Ghi Bài 10.02.23

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Dụng cụ thuỷ tinh

+ Lấy chính xác: pipette, burette, ống đong, bình định mức
+ Lấy tương đối:

Em hãy liệt kê các dụng cụ thuỷ tinh thường dùng trong phòng thí nghiệm phân tích hoá
học và nêu rõ công dụng/chức năng của từng dụng cụ.

Answer text
- Bình định mức: chứa hoá chất ở một thể tích xác định
- Erlen: chứa hoá chất
- Beaker: chứa hoá chất
- Đũa thuỷ tinh: khuấy
- Pipette: lấy một thể tích mẫu xác định
- Burette: dùng trong chuẩn độ
- Ống nghiệm: dùng để chứa hoá chất
- Ống đong: lấy hoá chất ở một thể tích xác định
- Phễu: dùng khi rót hoá chất vào dụng cụ chứa có cổ nhỏ
- Bình Kjeldahl: dùng để chứa hoá chất cho quá trình chưng cất, đặc biệt trong phân tích
đạm Kjeldahl
- Muỗng thuỷ tinh: lấy hoá chất
- Bình cầu: chứa hoá chất
- Bình hút ẩm: dùng để hút ẩm
- Ống sinh hàn: ngưng tụ hơi trong các thí nghiệm
- Nhiệt kế: đo nhiệt độ
- Phễu chiết: tách chiết 2 pha trong hỗn hợp không tan lẫn

Câu hỏi 2
Hoàn thành
Chấm điểm của 2,00

Cờ câu hỏi

Nội dung câu hỏi


Em hãy liệt kê các dụng cụ (ngoài các dụng cụ thuỷ tinh) thường dùng trong phòng thí
nghiệm phân tích hoá học và nêu rõ công dụng/chức năng của từng dụng cụ.

Answer text
- Ống bóp cao su: tạo lực hút do chênh lệch áp suất
- Giá đỡ: đỡ dụng cụ
- Kẹp: kẹp dụng cụ
- Cối, chày: nghiền mẫu
- Đĩa cân: chứa mẫu khi cân
- Găng tay: bảo vệ tay khi thao tác với thiết bị/dụng cụ có nhiệt độ cao
- Muỗng nhựa, muỗng inox: để lấy mẫu
- Kẹp noa: cố định bình
- Nút cao su: đậy kín bình
- Vòng đỡ: đỡ phễu chiết hoặc bình cầu
- Ống dẫn: dẫn khí hoặc nước
- Giấy lọc: giữ cặn
- Phễu lọc Buchner: dùng trong hệ thống lọc chân không
- Pipette nhựa: hút mẫu
- Giá đỡ ống nghiệm: chứa ống nghiệm
- Micro-pipette: hút mẫu với thể tích nhỏ
- Bình tia: xịt nước cất/cồn

Câu hỏi 3
Hoàn thành
Chấm điểm của 3,00

Cờ câu hỏi

Nội dung câu hỏi


Em hãy liệt kê các loại máy và thiết bị thường dùng trong phòng thí nghiệm phân tích
hoá học (cổ điển và hiện đại) và nêu rõ Nguyên lý hoạt động, Chức năng của từng loại
máy/thiết bị.

Answer text
- Bếp: dùng để gia nhiệt
- Bộ cất nước: chưng cất nước để tạo nước cất
- Tủ sấy: sử dụng nhiệt và/hoặc không khí khô để sấy dụng cụ và mẫu
- Lò nung: dùng nhiệt độ cao để phân huỷ mẫu
- Máy đo sắc ký lỏng: dựa vào sự khác biệt về ái lực của các chất để phân riêng các cấu
tử trong hỗn hợp, máy có thiết bị cảm biến và ghi lại thời gian rửa giải cũng như sắc ký
đồ
- Tủ hút: sử dụng lực hút để hút bớt các chất khí thải
- Tủ lạnh, tủ cấp đông: tạo nhiệt độ thấp dùng để bảo quản hoá chất, mẫu
- Cân điện tử: chuyển đổi cảm biến lực sang tín hiệu điện thông qua cảm biến cân
- Cân sấy ẩm hồng ngoại: dùng nhiệt từ hồng ngoại để làm bay hơi nước trong mẫu, tính
được khối lượng hơi nước thoát ra và lượng ẩm trong mẫu
- Máy đo pH: sử dụng đầu dò để đo nồng độ pH trong mẫu cần phân tích
- Thiết bị quang phổ UV-vis: phá vỡ bức xạ đa sắc thành các bước sóng thành phần dùng
để thu, phân ly và ghi lại phổ của một vùng quang học nhất định
- Máy đo cấu trúc thực phẩm: tính toán dữ liệu về các thuộc tính cơ học như độ cứng,
dai, giòn, đàn hồi, biến dạng...
- Bể điều nhiệt: dựa vào cảm biến nhiệt độ nhằm duy trì nhiệt độ mong muốn của nước
trong bể
- Bơm: cung cấp năng lượng cho lưu chất chuyển động
- Tủ ấm: cấp nhiệt cho mẫu
- Hệ thống sắc ký khí: dựa vào sự khác biệt về ái lực của các chất để phân riêng các cấu
tử trong hỗn hợp, máy có thiết bị cảm biến và ghi lại thời gian rửa giải cũng như sắc ký
đồ
- Máy chuẩn độ điện thế: sử dụng điện thế để phân tích nồng độ của mẫu
- Máy đo màu: dựa trên nguyên tắc của quang phổ kế giúp xác định sự khác biệt giữa
màu của mẫu đo và màu chuẩn cho trước một cách chính xác nhất.
- Máy hút chân không: dùng lực hút tạo môi trường chân không
- Bếp khuấy từ: tạo từ trường, quay cá từ đồng thời cấp nhiệt cho mẫu
- Máy đo hoạt độ nước: dùng để đo hoạt độ nước của mẫu thực phẩm

Câu hỏi 4
Hoàn thành
Chấm điểm của 3,00

Cờ câu hỏi

Nội dung câu hỏi


Em hãy nêu định nghĩa và biểu thức tính (nếu có) của các đại lượng sau:

1. Độ đúng
2. Độ chính xác
3. Độ lặp lại
4. Sai số chuẩn
5. Sai số tương đối
6. Độ lệch chuẩn
7.

Answer text
Độ đúng: biểu diễn sự ít khác biệt giữa giá trị thực µ và giá trị xác định được
Độ chính xác: biểu diễn 1 phép xác định có độ đúng và độ lặp lại đều tốt
Độ lặp lại: là khái niệm dùng biểu diễn sự ít khác biệt giữa các giá trị xác định x, qua
nhiều lần xác định

Sai số chuẩn: sai số bình quân do sự biến thiên giữa các mẫu
với s: độ lệch chuẩn, n: cỡ mẫu
Sai số tương đối: tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị tuyệt đối của nó

Độ lệch chuẩn: là đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ
liệu

với x (ngang): giá trị trung bình của mẫu


Phương sai: bình phương của độ lệch chuẩn

với µ: giá trị trung bình của mẫu


Độ tin cậy: thể hiện mức độ mà tại đó một sự kiện được xem là có tin cậy thống kê

You might also like