QLRTVCVĐTT - Green Protect

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI

-----

MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI

Lớp: 222_DMT0020_03

Nhóm thực hiện: Nhóm GREEN PROTECT

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Lan Hương

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

1 Nguyễn Phương Dung 207TM22399 100%

2 Lưu Đức Hòa 207TM22552 90%

3 Nguyễn Hoàng Khang 207TM68312 100%

4 Hoàng Thanh Mai 207TM63907 80%

5 Trịnh Công Sang 207TM07353 80%

6 Phạm Thị Thu Thủy 207TM07415 100%


PHẦN 1: POSTER TRÌNH BÀY VỀ CHỦ ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ
CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI
PHẦN 2: THUYẾT MINH POSTER

1. Phần giới thiệu


Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng lớn chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) phát sinh tại các địa phương trên cả nước đang là thách thức mà
nguyên nhân chủ chốt là do quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước, xã
hội phát triển để đáp ứng nhu cầu và lợi ích của con người. Lượng CTRSH thải ra từ
sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều, và mức độ
ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong
công tác quản lý CTRSH, cải thiện chất lượng môi trường, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân, Nhóm Green Protect đang nghiên cứu sâu và đưa ra các
biện pháp quản lý, kiểm soát chất thải rắn hiệu quả.

Vấn đề quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách đối với
các quốc gia trên toàn thế giới. Các chất thải rắn gồm các loại rác thải sinh hoạt, công
nghiệp, xây dựng, đặc biệt là chất thải độc hại và rác thải điện tử, đang trở thành một
trong những vấn đề nóng nhất trong thế giới hiện nay.

Do đó mục đích nghiên cứu của nhóm là tìm hiểu thực trạng quản lý CTRSH để từ đó
đưa ra các đề xuất, giải pháp quản lý chất thải nhằm xây dựng hệ thống xử lý CTRSH
hiện đại. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng về bảo vệ
môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Tăng lượng chất thải được thu hồi, tái chế,
tái sử dụng - tận dụng, tiết kiệm tài nguyên; mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình.
Đồng thời, giảm lượng chất thải vận chuyển đến nhà máy xử lý, tiết kiệm diện tích
đất; giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí có thể gây ra việc chôn lấp không
hợp vệ sinh.

2. Các phương pháp quản lý chất thải rắn

2.1. Phương pháp thiêu đốt

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay trên
thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại công
nghiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng.

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất
thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hoá
nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được
chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá
trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí. Tro xỉ được chôn
lấp.

Quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp đốt

2.2. Phương pháp ủ sinh học (phương pháp ủ kỵ khí)

Xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học là ủ và phân hủy kỵ khí đối với chất thải
hữu cơ. Chẳng hạn như chất thải thực phẩm, chất thải vườn (sân). Chất thải công viên
và bùn thải, phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ngoài ra xử lý rác
thải y tế bằng phương pháp sinh học cũng đang được ứng dụng rộng rãi.
Quy trình ủ kỵ khí các chất thải rắn

2.3. Phương pháp tái chế chất thải rắn

Phương pháp tái chế chất thải rắn là phương pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên hiệu quả
nhờ cơ chế tái sử dụng. Khi những vật liệu mà các gia đình không sử dụng đến nữa
như giấy, đồ nhựa, kim loại,…

Chúng được những người thu mua đồng nát gom về một mối và bán lại cho những
những vựa phế liệu lớn. Cuối cùng, chúng được các làng nghề, cơ sở chuyên tái chế
thu mua lại và tiến hành tái sản xuất cung cấp trở lại cho thị trường.

2.4. Phương pháp đốt chất thải để phát điện

Công nghệ đốt chất thải ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi
bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90% - 95% thể tích và khối lượng chất
thải, có thể tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích so với biện pháp chôn lấp, giảm
thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi, giảm phát thải khí nhà kính...
Trong xử lý CTR, công nghệ đốt khá quan trọng. Nhiệt được sản xuất bởi một lò đốt
có thể được sử dụng để tạo ra hơi nước mà sau đó có thể được sử dụng cho turbin để
phát điện. Điển hình, năng lượng ròng có thể sản xuất từ mỗi tấn rác thải đô thị là
khoảng 2/3 MWh điện và 2 MWh cho sưởi ấm. Như vậy, đốt khoảng 600 tấn chất thải
mỗi ngày sẽ sản xuất ra được khoảng 400 MWh điện.

Xu hướng công nghệ đốt CTR để phát điện kỳ vọng sẽ trở thành xu thế mới tại Việt
Nam. Việc khai thác để biến CTR trở thành nguồn tài nguyên quý là cần thiết, phù hợp
với Chiến lược quản lý tổng hợp CTR đã được Chính phủ ban hành.

Quy trình đốt chất thải phát điện

Nguyên lý hoạt động-Máy biến áp

3. Nguyên tắc 3R, 5R, 7R trong quản lý chất thải rắn

Mô hình 3R, 5R và 7R là những khái niệm được áp dụng trong quản lý chất thải rắn,
nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và tối đa hóa sử dụng lại các tài nguyên.

 Mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle - Giảm, Sử dụng lại, Tái chế):

Mô hình 3R là một chiến lược quản lý chất thải rắn giúp giảm thiểu lượng chất thải
phát sinh bằng cách thực hiện ba hành động chính:
Reduce (Giảm): Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần và các vật dụng không
cần thiết, giúp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.

Reuse (Sử dụng lại): Sử dụng lại các sản phẩm hoặc vật dụng có thể tái sử dụng như
bao bì, chai lọ, túi nilon, giấy, v.v.

Recycle (Tái chế): Tái chế các sản phẩm và vật dụng không còn sử dụng được để
chuyển đổi thành sản phẩm mới có giá trị sử dụng cao hơn.

 Mô hình 5R (Refuse, Reduce, Reuse, Recycle, Rot - Từ chối, Giảm, Sử dụng


lại, Tái chế, Phân hủy sinh học):

Mô hình 5R là mở rộng của mô hình 3R với thêm hai hành động mới:

Refuse (Từ chối): Từ chối sử dụng các sản phẩm và vật dụng không cần thiết hoặc có
hại cho sức khỏe và môi trường.

Rot (Phân hủy sinh học): Tái chế các chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ hoặc
năng lượng sinh học.
 Mô hình 7R (Rethink, Refuse, Reduce, Reuse, Repair, Recycle, Rot - Suy nghĩ
lại, Từ chối, Giảm, Sử dụng lại, Sửa chữa, Tái chế, Phân hủy sinh học):

Mô hình 7R là một chiến lược quản lý chất thải rắn toàn diện hơn, bao gồm cả các
hành động như suy nghĩ lại, sửa chữa, giúp tối đa hóa việc sử dụng lại tài nguyên và
giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.

Với những mô hình này, mục tiêu của quản lý chất thải rắn là tối đa hóa giá trị sử
dụng của các tài nguyên

4. Các vấn đề tồn tại trong việc quản lý chất thải rắn và giải pháp

4.1. Các vấn đề

Thu gom và vận chuyển chất thải rắn:

Một số khu vực còn đang thiếu hụt các dịch vụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn,
dẫn đến việc chất thải được vứt bừa bãi và gây ô nhiễm môi trường.

Đùn đẩy trách nhiệm trong thu gom chất thải rắn:

Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, duy trì vệ sinh môi trường, trong những năm qua,
thành phố Hà Nội đã chuyển từ cơ chế đặt hàng sang đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên,
việc thu gom xử lý rác thải trên địa bàn TP hiện chỉ dừng lại ở rác thải sinh hoạt mà
chưa đề cập đến các loại chất thải rắn.

Song đó, một số đơn vị chịu trách nhiệm duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành
phố thừa nhận đối với các khu vực có số lượng rác thải sinh hoạt lớn (thuộc trách
nhiệm của các đơn vị duy trì VSMT trong việc thực hiện hợp đồng thầu vệ sinh môi
trường ) đơn vị duy trì vệ sinh môi trường sẽ phụ trách xử lý. Tuy nhiên, đối với
những khu vực bị đổ trộm chất thải rắn (những khu vực không nằm trong trách nhiệm
của các nhà thầu vệ sinh môi trường), việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có
sự chỉ đạo của chủ đầu tư. Do không nằm trong các yêu cầu trong hợp đồng thầu, nếu
tự ý thu gom, vận chuyển, xử lý những loại rác đó, đơn vị thu gom có khả năng sẽ
không được thanh toán khối lượng công việc đã làm.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc thu gom các chất thải rắn đó là thuộc trách nhiệm của
công ty cây xanh phụ trách nhưng những công ty cây xanh lại cho rằng đây là rác thải
đô thị, trách nhiệm của đơn vị duy trì VSMT để từ chối thực hiện.

Xử lý chất thải rắn:

Các phương pháp xử lý chất thải rắn như đốt cháy và chôn lấp đều có tác động tiêu
cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang được áp dụng phổ biến, tuy nhiên
phương pháp này cần diện tích chôn lấp lớn, quá trình phân hủy kéo dài, cần phải xử
lý rác độc hại, che đậy, thoát nước, phải có hàng rào cách ly và các chế phẩm vi sinh
đòi hỏi kinh phí cao. Lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất
ở khu vực chôn lấp. Hơn nữa, các cơ sở xử lý chất thải rắn có thể bị quản lý không tốt,
dẫn đến sự cố môi trường. Vì vậy, cần có phương pháp giải quyết tối ưu hơn.

Ý thức của người dân:

Ý thức của người dân về việc phân loại và tái chế chất thải rắn vẫn chưa cao. Một số
người vẫn thường xuyên vứt chất thải vào bãi rác thay vì phân loại và tái chế chúng.

Thực tế cho thấy, đa phần các hộ gia đình nhỏ lẻ thường thuê những người điều khiển
xe thồ, xe ba bánh vận chuyển rác thải rắn xây dựng. Những người này thường “tiện
đâu đổ đấy” các chất thải rắn của các hộ gia đình trên, chứ không mang ra các bãi tập
kết rác.

Khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát:

Việc giám sát và kiểm soát các hoạt động quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến việc có nhiều hoạt động vi phạm quy định mà không bị phát hiện.

Công tác tái chế, xử lý chất thải rắn xây dựng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức,
nguồn lực còn hạn chế.

Thiếu các bãi tập kết, trung chuyển chất thải rắn xây dựng, sự thiếu quyết liệu của
chính quyền các địa phương trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm (đổ
trộm chất thải rắn)
4.2. Các giải pháp

Nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại và tái chế chất thải rắn bằng cách
tăng cường thông tin, giáo dục và tạo ra những kênh thông tin liên quan đến vấn đề
này.

Đẩy mạnh việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn bằng cách tăng cường đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, xây dựng các hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn hiệu quả và
đảm bảo sự tiện lợi và an toàn cho người dân.

Sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn mới và hiệu quả hơn để giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường. Các công nghệ này có thể bao gồm các phương pháp tái chế,
chuyển hóa, xử lý sinh học và tái sử dụng năng lượng.

Tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động quản lý chất thải rắn bằng cách đưa
ra các quy định rõ ràng và nghiêm ngặt về việc quản lý chất thải rắn, kiểm tra định kỳ
các hoạt động và áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những người vi
phạm.

Phát triển các chính sách, chiến lược và kế hoạch quản lý chất thải rắn bền vững, bao
gồm việc thúc đẩy tái sử dụng và tái chế chất thải, đẩy mạnh các hoạt động xử lý chất
thải sạch và giảm thiểu lượng chất thải rắn được tạo ra.

Tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng trong
việc quản lý chất thải rắn. Các tổ chức và doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc đầu tư vào các công nghệ xử lý chất thải mới và hiệu quả hơn, trong khi
chính phủ và cộng đồng có thể hỗ trợ trong việc tăng cường giám sát và kiểm soát các
hoạt động quản lý chất thải rắn.

You might also like