Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BUỔI HỌC 1 – 2/9/2023

38 PHÁP HẠNH PHÚC - Maṅgala Sutta


(Thuyết giảng: Ngài Tam Tạng 15 Bhaddanta Paññāvaṃsābhivaṃsa)
(Chuyển ngữ: Bậc thiện trí học sỹ - Sư Thiện Đức Kusalaguṇa)
Để bắt đầu bài pháp thoại liên quan đến ba mươi tám pháp hạnh phúc ở trong bài kinh
hạnh phúc Maṅgala Sutta hôm nay. Trước hết Ngài Tam Tạng thứ 15 hướng tâm cầu nguyện
chúc phúc rãi tâm từ đến cho tất cả quý thiện nam tín nữ đang lắng nghe Pháp bảo ờ trong zoom
này, cũng như là qua các kênh facebook, YouTube. Và Ngài cũng hướng tâm cầu nguyện rãi tâm
từ đến cho tất cả chúng sanh ở trên đất nước Việt Nam, trên đất nước Myanmar và trên khắp thế
giới. Thân tâm được an lạc tránh khỏi tất cả mọi điều rủi ro tai hại và thành tựu như hạnh phúc,
như ước nguyện chân chánh của mình.
Hôm nay Ngài sẽ bắt đầu giảng bài kinh Maṅgala Sutta hạnh phúc Kinh. Và Ngài khuyên
quý phật tử, khi lắng nghe pháp thoại không những lắng nghe mà hãy chuẩn bị cho mình một
quyển tập để có thể ghi chép những điều cần ghi chép, để làm gì để sau khi nghe pháp xong
chúng ta có thể xem lại, học lại, để nắm vững những cái kiến thức, những cái điều mà Ngài giảng
ở trong bài pháp thoại. Khi Ngài thuyết giảng bài kinh Maṅgala Sutta này, thì không chỉ ở trong
Tiểu bộ Kinh là cái nơi mà bài kinh được ghi chép lại. Ngài còn tham khảo những Bộ Kinh khác
để trích dẫn những bài học cũng như là những câu chuyện liên quan. Ở trong bài Kinh Maṅgala
Sutta Hạnh phúc Kinh này, Đức Phật đề cập đến 38 pháp. Cho nên Ngài hy vọng rằng, có thể
mỗi buổi pháp thoại như vậy Ngài sẽ thuyết một hạnh phúc và có thể ít hơn có thể nhiều hơn. 38
bài kinh Maṅgala Sutta Hạnh phúc Kinh này ở trong Tam Tạng bao gồm Luật tạng, Kinh tạng và
Vi Diệu Pháp tạng, thì bài Kinh này nằm trong Kinh tạng. Và trong Kinh tạng gồm có năm bộ
Kinh là Trường bộ, Trung bộ. Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ Kinh. Thì bài Kinh này
nằm ở Tiểu Bộ Kinh. Ở trong Tiểu Bộ Kinh có tới mười tám bộ Kinh nhỏ khác. Và bài Kinh
Maṅgala Sutta Hạnh phúc Kinh này nằm trong bộ Kinh Khuddakapāṭha - bộ đầu tiên của Tiểu
Bộ Kinh. Ở trong một bộ Kinh khác, đó là Kinh Tập cũng nằm ở trong Tiểu Bộ Kinh.
Bài Kinh này được các Ngài Đại Trưởng Lão kết tập Tam Tạng, đưa vào trong hai bộ
Kinh, đó là Khuddakapāṭha - Bộ Kinh Tiểu Tụng thuộc Tiểu Bộ Kinh và bộ Kinh Suttanipāta
(Kinh Tập) cũng thuộc Tiểu Bộ Kinh. Ở bên đất nước Myanmar, khi hai người gặp nhau thì họ
thường chào hỏi với câu Mingalap, Mingalap là một câu tiếng Miến, nó bắt nguồn từ chữ Pali
Maṅgala, có nghĩa là hạnh phúc, thì người ta chào hỏi nhau bằng câu Mingalap. Và ở Việt Nam
thì Ngài cũng nghĩ rằng cũng có những câu để chúc nhau khi gặp nhau tương tự như vậy hoặc là
có thể khác. Và ở một số nhà người ta làm một cái bảng treo ở trước nhà, cái bảng đó cũng ghi
câu Mingalap. Thì người ta sử dụng trong lúc chào hỏi cũng như là sử dụng là một cái bảng để
treo trước nhà. Là người ta học từ cái bài Kinh Maṅgala này. Cái từ Maṅgala nghĩa là hạnh phúc,
hay là an lành. Sử dụng ở trong câu chào hỏi hay là treo cái bảng trước nhà với câu Mingalap để
chúc hạnh phúc an lành đến cho mọi người. Trước khi Ngài đi vào chi tiết. Từng pháp Hạnh
phúc, từng pháp Maṅgala. Ở trong bài kinh Maṅgala này đó thì Ngài muốn chia sẻ với tất cả
chúng ta về duyên khởi, nguyên nhân vì sao có bài kinh này. Và cái từ Maṅgala được bắt nguồn
như thế nào? Trước hết Ngài muốn giải thích cái từ Maṅgala có nghĩa như thế nào? Từ Maṅgala
nghĩa nguyên nhân dẫn đến sự thịnh vượng, sự hạnh phúc. Thì cái nghĩa của chữ Maṅgala

1
thường dịch ra là hạnh phúc hay an lành. Nhưng mà cái nghĩa gốc là cái nguyên nhân hay là cái
điều kiện để dẫn đến sự hạnh phúc, sự an lành. Không những đối với các phật tử mà đối với
những người theo những đạo khác như là Đạo Thiên Chúa Giáo, Đạo Hindu, Đạo Hồi, hay Đạo
lõa thể ở Ân Độ hay bất kỳ một Đạo nào. Nếu thực hành theo lời dạy của Đức Phật, như trình
bày ở trong bài Kinh Maṅgala này, thì tất cả đều có thể đạt đến sự hạnh phúc, sự phát triển, sự
thịnh vượng chứ không riêng gì đối với các phật tử. Theo ngữ pháp Pāḷi từ Maṅgala có thể hiểu
là sự hành động kiêng tránh những điều xấu ác, và thực hiện những điều thiện lành. Vì vậy
Maṅgala ở đây thứ nhất nghĩa là kiêng tránh những điều xấu ác và thực hành những điều thiện
lành gọi là Maṅgala.
Trước khi đức Phật thuyết bài kinh Maṅgala nói về ba mươi tám pháp hạnh phúc này.
Khoảng mười hai năm trước khi đức Phật thuyết bài Kinh này thì có một cái tin đồn về những
điều hạnh phúc. Và tin đồn đó lan truyền khắp các nơi ở trên đất nước Ấn Độ. Tin đồn đó nói
rằng, sẽ có những điều hạnh phúc, sẽ được tuyên thuyết đến cho mọi người. Và cái tin đồn đó lan
truyền đi nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ. Từ tin đồn tiếng Pāḷi là Kolāhala. Thì trong Tam Tạng
Kinh điển có đề cập đến năm loại tin đồn (Kolāhala). Thì Kolāhala là một cái từ Pāḷi, có nghĩa là
một cái tin mà truyền miệng với nhau, giữa các nhóm các cộng đồng ở trong xã hội. Cho nên
Kolāhala gọi là tin đồn và trong Tam Tạng đề cập đến năm loại tin đồn. Ngài Tam Tạng sẽ nói
sơ về năm loại tin đồn này để cho chúng ta có sự hiểu biết thêm.
Tin đồn thứ nhất đó là Kappakolāhala: Về sự hủy hoại của thế giới hay là sự hủy hoại
của trái đất. Có thể gọi là ngày tận thế. Thì cái tin đồn này thường xuất hiện ở trên thế gian, trước
khi trái đất thực sự hủy hoại là một trăm ngàn năm, trước một trăm ngàn năm trái đất này hủy
hoại đó là sẽ xuất hiện tin đồn trái đất sẽ hủy hoại sau đây khoảng một trăm ngàn năm. Đó là tin
đồn thứ nhất. Thì trước khi trái đất thật sự bị hủy hoại, có một cái tin đồn mà thường các vị
Thiên lan truyền từ chỗ này qua chỗ khác. Bảo rằng còn một trăm ngàn năm nữa thì trái đất sẽ
hủy hoại, vì vậy tất cả mọi người hãy phát triển tâm từ, phát triển tâm bi, hãy phát triển tâm hỷ
và hãy phát triển tâm xả. Những vị Thiên đi lan truyền tin như vậy và khuyến khích loài người tu
tập Tứ vô lượng tâm: Từ Bi Hỷ Xả.
Tin đồn thứ hai đó là Buddhakolāhala là nghĩa là tin đồn liên quan đến sự xuất hiện của
một vị Phật toàn giác thì tin đồn này sẽ xuất hiện trước một vị Phật toàn giác xuất hiện khoảng
một ngàn năm. Thì trước khi một vị Phật xuất hiện ở trên trái đất trên thế gian thì sẽ có một cái
tin đồn Ngài sẽ xuất hiện còn một ngàn năm nữa, một vị Phật toàn giác xuất hiện.
Tin đồn thứ ba đó là Cakkavattikolāhala. Nghĩa là tin đồn liên quan đến sự xuất hiện của
một vị chuyển luân vương. Thì tin đồn này thường xuất hiện trước một trăm năm, trước một trăm
năm đối với một vị chuyển luân thánh vương xuất hiện thì sẽ có tin đồn này.
Tin đồn thứ tư, đó là Maṅgalakolāhala. Nghĩa là tin đồn liên quan đến sự xuất hiện
những điều hạnh phúc, liên quan đến sự tuyên thuyết về những điều hạnh phúc mà một vị Phật
toàn giác sẽ tuyên thuyết. Thường tin đồn này sẽ xuất hiện trước mười hai năm mà Đức Phật sẽ
thuyết về 38 pháp hạnh phúc thì liên quan đến bài kinh Maṅgalasutta. Thì Đức Phật thuyết về 38
điều hạnh phúc trong bài kinh này. Sau khi tin đồn xuất hiện ở trên thế gian mười hai năm.
Tin đồn thứ năm đó là Moneyyakolāhala. Là một cái tin đồn liên quan đến một vị thực
hành pháp Moneyya là một pháp thực hành liên quan đến sự tu tập. Thì tin đồn này xuất hiện
trước bảy năm đối với một vị có cái nguyện vọng tu tập pháp Moneyya. Sự thực hành pháp
Moneyya thường là chỉ có một vị đệ tử trong tăng đoàn của một vị Phật toàn giác. Mỗi vị Phật
như vậy trong giáo pháp của một vị Phật toàn giác thường chỉ có một vị đệ tử thực hành pháp

2
Moneyya này mà thôi. Và trong giáo pháp của đức Phật Gotama, thì vị tỳ kheo thực hành pháp
Moneyya này có tên là Nalaka. Như vậy có năm tin đồn, và trong năm tin đồn này, chỉ có một tin
đồn liên quan đến Đức Phật sẽ thuyết bởi Kinh Maṅgalasutta. Ngài sẽ thuyết về những điều hạnh
phúc, Và tin đồn này xuất hiện trong suốt mười hai năm trước khi Đức Phật chính thức thuyết bài
kinh Maṅgalasutta về 38 pháp hạnh phúc. Thì sau khi tin đồn về Đức Phật sẽ thuyết những điều
hạnh phúc lan truyền ở cõi người cõi trời như vậy. Cho nên mọi người thảo luận với nhau về
hạnh phúc là gì, Maṅgala là gì? Họ tranh luận, họ thảo luận và thậm chí tranh cãi về Maṅgala,
thế nào là hạnh phúc? Và vào thời bấy giờ, vì tin đồn liên quan đến những điều hạnh phúc, có sự
tranh luận, sự thảo luận, sự cãi cọ với nhau như vậy. Có những lời họ giỏi về phân tích từ ngữ
hay là có khả năng thuyết giảng thì được mời gọi để nói về hạnh phúc, giải thích về Maṅgala là
gì? Và mỗi lần mà mời một người đến để mà nói về một cái thuật ngữ, giải thích về một cái thuật
ngữ đó, như ở trong Kinh nói rằng là kéo dài suốt bốn tháng. Và ở trong loài người, thường chỉ
biết được những điều ở bên ngoài, thông qua sáu giác quan đó là tai mắt mũi lưỡi thân và ý. Cho
nên khi nói về điều hạnh phúc Maṅgala, thì có người cho rằng là do nhìn thấy, hạnh phúc là do
nếm được cái vị, hạnh phúc là do ngửi được cái mùi, hạnh phúc là do sự xúc chạm, hạnh phúc là
do có những ý tưởng. Và họ thảo luận những cái điều hạnh phúc xung quanh cái sự thấy biết qua
sáu giác quan của họ. Và tuỳ theo lúc, tùy theo nơi mà cái quan niệm của những người thảo luận
liên quan đến những pháp hạnh phúc cũng có sự khác nhau.
Có thời họ đề cao về những cái gì họ nhìn thấy cho nên họ cho rằng, nhìn thấy một cái
điều gì đó, và họ cho rằng đó là sự hạnh phúc. Và có số người thì họ thích nghe những cái lời
hay nhờ cái tiếng êm dịu cho nên họ cho rằng hạnh phúc là do nghe được những lời êm dịu như
vậy là một cái điều hạnh phúc rồi. Một số người thì cho rằng, do ngửi được những hương thơm,
cho nên họ có được hạnh phúc. Vì vậy, hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là được ngửi những hương
thơm những cái mùi thơm. Và có số người họ thiên về cái vị, thông qua việc ăn uống thì cho
rằng được ăn những cái món ngon, được nếm những cái vị ngon là điều hạnh phúc. Một số người
thiên về sự xúc chạm thì họ cho rằng, được mặc những đồ áo đẹp, được ngồi ở trên những cái
chỗ ngồi êm dịu là một cái điều hạnh phúc. Có nhóm được nghe những tiếng êm dịu là hạnh
phúc. Được nhìn thấy những cảnh đẹp, những cái hình ảnh đẹp là một điều hạnh phúc. Có nhóm
được nếm những cái vị ngon là điều hạnh phúc. Không có một cái nhóm nào đồng ý với quan
điểm cái nhóm còn lại, vì vậy họ thảo luận, họ cải vã về cái hạnh phúc.
Không những loài người thảo luận, tranh luận về những điều hạnh phúc theo cái quan
điểm của họ. Mà các vị Thiên họ cũng tranh luận, trước hết là có những vị Thiên hộ trì con
người, họ tranh luận với nhau, rồi mới đến những vị Thiên sống ở trên mặt đất cũng tranh luận
với nhau về những điều hạnh phúc. Và từ những vị Thiên sống ở trên mặt đất, họ tranh luận với
nhau về ý nghĩa hạnh phúc là như thế nào? Cho nên những vị Thiên sống ở trên hư không, họ
cũng tranh luận với nhau. Và như vậy, từ từ lên những vị chư Thiên sống ở cõi Tứ Đại Thiên
Vương, rồi đến cõi Tam Thập Tam. Và cuối cùng cho đến cõi Phạm Thiên. Họ tranh luận với
nhau về ý nghĩa của hạnh phúc, hạnh phúc là gì, Maṅgala là gì? Và như vậy có 3 nhóm có sự
tranh luận khác biệt với nhau. Nhóm thứ nhất đó là ở loài người. Nhóm thứ hai là những vị chư
Thiên và nhóm thứ ba là những vị Phạm Thiên. Thì ba hạng người này chia ra làm ba nhóm, ba
nhóm đó bao gồm cả loài người, chư Thiên và Phạm Thiên. Nhóm thứ nhất cho rằng: được nhìn
thấy những cái hay những cảnh đẹp là sự hạnh phúc. Nhóm thứ hai cho rằng: được nghe, nhận
tiếng là hạnh phúc. Và nhóm thứ ba thì cho rằng: được ngửi những cái mùi thơm, được nếm
những cái vị ngon, và được xúc chạm nhờ cái vật êm dịu thông qua cảm giác cảm xúc là một

3
điều hạnh phúc. Có ba nhóm phân biệt rõ ràng như vậy liên quan đến và bao gồm loài người,
Chư thiên và Phạm Thiên. Không một nhóm nào đồng cái quan điểm của hai nhóm còn lại, mà
vẫn cho rằng cái quan điểm của mình là đúng. Cho nên họ tranh luận với nhau suốt mười hai
năm trường.
Vào một ngày nọ thì có một nhóm chư Thiên, ở ngoài Trời Tam Thập Tam (Tāvatiṃsa).
Cùng ngồi lại với nhau họ thảo luận hạnh phúc là gì và họ không đi đến kết luận. Cho nên cuối
cùng phải mời vị vua trời Đế Thích đến để cùng nhau thảo luận. Nhóm Chư Thiên ở cõi Trời
Tam Thập Tam cùng nhau đi đến vua trời Đế Thích để hỏi về pháp hạnh phúc là gì? Thì vua trời
Đế Thích mới bảo rằng, bản thân Ta cũng không biết pháp hạnh phúc là gì? Tuy nhiên, Đức Phật
đã xuất hiện trên thế gian. Nếu các ông muốn biết những pháp hạnh phúc là gì thì hãy đến hỏi
Đức Phật, Ngài ấy sẽ giải thích cho quý vị. Vì vậy mà vị Thiên chủ Đế Thích đã cùng với nhóm
Chư Thiên ở cõi trời của mình, cùng nhau đi đến thành Sāvatthi. Và đến ngôi chùa Đức Phật
đang cư ngụ gần thành Sāvatthi để hỏi Đức Phật về pháp hạnh phúc là gì? Vì vậy mà trong bài
Kinh Maṅgalasutta, hai bài kệ đầu tiên đó là hai bài kệ giới thiệu về *** Thực ra hai cái bài kệ
này không do Đức Phật thuyết mà do các Ngài Đại Trưởng Lão tóm tắt cái duyên khởi vì sao mà
bài Kinh này được thuyết? Và trước đó, loài người, Chư Thiên, Phạm Thiên đã thảo luận về pháp
hạnh phúc như thế nào? Các Ngài Đại Trưởng Lão mới tóm tắt cái nội dung, cái duyên khởi của
bài Kinh Maṅgalasutta thành hai bài kệ Pāḷi, hai bài kệ đó là ***.... Hai bài kệ đó cũng nói lên
cái nội dung mà Ngài vừa mới chia sẻ với chúng ta về cái nguồn gốc cũng như cái duyên sự vì
sao mà Đức Phật thuyết bài kinh này và duyên sự về tin đồn mà Đức Phật sẽ thuyết những điều
hạnh phúc. Cái nội dung đó như là ở trong cái câu đầu tiên đó là ***. Thì loài người cùng với
Chư Thiên, Phạm Thiên suy nghĩ về những điều hạnh phúc, thảo luận, tranh luận với nhau trong
suốt mười hai năm nhưng mà không có đạt đạt đến cái sự hiểu biết về những pháp hạnh phúc,
cho nên họ mới tìm đến hỏi Đức Phật. Đó là cái nội dung của hai cái bài kể giới thiệu ở phía
trước bài Kinh Maṅgalasutta.
Trong Tam Tạng kinh điển được các Ngài Đại Trưởng Lão kết tập lại sau ba tháng Đức
Phật nhập Niết Bàn. Và Ngài Ānanda đã đọc tụng lại những cái bài pháp mà Đức Phật đã thuyết.
Ở trong cái bài kinh Maṅgalasutta này, cái phần đầu là lời của Ngài Ānanda, lời đó chính là:
“Evaṃ me sutaṃ - Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa
ārāme…” Nghĩa rằng Ngài Ānanda thưa các Ngài Đại Trưởng Lão trong lần kết tập Tam Tạng
thứ nhất rằng: “Con nghe như vậy, một thưở nọ, Đức Thế Tôn ngự gần thành Sāvatthi, tại chùa
của ông Cấp Cô Độc…” Thì đó là cái phần giới thiệu mà Ngài Ānanda nói về cái địa điểm mà
Đức Phật thuyết những bài pháp. Trong bài Kinh Maṅgalasutta này, Ngài Ānanda đã nói rằng, đã
thưa với các Ngài Đại Trưởng Lão rằng Đức Phật đã thuyết cái bài kinh này tại chùa của ông
Cấp Cô Độc Anāthapiṇḍika, gần thành Sāvatthi thành Xá Vệ. Vì vậy mà cái phần đầu của bài
kinh này. “Evaṃ me sutaṃ - Ekaṃ samayaṃ… Là lời của Ngài Ānanda, thưa lại cái địa điểm mà
Đức Phật đã thuyết bài kinh Maṅgalasutta này. Cái lời này là cái lời mà các Ngài Đại Trưởng
Lão đã kết tập lại chứ không phải là lời của đức phật. Lời của đức Phật được bắt đầu với câu:
Asevanā ca bālānaṃ - Không gần gủi kẻ ác. Cho đến những cái bài kệ cuối cùng mới là lời của
Đức Phật và như vậy thì Đức Phật bắt đầu thuyết bài Kinh Maṅgalasutta với câu: Asevanā ca
bālānaṃ.

Và Ngài tin rằng bài Kinh này cũng đã được dịch ra tiếng Việt và Ngài muốn quý Phật tử
đọc cái bản dịch của bài Kinh Maṅgalasutta này. Cái bảng dịch của bài Kinh Maṅgalasutta là cái

4
bản dịch có tên là Kinh Hạnh Phúc hay có bản thì dịch là Kinh Điềm Lành. Ngài Tam Tạng thứ
15 muốn các quý Phật tử làm quen với đầu đề của cái bài Kinh Maṅgalasutta đó là Hạnh Phúc
Kinh và cũng muốn quý Phật tử làm quen và cái nội dung, cái nội dung của cái bài kinh này
thông qua cái bản dịch tiếng việt. Thì như vậy, chúng ta biết Đức Phật thuyết Hạnh Phúc Kinh
này ở gần thành Sāvatthi. Thành Sāvatthi là tên của một kinh thành vào thời Đức Phật. Tên
Sāvatthi này được bắt nguồn từ tên của một vị ẩn sĩ có tên là Sāvattha. Và vị sao Sāvattha này đã
thành lập cái thành này. Cho nên cái địa điểm tại kinh thành này gọi là Sāvatthi. Và một nghĩa
thứ hai vì sao gọi là Sāvatthi đó là tại kinh thành này không có những vật dụng nào mà không có,
không đầy đủ. Có nghĩa là tại kinh thành này, những cái vật dụng rất là đầy đủ, không có gì,
không có vật dụng nào thiếu cả. Vì vậy gọi là Sāvatthi cái từ Sāvatthi này là bắt nguồn từ cái
chữ: Sabba và Atthi. Sabba có nghĩa là tất cả. Atthi có nghĩa là có. Hai từ này ráp lại nhau trở
thành là Sāvatthi có nghĩa là có tất cả, tất cả mọi thứ đều có ở kinh thành Sāvatthi này. Vì vậy
kinh thành này có tên là Sāvatthi.

Và Ngài muốn giải thích thêm một cái nghĩa của một cái địa danh khác liên quan đến cái bài
kinh này, đó là Jetavana. Jetavana nghĩa là Kỳ Viên. Jeta nghĩa là Kỳ Đà, viết tắt là Kỳ. Vana
nghĩa là Viên. Bởi vì cái vườn này là của hoàng tử Jeta, phiên âm là Kỳ Đà. Vì vậy cái vườn này
gọi là Jetavana, cái vườn của Hoàng Tử Kỳ Đài. Và gọi tắt là Kỳ Viên ở trong tiếng việt. Và cái
cái vườn của Hoàng Tử Kỳ Đà này là do một vị phú hộ tên là Anāthapiṇḍika mua lại. Cho nên
cái chùa này gọi là chùa của ông Anāthapiṇḍika (Ông Cấp Cô Độc). Nguyên văn của cụm Pāḷi
đó là Anāthapiṇḍikassa Ārāme. Là tại ngôi chùa của Anāthapiṇḍika (Ông Cấp Cô Độc). Khi ông
Cấp Cô Độc Anāthapiṇḍika mua cái vườn của hoàng tử Kỳ Đà này. Ông đã sử dụng một trăm
tám mươi triệu đồng tiền vàng để lót trên đất của khu vườn ông hoàng tử Kỳ Đà này. Và vàng
lót đến đâu thì đất thuộc về ông Anāthapiṇḍika đến đó. Và nguyên một cái khu vườn được lót
vàng như vậy. Cho nên cuối cùng cái khu vườn này trở thành cái khu vườn của ông
Anāthapiṇḍika và nơi đó ông đã xây dựng một ngôi chùa để cúng dường đến Đức Phật và Tăng
đoàn. Khi xây dựng khi mua đất thì ông sử dụng một trăm tám mươi triệu đồng tiền vàng để mua
đất và ông sử dụng một trăm tám mươi triệu đồng tiền vàng để xây dựng ngôi chùa. Và sau khi
xây dựng xong, ông đã sử dụng một trăm tám mươi triệu đồng tiền vàng để làm lễ dâng cúng trai
tăng đến Đức Phật và Tăng đoàn. Như vậy ông sử dụng tổng cộng là năm mươi bốn triệu đồng
tiền vàng, để mua đất, để lập chùa và làm lễ cúng dường dâng lên Đức Phật và Tăng đoàn.

Như vậy thì chúng ta nên hiểu rằng tên chùa này có hai tên. Tên thứ nhất đó là Jetavana Kỳ Viên,
lấy cái tên của ông hoàng tử Jeta. Và tên thứ 2, đó là Anāthapiṇḍikassa Ārāme chùa của ông Cấp
Cô Độc. Đó là tên thứ hai và tên thứ hai này là lấy tên của ông Anāthapiṇḍika, tên thí chủ của cái
ngôi chùa này. Trước khi hoàng tử Jeta Kỳ Đà biết đến Đức Phật, thì ông mới bán khu vườn này
cho ông Cấp Cô Độc. Nhưng mà sau khi biết đến Đức Phật, có lòng tịnh tín ở nơi Tam bảo. Ông
hoàng tử Jeta đã sử dụng số tiền vàng là một trăm tám mươi triệu đồng tiền vàng để xây dựng cái
cổng chùa đi vào chùa Kỳ Viên. Vì vậy mà tên chùa này cũng gọi là Jetavana - chùa Kỳ Viên.
Và cũng có thêm một tên nữa, đó là tên Anāthapiṇḍikassa Ārāma, chùa của ông Cấp Cô Độc.
Như vậy, ngôi chùa này có hai tên. Một đó là Jetavana - Kỳ viên. Và hai là Anāthapiṇḍikassa
Ārāma - Chùa của ông Cấp Cô Độc. Vì sao mà cái ngôi chùa được lấy tên của vị thí chủ? Bởi vì
ngôi chùa này với mục đích tạo dựng để cúng dường đến Tam bảo, đến Đức Phật và Tăng đoàn.

5
Cho nên khi đặt tên một ngôi chùa lấy tên của một thí chủ là để khuyến khích các thí chủ sau
này, khởi theo cái tín tâm của những thí chủ đi trước mà thực hành thiện pháp. Và đồng thời
cũng để tuyên dương công đức của thí chủ. Vì vậy mà cái tên chùa này cũng đặt tên theo tên của
ông, thí chủ anna. Học theo cái cách mà vào thời đức phật, lấy tên của thí chủ để đặt tên chùa,
cho nên ở bên Myanmar có nhiều chùa cũng lấy tên thí chủ đặt tên chùa như vậy. Ví dụ, có một
ngôi chùa nổi tiếng ở ***, đó là chùa ***. Tên ***là tên của một gia đình làm về nghề vấn
thuốc. Mà nghề vấn thuốc là một cái nghề khá là giàu có. Và gia đình làm chủ cái doanh nghiệp
vấn thuốc này, thì doanh nghiệp này tên là *** Và vị thí chủ cúng dường ngôi chùa này mới thưa
với chư Tăng đặt tên doanh nghiệp ***cho chùa mà họ đã cúng dường. Và chư Tăng cũng đồng
ý cho đặt cái tên theo cái tên doanh nghiệp của họ. Và một cái ngôi chùa khác có tên là *** ở
Mandalay cũng là do một doanh nghiệp sản xuất dầu ăn, họ cúng dường và chùa đã được đặt tên
theo cái tên của doanh nghiệp đó. Cho nên đặt tên là *** gọi là ngôi học viện ***. *** là tên của
một cái doanh nghiệp sản xuất dầu ăn ở Mandalay. Và cũng vậy, hiện tại chùa Ngài đang xây
dựng một giới đường Sima lấy tên giới đường đó là *** . *** đọc theo tiếng Miến, còn phát âm
theo Pāḷi Quốc tế là *** Sacca. Sacca có nghĩa là sự thật hay là chân lý. Tiếng Miến là ***, có
nghĩa là chân lý cao thượng. Và giới đường Ngài đặt theo tên của thí chủ cúng dường giới đường
này. Và bởi vì giới đường liên quan đến giới luật, cho nên là Ngài đặt thêm một cái tên bằng
cách là lấy tên của mười pháp hạnh Ba la mật như là Dāna Parami (bố thí ba la mật), Sila Parami
(trì giới ba la mật) v.v… Và bởi vì giới đường là liên quan đến giới luật, cho nên Ngài đặt cái tên
của giới đường này là *** Sila Parami. Thì *** là tên của một doanh nghiệp mà cái thí chủ đó sở
hữu. Cho nên để tuyên dương thí chủ cũng như là để làm gương cho các thí chủ khác hay là để
các thí chủ khác học theo hạnh tu tập bố thí cúng dường của thí chủ, cho nên Ngài mới cho đặt
tên của cái giới đường là ***.

Trở lại nguyên văn của bài kinh, đó là “Evaṃ me sutaṃ - Ekaṃ samayaṃ Bhagavā
Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme” Ngài sẽ giải thích từng từ. Đoạn tiếp
theo đó “Atha kho aññatarā devatā”. Có một vị Thiên, aññatarā có nghĩa là một cái vị Thiên mà
không có tên rõ ràng. Và ở trong cái bài Kinh này chỉ đề cập đến một vị thiên. Nhưng thực ra khi
mà đến là các Chư Thiên, Phạm Thiên ở nhiều thế giới khác nhau cùng nhau đến. Nhưng mà
trong bài kinh chỉ đề cập đến một vị Thiên không có rõ tên, là bởi vì khi vị Thiên này được vị
Thiên chủ Vua trời Đế Thích sai xuống hỏi Đức Phật. Cho nên trong bài kinh thì chỉ đề cập đến
cái vị thiên mà do vị thiên chủ Sakka bảo xuống hỏi Đức Phật. Khi mà xuống nghe bài kinh này
thì rất nhiều Chư thiên và Phạm thiên đã xuống và nghe cái bài kinh này. Số lượng những vị Chư
thiên Phạm thiên đến để nghe Đức Phật thuyết bài kinh này là một cái số lượng có thể nói là
không đếm được. Rất là nhiều, nhiều như thế nào? Một cái vị trí rất là nhỏ bằng cái đầu của cái
kim thì có mười vị Thiên. Rồi có nhóm thì với một cái địa điểm nhỏ như vậy, tập hợp hai mươi
vị, ba mươi vị, bốn mươi vị, năm mươi vị. Với một cái chỗ rất nhỏ như vậy chỉ bằng một cái đầu
kim thôi, mà có số lượng chư thiên tập hợp lại để nghe kinh. Thì với một cái số lượng như vậy
tập trung lại khắp chùa Kỳ Viên. Cho nên cái số lượng các vị Chư thiên Phạm thiên. Xuống hay
là đến để nghe đức phật thuyết bài Kinh này là một cái số lượng rất lớn, không thể nào đếm hết
được. Sở dĩ mà những vị chư Thiên, Phạm Thiên có thể đứng tập hợp ở một cái địa điểm nhỏ.
Với một cái số lượng nhiều như vậy là họ dùng thần thông của mình để có thể tập hợp lại trong
một cái địa điểm rất nhỏ với một số lượng lớn. Và khi Chư Thiên Phạm Thiên đến để nghe Đức
Phật thuyết bài kinh này. Thường họ đến Đức phật để đảnh lễ hay nghe pháp đều đến vào nửa

6
đêm, nghĩa là sau mười hai giờ khuya thì họ mới đến để hầu Đức Phật nghe Đức Phật thuyết
pháp. Cho nên vị Thiên được Thiên chủ là vua trời đế thích sai đến Đức Phật để hỏi về những
pháp hạnh phúc thì vị thiên này đã ngự đến Đức Phật sau mười hai giờ khuya. Và đã trình bày
Đức Phật, thỉnh cầu Đức Phật thuyết về những pháp hạnh phúc.

Như vậy, hôm nay Ngài cũng đã thuyết về cái phần giới thiệu của bài kinh Maṅgalasutta.
Ngài sẽ đi từng phần, và hôm nay ở đoạn đầu đoạn là “Evaṃ me sutaṃ - Ekaṃ samayaṃ
Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā
abhikkantāya rattiyā”. Một vị Thiên đến Đức Phật vào nửa đêm. Và những buổi sau thì Ngài
Tam Tạng sẽ tiếp tục đi từng phần của bài kinh như vậy. Và Ngài sẽ đi từng cái pháp hạnh phúc
như vậy, vừa giải thích ngữ nghĩa, đồng thời vừa giải thích nội dung của cái bài kinh một cách
chi tiết. Và hôm nay, chúng ta đã học qua cái bài kinh này cũng gần hai tiếng rồi, cho nên Ngài
Tam Tạng nói rằng. Hôm nay như vậy là vừa đủ và chúng ta sẽ tiếp tục học và nghe cái bài kinh
này vào những buổi sau. Ngài cầu chúc và rãi tâm từ cho tất cả quý phật tử luôn thân tâm an lạc,
tránh khỏi mọi điều rủi ro tai hại. Và thành tựu những ước nguyện chân chánh của mình.

You might also like