Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tiến trình lịch sử Việt Nam

TK IV TCN-179 TCN: Kỷ nguyên Văn Lang-Âu Lạc (văn minh sông Hồng)
179 TCN-938: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (tư tưởng Nho giáo)
938-1858: Kỷ nguyên Đại Việt, xây dựng nhà nước phong kiến độc lập tự chủ (duy trì
quá lâu chế độ phong kiến+tư tưởng Nho giáo-> quốc gia nghèo nàn lạc hậu, tuy nhiên
chưa có một nhân vật lịch sử nào đủ để chấm dứt chế độ phong kiến)
1858-1945: Thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc
1945-nay: Kỷ nguyên độc lập tiến lên XHCN (Thời đại Hồ Chí Minh) phá bỏ chế độ
phong kiến kéo dài hàng nghìn năm
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác Lenin dựa trên 3 học thuyết: học thuyết các hình thái
kinh tế xã hội, học thuyết giá trị thặng và nguồn gốc của giá trị thặng
dư, học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Chủ nghĩa Mác Lenin dựa trên 3 tiền đề: Triết học cổ điển Đức, Kinh
tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
1. Cơ sở thực tiễn:
a. Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX
- Bị thực dân Pháp xâm lược (1858), mất độc lập, tự do
- Kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới (xã
hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa nhân dân >< Pháp,
nhân dân ><địa chủ phong kiến, triều đình nhà Nguyễn suy tàn, các
nhà yêu nước chưa tổng hợp được khối đại đoàn kết dân tộc)
- Các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam nổ
ra liên tiếp, sôi nổi theo các hệ tư tưởng khác nhau -> chưa giành
được thắng lợi (điển hình: phong trào Cần Vương)
 Thất bại giúp HCM nhận ra những điểm yếu: chưa biết và chưa
có tổ chức -> tìm con đường cứu nước, khác với các bậc tiền bối
trước đó
 Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi, phải đi theo
con đường mới
 Sự xuất hiện tư tưởng HCM là tất yếu, đáp ứng nhu cầu CMVN
b. Thế giới cuối TK XIX đầu TK XX
- Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa Đế quốc, hình thành hệ
thống thuộc địa-> nảy sinh ra mẫu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và
các dân tộc thuộc địa -> cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc
địa
- Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng 10 Nga mở ra triển vọng phát
triển mới cho các dân tộc-> nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới
đã mở ra thời đại mới là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên
phạm vi thế giới -> HCM nhận ra chỉ có CNXH mới giải phóng được
dân tộc
- Quốc tế Cộng sản (1919) được thành lập, có vai trò quan trọng trong
đấu tranh chống chủ nghĩa Đế quốc
 NAQ đã nhận thức được lịch sử, lý luận và thực tiễn để xây dựng
hệ thống quan điểm của mình
 Việc xuất hiện tư tưởng HCM không chỉ là nhu cầu tất yếu của
CMVN, mà còn là tất yếu của CM thế giới
2. Cơ sở lý luận:
a. Truyền thống tốt đẹp ở VN:
- CN yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ
nước: tinh thần yêu nước nồng nàn và đấu tranh anh dũng bất khuất.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc Nguyễn Tất
Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước khác với con đường của
các bậc tiền bối. Chính chủ nghĩa nước đã biến thành lực lượng vật
chất thực sự khi nào ăn sâu vào tiềm thức, lí trí, hành động của mỗi
nhân dân Việt Nam. Tinh thần yêu nước là một sức mạnh nội sinh
của dân tộc, đã được hun đúc, giữ gìn trong suốt quá trình lịch sử,
được phát huy cao độ, kết tinh thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước….”
- Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến
đấu: Hồ Chí Minh đã kế thừa tiếp thu sâu sắc những bài học quân sự
của những anh hùng dân tộc: lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh,
lấy chí nhân để thay cường bạo
- Lạc quan yêu đời, ý chí vươn lên vượt qua khó khăn thử thách:
bỏ lại ruộng mương đi lính, luôn lạc quan, yêu đời
- Nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái: Hồ Chí Minh đã kế
thừa triết lý đồng lòng, đồng sức, đồng tâm của dân tộc Việt Nam.
Đây là cơ sở quan trọng để Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược đoàn
kết toàn dân trong cuộc đấu tranh của dân tộc (lá lành đùm lá rách, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao).
 HCM đã kế thừa, tiếp thu, những giá trị dân tộc VN là yếu tố nội
sinh, được tích tụ tự nhiên trong tư tưởng HCM
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Phương Đông
 Nho giáo:
 HCM đã tiếp nhận học thuyết của Khổng Tử. Người
tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo: Lý tưởng về
1 xã hội thái bình, thịnh trị, bốn biển đều là anh em;
triết lý hành động, nhập thế hành đạo giúp đời; đạo tu
thân (chủ trương từ thiên tử đến thứ dân ai cũng phải
lấy tu thân làm gốc); tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo,
đề cao truyền thống hiếu học, mở mang dân trí
 HCM phê phán những yếu tố lạc hậu: phân chia đẳng
cấp: lớp trên lớp dưới, quân tử tiểu nhân; trọng nam
khinh nữ, coi thường các ngành sản xuất kinh doanh
(kinh tế hoàn toàn tự cung tự cấp, bao cấp)-> một phần
ảnh hưởng đường lối của Đảng, lực cản đối với sự phát
triển của xã hội
 Phật giáo: từ bi hỉ sả, thương người như thể thương thân,
chiêm nghiệm đời sống, sống có đạo đức, giản dị, chăm làm
điều thiện, bình đẳng dân chủ, sống không xa lánh việc đời,
gần gũi với dân với nước
 Lão giáo:
 Khuyên con người gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên,
phải biết bảo vệ môi trường
 Khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật
chất, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội
 Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập
– dân quyền tự do – dân sinh hạnh phúc”, HCM rút gọn thành
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
- Phương Tây
 Tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái: đề cao tinh thần độc lập cá
nhân (Tuyên ngôn độc lập Mỹ)
 Tư tưởng nhân quyền (dân quyền Pháp)
 Nhân ái của Thiên Chúa: lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả,
khuyến khích làm giàu-> phát triển kinh tế từ sớm
 Tư tưởng phương Tây ùa vào Việt Nam như một cơn lốc
 Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa những mặt
tích cực, loại bỏ những mặt hạn chế -> làm giàu thêm tư tưởng
HCM
c. Chủ nghĩa Mác-Lenin: tiền đề lý luận quan trọng nhất,
cung cấp nhiều nội dung cho sự sáng tạo lý luận của HCM
- Quan điểm về sự ra đời của Đảng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-
Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
- Đối với HCM, CNMLN là thê giới quan, phương pháp luận trong
nhận thức và hoạt động cách mạng
- HCM đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn háo nhân loại kết
hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành nên
một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về CM VN
- Người khẳng định Mác xây dựng học thuyết trên cơ sở lịch sử châu
Âu mà châu Âu chưa phải toàn thể nhân loại -> dù thấy được vai trò
nhưng không dập khuôn máy móc, áp dụng sáng tạo, bổ sung, phát
triển và làm phong phú CNMLN trong điều kiện hoàn cảnh một nước
thuộc địa nửa phong kiến
 Khi tiếp thu CNMLN Người đã đề cao vấn đề giải phóng dân tộc.
Việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo CNMLN là yếu tố cơ bản để
CM VN giành được thắng lợi
3. Nhân tố chủ quan HCM
a. Phẩm chất
- Lý tưởng, nghị lực: lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu nước, cứu
dân, tâm hồn của một nhà yêu nước nhiệt thành cách mạng, có hoài
bão lý tưởng, nghị lực phi thường
- Tư duy độc lập, tầm nhìn chiến lược tự chủ, sáng tạo, đầu óc phê
phán tinh tường, sáng suốt trong nhận xét, đánh giá sự vật, sự việc
xung quanh
- Tận trung với nước, tận hiếu với dân mẫu mực về đạo đức cách
mạng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân
b. Tài năng hoạt động và tổng kết thực tiễn
- Hoạt động cách mạng bền bỉ: sống và tìm hiểu thực tiễn tại khoảng
30 nước, chủ yếu là châu Âu -> hiểu biết sâu sắc bản chất CNĐQ,
vốn sống phong phú, sự khổ công học tập và rèn luyện
- Tổng kết, phát triển lí luận: biến những lý luận cách mạng trở
thành thực tiễn, khả năng tiên tri, dự báo tương lai chính xác
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Trước 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm con
đường cứu nước mới
- Gia đình: là cái nôi nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước và chí hướng
cách mạng của Hồ Chí Minh, Người được học và tiếp xúc với các
kiến thức tự nhiên và xã hội, nền văn minh phương Tây
- Quê hương: Quê hương Nam Đan Xứ Nghệ và Thừa Thiên Huế đã
giúp NAQ hấp thụ tinh thần yêu nước. NAQ thấy được sự đối lập
giữa cuộc sống lao động chật vật nghèo khó của nhân dân với cảnh
sống xa hoa của bọn thực dân và quan lại, tham gia và chứng kiến
nhiều cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân miền Trung bị đàn
áp dã man, sự thất bại của các phong trào yêu nước
 Gia đình và quê hương đã hình thành tư tưởng yêu nước và chí
hướng cách mạng, NAQ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
2. 1911-1920: hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt
Nam theo con đường cách mạng vô sản
- 5-9-1911: Người ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng
- 1919: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, gửi tới Hội nghị Vecxay bản Yêu
sách của nhân dân An Nam
- 7-1920: Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Lenin, Người đã tìm được ở luận cương những
lời giải đầy thuyết phục cho những câu hỏi mình đang tìm tòi “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”
- 12-1920: Tham dự Đại hội Tua
 Đánh dấu bước chuyển: từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến
chủ nghĩa cộng sản, từ một thanh niên yêu nước trở thành chiến sĩ
cộng sản đầu tiên của dân tộc
3. Thời kỳ 1920-1930: Hình thành tư tưởng cơ bản về cách mạng Việt
Nam
- Kẻ thù: bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”
- Phương pháp: cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải
đi theo con đường cách mạng vô sản
- Tổ chức: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mối quan hệ: cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc
có quan hệ khắng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau
- Nhiệm vụ: cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách
mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do
- Lực lượng: giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng: phải
tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc
và tay sai
- Lãnh đạo: cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo, Đảng phải
theo chủ nghĩa Mác-Lenin
- 1920-1923: Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản
báo Người Cùng Khổ
- Truyền bá CNMLN vào VN
 1923: Viết Bản án chế độ thực dân Pháp đã tố cáo đanh thép
tội ác của Chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ sự thống khổ của
nhân dân các nước thuộc địa
 1925: Thành lập Hội VNCMTN, ra báo Thanh Niên làm cơ
quan tuyên truyền của hội
 1927: Xuất bản tác phẩm “Đường Cách mệnh” tại Trung Quốc
 2/1930: Triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong
nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp soạn thảo
Chánh cương, Sách lược vắn tắt (Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng)
 Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức
lãnh đạo cách mạng VN -> CM VN đã đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác
4. Thời kỳ 1930-1941: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững đường lối,
phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo
- Quốc tế cộng sản phê phán NAQ có tư tưởng dân tộc hẹp hòi
- 10/1930: Hội nghị TW Đảng thủ tiêu cương lĩnh Chính trị đầu tiên,
NAQ không được giao nhiệm vụ
- 28/1/1941: Với tư duy độc lập, sáng tạo, lòng kiên trì, NAQ bảo vệ
quan điểm của mình, trở về nước thực hiện hóa quan điểm, giành
thắng lợi cho CM VN
- 1942-1943: Chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc
- 1945: Chiến tranh TG thứ II, Đảng quay về với tư tưởng trong Cương
lĩnh tháng 2: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, NAQ
trực tiếp về nước chỉ đạo chuyển hướng chiến lược CM
5. Thời kỳ 1941-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta giành
thắng lợi
- 1941 - 1945: Chỉ đạo chuyển hướng chiến lược Cách mạng, đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Xây dựng lực lượng chính
trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị tổng khởi
nghĩa. -> thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945
- 19-5-1941: sáng lập Mặt trận Việt Minh
- 22-12-1944: Sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân –
tiền thân của QĐNDVN
- 18-8-1945: Ra lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa
- 2-9-1945: Đọc Tuyên ngôn độc lập
- 1946: Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- 1954-1969: Giai đoạn tiến hành đường lối “kháng chiến – kiến
quốc”, thực hiện đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền
- 1966: Ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước
- Viết tác phẩm “Di chúc”
- Sau khi người qua đời, Người được Anh hùng giải phóng dân tộc và
nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Đối với Cách mạng Việt Nam
a. Đưa CMGPDTVN thắng lợi bắt đầu xây dựng một xã hội mới
b. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam
2. Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại
a. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc
gắn với sự tiến bộ xã hội
- CM muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản
- CM cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, có thể thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc bằng con đường bạo lực: kết hợp đấu
tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang
b. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ, hòa
bình, hợp tác, phát triển
- Khẳng định hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại
- Gắn kết CM VN với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công
nhân quốc tế
- Hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài giữa các nước

You might also like