Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

NHỮNG THÓI QUEN XẤU VỀ

RĂNG MIỆNG

TS. Đào Thị Hằng Nga


Mở đầu
 Thế nào được gọi là thói quen?
 Được định nghĩa là những hành động mang tính
chất hằng định, ổn định được tạo nên bởi sự lặp lại
thường xuyên (Dorland – 1957).
 Khi nào được coi là thói quen xấu?
Mở đầu
 Thói quen răng miệng ở trẻ 3-6 tuổi là một yếu tố
quan trọng khi khám lâm sàng.
 Những thói quen về răng miệng không còn là phổ
biến ở lứa tuổi này.
 Có thể gây nên sự thay đổi ở hàm răng sữa, vĩnh
viễn. Cũng có thể phải cần tới một số loại khí cụ
điều trị.
 Thói quen xấu tốt nhất là được loại bỏ càng sớm
càng tốt.
Mục tiêu
1. Phân loại các thói quen răng miệng
2. Chẩn đoán được một số thói quen răng miệng phổ biến
3. Đưa ra phương pháp kiểm soát, điều trị hợp lý cho
từng trường hợp cụ thể
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Những ảnh hưởng đối với răng, khớp cắn và cấu trúc
xung quanh rất đa dạng phụ thuộc vào cường độ, tần suất
và thời gian kéo dài của thói quen.
 Cường độ:

Độ mạnh của lực đặt lên răng khi thực hiện thói quen.
 Tần suất:

Số lần thực hiện thói quen trong một ngày.


 Thời gian kéo dài của thói quen:

Có thói quen từ bao giờ, khoảng thời gian mỗi lần thực
hiện thói quen.
Thời gian kéo dài 4-6 giờ một ngày với lực trung
bình sẽ làm di chuyển răng.
NGUYÊN NHÂN
 Mâu thuẫn gia đình
 Áp lực học hành

 Sự ganh đua, ghen tỵ

 Áp lực từ bạn bè đồng lứa

 Stress

 Cản trở khớp cắn

 Cản trở đường thở

 Những liên quan đến việc mọc răng

 Tình trạng sức khoẻ toàn thân


PHÂN LOẠI
Theo William James (1923)
 Thói quen có lợi: được xem là cần thiết cho việc thực
hiện các chức năng như đặt lưỡi ở vị trí đúng, thở qua
đường mũi, nuốt đúng, cử động môi bình thường khi nói.
 Thói quen có hại: khi gây ra những ảnh hưởng không tốt
lên răng và cấu trúc xung quanh: mút ngón tay, thở
miệng...
PHÂN LOẠI
Theo Kingsley (1956)
 Thói quen chức năng miệng (thở miệng)

 Thói quen cơ (đẩy lưỡi)

 Thói quen cơ phối hợp (mút ngón cái, ngón tay)

 Thói quen tư thế (chống cằm, nằm sấp)


PHÂN LOẠI
Theo Morris và Bohana (1969)
 Thói quen liên quan áp lực (Pressure): tạo ra lực ép lên răng
và các cấu trúc xung quanh (mút môi, mút ngón tay, đẩy lưỡi)
 Thói quen không liên quan áp lực (Non pressure): không tạo ra
lực ép lên răng và các cấu trúc xung quanh quen cơ (thở
miệng)
 Thói quen cắn: cắn móng tay, cắn bút chì, cắn môi
PHÂN LOẠI
Theo Klein (1971)
 Thói quen vô thức (unintentional habits): không liên
quan đến các trạng thái tâm lý, không tìm ra nguyên
nhân.
 Thói quen có chủ ý (intentional habits): có liên quan đến
các vấn đề tâm lý rõ ràng
PHÂN LOẠI
Theo Grabber:
Bao gồm tất cả các thói quen liên quan đến các yếu tố
ngoại lai gây nên các thay đổi khớp cắn:
 Mút ngón tay.

 Đẩy lưỡi.

 Cắn môi/móng tay.

 Thở miệng.

 Nuốt lệch.

 Tật về nói.

 Tật về tư thế (ngủ, chống tay...)

 Nghiến răng.

 Tật xấu về khớp cắn


CHẨN ĐOÁN
- Bệnh sử: Xđ các vấn đề tâm lý liên quan, tần suất – độ
mạnh – thời gian kéo dài thói quen, cách thức nuôi dưỡng...
- Khám ngoài miệng:
+ Mặt: Có lùi HD, nhô HT? Khi nuốt có nhăn mặt hay
tăng trương lực cơ cằm quá mức?
+ Quan sát vị trí môi khi nghỉ, khi nuốt, có nứt nẻ?
+ Ngón tay, móng tay: dẹp ướt, nứt nẻ
- Khám trong miệng:
+ Kích thước, vị trí lưỡi khi nghỉ, nuốt
+ Cấu trúc xương ổ răng, hẹp hàm?
+ Khớp cắn: hở, chéo, độ cắn chìa cắn trùm
+ Răng:
+ Lợi:
- Khác: Phát âm, toàn trạng ...
ĐiỀU TRỊ CHUNG

1. Loại bỏ nguyên nhân:


Tìm hiểu các yếu tố nguyên nhân:
 Tại chỗ.

 Toàn thân.

 Yếu tố tâm lý.

Nếu phát hiện có yếu tố tâm lý → chuyển khám và tư vấn


các chuyên gia tâm lý
Tùy thuộc vào mong muốn, sự hợp tác của trẻ mà có các
phương pháp thích hợp sau đây.
ĐiỀU TRỊ CHUNG
2. Trao đổi, thảo luận: Giữa nha sỹ và bệnh nhân, bố mẹ
 Đơn giản nhất và phổ biến nhất.

 Trao đổi, thảo luận với trẻ về hậu quả, những ảnh hưởng
tới chức năng và thẩm mỹ.
 Cuộc thảo luận nên diễn ra như cuộc trao đổi giữa hai
người lớn.
 Thường áp dụng với trẻ lớn vì trẻ có thể nắm bắt được một
số khái niệm cũng như cảm nhận được những áp lực từ
môi trường xung quanh để từ bỏ thói quen.
 Đa số trẻ sẽ nhận thức được và tự bỏ thói quen này.

 Có thể cho trẻ ngồi trước gương, thực hiện thói quen, trẻ
nhận ra sự xấu xí mà từ bỏ
ĐiỀU TRỊ CHUNG
3. Điều trị nhắc nhở:
Sử dụng cho những trẻ có mong muốn ngừng thói quen
nhưng cần có một chút trợ giúp
 Thoa các chất có vị đắng vào ngón tay.

 Bọc ngón tay lại bằng vải không thấm nước.

 Lồng ngón tay vào vỏ nhựa mềm

 Cho trẻ mang bao tay khi ngủ.

Phương pháp này như một cách điều trị không liên tục,
nhắc nhở trẻ không cho ngón tay vào miệng nữa.
ĐiỀU TRỊ CHUNG
4. Phương pháp treo giải thưởng:
 Phải có sự thỏa thuận đồng ý giữa trẻ và bố mẹ hoặc giữa
trẻ và nha sỹ
 Điều kiện là trẻ phải chấm dứt thói quen trong một thời
gian nhất định.
 Đổi lại, nha sỹ và bố mẹ trẻ sẽ khen thưởng nếu trẻ thực
hiện đúng cam kết khi kết thúc.
 Phần thưởng không cần quá lớn nhưng phải đặc biệt đủ
sức hấp dẫn trẻ. Sự khen ngợi kịp thời của bố mẹ và nha sỹ
đóng vai trò lớn.
 Trẻ càng tham gia nhiệt tình thì cơ hội thành công càng
cao.
ĐiỀU TRỊ CHUNG
5. Phương pháp sử dụng các khí cụ:
Khi đã áp dụng các phương pháp trên thất bại.
- Nên giải thích rõ ràng: về tác dụng, chức năng của các
khí cụ, không phải là một hình thức trừng phạt mà là
những biện pháp nhắc nhở liên tục, kéo dài.
- Bệnh nhân và bố mẹ được thông báo về một vài sự khó
chịu tạm thời:
 Khó khăn khi ăn uống.
 Khó khăn khi nói, phát âm.
 Khó chịu khi ngủ.
Thời gian điều trị cho các loại khí cụ ít nhất là 6 tháng,
thời gian duy trì thì tùy từng loại.
MÚT NGÓN TAY
- Hay gặp nhất (ngón cái).
- Gặp khoảng 50% trẻ 1 tuổi, 6
tuổi chỉ còn 15-20%. Từ 9-14
tuổi còn < 5%.
- Mút tay giúp cho trẻ thỏa mãn
những nhu cầu tình cảm, đặc
biệt vào cuối thời thơ ấu.
- Thường xẩy ra khi trẻ không
được no bụng
Thường gặp ở trẻ bị bỏ quên,
không được thương yêu chăm
sóc đầy đủ.
MÚT NGÓN TAY
CHẨN ĐOÁN:
- Bệnh sử: Xđ các vấn đề tâm lý liên quan, tần suất – độ
mạnh – thời gian kéo dài thói quen, cách thức nuôi dưỡng,
các thói quen khác...
- Khám ngoài miệng:
+ Ngón tay thường thấy dẹp ướt, nứt nẻ
+ Quan sát vị trí môi khi nghỉ, khi nuốt
+ Mặt: Có lùi HD, nhô HT? Khi nuốt có nhăn mặt hay
tăng trương lực cơ cằm quá mức?
- Khám trong miệng:
+ Kích thước, vị trí lưỡi khi nghỉ, nuốt
+ Cấu trúc xương ổ răng, hẹp hàm?
+ Khớp cắn: hở, chéo, độ cắn chìa cắn trùm
MÚT NGÓN TAY
Dấu hiệu lâm sàng
Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay
trên xương ổ răng khi mút, các răng sẽ di chuyển:
 Răng trên mọc nghiêng phía môi.
 Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
 Tăng độ cắn chìa và cắn hở.
 Hẹp hàm trên.
 Các răng cửa trên dễ gẫy khi bị chấn thương.
 Cắn hở có thể đưa đến đẩy lưỡi, phát âm khó khăn.
 Ngón tay bị mút to hẳn ra, dẹp và ướt.
MÚT NGÓN TAY

Dấu hiệu lâm sàng

Mút ngón tay thường gặp ở trẻ nhỏ


MÚT NGÓN TAY
Dấu hiệu lâm sàng

Mút ngón tay lệch về


bên phải, tăng độ cắn
chìa và cắn hở
MÚT NGÓN TAY

Dấu hiệu lâm sàng

Mút ngón tay làm tăng độ


cắn chìa và cắn hở toàn bộ
vùng răng cửa, hẹp hàm trên
MÚT NGÓN TAY
Dấu hiệu lâm sàng

Mút ngón tay cái: Ngón tay dẹp, ướt


MÚT NGÓN TAY
ĐIỀU TRỊ:
 Cân nhắc thời điểm điều trị kỹ càng. Thời điểm thích hợp
là từ 4 đến 6 tuổi.
 Khi thói quen đã được loại bỏ trước khi các răng cửa mọc
hoàn toàn, độ cắn chìa, cắn hở sẽ tự động được điều chỉnh
trong quá trình mọc răng.
 Phương pháp điều trị thay đổi từ các phương pháp thảo
luận, nhắc nhở, treo giải thưởng đến các khí cụ phức tạp:
- Điều trị nhắc nhở: Sử dụng băng chun cuốn vào khuỷu
tay ban đêm, tay không thể cử động thoải mái nên không
cho ngón tay vào miệng được.
- Tổng thời gian điều trị từ 6 đến 8 tuần, nên khen
thưởng kịp thời để khích lệ trẻ.
MÚT NGÓN TAY
ĐIỀU TRỊ:
- Điều trị nhắc nhở:
+ Bôi chất đắng, cay vào ngón tay
+ Lồng ngón tay vào vỏ nhựa mềm
+ Sử dụng băng chun cuốn vào khuỷu
tay ban đêm, tay không thể cử động thoải
mái nên không cho ngón tay vào miệng
được.
Tổng thời gian điều trị từ 6 đến 8 tuần,
nên khen thưởng kịp thời để khích lệ trẻ.
MÚT NGÓN TAY
ĐIỀU TRỊ:
Sử dụng khí cụ trong miệng:
- Tùy theo tuổi, hệ răng, và thói
quen mà chọn khí cụ cố định hay tháo lắp
- Khí cụ Hawley đơn giản:

Có thể phối hợp để điều chỉnh


răng lệch hay xoay, răng cửa trên bị lệch
ra trước, đóng khe thưa khi thiết kế khí
cụ.
mút ngón tay
ĐIỀU TRỊ:
Sử dụng khí cụ trong miệng:
Khí cụ Quad Helix: hẹp hàm
MÚT NGÓN TAY
ĐIỀU TRỊ:
Sử dụng khí cụ trong miệng:
Hàng rào chặn lưỡi (Tongue crib)

Bluegrass
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH

Dấu hiệu lâm sàng:


Những thay đổi về răng phần lớn giống như mút ngón
tay.
- Khớp cắn hở vùng cửa.
- Hẹp hàm trên đi kèm với cắn chéo ở vùng răng sau.
Tuy nhiên, ít gặp các răng cửa trên nghiêng ra phía môi
và răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi hoặc không trầm
trọng như trong thói quen mút ngón tay.
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH

Dấu hiệu lâm sàng:

Mút núm vú giả ở trẻ 30 Sáu tháng sau khi ngừng


tháng tuổi: Khớp cắn hở mút múm vú giả
vùng cửa
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH
Phòng ngừa, điều trị:
 Giúp trẻ loại bỏ thói quen:

Từ 6 – 12 tháng tuổi: làm quen với việc uống bằng cốc, tiến tới
chuyển hẳn sang dùng cốc từ sau 12 tháng.
Bắt đầu từ từ, tăng dần qua từng tuần:
 Không nên bắt trẻ từ bỏ ngay lập tức vì sẽ khiến trẻ bất an,
cáu giận
 Cho uống sữa từ cốc vào đầu bữa ăn, kết hợp với vỗ về, dỗ
dành khuyến khích trẻ uống giống như bố mẹ (bố mẹ dùng
một cốc khác uống cùng trẻ).
 Tiến tới cho trẻ uống uống hoàn toàn bằng cốc trong một bữa
ăn, số lần uống bằng cốc tăng dần.
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH
Phòng ngừa, điều trị:
 Giúp trẻ loại bỏ thói quen:

 Khi trẻ đã quen với việc uống sữa với cốc: không khóc,
không đẩy cốc ra, không làm đổ sữa thì bố mẹ có thể thay thế
hoàn toàn bình sữa bằng cốc.
 Việc từ bỏ thói quen bú bình vào buổi tối trước khi ngủ là
khó khăn nhất đối với trẻ, vì vậy nên thực hiện cuối cùng và
đòi hỏi bố mẹ phải thật kiên nhẫn.
Lưu ý: Cốc dùng cho trẻ phải được trang trí xinh xắn, nếu có đầu
uống nhỏ là tốt nhất để bé không cảm thấy quá xa lạ với đầu
mút của núm vú giả.
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH
Phòng ngừa, điều trị:
 Giúp trẻ loại bỏ thói quen:

 Động viên, khen ngợi và trao thưởng:

 Bố mẹ, ông bà luôn khen ngợi, khuyến khích và làm gương


cho trẻ uống bằng cốc thay vì bằng bình
 Chuẩn bị sẵn những phần thưởng là những đồ chơi yêu thích,
những món ăn hấp dẫn và những câu chuyện kể thú vị...
 Đảm bảo thưởng phạt phân minh để trẻ biết nghe lời.
 Trong thời gian tập cho trẻ bỏ thói quen bú bình, mút núm vú
giả nên để những vật này khuất xa tầm mắt của trẻ.
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH
ĐIỀU TRỊ:
- Điều trị nhắc nhở:
+ Bôi chất đắng, cay. Nếu trẻ chuyển
sang mút ngón tay →
+ Lồng ngón tay vào vỏ nhựa mềm
+ Sử dụng băng chun cuốn vào khuỷu
tay ban đêm, tay không thể cử động thoải
mái nên không cho ngón tay vào miệng
được.
Tổng thời gian điều trị từ 6 đến 8 tuần,
nên khen thưởng kịp thời để khích lệ trẻ.
MÚT NÚM VÚ GIẢ, BÚ BÌNH
ĐIỀU TRỊ:
Hàng rào chặn lưỡi (Tongue crib)

Bluegrass
THÓI QUEN Ở MÔI
- Là những thói quen liên quan đến hoạt động của môi và
cấu trúc xung quanh.
- Ở trẻ em, thói quen ở môi xuất hiện khác nhau và ảnh
hưởng của chúng cũng rất khác nhau.
THÓI QUEN Ở MÔI
NGUYÊN NHÂN:
- Khớp cắn sai:
+ Khớp cắn sâu
+ Độ cắn trùm, cắn chìa lớn khiến trẻ phải đóng kín
môi khi nuốt
- Thói quen: Xuất hiện cùng với mút ngón tay
- Stress về tình cảm
THÓI QUEN Ở MÔI
Dấu hiệu lâm sàng:
- Liếm môi và đẩy môi ít ảnh hưởng đến răng: môi và tổ
chức xung quanh bị viêm đỏ, nứt nẻ vào mùa lạnh.
- Trẻ mút môi/cắn môi dưới:
+ Môi dưới nằm gọn giữa các răng cửa trên và dưới,
tăng trương lực cơ ở vùng cằm, có thể có dấu răng
+ Tổn thương vết loét, môi nứt nẻ ửng đỏ và dễ bị bội
nhiễm
+ Mút môi lâu ngày: răng cửa dưới nghiêng về phía
lưỡi, răng cửa trên nghiêng về phía môi gây nên cắn
chìa quá mức và thường cả cắn sâu.
- Trẻ có thói quen mút hoặc cắn môi trên, thường kết hợp
với đẩy hàm dưới ra trước gây nên khớp cắn ngược.
THÓI QUEN Ở MÔI
Dấu hiệu lâm sàng:

Mút môi dưới:


A. Môi bị viêm
đỏ, nứt nẻ
B. Khớp cắn sâu,
cắn chìa quá mức
vùng cửa

A B
THÓI QUEN Ở MÔI
ĐIỀU TRỊ:
 Điều trị khớp cắn sai

 Điều trị cùng với thói quen mút ngón tay nếu có

 Sử dụng tấm chặn môi (Lip bumper): cố định hoặc tháo


lắp
THỞ MIỆNG
Trong đa số trường hợp là "thở mũi-miệng", hiếm gặp
trường hợp chỉ thở bằng miệng.
Nguyên nhân:
 Giải phẫu, sinh lý:
- Trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn hoặc do tư
thế của hàm dưới nên miệng vẫn hở khi thở mũi.
- Trẻ 3-6 tuổi miệng hơi hở mặc dù vẫn thở qua mũi là bình
thường
 Đường mũi bị cản trở: viêm, polyps, vẹo lệch vách ngăn...
 Có thói quen thở miệng: trẻ tiếp tục thở miệng dù đường
mũi không còn cản trở.
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng: Ảnh hưởng toàn thân

 Không làm sạch, làm ẩm được khí hít vào.


 Họng, thanh quản bị khô, dễ bị viêm

 Dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến hội chứng PIGEON


CHEST
 Nồng độ CO2 tăng hơn 20% - O2 giảm 20% trong máu
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng: Cấu trúc
mặt

 Hình dáng khuôn mặt:


 Mặt dài, hẹp – chủ yếu là
tầng mặt dưới
 Góc hàm dưới lớn
 Lùi HT - HD
 Khuôn mặt VA:

 Mặt dài, hẹp với mũi dài


 Đầu mũi nhô cao, hếch,
nhìn rõ lỗ mũi
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng: Răng, cung răng, lợi
Người ta không chứng minh được thở miệng gây lệch lạc
khớp cắn (chủ yếu khớp cắn loại II). Tuy nhiên, lệch lạc
khớp cắn thường gặp ở người thở miệng.
 Các răng cửa hàm trên nhô ra trước.

 Cung hàm trên có hình chữ V, vòm khẩu cái cao và hẹp.

 Cắn chéo vùng răng hàm

 Xu hướng khớp cắn hở.

 Niêm mạc lợi vùng răng cửa hàm trên thường bị viêm, kích
thích, dày, nhú lợi phì đại.
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng:
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng:
THỞ MIỆNG
Dấu hiệu lâm sàng khác:
 Môi:

 Môi trên ngắn và hở khi miệng ở tư thế nghỉ


 Môi dưới cuộn, nằm sau các răng cửa HT
 Cười hở lợi.
 Có thể gặp khó khăn khi nói, nói giọng mũi.

 Có thể gây mất vị giác.


THỞ MIỆNG
Điều trị:
 Loại bỏ nguyên nhân gây cản trở đường mũi: viêm
nhiễm mạn tính, lệch vẹo vách ngăn…
 Ngừng thói quen bằng pp trao đổi, thảo luận: luôn ý
thức việc ngậm môi
 Khi đã loại trừ các trở ngại đường mũi, trẻ vẫn tiếp
tục thở miệng - thở miệng thật sự, điều trị bằng các
khí cụ:
+ Dùng tấm chặn môi
+ Khí cụ Trainer: vừa có tác dụng ngăn ngừa thói
quen vừa hướng dẫn mọc răng, điều chỉnh một số
lệch lạc nhỏ.
THỞ MIỆNG
Điều trị:
+ Khí cụ Oral Screen

+ Điều trị khớp cắn sai


+ Điều trị triệu chứng
ĐẨY LƯỠI
Đẩy lưỡi hay nuốt lệch:
 Lưỡi đẩy ra trước tỳ vào các răng hoặc nằm giữa các răng khi
nuốt.
 Kiểu nuốt trẻ con hay tật đẩy lưỡi chấm dứt khi quá trình
nuốt đã phát triển hoàn thiện cùng với sự thay đổi thức ăn từ
lỏng sang đặc, rắn.
 Theo T.M.Graber, một người nuốt từ 1200-2000 lần/ngày với
một lực khoảng 4 pound/lần.
 Bên cạnh việc răng phải chịu áp lực trong mỗi lần nuốt, cơ
chế thần kinh-cơ làm cho lưỡi liên tục đẩy vào răng ngay cả ở
tư thế nghỉ gây nên hậu quả là lệch lạc khớp cắn.
ĐẨY LƯỠI
Nuốt bình thường:
 Đầu lưỡi đặt ở gờ khẩu cái phía
sau các răng trước trên.
 Môi đóng chặt lại.

 Các răng có tiếp xúc cắn khớp chặt


chẽ.
 Thân lưỡi nâng lên đến trần miệng
đẩy mạnh viên thức ăn về phía sau,
trượt về phần sau lưỡi ở góc 450
rồi xuống thực quản.
ĐẨY LƯỠI
Nuốt lệch:
 Các cơ nhai không nâng hàm lại
với nhau, răng không có tiếp
xúc cắn khớp.
 Lưỡi đưa ra trước, đầy giữa các
răng.
 Hàm dưới đưa về phía sau.
 Các cơ quanh miệng, đặc biệt là
cơ vòng môi và cơ cằm có
khuynh hướng đẩy viên thức ăn
về phía sau và giữ lưỡi.
ĐẨY LƯỠI
Nguyên nhân:
 Thường được chấp nhận như một hậu quả của mút ngón
tay, thói quen bú bình.
 Dị ứng, viêm nhiễm gây tắc nghẽn đường mũi gây nên thở
miệng và do đó lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng.
 Hạch hạnh nhân và VA lớn.

 Lưỡi to bất thường.

 Mất răng sữa sớm.

 Phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính).

 Yếu tố di truyền, ví dụ như do xương hàm dưới quá dốc.

 Các yếu tố thần kinh, cơ khác.


ĐẨY LƯỠI
Dấu hiệu lâm sàng:
 Các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và
thưa nhau.
 Có khi cắn hở (do lưỡi đặt vào giữa răng của trên và dưới,
cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này).
 Ở tư thế nghỉ (xem tivi hay đọc sách), quan sát thấy miệng
mở và lưỡi đẩy ra phía trước.
 Môi cách xa nhau cả ở tư thế nghỉ và làm việc

 Thường gặp khó khăn khi phát âm các âm s, n, t, d, l, z, v.

 Có thể thấy thở miệng, mút ngón tay kết hợp.


ĐẨY LƯỠI

Dấu hiệu lâm sàng:

Đẩy lưỡi:
- Miệng mở và lưỡi đẩy ra phía
trước ở tư thế nghỉ.
- Khớp cắn hở vùng cửa.
-Răng cửa trên và dưới ngả trước
ĐẨY LƯỠI
Điều trị:
- Bài tập chức năng cơ:
Hướng dẫn đặt lưỡi ở tư thế đúng
+ Đặt đầu lưỡi vào vùng vân khẩu cái 5 phút, sau đó nuốt mà vẫn
giữ nguyên vị trí lưỡi
+ Sử dụng viên kẹo ngậm hoặc chun chỉnh nha: đặt trên đầu lưỡi,
tỳ vào vòm miệng vùng vân khẩu cái, rồi nuốt mà vẫn giữ nguyên
vị trí của chun/kẹo (25 lần/ngày, tăng dần)
+ Bài tập huýt sáo
+ Bài tập đếm từ sixty đến sixty nine
- Luyện nói:
ĐẨY LƯỠI
Điều trị:

Tongue crib Khí cụ hướng dẫn vị trí của lưỡi

Oral Screen
ĐiỀU TRỊ
Bn nữ 8 tuổi:
NGHIẾN RĂNG
Là sự nghiền các răng lại với nhau rất mạnh, thường xảy
ra khi trẻ đang ngủ. Có khi trẻ nghiến răng cả vào lúc
thức.
Nguyên nhân:
 Yếu tố tâm lý: Trẻ bị căng thẳng thần kinh. Trẻ bị rối loạn
nhân cách, liệt não, chậm phát triển trí tuệ.
 Yếu tố toàn thân: Trẻ bị tổn thương thực thể ở não bộ:
động kinh, viêm não; tổn thương hệ thần kinh cơ, bị rối
loạn tiêu hoá, dị ứng.
 Yếu tố tại chỗ: Khớp cắn chưa ổn định, có cản trở, hàn
kênh.
NGHIẾN RĂNG
Dấu hiệu lâm sàng:
 Trẻ thường nghiến răng mạnh vào ban đêm. Trẻ hiếm khi
nhận ra là mình đang nghiến răng, có thể đau và nhạy cảm
ở vùng cơ thái dương, cơ cắn và khớp thái dương - hàm.
 “Diện mòn”: Mòn mặt nhai răng hàm sữa, răng nanh sữa
và mặt trong các răng trước trên. Ở răng sữa rõ hơn răng
vĩnh viễn, mặt cắn (rìa cắn) phẳng, mất lớp men, lộ ngà.
Nghiến quá mạnh: vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước
dưới, mặt trong răng trước trên.
 Rất hiếm gặp, ở những trẻ khuyết tật, có tổn thương tuỷ
răng do sự phá huỷ nhanh hơn sự tạo ngà thứ phát.
 Đau khớp thái dương hàm
NGHIẾN RĂNG

Dấu hiệu lâm sàng:


Mòn răng do nghiến răng
NGHIẾN RĂNG
Điều trị:
 Loại bỏ các yếu tố ngyên nhân tại chỗ và toàn thân, yếu tố
tâm lý.
 Nếu không thành công:
 Ở giai đoạn hệ răng hỗn hợp và vĩnh viễn: máng cao su
mềm
 Đối với trẻ ở thời kỳ răng sữa hay mới mọc răng hàm
vĩnh viễn thứ nhất: nếu bị mòn toàn bộ các thân răng
hàm sữa: chụp kim loại
NGHIẾN RĂNG
Điều trị:
Máng cao su mềm bảo vệ răng
Máng chống nghiến
CẮN MÓNG TAY
 Thói quen cắn móng tay rất ít gặp ở trẻ dưới 3-6 tuổi, thói
quen này tăng lên cho tới tuổi thiếu niên.
 Có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Người ta cho rằng thói
quen này xuất hiện khi trẻ phải chịu đựng những stress
tăng dần.
 Không có bằng chứng nào cho thấy thói quen cắn móng
tay gây nên những thay đổi về răng hay khớp cắn, ngoại
trừ những tổn thương men răng tối thiểu.
 Tuy nhiên, nó có thể gây tổn thương giường móng, và cần
phải có phương pháp bảo vệ móng thích hợp.
 Sau 15 tuổi, thói quen này thường được thay thế bởi thói
quen cắn bút, cắn tóc
CẮN MÓNG TAY

Tổn thương do cắn móng tay

Nấm móng
TỰ GÂY CHẤN THƯƠNG
 Hành động lặp đi lặp lại của bản thân trẻ gây nên
những tổn thương trên cơ thể
 Rất hiếm gặp ở trẻ bình thường.

 Thường gặp ở những trẻ phải chịu stress kéo dài.

 Tỉ lệ tự gây chấn thương khoảng 10-20% ở những


người chậm phát triển trí tuệ.
TỰ GÂY CHẤN THƯƠNG
 Khám răng và các cấu trúc nâng đỡ răng, môi, má,
lưỡi: tổn thương ở một/nhiều răng hoặc rải rác, riêng
biệt ở mô mềm không do sang chấn khớp cắn/chấn
thương từ bên ngoài.
 Có thể thấy tụt lợi phía môi và tiêu xương ổ răng.

 Có thể có thói quen mút ngón tay nhất là ngón cái,


các móng tay có thể làm trầy xước mô quanh răng.
 Trẻ có thể dùng bút chì, bút bi hay những vật sắc nhọn
để gây tự tổn thương.
TỰ GÂY CHẤN THƯƠNG
Điều trị:
 Tất cả những trẻ có thói quen tự gây chấn thương đều phải
được gửi đến các chuyên gia tâm lý khám và điều trị.
 Bên cạnh việc điều chỉnh hành vi, phải có các biện pháp
bảo vệ răng và cấu trúc xung quanh thích hợp.
 Có thể phải dùng thuốc an thần.

 Nhổ răng lựa chọn nếu các biện pháp bảo vệ thất bại.
CẢM ƠN!

You might also like