Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

——

NHAN ĐỀ SÁCH
Mục lục

1 Chương 1 2

2 Các định lý điểm bất động 3


1 Điểm bất động của ánh xạ co . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1 Nguyên lý ánh xạ co Banach-Caccioppoli . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2 Một số mở rộng của nguyên lý ánh xạ co . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3 Ứng dụng cho phương trình vi phân giá trị đầu . . . . . . . . . . . . . 7
2 Định lý diểm bất động Schauder . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1 Định lý Brouwer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2 Định lý Schauder . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
3 Định lý Krasnoselskii . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
4 Ứng dụng cho phương trình vi phân giá trị đầu . . . . . . . . . . . . . 13
3 Điểm bất động của ánh xạ tăng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1 Ánh xạ tăng trong tập có thứ tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2 Ánh xạ tăng trong không gian Banach có thứ tự . . . . . . . . . . . . . 16
3 Ứng dụng vào khái niệm "Lực lượng của tập hợp" . . . . . . . . . . . . 19
4 Ứng dụng cho phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

Bài tập chương 2 22

1
Chương 1. Chương 1

Nội dung chương 1

2
Chương 2. Các định lý điểm bất động

§ 1. Điểm bất động của ánh xạ co

1. Nguyên lý ánh xạ co Banach-Caccioppoli

Định nghĩa 2.1. Cho không gian metric (X , d ) và ánh xạ f : X → X .

1. Ánh xạ f gọi là thỏa điều kiện Lipchitz (hay f là ánh xạ Lipchitz) nếu tồn tại hằng số k ≥ 0
sao cho ¡ ¢
d f (x), f (y) ≤ kd (x, y) ∀x, y ∈ X .
Hiển nhiên nếu f là ánh xạ Lipchitz thì f liên tục đều trên X và ta có thể coi số k trong
định nghĩa trên là dương.
2. Ánh xạ f gọi là ánh xạ co nếu
¡ ¢
∃k ∈ [0, 1), d f (x), f (y) ≤ kd (x, y) ∀x, y ∈ X .
Khi đó ta cũng nói f là ánh xạ k -co.
3. Điểm x 0 ∈ X gọi là điểm bất động của f nếu f (x 0 ) = x 0 .
Định lý 2.2. Giả sử

i) (X , d ) là không gian metric đầy đủ,


ii) f : X → X là ánh xạ k -co.

Khi đó f có duy nhất trên X điểm bất động x ∗ . Hơn nữa, với mọi x ∈ X ta có
kn ¡
x ∗ = lim f n (x), d x ∗ , f n (x) ≤
¡ ¢ ¢
d x, f (x) , n = 0, 1, ...., (2.1)
n→∞ 1−k
n
¡ n−1 ¢
0
ở đây f (x) = x , f (x) = f f (x) , n ∈ N .∗

Chứng minh. Đặt x n = f n (x), ta có


d (x n+1 , x n ) = d f ( f n (x)), f ( f n−1 (x)) ≤ kd f n (x), f n−1 (x)
¡ ¢ ¡ ¢

≤ ... ≤ k n d (x 1 , x 0 ), n = 0, 1, ...
n+p−1 n+p−1
k i d (x 1 , x 0 )
X X
d (x n+p , x n ) ≤ d (x i +1 , x i ) ≤
i =1 i =n
n
k
≤ d (x 1 , x 0 ) n, p ∈ N. (2.2)
1−k

3
Vậy {x n } là dãy Cauchy trong không gian metric đầy đủ, đặt x ∗ = lim x n . Qua giới hạn trong
n→∞
đẳng thức x n+1 = f (x n ) và sử dụng tính liên tục của f ta có x ∗ = f (x ∗ ). Vậy x ∗ là điểm bất
động của f . Cho p → ∞ trong (2.2) ta nhận được (2.1).
Nếu x 0 cũng là điểm bất động của f thì ta có

d (x 0 , x∗) = d f (x 0 ), f (x ∗ ) ≤ d (x 0 , x ∗ ).
¡ ¢

Do đó d (x 0 , x ∗ ) = 0 và ta có x 0 = x ∗ . Vậy x ∗ là điểm bất động duy nhất của f trên X .

Ghi chú: Định lý 2.2 thường áp dụng khi X là một tập đóng trong không gian metric đầy đủ
Y và d là thu hẹp trên X của metric trên Y .

Định lý 2.3. Giả sử

i) (X , d ) là không gian metric đầy đủ.

ii) Y là một không gian matric và ta có f y : X → X , y ∈ Y là họ các ánh xạ thỏa mãn

a) f y là ánh xạ k -co với hệ số k không phụ thuộc y ∈ Y .


b) Với mỗi x ∈ X , ánh xạ y 7→ f y (x) từ Y vào X liên tục tại y 0 .

Khi đó, gọi x(y) là điểm bất động của f y thì lim x(y) = x(y 0 ).
y→y 0

Chứng minh. Áp dụng bất đẳng thức (2.1) trong Định lý 2.2 với n = 0, f = f y với điểm bất
động x ∗ = x(y) và x = x(y 0 ), ta được
¡ ¢ 1 £ ¤
d x(y), x(y 0 ) ≤ d f y (x(y 0 )), x(y 0 ) . (2.3)
1−k
Mặt khác £ ¤ £ ¤
lim d f y (x(y 0 )), x(y 0 ) = d f y 0 (x(y 0 )), x(y 0 ) = 0. (2.4)
y→y 0

Từ (2.3) và (2.4) ta có điều phải chứng minh.

2. Một số mở rộng của nguyên lý ánh xạ co

2.1. Ánh xạ có một lũy thừa là ánh xạ co

Định lý 2.4. Giả sử

i) (X , d ) là không gian metric đầy đủ.

ii) Ánh xạ f : X → X có một lũy thừa f p là ánh xạ co.

Khi đó f có duy nhất trong X điểm bất động x ∗ và x ∗ = lim f n (x) với mọi x ∈ X .
n→∞

4
Chứng minh. Do Định lý 2.2, f p có duy nhất điểm bất động x ∗ = f p (x ∗ ). Khi đó,

f (x ∗ ) = f f p (x ∗ ) = f p f (x ∗ )
¡ ¢ ¡ ¢

nên f (x ∗ ) cũng là điểm bất động của f p . Vậy x ∗ = f (x ∗ ) và do đó x ∗ là điểm bất động của f .
Nếu x 0 là điểm bất động của f thì ta có

f p (x 0 ) = f p−1 ( f (x 0 )) = f p−1 (x 0 ) = ... = x 0 .

Do đó x 0 là điểm bất động cùa f p và do sự duy nhất ta có x 0 = x ∗ .


Tiếp theo, do Định lý 2.2, ta có
¡ ¢q
x ∗ = lim f p (x) ∀x ∈ X .
q→∞

Với mỗi n ∈ N∗ , ta phân tích n = pqn + r n , 0 ≤ r n ≤ p − 1 và có


¡ ¢q ¡
f n (x) = f p n f r n (x) , lim q n = ∞.
¢
n→∞

Đặt x r = f r (x), r = 0, ..., p − 1, ta có

¢ p−1
d f n (x), x∗ ≤
X £ p q
d ( f ) n (x r ), x∗ , lim ( f p )qn (x r ) = x ∗ , r = 0, 1..., p − 1.
¡ ¤
n→∞
r =1

Do đó lim f n (x) = x ∗ .
n→∞

2.2. Ánh xạ ε − δ co

Định nghĩa 2.5. Cho không gian metric (X , d ) và ánh xạ f : X → X . Ánh xạ f gọi là ε − δ co
nếu
∀ε > 0 ∃δ > 0 : ∀x, y ∈ X , ε ≤ d (x, y) ≤ ε + δ ⇒ d f (x), f (y) < ε.
¡ ¢

Ví dụ 2.6. Nếu f là ánh xạ k -co thì f là ánh xạ ε − δ co.


Thật vậy, với ε > 0, ta chọn 0 < δ < ε(1−k)
k
.
Định lý 2.7. Giả sử

i) (X , d ) là không gian metric đầy đủ,


ii) f : X → X là ánh xạ ε − δ co.

Khi đó f có duy nhất điểm bất động x ∗ và x ∗ = lim f n (x) ∀x ∈ X .


n→∞

Chứng minh. Cố định x , đặt x n = f n (x) ta sẽ chứng minh {x n } là dãy Cauchy.


• Giả sử y 6= x ta lấy ε = d (z, y) trong Định nghĩa ánh xạ ε − δ co thì sẽ thấy d f (x), f (y) <
¡ ¢

d (x, y). Nói riêng, ánh xạ f liên tục và điểm bất động, nếu tồn tại, là duy nhất. Nếu lim x n = x ∗
n→∞
thì qua giới hạn trong đẳng thức x n+1 − f (x n ), do tính liên tục của f ta được x ∗ = f (x ∗ ).

5
• Đầu tiên, ta chứng minh lim d (x n , x n+1 ) = 0. Thật vậy,
n→∞
¡ ¢
0 ≤ d (x n+1 , x n+2 ) = d f (x n ), f (x n+1 ) ≤ d (x n , x n+1 ) (theo nhận xét trên)

nên {d (x n , x n+1 )}n là dãy giảm và bị chặn dưới. Do đó

∃a = lim d (x n , x n+1 ) và a ≤ d (x n , x n+1 ) ∀n ∈ N.


n→∞

Nếu a > 0 thì do tính chất ε − δ ta có

∃δ > 0 : a ≤ d (x, y) ≤ a + δ ⇒ d f (x), f (y) < a.


¡ ¢

Do lim d (x n , x n+1 ) < a + δ nên khi n đủ lớn thì d (x n , x n+1 ) < a + δ và do đó


n→∞
¡ ¢
d f (x n ), f (x n+1 ) = d (x n+1 , x n+2 ) < a (!)

Vậy lim d (x n , x n+1 ) = 0.


n→∞

• Cho ε > 0, chọn theo tính chất ε − δ co số δ > 0 sao cho


ε ε ¢ ε
≤ d (x, y) ≤ + δ ⇒ d f (x), f (y) < .
¡
2 2 2

Do lim d (x n , x n+1 ) = 0 nên tồn tại n 0 sao cho


n→∞

∀n ≥ n 0 ⇒ d (x n , x n+1 ) < δ.

Ta có thể coi δ < 2ε và sẽ chứng minh


ε
∀n ≥ n 0 ∀p ∈ N∗ ⇒ d (x n+p , x n ) < + δ. (2.5)
2
Giả sử (2.5) đã đúng cho p . Ta có
¡ ¢ ¡ ¢
d (x n+p+1 , x n ) = d f (x n+p ), x n ≤ d f (x n+p ), f (x n ) + d ( f (x n+1 ), x n )
 ε ε
d (x n+p , x n ) + δ < + δ nếu d (x n+p , x n ) <

≤ ε 2 2
ε ε
 +δ

nếu ≤ d (x n+p , x n ) < + δ.
2 2 2

Vậy {x n } là dãy cauchy, giả sử x ∗ = lim x n thì x ∗ là điểm bất động duy nhất của f .
n→∞

2.3. Ánh xạ co theo nghĩa Krasnoselskii

Định nghĩa 2.8. Cho không gian metric (X , d ). Ánh xạ f : X → X gọi là co theo Krasnoselskii
nếu với mọi 0 < α < β tồn tại k ∈ (0, 1) sao cho

∀x, y ∈ X , α ≤ d (x, y) ≤ β ⇒ d f (x), f (y) ≤ kd (x, y)


¡ ¢

6
Định lý 2.9. Giả sử

i) (X , d ) là không gian metric đầy đủ,

ii) Ánh xạ f : X → X là co theo Krasnoselskii.

Khi đó kết luân của Định lý 2.7 đúng.

Chứng minh. Ta chỉ cần chỉ ra rằng ánh xạ co theo Krasnoselskii có tính chất ε − δ co. Thật
vậy, cho ε > 0 thì có k ∈ (0, 1) sao cho

∀x, y ∈ X , ε ≤ d (x, y) ≤ ε + 1 ⇒ d f (x), f (y) ≤ kd (x, y).


¡ ¢

n o
Chọn δ < min 1, ε(1−k)
k
, ta có

ε ≤ d (x, y) ≤ ε + δ ⇒ d f (x), f (y) ≤ kd (x, y) ≤ k(ε + δ) < ε.


¡ ¢

Mệnh đề 2.10. Cho không gian metric (X , d ). Ánh xạ f : X → X là co theo Krasnoselskii


trong các trường hợp sau

1. Tồn tại hàm liên tục ϕ : [0, ∞) → [0, ∞), sao cho ϕ(0) = 0, 0 < ϕ(t ) < t với mọi t > 0 và thỏa
mãn
d f (x), f (y) ≤ ϕ d (x, y) ∀x, y ∈ X .
¡ ¢ £ ¤

2. X là không gian compact và


¡ ¢
d f (x), f (y) < d (x, y) ∀x 6= y.

3. Ứng dụng cho phương trình vi phân giá trị đầu

3.1. Phát biểu bài toán.

Cho hàm f : [0, a] × [x 0 − r, x 0 + r ] → R liên tục. Xét bài toán tìm số b ∈ (0, a] và hàm x(t ) thỏa

x(t ) khả vi trên [0, b], x(t ) ∈ [x 0 − r, x 0 + r ] ∀t ∈ [0, b] (2.6)

x 0 (t ) = f [t , x(t )] t ∈ [0, b] (2.7)


x(0) = x 0 (2.8)
Khi đó x được gọi là một nghiệm địa phương của phương trình vi phân giá trị đầu (hay bài
toán Cauchy) (2.7)-(2.8).
Hàm x thỏa mãn (2.6)-(2.7)-(2.8) với b = a gọi là nghiệm toàn cục của bài toán.

7
3.2. Đưa về bài toán điểm bất động.

• Bài toán (2.6)-(2.7)-(2.8) tương đương bài toán tìm hàm x = x(t ) thỏa mãn

x(t ) liên tục trên [0, b], x(t ) ∈ [x 0 − r, x 0 + r ] ∀t ∈ [0, b] (2.9)


Z t
x(t ) = x 0 + f [s, x(s)] d s t ∈ [0, b] (2.10)
0

Thật vậy, nếu x = x(t ) thỏa mãn (2.6)-(2.7)-(2.8) thì x 0 (t ) là hàm liên tục nên lấy tích phân hai
vế của (2.7) trên [0, t ] ta được (2.10). Ngược lại, giả sử hàm x = x(t ) thỏa mãn (2.9)-(2.10).
Do hàm x(t ) liên tục nên hàm t 7→ f [t , x(t )] liên tục. Do đó từ (2.10) ta suy ra x(t ) khả vi trên
[0, b] và thỏa mãn (2.8). Lất đạo hàm hai vế (2.10) ta có (2.7).
• Đặt
X = {x ∈ C [0, b] : x(t ) ∈ [x 0 − r, x 0 + r ]} , ∀t ∈ [0, b]. (2.11)
Xét ánh xạ F : X → C [0, b] xác định bởi
Z t
F (x)(t ) = x 0 + f [s, x(s)]d s, t ∈ [0, b]. (2.12)
0

Khi đó
(2.9) − (2.10) ⇔ (x ∈ X , x = F (x)).

3.3. Sự tồn tại và duy nhất nghiệm.

Định lý 2.11. Giả sử hàm f : D = [0, a] × [x 0 − r, x 0 + r ] → R liên tục thỏa mãn điện Lipchitz
theo biến thứ hai, nghĩa là
¯ ¯
∃k > 0 : ¯ f (t , x) − f (t , y)¯ ≤ k|x − y| ∀t ∈ [0, a], ∀x, y ∈ [x 0 − r, x 0 + r ].

Khi đó tồn tại số b ≤ a sao cho bài toán (2.6)-(2.7)-(2.8) có duy nhất nghiệm.

Chứng minh. Đặt M = sup ¯ f (t , x)¯ : (t , x) ∈ D và b ∈ (0, a] thỏa mãn b < k1 , b ≤ Mr . Trên
©¯ ¯ ª

C [0, b] ta xét metric d (x, y) = sup |x(t ) − y(t )| và tập X cho bởi (2.11), hàm x cho bởi x(t ) =
t ∈[0,b]
x 0 , t ∈ [0, b].
• Ta có (C [0, b], d ) là không gian metric đầy đủ, X = B (x, r ) là tập đóng nên (X , d ) là không
gian metric đầy đủ.
• Ta chứng minh F (X ) ⊂ X . Với x ∈ X ta có

x(t ) ∈ [x 0 − r, x 0 + r ] nên F (x) xác đinh, thuộc C [0, b].


Z t ¯ ¯
|F (x)(t ) − x 0 | ≤ ¯ f [s, x(s)]¯ d s ≤ M b ≤ r nên F (x) ∈ X .
0

8
• Tiếp theo ta chứng minh F là ánh xạ co trên X .
¯ ¯ t©
¯Z ¯
¯ ª ¯
¯F (x)(t ) − F (y)(t )¯ = ¯ f [s, x(s)] − f [s, y(s)] d s ¯¯
¯
0
Z b
≤k |x(s) − y(s)|d s ≤ kbd (x, y) ∀t ∈ [0, b].
0

Do đó d (F (x), F (y)) ≤ kbd (x, y). Do kb < 1 nên F là ánh xạ co. Áp dụng Định lý 2.2 ta có
khẳng định của định lý.
Định lý 2.12. Giả sử hàm f : [0, a] × R → R liên tục và thỏa mãn điều kiện Lipchitz theo biến
thứ hai
∃k > 0 : ¯ f (t , x) − f (t , y)¯ ≤ k|x − y| ∀t ∈ [0, a], ∀x, y ∈ R.
¯ ¯

Khi đó

1) Bài toán (2.7)-(2.8) có duy nhất nghiệm xác định trên [0, a].
2) Nghiệm của bài toán (2.7)-(2.8) phụ thuộc liên tục vào điều kiện đầu, nghĩa là, gọi x y là
nghiệm của (2.7) với điều kiện x y (0) = y thì lim x y = x y 0 đều trên [0, a].
y→y 0

Chứng minh. Để chứng minh 1) ta sẽ sử dụng Định lý 2.7 với X = C [0, a], d (x, y) = sup |x(t )−
t ∈[0,a]
y(t )|e −kt
. Để chứng minh 2) ta áp dụng Định lý 2.3 với X , d như trên và Y = R.
1) Hiển nhiên ta có F (X ) ⊂ X , ta sẽ chứng minh F là ánh xạ co. Ta có
¯Z t ¯
−kt −kt
¯ ¯ ¯ © ª¯
e ¯F (x)(t ) − F (y)(t )¯ = e ¯
¯ f [s, x(s)] − f [s, y(s)]d s ¯¯
0
Z t
−kt
≤ e .k |x(s) − y(s)|d s
0
Z t
−kt
≤ e .k e ks d (x, y)d s
0
³ ´
−kt
= 1−e d (x, y)
³ ´
≤ 1 − e −ka d (x, y) ∀t ∈ [0, a].

Do đó d (F (x), F (y)) ≤ 1 − e −ka d (x, y). Vậy F là ánh xạ co.


¡ ¢

2) Ký hiệu F y là ánh xạ cho bởi F y : C [0, a] → C [0, a],


Z t
F y (x)(t ) = y + f [s, x(s)]d s, t ∈ [0, a].
0

Khi đó:
F y là ánh xạ co với hệ số 1 − e −ka .
¡ ¢
d F y (x) − F y 0 (x) = |y − y 0 | nên lim F y (x) = F y 0 (x) ∀x ∈ X .
y→y 0

Vậy các điều kiện của Định lý 2.3 được thỏa mãn.

9
§ 2. Định lý diểm bất động Schauder

1. Định lý Brouwer

Định lý 2.13. Giả sử

i. C là tập lồi đóng, bị chặn trong không gian định chuẩn hữu hạn chiều X .

ii. f : C → X là ánh xạ liên tục và f (C ) ⊂ C .

Khi đó, f có điểm bất động trong C .


Hệ quả 2.14. Giả sử

i. C là tập lồi đóng trong không gian định chuẩn hữu hạn chiều X .

ii. f : C → C là ánh xạ liên tục và f (C ) là tập compact tương đối.

Khi đó, f có điểm bất động trong C .

Chứng minh. Đặt C 1 = conv f (C ) thì C 1 là tập lồi, đóng và do f (C ) bị chặn nên C 1 là tập bị
chặn. Hơn nữa, f (C ) ⊂ C nên C 1 ⊂ C . Do đó, f liên tục trên C 1 và f (C 1 ) ⊂ f (C ) ⊂ C 1 . Vậy f
có điểm bất động trong C 1 ⊂ C .

2. Định lý Schauder

Định lý 2.15. Giả sử

i) C là tập lồi đóng trong không gian định chuẩn X .

ii) f : C → X là ánh xạ liên tục và f (C ) ⊂ C , f (C ) là tập compact tương đối.

Khi đó, f có điểm bất động trong C .


Bổ đề 2.16. Giả sử tập C và ánh xạ f thỏa mãn các điều kiện của Định lý 2.15. Khi đó với
mỗi ε > 0, tồn tại ánh xạ g : C → X thỏa mãn

(a) g (C ) ⊂ C , g (C ) là tập compact tương đối, chứa trong một không gian con hữu hạn chiều
của X .

(b) kg (x) − f (x)k ≤ ε, ∀x ∈ C .

Chứng minh. Vì f (C ) là tập compact nên tồn tại y 1 , y 2 , . . . , y n ∈ f (C ) sao cho


n
B (y i , ε).
[
f (C ) ⊂
i =1

10
Xét hàm hi : C → [0, ∞), hi (x) = max{ε − k f (x) − y i k, 0}, i = 1, 2, . . . , n .
Ta có hi liên tục và có tính chất
∀x ∈ C , ∃i ∈ {1, 2, . . . , n} : h i (x) > 0. (2.13)
Lập các ánh xạ
h i (x)
αi : C → [0, 1], αi (x) = n
,
P
h k (x)
k=1
n
αi (x)y i .
X
g : C → X , g (x) =
i =1

Khi đó, do hi liên tục và tính chất (2.13) ta có αi liên tục. Do đó, g liên tục và

• g (C ) ⊂ C (do y i ∈ C ).
• g (C ) ⊂ span{y 1 , y 2 , . . . , y n }, g (C ) bị chặn nên compact tương đối.

Từ
m
αi (x)[y i − f (x)] và αi (x)ky i − f (x)k ≥ αi (x)ε, i = 1, n
X
g (x) − f (x) =
i =1
ta được
kg (x) − f (x)k ≤ ε, ∀x ∈ C .

Chứng minh Định lý 2.15


Với mỗi n ∈ N∗ ta xây dựng theo Bổ đề 2.16, không gian hữu hạn chiều X n và ánh xạ liên tục
f n : C → X n sao cho:

(a) f n (C ) ⊂ C , f n (C ) là tập compact tương đối.


(b) k f n (x) − f (x)k ≤ n1 , ∀x ∈ C .

Đặt C n = C ∩ X n thì C n là tập lồi đóng trong X n , f n (C n ) ⊂ C n , f n (C n ) là tập compact tương đối
trong X n .
Do đó, theo Định lý Brouwer, ta có
∃x n ∈ C n : f n (x n ) = x n .

Chú ý tính chất (b), ta có


lim ( f (x n ) − x n ) = θ. (2.14)
n→∞

Vì f (x n ) ∈ f (C ) và f (C ) là tập compact tương đối nên có dãy con {x nk } sao cho lim f (x nk ) =
k→∞
x k ∈ C . Kết hợp với (2.14) ta được lim x nk = x ∗ . Lại sử dụng (2.14), ta có f (x ∗ ) = x ∗ .
k→∞

11
3. Định lý Krasnoselskii

Định lý 2.17. Giả sử

(i) X là một không gian Banach, C ⊂ X là tập lồi, đóng.

(ii) Các ánh xạ f , g : C → X thỏa mãn điều kiện

(a) f (x) + g (y) ∈ C , ∀x, y ∈ C ,


(b) f là ánh xạ co, g liên tục và g (C ) là tập compact tương đối.

Khi đó f + g có điểm bất động trong C .

Chứng minh. Sử dụng tính chất A + B ⊂ A + B đúng cho các tập con khác rỗng của X và điều
kiện (a) ta có f (C ) + g (C ) ⊂ C .

+ Với z ∈ g (C ) ta định nghĩa ánh xạ f z : C → X , f z (x) = f (x) + z .


Ta có f z là ánh xạ co, f z (C ) = f (C ) + z ⊂ f (C ) + g (C ) ⊂ C và C là tập đóng trong không gian
Banach nên đầy đủ. Do đó, f z có duy nhất điểm bất động trong C .

+ Lập ánh xạ F : g (C ) → C xác định như sau: với z ∈ g (C ) thì F (z) là điểm bất động của ánh xạ
f z hay F (z) = f (F (z)) + z .
Khi đó, ta có ¡ ¢ ¡ ¢
x ∈ C , x = f (x) + g (x) ⇔ x ∈ C , x = F (g (x)) .
Vậy ta chỉ cần chứng minh rằng ánh xạ F ◦ g có điểm bất động trong C .

+ Ta sẽ chứng minh F liên tục và do đó F ◦ g liên tục.


Với x, y ∈ g (C ) ta có
F (x) = f (F (x)) + x, F (y) = f (F (y)) + y.
Do đó

kF (x) − F (y)k ≤ k f (F (x)) − f (F (y))k + kx − yk


≤ kkF (x) − F (y)k + kx − yk

1
Từ đây ta có kF (x) − F (y)k ≤ 1−k kx − yk, do vậy F liên tục.

+ Do định nghĩa của F ta có F (g (C )) ⊂ C . Do tính liên tục của F ta có F (g (C )) là tập compact


và do vậy F (g (C )) là tập compact tương đối. Vậy ánh xạ F ◦ g có điểm bất động trong C theo
Định lý Schauder.

12
4. Ứng dụng cho phương trình vi phân giá trị đầu

Định lý 2.18 (Định lý Ascoli - Arzela). Trên C [a, b] ta xét chuẩn kxk = sup{|x(t )| : t ∈ [a, b]}.
Khi đó, tập A ⊂ C [a, b] là tập compact tương đối khi và chỉ khi A có các tính chất

(i) Với mọi t ∈ [a, b], tập {x(t ) : x ∈ A} ⊂ R bị chặn.

(ii) A là tập liên tục đồng bậc, nghĩa là

∀ε > 0, ∃δ > 0 : x ∈ A, t , s ∈ [a, b], |t − s| < δ ⇒ |x(t ) − x(s)| < ε

Ví dụ 2.19. Giả sử tập A ⊂ C [a, b] có các tính chất ’

• Tồn tại t 0 ∈ [a, b] : {x(t 0 ) : x ∈ A} là tập bị chặn.

• ∃M > 0 : |x(t ) − x(s)| ≤ M |t − s| ∀x ∈ A, ∀t , s ∈ [0, b].

Khi đó, A là tập compact tương đối trong C [a, b].

Ví dụ 2.20. Cho A ⊂ C [a, b] là tập bị chặn. Khi đó tập


½ Z t ¾
B = y : ∃x ∈ A, y(t ) = x(s)d s, t ∈ [a, b] ,
a

là tập compact tương đối trong C [a, b].

Định lý 2.21 (Định lý Peano). Giả sử hàm f : D = [0, a] × [x 0 − r, x 0 + r ] → R liên tục và


© ª n r o
M = sup | f (t , x)| : (t , x) ∈ D , b = min a, .
M
Khi đó, bài toán

x 0 (t ) = f [t , x(t )], t ∈ [0, b], x(0) = x 0 (2.15)

có nghiệm.

Chứng minh. Trên C [0, b] ta xét chuẩn kxk = sup{|x(t )| : t ∈ [0, b]} và xét tập C , ánh xạ F như
sau
C = {x ∈ C [a, b] : x(t ) ∈ [x 0 − r, x 0 + r ], ∀t ∈ [a, b]} = B (x, r ), trong đó x là hàm x(t ) = x 0 , ∀t ∈
[0, b]. R t
F : C → C [a, b], F (x)(t ) = x 0 +
f [s, x(s)]d s, t ∈ [0, b].
a
Ta biết nghiệm của 2.15 là điểm bất động của F . Ta sẽ dùng Định lý Schauder để chứng minh
F có điểm bất động trong C .

13
+ Hiển nhiên C là tập lồi, đóng. Ta chứng minh F (C ) ⊂ C .
Với x ∈ C thì F (x) xác định, thuộc C [0, b] và ta có
t
¯Z ¯
¯ ¯
|F (x)(t ) − x 0 | = ¯¯ f [s, x(s)]d s ¯¯ ≤ M b ≤ r, ∀t ∈ [0, b].
0

Do đó F (x) ∈ C .

+ Tiếp theo, ta chứng minh F liên tục. Giả sử x, x n ∈ C , n ∈ N∗ và lim x n = x . Ta có


n→∞
Z t
|F (x n )(t ) − F (x)(t )| ≤ | f [s, x n (s)] − f [s, x(s)]|d s, t ∈ [0, b].
0

Suy ra
Z b
kF (x n ) − F (x)k ≤ | f [s, x n (s)] − f [s, x(s)]|d s (2.16)
0

Mặt khác,

lim x n (s) = x(s) nên lim f [s, x n (s)] = f [s, x(s)], ∀s ∈ [0, b],
n→∞ n→∞
| f [s, x n (s)] − f [s, x(s)]| ≤ 2M , ∀s ∈ [0, b], ∀n ∈ N∗ .

Do đó, từ (2.16) và Định lý Hội tụ bị chặn ta có lim F (x n ) = F (x).


n→∞

+ Cuối cùng, ta kiểm tra F (C ) là tập compact tương đối.


Ta có

F (x)(0) = x 0 nên tập {F (x)(0) : x ∈ C } bị chặn.


¯Z t ¯
¯ 2 ¯
|F (x)(t 2 ) − F (x)(t 1 )| = ¯¯ f [s, x(s)]d s ¯¯ ≤ M |t 2 − t 1 |, ∀x ∈ C , ∀t 1 , t 2 ∈ [0, b].
t1

Do đó, F (C ) là tập compact tương đối trong C [0, b].

§ 3. Điểm bất động của ánh xạ tăng

1. Ánh xạ tăng trong tập có thứ tự

Định nghĩa 2.22. 1. Tập X 6= ; gọi là tập có thứ tự (có thứ tự bộ phận,...) nếu giữa một số cặp
phần tử của X có định nghĩa quan hệ "≤" sao cho

(i) x ≤ x ∀x ∈ X ,
(ii) (x ≤ y, y ≤ x) ⇒ x = y ,

14
(iii) (x ≤ y, y ≤ z) ⇒ x ≤ z .

2. Cho tập có thứ tự (X , ≤)

a. Tập A ⊂ X gọi là một xích (tập sắp thẳng,...) nếu với mọi x, y ∈ A thì hoặc x ≤ y hoặc
y ≤ x.
b. phần tử a ∈ X gọi là một cận trên của tập A ⊂ X nếu x ≤ a ∀x ∈ A .
c. Phần tử a ∈ X gọi là cận trên đúng của A , viết a = sup A , nếu a là cận trên của A và với
mọi b là cận trên của A thì a ≤ b .
d. Phần tử a ∈ X gọi là phần tử tối đại của X nếu không tồn tại x ∈ X mà x ≥ a, x 6= a .

Bổ đề Zorn. Giả sử X là tập có thứ tự sao cho mọi xích của X có cận trên. Khi đó X có phần
tử tối đại.

Bổ đề 2.23. Cho tập có thứ tự (X , ≤) và ánh xạ f : X → X sao cho

i) Mọi xích của X có cận trên,

ii) x ≤ f (x), ∀x ∈ X .

Khi đó f có điểm bất động.

Chứng minh. Từ giả thiết i) và Bổ đề Zorn thì X có phần tử tối đại, kí hiệu là a . Vì a ≤ f (a)
theo giả thiết ii) nên ta có a = f (a).

Định lý 2.24. (Tarskii-Knaster-Bourbaki) Cho tập có thứ tự (X , ≤) và ánh xạ f : X → X có


tính chất

i) Mỗi xích của X có cận trên đúng,

ii) tồn tại x 0 ∈ X sao cho x 0 ≤ f (x 0 ) và f là ánh xạ tăng, nghĩa là nếu x ≤ y thì f (x) ≤ f (y).

Khi đó f có điểm bất động nhỏ nhất trên tập X 0 = {x ∈ X : x ≥ x 0 }.


© ª
Chứng minh. Đặt X 1 = x ∈ X : x 0 ≤ x ≤ f (x) thì X 1 6= ; và mọi điểm bất động của f trên X 0
đều thuộc X 1 . Do đó ta chỉ cần chứng minh f có điểm bất động nhỏ nhất trên X 1 .
• Chứng minh f có điểm bất động trên X 1 . Ta sẽ áp dụng Bổ đề 2.23 cho tập X 1 . Đầu tiên ta
kiểm tra nếu x ∈ X 1 thì f (x) ∈ X 1 . Thật vậy, x ∈ X 1 thì x 0 ≤ x ≤ f (x) nên do f là ánh xạ tăng ta
có x 0 ≤ f (x) ≤ f ( f (x)). Vậy f (x) ∈ X 1 .
Giả sử A ⊂ X 1 là một xích, đặta = sup A , ta sẽ chứng minh a ∈ X 1 . Ta có x 0 ≤ x ≤ f (x) ≤
f (a) ∀x ∈ A , nên f (a) là một cận trên của A . Do đó a ≤ f (a) hay a ∈ X 1 . Hiển nhiên, điều
kiện ii) của Bổ đề cũng đúng cho f , X 1 . Vậy f có điểm bất động trên©X 1 . ª
•© Chứng minh f có điểm bất ª động nhỏ nhất trên X 1 . Đặt X 2 = x ∈ X 1 : x = f (x) , X3 =
y ∈ X 1 : y là cận dưới của X 2 . Ta có X 2 6= ; và x 0 ∈ X 3 , ta sẽ chứng minh f có điểm bất
động trên X 3 và đó sẽ là điểm bất động nhỏ nhất trên X 1 .

15
Với y ∈ X 3 ta có y ≤ x ∀x ∈ X 2 nên f (y) ≤ f (x) = x ∀x ∈ X 2 . Vậy f (y) ∈ X 3 . Giả sử A ⊂ X 3
là một xích và a = sup A , ta sẽ chứng minh a ∈ X 3 . Với x ∈ X 2 ta có y ≤ x ∀y ∈ A nên x là một
cận trên của A và do đó a ≤ x . Vậy a là một cận dưới của X 2 nên a ∈ X 3 và do đó X 3 có tính
chất (i) của Bổ đề 2.23. Do vậy f có điểm bất động trên X 3 .

2. Ánh xạ tăng trong không gian Banach có thứ tự

Định nghĩa 2.25. Cho không gian Banach X .

1. Tập K ⊂ X , K 6= ; gọi là một nón nếu

(i) K là tập đóng,


(ii) ∀x, y ∈ K , ∀λ ≥ 0 thì x + y ∈ K , λx ∈ K hay K + K ⊂ K , λK ⊂ K ∀λ ≥ 0.
(iii) K ∩ (−K ) = {θ}.
Ta chỉ xét các nón không tầm thường: K \{θ} 6= ;.

2. Nếu K ⊂ X là nón thì ta định nghĩa thứ tự trong X sinh bởi K như sau:

x ≤ y ⇔ y −x ∈K.

Mệnh đề 2.26. Cho X là không gian Banach với thứ tự sinh bởi một nón. Khi đó

1. Nếu x ≤ y thì x + z ≤ y + z, ∀z ∈ X , λx ≤ λy ∀λ ≥ 0.

2. Nếu x n ≤ y n , ∀n ∈ N∗ và lim x n = a , lim y n = b thì a ≤ b .


n→∞ n→∞

3. Nếu {x n } là dãy tăng và a = lim x n thì x n ≤ a ∀n ∈ N∗ .


n→∞

Chứng minh. 2. Vì y n − x n ∈ K , n ∈ N∗ và lim (y n − x n ) = b − a nên b − a ∈ K do K đóng. Vậy


n→∞
a ≤ b.
3. Cho m → ∞ trong x n ≤ x m+n và sử dụng tính chất 2., ta có x n ≤ a .

Định nghĩa 2.27. Nón K trong không gian Banach được gọi là nón chuẩn nếu tồn tại số N > 0
sao cho
θ ≤ x ≤ y ⇒ kxk ≤ N kyk.

Mệnh đề 2.28. Giả sử X là không gian Banach với thứ tự sinh bởi nón chuẩn. Khi đó

1. Nếu x n ≤ y n ≤ z n , n ∈ N∗ và lim x n = a , lim z n = a thì lim y n = a .


n→∞ n→∞ n→∞

2. Nếu {x n } là dãy đơn điệu và có dãy con hội tụ về a thì {x n } hội tụ về a .

Chứng minh. 1. Ta có θ ≤ y n −x n ≤ z n −x n nên ky n −x n k ≤ N kz n −x n k. Do đó lim (y n −x n ) =


n→∞
θ , từ đó lim y n = a .
n→∞

16
2. Giả sử {x n } là dãy tăng và lim x nk = a . Do Mệnh đề 2.26 ta có x nk ≤ a ∀k ∈ N∗ và do đó
k→∞
x n ≤ a ∀n ∈ N∗ .
Với ε > 0 tùy ý, ta tìm được k sao cho kx nk − ak < Nε (N là số nói trong Định nghĩa 2.27).
Với n ≥ n k ta có
θ ≤ a − x n ≤ a − x nk nên ka − x n k < ε.
Vậy lim x n = a .
k→∞

Nguyên lý Entropy (Brezis-Browder). Giả sử

(i) X là tập có thứ tự sao cho mọi dãy tăng thì có cận trên,

(ii) S : X → [−∞, ∞) là phiếm hàm tăng và bị chặn trên.

Khi đó tồn tại phần tử u 0 ∈ X có tính chất

∀u ∈ X , u ≥ u 0 ⇒ S(u) = S(u 0 ).

Chứng minh. Nếu S(X ) = {−∞} thì ta có thể lấy u 0 ∈ X tùy ý. Giả sử S(X ) 6= {−∞}, ta lấy
u 1 ∈ X mà S(u 1 ) 6= −∞ và xây dựng dãy tăng {u n } bằng quy nạp như sau. Giả sử đã có u n , ta
đặt
M n = {u ∈ X : u ≥ u n } , a n = sup{S(u) : u ∈ M n }.
Nếu an = S(u n ) thì u 0 := u n là phần tử thỏa mãn yêu cầu. Nếu an > S(u n ) tồn tại phần tử, ký
hiệu là u n+1 thỏa:
1
u n+1 ∈ M n , S(u n+1 ) > a n − (a n − S(u n )).
2
Giả sử an 6= S(u n ) ∀n ∈ N . Khi đó ta xây dựng được dãy {u n }n thỏa mãn

u n ≤ u n+1 , a n < 2S(u n+1 ) − S(u n ) ∀n ∈ N∗ . (2.17)

Gọi u 0 là một cận trên của {u n }n theo giả thiết (i). Xét phần tử u ≥ u 0 . Ta có u ∈ Mn nên
S(u) ≤ a n ∀n ∈ N∗ . Kết hợp với (2.17) ta được

S(u) ≤ 2S(u n+1 ) − S(u n ). (2.18)

Dãy {S(u n )} tăng, bị chặn trên nên hội tụ. Đặt a = lim S(u n ), ta có
n→∞

S(u) ≤ a ( cho n → ∞ trong (2.18))


a ≤ S(u 0 ) (do S(u n ) ≤ S(u 0 ) ∀n ∈ N∗ ). (2.19)

Vậy S(u) ≤ S(u 0 ). Mặt khác S(u) ≥ S(u 0 ) do u ≥ u 0 . Do đó S(u) = S(u 0 ).


Định lý 2.29. Giả sử X là không gian Banach với thứ tự sinh bởi nón, M ⊂ X là một tập đóng
và F : M → X là ánh xạ tăng thỏa mãn

17
(i) F (M ) ⊂ M , ∃x 0 ∈ M : x 0 ≤ F (x 0 ),
(ii) với mọi dãy tăng {x n } ⊂ M thì dãy {F (x n )} hội tụ.

Khi đó F có điểm bất động trong M .

Chứng minh. Ta định nghĩa tập M0 = {x ∈ M : x ≤ F (x)} và ánh xạ g : M0 → [0, ∞],


© ª
g (x) = sup kF (z) − F (y)k : y, z ∈ M 0 , z ≥ y ≥ x .
• Ta kiểm tra các điều kiện trong Nguyên lí Entropy cho tập M 0 và phiếm hàm (−g ).
Xét {x n }n ⊂ M0 là dãy tăng. Khi đó tồn tại x = limF (x n ) và x ∈ M . Ta có
n→

x n ≤ x ( do x n ≤ F (x n ) ≤ x),
F (x n ) ≤ F (x) nên x ≤ F (x) và x ∈ M 0 .
Vậy x là cận trên của {x n } trong M0 .
Với x 1 , x 2 ∈ M0 và x 1 ≤ x 2 , ta có
© ª © ª
(y, z) ∈ M 0 × M 0 : x 1 ≤ y ≤ z ⊃ (y, z) ∈ M 0 × M 0 : x 2 ≤ y ≤ z .
Do đó g (x 1 ) ≥ g (x 2 ) và −g (x 1 ) ≤ −g (x 2 ).
• Do Nguyên lý Entropy, ta tìm được a ∈ M 0 sao cho
∀u ∈ M 0 , u ≥ a ⇒ g (u) = g (a) (2.20)
Ta sẽ chứng minh g (a) = 0. Giả sử trái lại g (a) > c > 0. Từ định nghĩa g (a) ta có
∃y 1 , y 2 ∈ M 0 : y 2 ≥ y 1 ≤ a, kF (y 2 ) − F (y 1 )k > c.
Do (2.20) ta có g (y 2 ) = g (a) > c nên từ định nghĩa g (y 2 ) ta có
∃y 3 , y 4 ∈ M 0 : y 4 ≥ y 3 ≥ y 2 , kF (y 4 ) − F (y 3 )k > c.
Lặp lại lí luận trên, ta xây dựng được dãy tăng {y n }n ⊂ M0 sao cho kF (y 2n ) − F (y 2n−1 )k >
c ∀n ∈ N∗ . Vậy dãy {F (y n )} không hội tụ, mâu thuẩn với giả thiết (ii). Vậy g (a) = 0 và từ đây
ta suy ra
∀u ∈ M 0 , u ≥ a ⇒ F (u) = F (a). (2.21)
Vì a ∈ M0 nên F (a) ≥ a và F (a) ∈ M0 . Do đó theo (2.21) ta được F (F (a)) = F (a) hay F (a) là
điểm bất động của F .
Hệ quả 2.30. Giả sử X là không gian Banach với thứ tự sinh bởi nón K , M ⊂ X là tập đóng
và F : M → X là ánh xạ tăng sao cho

(i) F (M ) ⊂ M , ∃x 0 ∈ M : x 0 ≤ F (x 0 ),
(ii) K là nón chuẩn và F (M ) là tập compact tương đối.

Khi đó F có điểm bất động trong M .

Chứng minh. Với {x n } là dãy tăng ta có {F (x n )} dãy tăng, có dãy con hội tụ do tập F (M ) là tập
compact tương đối. Do K là nón chuẩn ta suy ra dãy {F (x n )} hội tụ theo Mệnh đề 2.28.
Vậy các điều kiện của Định lý được thỏa mãn và F có điểm bất động trên M .

18
3. Ứng dụng vào khái niệm "Lực lượng của tập hợp"

Khái niệm "lực lượng của tập hợp" không được định nghĩa. Ta muốn dùng nó để mô tả "số
lượng" phần tử của các tập hợp.

Định nghĩa 2.31. Cho các tập hợp X 6= ;, Y 6= ;.

1. Ta nói X , Y có cùng lực lượng, và viết cardX = cardY , nếu tồn tại một song ánh giữa X và
Y.

2. Ta viết cardX ≤ cardY nếu tồn tại một đơn ánh từ X vào Y .

Mệnh đề 2.32. Với hai tập hợp tùy ý X 6= ;, Y 6= ; thì hoặc cardX ≤ cardY hoặc cardY ≤
cardX .

Chứng minh. Ta định nghĩa tập


© ª
A = (A, f ) : A ⊂ X , f : A → Y là đơn ánh

với thứ tự (A 1 , f 1 ) ≤ (A©2 , f 2 ) ⇔ A 1 ⊂ªA 2 và f 1 (x) = f 2 (x) ∀x ∈ A 1 . Ta sẽ áp dụng Bổ đề Zorn


cho tập (A, ≤). Giả sử (A i , f i ) : i ∈ I ⊂ A là một xích, ta định nghĩa
[
B= A i , g : B → Y , g (x) = f i (x) nếu x ∈ A i .
i ∈I

Để kiểm tra g xác định đúng ta cần chỉ ra rằng nếu x ∈ A i ∩ A j thì f i (x) = f j (x). Điều này
đúng do (A i , f i ) ≤ (A j , ≤ f j ) hoặc (A j , f j ) ≤ (A i , ≤ f i ). Lí luận tương tự ta có g là đơn ánh. Vậy
(B, g ) ∈ A là một cận trên của xích đã cho.
Áp dụng Bổ đề Zorn ta tìm được phần tử tối đại (X 0 , f 0 ) của A.
• Ta sẽ chứng minh rằng không xảy ra trường hợp:

X 0 6= X và f 0 (X 0 ) 6= Y .

Nếu trái lại, ta có x 0 ∈ X \X 0 và y 0 ∈ Y \ f 0 (X 0 ) và ta định nghĩa

X 0 = X 0 ∪ {x 0 }, f 0 : X 0 → Y , f 0 (x) = f 0 (x) nếu x ∈ X 0 , f 0 (x 0 ) = y 0 .

Khi đó (X 0 , f 0 ) ∈ A, (X 0 , f 0 ) ≥ (X 0 , f 0 ) nhưng (X 0 f 0 ) 6= (X 0 , f 0 ) là điều vô lý.


• Vậy hoặc hoặc X 0 = X và khi đó cardX ≤ cardY , hoặc f 0 (X 0 ) = Y và khi đó f −1 : Y → X là
đơn ánh và ta có cardY ≤ cardX .

Bổ đề 2.33. Cho các tập X , Y và các ánh xạ f : X → Y , g : Y → X . Khi đó ta có thể phân tích
X = X 1 ∪ X 2 , Y = Y1 ∪ Y2 sao cho

X 1 ∩ X 2 = ;, Y1 ∩ Y2 = ;, f (X 1 ) = Y1 , g (Y2 ) = X 2 .

19
Chứng minh. Trên tập P (X ) tất cả các tập con của X ta xét thứ tự A 1 ≤ A 2 ⇔ A 1 ⊂ A 2 và xét
ánh xạ
ϕ : P (X ) → P (X ), ϕ(A) = X \g (Y \ f (A)), A ∈ P (X ).
Ta sẽ áp dụng Định lý Tarskii-Knaster-Bourbaki để chứng minh ϕ có điểm bất động. Hiển
nhiên ϕ là ánh xạ tăng và ; ≤ ϕ(;). Nếu {A i : i ∈ I } ⊂ P (X ) là một xích thì A = A i sẽ là cận
i ∈I
trên đúng.
Vậy tồn tại A 0 ⊂ X sao cho A 0 = ϕ(A 0 ) = X \g (Y \ f (A 0 )). Đặt

X 1 = A 0 , X 2 = X \A 0 Y1 = f (A 0 ), Y2 = Y \Y1

ta có điều phải chứng minh.

Định lý 2.34. (Berstein) Giả sử X 6= ;, Y 6= ; và tồn tại các đơn ánh f : X → Y , g : Y → X


thế thì sẽ tồn tại song ánh giữa X , Y .
Như vậy, nếu cardX ≤ cardY và cardY ≤ cardX thì cardX = cardY .

Chứng minh. Ta xây dựng các tập X 1 , X 2 , Y1 , Y2 như trong Bổ đề 2.33. Khi đó ánh xạ sau là
song ánh
F : X → Y , F (x) = f (x) nếu x ∈ X 1 , F (x) = g −1 (x) nếu x ∈ X 2 .

4. Ứng dụng cho phương trình vi phân

4.1. Bài toán

Cho hàm f : [0, a] × [0, ∞) thỏa mãn

i) ∀u ∈ [0, ∞) thì hàm t 7→ f (t , u) đo được trên [0, a],

ii) ∀t ∈ [0, a], hàm u 7→ f (t , u) là hàm tăng (có thể không ngặt).

Tìm hàm liên tục u : [0, b] → R với b ≤ a thỏa mãn


Z t
x(t ) = x 0 + f [s, x(s)]d s, t ∈ [0, b]. (2.22)
0

Nghiệm của (2.22) gọi là nghiệm yếu của bài toán

x 0 (t ) = f [t , x(t )], t ∈ [0, b], x(0) = x 0 (2.23)

20
4.2. Các kiến thức bổ sung
Z t
a. Nếu hàm x : [0, a] → R khả tích trên [0, a] thì hàm y(t ) = x(s)d s liên tục, khả vi h.k.n
0
trên [0, a] và y 0 (t ) = x(t ) h.k.n. Do đó nếu x là nghiệm của (2.22) và hàm t 7→ f [t , x(t )] khả
tích thì x thỏa mãn (2.23) h.k.n.

b. Nếu f thỏa mãn các điều kiện i), ii) và x : [0, a] → R là hàm tăng thì hàm t 7→ f [t , x(t )] đo
được trên [0, a].

4.3. Sự tồn tại nghiệm

Mệnh đề 2.35. Giả sử x 0 ≥ 0, f thỏa mãn i),ii) và iii) sau đây


f (t ,u)
iii) lim u = c < ∞ đều đối với t ∈ [0, a]; nghĩa là
u→∞
¯ ¯
¯ f (t , u)
− c ¯¯ < ε.
¯
∀ε > 0 ∃u 0 : ∀u ≥ u 0 , ∀t ∈ [0, a] ⇒ ¯
¯
u

Khi đó với b < min a, 1c thì (2.22) có nghiệm.


© ª

Chứng minh. Chọn c 0 thỏa c < c 0 < b1 ta có

f (t , u)
∃u 0 : ∀u ≥ u 0 ⇒ < c 0 ∀t ∈ [0, a].
u

Chọn u 0 thỏa mãn: u 0 ≥ u 0 , x 0 + bc 0 u 0 ≤ u 0 . Trong C [0, b] xét nón K các hàm không âm, đặt
© ª
M = x ∈ C [0, b] : 0 ≤ x(t ) ≤ u 0 ∀t ∈ [0, b], x tăng
Z t
F (x)(t ) = x 0 + f [s, x(s)]d s, x ∈ M .
0
• Với x ∈ M ta có:
∗ Hàm t 7→ f [t , x(t )] đo được; f [t , x(t )] ≤ f (t , u 0 ) ≤ c 0 u 0 ∀t ∈ [0, b] nên khả tích. Vậy F (x)
xác định, liên tục. Do f [s, x(s)] ≥ 0 nên F (x) là hàm tăng.
Rt
∗ 0 ≤ F (x)(t ) ≤ x 0 + 0 c 0 u 0 d s ≤ x 0 + bc 0 u 0 ≤ u 0 .
Vậy F (x) ∈ M . Hiển nhiên F (θ) ≥ θ và do hàm u 7→ f (t , u) tăng ta có F là ánh xạ tăng.
• Ta chứng minh F (M ) là tập compact tương đối. Với x ∈ M ta có

f [t , x(t )] ≤ f (t , u 0 ) ≤ c 0 u 0 ∀t ∈ [0, b].

Do đó với t 1 < t 2 , ta có
Z t2
|F (x)(t 1 ) − F (x)(t 2 )| ≤ f [s, x(s)]d s ≤ (t 2 − t 1 )c 0 u 0 .
t1

21
Vậy tập F (M ) liên tục đồng bậc và kết hợp với {F (x)(0) : x ∈ M } = {x 0 } là tập bị chặn, ta có
F (M ) là tập compact tương đối.
• Vì nón K các hàm không âm trong C [0, b] là nón chuẩn nên áp dụng Hệ quả ta thấy F có
điểm bất động.

Bài tập chương 2

Ánh xạ co
Bài 1. Xét phương trình Kepler:
t
x(t ) = ε sin x(t ) + 2π , 0 ≤ t ≤ T, 0 < ε < 1.
T

1. Chứng minh phương trình có duy nhất nghiệm x ∗ ∈ C [0, T ].


2. Với ε = 12 , tìm n để x n = f (x n−1 ), (x 0 = 0) sai khác x ∗ không quá 0, 01.
Bài 2. Cho hàm φ : [a, b] × R → R, (t , x) 7→ φ(t , x) liên tục, có đạo hàm φ0x liên tục và ∃m, M >
0 : m ≤ φ0x (t , x) ≤ M .
Chứng minh tồn tại duy nhất x ∗ ∈ C [a, b] thỏa φ[t , x ∗ (t )] = 0 ∀t ∈ [a, b].
2
(HD. Xét ánh xạ f (x)(t ) = x(t ) − m+M φ[t , x(t )].)
Bài 3. Cho (X , d ) đầy đủ, f : B (x 0 , r ) → X là ánh xạ co với hệ số q < 1. Chứng minh rằng nếu
d ( f (x 0 ), x 0 ) < (1 − q)r thì f có điểm bất động.
Định lý Schauder
Bài 4. Cho X là không gian Banach, f : B (θ, 1) → X hoàn toàn liên tục và thỏa mãn f (x) 6=
t x ∀x, kxk = r, ∀t > 1.
Chứng minh f có điểm bất động trong B (θ, r ).
r
(HD. Xét ánh xạ g (x) = f (x) nếu k f (x)k ≤ r , g (x) = k f (x)k f (x) nếu k f (x)k > r ).
k f (x)k
Bài 5. Cho X là không gian Banach và f : X → X hoàn toàn liên tục, thỏa mãn lim =
kxk→∞ kxk
q < 1. Chứng minh ánh xạ F = I − f là toàn ánh ( I : X → X là ánh xạ đồng nhất).
Bài 6. Cho không gian Hilbert (X , 〈., .〉), f : B (θ, r ) → X hoàn toàn liên tục và thỏa mãn
〈 f (x), x〉 < kxk2 nếu kxk = r . Chứng minh f có điểm bất động trong B (θ, r ).
Bài 7. Cho y ∈ C [a, b], K : [a, b] × [a, b] → R liên tục. Xét phương trình
Z b
x(t ) = K (t , s)x 2 (s)d s + y(t ), x ∈ C [a, b].
a

1) Tìm r, kyk (qua K ) để phương trình có nghiệm trong B (θ, r ).


2) Tìm r, kyk (qua K ) để phương trình có duy nhất nghiệm trong B (θ, r ).
Ghi chú: Ánh xạ f gọi là hoàn toàn liên tục nếu f liên tục và ∀B ⊂ dom f là tập bị chặn thì
f (B ) là tập compact tương đối.

22

You might also like