hay lời cảnh báo nào từ
trước.

Chia sẻ với CNBC, một số nhân viên làm việc tại Twitter nói rằng họ không nhận được
bất cứ kế hoạch cụ thể nào từ Musk và đội ngũ của ông. Do đó, họ đang rất hoang mang,
không biết liệu phòng ban, chi phí hoạt động có bị cắt giảm không cùng những vấn đề
liên quan đến chiến lược công ty.

3.3.2. Nguyên tắc tôn trọng con người

Một làn sóng nghỉ việc ồ ạt của nhân viên Twitter đang diễn ra sau khi ông chủ mới
Elon Musk cảnh báo về một môi trường làm việc mới khắc nghiệt hơn. Nhà sáng lập
Tesla đã có động thái sa thải hàng loạt nhân viên, kể cả những người chỉ trích chính
Elon Musk trên Twitter, với tốc độ nghỉ việc như hiện nay thì chẳng mấy chốc mà
Twitter lâm vào khủng hoảng do thiếu nhân lực.

Nhưng sau đó vài ngày, nhiều cựu nhân viên đã được mời quay lại công ty làm việc.
Một người trong số những nhân viên được mời quay trở lại Twitter đã từ chối lời đề
nghị này vì cảm thấy “bị lợi dụng và tin chắc họ cũng sẽ sớm bị sa thải sau khi cung
cấp cho Twitter những gì công ty cần”. Họ không muốn quay trở lại vì làm việc quá
sức, môi trường trở nên khắc nghiệt, có những kế hoạch tăng gia hiệu suất không tưởng
vậy mà luôn bị đe dọa sa thải. Cũng có một số ý kiến cho rằng những gì họ trải qua ở
Twitter là “văn hóa cắt cổ”, thậm chí miêu tả nơi đây như một “con tàu đang chìm với
Elon Musk”.

Do đó, khi Musk tuyển dụng lại, họ sẽ nhớ rằng ông có tiếng là không đối xử tốt với
lực lượng lao động của mình. Nhân viên sẽ ít có khả năng chấp nhận công việc tại công
ty của anh ta hơn và có nhiều khả năng yêu cầu phí bảo hiểm bằng tiền để chấp nhận
những công việc đó.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ Ý KIẾN, GIẢI PHÁP

4.1. Giải pháp đối với xã hội

Trước hết Elon Musk cần phải chỉnh đốn lại cũng như kiểm tra hàng loạt các bài viết
của những người người tham gia mạng xã hội về những vấn đề nhạy cảm như kì thị
người da màu, đồng tính cũng như người Do Thái và các thông tin sai lệch được đăng
lên hằng ngày trên nền tảng Twitter.

Elon Musk phải thực hiện việc này nếu như không muốn bị giảm số người tham gia nền
tảng của mình vì những thông tin sai lệch cũng như sự tiêu cực của những người dùng
về các việc được nêu ở trên. Vì đây là những điều tiên quyết đầu tiên để có thể giúp
Twitter trở lại như lúc ban đầu và tránh bị mất đi những người sử dụng cũ của họ.

Nếu như việc này còn tiếp tục thì nền tảng Twitter sẽ bị suy thoái vì sự tiêu cực cũng
như các vấn đề được đăng trên nền tảng này càng ngày càng khó kiểm soát hơn gây ra
làn sóng dư luận khó dập tắt cũng như ảnh hưởng sự phát triển của nền tảng ở tương lai
sau này.

Về việc các nhà quảng cáo ông cần phải chứng minh được sự thay đổi của mình trong
công cụ cải tiến lại nền tảng ngày càng phát triển hơn để tránh cho họ suy nghĩ về việc
rút khỏi khi nền tảng đang có 1 hướng đi không tốt về các vấn đề được nêu ở trên. Cho
thấy được ông cần phải tham gia lại Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU và
chứng minh cho các nhà quảng cáo yên tâm về việc quảng bá sản phẩm của công ty ở
trên nền tảng của Twitter.

Vậy việc ông cần làm nhất bây giờ là kiểm soát lại những sự việc và sự kiện được đăng
lên trên nền tảng mỗi ngày để tránh đi việc tranh cãi cũng như uy tín của nền tảng của
Elon Musk. Và cải cách lại các việc được đăng và được bàn luận trên mạng xã hội của
mình. Mặc dù đây là quyền sở hữu của Elon Musk nhưng ông đang đứng trên danh
nghĩa là 1 nền tảng nên ông phải cần kiểm soát được những thứ có thể làm được trên
nền tảng xã hội này vì cộng đồng .

Elon Musk nên điều chỉnh chính sách công ty theo bộ luật và có trách nhiệm hơn trong
việc sa thải với lý do chính đáng về đạo đức trong kinh doanh. Và ông áp dụng các điều
luật về mặt chính sách của luật hoặc ở đạo đức con người ở tùy quốc gia mà nền tảng
được sử dụng để tránh các việc tranh luận theo các vấn đề tiêu cực ở trên nền tảng của
mình như là kì thị chủng tộc hoặc bạo động hoặc những vấn đề sai sự thật. Việc này khá
quan trọng trong việc hướng đi cũng như phát triển của nền tảng twitter và cho tương
lai phát triển lên một tầm cao mới.

4.2. Giải pháp đối với công ty

Với việc sa thải hàng loạt nhân viên cùng với những nhà lãnh đạo cấp cao, Elon Musk
nên đưa ra những chính sách mới về quản lý nhân sự, việc làm thêm giờ hoặc nghỉ việc,
chứng minh được cho những người ở lại cũng như các nhà quảng cáo và người tham
gia mạng xã hội một lý do chính đáng. Cũng như chính sách của ông hướng tới đâu
nhằm tăng sự tin tưởng của nhân viên và các nhà đầu tư, tránh để bị ảnh hưởng về lợi
nhuận cũng như danh tiếng của nền tảng Twitter.

Ngoài ra ông còn phải giải quyết các vấn đề với những nhân sự cũ của mình về các vấn
đề kiện tụng cũng như pháp lý từ các lãnh đạo cấp cao, để tránh ảnh hưởng xấu về hình
ảnh công ty cũng như các bước phát triển mới của nền tảng. Giải quyết triệt để các việc
bất công khi sa thải hàng loạt nhân viên và cho họ thấy ông nên áp dụng các vấn đề về
chính sách mới, lý do cắt giảm nhân sự cũng như thay đổi về vấn đề đạo đức trong kinh
doanh, nhằm giảm bớt dư luận ở trong doanh nghiệp và cho họ thấy được mình sẽ không
bị rơi vào trường hợp như thế. Vì đây là yếu tố quan trọng nếu như ông không giải quyết
triệt để vấn đề này cho nhân sự. Họ sẽ khó mà tập trung vấn đề công việc vì sợ mình bị
sa thải với lý do cắt giảm nhân sự cũng như việc cần tuyển thêm nhân sự mới vì sẽ bị
căng thẳng ở vấn đề cắt giảm để tối thiểu chi phí.

Và ông còn phải giải quyết các vấn đề về bảo mật thông tin người dùng cũng như tăng
sự bảo mật của công ty sau việc các đoạn mã nguồn bị rò rỉ trên mạng. Điều này cho
thấy việc sa thải của ông chưa thể đưa công ty phát triển hơn mà còn có thể vi phạm
đạo đức ở con người vì làm hàng loạt người mất việc một cách bất ngờ sau khi ông mua
lại nền tảng Twitter và rò rỉ thông tin người dùng.

Cho thấy hiện tại nền tảng Twitter là một nền tảng xã hội lớn nhưng gặp những vấn đề
cơ bản như con người và đạo đức như trên nếu như Elon Musk không giải quyết được
các vấn đề trên một cách hợp lý và đầy đủ thì nó sẽ tạo nên một lỗi nặng nề nhất mà
ông có thể nhận lấy về việc mất đi các nhân sự giỏi cũng như người dùng nền tảng và
các nhà đầu tư quảng cáo lớn. Có thể những vấn đề trên như bạo động hoặc các việc sai
sự thật ảnh hưởng đến một quốc gia nào đó ông sẽ mất đi hàng tỷ đô la và bị cấm vận
hành tại quốc gia đó bất kì lúc nào.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, LIÊN HỆ BÀI HỌC

5.1. Kết luận

Câu chuyện về trải nghiệm của Elon Musk khi mua lại Twitter có thể liên quan đến vấn
đề đạo đức trong kinh doanh và điều đó đã tác động đến văn hóa tổ chức của công ty từ
một số khía cạnh sau:

Mục đích của việc mua lại Twitter: Elon Musk tuyên bố rằng ông mua lại Twitter để
tạo ra một nền tảng quảng cáo kỹ thuật số công cộng đáng tin cậy, nơi một người giao
tiếp một cách làm mạnh và không dùng đến bạo lực.

Các mối quan tâm và chỉ trích: Một số người đã bày tỏ lo ngại về việc một nền tảng
truyền thông xã hội lớn như Twitter bị kiểm soát bởi một cá nhân. Một số người tin rằng
ý định của Musk là thúc đẩy sự giàu có của chính mình và gây ảnh hưởng lên thị trường.

Những hành động và sự tác động của Musk lên văn hóa tổ chức của Twitter:

• Sự thay đổi ngay lập tức: Musk đã sa thải CEO Parag Agrawal cùng các giám
đốc điều hành khác và giải tán hội đồng ngay sau khi ông đã hoàn toàn sở hữu
Twitter.
• Sa thải và kiểm soát: Musk nhanh chóng thực hiện các thay đổi bao gồm việc sa
thải 3700 nhân viên mà không hỏi ý kiến họ. Ông áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt
cho nhân viên của mình, chẳng hạn như yêu cầu nhân viên chỉ làm việc tại văn
phòng và cắt bỏ giờ nghỉ trưa. Musk đã chỉ đạo các nhân viên còn lại làm việc
nhiều giờ liền để đáp ứng những thay đổi theo kế hoạch mà anh đặt ra.
• Từ chức của nhân viên: Musk đã gửi mail đến tất cả nhân viên còn lại và yêu cầu
họ cam kết làm việc cực kì chăm chỉ để đạt được tầm nhìn của ông về “Twitter
2.0”. Ngay hôm sau, có hơn 1000 nhân viên đã gửi đơn xin từ chức.
• Các quyết định gây tranh cãi: Việc Musk ủng hộ “tự do ngôn luận” và khôi phục
các tài khoản bị cấm trước đó ( trong đó có cả tài khoản của Trump ) đã dẫn đến
hàng loạt nội dung như bài trừ người Do Thái, troll và gây thù địch.
• Tác động về mặt tài chính: Công ty đã cắt giảm hoặc hạn chế một số chi tiêu
quảng cáo của họ trên Twitter. Doanh thu tiềm năng bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu
nền tảng này phải đối mặt với lệnh cấm trên các thị trường kỹ thuật số như Apple
hay Google.

Tóm lại, các hành động và quyết định của Musk đã gây ra sự gián đoạn và bất mãn đáng
kể trong công ty. Việc thay đổi nhanh chóng và không quan tâm đến sức khỏe của nhân
viên đã tác động tiêu cực đến văn hóa của tổ chức Twitter. Các quyết định gây tranh cãi
và tác động tài chính cũng đã ảnh hưởng đến nhận thức và lợi nhuận của công ty.

5.2. Liên hệ, bài học

Theo chuyên gia đạo đức kinh doanh JS Nelson '01 , phiên tòa xét xử Musk chỉ là ví dụ
mới nhất về việc ông đã thu hút sự chú ý vì vi phạm phần lớn “hợp đồng xã hội với
nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý và các bộ phận khác trong hệ
sinh thái của mình”. Harvard Law Today gần đây đã nói chuyện với Nelson, hiện là
nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Chương trình Đàm phán của Luật Harvard và là giáo sư
tại Trường Luật Charles Widger của Đại học Villanova. Cô ấy là tác giả, cùng với Lynn
Stout quá cố, của cuốn sách năm 2022, “ Đạo đức kinh doanh: Điều mọi người cần
biết.” Nelson lập luận rằng Musk đang bắt đầu phải trả giá theo những cách khác cho
các hoạt động kinh doanh đáng ngờ đã làm xói mòn niềm tin và cô ấy khuyên rằng,
trong khi hành vi phi đạo đức có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, thì việc điều hành một
doanh nghiệp có đạo đức “sẽ trả cổ tức tốt hơn trong dài hạn, bền vững.”

Việc làm của Elon Musk đối với các nhân viên của twitter có thể mang lại tiếng xấu cho
công ty trong một thời gian dài, đồng nghĩa với việc khi Musk cần tuyển dụng lại nhân
viên, họ sẽ nhớ đến việc Musk đã có tiếng là không đối xử tốt với lực lượng lao động
của mình và sẽ ít có khả năng chấp nhận công việc. Trong lịch sử, khả năng để nhân
viên nhận việc ở một công ty phi đạo đức hay có danh tiếng không tốt là dưới 77% và
một công ty như vậy sẽ phải trả cho nhân viên mức phí bảo hiểm 57% để họ cân nhắc
nhận việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vtv.vn/kinh-te/ceo-twitter-lo-so-tuong-lai-den-toi-duoi-thoi-elon-musk-
20220426090419592.htm

https://thanhnien.vn/elon-musk-mua-lai-twitter-de-giup-do-nhan-loai-
1851515255.htm

https://www.forbes.com/sites/michaelposner/2022/04/27/why-elon-musk-is-the-
wrong-man-to-take-over-twitter/?sh=35876cb87bf3

Why Elon Musk Is The Wrong Man To Take Over Twitter (forbes.com)

https://theconversation.com/twitter-in-2022-5-essential-reads-about-the-
consequences-of-elon-musks-takeover-of-the-microblogging-platform-196550

https://theconversation.com/black-twitters-expected-demise-would-make-it-harder-to-
publicize-police-brutality-and-discuss-racism-195146

https://nhipsongkinhdoanh.vn/nhan-vien-twitter-cam-dau-lam-viec-vi-so-bi-musk-sa-
thai-post3103120.html

https://vnexpress.net/nhan-vien-twitter-che-cong-ty-doc-hai-can-tranh-xa-
4546928.html

You might also like