Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

TÓM TẮT KIẾN THỨC GIỮA KỲ

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

I. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC


1) Nguồn gốc của triết học:
Triết học ra đời ở Thế kỉ VIII và VI TCN ở những trung tâm lớn của nhân loại (Phương
Đông: Ấn Độ, Trung Quốc ; Phương Tây: Hy Lạp).
a) Nguồn gốc nhận thức: Sự thay đổi tư duy.
- Triết học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về tri thức của con người để giải thích thế
giới. Con người không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ hay các giáo điều
của tôn giáo.
- Do đó triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan và hình thành các hệ thống
tri thức chung nhất về thế giới.
- Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một
vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đạt đến trình độ có
khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những cái riêng.
b) Nguồn gốc xã hội: Xuất hiện giai cấp.
- C.Mác: “Triết học không treo lơ lửng ở ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn
tại bên ngoài con người”.
- Triết học ra đời khi đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp,
khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. (khi tầng lớp tri thức xuất hiện)
- C.Mác: “Nhưng các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm
của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô
hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”.
- Thuật ngữ “triết học” được sử dụng lần đầu tiên trong trường phái Socrates.
- Thuật ngữ “triết gia” được sử dụng đầu tiên ở Heraclitus, dùng để chỉ người nghiên
cứu về bản chất của sự vật.
→ Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong
thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy.

2) Đối tượng của triết học trong lịch sử


Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự
nhiên, xã hội và tư duy.
- Ở thời kỳ Hy Lạp Cổ đại, nền triết học tự nhiên đã đạt được những thành tựu vô cùng
rực rỡ mà “các hình thức muôn hình muôn vẻ của nó”, như đánh giá của Ăng-ghen: “đã
có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”.
- Tuy nhiên đến thời Trung cổ Tây Âu, quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực →
triết học trở thành nô lệ của thần học → nền triết học tự nhiên chuyển thành triết học
kinh viện (chịu chi phối tư tưởng của Kitô giáo, tập trung vào niềm tin tôn giáo, thiên
đường,…)
- Phải sau cuộc cách mạng của Copernicus, khoa học Tây Âu TK 15 - 16 mới dần phục
hưng, tạo cơ sở tri thức cho sự phát triển của triết học.
- Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ 19
đã dẫn đến sự ra đời của triết học.
- Triết học Mác khẳng định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối
quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để
và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy → Được đánh
giá là lần đầu tiên đối tượng của triết học được xác lập một cách độc lập.

3) Triết học – hạt nhân của thế giới quan


- Thế giới quan: (quan niệm của con người về thế gới) là khái niệm triết học chỉ hệ
thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về vị trí của con
người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy
định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người.
- Các khái niệm khác: “Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”, “Nhận
thức chung về cuộc đời”,…
- Thế giới quan thường bao hàm nhân sinh quan – là quan niệm của con người về đời
sống với các nguyên tắc, thái độ và định hướng giá trị của hoạt động con người.
- Thành phần chủ yếu của thế giới quan: tri thức, niềm tin và lý tưởng.
→ Tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan.
→ Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.
- Thế giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế giới quan,
con người không có phương hướng hành động. Thế giới quan chung nhất, phổ biến
nhất là thế giới quan triết học.
- Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan.
Thế giới quan duy vật biện chứng gồm: tri thức khoa học, niềm tin khoa học, và lý
tưởng cách mạng.
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan:
+ Bản thân triết học là thế giới quan.
+ Trong các thế giới quan khác, triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng
vai trò là nhân tố cốt lõi.
+ Với các loại thế giới quan khác, triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối dù
không tự giác.
+ Thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định thế giới quan và các quan niệm khác
như thế.

4) Vấn đề cơ bản của triết học


a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học:
Gồm 2 vấn đề: Bản thể luận và Nhận thức luận
- Bản thể luận (Mặt thứ nhất): Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào
có sau, cái nào quyết đình cái nào?
- Nhận thức luận (Mặt thứ hai): Con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
- Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại,
là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:
- Nhà duy vật là những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết
định ý thức. Họ giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân
vật chất.
- Nhà duy tâm là những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có
trước giới tự nhiên. Họ giải thích toàn bộ thế giới này bằng các nguyên nhân tư
tưởng, tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phát (Cổ đại): Mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất
phát.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình (Máy móc, cơ giới): Nhìn thế giới như một cỗ máy
khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng thái biệt lập
và tĩnh tại.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mác và Ăng ghen xây dựng vào những năm
40 của thế kỷ XIX. Không những phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó
mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lương tiến bộ trong xã hội cải tạo
hiện thực ấy.
- Chủ nghĩa duy tâm:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp
của những cảm giác (Tất cả những gì con người cảm giác được thì nó tồn tại).
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Giải thích bằng những ý niệm nghe khách quan
như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới,… nhưng nó vẫn duy tâm.
*Về phương diện nhận thức luận, sai lầm cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ
cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt của quá trình nhận
thức mang tính biện chứng của con người.
*Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc xã hội là do sự tách rời lao động trí óc với lao
động tay chân và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động tay chân đã
tạo ra nhân tố tinh thần.
- Trường phái nhị nguyên luận: Giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên vật chất
và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có thể cùng quyết định
nguồn gốc và sự vận động của thế giới. Điển hình là Descartes.
*Xét đến cùng thì nhị nguyên luận thuộc về chủ nghĩa duy tâm.
→ Lịch sử triết học chủ yếu là lịch sử đấu tranh của hai trường phái duy vật và duy tâm.
c) Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri
- Thuyết khả tri là học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con
người. Thuyết khả tri khẳng định về nguyên tắc con người có thể hiểu được bản
chất của sự vật.
+ Nhận thức là một quá trình không ngừng đi sâu khám phá bản chất của sự vật.
Qua đó, vật tự nó sẽ buộc phải biến thành “vật cho ta”.
- Thuyết bất khả tri là học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con
người. Thuyết bất khả tri khẳng định về nguyên tắc con người không thể hiểu được
bản chất của đối tượng. (Quan niệm xuất phát từ thời Epicurus, Huxley là người
đưa ra thuyết, điển hình là Hume và Kant).
+ Hoài nghi luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri
thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan.

5) Biện chứng và siêu hình


a) Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử
- Biện chứng: Tranh luận để tìm ra chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong
cách lập luận.
- Siêu hình: Dùng để chỉ triết học với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực
nghiệm.
- Phương pháp biện chứng:
+ Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến (vận động, phát triển) vốn có
của nó.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi. Nguồn gốc của sự vận
động là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
+ Cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy
cả mối liên hệ giữa chúng.
+ Trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
- Phương pháp siêu hình:
+ Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh tại, cô lập, tách rời, phiến diện.
+ Phương pháp này cho rằng: Muốn nhận thức bất kỳ đối tượng nào, phải tách đối
tượng ra và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời
gian nhất định.
+ Phương pháp được đưa ra từ toán học và vật lý học cổ điển vào các khoa học thực
nghiệm và vào triết học.
+ Phương pháp này có công lớn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến
cơ học cổ điển.
b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử:
Có 3 hình thức và giai đoạn phát triển:
- Phép biện chứng tự phát
- Phép biện chứng duy tâm: Đỉnh cao là triết học cổ điển Đức, Kant và Hegel.
- Phép biện chứng duy vật: Do C.Mác và Angghen xây dựng, sau đó được Lênin
và các nhà triết học hậu thế phát triển. C.Mác và Ăngghen đã gạt bỏ tính thần bí, tư
biện của triết học cổ điển Đức, tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với
phép biện chứng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại.
*Phép biện chứng duy vât là hình thức – trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật trong lịch sử do (1) khắc phục được tính trực quan, phiến diện; (2) kế thừa
những thành tựu kha học, chắt lọc những thành tựu của triết học trước và từ thời
cuộc.

II. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ


1) Sự ra đời của triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đó là kết quả tất yếu khách
quan.
Điều kiện ra đời của chủ nghĩa Mác:
(1) Sự phát triển lịch sử triết học, tư tưởng khoa học tiến bộ của nhân loại.
(2) Thực tiễn đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
a) Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện
cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng ở Đức đã phát triển ngay trong lòng
xã hội phong kiến làm gia tăng lực lượng sản xuất.
+ C.Mác và Ăngghen (người Đức) nhận định: “Giai cấp tư sản, trong quá
trình…gộp lại”.
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo thành một lượng tài sản khổng lồ → Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản → Mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt.
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính
trị - xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học
Mác.
+ Giai cấp vô sản và tư sản đã cùng đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.
+ Nhưng khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản lên nắm quyền
→ Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính chất đối kháng đã phát triển
thành cuộc đấu tranh giai cấp.
+ Tiêu biểu là công nhân vì công nhân không có tài sản, đông nhất và bị áp bực nhất
→ Phản kháng mạnh nhất → Mác và Ăngghen xem họ là những lực lượng chính trị
chính thống.
- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.
+ Vì thực tiễn đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói riêng.
b) Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên
- Nguồn gốc lí luận:
+ Triết học cổ điển Đức: (1) Phép biện chứng của Hegel; (2) Chủ nghĩa duy vật của
Feuerbach.
+ Kinh tế chính trị Anh: (1) Adam Smith; (2) David Ricardo.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (hướng đến xã hội không có áp bức) (C.Mác
kế thừa this nhân văn nhân đạo): (1) Saint Simon: (2) Fourier
- Tiền đề khoa học tự nhiên:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
+ Thuyết tế bào.
+ Thuyết tiến hóa.
→ Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau
trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng trong sự vận
động và phát triển của nó.
c) Nhân tố chủ quan
- Hoạt động thực tiễn của C.Mác và Ăngghen.
- Tình cảm của hai ông đối với nhân dân lao động.
- Tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng.

2) Những thời kỳ chủ yếu:


(1) Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ
cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.
(2) Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
+ Tuyên ngôn Đảng cộng sản 1848 là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ
nghĩa Mác, trong đó cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác được trình bày một cách thiên
tài → Đánh dấu bước chuyển mình.
(3) Thời kỳ C.Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lí luận triết học.

3) Đối tượng và chức năng của triết học Mác


a) Khái niệm: Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức
và cải tạo thế giới.
Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng.
b) Đối tượng của triết học Mác – Lênin: Là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
c) Chức năng của triết học Mác – Lênin:
- Chức năng thế giới quan:
+ Định hướng cho con người nhận thức đúng đắn hiện thực, bản chất của tự nhiên,
xã hội và nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống.
+ Giúp hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động.
+ Nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người.
+ Cơ sở khoa hoc để đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo.
- Chức năng phương pháp luận:
+ Phương pháp luận là hệ thống quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò
chỉ đạo việc sử dụng các PP trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn để
đạt kết quả tối ưu.
+ Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp.
+ Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp chung của toàn bộ nhận
thức khoa học.
+ Trang bi cho con người hệ thống những nguyên tắc, phhương pháp luận chung
nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
+ Trang bị hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa
học.
*Triết học Mác – Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng:
(1) Nếu xem thường phương pháp luận sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, mất phương
hướng, thiếu chủ động, sáng tạo.
(2) Nếu tuyệt đối hóa sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, vấp váp và thất bại.

III. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


1) Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật trước Mác về vật chất
- Chủ nghĩa duy tâm:
+ Khách quan: Thế giới vật chất tồn tại do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”,
“của ý niệm tuyệt đối”.
+ Chủ quan: Thế giới vật chất tồn tại do ý niệm chủ quan của con người, đó là phức
hợp của những cảm giác.
- Chủ nghĩa duy vật:
+ Thời cổ đại: Quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi
nguyên của thế giới.
+ Quan niệm của Anaximander: Vật chất là Apeiron (luôn ở trong trạng thái vận
động và nảy sinh những mặt đối lập)
+ Quan niệm của Leucippus và Democritos: Vật chất là nguyên tử.
+ Thế kỷ 15: Đã có sự bứt phá → Khoa học thực nghiệm ra đời.
+ Thế kỷ 17 – 18: CNDV siêu hình, máy móc.
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ 19, đầu 20 và sự phá sản của
các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
c) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Vật chất là tồn tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ
thuộc vào ý thức.
- Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con
người cảm giác.
- Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất:
- Định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên
lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Là cơ sở chống lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri. Khắc phục triệt để những
hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Khắc phục sự khủng hoảng về nhận thức luận trong khoa học tự nhiên mở đường
cho khoa học tự nhiên phát triển.

2) Phương thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất
a) Phương thức tồn tại của vật chất – Vận động (theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến
đổi nói chung)
- Các hình thức vận động của vật chất:
+ Xã hội
+ Sinh học
+ Hóa học
+ Vật lý
+ Cơ học
- Vận động và đứng im:
+ Đứng im là trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối
quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật,
hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất.
+ Đứng im chỉ có tính tạm thời, tương đối.
+ Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng.
+ Đứng im ở các sự vật, hiện tượng khác nhau là khác nhau.
b) Hình thức tồn tại của vật chất – Thời gian và không gian
- Thời gian là phạm trù triết học chỉ quá trình diễn biến và sự kế tiếp nhau của các
sự vật.
- Không gian là phạm trù triết học chỉ vị trí, kết cấu, quảng tính của sự vật.
- Tính chất của không gian – thời gian:
+ Vật chất có ba chiều không gian và một chiều thời gian.
+ Mỗi chiều được mang tính vĩnh cửu và vô tận.

3) Tính thống nhất vật chất của thế giới


- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại
khách quan, có trước và độc lập với ý thức.
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau.
- Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất.
- Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô
hạn và vô tận. Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi không
ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau, về thực
chất, đều là những quá trình vật chất.
- Phản ánh là thuộc tính của mọi vật chất.

4) Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức


a) Nguồn gốc của ý thức:
- Ý thức là phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất
đặc biệt là não người.
- Nguồn gốc tự nhiên: Sự xuất hiện của con người, bộ óc người có năng lực phản
ánh hiện thực khách quan.
- Nguồn gốc xã hội: Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc thông qua lao
động, ngôn ngữ và hoạt động xã hội.
b) Bản chất của ý thức
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Điểm xuất phát để hiểu bản chất ý thức là phải thừa nhận ý thức là sự phản ánh,
vật chất là cái được phản ánh.
+ Nội dung mà ý thức phản ánh là hiện thực khách quan, còn hình thưc phản ánh là
chủ quan.
+ Kết quả phản ánh của ý thức còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng một đối tượng
phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau.
c) Kết cấu của ý thức
- Các lớp cấu trúc của ý thức:
+ Tri thức: Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức
+ Tình cảm: Là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ
giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.
+ Niềm tin: Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo
nên niềm tin thôi thúc con người vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
+ Ý chí: Là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năm trong mỗi con
người vào hoạt động để có thể vượt qua trở ngại.
- Các cấp độ của ý thức:
+ Tự ý thức: Là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ vơi
sý thức về thế giới bên ngoài. VD: Dừng đèn đỏ,...
+ Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
VD: Thiền, Biết bơi,…
+ Vô thức: Là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài
phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. VD: Ngủ
mớ,…

5) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại”.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
+ Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
+ Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
+ Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
+ Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ Tính độc lập tương đối của ý thức.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
+ Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó
có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại.
+ Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Ý thức tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn, và theo hai chiều hướng:
phù hợp và không phù hợp.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt nguyên tắc khách quan, tôn
trọng khách quan, xuất phát từ khách quan.
+ Phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
+ Tránh chủ quan duy ý chí, chống tư tưởng ngồi chờ ỷ lại.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (Giữa kỳ)

(97 CÂU) CHƯƠNG I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC


Câu 13: Triết học có chức năng cơ bản nào?
a. Chức năng thế giới quan
b. Chức năng phương pháp luận chung nhất.
c. Cả a và b
d. Không có câu trả lời đúng

Câu 14: Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm?


a. Do hạn chế của nhận thức con người về thế giới.
b. Sự phân chia giai cấp và sự tách rời đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong
xã hội có giai cấp đối kháng.
c. Cả a và b
d. Khác

Câu 15: Trong xã hội có giai cấp, triết học:


a. Cũng có tính giai cấp.
b. Không có tính giai cấp.
c. Chỉ triết học phương tây mới có tính giai cấp
d. Tùy từng học thuyết cụ thể.

Câu 16: Chọn luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử:
a. Quan hệ sản xuất mang tính chất vật chất.
b. Yếu tố kinh tế quyết định lịch sử.
c. Sự vận động, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con người quyết
định.
d. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử.

Câu 17: Nhận định sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Nhân tố kinh tế là nhân tố
quyết định duy nhất trong lịch sử”.
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
d. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Câu 18: Phép biện chứng cổ đại là:


a. Biện chứng duy tâm.
b. Biện chứng ngây thơ, chất phác.
c. Biện chứng duy vật khoa học.
d. Biện chứng chủ quan.

Câu 19: Phép biện chứng của triết học Hêghen là:
a. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.
b. Phép biện chứng duy vật hiện đại.
c. Phép biện chứng ngây thơ chất phác.
d. Phép biện chứng duy tâm khách quan.

Câu 21: Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự vận động của ý niệm tuyệt
đối. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào ?
a. Chủ nghĩa duy vật.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
d. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.

Câu 22: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: “Điểm xuất phát của ……… là: sự
khẳng định những sự vật và hiện tượng của tự nhiên đều bao gồm những mâu thuẫn vốn
có của chúng”.
a. Phép siêu hình.
b. Phép biện chứng.
c. Phép biện chứng duy tâm.
d. Phép biện chứng duy vật.

Câu 23: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Phép siêu hình đẩy lùi được ………
nhưng chính nó lại bị phép biện chứng hiện đại phủ định”.
a. Phép biện chứng duy tâm.
b. Phép biện chứng cổ đại.
c. Chủ nghĩa duy tâm.
d. Chủ nghĩa duy vật.

Câu 24: “Tất cả cái gì đang vận động, đều vận động nhờ một cái khác nào đó”.
Nhận định này gắn liền với hệ thống triết học nào ? Hãy chọn phương án sai.
a. Triết học duy vật.
b. Triết học duy tâm.
c. Triết học duy tâm khách quan.
d. Triết học duy tâm chủ quan.

Câu 25: Nên gắn ý kiến: “Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn với kết quả của nó” với
lập trường triết học nào ?
a. Triết học duy tâm chủ quan.
b. Triết học duy tâm khách quan.
c. Triết học duy vật.
d. Khác.

Câu 26: Hãy chọn luận điểm quan trọng để bác lại thế giới quan tôn giáo.
a. Nguyên nhân ngang bằng với kết quả của nó.
b. Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn kết quả của nó.
c. Khác.

Câu 27: Chọn nhận định theo quan điểm siêu hình.
a. Cái chung tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng.
b. Cái chung không tồn tại một cách thực sự, trong hiện thực chỉ có cách sự vật đơn thuần
nhất là tồn tại.
c. Cài chung chỉ tồn tại trong danh nghĩa do chủ thể đang nhận thức gắn cho sự vật như một
thuật ngữ để biểu thị sự vật.
d. Khác

Câu 28: Triết học có chức năng:


a. Thế giới khác quan.
b. Phương pháp luận.
c. Thế giới quan và phương pháp luận.
d. Khác.

Câu 29: Nội dung cơ bản của thế giới quan bao gồm:
a. Vũ trụ quan (triết học về giới tự nhiên).
b. Xã hội quan (triết học về xã hội).
c. Nhân sinh quan.
d. Cả a, b, c

Câu 30: Hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì ?
a. Các quan điểm xã hội – chính trị
b. Các quan điểm triết học.
c. Các quan điểm mỹ học.
d. Cả a, b, c.

Câu 31: Vấn đề cơ bản trong một thế giới quan cũng là vấn đề cơ bản của triết học?
a. Đúng.
b. Sai.
c. Khác.

Câu 32: Chọn câu trả lời đúng.


a. Thế giới quan là sự phản ánh của sự tồn tại vật chất và xã hội của con người dưới hình thức
các quan niệm, quan điểm chung.
b. Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đã đạt được trong
một giai đoạn lịch sử nhất định.
c. Thế giới quan phụ thuộc vào chế độ xã hội đang thống trị.
d. Cả a, b, c.

Câu 33: Thế giới quan có ý nghĩa trên những phương diện nào ?
a. Trên phương diện lý luận
b. Trên phương diện thực tiễn
c. Cả a và b
d. Khác.

Câu 34: Thế giới quan khoa học dựa trên lập trường triết học nào ?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm khác quan.
c. Chủ nghĩa duy vật
d. Khác.
Câu 35: Triết học bao gồm quan điểm chung nhất, những sự lý giải có luận chứng cho
các câu hỏi chung của con người, nên triết học bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.
Kết luận trên ứng với triết học thời kỳ nào? Chọn câu trả lời đúng:
a. Triết học cổ đại.
b. Triết học Phục Hưng.
c. Triết học Trung cổ Tây Âu.
d. Triết học Mác – Lênin.

Câu 36: “Triết học Mác – Lênin là khoa học của mọi khoa học”.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Khác.

Câu 37: Xác định quan điểm duy vật biện chứng trong số luận điểm sau:
a. Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó.
b. Thế giới thống nhất ở nguồn gốc tính thần.
c. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.
d. Thế giới thống nhất ở sự suy nghĩ về nó như là cái thống nhất.

Câu 38: Việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới có phải là sự
khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay không ?
a. Có.
b. Không
c. Khác

Câu 39: Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật
chất là:
a. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể cảm tính
b. Đồng nhất vật chất với thuộc tính phổ biến của vật thể
c. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
d. Đồng nhất vật chất với thực tại khách quan

Câu 40: Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ
cổ đại là:
a. Xuất phát từ thế giới vật chất để khái quát quan niệm về vật chất.
b. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn.
c. Xuất phát từ tư duy.
d. Ý kiến khác.

Câu 41: Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X, ra hiện tượng phóng xạ, ra điện tử là
một thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Theo V.I.Lênin điều đó chứng tỏ gì?
a. Vật chất không tồn tại thật sự
b. Vật chất tiêu tan mất.
c. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi.
d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được.

Câu 42: Khi nhận thức được (phát hiện được) cấu trúc của nguyên tử thì có làm cho
nguyên tử mất đi không?
a. Có vì….
b. Không, vì… (nguyên tử tồn tại khách quan)
Câu 43: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chân không có phải là tồn
tại vật chất không? Vì sao?
a. Có, vì…
b. Không,vì… (chân không tồn tại khách quan)

Câu 44: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật thể có là vật chất
không? Theo nghĩa nào?
a. Có,vì…(vật thể cũng là một tồn tại khách quan)
b. Không,vì…

Câu 45: Chủ nghĩa duy vật biện chứng có cho khái niệm vật chất đồng nhất với khái niệm
vật thể không?
a. Có, vì…
b. Không,vì…(vật thể chỉ là một dạng tồn tại của vật chất)

Câu 46: Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?
a. Duy vật chất phác.
b. Duy vật siêu hình.
c. Duy vật biện chứng
d. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.

Câu 47: Có thể coi thường và hạt cơ bản là giới hạn cuối cùng của cấu tạo vật chất vật lý
được không? Vì sao?
a. Có, vì…
b. Không,vì… (vì cho đến nay, đó chỉ là giới hạn của nhận thức về cấu tạo vật chất vật lý,
không phải là giới hạn của tồn tại khách quan)

Câu 48: Khái niệm trung tâm mà V.I.Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái
niệm nào?
a. Phạm trù triết học.
b. Thực tại khách quan
c. Cảm giác
d. Phản ánh

Câu 49: Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I.Lênin cho thuộc tính chung nhất của
vật chất là:
a. Tự vận động.
b. Cùng tồn tại.
c. Đều có khả năng phản ánh.
d. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác.

Câu 50: Xác định mệnh đề sai:


a. Vật thể không phải là vật chất.
b. Vật chất không phải chỉ là một dạng tồn tại là vật thể.
c. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất.
d. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó.

Câu 51: Xác định mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật biện chứng.
a. Phản điện tử, phản hạt nhân là phi vật chất.
b. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất.
c. Phản vật chất là sự tưởng tượng thuần túy của các nhà vật lý học.
d. Phản vật chất không phải là vật chất.

Câu 52: Xác định mệnh đề đúng:


a. Vận động tồn tại trước rồi sinh ra vật chất.
b. Vật chất tồn tại rồi mới vận động phát triển.
c. Không có vận động ngoài vật chất.
d. Không có vật chất không vận động.

Câu 53: Sai lầm của các các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất:
a. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính
b. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan.
c. Vật chất là cái có thể nhận thức được.
d. Vật chất tự thân vận động.

Câu 54: Hãy chỉ ra sai lầm của các nhà triết học thế kỷ XVII-XVIII trong quan niệm về
vật chất.
a. Đồng nhất vật chất với vật thể.
b. Đồng nhất vật chất với một số tính chất phổ biến của vật thể.
c. Vật chất là cái có thể nhận thức được.
d. Vật chất biểu hiện qua không gian và thời gian.

Câu 55: Cho các đặc tính sau:


1. Vô tận, vô hạn
2. Có giới hạn
3. Không sinh ra, không mất đi
4. Có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác
Những đặc tính nào thuộc về:
A. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học…
B. Vật chất với tư cách là đối tượng của các khoa học cụ thể…
Đáp án: A.1,3; B.2,4.

Câu 56: Tồn tại khách quan là tồn tại như thế nào?
a. Tồn tại bên ngoài ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người, độc
lập vào ý thức của con người.
b. Được ý thức của con người phản ánh.
c. Tồn tại không thể nhận thức được.
d. Cả a và b.

Câu 57: Mệnh đề nào đúng?


a. Vật chất là cái tồn tại.
b. Vật chất là cái không tồn tại.
c. Vật chất là cái tồn tại khách quan.

Câu 58: Hãy sắp xếp các mệnh đề sau cho đúng trật tự logic trong ý nghĩa của định nghĩa
vật chất của V.I.Lênin:
a. Định hướng cho sự phát triển của khoa học.
b. Khắc phục những thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.
c. Là cơ sở để xác định vật chất xã hội, để luận giải nguyên nhân cuối cùng của mọi biến đổi
xã hội.
Đáp án: b → a → c

Câu 59: Khi nói vật chất tự thân vận động là muốn nói:
a. Do kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận tạo nên sự vật.
b. Do nguyên nhân vốn có của vật chất.
Theo anh (chị), phải bao gồm cả a và b hay hoặc là a, hoặc là b.
Đáp án: Cả a và b

Câu 60: Hãy sắp xếp các hình thức vận động cơ bản của vật chất theo đúng trật tự phát
triển các hình thức vận động của vật chất:
a. Vận động vật lý.
b. Vận động cơ học.
c. Vật động sinh vật học.
d. Vận động hóa học.
e. Vận động xã hội.
Đáp án: b > a > d > c > e

Câu 61: Hãy sắp xếp các cụm từ để thể hiện quan hệ giữa vận động và đứng im.
a. Tương đối. A. Vận động
b. Tuyệt đối. B. Đứng im
c. Vĩnh viễn.
d. Tạm thời.

Đáp án: A. Vận động: b, c – B: Đứng im: a, d

Câu 62: Trong các tính chất sau, tính chất nào là của không gian? Tính chất nào là của
thời gian?
a. Khách quan. A. Không gian.
b. Vĩnh cửu. B. Thời gian.
c. Vô tận.
d. Ba chiều.
e. Một chiều.

Đáp án: A. Không gian: a,c,d – B. Thời gian: a,b,e.

Câu 63: Sắp xếp trình độ phát triển đặc tính phản ánh của vật chất, qua đó thể hiện
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
a. Phản ánh vật lý, hóa học.
b. Phản ánh sinh học.
c. Tính cảm ứng.
d. Phản xạ.
e. Tính kích thích.
f. Phản ánh tâm lý (tâm lý động vật)
Đáp án: a-b-e-c-d-f

Câu 64: Hãy sắp xếp các yếu tố sau để tạo thành kết cấu của ý thức theo chiều dọc và theo
chiều ngang.
a. Tri thức A. Theo chiều ngang….
b. Tự ý thức. B. Theo chiều dọc….
c. Tiềm thức.
d. Vô thức.
e. Tình cảm.
f. Lý trí.
g. Niềm tin.
Đáp án: A. Theo chiều ngang: a,e,f,g ; B. Theo chiều dọc: b,c,d.

Câu 65: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể
hiện ở chỗ:
a. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
b. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biểu hiện đa dạng của vật
chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
c. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
d. Thể hiện ở cả 1, 2, 3.

Câu 66: Theo Ph. Angghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:
a. Thực tiễn lịch sử.
b. Thực tiễn cách mạng.
c. Sự phát triển lâu dài của khoa học.
d. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.

Câu 67: Trung tâm định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin là cụm từ nào?
a. Thực tại khách quan.
b. Phạm trù triết học.
c. Được đem lại cho con người trong cảm giác.
d. Không lệ thuộc vào cảm giác.

Câu 68: Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đã được
V.I.Lê nin xác định trong định nghĩa vật chất là thuộc tính:
a. Tồn tại.
b. Thực tại khách quan.
c. Có thể nhận thức được.
d. Tính đa dạng.

Câu 69: Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có ý nghĩa gì khác mà chính
là:
a. Tồn tại khách quan.
b. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người.
c. Được ý thức con người phản ánh.
d. Tồn tại thực sự.

Câu 70: Xác định nội dung cơ bản trong định nghĩa của V.I.Lê nin về vật chất:
a. Thực tại khách quan.
b. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với cảm giác.
c. Thực tại khách quan – tồn tại độc lập với ý thức và khi tác động đến giác quan con người
thì có thể sinh ra cảm giác.
d. Tồn tại khách quan nhưng không thể nhận biết ra nó vì thực tại đó là một sự trừu tượng của
tư duy.
Câu 71: Khi khẳng định “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác”, “Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” thì có nghĩa là đã thừa nhận:
1. Vật chất là tính…… (thứ nhất)
2. Ý thức là tính……….. (thứ hai)
3. Vật chất là nguồn gốc của…… (cảm giác, của ý thức)

Câu 72: Các quan hệ sản xuất của đời sống xã hội có thuộc phạm trù vật chất hay không
? Vì sao?
a. Có. Vì… (các mối quan hệ sản xuất là các mối quan hệ tồn tại khách quan của đời sống xã
hội)
b. Không. Vì…

Câu 73: Hạn chế trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời cận đại Tây Âu là ở
chỗ
a. Coi vận động của vật chất là vận động cơ giới.
b. Coi vận động là thuộc tính vốn có của vật thể.
c. Coi vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
d. Cả a, b, c.

Câu 74: Hai mệnh đề “Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất” và “Vận động là
phương thức tồn tại của vật chất” được hiểu là:
a. Vật chất tồn tại bằng cách vận động.
b. Vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể, đa dạng thông qua vận động.
c. Không thể có vận động phi vật chất cũng như không thể có vật chất không vận động.
d. Cả a, b, c.

Câu 75: Nếu không thể thừa nhận vật chất tự thân vận động thì nhất định quan điểm duy
tâm về nguồn gốc của vận động của vật chất, vì:
a. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân của vật chất là từ ý thức.
b. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân cuối cùng của mọi vận động vật chất là từ ý thức.
c. Sẽ phải thừa nhận vật chất không vận động.
d. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân vận động của vật chất là từ Thượng Đế.

Câu 76: “Thế giới vật chất có 5 hình thức vận động là vận động cơ giới, vận động vật lý,
vận động hóa, vận động sinh vật và vận động xã hội”
Nhận định trên đây có đúng không? Tại sao?
a. Đúng. Vì…………..
b. Sai. Vì…(đó chỉ là 5 hình thức vận động đã được biết)

Câu 77: Lựa chọn mệnh đề phát biểu đúng trong số các mệnh đề được liệt kê sau đây:
a. Thế giới vật chất có 5 hình thức vận động.
b. Các hình thức vận động của vật chất tồn tại độc lập với nhau.
c. Các hình thức vận động của vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau.
d. Giữa các hình thức vận động của vật chất có tồn tại hình thức vận động trung gian.

Câu 78: Lựa chọn mệnh đề đúng trong số các mệnh đề được liệt kê dưới đây:
a. Mỗi sự vật chỉ có một hình thức vận động.
b. Trong một sự vật có thể tồn tại nhiều hình thức vận động.
c. Mỗi sự vật thường được đặc trưng bởi một hình thức vận động cao nhất mà nó có.
d. Hình thức vận động cao hơn có thể bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn.
Câu 79: Đứng im là:
a. Tuyệt đối.
b. Tương đối.
c. Vừa tuyệt đối vừa tương đối.
d. Không có câu trả lời đúng.
Câu 80: Không gian và thời gian:
a. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn tại của vật
chất.
b. Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật
chất
c. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của tồn tại vật chất.
d. Không gian và thời gian là những phương thức cơ bản của tồn tại vật chất.

Câu 81: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, thuộc tính phản ánh là thuộc tính:
a. Riêng có ở con người.
b. Chỉ có ở các cơ thể sống.
c. Chỉ có ở vật chất vô cơ.
d. Phổ biến ở mọi tổ chức vật chất.

Câu 82: Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh của vật
a. Quá trình tiến hóa – phát triển của các dạng vật chất giới tự nhiên.
b. Quá trình tiến hóa – phát triển của các giống loài sinh vật.
c. Quá trình tiến hóa – phát triển của thế giới.
d. Cả a, b, c.

Câu 83: Khái quát nguồn gốc tự nhiên của ý thức:


a. Nguồn gốc tự nhiên và ngôn ngữ.
b. Nguồn gốc tự nhiên và xã hội.
c. Nguồn gốc lịch sử – xã hội và hoạt động của bộ não con người.
d. Cả b và c.

Câu 84: Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:
a. Lao động và ngôn ngữ.
b. Lao động trí óc và lao động chân tay.
c. Thực tiễn kinh tế và lao động.
d. Lao động và nghiên cứu khoa học.

Câu 85: Nguồn gốc xã hội trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là
a. Lao động trí óc.
b. Thực tiễn.
c. Giáo dục.
d. Nghiên cứu khoa học.

Câu 86: Ngôn ngữ đóng vai trò là:


a. “Cái vỏ vật chất” của ý thức.
b. Nội dung của ý thức.
c. Nội dung trung tâm của ý thức.
d. Cả a, b, c.
Câu 87: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin: ý thức là:
a. Một dạng tồn tại của vật chất.
b. Dạng vật chất đặc biệt mà người ta không thể dùng giác quan trực tiếp để cảm nhận.
c. Sự phản ánh tinh thần của con người về thế giới.
d. Cả a, b, c.

Câu 88: Chọn từ phù hợp điền vào câu sau cho đúng với quan điểm duy vật biện chứng:
“Ý thức chẳng qua là…. được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến ở trong
đó”.
a. Vật chất.
b. Cái vật chất.
c. Vật thể.
d. Thông tin.

Câu 90: Bản chất của ý thức được thể hiện ở đặc trưng nào?
a. Tính phi cảm giác
b. Tính sáng tạo
c. Tính xã hội
d. Cả a, b, c.

Câu 91: Ý thức:


a. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan.
b. Không thể sáng tạo ra thế giới khách quan.
c. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan thông qua thực tiễn.
d. Không có ý kiến đúng

Câu 92: Tri thức đóng vai trò là:


a. Nội dung cơ bản của ý thức.
b. Phương thức tồn tại của ý thức
c. Cả a và b
d. Không có ý kiến đúng.

Câu 93: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thực hiện thông qua:
a. Sự suy nghĩ của con người.
b. Hoạt động thực tiễn
c. Hoạt động lý luận.
d. Cả a, b, c.

Câu 94: Sự thông thái của con người:


a. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động nghiên cứu lý luận.
b. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.
c. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động lý luận.
d. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

Câu 95: Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật là trong nhận thức và thực tiễn
cần:
a. Xuất phát từ thực tế khách quan.
b. Phát huy năng động chủ quan.
c. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động chủ quan.
d. Phát huy năng động chủ quan trên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan.
Câu 96: Để phát huy vai trò tích cực của ý thức trong thực tiễn cần phải:
a. Có ý thức phản ánh đúng thực tại khách quan.
b. Có một tư tưởng sáng tạo.
c. Ý thức phải được vật chất hoá trong thực tiễn.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 97: Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:
a. Phát huy tính năng động chủ quan.
b. Xuất phát từ thực tế khách quan.
c. Cả a và b
d. Không có phương án đúng.

(47 CÂU)

Câu 1:Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có các nguồn gốc:
a. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
b. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc giai cấp.
c. Nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tư duy.

Câu 2 : Đối tượng nghiên cứu của triết học là:


a. Những quy luật của thế giới khách quan
b. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
c. Những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con
người nói chung,của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.

Câu 3: Triết học đóng vai trò là:


a. Toàn bộ thế giới quan
b. Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận
c. Hạt nhân lý luận của thế giới quan

Câu 5: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, đây là quan điểm:
a. Duy vật
b. Duy tâm
c. Nhị nguyên

Câu 6: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm :
a. Duy vật
b. Duy tâm
c. Nhị nguyên

Câu 7: Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng
không nằm trong quan hệ quyết định nhau, đây là quan điểm:
a. Duy vật
b. Duy tâm
c. Nhị nguyên

Câu 8: Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã:
a. Đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng
b. Đồng nhất vật chất với một hoặc một số sự vật cụ thể, cảm tính
c. Đồng nhất vật chất với vật thể
Câu 9: Khi cho rằng: “tồn tại là được tri giác”, đây là quan điểm:
a. Duy tâm chủ quan
b. Duy tâm khách quan
c. Nhị nguyên

Câu 11: Hệ thống triết học không chính thống ở An Độ cổ đại bao gồm 3 trường phái:
a. Sàmkhya, Đạo Jaina, Đạo Phật
b. Lokàyata, Đạo Jaina, Đạo Phật
c. Vêdànta, Đạo Jaina, Đạo Phật

Câu 12: Hệ thống triết học chính thống ở An Độ cổ đại bao gồm 6 trường phái :
a. Sàmkhya, Vêdànta, Mimànsà, Yoga, Lokàyata và Vai’sêsika
b. Sàmkhya, Vêdànta, Đạo Jaina, Mimànsà, Yoga và Vai’sêsika
c. Sàmkhya, Vêdànta, Mimànsà, Yoga, Nyaya và Vai’sêsika

Câu 13: Trường phái triết học cho rằng tồn tại tuyệt đối (Brahman) đồng nhất với “tôi”
(Atman) là ý thức cá nhân thuần tuý, là trường phái:
a. Sàmkhya
b. Vêdànta
c. Nyaya

Câu 14: Thế giới được tạo ra bởi bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa và không khí; đây
là quan điểm của trường phái:
a. Lokàyata
b. Nyaya
c. Sàmkhya

Câu 15: Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, tươi vui) ,
Rajas(động, kích thích) , Tamas ( nặng, khó khăn ); đây là quan điểm của trường phái:
a. Lokàyata
b. Sàmkhya
c. Mimànsà

Câu 16: Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện tập trung trong thuyết “tứ đế” bao gồm:
a. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Đạo đế
b. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Diệt đế
c. Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế

Câu 17: Bát chính đạo của Đạo Phật bao gồm:
a. Chính kiến, Chính tư, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm,
Chính đạo
b. Chính kiến, Chính tư, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm,
Chính định
c. Chính kiến, Chính tư, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính đạo, Chính tinh tiến, Chính niệm,
Chính định

Câu 18: Ông cho rằng bản tính con người không thiện cũng không ác, thiện hay ác là do
hình thành về sau. Ông là ai?
a. Khổng Tử
b. Mạnh Tử
c. Cao Tử

Câu 19: Ông cho rằng bản tính con người thiện, ác lẫn lộn. Ông là ai?
a. Mạnh Tử
b. Cao Tử
c. Dương Hùng

Câu 20: Ai là người đưa ra quan điểm: “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân
là trọng hơn cả, xã tắc đứng sau, vua còn nhẹ hơn)?
a. Khổng Tử
b. Tuân Tử
c. Mạnh Tử

Câu 21: Tác giả của câu nói nổi tiếng: “ Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt “. Ông là
ai?
a. Hàn Phi Tử
b. Trang Tử
c. Lão Tử

Câu 22: Ông cho rằng sự giàu nghèo, sống chết, hoạ phúc, thành bại không phải do số
mệnh quy định mà là do hành vi con người gây nên. Ông là ai?
a. Khổng Tử
b. Hàn Phi Tử
c. Mặc Tử

Câu 25: Người đưa ra học thuyết Kiêm ái _kêu gọi yêu thương tất cả mọi người như nhau,
không phân biệt thân sơ, trên dưới, sang hèn. Ông là ai?
a. Dương Chu
b. Hàn Phi Tử
c. Mặc Tử

Câu 26 : Ông cho rằng vũ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần
bí nào tạo ra . Nó “ mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng
cháy và tàn lụi”. Ông là ai?
a. Đêmôcrít
b. Platôn
c. Hêracơlít

Câu 27:Luận điểm bất hủ:” Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông “
là của ai?
a. Aritxtốt
b. Đêmôcrít
c. Hêracơlít

Câu 28: Ông cho rằng linh hồn luôn luôn vận động sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng
phấn và vận động, nơi cư trú của linh hồn là trái tim. Ông là ai?
a. Aritxtốt
b. Đêmôcrít
c. Platôn
Câu 29: Ông cho rằng thế giới ý niệm có trước thế giới các sự vật cảm biết, sinh ra thế
giới cảm biết. Ông là ai?
a. Đêmôcrít
b. Hêracơlít
c. Platôn

Câu 30: Người đề xuất phương pháp nhận thức mới_phương pháp quy nạp khoa học.
Ông là ai?
a. Rơnê Đêcáctơ
b. Tômat Hốpxơ
c. Phranxi Bêcơn

Câu 31: Tác giả của câu nói nổi tiếng: ”Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Ông là ai?
a. Phranxi Bêcơn
b. Rơnê Đêcáctơ
c. Tômat Hốpxơ

Câu 32: Ông là tác giả của thuyết “ Gió xoáy” một trong những học thuyết đầu tiên giải
thích sự hình thành vũ tru và các hành tinh trong thế giới. Ông là ai?
a. I.Cantơ
b. Rơnê Đêcáctơ
c. Phranxi Bêcơn

Câu 33: Tác giả của câu nói nổi tiếng: ”Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy,
thế giới phải ra đời từ vật chất như thế nào”. Ông là ai?
a. I.Cantơ
b. L. Phoiơbắc
c. Hêghen

Câu 34: Ông quan niệm rằng: “ Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu;
và mộtđứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ
quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người. Tuy nhiên, trong “ biển trời”
mênh mông của tình yêu thì tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình
yêu đích thực”. Ông là ai?
a. I.Cantơ
b. L. Phoiơbắc
c. Hêghen

Câu 35: Người đề ra thuyết mặt trời là trung tâm đã đánh đổ thuyết trái đất là trung tâm
của Ptôlêmê. Ông là ai?
a. Bru nô
b. Côpécních
c. Galilê

Câu 36: Ông tuyên bố : “ Tồn tại nghĩa là được cảm biết”. Ông là ai?
a. Bécơli
b. Đavít Hium
c. Lamettri
Câu 37: Người tổ chức và biên tập cuốn : “ Bách khoa toàn thư Pháp thế kỷ XVIII”. Ông
là ai?
a. Điđrô
b. Hôn Bách
c. Lamettri

Câu 38: Ông nói rằng: “Bản tính con người là tình yêu”. Ông là ai?
a. I.Cantơ
b. L. Phoiơbắc
c. Hêghen

Câu 39: Triết học Mác ra đời một phần là kết quả kế thừa trực tiếp:
a. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc
b. Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen
c. Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của cả Hêghen và Phoiơbắc

Câu 40: Lênin đã định nghĩa vật chất như sau :


a. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan….”
b. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan…”
c. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập
với
d. ý thức…”

Câu 41:Nói “ Cái bàn vật chất “ đúng hay sai?


a. Đúng
b. Sai

Câu 42: Trong hình thức vận động xã hội bao hàm các hình thức vận động sau đây:
a. Vận động sinh học và vận động hoá học
b. Vận động vật lý và vận động cơ học
c. Cả bốn hình thức vận động trên

Câu 44: Trong các yếu tố cấu thành của ý thức như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý
chí…yếu tố quan trọng nhất có tác dụng chi phối các yếu tố khác là :
a. Ý chí
b. Niềm tin
c. Tri thức

Câu 45: Theo quan điểm của triết học Mác _ Lênin , bản chất của ý thức là:
a. Hình ảnh về thế giới khách quan
b. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan
c. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan là sự phản ánh tự giác, sáng tạo về thế giới
d. khách quan

Câu 46:Theo quan điểm của triết học Mác_ Lênin: Các sự vật, các hiện tượng và các quá
trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại , tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay
chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?
a. Các sự vật , hiện tượng tồn tại biệt lập , tách rời nhau, cái này tồn tại cạnh cái kia. Chúng
không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau.
b. Các sự vật , hiện tượng vừa tồn tại độc lập , vừa quy định, tác động qua lại chuyển hoá lẫn
nhau
c. Các sự vật , hiện tượng vừa quy định vừa tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau

Câu 47: Theo quan điểm của triết học Mác_ Lênin thì cơ sở quy định mối liên hệ của các
sự vật , hiện tượng:
a. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó
b. Do ý thức, cảm giác của con người
c. Tính thống nhất vật chất của thế giới

(CÂU HỎI LƯU Ý)


1. Thực chất cuộc chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ănghen thực hiện là nội
dung nào sau đây?
→ Thống nhất giữa thế giới quan duy vật PBC trong triết học.
2. Theo quan điểm của CNDVBC, quan điểm nào sau đây là SAI?
→ Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu.
3. Tiêu chuẩn của chân lý là gì?
→ Thực tiễn.
4. Triết học ra đời trong xã hội nào?
→ Chiếm hữu nô lệ.
5. CNDVBC giải thích mối quan hệ giữa VC, YT.
→ VC có trước, YT có sau, VC quyết định YT.
6. Chọn phương án SAI.
→ Ý thức là hiện tượng siêu nhiên mang tính vĩnh hằng.
7. Yếu tố nào là hạt nhân trong cấu thành ý thức?
→ Tri thức.
8. Ai định nghĩa phạm trù Vật chất?
→ Lênin
9. Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu thực tiễn, nó có nguồn gốc:
→ Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
10. Chân lý là gì?
→ (1) Tri thức – (2) Thực tiễn
11. Triết học ra đời trong điều kiện nào?
→ Tư duy con người đạt đến tầm khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao động trí óc có khả
năng hệ thống tri thức con người.
12. VC và YT là hai bản nguyên song song tồn tại, cùng quyết định nguồn gốc và sự vận
động của thế giới?
→ Thuyết nhị nguyên
13. Theo triết học Mác – Lênin, sai lầm căn bản cho triết học cổ điển Đức là?
→ Xem sự vận động của thế giới là kết quả của sự vận động tinh thần.
14. Theo CNDVBC, YT tác động như thế nào với VC?
→ YT có thể tác động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
15. Nguồn gốc của TH là?
→ Phân chia giai cấp và phân công lao động xã hội.
16. Đâu là quan điểm sai?
→ Nguyên nhân xuất hiện trước kết quả.
17. Sắp xếp trình tự từ sớm đến muộn.
→ CNDV cổ đại, CNDV siêu hình, CNDV biện chứng.
1. Câu nói “ không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của Heraclitus theo chủ nghĩa nào?
→ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
2. Điền từ: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất
khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học
mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không
muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.
3. Democrit nhận định vật chất là nguyên tử dựa trên quan điểm của trường phái triết học nào?
→ Trường phái duy vật (chất phát)
4. Chủ nghĩa duy vật là gì?
5. Hy lạp thuộc hình thức thế giới quan nào?
→ Thần thoại
6. Theo nhận định về thời gian, thì mối quan hệ giữa vật chất là ý thức là:
7. Đâu không phải là một trong những phát minh lớn làm cơ sở cho khoa học tự nhiên, sự ra
đời tư duy biện chứng thế kỉ 19?
8. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
9. Nguồn gốc xã hội của ý thức.
10. Sự phát triển của loài vượn người đến con người là do?
11. Chủ nghĩa nào vận dụng cơ học nhiều nhất
12. Tác động của ý thức lại vật chất thông qua:
13. Khái niệm vô thức
14. Nhân tố cơ bản cốt lõi nhất của ý thức là gì:
15. Hình thức được xem là cố gắng, nỗ lực:
16. Con người mắc sai lầm gì khi trong chờ, ỷ lại
17. Con người mắc phải căn bệnh.... “cố đấm ăn xôi”...
18. Đâu không phải là ý nghĩa Vật chất của Lênin
19. Khi vật chất thay đổi thì ý thức sẽ?

You might also like