Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Slide 1,2: Mặt chủ quan

Giữ: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là dấu hiệu bên trong của vi phạm pháp luật
gồm các yếu tố như lỗi, động cơ và mục đích.
Lỗi: chỉ được coi là vi phạm nếu người vi phạm có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, có khả năng
nhận thức và chọn lựa ứng xử phù hợp với quy định của Pháp luật.
+ Gồm: lỗi cố ý và vô ý.
Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đây
không phải là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật.
Mục đích: là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi
thực hiện hành vi trái pháp luật.

Bỏ: Lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp:


 Cố ý trực tiếp: khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nhận thức
được rõ hành vi ấy là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước thiệt hại,
mong muốn thiệt hại đó xảy ra.
 Cố ý gián tiếp: khi chủ thể nhận thức được hành vi ấy nguy hiểm
cho xã hội, tuy không mong muốn song lại để mặc hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý gồm vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin:
 Lỗi vô ý do cẩu thả: là do chủ thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng vì cẩu thả nên không lường trước được hậu quả của
hành vi mình gây ra, mặc dù có thể thấy trước được.
 Lỗi vô ý do quá tự tin: là lỗi của chủ thể do mặc dù trong nhận
thức đã biết hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội
song tin chắc hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn kịp
thời.

Động cơ: Chỉ có những hành vi cố ý mới có động cơ, chẳng hạn, nhiều trường hợp vi phạm pháp
luật, chủ thể có thể được thúc đẩy bởi động cơ như ghen tuông, đố kị, thù tức, tham lam, vụ lợi,
sĩ diện… Ta căn cứ vào động cơ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi. (khúc này đem
vào script)
Mục đích: chỉ có hành vi vi phạm pháp luật có lỗi cố ý trực tiếp. (khúc này đem vào script)
Slide 3,4: chủ thể + khách thể

Giữ:
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực
hiện hành vi trái pháp luật.
Khách thể của vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi
trái pháp luật xâm hại tới.

Bỏ:
Chỗ chủ thể: Chủ thể của VPPL sẽ được xác định dựa vào quan hệ pháp luật và loại vi phạm
pháp luật khác nhau. Vì vậy việc xác định hành vi VPPL và trách nhiệm cũng sẽ khác nhau giữa
tổ chức và cá nhân.
Chỗ khách thể: Khách thể sẽ là căn cứ để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
VPPL.

You might also like