Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH NGUYỄN ÁI QUỐC


CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DẢNG, NHỮNG
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
ĐẦU TIÊN VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ THÀNH LẬP ĐẢNG.

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Lợi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH NGUYỄN ÁI QUỐC


CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DẢNG, NHỮNG
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
ĐẦU TIÊN VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ THÀNH LẬP ĐẢNG.
Nhóm: 1
Thành viên:
1. Lê Thị Kim Chi ( Nhóm trưởng ) 2031210185
2. Trần Thị Thúy Hằng 2036213706
3. Nguyễn Thị Thúy Hiền 2037215083
4. Phạm Đức Minh Tuấn 2037215347
5. Huỳnh Trúc Ly 2031210440
6. Nguyễn Văn Đạt 2031210230
7. Nguyễn Trần Hải Dương 2009217891
8. Hứa Ánh Nhi 2006210471
9. Đào Thanh Thiện 2025210049
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023
Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Phân tích quá trình nguyễn ái quốc
chuẩn bị những điều kiện thành lập dảng, những nội dung cơ bản của cương lĩnh
chính trị đầu tiên và ý nghĩa lịch sử thành lập đảng.” do nhóm 1 nghiên cứu và thực
hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài “Phân tích quá trình nguyễn ái quốc chuẩn bị những
điều kiện thành lập dảng, những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên và
ý nghĩa lịch sử thành lập đảng.” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của
nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Đại diện nhóm ký tên

Kim Chi

Lê Thị Kim Chi


Lời cảm ơn

Đầu tiên, nhóm một muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến với
giảng viên Nguyễn Thị Lợi của môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Cô đã giảng
dạy rất tâm huyết trong suốt quá trình học tập của tụi em, không chỉ cung cấp những
kiến thức trong sách vở mà cô còn chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học quý báu
để giúp tụi em có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức cũng như dễ dàng áp dụng vào cuộc
sống thường ngày. Và cũng cảm ơn cô vì đã hướng dẫn tận tình, giải đáp các thắc mắc,
nhắc nhở những lỗi sai để nhóm hai chúng em có thể hoàn thành xong bài tiểu luận.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế, những thiếu sót khó tránh khỏi, kính mong cô
xem xét và góp ý để chúng em rút kinh nghiệm, hoàn thành tốt cho những bài tiểu luận
sau.

Cuối cùng, nhóm một kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục
cống hiến trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................2

I. QUÁ TRÌNH NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THÀNH


LẬP ĐẢNG :................................................................................................................. 2

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH :.........................................6

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA SỰ KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM :............................................................................................................................ 9

1. Hoàn cảnh lịch sử :..................................................................................................9

2. Ý nghĩa lịch sử :......................................................................................................9

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐCS-VN TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 HIỆN NAY :....................13

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19


PHẦN MỞ ĐẦU

Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do
bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp
tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa
Mác- Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập hội Việt Nam cách mạng
thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa
chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá

1
PHẦN NỘI DUNG

I. QUÁ TRÌNH NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU


KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG :

Trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chế độ phong kiến tay sai bóc
lột, nô dịch nặng nề. Người đã tận mắt chứng kiến những nỗi thống khổ của người dân,
sự thất bại của các phong trào yêu nước, đất nước đứng trước hoàn cảnh ngàn cân treo
sợi tóc. Chính tình trạng cấp thiết ấy, cùng với tinh thần yêu nước cháy bỏng, nồng
nàn nay lại càng bùng lên mạnh mẽ, khát khao giải phóng dân tộc đã đưa Nguyễn Tất
Thành khi ấy mới 21 tuổi ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 năm 1911. Và
hơn 30 năm bôn ba nước nước ngoài, người đã nhận thức được rằng: “Dù màu da có
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột”.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm, tìm hiểu và bị tác động sâu sắc của cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ
chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công và là “cuộc cách mạng đến nơi”, nghĩa là dân
chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

Cuối năm 1917, Người từ nước Anh quay trở lại nước Pháp và tích cực tham
gia các hoạt động xã hội. Năm 1919 Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp - một chính
đảng tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp. Vào tháng 6-1919, nhân lúc các nước thắng trận họp
Hội nghị Vecxay (Versailles), Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam
yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam, gồm tám điểm
đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết cho
dân tộc Việt Nam.

 Tuy nhiên, Bản yêu sách của Người không được chấp nhận nhưng đã để lại
tiếng vang. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được bài học: “Muốn giải phóng
các dân tộc, chỉ có thể trông cậy vào thực lực của bản thân”.

2
Vào tháng 7-1920, Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L'Humanite (báo Nhân đạo) của Đảng
Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc-con
đường cách mạng Vô sản (Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”). Ngày 25-12-1920, tại
Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) Người đã bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp -> Trở thành
Đảng viên Cộng sản, từ một người yêu nước chân chính trở thành một người Cộng sản

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản và
Nguyễn Ái Quốc cũng khẳng định: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách
mệnh. Từ đó, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, vạch ra phương
hướng và chiến lược cho cách mạng Việt Nam, đồng thời chuẩn bị các điều kiện về
chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản.

- Về tư tưởng:

Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức, hình thức phong phú, Nguyễn
Ái Quốc đã tích cực tố cáo tội ác thực dân, vạch trần bản chất thối nát, âm mưu thâm
độc của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên
truyền tư tưởng Mác-Lênin, con đường cách mạng vô sản, xây dựng mối quan hệ gắn
bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và
phụ thuộc.
Từ giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của
các nước thuộc địa khác tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập
tờ báo Le Paria ( Người cùng khổ). Người viết nhiều bài báo trên báo Nhân đạo, Đời
sống công nhân, Tạp chí Cộng sản… => Đây là thời gian Người thu thập tư liệu để
viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập,
Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.

3
Vào tháng 6/1923, Người đến Liên Xô tham dự Hội nghị quốc tế Nông dân, từ
ngày 17-6 đến ngày 18-7-1924 tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản tại
Mát-cơ-va. Tại Đại hội này, Người đã trình bày bản báo cáo quan trọng về vấn đề dân
tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số liệu và tư liệu cụ thể, bản báo cáo đã làm sáng tỏ và
phát triển một số luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, cùng với đó
còn cả về nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống
áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở các thuộc địa.

 Đây là sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng cho quá trình thành lập
Đảng: "Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... chỉ có
theo lý luận cách mệnh tiên phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiên phong".

"Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin".

- Về chính trị:

Nguyễn Ái Quốc vẫn tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước,
xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách
mạng vô sản trên thế giới. Người đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu
nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong tác phẩm “Đường
Kách mệnh”. Không những thế, Ông đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị
mà sau này nó đã phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị
của Đảng:

 Một là, chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực
dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trên thế giới.

4
 Hai là, xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
cách mạng chính quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng
không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công
trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc.
 Ba là, trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo
nhất, bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu phục và
lôi cuốn được nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm động lực cách
mạng, đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo các giai tầng khác.
 Bốn là, cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng
cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa
Mác - Lênin.
 Năm là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không
phải của một vài người. "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông". Cách mạng "là
việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người". Vì
vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ
thấp đến cao.

- Về tổ chức:

Sau một thời gian hoạt động ở Liên Xô, tháng 11/1924 Người về Quảng Châu
(Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái
Quốc xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng nhân dân Việt Nam. Ông chọn ra một số
thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã để thành lập tổ chức Cộng sản đoàn vào
tháng 2/1925. Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại
Quảng Châu (Trung Quốc)-tổ chức tiền thân của Đảng. Sau khi thành lập, từ năm
1925-1927 đã mở trên 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho
những người yêu nước, cán bộ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Hội còn xuất bản tờ báo Thanh niên in bằng chữ quốc ngữ, số đầu tiên ra ngày 21-6-
1925. Tháng 7-1925 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng Trung Quốc,

5
Triều Tiên, Indonexia... tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được in và xuất bản thành cuốn Đường
Kách Mệnh (1927). Năm 1928, phong trào "vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước của giai cấp công nhân Việt Nam,
bước đầu kết hợp thành công chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Nhờ đó, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
của các tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên cả nước.

 Trên đây là sự sáng tạo, công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm thấy
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn và trong quá trình chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị và tổ chức để dẫn tới thành lập chính Đảng Cộng sản trong hoàn
cảnh một nước thuộc địa, nửa phong kiến.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH :

Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ
trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam.

 Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam:” Đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho đất nước Nam được hoàn
toàn độc lập”. Cương lĩnh đã xác định: chống đế quốc và chống phong kiến là
nhiệm vụ cơ bản để giành lại độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày,
trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.
 Về phương diện xã hội, Cương lĩnh xác định rõ: dân chúng được tự do hội họp,
nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng theo công nông hoá.
 Về phương diện chính trị, Cương lĩnh xác định rõ: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính
phủ, quân đội của nhân dân (công – nông – binh).
 Về phương diện kinh tế, Cương lĩnh xác định rõ: là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ
sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ
nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia

6
cho dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ.
Những mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện vọng tha
thiết của nhân dân ta.
 Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Cương lĩnh
khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất
cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp “không khi nào nhượng một chút
lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”.
 Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các
dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
 Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng:” Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp
mình lãnh đạo được dân chúng nhân dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các
dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất
đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu
nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng”. “Đảng là đội tiên phong của đạo
quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng
lực lãnh đạo quần chúng”.
 Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần
chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp.

Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân
tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc
đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những
năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc ta lúc

7
đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sác thực thái độ của các giai tầng xã hội đối với
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo
theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và
thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn
phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác
nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được
hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng
tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong
kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với
nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái
của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của
Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường”

8
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA SỰ KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM :

1. Hoàn cảnh lịch sử :

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 là bước
tiến nhảy vọt của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, phù hợp
với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba
tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể
thống nhất về tư tưởng và hành động.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản
duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam, ngày 23-12-
1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại bán đảo Cửu Long
(Hương Cảng) để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần
thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung
đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”.

2. Ý nghĩa lịch sử :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự khẳng định vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân tại Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng
Việt Nam giai đoạn đó. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được đánh giá là sự
kiện lịch sử có ý nghĩa cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng to lớn và quan trọng
trong lịch sử của cuộc cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh
dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác – Lênin cùng với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân
dân Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện gắn liền với tên tuổi
của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

9
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị để xác định đúng đắn con đường cách
mạng đó là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, là cơ sở quan
trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã có thể nắm được ngọn cờ lãnh đạo
đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Việc này cũng góp phần quan trọng giúp giải
quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách
mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, từ đó mà đã mở ra con đường và phương hướng cụ thể để
phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

Chính đường lối được Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành này là cơ sở để có
thể đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc ta
đều cùng chung tư tưởng và hành động để nhằm có thể tiến hành cuộc cách mạng vĩ
đại giành được những thắng lợi to lớn ở giai đoạn sau này. Sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là điều kiện cơ bản
quyết định đối với phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong
suốt nhiều năm qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cùng với việc Đảng Cộng sản Việt Nam chủ
trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, việc
này cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp được sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại từ đó giúp dân tộc ta làm nên những thắng lợi
vẻ vang. Bên cạnh đó thì cách mạng Việt Nam cũng đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp đấu tranh chung của nhân dân trên phạm vi toàn thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội.

10
Một số hình ảnh :

11
12
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐCS-
VN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
HIỆN NAY :

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút SARS-
CoV-2 gây ra.

Hầu hết người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung
bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, một số người sẽ
chuyển bệnh nghiêm trọng và cần được hỗ trợ y tế.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua. Ảnh: Bộ Y tế

Những thành công bước đầu trong phòng, chống dịch Covid-19:

13
Năm 2020, dư luận quốc tế đã đánh giá rất cao công tác phòng, chống đại dịch
Covid-19 tại Việt Nam, ngay cả những ngày đầu năm 2021, mặc dù tại một số địa
phương lại xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng các chuyên gia, học giả và
truyền thông quốc tế vẫn bày tỏ tin tưởng về vai trò lãnh đạo Đảng và tin rằng, Việt
Nam sẽ tiếp tục vượt qua được đại dịch, gặt hái thành công trong trạng thái “bình
thường mới”.

Ba làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã diễn ra tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến
nay đã được Đảng và Nhà nước, Chính phủ cùng các cấp các ngành, các địa phương
hành động kịp thời và kiểm soát tình hình các vùng dịch tốt nhằm giảm thiểu tối đa sự
lây lan nhanh chóng của biến thể mới đang đe dọa đến tính mạng cộng đồng. Sự thành
công trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19 là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng Cộng sản Việt Nam “chống dịch như chống giặc”, nhờ sự điều hành kịp thời của
Chính phủ theo Chỉ thị số 15 và 16 về giãn cách, cách ly xã hội cũng như kết hợp với
sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, các bộ, ban, ngành từ Trung ương và địa
phương, đó là sức mạnh to lớn của thể chế chính trị ở nước ta.

Trang tin Times of India của Ấn Độ nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đã chủ
động bảo vệ người dân trước dịch bệnh”. Điều đó đã khơi dậy được ý thức dân tộc và
sức mạnh đoàn kết trong mỗi người dân Việt Nam, thúc đẩy hành động tập thể và có
trách nhiệm để cả hệ thống chính trị và người dân đồng lòng chống đại dịch.

Quyết tâm mạnh mẽ vượt qua đại dịch Covid-19:

Bên cạnh việc vừa tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo
đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, chúng ta vừa nỗ lực cao nhất để phục
hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

Do hội nhập quốc tế sâu rộng, độ mở của nền kinh tế lớn nên tác động của dịch
bệnh COVID-19 đến nước ta là rất lớn trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ gây thiệt hại
về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, gián đoạn chuỗi cung
ứng và lưu chuyển thương mại, dịch bệnh còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống
nhân dân, tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động...Trước tình

14
hình đó, Chính phủ đã khẩn trương tiến hành triển khai kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ
nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.Ngày 4/3/2020, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch
bệnh COVID-19. Trong đó quan trọng nhất là gói tín dụng hỗ trợ 280 nghìn tỉ đồng
dùng để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đi kèm với đó là các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, với tinh thần khẩn
trương, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là gói giải pháp được cho là chưa có tiền lệ, bởi
lần đầu tiên, Chính phủ chi tiền trực tiếp cho người dân, người lao động bị giảm sâu
thu nhập vì đại dịch COVID-19. Theo đó, 20 triệu người sẽ nhận được sự hỗ trợ từ gói
an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng. Chính sách này đã nhanh chóng nhận được sự
đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, với chung nhận
định rằng: Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn đầu tư cho tăng
trưởng còn hạn chế, việc sớm ban hành chính sách hỗ trợ người dân trong đại dịch thể
hiện nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước ta trong chăm lo đời sống nhân dân, góp phần
giải quyết những khó khăn trước mắt của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại
phía sau”. Đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã vào cuộc tích cực, kêu gọi mỗi tổ chức, cá nhân, tùy theo khả năng của
mình, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của cả dân tộc; qua
đó, ở nhiều địa phương, đơn vị đã tiếp nhận được nhiều nguồn ủng hộ trực tiếp từ các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Từ trong khó khăn, nhiều tấm gương, nghĩa cử
cao đẹp đã được ghi nhận, với những điểm phát quà từ thiện, những “ATM gạo”nghĩa
tình, ấm lòng người dân ra đời nhằm mục đích chung tay hỗ trợ người dân có hoàn
cảnh khó khăn cùng vượt qua dịch bệnh…

15
Những thành tích mà Việt Nam đạt được đã được cộng đồng quốc tế, Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá cao, coi đó là hình
mẫu và tấm gương trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh; đồng thời cho rằng, Việt
Nam đạt được thành tích đó là nhờ sự tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả
hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự thống
nhất, đúng đắn trong các quyết sách của Chính phủ, cùng với đó là tinh thần đoàn kết,
hợp tác của người dân. Thành công đó là kết quả của một Nhà nước, một Chính phủ
biết đặt tính mạng của người dân lên trên lợi ích kinh tế, coi tính mạng, sức khỏe của
nhân dân là trên hết.

Dư luận trong nước và quốc tế cũng biểu dương, đánh giá cao hành động của
Việt Nam trong việc viện trợ dụng cụ, trang thiết bị y tế cho một số nước trong khu
vực và trên thế giới, trong bối cảnh đại dịch lan nhanh trên toàn cầu, ngay cả khi Việt
Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức do dịch bệnh ở trong nước. Qua
đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình trong
khu vực và trên thế giới.

Qua thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19, tinh thần đoàn kết, niềm
tin trong Đảng, trong nhân dân được củng cố, nhân lên sức mạnh chống đại dịch.
Người dân tin Đảng, tin Chính phủ nhiều hơn. Việt Nam trở thành tấm gương sáng về
phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng hợp tác, sẻ chia với tư cách là thành viên có trách

16
nhiệm của cộng đồng quốc tế, qua đó uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tếkhông ngừng được nâng cao. Kết quả này là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ ngay từ đầu
của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
của Quốc hội, Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các cấp, các ngành, người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự chung tay, góp sức, sẻ chia của
người dân, đặc biệt là sự cống hiến, sự tận tâm hết mình, không quản ngày đêm, vất vả
gian nan, hiểm nguy của đội ngũ những y, bác sĩ, của những chiến sĩ quân đội, công an
trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, khi dịch Covid-19 xảy ra, bản lĩnh cách mạng, sự
tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên đã được thể hiện rõ hơn. Không
ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm, nhiều cán bộ, đảng viên đã tích cực tham gia các tổ
phòng, chống covid cộng đồng, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại khu dân cư, tích
cực tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch của nhân dân. Nhiều cán bộ, đảng
viên cũng là những người tiên phong trong các hoạt động ủng hộ, vận động đóng góp
cho công tác phòng, chống dịch, giúp đỡ các gia đình có người đang cách ly y tế…
Những việc làm thiết thực, sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên đã củng cố niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng trong công tác phòng, chống dịch. Đây là tiền đề quan trọng để Bình Phước tiếp
tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình
thường mới và tăng tốc phát triển trở lại trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

17
PHẦN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chế độ phong kiến tay sai bóc
lột, nô dịch nặng nề. Đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi để tìm con
đường cứu nước từ đó người đã tìm hiểu và bị tác động sâu sắc của cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga,sau đó Vào tháng 7-1920, Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đã giúp người đã tìm thấy con
đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng Vô sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự khẳng định vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân tại Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng
Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cùng với việc Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới,
việc này cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp được
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại từ đó giúp dân tộc ta làm nên những thắng
lợi vẻ vang. Bên cạnh đó thì cách mạng Việt Nam cũng đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp đấu tranh chung của nhân dân trên phạm vi toàn thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội.

Trong hoàn cảnh hiện nay để góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc người dân nên
tích cực chủ động trong việc tìm hiểu và có trọn lọc thông tin để tránh bị các đối tượng
xấu có ý định chống phá đảng và nhà nước thao túng dẫn đến có nhận thức sai lệch.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hoàng Hải “Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng”. Truy
cập ngày 10/02/2023, từ https://giasuglory.edu.vn/ly-luan-chinh-tri/lich-su-dang-cong-
san-viet-nam/nguyen-ai-quoc-chuan-bi-cac-dieu-kien-de-thanh-lap-dang-4.html
2. Cố vấn pháp lý “Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc”. Truy
cập ngày 10/02/2023, từ https://covanphaply.vn/qua-trinh-chuan-bi-cac-dieu-kien-
thanh-lap-dang-cua-nguyen-ai-quoc/
3. Nguyễn Thị Tình “Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng
tiến tới hiện thực hóa con đường cứu nước”. Truy cập ngày 10/02/2023, từ
http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/nguyen-ai-quoc-chuan-bi-cac-dieu-
kien-cho-viec-thanh-lap-dang-tien-toi-hien-thuc-hoa-con-duong-cuu-nuoc-430.html
4. Thịnh vượng Việt Nam “Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với quá trình
chuẩn bị thành lập Đảng”. Truy cập ngày 10/02/2023, từ
http://thinhvuongvietnam.com/Content/lanh-tu-nguyen-ai-quoc---ho-chi-minh-voi-su-
chuan-bi-cac-dieu-kien-thanh-lap-dang-16160
5. Nguyễn Nam “Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Truy
cập ngày 09/02/2023, từ https://luathoangphi.vn/y-nghia-lich-su-cua-viec-thanh-lap-
dang-cong-san-viet-nam/
6. Sưu tầm “Ý nghĩa lịch sự của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Truy cập
ngày 09/02/2023, từ https://xuanphu-xuantruong.namdinh.gov.vn/tin-tuc/y-nghia-lich-
su-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-197328
7. Cao Thị Thanh Thảo “Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam”. Truy cập ngày 09/02/2023, từ https://luatduonggia.vn/y-nghia-lich-su-cua-su-
ra-doi-dang-cong-san-viet-nam-3-2-1930/
8. Trần Phương “ Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: Sáng rõ hơn vai trò lãnh đạo
của Đảng”. Truy cập ngày 11/2/2023, từ
https://baobinhphuoc.com.vn/news/1/130170/cuoc-chien-chong-dai-dich-covid-19-
sang-ro-hon-vai-tro-lanh-dao-cua-dang
9. Khánh Thy “ Số ca mắc covid giảm xuống còn 475 ca”. Truy cập ngày 11/2/2023,
từ https://dangcongsan.vn/y-te/so-ca-mac-covid-19-giam-xuong-con-475-ca-
622609.html

19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ....)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 12/1/2023
1.2. Địa điểm: Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Lê Thị Kim Chi
+ Tham dự: Nguyễn Thị Thúy Hiền, Trần Thị Thúy Hằng, Phạm Đức Minh
Tuấn, Huỳnh Trúc Ly, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Trần Hải Dương, Đào Thanh Thiện,
Hứa Ánh Nhi.
+ Vắng: 0
1. Nội dung cuộc họp : Thảo luận và sửa đổi bài của mỗi cá nhân .
2.1. Công việc các thành viên như sau

Tỉ lệ
Số thứ tự MSSV Họ Tên Nhóm Đề tài Nhiệm vụ hoàn Ghi chú
thành
Nguyễn Hoàn
Nội dung
1 2037215083 Thị Hiền 1 1 100% thành tốt,
phần 1
Thúy đúng hạn
Trần Hoàn
Nội dung
2 2036213706 Thị Hằng 1 1 100% thành tốt,
phần 2
Thúy đúng hạn
Phạm Hoàn
Nội dung
3 2037215347 Đức Tuấn 1 1 100% thành tốt,
phần 3
Minh đúng hạn
Hoàn
Huỳnh Nội dung
4 2031210440 Ly 1 1 100% thành tốt,
Trúc phần 4
đúng hạn
Hoàn
Nguyễn
5 2031210230 Đạt 1 1 PowerPoint 100% thành tốt,
Văn
đúng hạn
6 2009217819 Nguyễn Dương 1 1 Phần mở 100% Hoàn

20
Trần đầu và kết thành tốt,
Hải thúc đúng hạn
Hoàn
Đào Nội dung
7 2025210049 Thiện 1 1 100% thành tốt,
Thanh phần 3
đúng hạn
Hoàn
Hứa
8 2006210471 Nhi 1 1 Word 100% thành tốt,
Ánh
đúng hạn
Hoàn
Lê Thị Thuyết
9 2031210185 Chi 1 1 100% thành tốt.
Kim trình
Đúng hạn

2.2. Ý kiến của các thành viên: không có ý kiến thêm


2.3. Kết luận cuộc họp : cuộc họp diễn ra suôn sẻ , mọi người hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 12 giờ 00 phút cùng ngày.
Chủ trì

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chi

Lê Thị Kim Chi

21

You might also like