Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 132

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Sĩ Ánh

CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS VŨ DƢƠNG NINH

HÀ NỘI: 2008
MỤC LỤC Trang

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT…………… 1


MỞ ĐẦU………………………………………….... 2
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH LẠNH 9
1.1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC……………… 9
1.2 TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC VÀ NHỮNG THÀNH TỰU
SAU 10 NĂM ĐỔI MỚI…………………........... 15
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NĂM 1995 ĐẾN
NAY: NỘI DUNG VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 36
2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ ……................................................. 36
2.1.1 Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 1996 – 2001... 36
2.1.2 Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 2001 – 2006.. 41
2.1.3 Chính sách hội nhập quốc tế qua văn kiện Đại hội toàn
46
quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) ………….....
2.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG VIỆC TRIỂN
KHAI CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY.... 48
2.2.1 Mở rộng quan hệ đối ngoại......................................... 48
2.2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế…………………………..... 62
2.2.3 Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, giáo dục và các hoạt động
khác................................................................................ 78
CHƢƠNG 3: HỆ QUẢ, KINH NGHIỆM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 82
3.1 NHỮNG HỆ QUẢ CƠ BẢN……………………........ 82
3.2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM………………………..... 84
3.3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN TỚI…………...
86
KẾT LUẬN………………………………………… 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………… 93
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AFTA ASEAN Free Trade Area


Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIPO ASEAN Inter- Parliamentary Organization
Liên minh nghị viện ASEAN
AMM ASEAN Ministeral Meeting
Hội nghị Bộ trƣởng (Ngoại giao) các nƣớc ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn (an ninh) khu vực ASEAN
ASEAN The Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Asia - Europe Meeting
Hội nghị Á - Âu
CH Cộng hoà
CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
CHLB Cộng hoà liên bang
CHND Cộng hoà nhân dân
CNTB Chủ nghĩa tƣ bản
CNXH Chủ nghĩa xã hội
ĐHĐ Đại hội đồng
EC European Community
Cộng đồng châu Âu
EU European Union
Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GATT General Agreement on Tariff and Trade
Hiệp đinh chung về thuế quan và mậu dịch
IMF International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
LHQ Liên hợp quốc
MIA Missing In Action
Ngƣời mất tích trong khi làm nhiệm vụ
NATO North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại tây dƣơng
POW Prisoner of War
Tù nhân chiến tranh
SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBCN Tƣ bản chủ nghĩa
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ
WTO World Trade Organization - Tổ chức Thƣơng mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
ZOPFAN ASEAN Zone of Peace, Freedom and Neutrality
Khu vực ASEAN hoà bình, tự do và trung lập
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xƣớng và lãnh đạo, chúng ta đã giành đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong những thành tựu chung đó có sự
đóng góp quan trọng của ngoại giao Việt Nam. Đƣờng lối đối ngoại đổi mới của
Việt Nam đã góp phần đƣa nƣớc ta thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập và cấm
vận trên trƣờng quốc tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong quan hệ giữa Việt
Nam với các nƣớc, từng bƣớc đƣa nƣớc ta hội nhập khu vực và quốc tế. Đến nay,
“Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 174 nƣớc ở cả năm châu” [36, tr.4]; đã có
quan hệ đầy đủ và bình thƣờng với tất cả các nƣớc lớn, đặc biệt là các nƣớc uỷ
viên thƣờng trực HĐBA Liên hợp quốc, các trung tâm kinh tế- chính trị, các tổ
chức tài chính tiền tệ lớn trên thế giới.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta đề ra chính sách, chủ trƣơng sao cho phù
hợp với tình hình của từng giai đoạn cụ thể. Từ năm 1986 đến năm 1995, Đảng ta
đã chủ động điều chỉnh đƣờng lối đối ngoại nhằm đƣa Việt Nam ra khỏi thế bị
bao vây cấm vận, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, bƣớc đầu thực
hiện chính sách hội nhập quốc tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nƣớc.
Từ năm 1995 đến nay, trƣớc xu thế khu vực hóa và toàn cầu hoá phát triển
mạnh mẽ, các quốc gia ngày càng chủ động trong việc hội nhập quốc tế. Hoạt
động ngoại giao của Việt Nam đặt ra nhiệm vụ quan trọng là duy trì môi trƣờng
hòa bình, ổn định, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ đối ngoại, mở rộng thị
trƣờng, tranh thủ viện trợ, kêu gọi đầu tƣ, tăng cƣờng các quan hệ song phƣơng
và đa phƣơng, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhằm phục
vụ sự nghiêp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.
Đối với Việt Nam, việc chủ động hội nhập quốc tế là một nhân tố quan
trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, đồng thời
phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Do vậy, việc nghiên cứu chính
sách hội nhập quốc tế giai đoạn từ năm 1995 đến nay có một ý nghĩa lý luận và
thực tiễn to lớn, giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc những điều chỉnh trong chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm, những mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc trong vấn đề hội nhập quốc
tế, đề ra những giải pháp nhằm đƣa công cuộc hội nhập quốc tế có hiệu quả
hơn nữa.
Với ý nghĩa trên, tôi chọn vấn đề “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay” làm đề tài luận văn cao học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng
và lãnh đạo trong suốt hơn 20 năm qua đã và đang giành đƣợc những thành tựu
quan trọng. Trong những năm qua, để phục vụ công tác hoạch định chính sách
đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nƣớc theo
hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã có nhiều cuộc hội thảo về chính sách
hội nhập quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Về đƣờng lối, chính sách đối ngoại, trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập
ngành Ngoại giao Việt Nam, năm 1995, Bộ Ngoại giao đã xuất bản cuốn “Hội
nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” tập hợp các bài nói và viết của các nhà hoạt
động ngoai giao về các vấn đề quốc tế có liên quan đến Việt Nam trong giai đoạn
này. Năm 2002, Học viện Quan hệ quốc tế đã xuất bản cuốn “Ngoại giao Việt
Nam hiện đại - Vì sự nghiệp đổi mới” do TS Vũ Dƣơng Huân chủ biên. Nội dung
cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề về ngoại giao, hội nhập… đƣợc dùng làm tài
liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập phần chính sách đối ngoại của Việt
Nam từ sau năm 1975. Cũng trong năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã
xuất bản cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000” do Thứ trƣởng thƣờng
trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin là Chủ biên. Cuốn sách giúp cho ngƣời đọc
tìm hiểu nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
sáng tạo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng Việt
Nam, đồng thời cuốn sách cũng nêu lên những đặc điểm, tính chất của nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại, những thành tựu chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân.
Về thành tựu trong quá trình hội nhập quốc tế, có thể nói đây là một đề tài
mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Tháng 12/2003, trên Tuần báo tạp chí
Nghiên cứu quốc tế số 6(55) có đăng bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Lực và TS
Nguyễn Hoàng Giáp: “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Quá trình và một
số kết quả”.
Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cũng là dịp tổng kết
và nhìn lại 20 năm đổi mới ở Việt Nam, Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan đã viết bài trên
báo Nhân dân số ra ngày 14 và 16 tháng 11/2005 với tiêu đề: “20 năm đổi mới
trong lĩnh vực đối ngoại”.
Năm 2007, trên Tạp chí Cộng sản số 780 (tháng 10/2007), Phó Thủ tƣớng
Phạm Gia Khiêm có bài viết: “Việt Nam tự tin vững bước trên con đường hội
nhập”.
Những bài viết đề cập tới thành tựu của hội nhập quốc tế đƣợc các tác giả
tổng kết qua quá trình thực hiện chính sách hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi
Trung ƣơng Đảng (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh
tế quốc tế. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức và đề ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn mới, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO).

Các tài liệu trên đây là khá phong phú, đa dạng. Ngoài các chuyên luận,
sách báo, các bài đăng trên các tạp chí khoa học còn có nhiều bài nghiên cứu khác
. Nhìn chung các công trình trên đây có đặc điểm là đều nghiên cứu về chính sách
đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kì đổi mới nhƣ là một quá
trình vẫn đang tiếp tục diễn ra; và “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn từ 1995 đến nay” chƣa trở thành đối tƣợng nghiên cứu độc lập
của một công trình khoa học nào, đặc biệt trên phƣơng diện của một luận văn tốt
nghiệp cao học.

Bên cạnh đó cũng có nhiều sách, tài liệu tham khảo, các bài viết đƣợc đăng
trên các tạp chí là nguồn cung cấp tài liệu phong phú cho ngƣời viết khi nghiên
cứu đề tài “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995
đến nay”. Đó là một thuận lợi cho ngƣời viết khi đi sâu nghiên cứu đề tài, nhƣng
đồng thời cũng là khó khăn khi yêu cầu đặt ra là phải gợi mở đƣợc những vấn đề
mới. Một khó khăn nữa là ngƣời viết chƣa có điều kiện để tiếp cận với các tài liệu
chƣa đƣợc công bố sẽ dẫn đến thiếu những luận chứng trong việc tìm hiểu vấn đề.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn

Trình bày một cách hệ thống chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc
ta trong tiến trình hội nhập quốc tế và những kết quả thực tiễn của chính sách đó
từ năm 1995 đến nay. Từ đó rút ra nhận xét về thuận lợi, khó khăn, triển vọng và
giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời
gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách hội
nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
- Phân tích chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Đảng và những kết quả cụ thể trong việc triển khai chính sách hội nhập quốc tế từ
năm 1995 đến nay.
- Nêu lên những thuận lợi, khó khăn, trên cơ sở đó đƣa ra triển vọng và đề
xuất một số giải pháp nhằm giúp cho việc thực thi chính sách hội nhập quốc tế
phát huy hiệu quả hơn nữa.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nƣớc ta nhằm từng bƣớc đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Những thành tựu trong
quan hệ đối ngoại, kinh tế và các mặt khác những minh chứng cho sự thành công
của chính sách hội nhập quốc tế.
Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 1995-
năm đánh dấu sự hội nhập khu vực của Việt Nam và mở ra thời kỳ hội nhập mạnh
mẽ với thế giới. Vì tính liên tục của hoạt động đối ngoại nên luận văn dành một
phần nhất định cho giai đoạn trƣớc năm 1995, nhất là trong 10 năm đầu tiến hành
đƣờng lối đổi mới. Thời điểm kết thúc là năm 2007- đánh dấu sự kiện Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và đƣợc
bầu làm Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận biện
chứng. Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận văn quán triệt
các luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại mới, đặt cách mạng Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu. Luận văn bám sát các quan điểm đánh giá, nhận định tình hình
quốc tế, khu vực và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện
trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X và các Nghị quyết
trung ƣơng trong thời kỳ này đặc biệt là Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng
11 năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý
luận và định hƣớng tƣ tƣởng trong nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nằm trong phạm vi chuyên ngành quan hệ quốc tế, là
một bộ phận của khoa học xã hội nên luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
lịch sử và phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Các phƣơng pháp khác nhƣ
tiếp cận hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp đƣợc sử dụng nhƣ là những
phƣơng pháp bổ trợ cần thiết cho hai phƣơng pháp chủ yếu nêu trên để nghiên
cứu và trình bày luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung làm rõ một cách hệ thống quá trình hoạch định và triển
khai chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong tình hình mới. Qua đó thấy
đƣợc tƣ duy đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc xây dựng và phát triển
đất nƣớc. Bên cạnh đó, luận văn góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung
quanh việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta nói chung và
chính sách hội nhập quốc tế nói riêng.
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
tìm hiểu chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến
nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm đầu sau
chiến tranh lạnh
Trong chƣơng 1, tác giả đề cập đến tình hình thế giới, khu vực và trong
nƣớc trong những năm đầu sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là những biến động của
tình hình thế giới, sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu và
những tác động trực tiếp của nó tới tình hình Việt Nam.
Chƣơng 2: Chính sách hội nhập quốc tế từ năm 1995 đến nay: Nội
dung và những kết quả đạt đƣợc.
Chƣơng này tác giả đề cập tới những nội dung cơ bản của chính sách hội
nhập quốc tế của Việt Nam đƣợc đề ra qua các kỳ Đại hội Đảng trong giai đoạn
từ năm 1995 đến nay. Những thành công trong việc triển khai chính sách hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc tác giả minh hoạ qua những kết quả đạt đƣợc
trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Chƣơng 3: Hệ quả, kinh nghiệm, cơ hội và thách thức trên tiến trình
hội nhập quốc tế.
Chƣơng này tác giả nêu lên những hệ quả của việc hội nhập quốc tế, rút ra
những kinh nghiệm, dự báo những cơ hội và thách thức trên tiến trình hội nhập
quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC


Thập kỷ 90 của thế kỷ XX đƣợc mở đầu bằng những sự kiện làm đảo lộn
tình hình và tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới. Những sự kiện đó cũng đã có tác
động mạnh mẽ tới việc hoạch định chính sách đối ngoại nói chung, chính sách hội
nhập quốc tế nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Đầu tiên đó là sự tan rã của Liên Xô và các nƣớc XHCN ở Đông Âu. Liên
Xô và các nƣớc XHCN ở Đông Âu đã chậm đổi mới tƣ duy, chậm ứng dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vào việc phát triển
nền kinh tế, thiếu sự quyết đoán và phƣơng sách hiệu quả nhằm khắc phục các
khuyết tật của mô hình phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao
cấp, khép kín dẫn đến việc những nƣớc này ngày càng tụt hậu về kinh tế, khoa
học và công nghệ so với các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, những rối ren
về chính trị, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tƣợng ly khai
của một số nƣớc cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết. Về đối ngoại, Liên Xô thực
hiện rút quân chiến lƣợc, rút quân đội khỏi các căn cứ quân sự ở nƣớc ngoài,
giảm hoặc cắt viện trợ quân sự, giải thể khối quân sự Vácxava, tăng cƣờng chính
sách hoà hoãn với Mỹ. Tình hình đó cũng thúc đẩy các nƣớc XHCN ở Đông Âu
đi vào cải cách. Tuy vậy, cũng nhƣ Liên Xô, tình hình ở các nƣớc XHCN ở Đông
Âu rơi vào những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội và cùng trên bờ vực
của sự tan rã. Bên cạnh đó, các nƣớc đế quốc đã chớp lấy cơ hội này tăng cƣờng
hoạt động “diễn biến hoà bình”, khuyến khích các lực lƣợng chống đối gây bạo
loạn và lật đổ chế độ.
Sau khi Liên Xô và chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu tan rã, chủ nghĩa
xã hội và phong trào cách mạng thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Tƣơng
quan lực lƣợng trên thế giới tạm thời có lợi cho Mỹ và các nƣớc tƣ bản
phƣơng Tây, chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực không còn nữa.
Thay vào đó là một trật tự thế giới mới đang hình thành.
Chiến tranh lạnh kết thúc, “hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày
càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới” [19,
tr.464]. Quan hệ giữa các quốc gia từ đối đầu chuyển sang đối thoại, các quốc gia
quan tâm tới việc cải thiện các mối quan hệ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, “các
quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu
vực, liên kết quốc tế, thƣơng mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác” [19, tr.464].
Vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình là một nhu cầu khách
quan; tăng cƣờng hội nhập và hợp tác quốc tế, chạy đua vũ trang đƣợc thay thế
bằng chạy đua về kinh tế, khoa học – kỹ thuật tiếp tục đƣợc nghiên cứu và phát
triển, các nƣớc “coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng
cƣờng sức mạnh tổng hợp của quốc gia” [19, tr.464] và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn xảy ra
những cuộc “xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc
và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố” [19, tr.463].
Phong trào ly khai đã diễn ra ở nhiều nơi, những cuộc “nồi da xáo thịt” giữa các
dân tộc mà trƣớc đây cùng chung sống trong một nƣớc. Những mâu thuẫn đó
đƣợc che lấp dƣới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần
lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải
quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng. Điều đó đã cho thấy tình hình thế giới
vẫn còn nhiều bất ổn, “diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu
tố khó lƣờng” [19, tr. 462].
Bên cạnh những thay đổi về chính trị, kinh tế trên thế giới, cuộc “cách
mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng
nhanh lực lƣợng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội” [19, tr. 463]. Cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ đã làm thay đổi một cách căn bản và tạo ra bƣớc phát
triển mạnh mẽ trình độ của lực lƣợng sản xuất. Nó là nhân tố cơ bản làm cho xã
hội phát triển, đồng thời nó tạo ra những thay đổi căn bản cả về lƣợng và chất đối
với mọi mặt của đời sống xã hội, nó cũng là tác nhân thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa
và khu vực hóa.
Bên cạnh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là cuộc cách mạng
công nghệ thông tin, nó đã đƣa nhân loại từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri
thức, chính nó đã thu hẹp khoảng cách thế giới và đặt ra cho các nƣớc còn khép kín nền
kinh tế phải có chính sách phù hợp với sự phát triển của thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa phát triển nhanh chóng. Xu
thế toàn cầu hóa đã mang lại cho thế giới một sắc thái mới đó là sự nhích lại
gần nhau của những nền kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi lƣu thông tiền
tệ và thƣơng mại phải tự do hơn, nó làm cho các nền kinh tế ngày càng thâm
nhập, đan xen lẫn nhau, tăng thêm sự phụ thuộc vào nhau. Nó đòi hỏi các
quốc gia phải có chính sách hội nhập quốc tế một cách hợp lý, đáp ứng đƣợc
những yêu cầu của thế giới và khu vực, đồng thời vẫn giữ đƣợc tính độc lập,
tự chủ của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa, khu vực hóa đem đến cho các quốc
gia những cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi quốc
gia cũng nhƣ tận dụng cơ hội khác nhau mà dẫn đến sự phát triển khác nhau.
Bên cạnh đó, các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và các công ty đa quốc gia có ƣu thế về
vốn, công nghệ, thị trƣờng cho nên có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với các nƣớc
chậm phát triển và đang phát triển, chênh lệch giầu nghèo giữa các nƣớc này cũng
sẽ ngày càng mở rộng.
Với nền kinh tế toàn cầu, việc tổ chức sản xuất và khai thác thị trƣờng
trong phạm vi một nƣớc đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức sản xuất và khai
thác thị trƣờng trên phạm vi thế giới và theo đó, sự phát triển kinh tế của bất kỳ
quốc gia nào cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến thị trƣờng chung trên
thế giới.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, là quá trình khu vực hóa. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều các tổ chức khu vực, liên khu vực đã thu hút các quốc gia tham
gia, có thể kể đến một số tổ chức: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA),
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) …
Các liên kết khu vực này lúc đầu xuất phát từ các nhu cầu về phát triển kinh tế
nhƣng sau đó tiến dần tới những liên kết về chính trị. Sự liên kết khu vực thƣờng
thể hiện ở năm cấp độ khác nhau từ ƣu đãi thƣơng mại, thị trƣờng tự do, liên
minh quan thuế, thị trƣờng chung và cuối cùng là các “liên kết đa diện kiểu Liên
minh châu Âu - về cả thị trƣờng lẫn chính sách kinh tế, đồng tiền chung, quốc hội
chung ... Các tổ chức khu vực còn có một đặc điểm nữa đó là khả năng thu hút
đƣợc cả những quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nhằm tận dụng khả năng
của nhau, đồng thời các quốc gia ngày nay cũng xác định cần phải dựa vào
nhau bởi khó có khả năng độc lập để giải quyết công việc.
Trong bối cảnh đó, các nƣớc vừa và nhỏ cũng điều chỉnh chính sách đối
ngoại để tạo vị thế có lợi hoặc ít bất lợi nhất trong môi trƣờng quốc tế đã thay đổi.
Chiều hƣớng chung là thi hành chính sách đối ngoại theo hƣớng đa dạng hóa, tập
hợp trên cơ sở lợi ích song trùng, coi trọng việc cải thiện và phát triển quan hệ với
các nƣớc láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với các nƣớc lớn và
các trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thế giới đứng trƣớc nhiều vấn đề có
tính toàn cầu (bảo vệ môi trƣờng sống, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa
và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo…) không một quốc gia nào có thể tự giải
quyết mà cần phải có sự hợp tác đa phƣơng. Các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có
sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, cùng bàn thảo và có quyết sách hợp lý thì
mới có thể giải quyết đƣợc. Từ nhu cầu khách quan đó, trên thế giới xuất hiện
ngày càng nhiều các diễn đàn song phƣơng và đa phƣơng cùng bàn bạc, hợp tác
giải quyết các vấn đề mà các bên cùng quan tâm (Hội nghị quốc tế bàn về việc
thực hiện Nghị định thƣ Kyoto – Cắt giảm lƣợng khí thải toàn cầu). Chính từ các
diễn đàn này mà vai trò của các nƣớc vừa và nhỏ đƣợc nâng lên, bởi những nƣớc
đó cũng có những tiếng nói nhất định đóng góp cho các diễn đàn nhằm giải quyết
các vấn đề toàn cầu.
Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, nơi tập trung những nền kinh
tế lớn trên thế giới, nơi có quốc gia đông dân nhất thế giới, có tài nguyên thiên
nhiên phong phú và đa dạng, nằm trên trục đƣờng giao thông quan trọng, thì
nhiều chuyên gia cho rằng Châu Á - Thái Bình Dƣơng sẽ ngày càng phát triển và
là một khu vực năng động. Ở khu vực này có những nền kinh tế hùng mạnh nhƣ
Mỹ, Nhật Bản, Canađa. Các cƣờng quốc này đang có vai trò quan trọng trong
việc chi phối các hoạt động quốc tế. Bên cạnh đó còn có các nền kinh tế mới công
nghiệp hoá nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo; nhiều nƣớc đang
phát triển với tốc độ nhanh và có tiềm năng lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan ... Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trì trệ
thì nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động. Khu vực
Châu Á - Thái Bình Dƣơng đang mở ra những cơ hội lớn cho các nƣớc trong và
ngoài khu vực để cùng nhau phát triển. Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của APEC, điều đó giúp chúng ta có cơ hội hội nhập khu vực và thế giới.
Bƣớc vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khu vực Đông Á trở
thành thành khu vực có tốc độ tăng trƣởng rất cao, một số quốc gia và vùng lãnh
thổ đã trở thành những hiện tƣợng trên thế giới trong việc phát triển kinh tế. Các
nƣớc trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hoà bình, hữu nghị và
hợp tác để phát triển. Sƣ hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng nhiều nấc và dƣới
nhiều hình thức nhằm tăng cƣờng sự trao đổi thông tin, và cùng nhau xây dựng
một diễn đàn để đóng góp ý kiến và cùng nhau hợp tác có hiệu quả nhằm thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế mỗi nƣớc thành viên và trong khu vực nhƣ: Tổ chức
hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng; khu vực thƣơng mại tự do ASEAN
(AFTA), Hiệp hội các nƣớc khu vực Nam Á (SAARC)… cùng một loạt các tam
giác, tứ giác phát triển khác ra đời. Các quốc gia trong khu vực đều có lợi ích
muốn mở rộng thị trƣờng, phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng
và các nguồn tài nguyên trong khả năng sẵn có và điều kiện của từng quốc gia,
từng vùng lãnh thổ cho phép. Các nƣớc đều điều chỉnh chiến lƣợc phát triển kinh
tế – xã hội và chiến lƣợc đối ngoại của mình cho phù hợp các xu thế chung đang
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quan hệ giữa các nƣớc lớn trong khu vực tuy còn
một số trục trặc song nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, kiềm chế lẫn nhau, nhƣng tránh đối đầu.
Sau sự chấm dứt của cuộc chiến tranh lạnh, tình hình Châu Á nói chung và
Đông Nam Á nói riêng đã có những thay đổi tích cực. Các quốc gia trong khu vực
đều thay đổi cái nhìn về nhau và cùng nhau hƣớng tới sự hợp tác và hội nhập hoà
bình, hữu nghị, quan hệ giữa các nƣớc chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đặc biệt
là sau khi chúng ta có những bƣớc đi thích hợp trong việc giải quyết vấn đề
Campuchia, nó đã giải toả những nghi kỵ của các nƣớc ASEAN đối với Việt
Nam. Các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á nỗ lực cải thiện từng bƣớc mối quan
hệ, tạo lập lòng tin và thúc đẩy hợp tác mọi mặt nhằm hiện thực hóa ý tƣởng
biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất trong đa
dạng, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với tất các các nƣớc ngoài khu vực.
Cùng với đà biến chuyển tích cực của tình hình, các nƣớc Đông Nam Á đã
tranh thủ đƣợc lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên và con ngƣời, tăng cƣờng
đổi mới công nghệ, tranh thủ nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để đẩy mạnh phát
triển kinh tế. Nền kinh tế của các nƣớc Đông Nam Á đang trong quá trình công
nghiệp hoá mạnh mẽ, đa dạng hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, với các nền kinh
tế khác ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng và thế giới.
Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt tiêu cực vẫn luôn tồn tại và có
ảnh hƣởng không nhỏ tới các quốc gia trong khu vực. Cũng nhƣ các quốc gia
khác trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế đƣợc đặt lên
hàng đầu, chính vì vậy, nhu cầu về vốn, thị trƣờng, lao động, công nghệ … cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia. Điều đó đòi hỏi phải có
sự liên kết, hợp tác nhiều mặt giữa các nƣớc với nhau. Từ đó dẫn đến lợi thế của
các nƣớc phát triển. Những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam đứng trƣớc một
thách thức lớn hơn nữa đó là những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa
học- công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa vừa mang đến những
thuận lợi, cơ hội nhƣng cũng vừa mang đến những thách thức và nguy cơ bị tụt
hậu xa hơn nữa trong kinh tế. Ngoài ra, môi trƣờng hoà bình, ổn định và phát
triển của khu vực chƣa thật bền vững, tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn
định. Trong nội bộ một số nƣớc và giữa các nƣớc với nhau vẫn còn tồn tại mâu thuẫn:
xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ…
Có thể nói, tình hình thế giới và khu vực những năm đầu sau chiến tranh
lạnh có nhiều biến động sâu sắc, phức tạp và khó lƣờng. Những biến động đó có
tác động trực tiếp tới các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. ảnh hƣởng tới
việc hoạnh định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta , đồng thời có
những tác động không nhỏ tới việc xác định tiến trình hội nhập quốc tế của Việt
Nam trong những năm tiếp theo.
1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC VÀ NHỮNG THÀNH TỰU SAU 10 NĂM
ĐỔI MỚI

Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trƣớc sức ép của cộng đồng quốc tế,
vấn đề đặt ra đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta là phá thế bị
bao vây cấm vận, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển
đất nƣớc. Trƣớc sự phát triển của tình hình trong nƣớc và quốc tế, tháng 7/1986,
Bộ Chính trị khóa V đã ra Nghị quyết số 32 điều chỉnh bƣớc đầu chính sách đối
ngoại của Việt Nam. Nghị quyết 32 nhấn mạnh chủ trƣơng: “cần chủ động
chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hoà bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á
thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác” [3, tr.323].

Trong khi đó, giai đoạn những năm cuối thập kỷ 80 đầu 90 của thế kỷ XX,
thế giới đã có những thay đổi nhanh chóng làm đảo lộn mọi trật tự trong quan hệ
quốc tế. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn này có
phần xa rời thực tế, chƣa đánh giá sát với những diễn biến bất lợi đối với phe
XHCN, trong khi những bất ổn trong lòng Liên Xô và các nƣớc XHCN ở Đông
Âu đang ngày càng sâu sắc.

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã nhận
thức về sự biến chuyển trong xu thế của thế giới, đặt ra vấn đề mở cửa, thiết lập
quan hệ với thế giới bên ngoài nhằm cải thiện tình trạng bị bao vây, cô lập. Xu
thế hoà hoãn trong quan hệ quốc tế, quá trình quốc tế hoá các lực lƣợng sản xuất
và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia không phân biệt hệ tƣ tƣởng và chế độ chính
trị đang diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự đổi mới trong tƣ duy của Đảng ta về mối
quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa
hợp tác và đấu tranh để tận dụng nội lực và tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại
vì mục tiêu phát triển của đất nƣớc. Đó chính là đổi mới tƣ duy đối ngoại rõ rệt
nhất của Đảng ta trong Đại hội VI nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại ...
tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc”[19, tr. 104].

Trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng tại Đại hội lần
thứ VI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa ba nƣớc Đông
Dƣơng, tăng cƣờng đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc và Phong trào Không liên kết, kiên trì thực hiện
chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị với các nƣớc không phân biệt chế độ
chính trị, góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và hợp
tác. Đảng ta mong muốn “đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia”
[19, tr. 114]. Đại hội cũng khẳng định chủ trƣơng “sẵn sàng đàm phán với Trung
Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thƣờng hóa quan hệ
giữa hai nƣớc” [19, tr. 114].
Tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính
sách đối ngoại trong tình hình mới. “Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã đổi mới
chiến lƣợc đối ngoại: đổi mới tƣ duy, mục tiêu công tác đối ngoại, phƣơng thức
đấu tranh và chính sách tập hợp lực lƣợng, thay đổi hẳn về quan điểm bạn thù”[7,
tr. 3 - 11].
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong
việc đổi mới tƣ duy đối ngoại theo định hƣớng mới. Với chủ đề “giữ vững hoà
bình và phát triển kinh tế”, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ
ổn định chính trị, cũng cố và giữ vững hoà bình, ƣu tiên phát triển kinh tế tạo điều
kiện và môi trƣờng thuận lợi để đất nƣớc phát triển trong thế ổn định: “Lợi ích
cao nhất của Đảng và nhân dân là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung
xây dựng và phát triển kinh tế” [44, tr. 245]
Bên cạnh đó, Nghị quyết đã chuyển từ coi trọng an ninh sang coi trọng phát
triển và mở rộng quan hệ quốc tế: “với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc
phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ
càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”
[Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị tháng 5 năm 1988. Dẫn theo 7, tr. 3 - 11].
Trong chính sách đối với các đối tƣợng cụ thể, với việc xác định rõ ràng
chính sách hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu từng bƣớc thoát khỏi thế bị bao vây,
cấm vận, Nghị quyết nêu rõ các chủ trƣơng góp phần giải quyết vấn đề
Campuchia, bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với các
nƣớc trong tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ với các nƣớc Tây - Bắc Âu, Nhật
Bản, từng bƣớc bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ.
Từ chủ trƣơng đó, vấn đề Campuchia đã dần đƣợc giải quyết. Những giải
pháp cụ thể đã đƣợc đặt ra và từng bƣớc thực hiện theo một lộ trình hợp lý. Việt
Nam đã từng bƣớc đàm phán, rút dần và tiến tới rút hết quân tình nguyện khỏi
Campuchia về nƣớc, tiến tới một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia.
Có thể nói, những đánh giá của Nghị quyết 13 về những tiến triển của tình
hình thế giới và trong khu vực, về chiều hƣớng đấu tranh trong quan hệ quốc tế,
về quan điểm bạn thù cơ bản sát với tình hình thực tế từ năm 1988 đến nay. Nghị
quyết 13 của Bộ Chính trị tháng 5 năm 1988 là điểm nhấn quan trọng trong việc
đổi mới tƣ duy nhận thức về các vấn đề quốc tế và đối ngoại của Đảng ta, đặt nền
móng cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách phá thế bị bao vây,
cô lập, từng bƣớc hội nhập quốc tế của Việt Nam. “Đây có thể coi là bƣớc chuyển
biến chiến lƣợc đối ngoại cơ bản của Việt Nam”[22, tr. 30 - 38] kể từ sau năm
1975. Nghị quyết đã giải đáp kịp thời một loạt quan điểm về chiến tranh và hoà
bình, an ninh và phát triển, về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và mở
rộng hợp tác quốc tế, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, về làm nghĩa vụ quốc
tế, đoàn kết quốc tế, quan hệ đồng minh trong tình hình mới.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991) diễn ra trong bối
cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp và nhanh chóng.
Tháng 12/1989, lãnh đạo cấp cao Xô - Mỹ đã gặp nhau tại Manta và cùng đƣa ra
tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ, trật tự thế
giới hai cực không còn nữa. Cũng trong thời gian này, chế độ chủ nghĩa xã hội ở
một loạt các nƣớc Đông Âu lần lƣợt sụp đổ. Tình hình ở Liên Xô thì cũng không
khá hơn, cuộc khủng hoảng trong nƣớc ngày càng trầm trọng, vai trò của Đảng
Cộng sản Liên Xô ngày càng bị suy giảm, khó kiểm soát đƣợc tình hình trong
nƣớc. Cách mạng thế giới lâm vào thoái trào.
Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đại hội VII của
Đảng đề ra yêu cầu “cần nhạy bén nhận thức và dự báo đƣợc những diễn biến
phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế…” [19, tr. 294]. Trong quan
hệ quốc tế, đánh giá đúng tình hình và dự đoán đƣợc diễn biến của tình hình thế
giới là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại.
Đại hội đề ra chủ trƣơng “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các
nƣớc, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên
tắc cùng tồn tại hoà bình” [19, tr. 294].
Việc triển khai chính sách đối ngoại đổi mới đƣợc đề ra từ năm 1986 và
đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thế giới và từng đối tƣợng cụ
thể. Nhờ đó mà chúng ta đã dần phá thế bị bao vây, cấm vận, bƣớc đầu khắc phục
đƣợc tình trạng khủng hoảng trong nƣớc, từng bƣớc hội nhập quốc tế.
Giải quyết vấn đề Campuchia
Đây là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ giữa
Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN. Bên cạnh đó
vấn đề Campuchia cũng đƣợc nhiều nƣớc khác quan tâm, “ngoại trƣởng Hoa Kỳ
Schullz cũng đi vào thảo luận vấn đề Campuchia để cải thiện quan hệ với Trung
Quốc” [33, tr. 174], “Liên Xô và Hoa Kỳ gặp nhau cũng đề cập vấn đề rút quân
Việt Nam khỏi Campuchia” [33, tr. 174].
Việc chúng ta đƣa quân vào Campuchia đánh đuổi bọn diện chủng Khơme
Đỏ mà không tạo ra hành lang pháp lý quốc tế và dƣ luận đầy đủ đã dẫn đến
những phản ứng quốc tế không thuận cho ta. Cùng với nó là sự áp đặt lệnh bao
vây, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Đến năm 1985, tình hình có những biến
đổi mới. Các nƣớc lớn liên quan đều không muốn kéo dài tình trạng căng thẳng ở
Campuchia. Họ tiến hành nhiều cuộc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng với
nhau về vấn đề Campuchia, đặc biệt là giữa 5 nƣớc thƣờng trực Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc.
Ngày 12/8/1985, Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ba nƣớc Việt Nam, Lào
và Campuchia hợp tại Phnôm Pênh đã có sáng kiến ngoại giao quan trọng, bày tỏ
thiện chí mong muốn có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và đƣa ra
lập trƣờng 5 điểm làm khung cho một giải pháp: “Việt Nam sẽ rút hết quân vào
năm 1990; nếu có giải pháp sẽ rút sớm hơn; Cộng hoà Nhân dân Campuchia sẽ
nói chuyện với các cá nhân và nhóm đối lập để bàn việc thực hiện một nƣớc
Campuchia độc lập, trung lập, không liên kết, hữu nghị với các nƣớc láng giềng;
cùng với giải pháp cho vấn đề Campuchia, các nƣớc trong khu vực cần thoả thuận
về khu vực hòa bình và hợp tác Đông Nam Á, thực hiện các nguyên tắc cùng tồn
tại hòa bình” [3, tr.330].
Cùng với cộng đồng quốc tế, Việc Nam tích cực tham gia quá trình đàm
phán nhằm tạo lập một nền hòa bình lâu dài, ổn định trên đất nƣớc Campuchia
cũng nhƣ giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia,
đồng thời phù hợp với lợi ích an ninh lâu dài của Việt Nam. Tháng 9/1989, toàn
bộ quân tình nguyện Việt Nam đã rút khỏi Campuchia về nƣớc. Điều đó đã tạo
đƣợc sự tin tƣởng đối với cộng đồng quốc tế, góp phần thúc đẩy hoà bình trên bán
đảo Đông Dƣơng, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch đối với Việt
Nam.
Bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc

Sau khi giải quyết tốt vấn đề Campuchia, việc bình thƣờng hóa quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có thể khai thông và có những tiến triển tích
cực. Vấn đề Campuchia luôn đƣợc Trung Quốc coi là trở ngại lớn trong việc đàm
phán bình thƣờng hoá quan hệ giữa hai nƣớc.Trong quá trình đàm phán bình
thƣờng hóa quan hệ, phía Trung Quốc đã đƣa ra lập trƣờng 8 điểm, trong đó có
nêu: “…Bất cứ bên nào đều không đóng quân ở nƣớc ngoài, quân đội đã đóng ở
nƣớc ngoài phải rút về nƣớc mình…” [33, tr. 197].

Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam kiên trì chủ trƣơng sẵn sàng đàm phán với
Trung Quốc nhằm từng bƣớc tiến tới bình thƣờng hoá giữa hai nƣớc trên tinh thần
bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Quá trình tiến tới bình thƣờng hóa của hai nƣớc đƣợc thể hiện qua những
hành động cụ thể. Năm 1988, Việt Nam đã sửa Lời nói đầu trong Hiến pháp, đề
nghị hai bên chấm dứt hoạt động vũ trang tại biên giới đất liền và hải đảo…,bố trí
lại quân đội dọc theo biên giới giữa hai nƣớc nhằm không đe doạ tới an ninh
quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dan hai bên biên giới thăm viếng
lẫn nhau.
Đáp ứng thiện chí của phía Việt Nam, ngày 12/8/1990, Thủ tƣớng Quốc vụ
viện Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố: “Trung Quốc hy vọng cuối cùng sẽ bình
thƣờng hóa với Việt Nam và thảo luận các vấn đề nhƣ cuộc tranh chấp quần đảo
Trƣờng Sa” [33, tr.208]. Một ngày sau, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Đỗ Mƣời
hoan nghênh tuyên bố trên của Thủ tƣớng Lý Bằng và khẳng định Việt Nam “sẵn
sàng bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề giữa hai
nƣớc bằng thƣơng lƣợng hòa bình” [3, tr.344]. Đồng thời, phía Việt Nam đề nghị
tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa hai nƣớc nhằm thảo luận việc bình thƣờng hóa
quan hệ và các vấn đề liên quan.
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam
khẳng định: “Thúc đẩy quá trình bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc, từng
bƣớc mở rộng sự hợp tác Việt – Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai
nƣớc thông qua thƣơng lƣợng” [19, tr. 295]. Hai bên đã tích cực trao đổi các cuộc
viếng thăm cấp cao nhằm bàn bạc những vấn đề để tiến tới bình thƣờng hóa quan
hệ. Tháng 3/1991, Thủ tƣớng Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Việt – Trung đã tan
băng” [3, tr. 344].
Cụ thể hoá đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, đồng thời phù
hợp với nguyện vọng của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc, tháng
11/1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thƣờng hóa quan hệ ngoại
giao. Từ khi bình thƣờng hóa, quan hệ hai nƣớc đã đƣợc khôi phục và phát triển,
cả hai bên tiếp tục cùng nhau giải quyết các vấn đề tồn tại nhƣ vấn đề biên giới
trên đất liền và trên biển. Bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc là một thắng lợi
quan trọng trong chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam. Trung Quốc vừa là láng
giềng, vừa là một nƣớc lớn có tiếng nói quan trọng trên trƣờng quốc tế. Bình thƣờng
hóa quan hệ với Trung Quốc đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới.
Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng đƣợc xác định từ năm
1986 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã giải quyết tốt các
vấn đề liên quan tới mối quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc trong
khu vực.
Nhƣ đã phân tích ở trên, sau khi chúng ta giải quyết xong vấn đề
Campuchia và nêu rõ quan điểm trong chính sách đối với các nƣớc ASEAN, quan
hệ giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN đã đƣợc cải thiện đáng kể.
Việc hội nhập khu vực Đông Nam Á là cả một quá trình giải quyết các vấn
đề đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đảng ta đã chủ trƣơng xây dựng quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các nƣớc láng giềng, tạo môi trƣờng hòa bình, ổn định.
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đề ra chủ trƣơng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nƣớc Đông Nam
Á, đồng thời bày tỏ mong muốn sẵn sàng cùng các nƣớc trong khu vực thƣơng
lƣợng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là vấn đề
Campuchia. Chính vì vậy, sau khi vấn đề Campuchia đƣợc giải quyết, quan hệ
giữa Việt Nam với từng nƣớc Đông Nam Á cũng nhƣ với tổ chức ASEAN từng
bƣớc đƣợc cải thiện và phát triển theo chiều hƣớng đối thoại, hợp tác và cùng giải
quyết các trở ngại để Việt Nam sớm gia nhập ASEAN. Đại hội lần thứ VII của
Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố chính sách mới về Đông Nam Á: “với các
nƣớc Đông Nam Á, chúng ta chủ trƣơng mở rộng quan hệ nhiều mặt theo nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hai bên
cùng có lợi”[14, tr. 40].
Năm 1990, Tổng thống Inđônêxia Xuhactô là vị nguyên thủ đầu tiên trong
các nƣớc ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Từ đó, nguyên thủ quốc gia các
nƣớc ASEAN và Việt Nam đã có những chuyến viếng thăm tạo sự tin cậy lẫn
nhau và cùng hƣớng tới một ASEAN đƣợc mở rộng bao gồm tất cả các quốc gia
Đông Nam Á.
Sau khi Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam chính thức gửi thƣ cho các Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEAN (ngày 16/9/1991) bày tỏ Việt Nam mong muốn tham
gia Hiệp ƣớc Bali, từ tháng 10/1991 đến tháng 3/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trƣởng Võ Văn Kiệt lần lƣợt đi thăm 6 nƣớc thành viên ASEAN để xúc tiến việc
Việt Nam tham gia vào Hiệp ƣớc Bali.
Về phía ASEAN, tháng 1/1992, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 đƣợc
tổ chức ở Xingapo đã chính thức hoan nghênh việc Việt Nam tham gia Hiệp ƣớc
Bali. Ngày 20/5/1992, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm gửi
thƣ cho Ngoại trƣởng các nƣớc ASEAN bày tỏ mong muốn của Việt Nam trở
thành quan sát viên của ASEAN sau khi ký Hiệp ƣớc Bali. Sau một quá trình tích
cực vận động các nƣớc thành viên ASEAN cũng nhƣ bày tỏ thiện chí của mình,
ngày 22/7/1992, tại Hội nghị Ngoại trƣởng ASEAN lần thứ 25 (AMM 25) họp ở
Manila (Philippin), Việt Nam cùng với Lào đã chính thức tham gia Hiệp ƣớc Bali
và ASEAN đã công nhận hai nƣớc này là quan sát viên của ASEAN. Sự kiện này
chính thức mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam: thời kì hội nhập
khu vực Đông Nam Á và tiến tới hội nhập quốc tế.
Nhằm tích cực thúc đẩy quá trình gia nhập ASEAN, tháng 2/1993, Việt
Nam tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp” [28, tr.139],
đáp lại các nƣớc ASEAN cũng tuyên bố “muốn Việt Nam sớm gia nhập ASEAN”
[28, tr.139]
Việt Nam đã chủ động mở rộng quan hệ với các nƣớc trong khu vực, nhiều
đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nƣớc ta đến thăm các nƣớc ASEAN. Đáng chú ý
là vào tháng 10/1993, Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã có chuyến thăm chính thức
Xingapo và Thái Lan. Ngày 15/10/1993, khi đang ở thăm Thái Lan, Tổng Bí thƣ
Đỗ Mƣời đã công bố chính sách bốn điểm mới của Việt Nam về Đông Nam Á,
thể hiện rõ mong muốn xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển:
i. Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở theo
phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ với tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, không dùng vũ lực
hoặc đe doạ dùng vũ lực, không hình thành các liên minh chống lại nhau, hợp tác
bình đẳng, cùng có lợi, vì hoà bình và phát triển của mỗi nước.
ii. Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng
nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách
là một tổ chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp.
iii. Việt Nam sẵn sàng tham gia các cuộc đối thoại song phương và đa
phương, trước hết giữa các nước trong khu vực, để tìm ra những biện pháp hữu
hiệu đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh trong khu vực. Với tinh thần đó, Việt Nam
sẵn sàng tham gia tích cực vào diễn đàn về chính trị và an ninh khu vực trên cơ sở
bảo đảm an ninh của mỗi nước; phát triển quan hệ bình đẳng với từng nước tham
gia diễn đàn, không làm gì ảnh hưởng đến nước thứ ba.
Việt Nam chủ trương biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác và
phát triển, không có vũ khí hạt nhân và căn cứ quân sự nước ngoài.
iv. Việt Nam chủ trương thông qua thương lượng hoà bình để giải quyết
các tranh chấp giữa các nước, kể cả tranh chấp về vùng biển và hải đảo trên Biển
Đông theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật
pháp quốc tế và Công ước luật Biển năm 1982; tôn trọng chủ quyền của các nước
ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi tích cực xúc
tiến thương lượng để tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần
duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, tự kiềm chế, không làm gì gây
phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực, cùng nhau tìm kiếm sự hợp tác thích
hợp, kể cả hợp tác và phát triển ở những nơi và với hình thức mà các bên liên
quan đều chấp nhận được, trước mắt có thể trên các lĩnh vực khí tượng thuỷ văn,
hàng hải, bảo vệ môi trường, cứu nạn, chống cướp biển và buôn lậu ma tuý. [40,
tr. 199 - 200].
Chính sách bốn điểm đƣợc công bố thể hiện cụ thể đƣờng lối đối ngoại đổi
mới của Đảng và Nhà nƣớc ta, thể hiện thiện chí của Việt Nam, đƣợc các nƣớc
ASEAN và dƣ luận quốc tế hoan nghênh.
Tháng 7/1994, Uỷ ban thƣờng trực ASEAN nhất trí về nguyên tắc công
nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN. Ngày 17/10/1994, Việt Nam chính
thức gửi đơn xin gia nhập ASEAN. Ngày 28/7/1995 đã trở thành một ngày lịch sử
trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tại Banđa Xêri Bêgawan, thủ đô
của Vƣơng quốc Brunây Đaruxalam, Việt Nam đã chính thức đƣợc kết nạp làm
thành viên đầy đủ của ASEAN. Việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN cho thấy
mục đích của tổ chức này là nhằm góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định,
hợp tác, và phát triển chung ở Đông Nam Á và trên thế giới, không phân biệt chế
độ chính trị, nâng cao vị thế của ASEAN trên trƣờng quốc tế. Sau khi trở thành
thành viên chính thức của ASEAN, ngày 19/9/1996, Hội nghị của tổ chức Liên
minh nghị viện ASEAN (AIPO) họp tại Xingapo, Việt Nam đã trở thành thành
viên thứ sáu của tổ chức. Thông qua các hoạt động của AIPO, nay là AIPA, Quốc
hội Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với cơ quan lập pháp của các nƣớc
thành viên, thông qua đó, chúng ta tìm hiểu về cơ chế hoạt động của cơ quan lập
pháp của các nƣớc để bổ trợ thêm cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam ngày
càng có hiệu quả.
Bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cũng là một chủ trƣơng lớn trong
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta. Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn
nhất và phát triển nhất trên thế giới. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ
vẫn tiếp tục chứng tỏ là một cƣờng quốc và có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề quốc tế. Trong tình hình mới, với chính sách đối ngoại rộng mở,
đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, khép lại quá khứ, hƣớng tới tƣơng
lai, Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng việc “thúc đẩy quá trình bình thƣờng hóa
quan hệ với Hoa Kỳ” [19, tr.296]. Việc bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa
Kỳ không những phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai
nƣớc mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế
giới.
Từ cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và có những bƣớc phát triển khả quan sau
khi vấn đề Campuchia có giải pháp chính trị và Việt Nam đạt đƣợc những thành
tựu bƣớc đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Từ cuối năm 1991, Mỹ bắt đầu
có những động thái nhằm hƣớng tới bình thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam: ngày
23/12/1991, Mỹ bãi bỏ việc hạn chế đi lại 25 dặm đối với các nhà ngoại giao Việt
Nam tại Liên hợp quốc; ngày 13/ 4/1992, Mỹ cho phép nối đƣờng liên lạc bằng
bƣu chính viễn thông Mỹ - Việt; ngày 16/9/1992, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hỗ
trợ cho Việt Nam 2 triệu đôla trong chƣơng trình giúp ngƣời tị nạn Việt Nam hồi
hƣơng; ngày 14/ 12/1992, Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố cho phép các công ty
của Mỹ đƣợc lập văn phòng và ký các hợp đồng kinh tế ở Việt Nam sau khi Mỹ
xóa bỏ lệnh cấm vận. Trong vấn đề bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ thì việc
giải quyết các vấn đề POW/MIA (tiến hành khai quật chung; cho phép nhân viên
Hoa Kỳ đi bất cứ nơi nào, gặp bất cứ ai để hỏi về POW/MIA, thậm chí cho phép
phía Hoa Kỳ nghiên cứu tài liệu lƣu trữ tại Bộ Quốc phòng ta về số phận MIA).
Chúng ta đã phải rất kiên trì trong vấn đề đàm phán để tiến tới bình thƣờng hóa
giữa hai nƣớc. Việt Nam kiên quyết đấu tranh đòi chính quyền Mỹ bãi bỏ hoàn
toàn lệnh cấm vận chống Việt Nam. Thông qua trao đổi, gặp gỡ cả chính thức và
không chính thức giữa hai bên đã thúc đẩy việc bình thƣờng hóa quan hệ giữa hai
nƣớc.
Nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà ngoại giao hai nƣớc Việt Nam – Hoa
Kỳ bên lề các hội nghị quốc tế đã diễn ra. Tháng 10/1991, tại hội nghị Paris bàn
về vấn đề Campuchia, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với
Ngoại trƣởng Hoa Kỳ để bàn về vấn đề thúc đẩy việc bình thƣờng hóa quan hệ
giữa hai nƣớc. Tiếp sau đó, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ là Tƣớng J. Vessey
tiếp tục thực hiện các chuyến thăm Việt Nam vào các ngày từ 31/1 đến 1/2/1992
và từ 17 đến 19/10/1992.
Ngày 18/10/1992 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gặp Bộ trƣởng
Ngoại giao và Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ bàn về bình
thƣờng hoá quan hệ hai nƣớc. Ngày 13/9/1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton ra
quyết định nới lỏng lệnh cấm vận, cho phép các công ty Mỹ tham gia các dự án
phát triển ở Việt Nam do các cơ quan tài chính quốc tế tài trợ.
Cũng trong thời gian này, nhiều đoàn nghị sĩ, thƣơng nhân, những cựu binh
Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã sang thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tƣ tại Việt
Nam. Từ ngày 8 đến ngày 12/2/1993, đoàn Hội đồng thƣơng mại Mỹ - Việt gồm
đại diện 22 công ty lớn của Mỹ vào Việt Nam để tìm hiểu khả năng hợp tác, đầu
tƣ và trao đổi thƣơng mại với Việt Nam. Từ ngày 3 đến ngày 8/4/1993, đoàn
chuyên viên cấp cao thuộc trung tâm hoạch định chính sách quốc gia Mỹ do cựu
Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ E. Merski dẫn đầu đến Việt Nam tìm hiểu tình hình để
kiến nghị chính sách về Việt Nam cho chính quyền Clinton. Tiếp sau đó, trong
hai ngày 18 và 19/4/1993, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ B. Clinton là Tƣớng
J. Vessey tiếp tục tới Việt Nam nhằm trao đổi ý kiến về cải thiện quan hệ Mỹ -
Việt. Từ ngày 15 đến ngày 18/7/1993, phái đoàn cấp cao của Mỹ gồm 22 thành
viên đƣợc Tổng thống Mỹ cử ra do Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ phụ trách Đông Á
W. Lord dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đây là đoàn cấp cao nhất của Mỹ vào Việt
Nam kể từ sau năm 1975.
Thông qua các hoạt động ngoại giao, sự trao đổi các đoàn thăm viếng lẫn
nhau giữa hai nƣớc đã góp phần thúc đẩy Chính phủ Mỹ tiến gần hơn việc bình
thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton
tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam và đề nghị hai nƣớc trao đổi cơ
quan liên lạc. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt cuộc bao vây cấm vận Việt
Nam suốt gần 20 năm của Mỹ và mở đƣờng cho hai nƣớc tiến đến việc thiết lập
quan hệ ngoại giao chính thức. Sự kiện đó cũng đã khai thông quan hệ của Việt
Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ lớn trên thế giới, nó tạo điều kiện dễ dàng
cho quan hệ của Việt Nam với các tổ chức này.
Từ đầu năm 1995, quá trình bình thƣờng hoá quan hệ Việt - Mỹ đƣợc thúc
đẩy mạnh mẽ. Ngày 28/01/1995, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ kí kết
Hiệp định về tài sản ngoại giao và khiếu nại tài sản tƣ nhân, đồng thời thoả thuận
lập cơ quan liên lạc của mỗi bên ở thủ đô hai nƣớc. Thoả thuận này đƣợc Mỹ xem
nhƣ là một điều kiện tiên quyết trên con đƣờng bình thƣờng hoá quan hệ ngoại
giao với Việt Nam. Từ ngày 15 đến 17/5/1995, đoàn Đại diện của Tổng thống B.
Clinton do Trợ lý Ngoại trƣởng W. Lord dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt
Nam lần thứ hai. Căn cứ kết quả của Đoàn, ngày 13/6/1995, Bộ trƣởng Ngoại
giao Mỹ W. Christopher chính thức đề nghị Tổng thống Clinton thiết lập quan hệ
ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clintơn tuyên
bố bình thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao với ta ở
cấp đại sứ.
Việc bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ đã tạo ra một bƣớc tiến lớn
trong việc củng cố vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế và tạo thêm điều kiện
thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc khác và các tổ chức
quốc tế. Lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nƣớc lớn trên thế giới.
Bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ góp phần củng cố vị thế của Việt Nam
trên trƣờng quốc tế và đến đây có thể nói là Việt Nam đã vƣợt qua đƣợc trở ngại
lớn cuối cùng trong tiến trình ngoại giao và hội nhập quốc tế để bƣớc vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; đồng thời nó mở đƣờng cho Vịêt
Nam mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nƣớc và các tổ chức quốc tế trên thế
giới. Một ngày sau tuyên bố bình thƣờng hoá quan hệ Việt - Mỹ của Tổng thống
B. Clinton, Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ra tuyên bố đánh giá đây “là một quyết định
quan trọng phản ánh nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ muốn
khép lại quá khứ chiến tranh, xây dựng mối quan hệ bình thƣờng, hữu nghị và
hợp tác với Việt Nam”1.
Tuy nhiên, triển khai quan hệ với Mỹ là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh. Việt Nam sẽ phải tỉnh táo xử lý thích đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan
hệ giữa hai nƣớc nhƣ dân chủ, nhân quyền, ý đồ chuyển hoá nội bộ Việt Nam
theo hƣớng có lợi cho Mỹ thông qua thực hiện diễn biến hoà bình; nhƣng mặt
khác Việt Nam cũng phải thấy rõ những giới hạn giữa ý muốn và khả năng của Mỹ
trong chính sách đối với khu vực đặt trong bối cảnh cục diện mới.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với EU
Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, EU ngày càng quan tâm tới việc đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với Châu Á. Điều đó đƣợc thể hiện qua việc EU đã thông
qua một văn kiện quan trọng với tiêu đề “Tiến tới một chiến lƣợc mới đối với
Châu Á”. Đây là một văn kiện quan trọng nhằm cụ thể mục tiêu chiến lƣợc mới
của EU đối với khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam.
Có thể nói quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao với EU đƣợc bắt nguồn từ
mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc thành viên EU trên nhiều lĩnh vực,
nhiều nƣớc đã có những sự hỗ trợ, viện trợ kinh tế cho Việt Nam.
Ngày 22/10/1990, Việt Nam và EU ký Hiệp định về việc lập quan hệ ngoại
giao giữa Việt Nam và EU và trao đổi đại sứ. Đây là một bƣớc ngoặt quan trọng
trong quan hệ ngoại giao giữa ta với EU, chúng ta không chỉ quan hệ với từng
nƣớc thành viên EU riêng lẻ mà ta đặt quan hệ ngoại giao, trao đổi hợp tác trên
mọi lĩnh vực với cả khối EU. Hai bên đã trao đổi các đoàn ngoại giao nhằm tăng
cƣờng sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau. Năm 1993, Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã đi
thăm EU; tháng 2/1995, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đi thăm nghị viện

1
Báo Nhân Dân, ngày 13 tháng 7 năm 1995.
châu Âu. Về phía EU, vào tháng 7/1994 có chuyến đi thăm Việt Nam của ông
Hansa Van Den Brook- Uỷ viên Uỷ ban châu Âu phụ trách quan hệ đối ngoại.
Tháng 9/1995, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Manuel Marin đã có chuyến thăm
tới Việt Nam. Từ tháng 1/1996 EU đã thành lập cơ quan đại diện thƣờng trực tại
Hà Nội và cử đại sứ tại Việt Nam.
Ngày 31/5/1995, Việt Nam và EU đã ký tắt “Hiệp định hợp tác giữa Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu” và đến ngày 17/7/1995,
tại trụ sở EU tại Bruxelle (Bỉ), với sự có mặt của Bộ trƣởng Ngoại giao tất cả 15
nƣớc thành viên của EU và các quan chức cấp cao của EU, Bộ trƣởng Ngoại giao
Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, thay mặt Chính phủ Việt Nam đã cùng ông Javier
Solana, Bộ trƣởng Ngoại giao Vƣơng quốc Tây Ban Nha, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trƣởng Liên minh châu Âu và ông Manuel Marin, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu,
ký chính thức Hiệp định trên.
Việc hai bên ký Hiệp định này đã khai thông và thúc đẩy việc gia tăng đầu
tƣ và thƣơng mại hai chiều, hỗ trợ phát triển kinh tế vững chắc đồng thời cải thiện
điều kiện sống, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
*
* *
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong việc mở rộng quan hệ quốc tế,
công cuộc đổi mới tại Việt Nam đã mang lại những thành tựu trong việc phát
triển kinh tế trong nƣớc. Sau hơn 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam
đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Hàng
tiêu dùng dồi dào, đa dạng hơn; lạm phát đã đƣợc kiểm chế; đời sống nhân dân ổn
định hơn và có phần đƣơc cải thiện.

Trên cơ sở những thành tựu đất nƣớc đạt đƣợc trong giai đoạn thực hiện
Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tiếp
tục đề ra chủ trƣơng nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc; khắc
phục những khó khăn, hạn chế mắc phải trong bƣớc đầu đổi mới; ngăn ngừa
những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đƣờng
lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI để tiếp tục đƣa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đại
hội đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) là “vƣợt qua
khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng ổn định
chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đƣa nƣớc ta cơ bản ra khỏi tình
trạng khủng hoảng hiện nay”[19, tr.267].
Trong 5 năm 1991- 1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản
phẩm trong nƣớc (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5- 6,5%), trong tình hình còn
nhiều khó khăn nhƣng sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là
4,5%, sản lƣợng lƣơng thực đến năm 1995 tăng 26% so với 5 năm trƣớc, tạo điều
kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản
năm 1995 gấp 3 lần năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu là 20%. Nhà nƣớc ta đã có
những chỉ đạo nhằm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và xây
dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đã tăng lên 29,1% năm 1995; dịch vụ tăng
từ 38,6% lên 41%. Chúng ta đã bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu
tƣ cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, thì đến năm 1995 là 27,4%
(trong đó nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc chiếm 16,7% GDP) [33, tr.228].
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thành tựu nổi bật là ta đã chặn đứng đƣợc
nạn lạm phát cao, từng bƣớc đẩy lùi lạm phát. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991
giảm xuống 17,5% năm 1992, 15,2% năm 1993, 14,4% năm 1994 và 12,7% năm
1995 [19, tr. 447]. Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách đƣợc kiềm chế, chấm dứt việc phát
hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, thay bằng tiền vay của nhân dân và của
nƣớc ngoài.
Các ngành vận chuyển hàng hoá, bƣu chính viễn thông, du lịch phát triển
nhanh. Thị trƣờng hàng hoá trong nƣớc phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cho đến năm 1995, tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 17 tỷ đôla, đảm bảo nhập các loại vật tƣ thiết bị và hàng hoá đáp
ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có
thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lƣợng và kim ngạch
xuất khẩu lớn nhƣ dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc... Về nhập khẩu, tính
đến năm 1995, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 22 tỷ đôla, kể cả phần nhập
khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Bảng: số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm đầu đổi mới (triệu đôla)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng
1986 678 1.829 2.507
1987 724 2.133 2.857
1988 834 2.504 3.374
1989 1.524 2.384 3.908
1986 -1990 5.575 11.360 16.953
1991 2.100 2.338 4.438
1992 2.580 2.540 5.120
1993 2.980 3.924 6.904
1994 4.054 5.826 9.880
1995 5.300 7.500 12.800
1991- 1995 17.014 22.128 39.142

Nguồn: (33, tr. 233-234)


Qua số liệu trên chúng ta thấy tổng xuất nhập khẩu của Việc Nam từ năm
1986 đến năm 1995 càng ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Tuy
vậy, xét một cách tổng thể thì chúng ta vẫn nhập siêu.
Thị trƣờng xuất nhập khẩu đƣợc mở rộng nhiều so với 5 năm trƣớc. Đến
năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 100 nƣớc và tiếp cận với
nhiều thị trƣờng mới và trong đó có 10 nƣớc bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng
trên dƣới 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhà nƣớc đã mở
rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
trong 5 năm 1991 - 1995 tăng nhanh bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối năm
1995, tổng số vốn đăng kí của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt trên 19 tỷ
đôla, trong đó có khoảng một phần ba số vốn đăng kí đã đƣợc thực hiện [19,
tr.447]. Hình thức đầu tƣ chủ yếu là các xí nghiệp liên doanh, chiếm trên 65%
tổng số vốn; xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chiếm gần 18% và hợp đồng hợp tác
kinh doanh chiếm gần 17%. Mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế đƣợc
khôi phục, mở rộng, tạo ra cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phƣơng và
đa phƣơng hiệu quả.
Quá trình triển khai công cuộc đổi mới đã tạo đƣợc một số chuyển biến tích
cực về mặt xã hội. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân đƣợc cải thiện. Nhiều
công trình cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.
Về quan hệ kinh tế quốc tế, năm 1993, chúng ta đã có những bƣớc tiến
đáng kể trong việc khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế
nhƣ IMF, WB, ADB. IMF. WB đã hỗ trợ cho ta thông qua chƣơng trình tín dụng
trung hạn. Việc chúng ta mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ trên
thế giới giúp cho ta có đƣợc sự hỗ trợ tích cực về nguồn vốn phục vụ phát triển
kinh tế trong nƣớc.
Song song với việc phát triển kinh tế, việc đầu tƣ phát triển giáo dục, đào
tạo, chăm sóc sức khoẻ đƣợc Nhà nƣớc quan tâm tạo điều kiện phát triển. Trình
độ hƣởng thụ văn hóa, nghệ thuật của ngƣời dân đƣợc nâng lên. Đảng và Nhà
nƣớc ta quan tâm và chăm lo tới công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những ngƣời
có công với nƣớc, có công với cách mạng.
Trên mặt trận giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng chúng ta cũng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. “Chúng ta đã giữ
vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trƣờng hoà bình của đất nƣớc,
tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới” [19, tr.448].
Cùng với những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chúng ta còn
đạt đƣợc một số kết quả đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị, tăng cƣờng vai
trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm 1992, sửa
đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tiến hành cải
cách một bƣớc nền hành chính Nhà nƣớc, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nƣớc pháp quyền. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội từng bƣớc đổi mới
nội dung và phƣơng thức hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn.
*
* *
Tiểu kết, có thể nói, thành tựu lớn nhất của đất nƣớc ta trong 10 năm đầu
đổi mới là chúng ta đã thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận, đƣa đất nƣớc dần ra
khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội; thế và lực của nƣớc ta đã mạnh hơn
trƣớc, quan hệ quốc tế đƣợc mở rộng, vị thế của Việt Nam dần dần đƣợc nâng
cao. Đánh giá về những đóng góp của chính sách đối ngoại của Việt Nam trong
những năm đầu đổi mới, tháng 1/1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kỳ khóa VII của Đảng khẳng định: “việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao uy
tín và vị trí của Việt Nam trên thế giới, tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong ba thành tựu của công cuộc đổi
mới” [19, tr.394]. Khả năng giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập với cộng đồng
thế giới đƣợc tăng thêm. Đó là những điều kiện cơ bản, quan trọng để bƣớc vào
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã dự đoán và bắt kịp đƣợc xu thế thế giới trong quan
hệ quốc tế, đề ra chính sách và bƣớc đi thích hợp nhằm mở rộng và tăng cƣờng
quan hệ với thế giới. Nắm bắt đƣợc thời cơ để giải quyết các vấn đề liên quan đến
Việt Nam.
Sau khi vấn đề Campuchia đƣợc giải quyết, vấn đề trở ngại trong quan hệ
với các nƣớc khác đã đƣợc khai thông. Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ động trong
việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, các
nƣớc ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Đây là bƣớc đi cụ
thể nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa Việt Nam với các nƣớc láng giềng và
các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói việc giải quyết tốt những mâu
thuẫn đó đã tạo tiền đề tốt cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam sau này.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc chúng ta đã không bị cuốn vào vòng
xoáy của cuộc khủng hoảng tại các nƣớc XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ, cũng
nhƣ đứng vững trƣớc những âm mƣu phá hoại của các thế lực thù địch trong và
ngoài nƣớc. Mặc dù đứng trƣớc nhiều khó khăn thử thách, Đảng ta vẫn kiên định
chủ trƣơng đi theo con đƣờng XHCN đã lựa chọn, giữ vững định hƣớng phát
triển. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, chúng ta vẫn giữ ổn định đƣợc nền
chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, giữ
vững độc lập và chủ quyền quốc gia.

Chƣơng 2
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY:
NỘI DUNG VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Năm 1995 là năm đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc trong quá trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam, năm khởi đầu của một chƣơng mới trong lịch sử
ngoại giao Việt Nam. Đây là thời điểm xác định kết quả của chính sách đối ngoại
đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới và
tiếp tục xác định những bƣớc đi tiếp theo để từng bƣớc hội nhập có hiệu quả vào
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới.
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1.1 Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 1996 - 2001
Trong thời gian qua, chúng ta đã giành đƣợc một số thành tựu cơ bản và to
lớn trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Những thành tựu đó là
kết quả của một quá trình triển khai có hiệu quả chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà nƣớc ta trong đó có chính sách đối ngoại.
Tiếp tục chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại Hà Nội từ ngày
28/6 đến ngày 01/7/1996 đã khẳng định nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là
“củng cố môi trƣờng hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” [19, tr.
502].
Trong tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, “chủ nghĩa
xã hội tạm thời lâm vào thoái trào” [19, tr.463], chiến tranh lạnh đã kết thúc
nhƣng những xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia, các dân tộc, sắc tộc lại xẩy
ra ở nhiều nơi; toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng có những ảnh hƣởng lớn
tới quá trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, theo đó là những vấn đề
toàn cầu nhƣ môi trƣờng, bệnh tật, chiến tranh, hoà bình …đòi hỏi các quốc gia trên
thế giới phải hợp tác với nhau thì mới có thể giải quyết tốt đƣợc.
Chúng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, độc lập tự chủ,
đa phƣơng hoá và đa dạng hoá với tinh thần: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả
các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển"
[19, tr.502] mà Đại hội VII đã đề ra, tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho sự phát
triển đất nƣớc, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc.
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các kỳ Đại hội VI, VII, bổ sung
phát triển những luận điểm thích hợp với tình hình mới của đất nƣớc và thế giới,
Đảng ta chủ trƣơng mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt song phƣơng và
đa phƣơng với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc chỉ đạo
là tôn trọng độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề
tồn tại và tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hoà bình.
Cụ thể, Đảng ta chủ trƣơng duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại với các
nƣớc lớn, các nƣớc láng giềng và các nƣớc trong khu vực, các nƣớc bạn bè truyền
thống, phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lƣợng
cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ, mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền
và các đảng khác. Đồng thời, tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các
nƣớc đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh, với Phong trào không liên
kết. Đảng ta rất coi trọng quan hệ với các nƣớc phát triển và các trung tâm kinh tế
chính trị của thế giới, cụ thể là Mỹ, EU và Nhật Bản nhằm mở rộng hợp tác và
tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đây là một bƣớc chuyển biến mới trong tƣ duy và nhận thức của Đảng ta, là cơ sở
để đa phƣơng hoá các mối quan hệ đối ngoại, đƣa quan hệ đối ngoại lên một tầm
cao mới tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, các nƣớc lớn và các trung tâm kinh tế -
chính trị trên thế giới ngày càng có ảnh hƣởng tới các quốc gia, khu vực. Việc coi
trọng quan hệ với các nƣớc và tổ chức này thực sự là một nhu cầu cần thiết và cấp
bách, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nƣớc.
Bên cạnh đó, Đảng ta chủ trƣơng "tăng cƣờng hoạt động ở Liên hợp quốc,
Tổ chức các nƣớc nói tiếng Pháp, các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Tổ chức
Thƣơng mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác. Tích cực đóng góp cho hoạt
động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu" [19, tr.503].
Nhƣ vậy, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đƣợc Đại hội VIII của
Đảng khẳng định và vạch ra hƣớng đi đúng đắn trong quan hệ với các tổ chức
quốc tế bằng cách bổ sung và phát triển luận điểm của Đại hội VII đề ra, đồng
thời mở thêm chƣơng mới trong chính sách đối ngoại Việt Nam; xác định quyền
và nghĩa vụ của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, từng bƣớc làm tăng vai
trò, vị thế Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, tích cực, chủ động tham gia các tổ
chức khu vực và thế giới.
Đại hội khẳng định và cụ thể hóa chủ trƣơng xây dựng một nền kinh tế mở,
đa phƣơng hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song
phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi
Tiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cần xúc tiến tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC). Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và từng
bƣớc tham gia các hoạt động của hệ thống ƣu đãi phổ cập với các nƣớc đang phát
triển.
Nhƣ vậy, hoạt động đối ngoại do Đại hội VIII đề ra đã có những định
hƣớng chiến lƣợc mới trong công tác chỉ đạo hội nhập quốc tế trong thời gian tiếp
theo. Tiếp đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 18/11/1996 “về mở
rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996- 2000”, xác định nhiệm
vụ, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế đối ngoại cho 5 năm tiếp theo; đề ra những
giải pháp, cơ chế, chính sách chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại.
Ngành ngoại giao coi việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối ngoại là ƣu tiên hàng
đầu trong hoạt động của mình. Định hƣớng này một lần nữa khẳng định và bổ
sung tại Hội nghị Trung ƣơng 4 khoá VIII (12/1997). Tại Hội nghị này Đảng ta
đã nêu quan điểm về chính sách đối ngoại trong việc tạo dựng môi trƣờng quốc tế
thuận lợi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là: Một mặt
tiến hành khẩn trƣơng, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại Việt -
Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết
trong khuôn khổ AFTA. Mặt khác, mở rộng quan hệ đối ngoại để tranh thủ vốn,
công nghệ và gia nhập thị trƣờng quốc tế nhƣng phải trên cơ sở độc lập tự chủ,
phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng 4 (khóa VIII) cũng đã nêu bổ
sung phƣơng châm hội nhập quốc tế của ta là: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực
hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tích cực chủ
động thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế” và nêu nhiệm vụ: “Chủ động
chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm
mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trƣờng khu vực và thị trƣờng
quốc tế. Tiến hành khẩn trƣơng vững chắc việc đàm phán hiệp định thƣơng mại
với Mỹ, tham gia APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các
cam kết trong khuôn khổ AFTA.
Nhƣ vậy, Đại hội VIII (1996) và Hội nghị Trung ƣơng 4 khoá VIII
(12/1997) đã mở ra cho hoạt động đối ngoại của Đảng ta những hƣớng đi mới,
giao cho công tác đối ngoại những trọng trách mới, ngoài ý nghĩa làm nâng cao
hiệu quả kinh tế của chính sách đối ngoại còn là sự đề cao vai trò hoạt động đối
ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới bƣớc vào thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, chúng ta
đề ra những chính sách rõ ràng trong việc hội nhập quốc tế, với mong muốn Việt
Nam ngày càng tham gia tích cực và có vai trò ngày càng lớn hơn trong việc giải
quyết các vấn đề quốc tế.
Sau 10 năm đổi mới, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Nam đã phát huy tác dụng. Chúng ta đã từng bƣớc phá thế bao vây cấm vận kinh
tế; giải quyết tốt vấn đề Campuchia qua đó góp phần khai thông và bình thƣờng
hóa quan hệ với Trung Quốc, gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với
Hoa Kỳ, ký hiệp định khung với EU và mở rộng và tăng cƣờng quan hệ với các
nƣớc khác trên thế giới. Đại hội VIII của Đảng đã rút ra những bài học quan trọng
về đối ngoại:
“Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại” [19,
tr.460]. Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt
những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trƣờng quốc tế
thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nƣớc. Việc “mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập,
tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc” [19, tr.
461].
Trên cơ sở những thành tựu đạt đƣợc, Đại hội Đảng VIII chủ trƣơng “xây
dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới”. Đại hội nhấn mạnh quan điểm đa phƣơng hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh
tế đối ngoại, hƣớng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt
hàng trong nƣớc sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trƣờng
quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phƣơng và đa phƣơng
với các nƣớc, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Thông qua các hoạt động đối ngoại, Đảng ta thể hiện rõ chủ trƣơng hội
nhập quốc tế ngày một sâu rộng hơn, qua đó ngày càng khẳng định vai trò của
Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Tạo tiền đề cho các bƣớc phát triển trong các năm
tiếp theo.
2.1.2. Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 2001 - 2006
Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn này đƣợc Đảng ta xác tại Đại hội
toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đại hội lần này diễn ra trong bối cảnh chuyển
giao giữa hai thế kỷ, với nhiệm vụ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc những năm đầu thế kỷ
XXI.
Về tình hình quốc tế, Đại hội nhận định khả năng duy trì hoà bình, ổn định
trên thế giới và khu vực là thuận lợi cho Việt Nam tập trung phát triển kinh tế.
Trong vấn đề dự báo các xu thế chủ yếu trong thời gian tới, Đại hội nhận định:
“Khoa học công nghệ tiếp tục có những bƣớc tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai
trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất. Toàn cầu hóa
kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia” [19,
tr. 617]. Toàn cầu hóa và khu vực hóa bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc
đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế; các nƣớc đang phát triển trong xu thế hợp tác song phƣơng và đa phƣơng
trên tất cả các lĩnh vực và đứng trƣớc những thách thức lớn phải đấu tranh để bảo
vệ lợi ích của mình. Đại hội IX nhận định về Châu Á- Thái Bình Dƣơng vẫn là
một khu vực phát triển năng động với các trung tâm kinh tế lớn ở Đông Á và
Đông Nam Á là thuận lợi đối với Việt Nam trong tiến trình hợp tác phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế.
Đại hội khẳng định: “Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập tự
chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực
hiện đƣờng lối đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, đồng thời nhấn
mạnh Việt Nam không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn là “đối tác tin cậy của các
nƣớc” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Quan điểm này chứng tỏ thế và
lực của Việt Nam đã và đang đi lên, tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trên
trƣờng quốc tế. Những thành tựu của Việt Nam sau 15 năm đổi mới đã mang lại
cho chúng ta một diện mạo mới, đồng thời thúc đẩy Việt Nam tiếp tục có những bƣớc
đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn mới, Đảng ta tiếp tục coi trọng vấn đề phát triển kinh tế,
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc… Mở rộng quan hệ
nhiều mặt, song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc và vùng lãnh thổ, các trung
tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối
với nƣớc ta. Với mục đích phát triển kinh tế trong nƣớc phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, chúng ta đã chủ động hợp tác nhiều mặt, song
phƣơng và đa phƣơng với tất cả các nƣớc, các vùng lãnh thổ, các trung tâm kinh
tế, chính trị, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi, giải
quyết bất đồng và tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hòa bình, đồng thời làm thất bại
mọi âm mƣu và hành động gây sức ép, áp đặt và cƣờng quyền. Trƣớc nhiệm vụ
yêu cầu ngày càng cao trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang
đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và những thách thức đòi hỏi Đảng và Nhà
nƣớc ta phải đề ra những chính sách hợp lý, Đảng ta đề ra chính sách “chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ môi trƣờng…” [19, tr.664].

Nghị quyết của Đảng lần này đề ra nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới
là “Tiếp tục giữ vững môi trƣờng hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để
đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bảo
đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của loài ngƣời vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội” [19, tr. 663- 664].
Nhận thức tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng, Bộ Chính trị BCH TW Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết
số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghị quyết là sự kế thừa và cụ thể hóa việc triển khai đƣờng lối hội nhập
kinh tế quốc tế của Đảng ta từ thời kỳ đầu đổi mới đồng thời đáp ứng kịp thời
những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời
kỳ mới. Nghị quyết đã nêu lên những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt
đƣợc trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhƣ: Đã đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế: mở rộng mạnh mẽ quan hệ song phƣơng và đa
phƣơng… Đồng thời Nghị quyết đã định ra những nguyên tắc và quan điểm cơ
bản cho quá trình đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao tính
cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta, duy trì sự ổn định vĩ mô, hoàn thiện hệ thống
pháp luật và các thiết chế Nhà nƣớc.
Nhằm cụ thể hóa những chủ trƣơng của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế,
để tăng cƣờng việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã thành
lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nhằm đƣa công tác kinh tế đối
ngoại vào nền nếp trong điều kiện nƣớc ta ngày càng tham gia vào nhiều cơ chế
hợp tác khu vực và toàn cầu. Uỷ ban đã có những đóng góp tích cực vào việc thực
hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Bên cạnh các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì ngành ngoại giao cũng nhấn mạnh nhiệm vụ
ngoại giao làm kinh tế, theo hƣớng: Tích cực góp phần vào việc hình thành khuôn
khổ pháp lý của hoạt động kinh tế đối ngoại. Cần hoạch định đƣợc đƣờng lối,
chính sách phát triển kinh tế đối ngoại một cách cụ thể. Phát huy những lợi thế
của ngành ngoại giao về điều kiện nghiên cứu và tiếp cận thông tin kinh tế thế
giới, đề xuất tham mƣu với các cấp, các ngành về lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Làm
tốt hơn nữa chức năng đầu mối, tham gia đàm phán, ký kết, theo dõi và đôn đốc
thực hiện các hiệp định thoả thuận giữa nƣớc ta với các nƣớc, các tổ chức khu
vực và quốc tế về hợp tác kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, khoa học – kỹ thuật. Tích
cực mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng, tìm thêm đối tác, góp phần tháo gỡ vƣớng
mắc về cơ chế, chính sách, luật lệ cản trở xuất khẩu và thu hút vốn đầu tƣ của
nƣớc ngoài.
Lãnh đạo Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo ngành ngoại giao và các cơ
quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của
ngoại giao phục vụ kinh tế, đề ra các yêu cầu cụ thể với mỗi địa bàn nhằm nâng
cao hiệu quả quan hệ hợp tác kinh tế.
Bên cạnh những mặt làm đƣợc, Nghị quyết cũng đã nêu lên những mặt
chƣa làm đƣợc trong thời gian qua, trong đó vẫn còn một bộ phận cán bộ chƣa
nhận thức hết đƣợc tầm quan trọng đƣợc việc hội nhập kinh tế quốc tế, chƣa thấy
hết và chủ động tranh thủ cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Công
tác hội nhập kinh tế quốc tế chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, có hệ thống từ trung
ƣơng tới địa phƣơng; vấn đề về doanh nghiệp nói chung còn yếu và thiếu sức
cạnh tranh; chƣa có kế hoạch lâu dài…
Từ những đánh giá, phân tích những mặt đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc,
Đảng ta đã đề ra mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức
quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, thực hiện dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trƣớc mắt
là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lƣợng phát triển kinh tế – xã
hội năm 2001- 2010 và kế hoạch 5 năm 2001- 2005.” [17, tr. 3]
Nghị quyết còn nhấn mạnh các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế là sự
nghiệp của toàn dân, là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, có không ít những cơ
hội và thách thức nên cần nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế nƣớc ta để
đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất
nƣớc, vừa đáp ứng quy định của các tổ chức quốc tế với giữ vững an ninh quốc
phòng. Quyết nêu lên những biện pháp cơ bản để hội nhập kinh tế quốc tế là thực
hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phƣơng và song phƣơng, tạo môi trƣờng kinh
doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng có tính cạnh tranh cao, tăng
nhanh xuất khẩu và thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài.
Tháng 1/2004, tại Hội nghị Trung ƣơng 9 (khóa IX), Đảng ta đã chỉ rõ
nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ còn lại của Đại hội IX về vấn đề hội nhập kinh tế
quốc tế là “chủ động nhƣng khẩn trƣơng trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện
đầy đủ các cam kết quốc tế đa phƣơng, song phƣơng mà nƣớc ta đã ký và chuẩn bị tốt
nhất các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)”.
Có thể nói, Đảng ta đã chủ động đề ra chính sách, chủ trƣơng trong việc hội
nhập kinh tế quốc tế, điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta tới
vấn đề phát triển kinh tế mà hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố quan trọng
trong bƣớc đƣờng đẩy nhanh việc phát triển kinh tế. Việc đề ra Nghị quyết về chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đặt nền kinh tế Việt Nam với bối cảnh
chung của nền kinh tế thế giới là một yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự ủng hộ
của cộng đồng quốc tế với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, từng bƣớc chủ
động tiến hành tham gia các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, tiến dần đến tự
do hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại. Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị
BCH TW Đảng khóa IX chính là sự hoàn chỉnh những quan điểm, nguyên tắc chỉ
đạo, phƣơng châm hội nhập và những biện pháp quan trọng để Việt Nam hội
nhập kinh tế thế giới.
2.1.3. Chính sách hội nhập quốc tế qua văn kiện Đại hội toàn quốc lần
thứ X của Đảng (4/2006)
Năm 2006 đánh dấu chặng đƣờng 20 năm đất nƣớc đổi mới. 20 năm qua,
dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nƣớc ta đã dành đƣợc những
thành quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta có nhiệm vụ tổng kết chặng đƣờng 20 năm đổi
mới đất nƣớc và đề ra phƣơng hƣớng phát triển trong những năm tiếp theo.
Đại hội nhận định tình hình khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng nói chung
và Đông Nam Á nói riêng vẫn tồn tại những nhân tố gây mất ổn định mặc dù xu
thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng. Giữa các nƣớc vẫn xẩy ra
tranh chấp về ảnh hƣởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên
giữa các nƣớc, những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nƣớc…
Đồng thời Đảng ta cũng nhận định tình hình trong nƣớc vừa có những
thuận lợi nhƣng cũng có nhiều khó khăn thách thức.
Từ những nhận định trên, Đại hội X đã chủ trƣơng “Thực hiện nhất quán
đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh
vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế,
tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [20, tr.112].
Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ của công tác đối ngoại là “giữ
vững môi trƣờng hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc…” [20, tr.112]. Đặc biệt trong vấn đề hội nhập quốc tế việc “đẩy mạnh
hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế
kinh tế toàn cầu, khu vực và song phƣơng, lấy phục vụ lợi ích đất nƣớc” [20,
tr.113-114] đƣợc coi làm mục tiêu cao nhất. Mục tiêu của hoạt động đối ngoại
là hƣớng mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế- xã hội thiết thực, trong đó “chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lƣợc phát triển
đất nƣớc từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” [20, tr.114]. Trƣớc xu
thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang tiếp tục phát triển, Đảng ta coi việc tham
gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát
triển kinh tế và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta cần “chuẩn bị
tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa
phƣơng. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nƣớc
ASEAN, các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng. “Củng cố và phát triển quan hệ
hợp tác song phƣơng tin cậy với các đối tác chiến lƣợc; khai thác có hiệu quả cơ
hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nƣớc ta là thành viên Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO)” [20, tr.114].
Đại hội X khẳng định kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng
hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Tiếp tục khẳng định và phát triển tƣ tƣởng của
Đảng trong các kỳ Đại hội VII, VIII, IX đó là “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy
của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế” với mong muốn “tham gia tích cực vào
tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [20, tr.112].
Trong việc thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ với các quốc gia trên thế giới,
Đại hội X không đặt thứ tự ƣu tiên quan hệ với các đối tác khác nhau mà nhấn
mạnh chủ trƣơng “phát triển quan hệ với tất các các nƣớc, các vùng lãnh thổ trên
thế giới và các tổ chức quốc tế” [20, tr.112].
Tóm lại, qua các kỳ Đại hội Đảng, trong chính sách đối ngoại nói chung thì
chủ trƣơng đƣa đất nƣớc từng bƣớc hội nhập quốc tế một cách vững chắc và có
hiệu quả đƣợc Đảng ta đặc biệt quan tâm. Trong một thế giới mà xu thế toàn cầu
hóa và khu vực hóa đang là xu thế chủ đạo, các tổ chức khu vực và quốc tế đang
ngày càng lớn mạnh thì việc tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế là một
nhiệm vụ cần thiết, là một nhu cầu khách quan và cũng là mục tiêu mà Đảng và
Nhà nƣớc ta hƣớng tới. Hội nhập quốc tế vừa đảm bảo đƣợc lợi ích quốc gia
nhƣng vừa giữ đƣợc an ninh chính trị và chủ quyền đất nƣớc.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH
SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY
2.2.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại
Gia nhập ASEAN, tăng cƣờng hội nhập khu vực Đông Nam Á
Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, với chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin
cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tăng
cƣờng quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đã thực hiện đẩy đủ mọi nghĩa vụ, cam kết và trách nhiệm của một
nƣớc thành viên ASEAN, tích cực và chủ động trong việc đƣa ra các sáng kiến
nhằm tăng cƣờng hợp tác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành viên
ASEAN trên cơ sở các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau. Trong quá trình mở rộng ASEAN, việc Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của ASEAN đã mở đƣờng cho quá trình kết nạp Lào, Myanma và
Campuchia, đƣa ASEAN hội tụ đầy đủ 10 thành viên nhƣ ngày hôm nay.
Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, các Hội nghị
cấp cao ASEAN: ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Á - Âu (ASEM). Tuy là một
thành viên mới trong cộng đồng ASEAN nhƣng chúng ta đã tổ chức thành công
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI (12/1998) tại Hà Nội với tiêu đề: “Xây dựng
ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác”.
Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội”, “Chƣơng trình hành động Hà Nội” và
nhiều quyết định quan trọng khác làm cơ sở cho quan hệ hợp tác hiện tại và tƣơng
lai giữa các nƣớc ASEAN với nhau cũng nhƣ giữa ASEAN với các nƣớc và các
tổ chức khác trên thế giới, thể hiện một cách cụ thể những ý tƣởng của văn kiện
tầm nhìn 2020.
Việc tham gia của Việt Nam vào ASEAN đã góp phần tạo môi trƣờng khu
vực thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia thành viên, nâng cao vị trí
và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á và trên trƣờng quốc tế, tạo thuận lợi mở
rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới.
Sau hơn một thập kỷ tham gia ASEAN, với những nỗ lực mạnh mẽ, đƣợc
sự hỗ trợ của các nƣớc thành viên và cộng đồng quốc tế, chúng ta đã tạo đƣợc
lòng tin, sự tín nhiệm và có đƣợc sự ủng hộ từ các nƣớc ASEAN và thế giới. Việt
Nam đã hội nhập khá nhanh chóng vào các hoạt động của ASEAN và là một
thành viên có nhiều đóng góp tích cực vào các chủ trƣơng, mục tiêu và hành động
của ASEAN. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một nƣớc thành
viên, tham gia và có những ý kiến tích cực đóng góp trong các cuộc họp của
ASEAN trên mọi lĩnh vực. Tuy là một thành viên mới và đang trong giai đoạn
bƣớc đầu của quá trình hội nhập nhƣng Việt Nam đã đảm nhiệm tốt chức trách
chủ tịch của một số tiểu ban, chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của ASEAN, đặc
biệt đã là nƣớc đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội (tháng
12/1998).
Tháng 4/1999, Việt Nam đã tổ chức lễ kết nạp Campuchia làm thành viên
thứ mƣời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Từ nay ASEAN đã bƣớc vào
một giai đoạn phát triển mới khi có đầy đủ 10 nƣớc thành viên. Một Đông Nam Á
bị chia rẽ trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhƣờng chỗ cho sự
đoàn kết và hợp tác để giải quyết các vấn đề mà các quốc gia cùng quan tâm, thực
hiện các mục tiêu mà lãnh đạo các nƣớc ASEAN đã đề ra.
Với một nỗ lực đƣa tổ chức ASEAN có những bƣớc phát triển trong thế kỷ XXI,
khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Lãnh đạo 10 nƣớc Đông Nam Á đã bàn thảo và
quyết tâm xây dựng một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột, đó là: Cộng đồng kinh tế
ASEAN, Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Tuy
nhiên, để tiến tới một Cộng đồng ASEAN phát triển trong tƣơng lai thì bản thân mỗi
nƣớc thành viên cần phải có nhiều cố gắng trong rất nhiều công việc nhƣ: đào tạo nguồn
lao động có tay nghề cao; xây dựng chính sách tài chính hợp lý, bảo đảm một nền kinh
tế vĩ mô ổn định, minh bạch hóa trong công tác quản lý, xây dựng hệ thống luật pháp
hài hóa…
Sự phát triển trong tƣơng lai của Cộng đồng ASEAN sẽ có những điểm khó và
khác so với Cộng đồng Châu Âu (EU). Điều đó thể hiện qua sự khác biệt lớn giữa các
thể chế chính trị, quan điểm xã hội, mặt bằng kinh tế giữa các nƣớc ASEAN, mặc dù
giữa các bên đã có nhiều nỗ lực nhằm xóa dần khoảng cách. Bên cạnh đó là những vấn
đề nhƣ Mianma, vấn đề ly khai ở Thái Lan, vấn đề tranh chấp biên giới giữa các nƣớc
thành viên… cũng gây những trở ngại lớn đối với tiến trình cụ thể hóa Cộng đồng
ASEAN.
Tăng cƣờng quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ
Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ với Việt Nam,
từ ngày 5 đến 7 tháng 8 năm 1995, Ngoại trƣởng Mỹ W.Christopher thăm Việt
Nam và chính thức ký thoả thuận thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc và
trao đổi đại sứ. Ngoại trƣởng M. Onbrai đã thực hiện hai chuyến thăm làm việc
tại Việt Nam vào tháng 6/1997 và tháng 6/1999. Vào tháng 3/2000, Bộ trƣởng
Quốc phòng Hoa Kỳ W.Cohen thăm Việt Nam. Đặc biệt vào tháng 11/2000,
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clintơn đã sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là một
chuyến thăm lịch sử của một vị Tổng thống Hoa Kỳ tới nƣớc Việt Nam thống
nhất và độc lập. Chuyến thăm này đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan
hệ ngoại giao giữa hai nƣớc.
Về phía Việt Nam, các phái đoàn do Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng, Bộ
trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trƣởng Thƣơng mại Lê Văn Triết… đã
sang thăm và làm việc với lãnh đạo Hoa Kỳ. Tháng 12/2001, Phó Thủ tƣớng
Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Những
chuyến thăm, trao đổi cấp cao và chuyên viên giữa hai nƣớc tạo cơ sở thúc đẩy
quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2005, Thủ tƣớng Phan Văn
Khải sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống G.W.Bush.
Trải qua quá trình 10 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nƣớc, năm 2006 là năm đánh dấu việc bình thƣờng hóa hoàn toàn quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thƣơng mại bình
thƣờng vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Năm 2006, Tổng thống Mỹ G.W.
Bush sang thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC-14 đƣợc tổ chức
tại Hà Nội. Chuyến thăm này tạo đà thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc trong những
năm tới. Lãnh đạo hai nƣớc khẳng định tiếp tục nỗ lực thiết lập mối quan hệ ổn
định, xây dựng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai bên đã đặt đƣợc một số thoả thuận
về hợp tác, hỗ trợ quan trọng. Sự tiến triển trong quan hệ giữa hai nƣớc có đƣợc
nhờ vào sự điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình khu vực và
quóc tế, sự nỗ lực của hai Chính phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân
dân hai nƣớc.
Về quan hệ kinh tế, phía Hoa Kỳ cam kết tăng viện trợ phát triển cho Việt
Nam, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách và năng lực phát triển kinh
tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới; hỗ trợ trong việc phòng chống HIV/AIDS,
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến ma tuý; phòng chống dịch cúm gia
cầm. Bên cạnh đó, phía Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc tìm kiếm
thông tin về các trƣờng hợp quân nhân ta mất tích trong chiến tranh, thoả thuận
cùng nỗ lực để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trƣờng gần các kho chứa điôxin
trƣớc đây.
Trên một số lĩnh vực khác, hai bên đã có những hợp tác có hiệu quả. Trong
lĩnh vực giáo dục, hàng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên, cán bộ Việt Nam
sang Mỹ để nghiên cứu học tập, nhiều học giả Mỹ đã sang Việt Nam dự các cuộc
hội thảo, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực cụ thể; nhiều chƣơng trình học bổng, hỗ
trợ, hợp tác của các tổ chức, các trƣờng đại học Mỹ dành cho sinh viên, học viên
Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều ngƣời Việt Nam theo học tự túc tại các trƣờng
đại học của Mỹ.
Trong lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ cũng có những bƣớc tiến đáng kể.
Hoa Kỳ đã có những hỗ trợ hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống các
căn bệnh thế kỷ nhƣ AIDS, ung thƣ…
Từ khi bình thƣờng hóa đến nay, quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai
nƣớc đã có những bƣớc tiến đáng kể. Việc Tổng thống Mỹ Clintơn tuyên bố miễn
áp dụng điều luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác, làm ăn có hiệu quả với các đối tác Việt Nam. Hợp
tác kinh tế thƣơng mại đầu tƣ giữa hai nƣớc tiếp tục phát triển: Năm 1999 là
838,792 triệu USD [40, tr.358], đến năm 2005 đạt 7,5 tỷ USD và năm 2006 đạt
trên 9 tỷ USD [51, tr.418].
Tuy vậy, trong quan hệ ngoại giao vẫn còn tồn tại những vấn đề mà hai bên
chƣa đi đến sự thống nhất: tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền. Hàng năm,
phía Hoa Kỳ có bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, giữa hai nƣớc
vẫn có những bất đồng quan điểm, và chƣa hiểu nhau trong việc giải quyết các
vấn đề nêu trên.
Tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc
Kể từ khi bình thƣờng hóa (năm 1991) đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc không ngừng đƣợc thúc đẩy nhờ vào sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng,
Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phát
triển cả chiều rộng và chiều sâu trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, văn hóa, kinh tế,
khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo…đƣợc lãnh đạo hai nhà nƣớc xác định trên
tinh thần 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng
tới tương lai” sau đó đƣợc bổ sung thêm 4 tốt là “Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn
bè tốt, đối tác tốt”. Nhiều cuộc viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nƣớc, các
cấp các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hai bên đã ký kết nhiều văn bản
quan trọng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc ký Hiệp định phân định biên giới
trên bộ và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ. Việc ký kết 2 văn bản quan trọng
trên đã giải quyết một vấn đề tồn tại lâu dài giữa hai nƣớc đó là vấn đề biên giới,
thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc và nhân dân hai bên biên giới, đồng thời thực
hiện mục tiêu xây dựng biên giới Việt – Trung thành biên giới hoà bình, hữu
nghị, ổn định lâu dài.
Quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ. Nhiều văn bản thoả thuận, trong đó có các hiệp định tạo cơ sở pháp lý
cơ bản cho quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc phát triển. “Việt Nam và Trung
Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo Chƣơng trình thu
hoạch sớm” [39, tr. 188]. Đây là văn bản đƣợc ký kết giữa ASEAN và Trung
Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc. Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung liên tục tăng. “Năm 1991 mới
đạt 30 triệu USD, đến năm 2001 đã lên tới 2,815 tỷ USD…Hai nƣớc phấn đấu
đến năm 2010 đạt 10 tỷ USD” [39, tr. 188-189].
Trong quan hệ đầu tƣ buôn bán giữa hai nƣớc, Việt Nam đã cấp giấy phép
cho nhiều công ty Trung Quốc đầu tƣ vào Việt Nam. Các dự án đầu tƣ của Trung
Quốc vào nhiều lĩnh vực và nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Tuy vậy, đa số các dự
án của Trung Quốc đầu tƣ tại Việt Nam còn ở quy mô nhỏ. Chính phủ Trung
Quốc đã giúp Việt Nam triển khai hai dự án: “Cải tạo nhà máy gang thép Thái
Nguyên và nhà máy phân đạm Bắc Giang bằng nguồn vốn vay ƣu đãi là 36 triệu
USD và viện trợ không hoàn lại trên 18 triệu USD của Chính phủ Trung Quốc “
[39, tr. 189]
Có thể nói, từ khi bình thƣờng hóa quan hệ đến nay, quan hệ Việt Nam -
Trung Quốc đã có nhiều bƣớc tiến trên tất cả các lĩnh vực. Hàng năm, lãnh đạo
hai Đảng, hai Nhà nƣớc có những cuộc gặp gỡ, hội đàm, trao đổi tình hình mỗi
bên nhằm đi tới việc củng cố chắc chắn hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp
giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc thuộc
Liên Xô (cũ) nói chung và với Liên bang Nga nói riêng gặp một số khó khăn nhất
định. Sự thay đổi nền chính trị tại Liên bang Nga cũng nhƣ những thay đổi trong
tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới, sự đảo lộn của tình hình quan hệ quốc tế đã có
những tác động mạnh mẽ tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Tuy
vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn xác định mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên
bang Nga là hết sức quan trọng bởi truyền thống quan hệ giữa Việt Nam và Liên
Xô trƣớc đây. Bên cạnh đó, Liên bang Nga còn có vai trò to lớn trong việc gìn giữ
hoà bình và an ninh trên thế giới và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Trong tình hình mới, hàng loạt những hoạt động ngoại giao giữa hai
nƣớc nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa
hai nƣớc lên một tầm cao mới. Tháng 8/2000, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã đi
thăm Liên bang nga. Chuyến thăm đƣợc đánh giá có ý nghĩa đặc biệt là tháo gỡ
đƣợc một trở ngại về mặt kinh tế trong quan hệ giữa hai nƣớc: đó là vấn đề nợ
của Việt Nam đối với Liên bang Nga. Cụ thể là xử lý khoản nợ 15 tỷ USD mà
Việt Nam nợ Liên Xô trƣớc đây. Hai bên đã ký Hiệp định xử lý nợ, theo đó,
“Việt Nam chỉ phải trả 1,5 tỷ USD trong vòng 23 năm với điều kiện 10% bằng
tiền mặt và 90% bằng hàng hóa. Nga còn cho Việt Nam vay 100 triệu USD để
xây dựng và cải tạo một số nhà mày thuỷ điện và nhiệt điện nhƣ Plây Crông,
Sesan 3, Uông Bí…” [39, tr 244]. Một thể hiện sinh động nữa mối quan hệ
giữa hai nƣớc đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin (tháng
3/2001). Hai bên đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa
CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga. Với nỗ lực của cả hai bên, quan hệ
Việt Nam - Liên bang Nga đã vƣơn lên trở thành mối quan hệ đối tác chiến
lƣợc, lâu dài và ổn định.
Tháng 3/2002, Thủ tƣớng Liên bang Nga M. Caxianốp sang thăm Việt
Nam, cùng với đó là những cam kết ƣu đãi mà Chính phủ Liên bang Nga dành
cho Việt Nam.
Tháng 10/2002, Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh
thăm chính thức Liên bang Nga khẳng định nhất quán chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc ta là không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị
truyền thống tốt đẹp và sự hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, coi đó là một
ƣu tiên trong đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam.
Tháng 1/2003, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đoàn đại biểu
Việt Nam thăm Liên bang Nga và có những cuộc hội đàm với hai viện của
Liên bang Nga.
Tháng 5/2004, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng đã đi thăm chính thức
Liên bang Nga. Chủ tịch nƣớc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin.
Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định mong muốn và quyết tâm đƣa quan hệ hai
nƣớc ngày càng phát triển. Tháng 12/2006, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao
APEC tại Việt Nam, Tổng thống Liên bang Nga Putin đã thăm chính thức Việt
Nam.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn đƣợc thể hiện trên
nhiều lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, an ninh- quốc phòng. Uỷ ban
liên chính phủ Việt - Nga hoạt động khá hiệu quả. Liên bang Nga đã cung cấp
vật tƣ, trang thiết bị kỹ thuật cho nhiều công trình tại Việt Nam. Liên doanh
dầu khí Vietsopetro đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí,
đóng góp đáng kể vào ngân sách hai nƣớc.
Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã và đang phát triển trên
nhiều lĩnh vực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc. Mặt khác, mối quan hệ với Liên bang Nga giúp cho Việt Nam có
điều kiện tạo lập thế cân bằng trong quan hệ với các nƣớc lớn, thực hiện thắng
lợi đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, chủ động
hội nhập quốc tế và khu vực.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn mới đang có những thuận
lợi cơ bản. Về phía Nhật Bản, với chính sách ngoại giao “quay trở về châu Á”,
Nhật Bản đang ngày càng hƣớng sự chú ý của mình tời các nƣớc tại khu vực
này, đặc biệt là các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam.
Về phía Việt Nam, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa
dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy
với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới. Việt Nam đang trên đà phát triển,
những thành tựu to lớn mà chúng ta giành đƣợc sau những năm thực hiện công
cuộc đổi mới đã tạo tiền đề vững chắc cho mối quan hệ giữa Việt Nam với thế
giới nói chung và với Nhật Bản nói riêng.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (năm
1973), mãi đến năm 1994, Thủ tƣớng Murayama là vị Thủ tƣớng Nhật Bản đầu
tiên sang thăm Việt Nam. Sau đó hai bên liên tục có các cuộc trao đổi thăm
viếng lẫn nhau.
Năm 2002 là năm đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong quan hệ ngoại
giao giữa hai nƣớc. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tƣớng Nhật Bản Koizumi
(4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh
(10/2002), lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã thoả thuận xây dựng khuôn khổ quan
hệ mới là “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” trong thế kỷ XXI.
Hai bên đã tạo dựng đƣợc cơ chế đối thoại nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết
lẫn nhau. Ngoài đối thoại về chính trị định kỳ ở cấp Thứ trƣởng Ngoại giao,
hai bên còn xây dựng cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng.
Việt Nam ủng hội Nhật Bản làm thành viên thƣờng trực Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc. Nhật Bản ủng hộ ta ứng cử làm thành viên không thƣờng trực
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008- 2009.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với Nhật Bản, với tƣ cách là
nƣớc điều phối viên quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam nỗ lực thúc đẩy
hợp tác với Nhật Bản về tất cả các vấn đề khu vực. Nhật Bản cũng tích cực ủng
hộ, giúp đỡ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.
Trong lĩnh vực kinh tế- thƣơng mại, Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt
Nam. Nhật Bản là đối tác buôn bán, đầu tƣ và cung cấp ODA lớn nhất cho Việt
Nam. ODA của Nhật Bản tập trung vào năm lĩnh vực ƣu tiên là: phát triển
nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông thôn,
phát triển giáo dục - đào tạo và y tế, bảo vệ môi trƣờng. ODA của Nhật Bản
dành cho Việt Nam “từ năm 1992 đến 2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD” [2, tr.
316].
Về đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản vẫn là một trong những
nƣớc có số vốn đầu tƣ trực tiếp lớn vào Việt Nam. Việc hai nƣớc ký kết Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (năm 2003) đã tạo tiền đề thúc đẩy sự hợp
tác kinh tế song phƣơng, đồng thời đem lại những cơ hội làm ăn buôn bán cho
doanh nghiệp cả hai nƣớc.
Có thể nói rằng, trong những năm qua, đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt
Nam ngày càng tăng về số lƣợng vốn và vai trò của Nhật Bản cũng ngày càng
cao, tuy vậy so với tiềm năng của hai nƣớc vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc
biệt là về phía Việt Nam. Việt Nam cần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ làm ăn tại Việt
Nam, cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính… Việc sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA cũng là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm.
Giữa hai nƣớc Nhật Bản và Việt Nam đều có những nét tƣơng đồng về
văn hoá. Đây là một nhân tố quan trọng giúp cho việc thúc đẩy mối quan hệ
ngoại giao giữa hai nƣớc phát triển. Nhật Bản cũng tài trợ cho nhiều dự án của
Việt Nam nghiên cứu về việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Nhật Bản đã giúp
Việt Nam lập dự án nghiên cứu, bảo tồn và quy hoạch phố cổ ở Hà Nội, ở Hội
An; dự án khôi phục và phát triển Nhã nhạc cung đình Huế…Thông qua các dự
án này, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam không những
đƣợc bảo tồn mà còn đƣợc phát triển, đồng thời Việt Nam cũng học hỏi đƣợc
nhiều kinh nghiệm quý từ các chuyên gia Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong việc
cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giúp ta nghiên cứu và đƣa ra giải
pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hệ thống giao thông ở hai thành phố
lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bƣớc phát triển,
những thành tựu hai bên đạt đƣợc cho thấy khả năng hiện thực của việc xây
dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
Mở rộng quan hệ với EU
Việc Việt Nam ký Hiệp định khung với EU là một bƣớc ngoặt quan trọng
trong quan hệ giữa hai bên. Nó không chỉ làm tăng cƣờng mối quan hệ giữa EU
với Việt Nam mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa
EU với Châu Á.
Trong một số lĩnh vực cụ thể nhƣ về hợp tác thƣơng mại, các bên sẽ phát
triển đa dạng hóa trao đổi về thƣơng mại và cải thiện tiếp cận thị trƣờng. Về đầu
tƣ, các bên khuyến khích tăng cƣờng đầu tƣ cùng có lợi bằng cách thiết lập môi
trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ tƣ nhân, tạo điều kiện tốt hơn trong việc kêu gọi các
nhà đầu tƣ. Về hợp tác kinh tế, các bên khuyến khích hợp tác kinh tế ở quy mô
rộng nhất có thể, nhằm mở rộng kinh tế và nhu cầu phát triển của nhau với mục
tiêu giúp Việt Nam chuyển thành công sang nền kinh tế thị trƣờng, nhờ vậy mà
cải thiện môi trƣờng kinh tế và kinh doanh.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Việt Nam và EU thống nhất khuyến
khích hợp tác khoa học và công nghệ, bao gồm cả các lĩnh vực thực hành nhƣ tiêu
chuẩn, kiểm tra chất lƣợng…
Trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa hai bên, các nhà lãnh đạo Việt Nam và
EU đã có các cuộc thăm viếng lẫn nhau. Tháng 9/1995, ông Manuen Maranh, Phó
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã thăm Việt Nam. Năm 2007, Chủ tịch Uỷ ban châu
Âu Badosô đã tới thăm Việt Nam. Về phía Việt Nam, các chuyến thăm Uỷ ban
châu Âu của Thủ tƣớng Phan Văn Khải (năm 1998) và của Tổng Bí thƣ Lê Khả
Phiêu (năm 2000) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt
Nam và EU cũng nhƣ giữa Việt Nam với các nƣớc trong Liên minh châu Âu.
Quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ
Quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ có truyền thống lịch sử lâu đời, đƣợc
Chủ tịch Hồ Chí Minh, M.Gandi và G. Nêru vun đắp, phát triển. Trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía
Ấn Độ. Ngày nay, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam - Ấn Độ
đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Trong chính sách hƣớng Đông của Ấn Độ đối với khu vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng, Ấn Độ đặt Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong chính
sách đối ngoại của mình. Năm 2001, Thủ tƣớng ấn Độ A.B.Vagiơpai đã sang
thăm Việt Nam. Ông đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt đƣợc
trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Chuyến thăm này đã thúc đẩy và tăng cƣờng
hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong tình hình mới.
Năm 2003, Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh đã tiến hành chuyến thăm
chính thức tới Ấn Độ. Chuyến thăm này thể hiện chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống hữu nghị với Ấn
Độ. Hai bên đã xác định khuôn khổ hợp tác và khẳng định quyết tâm nâng mối
quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ lên tầm cao mới. Hai bên đã thống nhất biện
pháp thúc đẩy quan hệ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, thƣơng mại, khoa học
công nghệ, an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo…
Về kinh tế, nhiều văn bản thoả thuận quan trọng đã đƣợc hai bên ký kết
là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ phát triển.
Trong những năm qua, kim ngạch hai chiều Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng
lên. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tƣớng Vagiơpai (2001), hai Thủ
tƣớng đã nhất trí tăng kim ngach buôn bán lên 1 tỷ USD vào năm 2010 [39, tr.
296]. Ấn Độ cũng đã đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, chủ yếu là khai
thác dầu khí, chế biến lâm sản, sản xuất tân dƣợc…
Về hợp tác khoa học – công nghệ. Ấn Độ là quốc gia có nền khoa học và
công nghệ phát triển. Ấn Độ là một cƣờng quốc về công nghệ thông tin đặc
biệt là công nghệ phần mềm. Ấn Độ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trong việc
phát triển ngành công nghệ thông tin. Nhiều công ty Ấn Độ đã hợp tác với các
công ty Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra giữa Ấn Độ và
Việt Nam còn có sự hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân, hai nƣớc đã
ký kết Thoả thuận hợp tác năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Trong
lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, vật liệu mới…Việt Nam và
Ấn Độ cũng có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác của hai bên.
Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang tiếp tục có những bƣớc phát
triển mới. Cả hai bên cùng nhau nỗ lực thúc đẩy và tăng cƣờng mối quan hệ
truyền thống tốt đẹp của hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc thông qua sự hợp
tác chặt chẽ và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tích cực tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc, phong trào Không liên
kết và một số hoạt động đối ngoại khác
Bên cạnh việc tham gia vào các tổ chức khu vực và trên thế giới, chúng ta
tích cực tham gia hoạt động và có những đóng góp tại các diễn đàn, hội nghị toàn
thế giới về phát triển, môi trƣờng, nhân quyền, dân số, phụ nữ, xã hội… Chúng ta
tích cực tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc, Phong trào Không liên
kết, Cộng đồng nƣớc và lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, Hợp tác Nam – Nam…
Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc từ năm 1977.
Trong quá trình tham gia vào Liên hợp quốc, Việt Nam đã nêu rõ đƣờng lối đổi
mới, đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa các mối
quan hệ; Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng
quốc tế. Việt Nam đã tăng cƣờng mối quan hệ với Liên hợp quốc, tranh thủ tối đa
sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên hợp quốc về vốn và kỹ thuật phục vụ cho công cuộc
đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, bên cạnh đó, chúng ta cũng có
những đóng góp tích cực vào hoạt động chung của Liên hợp quốc, qua đó nâng
cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Từ những đóng góp có hiệu quả vào hoạt động chung của Liên hợp
quốcViệt Nam đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
sự tín nhiệm của các nƣớc châu Á trong việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành
viên không thƣờng trực Hội đồng bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc. Ngày
16/10/2007 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt
Nam hiện đại, với 183/190 phiếu bầu, Việt Nam đã trở thành thành viên không
thƣờng trực HĐBA Liên hợp quốc. Kết quả này đƣợc Chủ tịch Đại hội đồng Liên
hợp quốc Srgjan Kerim công bố. Tham gia HĐBA Liên hợp quốc là việc chúng ta
đã chuẩn bị từ 10 năm nay. Đó là kết quả của chính sách hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nƣớc ta. Cụ thể chúng ta đã tích cực tham gia các tổ chức đa
phƣơng, nhất là tại Liên hợp quốc, tổ chức toàn cầu lớn nhất, có phạm vi hoạt
động toàn diện nhất, đẩy mạnh tham gia hoạt động của tổ chức này cả bề rộng và
chiều sâu.
Trong 10 năm qua, chúng đã tiến hành những bƣớc chuẩn bị rất tích cực,
cải cách hệ thống pháp luật để phục vụ cho hội nhập, trở thành thành viên của các
tổ chức quốc tế. Việc trở thành thành viên không thƣờng trực HĐBA Liên hợp
quốc đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, đồng thời đây cũng là
cơ hội để Việt Nam có nhiều đóng góp hơn cho việc giải quyết những vấn đề hoà
bình và an ninh trên thế giới.
Đối với Phong trào Không liên kết, chúng ta là một thành viên tích cực, có
nhiều sáng kiến và đóng góp cho phong trào. Để đề cao hợp tác Nam – Nam và
phát huy thế mạnh của mình, Việt Nam đã đƣa ra sáng kiến về khuôn khổ hợp tác
ba bên giữa các nƣớc đang phát triển với tổ chức quốc tế tài trợ có sử dụng
chuyên gia của Việt Nam..
Trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, Việt Nam đã có những ý kiến nhằm
thúc đẩy sự phát triển, tăng cƣờng hợp tác và hỗ trợ từ các nƣớc phƣơng Bắc,
“thiết lập và phổ cập cơ chế hợp tác ba bên gồm hai nƣớc phƣơng Nam và bên tài
trợ phƣơng Bắc (công thức 2 + 1)” [3, tr.370]. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy sự hợp
tác giữa các tiểu vùng, các tam giác, tứ giác cũng đƣợc Việt Nam nêu lên để các
nƣớc cùng bản thảo nhằm vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế, thoát khỏi đói
nghèo.
2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế
Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, cuốn hút mọi quốc gia, dân tộc và có tác
động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế là
quá trình gắn kết nền kinh tế của một nƣớc với nền kinh tế khu vực và thế giới,
đồng thời tham gia vào tiến trình phân công lao động quốc tế.
Quán triệt và vận dụng tƣ tƣởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải lƣu ý
những quan điểm sau:
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh để giành thị phần, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và tham gia một cách có hiệu
quả việc phân công lao động quốc tế. Nội lực chúng ta phải đủ mạnh để tiếp thu
đƣợc ngoại lực. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thành công hay không phụ
thuộc vào bản lĩnh và khả năng của ta. Chúng ta phải có ổn định về chính trị, xây
dựng đƣợc một nền kinh tế độc lập tự chủ để có thể tận dụng đƣợc mặt thuận của
hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời ứng phó đƣợc những thách thức, kể cả việc bị
tác động nghiêm trọng của những mặt tiêu cực của quá trình này.
Chúng ta phải có đƣờng lối phát triển kinh tế – xã hội độc lập, nền kinh tế
phải có thực lực, có cơ cấu hợp lý, linh hoạt và có sức cạnh tranh cao trong quá
trình hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung cơ
bản của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay nhằm mục tiêu phát triển kinh
tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
Có thể nói giai đoạn từ 1995 đến nay là quá trình hội nhập kinh tế một cách
mạnh mẽ của Việt Nam.
Quan hệ kinh tế với các nƣớc ASEAN
Với mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ giữa thị trƣờng các nƣớc ASEAN với
thị trƣờng thế giới và các thị trƣờng khu vực khác, các nƣớc Đông Nam Á đã hình
thành một thị trƣờng thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) nhằm “tăng cƣờng khả
năng liên kết và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nƣớc ASEAN” [44, tr.292].
Việt Nam đa tham gia Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA). Từ
năm 1996 bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của Chƣơng trình ƣu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia chƣơng
trình hợp tác công nghiệp (AICO), khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA) và nhiều
chƣơng trình hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Tuy là thành viên mới của
ASEAN, nhƣng chúng ta đã tích cực trong các hoạt động của tổ chức này. Chúng
ta đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN VI (12/1998) tại Hà Nội. Với sự đóng
góp của Việt Nam, ngày nay ASEAN đã kết nạp đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam
Á.
Các nƣớc ASEAN đã trở thành bạn hàng quan trọng, chiếm khoảng 30%
hàng xuất - nhập khẩu của ta; kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 1,6 tỉ USD
năm 1991 lên 2,7 tỉ USD năm 1994. Năm 1999, Việt Nam xuất sang các nƣớc
ASEAN 2,436 tỷ USD và nhập từ các nƣớc 3,329 tỷ USD .Các nƣớc thành viên
ASEAN cũng chiếm hơn 20% tổng số đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam [28, tr.147] .
Với tƣ cách là thành viên chính thức của ASEAN, hợp tác trong lĩnh vực
kinh tế - thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN không ngừng phát triển. So với
năm 1994 (khi Việt Nam chƣa gia nhập tổ chức ASEAN) kim ngạch buôn bán
giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN hiện đã tăng gấp hàng chục lần. Trao đổi
thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN tăng trung bình 26,8%/năm,
chiếm 1/3 kim ngạch buôn bán của Việt Nam. Thị trƣờng ASEAN là nơi tiêu thụ
khối lƣợng lớn nông sản, nhất là gạo của Việt Nam, đồng thời là nơi cung
cấp nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu cho Việt
Nam.
Việc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh trong
những năm qua, trong đó các nƣớc ASEAN đóng một vai trò quan trọng. Các
nƣớc nhƣ Xingapo, Thái Lan, Malayxia luôn là những nƣớc nằm trong số 10 quốc
gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và nằm trong số
những nhà đầu tƣ đạt hiệu quả cao. Theo các chuyên gia kinh tế, FDI từ ASEAN
vào Việt Nam đang là xu thế mới trong đầu tƣ của khu vực. Xu thế ấy sẽ tiếp tục
gia tăng khi nền kinh tế các nƣớc ASEAN đang trên đà phục hồi và môi trƣờng
kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam luôn ổn định.
Trong khi Việt Nam tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ từ các nƣớc thành viên
ASEAN, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có một số dự án đầu tƣ tại một số
nƣớc thành viên ASEAN nhƣ Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia. Tuy quy mô
đầu tƣ của những dự án này chƣa lớn, nhƣng đã góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều
mặt giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN.
Chúng ta đã đề ra chƣơng trình giảm thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp
định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của ASEAN. Tại Hội nghị
thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ V, Việt Nam đã ký Nghị định thƣ cam kết thực hiện
CEPT nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Theo Nghị định thƣ này
thì Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm thuế quan nhập khẩu hàng hóa trọng nội khối
xuống còn 0 – 5% trong vòng 10 năm kể từ ngày 01/01/1996 đến ngày
01/01/2006, đồng thời dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Để thực hiện cam kết,
chúng ta đã công bố Danh mục hàng hóa thực hiện CEPT gồm: danh mục loại trừ
hoàn toàn, danh mục loại trừ tạm thời, danh mục cắt giảm ngay. Hàng năm Chính
phủ ban hành các nghị định quy định danh mục các mặt hàng thực hiện CEPT.
Việc cắt giảm thuế của Việt Nam đƣợc ASEAN đánh giá cao và thể hiện quyết
tâm của chúng ta trong việc đẩy nhanh tiến trình hoàn thành AFTA. Trong quá
trình thực hiện CEPT/AFTA, chúng ta đã lựa chọn các mặt hàng và mức giảm
thuế thích hợp nên không ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách và vẫn bảo hộ hợp
lý, có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên, trong
việc thực hiện quá trình hiện đại hóa các doanh nghiệp trong nƣớc, cải tiến quy
trình sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh
tranh với hàng hóa nƣớc ngoài thì chúng ta còn nhiều hạn chế, chính điều đó làm
ảnh hƣởng không nhỏ tới lộ trình của Việt Nam trong việc cam kết tham gia
AFTA.
Với vai trò và vị trí ngày càng tăng trong khu vực Đông Nam Á, tháng
7/2000 Việt Nam chính thức nhận cƣơng vị Chủ tịch Ban thƣờng trực ASEAN
(ASC) , Chủ tịch ARF (nhiệm kỳ 2000- 2001), Việt Nam đã tổ chức và chủ trì
thành công Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao lần thứ 34(AMM); Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), các nƣớc đối thoại (PMC), Hội nghị hợp tác sông Mê Công-
Sông Hằng lần thứ 2…Năm 2005, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Bộ trƣởng kinh
tế ASEAN không chính thức (AEM retrat) tại thành phố Hạ Long- Quảng Ninh.
Tại đây, các Bộ trƣởng cùng thảo luận định hƣớng và đề ra biện pháp cụ thể nhằm
thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, tiến tới mục tiêu xây dựng cộng
đồng kinh tế ASEAN.
Tháng 11/2004, Hội nghị cấp cao ASEAN 10 (VAP) đƣợc tổ chức tại
thành phố Viêng Chăn (CHDCND Lào), với chủ đề: “Thúc đẩy gia đình ASEAN
an ninh và năng động thông qua tăng cƣờng đoàn kết, liên kết kinh tế và tiến bộ xã
hội”. Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp những ý kiến nhằm hiện thực hóa hành
động Viêng Chăn, xây dựng các văn kiện quan trọng của Hội nghị.
Việt Nam đã tích cực cùng nhiều nƣớc ASEAN triển khai từng bƣớc
Chƣơng trình hợp tác khai thác sông Mêkông. Các nƣớc ASEAN ủng hộ và thực
thực hiện sáng kiến của Việt Nam về “phát triển kinh tế vùng nghèo liên quốc
gia” dọc theo hành lang Đông - Tây (WEC)…
Điều quan trọng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thƣơng mại là Việt Nam
cùng các nƣớc ASEAN nhận thấy cần thiết phải xây dựng đƣợc một cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC). Trong những năm tiếp theo, nhu cầu liên kết kinh tế
ASEAN, nhu cầu hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trở nên bức xúc hơn.
Trong quá trình tham gia vào ASEAN, việc hội nhập về kinh tế của Việt
Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiệp định về khu vực tự do các nƣớc
ASEAN (AFTA) đã chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam
vẫn chƣa thể thâm nhập nhiều vào các nƣớc ASEAN mà ngƣợc lại, tại Việt Nam
lại đang xuất hiện nhiều hàng hóa của các nƣớc ASEAN. Là một nƣớc nông
nghiệp với khoảng 80% dân số làm nông nghiệp vậy mà thực tế cho thấy hàng
nông sản của Việt Nam vẫn đang khó có thể cạnh tranh với hàng nông sản của
Thái Lan hay Philippin…Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nhƣ gạo, cao su,
cà phê, hạt điều … đều giảm. Rõ ràng, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam là
một điều đáng phải quan tâm, nhất là khi chúng ta gia nhập Tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO). Sức cạnh tranh kém còn đặt ra nguy cơ tụt hậu lớn hơn về kinh tế
của Việt Nam với các nƣớc ASEAN phát triển hơn. Mặt khác, cạnh tranh ngày
càng găy gắt khi các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tƣ di chuyển tự do có thể
làm cho những lĩnh vực và công ty của Việt Nam có sức cạnh tranh yếu sẽ bị loại
ra khỏi nền kinh tế khu vực.
Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời là dựa trên tiền đề từ chính quá trình hội
nhập kinh tế của ASEAN trong hơn một thập kỷ qua. Đó là biện pháp để giúp
ASEAN khội phục vị thế trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới. Việc xây
dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho các nƣớc thành viên của Hiệp hội.
Tuy vậy, để đạt đƣợc mục tiêu là thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì
các nƣớc thành viên phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Không giống nhƣ
Liên minh Châu Âu, các nƣớc ASEAN đang còn có sự khác nhau rất lớn về trình
độ phát triển. Đó là một thách thức đối với quá trình thống nhất nền kinh tế của
ASEAN. Cần nhận thấy rằng, ASEAN cũng chƣa có những nền kinh tế phát triển
mạnh để làm nòng cốt triển khai cộng đồng kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng một ASEAN đồng thuận và cùng
phát triển cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế đó là cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á là một thách thức lớn, nó vừa bộc lộ những mặt
yếu kém của nền kinh tế – chính trị, vừa thể hiện khả năng hạn chế trong việc ứng
phó trƣớc những tiêu cực của nền kinh tế có thể nẩy sinh để vƣợt qua khủng
hoảng của các nƣớc ASEAN. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng một ASEAN
đồng thuận và cùng phát triển cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế đó là cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á là một thách thức lớn, nó
vừa bộc lộ những mặt yếu kém của nền kinh tế - chính trị, vừa thể hiện khả năng
hạn chế trong việc ứng phó trƣớc những tiêu cực của nền kinh tế có thể nẩy sinh
để vƣợt qua khủng hoảng của các nƣớc ASEAN.
Có thể nói, thông qua việc hội nhập và hợp tác trong ASEAN, Việt Nam có
điều kiện trực tiếp để hiểu hơn tính chất của Hiệp hội, nhận biết và đánh giá sát
về những chuyển biến ở khu vực, về chính sách của các nƣớc, kể cả các nƣớc lớn
đối với Đông Nam Á. Từ đó chúng ta xác định các chủ trƣơng đối ngoại phù hợp
với lợi ích của Việt Nam. Việc Nam cũng thấy rõ những khó khăn mà Việt Nam
đã và sẽ phải vƣợt qua để tiếp tục thực hiện tốt nhất chính sách khu vực, tham gia
có hiệu quả hơn vào hoạt động của ASEAN, tƣơng xứng với vị trí, vai trò quốc tế
của Việt Nam, phục vụ hiệu quả nhất cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất
nƣớc.
Tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
Ngày 1,2/3/1996, tại Băng Cốc (Thái Lan) lãnh đạo của 25 nƣớc, gồm 7
nƣớc ASEAN, 3 nƣớc Đông Bắc Á, 15 nƣớc thành viên EU và Chủ tịch Uỷ ban
Châu Âu (EC) họp Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ nhất. Hội nghị đã chính thức
xác lập thể thức thƣờng xuyên và quyết định lấy tên là Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM). Việc gia nhập ASEM cũng đặt Việt Nam trƣớc không ít khó khăn: trình
độ phát triển kinh tế còn tƣơng đối thấp, sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội,
kinh nghiệm hội nhập chƣa nhiều khiến bƣớc đầu cũng không tránh khỏi có sự lo
ngại.
Tuy có những khó khăn nhất định, song với những nỗ lực mạnh mẽ của
chính mình, đƣợc hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hoàn thành
trách nhiệm của một quốc gia thành viên, tích cực ngay từ khi ASEM đƣợc hình
thành và ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai các thoả thuận và đóng
góp của ASEM trên cả 3 lĩnh vực đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác
trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM, đề xuất nhiều sáng
kiến thiết thực. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên châu
Á kể từ hội nghị cấp cao ASEM 3. Với những đóng góp quan trọng của Việt
Nam cho ASEM, các thành viên đã nhất trí ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức
Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội vào năm 2004.
Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, Việt Nam đã cử đoàn tham gia tất cả các
hội nghị cấp Bộ trƣởng các ngành kinh tế và tài chính, và các cuộc họp các quan
chức cao cấp Thƣơng mại và Đầu tƣ trong khuôn khổ ASEM. Việt Nam đã đăng
cai Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế (EMM) ASEM lần thứ ba tại Hà Nội tháng
9/2001. Mặc dù lần đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch EMM với nhiều chƣơng trình
nghị sự, nhƣng Việt Nam đã điều hành hội nghị hiệu quả, chuẩn bị tổ chức hậu
cần chu đáo, bảo đảm Hội nghị đạt kết quả tốt đẹp, đƣợc các đại biểu đánh giá
cao.
Trong quá trình tham gia ASEM, Việt Nam đã cùng các nƣớc châu Á nhấn
mạnh hợp tác kinh tế là cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác giữa hai châu lục.
Việt Nam cho rằng, ASEM cần tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các
nƣớc, quan tâm thích đáng đến sự phát triển giữa các nƣớc thành viên, hỗ trợ các
nƣớc đang phát triển trong chuyển giao công nghệ, giải quyết chênh lệch về kỹ
thuật số, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm
nghèo, để giúp những nƣớc này trở thành đối tác lâu dài, ổn định, đƣa sự hợp tác
ASEM thực sự trở thành quan hệ đối tác cùng có lợi.
Đối với các chƣơng trình, hoạt động cụ thể của ASEM , Việt Nam đã tham
gia xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tƣ” (IPAP), “Kế
hoạch hành động thuận lợi hóa thƣơng mại” (TFAP); cử ngƣời tham gia nhóm
chuyên gia về đầu tƣ (IEG), nhóm đặc trách ASEM về quan hệ đối tác kinh tế
chặt chẽ hơn. Đặc biệt, với vai trò là một điều phối viên kinh tế của Châu Á từ
năm 2000, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác
kinh tế trong ASEM, đƣợc các nƣớc đánh giá cao.
Trong khuôn khổ TFAP, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây
dựng danh sách các rào cản chung trong thƣơng mại trên 8 lĩnh vực ƣu tiên ban
đầu của TFAP và một số rào cản chung khác.
Trong khuôn khổ IPAP, Việt Nam đã tham gia mạng thông tin về đầu tƣ
ASEM, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài, các văn bản
pháp quy, chính sách đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, các
chƣơng trình khuyến khích, xúc tiến đầu tƣ và các dự án kêu gọi đầu tƣ nƣớc
ngoài vào Việt Nam.
Trong hợp tác về doanh nghiệp, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp của Diễn
đàn Doanh nghiệp Á - Âu, Hội nghị Doanh nghiệp vừa và nhỏ… Việt Nam chủ
động đăng cai tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF) lần thứ 9.
Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam đã tham gia đóng góp từ Hội nghị Bộ
trƣởng Tài chính đầu tiên của ASEM. Việt Nam đã tích cực trao đổi tài chính,
tham gia hầu hết các chƣơng trình hợp tác nhƣ hợp tác chống rửa tiền, trao đổi
kinh nghiệm về quản lý nợ công… Thiết thực nhất trong Hợp tác tài chính là Việt
Nam đã tận dụng đƣợc Quỹ tín thác ASEM (ATF) cho tiến trình cải cách hệ
thống tài chính – ngân hàng và hệ thống an sinh xã hội. Tính đến nay, các Bộ
ngành của Việt Nam đã tranh thủ ATF trợ giúp triển khai 21 dự án với giá trị gần
13,35 triệu USD trên các lĩnh vực cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh
nghiệp, xoá đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an sinh xã hội. Trong đó, “giai
đoạn I (1998 – 2001), Việt Nam có 7 dự án nhận tài trợ từ Quỹ tín thác với tổng
số vốn là 5,48 triệu USD; giai đoạn II (từ 2002 đến 2005) là 14 dự án với tổng giá
trị tài trợ 7,78 triệu USD” [2, tr.122]. Hiện nay, một số dự án đã và đang đƣợc
triển khai một cách có hiệu quả nhƣ : “Cải cách và phát triển hệ thống ngân
hàng”; “Chƣơng trình phát triển mạng lƣới bảo đảm xã hội và tạo công ăn việc
làm”…Việt Nam cũng đã đóng góp cho Quỹ Á - Âu (ASEF) trong các giai đoạn
1997 – 2001 và 2002 – 2006 mỗi giai đoạn 100.000 USD [2, tr.122].
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nổi bật nhất về sự tham gia của Việt
Nam là sáng kiến “Hội thảo ASEM về tuyến đƣờng sắt tơ lụa Á - Âu (thông qua
tại Hội nghị FMM6 tại Ailen tháng 4/2004), Việt Nam đồng tác giả với Hàn Quốc
và một số nƣớc ASEM khác”.
Đặc biệt với tƣ cách điều phối viên kinh tế châu Á trong ASEM và là chủ
nhà Hội nghị cấp cao ASEM 5, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực điều phối
viên các hoạt động hợp tác kinh tế, chủ động chuẩn bị nội dung về kinh tế cho
Hội nghị. Việt Nam đã nỗ lực đƣa hợp tác kinh tế ASEM lên một cao mới thể
hiện ở sự chủ động đề xuất và chuẩn bị tích cực cho việc đƣa ra một Tuyên bố về
hợp tác kinh tế ASEM trong thời kỳ mới, đƣa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh
tế ASEM, trong đó có hợp tác kinh tế đi vào thực chất và hiệu quả hơn, phản ánh
đầy đủ quan tâm và lợi ích của tất cả các thành viên.
Trong một số lĩnh vực khác, nhƣ hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, môi
trƣờng, quản lý, khoa học – kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… sự tham gia thiết
thực của Việt Nam vào các hoạt động phong phú và thiết thực này của ASEM đã góp
phần tạo cầu nối gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục.
Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam đã có nhiều
đóng góp tích cực trong ASEM, đặc biệt trong việc tổ chức thành công Hội nghị
cấp cao ASEM 5 vào các ngày 8 và 9/10/2004 tại Hà Nội với chủ đề “Tiến tới
quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn” và lần đầu tiên có toàn bộ 25
nƣớc thành viên EU, toàn bộ 10 nƣớc ASEAN, 3 nƣớc Đông Bắc Á và Chủ tịch
EC tham dự Hội nghị. ASEM 5 là một Hội nghị thƣợng đỉnh lịch sử đánh dấu sự
mở rộng của diễn đàn hợp tác ASEM.
Bên lề của Hội nghị ASEM 5 đã diễn ra nhiều hoạt động đa dạng nhƣ: Hội
nghị đối tác Nghị viện Á - Âu lần thứ ba; Diễn đàn Thanh niên Á - Âu lần thứ ba;
Diễn đàn nhân dân Á - Âu; Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu. Hội thảo về thành tựu
và triển vọng hợp tác Á - Âu … Ngoài ra, Việt Nam còn tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa, giao lƣu giữa các nƣớc ASEM nhƣ: Diễn đàn Nhiếp ảnh trẻ Á - Âu; triển
lãm ảnh Á - Âu; Tuần lễ phim ASEM; Nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền,
xuất bản về ASEM và Hội nghị cấp cao ASEM 5.
Việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội là một sự
kiện trọng đại có ý nghĩa chính trị lớn lao trong quan hệ đối tác và phát triển giữa
hai châu lục Á - Âu và cũng là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất
trong năm 2004 của Việt Nam.
Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC)
Tháng 11/1989, Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc Nhật Bản,
Malayxia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Xingapo, Brunây, Inđônêxia, Niu
Dilân, Canađa và Mỹ đã họp tại Canbêra (Ôxtrâylia) quyết định thành lập APEC
với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Tháng 11/1991, APEC kết nạp
thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; tháng 11/1993, APEC kết nạp thêm
Mêhicô, Papua Niu Ghinê.
Ngày 15/6/1995 Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn
Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC). Nƣớc ta đã thực hiện tích
cực các nghĩa vụ thành viên bao gồm việc xây dựng và công bố đúng hạn Kế
hoạch hành động quốc gia (IAP), Kế hoạch hành động tập thể (CAP), đặc biệt là
tham gia các chƣơng trình Hợp tác kinh tế kỹ thuậtê ECOTECH. APEC coi
ECOTECH là nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ sự phát triển của các thành viên
và thúc đẩy thực hiện tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ khu vực. Thông qua
chƣơng trình ECOTECH, Việt Nam có thể tranh thủ đƣợc các nguồn thông tin,
học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tranh thủ đƣợc các nguồn vốn cùng những
tiến bộ khoa học – công nghệ để phát triển sản xuất trong nƣớc. Ngày 25/4/1997,
Việt Nam xin tham gia với tƣ cách khách mời vào Nhóm công tác về Xúc tiến
thƣơng mại; Nhóm Công tác về Khoa học và Công nghệ công nghiệp; Nhóm
Chuyên gia về Hợp tác Kỹ thuật nông nghiệp của APEC. Đây là những nhóm mà
Việt Nam có khả năng đóng góp, đồng thời có thể đem lại những lợi ích cụ thể
cho Việt Nam.
Ngày 14/11/1998, Việt Nam đƣợc kết nạp làm thành viên chính thức của
APEC cùng với Nga và Pêru. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
APEC trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi.
Việt Nam đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp thiết thực vào các chƣơng
trình hoạt động của APEC. Sau khi tham gia APEC, các cam kết và thực hiện IAP
(chƣơng trình hành động Quốc gia) của Việt Nam đƣợc đánh giá là nghiêm túc
trong số các thành viên mới gia nhập - đã mở rộng cam kết trong tháng 11 trên
tổng số 15 lĩnh vực hợp tác. Việt Nam cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến của mình
tại các Hội nghị và Diễn đàn khác nhau của APEC, đóng góp vào các hoạt động
hợp tác chung.
Việc tham gia vào APEC đã có những tác động cả thuận lợi và khó khăn
đối với Việt Nam.
Về thuận lợi: Tăng cƣờng vị thế chính trị của Việt Nam trên trƣờng quốc
tế; nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hƣớng phát triển của thế giới để góp
phần định hƣớng và điều chỉnh chính sách trong nƣớc; tận dụng các chƣơng trình
hợp tác kinh tế – kỹ thuật; nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh, mở rộng quan
hệ thƣơng mại và đầu tƣ thâm nhập thị trƣờng; trao đổi kinh nghiệm, tạo thêm
động lực thúc đẩy phát triển.
Về khó khăn: Khả năng hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung
còn hạn chế; hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập; thiếu đội ngũ
cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm…
Hiện nay, “APEC với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ USD GDP mỗi năm và
chiếm khoảng 47% thƣơng mại toàn cầu” [2, tr.111]. Trong số 14 nền kinh tế lớn
nhất thế giới với GDP lớn hơn 500 tỷ USD, thì có 7 nền kinh tế là thành viên của
APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Là
thành viên có nền kinh tế trình độ độ phát triển còn thấp trong APEC, Việt Nam
có nhiều cơ hội hợp tác với các nền kinh tế phát triển nhằm đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề cấp thiết của
khu vực và thế giới. APEC hội tụ hầu hết các đối tác thƣơng mại chính của Việt
Nam.
Trở thành thành viên chính thức của APEC, với một nền kinh tế đang phát
triển, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các chƣơng trình hợp tác kinh tế,
thƣơng mại, đầu tƣ và quá trình tự do hóa của APEC. Việt Nam có nhiều đối tác
lớn trong APEC nhƣ các nƣớc ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ, Liên bang Nga… “Thị trƣờng APEC có tiềm năng rất lớn đối với Việt Nam,
chiếm khoảng 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và trên 50%
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA)” [2, tr113]. Là một quốc gia thành
viên mới của tổ chức APEC, nhƣng Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động đƣa ra
nhiều đề xuất, sáng kiến. Tại Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao- Kinh tế APEC tổ
chức tại Lốt Cabốt (Mêhicô) vào tháng 10/2002 Việt Nam đã đề xuất đăng cai
Hội nghị cấp cap APEC năm 2006 và đƣợc tất cả các thành viên ủng hộ. Hội
nghị APEC lần thứ 11 đƣợc tổ chức tại Băng Cốc, Việt Nam đã nêu lên 2 sáng
kiến với chủ đề là “Tăng cƣờng hợp tác nội khối” và “Quỹ hỗ trợ các doanh
nghiệp siêu nhỏ” đƣợc Hội nghị đánh giá cao. Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ
vào một số Kế hoạch hành động tập thể (CAPS) trong hai lĩnh vực hợp tác chủ
yếu là Tiêu chuẩn và hợp tác (SCSC) và Thủ tục hải quan (SCCCP), dành ƣu tiên
cho Chƣơng trình hợp tác kinh tế công nghiệp (ECOTECH).
Tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 12 tại Chilê, Việt Nam tham gia Hội
nghị với sự tự tin, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và phát huy những kết quả
mà chúng ta đã đạt đƣợc ở các diễn đàn quốc tế khác nhƣ ASEM, ASEAN nhằm
nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia
thảo luận và phát biểu ở tất cả các phiên họp, đóng góp những ý kiến thiết thực về
tăng cƣờng hợp tác kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, chống khủng bố, an ninh và cải
cách APEC. Nhiều ý kiến, quan điểm của Việt Nam đƣợc các nƣớc khác chia sẻ
và hoan nghênh. Việt Nam nhấn mạnh quyết tâm gia nhập WTO, đề nghị các
thành viên ủng hộ sớm kết thúc đàm phán song phƣơng với Việt Nam và đã đƣa ra
đƣợc nội dung vào Tuyên bố Hội nghị Bộ trƣởng.
Năm 2006, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC. Có thể nói
đây là một sự cố gắng lớn của Việt Nam bởi chúng ta đã có những chuẩn bị hết
sức chu đáo trong việc đón tiếp các Nhà lãnh đạo của 25 nền kinh tế thành viên
APEC, trong đó có các cƣờng quốc trên thế giới nhƣ Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản. Chủ đề của năm APEC Việt Nam 2006 là “Hƣớng tới một cộng đồng năng
động vì sự phát triển bền vững và thình vƣợng”. Để cụ thể hóa chủ đề này, Việt
Nam đề xuất 4 tiểu chủ đề:
- Tăng cường thương mại và đầu tư thông quá thực hiện lộ trình Busan và
thúc đẩy vòng đàm phán Doha
- Tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách và phát triển
bền vững.
- Thúc đẩy môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi.
- Thúc đẩy gắn kết trong cộng đồng APEC.
Chúng ta đã tổ chức nhiều sự kiện trong năm APEC Việt Nam 2006, trong
đó có các sự kiện lớn bao gồm: Hội nghị các quan chức cấp cao APEC lần thứ
nhất (SOM I) và các cuộc họp liên quan; Hội nghị An toàn thƣơng mại khu vực
APEC lần thứ tƣ (STAR IV); Hội nghị Bộ trƣởng APEC về cúm gia cầm; Hội
nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM II)… Tuần lễ cấp cao APEC
đƣợc tổ chức tại Hà Nội với sự kiện nổi bật là Hội nghị không chính thức các Nhà
lãnh đạo kinh tế APEC (từ ngày 18-19/11/2006) cùng với các Hội nghị quan chức
cao cấp APEC- kỳ tổng kết (CSOM), Hội nghị liên Bộ trƣởng Ngoại giao-
Thƣơng mại APEC, Hội nghị cấp cao các Chủ tịch/ Tổng Giám đốc của hơn 500
công ty hàng đầu tại khu vực APEC… ngoài ra, còn có các hội nghị, hội thảo của
hơn 50 uỷ ban, tiểu ban, nhóm công tác của APEC, triển lãm hội chợ APEC
2006…
Việc Việt Nam tổ chức năm APEC 2006 có một ý nghĩa to lớn, đánh giá sự
kiện này, Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan – Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006
nói: “Năm APEC 2006 là sự kiện quốc tế lớn nhất từ trƣớc đến nay tổ chức tại
Việt Nam, mà trọng tâm là tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ ngày 12 đến
19/11/2006 tại Hà Nội. Đây là vinh dự, niềm tự hào vừa là sự đóng góp lớn nhất
của Việt Nam vào tiến trình phát triển của APEC; thể hiện sinh động hình ảnh và
vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam ở khu vực và thế giới. Có 3 điều hy
vọng lớn; Thứ nhất, Việt Nam đóng góp vào việc phát triển của tiến trình APEC,
làm cho APEC thực chất và có hiệu quả hơn. Thứ hai, thông qua APEC tạo dựng
tốt hơn nữa hình ảnh Việt Nam năng động, mến khách, có bản sắc văn hóa độc
đáo. Thứ ba, thông qua APEC để thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nền
kinh tế thành viên vì các nền kinh tế này chiếm một tỉ trọng rất lớn trong nền kinh
tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc, thiết lập các mối
quan hệ làm ăn với các đối tác hàng đầu thế giới”.

Gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)


Quá trình gia nhập WTO là một quá trình lâu dài. Ngay từ năm 1994, sau
khi Việt Nam đƣợc công nhận là quan sát viên của GATT, Việt Nam đã tích cực
tiến hành các cuộc đàm phán để gia nhập WTO. Tháng 12/1994, Việt Nam đã nộp
đơn xin gia nhập WTO.
Đối với Việt Nam, việc gia nhập WTO đặt ra cho chúng ta cả những thuận
lợi, thời cơ và cả những khó khăn, thách thức.
Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội và cải cách
thể chế, trƣớc hết thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của
nƣớc ta, tạo dựng moi trƣờng kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Muốn gia nhập WTO một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích cho các
doanh nghiệp trong nƣớc thì cần phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu, ràng buộc, cũng
nhƣ các nguyên tắc của luật chơi. Chúng ta cần phải điều chỉnh, hoàn thiện cơ
chế, chính sách kinh tế của mình cho phù hợp với các yêu cầu của WTO, đồng
thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi cách làm, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất, giảm giá thành để có thể đón nhận những cạnh tranh từ các
doanh nghiệp nƣớc ngoài khi tham gia vào WTO.
Trở thành thành viên WTO, Việt Nam có điều kiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài (ODA, FDI và các hình thức đầu tƣ gián tiếp) thông qua mở rộng diện các
nƣớc thành viên đầu tƣ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, tham gia vào WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện các nghĩa
vụ liên quan đến các lĩnh vực thƣơng mại hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ…, phải
cải cách kinh tế, từ bỏ ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo môi trƣờng
kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam phải mở cửa thị trƣờng,
hàng hóa dịch vụ cho các nƣớc thành viên WTO, phải xây dựng hệ thống chính
sách phù hợp với WTO.

Quá trình đàm phán gia nhập WTO đƣợc tiến hành trên hai kênh: đàm phán
đa phƣơng về chế độ thƣơng mại của Việt Nam; và đàm phán song phƣơng về mở
cửa thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ.
Trên bình diện đa phƣơng, Việt Nam đã trải qua 14 phiên đàm phán đa
phƣơng chính thức và 1 phiên đàm phán đa phƣơng không chính thức với Ban
Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam đã trả lời trên 3000 câu hỏi
và bình luận của các nƣớc thành viên về hệ thống pháp luật, chính sách thƣơng
mại, chính sách thuế và phi thuế quan, chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài, công
nghiệp, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ và cải cách kinh tế trong nƣớc nói chung.
Nhiều cam kết và chƣơng trình hành động của Việt Nam đã đƣợc đƣa ra
nhằm cụ thể hóa những yêu cầu của WTO. Đặc biệt trong lĩnh vực cải cách hệ
thống pháp luật theo hƣớng phù hợp với các quy định của WTO. Việt Nam đã
xem xét và thông qua nhiều Luật quan trọng, trong đó có Luật Thƣơng mại sửa
đổi, Luật Đầu tƣ chung, Luật Doanh nghiệp chung, Luật Sở hữu trí tuệ.
Những nỗ lực đàm phán của Việt Nam đƣợc các nƣớc thành viên ghi nhận
và ủng hộ. Trải qua nhiều vòng đàm phán song phƣơng và đa phƣơng ngày
11/01/2007, chúng ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO) - một thể chế kinh tế mang tính toàn cầu.
Gia nhập WTO chỉ là phƣơng tiện để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu của
dân tộc là phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu. Gia nhập WTO là cam kết tham gia vào kinh tế thị trƣờng thế giới đƣợc điều
tiết bằng những luật chơi rõ ràng, những định mức và chuẩn mực khắt khe, đƣợc
tiếp cận với các thị trƣờng rộng mở của 150 nƣớc, Việt Nam vừa có quyền lợi,
vừa có trách nhiệm, khó khăn song điều đó đem lại cho chúng ta những cơ hội và
thách thức to lớn. Để đƣợc tham gia vào sân chơi này, Việt Nam phải cam kết
chấp nhận các nguyên tắc đa biên, đồng thời giam mức bảo hộ của mình với việc
cam kết có lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp
hạn chế định lƣợng nhƣ cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu hay cấp phép hạn
chế nhập khẩu một cách tuỳ tiện. Mặt khác, Việt Nam phải mở cửa cho các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tham gia kinh doanh trong nhiều lực vực dịch vụ với
những điều kiện thông thoáng hơn.
Cùng với việc tham gia WTO, đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ kinh
tế – thƣơng mại với trên 170 quốc gia, nền kinh tế, đã ký kết gần 60 hiệp định
kinh tế- thƣơng mại song phƣơng, trong đó có toàn bộ các nƣớc, nền kinh tế phát
triển, thị trƣờng lớn. Chúng ta ngày càng hoạt động tích cực và hiệu quả, nâng
cao vị thế đất nƣớc trong các thể chế hợp tác quốc tế.
2.2.3. Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, giáo dục và các hoạt động khác
Quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đƣợc mở rộng và đa dạng
hóa. Chúng ta đã phát triển quan hệ với nhiều nƣớc ở tất cả các châu lục, nhiều tổ
chức khu vực và quốc tế và các trung tâm kinh tế – chính trị thế giới trên nhiều
lĩnh vực. Bên cạnh những lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, Việt Nam còn có những
quan hệ với các nƣớc về khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và phát
triển dƣới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau.
Trong sự giao lƣu, hội nhập về giáo dục và đào tạo, có thể nói, Việt Nam
so với ngay các nƣớc trong khu vực ASEAN cũng đã cho thấy sự “chênh về nội
dung, phƣơng pháp và chất lƣợc của các trƣờng học, nhất là các trƣờng đại học”
[44, tr.351]. Việc dạy và học ở Việt Nam còn mang nặng tính truyền thống, “thầy
đọc trò viết”, thụ động, ít thực tế.
Một vài năm trở lại đây, trƣớc xu thế hội nhập trên thế giới, sự giao lƣu về
lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Nhiều học sinh, sinh viên, học viên
Việt Nam đã ra nƣớc ngoài học tập, tiếp thu nhiều kiến thức mới với phƣơng
pháp đào tạo hiện đại và mang lại hiệu quả. Đây là một nguồn lực lớn có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc.
Trong thế giới hiện đại, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở thành xu thế
chủ đạo, sự giao thoa giữa các nền văn hóa đang diễn ra phổ biến thì việc Việt
Nam tăng cƣờng giao lƣu văn hóa với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới là
điều cần thiết. Thông qua các hoạt động văn hóa sẽ làm cho bạn bè trên thế giới
hiểu về Việt Nam nhiều hơn, làm cho chúng ta gần gũi với thế giới hơn,
thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc trên nhiều
lĩnh vực khác. Thông qua hoạt động giao lƣu văn hóa nó cũng sẽ làm
“phong phú sắc thái của văn hóa dân tộc mình cũng nhƣ văn hóa toàn khu
vực” [44. tr.352].
Trong nỗ lực đem văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè trên thế giới,
trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh
đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công
SEA GAMES 22 tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một Đại hội
thể thao lớn mang tầm cỡ khu vực. Nhiều hoạt động văn hóa đƣợc Việt Nam
chuẩn bị chu đáo để chào đón các nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam và dự
các Hội nghị quốc tế do Việt Nam đăng cai (Hội nghị cấp cao ASEM 5, APEC
14…). Nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam đã ra nƣớc ngoài biểu diễn nhằm
phục vụ kiều bào ta và bạn bè quốc tế nhƣ Đoàn Nhã nhạc Cung đình Huế biểu
diễn phục vụ Vua và Hoàng hậu Nhật Bản; chƣơng trình nghệ thuật Duyên dáng
Việt Nam đã biểu diễn ở Xingapo và sắp tới sẽ đƣợc tổ chức tại thủ đô London
(Anh)…
Trong lĩnh vực giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN có
nhiều bƣớc phát triển. Cùng trong dòng chảy chung của nền văn hóa phƣơng
Đông, Việt Nam và các nƣớc ASEAN đã có những cuộc trao đổi các đoàn nghệ
thuật nhằm đƣa bản sắc văn hóa của nƣớc mình đến với bạn bè trong khu vực.
Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa đối nhân dân các nƣớc ASEAN. Bên
cạnh đó, việc đi lại giữa các nƣớc ASEAN ngày nay đã dễ dàng hơn rất nhiều, tạo
điều kiện cho nhân dân các nƣớc ASEAN có thể đi du lịch, thăm thân, giao lƣu,
buôn bán, trao đổi.
Tiểu kết, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế thƣơng mại với nhiều nƣớc,
khu vực và các tổ chức quốc tế. Chúng ta đã tự đổi mới theo yêu cầu của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia
ngày càng sâu rộng và hiệu quả vào tiến trình toàn cầu hóa thông qua việc thiết
lập quan hệ và tham gia hoạt động trong các thể chế kinh tế quốc tế ở nhiều cấp
độ: song phƣơng, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng chủ động của Việt Nam đã
đƣa đến một thành tựu quan trọng là Việt Nam đã khắc phục đƣợc tình trạng
khủng hoảng thị trƣờng do các đối tác kinh tế thƣơng mại truyền thống ở Liên Xô
cũ và các nƣớc XHCN Đông Âu trƣớc đây bị thu hẹp, do những tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp
chúng ta từng bƣớc mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu, đặc biệt hàng hóa của
chúng ta đã vào đƣợc các thị trƣờng khó tính, có yêu cầu chất lƣợng hàng hóa rất
cao nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU… Các nƣớc châu Á trở thành thị trƣờng xuất khẩu
chính của hàng hóa Việt Nam. Từ chỗ “kim ngạch thƣơng mại đạt chƣa tới 5 tỷ
USD và bạn hàng chủ yếu là một số nƣớc Đông Âu vào cuối những năm 80 (thế
kỷ XX) đến nay, với trên 170 đối tác thƣơng mại, kim ngạch hai chiều năm 2006
của nƣớc ta đạt xấp xỉ 85 tỷ USD và tiếp tục có triển vọng tăng trong các năm
tiếp theo” [31, tr.4].
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút mạnh mẽ
nguồn vồn đầu tƣ từ bên ngoài và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của
nƣớc ngoài. Hiện nay, nƣớc ta có quan hệ đầu tƣ với hơn 70 nƣớc và vùng lãnh
thổ, với nhiều tập đoàn và công ty đa, xuyên quốc gia có tiềm lực về công nghệ
và tài chính. Với khoảng “7000 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD” [31,
tr.4], Việt Nam hiện đang đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có sức thu hút
vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài cao trong ky vực. Nguồn vốn này bổ sung cho
nguồn vốn trong nƣớc, góp phần phát huy nội lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển, từng bƣớc khắc phục khoảng cách về phát triển với các nƣớc trong khu vực
và trên thế giới. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng “16% GDP của cả nƣớc, 60%
tổng kim ngạch xuất khẩu” [31, tr.4].
Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tiến hành đàm phán
và ký kết các hiệp định xử lý nợ đa phƣơng và song phƣơng với các tổ chức tài
chính, tiền tệ quốc tế và các nƣớc hữu quan. Nhìn chung, chúng ta đã xử lý thoả
đáng vấn đề nợ nƣớc ngoài thông qua các tổ chức nhƣ Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ
Luânđôn và các cuộc đàm phán song phƣơng với từng đối tác. Điều đó góp phần
ổn định cán cân thu chi ngân sách trong giai đoạn trƣớc mắt, tập trung nguồn lực
cho các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội.
Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần mở rộng và đẩy mạnh
lĩnh vực du lịch- dịch vụ của nền kinh tế. Ngành công nghiệp không khói hàng
năm thu hút khoảng 4 triệu lƣợt du khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm.
Ngành Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh
tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng
cƣờng nội lực nền kinh tế đất nƣớc trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh và
năng lực hội nhập.
Chƣơng 3
HỆ QUẢ, KINH NGHIỆM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. NHỮNG HỆ QUẢ CƠ BẢN


Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đƣợc triển khai trong giai đoạn
từ năm 1995 đã để lại những hệ quả cơ bản, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, tạo ra thế và lực mới cho đất nƣớc, nâng cao vị thế của nƣớc ta
trên trƣờng quốc tế
Thứ nhất, đƣờng lối và chính sách đối ngoại rộng mở đã đem lại hệ quả về
sự kết hợp thành công giữa nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam với quá
trình hội nhập xu thế của thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát
triển của đất nƣớc.
Chính sách hội nhập quốc tế là một bộ phận trong đƣờng lối chung của
cách mạng Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm đổi mới đất nƣớc, trƣớc tình hình thế
giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc có tác động trực tiếp tới cách mạng và
con đƣờng xây dựng và phát triển đất nƣớc của Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã có những bổ sung, điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình
thực tế, phù hợp với xu thế của thế giới.
Trong tình hình mới, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực
hóa, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn giữ đƣợc tính nhất quán trong
đƣờng lối và chính sách đối ngoại. Kiên trì theo đuổi mục tiêu hàng đầu và nhất
quán là tạo dựng môi trƣờng quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta vẫn giữ đƣợc tính độc lập trong việc xử lý các mối
quan hệ quốc tế trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và tình hình trong nƣớc,
nắm bắt xu thế của thế giới. Với chủ trƣơng đa phƣơng hóa trong quan hệ quốc tế,
chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh
tế với nhiều quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Bên cạnh đó,
Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế và ngày càng có vai
trò trong việc giải quyết các vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm.
Trên cơ sở những thành tựu mà Việt Nam đã dành đƣợc trong những năm
đầu đổi mới, chúng ta tiếp tục có những bƣớc phát triển mới trong việc mở rộng
quan hệ đối ngoại và bƣớc đầu hội nhập quốc tế. Triển khai chủ trƣơng hội nhập
quốc tế trong công cuộc đổi mới, nƣớc ta đã từng bƣớc tham gia vào các cơ chế
hợp tác quốc tế; khôi phục lại quan hệ với nhiều nƣớc, các trung tâm tài chính –
kinh tế; sau đó chúng ta tham gia vào hợp tác khu vực (ASEAN), liên khu vực
(APEC, ASEM) và toàn cầu (WTO).
Thứ hai, việc hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, kết hợp giữa quan hệ chính
trị với quan hệ kinh tế, coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế, đem lại hệ quả thiết
thực cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc.
Từ năm 1995 đến nay, chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam đã ngày
càng thiết thực và hiệu quả. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc và các tổ
chức quốc tế, trong việc đề cập những vấn đề về chính trị thì những vấn đề cụ thể
về hợp tác kinh tế cũng đã đƣợc bàn và giải quyết.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng mở rộng thị trƣờng và đối
tác kinh tế - thƣơng mại. Thông qua hội nhập kinh tế, chúng ta đã đạt đƣợc những
thành tựu to lớn trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, tranh thủ đƣợc
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nƣớc ngoài. Đầu tƣ nƣớc ngoài đã
và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần vào sự chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng
cƣờng nội lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực hội
nhập. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế và các doanh
nghiệp Việt Nam học hỏi và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và ngày càng trƣởng thành.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã đem lại hệ quả là
làm cho vị thế quốc tế của Việt Nam đƣợc nâng lên; hội nhập các tổ chức quốc tế,
bƣớc đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.
Trƣớc xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, Việt Nam
đã tích cực tham gia hội nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Việc Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của ASEAN đã là dấu mốc quan trọng trong quá
trình hội nhập quốc tế. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp
tích cực cho sự phát triển chung của khu vực. Sau đó, Việt Nam đã trở thành
thành viên sáng lập của Diễn đàn Á - Âu. Trở thành thành viên chính thức của
APEC và đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng
mại Thế giới (WTO).
Việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế đã làm cho vị thế, vai trò của
nƣớc ta đƣợc nâng lên. Tại các diễn đàn trên thế giới, Việt Nam đã tích cực thể
hiện lập trƣờng quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Với
uy tín của mình, Việt Nam đã đƣợc bầu làm Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Sự kiện này không chỉ thể hiện sự
tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, mà còn là dịp để Việt Nam
bƣớc đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, thể hiện trách nhiệm của mình
đối với cộng đồng quốc tế.
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
Có đƣợc những thành tựu quan trọng trong quá trình triển khai chính sách
hội nhập quốc tế giai đoạn này là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Từ đó có thể rút ra
một số kinh nghiệm nhằm giúp cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong tƣơng lai sẽ có nhiều thành tựu hơn nữa.
Thứ nhất, giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân trong
việc thực hiện đƣờng lối đối ngoại đổi mới là yếu tố quyết định thành công.
Sự thống nhất trong ý chí và hành động không chỉ đƣợc thể hiện qua các
chủ trƣơng, chính sách mà còn phải cụ thể hóa bằng những kết quả mà hoạt động
đối ngoại mang lại. Sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các
ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng đều phải một lòng triển khai có hiệu quả các
chính sách nhằm mang lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc, cho nhân dân, nâng cao hơn
nữa vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Thứ hai, nắm bắt đúng xu thế quốc tế, tranh thủ thời cơ mở rộng quan hệ
đối ngoại.
Trƣớc tình hình thế giới có nhiều biến động khó lƣờng, các mối quan hệ
quốc tế phức tạp, lợi ích của các quốc gia đƣợc đặt lên hàng đầu trong quan hệ
quốc tế thì việc nắm bắt đúng xu thế quốc tế là một việc hết sức quan trọng. Chỉ
có làm tốt công tác nghiên cứu, nắm bắt và phân tích một cách chính xác thông
tin thì mới đƣa ra đƣợc nhận định phù hợp với xu thế quốc tế, từ đó nắm bắt cơ
hội để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Thứ ba, kết hợp ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn
hóa. Kết hợp ngoại giao Đảng, Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân.
Trong một thế giới mà xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển, việc mở
rộng và tăng cƣờng công tác đối ngoại là một việc làm hết sức quan trọng. Việc
mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của riêng một
ngành, một cấp nào mà cần sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối
đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc, công tác ngoại giao nhân dân cũng đƣợc coi trọng
và đẩy mạnh. Các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể và mỗi ngƣời dân phải
nâng cao nhận thức trong vấn đề hội nhập quốc tế, làm sao cho thế giới ngày càng
biết và hiểu về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, qua đó thu hút ngày càng nhiều ngƣời
nƣớc ngoài đến tìm hiểu, làm ăn và du lịch tại Việt Nam.
Thông qua các hoạt động đối ngoại với nhiều hình thức, kết hợp một cách
linh hoạt giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao vă hóa.
Thông qua các hoạt động văn hóa để quảng bá hình ảnh về con ngƣời và đất nƣớc
Việt Nam, hỗ trợ cho việc hội nhập quốc tế có hiệu quả.
Thứ tư, trong tiến trình hội nhập quốc tế phải giữ vững độc lập tự chủ, an
ninh trật tự, ổn định chính trị.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ vững nền độc lập tự chủ, ổn định
chính trị xã hội, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc. Con đƣờng xây dựng và
phát triển đất nƣớc còn nhiều khó khăn thách thức, vẫn còn những thế lực thù
địch muốn phá hoại sự ổn định đất nƣớc. Chúng ta phải cảnh giác trƣớc những âm
mƣu đó. Giữ vững nguyên tắc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động trong đàm
phán và hội nhập quốc tế.
Thứ năm, làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại đã góp phần
làm cho thế giới hiểu Việt Nam hơn.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta
quan tâm. Với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, công tác thông tin tuyên
truyền đã đƣa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới, thu hút ngày càng nhiều khách
quốc tế đến với Việt Nam, quảng bá văn hóa và những nét đặc trƣng của đất
nƣớc, con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế.
3.3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ THỜI GIAN TỚI
Trƣớc bối cảnh tình hình trong và ngoài nƣớc có nhiều diễn biến phức tạp,
khó lƣờng, những xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế vừa đem lại cho công tác
đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng những thời cơ to lớn hơn,
nhƣng cũng tạo ra những thách thức, khó khăn không nhỏ. Trên cơ sở mở rộng
giao lƣu và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ với các nƣớc và
các tổ chức quốc tế, hoạt động đối ngoại thời gian tới vừa phải đảm bảo giữ vững
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt
động xâm hại chủ quyền, an ninh đất nƣớc, góp phần nâng cao uy tín quốc tế của
Việt Nam, vừa phải hƣớng mạnh vào phục vụ trực tiếp các hoạt động kinh tế đối
ngoại của đất nƣớc trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, công tác đối ngoại còn
phải tích cực đóng góp vào những nỗ lực chung của nhân loại nhằm giải quyết
những vấn đề toàn cầu.
Về cơ hội:
Một là, thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tham gia vào tiến trình hội nhập
quốc tế một cách thuận lợi. Cùng với nó là sự mở rộng thị trƣờng cho việc xuất
khẩu hàng hóa, giao lƣu buôn bán. Ngoài ra, toàn cầu hóa và khu vực hóa còn
giúp cho các nƣớc chậm phát triển có nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác
và ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
trong nƣớc.
Hai là, tình hình khu vực Đông Nam Á ngày càng thuận lợi cho việc ổn
định và phát triển kinh tế. Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN (năm 1995), ASEAN đã không ngừng phát triển. Với sự góp mặt của 10
quốc gia Đông Nam Á, ASEAN đã và đang là một trong những tổ chức hoạt động
tích cực và có hiệu quả trên thế giới, tạo môi trƣờng hòa bình và ổn định tại khu
vực, giúp cho các nƣớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có điều kiện xây
dựng và phát triển đất nƣớc.
Ba là, hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đã có nhiều thay
đổi. Vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao. Việc Việt
Nam trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc trở
thành Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã mang lại uy
tín cho Việt Nam trƣớc các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó,
Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế, qua đó khẳng định sự tin
tƣởng của thế giới đối với Việt Nam.
Về khó khăn, thách thức:
Mặc dù Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhƣng
năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp và cả nền kinh tế của
nƣớc ta còn yếu do chúng ta tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế trên nền tảng của
một nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch. Đội
ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác đối ngoại nói riêng còn yếu và
thiếu.
Cơ chế thị trƣờng của Việt Nam chƣa thật hoàn thiện, nhiều thị trƣờng
quan trọng, nhất là thị trƣờng vốn, lao động, bất động sản, khoa học- công nghệ
còn chƣa phát triển. Những yếu kém về quản lý và điều hành của các cơ quan nhà
nƣớc cũng tạo ra những cản trở đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống luật
pháp của nƣớc ta vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ, nhất là các lĩnh vực kinh tế,
thƣơng mại; nhiều quy định pháp lý lạc hậu so với thực tế, cản trở việc hoạch
định các lộ trình hội nhập, cản trở khả năng và hoạt động hội nhập, đồng thời
không bảo vệ đƣợc lợi ích của ta khi cần thiết.
Bên cạnh những khó khăn do chủ quan đem lại, những khó khăn do bên
ngoài tác động cũng không ít, đó là:
Hệ thống thƣơng mại đa phƣơng vốn do các nƣớc phát triển khởi xƣớng,
xây dựng và chi phối, do vậy, chứa đựng nhiều quy định bất bình đẳng và bất lợi
cho các nƣớc có trình độ phát triển thấp, tham gia sau, trong đó có Việt Nam. Do
tham gia sau, chúng ta cần phải thoả mãn những yêu cầu của các quốc gia tham
gia trƣớc, nhƣng quy định mang tính linh hoạt ƣu tiên đối với các nƣớc đang phát
triển cũng ngày càng hạn chế và khó thƣơng lƣợng.
Những rào cản thƣơng mại và biện pháp bảo hộ của các nƣớc tƣ bản ngày
càng phát triển và tinh vi hơn, gây thiệt hại và khó khăn cho các nƣớc đang phát
triển.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn
biến khó lƣờng. Các mâu thuẫn cơ bản vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, chủ yếu
là mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, các dân tộc. Kinh tế thế giới tiếp tục có
đà tăng trƣởng nhƣng không thể chủ quan bởi những tác động tiêu cực từ diễn
biến phức tạp của thị trƣờng tài chính và nhu cầu ngày càng lớn của thị trƣờng
năng lƣợng trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á có nhiều cơ hội phát triển, tuy
nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sự ổn định tại khu vực, điều đó ảnh
hƣởng không nhỏ tới tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Sức ép từ bên ngoài đối với nƣớc ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo sẽ ngày càng lớn. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và
ngoài nƣớc sẽ ngày càng quyết liệt. Các hoạt động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc sẽ vẫn tiếp diễn với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Các hành động can thiệp vào công việc nội bộ của ta sẽ ngày càng công khai và
nhiều hơn. Thiên tai và dịch bệnh nguy hiểm sẽ ngày càng thất thƣờng và khó
kiểm soát.
*
* *
Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các mối
quan hệ, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng tăng cƣờng hội nhập quốc tế trong thời
gian tới. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có một lộ trình thích hợp để việc hội nhập
quốc tế đạt hiệu quả cao, vẫn giữ đƣợc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh
quốc gia.
Việt Nam tiếp tục củng cố mối quan hệ với các nƣớc láng giềng có chung
đƣờng biên giới và các nƣớc trong khu vực, các nƣớc lớn và các trung tâm kinh tế
– chính trị trên thế giới, đồng thời tìm ra hƣớng đi để hợp tác, mở rộng quan hệ
với các nƣớc ở khu vực khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhƣng Việt
Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của các thể chế
kinh tế trên thế giới, đặc biệt là WTO. Việt Nam cần tiếp tục có những sự điều
chỉnh, bổ sung, ban hành Luật, đề ra những chính sách và chủ trƣơng cụ thể phù
hợp với các điều kiện mà các tổ chức quốc tế đặt ra trên tinh thần giữ vững độc
lập, tự chủ.
Thông qua các diễn đàn song phƣơng và đa phƣơng, Việt Nam tiếp
tục chứng tỏ với thế giới về những tiềm năng vốn có, Việt Nam vẫn sẽ là
một địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Việt Nam sẽ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả trong khuôn khổ
các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Với vai trò là Uỷ viên không
thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, Việt Nam
cần có những đóng góp có hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao vào sứ mệnh
gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc.
Để tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đƣợc thành công, mọi chủ
trƣơng, chính sách, biện pháp cần phải đƣợc đề ra và thực hiện một cách đồng bộ
và hiệu quả. Hội nhập quốc tế phải gắn liền và nhất quán với chính sách chung
về đối ngoại, phối hợp đồng bộ với các chủ trƣơng, chính sách về bảo đảm
an ninh quốc phòng, chính trị và văn hóa - xã hội.
KẾT LUẬN

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay là một
trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công việc triển khai
chính sách đối ngoại đổi mới mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã vận dụng sáng tạo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh với phƣơng châm thêm bạn bớt thù “ làm bạn với tất cả mọi
nƣớc dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Trong một thế giới mà xu thế hội
nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển thì việc Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra
chính sách hội nhập quốc tế đặc biệt là chủ trƣơng về hội nhập kinh tế quốc tế là
cần thiết và phù hợp với tình hình thế giới.
Trong quá trình triển khai chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 1995 đến
nay vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn, thách thức. Tuy vậy, vấn đề
cơ bản là chúng ta đã hội nhập một cách có hiệu quả và đạt đƣợc những thành tựu
to lớn nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đƣa Việt Nam nhanh chóng
trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển.
Ngày nay, trong một thế giới phát triển mạnh mẽ, để chính sách hội nhập
quốc tế đƣợc triển khai thành công thì việc nhận thức, đánh giá một cách đúng
đắn tình hình và năng lực của nền kinh tế là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nắm bắt
đƣợc thời cơ, điều kiện thuận lợi cũng nhƣ dự báo đƣợc những thách thức, khó
khăn do điều kiện khách quan và chủ quan đem lại cũng là một yếu tố quyết định.
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc ta hoạch định và triển khai phù hợp với từng thời kỳ nhất
định. Trong hơn một thập kỷ qua (1995-2007), chính sách hội nhập quốc tế của
Việt Nam tiếp tục phát huy những hiệu quả mà chúng ta đã đạt đƣợc trong những
năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo từ năm
1986.
Hội nhập quốc tế trong thời đại ngày nay còn là sự giao lƣu giữa các nƣớc
trên mọi lĩnh vực. Sự giao lƣu về văn hóa đã làm cho các quốc gia gần gũi nhau
hơn, hiểu nhau hơn và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Với truyền
thống lịch sử lâu đời, đất nƣớc có nhiều danh lam thắng cảnh đã thu hút ngày
càng nhiều khách quốc tế đến tham quan và để lại nhiều ấn tƣợng tốt đẹp, chính
điều đó cũng nâng cao hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hội nhập quốc tế còn mang lại nhiều cơ hội cho đất nƣớc và con ngƣời
Việt Nam đƣợc giao lƣu, học hỏi với thế giới, đƣợc học tập và tiếp thu những
kiến thức tiên tiến trên thế giới để áp dụng trong việc quản lý và điều hành các
mặt hoạt động của nền kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.
Với những đổi mới trong tƣ duy và thực tiễn hoạt động trong 20 năm đổi
mới, chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 1995 đến nay đã cụ thể hóa đƣờng lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đƣờng lối đó, vừa giữ vững các nguyên tắc,
vừa linh hoạt sáng tạo trong từng trƣờng hợp cụ thể, vừa kế thừa thành tựu quá
khứ, vừa chủ động bổ sung phát triển, vừa nhấn mạnh mục tiêu, lợi ích dân tộc
chân chính.
Nhƣ vậy, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam phải đƣợc vận dụng
sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại với tình thần “Việt Nam muốn là
bạn, là đối tác tinh cậy với các nƣớc trong cộng đồng thế giới”, hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và quốc tế với tƣ thế “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
đảm độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo về lợi ích dân tộc, giữ
vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trịnh Minh Anh (2007), Những yếu tố tác động đến tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 773, tháng 3/2007, tr.38- 42.
2. Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng (2005), Đối ngoại Việt Nam thời
kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Nguyễn Đình Bin (Chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Cầm, Trên đƣờng triển khai chính sách đối ngoại theo
định hƣớng mới, Tạp chí Cộng sản, số 4 năm 1993, tr. 11 - 15.
7. Chu Văn Chúc (2004), Quá trình đổi mới tƣ duy đối ngoại và hình thành
đƣờng lối đối ngoại đổi mới. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (58), tháng 9 năm
2004, tr. 3 - 11.
8. Lê Đăng Doanh, Về thuận lợi, thách thức và bƣớc đi của Việt Nam khi
gia nhập WTO, Tạp chí Cộng sản, số 775, tháng 5/2007, tr. 58 - 61.
9. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trƣờng Đại học KHXH&NV- Khoa Quốc tế
học (2005), Nghiên cứu quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trƣờng ĐH KHXH&NV – Viện Quốc tế
Konrad- Adenauer- Stiftung (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội
nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trƣờng ĐH KHXH&NV – Viện Quốc tế
Konrad- Adenauer- Stiftung (2005), Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần
thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kì (khoá VII), Tài liệu lƣu hành nội bộ.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX (2001),
Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế
quốc tế.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) (Lưu hành nội bộ), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi
mới (đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay - Những vấn đề
lí luận và thực tiễn của CNXH ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Phát triển quan hệ với các nƣớc lớn trong
chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta, Tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế, số 2 (61), tháng 6 năm 2005, tr. 30 - 38.
23. Nguyễn Hoàng Giáp – Nguyễn Thế Lực, Hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam: Quá trình và một số kết quả, Nghiên cứu quốc tế, số 6 (55) tháng
11/2003, tr. 5 -14.
24. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2006), Hoạt động đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học (Lƣu hành nội bộ), Hà Nội.
25. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), Hội thảo khoa học: 50 năm ngoại giao
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo.
26. Học viện Quan hệ quốc tế (1997), Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Hồng Hà (1992), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta, Tạp
chí Cộng sản, số tháng 12 năm 1992, tr. 10 - 13.
28. TS Vũ Dƣơng Huân (Chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại
vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2002), Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản.
29. Nguyễn Quốc Hùng (2000), Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
30. Phạm Gia Khiêm, Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đƣờng lối, chính
sách đối ngoại Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 777, tháng 7/2007, tr. 8 - 13.
31. Phạm Gia Khiêm, Việt Nam tự tin vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập, Tạp
chí Cộng sản, số 780, tháng 10/2007, tr. 3 - 8.
32. Vũ Khoan, Nhìn lại 20 năm đổi mới- 20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối
ngoại, Báo Nhân dân ngày 14 và 16/11/2005.
33. Lƣu Văn Lợi (1997), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945 -
1995), (tập 2), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Lƣu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
35. Đinh Xuân Lý (2007),Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận
dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Nông Đức Mạnh, Việt Nam sẽ có tiếng nói và quyền tham gia quyết
định các vấn đề trọng đại liên quan đến hoà bình, phát triển và an ninh quốc tế,
Tạp chí Cộng sản, số 781, tháng 11/2007, tr. 3 - 4.
37. Maridôn Tuarenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ
XXI, Bản dịch tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Trƣơng Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó. Bản
tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Trình Mƣu- Nguyễn Thế Lực – Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên)
(2005), Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
40. Đào Huy Ngọc (Chủ biên) (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Dy Niên (2001), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện
đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới. Tài liệu lƣu hành nội bộ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Vũ Dƣơng Ninh (Chủ biên) (2004), Việt Nam - ASEAN: Quan hệ song
phương và đa phương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Vũ Dƣơng Ninh (2007), Việt Nam - Thế giới và Hội nhập. Một số công
trình tuyển chọn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
45. Bùi Đình Phong, Việt Nam vào WTO: tiếp cận từ tầm nhìn và bản lĩnh Hồ
Chí Minh về đối ngoại, Tạp chí Cộng sản, số 774, tháng 4/2007, tr. 48 - 51.
46. Trƣơng Tấn Sang, Để nền kinh tế nƣớc ta hội nhập thành công và phát
triển bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 777, tháng 7/2007, tr. 3 -7.
47. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và
thế giới trong 25 năm tới (1996 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Viết Thảo - Hoàng Văn Hiển (1998), Quan hệ quốc tế từ 1945
đến 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên) (2003), Một số xu hướng phát triển
chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Quang Thuấn, Tiến trình hợp tác Á - Âu trong bối cảnh hiện nay và
vai trò của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 773, tháng 3/2007, tr. 89 - 93.
51. Nguyễn Vũ Tùng (Biên soạn) (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam
(tập II, 1975 – 2006), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
52. Trƣơng Đình Tuyển, Tác động của việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại
thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam:
một năm nhìn lại, Tạp chí Cộng sản, số 783, tháng 1/2008, tr. 52 - 56.
53. Vũ Quang Vinh (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động
đối ngoại (1986 – 2000), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
PHỤ LỤC
ĐẠI SỰ KÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM TỪ 1995 - 2006
VÀ CÁC SỰ KIỆN CÓ LIÊN QUAN

NĂM 1995

Ngày 1/1 Việt Nam chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO
Từ 15-17/1 Đoàn Thủ tƣớng thứ nhất Campuchia N.Ranarith thăm Việt Nam
Ngày 28/1 Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định trao trả tài sản ngoại giao tại Hà Nội
Ngày 1 và Việt Nam và Hoa Kỳ mở cơ quan liên lạc tại Thủ đô 2 nƣớc.
8/2
Từ 3-5/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dự họp Uỷ ban hỗn
hợp Việt Nam – Philíppin tại Manila (Philíppin).
Từ 6-10/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Ôxtrâylia
Từ 11-14/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức
Xingapo.
Từ 17-20/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Libi thăm Việt Nam.
Ngày 20/2 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nghị viện Châu Âu.
Từ 28/2-3/3 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Séc và Slovakia
Từ 9-15/3 Thủ tƣớng Mianma Than Suề thăm Việt Nam
Từ 15-23/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Nam Phi,
Mozambíc, Dimbabuê, Zambia và Ăngôla
Từ 25-27/3 Tổng thống Áo Thomát Klestil thăm Việt Nam
Từ 27-31/3 Bộ trƣởng cao cấp Xingapo Lý Quang Diệu thăm Việt Nam lần
thứ 3.
Ngày 31/3 Việt Nam và Baren thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 5/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Thái Lan và
ký Nghị định thƣ thành lập Uỷ hội Mê Kông quốc tế.
Từ 6-8/4 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt
Nam lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 11/4 Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời thăm Hàn Quốc
Từ 17-21/4 Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời thăm Nhật Bản
Từ 24-27/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tham dự Hội nghị
cấp Bộ trƣởng Uỷ ban Phong trào Không Liên Kết và Lễ kỷ
niệm 40 Hội nghị Á - Phi tại Băng Đung (Inđônêxia)
Từ 1- 7/5 Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh thăm chính thức Cô-oét và Xiri
Từ 7- 12/5 Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh thăm Pháp
Từ 13- 17/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mông Cổ
Từ 15- 17/5 Đại diện Tổng thống Mỹ, Bộ trƣởng Cựu binh H. Gober và Trợ
lý Bộ trƣởng Ngoại giao W.Lord thăm Việt Nam
Từ 17- 19/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc
Ngày 25/5 Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng dự khóa họp lần thứ 4 Uỷ ban
liên Chính phủ Việt – Nga
Từ 28/5- 9/6 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Luxămbour, Nauy, Phần Lan,
Thuỵ Điển, và Aixơlen.
Từ 28/5- 3/6 Thứ trƣởng Ngoại giao Trần Quang Cơ thăm Nhật Bản
Từ 29- 31/5 Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng thăm Bêlarút
Ngày 30/5 Việt Nam và Urugoay thiết lập quan hệ ngoại giao
Ngày 8/6 Thứ trƣởng Ngoại giao Nhật Bản Yanagisawa thăm Việt Nam
Từ 10- 14/6 Thủ tƣớng Hà Lan Win Kok thăm Việt Nam
Ngày 15/6 Chủ tịch nƣớc Lào Nuhắc Phunxavẳn thăm Việt Nam
Từ 28/6- 1/7 Phó Tổng thống Irắc T.Y. Ramadan thăm Việt Nam
Ngày 11/7 Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thƣớng hoá quan hệ
với Việt Nam.
Ngày 12/7 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đọc tuyên bố về việc Mỹ bình thƣờng
hóa quan hệ với Việt Nam.
Ngày 17/7 Việt Nam và EU ký hiệp định khung hợp tác song phƣơng
Từ 27- 28/7 Bộ trƣởng Ngoại giao LB Nga A.V.Côchƣrép thăm Việt Nam
Ngày 27/7 Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời băt đầu chuyến thăm chính thức
Ôxtrâylia và Niu Dilân.
Ngày 28/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký tuyên bố Việt
Nam gia nhập ASEAN
Từ 29/7- 1/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dự Hội nghị Ngoại
trƣởng ASEAN 28 và ARF 2 tại Brunây
Từ 5- 7/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Hoa Kỳ W.Christopher thăm Việt Nam
Từ 8- 9/8 Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh thăm chính thức Campuchia.
Tháng 9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dự cuộc họp các Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEAN- ECO (Tổ chức hợp tác kinh tế) tại
New York (Mỹ)
Ngày 3/9 Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Bình thăm Trung Quốc
Từ 4- 8/9 Cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush thăm Việt Nam
Ngày 11/9 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Inđônêxia
Ngày 16/9 Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Manuen Maranh thăm Việt
Nam
Từ 18-23/9 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dự khóa họp Đại hội đồng
AIPO 16 tại Xingapo
Từ 25-29/9 Thủ tƣớng Lýtva Adolgas Silapaarcha thăm chính thức Việt Nam
Từ 3- 7/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trƣởng
Thƣơng mại Lê Văn Triết thăm Mỹ
Từ 5- 8/10 Tổng thống Iran Akba Rajasanjani thăm Việt Nam
Từ 9- 22/10 Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh thăm hữu nghị chính thức Braxin
và Cuba và dự 50 năm lập Liên hợp quốc tại New York, dự
Hội nghị cấp cao Không Liên Kết XI tại Cartagena (Colombia)
Từ 20- 22/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dự Đại hội đồng
Liên hợp quốc khoa 50 tại New York (Mỹ)
Từ 20- 25/10 Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời thăm không chính thức CHDCND Lào
Từ 16- 19/11 Thủ tƣớng CHLB Đức Helmut Kohl thăm Việt Nam
Từ 20- 23/11 Thủ tƣớng Niu Dilân James Bolger thăm chính thức Việt Nam
Từ 26/11- Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣới thăm Trung Quốc
2/12
Từ 29/11- Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh thăm chính thức Philíppin
2/12
Từ 8- 12/12 Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm Việt Nam
Từ 14- 15/12 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5
tại Băng Cốc (Thái Lan)
Từ 14- 16/12 Quốc vƣơng Campuchia N.Sihanouk thăm chính thức Việt Nam
Ngày 17/12 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nhật Bản
Từ 19- 23/12 Quốc vƣơng Malaixia Tuauku Ja’afar Abdul Anhinan thăm
chính thức Việt Nam
NĂM 1996

Từ 30/1 - 1/2 Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng thăm Bỉ


Từ 3- 12/2 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Khánh thăm Mỹ
Từ 27- 29/2 Thủ tƣớng Bỉ Jean Luc Dehaene thăm Việt Nam
Từ 1- 3/3 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt dự Hội nghị cấp cao ASEM 1 tại Băng
Cốc (Thái Lan)
Từ 3- 6/3 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Luxambourg
Jacque Poos thăm Việt Nam
Từ 7- 9/3 Thủ tƣớng Malaixia M.Mahathia thăm Việt Nam
Từ 24- 29/3 Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng thăm Nhật Bản
Từ 27- 29/3 Tổng thống CH Udơbêkixtan thăm Việt Nam
Ngày 5/4 Việt Nam và Ailen thiết lập quan hệ ngoại giao
Ngày 8/4 Tổng thống Ucraina L.Cutchma thăm Việt Nam
Ngày 10/4 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia
Từ 14- 15/4 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt dự Tết cổ truyền của Lào
Từ 15- 18/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan Kasem S. Kasemsri thăm
chính thức Việt Nam
Từ 13- 15/5 Thủ tƣớng Xingapo Gôchóctông thăm làm việc tại Việt Nam
Từ 24- 26/5 Thủ tƣớng Bungari Gian Videnốp thăm Việt Nam
Ngày 15/6 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập APEC
Từ 19- 20/6 Tổng thống Nhà nƣớc Palestin Y.Arafat thăm chính thức Việt Nam
Ngày 27/6 UV Thƣờng vụ BCH TW Đảng CS Trung Quốc, Thủ tƣớng Quốc
vụ viện Lý Bằng dự Đại hội VIII của Đảng CS Việt Nam.
Từ 28/6- 1/7 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ra Nghị quyết về đối ngoại.
Từ 7- 10/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Niu
Dilân.
Từ 20- 25/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dự Hội nghị Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEAN 29, ARF 3 và PMC tại Inđônêxia.
Ngày 18/8 Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng thăm Brunây.
Từ 26- 29/8 Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Soo-han thăm chính thức
Việt Nam.
Từ 3- 7/9 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Thái Lan.
Từ 10-15/9 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Malaixia
Từ 17-20/9 Đàm phán Việt Nam – Trung Quốc (lần IV) về biên giới lãnh
thổ tại Hà Nội
Từ 19- 22/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mêxicô và Cuba
Từ 20/9- Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mỹ và dự
4/10 khoa họp thứ 51 Đại hội đồng Liên hợp quốc
Từ 21- 23/10 Tổng thống Angiêri Liamine Zeronal thăm chính thức Việt Nam
Từ 31/10- Bộ trƣởng Ngoại giao Anh M.Rifkind thăm Việt Nam
2/11
Ngày 20/11 Tổng thống Hàn Quốc Kim Yang-sam thăm Việt Nam
Ngày 30/11 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt dự Hội nghị cấp cao ASEAN không
chính thức lần thứ I tại Jakacta (Inđônêxia)
Từ 11- 12/12 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Pháp
Từ 15- 16/12 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Marốc

NĂM 1997

Ngày 11/1 Thủ tƣớng Nhật Bản Hashimoto thăm chính thức Việt Nam
Tháng 2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Ôxtrâylia
Ngày 27/2 Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về lãnh sự
Tháng 3 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Ấn Độ.
Ngày 30/3 Thủ tƣớng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam
Ngày 4/4 Phó Thủ tƣớng CHDCND Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam
Từ 12- 14/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức
Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên
Từ 2- 28/6 Ngoại trƣởng Hoa Kỳ M.Albright thăm chính thức Việt Nam
Từ 15- 19/7 Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên
thoả thuận giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ trong năm
1999 và phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.
Tháng 7 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Pháp, Đức, Bỉ, Anh,
Luxembourg, Đan Mạch và trụ sở EC.
Tháng 7 Bộ trƣởng Ngoại giao Ôxtrâylia A.Downer thăm Việt Nam.
Tháng 8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Thái Lan.
Ngày 9/8 Ký Hiệp định về phân định thềm lục địa trong Vịnh Thái Lan
giữa hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan.
Ngày 16/8 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Lào
Tháng 9 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Inđônêxia
Ngày 7/11 Hiệp định thƣơng mại hàng dệt may Việt Nam –EU trong giai
đoạn 1998-2000 đƣợc ký kết, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998
Ngày 11/11 Khai mạc Hội nghị cấp cao các nƣớc sử dụng tiếng Pháp lần
thứ VII tại Hà Nội
Ngày 14/11 Tổng thống Cộng hoà Pháp G.Chirắc thăm Việt Nam sau khi dự
Hội nghị cấp cao các nƣớc có sử dụng tiếng Pháp lần thứ VII
Từ 23- 26/11 Thủ tƣớng LB Nga Chernomyrdin thăm Việt Nam
Tháng 11 Bộ trƣởng cao cấp Xingapo Lý Quang Diệu thăm Việt Nam
Tháng 12 Hội nghị Trung ƣơng lần thứ IV (khóa VIII) của Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định tƣ tƣởng cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.

NĂM 1998
Ngày 28/2 Ngoại trƣởng Thái Lan Surin thăm Việt Nam trao đổi thƣ phê
chuẩn Hiệp định phân định thềm lục địa giữa hai nƣớc.
Ngày 5/3 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu thăm chính thức CHDCND Lào
Ngày 10/3 Tổng thống Hoa Kỳ quyết định miễn áp dụng điều luật bổ sung
Jackson- Vanik đối với Việt Nam
Ngày 13/3 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm chính thức Malaixia
Ngày 18/3 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm chính thức Xingapo
Từ 1 - 7/3 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Ôxtrâylia
Tháng 4 Bộ trƣởng Ngoại giao Ôxtrâylia A.Downer thăm Việt Nam
Từ 3- 4/4 Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ II (ASEM II) tại
London (Anh)
Ngày 13/5 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
thăm LB Nga
Ngày 26/5 Quốc vƣơng Brunây thăm Việt Nam
Ngày 29/7 Bộ trƣởng Ngoại giao và Thƣơng mại Hàn Quốc thăm Việt Nam
Ngày 24/8 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm chính thức LB Nga. Hai
bên ký Tuyên bố chung và Hiệp định về dự án nhà máy lọc dầu
Dung Quất.
Tháng 9 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng tham dự Hội nghị cấp cao các
nƣớc Không liên kết ở Durban (Nam Phi).
Ngày 30/9 Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
thăm chính thức Hoa Kỳ
Tháng 10 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Thái Lan
Ngày 19/10 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm chính thức Trung Quốc
Từ 15-16/12 Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội.
Hội nghị ra Tuyên bố Hà Nội 1998 và Chƣơng trình Hành
động Hà Nội. Nhân dịp này Thủ tƣớng Nhật Bản Obuchi, Thủ
tƣớng Thái Lan Chuan Leepai, Tổng thống Inđônêxia Habibie,
Phó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Philíppin
Estrada, Thổng thống Hàn Quốc Kim Daejung thăm Việt Nam

NĂM 1999

Từ 3- 6/1 Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào Khamtày Xiphandon thăm chính
thức Việt Nam. Hai bên nhất trí gia hạn Hiệp ƣớc Hữu nghị và
Hợp tác Việt Nam – Lào ký năm 1977
Từ 25/2- 2/3 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu thăm chính thức Trung Quốc. Hai
bên ra Tuyên bố chung xác lập khuôn khổ quan hệ hai nƣớc
theo phƣơng châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hƣớng tới tƣơng lai”.
Từ 1- 4/3 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh
Cầm thăm Ấn Độ.
Từ 5-17/4 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Cuba và dự Hội nghị cấp
cao Nam – Nam. Sau đó Chủ tịch đi thăm các nƣớc Ucraina và
Mông Cổ
Ngày 30/4 Việt Nam tổ chức lễ kết nạp Campuchia thành thành viên chính
thức của ASEAN với sự tham dự của các Bộ trƣởng Ngoại
giao các nƣớc ASEAN
Từ 31/3- 3/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm chính thức Ôxtrâylia
Tháng 5 Chủ tịch Quốc hội Campuchia N. Ranarith thăm Việt Nam
Ngày 9/6 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu thăm chính thức Campuchia
Ngày 18/7 Bộ trƣởng Ngoại giao – Ngoại thƣơng Niu Dilân Don
McKinnon thăm Việt Nam
Ngày 25/7 Việt Nam và Hoa Kỳ ra Tuyên bố chung về việc hai nƣớc đạt
đồng thuận về nguyên tắc các điều khoản của một Hiệp định
Thƣơng mại song phƣơng.
Ngày 28/7 Bộ trƣởng Ngoại giao và Thƣơng mại Hàn Quốc Hong Soon-
young thăm Việt Nam
Ngày 17/8 Khai trƣơng Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí
Minh
Từ 20/9- Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm các nƣớc Thuỵ Điển, Phần
2/10 Lan, Na Uy, Đan Mạch và Mông Cổ
Tháng Tổng thống Inđônêxia A. Wahid thăm xã giao Việt Nam
11/1999
Từ 1- 4/12 Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm chính thức Việt Nam
Từ 1- 5/12 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Ấn Độ, Angiêri
Ngày 25/12 Tại Viêngchăn, Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và
Bộ trƣởng Ngoại giao Lào ký thoả thuận củng cố các mối quan
hệ giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào trong 5 năm
tới.
Ngày 30/12 Tại Hà Nội, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh
Cầm và Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Đƣờng Gia Triền
ký kết Hiệp ƣớc về phân định biên giới trên bộ giữa CHXHCN
Việt Nam và CHND Trung Hoa

NĂM 2000

Từ 16-18/1 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng họp Uỷ ban liên Chính phủ
Việt – Lào lần thứ 22
Từ 17-18/1 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu dự hội đàm hai Bộ Chính trị Việt –Lào
Từ 25-29/1 Thứ trƣởng Ngoại giao Vũ Khoan thăm CHDCND Triều Tiên
Ngày 13/2 Bộ trƣởng Ngoại giao LB Nga Ivanov thăm Việt Nam
Từ 12-14/2 Thủ tƣớng Phan Văn Khải tham dự Hội nghị UNCTAD tại Thái
Lan
Từ 15-22/2 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức
Lào và Campuchia
Từ 24-27/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Trung Quốc
Từ 8-12/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Nhật Bản
Từ 13-15/3 Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ W.Cohen thăm Việt Nam
Từ 14-18/3 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Quốc phòng Lào thăm Việt
Nam
Từ 20-21/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Lào
Từ 23-27/3 Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Bình thăm chính thức Thái Lan
Từ 25/3- 1/4 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào Xômxavạt
Lêngxavắt thăm Việt Nam
Từ 27/3- 1/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Thái Lan và
Xingapo
Từ 30/3- 4/4 Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào thăm Việt Nam
Từ 4- 10/4 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc
Từ 5- 7/4 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Ucraina
Từ 9-11/4 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cao Nam –
Nam tại Cuba
Từ 15-17/4 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm hữu nghị chính thức Mông
Cổ
Từ 17-20/4 Phó Thủ tƣớng Xingapo Lý Hiển Long thăm Việt Nam
Ngày 29/4 Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ƣớc biên giới đất liền
Việt Nam – Trung Quốc
Từ 3- 5/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Inđônêxia
Từ 7- 9/5 Bộ trƣởng Thƣơng mại Vũ Khoan thăm Lào
Từ 9-17/5 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Thái Lan, Mianma, Lào
Từ 20-23/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Ôxtrâylia A.Downer thăm Việt Nam
Từ 22-29/5 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu thăm Pháp, Italia và Uỷ ban Châu Âu
Từ 1- 2/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Angiêri Youcef Yousfi thăm Việt Nam
Từ 4- 9/6 Bộ trƣởng Ngoại giao LB Nam Tƣ Z.Jovanovic thăm Việt
Nam
Từ 7- 8/6 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Gioócđani
Ngày 9/6 Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp ƣớc biên giới đất liền Việt
Nam – Trung Quốc
Từ 9-13/6 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Irắc và Iran
Từ 11-17/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Malaixia, Brunây
và Philíppin
Từ 15-17/6 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Ôxtrâylia
Ngày 6/7 Trao đổi Thƣ phê chuẩn Hiệp ƣớc biên giới trên bộ Việt –
Trung
Ngày 13/7 Bộ trƣởng Ngoại giao LB Nga thăm Việt Nam
Ngày 13/7 Ký Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ tại Washington (Mỹ)
Từ 16-18/7 Phó Thủ tƣớng Nga Vitor Khristenko thăm Việt Nam
Từ 27-29/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị AMM,
ARF, PMC tại Băng Cốc (Thái Lan)
Ngày 1/8 Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào thăm làm việc tại
Việt Nam
Ngày 4/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nam Tƣ Divadin Dovanovich thăm Việt Nam
Từ 5- 8/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm CHDCND Triều Tiên
Từ 16-20/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Hàn Quốc
Ngày 15/8 Tổng thống Nhà nƣớc Palestin Y.Arafat thăm Việt Nam
Từ 27-30/8 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Campuchia
Từ 6- 8/9 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cao Thiên
niên kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), gặp và mời
Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam
Ngày 7/9 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng gặp Tổng thống Venezuela H.
Chavez bên lề Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của LHQ
Từ 7- 9/9 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm CHLB Đức
Từ 8- 9/9 Thứ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Tâm Chiến dự Hội nghị Bộ
trƣởng Ngoại giao Phong trào Không liên kết lần thứ 13 tại
Cartagena (Côlômbia)
Từ 10-18/9 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm LB Nga, Belarus, Bungari
Từ 11-13/9 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Ôxtrâylia
Từ 15-17/9 Bộ trƣởng Thƣơng mại Vũ Khoan thăm EC, Thuỵ Sỹ
Từ 21-24/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Mỹ
Từ 25-28/9 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc
Ngày 27/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Nhật Bản
Từ 3- 7/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Italia Lamberto Dini thăm Việt Nam
Ngày 10/10 Hội nghị Uỷ ban thƣờng trực ASEAN (khoá 34) tại Hà Nội
Từ 15-18/10 Tổng thống Angiêri Bouteflika thăm Việt Nam
Từ 16-18/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Mianma
Từ 19-21/10 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm tham dự Hội nghị cấp cao
ASEM lần thứ 3 tại Seol (Hàn Quốc)
Từ 22-24/10 Thủ tƣớng Luxambour Jean-Claude thăm Việt Nam
Từ 6- 7/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Ấn Độ Jaswant Singh thăm Việt Nam
Từ 12-13/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị AMM 12
(APEC) tại Brunây
Ngày 16/11 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm dự Hội nghị cấp cao APEC
18 tại Brunây
Từ 16-19/11 Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam
Từ 27/11- Phiên họp đa phƣơng thứ tƣ với Nhóm công tác về việc Việt
1/12 Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ)
Từ 11-12/12 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao EU- ASEAN tại Viêng Chăn (Lào)
Từ 24-25/11 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN không
chính thức lần thứ 4 tại Xingapo
Từ 17-19/12 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào thăm Việt
Nam
Từ 25-29/12 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Trung Quốc

NĂM 2001
Từ 7- 10/1 Thủ tƣớng Ấn Độ A.B.Vajpayee thăm Việt Nam
Ngày 11/1 Bộ trƣởng Tƣ pháp Nhật Bản Komura thăm VN
Ngày 15/1 Thủ tƣớng Tây Ban Nha J.Azna thăm VN
Từ 17- 18/1 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu dự Hội đàm hai Bộ Chính trị Việt –
Lào tại Viêng Chăn (Lào)
Từ 25-30/1 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thăm Thuỵ Sỹ
Từ 7- 11/2 Tổng thống Xingapo S.R. Nathan thăm Việt Nam
Ngày 8/2 Bộ trƣởng Quốc phòng Trung Quốc Trì Hạo Điền thăm Việt Nam
Từ 8- 12/2 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thăm Thuỵ Sỹ và dự Diễn
đàn Kinh tế thế giới tại Davos
Từ 22- 25/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Cuba Felipe Perez Roque thăm VN
Từ 26- 27/2 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm dự Hội nghị thành lập Diễn
đàn Châu Á tại Bác Ngao, Hải Nam, Trung Quốc
Từ 28/2- 1/3 Tổng thống LB Nga V.Putin thăm Việt Nam
Ngày 7/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan Surakiart thăm Việt Nam
Ngày 11/3 Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu dự Đại hội VII Đảng NDCM Lào
Ngày 15/3 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đến Xingapo dự Hội thảo
“Việt Nam, nơi đến của các nhà đầu tƣ”
Từ 18- 23/4 UV Thƣờng trực Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nƣớc Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào tham dự Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ 18- 23/4 Bí thƣ TW Đảng LĐ Triều Tiên, Chủ tịch quốc hội Choi The
Bok thăm Việt Nam
Ngày 19/4 Đoàn Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc Lào tham dự Đại hội IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ 19- 22/4 Đại hội Đảng IX ra Nghị quyết về đối ngoại
Từ 25- 26/4 Thủ tƣớng Thái Lan Thaksin thăm Việt Nam.
Ngày 27/4 Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Bình thăm Cuba
Ngày 30/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự và chủ trì Hội nghị
hẹp Ngoại trƣởng ASEAN (AMM Retreat) tại Yangon,
Mianma
Từ 3- 5/5 Tổng thống Pakistan Musaraff thăm Việt Nam
Từ 4- 9/5 Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Bình thăm Pháp
Từ 24- 26/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Ngoại
trƣởng ASEM tại Bắc Kinh (Trung Quốc)
Từ 28/5- 1/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Tanzania J.Kikwete thăm VN
Từ 4- 6/6 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm làm việc tại Nhật Bản
Từ 5- 8/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm LB Nga
Từ 10-11/6 Bộ trƣởng Thƣơng Mại Vũ Khoa thăm Trung Quốc
Tháng 7 UV Đối ngoại và UV Thƣơng mại của EC thăm Việt Nam
Tháng 7 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Bỉ thăm Việt Nam
Từ 9- 12/7 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Lào
Từ 11- 14/7 Chủ tịch UBTV Quốc hội CHDCND Triều Tiên Kim Yong
Nam thăm Việt Nam
Từ 17- 21/7 Thủ tƣớng Lào Bunnhăng Vôlachít thăm Việt Nam.
Từ 22- 27/7 Bộ trƣởng Ngoại giao và Thƣơng mại Niu Dilân Phil Goff
thăm không chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn ARF; PMC
Ngày 23/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Canađa John Manley đến Hà Nội dự
Diễn đàn ARF 8 và Hội nghị PMC
Từ 23- 24/7 Phó Tổng thống kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Philippin Teofisto
T. Guigona thăm Việt Nam và dự Hội nghị AMM, ARF, PMC
Từ 23- 27/7 Ngoại trƣởng Nhật Bản Tanaka sang Việt Nam dự ASEAN+3,
ARF 8, PMC
Từ 23- 28/7 Các Hội nghị AMM 34, PMC, ARF 8, MGM tại Hà Nội.
Từ 24- 25/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ C.Powell thăm Việt Nam và dự ARF.
Ngày 27/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Ôxtrâylia A.Downer thăm Việt Nam.
Từ 25- 30/7 Bộ trƣởng Ngoại giao LB Nga I.Ivanốp thăm Việt Nam và dự ARF
Ngày 26/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Mianma U Uyn Ong thăm Việt Nam và
dự hội nghị AMM, ARF, PMC.
Từ 26- 29/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Mông Cổ L.Erdenechuluun thăm Việt Nam
Ngày 27/7 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Bỉ Louis Michel
thăm Việt Nam.
Từ 6- 9/8 Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Lào Saysổmphon thăm
Việt Nam.
Từ 9- 10/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Thuỵ Điển Anna Lindh thăm Việt Nam
Ngày 22/8 Tổng thống Inđônêxia Megawati thăm Việt Nam.
Từ 22- 25/8 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Hàn Quốc.
Ngày 24/8 Tổng thống Nhà nƣớc Palestin Y.Arafat ghé thăm Việt Nam.
Từ 28- 31/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Slovakia E.Kukan thăm Việt Nam.
Từ 2- 6/9 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dự ĐHĐ/ AIPO tại Thái Lan
Từ 7- 10/9 Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lý Bằng thăm Việt Nam
Từ 10- 16/9 Các Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEM 3 và ASEAN 33 họp
tại Hà Nội
Từ 11/9-2/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ, Anh,
Pháp, và Cuba
Từ 28/9-1/10 Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe thăm Việt Nam
Từ 3- 6/10 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa thăm chính thức Niu Dilân
Từ 7-14/10 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan
Từ 17-18/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trƣởng Thƣơng mại
Vũ Khoan dự AMM13 (APEC) tại Thƣợng Hải (Trung Quốc)
Từ 20-22/10 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao APEC 9 tại
Thƣợng Hải (Trung Quốc)
Từ 5- 6/11 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN 7 tại
Brunây
Từ 10-16/11 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Inđônêxia, Brunây và
Philíppin
Từ 15/10- Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm dự ĐHĐ UNESCO tại Pari
3/11 (Pháp)
Từ 21-23/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao Việt – Lào- Campuchia- Thái Lan tại Muldahan,
Thái Lan
Từ 22-30/11 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Nauy, Đan
Mạch, Thuỵ Điển
Từ 26-28/11 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Campuchia
Ngày 27/11 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07 về Hội nhập kinh tế quốc tế
Từ 28-30/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Xingapo S.Jayakumar thăm Việt Nam
Từ 29/11- Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Cuba, Mêhicô,
14/12 Vênêxuêla và Mỹ
Từ 30/11- Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc
4/12
Từ 5-15/12 Hội nghị Ngoại giao lần thứ 23 tại Hà Nội
Ngày 8/12 Phó thủ tƣớng Anh thăm Việt Nam

NĂM 2002

Ngày 14/01 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh dự Hội đàm hai Bộ Chính trị
Việt – Lào
Từ 16-18/2 Tổng thống Rumani Ion Iliescu thăm Việt Nam
Từ 20-21/02 Bộ trƣởng Ngại giao Nguyễn Dy Niên họp AMM Retreat tại
Thái Lan
Từ 27/2-1/3 Tổng Bí thƣ, Chủ trịch nƣớc Trung Quốc Giang Trạch Dân
thăm Việt Nam
Từ 26-27/3 Thủ tƣớng Nga M.Kasyanov thăm Việt Nam
Từ 23/3-7/4 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Đức, Thuỵ Sỹ,
Pháp và Bỉ
Từ 7-11/4 Thủ tƣớng Hàn Quốc Lee Han Dong thăm Việt Nam
Từ 8-17/4 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm dự phiên họp thứ năm với
Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO tại Geneve
(Thuỵ Sỹ)
Từ 14-22/4 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Trung Quốc
Từ 16-18/4 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Thuỵ Sỹ và dự Diễn
đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos
Từ 27-28/4 Thủ tƣớng Nhật Bản Koizumi thăm Việt Nam
Từ 2- 5/5 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm CHDCND Triều Tiên
Từ 6- 8/5 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Mianma
Từ 12- 14/5 Bộ trƣởng Thƣơng mại Trung Quốc Thạch Quảng Sinh thăm
Việt Nam
Từ 13- 16/5 Chủ tịch nƣớc Lào Khămtày Xiphănđon thăm Việt Nam
Ngày 19/5 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm dự lễ Độc lập của Đông Timor
Từ 26- 31/5 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Nhật Bản
Từ 1- 9/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Đan Mạch, Thuỵ
Điển, Tây Ban Nha và dự Hội nghị bộ trƣởng ASEM tại
Madrid (Tây Ban Nha)
Từ 3- 6/6 Thủ tƣớng Iceland David Oddsson thăm Việt Nam
Từ 6- 7/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEM lần thứ 4 (FMM4) tại Madrid (Tây Ban
Nha)
Từ 12- 22/6 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mỹ
Từ 24- 26/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Cộng hoà Rwanda Andre Bumaya thăm
Việt Nam
Từ 2- 5/7 Thứ trƣởng Ngoại giao Lê Văn Bàng thăm Mông Cổ
Ngày 8/7 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm dự gặp hai đồng Chủ tịch
uỷ ban liên Chính phủ Việt – Nga tại Matxcơva (LB Nga)
Từ 16-19/7 Phó Chủ tịch nƣớc Lào Chummaly thăm Việt Nam
Từ 17- 22/7 Thƣờng trực Ban Bí thƣ TW Đảng CS Việt Nam Phan Diễn
thăm chính thức Lào
Từ 21- 24/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Xrilanka thăm Việt Nam
Từ 27- 29/7 Tổng thống Namibia Sam Nujoma thăm Việt Nam
Từ 27/7-1/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự các Hội nghị
AMM35, ARF9, PMC tại Brunây
Ngày 28/7 Việt Nam và Đông Timor thiết lập quan hệ ngoại giao
Từ 8-15/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Nhật Bản
Từ 23- 25/8 Vòng 9 đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt –
Trung tại Côn Minh
Từ 25/8-2/9 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Malaixia và Hàn Quốc
Từ 26/8-4/9 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm dự Hội nghị Thế giới về Phát
triển bền vững tại Nam Phi
Từ 2- 12/9 Chủ tịch Quốc Hội Lào thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao
AIPO tại Hà Nội
Từ 6- 12/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự khóa 57 ĐHĐ/LHQ
tại Niu Yoóc (Mỹ )
Từ 10- 16/9 Thƣờng trực Ban Bí thƣ Phan Diễn thăm Trung quốc
Từ 20- 26/9 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEM IV ở Đan
Mạch và thăm Ixơlan, Lucxembou, Bỉ và Uỷ ban châu Âu
Từ 2- 6/10 Thủ tƣớng Mông Cổ kiêm chủ tịch Đảng NDCM N.Enkhơbaia
thăm Việt Nam
Từ 3- 6/10 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Nhật Bản
Từ 5- 8/10 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm họp Diễn đàn kinh tế Đông Á
tại Malayxia
Từ 6- 10/10 Chủ tịch Quốc hội Nguyên Văn An thăm Lào
Từ 6- 10/10 Phó Tổng thống kiêm Bộ trƣởng Kinh tế Thuỵ Sỹ Pascal
Couchepin thăm Việt Nam
Từ 9- 16/10 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Nga và Bêlarút
Từ 20-28/10 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Ăngôla, Namibia, Công
gô, dự hội nghị cấp cao Pháp ngữ IX tại Liban
Từ 20-31/10 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Iran và Pháp
Từ 22/10 - Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Chilê, Cuba và dự Hội nghị
1/11 cấp cao APEC 10 tại Mêxicô.
Từ 3- 5/11 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN VIII
tại Phnôm Pênh (Campuchia)
Từ 6- 7/11 Tổng thống Philíppin Arroyo thăm Việt Nam
Từ 26/11- Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan thăm Italia
1/12
Ngày 29/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Lào
Từ 12-16/12 Quốc vƣơng Malaixia Syed Sirajuddin thăm Việt Nam
Từ 14-16/12 Thứ trƣởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình thăm Marốc
Từ 15-17/12 Thứ trƣởng ngoại giao Trung Quốc Vƣơng Nghị thăm Việt Nam
Từ 15-20/12 Thủ tƣớng Lào Bunnhăng Vorachít thăm làm việc tại Việt Nam
Từ 23-30/12 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Campuchia,
Malaixia, và Thái Lan
Từ 25-29/12 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa thăm Lào

NĂM 2003
Ngày 4-24/1 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Mông Cổ, LB Nga,
Bêlarút, Ucraina
Từ 8- 9/1 Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc Lào thăm Việt Nam, họp hai Bộ
Chính trị
Từ 12- 16/1 Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan thăm Thuỵ Sỹ và dự Diễn đàn kinh
tế thế giới tại Davos
Ngày 27/1 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN-EU tại Brussel (Bỉ)
Từ 9- 11/1 Thứ trƣởng Ngoại giao Nhật Bản Yano Tetsuro thăm Việt Nam
Từ 21- 23/2 Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm Việt Nam
Từ 24-25/2 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cao Phong
trào KLK lần thứ 13 tại Kuala Lumpur (Malaixia).
Từ 26-28/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Philippin và dự
họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam –Philippin lần thứ 3
Từ 27/2-1/3 Tổng thống Mondova Vôrônhin thăm Việt Nam
Từ 3- 5/3 Thủ tƣớng Xingapo GôchốcTông thăm Việt Nam
Từ 13-15/3 Phó thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Séc C.Svoboda
thăm Việt Nam
Từ 15- 17/3 Chủ tịch nƣớc Mianmar, Thống tƣớng Than Suề thăm Việt Nam
Từ 18- 19/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị hẹp Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) tại Saba-Malaixia
Từ 6- 12/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản.
Từ 7-11/4 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc.
Ngày 9/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải họp về SARS tại Băng Cốc (Thái Lan).
Ngày 29/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao đặc biệt
ASEAN- Trung Quốc về SARS tại Băng Cốc (Thái Lan).
Từ 29/4- 1/5 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Ấn Độ
Ngày 12/5 Phiên họp đa phƣơng thứ sáu với Nhóm công tác về việc Viêt
Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ)
Từ 14- 16/5 Thủ tƣớng Đức G.Schroeder thăm Việt Nam
Từ 31/5- 6/6 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa dự Hội nghị “Tƣơng lai
châu Á” tại Nhật Bản.
Từ 1- 15/6 Thứ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin thăm Mỹ và Canađa
Từ 8-10/6 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng ngoại giao Lào Xỗmavat
Lêngxavắt thăm Việt Nam.
Từ 9-15/6 Chủ tịch Quốc hội Lào Xamản Vinhakệt thăm Việt Nam
Từ 13- 15/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh thăm Việt Nam
Từ 16- 19/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự AMM-36, ARF 10,
PMC và Hội nghị Bộ trƣởng III về sông Hằng – sông Mê Kông
tại Phnôm Pênh (Campuchia)
Từ 21- 23/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
lần II về ACD tại Thái Lan
Từ 24- 28/6 Phó Thủ tƣớng Lào Thonglun Xixulit thăm Việt Nam và dự
họp Uỷ ban liên Chính phủ (lần thứ 25).
Từ 25- 27/6 Tổng thống Inđônêxia Megawati thăm Việt Nam.
Từ 26- 29/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Nhật Bản.
Tháng 7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
ngoại giao ASEAN +3 tại Phnôm Pênh (Campuchia).
Từ 16- 22/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Bănglađét và
Xrilanka.
Từ 18- 20/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Mianma Oyn Ong thăm Việt Nam.
Từ 21- 22/7 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị Thủ tƣớng Việt Nam-
Lao- Campuchia tại Căm puchia.
Từ 21- 28/7 Phó Chủ tịch nƣớc Lào Chummaly Xaynhaxỏn thăm Việt
Nam.
Từ 23- 24/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tham dự Hội nghị Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEM lần thứ 5 tại Bali (Inđônêxia).
Từ 29- 30/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Ôxtrâylia A.Downer thăm Việt Nam.
Từ 1- 6/8 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Cuba.
Từ 4-21/8 Hội nghị Ngoại giao 24 về công tác ngoại giao phục vụ kinh tế.
Từ 27/8-5/9 Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan thăm Bỉ, EC, Thuỵ Sỹ, Pháp, Thuỵ Điển
Từ 30/8- 3/9 Thứ trƣởng Ngoại giao Lê Bàng thăm Nhật Bản.
Từ 4- 7/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Lào.
Từ 11-12/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Hungari.
Từ 12-17/9 Chủ tih Quốc hội Nguyễn Văn An dự Hội nghị AIPO 24 tại
Inđônêxia, thăm chính thức Thái Lan.
Từ 12-15/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Anh.
Từ 15-19/9 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Hàn Quốc.
Từ 15-22/9 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Đức, Canađa,
Mỹ, dự ĐHĐ/LHQ khóa 58, gặp Bộ trƣởng Ngoại giao
Bungary bên lề hội nghị.
Từ 16-24/9 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thăm Nhật Bản.
Từ 20-24/9 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Trung Quốc.
Từ 23-26/9 Phó Tổng thƣ ký LHQ Zephirin Diabré thăm Việt Nam.
Từ 7- 8/10 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN IX tại
Bali (Inđônêxia).
Từ 7/10 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.
Ngày 12/10 Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan dự Hội nghị thƣợng đỉnh kinh tế
Đông Á tại Xingapo.
Từ 14-15/10 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Balan và Rumani.
Từ 16-18/10 Thủ tƣớng Niu Dilân, bà Helen Clark thăm Việt Nam.
Từ 17-18/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, và Bộ trƣởng Thƣơng
mại Trƣơng Đình Tuyển dự AMM15 (APEC) tại Băng Cốc
(Thái Lan).
Từ 20-21/10 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao APEC 11 tại
Băng Cốc (Thái Lan)
Từ 21-23/10 Tổng thống Chi lê Ricardo Lagos thăm Việt Nam.
Từ 27/10- Uỷ viên Bộ Chính trị, Thƣờng trực Ban Bí thƣ Phan Diễn thăm
1/11 Hàn Quốc.
Từ 31/10- Đoàn Nghị viện châu Âu thăm Việt Nam.
2/11
Từ 8-20/11 Phó chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa thăm Bênin, Modămbíc và
Mađagasca.
Từ 30/11- Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Lào Buaxỏn Bụpphavăn thăm
3/12 Việt Nam.
Ngày 2-12/12 Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan thăm Hoa Kỳ.
Từ 10-11/12 Thứ trƣởng Thƣơng mại Lƣơng Văn Tự dự phiên họp đa
phƣơng thứ bẩy với Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập
WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 11-12/12 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản, dự Hội nghị cấp
cao ASEAN –Nhật Bản.
Từ 14-20/12 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Xingopo và
Philíppin.

NĂM 2004
Từ 8-11/1 Đàm phán Việt – Trung cấp Chính phủ (vòng 10) về biên giới
lãnh thổ tại Hà Nội.
Từ 13- 16/1 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng họp Uỷ ban liên Chính phủ
Việt – Lào.
Từ 15- 16/1 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh dự hội nghị thƣờng niên hai Bộ
Chính trị Việt – Lào.
Ngày 26/1 Thủ tƣớng Malaixia Abdullah Badawi thăm Việt Nam.
Từ 28-29/1 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Xingapo.
Từn 2-7/2 Nhà vua và Hoàng hậu Thuỵ Điển thăm Việt Nam.
Từ 11-14/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Ôxtrâylia và Niu
Dilân.
Từ 20-22/2 Thủ tƣớng Phan Van Khai họp nội các chung đầu tiên Việt
Nam – Thái Lan.
Từ 1- 7/3 Nguyên Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt thăm Thái Lan.
Từ 1-12/3 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Đức, Bỉ, Uỷ ban châu Âu
và Cuba.
Từ 3- 5/3 Các Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN họp ASEAN Retreat tại Hạ
Long (Việt Nam).
Từ 8- 11/3 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Xingopo.
Từ 22- 27/3 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Banglades và Pakistan.
Từ 30/3-2/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Mianma và Thái Lan.
Từ 6- 8/4 Tổng thống Burkina Fasso Blaise Compaoré thăm Việt Nam.
Từ 9- 21/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEM VI tại Dublin, thăm Pháp, Anh và
Ireland.
Từ 13- 15/4 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thăm Nhật Bản.
Từ 21- 23/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Malaixia.
Từ 22- 30/4 Phó Chủ tich Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Mỹ.
Từ 26- 29/4 Thủ tƣớng Lào Bunnhăng Vôlachít thăm Việt Nam.
Từ 26/4- 9/5 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đi thăm và làm việc tại
Thái Lan, Libi và Italia.
Từ 17- 26/5 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm LB Nga, Hungari và Anh.
Từ 20- 26/5 Thủ tƣớng Phan Van Khải thăm Trung Quốc, Mông Cổ.
Từ28/5- 2/6 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào thăm Việt Nam
Từ 30/5- 1/6 Phó Chủ tịch nƣớc Trong Mỹ Hoa thăm Hàn Quốc .
Từ 2- 5/6 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản, dự Hội nghị
“Tƣơng lai châu Á”.
Từ 4- 10/6 Bộ trƣởng Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển dự Hội nghị Bộ
trƣởng Thƣơng mại APEC tại Chilêvà thăm Mỹ.
Từ 9- 18/6 Phiên họp đa phƣong thứ tám với Nhóm công tác về việc Việt
Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Ngày 17/6 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Campuchia.
Từ 19-21/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Trung Quốc, dự
Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ACD, Hội nghị đối tác chiến
lƣợc ASEAN- Trung Quốc.
Từ 29/6-2/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ
trƣởng ngoại giao ASEAN 37, ARF 10, PMC tại Inđônêxia.
Từ 3- 4/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nhật bản Yoriko Kawaguchi thăm
Việt Nam.
Từ 3- 6/7 Bộ trƣởng Ngoại giao và Thƣong mại Niu Dilân Phil Goff
thăm Việt Nam.
Từ 13-15/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Bănglađét Moset Khan thăm Việt Nam.
Ngày 21/7 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị Thủ tƣớng Việt – Lào -
Campuchia tại Xiêm Riệp (Campuchia).
Từ 21- 25/7 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm hữu nghị chính thức
Hàn Quốc.
Từ 25- 29/7 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm Xingapo.
Ngày 9/8 Thủ tƣớng Mianma, Đại tƣớng Khyn Nunt thăm Việt Nam.
Từ 12- 17/9 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dự Hội nghị AIPO (lần 25)
tại Campuchia.
Ngày 17/9 Việt Nam và Cuba chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán
song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO tại Hà Nội.
Từ 19- 21/9 Nguyên Thủ tƣớng Malaixia M. Mahathir thăm Việt Nam.
Ngày 6/10 Bộ trƣởng Ngoại giao Inđônêxia Hát xan Uyragiudda thăm
Việt Nam.
Từ 6 - 8/10 Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tƣớng Đức
Schroeder, Tổng thống Pháp G.Chirac thăm Việt Nam.
Từ 8 - 9/10 Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội.
Ngày 9/10 Việt Nam và EU chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán
song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO tại Hà Nội.
Ngày 10/10 Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun dự Hội nghị ASEM 5
tại Hà Nội và thăm chính thức Việt Nam.
Từ 19 24/10 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào thăm Việt Nam.
Từ 1- 5/11 Nhà vua Nauy thăm Viêt Nam.
Từ 2- 6/11 Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm dự Hội nghị cấp cao về
kinh doanh và đầu tƣ ASEAN- Trung Quốc tại Nam Ninh
(Trung Quốc).
Từ 11-16/11 Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan thăm các nƣớc Bắc Âu (Phần Lan,
Đan Mạch, Thuỵ Điển).
Từ 7- 10/11 Thủ tƣớng Belarus X.Xiđôrơxki thăm Việt Nam.
Từ 16-23/11 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cao APEC
XII tại Chile, kết hợp thăm Cuba, Brasil, Chilê và Achentina.
Ngày 17/11 Việt Nam và Braxin chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm
phán song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO tại
Braxin.
Từ 17-25/11 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Angiêri, Marốc, và NamPhi.
Từ 28-30/11 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN 10
tại Lào.
Ngày 28/11 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa dự Hội nghị cấp cao
Frangcophonie tại Buốckina Phaso.
Ngày 1-4/12 Tổng thống Tazania Benjamin W.Mkapa thăm Việt Nam.
Từ 6-7/12 Thủ tƣớng Xingapo Lý Hiển Long thăm Việt Nam.
Từ 7-18/12 Phiên họp đa phƣơng thứ chín với Nhóm công tác về việc Việt
Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 15-19/12 Phó Thủ tƣớng Lào thăm Việt Nam.
Từ 17-20/12 Phó Thủ tƣớng Thái Lan thăm Việt Nam.

NĂM 2005

Ngày 6/1 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN về
sóng thần tại Inđônêxia.
Từ 9-12/1 Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga X.Mirôxop thăm chính thức
Việt Nam.
Từ 9-12/1 Chủ tịch Quốc hội Italia Pier Ferdinando Casini thăm Việt Nam.
Từ 14-16/1 Phó Thủ tƣớng Campuchi Sok An dự Hội thảo xúc tiến đầu tƣ
vào Campuchia năm 2005 tại TP Hồ Chí Minh.
Từ 15-17/1 Thủ tƣớng Balan M.Benca thăm Việt Nam.
Từ 19-23/1 Tổng thống Mông Cổ N.Bagabandi thăm Việt Nam.
Từ 6-10/3 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Nhật Bản.
Từ 9-15/3 Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Lào thăm Việt Nam.
Từ 12-25/3 Chủ tịch QH Nguyễn Văn An thăm Itali, Anh, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Uỷ
ban châu Âu và Nghị viện châu Âu.
Từ 24-26/3 Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Lào.
Từ 28-30/3 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Campuchia.
Từ 1-4/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ.
Từ 7-8/4 Thủ tƣớng Mianma, Trung tƣớng Soe Xin thăm Việt Nam.
Từ 10-12/4 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị AMM
Retreat tại Cebu (Philíppin).
Ngày 14/4 Việt Nam và Uruguay ký thoả thuận về việc Việt Nam gia
nhập WTO
Từ 17-18/4 Tổng thống Nigiêria O.Obasanjo thăm Việt Nam.
Từ 19-21/4 Thủ tƣớng Hàn Quốc Lee Hae Chan thăm Việt Nam.
Từ 21-23/4 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm chính thức Malaixia.
Từ 22-24/4 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cao Á-Phi tại
Băngđung (Inđonêxa).
Từ 28/4-7/5 Phó Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm và dự 30 năm giải phòng
miền Nam.
Từ 2-5/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức
Hàn Quốc.
Từ 5-11/5 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Ôxtrâylia và Niu Dilân.
Từ 6-7/5 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEM VII tại Kyoto (Nhật bản).
Từ 10-20/5 Phiên họp đa phƣơng thứ mƣời với Nhóm công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Ngày 17/5 Việt Nam và Honduras thiết lập quan hệ ngoại giao.
Từ 17-19/5 Thủ tƣớng Bănglađét Begum Khaleda Zia thăm Việt Nam.
Từ 29-30/5 Tổng thống Inđonêxia Susilo Bambăng Yudhoyono thăm
Việt Nam
Từ 30/5-1/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan thăm Việt Nam.
Từ 6-9/6 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Pháp .
Từ 13-16/6 Đàm phán song phƣơng Việt - Mỹ vòng 7 về việc Việt Nam
gia nhập WTO tại Washington D.C (Mỹ).
Từ 16-20/6 Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nƣớc Lào và Phu nhân thăm nội
bộ Việt Nam.
Từ 16-23/6 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Cô-oét và
Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ 19-25/6 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.
Từ 26-30/6 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Canađa.
Ngày 1/7 Thủ tƣớng Phan Văn Khải ghé thăm Nhật Bản.
Ngày 4-5/7 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị các nhà lãnh đạo tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) II và thăm tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc).
Ngày 7/7 Việt Nam và CH Dominicana thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 11/7 Ký thoả thuận với Hàn Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO
tại Hà Nội.
Ngày 12/7 Việt Nam và Nhật Bản ký thoả thuận về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Kuala Lumpur (Malaixia).
Từ 18-22/7 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm Trung Quốc, Việt
Nam và Trung Quốc ký thoả thuận về việc Việt Nam gia
nhập WTO.
Ngày 20/7 Việt Nam và Côlômbia ký thoả thuận về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 20-23/7 Thủ tƣớng Hungari Gyurcsany Ferenc thăm Việt Nam.
Từ 25-29/7 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN 38, ARF 13 và PMC tại Lào.
Từ 8-10/8 Tổng thống Đông Timor Xanana Guxmao thăm Việt Nam.
Ngày 12/8 Việt Nam và Ấn Độ chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm
phán song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO tại Geneve
(Thuỵ Sỹ).
Ngày 26/8 VN và Aixơlen ký thoả thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO
tại Reykjavik .
Ngày 30/8 Ký tuyên bố với Nauy tại Ôxlo về việc Việt Nam gia nhập WTO
Từ 6-9/9 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dự Hội nghị cấp cao Liên
minh nghị viện thế giới tại Niu Yoóc (Mỹ).
Từ 6-18/9 Phiên họp đa phƣơng thứ mƣời một với Nhóm công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 18-23/9 Chủ tịch QH Nguyễn Văn An dự Hội nghị AIPO XXVI tại Lào.
Từ 10-12/10 Thủ tƣớng Hoàng gia Campuchia Xămđéc Hunsen thăm
Việt Nam
Từ 10-19/10 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa thăm Bungari và Slovakia.
Từ 31/10- Tổng Bí thƣ,Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào
2/11 thăm Việt Nam.
Từ 1-3/11 Thủ tƣớng Phan Van Khải dự Hội nghị cấp cao ACMECS II tại
Băng Cốc (Thái Lan).
Ngày 15/11 Việt Nam và En Xanvador ký thoản thuận về việc Việt Nam
gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 15-16/11 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trƣởng Thƣơng
mại Trƣơng Đình Tuyển dự Hội nghị Liên Bộ trƣởng Ngoại
giao Kinh tế APEC 17 (AMM) tại Busan (Hàn Quốc).
Từ 18-19/11 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự Hội nghị cấp cáo APEC
XIII tại Hàn Quốc.
Từ 5-7/12 Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Xingapo.
Từ 11-14/12 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ASEAN XI tại
Malaixia.
Ngày 12/12 Thủ tƣớng Phan Văn Khải gặp Thủ tƣớng Nhật Bản Koizumi
bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Malaixia.
Ngày 14/12 Thủ tƣớng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao Đông Á I tại
Kualar Lumpur ( Malaixia).
Từ 15-25/12 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Angiêri, Tuynidi và
Marốc.

NĂM 2006

Ngày 3/1 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm Lào và dự họp hai Bộ Chính trị
.
Ngày 5- 9/1 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào thăm Việt
Nam.
Từ 9- 11/1 Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Việt Nam.
Từ 14-18/1 Chủ tịch Quốc Hội Hàn Quốc Kim Won- ki thăm hữu nghị
chính thức Việt Nam
Từ 16-18/1 Phiên đàm phán mới Việt - Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Ngày 16/1 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dự Diễn đàn Nghị viện
châu Á - Thái Bình Dƣơng 14
Từ 21-23/1 Bộ trƣởng Ngoại giao Chilê thăm Việt Nam.
Ngày 25/1 Việt Nam và Niu Dilân ký thoả thuận về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Hà Nội.
Từ 15-17/2 Thủ tƣớng LB Nga M.Fradcốp thăm Việt Nam.
Từ 19- 21/2 Vua và Hoàng hậu Tây Ban Nha thăm Việt Nam.
Ngày 23/2 Tổng thống Tôgô thăm Việt Nam.
Từ 22-24/2 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Inđônêxia.
Từ 24-25/2 Bộ trƣởng Ngoại giao Peru Oscar Maurtua de Romana thăm
Việt Nam.
Ngày 2/3 Ký thỏa thuận với Ôxtrâylia về việc Việt Nam gia nhập WTO
tại Hà Nội.
Ngày 2/3 Hội nghị SOM1- APEC 14 tại Hà Nội.
Ngày 6-7/3 Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm chính thức Campuchia.
Từ 5-15/3 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Braxin, Achentina,
Venezuela, Cuba.
Từ 16-18/3 Quốc vƣơng Campuchia N.Sihamoni thăm chính thức Việt
Nam.
Từ 20-22/3 Thái tử Brunây Haji Al-Muhtadee Billah thăm Việt Nam.
Từ 21-27/3 Phiên họp đa phƣơng thứ mƣời hai với Nhóm công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Ngày 22/3 Ký thoả thuận với Canađa về việc Việt Nam gia nhập WTO tại
Geneve (Thuỵ Sỹ).
Ngày 29/3 Ký thoả thuận với CH Đôminica, Honduras về việc Việt Nam
gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 12-15/4 Chủ tịch Hạ viện Mỹ Dannis Hastert thăm Việt Nam.
Từ 18-25/4 Đại hội Đảng X ra Nghị quyết về đối ngoại.
Ngày 27/4 Ký thoả thuận với Mêxicô về việc Việt Nam gia nhập WTO tại
Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 24-25/5 Tổng thƣ ký LHQ Kofi Annan thăm chính thức Việt Nam.
Ngày 31/5 Thoả thuận nguyên tắc Việt Nam – Hoa Kỳ về việc Việt Nam
gia nhập WTO đƣợc ký tại TP Hồ Chí Minh.
Từ 3-6/6 Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ D.Rumsfeld thăm Việt Nam.
Từ 19-22/6 Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Lào Chummaly Xaynhaxỏn thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam.
Từ 6-7/7 Chủ tịch Quốc hội Camphuchia Sămdéc Hêng Samrin thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam.
Từ 17-19/7 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Lào Thongloun
Sisoulit thăm làm việc tại Việt Nam.
Ngày 19/7 Phiên đàm phán đa phƣơng thứ mƣời ba về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 24-28/7 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
dự Hội nghị Ngoại trƣởng ASEAN 39, PMC, ARF 33 tại
Malaixia.
Từ 31/7-1/8 Tổng thống Vênêzuêla Hugo Chavez thăm chính thức Việt Nam
Từ 13-15/8 Bộ trƣởng Ngoại giao Môzambic thăm Việt Nam.
Từ 22-26/8 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức
Trung Quốc
Từ 29-31/8 Thủ tƣớng Lào Buaxỏn Búpphảvăn thăm chính thức Việt
Nam.
Từ 5- 9/9 Thủ tƣớng Tanzania thăm Việt Nam.
Từ 8- 9/9 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm hữu nghị chính thức Liên
minh châu Âu (EC) và Bỉ.
Từ 10-11/9 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cáo Á- Âu lần
thứ 6 (ASEM 6) tại Henxinhky (Phần Lan).
Từ 13-15/9 Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết dự Hội nghị cấp cao Không
Liên Kết lần thứ 14 tại La Havana (Cuba).
Từ 25- 26/9 Thủ tƣớng Xingapo Lý Hiển Long thăm Việt Nam.
Từ 29-30/9 Tổng thống CH Séc Vaclav Klaus thăm chính thức Việt Nam.
Từ 4-7/10 Phó Chủ tịch nƣớc Trƣơng Mỹ Hoa thăm chính thức Niu
Dilân.
Từ 9-13/10 Phiên đàm phán đa phƣơng thứ mƣời bốn về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 10-13/10 Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Lào.
Từ 16-18/10 Tổng thống CH Slovakia, Ivan Gasparovic và Phu nhân thăm
chính thức Việt Nam.
Từ 18-22/10 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản.
Từ 25-26/10 Phiên đàm phán đa phƣơng thứ mƣời lăm về việc Việt Nam gia
nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 26-27/10 Thủ tƣớng Thái Lan Surayud Chulanont thăm chính thức Việt Nam
Từ 29-31/10 Cựu Thủ tƣớng Nhật Bản Myarama thăm Việt Nam.
Từ 30/10- Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 15
1/11 năm quan hệ ASEAN- Trung Quốc tại Trung Quốc.
Từ 5-12/11 Nguyên Thủ tƣớng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản.
Ngày 7/11 Bộ trƣởng Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển ký nghị định thƣ
Việt Nam chính thức gia nhập WTO tại Geneve (Thuỵ Sỹ).
Từ 9-11/11 Tổng thống Benin, Boni Yayi, thăm chính thức Việt Nam.
Từ 15-17/11 Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC
14.
Từ 15-16/11 Họp Hội nghị liên Bộ trƣởng Ngoại giao - Kinh tế APEC
(AMM 18) tại Hà Nội.
Từ 15-19/11 Thủ tƣớng Canada S. Harper, Bộ trƣởng Ngoại giao Peter
Mackay dự Hội nghị cấp cao APEC 14 tại Việt Nam.
Ngày 16/11 Ngoại trƣơng Mỹ Condolezza Rice thăm Việt Nam và dự Hội
nghị Ngoại trƣởng APEC
Ngày 17/11 Tổng thống G.W.Bush thăm Việt Nam và dự Hội nghị
APEC14 tại Hà Nội.
Từ 17-19/11 Hội nghị APEC 14 diễn ra tại Hà Nội.
Từ 17-19/11 Tổng thống Chile Michelle Bachelet thăm chính thức Việt
Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC 14.
Từ 19-20/11 Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzô Abe thăm chính thức Việt Nam.
Ngày 20/11 Tổng thống LB NgaV.Putin thăm chính thức Việt Nam.
Từ 21-24/11 Chủ tịch Quốc hội Lào thăm chính thức Việt Nam.
Từ 23-25/11 Thủ tƣớng Bungari Xðcgay Xtanixeps thăm chính thức Việt Nam.
Từ 26-29/11 Thủ tƣớng Xrilanka thăm Việt Nam.
Ngày 6/12 Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam.
Ngày 9/12 Quốc hội Mỹ thông qua PNTR cho VN (ngày 20/12 tổng thống
Mỹ Bush ký luạt áp dụng PNTR đối với Việt Nam).
Từ 18-21/12 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Campuchia,
Lào và Thái Lan.
NĂM 2007

Ngày 16/10 Việt Nam đƣợc ĐHĐ/LHQ bầu làm thành viên không thƣờng
trực HĐBA Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009

You might also like