Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Tiểu sử:
- Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung,
huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông là con của quan Thuỷ Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1844
Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng con một
nhà hào phú ở làng Tân Phước, huyện Tân Hoà, khi cha mất Trương Định
ở luôn quê vợ Tân Hoà.
2. Thân thế & sự nghiệp:
- Vào năm 1859, khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, tại Gò Công, ông
đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược, lấy “Đám lá tối trời”
tại Gia Thuận, Gò Công làm căn cứ và giành được nhiều thắng lợi vẻ
vang, làm nức lòng quân dân và được suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên
Soái”.
- Đêm 19/8/1864, dò biết nơi ở của Trương Định, tên phản bội Huỳnh
Công Tấn cho quân bao vây đột nhập vào nhà. Trương Định và những
nghĩa quân của ông chiến đấu chống trả quyết liệt, diệt được một số quân
địch, nhưng lại bị thương nặng, biết mình không sống được và quyết
không để rơi vào tay giặc, Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết
người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi.
- Sau khi Trương Định mất vào ngày 20/8/1864, bà Trần Thị Sanh là người
vợ thứ của Trương Định và nhân dân mang Ông về an táng rất trọng thể,
tại một địa điểm nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964,
ngôi mộ và đền thờ Ông được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp
đến ngày nay.
3. Đền thờ Trương Định
- Không nguy nga như những lăng mộ và đền thờ khác vì chính sách phản
dân tộc của kẻ xâm lược, thế nhưng ngôi mộ nói riêng và khu di tích nói
chung là minh chứng cho sự kính trọng và ngưỡng mộ công đức của nhân
dân địa phương đối với người anh hùng quả cảm - Trương Định.
- Di tích lăng mộ và đền thờ Trương Định được chia làm 2 phần, bao gồm
phần đền thờ và phần lăng mộ. Về phần mộ, lăng mộ của Trương Định có
thiết kế mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của người Nam Bộ. Di tích lăng
mộ và đền thờ Trương Định là địa điểm lưu giữ nét đẹp văn hóa và lịch
sử, đồng thời là nơi để thế hệ tiếp bước thể hiện tấm lòng thành của mình
với bậc cha ông đã hi sinh thân mình bảo vệ quê hương
- Vào ngày 30 tháng 8 năm 1987, tức là tròn 10 ngày sau giỗ của vị anh
hùng Trương Định, Di tích lăng mộ và đền thờ Trương Định tọa lạc tại
thị xã Gò Công đã được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp giấy chứng nhận là
Di tích cấp Quốc Gia. Bên cạnh đó, đền thờ Trương Định ở Gia Thuận,
huyện Gò Công Đông cũng được công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm
2004.

You might also like