Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2

NỘI DUNG......................................................................................................................................2

1. Khái niệm Tài chính và tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước...2

1.1. Khái niệm về tài chính......................................................................................................2

1.2. Khái niệm về tài sản công tại cơ quan hành chính nhà nước.............................2

2. Thực trạng tài chính và tài sản công trong đơn vị công tác...............................3

2.1. Nguồn lực tài chính trong cơ quan..............................................................................3

2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của đơn vị công tác....................................3

2.3. Thực trạng tài sản công tại đơn vị công tác.............................................................3

3. Đánh giá thực trạng tài chính và tài sản công tại đơn vị công tác...................4

3.1 Đánh giá thực trạng tài chính.............................................................................................4

3.2. Đánh giá thực trạng tài sản công đơn vị.......................................................................5

4. Phương hướng sử dụng nguồn tài chính và tài sản công hiệu quả..................5

1
MỞ ĐẦU
Tài chính và tài sản công là một vấn đề quan trọng của các cơ quan hành chính
cũng như các doanh nghiệp. Đồng thời là lĩnh vực “nhạy cảm” của cơ quan hành chính
Nhà nước. Thực trạng tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước luôn là vấn đề
cần được thảo luận và đánh giá. Trong phạm vi bài luận, tác giả sẽ đi sâu vào vấn đề:
“đánh giá thực trạng tài chính và tài sản công tại đơn vị công tác”.

NỘI DUNG
1. Khái niệm Tài chính và tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước.
1.1. Khái niệm về tài chính

Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và
chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ
quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Nguồn tài
chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước có thể do ngân
sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho
sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước đòi hỏi phải có các
nguồn tài chính đảm bảo.

Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ
lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ
chức mình cung cấp phải trả tiền. Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì
hoạt động của các tổ chức công. Hiện nay, các tổ chức công được phép thu một số
khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ
sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ
yếu vẫn do Nhà nước cấp.

1.2. Khái niệm về tài sản công tại cơ quan hành chính nhà nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về
giải thích từ ngữ đã định nghĩa tài sản công với nội dung như sau:

2
“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp
dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết
cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở
hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại
tài nguyên khác.”

2. Thực trạng tài chính và tài sản công trong đơn vị công tác.
2.1. Nguồn lực tài chính trong cơ quan.

Các khoản chi thường xuyên trong cơ quan: 3.057.993.835 VNĐ trong đó chi phí
cho tiền lương, tiền công và các chi phí khác cho nhân viên: 2.835.387.073 VNĐ; chi
phí hao mòn tài sản cố định: 116.170.835 VNĐ; chi phí hoạt động cho các hoạt động
khác: 106.435.927 VNĐ.

Các khoản chi không thường xuyên: 539.861.000 VNĐ trong đó: Chi phí tiền
lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên: 457.661.000 VNĐ và Chi phí hoạt
động khác: 82.200.000 VNĐ.

2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của đơn vị công tác.

Kinh phí tự chủ trong năm 2022 là: 106.435.927 VNĐ tiền mặt và 1.975.326.650
VNĐ gửi Kho bạc.

Dự toán chi thường xuyên năm 2022: 2.941.823.000 VNĐ

Dự toán chi không thường xuyên năm 2022: 501.095.000 VNĐ

Thực chi trong năm 2022: 457.661.000 VNĐ

Lệnh chi thực chi: 102.630.000 VNĐ.

2.3. Thực trạng tài sản công tại đơn vị công tác.

3
Theo báo cáo tài chính năm 2022, tài sản công tại đơn vị tác giả công tác bao gồm:
tài sản cố định hữu hình (1.383.089.003 VNĐ) gồm: phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị, tài sản cố định hữu hình khác; tài sản cố định vô hình (5.401.482.940 VNĐ):
Quyền sử dụng đất, Phần mềm ứng dụng, tài sản cố định vô hình khác.

Riêng đối với nhà, đất đây là cơ sở vật chất được sử dụng cho công tác quản lý
nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Do vậy, những tài sản này được quản
lý theo tiêu chuẩn, định mức, công năng, mục đích sử dụng.

3. Đánh giá thực trạng tài chính và tài sản công tại đơn vị công tác

3.1 Đánh giá thực trạng tài chính.

Các chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, bám sát các
mục tiêu, định hướng đề ra. Nhờ đó, đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ
sản xuất và các nguồn lực từ tài nguyên, đất đai. Các chính sách phí, lệ phí được ban
hành về cơ bản đã đảm bảo minh bạch, đơn giản, góp phần tạo môi trường đầu tư ổn
định, hấp dẫn, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Chính sách phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện
gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, đảm bảo thực hiện phân bổ các
nguồn lực tài chính nhà nước theo hướng minh bạch, ưu tiên cho những nhiệm vụ
quan trọng, đối tượng còn nhiều khó khăn.

Công tác quản lý và giám sát nợ công đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, thống
nhất kiểm soát các khoản vay về cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; tăng
cường công khai, minh bạch trong quản lý nợ công. Công tác trả nợ được thực hiện
đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.

Tuy nhiên, Nguồn lực NSNN dành cho đầu tư công hàng năm vẫn được đảm bảo
nhưng giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch được giao. Giải ngân vốn
đầu tư công chậm một mặt là do thủ tục hành chính và các vướng mắc về thủ tục giải
ngân vốn đầu tư công.

4
3.2. Đánh giá thực trạng tài sản công đơn vị.
Công tác sắp xếp trụ sở, nhà, đất theo quy định tiếp tục được các bộ, ngành, địa
phương quan tâm thực hiện, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Qua đó, góp phần nâng
cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng nhà,
đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích; tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng.

Đã tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, xe ô tô để đảm bảo quản lý, sử dụng theo
tiêu chuẩn, định mức, phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các cơ
quan, tổ chức, đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách
nhà nước.

Đầu tư mua sắm hợp lý trong vốn NSNN cấp, đảm bảo phát huy tối đa các điều
kiện sử dụng về tài sản công phục vụ cho công tác, hoạt động tại đơn vị.

Bên cạnh đó, một số tài sản công tại đơn vị đang trong quá trình bảo trì không sử
dụng được gây gián đoạn trong việc hoạt động công tác tại đơn vị, hoặc hỏng hóc
nhưng chưa có kinh phí thay mới. Quỹ đất sử dụng chưa được hiệu quả, hợp lý.

4. Phương hướng sử dụng nguồn tài chính và tài sản công hiệu quả.

Triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản
hướng dẫn thi hành cho các đơn vị. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan để khắc phục cho được những lỗ hổng pháp lý như vấn đề
định giá đất, đấu giá tài sản...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán này phải được thực hiện ngay từ các khâu để phòng ngừa sai phạm; tăng
cường hơn nữa công tác giám sát của cộng đồng.

Tiếp tục đổi mới chính sách động viên nguồn lực tài chính công theo hướng bền
vững.

5
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu NSNN,
hướng đến xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, đảm bảo nhu
cầu chi tiêu cần thiết, hợp lý của NSNN.

Hoàn thiện thể chế về quản lý NSNN, tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử
dụng nguồn lực tài chính NSNN.

Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý NSNN nhằm tăng cường hiệu
quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực NSNN với quá trình tái cơ cấu kinh tế. Nâng
cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong phát triển KT-XH gắn
với thúc đẩy kêu gọi hợp tác theo hình thức hợp tác công tư, thu hút sự tham gia đầu
tư của khu vực tư nhân để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội. Tạo cơ chế tài chính để
các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, tiềm lực
và đặc điểm của từng địa phương.

KẾT LUẬN

Có thể nói, hoạt động tài chính và quản lý sử dụng tài sản công là một trong những
mũi nhọn của đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước. Sử dụng hiệu quả tài chính và tài
sản công góp phần thay đổi toàn diện diện mạo của cơ cấu cơ quan hành chính nhà
nước, thi hành tốt chủ trương tiết kiệm của Nhà nước, tránh lãng phí, thâm hụt NSNN.

You might also like