Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

THUYẾT TRÌNH MÔN: ĐỊA LÍ KINH TẾ & VĂN HÓA CÁC NƯỚC

Chủ đề: Địa lí kinh tế & văn hóa Germany


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Mai
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lớp học phần: CĐLOGT26X; CĐLOGT26Y - 020200002423

1. Mai Thị Linh Chi 2201842

2. Trần Thị Thanh Dung 2204178

3. Nguyễn Hồ Điệp 2103560

4. Nguyễn Thị Phương Linh 2202494

5. Phạm Thị Ngọc Mai 2201807

6. Trần Lê Bảo My 2202766

7. Đoàn Gia Quyên 2202763

8. Nguyễn Thị Thân 2202386

9. Trần Nguyễn Kiều Trang 2102464

10. Đỗ Nguyễn Huyền Trúc (Nhóm trưởng) 2201806

11. Nguyễn Kim Tuyền 2103179


MỤC LỤC
I. Điều kiện địa lý – Tự nhiên.....................................................................................3
1.1 Vị trí địa lí...........................................................................................................3
1.2. Địa hình.............................................................................................................4
1.3. Khí hậu............................................................................................................... 5
1.4. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................6
II. Tổ chức nhà nước...................................................................................................8
2.1. Thể chế chính trị................................................................................................8
2.2. Các thành phố lớn nước Đức..........................................................................10
III- Kinh tế................................................................................................................. 13
3.1. Tổng quan về nền kinh tế Germany:...............................................................13
3.2. Công nghiệp:....................................................................................................14
3.4. Dịch vụ.............................................................................................................15
3.5. Dịch vụ xuất nhập khẩu..................................................................................16
IV. Văn hóa xã hội.....................................................................................................21
4.1.Ngôn ngữ..........................................................................................................21
4.2.Tôn giáo............................................................................................................22
4.3.Giáo dục............................................................................................................26
4.4. Đặc trưng văn hóa của Đức............................................................................28
V- Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.......................................................................33
5.1. Cảng biển lớn và đường đi cụ thể....................................................................33
5.2. Sân bay lớn tại Germany.................................................................................37
NỘI DUNG TIỂU LUẬN

I. Điều kiện địa lý – Tự nhiên


1.1 Vị trí địa lí
- Đức nằm ở Tây và Trung Âu, giáp với Đan Mạch ở phía Bắc, Ba Lan và Cộng hòa
Séc ở phía Đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía Nam, Pháp và Luxembourg ở Tây Nam, Bỉ và
Hà Lan ở tây bắc. Hầu như nằm giữa 47° và 55° vĩ Bắc (đỉnh của Sylt nằm ở phía bắc
55°), và từ 5° đến 16° kinh Đông. Diện tích là 357.021 km 2 (137.847 dặm vuông
Anh), trong đó gồm 349.223 km2 (134.836 dặm vuông Anh) diện tích mặt đất và
7.798 km2 (3.011 dặm vuông Anh) mặt nước. Đức là quốc gia có diện tích lớn thứ 7
tại châu Âu và lớn thứ 62 trên thế giới.
- Đức là một quốc gia liên bang có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về
phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp,
Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây).
- Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9
nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một
đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn
những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu
Âu
- Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất
tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.
- Là một quốc gia thuộc Tây Âu, Đức được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh
quan tuyệt đẹp của những dãy núi, con sông, rừng và bãi biển. Có bề dày lịch sử cách
đây hơn 2 thiên niên kỷ, nước Đức có nhiều viên ngọc văn hóa và lịch sử, các địa
điểm liên quan đến Thế chiến thứ hai. Thủ đô Berlin của nước Đức nổi tiếng với
những cảnh quan nghệ thuật.
=> Với vị trí này, nước Đức thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, khoa học và
công nghiệp.
Vị trí địa lý của Cộng hòa Liên bang Đức

1.2. Địa hình


- Đức là một đất nước độc đáo vì bạn hầu như có thể nhìn thấy từ những vùng đồng
bằng với diện tích rộng lớn cho đến các dãy núi cao ngất. Địa hình nước Đức thay đổi
từ Bắc vào Nam do đó, những bang nằm ở phía Nam sẽ tập trung nhiều sườn núi cao,
dốc hơn so với các bang ở phía Bắc. Những vùng đồng bằng rộng lớn của Đức bị chia
cắt bởi nhiều con sông, suối và các đầm lầy nên rất thích hợp trong việc sử dụng đất
đai để phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, ở phía Nam sở hữu dãy núi Alpen nổi tiếng,
được xem là bức tường thành để che chắn những cơn gió khô hanh thổi từ các sa mạc.
Ngoài ra, tại đây còn có khu Rừng Đen lừng danh với sương mù bao phủ quanh năm
cùng với những tán cây rừng rậm rạp góp phần làm tăng thêm sự huyền ảo cho địa
điểm du lịch này.

Địa hình của CHLB Đức


1.3. Khí hậu
- Với vị trí địa lý nước Đức nằm ở vùng ôn đới nên thời tiết luôn rất dễ chịu và mát
mẻ. Những hiện tượng như hạn hán, bão lũ, gió xoáy hay nhiệt độ thấp ít khi xảy ra ở
đây vì chịu sự tác động của dòng hải lưu Gulf Stream tạo nên những vùng khí hậu ấm
áp khác thường.
- Mùa xuân người dân ở Đức thường đi cắm trại, tản bộ hay tổ chức các hoạt động gia
đình để chào đón năm mới dưới thời tiết se lạnh. Mùa hè không nóng như những nơi
khác mà trái lại còn rất ấm áp, do đó người Đức rất yêu thích mùa này. Chuyển sang
thu, tiết trời nhuộm một màu vàng đỏ của những cánh rừng đang thay lá, mùa thu
cũng là lúc những bình rượu nho đến lúc sử dụng được, bạn có thể thưởng thức trực
tiếp tại các nhà máy hay thăm quan vườn nho. Mùa đông ở Đức không khắc nghiệt
nhưng vẫn có tuyết rơi, mỗi năm lễ hội Giáng Sinh được tổ chức linh đình cùng các
chợ sale quần áo làm khách du lịch mải mê mua sắm.
=> Tuy nhiên, thi thoảng ở Đức cũng xảy ra những trận ngập lụt do băng tan hoặc có
những cơn mưa nặng hạt vào mùa hè làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp.

Khí hậu ôn đới


1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên của Đức bao gồm than Bitum, than non (than nâu), khí tự
nhiên, quặng sắt, đồng, Niken, Uranium, bồ tạt, muối, vật liệu xây dựng và đất nông
nghiệp. Do có tương đối ít tài nguyên thiên nhiên nên Đức nhập khẩu hầu hết nguyên
liệu thô.
- Các mỏ than Bitum của Đức được hình thành cách đây hơn 300 triệu năm từ các
đầm lầy kéo dài từ miền Nam nước Anh qua vùng Ruhr của Đức đến Ba Lan. Các mỏ
than nâu, hoặc than non, phát triển muộn hơn, khoảng 66 triệu năm trước. Do quá
trình sản xuất than không hoàn toàn nên than non chứa ít năng lượng hơn than Bitum.
Loại nhiên liệu ít thấm nước này được khai thác bằng các máy lớn từ các mỏ lộ thiên,
và hầu hết sản phẩm được cung cấp trực tiếp cho các trạm phát điện. Một lượng nhỏ
được ép thành than bánh để sưởi ấm trong khu dân cư. Theo Hiệp hội than đá Thế
giới, Đức là quốc gia sản xuất than non hàng đầu.
- Muối và bồ tạt được tìm thấy rất nhiều và được khai thác ở rìa dãy núi Harz. Trước
khi thống nhất, Công ty Wismut của Đông Đức đã khai thác Uranium từ năm 1947
đến năm 1990, khiến Đông Đức trở thành nhà sản xuất quặng Uranium lớn thứ tư trên
toàn thế giới. Đức nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên từ Nga, mặc dù nước này có trữ
lượng khí đốt tự nhiên dồi dào. Hơn 80% tổng diện tích đất của Đức được sử dụng cho
nông nghiệp và lâm nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chính là sữa, thịt lợn, thịt bò,
thịt gia cầm, ngũ cốc, khoai tây, lúa mì, lúa mạch, bắp cải và củ cải đường.
II. Tổ chức nhà nước
2.1. Thể chế chính trị

- Đức là một nước Cộng hòa Liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện. Hệ thống
chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản Hiến pháp
năm 1949 mang tên Luật cơ bản. Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của
cả lưỡng viện Quốc hội; các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp được biểu thị trong các
điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc Liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh
viễn.
- Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực
tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Hội nghị Liên bang, một thể chế gồm các
thành viên của Quốc hội Liên bang và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang.
- Chức vụ cao thứ nhì theo thứ tự ưu tiên của Đức là Chủ tịch Quốc hội Liên bang, là
người do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật của
cơ cấu. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, do Tổng
thống bổ nhiệm sau khi được quốc hội bầu ra. Ở Đức có khoảng 37 Đảng đăng ký
hoạt động, nhưng chỉ có một số Đảng lớn có ghế trong QHLB và thay nhau cầm
quyền:
- Đảng Xã hội Dân chủ (SPD): là Đảng Cánh tả lớn nhất và cũng là chính đảng lâu đời
nhất ở Đức được thành lập năm 1863.
- Đảng Cánh tả: là đảng kế thừa của Đảng XHCN thống nhất Đức (SED), là đảng lãnh
đạo CHDC Đức trước đây.
- Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo và xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU): Đảng
Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU): là Đảng Cánh hữu lớn nhất ở Đức, thành lập năm
1945 và có khuynh hướng bảo thủ.
- Đảng Liên minh xã hội Thiên chúa giáo (CSU) có đường lối bảo thủ tương tự nhưng
chỉ hoạt động tại Bang Bayern.
- Đảng Dân chủ Tự do (FDP): thành lập năm 1948. Đảng FDP ủng hộ quyền tự do cá
nhân, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế và quyền công dân.
- Các Đảng phái khác: một số đảng khác có khuynh hướng cực hữu như Người Cộng
hoà (REP), Liên minh Nhân dân Đức (DVU), Dân chủ quốc gia Đức (NPD), v.v…đều
là các Đảng nhỏ, chưa từng có ai đại diện trong Quốc hội Liên bang trong 60 năm qua,
nhưng có thời điểm có chân trong quốc hội một số Bang. Các Đảng này phát triển khá
mạnh ngay sau khi tái thống nhất nước Đức do lợi dụng tâm lý bất bình của người dân
với chính sách nhập cư của Chính phủ, song hiện nay có xu hướng suy yếu.
2.2. Các thành phố lớn nước Đức

 Berlin
- Berlin là thủ đô của được bao quanh bởi bang Brandenburg. Berlin là thành phố lớn
nhất ở Đức tính theo dân số. Khoảng 3.520.031 người sống ở Berlin. Rừng, công viên,
sông và hồ chiếm khoảng 30% diện tích vùng thủ đô. Berlin đã đóng một vai trò quan
trọng trong xã hội Đức kể từ thế kỷ 15. Ngành dịch vụ cung cấp khoảng 84% tổng số
việc làm ở Berlin. Thành phố này cũng là nơi có số lượng công ty khởi nghiệp lớn
nhất ở châu Âu vào năm 2015.

 Hamburg
- Hamburg là thành phố lớn thứ hai ở Đức, với dân số khoảng 1,7 triệu người. Nằm ở
phía bắc của đất nước, Hamburg từng được biết đến là một thành phố công nghiệp
quan trọng. Ngày nay, nó được biết đến là một điểm thu hút khách du lịch nổi bật và
là khu vui chơi giải trí rộng lớn. Hamburg cũng được tuyên bố nổi tiếng là có nhiều
cây cầu hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới – thậm chí còn nhiều hơn cả
Venice.
 Munich
- Munich là thành phố lớn thứ ba ở Đức và là thành phố lớn nhất trong vùng
Bavaria. Munich có lẽ được biết đến nhiều nhất với Oktoberfest, một lễ hội hàng năm
của văn hóa Đức được tổ chức vào tháng 10. Khu vực xung quanh Munich có mật độ
dân số cao nhất ở Đức. Munich là nơi có một trong những công viên lớn nhất thế giới,
Vườn Anh (The Englische).

 Cologne
- Cologne cũng là một trong các thành phố lớn nước Đức, được tìm thấy gần biên giới
Đức với Bỉ và Hà Lan. Cologne nổi tiếng với Nhà thờ Cologne, là địa danh được ghé
thăm nhiều nhất của Đức và đón khoảng 20.000 du khách mỗi ngày. Nhà thờ Cologne
đáng chú ý vì quá trình xây dựng lâu dài, mất tổng cộng 632 năm Cologne là một
thành phố quan trọng ở vùng Rhineland của Đức, gần như nằm ở giữa đất nước.
 Frankfurt Am Main
- Một trong các thành phố lớn nước Đức là Frankfurt Am Main. Trước đây là một
trong những thành phố quan trọng nhất của Đế chế La Mã Thần thánh, Frankfurt ngày
nay được biết đến như một trung tâm tài chính quan trọng không chỉ của Đức mà của
cả Liên minh Châu Âu nói chung. Trung tâm tài chính của Frankfurt có nhiều tòa nhà
cao tầng, khiến nó trở thành một trong những đường chân trời dễ nhận biết nhất của
châu Âu. Frankfurt cũng được biết đến là nơi có sân bay lớn nhất và nhộn nhịp nhất ở
Đức cũng như toàn Châu Âu.

III- Kinh tế
3.1. Tổng quan về nền kinh tế Germany
- Germany là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Theo số liệu
của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, tổng GDP của Đức đạt 3.806 tỷ USD (chỉ đứng
sau Mỹ: 20.937 tỷ USD, Trung Quốc: 14.723 tỷ USD, Nhật Bản: 5.065 tỷ USD). Tuy
nhiên nền kinh tế của Germany vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, GDP
giảm 4,9%.
- Bên cạnh đó, Germany là một thành viên quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU),
tổ chức kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới, với tầm ảnh hưởng chính trị và kinh
tế lớn. Germany có nền kinh tế lớn nhất của EU và là một trong những quốc gia ảnh
hưởng nhất trong EU. Germany là một trong những quốc gia có đóng góp rất lớn cho
ngân sách của EU.
- Kinh tế của Germany là một trong những nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất
trong Liên minh Châu Âu. Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong
năm 2022, GDP của Germany đạt trên 4,1 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng
GDP của khu vực Eurozone.
- Germany là quốc gia xuất khẩu hàng đầu ở Liên minh Châu Âu và trên thế giới, điều
đó đóng góp vào tình trạng thặng dư thương mại của đất nước này. Các sản phẩm xuất
khẩu của Germany phổ biến bao gồm các sản phẩm công nghệ cao như máy móc, thiết
bị điện tử, máy tính và các sản phẩm ô tô từ các thương hiệu nổi tiếng như
Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz, Audi.
- Ngoài ra, kinh tế của Germany còn được định hướng mạnh mẽ vào các lĩnh vực sản
xuất và đầu tư công nghệ cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hàng không vũ
trụ, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin. Chính sách công bằng và quyền lợi
công nhân của Germany cũng góp phần vào sự phát triển của kinh tế Germany và Liên
minh Châu Âu.
- Germany vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước
này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Germany có nền kinh tế thị trường với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản
lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao.
- Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc dân
lớn nhất tại Châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo
sức mua tương đương.
- Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP (bao gồm công nghệ thông
tin), công nghiệp 28%, và nông nghiệp 1%.
- Tỷ lệ thất nghiệp do Eurotat công bố đạt 4,7% trong tháng 1 năm 2015, là mức thấp
nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.Với mức 7,1% Đức
cũng có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thấp nhất trong 28 quốc gia thành viên EU.
3.2. Công nghiệp
 SẢN XUẤT Ô TÔ
- Là cái nôi của nền công nghiệp xe hơi. Chiếm khoảng 20% GDP của Germany.
Xuất khẩu ô tô đến hơn 150 quốc gia trên thế giới. Doanh số bán hàng toàn hàng toàn
cầu của các hãng ô tô của Đức vào năm 2019 là hơn 15,4 triệu chiếc.
- Đổi mới luôn là tiêu chí hàng đầu mỗi mẫu xe được tung ra thị trường đều có một
tính năng mới hay một thiết kế mới.
- Hiện nay, Germany là nước sản xuất xe hơi lớn thứ tư trên thế giới và hãng ô tô
Volkswagen của Đức lớn thứ ba thế giới.
- Các thương hiệu xe ô tô nổi tiếng của Germany: Audi, BMW, Mercedes-Benz,
Porsche, Volksw…
 ĐIỆN TỬ CƠ KHÍ
- Chiếm khoảng 12% GDP của Germany. Cơ điện tử góp phần vào công cuộc công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ. Hiện nay
cơ điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và đã thu được nhiều thành
quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm, xây dựng chương trình hoạt động thông
minh, sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh.
 HÓA CHẤT
- Chiếm khoảng 12% GDP của Germany.Từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng trưởng
hàng năm của công nghiệp hóa chất (CNHC) Germany đạt trung bình trên 4% năm,
cao hơn so với CNHC Mỹ, Nhật Bản và các nước EU khác (chỉ đạt mức tăng trưởng
hàng năm 2,6% trong thời kỳ 2003 - 2007). Theo Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ
(CNHC) Germany, trong vài năm qua CNHC nước này đã đạt được những ưu thế rõ
rệt trong cạnh tranh toàn cầu.
- Trong những năm qua, nhiều công ty hóa chất Germany đã tối ưu hóa quá các quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới giúp tiết kiệm chi phí và đạt lợi nhuận cao và bảo
vệ môi trường.
 SẢN PHẨM QUANG HỌC, NĂNG LƯỢNG
- Năm 2008, Germany là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ sáu thế giới, và 60% năng
lượng sơ cấp được nhập khẩu.
-Tiến hành các hoạt động bảo tồn năng lượng, công nghệ xanh, giảm phát thải, và đặt
mục tiêu vào năm 2020 các nguồn tái tạo sẽ đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của quốc
gia.
- Hướng đến một nền kinh tế bền vững bằng các biện pháp hiệu suất năng lượng và
năng lượng tái tạo.
3.3. Nông nghiệp
- Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của Germany đã có sự phát triển tích
cực. Theo số liệu năm 2019, ngành nông nghiệp Germany đóng góp khoảng 1,1% vào
GDP của đất nước và chiếm khoảng 1,6% lực lượng lao động của Germany. Phần
lớn diện tích Germany dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2-3% dân số Germany
làm việc trong ngành này. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa và ngựa. Vùng
chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất màu mỡ dọc theo
sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây
ăn trái, khoai tây và nho. Germany nằm trong số các nước sản xuất sữa, chế phẩm sữa
và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Germany được điều tiết theo chính sách
nông nghiệp của EU.
- Germany là một nước nông nghiệp: hơn 80% lãnh thổ của đất nước này được sử
dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Đây cũng là nước xuất khẩu lớn về
nông sản và thực phẩm với giá trị xuất khẩu tương ứng lên tới hơn 50 tỉ Euro. Các mặt
hàng quan trọng nhất bao gồm thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Germany là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất EU.
+ Germany có truyền thống sản xuất thịt lợn từ lâu đời. Các phương pháp và cơ cấu
sản xuất hiện nay đều được dựa trên tiêu chuẩn cao và đã trải qua một quá trình phát
triển liên tục về mặt cấu trúc di truyền của vật nuôi, sức khỏe vật nuôi, công nghệ sản
xuất và vệ sinh.
+ Với sản lượng trên 5 triệu tấn vào năm 2019, Germany đã dẫn đầu danh sách các
nước sản xuất thịt lợn ở EU. Trên quy mô toàn cầu, Germany đứng thứ ba sau China
và USA. Việc chăn nuôi lợn ở Germany tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc với số
lượng lợn chiếm khoảng một nửa tổng số lợn trong cả nước.
- Germany nước sản xuất thịt bò lớn.
+ Năm 2019, Germany có 135.768 trang trại bò với khoảng 12 triệu con. Điều này đã
giúp Germany trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai tại Châu Âu với hơn 40 giống bò. Sự
đa dạng về giống bò thể hiện những điểm khác biệt về khí hậu vùng miền và cách
chăn nuôi từ Bavarian Alps ở miền Nam đến Biển Bắc và vùng biển Baltic. Việc chăn
nuôi bò ở Germany được phân biệt theo bò lấy thịt và bò lấy sữa, cũng như các giống
bò để lấy cả thịt lẫn sữa. Loài bò có đốm đỏ sống trên cao nguyên và loài bò sống trên
Núi Brown chiếm đa số ở miền Nam Germany, trong khi các giống bò Holstein của
Germany (bò Black Pied sống ở Vùng đất thấp và bò Holstein có màu Đỏ và Trắng)
lại sống chủ yếu ở miền Bắc.
3.4. Dịch vụ
- Du lịch: Tính đến năm 2017, Germany là điểm đến du lịch đứng thứ chín trên thế
giới với 37,4 triệu lượt đến của du khách. Berlin đã trở thành điểm đến nhiều thứ ba
Châu Âu. Du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế kết hợp lại đóng góp trực tiếp 105,3 tỷ
Euro vào GDP. Nếu tính luôn cả các tác động gián tiếp thì ngành công nghiệp này đã
cung cấp 4,2 triệu việc làm. Các thắng cảnh được ghé thăm nhiều nhất là Nhà thờ
chính tòa Köln, cổng Brandenburger Tor, tòa nhà của Quốc hội Đức, nhà thờ
Frauenkirche ở Dresden, Lâu đài Neuschwanstein, Lâu đài Heidelberg, Lâu đài
Wartburg và Cung điện Sanssouci. Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng công
viên giải trí đông khách thứ hai Châu Âu.
- Tài chính: Trong tổng số 500 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo
doanh thu vào năm 2019 (tức Fortune Global 500), hết 29 công ty có trụ sở chính tại
Germany. Berlin là trung tâm của các công ty khởi nghiệp và đã trở thành địa điểm
hàng đầu cho các công ty được tài trợ bởi đầu tư mạo hiểm trong Liên minh Châu Âu.
Germany có một lượng lớn các doanh nghiệp vừa nhỏ chuyên ngành đi theo mô hình
Mittelstand. Chúng đại diện cho 48% công ty dẫn đầu thị trường toàn cầu trong các
phân khúc của mình và còn được gọi là Hidden Champion. Đồng thời, Germany nằm
trong Thị trường chung Châu Âu, tương ứng với hơn 450 triệu người tiêu dùng. Số
liệu năm 2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết quốc gia này chiếm 28% kinh tế của
khu vực đồng Euro. Germany cho lưu thông đồng tiền chung Châu Âu Euro vào năm
2002. Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu có trụ sở
tại Frankfurt.
- Giao thông vận tải: Do có vị trí tại trung tâm của Châu Âu, Germany là trung tâm
giao thông của lục địa. Giống như các quốc gia láng giềng tại Tây Âu, mạng lưới
đường bộ của Germany nằm vào hàng dày đặc nhất thế giới. Hệ thống đường cao tốc
quốc gia (Autobahn) được xếp hạng ba thế giới về chiều dài và nổi tiếng do không hạn
chế tốc độ nói chung.
+ Đường sắt: Germany thiết lập một hệ thống đường sắt cao tốc đa tâm. Mạng lưới
InterCityExpress hay ICE của Công ty Deutsche Bahn phục vụ các thành phố lớn của
Germany cũng như điểm đến tại các quốc gia láng giềng với tốc độ lên đến 300 km/h
(190 mph). Đường sắt Germany được chính phủ trợ cấp, với 17 tỷ Euro vào năm
2014.
+ Đường hàng không: Các sân bay lớn nhất tại Germany là Sân bay Frankfurt và Sân
bay München, cả hai đều là trung tâm của Lufthansa. Các sân bay lớn khác bao gồm
Berlin Schönefeld, Hamburg, Köln/Bonn và Leipzig/Halle.
+ Đường biển : Cảng Hamburg là một trong 20 cảng container lớn nhất thế giới.
3.5. Dịch vụ xuất nhập khẩu
- Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong ấn phẩm thường niên Trade Profile 2020
ghi nhận về thứ hạng thương mại toàn cầu trong năm 2019 thì Germany đứng thứ 3 về
xuất khẩu và 3 về nhập khẩu hàng hóa trên thế giới.
- Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Germany, thu hút khoảng 25%
lực lượng lao động. Germany là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau China) với giá
trị năm 2013 đạt mức kỷ lục trên 1000 tỷ Euro, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn
thứ 3 thế giới (sau USA, China) với quy mô khoảng 930 tỷ USD. Hàng chế tạo và
công nghệ chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu, bao gồm máy móc, hàng điện tử, ôtô, các
sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Các
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất.

- Đối tác thương mại quan trọng nhất của Germany là EU, USA, China. Thị trường
EU chiếm gần 60% xuất khẩu. Xuất khẩu của Germany ra ngoài EU, đặc biệt là các
thị trường mới nổi như China, India có xu hướng tăng nhanh.

- Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế
Germany. Xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Germany và là một trong
những ngành đem về nhiều ngoại tệ nhất. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Germany
gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may,
dụng cụ quang học và điện năng. Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên
Germany đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hoá và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai
thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá
chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.
- Liên hệ với Việt Nam:
 Xuất khẩu từ Việt Nam sang Germany:
+ Đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Germany
trong giai đoạn 2016-2020 là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Theo thống kê
của Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này sang Germany đạt 1.468,5
triệu USD, giảm 11,3% so với cùng kì năm ngoái, chiếm 22,1% tổng xuất khẩu sang
thị trường này. Thị trường Germany chiếm 2,9% tổng xuất khẩu sản phẩm cùng loại
của Việt Nam. Trong cả giai đoạn, xuất khẩu điện thọai và linh kiện của Việt Nam
sang Germany nhìn chung tương đối ổn định, trong đó, năm xuất khẩu mạnh nhất là
vào năm 2018 với giá trị kim ngạch là 1.946,4 triệu USD.

+ Tiếp theo là mặt hàng sản phẩm từ giày dép đạt 891,2 triệu USD vào năm 2020,
giảm 11,3% so với 2019, chiếm 13,4% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
này, chiếm 5,3% thị phần các sản phẩm tương tự của Việt Nam xuất khẩu ra tất cả các
nước. Vào năm 2019, lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt đỉnh với trị giá 1.004,9 triệu
USD.
+ Vị trí thứ 3 trong số những sản phẩm Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Germany
năm 2020 là hàng dệt may, đạt 761,6 triệu USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ, chiếm
11,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang nước này, chiếm 2,6% xuất khẩu mặt hàng
cùng loại của Việt Nam với tất cả các đối tác thương mại. Vào hai năm 2018 và 2019,
xuất khẩu của mặt hàng này tăng mạnh với trị giá lần lượt là 798,8 triệu USD và 807
triệu USD.
 Nhập khẩu từ Germany sang Việt Nam

:
+ Năm 2020, đứng ở vị trí thứ nhất về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
từ Germany là mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng, đạt 1.526,5 triệu USD, giảm
12,4% so với cùng kì của năm trước, chiếm đến 45,6% tổng nhập khẩu từ nước này,
chiếm 4,1% giá trị nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam từ tất cả các nước. Từ
năm 2016 đến năm 2017, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng từ
Germany không thay đổi đáng kể, nhưng lại tăng mạnh vào năm 2018 với tổng trị giá
là 1.924,4 triệu USD. Nhìn chung, đây được xem là mặt hàng quan trọng của
Germany vì luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu các mặt hàng khác nhau.

+ Tiếp theo là mặt hàng dược phẩm có kim ngạch đạt 401,6 triệu USD vào năm 2020,
con số cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ tăng là 23,5% so với năm 2019,
chiếm 12% tổng nhập khẩu từ Germany, chiếm 12,2% tổng giá trị nhập khẩu các mặt
hàng cùng loại từ thế giới. Đây là mặt hàng có lượng nhập khẩu tăng dần theo từng
năm và không có xu hướng chững lại, với tỷ lệ tăng mạnh nhất là vào năm 2017
(39,9%). Đối với Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Germany đứng hàng
thứ 2, chỉ sau France.
+ Mặt hàng sản phẩm hóa chất đứng vị trí thứ 3, đạt 198,6 triệu USD năm 2020, giảm
nhẹ 0,8% so với cùng kì năm ngoái, chiếm 5,9% giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ
nước này, tương đương 3,5% giá trị nhập khẩu so với mặt hàng cùng loại từ các đối
tác thương mại khác. Tương tự dược phẩm, mặt hàng sản phẩm hóa chất từ Germany
cũng có xu hướng tăng đều theo thời gian trong đó năm 2019 là năm nhập khẩu mạnh
nhất với trị giá 200,3 triệu USD.

IV. Văn hóa xã hội


4.1.Ngôn ngữ

- Tiếng Hochdeutsch (Đức) là ngôn ngữ chính thức và được dùng phổ biến bởi người
Đức. Ngôn ngữ này được xếp thứ 3 trên thế giới sau tiếng Hoa và tiếng Anh về mức
độ thông dụng.
Bảng phiên âm tiếng Hochdeutsch
- Tiếng Hochdeutsch (Đức) không chỉ quan trọng với nước Germany , mà còn là một
trong những hệ thống ngôn ngữ lớn nhất trong khu vực và thế giới. Tiếng
Hochdeutsch (Đức) có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có
số người bản ngữ lớn nhất Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, tiếng Hochdeutsch (Đức)
được dùng nhiều thứ hai trong khoa học và thứ ba WWW (Word Wide Web).
- Tiếng Hochdeutsch (Đức) thuộc hệ ngôn ngữ Tây German, từ vựng chủ yếu lấy từ
tiếng German và vay mượn thêm từ tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp, một ít tiếng Anh và
tiếng Pháp. Đây là lí do một số từ tiếng Hochdeutsch (Đức) có phát âm tương đối
giống tiếng Việt.
- Bên cạch đó nước Germany sử dụng ngôn ngữ khác như: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng
Kurd, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, … và có thể dùng cả tiếng Pháp, đa phần tầng lớp trẻ
và trí thức của nước Germany sử dụng tốt tiếng Anh.

4.2.Tôn giáo
- Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định.
Cách riêng đối với những ai tin vào đời sống tâm linh, thì tôn giáo là một sinh hoạt
quan trọng không thể thiếu. Tôn giáo có thể nói là một hiện tượng xã hội phổ biến, là
một trong những đặc trưng của xã hội loài người như Đức Khổng Tử nói: “Nhân linh
ư vạn vật”: trong muôn loài, chỉ con người mới có linh. Linh chính là nguồn gốc của
sinh hoạt tôn giáo.
- CHLB Germany là một quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo chính ở Germany là cơ đốc
giáo (Tin lành và Công giáo) và một số tín ngưỡng thiểu số, khoảng 1/3 dân số ở
Germany là người không theo đạo. Nhà thờ Thiên chúa giáo, bao gồm cả Công giáo
và Tin lành là nhà thờ thống trị ở Germany. Tuy nhiên, cũng có nhiều tôn giáo khác
hoạt động song song như: Hồi giáo, Do thái, Phật giáo và Ấn Độ giáo phổ biến ở
Germany.
- Tôn giáo chính ở Germany là Cơ Đốc giáo hay còn gọi là Ki-tô giáo, với hai phần ba
được xác nhận theo Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, số người Cơ Đốc giáo đi lễ nhà thờ thấp
hơn đáng kể. Vào cuối năm 2021, hình ảnh của các tôn giáo ở Germany được đặc
trưng bởi 26% người Công giáo và khoảng 25% người theo đạo Tin lành.
- Những xác tín căn cốt của Kitô giáo tập chú vào sự nhập thể làm người, sự đền tội
cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu để cứu chuộc nhân loại
khỏi tội lỗi và sự chết.

Chúa Ki-tô vác thập tự giá, El Greco, 1580

- Không giống như hầu hết các quốc gia Châu Âu, có xu hướng phần lớn theo Công
giáo (ví dụ như Ireland, Tây Ban Nha) hoặc phần lớn theo đạo Tin Lành (ví dụ: Thụy
Điển, Vương quốc Anh), các Kito hữu ở Germany được chia gần như đồng đều.
Khoảng một nửa người theo Cơ đốc ở Đức theo Tin lành (sự kết hợp của các tôn giáo
Tin lành bao gồm Lutheranism và Tin lành Calvin) và một nửa là công giáo La Mã.
Khoảng 2% đất nước theo các tôn giáo Cơ đốc khác – chủ yếu là Chính thống giáo,
bao gồm cả Chính thống giáo phương Đông. Mặc dù bạn sẽ tìm thấy những người
theo cả Công giáo và Tin lành ở tất cả các vùng của Germany, nhưng các tôn giáo
khác biệt hơn ở một số vùng nhất định. Theo quy luật, bạn sẽ gặp nhiều người Công
giáo hơn ở phía Nam và phía Tây của đất nước, bao gồm Bavaria, Rhineland,
Westphalia và Saarland.

- Các tôn giáo khác ở Germany: ngoài các giáo đoàn Cơ đốc giáo nhỏ hơn này, các tôn
giáo thiểu số quan trọng ở Germany là Hồi giáo (khoảng 4% dân số Đức), Do Thái
giáo và Phật giáo (cả hai tôn giáo này đại diện cho ít hơn 1% cư dân Đức).

Đạo Do Thái
Giáo đường Do Thái

+Sự tàn bạo của Holocaust đang làm lu mờ lịch sử của Do Thái giáo ở Germany.
+Theo các nguồn tin từ Late Antiquity, người Do Thái đã sinh sống ở Germany từ
năm 321 sau Công nguyên. Trong hơn một thiên niên kỷ rưỡi, mối quan hệ giữa cộng
đồng người Do Thái và dân số đa số của Germany bị bỏ trống giữa sự chung sống yên
tĩnh và cuộc đàn áp có động cơ tôn giáo, giữa tình trạng bị xã hội ruồng bỏ của người
Do Thái và sự hòa nhập chậm chạp của họ vào xã hội chính thống. Trước năm 1933,
có hơn 600.000 người Do Thái ở Germany. Trong suốt 12 năm sau đó, chế độ Đức
Quốc xã bài Do Thái độc ác đã giết chết hầu hết những người không di cư.
+Ngày nay, hơn 65 năm sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, cộng đồng Do Thái ở
Germany có hơn 100.000 thành viên. Sự gia tăng số lượng cũng là do sự nhập cư của
người Do Thái từ Liên Xô cũ. Phần lớn người Do Thái Đức (những người tinh ý hơn
và bảo thủ hơn) được đại diện bởi Hội đồng Trung tâm của người Do Thái ở
Germany, trong khi khoảng 3.000 người Do Thái tự do thuộc Liên minh những người
Do Thái cấp tiến nhỏ hơn nhiều ở Germany.
Đạo Hồi

Nhà thờ Hồi giáo


- Hồi giáo là tôn giáo phi Thiên chúa giáo lớn nhất được tổ chức ở Germany, với số
lượng tín đồ chiếm khoảng 5% dân số (khoảng 4 triệu người). So sánh trực tiếp với
Do Thái giáo, Hồi giáo là một tôn giáo gần đây ở Germany. Nó quay trở lại cuộc di cư
sau Thế chiến thứ hai của những người được gọi là Gastarbeiter (lao động nước ngoài)
và những người tị nạn. Hầu hết người Hồi giáo ở Đức có gốc gác là người Thổ Nhĩ
Kỳ, người Kurd, Iran, Palestine hoặc Bosnia và họ đã tự tổ chức thành một loạt các tổ
chức phi tập trung. Chúng bao gồm: Liên minh Thổ Nhĩ Kỳ- Hồi giáo về các vấn đề
tôn giáo, được hỗ trợ bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện của Hồi giáo Sunnite ở
Thổ Nhĩ Kỳ; AABF ( một tổ chức bảo trợ cho người Alevite từ các khu vực của người
Kurd); hiệp hội của người Hồi giáo Bosnia, và nhiều người khác. Bạn sẽ thấy rằng các
nhà thờ Hồi giáo có ở hầu hết các thành phố lớn ở Germany, nhưng cũng có ở một số
thị trấn nhỏ hơn.
- Cơ đốc giáo là tôn giáo thống trị ở nước Đức trong khi đó Hồi giáo là tôn giáo thiểu
số lớn nhất ở Germany và có một số tín ngưỡng khác ở Germany bao gồm: Phật giáo,
Ấn Độ giáo, Đạo Sikh, Yazidi.
4.3. Giáo dục
- Nền giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết
và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến
khích tiềm lực từ người học, các trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan
hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo
danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở
Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở.
- CHLB Đức là quốc gia có chế độ Liên bang, giáo dục nằm trong thẩm quyền của
mỗi bang. Việc tổ chức ngành giáo dục có những khác biệt giữa các bang, mỗi bang
có bộ luật và hệ thống giáo dục riêng. Để phối hợp các hoạt động giáo dục của các
bang, và đảm bảo sự thống nhất cần thiết, Hội nghị các bộ trưởng văn hoá giáo dục
(viết tắt là KMK) và Uỷ ban Liên bang – Bang đã được thành lập (năm 1949 và 1970).
Ở Đức theo quy định của hiến pháp, toàn bộ ngành giáo dục chịu sự quản lý của nhà
nước. Quyền thành lập các trường tư được đảm bảo thông qua những quy định đặc
biệt.

.
4.3.1.Cấu trúc của hệ thống giáo dục
● Ở CHLB Đức từ cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay tồn tại một hệ thống nhà
trường phổ thông phân hóa thành 3 nhánh cơ bản ở cấp trung học cơ sở đó là:
trường Hauptschule, trường Realschule và trường Gymnasium với ba loại bằng
tốt nghiệp khác nhau.
● Các cấp bậc đào tạo:
➢ Mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến lúc tới trường có thể đi nhà trẻ cả ngày hay
một phần của ngày. Việc đi nhà trẻ là tự nguyện.
➢ Trường tiểu học: Từ 6 – 9 tuổi, học sinh vào học lớp 1 tới lớp 4. Giờ học bao
gồm các môn Tiếng Đức, Toán, Tìm hiểu tự nhiên, Nghệ thuật, Âm nhạc và
Thể thao. Giờ học ngoại ngữ được thực hiện ở tất cả các bang ở bậc tiểu học.
Sau khi tốt nghiệp lớp 4, các em sẽ được chia ra theo khả năng học tập và mong
muốn của gia đình, các em sẽ học tại 1 trong 4 loại trường khác nhau:
Hauptschule, Realschule, Gymnasium hoặc Gesamtschulen.
➢ Cấp hai: (từ 10- 16 tuổi) ở CHLB Đức, từ cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay tồn
tại một hệ thống nhà trường phổ thông phân hóa thành 3 nhánh cơ bản ở cấp
trung học cơ sở đó là: trường Hauptschule, trường Realschule và trường
Gymnasium với ba loại bằng tốt nghiệp khác nhau.
+ Hauptschule (học từ lớp 5-9 ở hầu hết các bang): dành cho học sinh trung bình và
kém. Tại các trường này, học sinh sẽ học các môn như ở Realschule Hoặc Gymnasium
nhưng với tốc độ chậm hơn và kết học với các học định hướng học nghề. Nếu học
xong, các em sẽ học tiếp lên các trường nghề bán thời gian (học nửa buổi, nửa buổi đi
làm và thực tập tại các nhà máy, công xưởng) cho tới khi 18 tuổi.
+ Realschule (học từ lớp 5-10 ở hầu hết các bang): dành cho học sinh khá. Sau khi tốt
nghiệp, các em có thể chọn học trường nghề bán thời gian hoặc trường nghề cao cấp.
Nếu các bạn có điểm số cao tại tại trường Realschule, sẽ được chuyển qua hạng
Gymnasium sau khi tốt nghiệp.
+ Gymnasium: dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi tốt nghiệp Gymnasium, học sinh
sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị cho học sinh lên học Đại học hoặc Đại
học ứng dụng (vừa học, vừa làm). Các môn học có thể tùy từng trường nhưng nói
chung bao gồm các môn: Tiếng, Đức, Toán, Khoa học Máy tính, Lý, Hóa, Sinh, Địa
lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, …Học sinh tốt nghiệp lớp 12 ở một số bang đã có
thể lấy “Abi”, nhưng thông thường các bang khác vẫn yêu cầu phải hết lớp 13. Ngoài
ra, còn có 1 loại trường nữa, đó là Gesamtschulen (gọi là trường tổng hợp). Trường
này mỗi bang chỉ có 1 trường duy nhất. Trường có cả dạng Hauptschule và
Realschule. Trường nhận tất cả học sinh ở mọi trình độ từ lớp 5 tới lớp 10. Nếu học
sinh tốt nghiệp trường tổng hợp ở lớp 9 thì sẽ nhận bằng Hauptschule. Nếu tốt nghiệp
lớp 10, thì sẽ nhận bằng Realschule.
+ Berufsschule: Ngoài hệ thống giáo dục bình thường, còn một hệ thống trường nằm
trên Hauptschule và Realschule gọi là Berufsschule. Trường này học sinh đi học nửa
ngày và nửa ngày thực tập tại công ty hoặc công xưởng của nhà máy. Sau khi hoàn
thành chương trình, học viên sẽ được cấp một bằng chuyên sâu về lĩnh vực buôn bán
hoặc kỹ thuật đó. Trường này khác với các trường được nói tới ở trên vì trường này
không nằm trong sự kiểm soát của địa phương mà chịu sự giám sát của chính phủ, các
công ty/tập đoàn và công đoàn.
4.3.2. Các ưu điểm của giáo dục Đức
- Hệ thống giáo dục Đức là một hệ thống mở, học sinh có thể thay đổi loại hình đào
tạo, chương trình học theo khả năng của bản thân.
- Các học sinh có thể tham gia chương trình đào tạo kép, kết hợp giữa học kiến thức
và làm việc thực hành tại các doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được
trang bị đầy đủ cả kiến thức lẫn kỹ năng để tìm được một công việc tốt trong tương
lai.
- Các học sinh ở các trường trung học sau khi tham gia học các trường học nghề có thể
học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông, nếu có bằng tốt nghiệp
phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kỳ trường đại học hoặc cao đẳng nào.
- Hầu hết các trường học tại Đức đều miễn học phí cho học sinh, sinh viên, chỉ có một
vài trường bắt đầu thu phí từ năm 2004 để nâng cao chất lượng cạnh tranh giữa các
trường.
4.4. Đặc trưng văn hóa của Đức
- Đức nổi tiếng là một quốc gia của những nhà thơ và nhà tư tưởng. Văn hóa người
Đức bị ảnh hưởng và định hình bởi lịch sử phong phú của Đức cái mà đã từng là một
phần quan trọng của đế chế La Mã thần thánh, và sau này trở thành một trong những
nền kinh tế ổn định nhất thế giới.
 Về ngôn ngữ
Hơn 95% dân số Đức nói tiếng Đức, cho dù đó là tiếng Đức tiêu chuẩn hay bất kỳ
tiếng địa phương nào. Tuy nhiên nhà nước Đức vẫn công nhận bốn ngôn ngữ thiểu số
khác, đó là tiếng thượng và hạ Sorbian, tiếng Rumani, tiếng Đan Mạch và tiếng
Saterland Frisian. Bởi vì số lượng người nhập cư cao, nên cũng có nhiều ngôn ngữ
được nói bởi một lượng lớn các cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, người
Nga, người Hy Lạp, người Albania, người Ba Lan,…
 Trang phục
Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc những bộ suit đơn giản tối màu và áo sơ mi phù hợp
với bối cảnh kinh doanh. Tuy nhiên mỗi vùng miền của quốc gia lại có những trang
phục truyền thống của riêng họ, và có sự khác biệt với nhau. Ví dụ, tại bang Bavaria,
trang phục truyền thống của đàn ông là quần đùi da chỉ kéo tới đầu gối, trong khi trang
phục của phụ nữ là một chiếc áo kết hợp với áo lót, áo cánh, váy dài và một chiếc tạp
dề. Bạn có thể thấy nhiều người mặc những bộ trang phục này, đặc biệt là trong suốt
các dịp kỷ niệm hay lễ hội.

 Tôn giáo
Tại Đức 65 đến 70% người ta công nhận rằng họ là người của Kitô giáo, trong đó
29% là người của công giáo. 4,4% là người Hồi giáo. Một con số khá cao là 36% nhận
họ không theo tôn giáo nào.

 Văn học
Đức cũng là một trong những quốc gia đi đầu về đọc sách. Các nhà xuất bản Đức,
xuất bản khoảng 94 nghìn cuốn sách và hội chợ sách quốc tế Frankfurt, đây là sự kiện
sách quan trọng nhất thế giới, được tổ chức tại Đức. Những cuốn sách nổi tiếng đầu
tiên được in bằng tiếng Đức. Theo như nghiên cứu thì 44,6% dân số người Đức đọc
sách ít nhất một lần trong tuần, trong khi đó 58,3% người Đức mua ít nhất một quyển
sách trong năm.

 Đặc sản
Người Đức rất thích uống bia, ăn xúc xích và làm bánh mì với nhiều hương vị khác
nhau. Đó không chỉ là rập khuôn, mà nó còn là sự thật. Ước tính rằng trung bình một
người đàn ông tiêu thụ khoảng 140 lít bia mỗi năm. Chỉ tính trong năm 2012, người
Đức tiêu thụ 2,25 gallon bia. Họ là quốc gia đứng thứ hai về tiêu thụ bia tại Châu Âu,
chỉ sau Cộng hòa Séc.

 Âm nhạc
Ngày nay, Đức là ngôi nhà của nhiều lễ hội âm nhạc, bắt đầu từ nhạc điện tử cho đến
hip hop và rock & roll. Lễ hội âm nhạc lớn nhất ở Đức, cũng là một trong những lễ
hội lớn nhất thế giới, là lễ hội Rock am Ring nơi hội tụ những nghệ sĩ và những màn
trình diễn, cũng như người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Đức cũng có nhiều nhà
hát Opera, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài.

 Tang lễ
Thể hiện sự tôn trọng cuối cùng đến người chết là một phần quan trọng của mỗi nền
văn hóa. Ở Đức lễ tang kéo dài 3 đến 4 ngày. Bà con và bạn bè đến viếng. Trước khi
chôn cất, quan tài được lấy từ nhà thờ nơi mà linh mục làm lễ cầu siêu và rắc nước
thánh lên quan tài. Sau đó, tiếng chuông ngân vang và những người đưa tang đưa quan
tài đến nghĩa trang. Sau bài phát biểu ngắn và lời cầu nguyện của vị linh mục, những
người thân yêu sẽ nói lời tạm biệt lần cuối và lấp đất lại.

 Thể thao
Ước tính rằng khoảng 27.000.000 người dân Đức là thành viên trong các câu lạc bộ
thể thao, trong khi có thêm 12.000.000 người theo đuổi thể thao một cách riêng lẻ.
Bundesliga, một giải vô địch bóng đá Đức, thu hút sự tham dự trung bình cao thứ hai
của bất kỳ giải đấu thể thao chuyên nghiệp nào trên thế giới. Đội tuyển bóng đá quốc
gia Đức vẫn là một trong những đội bóng mạnh nhất thế giới, đã giành được tổng
cộng bốn lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990, 2014) cho đến nay.

V- Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu


5.1. Cảng biển lớn và đường đi cụ thể
 Cảng biển Hamburg của Germany

- Cảng Hamburg ( tiếng Germany : Hamburger Hafen) là một cảng biển trên sông
Elbe ở Hamburg, Germany, cách cửa biển của nó trên Biển Bắc 110 km.
- Được biết đến với tên gọi “Cửa ngõ ra thế giới” ( Tor zur Welt ) của Germany, đây
là cảng biển lớn nhất của đất nước theo khối lượng. Về sản lượng TEU , Hamburg là
cảng bận rộn thứ ba ở Châu Âu (sau Rotterdam và Antwerp ) và lớn thứ 15 trên toàn
thế giới. Trong năm 2014, 9,73 triệu TEU ( tương đương container tiêu chuẩn 20 feet )
đã được xếp dỡ tại Hamburg.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Hamburg,Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Hamburg (DEHAM): 30 – 40
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Hamburg (DEHAM): 25 – 45
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Hamburg,Germany đến Việt Nam:
Thời gian vận chuyển từ Hamburg (DEHAM) đến cảng Hải Phòng (HPH): 35 – 55
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hamburg (DEHAM) đến Hồ Chí Minh (HCM): 29 – 60
ngày (tùy hãng tàu).
 Cảng biển Bremen của Germany

- Cảng Bremen hoặc Cảng Bremish, bao gồm các cảng thương mại ở Bremen và
Bremerhaven.
- Năm 2011, tại các cảng Bremen, hơn 60 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển, bao
gồm 6 triệu container và 2,1 triệu ô tô. Cảng Bremerhaven là cảng vận chuyển ô tô
nhộn nhịp nhất thế giới.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Bremen, Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Bremen (DEBRE): 32 – 43 ngày
(tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Bremen (DEBRE):
30 – 45 ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Bremen, Germany đến Việt Nam:
Thời gian vận chuyển từ Bremen (DEBRE) đến cảng Hải Phòng (HPH): 30 – 43 ngày
(tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Bremen (DEBRE) đến Hồ Chí Minh (HCM):
25 – 40 ngày (tùy hãng tàu).
 Cảng biển Wilhelmshaven của Germany
- Wilhelmshaven là cảng nước sâu duy nhất của Germany và là cảng nhập khẩu dầu
thô quan trọng nhất của Germany.
- Một trong những lĩnh vực công nghiệp chính ở Wilhelmshaven là công nghiệp cảng
với các cầu cảng, công ty dịch vụ cảng biển, nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp
sửa chữa, doanh nghiệp chuyển tải và xếp dỡ.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Wilhelmshaven,
Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Wilhelmshaven (DEWVN):
35 – 49 ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Wilhelmshaven (DEWVN):
33 – 42 ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Wilhelmshaven, Germany đến Việt
Nam:
Thời gian vận chuyển từ Wilhelmshaven (DEWVN) đến cảng Hải Phòng (HPH):
30 – 45 ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Wilhelmshaven (DEWVN) đến Hồ Chí Minh (HCM):
26 – 32 ngày (tùy hãng tàu).
 Cảng biển Duisburg của Germany

- Ruhrort có cảng sông lớn nhất thế giới, với các bến cảng kéo dài gần 40 km dọc theo
sông, và đây là cảng vận chuyển nội địa chính ở Germany.
- Trong thế kỷ 21, Ruhrort đã trở thành điểm đến chính của các chuyến tàu container
từ Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2018, đây là điểm đến hoặc là một trong
những điểm đến của khoảng 80% tổng số chuyến tàu chở hàng trực tiếp Trung Quốc –
Tây Âu.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Duisburg, Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Duisburg (DEDUI): 35 – 45
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Duisburg (DEDUI): 30 – 45
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Duisburg, Germany đến Việt Nam:
Thời gian vận chuyển từ Duisburg (DEDUI) đến cảng Hải Phòng (HPH): 31 – 43
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Duisburg (DEDUI) đến Hồ Chí Minh (HCM): 30 – 40
ngày (tùy hãng tàu).
 Cảng biển Lubeck của Germany

- Cảng Lübeck là cảng Baltic lớn thứ hai của Germany sau cảng Rostock. Cảng
Lubeck là trung tâm vận tải phía tây nam ngoài cùng nằm trên bờ biển Baltic.
Lưu lượng container: 117000 TEU.
Trọng tải container: 1,4 triệu tấn.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Lubeck, Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Lubeck (DELBC): 42 – 56 ngày
(tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Lubeck (DELBC): 42 – 49
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Lubeck,Germany đến Việt Nam:
Thời gian vận chuyển từ Lubeck (DELBC) đến cảng Hải Phòng (HPH): 41 – 58 ngày
(tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển từ cảng Lubeck (DELBC) đến Hồ Chí Minh (HCM): 53 – 60
ngày (tùy hãng tàu).
 Cảng biển Frankfurt của Germany
- Cảng Frankfurt là một cảng hạng trung ở Germany. Cảng có nhiều cảng ven bờ khác
nhau đã được sửa đổi thành các khu vực đô thị mới theo thời gian vì vị trí trung tâm
của chúng và tầm nhìn hấp dẫn ra Main (sông) từ khung cảnh sống đô thị.
- Theo tình hình kinh tế tại các cảng Frankfurt, có những biến động trong việc xếp dỡ
hàng hóa nhưng có phần giảm đi. Khoảng 4,3 triệu tấn hàng hóa và 64.794 container
đã được vận hành tại tất cả các cảng Frankfurt.
- Cảng Mainkur trong khu vực công nghiệp Fechenheim, Osthafen, cảng lớn nhất ở
Frankfurt; Mainkai, nằm bên Altstadt, là cảng lâu đời nhất ở Frankfurt.
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đến Frankfurt,Germany:
Thời gian vận chuyển từ cảng Hải Phòng (HPH) đến Frankfurt (DEFRA): 35 – 50
ngày (tùy hãng tàu)
Thời gian vận chuyển từ cảng Hồ Chí Minh (HCM) đến Frankfurt (DEFRA): 33 – 52
ngày (tùy hãng tàu).
Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển từ Frankfurt,Germany đến Việt Nam:
Thời gian vận chuyển từ Frankfurt (DEFRA) đến cảng Hải Phòng (HPH): 35 – 44
ngày (tùy hãng tàu)
Thời gian vận chuyển từ cảng Frankfurt (DEFRA) đến Hồ Chí Minh (HCM): 34 – 46
ngày (tùy hãng tàu).
5.2. Sân bay lớn tại Germany
 Sân bay Frankfurt

Sân bay quốc tế Frankfurt (FRA) là sân bay lớn nhất nước Germany. Dưới đây là một
số con số ấn tượng về sản lượng, quy mô cục khủng của sân bay Frankfurt:
- Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, sân bay Frankfurt tiếp
đón hơn 19 triệu lượt khách
- Số lượng hàng hóa mà sân bay này khai thác trong năm 2020 là 2 triệu tấn hàng hóa
- Số lượng hãng hàng không khai thác tại Frankfurt: 100 airlines
- Số lượng điểm đến: 239 điểm đến trên toàn thế giới.
 Sân bay Berlin

Sân bay quốc tế Berlin (BER) cũng là một trong những sân bay lớn bậc nhất của
Germany. Đây là sân bay mới đi vào khai thác, là một trung tâm vận tải của không chỉ
thủ đô Berlin mà còn toàn bộ nước Germany và Châu Âu. Hàng hóa được vận chuyển
qua Berlin có thể dễ dàng tiếp cận đường cao tốc và nhà ga xe lửa ngay dưới nhà ga.
Một số đặc điểm của sân bay Berlin:
– Số hãng hàng không khai thác: 97 airlines
– Số đích đến: 170 sân bay đích đến.
 Sân bay Munich

Sân bay lớn thứ 3 của Germany chính là Munich (MUC). Thuộc thủ phủ của xứ
Bavaria, sân bay Munich là một trong những sân bay hiện đại hàng đầu thế giới. Dưới
đây là một số đặc điểm của sân bay Munich:
– Lượng hành khách: khoảng 50 triệu lượt mỗi năm
– Lượng hàng hóa khai thác: khoảng 300 nghìn tấn
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 77 hãng
– Có khoảng 191 tuyến bay từ Munich đi khắp thế giới.
 Sân bay Düsseldorf

Sân bay quốc tế Düsseldorf (DUS) tọa lạc ở Düsseldorf, thủ phủ của bang North
Rhine-Westphalia. Một số thông tin về sân bay Düsseldorf:
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 57 hãng
– Có khoảng 147 tuyến bay từ Düsseldorf đi khắp thế giới
 Sân bay Hamburg

Hamburg là trung tâm vận tải quốc tế lớn hàng đầu Germany và cả thế giới. Nếu như
cảng biển Hamburg là một trong 3 cảng chính của Châu Âu, thì sân bay Hamburg
(HAM) cũng là nơi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cực kỳ phát triển:
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 42 hãng
– Có khoảng 87 tuyến bay từ Hamburg đi khắp thế giới.
 Sân bay Stuttgart
Sân bay Stuttgart (STR) nằm ở phía tây nam của Germany và là sân bay chính của
bang Baden-Württemberg của Germany. Thông thường, hàng hóa có thể được vận
chuyển từ Stuttgart, hoặc cũng có thể trung chuyển sang Frankfurt trước khi xuất khẩu
ra thế giới.
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 30 hãng
– Có khoảng 80 tuyến bay từ Stuttgart đi khắp thế giới.
 Sân bay Cologne Bonn

Cologne (CGN) là một trong những sân bay vận chuyển nhiều hàng hóa của Germany.
Nếu tính riêng về sản lượng hàng hóa, thì Cologne chỉ xếp sau Frankfurt.
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 26 hãng
– Có khoảng 92 tuyến bay từ Cologne đi khắp thế giới.
 Sân bay Hannover

Sân bay Hannover (HAJ) phục vụ một trong những khu vực rộng lớn và tiềm lực bậc
nhất ở Germany. Dưới đây là một số thông tin về sân bay Hannover:
- Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 24 hãng
- Có khoảng 50 tuyến bay từ Hannover đi khắp thế giới
 Sân bay Nuremberg
Sân bay Nuremberg (NUE) hiện là sân bay bận rộn thứ hai ở Bavaria sau sân bay
Munich và cũng là sân bay bận rộn thứ 9 của Germany. Dưới đây là một số thông tin
về sân bay Nuremberg:
– Số lượng hãng hàng không hoạt động tại đây: 17 hãng
– Có khoảng 32 tuyến bay từ Nuremberg đi khắp thế giới.

You might also like