ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH 2016 2020 ĐÃ ĐƯỢC BỘ DUYỆT - 1464601103916

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Cơ sở xác định định hướng nghiên cứu khoa học ngành Tài chính giai đoạn 2016 -
2020
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII; Các chủ trương, chính sách liên quan
đến lĩnh vực tài chính trong các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ,...;
- Chiến lược Tài chính đế n năm 2020, các chiến lược ngành, Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược Tài chính 2020 và Kế hoạch hành động trung hạn ngành Tài chính; Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); Kế hoạch tài chính 2016 - 2020;
- Chương trình hành động của ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội
nghị 6, Khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh đến năm 2020 (Quyết định 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 của Bộ Tài chính);
- Các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết;
- Kế thừa Định hướng nghiên cứu khoa học cấp Bộ giai đoạn 2011 - 2015.
2. Những định hướng lớn cho công tác nghiên cứu khoa học ngành Tài chính giai
đoạn 2016 - 2020
2.1. Nghiên cứu về các chính sách vĩ mô
- Đổi mới chính sách tài chính quốc gia nhằm khai thác tối đa nguồn lực và tạo động lực cho
thời kỳ phát triển mới; phát huy tiềm lực, lợi thế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
- Nghiên cứu vấn đề phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới về hội nhập
kinh tế, tài chính phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát tài chính.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy liên kết trong các ngành sản xuất nâng
cao giá trị gia tăng.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính - tín dụng nhằm hỗ trợ thực hiện tăng trưởng xanh,
phát triển bền vững.
- Nghiên cứu về mô hình phát triển kinh tế dựa trên hệ thống ngân hàng và mô hình phát
triển kinh tế dựa trên thị trường vốn.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy gắn kết mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới với tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, nâng
cao giá trị gia tăng, gắn với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.
- Nghiên cứu quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự phát
triển đồng bộ các loại hình thị trường.
2.2. Nghiên cứu cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước

1
- Nghiên cứu các chính sách thuế mới; hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đảm bảo tính
đồng bộ; cải cách cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN); cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực thuế và hải quan, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Nghiên cứu cải cách tổng thể chính sách chi ngân sách nhà nước để cơ cấu lại chi ngân
sách nhà nước nhằm nâng cao tính bền vững. Hoàn thiện và tạo lập cơ chế, quy trình về công khai
minh bạch, hiệu quả trong quản lý tài chính - NSNN. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế và phương thức
huy động vốn của chính quyền địa phương.
- Nghiên cứu hoàn thiện thể chế quản lý nợ công theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều
kiện Việt Nam, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập
và mở rộng chế độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công;
nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập.
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, giám sát tài chính quốc gia.
2.3. Nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp
- Nghiên cứu chính sách, giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa và tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước; Cơ chế, chính sách tài chính sau cổ phần hóa. Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát
tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước và phần vốn của Nhà nước đầu tư vào các doanh
nghiệp; Cơ chế người đại diện trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính phát triển công nghiệp, thúc đẩy hình thành các
chuỗi liên kết sản suất công nghiệp; hỗ trợ và thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- Hoàn thiện thể chế quản lý tài chính doanh nghiệp theo hướng hiện đại, đồng bộ nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, TPP, AEC...
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế giá, cơ chế đấu thầu, đặt hàng và tham gia của các doanh
nghiệp trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
2.4. Nghiên cứu về phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thị trường mua
bán nợ
- Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đảm bảo phát triển đồng bộ, cân
đối và bền vững hệ thống thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu, nhất là trái phiếu
doanh nghiệp.
- Hoàn thiện thể chế và thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam tương
đương nhóm các nước có trình độ phát triển cao của ASEAN, đáp ứng tốt các yêu cầu trong bối cảnh
hội nhập mới.
- Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đảm bảo phát triển thị trường
bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường trái phiếu trong giai đoạn 2016 - 2020
và những năm tiếp theo.

2
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí
tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và phát triển các quỹ đầu tư chuyên nghiệp tại thị trường
Việt Nam.
- Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý đảm bảo phát triển dịch vụ tài chính (kế toán, kiểm
toán, thẩm định giá và các dịch vụ tài chính khác).
- Nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong khu vực
công và doanh nghiệp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý đảm bảo phát triển thị trường mua bán nợ.
2.5. Nghiên cứu quản lý tài sản công
- Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý tài sản công (tài sản là nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tài sản hình thành từ nguồn NSNN...).
2.6. Nghiên cứu kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế về tài chính
- Nghiên cứu xu thế mới về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính trong giai đoạn tới (cả
khía cạnh quốc gia, khu vực mậu dịch tự do và các tổ chức kinh tế đa phương) và xu hướng điều
chỉnh chính sách phát triển kinh tế - tài chính của các nước.
- Nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế, thực thi
các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo thành công cho hội nhập tài chính của Việt
Nam; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế.
- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo các vấn đề tài chính phát sinh làm cơ sở cho việc xây dựng
và triển khai chiến lược hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ giai đoạn 2016 - 2020.
2.7. Nghiên cứu về các lĩnh vực khác trong lĩnh vực tài chính
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống thống kê ngành Tài chính.
- Nghiên cứu về quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tài chính.

You might also like