Bài 12: Thông tin tế bào: Mở đầu 1 trang 76 Sinh học 10: Lời giải

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Bài 12: Thông tin tế bào

Mở đầu 1 trang 76 Sinh học 10: Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ
quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan?
Lời giải:
Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan đóng vai trò phối hợp hoạt
động của tất cả các hệ cơ quan là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Trong đó:
- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa, phối hợp các cơ quan, hệ cơ
quan trong trong cơ thể.
- Hệ nội tiết có vai trò liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các hormone.
Mở đầu 2 trang 76 Sinh học 10: Quan sát hình 12.1 và cho biết: Con mèo phát
hiện ra con chuột nhờ cơ quan nào? Thông tin về con chuột được truyền qua các
cơ quan nào trong cơ thể con mèo?

Lời giải:
- Con mèo phát hiện ra con chuột nhờ cơ quan thị giác, khứu giác.
- Thông tin về con chuột được truyền các cơ quan là: Thông tin từ cơ quan thị
giác, khứu giác được truyền đến trung ương thần kinh (não bộ) và tác động đến
tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này tiết hormone adrenaline.
Hormone này tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,… và gây ra một loạt
đáp ứng như tăng cường sản xuất glucose sinh năng lượng, tăng nhịp tim, tăng
tuần hoàn máu, tăng hô hấp,… Kết quả là con mèo đuổi bắt con chuột.
Câu hỏi 1 trang 76 Sinh học 10: Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể
diễn ra dưới những hình thức nào? Trong quá trình đó, thông tin được truyền
như thế nào?
Lời giải:
- Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể diễn ra dưới hình thức: tin nhắn
SMS,
tin nhắn MMS, zalo, facebook, gmail, gọi điện, bản ghi âm,…
- Trong quá trình trao đổi thông tin qua điện thoại, thông tin dưới dạng chữ viết
hoặc tiếng nói sẽ được mã hóa thành tín hiệu điện và được truyền đi nhờ mạng
điện thoại đến người nhận.
Câu hỏi 2 trang 76 Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu các tế bào trong cơ thể
chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau?
Lời giải:
Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi
thông tin với nhau thì tính thống nhất trong cơ thể bị phá vỡ, các chức năng
trong cơ thể có thể rối loạn dẫn đến cơ thể không thể tồn tại, sinh trưởng và phát
triển.
Câu hỏi 3 trang 76 Sinh học 10: Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào
là gì?
Lời giải:
Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào: Thông tin giữa các tế bào tạo ra
cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể, nhờ
đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể.
Câu hỏi 4 trang 77 Sinh học 10: Quan sát hình 12.3, hãy:

a) So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội
tiết.
b)Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu
tố nào?
Lời giải:
a) So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội
tiết.
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các
tế bào.
+ Đều có sự truyền tin của các phân tử tín hiệu từ tế bào tiết đến tế bào đích.
+ Tế bào đích đều thu nhận tín hiệu từ các phân tử tín hiệu thông qua các thụ thể
tiếp nhận.
- Khác nhau:
Truyền tin cận tiết Truyền tin nội tiết

Diễn ra trong phạm vi gần (truyền tin cho Diễn ra trong phạm vi xa (truyền
các tế bào liền kề). tin cho các tế bào ở xa).

Các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang Các phân tử tín hiệu được tiết vào
gian bào và truyền đến các tế bào xung máu truyền đến tế bào đích ở xa.
quanh.
b)Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu
tố là:
- Tế bào tiết: Có chức năng tiết ra các phân tử tín hiệu.
- Tế bào đích: Tiếp nhận các phân tử tín hiệu thông qua thụ thể gắn trên màng tế
bào.
- Các phân tử tín hiệu: Các tế bào thông tin với nhau chủ yếu bằng các tín hiệu
hóa học.
Vận dụng 1 trang 77 Sinh học 10: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận
chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch
mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Xác định và vẽ sơ đồ mô tả các yếu tố tham
gia trong quá trình truyền thông tin đó. Cho biết quá trình truyền thông tin trên
thuộc kiểu truyền tin nội tiết hay cận tiết.
Lời giải:
- Xác định và vẽ sơ đồ mô tả các yếu tố tham gia trong quá trình truyền thông tin
trên:
+ Tế bào tiết: Tế bào tuyến giáp.
+ Tế bào đích: Tế bào cơ.
+ Phân tử tín hiệu: Hormone tuyến giáp.

- Quá trình truyền thông tin trên thuộc kiểu truyền tin nội tiết vì các phân tử tín
hiệu được tiết vào máu truyền đến tế bào đích ở xa (từ tế bào tuyến giáp đến các
tế bào cơ).
Câu hỏi 5 trang 77 Sinh học 10: Quan sát hình 12.4 và nêu các giai đoạn của
quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.

Lời giải:
Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận. Ở giai đoạn này, các phân tử tín hiệu liên kết với thụ
thể đặc hiệu ở tế bào đích.
- Giai đoạn 2: Truyền tin nội bào. Ở giai đoạn này, tín hiệu hóa học được truyền
trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.
- Giai đoạn 3: Đáp ứng. Ở giai đoạn này, sự truyền tin nội bào dẫn đến những
thay đổi của tế bào.
Câu hỏi 6 trang 78 Sinh học 10: Quan sát hình 12.4 và cho biết bằng cách nào
tế bào đích tiếp nhận tín hiệu.

Lời giải:
Tế bào đích tiếp nhận tín hiệu bằng cách phân tử tín hiệu sẽ liên kết với thụ thể
đặc hiệu ở tế bào đích (mỗi loại phân tử tín hiệu chỉ liên kết với một thụ thể nhất
định), làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể:
- Đối với thụ thể bên trong tế bào: Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với
thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.
- Đối với thụ thể màng: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.
Câu hỏi 7 trang 78 Sinh học 10: Quan sát hình 12.5, cho biết tế bào đích nào
tiếp nhận được hormone A, hormone B. Vì sao?

Lời giải:
- Tế bào đích 1 chỉ tiếp nhận hormone A vì tế bào đích 1 chỉ có một loại thụ thể
đặc hiệu với hormone A.
- Tế bào đích 2 chỉ tiếp nhận hormone B vì tế bào đích 1 chỉ có một loại thụ thể
đặc hiệu với hormone B.
- Tế bào đích 3 tiếp nhận được cả hormone A và hormone B vì tế bào đích 3 có
cả hai loại thụ thể đặc hiệu với cả hormone A và hormone B.
Câu hỏi 8 trang 78 Sinh học 10: Quan sát hình 12.4 và mô tả quá trình truyền
tin nội bào đối với thụ thể màng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một loại phân tử trong
chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hóa?
Lời giải:
- Quá trình truyền tin nội bào đối với thụ thể màng: Khi thụ thể màng được hoạt
hoá, sẽ hoạt hoá các phân tử truyền tin nội bào như enzyme, protein,… thành
các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.
- Nếu một loại phân tử trong chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hoá thì
quá trình truyền tin nội bào sẽ bị ngưng trệ và sẽ không gây được đáp ứng tế
bào.
Câu hỏi 9 trang 78 Sinh học 10: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân
tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin?
Lời giải:
Quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin
vì: Từ một phân tử tín hiệu bên ngoài tế bào có thể hoạt hoá một loạt các phân tử
truyền tin bên trong tế bào.
Câu hỏi 10 trang 79 Sinh học 10: Dựa vào sơ đồ quá trình truyền thông tin qua
thụ thể bên trong tế bào (hình 12.6), cho biết đáp ứng của tế bào trong trường
hợp này là gì?

Lời giải:
Quan sát hình 12.6 cho thấy khi thi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hóa,
phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA dẫn đến hoạt hóa
sự phiên mã và dịch mã của gene → Đáp ứng trong trường hợp này là tăng
cường phiên mã, dịch mã của gene.
Vận dụng 2 trang 79 Sinh học 10: Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tụy tác
động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do
tiêu hóa thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện
ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở
trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế
bào và giảm lượng glucose trong máu.
Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin
nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong
máu và trong nước tiểu.
Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy:
- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.
- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.
- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu
chứng của bệnh tiểu đường type 2.

Lời giải:
- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức
ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng
sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và
giảm lượng glucose trong máu.
- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:
+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể
màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.
+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa
các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử
đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.
+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế
bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.
- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng
của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và
kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin
được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến
ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài
tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến
làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân


Mở đầu trang 81 Sinh học 10: Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành
một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ
nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu?
Lời giải:
Từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc
thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu là nhờ quá trình
nguyên phân của tế bào.
Câu hỏi 1 trang 81 Sinh học 10: Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu
kì tế bào gồm các giai đoạn, pha nào. Nêu đặc điểm của mỗi pha?

Lời giải:
Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong
đó:
- Kì trung gian gồm 3 pha: Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA; Pha
S - Nhân đôi; Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào.
- Quá trình phân bào (pha M) gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân
chia tế bào chất.
Câu hỏi 2 trang 81 Sinh học 10: Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một
nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Lời giải:
Giai đoạn của chu kì tế bào mà một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống
hệt nhau là từ pha S sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi đến kì giữa của pha M trước
khi nhiễm sắc thể phân chia (pha S, pha G2, kì đầu, kì giữa).
Câu hỏi 3 trang 81 Sinh học 10: Dựa vào bảng 13.1, cho biết điểm kiểm soát
có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì?
Lời giải:
- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.
- Vai trò của các điểm kiểm soát:
+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ
điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu
không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái
không phân chia.
+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang
pha M.
- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào.
Luyện tập 1 trang 82 Sinh học 10: Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt
qua được điểm kiểm soát G1?
Lời giải:
Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và
bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0. Nếu tế bào ở G0 duy trì khả năng
phân chia thì khi xuất hiện nhu cầu (như hồi phục tổn thương) sẽ đi vào pha G1.
Câu hỏi 4 trang 82 Sinh học 10: Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới
được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau?

Lời giải:
Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào ban đầu đều giống nhau và giống tế
bào mẹ ban đầu.
Câu hỏi 5 trang 83 Sinh học 10: Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế
bào theo cơ chế nguyên phân gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kì là gì?

Lời giải:
- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau,
kì cuối.
- Đặc điểm của mỗi kì:
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và
nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép đính với
thoi phân bào ở tâm động.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành hai NST
đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST đơn dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Sự phân
chia tế bào chất hoàn thành dẫn đến hình thành nên 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc
thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.
Luyện tập 2 trang 83 Sinh học 10: Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm
sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu?
Lời giải:
Hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban
đầu vì có sự nhân đôi nhiễm sắc thể tại pha S và sự phân chia nhiễm sắc thể
đồng đều tại kì sau:
- Tại pha S của kì trung gian, nhờ quá trình nhân đôi NST, mỗi nhiễm sắc thể
gồm 2 chromatid dính ở tâm động nên tế bào mẹ lúc này sẽ chứa 2n nhiễm sắc
thể kép.
- Tại kì sau, hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành 2
nhiễm sắc đơn và di chuyển về hai cực của tế bào nên mỗi tế bào con sẽ chứa 2n
nhiễm sắc thể đơn giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu.
Vận dụng 1 trang 83 Sinh học 10: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể
tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?
Lời giải:
Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ
hoạt động sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân và hoạt động biệt hóa
chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.
Vận dụng 2 trang 83 Sinh học 10: Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Tế bào không phân chia mãi mà chỉ phân chia khi cơ thể có nhu cầu.
- Ví dụ:
+ Khi bị thương, tế bào sẽ tăng khả năng phân chia để làm làm lành vết thương
và khi vết thương đã lành thì sự phân chia tế bào sẽ dừng lại.
+ Tế bào gan người thường không phân chia cho đến khi xuất hiện nhu cầu (tế
bào gan bị chết, tế bào gan bị tổn thương).
Câu hỏi 6 trang 84 Sinh học 10: Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết
nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật.

Lời giải:
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật:
- Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương.
- Là phương thức tế bào sinh sản tạo ra các tế bào mới giúp mô, cơ quan, cơ thể
sinh trưởng và phát triển.
Câu hỏi 7 trang 84 Sinh học 10: Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.
Lời giải:
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính:
- Khối u lành tính: Tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
- Khối u ác tính: Tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân
cận và các cơ quan xa.
Câu hỏi 8 trang 84 Sinh học 10: Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình
thường?
Lời giải:
Điểm khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường:
- Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào
phân chia bình thường.
- Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát dẫn đến rối loạn phân bào,
các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u.
Câu hỏi 9 trang 84 Sinh học 10: Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tình hình
ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét.
Lời giải:
Nhận xét về tình hình ung thư tại Việt Nam năm 2020:
- Số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng.
- Có rất nhiều loại ung thư mà con người có thể mắc phải, trong đó các loại ung
thư phổi biến ở Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ưng thư vú, ung thư dạ
dày, ung thư đại trực tràng,…
Câu hỏi 10 trang 85 Sinh học 10: Vì sao cần khám sức khỏe định kì để phát
hiện sớm các bệnh ung thư?
Lời giải:
Cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư vì:
- Nếu phát hiện sớm, nhiều loại khối u có thể được cắt bỏ khi chúng chưa di căn
và bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi như ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.
- Đối với những trường hợp khối u ác tính, việc phát hiện sớm cũng giúp ích cho
việc điều trị, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Luyện tập 3 trang 85 Sinh học 10: Nguyên nhân khiến số người mắc và tử
vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?
Lời giải:
Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh
là:
- Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân đột biến.
- Thói quen ăn uống không khoa học (uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động
vật, các loại thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
như thịt hun khói, cá muối, thịt nướng cháy,…).
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ít vận động; lười tập thể dục, thể
thao,...) .
- Do tuổi thọ gia tăng (thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn).
Vận dụng 3 trang 85 Sinh học 10: Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y
nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy
tìm hiểu những biện pháp đó.
Lời giải:
Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh ung thư hiện nay là:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u
- Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các khối u
- Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u
- Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện
pháp khác
Vận dụng 4 trang 85 Sinh học 10: Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa
phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả?
Lời giải:
- Biện pháp phòng tránh ung thư hiệu quả:
+ Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung
thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc
loại trừ bệnh ung thư.
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
+ Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng
chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường;
không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ
sâu, chất kích thích tăng trọng;…
+ Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
+ Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
+ Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách
phòng tránh bệnh ung thư.
+ Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo
nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.

Bài 14: Giảm phân


Mở đầu trang 86 Sinh học 10: Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
(2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ
khác?
Lời giải:
Nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST
lưỡng bội 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này
sang thế hệ khác:
- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết
hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST
2n đặc trưng của loài.
- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển
thành cơ thể đa bào trưởng thành.
Câu hỏi 1 trang 86 Sinh học 10: Giảm phân là gì?
Lời giải:
Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục chín để tạo thành các
giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.
Câu hỏi 2 trang 86 Sinh học 10: Quan sát hình 14.1 và trả lời câu hỏi:
a) Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu?
b) Hãy so sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là
sản phẩm của các lần phân chia đó?
Lời giải:
- Để tạo ra 4 tế bào con, cần 2 lần phân chia liên tiếp (gồm giảm phân I và giảm
phân II) từ một tế bào ban đầu.
- So sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản
phẩm của các lần phân chia đó: Sau khi kết thúc 2 lần phân chia, bộ NST của
các tế bào con có số lượng giảm đi một nửa so với số lượng NST trong tế bào
ban đầu.
Câu hỏi 3 trang 87 Sinh học 10: Quan sát hình 14.2 và cho biết trước khi bắt
đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái đơn hay kép. Đặc
điểm này có ý nghĩa gì?

Lời giải:
- Trước khi bắt đầu giảm phân I, sau khi nhiễm sắc thể được nhân đôi ở pha S
của kì trung gian, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái kép gồm hai
chromatid đính với nhau ở tâm động.
- Ý nghĩa của sự nhân đôi nhiễm sắc thể tạo nhiễm sắc thể kép trước khi tiến
hành giảm phân: Đây là lần nhân đôi duy nhất của nhiễm sắc thể trong giảm
phân để đảm bảo cho mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với
tế bào mẹ ban đầu.
Câu hỏi 4 trang 87 Sinh học 10: Quan sát hình 14.3, cho biết:
a) Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kì đầu I?
b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của
nhiễm sắc thể ở kì sau I.
c) Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào
lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.
d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo
ra sau giảm phân I và giảm phân II.
Lời giải:
a)
- Giảm phân I gồm 4 kì: kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I.
- Sự biến đổi của nhiễm sắc thể tại kì đầu I: Ở kì đầu I, nhiễm sắc thể kép bắt đôi
với nhau thành từng cặp tương đồng (tiếp hợp) và có thể xảy ra trao đổi chéo
giữa các choromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng. Các nhiễm sắc thể dần
co xoắn.
b)
- Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I: Ở kì giữa I, các nhiễm
sắc thể kép trong cặp tương đồng được xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.
- Nhận xét về sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép
trong cặp tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
c)
- Kết quả của giảm phân I là từ 1 tế bào 2n ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ
NST n kép.
- So sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết
thúc giảm phân I: Từ lúc bắt đầu giảm phân đến lúc kết thúc giảm phân, số
nhiễm sắc thể đã giảm đi một nửa (từ 2n NST kép thành n NST kép).
d)
- Kết quả của giảm phân II là tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể n đơn.
- So sánh bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân I và giảm phân
II: Bộ NST của tế bào trong giảm phân I và giảm phân II có số lượng bằng nhau,
nhưng ở giảm phân I là nhiễm sắc thể kép còn ở giảm phân II là nhiễm sắc thể
đơn.
Luyện tập 1 trang 87 Sinh học 10: Nhận xét về sự phân li và tổ hợp của các
cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau qua các giai đoạn của giảm phân I.
Lời giải:
Nhận xét về sự phân li và tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau qua các giai đoạn của giảm phân I: Trong giảm phân I, các nhiễm sắc thể
đã phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực của tế bào tạo ra các tổ hợp nhiễm
sắc thể mới, hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.
Câu hỏi 5 trang 88 Sinh học 10: Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và
quá trình giảm phân theo gợi ý trong bảng 14.1.
Lời giải:
Bảng 14.1. So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
Điểm Nội dung Nguyên phân Giảm phân
so sánh

Khác nhau Kết quả Từ 1 tế bào mẹ ban đầu Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế
tạo ra 2 tế bào con bào con mang bộ nhiễm sắc thể
mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào
giống tế bào mẹ. mẹ.

Diễn ra Tất cả các tế bào trừ tế Tế bào sinh dục chín.
ở loại tế bào bào sinh dục chín.

Các giai đoạn Kì trung gian, phân chia Kì trung gian, giảm phân I (kì
nhân (gồm 4 kì là kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối
đầu, kì giữa, kì sau, kì I), giảm phân II (kì đầu II, kì
cuối) và phân chia tế giữa II, kì sau II, kì cuối II).
bào chất.

Hiện tượng Không có hiện tượng Có hiện tượng tiếp hợp và có thể
tiếp hợp tiếp hợp và trao đổi trao đổi chéo giữa các chromatid
và trao đổi chéo. của các nhiễm sắc thể tương
chéo đồng ở kì đầu I.

Sắp xếp - Ở kì giữa, các NST - Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể
nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 kép trong cặp nhiễm sắc thể
trên thoi phân hàng trên mặt phẳng tương đồng tập trung thành hai
bào xích đạo của thoi phân hàng trên mặt phẳng xích đạo
bào. của thoi phân bào.
- Ở kì sau II, các NST kép tập
trung thành 1 hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân
bào.

Các nhiễm Xảy ra ở kì sau. Không xảy ra ở kì sau I nhưng
sắc thể tách xảy ra ở kì sau II.
nhau ở tâm
động

Số lần 1 lần. 2 lần.


phân bào

Đặc điểm của Tế bào sinh ra có bộ Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc
tế bào sinh ra nhiễm sắc thể 2n đơn thể n đơn giảm đi một nửa so với
so với tế bào giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.
ban đầu tế bào mẹ ban đầu.

Giống nhau - Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào.
- Đều có một lần nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào.
- Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi,
đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì
đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất
hiện vào kì đầu.
- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.
Câu hỏi 6 trang 88 Sinh học 10: Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể
mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được
hình thành như thế nào?
Lời giải:
- Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể (n đơn)
giảm đi một nửa so với số lượng nhiễm sắc thể (2n đơn) trong tế bào sinh
dưỡng.
- Sự hình thành giao tử:
+ Sự hình thành giao tử đực: Tế bào mầm sinh tinh phát triển thành tinh bào bậc
một → Tinh bào bậc một tiến hành giảm phân tạo ra tinh tử (tiền tinh trùng) →
Các tinh tử hình thành nên giao tử đực (tinh trùng). Từ một tế bào mầm sinh tinh
tạo ra 4 tinh trùng.
+ Sự hình thành giao tử cái: Tế bào mầm sinh trứng phát triển thành noãn bào
bậc một → Noãn bào bậc một tiến hành giảm phân tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể
cực → Tế bào trứng hình thành nên giao tử cái, các thể cực tiêu biến. Từ một tế
bào mầm sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng.
Câu hỏi 7 trang 88 Sinh học 10: Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của
sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật?
Lời giải:
* Giống nhau:
- Đều xảy ra với các tế bào mầm sinh dục.
- Đều trải qua các giai đoạn: phát triển, giảm phân, hình thành giao tử.
* Khác nhau:
Giai đoạn Sự phát sinh giao tử đực Sự phát sinh giao tử cái

Phát triển Tế bào mầm sinh tinh phát triển Tế bào mầm sinh trứng phát triển
thành tinh bào bậc 1. thành noãn bào bậc 1.

Giảm phân I Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho
cho 2 tinh bào bậc 2 có kích 1 noãn bào bậc 2 có kích thước lớn
thước bằng nhau. và 1 thể cực có kích thước nhỏ.

Giảm phân II Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho
phân II cho 2 tinh tử có kích 1 tế bào trứng có kích thước lớn và 1
thước bằng nhau. thể cực có kích thước nhỏ.

Hình thành Từ một tế bào mầm sinh tinh tạo Từ một tế bào mầm sinh trứng chỉ tạo
giao tử ra 4 tinh tử, cả 4 tinh tử đều phát ra 1 trứng còn 3 thể cực có kích
triển thành 4 tinh trùng. thước nhỏ sẽ bị tiêu biến.
Luyện tập 2 trang 89 Sinh học 10: Nhận xét về sự biến đổi của giao tử đực và
giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh sản đối với sự phát sinh giao tử là
gì?
Lời giải:
- Nhận xét về sự biến đổi của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của
giảm phân:
+ Giao tử đực phân hóa có đầu, thân và đuôi.
+ Giao tử cái có kích thước lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh
sản đối với sự phát sinh giao tử là:
+ Nguyên phân giúp gia tăng số lượng tế bào sinh sản.
+ Giảm phân giúp hình thành các tế bào tiền giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa.
Câu hỏi 8 trang 89 Sinh học 10: Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tinh là
gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh
dưỡng của cơ thể bố mẹ?

Lời giải:
- Khái niệm thụ tinh: Thụ tinh là quá trình giao tử đực đơn bội (n) kết hợp giao
tử cái đơn bội (n) tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n).
- Về mặt số lượng nhiễm sắc thể, hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) gấp
đôi bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) trong các giao tử và giống bộ nhiễm sắc thể
trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ.
Câu hỏi 9 trang 89 Sinh học 10: Dựa vào hiểu biết của mình về sự thụ tinh,
hãy giải thích về nguồn gốc của các nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể
tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội?
Lời giải:
Giao tử đực chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội có nguồn gốc từ bố, giao tử cái chứa
bộ nhiễm sắc đơn bội có nguồn gốc từ mẹ. Thụ tinh là quá trình giao tử đực đơn
bội (n) kết hợp giao tử cái đơn bội (n) tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n), hợp tử sẽ
phát triển thành phôi rồi phát sinh thành cơ thể mới. Như vậy, trong mỗi cặp
nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội, 1 chiếc có
nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Luyện tập 3 trang 89 Sinh học 10: Cho biết vì sao bộ nhiễm sắc thể 2n đặc
trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu
tính.
Lời giải:
Bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ
thể ở sinh vật sinh sản hữu tính nhờ 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh:
- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết
hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST
2n đặc trưng của loài.
- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển
thành cơ thể đa bào trưởng thành.
Luyện tập 4 trang 89 Sinh học 10: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính
có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử
khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? Sự thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu khả
năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ NST ở thế hệ con?
Lời giải:
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, các nhiễm sắc thể có sự phân li và tổ
hợp tự do → Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n =
4 được kí hiệu AaBb thì có thể tạo ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab.
- Trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử, các loại giao tử tổ hợp tự do → Sự thụ tinh
của 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab có thể tạo ra 9 loại tổ hợp khác nhau của bộ
nhiễm sắc thể ở thế hệ con là AABB, AAbb, aaBB, aabb, AABb, aaBb, AaBB,
Aabb, AaBb.
Tìm hiểu thêm trang 89 Sinh học 10: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa
có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Vậy con
la có bao nhiêu nhiễm sắc thể? Con la có khả năng sinh con không? Vì sao?

Lời giải:
- Con la phát triển từ hợp tử được hình thành do sự kết hợp giao tử của ngựa
(mang n = 64 : 2 = 32 nhiễm sắc thể) và giao tử của lừa (mang n = 62 : 2 = 31
nhiễm sắc thể) → Con la sẽ có 32 + 31 = 63 nhiễm sắc thể.
- Con la không có khả năng sinh sản vì bộ NST trong tế bào của con la không
gồm các cặp nhiễm sắc thể tương đồng nên không thể tiến hành tiếp hợp trong kì
đầu I của giảm phân dẫn đến quá trình giảm phân bị rối loạn và không thể tạo ra
được giao tử.
Vận dụng 1 trang 89 Sinh học 10: Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của
các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các
giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Lời giải:
Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái trong quá
trình thụ tinh tạo ra vô số các tổ hợp nhiễm sắc thể mới giúp hình thành nên sự
phong phú, đa dạng của sinh vật đồng thời đây cũng là nguyên liệu cho quá trình
tiến hóa giúp sinh vật thích nghi hơn với điều kiện thay đổi của môi trường.
Câu hỏi 10 trang 90 Sinh học 10: Theo em, có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến quá trình giảm phân?
Lời giải:
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân gồm:
- Nhân tố bên trong: di truyền, hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục,...
Trong đó, nhân tố di truyền quy định thời điểm bắt đầu giảm phân và số lần
giảm phân; hormone sinh dục ở động vật kích thích giảm phân hình thành giao
tử;…
- Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, hóa chất, các bức xạ, chế độ dinh dưỡng, sự căng
thẳng,… Trong đó, các nhân tố như nhiệt độ, hóa chất, các bức xạ,… có tác
động ức chế quá trình giảm phân; chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất,
chất chống oxi hóa có thể vô hiệu hóa một số chất gây đột biến đảm bảo quá
trình giảm phân diễn ra bình thường; căng thẳng dẫn đến phân bào giảm phân
sớm;…
Vận dụng 2 trang 90 Sinh học 10: Có thể tác động đến những yếu tố nào trong
giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Có thể tác động đến cả yếu tố bên trong (di truyền, hormone sinh dục, tuổi
thành thục sinh dục,...) và yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, hóa chất, các bức xạ, chế
độ dinh dưỡng, sự căng thẳng,…) để thay đổi thời điểm bắt đầu, hiệu suất, tốc
độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.
- Ví dụ:
+ Sử dụng hormone hoặc chất kích thích để tăng quá trình giảm phân hình thành
trứng và tinh trùng: Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác cho
cá mè, cá trắm cỏ làm trứng chín hàng loạt; tiêm huyết thanh ngựa chửa cho
trâu, bò,... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng
cùng một lúc.
+ Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2
trứng/ngày.
Vận dụng 3 trang 90 Sinh học 10: Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được
điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.
Lời giải:
Ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh
dục:
- Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não
của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ
tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
- Sử dụng Prostaglandin F2-alpha (PGF2a) và các chất tổng hợp có hoạt tính
tương tự nhằm gây động dục hàng loạt ở gia súc nhai lại.
- Trong trồng trọt, người ta dùng GA3B (Gibberelline) trong công nghệ lúa lai,
phun lên bông của cây mẹ, để bông lúa vươn dài ra, dễ tiếp nhận phấn hoa,…

You might also like