Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÚ SỐC


GIÁ “VÀNG ĐEN” TỪ CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE VÀ
CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Môn học: Lý thuyết tài chính

Lớp học phần: 22C1FIN60502601

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Nhóm thực hiện: Nhóm 6 - Đinh Thị Khánh Ly

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VỐNVV
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÚ SỐC


GIÁ “VÀNG ĐEN” TỪ CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE VÀ
CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Môn học: Lý thuyết tài chính

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Nhóm thực hiện: Nhóm 6 - Đinh Thị Khánh Ly

Lớp học phần: 22C1FIN60502601

MSSV: 522202111198

Email: lydinh.522202111198@st.ueh.edu.vn

Số điện thoại liên hệ: 0796657715

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1

1.1. Bối cảnh của đề tài.........................................................................................1

1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2

1.3. Cấu trúc nghiên cứu .......................................................................................2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU LIÊN


QUAN .........................................................................................................................3

2.1. Tổng quan lý thuyết .......................................................................................3

2.1.1. Giá dầu .......................................................................................................3

2.1.2. Lạm phát .....................................................................................................3

2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của giá dầu đến lạm phát ..5

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................9

3.1. Ảnh hưởng của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế Việt Nam ...........................9

3.2. Ảnh hưởng của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế các nước trên thế giới ......12

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÚ SỐC GIÁ
“VÀNG ĐEN” TỪ CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE VÀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH
TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ........................................................................................15

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................21


TÓM TẮT

Lạm phát là một chỉ số quan trọng của một nền kinh tế, có rất nhiều yếu tố để cấu
thành lạm phát của một quốc gia. Trong đó không thể không kể đến yếu tố giá dầu và
trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ chỉ ra tác động của cú cốc cung (cụ thể là việc giá
dầu tăng do chiến sự Nga – Ukraine) đối với lạm phát ở Việt Nam. Có rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng, mối quan hệ của giá dầu đối với lạm
phát nhưng ở Việt Nam lại ít những nghiên cứu tương tự (Lacheheb & Sirag, 2019)
và hầu như các nghiên cứu thường phân tích ở các quốc gia tiên tiến, mà chưa chú ý
đến sự bất đồng giữa các quốc gia đó với các quốc gia đang phát triển (Nusair, 2019).
Nhận thấy việc đánh giá tác động của các cú sốc kinh tế đến một trong các chỉ số kinh
tế, cụ thể ở đây là chỉ số lạm phát là điều cần thiết cho Việt Nam, một nền kinh tế với
xuất phát điểm là nông nghiệp lạc hậu và chịu rất nhiều khó khăn từ hậu quả chiến
tranh để lại tiến đến một nước có tốc độ phát triển đáng kể trong khu vực như hiện
nay. Do đó bài tiểu luận này tập trung đánh giá tác động của giá dầu xuất khẩu, giá
xăng trong nước và giá dầu trong nước lạm phát trong giai đoạn biến động kinh tế
toàn cầu do chiến sự Nga - Ukraine, từ đó đưa ra các quan điểm cá nhân giúp cho các
nhà làm chính sách có thể điều chỉnh mức lạm phát hợp lý thông qua các công cụ tác
động đến giá xăng, dầu trong nước (như thế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi
trường, quỹ bình ổn …) và góp phần tránh những rủi ro cho nền kinh tế còn non trẻ.

Từ khóa: cú sốc cung, lạm phát, giá dầu, chiến sự Nga – Ukraine
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Bối cảnh của đề tài

Đại dịch Covid-19 qua đi, các nước tiến hành tài trợ các gói tài khoá để khích cầu
cũng như nhu cầu mua sắm “trả thù” tăng mạnh trên thế giới đã đẩy nhu cầu sản xuất
và lạm phát tăng cao ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, xung đột của Nga và Ukraine khiến
giá dầu liên tục tăng cao, lạm phát đang trở thành mối lo ngại của toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, ảnh hưởng nhiều nhất là sự tăng giá hàng hóa khi nền
kinh tế mới quay lại phục hồi sau đại dịch, giá lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm,
xăng dầu, mọi chi phí khác trong đời sống sinh hoạt thường nhật khác, … mỗi ngày
trên đà tăng giá.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu thô, nhưng hàng năm Việt Nam
vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm xăng, dầu để đáp ứng nhu cầu trong
nước do các nhà máy lọc dầu chưa đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì thế nền
kinh tế Việt Nam khá nhạy cảm với sự thay đổi của giá dầu so với các nước đang phát
triển khác, bên cạnh đó giá dầu của Việt Nam còn ảnh hưởng nhiều từ các chính sách
quản lí giá và can thiệp của Chính phủ như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường,
thuế GTGT, quỹ bình ổn.

Gần đây, vào năm 2022, thế giới nổi lên tình hình khủng hoảng toàn cầu do giá dầu
tăng từ chiến sự Ukraine. Giá dầu tăng hay giảm tùy tuyên bố và hành động của các
nhà chính trị phương Tây và Nga về xung đột. “Chúng tôi thấy rằng giá năng lượng
trong năm 2021 tăng nhiều hơn so với năm 2022, cho thấy chiến tranh và lệnh trừng
phạt là những động lực tăng giá năng lượng quan trọng nhất”, một báo cáo hồi tháng
12 của tổ chức nghiên cứu Bruegel nhận định.

Dưới góc độ của môn học Lý thuyết tài chính, chúng tôi thấy rằng lý thuyết về các cú
sốc cung (lạm phát) âm rất phù hợp để thảo luận, đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Phản ứng của các yếu tố vĩ mô đối với
2

cú sốc giá “vàng đen” từ chiến sự Nga – Ukraine và chính sách ổn định tiền tệ
tại Việt Nam”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận này nghiên cứu sự tác động ba loại giá dầu (giá xăng trong nước, giá dầu
trong nước, giá dầu thô xuất khẩu) đến lạm phát tại Việt Nam. Mức độ tăng giá của
ba loại dầu làm cho giá cả tất cả các hàng hóa tăng cao, có thể làm cho lạm phát không
thể kiểm soát tốt tại Việt Nam. Nghiên cứu này giúp trả lời cho câu hỏi: Cú sốc cung
về dầu mỏ có tác động gì tới tình hình kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn? Việt Nam
có thể đưa ra các chính sách nào để hạn chế các hiệu ứng tiêu cực từ cú sốc trên? Kết
quả của bài tiểu luận nhằm đưa ra quan điểm cá nhân về ổn định chính sách để kiểm
soát lạm phát, từ đó, các nhà hoạch địch chính sách theo dõi và bám sát diễn biến của
giá dầu cũng như đưa ra các chính sách phù hợp để điều chỉnh lạm phát phù hợp với
điều kiện phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới.

1.3. Cấu trúc nghiên cứu


Bài tiểu luận bố cục gồm 5 phần, dày 26 trang:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày bối cảnh thực hiện
nội dung nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Phần này sẽ trình bày
các lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề đề cập trong tiểu luận
này.

Chương 3: Thực tế nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày những dẫn chứng cụ thể.

Chương 4: Phản ứng của các yếu tố vĩ mô đối với cú sốc giá “vàng đen” từ chiến
sự Nga – Ukraine và chính sách ổn định tiền tệ tại Việt Nam. Phần này sẽ trình
bày giải pháp cho vấn đề tiểu luận.

Chương 5: Kết luận. Phần này sẽ trình bày tổng kết bài tiểu luận và hạn chế của
nghiên cứu.
3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU


LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Giá dầu
Dầu là một nguồn năng lượng phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Với nhu
cầu đi lại, vận chuyển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, thế giới cần một
nguồn năng lượng tương đối bền vững, ổn định, bảo vệ môi trường, mang lại nhiều
giá trị và đặt biệt phù hợp với tình hình hiện nay (phù hợp với phương tiện vận
chuyển, máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện nay). Ngoài ra dầu cũng là một yếu tố
gây ra sự xung đột chính trị ở nhiều quốc gia từ đó gây ra sự biến động về sản lượng
và giá cả trên thị trường như tình hình chiến sự của Nga và Ukraine đã gây ra sự bất
ổn về nguồn cung, dẫn đến tình trạng giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, vận
chuyển và gây ra lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khách
quan mà nói dầu không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra lạm phát hiện nay nhưng
dầu vẫn đóng vai trò to lớn làm đẩy chỉ số lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia.

Thêm vào đó, giá dầu mặc dù được quyết định bằng cung cầu của thị trường nhưng
nguồn cung chính của dầu được OPEC+ quyết định qua các cuộc họp và nhâu cầu
của dầu bị tác động mạnh bởi nguồn cung của các nước như Mỹ, Trung Quốc, … nên
giá cả được phụ thuộc một phần vào OPEC+ và các nước như Mỹ, Trung Quốc, …
Bên cạnh đó, mặc dù là một nguồn năng lượng dễ dàng thay thế bởi các nguồn năng
lượng khác như trong sản xuất, vận chuyển dầu dễ dàng bị thay thế bởi điện, than, …
nhưng dầu phù hợp để sử dụng cho các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận
chuyển hiện nay, vì thế việc xem xét giá dầu là vấn đề cần được quan tâm trong thời
điểm hiện nay.

2.1.2. Lạm phát


Lạm phát đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là một yếu tố hai mặt của
kinh tế vĩ mô vì vừa có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm. Nhưng cũng
4

là yếu tố gây bất ổn về giá cả, tăng trưởng kinh tế các yếu tốt bất ổn chính trị. Vì
những lý do trên mà lạm phát được xem là mục tiêu lâu dài của chính sách tiền tệ.

Có nhiều cách hiểu cũng như định nghĩa về lạm phát, một cách đơn giản để hiểu làm
phát là sự gia tăng về mức giá của hàng hoá, dịch vụ theo thời, quá trình tăng giá có
thể nhanh hoặc chậm do tác động của thị tường hoặc những bất ổn về chính trị, xã
hội, …

Lạm phát có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ
giá hối đoái, chính sách tài khóa, tài trợ của chính phủ, cung hàng hóa, cầu hàng hóa
trên thị trường, … Vì vậy có sự đa đạng về các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát, các
nghiên cứu trên thế giới cũng xem xét từng yếu tố ảnh hương lạm phát ra sao và phân
biệt giữa các loại lạm phát khác nhau, ví dụ: lạm phát giá cả, lạm phát tài sản, lạm
phát tiền lương, lạm phát giá sản phẩm và lạm phát cơ bản” (Comley, 2015). Từ đó
lạm phát vừa là một chỉ số vừa là một công cụ đo lường sức khoẻ của nền kinh tế. Ở
vị trí là một đại lượng đo lường giá trị thì lạm phát còn được định nghĩa “là nhịp độ
tăng giá của hàng hoá, dịch vụ” (Yen, 2019). Mỗi sự biểu hiện của lạm phát đều mang
sự tích cực và tiêu cực, nó tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế cũng như diễn cảnh mà một
nền kinh tế đang đối mặt. Lạm phát là một vấn đề chung của kinh tế thế giới ở thời
điểm hiện tại đặc biệt là khi có nhiều biến động về tình hình chiến tranh, đến mâu
thuẫn chính trị, kinh tế ở các quốc gia.

2.1.3. Cú sốc cung âm

Như chúng ta đã biết, lạm phát tăng độc lập với sự thắt chặt của thị trường lao động
hoặc sự gia tăng của lạm phát kỳ vọng nếu có những cú sốc cung tạm thời. Ví dụ như
cung dầu giảm làm cho giá cả tăng lên. Khi cú sốc làm hạn chế cung, cú sốc này được
gọi là cú sốc cung âm và nó dẫn đến việc tăng giá hàng hóa.

Các cú sốc cung âm cũng đã diễn ra trong quá khứ khiến cho lạm phát và thất nghiệp
đều tăng. Có thể kể đến một loạt cú sốc cung âm tại nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1973-
1975 do lệnh cấm vận dầu mỏ bắt nguồn từ cuộc chiến trang Ả Rập – Israel, Tổ chức
5

các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đẩy giá dầu tăng gấp 4 lần bằng cách hạn chế
xuất khẩu dầu.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của giá dầu đến lạm phát
Vấn đề giá dầu thế giới và lạm phát luôn là chủ đề nóng trong nhiều bài nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Cụ thể, đã có nhiều bằng chứng thực
nghiệm về tác động của giá dầu lên lạm phát. Ở Châu Phi, Lacheheb và Sirag (2019)
xem xét mối quan hệ giữa thay đổi giá dầu và lạm phát ở Algeria từ năm 1970–2014.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, giá dầu tăng có xu hướng làm tăng mức
độ lạm phát ở Algeria và tác động dài hạn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát CPI là
dương và có ý nghĩa thống kê. Việc giá dầu cao ở một quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn
nhất châu Phi sẽ làm tăng doanh thu xuất khẩu, điều này có thể làm tăng mức GDP,
lạm phát giá tiêu dùng cũng theo đó. Tuy nhiên, giá dầu giảm dường như không liên
quan đến mức độ lạm phát. Tương tự, trong ngắn hạn, chỉ có giá dầu tăng dường như
mới làm tăng lạm phát ở Algeria. Bài nghiên cứu của Sek và cộng sự (2015) so sánh
về tác động của cú sốc giá dầu đối với lạm phát ở hai nhóm quốc gia, cụ thể là nhóm
phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và nhóm phụ thuộc ít vào dầu mỏ. Kết quả cho thấy, đối
với nhóm ít phụ thuộc vào dầu mỏ, các quốc gia này thực sự tự sản xuất dầu mỏ và
là nước xuất khẩu dầu mỏ, giá dầu có tác động đáng kể đến việc xác định lạm phát
trong nước trong dài hạn. Giá dầu tăng dẫn đến lạm phát cao hơn ở những quốc gia
này. Choi và cộng sự (2018) khi phân tích về tác động của dầu mỏ toàn cầu đối với
lạm phát ở cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển trong một thời gian đủ dài,
nhận thấy rằng lạm phát dầu toàn cầu tăng 10% sẽ làm tăng lạm phát trong nước trung
bình một lượng khoảng 0,4 điểm phần trăm và tương tự giữa các nền kinh tế tiên tiến
và đang phát triển.

Lạm phát đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và được coi là một thành phần
không thể thiếu trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Ở châu Á, kết quả cũng được tìm
thấy tương tự khi Asghar và Naveed (2015) kiểm định nghiệm đơn vị Augmented
Dickey-Fuller (ADF) tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm định thứ tự tích phân của các
6

biến. Phương pháp kiểm tra giới hạn Phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) được áp dụng
để điều tra tác động truyền dẫn dài hạn của giá dầu thế giới đến lạm phát trong nước
ở Pakistan với sự có mặt của biến kiểm soát, là tỷ giá hối đoái. Kết quả của nghiên
cứu giải thích rõ ràng rằng trong dài hạn giá dầu quốc tế và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ lạm phát ở Pakistan. Hơn nữa, giá dầu có mối quan hệ cùng chiều
với lạm phát.

Živkov và cộng sự (2019) cũng đã khám phá ra mối liên hệ giữa cú sốc cung giá dầu
và lạm phát ở 11 quốc gia Trung và Đông Âu. Kết quả nhận thấy rằng tác động mạnh
nhất từ việc tăng giá dầu lên lạm phát được tìm thấy trong khoảng thời gian dài hơn
đối với hầu hết các quốc gia. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái không phải
là một yếu tố quan trọng khi cú sốc giá dầu được truyền theo hướng lạm phát, ngoại
trừ những trường hợp xảy ra sự mất giá cao. Slovakia và Bulgaria là những quốc gia
có tác động truyền dẫn cao nhất và nhất quán nhất trong toàn bộ mẫu được quan sát
và điều này có thể là do những quốc gia này có một số tỷ lệ nhập khẩu dầu/GDP cao
nhất.

Lạm phát và cú sốc cung âm (giá dầu) theo các nghiên cứu trên mặc dù có tác động
cùng chiều nhưng có sự tồn tại bất đối xứng trong tác động của giá dầu đến lạm phát,
có bằng chứng đáng kể về sự bất đối xứng trong dài hạn, giá dầu tăng và giảm có tác
động khác nhau đến lạm phát, trong khi giá dầu tăng có tác động tích cực đáng kể
đến lạm phát trong mọi trường hợp, thì giá dầu giảm hoặc là không tác động đáng kể
hoặc có tác động tiêu cực đến lạm phát (Nusair, 2019). Sự bất đối xứng đáng kể giữa
giá dầu và lạm phát còn được thể hiện ở Trung Quốc trong ngắn hạn, cho thấy tác
động của lạm phát sẽ nghiêm trọng hơn khi giá dầu giảm (Li & Guo, 2022).

Hơn thế nữa, việc truyền truyền cú sốc từ giá dầu sang lạm phát không xảy ra trong
các khoảng thời gian rất ngắn ở hầu hết các CEEC được chọn và tác động mạnh nhất
chỉ được tìm thấy trong khoảng thời gian dài hơn đối với hầu hết các quốc gia, điều
đó có nghĩa là tác động lan tỏa gián tiếp mạnh hơn tác động lan tỏa trực tiếp (Živkov
và cộng sự, 2019).
7

Có thể thấy, đã có rất nhiều nghiên cứu tìm ra tác động cùng chiều của giá dầu thế
giới đến lạm phát bới các nhà học thuật trên thế giới được nêu ở phần trên. Tuy nhiên,
vẫn tồn tại nhiều nghiên cứu cho rằng tác động của giá dầu đến lạm phát là ngược
chiều. Cụ thể, nghiên cứu của Davari và Kamalian (2018) đi ngược lại kết quả của
các nghiên cứu trước đây khi chỉ ra mối quan hệ đáng kể giữa việc giảm giá dầu và
tăng lạm phát trong khi không có mối quan hệ đáng kể nào giữa tăng giá dầu và tỷ lệ
lạm phát.

Ngoài ra, nghiên cứu của Kilian và Zhou (2022) đặt biệt mô phỏng hiện tượng tác
động của giá xăng trong tương lại cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy cú sốc
giá xăng đã làm thay đổi kỳ vọng lạm phát trong dài hạn của các hộ gia đình hoặc tác
động lạm phát của cú sốc giá xăng là dai dẳng. Các tác động ngắn hạn đối với lạm
phát tổng thể là khá lớn, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong lạm phát tổng thể.
Trong dài hạn, biến động giá dầu có tác động (Tunisia và Maroc) đến lạm phát nhỏ
hơn và được hấp thụ bởi tính cứng nhắc của giá các sản phẩm được trợ cấp và cú sốc
giá dầu không giải thích được phần nào đáng kể biến động lạm phát ở Tuy-ni-di và
An-giê-ri (Brini và cộng sự, 2016). Những thay đổi về giá dầu không còn tương quan
với kỳ vọng lạm phát dài hạn, mối liên hệ giữa giá dầu và kỳ vọng lạm phát dài hạn
không phải là trực tiếp, mà là kết quả của các yếu tố cơ bản: điều kiện kinh tế suy yếu
kéo dài và khả năng phá vỡ kỳ vọng lạm phát dài hạn khỏi mục tiêu ổn định giá cả
(Conflitti & Cristadoro, 2018).

Các nghiên cứu về giá dầu và lạm phát cũng được các nhà nghiên cứu trong nước đặt
biệt quan tâm như NAM (2015) trong chuyên đề “Tác động của biến động giá dầu
2014 -2015 tới nền kinh tế Việt Nam” cho rằng giá dầu giảm khiến cho chỉ số lạm
phát của Việt Nam giảm trong những tháng cuối năm 2014. Tương tự, Nguyễn Thị
Ngọc Trang và Hồng (2016) khi đánh giá tác động phi tuyến của giá dầu đến tăng
trưởng, lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách cho rằng với một nước vừa xuất
khẩu dầu thô vừa nhập khẩu xăng dầu như Việt Nam, khi giá dầu ở trên mức ngưỡng
giá dầu được tìm từ mô hình TVAR,, một sự gia tăng trong giá dầu sẽ tác động làm
8

tăng lạm phát, Nguyen Thi Ngoc Trang và cộng sự (2017) cũng nhận thấy rằng giá
dầu tăng sẽ dẫn đến lạm phát và thâm hụt ngân sách cao hơn ở Việt Nam. Ngoài ra,
kết quả tương tự cũng được đưa ra trong các nghiên cứu P. T. T. Trang (2009), Vương
(2009), Trinh (2017), …

Qua những bằng chứng thực nghiệm được nêu trên, có thể thấy chủ đề cú sốc giá dầu
và lạm phát đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu thế giới, tuy nhiên nghiên cứu thực
nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam vẫn còn khá khan hiếm, đặc biệt là nghiên cứu về
sự bất đối xứng của giá dầu và lạm phát trong dài hạn và liệu yếu chỉ dựa vào một giá
dầu thế giới thay đổi có phải là chưa khách quan khi đánh giá tác động của nó đến
lạm phát. Từ những nhận định trên, nghiên cứu của chúng tôi dựa vào nghiên cứa của
Li và Guo (2022) để phân tích ba loại giá dầu khác nhau gồm: giá xăng bán lẻ trong
nước, dầu bán lẻ trong nước và giá dầu thô trong rổ tham chiếu của OPEC để đi sâu
hơn về tác động của căng thẳng chính trị leo thang giữa hai nước Nga – Ukraine đã
gây ra cú sốc cung (lạm phát) ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào và từ đó
đưa ra các quan điểm hàm ý chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định chính sách
tiền tệ tại Việt Nam.
9

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ NGHIÊN CỨU


3.1. Ảnh hưởng của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế Việt Nam
Giai đoạn năm 2022 cũng là lần đầu tiên Việt Nam sử dụng các công cụ chính sách
để điều tiết giá cả xăng, dầu trong nước để kìm hãm tác động tiêu cực của lạm phát
ảnh hưởng đến nền kinh tế còn nhiều tổn thương bởi hậu Covid-19. Việc này sẽ cho
cái nhìn khách quan về việc đưa ra cách hàm ý chính sách cho các nhà làm chính sách
để điều chỉnh giá cả xăng, dầu phù hợp với kỳ vọng lạm phát ở từng thời kỳ kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia vô cùng đặc biệt vì vừa nhập khẩu xăng, dầu vừa xuất khẩu
dầu thô, nên việc xem xét tác động của giá xăng, dầu bán lẻ trong nước và giá dầu
thô theo rổ tham chiếu của OPEC đến lạm phát là điều phù hợp. Việc xem xét sự bất
đối xứng của của giá xăng, dầu bán lẻ trong nước và giá dầu thô theo rổ tham chiếu
của OPEC đến lạm phát vì giá xăng, dầu bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế phí,
nên việc giá nhập khẩu xăng, dầu tăng sẽ làm cho giá bán lẻ xăng dầu tăng cao hơn
nữa trong khi đó giá nhập khẩu xăng dầu giảm thì làm cho giá bán lẻ giảm không
đáng kể so với tăng.

Xung đột Nga-Ukraine đã thổi bùng khủng hoảng năng lượng toàn cầu, làm gia tăng
bất ổn đối với nền kinh tế toàn cầu còn đang gượng dậy sau “chấn thương” kinh tế
đại dịch Covid-19 gây ra. Sau khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ, các thương lái dầu
đánh giá khả năng xuất khẩu dầu khí của Nga sẽ bị trừng phạt nên tiếp tục đẩy giá
dầu lên cao hơn nữa. Tại Việt Nam, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra
trong bối cảnh thế giới đầy biến động trong cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, nhờ những nỗ lực của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, sự kết nối giữa doanh nghiệp và lao động, sự đồng lòng của người
dân, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2022 đạt được kết quả rất khả quan:
vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. Đây là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế
Việt Nam thời điểm này. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73%
so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, lạm phát đang có dấu hiệu gia tăng do một số
hàng hóa, nguyên vật liệu tăng giá nhưng với sự linh hoạt trong các chính sách vĩ mô,
10

chính sách điều hành giá của Chính phủ nên lạm phát không gây nhiều áp lực lên hoạt
động sản xuất, kinh doanh như ở nhiều nước khác trên thế giới.

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế. GDP năm
2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong
giai đoạn 2011-2022. Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào
tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Công nghiệp và xây dựng tăng
7,78%, đóng góp 38,24%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực
tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%. Dịch vụ là ngành bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi COVID năm 2022 lại tăng 9,99%, đóng góp 56,65%; trong đó nhiều
ngành dịch vụ thị trường tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,15%; vận tải kho bãi
tăng 11,93%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 40,61%; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 9,03%.
11

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Khi xem xét về khả năng mở rộng sản xuất của nền kinh tế Việt Nam, suốt thời gian
dài, chỉ số quản lý thu mua (PMI - Purchasing Managers’ Index) tuy có tăng hoặc
giảm nhưng vẫn đạt trên 50 điểm, luôn thể hiện tín hiệu tích cực trong việc duy trì
khả năng sản xuất trong nước. Số liệu thực tế lớn hơn 50 cho thấy sự mở rộng trong
ngành; số liệu thấp hơn cho thấy sự thu hẹp lại. PMI trong năm 10/2022 giảm xuống
50,6 điểm so với mức 52,5 điểm trong tháng 9/2022 cho thấy, các điều kiện hoạt động
trong tháng về tổng thể vẫn cải thiện, nhưng kết quả này là mức thấp nhất trong thời
kỳ tăng kéo dài gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ bị chững lại và giá
nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng cao.
12

Nguồn: S&P Global

3.2. Ảnh hưởng của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế các nước trên thế giới
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu là nguyên nhân khiến tình hình thế giới trở
nên tồi tệ hơn. Chiến sự cùng các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sự trả đũa
của Nga đã dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ cung cấp dầu khí đã tồn tại trong
nhiều năm, gây áp lực đè nặng đối với nguồn cung dầu khí toàn cầu.

Chiến sự đã khiến các công ty năng lượng hàng đầu thế giới như Shell, BP và Equinor
nhanh chóng rút khỏi Nga. Nga đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách
giảm dần nguồn cung dầu khí tới “các quốc gia không thân thiện” và yêu cầu thanh
toán hợp đồng năng lượng bằng đồng rúp và cuối cùng là cắt nguồn cung dầu khí.
Kết quả, giá dầu khí tăng vọt đã đẩy toàn cầu vào lạm phát, ảnh hưởng đến mục tiêu
chống biến đổi khí hậu của châu Âu.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi của Mỹ vào tháng 10/2022 tăng 6,6% so với một
năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 1982. Michelle Meyer, nhà kinh tế trưởng
Mỹ tại Viện Kinh tế Mastercard, nói: “Fed đã cam kết ổn định giá cả. Lạm phát càng
13

tăng vượt quá kỳ vọng, Fed càng phải chứng minh cam kết đó, có nghĩa là lãi suất
cao hơn và nền kinh tế về cơ bản sẽ hạ nhiệt”. Bên cạnh đó, OPEC + đã công bố cắt
giảm sản lượng dầu. Chiến tranh Nga – Ukraine tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung
cấp các mặt hàng như lúa mì, trong khi Nhà Trắng đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu
nhôm của Nga, có thể khiến kim loại này tăng mạnh.

Nguồn: BLS

Các biện pháp tạm thời được các nước trên thế giới áp dụng để tránh rơi vào tình
trạng xấu nhất. Mỹ, EU và các nơi khác đã áp dụng các chính sách mới nhằm thúc
đẩy mạnh mẽ đầu tư vào năng lượng sạch và hiệu quả, đồng thời tìm các đối tác thay
thế Nga, tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung sẵn có và bảo vệ người tiêu dùng.
Chính phủ Đức đã chi hàng tỷ USD, tung gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người
dân. Các nước châu Âu đã tìm mọi cách, phát triển các biện pháp như điện năng lượng
14

mặt trời, điện gió, hay sưởi ấm bằng các thiết bị công nghệ, thậm chí người dân Ba
Lan còn gom rác để làm nguyên liệu sưởi ấm trong mùa đông.

Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng lên khi chính sách tiền tệ thắt chặt ở nhiều quốc gia,
Giá dầu vẫn tăng cao, và sẽ giảm khi nhu cầu tiêu thụ giảm và rất khó để xác định.
Hơn nữa, nhu cầu giảm sẽ dẫn đến ngành công nghiệp châu Âu phải ngừng hoạt động
và sẽ làm tăng chi phí đầu vào, khiến ngành công nghiệp châu Âu trở nên kém cạnh
tranh hơn so với hàng hóa tương đương ở Bắc Mỹ hoặc châu Á.
15

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÚ


SỐC GIÁ “VÀNG ĐEN” TỪ CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE VÀ CHÍNH
SÁCH ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
Xung đột ở Ukraine và các đòn trừng phạt tài chính của phương Tây lên Nga đã có
những tác động nhất định đến tình hình kinh tế, thương mại thế giới, gây ra hàng loạt
cú sốc cung âm khiến giá dầu và giá hàng hóa tăng cao. Để đánh giá tác động đến
Việt Nam, cần nhìn nhận về năng lực của nền kinh tế. Về nền tảng vĩ mô, Việt Nam
là quốc gia vẫn còn thâm hụt ngân sách, song những năm qua, tính bền vững của ngân
sách đã tốt lên, biểu hiện ở tỷ lệ nợ công/GDP giảm, thâm hụt ngân sách không còn
theo chiều hướng gia tăng, giữ được lạm phát tương đối thấp, hệ thống tài chính ngân
hàng cũng ổn định hơn.

Tuy nhiên xung đột giữa Nga và Ukraine tác động tiêu cực với kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Tác động ở nhiều khía cạnh, gồm quan hệ trực tiếp của
Việt Nam với hai quốc gia này với vị thế là đối tác thương mại, đầu tư. Giá dầu tăng
cao hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng trong nước và làm tăng lạm phát,
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, điều này có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Do đó, các nhà chính sách càng phải
quyết liệt linh hoạt thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.
16

Nếu Mỹ ban lệnh trừng phạt thành hiện thực thì giá dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục
tăng, vượt trên ngưỡng 100 USD/thùng. Trước cú sốc từ bên ngoài không thể đoán
định được, Việt Nam hiện đang thực hiện chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT
nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo triển
khai hàng hoạt các giải pháp bình ổn giá, ổn định lãi suất cho vay, giảm thuế bảo vệ
môi trường đối với nhiên liệu bay, hạn chế những tác động tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội.

Dựa trên chính sách hiện hành và thực trạng cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến nền kinh
tế đã nêu ở trên, ngoài những chính sách đã có, Việt Nam nên tiếp tục thực hiện một
số biện pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta nên nắm bắt giá xăng dầu trên thị trường thế giới, nâng cao năng
lực và chất lượng dự báo, phối hợp với các Bộ phân tích những yếu tố về giá và thuế
để điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến xăng dầu. Có nhiều công cụ để can thiệp
nhằm bình ổn giá xăng dầu. Không thể để tạo hiệu ứng Domino từ giá dầu. Cụ thể,
nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao thì phải sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thêm
vào đó là giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu hoặc giảm thuế phí bảo vệ môi
trường, thuế giá trị gia tăng, … Một khi bình ổn giá xăng dầu, thì lạm phát sẽ được
kiểm soát, ổn định vĩ mô, giảm một phần tác động xấu của tăng giá xăng dầu đến lạm
phát và tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra cần đối với nguồn cung xăng dầu, cần có giải pháp đảm bảo đầy đủ nguồn
cung trong dài hạn hơn cho nền kinh tế. Chúng ta cần mở rộng, nâng cấp kho dự trữ
xăng dầu, nâng cao năng lực khai thác lọc hóa dầu trong nước, đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế trong dài hạn, giảm bớt sự phụ thuộc vào những tác hại của giá xăng dầu
thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế trong nước.

Việt Nam chúng ta vừa mới trải qua đau thương thảm khốc cả về con người lẫn nền
kinh tế - xã hội từ đại dịch Covid-19, và đang trong gia đoạn bắt đầu phục hồi, do đó,
thu nhập của người dân còn rất hạn hẹp, sức chịu đựng của các DN vẫn còn nhiều
khó khăn. Nếu giá xăng dầu tiếp tục leo thang do căng thẳng chính trị thế giới thì chi
17

phí quản lý, vận hành của các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục đội lên, kéo theo
sự tăng giá của hàng hóa, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đứt gãy nguồn lao
động, trực tiếp làm tăng chỉ số CPI, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người
dân.

Thứ hai, liên quan đến người dân, tiểu luận này cho rằng nên đầu tư vào thị trường
lao động nhiều hơn. Trước biến động của thị trường quốc tế và trong nước, những
tháng cuối năm 2022, một số doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, da giày,
chế biến gỗ đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn
đến phải cắt giảm việc làm. Dựa vào bảng số liệu thu thập bên dưới, trong năm 2022,
số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là gần 1,07 triệu người. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%.

Việc hỗ trợ thu nhập của các hộ gia đình được thực hiện từ ảnh hưởng do dịch bệnh
là giải pháp mà Việt Nam đã tiến hành từ trước, trong và sau đợt dịch. Chính sách
theo tôi nên được tiếp tục có thể theo chiều hướng khác vì tình hình biến động thế
giới không lường trước được, vẫn có thể có nhiều cá nhân và hộ gia đình còn chịu
thiệt hại do lạm phát tăng cao, dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng, các đơn hàng không
còn nhiều buộc nhiều doanh nghiệp phải sa thải hàng loạt lao động, thậm tệ hơn là
đóng cửa nhiều nhà máy, một con số khủng cho nạn thất nghiệp có thể diễn ra. Do
đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê,
ở trọ, có quan hệ lao động, làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực
kinh tế trọng điểm. Chính sách này một mặt có thể giúp ổn định tâm lý người dân,
mặt khác có thể kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu chỉ kéo dài việc trợ cấp mà không
có chính sách hỗ trợ khác thì sẽ gây khó khăn cho ngân sách, thậm chí kéo theo tình
trạng lệ thuộc của một bộ phận người dân, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách lẫn
thâm hụt nguồn lao động. Theo quan điểm bài tiểu luận này, chính sách hỗ trợ phù
hợp là thu hút lao động quay lại thị trường , song song việc hỗ trợ tiền thuê nhà, thuê
trọ, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp khi cần thiết,
cũng là một giải pháp để đối phó với cú sốc cung, Chính phủ có thể đưa ra các chính
18

sách cải thiện chất lượng lao động; tạo điều kiện hoặc khuyến khích các cơ sở đào
tạo thực hiện công việc này để người dân có thể tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Thứ ba, về chính sách tài khóa, nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư công. Tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động đầu tư với 1/3 tổng vốn
đầu tư toàn xã hội đến từ nguồn vốn của Nhà nước. Do vậy, về dài hạn cần đẩy mạnh
chi tiêu công theo hướng tăng tỷ trọng cho các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là các
dự án trọng điểm quốc gia và dự án có tính liên vùng, cụ thể như: các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam,… Điều này
sẽ góp phần kết nối các địa phương, đồng thời tạo hạ tầng thuận lợi cho việc thu hút
vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đồng thời, hướng nguồn vốn ngân sách vào
các dự án ứng dụng công nghệ cao và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường
để kích thích tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính
hiệu quả của các khoản thu chi này, công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn
nhà thầu; trách nhiệm giải trình để đảm bảo được uy tín của khu vực công.

Trong điều kiện dư địa tài khóa, Chính phủ có thể tiếp tục thực hiện các chính sách
hoãn, giảm nộp thuế và các khoản thu khác, giảm chi các khoản chi không cần thiết.
19

Ngoài ra có thể khuyến khích thưởng cho các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn. Bên
cạnh đó có thể đưa ra thêm các chính sách tiền tệ, Chính phủ cần đảm bảo cho vay
đủ chuẩn, không cho vay dưới chuẩn theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm công
ăn việc làm. Sự kết hợp hài hòa cân đối giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
theo mục tiêu đó vừa kích thích tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm ổn định được kinh
tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các chính sách của các nhà điều hành chính
sách cần đảm bảo có sự công bằng với mọi thành phần, đối tượng kinh tế; song phải
nghiêm khắc thực hiện với từng doanh nghiệp như hiện nay. Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh kết nối thị trường, xúc tiến thương mại quốc tế để không
xảy ra tình trạng nhập siêu, giữ giá đồng USD luôn bình ổn. Đồng thời, điều quan
trọng nhất là cần tránh hiện tượng tranh thủ chính sách đặc thù để trục lợi.
20

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


Trước tình hình căng thẳng chính trị leo thang không lường trước được điễn biến của
cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, giá dầu mỏ thế giới theo đó cũng biến động không
ngừng, đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao. Do đó bài tiểu luận đã nghiên cứu tác động
của cú sốc cung dầu mỏ đến các nước trên thế giới ảnh hưởng như thế nào nói chung
và Việt Nam nói riêng. Trong bài nghiên cứu đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu
trước về hai biến số rất thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm là giá dầu
và lạm phát. Từ đó, kế thừa những thực nghiệm đó cộng với lý thuyết được học trong
môn Lý thuyết tài chính về cú sốc cầu âm đối với nền kinh tế để giải thích sự kiện
này. Đồng thời đưa ra các giải pháp hàm ý chính sách để kiểm soát lạm phát và ổn
định kinh tễ vĩ mô. Bài tiểu luận đã đưa ra ba giải pháp tiêu biểu để ứng phó với tình
hình biến động thế giới do chiến tranh Nga – Ukraine ảnh hưởng tới nền kinh tế nước
ta. Kết quả của bài tiểu luận có thể là nguồn tham khảo dành cho mọi đối tượng nghiên
cứu học thuật, hoặc các nhà làm chính sách với mong muốn ổn định được nền kinh
tế, phục hồi và tăng trưởng trong giai đoạn đầy biến động này.

Cuối cùng, tất cả nội dung ở trên đều là quan điểm cá nhân. Chúng tôi không có dữ
liệu cụ thể, phần lớn dựa trên kiến thức đã học được trong môn Lý thuyết tài chính,
và kế thừa các quan điểm trước đó. Do đó, kết quả của bài tiểu luận này có thể không
chính xác tuyệt đối hoặc có thể không còn phù hợp khi tình hình kinh tế vĩ mô thay
đổi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asghar, N., & Naveed, T. A. (2015). Pass-through of world oil prices to inflation: A
time series analysis of Pakistan. Pakistan Economic and Social Review, 269-
284.
Brini, R., Jemmali, H., & Farroukh, A. (2016). Macroeconomic impacts of oil price
shocks on inflation and real exchange rate: Evidence from selected MENA
countries. Paper presented at the 15th International Conference Middle East
Economic Association (MENA 2016).
Choi, S., Furceri, D., Loungani, P., Mishra, S., & Poplawski-Ribeiro, M. (2018). Oil
prices and inflation dynamics: Evidence from advanced and developing
economies. Journal of International Money and Finance, 82, 71-96.
Comley, P. (2015). Inflation Matters: Inflationary Wave Theory, its impact on
inflation past and present ... and the deflation yet to come: Pete Comley.
Conflitti, C., & Cristadoro, R. (2018). Oil prices and inflation expectations. Bank of
Italy Occasional Paper(423).
Davari, H., & Kamalian, A. (2018). Oil price and inflation in Iran: Non-linear ARDL
approach. International Journal of Energy Economics and Policy, 8(3), 295.
Kilian, L., & Zhou, X. (2022). The impact of rising oil prices on US inflation and
inflation expectations in 2020–23. Energy Economics, 113, 106228.
Lacheheb, M., & Sirag, A. (2019). Oil price and inflation in Algeria: A nonlinear
ARDL approach. The Quarterly Review of Economics and Finance, 73, 217-
222.
Li, Y., & Guo, J. (2022). The asymmetric impacts of oil price and shocks on inflation
in BRICS: a multiple threshold nonlinear ARDL model. Applied Economics,
54(12), 1377-1395.
NAM, Đ. (2015). Tác động của biến động giá dầu 2014-2015 tới nền kinh tế Việt
Nam.
Nusair, S. A. (2019). Oil price and inflation dynamics in the Gulf Cooperation
Council countries. Energy, 181, 997-1011.
Sek, S. K., Teo, X. Q., & Wong, Y. N. (2015). A comparative study on the effects of
oil price changes on inflation. Procedia Economics and Finance, 26, 630-636.
Trang, N. T. N., & Hồng, Đ. T. T. (2016). Tác động phi tuyến của giá dầu đến tăng
trưởng, lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách. Tạp chí phát triển kinh
tế(JED, Vol. 27 (6)), 23-44.
Trang, N. T. N., Tho, T. N., & Hong, D. T. T. (2017). The impact of oil price on the
growth, inflation, unemployment and budget deficit of Vietnam. International
Journal of Energy Economics and Policy, 7(3), 42-49.
Trang, P. T. T. (2009). Các yếu tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam–Phân tích chuỗi
thời gian phi tuyến. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
Trinh, P. T. T. (2017). Tác động của giá dầu đến nền kinh tế và phản ứng của chính
sách tiền tệ tại Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 12(1), 43-55.
Vương, T. T. B. (2009). Tiếp cận và phân tích động thái giá cả-Lạm phát của Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế.
Yen, D. (2019). Kinh Te Dai Cuong: Lulu.com.
Živkov, D., Đurašković, J., & Manić, S. (2019). How do oil price changes affect
inflation in Central and Eastern European countries? A wavelet-based Markov
switching approach. Baltic Journal of Economics, 19(1), 84-104.

You might also like