Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN


KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: WEBSITE QUẢN LÍ ĐẶT BÀN TẠI NHÀ HÀNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN HƯNG – 21IT277

Giảng viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN THU HƯƠNG

Lớp : 21SE2

Đà nẵng, ngày tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN
KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: WEBSITE QUẢN LÍ ĐẶT BÀN TẠI NHÀ HÀNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN HƯNG – 21IT277

Giảng viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN THU HƯƠNG

Lớp : 21SE2

Đà nẵng, ngày tháng 8 năm 2023


Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế đất nước đang phát triển và ngày càng
biến đổi to lớn, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh nhà hàng nói
riêng đã có những bước khởi sắc. Khi mà đời sống nâng cao,nhu cầu con người ngày
càng lớn, họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà họ còn có nhu cầu về tinh thần, muốn
dược nghỉ ngơi, thư giãn ,thưởng thức những món ăn ngon bên gia đình, người thân, bạn
bè trong một không gian khác xa với cuộc sống ngày thường. Số lượng các nhà hàng gia
tăng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Tất cả đều đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó
của con người.
Ngành Công Nghệ Thông Tin là một ngành khoa học đang trên đà phát triển mạnh
và ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Cùng với xu hướng phát triển các phương tiện
truyền thông như TV, Radio, báo giấy thì việc sử dụng Internet ngày càng phổ biến. Chỉ
bằng một cú nhấp chuột, chúng ta sẽ có một kho thông tin khổng lồ phục vụ cho mọi nhu
cầu, mọi mục đích. Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho
người sử dụng: chỉ cần một máy tính hay một chiếc điện thoại được kết nối Internet,
người dùng có thể dễ dàng truy cập được hầu hết mọi nguồn tài liệu, thông tin mình cần
tìm.
Theo thống kê trong những năm gần đây, nhu cầu người dùng cần đặt bàn tại nhà
hàng thông qua hệ thống Internet ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, theo nhu cầu nhằm tăng
doanh thu, các chủ nhà hàng nhanh chóng nhận ra họ cần một website nằm hỗ trợ công
việc kinh doanh của mình. Và cứ thế, thiết kế website cho nhà hàng hút khách dần trở
thành việc quan trọng thiết yếu trong việc kinh doanh nhà hàng. Đó là lý do nhóm chúng
em đã thực hiện đồ án “Website quản lí đặt bàn tại nhà hàng” với mong muốn giúp cho
người dùng tìm được những nhà hàng tốt nhất, chất lượng nhất và đặt bàn tại nhà hàng
một cách nhanh chóng và thuận lợi.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 1


Báo cáo thực tập

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng
biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại
trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn
bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa Học
Máy Tính, đặt biệt là cô Nguyễn Thu Hương đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo
của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy/cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan
tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Bài báo cáo thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng. Bước đầu đi vào thực tế của
em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình.

Sinh viên
(Kí và ghi rõ họ tên)

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 2


Báo cáo thực tập

NHẬN XÉT
(Giảng viên hướng dẫn)

….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 3


Báo cáo thực tập

(Kí và ghi rõ họ tên)

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 4


Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................2
MỤC LỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................6
Chương 1 GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP...........................................................7
1.1 Giới thiệu về công ty:...........................................................................................7
1.1.1 Tổng quan......................................................................................................7
1.1.2 Lịch sử hình thành..........................................................................................8
1.2 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................9
1.2.1 Nguyên tắc tổ chức.........................................................................................9
1.2.2 Sơ đồ tổ chức...............................................................................................12
1.3 Biểu đồ nhân lực.................................................................................................13
1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty....................................................................13
1.5 Chế độ tuyển dụng của Fsoft..............................................................................14
Chương 2 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN....................................................................15
2.1 Tổng quan...........................................................................................................15
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
2.2.1 Phần front-end..............................................................................................15
2.2.2 Phần back-end..............................................................................................20
2.2.3 Phần cơ sở dữ liệu........................................................................................21
Chương 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.........................................................22
3.1 Yêu cầu bài toán.................................................................................................22
3.1.1 Yêu cầu chức năng.......................................................................................22
3.1.2 Yêu cầu phi chức năng.................................................................................22
3.2 Xác định các ca sử dụng.....................................................................................23
3.2.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát.......................................................................23
3.2.2 Khách hàng..................................................................................................24
3.2.3 Người quản trị (Admin)...............................................................................25
3.3 Đặc tả các ca sử dụng..........................................................................................26

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 5


Báo cáo thực tập

 Các ca sử dụng:...................................................................................................26
- Đặc tả ca sử dụng...................................................................................................26
1. Đăng nhập:..........................................................................................................26
2. Đăng xuất............................................................................................................ 27
3. Đăng ký tài khoản người dùng............................................................................27
4. Chọn bàn và đặt bàn............................................................................................28
5. Thêm thực đơn món ăn.......................................................................................28
8. Xóa bàn,ghế........................................................................................................29
3.4 Biểu đồ trường hợp sử dụng...............................................................................29
3.4.1 Biểu đồ hoạt động........................................................................................29
3.4.2 Biểu đồ trình tự............................................................................................37
Chương 4 XÂY DỰNG WEBSITE..............................................................................44
4.1 Cấu hình website.................................................................................................44
4.2 Giao diện phía người dùng..................................................................................44
4.3 Giao diện phía người quản trị (Admin)...............................................................47
Chương 5 KẾT LUẬN..................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................49
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 50

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 6


Báo cáo thực tập

MỤC LỤC HÌNH ẢNH


Hình 1 FPT Software – Đà Nẵng.......................................................................................7
Hình 2 FPT Software – Đà Nẵng.....................................................................................10
Hình 3 Sơ đồ tổ chức của FPT Software..........................................................................11
Hình 4 Biểu đồ nhân lực FPT Software...........................................................................12
Hình 5 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát...............................................................................22
Hình 6 Biểu đồ ca sử dụng của khách hàng......................................................................23
Hình 7 Biểu đồ ca sử dụng của người quản trị (Admin)...................................................24
Hình 8 Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập..............................................................29
Hình 9 Biểu đồ hoạt động chức năng đăng xuất...............................................................30
Hình 10 Biểu đồ hoạt động của chức năng đặt bàn..........................................................31
Hình 11 Biểu đồ hoạt động của chức năng xem món ăn..................................................32
Hình 12 Biểu đồ hoạt động của chức năng thêm bàn.......................................................33
Hình 13 Biểu đồ hoạt động của chức năng sửa bàn..........................................................34
Hình 14 Biểu đồ hoạt động của chức năng xoá bàn.........................................................35
Hình 15 Biểu đồ trình tự chức năng đăng nhập................................................................36
Hình 16 Biểu đồ trình tự chức năng đăng xuất.................................................................37
Hình 17 Biểu đồ trình tự chức năng đăng ký đặt bàn.......................................................38
Hình 18 Biểu đồ trình tự chức năng chọn món ăn............................................................39
Hình 19 Biểu đồ trình tự chức năng thêm bàn..................................................................40
Hình 20 Biểu đồ trình tự chức năng sửa bàn....................................................................41
Hình 21 Biểu đồ trình tự chức năng xoá bàn....................................................................42
Hình 22 Giao diện trang chủ website...............................................................................43
Hình 23 Giao diện phần đăng nhập..................................................................................44
Hình 24 Giao diện phần đăng ký......................................................................................44
Hình 25 Giao diện tìm món ăn cho thực đơn...................................................................45
Hình 26 Giao diện đăng ký đặt bàn..................................................................................45
Hình 27 Giao diện quản lí đặt bàn tại nhà hàng................................................................46
Hình 28 Giao diện thông tin số lượng bàn đã đặt.............................................................46

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 7


Báo cáo thực tập

Chương 1 GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP


1.1 Giới thiệu về công ty:
1.1.1 Tổng quan
- FSOFT ( tên ngắn gọn của công ty cổ phần phần mềm FPT ) là công ty dẫn đầu
Việt Nam về xuất khẩu phần mềm. FPT Software là một thành viên thuộc Tập
đoàn FPT thành lập ngày 13/1/1999, hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu
phần mềm của Việt nam. Với các quy trình chuẩn của thế giới về sản xuất phần
mềm, quản lý chất lượng và bảo mật thông tin như CMMI5, ISO 9001:2000, ISO
27001:2005, FPT Software là một Công ty phần mềm có các quy trình chuẩn thế
giới hàng đầu tại Việt nam. Hiện tại, FPT Software có 7 công ty thành viên tại
Nhật bản, Singapore, Pháp, Mỹ, Malaysia, Úc, Việt nam và 3 chi nhánh tại Hà nội,
Tp. HCM và Đà Nẵng.

Hình 1 FPT Software – Đà Nẵng

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 8


Báo cáo thực tập

- Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi người FSOFT đều trân trọng
giữ gìn:
o Làm khách hàng hài lòng: tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp
ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mọi mong đợi của họ
o Con người là cốt lõi: tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên
phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng
cả về vật chất và tinh thần
o Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi
việc làm.
o Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của công ty, có
nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và
thân thiện vớiđồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng xã hội, là động lực cho
sự phát triển của công ty
1.1.2 Lịch sử hình thành
- Được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực
Vật lý, Toán, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một năm, FPT
đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC (Informatic Service Center). Một
trong những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu
sang Pháp do một Việt kiều ở Pháp về chủ trì. Tiếp theo là hàng loạt giải pháp
phần mềm cho các mảng ngân hàng, kế toán, phòng vé máy bay song song với
phân phối thiết bị và dự án phần cứng. Đến tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC
được tách thành các bộ phận chuyên sâu về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ
phận phần mềm lúc đó có tên là FSS (FPT Software Solutions – tên tiếng Việt là
Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm FPT).
- Từ 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm
cho các lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán, Thuế, Hải quan, Công an.Một trong những
thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN – mạng WAN đầu tiên tại Việt nam,
tạo tiền đề phát triển cho Công ty Viễn thông FPT sau này (FPT Telecom). Trong
những năm này, FPT liên tiếp được PC World Việt nam bình chọn là Công ty Tin
học số một.
- Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC
với NTT-IT – khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm
FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong
vòng một năm.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 9


Báo cáo thực tập

- FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực
Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ
tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng.
Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD. Năm 2003
đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của
Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn
được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT,
tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển
sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng.
Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động. Đầu năm 2004, FSOFT trở
thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển
về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục
vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng đại diện của FSOFT được mở tại
Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm
FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003.
- Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT
khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập
Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng
12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết
năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu
tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên.
- FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Thailand,
Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần
mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên
FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT
Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Mục tiêu
trong năm 2008, Fsoft sẽ đạt doanh thu 48,5 triệu USD, lợi nhuận ước tính sẽ đạt
14,7 triệu USD với số nhân viên sẽ là 3400 người.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Nguyên tắc tổ chức
 FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm - Phòng
Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
o Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao
nhất là Tổng Giám đốc.
o Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh:
Giám đốc.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 10


Báo cáo thực tập

o Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc
Trung tâm.
o Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung
tâm. Chức danh: Trường Phòng.
o Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị dự án.
- Đầu năm 2006, FSOFT có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà nội, 3 tại Tp. Hồ Chí
Minh và 1 tại Thành phố Đà Nẵng.
o Tại Hà Nội:
 G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình Dương,
Nhật Bản.
 G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương
 G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan)
 G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft)
 G13: Thị trường Nhật G21: Thị trường Nhật
o Tại Tp. Đà Nẵng:
 G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp
o Tại Tp. Hồ Chí Minh:
 G3: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản
 G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương
 G9: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 11


Báo cáo thực tập

Hình 2 FPT Software – Đà Nẵng

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 12


Báo cáo thực tập

1.2.2 Sơ đồ tổ chức

Hình 3 Sơ đồ tổ chức của FPT Software

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 13


Báo cáo thực tập

1.3 Biểu đồ nhân lực


- Tính đến đầu năm 2006, FSOFT có hơn 1000 nhân viên, trong đó gần 800 người
trực tiếp sản xuất, còn lại là đội ngũ quản lý và hỗ trợ. Cùng với việc mở rộng thị
trường trong những năm tới, FSOFT đang đứng trước một thách thức to lớn là đạt
được mức tăng trưởng nhân lực 100 % mỗi năm.
- Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, FSOFT luôn cần nhân lực làm việc tại Hà
nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Nhật bản và các nước khác.

Hình 4 Biểu đồ nhân lực FPT Software

1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty


- Công ty Cổ phần Phần mềm FPT là công ty chuyên về lĩnh vực gia công phần
mềm, chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả dịch vụ liên quan như:
o Xuất khẩu phần mềm
o Giải pháp phần mềm
o Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin
o Tích hợp hệ thống
o Cung cấp các giải pháp ,dịch vụ viễn thông và internet
o Triển khai và Tư vấn dịch vụ ERP
o Phát triển hệ thống nhúng
o Các dịch vụ khác
- Ngoài ra, công ty đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội. Công ty
còn tổ chức được các câu lạc bộ sở thích: võ thuật, cuộc thi ảnh chào mừng ngày
sinh nhat công ty. Để tạo môi trường dân chủ và cởi mở công ty còn lập trang

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 14


Báo cáo thực tập

chodua.com để các thành viên trong và ngoài công ty tự do góp ý giúp công ty
ngày càng phát triển

Các ngôn ngữ lập trình như PHP, HTML, CSS, MYSQL là các ngôn ngữ lập trình
phổ biến và dễ sử dụng, dễ tiếp cận. Bởi vậy chùng em chọn những ngon ngữ này để thực
hiện Wesite.
1.5 Chế độ tuyển dụng của Fsoft
- Trong Fsoft có rất nhiều vị trí mà sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận. Các
vị trí cần tuyển của Fsoft chia làm 2 loại chính đó là : công việc thường xuyên và
công việc tạm thời , trong đó công việc tạm thời là công việc ngắn hạn để phục vụ
nhu cầu đột xuất của công ty . Sau khi ra trường sinh viên có thể tham gia vào các
dự án của công ty hoặc các vị trí công việc phù hợp với trình độ cũng như ngành
học liên quan. Đặc biệt công ty ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí sau:
o Quản lí dự án (Project Manager)
o Đội trưởng (Team leader)
o Kĩ sư Lập trình (Developer)
o Kĩ sư test (Tester)
o Chuyên viên kiểm soát chất lượng (QA).
- Ngoài ra công ty còn có những công việc dành cho sinh viên thực tập, mục đích
của việc này là giúp tuyển chọn những sinh viên giỏi đồng thời cho sinh viên có
thêm kinh nghiệm khi bắt đầu công việc.
- Ngoài các kĩ năng cứng, những kiến thức chuyên môn cần nắm vững, khi tham gia
tuyển dụng vào các vị trí của công ti, sinh viên cần trang bị những kĩ năng mềm
khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sáng tạo, học hỏi.
Trang bị ít nhất một ngoại ngữ, khuyến khích biết tiếng Nhật , có thể làm việc lâu
dài tại nước ngoài.
- Qua những điều đã viết trên chúng ta có thể thấy rằng những công việc trong Fsoft
rất đa dạng và phong phú nhưng cũng như đã giới thiệu ở trên Fsoft là công ty về
giải pháp phần mềm – một ngành đòi hỏi yêu cầu khá cao chính vì thế nên công ty
cũng có những yêu cầu đòi hỏi dành cho những vị trí trong công ty. Trước hết
công ty đòi hỏi người xin việc có kĩ năng chuyên môn đạt yêu cầu qua những đợt
thi tuyển do công ty tổ chức, sau đó là những kĩ năng khác như ngoại ngữ, kĩ năng
mềm, đặc biệt là kĩ năng làm việc theo nhóm và đặc biệt là sự đam mê trong công
việc.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 15


Báo cáo thực tập

Chương 2 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan
- Theo thống kê trong những năm gần đây, nhu cầu người dùng cần đặt bàn tại nhà
hàng thông qua hệ thống Internet ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, theo nhu cầu
nhằm tăng doanh thu, các chủ nhà hàng nhanh chóng nhận ra họ cần một website
nằm hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Và cứ thế, thiết kế website cho nhà
hàng hút khách dần trở thành việc quan trọng thiết yếu trong việc kinh doanh nhà
hàng. Đó là lý do nhóm chúng em đã thực hiện đồ án “Website quản lí đặt bàn tại
nhà hàng” với mong muốn giúp cho người dùng tìm được những nhà hàng tốt
nhất, chất lượng nhất và đặt bàn tại nhà hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phần front-end
2.2.1.1 Lập trình HTML
- HTML (viết tắt của từ Hypertext Markup Language, hay là “Ngôn ngữ Đánh dấu
Siêu văn bản”) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang
web trên World Wide Web. Cùng với CSS và JavaScript, HTML là một trong
những ngôn ngữ quan trọng trong lĩnh vực thiết kế website. HTML là xương sống
của một trang web. Nó giúp cấu thành các cấu trúc cơ bản của một website, làm
cho trang web trở thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản này giúp bố cục, chia khung sườn các thành phần trang web. Đồng thời nó còn
hỗ trợ khai báo các file kỹ thuật số như nhạc, video, hình ảnh, …
- HTML được sáng tạo bởi Tim Berners-Lee, nhà vật lý học của trung tâm nghiên
cứu CERN ở Thụy Sĩ. Anh ta đã nghĩ ra được ý tưởng cho hệ thống hypertext trên
nền internet.
- Hypertext có nghĩa là văn bản chứa links, nơi người xem có thể truy cập ngay lập
tức. Anh xuất bản phiên bản đầu tiên của HTML trong năm 1991 bao gồm 18 tag
HTML. Từ đó, mỗi phiên bản mới của HTML đều có thêm tag mới và attributes
mới.
- Theo Mozilla Deverloper Network: HTML Element Reference, hiện tại có hơn
140 HTML tags, mặc dù một vài trong số chúng đã bị tạm ngưng (không hỗ trợ
bởi các trình duyệt hiện đại). Nhanh chóng phổ biến ở mức độ chóng mặt, HTML
được xem như là chuẩn mực của một website. Các thiết lập và cấu trúc HTML
được vận hành và phát triển bởi World Wide Web Consortium(W3C). Chúng ta có
thể kiểm tra tình trạng mới nhất của ngôn ngữ này bất kỳ lúc nào trên trang W3C’s
website.
- Khi chúng ta gõ ra 1 tên miền, trình duyệt mà chúng ta đang sử dụng (chẳng hạn
như Chrome) sẽ kết nối tới 1 máy chủ web, bằng cách dùng 1 địa chỉ IP, vốn được
thấy bằng cách phân giải tên miền đó (DNS). Máy chủ web chính là một máy tính

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 16


Báo cáo thực tập

được kết nối tới internet và nhận các yêu cầu tới trang web từ trình duyệt của
chúng ta. Máy chủ sau đó sẽ gửi trả thông tin về trình duyệt, là 1 tài liệu HTML,
để hiển thị trang web.
- Một tập tin HTML sẽ bao gồm các phần tử HTML và được lưu lại dưới đuôi mở
rộng là .html hoặc .htm. Khi một tập tin HTML được hình thành, việc xử lý nó sẽ
do trình duyệt web đảm nhận. Trình duyệt sẽ đóng vai trò đọc hiểu nội dung
HTML từ các thẻ bên trong và sẽ chuyển sang dạng văn bản đã được đánh dấu để
đọc, nghe hoặc hiểu.
- Chúng ta có thể xem chúng bằng cách sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào (như
Google Chrome, Safari, hay Mozilla Firefox). Trình duyệt đọc các files HTML
này và xuất bản nội dung lên internet sao cho người đọc có thể xem được nó.
Thông thường, trung bình một web chứa nhiều trang web HTML, ví dụ như: trang
home, trang product, trang blog…
- Trong file HTML, block-level tags cùng inline tags là các thẻ được dùng chủ yếu
 Block-level tags
 3 block level tags của mỗi trang HTML cần có những tag như là
<html>, <head>, và <body>.
 Tag <html></html> là element cao nhất dùng để đóng gói mỗi trang
HTML.
 Tag <head></head> chứa các thông tin meta như là tiêu đề trang và
charset.
 Cuối cùng, <body></body> tag dùng để đóng gói tất cả nội dung sẽ
hiện trên trang.
 Inline tags
 Inline tags thường được dùng để định dạng, tạo bố cục cho nội dung bên
trong của block-level tags.. Ví dụ như, tag <strong></strong> sẽ định
dạng chữ in đậm, trong khi đó tag <em></em> sẽ định dạng chữ in
nghiên.
 Hyperlinks cũng là yếu tố element mà cần tag <a></a> và attributes href
để xác định link cụ thể: <a href="https://topdev.vn/">Click me!</a>
 Ảnh cũng là element inline. Chúng ta có thể thêm ảnh bằng cách sử
dụng tag <img> mà không cần tag đóng. Nhưng cũng cần sử dụng
attribute src để xác định nguồn ảnh, ví dụ như: <img
src="/images/example.jpg" alt="Example image">
Ưu điểm:
- Có nhiều tài nguyên hỗ trợ với cộng đồng người dùng vô cùng lớn.
- Có thể hoạt động mượt mà trên hầu hết mọi trình duyện hiện nay.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 17


Báo cáo thực tập

- Các markup sử dụng trong HTML thường nắng gọn, có độ đồng nhất cao.
- Sử dụng mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí.
- HTML là chuẩn web được vận hành bởi W3C.
- Dễ dàng tích hợp với các loại ngôn ngữ backend (ví dụ: PHP, Node.js, …).
Nhược điểm
- Chỉ được áp dụng chủ yếu cho web tĩnh. Nếu muốn tạo các tính năng động, lập
trình viên phải sử dụng thêm JavaScript hoặc ngôn ngữ backend của bên thứ 3.
- Mỗi trang HTML cần được tạo riêng biệt, ngay có khi nhiều yếu tố trùng lặp như
header, footer.
- Khó để kiểm soát cách đọc và hiển thị file HTML của trình duyệt.
- Một vài trình duyệt còn chậm cập nhập để hỗ trợ tính năng mới của HTML.
2.2.1.2 CSS
- CSS là các tập tin định kiểu theo tầng (Cascading Style Sheets (CSS)) được dùng
để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML.
Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL.
Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web
Consortium(W3C). Thay vì đặt các thẻ quy định kiểu dáng cho văn bản HTML
ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS.
- Tác dụng của CSS: Hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang web bằng
các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ
màu), khiến mã nguồn của trang web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang
web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung. Tạo ra các kiểu
dáng có thể áp dụng cho nhiều trang web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng
cho các trang web giống nhau.
 Có 3 cách để sử dụng CSS
 "Inline CSS": Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng nhất định bằng
thuộc tính style.
 "Internal CSS": Đặt CSS ở đầu trang Web để áp dụng kiểu dáng cho
toàn bộ trang ấy, khi đó chỉ cần đặt đoạn CSS vào trong cặp thẻ <style>
rồi đặt vào trong phần header của Web (giữa <head> và </head>).
BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 18
Báo cáo thực tập

 "External CSS": Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp tin riêng biệt
(*.css), khi đó có thể tham chiếu đến từ nhiều trang Web khác nhau.
2.2.1.3 JavaScript
- JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được phát triển
từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web,
nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn
trong các ứng dụng. Nó vốn được phát triển bởi Brandan Eich tại Hãng truyền
thông Netscape với cái tên đầu tiên Mocha, rồi sau đó đổi tên thành LiveScript, và
cuối cùng thành JavaScript.
- Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C. Js là phần mở rộng thường được
dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
- JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp phát triển
từ C. Giống như C, JavaScript có khái niệm từ khóa, do đó JavaScript gần như
không thể được mở rộng.
2.2.1.4 Boostrap
- Bootstrap cho phép quá trình thiết kế website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn
dựa trên những thành tố cơ bản sẵn có như typhography, form, button, tables,
grids, navigation, image carousel…
- Bootstrap là một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn mở và công cụ dùng để
tạo ra một mẫu website hoàn chỉnh. Với các thuộc tính về giao diện được quy định
sẵn như kích thước, màu sắc, độ cao, độ rộng, ... các designer có thể sáng tạo
nhiều sản phẩm mới mẻ nhưng vẫn tiết kiệm thời gian khi làm việc với framework
này trong quá trình thiết kế giao diện website.
 Các file chính trong bootstrap
 Bootstrap.css
- Bootstrap.css là một framework CSS sắp xếp và quản lý bố cục của
trang web. Trong khi HTML quản lý nội dung và cấu trúc của trang
web, CSS xử lý bố cục của trang web. Vì lý do đó, cả hai cấu trúc
cần cùng tồn tại để thực hiện một hành động cụ thể.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 19


Báo cáo thực tập

- Do các chức năng của nó, CSS cho phép chúng ta tạo giao diện
thống nhất trên bao nhiêu trang web tùy thích. Giờ thì ta có thể nói
lời tạm biệt với việc phải ngồi hàng giờ để chỉnh sửa thủ công chỉ để
thay đổi độ rộng của đường viền.
- Với CSS, tất cả những gì cần làm là giới thiệu các trang web đến file
CSS. Bất kỳ thay đổi cần thiết có thể được thực hiện trong file đó
một mình.
- Các hàm CSS không chỉ giới hạn ở các kiểu văn bản vì chúng có thể
được sử dụng để định dạng các khía cạnh khác của trang web như
bảng và bố cục hình ảnh.
 Bootstrap.js
- File này là phần cốt lõi của Bootstrap. Nó bao gồm các file
JavaScript chịu trách nhiệm cho việc tương tác của trang web.
- Để tiết kiệm thời gian khi viết cú pháp JavaScript nhiều lần, các nhà
phát triển có xu hướng sử dụng jQuery. Nó có một thư viện
JavaScript đa nền tảng, mã nguồn mở phổ biến cho phép thêm các
chức năng khác nhau vào một trang web.
 Dưới đây là một vài ví dụ về những gì jQuery có thể làm
- Thực hiện các yêu cầu Ajax như loại trự dữ liệu từ một vị trí khác
một cách linh hoạt
- Tạo tiện ích bằng bộ sưu tập plugin JavaScript
- Tạo hình động tùy chỉnh bằng các thuộc tính CSS
- Thêm tính năng động cho nội dung trang web
- Mặc dù Bootstrap với các thuộc tính CSS và element HTML có thể
hoạt động tốt, nhưng nó cần jQuery để tạo ra thiết kế responsive.
Nếu không, bạn chỉ có thể sử dụng các phần tĩnh của CSS.
 Glyphicons
- Icons là một phần không thể thiếu của giao diện trang web. Chúng
thường được liên kết với các hành động và dữ liệu nhất định trong
BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 20
Báo cáo thực tập

giao diện người dùng. Bootstrap sử dụng Glyphicons để đáp ứng nhu
cầu đó.
- Bootstrap bao gồm một bộ Halflings Glyphicons đã được mở khóa
để sử dụng miễn phí. Phiên bản miễn phí có giao diện chuẩn nhưng
phù hợp với các chức năng thiết yếu.
- Nếu muốn tìm icon có phong cách hơn, Glyphicons cũng bán các bộ
icon premium khác nhau, chắc chắn sẽ trông đẹp hơn trên từng trang
web cụ thể.
 Jquery
- Jquery là thư viện được viết từ JavaScript, jquery giúp xây dựng các
chức năng bằng Javarscript dễ dàng, nhanh và giàu tính năng hơn
- Jquery được tích hợp nhiều module khác nhau. Từ module hiệu ứng
cho đến module truy vấn selector. Jquery được sử dụng dến 99%
trên tổng số website trên thế giới. Các module chính của jquery bao
gồm:
 Ajax – xử lí Ajax
 Atributes – xử lí các thuộc tính của đối tượng HTML
 Effect – xử lí hiệu ứng
 Event – xử lí sự kiện
 Form – xử lí sự kiện liên qua đến form
 DOM – xử lí Dât Object Model
 Selector – Xử lí luồng lách giữa các đối tượng HTML
2.2.2 Phần back-end
- PHP - viết tắt hồi quy của "Hypertext Preprocessor", là một ngôn ngữ lập trình
kịch bản được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client. PHP đã trải
qua rất nhiều phiên bản và được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, với cách viết
mã rõ rãng, tốc độ nhanh, dễ học nên PHP đã trở thành một ngôn ngữ lập trình
web rất phổ biến và được ưa chuộng.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 21


Báo cáo thực tập

- PHP chạy trên môi trường Webserver và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ
sở dữ liệu nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux
(LAMP).
- Apache là một phần mềm web server có nhiệm vụ tiếp nhận request từ trình duyệt
người dùng sau đó chuyển giao cho PHP xử lý và gửi trả lại cho trình duyệt.
- MySQL cũng tương tự như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (Postgress, Oracle,
SQL server...) đóng vai trò là nơi lưu trữ và truy vấn dữ liệu
- Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi cho các webserver.
Thông thường các phiên bản được sử dụng nhiều nhất là RedHat Enterprise Linux,
Ubuntu...
2.2.3 Phần cơ sở dữ liệu
- MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả
chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện
ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng
dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí
từ trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên
bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS
X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,..
- MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ
sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
- MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ Node.js, PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ
khác, làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng NodeJs, PHP
hay Perl, ...

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 22


Báo cáo thực tập

Chương 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG


3.1 Yêu cầu bài toán
3.1.1 Yêu cầu chức năng
- Người tiêu dùng
 Xem thông tin các món tại nhà hàng
 Đặt bàn và số lượng bàn
- Admin
 Xem thông tin
 Thêm sửa xóa số lượng bàn, ghế
 Phê duyêt, gửi email xác nhận cho người tiêu dùng
3.1.2 Yêu cầu phi chức năng
- Thân thiện với người dùng
- Tốc độ load nhanh
- Bảo mật thông tin

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 23


Báo cáo thực tập

3.2 Xác định các ca sử dụng


3.2.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát
- Biểu đồ ca sử dụng tổng quát

Hình 5 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 24


Báo cáo thực tập

3.2.2 Khách hàng


- Biểu đồ ca sử dụng của khách hàng

Hình 6 Biểu đồ ca sử dụng của khách hàng

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 25


Báo cáo thực tập

3.2.3 Người quản trị (Admin)


- Biểu dồ ca sử dụng của người quản trị (Admin)

Hình 7 Biểu đồ ca sử dụng của người quản trị (Admin)

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 26


Báo cáo thực tập

3.3 Đặc tả các ca sử dụng


 Các ca sử dụng:
 Đăng nhập
 Đăng xuất
 Đăng ký tài khoản người dùng
 Chọn bàn và đặt bàn
 Thêm thực đơn món ăn
 Xem thông tin người đặt
 Thêm số lượng bàn, ghế
 Xóa bàn, ghế
- Đặc tả ca sử dụng
1. Đăng nhập:
 Tác nhân sử dụng: Người tiêu dùng, admin
 Khi đã đăng nhập thành công: Dựa theo khả năng phân quyền thì tài
khoản đó có thể sử dụng các chức năng tùy theo tài khoản đã cung
cấp
 Các bước thực hiện

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 27


Báo cáo thực tập

Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống


Chọn chức năng đăng nhập Hiển thị giao diện đăng nhập, yêu cầu
cung cấp thông tin đăng nhập gồm
tên đăng nhập và mật khẩu
Nhập tên đăng nhập, mật khẩu Hệ thống kiểm tra thông tin đăng
nhập
Hệ thống xuất ra thông báo đăng
nhập thành công hoặc thất bại
Nếu thành công thì thực hiện hiển thị
giao diện tương ứng với cấp bậc tài
khoản được cấp quyền
Nếu thất bại thì yêu cầu đăng nhập lại
Nếu yêu cầu quên mật khẩu Yêu cầu nhập email
Xác nhận mật khẩu Kiểm tra
Thông báo thành công
Cho phép đăng nhập
2. Đăng xuất
 Tác nhân sử dụng: Admin, người tiêu dùng
 Thực hiện đăng xuất khỏi website
 Các bước thực hiện:
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Yêu cầu đăng xuất Thực hiện đăng xuất

3. Đăng ký tài khoản người dùng


 Tác nhân sử dụng: Người tiêu dùng
 Điền thông tin vào form để thực hiện đăng ký
 Các bước thực hiện
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống

Chọn chức năng đăng ký Hiển thị form đăng ký

Nhập thông tin Xác nhận

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 28


Báo cáo thực tập

Đưa thông tin vào cơ sở dữ liệu


Thông báo thành công
4. Chọn bàn và đặt bàn
 Tác nhân sử dụng: Người tiêu dùng
 Thực hiện đặt và số lượng bàn
 Chọn vị trí ngồi và món ăn
 Các bước thực hiện
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Chọn chức năng đặt bàn Hiển thị danh sách bàn còn trống, và hiển
thị vị trí ngồi
Chọn thực đơn Hiển thị danh sách thực đơn (loại món ăn)
Nhấn nút xác nhận đặt bàn Đưa thông tin vào CSDL
Thông báo thành công

5. Thêm thực đơn món ăn


 Tác nhân sử dụng: Admin
 Thực hiện thêm thực đơn vào giao diện người tiêu dùng
 Các bước thực hiện
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Chọn chức năng thêm món ăn Hiển thị form thêm món ăn
Thực hiện thêm món ăn vào danh sách Đưa thông tin món ăn vào CSDL
Thông báo thành công
6. Xem thông tin người đặt
 Tác nhân sử dụng: Admin
 Thực hiện xem thông tin người đặt
 Các bước thực hiện:
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Xem thông tin đặt bàn Truy vấn vào CSDL
Hiển thị danh sách người tiêu
dùng đặt bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 29


Báo cáo thực tập

Chọn nút xác nhận đặt bàn Lưu vào CSDL


Thông báo thành công và gửi
thông báo về mail người dùng

7. Thêm số lượng bàn, ghế


 Tác nhân sử dụng: Admin
 Thực hiện thêm số lượng danh sách bàn, ghế
 Các bước thực hiện:
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Chọn chức năng thêm số lượng bàn, ghế Hiển thị form thêm bàn, ghế
Thêm số lượng bàn, ghế Truy vấn vào CSDL
Chọn nút xác nhận Thông báo thành công

8. Xóa bàn,ghế
 Tác nhân sử dụng: Admin
 Thực hiện xóa bàn, ghế
 Các bước thực hiện
Hoạt động của tác nhân Hoạt động của hệ thống
Chọn chức năng xóa bàn, ghế Hiển thị danh sách bàn, ghế
Thực hiện xóa gia sư Truy vấn vào CSDL
Chọn nút xác nhận Thông báo xóa thành công

3.4 Biểu đồ trường hợp sử dụng


3.4.1 Biểu đồ hoạt động
- Biểu đồ hoạt động của chức năng đăng nhập

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 30


Báo cáo thực tập

Hình 8 Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 31


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng đăng xuất

Hình 9 Biểu đồ hoạt động chức năng đăng xuất

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 32


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng đăng ký đặt bàn

Hình 10 Biểu đồ hoạt động của chức năng đặt bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 33


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng xem món ăn

Hình 11 Biểu đồ hoạt động của chức năng xem món ăn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 34


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng thêm bàn

Hình 12 Biểu đồ hoạt động của chức năng thêm bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 35


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng sửa bàn

Hình 13 Biểu đồ hoạt động của chức năng sửa bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 36


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ hoạt động ca sử dụng của chức năng xóa bàn

Hình 14 Biểu đồ hoạt động của chức năng xoá bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 37


Báo cáo thực tập

3.4.2 Biểu đồ trình tự


- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng đăng nhập

Hình 15 Biểu đồ trình tự chức năng đăng nhập

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 38


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng đăng xuất

Hình 16 Biểu đồ trình tự chức năng đăng xuất

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 39


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng đặt bàn

Hình 17 Biểu đồ trình tự chức năng đăng ký đặt bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 40


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng chọn món ăn

Hình 18 Biểu đồ trình tự chức năng chọn món ăn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 41


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng thêm bàn

Hình 19 Biểu đồ trình tự chức năng thêm bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 42


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng sửa bàn

Hình 20 Biểu đồ trình tự chức năng sửa bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 43


Báo cáo thực tập

- Biểu đồ trình tự ca sử dụng của chức năng xoá bàn

Hình 21 Biểu đồ trình tự chức năng xoá bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 44


Báo cáo thực tập

Chương 4 XÂY DỰNG WEBSITE


4.1 Cấu hình website
- Giao diện người dùng:
 Trang chủ
 Giúp đỡ
 Tìm gia sư
 Đăng ký trở thành gia sư
- Giao diện người quản trị
 Quản lý bàn đã đặt
 Quản lý phê duyệt
 Quản lí menu của nhà hàng
4.2 Giao diện phía người dùng
- Phần trang chủ:

Hình 22 Giao diện trang chủ website

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 45


Báo cáo thực tập

- Phần đăng nhập

Hình 23 Giao diện phần đăng nhập

- Phần đăng ký

Hình 24 Giao diện phần đăng ký

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 46


Báo cáo thực tập

- Giao diện phần tìm món ăn cho thực đơn

Hình 25 Giao diện tìm món ăn cho thực đơn

- Giao diện đăng ký đặt bàn

Hình 26 Giao diện đăng ký đặt bàn

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 47


Báo cáo thực tập

4.3 Giao diện phía người quản trị (Admin)


- Giao diện trang quản lý đặt bàn tại nhà hàng

Hình 27 Giao diện quản lí đặt bàn tại nhà hàng

- Quản lý danh sách bàn đã được đặt

Hình 28 Giao diện thông tin số lượng bàn đã đặt

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 48


Báo cáo thực tập

Chương 5 KẾT LUẬN


 Tóm tắt kết quả thực hiện
- Hoàn thành các trang đã đưa ra
- Giao diện rõ ràng, màu sắc dễ nhìn
- Cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.
- Phân quyền các trang dành cho admin
- Admin có thể xem chi tiết các bàn đã đặt
- Có đầy đủ các chức năng cơ bản của một website
 Hướng phát triển
- Thống kê danh sách các bàn đã được đặt thành công
- Phát triển chức năng thống kê số bàn đã được đặt
- Xem được món ăn nào được đặt nhiều nhất
Do thời gian và chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc nghiên cứu và thiết kế hệ
thống chưa được hoàn thiện nhưng bước đầu chúng em đã đã được học hỏi và
làm quen với điều kiện thực tế. Qua báo cáo này, nhóm em mong rằng sẽ được
học hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hơn trong quá trình phân tích và
thiết kế hệ thống. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 49


Báo cáo thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. x. b. b. k. H. Nội, Thiết kế web với Dreamweaver, Hà Nội: Nhà xuất bản Bách
khoa Hà Nội, 9-2016.

[2] T. N. T. T. S. P. T. T. M. H. TS. Nguyễn Văn Sinh, Giáo Trình Xây Dựng Ứng
Dụng Web Cho Thương Mại Điện Tử Trên Netbeans, Hà Nội: Nhà xuất bản xây
dựng, 2017.

[3] S. Nguyen, Hướng dẫn vẽ biểu đồ Usecase, Ho Chi Minh: Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh, 2019.

[4] V. Nguyen, "Laravel," in Tìm hiểu về Framwork Laravel, Hà Nội, Nhà xuất bản Hà
Nội, 2019, p. 19.

[5] Kramer, "Framwork," in The PHP Framwork for artisan, Adventure Works Press,
2011-2022, p. 11.

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 50


Báo cáo thực tập

PHỤ LỤC

BÁO CÁO THỰC TẬP Trang 51

You might also like