Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

BÀI 5: ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM MỘT BIẾN SỐ TRONG


KINH TẾ

Nội dung Mục tiêu


Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận  Ứng dụng được đạo hàm, vi phân trong phân
các nội dung: tích sự thay đổi tuyệt đối, tương đối.
 Ứng dụng đạo hàm, vi phân để phân  Biết được cách tìm cực trị một số bài toán
tích sự thay đổi tuyệt đối. trong kinh tế.
 Ứng dụng đạo hàm, vi phân để phân
tích sự thay đổi tương đối.
 Nêu một số bài toán cực trị một biến
Hướng dẫn học
trong kinh tế.
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần,
đặc biệt học chắc bài học về đạo hàm và vi
phân; điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực
trị; làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Sinh viên trao đổi với giảng viên trực tiếp tại
lớp học hoặc qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang web môn học.

TOA105_Bai5_v1.0019106220 1
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Phân tích sự thay đổi tuyệt đối trong kinh tế


Xét mô hình hàm số kinh tế y  f ( x )

Trong đó: x và y là các biến số kinh tế (ta coi biến độc lập x là biến số đầu vào và biến phụ
thuộc y là biến số đầu ra).
Trong kinh tế học người ta quan tâm đến xu hướng biến thiên của biến phụ thuộc y tại một
điểm x0 khi biến độc lập x thay đổi một lượng nhỏ. Chẳng hạn, khi xét mô hình hàm sản xuất
Q = f(L), người ta thường quan tâm đến số lượng sản phẩm hiện vật tăng thêm khi sử dụng
thêm một đơn vị lao động, tức là tìm Q khi L = 1.
Khi xét mô hình y = f(x), theo Bài 4, ta có:
y  f ( x0  x)  f ( x0 )  df ( x0 )  f ' ( x0 )  x (1)

Do đó, khi x tăng lên 1 đơn vị thì y thay đổi xấp xỉ f '( x0 ) đơn vị. Các nhà kinh tế gọi
f '( x0 ) là giá trị y – cận biến của x tại điểm x0.

Đối với mỗi hàm kinh tế, giá trị cận biên có tên gọi cụ thể như sau:
 Hàm sản xuất Q = f(L) thì f '( L0 ) được gọi là sản phẩm hiện vật cận biên của lao
động tại điểm L0. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động được ký hiệu là MPPL
(Marginal physical product of labor):
MPPL = f '(L).
Tại mỗi điểm L, MPPL cho biết xấp xỉ lượng sản phẩm hiện vật gia tăng khi sử dụng
thêm một đơn vị lao động và các yếu tố khác không đổi.
 Đối với mô hình hàm doanh thu TR = TR(Q) thì TR '(Q0 ) được gọi là doanh thu cận
biên tại điểm Q0. Doanh thu cận biên được ký hiệu là MR (Marginal Revenue):
MR = TR'(Q).
Tại mỗi mức sản lượng Q, MR cho biết xấp xỉ lượng doanh thu tăng thêm khi sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm và các yếu tố khác không đổi. Đối với doanh nghiệp cạnh
tranh ta có:
TR  pQ  MR  p (p là giá sản phẩm trên thị trường).
 Đối với mô hình hàm chi phí TC = TC(Q) thì TC '(Q0 ) được gọi là chi phí cận biên tại
điểm Q0. Chi phí cận biên được ký hiệu là MC (Marginal Cost): MC = TC'(Q)
Tại mỗi mức sản lượng Q, MC cho biết xấp xỉ lượng chi phí tăng têm khi sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm và các yếu tố khác không đổi.
 Đối với hàm tiêu dùng C = C(Y) thì C'(y) được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên và
được ký hiệu là MPC (Marginal Propensity to Consume):
MPC = C'(y)

TOA105_Bai5_v1.0019106220 2
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Tại mỗi mức thu nhập Y, MPC là số đo xấp xỉ lượng tiêu dùng gia tăng khi người ta có
thêm $1 thu nhập và các yếu tố khác không đổi.
 Đối với hàm tiết kiệm S = S(Y) thì S'(Y) được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên và
được ký hiệu là MPS (Marginal Propensity to Save):
MPS = S'(Y)
Tại mỗi mức thu nhập Y, MPS là số đo xấp xỉ lượng tiết kiệm gia tăng khi người ta có
thêm $1 thu nhập và các yếu tố khác không đổi.

Ví dụ 5.1. Giả sử hàm sản xuất của một doanh nghiệp là Q  5 L

Ở mức sử dụng L = 100 đơn vị lao động/tuần, nếu tăng lao động thêm 1 đơn vị thì sản lượng
tuần đó thay đổi như thế nào?
Giải: Sản phẩm cận biên của lao động tại điểm L = 100 là:
5
MPPL  Q '   0, 25 (khi L = 100)
2 L
Điều này có nghĩa là khi tăng mức sử dụng lao động hàng tuần thêm 1 đơn vị và các yếu tố
khác không đổi thì sản lượng hàng tuần sẽ tăng thêm khoảng 0,25 đơn vị hiện vật.
Cách 2: Q(101) – Q(100) = 0,249
Ví dụ 5.2. Một công ty độc quyền sản xuất một loại sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó trên thị
trường với hàm cầu:
Q = 1500 – 5p
Hãy tính doanh thu cận biên tại mức sản lượng Q = 650 và giải thích ý nghĩa.
Giải: Căn cứ theo hàm cầu, để tiêu thụ được Q sản phẩm công ty phải bán với giá:
1
p  300  Q
5
Hàm doanh thu là:

 1  1
TR   300  Q  Q  300Q  Q 2
 5  5
Doanh thu cận biên của công ty là:
2
MR  300  Q
5
Tại mức sản lượng Q = 500, ta có:
2
MR  300   650  40
5
Điều này có nghĩa là, tại mức sản lượng 600, nếu sản xuất thêm 1 sản phẩm và các yếu tố
khác không đổi thì tổng doanh thu của công ty sẽ tăng thêm khoảng $40 (ký hiệu $ chỉ đơn vị
tiền tệ dùng để tính giá sản phẩm).
TOA105_Bai5_v1.0019106220 3
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Phân tích sự thay đổi tương đối trong kinh tế

Cho Y  f  X  , để đo lường sự thay đổi tương đối của Y theo X, ta sử dụng hệ số co giãn
của Y theo X được tính như sau:
dY X
Y / X   (2)
dX Y
dY X X
Cách tính hệ số co giãn:  Y / X    YX' 
dX Y Y
Khi Y thay đổi 1 lượng là Y thì sự thay đổi tương đối của Y được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng
Y
rY 
Y
dY dX
Công thức (2) có thể viết lại:  Y / X  hoặc rY   Y / X  rX
Y X
Có nghĩa là khi các biến khác không đổi, X tăng lên 1% thì Y thay đổi  Y / X % .

Ví dụ 5.3. Giả sử hàm sản xuất của một doanh nghiệp là: Q  5 L

Ở mức sử dụng L = 100 đơn vị lao động/tuần, nếu tăng lao động thêm 1% thì sản lượng tuần
đó thay đổi như thế nào?
L 5 L
Giải:  Y / X  QL'     0,5
Q 2 L 5 L
Vậy ở mức sử dụng L = 100 đơn vị lao động/tuần, nếu tăng lao động thêm 1% thì sản lượng
tuần đó tăng 0,5%.
Ví dụ 5.4. Mức cân bằng thu nhập quốc dân biểu diễn dưới dạng hàm số
C0  bT0  I 0  G 0
Y
1  b  bt
Trong đó:
C0: chi tiêu tự định;
T0, I0, G0: tương ứng là thuế, đầu tư, chi tiêu chính phủ (cố định),
t: thuế suất.
Cho C0 = 80; I0 = 90; G0 = 81; T0 = 20; b = 0,9; t = 0,1
Nếu chi tiêu tự định tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập cân bằng thay đổi như thế nào? Nếu chi
tiêu tự định tăng lên 1% thì thu nhập cân bằng thay đổi bao nhiêu %?
Giải:
1 1
Ta có đạo hàm riêng của thu nhập cân bằng theo C0 là: YC' 0    5, 2632
1  b  bt 0,19

TOA105_Bai5_v1.0019106220 4
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Vậy tại mức C0 = 80, khi tăng C0 lên 1 đơn vị thì thu nhập cân bằng tăng một lượng xấp xỉ
bằng 5,2632 đơn vị.
Ta có hệ số co giãn của thu nhập cân bằng theo C0 là:

 Y C0 1 C 1 C0 C0
Y     0   
C0 Y 1  b  bt Y 1  b  bt C0  bT0  I0  G 0 C0  bT0  I0  G 0
1  b  bt
80
  Y  C0  80    0,343
80  0,9.20  90  81

Vậy tại mức C0 = 80, khi tăng C0 lên 1% thì thu nhập cân bằng tăng một lượng xấp xỉ bằng
0,343%.

Cực trị của hàm một biến


Bài toán 1: Chọn mức sản lượng tối ưu
Giả sử doanh nghiệp có hàm tổng chi phí TC(Q) và hàm tổng doanh thu TR(Q). Hãy chọn
mức sản lượng Q0 để thu lợi nhuận tối đa.
Giải:
Hàm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp:  = TR(Q) – TC(Q)
Điều kiện cần:  '  TR '(Q)  TC '(Q)  0  TR '(Q)  TC '(Q)  MR  MC

(Điều kiện cần để đạt lợi nhận tối đa là doanh thu biên bằng chi phí biên)
Điều kiện đủ:
 ''  TR ''(Q)  TC ''(Q)  0  TR ''(Q)  TC ''(Q) hoặc  MR '(Q)  MC '(Q)

Bài toán 2: Chọn sử dụng yếu tố đầu vào tối ưu để có lợi nhuận cao nhất
Cho một doanh nghiệp cạnh tranh tiến hành sản xuất với hàm sản xuất ngắn hạn Q = f(L),
trong điều kiện giá sản phẩm trên thị trường là p và giá lao động (tiền công) là w. Hãy tìm
mức sử dụng lao động để đạt lợi nhuận tối đa?
Giải:
Hàm tổng lợi nhuận:
  pf ( L)  wL  C0 (C0 là chi phí cố định)
Điều kiện cần:
 '  pf '( L)  w  C0  p  MPPL  w
(Điều kiện cần để đạt lợi nhuận tối đa là giá trị bằng tiền của sản phẩm hiện vật cận biên của
lao động bằng giá lao động).
Điều kiện đủ:  ''  pf ''( L0 )  0  f ''( L0 )  0

(Theo quy luật cận biên giảm dần thì sản phẩm biện cận biên của lao động giảm).
TOA105_Bai5_v1.0019106220 5
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Bài toán 3: Cực trị của hàm hàm bình quân


Cho hàm số y = f(x) với x, y là các biến số kinh tế.
y
Hàm số Ay  ( x  0) được gọi là hàm bình quân.
x
y
y '
 y y'x y x  My  Ay
Ta có: Ay'    '   ( x  0)
 x x2 x x

Q C

B Q

L1 L2 L3 L
MPL
APL

MPL

APL

Giả sử x0 là điểm thỏa mãn My = Ay, tức là Ay’ = 0. Khi đó ta có nhận xét:
Hàm bình quân tăng khi My > Ay (Tức là đường cận biên nằm trên đường bình quân).
Hàm bình quân giảm khi My < Ay (Tức là đường cận biên nằm dưới đường bình quân).
Hàm bình quân đạt cực trị khi My = Ay (Tức là đường cận biên giao nhau với đường
bình quân).

Ví dụ 5.5. Một doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên MC (Q)  0,9Q2  6Q  19 , với Q là
sản lượng.
a) Hãy tìm hàm tổng chi phí của doanh nghiệp, biết chi phí cố định bằng 30.

TOA105_Bai5_v1.0019106220 6
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

b) Hãy xác định hàm chi phí biến đổi bình quân AVC(Q) và mức sản lượng cực tiểu hóa
hàm này.
Giải:

a) Ta có: MC  TC '  TC   MC.dQ    0,9Q 2  6Q  19  dQ  0,3Q3  3Q 2  19Q  C

Khi Q = 0 thì TC = FC = 30, suy ra C = 30.

Vậy hàm tổng chi phí là: TC  0,3Q3  3Q2  19Q  30

VC 0,3Q3  3Q2  19Q


b) Hàm chi phí biến đổi trung bình là: AVC    0,3Q2  3Q  19
Q Q
Điều kiện cần: AVC '  0, 6Q  3  AVC '  0  0, 6Q  3  0  Q  5

Điều kiện đủ: AVC "  0, 6  0

Vậy Q = 5 thì chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu bằng 11,5.

TOA105_Bai5_v1.0019106220 7
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

TỔNG KẾT BÀI HỌC


 Công thức tính thay đổi tuyệt đối: y  f ( x0  x)  f ( x0 )  df ( x0 )  f ' ( x0 )  x
 Công thức thay đổi tương đối: rY   Y / X  rX
 Cực trị hàm lợi nhuận:
Ta có:  '  pf '( L)  w  C0  0  p  MPPL  w

Điều kiện cần để đạt lợi nhuận tối đa là giá trị bằng tiền của sản phẩm hiện vật cận biên
của lao động bằng giá lao động.
Điều kiện đủ:  ''  pf ''( L0 )  0  f ''( L0 )  0

(Theo quy luật cận biên giảm dần thì sản phẩm biện cận biên của lao động giảm).
 Cực trị của hàm hàm bình quân
Giả sử x0 là điểm thỏa mãn My = Ay, tức là Ay’ = 0. Khi đó ta có nhận xét:
o Hàm bình quân tăng khi My > Ay (Tức là đường cận biên nằm trên đường bình quân).
o Hàm bình quân giảm khi My < Ay (Tức là đường cận biên nằm dưới đường bình quân).

o Hàm bình quân đạt cực trị khi My = Ay (Tức là đường cận biên giao nhau với đường
bình quân).

TOA105_Bai5_v1.0019106220 8
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thế nào là biến ngoại sinh? Thế nào là biến nội sinh?
2. Thế nào là phương trình định nghĩa, phương trình hành vi, phương trình cân bằng?
3. Nêu công thức tính thay đổi tuyệt đối, tương đối?
4. Điều kiện cần và đủ để hàm số một biến đạt cực trị?
5. Trình bày bài toán chọn sử dụng yếu tố đầu vào tối ưu để có lợi nhuận cao nhất?
6. Trình bày bài toán tìm cực trị của hàm hàm bình quân?

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1.
Một doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên MC (Q)  3Q2  4Q  6 , với Q là sản lượng.

Hãy tìm hàm tổng chi phí của doanh nghiệp, biết chi phí cố định bằng 15.
Hãy xác định hàm chi phí biến đổi bình quân AVC(Q) và mức sản lượng cực tiểu hóa
hàm này.
Bài 2.
Doanh nghiệp độc quyền C có hàm cầu ngược p  0,1Q2  30 . Hãy xác định mức cung và
giá bán của doanh nghiệp để tối đa hóa doanh thu.
Bài 3.
Một công ty độc quyền có hàm tổng chi phí C (Q)  4000  10Q  0,1Q2 (Q là sản lượng) và
hàm cầu Q  212  2 p (p là giá bán).

a. Tìm Q để cực tiểu hàm chi phí bình quân.


b. Tại mức sản lượng Q tìm được ở câu a, cho biết khi Q tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận thay
đổi như thế nào? Mức sản lượng này có làm lợi nhuận cực đại không?

TOA105_Bai5_v1.0019106220 9
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

ĐÁP ÁN
Bài 1.

a. Ta có MC  TC '  TC   MCdQ    3Q 2  4Q  6  dQ  Q3  2Q 2  6Q  C

Khi Q = 0 thì TC = FC = 15, suy ra C = 15.

Vậy hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC  Q3  2Q2  6Q  15

b. Ta có hàm chi phí biến đổi là VC  Q3  2Q2  6Q , nên hàm chi phí biến đổi trung bình
VC Q3  2Q2  6Q
là: AVC    Q2  2Q  6
Q Q
Ta đi xác định mức sản lượng để cực tiểu hóa hàm này.
Điều kiện cần: AVC '  2Q  2  AVC '  0  2Q  2  0  Q  1

Điều kiện đủ: AVC” = 2 > 0


Vậy với mức sản lượng Q = 1 thì ta sẽ cực tiểu hóa được hàm chi phí biến đổi trung bình.
Bài 2.

Hàm doanh thu: TR  pQ   0,1Q 2  30  Q  0,1Q3  30Q

Điều kiện cần: TR '  0,3Q2  30  TR '  0  0,3Q2  30  0  Q  10

(Q là sản lượng nên điều kiện Q > 0).

Điều kiện đủ: TR "  0, 6Q  TR "  Q  10   0, 6.10  6  0

Vậy với mức sản lượng Q = 10 và giá bán p = 20 thì doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu
TR = 200.
Bài 3.

TC 4000  10Q  0,1Q2 4000


a. Hàm chi phí trung bình là: ATC     0,1Q  10
Q Q Q
4000 4000
Điều kiện cần: ATC '  2
 0,1  ATC '  0   0,1  0  Q  200
Q Q2

8000 8000
Điều kiện đủ: ATC "  3
 ATC "  Q  200   0
Q 2003
Vậy Q = 200 là điểm cực tiểu của hàm số, tức là với mức sản lượng Q = 200 thì hàm chi
phí trung bình đạt cực tiểu bằng 50.
Q
b. Ta có: Q  212  2 p  p  106 
2

TOA105_Bai5_v1.0019106220 10
Bài 5: Ứng dụng của đạo hàm một biến số trong kinh tế

Hàm lợi nhuận:

 Q
  TR  TC  pQ  TC  106   Q  4000  10Q  0,1Q 2  0, 6Q 2  96Q  4000
 2

Do đó, lợi nhuận cận biên tại Q = 200 là:


M    '  1, 2Q  96  M   200   1, 2.200  96  144

Điều đó có ý nghĩa là: tại mức Q = 200, khi tăng mức sản lượng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm một lượng xấp xỉ bằng 144 đơn vị.

Tại mức sản lượng Q = 200 không làm cho lợi nhuận cực đại vì ' (200)  0 .

TOA105_Bai5_v1.0019106220 11

You might also like