Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 391

G S . T S .

N G U Y Ễ N N H Ư K H A N H (Chủ biên)

T T S . N G U Y Ễ N V Ă N Đ ÍN H - T S . V Õ V Ă N T O À N

GIÁO TRÌNH
SINH HỌC PHÁT TRIỂN
(Tái bản lần th ứ nhất)

N H À X U Ấ T BẢN G IÁ O D Ụ C V IỆ T NAM
LỜI GIỚI THIỆU

G iáo trình Sinh học p h á t triển là giáo trình đào tạo đại học và sau dại học ờ các trường
Đại học Sư phạm và trường khác. Giáo trình cập nhật những kiến thức mới nhất (đến năm
2011) về các cơ chế phân tử, cơ chế tế bào, vốn là các cơ sờ của các quá trình phát triển của
cá thê sinh vật.
Sinh học phát triển là môn khoa học tổng hợp kiến thức từ nhiều môn khoa học khác
như tế bào, hình thái, giải phẫu, sinh lý học thực vật và động vật, mô phôi, hoá sinh, di
truyền, tiến hoá, sinh học phân tử, công nghệ sinh học, môi trường. Giáo trình cũng đã cố
gắng tập hợp các lý giải nhiều hiện tượng sinh học, ví dụ, giải thích vì sao ly cà phê giúp
người ta hết buồn ngủ dựa trên kiến thức về truyén tín hiệu, hoặc vì sao ăn cá nóc (Figu
rubripes ) có thể bị ngộ độc chết người nếu không biết chuẩn bị đúng cách; các câu trả lời
có trong chương 1. Một câu hỏi đã tồn tại lâu đời rằng, quá trình chuyển đổi từ trứng được
thụ tinh (hợp tử) thành cơ thể sinh vật trường thành xảy ra như thế nào? Trước đây để trả lời
câu hỏi đó, phải dựa vào lực siêu nhiên huyẻn bí. Ngày nay câu hỏi đó đã có thể trả lời một
cách có ca sở. Trong sách cũng có các lý giải được nhiều bệnh lý dựa trên những tri thức
của sinh học phân từ như sự biểu hiện gen phân hoá, truyền tín hiệu trong Sinh học phát
triển. G iáo trình cũng sưu tập các thành tựu ứng dụng của sinh học phân lử và công nghệ
sinh học vốn đang và sẽ được áp dụng rộng rãi vào y học tái sinh và nông nghiệp.
Sách hướng tới phục vụ cho sinh viên và học viên cao học các khoa sinh học, sinh học
- kỹ thuật nòng nghiệp,, sinh - hoá, sinh học môi trường, công nghệ sinh học cùa các
trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và sinh viên các trường đại học và cao đẳng khác, cũng
như các trường trung học kỹ thuật có môn học liên quan với sinh học.
Sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức
cùa giáo viên sinh học trong các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở.
Sách cũng rất bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu quá trình phát triển của cá thể sinh
vật trong đó có cả bản thân mình. Sách cũng cập nhật các thành tựu của sinh học ứng dụng
ở cấp độ phân từ và tế bào vào y học tái sinh nhằm giúp chữa trị, thay thế các cơ quan của
cơ thê bị bệnh, lý giải nguyên nhân của một số bệnh tật trên cơ sở kiến thức của khoa học
sinh học hiện đại.
G iáo trình gồm 3 phần , 13 chương:
Phần một: Những c a sở chung cùa sinh học phát triển, gồm 4 chương từ chương 1 đến
chương 4 là: 1) Cơ sờ phân tử trong sinh học phát triển, 2) Các cơ chế tế bào của sự phát
triển. 3) Kiểm tra hormon quá trình phát triển, 4) Tiến hoá của sự phát triển.
Phần hai: Sinh học pliái triển cá th ề động vật, gồm 6 chương, từ chương 5 đến chương
10 là: 5) Giảm phân, 6) Phát sinh giao tử, 7) Thụ tinh, 8) Phát triển phôi sớm, 9) Hình thành
trục cột sống, 10) Sự phát triển của người.

3
Phần ba: Sinli học p liál triển cá th ề thực vật, gồm 3 chương, từ chương 11 đến chương
13 là: 11) Phát triển sinh dưỡng, 12) Phát triển cơ thể (hình thái) thực vật, 13) Phát triển
sinh sản ớ thực vật.
Cuối mồi chương có phần tóm tắt và câu hỏi.
Phàn công bién soạn:
GS. TS. Nguyễn Như Khanh, Chủ biên và tham gia biên soạn nhập môn, lời giới thiệu
và các chương 1, 2 và 4 phần một.
TS. Võ Vãn Toàn biên soạn các chương 3 phần một; toàn bộ phẩn hai, gồm các chương
5, 6, 7, 8, 9 và 10.
TS. Nguyễn Văn Đính biên soạn toàn bộ phần ba, gồm các chương 11,12 và 13.
Mặc dầu đã rất cố gắng, giáo trình có đặc trưng tổng hợp, chứa đựng kiến thức nhiều
môn khoa học sinh học khác nhau nẽn sách không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự
dóng góp ý kiến cúa các bạn đồng nghiệp, của sinh viên, học viên sau đại học và của bạn
đọc dế lẩn tái bản sau sách được tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty c ổ phần
Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản G iáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
XÌII trăn H ọng cám ơn.

C Á C T Á C G IẢ

4
MỤC LỤC

Lời giới thiệu................................................................................................................................... 3


Nhập môn của sinh học phát triển............................................................................................. 9

P h ầ n m ột

NHỮNG Cơ SỞ CHUNG CỦA SINH HỌC PHÁT TRIỂN

C h ư ơ n g 1. C ơ s ở p h â n tử tro n g s in h h ọ c p h át t r i ể n ....................................................... 11
1.1. Sự biểu hiện gen từ A D N —» Protein.........................................i.u.......... .................11
1.2. Điểu hoà sự biểu hiện g en.......................................................... ij.iij.j.iii..;................36
1.3. Sự biểu hiện gen phân hoá trong phát triển .......................... 80
1.4. Truyền tín hiệu trong sinh học phát triển................................. ............................... 90
Tóm tắt chương 1: Cơ sờ phân tử trong sinh học phát triển...,.............................. . 110
liiĩ/ Ij.il' i
Câu hỏi chương 1..................................................................................... ............................ 115

C h ư ơ n g 2. C á c c ơ c h ế t ế b à o c ủ a s ự p hát t r iể n ..........................................................116
Nhập chương................................................................................ ....................................... 116
2.1. Phân b ào ................................................................................................................. . 116
_ _ _ . (Triii Ợ n T gnoiHTU
2.2. Phân hoá tế bào...................................................................... f. . . ............. 130
2.3. Tái lập trình n h ân ...................................................................................................... 141
2.4. Tạo hình m ẫu.................................................................... ............ ................................146
2.5. Phát sinh hình thái...................................................... ................................................. 150
Tóm tắt chương 2: Cơ sở tế bào của sinh học phát .................. 156
Câu hỏi chương 2 ......................................................................... ...................................... 157

C h ư ơ n g 3. K iể m tra h o rm o n q u á trìn h p hát t r i ể n . ................................... 158


3.1. Hormon Ihực vật (phytohormon)...................... ........... ...... .................................... 158
3.2. Hormon động vật.......................................................................................................... 165
Tóm tắt chương 3: Kiểm ira hormon quá trình phát triển........................................... 197
Câu hỏi chương 3 ...................................................................................................................197

C h ư ơ n g 4. T iế n h o á c ủ a s ự p hát triể n ............................................................................... 198


4.1. Tống quan về sự tiến hoá của sinh học phát triển................................................. 198
4.2. Độl biến một hoặc hai gen, xuất hiện dạng m ới...................................................200
4.3. Cùng gen, chức năng m ớ i...........................................................................................202

5
4.4. Các gen khác biệt, chức năng đồng q u y ...................................................................205
4.5. Nhân đổi gen và phân hướng.......................................................................................206
4.6. Phân tích chức nãng của các gen thông qua các lo ài............................................208
4.7. Sự đa dạng của các con mắt trong thế giới tự n h iê n .......................................... 209
Tóm tắt chương 4: Tiến hoá của phát triển................................................................... 212
Câu hỏi chương 4 ................................................................................................................. 213

Phẩn hai

SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT

C h ư ơ n g 5. G iả m p h â n .....................................................................................................................214
5.1. Giảm p hân ........................................................................................................................214
5.2. So sánh giảm .phân với nguyên p hân ........................................................................ 226
Tóm tắt chương 5: Giảm phân............................................................................................ 229
Câu hỏi chương 5 .................................................................................................................... 230

C h ư ơ n g 6. P h á t s in h g ia o tử (g a m e t o g e n e s is ) ................................................................. 231
6.1. K hái quát chung về phát sinh giao tử ........................................................................231
6.2. Phát sinh tinh trùng (sự sinh tinh, spermatogenesis)........................................... 233
6.3. Phát sinh trứng (Sự sinh trứng, sự tạo noãn bào)...................................................239
Tóm tắt chương 6: Phát sinh giao tử..................................................................................260
Câu hỏi chưcmg 6 ............................................................................................................................................ 2

C h ư ơ n g 7. T h ụ tin h ....’..................................................................................................................... 262


7.1. Sự xâm nhập cùa tinh trùng qua màng sinh chất cùa trứng
và sự đung hợp m àng..................................................................................................................... 262
7.2. Hoạt hoá trứng................................................................................................................ 263
7.3. Dung hợp nhân ................................................................................................................266
Tóm tắt chương 7: Thụ tin h.................................................................................................266
Cầu Hôi chương 7 .................................................................................................................... 267

C h ư ơ n g 8. P h á t triể n p h ô i s ớ m ................................................................................................. 268


8.1. Phân cắt và giai đóạn phôi nang (phôi tú i)............................................................. 268
8.2. Tạo phôi v ị........................................................................................................................273
8.3. Phát sinh cơ quan........................................................................................................... 280
8.4. Phát sinh cơ quan trong động vật có xương sống................................................. 283
8.5. Các dẫn xuất mào thần kinh trong sự tiến hoá của động vật
có xương sống..,..,..)...,,...... ........................................................................................... 287
Tóm lắt chương 8: Phát triển phôi sớ m ........................................................................... 289
Câu hỏi chương 8 ....................................................................................................................289

6
Ch ư ơ n g 9. H ình th à n h tr ụ c c ộ t s ố n g .....................................................................................290
9.1. Tổ chức Spemann xác định trục lưng-bụng.......................................................... 290
9.2. Các phân tử truyền tín hiệu từ tổ chức spemann ức chế sự phát triển
của bụng..........................................................................................................................292
9.3. Bằng chứng vể tổ chức spemann trong động vật có xương sống..................... 293
9.4. Cảm ứng có thể sơ cấp hoặc thứ cấp........................................................................ 294
9.5. Các chất xác định lưng được mã hoá đằng mẹ hoạt hoá tín hiệu W nt.... 295
Tóm tắt chương 9: Hình thành trục cột sống................................................................. 295
Câu hỏi chương 9 ...................................................................................................................295

Ch ư ơn g 10. S ự p hát triể n c ủ a n g ư ờ i.....................................................................................296


10.1. Sự phát triển trong thời kỳ ba tháng đầu....................................................................... 296
10.2. Phát triển trong kỳ ba tháng thứ h a i......................................................................299
10.3. Phát triển trong kỳ ba tháng thứ b a ....................................................................... 299
10.4. Những biến đổi quyết định trong hormon dẫn tới sinh đẻ...............................299
10.5. Nuôi trẻ bầng sữa mẹ là đặc trưng khác biệt của động vật có v ú ..................300
10.6. Sự phất triển sau sinh ờ người.................................................................................. 301
Tóm tắt chương 10: Sự phát triển của người.................................................................. 302
Câu hòi chương 10................................................................................................................ 302

P h ẩ n ba

SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ THỰC VẬT


NHẬP M ÔN PH Ầ N SIN H H Ọ C P H Á T T R IẺ N c á th ể thục vậ t ............... 303

C h ư o n g 11. P h á t triể n s in h d ư d n g ........................................................................................ 303


11.1. Phát triển cùa phôi thực v ậ t.....................................................................................303
11.2. H ạ t................................ ................................................................................................. 312
11.3. Q u ả .................................................................................................................................313
11.4. Nảy m ầm ......................................................................................................................316
Tóm tắt chương 11: Phát triển sinh dưỡng.................................................................... 319
Câu hói chương 11............................................................................................................... 320

Chư ơng 12. P h á t triển c ơ th ể (h ìn h th ái) th ự c v ậ t ......................................................... 321


12.1. Tổng quan về tổ chức cùa cơ thể thực vật.............................................................321
12.2. Các mô thực vật..........................................................................................................326
12.3. Rễ: cấu trúc móc neo và hấp th ụ ........................................................................... 335
12.4. Thân: giá đỡ cho các cơ quan trẽn và dưới mặt đ ất...........................................341
12.5. Lá: cơ quan quang hợp.............................................................................................347
Tóm lắt chương 12: Phát triển cơ thể (hình thái) thực vật................................................. 354
Câu hỏi chương 12................................................................................................................355

7
C h ư ơ n g 13. P h á t triể n s in h s ả n ỏ th ự c v ậ t .......................................................................356
13.1. Sự chuyển đổi pha.........................................................................................................356
13.2. Sự tạo h o a ........................................................................................................................361
13.3. Thụ phấn và thụ tin h.................................................................................................... 372
13.4. Sinh sản vồ tín h ............................................................................................................ 379
13.5. Quãng đời thực v ậ t ...................................................................................................... 382
Tóm tắt chương 13: Phát triển sinh s ả n .......................................................................... 384
Câu hỏi chương 13...................................................................................................................386
T à i liệu tham k h áo .....................................................................................................................387

8
NHẬP MÔN CỦA SINH HỌC PHÁT TRIEN

Phát triển có thể được xác định như là quá trình của những biến đổi có hệ thống, được
di truyền điều phối, qua đó cơ thê chịu hàng loạt các biến đổi tiến triển, hình thành nên các
giai đoạn kế tiếp (hình 1.1) vốn đạc trưng chu trình sống cùa cá thể (W . K . Purves et al.,
2003, Peter H. Raven et al., 2010). Các giai đoạn phát triển sớm của cơ thể thực vật hoặc
động vật được gọi là phôi. Đôi khi phôi nằm bên trong một cấu trúc bảo vệ như vỏ hạt,
hoặc vỏ trứng, hoặc tử cung. Phôi không quang hợp hoặc không được cung cấp dinh dưỡng
chủ động; thay vào đó, nó tiếp nhận thức ăn trực tiếp từ cơ thê mẹ hoặc gián tiếp (bàng dinh
dưỡng dự trữ trong hạt hoặc trong trứng). Nhiều giai đoạn phôi có thể xảy ra trước khi sinh
ra ccr thể mới, độc lập. Hầu hết các cơ thể tiếp tục phát triển suốt cả cuộc đời; phát triển chỉ
dừng lại khi cơ thể chết.

2 tê bào Phôi giai đoạn Phôi giai đoạn Phôi bên


8 tế bào quả tim trong hạt
(Giai đoạn ngư lôi) Cây trưởng thành

Các giai đoạn phát triển từ phôi đến trưởng thành của cơ thè thực vật và động vật. Sinh trưởng, phán
hoá và phát sinh hinh thái là toàn bộ các phẩn của quá trinh phức tạp của sự phát triển.
(Theo w. K. Purves et ai, 2003).

Phát triển bao gồm sinh trướng, phân hoá và phát sinh hình thái. Ba quá trình đó chịu
Irách nhiệm đối với các biến đổi phát triển mà mỗi cơ thể trải qua trong chu trình sống
cùa nó.
Sinh trưởng (gia tăng kích thước) diên ra thông qua quá trình ph ân bào và giãn bào.
Trong mọi sinh vật đa bào, sự phân bào lặp lại lạo nên cơ thể đa bào. Ớ thực vật, sinh
trướng giãn dài bắt đầu vào một thời gian ngắn sau các làn phán bào đầu tiên của trứng đã

9
được thụ tinh. Ớ động vật, ngược lại, sự giãn bào thường bắt đầu chậm hơn. Phôi động vật
có thể gồm hàng nghìn tế bào trước khi nó trở nên lớn hơn so với trứng nguyên khởi đã
được thụ tinh. Sinh trường tiếp tục trong suốt đời sống cá thể trong một số loài, nhưng trong
một số loài khác, sinh trưởng đạt đến một điểm cuối tương đối ổn định.
Phán hoá là tạo ra các tế bào chuyên hoá; điều đó có nghĩa là phân hoá xác định cấu
trúc và chức năng chuyên biệt của tế bào, phân hoá thuộc phạm trù phát triển. Nguyên phân
sàn sinh ra nhân mới vốn y hột về mặt di truyền và nhiễm sắc thổ đối với nhân từ đó nó
được hình thành. Tuy nhiên có thể thấy rõ rằng, các tế bào của cơ thể đa bào không hoàn
toàn giống nhau về cấu trúc và chức năng. Sự thiếu nhất quán rõ rệt như vậy là kết quả từ
quá trình điều hoà biểu hiện các phần khác nhau của bộ gen (genome). K h i phôi bao gồm
chỉ sô ít các tế bào, mỗi tế bào có tiềm năng phát triển theo nhiều con đường khác nhau.
Tuy nhiên, vì phát triển diễn tiến, những khả năng sẵn có đối với các tế bào riêng biệt bị thu
hẹp dần đến khi số phận của tế bào được xác định hoàn toàn và tế bào đã được phân hoá.
Phát sinh hình thái (Morphogenesis) có nghĩa là sự "tạo hình dạng". Đ ó là hình dạng
cúa cơ thê đa bào và các cơ quan với các đặc điểm giải phẫu của chúng. Phát sinh hình thái
là kết quá từ sự tạo hình m ẩu (pattern formation), là sự tổ chức của các mô khác biệt đã
phân hoá thành các cấu trúc chuyên biệt; trong sự tạo hình mẫu, các tế bào trong phôi đang
phát triển phải định hướng đối với sơ đồ thiết kế thân của cơ thể mà phôi sẽ trở thành. Sự
tạo hình mẫu liên quan với khả nãng của các tế bào phôi khám phá ra thông tin vị trí.
Thông tin đó chỉ dẫn các tế bào đạt đến số phận cuối cùng. Trong sự phát triển của thực vật,
tế bào bị giối hạn bời vách tế bào và khỏng di chuyển quanh thân thể, do vậy, sự phân chia
tế bào và sự giãn tế bào được thực hiện một cách có tổ chức là những quá trình chủ yếu tạo
nên cơ thể cùa cây. Trong động vật, sự vận dộng của tế bào là rất quan Irọng trong phát
sinh hình thái. Ở cả thực vật và động vật, sự chết được chương trình hoá cùa tế bào là thiết
yếu đối với sự phát triển có trật tự. Tương tự như sạ phân hoá, phất sinh hình thái có kết quả
cuối cùng là từ sự hoạt động được điều hoà cùa các gen và các sản phẩm cùa chúng, cũng
như từ sự tương tấc của các tín hiệu ngoại bào và sự truyền tín hiệu của chúng vào các tế
bào đích.

10
P h ầ n m ột

NHỮNG Cơ SỞ CHUNG CỦA SINH HỌC PHÁT TRIỂN

Chương 1

C ơ SỞ PHÂN TỬ TRONG SINH HỌC PHÁT TRIEN

Thay cho phần nhập chương, chúng ta xem


bằng cách nào chất độc, trong trường hợp cụ thê’
là rixin, giết chết tế bào. Điều đó liên quan đến
nội dung biểu hiện gen cùa chương. Rixin, một
chất độc từ hạt cây thầu dẩu (Ricimts communis).
Độc tố là một protein không có trong tinh dầu
thầu dẩu vốn đã được sử dụng hàng thế kỷ như
là nguồn dược liệu để tẩy rửa đường tiêu hoá và
hiện nay tinh dầu này được sử dụng trong công
nghiệp chất dẻo. Rixin giết chết tế bào bằng
cách phong toả quá trình tổng hợp protein. Một
cách đặc hiệu hơn, nó xúc tác sự biến đổi và sự
phân cắt của một trong các phân tử A R N lớn
vốn cấu thành ribosom (bào quan tổng hợp
Hình 1.1. Cây thầu dẩu
protein) trong cơ thể có nhân (eukaryote). Các
(R icin u s com m unis). Hạt cùa nó chứa phân
protein là biểu hiện kiểu hình của kiểu gen - tử rixin, một chất độc gây chết tế bảo bằng cách
thông tin di truyền được mã hoá trong A D N ức chế sự tổng hợp protein tại ribosom.
của tế bào. R ixin ức chế khả năng của tế bào
biểu hiện kiểu gen thành kiểu hình thông qua sự tổng hợp protein, do vậy tế bào bị nhiễm độc
rixin không thể sống được (Perves w . K . et al„ 2008).
Trong mục tiếp theo sau đây, chúng ta sẽ xem xét cơ chế mà theo đó các gen (từ AD N )
được biểu hiện thành các protein vốn làm xuất hiện các chu trình trao đổi chất dẫn đến phát
sinh hình thái (phát sinh cá thể, phát triển cá thể).

1.1. S ự B IỂ U HIỆN G E N T Ừ ADN — P R O T EIN

Kiêu gen —* kiêu hình (Genotype —>phenotype)


Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với chứng minh cho quan hệ giữa gen và protein và sau đó
sẽ cung cấp một số các chi tiết về quá trình phiên mã - sao chép trình iự gen của AD N
thành trình tự cùa A R N - và dịch mã - sử dụng trình tự của A R N để tạo polypeptit với trình
tự xác định của các axil amin. Cuối cùng, chúng ta sẽ xác định các đột biến và các kiểu
hình nong những giới hạn phân tử đặc trưng.

11
1.1.1. Một gen, một polypeptit

Có nhiều bước giữa kiểu gen và kiểu hình. Các gen không thể tự mình trực tiếp sản
sinh ra kết quả kiểu hình, v í như màu mắt riêng, hình dạng hạt riêng biệt hoặc rănh cằm,...
Bước có tính lịch sử đầu tiên trong các gen liên quan đến các kiểu hình đã xác định
kiểu hình trong các giới hạn phân tử. C ơ sờ phân tử của các kiểu hình thực tế đã được phát
hiện ra trước khi phát hiện ra A D N là nguyên liệu di truyền. Các nhà khoa học đã nghiên
cứu sự khác biệt hoá học giữa cá thê hoang dã và các alen đột biến trong các cơ thế như là
con người và mốc bánh mỳ. Họ phát hiện ra rằng, sự khác biệt kiểu hình là kết quả của sự
khác biệt trong các protein chuyên biệt.
Trong năm I940, George w . Beadle và Edward L . Tatum ở Trường Đại học Stanford
dã thấy ràng khi một gen đã biến đổi dẫn đến kết quả được thê hiện trong một kiểu hình
biến đổi và kiểu hình biến đổi luôn luôn liên kết với enzym biến dổi. Sự phát hiện ấy là cực
kỳ quan trọng trong việc xác định các ranh giới hoá học.
Vai trò của enzym trong hoá sinh đã dược mô tả vào thời gian này. Điều đó làm cho
Beadle và Tatum nảy ra ý tưởng rằng, sự biểu hiện của gen thành kiểu hình có thể xảy ra
thông qua enzym. Họ đã thực nghiệm với mốc bánh mỳ N eurospora crassa. Nhân trong
thân nấm đó là đơn bội («) vì đó là các bào tử sinh sản của nó. (Sự kiện ấy là quan trọng vì
điểu dó có nghĩa rằng, thậm chí alen đột biến lặn là dễ thăm dò trong thực nghiệm). Beadle
và Tatum đã nuôi cấy N eurospora trẻn mỏi trường dinh dưỡng tối thiểu chứa saccarose,
muối khoáng và vitamin, sử dụng môi trường ấy, các enzym của N eurospora kiểu hoang dã
có thê xúc tác các phản ứng trao đổi chất cần để tạo nên tất cả các cấu tử hoá học cùa tế bào
của chúng, gồm cả các protein. Các chủng kiểu hoang dã ấy được gọi là các protolropli (vật
ăn khới nguyên).
Beadle và Tatum đã xử lý Neurospora kiểu hoang dã bằng tia X có tác động như là chất
gây đột biến (mutagen). K h i họ khảo sát nấm mốc được chiếu xạ, họ thấy rằng một số các
chúng đột biến có thể sinh trưởng không được lâu trên môi trường tối thiểu, cẩn phải cung
cấp dinh dưỡng bổ sung. Các nhà khoa học đã giả thuyết rằng, các chủng khuyết dưỡng
(auxotroph s - "increased eaters") ấy đã phải trải qua các đột biến ở trong gen vốn đã mã hoá
đối với các enzym được sử dụng để tổng hợp các chất dinh dưỡng, bây giờ chúng cần được
thu nhặn từ mói trường. Đối với mỗi chủng khuyết dưỡng (auxotrophic train), Beadle và
Tatum đã phát hiện một hợp chất đơn mà khi được cho thêm vào môi trưcmg tối thiểu, chủng
nấm đó đã duy trì được sinh trưởng. Kết quả ấy giả thiết rằng, các đột biến đã có được các
hiệu ứng đơn và mỗi đột biến đã gây được khuyết tật chỉ trong một enzym trong một con
đường trao đổi chất được mô tả như là giả thuyết mộI gen, m ột enzym (hình 1.2).
V í dụ, một nhóm các chủng khuyết dưỡng (auxotrophs) chỉ có thể sinh trưởng nếu môi
trường tối thiểu dược phụ thêm axit amin arginin. (Kiểu hoang dã N enrospora tự nó tạo
được arginin). Các chúng đột biến ấy được ký hiệu là các thể đột biến arg. Beadle và Tatum
đã phát hiện dược một vài chủng đột biến arg khác biệt. Họ đã giả định hai giả thuyết chọn
thay thế để giải thích vì sao các chủng di truyền khác biệt như thế lại có cùng kiểu hình:
1) Các thế đột biến arg khác biệt có thể đã có những đột biến trong cliinh gen đó, như
trong trường hợp các alen màu mắt của ruổi giấm (D rosophila). Trong trường hợp đó, gen
có the mã hoá dối với một enzym liên quan trong lổng hợp arginin.
2) Các thê dột biến arg có thể có các dột biến Irong các gen khác biệt, mỗi một mã hoá

12
đối với các chức năng tách biệt vốn dẫn đến sự hình thành arginin. Các chức năng không
phụ thuộc ấy có thể phải là các enzym khác nhau theo cùng con đường hoấ sinh.
Một số các chúng thể đột biến rơi vào một trong hai loại. Sự bắt chéo di truyền chỉ ra
ràng, một số các đột biến là ở cùng locus (ổ gen) và do vậy là các alen khác nhau của cùng
gen. Các dột biến khác là ở các quần cư (loci) tương ứng khác nhau, hoặc trẽn các nhiêm
sắc thể khác nhau, do vậy đã không phải alen của cùng gen. Beadle và Tatum kết luận rằng,
những gen khác biệt ấy tham gia vào sự điểu phối con đường tổng hợp đơn, trong trường
hợp này là con đường dẫn đến tổng hợp arginin (xem kết luận trong hình 1.2).
Thực nghiệm

Cảu hỏi: Quan h ệ giữa cá c gen và các enzym trong con dưòrtg hoá sin h là g ì?
Phương pháp
Cho các bào tử cùa mỗi chủng đột biên lèn mõi Các chất bổ sung vào môi trường tối thiểu Tất cả các chủng đột biến
trường tối thiểu (mm) không có chất bổ sung;
mm + arginin; mm + xitrulin và mm+ ornithin.
K ết quả
r Ị g tn d lli» 1 ^

sinh trường nếu bổ sung
axit amin arginin (các
chủng dã chọn vi chúng
cẩn arginin).
Kiểu hoang dã sinh trường trẻn
mọi môi trường: vi nó có the tổng ỉ
hợp được arginin của nó.

Chùng dột biến 1 chi sinh trưởng


trên arginin, nó không có thể biến — — —
đổi hoặc xitrulin hoăc ornitin
thành arginin.
*
i !i
i I 1
Chủng đột biến 2 sinh trường
hoặc arginin hoặc xitrulin, nó có — —
h—

thể biến đổi xitrulin ttìành arginin,
nhưng không thể chuyển đổi
ornitin. I ĩ8 *

I '7
v

Chủng dột biến 3 sinh trưòng khi


môt trong ba thành phần phụ đuạc
bổ sung. Nó có thể biến ornitin
thành xitrulin và xitrulin thành
arginin.

G iải thích
I ! 1 v_y XS'

Nếu cơ thể không chuyển hoá một Chủng 3 bị Chủng 2 bị Chủng 1 bị


hợp chất rièng thành một chất khác, chặn tại chặn tại chặn tại
nó có lẽ thiếu enzym cán cho sự bước này bước này bước này
chuyển hoả và sự đột biến trong gen
vỏn ghi mã đỏi với enzym dó.

Tiền chất Omllhli.* @ EEE> niiuU in.

1 A1
Gen Gen B t Gen c
Kết luận: S ự tổng hợp arginin xảy ra như thế. Mồi gen chuyên biệt một enzym riêng.

Hinh 1.2. Một gen, một enzym


Beadle và Tatum đã nghiên cứu một số các đột biến arg của Neurospora. Các chủng đột biến arg khác nhau
đòi hỏi phải bổ sung các hợp chất khác nhau để tổng hợp arginin cẩn cho sinh trưởng của chúng.
Đảy là hình minh hoạ giả thuyết "một gen, một enzym" (Theo W.K. Purves et al., 2008).

13
Do các thể đột biến sinh trưởng trong sự hiện hữu của các hợp chất khác nhau, đã có sự
nghi ngờ rầng, chúng là các hợp chất trung gian trong con đường trao đổi chất tổng hợp đối
với arginin. Beadle và Tatum đã phân loại mỗi đột biến như là ảnh hưởng một enzym, hoặc
enzym khác và điều phối các hợp chất dọc theo con đường. Sau đó họ kiểm tra hoạt tính
enzym của các tế bào chủng đột biến và kiểu hoang dã. Kết quả đã khẳng định giả thuyết của
họ: mỗi một chủng đột biến thật sự mất enzym hoạt tính đơn trong con đường (trao đổi chất).
Theo Purves et al., 2008, sự liên kết gen - enzym đã được đề xuất từ lâu, trong năm
1908, bác sĩ nội khoa Scotlen Archibald Garrod, người đã nghiên cứu bệnh di truyền cùa
người alcapton - niệu (alkaptonuria). Ông gắn kiểu hình hoá sinh của bệnh vào một gen dị
thường và enzym mất. Ngày nay, chúng ta đã biết được hàng trăm v í dụ về bệnh di truyền
như vậy.
Khái niệm về quan hệ gen - enzym đã trải qua một số các biến đổi dưới ánh sáng của
kiến thức về sinh học phân tử. Nhiều enzym được cấu thành từ nhiều hơn một chuỗi
polypeptit hoậc đơn phân (tức là chúng có cấu trúê bậc bốn). Trong trường hợp này, mỗi
chuỗi polypeptit là được chuyên biệt bởi gen tách biệt chính nó. Như vậy, một cách chính
xấc hơn cần nói: quan hệ một gen, một polypeptit; chức năng của gen là điều phối sự sản
xuất ra polypeptit đơn, chuyên biệt.
Vẻ sau, đã phát hiện được rằng, một sô' gen mã hoá các dạng A R N vốn không thể được
dịch thành polypeptit và rằng còn những gen khác đã liên quan trong việc điều phối các
trình tự A D N nào khác được biểu hiện. Trong khi dó, các phát minh mới đã thay thế ý
tưởng rằng, tất cả các gen mã hoá protein, chúng không làm mất quan hệ giữa gen và
polypeptit. Nhưng quan hệ ấy hoạt động bằng cách nào - có nghĩa là bằng cách nào thông
tin được mã hoá trong A D N được sử dụng để chuyên hoá polypeptit riẽng biệt?

1.1.2. ADN, ARN và dòng thõng tin

Sự biểu hiện của gen để hình thành polypeptit diễn ra trong hai bước lớn:
1) Phiên mã: sao chép (copy) thông tin của trình tự A D N (gen) thành thông tin tương
ứng trong trình tự A R N .
2) Dịch mã: chuyển trình tự A R N đó thành trình tự các axit amin của polypeptit.
a) A R N k h á c v ớ i A D N
A R N là chìa khoá trung gian giữa AD N và polypeptit. A R N (axit nucleic) là polynucleotit
tương tự đối với A D N (hình 1.3), nhưng khác với A D N trong ba cách:
- Nhìn chung A R N gồm chỉ có một sợi polynucleotit.
- Phân tử đường được phát hiẽn trong
A R N là ribose, thay cho deoxyribose được tìm
thấy trong AD N .
- Ba trong số các bazơ nitơ (adenin,
guanin và xytoxin) trong A R N là tương tự với
các bazơ trong A D N , bazơ thứ tư trong A R N là H H
uraxin (U), vốn là giống với thymin nhưng U raxịn
Thym in
thiếu nhóm metyl (- C H 3).

14
A R N có thể cặp đòi bazơ với sợi đơn AD N . Sự cặp đôi ấy tuân theo đúng các quy tắc
cặp đôi như trong A D N , ngoại trừ adenin cặp đôi với uraxin thay thế cho thymin. Sợi đơn
A R N có thể gấp cuộn thành các hình dạng phức tạp bằng cách cặp đôi bazơ bên trong.
b) T hòng tin truyền theo m ột hướng khi các gen được biểu hiện
Chẳng bao lâu sau, Watson đã đề nghị cấu trúc ba chiều đối với A D N , Francis Crick đã
cân nhắc vấn đề bằng cách nào AD N quan hệ chức năng đối với protein. Điều đó dẫn ông
đến giả định điều mà được óng gọi là giáo lý trung tâm của sinh học phân tử. Giáo lý
trung tâm được phát biểu một cách đơn giản rằng, AD N ghi mã để sinh ra A R N , A R N ghi
mã để sinh ra protein và protein không ghi mã cho sự sản sinh protein, A R N hoặc AD N
(hình 1.4). Trong các phát biểu của Crick "một khi 'thông tin' đã chuyển thành protein, nó
không thể lộ ra một lẩn nữa".
ARN ( sợi dơn) ADN (sợi kép)
Thứ tự cacbon

Trong ARN, các base được gắn vào ribose. Trong ADN, các bazơ được gắn vào deoxyribose.
Các bazơ là các purin adenin (A), guanin Bazơ thymin (T) được phát hiện thay cho uraxin.
(G) và các pyrimidin xytosin (X), uraxin (U). Các liên kết hydro giữa các purin và cảc pyrimidin nối hai
sợi ADN lại với nhau.

Hình 1.3. Những dặc trưng khác biệt giữa ADN và ARN
ARN thường là một sợi đơn. ADN thường gổm hai sợi chạy theo các hướng ngược nhau.

Giáo lý trung tâm nêu ra hai câu hỏi:


* Bằng cách nào Ihông tin di truyền được chuyển từ nhân vào tế bào chất? (như đã biết
hầu hết A D N của tế bào có nhân (eukaryote) được giữ ở trong nhân, nhưng các protein
được tổng hợp trong tế bào chất).
* Quan hệ giữa các nucleotit đặc hiệu trong AD N và trình tự axit amin đặc hiệu trong
protein là gì?

15
Thông tin được mă hoá trong trình tự của Thông tin trong ARN đã được truyền đến
các căp bazơ trong ADN đã được truyền các protein. Thông tin đó chảng bao giờ
đến các phân tử ARN truyển từ protein đến axit nucleic.

Hình 1.4. Giáo lý trung tàm. Dòng thông tin từ ADN đến ARN
đến protein như được chỉ ra trên hỉnh

Để trả lời các câu hỏi đó, Crick để nghị hai giả thuyết:
G iá thuyết truyền tin và phicn
mã: Để trả lời câu hỏi thứ nhất,
Crick và các cộng sự của ông đã đề
nghị giá tlniyết truyền tin. Các ông
đã giá định rầng, phán tứ A R N tạo
bán sao bổ sung của một sợi A D N
của gen riêng biệt. Quá trình mà
theo đó hình thành nên A R N như thế
dược gọi là phiên m ã (hình 1.5).
A R N truyền tin hoặc m A R N , sau Dịch mã (Tổng hợp protein)

đó di chuyển từ nhân vào tế bào


chất, nơi nó phục vụ như là khuôn
cho sự tổng hợp protein. G iả thuyết
I (xem hình 1.10, 1.11, 1.12,
1.13, 1.14).

Crick đã được thử lặp lại đối với các


gen vốn mã hoá protein và câu trả
lời luôn luôn là như vậy: Mỗi trình
tự gen trong A D N mã hoá ctio một
protein được biểu hiện như là một
trình tự trong m A RN .
G iá thuyết tiếp hợp và dịch
mả: Để trả lòi cho câu hỏi thứ Hình 1.5. Từ gen đến protein
hai C r ic k đề n g h i g iá tliu y ế t tiế p Hinh này tómlược các quá trình của sự biểu hiện gen trong tế
* _ * , . báo íiển nhàn(prokaryote). Trongtế bao cónhan (eukaryote),
hợp: ơ đo cân co phãn tư tiêp hợp quà (rinh có phẩn phức tạp hơn (hình 1.29).
vốn có Ihể gấn axit amin đặc hiệu
tại một vùng và nhận biết trình tự của các nucleotit tại vùng khác. Sau này, các chất tiếp hợp
ấy đã được định rõ và được gọi là A R N vận chuyển hoặc tA RN . V ì chúng nhân ra thông tin
di truyền của m A RN và đổng thời mang axit amin đạc hiệu, tA R N có thê dịch ngôn ngữ cùa
AD N thành ngôn ngữ cùa các protein. Chất tiếp hợp tA RN xếp hàng nôi đuôi nhau trên
m ARN, do vậy các axit amin là ờ vào trình tự đúng đối với chuỗi polypeptit đang lớn một
quá trình gọi là dịch mã (hình 1.5). Một khi lặp lại, cấc quan sát thực tế về sự biểu hiện của
hàng nghìn gen đã khẳng định già thuyết rằng, tARN hoạt động như là chất trung gian giữa
thông tin của trình tự nucleotit trong m A RN và trình (ự axit amin trong protein.
Tóm lược những đặc điểm chủ yếu cùa giáo lý trung tâm, già thuyết truyền till và giả

16
thuyết tiếp hợp, chúng ta có thê nói rằng, gen đã cho đã được phiên mã để sinh ra A RN
truyền tin (m ARN ) bổ sung cho một trong các sợi A D N và rằng, các phân tử A R N vận
chuyển (tARN ) dịch trình tự của các bazơ trong m A RN thành trình tự chính xác của các
axil amin dược liên kết trong quá trình tổng hợp protein.
A R N virut bién dổi Ị>iáo lý trung tâm:
Một số virut xác định là các ngoại lệ hiếm hoi đối với lý thuyết trung tâm. Virul là các
tiểu phẩn lây nhiễm vốn sinh sản bên trong các tế bào. Nhiều virut như virut khảm thuốc lá,
virut bệnh cúm (influenza) và virut gây bệnh bại liệt (poliovirus) có A R N thay cho AD N
như là vật chất di truyền. Với trình tự nucleotit của nó, có thể có tiềm năng hoạt động như
là một chất mang thông tin và có thể được biểu hiện thành protein. Nhưng vì A R N thưòng
là sợi đơn, sự lái bán cùa nó là một vấn đề. Nói chung, các virut giải quyết vấn đề đó bới sự
phiên mã từ A R N đến A R N , tạo nên một sợi A R N , điều đó có nghĩa là bổ sung cho bộ gen
(genome) của chúng. Sau đó, sợi đối nghịch như thế được dùng để tạo các đa bản sao của
bộ gen (genome) virut bòi sự phiên mã:

Virut gây thiếu hụt miễn dịch ờ người (H IV ) và một số virut u bướu hiếm nhất định
cũng có A R N là bộ gen (genome) của chúng, nhưng không tái bản nó như A R N thành
A R N . Sau khi gây nhiễm tế bào chủ, chúng thực hiện bản sao A D N bộ gen của chúng và
dùng nó tạo nhiểu hơn A R N . Sau đó A R N ấy được dùng như là các bộ gen để sao chép
nhiều hơn của virut và nhu là m A RN để sản ra các protein virut.

ADN ARN Protein

Sự tổng hợp A D N từ A R N được gọi là phiên m ã ngược và không ngạc nhiên, những
virut như thế được gọi là retrovirus (virut retro).

1.1.3. Phiên mã: ADN điểu khiển sự tổng hợp ARN

Mặc dầu các virut A R N đặt ra sự biến đổi của lý thuyết trung tâm, sự Ihực vẫn là như
vậy trong các tế bào tiền nhân (prokaryote) và có nhân (eukaryote), sự tổng hợp A R N được
điều khiển bởi A D N . Sự phiên mã - hình thành A R N đặc hiệu từ A D N đặc hiệu - đòi hỏi
một số thành phẩn:
1) Khung A D N đối với cập đôi bazơ bổ sung.
2) Các triphosphat ribonucleotit thích hợp (ATP, G TP, X T P và UTP) để hoạt động như
là các cơ chất.
3) Enzym, A R N polymerase.
Bẽn trong mỗi gen, chỉ có một trong hai sợi AD N là sợi khuôn được phiên mã. Sợi khác,
sợi AD N bổ sung, được ám chỉ như là sợi khõng làm khuôn, không được phiên mã. Đối với các
gen khác nhau trong cùng phân tử AD N , các sợi khác biệt có thể được phiên mã. Có nghĩa là
sợi vốn là không làm khuôn trong mội gen có thể trớ thành sợi khuôn trong gen khác.
Không chỉ m A RN được sinh ra bởi phiên mã. Quá trình như thế chịu trách nhiệm đối
với sự tống hợp lA R N (A R N vận chuyên) và rA R N (A R N ribosom), vai trò quan trọng của
các A R N này sẽ được mô là bèn dưới. Tương tư với các Dolypeptit, các A R N ấy được mã
hoá bới các gen đặc hiệu.

2-GTSNHHOCPT
17
Trong sự tái bản A D N , như đã biết, hai sợi của phân từ mẹ tháo xoắn và mỗi sợi phục
vụ như là khuôn đúc sợi mới. Trong phiên mã, A D N tháo xoắn từng phần, do vậy nó cộ thể
phục vụ như là khuôn cho sự tổng hợp A R N . V ì A R N phiên mã (tiền A R N , A R N sơ khai)
đã được hình thành và tách ra, cho phép A D N được tái xoắn thành xoắn kép (double helix)
như trên hình 1.6.
Trên hình 1.6, phiên mã có thể phân biệt thành ba quá trình: khởi đẩu, kéo dài và kết
thúc. Bây giờ chúng ta nghiên cứu lẩn lượt mỗi quá trình trong chúng.

AR N p o lym erase gắn vào


gen Khởi đẩu và bắt đẩu
tháo xo ắn c á c sợ i ADN.
ARN polỵmera^e
✓ Nơi k h ở i dầu
Sợi bổ sung.

Tái xoắn Sại khuôn / Tháo xoắn ADN


ARN polymerase đọc sợi khuôn ADN từ 3’ dến 5' và
Gen khỏi dấu sinh ra ARN sơ khai bởi thèm c á c nucleotit vào đáu 3'

Khi A R N polymerase đạt đến


nơi kết thúc, sợi ARN phién mã

Kết thúc

Hỉnh 1.6. ADN được phiên thành ARN


ADN thảo xoắn từng phần để làm khuôn cho tổng hợp ARN. ARN phiên mã (tiền ARN, ARN sơ khai) được
hinh thành và sau đó tách ra khỏi khuôn, cho phép ADN đã được phiên mã tái xoắn thành xoắn kép. Ba quá
trinh khác biệt: khởi đấu, kéo dài và kết thúc - lạo nên sự phiên mã ADN. ARN polymerase thực ra phải lớn
hơn so với ỏ trèn hinh, che phủ khoảng 50 cặp bazơ (Theo w. K. Purves et al., 2008).

18
a) S ự k h ở i đ ầ u p h i ê n m ã đ ò i h ỏ i g e n k h ỏ i đ ầ u v à e n z y m A R N p o ly m e r a s e
K hơi đầu bắt dáu phiên mã và đòi hỏi gen khởi đầu (gen khới động, một trình tự đặc
hiệu của A D N , nơi A R N polymerase gắn vào rất chặt. Ở đấy có ít nhất là một gen khới đẩu
đôi với mồi gen, hoậc như trong các cơ thể tiền nhân (prokaryotes, mỗi tập hợp các gen).
Các gen khới đẩu là các trình tự điẻu phối quan trọng vốn "tiết lộ" ba điểm:
- Nơi bắt đẩu phiên mã.
- Sợi nào của A D N đê dọc mã.
- Hướng tiến triển từ điểm bắt đầu.
Gen khỏi đẩu là trình tự đặc hiệu trong A D N vốn đọc các hướng riêng biệt, định hướng
A R N polymerase và như vậy hướng nó vào sợi chính xác để dùng làm khuôn. Các gen khởi
đấu hoạt động có phẩn giống với các dấu chấm chấm vốn xác định trình tự của các từ được
đọc như thế nào để thành câu. Phẩn của gen khởi đầu là vị trí khỏi đáu, nơi bất đầu phiên
mã. X a hơn hướng đến đầu 3' của gen khởi đầu định vị các nhóm của các nucleotit vốn giúp
A R N polymerase gắn kết. A R N polymerase chuyển dịch theo hướng 3’ đến 5' dọc theo sợi
khuôn (hình 1.6).
Măc dầu mỗi gen có vùng khởi động; không phải tất cả các vùng này là y hệt nhau.
Một số các vùng khởi đầu là hiệu quả hơn khi khởi đẩu phiên mã so với các vùng khác.
Hơn nữa có những khác biệt giữa sự khởi đầu phiên mã trong prokaryote và trong
eukaryote (tìm hiểu về các khác biệt này trong các mục sau của sách và trong các sách về
di truyền, hoá sinh hoặc sinh học phân tử).
b) m A R N p o ly m e r a s e k é o d à i sợ i p h i ê n m ã ( t r a n s c r ip t )
Một khi A R N polymerase đã liên kết vào gen khởi đầu, nó bắt đầu quá trình kéo dài.
Nó tháo xoắn A D N khoảng 20 cặp bazơ trong mỗi lần và đọc sợi khuôn theo hướng từ 3'
đến 5' (hình 1.6). Tưcmg tự A D N polymerase, A R N polymerase thêm những nucleotit mới
vào đẩu 3' cùa sợi đang lởn, nhưng không đòi hỏi mỗi (primer) để bắt đẩu. A R N mới kéo
dài từ bazơ thứ nhất vốn tạo nẽn đẩu 5' của nó đến đầu 3' cùa nó. Như vậy, sợi phiên mã
A R N là đối song song (antiparallel) vởi sợi A D N khuôn.
Không giống với các A D N polymerase, các A R N polymerase không kiểm tra và điểu
chình công việc của chúng. Các lỗi phiẽn mã xảy ra với tỷ lệ sai suất là một sai lầm đối với
mỗi 10“ đến 10' bazơ, vì có nhiều các bản sao của A R N được thực hiện và vì chúng thường
chỉ tổn tại tương đối ngắn, những sai lầm ấy không có tiềm năng gây hại như các đột biến
trong AD N .
c) P h iê n m ã k ế t th ú c t ạ i c á c t r ì n h tự b a z ơ d ặ c b iệ t
A R N polymerase “nói gì” để dừng cho thêm các nucleotit vào sợi phiên mã A R N đang
lớn? Ngay khi các nơi khởi đẩu định rõ sự bắt đẩu phiên mã, các trình tự bazơ đặc biệt
trong AD N định rõ sự kết thúc của nó. Các cơ chế kết thúc là phức tạp và có nhiều kiểu.
Đối với một sô gen, sợi phiên mã mỏi được hình thành dễ dàng rời khỏi khuôn A D N và
A R N polymerase. Đối với các gen khác, protein hỗ trợ đẩy sợi phiên mã tách rời ra.
Trong prokaryote, nơi không có vỏ nhân (nuclear envelope) và các ribosom có thể ở
bên cạnh nhiễm sắc thể, sự dịch mã m A R N thường bắt đẩu ở đẩu 5’ cùa m A R N trước khi
phiên mã của phân tử m A R N được hoàn thành.

19
Trong eukaryote, tình hình phức tạp hơn: Thứ nhất, tồn tại sự phân cácli không gian
của sự phiên mã (trong nhân) và sự dịch mã (trong tế bào chất). Thứ hai, sản phẩm đầu tiên
cùa phiên mã là tiền m A R N (m A R N sơ khai) vốn dài hơn m A R N cuối cùng và cần phải
chịu sự xứ lý (cắt nối) nhiều trước khi nó có thể được dịch mã. Những lợi thế của sự xử lý
như vậy là: 1) Sự gắn mũ 5' bào vệ chuỗi A R N đang lớn khỏi bị RN ase (ribonuclease) phân
giải; 2) Nối đuôi poly - A có tác dụng bảo vệ chống lại Rnase, do vậy gia tăng độ ổn định
cúa các phân tử m A R N Irong tế bào chất; 3) C ả poly - A và mũ 5' càn cho sự vận chuyển
m A R N qua lỗ nhân; 4) Đuôi poly - A tăng hiệu quả dịch mã trên ribosom, nhu cấu của các
m A R N eukaryote có cả mũ 5’ và poly - A đảm bảo chắc chắn rằng, chỉ có các chuỗi phiên
mã đã dược xừ lý đúng thì mới đến ribosom và được phiên mã; 5) Qua sự cắt bò các iritron
và nổi các exon lại với nhau tạo được nhiều m A R N từ 1 A R N phiên mã (tiền A R N , A R N
sơ khai) và như vậy từ 1 gen, bằng cách cắt nối khác nhau đối với A R N phiên mã, hình
thành nhiều polypeptit khác nhau, điều này góp phần vào sự đa dạng của các sinh vật có
nhân (eukaryote).

1.1.4. Mã di truyền

Bằng cách nào quá trình phiên mã và dịch mã sản sinh ra các protein chức năng và
chuyên biệt? Các quá trình ấy đòi hỏi phải có m ã d i truyền (genetic code) vốn liên kết các
gen (AD N ) đến m A R N và m A R N đến các axit amin của các protein. Mã di truyền chuyên
hoá các axit am in nào sẽ được dùng dể kiến tạo protein. Chúng ta có thể so sánh thông tin di
truyền trong phân tứ m A R N như là trình tự của loạt ba ”chữ cái" không trùng lặp. Mỗi trình
tự cùa ba các bazơ nucleotit (bộ ba "chữ cái") dọc theo chuỗi chuyên hoá axit amin riêng biệt.
Mỗi một bộ ba "chữ cái" được gọi là m ã (di truyền). M ỗi mã là bổ trợ đối với bộ ba (triplet)
tương ứng trong phân tử A D N từ đó nó được phiên mã. Như vậy, mã di truyền là các phương
tiện của các mã liên quan đối với các axit amin chuyên biệt (đặc hiệu) của chúng.
Mã di truyền hoàn chỉnh được dẫn ra trong hình 1.7. Nhận thấy rằng có nhiều mã hơn
so với các axil amin trong các protein. Phối hợp bốn "chữ cái" (các bazơ) sẵn cho 64 (4 ‘)
các mã bộ ba chữ cái khác biệt, vậy mà các mã bộ ba ấy chỉ xác định 20 axit amin. A U G ,
bộ ba ghi mã cho metionin, cũng là m ả khởi đ ầu, tín hiệu bắt đầu dịch mã. Ba mã (U A A ,
U A G , U G A ) là các mà dừng (mã kết thúc), hoặc các tín hiệu kết thúc sự dịch mã; khi bộ
máy dịch mã đạt đến một trong các mã ấy, sự dịch mã dừng lại và chuỗi polypeptit rời khỏi
phức hệ dịch mã.
Sau khi mô tả các tính chất của mã di truyền, chúng ta sẽ kiểm tra một số ý tưởng khoa
học và thực nghiệm vốn dẫn đến sự giải mã nó.

a) M ã di tru yền d ư thừ a nh ư ng kh ôn g nhiều ngh ĩa (k h ô n g m ơ hổ)


Sau các mã khới đầu và mã dùng, 60 mã (bộ ba) còn lại là vượt xa so với số lượng dủ
dế ghi mã cho 19 axit amin khác và quả thật ở đó có sự lặp lại. Như vậy chúng ta nói rằng,
mã di truyén là d ư thừa ; và rằng một axit amin có thể tương ứng với nhiểu hơn một mã. Sự
dư thừa (sự lặp lại) không được phân chia đểu đặn giữa các axit min. V í dụ, metionin và
tryptophan là tương ứng chỉ vớimỗi một mã, trong khi đó leuxin lại là tương ứng với sáu mã
khác nhau (hình 1.7).

20
Chư cái thứ hai
u Ị I A 1 G 1
uuu u
Phenyl­ uxu U A U Tyrosin U G U Xyslein
uux alanin uxx UAX UGX X
u Serin
U U A Leucin UXA U A A Mä dừng U C A Mã dừng A
UUG UXG U A C Mã dừng HMH Tryptophan G

xuu xxu X A U Histidin TT


XGU
xux xxc XAX XGX X
X XUA Leucin Prolin Arginin
XXA AAU XGA A
Glutamin
XUG XXG AAX XGG G

GUU AXU G A U Asparagin A G U Serin u


A U X Isoleucin AXX
T h re o n in
GAX AGX X
A
AUA AXA AAA AGA A
Metionin Arginin
Mã khỏi đẩu A X G A A G Lysin AGG G

GUU GAU Aspartic GGU u


G XU
GUX GXX G A X acid G G X Glycin X
G Alanin
GUA Valin GXA c a a I Glutamic G GA A
GUG GXG G A G acid G GG G

Hình 1.7. Mã di truyền


Thõng tin di truyền được mã hoá trong mARN trong các đơn vị ba chữ cái - mã bộ ba (codons), gồm các bazơ
uraxil (U), xytoxin (xytosin, X), adenin (A) và guanin (G). Để đọc mã (dịch mâ, giải mã), tim chữ cái thứ nhất
của nó trong cột bên trải, sau đó đọc ngang qua đỉnh đến chữ cái thứ hai của nó, rổi đọc xuống cột bên phài
đến chữ cái thứ ba của nó. Định rõ mã axit amin được cho trong hàng tương quan. Ví dụ, các mã AUG đối với
metionin và các mã GUA đối với valin.
Không được nhầm lẫn thuật ngữ "dư thừa" với nghĩa mơ hồ hoặc tối nghía. Mã di
truyền khỏng mơ hồ. Sự thừa trong mã có nghĩa là, ở đó có nhiều hơn một con đường đã rõ.
Chắng hạn, "ở đó là leuxin". Nói một cách khác, axit amin leuxin đã cho có thể được
ghi mã bởi nhiều hơn một mã, nhimg mã cần được ghi cho chỉ một axit amin. Điều đó cũng
tương tự như trường hợp, khi con người ở tại các địa phương khác nhau chọn các cách khác
nhau để nói về cùng sự việc - "tạm biệt!", "hẹn gặp lại!" và tương tự! - có cùng một nghĩa
- các cơ thể khác nhau chọn mã này hoặc mã khác trong các mã dư thừa.
b) M ã d i tr u y ề n là (h ầ u n h ư ) v ạ ủ n ă n g
Hơn 40 năm Ihực nghiệm trẽn hàng nghìn các cơ thể từ tất cả các miền và các giới sinh
vật đã phái hiện ra rằng, mã di truyền xuất hiện gần như vạn năng, áp dụng đối với tất cả
các loài irên hành tinh chúng ta. Như vậy mã phải là một mã cổ xưa vốn đã được duy trì
nguyên vẹn trải qua sự tiến hoá của các cơ thể sống. Các ngoại lệ đã biết là: bên trong ty
the và các lục lạp, mã có sự khác biệt nhỏ giữa mã trong prokaryote và trong nhân cùa các
tế bào eukaryote: Irong một nhóm sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), mã U A A và
U A G dùng cho glutamin hơn là cho chức năng như các mã dừng (stop codons). Ý nghĩa
của các khác biệt ấy hiện còn chưa lõ. Cái đã sáng tỏ là các ngoại lệ ít ỏi và bé nhỏ.
Mã di truyền chung, có nghĩa là cũng có ngôn ngữ chung đối với sự tiến hoá. V ì rằng
sự chọn lọc tự nhiên thế hiện kết quá trong một loài thay thế cho loài khác. Mã chung cũng
đã có ánh hướng sâu xa đối với công nghệ đi truyền, như sẽ thấy ờ phần sau, từ đó có nghĩa
làng, gcn người ớ trong cùng ngôn ngữ như gen vi khuẩn. Sự khác biệt là giống với trường

21
hợp có thổ ngữ cùa thứ ngôn ngữ đơn giản hơn là các ngôn ngữ toàn vẹn. Như vây, bộ máy
phiên mã và dịch mã của vi khuẩn về mặt lý thuyết có thể sử dụng các gen từ người cũng
như gen của chính nó.
Các mã trong hình 1.7 là các m ã mARN. Trình tự bazơ trên sợi A D N vốn đã được
phiên để sản ra m A R N là bổ trợ và đối song song đối với các mã đó. Thật vậy, ví dụ,
3' - A A A - 5’ trong sợi khuôn A D N tưcmg ứng với phenylalanin (vốn được ghi mã bởi mã
m A RN 5' - u u u - 3') và 3' - A X X - 5' trong A D N khuôn tương ứng với tryptophan (vốn
được ghi mã bởi mã m A R N 5' - U G G - 3'). Bằng cách nào các nhà sinh học phân chia
những mã ấy cho các axit amin chuyên biệt?
c) G iả i m ã d i tr u y ê n b ằ n g c á c h s ủ d ụ n g c h ấ t tr u y ề n t in n h ă n ta o
Sự xác định được mã nào trong 64 mã bộ ba có khả năng ghi mã (mã hoá) mỗi axit
amin riêng biệt là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của Hoá sinh học thế kỷ X X
(Raven et al., 2010).
Các nhà sinh học phân tử đã bé gãy mật mã di truyền trong thời gian những năm 1961
- 1966. Vấn đề gây bối rối là làm thế nào viết được hơn 20 từ mật mã ("code words") với
"báng chữ cái" (Alphabet) gồm chỉ bốn "chữ cái"? Nói cách khác, làm sao bốn bazơ (A, u ,
G và X ) có thê ghi mã được hết 20 axit amin khác nhau?
Rằng mã đã là mã bộ ba, dựa trên các mã ba chữ cái (A , G , X , U ), mã một - rõ là
không thể mã hoá 20 axit amin; nó có thể ghi mã (mã hoá) chỉ bốn trong chúng. Còn mã
hai - chì chứa 4 x 4 = 1 6 mã - vẫn chưa đủ. Nhưng mã bộ ba có thể chứa đến 4 X 4 X 4 = 64 mã.
Chừng đó đã là quá đủ để ghi mã 20 axit amin.
Marshall w . Nirenberg và J. Malhaei, ờ Viện Y học Quốc gia M ỹ, dã mở ra con đường
giải mã đầu tiên trong năm 1961 khi họ nhân thức được rằng, có thể sử dụng polynucleotit
nhân tạo đơn giản thay cho m A RN tự nhiên phức tạp làm chất truyền tin. Công việc thực
nghiệm được hoàn thành lần đầu tại phòng thí nghiệm của Marshall Nirenberg dản đến sự
sáng tỏ mã di truyền. Nhóm Nirenberg lần đầu tiên đã chỉ ra rằng, bổ sung phân tử m ARN
nhân tạữ poly - u (m A R N nhân tạo mà trong đó tất cả bazơ đểu là uraxil) vào các hệ thống tế
bào tự do đã sản sinh ra polypeptit polyphenylalanin. V ì thế, u u u ghi mã phenylalanin. Tiếp
theo, các nhà khoa học đó đã sử dụng các enzym để sản xuất ra các polyme A R N với nhiều
hơn một nucleotit. Các polyme như vây đã cho phép họ suy luận ra thành phẩn cấu tạo của
nhiều mã bộ ba có thể, nhưng không suy ra được trinh tự cùa các bazơ trong mỗi mã bộ ba.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các enzym để tổng hợp các trình tự bộ ba bazơ
xác định vốn đã có thể thử được đối với sự liên kết vào bộ máy tổng hợp protein. Cái gọi là
sự kháo nghiệm liên kết bộ ba đã cho phép họ nhận biết 54 trong số 64 bộ ba có thể.
Các nhà khoa học đã chuẩn bị m A R N nhân tạo được cấu tạo bời các bazơ uraxil (poly
U). Khi poly Ư đã dược bổ sung vào ống nghiệm chứa tất cả các hợp chất cần cho sự tổng
hợp protein (ribosom và tất cả các axit amin, các enzym đang hoạt hoá, các tA RN , và các
tác nhân khác). Polypeptit đã được tạo thành. Polypeptit ấy chỉ chứa một kiểu axit amin:
phenylalanin (phe).
Nirenberg và Mathael sử dụng hệ thống protein ống nghiệm đê xác định các axit amin
được chuyên biệl bời các m A RN tổng hợp của thành phẩn mã bộ ba đã biết.

22
Thực nghiệm
Câu hỏi: Các axlt amln nào dược chu yên biệt bới các m ã b ộ ba uuu, A A A và X X X
Phương pháp Kết quả
(1) Chuẩn bị dịch chiết vi khuẩn (2) Cho thôm mARN (3) Polypeptit được
chứa tất cả các thành phẩn cẩn để nhản tạo chứa chỉ một sản ra chứa một axit
tao protein trừ mARN bazơ lăp lại amin đơn

+
ffg w w i
+

Kết luận: uuu là một mã mARN đối với phenylalanin (Phe).


AA A là một mã mARN đối vói lysin (L ys).
X X X là một mã mARN đối với prolin (Pro).

Hinh 1.8. Giàr mã di truyền

Poly u đã mã hoá cho polyphenylalanin. Một cách tưcmg ứng, u u u xuất hiện phải là
chữ ghi mã m A RN - mã đối với phenylalanin. Tiếp tục phát triển như vậy, Ninrenberg và
Mathaei chẳng bao lâu sau đó chỉ ra rằng các mã X X X đối với prolin và A A A đối với lysin
(hình 1.8). (Poly G đặt ra một số khó khăn hoá học và đã không được thử nghiệm từ đầu),
u u u , X X X và A A A đã là ba của các mã dễ nhất; đã đòi hòi các cách tiếp cận khác nhau
để thử nghiệm.
v ể sau, các nhà khoa học khác đã phát hiện rằng, các m A RN nhân tạo chỉ dài ba
nucleotit - rốt cuộc mỗi một ba nucleotit (bộ ba) cho một mã - có thể gắn vào một ribosom
và ràng sau đó phức hệ kết quả có thể gây nên sự liên kết tA RN tương ứng vối axit amin
chuyên biệt. Như vậy, ví dụ, mã u u u dem làm cho tA RN mang phenylalanin đến liên kết
vào ribosom. Sau phát minh đó, hoàn thành sự giải mã cùa mã di truyển đã là tương đối đơn
giản. Để phát hiện "sự dịch" mã, Ninrenberg đã có thể sử dụng mẫu của mã đó như là một
m A RN nhân tạo và biết được axit amin nào thích hợp liên kết vào nó (m ARN).

1.1.5. Chuẩn bị cho sự dịch mã: C á c ARN liên kết, c á c axit amin và c á c ribosom

Theo giả thuyết tiếp hợp của Crick đã được đề xuất, sự phiên mã m A R N thành các
protein đòi hói một phân tử vốn liên kết ihông tin chứa trong các mã m A R N với các axit
amin chuyên biệt trong các protein. Phân tử thực hiện chức năng ấy là tA RN . Có hai sự
kiện chìa khoá cần phải xảy ra để đảm bảo được rằng, protein được tạo nên là phân tử
protein chuyên biệt bởi m ARN :
* tARN cần phải đọc chính xác m ARN.
* tARN cần phải mang đúng axit amin để đọc chính xác m ARN .
a) C á c A Ẹ N v ậ n c h u y ể n (tA R N ) m a n g c á c a x it a m in c h u y ê n b iẻ t (đ ặ c h iệ u ) và
liê n k ế t v à o c á c d ơ n v ị m ã c h u y ê n b iệ t (s p e c ific c o d o n )
Đơn vị mã trong m A RN và axit amin trong protein là tương quan theo cách cùa chất
tiếp hợp -tA R N chuyên biệt với một axit amin được gắn vào. Đối với mỗi một trong 20 axit
amin, có lì nhất là một kiểu (loại) chuyên biệt của phân từ IA RN .

23
Phân tử tA R N có ba chức nãng: (1) mang (là "được nạp tải" với) một axit amin, (2) liên
kết với các phân tử m A R N và (3) tương tác với các ribosom. Cấu trúc phân tử của nó liên
quan rõ rệt với tất cả các chức năng ấy. Phân tử tA R N có khoảng 75 đến 80 nucleotit. Nó
có cấu lùnli (dạng ba chiều) vốn được duy trì bởi các cặp bazơ bổ sung (các liên kết hydro)
bên Irong trình tự cùa chính nó (hình 1.9).
Giới thiệu sự sắp xếp không c ấ u trúc ba chiểu này Mô hinh "cỏ ba lá" bị ép
gian đừợc máy tính tái tạo chĩ chĩ rõ các miền bên dẹt chì rõ căp bazơ giữa
rỏ cấu trúc ba chiểu của tARN trong của căp bazơ. các nucleotit bổ sung

Hình 1.9. ARN vặn chuyển


Phản tử tARN gắn các axit amin, liên kết với các phân tử mARN và tương tác với các ribosom. Có ít nhất một
phân tử tARN chuyên biệt đối với mỗi axit amin. Khi tARN được gắn vào một axit amin, nó được xác định như
ià một tARN đã được nạp tải.

Cấu hình riêng cùa phân tử tA R N cho phép phối hợp một cách đặc hiệu với vị tri gắn
kết trên các ribosom. T ừ đầu 3' của mỗi phân tử tA R N là nơi để axit amin liên kết cộng hoá
trị vào. Tại khoảng điểm giữa của tA R N có một nhóm bộ bả bazơ, gọi là nhóm đối mà
(anticodon), vốn là vị trí của cặp bazơ bổ trợ (liên kết hydro) với m A R N . M ỗi một loại
tA RN có một đối mã duy nhất vốn là bổ trợ cho mã m A R N đối với phức hợp axit amin -
tA RN ấy. Tại nơi tiếp xúc, mã và đối mã là đối song song với nhau. Như là một ví dụ cho
quá trình đó, chúng ta xem xét axit amin arginin:
- A D N ghi mã miền đối vối arginin là 3’ — G X X - 5’, vốn đã được phiên, bởi cặp bazơ
bổ trợ (bổ sung), cho mã m A R N 5' - )£GG - 3'.
- Mã m A R N ấy được liên kết bởi cặp bazơ bổ trợ cho tA R N với đối mã 3' — G X X - 5'
vốn đã được nạp tải với arginin.
Nhớ lại rằng, 61 mã khác nhau ghi mã (mã hoá) 19 axit amin trong các protein (xem
hình 1.7). Phải chăng điểu ấy có nghĩa rằng, tế bảo phải sinh ra 61 các loại tA R N khác
nhau, mỗi một với đối mã khác biột? Không. T ế bào xoay xở với khoảng 2 - 3 số lượng của
các loại tA R N , vì tính đặc hiệu đối với bazơ tại đầu 3' của mã (và đầu 5' của đối mã) không
phải luôn luôn nghiêm ngặt. Hiện tượng đó được gọi là linli hoại, cho phép, ví dụ, các mã
alanin G X A , G X X và G X U , tất cả đều được cùng một tA R N nhận biết. Hiện tượng linh
hoạt được phép trong một số cặp đôi, nhưng lại không Irong cặp đôi khác; điều quan trọng
nhất là không cho phép mã di truyền trờ nên mơ hồ, tối nghĩa!
b) H o a t h o á c á c e n z y m l iê n k ế t d ũ n g c á c tA R N v à c á c a x i t a m in (a a )
Sự nạp tải của mỗi tA R N với axit ainin đúng cùa nó đạt được nhờ họ các enzym hoạt

24
hoá, đã biết chính thức nhiều enzym như aminoaxyl - tA R N syntetase (hình 1.10). Mỗi
enzym hoạt hoá là đặc hiệu đối với axit amin và đối với tA R N tương ứng của nó. Enzym có
ba nơi hoạt tính bộ phận vốn nhận biết ba phân tử nhỏ hơn: axit amin chuyên biệt, A T P và
tA RN chuyên biệt.
Enzym hoạt hoá axit amin, xúc tác phản ứng với
A T P để tạo phức axit amin - AMP năng lượng cao

Axit amin chuyên biệt

nạp tải
tARN chuyên biệt
(chưa nạp tài aa)

tARN đã được nạp tải sẽ giao Sau đó enzym xúc tác phản
axit amin thích hợp dể nổi vào ứng của axit amin đả được
sàn phẩm polypeptit đang lân hoạt hoá với tARN đúng.
của sự dịch mã.
Tính chuyên hoá của ehzym đảm
bảo rằng axit amin đúng và tARN
đã được mang đi cùng nhau.

Hình 1.10. Nạp tải phân tửtARN


Mỗi enzym hoạt hoá nạp tải tARN chuyẻn biệt với axit amin đúng. Như vậy, enzym là mối liên kết chủ yếu giữa axit nucleic
và protein (Theo Purvez et a l., 2008).

Enzym hoạt hoá phản ứng với tA R N và axit amin trong hai bước:
Enzym + A T P + aa —►E n zy m -A M P - aa + pp,.
Enzym A M P - aa + tA R N —* Enzym + A M P + tA R N —aa
Các axit amin gắn vào đầu 3' của tA R N (vào nhóm O H tựdo trênribose) với liên kết
Cao nãng, tạo nên tA R N đã nạp tải. Liên kết đó sẽ cung cấp năng lượngcho sự tổng hợp
liên kết peptit vốn sẽ nối với các axit amin kế cận.
Thực nghiệm thông minh của Saymour Benzer và các cộng sự của ông tại V iện Công
nghệ California đã chứng minh tầm quan trọng của tính chuyên biệt (đặc hiệu) của mối liên
kết giữa tA R N với axit amin của nó. Trong phòng thí nghiệm của họ, axit amin xystein đã
liên kết đúng vào tA R N của nó, đã bị biến đổi về mặt hoá học để trở thành axit amin khác,
alanin. Thành phần nào - axit amin hoặc tA R N - sẽ được nhận biết khi tA R N nạp tải lai
như vậy đã dược đưa vào trong hệ thống tổng hợp protein? Câu trả lời: tA R N . Khắp mọi nơi
trong protein được tổng hợp, nơi được cho rằng phải là xystein, thay vào đó alanin đã xuất
hiện. Phức lA R N chuyên biệt - xystein đã giao phát tải (alanin) của nó cho mỗi "địa chỉ"
m A RN nơi đòi hỏi xystein. Thực nghiệm ấy đã chỉ rõ rằng, bộ máy tổng hợp protein nhận
biết dối mã của tA RN đã nạp tải (axit amin), chứ không phải axit amin gắn vào nó.

25
Nếu các enzym hoạt hoá trong tự nhiên đã làm cái mà Benzer đã làm trong phòng thí
nghiệm và các tA R N đã nạp tài với các axit amin sai, các axit amin ấy sẽ được cài vào bên
trong các protein tại các điểm không thích đáng, dẫn đến sự thay thế trong chức năng và
hình dạng của protein. Sự thật rằng, các enzym hoạt hoá là chuyên biệt cao dẫn đến quá
trình nạp tài tA R N được gọi là "ghi mã di truyền thứ cấp" (W .K . Purvez et al. 2008).
c) R ib o s o m là n a i d ịc h m ã
Ribosom là cần cho sự dịch mã cùa thông tin di truyền trong m A R N thành chuỗi
polypeptit. Mặc dầu ribosom là nhỏ bé so với các bào quan khác, khối lượng của nó là vài
triệu dalton làm cho nó lớn so với các tARN .
Mỗi ribosom gồm hai đcm phân, đơn phân lớn và đơn phân bé (hình 1.11). Trong cơ
[hể eukaryote, đơn phân lớn gồm ba phân tử khác biệt của rA R N và 45 phân tử protein khác
nhau được sắp xếp trong một hình mẫu chính xác. Đơn phân bé gồm một phân tử rA R N và
33 phân tử protein khác nhau. K h i không hoạt tính trong dịch mã m A R N , các ribosom tồn
tại như là các đơn phân tách biệt (Purvez et al., 2008).
Đơn phàn bé
Nơi liệ i| kết mARN
mARN

Đdn phân lón

Các ribosom có hinh dạng không Có bốn vị trí cho liên kết tARN. C á c tương tác mă - đối
đểu đăn và gổm hai đơn phân mã giữa tẢRN và mARN chì xảy ra tại các vị trí p và T.

Hình 1.11. Cấu trúc của ribosom


Mỗi ribosom gồm một đơn phân lớn và một đan phản bé. Các đan phân còn tách biệt khi chúng chưa được sử
dụng cho sự tổng hợp protein (theo Purvez et al., 2008).

Các ribosom trong cơ thể tiền nhân (prokaryote) có phần bé hơn so với ribosom trong
eukaryote, đồng thời các protein ribosom và A R N là khác biệt. T y thể và các lục lạp cũng
chứa các ribosom, một số trong chúng tương tự với các ribosom của prokaryote.
Các protein khác nhau và các rA R N trong đơn phân ribosom được duy trì thành một
tống thề nguyên vẹn nhờ lựe ion và ghét nước, không phải bằng các liên kết cộng hoá trị.
V í dụ, nếu các lực ấy bị bè gãy bời các chất tẩy rửa, các protein và tA R N tách rời khỏi
nhau. K h i các chất tẩy rửa bị loại bỏ, cấu trúc phức hợp nguyên vẹn tự tập hợp lại. Điẻu đó
giống như sự tách các mẩu vật cùa trò chơi lắp hình và làm cho chúng phù hợp lại với nhau
mà không có bàn tay con người dẫn dắt chúng!
Một ribosom không thể sản ra ngay một protein chuyên biệt. Ribosom có thể sử dụng
bất kỳ m A R N và tất cả các loại tA R N đã nạp tải, và như vậy có thể sử dụng để tạo nhiều
các sản phẩm polypeptit khác nhau. m A R N , như là trình tự đường thẳng của các mã bộ ba,
cẩn phải Ihực hiện sự chuyên biệt các trình tự polypeptit; ribosom đơn giản như là cái bàn
hoạt động phân tử, nơi nhiệm vụ được hoàn thành. Cấu trúc của nó làm cho nó giữ được
m A R N và các tA R N đã nạp tải (axit amin) ở các nơi đúng, điểu đó cho phép polypeptit
đang lớn phải được tập hợp lại một cách có hiệu quả.

‘2 6
Trên đơn phân lớn cùa ribosom có bốn nơi cho tA RN liên kết vào (hình 1.11). tARN
đã nạp tải trượt ngang trong trật tự qua bốn nơi ấy:
* T (vận chuyển, tiếng Anh: transfer) là nơi tA RN lẩn đáu chạm vào ribosom, được hộ
tống bới protein đặc biệt "escort" được gọi là T hoặc transfer (vận chuyển).
* A (axit amin) là nơi đối mã cùa tARN liên kết vào mã cùa m A R N , theo cách đó xếp
hàng các axit amin đúng để được bổ sung vào chuỗi polypeptit đang lớn.
* p (polypeptit) là nơi tA R N bổ sung axit amin của nó vào chuỗi polypeptit đang lớn.
* E (exit, lối thoát) là nơi tARN , đang giao nộp axit amin của nó, cư trú trước khi rời bỏ
ribosom và trở lại xytosol (tế bào chất) để nạp tải axit amin khác và bắt đầu lại quá trình.
Các mối tương tác giữa mã và đối mã cũng như sự hình thành liên kết peptit xảy ra tại
các nơi A và p, do vậy sẽ cần phải mô tà chức năng cùa các nơi đó trong phần tiếp theo.
Vai trò quan trọng của ribosom là phải làm rõ rằng, các tương tác m A R N - tA R N là
chính xác: rằng tA R N đã nạp tải với đối mã đúng (có nghĩa là 3' - U A X - 5') liên kết vào
mã phù hợp trong m A R N (có nghĩa là 5' - A U G - 3'). K h i điều đó xảy ra, các liên kết
hydro được tạo thành giữa các cặp bazơ. Nhưng các liên kết hydro ấy khống đủ đề giữ
tARN tại chỗ. rA R N của đơn phân bé ribosom có vai trò trong việc chấp nhận sự chọn cặp
đối bộ ba bazơ. Nếu các liên kết hydro không được hình thành giữa tất cả ba cập bazơ,
tARN chắc là một bộ ba sai (không tương ứng) đối với bộ ba của m A R N và tA R N bị đẩy ra
khói ribosom.
I Khài dẩu I
Đơn phân bé

(1) Đơn phân ribosom bé gán vào trinh 5


tự nhận biết của nó trôn mARN.

Trình tự nhận
biết ribosom

(2) tARN đã nạp metionin gắn vào mả


khỏi đẩu" AU G , hoàn thành phức hệ 3’
khỏi đẩu.

(3) Đơn phân ribosom lón nối vào phức


hệ khỏi dầu, với tARN đã nạp metionin
5'
bây giò chiếm vị trí p.

Hình 1.12. Khỏi đẩu dịch mã


Dịch mã bắt đầu với sự hình thành phức hệ khởi đẩu (theo Purvez et al., 2008).

27
1.1.6. Dịch mã: ARN điều khiển s ự tổng hợp polypeptit

Quá trình biểu hiện gen trải qua các bưóc, theo đó trình tự của các bazơ trong sợi
khuôn của phân tử A D N chuyên biệt trình tự cùa các axit amin trong protein (hình 1.5).
Bây giờ chúng ta đang ở bưởc cuối: dịch mã, đó là quá trình lắp ráp protein. Tương tự phiên
mã, dịch mã xảy ra trong ba bước: khởi đẩu, kéo dài và kết thúc.
a) D ịc h m ã b ắ t d ầ u v ớ i p h ứ c h ệ k h ở i d ầ u I Kéo dải I
Sự dịch m A R N bắt đầu với sự
hình thành phức hệ khởi dầu, vốn
bao gồm tA R N mang axit amin nào sẽ
là dầu tiên cùa chuỗi polypeptit và Nhận biết m ã: Đôi mă của
tARN đi vào liên kết với mả
dơn phân ribosom bé, cả hai được liên dược lộ ra tại vị trí A Đối mã
kết vào m A RN (hình 1.12). rA R N của N đáu cuối I tARN____
Iđi vào A
đơn phán ribosom bé liên kết vào
tành lự nhận biết ribosom bổ trợ trên
m A RN . Trình tự ấy là "ngược dòng"
(hướng tới đầu 5’) cùa mã khởi đáu Hỉnh ỉhành liên kết peptit:
Pro được gắn vào Met bời
thực sự vốn bắt đầu dịch mã. peptidyl transferase
Nhớ rằng, mã khới, đầu trong mã
di Iruyền là A U G (hình 1.7). Đối mã
tA RN đã nạp tải metionin gắn vào mã
Kéo dài: tARN tự do
khởi đầu ấy bới cặp bazơ bổ trợ để được giải phóng ra
khỏi vị trí p và
hình thành phức hộ khới đáu. Như vậy ribosom chuyển dịch
axit amin đầu tiên trong chuồi luôn là một mã (bộ ba), do
vậy peptit dang lớn
meúonin. Tuy nhiên không phải tát cả chuyển đến vị trí p.
các piolein thành thục có metionin tARN tự do được giải
phóng đi qua vị trí E
như là axit amin N - đầu cuối. Trong
nhiều trường hợp, metionin khởi đầu
bị cắt bỏ bới enzym sau khi dịch mã.
Sau khi tA R N nạp metionin đã gắn Quá trinh lặp lại:
biết mả. hinh thành
vào m ARN, đơn phân lớn của ribosom
peptit và kéo dài
nối phức hệ. Bây giờ tA R N nạp tải
metionin nằm ở vị trí p của ribosom
và vị trí A được xếp thẳng hàng với
mã m A RN thứ hai. m A R N với các
thành tố ấy, hai đon phân ribosom và
lA R N nạp metionin đã được lấp ráp
dúng bới nhóm các protein được gọi
là các lác lĩlìân khởi dân (initiation
factor). Hình 1.13. Dịch mã: Giai đoạn kéo dài: Chuỗi peptit kéo
dải ra vì đang dịch mã mARN
b) P o ly p e p t i t k é o d à i từ d ầ u c u ố i N
tA RN dã nạp tài, mà dối mã (anticodon) của nó là bổ trợ cho mã thứ hai trẽn m A RN .
bây giờ tiến vào vị trí A mớ của dơn phân ribosom lớn (hình 1.13). Sau đó đơn phân lớn
xúc tác hai phản ứng:

28
* Nó bè gãy liên kết giữa tARN trong vị trí p và axit amin của nó.
* Nó xúc tác sự tạo thành liên kết peptit giữa axit amin vừa được tách ra đó và axit
amin đã được tiên kết vào tA R N trong vị trí A.
V ì lằng đơn phân lớn đã hoàn
thành hai hoạt động như thế, rõ là
phái có lioạt línli peplidyl transferase.
Theo cách đó, metionin (axit amin ở
Sản phẩm polypeptit
vị trí P) trớ thành đầu cuối N của dược giải phóng: Tác
protein mới. Bây giờ axit amin thứ hai nhân giải phóng tách
tARN khỏi nơi p và
gán vào metionin, nhưng vẫn nối với ngắt polypeptit.
tARN của nó bới nhóm cacboxyl ( - N đ ầ u CUỐI
c đầu cuối
C O O H ) của nó ớ vị trí A.
■occ - © © © © C H 3 2 S
Iỉằng cách nào đơn phân ribosom Mã dừng
lớn xúc tác mối liên kết đó? Harry
Noller và các cộng sự của Trường Đại
học California tại Santa Cruz (1992) Tác nhân giải phóng
gần phứd hệ khi mă
đã phát hiện ràng, nếu họ loại bỏ hầu dừng dến nơi A
hết tất cả các protein trong đơn phân
lớn, vân còn có xúc tác sự hình thành
liên kết peptit. Nhưng nếu rA R N đă bị
hư hại, hoạt tính peptidyl transferase
cũng đã bị hư hại. Phần của rA R N
trong đơn phân lớn tương tác với đầu
của tA RN đã nạp tải, nơi axit amin đã
gắn vào. Như vậy rA R N xuất hiện
phái là chất xúc tác. Tinh huống như
vây là rất không bình thường, vì rằng
thông thường các protein là các chất
Đơn phàn lớn
xúc tác trong các hệ thống sinh học.
Sự linh chế mới đây và sự tinh thể hoá C ác thành phẩn còn lại (mARN và
các ri bosom đã cho phép các nhà đơn phân ribsom) tách rời nhau

khoa học kiểm tra tỉ mỉ cấu trúc của


chúng và vai trò xúc tác cùa rA R N Hình 1.14. Kết thúc dịch mả
Dịch mã kết thúc khi nơi A của ribosom bắt găp mả dừng
trong hoạt tính peptidyl transferase đã (mả kết thúc) trên mARN. (Theo Pervez et al., 2008).
được xác nhận (Purvez et al., 2008).
c) T iế p tụ c s ự k é o d à i v à p o l y p e p t i t lớ n d ầ n
Sau khi tA RN thứ nhất giải phóng metionin của nó, nó lách khỏi ribosom, quay về lại
xytosol (tế bào chất) để lại được nạp tải với metionin khấc. Bây giò tA R N thứ hai mang
dipeptit và chuyển dịch đến vị trí p vì ribosom đã dịch chuyển một mã bộ ba (one codon)
dọc iheo m A RN theo hướng từ 5' đến 3'.
Quá trình kéo dài tiếp tục và chuỗi polypeptit lớn dẩn lên, vì các bước được lặp lại:
* tA RN ciã nạp tải liếp theo chuyển vào vị trí A mở.
* A xil amin của nó tạo liên kết peptil với chuỗi axit amin ớ vị trí p, do vậy nó đón được
chuỗi polypeplil dang kéo dài ra từ lA R N ớ vị lrí p.

29
* tA RN ở vị trí p được giải phóng. Ribosom dịch chuyển một mã (bộ ba), do vậy toàn
bộ phức hệ polypeptit - tA R N , cùng với mã của nó, di chuyển đến vị trí p mới bỏ không.
Tâì cả các bước như thế được các protein, gọi là các tác nhân kéo dài (elongation
factors) trợ giúp.
d) T á c n h â n g i ả i p h ó n g k ế t th ú c d i c h m ă
Chu trình kéo dài kết thúc và kết thúc sự dịch mã khi mã dừng (stop codon) - U A A ,
U A G hoặc U G A - tiến vào vị trí A (hình 1.14). Các mã này không ghi mã các axit amin và
cũng không liên kết các tA R N . Chúng gắn protein túc nhân giải phóng, vốn thuỷ phân liên
kết giữa polypeptit và tA R N ở vị trí p.
Protein mới được tổng hợp ngay sau đó tách ra khỏi ribosom. Đẩu cuối c của nó là axit
amin cuối cùng nối vào chuỗi. Đầu cuối N cùa nó, trước tiẻn, là metionin, là trình tự của
mã khởi đẩu A U G . Trong trình tự axit amin của nó có chứa thông tin chuyên hoá cấu hình
cùa nó, cũng như đích tế bào cuối cùng của nó.
Bảiig 1.1 tóm tắt các tín hiệu axit nucleic đối với sự khởi đẩu và kết thúc phiên mã và
dịch mã'

Bàng 1.1. C ác tín hiệu khỏi đẩu và kết thúc sự phiên mã và dịch mã
Phiên mã D ich mã
Khởi đầu Trinh tự khởi động trong ADN Mã khởi đầu AUG trong mARN
Kết thúc Trinh tự kết thúc trong ADN Mã dừng UGA hoặc UAG, UAA trong mARN

e) Đ iê u h o à s ự d ị c h m ã
Tương tự nhà máy, bộ máy dịch mã có thể hoạt động với tốc độ khác nhau. Sự biến
động trong tốc độ dịch mã là có lợi cho sự kiểm tra số lượng protein hoạt tính trong tế bào.
Một số các hoá chất bên ngoài được đưa vào, như một số chất kháng sinh, có thể làm ngừng
dịch mã. Ngược lại, sự hiện diện của nhiẻu ribosom trẽn một m A R N có thể tăng tốc độ
tổng hợp protein.
- Một số chất kháng sinh và chất độc (các toxin) vi kh u ẩn hoạt dộng bảng cách ức
chế dịch m ả:
Các chất kliáng sinh là các phân tử bảo vệ được các sinh vật như một số vi khuẩn và
nấm sản sinh ra. C ác chất ấy thường phá huỳ các vi khuẩn khác vốn có thể cạnh tranh vể
dinh dưỡng. Từ những năm 1940, các nhà khoa học đã tách chiết được số lượng ngày càng
tăng các chất kháng sinh và các bác sĩ nội khoa dùng chúng để điều trị các bệnh nhiễm
trùng từ bệnh viêm màng não vi khuẩn đến viêm phổi, bệnh lậu.
Chìa khoá mỡ đường cho việc áp dụng các chất kháng sinh vào y học là tính đặc hiệu:
Chất kháng sinh có thể tác động phân huỷ vi khuẩn gây bệnh, nhưng không gây tổn hại cho
người bệnh. Con đường mà theo đó các chất kháng sinh chống được vi khuẩn là phong toả
sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn vốn thuộc cấu trúc chù yếu của vi khuẩn, nhưng không
phải là phần hoá sinh của con người. Penixilin (penicillin) tác động theo con đường đó.
Một con đường khác mà trong đó các chất kháng sinh hoạt động là ức chế loàn bộ sinh
tổng hợp protein vi khuẩn. Nhớ rằng ribosom vi khuẩn là bé nhỏ và có các lập hợp khác
nhau của các protein so với ribosom eukaryole. Một số chất kháng sinh chỉ gắn vào các
protein ribosom vi khuẩn vốn là quan trọng trong tổng hợp protein. Mất khả nãng tạo
protein, vi khuẩn nhiễm bệnh sẽ chết và sự nhiễm bệnh bị ngăn chặn.

30
Bàng 1.2. C ác chất kháng sinh ức chẽ' tổng hợp protein (Theo Purvez et al., 2008)
Chất kháng sinh Bước bi ức chế
Chloromyxetin Hình thành các liên kết peptit
Erythromyxin Chuyển chỗ của mARN dọc theo ribosom
Neomyxin Tương tác giữa tARN và mARN
streptomyxin Khởi đầu dich mã
Tetraxyclin Liên kết tARN vào ribosom
Paromomyxin Hiệu lực của cäp đôi mARN - tARN

Một số vi khuẩn tác động lên người thông qua các cơ chế tương tự với cách chúng ta
sử dụng chống lại chúng. Bệnh bạch hầu (diphtheria) là bệnh gây nhiễm của trẻ thơ và
trước khi xuất hiện vacxin có hiệu nghiệm, nó đã là nguyên nhân lớn gây ra sự chết của
tuổi Ihơ. Tác nhân nhiễm bệnh, vi khuẩn Cornybaclerium diphtheriae sản ra toxin gây chết
cao, toxin này làm biến đổi và làm bất hoạt protein vốn là thiết yếu cho sự vận động của
m A RN và các ribosom trong tổng hợp protein eukaryote.
- Sự hình thành polysom gia tăng tốc độ tổng hợp protein:
Một số ribosom có thể hoạt động đổng thời dịch mã trên phân tử m A R N đơn, tạo ra
các da phân tử protein tại cùng thời điểm. Ngay sau khi ribosom thứ nhất chuyển dịch đủ
xa khói điểm khới đầu, phức hệ khởi đẩu thứ hai có thể hình thành, sau đó là thứ ba và tiếp
theo như thế. Tập hợp gồm sợi m A R N với các ribosom giông chuỗi hạt của nó và các chuỗi
polypeptit đang lớn được gọi là polyribosom hoặc polysom (hình 1.15). Các tế bào, vốn
tích cực tổng hợp protein, chứa số lượng lớn các polysom và một ít ribosom tự do hoặc các
đơn phân ribosom.

(a) (b)
Hình 1.15. Polysom
a) Polysom gổm nhiều ribosom và các chuỗi polypeptit đang lân cùa chúng di chuyển trong sợi đơn dọc theo
phân tử mARN; b) Nhìn polysom dưới kinh hiển vi điện tử. (Theo Purvez et al., 2008).

Sự tổng hợp protein có thể bị ức chế bởi các chất kháng sinh và tãng tốc độ bằng con
đường polysom, đó không chỉ là các cách mà có thể điều phối được số lượng protein hoạt

31
tính trong tê bào. Sau khi protein được tổng hợp, nó có thể chịu sự biến đổi vốn có thể thay
dối chức năng của nó.
f) S ư d iê u h o à s a u d ic h m ã
Trong các tế bào eukaryote, các polypeptit sau khi rời khỏi ribosom có thể phải di
chuyển xa khỏi nơi tổng hợp trong tế bào chất, chuyển dịch vào các bào quan, hoặc thậm
chí bị bài tiết ra khói tế bào. Thêm vào đó, các chuỗi polypeptit thường bị biến đổi bằng
cách gắn thêm các gốc hoặc chất khác nhau vốn có vai trò chức năng. Trong phẩn này
chúng la sẽ xem xét hai mặt sau dịch mã của sự tổng hợp protein.
- C á c tín hiệu hoá học trong các protein điểu khiển chúng (các protein) tới các
đích đốn trong tố bào:

Hình 1.16. Các đích đèn của các polypeptit mái được dịch trong tê' bào eukaryote
Các trình tự tín hiệu về các polypeptit mới được tổng hợp gắn vào các protein chất nhận đặc hiệu trên các
màng ngoài của bào quan mả chúng được “chì định đến". Một khi protein đã liên kết vào nó (bào quan), chất
nhặn tạo nên kênh trong màng và protein xâm nhập vào bào quan.

Khi chuỗi polypeptit ra khỏi ribosom, nó cuộn xếp thành dạng (hình 1.18) kích thước
ba chiểu. Cấu dạng như vậy được xác định bởi trình tự của các axit amin tạo nên protein,
cũng như bới các tác nhân như là tính phân cực và điện tích của các gốc R của chúng. Cuối
cùng, cấu dạng của polypeptit cho phép nó tương tác với các phân tử khác trong tế bào, như
cơ chất hoặc chuỗi polypeptit khác. Thêm vào thông tin cấu hình như vậy, trình tự axit
amin chứa "đánh dấu địa chỉ" chỉ rõ nơi trong tế bào, polypeptit phái đến.
Mọi sự tổng hợp protein bắt đầu trên các ribosom tự do trong tế bào chất. K hi chuồi
polypeptit được tạo thành, thông tin chứa trong trình tự axit amin cho nó một trong hai tập
hướng dẫn (hình 1.16):
* "Kết thúc sự dịch mã và phải rời tế bào chất". Những protein ấy được gửi đến nhẫn, ty
thế, lạp thế hoặc là peroxisom, phụ thuộc vào địa chỉ trong tập hướng dẫn, hoặc không có
hướng dẩn chuyên biệt như thế, chúng lưu lại trong xytosol (phần bào tan trong tế bào chất).
* "Ngừng dịch mã, di chuyển đến lưới nội sinh chất (L N S C - E R ) và kết thúc sự tổng
hợp tại dó. Sau dó sự tổng hợp protein được hoàn thành, các protein như thế có thể ở lại
trong E R , hoặc dược gửi đến các lysosom bằng con đường thổ Golgi. K hi bị thay đổi.

32
chúng có thế được gửi đến màng sinh chất, hoặc khi không có các hướng dẫn chuyên biệt
như vậy, chúng được bài tiết ra khỏi tế bào bằng các túi vốn bắt nguồn lừ màng sinh chất.
- Noi đến: tê bào chất: Sau dịch mã, một số polypeptit đã được cuộn xếp có trình tự
ngắn được biểu hiện của các axit amin vốn tác động như "mã thư tín" (postal "Zip code"),
điều khiển chúng đến một bào quan. Các trình lự tín hiệu ấy hoặc là tại đầu cuối N, hoặc
là bẽn trong chuỗi axit amin. V í dụ, trình tự sau đây diều khiển protein đến nhân:
-Pro - Pro - L y s - L y s - L y s - Arg - L y s - Val -
Chắng hạn, trình tự axit amin như thế có trong các protein histon liên kết với AD N
nhân, nhưng không có trong các enzym chu trình axit xitric (chu trình Krebs) vốn được
định cư trong ty thể.
Các trình tự tín hiệu có cấu hình vốn cho phép chúng liên kết vào protein chất nhận đặc
hiệu một cách thích đáng được gọi là các protein lắp ghép (docking proteins), trên màng
ngoài cúa bào quan thích hợp. Một khi protein đã gắn được với chất nhận, chất nhận đó tạo
nên kênh trong màng, cho phép protein ấy đi qua màng vào nơi đến bào quan cùa nó. Trong
quá trình ấy, protein (hường không cuộn gấp bởi chaperonin, do vậy nó có thể lọt qua kênh,
sau đó tái cuộn gấp thành cấu hình bình thường của nó (Purvez et al., 2008).

Tiểu phần Bên trong


nhặn biết LN SC hạt
1) Tổng hởp protein 4) Trinh tự tín hiệu
tin hiệu
bắt đầu trên các ribosom được chuyển vào
tự do (ribosom vốn không trong LN SC (E R ).
gắn vào E R ), trình tự Màng sinh chất
tin hiệu có trên chuỗi
polypeptit.
mARN
Bén trong tẻ' bào

Protein chất nhận 5) Polypeptit tiếp


tục dài ra.
2) Polypeptit gẳn vào
tiểu phấn nhận biết tin
hiệu và cả hai gắn vào
protein chất nhận trong
màng của ER.

Enzym chuyển tín hiệu


3) Tiổu phần nhận biết 6) Dịch mã kết thúc.
tín hiệu được giải
phóng. Trinh tự tín hiệu
đi qua kênh ở trong
màng.

Protein được
7) Giải phóng hình thành bên
ribosom. trong LNSC hạt

Hinh 1.17. Trinh tự tín hiệu chuyển dịch polypeptit vào LNSC (ER )
Khi trinh tự tín hiệu của các axit amin hiện diện tại khởi đầu của chuỗi polypeptit, polypeptit sẽ được nhận vào
trong ER. Nhưvậy protein dã kết thúc được tổng hợp bị tách khỏi xytosol (phấn bào tan) trong tế bào chất.

3-GTSNHH0CPT 33
- Nơi den: lưới nội sinh chát (LN S C , Anh ngữ: endoplasmic retyculum - E R ) . Nếu
trình tự đặc hiệu ghét nước chứa khoảng 25 axit amin tại nơi khởi đầu của chuỗi
polypeptit, trước tiên sản phẩm đã kết thúc được gửi đến E R và sau đó đến các lysosom,
màng sinh chất hoặc ra khỏi tế bào. Trong tế bào chất, trước khi dịch mã kết thúc, trình tự
tín hiệu gắn vào tiểu phần nhận biết tín hiệu (signal recognition particle) gồm protein
và A R N (hình 1.17). Mối liên kết như thế phong toả sự tiếp tục tổng hợp protein cho đến
khi ribosom có thể gắn được vào protein chất nhận đặc hiệu trong màng của L N S C hạt
(rough E R ). Một khi lặp lại, protein chất nhận được chuyển đổi thành kênh, thông qua đó
pcptil dang lớn di chuyển qua màng. Peptit đang lớn có thể tự nó được chứa trong màng
E R , hoặc nó có thể xâm nhập vào không gian bẽn trong - xoang của E R . Hoặc trong một
sô trường hợp, enzym trong xoang của E R chuyển trình tự tín hiệu ra khỏi chuỗi
polypeptit. Tại điểm đó, sự tổng hợp protein lại tiếp tục và chuỗi dài ra hơn cho đến khi
trình tự cùa nó được hoàn thành. Nếu protein đã được tổng hợp xâm nhập vào xoang của
E R , nó có thể được vận chuyển đến các ngăn khác cùa tế bào hoặc ra khỏi tế bào, không
trộn lần với các phân tử khác trong tế bào chất.
Các lín hiệu bổ sung là cần thiết để chọn lọc protein tiếp theo (nhớ rằng trình tự tín
hiệu vốn được gửi nó đến E R đã bị chuyển dời). Các tín hiệu ấy gồm hai kiêu:
* Một số là các trình tự của các axit amin vốn cho phép giữ được protein bên trong E R .
* Một số là các loại đường được bổ sung ờ trong các thể Golgi, mà các protein được
vận chuyển trong các túi từ E R đến các thể Golgi đó. Kết quả là hình thành các
glucoprotein kết thúc, hoặc tại màng sinh chất, hoặc trong lysosom (hoặc khỏng bào thực
vật), phụ thuộc vào loại đường nào được bổ sung.
Các protein với các tín hiệu bổ sung di chuyển từ E R qua thé Golgi và được bài tiết ra
khói tế bào (W illiam K . Purvez et al., 2008).
Điểu đó là quan trọng để nhấn mạnh rằng, địa chì cùa protein tới nơi đến cùa nó là
thuộc tính của trình tự axit amin của nó, vậy là được xác định vể mật di truyền. V í dụ
về cái gì có thể sai lệch nếu gen mã hoá protein đích bị đột biến là m u coplidosis II,
hoặc bệnh tê' b à o - 1 . Người mắc bệnh này thiếu enzym thiết yếu cho sự hình thành tín
hiệu đích lysosom. Hậu quả là các protein được chỉ định đến các lysosom của chúng
không bao giờ đến được đó, nhưng thay vì hoặc ở lại trong G olgi (nơi chúng tạo nên I,
hoặc bao gộp, các hạt), hoặc được bài tiết ra khỏi tế bào. Thiếu các chức năng lysosom
bình thường trong các tế bào của con người dẫn đến các bệnh tiến triển và chết ở thòi
thơ ấu (Purvez, 2008).
- Nhiều protein bị biến đổi sau dịch mã:
Hầu hết các protein đã kết thúc hoàn Ihiện không giống với các chuỗi polypeptit đã
được dịch từ m A R N trên ribosom. Thay vào đó, hầu hết các polypeptit được biến đổi
sau dịch mã và các sự biến đổi ấy là thiết yếu đối với chức năng cuối cùng của protein
(hình 1.18).
xử lý sau dịch mã
Sự phản giải protein
[ì o Phân cắt polypeptit thành các
------- ( O ) l\ đo^n c u ^n x ®p thánh c á c hinh
khẩc nhau

G lycosyl hoá
Gắn thêm đường là quan trọng đối
với sự hướng đích và nhận biết -

Phosphorin hoá
Gắn thêm các nhỏm phosphat
biến đổi hinh dạng của protein

Hinh 1.18. Các biến dổi sau dịch mã dối với protein
Hẩu hết các polypeptit bị biến đổi sau khi dịch mã và những biến đổi như thế là thiết yếu cho protein đã kết
thúc tổng hợp đối với chức nãng thích hợp.

Sự phân giải protein là sự cát chuỗi


polypeptit. Cát các trình tự tín hiệu từ
chuỗi polypeptit đang lớn trong L N S C
(E R ) là ví dụ vể sự phân giải protein:
protein có thể di chuyển ngược trở lại ra
khỏi E R qua kênh trong màng nếu trình
tự tín hiệu không bị cắt bỏ. Cũng vậy,
một số protein thực sự đã đuợc tạo nẽn từ
các polyprotein (các polypeptit dài) vốn
đã được cắt vào trong các sản phẩm cuối
cùng bởi các enzym gọi là protease. Các
protease là thiết yếu đối với một số virut,
bao gổm H IV , vì rằng polyprotein virut
Hlnh 1.19. Chất ức chế protease HIV
lớn không thế cuộn gấp một cách thích Sau khi xác định dược cấu trúc của protease HIV (trong
hợp nếu không bị cắt xén. Một số thuốc hình: chuỗi polypeptit dạng lưới), protein thiết yếu đối
với chu trinh sống của HIV, các nhà hoá sinh đâ thiết kẽ
dùng để trị bệnh A ID S tác động bằng
loại thuốc (mô hinh trám tồ trong râng) cho đúng vừâ
cách ức chế H IV protease, nhờ vậy ngăn vảo protease và phong toà hoạt động của nó. Nhiểu
chặn sự hình thành các protein cần cho người chung sống với HIV và AIDS bây giờ dùng thuốc
đó (Wiliams et al., 2008).
sinh sản virut (hình 1.19).
Sự đường hoá liên quan với việc gắn phân tử glucose vào các protein. Trong cả E R và
thể Golgi, các enzym định cư tại đó xúc tác gắn thêm các gốc đường khác nhau hoặc các
chuỗi đường ngắn vào các nhóm R axit amin trên các protein khi chúng đi ngang qua. Một
kiểu như "áo khoác đường" là thiết yếu đối với các protein đã có địa chỉ đến lysosom như
đã được xem xét ở trên. Các kiểu khác là quan trọng trongcấu dạng và chức năng nhận biết
đối với các prolein tại bể mặt của tế bào. Còn các gốc đường đã được gắn kết khác giúp ổn
định các protein dự trữ trong các không bào dự trữ của các hạt thực vật.
Phosphorin hoá, bổ sung các nhóm phosphat vào protein, được kích thích bới các
enzym protein kinase. Các gốc phosphat tích điện gây biến đổi các tế bào đã có đích đến,
thường phơi lộ vị trí hoạt tính của enzym, hoặc vị trí liên kết cho các enzym khác.

35
Tất cả các quá trình chúng ta vừa mô tả thể hiện kết quả chỉ trong protein chức năng
nếu trình tự axit amin của protein ấy là chính xác. Nếu trình tự không chính xác sẽ dẫn đến
loạn chức năng tê bào và bệnh tật. Các biến đổi trong A D N đột biến là nguồn lớn của các
sai lệch trong các trình tự axit amin. Các đột biến là các biến đổi trong gen dẫn đến những
kiêu hình dị thường trong phát sinh hình thái (phát triển). Các sách về D i truyền học đã đề
cập về đột biến gen. Ớ đây chỉ dẫn ra ví dụ về những biến đổi rất nhỏ trong vật liệu di
truyền đã ảnh hướng lớn đến kiểu hình. Một vài đột biến trong con người dẻ phát hiện -
hiện tượng lùn. hoặc xuất hiện nhiều hơn năm ngón trên một bàn tay. Những đột biến khác
cũng dẻ quan sát. V í dụ trong con người, đột biến đặc biệt làm giảm sút một cách ấn tượng
mức cùa enzym glucose - 6 - phosphat dehydrogenase vốn hiện diện trong nhiều mổ, bao
gồm các tế bào hồng cẩu. Các tế bào hồng cầu của người mang alen đột biến có nhạy cảm
không bình thường đối với thuốc chống muỗi gây sốt rét, gọi là primaquyn. K hi những
ngưòi như thế được xử lý với thuốc đó, các tế bào hổng cầu của họ bị vỡ. Những người với
alen bình thường không có vấn đề như vậy (Purvez et al., 2008).
Một kiểu gen đột biến trong vi sinh vật có thể hiển nhiên, nếu trong kết quả về sự biến
đổi nhu cẩu dinh dưỡng, như được mô tả Irong hình 1.2.
Sau khi đã điểm lại quá trình biểu hiộn gen, bây giờ chúng ta xem xét quá trình biéu
hiện gen được diều hoà như thế nào?

1.2. ĐIỂU HOÀ S ự BIỂU HIỆN GEN


Điều hoà sự biểu hiện gen là thiết yếu đối với tất cả mọi sinh vật. Trong các cơ thể tiền
nhân (prokaryote), nó cho phép tế bào có được lợi thế trong các điều kiện môi trường biến
đổi. Trong các sinh vật có nhân (eukaryote) đa bào, nó có tính quyết định đối với sự điều
khiển quá trình phát triền và duy trì sự cân bằng nội môi (nội cân bằng).

1.2.1. S ự điều hoà thường xảy ra tại mức khởi đầu phiên mã

Như đã trình bày trong mục 1.1, biểu hiện gen là sự chuyển đổi kiểu gen thành kiểu
hình - đó là dòng thông tin từ A D N để sản sinh ra các protein với chức nãng điều phối các
hoạt động cùa tế bào. Chúng ta có thể hình dung sự điều hoà quá trình ấy tại bất kỳ điểm
nào dọc theo quá trình đó và sự thật là các ví dụ về sự điều hoà xảy ra tại hầu hết các bước.
Tuy nhiên, lôgic nhất đối với sự điều hoà quá trình đó là tại nơi khởi đầu: sản sinh m A RN
từ A D N bời quá trình phiên mã.
Bản thãn sự phiên mã có thể được điều hoà tại mọi bước, nhưng vùng khởi đẩu của
phiên mã là phổ biến.
A R N polymerase là chìa khoá để phiên mã, enzym này phải có lôi vào đến xoắn AD N
và cẩn phái có khả năng liên kết vào miền khởi động để phiên mã bắt đầu. C ác protein điểu
hoà hoại động bàng cách biến đổi hoạt tính của A R N polymerase để liên kết vào miền khới
động. Ý tướng ấy về sự điều khiển lối vào của A R N polymerase đến miền khởi động (gen
khới động) là chung đối với cả prokaryote và eukaryote, nhung có khác biệt lớn về chi tiết.
Các protein điều hoà ấy gắn vào các trình tự nucleotit chuyên biệt trên A D N vốn
thường chỉ dài 1 0 - 1 5 nucleotit. (Thậm chí protein điểu hoà lớn có "dấu ấn", hoặc có vùng
liên kết, cũng chỉ có 20 nucleotit). Đã đặc trimg được hàng trăm các trình tự điểu hoà như

:ìb
thế và mỗi một cung cấp nơi liên kết cho protein chuyên biệt vốn có khả năng nhận biết
trình tự. Mòi liên kết cùa protein hoặc là pliong lod sự phiên mã nhờ vào con đường của
A R N polymerase, hoặc kích tliícli sự phiên mã bằng cách tạo thuận lợi cho mối liên kết của
A R N polymerase vào miền (gen) khởi động.

1.2.2. C á c chiến lược điều hoà trong prokarryote là tạo thích ứng đối với c á c biến
đổi của môi trường

Điều hoà sự biểu hiện gen được thực hiện theo cách rất khác biệt trong prokaryote so
với trong eukarryote. Các tê bào prokarryote đã thích nghi qua tiến hoá đê sinh trướng và
phàn chia nhanh chóng theo khá năng có thể, buộc chúng sử dụng các nguồn trung gian.
Các protein trong piokaryote quay vòng nhanh, cho phép các cơ thể ấy phản ứng nhanh đối
với sự biến dối của môi trường bên ngoài bằng cách biến đổi hình mẫu của biểu hiện gen.
Trong prokaryote, chức năng đầu tiên của sự điều hoà gen là làm cho các hoạt động
cùa tế bào thích ứng được với môi trường trực tiếp của nó. Nhũng biến đổi trong biểu hiên
gen làm thay đổi các enzym nào vốn là đang hiện hữu trong phản ứng đối với kiểu và sô
lượng của các chất dinh dưỡng sẵn có và hàm lượng ôxy. Hầu như tất cả các biến đổi ấy là
hoàn toàn thuận nghịch, cho phép tế bào tạo sự thích nghi trong các mức độ enzym của nó
tăng lén hoặc giảm xuống trong phản ứng đối với môi trường biến đổi.

1.2.3. C á c ch iến lược điểu hoà trong eukarryote là duy trì s ự cân bằng nội môi

Ngược lại, cấc tế bào cùa các cơ thể đa bào qua quá trình tiến hoá đã thích nghi phải
dược bào vệ khỏi các biến đổi trung gian trong môi trường sống trực tiếp của chúng. Hầu
hết kinh nghiệm cúa chúng là ở trong các điều kiện khá ổn định. Đúng, cân bằng nội m ôi -
duy trì môi trường bên trong ổn định - đã dược nhận xét bằng nhiều kiểm tra các cơ thể đa
bào. Các tế bào trong nhũng cơ thể như vậy phản ứng đối với các tín hiệu trong mỏi trường
trực tiếp cúa chúng (chẳng hạn, các tác nhân sinh trưởng, hormon) bời sự biến đổi biểu hiện
gcn và bằng cách đó chúng tham gia vào việc điều hoà toàn bộ cơ thể nguyên vẹn.
Một số những biến đổi như thế trong sự biểu hiện gen bù đắp cho các biến đổi trong
điều kiện sinh lý của ihân thể. Các biến đổi khác làm trung gian những quyết định vốri sản
sinh ra thân thể, đảm bảo rằng các gen đúng đã được biểu hiện trong các tế bào đúng và
thời gian đúng trong phát triển. Chi tiết về vấn để này sẽ được trình bày trong các phần tiếp
sau, nhưng bây giờ chúng ta có thê nói đơn giản rằng, sự sinh trưởng và phát triển cùa các
cơ thê đa bào đòi hỏi một loạt dài các phản ứng, mỗi một được enzym đặc hiệu xúc tác.
Một khi những biến đổi phát triển riêng biệl đã xảy ra, các enzym ấy ngừng hoạt động, vì
sợ ràng chúng sẽ gây rối các sự kiện tiếp theo.
Đế sản ra các trình tự enzym như vậy, gen được phiên mã theo trình tự phiên mã cẩn
thận, mỗi trình lự được phiên cho một thời kỳ chuyên biệt, theo chương trình di truyền đã
dược cô định, thậm chí, có thế dẫn lới sự chết tế bào đă được lập trình (apoptosis). Sự biểu
hiện một lẩn cùa các gen vốn chi dần chương trình phát triển là sự khác biệt cơ bản với hoạt
dộng điều chỉnh trao dối chát thuận nghịch mà các tế bào tiền nhân (prokaryote) thực hiện
irong phản ứng đối với môi trường. Trong tất cả các cơ thể đa bào, các biến đổi trong biểu
hiện gen bẽn trong các tế bào riêng biệt đáp ứng các nhu cẩu cùa cơ thể nguyên vẹn hơn là
sự sõng sót của các tê bào cá thể.

37
Các cơ thế có nhân (eukaryote) đơn bào cũng sử dụng các cơ chế điểu hoà khác nhau
từ các cơ chế như vậy của các cơ thể tiền nhân (prokaryote). Tất cà các cơ thể có nhân được
màng bao bọc, sử dụng các cơ chế tương tự để sắp xếp A D N vào trong các nhiễm sắc thể và
có cùng bộ mấy biểu hiện gen, tất cả đó khác biệt với các cơ chế ấy cùa prokaryote.

1.2.4. C á c protein điều hoà

Khả năng cùa một sô' các protein gắn kết vào các trình tự A D N điều hoà chuyên biệt
cung cấp công cụ cơ sở cùa sự điểu hoà gen. Để hiéu được bằng cách nào các tế bào kiểm
tra sự biểu hiện gen, trước hết cẩn coi cơ sở cùa sự biểu hiện gen là chìa khoá mở khả năng
có thể kiểm tra sự biểu hiện gen. Để hiểu được bằng cách nào các tế bào kiểm tra sự biểu
hiện gen, trước hết cẩn có được bức tranh sáng tỏ cùa quá trình nhận biết.
1.2.4.1. Các protein có th ế tương tác với ADN qua rãnh lớn (major groove)
Trong quá khứ, các nhà sinh học phân tử đã có thể phân biệt một trình tự A D N với
trình tự A D N khác, chỉ bằng cách suy luận, có thê các protein điều hoà có được lối vào đến
các liên kết hydro của các nucleotit và các chất nhận có khả năng đi vào. Hình mẫu được
tạo nên bới các nhóm hoá chất ấy là duy nhất cho mỗi một cùa bốn cách sắp xếp cặp bazơ
có thê, điều hoà có được lối vào đến các liên kết hydro của các nucleotit và các chất nhận
có khả nãng đi vào và cung cấp một con đường sẩn sàng cho protein náu mình trong rãnh
để đọc trình tự của các bazơ (hình 1.20).
Vị trí quan sát phản tử ADN ! phân tử ADN 2

Hỉnh 1.20. Đọc rãnh lón của ADN


Nhìn v ào rãnh lớn của xoắn ADN, chúng ta có thể thấy các mép của các bazơ nhô ra rãnh. Mỗi trong bốn sắp
xêp câp bazơ có thể (hai được chỉ ra trong hinh) kéo dài tập hợp đơn các nhóm hoá chất vào trong rãnh, được
chi rạ trong hinh bằng các vòng màu khác biệt. Protein điểu hoà có thể nhận biết sự sắp xếp các cãp bazơ
nhờ tín hiệu đậc trưng ấy (Theo Raven et al., 2010).

1.2.4.2. Các miến liên kết - ADN tương tác với các trinh tựADN chuyên biệt (đặc hiệu)
Sự nhận biết protein - A D N là lĩnh vực tích cực nghiên cứu; trong chừng mức như vậy,
đã phân tích được cấu trúc cùa hơn 30 protein điều hoà. Mặc dầu mỗi protein có các chi tiết
tinh tế riêng của nó, phẩn protein gắn kết hoạt tính vào A D N là ít biến đổi. Hầu như tất cả
các protein sử dụng một trong các tập hợp bé nhỏ cùa các hoạ tiết liên kết - A D N . Hoạ tiết

38
(sự không tương tự, không đồng dạng giữa các protein khác nhau) là dạng của các đơn phân
cấu trúc 3D (ba chiều) đã được phát hiện trong nhiểu protein.
Những hoạ tiết liên kết - A D N như thế chia sẻ các đặc tính của mối tương tác với các
trình tự chuyên biệt của các bazơ, thường qua rãnh lớn của xoắn AD N . Các hoạ tiết liên k ế t'
- AD N là cấu trúc chìa khoá bên trong miền liên kết - A D N của các protein ấy. Miền đó là
phần khác biệt chức năng cùa protein cần thiết để liên kết vào A D N trong kiểu đặc hiệu
trình tự.
Các protein điều hoà cũng cần để có khả năng tương tác với bộ máy phiên mã, vốn
được đổng hành bới miền điểu hoà khác biệt.
Nhận thấy rằng hai protein, vốn chia sẻ cùng miền liên kết - A D N không cần phải gắn
vào cùng trình tự AD N . Các đặc điểm tương đồng trong các hoạ tiết liên kết - A D N xuất
hiện trong cấu trúc ba chiều và trong các tiếp xúc đặc hiệu vốn chúng thực hiện với ADN.

1.2.4.3. Một sô 'cá c hoạ tiết liên k ế t - ADN p h ố biến dược nhiều protein chia s ẻ
Sô lượng hạn chế của các hoạ tiết phổ biến đã được phát hiện trong hàng loạt các
protein. Đã biết được chi tiết của bốn hoạ tiết liên kết - A D N sẽ được trình bày dưới đây
tạo ra nhận thức: bằng cách nào các protein liên kết - A D N tương tác với AD N .
a) H oạ t iế t x o ắ n - v ò n g - x o ắ n (helix - tum - helix motif)
Hầu hết các hoạ tiết liên kết - AD N là xoán - vòng - xoán, được cấu tạo từ hai đoạn
xoắn a của protein liên kết bởi đoạn không xoắn, ngắn, "vòng" (hình 1.21 ứ).
Xem xét cẩn thận cấu trúc cùa hoạ tiết xoắn - vòng - xoắn phát hiện ra: bằng cách nào
các protein chứa các hoạ tiết như vậy tương tác được với rãnh lớn của A D N . Các đoạn xoắn
của hoạ tiết tương tác với đoạn khác, do vậy chúng được giừ gần các góc phía phải. K hi hoạ
tiết ấy bị ép vào A D N , một trong các đoạn xoắn (được gọi là xoắn nhận biết, ricognition
helix) điều chỉnh sít sao trong rãnh lớn của phân tử A D N và đoạn xoắn khác áp sát phía
ngoài của phân tử AD N , giúp đảm bảo được vị trí đúng của xoắn nhân biết.
Háu hết các trình tự A D N được nhận biết bởi các hoạ tiết xoắn - vòng - xoắn trong các
cạp đối xứng. Những trình tự như vậy được liên kết bởi cấc protein chứa hai hoạ tiết xoắn -
vòng - xoắn tách biệt nhau bởi khoảng 3 - 4 nanomet (nm), khoảng cách đòi hỏi đối với
một vòng của xoắn A D N như được ghi trên hình 1.21 a. Có hai vị trí liên kết A D N - protein
gấp hai vùng tiếp xúc giữa protein và A D N và củng cố vững chắc mối liên kết giữa chúng.
b) H oa t iế t d ồ n g m iề n (homeodomain motif)
Một lớp chuyên biệt của các hoạ tiết xoắn - vòng — xoắn, hoạ tiết đồng miền, có vai
trò quyết định đối với sự phát triển trong tính đa dạng rộng của cơ thể có nhân (eukaryote),
kể cả loài người. Đã phát hiện ra các hoạ tiết như thế khi các nhà nghiên cứu bắl đầu đặc
trưng một tập hợp các đột biến đồng nguồn (homeotic mutations) trong Drosophila (các đột
biến gãy nên sự thay thế một phán cơ thể bởi phần khác). Các nhà nghiên cứu đã phái hiện
dược ràng, các gen đột biến đã mã hoá các protein điều hoà. Bình thường các protein ấy sẽ
khới đầu các giai đoạn chìa khoá (mở đường) của sự phát triển bời mối ltén kết vào các gen
điếm chuyên đổi (công tắc). Đã phân tích được hơn 50 protein điểu hoà như thế, tất cả
chúng đều chứa hầu như trình tự y hệt cùa 60 axit amin vốn được gọi là dồng miền. Phần

39
được báo toàn nhất của đổng miền chứa xoắn nhận biết của hoạ tiết xoắn - vòng - xoắn.
Phán còn lại của đổng miền tạo nên hai xoắn khác của hoạ tiết ấy.
c) H o a t i ế t n g ó n t a y k ẽ m (The zinc finger motif)
Một kiểu khác biệt của hoạ tiết liên kết A D N sử dụng một hoặc nhiều hơn các nguyên từ
kẽm đế phối hợp mối liên kết của nó vào A D N . Các hoạ tiết, được gọi các ngón tay kẽm, tồn
tại trong một số dạng. Trong một dạng, nguyên tử kẽm liên kết một đoạn xoắn a vào một cấu
trúc p (một cấu trúc mặt phẳng), do vậy đoạn xoắn phù hợp khít vào rãnh lớn của AD N .
Loại hoạ tiết ấy thường tụ tập lại, các cấu trúc p cách quãng các đoạn xoắn do vậy mỗi
xoắn tiếp xúc được rãnh lớn. Hiệu quả giống như bàn tay nắm quanh A D N với các ngón
nằm trong rãnh lớn. Trong tụ tập có nhiều các ngón tay kẽm hơn, gia tăng các liên kết
protein đến A D N .
d) H o ạ t i ế t z i p p e r l e u x in (The leucine zipper motif)
Trong các hoạ tiết liên kết - A D N khác, hai đơn phân protein khác nhau phối hợp tạo
nên vị trí liên kết - A D N đơn. Hoạ tiết như Ihế được tạo nên tại vị trí, nơi một vùng trên
một đơn phân chứa một số axit amin ghét nước (thường là leuxin) tương tác với vùng tương
tự trên một đơn phân khác. M ối tương tác như thế ghép hai đơn phân lại với nhau tại các
vùng ấy, trong khi đó phần còn lại của các đơn phân vẫn còn tách biệt. Cấu trúc có hình
dạng cúa chữ Y , với hai cánh tay của Y tồn tại các miền xoắn vốn vừa vặn vào rãnh lớn của
ADN (hình 1.21 b) được gọi là zip p er lcuxin. V ì rằng hai dơn phân có thể đóng góp các
miền xoắn khác biệt hoàn toàn vào hoạ tiết, zipper leuxin tạo ra tính linh hoạt lớn trong sự
điều hoà biểu hiện gen.
a) Hoạ tiết xoắn - vòng - xoắn (the Helix - Turn - Helix Motif) b) Hoạ tiết zipper leuxin (Leucine Zipper Motif)

Hình 1.21. Các hoạ tiết liên kết - ADN lỏn


Hai hoạ tiết liên kết - ADN khác biệt là bức hoạ mối tương tác với ADN. a) Hoạ tiết xoắn - vòng - xoắn gắn
vào ADN dùng một xoắn a , xoắn nhận biết, để tương tác với rãnh lớn. Xoắn khác bố trí xoắn nhận biết. Các
protein với hoạ tiết như vậy thường là nhị phân, với hai đơn phản y hệt nhau, mỗi một chứa hoạ tiết - liên kết
ADN Hai bản sao hoạ tiết là cách biệt nhau một khoảng 3,4nm, một cách chính xác khoảng cách của một
vòng của xoắn ADN; b) Zipper leuxin hoạt động để sắp xếp hai đơn phàn cùng nhau vào trong protein đa đơn
phản, bằng cách đó cho phép các vùng xoắn u tương tác với ADN (Theo Raven et al., 2010).

1.2.5. S ự điểu hoà biểu hiện gen ở cơ th ể tiền nhản (prokaryote)


Có thô làm lộ ra sự diều hoà bằng cách kiểm tra các cơ chế, vốn dược các cơ thể tiền
nhân (prokaryote) sứ dụng dê điều phối sự khởi dầu phicn mà. Prokaryote và eukaryote

10
chia sé cùng các chủ đé chung, nhưng chúng cũng có một số sự khác biệt sâu sắc. Trong
mục sau, chúng ta sẽ thảo luận về hệ thống điều hoà biểu hiện gen ờ các cơ thể có nhân
(eukaryote) và sẽ làm sáng lỏ về sự khác biệt với các hệ thống prokaryote đơn giản hơn.

1.2.5.1. Điéu hoà s ự phiên má c ó thê hoặc là âm hoặc là duơng


Sự điều hoà ớ mức khởi đẩu phiên mã có thể hoặc dương, hoặc âm. Điều hoà dương
gia tăng tần số của sự khởi đầu và điểu hoà âm giảm thiểu tần số của sự khởi đầu. M ỗi một
trong các dạng như thế của sự điều hoà là được trung gian bới các protein điều hoà, nhưng
các protein có các hiệu ứng ngược nhau.
a) Đ iê u h o à á m b ở i c á c c h ấ t ứ c c h ê
Điều hoà âm bới các protein được Miền vận hành
gọi là các chất ức c7/é'(repressors). Các
chất ức chê là các protein vốn gắn vào
vị trí điều hoà trẽn A D N được gọi là
miền vận hành (gen vận hành, gen chỉ
huy, trình tự vận hành) để ngăn chặn
hoặc giảm thiếu sự khới đầu phiên mã
(hình 1.22). Chúng hoạt động như một Chất ức chẻ' gắn chặt vào ADN vân hành,
tạo nẻn vật càn đối với sự phiên mã
kiểu vật cán xe cộ trên dường nhằm
ngăn chặn có hiệu quà polymerase
Hỉnh 1.22. Chất ức chế phong toả sự phiên mã.
thực hiện sự khới đầu. Các chất ức chế
không lác động đơn lẻ; mỗi một phản Một trinh tự ADN không được phiên mả gọi là miển vận
hành có thể điểu hoà sự phiên mã của gen cấu trúc. Khi
ứng đối với các phân tử chất tác động protein ức chế gắn vào miền vận hành, sự phiên mã cùa
(effector). Chất tác động liên kết làm các gen cấu trúc bị phong toả (Theo Purvez et al. 2008).
biến đổi cấu dạng cùa chất ức chế để
hoặc tăng cường, hoặc huỷ bỏ mối liên kết của nó với A D N . Các protein chất ức chế như thế
là những protein hoạt tính với vị trí hoạt tính vốn liên kết A D N và vị trí điều hoà, đó là nơi
liên kết các chất tác động. Chất lác động liên kết tại vị trí điều hoà làm biến đổi khả năng cùa
chất ức chế liên kết AD N .
b) Đ iề u h o à d ư ơ n g b ở i c á c c h ấ t h o a t h o á
Sự điều hoà dương được trung gian qua một lớp các protein hoạt tính, điều hoà được
gọi là các cliất hoại hoá vốn có thê gắn vào A D N và kích thích sự khởi đầu phiên mã. Các
chất hoạt hoá như vậy gia tăng mối liên kết A R N polymerase vào gen (miền) khới động để
tăng mức khới đầu phiên mã.
Các chất hoạt hoá là các đối diện vật lý cùa các chất ức chế. C ác phân tử tác dộng có
the hoặc gia tăng, hoặc giảm thiổu các liên kết hoạt hoá.

1.2.5.2. Các c ơ th ể tiên nhân (prokaryote) có th ể tự diều hoà s ự biếu hiện gen trong
phán úng dõi vói các diều kiện môi trường
Những biến đổi trong môi trường mà vi khuẩn và động vật nguyên bào phải dương đẩu
thường dẫn đến các biến đổi trong biểu hiện gen. Nhìn chung, gen mã hoá các protein liên
quan trong con đường dị hoá (phàn giải các phân tử) phản ứng ngược lại các gen mã hoá
các protein liên quan trong các COI1 đường dồng hoá (tổng hợp các phân tử). Trong phần

41
thảo luận tiếp theo, chúng ta mô tả các enzym trong con đường dị hoá, trong đó có sự vận
chuyển và sử dụng đường lactose. Sau đó, chúng ta sẽ mỏ tả con đường đổng hoá vốn tổng
hợp axit amin tryptophan.
Như đã biết, các gen trong cơ thể tiền nhân (prokaryote) thường được tổ chức thành
các operon (operon là đơn vị phiên mã trong prokaryote), các đa gen vốn là một phần của
đơn vị phiên mã đơn có miền khởi động (promoter) đcm. Các gen vốn liên quan trong cùng
con đường trao đổi chất thưòng được tổ chức theo cách đó. Các protein cần để sử dụng
lactose dược mã hoá bởi lac operon và các protein cẩn cho sự tổng hợp tryptophan được
mã hoá bới trp opcron.
a) C ả m ứ n g v à ức c h ế
Nếu vi khuẩn gặp phải lactose, nó bắt đầu tạo ra các enzym cần để sử dụng lactose.
Tuy nhiên khi không có lactose, không có nhu cầu tạo nên các protein ấy. Như vậy, chúng
ta nói ràng, sự tổng hợp các protein là được càm ứng bởi sự hiện diện của lactose. Bởi vậy,
sự cảm ứng xảy ra khi các enzym của một con đường xác định đã được sản sinh ra trong
phán ứng đối với cơ chất.
Khi tryptophan có sẵn trong môi trường, vi khuẩn sẽ không tổng hợp các enzym cẩn cho
sự tổng hợp tryptophan. Nếu tryptophan trở nên cạn kiệt, vi khuẩn bắt đầu tổng hợp các enzym
ấy. Sự ức chế xảy ra khi vi khuẩn có khả nãng tạo nên các enzym sinh tổng hợp nhưng không
tạo ra chúng. Trong cả hai trường hợp cảm ứng và ức chế, vi khuẩn tự điểu chỉnh (tự thích nghi)
để sản sinh ra các enzym vốn là tối ưu đối với môi trường trực tiếp cùa nó,
b) Đ iề u h o à ă m
Biết rằng sự biểu hiện gen chắc là được điều hoằ tại mức khởi đầu phiên mã nhưng
chưa rõ đó là sự diều hoà âm hay dương. Nhìn bé ngoài, ức chế có thể xuất hiện phài là âm
và cám ứng là dương; nhưng trong trường hợp của cả hai lac và trp operon, sự điểu hoà là
âm bới protein ức chế. Vấn đề quyết định là các protein tác động (effector proteins) có hiệu
ứng ngược đối với chất ức chế trong sự cảm ứng với chúng (các protein tác động đó) thể
hiện ra trong ức chế.
Đối vởi cơ chế hoạt động, phân tử trong môi trường, v í dụ như lactose hoặc tryptophan,
cần phải tạo ra hiệu úng thích đáng trên gen được điều hoà. Trong trường hợp cảm ứng lac,
sự hiện diện của lactose phải ngăn chặn protein ức chế gắn vào trình tự điều hoà của nó.
Trong trường hợp ức chế trp, bằng cách ngược lại, sự hiện diện của tryptophan phải cảm
ứng protein ức chế gắn vào trình tự điều hoà của nó.
Những phản ứng trà lời như vậy là trái ngược nhau vì nhu cầu cùa tế bào là đối nghịch
trong con đường dị hoá ngược lại con đường dồng hoá. Trong các mục tiếp sau, chúng ta sẽ
kiểm tra một cách chi tiết mỗi con đường nhằm chỉ rõ, bằng cách nào các mối tương tác
prolein - A D N cho phép tế bào đáp ứng đối với các điều kiện môi trường.

1.2.5.3. Lac operon là điếu hoà âm bới chất ú t c h ê lac


Sự điều hoà biểu hiện gen trong lac operon đã được sáng tỏ nhờ công trình cùa Jacques
Monod và François Jacob.
L ac operon gồm các gen vốn ghi mã các chức năng cần thiết để sử dụng lactose:

42
p - galactosidase ỤacZ), lactose permease (lacY), lactose transacetylase ( lacA ) và các
miền điểu hoà cẩn thiết để điều hoà sự biểu hiện của các gen ấy (hình 1.23). Thêm
vào đó, gen cho chất ức chế lac ( L a c l) liên kết với phần còn lại của lac operon vả như
vậy nó được xem là một phẩn của operon mặc dầu nó có vùng khởi động của riêng
mình. Sự sắp xếp của các miền điều hoà ngược dòng với miển ghi mãlà điển hình cùa
hẩu hết các operon prokaryote, dù cho không có liên kết chất ức chế.

Nơi gắn CA P

điểu hoà lac

Hình 1.23. Lac operon của Escherla co//


Lac operon bao gổm vùng (gen) khởi động (promoter, pi), vùng vận hành (operator,o) và ba gen Ụac z , y và
A) mã hoá các protein cấn cho Irao đổi lactose. Ngoài ra, có vị trí liên kết cho protein hoạt hoá chất trao đổi
(CAP), vốn gây ảnh huởng đỗi với liên kẽt ARN polymerase vào vùng khởi động (promoter). Gen I mã hoá
protein ứt chế, vốn có thể liên két vùng vận hành và phong toà sự phièn mã của lac operon.

a) H o a t d ộ n g c ủ a c h ấ t ứ c c h ế
Sự khởi đầu phiên mã được điểu phối bởi chất ức chế lac. Chất ức chế gắn vào gen vận
hành vốn kề cận với vùng (gen) khời động (hình 1.23). Sự gắn kết dó ngãn chăn A R N -
polymerase khôi mối liên kết vào vùng khởi động. Mối liên kết A D N là nhạy cảm đối với
sự hiện diện cúa lactose: Chất ức chế liên kết A D N (gen vận hành) xảy ra khi vắng lactose,
nhưng không liên kết khi hiện diện lactose (hình 1.24).
b) T ư ơ n g tá c c ủ a c h ấ t ứ c c h ế v à c h ấ t c ả m ứ n g
K h i vắng lactose, chất ức chế lac gắn vào miẻn vận hành và operon bị ức chế (hình
1.24a). Chất tác động (effector) thực hiện điểu phối sự liên kết A D N cùa chất ức chế là một
chất trao đổi của lactose, allolactose (allo là tiển tô' chỉ dạng bển hơn trong hai đổng phân),
vốn được sinh ra khi sẵn có lactose. Allolactose gắn vào chất ức chế, gây biến đổi cấu hình
của nó, do vậy nó không thể gắn kết vào vùng vận hành (hình 1.24b). Bây giờ operon đã
được cảm ứng. V ì rằng allolactose cho phép cảm ứng của operon, nó thường được gọi là
chấl cám ứng.
Khi mức lactose giảm, allolactose sẽ không lâu sẵn có đế gắn kết vào chất ức chế,
không bị liên kết, chất ức chế gắn kết trở lại vào AD N . Như vậy, hộ thống điều hoà âm như
thê bới chất ức chế lac và chất cảm ứng của nó, allolactose, đảm bảo cho tế bào đáp ứng
được các mức biến đổi của lactose trong môi trường.
Thậm chí khi thiếu vắng lactose, lac operon được biểu hiện ở mức rấl thấp. Khi lactose
trở nên sẵn có, nó được vận chuyển vào trong tế bào và allolactose dược sản ra đủ thì có thể
xáy ra sự cảm ứng operon (Raven et al., 2010).

43
lac operon bị "ức chế"
- Polypeptit
ức chế lac Chất ức chế lac
— Nơi nói (khỏng lactose)
CA P

CAP
Gen ức
chẽ lac Gen khỏi Không phiên mả.
động cho Không tạo ra các
lac operon enzym phân huỷ lactose

ARN polymerase bị baot


vảy bởi chất ức chế lac
Gen vận
hành

lac operon dược "cảm ứng"

Allolactose (chất
/ cảm ứng) (cò fb-galactosidase
N ' j s' lactose) /

j k l T — ► D ịchm ã — _ Tra n sa celVlase

I ' \\ Perm ease

ARN polymerase khỏng bị bao


vây và phiên mả có thể xảy ra L ứcl chế
Chất . lac không ARKJ ' - 1 '
thể liên kết vào ADN 'V Tạo ra các enzym
\ phản huỷ lactose

- 7 'B S S S Z Z 1 Z ' Y ■

Hình 1.24. Cảm ứng lac operon (Theo Raven et al., 2010).

1.2.5.4. S ự h iệ n diện của g lu co se ngăn chặn s ự cảm úng của lac operon
Sự ức chc glucose là sự sử dụng ưu tiên glucose khi hiện diện các loại đường khác như
lactose. Nếu vi khuẩn đang sinh trưởng trong sự hiện diện của cả hai glucose và lactose, lac
operon không được cảm ứng. K hi glucose được sử dụng nhiều, lac operon được cảm ứng,
cho phép lactose phải được dùng như là nguồn năng lượng.
Mặc cho tên gọi sự ức chê glucose, ca chế như thế liên quan với protein hoạt hoá vốn
kích thích sự phiên mã từ các operon dị hoá, ké cả lac operon. Chất hoại hoá đó, protein
hoạt hoá chất dị hoá (C A P ), protein hoạt tính với cA M P như là chất tác động. Protein ấy
cũng được gọi là protein trả lời cA M P (C R P , cA M P response protein) vì rằng nó liên kết
cA M P, nhưng chúng ta sẽ dùng thuật ngữ C A P để nhấn mạnh vai trò của nó như là chất
điều hoà dương. C A P một mình không liên kết vào A D N , nhưng liên kết của chất tác động
cA M P vào C A P làm biến đổi cấu hình cùa nó đến mức nó có thể gắn kết vào A D N (hình
1.25). Mức độ cA M P trong tế bào bị giảm Ihiểu khi hiện diện glucose, do vậy không có
kích thích phiên mã từ các operon trả lời - C A P .
Hê thống C A P - cA M P lừ lâu đã cho rằng phải là cơ chế duy nhất của sự ức chế glucose.
Nhưng nghiên cứu mới đây nhất đã chí ra rằng, sự hiện diệo cùa glucose ức chế sự vận
điuvển lactose vào trong tẽ bào. Sự tước đoạl tế bào như vậy cùa lac opcron cảm ứng.

II
allolactose. cho phép chất ức chế gắn vào vùng (gen) vận hành. Cơ chế như vậy, gọi là sự loại
bó cám ứng, bây giờ cho rằng nó phải là dạng chù yếu của sự ức chế glucose cùa lac operon.
Cho rằng xáy ra sự loại bỏ cảm ứng, vai trò của C A P khi thiếu váng glucose hình như là
thừa. Nhưng Ihực tế, hoạt động của C A P - cA M P cho phép loại bó tối đa operon khi thiếu
vắng glucose. Sự điểu hoà dương của C A P - cA M P là cẩn thiết vì vùng khới động của lac
operon một mình không hiệu quả trong sự liên kết A R N polymerase. Khắc phục sự không
hiệu quá bàng tác động cúa sự điểu hoà dương của chất hoạt hoá C A P - cA M P (hình ! .25).

Mức g lu co se thấp, chất cảm ứng hiện hữu, gen (vùng) khỏi dộng được hoạt hoá

cAMP

ARN polymerase không bị bao


cAMP hoạt hoá C A P bởi gây ^ vảy và phièn mã có thể xảy ra
nên sư biến đổi cấu dang

Mức g lu co se cao, vắng chất cảm ứng, gen khởi động


không được hoạt hoá
Glucose nhiều,

Không gắn
V mức cAMP tháp

Chát ừc chế gản vào ADN A

CAP ^ I f
C A P không liên kết 0
<% />

Nơi của chất


tác động trống
rỗng và không
$
ARN polymerase bị bao
cỏ sự biên đoi vây bơi chất ức chế /ac
cấu dạng ỏ dỏ

Hinh 1.25. Hiệu ứng của glucose đối vói /ac operon
Sự biểu hiện của lac operon được điếu hoà bởi chất điếu hoà âm (chất ức chế) và chất điểu hoà dương (CAP).
Hoạt động của CAP* là nhạy cảm đối với các mức glucose, a) Để cho CAP gắn vào ADN, nó cần phải gắn vào
cAMP. Khi mức glucose thấp, cAMP là nhiều và gắn vào CAP. Phức hệ CAP - cAMP làm cho ADN uốn cong
quanh nó. Điéu đó gảy ra sự tiếp xúc của CAP với ARN polymerase (không chỉ ra trên hinh) làm cho
polymerase liên kết vào gen khởi động hiệu quả hơn; b) Các mức glucose cao tạo ra hai hiệu ứng: cAMP trở
nên khan hiếm do vậy CAP khỏng có khả nàng hoạt hoá gen khởi động và sự vận chuyển lactose bị phong
toả (loại bỏ cảm ứng) (Theo Raven et al., 2010).

1.2.5.5. Trp operon duực diêu hoà bởi chất úc c h ế trp


Tương tự Uic operon, trp operon bao gồm một loạt gen vốn ghi mã các enzym liên quan
trong cùng một con đường hoá sinh. Trong trường hợp của ỉrp operon, những enzym ấy là
cần thiết cho sự tổng hợp tryptophan. Miền điểu hoà có chức năng điểu phối sự phiên mã

45
các gen ấy được định cư ngược dòng của các gen. Trp operon được điều hoà bời chất ức chế
được mã hoá bời gen định cư ở bên ngoài tip operon. T ip operon biểu hiện tiếp tục khi
không có tryptophan và khổng biểu hiện khi có tryptophan.
Chất ức chế trp là protein xoắn - vòng - xoắn vốn liên kết vào vị trí vận hành định cư
gần vùng khởi động trp (hình 1.26). Chất ức chế như thế hoạt động theo cách ngược vói lac
operon. K h i vắng tryptophan, chất ức chế trp không gắn vào vùng vận hành của nó, cho
phép operon biểu hiện và sản sinh ra các enzym cẩn để tổng hợp tryptophan.

Không có tryptophan, vùng khỏi động được hoạt hoá

JE
Chất út chố trp bất hoạt
(Không có tryptophan) +0
▲c
OB

Sản sinh
các enzym
tổng hợp
tryptophan

Gen khởi động ARN polymerase không bị phong


cho trp operon toầ và có thể phiên mả

Có tryptophan, vùng khỏi dộng bị ức chò'

sỵ Tryptophan gắn vào chất ứe chế,


Tryptophan

Gen mâ hoá chất ức chế trp Khống sản ra các enzym cho
sự tổng hợp tryptophan
b)
Hình 1.26. Trp operon được điểu hoà như thô' nào.
Trp operon ghí mã các enzym cẩn cho sự tổng hợp tryptophan
a) Chất ức chế tryptophan một mình không thể liên kết vào ADN. Vùng (gen) khởi động là hoạt động tự do và
ARN polymerase phiên mă operon; b) Khi hiện diện tryptophan, nó gắn vào chất ức chế, làm biến đoi cấu hình
của nó, do vậy bây giờ nó gắn được vào ADN. Phức hệ chất ức chế - tryptophan gắn chạt vào vùng điểu
hành, ngăn cản ARN polymerase khỏi sự bắt đầu phiên mã (Theo Raven et al., 2010).

Khi mức tryptophan gia tăng, sau đó tryptophan (chất dồng ức chế, corepressor) gắn
vào chất ức chế và biến đổi cấu hình của nó, cho phép nó liên kết vào vùng vận hành cùa
nó. Mối liên kết của phức hệ chất đồng ức chế - chất ức chế vào vùng vận hành ngăn chặn
AI\N polymerase liên kết vào vùng khởi động. Sự biến đổi thực sự trong cấu trúc của chất
ức chế là do mối liên kết tryptophan làm biến đổi sự định hướng của cặp hoạ tiết xoắn -
vòng - xoắn, điều đó cho phép chúng nhận biết được các xoắn lương thích vào bên trong
các rãnh lớn kế cận của A D N (hình 1.27).

46
Khi hiện diện Iryptophan và liên kết
vào chất ức chế thì phức hệ ấy gắn được
vào vùng vận hành, operon bị ức chế.
Khi các mức tryptophan giảm thiểu, chất
ức chế một mình không thể liên kết vào
vùng vận hành, điểu đó cho phép operon
biếu hiện. Trong trạng thái như thế, có
thể nói là operon được loại ức chế, khác
biệt với trạng thái cảm ứng (hình 1.26).
Chìa khoá giúp mớ ra sự nhận thức
bằng cách nào cả sự cảm ứng và sự ức chế
có thế do sự điều hoà âm là kiến thức về
cách thức hoạt động của các protein ức
chế và các chất tác động (effectors) của
chúng. Trong sự cảm ứng, chất ức chế
một mình có thể gắn kết vào A D N và chất
cám ứng ngăn cản sự liên kết ADN. Hình 1.27. Chất ức chè' tryptophan hoạt động
như thồ'nào
Trong trường hợp của sự ức chế, chất ức
chê chi gắn A D N khi liên kết vào chất Mối liên kết cùa tryptophan vào chất ức chế làm tăng
khoảng cách giữa hai xoắn nhận biết trong chất ức chế,
đồng ức chế. Cảm ứng và ức chế là những cho phép chất ức chế phù hạp khít vào hai phần phản
ví dụ tuyệt vời chỉ rõ, bằng cách nào các chia gắn nhau của rãnh lớn trong ADN. (Theo Raven et
al„ 2010).
mối tương tác của các phân tử ảnh hưởng
đến cấu trúc của chúng và cấu trúc phân tử là quyết định đối với chức nàng như thế nào.

1.2.6. Bộ gen (genom e) củ a cơ thể có nhân (eukaryote) và s ự biểu hiện củ a nó

Cần khái quát vể bộ gen (genome) của eukaryote, vốn là cơ sở của những khác biệt
Irong quá trình biểu hiện gen eukaryote so với quá trình đó trong prokaryote, đổng thời đó
cũng là cơ sỡ cho sự nhận thức về sự biểu hiện gen phân hoá trong sinh học phát triển.
Từ khi các nhà sinh học đã làm sáng tỏ cấu trúc và sự biểu hiện phức tạp của gen trong
các cơ thể tiền nhân (prokaryote), họ đã cố gắng khái quát và cho rằng "cái gì là đúng đối
với E.coli cũng là đúng đối với con voi". Mặc dẩu nhiều kiến thức vể hoá sinh prokaryote
cũng được áp dụng đối với eukaryote, câu nói đó có những hạn chế cùa nó. Có thể thấy rõ
điều vừa nêu trong bàng 1.3 dưới đây, trong đó liệt kê một sô' những khác biệt giữa bộ gen
cúa cơ thể prokaryote và cơ thể eukaryote.
1.2.6.1. Đặc điểm khác biệt của bộ gen eukaryote s o với prokaryote
- Bộ gen của cơ th ề có nhăn (eukaryote) lớn hơn và phức lạp hơn: So sánh bộ gen
prokaryote và eukaryote đã phát hiện một số các đạc điểm khác biệt. Bộ gen cùa các
eukaryote (trong giới hạn số lượng A D N đơn bội) là lớn hơn so với cơ thé prokaryote. Sự
khác biệt ấy không gây ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong các cơ thể đa bào
có nhiểu kiếu tế bào, nhiểu việc phải làm và nhiẻu protein, tất cả được mã hoá bởi AD N là
cẩn đê làm những việc ấy. Virut điển hình chứa đủ A D N để mã hoá cho một ít protein,
khoáng 10.000 bp. Prokaryote được nghiên cứu tốt nhất là E.coli, vì chúng có đủ AD N
(khoáng 4,5 triệu bp) để tạo vài nghìn protein khác nhau và điều hoà sự tổng hợp chúng.

47
Con người có nhiều gen và các chất điều hoà hơn. Khoảng 6 tý bp (2 met A D N ) được nhồi
vào trong mỗi tế bào lưỡng bội của người. Tuy nhiên, ý tưởng về cơ thể phức tạp hơn thì
cán nhiều A D N hơn hình như bị thất bại ở một số thực vật. V í dụ, cây hoa loa kèn (Lilium ),
loài cây nỡ hoa đẹp khi mùa xuân đến, sản sinh ra ít protein hơn con người, nhưng lại có
lượng AD N gấpI8 lần nhiều hơn so với Á D N của người (Purves W .K . et al., 2008).

Bàng 1.3. So sánh các gen và các bô gen của cơ thể tiền nhân (prokaryote)
cơ thể có nhản (eukaryote) (Theo Purvez et al , 2008).

Tiển nhân Có nhân


(prokaryote) (eukaryote)

Các đặc điểm so sánh

Kích thước bộ gen (cặp base)[genome size (base pairs)] 104- 107 108- 1011
Các trình tự lãp lại (repeated sequences) It Nhiều
ADN không chứa mã bên trong các trinh tự chứa mã Hiếm Phổ biến
(Noncoding DNA within coding sequences)
Phiên mả tách biệt khỏi dịch mã trong tế bào Không Có
(Trancription and translation separated in cell)
ADN được tách riêng bên trong nhân Không Có
(DNA segregated within a nucleus )
ADN Hên kết vào protein (DNA bound to protein) Môt số Phổ biến
Gen khởi động (Promoters) Có Có
Gen tãng cviòng (Enhances)/gen câm (Silencers) Hiếm Phổ biến
Chụp mũ và nối đuôi cùa mARN Không Có
(Caping and tailling of mRNA)
Đòi hỏi phải phân cắt ARN (Spliceosomes) Hiếm Phổ biến
Sô lượng nhiễm sắc thể trong bộ gen Một Nhiều
(Number of chromosomes in genome)

- Bộ gen của cơ tlìể c ó nhân (eukaryote ) có nhiều hơn các trình tự điều hoà (regulatory
sequences) và cũng có nhiều hơn các protein điểu hoà gắn vào chúng so với các bộ gen của
cơ thể tiền nhân. Tính phức tạp nhiều của cơ thể có nhân đòi hỏi sự điều hoà nhiều hơn và
đó là sự thật đã được chứng minh trong nhiểu quá trình và các điểm điều hoà liên kết với sự
biếu hiện của bộ gen của cơ thể có nhân mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết tiếp sau.
- Nhiêu A D N eukaryote là không m ã hoá:
Rải rác khắp bộ gen của các cơ thể có nhân, có các kiểu trình tự khác nhau của A D N
lập lại vốn khổng được mã hoá protein. Thậm chí các miền mã hoá của các gen chứa các
trình tự vốn không xuất hiện trong m A R N được dịch mã tại ribosom.
- C ơ tliể có nhân (eukaryote) có nhiều nhiễm sắc th ể (NST): Bách khoa toàn thư bộ
gen của các cơ thê’ có nhân được tách biệt thành nhiều miền. Sự tách biệt đó đòi hỏi ràng,
mỗi nhiễm săc thể (N ST) có lì nhất ba trình tự A D N xác định: miền khới dầu của tái bản
dược nhận biết bới bộ máy tái bản A D N ; miền tâm dộng vốn là tổng thê N ST dược tái bàn
trước nguyên phân; và trình lự telomere tại mỗi đầu cuối cùa N ST (hình l .28).

4H
Chuyển chỗ ARN mổi
rút ngắn NST sau mỗi
vòng tái bản. S ự rút
EEZ E2Z 3 3 ngắn NST cuối cùng
làm chết tẽ bào
Telomerase
ARN mổi

/ Một ARN trong telomerase


V* £ 4 ^ hoạt động như là khuôn
mẫu cho ADN. Enzym này
thêm trinh tự telomere vào
đầu 3’ của nhiễm sắc thể.

Chiểu dài nguyên gốc của


ADN nhiễm sắc thể đă
được phục hổi. Có khoảng
v V y
UCI
trông nơi mối cho sự tái bàn
ADN đả bị loại bỏ.

c)
Hình 1.28. Các telomere và telomerase
a) Sự chuyển chỗ ARN khởi dầu (ARN mổi) tại đầu 3' của thanh (sợi) nhiễm sắc dừng rời khỏi miền ADN không được tái
bàn. b ) Enzym telomerase gắn vào dấu 3' và kéo dài thanh nhiễm sắc dừng của ADN. Một trinh tự ARN được gắn vào
telomerase cung cấp khuôn mẫu, do vậy, nói chung, sợi ADN không bị rút ngắn; c) C ác vệt sáng huỳnh quang đánh dấu
các miền telomere trên cảc nhiễm sẳc thể người (Theo Purvez et al.. 2008).

- Trong c a th ể có nhân, phiên m ã và dịch m ã về m ặt vật lý là tách biệt: v ỏ nhân tách


biệt AD N và phiên mã nó (bên trong nhân) ra khỏi các nơi mà A R N được dịch thành
protein (bên trong tế bào chất). Sự tách biệt cho phép có nhiều điểm điểu hoà trưởc khi bắt
đẩu dịch mã: trong quá trình tổng hợp tiền m A RN (m A R N phiên mã, m A RN sơ khai),
trong quá trình vận chuyên nó vào tế bào chất để dịch mã (hình 1.29).

ADN trong nhân chứa


các gen mã hoá protein

Các gen được phiên mã


để tạo ARN thông tin
(mARN)

Phiên bản tiền mARN


đã được sản sinh

Tiền mARN được xử lý -


các intron bi cắt bỏ, các
exon được nối thành
mARN vá mARN được
xuất đến tẽ' bào chất

Trong té bào chất, các


ribosom dịch mARN tạo
ra protein (polypeptit)
được mă hoá bỏi gen

Hinh 1.29. mARN eukaryote được phiên mã trong nhàn nhưng được dịch mã trong tế bào chất
So sánh các bước của hinh này với các bước của prokaryote trong hình 1.5.

4-GTSNHHOCPT 49
Để so sánh sự phất triển của bộ gen (genome) trong các cơ thể có nhân (eukaryotes),
so với bộ gen trong cơ thể tiền nhân (prokaryotes), chúng ta nghiên cứu bộ gen trong các Cơ
thể có nhân đơn bào như nấm men.
1.2.6.2. B ộ gen (genome) của nấm men

Bộ gen nấm men đã bổ sung các chức năng eukaryote vào mô hình prokaryote. So sánh
với bộ gen của E.coli vốn chứa khoảng 4.500.000 bp trên một nhiễm sắc thể (N ST) đơn
(một phãn tử A D N vòng), bộ gen của nấm men Saccharom yces cerevisiae, một eukaryote
đơn bào, có 16 N ST tháng và chứa đơn bội hơn 12.068.000 bp. Hơn 600 các nhà khoa học
khắp thế giới tham gia lập bản đồ và trình tự của bộ gen nấm men. K h i bắt đầu công việc,
họ biết khoảng 1.000 gen nấm men mã hoá cho các A R N và các protein. Trình tự cuối cùng
đã phái lộ 5.900 gen và các phân tích trình tự đã xác định vai trò có thể đối với khoảng 70
phần trăm cùa chúng. Một số trong các gen ấy là đồng hình với các gen đã được phát hiện
trong prokaryote, nhưng nhiều gen thì không. Các chức năng cùa 30 phần trăm còn lại đang
được khám phá bởi các nghiên cứu bất hoạt gen tương tự với các phương pháp đã được thực
hiện đối với prokaryote (hình 1.30). Quá trình như thế đã phát hiện ra sản phẩm protein và
chức năng của trình tự gen đã biết, được gọi là sự chú thích (annotation). Sự hoàn thành tốt
đẹp như vậy đã làm cho nấm men trở thành mô hình cho các tế bào eukaryote, vì các quan
sát và các giả thuyết từ các nghiên cứu trên nấm men có thể được ấp dụng và thử nghiệm
đối với các eukaryote khác.
Bây giờ có thể ước tính được các phần của bộ gen (genome) nấm men vốn ghi mã các
chức năng trao đổi chất chuyên biệt. Rõ ra rằng, 11% của các protein nấm men hoạt động
trong trao đổi chất chung, 3% trong sản xuất năng lượng và dự trữ, 3% trong tái bản A D N
và sửa chữa, 12% trong tổng hợp protein, 6% trong các protein đích ("địa chỉ nơi đến") các
bào quan và bài tiết ra ngoài tế bào. Nhiều trong 2/3 cùa các protein khác liên quan đến cấu
trúc tế bào, phân chia tế bào và điểu hoà biểu hiện gen.
Sự khác biệt ấn tượng nhất giữa bộ gen của nấm men và bộ gen của E .coli là trong các
gen đối vái protein đích (bảng 1.4).

Bảng 1.4. So sánh các bộ gen (genome) của E .c o liv à nấm men (Purvez et al., 2008)
E .c o li Nấm men
ü jc
Chiều dài cùa genome (bp) 4.640.000 12.068.000
Số lượng c á c protein 4.300 6.200
Các protein có vai trò trong:
Trao đổi ch ấ t 650 650
Sản xuất năng lượng/dự trữ 240 175
Vận chuyển qua màng 280 25 0
Tái bản ADN / sửa chữa/ tái tổ hợp 120 175
Phiên mả 230 40 0
D ịch mã 180 35 0
Protein hướng đích/ bài tiết 35 43 0
C ấ u trúc tế bào 180 250

Cả hai sinh vật đơn bào ấy xuất hiện để sử dụng khoảng chừng cùng số lượng các gen
đế thực hiện các chức năng cơ bản đối với sự sống sót của tế bào. Đó là sự tạo ngăn tế bào
nấm men có nhân thành các bào quan vốn đòi hỏi điều đó đê’ có nhiều hơn các gen như vậy.
Sự phát hiện ấy là trực tiếp, khẳng định số lượng của một số loại protein với vai irò của
chúng, điều mà chúng ta đã phải mất hàng thế kỷ mới biết được. V ề mặt cấu Irúc, tế bào có

50
nhân phức tạp hơn so với tế bào tiền nhân. Các gen mã hoá vài kiểu protein khác là hiện
hữu trong nấm men và trong các bộ gen của eukaryote khác, nhưng không có các gen đồng
hình trong prokaryote:
* Các gen mã hoá các histon vốn đóng gói A D N vào trong các nucleosom (thể nhân).
* Các gcn mã hoá các protein khung tế bào và mótơ như actin và tubulin.
* Các gen mã hoá các kinase phụ thuộc - xyclin vốn điểu phối sự phân bào.
* Các gen mã hoá các protein liên quan trong quá trình xử lý AR N .
1.2.6.3. Lóp Giun tròn bó’su n g thêm tính phúc tạp của sự p h á t triển
Sự hiện diện nhiều hơn so với tế bào đơn bổ sung thêm mức độ phức tạp mới đối với bộ
gen eukaryote. Caenorhabitis elegans là giun tròn nhỏ xíu vốn thường sống trong đất.
Nhưng nó cũng sống trong phòng nghiệm, nơi nó là sinh vật thuận lợi cho nghiên cứu của
các nhà sinh học phát triển. Thực tế, giải thường Nobel năm 2002 trong ngành Sinh lý học
và Y học đã được tặng cho các nhà nghiên cứu, những người đã sử dụng giun này để nghiên
cứu sự phát triển và điều phối sự phân chia tế bào (Purvez et ai., 2008). Giun này có thân
hình trong suốt, các nhà khoa học có thể theo dõi nó qua ba ngày khi trứng đã thụ tinh phân
chia và hình thành nên giun irường thành chứa khoảng 1.000 tế bào. Mặc dầu với sô' lượng
nhò các tế bào, giun đã có hệ thần kinh, tiêu hoá thức ăn, sinh sản hữu tính và già (có tuổi).
Do vậy đã có cố gắng rất lớn để phát hiện trình tự của bộ gen cùa cơ thể này.
Genome của Caenorhabitis elegans là 8 lẩn lớn hơn genome của nấm men (97 triệu
bp) và có nhiểu gấp 4 lần các gen mã hoá protein (19.099). Tiến hành lập lại sự phân tích
trình tự đã phát hiện nhiều gen hơn so với dự đoán. K h i những cố gắng bắt đầu phân tích
trình tự, các nhà nghiên cứu ước tính rằng giun tròn có khoảng 6.000 gen và có lượng
protein khoảng như vậy. Rõ là nó có nhiều ho«. Khoảng 3.000 gen trong giun có các đồng
hình trực tiếp (direct homologs) trong nấm men. Những gen này ghi mã cho các chức năng
cơ bản của tế bào có nhân (eukaryote). Phần gen còn lại có vai trò gì?
Thêm vào sự sống sót, sinh trưởng và phân bào như các sinh vật dơn bào thực hiện, các
sinh vật đa bào phải có các gen cho sự sắp xếp c.ác tế bào lại với nhau để tạo nên các mô,
đối với sự phân hoá tế bào để phân chia nhiệm vụ giữa các mô và phối hợp các hoạt động
của các tế bào, mỏ trong cơ thể (bảng 1.5). Nhiều gen đã được nhận biết này là không có
trong nám men, thực hiện các vai trò như thế sẽ được mô tả tiếp trong phần còn lại của
chương và chương tiếp theo.

Bàng 1.5. Các gen của c. elegans ( ) thiếỉ yếu đối với tinh đa bào
(Purvez et al., 2008)

Chức năng Protein / miền Sô lượng các gen


Điểu hoà phiên mả Ngón kẽm; hộp đổng nguồn 540
Xử lý ARN Các miền liên kết ARN 100
Truyền xung thẩn kinh Các kênh cổng ion 80
Hình thành mô Các colagen 170
Tương tác tế bào Các miền ngoại bào glycotransferases 330
Tín hiêu tẽ bào - tế bào Các chất nhận liên kết - G protein;
các kinase protein; các protein phosphatase 1.290

51
1.2.6.4. B ộ gen (genom e) của ruồi giấm (Drosophila m elanogaster) không c ó nhiéu gen

Bộ gen cùa ruồi giấm ít gen một cách ngạc nhiên. D rosophila m elanogaster là cơ thể
lớn hơn c . elegans, cả về kích thưởc (ruồi có số tế bào lớn hơn giun tròn 10 lần) và độ phức
tạp. Không ngạc nhiên rằng bộ gen của ruồi cũng lớn hơn (khoảng 180.000 bp). C ác công
nghệ phán tích trình tự mới được vi tính hoá đã tạo ra khả năng xác lập trình tự của nguyên

vẹn bộ gen D rosophila [ ] trong khoảng một năm.


Thậm chí trước khi Ihực hiện giải trình lự đã có tuyên bô ràng, hàng chục năm nghiên
cứu di truyền đã nhận biết được ước chừng 2.500 gen khác nhau trong con ruồi giấm.
Những gen ấy đã được phát hiện tất cả trong thực hiện phãn tích trình tự A D N , cùng với
nhiều các gen khác mà chức năng của chúng còn chưa biết. Nhưng có sự ngạc nhiên lớn
rằng, trình tự genome D rosoph ila đã là tổng số lượng của cấc m iền mã hoá protein. Đáng lẽ
có nhiều gen hơn so với giun tròn, ruồi có ít gen hơn: chỉ có 13.600 gen. Một nguyên nhân
của điều đó là giun tròn có một số họ gen lõm hơn, vốn là các nhóm gen liên quan đến trình
tự và chức năng của chúng. V í dụ, c . elecgans có 1.100 gen liên quan hoặc trong sự truyền
tín hiệu tế bào thần kinh, hoặc trong phát triển; ruổi giấm chỉ có 160 gen cho hai chức nãng
như vậy. Một sự biểu hiện gen lớn khác trong giun tròn là trong các gen mã hoá protein vốn
là các hoá chất cảm ứng trong môi trường cùa nó.
Nhiều gen hiện hữu trong bộ gen cùa giun đất có các đồng hình với các trình tự tương
đổng trong A D N của ruổi giấm. Hơn thế, khoảng một phần nửa các gen của ruồi giấm có
các dồng hình trong động vật có vú. Các so sánh genomic (so sánh genome của các sinh vật
khác nhau) đã tạo được sự đóng góp quan trọng đối với y học qua việc phát hiện ra các
đổng hình trong các sinh vật khác của các gen vốn liên quan đến các bệnh trong con người.
Thường vai trò của các gen như vậy có thể được làm sáng tỏ trong cơ thể đơn giản hơn,
cung cấp đẩu mối: bằng cách nào gen có thê’ hoạt động trong bệnh của con người. Bộ gen của
ruồi giấm chứa 177 gen với các trình tự giống với các gen vốn cũng tồn tại trong bộ gen của
người và liên quan trong các bệnh cùa người, bao gồm ung thư và các bệnh thần kinh.
1.2.6.5. C á n óc là động vật c ó xương sõ n g với b ộ gen (genom e) chặt
Cá nóc (Fiigu n ib rip e s) đã đoạt giải thưởng bếp núc (nấu nướng) thế giới khi một
thông tin người sành ăn uống từ nước Nhật nói rằng, cần phải được chuẩn bị rất cẩn thận vì
nó chứa chất độc chết người, gọi là tetrodotoxin, là chất ức chế các kênh vận chuyển qua
màng trong các tế bào thần kinh. Trong giới sinh học, nó được giải thưởng vì bộ gen của nó
vốn là chặt nhất được biết giữa các sinh vật có xương sống. Bộ gen của nó chứa 365 triệu
bp và khoảng 30.000 gen.

So sánh bộ gen cùa cá nóc và bộ gen của người cho thấy rằng, nhiều gen trong hai sinh
vật là lương tự, do vậy, như Brenner Sydney, nhà khoa học dẫn đầu (người cũng đã nghiên
cứu bộ gen của c . elecguns) đã nêu ra vấn đề đó, "Bộ gen Fiign là một biến thể tường thuật
cúa độc giả của Sách về Người". Sự khác biệt lớn giữa hai bộ gen là các trình tự A D N lặp
lại, vốn chiếm tới 40 phần trăm của bộ gen người nhưng với tỷ lệ bé hơn nhiều trong cá
nóc. Ý nghĩa của phát hiện đó là còn chưa rõ. Tất nhiên, rõ là người phức lạp hơn nhiều so
với cá; bằng cách nào chúng ta đạt được điều đó với bộ gen, thậm ch í ít hơn về số lượng so
với cá, là chưa biết, nhưng một số điểm xác định chỉ rõ sự thật rằng, không chỉ một mình
các gen quy định tính phức tạp cùa sinh vật (Purvez et al., 2008).

52
1.2.6.6. B ộ gen (g en o m e) c â y lúa p h á n ánh b ộ g en củ a A r a b id o p s is (th ụ t vật m ô hình)
Khoảng 250.000 loài thực vật có hoa thống trị trên mặt đất và nước ngọt. Nhưng trong
lịch sử của sự sống, thực vật có hoa là khá trẻ, xuất hiện chừng khoảng 200 triệu năm về
trước. Dần dà xảy ra đột biến A D N và các biến đổi di truyền khác, sự khác biệt giữã các
thực vật này là dường như tương đối nhỏ bé - ớ mức điều hoà và tổng hợp protein hơn là
trong các gen. Như vậy, mặc dầu đó là các bộ gen của thực vật được con ngưòi sử dụng làm
thức ăn và lấy sợi vốn có sự hấp dăn đối với chúng ta, điểu đó không gây ngạc nhiên rằng,
thay thế cho phân tích trình tự của các bộ gen lớn của lúa mỳ (16 tỷ bp) hoặc ngỏ (3 tỷ bp),
các nhà khoa học đã chọn trước tiên thực vật có hoa đơn giản nhất (Arabidopsìs) để phân
tích trình tự.
A rabidopsis thaliana, cây cải xoong, là thuộc họ Cải (B rassica) và từ lâu dã trờ thành
sinh vật mô hình ưa thích trong các nghiên cứu của các nhà sinh học thực vật. Nó rất nhò
bé (hàng trăm cây có thể sinh trưởng và sinh sản trong không gian chỉ bằng trang giấy A4),
rất dễ thao tác, chỉ có 10 phần trăm A D N lặp lại và có bộ gen nhỏ bé (119 triệu bp). Trình
lự ADN của nó phát lộ khoảng 26.000 gen mã hoá protein, nhưng rất ấn tượng, nhiều trong
chúng là bản sao của các gen khác và chắc rằng có nguồn gốc từ sự tái sắp xếp nhiễm sắc
thế. Khi trừ đi các gen tái bản ấy ra khỏi tổng số, còn lại duy nhất khoảng 15.000 gen. Số
lượng không quá khác nhau so với bộ gen của ruổi và giun tròn. Thay thế, nhiều các gen
dược phát hiện trong các động vật không xưcmg sống ấy có các đồng hình trong thực vật,
điều đó giả thiết rằng, thực vật và động vật có tổ tiên chung.
Nhưng A rabidopsis có các gen làm cho nó khác biệt (bảng 1.6). Các gen ấy bao gồm
những gen liên quan trong quang hợp, trong vận chuyển nước vào bên irong r ỉ và khắp toàn
cây, trong tập hợp vách tế bào, trong sự hấp thụ và trao đổi các hợp chất vô cơ từ mõi
trường và trong sự tổng hợp các phân tử đặc hiệu được dùng để bảo vệ chống lại các sinh
vật ãn thực vật.

Bảng 1.6. Các gen A ra b id o p sis là duy nhất đối vói thực vật (Purvez, 2008)

Chức năng Số lượng các gen


Vách tế bào và sinh trưởng 420
Các kênh vận chuyển nước 300
Quang hợp 139 4
Bảo vệ và trao đổi chất 94 5--J

Chứng minh vị thế của nó như là ihực vật mô hlnh, các gen "thực vật" như thế trong
A rabidopsis cũng dã dược phát hiện Irong genome cùa cây lúa mà trình tự cùa nó đã được
xác lập. Thực tế, hai trình tự O ryza saliva đã được giải mã: trình tự của O ryza sativa indica,
lúa sinh trướng ở hầu khắp châu Á nhiệt đới và trình tự cùa O ryza sativa japónica, vốn sinh
trướng ớ nước Nhật và tại các nước vùng ôn đới (chẳng hạn như nước Mỹ). Cả hai bộ gen
(genome) là khoáng cùng kích thước (430 triệu bp), còn trong bộ gen lớn ấy có tập hợp các
gen giống một cách ấn tượng với lập hợp các gen như thế của A rabidopsis (bảng 1.7).
Nhiều các gen trong lúa cũng hiện diện trong các bộ gen lớn hơn cúa ngô và lúa mỳ.

53
Tất nhiên, lúa như là loài nguyên vẹn và mỗi loài phụ có tập hợp riêng các gen cùa
chính nó vốn lảm cho nó trở thành độc nhất vỏ nhị. Lo ài phụ Indica được ước tính có
46.000 - 55.000 các gen như vậy và Japónica có 32.000 - 50.000, cả hai thành phần cao
hơn so với A rabidopsis. Các gen "đặc biệt" như vậy bao gồm các gen cho các tính trạng là
đặc hiệu đối với lúa, chảng hạn như tính trạng sinh lý vốn cho phép cây lúa sinh trưởng
được trong thời kỳ mùa ngập nước, tạo các hạt dự trữ dinh dưỡng duy trì cuộc sống con
người; chống lại một số bệnh thực vật, ví như virut và nấm.

Bảng 1.7. So sánh bộ gen (genome) của lúa và A ra b id o p sis (Theo purvez et al., 2008)

Hiện hữu của bộ gen


(genome) Lúa
Chức nảng
( Oryza sativa) A rabidopsis
Lúa A ra bido psis
Cấu trúc tế bào 9 10
Các enzym 21 20 \ í
Các liên kết phối tử 10 10
'¿Vi í ✓ 'V y K&
(ligand binding)
y
Lien kết ADN 10 10
r\\
Truyền tín hiệu
Vận chuyển qua màng
3
5
3
5
j/
Sinh trưởng cùa tế bào 24 22 ¥ĩ
và duy tri
Các chức năng khác 18 20

1.2.6.7. C á c trinh tự lặp lại trong bộ gen (genome) của c ơ t h ể c ó nhân (eukaryote)
Bộ gen cùa cơ thể có nhân chứa một số trình tự bazơ vốn được nhắc lại nhiều lần. Một
số các trình tự này là hiện hữu trong hàng triệu các bản sao trong bộ gen đơn (single
genome). Bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra tổ chức và vai trò có thể của các trinh tự lặp lại này.
a) C á c t r ì n h t ự l ặ p l a i c a o l à h iệ n h ữ u tr o n g s ố lư ợ n g lở n c á c b ấ n s a o
Đã phát hiện ra ba kiểu của các trình tự lặp lại cao trong các eukaryote.
- C ác đoạn kèm (satellites) là các trình tự dài 5 - 5 0 cặp bazơ (bp), được lặp lại sát
nhau đến hàng triệu lần. Các đoạn lặp lại thường là hiện hữu tại tâm động của các N ST. Sự
xuất hiện của chúng phải là quan trọng trong liên kết các protein chuyên biệt vốn tạo nên
tâm động.

- C ác đoạn kèm m ini (minisatellites) dài 12 - 100 bp và được lặp lại vài nghìn lần. V ì
lằng, A D N polymerase có xu thế tạo nên các sai lệch trong sao chép các trình tự này, số
lượng các bản sao hiện diện biến động giữa các cá thể. V í dụ, một người có thể có 300 đoạn
kèm mini hoặc các đoạn khác, 500. Sự biến động đó cung cấp các đánh dấu di truyền phân
tử vốn có thể được sử dụng để nhận biết cá thể.
- C ác vi doạn kèm (microsatellites) là các trình tự rất ngắn ( 1 - 5 bp), hiện diện trong
các lập hợp nhỏ của 1 0 - 5 0 bản sao. Chúng rải khắp bộ gen.
Các trình tự lặp lại cao như vậy là không được phiên mã thành A R N . Trong các phòng
thí nghiệm, các nhà khoa học đã dùng các trình tự này trong các nghiên cứu di truyền, vai
trò của chúng trong eukaryote còn chưa sáng tò.
b) C ác t r ìn h t ư l ã p l a i v ừ a p h ả i là d ư ơ c p h i ê n m ã
Trẽn hình 1.28 đã dần ra N ST mà tại đầu cuối cùa nó có trình tự gọi là telemere, đó là
một kiểu trình tự lặp lại với mức độ vừa phải. Các telemere duy trì chiểu dài và tính toàn
vẹn của N ST như các bản sao. Các trình tự này không được phiên thành A R N .
Ngược lại, một sô' các trình tự A D N lặp lại mức vừa phải là được phiên mã. Các trình
tự này mã hoá đối với các tA R N và rA R N , vốn là được sử dụng trong tổng hợp protein.
T ế bào phiên mã các tA R N và rA R N một cách ổn định, nhưng thậm chí với tốc độ
phiên mã cực đại, các bản sao đơn cùa các trình tự A D N mã hoá chúng đáng tiếc là không
tương ứng đê’ hầu hết các tế bào sừ dụng số lượng lớn các phân tử cần thiết này; vì lý do đó,
bộ gen có nhiều bản sao của các trình tự ấy. Từ khi các trình tự lặp lại vừa phải này được
phiên mã thành A R N , chúng được gọi mội cách thích hợp là các "gen" và chúng ta có thể
nói về các gen rA R N và các gen tA RN .
Trong động vật có vú, có bốn phân tử rA R N khác biệt tạo thành ribosom: 18S, 5,8S,
28S và 5S các rA R N . (Thuật ngữ "S"(size) mô tả kích thước của phân từ hợp chất được thể
hiện ra trong máy ly tâm). 18S, 5,8S và 28S rA R N được phiên mã từ các trình tự AD N lặp
lại như là các tiền chất cùa phân tử A R N , vốn là hai lần kích thước của ba sản phẩm cuối
cùng (hình 1.30). Một số các bước sau phiên mã cắt tiền chất thành ba sản phẩm rARN
cuối cùng và thải bỏ A R N hoặc "phẩn đệm” không còn sử dụng. Trình tự mã hoá các A R N
ấy là các trình tự lặp lại vừa phải trong con người: tổng của 280 bản sao của trình tự định cư
trong các tập hợp trên 5 N ST khác biệt.
Các trình tự lập lại vừa phải này vẫn còn được cô' định trong các vị trí trẽn bộ gen. Tuy
nhiên, một lớp khác của các trình tự lặp lại vừa phải có thể biến đổi vị trí của chúng, làm
chuyển dịch bộ gen.

ADN Ị

ADN ÍB i ~
18S 5,8S 28S

Bản phiên ^
sơ khai ARN I— y —
Quá trinh cắt bỏ các đoạn đệm

ren Q B B M Hinh thành 3 rARN


18S 5,8S 28S

Hỉnh 1.30. Trinh tự lặp lại vừa phải mã hoá rARN


Gen rARN này cùng vùng đệm không được phièn mã của nó, là được lặp lại 280 lần trong bộ gen người, với
các tụ tập trên 5 NST. Một khi gen này đã được phiên, quá trình sau phiên mã loại bỏ các đoạn đệm bên trong
vùng được phiên và tách bản phiên sơ khai (mARN sơ khai) thành 3 sàn phẩm rARN cuối cùng (Theo Purvez
et a l., 2 0 08).

c) C á c g e n n h ả y (Lransposons) d ic h c h u y ể n bô g e n (genome)
Hầu hết các trình tự A D N lặp lại vừa phải còn lại rải rác không hoà nhập ổn định vào
bộ gcn. Các trình tự như vậy được gọi là các gen nháy (hạt chuyển). Chúng chiếm khoảng

55
45% của bộ gen người, nhiều hơn so với 3 - 10% được phát hiện trong các eukaryote đã
dược phân tích trình tự khác.
Có 4 kiểu chủ yếu của các gen nhảy trong eukaryote:
1) SINEs (các thành phần ngắn ở giữa) dài 500 bp và được phiên mã, nhưng không
được dịch mã.
2) LINEs (các thành phần dài ờ giữa) dài 7.000 bp và một số được phiên, được dịch
thành các protein. Chúng cấu thành khoảng 15% của bộ gen nguời.
Cả hai thành phần này hiện diện trong hơn 100.000 bản sao. Chúng dịch chuyển trong
bộ gen theo các con đường khác nhau: Chúng tạo nên bản sao A R N cùa bàn thân chúng,
bán sao này hoạt động như khuôn đúc đối với A D N mới, vốn sau đó tự chèn vào vị trí mới
trong bộ gen. Trong cơ chế "sao chép và dán" này, trình tự nguyên gốc vẫn ở tại chỗ cũ và
bán sao tự chèn vào vị trí mới.
3) Cúc gen nhảy ngược (retrotranposons) cũng tạo nên bản sao A R N của chính chúng
khi chúng dịch chuyển trong bộ gen. Chúng cấu thành 17% của bộ gen người. Một sô' trong
chúng mã hoá một vài protein cần thiết cho sự dịch chuyển của bản thân chúng và không
làm các thứ khác. K iểu đon cùa các gen nhảy ngược, chiếm tỷ lệ 11% bộ gen người: nó
hiện diện trong hàng triệu bản sao rải khắp toàn bộ các nhiễm sắc thể.
4) C ác gen nhảy A D N là tương tự với các prokaryote tương ứng của chúng. Chúng
không sử dụng trung gian A R N , thực tế di chuyển đến điểm mới trong bộ gen mà không tái
bán (hình 1.31).
1) Gen nhảy mang gen đối với transposase,
vốn kích thích sự vận động của ADN

Gen nhảy

ADN B M m i ^ r â m ã i Ẽ ĩ ! !
\ \ -— «— ' -
Lặp lại đào đoạn I Lặp lại đảo đoạn Gen mã hoá protein

2) Transpo sase cho phép ADN tạo vòng


cuộn và di chuyển đến nơi mới trong bộ gen
3) Gen nhảy đã tự cài được vào bên
trong gen mã hoá protein, phá vờ nó

Gen bị phá vờ / Gen bị phá vỡ


___________________| \ /
4) ...và mARN không hoạt
đông và/hoăc protein

Hinh 1.31. Các ADN gen nhảy và chuyên đoạn (chuyển gen).
Tại đầu của mỗi ADN gen nhảy là trinh lự lặp lại đã đào đoạn vốn giúp quá trình chuyển gen
(Theo Purvez et al., 2008).
Các trình tự di chuyển này có vai trò gì trong tế bào? Đã có vài trả lời cho câu hỏi này.
Cho đến nay câu trả lời tốt nhãt hình như phải rằng các gen nhảy là các ký sinh tế bào vốn
tự tái bán giản đơn. Nhưng các tái bản này có thể dẫn đến sự cài (chèn) gen nhảy tại vị trí
mới có thể gây ra các hậu quả quan trọng. V í dụ, cài gen nhảy vào vùng mã hoá của gen
làm xuất hiện dột biến (hình 1.31). Hiện tượng này đã được phát hiện Irong các dạng hiếm
của một số bệnh di truyền ớ người, bao gồm bệnh ưa chày máu và bệnh loạn dinh dưỡng.
Nếu xáy ra sự cài gen nhảy vào dòng tế bào mầm (gốc), giao tử bị các đột biến mới. Nếu
cài vào tẽ bào soma, có thể bị ung thư.
Nếu gen nhảy tái bản không chính xác bản thân nó, nhưng gen lân cận cũng như vậy,
kết quả có nhân dôi gen. Gen nhảy có thế mang gen hoặc phần cùa nó đến chỗ mới trong
bộ gen, chuyên vặt liệu di truyền và tạo các gen mới. Rõ là sự chuyển chỗ kích thích cái
bầy di truyền trong bộ gen eukaryote và bằng cách đó góp phẩn vào sự biến dị gen.
Bây giờ chúng ta xem xét các gen mã hoá các protein.
1.2.6.8. Cấu trú c của c á c g en m ã h o á p rotein
Giống với các phần tưcmg đổng prokaryote của chúng, nhiều gen mã hoá protein là các
trình lự ADN sao đơn. Nhung các gen eukaryote có hai đặc trưng khác biệt vốn không phổ biến
giữa các prokaryote. Thứ nhất, chúng chứa các trình tự ờ giữa không mã hoá vả thứ hai, chúng
tạo nên các họ gen - các nhóm gen liên quan về cấu trúc và chức năng trong bộ gen (genome).
a) C á c g e n m ả h o á p r o t e i n c h ứ a c á c tr ì n h tự s ư ờ n v à g i ữ a k h ô n g g h i m ã
Trước miền mã hoá (ghi mã) của gcn eukaryote là vùng (gcn) khởi động (promoter),
nơi A R N polymerase gắn vào để bắt đẩu quá trình phiên mã. Tuy nhiên, không giống vói
enzym prokaryote, A R N polymerase eukaryote tự nó không nhận biết được trình tự khởi
động, đòi hỏi sự trợ giúp từ các phân tử khác. Tại một đầu khác cùa gen, sau vùng mã hoá,
là trình tự A D N được gọi một cách tương ứng là vùng kết thúc (terminator), vốn tín hiệu
kết thúc sự phiên mã khi nó đã được tổng hợp (hình 1.32).

Mã khỏi Chỗ nối

H ình 1.32. C ấ u trú c và ph iên mã củ a gen e u k a ryo te


Gen |Ị - globin dài khoảng 1.600 bp. Các exon là các trinh tự mã hoá proteih, chứa 441 cặp baza (các mă bộ
ba cho 146 axit amin cộng bộ ba dừng). Các intron là các trinh tự ADN không mã hoá nằm giữa các mã 30 và
31 (dài.130 bp) vã giữa các mã 104 và 105 (dài 850 bp) là được phiên khởi đầu, nhưng được cắt bỏ khỏi tiển
mARN {Pre - mARN), bản phiên ARN sơ khai (initial RNA trans - cript) (Theo Purvez et al., 2008).

57
Các gen mã hoá protein eukaryote cũng chứa các trình tự bazơ không mã hoá, được gọi
là các intron. Một hoặc nhiều intron ờ giữa các miền mã hoá vốn được gọi là các exon.
Các bản phiên của các intron xuất hiện
Phương pháp nghiên cứu
trong bản phiên sơ khai, được gọi là tiền -
Cẩn thận thời điểm Nếu sợi thử là ...nó liên kết sợi
m A RN (m ARN sơ khai, pre - m RNA), nhưng gia nhiệt. Hai sợi ADN sợi đơn hoăc ADN khuôn, tạo
của phân tử ADN thêm ARN để biến nên các phàn tử
theo thời gian, m A RN trưởng thành (mARN biến tính (tách ra) Ưnh ADN... lai sợi kép
sẽ được dịch mã) rời khỏi nhân, chúng dã dịch
chuyển. Các đoạn phiên (transcripts) intron đã 5’
3'
Làm
bị cắt khỏi tiền m A RN (pre - m ARN ) và các biến
tính
đoạn axon được nối vói nhau.
Các intron ở đâu bên trong
eukaryote? Con đường dễ nhất để phát hiện
gen ỉ
ra điều đó là bằng cách lai axit nuclcic,
phương pháp vốn đã có nguồn gốc phát hiện
được sự tồn tại của các intron. Những nét
chủ yếu cúa phương pháp này được phác Hình 1.33. Lầi axit nucleic
tháo trẽn hình 1.33 đã là quyết định đối với Căp đôi base cho phép khám phá trình tự bổ sung
sự nghiên cứu quan hệ giữa các gen và các đối vỏi sợi ADN thử (sợi ADN dò, probe).
ÍTheo Purvez et al.. 2008V
bán phiên mã (transcripts) cùa chúng.
Các nhà sinh học đã sử dụng phép lai axit nucleic để kiểm tra gen p - globin, vốn mã
hoá một trong các protein cấu thành hemoglobin (hình 1.34). Trước hết họ làm biến tính
A D N p - globin bằng cách gia nhiệt cho nó, tiếp theo bổ sung m A R N p - globin trưởng
thành. Như mong đợi, m A R N gắn vào A D N bời cặp bazơ bổ sung. Các nhà nghiên cứu đã
mong chờ thu nhận được cặp mạch thẳng của m A R N đối với A D N mã hoá. Sự mong đợi đã
được đáp ứng chỉ một phẩn: đã có các đoạn thay thế của sự lai A D N - A R N , nhưng cũng
đã nhìn thấy vài cấu trúc vòng. Những vòng này là các intron, các đoạn A D N vốn không có
các bazơ bổ sung trên m A R N trưởng thành. Các nghiên cứu muộn hơn đã chỉ ra rằng, sự lai
m A RN cúa tiền m A R N (pre - m A R N ) vào A D N đã hoàn thành, làm lộ rõ ra các intron
thay thế được phiên mã. Một nơi nào đó trên con đường từ bản phiên mã sơ khai (pre -
m A RN ) đến m A R N trưởng thành, cấc intron đã bị loại bỏ và các exon đã được nối với
nhau. Chúng ta sẽ kiểm tra ngắn gọn quá trình nối này.
Hấu hết (nhưng không phải tất cả) các gen cùa dộng vật có vú chứa intron như nhiều
gen của các cơ thể eukaryote khác (và thậm chí một ít gen prokaryote). Các intron phá vỡ
sự liên tục, nhưng không trộn lẫn, trình tự A D N vốn mã hoá chuỗi polypeptit. Trình tự bazơ
của exon sắp xếp theo trật tự, là bổ sung đối với trình tự của m A R N trưởng thành. Do vậy,
các intron tách biệt khỏi vùng mã hoá protein của gen thành các vùng khác biệt - các exon.
Trong một số trường hợp, các exon được tách biệtghimã cho các vùng chức năng khác
nhau hoặc các miền (domains) của protein. V í dụ, các protein globin cấu thànhhemoglobin
có hai miền: một là để gắn vào sắc tố không protein, được gọi là hem và miền khác đổ liên
kết vào các đơn phân globin khác. Hai miền này được mã hoá bời các exon khác nhau trong
các gen globin.
Thự c nghiçrn
C á u hói: Có các vùng bên trong trìnli tự m ã lioá cùa gen vốn kliông lioạt động trong
m ARN của nó?
Phương pháp
Exon 1 Exon 2 Exon 3

\
mARN globin được phiên mã từexon 1 và exon 2

1) ADN chuột bị biến tinh cục bỏ và


được lai vào mARN từ gen chuột.

2) mARN lai với ADN khuôn của gen nó, tạo ra các sợi kép dày. Cảc vòng mỏng cũng được hình
thành bởi các sợi không làm khuôn của ADN vốn được mARN thế chỗ

Kết quà

Có intron: Sợi không


làmkhuỏn rn A R N

3) Intron sợi kép được gia cỏng thành vòng bỏi mARN, mang hai exon lại với nhau

7 4) Nốu không có intron, ADN


Sợi ADN sẽ lai vâi mARN trong sợi lôn tục.
được thế chỗ
K ế t lu ậ n : ADN chứa các miền không mă hoá bên trong các gen vốn không hiện diện trong mARN trưởng thành.
H ình 1.34. Lai axit nucleic đã phát hiện ra ADN không mã hoá
Khi bản phiên mARN của gen p - globin đã dược lai thực nghiệm với ADN sợi kép của gen đó, cc intron trong "vòng nhô ra"
của ADN, chứng minh rầng vùng mă hoá của gen eukaryote có thể chứa ADN không mã hoá vốn là không hiện diện trong
bản phiên mã mARN trưởng thành.

b) N hiều gen eukaryote là thành phần của các họ gen


Nhiều gen của tất cả các gen eukaryote mã hoá protein hiện diện trong chỉ một bản sao
trong bộ gen đơn bội (haploid genome). Phần còn lại có nhiẻu bàn sao. Thường, khống
chính xác, các bản sao không chức năng của các gen riêng biệt, được gọi là các gen giả
(pseudogenes), liên kết chặt vào các gen chức năng. Các bản sao này có thê phát sinh bới sự
kiện không bình thường trong sự trao đổi chéo N ST trong giảm phân hoặc bởi tác động cùa
các gcn nhảy (transposons). Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, bộ gen chứa các gen bị
biến đổi nhẹ của các gen chức năng.
Tập hợp các bàn sao hoặc các gen liên quan được gọi là họ gen (gene family). Một số
họ gen, ví như các gen mã hoá các globin vốn là thành phần của hemoglobin, chỉ chứa một
Í1 thành phẩn; các họ gen khác, ví như các gen mã hoá các immunoglobulin vốn tạo nên các
kháng the (antibodies), có hàng trăm thành phần. Tương tự thành phần của bất kỳ họ nào;

59
các trình tự A D N trong họ gen thường là khác biệt với nhau. Một thành phẩn còn lại càng
lâu trong trình tự A D N gốc và ghi mã như thế cho protein đúng, các thành phần khác có thể
đột biến nhẹ, nặng hoặc hoàn toàn không. Tính sẩn có của các gen "thái cực" như vậy là
quan trọng đối với các "thực nghiệm" trong tiến hoá. Nếu gen bị đột biến là hữu ích, nó có
thề được chọn lọc cho các thế hệ kế tiếp. Nếu gen bị mất hoàn toàn (gen giả), bản sao chức
năng còn ớ đâu dó được cứu vớt. ADN "chêm" dược phát hiện giữa
Tụ tập gen Ị$ - globin
các thành phần của họ gen
Họ gen mã hoá các globin là ví
dụ tốt cho các họ gen được phát hiện
trong dộng vật có xương sống.
Những protein này đã được tìm thấy
trong hemoglobin cũng như trong
myoglobin (protein liên kết ôxy hiện
hữu trong cơ). Các gen globin xuất
phát từ gen đơn tổ tiên chung từ xa
Hình 1.35. Họ gen globin
xưa. Trong con người có 3 thành
C á c tập hợp a - globin và p - globin c ủ a cjen qỊobin người định
phần chức năng của tập hợp a - CƯ trên c ẩ c N S T k h á c n h au . C á c gen c u a m ôi tập hơp đữợc
tách biệt bởi A DN "chêm " không m ã h o á . C á c g en g ià không
globin và 5 trong tập hợp p —globin cnưc nang được
chứ c năng aưọc ccm ra irong
h ỉ ra ninn bởi
trong hình DOI cnư nyy Lạp
chữ H (psi).
L ạ p ỹY (p s i).

(hình 1.35). Trong cơ thể trường thành, mỗi phàn tử hemoglobin là tứ phân chứa bốn sắc tố
hem (mỗi hem ở bên trong đơn phân polypeptit globin), hai đơn phân a - globin y hệt nhau
(hình 1.36). Các a _ đan phân

Các p - đơn phân Heme

Hỉnh 1.36. Cấu trúc bậc bốn của protein


Hemoglobin gồm 4 đơn phản polypeptit cuộn xếp tự tập hợp thành cấu trúc bậc bốn được chì ra trèn hình. Trong hai đổ hoạ
dại diện này, mỗi kiểu đơn phân có màu khác nhau. Các nhóm hem chứa sắt và là các nơi mang ôxy.

Thêm vào các gen mã hoá các protein, họ gen globin bao gổm các gen giả không chức
năng được ký hiệu bòi chữ Hy Lạp \ụ (đọc là psi). Các gen giả (pseudogenes) này là "vận
đen" của bất kỳ họ gen nào: chúng là kết quả từ các đột biến dẫn tới sự mất chức năng hơn
là tăng cường, hoặc gen mới. Trình tự AD N cùa các gcn giả không khác biệt nhiều so với
các thành phần khác của họ gen. V í dụ, nó có thổ đơn giản là thiếu vùng khởi động
(promoter) và như vậy mất khả năng được phiên mã. Hoặc I1Ó có thế thiếu nơi nhận biết cần
dế loại bỏ các intron (quá trình sẽ được mô tả trong phẩn tiếp theo) và như vậy được phiên
thành tiền m ARN (pre - m A RN ), nhưng không được cắt nối chính xác thành m A RN
trướng thành. Trong một số họ gen, các gen giả vượt quá số lượng các gen chírc năng. V ì
ràn» một số các thành phần của họ là hoạt dộng, ớ dó xuất hiện một áp lực chọn lọc nhẹ đối
với tiến hoá để loại bỏ các gen giả.

(>0
1.2.6.9. Cát n ô i A R N (quá trinh cát n ói tiến m A RN thành m A RN trướng thành)

Như đã biết trong phần trước, các gen mã hoá protein eukaryote chứa một số các trình
tự không xuất hiện trong m A RN trướng thành vốn được dịch thành các protein. Để tạo ra
m A RN trướng thành, bản phiên sơ khai (pre - m A RN ) phải được cắt nối theo một sô' con
dường: các intron phải được loại bó, các exon được nối với nhau, bổ sung các bazơ vào cả
hai đầu.
(ỉ ) B ả n p h i ê n m ã sơ k h a i ( tr a n s c r ip t) c ủ a g e n m ã h o á p r o t e in d ư ợ c b iê n d ổ i
tạ i cả h a i d ầ u
Hai bước sớm nhất trong quá trình xứ lý (cắt nối) tiền m A RN (pre - in A R N ) xảy ra
trong nhân (hình 1.37).

, Miến mã hoá của phiên Enzym phàn cắl ARN đã


hem mu cua G T P bản s ơ |<h a j mARN) nhận biết trinh tự này
ã biên đối vào đây ị ■

Tiền mARN (mARN sơ khai)

MỮG ' ■ ■' «


Chế biến mARN Ký hiệu này chi rằng mẩu lởn ARN bị cát ỏ đảy và "duõi"
sa khai cùa ARN không đươc vẽ ra. pofy - A được bổ sung
Nó có thể dài hàng nghìn bazơ

Hinh 1.37. Quá trinh chếbièn (cắt nôi) các đẩu của tiển mARN (Pre - mARN) eukaryote
Các biến đổi tại cả hai đấu - mũ G vả đuôi poty - A - là quan trọng đối với chức năng của mARN.

* Mũ G được gắn vào đầu 5’ của tiền m A RN khi nó được phiên mã. Mũ G này là một
phân tử được biến đổi về mặt hoá học của guanin triphosphat (GTP). Nó rõ là tạo thuận lợi
1 cho liên kết của m A R N vào ribosom đối với sự dịch mã và bảo vệ m A R N khỏi bị tiêu tan
bới các ribonuclease vốn phân giải các AR N .
* Đuôi poly - A được gắn vào đầu 3’ của tiền m A RN tại đầu phiên mã. Cạnh đầu 3' của
tiền m A RN và sau mã bộ ba cuối cùng, là trình tự A A U A A A . Trình tự này hoạt động như tín
hiệu đến enzym để cắt tiền m ARN . Ngay tức khắc sau sự cắt đó, một enzym khác gắn thêm
100 đến 300 gốc adenin ("polyA") vào đầu 3' của tiền m ARN . Đuôi này có ihể giúp đỡ Irong
việc xuất m A RN ra khỏi nhàn và là quan trọng dối với sự ổn định của m ARN .
b) S ự c ắ t tá c h in tr o n k h ỏ i b ả n p h iê n m ã sơ k h a i (primary transcript)
Bước tiếp theo trong quá trình xử lý tiền m A RN eukaryote bên trong nhân là loại bỏ
các intron. Nếu các vùng A R N này không bị loại bỏ, một m A R N sản xuất ra trình tự axit
amin rất khác nhau và có thể cà protein không chức năng. Quá trình gọi là nối A R N loại bỏ
các intron và nối các exon với nhau.
Ngay khi liền m A RN (pre - m A RN ) được phiên mã, nó nhanh chóng được liên kết bời
các cấu tứ ribonuclcoprolcin nhân bé (smal nuclear ribonucleoprotein particles, viết tắt là
snRNPs. dọc là snơps). Tồn tại một số kiểu của các cấu tử protein A R N như thế trong nhân.
Tại ranh giới giữa các intron và các exon là các Irình lự liên ứng (consensus sequences),

61
những đoạn ngắn A D N , xuất hiện với một ít biến đổi, trong nhiều gen khác nhau. A R N
trong một của các snRNPs (gọi là U l ) có đoạn các bazơ bổ sung đối với trình tự liên ứng
tại ranh giới 5’ exon - intron và nó gắn vào tiền m A RN bởi cặp bazơ bổ sung. snRN Ps khác
(U2) gắn vào tiền m A R N bên cạnh ranh giới 3' intron - exon (hình 1.38).
Tiếp theo, sử dụng năng lượng
A TP, các protein tập hợp lại, hình
thành phức hợp protein lớn gọi là
thê’ cát nối (Spliceosome). Phức hệ
này cắt A R N , giải phóng ra các
intron và nối các đẩu của các exon
lại vối nhau để sản ra m A R N chín
(trướng thành).
Các nghiên cứu phân tử về các
bệnh di truyén ờ người dã có các
dụng cụ đánh giá trong sự nghiên
cứu các trình tự liên ứng và bộ máy . ^ sn R N P
nối (A R N ), ví dụ, người với bệnh c ___3 3 'E x o n

thiếu máu vùng biển p (beta Chổ nối 5'


thalassemia) hay còn gọi là bệnh
Cooley, tạo ra số lượng khỏng 2) Các tương tác giữa hai
snRNP và các protein
tương ứng của đơn phân p - globin khác tạo nẻn thể nối.
trong hemoglobin. Những người
này đau đớn do thiếu máu nghiêm 3) Cắt tại điểm giữa 5'
trọng vì cơ thể họ có lượng không exon vài ntron. 5) Nhóm 3' OH tại dầu
của exon bị cắt phản
tương ứng cùa các tế bào hồng cầu. ứng vối 5' phosphat
Trong một số trường hợp, đột biến 4) Sau lẩn cắt đẩu tại đẩu 5' của exon khác.
intron tạo ra vòng khép kín
di truyền vốn gây nên bệnh xảy ra gióng dây thòng lọng.
tại trình tự liên ứng trong gen p -
globin. Hậu quả là tiền m A R N p -
globin không thể nối được chính 6) 3' exon bị cắt và được
nối vào 5' exon . V
xác và hình thành m A R N p -
mARN chín ^
globin không chức năng. (trưởng thành) \
Phát hiện này đã là một trong 5' Exon
5'
các ví dụ tuyệt vời của việc sử
dụng các đột biến trong xác định
quan hệ nhân - quả trong sinh học. * \ s
Lôgic của khoa học chỉ là nối hai
7) ...mARN chín được 8) Intron được cắt bò bị
hiện tượng (ví dụ, các trình tự liên xuất đi cho dịch mã phân huỷ trong nhản.
ứng và nối) không chứng minh
rằng cái này cần cho cái kia. Trong Hinh 1.38. Thể nôi (Spliceosom e), máy nối ARN
thực nghiệm, nhà khoa học đã thay Gắn hai snRNPs vào các trình tự liên ứng trên các mARN
xếp hàng để nối. Sau khi snRNPs gắn vào tiền ARN (pre -
đổi hiện tượng (ví dụ, các bazơ cùa
mARN), các protein khác nối phức hệ để tạo nèn thể nối. Cơ
trình tự liên ứng) đê xem cái khác chế này xác định vị trí chính xác của mỗi lần cắt trong bản
(ví dụ, sự nồi) có xảy ra không. phiên mã sơ khai với sự chính xác cao (Purvez et al., 2008).

62
Sau quá trình xử lý cắt nối dã được hoàn
thành ờ trong nhân, m A RN trưởng thành đi
đến bào quan, rõ là phải qua lỗ nhân. Chất
nhận tại lỗ nhân nhận biết m A RN trướng thành
(hoặc protein liên kết vào nó). Các tiền m ARN
(pre - m A RN ) không được xứ lý hoặc xử lý
chưa hoàn thành lưu lại ờ trong nhãn.
Để minh hoạ thêm về sự khác biệt giữa bộ
gen (genome) cùa các cơ thể có nhân so với cơ
thế tiền nhân, chúng ta có thể Iham khảo thêm
, . I lí ' , Hlnh 1.39. "Vặt quý giánhất"
bộ gen cua loài thực vật Một lá mầm có ý
nghía lớn đối với loài người. Vât quý giá nhất Bộ„9e" (9enome>^ a cây lúa (O^za sativa) cây
° ° ngũ cốc, cung cáp trực tiẽp 1/3 khau phan lương
đối vối sự sống của con người không phải thực cho loài người, mới đây đã được xác lập trinh
vàng, ngọc bích,mà là hạt ngũ cốc: lúa (hình ,ư *đâ đư?° bàn đ° 9en>-
1.39), lúa mỳ, ngô, cao lương, kê.
Đối với chúng ta, lúa chiếm vị trí hàng đầu. Mới đây các nhà khoa học đã công bô các
trình tự bộ gen (genome) của lúa. Tương tự các cơ thể eukaryote khác, lúa có nhiều A D N
hơn so với cơ thể prokaryote điển hình - khoảng 430 triệu cập bazơ (base pairs, bp). Nhưng
không đóng gói chặt như bộ gen prokaryote, bộ gen của lúa chứa nhiẻu intron (đoạn A D N
không mã hoá protein hoặc A R N ), số các trình tự ấy là các A D N chèm (spacer) hoặc là
không có chức năng, hoặc chưa tìm ra chức năng. Các trình tự khác là những trình tự lặp
lại, ví như A D N telomere tại các đẩu cuối cùa các nhiễm sắc thể (hình 1.286).
Ngoài các gen cẩn cho sự trao đổi chất tương tự như ở các cơ thể tiển nhân, các cơ thể
có nhân có các gen vón làm cho chúng trò thành cơ thể phức tạp: các gen địa chi, hoặc
đích, các protein đi đến các bào quan và các gen cho sự tương tác tế bào - tế bào và sự phân
hoá tế bào. Sự phiên mã và quá trình cắt, nối m A RN phức tạp hơn trong eukaryote so với
trong prokaryote. Bộ máy phân tử tinh vi cho phép điều hoà chính xác sự biểu hiện gen, cần
cho lất cả mọi tế bào của cơ thể để phát triển và hoạt động.

1.2.7. Điểu hoà biểu hiện gen ở cơ thể có nhân (eukaryote)

Cơ thể đa bào với các tế bào và các mô chuyên biệt, mỗi tế bào chứa nhiều gen trong
bộ gen của cơ thể. Để phát triển, quá trình phải bình thường, đối với mỗi tế bào phải có và
duy trì được chức năng chuyên biệt của bản thân nó. Một số protein phải được tổng hợp
chính xác vào đúng thòi 4>ian và đúng tế bào. Như vậy sự biểu hiện gen của các gen
eukaryote phải được điều hoà chính xác. Sự biểu hiện gen có tính chọn lọc cao.
Sự biểu hiện gen phải được điều hoà tại một số điểm (hình 1.41): trước phiên mã, trong
phiên mã, sau phiên mã và trước dịch mã, trong dịch mã hoặc sau dịch mã.
Chúng ta sẽ mô tả dẫn đến kết quả trong sự phiên mã chọn lọc cùa các gen chuyên biệt
(đặc hiệu).
Mộl số các cơ chế này liên quan đến các protein nhân vốn làm thay đổi cấu Irúc và
chức năng cùa NST.

63
Trong các trường hợp khác, điều hoà phiên mã liên quan đến những biến đổi trong bản
thân A D N : các gen được tái bàn một cách chọn lọc để cung cấp nhiều hơn các khuôn cho
sự phiên mã, hoặc thậm ch í tái sắp xếp trên N ST.
Điều hoà sự phiên mã
trong các eukaryote phức tạp
nhiều hơn so với trong
prokaryote. Các quan điểm
về mối tương lác protein - ADN trong nhản chứa
A D N vẫn còn giá trị, nhưng các gen mả hoá protein
bản chất và số lượng các
protein tương tác là lớn hơn Các gen đã đưọc phiên
mả để tạo mARN
nhiều do có một số các khác
biệt lõ rệt.
Thứ nhất, các ADN
Phièn bản tiền mARN
eukaryote được tổ chức thành được sản ra
cromatin (chất nhiễm sắc, sẽ
Tiền mARN đã được cát
được mô tả trong mục 1.2.8), nôì - một phấn đã đuọc
làm phức tạp rõ rệt các mối cắt bỏ, các đẩu cuổi đã
thêm vào và mARN kết
tương tác A D N - protein. quà được chuyển đến
Thứ hai, như đã nói ở tế bào chất

trên, sự phiên mã eukaryote Trong té' bào chất, các


xảy ra ở trong nhân và sự ribosom dịch mARN
thành protein (polypeptit)
dịch mã được thực hiện trong được mã hoả bởl gen
tế bào chất; trong prokaryote,
các quá trình này được liên
kết về không gian và thời
gian. Điẻu đó cung cấp nhiều
hơn các cơ hội cho việc điều
Hlnh 1.40. mARN eukaryote được phiên mã trong nhân nhưng được dịch
hoà trong eukaryote so với mã trong tế bào chất. So sánh các bước của hình này với các bước của
trong prokaryote. prokaryote trong hình 1.5.
V ì có những khác biệt như thế, số lượng của A D N liên quan trong sự điểu hoà các gen
eukaryote lớn hơn rất nhiều. Cần có cấp độ cao của sự điều hoà linh hoạt là đặc biệt quan
trọng đối với các eukaryote đa bào, với các chương trình phát triển phức tạp của chúng và
các kiểu mồ đa dạng.

1.2.7.1. Các tác nhân phiên mã c ó t h ể là chu n g hoặc chuyên biệt


Điều hoà phiên mã ớ các cơ thể có nhân đòi hói hàng loạt các tác nhân phiên mã,
những tác nhân protein này có hai loại: các tác nhăn phiên m ã cluing và các tác nlián phiên
mữ chuyên biệt (dặc hiệu). C ác tác nhân phiên mã chung cần cho tập hợp của bộ máy phiên
mã và liên kết A R N polymerase II vào vùng khởi động. Các tác nhân chuyên biệt gia tăng
mức độ phicn mã trong các kiểu tế bào xác định, hoặc trong phản ứng đối với các tín hiệu.
a) C ác tác nhân p h iê n m ã ch u n g
Sự phiên mã của các khuôn A R N polymerase II (phần lớn phải là các gcn mã hoá các

6 ‘1
sán phẩm protein) đòi hỏi nhiều hơn so với đúng A R N polymerase II để khới đầu phiên mã.
Nhiều tác nhãn phiên mã chung cũng cần thiết đé xác lập sự khới đầu hiệu quả. Những
tác nhân này cẩn để cho sự phiên mã xảy ra. Nhưng chúng không gia tăng tốc độ vượt tốc
độ cơ sớ này.
Các lác nhân phicn mã chung
Vùng khỏi động thymidin kinase
được đại tên với các chữ ký hiệu theo
^ _AA_ ^ _ Gen
chữ viết tắt T F II, cho tác nhân phiên ' '• thymidin
mã A R N polymerase II (theo chữ đầu GX XAAT GX TATA : kinase
của từ tiếng Anh "transcription factor
RNA polymerase II"). Quan trọng nhất
của các tác nhân này, T F IID , chứa -1 00 bp - 8 0 b p - 6 0 bp - 2 5 bp : „
các protein liên kết - T A T A vốn nhận t i \ ■.Nơi:
I____________ l -— khỏi (+1)
biết trình tự hộp T A T A được phát ỉ--------------------------------------; đầu
hiện trong nhiều vùng khởi động cạp base (bp)
eukaryote (hình 1.41).
Tiếp theo sự liên kết cùa T F IID Hình 1.41. Vùng khởi động (promoter) eukaryote
là liên kết của T F II E , T F IIF , T F IIA ,
Vùng khởi động này là đối với gen mã hoá enzym thymidin
T F IIB . T F IIH và nhiều các tác nhân kinase. Sự hình thành phức hệ khởi đầu phiên mã bắt đẩu với
phụ trợ, được gọi là các tác nhân phối tác nhân phiên mã chung gắn vào hộp TATA (TATA box). Có
ba trinh tự ADN khác điếu khiển mối liên kết của các tác nhân
hợp - phiên mã (transcription — phiên mã chuyên biệt.
asso cia ted fa c to r s), T A F s . Pliícc hệ
khởi đẩu (initiation complex) (hình 1.42) là phức tạp hơn rất nhiều so với holoenzym A R N
polymerase vi khuẩn gắn vào vùng khởi động. Còn có ihêm mức phức tạp khác: phức hệ khởi
đầu, mặc dầu có thể khỏi đầu sự tổng hợp protein ở mức cơ sở, không đạt đến sự phiên mã ỏ
mức cao mà không có sụ tham gia của các tác nhân chuyên biệt khác.
b) C á c tá c n h ã n p h i ê n m ã c h u y ê n b iệ t (đặc hiệu)
ARN polymerase II
C ác lác nliân phiên m ã chuyên
biệt tác động trong mô - hoặc kiểu
phụ ihuộc thời gian để kích thích các
mức phiên mã cao hơn so với mức
cơ sờ. Số lượng và sự đa dạng của
các tác nhân này là vượt trội hoàn
toàn. Một sô' hướng có thể được thực
hiện sự tăng sinh này của các tác
nhãn bằng cách tập trung trên hoạ
tiết gắn kết A D N , tương phản với
các tác nhân chuyên biệt. Hình 1.42. S ự hình thành phức hệ khởi đẩu eukaryote
Đề tài mớ lối chung đã xuất hiện Các tác nhản phiên mã chung, TFIID, gắn vào hộp TATA và
dược nối bỏi các tác nhân phiên mả khác, TFIIE , TFIIF, TFIIB
từ sự nghiên cứu các tác nhân này là và TFIIH. Phức hệ này được thêm vào bởi thành phần của các
các tác nhân phiên mã chuyên biệt, tác nhân phối hợp phiên mã (TA Fs) vốn cùng nhau tiếp nhận
phân tử polymerase II vào lõi của vùng khởi động. (Raven et
dược gọi là các chất hoại lioá, có lổ
ai., 2010).
chức miền. M ỗi lác nhân bao gồm

WT.S«HHỌCPT 65
miên liên kết A D N và miên hoạt hoá tách biệt vốn tương tác với bộ máy phiên mã và các
miền này chú yếu là độc lập trong protein. Nếu các miền liên kết A D N được "trao đổi" giữa
các tác nhân khác biệt, tính đặc hiệu liên kết đối với tác nhân được chuyển đổi mà không gây
ảnh hưởng đến khả năng của chúng đối với sự phiẽn mã.

1.2.7.2. Các miến khởi dộng và cá c miền tăng cường là c á c vị trí liên kết dôi với cá c tác
nhân phiên mã
Các miền khởi động (promoters), như
đã được nói đến ở trẽn, tạo nên các vị trí
liên kết cho các tác nhân phiên mã chung.
Sau đó các tác nhân này là trung gian gắn
A R N polymerase II vào miền khởi dộng
và cũng như sự gắn kết của ARN
polymerase I và III vào các miền khởi
động dặc hiệu cùa chúng). Ngược lại,
phẩn holoenzym của A R N polymerase
của các prokaryote có thể trực tiếp nhận
biết miền khới động và gắn kết vào nó.
C á c m icn tăng cường về nguồn gốc
đã được định nghĩa như là các trình tự
A D N cần thiết đối vởi các mức cao của
sự phiên mã vốn có thể hoạt động độc
lập của vị trí và định hướng. Trước hết,
quan điểm đó hình nhu phàn lại trực
giác, đặc biệt từ khi các nhà sinh học dã
ADN cuộn quanh do
có điều kiện sử dụng các hệ thống vậy chất hoạt hoá
prokaryote đé dự đoán các vùng điều hoà đến tiếp xúc với ARN
polymerase.
phải là ngược dòng trực tiếp của miền mã ARN polymerase

hoấ xuất hiện tình huống các miền tăng


cường là nơi liên kết của các tác nhân
Chất hoạt hoá Gen tâng cường
phiên mã chuyên biệt. K h ả năng của các Tổng hợp
miẩn tăng cường tác động từ xa đã là sự mARN

bối rối thứ nhất, nhung bây giờ các nhà


nghiên cứu cho rằng, tác động này được ■•Gen tăng cường
Chất hoạt hoá kích hoạt ARN polymerase và bắt đầu phiẽn
thực hiện bởi sự uốn cong A D N để tạo mã. AON thảo cuộn.
nên dạng vòng đẩy trình tự tăng cường
Hình 1.43. Các protein gây nên vòng ADN
vào vị trí áp sát miền khởi động.
Khi chất hoạt hoá vi khuẩn NtrC gắn vào trình tự tăng
Mặc đầu quan trọng hơn trong các cường, nó làm cho ADN tạo vòng khắc phục được vị trí
hệ Ihống eukaryote, sự tạo vòng như vậy cách xa nơi ARN polymerase được liên kết, do vặy
hoạt hoá được sự phiên mã. Mãc dầu các trình tự tăng
đã là minh chứng đầu tiên sử dụng các cưởng là hiếm trong các prokaryote, chúng phổ biến
protein liên kết A D N (hình 1.43). Đ iểm trong eukaryote (Theo Raven et al., 2010).

66
quan trọng là khoảng đường thẳng tách biệt hai vị trí trên N S T đã khỏng thể hiện ra khoảng
cách vật lý lớn, vì rằng tính thích ứng của A D N cho phép uốn cong và tạo vòng. Chất hoạt
lính gắn vào miền tăng cường có thể phải tiếp xúc với các tác nhân phiên mã được gắn vào
miền khới động từ xa (hình 1.44).
Tác nhân

Hỉnh 1.44. Các gen tăng cường hoạt động như thế nào
Vị tri miền tăng cưởng là định vị cách xa gen phải được điều hoà. Liên kết cùa chất hoạt hoá vào miền tăng
cưòng cho phép chất hoạt hoá tưong tác với các tác nhân phiên mã liên hợp với ARN polymerase, klch Ihich
sự phiên mã.

1.2.7.3. Các chất đóng hoạt hoá và chất trung gian liên kết c á c tác nhàn phiên mã vào
ARN p o lym e ra se II
Các tác nhân phiên mã khác trung gian một cách đặc hiệu tác động của các tấc nhân
phiên mã. Các chất đồng hoại lioá (coactivators) và các chất trung gian (mediators) cũng
là cẩn thiết cho sự hoạt hoá phiẽn mã bởi tác nhân phiên mã. Chúng tác động bằng cách
gắn một số các tác nhân phiên mã và sau đó liên kết vào phần khác của bộ máy phiẽn mã.
Các chất trung gian là thiết yếu cho sự hoạt động của một vài tác nhân phiên mã, nhimg
không phải toàn bộ các tác nhân phiên mã đòi hỏi chúng. Số lượng các chất dồng hoạt hoá
ít hơn nhiều so với sô' lượng của các tác nhân phiên mã, vì nhiều các tác nhân phiên mã có
thể sử dụng cùng một chất đổng hoạt hoá.
1.2.7.4. Tập hợp cá c thành 'phẩn của p h ú t hệ phiên mã
Mặc dầu một vài nguyên tắc chung áp dụng phạm vi rộng của các tình huống, hầu như
mỗi gen eukaryote - hoặc nhóm các gen vói sự điều hoà được phối hợp - giới thiệu một
trường hợp duy nhất. Hầu như tất cả các gen là được phiên mã bởi A R N polymerase II cần
một bộ các tác nhãn chung để tập hợp phức hệ khởi đẩu, nhưng tập hợp phức hệ này và mức
phiên mã cuối cùng của nó phụ thuộc vào các tác nhân phiên mã chuyên biệt vốn phối hợp
tạo nên phức hệ phiên mã (hình 1.45). Do vậy, sự hình thành các vùng khởi động là, hoặc
rất đơn giản, nếu chúng ta chỉ xem xét cái gì là cần cho phức hệ khởi đầu; hoặc rất phức
tạp, nếu chúng ta xem xét tất cà các lác nhân vốn có thể gắn vào bên trong phức hệ và ảnh
hướng đến phiên mã. K iểu này cùa sự điều hoà phối hợp gen dẫn đến tính linh động lớn, vì

67
nó có thể phán ứng đối với nhiểu tín hiệu tế bào có thể nhận được sự phiên mã hiệu quả,
cho phép tích hợp các tín hiệu này (Raven et al., 2010).

Các tảc Các gen


nhân chung

hoà này gắn vào ADN tại các ndi


xa được biết như là các miền tăng cường. Khi ADN
uốn cong do vây miển tăng cường được mang vào
gần với phức hệ khởi đầu, các protein hoạt hoá
tương tác với phức hệ làm tăng tốc dộ phiên mã
Các chất đống hoạt hoá
Các tác nhân phiên mâ này truyền các tín hiệu từ
các protein hoạt hoá đến các tác nhân chung.
Các tác nhân chung
Lõi của gen Các tác nhàn phièn mả này định vị ARN polymerase
khỏi động tại ndi khỏi hành của trình tự mả hoả protein và sau đó
giải phóng polymerase để bát dầu phiẻn mả.
Hình 1.45. C ác tương tác của các tác nhân khác nhau bên trong phức hệ phiên mã
Tất cả các tác nhản phiên mã chuyên biệt gắn vào các trinh tự tăng cường vốn có thể là cách xa miền khởi
động. Các protein này sau đó tương tác với phức hệ khởi đẩu nhờ vòng ADN mang các tác nhân đến gần với
phức hệ khởi đầu. Như đã mô tả chi tiết trong kênh chữ, một số các tác nhân phiên mã, được gọi là các chất
hoạt hoá, có thể tương tác trực tiếp với ARN polymerase II hoặc phức hệ khỏi đẩu, trong khi các tác nhân khác
đòi hỏi phải có thêm các chất đổng hoạt hoá. (Theo Raven et al., 2010).

1.2.8. Cấu trúc crom atin (chrom atin) eukaryote

Các cơ thể có nhân (eukaryotes) có sự biểu hiện gen bổ sung vượt rào A D N sở hữu vốn
được đóng gói vào cromatin. Sự đóng gói A D N lần thứ nhất vào các N ST rồi sau đó vào các
cấu trúc thứ bậc cao hơn của cromatin mà hiện nay cho rằng phải liên quan trực tiếp đến sự
điều hoà biểu hiện gen.
Cấu trúc cromatin ở mức thấp nhất của nó là sự tổ chức của A D N và các protein histon
vào các th ể nhân (nucleosome). C ác thể nhân này có thể phong toả sự liên kết của các tác
nhân phiên mã và A R N polymerase II tại miền (gen) khởi động (promoter).
Tổ chức thứ bậc cao hơn của cromatin, vốn chưa hiểu được hoàn toàn, xuất hiện sự phụ
thuộc vào trạng thái của các histon trong các thể nhân. C ác histon có thể được biến đổi cho
ra kêì quả cô đặc hơn cromatin làm cho các miền khởi động còn ít tiếp nhận đối với các
tương tác AD N - protein. Phức hệ tái tạo hình mẫu cromatin rời khỏi có thể làm cho A D N
được liếp nhận hơn.

1.2.8.1. Cả ADN và cá c protein historì c ó t h ể bị biển dối


Sự m etyl hocí A D N phải có vai trò lớn trong sự điều hoà biểu hiện gen trong các tế bào
động vật có xương sống. Bổ sung nhóm metyl vào xytosin tạo nên 5' - metylxytosin, nhưng
sự biến dổi này không ảnh hướng đến sự cặp đôi bazơ của nó với guanin (hình l .46). Tương
tự, bố sung nhóm metyl vào uraxyl sản sinh ra thymin, vốn rõ là không ảnh hưởng den cặp
dôi ba/.ơ với adenin.

68
Nhiều gen động vật có vú bất hoạt
là bị metyl hoá và đưa đến kết luận
ràng metyl hoấ gây nên sự bất hoạt.
Nhưng bây giờ sự metyl hoá được xem
như ít có vai trò trực tiếp, phong toá sự Phosphate
phiên mã ngẫu nhiên của cấc gen "đã
tắt". Các tế bào động vật có xương sống
Nhóm metyl
rõ là sớ hữu protein vốn gắn kết vào các
tập hợp cùa 5' - metylxytosin, ngãn
chặn các chất hoạt hoá phiên mã không Hình 1 .46. M etyl h o á ADN
cho lối vào A D N . Như vậy, sự metyl Xytosin bị metyl hoá, tạo nên 5' - metylxytosin. Vì rằng
hoá AD N (rong động vật có xương nhóm metyl được định vị tại phía bên, nó không can dự
với các liên kết hydro của cặp base G—X; nhưng nó có
sóng dám bảo dược rằng mỗi khi gen thể bị các protein nhận biết.
đã tắt, nó sẽ bị loại.
Các protein histon vốn tạo nèn lõi cúa thể nhân (nucleosome) cũng có Ihổ bị biến đổi.
Sự biến đổi này được hiệu chỉnh với các vùng hoạt tính ngược với vùng bất hoạt của
cromatin, tương tự đối với sự metyl hoá A D N như vừa mô tả. C ác histon cũng có thể bị
mctyl hoá và sự thay đổi này nói chung được phát hiện trong các vùng bất hoạt của
cromatin. Cuối cùng, các histon có thể bị biến đổi bời sự bổ sung của nhóm axetyl và sự bổ
sung này được hiệu chỉnh với các vùng hoạt tính cùa cromatin.

1.2.8.2. Một s ô chất hoạt hoá phiên mã biến dổi cấu trúc cromatin
Điều hoà phiên mã đòi hỏi sự hiện C á c nucleosom phong toả mổi liên kết của
ARN polymerase II vào gen khỏi động
diện của nhiều tác nhân khác nhau đé’
hoạt hoá sự phiên mã. Một số chất hoạt — Axit amin
hoá hình như tương tác trực tiếp với đuôi histon

phức hệ khởi đầu, hoặc là vối các chất


đổng hoạt hoá vốn tự chúng tương tác
với phức hệ khởi đầu. C ác trường hợp đầu cuối
khác là không rõ như thế. Nổi lên sự BỔ sung các nhóm axetyl vào các
đồng thuận rằng, một số chất đồng hoạt đuôi histon thay dổi selenoit do vây
ADN sử dụng được cho phiên mã
hoá đã nêu là phải axetyl hoá histon.
Trong các trường hợp này, sự phiên mã
đã gia tâng nhà sự dịch chuyển cấu trúc
cromatin trật tự cao hơn vốn có thé
ngăn cản sự phiên mã (hình 1.47). Một
số chất đổng ức chế (corepressors) đã
nêu cũng phải loại các nhóm axetyl. ADN có thể dùng được cho phiên mă

Các quan trắc này đã dẫn đến sự Hình 1.47. S ự biến đổi histon ảnh hưởng đến
già định rằng "mã hislon" phải tồn tại, cấu trúc cromatin
dồng hình đối với mã di truyền. Mã ADN trong các eukaryote được tổ chức truớc hết vào các thể
nhản (nucleosomes) và sau đó vào các cấu trúc của cromatin
histon này được công nhận là đổ nhấn thứ bậc cao hơn. Các histon tạo nên lõi của thể nhân có các
mạnh sự điều hoà cấu trúc cromatin và đuòi axit amin nhô ra. Các đuôi axit amin này có thể bị biến
như vậy, công nhận lối vào của bộ máy đổi bởi sự bổ sung các nhóm axetyl. Sự axetyl hoá biến đổi
cấu trúc của cromatin làm cho nó trỏ nên được tiếp nhận vào
phicn mã đến A D N . bộ máy phiên mã. (Theo Raven et al., 2010).

69
1.2.8.3. C ác p h ú c h ệ thay dôi chất nhiém sá c (cromatirì) cũn g biến dổi cấu trúc của nó
(chất nhiém sác)
Phác thảo về những thay đổi cấu trúc Tá c nhân cải tân phụ thuộc A T P
của chất nhiễm sắc có thể điều hoà như thế
nào sự biểu hiện gen là sự bắt đẩu của ý
tướng. Phát hiện mở đường là sự tồn tại của
Al)l*4 (J)
cái gọi là phức hệ thay đổi chất nhiễm
sác (croinatin). Những phức hệ lớn này
của các protein bao gồm các enzym vốn
biến đổi các histon và A D N và cũng thay
đổi bản thân cấu trúc cromatin. 2. Thể nhân được thay dổi
Một lớp các tấc nhân cải tân này (các
tác nhân thay đổi cromatin phụ thuộc
A TP ) hoạt động như là các động cơ phân
tứ vốn ảnh hướng đến A D N và các histon.
Các tác nhân cải tân này sử dụng nãng
lượng từ A T P để thay đổi tưcmg quan giữa
các histon và A D N . Chúng có thể xúc tác 3. Thể nhân đổi chỗ 4. Thay thế histon

4 sự biến đổi khác nhau trong liên kết


histon/ADN (hình 1.48): 1) thể nhân
(nucleosome) trượt dọc theo A D N làm
thay đổi vị trí của thể nhân trên A D N ; 2)
tạo trạng thái thay đổi nơi A D N được tiếp Hinh 1.48. Chức n ỉn g của các tác nhãn thay đổi
nhận hơn; 3) chuyển dời các thể nhân khỏi hình mẵu phụ thuộc A TP
A D N ; 4) chuyển chỗ của các histon với các Các tác nhân thay đổi hình m ỉu phụ thuộc ATP sử dụng
năng luọng từ ATP để thay đổi cấu trúc cromatin. Chúng
histon biến thể. Tất cả các chức năng này
có thể (1) truợt các nucleosom dọc theo ADN để lộ ra các
hoạt động để làm cho A D N được tiếp nhận vị tri liên kết cho các protein; (2) tạo nên trạng thái thay đổi
hơn đối với các protein điều hoà, vốn đến hình máu của cromatin noi AON đuọc tiếp nhận hờn; (3)
chuyển dời hoàn loàn các thể nhân khỏi ADN và (4) thay
lượt, gây tác động tới sự biểu hiện gen. thế histon trong các thể nhân với các histon biến thể.

1.2.9. Điều hoà sau phiên mã ở tế bào có nhân (eukaryote)

Sự tách biệt phiên mã ở trong nhân và dịch mã ở trong tế bào chất trongeukaryote
cung cấp các điểm có thể cho việc điều hoà vốn không tồn tại trong prokaryote. Đã nhiều
nãm chúng ta nghĩ về điều đó như là các dạng điều hoà "thay đổi", nhưng bây giò đã xuất
hiện điều rằng chúng đóng vai trò trung tâm hơn nhiều so với đã nghi ngờ trước đày. Trong
phần này chúng ta sẽ xem xét một số cơ chế kiểm tra sự biểu hiện gen bắt đầu với lĩnh vực
mới hứng thú về điều hoà bởi các A R N bé (smal R N A s).

1.2.9.1. Các A R N b é tác dộng sa u phiên mã d ế đ ié u hoà biểu hiện gen


Nghiên cứu sự phát triển đã dẫn đến nhiều nhận thức quan trọng trong sựđiều hoà sự
biếu hiện gen. V í dụ nổi bật là sự phát minh ra các A R N bé gây ảnh hưởng đến sự biểu hiện
gen. Mộl thế đột biến dược cách ly trong giun c. elecgans được gọi là lin - 4 đã biết làm
thay đổi thời gian phát triển, thể đột biến dị ihời được gọi như vậy. Các nghiên cứu di

70
truyền đã chỉ ra rằng, gen ấy được một gen khác, lin - 14 , điều hoà. K h i gen !in —4 được
Ambros, Lee và Feinbaum phân lập năm 1992, các nhà nghiên cứu này đã cho thấy rằng nó
không mã hoá sản phẩm protein. Thay vào đó, gen lin - 4 đã mã hoá chỉ hai phân tử A R N
bc, một có 22 nt và một có 61 nt (nucleotit). Tiếp theo A R N 22 nt đã xuất phát từ A R N dài
61 nt. Công trình tiếp theo đã chi ra rằng, A R N bé này đã bổ sung cho vùng trong gen dị
thời khác, ỉin - 14. Mô hình đã được phát triển nơi A R N lin - 4 đã tác động như là một
chất ức chế dịch mã của m A R N lin - 14 (hình 1.49). Mặc dầu nó đã không được gọi đúng
lúc, đó đã là lần đầu tiên nhận biết được vi A R N (micro R N A ) hoặc m iA R N .
Hướng khác biệt hoàn toàn đòi hỏi liên quan việc sử dụng các A R N sợi kép để loại bỏ
sự bieu hiện gen. Điều đó đã được chỉ ra đối với hoạt động bằng con đường của lớp khác
của A R N bé, được gọi là các A R N bé gây nhiễu, hoặc các s iA R N . Chúng có thể được đưa
vào bằng thực nghiệm, xuất phát từ các virut xâm nhập hoặc thậm chí được mã hoá trong
bộ gen (genome). Sử dụng siA R N để điều hoà sự biểu hiện gen đã phát hiện ra sự tồn tại
cúa các cơ chế đối với sự điều hoà biểu hiện gen bằng con đường của các A R N bé.
Từ khi phát hiện ra điều đó, sự gây câm gen (làm bất hoạt gen) bởi các A R N bé đã là
nguồn hứng thú lớn đối với cạ các sử dụng thực nghiệm và như một sự giải thích về sự điều
hoà sau dịch mã của biểu hiện gen. V ì các A R N bé này đã được nghiên cứu trong nhiều hệ
thống, dẫn đến sự tăng các thuật ngữ để mô tả chúng. Nghiên cứu mới đây đã phát hiộn ra
sự phong phú về các kiểu mới của các A R N bé, nhưng chúng ta tự hạn chế đối với hai iớp
của m iA R N và siA R N , vì chúng đã được xác lập tốt và đã sáng tỏ bộ máy gây câm A R N .
Ý tưởng khoa học
Giả thuyết: Vùng của gen Un - 14 bổ sung cho miARN lin - 4 điều hoà biểu hiện gen lin - 14.
Dự đoán: Nếu vùng bổ sung lin - 4 của gen Un - 14 được nối vào gen thông báo (reporter gene), sau đó
gen thõng báo này sẽ chỉ dẫn s ự điều hoà tương tự đối với lin - 14.
Thử nghiêm: ADN tài tổ hợp được dùng đ ể tạo hai chuyển đổi của gen thông bào (P~ galactosidase).
Trong giun (C. elegans) chuyển gen, sự biểu hiện của gen thông báo sinh ra màu xanh (blue color).
1. Gen p - galactosidase vởi vùng khổng được dịch chứa vùng bổ sung lin - 4.
2. Gen p - galactosidase vởi sự điểu hoà vùng khổng dịch mả 3' thiếu vắng vùng bổ sung lin - 4.
Kèt qua: Vùngmảhoá U n - 4 bổ sung
1. Các con giun chuyển gen vởi gen
Gen Un -1 4 (5 5 Ẽ II
thông báo cộng thêm vùng không dịch mã 3'
lin - 14 chỉ dẫn sự biểu hiện gen trong ấu Vùng mả hoá J
trùng L1 nhưng không phải ấu trùng giai Gen p -galacto sid ase(5ĩ
đoạn L2. Đó là hình mẫu được trồng chờ đối
vời gen lin - 14 vốn được điều hoà bỏi lin - 4.
2. Các con giun chuyển gen vởi gen Ấu trùng L1 Ấu trùng L2
thông báo cộng thêm vùng khổng được dịch
mã 3' đối chứng không chỉ ra hình mẫu biểu
hiện được trồng chờ đối vởi sự điều hoà bởi L in - 14 3' không được dịch
lin - 4.
Kết luận: Vùng không dược dịch mã 3'
từ lin - 14 là đủ đ ể loại bỏ sự biểu hiện gen
Đối chứng 3' không được dịch
trong ấu trùng L2.
Các thực nghiệm tiếp theo: Hình Hình 1.49. Điểu hoà sự biểu hiện gen lin - 14
mẫu biểu hiện nào sẽ được bạn dự đoán đối Gen lin - 1 4 được điều hoà bởi gen lin - 4. Điều này được trung
vòi các cấu trúc trong thể đột biến thiếu gian bởi vùng của vùng không đuợc dịch 3' cùa mARN lin —14
chức nàng lin - 4? vốn là bổ sung cho miARN Un - 4. (Từ Raven et al., 2010).

71
a) C á c g e n m iA R N
Phát minh ra vai trò của các
A R N polymerase lĩ
m iA R N irong sự biểu hiện gen xuất
hiện ban đầu bị hạn chế đối với giun
Gen microARN
tròn vì gen lin — 4 không có bất kỳ
các dồng hình rõ ràng nào trong các ¡Pri - microARN

hệ thống khác. Bảy năm sau đó, một


gen thứ hai, let - 7, đã được phát
[Droshal Pre - microARN
hiện trong con đường như thế trong
c. eìegans. Gen let - 7 cũng đã mã
Exportĩn 5
hoá A R N 22 nt vốn đã có thể ảnh
hưởng đến dịch mã. Trong trường
hợp này, các đổng hình đối với let -
7 đã được phát hiện ra ngay cả trong
D rosophilla và trong con người.
V ì gia tăng sô' lượng các m iA R N
miARN trưởng thành
đã được phát hiện trong những cơ
thể khác nhau, sự phát hiện gen
m ARN
m iA R N đã phải nhò sự giúp đỡ
nghiên cứu của máy tính và các Phân cắt mARN B k
phương pháp năng suất cao như các
vi mạng (microarrays) và phân tích mARN

trình tự năng suất cao mới. C ơ sở dữ


liệu cho bản liệt kê hiện tại các
Hình 1.50. Phát sinh sinh vật và chức năng của miARN
m iA R N đã biết 695 các trình tự
Các gen đối với miARN được phiên mã bỏi ARN polymerase II
m iA R N cùa người. để sinh ra Pri - miARN. Điều đó được tiến hành bỏi Drosha
Các gen đối với m iA R N đã phát nuclease để tạo ra Pre - miARN ( tiền miARN), vốn được xuất
xứ lừ nhãn gắn vào tác nhân xuất (export factor) Exportin 5.
hiện được trong nhiều vị trí bao gồm MỘI khi đã ỏ trong tế bào chất, Pre - miARN được xử lý bởi
cả các intron của các gen đã biểu Dicer nuclease để tạo ra miARN trưởng thành. miARN được tài
vào R ISC , chất này có thể tác động để, hoặc là phân cắt các
hiện và lhường tập hợp với nhiều loại
mARN đích, hoặc để ức chế sự dịch mã của các mARN đích.
m iA R N trong đơn vị phiên mã đơn. (Theo Raven el al., 2010).
Cũng dã phát hiện ra chúng trong các
vùng của bộ gen vốn đã được coi như
câm phiên mã. Sự phát hiện này đặc biệt lý thú vì công trình khác đang quan sát sự phiên mã
qua các bộ gen (genome) động vật đã phát hiện thấy rằng, nhiều thứ chúng ta nghĩ là câm
phiên mã, ihực tế là không phải.
b) P h á t s i n h s i n h v ậ t v à c h ứ c n ă n g c ủ a m iA R N
Sự sản sinh ra m iA R N chức năng bắt đầu từ trong nhân, kết thúc trong tế bào chất với
A R N 22 nt vốn hoạt động để ức chế sự biểu hiện gen (hình 1.50). Nơi phiên bản khới đầu
của gen m iA R N là bởi A R N polymerase II sinh ra phiên bản gọi là Pri - m iA R N . Vùng
cúa phiên bản này chứa m iA R N có thổ cuộn xếp ngược lại lên bản ihân nó và cặp base tạo
nên cấu trúc thân và vòng. Cấu trúc này được cắt ớ trong nhân bới nuclease gọi là Drosha
vòn cắt tia m iA R N để cho đúng cấu trúc thân và vòng vốn bây giò được gọi là Pre -
m iARN (tiền-m iA R N ). Pre - m iA R N này được xuất ra khỏi nhân qua lỗ nhân được gắn
vào protein exportin 5. Một khi đã ờ trong tế bào chất, Pre - m iA R N tiếp tục được phân cắt
bới nuclease khác được gọi là D icer để sản sinh ra A R N sợi kép ngắn chứa m iA R N .
m iAR N này được tải vào trong phức hệ các protein được gọi là phức hệ gây câm (làm bất
hoạt) dược A R N cám ứng, hoặc R IS C (các chữ cái dầu từ Anh ngữ: R N A induced silencing
complex - phức hệ gây câm được A R N cảm ứng). R IS C bao gồm protein gắn kết A R N
được gọi Argonaute (Ago), protein này tương tác với m iA R N . Sợi bổ sung này là, hoặc bị
loại bỏ bới nuclease, hoặc bị chuyến dời trong quá trình tải.
Tại điểm này, R IS C được hướng đích để ức chế sự biểu hiện của các gen khác dựa vào
tính bổ sung làn h tự đối với 1ĨÚ A R N . Vùng bổ sung thường là trong vùng 3' không dược
dịch mã cúa các gen và kết quả có thê là m A R N bị phân cắt hoặc ức chế dịch mã. Trong
dộng vật, sự úc chế dịch mã xuất hiện phổ biến hơn so với sự phân cắt m A R N , mặc dầu cơ
chế chính xác của sự ức chế này còn chưa rõ. Trong thực vặt, sự phân cắt của m A R N bới
R ISC là phó biến và có lẽ phải liên quan đến sự bổ sung chính xác hơn, điểu đã được phát
hiện giữa các m iA R N thực vật và các đích được so sánh cùa chúng đối với động vật.
c) N h iễ u A R N (R N A interference)
Gây câm gen được A R N bé dsARN ngoại sinh, gen nhảy, virut

trung gian đã được biết tới nhiều


năm. Đã có một vài lộn xộn xảy ra
do những quan sát trong các hệ Dicer cắt lặp lại
thống khác biệt dẫn đến nhiểu tên
gọi cho hiện lượng giống nhau. PJ£C'ỊK ỈÍỈỈỈ& ^M £ !M ỵ£ Ị£ ĩ
Thực vậy, sự nhiễu A R N , sự đổng ” MW££í£í££^'
ức chế (cosuppression) và gây câm
sau phiên mã, tất cả tác động thông siARN
qua các cơ chế hoá sinh tương tự. trong R IS C
Thuật ngữ nhiễu A R N hiện tại là
phổ biến nhất và liên quan với sự mARN
hình thành các siA R N . ỷ r r s iv J - jv J W M r r s < r i
■srrrrsrrĩTL,
Sản sinh ra s iA R N là tương tự
với m iA R N ngoại trừ rằng chúng
Phân cắt mARN đích
xuất hiện từ A R N sợi kép dài
(hình 1.51). Hình 1.51. Phát sinh sinh vật và chức năng của các siARN
Đó có thể hoặc là một vùng rất Các siARN có thể xuất hiện từ các nguồn tạo nên các vùng sợi
dài của sự tự bổ sung, hoặc từ hai kép dài của ARN. Các ARN sợi kép được Dicer nuclease xử lý
A R N bổ sung. C ác A R N sợi kép để sản ra nhiều siARN vốn là mỗi một được tải vào bản thân
R ISC của chúng. Sau đó R ISC này phân cắt mARN đích. (Từ
dài này được tiến hành bởi Dicer Raven et al., 2010).
đế thu được nhiều siA R N vốn định
.vị (rong Ago chứa R IS C . Các R IS C thường có tính bổ sung gần như hoàn chỉnh đối với các
m A RN đích cùa chúng và kết quá là phân cắt m A R N bới siA R N chứa R IS C .
Nguồn của các A R N sợi kép để sản sinh ra các siA R N có thế hoặc là từ tế bào, hoặc là
từ bên ngoài tế bào. Từ bán thân tế bào, có các gen sản sinh ra các A R N với các vũng dài

73
cùa sự tự bổ sung vốn cuộn xếp ngược lại để tạo nên cơ chất cho D icer trong tế bào chất.
Chúng cũng có thể xuất hiện từ các vùng lặp lại của bộ gen, nơi có chứa các thành phẩn dễ
chuyển dịch. C ác A R N sợi kép ngoại sinh có thể được đưa vào bằng con đường thực
nghiệm hoặc do bị nhiễm virut. Nguồn cuối cùng (do nhiễm virut) của các A R N sợi kép có
thế là điểm cho sự tiến hoá của bộ máy gây câm A R N như là dạng bảo vệ chống lại virut.
d.) P h ả n b i ệ t c á c m iA R N v à c á c s iA R N
Sự phát sinh sinh vật của cà hai m iA R N vả s iA R N liên quan với sự phân cắt bời Dicer
và sự hợp nhất vào phức hệ R IS C . Vấn đề chủ yếu là phân biệt được hai kiểu này cùa các
phân tử là các đích của chúng: các m iA R N có đích là ức chế các gen khác nhau về nguồn
gốc cúa chúng, trong khi các s iA R N nội sinh hướng tới sự ức chế các gen mà từ Ợó chúng
xuất hiện. Các SỈA R N bổ sung được dùng bằng cách thực nghiệm để loại bỏ sự biểu hiện
gen. Đó là lợi thế của bộ máy tế bào dể ngắt gen dựa vào A R N sợi kép phù hợp với gen
được quan tâm.
Có nhiểu sự khác biệt giữa hai lớp A R N bé. K h i đã kiểm tra được nhiểu loài, các
m iA R N hướng tới phải được bảo tổn tiến hoá trong khi các s iA R N thì không. K h i mà sự
phát sinh sinh vật là giống nhau trong các thuật ngữ của các nuclease liên quan, cấu trúc
thực cùa các A R N sợi kép không phải là như vậy. Phiên bản (transcript) của các gen
m iA R N tạo nên các cấu trúc vòng — thân (stem - loop structures) chứa m iA R N trong khi
các A R N sợi kép tạo ra s iA R N có thể nhị phân, hoậc các vòng - thân rật dài. Những vùng
sợi kép dài này dẫn đến nhiều kiểu s iA R N trong khi chỉ có m ịA R N đơn được tạo ra từ tiền
m iA R N (pre - m iA R N ).

1.2.9.2. C á c A R N b é c ó th ể trung gian hình thành chất dị nhiễm s ắ c (heterochrom atin)


Các con dường gây câm A R N cũng liên quan trong sự hình thành chất dị nhiễm sắc
trong nấm men phân đôi (fission yeast), thực vật và ruổi giấm ( D ro so p h ila ). Trong nấm
men phân đôi, sự hình thành chất dị nhiễm sắc tâm động (centromeric heterochroma tin)
được khới động bởi các s iA R N được sinh ra do tác động của D icer nuclease. Sự hình thành
chất dị nhiễm sắc cũng liên quan với sự biến đổi cùa các protein histon và như vậy liên
quan đến sự nhiều A R N cùng với phức hộ thay đổi cromatin trong hệ thống này. Điểu còn
chưa rõ là nó được phổ biến bằng cách nào.
Trong D rosophila, có bằng chứng di truyền vẻ sự liên quan của bộ máy nhiễu A R N
trong sự hình thành chất dị nhiễm sắc. Điều đó đặc biệt rõ trong dòng mầm, nơi chuyên
biệt của A R N bé xuất hiện phải liên quan việc gây câm các gen nhảy trong sự sinh tinh
trùng và sinh trứng. Cũng đã có bằng chứng rằng, cơ chế tương tự có thể tác động trong
động vật có xương sống.
Thực vật là trường hợp hấp dẫn, chúng có nhiều các loại A R N bé. Con đường nhiễu
A R N là phức tạp hơn so với động vật với sự đa dạng của các protein D icer nuclease và các
protein liên kết A R N Ago. Một lớp của siA R N nội sinh có thể dẫn đến sự hình thành chất
dị nhiễm sắc bới sự metyl hoá A D N và sự biến đổi histon.

1.2.9.3. Gây câm thay dối (xen kẽ) c ó th ế tạo ra nhiều protein từ m ộ t gen

Như đã thảo luận ớ trên, sự cắt, nối tiền m A R N (pre - m A R N ) là một trong các quá
trình dẫn đến m A R N trướng thành. Nhiều cách nối có thể tạo ra các m A R N khác nhau từ
một phiên bàn sơ khai đơn (single primary transcript - m A R N sơ khai, tiền m A RN ) bằng
sự nối thay đổi. Cơ chế này cho phép mức khác của sự điều hoà biểu hiện gen.
Sự nối thay đổi có thể biến đổi các sự kiện nối vốn xảy ra trong các giai đoạn khác
nhau của sự phát triển hoặc trong các mõ khác nhau. Một ví dụ về các phân hoá phát triển
dã dược phát hiện trong Drosophila, trong đó sự xác định giới tính là kết quả cùa loạt phức
tạp cùa các sự kiện nối thay đổi (xen kẽ) vốn khác biệt trong con đực và con cái.
Một ví dụ tuyệt diệu của sự nối thay đổi đặc hiệu mô trong tác động được phát hiện
tiong hai cơ quan khác nhau của con người: tuyến giáp (thyroid gland) và vùng dưới đổi
(hypothalamus). Tuyến giáp chịu trách nhiệm vê sự sản xuất các hormon vốn kiém tra các
quá trình như nhịp trao đổi chất. Vùng dưới đổi, định vị trong não, thu gom thông tin từ
thân thê’ (ví dụ, sự cân bằng muối) và giải phóng các hormon, vốn đến lượt, điều hoà sự tiết
các hormon từ tuyến khác, như luyến yên (pituitary gland). Nghiên cứu đầy đủ vể các tuyến
đó trong chương 3 của phẩn một này.
Hai cơ quan này sản ra hai hormon khác biệt: canxitonin và CGRP (calcitonin gene -
related peptit, peptit liên quan gen canxitonin) như là phần chức năng của chúng.
Canxilonin điều phối sự hấp thụ canxi và cân bằng canxi trong các mô, chẳng hạn như các
xương và răng. C G R P liên quan trong số các chức năng nội tiết và thần kinh. Mặc dầu hai
hormon này được dùng cho rất nhiều mục đích sinh lý khác nhau, chúng được sản ra từ
cùng một phiên bàn (transcript, m A R N sơ khai) như trên hình 1.52.
1

Đuôi 3' poly - A

Phiên bản ARN sơ khai I


C ác intron bị cát tách

I Uể Exon /\
ỊB In lío n
Hinh mẫu nối tuyến giáp Hinh mẫu nối vùng dưới đổi

3 5 6

-JT 7 : y Đuôi 3’
Mủ 5' - * Mũ 5' ' aăHHi
mARN trưởng thành
W p o ly - A
mARN trưởng thành

Canxitonin I- CGRP
Hình 1.52. Sự cắt nôi xen kẽ
Nhiều phiên bản sơ khai có thể được nối theo các cách khác nhau để xuất hiện đa mARN. Trong ví dụ này,
trong tuyến giáp (thyroid gland) phiên bản sơ khai được nối chứa bốn exon mã hoá protein canxitonin
(calcitonin). Trong vùng dưới dổi (hypothalamus) exon thứ tư, vốn chứa vị trí poly - A được sử dụng trong tuyến
giáp, là được bỏ qua (nhảy cách quãng) và hai exon bổ sung được thêm vào để mã hoá protein peptit liên
quan gen canxitonin (C G RP). (Raven et al., 2010).

Sự tổng hợp một sản phẩm tốt hơn so với sàn phẩm khác được xác định bởi các tác
nhân đặc hiệu mô vốn điểu hoà quá trình sự cắt nối phiên bản sơ khai (primary transcript).
Trong trưởng hợp cùa canxitonin và C G R P , sự nối tiền m A R N được điéu phối bời các tác
nhân vốn là hiện diện trong tuyến giáp và trong vùng dưới đồi.

1.2.9.4. S ự h iệ u chinh ARN làm thay dồi mARN sau phiên mã


Trong một vài trường hợp, sự hiệu chỉnh các phiên bản m A R N trướng thành có Ihể sản

75
ra m A RN bị thay dối vốn không đích thực dược mã hoá trong genome, một khả năng
không mong đợi. Lần đầu tiên đã phát hiện ra sự hiệu chỉnh A R N như là sự cài các gốc
uraxil vào trong một số các phiên bản (transcripts) trong động vật nguyên sinh (protozoa)
và đã nghĩ rằng đó phải là sự bất thường.
Sự hiệu chỉnh A R N của các loại khác biệt đã có từ khi phát hiện ra trong các loài động
vật có vú, gổm cả con ngưòi. Trong trường hợp này, sự hiệu chỉnh liên quan đến sự biến đổi
hoá học của base gây nên sự biến đổi các tính chất cặp base của chúng, thường bởi sự loại
amin. V í dụ, cả sự loại amin cùa xytosin đối với uraxil và loại amin của adenin đối vỏi
inosin đã quan sát được (các cặp inosin như là G sẽ có trong khi dịch mã).
a) A p o lip o p r o te in l i
Protein người apolipoprotein B có liên quan trong sự vận chuyển cholesterol và
triglyxerit. Gen mã hoá protein này, apoB , là lớn và phức tạp, gồm 29 exon hầu như rải qua
50 kilobase (kb) cửa A D N .
Protein này tổn tại ớ hai dạng: dạng APO BIOO dài đẩy đủ và dạng A PO B 4 8 bị cắt cụt.
Dạng cắt cụt này là do một sự thay đổi cùa m A R N vốn biến đổi mã (codon) liên quan
với glutamin của mã vốn là mã dừng. Còn xa hơn thế, sự hiệu chính này xảy ra theo cách
đặc hiệu mô; dạng được hiệu chỉnh xuất hiện chỉ trong ruột, trong khi gan chỉ tạo ra dạng
dài đáy đù. Dạng A IX ) B I00 dài đầy đú là bộ phận của cấu tử lipoprotein tỷ trọng thấp (low
density lipoprotein, L D L ) là chất mang cholesterol. Các mức cao của huyết thanh (serum)
L D L dược cho ràng phải là chỉ số quan trọng báo trước của bệnh xơ vỡ động mạch trong
con người. Không thấy sự hiệu chỉnh có hiệu ứng nào đối với các mức của phiên bản đặc
hiệu ruột (Raven et al., 2010).
b) C h ấ t n h ậ n s e r o t o n i n 5 - H T
Sự hiệu chỉnh A R N cũng đã quan sát được trong một số chất nhận của não bộ đối với
các thuốc có chứa thuốc phiện trong con người. Một trong các chất nhận này, chất nhận
serotonin 5 - H T, là được hiệu chỉnh tại nhiều nơi để sản sinh ra toàn bộ 12 dạng đổng
phân khác biệt cúa protein.
Chưa rõ các dạng này cùa sự hiệu chỉnh A R N được phổ biến như thế nào, nhưng chúng
là bằng chứng tiếp theo rằng, thông tin được mã hoá bên trong các gen chưa phải đoạn kết
cúa câu truyện về sự hình thành protein.

1.2.9.5. mARN phải duợc vận chuyển ra khỏi nhân d ể dịch mă


Các phiên bàn m A R N được xử lý rời nhân qua các lỗ nhân. Sự di chuyển cùa phiên
bán (tiền m A R N , m A R N sơ khai) xuyên qua màng nhân là một quá trình chủ động vốn
dòi hói phiên bản phải được các chất nhận lót mặt trong của lỗ nhận biết. Các phần
chuyên biệt của phiên bán, như đuôi poly - A , dường như có vai trò trong sự nhận biết
này (Raven et al., 2010).
Có bàng chứng ít chặt chẽ rằng, sự biêu hiện gen được điều hoà tại điểm này, mặc dầu
nó phái có thế. Trung binh, khoảng 10% của các phiên bản sơ khai bao gồm các exon vốn
sẽ lạo ncn các trình tự m A R N , nhưng chi khoảng 5% của lổng các m A R N đã được sản ra
luôn luôn dạt dến tế bào chất. Sự quan sát này đề nghị rằng, một nửa các exon trong các
phiên bản sơ khai không bao giờ rời nhân, nhưng chưa rõ sự biến mất của m A R N này là
được chọn lọc.

1.2.9.6. Điêu hoà s ự khởi dẩu dịch mã


Sự dịch mã của phiên bản m A R N đã được xử lý bời các ribosom trong tế bào chất liên
quan đến phức hệ cấc protein được gọi là các rác nliân dịch m ã (translation factors). Tại ít
nhất trong một số trường hợp, sự biểu hiện gen được điểu hoà bằng cách biến đổi của mộl
hoặc nhiều các tác nhân này. Trong các trường hợp khác, protein ức chê dịch mã (translation
repressor protein) ngắt sự dịch mã bời sự liên kết vào nơi bắt đầu của phiên bản, do vậy nó
không thế gắn vào ribosom.
Trong con người, sự sản sinh ferritin (một protein tích lũy sắt) binh thường bị ngắt
bới protein ức chế dịch mã được gọi là aconitase. Aconitase gắn vào trình tự 30 nt tại nơi
bắl đầu của m A R N ferritin, tạo nên một vòng ổn định mà các ribosom không thể gắn vào
đó. K hi sất xâm nhập vào tế bào, mối liên kết cùa sắt vào aconitase làm cho aconilase
phân ly khỏi m A R N ferritin, m A R N đang tự do phải được dịch mã và sự sản sinh ferritin
tăng lên 100 lần.

1.2.9.7. Điều hoà s ự phân giải mARN


Tính ổn định cúa các phiên bản m A R N trong tế bào chất cũng ảnh hưởng đến sự biểu
hiện gen. Không giống với các phiên bản m A R N prokaryote, vốn điển hình có nửa thời
gian sống (half - life) khoảng 3 phút. Các phiên bản m A R N eukaryote là rất ổn định. V í
dụ, phiên bản gen [3 — globin có nửa thời gian sống trẽn 10 giờ, một thời gian dài dường
như vô tận trong cuộc sống trao đổi chất vận dộng nhanh của tế bào.
Tuy nhiên, các phiên bản mã hoá các protein điéu hoà và các tác nhân sinh trường
thường là rất ít ổn định, với chu kỳ nửa thời gian sống ngắn hơn 1 giờ. Cái gì đã làm cho
các phiên bản đặc biệt này không ổn định như vậy? Trong nhiều trường hợp, chúng chứa
các trình tự đặc hiệu ở cạnh các đầu 3' vốn làm cho chúng trở thành các đích cho các
enzym phân giải m A R N . Các trình tự của các nucleotit A và u cạnh đuôi 3' poly - A của
phiên bàn khới động sự loại bỏ đuôi, vốn làm giảm ổn định của m A R N .
Mất đuôi poly - A dẫn đến sự phân giải nhanh bởi 3' đến 5' A R N exonuclease
(nuclease bên ngoài, ngoại nuclease). Hậu quả khác của việc mất đuôi poly - A này là sự
kích thích các enzym loại bỏ mũ (decapping enzyms) vốn chuyển dịch mũ 5' dẫn đến sự
phân giải bởi 5' đến 3' A R N nuclease.
Các phiên bàn m A R N khác chứa các trình tự cạnh các đẩu 3' là các vị trí nhận biết đối
với các endonuclease (các nội nuclease), vốn gây nên sự tiêu hoá nhanh các phiên bản này.
Nửa thời gian sống ngắn của các phiên bàn m A R N cùa nhiểu các gen điểu hoà là quan
trọng dối với chức năng của các gen này, vì chúng giúp cho các mức cao cùa các protein
trong tế bào phái biến đổi nhanh.
Khái quát lại các phương pháp khác biệt về sự điều hoà sau phiên mã của biểu hiện gen
dược dẫn ra trong hình 1.53 dưới đây.

77
S ự khởi đẩu 2.
phiên mã
Hẩu hết sự
kiểm tra biểu
hiện gen đạt
dược bời sự
điểu hoà tần
SỐ của sự khỏi
đẩu phiên mã.

B iê n đổi sau

Phosphorin
hoá hoậc các
đổi hoá
học khác biến
đổi hoạt tính
của protein sau
khi nó được sản
sinh.

Hình 1.53. Các cơ ch ế điều hoà sự biểu hiện gen trong các tế bào có nhân (eukaryotes)
1. Khởi đẩu phiên mã: Hầu hét sự điều hoà biểu hiện gen đạt được bằng cách điều phối tẩn số của khỏi
đấu phiên mă;
2. Cắt nối ARN: S ự biểu hiện gen có thể được điều hoà bởi sự biến đổi tốc độ cắt nối trong eukarryote.
Sự cắt nối thay đổi (xen kẽ) có thể tạo ra nhiều mARN từ một gen;
3. Đi qua màng nhân: Có thể điều hoà sự biểu hiện gen bằng cách kiểm tra lối vào hoặc hiệu quả của
các kênh vận chuyển;
4. Tổng hợp protein: Nhiều protein có phần trong quá trình dịch mả và điều tiết sự sẵn sàng của bất kỳ
protein nào trong chúng làm thay đổi tốc độ biểu hiện gen bằng cách tăng hay giảm sự tổng hợp protein;
5. S ự nhiễu ARN: S ự biểu hiện gen được điều hoà bởi các ARN bé. Các phức hệ protein chứa siARN và
các mARN đăc hiệu đích miARN cho sự phản huỷ hoặc ức chế sự dịch mã cùa chúng (các mARN);
6. Sự biến đổi sau dịch mã: Phosphorin hoá hoặc các biến đổi hoá học khác có thể biến đổi hoạt tính
của protein sau khi nó được tổng hợp. (Raven et al., 2010).

78
1.2.10. P h ân g iả i p ro tein

Nếu tất cả các protein được sinh ra trong thời gian sống của lế bào vẫn lưu lại trong tế
bào, sẽ xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng. Các nghiên cứu đánh đấu phóng xạ protein
trong các năm 1970 dã chỉ ra rằng, các tế bào eukaryote khởi động protein theo cách được
điểu hoà. Đó là, các protein liên tục được tổng hợp và phân giải. Mặc dầu sự chuyển hoá
protein như thế không nhanh như trong các cơ thể tiền nhân (prokaryotes), nó cho thấy
rằng, hệ thống điều hoà sự chuyển hoá protein là quan trọng.
Các protein có thể tiếp tục bị biến đổi hoá học làm cho chúng không hoạt động được;
them vào dó, nhu cầu đối với protein riêng biệt bất kỳ có thể bị tạm giữ lại. Các protein
cũng không thường xuyên cuộn xếp chính xác, hoặc chúng có thê trở nên cuộn xếp sai vượt
thời gian. Những biến đổi này có thể dẫn tới sự mất chức năng hoặc các tác động hoá học
khác, như là tụ hợp thành các phức chất không tan. Thực tế, các bệnh thoái hoá thần kinh,
như bệnh mất trí nhớ Alzheimer (Alzheimer dementia), Parkinson và bệnh bò điên (mad
cow disease) là liên quan đến các protein vốn tụ hợp lại tạo nên các vết (màng) đặc trưng
trong các tẽ bào não. Như vậy, trong việc bổ sung vào sự chuyển hoá bình thưcmg của các
protein, các tế bào cẩn cơ chế để tống khứ các protein già, không được sử dụng và các
protein cuộn xếp không đúng (Raven et al., 2010).
Các enzym được gọi là protease cần phân huỷ các protein bằng cách bẻ gãy các liên
kết peptit, chuyển đổi protein thành các axit amin cấu thành nó. Mặc dẩu đã có nhu cầu rõ
ràng đôi với các enzym này, rõ là chúng không bị trôi nổi ỏ mọi thời gian trong tế bào chất
hoạt động.
Một cách mà các tế bào eukaryote vận hành như các vấn đề là hạn chế các enzym phân
giải đối với các không gian biệt lập. Như chúng ta đã biết, các lysosom là các túi chứa các
enzym tiêu hoá, bao gồm các protease. Lysosom được sử dụng để loại bỏ các phân tử
protein và các bào quan già và không hoạt động, nhưng hệ thống này là không đặc hiệu đối
với các protein riêng biột. T ế bào cần con đường điều hoà khác để loại bò các protein đã
già, hoặc không được sử dụng, nhưng giữ lại phần các protein tế bào còn nguyên vẹn.

1.2.10.1. B ô ’su n g ubiquitin đánh dấu các protein đ ế phân huỷ


Các tế bào giải quyết vấn đề này bằng cách đánh dấu các protein để phân huỷ, sau đó
phân huỷ chọn lọc chúng. Các tế bào đánh dấu các protein cần phân huỳ bằng cách gắn vào
chúng phân tử ubiquitin. Ubiquitin được gọi như vậy là do nó được phát hiện chù yếu
trong tất cả các tế bào eukaryote, nghĩa là nó đồng thời có khắp nơi (ubiquytous), là protein
chứa 76 axit amin, vốn có thể tổn tại như là một phân tử cách ly, hoặc các chuỗi dài, chúng
được gắn vào các phân từ protein khác.
Các chuỗi dài được bổ sung vào các protein một cách hợp lý bởi enzym gọi là ubiquitin
ligase. Phán ứng này đòi hỏi A T P và các protein khác, xảy ra trong nhiều bước, một quá
trình được điều hoà. Các protein vốn có chuỗi ubiquitin gắn vào được gọi là ubiquitin hoá,
trạng thái này là tín hiệu đến tế bào để phân huỷ protein ấy.
Hai loại cơ sớ cùa các protein trở thành ubiquitin hoá: các protein cần phải bị loại bỏ vì
chúng được cuộn xếp sai, hoặc không hoạt động và các protein vốn được sàn sinh ra và bị
phân giãi theo cách được tế bào kiểm tra. V í dụ cho ý cuối vừa nêu là các protein xyclin

79
(cyclin protein) vốn giúp khới động chu trình tế bào (xem Chương 2 của Phần một này).
Khi các protein này đã hoàn thành vai trò của chúng trong phân bào, chúng trở nên được
ubiquyntin hoá rồi bị loại bỏ. Theo con đường này, tế bào có thể kiểm tra sự chuyển sang
pha phân chia tế bào hoặc duy trì trạng thái không phân chia.

1.2.10.2. P ro teaso m phân hu ỷ c á c protein đã được polyubiquitin hoá

Bào quan phân huỷ các protein được đánh dấu với ubiquitin là proteasom (thổ phân
huý protein), đó là một phức hệ hình trụ lớn nơi các protein đi vào tại một đầu và thoát ra
dầu kia (hình 1.54) Ihành các axit amin hoặc các đoạn peptit.

1. Protein 2. Enzym gắn 3. ... và proteasom 4. Ubiquitin được 5. Phứt hệ thuỷ


hướng đích ubiquitin vào nhận biết phức giải phóng ra yà phân protein
để phản giải protein hê lại được sử dụng đích

Hình 1.54. Proteasom phân giải protein


Các protein hướng đích dể phân giải được liên kết vào ubiquitin, chất dẫn chúng đến proteasom,
phức hệ bao gồm nhiều polypeptỉt (Pervez et al., 2008).

Phức hệ proteasom chứa vùng trung tâm, nơi có hoạt tính protease và các thành phần
diều hoà tại mỗi đầu. Mặc dầu không có liên kết màng, bào quan có thể coi như là một
dạng không gian biệt lập. Bằng cách sử dụng quá trình hai bước, thú nhất là đánh dấu
protein để phân huỷ, sau đó xử lý chúng qua phức hệ lớn, các protein phải bị phân huỷ được
cách ly khỏi phẩn còn lại của tế bào chất.
Tiếp theo sau quá trình ubiquitin hoá là sự phân huỷ bởi proteasom gọi là con dườiĩg
proteasom - ubiquitin (ubiquitin proteasome pathway). K hi các protein bị phân huỷ, ubiquitin
được phân cắt trờ lại thành các đơn vị ubiquitin vốn sau đó có thể được tái sử dụng.
Nghiên cứu quá trình biểu hiện gen ở cơ thể tiền nhân (prokaryote) và cơ thể có nhân
(eukaryote), đó là các quá trình cơ sỏ giúp chúng ta hiểu được quá trình biểu hiện gen phân
hoá trong phát triển.

1.3. S ự B IỂ U H IỆN G E N PH Â N H O Á T R O N G P H Á T T R IE N

Nhiều kiến thức của chúng ta về sinh học phàn tử của sự phát triển đến từ các nghiên
cứu trên một sô các cơ thể mô hình như ruồi giấm (D rosophila m elanogaster), giun tròn
(C eaenorhabitis elegans), ếch, nhím biển và thực vật có hoa như A rabidopsis tlialiana, như
dã biết, bộ gen (genone) của tất cả các cơ thể có nhân (eukaryote) giống nhau một cách
ngạc nhiên và các nguyên tắc phân tử và tế bào nhấn mạnh sự phát triển của chúng cũng
xuất hiện giống nhau. Như vậy, các phát hiện từ một cơ Ihể giúp chúng la hiểu được các cơ
thế khác, bao gồm bán thân chúng ta.

80
Hai nguyên tắc lớn đã xuất hiện từ cấc nghiên cứu về phát triển. Nguyên lác thứ nhất
là, trong hầu hết trưòng hợp, tất cả các kiểu tế bào soma, hết thảy các tế bào cùa cơ thể trừ
các giao tứ, giữ lại tất cả các gen vốn đã hiện diện trong tế bào đã thụ tinh hoặc hợp tử
(zygote). Nói cách khác, sự phân hoá tế bào không thường xuyên dẫn tới sự mất AD N .
Nguyên lác tliứ liai là các biến đổi tế bào trong phát triển và sự phân hoá tế bào là kết quả
của sự biểu hiện phàn hoá của các gen. Trong thời gian phát triển, tồn tại các cơ chế khấc
nhau của sự điều hoà phiên mã và dịch mã như đã được mô tả ở trên.

1.3.1. Tương đồng bộ gen (Genomic equivalence)

Trong sự phân hoá, các tế bào trở nên chuyên biệt đổ thực hiện các chức năng riêng
của chúng và điều đó phản ánh sự tổng hợp các tập hợp những protein đặc trưng. Với một
vài ngoại lệ (tính không tương đồng bộ gen trong phát triển: ngẫu nhiên và các biến đổi
được lập trình, khuếch đại gen, sự giảm thiểu cromatin và các mất mát khác của A D N , tái
tố hợp dược chương trình hoá) bộ gen (genome) của tất cả các tế bào trong cơ thể đang phát
triển vẫn dược giữ nguyên như vậy, điều đó cho thấy rằng c ơ s ở cùa sự phân hoá là sự biểu
hiện ỵen chọn lọc. Sự biểu hiện gen có thể được điểu hoà tại nhiểu mức và trong bảng 1.8
dẫn ra một số các ví dụ về sự điều hoà gen trong phát triển.

B à n g 1.8. Đ iểu hoà ph ân hoá tại c á c m ứ c k h á c n h au củ a s ự biểu h iện gen


(Theo Tvvyman, 1998)
Mức biểu hiện gen Hệ thống phát triển (ví dụ minh hoạ)
Phiên mã Sự phân hoá của các ỉế bào cơ được kiểm tra bởi sự tổng hợp các tác nhân phiên
mã như là MyoD1 vốn hoạt hoá các gen đặc hiệu cơ.
Xử lý (cắt, nối) ARN Sự phân hoá giới tính ỏ Drosophila được kiểm tra bởi sự tách chọn lọc cùa các ARN
sơ khai của các gen giởi tinh chết (sex lethal), gen điều hoà, gen giòi tính kép.
Sự phiên mă sớm số lượng các mARN trong noãn bào cùa con bướm (ngài)
Manduca sexta bị ngăn chặn bởi sự chậm trễ gắn mũ.
Luán chuyển ARN Phát triển mầm chi trong gà con được kiểm tra một phẩn bởi sự biểu hiện cùa gen
FG F - 2. ARN đối cảm bổ sung cho mARN FG F - 2 đuợc biểu hiện trong mẩm chi gà
con và đích hướng tín hiệu cho sự thoái hoá.
Tổng hợp protein Xác lập các cấu trúc trước và sau trong phát triển sớm ỏ Drosophila được kiểm tra
một phẩn bởi sự ức chế dịch mã.
Protein Bicoit ức chế sự dịch mã mARN caudal trong cấu trúc trước và protein
Nanos ức chế sự dịch mã cùa mARN hunchback trong cấu trúc sau.
Tổng hợp chất nhận tác nhân sinh trưởng Xenopus bị phong toả trong noãn bào bỏi
các protein liên kết vào mARN Xfgfr1\ sự ức chế bị loại bỏ trong các trứng chín.
Chức nâng protein Xác định tính phân cực lưng - bụng trong phôi Drosophila phụ thuộc vào việc di
chuyển của protein Dorsal (lưng) vào nhân, vốn làm chuyển hướng bỏi sự
phosphorin hoá (và từ đó làm bất hoạt) protein ức chế Cactus.

Bằng chứng về tính tương đổng bộ gen đến từ các nghiên cứu chức năng và phân tử.
Phân tích phân tử A D N bộ gen (ví dụ phép lai Nam, Southern hybridization hoặc P C R )
cho thấy cấu trúc bộ gen vẫn là như vậy trong tất cả mọi tế bào mà các gen của nó được
biếu hiện. Các thực nghiệm chức năng chỉ rõ rằng, trong những điều kiện xác định, các tế
bào đã phân hoá có khả nãng phản phân hoá và tiếp theo các con đường lựa chọn của sự
phát triển, hiện tượng được gọi là sự chuyển đổi phân hoá (transdifferentiation) hoặc sự
biên mô (metaplasia). Điều đó cho thấy rằng các gen, vốn không được sử dụng trong các

6-GTSKHHOCPT 81
kiêu tế bào riêng biệt, là tiềm ẩn và có thé được tái hoạt hoá. Cách kiểm tra chức năng cuối
cùng là tái sinh cơ thể nguyên vẹn từ những tế bào đã phân hoá đơn lẻ. Điều đó là hoàn
loàn có thế ở trong cơ thể thực vật, nơi các tế bào đã phân hoá của một số loài đã có thể
phân hoá theo thường lệ trong môi trường nuôi cấy mô và sau đó sẽ tăng sinh để tạo nên
dòng các tế bào chưa phân hoá vô tổ chức được gọi là callu s. Các callus có thể được phơi
nhiễm các hormon thực vật và rồi sẽ tái sinh thành cây hoàn chỉnh, đó là quá trình vốn đã
dược sử dụng trong thao lác di truyền dối với các loài thực vật quan trọng về mạt thương
mại. Đó là diều mà mới đây thôi còn là không thể đối với các tế bào động vật đã phân hoá.
Nhưng dã có thê sản xuất ra các phôi có khả năng sống, chẳng hạn, bằng cách truyền nhân
của tế bào loài lưỡng cư đã phân hoấ vào trứng không nhân. Mặc dầu các phôi đã không
phát triển thành cơ thổ trưởng thành, những thực nghiệm ấy đã cho thấy ràng, không như
các tế bào thực vật, các tế bào động vật đã phân hoá không có khả năng bảo tổn được hoàn
toàn tiến trình phát triển của chúng (ngay cả khi chúng được cách ly hoặc cho vào môi
trường không bình thường), nhưng nhân vẫn lưu giữ được một sô' tiềm năng.
Tuy nhiên, thực hiện chính kỹ thuật như vậy sử dụng nhân từ các tế bào của phôi lưỡng
cư cho phép phát triển đến giai đoạn trưởng thành và nhân từ các phôi giai đoạn phát triển
sớm cúa một số động vật có vú cũng duy trì sự phát trién đầy đủ. C ác kết quả đó giả định
rằng, nhân cúa động vật mất dần tiẻm năng của nó như là quá trình phát triển. Một số
nguyên nhân của hiện tượng đó sẽ được xem xét dưới đây. M ặc cho có sự hạn chế như vậy,
con cừu ịO vis) đã được chọn dòng mới đây bằng cách truyền nhân của tế bào tuyến vú đã
phân hoá vào trứng không nhân (xem kỹ ở phần sau), lần đầu tiên đã chứng minh được
ràng, nhân của tế bào động vật đã phân hoá lưu giữ tất cả thông tin cần để sản sinh ra cơ thể
với chức nàng đáy đủ.
Mô hình gián đơn củ a sự phán hoá:
Sự phát triển của cơ thể đa bào là một quá trình phức tạp vì nó không chi liên quan đến
sự đa dạng các kiểu tế bào, mà còn đến sự tổ chức không gian chính xác của nó. Các cơ thể
đơn bào cũng có thể phàn hoá trong phản ứng đối với ngoại cảnh và chúng cung cấp các hệ
thống mô hình đơn giản liên quan đến các nguyên tắc vốn thấy trong sự phát triển đa bào -
sự biểu hiện gen phân hoá được điều phối bởi các tác nhân nội tại và ngoại cảnh, nhưng còn
thiếu vắng sự hình thành hình mẫu. Mô hình phát triển đơn giản nhất có lẽ là quá trình tạo
bào lứ trong Bacillus su btilis, nơi hai kiểu tế bào, bào tử và tế bào mẹ, tiếp tục phân hoá
trong sự nghèo kiệt dinh dưỡng
a) S ự h ìn h th à n h b à o t ử tr o n g B a c i l l u s s u b t i l i s
- Tống quan vể con đường tạo bào tử: Các tế bào sinh dưỡng B. su btilis bị đói cảm
ứng nên sự tạo bào tử - một bản sao (copy) cùa bộ gen được cách ly như là miệng (lỗ) trước
và dược bảo vệ trong màng bọc bào tử trong khi phần khác ở lại trong tế bào mẹ và cuối
cùng bị phân huỷ. Đ ó là một dạng phân hoá đơn giản — tế bào phán chia thành hai tế bào
với các kiểu hình khác biệt và các chức năng khác biệt. Quá trinh phân hoá được điểu hoà
trước hết ớ mức phiên mã bởi sự tổng hợp tác nhân phiên mã chọn lọc - ơ). Đ ó là các [hành
phần của A R N polymerase vi khuẩn và các tác nhân phiên mã khác. Con đường tạo bào tử
liên quan đến các thác của các chất điều hoà phiên mã trong mỗi tế bào được phối hợp bới
sự diều phối chéo sau phiên mã.
- Khứi dầu của sự hình thành bào tứ: Sự hình thành bào tử bắt đầu khi đói cám ứng
nén thác protein kinase (xem mục 1.4.4.3) kết thúc khi phosphorin hoá chất điều hoà phiên
mã SpoOA. SpoOA được hoạt hoá cảm ứng nên quá trình phiên mã nhiều gen vốn điều
phối sự chuyển đổi sang con đường hình thành bào tử bằng cách tương tác với tác nhân sinh
dưỡng - ơ, ơ A và ơH . Hai tác nhân - ơ mới, ơ F và ơ E được tổng hợp như là một phần của
phán ứng khới đầu ấy. Cũng có sự chuyển từ ờ giữa đến vách cực với các vòng cùa protein
FtzZ tạo nên tại hai đầu cực của tế bào (xem chu trình tế bào). Vách tạo nên chỉ một đẩu
của tế bào và một ngăn bé xa tâm, vùng gần vách trờ thành tiền bào tử (bào tứ non). Còn
chưa sáng tó, bằng cách nào tế bào đã chọn đầu nào đê’ thành bào tử, nhưng sự hình thành
háo lử dơn là phụ thuộc - ơ E . Sự tách nhiễm sắc thể xảy ra sau khi tạo vách, do vậy nhiễm
sắc thế phái di chuyển xuyên qua vách vào tiền bào tử và điểu đó được thực hiện bới protein
SpoIIIE. Quá trình tạo bào tử ớ loài vi khuẩn này bao gồm nhiều giai đoạn khác biệt nhau
về mặt hình thái. Các giai đoạn phát triển đó phụ thuộc vào sự biểu hiện gen của các tập
hợp dặc hiệu cúa các gen. Sự biểu hiện gen được phối hợp bởi thác trình tự của các protein
diều hoà phiên mã.
b) D r o s o p h ila
Thõng tin vị trí: Phương thức mà theo đó các tế bào biết được các giá trị về vị trí là
IhônỊỉ tin vị trí được các hình mẫu biểu hiện gen thông báo. Nguồn thông tin vị trí lấn đầu
được xác định trong D rosophila thòng qua sự phân tích các thể đột biến mà hình mẫu cùa
thân thể chúng cơ bản đã bị rối loạn (giả định rằng các tế bào xác định đã tiếp nhận thông tin
vị trí sai). Hai tập hợp các gen kiểm tra các giá trị vị trí dọc theo trục trước sau, các gen phân
cực đốt, mà vai trò của chúng là để biệt hoá các vị trí của các kiểu tế bào chuyên biệt trong
mỗi dốt và các gen chọn lọc chuyến hoá cùng nguồn (homeotic selector genes) mà vai trò
cũa chúng là chỉ dãn các tế bào ấy hành dộng theo phương thức như vậy để tái sinh các cấu
trúc vùng chính xác. Sự phối hợp các gen đã được biểu hiện trong tế bào riêng biệt như vậy
tạo cho nó "địa chì" và chì định nó đến miền riêng biệt cùa phôi (xem thêm mục 2.4).

1.3.2. Vai trò củ a s ự biểu hiện phân hoá gen trong phát triển

Như đã nêu ờ trên, phát triển cá thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hoá và phát
sinh hình thái. Các quá trình cơ sở đó xảy ra trong tế bào vốn là đơn vị cơ sờ cấu thành cơ
thể. Sự phân hoá tế bào là kết quả cùa sự biểu hiện phân hoá gen.

1.3.2.1.Vai trò của s ự b iể u hiện phân hoá gen trong sự p h â n hoá tê bào
Có thể nhận biết được sự khác biệt của các tế bào đã phân hoá từ một tế bào khác. Sự
khác biệt đó đôi khi thấy được bằng mắt cũng như qua các sản phẩm protein của chúng.
Chẳng hạn, một số tế bào xác định trong nang tóc tiếp tục sản sinh ra keralin, protein tạo
tóc, móng, lông vũ, lỏng chim, lông nhím và lông của các loài gậm nhấm. Các kiểu tế bào
khác trong ihân không sinh keratin. Trong các tế bào nang tóc, gen mã hoá keratin đã được
phiên mã; trong hầu hết các tế bào khác trong cơ thể, gen ấy không được phiên mã. Sự hoạt
hoá gen mã hoá keratin là bước quyết định trong sự phân hoá của các tế bào nang tóc
(Purves et al., 2008).
Có thế dẫn một ví dụ khác về sự biểu hiện phân hoá của gen vốn liên quan dến sự
chuyên biệt chức năng trong phát triển cùa cơ thể có nhân (eukaryote). Đ ó là ví dụ về sự
phân hoá của gen trong sự phát triển của phôi người.
Trong sự phát triển của con ngưòi, các thành phẩn khác biệt của tập hợp gen p - globin
của họ gen globin (xem họ gen mục 1.2.5.% ở trẽn) được biểu hiện trong những thời gian
khác nhau và trong các mô khác nhau (hình 1.55). Sự biểu hiện gen phân hoá như thế có ý
nghĩa sinh lý lớn. V í dụ, y — globin, đơn phân được phát hiện trong hemoglobin của thai
(a 2y2), liên kết 0 2 chặt hơn so vói hemoglobin người lớn ((X2P 2). (Cả hai y - globừi và a - globin
là các thành phẩn cùa tập hợp p - globin). Dạng chuyên biệt ấy của hemoglobin đảm bảo
rang ờ trong nhau, nơi tuần hoàn của mẹ và thai trờ nên khép kín với nhau, 0 2 sẽ được vận
chuyến từ máu của mẹ đến máu của thai đang phát triển. Ngay trước khi sinh, sự tổng hợp
hemoglobin của thai ở trong gan dừng lại và các tế bào tủy xương chiếm ưu thế, tạo dạng
trướng thành. Hemoglobin này với các ái lực liên kết đối 0 2 đã cung cấp cho các giai đoạn
khác nhau cùa sự phát triển của con người.

Thai 6 tuần Thai 24 tuẩn Trồ sơ sinh 18 tuấn

Số tuần sau thụ thai Sinh Số tuần sau sinh

Túi noãn hoàng của thai (lách thai) Lách thai


Hinh 1.55. S ự biêu hiện phàn hoá của gen trong họ gen Globin
Trong sự phát triển của con người, các thành phần khác biệt của họ gen Globin được biểu hiện vào các thời
gian khác nhau và trong các mô khác nhau. (Theo Purvez et al., 2008).

84
Khái quái từ rihững ví dụ như vậy, chúng ta có thể nói rằng, phân lioá lù kết quả từ sự
hiếu hiện gen kliác biệt, đó là từ sự điều hoà phân hoá sự phiên mã, các sự kiện sau phiên
mã như là sự cắt nối m A RN sơ khai, cũng như điều hoà sự dịch mã trong các kiểu tế bào
khác nhau. V ì rằng trứng đã thụ tinh hoặc hợp tử, có khả năng tạo nên bất kỳ kiéu tế bào
nào trong cơ thê trướng thành, chúng ta nói rằng, đó là tính toàn năng. Bộ gen (genome)
chứa các chi dần đối với toàn bộ cấu trúc và chức năng vốn sẽ xuất hiện qua suốt chu trình
sống. Muộn hơn trong sự phát triển cùa động vật, các hậu thế tế bào của hợp tử sẽ đánh mất
tinh toàn năng của chúng và trở nên được xác định. Các tế bào đã được xác định như vậy
sau đó phân hoá thành các kiểu chuyên biệt của các tế bào đã biệt hoá.

1.3.2.2. Phân hoá thường là s ự biên dôi nghịch dáo trong bộ gen (genome)
Nhìn chung, trong phân hoá không có sự biến
dổi không đảo ngược trong bộ gen. Phân hoá không
thuận nghịch chí có trong một sô' kiểu tế bào xác
định. Cấc ví dụ gồm có các tế bào hồng cầu (hình
l .56«), vốn đánh mất nhân cùa chúng trong khi
« •I
phát triển và sự phát triển của quản bào (hình
1.566) dẫn đến kết quả cuối cùng là sự chết của tế
k
bào, chỉ để lại các vách tế bào thủng lỗ được tạo ra
khi tế bào còn sống. Trong cả hai trường hợp thái
cực ấy, tính không thuận nghịch của sự phân hoá có
thế giải thích bởi sự thiếu vắng nhân.
Khái quát về tính nghịch đảo của sự phân hoá
trong các tế bào Irường thành còn lưu giữ nhân chức
nãng là khó hơn. Chúng ta thường thiên về ý tưởng
sự phân hoá của thực vật là đảo ngược được và sự
phân hoá động vật là không đảo ngược, nhưng đó
không phái quy tắc cứng nhắc. V ì sao sự phân hoá,
nhìn bể ngoài là nghịch đảo trong một số trường
hợp, chắng hạn như cành giâm, nhưng lại không
nghịch đảo dược trong các trưòng hợp khác, ví dụ
như chi cùa dộng vật có vú. Tại một số các giai đoạn Hlnh 1.56. Kiểu phân hoá không
phát triển, sư biến đổi ở trong nhân quy đinh sư thuận nghịch trong:
1 , ■Ị . , ,. , , „ a) Các té bào hống cáu; b) Quàn bào.
chuyến vĩnh viên tê bào vào trạng thái chuyên biệt ỉ
Câu trá lời hiến nhiên phải là kliông đối với cả thực vật cũng như động vật. Ớ hoàn cảnh môi
trường thích hợp, sự phân hoá là đảo ngược được trong nhiều tế bào.

1.3.2.3. Điều hoà gen s ự tạo hình mẫu trong s ơ dồ phát triền thân dộng vật
Quá trình tạo hình mẫu trong D rosophila theo trục trước/sau (T/S, đầu đến đuôi) sẽ
dược mô tả trong mục 2 .4 .1. Sự xác định các cấu trúc kèm theo sự hoạt hoá liên tiếp của 3
lớp các gen phân đốt. Những gen này [ạo nên sơ đổ thân phản đốt được đánh dấu kiểm tra
của ruổi, vốn chứa 3 đốt đẩu hoà lẫn, 3 đốt ngực và 8 đốt phần bụng (hình 2.23e).
Đề bắt đầu. protein Bicoid gãy hiệu ứng cùa nó lên sự tổ chức của phôi bằng cách

85
hoạt hoá sự phiên và dịch mã của m A R N hunchback (vốn là m A R N đầu tiên cần phải
phiên sau khi thụ tinh). H unchback là thành viên đẩu tiên của nhóm các gen nine, được
gọi là các gen kh e (gap genes). C ác gen này vẽ ra sơ đổ chi tiết phân chia nhỏ khởi đầu
của phôi theo trục T/S (hình 1.57).
Thụ tinh trứng đã kích
hoạt sự sản sinh ra Khoảng 2 giở rưỡi sau thụ
protein Bicoit từ ARN tinh, protein Bicoit gửi loạt
mẹ trong trứng. Protein c ác tín hiệu ngần các gen
Bicoit này khuếch tán gọi là gen khe (gap
qua trứng tạo nên gene). C á c protein khe
gradient. Gradient này này tác dộng gây nôn sự
xá c định tính phàn Cực phàn chia phôi thành các
của phôi, với đốt đẩu và khối lớn. Trong ảnh này,
đốt ngực dang phát triển chất nhuộm huỳnh quang
trong miền nồng dộ cao trong cá c kháng the gắn
(chất huỳnh quang màu vào c á c protein khe
lục trong các kháng thể Krüppel (màu da cam ) và
liên kết protein Bicoit Hunchback (màu lục) tạo
cho phép hiện rõ gradient). nên các khối thấy được;
vùng gối lên nhau là màu
vàng.

5 0 0 ii r n

Khoảng sau 0,5 giở, các


gen khe chuyển các gen Giai đoạn cuối củng của
"vạch - kép”("pair - rule" sự phân đốt xảy ra khi
gene), vốn mỗi một được gen" phản cực đốt" gọi là
biểu hiện ra trong 7 vạch. engrailed phân chia mỗi
Điều dỏ được chì rỏ đối một của 7 vùng thành hai,
với gen vạch - kép hairy. sản sinh ra 14 ngăn hẹp
Một sô' các gen vạch - Mỗi ngân tương ứng với
kép chì là đòi hỏi đói với mỗi đốt của thân tương
c ác đốt chẵn (even - lai. Có 3 đốt đầu (H. đày
numbered segments) trong phải), 3 dốt ngực (T, trôn
khi các đốt khác là chỉ đòi phải) và 8 đốt bụng (A, tù
hỏi đối vối các đốt lồ (odd đỉnh phải đến đấy trài).
numbered segments).

Hỉnh 1.57. T ổ chức thân trong phôi sỏm của D rosophila


Trong các hinh ảnh kính hiển vi huỳnh quang này của Christiane Nüsslein - Volhard và Sean Carrol, giải
thường Nobel năm 1995, chúng ta theo dõi trứng Drosophila trải qua các giai đoạn phát triển sởm, trong đó đã
xác lập được hình mẫu phân đốt cơ sở của phôi. Đả làm sáng rõ các protein trong các ảnh bằng cách gắn các
chất kháng thể huỳnh quang vào mỗi protein đặc hiệu. (Theo Raven et al., 2010).

Tất cả các gen khe mã hoá các tác nhân phiên mã và đến lượt, chúng hoạt hoá sự biểu
hiện cúa 8 hoặc nhiều hơn các gen vạch kép. Mỗi một trong các gcn vạch kép, chẳng hạn
như hairy, sản ra 7 vạch protein khác nhau vốn xuất hiện như các sọc khi nhìn thấy được
với các chất huỳnh quang (hình 1.57). Những sọc này chia nhỏ các vùng khe và xác lập
ranh giới vốn phân chia phôi thành 7 đai (zone).
Khi bị dột biến, mỗi một trong các gen vạch kép biến đổi mỗi đốt thân khác.
Tất cá các gen vạch kép cũng mã hoá các tác nhân phiên mà và đến lượt, chúng điều
hoà sự biểu hiện của mỗi gcn khác và của nhóm 9 hoặc nhiều hơn các gcn phân cực đốt.

86
Mỗi một gen phân cực đốt được biểu hiện trong 14 vạch khác biệt cùa các tế bào, các tế
bào này lại chia nhỏ mỗi một trong 7 đai được chuyên biệt bởi các gen vạch kép (hình
1.57). V í dụ, gen engrailed chia nhỏ mỗi một trong 7 đai đã được xác lập bởi gen hairy
thành các ngăn trước và sau. Các gen phân cực đốt mã hoá các protein vốn hoạt động trong
các con đường truyền tín hiệu tế bào - tế bào. Như vậy, chúng hoạt động trong các sự kiện
cám ứng xáy ra sau đĩa phôi được phân thành các tế bào, để cố định số phận (fate) trước và
sau của các tế bào bên trong mỗi dôì.
Tóm lại, trong vòng 3 giờ sau thụ tinh, mộtthác được đặc trưng cao vẻ hoạt tính gen
phân dốt chuyến hoá các gradient rộng của phôisớmthànhcấu trúc phân đốtchu kỳ với
tính phân cực trước/sau (T/S ) và lưng/bụng (L/B). Sự hoạt hoá của các gen phân đốt phụ
thuộc vào sự khuếch tán lự do của các gen tạo hình đã được mã hoá đằng mẹ, các gen tạo
hình này là chỉ có khá năng bên trong dĩa phôi D rosophila sớm.

1.3.2.4. Hoạt dộng của cá c gen dóng nguồn làm xuất hiện tinh đồng nhất phân dốt
Với sơ đồ thiết kê thân cơ sớ được dần ra ò dưới đây, bước tiếp theo là tạo sự đồng nhất
đối với các gen của phôi. Một lớp các thể đột biến của D rosophila đã gây lý thú lớn cho
điểm xuất phát để hiểu được sự hình thành tính đổng nhất phân đốt.
Trong các thế đột biến này, hình như
dốt riêng biệt dã biến đổi tính đồng nhất của
nó, dó là nó có các đặc trưng của đôì khác
biệt. Trong các con ruồi kiểu hoang dã, cập
chân xuất hiện từ mỗi một trong ba đốt
ngực, nhưng chí có đốt ngực thứ hai có các
cánh. Các đột biến trong gen U llrabilhorax
làm cho con ruổi sinh trưởng cặp cánh
ngoài, như là nó có hai đốt ngực thứ hai
(hình l .58). Thậm chí quái dị hơn là các đột Hình 1.58. Các đột biến trong các gen dồng nguồn
biến trong gen Antennapedia, vốn gây ra Ba đột biến tách biệt trong phức hệ hai đốt . ngực
(bithorax) đâ làm cho ruổi Drosophila phát triển thêm
hiện tượng các chân mọc ra ở đầu thay vào đốt ngực thứ hai, với cùng các cánh.
vị trí của anten!
Thật vậy, các đột biến trong các gen này dẫn đến sự xuất hiện các phẩn thân hoàn
chính bình thường tại các vị trí không phù hợp. Những thể đột biến như thế được gọi là các
thể đội biến đổng nguồn Ụiomeolic mutants) vì phần thân được chuyển đổi trông tương tự
(đổng nguồn) các phần khác. Do vậy, các gen mà trong đó xảy ra các thể đột biến như thế
dược gọi là các gcn dồng nguồn.
a) Phức hệ cá c g en d ồ n g n gu ồn
Trong những năm đầu 1950, nhà di truyền -học và người được giải thưởng Nobel
Edward Lew is đã phát hiện ra rằng, một số các gen đồng nguồn, bao gồm Ultrabitliorax,
xốp cùng nhau trên nhiẻm sắc thể thứ ba của D rosophila trong tập hợp chặt, được gọi là
phức hệ đốt ngực kép (bithorax complex). Các đột biến trong các gen này đều ảnh hường
đến các bộ phận của thán ở các đốt bụng và ngực, Lew is kết luận rằng, các gen của phức hệ
đốt ngực kép điều phối sự phát triển cùa các phần thân trong sự chăm sóc một nửa củạ đôì
ngực và tất cá phẩn bụng.

87
Thật lý thú, trật tự của các gen trong phức hệ đốt ngực kép phản ánh trật tự của các bộ
phận của thân mà chúng điểu hoà, như là các gen được hoạt hoá theo trình tự. Các gen ở
đầu của tập hợp điểu hoà phát triển đốt ngực; các gen ở giữa điều hoà phần trước của bụng;
các gen ớ phần cuối ảnh hướng đến phần sau của bụng.
Tập hợp thứ hai của các gen đồng nguồn, phức hệ Antennapedia, được Thomas Kaufmann
phát hiện năm 1980. Phức hệ Antennapedia quản lý phẫn trước của ruổi và trật lự của các gen
(rong phức hệ cũng phù hợp với trật tự cùa các đốt mà chúng điểu hoà (hình 1.59a).

Các gen Họm ở Drosophila Các NST HOX ò chuột

Phức hộ antennapedia Phút hệ dốt ngựt Hox 1 { Ỵ- ^ F"li


tab pb Dtơ S cr A nlp U bx aũơ-A abd-B Hox 2 ị} Im ì iriM

Hỉnh 1.59. So sánh các tập hợp gen đống nguồn trong ruổi giấm D rosophila m elanogaster
và chuột M us m uscu lu s. (Theo Raven et al., 2010).

b) H ộp đ ồ n g n g u ồ n (h o m e o b o x )
Mối quan hệ lý thú đã được phát hiện sau các gen của các phức hệ bithorax và
antennapedia đã được chọn dòng và được xác định trình tự. Tất cả các gen này chứa trình tự
được bào toàn của 180 nucleotit vốn mã hoá 60 axit amin, miền liên kết A D N . V ì miền này
đã được phát hiện trong tất cả các gen đổng nguồn, nó đã được đặt tên m iền đồng nguồn
(homeodomain) và A D N vốn mã hoá nó được gọi là hộp đồng nguồn (homeobox). Thực
vậy, bây giờ thuật ngữ gen H ox ám chỉ đến gen chứa hộp đổng nguồn, gen này định rõ tính
đồng nhất cùa bộ phận thân. Các gen này hoạt động như là tác nhân phiên mã vốn liên kết
với việc sử dụng miền hộp đồng nguồn của chúng.
Rõ là, hộp đồng nguồn phân biệt các phần của bộ gen (genome) vốn đã cống hiến cho
sự tạo hình mẫu. Các gen H ox đã làm điều đó như thế nào là đề tài của nhiều nghièn cứu
hiện tại. Các nhà khoa học tin rằng, các đích cuối cùng của chức năng gen H ox phải là các
gen điều hoà những tập tính cùa các tế bào liên kết với sự phát sinh hình thái của cơ quan.

c) S ự tiế n h o ả c ủ a c á c g e n c h ứ a h ô p d ồ n g n g u ồ n
Số lượng lớn các nghiên cứu đã dành cho sự phân tích các phức hệ đã được tập hợp của
các gen H ox trong các cơ thể khác. Những nghiên cứu như thế đã dần đến một cách nhìn
mạch lạc, công bằng vổ sự tiến hoá của gen đồng nguồn.

88
Bây giò đã rõ rằng các phức hệ bithorax (đốt ngực kép) và Antennapedia (enten) cùa
Drosoplìila thê hiện hai phần của các tập hợp đơn các gen. Trong động vật có xương sống,
có 4 bán sao của các tập hợp gen Hox. Như Irong Drosophila, các miển không gian của sự
biểu hiện gen H ox tương quan với trật lự cùa các gen trên N ST (hình 1.59Ủ). Sự tổn tại của
4 lập hợp H ox trong động vật có xương sống đã được xem xét với nhiều bằng chứng như là
hai sự kiện tái bản của một bộ gen (genome) nguyên vẹn đã xảy ra trong chuỗi thế hệ cùa
động vật có xương sống.

Ý tường này làm nổi lên vấn đề: khi nào xuất hiện tập hợp nguyên gốc. Để trả lời câu
hỏi này, chẳng hạn như cá lưỡng tiêm (Am phioxus) hiện nay được gọi là Brancliioslom a, cá
lưỡng tiêm có dây sống (lancet chordate). Sự phát hiện chỉ một tập hợp của các gen Hox
trong Amphioxus gợi ý thẽm rầng, ở đấy đã có hai tái bản trong chuỗi thế hệ động vật có
xương sống, ít nhất là tập hợp Hox. Tập hợp đom đã cho trong động vật có chân khớp
(Arthropoda), phát hiện này gợi ý rằng tổ tiên chung đối với toàn bộ động vật với đôi xứng
hai bên cũng dã có tập hợp Hox đơn.
Bước logic tiếp theo là quan sát động vật sơ đẳng hơn: ngành phụ Có sợi châm đối xứng
toá tia như thuỷ tức (H ydra). X a hơn thế nữa, đã phát hiện ra các gen H ox trong nhiều các
loài lớp Sứa có lông châm (Cnidaria), các phân tích trình tự mới đây giả định rằng, các gen
Hox sứa là cũng được xếp thành các tập hợp. Như vậy, sự xuất hiện các tập hợp H ox tổ tiên
giống như quá trình phân hướng giữa đối xứng hai bên và toả tia trong tiến hoá động vật.

1.3.2.5. Điếu hoà gen sự tạ o hình mẩu trong thụ t vật


Sự tạo hình mẫu trong thực vật cũng chịu sự kiểm tra di truyền. Sự phân chia tiến hoá
giữa các chuỗi thế hệ tế bào thực vật và động vât đã xảy ra cách nay 1,6 tỷ năm, trưóc khi
xuất hiện các cơ thể đa bào với các sơ đổ thân được xác định. Sự hàm ý rằng tính đa bào
được tiến hoá độc lập trông thực vật và động vật. V ì rằng hoạt tính của các mô phân sinh,
các mô hình bổ sung có thể dược thêm vào các thân thực vật trong suốt thời gian sống của
chúng. Thêm vào đó, hoa và rễ thực vật có tổ chức tia xuyên tâm (toả tia), ngược với cấu
trúc dối xứng hai bèn của hẩu hết động vật. Do vậy chúng ta có thể trông đợi rằng, kiểm tra
di truyền sự tạo hình mẫu trong thực vật là khấc biệt cơ bản so với trong động vật.
Mặc dẩu thực vật có các gen chứa các hộp đồng nguồn, chúng khống có các phức hệ
của các gen H ox tương tự với cấc gen xác định tính đồng nhất vùng của các cấu trúc phát
triển ớ trong động vật. Thay vào, họ gen đổng nguồn ngự trị trong thực vật phải là các gen
hóp - M A D S.
Các gen hộp - MADS là họ cùa các chất điểu hoà phiên mã được phát hiện trong hầu
hết các cơ thế có nhân (eukaryote), bao gồm thực vặt, động vật và nấm. Hộp - MADS là
miền lưỡng phân (đối xứng hai bên) và liên kết A D N bảo toàn, được gọi tên theo năm gen
đầu liên được phát hiện cùng với miền này. Chỉ có lượng nhỏ của các gen hộp - MADS được
phái hiện trong động vật, nơi các chức năng của chúng bao gồm điều hoà sự tăng sinh tế
bào và sự biểu hiện gen đặc hiệu mô trong các tế bào cơ sau nguyên phân. Chúng không
dóng vai trò Irong tạo hình mẫu của các phôi động vật.
Ngược lại, số lượng và tính da dạng chức năng của các gen hộp - MADS gia tàng rõ rệt

89
trong tiến hoá của thực vật trên cạn và có nhiều hơn 100 các gen hộp - MADS trong bộ gen
(genome) của Arabidopsis. Trong thực vật có hoa, các gen hộp - M ADS chiếm ưu thế đối với
quá trình điều phối sự phát triển vốn điều hoà các quá trình như sự chuyển giai đoạn từ sinh
trướng sinh dưỡng sang sinh trường sinh sản, phát triển của rễ và tính đồng nhất cơ quan hoa.
Mặc cho sự khác biệt so với các gen trong các tập hợp H ox của động vật, các tác nhân
phiên mã chứa miền đồng nguồn trong thực vật còn các chức năng phát triển quan trọng.
Một ví dụ như thế là họ các gen (knox) hộp đồng nguồn giống nút tliắt [knottedlikehomeo -
box (kitox)], vốn là các chất điều hoà quan trọng của sự phát triển mô phân sinh đỉnh cành
trong cày có hạt và không có hạt. Các đột biến tác động đến sự biểu hiện của các gen knox
gây ra các biến đổi trong hình dạng của cánh hoa và lá, làm nảy sinh ý tưởng rằng, các gen
này đóng vai trò quan trọng trong sự phát sinh hình dạng lá.

1.4. T R U Y Ề N TÍN H IỆ U T R O N G SIN H H Ọ C P H Á T T R IE N

Trong mục này chúng ta sẽ tổng quan về sự truyền tin tế bào, các kiểu chất nhận tế bào
sử dụng để trả lời các tín hiệu. Sau dó chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn, bàng cách nào những
kiểu khác nhau này của các chất nhận có thể làm sáng tỏ phản ứng trả lờitừ tế bào và cuối
cùng, các tế bào thực hiện những kết nối với nhau như thế nào.

1.4.1. Tổng quan vể s ự truyền tin tế bào

Sự truyền tin giữa các tế bào là phổ biến trong tự nhiên. Truyền tín hiệu tế bào xảy ra
trong tất cả các cơ thể đa bào, cung cấp một cơ chế không thể thiếu được cho các tế bào để
ánh hướng lẫn nhau. Sự truyền tin hiệu quả đòi hỏi phải có phân tử tín hiệu, được gọi là
phối tử (ligand) và phân tử nơi tín hiệu gắn vào, gọi là protein chất nhận (receptor protein).
Mối tương tác giữa hai thành phần này khởi dầu quá trình truyền tín hiệu, vốn chuyển đổi
thông tin trong tín hiệu thành phản ứng trả lời của tế bào (hình 1.61).

Hình 1.60. Khái quát vế truyền tin tê bào


Sự truyền tin tế bào liên quan đến phân tử tin hiệu gọi là phối tử, chất nhận vá con đường truyền tín hiệu vốn
sinh ra phản ứng của tế bào. S ự định cư của chất nhận có thể hoặc lá nội bào, hoăc là trong mảng sinh chất,
các phối tử ưa nước không thể vượt qua màng.

90
Màng sinh chất kề sát Tê bào tiết Tuyến nội tiết tiết Tẽ'bào thần kinh Ghất truyền
hormon vào máu thẩn kinh

C ác tẽ bào đích
Màng sinh chất kê
a) b) c)
Hình 1.61. Bòn kiểu truyền tín hiệu tế bào
Các tế bào truyền tin theo một số con đường, a) Hai tế bào tiếp xúc trực tiếp nhau có thể gửí các tín hiệu qua
các vùng kết nối (gap junctions); b) Trong truyền tin hiệu cận tiết, các dịch tiết từ một tế bào chỉ gảy ảnh
hưởng lẽn các tế bào trong không ạian trực tiếp; c) Trong truyền tín hiệu nội tiết, các hormon được giải phóng
vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể, vốn mang chúng đến các tế bào đích; d) Truyền tín hiệu xynap hoá chất
liên quan đến sự truyền các phân tử tín hiệu, được gọi là các chất truyền thẩn kinh, từ nơron vượt qua khe
xynap hẹp đến tế bào đích. (Mason et al., 2010).

Các tế bào cúa cơ thể đa bào sử dụng nhiều phân tử như là các tín hiệu bao gổm peptit,
protein lớn, các axit amin riêng biệt, steroit và các lipit khác.Thậm chí các khí hoà tan như
NO (nitơ oxit) cũng được sử dụng như là các tín hiệu. Mọi tế bào của cơ thể đa bào đều
phơi bày ra đối với dòng các tín hiệu. Tại mọi thời điểm, hàng trăm các tín hiệu hoá học có
thể hiện diện trong môi trường bao quanh tế bào. Tuy nhiên, mỗi tế bào chỉ phản ứng đối
với mội số các tín hiệu xác định và bỏ qua các tín hiệu khác, tương tự một người chỉ trao
đối với một hoặc hai người khác trong phòng ồn ào, đông người.
Đê hiểu được tín hiệu hoạt động như thế nào, chúng ta lấy v í dụ về việc sử dụng cà phê
để giảm buồn ngủ và duy trì sự tỉnh táo để tiếp tục làm việc. Để hiểu được tác động cùa cà
phc, ta cẩn hiểu được các con đường theo đó các tế bào của cơ thể phản ứng đối với tín hiệu
trong môi trường bao quanh. Có ba bước kế tiếp liên quan trong phản ứng cẩa tế bào đối
với mọi tín hiệu. Thứ nhất, tín hiệu liên kết vào protein chất nhận trong tế bào, thường là
trẽn mặt ngoài của màng sinh chất. Thứ liai, sự liên kết của tín hiệu tạo ra thông điệp vốn.
phải được truyền vảo bên trong tế bào và được khuếch đại. Thứ ba, tế bào biến đổi hoạt tính
của nó trong phản ứng trả lời tín hiệu.
Cafein tác động trong các con đường khác nhau trong các mõ khác nhau như tăng nhịp
đập của tim, tăng sự chuyển hoá glycogen thành glucose và giải phóng nó vào dòng máu. Ớ
đày. chúng ta chi dừng ớ cơ chế tác động của cafein trong hiện tượng giảm thiểu sự buồn
ngứ. Não bộ cùa người mệt mỏi sản ra các phân tử adenosin, vốn gắn vào các phân tử
protein chất nhận chuyên biệt (đặc hiệu), kết quà là giảm thiểu hoạt tính của não và gia
lăng trạng thái nừa thức nửa ngủ. Cấu trúc của phân tử cafein tương tự với cấu trúc, của
adenosin, do vậy nó chiếm các chất nhận adenosin mà không ức chế sự hoạt dộng của tê
bào não và sự tính táo dược phục hổi.

91
Bằng cách nào tế bào "chọn" được tín hiệu để trả lời? Sô'lượng và kiểu của các phân tử
chất nhận quyết định điều đó. K h i phối tử (ligand) đến gán protein chất nhận vốn có cấu
hình bổ trợ, cả hai có thể liên kết lại tạo nên phức hệ. M ối liên kết này gây ra sự biến đổi
trong cấu hình protein chất nhặn, cuối cùng hình thành nên phản ứng trả lời Irong tế bào
theo cách của con đường truyền tín hiệu. Trong con đường này, tế bào đã cho phản ứng đối
với các phân tử tín hiệu vốn tương thích với tập hợp riêng biệt của các protein chất nhận mà
nó sớ hữu và nó bỏ qua các tín hiệu mà nó thiếu chất nhận chúng.

1.4.1.1. Truyền tín hiệu dược định rõ bởi khoáng cá ch từ n g u ó n dến chất nhận
Các tế bào có thể truyền tin qua bất kỳ một trong bốn cơ chế, phụ thuộc trước tiên vào
khoảng cách giữa tín hiệu và các tế bào đáp ứng (hình 1.61). Những cơ chế đó là ( l ) tiếp
xúc trực tiếp, (2) tín hiệu cận tiết, (3) tín hiệu nội tiết và (4) tín hiệu xynap.
Ngoài việc sử dụng bốn cơ chế cơ sờ đó, thực tế một số tế bào gửi các tín hiệu đến
chính bản thân chúng, các tín hiệu đang tiết ra lại liên kết các chất nhận đặc hiệu trên các
màng sinh chất cùa bàn thân chúng. Quá trình này được gọi là tín hiệu tự tiết (autocrine
signaling) và được cho rằng có vai trò quan trọng trong sự củng cố các biến đổi phát triển
và nó là thành phần quan trọng của tín hiệu trong hệ thống miễn dịch (Raven et al., 2010).
a) T iế p x ú c tr ư c tiế p
Bề mặt cùa tế bào eukaryote có nhiều protein, hydratcacbon và lipit gắn vào và nhô ra
bên ngoài màng sinh chất (hình 1.62). K h i các tế bào ở rất sát nhau, một số các phân từ trẽn
màng sinh chất cùa một tế bào có thể được các chất nhận trên màng sinh chất của tế bào lân
cận nhận biết. Nhiều các tương tác quan trọng giữa các tế bào trong phát triển sớm xảy ra
nhờ tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt của tế bào. Các tế bào cũng truyền tín hiệu qua các
vùng nối (hình 1.6la).
C á c phản tử hydratcacbon gắn vào mặt ngoài của các protein
Bên ngoài tế bào (tạo nên các glycoprotein, hoặc lipit tạo nên các glycolipit)

thấm vào lớp kép phospholipit giữa các đuôi phospholipit trong lớp kép

Hinh 1.62. cấ u trúc của màng sinh chất

b) T ín h iệ u c ậ n t iế t
Các phân tử tín hiệu được các tế bào giải phóng ra có thổ khuếch tán qua dịch nội bào
đến các tế hào khác. Nếu các phân tử đó được các tế bào lân cận hấp thụ, bị phân huỷ bới
các enzym ngoại bào, hoặc nhanh chóng di chuyển lừ dịch ngoại bào vào một vài con
đường khác, ảnh hướng của nó bị hạn chế dối với các tế bào CJ trong vùng lân cận bao
quanh của tế bào giải phóng ra nó. Các tín hiệu với các hiệu ứng cục bộ, đời sống ngắn như
vậy, được gọi là các tín hiệu cận tiết như trên hình 1.616.
Tương tự, sự tiếp xúc trực tiếp, tín hiệu cận tiết đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triền sớm, phối hợp các hoạt tính cùa các tập hợp các tế bào lân cận. Trong phản ứng miễn
dịch ớ dộng vật có xương sống cũng liên quan với cáq tín hiệu cận tiết giữa các tế bào
miền dịch.
c) T ín h iệ u n ộ i t iế t
Các phân tử tín hiệu được giải phóng ra lưu lại trong dịch ngoại bào có thể xâm nhập
vào hệ thổng tuần hoàn cùa cơ thể và chu du khắp thán thế. Các phân tử tín hiệu sống lâu
hơn này có thể ảnh hưởng đến các tế bào ở cách xa các tế bào giải phóng ra chúng, được
gọi là các hormon và kiểu này cùa sự truyển tin giữa các tế bào được gọi là là tín hiệu nội
tiốl như trên hình 1.61 c. Thảo luận chi tiết về cấc hormon nội tiết được dẫn ra trong Chương
3 của Phần một này. Động vật và thực vật đểu sử dụng cơ chế truyền tin này.
d.) T ín h iệ u x y n a p
Trong động vật, các tế bào của hệ thống thần kinh cung cấp sự truyền thông nhanh với
các tế bào ớ cách xa. Các phân tử tín hiệu cùa chúng, các chất truyền thẩn kinh, không di
chuyển đến các tế bào xa qua hệ tuẩn hoàn như cấc hormon. Các tế bào thần kinh giải
phóng ra những chất truyền thần kinh từ các đỉnh của chúng cho đến lận các tế bào đích
(hình 1.61 d). Sự liên hợp cùa các nơron và các tế bào đích của nó được gọi là xynap hoá
học (chemical synapse) và kiểu đó của sự truyển tin giữa các tế bào gọi là tín hiệu xynap.
Trong khi đó, các tín hiệu cận tiết di chuyển qua dịch lỏng giữa các tế bào, chất truyển thẩn
kinh xuyên qua khe xynap và chỉ tiếp tục thời gian ngắn.

1.4.1.2. Các con duòng truyền tín hiệu dẩn đến s ự trả lời của t ế bào
Các sự kiện vốn xảy ra bên trong tế bào liên quan với sự tiếp nhận túi hiệu được gọi là sự
truyền tín hiệu. Những sự kiện này tạo nên các con đường riêng biệt dẫn đến phản ứng trả lời
của tế bào đối với tín hiệu đã được các chất nhận tiếp nhận. Kiến thức vể cấc con đường truyền
tín hiệu dã được khảo sát trong những năm gần đây và đã chỉ ra tính phức tạp ở mức độ cao,
điều dó giải thích: bằng cách nào, trong một vải trường hợp, các kiểu tế bào khác nhau có thể
có cùng một phản ứng trả lời đối với các tín hiệu khác biệt và trong các trường hợp khác, các
kiểu tế bào khác nhau có thé có phàn ứng trả lời khấc biệt đối với cùng một tín hiệu.
V í dụ, sự đa dạng của các kiểu tế bào phản ứng đối với glucagon bởi sự động viên
glucose như là một phần cùa cơ chế cơ thổ điều hoà đường huyết. Điểu đó liên quan với sự
phán giải glycogen dự trữ thành glucose và khởi động các gen vốn mã hoá các enzym cần
cho sự tổng hợp glucose. Trái lại, hormon epinephrin có các hiệu ứng khác biệt đối với các
kiêu tế bào khác nhau. Tất cả chúng ta đều sửng sốt và sợ hãi bởi sự kiện đột ngột. Tim ta
đập nhanh hơn, cảm thấy cảnh giác đề phòng hơn, thậm chí cảm tháy dựng tóc gáy. Tất cả
điểu đó một phần là do đối với thân thể chúng ta, giải phóng hormon epinephrin (cũng được
gọi là adrenalin) vào dòng máu. Điểu này dẫn tới trạng thái tăng cường cảnh giác, tãng nhịp
tim và năng lượng, chuẩn bị đáp trả các tình huống nguy kịch.
Các hiệu ứng khác biệl này của epinephrin phụ thuộc vào các kiểu tế bào khác nhau
với các chất nhận các hormon này. Trong gan, các tế bào được kích thích để động viên

93
glucose trong khi đó trong các tế bào cơ tim co bóp mạnh hơn để tâng dòng máu. Thêm vào
đó. các mạch máu phản ứng bằng cách giãn trong một sô' vùng và co rút trong các vùng
khác đế điều lìoà dòng máu đến gan, tim và các cơ xuơng. Những phản ứng khác biệt này
tuỳ ihuộc vào mỗi kiểu tế bào có chất nhận epinephrin, nhưng có các tập hợp khác nhau của
các protein vốn phàn ứng đối với tín hiệu này.

1.4.1.3. Phosphorin hoá là chia khoá trong điều hoà ch ứ c năng của protein
Chức năng cúa con đường truyền tín hiệu là biến đổi tập tính hoặc bản chấl của tế bào.
Hoại dộng này có thể đòi hỏi sự biến đổi thành phần của các protein vốn cấu thành tế bào,
hoặc biến đổi hoạt tính của các protein tế bào. Nhiều protein là bất hoạt, hoặc không hoạt
động vì chúng được tổng hợp khới đầu và đòi hỏi phải biến đổi sau khi tổng hợp để hoại
hoá. Trong các trường hợp khác, protein có thể đòi hỏi sự biến đổi để loại bò sự hoạt hoá.
Một nguồn điều hoà mạnh đối với chức năng protein là gắn thêm hoặc loại bò các gốc
phosphat, được gọi tương ứng là phosphorin hoá hoặc dephosphorin hoá.
Như chúng ta đã biết, kết quả cuối cùng của các con đường trao đổi chất của hô hấp tế
bào và quang hợp là phosphorin hoá A D P thành A T P . A T P được tổng hợp bởi các quá trình
này có thế mang các nhóm phosphat đến các protein. Sự phosphorin hoá các protein, biến
đối chức năng của chúng vốn cho phép chúng truyền thông tin từ tín hiệu ngoại bào qua
con đường truyền tín hiệu.
a) P r o te in k in a s e
Lớp enzym vốn gắn gốc
phosphat từ A T P vào protein
được gọi là protein kinase.
Các nhóm phosphat này có
thể được gắn thêm ba axit
amin vốn có nhóm O H như
bộ phận của nhóm R của
chúng, là serin (ser),
threonin (thr) và tyrosin
(tyr). Chúng ta phân loại các
protein kinase dựa vào điểu:
các enzym kinase này biến
dổi axit amin nào trong ba
cơ chất (axit amin) ấy (hình
1.63). Hầu hếl các protein Hình 1.63. Phosphorin hoá protein
kinase tế bào chất nằm trong Nhiều protein được điều phối bỏi trạng thái phosphorin hoá, đó lá, chúng
lớp serin/threonin kinase. được hoạt hoá bởi sự phosphorin hoá và loại bò hoạt hoá bởi
dephosphorin hoá hoặc ngưạc lại. Các enzym vốn bổ sung gốc phosphal
b) C ác p h o s p h a t a s e và cơ chất đưạc gọi là kinase. Những enzym này lạo nên hai lỏp phụ
Một phần của nguyên thuộc vào axit amin được gắn thêm gốc phosphat, hoặc các
serin/threonin kinase hoặc các tyrosin kỉnase. Hoạt động của các kinase
nhân đối với tính linh hoạt là được đào ngược bài các enzym phosphatase.
cùa quá trình phosphorin hoá
như là dạng biến đổi protein là nó thuận nghịch. Một lớp khác của các enzym được gọi là
phosphatase, vốn loại bó các nhóm phosphat, gây sự đảo ngược hoạt động cùa các kinase

94
(hình 1.63). Như vậy, protein được hoạt hoá bới enzym kinase có thể bị loại hoạt hoá bời
phosphatase hoặc đảo ngược.

1.4.2. C á c kiêu chất nhặn

Bước đẩu tiên Irong việc nhận thức tín hiệu tế bào là nhận xét về bản thân các chất
nhận. Các tế bào phải có các chất nhận chuyên biệt (đặc hiệu) để có khả năng phản ứng trả
lời dối với phân tử tín hiệu riêng biệt. Mối tương tác của chất nhận với phối tử của nó là
mội ví dụ về sự nhận biết phán tứ, quá trình mà theo đó một phân tứ phù hợp một cách đặc
hiệu dựa vào hình dạng bổ sung cùa nó với phân lứ khác. Mối tương tác đó gây nên sự biến
đối trong cấu trúc của chất nhận, do đó hoạt hoá nó. Đó là sự bắt đầu của bất kỳ con đường
truyền tín hiệu nào.

1.4.2.1. C ác chất nhận dược định rõ theo vị trí


Bán chất của các phân tử chất nhận này phụ thuộc vào vị trí của chúng và loại các phối
tử mà chúng liên kết vào. C ác chất nhận nội bào liên kết các phối tử ghét nước, vốn dễ
xuyên qua màng, vào bên trong màng. Ngược lại, bẻ mặt tế bào hoặc các chất nhận màng
(chất nhận ở trên mặt ngoài của màng) liên kết các phối tử ưa nước, vốn không dẻ xuyên
qua màng, bên ngoài màng (hình 1.60). Các chất nhận màng gồm các protein xuyên màng
vốn tiếp xúc với cả tế bào chất và môi trường ngoại bào.
Bàng 1.9 tóm tắt các kiểu chất nhận và các cơ chế truyền tin được thảo luận trong mục này.

Bảng 1.9. Các chất nhặn liên quan trong tín hiệu tẽ' bào

Kiểu chất nhận Cấu trúc Chức năng Ví dụ


Các chất nhận nội bào Không có vị trí gắn tín Nhận các tín hiệu từ các phản Các chất nhận đối với NO,
hiệu ngoại bào. tử hoà tan trong lipit hoặc các hormon steroit, vitamin D
phân tử bé không phản cực, và hormon thyroid.
không tích điện.
Các chất nhận bề mặt
tế bào
Các kênh ion cổng hoá Protein nhiểu lần xuyên Các "cổng" phân tử kích hoạt Các nơron.
chất (phối tử) màng tạo lỗ trung tâm. sự đóng hoặc mở.
Các chất nhận enzym Protein xuyên màng Liên kết tín hiệu ngoại bào. Phosphorin hoá các protein
(các chất nhận là các một lần. xúc tác phản ứng nội bào. kinase.
enzym)
Các chất nhận liên kết Protein xuyên màng 7 Gắn tín hiệu vào chất nhận Các hormon peptit, các tế
G - protein lẩn. gảy nên sự liên kết GTP vào bào hình que trong mắt.
G protein; với GTP được gắn
vào, gỡ ra để truyền tín hiệu
vào trong tế bào.

1.4.2.2. Ba lớp p h ụ của các chất nhận màng


Khi chất nhận là protein xuyên màng, phối tử gắn vào chất nhận bên ngoài cùa tế bào
và thực tế không bao giờ xuyên qua dược màng sinh chất. Trong trường hợp đó, màng tự nó
và không phải là phân tử tín hiệu trách nhiệm đối với thòng tin xuyên màng. Các chất nhận
màng có thê được phân loại dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng.

95
a) C á c c h ấ t n h ậ n liê n k ế t v ớ i k ê n h
Các kênh ion cổng hoá chất (phối tử) là các protein chất nhận vốn cho các ion đi qua
(hình 1.64). Các protein chất nhận vốn liên kết nhiều chất truyền thần kinh có cùng cấu trúc
cơ bản. Mỗi một là protein màng với các miền nhiều lần xuyên màng, có nghĩa rằng, chuỗi
của các sợi axit amin vòng ngược trở lại và xuyên qua màng một sổ' lần. Trong tâm của
protein là cái lỗ vốn nối dịch ngoại bào với tế bào chất. Lỗ đủ lớn để các ion đi qua, như
vậy protein hoạt động như một kênh ion.
Có thể nói kênh phải là cổng hoá chất vì nó chì mở khi hoá chất (chất truyền thần kinh)
liên kết với nó. Kiểu của ion xuyên qua màng khi kênh ion cổng hoá chất (cổng phối tử)
mớ phụ thuộc vào hình dạng cấu trúc tích điện của kẽnh. Các ion natri, kali và clorit, tất cả
có các kênh ion đặc hiệu.
Chất nhận axetylcholin được phát hiện trong các màng tế bào cơ hoạt động như một
kênh Na+. K h i chất nhận gắn vào phối tử của nó, chất truyển thần kinh axetylcholin, kênh
mớ ra cho phép Na* chảy vào các tế bào cơ. Đó là bước quyết định kết nối tín hiệu từ nơron
vận động đến sự co rút tê bào cơ.
b) C á c c h ấ t n h ậ n l à e n z y m
Nhiều các chất nhận bề mặt tế bào hoặc tác động như các enzym hoặc liên kết trực tiếp
7ào các enzym (hình 1.M b). K hi phân tử tín hiệu gắn vào chất nhận, nó hoạt hoá enzym.

Hinh 1.64. Các chất nhận bể mặt tế bào


a) Các kênh cổng hoá chất (cổng phối tử) tạo nên lỗ trong màng sinh chất vốn có thể mở hoãc đóng bỏỉ cậc
tín hiệu hoá học. Chúng thường chọn lọc, chi cho một kiêu các ion trôi qua; b) Các chất nhận là enzym gắn
vào các phối tử (các hoá chất) trên bề mật ngoài tế bào. vùng xúc tác trên phẩn tế bào chất của chúng truyền
tín hiệu qua màng bỏi hoạt động như một enzym trang tế bào chất; c) Các chất nhận liên kết G protein
(GPCR) gắn vào các phối tử bên ngoài tế bào và với G protein bẽn trong tế bào. Sau đó G protein hoạt hoá
enzym hoặc kênh ion, truyển tín hiệu từ bề măt tế bào vào bên trong của nó. (Theo Raven et al., 2010).

96
Trong hầu hết các trường hợp, các enzym nàv là các protein kinase, các enzym vốn
gắn thêm gốc phosphat vào các protein. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết các chất nhận này
trong phẩn sau cúa mục này.
c) C á c c h â t n h â n liê n k ế t G p r o te in
Lớp thứ ba của các chất nhận bể mặt tế bào tác động gián tiếp đến enzym hoặc kênh
ion trong màng sinh chất với sự giúp đỡ của protein hỗ trợ gọi là G protein. G protein dưực
gọi như vậy là vì nó gắn vào nucleotit guanosin tripliospliat (GTP), có thể cho rằng nó như
được cài vào giữa chất nhận và enzym. Đó là khi phối tử gắn vào chất nhận !àm hoạt hoá nó
(chất nhận) vốn hoạt hoá G protein, chất này đến lượt hoạt hoá protein enzym (hìnhl.64f).
Các chất nhận này cũng sẽ được tháo luận trong phẩn sau.

1.4.2.3. Các chất nhận màng c ó th ế tạo ra các tín hiệu thứ hai
Một số các chất nhận là protein và hầu hết các chất nhận liên kết G protein sử dụng các
hợp chất khác dế chuyến tiếp tín hiệu bẽn trong tế bào chất. Các hợp chất khác ây, những
phân tứ bé, hoặc các ion được gọi là các tín hiệu thứ hai (second messengers), ihay đổi tập
lính của các protein tế bào bầng cách liên kết vào chúng và làm biến đối hình dạng của
chúng. (Phân tử tín hiệu nguyên gốc được coi như "tín hiệu đẩu tiên"). Hai tín hiệu thứ hai
phổ biến là adenosin monophosphat vòng (cyclic adenosine monophosphate, viết tắt là
A M P vòng hoặc cA M P) và các ion canxi. Vai trò cúa các tín hiệu thứ hai sẽ được tìm hiểu
kỹ trong phần sau.

1.4.3. C á c chất nhận nội bào

Nhiều tín hiệu tế bào là lan trong lipit, hoặc là các phân tử rất bé nhỏ vốn có thể dễ
dàng di qua màng sinh chất của tê' bào đích và vào trong tế bào, nơi nó tương tác với chất
nhận nội bào. Một số các phối tử này gắn vào các protein chất nhận định cư trong tế bào
chất, sô khác cũng đi qua màng nhân và liên kết với chất nhận bên trong nhân.

1.4.3.1. Các chất nhận hormon steroit ánh hưởng đến s ự biếu hiện gen
Trong lất cá các kiểu chái nhặn dược thảo luận trong mục này, hoạt động cùa các chãi
nhận hormon stcroit là đơn giản nhất và trực tiếp nhất.
Các hormon steroit tạo nên lớp lởn các hợp chất, bao gồm cortisol, estrogen, progesteron
và lestosteron vốn chia sẻ cấu trúc không phân cực phổ biến. Estrogen, progesteron và
testosteron liên quan trong sự phát triển giới tính và tập tính. Các hormon steroit khác, như là
cortisol, cũng biến đổi tác động tuỳ thuộc vào mó đích, từ sự động viên glucose đến sự ức chế
các tế bào máu trắng để kiểm soát sự sưng tấy. Tác động chống sưng tấy là cơ sở của việc sử
dụng chúng trong y học.
Cấu trúc không phân cực cho phép các hormon này xuyên qua màng và gắn vào các
chất nhận nội bào. Sự định cư trong tế bào chất của các chít nhận hormon steroit trước khi
liên kết hormon, nhưng nơi tác động đầu tiên của chúng là trong nhân. Sự liên kết của
hormon vào chất nhận tạo phức chất chuyển từ tế bào chất vào nhân (hình 1.66). V ì rằng
phức hệ chất nhận - phối tử lạo cho I1Ó tấl cả các con đường vào nhân của tế bào, các chất
nhận này thường được gọi là các chất nhận nhân.

7-GTSWHH0CPT 97
Hinh 1.65. Các chất nhận nội bào diều hoà sự phiên mã gen
Các phản tử tin hiệu ghét nước có thể qua màng và gắn vào các chẫt nhận nội bào. Điều này khải .đầu con
đưàng truyền tín hiệu qua màng sinh chất gây ra sự biến đổi trong biểu hiện gen. (Theo Raven et al., 2010).

a) H o ạ t d ộ n g c ủ a c h ấ t n h ậ n s t e r o i t
Chức năng sơ khai của các chất nhận hormon steroit, cũng như các chất nhận đối với
các phân tử tín hiệu tan trong lipit nhỏ bé khác (ví như vitamin D và hormon thyroid) hoạt
động như là các chất điều hoà sự biểu hiện gen (xem mục 1.2).
Tất cả các chất nhân này có cấu trúc tương tự nhau. C ác gen, vốn mã hoá chúng dường
như phải là đòng dõi tiến hoá của gen tổ tiên đơn. Do sự tương đổng về cấu trúc, chúng là
loàn bộ của họ chung ch ất nhận nhân.
Mỗi trong các chất nhận này có ba miền chức năng: 1) Miền liên kết hormon; 2) Miền
liên kết A D N và 3) Miền vốn có thể tương tác với các chất đổng hoạt hoá gây ảnh hưởng
đến mức phiên mã.
Trong trạng thái bất hoại, không thể liên kết đặc hiệu vào A D N vì protein ức chế chiếm
mất chỗ liên kết A D N . K h i phân tử tín hiệu gắn vào vị trí liên kết hormon, cấu hình của
chất nhận biến đổi, giải phóng ra chất ức chế và làm lộ ra vị trí liên kết A D N , cho phép chất
nhận gắn được vào các trình tự nucleotit đặc hiệu (hình 1.66). M ối liên kết này hoạt hoá
(hoặc trong một ít trường hợp, ức chế) các gen riêng biệt, thường định cư gần các trình tự
liên kết hormon. Trong trường hợp cortisol vốn là hormon glucocorticoit, hormon này có
thế tăng mức glucose trong các tê bào, số lượng các gcn khác biệt liên quan trong sự tổng
hợp glucose có các vị trí liên kết cho phức hệ chất nhận hormon.
Những phối tử lan trong lipit vốn là các chất nhận nội bào nhận biết xu hướng tổn tại
trong máu lâu hơn so với các tín hiệu (phân tử) tan trong nước. Hầu hết các hormon lan
trong nước phân huỷ trong thời gian tính bằng giây, hoặc thậm ch í m ili giây. Ngược lại,
hormon stcroit như là cortisol, hoặc estrogen tồn lại hàng giò (Mason et al., 2010).
1. Phôi tử gắn vào chất nhận 2. Hai chất nhận liên hợp (nhj phản 3. Các protein phản ứng gắn vào
hoá) và phosphorin hoá lẫn nhau phosphotyrosin trên chất nhận.
(tự phosphorin hoá) Chất nhận có thể phosphorin hoá
các protein phản ứng khác.
Hình 1.66. S ự hoạt hoả của kinase chất nhận tyrosin (R TK )
Các chất nhận màng này gắn các hormon hoặc các tác nhân sinh trưởng vốn là ưa nước và không thể đi qua
màng. Chất nhận là một protein xuyên màng với miền liên kết phối tử ngoại bào vả miền kinase nội bào. Các
con đưàng truyền tin hiệu bắt đẩu với các protein phản ứng liên kết vào phosphotyrosin trên chất nhận và sự
phosphorin hoá chất nhận của các protein phàn ứng. (Theo Raven et al., 2010).
b) T ín h d ặ c h iệ u v à v a i tr ò c ủ a c á c c h ấ t đ ồ n g h o a t h o á
Phản ứng của các tế bào đích đối với các tín hiệu tan trong lipit có thể biến đổi nhiều,
luỳ thuộc vào bản chất cùa tế bào. Đặc điểm ấy là sự thực, thậm chí, khi các tế bào đích
khác biệt có cùng chất nhận nội bào. Cho rằng các protein chất nhận gắn vào các trình tự
AD N chuyên biệt, điều ấy có thể xem chừng khó hiểu. Nó được giải thích một phần bời sự
thậl rằng, các chất nhân tác động trong sự phối hợp với các chất đồng hoạt hoá mà số
lượng và bản chất của các phân tử này có thể khác biệt giữa các tế bào. Thật vậy, phản ứng
cúa tế bào phụ thuộc không chỉ vào chất nhận mà còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các
chất đồng hoạt hoá.
Hormon estrogen có các hiộu ứng khác biệt trong mô tử cung so với trong mỏ vú. Phản
ứng khác biệt này được trung gian bời các chất đồng hoạt hoá và không phải bởi sự hiện diện
hoặc vắng chất nhận trong hai mô ấy. Trong mô vú, thiếu chất đổng hoại hoá quan trọng và
phức hệ chất nhận - hormon thay thế tương tác với protein khác vốn hoạt động gây giảm
thiếu sự biểu hiện gen. Trong mô từ cung, hiện diện chất đổng hoạt hoá và sự biểu hiện của
các gen vốn mã hoá các protein liên quan trong sự chuẩn bị cho tử cung mang thai.

1.4.3.2. Các chất nhận nội bào khác tác ơộng n h ư c á c enzym
Một ví dụ lất hấp dẫn về tác động của chất nhận như là enzym đã được phát hiện trong
chất nhận dối với nitơ oxyt (NO). Phân tử khí nhỏ bé này dễ khuếch tán ra khỏi cấc tế bào,
nơi nó được sản ra và trực tiếp xâm nhập vào các tế bào lân cận, nơi nó gắn vào enzym
guanylyl xyclase. Sự liên kết của N O hoạt hoá enzym, bắt nó xúc tác phản ứng lổng hợp

99
m onophosphat guanosin m ạch vòng (cyclic guanosine monophosphat, viết tắt là cGMP),
một phàn tử tín hiệu nội bào vốn sản sinh ra các phản ứng trả lòi đặc hiệu tế bào như là sự
ihư giãn cúa các tế bào cơ trơn.
Khi não bộ gửi tín hiệu thần kinh cho sự thư giãn cơ trơn, lớp lót các vách của mạch máu
động vật có xương sống, axetylcholin được giải phóng bởi tế bào thần kinh gắn vào các chất
nhận trên các tế bào biểu mô. Điều đó gây ra sự gia tăng lượng C a2* nội bào trong tế bào biểu
mô làm kích thích enzym nitơ oxyt syntase sản sinh ra N O. N O khuếch tán vào cơ trơn, nơi
nó gia tăng mức cG M P dẫn đến sự thư giãn. Sự thư giãn này cho phép các mạch máu giãn ra
và do vậy lăng dòng máu. Điều đó giải thích việc sử dụng nitroglyxerin để xử lý chứng đau
thắt ngực gây nên do sự co các mạch máu đến tim. Các tế bào chuyển hoá nitroglyxerin
thành NO, sau đó N O tác động làm giãn các mạch máu (Raven et al., 2010).
Thuốc sildenafil (được biết đến như là Viagra) cũng tác dộng theo con đường truyền
tín hiệu này bằng cách liên kết vào và ức chế cG M P phosphodiesterase vốn phân huỷ
cGM P. Điéu này duy trì mức cG M P cao, do vậy kích thích sự sản xuất ra N ó . Nguyên
nhân dối với tác dụng chọn lọc của Viagra là nó liên kết vào dạng c G M P phosphodiestrase
dược phát hiện trong các tế bào dương vật. Điều đó tạo ra sự giãn các cơ trơn trong mô
cương, do vậy gia tăng dòng máu.

1.4.4. Truyến tin hiệu qua c á c ch ấ t nhận kin ase

Chúng ta đã biết từ trước rằng, các kinase protein phosphorin hoá các protein để biến
đổi chức năng cùa protein và rằng, hầu hết các kinase phổ biến tác động lên các axit amin
serin, threonin và tyrosin. C á c chất nhận kin asc tyrosin ( R T K s , viết tắt cùa Anh ngữ:
receptor tyrosine kinases) ảnh hưởng đến chu trình tế bào, sự di chuyển tế bào, trao đổi chất
tế bào và tăng sinh tế bào - tất cả các mặt nhìn thấy dược của tế bào chịu ảnh hưởng bởi
thông tin qua các chất nhận này. Sự biến đổi đối với chức năng của các chất nhận này và
các con dường truyền tín hiệu của chúng có thể dẫn đến bệnh ung thư trong con người và
các động vật khác.
Mội vài ví dụ sớm nhất về các gen gây ung thư, hoặc các oncogen, liên quan chức nàng
R T K . Virut sarcoma (một dạng ung thư mô) gây ung thư khỉ mang gen đối với tác nhân sinh
trướng dẫn xuất - tiểu cẩu. K h i virut lây nhiễm tế bào, tế bào sản sinh quá mức và tiết ra các
tác nhân sinh trường dẫn xuất tiểu cầu, gây nên sự sinh trưởng quá mức của các tế bào xung
quanh. Một chùng virut khác, virut nguyên hồng cầu gà, mang dạng biến đổi của chất nhận
tác nhân sinh trưởng da (biểu mô) vốn thiếu hẩu hết các miền ngoại bào của nó. K h i virut lây
nhiễm tế bào, các chất nhận biến đổi được sản ra bị ờ trạng thái "bật". Truyền tín hiệu tiếp tục
từ chất nhận ấy làm cho các tế bào mất khả nãng kiểm tra bình thường sự sinh trưởng.
Các chất nhận tyrosin kinase nhận biết các phối tử ưa nước và tạo ra một lớp lớn các
chất nhận màng trong các tế bào động vật. Thực vật có các chất nhận với cấu trúc tổng thể
và chức năng tương tự, nhưng chúng là các serin - threonin kinase. Những chất nhận thực
vật này đã có tên gọi là các kinase chất nhận thực vật (plant receptor kinases).
Vì rằng các chất nhận này thực hiện các chức năng tương tự trong các tế bào thực vật
và dộng vật, nhưng khác biệt nhau về cơ chất của chúng, sự tái bản và khác biệt của mỗi
kiểu kinase chất nhận chắc đã diễn ra sau sự phản hướng thực vật - động vật. Sự lăng sinh

100
các kiêu này của các phân từ tín hiệu chắc phải là xảy ra ngẫu nhiên đồng thòi cùng chỗ với
sự tiến hoá độc lặp cúa tính đa bào trong mỗi nhóm (Raven et al., 2010).
Trong mục này, chúng ta sẽ tập trung sự chú ý vào họ các chất nhận R T K vốn đã được
nghiên cứu sâu rộng trong sự đa dạng của các tế bào động vật.

1.4.4.1. S ự tự p h o sp h o rin hoá hoạt hoá các R T K


Các kinase tyrosin chất
nhận có cấu trúc tương đối đơn
gián, gồm miền xuyên màng dơn 1. Insulin gắn vào miển
móc neo chúng (các kinase ngoại bào của đơn phản
a của chất nhân insulin.
tyrosin chất nhận) vào trong
màng, miền liên kết - phối từ
ngoại bào và miền kinase nội
bào. Miền kinase này chứa vị trí
xúc tác của chất nhận, vốn hoạt
động như protein kinase, enzym
bố sung các nhóm phosphat vào
các tyrosin. v ể mối liên kết phối
tứ vào chất nhận đặc hiệu, hai
phức hệ phối tứ - chất nhận này 2. Đơn phân p của chất
nhận insulin phosphorin
phối hợp lại với nhau (thường hoá các chất nhận khác,
được coi như là sự nhị phân hoá) cho phép hoạt hoá các
protein phản ứng insulin.
3. Protein phàn ứng insulin được hoạt
và phosphorin hoá lẫn nhau, quá hoá kích hoạt glycogen syntase.
trình được gọi là lự phosphorin
lioá (hình 1.67). Sự kiện lự
phosphorin hoá truyền qua màng
tín hiệu vốn được bắt đẩu với
mối liên kết của phối tử vào chất
nhận. Bước tiếp theo, lan truyền
tín hiệu trong tế bào chất, có thể
tổn tại nhiều dạng khác biệt. Các
dạng này bao gồm sự hoạt hoá
Glycogen
miền kinase tyrosin để phosphorin
hoá các đích nội bào khác hoặc Hinh 1.67. Chất nhận insulin
tương tác của các protein khác
Chất nhận insulin là chất nhận tyrosin kinase vốn khởi đầu loạt
với chất nhận đã được phosphorin các phản ứng tê' bào liên quan đến sự trao đổi glucose. Một con
hoá. Phản ứng của tế bào sau đường truyền tín hiệu, chất nhận này trung gian dẫn tới sự hoạt
hoá enzym glycogen syntase. Enzym này chuyển hoá glucose
hoại hoá tuỳ thuộc protein có thê
thành glycogen. (Theo Raven at al., 2010).
đáp ứng trong tế bào. Hai tế bào
khác nhau có thể có cùng chất
nhận nhưng phán ứng khác nhau,
phụ thuộc vào protein phản ứng nào đang hiện hữu trong tế bào chất. V í dụ, tác nhân sinh
trướng sợi nguyên bào kích thích sự phân bào trong các sợi nguyên bào (fibroblast) nhưng lại
kích thích các tế bào thẩn kinh phán hoá hơn là kích thích sự phân chia.

101
1.4.4.2. Các miền ph osphotyrosin là các trung gian tương tác protein - protein
Một con đường mà theo đó tín hiệu từ chất nhận có thể phải lan truyền trong tế bào
chất là con đường các protein gắn đặc hiệu vào các tyrosin đã được phosphorin hoá trong
chất nhận. K hi chất nhận được hoạt hoá, các vùng cùa protein bcn ngoài của vị trí xúc tác
đã được phosphorin hoá. Điểu đó tạo nẽn các nơi "cập bến" cho các protein vốn liên kết đặc
hiệu vào các phosphotyrosin. Những protein vốn được gắn vào các tyrosin đã được
phosphorin hoá này có thể khởi đầu các sự kiện để chuyển hoá tín hiệu từ phối tử thành
phán ứng (hình l .66).
a) C h ấ t n h ậ n i n s u lin
Chất nhận insulin minh hoạ việc sử dụng các protein cập bến. Hormon insulin là một
phần của hệ thống kiểm tra thân thể nhằm duy trì mức ổn định của glucose máu. V ai trò
cúa insulin là giảm thiểu glucose máu, tác động bới mối liên kết vào R T K . Protein khác
được gọi là protein pliản íừig insulin gắn vào chất nhận đã được phosphorin hoá và bản thãn
nó cũng được phosphorin hoá. Protein phản ứng insulin qua tín hiệu tiếp tục bằng sự liên
kết vào các protein bổ sung vốn dẫn đến sự hoạt hoá enzym glycogen syntase, enzym
chuyển hoá glucose thành glycogen (hình l .67), nhờ vậy giảm thiểu được glucose máu. Các
protein khác được hoạt hoấ bỏi chất nhận insulin tác động để ức chế sự tổng hợp các enzym
liên quan trong sự sản xuất glucose và gia tãng số lượng các protein vận chuyến glucose
trong màng sinh chất.
b) C á c p r o t e in th íc h ứ n g
Một iớp khác của các protein, các protcin thích ứng (adapter protein), cũng có thể gắn
vào các phosphotyrosin. Các protein này bản thân chúng không tham gia vào sự truyền tín
hiệu nhưng tác động như là mối liên kết giữa chất nhận và các protein vốn khởi đầu các sự
kiện truyền tín hiệu xuôi dòng. V í dụ, protein Ras sẽ được bàn luận muộn hơn, được hoạt
hoá bởi các protein thích ứng gắn vào chất nhận.

1.4.4.3. Các thác protein kinase c ó th ểkhu ếch dại tín hiệu
Một lớp quan trọng của các kinase tế bào chất là các protcin kinase được mitogcn
hoạt hoá (M A P ). Mitogen là một hoá chất kích thích sự phân bào bằng cách hoạt hoá các
con đường bình thường điều phối sự phân bào. Các M A P kinase được hoạt hoá bời mòđun
(module, điều biến) được gọi là tliác phosphorin hoá hoặc thác kinase. Môđun này là một
loạt protein kinase vốn phosphorin hoá lẫn nhau trong trình tự. Bước cuối trong thác là sự
hoạt hoá bằng cách phosphorin hoá của bản Ihãn M A P kinase (hình 1.68).
Một chức năng của thác kinase là khuếch đại tín hiệu gổc. V ì rằng mỗi bước trong thác
là một enzym, thác có thê tác động lên nhiều phân từ cơ chất. Với mỗi enzym trong thác tác
động lên nhiều cơ chất, điểu này sản sinh ra số lượng lớn sản phám cuối cùng (hình 1.68).
Điểu này cho phép một lượng nhỏ các phân tử tín hiệu khới đầu để sản sinh ra phản ứng lớn.
Phản ứng tế bào đối với thác này trong bất kỳ tế bào riêng biệt phụ thuộc vào các đích
của M A P kinase, nhưng thường liên quan sự phosphorin hoá các tác nhân phiên mã vốn sau
đó hoạt hoá sự biểu hiện gen. Một ví dụ cho kiểu truyền tín hiệu thông qua các chất nhận
tác nhân sinh trướng sẽ được cung cấp trong Chương 2 và minh hoạ. bằng cách nào sự
truyền tín hiệu dược khới đầu bới lác nhàn sinh trướng có thể điều phối được quá trình phân
bào thông qua thác kinase.

102
T h á c M A P k in a se S ự k h u ếch đại tin hiệu

Chất nhện
I
Chất hoạt hoá
— 7 \—
MKKK MKKK

MKKK
V—-V
Kinasel
GÖ > ( m kk) ( mkÖ
Hoat tính
Bất hoạt
n l m jM f la
Kinase 2
Các protein phàn ứng Q Q ?r\rr\ m m QQQQ QQ
Bất hoạt

MAP kinase
/ / / I TT \ A
o~s oó oÓ r • o o c o
Phản ứng tế bào

Các protein
Các protein phàn ứng
phàn ứng

Phàn ứng

Phàn ứng tẻ' bào

Hình 1.68. MAP thác kinase khuếch đại tín hiệu


a) Thác phosphorin hoá được biểu diễn như là biểu đổ dòng ở bên trái,bắt đẩu với chất nhận trong màng sinh
chất. Mỗi kinase được gọi tên bắl đầu vãi từ cuối, MAP kinase (MK), vốnđược phosphorin hoả bỏi MAP kinase
kinase (MKK), vón đẽn lượt được phosphorin hoá bài MAP kinase kinase kinase (MKKK). Thác được liên két
vào protein chất nhận bời protein chất hoạt hoá; b) Tại mỗi bước tác động enzym của kinase lên các đa cơ
chất dẫn đến sự khuếch đại tín hiệu. (Theo Raven at al„ 2010).
1.4.4.4. Các protein scaffold tổ c h ú t các thác kinase
Đê có hiệu quả, các protein scafold phải hoạt
dộng một cách trình tự. Một con đường hiệu quả của
quá trình này có thổ cẩn phải gia tăng là tổ chức chúng
trong tế bào chất. Các protein được gọi là các protein
scufold cho rằng, phải tổ chức các thành phẩn của thác
kinase thành phức hệ protein đơn, cuối cùng trong
mồdun tín hiệu. Protein scafold này liên kết vào mỗi Protein
scafold
kinase cá thể như là chúng được tổ chức biệl lập cho
Các protein phản ứng
chức năng tối ưu (hình l .69).
Các tiện lợi của kiểu tổ chức này là nhiều. Trình Hinh 1.69. Thác kinase có thố được tô
tự được sắp xếp một cách biệt lập là có hiệu quả rõ chức bởi các protein scaffold
hơn so với trình tự sắp xếp vốn phụ thuộc vào sự Protein scafold gắn vào mỗi kinase trong
khuếch tán đê sản sinh ra mội trật tự tương ứng của thác tổ chức chúng theo cách mỗi cơ chất
tiếp theo enzym của nó. Sự tổ chức như
các sự kiện. Cách tổ chức này cũng cho phép phân
vậy cũng giữ các kiknase cách quãng khỏi
tách các môđun truyền tín hiệu trong những vị trí tế các con đường truyền tín hiệu khác trong tế
hào chất khác nhau. bào chất. (Theo Raven et al., 2010).

103
Sự bất lợi của kiểu tổ chức này là rầng nó giảm thiểu hiệu quả khuếch đại của thác
kinase. Các enzym ở tại một nơi là không tự do phát hiện các phân tử cơ chất mới, nhưng
phái dựa vào những cơ chất đang tồn tại gẩn.
V í dụ được nghiên cứu tốt nhất của protein scafold đến từ tập tính giao phối trong nấm
men náy chồi. Các tế bào nấm men phản ứng đối với pheromon giao phối với các biến đổi
Irong hình thái của tế bào và biểu hiện gen được trung gian bởi protein thác kinase. Protein gọi
là Ste5 đã được nhận biết nguyên gốc như là một protein đòi hỏi cho tập tính giao phối, nhưng
không phải hoạt tính enzym có thể dược khám phá đối protein này. Hiện nay điểu đó đã được
chi ra ràng, protein này tương tác với tất cà các thành phần của thác kinase và tác động như là
protein scafold vốn tổ chức thác và cách ly nó khỏi các con đưòng truyền tín hiệu khấc.
1.4.4.5. Nhũng protein Ras liên kết các chất nhận với các thác kinase
Protein bé nhó gắn kết - G T P (G protein) được gọi là R a s liên kết giữa R T K và M A P
thác kinase. Protein Ras bị đột biến trong nhiều u bướu của con người, chỉ ra vai Irò trung
tâm các tác nhân sinh trường liên kết với phản ứng tế bào của chúng.
Protein Ras này hoạt tính khi gắn vào G TP, bất hoạt khi gắn vào G D P . K h i một R T K ,
chẳng hạn như chất nhận tác nhân sinh trưởng, được hoạt hoá, nó gắn vào các protein thích
ứng vốn sau đó lác động lên Ras để kích thích sự trao đổi G D P thành G T P , hoạt hoá Ras.
Sau dó protein Ras này hoạt hoá kinase đầu tiên trong M A P thác kinase (hình 1.70).

Hình 1.70. Protein R as liên kết các kinase tyrosin chất nhặn vào thác MAP kinase
Các chát nhận tác nhân sinh trưởng được liên kết vào thác MAP kinase bởi prolein Ras. Hinh trên cho thấy
rằng sự hoạt hoá MAP kinase đưọc gọi là kinase được điều hoà ngoại bào (E R K - extracellular regulated
kinase). E R K đả được hoạt hoá phosphorin hoá sô' lưọng các prolein phàn ứng vốn có thể lác động trong lế
bào chất và các tác nhân phiên mã di chuyển vào nhan để khỏi động các gen cần cho tiến triển chu trinh tế
bào. (Theo Raven et al., 2010).
Chìa klioá đối với sự truyền tín hiệu thông qua con đường này là rằng Ras có thế tự điều
hoà. Protein Ras có hoạt tính GTPase nội tại (tác động bên trong), thuỷ phân G T P thành G D P
và Pi, giữ lại G D P gắn kết vào Ras, vốn hiện giờ đã bị bất hoạt. Tác động của R T K chuyển
sang Ras, protein này có thể phải coi như cái công tắc có thể tự ngắt. Đó là một nguyên nhân
làng sự kích thích phân bào bởi các tác nhân sinh trướng là thời gian ngấn.

101
1.4.4.6. Các RTK b ị b ấ t hoạt bời s ự nhập bào (hấp thụ vào)
Điều quan trong đối với tế bào là các con đường truyền tín hiệu chỉ được hoạt hoá nhất
thời. Sự hoại hoá kéo dài có thể làm cho tế bào không có khả năng phản ứng đối với các tín
hiệu khác hoặc phản ứng không phù hợp đối với tín hiệu vốn liên quan không lâu hơn. Do
vậy, sự bát hoạt cũng là quan trọng cho việc điểu phối truyển tín hiệu cũng như sự hoạt hoá.
Chất nhận tyrosin kinase có thổ bị bất hoạt bới hai cơ chế cơ sở: dephosphorin hoá và nhập
bào. Nhập bào (endocytosis), trong quá trình đó, chất nhận được hấp thụ vào bên trong tế bào
chất trong các túi, nơi nó có thê’ bị phân giải hoặc được tái quay vòng. Tất cả các enzym trong
thác kinase được điều hoà bời dephosphorin hoá nhò các enzym phosphatase. Điều đó dẫn
đến sự kết thúc phán ứng tại cả hai mức của chất nhận và của protein phàn ứng.

1.4.5. Truyền tín hiệu qua c á c chất nhặn kết đôi - G Protein

Kiểu chất nhận loại đơn lớn nhất trong các tế bào động vật là các chất nhận kết đôi - G
protein (G P C R s, từ viết tắt của Anh ngữ: G - protein - coupled receptors), được gọi vậy là
vì các chất nhận hoạt động kết đòi với G protein, những G protein là các protein vốn liên
kết các nucleotit guanosin, như là Ras đã được thảo luận trong mục trước. Tổng sô' các gen
mã hoá G P C R s phát hiện được muộn nhất trong bộ gen (genome) của con người là 799 với
khoảng một nửa số này mã hoá các chất nhận mùi liên quan đến cảm giác mùi và vị. Trong
con chuột, có hơn 1.000 chất nhận mùi khác nhau vốn liên quan trong cảm giác ngửi mùi.
Họ G P C R s được phân thành 5 nhóm: rodopsin, secretin, adhesion (chất bám dính), glutamat
và frizzled/taste 2 (nếm 2, vị giác 2) dựa trẽn cấu trúc và chức năng. Các tên gọi nhắc đến
những thành viên được phát hiện đẩu tiên của mỗi nhóm; ví dụ, rodopsin là G P C R liên
quan trong sự cảm nhận ánh sáng ở động vật có vú. Trong mục này chúng ta tập trung thảo
luận về cơ chế cùa sự hoạt hoá và một sô' con đường truyẻn tín hiệu có thể.

1.4.5.1. G protein liên kết cá c chất nhận với các protein tác dộng (effector proteins)
Chức năng của G protein trong truyền tín hiệu bởi G P C R s là cung cấp mối liên kết
giữa chất nhận vốn nhận các tín hiệu và các protein tác động, những protein này sản sinh ra
các phản ứng (trả lời) của tế bào. G protein hoạt động như là công tắc bật bời chất nhận.
Trong trạng thái "bật", G protein hoạt hoá các protein tác động để gây ra phản ứng tế bào.
Tất cá các G protein là hoạt tính khi gắn vào G T P và bất hoạt khi gắn vào G D P. Sự
khác biệt chú yếu giữa các G protein trong G P C R s và Ras protein đã đuợc mô tả ở trên là:
các G protein này bao gồm ba đơn phân, được gọi là a , ß và y. Như là hệ quả, chúng
ihường được gọi là các helerotrím eric G protein. K hi phối tử gắn vào G P C R và hoạt hoá G
protein liên kết của nó, G protein này trao đổi G D P tạo ra G T P và tách thành hai phần gồm
đơn phân G a gắn vào G T P và các đơn phân Gß và Gykết hơp với nhau (Gpr). Sau đó tín hiệu
có thể lan truyền bởi, hoặc là Ga hoặc Gp, do vậy tác động chuyển sang các protein tác
động. Thuý phân liên kết G T P thành G D P bởi G ư gây nên sự tái tập hợp của dị tam phân
(hclcrotrimeric) và phục hổi trạng thái tắt của hệ thống (hình 1.71). Các protein tác động
thường là các enzym. Một protein tác động có thể phải là một kinase vốn phosphorin hoá
các protein đê trực tiếp lan truyền tín hiệu, hoặc nó có thể sản ra tín hiệu thứ hai cho sir bắt
dầu con đường truyền tín hiệu.

105
GPCR
Protein
tác động

G protein
bất hoạt
Phản ứng
tế bào

Hlnh 1.71. Tác động của các chất nhận kết dõi - G protein
Các chất nhận kết đôi - G protein tác động qua G protein dị tam phân vổn liên kết chất nhận vào protein tác
động. Khi phối tử gắn vào chất nhận, nó hoạt hoá G protein được liên kết, trao đổi GDP thành G TP. Phức hệ
G protein hoạt tính tách ra thành Ga và Gpy. Đon phân Gu (gắn vào GTP) được trinh diễn đang hoạt hoá protein
tác động. Protein tác động có thể lác động trực tiếp lên các protein tế bào hoặc sàn sinh ra tín hiệu thứ hai để
gây nên phàn ứng lế bào. G „có thể thuỳ phân GTP gây bất hoạt hệ thống, sau đó lại liên kêì với G(jr

1.4.5.2. Các protein tác động sản sinh ra nhiéu tín hiệu thứ h ai »
Thường các protein tác động được hoạt hoá bởi G protein sản ra tín hiệu thứ hai. Hai
trong các chất tác động phổ biến là aclenylyl xyclase và phospholipase c, vốn sản ra cA M P
và IP„ thêm D A G , một cách tương ứng.
a) A M P v ò n g (cA M P )
Các tế bào động vật đã được nghiên cứu sử dụng nhiều cA M P như là tín hiệu thứ hai.
Khi phân tử tín hiệu gắn vào G P C R vốn sử dụng enzym adenylyl xyclase như là chất tác
động, một lượng lớn cA M P được sinh ra bẽn trong tế bào (hình \.12a). Sau đó cA M P này
gắn vào và hoạt hoá enzym protein kinase A (P K A ), vốn bổ sung phosphat vào các protein
đặc hiệu (chuyên biệt) trong tế bào (hình 1.73).
Hiệu ứng của sự phosphorin hoá này đối với chức năng tế bào phụ thuộc vào sự nhận
dạng cùa tế bào và các protein vốn đã được phosphorin hoá. V í dụ, trong các tế bào cơ,
P K A hoạt hoá enzym cần cho phân giải glycogen và ức chế enzym khác cần để tổng hợp
glycogen. Điều đó gia tăng lượng glucose sẫn có trong cơ. Ngược lại, trong thận, tác động cùa
P K A dẫn đến sự giảm các kênh/iước vốn có thể gia tăng độ thấm của các tế bào ống dẫn nước.
Sự rối loạn của tín hiệu cA M P có thể gây ra nhiều hiệu ứng. C ác triệu chứng cùa bệnh
tả (cholera) là do biến đổi các mức cA M P trong các tế bào trong ruột. V i khuẩn Vibrio
cholerae sản ra độc tố vốn gắn vào G P C R trong biểu mổ của ruột, làm cho nó bị khoá vào
trạng thái "bật". Điều đó gây ra sự gia tăng mạnh lượng cA N P nội bào vốn, trong các tế bào
đó, các ion C1 bị thải ra ngoài tế bào. Nước chảy Iheo Cl dẫn đến ỉa chảy và đặc trưng mất
nước của bệnh (Raven et al., 2010).
Phân tử cA M P cũng là một tín hiệu ngoại bào. Trong mốc nhầy D ictyoslelitm i
cliscoideum, cA M P được tiết ra tác động như là tín hiệu cho sự quẩn !ụ khi ớ vào điều kiện
dói. Các thực nghiệm đã cho thấy rằng, chất nhận đối với tín hiệu này cũng là G P C R .

106
Không gian ngoại bào

Màng sinh chất

T ế bào chất

Cắt bời phospholipase C .- ‘ ° V°

DAG ♦ IP ,

Hỉnh 1.72. Sản sinh các tín hiệu thứ hai


Đó là các phân tử tín hiệu được sàn ra bên trong tế bào. a) ATP được chuyển hoá bởi enzym adenylyl xyclase
thành AMP vòng, cAMP và pyrophosphat (PPi); b) Inositol phospholipit PIP2 gồm hai lipit và phosphat gắn vào
glyxerol. Nhóm phosphat cũng gắn vào đường inositol. Phản tử này có thể được cắt bởi enzym phosphotase c
để sinh ra hai tín hiệu thứ hai khác biệt: DAG, được (ạo nên từ glyxerol với hai lipit và IP3, inositol -1, 4, 5-
triphosphat.
b) C á c i n o s i t o l p h o s p h a t
Tín hiệu thứ hai phổ biến
là dược sinh ra từ các phân lử
gọi là inositol phospholipit.
Các chất này được cài vào
màng sinh chất bới các đầu
lipit của chúng và có phần
inositol phosphat nhô vào
trong tế bào chất. Inositol
phospholipit phổ biến nhất là
phosphatidyl inositol - 4,5 -
diphosphat (PIP,)- Phân tử
này là cơ chất của protein tác
dộng phospholipase c , vốn Hình 1.73. Con đường truyến tín hiệu cAMP
cắt PIP, đế thu được Tin hiệu ngoại bào gắn vào G PCR, hoạt hoá G protein. Sau đó
diaxylglyxerol (D A G ) và G protein hoạt hoá protein chất tác động adenylyl xyclase vốn
xúc tác sự chuyển hoá ATP thành cAMP. Sau đó cAMP này
inositol - 1,4,5 - triphosphat hoạt hoá protein kinase A (PKA), chất này phosphorin hoá các
(IP,) (hình 1.72Ủ). protein đích gây nên phàn ửng tẽ’ báo. (Theo Raven et al.,
2 0 1 0 ).

107
Sau đó cả ba hợp chất này tác động
■Phối tử
như là các tín hiệu thứ hai với nhiểu các
hiệu ứng tê bào. Giống như cA M P , D A G
có thể hoạt hoá protein kinase c (P K C ).

c) C a n x i
Các ion canxi (C a2+) phục vụ phổ
rộng như là các tín hiệu thứ hai. Các mức
Ca2+ Irong tế bào chất bình thường là rất
thấp (Ihấp hơn 1CT 7 M ), trong khi bẽn
ngoài tế bào và trong lưới nội sinh chất
(LN SC ), các mức C a 2* là khá cao
(khoáng 10 ' M ). L N S C có các protein
chất nhận vốn tác động như các kênh ion
đc giải phóng ra Ca2*. Một trong chất
nhận phổ biến nhất của các chất nhận
này có thể liên kết vào tín hiệu thứ hai
IP, đề giải phóng C a 2+, truyền liên kết Hình 1.74. Truyền tín hiệu inositol
qua inositol phosphat với tín hiệu bới phospholipit và Ca24
Ca2* (hình 1.74). Tín hiệu ngoại bào gắn vào G P C R hoạt hoá G
protein. G protein này hoạt hoá protein tác động
Kết quá cùa dòng thoát Ca2* từ phospholipase c, chất này chuyển hoá P IP 2 thành
L N S C phụ thuộc vào kiểu tế bào. V í dụ, DAG và IP3. Sau đó IP3 được gắn vào chất nhận
liên kết - kênh trên màng LN SC, làm cho ỊN S C
trong các tế bào cơ xương, C a2* kích (E R ) giải phóng ra C a 2* dự trữ vào trong tế bào
thích sự co cơ; nhưng trong các tế bào chất. Rồi C a 2* gắn vào các protein liên kết Ca2*,
chảng hạn như calmodulin và PKC gây nên phàn
tuyến nội tiết nó kích thích sự bài tiết các
ứng tế bào.
hormon.
Ca2* khởi đầu một sô' phản ứng
cùa tế bào bằng cách liên kết vào
calmodulin, một protein tê bào
chất chứa 148 axit amin, protein
này chứa bốn vị trí gắn kết đối với
Ca (hình 1.75). K hi bốn Ca2+ đã
gắn được vào calmodulin, phức hệ
calmodulin/ C a2* có khả năng liên
kết vào các protein khác để hoạt
hoá chúng. Những protein này
gồm các protein kinase, các kênh
ion, các protein chất nhận và
Hinh 1.75. Calmodulin phosphodiesterase nucleotit mạch
aj Calmodulin là một protein chứa 148 gốc axit amin, các gốc vòng. Nhiều sử dụng như thế này
này làm trung gian chức nãng C a 2’ ; b) Khi bốn Ca2* đã được của C a2* làm cho nó trở thành mội
gắn vào phân tử calmodulin, nó chịu sự biến đổi cấu dạng cho
phép nó gắn vào các protein tế bào chất khác và ảnh hưởng trong các tín hiệu thứ hai linh hoạt
đến các phản ứng tế bào. nhất trong các tế bào.

108
d) C ác c h á t n h â n k h á c b i ê t có th ê s ả n r a c á c t ín h ié u th ứ h a i g i ô n g n h a u
Như đã nhận xét ở trên, hai
• w Epinephrin
Ệ (it’CK Adenylyl xyclase hormon glucagon và epinephrin có thể
Adenyỉyl xyd ase cả hai đều kích thích các tê bào gan
đế động viên glucose. Nguyên nhân
các tín hiệu khác biệt này có cùng lác
động là do cả hai tác động bởi cùng
con đường truyền tín hiệu để kích
thích sự phân giải và ức chế sự tổng
hợp glycogen.
Sự liên kết cúa hormon này hay
hormon kia vào chất nhận hoạt hoá G
protein, chất này kích thích adenylyl
xyclase. Sự sản sinh ra cA M P dẫn tới
hoạt hoá P K A , vốn đến lẩn hoạt hoá
protein kinase khác gọi là kinase
phosphorylase. Sau dó kinase phosphorylase
đã được hoạt hoá hoạt hoá glycogen
phosphrylase, enzym này cắt tách các
Glycogen-6-phosphate đơn vị của glucose - 6 - phosphat từ
glycogen (hình 1.76). T ác động của
Hinh 1.76. Các chất nhận khác biệt có thể hoạt hoá đa kinase lại dẫn đến sự khuếch đại từ
cùng con đường truyền tín hiệu
một ít các phàn tử tín hiệu thu được số
Các hormon glucagon và epinephrin cả hai tác động thông lượng lớn các phân tử glucose cần
qua cảc G P C R . Mổi trong các chất nhận nãy tàc động
theo con đường G protein vốn hoạt hoá adenylyl xyclase, phải được giải phóng.
sản sinh ra cAMP. Sự hoạt hoá PKA bắt đẩu thác kinase
Tại cùng thời điểm, P K A cũng
vốn dẫn đến sự phân giải glycogen.
phosphorin hoá enzym glycogen
syntase, nhưng trong trường hợp này
nó ức chế enzym, như vậy ngăn cản sự tổng hợp glycogen. Thêm vào đó, P K A phosphorin
hoá các protein khác vốn hoạt hoá sự biểu hiện gen mã hoá các enzym cẩn cho sự tổng hợp
glucose. Sự đồng quy này cùa các con đường truyền tín hiệu từ các chất nhận khác nhau
dần đến cùng kết quả - glucose được động viên.
e) C á c p h â n h iể u c h ấ t n h ã n c ó th ê d ẫ n tớ i n h ữ n g h iệ u q u à k h á c b iệ t tr o n g
c á c tê b à o k h á c n h a u
Chúng la biết ràng phân lử tín hiệu đơn, epinephrin, có thể có cấc hiệu ứng khác nhau
trong các tế bào khác nhau. Một con đường này đã xảy ra qua sự tồn tại của nhiều dạng của
một chất nhặn.
Chất nhận đối với epinephrin thực tế là có 9 phân kiểu, hoặc các đồng dạng. Các đồng
dạng này được các gen khác nhau mã hoá và thực tế là các phân tử chất nhận khác nhau.
Các trình tự cúa các phân tử protein này là rất giống nhau, đặc biệt, trong miền liên kết phối
tứ, nơi cho phép c h ú n g liên kết epinephrin. Chúng khác biệt chủ yếu là trong các miển tế
bào chất cúa chúng, các miền này tương tác với các G protein. Điều đó dần đến các đổng

109
dạng khác biệt hoại hoá các G protein khác nhau, do vậy dân đến các con đường truyền tín
hiệu khác nhau.
Thật vậy, trong tim, các tế bào cơ có một đồng dạng của chất nhận vốn khi gắn vào
epinephrin, hoạt hoá G protein, chất này lại hoạt hoá adenylyl xyclase, dẫn đến sự gia tăng
cAM P. Điều này làm tãng tốc độ và lực co rút. Trong ruột, các tế bào cơ trơn có đồng dạng
khác biệt của chất nhận, rằng khi liên kết vào epinephrin hoạt hoá các G protein khác nhau
vốn ức chế adenylyl xyclase, làm giảm cA M P. Điều đó có kết quả là làm giãn cơ (Raven et
al„ 2010).
f) C á c c h ấ t n h â n k ế t đ ô i G p r o t e i n v à c á c c h ấ t n h ậ n ty r o s in k i n a s e có t h ể h o a t
hoá n h ữ n g con đ ư ờ n g g iô n g n h a u
Các kiểu chất nhận khác nhau có thể ảnh hướng đến cùng môđun tín hiệu. V í dụ, các
R T K đã trình diền sự hoạt hoá M A P thác kinase, nhưng các G P C R cũng có thể hoạt hoá
chính thác này. Một cách tương tự, sự hoạt hoá phospholipase c đã được nhắc tới ở mục
trước về tín hiệu G P C R , nhưng nó cũng có thể được hoạt hoá bởi các R T K .
Tính phản ứng chéo này có thể xuất hiện để nhập các phức hợp vào chức năng tế bào,
nhưng thực tế nó cung cấp cho tế bào sô' lượng khó tin về tính linh hoạt. Các tế bào có số
lượng lớn, nhưng hạn chế của các phân tử tín hiệu nội bào, vốn có thể được bật và tắt bởi tín
hiệu vốn liên kết các chất tác động tế bào có thê’ với nhiều tín hiệu đến.
Internet là một v í dụ về mạng lưới, trong đó nhiều kiểu khác nhau của các máy tính
dược nối toàn cầu. Mạng lưới này có thể phân thành các lưới thành phần vốn được liên kết
vào mạng lưới tổng. Do bản chất của các liên kết, khi chúng ta gửi thông tin email qua
Internet, nó có thế dạt đến địa chỉ qua nhiểu con đường khác nhau. Một cách tương tự, tế
bào có các mạng lưới của các con đường truyền tín hiệu được liên kết với nhau, trong các
con đường đó nhiều tín hiệu, các chất nhân và các protein phản ứng được nối với nhau. Các
con đường chuyên biệt tương tự M A P thác kinase hoặc truyền tín hiệu qua các tín hiệu thứ
hai như là cA M P và C a2* là các lưới thành phẩn bên trong mạng lưới truyền tín hiệu toàn
cầu. Chúng ta còn chưa hiểu được tế bào tại mức này, nhưng sinh học hệ thống đang
chuyển động tiến tới sự nhận thức toàn cẩu như thế cùa chức năng tế bào.

TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 1: c ơ s ở PH Â N T Ử T R O N G SIN H H Ọ C P H Á T T R IE N
1.1. S ự biểu hiện gen từ ADN —* Protein
Một gen, một polypeptit
- Gen được biểu hiện trong kiểu hình như là các polypeptit (protein).
- Các thực nghiệm của Beadle và Tatum với mốc bánh mì Neurospora thể hiện kết quả trong một số
chủng đột biến, mỗi một thiếu enzym đặc hiệu trong con đường hoá sinh. Các kết quả của họ dẫn đến giả
thuyết một gen, một polypeptit (hình 1.2).
- Đã phát hiện ra một số bệnh di truyền xác định trong con người là do thiếu các enzym xác định. Những
quan trắc này ủng hộ giả thuyết một gen, một polypeptit.
ADN, ARN và dòng thông tin
- ARN khác biệt với ADN ở ba điểm: 1) Nó là sợi đơn; 2) Phản tử đường của nó là ribose thay cho
desoxyribose trong ADN và 3) Base thứ tư của nó là uraxil thay cho timin trong ADN.
- Giáo lý trung tâm của Sinh học phân tử là: AND —* ARN —* Protein (hình 1.4).
- Gen được biểu hiện trong hai bước: Trước tiên, ADN được phiên mả thành ARN; sau đó ARN được dịch
thành protein, (hinh 1.5).
- Một vài virut là những ngoại lệ đối với giảo lý trung tâm. Một số virut loại trừ hoàn toàn ADN, bắt đầu
trực tiếp từ ARN đến protein.
Trong các retrovirut, giáo lý trung tâm là bị đảo ngược: ARN -> ADN.
Phiên mã: ADN điểu khiển sự tổng hợp ARN
- ARN được phiên từ khuôn ADN theo các base của ADN được biểu hiện bởi sự tháo xoắn của xoắn kép.
- Đối với gen đ ã c h o , c h ỉ có một trong hai sợi A D N (sợ i khuô n) hoạt động n h ư khuô n phiên m ã.
- ARN polymerase xúc tác sự phiên mả từ sợi khuôn ADN.
- Sự khởi dầu phiên mã đòi hỏi ARN polymerase phải nhận biết và gắn chạt vào trình tự khỏi động trên ADN.
- ARN kéo dài theo hướng từ 5' đến 3', đối song song với sợi ADN khuôn. Các trinh tự chuyên biệt (đặc
hiệu) và protein hỗ trợ kết thúc sựphién mã (hình 1 . 6 ).
- Trong các prokaryote, sự dịch mã bắt đầu trước khi phiên mã mARN kết thúc. Trong các Eukaryote,
phiên mã xảy ra trong nhân và dịch mã xảy ra trong tẻ bào chất.
Mã di truyền
- Mã di truyền bao gồm bộ ba các base nucleotit (các mà). Có bốn base, nhưng có 64 mã có thể.
- Một mã mARN chỉ ra điểm khỏi đầu dịch mã và mả hoá (ghi mã) cho axit amin metionin. Các mả dừng
chỉ ra sự kết thúc dịch mã. 60 mã khác ghi mã chỉ cho các axit amin riêng biệt.
- Vi chỉ có 20 các axit amin khác nhau, mâ di truyền là dư thừa; có nghĩa là có nhiều hơn một mă cho
các axit amin xác định. Nhưng mã không nhiều nghĩa (không mơ hổ): Một mả đơn không mả hoá nhiều hơn
một axit amin (hỉnh 1.7).
- Các thực nghiệm ống nghiệm - thử dẫn đến sự phân phối các axit amin cho các mả (bộ ba) (hình 1.8).
Chuẩn bị cho dịch mã: Các ARN liên kết, các axit amin và các ribosom
- Trong dịch mã, các axit amin liên kết trong một trật tự chuyên biệt bởi các mã bộ ba trong mARN.
Nhiệm vụ này đạt được nhờ các ARN vận chuyển (tARN) vốn được gắn vào các axit amin đăc hiệu. Mỗi loại
tARN có đối mã bổ trợ cho mã mARN (hỉnh 1.9).
- Họ các enzym hoạt hoá gắn các axit amin chuyên biệt (đăc hiệu) vào các tARN tương ứng cùa chúng,
tạo nên các tARN nạp tải (hình 1.10).
- mARN gặp các tARN đâ nạp tải tại ribosom (hình 1.11).
- Đơn phân bé của ribosom kiểm tra xác định đối mă tARN và mả mARN đã hình thành được các liên kết
hydro chưa.
Dịch mã: ARN điểu khiển sự tổng hợp polypeptit
- Phức hệ khởi đầu gồm tARN đã nạp tải và đơn phân ribosom bé gắn vào mARN gày nên sự khởi đẩu
dịch mã (hình 1 . 1 2 ).
- Chuỗi polypeptit lớn dần từ đầu cuối N hướng tới đẩu cuối C. Ribosom chuyển dịch một mã (một bộ ba
nucleotit) một lần dọc theo mARN trong hướng 5' đến 3' (hình 1.13).
- Hiện diện của mã dừng trong vị trí A của ribosom kết thúc sự dịch mã (hình 1.14).
Điểu hoà sự dịch mã
- Một số các chất kháng sinh và các chất độc vi khuẩn hoạt động bằng cách phong toả các sự kiện trong
dịch mã (bảng 1 . 2 ).
- Trong polysom ở một thời gian có nhiều hơn một ribosom dịch chuyển dọc theo mARN (hình 1.15).
Điếu hoà sau dịch mã
- Những tín hiệu chứa trong các trinh tự axit amin của các protein điếu khiển chúng (các axit amin) tới
các đích tế bào (hỉnh 1.16).
- Tổng hợp protein bắt đầu trên các ribosom tự do trong tế bào chất. Những protein ấy được quy định
cho nhản và các bào quan khác được hoàn thành ở đó. Những protein này có các tín hiệu cho phép chúng gắn
vào hoăc xâm nhập các bào quan đã có đích của chúng.
- Những protein đả được chì định cho LNSC. thể Golgi, lysosom và bên ngoài tè bào hoàn thành sự tổng

111
hợp chúng trên bề mãt của LNSC (E R ). Chúng xâm nhập LNSC bởi sự tương tác của các trình tự tín hiệu ghét
nước với kênh trong màng (hình 1.17).
- Những biến đổi của protein sau dịch mã bao gồm phản giải protein, glycosin hoá (đường hoá) và
phosphorin hoá (hình 1.18).
Tử tóm tắt chi tiết trẽn, có thể tóm gọn một số điểm chủ yếu:
1- Quá trình biểu hiện gen, chuyển thông tin trong kiểu gen thành kiểu hình.
2- Bản sao của gen ò dạng mARN được sinh ra qua phiên mã và mARN được dùng để điểuhoà sự tổng
hợp protein bởi dịch mã.
3- Cả hai quá trình phiên mã và dịch mả có thể được chia thành khởi đầu, kéo dài và kết thúc dẫn đến
sự hình thành các cao phân tử tương ứng (cũng đúng như thế cho sự tái bản ADN).
4- Sự biểu hiện gen eukaryote là phức tạp hơn nhiều so với ở prokaryote.
Bản chất của các gen eukaryote với các thành phẩn intron và exon hoàn thành quá trình biểu hiện gen
đòi hỏi có thèm các bước bổ sung giữa phiên mả và dịch mã. Sự sản sinh và xử lý (cắt nối) của các mARN
eukaryote diễn ra trong nhàn, trong khi dịch mă xảy ra trong tế bào chất. Điều đó bắt buộc phải có sự vận
chuyển mARN qua các lỗ nhân đến tế bào chất trước khi xảy ra dịch mã. Toàn bộ quá trình ỏ eukaryote được
tóm tắt trong h ìn h 1 .5 3 .
Nhiều sự khác biệt có thể sáng tỏ giữa sự biểu hiện gen trong prokaryote và trong eukaryote. Hình 1.53
tóm lược các điểm chủ yếu này.
1.2. Điều hoà sự biểu hiện gen
- Điều hoà sự biểu hiện gen. Điều hoà sự biểu hiện gen thường xảy ra ở mức khởi đầu phiên mã. Các
protein điều hoà gắn vào các trình tự ADN chuyên biệt (đặc hiệu) và ảnh hưởng đến liên kết của ARN
polymerase vào vùng (gen) khởi động. Các protein cá thể có thể, hoặc là ngăn chân, hoặc kích thích sự phiên
mã. Trong prokaryote, sự điều hoà hướng tới sự tự điểu chỉnh các hoạt tính cùa tế bào đối với mỗi trường để
đàm bào khả năng sống sót. Trong các cơ thể có nhân đa bào, điểu hoà là đáp ứng duy tri sự cản bằng nội
môi và ngay cả các dạng đơn bào, sự điều hoà này có các cơ chế để xử lý nhân và nhiều nhiễm sắc thể.
- Các protein điều hoà. Xoắn ADN biểu lộ rãnh lớn và rãnh bé; các protein điểu hoà tương tác với ADN
bởi các base đi vào dọc theo rănh lớn (hình 1.20). Tất cả những protein này đều chứa các hoạ tiết gắn kết
ADN, chúng thường bao gồm một hoặc hai đoạn xoắn a. (hỉnh 1.21). Những hoạ tiết này tạo nên phần hoạt
tính của miền gắn kết ADN và miền khác của protein tương tác với bộ máy phiên mã.
- Điều hoà sự biêu hiện gen prokaryote, cảm ứng xảy ra khi sự biểu hiện gen trong con đường khởi
động phản ứng đối với cơ chất (lactose), ARN polyerase không bị phong toả (hỉnh 1.24b); ứ c chế xảy ra khi
sự biểu hiện gen bị ngăn chăn trong phản ứng đối với cơ chất (ví dụ, khi có tryptophan, không sản sinh các
enzym tổng hợp tryptophan, xem hình 1.26b). Lac operon được điểu hoà âm bởi protein ức chế gắn vào
ADN (gen vận hành), bằng cách như thế ngăn chăn sự phiên mã. Khi lactose hiện diện, operon được khởi
động; allolactose gắn vào chất ức chế, ngăn chặn chất ức chế lac liên kết vào ADN (hỉnh 1.24b). Operon này
được điều hoà dương bởi protein chất hoạt hoá (GAP). Trp operon được điều hoà àm bởi protein chất ức chế
vốn phải được gắn vào tryptophan để Hên kết được vào ADN (gen vận hành). Khi vắng tryptophan, chất ức chế
không thể gắn vào ADN và operon /lết bị ức chế.
1.3. Bộ gen (genome) của cơ thê có nhân (eukaryote)
- Đặc điểm khác biệt của bộ gen eukaryote so với bộ gen prokaryote:
+ Mặc dầu các eukaryote chứa nhiều ADN hdn trong các bộ gen cùa chúng so với prokaryote, không có
tương quan rõ giữa kích thước của bộ gen và tính phức tạp của cơ thể trong các eukaryote
+ Có nhiều sự khác biệt giữa các bộ gen prokaryote và eukaryote cũng như các cơ chế biểu hiện của
chúng (bảng 1.3) .
+ Không giống ADN prokaryote, ADN eukaryote được chứa bẽn trong nhân, do vậy sự phiên mả và dịch
mả tách biệt vế măt vật lý (hinh 1.29).
+ Bộ gen của nấm men nảy chổi đơn bào chứa các gen cho cùng bộ máy trao đổi chất như trong các
prokaryote, có bổ sung thêm các gen cho protein hướng đích trong tế bào (bảng 1.4).
+ Bộ gen của giun tròn đa bào Caenorhabitis elegans chứa các gen cẩn cho các tương tác gian bào
(giữa các tế bào) (bàng 1.5)

112
+ Bộ gen của ruổi giấm có ít gen hơn so với bộ gen của giun tròn. Nhiều gen của nó là các đổng hinh
của các gen có trong giun tròn và trong các bộ gen của động vật có vú.
+ Bộ gen của cá nóc (Fugu) là bộ gen động vật có xương sống chạt nhất đã được biết.
+ Bộ gen chật của thửc vật đơn giản Arabidopsis là thường được sử dụng trong nghiên cứu của các bộ
gen thực vật (bàng 1 . 6 ).
+ Bộ gen lúa tương tự bộ gen của Arabidopsis và các trình tự của nó nắm giữ chìa khoá nuôiquần thể
loài người đang không ngừng tăng (bảng 1.7).
- Các trình tự lặp lại trong bộ gen eukaryote (eukaryotic genome):
+ ADN lặp lại cao hiện diện đến hàng triệu trong các bản sao của các trình tựngắn. Nó không được
phiên mã.
+ Một sỏ các trinh tự ADN lăp lại vừa phải như là các trình tự mã hoá cho các rARN, được phiên mã
(hinh 1.30).
+ Một số các trinh tự ADN lặp lại vừa phải là các gen nhảy, chúng có khả năng di chuyển trong bộ gen
(genome) (hỉnh 1.31).
- Cảu trúc của các gen mã hoá protein:
+ Các gen mã hoá protein eukaryote điển hình ở cạnh (sườn) của các trinh tự khỏi động và các trinh tự
kết thúc và chưa các trình tự bén trong không mã hoá, được gọi là các intron (hình 1.32).
+ Lai axit nucleic là kỹ thuật quan trọng đối với sự phân tích các gen eukaryote (hỉnh 1.33 và 1.34).
+ Một số các gen eukaryote tổn tại như là các họ gen liên quan, vốn có các trình tự tương đổng và mã
hoá những protein giống nhau. Những gen liên quan ấy có thể được hình thành vào các thời gian khác nhau và
trong các mô khác nhau. Một số các trình tự trong các họ gen là các gen giả, vốn mã hoá các mARN, hoặc
các protein không chức năng (hỉnh 1.35).
+ Sự biểu hiện phân hoá của các gen khác biệt trong tụ tập p-globin của họ gen globin đảm bảo những
chuyển đổi sinh lý quan trọng trong sự phát triển của con người (hỉnh 1.55).
- Cắt nối (xử lý, chế biến) ARN:
+ Tiền mARN được phiên (mARN sơ khai, bản phiên) bị biến đổi bởi sự bổ sung mũ G tại đầu 5' và đuôi
poly A tại đầu 3' (hình 1.37).
+ Các inlron bị loại ra khòi tiền mARN bỏi thể cắt nối, phức hệ của các sn RNP và các protein (hình 1.38).
1.4. Điểu hoà sự biêu hiện gen eukaryote
Trong Eukaryote, sự khởi đầu đòi hỏi các tác nhân phiên mâ chung vốn gắn vào miền khởi động và
cùng ARN polymerase II tạo thành phức hệ khỏi đẩu. Các tác nhân chung sản sinh ra mức cơ bản.của sự
phiên mã (khỏi đầu của trình tự mã hoá protein). Các tác nhân phiên mã chuyên biệt, vốn gắn vào các trinh tự
(gen) tăng cường (hình 1.43, 1.44), có thể gia tãng mức phiên mã. Những gen tăng cường này có tác động từ
xa vi ADN có thể tạo vòng, mang gen tăng cường và gen khởi động lại sát nhau. Những chất đổng hoạt hoá và
các chất trung gian liên kết các tác nhân phiên mã chuyên biệt xác định vào mARN polymerase II (hỉnh 1.45).
- Cấu trúc cromatin eukaryote. ADN eukaryote được đóng gói vào cromatin, một thách thức cấu trúc
khác đối với sự phiên mã. Các biến đổi trong cấu trúc cromatin tương quan với sự biến đổi của ADN.và các
histon. Lối vào ADN của các tác nhàn phiên mã đòi hỏi những biến đổi trong các cấu trúc cromatin. Một số
các chất hoạt hoá phiên mả biến đổi histon bằng cách axetyl hoá (hình 1.47). Những phức hệ thay đổi
cromatin (hình 1.48) lớn bao gồm các enzym vốn thay đổi cấu trúc cromatin, làm cho ADN có thể tới được
các protein diếu hoà dễ dàng hơn.
- Đ iể u h o à s a u p h iê n m ã e u k a r y o t e (h ìn h 1 .5 3 ). C á c A R N b é (c á c m iA R N ) đ iể u ho à s ự p hiên m ã bằng
cách hoặc là phân giải chọn lọc mARN, ức chế sự dịch mã, hoặc thay đổi cấu trúc cromatin. Có thể tạo được
nhiều mARN từ một gen đơn theo cách cắt nối xen kẽ, vốn có thể là đặc hiệu phát triển và mô. Trinh tự cùa
phiên bản mARN (mARN sơ khai) cũng có thể bị biến đổi bởi sự hiệu chỉnh.
- Phân giải protein. Điều hoà phân giải protein trong eukaryote liên quan với sự bổ sung protein
ubiquitin, chất đảnh dấu protein để phân huỷ. Proteasom, phức hệ hình trụ có hoạt tính protease trong trung
tàm của nó, nhận biết các protein đã được ubiquitin hoá và phản huỷ chúng, rất giỏng thiết bị cắt vụn phế liệu,
ubiquitin được tự do có thể sử dụng lại (hinh 1.54).

8-GTSNHHOCPT 113
1.5. S ự biểu hiện gen phân hoá trong phát triển
- Tương đồng bộ gen. Bộ gen (genome) của tất cả các tế bào trong cơ thể đang phát triển vẫn được giữ
nguyên vẹn, điều đó chứng tỏ cơ sỏ của sự phân hoá là s ự biểu hiện gen chọn lọc. Sự biểu hiện gen có thể
được điều hoà tại nhiều mức (bảng 1 .8 ).
- Mô hình giàn đơn của sự phân hoá. Ví dụ về sự hình thành bào tử trong Bacillus subtylis. Sự khởi
đầu hinh thành bào tử bắt đầu khi đói cảm ứng thác protein kinase kết thúc khi phosphorin hoá chất điều hoà
phiên mả SpoOA. Các quá trinh phát triển tạo bào tử phụ thuộc vào sự biểu hiện gen của các tập hợp đặc
hiệu các gen.
Trong Drosophila, thông tin vị trí trong sự phân hoá đốt liên quan đến sự biểu hiện phân hoá của các
gen phản cực với vai trò chuyên biệt hoá các vị trí của các kiểu tế bào chuyên biệt trong mỗi đốt, và sự biểu
hiện của các gen chọn lọc chuyển hoá cùng nguồn có vai trò chỉ dẫn các lé’ bào chuyên biệt đó hoạt động tạo
c á c c ấ u trúc vù n g c h in h x á c trong phôi.
- Vai trò của sự biểu hiện phân hoá của gen trong phát triển. Phân hoá là kết quả của sự biểu hiện
phân hoả gen. Có thể nhận biết sự khác biệt giữa các tế bào bằng mắt hoặc qua các sản phẩm protein của sự
biểu hiện gen của tế bào. Ví dụ, một số các tế bào trong nang tóc sinh ra keratin, protein tạo tóc, lông..,, các
kiểu tế bào khác trong thân không sinh ra keratin. Trong các tế bào nang tóc, gen mã hoả protein keratin đả
biểu hiện, đã được phiên mă; trong khi hầu hết các tế bào khác trong cơ thể, gen ấy không được phiên mả.
Một ví dụ khác về sự biểu hiện phân hoá gen trong sự biệt hoá chức năng trong phát triển của cơ thể có nhân
(eukaryote) là sự biểu hiện phân hoá gen trong họ gen globin trong phát triển của phôi ngưởi (hỉnh 1.55).
- Phân hoá gen thường là sự biến đổi đảo ngược trong bộ gen (genome). Nhìn chung phân hoá là
nghịch đảo, ngoại trừ một số ít kiểu tế bào xác định như tế bào hổng cầu trong động vật, vốn đã mất nhân và
quản bào trong thực vật, vốn đã bị chết chĩ còn lại vách thủng lỗ (hình 1.56).
- Điều hoà gen tạo hình mẫu trong phát triển. S ự tạo hình mẫu trong động vật liên quan với sự biểu
hiện được phối hợp theo trật tự của các gen. Các gradient của các chất morphogen trong Drosophila chuyên
biệt các trục T/S và Ư B, rổi dẫn đến sự hoạt hoá liên tiếp của các gen phân đốt. Các gradient protein Bicoit và
Nanos xác định trục T/S (Đầu/Đuôi). Protein Dorsal xác định trục L/B (Lưng/Bụng). Nhưng sự hoạt hoá đòi hỏi
loạt các bước bắt đầu với protein Gurken cùa noãn bào. Tác động của các gen đổng nguồn cung cấp sự nhận
biết đốt. Các gen này vốn gồm các trình tự đổng miền gắn ADN, được gọi là các gen Hox (đối với các gen hộp
đổng nguồn) và chúng được tổ chức thành các tập hợp (các phức hệ) xem các hỉnh 1.57, 1.58 và 1.59. Thực
vật sử dụng các tập hợp khác nhau của các gen điểu hoà sự phát triển gọi là các gen hộp MADS.
1.6. Truyền tín hiệu trong sinh học phát triển
- Tổng quan về sự truyền tin giữa các tế bào (mục 1.4.1). Sự truyền tin tế bào liên quan với các tín
hiệu hoá học hoặc các phối tử, vốn gắn kết vào các chất nhận tế bào. Mối liên kết của các phối tử khởi đầu
các con đường truyền tín hiệu vốn dẫn đến sự trả lời của tế bào. Những tế bào khác biệt có thể có cùng đáp
ứng đối với một tín hiệu và cùng một tín hiệu cũng có thể gây ra các phản ứng khác nhau trong các tế bào
khác nhau. Phosphorin hoá - dephosphorin hoá (loại phospho) cùa các protein là cơ chế chung của chức
năng protein điều hoà trong các con đưòng truyền tín hiệu.
- Các kiểu chất nhận (mục 1.4.2). Các chất nhận có thể bên trong (các chất nhận nội bào) hoặc bén
ngoài (các chất nhận ngoại bào). Các chất nhận màng bao gồm các chất nhận liên kết - kênh, các chất nhận
enzym và các chất nhận cặp đôi G protein. S ự truyền tín hiệu thông qua các chất nhận màng thường liên quan
với sự sản sinh của các phân tử tín hiệu thứ hai, hoặc của thông tin thứ hai, bên trong tế bào.
- Các chất nhận nội bào (mục 1.4.3). Những phân tử tín hiệu ghét nước có thể xuyên qua màng và gắn
vào các chất nhận nội bào. C ác chất nhận hormon steroit tác động trực tiếp đến biểu hiện gen. Hormon liên
kết, chất nhận - hormon di chuyển vào nhân để khỏi động (hoặc đôi khi ức chế) sự biểu hiện gen.. Điểu này
cũng đòi hỏi protein khác gọi là chất đổng hoạt hoá, vốn hoạt động với chất nhận - hormon. Như vậy, phản
ứng của tè bào đôi với hormon phụ thuộc vào sự hiện diện của chất nhận và chất đồng hoạt hoá.
- Truyền tín hiệu qua các chất nhận kinase (mục 1.4.4). Các chất nhận kinase tyrosin (R TK ) là các
chất nhận màng (trên màng) vốn có thể phosphorin hoá tyrosin. Khi được hoạt hoá, chúng phosphorin hoá,
tạo ra các miền liên kết cho các protein khác. Những protein này truyền tín hiệu vào bẽn trong tế bào. Một
dạng của con đường truyền tín hiệu liên quan thác kinase MAP, một loạt các kinase mà mỗi một hoạt hoá
kinase tiếp theo trong các loạt. Con đường này kết thúc với kinase MAP vốn hoạt hoá các tác nhàn phiên mã
để biến đổi sự biểu hiện gen.

114
- Truyến tín hiệu qua các chất nhận kết đôi - G protein (mục 1.4.5). Tín hiệu qua các chất nhận kết
đôi G protein sử dụng hệ thống ba phẩn - chất nhận, G protein và protein tác động. G protein hoạt tính khi liên
kết vào GTP và bất hoạt khi liên kết vào GDP. Phối tử liên kết vào chất nhận hoạt hoá G protein, vốn sau đó
hoạt hoá protein tác động. Các protein tác động bao gồm adenylyl xyclase, chất này sinh ra tín hiệu thứ hai
cAMP. Protein tác động khác, phospholipase c , phân cắt inositol phosphat và kết quả là giải phóng ra Ca2* từ
lưới nội sinh chất.

C Â U HỎI C H Ư Ơ N G 1
1. Kết quả sẽ là gi nếu mã được chuyên biệt (đăc hiệu) nhiều hơn một axit amin?
2. Vi sao tê bào cần phân tử tiếp hợp như tARN giữa ARN và protein?
3. Nấm men là cơ thể đơn bào giống vi khuẩn; bạn có cho rằng chúng có sự liên kết phiên/dịchmãnhư ỏ
vi khuẩn?
4. Các bộ gen (genome) của cây lúa, lúa mì và ngô là tương tự nhau, và tương tự Arabidopsis. Tuy nhiên
những loài cây này chứa các protein rất khác nhau, giải thích như thế nào?
5. Mô tả các bước trong sự tổng hợp mARN chín, có khả năng dịch mã được từ gen eukaryote chứa một
sô intron. So sánh điểu này với sự tạo mARN tương ứng trong prokaryote?
6 . Một gen mã hoá protein có ba intron, bao nhiêu protein khác biệt được hinh thành từ sự cắt nối xen kẽ

của mARN được phièn mã từ gen này?


7. Tính phức tạp của bộ gen (genome) eukaryote đòi hỏi ba polymerase?
8 . Hiệu quả của sự đột biến trong protein xoắn - vòng - xoắn gây ảnh hưởng đến khônggian của hai
xoắn sẽ là gi?
9. Các tương tác phối tử chất nhận tương tự thế nào với các tương tác cơ chất enzym?
10. Phân tử ghét nước có thể có chất nhận màng hoặc nội bào?
11. Nêu các kiểu chất nhận nội bào và tác động cùa chúng nhanh hoặc có các ảnh hưởng trong thời gian
dài hơn?
12. Có nhiều chất nhận kết đôi G protein hơn so với kiểu chất nhận khác. Sự giải thích có thể cho điểu
này là gi?
13. Protein RAS bị đột biến trong nhiều bệnh ung thư của ngưởi, các nguyên nhân có thể của điều đó là gi?

115
Chương 2

CÁC c ơ CHÊ TẾ BÀO CỦA s ự PHÁT TRIEN

N HẬP CH Ư Ơ N G

Rất nhiều kiến thức của chúng ta về sinh học phân tử trong sinh học phát triển đến từ
các nghiên cứu các cơ thể mẫu xác định như ruồi giấm (D rosoph ila m elanogaster), giun
tròn (Caenorhabditis elegans), ếch (Rana ), nhóm cầu gai ( E chinoidea ) và thực vật có hoa
như A rabidopsis tlialiana. Hiện nay đã biết rằng, các gen của tất cả các cơ thể có nhân
(eukaryote) giống nhau đến mức kinh ngạc và các nguyên tắc phân từ tạo nên cơ sở phát
triển của chúng cũng phải giống nhau. Như vậy, những phát minh từ một cơ thé giúp chúng
ta nhận thức được các cơ thể khác.
M ặtkhác, các công trình nghiên cứu mới đầy với các kiểu khác nhau của tế bào gốc đã
tích luỹ được dữ liệu tạo ra hy vọng và khả năng tưởng tượng của con người. Đ ã hàng nghìn
năm trối qua, các câu hỏi bí ẩn đối với loài người là bằng cách nào sinh vật xuất hiện, sinh
trướng, biến đổi và trưởng thành. Hiện tại chúng ta đang ở trong một thời đại khi mà có thể
trả lời được các câu hỏi tồn tại từ lâu đòi đó và có nhiều khả năng mới đáy hứa hẹn trong
chữa bệnh nhờ y học tái sinh hình như đã hé sáng ừ chân trời.
Chúng ta khám phá sự biểu hiện gen từ bối cảnh của các tế bào cá thể, nghiên cứu sử
dụng các tế bào với các cơ chế đa dạng trong điều hoà sự phiên mã cùa các gen riêng biệt.
Hiện nay chúng ta đang mỏ rộng tầm "nhìn và xem xét sự thách thức dị thường xuất hiện từ
sự phát triển của tê bào đơn và của trứng đã thụ tinh thành cơ thể đa bào. Trong suốt hành
trình phát triển ấy, sự xuất hiện hình mẫu của các quyết định vẻ sự biểu hiộn gen tạo ra các
dòng riêng biệt của các tế bào để tiến hành theo các con đường riêng biệt, quay quanh
chuỗi phức tạp đến khó tin của nguyên nhân và hiệu quả. Đúng, đối với toàn bộ sự phức tạp
cùa nó, chương trình phát triển như vậy hoạt động với độ chính xác đáng kinh ngạc. Trong
chương này, chúng ta khám phá các cơ chế của sự phát triển ở c ấ p độ t ế bào.
Sự phát triển của cá thể sinh vật thông qua các quá trình sinh trướng khởi đầu bởi sự
phân bào, phân hoá và phát sinh hình thái. Bây giờ chúng ta khám phá các quá trình đó.

2.1. PHÂN B À O

K hi con nòng nọc nở ra khỏi màng bọc bảo vệ nó, khối lượng của nó nhìn chung phỏng
chừng đúng như trứng đã được thụ tinh mà từ đó nó xuất hiện. Tu y nhiên, thay vào trúng
thụ tinh tạo đúng một tế bào, con nòng nọc chứa gồm khoảng hàng triệu tê bào, vốn được tổ
chức thành các mỏ và các cơ quan với các chức năng riêng biệt. Như vậy, quá trình xày ra
sớm nhất trong phát sinh phôi là phân bào.
Ngay tiếp theo sau sự thụ tinh, hợp tử nhị bội trải qua thời kỳ nguyên phân nhanh dẫn
đến kết quả cuối cùng Irong một phôi sớm là đã gồm hàng chục nghìn tế bào nhị bội. Trong
phôi động vật, nơi đã được nghiên cứu tốt nhất, sự điểu hoà thời gian và số lượng các lần
phân bào như vậy mang tính đặc hiệu - loài và được điểu phối bới tập hợp các phân tử

116
xyclin [cyclin - tên gọi phân lử protein xuất phát từ sự xuất hiện có tính chu kỳ (cycle) của
nó iheo chu trình tế bào] và các kinase plui thuộc - xyclin (Cdks, viết tấl cùa lập hợp lừ
cyclin - dependent
Anh ngữ: cycỉin ảepenảent kinases). Các
Các phân tử đó thực hiện sự điểu phối toàn diện các
diêm kiểm tra của chu trình nguyên phân.
Trước khi nghiên cứu chu trình nguyên phân, cần tổng quát chu trình tế bào vốn bao
gồm chu trình nguyên phân trong đó. Ở đây chỉ xem xét chu trình tế bào cơ thể eukaryote
là đối tượng chú yếu trong nghiên cứu sinh học phát triển.
So vối prokaryote, kích thước gia tăng và tổ chức phức tạp hơn cùa bộ gen eukaryote đòi
hói những biến dổi cơ bản trong sự phân chia các bộ gen vào các tế bào con. C h u trình tê bào
dòi hỏi sự tái bản bộ gen (genome), phân chia cẩn thận của nó và phân chia vật chất tế bào.

2.1.1. Tông quan vể chu trình tế bào

2.1.1.1. C h u trinh t ế b à o d ư ợ c ch ia thành 5 pha

Sự phân chia như vậy dựa vào các Pha M

sự kiện quyết định cùa sự tái bản và _ J ___


Kỳ giữa
chia tách cùa bộ gen. Chu trình tế bào Kỳ giữa sớm Kỳ sau
thường được biểu đồ hoá sử dụng phép Kỳ đầu Kỳ cuối
ấn dụ của mặt đồng hổ (hình 2.1).
* G| (gap phase 1) là pha sinh
trướng sơ khai của tế bào, đó là thời
gian nối giữa phân chia tế bào chất
(cytokinesis) và tổng hợp A D N . Đối
với phẩn lớn các tế bào, đây là pha
chiếm thời gian dài nhất.
* s (synthesis) là pha trong thòi
gian đó, tế bào tổng hợp bản sao A D N
của bộ gen (genome).
* G 2 (gap phase 2) là pha sinh trưởng
thứ hai và chuẩn bị cho tái bản mới bộ
gen. Pha này lấp khoảng trống thòi gian Hình 2.1. Chu »rinh tế bào eukaryote
giữa sự tổng hợp A D N và bắt đầu nguyên Chu trinh tế bào đuạc thể hiện duới dạng bức tranh
phân. Trong thôi gian của pha này, ty thể vòng tròn. Pha khoảng trống đầu tiên, G ,, liên quan
đến sinh trưỏng và chuẩn bị cho sự tổng hợp ADN
và các bào quan khác được tái bản, các vi (Theo Raven et al., 2010).
ống bắt đầu tập hợp tại thoi.
Xem chi tiết về các biến đổi hình thái hoá tế bào trong 5 kỳ của pha nguyên phân trên
hình 2 2.
G ,, s và Gj cùng nhau hợp thành pha trung gian (interphase), một phần cùa chu trình tế
bào giữa các lẩn phân bào (hình 2.1).
* Nguyên phân (mitosis, M ) là pha của chu trình tế bào trong đó thoi được tập hợp, gắn
vào các N ST và chuyển dịch tách rời các thanh nhiễm sắc. Nguyên phân là bước chủ yếu
trong sự tách hai bộ gen thế hệ con. Theo truyền thống, nó dược phân thành 5 kỳ (pha): kỳ
đầu (prophase), kỳ giữa sớm (prometaphase), kỳ giữa (metaphase), kỳ sau (anaphase) và kỳ
cuối (telophase) như trên hình 2.1 và hình 2.2.

117
* Phân chia tế bào chất (cytokinesis) là pha cùa chu trình tế bào khi tế bào chất phân
chia, tạo hai tế bào con. Trong các tế bào động vật, thoi vi ống giúp bố trí vòng thắt (vòng
co rút) của actin vốn co rút giống dây rút để thắt cắt tế bào thành hai. Trong các tế bào với
vách tế bào. như tế bào Ihực vật, hình thành bản giữa các tế bào đang phân chia (hình 2.3).
Nguyên phàn (mitosis) và phản bào (cytokinesis) cùng nhau thường được ám chỉ chung
như là pha M , đế phân biệt pha phân chia với pha trung gian.

2.1.1.2. Thời gian của ch u trình t ế bào biến đổi p h ụ thuộc vào kiểu t ế bào

Pha trung gian Nguyên phân Phân chia tế


G2(interphase G2) bào chất
(m itosis) (cytokinesis)
K ỷ đẩu K ỷ giữa K ỳ giữa K ỷ sau Kỳ cuối
sóm
NST Vi òng

Cảc trung
tủ (tái bản; Các NST xếp
Trung thể
chỉ tế bâo Croma tin và tâmdộng thẳng hầng trốn Vi Ống Các Hinh VI ống
động vật) (tàj bản) támký giữa Itâmđộng NST I thành tìm
nhân động
gầg&
Vlíng cục
Vi ống cực iânh cắt
Vì Ống cục

* ADN dâ được tái 4 Các NST kết * Các NST gắn * Các NST xếp * Các protein * Các nhiẻm sắc * Trong các tế bào
bản. đặc vâ thấy được. vào các vi Ống thẳng hàng tại giữcác tâmđộng thể tụ tập tại các
động vật, hỉnh
* Tái bản các trung tử * NST xuất hiện tại các tâmđộng. xích dạo của của các thanh cực đối diện và thành rãnh cắt dể
* Mỗi NST được tế bào, được nhỉẽm sác chị ít kết dặc. phân chia tế bào.
(các tế báo động vật). như hai thanh NS
chị em dính nhau định hướng như gọi là tấm kỳ em bi phân * Câc mâng nhân * Trong các tế bào
* Tế bảo chuẩn bị tại tâm động. các tâm động giữa. giải, các thanh dược tái tạo thục vật, hinh thành
phân chia. của thanh nhiẻm * Các NST gắn nhiẽm sắc tách quanh các NST.
* Khung tế bâo bị bản (tám) tế bào
sắc chị em gắn vào các cực đối rời nhau.
phân râ: bắt đáu * Phức hệ Golgi dể phân chia tế
tạo thoi. được vào các vi diện và chịu lực * Các NST con
vâ lưới nội sinh bào.
Ống từ các cực căng. mới di chuyển
* Golgi và LNSC chát dược tái
đối diện. đến các cực.
phân ră. hình thành.
* Các NST di
* Máng (vỏ) nhân
chuyển vé xích
bị tiêu biến.
dạo của tế bào.

Hình 2.2. Nguyên phân và phân chia tẻ' bào chất


Theo truyền thống nguyên phản (mitosis) được chia thành 5 kỳ: Kỳ đầu (prophase), kỳ giữa sớm (prometaphase),
kỳ giữa (metaphase), kỳ sau (anaphase) và kỳ cuối (telophase), vốn cùng nhau tác động để tách các nhiễm
sắc thể đã được tái bản. Tiếp theo phân chia tế bào chất (cytokinesis), vốn phân chia tế bào thành hai tẻ' bào
riêng biệt.
Các ảnh thể hiện nguyên phân và phân chia tế bào chất trong thực vật, cây hoa loa kèn huyết dụ châu Phi
(Haemartthus katharinae). Các hình thể hiện nguyên phán và phân chia tế bào chất trong các tế bào động vật.
(Theo Raven et al., 2010).

118
Thời gian cần để hoàn thành chu trình tẽ bào biến đổi nhiều. Các tế bào trong các phôi
dộng vật có thể hoàn thành chu trình của chúng trong 20 phút; chu trình phân chia nhân động
vậl ngắn nhất đã biết xảy ra trong các phôi ruổi giấm (8 phút). Các tế bào này phân chia đơn
gián nhân của chúng rất nhanh khi chúng có thể tái bản ADN, không có sinh trưởng. Pha s
chiếm một nửa chu trình cúa chúng, mội nửa bới M và chù yếu không phải bời G, hoặc G 2.
Vì rằng các tế bào trưởng thành đòi hỏi thời gian để sinh trưởng, hầu hết chu trình của
chúngdài hơn nhiều so với chu trình của các tế bào trong các mô phôi. Trong trường hợp điên
hình, lê bào động vật có vú đang phân chia hoàn thành chu trình tế bào của nó trong khoảng
24 giờ. nhưng một sô tẽ bào, như một số tế bào trong gan người, có chu trình tế bào lâu hơn
một năm. Trong thời gian chu trình, sinh trường xảy ra qua các pha G| và G 2, cũng như Irong
thời gian pha s. Pha M chí kéo dài khoảng một giờ, chiếm phần nhỏ cùa toàn bộ chu trình.
Háu hết sự biến đổi về thời gian của chu trình tế bào giữa các cơ thể hoặc các kiểu tế
bào xảy ra trong pha G |. Các tế bào thường nghỉ ờ pha G , trước khi tái bản A D N và chuyển
sang trạng Ihái nghỉ, được gọi là pha G 0. T ế bào có thể lưu lại trong pha này từ đơn vị ngày
cho đến đơn vị năm Irước khi tiếp tục phân bào. Tại mọi thời gian, các tế bào trong thân thể
động vật là ở pha G„. Một sổ, như các tế bào cơ và thần kinh, duy trì vĩnh viễn ở trạng thái
này, các tế bào khác, như các tế bào gan có thể lại tiếp tục ở pha G| trong phản ứng trả lời
đối với các tác nhân được giải phóng ra trong tổn thương (Raven et al., 2010).

thành p h ầ n m àng tế b ào
b) 16.6 đang hợp nh ất đe
tạo bản tế b ào

Hình 2.3. Phân chia tế bào chất


A. Trong các tê bào dộng v ậ t a) Rãnh phân cắt hình thành quanh trứng ếch đang phân chia; b) Hoàn thành
sự phân chia tế bào chất trong tế bào động vật. Hai tế bào con vẫn dính liền nhau bởi băng mỏng của tế bào
chất chứa phần lớn các vi ống. B. Trong các tê bào th ụ t vật. Trong đổ thị vi ảnh này và trong hình vẽ đi kèm,
bản (tấm) tế bào được hình thành giữa các nhân con. Bản tế bào được hinh thành từ sự hợp nhất các túi dẫn
xuất từ Golgi. Một khi bản đã được hoàn thành, ở đó sẽ phải có hai tế bào.

Hình 2.2 mô tả những biến đổi xảy ra trong nhân tế bào trong các kỳ của quá trình nguyên
phân và phân chia tế bào chất trong các tế bào động vật và trong các tế bào thực vật. Tiến trình
r.guyên phân (phân chia nhân, phan chia nhiẻm sắc thể) cơ bản giống nhau, điểu khác biệt rõ
nhất là trong pha phân chia tế bào chất, như đà được chú giải ớ dưới hình 2.2 và 2.3.

2.1.1.3. Kiểm tra chu trình tê bào


Kiến thức của chúng ta về vấn đề chu trình tế bào được điều phối như thế nào, mặc đẩu
còn chưa hoàn chỉnh, đà tăng nhanh trong 30 năm qua. Tầm nhìn hiện tại cùa chúng ta hợp

119
nhất hai quan điểm. Thứ nhất, chu trình tế bào có hai điểm không thể đảo ngược; tái bản
vật chất di truyền và tách rời các thanh nhiễm sắc chị em. Thứ hai, chu trình tế bào có thê
phải giúp nắm giữ tại các điểm chuyên biệt (đặc hiệu) được gọi là các điểm kiểm tra
(checkpoints). Tại điểm bất kỳ của các điểm kiểm tra này, quá trình được kiểm tra tính
chính xác và có thể phải tạm dừng nếu có các sai sót. Điều đó dẫn tới sự trung thực cao
chung cho toàn bộ quá trình. V iệ c tổ chức điểm kiểm tra cũng cho phép chu trình tế bào
phán ứng trả lời đối với cả trạng thái bên trong của tế bào, bao gồm trạng thái dinh dưỡng,
tính toàn vẹn cùa vật chất di truyền và đối với các tín hiệu từ mỏi trường vốn được hợp nhất
tại các điểm kiểm tra lớn.
a) C h u tr ì n h tê b à o có th ê b ị tạ m d ừ n g t ạ i 3 đ iể m k iể m t r a
Mặc đầu chúng ta đã chia chu trình tế bào thành 5 pha và chia nhỏ pha nguyên phân
(mitosis) thành 5 kỳ, tế bào nhận biết 3 điểm tại đó chu trình có thể bị chậm, hoặc bị tạm
dừng. T ế bào sử dụng 3 điểm kiểm tra này đé không chỉ đánh giá trạng thái nội tại cùa nó
mà còn hoà nhập các tín hiệu bên ngoài (hình 2.4): G |/s, G 2/M và pha giữa muộn (điểm
kiếm tra thoi). Qua được các điểm kiểm tra này là được điều phối bời các enzym Cdk.
- Điếm kiếm tra G , /S:
Điểm kiểm tra G ,/S là điểm đầu tiên, Điểm kiểm tra G ?/M Điểm kiểm tra thoi

tại đó tế bào "quyết định" có phân chia


hay không. Do vậy, điểm kiểm tra này là
điểm đẩu tiên, tại đó các tín hiệu bẽn
ngoài có thể ảnh hường đến các sự kiện
của chu trình tế bào. Đ ó là pha mà trong
thời gian cùa nó, các tác nhân sinh trưởng
ảnh hường đến chu trình và cũng như đến
pha vốn liên kết sự phân bào với sự sinh
trưởng và dinh dưỡng của t í bào.
Trong các hệ thống nấm men, nơi
phẩn lớn sự phân tích di truyẻn đã hoàn
thiện, điểm kiểm tra này được gọi là điểm
xuât phát (S T A R T ). Trong động vật, nó Hình 2.4. Kiếm tra chu trỉnh tè' bào
Các tế bào sử dụng hệ thống kiểm tra tập trung để
được gọi là điểm giới hạn (điểm R - R
kiểm tra có đạt đưọc các điều kiện thich hợp không
poinl). Trong toàn bộ các hệ thống, một trước khỉ di qua ba điểm kiểm tra trong chu trình tế
khi tế bào đã có quyết định không thể đảo bào. (Theo Raven, 2010).
ngược này đê tái bản bộ gen của nó, nó có
quyết định để phân chia. Sự hư hại đối với A D N có thể ngưng tạm thời chu trình tại điểm
này, như có thể điểu kiện đói hoậc thiếu các tác nhân sinh trưởng.
- Điểm kiểm tra G 2/M :
Điểm kiểm tra G 2 /M đã nhận được nhiều sự quan tám vì tính phức tạp và lầm quan
trọng của nó như là sự kích thích đối với các sự kiện của nguyên phân, v é mạt lịch sử,
Cdk.Y (từ chữ cái đầu của cấc từ Anh ngữ:cyclin - dependent kinases) hoạt tính tại điểm
kiếm tra này đã được nhận biết lần đấu như làM PFs, thuật ngữ vốn hiện nay liên quan với
T ác nhãn khứi dụng pha M (M PF).

120
Qua dược điếm kiếm tra này đưa ra
quyết định đối với nguyên phân. Điếm kiểm
tra này đánh giá sự thành công cùa sự tái
bán AD N và có thể dừng chu trình nếu
AD N đã không được tái bản cẩn thận. Các
tác nhân gây hư hại A D N dẫn đến sự ngừng
chu trình tại điểm kiểm tra này cũng như tại
điểm kiểm tra G , /s.
- Điếm kiêm tra thoi: Hình 2.5. Enzym Cdk tạo phức vỏi xyclin

Điểm kiếm tra thoi nhằm đảm báo rằng Cdk là protein kinase vốn hoạt hoá nhiều các protein
tế bào bằng cách phosphorin hoá chúng. Xyclin là
tất cả các N ST đã được gắn vào thoi trong một protein điểu hoà đòi hòi để hoạt hoá Cdk. Phức
sự chuẩn bị cho kỳ sau. Một bước không hệ này cũng được gọi là tác nhân khởi động mitosis
(MPF). Hoạt tính của Cdk cũng được kiểm tra bởi
đáo ngược thứ hai trong chu trình là sự tách
hình mẫu phosphorin hoá: phosphorin hoả tại một
các nhiễm sắc thể trong pha sau và do vậy nơi gày bất hoạt Cdk và phosphorin hoá tại nơi khác
nó là bước quyết định rằng, chúng đã được hoạt hóá Cdk. (Theo Raven et al., 2010).
phô bày đúng đắn tại bán (tấm) kỳ giữa.
b) C á c k in a s e p h u th u ô c x y c lin đ iê u Điểm Kiểm tra Gj/M Điếm kiểm tra thoi
Cdc2/xyclin nguyên phân APC
k h iể n c h u t r ì n h tê b à o
* Hoàn thành tái bản • C á c NST đả gắn
Cơ chế phân tử đầu tiên kiểm tra chu * Tính toàn vẹn ADN vào tấm kỳ giữa

trình tế bào là phosphorin hoá. Đó là sự bổ


sung nhóm phosphat cho các axit amin
serin, threonin và lyrosin trong các protein.
Các enzym đổng hành sự phosphorin hoá
này là Cdks (hình 2.5).
* Tác dộn g của Cdks:
Kinase chu trình tế bào quan trọng đầu
tiẽn dã được nhận diện trong nấm men và
được gọi tên là Cdc2 (hiện nay cũng được
gọi C d k l). Trong nấm men, Cdk này có thể
là chất kèm với cấc xyclin khác nhau tại
những điếm khác biệt trong chu trình t í bào
(hình 2.6), Thậm chí trong chu trình đơn
Hinh 2.6. Các điểm kiểm tra của chu trình nấm men
giản nhất, chúng ta còn có câu hỏi quan
Chu trình tế bào đơn giản nhất đả được nghiên cứu
trọng là cái gì kiểm tra hoạt tính Cdks trong chi tiết là nấm men (fission yeast). Chu trinh được
thời gian của chu trình. Đã nhiều năm, quan điều khiển bởi ba điểm kiểm tra chính và enzym Cdk
diểm chung ràng xyclin diều khiển chu trình đơn, gọi là Cdc2. Các bản kèm enzym Cdc2 với các
xyclin khác nhau để điều khiển các điểm kiểm tra
tế bào, đó là sự tổng hợp và phân huỷ theo G ,/S và Gj/M. Điểm kiểm tra thoi được điều khiển
chu kỳ của các xyclin hoạt động như cái bởi phức hệ khởi động kỳ sau (APC). (Theo Raven
et al., 2 0 1 0 ).
đổng hồ. Mới đây nhất, điéu đó đã trở nên rõ
ràng rằng kinase Cdc2 cũng tự nó được kiểm tra bới sự phosphorin hoá: Phosphorin hoá tại
một nơi hoạt hoá Cdc2 và phosphorin hoá tại một nơi khác làm bất hoạt nó (hình 2.6). Sự
hoạt hoá dầy dú enzym kinase Cdc2 đòi hỏi sự lạo phức với xyclin và hình mẫu thích hợp
cùa sự phosphorin hoá.

121
K hi diêm kiểm tra G ,/S được tiếp cận, tín hiệu gây nên trong nấm men xuất hiện đế
tích luỹ các xyclin G ,. C ác xyclin này tạo phức với Cdc2 để hình thành nên G ,/S Cd k hoạt
tính, vốn phosphorin hoá nhiều các đích, những đích này gia tăng hoạt tính enzym đối với
sự tái bán A D N .
* Tác độn g củ a M P F :
M P F và vai trò cùa nó tại điểm kiểm tra G 2/M đã được phân tích sâu rộng trong nhiểu
hệ thống thực nghiệm khác biệt. Sự kiểm tra M P F là nhạy cảm đối với các tác nhân vốn gây
rối loạn hoặc làm chậm sự tái bản A D N và đối với các tác nhân gây hư hại A D N . Đ ã từng
nghĩ rằng, M P F đã được kiểm tra một cách đơn độc bởi mức của các xyclin đặc hiệu pha
M, nhưng nay đã rõ rằng điều này không phải là vậy.
Mặc dáu xyclin pha M lả cần thiết cho chức nãng M P F , hoạt tính xyclin dược kiểm tra
bới sự loại bỏ nhóm phosphat của thành phần kinase, Cdc2. T ín hiệu quyết định trong quá
trình này là sự loại bỏ nhóm phosphat ức chế bởi protein, phosphatase. T ác động này tạo
nên cẩu giao phân tử dựa vào thông tin nghịch dương, vì rằng M P F hoạt tính tiếp theo hoại
hoá phosphatase bản thân đang hoạt tính cùa nó.
Điểm kiểm tra đánh giá sự cân bằng của kinase vốn bổ sung nhóm phosphat ức chế với
phosphatase, enzym loại bỏ chúng. Sự hư hại đối với A D N tác động qua con đường phức
tạp bao gồm làm hư hại sự cảm ứng và phản ứng đối với sự cân bằng hướng tới sự
phosphorin hoá ức chế (loại bỏ nhóm phosphat trong kinase) của M PF. Chúng ta sẽ mô tả
muộn hơn vé một số bệnh ung thư khắc phục sự ức chế này như thế nào.
* P hức hệ kh ói d ộ n g kỳ sau:
Chi tiết phân tử của hệ thống cảm ứng tại điểm kiểm tra thoi là khồng rõ. Sự hiện diện
của tất cả các nhiẽm sắc thể tại tấm (bản) kỳ giữa và lực căng đối với các vi ống giữa các
cực đối nhau đểu là quan trọng. Tín hiệu được truyền qua phức hệ khởi dộng kỳ sau
(anaphase - promoting complex), cũng dược gọi là th ể quay vòng (c yd o so m e ) A PC/C.
Chức năng của A P C /C là gây ra kỳ sau. Như đã mô tả trước đây, các thanh nhiễm sắc
chị em tại kỳ sau còn gắn với nhau bời phức hệ protein cohesin. A P C không tác động trực
tiếp lên cohesin, nhưng cũng ảnh hường bởi sự tạo protein gọi là securin để huỷ diệt.
Protein securin hoạt động như là chất ức chế của protease khác được gọi là separase vốn
xuất hiện phải là đặc hiệu đối với phức hệ cohesin. Một khi sự ức chế gia tăng, separase
huỷ hoại cohesin.
Quá trình này đã được phân tích chi tiết trong nấm men nảy chồi, nơi nó đã chỉ ra rằng,
enzym separase phân giải dặc hiệu thành phần của cohesin được gọi là S c c l. Điểu này dẫn
đến sự giải phóng các thanh nhiễm sắc chị em và kết quả là xuất hiện sự chuyển động đột
ngột của chúng hướng đến các cực đối nhau trong pha sau.
Trong động vật có xương sống, hầu hết cohesin bị loại bỏ ra khỏi các thanh nhiểm sắc
chị em trong thời gian kết đặc (ngưng tụ), chắc là với cohesin phải được thay thê bằng
condensin. T ại kỳ giữa, phần lớn các cohesin vốn còn lại trong các thanh nhiễm sắc động
vật có xương sống được tập hợp tại tâm động. Sự huỷ hoại cohesin này giải thích sự chuyển
động của các nhiễm sắc thể Irong kỳ sau và thấy rõ "sự phân chia" của các tâm động.
A P C /C có nhiều vai trò trong nguyên phân: nó hoạt hoá proteasc vốn loại bỏ các
cohesin gắn các ihanh nhiễm sắc chị em lại với nhau và nó cẩn cho sự huỷ hoại các xyclin
nguyên phân đế điểu khiển tế bào ra khỏi nguyên phàn. Phức hệ A P C /C đánh dấu các
protein để phân huỷ bới proteosom, bào quan chịu trách nhiệm đối với sự phân giải dược

122
kiếm tra của các protein. Tín hiệu để phân giải protein là bổ sung phân tử gọi là ubiquitin
và APC/C tác động nhưubiquitin ligase (enzym phân giải ubiquitin). K h i chúng ta nghiên
cứu nhiều hơnvề A P C /C và các chức nãngcủa nó, rõ là sự kiểm tra hoạt tính của nó, một
chất điều hoà chù yếu của chu trình tế bào.
c) N h iê u C d k v à c á c tin h iệ u b ê n n g o à i tá c d ộ n g lê n c h u t r ì n h t ế b à o tr o n g
c á c cơ th ê có n h â n (e u k a r y o te s )
Sự khác biệt lớn giữa các động
Điểm kiểm tra G^M Điểm kiểm tra thoi
vật phức tạp hơn và các eukaryote đơn
Cdk1/Cyclyn B A PC bào đơn giản như là nấm và sinh vật
■Hoàn thành tái bàn * C ác NST đả gán nguyên sinh là gấp đôi: Thứ nhất, các
* Tinh toàn vẹn ADN vào tấm kỳ giữa đa Cdks kiểm tra chu trình tưưng phản
với Cdk đơn trong nấm men; thứ hai,
các tế bào dộng vật phản ứng đối với
sự đa dạng lớn hơn của các tín hiệu
bên ngoài hơn là nấm men, vốn phản
ứng một cách sơ đảng đối với các tín
hiệu cẩn cho sự giao phối.
Trong các cơ thể eukaryote bậc
cao có nhiều hơn các enzym Cdk và
nhiêu hơn các xyclin vốn là chất kèm
theo các đa Cdks này, nhưng vai trò cơ
sờ là một, như trong chu trình nấm
Hoạt tính men. Chu trình tế bào phức tạp hơn
cdk 2
được nêu ra trong hình 2.7. Sự kiểm tra
Hỉnh 2.7. Các điểm kiểm tra của chu trình
phức tạp hơn này cho phép hoà nhập
tế bào động vật có vú
được nhiều hơn thông tin đầu vào được
Chu trinh tế bào động vật có vú phức tạp hơn được trình
đưa vào hệ thống kiểm tra của chu
bày trên hình. Chu trình này còn được kiểm tra qua ba
trình. Với sự tiến hoá cùa các dạng cơ
điểm kiểm soát chủ yếu. S ự phối hợp các tín hiệu bên
trong và bên ngoài này để kiểm tra tiến trinh qua chu trinh. thể phức tạp hơn (các mô, cơ quan và
Các tín hiệu vào này kiểm tra trạng thái của hai phức hệ hệ thống các cơ quan), cũng liên quan
xyclin - Cdk khác biệt và phức hệ khởi động kỳ sau (APC). với các dạng phức tạp hơn của sự kiểm
ưa chu trình tế bào.
Tổ chức cơ thể đa bào không thể duy trì được mà không hạn chế nghiêm ngặt sự tăng
sinh cùa tế bào, do vậy, chỉ một số các tế bào phân chia và chỉ vào các thòi gian thích hợp.
Con đường tế bào ức chế sự sinh trường cá thể của các tế bào khác xuất hiện trong các
tế bào động vật có vú đang sinh trưởng trong nuôi cấy mô: lớp đơn các tế bào lan toả trên
đĩa nuôi cấy cho đến khi ranh giới sinh trưởng của các tế bào tiếp xúc với các tế bào lân
cận, sau đó các tế bào ngừng phân chia. Nếu có vùng các tế bào bị loại bỏ, các tế bào lân
cận lại lấp đây vùng đó và rồi lại ngừng phân chia khi tiếp tục tiếp xúc tế bào.
Bàng cách nào các tế bào có khả năng cảm nhận mật độ nuôi cấy tế bào xung quanh
chúng? Khi tế bào tiếp xúc với các tế bào khác, các protein chất nhận trong màng sinh chất
hoạt hoá con đường truyền tín hiệu vốn hoạt động để ức chế tác động cùa Cdk. Điều đó
ngăn chặn sự chuyển vào chu Itình tế bào.
* Các tác nhãn sinli trư ởng và chu trình t ế bào:
Các tác nhàn sinh trường tác động bằng cách gây nên các hệ Ihống truyền tín hiệu nội

123
bào. V í dụ, các sợi nguyên bào (fibroblasts) có nhiều chất nhận trên các màng sinh chất của
chúng cho một trong các tác nhân sinh trưởng đầu tiên để phải được nhận dạng, tác nhân
sinh trưởng nguồn gốc tiểu cầu (platelet - drived growth factor, P D G F ). Chất nhận P D G F
là chất nhận tyrosin kinase (R T K ) vốn khởi đầu thác M A P kinase để kích thích sự phân bào.
Các tác nhân sinh trưởng như P D G F có thể quan trọng hơn trong sự kiểm tra tế bào vốn
nếu khác, sự phàn bào bị ức chế. K hi mô bị tổn thương, hình thành cục máu và giải phóng
ra P D G F gây cho cấc tế bào lân cận phân chia, giúp lành vết thương. Chỉ với hàm lượng rất
nhó cúa P D G F (khoảng 10“"' M ) là cẩn để kích thích sự phân bào trong các tế bào với các
chất nhặn P D G F (Raven et al., 2010).
* Các đặc trư ng củ a các tác nhân sinh trưởng:
Hơn 50 các protein
khác nhau hoạt động
như các tác nhân sinh
trưởng đã được tách
chiết, chắc chắn tổn tại
nhiều hơn. Chất nhận bề
mặt tế bào đặc hiệu
nhận biết mỏi tác nhân
sinh trưởng, vị trí liên
kết cúa nó phù hợp thì
tác nhân sinh trưởng là
chính xác. Các chất
nhận tác nhân sinh
trướng này thường khởi
đâu các thác M A P
kinase, trong đó kinase
cuối chuyền vào nhân
và hoạt hoá các tác nhân Hinh 2.8. Con đường tín hiệu tăng sinh tế bào
phiên mã bới phosphorin Liên kết của tập hạp các tác nhãn sinh trưỏng trong sự di chuyển con đường
hoá. Các tác nhân phiên tín hiệu nội bào MAP kinase (đã mô tả trong chưang trước) vốn hoạt hoá các
mã này kích thích sự protein điều hoà nhãn, protein gây nên sự phán chia té bào. Trong ví dụ này,
khi protein'mẫn cảm nguyên bào võng mạc (Rb) được phosphorin hoá, một
sản xuất ra các G , protein nhân khác (tác nhân phiên mã E2F) được giải phóng và sau đó có khả
xyclin vốn là cần cho sự năng kích thích sự sản xuất xydin và các protein khác cần cho pha s. (Theo
tiến triển cùa chu trinh Raven et al., 201Ó).
tế bào (hình 2.8).
T ế bào chọn lọc các tác nhân sinh trưởng chuyên biệt (đặc hiệu) phụ thuộc vào điều
các tế bào đích nào có chất nhận duy nhất của nó. Một số các tác nhân sinh trường, như
P D G F và tác nhân sinh trưởng biểu mô ( E G F ), ảnh hường đến giới hạn rộng của các kiểu tế
bào, nhưng các tác nhân sinh trưởng khác ảnh hường đến kiểu tẽ bào chuyên biệt. V í dụ,
tác nhân sinh trưởng thần kinh (N G F ) khởi động sự sinh trưởng của các lớp xác định các
nơron và tế bào tạo hồng cầu, gây nên sự phân bào trong các tiền chất hổng cẩu. Háu hết
các tế bào động vật cần sự phối hợp của một sô các tác nhân sinh trưởng khác biệt để vượt
qua các sự kiểm tra khác nhau vốn ức chế sự phán bào.
* Pha G„:
Nếu các tế bào bị tước đoạt các tác nhãn sinh trướng thích hợp, chúng ngừng tại điểm

124
kết thúc G , cùa chu trình tế bào. Với sự sinh trướng và sự phân bào của chúng bị ngừng,
chúng lưu lại ớ pha nghi G|, này.
Khá năng chuyển vào pha G„ giải thích sự đa dạng khó tin thấy được trong chiểu dài
cùa chu trình tế bào trong các mô khác nhau. Các tế bào biểu mô lót ruột người phân chia
nhiều hơn hai lần ngày, tạo mới ổn định lóp lót này. Ngược lại, các tế bào gan phân chia chỉ
một lần mỗi năm hoặc hai, hầu hết thời gian của chúng là ờ pha G,J. Các nơron trường thành
và các tế bào cơ thường không bao giờ ròi khòi G|> (Raven et al., 2010).
d) B ệ n h u n g th ư l à t h ấ t b ạ i c ủ a s ự k iể m t r a c h u t r ì n h tê b à o
Sự sinh trướng không bị kiểm chế, không bị kiểm tra cùa tế bào trong con người dẫn
đến bệnh gọi là ung thư (cancer). Ung thư chủ yếu là bệnh của sự phân chia tế bào, thất bại
cùa sự kiểm tra phân bào.
* Gen p53:
Công trình gần nay đã nhận biết một trong các tội phạm trong ung thư. Chính thức được
đặt tên p53, gen này đóng vai trò quyết định trong điểm kiểm tra G , của chu trình tế bào.
Sản phấm của gen, protein p53, theo dõi tình trạng toàn vẹn của A D N , xem xét nó bị
hư hại không. Nếu protein p53 khám phá ra A D N bị hư hại, nó tạm ngừng sự phân bào và
kích thích hoạt tính của các enzym chuyên biệt để sửa chữa sự hư hại. Một khi AD N đã
dược sửa chữa, p53 cho phép tiếp tục phàn bào. Trong trường hợp nơi mà sự hư hạt của
AD N không thể sửa chữa, p53 chỉ đạo tế bào tự diệt nó.
Bằng cách dừng phân chia trong các tế bào bị hư hại, gen p53 ngăn chặn sự phát triển
của nhiều tế bào đột biến và do vậy nó được coi là gen ức ch ế u bướu, mặc dẩu các hoạt
tính của nó không bị hạn chế đối với sự ngăn chặn ung thư. Các nhà khoa học đã phát hiện
được rằng, p53 hoàn toàn vắng hoặc bị hư hại nơi xa nào đó sử dụng trong số lởn các tế bào
ung thư mà họ đã kiểm tra. Điều đó là chính xác vì p5 3 không hoạt động thì các tế bào ung
thư có khả năng chịu sự phân bào lập lại mà không bị dìmg tại điểm kiểm tra G , (hình 2.9).
__________ A p53 cho phép các
tế bào vôi ADN đã
p 53- C f& ir « r sửa chữa phân chia

f
C
- Ạ
co 1. ADN bị hư do nhiệt. 2. Ngừng phân bào và p53 kích 3. p53 gây ra sự tàn phá các
£ bức xạ hoăc hoả chất hoạt các enzym chữa vùng bị hại té' bào bị hại trước khi chữa

1 ADN bị hư do nhiệt, 2. p53 khỏng dừng được sự phân 3. C ác tế bào bị hại tiếp tục phân
bức xạ hoăc hoá chất bào và khòng chữa được ADN. T ế chia. Nếu hư hại khảc tích luỹ,
bào phản chia mà không chữa tế bào có thể bị ung thư
ADN bị hư hại

Hình 2.9. Phân bào, ung thư và protein p53


Protein p53 bình thường hiển thị ADN, huỷ diệt các tế bào vốn bị hư hại không chữa được đối với ADN của
chúng. Protein p53 dị thường mất khả năng dùng sự phân bào và sửa chữa ADN. Vì các tê' bào đã bị hư hại
tăng sinh, ung thư phát triển. (Theo Raven et al.. 2010).

125
* Gen gáy u n g th ư n gu yên p h á t (proto - o n cogen es):
Bệnh chúng ta gọi là ung thư thực tế là nhiều bệnh khác nhau, phụ thuộc vào mố bị tác
động. Chú để chung trong mọi trường hợp là mất sự kiểm tra đối với chu trình tế bào.
Nghiên cứu nhận biết nhiều gen gây ung thư, gen vốn có thể khi đưa vào trong tế bào, làm
cho nó trớ nên tế bào ung thư. Sự nhận dạng này sau đó dẫn đến sự phát hiện các gen gây
ung thư nguyên phát, đó là các gen tế bào bình thường vốn trở thành gen gây ung thư khi
bị đột biến.
T ác động của các gen gây ung thư nguyên phát là thường liên quan với sự truyền tín
hiệu bới các tác nhân sinh trường và sự đột biến chúng dẫn tới sự mất kiểm tra sinh trưởng
trong nhiều con đưòng. Một số các gen gây ung thư nguyên phát mã hoá các chất nhận cho
các tác nhân sinh trưởng và các protein được mã hoá khác liên quan trong sự truyền tín hiệu
vốn tác động sau các chất nhận tác nhân sinh trưởng. Nếu chất nhận cho tác nhân sinh
trướng bị đột biến như nó là "tiếp tục" lâu dài, tế bào phụ thuộc không lâu hơn vào sự hiện
diện của tác nhân sinh trưởng cho sự phân chia tế bào. Điều này tương đồng đối với công
tắc ánh sáng vốn được bật, ánh sáng sẽ chiếu tiê'p tục, thường xuyên. C ác chất nhận P D G F
và E F G F cả hai ihuộc loại các gen gây ung thư nguyên phát. Chỉ một bàn sao cùa gen gây
ung thư nguyên phát cẩn để xảy ra sự đột biến này cho sự phân chia tế bào không được
kiểm soát, như vậy, sự biến đổi này tác động như một đội biến trội. *
Số lượng các gen gây ung thư nguyên phát đuợc nhận biết tăng vượt lên hơn 50 trong
một năm. Tuyến nghiên cứu này liên kết kiến thức của chúng ta về bệnh ung thư với nhận
Ihức của chúng ta về các cơ chế phân từ điều khiển sự kiểm tra chu trình tế bào.
* Các gen ức c h ế u bướu:
Sau khi phát hiện ra các gen gây ung thư nguyên phát, loại thứ hai cùa các gen quan hệ
với ung thư đã được nhận biết: các gen ức chế u bướu. Chúng ta đã nói đến ở trên tằng, gerv
p53 tác động như là gen ức chế u bướu và tồn tại nhiều gen khác như thế.
Cả hai bàn sao cùa gen ức chế u bướu phải mất chức năng cho kiểu hình ung thư để
phát triển, ngược lại đối với các đột biến trong các gen gây ung thư nguyên phát. Có một
con đường khác, các gen gây ung thư nguyên phát tác động theo phương thức trội và các
chất ức ché u bướu tác dộng theo phương thức lặn.
Chất ức chế u bướu đầu tiên đã được nhận biết là gen m ẫn cảm nguyên bào võng mạc
(Kb, retinoblastomsus - ceptibility gene), gen này dẫn dắt các tế bào cá thể cho dạng hiếm
của ung thư vốn ảnh hường đến võng mạc của mắt. Mặc cho sự thật rằng dị hợp tử tế bào
cho thế đột biến alen Rb là bình thường, nó được di truyền như là alen trội trong các họ gen.
Nguyên nhân là di truyền bản sao đột biến đơn của Rb, có nghĩa rằng cá thể chỉ có một bản
sao "tốt" dể lại và trong hàng trăm ngàn lần phân chia tạo nên võng mạc, lỗi bất kỳ vốn gây
hư hại bán sao tốt để lại dẫn đến tế bào ung thư. Sau đó tế bào ung thư đơn trong võng mạc
dẫn đến sự hình thành u nguyên bào võng mạc.
Vai trò của protein Rb trong chu trình tế bào là hoà nhập các tín hiệu từ các tác
nhân sinh trướng. Protein R b gọi là "protein túi" (pocket protein) vì rằng nó gắn các túi cho
các protein khác. Do vậy, vai trò của nó là liên kết các prolein điều hoà quan Irọng và ngãn
chặn không cho chúng kích thích sự sản xuất ra các protein cần thiết của chu trình tế bào,
chắng hạn như các xyclin hoặc các Cdk (hình 2.7).

12(5
Liên kết cùa Rb vào các
protein khác được kiểm tra G en gây ung th ư nguyên phát

bới sự phosphorin hoá: K hi C hất nhận tá c nhân sin h trường:


nó bị dephosphorin hoá (loại nhiểu /tô' bào trong nhiều ung thư vũ.
Protein R a s:
bó nhóm phosphat), nó có được hoạt hoá bởi các đột biến trong
thế liên kết nhiều protein 20 - 30% của tất cả ung thư.
S rc k in a se :
điéu hoà, nhưng bị mất khả được hoạt hoá bởi đột biến trong 2 -
5% tất cầ ung thư.
năng này khi phosphorin hoá. C á c gen ức c h ế ung thư
Tác động của các tác nhân ICác <sểm kiểm tra
P rotein Rb:
I chu trinhtếbầo
đột biến trong 40% tất cả ung thư.
sinh Irướng dẫn đến kết quả P rotein p53:
là phosphorin hoá protein Rb đột biến trong 50% tất cả ung thư.
bới Cdk. Sau đó nó mang Tế bào động vật có vú
chúng vào chu trình, vì rằng Hỉnh 2.10. Các protein chỉa khoá (chủ yếu) liên kết
sự phosphorin hoá Rb giải với các bệnh ung thư của người
phóng ra các protein điều Các đột biến trong các gen mã hoá các thành phần chù yêu của con
đường tín hiệu phản chia tế bào là chịu trách nhiệm cho nhiều bệnh ung
hoà liên kết trước đây, kết thư. Trong chúng có các gen gây ung thư nguyên phảt vốn mả hoá các
quá là sinh ra các xyclin pha chất nhận tác nhân sinh trưởng, protein rơle chuyển đổi (công tắc) như
là protein Ras và các enzym kinase như Src, enzym tác động sau Ras
s vốn cẩn cho tế bào đi qua
và các chất nhận tác nhân sinh trưỏng. Các đột biến huỳ hoại các
điểm kiểm tra G ,/S và bắt protein ức chế II bướu, như Rb và p53, cũng như thúc đẩy sự phát triển
đầu tái bản nhiễm sắc thể. ung thư. (Raven et al., 2010).

Hình 2.10 tóm tắt các kiéu gen gây ung thư khi bị đột biến.

2.1.2. Phát triển bắt đầu với s ự phân bào

Trong các phôi động vật, thời kỳ phân bào nhanh tiếp sau sự thụ tinh được gọi là phân
cát (cleavage). Trong phân cắt, khối lượng lớn của hợp tử lại được phân chia thành số lượng
lớn hơn và lớn hơn với các tế bào bé hơn và bé hơn, các tế bào như vậy được gọi là các tế
bào phôi (tế bào phân chia) như trên hình 2.11. Từ thời điểm đó, sự phân cắt không kèm
theo bất kỳ sự gia tăng nào vể kích thước chung của phôi. Các pha G ị và G 2của chu trình tế
bào, trong đó thời gian tăng khối lượng và kích thước của tế bào bị rút ngắn cực kỳ, hoặc bị
loại bỏ trong quá trình phân cắt (hình 2.12).

Hinh mẫu phân cắt Các tế bào phôi


trong phôi ếch. là bé hơn tại cực
Nhìn từ phía bèn động vật, nhưng
lại lớn hơn tại
Cực thực vật.
Lòng đỏ tập trung
tai CƯC thưc vát

Hinh 2.11. S ự phân chia phân cắt trong phôi ếch


Lán phản cắt thứ nhất chia trứng (a) (hành hai tế báo phôi lãn (b) và sau han hai lần phản chia, bốn tế bào phôi
bé xuất hiện trên bốn tế bào phôi lởn, giai đoạn phôi 8 tế bào (c), mỗi một trong chúng (d) tiếp tục phân chia.

V ì thiếu vắng hai pha, khoảng trống (gap)/sinh trướng, tốc độ nhanh cùa nguyên phân
không bao giờ liếp cận trở lại trong thòi gian sống của bất kỳ động vật nào. V í dụ, các tế

127
bào phôi cúa cá ngựa vằn (zebrafish) phân chia chỉ một lần mỗi một vài phút trong khi phân
cắt. dể tạo nên phôi với hàng ngàn tế bào trong ba giờ! Ngược lại, các tế bào biểu 1T1Ô ruột
người trưởng thành phân chia tuẩn hoàn chỉ một lần mỗi một 19 giờ (Raven et al., 2010).

a) Chu trinh tè' bào trường thành b) Chu trinh của tê' bào phôi ếch sớm

Tổng hợp ADN c ■ Chia TBC


Tổng hợp ADN

Hình 2.12. Chu trình tê' bào của tê' bào cá thể trưởng thành và của tẽ'bào phôi
Ngược với chu trình tế bào của các tế bào soma của cá thể trưởng thành (a), các tế bào đang phân chia của
các phôi ếch sớm thiếu các giai đoạn G , và G ; (i>), buộc giai đoạn phân cắt nhân đầy nhanh chu trinh giữa
tổng hợp ADN (S) và nguyên phân (M). Trong trứng chưa thụ tinh, tích luỹ nhiều mARN xydin. Sự phân giải có
tính chu kỳ cùa các protein xyclin tương quan với sự rời khỏi nguyên phân. Phân giải xyclin và sự bất hoạt Cdk
cho phép tế bào hoàn thành nguyên phân vá khỏi đáu vòng tiep theo của sự tổng hạp ÀDN.
V í dụ, khi sẵn có nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài, trong các giai đoạn nuôi dưỡng ấu
trùng, hoặc sau khi cấy ghép các phôi động vật có vú - các tế bào con có thể tăng kích
thước tiếp theo sau phân bào và sự gia tăng chung về kích thước của cơ thể xảy ra vì có
nhiều hơn các tế bào đã được sinh ra. Điều đó được thực hiện qua quá trình nguyên phân
(mitosis, M) như trên hình 2.2 ở trên. Trong hình 2.2, có thể thấy tiếp sau pha trung gian là
nguyên phân (phân chia nhân) gồm 5 kỳ: K ỳ đầu (kỳ trước), kỳ giữa sám , kỳ giữa, kỳ sau
và kỳ cuối. Các đặc trưng biến đổi hình thái của nhân trong từng kỳ được mổ tả ngắn gọn
ngay bên dưới hình của mỗi kỳ.
Nguyên phán là cơ chế gia tăng số lượng tế bào xảy ra trong cả hai giai đoạn phát triển
sinh dưỡng cũng như phát triển sinh sản. Ngoài ra còn cơ chế tế bào chì xảy ra trong phát
triển sinh sản hữu tính liên quan với quá trình hình thành giao tử, cơ chế giảm phân (phân bào
giảm nhiễm), sẽ được xem xét muộn hơn trong Phần hai liên quan đến sự hình thành giao tử.

2.1.2.1. Đặc điểm của m ỗi lẩn phân bào trong phát triển của Ceanorbabditis elegans
Tri thức về mỗi một lần phân bào có được từ nghiên cứu sự phát triển của c . elegans.
Một trong các mô hình được mô tả hoàn thiện nhất của sự phát triển là con giun tròn nhỏ
xíu Ceanorhabcliris elegans. Con giun tròn trưởng thành chứa gồm 959 tế bào soma (Raven
ei al., 2010).
V ì rầng c . elegans là trong suốt, có thể quan sát được các tế bào cá thể khi chúng phân
chia. Dựa vào kết quả quan sát chúng, các nhà nghiên cứu đã biết được bằng cách nào mỏi
một trong các tế bào tạo nên con giun tròn trướng thành bắt nguồn từ trứng đã thụ tinh như
dã Ihấy trên bán đổ dòng phả hệ trong hình 2.13. Hình 2.13 a chỉ ra rằng, trứng chia ihành
hai tế bào, rồi những tế bào con ấy tiếp tục phân chia. Mỗi một đường ngang trên bản đổ
dại diện một vòng phân bào. Chiều dài của một đường thẳng đứng đại diện cho thời gian

128
giữa các lẩn phân bào và cuối cùa mỗi đường thắng đứng đại diện cho một tế bào đã phân
hoá hoàn toàn. Trẽn hình 2.13 b, các cơ quan lớn của con giun tròn được tô màu để phù hợp
với các màu cúa các nhóm tế bào tương ứng trên bản đồ phả hệ trên hình 2A 3a.

a) Bàn đố chuỗi thế hệ (phả hệ) giun tròn

Trứng

Hình 2.13. Nghiên cứu sự phản chia cùa tê’ báo phôi và sự phát triển trong con giun tròn
Đã thiết lập đưạc bản đó về sự phát triển trong c . e/egans cho thấy số phận của mỗi tế bào từ tế bào trứng
đon đã được xác định (a). Bàn đổ phả hệ ch! rõ số lượng phân bào từ trứng và các ghi chú tên của các liên kết
vị trí của chúng trong cơ thể trường thành (b). (Theo Raven at al., 2010).

Một SỐ trong các tế bào đã phần hoá ấy, chẳng hạn như một sỏ’ tế bào, vốn tạo ra lớp biểu
mó bên ngoài (da ngoài) của con giun tròn, là được "sinh ra" sau chỉ 14 vòng. Các tế bào tạo
nên hầu (họng) của con giun tròn, hoặc cơ quan nuôi dưỡng được sinh ra sau 9 đến 11 vòng
phân chia, trong khi các tế bào trong các tuyến sinh dục cần đến 17 vòng phân bào.
Hoàn toàn chính xác, có 302 tế bào thần kinh đã được xác định trước cho hệ thẩn kinh
của giun tròn. Đúng là có 131 tế bào đã được chương trình hoá cho sự chết. Thường là
chúng "ra đời" trong vòng ít phút. Số phận của mỗi tế bào đểu đúng là như thế trong mỗi cá
thể c . eìegans , ngoại trừ các tế bào vốn sẽ trở thànli trứng và tinh trùng.

2.1.2.2. Mô phân sinh (meristems) là miền chuyên biệt dối với sự sin h truởng của thục vật
Sự khác biệt lớn giữa động vật và thực vật là ở chỗ, hẩu như động vật là sinh vật di
động, ít nhất là trong một sỏ' pha của các chu trình sống và do vậy chúng có thể di chuyển
ra khỏi các tình huống bất lợi. Ngược lại, thực vật bị neo vào vị trí và đơn giản là phải chịu
đựng mọi thừ thách do môi trường gây nên. Thực vật bù đắp lại sự hạn chế đó bằng cách
phát triển đế điều phối thích nghi các hoàn cảnh cục bộ.
Thay vì việc tạo ra thân mà trong đó mỗi mộl bộ phận được biệt hoá để có kích thước
và vị trí cố định, thực vật lắp ráp thân thể của lĩiìnli theo suốt cả cuộc đời, bắt đầu từ một ít

9-GTSNHH0CPT
kiếu các môdun (mô hình lắp ráp), chầng hạn như lá, rễ, các nốt cành và hoa. Mỏi môđuii
có cấu trúc và tổ chức được điểu hoà chặt chẽ, nhưng bằng cách nào các môđun dược sứ
dụng rất linh hoạt - chúng có thể thích nghi đối với các điều kiện ngoại cảnh.
Thục vật phái triển bằng cách lắp ráp thêm ra phía ngoài các phần thân the của mình,
lạo nên các phẩn mới từ các nhóm tế bào thân (tế bào phân sinh, tế bào gốc) được chứa
trong các cấu trúc gọi là các mò phân sinh. V ì các tế bào phân sinh này tiếp tục phân chia,
chúng sinh ra các tế bào vốn có thể phân hoá thành các mò của cơ the thực vật.
Sư dồ dơn gián vừa mô tả này cho thấy cần phái điều phối các quá trình phán bào.
Bây giờ chúng ta biết rằng, chu irình phân bào điểu hoà các gen hiện hữu ớ trong cà
nấm men (fungi) và trong các tế bào động vật. Điều đó ngụ ý rằng, có quá trình dổi mới
trong eukaryote, trong thực tế, chu trình tế bào thực vật được điều phối bời chính cùng cư
chõ. cụ thế là thông qua các xyclin (protein) và các kinase phụ thuộc xyclin. Trong một
thực nghiệm, sự biểu hiện quá mức của chất ức chế Cdk trong các tâ y A rabidopsis lliiiliíiiiíi
hiện rõ trong sự ức chế mạnh sự phân bào Irong các mồ phân sinh lá, dẫn đến những biến
dối lớn vé hình dạng và kích thước cúa lá.

2.2. PH Â N H O Á T Ế B À O

Các quá Irình biểu hiện gen và các cơ chế điểu hoà chúng là rất quan trọng đối với sự
phát triển cúa các cơ thể đa bào mà trong đó các chức năng sống được thực hiện bời các mõ
và các cơ quan khác nhau. Trong tiến trình phát triển, các tế bào trở ncn khác biệt nhau do
sự biếu hiện khác biệt của các bộ phận của các gen - không chỉ tại thời điểm khác nhau,
mà còn trong các vị trí khác nhau của phôi đang sinh trường. Bây giờ chúng ta tìm hiểu một
số các cơ chế dẫn đến sự biểu hiện gen khác nhau theo tiến trình phát triển.

2.2.1. Vai trò củ a s ự biểu hiện gen k h á c biệt trong phãn hoá tế bào

Các tế bào đã phán hoá là khác biệt nhận biết được từ một tế bào khác, đỏi khi thấy
được bàng mắt cũng như các sản phẩm protein của chúng. Chẳng hạn, một sô' tế bào xác
định trong nang tóc tiếp tục sản sinh ra keratin, protein tạo tóc, móng, lông vũ, lông chim,
lông nhím và lỏng của các loài gậm nhấm. Các kiểu tế bào khác trong thân không sinh
keratin. Trong các tế bào nang tóc, gen mã hoá keratin đã được phiên mã; trong hầu hết các
tế bào khác trong cơ thể, gen ấy không được phiên mã. Sự hoạt hoá gen mã hoá keratin là
bước quyết định irong sự phân hoá của các tế bào nang tóc (W iliam K . Purves et al., 2008).
Khái quát từ những ví dụ như vậy, chúng ta có thể nói ràng pliân lioá là kết quà lừ sự
biến hiện nen khác biệt, đó là từ sự điều hoà phãn hoá của phiên mã, các sự kiện sau phiên
mã như là sự cắt nối và sự dịch mã trong các kiểu tế bào khác nhau.

2.2.2. C á c tê bào trở nên được x á c định trước khi phân hoá

Cơ thể COI1 người chứa hơn 210 kiểu lớn của các tế bào đã phân hoá. Các tế bào đã
được phân hoá ấy có thể khác biệt nhau bời các protein riêng biệt vốn do chúng tổng hợp
nén, hình thái và các chức năng chuyên biệt của chúng. Sự quyết định phân từ đê trờ thành
kiểu chuyên biệt cúa các tế bào đã phân hoá xảy ra trước bất kỳ sự chuyển đổi thấy được
nào trong tế bào. Quá trình ra quyết định phân tử như vậy được gọi là sự xác định tế bào
và I1Ó quy định tế bào vào con đường phát triển riêng biệt (Raven et al., 2010).

130
T hự c nghiệm
2.2.2 1. Sụ xac dịnh tim duón g
Cãu hòi: s ỏ phận củ a t é bào trong p h ô i só tn dà d ư ợ c x á c dịnh ?
Vì phái trien là quá trình, các
tô hào ngày càns trớ nên chuyên C ác tế bào này Các té bào ỏ vị trí
binh thường sẽ này cuối cùng trở
hiệt hon. Thường không lliấy Phương pháp trờ thành mô da thành mô não
dược sự xác clịnli trong tế hào và C á c tẽ bào ở đảy cuói
có thố chi "thấy" dược hằng thực cùng trỏ thành mỏ dãy
sống trong phôi
nghiệm. Thực nghiệm chuẩn đổ
thứ đúng hav không tế bào, hoặc
nhóm tế hào dã được xác định là
phái di chuvcn lố bào (các tố bào) Mô này được định trước để trờ thành bộ
(tói vị trí khác trong phôi nhận. phận của da con nòng nọc bị cắt ra từ
phôi sớm (phòi cho) và cấy ghép vào một
Nếu các lố bào cúa mô cày ghép phôi sớm khác (phôi chủ)
phát trien thành kiêu dúng như Mò ghép
Ihò của các t í hào như dã có.
Các tliực nghiệm mà trong đó
các' tè hào chuyên biệl cúa phôi Thự c nghiệm 1

sớm dã dược (lánh dấu bung sự


nhuộm màu dã phát hiện dược
Iiliĩnm cấu irúc trướng thành nào
có xuất xứ từ những phần nào của
phôi. Các phôi nhuộm màu ấy đã Kết quả
sinh ra cúi dược biết như là các
bản (ló s ố pliận (falo maps). V í
dụ, chúng ta biốl rằng, diện tích
màu đen của phôi ếch, được chỉ ra
trên hình 2.14, bình thường đã trớ
thành mộl phần của da ớ nòng nọc
(âu IIùng). Tuy nhiên. 11CU chúng
Kết luận: C á c sô phận trong phôi sớm là chư a được x á c định, nhưng
ta cắt một mánh mô từ miền đó và
có thể biến đổi phụ thuộc vào mòi trường (Theo P ervez et al., 2008).
cây ghép nó vào một vị trí khác
trong phôi ếch sớm khác, nó Hỉnh 2.14. Tiềm năng phát triển trong phôi ếch sỏm
Các tè bào vốn đuọc mong đợi để tạo nên một kiểu mỏ, có thể sinh ra các mô
không trớ thành da. Kiểu mô mà khác biệt hoàn toàn khi chúng được chuyển dời thực nghiệm đến các nơi
11Ó sẽ trớ thành dã dược xác định khác Trong thụt nghiệm ấy, biểu mỏ (da) từ phôi ếch giai đoạn sớm đả đươc
cấy ghép cho vảo phôi nhận. Mô đả dược phát triển trong nóng nọc chủ đá
bới mỏi trường mới của nó (hình
không có da, nhưng đả thích hợp với vị tri mà "mô da ghép" đả dươc cây ghép
2.14). riềm Hăng phát triển của [trên hinh "mỏ da ghép" đã biến thành mỏ não và mò dây sống].
các tế bào phôi sớm ấy. đó là vùng
phân bố của các số phận có thể, như vậy là lớn hơn so với số phận thực của chúng VỐ11 bị hạn
chế dối vói kiổu tố bào mà bình thường nó phát triển thành.
Các IĨ1Ô phôi có còn giữ dược thế năng phát triển rộng của nó không? Nói chung, câu
trá lời là không. Tiềm năng phát triển của các tế bào trỏ nên bị hạn chế thật sự sớm trong
pliál trien hình thường. Mó từ phôi ếch trong giai đoạn phát triển muộn, ví dụ, nếu cắt
mánh mò lừ miền dã xác dịnli phát triểnthành mô não, thậm chí, nếu được cấy ghép vào
phán cúa phôi giai đoạn sớm có chú đích dêtrớ thành mộlcấu trúc khác,nó pháttriển
thà nh m ô não.

131
Như vậy, các tế bào cùa phôi giai đoạn muộn đã được xác định: Sô' phận của chúng đã
được định đoạt, bất chấp mòi trường xung quanh chúng. Ngược lại, các tế bào cùa mô trẻ
hơn được cấy ghép trong hình 2.14 còn chưa được xác định. Sự xác đ ịnh, đó là sự quy địnli
cùa t ế hào dôi với s ố phận riêng biệt, là quá trình chịu sự ảnh hưởng cùa môi trường ngoại
bào và sự kiện nội bào (trạng thái của tế bào liên quan vói bộ gen (genome) của nó).
Xác định không phải là cái gì thấy được dưới kính hiển vi - các tế bào không biểu lộ ra
bên ngoài hình thái cùa chúng khi trở nén xác định. Tiếp theo sự xác định là sự phân hoá, sự
biến dổi thực sự trong hoá sinh, cấu trúc và chức năng vốn biểu lộ kết quả trong các tế bào
của các kiểu phân hoá. Sự xác định thường xảy ra trong các giai đoạn với việc chuyên tế bào
đầu liên trở thành quy định riêng biệt, có đánh đấu vị trí phản ánh vị trí của nó trong phôi.
Những dánh dấu như vậy chỉ ra hình mẫu vốn chỉ rõ con đường phát triển tiếp theo
diẽn ra theo cách nào. Trong phôi gà con, mô tại gốc của mẩm chân thường tạo nên bắp
đùi. Nếu cấy ghép mô ấy vào mầm cánh vốn bình thường sẽ là tạo ra đỉnh cánh, mô được
cấy ghép sẽ phát triển như là chân, nhưng nó còn chưa được quy định để trở nên phần riêng
biệt của chân. Do vậy, nó có thể chịu ảnh hường của tín hiệu vị trí tại đinh của mầm cánh
dê tạo thành đính (nhưng trong trường hợp này, đỉnh cùa chân). X ác định liên quan với
những biến đổi trong hình dạng cũng như trong chức năng. X ác định là sự quy định, sự thực
hiện cuối cùng cùa sự quy định là sự phân lioá.
2.2.2.2. C ơ s ở phân tử của tinh xác dịnh
Các tế bào bắt dầu các biến đổi phát triển bằng cách sử dụng các tác nhân phiên mã
làm thay đổi hình mẫu của sự biểu hiện gen. K h i các gen mã hoá các tác nhân phiôn mã ấy
dược hoạt hoá, một trong các ánh hưởng cùa chúng là củng cô' sự hoạt hoá chính mình. Sự
cúng cố đó tạo một chuyển đổi phát triển xác định, khởi đầu chuỗi các sự kiện dẫn đến con
đường phát triển riêng biệt. C ác tế bào trở nên được quy định để tiếp tục trong con đường
phát triển riêng biệt theo một trong hai cách:
1) Con đường di truyền phân hoá của các chất xác định tế bào chất, vốn là được mẹ
sinh ra và được đặt vào trứng trong phát sinh noãn (giao tử cái); hoặc
2) Con đường tương tác tế bào - tế bào.
2.2.2.3. S ự x á c dịnh c ó th ề là do cá c yếu tố xác định (di truyền) t ế bào chất
Nhiều phôi của động vật không có xương sống cung cấp các v í dụ tốt nhìn thấy được
bằng mắt sự xác định t í bào thông qua di truyền khác biệt của các chất xác định tế bào chất.
Động vật ngành phụ có túi bao, tunicates, đó là động vật không xương sống ở biển và hầu hết
cá thể trưởng thành là rất đơn giản, thân giống cái túi, gắn vào giá thể nằm phía dưới.
Tunicates thuộc ngành (phylum) Chordata, tuy nhiên, do đặc điểm bơi của chúng, giai
đoạn ấu thế giống nòng nọc, vốn có dây thần kinh lưng và dây sống (hình 2.15 a). Các cơ
chuyển sự phái triển của đuôi sang phía khác của dây sống.
Trong nhiều loài tunicate, các hạt sắc tố được nhuộm màu trở nên định cư không cán
dối trong trứng tiếp sau ihụ tinh và sau đó phân ly vào các tế bào cơ đuôi trong khi phân cắt
(hình 2.156). K hi các hạt sắc tố ấy đã được chuyển bàng thực nghiệm vào các tế bào khác,
vốn bình thường không phát triển thành các tế bào cơ. Thật vậy, các phân từ chuyển đổi về
phía phát triển của cơ, xuất hiện sự cẩn thiết phải liên kết với các hạt sắc tố.
lỉước tiếp theo là xác định sự nhận dạng cùa các phân tử liên quan. C ác thực nghiệm đã
cho ihấy rằng, dạng giống cái cung cấp Irứng chứa m A R N được gen m acho - / mã hoá. Sự
(lào thúi chức năng m ach o — / dẫn đến sự mất cơ đuôi trong con nòng nọc và sự biểu hiện
sai cúa m aclio - / m A R N dần đến sự hình thành các tế bào cơ bổ sung (lệch vị trí) từ các tế
bào dòng phả hệ không cơ. sản phẩm gen maclio - 1 đã được chỉ rõ phải là tác nhân phiên
mã vốn hoạt hoá sự biểu hiện cùa một số gen đặc hiệu cơ.

Hinh 2.15. Các yếu tò' xác định cơ trong tunỉcates


aj Chu trinh sống của tunicate cá Ihể. Các tế bào cơ đi chuyển đuôi của ấu trùng đang bơi được lắp ráp bên
này hay bên kia của dây sống hoặc dây thần kinh. Đuõi bị mất trong thời gian biến thái thành cá thể trưởng
thành định cư; b) Trứng của tunicate Slìela chứa các hạt sắc tố màu vàng sáng. Điều đó trỏ nên định vị không
cân đối ở trong trứtig tiếp sau sự thụ tinh và các tế bào vốn thừa kế các hạt màu vàng trong phân cắt sẽ trỏ
thành các tế bào cơ ấu trùng. Trên hình chỉ ra các phôi giai đoạn 2 tế bào, 4 tế bào, 8 tế bảo và 64 tế bảo.
Đuôi nòng nọc sẽ mọc ra từ miền phía dưới cùa phôi tấm đáy. (Theo Raven et al., 2010).
H ình m ẩu và sự p h á n hoá tron g ph át triển p h ô i sớm : Trong các cơ thể đa bào, quá
trình phân hoá và tạo hình mẫu là được liên kết không thể tách rời. Các giai đoạn phát triển
sớm liên quan với sự chia lách của các chuỗi thế hệ (dòng phả hệ), chẳng hạn, tổn tại ba lá
phôi: ngoại bì (ectoderm), trung bì (mesoderm) và nội bì (endoderm) trong các phôi của
động vật có xương sống và xác lập đúng thời điểm thích hợp vị trí khới đẩu trong sự hình
thành các trục thân lớn.
Như đã nói đến ớ trên, chương trình phát triển được điều phối bởi thông tin nội tại và
ngoại cánh. Trong hầu hết động vật và Ihực vật, tiến trình của sự phát triển được khởi đầu
bới sự mất cân dối hoá sinh nội tại ớ trong trứng. Các phàn tử đặc biệt bị chia tách vào các
tế bào khác biệt vì có sự phân cắt trúng và các tế bào xuất hiện tại các vị trí khác nhau trong
phôi như vậy là không tương đương. Các phân tử như thế được gọi là các chất xác định tê
bào chát và là các sàn phẩm của bộ gen (genome) mẹ đã được cân nhắc đặt vào trong trứng
ớ tại những vị trí xác định. Từ đó nó có kiểu gen mẹ vốn xác định kiểu hình phát triển sớm
trong phôi, hiện tượng được nói đến như là hiệu ứng mẹ (maternal effect).
Thời diêm ihích hợp phát triển tiếp theo có thể xuất hiện qua sự kích thích từ bên ngoài.
Trong tất cả các phôi của động vật có xương sống, ví dụ, trục lưng - bụng được chuyên biệt
bới sự kích thích vật lý ngoại cảnh trong môi trường. Sau đó quá trình phôi nang (blastula)
bắt dầu trên bổ mặt lưng của phối và cũng bằng cách đó xác lập được trục lưng - bụng.

133
Trong con ếch, trục lưng - bụng của phôi đã dược chuycn biệt bởi tác dộng cúa sự thụ
tin h , mien dối diện, nơi tinh trùng xâm nhập trở thành con dường phía lưng qua cơ chẽ vốn
liên quan sự quay vó. Trọng lực và quay đều là quan trọng trong lính phân cực của chim và
có lẽ của cả các phôi của động vật có vú (Richard M. Tw ym an, 1998).
2.2.2.4. Cám úng c ó thê’dẩn Ơến s ự phân hoá tế bào
Các nhà nghiên cứu đã Lát cắt dọc giữa , ,

biết về sự đa dạng của các CTX?)


Lát cắt bổ dọc
con dường mà theo dó các tế Trước •
bào liên hệ với nhau. Chúng Dảy thẩn kinh lưng (NC)
ta có thổ minh hoạ tầm quan
trụng của mối tương tác tế
bào - tế bào trong phát triển
bàng cách tách các tê' bào Nội bi bụng (En) Dây sống (Not)

cua phôi ếch sớm và cho nó Lát cắt bổ doc


( 2)
phái triển độc lập. Trong
C ả c tế bào mỏ giữa (Mes)
những diều kiện như thế,
các tế bào phôi từ một cực
1
cúa phôi ("cực - động vật")
phát triển các đặc điểm của Sau

lá ngoại bì (ectoderm) và a)
các tế bào phôi từ dối cực ị- * Truyền tín hiệu F G F I
của phôi ("cực - Ihực vật")
Trước
phát triển các đặc điểm của
lá nội bì (endoderm). Không
có nhóm nào trong hai
nhóm, các tế bào được tách
biệl dó phát trien các nét
Sau
đặc trưng của lá trung bì,
kiểu tế bào chủ yếu thứ ba. b) Giai đoạn 32 tế bào c) Giai đoạn 64 tế bào

Tuy nhiên, nếu các tế bào Hỉnh 2.16. S ự tương tác cảm ứng góp phẩn vào sự chuyên hoầ của
tế bào trong phôi tunicate
cực động vật và các tế bào
a) Cấu trúc bên trong của ấu trùng tunicate. Bên trái là măt cắt ngang
cực thực vật được đặt cạnh chính đứng qua ấu trùng bằng dòng dấu chấm chỉ ra hai mặt cắt dọc.
nhau, một số các tế bào cực Mãt cắt 1, đi qua đường giữa của con nòng nọc lộ ra dây thần kinh lưng
dộng vật phát triển như là lá (NC), dây sống nằm bên dưới (Not) và các tế bào nội bi (En). Mặt cắt 2,
mặt cắt về phía bên lộ ra các tế bào mô giữa (Mes) và các tế bào cơ
trung bi, mối tương tác giữa đuôi (Mus); b) Quan sát giai đoạn 32 tế bào xem các tế bào tiền nội
hai kiểu tế bào gây nên sự phôi (nội bì). Các mũi tên trong hình b chỉ cho thấy FG F được các tẽ bào
tiền nội phôi tiết ra. Chỉ có các bế mặt của các tè bào ria tiếp giáp trực
chuyên các tế bào đó vào tiếp với các tế bào tiền nội phôi liên kết các phàn tử tín hiệu FG F. Nhận
con dường phát triển. Sự thấy rằng các tế bào phôi phía sau của cực thực vật cũng chứa các chất
xác định macho - 1 (các sọc trắng và đen); c) số phận các tế bào đã
bien dổi áy trong số phận được cố định bởi giai đoạn 64 tè' bào. Các tế bào ở ria trước của các tê
cùa l í bào là do sự tương tác bào tiền nội phôi, tương ứng, trở thành dãy sống và dáy thần kinh, trong
với các lô bào lán cận được khi các tế bào vốn là tiếp giáp với ria sau của các tế bào nội phôi, tương
ứng, trở thành mô giữa (trung bi, lá phôi giữa) và các tế bào cơ (Theo
gọi là cám ứng. Các phân lử Raven et al., 2010).

1:M
tín hiệu hoại dộng dế biến dối sự biếu hiện gen trong các tế bào đích, trong trường hợp này là
một sò tác lô bào cực dộng vật.
Một ví dụ khác vổ các mối lương tác tế bào cảm ứng là sự hình thành dây sống và
trung mỏ (mò giữa), mô chuyên hiệt, trong các mõ của tunicate. Cd, dây sống và trung mỏ.
lãl cá lieu xuất hiện lừ lè bào lá trung hì vốn được tạo nên tại móp thực vật cúa phôi giai
đoạn 32 tế hào. Các tố bào lá trung bì lưưng lai nhận được các tín hiệu từ các tế bào tiền nội
bì nằm bôn dưới vốn dần den sự hình thành dây sống và mô giữa (hình 2.16).
13ƯỚC th ử n h á t Ü ước thứ hai C á c kiểu tẻ bào

► Mỏ giữa ( 1 )
M a ch o -1 dưoc
di Iru ycn 7 Đã nhản tin hiẻu Không • . C ơ (2 )
' Không ■ FG F ?
*■D ảy sống (3)
* ũ ả y thán kinh (4)

Không Không
ec.F .fo *
FGF fg fJ
C hát nhộn C hất nhàn F G F C h á i nhận F G F Chất nhận F G F .

' Màng Màng


í r ^I Màng rW Mãng
i lò bào tẽ báo tố bão ^ tè’ bào
ịI ¡ị Dường *
Đường Đưởng Đường
Ị! ' UA
U A S/M
C IU AAI3
RKI/ R A S /M A R K R A S /M A R K R A S /M A R K
I I ị
• i / T EK Macho-1 r-Eu Macho-1 T-EI* Không Macho-1 T-Eis Khùng Macho-1

\ / % / & % *
\ *
j Ưc chẻ gen cơ và hoạt Phiên c á c gon cơ Phiên c ã c gen dãy sống ứ c c h ế c á c gen dày
ị Ị hoã c á c gcn mó giửa sống và hoạt hoá cac
gen dáy thán kinh

C á c tô
lô ^bão
a ì tiốn

C á c te bào tién
T
C á c tè bào tién

C á c tẻ bảo tién
mõ giữa m ô cơ dảy sống dảy thán kinh

Hinh 2.17. Mô hinh đối với sự chuyên hoá số phận tê' bào bỏi yếu tõ' xác định
cơ Macho-1 vả tín hiệu FG F
a) Mô hinh hai bước của sự chuyên hoá số phận tế bào trong các tế bào mép thực vặt (vegetal marginal cells)
của phôi tunicate. Bước thứ nhất là sự di truyền (hoäc không) của mARN macho - 1 cơ. Bước thứ hai là truyền
tín hiệu từ các tế bào lá tiền nội phôi bên dưới; b) Các tế bào mép thực vật sau di truyền macho - 1 mARN,
Truyền tin hiệu bài FG F hoạt hoả con đường kinase Ras/MAP vốn sinh ra tác nhân phiên mă T - Ets. Protein
Macho - 1 và T - Ets ức chế các gen đặc hiệu cơ và kích hoạt các gen đăc hiệu mô giữa (1); Trong các tế bào
vói Macho - 1 von không nhận tín hiệu FG F, Macho - 1 một mình khởi động các tế bào đặc hiệu co (2); Các
tế bào mép thực vật trưâc không di truyền macho - 1 mARN. Nếu các tế bào này nhận tín hiệu FG F, T - Ets
hoat hoả các gen đâc hiệu dây sống {3}; Trong các tế bào, nơi thiếu vắng Macho - 1 và FG F, các gen đạc
hiệu dây sống bị ức chế và các gen đặc hiệu dây thần kinh được hoạt hoá (4). (Theo Raven et al., 2010).

Tín hiệu hoú học là thành phần của họ rác nhân sinh trưởng nguyên bào sợi (FGF:
fihroblasi growth factor) của các phân tứ tín hiệu. Nó cảm ứng các tê' bào vùng mép bên trên
phân hoá thành hoặc dây sống (trước), hoặc mô giữa (sau). Chất nhận F G F ở các tế bào vùng
móp là chất nhận kinasctừosin vốn truyền tin thông qua thác M A P kinase (mục 1.4.4.3) đê
hoại hoá lác nhân phiên mã (irancription factor) chuyến sang sự biểu hiện gen dẫn đến sự
phân hoá (hình 2.17). V í dụ này cũng là trường hợp của hai tế bào phản ứng khác biệt đối với
cùng lín hiệu. Sự hiện hữu hoặc Ihiếu váng của yếu tố xác định cơ macho - y đã được thảo
luận Irước dây dicu phối sự khác biệt ấy trong số phận tế bào. Khi hiện hữu macho - /, các tế
bào phân hoá thành mỏ giữa; khi thiếu vắng nó, các tế bào phân hoá thành dây sống.
Nlnr vậy, sự kết hợp cúa macho - I và tín hiệu F G F dẫn đến 4 kiểu tế bào khác biệt
nhau (2 .17).

135
2.2.3. C á c tè' bào gốc có thể phân chia và sản sinh ra cá c tế bào có khả năng phản hoá
THỰC NGHIỆM
Câu hỏ i: T é bào dã p hàn hoá trong c ơ quan của c à y trưởng thành c ò n g iữ lạ i d u ọ c
tinh toàn n áng - k h á nàng tạo nén toàn b ộ c á c m ô ?

Cụm cảc tế bào đã phản


hoá được tách ra từ củ cà
rốt

C ác tế bào đă phân hoá


dang sinh trường trong
môi trường dinh dưỡng và
phản hoá. C á c tế bào cá
thể tách rời ra.

C ác tế bào cá thể phân


chia.

...v à khối các tế bào gọi


là callus phát triển.

Mô callus được cấy


vào mồi trường trong
ống nghiêm

Kết quả

Một cây mới được


hình thành

Kết luận: C á c tế bào thực vật đã phân hoá là toàn nâng.


Hình 2.18. Chọn dòng thực vật
Có thể cảm ứng các tế bào dự trữ thức ăn chuyên biệt đâ được phân hoá của cù cà rốt bởi môi trường hoá
chất để chúng phân hoá trở lại. Sau đó các tế bào này hoạt động giống như các tế bào phôi sớm và tạo nên
cây mới.

Điều quan trọng là cả trong phát triển phôi và thậm ch í cả trong động vật trường thành,
có các tê bào dự trữ vốn có thổ phân chia nhưng là không xác định cho chi một số phận tế
bào đcm lẻ. Chúng ta gọi các tế bào vốn có khả năng tiếp tục phân chia nhưng cũng có thê
tạo nên các tế bào được phân hoá là các tê bào gốc (stem cells). Các tế bào ấy có thể được
đặc trưng dựa trẽn cấp độ mà theo đó chúng có thể trờ nên xác định. Chúng ta có thể phân
biệt các cấp độ tiềm năng tạo tế bào mới của các tế bào gốc. Chúng ta gọi các tế bào vốn có
khả năng tạo nên bất kỳ mô nào trong cơ thể là toàn nâng (totipotent). Trong động vật, chỉ
có các tế bào gốc vốn tạo được cả hai: vừa phôi, vừa các màng ngoại phôi là hợp tử và các
tế bào phôi sớm lừ ít lần phân bào đầu tiên là các tế bào toàn năng. Còn các tế bào gốc vốn
có thê tạo nên tất cả tế bào trong thân (body) của cơ thổ được gọi là nhiều nâng (pluripotent).
Các tê bào gốc vốn có thổ tạo được số lượng hạn chế các kiểu tế bào, ví dụ như các tế bào
lạo nên những kiểu tế bảo máu khác nhau, được gọi là đa năng (multipQtent). Còn các tế
bào gốc mà chỉ có thể tạo được một kiểu tế bào đơn, chẳng hạn như các tê' bào tạo nên các
tinh trùng trong con đực, được gọi là đơn năng (unipotent).

2.2.3.1. Tinh toàn năng trong thục vật


Các tế bào dự trữ trong rẻ củ cà rốt không có khả nãng quang hợp hoặc tạơ ra cày cà
rốt mới. T u y nhiên, nếu chúng ta tách tế bào ấy ra khỏi củ và nuôi nó trong mứi trúỡhg đỉnh
dưỡng thích hợp và cung cấp cho nó các hoá chất thích hợp, chúng ta có thể làm cho tế bào
chuyến sang trạng thái hoạt động như đó là trứng đã được thụ tinh. Nố có thé phân chia và
lạo ra khối các tế bào chưa phân hoá, được gọi là callus và cuối cùng biến thành cây hoàn
chính như trên hình 2.18.
Từ đó, về mật di truyền, cây mới giống y hệt tế bào soma mà từ đồ thú hhận được nó,
chúng la gọi cây đó là một dòng.
Khả năng của các nhà khoa học chọn dòng cây cà rốt nguyên vẹn từ tế bào rễ củ cà rốt
đã phân hoá chỉ ra rằng tế bào chứa nguyên vẹn bộ gen (genome) cà rốt, rằng nó có thể
biêu hiện các gen phù hợp trong trình tự đúng.
Nhiều kiểu tế bào từ các loài cây khác cho thấy tập tính tương tự trong phòng thực
nghiệm. Khả năng ấy tạo ra cây nguyên vẹn từ tế bào đơn đã được đánh giá trong công
nghệ sinh học nông nghiệp.
2.2.3.2. Tinh toàn năng trong cá c t ế bào phôi sớm của dộng vật
Các Ihực nghiệm với thực vật đã xác lập được rằng các tế bào soma (các tế bào sinh
dưỡng) là toàn năng. Sự chứng minh trực tiếp hơn là tất cả vật chất di truyền hiện hữu trong
các tế bào soma đã dến từ các Ihực nghiệm cấy ghép nhân. Những thực nghiệm như vậy lần
đầu tiên đã được Robert Briggs và Thomas K ing thực hiện trên loài ếch (Rana), các tác giả
dã đạt câu hỏi: có phải nhân của các phôi ếch sớm đã bị mất khả năng thực hiện những gì
mà nhân hợp tử toàn năng có thể thực hiện. Họ là những người đầu tiên chiết rút nhân ra
khỏi trứng chưa thụ tinh. Bằng cách đó đã tạo nên trứng không nhân. Sau đó với ống hút rất
bé (micropipet), họ dã chọc thủng tế bào từ một phôi sớm và hút một phần nội chất của nó,
bao gồm nhân, vốn sẽ được họ tiêm vào trong trứng không nhân. Họ kích thích các trứng
phân chia và nhiều sự kiện tiếp diễn để hình thành phôi, nòng nọc (ấu thể) và cuối cùng là
con ếch ra đời. C ác thực nghiệm đó dẫn đến hai kết luận quan trọng:
1) Không bị mất thông tin từ nhân của các tế bào khi chúng trải qua các giai đoạn sớm
trong sự phát triển cùa phôi. Nguyên tắc cơ sỏ ấy của sinh học phát triển được gọi là đưưng
lượng của bộ gen (genomic equivalence).
2) Môi trường tế bào chất bao quanh nhân có thể biến đổi số phận của nó.
Các thực nghiệm tương tự cũng đã được thục hiện trẽn khỉ redut (M acaca I liens),
Trong các thực nghiệm đó, tế bào đơn được lấy ra từ phôi 8 tế bào và dung hợp với trứng
không nhân. K ỹ thuật dung hợp t ế bào như vậy làm cho nhân cùa tế bào phôi xâm nhập vào
tố bào chất cùa trứng. T ế bào thu được hoạt động như một hợp tử, tạo nên phôi, vốn có thể
được cấy ghép vào mẹ nuôi (foster mother), con khỉ làm mẹ nuôi này cuối cùng sinh ra con
khỉ con bình thường. M ỗi mộl trong 7 tế bào còn lại từ phôi nguyên gốc có thể bằng cách
lương tự tạo ra hậu thế bởi chính kỹ thuật dung hợp tế bào như vậy.
ơ con người, tính toàn nãng của các tế bào phòi sóm cả hai sàng lọc di truyền và ihụ
tinh ill vitro (trong ống nghiệm). Một phôi người giai đoạn 8 tế bào có thể được tách ra
trong phòng thí nghiệm và lấy ra tế bào dcni, lồi kiểm tra để xác định có hiện diện điều kiện

137
di truyền nguy hại không. Mỗi tế bào còn lại phải là toàn năng, có thể được kích thích phân
chia và tạo một phôi vốn có thể được cấy vào tử cung của mẹ, nơi nó phát triển thành dứa
tre (Purvc/. cl ill.. 2008).
2.2.3.3. Tính toàn năng của c á c tè bào som a dộng vật truòng thành

Sự chọn dòng có kct quả ờ động vật đã là rất khó khăn cho đến cuối nhũng năm 1990, khi
lun Wilmut yà các cộng sự của ông tại công ty công nghệ sinh học ớ Scotlen sứ dụng tliao tác
dung hợp tệ' bào đê chọn dòng cừu (hình 2.19). Các nỗ lực trước đây dể tạo ra các dộng vật có
vú bới pliựợiig pháp này đã lích cực thực hiện, như trong trường họp của con khỉ redut (Mcicuca
rhesus), chi dạt kếl quá nếu nhãn cho được lấy từ phôi sớin. Rõ là khi các tế bào cho (tế bào
cung cấp gen) ớ pha G , cúa chu trình tế bào (hình 2.2«) và đã dung hợp vói tế bào chất cúa
trứng cụng đang ứ G ,, như suy luận của các nhà di truyền Viện Roslin Xcotlcn rằng, trứng và
nhãn cho cần phái 0 cùng pha cúa chu trình tế bào dể phát triển thành cổng.
T h ự c nghiệm
C â u hỏi: C á c tẽ bào d ộ n g vật dã phân h o á là toàn n â n g ?
Phương pháp 2. Trứng được tảch ra từ
1. C ác tẻ bào được tách cừu cái măt đen Xcotlen.
ra từ CỬU cái Dorset

Cừu Dorset (# 1)

4. C ác tè bào bầu vú bị láy hết các


chất dinh dưỡng trong nuôi cấ y các
tế bào để ngừng chu trinh tế bão
trước khi tái bản ADN.

5. Tế bào bầu vủ và trứng


không nhân đả dung hợp.

6. Kích hoạt các chất cảm


Ỳ Cừu măt đen
ứng nguyên phản làm
cho tế bào phân chia. 0 % Xcotleri (# 3)

7. Phôi sớm phát triển và


được cấy vào cừu cái liếp —
nhân.

K ết quà
■í
Cừu Dorset, về di
Phôi phát triển và__
truyền y hệt với # 1.
Dolly ra đời

i ’
Kết luận: Các tẽ bào động vảt đà phàn hoá là toàn năng trong các thực nghiêm cấy ghép nhàn

H in h 2 .1 9 . M ột d ò n g v à h ậ u th ế c ủ a n ó
Trong nâm 1996, phương thức thực nghiệm được mô tả ở đây đã sản sinh ra động vật có vú được chọn dòng
đầu tièn, cừu Dorsel được gọi tên Dolly. Dolly chết năm 2003 vi bệnh phổi, nhưng trong sinh thời, nó đả được
kết đòi vá đã sinh ra hậu thế "bình thường" (con cừu non trong ảnh bên phải), chứng minh khả năng sống của
các động vật có vú được chọn dòng. (Theo Purvez et al., 2008).

1.-Ỉ8
W ilmul dã húi ra các tế bào khác nhau lừ bầu vú của con cừu cái và làm cho các tế bào
bị ilói dinh dưỡng trong một mần. bằng cách dó gây sự tạm thời dừng của tế bào trong pha
Ci, của chu trình lố hào. Một trong các lố bào này dã dung hợp với trứng không nhãn từ con
cừu cái giống khác. Khi các chất cám ứng nguycn phân trong tế bào chất của trứng đã dược
kích hoại, nhân cho dược chuyên vào pha s và phần còn lại của chu trình tế bào được tiếp
dien bình thường. Sau một vài lần phân bào, phôi sớm hình thành được cấy vào tử cung cùa
cừu mọ thay thế. Trong số 277 các nỗ lực thành công đõ dung hợp các tê bào trướng thành
vói những trứng không nhãn, một COI1 cừu non dược gọi là Dolly, đã sông được dến ngày
sinh dó. Các phán tích A D N khắng định rằng, VC mặt di truyền, D olly giống y hệt vối con
cừu cái mà từ bầu vú của nó dã thu dược nhãn cho.
Mục đích lớn cùa tlụrc nghiệm của W ilinut là phát triển phương pháp tạo dòng cừu vốn
sán xuất ra các sán phẩm như là các được phẩm trong sữa cùa chúng. Thủ thuật tạo đòng có
the lạo dược da bản sao y hệt của con cừu chuyển gen vốn là sinh vật lự sản xuất dáng tin
cúa các dược pliẩm như a l - antitrypsin, loại thuốc dược dùng chừa cho người bị bệnh tràn
khí (emphysema), hoặc tế bào xơ nang (cystic fibrosis).
I lành dộng gây đói các tế bào cho để chọn dòng đã được áp dụng đối với các dộng vật có
vú khác. Con chuột đã được chọn dòng bàng cách sử dụng các tê' bào soma bao quanh trứng
làm nguồn cung cấp nhăn cho. Tại New Zealand, gia súc đã được chọn dòng dể bảo lổn các
giông hiếm. Công nghệ di truyền đã ihực hiện chọn dòng gia súc đế sản xuất các protein hữu
ích trong sữa của chúng. Chọn dòng cũng đã được thực hiện dể bảo tồn và phát Iriển các loài
dang bị đc doạ diệt chúng. Ý tướng về tính toàn năng đã được chấp nhận từ lâu trước khi C011
cừu Dolly ra dời, nhung đạt đuợc diều đó đã là một thành tựu kỹ thuật vĩ đại.

2.2.3.4. C á c tê bào gốc phôi là nhũng tê bào nhiêu năng (pluripotent) dẩn xuất từ p h õ i
Dạng các tế bào gốc vốn dã được dẫn xuất nong phòng thí nghiệm được gọi là các tế
bào gốc phôi (E S cells - embryonic stem cells). Các tế bào này thu được từ các phôi của
dộng vật có vú dã trài qua giai đoạn phát triển phân cắt để sản sinh ra cấu trúc hình cẩu các
lố bào dược gọi là túi phôi (túi mầm, blastosyst).Túi phôi gồm một lớp tế bào bẽn ngoài - lá
phôi ngoài dinh dưỡng (trophectoderm), vốn sẽ trớ thành nhau (placcnta) và khối tế bào bên
trong sẽ tiếp tục tạo nên phôi. Các tế bào gốc phôi có thể được tách ra từ khối tế bào bên
Irong và dược nuôi cấy (hình 2.20). Trong con chuột, các tế bào ấy đã dược nghiên cứu kỹ
lưỡng và dã cho thấy có khả năng phát triển thành bất kỳ kiểu tế bào nào trong các mõ của
cơ the irướng thành. Tuy nhiên, các tế bào ấy không tạo được các mô ngoại phôi vốn xuất
hiện trong phát triền, do vậy chúng chỉ là các tế bào nhiều năng (pluripotent), chứ không
phái là các tế bào toàn năng (totipotent). Một khi các tế bào ấy đã được tìm thấy ớ trong
chuột, vấn đổ chí còn là thời gian, rồi cũng sẽ tìm ra được các tế bào E S trong con người.
Năm 1998. các tế bào E S (gốc phôi) của người (các tế bào h E S - human E S cells) đã được
lách chiết và dã dược nuôi cấy. K hi mà có sự khúc biệt giữa các tế bào E S của người và
chuột, cũng có các sự tương đồng đáng kê’ (Ravcn et al„ 2010). Các tế bào gốc phôi ấy có
li icn vọng lớn đổi với y học tái sinh dựa vào tiềm năng của chúng có ihc sân sinh ra bất kỳ
kicu tế bào nào như sẽ mô tá tiếp sau dãy.
Các tố bào ấy cũng là nguyên nhân tranh luận rất nhiều và sự hàn luận VC dạo đức vì
niuiỏn gốc phôi của chúng.

139
a) Một khi tế bào tinh trùng và trửng dã dung hợp, sự phân cắt tế
bào sàn sinh ra túi phôi. Khối các tế bào bên trong của túi phỏí Nuôi cấy tế bào gổc phỏi
phát triển thành phỏi người.

b)

500 um

Hỉnh 2.20. Tách các tẻ bào gốc phôi


a) Các lần phân bào sớm dẫn đến giai đoạn túi phôi (blastocyst) góm lớp bên ngoài và khối tế bào bên trong
vốn sẽ tiếp tục hình thành phôi. Các tế bào gốc phôi (các tế bào E S ) có thể được tách ra từ giai đoạn này bằng
cách phá vỡ phôi và cấy các tế bào (cấy các tế bào thành lớp mỏng). Tách các tể bào gốc từ túi phôi 6 ngày
và cỏ thể nuôi cấy và duy trì với thời gian không xác định ở trạng thái không phân hoá.
b) Các tế bào gốc phôi người. Khối các tế bào này trong ảnh lá tập hợp các tẽ' bào gốc của phôi ngưài chưa
phân hoá đang được nghiên cứu trong phòng nghiên cứu của nhà sinh học phát triển Thomson Jam es tại
Trưàng Đại học Wisconsin - Madison. (Theo Raven et al., 2010).

S ự phàn hoá tron g n u ôi cấy:


Ngoài tác dụng trị liệu có thể của chúng, các tế bào gốc phôi (E S cells) mở ra con
đường để nghiên cứu quá trình phân hoá trong nuôi cấy. Thao tác các tế bào ấy bằng cách
bổ sung chúng vào môi trường nuôi cấy sẽ cho phép kích hoạt các tác nhân liên quan trong
nuôi cấy theo số lượng các tế bào thực sự trải qua quá trình. Những nỗ lực trước đây nhàm
dánh giá sự phân hoá trong nuôi cấy đã gặp khó khăn bới các điểu kiện nuôi cấy. Theo
Raven et al., 2010, môi trường trong các điều kiện trước đây chứa huyết thanh bê gây tai
hoạ (nói chung trong nuôi cấy mô), vốn không thuận lợi và biến động theo lô thí nghiệm.
Mới dây, các điều kiện nuôi cấy dược định rõ hơn đã giúp phát hiện ra khả năng tái sản
xuất lớn hơn trong điều phối sự phân hoá trong nuôi cấy.
Sứ dụng môi trường xác định rõ hơn, các tê bào E S đã được sử dụng đổ lặp lại pha
những sự kiện phát triển sớm ở chuột. Thật vậy, các tế bào E S của chuột có thể thường dược
sử dụng trước hết tạo nên lá phôi ngoài (ngoại bì), lá phôi trong (nội bì) và phôi giữa (trung
bì), sau đó ba kiểu tế bào ấy sẽ tạo nên các tế bào khác biệt được xác định dè trở thành mỏi
lớp mầm. Đó là công việc ở vào các giai đoạn sớm nhưng vô cùng hứng thú vì nó cho triển

HO
vọng hiểu được các trình tự phân tử liên quan trong sự xác định các bước cùa các kiểu tế
bào khác biệt.
Trong con người, các tế bào E S đã được sử dụng đê’ tạo nên sự đa dạng các kiểu tế bào
trong nuôi cấy. V í dụ, đã chi rõ rằng trong nuôi cấy, các tế bào E S của người đã tạo nên các
kiêu tế bào máu khác nhau. Vấn đề là phương pháp đê’ sản sinh ra trong nuòi cấy các tế bào
gốc tạo máu vốn sẽ được sử dụng để thay thế những tế bào như vậy trong bệnh nhân mắc
các bệnh ánh hướng đến tế bào máu. Các tế bào E S cùa người cũng đã được sử dụng trong
nuôi cấy dề tạo la các tế bào cơ tim. Các tế bào ấy sẽ được sử dụng để thay thế các mô tim
bị hư hại sau cơn suy tim.

2.3. TÁI L Ậ P T R ÌN H NHÂN

Nghiên cứu quá trình xác định và phân hoá làm xuất hiên các câu hỏi: phải chãng quá
trình dó có thể đào ngược được? Đ ó là điểu lý Ihú Irong cả hai phương diện: vẻ giới hạn của
khá năng thực nghiệm để hiểu dược quá trình cơ sở và về triển vọng của sự sáng tạo ra các
quán thể đặc hiệu bệnh nhân của các kiểu tế bào chuyên biệt nhằm thay thế các tế bào đã bị
mất vì bệnh, hoặc vì chấn thượng. Điều đó dẫn đến con đường hết sức hấp dản vốn được gia
tăng trong thời gian gần đây. Bây giờ chúng ta lược qua lịch sử của chú đề ấy, sau đó quan
tâm đến các thành tựu mới nhất có được.

2.3.1. S ự đảo ngược củ a tính xác định là cơ sở củ a v iệ c chọ n dòng

Các thực nghiệm đã thực hiện trong những năm 50 của thế kỷ X X đã cho thấy rằng,
các tế bào đơn từ mô đã phân hoá hoàn toàn cùa cây trường thành có thể phát triển thành
các cây trưởng thành hoàn chỉnh (hình 2.18). Các tế bào cùa phôi động vật có vú ở giai
đoạn phân cắt sớm cũng loàn năng. K h i các phôi động vật có vú được phân thành hai, kết
quá là sinh đôi y hệt nhau. Nếu các tế bào phôi cá thể được tách khỏi nhau, bất kỳ một tế
bào nào trong chúng có thể sản sinh ra cá thể bình thường hoàn chỉnh. Thực tế, kiểu thao
tác dó đã được sử dụng để sinh ra tập hợp bốn hoặc tám hậu thế y hột nhau trong nhân
giống thương mại của các đòng gia súc có giá trị đạc biệt.

2.3.1.1. Nghiên cúu sớm trẽn lưỡng c ư


Câu hòi được đạt ra trưỏc đây trong sinh học phát triển là phải chăng sự sản sinh ra các
tế bào dã phân hoá trong phát triển liên quan với những biến đổi không thể đảo ngược đối
với tế bào. Các thực nghiệm được Brigs và King và Jon Gordon đã thực hiện Irong các năm
I960 và 1970 đã cho thấy rằng, nhân có thể được cấy ghép giữa các tế bào. sử dụng các
ống hút vi lượng (micropipet), các nhà nghiên cứu này đã hút nhân của trứng ếch và cóc và
thay nhân cùa trứng bằng nhân dã được hút ra từ tế bào thân thể của cá thể khác.
Các kết luận rút ra từ các thực nghiệm ấy là có phần mâu thuẫn. Một mặt, các tế bào
không xuất hiện đế chịu bất kỳ các biến đổi thật sự khòng thê đảo ngược, ví dụ như mất các
gen. Mặt khác, kiểu tế bào đã phân hoá hơn, nhân kém kết quả trong phát triển trực tiếp khi
được cấy ghép. Điều này dẫn đến quan điểm về sự tái lập trình nliân (nuclear
reprogramming), đó là nhân từ tế bào đã phân hoá chịu những biến đổi biểu sinh vốn phải
đảo ngược để cho phép nhãn phát triển trực tiếp. Các biến đổi biểu sinh không làm thay đổi
AD N cùa tế bào nhưng là ổn định qua sự phân chia tế bào. Công trình sớm trên lưỡng cư

141
chí cho thày nhân cúa tế bào ruột nòng nọc có thế được lái lập trình tic sinh ra các con ếch
trướng thành sống dược. Các dộng vật này không chì có thê’ dược xem là các dòng, mà
chúng cũng phô bày ràng, nhân nòng nọc có thể dược tái lập chương trình trọn vẹn. Tuy
nhiên, nhân lừ các tế bào trướng thành đã phân hoá có thể chi được tái lập chương trình de
sinh ra các con nòng nọc. nhưng không phái các cá thể trưởng thành hữu thụ có khá năng
sống. Như vậy công trình này cho thấy ràng, nhân trướng thành có thế năng phát trien đáng
lưu ý, nhưng không thể tái lập chương trình được tính toàn năng (totipotent).
2.3.1.2. Nghiên cún sớ m trên dộng vật c ó vú
Cõnu irình dã nêu dược thục hiện trẽn lưỡng cư. Đã có nhiều nỗ lực áp dụng sự Iruycn
nhãn động vật có vú, dầu liên là chuộl và gia súc. Không chi thực hiện không có kết quá
tron« việc sán xuất lái tạo các động vật được chọn dòng, nhưng công trình này dẩn tới sự
pliál hiện dấu ấn thông qua việc sán xuất các phôi với vật liệu vào chi có mẹ hoặc bô. Các
phôi này chang bao giờ phát Iriổn dược và chỉ ra các kiểu khuyết tậl khác nhau phụ thuộc
vào bộ gcn với sự dóng góp đơn dộc chi có mẹ hoặc bố.

2.3.1.3. S ự cấy ghép nhân thành cóng trong dộng vật c ó vú


Chìa khoá mớ ra sự thành công Irong việc cấy ghép nhãn trong động vật có vú là chọn
tố bào cho rất sớm trong phát triển. Kết quả hấp dẫn ấy rất nhanh sau đó được các nhà
nghiên cứu khác lặp lại trong tê bào chù của các cơ thể khác, bao gồm lợn, khỉ. Tuy nhiên,
dường như chí có những tế bào phôi sớm mới cho kết quả.
Như dã nói trong mục 2.2.3.3 ớ trẽn, các nhà di truyền học tại Viện Roslin ớ Scotlen đã lý
giái rằng, trứng và nhân cho cần phải trong cùng giai đoạn của chu trình tế bào đô phái triển kết
quá. Nhằm thử nghiệm ý tướng đó, họ dã thực hiện thủ thuật như trong hình 2.19 ớ trên:
1. Họ hút các tế bào vú đã phân hoá từ bầu vú của con cừu 6 năm tuổi. Các lê' bào đã sinh
trướng trong nuôi cấy và sau đó nồng dộ các chất dinh dưỡng huyết thanh đã bị giám đáng ké
trong 5 ngày làm cho các tế bào tạm nghi tại thời diêm khởi đầu của chu trình tế bào.
2. Trong sự chuẩn bị song song, các trứng thu được từ cừu cái đã bị hút mất nhân.
3. Bằng phẫu thuật đã phối hợp các tế bào vú và các tế bào trứng trong quá trình gọi là
truyền nhàn tê bào soma (somatic cell nuclear transfer, viết tắt: SC N T ) trong năm 1996.
C ác tế bào vú và trứng đã dung hợp đê truyền nhân có vú vào trong trứng.
4. Hai mươi chín trong số 277 cặp được dung hợp đã phát triển thành các phôi, sau đó
các phôi này được cho vào các ống sinh sản của các mẹ thế.
5. Muộn hơn 5 tháng một ít, ngày 5 tháng Bảy, 1996, con cừu đã sinh ra cừu non được đặl
lẻn là Dolly, sự chọn dòng đầu tiên được tái sinh từ tế bào động vật dã phân hoá hoàn toàn.
Dolly đã phát trien thành cừu cái trướng thảnh và nó đã có khá năng sinh sản theo cách
cũ, sinh ra 6 con cừu non. Như vậy, Dolly đã xác lập mọi tranh cãi rằng, sự xác định trong
dộng vật là đáo ngược, rằng với các kỹ thuật đúng, nhãn của các tế bào dã phân hoá hoàn
toàn có //lẽ được tái lập chương trình để được toàn năng (Raven et al., 2010).

2.3.2. C á c vấn đế di truyền trong chọn dòng sinh sản

Thuật ngữ chọn dòng sinh sán nhắc đến quá trình vừa được mô tả, trong đó các nhà
khoa học sứ dụng S C N T để tạo ra động vật vốn về mặt di truyền giống y hệt động vật mẹ.
Từ kill Dolly tlược sinh ra trong nãm 1996. các nhà khoa học dã chọn dòng thành công mội
hoặc nhicu meo. Ihó. chuột (Ríiiiu.s), chuột {Mw illin'), gia súc, dẽ, lựu và con la. Tãì cá cấc
tlúi ihuật này sứ dụng một sò dạng của tế bào trướng thành.

2.3.2.1. Tý suất thành cô n g thấp và các bệnh liên kết tuổi


I liệu suất trong mọi sự chọn dòng sinh sán là khá thấp, chi 3 - 5% cua nhân trướng
thành ilưực cấy ghép vào các trứng cho các kết quá sinh sản sống. Thêm vào đó, nhiều dòng
dược sinh ra thường chết nhanh sau khi bị suy gan. hoặc nhicin bệnh. Nhiều dòng trớ nên
quá cỡ. cliiiu kiện dã biốt như là hội clìứniỊ hậu th ế lớn (large offspring syndromc:LOS).
Trong năm 2003, ba trong bốn lợn con dược chọn dòng đã phát trien đến thời kỳ trướng
thành, nhưng cá ha bị chốt dột ngột vì suy tim ứ tuổi ít hơn 6 tháng.
Dolly cũng lự chối vì bệnh ung thư phối do virul ớ tuổi tương dối tic, I1Ó cũng dược
chan đoán bị chứng vicm khớp một năm trước dó (Raven cl al., 2 0 10). Như vậv, một khó
khan nong viỌc sứ dụng công nghệ di truyền và chọn dòng dô cái tiến dộng vật nuôi là sán
\uitl các dộng vật có <JÚ sức khoe.

2.3.2.2. Thiêu dấu án


Nguyên nhân cho các vấn đề này nằm trong hiện tượng gọi là dấn iin bộ gen (genomic
imprinting). Các gen dấu ấn được biểu hiện khác biệl phụ thuộc vào nguồn gốc bố mẹ, dó
là chúng bị ngắt hoặc trong trứng, hoặc tinh trùng và "dấu" này tiếp tục phát triển thành cá
the trường thành. Sự phát triển của động vật có vú bình thường phụ thuộc vào dấu ấn bộ gen
chính xác.
Sự tái lạp trình hoá học của A D N , vốn diỗn ra trong các mô sinh sản trưởng thành, mất
hàng tháng đối với linh trùng và hàng năm đối với Illing. Ngược lại, trong thòi gian chọn
dòng, sự tái lập trình của A D N cho phải xảy ra trong ít giò. Tổ chítc của cromatin trong tế
bào soma cũng khá khác biệt so với trong trứng mới được thụ tinh. Cromaún có ý nghĩa
Ihay đổi nhân cho dược cấy ghép cũng phải diễn ra nếu phôi được chọn dòng là để sống sót.
Sự chọn dòng ihất bại vì ở đấy dường như không đủ thời gian trong vài giờ như vậy để dạt
dược nhiệm vụ dặt ra về thay đổi và tái lập trình một cách hợp lý.

2.3.4. S ự tái lập trinh được thành cõng nhờ s ử dụng c á c tác nhãn xác định

Được kích thích bởi sự phát hiện ra các tế bào gốc phôi (ES ) và thành công trong chọn
dòng sinh sản của động vật có vú, nhiéu công trình đã được tiến hành để cố gắng tìm ra các
con đường nhằm tái lặp trình các tế bào trưởng thành trờ nên các tế bào nhiều năng mà
không phải sử dụng các phôi (hình 2.21). Một cách tiếp cận là dung hợp một tế bào gốc
phôi (tế bào E S ) với tế bào đã phân hoá. Các thực nghiệm dung hợp này dã cho ihấy rằng,
nhân của tế bào đã phân hoá có thể được tái lập trình bằng cách tiếp xúc tế bào chất cùa tế
bào gốc phôi. Tất nhiên, các tế bào thu được là tứ bội (4 bản sao của bộ gen) vốn hạn chế
tính hữu dụng ihực nghiệm và thực tiễn của chúng. Một tuyến nghiên cứu khác đã chỉ ra
rằng, các tế bào mẩm khới đầu được cấy trong nuôi cấy mô có thể gia tăng các tế bào vốn
lác động giống với các tế bào E S sau khi đã kéo dài thời gian trong nuôi cấy. Cũng đã có
các báo cáo rằng, các tê bào gốc trướng thành trớ nên các tế bào nhiều năng trong nuôi cấy
kéo dài, nhưng diều này vẫn còn gây tranh luận.
Tất cá các dòng được điều tra Tê bào trứng T ế bào som a

thăm dò đã cho thấy rằng, sự tái


lập trình cùa nhân soma dã có khả
năng. Bước tiếp theo rõ ràng là tái
lập trình nhân sử dụng các tác nhân
xác định. Trong khi đã công nhận
ràng điều này là có thể, nó không
dược hoàn ihành cho đến năm
2006 khi các gen cho bốn lấc nhân
phiên mã khác biệt, Oct4, Sox2,
c - Myc và K lf4 được nhập vào các T ế bào E S
tế bào nguyên bào sợi trong nuôi
cấy. Sau đó các tế bào này đã được
chọn cho sự biểu hiện gen vốn là
đích của Oct4 và Sox2 vả các tế
bào này xuất hiện phải là nhiều
năng. Những tế bào này được gọi C á c tỗ bào mám
Tế bào soma
là các tế bào gốc nhiều năng được Một số tế bào gốc trưởng thành
Hỉnh 2.21. Các phương pháp tái lập trinh nhân tê' bào
cảm ứng, hoặc các tế bào iPC. Kết trưởng thành
quá này đã được cải tiến bằng việc
Các tế bào đươc lấy từ các cơ thể trưởng thành phải tải lập
chọn lọc gen đích khác, Nanog. chương trinh đe thành các tế bào nhiều năng trong nhiều con
Các gen Nanog này biểu hiện các đường khác biệt. Nhân từ các tế bào soma có thể được cấy
ghép vào các tế bào trứng như trong chọn dòng. Các tế bào
tế bào iPS xuất hiện tương tự với soma có thể được dung hợp với các tế bào E S được tạo nên bởi
các tế bào gốc phôi (tế bào ES) một số các trung gian khác. Các tế bào mẩm và một số các tế
bào thân trương thành sau nuôi cấy lâu dài xuất hiện để được
trong điều kiện cùa tiềm năng phát tái lập chương trinh. Công trinh mới đây đã cho thấy rằng, các
triển, cũng như trong hình mẫu tế bào soma trong nuôi cấy có thể được tái lập chương trinh bởi
sự bổ sung các tác nhân đặc hiệu. (Theo Raven et al., 2010).
biểu hiện gen.
Hiện nay công nghệ đã được sử dụng để cấu trúc các tế bào E S từ các bệnh nhân bị teo
cơ xương sống rối loạn thần kinh được di truyền. Các tế bào E S này sẽ phân hoá trong nuôi
cây thành các nơron vận động vốn thể hiện kiểu hình được mong đợi đối với bệnh. K hả
năng diều khiển các tế bào gốc đặc hiệu bệnh sẽ phải là sự tiến bộ cực kỳ cho các nhà khoa
học đang nghiên cứu các bệnh này. Điều đó sẽ cho phép tạo nên hệ thống ill vitro để nghiên
cứu trực tiếp các tê bào bị các bệnh di truyẻn tác động và sàng lọc cho các liệu pháp trị
bệnh có thể.
Các kiểu tế bào nhiều năng có tiêm năng đối với các ứng dụng chữa bệnh. Một con
dường đế giải quyết các vấn đề cự tuyệt (thải bỏ) mô ghép, chẳng hạn trong sự ghép da
trong các trường hợp cháy da nghiêm trọng, là sản sinh ra các dòng đặc hiệu bệnh nhân cùa
các tế bào gốc phôi. Đầu năm 2001, nhóm nghiên cứu tại Đại học Rockefeller đã phát minh
ra con dường đề đạt được sự thành công này.
Lẩn đáu tiên, các tế bào da được tách ra; sau đó, sử dụng chính ihủ thuật S C N T vốn đã
lạo được Dolly, đã thu được phôi. Sau khi loại bỏ nhân ra khỏi tế bào da, các nhà nghiên
cứu dã cài nhân này vào trứng vòn đã bị loại bò nhân. Trứng với nhân của tế bào da của nó

I'M
đã cho phép tạo nên phôi giai đoạn phôi nang (túi phôi). Phôi nhân tạo này sau đó bị huỷ
hoại và các tế bào cùa nó được sử dụng như là các tế bào gốc phôi (ES) cho sự cấy truyền
vào mô bị tổn thương (hình 2.22).
Sứ dụng thủ thuật được gọi là chọn dòng chữa bệnh, các nhà nghiên cứu đã thành
công trong sự chuyến đổi các tế bào từ đuôi của con chuột thành các tế bào sản xuất
dopamin cùa não vốn bị mất tro n g bệnh Parkinson. Việc chọn dòng chữa bệnh hướng tới
vấn dề quyết định vốn cần được giải quyết trước khi có thể sử dụng các tế bào gốc để chữa
các mỏ của người bị hư hại bởi cơn suy tim, tổn thương thần kinh, bệnh đái tháo đường,
hoặc bệnh Parkinson - vấn đề cùa sự chấp nhận miễn dịch. Từ khi các tế bào gốc được
chọn dòng từ các mô cùa chính con người trong chọn dòng chữa bệnh, chúng trải qua các
hệ miễn dịch "tự" kiểm tra nhận biết và cơ thể chắc chắn chấp nhận chúng.
Những cố gắng sớm này về sự chọn dòng chữa bệnh có thể trờ thành cổ xưa trước khi
chúng, ihậm chí được cải tiến đối với các tế bào iPS đã mô tả ở trên. Tiềm năng sản xuất
các tế bào nhiều năng từ các tế bào da trướng thành loại bỏ các vấn đề nhân đạo của sự huỷ
hoại phôi và vấn đề nhu cẩu thực tế về trứng cho chọn dòng chữa bệnh. Tuy nhiên, các kiểu
tế bào này là không thành vấn đề của bản thân chúng. Hai trong các gen được đưa vào tái
lập trình nhân của các tế bào là các gen gây ung thư và mặc dầu những thực nghiệm này đã
sinh sản mà không c - M yc, hiệu ứng là giảm thiểu mạnh. Những điều này cũng cần đến sự
nhập A D N mới, vốn có thể cảm ứng các đột biến bời sự hoà nhập vào bộ gen (genome).

Nhân được tách ra từ tế bào da Nhân tế bào da Phân cắt tế bào Khối tế Phôi đạt đến giai
của bệnh nhân tiểu đường được cài vào xảy ra khi phôi bào bên doạn túi phôi
trong tế bào bắt đầu phát triển trong
trứng người in vitro

Phôi sớm Các tế Túi phôi


Chọn dòng chữa bệnh bào E S
Mô khoè được tiêm vào Các tế bào gốc phát triển Các tẻ' bào gốc phôi
hoậc được cấy ghép vào thành các tế bào đảo nhỏ (tế bào ES) được tách
bệnh nhân tiểu đường tuỵ cần cho bệnh nhân. chiết và nuôi cấy

Các tẽ bào đào nhỏ


tuỵ khoẻ mạnh.

Hình 2.22. Các phôi người có thể được sử dụng cho sự chọn dòng chữa bệnh như thế nào
Chọn dòng chữa bệnh, sau các giai đoạn khởi đầu để chọn dòng sinh sản, phôi bị huỳ hoại một phần và các
tế báo gốc phôi của nó được tách chiết. Các tế bào này sinh trưởng trong nuôi cấy và được sử dụng để thay
thè cho các mô bị bệnh của người vốn được cung cáp ADN. Điều này chỉ có ích nếu bệnh không phải di truyền
vi các tế bào gốc y hệt vể mặt di truyền đối với người bệnh.

IO-GTSWHHOCPT 145
2.4. TẠO HÌNH MAU

Đối với các tế bào trong cơ thể đa bào, để phân hoá thành các kiểu tế bào thích hợp,
chúng phải nắm được thông tin về các vị trí liên quan của chúng trong cơ thể. Tất cả các ca
thể đa bào dường như sử dụng thông tin vị trí để xác định hình mẫu cơ sở của các ngăn của
cơ thế và như vậy kiến trúc chung của cơ thể trưởng thành. Sau đó thông tin vị trí này dẫn
đến những biến đổi nội tại trong hoạt tính gen, do vậy các tế bào cuối cùng tiếp nhận số
phận thích hợp cho vị trí của chúng.
Sự tạo hình mảu là quá trình bộc lộ ra. Trong các giai đoạn muộn, nó có thể liên quan
đến sự phát sinh hình thái của các cơ quan (sẽ được thảo luận sau), nhưng trong các sự kiện
sớm nhất của sự phát triển, sơ đổ thân thể cơ sở được đặt vào vị trí, cùng với sự xác lập của
trục trước - sau (T/S, đẩu đến đuôi) và trục lưng - bụng (L/B, sau đến trước). Như vậy, sự
tạo hình mẫu có thể được coi là quá trình chọn tế bào đối xứng xuyên tâm và chấp nhận hai
trục vuông góc nhau và định rõ sơ đồ thân thể cơ sở vốn trong con dường này trở nên đối
xứng hai bẽn. Các nhà sinh học phát triển sử dụng thuật ngữ phân cực để thu được những
khác biệt trục trong các cấu trúc phát triển.
Ruồi giấm (D rosophila m elanogaster) là động vật được hiểu tốt nhất trong quan hệ về
sự kiểm tra di truyền hình mẫu sớm. Ớ đây chúng ta sẽ tập trung sự chú ý đến hệ thống
D m soplìila và muộn hơn, chúng ta sẽ kiểm tra sự hình thành trục trong các động vật có
xương sống trong bối cảnh của sự phát triển chung cùa chúng.
Hệ thống thứ bậc của sự biểu hiện gen vốn bắt đầu với các gen được biểu hiện đầng mẹ
kiểm tra sự phát triển của D rosophila. Để hiểu chi tiết của các tương tác gen này, trước tiên
chúng ta cán khái quát ngắn gọn các giai đoạn phát triển cùa sự phát triển D rosophila.

2.4.1. Phát sinh phôi D rosoph ila sản sinh ra cá c ấu trùng phân đốt

D rosophila và nhiều côn trùng khác sản sinh ra hai kiểu thân khác biệt trong sự phát
triển cùa chúng: Thứ nhất, thể ăn hình ống được gọi là ấu trùng và thử hai, thể giới tính
bay trưởng thành có các chân và các cánh. Sự chuyển tiếp từ một thân thé tạo ra các thân
thể khác, được gọi là biến thái, liên quan với sự chuyển đổi cơ bản trong phát Iriển (hình
1.57). Chúng ta sẽ tập trung xem xét quá trình tiến trién từ trứng đã thụ tinh đến ấu trùng,
quá trình được gọi là ph át sinh phôi.

2.4.1.1. S ự dón g g ó p của m ẹ trước thụ tinh


Sự phát triển cùa côn trùng giống như Drosophila bắt đầu trước thụ tinh, với cấu trúc của
trứng. Các t ế bào nuôi chuyên biệt giúp trứng sinh trường chuyển dịch một sô' tnARN được
chính mẹ của chúng mã hoá vào tế bào trứng đang chín (trường thành) như trên hình 2.23«.
Thụ tinh tiếp sau, cấc m A R N mẹ được phiên thành các protein vốn khới đầu thác các
hoạt hoá gen liên tiếp. Nhân phôi không bắt đầu hoạt động (đó là điều khiển sự phiên mã
mới của các gen) cho đến khi xảy ra khoảng 10 lẩn phân chia nhân. Do vậy, sự hoạt động
cùa các gen đằng mẹ là trội hơn so với các gen hợp tử trong sự xác định tiến trình khởi đầu
cúa sự phát triển D rosophilla.

2.4.1.2. Các s ự kiện sa u thụ tinh


Sau khi thụ tinh, 12 vòng phân chia nhân khống có phân chia tế bào chất sản sinh ra

M6
khoảng 4.000 nhân, tất cả ở bên trong tế bào chất đơn. Tất cả nhân ờ trong đĩa phôi phân cắt
nông (syneytial blastoderm) này (hình 2.236) có thề tự do thông tin với nhau. Nhưng nhân
định cư trong các phần khác nhau cùa trứng đương đầu với các sản phẩm khác nhau của mẹ.
Một khi các nhân đã có
S ự vận động của mARN mẹ
không gian của chính mình đều
đặn dọc theo bề mặt của đĩa phôi, Các tế bào nang
C ác tế bào nuôi
các màng sinh trướng giữa chúng
Trước
tạo nên đìa phôi tế bào. Phôi gấp
nếp và mô phát triển nhanh tiếp
sau trong quá trình cơ bản, giống
với quá trình trong sự phát triển
cùa động vật có xương sống.
Trong ngày thụ tinh, sự phát sinh
phôi tạo nên sự phân đốt, thân thể
hình ống, dược chỉ định dể nớ ra
Nhân xếp hàng dọc theo
thoát khỏi các lớp khoác bảo vệ bề mặt và các màng
của trứng là ấu trùng. sinh trường giữa chủng
để tạo nên dĩa tế bào

2.4.2. C á c gradient m orphogen


tạo cá c trục thân thể cơ sở
trong Drosophila
Phôi đa phân đốt trước khi nỏ
Sự tạo hình mẫu trong phôi I
D rosophila sớm đòi hỏi thông tin Ấu trùng nỏ
vị trí được mã hoá trong các đánh
dấu vốn các tế bào có thể đọc ♦
- Ba giai đoạn ấu trùng
dược. Làm sáng tỏ bí ấn này,
cõng trình được giải thưởng
Nobel năm 1995 cho các nhà
nghicn cứu Christiane Nũsslein -
Sự biến thái
Volhard và E ric W ies - Chaus
được lóm tắt trong hình 1.57. Bây
giờ chúng ta biết rằng, có hai con
đường di truyền khác nhau điểu
phối sự xác lập tính phân cực T/S
Đốt ngựt
và L/B trong Drosophila.
Đầu
2.4.2.1. Trục trước - sau (T/S) Phần bụng

Sự hình thành trục T/S bắt


đẩu khi chín của tế bào trứng
(noãn bào) và nó dựa trên các Hình 2.23. Con đường phát triển của ruồi giấm
gradient đối diện của hai protein Các giai đoạn lớn trong sự phát triển của Drosophila
khác nhau: Bicoid và Nanos. Các melanogaster gồm sự hình thành a) trứng; b) đĩa phôi và đĩa
gradient protein này được cơ chế phôi tế bào; c) các tuổi ấu trùng; d) nhộng và các biến thái
thành (e) ruồi trưởng thành giới tính. (Theo Raven et al., 2010).
thú vị xác lập.

147
Các tế bào nuôi trong buồng trứng tiết các m A R N nanos và bicoid do mẹ sản sinh vào
trứng dang chín nơi chúng được vận chuyển khác biệt dọc iheo các vi ống đến các cực đối
diện cúa trứng (hình 2.24a). Sự vận chuyển khác biệt ấy xảy ra để sử dụng các protein vận
động khác nhau đế chuyển dời hai m A RN . Sau đó m A R N bicoid trờ nên được móc neo
trong tế bào chất tại đầu cuối của trứng áp sát vào các tế bào nuôi và đầu cuối này sẽ phát
trien thành đầu trước cùa phôi.
m A RN nanos trở nên được neo vào đẩu đối diện của trứng, đầu này sẽ trở thành đầu sau
cúa phôi. Như vậy, đến khi kết thúc sự phát sinh trứng, m A RN bcuicl và nanos đã sẩn sàng để
hoạt động như các chất xác định tế bào chất trong trứng đã được thụ tinh (hình 2.24 b).
Sự thụ tinh tiếp sau, việc dịch mã các m A R N và khuếch tán của các protein ra khỏi các
vị trí tương ứng của sự tổng hợp chúng tạo nên gradient đối diện của mỗi protein. Các mức
cao nhất của protein Bicoid là tại cực trước cùa phôi và mức cao nhất của protein Nanos là
tại cực sau. Các gradient nồng độ của các phân tử hoà tan có thể định rõ các sô' phận tế bào
dọc theo các trục và các protein hoạt động trong con đường này, giống Bicoid và Nanos,
được gọi là các morphogen.
Vận động của mARN bicoid di dời
a) mARN mẹ vế đẩu cuối trưởc

Té bào Tẽ bào nang


nuôi

Trước Sau Trưỏc

Các vi Ống mARN nanos di dời mARN bicoid mARN nanos


về đẩu cuối sau

Hình 2.24. Định rõ trục trước/sau (T/S) trong phôi Drosophila

Các protein Bicoid và Nanos kiểm tra sự phiên mã của hai tín hiệu của mẹ, hunchback
và caudal, vốn mã hoá các tác nhân phiên mã. H u n chb ack hoạt hoá các gen cần cho thông
Ún của các cấu trúc trước và C a u d a l hoạt hoá các gen cần cho sự phát triển của các cấu
trúc sau (bụng). Các m A R N hunchback và caudal được phân phối đẻu đặn qua trứng, như
thế, các protein đó được dịch từ các m A RN này trớ nên định cư như thế nào?
Câu trả lời là protein Bicoid gắn vào và ức chế sự dịch m A R N caudal. Do vậy, cauda!
chí được dịch trong các vùng phía sau của trứng nơi Bicoid vắng. Tương tự, protein Nanos
gắn vào và ngăn chặn sự dịch của m A R N hunchback. Kết quả là hunchback chỉ được dịch
trong các vùng phía trưốc cùa trứng. Như vậy, thời gian ngắn sau khi thụ tinh, các gradient
của bốn protein tổn tại trong phôi: gradient trước - sau cùa các protein Bicoid và
Hunchback và các gradient sau - trước của các protein Nanos và Caudal.

2.4 2.2. Trục lung - bụng (L/B)


Trục lưng - bụng trong Drosophila được xác lập bời các tác động của sản phẩm gen
dorsal.
Một khi nhắc lại quá trình bắt dầu trong buồng trứng, khi phiên bán đằng mẹ cùa geil
dorsal được nhập vào tế bào Irứng. Tuy nhiên, không giống b ieoid hoặc nanos, m ARN

1'18
dorsat không trở nên được định cư bất đối xứng. Thay thế, một loạt các bước là cẩn thiết
cho Dorsal thực hiện chức nãng của nó.
Trước tiên, nhân của tế bào trứng vốn a)
được định cư về một phía của trứng, sự
tống hợp inA R N íỊiirken. Sau đó m ARN
ỊỊiirkưn tích luỹ trong thế liềm giữa nhân và
màng ớ phía đó của tế bào trứng (noãn
bào) như trèn hình 2.25«, phía này sẽ phải Các đường ranh giới của noãn bào,
Prokin gurken tế bào nuối, tẻ bào nang
là phía lưng tương lai cùa phôi. b)
Protein Gurken là phân tử tín hiệu tế
bào hoà tan và khi nó được dịch và được
giái phóng la từ noãn bào, nó gắn vào
chất nhận trong các màng cùa các tế bào
nang nằm bên trên (hình 2.2 5b). Sau đó
các tế bào này phân hoá thành hình thái c)
lưng. Trong khi đó, tín hiệu Gurken được
giái phóng từ phía khác của noãn bào và
các tế bào nang trên phía đó của noãn
bào chấp nhận số phận bụng. Phòi kiểu hoang dã Bụng Thể đột biển lưng (dorsal)

Sự thụ tinh tiếp iheo, phân tử tín hiệu


Hình 2.25. Định rõ »rục L/B trong phôi Drosophiìa
được hoạt hoá khác biệt trên mặt bụng
a) mARN gurken được tập trung giữa nhản của noãn
cùa phôi trong trình tự các bưác phức bào (không nhìn thấy) và mặt trước, lưng của noãn bào;
tạp. Sau đó phân tứ tín hiệu này gắn vào b) Trong noãn bào chín hơn, prolein GŨrken đuọc tiết
ra từ mãt trưâc lưng của noãn bào tạo nên gradient dọc
chất nhận màng trong các tế bào bụng ữteo mặt lưng cùa trứng. Sau đò Gurken gắn vào chất
của phôi và hoạt hoá con đường truyền nhận trên màng trong các tế bào nang ỏ ph(a trên.
Nhuộm kép đối với actin chì ra các ranh giới của noãn
tín hiệu trong các tế bào đó. Sự hoạt hoá .„L. . í
. ~ . 7 “ bào, té bào nuôi và các lẽ bào nang; c) Cho các ấn
con đường dân tới kết quả là vận chuyên tượng ấy, các phôi giai đoạn đĩa phôi tế bào được cẳt
chọn lọc của protein Dorsal (vốn có khắp ngang để thấy nhân
- u“ của càc tế bào bao quanh chu vi
của phôi. Protein Dorsal (màu lối) định cư trong nhân
mọi nơi) thành nhân bụng, tạo nên trên mặt bụng của dĩa phôi trong phôi kiểu hoang dã
gradient dọc theo trục L/B. Mức protein {bên trái). Thể đột biến dorsal ỏ bên phải sẽ khỗng tạo
Dorsal cao nhất là trong nhân của các tế nên các cấu trúc bụng và Dorsal không hiện diện trong
nhân bụng của phôi này. (Raven et al., 2010).
bào bụng (hình 2.25r).
Protein Dorsal là tác nhân phiên mã và một khi nó được vận chuyển vào nhân, nó hoạt
hoá các gen cần cho sự phát triển đúng các cấu trúc bụng, đồng thời ức chế cấc gen vốn
định rõ các cấu trúc lưng. Từ đó, sản phẩm cùa gen dorsal cuối cùng điều khiển sự phát
Iricn cúa các cấu trúc bụng.
(Nhận xét rằng, nhiều gen ớ Drosophila dược gọi tên cho kiều hình của thể đột biến
vốn là kết quá từ sự mấl chức năng trong gen đó. Thiếu chức năng dorsal sàn sinh rá các
phôi lưng hoá không có các câu trúc bụng).
Mạc cho liên quan với các cơ chế khác biệt sâu, tác nhân hợp nhất điều phối sự xác lặp
cả hai tính phân cực T/S và L/B trong Drosophila là bicoicl, nanos, gurken và dorsal, tất cả
được biểu hiện gen đằng mẹ. Do vậy, tính phân cực của phôi tương lai trong cả hai trường
hợp là lái vào noãn bào sử dụng thông tin đến từ bộ gen của mẹ.

149
Sự thảo luận vừa rồi là đơn giản hoá các sự kiện, sự tóm tắt các nét chính là rõ ràng:
tính phân cực được xác lập bời sự hình thành các gradient morphogen trong phôi dựa trên
thõng tin đằng mẹ trong trứng. Sau đó, các gradient này khởi động sự biểu hiện các gen của
hợp tử vốn sẽ là hình mẫu thực tế của phôi. Mối liên hệ này về trật tự cùa các gen điều hoà
là hợp nhất chúng cho toàn bộ sự phát triển.
Sự tạo hình mău trong thực vật cũng chịu sự kiểm tra di truyền. Sự kiểm tra di truyền
đối với sự hình thành hình mẫu trong thực vật khác biệt với điều đó trong động vật như đã
trình bày trong mục 1.3.2.6 ở trên.

2.5. P H Á T SIN H HÌNH TH Á I

Tại điểm cuối của sự phân cắt, phôi D rosophila có cấu trúc vẫn còn tương đối đơn
giản: bao gồm vài ngàn các tế bào trông giống nhau, chúng hiộn diện trong lớp đơn bao
quanh vùng trung tâm (hình 2.23 b, 2.24, 2.25). Bước tiếp theo trong phát triển phôi là phát
sinh hình thái, sự phát sinh hình dạng và cấu trúc thứ bậc.
Phát sinh hình thái là sản phẩm của các biến đổi trong cấu trúc và lập tính của tế bào.
Đế đạt được phát sinh hình thái, động vật điều hoà các quá trình sau:
- Sô lượng, thòi gian và định hướng cùa sự phân bào;
- Sinh trường và giãn của tế bào;
- Biến đổi hình dạng của tế bào;
- Sự di cư của tế bào và
- Sự chết của tế bào.
Các tế bào động vật và thực vật khác nhau cơ bản ở chỗ các tế bào động vật có các bể
mật dễ thích ứng và có thể di chuyển, còn tế bào thực vật thì không di động và được bọc
vào bén trong các vách xenlulose cứng. M ỗi tế bào trong thực vật bị. cô định vào một vị trí
khi nó được sinh ra. Như vậy, các tế bào động vật sử dụng rộng sự di cư tế bào trong phát
triển trong khi đó thực vật sử dụng bốn cơ chế khác nhưng thiếu sự di cư tế bào. Chúng ta
xem xét trước tiên các biến đổi phát sinh hình thái trong động vật, sau đó đến thực vật.

2.5.1. Phân ch ia tế bào ch ấ t không đồng đều có thể là kết quả củ a s ự phân chia tế
bào trong phát triển

Sự định hướng của thoi nguyên phân xác định sơ đổ của sự phân bào trong các tế bào
eukaryote. Chức nãng được phối hợp của các vi ống và các protein vận động của chúng xác
định vị trí tương ứng cùa thoi nguyên phân bên trong tế bào. Nếu thoi được định vị tại trung
tâm của tế bào đang phân chia, kết quả sẽ là hai tế bào con kích Ihước bằng nhau. Nếu thoi
bị lệch về một phía, kết quả sẽ là một tế bào lớn hơn và một tế bào bé hơn.
Sự đa dạng lớn của các hình mẫu phân cắt trong các phôi động vật được xác định bởi
sự khác biệt trong sự đặt thoi. Trong nhiều trucmg hợp, số phận cùa tế bào được xác định
bới vị trí tương đối trong phôi trong thời gian phân cắt. V í dụ, trong các phôi động vật có vú
nuôi cấy sớm, các tế bào ỏ bèn ngoài của phôi thường phân hoá thành các tế bào lá nuôi
phôi (ngoại phôi bì dinh dưỡng), các tế bào này chí tạo các cấu trúc ngoại phôi muộn trong
phái triển (ví dụ, phần của nhau). Ngược lại, phôi chính có nguồn gốc từ khối các tế bào
bên trong, các tế bào vốn như tên gọi gợi ý, là phần trong của phôi.

150
2.5.2. S ự biến dổi hình dạng và kích thưóc tẽ bào như là c á c quá trinh phát sinh
hình thái

Trong động vật, sự phân hoá tế bào thường được đổng hành bởi các biến đổi sâu sắc
trong kích thước và hình dạng tế bào. V í dụ, các tế bào thần kinh lớn nối tuỷ sống của
chúng ta vào các cơ trong ngón chân cái phái triển theo quá trình gọi lả các axon vốn bắc
ngang qua toàn bộ khoảng cách này. T ế bào chất của một axon chứa các vi ống, vốn được
sử dụng cho sự vận chuyển được thẩn kinh vận động khởi động của các nguyên liệu dọc
theo chiểu dài của axon.
V í dụ khác, các tế bào cơ bắt đầu như là các nguyên bào cơ, đó là các tế bào tiền cơ
chưa phân hoá. Cuối cùng, chúng chịu sự chuyển đổi thành các sợi cơ lớn, đa nhân vốn có
the tạo các cơ vãn trong động vật có vú. Những biến đổi này bắt đẩu với sự biểu hiện của
gen M y o D l , gen này mã hoá tác nhân phiên mã vốn gắn vào các gen (miẻn) khởi động các
gen xác định cơ để khởi đầu các biến đổi này.

2.5.3. S ự chết lập trinh củ a tế bào là phần cần thiết ch o s ự phát triển

Không phải mỗi tế bào được sinh ra trong phát triển là đã được định trước để sống sót.
V í dụ, phôi người có các ngón có màng và các ngón chân tại các giai đoạn sớm của phát
triển. Các tế bào vốn tạo màng chân chết trong tiến trình bình thường của phát sinh hình
thái. Một ví dụ khác, các phôi động vật có xương sống sản xuất ra số lượng rất lớn các
nơron đảm báo ràng có đủ nơron sẵn để tạo các liên kết xynáp cần thiết, nhưng hơn một
nửa các nơron này tạo các mối liên kết và chết trong con đường có trật tự cho hệ thấn kinh
phát triển (Raven et al., 2010).
Không giống với sự chết tai hoạ của các tế bào do tổn thương, sự chết của các tế bào
này đã được kế hoạch hoá, một đòi hòi khẳng định cho sự phát triển và phát sinh hình thái
tlúng. Những tế bào vốn chết do tổn thương có đặc trưng là trưcmg phổng và vỡ ra, giải
phóng nội chất của chúng vào dịch ngoại bào. Dạng chết này của tế bào gọi là hoại tử
(necrosis). Ngược lại, các tế bào được lập trình để chết nhăn nhúm và co rúm lại trong quá
trình gọi là apoptosis (chết già, chết lập trình) vốn có nghĩa là rơi rụng và các phần còn lại
của chúng được các tế bào xung quanh sử dụng.

2.5.3.1. Kiểm tra d i truyền s ự c h ê t lập trinh (a p o p to sis)


' Chết lập trình xảy ra khi "chương trình chết" được hoạt hoá. Tất cả các tế bào động vật
có các chương trình như vậy. Trong c . elegans, 131 tế bào như vậy thường xuyên chết
trong phát triển trong hình mẫu có thể dự đoán trước và tái tạo.
Công trình vể c . elecgans chỉ ra rằng, ba gen là trung tàm đối với quá trình này. Hai
(ceci - 3 và ceci - 4) hoạt hoá chương trình tự chết; nếu như là thể đột biến, 131 tế bào đó
không chết và tiếp lục sống để tạo nên mô thần kinh và mô khác. Gen thứ ba (ced - 9) ức
chế chương trình chết được mã hoá bởi hai gen khác: Tất cả 1.090 tế bào cùa phôi.
c . elegans chết trong các thể đột biến ceci - 9. Trong các thể đột biến kép ced - 9lced - 3,
tất cả 1.090 tế bào sống, điều này giả định rằng ceci - 9 ức chế sự chết của tế bào bằng hoạt
động trước ceci - 3 trong con đường chết lập trình (appotosis) như trên hình 2 .26(1.
Cơ chế chết lập trình xuất hiện dể được bảo tổn cao trong quá trình tiến hoấ của động

151
vật. Trong các tế bào thần kinh của con người, gen A pafl ià tương tự ced - 4 của c.
elecgans và hoạt hoá chương trình chết của tế bào và gen người bcl - 2 hoạt động tương tự
với ced - 9 để ức chế sự chết lập trinh. Nếu bản sao của gen người b cỉ - 2 được cấy ghép
vào giun tròn (nematode) với gen ced - 9 khuyết tật, b cì - 2 ức chế chương trình chết tế bào
của c ed - 3 và ced - 4.

Sinh vật Caenorhabditis elegans Các tê' bào động vật có vú

Chất ức chế:
Chất ức ch ế Bc - 2
H

Chất hoạt hoá: 1 1


Apaf1
C E D -4
Protease
apoptotic: C a s p a s e - 8 hoặc 9
C E D -3

ức chẻ C hết lập trinh (apoptosis)


Chết lập trình (apoptosis)
-> Hoạt hoá
b)

Hình 2.26. Con dường chết được lập trình của tê' bào
Sự chết lập trinh cùa tế bào (apoptosis) là cển thiết cho sự phát triển bình thường cùa tất cả động vặt. a) Trong
giun tròn đang phát triển, vi dụ, hai gen ced - 3 và ced - 4, mã hoá cho các protein vốn gây ra sự chét đưọc
lập trinh cùa 13A tế bào chuyên biệt. Trong các tế bào (đang sống) khác cùa giun tròn đang phát triển, sàn
phẩm của gen thứ ba, ced - 9, ức chế chưang trinh chết đưặc mã hoả bởi ced - 3 và ced - 4\ b) Các tương
đồng động vật có vú cùa các gen gây chét lập trinh (apoptotic gen) trong c . elecgans là bcl - 2 (tưdng đổng
của ced - 9), Apaf1 (tưang đong ced - 4) va caspase - 8 hoặc 9 (tường dồng cẽd - 3). Khi vắng bất kỳ tác
nhân sống sót của tế bào, Bcl - 2 bị ức chễ và xay ra sự chết lập trinh. Trong sự hiện diện của tác nhân sinh
trường thển kinh (NGF) và liên kết chất nhặn NGF, Bcl - 2 được hoạt hoá, do vậy ức ché sự chễt lập trinh.
(Theo Raven et ai., 2010).
2.5.3.2. C ơ ch ê của s ự c h ế t lập trình (a p o p to sis)
Sản phẩm của gen cecl - 4 c . elecgans là protease vốn hoạt hoá sản phẩm của gen
ced - 3, đó cũng là protease. Gen người A pafl thực sự được đặt tên cho vai trò của nó: tác
nhân hoạt hoá protease apoptotic (protease gây chết lập trình). Nó hoạt hoá hai protease gọi
là caspases vốn có vai trò tương tự Ced - 3 protease trong c . etecgans (hình 2.26í>). K hi các
protease cuối cùng được hoạt hoá, chúng nhai nát các protein trong các cấu trúc tế bào quan
trọng như khung tế bào chất và màng nhân dẫn đến sự phân mảnh tế bào.
Vai trò cùa Ced - 9/Bcl - 2 là để ức chế chương trình này. Một cách chuyên biệt, nó ức
chế protease đang hoạt hoá, ngăn chặn sự hoạt hoá các protease tàn phá. Như vậy toàn bộ
quá trình được kiểm tra bởi chất ức chế chương trình chết.
Cả tín hiệu bèn trong và bên ngoài kiểm tra trạng thái của chất ức chế Ced - 9/Bcl - 2.
V í dụ, Irong hệ thần kinh người, các nơron có chất ức chế tế bào chất của Bcl - 2 vốn cho
phép chương trình chết được tiến hành (hình 2.26/)). Trong sự hiện diện của lác nhân sinh
trướng tế bào, con đường truyền tín hiệu dân đến chất ức chế tế bào chất phải được hoạt
hoá, cho phép Bcl - 2 ức chế sự chết lập trình và tế bào thần kinh sống sót.

2.5.4. S ự di cư củ a tế bào đặt được c á c tế bào đúng vào c á c vị trí đúng

Sự di cư của tế bào là quan trọng trong nhiều giai đoạn của phát triển động vật. Sự vận
động cúa tế bào liên quan đến cả sự dính bám và mất sự dính bám. Sự dính bám là cẩn thiết
cho các tế bào để có được "sự kéo", nhưng các tế bào, khởi đầu được gắn vào các tế bào
khác, phải mất sự dính bám này để có thê rời vị trí.
Sự vận động cùa tế bào cũng liên quan đến các tương tác tế bào - cơ chất và cơ chất
ngoại bào có thể kiểm tra phạm vi hoặc con đường di cư cùa tế bào. Mô hình trung tâm của
sự vận động tế bào phát sinh hình thái trong động vật là sự biến đổi trong độ dính của tế
bào vốn được trung gian bởi các biến đổi trong thành phần cùa các đại phân tử trong màng
sinh chất của tế bào, hoặc trong cơ chất ngoại bào. Các tương tác tế bào - tế bào thường là
liên quan với các tương tác cơ chất - ngoại bào - integrin (EC M ).

2.5.4.1. Các cadherin


Các cadherin là họ gen lớn, với hơn 80 thành phần đã được nhận biết trong con người.
Trong các bộ gen của D rosophila, c . elegans và con người, cadherin có thể được phân loại
thành một số phân họ vốn tồn tại trong tất cả ba bộ gen.
Các prolein cadherin là tất cả các protein xuyên màng chia sẻ cùng hoạ tiết chung,
miền cadherin, miền 110 axit amin trong phẩn ngoại bào của protein làm Irung gian liên
kết phụ thuộc - C a2* giữa các cadherin giống nhau (liên kết cùng chủng loại).
Các thực nghiệm trong đó các tế bào được phân loại in vitro, minh hoạ chức năng của
các cadherin. C ác lế bào với cùng các cadhevin dính bám đặc hiệu vào nhau, trong khi đó
không bám dính vào các tế bào khác với các cadherin khác biệt. Nếu quẩn thể tế bào với
các cadherin khác biệt được phát tán và sau đó cho phép tụ tập lại, chúng phân thành hai
quần thể các tế bào dựa trên bản chất của các cadherin trên bẻ mặt chúng.
V í dụ về tác động cùa các cadherin có thể thấy trong sự phát triển hệ thần kinh động
vật có xương sống. Tất cả các tế bào bề mặt ngoại bì của phôi biểu hiện E - cadherin. Sự
hình thành hệ thẩn kinh bắt đầu khi dải trung tâm cùa các tế bào trên bề mặt lưng của phôi
lát sự biểu hiện E - cadherin và bật sự biểu hiện N - cadherin. Trong quá trình hình thành
ông thán kinh, sự tạo ống thần kinh, dài thẩn kinh trung tâm của các tế bào biểu hiện
N - cadherin cuộn xếp để hình thành ống. Ông thần kinh ngắt ra từ các tế bào nằm bên trèn
vốn liếp tục biểu hiện E - cadherin. Các tế bào bề mặt ngoài các ống phân hoá thành biểu
mỏ của da, trong khi đó ống thần kinh phát triển thành não và dây sống của phôi.
2.5.4.2. Các integrin
Trong một số mô, chẳng hạn như mô liên kết, tồn tại gian bào (không gian giữa các tế
bào). Nhừng không gian này lọc qua mạng lưới của các phân tử được các tế bào bao quanh
tiết ra, các phân tử đó được gọi là cơ cliất (matrix). Trong mõ liên kết, các chất như sụn, các
chuỗi polysaccarit dài liên kết cộng hoá trị vào các protein (proteoglucans), bên trong chúng
có các bó protein dạng sợi (collagen, clastin và fibronectin) gắn sâu vào. Các tế bào di cư
vượt qua cơ chất đó bàng cách gắn vào nó với các protein bề mặt được gọi là các integrin.

153
Các integrin gắn vào các sợi actin của khung tế bào và nhô ra từ bề mặt tế bào thành
từng cặp, giống hai cánh tay. Các "cánh tay" này bám thành phần chuyên biệt của cơ chất,
như collagen hoặc fibronectin, bằng cách đó liên kết được khung tế bào vào các sợi của cơ
chất. Cung cấp thêm một móc neo, sự liên kết này có thể khởi động các biến đổi bên trong
tế bào, làm thay đổi sự sinh trưởng của khung tế bào, hoạt hoá sự biểu hiện gen và sản sinh
ra các protein mới.
Trong thời gian của quá trình phôi nang hoá (được mô tả chi tiết trong Phần hai), quả
cầu rỗng của các tế bào phôi động vật tự cuộn xếp để tạo cấu trúc nhiều lóp, phụ thuộc vào
các tương tác integrin - fibronectin. V í dụ, tiêm kháng thể hoặc fibronectin hoặc integrin
vào các phôi giống kỳ nhông (Salam andra ) phong toả sự liên kết của tế bào vào fibronectin
trong E C M (cơ chất ngoại bào) và ức chế sự phôi nang hoá. K ết quả là tương tự sự tắc
nghẽn giao thông tiếp sau tai nạn lớn trên đường: Các tế bào (ôtô) vẫn đi, nhưng bị đẩy lùi
vì chúng không thể vượt qua nơi bị ức chế (nơi xảy ra tai nạn). Một cách tương tự, đích nốc
- ao của gen fibronectin trong chuột cho kết quà là xuất hiện khuyết tật lớn trong sự di cư,
tâng sinh và phân hoá của các tế bào phồi trung bì.
Như vậy, sự di cư tế bào là vấn đề lớn gây biến đổi các hình mảu của sự kết dính tế
bào. Khi tế bào di cư du hành, nó tiếp lục mở rộng các dự đoán thăm dò bàn chất môi
trường quanh nó. Con đường này bị lôi cuốn mạnh bởi các gắn kết thử khác nhau, tế bào
cảm nhận chính xác con đường của nó hướng tói vị trí đích cuối cùng.

2.5.5. Trong thực vật có hạt, sơ đổ phản ch ia tế bào x á c định phát sin h hình thái

Hình dạng cùa thân thực vật phẩn lớn được xác định bởi sơ đồ theo đó tế bào phân
chia. Lần phán bào thứ nhất của trứng đã thụ tinh trong thực vật có hoa là lệch tâm, do vậy
một trong các tế bào con là nhỏ bé với tế bào chất đặc (hình 2.21 à), tế bào đó, là phôi tương
lai, bắt dầu phân chia lặp lại, tạo nên hình cầu các tế bào. T ế bào con khác cũng phân chia
lặp lại, lạo nên cấu trúc kéo dài, được gọi là cuống noãn (dây treo), cuống noãn gắn phôi
vào mô dinh dưỡng của hạt. Cuống noãn cũng cung cấp con đường cho các chất đinh dưỡng
đến phôi đang phát triển.
Đúng như nhiéu phôi động vật đòi hỏi có trục khởi đẩu của chúng khi khối tế bào được
hình thành trong các lán phân cắt, cũng vậy, phôi thực vật tạo nén trục cành - rễ của nó vào
thời gian này. Các tế bào cạnh cuống noãn cũng được chỉ định để tạo rễ, trong khi các tế
bào tại đầu cuối khác của trục cuối cùng trờ thành cành, phần trên mặt đất của cây.
V ị trí tương đối cùa các tế bào bên trong phôi thực vật cũng là yếu tố xác định đầu tiên
của sự phân hoá tế bào. Các tế bào ngoài cùng nhất trong phôi thực vật trở thành các tế bào
biểu mô. Khối bẽn trong phôi gồm các tế bào mô cơ bản (mô gốc) vốn cuối cùng hoạt động
dự trữ nưốc và thức ăn. Cuối cùng, các tế bào ờ lõi của phôi là đã được chỉ định để tạo mô
mạch dẫn tương lai (hình 2.276). (Mô thực vật và sự phát triển được mô tả kỹ trong Chương
11 và 12).
Nhanh chóng sau khi hình thành ba mô cơ bản, phối thực vật có hoa phát triển một
hoặc hai lá hạt được gọi là lá mẩm. Tại thời điểm đó, ngừng sự phát triển và phôi, hoặc
được mô dinh dưỡng bao quanh, hoặc dự trữ được nhiều thức ăn trong các lá mẩm cùa
chúng (hình 2.21c). Như đã biết, kết quả cùa sự đóng gói như vậy, hạt được hình thành,
chịu được khô hạn và các điều kiện bất lợi khác.

154
Mô phản sinh đỉnh cành

c) Tạo hạt d) Nảy mẩm e) Sự phát triển của mô phân sinh và phát sính hình thái

Hình 2.27. Con đường phát triển thực vật


Các giai đoạn phát triển của Arabidopsis thaliana là a) Sự phân chia tế bào phôi sớm; b) Hình thành mô phôi;
c) Hình thành hạt; d) Nảy mầm và e) Sự phát triển mô phân sinh và phát sinh hình thái.
Hạt nảy mẩm trong phản ứng đối với sự biến đổi thuận lợi trong môi trường của chúng.
Phôi bên trong hạt lại tiếp tục phát triển và sinh trưởng nhanh, các rê cùa nó mọc
xuống phía dưới và các cành mang lá mọc lên phía trên (hình 2.21d). Sự phát triển của thực
vật thể hiện tính thích ứng cao trong tập hợp các môđun vốn tạo nên cơ thể thực vật. Các
mô phân sinh tại đỉnh của rễ và cành tạo nên số lượng lớn tế bào cẩn để tạo lá, hoa và tất cả
các thành phần khác của cây trường thành (hình 2.27 e).
Sự sinh trướng bên trong hoa đang phát triển được thác các tác nhân phiên mã điều
phối. Thành phẩn chìa khoá của thác này là gen AIN TEG U M 1ĨN TA (ANT). Mất chức năng
A N T giảm thiếu số lượng và kích thước cùa các cơ quan hoa và sự biểu hiện không phù hợp
của gen này dẫn đến các cơ quan hoa lớn hơn (Raven et al„ 2010).
Hình dạng thân thể thực vật cũng được xác lập bởi các biến đổi được kiểm tra trong
hình dạng tế bào sinh trướng giãn dài bằng cơ chế thẩm thấu sau khi chúng được hình thành.
Các hormon điều hoà sinh trường thực vật (xem Chương 3) và các tác nhân khác ảnh
hướng đến sự định hướng cùa các bó vi ống bên trong của màng sinh chất. Các vi ống này
dường như hướng dẫn sự lắng kết xenlulose khi vách tế bào được hình thành bao quanh phía
ngoài của tế bào mới. Đến lượt, sự định hướng của các sợi xenlulose xác định các tế bào sẽ
giãn dài như thế nào khi nó tăng thê tích do thẩm thấu và như vậy xác định được hình dạng
cuối cùng của tế bào.

155
TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 2: c ơ s ỏ T Ế B À O C Ủ A SINH H Ọ C P H Á T T R IE N
2.1. Phản bào
- Tổng quan về chu trình tê bào eukaryote (mục 2.1.1). Sự phân bào trong eukaryote là quá trinh
phức tạp liên quan với 5 pha (hỉnh 2.1): Pha khoảng trống đầu tiên (G ,); pha tổng hợp ADN (S ); pha khoảng
trống thứ hai (G2); nguyên phân (M); trải qua pha M này các thanh nhiễm sắc được phân tách và pha phân
chia tế bào chất, trong pha này tế bào trò thành hai tê' bào tách biệt.
+ Pha trung gian (gian kỳ): chuẩn bị cho nguyên phản. Pha trung gian bao gồm các pha G „ s vả G 2
của chu trinh tê bào. trài qua pha trung gian, tế bào sinh trưởng: tái bản các nhiễm sắc thể , các bào quan,
các trung thể và tổng hợp các thành phần cần cho nguyên phản, bao gồm tubulin. Các protein kết dính
(cohesin) giữ các thanh nhiễm sắc với nhau tại tâm động của mỗi nhiễm sãc thể (mục 2 . 1 . 1 .1 và hình 2 . 1 ).
+ Pha nguyên phản (M): Tách nhiễm sắc thể và phân chia tế bào chất. Nguyên phân đượẹ chia
thành 5 kỳ (pha): kỳ đẩu (tiển kỳ, prophase), kỳ giữa sớm (tiền kỳ giữa, prometaphase), kỳ giữa (metaphase),
kỳ sau (hậu kỳ, anaphase ) và kỳ cuối (mạt kỳ, telophase). Các pha sớm liên quan với sự tái cấu trúc tế bào để
hinh thành thoi vi ông đẩy các nhiễm sắc thể tới xích đạo của tẽ bào trong pha giữa. Các thanh nhiễm sắc của
mỗi nhiễm sắc thể vẫn còn nối với nhau tại tâm động bởi các protein kết dinh. Sau đó các thanh nhiễm sắc bị
đẩy đến các đối cực trải qua kỳ sau khi các protein kết dính đã bị phân huỳ. Nhân được tái tạo trong kỳ cuối rồi
pha phản chia tế bào chất sau đó chia tế bào chất và các bào quan. Trong các tế bào động vật, actin tạo rảnh
phân cắt chia tế bào thành hai; trong các tế bào thực vật, bản (tấm, đĩa) tế bào được hình thành ở giữa của tế
bào đang phán chia (hỉnh 2.3).
+ Kiểm tra chu trinh tồ' bào. Các protein xyclin được sinh ra đổng thời với chu trình tế bào. Tổn tại ba
điểm kiểm tra trong chu trinh tế bào: Điểm kiểm tra G,/S, điểm Gj/M và điểm kiểm tra thoi. Chu trinh tế bào có
thể bị dửng lại tại các điểm kiểm tra này nếu quá trinh không cẩn thận. Phức hệ khởi động kỳ sau/xyclosom
(APC/C) gảy ra kỳ sau bằng cách tăng ức chế protease vốn loại bỏ sự kết dính đang níu giữ các thanh nhiễm
sắc với nhau. Mất khả năng kiểm tra chu trình tế bào dẫn đến ung thư, vốn có thể xảy ra bởi sự phối hợp của
hai cơ chế cơ bàn: các gen gây ung thư nguyên phát (hình 2 . 1 0 ), vốn đạt được hoạt động trỏ thành các gen
gày ung thư và các gen ức chế u bướu vốn bị mất chức năng và cho phép tế bào tăng sinh.
- Phát triển bắt dẩu với sự phân bào (mục 2.1.2). Trong các phôi động vật, xảy ra loạt các phản bào
nhanh, nhảy nhanh các pha G , và G 2 chuyển trứng đả thụ tinh thành nhiều tế bào, phôi không biến đổi kích
thước. Trong con giun tròn c . elegans, mỗi một lần phân bào dẫn đến dạng trường thành đã biết và hình mẫu
đó là không biến đổi, cho phép các nhà sinh học theo dõi sự phát triển trong thiết kế tế bào. Trong thực vật,
sinh trưởng bị hạn chế trong các không gian chuyên biệt được gọi là các mô phân sinh, ndi các tế bào chưa
phân hoá vẫn được vẫn được duy tri.
2.2. Phân hoá tế bào
Sự phân hoá tế bào xảy ra sau khi đã xác định, nơi tế bào trở nên được quy định vào con đường phân
hoá, nhưng chưa phân hoá. Sự di truyền phàn hoá của các tác nhân tế bào chất có thể gây ra sự xác định và
sự phân hoá vi có các tương tác giữa các tế bào lân cận (cảm ứng). Những biến đổi cảm ứng được trung gian
bởi các phản tử tín hiệu vốn gây ra các con đường dẫn truyền. Các tế bào gốc có khả nâng phân chia vô hạn
định và chúng có thể gia tâng các tế bào đã phàn hoá. Các tế bào gốc (mầm) phôi là các tế bào nhiều nâng
(pluripotent) vốn có thể sinh ra tất cả các cấu trúc trưởng thành.
2.3. Lập trinh nhân
Sự chọn dòng đã thành thực tế trong thực vật. Trong động vật, những tế bào từ các phôi giai đoạn sớm
cũng là toàn năng, nhưng những cố gắng sử dụng các nhân trưởng thành cho việc chọn dòng đã đẫn đến các
kết quả hỗn hợp. Nhân của các tế bào đã phản hoá đòi hỏi phải tái lập trình để được toàn năng. Điểu này xuất
hiện là cần thiết, ít nhất là trong một phẩn vi dấu ấn bộ gen (genomic imprinting). Có thể tái lập trình nhản
bằng sự dung hợp với tè bào gốc phôi vốn sinh ra các tẽ bào tứ bội hoặc thông qua sự nhập vào bốn tác nhàn
phién mả quan trọng. Sự tái lập trình như thê' là có thể đả được sự chọn dòng sinh sản bằng con đường truyền
nhản tế bào soma (SCNT) chỉ ra. Trong chọn dòng chữa bệnh, sự thắng lợi là sàn xuất ra mò thay thế, sử
dụng các tê' bào của bàn thản bệnh nhân.
2.4. Phát sinh hinh thái
Phát sinh hình thái là sự phát sinh các cấu trúc và hinh dạng có trật tự. Quả trình này kéo dài với sự phản
hoả tê bào. Những cơ chế sơ khởi của phát sinh hinh thái là sự biến đổi hình dạng tè bào và sự di cư của tế
bào. Sự chết được lập trinh của tê’ bào là phần cần thiết của phát sinh hinh thái. Sự di cư của tế bào trong
động vật liên quan đến những biến đổi xen kẽ trong sự kết dính bởi các chẩt cadherin và intergrin. Trong thực
vật. vốn khòng di chuyển, sự phản bào và sự giãn bào là những quá trình phát sinh hình thải sơ khởi.

C Â U HÒI C H Ư Ơ N G 2

1. Khi trải qua chu trinh té' bào đã được quy định dửt khoát (không thể đảo ngược) đối với sự phán chia?
2. Đột biến loại bỏ các protein kết dính ảnh hưởng ra sao đến phân bào?
3. Điếu gi sẽ xảy ra đối với NST mất protein dính giữa các thanh nhiễm sắc chị em trước kỳ giữa?
4. Bạn có thể phân biệt thê' nào giữa các gen ức chế u bướu và các gen gáy ung thư nguyên phát?
5. Các phản bào sớm trong phôi khác biệt ra sao so với cơ thể trường thành?
6. Bạn có thể phân biệt tế bào trở nên được xác định như thê' nào bằng cách cảm ứng hoặc là vi các tác
nhãn tẽ bảo chất?
7. Cần xảy ra những biến đổi gi để tạo ra tế bào toàn năng từ nhản đã phàn hoá?
8 . Vi sao sự chết của tê' bào là quan trọng đối với phát sinh hinh thái?

157
Chương 3

KIỂM TRA HORMON QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Hormon là các hợp chất hoá học với hàm lượng rất nhỏ, thường được sản ra trong một
phần của cơ thể và sau đó được vặn chuyển đến phần khác, nơi chúng gây ra các phản ứng
sinh lý hoặc phát triển. Sự biến đổi nồng độ hormon và sự cảm ứng cùa mô là trung gian
cùa hàng loạt các quá trình diễn ra trong cơ thể, nhiều quá trình liên quan với các tác nhân
nội tại và mỏi trường.
Trong động vật, hormon thường sản sinh ra tại các nơi xác định, phổ biến nhất là trong
các cơ quan như là các tuyến. Trong thực vật, các hormon không được sản sinh ra trong các
mỏ chuyên biệt, nhưng thay thế, trong các mô vốn cũng thực hiện các chức năng khác
thường hiên nhiên, rõ ràng hơn (xem bảng 3.1). Trong cơ thể động vật và thực vật, các tín
hiệu hoá học vốn là phương tiện liên kết các tê bào được gọi là horm on. Hormon tương tác
với các protein đặc hiệu của tế bào gọi là các chất nhận.

3.1. H O R M O N T H Ự C V Ậ T (P H Y T O H O R M O N )

I lormon thực vật là những hợp chất phân tử Ihấp. Hàm lượng phytohormon trong mô
rất thấp (khoảng 10” - 1CT5 mol/1), nhưng có hiệu ứng sinh học rất cao. Hệ phytohormon
kém chuyên hoá hơn so với hormon động vật bậc cao vốn có tuyến nội tiết riêng biệt.
Hormon thực vật di chuyển theo con đường chung vận chuyển vật chất trong cây, theo hệ
mạch dẫn. Trong cơ thể thực vật, sự điều hoà bằng cách tắ t hay bật các chương trình sinh lý
và phát sinh hình thái (phát triển) đều do cùng một sô' các hormon với tương quan hàm
lượng khác nhau thực hiện.
Có 5 hormon đã được phát hiện từ lâu trước đây là auxin, gibberellin, xytokinin, axit
abxixic, etylen và mối đây đã phát hiện thêm các chất cũng có vai trò điều hoà sự phát triển
của thực vật là braxinosteroit, polyamin, axit jasm onic và axit salixylic. Ngoài ra, mới đây
chất oligosacharin cũng được một số tài liệu sinh học nhắc tới như là một phytohormon,
nhưng chưa được công nhận rộng khắp. Bảng 3.1 dưới đây tóm tắt các chức năng của các
hormon lớn (truyền thống, dã được nghiên cứu nhiéu) của thực vật.
Sau khi đã hệ thống lại các chức năng và nơi sinh ra, hoặc được phát hiện của các
phytohormon lớn, truyền thống, chúng ta xem xét qua một số hiệu ứng của chúng đối với
quá trình phát triển của thực vật theo các mặt liên quan trực tiếp đến phát triển như phân
chia, sinh trướng giãn dài, phân hoá, phát sinh hình thái của thực vật.

3.1.1. Auxin kích th ích sin h trưởng giãn dài và tổ c h ứ c sơ đố thiết k ế thân

Mặc dầu tổn tại nhiều dạng auxin, axit indolaxetic ( A IA , tiếng Anh là indoleacetic
acidc, viết tắt là IA A ) là auxin tự nhiên phổ biến nhất.
Các hiệu ứng cùa auxin là rất nhiểu và đa dạng. Cùng với xytokinin, auxin ảnh hướng
đến sự phân chia tế bào, khới động hoạt tính của tầng mạch dẫn (tượng tầng) và mô mạch,

158
kích thích tạo rễ phụ, do dó được áp dụng trong giâm, chiết cành và nuôi cấy mô thực vật
trong nhân giống sinh dưỡng (vô tính). A uxin ức chế chồi nách, tạo ưu thế cho chổi đỉnh
(hình 3.1). Auxin có trong hạt phấn, kích thích sinh trưởng giãn dài của tế bào ống phấn
sau khi hạt phấn rơi lên núm nhuỵ và đóng vai trò chìa khoá trong sự phát triển của quả.
Quá sẽ không phát triển bình thường nếu không xảy ra thụ tinh và không hình thành hạt
vốn là nguồn chú yếu cung cấp auxin cho quả phát triển, nhưng quả sẽ phát triển nếu auxin
được áp dụng. Sự thụ phấn có thể kích hoạt sự giải phóng auxin trong một số loài, dẫn đến
sự phát triển của quả. Các auxin tổng hợp được dùng trên thị trường chính là phục vụ cho
các mục đích này.

Bảng 3.1. Các chức năng của các hormon lởn của thực vật (theo Raven et al., 2010)
Hormon Chất đại diện Các chức năng lớn Nơi sinh ra hoặc
được phát hiện
Auxin Khởi động sinh trưởng chiểu dài Các mô phân sinh đỉnh

Crf H
I
/CM ỉ— COOH
và đưòng kính của thân; hình và các phần non khác
thành các rẻ phụ; ức chế sự của cây.
rụng lá; khởi động sự phân bào
(cùng với xytokỉnin); cảm ứng sự
sản sinh etylen; khởi động sự
Axit - 3 - indol axetic ngủ cùa chổi bên.
Xytokinin H\ ỵ 0**3* Kích thích sự phân bào, nhưng Các mô phản sinh đĩnh
chỉ khi hiện hữu của auxin; khởi rể; các quả chưa chín.
HN—CHj ^ CH3
động sự phát triển của lục lạp;
khởi động s ự hình th àn h ch ồ i;
làm chậm quá trình già của lá.
" kN l >H trans-Ze atin
Gibberellin Khởi động sinh trưởng giãn dài Các đỉnh cành và rễ; các
của thân; kích thích sự sản xuất lá non; hạt.
enzym trong các hạt đang nảy
mầm.
CH , ic O O H

Axit gibberelic (GA3)

Braxinosteroit Đraxinoiit (một braxinosteroit) Các chức năng trùng lặp với Hạt phấn, các hạt non,
OH CH, auxin và gibberellin. cành, lá.

I*T ¿H ch,

o
Etylen Kiểm tra sự rụng lá, hoa và quả; Các mô phân sinh đĩnh
Hv = c / H khởi động quá trinh chín của cành và rễ, nốt lá, hoa
H H quả. đang già, quả đang chín.
Axit absixic HjC CH, CH, ức chế sinh trưởng của chổi; Lá, q u ả , chóp rễ , hạt
kiểm tra sự đóng khí khổng;
tham gia kiểm tra sự ngủ của
I^OH 1
hạt; ức chế hiệu ứng của các
COOH hormon khác.

Protein liên kết auxin (A B P1) đã được nhận biết hơn hai mươi năm trước. ABP1 được
phát hiện trong tế bào chất. Các thể đột biến thiếu ABP1 đã không hoàn thành được phát
sinh phôi, vì rằng sinh trướng giãn dài của các tế bào bị ức chế và sơ đồ thiết kế thân cơ sở

159
không dược xác lập. Nhưng các tế bào thể đột biến a b p l vẫn phân chia, điều này chỉ cho
thấy phần của con đường auxin vẫn hoạt động.

3.1.2. Xytokinin kích thích s ự phân ch ia và phân hoả tế bào

Xylokinin là hormon Ihực vật,


trong sự phối hợp với các hormon
khác, kích thích sự phân chia và
phân hoá t í bào. Hầu hết các
xylokinin được sinh ra trong các mô
phãn sinh đình rẻ và được vận
chuyển đến khắp toàn cây. Quả
dang phát triển cũng là nơi quan
trọng tống hợp xytokinin. Trong
rêu, xytokinin gây nên sự hình
thành các chồi sinh dưỡng trẽn thể
giao tử. Trong tất cả thực vật,
xytokinin hoạt động cùng các
hormon khác trong sự điểu hoà hình (a) Cày nguyên vẹn (b) C â y đã bị loại bỏ chòi đỉnh

mẫu sinh trướng. A p dụng xytokinin


cho các củ khoai tây làm cho các tế Hinh 3.1. Auxin tạo ưu thô đỉnh ức chế, xytokinin kích
thich sinh trường của chối bèn
bào nhu mô trớ thành các tế bào
phân sinh và cảm ứng sự hình thành a) Auxln từ chổi đinh ức ctiế sinh trưởng của các chổi nách
(bẽn). Điều này thuận lợi cho sự giãn dài của trục chinh cùa
tưựng tầng sinh vỏ (mô sinh bẩn).
cành. Xytokinin vốn được vận chuyển từ rễ lèn, ngược lại
Sau đó, đã tìm ra trong nước (sữa) auxin, kích thích sự sinh trưỏng của các chồi bên. Điểu đó giải
dừa có chứa các xytokinin, nước thích vì sao trong nhiều cây, các chồi nách cạnh đình cành
dừa được sử dụng để khởi động sự không sinh trường so với các chổi ở gần rễ hơn; b) Loại bò
chồi đỉnh giúp các chổi nách sinh trưởng.
phân hoá của cơ quan trong khối
các tế bào của mô thực vật đang sinh
trường trong nuôi cấy. Xytokinin có
vai trò quan trọng trong sự phân hoá
của mô callus. Xytokinin khới động
sinh trường chổi bẽn thành cành,
tác động ngược lại sự ưu thế đỉnh
do auxin gây nên (hình 3.1).
Tác động của xytokinin có thê’
được nghiên cứu trong điều kiện
ảnh hướng của nó đến sinh trướng
và phân hoá của khối các mô đang
sinh trướng trong môi trường xác
Hình 3.2. Điếu hoà tưang quan auxin/xytokinin đối với sự định. Mò thực vật có thể tạo cành,
phát trỉên của mô callu s trên môl trường thạch dinh dưỡng
rễ, hoặc khối không phân hoá, tuỳ
Ihuộc tương quan hàm lượng của auxin và xytokinin (hình 3.2). Như vậy, tương quan
AIA/xytokinin điểu hoà sự phát sinh hình thái (phát triển) của mổ callus.

160
3.1.3. Gibbellin tăng sinh trưởng và sử dụng dinh dưỡng

Các gibbellin được gọi tên theo iên của nấm G ibberella fujikiiroi, nấm ký sinh trên cây
lúa, gây ra sinh (rường cao không bình thường (mọc vóng). Hormon này đã được tách chiết
và nhận biết bới các nhà hoá học Nhật năm 1939 và được các nhà hoá học người Anh tái
xác nhận năm 1954. Cho đến 2006, đã biết được 125 gibberellin, trong đó 12 là từ nấm
G. fujikiiroi, 100 là từ thực vật và 13 phổ biến khắp mọi nơi trong nấm và thực vật.
Người ta ký hiệu các gibberellin là G A |, G A 2,
và ... theo thứ tự thời gian được nhận biết mỗi
gibberellin để phán biệt chúng.
Gibberellin được tổng hợ trong các phần
dính cùa cành và rễ, có các hiệu ứng quan trọng
đối với sinh trướng giãn dài cùa thân. Hiệu ứng
sinh trường giãn dài được gia tăng nếu có sự hiện
diện của auxin. Ap dụng gibberellin đối với các
Ịđột biến lùn đã phục hồi sự sinh trường và phát
irien bình thường trong nhiều loài cây (hình 3.3).
Một số các thế đột biến lùn sản sinh không đủ số
lượng gibberellin và phản ứng đối với áp dụng
G A , các loài cây khác thiếu khả nãng phản ứng
đối với gibberellin. Không phái tất cả các G A đã
dược nhận biết đều có hiệu ứng sinh học. Các G A
Hinh 3.3. Cãy cài (Brassica)
float tính là G A ,, G A , (axit gibbeielic) và G A 4.
Cây ngày dài, vẫn ỏ dạng hoa thị trong diều
Các gibberellin kích thích sự tông hợp (X— kiện ngày ngắn,
ngăn, nhung
nhưng cò
co thẽ
thể được cảm ứng
ửng
kmylase và các enzym thuỷ phân khác cần cho sư m<?c ca0 lên và ra hoa bâng cách áp dyn9
t . ■- J 1 J gibberellin. (Theo Lincoln Taizet al., 2006).
tíộng viên các chât dinh dưỡng dự trữ trong thời
gian nảy mầm và cây mấm hoà thảo.
G A cũng ảnh hướng nhiều mật đến sinh trường và phát triển cùa thực vật. Trong một
Bố trường hợp, gibberellin thúc đẩy sự nảy mầm, đặc biệt bởi sự thay thế cho các hiệu ứng
pủa nhu cầu về lạnh và ánh sáng. G A cũng được dùng đổ tăng không gian giữa các hoa nho
bới sự giãn chiều dài đốt, do vậy các quả có không gian cho sinh trưởng. Kết quả là thu
Ịáược chùm nho lớn hơn, có nhiều quả hơn.
Mặc dầu các gibberellin hoạt động nội sinh như các hormon, chúng cũng hoạt động
như các pheromon trong dương xỉ. Trong dương xỉ, các hợp chất tương tự gibberellin được
giải phóng ra từ một thể giao tứ có thể kích hoạt sự phát triển cùa các cấu trúc sinh sản đực
trên thế giao tử lân cận (Raven et al„ 2010). Gibberellin cũng ảnh hưởng đến phân hoá giới
tính: ức chế sự phát triển của hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực.

3.1.4. Braxinosteroit

Các braxinosteroit giống với các hormon động vật. Mặc dầu các nhà sinh học thực vật
biết về các braxinosteroit đã trên 30 năm, chỉ mới gần nay thôi họ mới dành cho chúng vị
trí như là một lớp các hormon thực vật. Lần đầu chúng được phát hiện trong hạt phấn loài

11-GTSWHH0C.pt 161
cải Brassica sp, từ đó chúng được gọi tên như thế. Sự thiếu vắng về lịch sử của chúng ưong
việc bàn luận về cấc hormon có thể do sự trùng lặp chức năng với các hormon thực vật
khác, đặc biệt, auxin và gibberellin. Các hiệu ứng bổ sung giữa ba lớp hormon này đã được
công bố.
Sự áp dụng di truyền phân tử để nghiên cứu các braxinosteroit đã tăng thêm nhận thức
cùa chúng ta về sinh tổng hợp và chức năng của chúng ra sao trong các con đường truyển
tín hiệu.
Sự hấp dẫn đặc biệt về các braxinosteroit là sự tương tự của chúng với các hormon steroit
động vật (hình 3.4).

Braxinolit và các braxinosteroit khác có các tương đóng về cấu trúc đối vói các hormon steroit động vật.
Cortisol, testosteron và estradiol (không dẵn ra trong hình) lả các hormon steroit đông vật.

3.1.5. Etylen cảm ứng s ự ch ín củ a quả và giúp bảo vệ th ự c vặt

Thời gian dài trước khi vai trò của nó như là hormon thực vật được đánh giá, etylen là
một hyđratcacbon dạng khí đơn giản (H 2C= C H 2) đã được biết là để gây rụng lá thực vật.
Tuy nhiên, etylen là sản phẩm tự nhiên cùa sự trao đổi chất thực vật, vốn với hàm lượng rất
ít, tương tác với các hormon thực vật khác.
K hi auxin được vận chuyển xuống dưới từ mô phân sinh đỉnh cùa thân, nó kích thích
sự sản xuất etylen trong các mô bao quanh các chồi bẽn và bằng cách đó ức chế sự sinh
trường của các chồi bên. Etylen cũng ức chế sinh trưởng giãn dài của thân và rễ, tức là cũng
bàng con đường tương tự. Một chất nhận etylen đã được nhận biết và được dặc trưng, nó
liên quan sớm trong sự tiến hoá của các cơ thể quang hợp, chia sẻ các đặc điểm với các
protein cảm ứng môi trường đă được nhận biết trong vi khuẩn (Raven et al., 2010).
Etylen đóng vai trò lớn trong sự phát triển cùa quà. Trước tiên, auxin, hormon được sản
ra với hàm lượng lớn trong các hoa đã thụ phấn và quả đang phát triển, kích thích sự sản
xuất ra etylen; khí này, đến lượt, thúc đẩy quả chín. Các hydratcacbon phức tạp bị phân giải
thành các đường đơn, diệp lục bị phân giải, vách tế bào trờ nên xốp và các hợp chất hương
vị bay hơi và mùi thơm được sinh ra trong quả chín.
Mội trong những quan sát đầu tiên dẫn đến sự nhận biết etylen như là hormon thực vật
đã là sự chín sớm của quả chuối do khí đến từ các quả cam. M ối quan hệ này đã dẫn đến sự
sử dụng nhiều etylen trong thương mại. V í dụ, cấc quả cà chua thường được hái khi còn

162
xanh và thúc quả chín nhân tạo bởi sự áp dụng etylen. Etylen được sử dụng phổ biến để
thúc quá trình chín của quả chanh cũng như quả cam. K h í C 0 2 có tác động ngược lại là
dừng sự chín; các quả thường dược chuyên chở trong khí C O z.

Cà chua kiểu hoang dã

Tổng hợp etylen (trong cây)


C à ch u a chuyến gen
Bản sao đổi cảm của gen Thu hoạch cà

Hình 3.5. Điều hoà di truyến quá trinh chỉn cùa quà

Bản sao đối cảm (antiense copy) của gen tổng hợp etylen ngăn chặn sự hình thành etylen và quá trình chln liếp
theo cùa quà chuyển gen. sợi đối cảm là bo trọ đối vói trinh tự của gen tổng hợp étylen. sáu khi phiên ma,
mARN đối cảm cập đôi với mARN khuôn (sense mARN) và mARN sợi đôi không thể được dịch thành protein
hoạt động. Không sinh ra etylen và quả không chín. Quà đuọc nghiên cứu phục vụ sự vặn chuyển â dạng quả
chưa chin và sẽ chín muộn hdn khi tiep xúc vâi etylen. Thật vậy, trong khi đó cac quà cà chua kiểu hoang dã đả
thối rũa và hư hại trong thời gian bảo quản, cà chua chuyển gen vản côn luơi lâu hơn. (Từ Raven el al„ 2010).

Cũng vậy, giải phấp công nghệ sinh học đang phát triển, theo đó một sô' gen cần cho sự
tổng hợp etylen đã được chọn dòng, bản sao đối cảm được cài vào trong bộ gen cà chua
(hình 3.5). Bản sao đối cảm cùa gen là trình tự nucleotit vốn bổ trợ (bổ sung) đối vói bản
sao cảm ứng (làm khuôn) của gen. Trong thực vật chuyển gen này, cả hai trình tự cảm ứng
và đối cảm của gen sinh tổng hợp etylen là được phiên mã. Các trình tự m A R N cảm ứng và
đối cảm sau đó cặp đôi với nhau. Sự cặp đôi này phong toả sự dịch mã vốn đòi hỏi sợi đơn.
Kết quả là etylen không được tổng hợp và các quả cà chua chuyển gen không chín. Theo
cách này, các quả cà chua xanh có thổ được vận chuyển mà không chín, không bị thối rũa.
Sự phơi nhiễm muộn hơn các quả cà chua đối với etylen đã làm cho chúng chín.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng etylen có vai trò sinh thái quan trọng, sản sinh etylen
đã thúc quả chín nhanh trong khi cây bị phơi nhiễm với ôzôn và các hoá chất độc hại khác,
nhiệt độ thái cực, hạn, tác nhân gây bệnh hoặc động vật ăn cỏ, cũng như các stress (sốc)
khác. Sự gia tăng sản xuất etylen vốn có thể xảy ra sự gia tăng rụng lá hoặc quả vốn đã bị

163
hư hại bời các stress ấy. Một số hư hại liên kết với sự phơi nhiễm ôzôn là do etylen được
Ihực vật sinh ra.
Sự sản sinh etylen bới thực vật do bị động vật ăn cỏ hoặc bị nhiễm bệnh bởi các tác
nhân gây bệnh có thể là tín hiệu để hoạt hoá các cơ chế bảo vệ của thực vật và có thể bao
gồm sự sàn sinh ra các phân tử độc hại đối với các vật nuôi.

3.1.6. Axit ab xixíc ức c h ế sin h trưởng và cảm ứng s ự ngủ

Axit abxixic được tổng hợp a)


chủ yếu trong các lá xanh lục
trướng thành, quả và các chóp rễ.
Hormon mang tên này vì khi áp
dụng nó kích thích sự rụng quà ở
cây bông, nhưng ít có minh chứng
về vai trò quan trọng của nó trong
quá trình này. Etylen là hoá chất
thực sự khỏi dộng sự già và rụng.
Axit abxixic (A B A ) chắc là
cảm ứng sự hình thành các chồi
đông, các chồi ngủ vốn vẫn còn
qua mùa đỏng. Sự chuyển các mầm
lá thành các vảy chổi tiếp theo
(hình 3.6). Giống etylen, axit abxixic
có thể cũng ức chế sinh trưởng của
các chổi bên đang ngủ. Axit abxixic,
bằng sự loại bò sinh trưởng và giãn
dài của chồi, có thể giảm thiểu một
số hiệu ứng cùa các gibberellin, nó
cũng khởi động sự già bằng sự tác
động đối kháng auxin. Hình 3.6. Các hiệu ứng của axit abxixic
A B A đóng vai trò quan trọng a) ABA có vai trò trong sự hình thành các chổi đông này của
trong hiện tượng ngủ của hạt và là cây đoạn Mỹ (tilia amerìca na). Các chổi này sê còn ngủ suót
mua đỏng và các vảy chổi, các lá biến dạng, sẽ bảo vệ các
đối kháng gibberellin trong sự nảy chổi khỏi bị khô; b) Ngoài ra, ABA cũng cần cho sự ngủ trong
mầm. Các mức độ của A B A trong hạt. Thể đột biến đẻ con này trong cây ngõ là thiếu ABA và các
hạt tăng lên trong phát sinh phôi. phôi bắt đau này mầm trên bắp đang phát triển; c) ABA cũng
khỏi động sự đóng lỗ khi bỏi anh hưàng lên sự vận động của
Các phôi ngô phát triển trong các các K* ra khỏi tế bào khí khổng dài cùa các chồi, có thể giảm
hạt trên bắp, A B A là cẩn để cảm thiểu mộl số hiệu ứng cùa các gibberellin, nó cũng khỏi động
ứng sự ngù và ngăn chặn sự nảy mầm sư già bằng sư tác đông đối kháng auxin.
sớm, gọi là sự sinh con (hình 3.6 b). A B A cũng quan trọng trong sự điều phối sự đóng và
mờ cùa khí khổng (hình 3.6<r).
Phát hiện ra trong tất cả các nhóm thực vật, rõ ràng A B A có chức năng như là hợp chất
diều hoà sinh trướng từ sớm trong sự tiến hoá của giới thực vật. Biết tương đối ít về các hiệu
ứng sinh lý và hoá sinh, nhưng các hiệu ứng này là rất nhanh, thường chỉ trong một hoặc
hai phút, do vậy chúng ít nhấl là một phần không phụ thuộc vào sự biểu hiện geil.
Tất cả các gen đãđược xác lạp trình tự trong Ai abidopsis, đánh dấu nó đế dễ nhận biết
hơn các gen nào đã đượcphiên mã trong phản ứng dối với A B A .

164
Các mức A B A trớ nên gia tăng mạnh khi cây bị stress, đặc biệt là bị hạn. Tương tự các
honnon thực vật khác, A B A chắc sẽ chứng minh sự ứng dụng thương mại có giá trị khi
phương thức tác động cùa nó được hiểu tốt hơn.

3.2. H ORM ON Đ Ộ N G V Ậ T

3.2.1.Điếu hoà c á c quá trinh cơ th ể bởi tín hiệu hoá học

Có 4 cơ chế liên thông giữa các tế bào: tiếp xúc trực tiếp, tín hiệu xináp, tín hiệu nội
tiết (endocrine signaling), tín hiệu cặn tiết và khuếch tán gần (tín hiệu paracrin, tiếng Anh:
paracrine signaling), ở đây chúng ta liên hệ với các phương pháp truyền tín hiệu của sự
truyền thông: chúng ta bắt đầu với ba cơ chế truyền tín hiệu.
Như đã biết, các axon thần kinh tiết ra các tín hiệu hoá học được gọi là các chất dẫn
truyền thần kinh vào khe xináp. Các hoá chất ấy khuếch tán chỉ trong khoảng ngắn đến màng
sau xináp, nơi chúng gắn vào protein chất nhận và kích thích tế bào sau xináp. Nói chung, sự
truyền sau xináp chỉ ảnh hướng đến tế bào sau xináp vốn nhận chất dẫn truyển thần kinh.
Hormon, ngược lại, là chất điểu hoà hoá học, được tiết vào dịch nội bào rồi được máu
mang đi và vì vậy, nó có thể tác động tại nơi cách xa nơi nó sinh ra. Những cơ quan chuyên
hoá dế bài tiết hormon được gọi là các tuyến nội tiết (endocrine glands), nhưng một số cơ
quan như gan và Ihận, có thể sản ra hormon để thực hiện thêm cấc chức năng khác. Các cơ
quan và các mô sản sinh hormon được gọi tên chung là hệ thống nội tiết.
Máu mang các hormon đến từng tế bào trong cơ thể, nhưng chỉ có các tế bào đích với
chất nhận tương ứng đối với hormon đã cho mới có thổ phản ứng đối với hormon đó. Các
prolein là chất nhận hormon hoạt động theo phương thức tương tự như đối với chất nhận
chất truyền dẫn thân kinh. Các protein chai nhận liên kết đặc hiệu vào hormon và hoạt hoá
các con đường truyền tín hiệu vốn sinh ra phàn ứng đối với hormon. M ối tương tác đặc hiệu
cao giữa hormon và các chất nhận cùa chúng buộc hormon phải hoạt tính ở các nồng độ rất
thấp. Điều đó không phải là lạ đê’ phát hiện ra các hormon đang lưu chuyển trong máu với
nồng độ từ 10-“ đến 10"'M . Ngoài các tín hiệu hoá học được thoát ra như là các chất truyển
dẫn thần kinh và các hormon, còn có các phân tử khác cũng được tiết ra và hoạt động bên
trong một cơ quan lân cận các tế bào như các chất điều hoà cục bộ. Những hoá chất ấy
dược gọi là các chất diều hoà cặn tiết (paracrine regulators). Chúng hoạt động theo cách
tương tự với các hormon nội tiết, nhưng chúng không lưu thông theo máu để đến đích vốn
cho phép tê bào của một cơ quan điều tiết một cơ quan khác.
Các tế bào cũng có thể tiết ra các phàn tử tín hiệu gây ảnh hưởng đến tập tính cùa bản
thân, hoặc tín hiệu tự tiết (autocrine signaling). Đ ó là điều chung trong hệ thống miễn dịch
và cũng đã tháy điều đó trong các tế bào ung thư vốn có thể tiết ra các tác nhân sinh trường
gáy nên sự kích thích sinh trướng bản thân nó.
Sự truyền Ihông hoá học không bị hạn chế bên trong một cơ thể. Các pheromon là
những hoá chất được bài tiết vào mỏi trưòng để truyẻn tin giữa các cá thể cùa các loài đơn
lé. Điều đó giúp cho sự liên thông trong giới động vật và có thể làm biến đổi tập tính hoặc
sinh lý của cơ thể nhận, nhưng không liên quan đến sự điều hoà trao đổi chất bình thường
của dộng vật (Kencth A . Mason et al., 2010).

165
Hình 3.7 so sánh các kiểu tín hiệu hoá học khác biệt (tự tiết, nội tiết, cận tiết) được sử
dụng trong nội điểu hoà.
a) Các hormon theo dòng máu

Hormon cân tiết gắn vào các chất nhân ỏ


b) Các hormon cục bộ trẽn các lé bào lăn Cận

C ác hormon lự tiết gắn vào các chất C ác tế bào khỏng chắt nhặn không phản
nhận ở trôn các tế bào tỉét ra chúng ứng đối VỚI hormon riêng biệt

Hinh 3.7. Các kiểu tin hiệu hoá học khác biệt
Sự ảnh hưởng của các chất điều hoà thần kinh, tín hiệu cận tiết và tín hiệu nội tiết đến các chứd năng của các
ca quan. Mỗi kiểu cảc chất điều hoà hoá học gắn vào protein chất nhận đặc hiệu trẽn bề mặt hoặc bên trong
tế bào của các ca quan đlch.

3.2.1.1. Một sô' cá c phân tử đóng vai trò kép: vừa n h ư là cá c horm on lưu thông và các
chất truyền thẩn kinh
Máu phân phối các hormon buộc các tuyến nội tiết phải phối hợp hoạt động của số lượng
lớn các tế bào đích dược phân bô' khắp toàn cơ thể, nhưng điểu đó có thể không chỉ là vai trò
bắt buộc đối với các phân tử ấy. Một phân tử được một tuyến nội tiết sản ra và được sử dụng
như là một hormon có thể cũng được các nơron sinh ra và được sử dụng như là các chất
truyền thẩn kinh. V í dụ, hormon norepinephrin được tiết vào máu bởi các tuyến trẽn thận
(thượng thận), nhưng nó cũng được các tận cùng thần kinh giao cảm (sympathetic nerve
endings) tiết ra như là chất truyẻn thần kinh. Norepinephrin hoạt động như là hormon để phối
hợp hoạt động cùa tim, gan và mạch máu trong thời gian phản ứng đối với stress (sốc).
Các nơron có thể cũng tiết ra lớp các hormon được gọi là hormon thẩn kinh (thể dịch thần
kinh) vốn được lưu thông theo dòng máu. V í dụ, hormon chống lợi tiểu, hormon thẩn kinh
được bài tiết bởi các nơron trong não. Một số các miền chuyên hoá của não không chi chứa các
nơron truyền thần kinh, mà còn là tập hợp các nơron sản sinh ra các hormon Ihần kinh. Trong
con đường ấy, các nơron có thể phân phát các tín hiệu hoá học đến chính các hệ thần kinh.
Hoạt tính bài tiết của nhiều tuyến nội tiết được hệ thống thần kinh điều khiển. Như sẽ thấy,
vùng dưới đồi (hypothalamus) điều khiển sự tiết hormon của thuỳ trước tuyến yên (anterior -

166
pituitary gland) và sản sinh ra các hormon của thuỳ sau tuyến yên (posterior pituitary). Tuy
nhiên, sự tiết số lượng lớn các hormon có thể không phụ thuộc vào sự điêu khiển thần kinh.
Chảng hạn, sự giải thoát insulin bời tuỵ (pancreas) và aldosteron bởi vỏ tuyến trên thận (adrenal
cortex) là được kích thích bởi sự gia tăng nồng độ của glucose và K* trong máu.

3.2.1.2. C ác tuyến nội tiết sản ra ba lớp hoá chất hormon


Hệ thống nội tiết (hình 3.8a) chứa tất cả các cơ quan tiết hormon - tuyến giáp (thyroid
gland), tuyến yên (pituitary gland) và các tuyến trên thận (adrenal gland) và ... (bảng 3.2).
Các tế bào trong những cơ quan ấy tiết các hormon vào dịch (chất lỏng) ngoại bào, nơi chúng
khuếch tán vào các mao mạch máu bao quanh. V ì lý do đó, các hormon dược coi là như là
các dịch tiết nội bào. Ngược lại, các tế bào của một sô' các tuyến bài tiết sản phẩm của chúng
vào ống để ra ngoài cơ thé, hoặc vào bên trong ruột. V í dụ, tuỵ tiết các enzym thuỷ phân vào
xoang (khoang) ruột non. Những tuyến ấy được gọi là các tuyến ngoại tiết. Các phân tử, vốn
hoạt động như các hormon, cần phải thể hiện hai đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, chúng phải là
mội phức hệ đầy đủ để truyén Ihông tin điểu hoà đến các đích cùa chúng. Các phân tử giản
đưn như là C O j, các ion, chẳng hạn như Ca2*, không hoạt động như các hormon.
Các tuyến nội tiết lớn Vùng dưới dổi Tuyến tùng

Vùng dưới dổi

Tuyến tùng
(Tuyến quà th< Tuyốn cận giáp
Tuyến yên
(sau tuyấn giáp)
Thuỳ tuyốn yôn
Tuyến giáp Các cơ quan chứa các
Tuyốn ứt
Tuyến cận giáp
(sau luyến giảp) Tuyến giáp
Tim
Tuyến trên Tuyến út
Gan

Dạ dày

Tuyến trôn thân


Tuỵ Thận Tuỵ
Thận
Ruột non
Buồng trứng
(? )

T in h h o àn

Hỉnh 3.8. Các tuyến nội tiết của người


Có 9 tuyến lớn trong hệ nội tiết, nhưng hormon cũng được tiết ra bởi các tế bào nội tiết vốn là bộ phận của các
tuyến riêng biệt.
Thứ hai, các hormon phải đù ổn định để không bị phân huỷ trước khi đạt đến tế bào
đích của chúng.

167
Bàng 3.2. Các tuyến nội tiết động vặt có vú chủ yếu và các hormon của chúng
(Theo Raven et al., 2010)
Tuyến nội tiết Bản chất
TT Mô đích Tác động chủ yếu
và hormon hoá học
Vùng dưói dổi (Hypothalam us)
1 Hormon giải phóng Thuỳ tuyến yên Hoạt hoá sự tiết các Peptit
(Releasing hormon) (Adeno hypophis) hormon thuỳ tuyến
yên
■ ĩ
2 Hormon ức chế Thuỳ tuyến yên ức chế sự giải thoát Peptit (trừ tác
(Inhibiting hormon) (Adeno hypophis) các hormon thuỳ nhân ức chế
tuyến yên prolactin, đó là
ề dopamin)
Thuỳ sa u tuyến yén (N eurohypophysis, Posterior - pituitary gland)
Hormon chống lợi tiểu Giữ nước bằng cách
3 (antidiuretic hormon - ADH) Thận kích thích sự tái hấp Peptit
thụ từ nước tiểu. (9 axit amin)
§
Oxytoxin (OT) Dạ con, tử cung Kích thích sự co rút. Peptit
4 (£ 43 ^ 0 , 2 ^ 2 8 2 ) (9 axit amin)

§
Tuyến vú Kích thích sự phóng
sữa

Thuỳ trước tuyến yên (Anterior - pituitary gland)


5 Horm on kích vỏ trên th ận Vỏ tuyến trên thận Kích thích sự tiết các Peptit
[adrenocorticotropic hormon (Adrenal cortex) hormon tuyến trên (39 axit amin)
(ACTH)] thận chảng hạn như
ầ cortisol.
6 Hormon kích thích tế bào Da Kích thích sự biến đổi Peptit
melanin [Melanocyte màu sắc trong lớp Bò (hai dạng: 13 và
stimulating hormon (MSH)] sát và Luỡng cư; 2 2 axit amin)
những chức năng
khác nhau trong
động vật có vú.
7 Hormon sinh trưởng [Growth Nhiều cơ quan Kích thích sinh truởng Protein
hormon, (GH)] bởi sự khỏi động sinh
truởng của xương,
tổng hợp protein và
phân giải mỡ.
8 Prolactin (PRL) Tuyến vú

y Kích thích sản xuất


sữa.
Protein

10
Hormon kích thích tuyến giáp Tuyến giáp
[Thyroid - stimulating hormon
(TSH)]
Hormon tạo thể vàng, Prolan Tuyến sinh dục
B [Lute - inizing hormon (LH)] (Gonads)
y Kích thích tiết thyroxin, Glycoprotein
c 15h „ i 4 n o 4. (glycopeptit)

Kích thích sự rụng Glycoprotein


trứng và hinh thành (glycopeptit)
thể vàng trong con

0 .
cái, kích thích sự tiết
testosteron trong con
đực.

168
11 Hormon kích thích nang trứng Tuyến sinh dục
[Follicle - stimulating hormon (Gonads)
(FSH)]

Tuyến giáp (Thyroid gland)


ơ Kích thích sự
sinh tinh trùng
con đực, kích
sự phảt triển
buồng trứng
các con cái.
phát Glycoprotein
trong (glycopeptit)
thích
nang
trong

12 Các hormon tuyến giáp (thyroxin Hầu hết các tế Kích thích tốc độ Dẩn xuất của
và triiodothyronin ). bào trao đổi chất, chủ axit amin (được
yếu đối với sự sinh iot hoá)
trưởng và phát triển
bình thường.
13 Canxitonin Xương ức chê' sự mất canxi Peptit (32 axit
từ xương. amin)

* Đó là các hormon được tiết ra từ các tuyến nội tiết. Các hormon được tiết ra từ các cơ quan vốn có các
chức năng bổ sung, không phải nội tiết, vi như gan, thận và ruột.
Các tuyến cận giáp (Parathyroid Glands)
14 Hormon tuyến cận giáp Xương, thận, ống
[parathyroid hormon (PTH)] tiêu hoá

» Tãng mức canxi


máu bằng cách kích Peptit
thích sự suy thoái
xương; kích thích sự
tái hấp ỉhụ canxi
trong thận; hoạt hoá
vitamin D.
(34 axit amin)

Tuỷ trên thận (Adrenal Medulla)


Hormon tuyến trên thận Cơ trơn, cơ tim, Khởi động các phản Các dẫn xuất
15 (adrenalin) và norepinephrin mạch máu ứng stress, tăng nhịp axit amin
(noadrenalin) tỉm, áp suất máu,
nhịp trao đổi chất;
giãn mạch máu,
động viên mỡ, tăng
mức gluose máu.
Vỏ tuyên trên thận (Adrenal cortex)
16 Glucocorticoit (ví dụ, cortisol) Nhiều cơ quan

17 Khoáng corticoit, hormon Các ống nhỏ của


m Thích ứng với stress steroit
ỉhời gian dài; ỉâng
mức glucose máu;
động viên mỡ.
Duy tri sự cân bằng steroit
steroit (mineralocorticoit, ví thận Na* và K* trong
dụ, aldosteron, C 21 H280 5, đó máu.
là hormon steroit có chức
năng chủ yếu là điểu chỉnh sự ị »,
trao đổi natri và kali)

»
Tuỵ (Pancreas)
18 Insulin Gan, cơ xương, mô Giảm mứt glucose Peptit (51 axit
mỡ máu; kích thích sự amin)
tổng hợp glycogen,
mỡ, protein.
19 Glucagon Gan, mô mỡ Tăng mút glucose Peptit (29 axit
máu; kích thích amin)
sự phân huỷ
glycogen tronggan.

169
Bu ống trúng (Ovary)
20 Estradiol, C 18H240 2 Chung (General) Kích thích sự phát steroit
(Estrogen) triển các đặc
0 điểm sinh dục thứ
cấp của giống cái.
Các cấu trúc sinh Kích thích sinh steroit
sản giống cái trưởng cùa các cơ
quan sinh dục ở
tuổi dậy thi,
chuẩn bị kinh
nguyệt của ỉử
cung cho sự thụ
thai.

m
21 Progesteron, kích tố thể Tử cung Hoàn thành sự Steroit
vàng, hormon thể vàng lutin, chuẩn bị cho thụ
C 21 H30O 2 thai.

22

Tinh hoàn (Testis)


Tuyến vú

■ Kích thích sự phát


triển

M
Testosteron Nhiều cơ quan Kích thích sự phát steroit
23 triển của các đặc
điểm sinh dục thứ
cấp trong con đực
và sinh trưởng
nhanh ỏ tuổi dậy


thi.
Các cấu trúc sính Kích thích sự phát steroit
24 sản đực triển của các cơ
quan sinh dục,
kích thích sự phát
sinh tinh trùng.
Tuyến tùng, Tuyên quá thông (Pineal gland)
25 Melatonin Các tuyến sinh dục, Điểu hoà nhịp Các dẫn xuất

%
não, các tế bào sắc sinh học. axit amin
tố

Ba lớp hoá chất sơ cấp dưới đây đáp ứng được các đòi hỏi ấy:

a) P e p t i t v ả p r o t e i n là gồm các chuỗi axit amin. Một số ví đụ quan trọng về các hormon
peptit bao gồm hormon chống lợi tiểu (9 axit amin), insulin (51 axit amin) và hormon sinh
trướng (191 axit amin).
Các hormon ấy được mã hoá trong A D N và được sản sinh ra bởi chính bộ máy của tế
bào để đặc trách việc phiên mã và dịch mã của các phân tử peptit khác. Hầu như toàn phức
hệ là glucoprotein gồm từ hai chuỗi peptit với các hydratcacbon được gắn vào. Các ví dụ đó
bao gồm hormon kích thích tuyến giáp và hormon tạo thể vàng (prolan B).

170
b) C ác d ã n x u ấ t a x i t a m in là cấc hormon được sinh ra bởỉ sự cải biến enzym của các
axit amin đặc hiệu, nhóm này bao gồm các amin (có nguồn gốc) sinh học ( biogenic amin —
dó là các am in gồm hormon epinephrin (adrenalin), cùng với các chất truyền thần kinh
dopamin, norepinephrin và serotonin. Epinephrin, norepinephrin và dopamin là dẫn xuất
lữ axit amin tyrosin. Serotonin là dẩn xuất từ các axit amin khác nhau, tryptophan) (Raven
et al., 2010). Các dẫn xuất axit amin gồm các hormon được bài tiết bởi tuỷ tuyến trên thận
(adrenal medulla - phần bên trong của tuyến trên thận), tuyến giáp và tuyến tùng (tuyến
quả thông). Những chất được tuỷ tuyến trên thận tiết ra là dẫn xuất từ tyrosin. Đã biết như
các catecholam in, chúng bao gồm epinephrin (adrenalin) và norepinephrin (noradrenalin).
Những hormon khác xuất phát từ tyrosin là các hormon tuyến giáp, được tuyến giáp
tiết ra. Tuyến tùng (tuyến quả thông) tiết các hormon amin khác nhau, melatonin, dẫn xuất
từ trvptophan.
c) S te r o it là các lipit được sản ra bởi sự cải biến enzym của các cholesterol. Chúng bao
gồm các hormon testosteron, estradiol, progesteron, aldosteron và cortisol. Các hormon
steroit có thể phải được phân thành hormon giới tính, được tiết ra bời tinh hoàn, buồng
trứng, nhau, vỏ tuyến trên thận và các corticosteroit (mineralocorticot và cortisol), chỉ được
tiết ra bới vỏ tuyến trên thận (adrenal cortex).

P ro te in v ậ n c h u y ể n
T ủ i (n an g ) 1. Các hormon được tiết vào dịch lỏng nội bào và
thứ sin h c a Ho rm o n khuếch tán vào dòng máu.

2. Các hormon được máu phân phát đến tát cả các


té bào. Khuếch tàn từ máu vào dịch nối bào.
Ị 4
T u y ế n nộ i tiết A

3. Các tế bào không phải đích không có các chất


nhận và không xảy ra sự kích thích tế bào.

4. Các tế bào đỉch có các chất nhận và dược các


hormon hoạt hoá.

(V ) hoạt hoá 5. Không dược sử dụng, các hormon bị bất hoạt và


bị loại bò bỏi gan và thận.
T ế bào « C h á ,n h ạ n

Hinh 3.9. Đời sống của các hormon


Các tuyên nội tiết sản ra cả hormon Ưa nước và ưa mỡ, chúng được vận chuyển qua máu đến các đích. Các
hormon Ưa mỡ gắn vào các protein vận chuyển vốn làm cho chúng hoà tan trong máu. Các tế bào đích có
chất nhận trên màng đối với các hormon Ưa nước và các chất nhận nội bào đối với các hormon Ưa mỡ. Cuối
cùng các hormon bị phân huỷ bởi các tế bào đích của chúng hay tách ra khỏi máu bởi gan hoặc thận.

171
3.2.1.3. Hormon c ó th ể dược phân thành ua m ỡ (lipophilic) hoặc ưa n u ớ c (hydrophilic)
Cách vận chuyển hormon vả mối tương tác với các đích của chúng là khấc biệt, phụ
thuộc vào bản chất hoá học cùa chúng. Có thể phân nhóm thành hormon ưa mỡ (không
phân cực), đó là các hormon hoà tan trong mỡ, hoặc là hormon ưa nước (phàn cực), dó là
các hormon hoà tan trong nước. Nhóm hormon ưa mỡ gồm các hormon steroit và hormon
thyroit. Hầu hết các hormon khác là ưa nước. Sự phân biệt ấy là quan trọng trong nhận
thức, bằng cách nào các hormon ấy điều khiển các tế bào đích của chúng. C ác hormon ưa
nước hoà tan dẻ dàng vào máu, nhưng không thể thấm qua được màng của các tế bào đích.
Do vậy chúng cần phải hoạt hoá các chât nhận chúng bên ngoài màng tế bào. Ngược lại,
các hormon ưa mỡ di chuyển trong máu được gắn vào protein vận chuyển (hình 3.9). Tính
hoà tan trong lipit của chúng giúp chúng thấm qua được các màng tế bào và gắn kết vào các
chất nhận nội bào.
Cá hai kiều hormon cuối cùng bị phán huỷ hoặc bằng cách bị bất hoạt sau khi sử dụng
chúng, rốt cuộc bị bài tiết vào mật hoặc nước tiểu. Tuy nhiên cấc hormon ưa nước bị bất
hoạt nhanh hơn so với các hormon ưa mỡ. Các hormon ưa nước có xu hướng hoạt động
trong thời gian tương đối ngắn hơn (hàng phút đến hàng giờ), trong khi đó các hormon ưa
mỡ nói chung hoạt tính trong thời gian dài hơn, chẳng hạn như hàng ngày đến hàng tuần.

3.2.1.4. Các chất diéu hoà cận tiết (paracrine regulators) tác dộng mạnh bên trong các mó
Sự điều hoà cận tiết xảy ra trong hầu hết các cơ quan và giữa các tế bào của hệ thống
miền dịch. C á c tác nhãn sinh trướng, đó là các protein khởi động sinh trường và phân bào
trong các cơ quan đặc hiệu, là thuộc số các chất điều hoà cận tiết (paracrine regulator) quan
trọng. Các tác nhân sinh trướng đóng vai trò then chốt trong điếu hoà nguyên phân suốt cả
cuộc đời. V í dụ, tác nliân sinh trưởng da (epidermal growth factor) hoạt hoá nguyên phàn
da và sự phát triển của các tế bào mô liên kết, nơi tác nhân sinh trưởng thần kinh (nerve
growth factor) kích thích sự sinh trướng và sự sống sót của các nơron. T á c nhân sinh trưởng
giống - insulin (insulin - like growth factor) kích thích sự phân bào trong phát triển xương
cũng như kích thích sự tổng hợp protein trong nhiều mô khác. X yto kin cs (do các tế bào của
hệ thống miền dịch tự nhiên giải phóng ra; nhiều tế bào khi bổ sung vào các tế bào T hỗ trợ
giải phóng ra xytokines) là tác nhân sinh trưởng được biệt hoá để kiểm tra sự phân chia và
phân hoá tế bào trong hệ thống miễn dịch, trong khi các neurotropin là tác nhân sinh
trưởng điều hoà hệ thống thần kinh.
Người ta nhấn mạnh tính quan trọng của chức nâng tác nhân sinh trướng là bời đã phát
hiện thấy sự hư hại đối với các gen mã hoá các tác nhân sinh trưởng, hoặc các chất nhận chúng
có thể đẫn đến sự phân chia cùa các tế bào được điểu hoà và sự phát triển cùa các khối u.
a) S ự d iê u h o à c ả n t i ế t c ủ a c á c m ạ c h m á u
K h í nitơ ôxit (N O ), vốn hoạt động như chất truyền thần kinh cũng được sản ra bởi nội
mô của các mạch máu. Trong bối cành này, nó là một chất điều hoà cận tiết vì nó khuếch
tán đến các lớp cơ trơn cùa mạch máu và khới động sự giãn mạch. Một trong các vai trò lớn
của nó liên quan với sự kiểm tra áp suất máu bới các động mạch giãn. Nội mô cùa các
mạch máu là giàu nguồn các chất điểu hoà cận tiết bao gồm endolbelin là chất kích thích sự
co mạch và b rad vkin in là chất khới động sự giãn mạch. Sự điều hoà cận tiết bổ sung một sự

l 72
điểu hoà các mạch máu bới các thẩn kinh tự khiển (thẩn kinh phó giao cảm), vốn làm cho
các mạch máu phàn ứng đối với các điều kiện cục bộ, ví như tăng áp suất hoặc giảm ôxy.
b) P r o s t a g l a n d i n
Nhóm đặc biệt đa dạng của các chất điều hoà cận tiết (paracrine regulators) là các
prostaglandin. Prostaglandin là một axil béo dài 20 cacbon chứa vòng 5 cacbon thành phần.
Phân tử đó là dẫn xuất từ phàn tử tiền chất a xil aracliid o n ic (Q ijH ijO j) được giải phóng ra từ
phospholipit trong màng tế bào dưới sự kích thích hormon, hoặc của kích thích khác.
Các prostaglandin được sản ra Irong hầu hết mỗi cơ quan và tham gia vào nhiều các
chức năng điểu hoà. Một số prostaglandin hoạt tính trong khởi động sự co rút cơ trơn.
Thông qua sự hoạt động ấy, chúng điều hoà các chức nãng sinh sản, ví như sự vận chuyển
giao tử, sự chuyển dạ và khả nãng rụng trứng. Sự sản xuất prostaglandin thái quá có thể liên
quan với sự chuyển dạ sớm, màng trong dạ con, các thể kinh nguyệt đau (painful menstrual
cramps). Các prostaglandin cũng tham gia vào sự điều hoà thận và phổi thông qua các tác
động lẻn cơ trơn.
Trong cá, prostaglandin có thể có chức năng như cả hai: vừa là hormon, vừa là chất diều
hoà cận tiết (paracrine regulator). Các prostaglandin được sản ra trong buồng trứng của cá
trong khi rụng trứng có thế di chuyển vào não để đổng điộu hoá tập tính đẻ trứng liên kết.
Prostaglandin được sinh ra tại các vị trí của mỏ bị tổn thương, nơi chúng khởi động
nhiều mặt của sự viêm tấy, bao gồm sự sưng tấy, đau và sốt. Hiệu ứng đó của prostaglandin
đã dược nghiên cứu tốt. Các dược phẩm vốn ức chế sự tổng hợp prostaglandin, ví như
aspirin, giúp giám nhẹ các triệu chứng ấy.
Aspirin được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại thuốc cliống viêm không sleroit (non -
steroidal antiinflam m atory drugs, NSAIDs) như là lớp các dược liệu vốn cũng bao gồm
ịndomethaxin và ibuprofen. Những dưọc liệu ấy tác động ức chế hai enzym lièn quan',
xyclooxygcnase - 1 và 2 (C O X - 1 và c o x - 2). Các hiệu ứng chống viêm nhiễm đó là do sự
Ịức chế c o x - 2, vốn là cần để sản sinh ra các prostaglandin từ axit arachidonic. Điều đó
'giám thiểu sự viêm nhiễm và đau đớn liên quan do tác động của các prostaglandin. Đáng tiếc
rằng, sự ức chế cùa c o x - 1 sinh ra các tác động phụ không mong muốn bao gồm chảy máu
da dày và thời gian đóng cục kéo dài. Gần nay nhất mới phát triển các chất làm dịu cơn đau
có tèn là các chất icc c h ế C O X - 2, ức chế mốt cách chon loc c o x - 2 nhưng không phải
C O X - 1. Các chất ức chế c o x - 2 có thể có lợi đối với những người bị bệnh đau khớp và
những người khác vốn phải sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau, nhưng gia tăng sự lo âu về
,'các ánh hưởng phu có thể đối với các măt khác của chức năng prostaglandin trong hê thông
tim mạch. Một số các chất ức chế c o x - 2 đã bị loại bỏ ra khỏi thị trường khi đã được phát
hiện có rủi ro lớn bị đau tim vả đột quỵ. Tuy nhiên, một số còn đang được sử dụng và một số
khác có thể lại được chấp thuận áp dụng. Ngoài các tác động phụ dạ dày - ruột có thể đã có
kinh nghiệm, các chất ức chế c o x - 2 không còn hiệu quả giảm đau so với các chất N SAID
(thuốc chống viêm không steroit) đã có (Raven et al., 2010).

3.2.2. T á c động củ a c á c hormon ưa mỡ đôi nghịch c á c hormon ưa nước

Ớ trên đã nhận xét rằng, các hormon có thể được phân thành hormon ưa mỡ (tan
trong lipit) và hormon ưa nước (tan trong nước). Chất nhận và hoạt động của hai loại này
là khác nhau.

173
3.2.2.1. C á c hormon ưa m ỡ hoạt hoá các chất nhận nội bào

Hình 3.10. Cã'u »rúc hoá học của các hormon ưa mô


Các hormon Ưa mỡ là dẫn xuất từ cholestrerol. Trên hình chỉ ra hai hormon steroit, cortisol và testosteron,
khác biệt một ít trong cấu trúc hoá học còn chưa có các hiệu ứng khác biệt lớn lên cơ thể. Hormon tuyến giáp,
thyroxin, được hinh thành bỏi sự liên kết iot vào axit amin tyrosin.
Các hormon ưa mỡ bao gồm tất cả các hormon steroit và các hormon thyroit (hormon
kích thích tuyến giáp) như trên hình 3.10, cũng như các phân tử điều hoà ưa mỡ khác gồm
các retinoit hoặc vitamin A . Các hormon ưa mỡ có thể xâm nhập vào tế bào vì cơ chất lipit
của màng sinh chất không ngàn cản. Một khi đã ở bên trong tế bào các phân tử điểu hoà ưa
mỡ đều có cơ chế tác động giống nhau.
a) V ận c h u y ể n v à liề n k ế t c h á t n h ậ n
Các hormon ấy lan truyền hướng tới các protein vận chuyển (hình 3.11) vốn làm cho
chúng hoà tan và sống sót lâu trong máu. K h i các hormon đạt đến các tế bào đích của
chúng, chúng phân ly từ các protein vận chuyển và đi qua màng sinh chất của tế bào. Sau
đó hormon liên kết vào một protein chất nhận nội bào.

Hình 3.11. Cơ chế tác động của các hormon ưa mõ


Các hormon ưa mỡ khuếch tán qua màng sinh chất của các lê' bào và gắn vào các protein chất nhận nội bào.
Sau đó, phức hệ chất nhận - hormon gắn vào miền đặc hiệu của AON (các thành lố phàn ứng hormon), diều
tiết sự tổng hợp ARN thông tin (mARN). Hầu hết các chát nhận đối với các hormon này định cư troncj nhãn;
nếu hormon nào đó gắn vào chất nhận trong tế bào chất, thi phức hệ chất nhặn - hormon di chuyen cùng
nhau vào trong nhân.
Một số các hormon liên kết với các chất nhận chúng và sau đó di chuyển như là một
phức hệ chất nhận - hormon vào trong nhân. Các steroit khác và các hormon thyroit di
chuyển trực tiếp vào nhân trưốc khi gặp các protein chất nhận chúng. Hormon tìm được
chất nhận hay không ở trong nhân hoặc di chuyển cùng với chất nhận cùa nó từ tế bào chất
vào trong nhân.
b) H o ạ t h o á s ự p h i ê n m ã ờ tr o n g n h â n
Bàng sự liên kết vào hormon, chất nhận hormon được hoạt hoá và cũng có khả năng
liên kết vào các miền đặc hiệu của AD N . Những miền A D N ấy được định cư trong miển
khới động cúa các gen đặc hiệu, vốn đã biết như là cá c tliànli t ổ trả tời horm on (hormone
response elements). Sự liên kết của phức hệ chất nhận - hormon có hiệu ứng trực tiếp đối
với mức độ phiên mã tại vị trí bỏi sự hoạt hoá, hoặc trong một sô' trường hợp bởi sự phản
hoạt hoá phiên mã gen. Do vậy, các chất nhận hoại động như là các tác nhân phiên m ã
được hormon hoạt lioá.
Các protein, vốn là kết quả từ sự hoạt động làm biến đổi sự trao đổi chất của tế bào
đích theo cách đặc hiệu; biến đổi đó tạo nên phản ứng của tế bào đối với sự kích thích của
hormon. K h i estrogen gắn vào chất nhận của nó trong các tế bào gan của các con gà tơ, ví
dụ, nó hoạt hoá tế bào đé sản ra protein noãn hoàng (vitellogenin), chất này sau đó được
vận chuyển đến buồng trứng để tạo lòng đỏ (noãn hoàng) của trứng. Ngược lại, khi hormon
thyroit gắn vào chất nhận của nó trong thuỳ trước tuyến yên của con người, nó ức chế sự
biổu hiện cùa gen đối với thyrotropxin, một cơ chế thông tin ngược (phản hổi) âm.
V ì rằng sự hoạt hoá ấy và quá trình phiên mã đòi hỏi những sự thay đổi trong biểu hiện
gen, nó thường xảy ra một vài giờ trước khi phản ứng đối với sự kích thích của hormon ưa
mỡ diễn ra trong các tế bào đích.
3.2.2.2. Các horm on ưa nước hoạt hoá các chất nhận trên các màng t ế bào đích
Các hormon, vốn quá lớn và phân cực mạnh khó qua được màng sinh chất của các tế
bào đích của chúng, bao gổm tất cả các hormon peptit, protein và glucoprotein, cũng như
các hormon catecholamin. Các hormón này gắn vào các protein chất nhận định cư trên mặt
ngoài của màng sinh chất. Tiếp theo, liên kết đó phải hoạt hoá phản ứng hormon bên trong
tế bào làm khởi động quá trình truyền tín hiệu. Phản ứng cùa tế bào hầu hết thường đạt
được thông qua sự hoạt hoá phụ thuộc chất nhận của các enzym nội bào rất hiệu quả được
gọi là các protein kinase. Cấc protein kinase là các enzym điêu hoà tới hạn vốn hoạt hoá
hoặc làm bất hoạt các protein nội bào bằng sự phosphorin hoá. Bằng cách điều tiết các
protein kinase, các chất nhận hormon thể hiện sự ảnh hưởng mạnh lên một loạt các chức
năng nội bào.
a) C á c k in a s e c h ấ t n h ậ n
Đối với một số hormon, chẳng hạn như insulin, chất nhận tự nó là kinase (hình 3.12)
và nó có thể phosphorin hoá trực tiếp các protein nội bào vốn làm biến đổi hoạt tính tế bào.
Trong trường hợp của insulin, tác động đó dần đến sự bố trí các protein vận chuyển glucose
Irong màng sinh chất, các protein này giúp cho glucose xâm nhập vào tế bào. Các hormon
peptit khác, v í dụ, hormon sinh trưởng, tác động thông qua các cơ chế tương tự, hormon đòi
hỏi và hoạt hoá các kinase nội bào, vốn sau đó khởi động phản ứng tế bào.

175
1 Các chất nhận hoạt động như là các enzym kinase 2. Các chất nhận hoạt hoá G protein

Enzym tái tạo


Hormon tín hiệu thứ hai

Chất nhận

Protein kinase bất hoạt


ív\

Protein đích
Protein đã được
phosphorin hóá
/

hợp G protein
b) C á c h ệ th ố n g t ín h ỉê u t h ủ h a i
Nhiêu hormon ưa nước, v í như
epincphrin, hoạt động thông qua hệ
thống tín hiệu thứ hai. Sô' lượng các
Adenyl xyclase
phân tử khác nhau trong tế bào có
thê lioạt động như các tín hiệu thứ
hai như đã trình bày trong mục
1.4.5.1 mối tương tác giữa hormon
NH2
và các cliất nhận của nó hoạt hoá các
cơ chế trong màng sinh chất dẫn đến N ^V

sư gia tăng nồng độ của các tín hiệu


thứ hai bẽn trong tế bào chất của tế o o o
) - P —o - p —O - P - O - C H j / 0 \
bào đích. r í í J> r X .
Trong các năm đẩu của thập Nhóm phosphat
OH ỎH
niên I960, Bá tước Sutherland đã chỉ
ra rằng, sự hoạt hoá chất nhận ATP cAMP
epinephrin trong các tế bào gan gia Hình 3.13. S ự hình thành cAMP
lăng A M P vòng (cA M P, hình 3.13) S ự hình thành cAMP từ A TP được adenyl xyclase, một enzym
nội bào, vốn sau đó hoạt động như là được các G protein hoạt hoá, xúc tác.
một tín hiệu thứ hai nội bào.
I lọ thống tín hiệu thứ hai cA M P đã là hộ thống đầu tiên như vậy đã được mô tả. Từ thời
eian dó. hệ th ố n g tín hiệu thứ hai khác dược hormon điều tiết cũng dã được mỏ lả là nó lao

17«
ra hai tín hiệu lipit: inositol triphosphat (IP,) và diaxylglyxerol (D A G ). những hệ thống â'y
đã được trình bày ớ phần trên (hình 1.72).
c) T ác d ộ n g c ủ a c á c G p r o t e i n
Các chất nhận hoạt hoá những tín hiệu thứ hai tự chúng không sản sinh ra các tín hièu
thứ hai. Ớ mức độ nào đó, chúng được liên kết vào enzym tái sinh tín hiệu thứ hai bời các
protein màng, được gọi là G protein (như vậy, chúng là các chất nhận được liên hợp với G
protein (G P C R , G protein - coupled receptors). Mối liên kết cùa hormon vào chất nhận cùa
I1Ó làm cho G protein trờ thành con thoi bên trong màng sinh chất di chuyển từ chất nhận
đến enzym tái sinh tín hiệu thứ hai (hình 3.12.2). K hi G protein hoạt hoá enzym, gia tăng
các phân từ tín hiệu thứ hai bên trong tế bào.
Trong trường hợp của epinephrin, G protein hoạt hoá một enzym được gọi là adertyl
xyclase (adenyl cyclase, adenyl vòng) là enzym xúc tác sự hình thành tín hiệu thứ hai
cA M P từ A T P . T ín hiệu thứ hai được sinh ra tại mặt trong của màng sinh chất, sau đó bẽn
trong tế bào chất, nơi chúng gắn vào các protein kinase và hoạt hoá các enzym đó.
Sự nhận dạng các protein vốn sau đó được phosphorin hoá bởi các protein kinase biến
đổi từ kiểu tế bào đến kiểu tế bào tiếp theo và bao gồm các enzym, protein vận chuyển qua
màng và các tác nhân phiên mã. Sự đa dạng ấy cung cấp các hormon với các tác dông khác
biệt Irong các mò khác nhau. V í dụ, trong các tế bào gan, các protein kinase phụ thuộc
cA M P hoại hoá các enzym chuyển hoá glycogen thành glucose. Ngược lại, các tế bào cơ
tim biểu hiện tập hợp khác nhau của các protein tế bào, chẳng hạn, sự gia tăng cA M P hoat
hoá sự tăng nhịp và lực của sự co rút cơ tim.
d) H o ạ t h o á d ố i n g h ịc h ứ c c h ế
Phán ứng cùa tế bào đối vối hormon phụ thuộc vào kiểu G protein được chất nhận cùa
honnon hoạt hoá. Một số các chất nhận liên kết vào các G protein vốn hoạt hoá các enzym
sản sinh tín hiệu thứ hai. Như là hậu quả, một sô' hormon kích thích các protein kinase
trong các tế bào đích của chúng, các hormon khác lại ức chế các đích của chúng. Hơn thế
hormon đơn có thể có các tấc động khác nhau trong hai kiểu tế bào khác nhau nếu các chất
nhặn trong các tế bào đó đã liên kết vào các G protein khác nhau.
V í dụ, các chất nhận epinephrin trong gan sản ra cA M P thông qua enzym adenyl
xyclase, đã được trình bày ở trên. cA M P đã được chúng tái sinh lại hoạt hoá các protein
kinase vốn khởi động sự sản xuất glucose từ glycogen. Ngược lại, trong cơ trơn, cấc chất
nhận epinephrin có thể được liên kết thông qua G protein kích thích khác nhau đến enzym
IP, - tái sinh phospholipase c . Hậu quả là sự kích thích epinephrin của cơ trơn dẫn đến sư
giải phóng được IP , điều tiết của canxi nội bào, gây nên sự co cơ.
e) T h ờ i g i a n h iê u ứ n g c ủ a h o r m o n ư a n ư ớ c
Mối liên kết của hormon ưa nước vào chất nhận của nó là thuận nghịch và thường là rất
ngắn; các hormon ngay sau đó tách ra khỏi các chất nhận hoặc nhanh chóng bị bất hoạt sau
khi liên kết bới các tế bào đích cúa chúng. Thêm vào đó, các tế bào đích chứa các enzym
đặc hiệu vốn làm bất hoạt nhanh chóng các tín hiệu thứ hai và các protein kinase. Kết quả
là các liormon ưa nước có khả năng kích thích các phản ứng tức thì bên trong tế bào, nhưng
Ihường tác động trong thời gian ngắn (phút đến giờ).

12-GTSINHHOCPT
177
3.2.3. Tu yến yên và vùng dưới đối: C á c trung tâm kiểm tra cơ th ể

Tuyến yên (pituitary gland, hypophisis) được treo bởi cuống từ vùng dưới đổi tại đáy
của não sau đối với thể chéo thị giác. Vùng dưới đồi là một phần của hệ thần kinh trung
tâm (CN S) vốn dóng vai trò lớn trong việc điều hoà các quá trình cơ thể. c ả hai cấu trúc ấy
đã hoại động phối hợp với nhau thế nào để đảm bảo sự cân bằng nội môi vả các biến đổi
trong các quá trình hoạt động chức năng của cơ thể.

3.2.3.1. Tuyến yên là m ột tuyến nội tiết kép


Nhìn dưới kính hiển vi đã phát hiện ra rằng, tuyến yên gồm hai phần, một trong chúng là
một luyến và được gọi là thuỳ trước luyến yên (anterior pituitary, adenohypophysis). Phấn
khác là dạng sợi và được gọi là thuỳ sau tuyến yên (posterior pituitary, neurohypophysis). Hai
phán đó của tuyến yên có nguổn gốc phôi khác biệt, tiết ra các hormon khác nhau và được
điều hoà bời hệ thống kiểm tra khác nhau. Hai miền ấy được bảo toàn trong tất cả động vật
có xương sống, giả định rằng, mỗi một có chức nảng quan trọng và cổ xưa.

3.2.3.2. Thuỳ sau tuyến yên tích trữ và giải phóng hai horm on thán kinh (th ểdịch thẩn kinh)
Thuỳ sau tuyến yên xuất hiện dạng sợi vì nó chứa các axon (sợi trục thẩn kinh) vốn
khới nguyên trong các thân tế bào bên trong vùng dưới đồi (vùng dưới gò) và giãn thành
như dải sợi theo cuống của tuyến yên. M ối quan hệ giải phẫu ấy là kết quả từ sự kiện thuỳ
sau tuyến yên được hình thành trong sự phát triển của phôi. Như là đáy của túi thứ ba của
não hình thành nên vùng dưới đồi (gò), bộ phận của mô thần kinh ấy sinh trường xuống
phía dưới để sản sinh ra thuỳ sau tuyến yên. Như vậy vùng dưới đồi và thuỳ sau tuyến yên
còn quan hệ trực tiếp bới dải axon (sợi trục thẩn kinh).
a) H o rm o n c h ố n g lợ i tiể u (antidiuretic hormone, A D H )
V a i trò nội tiết của thuỳ sau tuyến yên lẩn đầu tiên trờ nên rõ ràng vảo năm 1912, khi
một trường hợp y học khác thường đã được báo cáo: Một người đàn ông đang có viên đạn
trong đầu đã phát triển nhu cầu đi tiểu mỗi 30 phút hoặc tương tự, 24 giờ ngày. V iên đạn đã
ờ trong thuỳ sau tuyến yên. Nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng, loại bỏ phán đó của
tuyến yên sinh ra các triệu chứng như vậy.
Trong những năm đẩu cùa thập niên 50 thế kỷ X X , các nhà nghiên cứu đã tách rút ra
một peptit từ thuỳ sau tuyến yên, hormon chống lợi tiểu (antidiu retic horm one, AD H ).
A D H kích thích thận tái hấp thụ nước (hình 3.14) và bằng cách đó ức chế sự sản sinh
nước tiểu. K h i mất A D H , vì nó đã ờ trong nạn nhân bị bắn, các quả thận không tái hấp thụ
nhiều nước như vậy và một lượng nước tiểu quá mức bình thường đã được sinh ra. Điều đó
giãi thích vì sao uống rượu ức chế sự tiết A D H , dẫn đến hiện tượng đi tiểu thường xuyên.
Vai trò của A D H được tóm tắt như trong bảng 3.1 ở trên.
b) O x y to x in ( p ito x in , C 43H 6eO I2N ,2S.J
Thuỳ sau tuyến yên cũng tiết oxytoxin, một peptit thể dịch thần kinh, tương tự A D H ,
gồm 9 axit amin. Trong động vật có vú, oxytoxin kích thích phản xạ phóng sữa. Trong thòi
gian con còn bú, các thụ thổ nhận cảm trong núm vú gửi các xung đến vùng dưới đổi, vốn
kích động sự giải phóng oxytoxin. Oxytoxin cũng cấn đổ kích thích sự co rút tử cung ở phụ
nữ khi sinh con.

178
Kích thích Kích thích Kích thích
Nồng độ thẩm thấu của máu tăng Mất nước Giảm thể tích và áp suất máu
Vùng nhận cảm (Sensor) Vùng nhận cảm (Sensor)
Các chất nhận thẩm thấu ở nồng Các thụ thể áp suất trong động
độ kiểm tra hệ thần kinh trung tâm mạch chủ kiểm tra áp suất
(-) (-)

Liên hệ nghịch Liên hệ nghịch

Trung tâm hợp nhất


Phản ứng Phàn ứng
ADH được các tế bào tiết thể dịch
Nước tái thấm vào máu thần kinh tổng hợp trong vùng dưới . Tăng áp suất máu
đổi và được giải phóng từ thuỳ sau
tuyến yên vào máu
Chất tác động Chất tác động
• ADH giảm thiểu thê tích nuớc tiêu • ADH tăng sự co mạch

Hỉnh 3.14. Tác động của hormon chống lợi tiểu (ADH)
Vùng dưới dổi
Sự tiết oxytoxin còn tiếp tục sau sinh ở Tuyến yên người có kích
những phụ nữ nuôi con bằng vú mẹ, kết quả thước của quà mâm xôi
nhưng nó tiết ra nhiổu
là (ử cung của mẹ còn đang cho con bú co hormon
rút và quay trờ về kích thước bình thường
sau thụ thai nhanh hơn so với từ cung của
phụ nữ không nuôi con bằng vú mẹ.
Hormon thán kinh (thể dịch thần kinh)
thuỳ sau tuyến yên liên quan, argínin C ác nơron vùng dưới
đổi sản ra các hormon
vasotoxin, tác động tương tự trong các loài thẩn kinh của thuỳ sau
động vật không có vú. V í dụ, trong gà và tuyến yên

trong rùa biển, arginin vasotoxin hoạt hoá


sự co rút trong khi đẻ trứng.
Mới đây, đã nhận biết được oxytoxin
như là một chất điều hoà quan trọng của
tâp tính sinh sản. Trong cả nam giới và
phụ nữ, điểu đó chắc phải liên quan Irong
sự khởi động liên kết căp [dẫn tới sự tồn
tại cái gọi là "hormon ôm ấp" (cuddle
hormone)] cũng như điẻu tiết các phản
Các hormon thuỳ
ứng tình dục, gồm sự khởi động tình dục sau tuyến yên,
oxytoxin và ADH,
(arousal) và cực khoái (orgasm)]. Đối với rời tuyến vào máu
các hiệu ứng ấy, điều hẩu như tương tự các Hỉnh 3.15. Thuỳ sau tuyến yèn giải phóng các
chức năng trong cận tiết bên trong CN S hormon thẩn kinh
(hệ thẩn kinh trung tâm), rất giống với Thuỳ sau tuyến yên tích trữ và giải thoát hai hormon.
Đó là các hormon nơron (thẩn kinh) peptit được sinh
chất truyền thần kinh. ra trong vùng dưới đổi.

179
c) V ù n g d ư ớ i d ồ i s ả n s i n h c á c h o r m o n t h ầ n k i n h (hình 3.15)
A D H và oxytoxin thực sự được sinh ra bởi các thân tế bào thần kinh ở trong vùng dưới
đồi (hypothalamus).
Hai thể dịch thẩn kinh (hormon thần kinh) ấy được vận chuyển dọc theo dải axon vốn
chạy từ vùng dưới đồi đến thuỳ sau tuyến yên, nơi chúng được dự trữ. Trong phản ứng đối
với kích thích tương ứng - tăng huyết tương máu bằng cách thẩm thấu trong trường hợp cùa
A D H , sự mút tay của trẻ trong trường hợp oxytoxin - các hormon thẩn kinh được giải
phóng bới thuỳ sau tuyến yên vào máu. V ì rằng sự kiểm tra phản xạ ấy liên quan đến cả hai
hệ thống thẩn kinh và nội tiết, A D H và người ta cho rằng oxytoxin được bài tiết bởi phản
xạ nội tiết thần kinli.
3.2.3.3. Thuỳ trước tuyến y ê n sản sin h ra 1 horm on
Khác với thuỳ sau tuyến yên, thuỳ trước tuyến yên không phát triển từ sự sinh trưởng
cùa não; thay vào đó, nó được phái triển từ túi của biểu mô vốn là gờ thắt từ vòm của miệng
phỏi. Mặc dẩu ở gần não, nó không phải là bộ phận của hệ thần kinh.
V ì được tạo nên từ biểu mô, thuỳ trước tuyến yên là một tuyến nội tiết độc lập. Nó sinh
ra ít nhất là 7 hormon chù yếu, nhiều trong chúng kích thích sinh trưởng cùa các cơ quan
đích cùa chúng và do vậy chúng chia sẻ một sổ' các trình tự chung. Chúng có kích thước
ngắn hơn một ít so với 40 axit amin.
- Hormon adrenocor tycotropic (adrenocor tycotropic hormone, A C T H , hoặf corticotropin)
kích thích vỏ tuyến trên thận (adrenal cortex) sản sinh ra các hormon corticosteroit gồm
cortisol (trong nhiều các động vật có xương sống khác). Những hormon này điều tiết sự cân
bằng đường (glucose) nội môi và quan trọng trong phản ứng đối với stress (sốc).
- Horm on kích thích - m elanoxyt (m elanocyte - stim u laling horm one, MSHJ kích
thích sự tổng hợp vả sự phát tán cùa sắc tố melanin vốn làm đen da của một số cá, lưỡng cư,
bò sát và có thể kiểm tra màu sắc của lông, tóc trong động vật có vú.
a) C ác h o rm o n p r o te in
Các hormon protein, mỗi một gồm một chuỗi đơn khoảng 200 axit amin và chúng có
các nét tương đổng cấu trúc có ý nghĩa.
- Horm on sinh trưởng (G H hoặc hormon kích thích sinh dưỡng, som atotropin ) kích
thích sinh trường của cơ, xương (gián tiếp) và các mô khác, nó cũng là hormon chủ yếu cho
sự điều hoà trao đổi chất thích hợp.
- 1’ rolactin (P R L ) là hormon được biết tốt nhất đối với sự kích thích các tuyến vú, tuy
nhiên, nó có các hiệu ứng khác nhau lên nhiều cơ quan đích, gồm cả sự điều tiết quá trình
vận chuyển nước và các ion qua biểu mô, kích thích nhiều cơ quan vôn nuôi con trẻ và thói
quen của bố mẹ.
b) C á c h o r m o n g ly c o p r o t e i n
Các hormon phức tạp nhất và lớn nhất đã biết, các horm on glycoprotein , là các nhị
phân, chứa alpha (cx) và bêta (P) đơn phân (subunit), mỗi một có kích thước khoảng 100
axit amin, liên kết cộng hoá trị với các gốc đường. Đơn phân a là chung đối với tất cả ba
hormon. Đơn phân p lại khác, mỗi hormon có tính đặc hiệu đích khác biệt.

180
- Horm on kích thích thyroit (thyroid smiilaling hormone, TSH hoặc thyrotropin)
kích thích tuyến giáp (thyroit gland) để sản sinh ra hormon thyroxin, vốn đến lượt, kích
thích sự phát triển và trao đổi chất bằng cách tác động lên các chất nhận trong nhân.
- H orm on tạo thê vàng, prolan ĩ$
(Luteinizing hormone, LH) kích thích sự SSaLS
sán sinh estrogen và progesteron bởi các Vùng dưới đổi

buồng trứng và cần cho sự rụng trứng


trong chu kỳ sinh sản của giống cái. Ớ
giông đực, nó kích thích tinh hoàn sản ra C ác thản cùa tế
bào thẩn kinh
testosteron, vốn là cần cho sự sản sinh
tinh dịch và cho sự phát triển các đặc Các axon
đến các
trưng sinh dục thứ cấp. mao mạch
sơ cấp
- Hormon kích thích nang trứng C ác mao
(Follicle - stimulating hormone, FSH ) cẩn Tỉnh mạch
Thuỳ sau
cho sự phát triển các nang buồng trứng ớ Thuỳ tuyến tuyến yên
giống cái. Ớ giống đực, hormon đó cần cho Mao mạch
sự phát triển tinh dịch. FSH kích thích sự thứ cấp

chuyên hoá testosteron thành estrogen ớ


giống cái và thành dihydroxytestosteron ở
Các axon đến
giống đực. FSH và L H cũng được xem các mao
sơ cấp
chung như là các kích tố sinh dục
Các
(gonadotropins).
hormon
3.2.3.4. Các horm on thẩn kinh (dịch th ể
thẩn kinh) vùng dưới đói điếu hoà thuỳ
C ác mao
trước tuyến yên
mạch
Khác với thuỳ sau tuyến yên, Ihuỳ so cấp
trước tuyến yên không phải xuất xứ từ não
và không nhận dải axon (sợi thần kinh
trục) từ vùng dưới đổi. Ã y thế mà, vùng Tĩnh mạch
dưới đổi lại kiểm tra sự sản sinh và tiết gánh

các hormon của nó. Sự kiểm tra ấy nỗ lực Hình 3.16. Vùng dưới đối (hypothalam us) kiểm tra
bởi hormon hơn là qua phương tiện cùa hormon của thuỳ tuyến yèn (adenohypophysis)
các axon thần kinh. Các nơron trong vùng dưới đổi tiết ra các hormon vốn
được các mạch máu trực tiếp mang đến thuỳ tuyến
Các nơron trong vùng dưới đồi tiết ra yên, nơi chúng hoặc là kích thích, hoặc là ức chế sự tiết
hai kiểu honnon thần kinh, các horm on các hormon từthuỳ tuyến yên.
ÌỊICỈI plìõiìỸị va
lỊÌải plióntỊ và cãc
các lìo
hormrm o
onn ƯC
ức dcliế,
ie , von
vốn Knuecn
khuếch tan
tán vao
vào cac
các mao mạcn
mạch mau
máu ơ
ờ aay
đáy cua
của vùng
dưới đồi (hình 3.16). Các mao mạch máu ấy thấm vào các tĩnh mạch bé nhỏ vốn chạy bên
trong thân của luyến yên. Hệ thống các mạch máu không bình thường ấy được biết đến như
là hệ thững rốn tuyến yên vùng dưới đ ồ i (hypothalamohypophyseal portal system).
Trong hệ thống rốn, hai đáy mao mạch được các tĩnh mạch liên kết lại. Trong trường
hợp đó, hormon thấm vào đáy mao mạch thứ nhất và tĩnh mạch phàn bô' nó đến đáy mao
mạch thứ hai, nơi hormon xuất phát và thấm vào thuỳ Irước tuyến yên.

181
a) C ác h o r m o n g i ả i p h ó n g
Mỗi một hormon thần kinh (thể dịch thần kinh) được vùng dưới đổi tiết vào trong hệ
thông rốn diều hoà sự tiết của hormon đặc hiệu trong thuỳ trước tuyến yên. Các hormon
giải phóng là các hormon thần kinh peptit vốn kích thích sự giải phóng các hormon khác;
đặc biệt, hormon giậi phóng thyrotropin (thyrotropin - releasing hormone, T R H ) kích thích
giải phóng T SH ; hormoti giải phóng corticotropin (corticotropin - releasing hormone,
C R H ) kích thích giải phóng A C T H ; Hormon giải phóng gonadotropin (kích tô' sinli dục,
gonado - tropin - releasing hormone, G n R H ) kích thích sự giải phóng F S H và L H . Hormon
giải phóng của hormon sinh trưởng, được gọi là hormon giải phóng - hormon sinli trưởng
(growth hormone - releasing hormone, G H R H ), cũng đã được phát hiện; T R H , oxytoxin và
pcptit đường ruột hoạt mạch (vasoactive intes tinalpeptide) tất cả xuất hiện để tác động như
là các hormon giải phóng đối với prolactin.
b) C á c h o r m o n ứ c c h ế
Vùng dưới đổi cũng tiết ra các hormon thần kinh vốn ức chế sự giải phóng một số các
hormon thuỳ trước tuyến yên. Để xác định, có ba hormon thần kinh như vậy đã được phát hiện:
samatostatin hoặc hormon ức c h ế - liormon sinli trưởng (growth hormone - inhibiting
hormone, G H IH ), vốn ức chế sự tiết G H ; Tác nhân ức c h ế prolactin (prolactin — inhibiting,
PIF), vốn ức chế sự tiết prolactin và đã được phát hiện dó phải là chất truyền thẩn kinh
dopamin; Hormon ức chếM SH (MSH - inhibiting hormone, M IH ) là chất ức chế sự tiết MSH.
3.2.3.5. Thông tin phán hói từ cá c tuyến nội tiết vùng biên điếu tiết cá c horm on thuỳ
trước tuyên yên

V ì rằng các hormon vùng


dưới đồi điều khiển sự tiết cùa
Ihuỳ trưóe tuyến yên và vì rằng Hypothalamus
các hormon cùa thuỳ trước tuyẾn hormon
GnRH)
yên, đến lượt, lại điều khiển sự tiết
của các tuyến nội tiết khác, do đó
có thể cho rằng, vùng dưới đồi Adenohypophysis
chịu trách nhiệm tiết hormon cho Tropic hormon
(TSH. ACTH, FSH. LH)
toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, điều đó
không chú ý đến mặt quyết định
của sự kiểm tra nội tiết: vùng dưới Target Glands
đồi và thuỳ trước tuyến yên tự Thyroid, adrenal Negative
cortex, gonads feedback
chúng đã được điểu khiển một
phần hời nhiều honnon vốn được
tiết ra dưới sự kiểm tra của chúng ^Target
cells
(vùng dưới đổi và thuỳ trước tuyến
yên). Trong hầu hết các trường Hình 3.17. S ự ức chê' phàn hói âm
hợp, sự kiểm tra ấy là ức chế (hình Một số các tuyến nội tiết tiết ra các hormon phản hổi để ức
3.17). Hệ thống kiểm tra kiểu đó chế sự tiết cac hormon giải phóng vùng dưới đói và các
hormon hướng thuỳ tuyến yên. A CTH , hormon kích tuỷ trên
được gọi là phản hồi ám (negative thận; CRH , hormon giải phóng - corticotropin; FSH, hormon
feedback), và nó hoạt động để duy kích thích nang trứng (prolan A); GnRH, hormon giải phóng
trì các mức ổn định tương đối của kích tó sinh dục; LH, hormon tạo thể TSH , hormon kích thích
tuyến giáp.
hormon tế bào dích.
a) P h ả n h ồ i â m
Sự kiểm tra tuyến giáp là một ví dụ về phản hổi âm.
Để minh hoạ cho tầm quan trọng cùa cơ chế phản hồi âm, chúng ta hãy suy xét về sự
kiêm tra của tuyến giáp. Vùng dưới đổi tiết T R H vào hệ gánh tuyến yên vùng dưới đồi, hệ
gánh kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra TSH . Đến lượt, TSH làm cho tuyến giáp giải
phóng Ihvroxin. Thyroxin và các hormon khác cùa tuyến giáp tác động đến tốc độ trao đổi
chất như được mô tả trong phán tiếp theo.
Trong nhiều các cơ quan đích của thyroxin có vùng dưới đồi và thuỳ trước tuyến yên.
Thytoxin tác động lên các cơ quan ấy để ức chế vùng dưới đồi tiết T R H và thuỳ trước tuyến
yên tiếtT SH . Sự ức chế phản hồi âm như vậy là chủ yếu cho sự cân bằng nội môi vì điều đó
duy trì thyroxin ớ các mức khá ổn định.
Hormon thyroxin chứa nguyên tố iot, thiếu iot tuyến giáp không thể sản sinh thyroxin.
Thyroxin được tổng hợp từ hai phân
tứ tyrosin, rồi sau đó gắn thẽm vào nó
bốn nguyên từ iot. Do vậy phân lử
Ihyroxin cũng được gọi là T 4 (xem công
thức cấu tạo của T 4). Cấu trúc hình tròn
được gọi là túi cùa tuyến giáp, nơi sản
sinh, tích trữ và giái phóng thyroxin. Các
túi này cũng sinh ra và giải phóng
triiodothyronin, chuyển đổỉ thyroxin vốn
chỉ có ba nguyên tử iot và được gọi là T , T riio d o th y ro n in e ( ĩ j )
(xem công thức cấu tạo của T , ).
Dân cư sống trong vùng nghèo iot
(chẳng hạn, các vùng ở cách xa bờ biển và
cá vốn là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cung
cấp iot) không đủ iot để sản sinh ra
thyroxin, do đó vùng dưới đồi và thuỳ trước
tuyến yên nhận được ít hơn thông tin về ức
chế phản hồi âm so với bình thường. Điều
dó giảm thiểu kết quả trong quá trình ức chế
sự gia tăng tiết T R H và TSH.
Các mức cao của TSH kích thích tuyến
giáp làm cho các tế bào của nó gia tăng sự
nỗ lực một cách vô ích để sản sinh ra nhiều
Hình 3.18. Một phụ nữ bj bệnh bướu hơn thyroxin. V ì rằng chúng không thể thiếu
Bệnh biếu này là do thiếu iot trong khẩu phần ăn. iot, tuyến giáp lưu giữ lượng iot thu được
Kết quả là sự tiết thyroxin thấp, do vậy, có ít thông ngày càng nhiều hơn - điều kiện như đã biết
tin về sự ức chế phản hổi âm của TSH. Sự tiết là bệnh bướu (hình 3.18). K ích thước cùa u
TSH được gia tăng, dến lượt, kích thích tuyến giáp
cố gắng nỗ lực sản xuất thyroxin bổ sung. bướu có thể giảm bằng cách cung cấp iot vào
khẩu phần ăn.

183
Trong hầu hết các nước, ngăn chặn bệnh bướu bằng cách bổ sung iot vào muối ăn.
Chắng hạn, ỏ V iệt Nam, có muối iot, nên sử dụng thường xuyên muối iot trong chế biến
thức ăn, nhất là các vùng xa biển như trung du và miển núi.
b) P h ả n h ổ i d ư ơ n g
K iểm tra sự rụn g trứng là một ví dụ về phản hồi dương. Phản hồi dương trong sự kiểm
tra của vùng dưới đổi và thuỳ trước tuyến yên bời các tuyến đích là hiếm, vì rằng sự phản
hổi dương gây nén sự sai lệch khỏi nội cân bằng. Phản hổi dương làm nổi rõ sự biến đổi,
điểu khiển sự biến đổi trong cùng hướng. Một ví dụ là kiểm tra sự rụng trứng, sự giải phóng
bùng phát trứng chín (noãn bào, trứng chưa thụ tinh) từ buồng trứng (noãn sào).
Khi tế bào trứng (noãn bào) sinh trưởng, các tế bào nang bao quanh nó sản ra mức gia
tăng của hormon steroit estrogen, dẫn tới sự gia tăng lượng eslrogen trong máu. Các mức
estrogen cực đại (đỉnh) thông tin cho vùng dưới đồi rằng, tế bào trứng đã sẩn sàng rụng.
Sau đó estrogen tác động phản hồi dương đến vùng dưới đồi và tuyến yên, kết quả là xuất
hiện sự dâng tràn L H từ thuỳ trước tuyến yên. Sự dâng tràn hormon tạo thể vàng (L H ) như
vậy làm cho các tế bào nang đứt gẫy và giải phóng các tế bào trứng đến ống dẫn trứng, nơi
chúng có thể được thụ tinh. Sau đó chu trình phản hồi dương kết thúc vì rằng mô còn lại
của nang buồng trứng tạo nên thể vàng, mô tiết ra progesteron và estrogen, vốn phản hồi để
ức chế sự tiết F S H và L H .

3.2.3.6. Các horm on thuỳ trước tuyên yên hoạt dộng trực tiếp và gián tiếp
Trong các năm đầu của thế kỷ X X , đã phát triển kỹ thuật thực nghiệm để phẫu thuật
loại bó tuyến yên (một thủ thuật được gọi là tliù tlm ật cất b ỏ tuyến yên, hypophysectomy).
Các động vật đã bị cất bỏ tuyến yên đã biểu lộ nhiểu khuyết tật, kể cả sự giảm sút sinh
trướng, phát triển và giảm thiéu trao đổi chất, cũng như không sinh sàn. Các hiệu ứng đa
dạng và mạnh như vậy làm cho tuyến yên được nổi danh như là tuyến chù, quả thực, rất
nhiều trong chúng là các hiệu ứng trực tiếp, kết quả từ các hormon thuỳ trước tuyến yên
hoạt hoá các chất nhận trong các đích không phải tuyến nội tiết, như là gan, cơ và xương.
Các hormon hướng, được thuỳ trước tuyến yén sản xuất ra, có các hiệu ứng gián tiếp,
tuy nhiên, thông qua khả năng của chúng để hoạt hoá các tuyến nội tiết khác, chẳng hạn
như tuyến giáp, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục. Trong 7 hormon của thuỳ trưổc
tuyến yên, hormon sinh trưởng, prolactin và M SH hoạt động trước tiên thông qua các hiệu
ứng trực tiếp, trong khi các hormon hướng A C T H , TS H , L H và F S H coi các tuyến nội tiết
như là các đích riêng của chúng.
a) C á c h iệ u ứ n g c ủ a h o r m o n s i n h tr ư ở n g (G H )
Tầm quan Irọng của thuỳ trưóc tuyến yên được minh hoạ bời hiện tượng đã biết như lả
bệnh khổng lồ (gigantism) được đặc trưng bới sự sinh trưởng thái quá của toàn bộ cơ thể
hoặc bất kỳ các phần nào của nó. Con người cao nhất đã được ghi nhận, Robert Wadlow, là
người khổng lồ (hình 3.19). Sinh năm 1928, đứng cao 2,7278 m (8 feet 11 inches), cân
năng 220,19 kg (485 pounds) và còn tiếp tục lớn trước khi chết ở tuổi 22 do nhiễm trùng
(Raven et al., 2010). Bây giờ chúng ta biết rằng, bệnh khổng lồ là do sự tiết quá mức của
G H trong đứa trẻ đang lớn.
Ngược lại, tiết không đù G H trong thời Ihơ ấu thể hiện sự lùn tuyến yên (pituitary
drawfism) - cơ the không đạt đến trạng thái bình thường.

184
GH kích thích sinh tổng hợp protein và
sinh Irướng cúa cơ và các mõ liên quan; nó
cũng khới động gián tiếp sự giãn dài của
xương bới sự kích thích phàn bào trong các
bán sinh trướng đẩu xương sụn. Các nghiên
cứu đã tìm thấy ràng, sự kích thích không xảy
ra khi thiếu vắng huyết tưcmg, giả thiết rằng
G H cẩn phải hoạt động trong sự hợp tác với
honnon khác để đưa tác động của nó lên
xương. Hiện nay chúng ta đã biết rằng G H
kích thích sự sản sinh ra các tác nhân sinh
trương giống insulin, các tác nhân này do
gan và xưcmg sản ra trong phản ứng đối với sự
kích thích bới G H . Sau đó các tác nhân sinh
Irướng giống insulin kích thích sự phân bào
trong bản sinh trướng đầu xương, và bằng
cách đó kích thích sự giãn dài của xương. Hình 3.19. Người khổng lổ

Mặc dầu GH thể hiện những tác động


c ò ,y ín h v Ị,,« ,:
nó cũng hoạt động trong cơ thổ trưởng thành
¿"rạírãẵS
Ảnh này của Robert Wadlow của Alton, llinois. chụp

thường, Alton phát triển u tuyến yên tiết hormon sinh


để điều hoà sư trao đ ổ i protein, lip it và trƯ9n9 như người trai trẻ và chưa bao giờ ngừng sinh
trưởng trong cuộc đời 2 2 năm của anh ta, đạt đến
h yd ratcacbon . MỚI đ â y , m ột horm on peptit chiều cao 8 ft 11 in(2,7278 m). (Theo Raven et al.,
có tên là ghrelin, được dạ dày sinh ra giữa 2010).
các bữa ăn, đã định rõ được chất đó như là
chất kích thích mạnh sự tiết G H , tạo lập mối liên kếtgiữa sự tiếp nhậndinh dưỡng và sàn
sinh G H.
V ì rằng các bản sinh trưởng bộ xương người biến đổi từ sụn ihành xương ờ tuổi dậy thì,
G H có thể làm tăng chiều cao trong thời gian không lâu ở người trưởng thành. Sự tiết thái
quá G H trong cơ thể người lớn dẫn đến dạng bệnh khổng lồ, gọi là bệnh to đầu ngón
(acromegaly), có đặc trưng bời sự biến dạng cùa mô mềm và mô xương như là hàm nhô,
các ngón bị dài ra, da dày lên và biến dạng nét mặl. Kiến thức của chúng ta về điều tiết G H
đã dẫn đến sự phát triển dược phẩm vốn có thể điều khiển sự tiết nó, chẳng hạn, thông qua
sự hoạt hoá somatostatin, hoặc bằng cách bắt chước ghrelin. Kết quả là bệnh khổng lồ ngày
nay nói chung không nhiểu.
Những con vật đã đirợc công nghệ hoá về mặt di truyền biểu hiện các bản sao bổ sung
của gcn G H sinh Irướng lớn hơn so với kích Ihước bình thường (hình 3.20) làm xuất hiện
một hướng nghiên cứu ứng dụng G H vào nông nghiệp.
Trong các hoạt động khác, đã phát hiện thấy lằng G H tăng sản lượng sữa ở bò cái, tăng
khôi lượng lợn và tăng chiều dài của cá. Các ảnh hưởng khởi động sinh trưởng xuất hiện
như vậy của G H dược bảo lổn khắp mọi nơi trong động vật có xương sống.
b) C á c h o r m o n k h á c c ủ a th u ỳ trư ớ c tu y ế n y ê n
Tương tự hormon sinh trướng, prolaclin tác động lên các cơ quan vốn không phải là

185
các tuyến nội tiết. T u y nhiên, ngược lại G H , các tác động của prolaciin xuất hiện một cách
rất đa dạng. Ngoài việc kích thích sản xuất sữa ở động vật có vú, prolactin có liên quan với
sự điểu hoà các mô quan trọng ở chim trong sự nuôi dưỡng và ấp con non, như là cái diều
(vốn sản sinh ra "sữa diều" - crop m ilk", dòng dinh dưỡng chảy ngược nuôi chim non) và
đốm ấp (vùng mạch trên bụng của chim dùng để ấp trứng).
Ở lưỡng cư, prolactin khởi động sự biến đổi giống kỳ nhông (Salam andra) từ các dạng
trên cạn trở thành các con trường thành sinh sản dưới nước. Liê n kết với hoạt động sinh sàn
như vậy là nhờ khả năng của prolactin hoạt hoá cấc tập tính phối hợp, chẳng hạn như sự
chăm sóc cùa bố mẹ ở động vật ớ vú, tập tính ấp ở chim và "vun trứng thành đống nước" ở
bọn lưỡng cư.
Prolactin cũng có các hiệu ứng khác nhau lên
sự cân bàng điện phân thông qua các tác động lên
thận của động vật có vú, mang của cá, các tuyến
muối của chim bién. Sự đa dạng ấy giả định rằng,
mặc dầu prolactin có thể có chúc năng cổ xưa
trong sự điều tiết sự vận động của muối và nước
qua các màng, các hoạt động của nó là khác biệt
với sự xuất hiện các loài động vật có xương sống
mới. Phạm vi của nội tiết học so sánh nghiên cứu
các vấn đề về tác động của hormon qua các loài
khác nhau, với mục đích nhận thức về các cơ chế
của tiến hoá hormon. K hác với hormon sinh trưởng
và prolactin, các hormon thuỳ tuyến yên tác động Hình 3.20. Con chuột đă được công nghệ
đến tương đối ít các đích. T S H kích thích tuyến hoá di truyền với hormone sinh trưởng
giáp, A C T H kích thích vỏ tuyến trên thận. Các của người
gonadotropin, FSH và L H tác động lên các luyến Hai con chuột này là từ một dòng lai gần và
sinh dục. Mặc dầu cả hai F S H và L H đều tác động chỉ khác biệt trong con lớn có một gen ngoài:
đó là gen mã hoá hormon sinh trưởng (GH)
lên các tuyến sinh dục, chúng ảnh hưởng đến các của người. Gen đó đả được chuyển vào bộ
tế bào khác biệt của mỗi đích trong cấc tuyến sinh gen (genome) của chuột và bây giò nó trở
thành tài sản di truyển đã được tạng cùa
dục của cả đực và cái. Tất cả các hormon ấy chia
chuột. (Mason et al., 2010).
sẻ đặc trưng chung của sự hoại hoá các tuyến nội
tiết đích. Hormón tuyến yên cuối cùng, M SH,
kích thích sự hoạt hoá các tế bào, được gọi là t ế bào sắc t ổ đen, vốn chứa sắc tố melanin phân
tán vào khắp cấc tế bào ấy, làm tối da của bò sát, lưỡng cư hoăc cá. Trong động vật có vú, vốn
thiếu các tế bào sắc tố đen nhưng có các tế bào tương tự được gọi là t ế bào melanin (bạch cầu
kết sắc tố). MSH có thể làm tối tóc bởi gia tăng sự nhập melarán vào sợi tóc đang phát triển.

3.2.4. C á c tuyên nội tiết lớn vùng biên

Mặc dầu luyến yên sản ra một loạt các hormon quan trọng, nhiều tuyến nội tiết đã
được phát hiện tại các vị trí khác. Một số trong chúng có thể được các hormon hướng cùa
luyến yên như là luỷ trên thận và tuỵ là độc lập đối với sự kiểm tra của tuyến yên. Một số
các tuyến nội tiết phát triển từ dẫn xuất cùa hầu nguyên sơ, vốn là khúc trước cùa ống tiêu
hoá. Các tuvến đó bao gổm ì uyển iỊÌáp và các tuyến cận giáp, sản sinh ra các hormon điểu

186
tiêì các quá trình liên quan với sự hấp thụ dinh dương như hydratcacbon, lipit, protein và sự
Irao đổi khoáng chất.

3.2.4.1. Tuyên giáp diều hoà s ự trao dối chất c ơ bán và phát triển
Tuyến giáp biến động về hình dạng trong các loài động vật có xương sống khác nhau
nhưng luôn được phát hiện ở cổ, phía trước của tim. Trong con người, tuyến giáp có hình
dạng như là vòng cung kim loại và nằm ngay bên dưới trái lộ hầu (nhô hầu ở cổ đàn ông)
phía trước cổ.
Tuyến giáp tiết ba hormon: chủ yếu thyroxin, số lượng ít hơn của triiodothyronin (được
biết dưới tên chung như là các hormon thyroit) và canxitonin. Như đã mô tả trước đây rằng
các hormon Ihyroit là duy nhất tồn tại chỉ các phàn tử trong cơ thể chứa iot (thyroxin chứa
4, triiotdothyronin chứa 3 nguyên tử iot).
a) C á c r ố i lo ạ n liê n q u a n t h y r o i t
Các hormon thyroit hoạt động nhờ sự liên kết vào các chất nhận ỏ trong nhân có trong
hầu hết các tế bào trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sinh sản và hoạt tính của sô' lượng lán các
protein tế bào. Sự quan trọng của các hormon thyroit lần đầu trở nên rõ ràng từ các nghiên
cứu vể các rối loạn thyroit ở người. Người lớn với hiện tượng thiều năng tuyến giáp
(hypothyroidism) có sự trao đổi chất thấp do tổng hợp không đủ thyroxin, bao gồm như là
khả năng khử hydratcacbon và mỡ để sử dụng. K ế l quả là những người bị bệnh này thường
mệt mỏi, béo phì và cảm giác lạnh. Hiện tượng thiểu năng tuyến giáp đặc biệt liên quan trong
thời thơ ấu và trẻ nhỏ, điều đó ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển não và sự thành thục
sinh sản. M ay thay, vì các hormon thyroit là những phân tử đơn, bé nhỏ, người có chứng
thiểu năng tuyến giáp có thể uống thyroxin như uống viên thuốc (Raven et al., 2010).
Ngược lại, ờ người có hiện tương im năng tuyến giáp (hyperthyroidism) thuồng biểu
hiện các triệu chứng ngược lại: giảm cân, bối rối, trao đổi chất cao và nóng người vì sàn ra
quá mức thyroxin. Sẵn có thuốc phong toả sự tổng hợp hormon thyroit trong tuyến giáp,
nhưng trong một số trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ hoặc xử lý phóng xạ một phẩn của
tuyến giáp (Raven et al., 2010).
b) T á c đ ộ n g c ủ a c á c h o r m o n tu y ế n g i á p (th y r o it)
Các hormon thyroit điều hoà các enzym xúc tác sự trao đổi hydratcacbon và lipit trong
hầu hết các tế bào làm khởi động sự sử dụng một cách thích hợp các nguồn năng lượng ấy
để duy trì tốc độ trao đổi chất cơ sờ của cơ thể. Các hormon thyroit thường hoạt động phối
hợp hoặc hỗ trợ với các hormon khác, vốn khởi động hoạt tính của hormon sinh trường,
epinephrin và các steroit sinh sản. Thông qua các hoạt động ấy, các hormon thyroit hoạt
dộng nhằm đảm bào có sẵn năng lượng tương ứng của tế bào cho việc duy trì các hoạt tính
trao đổi chất cần thiết.
Ở người, vốn biểu hiện nhịp trao đổi chất tương đối cao tại mọi thời điểm, các hormon
thyroit được duy trì trong máu ờ các mức cao ổn định, Ngược lại, ở bò sát, lưỡng cư và cá
vỏn chịu sự biến đối hoạt tính theo mùa, hormon Ihyroit trong máu tăng lên trong thời kỳ
hoạt hoá trao đổi chất (ví như sinh trường, phát triển sinh sản, di trú, hoặc nhân giống) và
giám xuống trong thời gian của các chu kỳ bất hoạt vào các tháng giá lạnh.

187
T rư ớ c biên thái B iến thái sỏm C ao đỉnh

Vùng dưới đồi Nhú ra các chi trước


kích thích thuỳ
tuyến yên tiết Đuôi tái hấp thụ
T SH

:
X
o
£
'•3
ro
c
•Q

SỐ ngày từ khi nhú chi trước

Hình 3.21. Thyroxin kích hoạt sự biến thái ỏ lưỡng cư


Trong con nòng nọc ở thời kỳ tiền biến thái, vùng dưới đổi kích thích thuỳ tuyến yên tiết ra TSH (hormon kích
thích tuyến giáp). Sau đó TSH kích thích luyến giáp tiết ra Ihyroxin. Thyroxin Nên kết vào chất nhận của nó và
khỏi đầu những biến đổi trong sự biểu hiện gen cần cho biến thải. Khi biến thái diễn ra, thyroxin đạt đến mức
cực đại của nó, sau đó các chi trước bắt đầu được hinh thành và đuôi được thu lại. (Theo Raven et al., 2010)

Đã quan sát được một số hiệu ứng mạnh nhất của các hormon thyroit về sự điều hoà
sinh trướng và phát triển. Trong cơ thể người đang phát triển, v í dụ, các hormon thyroit
khới động sinh trưởng của các nơron và kích thích quá trình chín của C N S (hệ thần kinh
trung tâm). Trẻ con sinh ra với bệnh thiểu năng tuyến giáp bị còi cọc và chậm phát triển trí
lực, trạng thái gọi là đần độn (cretinism). Sự phát hiện sớm thông qua sự xác định nồng độ
hormon Ihyroit cho phép điều trị bằng sự cấp hormon thyroit (Raven et al., 2010). Sự minh
hoạ ấn tượng nhất vể tầm quan trọng của các hormon thyoit (hormon tuyến giáp) trong sự
phát triển của động vật được thé hiện ở lưỡng cư. C ác hormon thyroit điểu khiển sự biến
thái của nòng nọc thành ếch, một quá trình đòi hỏi sự chuyển dạng của ấu trùng thuỷ sinh
ăn cỏ thành ấu thể (con non) ăn thịt trên cạn (hình 3.21). Nếu loại bỏ tuyến giáp khỏi nòng
nọc, 11Ó sẽ không biến đổi thành con ếch. Ngược lại, nếu nuôi nòng nọc non bằng các mảnh
của luyến giáp, I 1 Ó sẽ chịu sự biến thái sớm và trở thành con ếch Ihu nhỏ. Điều đó minh hoạ
tác động mạnh cùa hormon thyroit bằng cách điều tiết sự biểu hiện của các đa gen.

3.2.4.2. Một s ô horm on diếu h oà s ự n ội cân bân g canxi


Canxi là một thành phần sống của cơ thể động vật có xương sống vì nó là thành phần
câu tạo cùa xương và vì vai trò của nó trong các quá trình đòi hỏi phải có ion như co cơ.
Các tuyến giáp và cận giáp tác động với vitamin D đê điều hoà nội cân bằng canxi.

188
a) T u yến g i á p t i ế t r a c a n x ito n in
Iỉố sung vào các hormon thyroit, tuyến giáp cũng tiết canxitonin, một hormon peptit
vốn có vai trò trong việc duy trì mức thích ứng của ion canxi (Ca *) trong máu. K hi nồng độ
canxi trong máu tăng quá cao, canxitonin kích thích sự hấp thụ canxi vào xương, bằng cách
đó giám dược mức của nó trong máu. Mạc dầu canxitonin có thể là quan trọng trong sinh lý
của một số động vật có xương sống, nó ít quan trọng sự điều tiết các mức C a2+ hàng ngày
trong người trướng thành. Tuy nhiên, điều đó có thể có vai trò quan trọng trong hình dạng
của xương trong cơ thê của trẻ đang lớn nhanh. Hormon cận giáp và vitamin D điều biến
lượng Ca trong máu.

b) H o rm o n c ậ n g i á p (P T H )
Các tuyên honnon cận giáp là gồm 4 tuyến nhỏ được gắn vào tuyến giáp. Do kích
thước bé nhỏ cùa chúng, các nhà nghiên cứu dã không chú ý đến chúng cho đến tận thế kỷ
X X . Các để xuất đầu tiên rằng, những cơ quan ấy có chức năng nội tiết đến từ các thực
nghiệm trên chó (C anis fam ilial is). Nếu các tuyến cận tiết đã bị loại bỏ, nồng độ Ca2* trong
máu chó tụt dốc nhanh đến mức thấp hơn một nửa của giá trị bình thường. Nồng độ Ca2* trờ
lại bình thường khi áp dụng dịch chiết của tuyến cận giáp. T u y nhiên, nếu cho dịch chiết
tuyến cận giáp quá mức thì nồng độ C a2* cùa chó tăng vượt xa lên quá mức bình thường vì
các tinh thể phosphat canxi trong xương chó bị hoà tan. Điều đó rõ là các tuyến cận giáp
sản xuất ra hormon vốn kích thích sự giải phóng C a2+từ xưcmg.
Các tuyến cận giáp sản ra hormon, vốn là mội peptit và được gọi là hormon cận giáp
(PTH). PTH được tổng hợp và được giải phóng ra trong phản ứng đối với các mức thấp của
Ca2* trong máu. Sự giảm thiểu đó không cho phép tiếp tục bị sai lệch vì sự giảm thiểu đáng
kê mức Ca2+trong máu có Ihể gây nên sự co cứng cơ nghiêm trọng. Mức canxi máu bình
thường là rắt quan trọng đối với sự hoạt động cùa cơ, bao gồm tim và đối với hoạt động phù
hợp của các hệ thống thẩn kinh và nội tiết.
PTH kích thích các tế bào tế bào huỷ xương ở trong xương hoà tan các tinh thé
phosphat canxi của cơ chất xương và phóng thích canxi vào máu (hình 3.22).
PTH cũng kích thích thận tái hấp thụ C a2* từ nước tiểu và dẫn tới sự hoạt hoá vitamin D
cần cho sự hấp thụ canxi từ thức ăn ở trong ruột.

c) V ita m in D
Vitamin D được sinh ra ở trong da từ dẫn xuất cholesterol trong phản ứng đối với ánh
sáng cực tím. Nó được gọi là vitamin thiết yếu vì tại các vùng ôn đới của thế giới, nguổn
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là cần để cung cấp đủ lượng cho da sản xuất. Tại các nước
nhiệt đới, con người nói chung có thời gian ờ ngoài sáng đủ để sản sinh ra lượng vitamin D
tương ứng. Khuếch tán từ da vào máu, vitamin D Ihực tế là ở dạng bất hoạt của hormon. Để
trờ thành hoạt tính, phân tử cần phải có thêm hai nhóm hydroxyl (-O H ); một trong chúng
được bổ sung bới enzym ờ trong gan, nhóm khác bởi enzym có trong thận.
Enzym cán cho bước cuối cùng ấy được PTH kích thích, do vậy sản sinh ra dạng hoạt
tính cúa vitamin D dược biết là 1,25 - dihyđroxyvitamin D. Hormon đó kích thích ruột hấp
thụ canxi và nhờ vậy giúp gia tăng lượng các mức canxi máu, do đó xương có thể trở nên
được khoáng hoá một cách thích hợp. Sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn dẫn đến
sự hình thành xương yếu kém, tình trạng được gọi là bệnh còi xương.

189
Kích thích
Nống độ Ca2* máu thấp

C á c tuyến cận giáp


Tuyến giáp (nhìn Tuyến cân giáp
từ phía trước) (nhìn phía sau)

Tuyến cận giáp tiết ra


P TH

I
(♦) (+> <+>
Chất tác động Chất tác động Chất tác động

Tăng hấp thụ C a2* từ Tái hấp thụ C a2*, Các tế bào huỷ xương hoà tan
ruột (do sự hoạt hoá bài tiết P 0 43" các tinh thể C a 3 (P 0 4 ) 2 trong
PTH của vitamin D) phóng C a2*

ứng
Tàng Ca2* màu
ở trạng thái Mất cân bằng: Nổng độ Ca2* lớn hơn hoặc ít hơn 11mg/ml máu.
Ở trạng thái Nội cân bằng: Nổng độ Ca2* là khoảng 9 - 10mg/100ml máu.
Khi Ca2* máu cao: Tuyên càn giáp tiết ra canxitonin (hormon cận giáp) và cùng
vitamin D điều tiết mức canxi trong máu (Theo P erves at al., 2004).

Hình 3.22. Hormon cận giáp (PTH) điều tiết nống độ C a2*trong máu
Khi nồng độ C a2> máu thấp, PTH được các tuyến cận giáp tiết ra. PTH kích thích trực tiếp sự hoà tan xương và
được thận tái hấp thụ C a 2*, PTH gián tiếp khởi động sự hấp thụ C a2* ruột bởi sự kích thích sản sinh ra dạng
hoạt tính của vitamin D. (Theo Raven at al., 2010).

Để báo đảm lượng tương đương của hormon thiết yếu ấy, hiện tại ở M ỹ và các nước
khác, vitamin D được bổ sung vào sữa thương phẩm. Điểu đó chắc chắn là một chọn lựa
thích hợp dê thay thế cho phương pháp trước đây bổ sung vitamin D với liều lớn dầu gan cá
tuyết {Gadus morlìua).

3.2.4.3. Tuyên trên thận giải p h ó n g c á c hormorì steroit và catecholam in


Các tuyến trẽn thận định cư ngay bên trên mỗi quả thận (hình 3.23). Mỗi tuyến gồm
phần bên trong, tuỳ trên thận (adrenalmedulla) và một lớp bôn ngoài, vỏ trên thận (adrenal
cortex).

190
a) T u ỷ tr ê n t h ậ n
Tuyến trên thận nhận được đẩu vào thần kinh từ axon của phân chia giao cảm của hệ
thần kinh tự chù (hệ Ihần kinh phó giao cảm) và nó tiết ra các catecholamin epinephrin và
norepinephrin trong phản ứng đối với sự kích thích bời các axon ấy. Hoạt động của các
hormon này gây ra các phàn ứng "cảnh báo" tương tự những phản ứng xâm nhập bời sự
phán chia giao cảm, giúp cơ thể chuẩn bị đối với các nỗ lực hết mức. Trong các hiệu ứng
cúa hormon ây có sự gia tăng nhịp tim, tăng áp suất máu, giãn các nhánh phế quản nhỏ,
tâng glucose trong máu, giảm thiểu dòng máu đến da và các cơ quan tiêu hoá, tăng dòng
máu đến tim và cơ. Hoạt động của epinephrin, giải phóng hormon, yếu tố phụ trợ đó của
các chất truyền thần kinh được hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra.

Tuỷ trên thận sản ra epinephrin


và norepinephrin
T uyến ; Vỏ
trên thận 1 Tuỷ

Vỏ trên thận sản


ra các

A mineralocorticoit
và các steroit giới
tính

B
Hình 3.23. Tuyên trẽn »hận
A. Tuyến trên thận nằm ngay trên đĩnh của mỗi quà thận. B. Tuyến trẽn thận gồm có vò ngoài và tuỳ bẽn trong. Tuỷ
và vỏ thận sàn sinh ra cảc hormon khác nhau.

b) Vỏ tr ê n t h ậ n
Các hormon từ vó trên thận (adrenal cortex) là tất cả steroit và được nhắc tới với tên
chung như là các corticosteroit. C ortisol (cũng được gọi hydrocortisol) và các steroit liên
quan, được vỏ trên thận tiết ra, tác động lên các tế bào khác nhau trong cơ thể để duy trì nội
cân bằng glucose. Trong động vật có vú, các hormon ấy được coi như là các glucocorticoit,
A C T H từ thuỳ trước tuyến yên điẻu phối Irước tiên sự tiết ra chúng.
Các glucocorticoit kích thích sự phân giải protein cơ thành các axit amin, vốn được
dòng máu mang đến gan. Chúng kích thích gan sàn ra các enzym cần cho sự tạo mới đường
(gluconeogenesis), đó là quá trình có thè’ chuyển các axit amin thành glucose. Sự tổng hợp
glucose từ protein là đặc biệt quan trọng trong thời gian rất dài nhịn đói hoặc là tập luyện,
khi mức glucose máu có thể vì lý do nào đó bị giảm sút đến mức nguy hiểm.
Trong khi đó các glucocorticoit là rất quan trọng trong sự điểu tiết hàng ngày của
glucose và protein, giống như các hormon tuỷ trên thận, chúng cũng được tiết ra với hàm
lượng lớn trong phàn ứng đối với stress. Đã có giả định rằng, trong thời gian stress, chúng
hoạt hoá sự sản xuất glucose khi tiêu phí prolein và tổng hợp mỡ.
Thêm vào sự điểu tiết trao đổi đường, glucocoticoit cũng điều biến một số mặt của
phản ứng miễn dịch. Ý nghĩa sinh lý của tác động đó còn chưa sáng tỏ và nó có thể chỉ
dược xuất hiện khi các glucocorticoit được duy trì ở các mức cao trong thời gian dài (chẳng
hạn, bị stress một thời gian dài). Glucocorticoit cũng được sử đụng để loại bỏ hệ miễn dịch

191
ớ những người bị rối loạn miễn dịch (ví như chứng viêm khớp dạng thấp) và để ngăn chặn
hệ thống miền dịch từ cơ quan thải bỏ và sự ghép mô. C ác dẫn xuất của cortisol, ví như
prednison (C 2lH 260 ,) , một dược phẩm được dùng phổ biến trong y tế như là các thuốc
chống viêm tấy (Raven at al., 2010).
A ldosteron, một corticosteroit lớn khác, được phân loại như là một corticoit khoáng
(mineralocorticoit) vì nó giúp điều tiết sự cân bằng khoáng. Sự bài tiết aldosteron từ vỏ trên
thận dược hoạt hoá bới angiotensin II, một sản phẩm của hệ angiotensin - renin cũng như
K* máu cao. Angiotensin II hoạt hoá sự tiết aldosteron khi áp suất máu giảm.
Hoạt động đầu tiên của aldosteron là kích thích thận tái hấp thụ Na+ từ nước tiểu. (Các
mức Na+ trong máu giảm nếu Na* không hấp thụ trở lại từ nước tiểu). Na+ là chất tan ngoại
bào lớn nhất; nó cẩn đê duy trì thể tích và áp suất máu bình thường, cũng như tái sinh thế
hoạt động trong các nơron và cơ. Không có aldosteron, thận sẽ mất số lượng lớn Na* máu ở
trong nước tiếu.
Sự tái hấp thụ Na+ được aldosteron kích thích cũng thể hiện trong sự tiết K + bởi thận
vào máu. Bầng cách đó aldosteron ngăn chặn sự tích luỹ K + trong máu, vốn sẽ dẫn đến sự
hoạt động kém trong truyền tín hiệu điện Irong các tế bào thần kinh và cơ. V ì rằng những
chức nàng chú yếu ấy được aldosteron thực hiện, loại bỏ các tuyến trên thận, hoặc bị
bệnh vốn ngăn chặn sự tiết aldosteron, là tai hoạ không tránh khỏi nếu không có liệu pháp
hormon.
3.2.4.4. C ác horm on tuyến tuỵ là cá c chất 0iểu hoà s ơ cấp của s ự tra o đổi hydratcacbon
Tuỵ áp sát dạ dày và liên kết vói tá tràng của ruột non bời ống tuỵ. Nó tiết ra các ion
bicacbonat và nhiều các enzym tiêu hoá vào ruột non qua ống ấy và trong thời gian dài
được cho lằng chỉ là một tuyến ngoại tiết.
a ) I n s u lin
Năm 1869, một sinh viên y khoa người Đức tên là Paul Langerhans đã mò tả một số
tập hợp không bình thường cùa các tế bào di chuyển tán loạn khắp tuỵ. Nhũng tập hợp ấy
được gọi là các đảo nhỏ Langerhan theo tên của người phát hiện ra chúng. Bây giờ chúng
được gọi tên chung hơn là các đảo tuỵ. v ề sau các nhân viên phòng nghiệm đã quan trắc
được ràng, phẫu thuật loại bỏ tuỵ gây nên sự xuất hiện glucose trong nước tiểu, dấu hiệu
phân biệt của bệnh đái (háo đường. Điều ấy dẫn đến sự phát hiện rằng, tuỵ, đặc biệt là các
đảo nhỏ Langerhans, đó là nơi sản ra hormon có tác dụng ngăn chặn bệnh đái tháo đường.
Hormon đó là in su lin . Có một số kiểu tế bào trong các đảo nhỏ đó: 1) Các tế bào bêta (P)
sản xuất và tiết insulin; 2) C ác tế bào alpha (a ) sản xuất và tiết hormone glucagon, vốn có
hiệu ứng ngược lại insulin; 3) Các tế bào delta (S) sản ra hormon somatostatin. Đã không
tách chiết ra được insulin cho đến năm 1922, Banting và Best đã tách chiết thành công khi
mà những người khác đã không đạt được. Ngày 11 tháng giêng năm 1922, họ đã tiêm dịch
chiết đã được tinh sạch từ tuỵ bò vào cậu bé 13 tuổi bị bệnh tiểu đường, khối lượng của cậu
bé dã giám đến đến 29,51 kg (65 pounds) và cậu bé dã khòng còn hy vọng sống. Với mũi
tiêm giản đơn ấy, mức glucose trong máu cậu bé đã tụt xuống 25% . Chắng bao lâu sau đó,
dịch chiết tiềm nàng hơn đã hạ mức glucose xuống gần bình thường. Các bác sĩ đã đạt được
(rường hợp đầu tiên vổ sự thành công của liệu pháp insulin.

192
b) G lu c a g o n
Các đáo nhó Langerhans sản ra
mộl hormon khác; các tế bào alpha
<-)
Tăng glucose máu Giảm glucose máu
(a) cùa các đáo nhỏ đó tiết glucagon
vốn tác động đôi kháng với insulin
(hình 3.24). K h i con người ăn Cảm biến L
cacbonhydrat, nồng độ glucose trong
máu lăng. Glucose máu trực tiếp hoạt C á c đảo tuỵ
hoá sự tiết insulin bởi các tế bào p và
ức chế sự tiết glucagon bởi các tế bào
a. Insulin khỏi động các tế bào hấp Chất tác động Chất tác động
thụ glucose vào gan, cơ và các tế bào
C ác tế bào p tăng C ác tế bào a tâng
mỡ. Nó cũng hoạt hoá sự tích luỹ sàn xuất insulin sản xuất glucagon
glucose như glycogen trong gan và cơ
hoặc là mỡ trong các tế bào mỡ. Giữa
các bữa ăn, khi nồng độ của glucose Phản ứng Phản ứng
máu giảm, giảm sự tiết insulin và gia
lãng tiết glucagon. Glucagon khởi
động sự thuỷ phân glycogen được dự
trữ ớ trong gan và mỡ ở trong mô mỡ.
Kết quà là glucose và các axit béo Glucose di chuyển Thuỷ phân glycogen thành,
từ máu vào tế bào, glycose, rổi được tiết vào
được phóng thích vào máu và có thể
giảm glucose máu máu, gia tâng glucose máu
được các tế bào hấp Ihụ và được sử
dụng vào mục đích năng lượng. Hỉnh 3.24. Tác động dối kháng cùa insulin và glucagon
c) X ử lý đái tháo đường đến glucose máu

Mặc dầu có nhiều hormon thuận Insulin kích thích các tế bào hấp thụ glucose mảu vào cơ
vân, các tế bào mỡ và gan sau bữa ăn. Glucagon kích
lợi cho sự vận động của glucose vào thích sự thuỷ phân giycogen trong gan giữa các bữa ăn, do
các tế bào, chỉ có insulin là hormon vậy gan có thể tiết glycose vào máu. Những hiệu ứng đối
duy nhất khởi động sự di chuyển kháng ấy giúp duy trì sự nội cân bằng của nổng độ glucose
máu.
glucose từ máu vào các tế bào. V ì lý
do ấy, những rối loạn trong tín hiệu
insulin có thể dản tới các hậu quả nghiêm trọng, người bị bệnh dái tháo đường kiểu /, hoặc là kiểu
phụ thuộc insulin, thiếu các tế bào p tiết insulin và hậu quả là không sản sinh được insulin. Liệu
pháp chữa trị cho các bệnh nhân ấy gồm có việc tiêm insulin. (V ì rằng insulin là hormon peptit,
nó sẽ được tiêu hoá nếu được uống thay vì phải tiêm dưới da, theo Raven et al., 2010).
Trong quá khứ, chỉ có insulin được chiết rút từ luỵ của lợn hoặc bò là sẩn có, nhưng
ngày nay, người bị bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin có thể tự tiêm insulin người được
sán xuất bới công nghệ di truyền vi sinh. Sự nghiên cứu khẩn trương về khả năng nuôi cấy
các đáo nhỏ Langerhans đặt nhiều hứa hẹn về liệu pháp hiệu quả lâu dài đối với các bệnh
nhân ấy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đái tháo dường là kiểu 11, hoặc đái tháo đường
không phụ thuộc insulin. Nói chung, họ có insulin trong máu ở mức bình thường, hoặc
thậm chí trên mức bình thường, nhưng các tế bào của họ đã giảm cảm thụ dối với insulin.
Những người này có Ihể không đòi hói tiêm insulin và thường có thể kiểm tra được bệnh
đái tháo đường thông qua chế độ ăn kiêng và lập thổ dục. Trên toàn thế giới ít nhất có

1J-GTSNHH0CPT 193
171 triệu người bị bệnh tiểu đường và dự báo ràng con số ấy sẽ còn tăng. Tiểu đường kiểu
II đặc biệt là phổ biến trong cấc nước phát triển và đã giả định rằng có mối liên quan giữa
bệnh' tiểu đường kiểu II và độ béo.

3.2.5. C á c horm on k h á c và những tác động củ a ch ú n g

Sự đa dạng của động vật có xương và không xương được các hormon và những tín hiệu
hoá học khác điều biến. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét những hormon quan trọng nhất.

3.2.5.1. C á c steroit giới tính điều tiết s ự phát triển sin h sản

Buồng trứng và tinh hoàn trong động vật có xương sống là những tuyến nội tiết quan
trọng sản sinh ra các hormon steroit giới tính, bao gồm các estrogen, progesteron và
testosteron. Estrogen và progesteron là những steroit giới tính "cái" đầu tiên, testosteron và
các dẫn xuất trực tiếp của nó là những steroit giới tính "đực" đẫu tiên, hoặc là các androgen
(kích tố tính dục). Tu y nhiên, có thể tìm thấy cả hai kiểu hormon trong cả hai giới. Trong
thời gian phát triển phôi, sự sản sinh testosteron trong phôi đực là tới hạn đôi với sự phát
triến cúa các cơ quan giống đực. Trong động vật có vú, các steroit giới tính chịu trách
nhiệm đối với sự phát triển các đặc trưng giới tính thứ cấp ở tuổi dậy thì. Những đặc trưng
đó bao gồm vú ờ nữ giới, râu và tăng cơ bắp ờ nam giới. V ì hiệu ứng tãng cơ bắp đó, một số
các vận động viên điền kinh đã lạm dụng anđrogen để tăng cơ bắp. Sừ dụng steroit cho mục
đích dó đã bị hầu hết các tổ chức thể thao lớn lên án, ngoài ra nó có thể gây nên sự rối loạn
gan cũng như các tác động phụ nghiêm trọng khác. Ở nữ giới, các steroit giới tính là đặc
biệt quan trọng trong việc duy trì chu trình giới tính. Estrogen và progesteron được sinh ra
trong buồng trứng là những chất điẻu hoà tối quan trọng của các chu kỳ rụng trứng và kinh
nguyệt. Trong thời gian thai nghén, sự sản sinh estrogen trong nhau thai duy trì lốp lót dạ
con vốn bảo vệ và nuôi dưỡng phôi dang phát triển.
3.2.5.2. Melatonin là horm on quyết định dối với c á c ch u trình n gày đêm
Một tuyến nội tiết lớn khác là
Đại não dưới đổi
tuyến tùng (tuyến quả thống), định
Đòi thị
cư trong vòm xoang thứ ba cùa não
Thuỳ trán của Tuyến tùng
ớ hầu hết động vật có xưomg sống
vỏ đại nảo Cuống não
(hình 3.25). Tuyến tùng có kích
thước cỡ hạt đậu Hà Lan và có Não thất ihẩm của
năo
hình dạng giống với nón thông, từ Hô' thị giá
đó xuất xứ tên gọi của tuyến nội
Thể chéo thị
tiết này. Tuyến tùng phát triển từ Tuyến yên
mắt giữa cẳm nhận ánh sáng (đói
Thuỳ thái Tiểu não
khi được gọi "mắt thứ ba", mặc dầu
của vỏ đại não
Kênh trung tâm
nó không thể tạo hình ảnh) tại đỉnh
của sọ trong các động vật có xương Hỉnh 3.25. Mặt cắt qua não người
sống nguyên thuỷ. Mắt đỉnh (quả Trong mặt cắt dọc này có thể thấy rõ bán cầu đại não, thể chai,
tiểu não, tuyến tùng, tuyến yên, vùng dưới đổi,...
thông) ấy còn hiện diện trong cá
nguyên thuỷ (cyclostomes) và một số bò sát hiện đại. Tuy nhiên trong các động vật có xương
sống khác, tuyến tùng được giấu sâu trong não và nó hoạt dộng như là một tuyến nội tiết bởi

194
nó tiết ra hormon melatonin. Melatonin dã đứợc gọi như vậy là do nó có khả nãng gây nên
sự xanh tái cúa da ờ động vật có xương sống bậc thấp bởi làm giảm sự phân tán của các hạt
melanin. Tuy nhiên hiện nay chúng ta biết rằng, nó phục vụ như là tín hiệu xác định thòi
gian quan trọng được phân phát qua máu. Mức melatonin trong máu tăng lên ở trong tối và
giảm xuống trong thời gian ban ngày.
Sự tiết melatonin do hoạt tính của nhân chéo trên (suprachiasmatic nucleus, SCN ) của vùng
dưới đồi điều hoà. Như đã biết, SCN hoại động như là một đổng hổ sinh học lớn trong động
vật có xương sổng, dồng điệu hoá các quá trình ca thể khác nhau dối với nhịp ngày đêm -
nhịp lặp lại mỗi 24 giờ. Thông qua sự điểu hoà bởi SCN, sự tiết melatonin bởi tuyến tùng
được hoạt hoá ớ trong tối. Chu trình ngày đêm như vậy của sự tiết melatonin điều khiển chu
trình nhiệt và chu Irình ngù/thức. Các rối loạn của những chu trình ấy, như xảy ra vối sự say
máy bay hoặc làm việc ca đêm, đôi khi có thể giảm thiểu bằng cách cung cấp melatonin.
Melatonin cũng giúp điều khiển chu trình sinh sản trong một sô' loài động vật có xương
sống vốn có mùa sinh sản khác biệt.
3.2.5.3. Một s ò horm on được sinh ra không phải là của cá c tuyên nội tiết
Sự đa dạng cùa các hormon được tiết ra bởi các cơ quan vốn không phải chỉ độc nhất là
các tuyến nội tiết. Tuyến ức (Thymus) là nơi sinh sản của tế bào T trong nhiều động vật có
xương sống và sự chín của các tế bào trong động vật có vú. Tuyến ức cũng tiết ra nhiểu
hormon có tác động trong sự điểu hoà hệ thống miễn dịch. Tâm nhĩ phải tiết ra hormon lợi
tie’ll lâm nhĩ (atrial natriuretic hormone), hormon này kích thích thận bài tiết muối và nước
trong nước tiểu. Đó là hormon tác động đối kháng với aldosteron, chất khởi động sự giữ lại
(thầm tích lại) nước và muối.
Thận tiết ra erylropoietin, đó là hormon kích thích tuỷ xương sản sinh ra hổng cầu. Các
cơ quan khác như gan, dạ dày và ruột non cũng tiết các hormon, và như đã nêu ở phẩn
trước, da cũng tiết vitamin D.
3.2.5.4. C ác t ế bào ung thư c ó th ế làm thay dổi s ự s á n sinh horm on hoặc làm thay đối
các phản úng horm on
Các hormon và các dịch cận tiết điều hoà mạnh sự sinh trưởng và phân bào. Bình
thường, sự sản sinh hormon được kìm giữ dưới sự kiểm tra chính xác, nhưng đôi khi có thể
xảy ra sự hoạt động thấp trong các hệ thống tín hiệu. Sự kích thích hormon không được
điều tiết có thể sau đó dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Các khối u vốn phát triển trong các tuyến nội tiết, chẳng hạn như thuỳ trước tuyến yên,
hoặc là tuyến giáp, có thé sản ra lượng hormon du thừa gây nẽn tình trạng như là hiện
tượng khổng lồ hoặc iru năng tuyến giáp. Những đột biến tự phát có thể gây hư hại các chất
nhận hoặc những protein tín hiệu nội bào, kết quả là các phản ứng của tế bào đích bị hoạt
hoá, thậm chí khi thiếu vắng sự kích thích hormon. Các đột biến trong các chất nhận tác
nhân sinh trướng, ví dụ, có thể hoạt hoá sự phân bào liên tục dẫn đến sự hình thành khối u.
Một số các u phát triển trong cấc mõ phản ứng steroit, v í như, vú, tuyến tiền liệt, còn nhạy
cảm đối với sự kích thích hormon. Phong toả sự sản sinh hormon steroit, do vậy có thể làm
giảm sinh trướng của khối u.
Các hiệu ứng quan trọng của hormon đối với sự phát triển và phân hoá được minh hoạ
qua trường hợp của dietylstilbesterol ( C ixH 2uO j , viết tắt D E S ). D E S là một estrogen tổng
hợp vốn được cấp cho phụ nữ có thai từ năm 1940 đến 1970 (ở Mỹ) để ngăn chặn sự sảy
thai. Sau đó đã phát hiện rằng các cỏ gái đã sử dụng D E S như những người mang thai đã

195
tăng khả năng có thể phát triển dạng hiếm của ung thư cổ từ cung về sau trong đời. Các
biến đổi phái triển được phát hiện ra nhờ sự xử lý hormon như vậy có thể mất nhiều năm
mới lộ rõ.
3.2.5.5. C á c horm on côn trùng diều tiết s ự lột xác và s ự biến thái

Hầu hết các nhóm động vật không xương sống cũng sản ra hormon; sự sinh trướng,
sinh sản và biến đổi màu sắc được kiểm tra như vậy. Sự tác động mạnh của hormon trong
côn trùng tương tự vối vai trò của hormon thyroit trong sự biến thái của lưỡng cư.
V ì rằng côn trùng sinh trưởng trong quá trình phát triển sau phôi, bộ xương cứng bên
ngoài không giãn nớ. Đ ể khắc phục vấn đề đó, côn trùng chịu một loạt lột xác, khi đó
chúng loại bộ xương ngoài già cũ của chúng (hình 3.26) và tiết ra bộ xương ngoài mới, lớn
hơn. Ở một sô' côn trùng, côn trùng non hoặc sâu non (ấu trùng), chịu chuyển đổi thành
dạng trướng thành trong khi lột xác đơn. Quá trình đó được gọi là biến thái.
Sự tiết hormon ảnh hưởng đến cả sự lột xác và biến thái ở côn trùng. Trước khi lột xác,
các tế bào tiết thể dịch thẩn kinh ở trên bề mật của não tiết ra một peptit nhỏ, hormon
proioraxicoiropic (P TTH ), vốn đến lượt, kích thích tuyến trong đốt ngực gọi là tuyến ngực
để sản sinh ra hormon lột xác, hoặc là ecdyson (hình 3.26). C ác mức cao của ecdyson gây
ra các biến đổi hoá sinh và biến đổi tập tính dẫn tới sự lột xác.

(1) Các tế bào tiết dịch thẩn kinh


trong não sinh ra hormon protora -
xicotropic (P TT H ), vốn được dự trữ C á c tế bào tiết dịch thẩn kinh
trong vùng tim (corpora cardiaca, Thể tim (corpus cardiacum )
số it: corpus cardiacum) cho đến
khi dược giải phóng. Thể allatum (corpus allatum)
Hormon ấu thể (Juvenile hormon, JH), được thể allata (sò ít:
\ corpus allatum) tiết ra, xá c định kết quả của sự lột xác. Tại
JH tháp nóng đò JH tướng đối cao, sự tôt xốc đưọc ecdyson Kích thích
Tuyến protoraxic
\ sản sinh ra một thòi kỳ ấu trùng khác, vì rằng JH loại bỏ sự
» biốn thái. Nhưng khi các mức JH giảm xuống dưới mút nổng
độ xác định, nhộng tạo nôn lần lột xác tiếp theo được ecdyson
P TTH tin hiệu cho cơ cấm ứng. Côn trùng trưởng thành chui ra từ bộc nhộng. Các
quan đích chù yếu cùa mức thâp của JH là cán chõ cả sự lột xác nhộng và biến thái.
nó. tuyến protoraxic,
để sàn ra hormon
ecdyson tiết ecdyson
từ tuyến protoraxic là
episodic với mỗi lân
thực hiện kích thích
lột xác

Ấu trùng Trường thành


sớm

Hinh 3.26. S ự kiểm tra hormon quá trinh biến thái (phát triển) trong con bướm tằm (Bom byx mori)
Hầu hết côn trùng trải qua loạt các thời kỳ ấu trùng với mỗi lần lột xác (lột bỏ bộ xương cũ bên ngoài) hình
thành ấu trùng lớn hơn.
Lẩn lôt xác của thời kỳ ấu trùng cuối cùng tạo ra nhộng, trong đó biến thái sinh ra dạng cỏn trùng triíởng thành
(bướm). Trên hình chỉ rõ các hormon điếu biến tiến trinh của các thòi kỳ phát triển (Theo Campbell et al., 2009).
Một cặp khác của các tuyến nội tiết ở cạnh não, gọi là c o rp o ra a lla ta (số ít: corpus
allatum như Irên hình 3.26), sản sinh ra hormon được gọi là hormon ấu thể (juvenile
hormone). Các mức độ cao của hormon ấu thể ngăn chặn sự chuyển đổi thành côn trùng
trướng thành và kết quá là lột xác ấu trùng thành ấu trùng. Tu y nhiên, nếu mức hormon ấu
thế thấp, sẽ diễn ra sự lột xác có biến thái và xuất hiện côn trùng trưởng thành.

196
TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 3: K IE M tra H ORM ON q u á t r ìn h p h á t t r iể n

3.1. Hormon thực vật


Hormon là các hoá chất được sinh ra ở các liều lượng nhỏ trong một vùng của cơ thể thựd vật và sau đó
được vận chuyển đến miền khác, nơi chúng gây ra các phản ứng phát triển và sinh lý. c ả hai auxin và
xytokinin đều được sinh ra trong các mô phản sinh và khởi động sinh trưởng; tuy nhiên, auxin kích thích sinh
trưởng bởi sự giản dài tế bào, trong khi xytokinin kích thích sự phản bào. Gibberellin khởi động sinh trưởng giãn
dài của thân; kích thích sự sản xuất enzym trong các hạt đang nảy mẩm. Ngược lại, axit abxixic ức chế sinh
trưởng và khởi động sự ngủ. Kiểm tra sự đóng khí khổng; ức chế hiệu ứng của các hormon khác. Etylen điểu
phôi sự rụng lá, hoa và quả; khởi động quá trinh chín của quả.
3.2. Hormon động vật
Các hormon phối hợp hoạt tính của các tế bào đích đặc hiệu. Ba lớp hoả chất của các hormon nội tiết
là peptit và protein, các dẫn xuất axit amin và steroit. Những hormon ưa mỡ như các steroit có thể xuyên
qua các màng, nhưng cần các chất mang trong máu; Những hormon ưa nước di chuyển dễ dàng trong máu
nhưng không thể đi qua các màng. Các chất điểu hoà cận tiết tác động bên trong các cơ quan, nơi chúng
được sinh ra.
- Tác động của hormon ưa mỡ (lỉpit) ngược vài hormon ưa nước. Các steroit là những hormon ưa
lipit đi qua màng cùa tế bào đích và gắn vào các protein chất nhận nội bào. Sau đó phức hệ chất nhận hormon
gắn vào thành phần phàn ứng hormon của miền khởi động của gen đích. Những hormon ưa nước như các
peptit gắn bên ngoài vào chất nhận màng (ở măt ngoài cùa màng) vốn hoạt hoá trực tiếp các protein kinase
hoäc hoạt động thông qua các hệ thống tin hiệu thứ hai như là cAMP hoặc IP 3/DAG.
- Tuyến yên và vùng dưới đổi: các trung tâm kiểm tra cơ thể. Thuỳ sau tuyến yên phát triển từ mô
thần kinh; thuỳ trước tuyến yên phát triển từ biểu mô. Các axon từ vùng dưới đổi giãn ra về phía thuỳ sau
tuyến yên và sinh ra các hormon thần kinh (neuronhorrmones). Những nơron này cũng tiết các tác nhân
vốn giải phóng các hormon giải phóng hoăc các hormon ức chế của thuỳ trưốc tuyến yên. Các hormon giải
phóng kích thích tiết các hormon; TRH gây ra sự giải phóng TSH. Các chất ức chế loại bỏ sự tiết; GHIH ức
chế giải phóng GH.
- Các tuyến nội tiết lớn vùng biên. Các tuyến nội tiết iớn vùng biên là các tuyến giáp (thyroit gland) và
tuyến cận giáp (parathyroit gland), các tuyến trên thận và tuy. Nội cân bằng canxi là kết quả từ tác động của
canxitonin, hormon tuyến cận giáp và vitamin D. Các tuyến trên thận sinh ra các hormon stress. Insulin và
glucagon, những chất đối kháng từtuỵ, giúp duy trì glucose máu ở mức bình thường.
- Các hormon khác và những ảnh hưởng của chúng. Testosteron gây nên phôi phát triển thành nam
giới; Testosteron và estrogen được sinh ra ỏ tuổi dậy thi là đảm trách cho các đặc trưng giới tính thứ sinh. Chu
kỳ kinh nguyệt nữ giới được cân bằng hormon giói tính điều hoà. Tuyến hung (tuyến ức), tâm nhĩ phải của tim
và thận tiết ra các hormon mặc dầu đó không phải là hormon chủ yếu cùa chúng. Trong bọn côn trùng,
hormon lột xác gảy ra sự lột xác và các mức thấp của hormon ấu thể gây ra sự biến thái.

C Â U HỎI C H Ư Ơ N G 3
1 . Nêu tương tác giữa auxin, xytokinin và etylen trong điếu hoà sinh trưởng của chổi bèn.
2. Vai trò của etylen và công nghệ di truyền trong sự điểu hoà quá trình chín cùa quả.
3. Các hormon và các chất dẫn truyền thần kinh khác biệt thế nào?
4. Bằng cách nào hormon đơn, ví nhưepinephrin, có được các hiệu ứng khác nhau trong các mô khác biệt?
5. Một người với khối u tuyến yên gây nên bệnh khổng lổ có thể chữa trị được với GHIH? Bạn hãy đoán
kết quả sẽ là gì?
6 . Vi sao cơ thể của bạn cần hai hormon để duy tri đường máu ở mức ổn định?.
7. Hormon lợi tiểu tâm nhĩ giảm thể tích máu; điều đó sẽ ảnh hưởng thê' nào đến áp suất máu?

197
Chương 4

TIẾN HOÁ CỦA S ự PHÁT TRIỂN

4.1. T Ổ N G Q U A N V Ề s ự T IẾ N H O Á C Ủ A SIN H H Ọ C P H Á T T R IE N

Cuối cùng, để giải thích những khác biệt giữa các loài, chúng ta cần xem xét các biến
đổi trong các quá trình phát triển. Các biến đổi này thể hiện ra trong các kiểu hình và truy
nguyên trở lại những biến đổi trong các gen.
Sự đa dạng kiểu hình có thể, hoặc là kết quả từ nhiều các gen khác biệt, hoặc là phải
được giải thích bằng cách nào tập hợp nhỏ các gen được phát triển và được điều hoà. Trong
một số trường hợp, sự biến đổi trong vùng mã hoá protein có liên quan trong các kiểu hình
mới. Trong những trường hợp khác, tập hợp được bảo toàn của các gen xuất hiện với trách
nhiệm vể sơ đồ thiết kế cơ sở thân thể của các sinh vật với những biến đổi trong cơ chế điều
hoà sự biểu hiện gen, giải thích được những khác biệt kiểu hình. Điều cuối là đúng đối với
hai loài cầu gai (nhím biển).
Các nhím biển quan hệ họ hàng gẩn đã được phát hiện, rằng chúng có các hình mẫu
phát triển rất khác biệt (hình 4.1). Loại nhím biển phát triển trực tiếp không bao giờ có ấu
thể phù du (pluteus larva, plankton - ấu thể bơi tự do), nó đúng là nhảy thẳng đến dạng
trưởng thành của nó. Chúng ta có thể suy đoán rằng, có các gen phát triển khác nhau,
nhưng điều đó bị loại bỏ. Thay vào đó, hai dạng đã chịu những biến đổi mạnh trong các
hình mẫu của sự biểu hiện gen phát triển, mặc dẩu dạng trưởng thành cùa chúng hầu như là
một. Trong trưòng hợp này, các hình mẫu biểu hiộn gen đã bị biến đổi.

Hình 4.1. Sự phát triển trực tiếp và gián tiếp của nhím biển
Phân tích chùng loại phát sinh cho thấy, sự phát triển gián tiếp (ấu thể phù du) là trạng thái tổ tiên. Nhím biển
phát triển trực tiếp đã mất giai đoạn phát triển trung gian. (Theo Raven et al., 2010).

4.1.1. C á c gen bảo toàn cao sản sinh ra c á c hình thái kh ác biệt

Các tác nhân phiên mã và các gen liên quan trong các con đường truyền tín hiệu là

198
chịu trách nhiệm phối hợp sự phát triển. Như đã trình bày trong Chương 1, các thành phẩn
chìa khoá mớ ra các con đường truyền tín hiệu G protein và kinase cũng được bảo toàn cao
trong các sinh vật. Thậm chí những biến đổi rất tinh tế trong con đường truyền tín hiệu có
thế thay đổi enzym vốn được hoại hoá, hoặc bị ức chế; các tác nhân phiên mã cũng có thể
được hoạt hoá hoặc bị ức chế; hoặc ức chế sự biểu hiện gen. Bất kỳ trong các sự biến đổi
này có thể có những hiệu ứng mạnh đối với sự phát triển của cơ thể.
Sô' lượng tương đối ít của các họ gen, khoảng hai chục, điểu hoà sự phát triển của thực
vật và động vật. Vai trò phát trién của một số họ gen này, bao gồm cả các tác nhân phiên
mã các gen H ox như đã được mô tả trong Chương 1.
Các gen Hox (hộp các gen đồng nguồn) xuất hiện trước khi phân hướng của thực vật và
động vật; trong thực vật, chúng có vai trò trong sinh trưởng của cành và phát triển của lá;
trong động vật, chúng xác lập các sơ đồ thiết kế thân thể. Các gen này ghi mã cho các
protein với miền đổng nguồn bảo toàn cao vốn gắn vào miền điều hoà của các gen khác để
hoạt hoá, hoặc ức chế sự biểu hiện cấc gen này. Các gen Hox định rõ khi nào và ờ đâu các
gen được biểu hiện.
Họ khác của các tác nhân phiên mã, các gen hộp MADS, đã được phát hiện trong khắp
các eukaryote. Hộp M ADS này cũng mã hoá cho hoạ tiết gắn kết A Đ N . Sô' lượng lớn các
gen hộp MADS xác lập sơ đồ thân cây, đặc biệt các hoa. Mặc dẩu miền hộp MADS được
bảo toàn cao, sự biến động tồn tại trong các miền khác của trình tự ghi mã. v ể sau chúng ta
sẽ xem xét, bằng cách nào có nhiều gen hộp M ADS trong thực vật đến vậy và làm sao các
gen tương tự như vậy có thể có cấc chức năng khác biệt.

4.1.2. C á c cơ c h ế phát triển biểu lộ s ự biến đổi tiến hoá

Nhận thức sự phát triển tiến hoá như thế nào đòi hỏi sự tích hợp kiến thức vể gen, sự
biểu hiện gen và sự tiến hoá. Hoặc các tác nhân phiền mã, hoặc các phân tử truyền tín hiệu
phải được biến đổi qua thôi gian tiến hoá, thay đổi sự tính thời gian hoặc vị trí của sự biểu
hiện gen và chức năng gen.
4.1.2.1. Hiện tượng d ị thời
Các biến đổi trong tính loán các sự kiện phát triển do sự biến đổi di truyền được gọi là hiện
tượng dị thời. Đột biến dị thời có thể ảnh hường đến gen vốn kiểm tra khi cây chuyển đoạn từ
non tré sang giai đoạn trưởng thành, tại thời điểm đó nó có thể tạo ra các cơ quan sinh sản. Đột
biến trong gen vốn làm chậm ra hoa trong thực vật có thể có kết quả trong những cây bé vốn ra
hoa nhanh hơn so với đòi hỏi hàng tháng hoặc hàng năm của sinh trưởng.
Hầu hết các đột biến vốn ảnh hưởng đến các gen điều hoà phát triển là gây chết, nhưng
mỗi kiểu hình mới thường xuất hiện như thế vốn dai dẳng vì gia tăng tính thích nghi. Nếu
đột biến dẫn đến sự ra hoa sớm gia tăng thích nghi của thực vật, kiểu hình mới sẽ được bảo
tổn. V í dụ, thực vật vùng lãnh nguyên (tundra) vốn ra hoa sớm hơn, giúp cho nó được thụ
tinh và kết hạt, có thể tăng tính thích nghi vượt qua cá thể của cùng loài vốn ra hoa muộn
hơn, dím g klii mùa liè kết tluic.
4.1.2.2. S ự chuyển hoá dóng nguồn (cùng gốc)

Những biến đổi trong hình mẫu không gian của sự biểu hiện gen có thể là do đồng nguồn.
Con ruổi D rosophila bốn cánh là một ví dụ về đột biến đồng nguồn, trong đó các hình

199
mẫu biểu hiện gen chuyển đổi vị trí. Các đột biến trong ba gen trong phức hệ Bithorax là
đòi hỏi để sản ra kiểu hình này, vốn giống nhiều hơn với các côn trùng tổ tiên với bốn hcm
là so với hai cánh (xem thêm mục 1.3.2.5).
Thể đột biến D rosophila anlennapedia, vốn có chân tại nơi đáng lẽ phải là anten, là
một ví dụ khác của đột biến đồng nguồn. Các đột biến trong các gen như là Antennapedia
có thể xuất hiện tự phát trong thế giới tự nhiên, hoặc bời phát sinh đột biến trong phòng thí
nghiệm, nhưng các kiểu hình quái dị sẽ có khả nãng sống sót thấp trong tự nhiên.

4.1.2.3. Nhũng biến đổi trong cá c vùng dược dịch của cá c tác nhân phiên mã
Trình tự ghi mã của gen có thể chúa nhiều vùng với các chức năng khác biệt. Các hoạ
tiết gắn kết A D N , ví dụ'như hộp MADS và các gen Hox , có thể phải được biến đổi, do vậy
chúng không gắn lâu vào các gen đích của chúng, và kết quả là con đường phát triển sẽ
dừng hoạt động. Tác nhân phiên mã biến dổi có thê gắn vào các đích khác nhau và khởi đầu
trình tự mới của các sự kiện phát triển. Trình tự vùng điều hoà của tác nhân phiên mã cũng
cẩn được xem xét trong sự tiến hoá của các cơ chê phát triển. Sự biến đổi trình lự có thế
làm thay đổi phức hệ phiên mã vốn tạo nên tại mién điều hoà, thể hiện trong các hình mẫu
biểu hiện mới. Hoặc thời gian hoặc vị trí biểu hiện gen có thể phải chịu ảnh hưởng, gây nên
hiện tượng dị [hôi hoặc đổng nguồn. Trong trường hợp này, các đích xuôi dòng có thể phải
là một, nhưng các tế bào vốn biểu hiện các gen đích (hoặc thôi gian vào lúc đó các gen đích
được biểu hiện) có thể biến đổi.

4.1.2.4. S ự biến dổi trong cá c con đường truyền tín hiệu

Phối hợp thông tin về các tế bào lân cận và môi trường bên ngoài là chú yếu cho sự
phát triển thành công. C ác con đường truyền tín hiệu là chù yếu đối với sự lưu thông tế bào
- tế bào. Nếu cấu trúc của các biến đổi phối từ, nó có thể gắn kết không lâu vào chất nhận
đích hoặc nó có thể gắn vào chất nhận khác nhau hoặc hoàn toàn không chất nhận. Nếu
như là kết quả của sự biến đổi di truyền, chất nhận được sinh ra trong kiểu tế bào khác biệt,
có thể xuấl hiện kiểu đổng nguồn. V à như đã nêu ở trên, các biến đổi nhỏ trong các phân từ
tín hiệu có thể thay đổi các đích của chúng.

4.2. Đ Ộ T B IẾ N M ỘT H O Ặ C HAI G E N , X U Ấ T HIỆN D Ạ N G MỚI

ở đây chúng ta xem xét ba ví dụ vổ các đột biến gen với các hình thái biến đổi: 1) cải
(Brassica) hoang dã, 2) dạng hàm trong cá có vây sừng nước ngọt và 3) giáp xương trong
cá gai ba tia vây. Trong tất cả các trường hợp, sự biến đổi gia tăng tính thích nghi trong môi
trường riêng biệt vào thôi gian riêng biệt, dẫn đến sự chọn lọc của các kiểu hình mới.

4.2.1. Cải hoa và bông cả i bắt đầu với mã dừng

Các loài cải (Brassica oleracea ) đặc biệt hấp dẫn vì các thành phần cá thể có các kiểu
hình đa dạng khác biệt lạ thường. Sự khác biệt trong hình dạng là lớn đến mức các thành
phần của B. oleracea được phân thành các loài phụ (dưới loài) (hình 4.2).
Cái hoang dã, cải đỏ, cải lục, cải chổi brussel, cải bông (broccoli) và cải hoa lơ là tất cả
các thành viên của cùng loài. Một số ra hoa sớm, số khác muộn. Một số có thân dài, số

200
khác thân ngắn. Một sô' tạo ra lì hoa và các số khác, như cảibông (ví đụ,ỉta lica ) và cải hoa
lơ (ví dụ, Botritis), khởi đầu nhiều hoa, nhưng sự phát triển hoabị dừng lại. Những thực vật
này với sự xuất hiện như vậy là quan hệ họ hàng rất gẩn.
Một phần của sự thể bí ẩn với gen CAL botrytis italica oleracea acephala
(Cauliflower ), vốn đã được chọn dòng đẩu
tiên trong cây họ hàng gần với Brassica,
Arabidopsis. Phối hợp với các đột biến khác,
ApetaUiI, các cây A rabidopsis có thể bị
:ề
chuyên từ thực vật với sô' lượng hạn chế của
các hoa đơn thành cải bông Ihu nhỏ, hoặc cải
hoa lơ với nhiều các mô phân sinh hoa hoặc
các chồi hoa. Hai gen này cần cho sự quá độ
dê tạo hoa và phát sinh thông qua sự tái bản
của gen tổ tiên bên trong nhóm brassỉca. Khi
vắng chúng, các mô phân sinh tiếp tục tạo
cành, nhưng làm chậm sự sinh hoa. Brassica oleracea
Gen CAL đã được chọn dòng từ sô Hinh 4.2. Tiến hoá của cải hoa lơ và bông cải
lượng lớn của các loài phụ B. oleracea và mã Đột biến điểm vốn chuyển đổi vùng mã hoá axit amin
thành mả dừng, kết quả là xuất hiện hình mẫu phân
dừng, T A G , đã phát hiện trong phần giữa của nhánh sinh sản mạnh đã được chọn lọc nhân tạo hai
CAL các trình tự mã hoá của bông cải và cải cây trồng vốn là các loài phụ cùa B. oleracea.

hoa lơ. Phân tích phát sinh chủng loại của B. oleracea liên kết vđi sự phân tích trình tự CAL
dẫn đến kết luận rằng, mã dừng này đã xuất hiện sau khi tổ tiên của bông cải và cải hoa lơ đã
phân hướng từ các thành phẩn loài phụ khác, nhưng trước khi bông cải và cải hoa lơ phân
hướng khói nhau (hình 4.2).
Nghiên cứu này lưu ý, thứ nhất về tầm quan trọng của các tài liệu chứng minh tốt đã có
về chủng loại phát sinh để giúp phân tích sự tiến hoá hình mẫu phát triển; thứ hai, có phẩn
không bình thường, đặc điểm của ví dụ này là động lực chọn lọc đổi với các loài phụ nấy đã
là nhân tạo. Các quan hệ hoang dã còn được phát hiện rải rác dọc theo các bò lởm chởm đá
của Tây Ban Nha và vùng Đ ịa Trung Hải. Giống với kịch bản là con người phát hiện được
thể đột biến cal và đã chọn lọc kiểu hình đó qua sự trồng trọt. Bông cải và cải hoa lơ tạo ra
sô' lượng nguyên liệu rau xanh lớn hơn so với cải hoang dã và hương vị khác nhau đối với
các lá Brassica.

4.2.2. C á c hàm cá v ảy sừng nước ngọt (C yclidae) minh hoạ s ự đa dạng hình thái

V í dụ thứ hai là gen đơn có thể biến đổi như thế nào hình dạng và chức nâng từ sự chọn
lọc tự nhiên cùa cá vảy sừng nước ngọt trong Hổ Malawi ở Đông Phi. Trong một vài triệu
năm, hàng trăm loài liên quan trong hổ từ tổ tiên chung.
Một giải thích cho sự biệt hoá thành công là các loài khác nhau đạt được các ổ khác
biệt dựa trẽn các tập tính nuôi dưỡng. Có cá ãn đáy (bottom eaters), cá cắn (biters) và cá
đâm (rammers). Cá đâm có mõm đặc biệt dài, với mõm này, cá săn mồi bằng cách đâm con
mồi; cá cắn có mõm trung gian và cá ãn đáy có mõm ngắn đã thích ứng để nẫng thức ãn tại
đáy hồ (hình 4.3).

201
Labeotropheus fuellebomi Metriaclima zebra

Hỉnh 4.3. S ự đa dạng của các hàm cá Cyclidae


Sư khác biệt trong một gen chịu trách nhiệm cho hàm ngắn trong cá Labeotropheus fuelleborni và mõm dài
trong Metriaclima zebra. Các gen vốn ảnh hưởng đến chiểu dài của hàm cũng có thể ảnh hưởng đến hình
dạng của thản vi giới hạn của kích thước của các vị trí của hàm dựa vào sự phát triển cùa cơ. (Theo Raven et
ai, 2010).
Bằng cách nào các loài cá này có được các dạng mõm khác biệt như vậy? Sự phân tích
sâu rộng về gen đã phái hiện rằng hai gen, còn chưa biết chức năng, là dường như chịu
trách nhiệm đối với hình dạng và kích thước của hàm. Kết quả của sự lai cá C ych dae mõm
ngắn và mõm dài chỉ ra tẩm quan trọng cùa gen dơn trong việc xác định chiểu cao và chiều
dài cùa hàm.
Phải điểu chỉnh sớm chiều dài so với chiều cao của hàm có thể tốt và là sự kiện quan
trọng. K ích ihước chung của cá và phạm vi phát triển của cơ cả hai khớp dựa trên dạng
hàm Nhiều dạng hàm xuất hiện để được bảo tồn vì cá C yclidae xác lập các ổ duy nhất để
nuôi dưỡng bên trong hồ.
V í dụ thứ ba nhấn mạnh sự liên kết quyết định giữa việc bảo tồn của đột biến mới và
gia tăng sự thích nghi. Cá nước ngọt, cá gai ba tia vây, Gastereustoiis acule alas, có nguồn
gốc từ sau thời bảng hà cuối cùng từ các quần thể biển với các vảy xương có tác dụng bảo
vê cá khói các sinh vật ăn thịt. Các quần thể cá nước ngọt, dối tượng íl bị ãn thịt, dã bị mất
giáp xương của chúng. E ctodysplasin ( Eda) là một trong ít gen liên kết với giáp đã được
giám thiểu Irong cá gai ba tia vây nước ngọt. Alen Eda vốn gây nên sự giảm thiểu giáp có
nguồn gốc khoảng 2 triệu năm về trước trong cá gai biển và được bảo tồn với tẩn số khoảng
1% trong các mõi trường biển. Tần số này là khá cao trong các quần thể nước ngọt. Đ ể thử
sư thích nghi của alen Eda trong nước ngọt, cá gai biển vốn là dị hợp tử đối với alen E da đã
được chuyển dời vào bốn môi trường nước ngọt và cho phép lai. Sự chọn lọc dương tính cho
alen giáp giảm thiểu đã được quan sát và có tương quan hơn với chiều dài trong cá non trẻ,
dường như vì có ít hơn các nguồn cung cấp cho sự phát triển giáp. M ặc dầu bị giảm thiểu,
alen giáp được bảo tổn trong các quần thể biển 2 triệu năm như là biến dạng di truyền
hiếm tăng tần số của alen và kiểu hình chỉ thấy ở các điểu kiện thích nghi.

4.3. C Ù N G G E N , C H Ứ C N ĂN G MỚI

Giái thích bàng cách nào gen có thể đạt được chức năng mới.
Bây giờ các nhà khoa học đã biết về sự giống nhau giữa bộ gen người và bộ gen chuột.
Hầu như tất cá 20.000 đến 25.000 gen người, trừ 300, giống với chuột, vì sao chuột và
người khác nhau đến vậy? Một phần câu trả lời là các gen với các trình tự giống nhau trong
hai loài khác nhau có thể hoạt động theo các con đường khác biệt chút ít, hoặc thậm chí đội
ngột (Raven el al.. 2010).

202
4.3.1. C á c gen tô tiên có thể cùng quyết định cho c á c chử c năng mới

Sự tiến hoá động vậl có dây sống


một phẩn có thể giải Ihích được bời sự
cùng quyết định cùa một gen đang tổn
tại cho chức nãng mới. Nhóm hải tiêu
(Ascidiò) là các động vật dây sống vốn
có dây sống nhưng không phải động vật
có xương sống. Gen Bracltyury của
nhóm hải tiêu mã hoá tác nhân phiên mã
và nó được biểu hiện trong dây sống Hình 4.4. Đang cùng quyết định gen cho
đang phát triển (hình 4.4). chức năng mới
Brachyury là gen đuọc phảt hiện trong các đông vât có
Brachyury không phải là một gen xuong sống vốn đã được sử dụng cho sự phái triển dây
mới vốn đã xuất hiện khi liên quan các sống trong hài tiêu, dây sống goc. Bằng cách gắn gen
khỏi động của Brachyury vào gen với sàn phẩm protein
động vật có xương sống. V í dụ, thé tương (màu đen trên hình), có thể thay rằng sự biểu hiạn gen
đổng ngành Thãn mềm của gen Brachymy Brachyury trong hài tiêu là được liên kết vôi sự phằt triển
của dây sóng, chức năng mới được so vãi chức năng cua
là liên hợp với sự biệt hoá trục trước -
nó trong các cơ thể thiếu dây sóng, s ự tiến hoá thẳng
sau. Có khá năng nhất, gen Bvachyury tổ trong giun tròn Caenorhabditis elegãns là quan trọng đoi
với sự phát triển đuôi con đực và ruột sau, nhưng khỗng
tiên đã cùng quyết định cho vai trò mới
cỏ chútig minh của tiền thể dãy sống.
Irong phát triển dây sống.
B nichyw y là thành phần của họ gen vói miền chuyên biệt, đó là trình tự được bảo toàn
của cặp base bên trong gen. Vùng của Brachyury mã hoá miền protein được gọi là hộp T đó
là tác nhân phiên mã. Như vậy, protein được Bracliyury mã hoá bật gen hoặc các gen. Các chi
tiết của các gen này đã được điều hoà bời Bracliyury chỉ hiện nay đang được phát hiện.
Trong chuột và chó, sự đột biến trong Brachyury ngăn chặn protein được mã hoá khỏi
liên kết vào A D N gây cho đuôi ngắn phát triển. Trong một số chó lai nó thường là đuôi mập
(ngắn về mặt phẫu thuật). Các đột biến đuôi ngắn, không chết, đang được sử dụng để lai chó
giống như nòi chó nhỏ xứ Wales. Con nguời không có đuôi, nhưng lại có bản sao kiểu hoang
dã của Brachyury. Các gen được bổ sung vào Brachyury phải là cần để tạo đuôi.
Bằng cách nào bộ công cụ đổ nghê (toolkit) di truyền giản đơn có thể được dùng đé tạo
nên côn trùng, chim, cá voi, hoặc con người là sự bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà sinh học
phát triển tiến hoá, được ví dụ với gen Brachyitry. Một sự giải thích rằng, Brachyury khởi
động các gen khác nhau, hoặc phối hợp các gen trong các động vật khác biệt. Mặc dẩu
chưa có đủ các dẫn liệu để phân loại các chi tiết của Brachyury, chúng ta có thé xem sư
hình thành chi để giải thích các biến đổi như vậy có thể liên quan như thế nào.

4.3.2. C á c chi phát triển qua s ự biến đôi điều hoà phiên mã

Hầu hết các động vật bốn chân có bốn chi - hai chi sau và hai chi trước. Mặc dẩu hai hay
nhiều chi đã bị mất ớ rắn và nhiều thằn lằn. Chi trước ở chim thực tế là cánh. Chi trước của
chúng ta là tay. Rõ ràng, đó là hai cấu trúc khác biệt, nhưng chúng có nguồn gốc tiến hoá
chung. Các cấu trúc đó được đặt tên là các cấu trúc đồng dạng (homologous structures).

Ớ mức độ di truyền, con người và chim đều biểu hiện gen Tbx5 trong các mầm chi

203
trước đang phát triển. Tương tự, Brachyury, Tbx5 là thành phần cùa họ gen tác nhân phiên
mã với miền hộp T , đó là, trình tự bảo toàn cặp base bèn trong gen. Như vậy, protein được
TbxS mã hoá khởi động gen, hoặc các gen vốn là cần thiết để tạo chi. C ác đột biến ở trong
gen Tbx5 cùa người gây ra hội chứng Oram - Holt gây ra hậu quả là xuất hiện các dị tật
trong tim và chi trước.
Dường như cái gì đó đã biến đổi vì chim và người liên quan với các gen được phiên mã
vì protein Tbx5 (hình 4.5). Trong động vật bốn chân tổ tiên, có lẽ protein Tbx5 chỉ liên kết
vào một gen và gây ra sự phiên mã. Trong con người và chim , các gen khác biệt được biểu
hiện trong phản ứng đối với Tbx5.

Người
r--£n>*Ẽtr
---- ị----,---B
Các gen Các gen
- đích phát - đích phát
triển chi triển chi

T ổ tiên củ a nhóm động vật bốn chân

Các gen
Gen
Ger được đích phát
' ^ hoa
hoạt hoá triển chi
bởi Tbx5 (5

Hình 4.5. Tbx5 điểu hoà sự phát triển cánh và tay


Các cánh và tay là rất khác biệt, nhưng sự phát triển của mỗi cấu trúc phụ thuộc vào Tbx5. Vi sao lại khác
biệt? Tbx khởi động các gen khác nhau trong chim và trong người. (Theo Mason et al., 2010).
Sự tiến hoá Tbx5 phù hợp với các biến đổi trong trình tự mã hoá cho protein Tbx5
trong các loài khác nhau. Nhưng, nó cũng có thể cho các biến đổi trong các miền không ghi
mã của gen để biến đổi sự biểu hiện gen trong tiến hoá. T ác nhân phiên m ã miền đồng
nguồn tương lự được cặp đ ô i 1 ( p ilx l) được biểu hiện trong các chi sau của các phôi chuột
đang phát triển và các tương đồng cùa nó được biểu hiện trong vùng thuộc vây cùa cá có
gai chín tia vây (Pungitius pim gitin s). Giống nhiều với sự tiến hoá của gen Brachyury, p itx l
đã cùng quyếl định cho chức năng mới trong động vật bốn chân. Bên trong cá có gai, sự
biếu hiện gen p itx l là khác biệt ở trong quần thể ở biển và ở nước ngọt của cùng loài, tuy
nhiên các protcin trong cả hai quẩn thể có các trình tự axit amin y hệt nhau. L ờ i giải thích
cho sự khác biệt có thể tìm thấy trong các vùng điều hoà của gen vốn không được dịch
thành protein.
Cá biển có gai có giáp khung, bao gồm các gai trong vùng vây vốn bảo vệ chúng khỏi
cá ăn thịt. Các quẩn thể cách ly trong nước ngọt đã mất giáp khung vây và không thể hiện
pitxi trong vùng vây. Mất sự biểu hiện gen hơn là so với sự biến đổi trong cấu irúc protein
của tác nhân phiên mã giải thích cho sự khác biệt hình thái giữa cá có gai nước ngọt và cá
có gai nước mặn.

204
4.4. C Á C G E N K H Á C B IỆ T , C H Ứ C N ĂN G Đ Ó N G Q U Y

Các cấu trúc dồng thích ứng (homoplastic structures), cũng được biết như là các cấu
trúc lương ứng (analogous structures), có cùng các chức năng hoặc các chức nãng tương tự,
nhưng phát sinh độc lập - không giống các cấu trúc tương đổng (homologous structures)
vốn phát sinh từ tổ tiên chung. Nghiên cứu chủng loại phát sinh phát hiện ra các sự kiện
đồng quy, nhưng nguồn gốc của đồng quy có thể không dễ dàng hiểu được. Trong nhiều
trường hợp, các con đưòng phát triển khác biệt có thổ biến đổi, như là trường hợp với các
mắt dơn Irên các cánh bướm. Trong trường hợp khác, chẳng hạn như hình dạng của hoa, nó
không phải thường xuyên rõ ràng có phải là chính cùng gen, hoặc các gen khác là trách
nhiệm cho sự tiến hoá đồng quy.

4.4.1. Hình mẫu cá n h côn trùng chứ ng minh s ự đồng quy đồng th ích ứng

Các cánh côn trùng, đặc biệt,


cánh của bướm đèm (ngài) và Phát triển c á c mát đơn

bướm (bướm ngày), có hình mẫu Cánh đang phát triển Các mắt đơn trưởng thành phát triển từ
của Precis coenia *các vùng của sự biểu hiện Distal - les
biêu hiện đẹp có thể bảo vệ chúng
khỏi bị án thịt và cho phép chúng Biểu hiện gen
điều hoà nhiệt độ (hình 4.6). Distat - les tại locus
Nguổn gốc của các hình mẫu này

I
là được giải thích tốt nhất bời sự
cùng quyết định, sự phục hồi các
chương trình điểu hoà đang tổn tại
cho các chức năng mới.
D islal - les là một trong các
gcn cùng quyết định cho sự phát Tiến hoá của c á c mắt đơn
triển đốm mắt (mắt đơn) cùa
bướm. Sự phát triển chi trong côn
trùng và động vật chân khớp đòi Kết quả ià phân hướng
của kiểu hinh sắc tố
hỏi D islal - les, nhưng sự biểu hiện
của gen này cũng dự đoán nơi đốm
3. Phân hướng của gen điểu
sẽ được hình thành trên cánh bướm .-M Í Y ï ~ ï i ì hoà sự hinh thành sắc tố
(hình 4.6). D istal - les xác định 2. Các gen bổ sung được thu
!...
tâm của đốm, nhưng một sô' các góp cho sự hình thành mắt dơn
gen khác đã cùng quyết định để t 1. Distal - les được thu góp cho
xác định kích thước chung và hình sự tạo mới (thường được dung
cho phát triển chi)
mẫu của các đốm mắt khác biệt.
Không phải tất cả côn trùng Hỉnh 4.6. Tiến hoá của mắt đơn (đốm mắt)
đều có các tập hợp như vậy của gen bướm (bướm ngày)
cùng quyết định cho các chức năng Gen Distal - les, thường được dùng cho sự phát triển chi, đã được
mới này, nhưng tất cả các con phục hổi cho sự phát triển đốm mắt trên các cánh bướm. Distal -
đường tiến hoá đồng quy xung les khởi đầu sự phát triển các đốm màu khác nhau trong các loài
bướm bằng sự điếu hoà các gen sắc tô khác biệt trong các loài
quanh sự sản sinh ra các cánh được khác nhau. Các đỏm mắt có thể bảo vệ bằng cách gây sợ hãi đối
tạo hình mẫu tốt, mới này. với các vật ăn thịt. (Theo Mason et al., 2010).

205
4.4.2. Hình dạng củ a hoa cũng chứng minh s ự đống quy

Hoa phơi bày hai kiểu đối xứng. Xem hoa đối xứng toả tia (dối xứng xuyén lâm ), sẽ
thấy hình tròn. Không quan trọng hoa được cắt như thế nào, ta có đường Ihẳng dài phân
chia qua tâm, thu được hai phần y hệt nhau. V í dụ, các hoa đối xứng toả tia (xuyên tâm) là
cúc uyên min (Bellis), hoa hồng, hoa tulip và nhiều hoa khác.
Các hoa đôi xứng hai bên có các nửa ảnh (trong) gương trên mỗi phía của trục trung
tâm đơn. Nếu chúng bị cát trong bất cứ hướng khác nào, thu được hai hình dạng không
tương đương. Thực vật với hoa đối xứng hai bên gồm hoa mõm chó (Antirrhinum ), cây bạc
hà (Mentha) và hoa cây đậu. Các hoa đối xứng hai bên dẫn dụ còn trùng thụ phấn đến
chúng và hình dạng là tấc nhân quan trọng trong thành công tiến hoá của chúng.
Tại bước ngoặt của tiến hoá và phát triển, xuất hiện hai câu hỏi: thử nhất, các gen nào
liên quan trong đối xứng hai bên? thứ hai, có phải cũng những gen này liên quan trong rất
nhiều nguồn gốc độc lập cùa các hoa không đối xứng?
Cycloiclia (CYC) là gen snapdragon
(hoa mõm chó) chịu trách nhiệm cho
đối xứng hai bên của hoa.
Snapdragon với các đột biến trong
CYC có các hoa đối xứng tia (hình 4.7b).
Bắt đầu với chủng loại phát sinh
chắc chắn, các nhà nghiên cứu đã
chọn được các hoa vốn liên quan đối
xứng hai bên độc lập khỏi
snapdragon và đã được chọn dòng
Hlnh 4.7. Điểu hoà di truyén sự đoi xứng trong hoa
gen CYC. Cũng đã lập được trình tự
a) Các hoa mõm chó thưòng có đối xứng hai bên;
của gen CYC trong các đường ờ b) Gen CYCLOIDIA điều hoà sự đối xứng hoa và thể đột biến
cycloidia mõm chó có các hoa đối xứng tõà lia.
trong các hoa. Mặc dầu đối xứng toả
tia là điều kiện tổ tiên, một vài hoa đối xứng toả tia có tổ tiên đối xứng hai bên trong một số
các thực vật này. Lợ i thế của đối xứng hai bênxuất hiện một cách độclập giữa một số loài
vì gen CYC. Sự biến đổi này là một ví dụ về sự tiến hoá đổng quythông qua các đột biến
của cùng một gen. Trong các trường hợp khác, CYC là không rõ chịu trách nhiệm cho đối
xứng hai bên. Các gen khác cũng đóng vai trò trong sự tiến hoá đổng quy của các hoa đối
xứng hai bên.

4.5. NHÂN ĐỐI G E N V À PHÂN HƯỚNG

B ằng cách nào các gen được sao gáy ra các chức năng m ới trong sinh vật?
G iải thích vai trò cùa sự nhân đôi gen trong tiến hoá của bộ gen (genome evolution)
được để cập trong môn Di truyền học, trong mục này chúng ta xem xét ví dụ của sự phát
triển tiến hoá thống qua sự nhân đôi gen và sự phân hướng trong hình dạng của hoa.

4.5.1. Sao gen củ a p a leo A P 3 dẫn dên hình thái thực vật có hoa

Trước khi thực vật có hoa phát sinh, gen hộp MADS được nhân đôi, tăng các gen được

206
gọi là PI và paleoAP3. Trong các thực
vật có hoa tổ tiên, các gen này ảnh hưởng
ra
đến sự phát triển của nhị và chức năng .8
5
này đã được giữ lại.
Gen puleoAPỈ được nhân đôi để sản
ra AP3 và nhân đôi AP3 một số lần sau
khi số lượng của họ poppy cuối cùng
được chia sẻ tổ tiên chung với đơn vị
huyết thống đơn tổ của thực vật, được gọi dôi A P 3 và
nguồn gốc cảnh hoa
là thực vật hai lá mẩm điển hình độc lập
Nguồn gốc
(eudicots) (thực vật giống cây táo, cà của cây có hoa
chua và Arabidopsis). Đơn vị huyết thống Nhân đôi m Gen tổ tièn
đơn tổ này của thực vật hai lá mầm điển a Pl
hình được phân biệt về mức bộ gen bởi cả m paleo A P3
Gen tổ tiên s AP3
sự nhân đôi của paleoAPỈ và nguồn gốc Nhân đôi AP3
các hình mẫu chính xác của sự phát triển
cánh hoa trong tổ tiên chung cuối cùng Hình 4.8. S ự tiến hoá của cánh hoa thông qua
sự nhân đôi gen
cùa chúng (hình 4.8). Kết luận về phát
Hai sự nhân đôi gen thể hiện ra trong cây hai lá
sinh chủng loại là rằng AP3 có vai trò mầm điển hinh vốn có vai trò trong sự phát triển
trong sự phát triển của cánh hoa. cánh hoa. (Theo Raven et al., 2010).

4.5.2. S ự phân hưdng của AP3 biến đổi chức năng để điều phối s ự phát triển cánh hoa

Mặc dầu khả năng của A P Ỉ qua sự nhân đôi tương ứng với quá trình phát triển đồng
dạng cho sự phát triển cánh hoa chuyên biệt, mối tương quan có thể đơn giản là sự trùng
khớp ngẫu nhiên. Các thực nghiệm vốn trộn lẫn và các phần cặp đôi của các gen AP3 và PI
rồi sau đó nhập chúng vào thực vật thể đột biến ap3, đã khẳng định rằng, sự phù hợp phát
sinh chủng loại là không xảy ra đổng thời. Các thực vật ap3 không sinh ra hoặc các cánh
hoa, hoặc các nhị hoa. Sự tóm tắt của thực nghiệm được trình bày trong hình 4.9.
CÓ cánh hoa C 6 nhị hoa
Cấu trúc gen A P3 được thêm vào thể
đột biến AP3 Arabidopsis

Đầy đủ MẠDS
A P3 c đẩu cuối
gen AP3 Có Có
Không AP3 MADS
c đẩu cuối Không Không

P l c đầu cuối MAOS Pl c đầu cuối


thay thế AP3 Không Một số
c đẩu cuối

Hỉnh 4.9. AP3 đã có dược miền cẩn cho sự phát triển cánh hoa
Gen AP3 bao hàm hộp MADS mả hoá miền liên kết ADN và trình tự chuyên biệt cao cạnh đầu cuối c. Không
có miền 3' của gen AP3, cày Arabidopsis sẽ không tạo được các cánh hoa.

ớ trên đã nói rằng, họ gen tác nhân phiên mã hộp MADS đã được nhập vào. Một/vùng
cùa gen MADS mã hoá cho hoạ tiết gắn kết AD N ; các vùng khác mã hoá cho các chức năng

207
khác nhau, gồm cả liên kết protein - protein. Các protein PI và A P 3 có thể liên kết lẫn nhau
và kết quả là có thể điều hòa sự phiên mã của các gen cần cho sự hình thành nhị hoa và
cánh hoa.
4.5.2.1. Đẩu cu ố i c của AP3

Cả hai A P 3 và PI có các trình tự khác biệt tại c đầu cuối (cacboxy) của protein (được
mã hoá bới đầu 3' của các gen). Các trình tự c đầu cuối (đầu cuối C ) cùa protein AP3 là
chủ yếu cho chức nãng cánh hoa chuyên biệt và nó chứa các trình tự được bảo toàn, được
chia sẻ giữa các cây hai lá mầm điển hình. Trình tự A D N c đẩu cuối A P 3 đã bị loại bỏ khỏi
gen kiểu hoang dã và cấu trúc mới dược cài vào các cây ap3 để tạo nên thực vật chuyển
gen. Những thực vật chuyển gen khác đã được tạo ra bằng cách cài trình tự AP3 hoàn chỉnh
vào trong các cây a p ỉ. Trình tự AP3 hoàn chỉnh cứu nguy thể đột biến và các cánh hoa đã
xuất hiện. Cánh hoa không được tạo nên khi thiếu vắng hoạ tiết đầu cuối c .
AP3 cũng cần cho sự phát triển nhị, một tính trạng tổ tiên đã dược phát hiện trong
pcileoAPỈ. Các cây khuyết AP3 không hoạt động cho việc sản sinh hoặc nhị, hoặc cánh hoa.
4.5.2.2. Đáu cu ố i - c của Pl

K iểu hình thê’ đột biến p i cũng khuyết nhị và cánh hoa. Đ ể thử có phải đầu cuối c P l
có thế thay thế cho đẩu cuối c A P 3 trong việc định rõ sự hình thành cánh hoa, đầu cuối c
P l đã được bổ sung vào gen AP3 bị cắt cụt. Cánh hoa không được tạo nên, nhưng đã cứu
thoát một phần sự phát triển của nhị. Các thực nghiệm này đã chứng minh rằng A P 3 đã có
vai trò chủ yếu trong sự phái triển cánh hoa, được mã hoá trong trình tự đầu 3' của gen.

4.6. PH Â N T ÍC H C H Ứ C N Ă N G C Ủ A C Á C G E N T H Ò N G Q U A C Á C L O À I

Genomic so sánh (đối chiếu bộ gen của các loài) là sự hữu ích đáng ngạc nhiên cho
nhận thức sự đa dạng hình thái. T u y nhiên, tổn tại những hạn chế trong sự suy luận về tiến
hoá cúa sự phát triển vốn chúng ta có thể rút ra từ so sánh trình tự đơn độc. Genom ic chức
năng bao gồm giới hạn của các thực nghiệm nhằm để thử chức năng thực sự cùa gen trong
các loài khác nhau.
Các so sánh trình tự giữa các sinh vật là chủ yếu cho cả các nghiên cứu phát triển so
sánh và phát sinh chủng loại. Phân tích một cách thận trọng là cần thiết để phân biệt suy
luận với kết luận trực tiếp. Sự nghiên cứu liên quan nhanh chóng sử dụng thông tin sinh
học, khoa học sử dụng lập trình cho máy tính để phân tích A D N và dữ kiện protein, dẫn
dến giả thuyết vốn có thể thử bằng thực nghiệm.
Chúng ta đã thấy ở trên điều này có thể hoạt động ra sao với các gen được bảo loàn cao
như Thx5. Tuy nhiên, sự đột biến base đơn có thể biến đổi gen hoạt tính thành gen giả bất
hoạt và các thực nghiệm là cần đê chứng minh chức năng thực cùa gen.
Dụng cụ cho sự phân tích chức năng tồn tại trong các hệ thống mô hình cần phải được
phát triển trong các sinh vật khác dựa vào cây sự sống nếu chúng ta tiếp tục lịch sử tiến hoá
ghcp mảnh. Các hệ thống mô hình như là nấm men, thực vật có hoa Arabiclopsis, giun tròn
Cưenorhabdiús elegans. D rosophila và chuột đã được chọn lựa vì chúng dễ dàng cho thao
tác trong phòng nghiệm, có chu trình sống ngắn và có bộ gen được phác hoạ tốt. Cũng vậy,

208
nó có khả nãng nhìn rõ sự biéu hiện gen bên trong các phần của cơ thể sử dụng các đánh
dấu và đế tạo ra các sinh vật chuyển gen vốn chứa và biểu hiện các gen ngoại lai.

4.7. S ự Đ A D Ạ N G C Ủ A C Á C C O N M AT t r o n g t h ẻ ' g iớ i T ự N HIÊN

Mắt là cơ quan phức tạp nhất. Các nhà sinh học đã nghiên cứu nó hàng thế kỷ. Thực tế,
sự giải thích cấu trúc phức tạp như thế phát triển như thế nào đã là một trong những thách
thức lớn Darwin phải đối mặt. Nếu tất cả các phần của cấu trúc, chẳng hạn như con mắt,
đều đòi hỏi cho sự hoạt động phù hợp, sự chọn lọc tự nhiên sẽ xây dựng cấu trúc như thế
bàng cách nào?
Darwin đã trả lời rằng, thậm chí các cấu trúc trung gian, vốn, v í dụ, cung cấp khả nãng
phán biệt ánh sáng với bóng tối, sẽ phải là một so sánh có lợi với Irạng thái tổ tiên không có
khả năng nhìn thấy gì và thật vậy, các cấu trúc này sẽ phải thuận lợi nhờ sự chọn lọc tự
nhiên. Trong con đường này, bằng các cải tiến phụ trội trong chức năng, sự chọn lọc tự
nhiên sẽ xây dựng được cấu trúc phức tạp.

4.7.1. B ằng chứng hình thái ch ỉ rõ c á c con mắt được phát triển ít nhất hai mươi lần

Các nhà giải phẫu so sánh từ lâu đã nhận xét rằng, các cấu trúc của mắt thuộc cấc kiểu
khác nhau của động vật là hoàn toàn khác biệt. V í dụ, nhận thấy rằng, sự khác biệt trong
mắt của động vật có xương sống, côn trùng, nhuyễn thể (thân mềm) như giống Bạch tuộc
( Octopus) và sán sữa (pla n a ria ) trên hình 4.10. Các con mắt cùa các sinh vật này cực kỳ
khác biệt trong nhiều con đưcmg, từ mắt kép đến mắt đơn, đến mắt đơn đốt.
Do vậy, các con mắt này là những v í đụ của sự tiến hoá đồng quy và là đồng thích ứng.

Hỉnh 4.10. S ự đa dạng của các con mắt


Các so sánh giải phẫu và hình thái cùa các con mắt là nhất quán với già thuyết về sự tiến hoá đồng quy, độc
lập của các con mắt trong các toài khác nhau như ruổi và ngưởi.
Do nguyên nhân đó, các nhà sinh học tiến hoá suy nghĩ các con mắt cùa các sinh vậl khác
nhau như đang độc lập phát triển, có lẽ, có thể nhiều đến hai mươi lẩn (Raven et al., 2010).
Hơn nữa, cách suy nghĩ này quan niệm rằng, tổ tiên chung gần nhất cùa tất cả các dạng
này đã là các động vật nguyên sơ không có khả năng dò tìm ánh sáng.

4.7.2. C ù n g gen, Pax6, khởi đẩu s ự phát triển mắt củ a chuột v à ruổi

Đầu những năm 1990, các nhà sinh học nghiên cứu sự phát triển của mắt trong cá dộng
vật có xương sông và côn trùng. Trong mỗi trường hợp, gen đã được phát hiện vốn mã hoá

14-GTSINHH0C PT 209
tác nhân phiên mã quan trọng trong sự hình thành thuỷ tinh thể; gen chuột đã được đặt tên
I‘ax6, trong khi gen ruổi được gọi là eyeless. Đột biến trong gen eyeless dẫn đến sự không
sán sinh ra tác nhân phiên mã và như vậy thiếu vắng hoàn toàn sự phát triển mắt, từ đó gen
được mang tên của nó như vậy.
Khi các gen này được trình tự
(được phân tích trình tự), nó trỏ nên lộ
rõ rằng, chúng đã là tương đổng cao;
thực chất, gen Pax6 tương đồng là chịu
trách nhiệm gây ra sự hình thành thuỷ
tinh thể trong cả côn trùng và động vật
có xưưng sống. Sự minh hoạ tuyệt vòi
100 iim
cho sự đồng hình này đã được nhà sinh
học Thuỵ Sĩ W alter Gehring, người đã Hinh 4.11. P a x 6 của chuột tạo một con mắt
trẽn chân của ruỗi
cài Pax6 của chuột vào bộ gen của
Pax6 và eyeless là các gen tương đổng chức năng. Gen
ruồi Drosophila, tạo nên con ruổi điếu hoà sợi chính Pax6 có thể khởi đầu sự phát triển mắt
chuyển gen. Trong con ruổi này, gen kép trong ruổi giấm hoặc phát triển mắt đơn trong chuột.
(Theo Raven et al., 201Ó).
Paxù dã được khởi động bởi các tác
nhãn diều hoà trong chân ruồi và một con mắt đã được hình thành trên chân cùa ruổi
(hình 4.11)
Các kết quả này đã thực sự gây a) Cư trú nổi (bồ mặt) — c6 Pax6
sửng sốt đối với cộng đổng sinh học
tiến hoá. Côn trùng và động vật có vú
đã phàn hướng từ tổ tiên chung hơn
500 triệu năm về trưốc. Hơn nữa, sự
khấc biệt lớn trong cấu trúc của mắt
động vật có xương sống và mắt côn
b) Cư trú à hang - không có Pax6
trùng, giả định rằng mắt được phát
triển dộc lập và rằng sự phát triển của
chúng sẽ dược diều phối bởi các gen
khác biệt hoàn toàn. Sự phát trién của
,
mắt đã chịu tác động bởi cùng các gen
tương đồng và các gen này đã là
Hình 4.12. C á à hang bị mất thị giác cùa chúng
tương tự rằng gen động vật có xương Cả mexicô (Aslyanax mexicanus) có (a) các thành phần cư
sống dường như hoạt động bình trú nổi (bề mặt) vả (b) các thành phấn sống ở hang cùa cùng
thường trong bộ gen của côn trùng đã loài. Cá ở hang có các con mắt rất bé, một phần vì giảm thiểu
là hoàn toàn bất ngờ. sự biểu hiện gen Pax6. (Theo Raven et al„ 2010).

Cáu chuyện Pax6 còn kéo dài đến cá không mắt được tìm thấy trong các hang động
(hình 4.12). C á sống trong các hang động tối tăm cần dựa vào các giác quan khác so với thị
giác. Trong cá ở hang, sự biểu hiện gen Pax6 bị giảm mạnh. C ác con mắt khởi đầu phát
triển, nhưng sau đó thoái hoá.

4.7.3. G iun vằn, nhưng không phải sán sữa, s ử dụng P ax 6 ch o s ự phát triển mắt

Những phát hiện mới đây đã tạo sự ngạc nhiên hơn về gen Paxổ. Thậm ch í con giun

210
vằn rất đơn giản, Lineus sanguineus, dựa vào Paxố để phát triển các mắt đơn của nó. Gen
tương đồng Paxó dã được chọn dòng và đã chỉ ra sự biểu hiện tại các vị trí nơi các mắt đem
phát triển. Ngược lại, các giun sán sữa ( Planaria ) không dựa vào Paxố cho sự phát triển các
mắt đơn.

4.7.3.1. S ự tá i sinh mát dơn giun vàn


Con giun vằn biển đơn giản Ý tường khoa học
phát triến muộn hơn so với sán Giả thuyết: Paxổ cán cho sự tài sinh càc mắt đơn trong giun vàn.
pỉanciria. Đúng như sán Dự đoán: Mắt đơn sẽ tái sinh nơi Pax6 được biểu hiện.
Thử nghiệm:
plunaria, các con giun vằn có

I
Mắt đơn
thê tái sinh vùng đẩu của chúng 1 . Cắt và loại bỏ đầu
nếu nó bị cắt bò. Trong thực
nghiệm giun, đầu của giun vằn
bị cắt bỏ và các nhà sinh học đã
theo dõi sự tái sinh của các mắt
đơn. Trong cùng thời gian, sự 2. Thấy phiôn bản ARN trong
biểụ hiện của gen tương đổng vùng đẩu đang tái sinh sử dụng Đáu đang r Mẳu thử
phép lai in situ với mău thử ADN tái sinh 1 cho Pax6
Paxổ được quan sát bởi sử dụng đối cảm được nhuộm màu vốn lả
sự lai tại chỗ (insitu). bổ sung vào ARN Paxổ.

Đế quan sát sự biểu hiện


gen Paxó, đã tạo một trình tự Mát đơn

f
A R N đối cảm của Pax6 và đánh Đẩu được
tái sinh Mẫu thử
dấu bằng chất nhuộm màu. K hi Kết quả: Các phiên bàn Pax6 L bàn Paxổ
các con giun vằn đang tái sinh được phát hiôn chĩ à ndi các mắt
đơn tái sinh.
đã được phơi nhiễm với mẫu thử
Paxổ đối cảm, A R N đối cảm cặp Kốt luận: Pax6 được biểu hiện nơi các mắt đơn tài sinh vồ cố khổ
nởng cần cho sự tài sinh mắt đơn.
đôi với các phiên bản A R N Pax6
Hình 4.13. Sự biểu hiện Pax6 tương quan với sự táỉ sinh
được biểu hiện và có thể thấy
mắt đơn ò giun vằn
được dưói kính hiển vi như là (Từ Raven et al., 2010).
bào tử nhuộm màu (hình 4.13).

4.7.3.2. Tái sinh cá c mát dơn sán sũ a (planaría)


Các thực nghiệm tương tự đã được thử nghiệm với các loài p lan aria vốn vể mặt phát
sinh chủng loại với giun vằn, nhưng kết luận hoàn toàn khác với kết luận từ thực nghiệm
trên giun vằn. Nếu planaria bị cắt đôi theo chiều dọc, nó sẽ tái sinh nửa bị mất của nó, bao
gồm mắt đơn thứ hai, nhưng không biểu hiện gen Paxổ là được liên kết với sự tái sinh các
mắt đơn.
P lanaria có các gen quan hệ - Pax6, nhưng làm bất hoạt các gen ấy đã không dừng
được sự tái sinh mắl (hình 4.14). Tuy nhiên, các gen quan hệ - Paxó này đã được thể hiện
trong hệ thần kinh trung tâm. Thành phần đáp ứng Pax6, gen tăng cường - P3, cũng đã
được nhận biết và được biểu lộ hoạt tính trong sán sữa. Có lẽ, một vài manh mối về nguồn
gốc của vai trò của P ax6 trong sự phát triển mắt sẽ được phát hiện khi tiếp tục so sánh sự
tái sinh mắt đơn giữa giun vằn và sán sữa (Planaria).

211
Ý tưởng khoa học
Giả thuyết: Pax6 cần cho s ự tái sinh mắt đơn planaria vốn xả y ra khi planaria
bị cắt đỗi theo chiểu dọc.
Dự đoán: S ự tái sinh mắt đơn s ẽ không xả y ra khi khỗng có protein Pa x6
T h ử nghiệm :
Cật

1. Cắt xẻ đôi doc theo Mắt đơn


thản Planaria

2. Phong toả sự biểu hiện của 3. Đối chứng - cho các cái đầu tái
cà hai gen quan hệ - Pa x6 và sinh không phong toà sự biểu hiện
cho các cái đầu tái sinh Pax6

\
Mắt đơn

Kết quả: Càc mắt đơn tài sinh.


Kết luận: Pax6 khồng cần cho s ự tái sinh mất đơn trong Planaría.

Hình 4.14. Pax6 là không cần cho tái sinh mắt đơn trong sán sữa (Planaria)

TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 4: T IẾ N H O Á C Ủ A P H Á T T R IE N
4.1. Tổng quan về sự tiến hoá của sinh học phát triển
- Những gen được bảo toàn cao sinh ra sự đa dạng hỉnh thái. Các gen Hox xác lập hình dạng thân
thể trong các động vật. Các gen hộp MADS có các chức năng tương tự trong thực vật. Những biến đổitrong
các tác nhản phiên mã và trong các gen liên quan trong các con đường truyền tín hiệu là chịu trách nhiệm cho
các hinh thái mới.
- Các cơ chê' phát triển biêu hiện sự biến đoi tiến hoá. Sự mô tả dị ỉhời đối với sự biến đổi thời gian
của các sự kiện phát triển là do các biến đổi di truyền; mô tả sự phát triển đổng dạng đối với các biến đổi trong
hình mẫu không gian của sự biểu hiện gen.
Những biến đổi của các phần khác biệt của sự ghi mã và cùa các trình tự điểu hoà của các tác nhản
phiên mả có thể thay đổi sự phát triển và sự biểu hiện kiểu hình.
4.2. Đột biến một hoặc hai gen xuất hiện dạng mởi
Măc dầu hầu hết đột biến là chết, một số tạo ra các lợi thế phù hợp. Những lợi thế này có thể gồm nhiều
đột biến nhỏ, như sự biến đổi đối với gen đơn, vốn có các hiệu ứng lớn đối vói hinh thái và phát triển.
4.3. Cùng gen, chửc năng mới
Trải qua tiến trinh dài tiến hoá, các gen đã cùng quyết định (cùng chọn) cho các chức năng mới. Biến đổi
trong miến ghi mã protein của tác nhân phièn mã có thể biến đổi các gen nó có thể gắn vào hoăc điểu.hoà..
Sự biến đổi trong miền điểu hoà của gen có thể biến đổi nơi nào hoặc khi nào gen đó được biểu hiện, vốn có
thể dẫn đến sự biến đổi hinh thái.
4.4. Các gen khác biệt chức năng đống quy
Các cấu trúc đổng thích ứng có chức năng tương tự nhưng các nguồn gốc tiến hoá khác nhauvà l

21 2
những ví dụ về sự tiến hoá đổng quy. Các nét đồng thích ứng có cùng các nguồn gốc tiến hoá, nhưng có các
chức nâng khác nhau. Kiến thức về các gen cơ bàn thường bộc lộ rằng đặc điểm cho rằng phải là đổng thích
ứng có nguồn gốc chung hơn so với mong đợi.
4.5. Nhân đôi gen và phân hướng
Nhàn đôi gen cho phép phản hưỏng vốn dẫn đến chức năng mới. Trong thực vật có hoa hai lá mầm,
gen AP3, vốn xuất hiện bởi sự nhàn đôi từ gen paleoAP3, đạt được vai trò trong phát triển cánh hoa thêm vào
chức nâng phát triển của nó trong sự phát triển của nhị hoa.
4.6. Phân tích chức năng của các gen thông qua các loài
Những tương tự bộ gen (genomic) một mình không đủ để xác định chức nâng của các gen trong các loài
khác nhau. Những nghiên cứu chức năng bộ gen liệu có hay không các gen được bảo toàn hoạt động trong
cùng con đường thông qua các loài sử dụng các cơ thể mô hình và công nghệ di truyền.
4.7. Sự đa dạng của các con mắt trong thế giói tự nhiên
Các quan điểm đa ngành có thể làm sáng tỏ lịch sử tiến hoá của sự đa dạng của thế giới sinh học. Gen
Pax6 và nhiều đổng hình của nó chỉ ra rằng sự phát triển của mắt, mäc đầu có sự đa dạng lớn trong kết quả,
có thể có nguồn gốc tiến hoá đơn.

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 4
1. Hai loài họ hàng gần của Drosophila ở Hawaii có thể phân biệt được bởi sự hiện diện của một đôi cánh
ngược với hai đôi. Bạn hây giải thích như thế nào sự tiến hoá cùa khác biệt này?
2. Lứa cá vảy sừng nước ngọt (Cyclidae) có hàm dài hơn nhiều so với cá đó được thấy từ trước nay. Bạn
xác định rằng sự đột biến chịu trách nhiệm đối với hàm dài thái Cực. Có phải cá này là một loài mới? Bạn sẽ
xác định điếu ấy như thế nào?
3. Giải thích gen có thể có được chức năng mới như thế nào?
4. Cá biển có gai ba ngạnh được giao phối với cá ba ngạnh nước ngọỉ với giáp khung bị giảm thiểu và ỉất
cả hậu thế có giáp khung giảm thiểu, c ả hai quần thể có các vùng mã hoá pitxl y hệt. Có thể pitxl là nguyên
nhàn của sự khác biệt trong giáp khung?
5. Cả hai cả mập và voi có các vây ngực, những đặc điểm ấy là đổng hình hoặc là đồng thích ứng?
6 . Giả định rằng sự nhân đôi của gen đặc biệt đã được chứng minh là sẽ chết. Nếu một số, sẽ cho phép

sự nhán đôi này duy tri và có thể phát triển thành chức năng mới?
7. Các thử nghiệm và các kỹ thuật gi đã được dùng để chứng minh vai trò của gen AP3 trong sự phát
triển của cánh hoa?
8 . Vi sao các đột biến sẽ dẫn đến khiếm khuyết Pax 6 được duy trì trong cá ở hang? Nếu cá này. được

đưa vào sinh cảnh có ánh sáng, bạn mong đợi cái gi xảy ra?

213
Phần hai

SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT

Sinh sàn hữìi tinh là sự hợp nhất hai giao lử đơn bội đ ề tạo nên tê'bào lưỡng bội đơn được
gọi là hợp tử. H ợp lử phát triển thông qua quá trình phân chia và pliân hoá t ế bào thảnh cơ thê’
đa bào phức lạp, gồm nhiều các mô và các cơ quan khác nhau. Tại cùng thời gian, m ộí nhóm
các lê'bào vôh tạo nên dòng mầm đ ể giúp c a th ể đang phát triển qua sinli sàn hĩat tinh thành
c o iliể trưởng thành. Clìúng ta tập trung chú ỷ đến các giai đoạn m à tất cà động vật trải qua
pliál sinh phôi: thụ tinh, phàn cắt, phôi nang và phát sinh cơ quan (bảng 8.1). Phát triển là quá
trình động thái và do vậy các ranh giới này có phẩn nhân tạo. M ặc dầu đ ã phál hiện các chi
tiết của sự phân lioá, các gen pliát triển và các con đường cùa t ế bào đang được bảo tồn mạnh
và chúng tạo nên các cấu trúc tương tự trong các cơ lliểkhác nhau,
Sinh sản là kliâu trọng yếu trong tiến trình plìál triển của các c ơ th ề động vật, trong
sinh sản hữu lính luôn cần ph ả i tạo giao tử, vốn ch ỉ xuất hiện qua giảm phân. D o vậy,
trong phấn này, cliúng la n ước tiên xem xét quá trìnli giảm phân.

C hương 5

GIẢM PHÂN

Sinh sản hữu tính đòi hỏi phải tạo giao tử, vốn xuất hiện qua giảm phân. Chúng ta bắt
đầu với sự xem xét khái quát lịch sử của hiện tượng giảm phân như là cơ sở của quá trình
tạo giao tử và quan hệ của giảm phân dối với sinh sản hữu tính.

5.1. GIẢM PHÂN

Sản phẩm của giảm phân chính là giao từ.

5.1.1. Giảm phân giảm s ố lượng nhiễm s ắ c th ể (NST)

Chỉ ít nám sau phát minh của Walther Fleming về nhiễm sắc thể năm 1879, nhà tế bào học
người Bỉ Edouard van Beneden đã ngạc nhiên phát hiện ra số lượng khác nhau của N ST trong
các kiểu tế bào khác biệt trong con giun tròn Ascaris. Đặc biệt, ông đã quan sát thấy rằng các
giao tử (trứng và tinh trùng) mỗi loại chứa hai NST, nhưng tất cả các tế bào không sinh sản,
hoặc các tế bào soma, cùa phôi và các cá thể giun trưởng thành mỗi tế bào chứa bốn NSTT.
Từ các quan sát của mình, trong năm 1883, van Benden đã giả định rằng trứng và tinh
n ùng mỗi loại chứa một nửa bộ N ST được phát hiện trong các tế bào khác, dung hợp tạo ra
tế bào đơn gọi là hợp tử. Hợp tử, tương tự tất cả các tế bào cuối cùng có nguồn gốc từ nó,
chứa hai bản sao của mỗi N ST. Sự dung hợp các giao tử tạo nên tế bào mới gọi là thụ tinh.

214
Đã rõ là thậm ch í ngay cả đối với các nhà nghiên cứu sớm trước rằng sự hình thành
giao tử phải liên quan với một số cơ chế gây ra sự giảm số lượng các N ST xuống một nửa
được phát hiện trong các tế bào khác. Nếu không như thế, sô' lượng N ST sẽ gấp đôi với mỗi
lần thụ tinh và sau chỉ ít lần tái sinh, sô' lượng các N ST trong mỗi tế bào sẽ trờ nên lớn quá
mức. V í dụ, trong đúng 10 thế hệ, 46 N ST hiện diện trong cấc tế bào người sẽ tăng lên đến
hơn 47.000 (46 X 2 1").
Số lượng N ST không thể bùng nổ trong con đường này vì có sự phân chia giảm nhiễm
giám phân (meiosis). Giảm phân xảy ra trong sự hình thành giao tử, sản sinh ra cấc tế bào
với mộl nửa số bình thường của NST. Sự dung hợp tiếp theo của các tế bào này đảm bảo số
lượng NST nhất quán (ổn định) từ thế hệ này qua thế hệ khác.

5.1.2. C á c đ ặc điểm củ a giảm phân

Cơ chẽ cùa giảm phân biến đổi trong các chi tiết quan trọng trong các cơ thể khác
nhau. Các biến đổi này đặc biệt rõ trong cấc cơ chế tách N ST: Các biến đổi được tìm thấy
trong sinh vật nguyên sinh và nấm là rất khác biệt so vối trong thực vật và động vật ma
chúng ta sẽ mô tả ở đây.
Giảm phân trong cơ thể lưỡng bội gồm hai vòng phân chia, được gọi là giảm phân I và
giảm phân II, với mỗi vòng chứa kỳ trước (prophase), kỳ giữa (metaphase), kỳ sau (anaphase)
và kỳ cuối (telophase). Trước khi mô tả chi tiết của quá trình này, đầu tiên chúng ta kiém
tra các đặc điểm của giảm phân vốn phân biệt nó với nguyên phân.
5.1.2.1. Các NST tương đón g k ế t dõi trải qua giảm phán
Trải qua kỳ trước sớm I cùa giảm phân, các N S T tương đổng tìm gặp nhau và trở nên
kết hợp chặt chẽ với nhau, quá trình được gọi là kết đôi hoậc tiếp hợp (synap - sis) như
trên hình 5 .la. Mặc cho lịch sử nghiên cứu dài, các chi tiết phân tử vẫn còn chưa rõ. Các
nhà sinh học đã sử dụng kính hiển vi điện từ, số liệu từ trao đổi chéo di truyền và phân tích
hoá sinh đã rọi ánh sáng lên sự kết đôi. Nhu vậy, những kết quả nghiên cứu chưa tích hợp
được vào một bức tranh hoàn chỉnh.
a) Phức hệ sợi g h ép
Rõ ràng các N ST tương đồng phát hiện được các bạn (NST) kèm thích hợp của chúng và
trớ nên thân tình kết hợp trong kỳ Irước I. Quá trình này bao gồm sự hình thành trong nhiều
loài cùa cấu trúc hoàn hảo gọi là phức hệ sợi ghép, gồm các N ST tương đổng kết đòi chặt
dọc theo mạng protein giữa chúng (hình 5-lb). Thành phần của phức hệ sợi ghép gồm dạng
đặc hiệu giảm phan của cohesin, kiéu protein vốn nối các thanh nhiễm sắc chị em trong
nguyên phân (mô tả trong Chương 2). Dạng này của cohesin giúp nối các N ST tương đổng
cũng như các ihanh nhiễm sắc chị em. Kết quả là tất cả bốn thanh nhiễm sắc của hai NST
tưcmg đồng được kết hợp chặt trải qua kỳ này cùa giảm phân. Đôi khi cấu trúc này cũng được
gọi là bộ bốn (tetrad) hoặc lliểlưỡng trị (thể nhiễm sắc tương đổng ghép đôi, bivalent).

b) S ự tr a o d ổ i v á t liệ u d i tr u y ề n g iữ a c á c n h iễ m s ắ c th ê tư ơ n g d ồ n g
K hi các N ST tương đồng đã kết đôi trong kỳ trước I, quá trình khác duy nhất đối với
giám phân xáy ra: tái tổ hựp di truyền hoäc sự trao đổi chéo. Quá trình này chính xác
cho phép các N ST tương đồng trao đổi vật liệu N ST. Quan trắc tế bào học gọi hiện tượng
này là sự trao đổi chéo và sự khám phá di truyền gọi nó là tái tổ hợp —vì các alen của các
gen vốn trước đó đã ở trên các N ST tương đồng lách biệt bây giờ có thể được phát hiện trên
cùng N ST tương đổng.

215
Các vị trí trao đổi chéo được gọi là tạo vát chéo và những vị trí tiếp xúc này được duy
tri cho đến kỳ sau I. Sự tiếp xúc vật lý cùa các N ST tưcmg đồng (hình 5 .la ) gây ra sự vắt
chéo (trao đổi chéo) và tiếp tục tiếp xúc của các thanh nhiễm sắc (NS) chị em (hình 5 .la )
khoá các N ST tương đồng lại với nhau.
c) K ế t h ợ p v à p h â n ly c ủ a c á c n h iễ m s ắ c th ê tư ơ n g d ồ n g
Sự kết hợp giữa các N ST tương đồng kéo dài suốt giảm phân I và quy định tập tính của
các NST. Trải qua kỳ giữa I, các N ST tương đồng được cặp đôi chuyển đến tấm (bản) kỳ
giữa và trờ nên định hướng với N ST tương đồng của mỗi cặp gắn vào các cực đối nhau của
thoi. Ngược lại, trong nguyên phân, các N ST tương đồng có tập tính độc lập với nhau.
Sau đó, trải qua kỳ sau I, các N ST tương đổng cùa mỗi cặp được đẩy đến các cực đối
nluiu. Lần nữa điểu này là ngược lại với nguyên phân, Irong đó các thanh nhiễm sắc chị em,
không tương đổng, được đẩy đến các cực đối nhau.
Bây giờ chúng ta có thể thấy vì sao lẩn phân chia đẩu tiên được gọi "giảm phân" -
nó thể hiện kết quả trong các tế bào con vốn chứa một N ST tương đồng từ mỗi cặp NST. Sự
phân chia giảm phân thứ hai không tiếp tục giảm số lượng của các N ST; nó sẽ chỉ tách các
thanh chị em cho mỗi N ST tương đồng.

Hỉnh 5.1. Các dặc điểm duy nhâ't của giảm phân
a) Các NST tương đồng kết đỏi trong kỳ trước I của giảm phản. Quá trình này được gọi là sự tiếp hợp, sản sinh
ra các tương đổng được nối bởi cấu trúc gọi là phức hệ sợi ghép. Các NST tương đổng đả cập đôi có thể về
m^t vặt lý trao đổi các đoạn, quá trình gọi là trao đổi chéo (vắt chéo); b) Phức hệ sợi ghép ascomycet Neotiella
rutilans; c) Sự cặp đôi này cho phép các cặp NST tương đổng, không phải các thanh nhiễm sắc chị em, tách
rời ra như là đơn vị trong giảm phân I. Vì các NST thể không được tái bản lấn nữa trước giảm phân II, sự tách
ra của các thanh nhiễm sắc chị em tạo nên các sàn phẩm đơn bội cuối cùng. (Theo Raven et al., 2010).
5.1.2.2. Giám phân dặc trung hai lẩn phân chia với một lẩn tái bán ADN
Sự khác biệt rõ nhất giữa giảm phân và nguyên phân là ờ chỗ giảm phân liên quan
đến hai lần phân chia liên tiếp không tái bản (sao chép) vật liệu di truyền giữa chúng.
Một cách giúp thấy được điểu đó là sự tái bàn A D N cần bị loại bỏ giữa hai lẩn phân chia.
V ì tập tính của các N S T trải qua giảm phân I, thu được các tế bào chứa một bản sao của
mỗi NST. Một lẩn phân chia giống như nguyên phân, không có tái bản A D N , chuyển các
tế bào này thành các tế bào với bàn sao đơn của mỗi N ST (hình 5.1r). Điểu này là chìa
khoá cuối cùng đế hiểu được giảm phân: Lẩn giảm phân thứ hai tương tự nguyên phân
không có sự sao chép NST.

5.1.3. Quá trình giảm phân

Để hiểu giảm phân, cẩn theo dõi cẩn thận tập tính của các N ST trong thời gian của mỗi
lần phàn chia. Các sự kiện cúa giảm phán phụ thuộc vào sự trao đổi vật liệu N ST tương
đồng bởi hiện tượng trao đổi chéo (vắt chéo). Điều đó cho phép thanh NS chị em bám dính
quanh các nơi trao dổi để nấm giữ các N ST tương dồng với nhau. BỊ mất sự bám dính thanh
NS chị em rồi sau đó sẽ khác biệt trên các cánh N ST và tại các tâm động; nó bị mất tại kỳ
sau I trẽn các cánh N ST nhưng vẫn còn tại các tâm động đang còn ở kỳ sau II.

5.1.3.1. K ỳ trước I t h ế hiện giai doạn giám phân


Các tế bào giảm phân có thời kỳ của pha trung gian tương tự nguyên phân với các pha
G|, s và G 2. Sau pha trung gian, các tế bào dòng mẩm chuyển vào giảm phân I, A D N cuộn
chặt hơn và các N ST riêng biệt lần đầu tiên trở nên thấy được dưới kính hiển vi quang học.
V ì rằng A D N đã được tái bản trước khi bắt đẩu giảm phân, mỗi trong các sợi này thực sự
gồm hai thanh N S chị em (hình 5.2) được nối với nhau tại các tâm động của chúng. Trong
kỳ ưưóc I, các N S T lương đồng trỏ nên Hên kết chặt trong sự tiếp hợp, sự trao đổi các đoạn
bàng cách vắt chéo và sau đó tách ra.

a) S ự tiế p h ợ p
Trong thòi kỳ pha trung gian trong các tế bào dòng mầm, các đẩu cuối của các thanh
NS dường như bị gắn vào vỏ nhân (nuclear envelope: gồm hai màng nhân hợp thành) tại
các nơi chuyên biệt. Các nơi mà các N ST tương đổng gắn vào là cận kề, do vậy trong thời
gian kỳ trước I, thành phần cùa mỗi cặp tương đồng của các N ST được xích lại sát nhau
hơn. Sau đó các cặp tương đồng xếp hàng cạnh nhau, rõ là được hướng dẫn bởi các trình tự
dị nhiễm sắc trong quá trình tiếp hợp.
Sự kết hợp này nối các N ST tương đồng dọc theo toàn bộ chiều dài của chúng. Các
thanh NS chị em của mỗi cặp tương đổng cũng được nối với nhau bởi phức hệ cohesin
trong quá trình gọi !à sự kết dinh tlianli NS cliị em (tương tự như trong nguyên phân).
Điều này làm cho tất cả bốn thanh NS đối với mỗi bộ các N ST tương đồng cặp đôi Ihành
lập hợp chặt.

b) T ra o d ô i c h é o
Cùng với phức hệ sợi ghép (hình 5.1) vốn được tạo nên trong kỳ I, một kỉểu cấu trúc
khác xuất hiện là tương quan trong sự điều chỉnh với quá trình tái tổ hợp. Đó là cái được
gọi các mỏíhm (điều biến) lái lố hợp và chúng được cho rằng chứa bộ máy enzym cần đế
phán giải và nối các thanh NS của các N ST tương đồng.

217
a
Hình 5.2. Các kết quà của trao dổi chéo
Trong thời gian trao đổi chéo, các NST tưang đổng có thể Irao đổi các đoạn

Sự trao đối chéo liên quan đến một loạt phức tạp cùa các sự kiện trong đó các đoạn
A D N đuợc trao đổi giữa các thanh N S không chị em (hình 5.2). Sự trao đổi chéo giữa các
thanh N S chị em bị loại bỏ trong giảm phân. Sự trao đổi chéo tương tác giữa các thanh NS
không chị em được điểu phối như là mỗi đoạn (nhánh) N ST thường có một hoặc một ít bắt
chéo cho mỗi giảm phân, không quan trọng kích thước cùa N S T ra sao. Các N S T của người
có hai hoặc ba (Raven et al., 2010).
K h i sự trao đổi chéo được hoàn thành, phức hệ sợi ghép phân rã và các N ST tương
đồng trở nên kết hợp kém chặt nhưng vẫn còn gắn kết bời sự vắt chéo. T ạ i điểm đó, có bốn
thanh NS cho mỗi kiểu N ST (hai N ST tưcmg đổng, mỗi trong chúng gồm hai thanh nhiễm
sắc chị em như trên hình 5.2).
Bốn thanh NS đó không tách rời nhau hoàn toàn vì rằng chúng được giữ lại với nhau theo
hai cách: 1) hai thanh NS chị em cùa mỗi cặp N ST tương đồng, vừa mới đuợc tạo nên bởi sự
tái bản AD N , là một lổng thể nguyên vẹn nhờ các tâm động chung của chúng (hình 5.3); 2)
các N ST kết đôi vẫn là thể nguyẽn vẹn tại các điém nơi trao đổi chéo xảy ra bởi sự bám dính
thanh NS chị em quanh nơi trao đổi. Các điểm này là các thổ vắt chéo vốn có thể quan sát
được dưới kính hiển vi. Giống như các vòng nhỏ xê dịch hai sợi dây, thể bắt chéo di chuyén
đến đẩu cuối của cánh N ST trước kỳ giữa I. Trong khi hoàn tất tập tính cặp đôi N S T xảy ra.
Các sự kiện khác phải xảy ra trong kỳ trước I. v ỏ nhân phải bị phân rã, dọc theo cấu trúc pha
trung gian của các vi ống. Các vi ống được tạo thành thoi, đúng như trong nguyên phân.

5.1.3.2. Trong kỳ giũa I, xếp hàng các N ST tưcmg đồng đã đu ợc kết đôi
Bới kỳ giữa I, giai đoạn thứ hai của giảm phân I, sự trao đổi chéo dịch chuyển các N ST
đã được cặp đôi đến các cực. Tại điểm này, chúng được gọi sự trao đ ổ i cliéo cuối cùng. Sự
trao đổi chéo cuối cùng nắm giữ các N ST tương đồng lại với nhau trong kỳ giữa I do vậy
các N ST tương đổng có thể xếp hàng tại xích đạo (tại tấm kỳ giữa) của tế bào.
Sự bắt giữ các vi ống bởi các tâm động trán (cấu trúc protein chuyên biệt định cư tại tâm
động) xảy ra theo cách các tâm động trẩn cùa các thanh NS chị em hoạt động như đơn vị đcm.
Điều đó thể hiện kết quả trong các vi ống từ cấc cực đối nhau trỏ nên gắn kết vào các tâm động
trần của các N ST thể tương đổng, chứ không phải gắn vào các thanh N S chị em (hình 5.3).
Khả năng của các tâm động trẩn chị em có tập tính như là đơn vị trong thời gian của
giảm phân I chưa được thấu hiểu. Đã có giả định, dựa trên số liệu kính hiển vi điện tử, rằng
phức hệ tâm động - tâm động trẩn của các thanh NS chị em là chặt trong thời gian giảm
phân I, cho phép chúng hoạt động như là đơn vị đơn.
Sự gắn đơn cực các tâm động của các thanh NS chị em sẽ bị tai hoạ trong nguyên phân,
nhưng nó là then chốt đối với giảm phân I. Nó tạo lực căng lên các N S T tương đồng, vốn
được nối bới thê’ vắt chéo và sự kết dính thanh NS chị em, đẩy các N S T tương đồng đã cặp
đôi đến miền xích đạo của tế bào. Trong con dường này, mỗi căp đã kết nối của các N ST
tương dồng xếp hàng trên tấm kỳ giữa (hình 5.4).

218
Giảm phân I Nguyỗn phân
Kỳ giữa I Kỳ giữa

Thể vát chéo giữ các N ST


tương đống với nhau. Các
tâm đông trần của các thanh
NS chị em nối với nhau và
m Cảc N ST tương đổng chưa
kết dôi; các tâm động trán
của các thanh NS chị em
vẫn còn tách biệt; các vi
hoạt động như là một. C ác vi Ống gán vào cả hai tảm
Ống có thể chỉ gắn vào một động trần tại các bôn đối
bèn của mỗi tâm dộng. diện nhau của tâm đông.
... *
Kỷ sau I ...»
Kỳ sau

Các vi ống đẩy một phấn


các NST tương đống, nhưng
các thanh NS chị em vẫn
dính kết với nhau
y Các vi Óng đẩy các thanh
NS chị em ra xa nhau

Hinh 5.3. Xếp thẳng hàng của các NST là đặc điểm khác biệt giữa giảm phân và nguyên phân
Trong kỳ giữa I của giảm phân I, sự vắt chéo và nối giữa các thanh NS chị em giữ các NST tương đổng với
nhau; các tâm động trẩn được kết đôi cho các thanh NS chị em của mỗi NST tương đổng trở nên gắn vào các
vi ống từ một cực. Vào cuối giảm phân I, các nối giữa các thanh NS chị em các cánh (nhánh, đoạn) bị gãy vì
các vi ống co ngắn lại, đẩy các NST tương đống tách rời nhau. Các thanh NS chị em văn còn nối với nhau bởi
các tâm động của chúng. Trong nguyên phân, các thanh NS từ các cực đối nhau gắn vào tâm động trần của
mỗi tâm động chị em; khi các nối giữa các tâm động chị em bị gảy, các vi ống co ngắn lại, đẩy các thanh NS
chị em đến các cực đối diện nhau.

Sự định hướng của mỗi cặp trên trục thoi là ngẫu nhiên; hoặc N ST từ mẹ hoặc từ bô' có
thể được định hướng đến cực đã cho (hình 5.4); xem thêm hình 5.5 trong quá trình tươiig tự
với kỳ sau trong nguyên phân. Sự khác biệt là ở chỗ sự hư hại bị ức chế tại các tâm động
bới cơ chế chỉ mới được trở nên rõ ràng cách nay không lâu.

5.1.3.3. K ỳ sau I xảy ra từ s ự khác biệt về s ự mất kết dính thanh NS chị em dọc theo các cánh
Trong kỳ sau I, cấc vi ống của các sợi thoi bắt đầu co ngắn. V ì sự co ngắn, chúng làm
hư hại thể vắt chéo và đẩy các tâm động hướng đến các cực, kéo lê N ST dọc theo chúng.

Hinh 5.4. Sự định hướng ngẫu nhiên của cá c NST trên tấm ký giữa
Số lượng các định hướng N ST có thể thực hiện đuọc bằng 2 được tăng lên đến luỹ thừa của số luọng các cặp
NST. Trong tế bào già thuyết này với ba cặp NST, tổn tại lảm (23) các định hướng khả thi. Mỗi định hướng sần
ra các giao tử với các tổ hợp khác biệt của các NST bố mẹ. (Theo Raven et al., 2010).

K ỳ sau I xảy ra vào khoảng thời gian mất sự kết dính thanh NS chị em dọc theo các
cánh NST, nhưng không phải tại các tâm động. Sự giải phóng này phải là kết quả cùa sự hư
hại cohesin đặc hiệu giảm phân.

21 9
Kết quả của sự giải phóng này, các N S T tương đồng, chứ không phải các thanh N S chị
em. dược tách rời nhau. Mỗi N S T tương đổng di chuyển đến một cực, kéo theo cả hai thanh
NS chị em. K hi các sợi thoi đã được co lại hoàn toàn, mỗi cực có một tập hợp (bộ) đơn bội
hoàn chính của các N ST gồm một thành phần của mỗi cặp tương đồng.
V ì sự định hướng ngẫu nhiên cùa các N ST tương đồng trên tấm kỳ giữa, cực có thể
nhận được hoặc N ST tương đồng đằng mẹ. hoặc đằng bố từ mỗi cặp N S T tương đồng. Kết
quá là các gen ở trên các N ST khác nhau hỗn hợp độc lập; Đ ó là, giảm phân I xảy ra trong
sự hỗn hựp độc lập của các N ST đằng mẹ và đằng bố thành các giao tử.
Cluì thích clio hình 5.5:
Giảm phân 1
K ỳ trưóc 1 K ỳ giữa 1 K ỳ sa u 1 K ỳ cu ố i 1
Trong kỳ trước 1của giảm Trong kỳ giữa 1, các cặp Trong kỳ sau 1, các vi Trong kỳ cuối 1, các
phàn 1, các NST bắt đầu NST tương đổng xếp ống tâm động trần co tương đổng đã tách ròi
ngưng tụ và thoi các vi hàng dọc theo tấm kỳ ngắn lại và các cặp nhau tụ thành cụm tại
ông bắt đầu được hinh giữa. Sự vắt chéo giúp tương đổng bị đẩy tách mỗi cực cùa tế bào và
thành. ADN đã được tái nắm giữ các cặp với xa nhau. Một tương vỏ nhân được tái tạo
bản, mỗi NST gồm hai nhau và tạo ra lực câng đồng đã được tái bản đi quanh mỗi nhân tế bào
thanh NS chị em được khi các vi ống từ các đối đến một cực của tế bào, con. Phàn chia tế bào
gắn với nhau tại tâm cực gắn vào tâm động trong khi một tương chất có thể xảy ra, tạo
động. Trong tế bào được trần chị em của mỗi đổng khác đã được tái nên hai tế bào con, mỗi
minh hoạ ở đây, có bốn NST tương đổng. Các vi bản đến với cực khác. trong chúng có một
NST hoặc hai cặp các ống tâm động trấn từ Các thanh NS chị em nửa số NST của tế bào
NST tương đồng. Các một cực của tế bào gắn không tách rời nhau. mẹ: Trong ví dụ này,
NST tương đổng kết căp vào một NST tương Điều này ngược với mổi nhân chứa hai
với nhau và trở nên kết đổng, trong khi vi ống nguyên phàn, nơi các NST (ngược với bốn
hợp chạt trong thời gian tâm động trấn từ cực tương đổng đã được tái trong tế bào mẹ). Mỗi
tiếp hợp. Xảy ra sự vắt khác của tê’ bào gắn bản xếp hàng riêng biệt NST vẫn còn ở trạng
chéo, tạo nên thể trao đổi vào NST tương đổng trên tấm kỳ giữa, các vi thái đã được nhàn đôi
chéo, vốn nám giữ các khác của cặp. ống tàm động trần từ và gồm hai thanh NS
NST tương đổng với các đối cực của tế bào chị em, nhưng các
nhau. gắn vào các bên đối thanh NS chị em là
nhau của tâm động không đổng nhất vi đã
tương đồng và các xảy ra sự vắt chéo.
thanh NS chị em bị
đẩy tách rời nhau trong
kỳ sau.
Giảm phản II
K ỳ trước II K ỳ giữa II K ỳ sa u II K ỳ cu ố i II
Tiếp sau pha trung gian Trong kỳ giữa II, thể thoi Khi các vi ống co ngắn Trong kỳ cuối II, các
ngắn điển hinh, không có được hoàn thành đúng lại trong kỳ sau II, các màng nhản được tái
pha s , giảm phàn II bắt chỗ trong mỗi tế bào. tâm động bị tách ra và tạo quanh các cụm
đầu. Trải qua kỳ trước II, Các NST bao gồm các các thanh NS chị em bị khác biệt của các NST.
thể thoi mới hình thành thanh NS chị em nối với đẩy đến các đối cực của Sau phân chia tế bào
trong mỗi tế bào và vỏ nhau tại tàm động thành tế bào. chất, hinh thành bốn tế
nhàn (gồm hai màng hàng dọc theo tấm kỳ bào đơn bội, không
nhân) phản rã. Trong một giữa trong mỗi tế bào. phải các tế bào giống
số loài không tái tạo vỏ Bây giờ, các vi ống tâm nhau do sự xếp hàng
nhàn trong kỳ cuối 1 loại động trần từ các đối cực ngẫu nhiên của các
bỏ nhu cầu phải phán rã gắn vào các tâm động căp NST tương đổng
vỏ nhản. trần của các thanh NS tại kỳ giữa 1 và sự.vắt
chị em. chéo trong thời gian kỳ
trước 1.

220
Giám phân I N ST (đã được tái bản)
Thanh NS
em

Kỳ trước I

Căp các NST Tạo vắt chéo


tương đổng

Vi ống tâm động trần

Kỳ giữa I

Cặp N ST tương đổng


trên tấm kỳ giữa

Các thanh NS chị em

Kỳ sau I

C ác NST tương đổng

C ác thanh NS không đồng nhất

Kỳ cuối I

C ác NST tương đổng


Hỉnh 5.5. Các giai đoạn của giảm phân
Giảm phản trong tế bào thực vật (các ảnh) và các tế bào động vật (các hình vẽ). (Theo Raven et al., 2010).
Ghi chú: Các mũi tên giữa ảnh và hình vẽ chỉ sự tương ứng pha giảm phân của tế bào.

221
Giảm phân II Màng nhân phân rã

Kỳ trước II

Thoi

Nhiễm sắc thể

Kỳ giữa II

Thanh

Thanh NS chị em

Kỳ sau n

vi ống tâm động

Kỳ cuối II

được tái tạo

Hỉnh 5.5. (tiếp) Các giai đoạn của giảm phân


Giảm phán trong tế bào thực vật (các ảnh) và các tế bào động vật (các hình vẽ). (Theo Raven et al., 2010).
Ghi chú: Các mũi tên giữa ảnh và hinh vẽ chỉ sự tương ứng pha giảm phân của tế bào.

222
5.1.3.4. K ỳ c u ố i I hoàn thành giảm phân I
Bắt đầu từ kỳ cuối I, các N ST đã phân ly thành hai cụm, mỗi cụm tại mỗi đầu cùa tế
bào. Bây giờ màng nhân được tái tạo bao quanh mỗi nhân con.
V ì rằng mỗi N ST bên trong nhân con đã được tái bản trước khi giảm phân I bắt đẩu,
bây giờ mỗi một chứa hai thanh nhiễm sắc (NS) chị em được gắn vào tâm động chung.
Nhận thấy rằng các thanh NS cliị em đồng nhất không lâu vì có sự vắt chéo vốn đã xảy ra
trong kỳ trước I (hình 5.5). Như sẽ thấy, sự biến đổi này có mối liên hệ quan trọng đối vối
tính biên dị di truyền.
Sự phân chia tế bào chất có thể hoặc có thể không xảy ra sau kỳ cuối I. Sự phân chia
giảm phân lấn thứ hai, giảm phân II, xảy ra sau một khoảng thời gian khác nhau.

5.1.3.5. C ó th ể chia tách th ế trao dối chéo của các N ST tương dóng
Sự chia tách thể vắt chéo của các N ST tương đổng là có thể. Trong sự mô tả ở phần
trước về giảm phân I dựa trên sự quan trắc thấy rằng các N ST tương đổng dược kết nối với
nhau bởi thể vắt chéo và bởi sự kết dính thanh NS chị em. Sự kết nối này sản ra tập tính
quyết định của các N ST trải qua kỳ giữa I và kỳ sau I, khi cấc N ST tương đồng chuyển dịch
đến tấm kỳ giữa và sau đó đến các cực đối nhau (đối cực).
Mặc dầu sự kết nối này của các N ST tưcmg đổng là một quy tắc, có các ngoại lệ. V í dụ,
trong các con ruổi giấm đực (D rosophila ) không có tái tổ hợp và chưa xảy ra giảm phân
một cách cẩn thận, quá trình được gọi là chia tách thể trao đổi chéo ("khòng có sự vắt
chéo"). Điều này dường như liên quan với cơ chế luân phiên cho sự nối các N ST tương
đổng và sau đó cho phép chia tách chúng trong thòi gian kỳ sau I. Các đoạn cuối của N ST
và các trình tự dị nhiễm sắc khác có thể liên quan, nhưng còn chưa rõ các chi tiết.
Mặc dầu có các ngoại lộ này, đa số các loài đã được kiểm tra sử dụng sự hình thành thể
trao đổi chéo và sự kết dính thanh nhiễm sắc chị em đé kết nối các N ST tưcmg đồng vói
nhau cho sự phân ly trong thời gian kỳ sau I.

5.1.3.6. Giảm phân II là tương tự nguyên phân không c ó tái bản ADN
Một cách điển hình, kỳ trung gian giữa giảm phân I và giảm phân II là ngắn và khồng
có pha S: Giảm phân II giống nguyên phân bình thường. K ỳ trước II, kỳ giữa II, kỳ sau II
và kỳ cuối II diễn tiến liên tiếp nhanh chóng (hình 5.5).
K ỳ trước II . Tại hai cực cùa tế bào, các cụm N ST chuyển vào kỳ trưốe II ngắn, mỗi vò
nhân phân rã khi tạo thành thoi mới.
K ỳ giữa II . Trong kỳ giữa II, các sợi thoi từ các đối cực gắn vào các tâm động trẩn của
mỗi thanh NS chị em, cho phép mỗi N ST di chuyển đến tấm kỳ giữa như là kết quả của lực
cãng lén các N ST từ các vi ống cực đang kéo các tâm động chị em. Quá trình này cũng là
vậy như kỳ giữa trong nguyên phân.
K ỳ sau II. Các sợi thoi co ngắn và phức hệ kết dính nối các tâm động của các thanh
NS chị em bị phân huỷ, cắt tách các tâm động và kéo các thanh NS chị em về các đối cực.
Quá trình này cũng là vậy như kỳ sau trong nguyên phân.
K ỳ cuối II . Cuối cùng, vỏ nhân được tái tạo quanh bốn bộ các N ST con. Phân chia tế
bào chất tiếp sau.

223
Kết quả cuối cùng của sự phân chia này là bốn tế bào chứa các bộ đơn bội của các
N ST. Những tế bào chứa các nhân đơn bội có thể phát triển trực tiếp thành ẹ/aơ tử, như
trong động vật. Như một sự lựa chọn, chúng có thể tự thực hiện nguyên phân như trong
thực vật, nấm và trong nhiểu sinh vật nguyên sinh, cuối cùng là sản sinh ra số lượng lớn các
giao tứ hoặc như trong một số thực vật và côn trùng, các cá thể trường thành với số lượng
khác nhau của các bộ N ST (xem chi tiết quá trình tạo giao tử thuộc kiến thức về sinh sản
hữu tính trong các sách vẻ sinh lý học).

5.1.3.7. Các sai lệch trong giám phân sản sinh ra nhũng giao tử lệch bội

Đó là diều nguy hiểm vì quá trình giảm phán là phức tạp, đôi khi xảy ra các sai sót.
Cặp các N ST tương đồng có thể thất bại đối với sự chia tách trong giảm phân I, hoặc
các thanh NS chị em không thành công về sự chia tách trong giảm phân II hoặc trong
nguyên phàn. Hiện tượng này được gọi là không phân ly. Ngược lại, các N ST tương
đổng có thể không còn gắn kết với nhau. Các vấn đề này có thể dẫn đến sự sản sinh ra
các tế bào (thể) lệch bội. T h ể lệch bội là tình trạng mà trong đó một hoặc nhiều N S T là
hoặc thiếu hoặc thừa.
Một nguyên nhân của thể lệch bội có thể là do thiếu các c^ất kết dính (cohesins).
Nhớ rằng, các phân tử này được hình thành trong kỳ trước I, gắn hai N S T tương đồng lại
với nhau thành kỳ giữa I. Chúng đảm bảo rằng khi các N S T xếp hàng tại tấm xích đạo
(tấm kỳ giữa), một lương đồng hướng đến một cực và tương đồng khác hướng đến cực
khác. Nếu không có "keo dính" này, hai N ST tương đồng có thể xếp hàng ngẫu nhiên tại
kỳ giữa I. đúng như các N S T trong nguyên phân và có 50% khả năng rằng cả hai sẽ đến
cùng một cực.
V í dụ, nếu trong khi hình thành trứng của người, cả hai thành phân cùa cặp N S T 21
đến cùng một cực trong kỳ sau I, các trứng thu được sẽ chứa hoặc hai N S T 21 hoặc
không hoàn toàn. Nếu một trứng với hai N ST này được thụ tinh bởi tinh trùng bình
(hường, thu được hợp tử sẽ có ba bản sao của N ST. Đó sẽ phải là thể ba (trisomie) cho
N S T 21 (hình 5.6).
Đứa trẻ với nhiễm sắc thể 21 thừa giải thích triệu chứng của hội chứng Down: Giảm
thiểu trí tuệ, các dị tật đăc trưng của tay, lưỡi và mí mắt và tăng tình trạng dễ bị xúc cảm
đối với các dị tật tim mạch và các bệnh như bệnh bạch cẩu.
Nếu trứng đã không nhận đủ N ST 21, được thụ tinh bởi tinh trùng bình thường, hợp
tứ chỉ có một bàn sao: nó sẽ là thể nhiễm sác lẻ (monosomie), thể nhiễm sắc X (hình 5.6,
Pervez et al., 2008). Các giao tử với số lượng không đúng của các N S T được gọi là các
giao tử lẹch bội (aneuploid gametes). Trong con người, hiện tượng này là nguyên nhân
phổ biến nhất của sự sảy thai tự phát (Raven et al., 2010). Thể lệch bội có thể làm xuất
hiện nhiều dị tật di truyển liên quan vối các hiện tượng nhiễm sắc thê dị thường. K h i tế
bào là lưỡng bội, kiểu nhân gồm các cặp nhiễm sắc thể tương đồng - 23 cặp của tổng số
46 nhiễm sắc thể trong con người, và số lượng các cặp N ST lớn hơn hoặc bé hơn trong
các loài khác. Khõng có lương quan đơn giữa kích thước của cơ thể và số lượng nhiễm
sắc thổ của nó (bảng 5.1).
Bàng 5.1. Sô lưạng các cặp NST trong một sô loài động vật và thực vật (Pervez et al., 2008)

Các loài Số lượng của các cặp NST

Culex pipieĩis 3
Musca domestica 6

Bufo americanus 11

Ory za sativa 12

Rana pipiens 13
Alligator mississippiensis 16
Macaca mulattn 21
Triticum aestivum 21

Homo sapiens 23
Solanum tuberosum 24
Equus asinus 31
Equus cnbaìỉus 321
Canis familiar is 39
Cyprimts air pió 52

Chỉ có một căp các NST tương đổng


được dẫn ra. Trong con người, có tổng sỏ'
22 căp khác

Giảm phân II

Thụ tinh bởi tinh trùng


binh thường

C á thể sinh ra bị thiếu một NST Cá thế sinh ra với NST


(hiện tượng thiếu một N ST) thừa (hiện tượng thể ba)

Hình 5.6. Không phân ly dẫn đến thê lệch bội


Không phản ly xảy ra nếu các NST tương đổng không phản ly được trong thời gian giảm phản I. Kết quả là
sinh ra thể lệch bội: Một hoặc nhiều NST thiếu hoặc thừa (Từ Pervez et al., 2008)

15-CTSINHHOCPT 225
5 .1.3.8. Giảm phân dần dến s ự đa dạng di truyền
Các hậu quả của sự tiếp hợp và phân ly của các N S T tương đồng trải qua giảm phân là
g ì? Trong nguyên phân, mỗi tưcmg đồng của mỗi N S T có tập tính độc lập; hai thanh NS của
nó được gửi đến các cực đối nhau tại kỳ sau. Nếu như nguyên phân bắt đầu với x N S T ,
chúng ta sẽ kết thúc với X N S T trong mỗi nhân con và mỗi N ST gồm một thanh NS. Mỗi
trong hai bộ các N S T (một có nguồn gốc từ bố và một từ mẹ) được phân chia đổng đều và
phân bố đổng đều vào mỗi tế bào con. Trong giảm phân, sự việc là rất khác biệt.
Trong giảm phân, các N S T đằng mẹ kết cặp với các tương đồng đằng bố trong sự tiếp
hợp. Sự phân ly các N S T tương đổng trong kỳ sau I của giảm phân đảm bảo được rằng mỗi
cực nhận được một thành phần của mỗi cặp tương đồng. V í dụ, tại cuối giảm phân I trong
con người, mỗi nhân con chứa 23 cùa 46 N ST nguyên gốc. Trong con đường này, số lượng
các N ST giảm từ lưỡng bội xuống thành đơn bội. Hơn nữa, giảm phân I bảo đảm ràng mỗi
nhân con nhận được một bộ (tập hợp) đẩy đủ các NST.
Các sản phấm của giảm phân I khác biệt di truyền do hai nguyên nhân:
* Sự tiếp hợp trong kỳ trước I cho phép N ST đằng mẹ trong mỗi cặp tương đồng trao
đối các doạn với các đoạn đằng bố bởi sự vắt chéo. Các thanh N S tái tổ hợp thu được chứa
một số vật liệu di truyền từ mỗi bố mẹ.
* Vấn đề là khả năng thành phần nào của cặp tương đồng đến tế bào con nào tại kỳ sau
I. V í dụ, nếu có hai cặp N S T tương đổng trong nhân bố mẹ lưỡng bội, nhản con riêng sẽ có
thổ nhận được l nhiễm sắc thể bố và 2 nhiễm sắc thể mẹ, hoặc 2 bố và l mẹ, hay cả hai đều
là bố hay cả hai đều là mẹ. Điểu đó tất cả phụ thuộc vào con đường mà trong đó các cặp
tương đổng xếp hàng tại kỳ giữa I. Hiện tượng này được gọi là phân bô độc lập.

5. 2 . s o SÁ N H G IẢ M P H Â N V Ớ I N G U Y Ê N PH Â N

Chìa khoá đến với giảm phân là nhận thức sự khác biệt giữa giảm phân và nguyên phân:
1. Sự cặp đôi của các N S T tương đồng và sự vắt chéo nối các tương đồng đằng mẹ và
đằng bố trong thời gian giảm phân I.
2. Các thanh N S chị em vẫn nối nhau tại tâm động và phân ly cùng nhau trong kỳ sau I.
3. Các tâm động trẩn (kinetochores) cùa các thanh N S chị em được gắn vào cùng một
cực trong giảm phân I và vào các cực khác nhau trong nguyên phân.
4. Tái bản A D N bị loại bò giữa hai lần phân chia giảm nhiễm.

5.2.1. S ự cặp đôi tương dồng là d ặ c hiệu dối với giảm phân

Sự cặp đôi tương đổng trải qua kỳ trước I của giảm phân là sự lệch khỏi nguyên phân
và chuẩn bị cho tất cả cấc khác biệt về sau (hình 5.7). Cấc N ST tương đồng tìm được nhau
như thế nào và sự xếp thẳng hàng là một trong những bí ẩn của giảm phân. Một số bằng
chứng tê bào học liên quan đến các đoạn cuối (telemeres) của N S T và các nơi đặc hiệu
khác phải cần cho sự cặp đôi, tuy nhiên sự phát hiện này ít sáng tỏ được quá trình chủ yếu.
Đã biết được một phẩn về các cơ chế với sự phát hiện ra các protein kết dính đặc hiệu
giảm phân. Trong nấm men, prolein Rec8 thay thế protein Sccl như là một phần của phức
hộ kết đính. Như đã biết ở trên rằng, protein S c c l bị huỷ hoại trải qua kỳ sau của nguyên
phân để cho phép các thanh N S chị em được đẩy đến các đối cực. Sự thay thế phức hệ dính
Ihen chốt với sự chuyển đổi đặc hiệu giảm phân dường như phải là đặc điểm phổ biến.

226
Tê' bào bố mẹ (2n)
(Trước khi tái bản NST)

Giảm phân I
Nguyên phán Kỳ trước I
Các căp NST
Kỳ trưòc tương đổng

Không có tiếp hợp của các NST tương đổng

Các NST cá thể xếp hàng tại tấm kỳ giữa Các bộ bổn xếp hàng tại tấm kỳ giữa

Càc NST tưang


Kỷ sau đổng phân ly trong
kỷ sau I; càc thanh
r i u w u B in I NS chị em vẫn dính
phân ly trong nhau
kỳ sau

Kỳ cuối Kỳ cuối I

Giảm phân II
Các thanh NS chị em phân ly, phân chia tế bào
chất xảy ra, tạo ra 2 tế bào con, môi chứa 2 n. Kỳ giữa II

Các NSTxếp
hàng, các
thanh NS chị
em phân ly,
bốn tổ bào
Hai tê bào con của nguyên phán (2n) đơn bội được
hình thành,
Nguyên phàn là cơ chê cho s ự ổn định: mỏi tố bào
Nhân bõ mẹ sinh ra hai nhân con y hệt nhau. chứa một nửa
số lượng
nguyỗn gốc
Hình 5.7. So sánh nguyẽn phản và gỉãm phan. cua càc NST
Giảm phân liên quan hai lần phân chia nhân, không có tái tương đóng.
bản ADN giữa chúng, sản ra bốn tế bào con (bốn giao tử),
mỗi tê bào chứa một nửa số lượng gốc của các NST. Bốn tế bảo con của giám phân II (n)
Vắt chéo xảy ra trong kỳ trước I của giảm phân. (bốn giao tủ)
Nguyên phản với phản chia nhản đơn sau khi tái bản
ADN. Sản ra hai tế bào con, mỗi tế bào chứa số lượng
nguyên gốc của các NST. [Tổng hợp từ Pervez et al.
(2008), Campbell et ai. (2009) và Raven et al. (2010)].

227
C ác protein phức hệ sợi ghép đã được nhận biết trong các loài khác nhau, nhưng các
protein này cho thấy sự bảo tồn ít trình tự. Điều đó bất chấp tính tương tự cấu trúc đã quan
sát được về mặt tế bào học. Các thành phần ngang, khi cho thấy không có sự bảo tổn trình
tự, chia sé đặc điểm của các miền xoắn cuộn vốn khởi động các tương tác protein-protein.
C ác chi tiết phân tử của quá trình tái tổ hợp vốn sản sinh ra vắt chéo là phức tạp, nhưng
nhiều protein liên quan đã được nhận biết. Quá trình được khởi đầu với sự đưa vào đoạn sợi
kép trong một tương đổng. Đ iều này giải thích tính tương tự trong bộ máy cần cho sự tái tổ
hợp giám phân và bộ máy liên quan đến trong cơ chế cặp dôi của các đoạn sợi kép trong
A D N . Sự lái tổ hợp chắc là được phát triển đầu tiên như là cơ chế cặp đồi và vể sau cùng
quyết định cho việc sử dụng trong các N ST phân ly. Tầm quan trọng của sự tái tổ hợp cho
sự phân ly đúng là điều đã rõ, được rút ra từ những quan sát trong rất nhiều các cơ thể vốn
mất chức năng về các protein tái tổ hợp cũng như kết quả trong các mức cao hơn của sự
không phân ly.

5.2.2. S ự kết dính thanh nhiễm s ắ c (NS) ch ị em được d uy trì qua giảm phân I nhưng
được giải phóng ra trong giảm phàn II

Giảm phân I được đặc trưng bởi sự phân ly của các N S T tương đồng, không phải các
thanh NS chị em, trải qua kỳ sau. Đ ể cho sự tách biệt này xảy ra, những tâm động của các
thanh NS chị em cần di chuyển đến cùng một cực hoậc phân ly cùng nhau trải qua kỳ sau I.
Điều đó có nghĩa rầng các protein cohesin đặc hiệu giảm phân truớc tiên phải bị loại bỏ ra
khỏi các cánh N ST, rồi muộn hơn ra khỏi các tâm động chị em.
Những tương đồng được nối với nhau bởi vắt chéo và sự kết dính thanh NS chị em
quanh nơi trao đổi nắm giữ các tương đồng với nhau. Sự huỷ hoại protein Rec8 trên các
cánh N ST xuất hiện để cho phép các tương đồng phải dược tách nhau ra tại kỳ sau I.
Điều này để lại dấu ấn khác biệt chủ yếu giữa giảm phân và nguyên phân là giảm phân
đang phải duy trì sự kết dính thanh N S chị em tại tâm động trải qua toàn bộ giảm phân I,
nhưng mất sự kết dính khỏi các cánh N S T trải qua giảm phàn II (hình 5.7). Cách nay không
lâu, đã sáng tỏ một phần về vấn đẻ này nhờ sự nhận biết các protein bảo toàn, được gọi là
Sugosin (Shugoshin, tiếng Nhật có nghĩa là "người bảo vệ") cần để bảo vệ sự kết dính khỏi
sự phân cắt tách biệt trung gian trải qua giảm phân I. Con chuột có hai Sugosin: Sgo-1 và
Sgo-2. Loại bỏ Sgo-2 dẫn đến sớm phân ly thanh N S chị em. Điều này đặt ra vấn đề vì sao
Sgo-2 chỉ tác động tại kỳ sau I mà không phải tại kỳ sau II. Đ ã có giả định rằng lực căng
được sinh ra bởi kỳ sau II gây nên sự di chuyển của Sgo-2 ra khỏi tâm động (centromere)
chuyển sang tâm động trần (kinetochore).

5.2.3. C á c tâm động trần ch ị em được gắn vào cù n g một cự c trong giảm phân I

Sự cùng phân ly của các tàm động chị em đòi hỏi các tâm động trần của các thanh NS
chị cm dược gắn vào eùng một cực trong giảm phân I. Sự gắn kết này là ngược với cả
nguyên phân (hình 5.9) và giảm phân II, trong đó các tám động trần phải được gắn vào các
cực đối nhau.
Cơ sớ nhàn mạnh này của sự gắn đơn cực này của các tâm động trần chị em là chưa rõ,
nhưng dường như điều đó phải dựa trên sự khác biệt vể cấu trúc giữa các phức hệ tâm động

228
trần-tâm động trong giảm phân I và trong nguyên phàn. Các tàm động trần được nhìn dưới
kính hiển vi điện tử xuất hiện phải là cái hốc tụt vào, tạo nên sự gắn kết giống luông cực
hơn. Các tâm động trần giảm phân I lồi ra nhiêu hơn, tạo sự gắn kết đơn cực dễ hơn.
Rõ rằng cả sự duy trì kết dính thanh NS chị em tại tâm động và sự gắn kết đơn cực là
cần cho sự phân ly của các N ST tương đổng vốn phân biệt giảm phân I với nguyên phân.

5.2.4. Sự tái bản giữa hai lần giảm phân bị loại bỏ

Sau khi phân chia nguyên nhiễm (nguyên phân), một vòng mới tái bản A D N phải xảy
ra trước lẩn phân chia tiếp theo. Đối với phân chia giảm nhiễm (giảm phân), để đạt được
một nứa số lượng N ST, sự tái bản này giữa hai lần phân chia cần phải bị loại bỏ. Cơ chế chi
tiết của hiện tượng loại bỏ sự tái bản giữa sự phân chia giảm nhiễm còn chưa rõ. Một đẩu
mối là sự phát hiện thấy rằng mức cùa một trong các xyclin, xyclin B, bị giảm thiểu giữa
các lần phân chia giảm phân, tuy nhiên là không bị mất hoàn toàn, khi nó ở giữa các lẩn
phân chia.
Trong thời gian nguyên phân, sự phân huỳ xyclin nguyên phân là cẩn thiết cho tế bào
chuyển vào chu trình phân chia khác. Kết quả của việc duy trì này của xyclin B giữa các
phân chia giảm nhiẻm trong các tế bào dòng mầm là sự thất bại trong việc tạo nên các phức
hệ khới đầu cần cho sự tái bản A D N được tiếp diễn. Sự thất bại trong việc tạo phức hệ khởi
dầu này xuất hiện phải là quyết định loại bỏ sự tái bản A D N (Raven et al., 2010).
Sau khi dã khảo sát quá trình giảm phân là cơ sở của sự hình thành giao tử, bây giờ
chúng ta xem xét quá trình hình Ihành giao tử (phát sinh giao tử).

TÓ M T Ắ T C H Ư Ơ N G 5: G IẢ M P H Â N
5.1. Giảm phân là đòi hỏi đối với sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính liên quan với sự đóng góp di truyền cùa hai tế bào, mỗi một từ các cá thể khác biệt.
Giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội vỏi một nửa số lượng NST. Thụ tinh sau đó liên kết các tế bào đơn bội
n à y phục hồi lại trạng thái lưỡng bội c ủ a th ế hệ k ế tiếp. C h ỉ c ó c á c tế b ào dòng m ầm (tế b ào m ầm trong c á c cơ
quan sinh sản hữu tinh) là có khả năng giảm phân. Giảm phân gồm hai lẩn phân chia nhân: giảm phân I và
giảm phân II. Tất cả các tế bào khác trong cơ thể gọi là tế bào soma, chỉ có thể thực hiện nguyên phân.
5.2. Các đặc điểm của giảm phân
Giảm phân đăc trưng bởi sự kết đôi cùa các NST tương đổng trải qua kỳ trước I. Trong rất nhiều loài, cấu
trúc gọi là phức hệ sợi ghép hình thành giữa các NST tương đổng. Trải qua sự kết đôi này, các tương đổng có
thể trao đổi vật liệu NST tại các vị trí vắt chéo, trong giảm phân I, các NST tương đổng tách khỏi nhau, giảm
số lượng NST xuống trạng thái đơn bội (đó là sự phân chia giảm nhiễm). Nó được tiếp theo bởi lần phân chia
thứ hai không có sự tái bản ADN, trong thời gian đó các thanh nhiễm sắc chị em trở nên tách biệt. Kết quả cùa
giảm phân I và II là bốn tế bào đơn bội.
5.3. Quá trinh giảm phân
Kết dính thanh nhiễm sắc chị em, được kết hợp với sự vắt chéo, nối các NST tương đổng trải qua giảm
phản I Tám động của mỗi tương đổng chỉ ra sự liên kết đơn cực, dẫn tỏi sự xếp hàng của các cặp tương đổng
tại kỳ giữa I. Mất sự kết dinh trên các cánh nhưng không phải tâm động làm cho các tương đổng di chuyển
đến các đối cực trong kỳ sau I. Trải qua kỳ sau II, các protein kết dinh giữa các thanh nhiễm sắc chị em với
nhau tại tâm động bị loại bỏ, cho phép chúng di chuyển đến các đối cực.
5.4. Những sai lệch giảm phân
- Trong sự không phản ly, một thành phần của cặp tương đổng của các NST không tách được khỏi nhau

229
và cả hai đến cùng một cực. Các cặp NST tương đổng có thể cũng không dính với nhau khi chúng kết cặp.
Các sự kiện này có thể dẫn đến hiện tượng một giao tử thừa một NST và giao tử khác thiếu NST đó.
- Sự hợp nhất cùa giao tử với số lượng NST bất thường với giao tử đơn bội binh thường khi thụ tinh dẫn
đến thể lệch bội lẻ và các tính dị thường di truyền vốn luôn có hại hoặc chết đối với cơ thể (hình 5.6).
- Các cơ thể đa bội có thể có khó khăn trong sự phân bào. Những thể đa bội sinh ra tự nhiên hoặc nhản
tạo làm cơ sở cho nông học hiện đại.

CÂU HỎI CHƯƠNG 5


1. Nếu các thanh nhiễm sắc chị em được tách ra khỏi nhau tại giảm phân I, giảm phân còn tiếp tục?
2. Kết quả của sự phân ly không đúng tại kỳ sau I và kỳ sau II là gì?
3. Nếu các NST của tế bào nguyên phân có tập tính như các NST trong giảm phân I, các tế bào thu được
sẽ có cấu trúc NST đúng?
4. Những đặc điểm nào của giảm phân dẫn đến sự biến đổi di truyền trong các sản phẩm?
5. Nhữtig con la là hậu thế của sự giao phối của con ngựa và con lừa. Con la không có khả nàng sinh sản.
Con ngựa có tổng số 64 NST, trong khi con lừa có 62 NST. sử dụng kiến thức của bạn về giảm phân để dự đoán
số lượng NST luỡng bội của con la. Hãy đưa ra sự giải thích có thể cho sự bất lựt sinh sàn của con la.

‘2 30
Chương 6

PHÁT SINH GIAO TỬ (gametogenesis)

6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT SINH GIAO TỬ


Các giao từ được sinh ra từ các tế bào mầm vốn có nguồn gốc từ trong các lần phân
bào sớm nhất của phôi và vẫn duy trì sự khấc biệt với phẩn còn lại của cơ thể. Các tế bào
mẩm được tách biệt trong phôi cho đến khi hình thành tuyến sinh dục. Sau đó các tế bào
mầm di cư vào các tuyến sinh dục, nơi chúng định cư và lãng sinh (tăng lượng tế bào)
bàng nguyên phân, sản ra nguyên noãn bào (ờ nữ giới) và nguyên tinh bào (ờ nam giới).
Như trong hình 6.1, tương tự các tế bào mầm, nguyền tinh bào và nguyên noãn bào cũng
là lưỡng bội, cũng tăng sinh bằng nguyên phân, cuối cùng tạo ra các noãn bào (tế bào
trứng) sơ sinh (noãn bào I) và tinh bào sơ sinh (tinh bào I), chúng vẫn còn là các tế bào
lưỡng bội (Pervez et al., 2008).
Sự phân hoá của các tế bào sinh sản hoặc giao tử là sự pliál sinh giao lừ (hình thành
giao tử, tạo giao tử). Các giao tử đực là các linh trùng, các giao tử cái là các tricng (Hoãn
bào). Sự hình thành chúng, sự sinh linh và sinh trímg, xảy ra trong các cơ quan chuyên biệt,
các tuyến sinh dục: các linh hoàn hoặc các buồng tríơĩg. Ở đây có thể có vai trò của các
tuyến nội tiết, lừ đó có tên gọi của các tuyến sinh dục (chương 3), đó là trường hợp của
động vật có xương sống.
Các loài, ở chúng, một cá thế mang cả tuyến sinh đục đực và cái là thể lưỡng tính
(hermaphrodite). Các ví dụ thường thấy là ở động vật không xương sổng (dộng vât thân
mềm và giun,...). Trong trường hợp của hiện tượng lưỡng tính đổng thời, chính một cá thể
có cùng lúc các ca quan đực và cái (ốc sên, giun đất), sự thụ tinh giữa các bạn kèm ("bạn
tình") phải là tương tác. Trong trường hợp của hiện tượng lưỡng tính kế tiếp, động vật có
lần lượt một hoạt tính đực, rồi đến hoạt tính cái, hoặc hiếm hơn, là ngược lại (ví dụ: sán
dây, một số động vật thân mềm).
Sự phân hoá của các giao từ có cấc đặc trưng đồng nhất trong tất cả giới động vật
(A . Le Moigne, 1997).

So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng (noãn bào)
C á c điếm giống:
Sự phát sinh giao tử (gametogenesis) bắt đầu từ pha tăng sinh (nhân tế bào bằng
nguyên phân), trong đó các tế bào mầm lưỡng bội (các nguyên tinh bào hoặc nguyên bào
trứng, nguyên noãn bào) thực hiên nguyên phân. Dừng nguyên phân. Trong tiền kỳ trước
cúa giảm phân, các tế bào mầm tái bản AD N , trở thành các tinli bào ì (tinh bào sơ sinh)
hoặc các noãn bào I (noãn bào sơ sinh, t ế bào trứng sơ sinh). Các tinh bào I và noãn bào I
này tăng thể tích do sự sinh trướng cùa tế bào chất của chúng và chuyển vào kỳ trước của
giảm phân I, đó là pha tãng sinh. Các quá trình giảm phân là hệt nhau trong sinh tinh và
sinh noãn (trứng) như được chi ra trong hình 6.1.

231
I( 2 n ) ll(n )
I
Phát sin h giao tử (a) Nguyên phân trong nguyên tinh bào P h â n hoá và c h ín thảnh c á c g iao tử
sản ra c á c tiền tinh trùng, vốn phân hoá thành tinh trùng.
(b) Nguyên phân trong nguyên noãn bào sản ra c á c noãn
bào thứ sin h (noãn bào II), vốn phân hoá thành noãn (trứng). Tiền tinh trùng (n) C á c tinhtrùng(n)

T ế bào Nguyên Noãn bào sờ sinh, Noãn bào Tè' bào noân (n) Noăn trứn (n)
mầm cái (2n) noãn bào (2n) noãn bào I (2n) thứ sinh (n)

Giảm phân I sàn ra noãn bào thứ sinh Giảm phân II sản ra thể cự t 2 và
(noãn bào II) đon bôi và tế bào bé ké cận, trứng đơn bội (thể cực 1 cũng có
thể c ụ t chứa nhân. I thể phân chia hoặc không tại thời
điểm này)

Hình 6.1. Sơ đồ so sánh sự phát sinh tinh trùng và phát sinh trứng trong phát sinh giao tử

a) Phát sinh tinh trùng (sinh tinh): Nguyên phân trong các nguyên tinh bào lưỡng bội sản xuất ra các tinhbàoI
(sơ sinh) lưỡng bội, các tinh bào I này thực hiện giảm phân I, sản ra các tinh bào II (thứ sinh) đơn bội (n), vốn
trải qua giảm phân II trở thành các tiền tinh trùng (còn nối liền nhau bằng cầu sinh chất), rồi các tiển tinh trùng
phản hoá và chín thành tinh trùng (giao tử).
b) Phát sinh noãn (sinh trứng): Nguyên phân trong nguyên noãn bào (nguyên bào trứng) lưỡng bội sản xuất ra
các noãn bào I (noãn bào sơ sinh) lưỡng bội (2n). Các noãn bào I này thực hiện giảm phân I, tạo ra các noãn
bào II (thứ sinh) đơn bội (n), vốn trải qua giảm phân II, phân hoá và sinh trưởng thành tế bào noãn (trứng).

Các khác biệt:


a) T hòi gian của chu kỳ. Thời gian cần cho sự biến đổi một nguyên bào sinh dục
thành giao tử trưởng thành (chín) là một chu kỳ (chu trình). Sự tạo tinh trùng chiếm thời
gian nẹắn hơn so với sự tạo trứng (noãn). Sự khác biệt này rõ nét hơn ở động vật có xương
sống bậc cao: một chu kỳ tạo trứng có thể dài suốt cả đời sống tình dục của giống cái. Một
chu kv tạo tinh trùng chỉ mất một vài tuần (Le Moigne, 1996).
b) Đ ịnh vị thời gian của chu kỳ sinh sản. Nó kéo dài suốt cả đời sống sinh dục ớ con
đực. Ở các con cái của động vật có xương sống bậc thấp (cá và lưỡng cư) tồn tại các đợt
nguyên phân theo thời kỳ đẻ trứng và các sản phẩm của nó là xuất xứ của kỳ đẻ trứng tiếp

232
theo. Ớ dộng vật có xương sống bậc cao (chim và động vật có vú), các nguyên bào trứng
ngừng sinh sán rất sớm trong đời sống cận sản hoặc mang thai ỏ giống cái trẻ. Sự sinh
trướng và chín của noãn bào liên quan đến các giới hạn cùa các noãn bào trong các chu kỳ
nối tiếp nhau kế lừ khi thành thục sinh dục và kéo dài suốt đời sống tình dục.
c) Tám quan trọn g của th ò i kỳ sinh trưởng. Khối lượng của các tinh bào I (tinh bào
sơ sinh) tăng lên một ít so với khối lượng của các nguyên tinh bào. Sinh trướng của các
noãn bào I (noãn bào sơ sinh) vốn tích luỹ các chất dự trữ đôi khi rất quan trọng (ví dụ như
lòng đó của trứng chim ) là rất nhiều; thời gian cũng dài hơn so với các tinh bào.
d) Vị trí của giảm ph àn tron g chu kỳ. Tất cả những tổng hợp đặc trưng phân hoấ hoá
sinh của noãn bào xảy ra trong tế bào ở trạng thái lưỡng bội, lần giảm phân đầu tiên được
thực hiện trong tế bào trứng chín (thành thục). Trong giới đực, sau một pha tổng hợp trong
các tinh bào I, hai lần giảm phân xảy ra trước khi phân hoá hình thái thành các tinh trùng.
e) Tạm dừ ng p h á t triển . Trong nhiều loài, kể cả con người, sự phát triển của noãn bào
dừng lại tại hai thời diêm: tại kỳ trước I (prophase I), trước khi rụng trứng và tại kỳ giữa II
(metaphase II), trước khi thụ tinh như trên hình 6.7, hiện tượng này không có trong phát
sinh tinh trùng
J) C ác kết q u ả cùa giảm ph ân . Sau giảm phân, một tinh bào I đã cho sinh ra 4 tinh
trùng y hệt nhau và hoạt động. Một noãn bào (trứng) chịu hai lẩn phân chia rất không đều
về lượng tế bào chất giữa các tế bào con; chì một tế bào trong chúng chiếm giữ tất cà các
dự trữ tế bào chất và sẽ hoạt động. Các tế bào con khác là những thể hình cầu bé nhỏ (thể
cực) như được chỉ ra trên hình 6.1.

6.2. P H Á T SIN H TIN H T R Ù N G ( S ự SIN H TIN H, S P E R M A T O G E N E S IS )

Sự khác biệt về sự phát sinh tinh Irùng đã được Hertwig (1880) mỏ tả lần đầu trong
tinh hoàn của giun đũa, (ascaris, loại giun ký sinh). Ớ loài giun này, các tuyến sinh dục là
hình chi và các lớp khác biệt xảy ra theo trật tự thẳng, làm chúng trở thành chất liệu được
chọn để nghiên cứu sự tạo tinh trùng. Ớ đây chúng ta sẽ nghiên cứu điều đó dựa vào các ví
dụ đã được chọn giữa những động vật có xương sống và đặc biệt hơn là các động vật có vú,
điển hình là ớ con người.

6.2.1. Cấu tạo củ a một tinh hoàn củ a động vật có vú (hình 6.2)

6 .2.1.1. T ổ chú c chun g

Ớ phần lớn động vặt có xương sống và nhiều động vật không xương sông, các mô sinh
tinh được cấu tạo từ các ống hoặc ống dẫn tinli. Ớ động vật có vú, những ống này là đổng
quy hướng về l ổn của tinh hoàn và giao nhau với các ống thoát hoặc ống tliang, chúng được
kết nối lrong phần tinh hoàn còn lại; chúng giãn dài theo các ống thoát tinli, thân mào tinh
và ống linli hoặc ong Wolff, vốn đổ vào đỉnh của niệu đạo (ống đái). Giữa các ống dản tinh
có mô liên kết mô k ẽ (khe). Một mô liên kết sợi, màng liên kết trắng (sá n g ), tạo lớp bảo vệ
quanh tinh hoàn; nó là lớp kép của một áo nhiều mạch và chứa các sợi cơ trơn; chúng tạo
các vách ngăn phân chia tinh hoàn thành các thuỳ. Tinh hoàn được biểu mô bao bọc.

233
Tê' bào Serto li bao bọc, nuôi
dưỡng và bào vệ các tinh bào
đang phát triển

Hinh 6.2. Tinh hoàn và phát sinh tinh trùng ả động vật có vú

Ống sinh tinh là nai tạo tinh trùng. Các ỗng sinh tinh chứa đầy trong các tinh hoàn của con đực, liên tục sản
sinh ra hàng triệu tinh trùng. Khi tinh trùng chin, chúng di chuyển từ lởp ngoài hướng vào trung tâm cùa ống,
nơi chúng rơi vào xoang của ống sinh tinh. [Tổng hợp từ A.Le Moigne (1996), w. Purvez et al. (2008)
Campbell et I., (2009) va Raven et al , 2010]

6.2.1.2. Cấu tạo của m ô k ẽ (khe)


Đó là một mô liên kết chứa nhiều mạch máu. Nó gồm các t ế b à o L eydig vốn sản xuất
95% lượng testosteron trong máu. Đó là các tế bào lớn hình đa giác có lưới nội sinh chất
trơn và các màng lipit riêng bao bọc, ở các tế bào tiết steroit là rất phát triển. Hoạt tính cùa
chúng có thể biến động theo mùa ớ một số loài xác định.

6.2.1.3. Cấu tạo của õ n g sin h tinh


Những ống này phái sinh từ các thừng tinh trơn của phôi tinh hoàn. Chúng đổ vào các
<5/1Ç lliẳng được biếu mô đơn bao bọc. V ách của chúng được hình thành từ biểu mô nhiều
tầng, với hai kiểu các tê bào: các tê bào mầm, các tế bào dòng tinh dịch, tiếp tục tái tạo
mới, chúng phát triển thành tinh trùng, rồi được thải vào xoang của ống và nhũng tế bào
không thuộc về dòng mầm, các t ế bào Sertoli. Các ống được cách ly tại vùng biên bời tấm
(bán, màmg) cơ sớ và bởi nhiều lớp của mõ liên kết dày đặc các tế bào cơ trơn. Các tế bào
này co rút nhịp nhàng.

‘2 'M
a) Các tê bào Sortoli. Đó không phải là các tế bào mầm, chúng chứa trong vách cùa
các ông sinh tinh. T ế bào chất của nó rất phong phú và phân nhánh bao bọc các tế bào
mầm. Giữa các tế bào là các vùng kết nối, chúng tạo hàng rào kín giữa môi trường bèn
trong và phần ống sinh tinh nơi triển khai sự phát sinh tinh trùng. Đ ó là hàng rào chức năng
linlì hoàn-máu. V ậ y thì sự phát sinh tinh trùng ở ngoài hệ thống miễn dịch. Trong trường
hợp tính thấm bất trắc, có sự tấn công các tế bào mầm bởi hệ thống miễn dịch và xuất hiện
bệnh lý. V í dụ sự phân huỷ miễn dịch của các nguyên bào sinh dục sau đó của bệnh quai bị
ở người lớn. Tại đẩu cuối xa cùa tế bào Sertoli vốn đã đạt đến xoang của ống, các tinh bào
đã chín rơi vào đó; người ta đã phát hiện được hàng chục tinh bào như vậy tại đầu của chính
một tế bào Sertoli ở chuột. Lưới nội sinh chất hạt và thê G olgi của các tế bào Sertoli ít phát
triển. Lưới nội sinh chất trơn phong phú và kèm theo các thể vùi chứa lipit. T ế bào chất
cũng chứa glycogen và các lysosom. Nhân của nó là lớn, với một chromatin và một hạch
nhân lớn, đó là các chỉ dẫn về hoạt tính tổng hợp A R N (A . L e Moigne, 1996). Các tế bào
Sertoli nuôi dưỡng tinh bào đang phát triển và tiết ra các sản phẩm cần cho sự tạo tinh
trùng. Chúng cũng giúp chuyển đổi các tiền tinh trùng thành tinh trùng. Các tế bào Sertoli
cũng tổng hợp các protein liên kết với testosteron gây ra sự ảnh hưởng của hormon này lên
•biểu mô sinh tinh.
b) Các t ế bào m ẩm . Đã phát hiện trong vách của các ống sinh tinh sự chồng lên nhau
cúa các tế bào mầm ỏ tất cà các thời kỳ phân hoá cùa chúng. Đ ó là, theo chiều hướng tâm,
có các nguyên tinh bào, các tinh bào I, các tinh bào II, các tiền tinh trùng, rồi đến các tinh
trùng. Có sự chồng chéo lên nhau như thế là do sự diễn tiến liên tiếp của các đợt nguyên
phân với nhịp đều đặn. Các nguyên tinh bào con phân hoá liên tiếp theo một thứ tự thời
gian rất chính xác trải qua chu trình plìál sinh linh trùng.
Tách các kiểu tế bào khác biệt này tại một thời điểm đã cho của một ống sinh tinh là
không đồng nhất, nhưng nó giảm dần theo thời gian từ đợt nguyên phân cuối cùng và từ
thời gian tương đối từ mỗi lần của các pha khác biệt của chu trình. Nhưng sự so sánh vách
của ống dẫn tinh không phải tuỳ tiện bất kỳ. Chẳng hạn, ở người, đã phát hiện có sáu kiểu
quần hợp tế bào (Le Moigne, 1997).
* C ác dạt pliál sinh tinh trùng. Trên toàn bộ bề mặt của ống sinh tinh, một thế hệ mới
các nguyên tinh bào bắt đẩu tăng sinh (nhân số lượng tế bào) trước khi các tế bào thế hệ
trước trớ thành các tinh Irùng chín (thành thục). Các đợt nguyên phân liên tục diễn ra, ví dụ,
tại một đoạn của ống sinh tinh, tất cả là 8, 6 ngày ở chuột nhắt. Cũng như vậy, trong khi sự
phân hoá của các tinh trùng kết thúc trong Ihời gian của một chu kỳ 26 ngày, 4 chu kỳ khác
có thể bắt đầu tại cùng một vùng cùa biểu mô mầm, điều đó giải thích sự chổng lên nhau
của các tế bào mầm trên cùng mộl diện tích ở các thời kỳ chín khác nhau.
* C ác chu kỳ pliát sinh linh trùng. Một chu kỳ là thời gian tiến triển cùa nguyên linh
bào thành tinh trùng chín. Các chu kỳ đă được đo biến động theo loài: 26 ngày ờ chuột
nhắt, 40 ngày ở chuột cống và 74 ngày ở người. Trong phạm vi cùa chu kỳ hoàn chỉnh, mỗi
giai đoạn có thời gian rất biến động, ví dụ, giảm phân trong 15 ngày và sự hình thành tinh
trùng kéo dài 3 tuần ở người (Le Moigne, 1996).

235
6.2.1.4. Các kiểu tinh bào mẩm
a) Các nguyên tinh bào (spermatogonia) phân chia suốt cả đời sống sinh dục. Các
nguyên tinh bào nguyên phân tạo ra hai tế bào lưỡng bội. Một trong hai tế bào này chịu
giám phán để sản sinh ra bốn tế bào đơn bội vốn sẽ trở thành tinh trùng trong khi tế bào
khác vẫn lưu lại như là nguyên tinh bào, góp phần duy trì sự dự trữ các tế bào gốc. Trong
con đường như thê', giới đực không bao giờ cạn kiệt tinh bào mầm để sản xuất tinh trùng.
Các con đực trường thành sản ra trung bình từ 100 đến 200 triệu tinh trùng mổi ngày và có
thế tiếp tục như vậy suốt phân đời còn lại cùa chúng (Raven et al., 2010). Sự thụ tinh có kết
quả đòi hỏi lượng tinh trùng lớn như vậy vì rằng các bất trắc là rất cao đối với bất kỳ tế bào
tinh trùng nào đang thực hiện hành trình đến trứng và đang thụ tinh nó và các thể đỉnh của
nhiều tinh trùng cẩn phải tương tác với trứng trước khi tinh trùng đơn có thể thấm vào trứng
(thụ tinh sẽ được mô tả trong Chương 7). Con dực với lượng tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml
nhìn chung là bất thụ. Mặc dầu số lượng lớn của chúng, tinh trùng chi cấu thành khoảng
1% cúa thê tích tinh dịch được phóng ra. Theo Campbell et al, (2009),mỗi lẩn phóng tinh
của đàn ông chứa khoảng 100 đến 650 triệu tinh trùng.
Người ta đã phân biệt được trong biểu mô mẩm của ống sinh tinh nhiều kiểu nguyên
tinh bào sau khi tách khỏi chất nhiễm sắc (cromatin): các lớp nguyên tinh bào với phần lớn
chất dị nhiễm sắc và các nguyên tinh bào được gắn vào một chất nhiễm sắc phân tán trong
sinh tinh. Các nguyên tinh bào thứ hai đến từ sự tăng sinh (phân bào) của các nguyên tinh
bào thứ nhất được chương trình hoá rất chính xác đối với mỗi loài. V í dụ, ớ chuột (rat) sau
hai lần nguyên phân, trong bốn tế bào thu được, một tế bào sẽ trờ thành tế bào ngủ với
cromatin dày dặc; nó chỉ phân chia tiếp vào cuối chu kỳ tiếp sau. Ba tế bào khác còn tiếp
tục nguyên phân ba lần cho đến khi tạo được 24 nguyên tinh bào với kích thuốc bị giảm
thiểu rất nhiều vì sau mỗi nguyên phân, thể tích tế bào không được phục hồi nguyên vẹn.
Các tế bào COI1 này vẫn còn nối liền nhau bới cẩu sinh chất, chúng giàu các ribosom và có
mội cromatin khuếch tán. Chúng tích cực tổng hợp các A R N (Le Moigne, 1997).
b) C ác tinh bào (spermatocytes):
Sau lần nguyên phân cuối cùng, A D N được tái bàn, các tế bào mẩm trở thành tinh bào
sơ sinh (tinh bào I) lưỡng bội (primary spermatocyte diploid). Các tinh bào I chịu giảm
phân I (giám phân lần đầu) tạo ra tinh bào thứ sinh (tinh bào II ) dơn bội (secondary
spermatocyte haploid). G iảm phân II tạo ra bốn tiền tinh trùng đơn bội (haploid sperma
tids) đối với mỗi tinh bào ĩ đã chuyển vào giảm phân. Ớ động vật có vú, các tế bào này vẫn
nối với nhau qua cầu sinh chất sau mỗi lần phân bào (hình ổ .Iíí).
Nguyên nhân của hiện tượng các tinh bào vẫn nối nhau qua cầu sinh chất suốt toàn bộ
sự phát triển của chúng, có lẽ, do sự bất đối xứng cùa các N ST giới tính trong giới đực. Một
nửa các tinh bào II nhận được N ST X , nửa khác nhận N ST Y . N ST Y chứa ít hơn các gen so
với N ST X và rõ ràng là một số trong các sàn phẩm của các gen được tìm thấy chỉ trong
N ST X là chú yếu cho sự phát triển cùa tinh bào. Bàng cầu nối tế bào chất, tất cả bốn tinh tứ
có thế chia sẻ các sàn phẩm của gen Irong N ST X , mặc dầu chi một nửa của chúng có N ST
X (Pcrvczel al.. 2008).
c) Các tién tinh trù n g (sperm atids). Các tiền tinh trùng vẫn còn tiếp xúc chặt với các
tế bào Sertoli, nhưng đã đổi theo hướng mởi bàng cách ngập sâu đáu của giao tử vào trong
tế bào chất phía dinh cùa tế bào. Chúng chịu một loạt các chuyển đổi để biến thành tinh
trùng: Các chuyến đổi này được gọi là sự hình thành tinh trùn g (spermiogenesis) vốn kết
Ihúc ớ gần xoang của ống sinh tinh, nơi chứa các tinh trùng chín được giải phóng khỏi các
tế bào Sertoli. ơ con người, một tiền tinh trùng chuyển hoá thành tinh Irùng chín mất tròn 3
tuần (Le Moignc, 1997). Tiền tinh trùng ít giống vói tinh trùng trướng thành (chín). Tuy
nhiên, qua sụ phân hoá tiếp theo, nó sẽ trỏ nên chặt, đáng thuôn và di động.

6.2.1.5.Hinh thành tinh trùng (sperm iogenesis) và cấu tạo của nó

a) H ình thành tinh trùng


Sau giảm phân II, hình thành 4 tế bào dơn bội, các tiền tinh trùng, trải qua sự phân hoá
phức tạp đế trớ thành tinh trùng. Các tiền tinh trùng này tách khỏi các tế bào Sertoli và trờ
nên các tế bào tự do trong xoang của ống sinh tinh, nơi chúng được dẫn tới các con đường
thoát tinh nhò sự co rút cùa các tế bào cơ trong vách các ống.
Sự chuyến hoá tiền tinh trùng thành tinh Irùng diễn ra với ba đặc trưng biến đổi hình
thái đã được Holstein và Roosen-Runge (1981) mỏ tả đối với các tinh trùng của động vật
có vú. Đó là các biến đổi đồng thời: sự ngung kết nhân, hình thành thể đỉnh (thể ngọn),
phát triển roi và phát triển phẩn thân.

b) Cáu tạo của tinh trùng


Tinh liìing là các tế bào tương đối đơn giản, gồm có đẩu, cổ, thân và đuôi (roi) như trên
hình 6.2 (ở góc phải phía dưới của hình). Đầu bao bọc nhân đặc và được bao quanh bởi cấu
tạo dạng túi gọi là thể đỉnh (acrosome), vốn là dẫn xuất từ thể Golgi. Thể đỉnh chứa các
enzym có lác dụng phân huỷ các lớp bảo vệ quanh trứng, giúp tinh trùng thấm được vào
trứng. Thân và đuôi cung cấp cơ chế đẩy: Bên trong đuôi là lông roi và bèn trong thân là
trung thể. bào quan này hoạt động như là thân cơ sờ cùa roi và ty thể, nơi tạo năng lượng
cẩn cho sự vận động của đuôi. Cơ chế này cho phép tế bào thực hiện được hành trình dài.
Các tinh trùng có thể di chuyển với tốc độ từ 35 đến 50 (im/giây ở 37"C, tốc độnày còn
tăng lên trong ống sinh dục của nữ giới. Một tinh trùng chín dài từ 40 đến 250 (JIT1ỏ động
vật có vú (53 (im ở con người). Thể tích bé hơn nhiều so với thể tích của noãn: 30 um’ 0 bò
mộng hoặc 1/20.000 của thể tích noãn ờ bò cái (Le Moigne, 1997).

6.2.2. Điểu tiết hormon quá trình phát sinh tinh trùng

Như dã nêu trong chương 3, thuỳ trước tuuyến yên tiết ra hai hormon kích thích sinh
dục: hormon kích thích bao trứng (FSH ) và hormon tạo thể vàng (LH ), gọi chung là
gonadotropin. Dẫu rằng các hormon này được gọi theo tác động trong giới nữ, chúng cũng
liên quan trong sự điểu tiết chức năng sinh sản chung. Trong giới nam, FSH kích thích các
tế bào Sertoli xúc tiến sự phát triển tinh trùng và L H kích thích các tế bào Leydig tiết
testosteron (báng 6.1).

237
Bảng 6.1. C ác hormon sinh sản ở động vật có vú
(Theo Raven et al., 2010)'

G ióng dục
Hormon kích thích bao trứng Kích thích phát sinh tinh trùng bằng con đường cá c tế bào Sertoli
(FSH )
Hormon tạo thể vàng (LH) Kích thích các tế bào Leydig tiết testosteron
Testostero n Kích thích sự phát triển và duy trì các đặc trưng giới tinh thứ sinh
đực, các cơ quan giới tính phụ và phát sinh tinh trùng
G ióng cái
Hormon kích thích bao trứng Klch thích sinh trưởng của nang buống trứng và tiết estradiol
(FSH )
Hormon tạo thể vàng (LH) Kích thích sự rụng trứng, sự chuyển đổi các nang buồng trứng thảnh
thể vàng, kích thích thể vàng tiết estradiol và progesteron
Estradiol (estrogen) Kích thích sự phát triển và duy trì các đ ặc trưng giối tinh thứ sinh ở
giống cái; thúc đẩy sự chuẩn bị cùa tử cung cho mang thai
Progesteron Hoàn thành sự chuẩn bị của tử cung để mang thai
Oxytoxin Kích thích sự co rút của tử cung và phản xạ và sự phóng sữa
Prolactin Kích thích sản xuất sữa

Nguyên tắc cúa sự ức chẽ ngược âm áp dụng cho sự điều hoà quá ựình tiết các hormon
FSH và LH (hình 6.3). Hormon giải phóng kích tố sinh dục hormon vùng dưới đổi G nR
(hypothalamic hormone gonadotropin-releasing hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên
tiết ra FSH và L H . F S H làm cho các tế bào Sertoli giải phóng ra hormon peptit gọi là
inhibin, chất này ức chế đặc hiệu sự tiết FSH . Một cách tưcmg tự, L H kích thích sự tiết
testosteron rồi testosteron phản hồi âm ức chế sự giải phóng L H , cả hai trực tiếp tại thuỳ
trước tuyến yên và gián tiếp bằng cách giảm thiểu sự giải phóng G n R H từ vùng dưới đồi
(bảng 6.2 và bảng 3.2).

Bàng 6.2. Tiết và các hormon thần kinh ức chế sự tiết của vùng dưới đối
(Theo Pervez et al., 2008)

Nơron thán kinh T á c đ ộng


Hormon tiết thyrotropin (TR H ) Kích thích sự tiết thyrotropin
Hormon tiết ganadotropin GnRH (hormon kích dục) Kích thích sự tiết hormon kích thích nang trứng
và hormon tạo thể vàng
Hormon ức chế tiết prolactin ứ c chế tiết prolactin
Hormon tiết prolactin Kích thích tiết prolactin
Somatostatin (hormon ức chế tiết hormon sinh trưởng) ức chế sự tiết hormon sinh trưỏng
Hormon tiết hormon sinh trưởng Kích thích tiết hormon sinh trưỏng
Hormon tiết adrenocorticotropin Kích thích tiết adrenocorticotropin
Hormon ức chế tiết hormon kích thích-melanoxyt ức chế tiết hormon kích thích-melanoxyt

Tầm quan trọng cùa sự ức chế phản hồi âm (liên hệ ngược âm) có thể minh hoạ bằng
cách loại bỏ tinh hoàn; K hi thiếu vắng testosteron và inhibit!, sự tiết F S H và L H từ thuỳ
Irước tuyến yên gia tăng rất mạnh.

•238
Mức độ cao của ( ^ V u n g dưâi đ o T "''') —
testosteron đang
lưu thông, được
tế bào Leydig ^
sàn ra, Íít chế
GnRH và sự sàn
xuất LH.

Inhibin

Testeron
I e s ie r o n vvà inhibin
a in n iD in thực
m ục
▼ hiện sự ức chế ngược âm
Phát triển và duy trì đổi vớj sự tiết G nRH, FSH
-(+ )-► = Kích thích các dặc trưng giới tỉnh và LH
thứ sinh
- Q + ►
= = ứ c chế

Hỉnh 6.3. C á c tương tác hormon giữa các tinh hoàn và thuỳ trước tuyến yên
Vùng dưới đồi tiết GnRH, hormon này kích thích thuỳ trước tuyến yên sàn ra LH và FSH . LH kích thích các tễ
bào Leydig tiết ra testoster-on, vốn liên quan trong sự phát triển và duy trì các đặc trưng giới tính thứ sihh và
kich thích sự phát sinh tinh trùng. FSH kích thích các tế bào Sertoli của các óng sinh tinh, giúp tạo thuận lợi
cho sự phát sinh tinh trùng. FSH cũng kích thích các tế bào Sertoli tlếl ra chất inhibin. Testosteron và inhibln
ảnh hương ức chế ngược am lên sựtiet GnRH cũng nhưLH và FSH. [Tổng hợp từ Le Moigne (1996) vả Raven
et al„ (2010) dựa theo hình cùa Pervez et al., (2008)].

Cáu h ỏi tìm hiểu


Bạn có nghĩ l ằng não bị ảnh liuởng khi tinh hoàn bị cắt bỏ (thiến)?

6.3. P H Á T SIN H T R Ứ N G (S ự sin h trứng, s ự tạo noãn bào)

Phát sinh trứng (sinh trứng) là sự tạo các tê bào sinh sản cái, các noãn bào (các tế bào
trứng). Phát sinh trứng xảy ra Irong buồng trứng, nơi các tế bào sinh dục liên kết với các tế
bào soma, các tế bào nang. Tập hợp tạo nên nang buồng trứng. Điều này đã được chứng
minh ớ một số loài, ví dụ, ruồi giấm (Drosophila), nhóm Hải tiêu (A scidia ), những tế bào
nang ớ chúng tham gia xác định tính phân cực của tế bào trứng vốn sẽ xấc định tế bào phôi.
Mặt khác, các tế bào nang có hoạt tính hormon ở động vật có xương sống. Trong phái sinh
trứng, có sự tổng hợp các A R N và các protein đặc hiệu và được tích luỹ trong tế bào chất
cùa noãn bào, thường là các dự trữ màng noăn bào. Kết thúc sinh trưởng, đạt đến pha giảm
phân, thường chịu sự kiểm tra hormon, bắt đầu xuất hiện các thể cực hình cầu nhỏ bé (hình
6 .1b). Chúng xuất hiện trong một số loài là khác nhau và kết thúc khi thụ tình.

239
v ề mặt hình thái, các nghiên cứu chủ yếu dựa vào các mô tả sự phái sinh trứng ở động
vật Có vú. Các nghiên cứu sinh tổng hợp ờ mức phân tử, v í dụ như đã nghiên cứu khá sâu ỡ
Drosophila, là cần thiết cho sự nhận thức cơ chế biểu hiện gen cùa sự phát triển (Chương 1).

6.3.1. Phát triển củ a cá c tế bào sinh sản và nang buồng trứng

6.3.1.1. Nguyên noãn bào (nguyên bào trửig)

Ớ động vật có xương sống, trong thời gian phát triển phổi, các tê bào mẩm tãng trường
qua nguyên phân để tạo nên các tuyến sinh dục cái rồi trở thành các buồng trứng. Các tế
bào mầm tích cực tãng sinh bằng nguyên phân, tạo nên các nguyên noãn bào (nguyên bào
trứng). Chúng là các tế bảo lưỡng bội, chưa phân hoá về mặt hình thái. Các nguyên noãn
bào xuất phát từ cùng một tế bào mầm vẫn còn nối với nhau bằng cầu sinh chất, các phân
chia cùa chúng được đồng điệu hoá.
Tương tự nguyên tinh bảo, nguyên noãn bào (nguyên bào trứng) sinh trưởng qua
nguyên phân. Kết quả là xuất hiện các nguyên noãn bào sơ sinh (noãn bào I), những tể bào
này ngay tức khắc chuyển vào pha trước sớm của giảm phân I (hình 6.1). Trong nhiều loài,
kế cả con người, sự phát triển của noãn bào dừng lại tại thời điểm này (hình*6.8) và có thế’
vẫn còn ờ trạng thái dừng như vậy hàng ngày, hàng tháng, hoặc hàng nãm. Ngược lại,
không có sự dừng trong phát sinh tinh trùng, vốn tiến triển đéu đặn cho đến hoàn thành,
trong khi đó tinh bào sơ sinh (tinh bào I) đã phân hoá. Trong người phụ nữ, như đã biết,
một sô noãn bào dừng ớ pha trước sớm của giảm phân I (prophase I) đến 50 năm! (Pervez
et al„ 2008).
Hoạt tính nguyên phân trong các nguyên noãn bào bị hạn chế về thời gian ở nhiều loài:
đặc biệt ở động vật có xương sống, phân biệt hai loại.
a) Ớ lưỡng c u và m ột s ố cá xư ơng hoạt tính nguyên phân biến động theo mùa. Nguyên
phân xảy ra sau mỗi lẩn đẻ trứng và lặp lại một loạt tế bào trứng, sau khi sinh trường, các
trứng này lại sẽ lại đẻ trứng lẩn sau. Do đó các ổ nguyên noãn bào bất động thường xuyên
có trong các buồng trứng.

h) ơ động vật có xư ơng sốn g bậc cao


Trừ các ngoại lệ hiếm thấy, nguyên phân ngừng trước khi kết thúc phát triển phôi; hoặc
hầu như sau sinh: 4 đến 8 ngày sau lứa nở trứng ra gà con, tuần 15 của đời sống phôi ở
người đàn bà. Ớ thai người đàn bà, các buồng trứng lúc đó chứa vài triệu nguyên bào trứng.
Nhiều trong chúng sẽ thoái hoá và hai triệu qua được giai đoạn noãn bào sơ sinh trong các
nang dầu tiên đổ thoái hoá với sô lượng lớn gần ngay trước hoặc sau sinh hoặc trong thời
gian sinh trường của chúng; trên 300.000 noãn bào vẫn còn ờ bé gái, chỉ có 400 đến 500
đạt đến sự sinh trướng cùa chúng trong thời kỳ của cuộc sống trướng thành.
Ngoài hai loại trên, ớ côn trùng, các nguyên noãn bào ngừng tăng trướng (nhãn số
lượng qua nguyên phân) tại thời kỳ ấu trùng cuối cùng, trước thời kỳ lột xác nhộng trần lần
cuối (Le Moigne, 1997).

6.3.1.2. Noãn bào


Khi dừng nguyên phân, các nguyên noãn bào trở thành các noãn bào sơ sinh (noãn bào I).

2-10
Chúng nhanh chóng chuyên vào pha s, kỳ trước sớm (tiền kỳ trước), trong thời kỳ đó AD N
được tái bản một lẩn cuối. V í dụ, ớ động vật có vú, kỳ trước sớm xảy ra trước khi sinh; đã
chứng minh bàng cách tiêm timidin 'H cho các phôi non của chuột nhắt và các chuột nhắt
sơ sinh: các phôi non còn tiếp nhận timidin vào trong các nhân của các noãn bào của
chúng, nhưng bọn chuột nhắt sơ sinh vốn đã hoàn thành sự tái bản A D N , không còn nhập
timidin nữa.
a) Cấu tạo của m ột noãn bào non trong m ột nang sơ sinh
Các cẩu sinh chất nối các noãn bào với nhau bị đứt trước khi tăng sinh (nhân lên bằng
nguyên phân) cùa các tế bào nang. Trong tế bào chất, phần lớn hơn cùa các bào quan tập
hợp lại trong một không gian hạn chế ở cạnh nhân, th ề noãn hoàng Balbiani, nó được tạo ra
từ các ty thể, từ lưới nội sinh chất, từ các lysosom và iừ thể Golgi đã phát triển.
Các buồng trứng chứa các cấu trúc S ự giãn dài của các tẻ'
gọi là các nang buồng trứng. Mỗi nang
chứa tế bào trứng (noãn bào) tiềm năng
gọi là noãn bào sơ sinh (noãn bào I)
vốn phái triển tiếp thành noãn bào thứ
sinh được vòng các tế bào hạt (dạng
hạl) bé hơn bao quanh như ví dụ của
buồng trứng con mèo (hình 6.5).
b) Q uan hệ giữ a các noãn bào và
các tẽ bào nang (hình 6.4)
Ớ tất cả động vật có xương sống và
phẩn lớn động vật không xương sống, Hình 6.4. Noãn bào non động vật có vú trong quan
không lâu sau khi các nguyên noãn hệ với vòng đẩu tiên của các tế bào nang
(từ A.Le Moigne, 1996)
bào kết thúc nguyên phân, một số tế bào
phát sinh từ biểu mô của các mầm buồng trứng tạo ra vỏ, hoặc nang, bao quanh mỗi noãn bào
non. Các noãn bào này vẫn còn nối với nhau bằng cẩu sinh chất. K h i các tế bào nang tăng
sinh và trớ thành nhiều hàng, xuất hiện một không gian lõm giữa noãn bào và các tế bào nang
này, nhưng vẫn còn các cẩu nối sinh chất; các màng sinh chất của noãn bào và của nang được
kéo dài ra bằng các lông nhung (hình 6.4) vốn bảo vệ các tiếp xúc cẩu nối sinh chất. Mặt
khác, các phần kéo dài cùa các tế bào nang thấm vào trong các cuộn xếp của vách noãn bào.
Tập hợp các lông nhung thấy được dưới kính hiển vi ánh sáng giống như chiếc lá có thuỳ,
vòng toà tia ( vòng các lớp t ế bào có b ề mặt dạng hạt) như trên hình 6.4 và 6.5.
Khi nang buồng trứng sinh trường, noãn bào tổng hợp cấu trúc glucoprotein và dễ bị
enzym trypsin có trong vùng biên của buồng trứng, giữa các lông nhung, tiêu hoá.
Trong khi đó các tế bào nang co rút và những liên kết với noãn bào tiêu biến dần. Nó
được gọi là m àng (hoặc vùng) sáng (membrane pellucide) à động vật có vú và màng (hoặc
vò) ở các nhóm khác. Lông nhung tăng bề mặt của noãn bào (lên 35 lần ở con ếch). Các
biến đổi và hấp Ihụ theo cơ chế vi túi uống (vi thực bào) các chất tan là thuận lợi. Mặt khác,
sự tiếp xúc bằng các lông nhung cho phép chuyển dời các chất cao phân tử trong đó có
glucoprotein là các chất không thấm (các protein, polysaccarit) của vùng toả tia.

16-GTSINHHOCPT
241
Màng sáng của động vật có vú được nghiên cứu rất nhiều vì vai trò của nó trong thụ
tinh (trình bày ớ phần sau).

6.3.1.3. Phát triển của c á c nang buống trútĩg


Chúng ta chỉ xem xét sự phát triển nang buồng trứng ở động vật có vú và lưỡng cư đã
được nghiên cứu đầy đủ.
a) Sinh trư ởn g củ a các n an g buồn g trứ ng ở độn g vật có vú
Sự gia tãng kích thước của các nang iần lượt đạt tới độ chín do sự tăng sinh các tế bào
soma, nhất là ở động vật có vú. Những noãn bào I chứa trong các nang chỉ tăng không
nhiều lắm (300 lần ở chuột nhắt so với nguyên noãn bào), vì các trứng của động vật có vứ ít
noàn hoàng.
Sự sinh trướng của nang là một hiện tượng liên tục. M ỗi ngày, các nang mầm mới
chuyên sang pha sinh trưởng (15/ ngày ở người nữ giới 20 tuổi, 1 ở người 40 tuổi). Phần lớn
nang không dùng được do bị hẹp lại (hình 6.6). Thời gian trải qua giữa sự sinh trưởng, phát
triển thai và sự rụng trứng là chu kỳ buồng trứng (hình 6.9), nó là đặc điểm của mỗi loài: 60
ngày ớ người, 21 ở chuột (Rattus ). Động thái này thể hiện theo sự hiện diện của các nang
tại tất cả các giai đoạn trong một buồng trứng (hình 6.6).

C á c thể bạch biến Nang hẹp (tịt) lổ

C ác mô kẽ
của buổng
trứng

■Biểu mô
mầm

Hinh 6.5. Nang Graaf (nang Graafian) chín :ác thể vàng
trong buồng trứng mèo (Felis domestica). — thoái biến
Nhận thấy các tế bào hạt (tế bào bể mạt dạng
hạt) bao quanh noãn bào thứ sinh (noãn bào II).
Vòng này vẫn còn lại quanh tế bào trứng khi nó
rụng và tinh trùng phải đâm xuyên qua vòng để
đạt đến màng sinh chất của noãn bào thứ sinh Hình 6 .6 . S ự thể hiện lý thuyết của buồng trứnạ
[Từ Raven et al., 2010]. động vật có vú với tất cả các giai đoạn phát triển
của nang buồng trứng trong chu kỷ buồng trứng
(Theo Le Moigne, 1997).

* C ác nang khởi đầu. Các noãn bào của buồng trứng phôi thai, kích thước bé nhỏ, được
những tế bào nang sơ sinh bao quanh thành một lớp mỏng, dẹt. Lớp này cấu thành các nang
đầu tiên vốn thấy được tại vùng biên của buồng trứng chín (hình 6.9).
* C ác nang s ơ sinli. Những tê bào nang tăng sinh và hình thành một biéu bì phân tầng

242
bằng pháng gồm các tế bào dạng lập phương của màng mỏng cơ sở. Nhân của tế bào đã ở
kỳ cuối I, noãn bào tăng thổ tích (đường kính khoảng 0, 03 mm). Các nang sơ sinh đầu tiên
xuất hiện hướng về kỳ sinh đẻ (xuất hiện trong buồng trứng khi sinh như trên hình 6.7).
* C ác nang thứ sinh. K ích thước của noãn bào tiếp tục gia tăng, đạt đến đường kính
0,06 mm, trong các nang thứ sinh non có 2 - 3 hàng các tế bào màng bao bọc. Tổng cộng,
the lích cùa noãn bào sẽ tăng khoảng một vài lán tuỳ thuộc vào loài. Thời kỳ này tương ứng
với sự gia tãng mạnh các A R N ở động vật có vú.
Trong các nang thứ sinh già hơn, sự sinh trưởng của noãn bào đã trọn vẹn và các quá
trình tổng hợp đã rất yếu; các tế bào nang tăng sinh. Các lớp ờ phía trong, hoặc vành loả tia
đã định hướng quanh noãn bào, được liên kết tại màng cùa nó qua các cẩu sinh chất. Những
lóip phía ngoài phân bố ít đều đạn mang tên vùng hạt (granulosa ), được đặt tên như vậy vào
thế kỷ X V I I I vì có dạng hạt của mô quan sát thấy dưới kính hiển vi ánh sáng. Các tê bào
nang được màng cơ sờ bẽn ngoài hoặc m àng Slavjanski bao bọc. Các mô liên kết của buồng
trứng lạo nên vỏ bổ trợ ở vùng biên, vỏ này sẽ phân hoá thành tế bào bao trong chứa các
mao mạch liên kết với mạch cùa buồng trứng và tế bào bao ngoài được hình thành từ mô
liên kết dạng sợi.
Những tế bào tiết các hormon steroit biệt hoá vào tế bào bao trong.
Tuổi dậy thì chưa đến, các tế bào nang không qua giai đoạn nang thứ sinh, thoái biến,
trớ nên hẹp lại.
* C ác nang lam sinh (cấp ba). Toàn bộ chiều dài của cuộc sống tình dục, từ tuổi dậy
thì, một lô các nang thứ sinh phát triển thành nang tam sinh tại mỗi chu kỳ động dục. Một
vài đạt đến kỳ rụng trứng (nhìn chung ch ỉ có m ột trong mỗi chu kỳ ờ phụ nữ), các nang
khác thoái hoá theo các cơ chế chọn lọc, chịu sự điểu phối của các hormon. x ử lý hormon
có thể làm rối loạn cơ chế này và thuận lợi cho sự rụng trứng nhiểu. Điều dó có thể dẫn tối
hiện tượng đa thụ tinh.
Trong nang tam sinh, những tế bào hạt tăng sinh khi nang chưa đạt đến kích thước tối
đa. Những tế bào này tiết ra các chất ức chế và chất hoạt hoá. Một cái hốc xuất hiện trong
vùng các tế bào vùng hạt dẫn đến sự liên kết các gian bào giãn rộng ra, nơi tích luỹ huyết
thanh khuếch tán từ các mao mạch của tế bào bao trong và huyết thanh chứa các hormon
steroit. Các hormon này đến từ cấc hormon kích dục đực được chế biến trong tế bào bao
trong, chúng được tiết ra và được chuyển hoá thành progesteron, cuối cùng chuyển thành
các estrogen, chủ yếu estradiol, bởi các tế bào vùng hạt.
* C ác nang GraaỊ. Vào cuối thời ký sinh trưởng của nang, hốc hoặc khoang chiếm hầu
như toàn bộ thể tích cùa nang. Noãn bào chỉ còn màng sáng bao quanh và một vài lớp các
tế bào nang của đai toả tia. Nang chín hoặc nang G raaf có dạng u nhò ra trên bề mặt trong
cúa noãn bào (hình 6.5, 6.6). Nhân của noãn bào ở vào cuối của thời kỳ cặp đôi của các
N ST tương đồng. C ác N S T rút ngắn lại và bắt đầu tách ra. K h i chín, noãn bào đạt đến kỳ
đầu giảm phân I, xuất ra hình cầu thể cực thứ nhất; hoàn thành giảm phân I. Giảm phân I
dừng lại tại kỳ trước I (prophase I). Đ ó là khi xuất hiện sự rụng trứng vào ngày 14 của chu
kỳ động dục ỏ nữ giới và bắt đầu giảm phân II, noãn bào trờ thành noãn bào thứ sinli hoặc
noãn bào II. Giảm phân II dừng lại tại kỳ giữa II (hình 6.7) và noãn bào thứ sinh (noãn bào
II), không kết thúc giảm phân II được giải phóng trong rụng trứng.

243
* Sự tiến triển cùa nang buồng trứng sau rụng trứng (hình 6.6, 6.7). Sự rụng trứng xảy
ra tại một giai đoạn chính xác của chu kỳ buồng trứng dưới sự điều phối của hormon tuyến
yên. Các vách của nang và vách buồng trứng trở nên mỏng hơn dưới tác động của các
enzym, bị rách ra và noãn bào II, được đai toả tia bao quanh, bị đẩy ra do sự co rút cùa
nang, di chuyên hướng về phía vòi hứng trứng (hình 6.7). L ú c đó nang tạo nên các th ể vàng
hoặc các thê dưỡng thai. C ấc tế bào vùng hạt tiết ra một trong các hormon steroit mới, bãy
giờ chuỗi phản ứng tổng hợp hormon dừng lại ở mức progesteron . L ú c này đó là các t ế bào
llìể vàng (các t ế bào lutein). C ác tế bào thể vàng được các mao dẫn từ tế bào bao trong cung
cấp nuôi dưỡng. C á c tế bào này được tổng hợp và thường xuyên tiết ra estradiol.
Vài ngày trước khi kết thúc chu kỳ buồng trứng, các hoạt động tổng hợp tiến triển, thổ
vàng được tái hấp thụ và chỉ để lại vết sẹo hoặc th ể bạch biến (corpus albicant) như trên
hình 6.6; nếu được thụ tinh và làm tổ của phôi nang (túi phôi, túi mầm), thể dưỡng thai (thể
vàng) được duy trì trong thời gian mang thai.
* Sự hẹp lổ nang. Một ít nang khởi đầu đến kỳ kết thúc của tiến trình này, chúng chịu
sự thoái biến, gọi là nang hẹp lồ (hình 6.6). Phấn lớn các nang sơ sinh thoái biến ít lâu sau
khi sinh. Sự thoái hoá này là quy luật đối với tất cả các nang sinh trưởng trước tuổi dậy thì.
Ớ cá thế trướng thành, các nang thứ sinh thoái hoá trong thòi gian sinh trưởng; kiểu hẹp lỗ
này hình như không phụ thuộc vào tác động cùa các hormon kích dục tuyến yên. Giữa các
nang đã chín, vẫn còn tiếp tục sự loại bỏ nang hẹp lỗ, hơn một nửa bị loại bỏ ở phụ nữ.
Hormon có tác dụng làm chậm lại sự hẹp lỗ này.

Hình 6.7. Giảm phàn và phát sinh noãn (trứng) trong con người.
Từ tê bào mẩm lưỡng bội sàn ra noãn bào sơ sinh (noãn bào I) lưỡng bội. sản phẩm của giảm phản I gồm một
thể cực và một thể khác, noãn bào thứ sinh (noãn bào II), đày là trứng được giải phóng trong kỳ rụng trứng.
Noãn bào II không hoàn thành được giảm phân II, dừng lại tại kỳ giữa II, cho đến sau khi thụ tinh: Giảm phản II
cho ra thể cực thứ hai và một trứng đdn bội, dung hợp nhản trứng đơn bội với nhản tinh trùng đơn bội sẽ sản
sinh ra hợp tử lưỡng bội. (Theo Raven et al , 2010).

244
b) Sinh trư ởng của nang buồn g trứng ở lưỡng c ư (hình 6.8)
Buồng trúng ớ lưỡng cư dưới dạng cái túi có vách dày với biểu mô ngoài và biểu mô
trong bao phú. Trong vách này, các nang bọc quanh các noãn bào. Trong cùng một buồng
trứng, thấy có nhiều các thế hệ noãn bào và nhiểu ổ nguyên noãn bào. Các nang sinh trường
nhô ra khói bề mặt trong cùa khoang buồng trứng (ở nang G raaf như trên hình 6.5 và 6.13).
Trong một nang, chỉ có một lớp tế bào nang bao quanh noãn bào, cũng như một bao
trong với rất nhiều mạch (thực tế, đó là sự tuần hoàn máu mang các chất cần cho sự tạo
noãn hoàng) và biểu mô bọc trọn vẹn. Lớp bao ngoài chứa các mạch rất quan trọng vốn
phân nhánh vào lớp bao trong. Sự sinh trường của các nang đến từ cùng một đợt nguyên phân
theo mùa là đổng thời. Các nang buồng trứng của lưỡng cư trải qua một sự sinh trường quan
trọng vào thời điểm cuối chu kỳ cùa nó, bằng sự tích luỹ noãn hoàng trong noãn bào tại cuối
pha cặp đôi của các N ST lương đồng. Sự sinh trướng này gia tăng thể tích lên đến 27.000 lần
ở con ếch. Người ta phân biệt một pha sinh trường yếu trong noãn bào kéo dài trong khoảng 2
năm, dó là pha tiền phát sinh noãn hoàng và một pha sinh trưởng lớn với thời gian ngắn hơn,
dưới một nám, đó là pha phát sinh noãn hoàng (hình 6.10).

a) Chi tiết được phóng to dưới đây

b) ^ơ' *^ 9 Biểu mô ngoài của buổng trứng

C ác lớp lỏng nhung của noản bào

Hình . . Buổng trứng và nang buồng trứng của Lưỡng cưxen ope
6 8

a) Sơ đồ buồng trứng chứa các noãn bào đang sinh trưởng; b) Chi tiết của một nang.
(Từ Le Moigne, 1997).

Vào tuổi dậy thì ò người con gái, các tế bào hạt (các tế bào có bể mật dạng hạt) này bắl
đáu liốt ra hortnon nữ tính, estradiol (cũng gọi là estrogen). Estradiol cũng kích thích sự

245
hình thành các đặc trưng nữ tính, estradiol khởi động sự có kinh, bắt đầu của chu kỳ kinh
nguyệt. Estradiol cũng kích thích sự hình thành các đặc trưng nữ tính thứ sinh, gồm sự phát
triển vú và mọc lông mu. Thêm vào đó, estradiol và các hormon steroit khấc, progesteron,
giúp duy trì các cơ quan giới tính bổ trợ: các vòi hứng trứng (vòi Fallopio, ống Fallopio
(hình 6.7)), tử cung và âm đạo (hình 6.10).
6.3.1.4. Sản sinh trúng và chu k ỳ kinh n g u yệ t

Kinh nguyệt đánh dấu sự bắt đầu của mỗi chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung (hình
6 .1 1). Hình 6 .1 1 cho thấy có hai chu kỳ sinh dục liên quan khăng khít với nhau ờ người nữ
giới. Các biến đổi xảy ra trong tử cung gọi là chu kỳ kinh nguyệt, cũng được gọi là chu kỳ
tứ cung. Những sự kiện xảy ra có tính chu kỳ trong buồng trứng được gọi là chu kỳ buồng
trứng. Hai chu kỳ thể hiện đồng điệu về sinh trường của nang buồng trứng và sự rụng trứng,
với sự xác lập lớp lót tử cung, dưới sự điểu phối của L H và F S H đến từ thuỳ trước tuyến yên,
vốn được hormon G n R H do vùng dưới đổi (bảng 6.2) tiết ra kích thích (hình 6.1 la ).
a) C hu kỳ buồn g trứ ng sản ra trứng chín
Tlìường chì có m ột trứng được giái phóng (rụng) trong chu kỳ buồng trứng.
Chu kỳ buồng trứng (đổng điệu với chu kỳ kinh nguyệt) khoảng 28 ngày trong người
giới nữ (một số động vật có vú, có chu kỳ buồng trứng ngắn hơn 28 ngày, số khác có chu
kỳ dài hơn. Chuột (Rat) và chuột (Mauridae) có các chu kỳ buổng trứng khoảng 4 ngày;
nhiểu động vật có vú giao phối theo mùa chỉ có một chu kỳ buồng trứng trong một năm. Ở
đây có sự biến động lớn theo các cá thể. Trong nửa đầu của mỗi chu kỳ, ít nhất có một noãn
bào sơ sinh (noãn bào I) chín thành noãn bào thứ sinh (noãn bào II, trứng) và được xuất ra
khỏi buồng trứng. Trong nửa sau của chu kỳ, các tế bào trong buồng trứng (tế bào nang)
vốn đã kết hợp với noãn bào đang chín phát triển các chức năng nội tiết và sau đó thoái hoá
nốu trứng không được thụ tinh. Tiến trình cùa những sự kiện này được chỉ ra trong hình 6.9.
(8 ) Nếu không thụ thai, (1) Các noãn bào I (sơ sinh)
thể vàng thoái biến hiện diộn trong buổng trứng
khi sinh
(7) Các tế bào nang sót lại từ Dây chằng (giữ
thể vàng, vốn sản ra buổng trứng vào
progesteron và estrogen vị trí trong thân).
Khoảng một lần trong
Nang bị đứt vỡ 6 - 1 2 noăn bào (trứng)
sơ sinh bắt đẩu chín.
(Noãn bào II)
(3) Trứng sơ sinh và các tế bào
bao quanh nó cấu thành nang.

(6) Khi rụng trứng, nang Trứng đang phát triển dược
đửt vỡ. giải phỏng trứng tế bào nang bao quanh nuôi,
Noãn bào
Các tế bào nang chún9 cũn9 sản ra es,r°9e"

(5) Sau một tuần, thường chỉ một


noãn I (2 n) tiếp tục phát triển.
Giảm phân I đúng trước khi rụng
trứng.

Hinh 6.9. Chu kỳ buống trứng. Chu kỳ buồng trứng tiến triển từ sự phát triển của nang đến rụng trứng và
cuối cùng đến sinh trưởng và thoái biến của thể vàng. Hinh chỉ ra nang động vật có vú chín; noãn bào (trứng)
ỏ trung tâm (Từ Pervez et al., 2008).
Khi chào đời, người giới nữ có khoảng một triệu các noãn bào sơ sinh trong mỗi buồng
trứng. Mỏi noãn bào ớ trong một nang buồng trứng. Noãn bào sơ sinh vốn đã bắt đầu giảm
phàn nhưng, như đã nói ở trên, dừng ở kỳ trước của giảm phân I (hình 6.7).
Vào tuổi dậy thì, người phụ nữ có khoảng 200.000 noãn bào trong mỗi buồng trứng; số
khác đã thoái hoá. Trong thời sinh đẻ của phụ nữ, các buổng trứng của người phụ nữ sẽ trải
qua 450 chu kỳ buồng trứng. Trong mỏi chu kỳ, nhiều noãn bào sẽ bắt đẩu chín, nhưng
thường chí có một noãn bào sẽ chín hoàn toàn và phải được giải phóng ra; các noãn bào
khác sẽ thoái hoá. Vào độ tuổi 50 năm, người phụ nữ sẽ đạt đến thời mãn kinh, kết thúc
tuổi sinh đẻ và chỉ có một ít các noãn bào còn lại trong buồng trứng. Suốt cả cuộc đời của
người nữ giới, liên tục xảy ra sự thoái hoá các noãn bào và không một noãn bào mới nào
được sinh ra (Pervez et al., 2008).
Mỗi noãn bào sơ sinh trong buồng trứng được lớp các tế bào buồng trứng bao bọc.
Noãn bào và các tế bào bao quanh tạo nên đơn vị chức năng trong buồng trứng như đã nói
đốn ớ trên, đó là nang. Giữa tuổi dậy thì và mãn kinh, mỗi tháng có sáu đến mười hai nang
bắt đẩu chín. Trong mỗi nang, noãn bào lớn lén và các tế bào nang bao quanh tăng sinh.
Sau khoảng một tuẩn, một trong các nang lớn hơn so vối sô' còn lại và nó tiếp tục sinh
trướng, trong khi các nang khác ngừng phát triển và co lại (hẹp lại, tịt). Trong nang đã lớn,
các tế bào nang nuổi trứng đang lớn, cung cấp cho trứng dinh dưỡng chứa các cao phân tử
và các protein, các chất dinh dưỡng này sẽ được sử dụng trong các giai đoạn phát triển sớm
nếu trứng dược thụ tinh. Ở người, sau hai tuẩn sinh trường của nang, xảy ra sự rụng trứng:
nang đứt rách, trứng được giải phóng (hình 6.9). Tiếp sau sự rụng trứng, các tế bào nang
tiếp tục tăng sinh và tạo ra các mô nội tiết với kích thước cỡ hạt bi. Cấu trúc vốn lưu lại
trong buồng trứng này là thể
... ? J Buổng trửng
vàng. Nó hoat đông như là
. . i , Ong dăn trửng Ruột kết
tuyến nội tiết, sản xuất ra
Tử cung
estrogen và progesteron cho Khoang co thể •(dạ con)
khoảng hai tuần. Sau đó nó Màng trong của
thoái biến, nếu phôi nang ỉ Ịtử cung (nội mạc)

không làm tổ trong màng CỔ tử cung

trong của tử cung (hình 6.10).


Ruột thảng
Chu kỳ kinh nguyệt có thể (trực tràng)
được phan chia trong giới hạn Môi lớn Môi bé Âm đạo
cúa hoạt tính buồng trứng
thành pha nang và pha th ề
\'àn% với sự kiện rụng trt'mg Hình 6.10. Các cơ quan sinh sàn của giói nữ
giữa hai pha (hình 6.1 lc). Nhin từ phía bên.

* Pha nang
Trong thời kỳ của mỗi plia nang, một sô' nang trong buồng trứng được FSH kích thích
sinh trướng, nhưng chỉ có một nang đạt được độ chín hoàn toàn và rụng gọi là nang bậc ba
hoặc nang G ra a fia n . Nang này tạo nên u vách mỏng nhô trên bề mặt trong của buồng trứng
(hình 6.5). Dạ con (từ cung) được lót bới màng biểu mô đơn gọi là màng trong tử cung (nội

247
mạc) và trong pha nang, estrogen gây ra sự sinh trướng, làm dày màng trong tử cung. Do vậy,
pha này được biết như là pha táng sinh của màng trong tử cung (hình 6.1 le).
Noãn bào sơ sinh (noãn bào I) bên trong nang Graafian hoàn thành giảm phân lần đầu
Tuy nhiên, thay vì tạo nên hai tế bào con lớn bằng nhau, nó sản ra một tế bào con lớn, noãn
bào thứ sinh (noãn bào II) và một tế bào con bé tí, gọi là thể cực (hình 6.1 và 6.7). Như
vậy, noãn bào II chiếm hầu như tất cả tế bào chất từ noãn bào I (phân chia tế bào chất
không cân đối), gia tăng khả năng của nó duy trì phôi sớm nếu noãn bào được thụ tinh. Còn
thể cực thoái hoá. Sau đó noãn bào II (thứ sinh) bắt đẩu giảm phân lần hai, nhưng tiến trình
cùa nó bị dừng tại ịcỳ (pha) giữa II (hình 6.7). Trong dạng này tế bào trứng tiềm năng được
giải phóng ra từ buồng trứng tại kỳ rụng trứng và nó không hoàn thành dược giảm phân II
trừ khi nó được thụ tinh trong ống hứng trứng (vòi Fallopio, vòi hứng trứng). Sự gia tăng
cúa estradiol (estrogen) trong máu trong pha nang kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra
L H vào khoáng giữa chu kỳ. Sự tiết L H đột ngột này gây ra sự đứt vỡ của nang Graafian đã
phát triển hoàn toàn trong quá trình rụng trúng, giải phóng ra noãn bào thứ hai (noãn bào II,
trứng) của nó (hình 6.7 và 6.9).
Noãn bào I] được giải phóng xâm nhập vào khoang bụng cạnh tua viền, các tua hình
lông chim bao quanh lỗ vào ống Fallopio (vòi hứng trứng). Ông Fallopio, được các tế bào
biểu mồ có lòng nhung lót, hứng noãn bào và đẩy nó di qua vòi hứng trứng (ống Fallopio)
đến lử cung (hình 6.7).
Nếu nó không được thụ tinh, noãn bào phân huỷ vào ngay tiếp sau sự rụng trứng. Nếu
nó được thụ tinh, sự kích thích cùa thụ tinh cho phép nó hoàn thành giảm phân II tạo nên
trứng chín hoàn toàn và thể cực thứ hai (hình 6.1, 6.7). Sự dung hợp của nhãn từ trứng và
tinh trùng sản ra hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong một phần ba của vòi hứng trứng
(òng Fallopio). Trong con người, hợp từ mắt khoảng 3 ngày để đạt đến dạ con và sau đó
còn phái 2 đến 3 ngày nữa để làm ổ trong màng trong dạ con (hình 6.10).
* Pha th ể vàng
Sau rụng trứng, L H kích thích dẩy đủ sự phát triển cùa nang G raaf thành cấu trúc gọi là
thê vàng. V ì nguyên nhân đó, nửa thứ hai của chu kỳ buồng trứng (cũng chính là nửa thứ hai
của chu kỳ kinh nguyệt) được coi như là pha th ể vàng (hình 6.11c). Thể vàng tiết ra cả hai
hormon: estradiol (estrogen) và hormon steroit khác, progesteron. Bây giờ các mức cao của
eslradiol và progesteron trong máu Irải qua pha thể vàng thực hiện ức chế liên hệ ngược âm
đối với sự tiết của thuỳ trước tuyến yên (hình 6.12). Sự ức chế này trong pha thể vàng là
ngược lại sự kích thích tiết F S H và L H (xem bảng 3.2) vào giữa chu kỳ gây nên sự rụng
trứng. Sự ức chế của estradiol (estrogen) và progesteron sau rụng trứng tác dộng như cơ chế
tránh ihai tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển của các nang bổ sung và rụng trứng được tiếp tục.
Trong pha thể vàng cùa chu kỳ, sự phối hợp của estradiol (estrogen) và progesteron làm
cho màng trong của từ cung trớ nên có nhiều mạch, nhiều tuyến và giàu các ổ glycogen.
Trong plưi th ể vàng của chu kỳ, sự p h ố i hợp cùa estradiol (estrogen) và progesteron.
V ì có sự xuất hiện tuyến nội tiết và chức nãng của màng trong tử cung, phần này của
chu kỳ được coi như là pha tiết (hình 6.1 le) của màng trong tử cung. Các biến đổi này là sự
chuẩn bị lớp lól trong tử cung cho phôi làm tổ.

2-18
Sự điều phối của vùng dưới đồi Sự phối hợp của estrogen và progesteron gảy ứt chế
Vùng dưới đổi Các mức cao của estrogen gây kích thích
ẶGnRH

Thuỳ trưòc tuyến yên Các mức thấp của estrogen gây ức chế

= Ị= = t
Các kich tô sinh dục trong máu
lị

|\
1\
1 \
%
1 \
\
LH
1^ —

FSH 1

I FSH và LH kích thich nang Ị LH dâng tràn gảy ra


1 sinh trưởng 1 rung trứng
1

Nang dang lớn o Thể vàng Thể vàng đang


Nang chỉn ; thoái hoá
\_ —~ ' ---------------------------- --------------------------- /.
Pha nang Rụng trứng Pha thể vàng
1 Nang dang lớn với số lượng Ị I I I vàng tiết ra progestoron
■ gia tâng tiét ra estrogen 1 11 B estrogen
. Đinh tràn LH
Các hormon buông trứng
trong máu Ị s
X \ • /
s Vi X
Estrogen Progesteronèp - J

1i

\
1
Mức estrogen
rất thấp

Chu kỷ tử cung (kinh nguyệt)


1
Progesteron và estrogen khởi động
sự dày của màng trong dạ con

V —■
—V---- —
Pha kinh nguyệt Pha tăng sinh Pha tiết
Ngày 0 5 10

Hình 6.11. Chu ký sinh sản của người nữ giới


Hinh này chỉ rõ (c) chu kỳ buồng trứng và (e) chu kỳ tử cung (kinh nguyệt) được sự biến đổi của các mức
hormon trong máu, được thể hiện ra trong các phần (a), (b) và (c), điểu hoà như thế nào.
Thang thời gian ở dưới hình áp dụng cho các phần (b)-(e).

249
* S ự rụng trứng
Không thụ tinh, thể vàng ihoái hoá do giảm thiểu mức L H và F S H ò gần cuối pha thề
vàng. Estradiol và progesteron, vốn được thể vàng sản ra, ức chê sự tiết L H , hormon cần
cho sự tồn tại của nó (thể vàng). Sự biến mất của thể vàng dẫn đến sự giảm thiểu đột ngột
nồng độ estradiol và progesteron trong máu vào thời điểm cuối của pha thể vàng. Đi cu đó
gia tăng độ dày của màng trong tử cung (nội mạc) để rồi bị tróc ra kèm theo chày máu. Đó
là kinh nguyệt à giới nữ ở Người và ở L in h trưởng; phần của chu kỳ trong đó xảy ra sự chảy
máu như là pha kinli lĩgiivệl của màng trong tử cung (hình 6.11).

- Kích thích
-(+)-► (^ ^ V ù n g dơới
H S H - ỨC chè'
GnRH

i ’huy trước V Phản hổi àm xảy ra

}
Phàn hổi dương xảy ra trong
những ngày 12 đến 14.
-© ->

C tuyến yên

© LH/FSH

Buổng trứng
< -0 - qua háu hết chu kỳ

Estrogen và
progesteron ,

%
Hỉnh 6.12. Các hormon điếu hoà sự phối hợp các chu kỷ buồng trứng và chu kỷ tử cung
Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung chịu sựđiéu hoà phối hợp phản hối (liên hệ ngược) âm và dương
liên quan đến một số hormon. (Theo Pervez et al., 2008)-

Tuy nhiên, nếu trứng đã rụng được thụ tinh, phôi bé xíu ngăn chận sự thoái biến của
thể vàng và của kinh nguyệt tiếp theo bàng cách tiết kích t ố sinh dục m àng đệm người
(liCG-liiim an chorionic gonadotropin ), hormon giống - L H do màng đệm cùa phôi sản ra.
Bằng cách duy trì thể vàng, h C G giữ estradiol và progesteron ở các mức cao, do vậy ngãn
chặn được kinh nguyệt vốn sẽ kết liễu sự thụ thai. V I rằng h C G đến từ màng đệm phôi và
không phải từ mẹ, nó là hormon được dùng trong tất cả các xét nghiệm thụ thai.
b) Chu kỳ tử cung (chu kỳ kinh nguyệt)
Như đã nói ờ trẽn, chu kỳ tử cung đồng điệu với chu kỳ buồng trứng. Các hormon
steroit của buồng trứng tăng lên vào thời gian trước khi rụng trứng gây ra sự kích thích tử
cung chuẩn bị hỗ trợ cho phôi. Mức estradiol gia tăng trong các nang đang lớn phát đi tín
hiệu làm cho màng trong từ cung sinh trướng dày thêm. Như vậy, pha nang của chu kỳ
buồng trứng tiến triển phối hợp đổng điệu với pha tăng sinh của chu kỳ tử cung. Còn sau
rụng trứng, estradiol và progesteron được thể vàng tiết ra kích thích sự phát triển tiếp tục
của màng Irong tứ cung, gây nên sự giãn mạch và sinh trưởng của các tuyến tử cung. Các
tuyến này tiết các chất dinh dưỡng nuôi phôi sớm trước khi nó làm tổ ở màng trong tử cung.
Như vậy sau rụng trứng có sự phối hợp đồng điệu cúa pha thổ vàng của chu kỳ buồng trứng
với pha tiết cúa chu kỳ tử cung (kinh nguyệt) như trên hình 6.11.
Có thể tóm tắt cơ chế điều hoà hormon trong sự phối hợp đồng điệu giữa chu kỳ buồng
trứng và chu kỳ tử cung (chu kỳ kinh nguyệt) như trong hình 6.12.
c) Các động vật có vú với chu kỳ động dục (động đực)
Kinh nguyệt không xảy ra trong các động vật có vú với chu kỳ động dục (estrous
cycle). Mặc dầu các động vật như thế cũng có sự rụng các tế bào từ màng trong tử cung.
Chúng không chảy máu. Chu kỳ động dục được chia thành bốn pha: trước động dục
(proestrus), động dục (estrous), giữa động dục (metestrus) và không động dục (diestrus),
chúng tương ứng với pha tăng sinh, pha giữa chu kỳ, pha tiết và pha kinh nguyệt cùa màng
trong tứ cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong các loài động vật đang nói đến, có tương
quan rõ ràng nhất của chu kỳ buồng trứng là trạng thái tiếp nhận giao phối, như vừa nêu, là
sự động dục (động đực) vào khoảng thời gian rụng trứng. Chúng ta có thể nhận thấy sự
cháy máu ở chó vào thời gian động dục. Sự chảy máu đó không phải là kinh nguyệt và thực
tế là ngược hẳn: Sự chảy máu ở con chó xảy ra trong thòi gian tăng sinh cùa lóp lót tử cung
vốn xảy ra ngay trước sự rụng trứng. K h i con cái động vật có vú chuyển vào trạng thái động
dục, hoặc "nóng lên", nó gạ gẫm sự chú ý của con đực và có thể hung dữ đối với các con
cái khác. Người phụ nữ là không bình thường giữa các động vật có vú, thường xuyên sẩn
sàng tiếp nhận giao hợp suốt cả chu kỳ buồng trứng và trong mọi mùa của năm.

6.3.1.5. Sinh tôhg họp trong noãn bào trong thời kỳ phát sinh trúng (phát sinh noãn)
Trong tất cả các loài đã nghiên cứu, đã chứng minh được rằng các noãn bào sơ sinh,
trong kỳ trước của giảm phân, đặc biệt là trong giai đoạn sợi đỏi, tổng hợp mạnh các A R N
vốn được lưu giữ trong tế bào chất dưới dạng ổn định hơn so với trong các tế bào soma.
Một phần được sử dụng để tổng hợp các protein trong phát sinh noãn. Phần còn lại dảm bảo
cho sự tổng hợp trong thời kỳ đầu của sự phân đốt, mà không có sự tham gia của A R N đến
lừ sự phiên mã các gen của mẹ, là cần thiết.
Sự tổng hợp này trước hết được nghiên cứu ở Lưỡng cư được chọn như là mô hình. Các
nhà nghiên cứu đã xem xét tiếp theo một số các nhóm khác, đặc biệt, động vật Có vú, đối
tượng được mờ rộng về nhiều mặt.
G iáo trình chỉ xem xét tóm tắt về A R N và protein liên quan đến quá trình phát sinh
giao tử cái. K iến thức về quá trình biểu hiện gen (từ A D N —> A R N —» protein) đã được mô
tả trong Chương 1.
a) T ổng hợp tro n g noãn bào của Lưỡng cư
Trứng của ếch nước được nghiên cứu tốt nhất. K ích thước lốn (đường kính khoảng 2mm),
nó là kiểu phân b ố noãn hoàng kliông đều (heterolecithal), có nghĩa là nó có các dự trữ
noãn hoàng phong phú nhưng không cản trở sự phàn đốt trọn vẹn.
Sự sinh trưởng của noãn bào kéo dài khoảng 3 năm, giữa sự kết thúc của một lần tăng
sinh của các nguyên noãn bào và rụng trứng (hình 6.13). Trong thời gian hai năm đầu và đầu
năm thứ ba, sự sinh trướng là chậm. Nó tích luỹ tập hợp ổn định của A R N và các protein vốn
đươc dịch từ các A R N này. Đó là thời tiền pliál sinh noãn hoàng (pre'vitellogenese). Trong
nãm thứ ba, kích thước cùa noãn bào gia tăng rất đáng kê so với các phân tứ dự trữ được
chuyển hoá bên ngoài bởi buồng trứng của mẹ và được tích trữ trong các noãn bào, đó là pha
phái sinh noãn hoàng. Thời gian phát sinh noãn biến động theo loài.

251
Đường kinh (m m )

Hình 6.13. Sinh trưởng của các noãn hoàng ở ếch trong các năm đẩu của đời sống ếch cái
Ba thế hệ các noãn bào có mạt đổng thời. Tăng trường lớn chỉ xảy ra trong thời gian 3 năm
(Từ A. Le Moigne, 1997).

Trong thời kỳ phát sinh trứng của Lưỡng cư, sự tổng hợp thõng tin với lượng đủ đảm
bảo cho sự phát triển nhanh được thực hiện.
Cấu trúc của các N ST cho phép phiên mã với số lượng A R N đến mức ổn định kéo dài
đến cuối quá trình phát sinh trứng nhờ sự tái tạo mới, chậm từ các phân tử đã thoái hoá.
Hoạt tính cực đại vẫn dược duy trì mức này.
Vào cuối kỳ sinh trướng, loạt các protein cần thiết cho sự tăng sinh nhanh đã được tích luỹ.
Dự trữ rõ rệt A R N ribosom 18 và 28S cũng như 5S, có thể tích trữ trong giới hạn cẩn
thiết nhờ quá trình phụ của tăng sinh các tổ chức nhân.
b) S ự tổng hợp trong noãn bào của động vật C ó vú
Không có phát sinh noãn hoàng ở động vật C ó vú thực sự. Các trứng cùa nó ít noãn
hoàng, có nghĩa lả thiếu dự trữ noãn hoàng. Thời kỳ sinh trưởng của nó kéo dài hàng tuần
xảy ra trước rụng trứng (2 tuẩn ờ chuột nhắt).
—Tổng hợp A RN :
Sự nhập các tiền chất của A R N xảy ra mạnh trong các noãn bào ờ thời kỳ sinh trưởng.
Tất cả các loại A R N được tổng hợp với tỷ lệ đảm bảo sự ổn định trong toàn bộ thòi kỳ sinh
trường. Người ta biết rằng, giống như ờ Lưỡng cư, có sự sản sinh nhiểu các A R N đa gen
trong nhân kém ổn định mà chi 2% của chúng là những m A R N ổn định được tích luỹ trong
tế bào chất dưới dạng polyadenyl hoá.
* Vị trí lồng hợp. Sự tích luỹ rA R N không nhiều ỏ Lưỡng cư. Ở đấy không có sự tăng
các tổ chức nhân như ớ L in h trướng và Người, với sự hình thành một số các hạch nhân dư
thừa. Mặt khác, các hạch nhân lớn lên đáng kể trong phát sinh trứng (90 lần ở chuột nhắt).
Đã tính toán thây rằng, sự tổng hợp rA R N đã không gia tăng hơn trong các noãn bào ờ thời
kỳ sinh trướng so với trong các tế bào được nuôi cấy. Tu y nhiên chúng cũng biểu thị phần
lớn hơn của sự tổng hợp A R N .
Các N ST trong pha sợi đôi, không có cấu trúc xoắn thực sự. Đ ã tính được tần số phiên
mã đối với sự mớ xoắn cromatin này. Một sự khởi đầu tất cả chỉ 8 phút bời đơn vị phiên mã
là đủ đám bảo tỷ lệ tổng hợp vốn đã biết ờ các động vật Có vú (noãn bào của chuột nhắt có

252
khoảng 40.000 vị trí phiên mã trên tập hợp các N ST cùa nó đã cặp đôi). Với nhịp điệu như
vậy, các phân lử A R N phiên mã (A R N sơ khai) rất tách biệt, điều đó giải thích cấu trúc của
các vòng N S T xoắn không theo quy luật ờ đây.
* Sự ổn dịnli của các A RN đ ã dược tổng hợp. Sau khi tiêmvào chuột nhắt một tiền
chất cúa A R N được đánh dấu, sau 2 ngày, người ta đã đo hoạt tính phóng xạ trong buồng
trứng đối chứng. T ỷ lệ hoạt tính phóng xạ ghi nhận được có ở 80% trong các noãn bào
được sinh ra lừ 10 đến 20 ngày muộn hơn. Tất cả các loại A R N đã được đánh dấu
(Brower et al., 1981).
Vậy thì tất cả A R N đã được tích luỹ và noãn bào chứa lượng A R N tăng cao đến 20
lần. Các A R N không được dịch mã trong thời gian phát sinh noãn bào được tích luỹ lại
dưới dạng m A R N polyA ổn định. Có sự biến động theo loài về hàm lượng A R N được tích
luỹ trong noãn bào. So với chuột nhắt, Lin h trưởng có thể có lượng A R N 20 lần lớn hơn,
thó 10 lẩn lớn hơn. Đó là vì sao, ở bọn chuột nhắt cũng có sự phục hổi nhanh các sinh tổng
hợp. từ khi bắl đầu phân đốt.
Chưa có thể có các tính toán ở động vật Có vú về tính phức tạp cùa các m A RN , như đã
biết ở Lưỡng cư xenop, nơi nó tương ứng với 15.000 protein khác nhau. Tuy nhiên cấc sò”
liệu gián tiếp đã cho thấy ràng nó cũng rất lớn.
Một phần quan trọng của các m A R N mẹ được tích luỹ trong noãn bào của các động
vặt Có xương sống hình như có đích để tổng hợp các protein vốn làm biến đổi môi trường
cùa tứ cung mẹ. V í dụ, ờ chuột nhắt, những m A R N mã hoá cho các protein được các tế bào
lá nuôi phôi tiết ra, lá nuôi phôi phân huỳ cơ chất ngoại bào cúa vách tử cung và cho phép
tế bào phôi làm tổ.
- T ổ n g hợp protein:
Hàm lượng protein tăng lên đến 100 lẩn vào thời kỳ sinh trưởng. Nhiều quá trình
lổng hợp protein xảy ra trong thời gian phát sinh noãn bào: từ 23% cùa m A R N trong noãn
bào hiện diện trong các polyribosom và cũng được dịch thành protein, nhưng tỷ lệ tổng
hợp còn thấp. Đã khảo cứu gần 400 các loại protein khác nhau. Các protein histon đối với
tất cả các lẩn phán bào đầu tiên (10 tế bào), lactin, tubulin, các protein của vùng sáng,...
Bán chất của các protein được tổng hợp biến đổi khi noãn bào chín. Có thể là khi sinh
trướng, noãn bào cũng hấp thụ các protein lưu thông trong máu của mẹ theo cơ chế nhập
bào (W assarman, 1983).
- So sánh với Lưỡng cư:
Sự tổng hợp A R N ờ động vật Có vú giống với những gì đã quan sát được trong thòi kỳ
trước tạo noãn hoàng của Lưỡng cư. V ớ i quan điểm tiến hoá, pha tạo noãn hoàng không
phải xảy ra ờ động vật Có vú, pha này tiến triển rất nhanh bời sự cộng sinh với mẹ. Các nhu
cầu không phải đúng như ở Lưỡng cư. Môi trường dinh dưỡng ở động vật Có vú không cần
phải có phát sinh noãn hoàng. L á nuôi phôi (bì nuôi phôi) phân hoá sớm và chuẩn bị vị trí
cho sự phái sinh cơ quan, quá trình chỉ bắt đầu sau 15 ngày ờ người, ngược với 10 giờ ờ
lưỡng cư xenop và 28 ngày ở gà.
Trong những điều kiện như vậy, một sự tổng hợp yếu A R N trong thời gian phát sinh
noãn bào là đủ, không cần cấu trúc N ST xoắn đặc hiệu cho sự phiên mã mạnh. Mặt khác.

253
các chu kỳ nguyên phân chậm, ở đấy có thể có sự tổng hợp A R N mới phiên mã bộ gen
(genome) của phôi, từ khi bắt dầu quá trình phân cắt (Le Moigne, 1997).
c) S ự tổn g hợp tron g trứ n g của N h ím biển (cầu gai)
Các trứng của nhím biển có kích thước bé xíu và tích luỹ rất ít noãn hoàng.
d) S ự tôn g hợp tro n g trứ ng của các độn g vật thán xoắn (spiralia)
Người ta gộp dưới tên như vậy cho các động vật như Thân mëm (Mollusques), Giun
đất (Annelides), ở chúng sự phân đốt như là các tế bào con được tổ chức thành xoắn, từ cực
động vật dến cực thực vật. Ở các phôi của chúng, số phận của các tế bào phôi đã được xác
định rất nhanh sau khi thụ tinh, khác biệt với động vật Có vú và với Nhím biển. Tu y nhiên,
sự phát sinh noãn thể hiện nhiều tương tự với nhũng điểm vừa được mồ tả, và các điều vừa
được tóm tắt trong sự tích luỹ rA R N , tA R N và m A R N trong tế bào chất của noãn buồng
trứng cho đến quá trình phôi nang, các sản phẩm (các A R N và protein) của gen mẹ đủ cho
phát triển.
e) S ự tổn g hợp tro n g trứ n g dinh dưỡng đoạn (meroistic) của côn trù n g
Tồn tại một giải pháp khác cho sự tích luỹ nhanh số lượng lớn A R N trong noãn bào,
vốn đã được nghiên cứu ở một số côn trùng, như là D rosophila: các tế bào dòng mầm tăng
sinh sô lượng xác định trong mỗi lần, các tế bào mới sinh còn nối với nhau bằng cầu sinh
chất. Chỉ có một trong 16 tế bào được sinh ra trở thành noãn bào I. Các tế bào khác hoặc
các tế bào nuôi dưỡng, tổng hợp các A R N vốn được vận chuyển qua các cầu sinh chất và
các tế bào nuôi dưỡng nối với tế bào chất cùa noãn bào, nơi các tế bào nuôi dưỡng tích luỹ
nhanh các A R N với số lượng cần để bắt đầu sự phát triển buồng trứng (hình 6.14).

6.3.1.6. S ự phát sin h noãn (phát sin h trúng, phát sinh giao tử cái) ở Drosophila
Một số các cơ chế chung về sự phát triển cùa một cơ thể bắt đầu từ sự hiểu biết nhờ các
kiến thức thu được trước hết ở ruổi giấm (D rosophila ) và được khái quát hoá tiếp theo ờ số
lượng đáng kể động vật đa bào. Đ ó là nguyẽn nhân vì sao có các nhận xét về sự phát sinh
phôi của côn trùng này, chúng ta cẩn thiết bắt đẩu với sự phát sinh trứng.
D rosophila là động vật mà di truyền của nó được hiểu biết tốt nhất. Tất cả sự dị thường
trong sự tổ chức của nó có thể gói gọn vào sự loạn chức nãng của một gen. Đã chứng minh
được rằng, một số lượng xác định các gen điểu phối tính phân cực của ấu trùng và của cơ
thê' trướng thành là các gen đằng mẹ được biéu hiện ra từ quá trình phát sinh noãn (trứng),
và các protein được dịch ra từ các gen đó có trong tế bào chất của noãn bào. Nghiên cứu sự
phát sinh trứng là cần thiết để hiểu được vai trò của tế bào chất của noãn bào trong sự tổ
chức của một động vật.
a) Tô chức củ a bu ồn g trứ n g và của các ốn g trứng
Các buồng trứng của côn trùng bao gồm từ các ống trứng (hình 6.14). M ỗi ống trứng là
một ống biểu mô chứa trong phẩn đỉnh, hoặc buồng trứng của mình, các nguyên noãn bào
(nguyên bào trứng). Trong ống trứng, xếp hàng các noãn bào mà trạng thái phất triển của
chúng càng hoàn thiện thì càng ở gẩn vòi hứng. Các noãn bào được các tế bào nang bao
bọc. Trong một số kiểu buồng trứng, các noãn bào còn nối với nhau bằng cầu sinh chất tại
các tế bào nuôi đổng hành với noãn bào vốn cũng là các tế bào cùa dòng mầm. Vùng sinh
n ướng của các noãn bào cấu thành luyến noãn hoàng.

254
A B c
mARN trong các tế
bào nuôi
Nguyên bào trứng

mARN bicoit tích


Các noãn luỹ ở cực trước
Buồng trứng bào non

Ông trứng Các tế bào nuôi

Túi nhặn tinh


Vòi trứr mARN nanos tích
luỹ ỏ cực sau
Tế bào nuôi
Các cẩu
sinh chất
TUYỂN PHỤ
Noãn bào

Các tế bào nang Các tế bào nang


tổng hợp torsolike

Hình 6.14. Buống trứng của côn trùng: A. Sơ đổ chung cùa bộ phận sinh dục cái; B. Cuống trứng của
kiểu dinh dưỡng đoạn đa dưỡng (vi dụ: Drosophila): Thấy sự tổn tại cùa các cầu sinh chất giữa
các tế bào nuôi dưỡng vá noân bào; c . Noãn bào gần cầu: a) tích luỹ các mARN bicoid sinh ra các tế bào
d cực trước cùa noãn bào; b) Tích luỹ các mARN nanos ở cực sau; c) Các tế bào nang tổng hợp protein giống
- xoắn torsolike. (Theo A. Le Moigne, 1997).

Ở Drosophila, các ống trứng được gọi là dinh dưỡng đoạn vì rằng chúng gổm từ các tế
bào nuôi và đa dưỡng, vì các tế bào nuôi này đi kèm noãn bào trong tuyến noãn hoàng đi
xuống dọc theo ống trứng (hình 6.14Ủ).
Sô' lượng các tế bào nuôi phụ thuộc vào số lần nguyên phân bắt đẩu từ một nguyên bào
trứng. Ở D rosophila, 4 lần phân bào cho ra một dòng 16 tế bào còn nối với nhau bởi các
cầu sinh chất, chỉ một trong chúng phân hoá thành noãn bào (trứng), 15 tế bào khác trỏ
thành các tế bào nuôi đổ vào trong noãn bào bởi 4 cầu sinh chất.
Ghi cliú: Các ống trứng không có các tế bào nuôi được gọi là toàn ¡l ững (panoistic),
đó !à trường hợp cùa côn trùng bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Các ống trứng dinh dưỡng
đoạn mà các tế bào nuôi của chúng còn ở gần buồng trúng là những buồng trứng dinli
dưỡng đoạn (dinli dưỡng ngọn) (meroistic telotrophic), đó là trường hợp cùa côn trùng bộ
Cánh nửa (Hemiptera).
b) T ổng hợp A R N
Các noãn bào của D rosophila không có các N ST trờ nên tháo xoắn và không tổng hợp
mạnh các A R N . Các nhân đã tái bản A D N cùa nó và được duy trì ớ kỳ trước (prophase) của
giám phân I. Các A R N đã được phiên trong các tế bào nuôi dưỡng và được vận chuyển vào
tế bào chất cúa noãn bào nhờ các cầu sinh chất.
Các sinh tổng hợp A R N đã được minh chứng bằng cách tiêm uridin 'H vào các buồng

25 5
trứng và quan sát các vị trí xâm nhập bởi chụp ảnh mỏ học phóng xạ tự ghi. Các A R N đã
đánh dấu tái phát hiện được trong các tế bào nuôi. Vài giờ sau khi tiêm A R N , người ta đã
phát hiện được hành trình tiến triển cùa A R N đánh dấu trong noãn bào ở mức cầu sinh chất.
Sự phân bố giải phẫu là nguyên nhân của sự phân bô của các A R N theo gradient nồng độ
trong tế bào chất của noãn bào.
Sự phát sinh noãn kéo dài trong thời gian ngắn, 12 ngày. Những sự tổng hợp mạnh
A R N được thuận lợi nhờ các tế bào nuôi trở nên đa sợi bởi thể nội đa bội, bằng cách tái bản
500 lần lô N ST lưỡng bội của nó mà không có phân bào (Le Moigne, 1997).
Giống như ớ lưỡng cư, các m A RN và các ribosom không kết hợp thành các polyribosom
trong noãn bào.
Thời gian cần cho sự tổng hợp A R N lâu hơn ở các loài với buồng trứng toàn trứng
(ovarian panoistic), nơi chỉ riêng các N ST đang tháo xoắn cùa noãn bào đảm bảo sự phiên
mã. Nó là khoảng 100 ngày ờ bọn cào cào, châu chấu.
c) P hát sinh noãn hoàn g
K hi kết thúc sinh trưởng, noãn bào tích luỹ các protein dự trữ vốn phân lớn được tổng
hợp bên ngoài buồng trứng, trong mô dự trữ giàu lipit ỏ cõn trùng. Sự tổng hợp này và sự
vận chuyển đó trong noãn bào xảy ra theo các tế bào nang chịu sự điều phối cùa hormon.
Noãn hoàng cũng chứa các dự trữ lipit và glycogen.
d) X ác lập tính phân cực của trứng (noãn bào) và các gen điêu hoà kiểm tra nó
Các trứng côn trùng là phân cực theo các trục đối xítng đ ầu -đu ôi (trước sau) và lưng-
bụng vốn sẽ là các trục của phôi và của cơ thể trướng thành. Tính phân cực này được xác
lập trong thời gian phát sinh trứng.
Về mặt hình thái, kéo dài đến cuối của kỳ tiền phát sinh noãn hoàng, phát hiện được
các tế bào nuôi truớc khi noãn hoàng xác định vai trò cực trước (đẩu) của mình. Tính phân
cực là kết quả của sự phân bô' theo gradient trước-sau (đầu-đuôi) của các m A RN xác định
xuất phát từ những tế bào nuôi này. Một gradient sau-trước cũng được xác lập.
Những nghiên cứu các thể đột biến đã cho phép nhận biết những A R N này và biết
chính xác vai Irò cùa chúng. Mỗi dột biến đã cho đặt một tên tương ứng cho gen, A R N và
protein diều hoà (prolein nhân được sinh ra từ A D N và can thiệp vào sự phiên mã của gen).
Ớ đây chúng ta chỉ nhắc lại vài gen liên quan đã nhận biết rõ về vai trò của chúng là gen
bicoil và sự xác lập cực trước (đầu), gen nanos và sự xác lập cực sau (đuôi).
* Gen bicoicl và sự xác lập cực trước (đáu) (hình 6.14c). Các ấu trùng động vật dạt được
trạng thái đồng hợp tử của một sự đột biến gây chết gọi là "bicoid" không phát triển đẩu,
cũng không đốt ngực, nhưng có hai dốt bụng gẩn nhau. Xuất phát từ đột biến này, gen thiếu
đã được nhận biết và được gọi tên bicoicl (Nursslei-Voiland và cộng sự, 1988-1989). Trong
những điểu kiện bình thường, nó được phiên mã trong các tế bào nuôi và mARN bicoid di
chuyển vào noãn bào, nơi nó định cư theo một gradient giảm dần trước-sau (đầu-đuôi) ờ
trên 2/3 của tế bào chất. m A R N này đã được tách chiết. Được tiêm vào cực trước (đầu) của
mộl noãn bào của thể dột biến bicoid, nó phục hổi lại khả năng phân hoá các cấu trúc của
đầu và ngực. Ngược lại, chức năng của tế bào chất trong vùng đẩu (trước) cùa noãn bào
bình thường giảm sút sự hình thành đẩu và ngực.

256
mARN bicoid mARN nanos

Protein điểu hoà bicoit Protein điều hoà nonos

\ /
Điểu hoà sự biểu hiện của gen hunchbach ^
Dưong
vốn điểu hoà âm knips

Vưọl trội Giảm thiểu


Tổng hợp protein hunchback

Số lượng mARN knips được tổng hợp

Giảm Tăng
Hỉnh 6.15. Điều hoà sự biểu hiện gen của một gen phân đất (knips)
dưới tác động phối hợp cùa các gen mẹ phân cực, nanos và bicoid

m A RN bicoicl này bảo tồn sự phân bô của nó theo một gradient ổn định. Sự ổn định
này gầy hoạt hoá nhiều các gen đằng mẹ khác.
Các protein điểu hoà được phiên bắt đầu từ bicoid tác động bằng cách liên kết với
A D N lân cận cấc gen vốn được điểu phối bởi trình tự hoặc miền, được bảo toàn cao (miền
đồng nguồn) như đã được nói đến trong mục 1.3.2.5 chương 1. Người ta đã phát hiện ra
những đặc trưng này trong các protein điều hoà khác vốn điều phối sự tổ chức của mỗi một
đốt và nó đã được nghiên cứu sâu hơn. Các protein này đã được tìm thấy, tù khi thụ tinh,
trong nhân cùa hợp tử, sau đó trong các nhân là sản phẩm phân chia cùa hợp tử.
Các protein điều hoà phiên mã bicoid sẽ tham gia vào khởi đầu của sự phát triển để
chọn lọc các gen khe (gen gap), có nghĩa là một thế hệ thứ hai của các gen điều hoà sự phát
triển. Đó là trường hợp kích thích gen hunchback ; chính nó, bởi protein vốn được nó mã
hoá, gây ức chế trong vùng, nơi nó hiện diện, gen knips quản lý sự hình thành các cấu trúc
bụng (hình 6.15). Chúng ta sẽ thấy rằng các gen khe (xem mục 1.3.2.4 và hình 1.57) chính
chúng xác định một loạt đẩu tiên của những phân chia nhỏ thêm trong phôi.
* Gen nanos và sự xác lập cực sau (hình 6.15). Cực sau (đuôi) được xác lập theo cách
phức tạp hơn. Đã biết rằng thực tế có 7 gen gây hiệu ứng đằng mẹ, có nghĩa là được phiên
mã lừ noãn bào mà sự khiếm khuyết của chúng có thể là nguyên nhân cùa sự thiếu phần
bụng. Trung tâm tổ chức sự phát triển phần bụng định cư trong tế bào chất phẩn đuôi cùa
noãn bào: Nếu tế bào chất được tách ra từ trong vùng này của một noãn bào binh thường và
tiêm nó vào phần bụng của một phôi khiếm khuyết (phần bụng), nó có thể phục hồi lại sự
phát triển bình thường.
Các protein điều hoà sự phát triển bình thường là kết quả của sự dịch mã từ m A R N -
nanos được tổng hợp bèn ngoài noãn bào và cuối cùng định cư trong cực sau (đuôi) của
noãn bào. Các protein này phân bô' theo gradient sau-trước để ức chế một gen khe (gcne

17-GTSJNHH0C PT
257
gap): gen hunchback vốn chính nó ức chế gen knips vốn diều hoà sự biểu hiện của các gen
phẩn bụng. V ậ y thì sự ức chế chất ức chế cho phép hoạt hoá chuỗi những tổng hợp cần cho
sự phân hoá phẩn bụng (hình 6.15). Từ các gen khác vốn can dự vào sự vận chuyển, xác lập
và duy trì gradient.
Tồn tại hai trung tâm tổ chức khác, trong các tế bào nang của các đầu tận cùng của
nang buồng trứng (hình 6.14 c) vốn điều khiển sự tổ chức đỉnh (vùng miệng) và của đốt
bụng cuối cùng (gai đuôi) của cồn trùng. Các vùng của phôi định vị một cách tương ứng ở
phía trước và phía sau của vùng phân đốt (xem mục 1.3.2.3 và hình 1.57 Chương 1). Sự đột
biến của bản thân gen chìa khoá, gen torso, cản trở sự phân hoá của hai đầu mút ấy. Ở điều
kiện bình thường, gen torso được hoạt hoá bởi một protein, protein giống - torso, được các
tế bào nang tại các đỉnh đầu mút của nang tổng hợp. sản phẩm của gen torso hoạt hoá một
chất nhận màng (tyrosin kinase) tại các đẩu mút của noãn bào, điều đó khởi động sự biểu
hiện các gen phân hoá trong trứng.
* Phân cực liừìg - bụng cũng chịu sự điểu hoà của một loạt các gen mà một sô' trong
đó dã dược phiên mã thành m A R N trong thời gian phát sinh trứng và các gen khác được
phiên muộn hơn nhiều sau khi thụ tinh. Tính phân cực có từ khi phôi bì (đĩa phôi, đĩa mầm,
bì phôi, lá phôi) được tạo nên. Nó đã được nghiên cứu với sự phân đốt của côn trùng
D rosophila (xem mục 1.3.2.3 Chương 1).

6.3.1.7. K ết quá của s ự phát sin h trúng: tính p h ú c tạp của t ế bào trúng
Trứng (noãn bào) nguyên sinh không thể được xem như là một tế bào chưa phân hoá
binh thường. Nó đã tích luỹ, với sự tổ chức không gian chính xác, những A R N ổn định và
một sô' các protein vốn là điều kiện khởi đầu của sự phát trién phôi (xem chương 8).
Nguyên tẳc đó đặc biệt đã được chứng minh ờ D rosoph ila, côn trùng này là vạn năng như
nó đã được chỉ ra một cách đại thổ ngắn từ hai ngành khác: ngành D a gai (Enchinodermes)
và ngành Bộ tay xoắn (Spiralia), vốn cũng là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu.
a) Câu trúc c ủ a trứ ng
Về đại cương, trứng (noãn bào) là một tế bào phân cực, thể hiện ra trong sự phân bố
của các tiểu phần noãn hoàng ở mức phong phú nhiều hoăc ít, với gradient phân bố tăng
theo irục cực động vật-cực thực vật; dẫn tới sự bố trí nhân lệch tâm nhiều hoặc ít về phía
cực động vật, nơi nó được tế bào chất, nghèo hơn về các chất dự trữ noãn hoàng, nhưng lại
giàu các ribonucleoprotein bao quanh. Những ribonucleoprotein (ribosom, lưới nội sinh
chất hạt,...) phân bố theo gradient ngược lại.
Phát hiện thấy bên dưới màng sinh chất một lớp mỏng tế bào chất giàu các vi sợi actin
và không có các chất dự trữ noãn hoàng, có nghĩa là lớp vỏ buồng tn'tog. Ở nhiều loài
(Lưỡng cư không đuôi, một số động vật Có vú, Nhím biển, một sô động vật Thân mềm,...)
tổn tại trong vỏ một lóp các túi màng có đường kính từ 1 đến 2 Ị-im, các hạt vỏ vốn chứa
những dịch tiết glycoprotein, những enzym và đến từ các túi của thể G olgi. Chúng được mờ
ra khi thụ tinh trong không gian bao trứng và giữ vai trò quan trọng trong sự bảo vệ chống
lại sự thụ tinh nhiều tinh trùng (chương 7).
Cuối cùng, trứng là một tế bào, vốn được tự do trong môi trường bên ngoài, có khả

258
năng báo vệ đặc biệt nhò các màng hoặc các vỏ sơ sinh được hình thành trong buồng trứng.
Đó là màng noãn hoàng hoặc màng sáng (membrane pellucide). Nó có thể rất dày và rắn
chắc ớ Côn trùng. Mặt khác, trải qua sự di chuyển trong các con dường sinh dục cái, trước
khi đé trứng. Trứng được dịch tiết màng nhầy bao bọc, những màng nhầy tạo nên các vỏ
thứ sinh: albumin và vỏ của trứng Chim , lớp bao lứa trứng của các Lưỡng cư. Nó giống với
vành toà tia tại vỏ thứ sinh của các dộng vật Có vú (Le Moigne, 1997).
Sự dịnh cư dặc biệt của tê bào chất trong trứng
Tổn tại sự định cư tế bào chất chính xác, như là xác địnli mầm, ở nhiều nhóm (Lưỡng cư
Côn trùng, Giun tròn). Dường như đã sáng tò về cơ sở phân tử cấu thành bởi các định cư này
là rất chính xác rằng trứng đã thụ tinh sẽ được phát triển rất nhanh thành ấu trùng có khả
năng dẫn dắt cuộc sôýig lự lập. Những động vật Có vú, được bảo vệ trong toàn bộ thời kỳ phát
sinh phôi không thế hiện các đặc trưng tổ chức cũng chặt chẽ trong các trứng của chúng.
Chúng ta trích dẫn ngắn hai ví dụ:
1) Xác định m ầm . Đã phát hiện rằng trong một số cấc loại trứng, tổn tại thành phần tế
bào chất không phân tán trong quá trình phân đốt, nhưng chỉ thấy trong một số các tế bào
phôi vốn sẽ là xuất xứ của các tế bào mầm khởi sinh. Đ ó là trường hợp của các trứng Lưỡng
cư không đuôi ( Anura ), trứng Côn trùng (màng phân cực được tách ra từ loạt nguyên phân
Ihứ ba ở ruổi Miastor) và của các trứng của một loại giun ký sinh Lớp G iun tròn, ascaris.
2) S ự định cư té bào ch ất tron g trứng của m ột s ố độn g vật K h ô n g xư ơng sống.
Ớ lớp Chân bụng (G asteropoda ), Ô c ao (Limnea stagnalis), ở loài Hải tiêu (ascidia),
động vật tiền sống (procordes), những định cư liên quan với sự tổ chức của các tế bào Hang
đã được thể hiện trong trứng đã phân đốt. Các sự định cư này góp phần chính xác trong cấc
tê' bào phôi.
Một cách khái quát hơn, ở tất cả động vật Khỏng xương sống của nhóm bộ tay xoắn
(Spiralia như ngành giun đốt Annelides , thân mểm M ollusca), sô' phận cùa các tế bào trải
qua sự phân dốt là rất chính xác (hình 2.13). Sự chính xác này có thể giải thích bằng sự
định cư tế bào chất được xác định trong tế bào chất của noãn bào.
Tẩm quan trọng cùa sự định cư tế bào chất bời mối liên quan với các hoạt tính nhân đã
được nghiên cứu trong chương 2.
b) Các hiệu ứ ng m ẹ đối với sự p h á t triển
Các hiệu ứng mẹ đối với sự phát triển là một trong những hậu quả của tổ chức này của
trứng trước thụ tinh: Sự bắt đầu phát triển luôn phụ thuộc vào một thòri kỳ khá dài của sự
phiên dịch các gen mẹ. Một đặc tính đột biến được mẹ mang đến sẽ không thể bù trừ bởi gen
bố. V í dụ, đó là trường hợp của đột biến bicoid của Drosophilla.
Sự dịch ra các protein từ các m A R N đã được tổng hợp bởi các gen mẹ đã được nghiên
cứu trong quá trình phân đốt (xem mục 2.4.1, chương 2). Để phát triển tiếp theo, tầm quan
trọng cùa nguyên liệu được đặt trong tế bào chất của noãn bào và chỉ được mẹ tổng hợp đã
được chứng minh ớ D rosophilla. Chúng ta dẫn ra hai v í dụ: Tính trội của đặc tính mẹ trong
sự cuộn xoắn cùa vỏ ở lớp chân bụng (G asteropoda) và những kết quả khác thường của các
đột biến vốn khởi động sự phân hoá tế bào chất ở ấu trùng axolotl (ấu trùng kỳ nhông
Mẽliicô).

259
* Tính trội củ a đặc trưng m ẹ. Ở động vật lóp chân bụng (G asteropoda ), hướng cuộn
của các vòng xoắn cùa vỏ hoặc là quay phải (cuộn sang phải) hoặc là quay trái (cuộn sang
trái). Đặc điểm này được một cặp gen đcm điều phối, gen dextre "D" là trội đối với allel của
nó senestre "d". Đ ối với một cá thể đã cho, hướng quay đã được xác định bởi kiểu gen của
mẹ và không phải của phôi. Những mẹ "D X D", "D X d", sẽ có hậu thế hoàn toàn dextre,
những mẹ "d X d" sẽ có hậu thế senestre, dù rằng allel được các tinh trùng thụ tinh các trứng
này mang đến. Các tác nhân xác định hướng quay thực tế đã được phát hiện trong tế bào
chất cùa trứng trước khi thụ tinh và được biểu hiện kiểu gen của buồng trứng mà trong đó
trứng đã phát triển. Đó là thế hệ tiếp theo rằng sự ảnh hường cùa bô' cuối cùng sẽ quan sát
được theo bản chất của allel được tinh trùng mang đến. Thực tế, đó là thành phần của bộ
gen (genome) của cá thể mới và sự tham gia vào sự tổng hợp trong phát sinh trứng (phát
sinh noãn bào) từ đó xuất phát trứng của thế hệ tiếp theo. Mặt khác ngưòi ta có thể biến đổi
hướng quay của các phôi: nếu tế bào chất của các trứng cùa giống cái "D X d" hoặc "D X D"
được tiêm vào các noãn bào của giống cái "d X d", hướng quay cùa phôi sẽ là sang phải
(dextrogyre).
* C ác khác thư ờng của ph á t sinh hình th ái do sự thiếu hụt té bào ch ất của trứng.
Biết rằng ở axolotl, một dột biến "0" (buổng trứng thiếu) vốn là lặn. K h i con cái là đổng
hợp tử đối với gen này, nó sản ra các trứng vốn phát triển bình thường cho đến phôi nang
nơi chúng bị dừng một cách bất biến. Sự dừng này được thể hiện ngay nếu allele bình
thường đã được một tinh trùng 0* mang đến trứng. Hiệu ứng có thể được sửa chữa bằng
cách tiêm vào trứng thể đột biến, tế bào chất đến từ trứng chín bình thường mà túi mầm của
nó đã vỡ ra, hoặc là từ nội chất của túi mầm cùa một trứng đang lớn. Yếu tố hoạt tính là
một protein được tích luỹ từ vùng phụ cận trong nhân của trứng và nó trải qua tế bào chất.
Nó tác động lên các nhân của phôi nang và cùa phôi vị non, vào thời điểm biến đổi hoạt
tính cùa các gen tham gia vào quá trình tạo phôi vị.
c) K ết luận
Sự phát sinh noãn bào (trứng) phải được xem như là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển
phôi. Nó được đặc trưng bới các hưóng do sự tích luỹ và tổ chức trong tế bào chất cùa thông
tin dưới dạng A R N ổn định và các protein điều hoà các hoạt tính gen vốn là điẻu kiộn cho
sơ đổ thiết kế của sự phát triển phôi tương lai. Các sự định cư tế bào chất này cũng được
chúng minh trong sự phát triển của loài Hải tiêu (Ascidia) và Bộ tay xoắn (Spiralia). Các
tích luỹ chất dự trữ noãn hoàng sẽ cho phép sự phát triển độc lập với mức độ nhiẻu ít. Tính
dị gen của tế bào chất là yếu tố khởi đầu của sự đa dạng tế bào nhanh chóng.
Những noãn bào chỉ phát triển bằng cách kết hợp với các tế bào soma bao quanh chúng
(noãn bào) và hình thành nên một nang. Tập hợp noãn bào và nang bao quanh có hoạt tính
nội tiết ở động vật Có xương sống.

TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 6: P H Á T SIN H G IA O T Ử
6.1. Sinh sản hữu tính đòi hỏi sự tạo giao tử và dung hợp chúng trong thụ tinh, c ả hai quá trinh này là
giống nhau trong tất cả động vật.
6.2. Trong các loài sinh sản hữu tính, tính đa dạng di truyền được tạo nên bởi sự vắt chéo và bời tập hợp
độc lập của các NST trải qua phát sinh giao tử.

260
6.3. Phát sinh giao tử xảy ra trong các tinh hoàn và các buồng trứng. Trong sự sinh tinh và sinh trứng
các tê' bào mầm tăng sinh bằng nguyên phân, trải qua giảm phân và chín thành các giao tử (các tinh trùng
và trứng).
6.4. Mỗi tinh bào sơ sinh có thể sản ra bốn tinh trùng đơn bội qua hai lần phân chia giảm nhiễm (hỉnh 6.1a).
6.5. Các noãn bào (trứng) sơ sinh tức khắc chuyển vào kỳ trước của giảm phân I và trong nhiều loài kể
cả con người, sự phát triển của chúng dừng lại tại thời điểm này. Mỗi một nguyên bào noãn (nguyên bào trứng)
chỉ sản sinh ra một trứng (hình 6 . 1 b).
6 . 6 . Sự khác biệt về thời gian của chu kỳ chuyển đổi từ nguyên bào sinh dục đến giao tử trưởng thành:

Tạo tinh trùng chiếm thời gian ngắn hơn so với sự tạo trứng. Ở động vật có xương sống bậc cao, chu kỳ tạo
trứng có thể kéo dài suốt cả đời sống tinh dục của giống cái, trong khi chu kỳ tạo tinh trùng chỉ mất một vài
tuần. Khác biệt trong sự định vị thời gian sinh sàn: kéo dài suốt cà đời sống sinh dục ở con đực. Ở con cái
động vật có xương sống bậc thấp (cá, lưỡng CƯ) tổn tại các đợt nguyên phân theo thời kỳ đẻ trứng. Ở động vật
có xương sống bậc cao (chim, động vật có vú), các nguyên bào trứng ngừng sinh sản rất sớm trong đời sống
cận sản, hoặc mang thai của giống cái trẻ. Sinh trưởng và chín cùa trứng nối tiếp nhau kể từ khi thành thục và
kéo dài suốt đời sống tinh dục.
6.7. ở người, tinh dịch được sinh ra trong các ống sinh tinh của tinh hoàn, chín trong mào tinh hoàn rổi
được phản phối đến niệu đạo qua ống thoát (hình 6 . 2 ).
6 . 8 . Sự sinh tinh phụ thuộc vào testosteron được tiết ra bởi các tế bào Leydig của tinh hoàn vốn chịu sự

điều hoà của LH từ thuỳ trước tuyến yên. Sự sinh tinh cũng chịu sự điều hoà cùa FSH đến từ tuyấR yên. GnRH
vùng dưới đồi điều hoà sự tiết LH và FSH bởi tuyến yên. Sự sản sinh các hormon này bởi vùng dưới đổi và
tuyến yên được điều hoà bởi liên hệ nghịch âm từ testosteron và hormon khác, inhibin, vốn được sinh ra bỏi
các tế bào Sertoli của tinh hoàn (hình 6.2, 6.3).
6.9. Các trứng chín trong các buổng trứng giới nữ và được giải phóng vào các ống dẫn trứng. Tinh trùng
được đạt vào âm đạo trong thời gian giao hợp sẽ chuyển động lên qua cổ tử cung và tử cung vào các ống dẫn
trứng (hinh 6 . 1 0 ).
6.10. Sự chín và giải phóng trứng tạo nên chu kỳ buồng trứng. Trong người giới nữ, chu kỳ này dài 28
ngày (hình 6.9, 6.11c).
6.11. Tử cung cũng trài qua chu kỳ chuẩn bị nó cho tiếp nhận phòi nang. Nếu không có phòi nang làm tổ,
niêm mạc (màng trong) tử cung bị loại bỏ và tróc ra trong quá trình kinh nguyệt (hình 6 . 1 1 c).
6 . 1 2 . Cả hai chu kỳ buồng trứng và tử cung chịu sự điều hoà của các hormon tuyến yên và vùng dưới

đồi, vốn đến lượt, chịu sự điểu hoà kiểm tra phản hổi của estrogen và progesteron (hình 6.3).

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 6
1. Hai sự khác biệt chủ yếu giữa các sản phẩm trực tiếp của giảm phân I và giảm phân II trong sự sinh
tinh và sinh trứng (noãn)? Vì sao tổn tại các khác biệt này?
2. Hãy so sánh tác động của LH và FSH trong các buồng trứng và các tinh hoàn.
3. Chọn lọc tự nhiên sẽ thuận lợi cho những con đực sản xuất nhiều tinh trùng hơn? Bạn hãy giải thích.
4. Các sự kiện buồng trứng và tử cung trong tháng tiếp sau sự rụng trứng khác biệt phụ thuộc vào điều
liệu có xảy ra sự thụ tinh hay không?. Mô tả những khác biệt và hãy giải thích sự điều hoà hormon của chúng.
5. Hãy liệt kê các nang buồng trứng, trình bày tiến trinh quá trinh phát triển của nang buồng trứng?
6 . Cấu tạo của noãn bào non trong một nang sơ sinh và mối quan hệ giữa noãn bào và tế bào nang?
7. Khi bắt đầu mỗi chu kỳ buồng trứng trong người giới nữ, 6 đến 12 nang trứng bắt đầu phát triển đáp
ứng các mức tăng cao của FSH, nhưng sau một tuần, chỉ có một nang được tiếp tục phát triển, còn các nang
khác thoái biến. Các sự thật đã cho là các nang sàn ra estrogen, estrogen kích thích các tế bào nang sản xuất
các chất nhận FSH và estrogen. Áp dụng mối liên hệ nghịch âm đối với sự sản xuất FSH trong thuỳ trước
tuyến yèn, bạn có thể giải thích như thế nào một nang được "chọn" để sinh trưởng?
8 . Vi sao phụ nữ khòng hành kinh trong khi mang thai?

261
Chương 7

THỤ TINH

Trong tất cả động vật sinh sản hữu tính, bước đẩu tiẽn trong sự phát triển là liên kết của
các giao tử đực và giao từ cái, quá trình được gọi là thụ tinh. Như đã biết, sự thụ tinh ngoài
là điển hình trong động vật thuỷ sinh. Ngược lại, hầu hết các dộng vật trên cạn sử dụng sự
thụ tinh bên trong để cung cấp môi trường ướt cho các giao từ đực bơi đến trứng.
Một sự thách thức vật lý cùa sinh sản hữu tính là cho các giao tử gặp nhau. Nhiều
chiến lược được chuẩn bị cẩn thận liên quan đến sự tăng khả năng xảy ra eác cuộc gặp
gỡ như vậy, V í dụ, hầu hết các động vật không xương sống ờ biển phóng ra hàng trãm
triệu trứng và tinh trùng vào nước biển xung quanh khi đẻ trứng; các động vật khác sừ
dụng các chu kỳ mặt trăng cho thời gian giải phóng giao tử. Tập tính tìm hiểu cẩn thận
là đặc trưng đối với nhiều động vật vốn sử dụng sự thụ tinh bẽn trong. Thụ tinh tự nó
gồm ba sự kiện: sự xâm nhập của tinh trùng và sự dung hợp màng; hoạt hoá trứng và
dung hợp nhân.

7.1. S ự XÂM N H ẬP C Ủ A TINH T R Ù N G Q U A M ÀN G S IN H C H Ấ T C Ủ A T R Ứ N G V À


S ự D U N G H Ợ P M ÀNG

Tinh trùng cần phải thấm qua màng sinh chất của trứng để cho sự dung hợp màng xảy
ra. Sự phát triển của phôi bắt dầu với việc dung hợp các màng sinh chất của trứng và tinh
trùng. Nhưng trứng chưa được thụ tinh biểu lộ khả nãng đối với quá trình này, từ khi nó
được tạo vỏ bởi một hoặc nhiều hơn các màng bọc bảo vệ. C ác màng bảo vệ này gồm vỏ
cứng (chorion) của trứng côn trùng, lớp keo và vỏ noãn hoàng của các trứng ếch và nhím
biển, vùng sáng (zona pellucida) của trứng cấc động vật có vú. C ác tế bào trứng (noãn bào)
của động vật có vú cũng được bao bọc bởi lớp các tế bào có bề mặt dạng hạt (hình 7.1).
Như vậy, thử thách đầu tiên của sự Ihụ tinh là tinh trùng phải thấm qua các lớp bên ngoài
này để đạt đến màng sinh chất của trứng.
Bào quan giông cái túi gọi là thể ngọn (acrosome) được đặt vào giữa màng sinh chất
và nhân cùa đẩu tinh trùng. Thể ngọn chứa các enzym tiêu hoá, được giải phóng ra bởi quá
trình xuất bào khi tinh trùng đạt đến các lớp bèn ngoài của trứng. Các enzym này tạo ra cái
lỗ trong các lớp bảo vệ, giúp cho tinh trùng dào con đường của nó xuyên qua màng sinh
chất của trứng.
Trong tinh trùng nhím biển, các đơn phân actin tạp hợp thành sợi khung tế bào đúng
bên dưới màng sinh chất để tạo nền nhánh hẹp dài, quá trình th ể ngọn (acrosomal process).
Quá trình thể ngọn kéo dài qua vỏ noãn hoàng đến màng sinh chất của trứng và nhân
tinh trùng sau dó qua quá trình thể ngọn để xâm nhập vào trứng.

262
Hỉnh 7.1. Các tô' bào sinh sản động vật. a) cấu trúc của trứng nhím biển và thụ tinh. Biểu đổ này cũng chỉ
cho thấy kích thước tương đối cùa trứng và tinh trùng; b) Tinh trùng động vật có vú cần phải thấm vào lớp các
tế bào có bề mãt dạng hạt và sau đó lớp glucoprotein được gọi là vùng trong suốt trước khi nó đạt đến màng
noãn bào. Các vi ảnh điện tử scan cho thấy c) noãn bào của người được bao bọc bỏi nhiều tế bào vùng trong
suốt và d) tỉnh trùng người trên một trứng (Theo Raven et al., 2010).

Trong con chuột, quá trình thể ngọn không được tạo nên và toàn bộ đầu tinh trùng đào
xuyên qua vùng trong suốt để vào trứng. Sự dung hợp màng của tinh trùng và trứng rồi cho
phép nhân tinh trùng đi trực tiếp vào tế bào chất của trứng. Trong nhiều loài, tế bào chất của
trứng tạo u phổng bên ngoài tại nơi dung hợp màng để nuốt đầu của tinh trùng (hình 7.2).

2. Các enzym đẩu tinh 3. Màng sinh chất


trùng phản 9 iải một số cùa tinh trùng và
nơi của vùng sáng trứng dung hợp

Hinh 7.2. Sự xâm nhập của tinh trùng vả dung hợp. Tinh trùng phải ỉhấm qua các lớp bên ngoài bao quanh
trứng trước khi dung hợp các màng tế bào chất của trứng và tinh trùng có thể xảy ra. Sự dung hợp kích hoạt
trứng và dẫn tới loạt các sự kiện vốn ngăn chặn sự thụ tinh nhiều tinh trùng.

7.2. H O Ạ T H O Á T R Ứ N G

Sự dung hợp màng kích hoạt trứng. Sau khi rụng trứng, trứng vẫn ờ trạng thái nghỉ cho
đến khi dung hợp các màng cùa trứng và tinh trùng gây ra sự tái kích hoạt sự trao đổi chất

263
của trứng. Trong hầu hết các loài, có sự gia tăng đột ngột các mức ion canxi tự do nội bào
trong ngắn hạn sau khi tinh trùng tiếp xúc với màng sinh chất của trứng. Sự gia tăng này là
do có sự giải phóng Ca2+ từ bên trong các bào quan có màng bao bọc, bắt đấu tại nơi tinh
trùng xâm nhập vào và xuyên qua trứng.
Các nhà khoa học đã có khả năng theo dõi làn sóng này của sự giải phóng Ca2+ bời sự
nhuộm trước các trứng chưa thụ tinh với thuốc nhuộm vốn phát sáng khi liên kết với C a2+ tự
do và sau đó thụ tinh các trứng (hình 7.3). Ca2+được giải phóng ra tác động như cấc tín hiệu
thứ hai trong tế bào chất của trứng, để khởi đầu sự biến đổi của loạt các biến đổi Irong hoạt
tính protein. Nhiều các sự kiện này được khởi đầu bởi sự dung hợp màng được gọi chung là
kích lioạt Hứng.

7.2.1. Phong toả sự thụ tinh bô sung

V ì có sô' lượng lớn tinh trùng được giải


phóng trong khi đẻ trứng hoặc khi xuất tinh,
nhiều tinh trùng đạt đến và cố gắng thực hiện
thụ tinh một trứng đơn. Sự đa thụ tinh có thể
dẫn đến kết quả là trong hợp tử có ba bộ NST
hoặc nhiều hơn, tình trạng đã biết đó là th ề
da bội. Thể đa bội là tương khắc với sự phát
triển của động vật, mặc dầu thường thấy
trong thực vật. Kết quả là xuất hiện một phản
ứng sớm đối với sự dung hợp tinh trùng trong
nhiều trứng động vật nhằm ngăn chận sự
dung hợp của tinh trùng bổ sung, nói một
cách khác, là đê khởi đầu sự phong toả đối
với hiện tượng thụ tinh nhiều tinh trùng.
Trong nhím biển (cầu gai), sự tiếp xúc
màng của trứng với tinh trùng đầu tiên kết
quả nhanh, sự biến đổi nhất thời trong thế
nâng màng của trứng có tác dụng ngăn chặn
các tinh trùng khác dung hợp vối màng sinh
chất của trứng.
Tẩm quan trọng của sự kiện này đã rõ
bời các thực nghiệm, nơi các trứng của nhím
biển (cẩu gai) đã được thụ tinh trong môi
trường có nồng độ natri thấp, nước biển nhân
tạo. Sự biến đổi trong thế năng màng hầu hết
là do dòng vào của Na*, sự thụ tinh như vậy Hình 7.3 Các ioncanxi đưọcgiải phóng trong
. r làn sóng vượt qua haitrứng nhím biên tiẽp sau
bi ngăn cllậ n trong m ô i trương natri thâp. sự tiếp xúc tinh trùng. Các điểm sáng là các phân
Trong điều kiên này, sự thụ tinh đa tinh trùng tử thuốc nhuộm vốn phát sáng khi chúng liên kết với
i _____ í Ca2*. Sóng Ca2* lan truyển từ trái sang phải trong hai
là phài thường xuyên hơn so với trong nước 7rứng này (a “ ờ). Trâng bên phải đả được thu tinh ít
biên b ìn ll lliư ờ n g . phút sớm hơn trúng bên trái. Sóng lan truyền mất 30
giây để vượt qua toàn bộ trứng.

264
Nhiểu động vật sử dụng các cơ chế bổ sung để thường xuyên biến đổi thành phẩn của
các lớp trứng bên ngoài vốn ngăn cản không cho tinh trùng thấm qua các lóp này. Trong
nhím biển và động vật có vú, có các túi chuyên biệt được gọi là hạl vỏ (của noãn bào),
được định cư đúng bên dưới màng sinh chất của trứng, giải phóng ra các nội chất cùa chúng
bới sự xuất bào vào không gian tương ứng giữa màng sinh chất và vỏ noãn hoàng hoặc
màng sáng. Trong mỗi trường hợp, các enzym hạt vỏ loại bỏ các chất nhận tinh trùng chủ
yếu từ lớp màng ngoài của trứng. Cuối cùng, các vỏ noãn hoàng (rong nhiều loài nhím biển
(cầu gai) "phóng lên" các bề mặt cúa trứng bằng con đường tác động phối hợp của các
enzym hạt vỏ khác nhau và giải phóng hyalin (dịch trong suôi). Các enzym tiêu hoá các
liên kết giữa vỏ noãn hoàng và màng sinh chất làm cho chúng tách rời. Hyalin là một đại
phân tử giàu đường có tác dụng hút nước bởi thẩm thấu vào không gian giữa vỏ noãn hoàng
và bể mặt của trứng, bằng cách đó tách chúng ra. Tinh trùng bổ sung không thể thấm qua
vó noãn hoàng bền chắc vốn hiện nay được gọi là vỏ thụ linh.
Nhiều động vật không thực hiện bất kỳ các cơ chế đặc hiệu nào để ngăn chặn sự xẳm
nhập của nhiều tinh trùng vào trứng. Trong các loài này, tất cả chứ không phải một trong
các nhân tinh trùng bị huỷ hoại hoặc sau đó bị thải ra khỏi trứng để ngăn chặn sự thụ tinh
nhiều tinh trùng.

7.2.2. C á c hiệu ứng khác củ a xâm nhập tinh trùng

Để thêm vào các biến đổi bề mặt được nhắc đến ở trên, sụ xâm nhập tinh trùng có thể
có ba hiệu úng đối với trứng. Tliứ nhất, trong nhiểu động vật, nhân của trứng chưa thụ tinh
không còn là đơn bội vì nó chưa chuyển vào hoặc chưa hoàn thành giảm phân trước khi
rụng trứng (hình 7.4).
Sự dung hợp của màng sinh chắl tinh trùng sau dó làm cho trứng của các động vật này
hoàn thành giảm phân. Trong động vật có vú, trứng lớn đơn với nhân đcm bội và một hoặc
nhiều hơn các thể cực bé chứa nhân khác, được sinh ra.

Noãn bào sơ cấp Kỳ giữa I của giảm phân Kỳ giữa II của giảm phản Hoàn thành giảm phản

* Lớp Giun tròn (Ascaris) * Giun Cerebratulus * Lưỡng tiém * Phụ ngành Có sợi châm
* Lớp giun n h iề u tơ * Giun nhiều tơ (Branchiostoma) (Cnidaria)
(Myzostoma) (chaetoptẹrus) * Lưỡng cư * Nhím biển
* Ấu trùng ngao (N ereis) * Thân mềm (Dentalium) * Động vật có vú
* Ho Trai quat (Spisula) * Nhiều côn trùng * Cá
* Sao biển

Hinh 7.4. Giai đoạn chín của trứng vào thời gian tinh trùng liên kết ở các động vật đại diện

265
Thứ hai, sự xâm nhập của tinh trùng trong nhiều động vật gây ra sự vận động của tế
bào chất trúng. Trong chương 2, chúng ta đã thảo luận về tái sắp xếp tế bào chất của các
trứng mới thụ tinh của tunicate (ngành Chordata) vốn dẫn đến sự định cư không đối xứng
của các hạt sắc tố xác định sự phát triển của cơ. Trong các phôi lưỡng cư, điểm xâm nhập
cúa tinh trùng là tiêu điểm của sự vận động tế bào chất trong trứng và sự vận động này cuối
cùng xác lập sự đối xứng hai bên cùa sự phát triển động vật.
V í dụ, trong một số ếch, sự xâm nhập sự vặn động của tế bào chất vỏ dối
của tinh trùng tạo nên cá i mũ được sắc tố diện nai xâm nhập của tinh trùng
■, - , Tinh trùng. I
hoá bên ngoài củ a tê bào chất trứng để ^ Liếm xám,
quay hướng tới nơi xâm nhập còn chưa
phú liềm xám của tế bào chất bên trong
đối diện nơi xâm nhập (hình 7.5). V ị trí
của liềm xám này xác định sự định hướng
cùa lần phân bào lần thứ nhât. Đường vẽ
nối điểm xâm nhập của tinh trùng và liềm Hlnh7.5. Sự hỉnh thảnh liếm xám trong
xám sẽ chia đôi nửa bên phải và nửa bên các trứng ê'ch. Liềm xám tạo nên trên phía cùa trứng
trái của cơ thế trướng thành tương lai. đối diện với điểm (noi>xâm nhập của ,inh ,rù"9-
Thứ ba, sự hoạt hoá có đặc trưng gia tăng đột ngột trong sự tổng hợp protein và trong
sự gia tăng hoạt tính trao đổi chất nói chung. C ác thực nghiêm đã chứng minh rằng, sự
bùng phát tổng hợp protein trong trứng đã hoạt hoá sử dụng m A R N vốn đã dược đặt vào
trong tế bào chất của trứng trong thời gian phát sinh trứng.
Trong một sô' động vật, có khả năng hoạt hoá nhân tạo trứng không có tinh trùng xâm
nhập vào một cách đơn giàn bằng cách châm chích màng trứng. Trứng được hoạt hoá bởi
cách này có thể tiếp tục phát triển sự trinh sinh (đơn tính). M ột vài kiểu lưỡng cư, cá và bò
sát dựa hoàn toàn vào sự trinh sinh trong tự nhiên (Raven et al., 2010).

7.3. D U N G H Ợ P NHÂN

Sư dung hợp nhân phục hổi trạng thái lưỡng bội. Trong giai đoạn thứ ba và cuối của sự
thụ tinh, nhân tinh trùng đơn bội dung hợp với nhân trứng đơn bội để hình thành nhân
lưỡng bội trong hợp tử. Quá trình liên quan với sự di chuyển của hai nhân hướng tới nhau
dọc theo thể sao dựa trên vi ống. Trung thể vốn xâm nhập tế bào trứng cùng với nhân tinh
trùng tổ chức mảng vi ống vốn được tạo nên từ các protein tubulin được dự trữ trong tế bào
chất cùa trứng.
Trong động vật có vú, kể cả con người, nhân không thực sự dung hợp. Thay thế, các
màng nhân cùa trứng và tinh trùng, mỗi một phân rã trước khi hình thành nhân lưỡng bội
mới. Màng nhân mới được hình thành bao quanh hai bộ các N S T (Raven et al., 2010).

TÓ M T Ắ T C H Ư Ơ N G 7: T H Ụ TIN H

7.1. Thụ tinh là tương tự nhau trong tất cả động vật. Thụ tinh cũng góp phần vào sự đa dạng di truyền.
Thụ tinh có thể xảy ra bên ngoài cơ thể (thụ tinh ngoài), là phổ biến trong các loài động vật thuỷ sinh; hoặc thụ
tinh trong (bẽn trong cơ thể), là phổ biến trong các loài động vật sống trẽn cạn. Thụ tinh trong thường liên
quan đến giao phối.

266
7.2. Tinh trùng phải xâm nhập qua màng sinh chất của trứng để xảy ra sự dung hợp màng
Thể ngọn (đỉnh) của tinh trùng giải phóng ra các enzym tiêu hoả để thấm qua các lớp bên ngoài của
trứng (hỉnh 7.1). Dung hợp với màng sinh chất cho phép nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào chất cùa trứng.
7.3. Sự dung hợp màng hoạt hoá trứng
Tiếp theo sự xâm nhập của tinh trùng (hỉnh 7.2), dung hợp các màng gày ra sự hoạt hoá trứng bằng
cách giải phóng canxi. Phong toả sự thụ tinh nhiều tinh trùng bao gồm những biến đổi trong thế nãng màng và
các thay đổi các lớp khoác ngoài của trứng bằng cách giải phóng các enzym loại bỏ các chất nhận tinh trùng,
giải phóng hyalin vốn làm tan vỏ noãn hoàng khỏi màng tế bào. Tiến tới hoạt hoá trứng, hoàn thành giảm
phán (hình 7.4).
7.4. Dung hợp nhản phục hồi lại trạng thái lưỡng bội
Thụ tinh hoàn thành khi nhân tinh trùng đơn bội dung hợp với nhân trứng đơn bội tạo ra hợp tử lưỡng bội.

C Â U HỎI C H Ư Ơ N G 7
1. Vai trò của Ca2* trong sự hoạt hoá trứng là gi?
2. Các hiệu ứng của sự xâm nhập tinh trùng là gi?

267
Chương 8

PHÁT TRIỂN PHÔI SỚM

8.1. PHÁN C Ắ T V À G IA I Đ O Ạ N PHÔI N AN G (PH Ô I TÚI)

8.1.1. Đ ặ c trưng chu n g củ a phân cắt

Tiếp theo Ihụ tinh, sự kiện lớn thứ hai trong phát triển động vật là sự phân chia nhanh
của hợp tử thành số lượng lớn hơn và lớn hơn của các tế bào bé hơn và bé hơn.
Thời kỳ phân chia này gọi là phân cắt, không kèm theo sự gia tãng kích thước chung
của phôi. Mỗi tế bào cá thể thu được trong khôi được đóng gói chặt của các tế bào đượe nói
đến là ph ôi nang (phôi túi). Trong rất nhiều động vật, hai đẩu của trứng và của phôi sau đó
theo truyền thống được coi như là cực động vật và cực thực vật. Nói chung, các tế bào
phôi (tế bào phân chia) cùa cực động vật tiếp tục tạo các mô bên ngoài của thân và các tế
bào này của cực thực vật tạo các mô bên trong.

8.1.2. T ạo phôi nang

Phôi nang là khối rỗng các tế bào. Trong nhiều phôi động vật, các tế bào phôi ngoài
cùng nhấl Irong quả cẩu các tế bào vốn được sinh ra trong phân cắt nối chặt với nhau, tạo
nên dải protein bao quanh tế bào và liên kết nó với các tế bào bên cạnh. Các mối nối chạt
này tạo sự niêm phong cách ly khối các tế bào bên trong khỏi môi trường bao quanh.
Sau đó, các tế bào bên trong cùa khối bắt đầu bơm Na+ từ tế bào chất của chúng vào
khòng gian giữa các tế bào. Gradient thẩm thấu dược hình thành làm cho nước chày vào
trung tâm cùa phôi, giãn rộng không gian giữa các tế bào. Cuối cùng, các không gian này
kết hợp với nhau tạo nên khoang đơn lớn bên trong phôi. Hình thành cầu rỗng các tê' bào
được gọi là pliôi nang (trong động vật có vú gọi là túi phôi) và khoang dịch lỏng bên trong
phôi nang được gọi là xoang phôi nang (bàng 8.1).

Bàng 8.1. Các giai đoạn phát triển động vật

Thụ tinh Các giao tử cái và đực đơn bội dung


hợp để tạo ra hợp tử lưỡng bội.

0
Phân cắt và Hợp tử phản chia nhanh thành nhiều tế
tạo phôi bào, không có tăng kích thước chung.
nang Trong nhiều động vật, các phân chia
này ảnh hưởng đến sự phát triển tương
lai vi các tế bào khác nhau nhận được
các phần khác biệt của tế bào chất
trứng.
Phôi nang (túi phôi )

268
Bàng 8.1. Các giai đoạn phát triển động vật (tiếp)

Sự tạo phôi vị và từ đó, các chất xác định tế bào chất


khác nhau. Phản cắt kết thúc với sự
hình thành phôi nang (được gọi là túi
phôi trong động vật có vú), vốn biến
động vể cấu trúc giữa các phôi động
vật.

Các tế bào từ ba lớp mầm sơ khai Rảnh thần kinh


tương tác trong các con đường khác
biêt để sản sinh ra các cơ quan của cơ -
Phát sinh cơ quan
thề
Trong động vật có dây sống, sự phát Dây sống
sinh cơ quan bắt đầu vói sự hình thành u thẩn kinh óng thần kinh
dây sống và rãnh dày thần kinh lưng
trong quá trình hình thành ống thần
kinh.

Dày sông

8.1.3. Hình mẫu phân cắt là rất đa dạng và kh ác biệt

Chia phân cắt là rất nhanh trong hầu hết các loài và như chương 1 đã cung cấp sự khái
quát về tập hợp bảo toàn các protein vốn điều phối chu trình tế bào trong các phôi động vật.
Các hình mẫu phãn cắt là rất đa dạng và có nhiều con đường phân chia tế bào chất của
trứng động vật trong phân cắt. Chúng ta có thể có một số khái quát.
Trước hết, đó là lượng tương đối của noãn hoàng (lòng đỏ) dinh dưỡng trong trứng là
đặc trưng có ảnh hưởng lớn đến hình mẫu phân cắt của phôi động vật (hình 8.1). Cấc động
vật có xương sống phô bày sự đa dạng của các hưởng phát trién liên quan đến các hình mẫu
khác biệt của việc sử dụng noãn hoàng.

8.1.3.1. Phân c á t trúng côn trùng


Trứng côn trùng giàu lòng đỏ, trong mục 2.4.2, hình 2.23 b chương 2, đã thảo luận về
sự phân chia nông của trứng côn trùng (ruồi), trong đó nhiều lần nguyên phân của nhân xảy
ra không có sự phân chia tế bào chất. V ì không có các màng tách nhân phôi sớm của các
côn trùng, các gradient cùa các protein khuếch tán được gọi là các morphogen (chất tạo
hình) bên trong tế bào chất của trứng có thê tác động trực tiếp và khác biệt đối với hoạt tính
cúa các nhân phôi ấy. Cuối cùng nhân di cư ra miền ngoại biên cùa trứng, nơi các màng tế
bào được hình thành quanh mỗi nhân. Đĩa pliôi t ế bào thu được của côn trùng có lớp đơn
các tế bào bao quanh khối trung tâm của noãn hoàng (hình 2.23 b).

269
8.1.3.2. Phân c á t trútìg với lòng d ỏ ít và vừa phái
Trong các trứng chứa lòng đỏ vừa phải đến ít, sự phân cất xảy ra khắp toàn bộ trứng,
m ột hình mẫu được gọi là sự phán cát hoàn toàn (hình 8.1).

Nhím biển Êch Gà


Cực động vật
Té báo chất T ế bào chất ] Nhàn

Nhản

Noãn hoàng

a)

Hình 8.1. S ự phân bố lòng đỏ trong ba kiểu trứng


a) Trong trứng nhím biển (cầu gai), tế bào chất chứa lượng nhò lòng đò được phân bố đểu đăn và nhân nằm ở
trung tâm; b) Trong trứng ếch, có nhiều lòng đỏ hơn và nhân bị dịch chuyển về một cực;
c) Trứng chim là phức tạp, với nhân được chứa trong đĩa nhỏ cùa tế bào chất nằm trên chóp
của khối lòng đỏ lớn, trung tâm. (Theo Raven et al., 2008).

Hình mẫu phân cắt này là dặc trưng của các động vật không xương sống như động vật
thân mềm, giun đốt, động vật da gai và động vật ngành phụ có túi (tunicate), cũng như lưỡng
cư và động vật có vú. Trong nhím biển, sự phân cắt hoàn toàn dẫn đến sự hình thành phôi
nang đối xứng gồm lớp đơn các tế bào có kích thước gần bằng nhau bao quanh xoang phôi
nang hình cầu. Ngược lại, các trứng lưỡng cư chứa nhiều noãn hoàng tế bào chất trong bán
cầu thực vật hơn là trong bán cẩu động vật. V ì rằng các vùng giàu lòng đỏ phân chia chậm
hơn nhiều so với các vùng ít lòng đỏ, các rãnh phân cắt ngang hướng về cực động vật (hình
8 2ó). Như vậy, sự phân cắt hoàn toàn trong các trứng ếch dẫn đến sụ hình thành phôi nang
khống đối xứng, với xoang phổi nang được thế chỗ. Phôi nang gồm các tế bào lớn chứa nhiều
lòng đỏ tại cực thực vật và nhiều tế bào bé hơn chứa ít lòng đỏ tại cực động vật (hình 8.2).

Nội bì sẻ tạo ra C ự c động vật


lớp lót của ruột, Ngoại bì thẩn
gan và phổi. kinh sẽ tạo nên
hệ thẩn kính.

Ngoại Liém xám là


nên lớp biếu bỉ noi sự vân
của da. động của tế
bào lớn sẽ bắt
Xoang đầu.
phôi nang
bi sẽ tạo cơ,
xương, thận, máu,
C ự c thực vật tuyến sinh dục và các
mô liên kết.

a) 25 Mm b)
Hình 8.2. Bàn đồ sô phận của phôi vị ếch. a) Các tế bào sít nhau trong ảnh này (các tế bào ở cạnh Cực
đông vật) phân chia nhanh hơn và bé hơn so với các tế bào ở cạnh cực thực vật (các tế bào bên dưới cực thực
vẩt) b) Mật cắt ngang cùa phôi nang ếch cho thấy xoang phôi nang lệch tâm, các tế bào lớn hơn chứa đầy
lòng đỏ tại cực thực vật và các tế bào bé hơn chứa ít lòng đỏ tại cực động vật. Thấy rõ bản đổ số phận của
phoi nang ếch với ba lớp (phôi) bi và các mô, các cơ quan của ếch.

270
8.1.3.3. Phân c á t trúng nhiều lòng dó
Trứng cùa bò sát, chim và một sô' cá gồm hẩu nhu toàn bộ là lòng đỏ với một lượng nhò
tê bào chất sáng tập trung tại một cực gọi là đĩa phôi (đĩa mầm). Lòng đò chủ yếu là môt
khối trơ. Kiểu này của hình mẫu phân cắt gọi là phân cát không hoàn toàn (hình 8.3). Phôi
thu được không phải là hình cầu mà là có dạng cùa cái mũ chụp lên lòng đỏ (noãn hoàng)
8.1.3.4. Phân cát trong dộng vật c ó vú
Trứng động vật có vú chứa rất ít lòng đỏ; tuy nhiên, sự phát sinh phôi động vật có vú
có nhiều diếm tương tự với sự phát triển với bò sát và chim.

Các tế tỊằo phôi đang phân cát

¡ t jJ |^ g P Ị ||R W Ị 2 |P Ị P n ' Hỉnh 8.4. Các phôi của đòng vật có vú và chim có
nhỉểu điểm tướng tự. Phôi nang động vật có vú (bồn
25 ụm trài), gọi là túi phổi gổm quả cẩu của các tế bào, lá nuôi
phôi bao quanh xoang, xoang phôi nang và khối các té
Hinh 8.3. Phăn căt không hoàn toàn. Chỉ có một bào bên trong (ICM). Phôi nang của chim chứa đĩa phôi
phần cùa trứng thục sự phản chia tạo nên khối các nang, phần cờn lại ỏ đình của khối lớn lòng đỏ (bên
tế bảo trong kiểu phân cắt này, vốn xảy ra trong phải). Đĩa phôi được tạo nên bên trên và lớp bên duới với
trứng với luông tương đối lớn noãn hoàng. xoang phôi nang b| ép â giữa (Theo Raven et al., 2010).

V ì rằng sự phân cắt là không bị lòng đỏ cản trở trong các trứng động vật có vú, nó là
sự phân cắt hoàn toàn, tạo nên cấu trúc được gọi là lúi phôi (túi mầm), trong đó lớp đem
của các tế bào bao quanh xoang phôi nang chứa dịch lỏng ở trung tâm. Còn có thêm khối
tế bào bên trong, IC M (từ Anh ngữ: inner cell mass) định cư tại một cực của xoang phòi
nang (hình 8.4). IC M này tương tự đĩa phôi của bò sát và chim, nó tiếp tục tạo nên phôi
phát triển.
Lớp các tế bào ngoài cùng, được gọi là lá nuôi phôi (ngoại phôi bì dinh dưỡng), tương tự
các tế bào vốn tạo nên các màng bên dưới vỏ ngoài bển chắc của trứng bò sát. Các tế bào này
biến đổi trong tiến trình tiến hoá cùa động vật có vú để Ihực hiện nhiều chức năng khác nhau:
một phần của lá nuôi phôi trở thành màng trong dạ con (lớp lót biéu mô của dạ con) và tham
gia tạo nhau, cơ quan thực hiện sự trao đổi giữa thai và sự cung cấp máu cùa mẹ.
Các hình mẫu phân cắt của phôi trong bốn sinh vật mô hình được tóm tắt trong hình
8.5. Sự phân cắt trong động vật có vú có nét khác biệt vói bốn động vật mô hình trong hình
8.5. Thứ nhất, hình mẫu trong phân cắt trong động vật có vú và giun tròn (Nematodes) là
pliân cắt quay vòng (Theo Raven et al., 2010). Phân chia lẩn thứ nhất là song song với trục
thực vật- động vật, thu được hai tế bào phôi. Phân chia tế bào lần thứ hai xảy ra tại các góc
phải; một tế bào phôi chia song song với trục thực vật- động vật, Irong khi các động vật
khác chia Irực giao với nó (hình 8.6).

271
a) Nhím biển (nhin Trứng đã G ia i đoạn Giai đoạn G iai doạn 8 tè bào
từ phía bên) thụ tinh 2 tế bào 4 tê' bào Cực
Các tế bảo phôi
/ động vật
Các tiểu cầu lòng Phản cắt sớm tạo
đỏ phân bỏ' đểu ra các tế bào phôi
của vị trí tương ứng

C á c tẻ' bào phôi tại


cực động vật là nhỏ
hơn, còn ở cực thực
vật thì lớn hơn

c ) Gà (nhin từ chóp)
Phôi phát triển trên chóp của
lòng đò như là đỉa của các tẻ
bào được gọi là đĩa phôi
P hản cắt không
hoàn toàn
Phân cắt không
f<----25mm hoàn toàn
d) Drosophila
(Cẳt ngang)
Lõi lòng đỏ

Nhân
-I V 7
Lùng đò Đa nhàn Nhân di cư vào v ^n9 biôn và cá c màn9
*— 0,5mm ---- H sinh chất dưạc tạo nôn giữa chủng

8.5. Các hinh mẫu phân cắt trong bốn sinh vật mô hình. Sự khác biệt trong các hình mẫu cùa sự phát triển
phôi sớm phản ánh sự khác biệt trong cách tổ chứt tế bào chất của trứng. (Theo Pervez et al., 2008).

Măt cầt Mặt cắt của lần


song song phản bào thứ nhất

b)
Giai đoạn 8 tế bào muộn Túi phôi
Giai đoạn 8 tẽ' bào sớm Giai đoạn 16 tế bào (giai đoạn 32 tế bào)
(nén khít)

Vùng (màng) sáng C ác mòi nối chạt đã được Khối tế bào bên trong sẽ Lá nuôi phôi
hình thành giữa các tế bào tạo nên phôi

H in h 8 .6 . H ợ p tử đ ộ n g v ệ t c ó v ú trở th à n h tú i p h ô i

a) Động vật có vú có sự phán cắt quay vòng, trong đó mãt cắt lần phản cắt thứ nhất là song song với trục
(A - V)*, nhưng các măt cắt của lần phân chia tế bào lần thứ hai là tại các góc bên phải đối với nhau;
b) Xuất phát vào giai đoạn 8 tế bào muộn, phôi động vật có vú chịu sự nén khít của các tế bão của nó, kết quả
là xuất hiện trong túi phôi khối tế bào dày đăc bên trong trên chóp của xoang phòi nang rỗng, được các tế bào
lá nuôi phôi (ngoại phôi bi dinh dưỡng) bao bọc. (Theo Pervez et al. 2008).
* Chi chú: A - Trước, V - sau.

272
8.1.4. C á c t ế b ào phôi v à c á c con đường phát triển

Các tế bào phôi có thể được hoặc có thể khống được quy đinh vào các con đường phát triển.
Nhìn từ bên ngoài, các phôi ờ giai đoạn phân cắt thường giống như một quà cầu đơn
hoặc cái đĩa của các tế bào tương tự nhau. Trong nhiều động vật, sự xuất hiện này gây ra ấn
tượng sai; ví dụ, sự chia tách không đều của các chất xác định tế bào chất vào các tế bào
phôi chuyên biệt của các phôi tunicate (xem hình 2.15) quy định các tế bào đó vào các con
đường phát triển khác nhau. Sự phá huỷ bằng Ihực nghiệm hoặc loại bỏ các tế bào đã được
quy định này tạo ra phôi thiếu các mỏ vốn phải được phát triển từ các tế bào này.
Ngược lại, các động vật có vú thể hiện sự phát triển được điều tiết cao, trong đó các tế
bào phôi sớm chưa được quy định sô' phận chuyên biệt. V í dụ, nếu một tế bào phôi bị di
chuyển từ phôi người giai đoạn sớm 8 tế bào (như trong quá trình nuôi cấy sớm để chẩn
đoán di truyền), 7 tế bào còn lại của phôi sẽ "điều tiết" và phát triển thành cá thể hoàn
chỉnh nếu được cấy vào dạ con cùa phụ nữ. Tương tự, một phôi bị cắt thành hai (hoặc là tự
nhiên hoặc thực nghiệm) tạo nên cặp song sinh y hệt nhau. Bởi vậy, điều đó là tírih di
truyền của các chất xác định đã được mã hoá đằng mẹ không phải là một cơ chế quan trọng
trong phát triển của động vật có vú và sự hình thành cơ thể được xác định trước hết bởi các
tương tác tế bào-tế bào (Raven et al., 2010).
Các sự kiện tạo hình mẫu sớm nhất trong các phôi động vật có vú xảy ra trong thời kỳ
của các giai đoạn cấy sớm vốn dản tới sự hinh thành túi phổi. Ở giai đoạn 8 tế bào, các mặt
ngoài của nhiều tế bào phôi động vật có vú bằng phẳng ép sát vào nhau trong quá trình gọi
là sít chặt, cho sự phân cực các tế bào phôi. Sau đó các tế bào phôi đã phân cực chịu sự
phân chia không đối xứng. Những nghiên cứu tuổi các dòng tế bào cho thấy rằng các tế bào
vốn là bên trong cùa phôi hầu hết thường trở thành các tế bào IC M của túi phôi động vật có
vú, trong khi các tế bào bên ngoài cùa phôi thường trở thành các tế bào lá nuôi phôi (ngoại
phôi bì dinh dưỡng).

8.2. T Ạ O P H Ò I VỊ

Trong loạt phức tạp các biến đổi hình dạng tế bào và các vận động của tế bào, các tế bào
phôi nang tự tái sắp xếp để tạo ra sơ đồ thiết kế thân cơ sở của phôi. Quá trình này được gọi
là lạo phôi vị, tạo nên ba lỏp mầm sơ cấp và chuyển đổi phôi nang thành phôi đối xứng hai
bên với ruột ở trung tâm và các trục trước (A), sau (P), lưng (D) và bụng (V ) thấy được.

8.2.1. Tạo phôi vị sinh ra ba lớp mẩm (phôi)

Tạo phôi vị (phôi vị hoá) hình thành ba lớp mầm sơ cấp: nội bì (nội phôi bì, lá phôi
trong), ngoại bì (biểu bì, da) và trung bì (trung phôi bì, lá phôi giữa). Các tế bào trong mỗi
lớp mầm có nhiều số phận khác nhau. Các tế bào vốn di chuyển vào trong phôi để tạo nên
ống ruột nguyên sơ là nội (pliôi) bì; tăng lớp lót của ruột và các dẫn xuất (tuỵ, phổi, gan
và...). Các tế bào vốn ở lại bên ngoài là ngoại bì và các dẫn xuất của chúng bao gồm biểu bì
(vó ngoài, da) trên phía ngoài của thân thể và cùa hệ thần kinh. Các tế bào vốn di chuyển vào
không gian giữa nội bì và ngoại bì là trung bì\ cuối cùng tạo nên đây sống, xương, các mạch
máu, các mô liên kết, cơ các cơ quan bên trong như thân, cấc tuyến sinh dục (bảng 8.2).

1S-GTSJNHH0CPT 273
Bảng 8.2. Các sô phận phát triển của các lớp mẩm sơ cấp
trong động vật có xương sống

Ngoại bi Biểu bì cùa da, hệ thẩn kinh, các giác quan

Trung bi Bộ xương, các cơ, các mạch máu, tim, máu, các tuyến sinh dục, thận
và bi của da

Nội bi Màng cùa các ống hô hấp và tiêu hoá, gan, tuỵ, tuyến ức, tuyến giáp

Các tế bào di chuyển trong khi tạo phôi vị, sử dụng sự đa dạng của các biến đổi tế bào.
Một số tẽ bào sử dụng các sự giãn rộng chứa đầy actin được gọi là dạng phiến để bao phủ
các tế bào lân cận. Các tế bào khác sinh ra sự giãn hẹp gọi là cliân giả dạng sợi, vốn được
dùng đê ihăm dò bề mặt của các tế bào khác hoặc cơ chất ngoại bào. Một khi đã đạt được
sự gắn kết thoả đáng, chân giả dạng sợi tụt vào để đẩy tế bào về phía trước. Sự co rút các bó
sợi actin là phản ứng cho nhiều các biến đổi hình dạng tế bào như vậy. Các tế bào vốn đã
được gắn vào tế bào khác bằng các sợi liên bào hoặc các nối dính sẽ di chuyển như là các
chuỗi tế bào.
Trong các phôi với lượng lòng đỏ ít và phôi nang rỗng, chuỗi tế bào tại cực thực vật của
phôi nang lõm vào (các rãng mọc vào phía trong) để hình thành ống ruột sơ cấp. Trong các
phôi với lượng lòng đó lớn, các tế bào thường khó di chuyển, các chuỗi tế bào bé nhỏ hơn
cuộn lại (cuộn vào trong) từ bể mặt của các tế bào bên ngoài. Các tế bào khác thoát khỏi các
chuỗi và di trú và nhập vào như các tế bào cá thể. Sự tạo phôi vị ở động vật có vú và chim bắt
đầu với sự phân lớp, một chuỗi các tế bào tách thành hai chuỗi. Mỗi tế bào đang di chuyển
có các glucoprotein bề mặt tê bào riêng biệt, chúng gắn vào các phân tử chuyên biệt (đặc
hiệu) trên bề mặt của các tế bào khác hoặc trong các cơ chất ngoại bào. C ác biến đổi trong sự
kết dính cùa các tế bào, như đã mô tả trong chương 2, là các sự kiện chia khoá trong sự tạo
phôi vị. Protein cơ chất ngoại bào fibronectin và các chất nhận intergrin tương ứng của cấc tế
bào là các phân tử chủ yếu cùa sự tạo phôi vị trong các động vật.

8.2.2. Hình mẫu tạo phôi vị biến động phù hợp với s ố lượng củ a lòng đỏ

Đúng như trong các hình mẫu phân cắt, hàm lượng lòng đỏ cũng ảnh hưởng đến các
kiểu vận động của tế bào vốn xảy ra trải qua sự tạo phôi vị. Bây giờ chúng ta kiểm tra sự
tạo phôi vị trong bốn lớp đại diện của các phôi với hàm lượng khác biệt cùa lòng đỏ.

8.2.2.1. Tạo p h ô i v ị nhím biển (cầu gai)


Các động vật da gai như nhím biển phát triển từ các trứng tương đối nghèo lòng đỏ và
tạo nên các phôi nang đối xứng, rỗng. Sự tạo phôi vị bắt dẩu khi các tế bào tại bề mặt cực
thực vật của phôi nang biến đổi hình dạng của chúng để tạo nên tấm thực vặt dẹt. Một
nhóm các tế bào trong tấm thực vật tách ra từ vách của phôi nang và di chuyển vào xoang
phôi nang. Những tế bào trung mô nguvên sinh (primary mesenchyme cell, PM C) này là
các tế bào trung bì (mesoderm) tương lai và chúng sử dụng chân già dạng sợ i (filopoclia) để
di chuyến qua xoang phôi nang (hình 8.7).
Cuối cùng, chúng định cư trong các góc trước-bên (thuộc bụng-bên) cùa xoang phôi
nang, nơi chúng tạo nên bộ xương ấu trùng.

27-1
Cực dộng vật

a) b) c)
Hình 8.7. Tạo phôi vị trong nhím biển, a) Tạo phôi vị bắt đầu với sự hình thành tấm thực vật vả các tế bào
trung mô nguyên khỏi (các tè' bào trung bì tuông lai) lõm vào trong xoang phôi nang; b) Sau đó nội bi đuọc hinh
thành bằng cách lõm váo của các lế bào còn lại của tấm thực vật và lõm sâu hơn thành ống tế bào để tạo ra
ruột nguyên so (archenteron); c) Các tế bào còn lại trên bề mặt tạo nên ngoại bi. (Theo Raven et al., 2010).

Sau đó các tế bào còn lại của tấm thực vật lõm vào bẽn trong xoang phôi nang đê tạo
nên lớp nội bì, sinh ra cấu trúc nhìn giống quả bóng bàn bị lõm. Cuối cùng, ống đang vận
động vào của các tế bào tiếp xúc với phía đối diện của phôi nang và ngừng vận động. Cấu
trúc rỗng ihu được từ sự lõm vào gọi là ruột nguyên sơ (archenteron), nó là khởi đẩu (tổ
tiên) của ống tiêu hoá. L ỗ mờ của ruột nguyên sơ, hậu môn tương lai, được gọi là lồ phôi
(blaslopore). L ỗ mò thứ hai phát triển tại điểm, nơi ruột nguyên sơ tiếp xúc với phía đối
diện của phôi nang tạo nên lỗ phôi (hình 8.7). Các động vật vốn phát triển hậu món đầu tiên
và miệng là thứ hai được đặt tên là động vật hậu kliẩu (deuterostome).

8.2.2.2. Tạo phôi vị ếch


Phôi nang của lưỡng cư có sự phân bố lòng đỏ không đối xứng, các tế bào lòng đỏ của
cực thực vật là không nhiều nhưng lớn hơn nhiều so với các tế bào tự do cùa lòng đỏ của
cực động vật. Sau đó, sự tạo phôi vị phức tạp hơn so với điẻu đó trong phôi nhím biển.
Trong ếch, lóp các tế bào bể mặt đầu tiên lõm vào để tạo nên kẽ nứt dạng liềm, vốn khởi
đầu cho sự hình thành lỗ (miệng) phôi. Tiếp theo, cấc tế bào từ cực dộng vật cuộn phủ lên
mép (vành, môi) lưng của lỗ phôi (hình 8.8a), vốn tạo nên tại cùng vị trí, như là liềm xám
của trứng đã thụ tinh.
Cuối cùng, lớp các tế bào đang cuộn phù mép lưng cùa lỗ phôi ép chặt mặt trong phía
đối diện của phôi, loại bỏ xoang phôi nang và tạo ra ruột nguyên sơ có lỗ phôi. Tuy nhiên,
trong trường hợp này, lỗ phôi chứa đầy các tế bào giàu lòng đỏ, tạo nên đệm (nứt) lòng đỏ
(hình 8.8 b, c). Lớp các tế bào ngoài cùng thu được từ sự vận động này là ngoại bì và lớp
bên trong là nội bì. C ác tế bào khác vốn cuộn phủ lên mép lưng và mép bụng (hai mép của
lỗ phôi tách biệt nhau bởi đệm lòng đỏ) di chuyển giữa ngoại bì và nội bì để lạo nên lớp (lá,
bì) phòi (mẩm) thứ ba, đó là lớp trung bì (hình 8.8í'-e).

275
Cực thực vật ' Mép lưng của lỗ phôi Móp bụng
a) b) c)
Đía thần kinh Nếp gấp thẩn kinh
n ĩ a th ẩ n k in h

d) e:
Hình 8.8. Tạo phôi vị ếch. a) Lớp các tế bào từ cực động vật vận động hướng tới cực thực vật, cuối cùng cuộn
xếp qua mép lung của lỗ phôi; b) Sau đó các té bào trong vùng mép lưng cuốn lõm vào bẽn trong xoang phôi
nang, cuối củng ep chặt vào thanh đối diện của xoang. Ba mô mắm (phôi) nguyên sơ (ngoại bĩ, trung bi và
nội bi) trở nên khác biệt; c) Sự vận động của tế bào qua lỗ phôi tạo nên xoang trong mới, ruột nguyên sơ
(archenteron) thay chỗ cho xoang phôi nang; d) Phát sinh cơ quan bắt đầu khi đĩa thần kinh được
hình thành lớp ngoại bì lưng bắt đâu quá trinh hinh thành ống thần kinh; e) Đĩa thẩn kinh tiếp theo tạo nen
rãnh thần kinh và sau đó ống thần kinh (Raven et al. 2010).

Mép Ittng của lỗ ph ôi tổ chức sự lùnh thành phôi. Trong các năm 1920, nhà sinh học
Đức Hans Spemann đã nghiên cứu sự phát triển của các trứng giống K ỳ giông
(Salamandra). Ông đã quan tâm đến vấn đề có phải là nhân của các tế bào phôi vẫn còn
loàn năng, khả năng điều hành sự phát triển phỏi hoàn chình. V ớ i tính kiên nhẫn cao và
khéo léo, ông đã tạo nên các vòng từ tóc của trẻ nhỏ để thắt các trứng đã thụ tinh, phân chia
rất hiệu quả chúng làm đôi.
K hi các vòng spemann đã chia đỏi liềm xám, cả hai nửa của hợp tử đã tạo phôi vị và
phát triển thành các phôi hoàn chỉnh (thực nghiệm 1 trong hình 8.9). Nhưng khi liềm xám
chỉ ở một phía của rãnh thắt, chỉ có nửa đó của họp tử phát triển thành phôi hoàn chỉnh.
Nửa hợp tử thiếu vật chất liềm xám trờ nên cụm các tế bào không phân hoá mà Spemann
gọi là "mẫu bụng" (thực nghiệm 2 trong hình 8.9). Bằng thực nghiệm này, Spemann đã giả
thuyết làng các chất xác định tế bào chất trong vùng liềm xám là cẩn cho sự tạo phôi vị, do
đó cần cho sự phát triển cơ thể bình thường.
Đê kiểm tra giả thuyết của mình, Spemann và sinh viên Hilde Mangold đã tiến hành
một loạt các thực nghiệm cấy ghép các mô. Họ đã cấy ghép các mẫu mô của phôi vị sớm
vào các vị trí khác nhau lẽn các phôi vị khác. Được định huớng bởi bản đổ số phận (hình
8.2), họ đã tách các mẫu mô ngoại bì mà họ biết sẽ phát triển thành da và cấy nó vào vùng,
nơi bình thường sẽ trở thành bộ phận của hê thần kinh.

276
Khi họ hoàn thành cấc cấy ghép này trong phôi vị sớm, mẫu mô được cấy ghép luôn
luôn phát triển thành các mô phù hợp với vị trí nơi chúng được cấy vào. Các mẫu biểu bì
cho dự kiến (đó là các tế bào đã được quy định trờ thành da trong vị trí gốc của chúng) phát
triển thành biểu bì thẩn kinh của phôi chú (mô hệ ihần kinh) và ngoại bì thần kinh cho dự
kiến phái triển thành da phôi chủ. Bằng cách đó, các số phận của các tế bào được cấy ghép
chưa được xác định trước khi cấy ghép.

Thực nghiệm
Cáu hòi: C ác tác nhãn tế bào chất cẩn cho SƯ phát
triển phản tách bên trong trứng đã thụ tinh?

Thực nghiệm 1 Thực nghiệm 2

Một eo thát cắt đôi I


liềm xám; eo thắt '
ár han rh ố

Bình thường Bình thường

Kết luận: Tác nhân té bào chất trong liềm xám là quyết dịnh
cho sự phát triển binh thưởng.
Hỉnh 8.9. Thực nghiệm Spemann. Nghiên cứu của Spemann đã phát hiện rằng sự tạo phôi vị và phát triển
binh thường tiếp theo trong kỳ giông phụ thuộc vào các chất xác định tế bào chất định cư trong liềm xám.

Tuy nhiên, trong phôi vị muộn, thực nghiệm đó (hình 9.1) thu được các kết quả đối
nghịch. Các biểu bì cho dự kiến sản sinh ra những đốm của các tế bào da trong hệ thống
thần kinh của phôi chù và ngoại bì thần kinh cho dự kiến sản sinh ra mô hệ thần kinh trong
da phôi chú. Một cái gì đó đã xảy ra trong thời gian tạo phôi vị để xác định số phận của các
tế bào phôi. Nói một cách khác, Spemann và Mangold đã tiến hành thực nghiệm tiếp theo
và đã thu được các kết quả rất quan trọng: Họ đã cấy ghép mép lưng của lỗ phôi. K h i mẫu
mô nhó này dược cấy ghép vào vùng bụng dự kiến của phôi vị khác, nó kích thích vị trí thứ
hai của phôi vị và một phôi nguyên vẹn thứ hai được hình thành bụng-áj>-bụng với phôi
nguyên gốc. V ì rằng mép lưng của lỗ phôi rõ ràng đã có khả năng cảm ứng sự hình thành
phôi nguyên vẹn, Spemann và Mangold gọi nó yếu tố tổ chức phôi sư cấp hoặc đơn giản
hoá là yếu tổ tố chức (organizer), cũng được gọi đơn giản hơn là tổ chức.

8 .2.2.3. Tạo ph ôi vị chim


Vào cuối sự phân cắt trong trứng chim, bò sát, phôi đang phát triển là cái chụp (mũ)

277
nhỏ của các tế bào gọi là đĩa phôi (blastoderm) nằm trên chóp cùa quả cầu lớn lòng đỏ
(hình 8.3) dẫn đến sự tạo phôi vị có phần khác biệt. Trong trứng chim , đĩa phôi trước tiên
tách thành hai lớp và xoang phôi nang tạo nên giữa chúng (hình 8.1 O i). Lớp giữa, sâu của
đĩa phôi hai lớp chỉ tãng các mỏ ngoại phôi (sẽ được mô tả muộn hơn), trong khi tất cả các
tế bào của phôi là dẫn xuất từ các tế bào lớp trên cùng. Thực vậy, lớp trên cùng cùa đĩa phôi
tạo tất cả ba lóp mầm (phôi) ấy.
Đĩa phôi (bì phôi)
Một sô các tế bào bề mặt bắt đầu
vận động vào tuyến giữa, nơi chúng tách
ra từ lớp bé mặt của các tế bào và di
chuyển vào xoang phôi nang. Rãnh dọc
theo tuyến giữa đánh dấu nơi đi vào
(hình 8.10c). Rãnh này lương tự lỗ phôi
kéo dài, được gọi là dải phôi (primitive
streak). Một số các tế bào di chuyển qua
dải phôi và ngang qua xoang phôi nang
để thế chỗ các tế bào trong lớp dưới
hơn. Các tế bào di chuyển sâu này lạo
nên nội . bì. Các tế bào khác vốn di
chuyển qua dải phôi vận động theo phía
bên vào các vùng trung gian và tạo nên
lớp mới, lớp trung bì. Các tế bào còn lại
trên bề mặt và không đi qua dải phôi tạo
nên lốp ngoại bì.

8.2.2.4. Tạo p h ô i vị ở dộng vật c ó vú

Tạo phôi vị động vật có vú xảy ra


như ò chim. Trong cả hai kiểu động vật, . Lòng dỏ
W
phôi phát triển từ tập hợp phàng các tế
Hình 8.10. Sự tạo phôi vị chim, a) Phôi nang chim
bào, dĩa phôi (phôi bì) ở chim hoặc khối gồm đĩa các tế bào nằm trên chóp của khối lớn lòng
tế bào bên trong ở động vật có vú. Mặc đỏ; b) Tạo phôi vị bắt đầu với sự phân lớp của đĩa
phôi thành hai lớp. Tất cả ba lớp phôi (mầm) đều là
dầu đĩa phôi ờ chim là dẹt (phẳng) vì các dẫn xuất từ lớp trẽn nhất cùa đĩa phôi;
chúng bị. khối lòng đỏ ép chạt, khới các c) Các tế bào vốn di chuyển qua dải phôi vào bên
trong phôi là các tế bào trung bi và nội bi tương lai.
tế bào bên trong ở động vật có vú cũng là
Các tế bào còn lại ở lớp trên cùng tạo nên ngoại bì.
dẹt mặc dầu không có khối lòng đỏ.
Trong động vặt có vú, nhau làm cho lòng đỏ không còn cần thiết; phôi đạt được dinh
dưỡng từ mẹ tiếp sau sự cấy ghép vào thành tử cung. Tuy nhicn, phôi vẫn còn tạo phôi vị
dầu ràng nó đã ở trên chóp cùa quả cầu noãn hoàng (lòng đỏ).

Ở dộng vật có vú, dải phôi hình thành và sự vận động của tế bào qua dải phôi làm xuất
hiện ba lớp phôi (mầm) sơ khai, như ở chim (hình 8.10). Một cách tương tự, các phôi động
vật có vú bao bọc noãn hoàng "thiếu" của chúng bàng cách hình thành túi noãn hoàng từ
các tố hào ngoại phôi đã di cư khỏi lớp dưới của đĩa phôi và tuyến xoang phôi nang.

278
8.2.3. C á c m àng ngoại phôi là sự thích nghi đối với đời sốn g trên cạn

Như là sự thích nghi đối với đời sống trên cạn, các phôi của bò sát, chim và có vú phát
triển bên trong m à n g ố i chứa đầy chất lỏng. Màng ối và một số các màng khác được tạo
nén từ các tế bào phôi, nhưng nó định cư bên ngoài thân phôi. V ì nguyên nhân này, chúng
được coi như là các màng ngoại phói. Các màng ngoại phôi bao gồm màng ối (amnion),
vỏ cứng (trứng côn trùng), túi noãn hoàng (lòng đỏ) và các túi niệu (niệu nang).
Khối tế bào trong Khoang màng ối Dá' (rãnh) phôi sơ khai

Hình 8.11. Tạo phôi vị động vật có vú. a) Măt cắt ngang túi phôi động vật có vú khi kết thúc phân cắt;
b) Khoang ối tạo nên giưa khói cac tế bào ben trong (ICM) và cực của phôi. Trong lúc đó, ICM dẹt và phân
thành hai lớp vốn sẽ trỏ thành ngoại bì và nội bi; b và c) Các tế bào của láp duứi di chuyển đến tuyến xoang
phôi nang đe tạo nên túi noãn hoàng; d) Dải phôi tạo nen lớp nội bi và các lế bào dược quy định đe trở thành
trung bào di cư vào bên trong, tương tự sự tạo phôi vị ố chim.

Phôi gà Phôi động vật có vú

đệm
Màng đệm
Ổi
noãn hoàng

Túi noãn Các mạch máu rốn


hoàng

nhung của lá
Tủi niệu màng đệm
(niệu nang)
(của) mẹ

a)

Hình 8.12. Các màng ngoài phòi. Các màng ngoài phôi trong (a) phôi gà và (b) phôi động vật có vú chia sè
cùng các đặc trưng như nhau. Tuy nhiên, ò trong chim túi niệũ iiep tục sinh trường cho đến khi nó cuối cùng
hợp nhất với máng cứ n g (cho rio n) ng ay duứi vò trứng, nai nó liên q uan v â i s ự trao đổi khi. Trong phôi động vặt
co vú, túi niệu đong góp các mạch máu cho sự phát triển dây rốn.

Ở chim, màng ối và vỏ cứng còn trùng (chorion) xuất hiện từ hai nếp gấp rồi sinh
trướng bao quanh hoàn toàn phôi (hình 8.12a). Màng ối là màng bên trong bao quanh phôi
và lơ lửng trong nước ối, do đó giống hệt môi trường nước cùa phôi lưỡng cư và cá. v ỏ
cứng của còn trùng định vị cạnh vỏ trứng và nó bị xoang - khoang cơ th ề ngoại phôi
(extraembryonic coelom) tách ra khỏi các màng khác.
Túi noãn lioàiiỊi đóng vai trò quyết định trong dinh dưỡng của các phôi chim và bò sát;

279
nó cũng hiện diện trong phôi động vật có vú, dẫu rằng nó không nuôi dưỡng phôi. Túi niệu
xuất phát như một túi nhỏ ngoài của ruột vốn có vai trò tích trữ axit uric được tiết ra trong
nước tiểu của chim. Trải qua phát triển, túi niệu của phôi chim giãn nở để tạo ra túi, vốn
cuối cùng liên kết với vỏ cứng nằm phía trên, ngay dưới vỏ trứng. Sự liên kết của túi niệu và
vò cứng tạo ra đơn vị chức năng - màng túi niệu vỏ cứng, trong đó các mạch máu phôi
được phân bố trong các túi niệu, áp sít vào vỏ trứng xốp đảm bảo sự trao đổi khí. Như vậy
màng túi niệu vỏ cứng (chorioallantoic membrane) là màng hỏ hấp của phôi chim.
Ờ động vật có vú, các tế bào của lá nuôi phôi được cấy vào lóp lót màng trong tử cung
của tử cung mẹ và trờ thành màng cứng (hình 8.12Ủ). Phần của màng cứng trong tiếp xúc
với' mò màng trong dạ con góp phần vào nhau. Phần khác của nhau gồm mô màng trong dạ
con đã được biến đổi của tử cung mẹ, như sẽ được mô tả chi tiết hơn trong phần sau. Túi
niệu trong động vật có vú đóng góp các mạch máu vào cấu trúc vốn sẽ trờ thành dây rốn,
nhu vậy máu của thai có thổ chảy được vào nhau cho sự trao đổi khí.

8.3. PHÁT SINH c ơ QUAN


Sự tạo phôi vị xác lập sơ đồ thân cơ sở và tạo ra các lớp mầm (phôi) nguyên sơ của các
phôi động vật. Bây giò là giai đoạn phát sinli cơ quan (organogenesis), sự hình thành các cơ
quan tại các vị trí phù hợp của chúng, điều đó được thực hiện do các tương tác của các tế
bào bên trong và giữa ba lớp mẩm. Như vậy, sự phát sinh cơ quan nhanh tiếp bước theo sau
sự tạo phôi vị trong nhiều động vật, bắt đầu trước khi kết thúc tạo phôi vị. Toàn bộ tiến
trình phái triển sau đó, các mô phát triển thành các cơ quan và các phôi động vật chấp nhận
hình dạng thân thê duy nhất cùa chúng (bảng 8.1).

8.3.1. Những biến đổi trong biểu hiện gen dẫn tói sự x á c định tế bào

Tất cả các tế bào trong thân động vật, ngoại trừ một ít các tế bào đã chuyên biệt vốn đã
bị mất nhân của chúng, có cùng tập hợp thông tin di truyển. Mặc cho sự thật rằng tất cả các
tế bào của nó về mặt di truyền là y hệt nhau, cơ thể động vật trưởng thành chứa hàng chục
đến hàng trăm các kiểu tế bào, mỗi kiểu biểu hiện ít mặt duy nhất của tổng thông tin di
truyền cùa cá thể đó. Thông tin đối với các kiểu tế bào khác là không bị mất, nhưng hẩu hết
các tế bào bên trong cơ thể đang phát triển mất dần khả năng biểu hiện các phần cùa bộ gen
của chúng. Tác nhân nào quy định gen nào phải biểu hiện trong tế bào riêng biệt?
Ở mức độ lớn, sự định vị của tế bào trong phôi đang phát triển xác định số phận của
nó. Bằng cách biến đổi sự định vị của tế bào, nhà thực nghiệm có thể thay đổi mật độ phát
triển của nó. Nhưng điểu đó chỉ đúng đối với thời điểm xác định trong sự phát triển của tế
bào. Tại một vài giai đoạn, mỗi số phận cuối cùng của tế bào trờ nên được cỏ định trong
quá trình được gọi là s ự x á c đ ị n h té b à o .
Số phận của tế bào được xác lập bời tính di truyền của các chất xác định tế bào chất
hoặc bởi mối tương tác với các tế bào lân cận. Quá trình mà trong đó tế bào hoặc nhóm tế
bào hướng dẫn các tế bào lân cận chấp nhận số phận riêng biệt gọi là sự cảm ứng. Nếu vật
càn là không xốp, chẳng hạn như màng xelophan, được đặt ớ giữa chất cảm ứng và mô
đích, không có cảm ứng. Ngựơc lại, màng lọc xốp, các protein có thé xuyên qua nó, cảm
ứng dã xảy ra.

280
Trong các thực nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng, các tế bào
đang cảm ứng tiết ra các phân tử tín hiệu cận tiết vốn gắn vào các tế bào của mô đích. Các
phân tử tín hiệu như thế có khả năng gây ra các biến đổi trong hình mẫu của sự phiên mã
gen trong các tế bào đích. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của sự cảm ứng
phôi muộn một ít ở phía sau.

8.3.2. Phát sinh cơ quan trong D ro s o p h ila

Sự phát triển của các hệ thống chọn lọc trong D rosophila minh hoạ sự phát triển cơ
quan.
Trong chương 2, chúng ta đã biết bằng cách nào sự hình thành các gradient morphogen
trong phôi ruổi giấm dẫn đến trật tự của sự biểu hiện gen, điều này điều hành các quyết
định số phận của các tế bào dọc theo cả hai trục trước-sau và lưng-bụng. Hai trục này tạo
nên hệ thống phối hợp để quyết định vị trí của các mô và các cơ quan trong phôi ruổi giấm.
Trong mạt cắt này (hình 8.13) chúng ta chú ý sự phát triển của ba cơ quan khác nhau: các
tuyến nước bọt, tim và khí quản cùa hệ thống hô hấp.

Trước phát sinh cơ quan Trài qua phát sinh cơ quan

Hình 8.13. S ự hình thành tuyển nước bọt trong Drosophila. Các tế bảo tuyển nước bọt dự kiến đã được
xác định bởi tưang tác của các trục lưng-bụng và trước-sau. a) Trước khi phái sinh cd quan, gen giảm luạc
giòi tinh (scr) được biểu hiện trong dải các tế bào phía trước (nhuộm màu sẫm). Vào cùng thời gian, protein
Decapentaplegic (Dpp) đuọc các tế bào trên phía lưng của phôi giải phóng ra, hình thành gradient trong hướng
lưng-bụng. Dpp quy định các số phận của các tế bào lưng vá ức chế sự hình thành các phôi thai tuyến nước
bọt; b) Trải qua phát sinh cơ quan, các tuyến nước bọt phát triển trong các vùng, ndi Scr được biểu hiện,
nhưng Dpp thi vắng. Mỗi phôi thai tuyến nước bọt được hình thành như sự lõm bụng của ngoại bì trên phía
khác của đót đầu thứ ba (mảnh môi).

8.3.2.1. P h át triển tuyến n ư ớ c bọt

Âu trùng của ruồi là máy ăn di động và do vậy nó có các tuyến nước bọt rất hoạt động.
Khới đầu của tuyến nước bọt phát triển như các lõm hình ống đơn của cấc tế bào ngoại bì
trên mặt bụng của đốt đầu thứ ba.
Các tuyến nước bọt chì phát triển lừ các tế bào của dải trưóc, các tế bào này biểu hiện
gen giảm lược giới linh (scr). Không có tuyến nước bọt được hình thành trong các phôi
thiếu scr, trong khi đó mấu lồi thực nghiệm cùa sự biểu hiện S C I' dọc theo trục trước-sau
dẫn đến hình thành sự khởi đầu tuyến nước bọt bổ sung dọc theo chiều dài của phôi.
Gen SCI' là một trong các đồng nguồn trong phức hệ Antennapedia, phức hệ này mã hoá
các tác nhân phiên mã vốn điều hoà sụ biểu hiện gen (xem Chương 1). Một đích xuôi dòng
của gen scr là gen fork head (fkb), gen này có các vị trí liên kết scr trong miền (gen) tăng
cường của nó. Gen fork cần cho sự phát triển tế bào tiết trong các phôi thai của tuyến nước

281
bọt và nó mã hoá các tác nhân phiên mã vốn trực tiếp hoạt hoá sự biểu hiện cùa các gen đặc
hiệu tuyến nước bọt. Như vậy, tác động của gen scr hoạt hoá sự biểu hiện fk b tại vị trí trước
tương ứng cho sự hình thành tuyến nước bọt.
Tác động ức chế của protein được biểu hiện phía lung, Decapentaplegic (Dpp),xác
định vị trí bụng của các tuyến nước bọt. Sự hoạt hoấ con đường truyền tín hiệu-Dpp ức chế
sự chuyên biệt tuyến nước bọt trong các tế bào lân cận. Điều đó hạn chế sự phát triển của
các phôi thai tuyến nước bọl đối với đốm bụng chuyên biệt của chúng của các tế bào ngoại
bì (hình 8.13). Trong các phôi thể đột biến thiếu Dpp hoặc bất kỳ cùa các protein truyền tín
hiệu-Dpp xuôi dòng, các phôi thai tuyến nước bọt không bị hạn chế đối với đốm bụng này
và chúng được tạo nén từ ngoại bì nguyên vẹn của đốt thứ ba.

8.3.2.2. S ự p h á t triển của tim


T im là cấu trúc xuất xứ trung bì trong tất cả động vật và nó là cơ quan đầu tiên hoạt
động trong phát triển của phôi. Mạch lung lả cấu trúc lương đương tim trong Drosophila
m elanogaster. Gen chứa hộp đổng nguồn dự kiến và trong mạch lưng đang pháttriển, sự
hoạt tính của nó là cẩn cho sự phát triển mạch lưng trong D rơsoplìila (hình 8.14).

Thực nghiẹm
G ià thuyết: Gen lìnman cần cho sự phát triển thích
hợp cùa mạch lưng Irong Drosoplúla.
Dự đoán: Gen tỉnman phải được biểu hiện các tiển
tế bào cho mạch lưng. Mất chức năng tinman sẽ làm m ít
mạch lưng.
T h ử : Phản tích sự biểu hiện của tinman trong các
phôi tiêu bán nguyẽn vẹn [rong kiểu hoang dã (trên) và
trong Ihể đột biến (dưới)
Kết quả: Trong phôi kiểu hoang dã, tinman được
biểu hiện trong dòng các tế bào nơi mạch lưng được
hình thành. Trong các phôi thế đột biến không có biểu
hiện gen, không hình thành mạch lưng.
Kết luận: Chức nàng của tinman là cần cho sự tạo
mạch lưng.
Các thực nghiệm tiếp theo: Tinman là gen chứa
Hình 8.14. Gen cấn cho sự hình thành tim
hộp dông nguồn. Điéu này giá định cái gì về chức nâng
trong Drosophila. (Theo Raven et al., 2010).
cùa nó? Anh, chị liếp tục thực hiện nó như thế nào?

Sự phát triển của mạch lưng trong D rosopliila là cũng phụ thuộc vào hai kiểu khác của
cấc tác nhân phiên mã (được biết đến như là các tác nhân hộ p -T và G A T A ). Dưới ánh sáng
của sự bảo tồn tiến hoá, các nhà khoa học đã phát hiện các họ gen tương tự đối với mỗi
trong ba họ gen D rosoplúla trong động vật có xương sống. Hơn nữa, thành viên của các họ
gen này có vai trò quan trọng sự chuyên biệt tim động vật có xương sống.
Sự bảo tổn tiến hoá này bao gồm không chỉ đúng cấu trúc cùa các gen này mà còn
đúng chức năng cùa chúng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng,sự chuyên biệt cùa trung
bì tim là đối tượng đối với các tín hiệu cảm ứng từ các lớp mẩm (phôi) liền kề cả trong
D rosophila và động vật có xương sống.

282
Trong động vật có xương sống, sự phát triển tim tại một vị trí bèn trong và các tín hiệu
cảm ứng đến từ lớp nội bì trước ở bên dưới. Trong D rosophila, mạch lưng được tạo nên tại
vị trí nông hcm và các tín hiệu đến từ lóp ngoại bì ờ trên.
Mặc cho các nguồn khác nhau, các tín hiệu điều hoà sự biểu hiện của ba kiểu tác nhân
phiên mã chù yếu này là lự nó được bảo tồn trong Drosoplìila và động vật có xương sống.
Chức năng tuần hoàn được bảo tổn và chù yếu đã cho của tim, Nó không gây ngạc nhiên
rằng các họ gen tương tự là trung gian chuyên biệt của nội bì tim trong cả D rosophila và
động vật có xương sống.

8.3.2.3. Phát triển của khi quản: phát sinh hình thái phân nhánh
Phát triển khí quản qua sự phát sinh hình thái phân nhánh, cỏ n trùng trao đổi khí qua
con đường của hệ thống phân nhánh của các ống bé hơn và bé hơn gọi là klú quản. Sự phân
nhánh lặp lại của các ống biểu bì đơn vốn dẫn đến sự hình thành hệ thống khí quản là ví dụ
cúa sự phát sinh hình thái phán nhánh.
Các đột biến trong gen branchless trong D rosophila dẫn đến hình thành trong các phôi
với hệ thống các khí quản bị giảm mạnh. Gen branchless mã hoá thành phần của họ lớn các
tác nhàn sinh trướng nguyên bào sợi F G F (FG F-fibroblast growth factors), vốn gắn vào
chất nhận các protein kinase tyrosin (xem Chương 1) kích thích sự tãng sinh của các tế bào
đích. Trong một trường hợp hấp dẫn khác của sự bảo tổn tiến hoá, tương đồng F G F động
vật có vú của gen branchless là cần thiết đối với sự phát sinh hình thái phân nhánh vốn tạo
ra con dường phế nang trong phổi động vật Có vú.
Trong cả hai nhóm động vật, mất tập hợp của các tế bào trung mô (mô giữa) kề sát
các vùng của ống biểu bì tiết F G F . F G F liên kết vào chất nhận F G F đặc hiệu trong màng
của các tế bào biểu bì, kích thích chúng tăng sinh và sinh trưởng nhanh tạo thành mầm
ống mới.

8.4. P H Á T SIN H C ơ Q U A N T R O N G Đ Ộ N G V Ậ T C Ó X Ư Ơ N G S Ố N G

Sự phát sinh cơ quan trong động vật có xương sống bát đẩu với sự hình thành ống thần
kinh và phát sinh đốt thân. Trong động vật có xương sống, sự phát sinh cơ quan khởi đầu
với việc hình thành hai đặc điểm hình thái chỉ được phát hiện trong động vật có đây sống:
dây sống và dây thần kin h lưng. Sự phát triển của dây thần kinh lưng gọi là sự tạo ống
thần kinh ( neurulation).

8.4.1. Phát triển ống thần kinh

Dãy sống được tạo nên từ trung bì và đầu tiên thấy được ngay sau khi sự tạo phôi vị
hoàn thành. Đ ó là cấu trúc hỉnh que linh hoạt định vị dọc theo luyến giữa lưng trong các
phôi cùa tất cả dộng vật có dây sống, mặc dầu chức năng của nó như là một cấu trúc nâng
đỡ được thay thế bởi sự phát triển tiếp sau của cột sống trong động vật có xương sống. Sau
khi dây sống bị loại bỏ, vùng của các lế bào ngoại bì lưng ở bên trên dây sống bắt đầu dày
lên tạo ra ctĩa (bàn) thẩn kinh.

283
Sự dày lên xảy ra bởi sự giãn dài của các tế bào ngoại bì. Sau đó các tế bào ấy chấp
nhận hình dạng cái chêm vì sự co rút của các bó sợi actin tại đầu đỉnh của chúng. Sự biến
dổi về hình dạng này làm cho mô thần kinh cuộn vào rãnh thần kinh đè lên trục dài của
phôi. Sau đó mép của rãnh thẩn kinh vận động hướng vào nhau và kết hợp lại tạo nên ống
trụ rỗng, ông thần kinh (hình 8.15). Cuối cùng ống thần kinh tách ra khỏi ngoại bì bề mặt
để kết thúc ở bên dưới bề mặt của lưng phôi. Các biến đổi vùng chịu sự điểu phối của phức
hệ gen Hox (xem Chương 1) sau đó xảy ra trong ống thần kinh khi nó phân hoá thành tuỷ
sống và não.

Ngoại

Trung

Nội

Rãnh thần kinh

kinh

Hình 8.15. Sự hinh thành ống thẩn kinh đọng vặt có vú. a) Đĩa thần kinh đưọc tạo nên lừ ngoại bi bên trên
dây sống; b) Các tế bào đĩa thần kinh uốn gấp lại với nhau tạo ra rãnh thần kinh; c) Cuối cùng rãnh thần kinh
khép lại tạo nèn ống rỗng gọi là ổng thần kinh, vốn sẽ trở thanh não và tuỷ sống. Khi ống thần kinh đóng lại,
mộl số tế bào từ mép lưng của ống thần kinh phân hoả thành hạch thần kinh, những tế bào di cư vốn tạo nên
sự đa dạng cùa các cấu trúc và là các đặc trưng cùa động vật có xưdng sóng. (Theo Raven et al., 2010).

8.4.2. S ự tạo đốt

Trong khi đang hình thành ống thẩn kinh từ ngoại bì lưng, phần còn lại của kiến trúc
cơ sỡ cùa thân được xác lập nhanh chóng bời các biến đổi trong trung bì. Các lóp trung bì
trôn một phía của dây sống đang phái triển lách thành loạt các vùng được bao bọc gọi lả
vùng đốt thân (somitomeres). Sau đó các vùng đốt thân lại tách ra thành các khối gọi là

284
các đốt thân (somites) như trên hình 8.15. Trung bì trongvùngđầu không tách thành các
đốt riêng biệt mà vẫn dính với nhau như là cácvùng đốt thân,vốn tạonên các cơ bộ xương
của mặt, hàm và hầu.
Một số đốt thân lạo nên trong các đợt với chu kỳ điều tiết có thể tính được, ví dụ, sử
dụng thuốc nhuộm sống, chất đánh dấu các tế bào mà không giết chúng, để đánh dấu mỗi
đốt thân khi nó được hình thành phôi gà. Các tế bào tại các vùng giáp ranh trong trung bì
đoán trước hướng dẫn các tế bào phía trước đến chúng để cô đặc lại và tách ra thành các đốt
thân tại thời điểm đạc hiệu (ví dụ, mỗi 90 phút trong phôi gà)."Đồng hồ" này xuất hiện
phải được điều hoà bới tín hiệu tế bào trunggian tiếp xúc giữa các tế bàolần cận.
Các đốt Ihân tự chúng là các cấu trúc phôi chuyển tiếp, rất nhanh ngay sau khi chúng
được tạo nên, các tế bào phân tán và bắt đầu phân hoá dọc theo các con đường khác nhau
để cuối cùng tạo ra bộ xương và các mô liên kết gắn vào. Tổng số các đốt thân được hình
thành là đạc hiệu-loài; ví dụ, gà lạo nên 50 đốt, trong khi một sô' loài rắn tạo ra nhiều hơn,
đến 400 đốt.
Một sô' cơ quan cùa thân, bao
gồm thận, các tuyến thượng (trên) Dây sống
dảy sông
thận và tuyến sinh dục, phát triển bẽn

k!
trong dải của trung bì vốn nàm phía Thận
bên đối với mỗi hàng đốt thân. Phẩn
. I Tuyền s
còn lại của trung bì, phần hầu như
định vị phía bụng, vận động quanh |- Hệ tuần hoàn
nội bì và cuối cùng bao quanh nó Lá phổi giữa Niẻm mạc (lớp
hoàn toàn. Kết quà cùa sự vận động đĩa bén lót thản thể

này là trung bì đuợc tách thành hai Ngoài phôi


-
lớp. Lớp bên ngoài kết hợp với thành
trong của thân và lớp bên trong được
liên kết với màng ngoài của ống ruột.
Giữa hai lớp này của trung bì là
khoang (xoang) cơ thể, khoang này
trở thành xoang thân của cá thể
trưởng thành. Hình 8.16 trình bày các Hình 8.16. Các câu trúc nguồn gốc trung bỉ của
chuỗi thế hệ trung bì lớn của các phôi chim và động vật có vú

động vật có màng ối.

8.4.3. C á c tế bào mào thần kinh di cư phân hoá thành nhiều kiểu tế bào

Sự hình thành ống thần kinh xảy ra trong tất cả động vật có dây sống, quá trình trong
cá lưỡng tiêm (lancelet), động vật dây sống không có xương sống, giống như quá trình đó ở
trong con người. Tuy nhiên, sự tạo ống thẩn kinh trong động vật có xương sống có kèm
theo bước bổ sung. Ngay trước khi rãnh thẩn kinh đóng lại đê tạo ống thần kinh, các mép
tách ra, tạo nên tụ tập nhỏ cùa các tế bào-mào thẩn kinh-ở giữa vòm của ống thần kinh và
ngoại bì bề mặt (hình 8.15).

285
Trong ví dụ khác về các sự vận động mạnh cùa tế bào trong sự phất triển của động
vật, sau đó các tế bào mào thần kinh di cư ra khỏi ống thần kinh để quần cư nhiều vùng
khác nhau của phôi đang phát triển. Sự xuất hiện mào thần kinh là sự kiện chìa khoá
trong sự tiến hoá của động vật có xương sống vì các tế bào mào thẩn kinh, sau khi đạt đến
vị trí đích cùa chúng, cuối cùng phát triển thành nhiều cấu trúc đặc trưng của thân động
vật có xương sống.
Sự phân hoá của các tế bào mào thần kinh phụ thuộc vào con đường di chuyển vả sự
định cư cuối cùng của chúng. Các tế bào mào thẩn kinh vận động dọc theo một trong ba
con đường trong phôi. C ác tế bào mào thần kinh sọ là các tế bào phía trước vốn di cư vào
đầu và cổ; các tế bào mào thần kinh thân di cư dọc theo một trong hai con đường khác biệt.
Mỗi quần thể các tế bào mào thẩn kinh phát triển thành nhiều kiểu tế bào.

8.4.4. S ự di c ư củ a c á c tế bào m ào thần kinh sọ

Các tế bào mào thẩn kinh sọ góp phần có ý nghĩa vào sự phát triển của khung xương và
mô liên kết của mặt và cổ cũng như phân hoá thành các tế bào thần kinh, tế bào đệm của hệ
thẩn kinh và các tế bào sắc tố melanin. Những biến đổi trong sự chuyển dịch của các tế bào
mào thần kinh sọ trong thời gian phát triển dẫn đến sự tiến hoá của tính phức tạp và đa
dạng lớn của các đẩu động vật có xương sống.
Có hai đợt di cư của các tế bào mào thần kinh sọ. Đợt thứ nhất sản sinh ra cả hai cấu
trúc lưng và bụng, đợt thứ hai chỉ sinh ra các cấu trúc lưng và tạo ra ít sụn và xương. Các
thực nghiệm cấy ghép chỉ ra rằng tiềm nâng phát trién của các tế bào trong hai đợt là giống
nhau. Sự khác biệt trong sô' phận cùa tế bào là do môi trường mà các tế bào đang di cư phải
đương đầu và không phải do sự xác định trước của sô' phận tế bào.

8.4.5. Con đường bụng củ a c á c tê bào mào thần kinh thân

Các tế bào mào thần kinh định cư trong các vị trí sâu hơn có các sô' phận rất khác biệt
phụ thuộc vào con đường di cư của chúng. Các tế bào mào thẩn kinh thân đầu tiên di
chuyển khỏi ống thần kinh đi qua nửa phía trước của mỗi đốt tiếp giáp với các vị trí bụng
(hình 8.17ứ).
Một số các tế bào này tạo nên các nơron cảm thụ của hạch rễ lưng, hạch này giãn nhỏ
ra để liên kết vùng biên của phôi động vật có tuỷ sống. Các tế bào trờ nên chuyên biệt như
các tế bào Schwann, vốn cách ly các sợi thẩn kinh để xúc tiến sự truyền dẫn nhanh các
xung dọc iheo các sợi thần kinh vùng biên. Còn các tế bào khác tạo nên các sợi thần kinh
của hạch tự động, vốn diều tiết hoạt tính của các cơ quan bén trong và các tế bào nội tiết
của tuỷ trên thận (hình 8.17Ủ).
Tính tương lự hoá học của hormon epinephrin và chất truyền thần kinh norepinephrin,
chất được giải phóng ra bới các nơron giao cảm cùa hệ thống thẩn kinh tự động có thể xảy
ra vì cả hai các tế bào tuỷ trên thận và các nơron giao cảm xuất xứ từ mào thần kinh.

8.4.6. C á c tẽ bào m ào thần kinh thân: con đường bên

Nhóm thứ hai của các tế bào mào thần kinh thân di cư ra khỏi ống thần kinh tại khoảng
trống ngay bên dưới ngoại bì bề mặt, chiếm khoảng trống này bao quanh toàn bộ thân cùa

286
phôi. Tại đây, chúng sẽ phân Da (mô
hoá thành các tế bào sắc tố của ống thẩn kinh Đường bên

da (hình 8.17«, b). Những đột C ác tế bào


C ác tế bào đi con
mào thần
biến trong các gen vốn ảnh bên lưng giữa
và các đốt thân
hướng đến sự sống sót và di cư
Đường bụng
của các tế bào mào thần kinh tế bào đi đường
dẫn đến sự xuất hiện các đốm nửa trước
[Ốt thản
trắng trong da trên các bề mặt sau
Trư óc Đốt trước
bụng, cũng như các vấn để nội
a) Động mạch chủ
tại trong các mô xuất xứ lừ
S ố phận của các tế S ố phận tế bào
mào thần kinh khác (8.17c). bèo đường bụng của đưòng bên

V ì rằng số phận cùa mào bào melanin


Hạch đường lưng
thẩn kinh đã được đoán Irước C ác tế bào
bới • con đường di cư của Schwann
đường bụng
chúng, nhiẻu nghiên cứu đã
Hạch giao cảm
được tiến hành nhằm nhận biết
Tuỷ trên thận
các phân tử điều phối con các
con đường di cư của các tế bào
mào thần kinh. Các phân tử
kết dính tế bào trẽn các bề mặt
cùa tế bào và trong chất nền
ngoại bào đóng các vai trò quan
trọng. V í dụ, những tế bào mào
thần kinh về sau giảm điều hoà
sự biểu hiện của N -cadherin
trên các bề mặt của chúng phải
ra khỏi ống thần kinh. Sau đó,
ngay sau khi rời khỏi ống thần Hình 8.17. Các con đường di cư và các số phận tế bào của các tê
kinh, chất nhận intergrin xuất bào mào thẩn kỉnh thân, a) Đợt thứ nhất của các tế bào mào thẩn
hiện trên'cấc bề mặt của những kinh thân di cư đằng bụng qua nửa trước của mỗi đốt thân, trong khi
đạt hai cùa các tế báo rời bò lưng và di cư qua không gian giữa biểu
tế bào mào thần kinh, cho phép mô và các dốt thân; b) Các tế bào mào thắn kinh đường bụng phân
chúng tương tác vói các protein hoá thành nhiều kiểu tế bào chuyên biệt, nhưng các tế bào con
đường bên phát triển thành các tễ bào melanin (tế bào sắc tố) của
trong các con đường chất nển da; c) Sự đột biến trong gen vốn khởi động sự sống sót của các tế
ngoại bào mà dọc theo chúng bào mào thần kinh trong tất cà động vặt có vú dẩn đến sự xuất hiện
đốm trắng bụng và trán của cà trẻ con (người) và chuột! Moi cá thể là
các tế bào mào thần kinh sẽ
dị hợp tử cho đột biến này. (Theo Raven et al., 2010).
d i cư.

8.5. C Á C DẪN X U Ấ T M ÀO TH Ầ N KINH T R O N G s ự T IẾ N H O Á C Ủ A Đ Ộ N G V Ậ T


CÓ XƯƠNG SỐ N G

Các dẫn xuất mào thẩn kinh là rất quan trọng sự tiến hoá của động vật có xương sống.
Các động vật có dây sống sơ đảng như cá lưỡng tiêm là những vật ăn sinh vật nổi (sinh vật
ăn qua lọc), sử dụng sự rung động nhanh của tiêm mao trong họng để hút nước vào mồm,

287
rồi nước thoát ra qua các khe trong họng của chúng. Những khe họng (hầu) này phát triển
thành các hốc mang động vật có xương sống, cấu trúc vốn cung cấp phương tiện được cải
tiến cho sự trao đổi khí. Bằng cách đó, sự tiến hoá cùa hốc mang đã là sự kiện chìa khoá
xác định trong qùá độ từ ãn vật nổi thành ăn thịt, vốn đòi hòi tốc độ trao đổi chất rất cao.
Trong sự phát triển của hốc mang, một số các tế bào mào thần kinh sọ tạo nên các gờ
sụn giữa các khe họng phôi. Những tế bào mào thần kinh sọ khác cảm ứng các phẩn cùa
trung bì để tạo nên nhũng cơ đọc theo sụn, còn các tế bào mào thần kinh khác tạo ra các
nơron vốn mang những xung giữa hệ thống thần kinh trung ương và các cơ này.
Nhiều thích nghi của động vật có xương sống duy nhất góp phẩn vào các vai trò sinh
thái biến dộng của chúng liên quan với các cấu trúc vốn xuất hiện từ các tế bào mào thần
kinh. Động vật có xương sống trở nên các vật ăn thịt bơi nhanh với tốc độ trao đổi chất cao.
Sự trao đổi chất được tăng cao này tạo được hoạt tính ở mức độ cao hơn so với khả năng đã
có giữa các động vật dây sống sơ đẳng hơn. Những biến đổi tiến hoá khác liên kết với các
dẫn xuất cùa mào thẩn kinh cung cấp sự thãm dò tốt hơn của sự vồ mồi. Khả năng được cải
tiến lớn cho sự định hướng không gian trong khi vồ mồi và có nghĩa là phản ứng nhanh đối
với thông tin cảm giác. Sự tiến hoá của mào thần kinh và cùa các cấu trúc dẫn xuất từ nó
như vậy dã là cấc bước trong sự tiến hoá động vật có xương sống (hình 8.18).

Hình 8.18. Dấn xuất lớp mẩm của các kiểu mò lớn trong động vật. Ba lớp mầm được tạo nèn trong thời kỳ
phôi vi làm xuất hiện các cơ quan và các mô trong thản, nhưng các tế bào mào thân kinh võn được hinh thành
từ mô ngóại bi lăng các cấu trúc là thịnh hành trong động vật có xưdng sống, như là các vòm mang và xương
của mặt và sọ.

288
TÓM T Ắ T CH Ư Ơ N G 8: P H Á T T R IE N PHÔI SỚM
8.1. Phân cắt và giai đoạn phôi nang
- Phôi nang là khối rỗng của các tế bào. Phân cắt là loạt các sự phản chia nhanh của các tê' bào,tạo
nên các tế bào phôi, vốn tạo một hình cầu rỗng của các tế bào gọi là phôi nang.
- Hình mẫu phân cắt là dạng và khác biêt. Hình mẫu phân cắt chịu ảnh hưởng trước tiên bởi số lượng
noãn hoàng (lòng đỏ), là sự xác định lớn của hinh mẫu phân cắt (hình 8.5). Các trứng chứa ít noãn hoàng
phản cắt hoàn toàn (holoblastic cleavage): trứng chứa lượng lớn noãn hoàng không thể phân cắt hoàntoàn,
phản cắt không hoàn toàn (meroblastic cleavage). Phân cắt trong động vật có vú là hoàn toàn.
- Các tế bào phôi có thể và có thể không bị xác định vào các con đường phát triển Trong nhiều
động vật, sự phân ly không cân đối của các chất xác định tế bào chất đưa mổi tế bào phôi vào các con đường
khác biệt. Động vật có vú biểu lộ sự phát triển điều hoà, trong đó số phận của các tế bào phôi sớm là chưa
được xác định trước.
8.2. Tạo phòi vị
- Phôi vị sàn sinh ra ba lớp mẩm. Tạo phôi vị liên quan với sự tái sắp xếp và sự di trú của tế bào để
hình thành ba lớp mầm: ngoại bì, trung bi và nội bì (bảng 8.1). Các tế bào di chuyển trong phôi vị sử dụng sự
đa dạng của các biến đổi hinh dạng của tế bào.
- Hình mẫu phôi vị cũng biến đổi phù hợp vói số lượng noãn hoàng. Số lượng noãn hoàng cũng ảnh
hưởng đến sự vận động của tê' bào. Trong nhím biển (cầu gai), nội bào được hình thành bởi sự tụt vào (lỏm
vào) của phôi nang; các tê' bào trung bi được lạo nên từ các tế bào bề mät khác. Trong động vật có xương
sống, với lượng noãn hoàng vừa phải cho đến nhiều, các tế bào bề mặt di chuyển tương ứng qua phôi nang và
dải nguyên sơ. Trong ếch, lớp tế bào co cuộn vào qua mép lưng cùa lỗ phôi. Trong chim, các té' bào di cư qua
dải nguyên sơ. Sự phôi vị cùa động vật có vú (hỉnh 8.11) là tương tự với phôi vị cùa chim.
- Các màng ngoài phôi là sự thích nghi đối với đời sống trên cạn. Các màng ngoài phôi của các loài
động vật có màng ối được tạo nên từ các tế bào phôi bên ngoài thân phôi và gổm túi noãn hoàng, màng ối,
màng đêm và túi niệu (hình 8 . 1 2 ).
8.3. Phát sinh cơ quan
- Những biến đổi trong biểu hiện gen dẫn đến sự xác định tế bào. Sự định cư của tế bào trong phôi
đang phảt triển thường xác định số phận cùa chúng. Sự xảc định cố thể được xàc lập bỏi sự di truyền càc chất
xác định tế bào chất và bởi mối tương tác với các tế bào khác (cảm ứng).
- Sự phát triển các hệ thống được chọn lọc trong Drosophila minh hoạ sự phát sinh cơ quan. Sự
phát triển của các tuyến nước bọt, mạch lưng và khí quản, tất cả minh chứng tác động của sự biểu hiện gen
đến sự phát triển.
- Phát sinh cơ quan trong động vật có vú bắt đẩu với sự tạo ống thẩn kinh và sự phát sinh dốt
thản (hình 8.13 -8.17). Sự tạo ống thẩn kinh từ nội bi cạnh dày sống; phát sinh đốt thân là sự chuyển đổi
trung bi thành các đơn vị gọi là các đốt thân.
- C ác tế bảo mào thần kinh di cư phân hoá thành nhiểu kiểu tô' bào. C ác tế bào mào ỉhần kinh di
chuyển rộng để trở thành mô liên kết, các tế bào thần kinh đệm, các tế bào melanin (sắc tố đen), các nơron
cảm thụ và các tế bào khác.
- Các dẫn xuấỉ mào thẩn kinh tà quan trọng trong tiến hoá của động vật có xương sống. Nhiéu sự
thích nghi duy nhất của động vật có xương sống đả xuất hiện từ các tế bào mào thần kinh (hỉnh 8.18).

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 8

1. Nếu các tế bào của phôi động vật có vú đã được tách ra ở giai đoạn bốn tế bào, chúng sẽ phát triển
binh thường? Cái gi cho phôi ếch ỏ giai đoạn bốn tế bào?
2. Kiểu tập tính tế bào nào là cần cho sự tạo phôi vị?
3. Các tế bào mào thần kinh đã được xác định trước khi di CƯ?

I9-GTSWHH0CPT
289
Chương 9

HÌNH THÀNH TRỤC CỘT SỐNG

Trong sự phát triển cùa động vật, vị trí tương đối cùa tế bào trong các lớp mầm riêng
biệt xác định, để giãn rộng, các cơ quan phát triển từ chúng. Trong D rosophila, chúng ta đã
thấy sự hình thành gradient morphogen trong đĩa phôi phân cất nông (hình 2.23b) xác lập
các trục trước-sau và lưng-bụng của phôi. Phức hệ gen Hox trong động vật có xương sống
hoạt động tương tự với các gen đổng nguồn của Drosophila, để quy định các vị trí của các
cơ quan dọc theo trục trước-sau. Nhưng sự chọn lựa sô' phận của tế bào dọc theo trục lưng
bụng được hoàn thành như thế nào trong phôi động vật? Nói cách khác, các tế bào ngoại bì
lưng làm thế nào để "biết" chúng ở bên trên dây sống xuất xứ trung bì và như vậy sô' phận
là để phát triển thành ống thẩn kinh? Lờ i giải cho sự bí ẩn này là một trong các thành công
nổi bật của phôi học thực nghiệm.

9.1. TỔ CHỨC SPEMANN XÁC ĐỊNH TRỤC LƯNG-BỤNG


Như đã trình bày trong Chương 8, Spemann và sinh viên của ông Hilde Mongold đã
sớm giải quyết bí ẩn này trong thế kỳ X X . Bình thường, các tế bào xuất xứ từ mép (môi)
lưng của lỗ phôi nang của phôi lưỡng cư đang tạo phôi nang làm xuất hiện dây sống.
Spemann và Hilde Mongold đã loại cấc tế bào của mép lưng ra khỏi một phôi và cấy ghép
chúng vào các vị trí khác nhau trong một phôi khác (hình 9.1). Nơi mới phù hợp với vị trí ở
bụng tương lai cùa động vật. Họ đã phát hiện rằng một sô' trong các phôi phát triển thành
hai dây sống: Một dây sống lưng bình thuờng và một dây sóng thứ hai dọc theo bụng. Hơn
thế bộ hoàn chỉnh của các cấu trúc trục lung (có nghĩa là dây sống, ống thần kinh và các
dốt thân) được tạo nên tại nơi cấy truyền ở bụng trong hầu hết của các phôi này.

Phôi cho Phôi nhản Nếp gấp thẩn kinh sơ sinh Dây sống sơ sinh, các đốt thăn và
sự phát triển thẩn kinh

Dây sống thứ


sinh, các đốt
thân và sự
Phôi sơ sinh Nếp gấp thẩn kinh thứ sinh phát triển
thần kinh

Hình 9.1. Thực nghiệm cấy ghép mép lưng của Spemann và Mangold. (Từ Raven et al., 2010)..

290
Bằng cách sử dụng thể cho khác biệt về mặt di truyền và các phôi nang chủ, Spemann
và Mangold đã có thể chỉ ra rằng dây sống thứ hai được sinh ra bởi các tế bào mép lưng
cấy ghép chứa các tế bào chủ cũng như các tế bào mép lưng được cấy ghép. Như vậy các
tế bào mép lưng được cấy ghép đã hoạt động như yếu l ố tổ chức (tổ chức), kích thích các
tê bào bình thường đáng lẽ sẽ hình thành da và các cấu trúc bụng để phát triển thành các
cấu trúc trục lưng. Các tế bào bụng rõ ràng chứa thòng tin di truyền cho chương trình phát
triển trục lưng, nhưng chúng đã không biểu hiện nó trong tiến trình phát triển bình thường
của chúng. T u y nhiên, các tín hiệu từ các tế bào mép lưng được cấy ghép đã phải buộc
chúng làm diều đó.

9.1.1. Tổ ch ứ c sp em an n hoạt động n h ư th ế n ào ?

Tổ chức là tập hợp của các tế bào vốn giải phóng ra các phân tử tín hiệu khuếch tán
sau đó các tín hiệu này truyền thông tin vị trí đến các tế bào khác. Như đã thấy trước đây
các yếu tô tổ chức có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các mô bao quanh. Hoạt
động như là các lửa hiệu (hải đăng), chúng thông tin cho các tế bào xung quanh. Một yếu
tô tổ chức áp sát tế bào riêng biệt, nó trải qua nồng độ cao hơn của phân tử tín hiệu
(m orphogen ). Các yếu tô' tổ chức và các morphogen mà chúng giải phóng ra phải là bộ
phận của cơ chế phổ biến cho sự xác định vị trí tương đối và các số phận tế bào trong sự
phát triển của động vật có xương sống.

9.1.2. T á c động củ a c á c morphogen

Có thể nghiên cứu tác động của các morphogen (chất tạo hình) bằng cách sử dụng các
phần cách ly của phôi nang. Phôi nang có thể bị cắt đôi thành nửa (mũ) động vật và nửa
(mũ) thực vật. Nếu loại bỏ nửa động vật ra khỏi phôi nang ếch và nuôi cấy riêng, chúng chỉ
tạo nên các tế bào biểu mô xuất xứ ngoại bì. Tương tự, nửa thực vật được nuôi cấy sẽ chỉ
tạo nên các tế bào nội bì. Tu y nhiên, nếu các nửa động vật được nuôi cấy phối hợp với các
nửa thực vật sẽ tạo ra các cấu trúc trung bì. Các phân tử liên quan trong sự cảm ứng này
chưa được nhận biết một cách chắc chắn. Các thành phẩn của họ tác nhân sinh trưởng biến
đổi p (T G F - ß ) liên quan. Các chất này bao gồm activin và các protein liên quan hệ nốt
(hạch) Xenopits (Xnrs). Minh chứng cho tác động cảm ứng của loạt các phân tử này từ gián
tiếp: Điểu hoà thòi gian và hình mảu biểu hiện tương quan với mô cảm ứng, để làm kiệ.t các
phôi đang phát triển của các protein này với các chất phản ứng đặc hiệu phong toả biểu
hiện gen.

9.1.3. Nguồn g ố c củ a tổ ch ứ c Spem ann

Bằng cách nào các tế bào mép lưng của lỗ phôi ếch trở thành tổ chức Spemann và làm
sao chúng đạt được khá năng đó để quyết định sô' phận tế bào dọc theo trục lưng-bụng?
Trong con ếch, như trong ruồi giấm, quá trình đó xuất phát trong sự sinh trứng trong con
ếch mẹ. Tại thời gian đó cấc chất xác định lưng mã hoá đằng mẹ được đặt vào trong tế bào
trứng (noãn bào), một trong chúng tích luỹ tại cực thực vật cùa trứng đã thụ tinh. Khi thụ
tinh, sự tái sắp xếp tế bào chất gây ra sự chuyển dịch cùa chất xác định này vào phía lưng
tương lai cùa trứng.

291
Trước tiên, tín hiệu từ điểm xâm
Tẽ bào chảt
nhập cùa tinh trùng khởi đầu tập hợp vỏ đổi màu
cùa mạng lưới vi ống, vốn làm cho
màng sinh chất cúa trứng và tê bào
sắc tố màu
chất vó ớ phía dưới quay bên trên Tế bào chất
mặt phảng của tế bào chất sâu hơn. bên trong T ế bào ốhất
Sự quay vật lý nha thế làm chuyển Các vi ống vỏ sáng

dịch chất xác định được mã hoá Các chất xác


Cực thực vật
đằng mẹ này về phía đối diên của định lưng
trứng đối Với điểm xâm nhập của
tinh trùng, như đã nhận xét trước Điểm xâm
đây, các liềm xám này đánh dấu nhập cùa
phía tương lai cùa mép lưng. tinh trùng Liềm xám
Các tế bào, vốn tạo nên trong
vùng này trong phân cắt (gọi là
trung tâm Niewkoop — Niewkoop ~ác chất xác
định lưng
Center, nhà khoa học đã có các
chuyển dịch
nghiên cứu nửa (mũ) động vật đã
nhắc tới ờ trên), tiếp nhận các chất
xác định lưng đã bị chuyển dịch trải
Các tín hiệu
qua sự quay vỏ. C á c chất xác định
(các protein Tổ chức
lưng gây ra những biến đổi trong sự họ TG F-P ) Lưng - Tín
biểu hiện gen trong các tế bào ấy, cảm ứng hiệu cảm
trung bì ứng trung bi
sàn sinh ra phân tử tín hiệu vổn cảm
ứng các tế bào bên trên chúng phát Trung tâm
Niewkoop
phát triển thành mép lưng của lỗ
phôi (hình 9.2c).
Hỉnh 9.2. Tạo yếu tố tổ chức Spemann
a) Các chất xác định lưng định vị tại cực thực vật của
9.2. C Á C P H Ả N T Ử T R U Y Ề N TÍN trứng ếch chưa thụ tinh. Khi thụ tinh, mạng lưới vi ống
được tạo nên tại nơi xâm nhập của tinh trùng. Các vi ống
HIỆU TỪ TỔ CHỨC SPEMANN ứ c này tổ chức các vi ống song song xếp hàng nửa thực vật
CHÊ Sự PHÁT TRIỂN CỦA BỤNG cùa trứng giữa vỏ và tế bào chất; b) Tế bào chất vỏ và
các chất xác định lưng ở trên mạng lưới song song này
Đã phải mất hàng chục năm để cùa các vi ống, chuyển dịch đến phía đối diện chỗ tinh
xác định tính thống nhất và chức trùng xâm nhập; c) Các tế bào thừa hưởng các chặt xác
định lưng đã chuyển dịch này từ trung tâm Niewkoop, vốn
năng của các phân tử được tế bào
giải phóng ra các phân tử tín hiệu khuếch tán quyết định
tổng hợp của tổ chức spemann để sau cho các tế bào vùng ria lưng bên trên để trò thành yếu tố
đó quy định các số phận của các tế tổ chức. Yếu tố tổ chức được tạo ra tại vùng liềm xám,
bào trung bì lưng trong ếch. Phát hiện thấy được tiếp sau sự tái sắp xếp tế bào chất khi thụ tinh.
(Theo Raven et al., 2010).
gây ngạc nhiên của các thực nghiệm
mới đây chỉ ra rằng các tế bào rìa lưng
không trực tiếp hoạt hoẩ sự phát triển của lưng. Thay vào đó, sự phát triển trung bì lưng là
kết quả cúa sự ức chê phát triển bụng.

292
Protein được gọi là protein 4 phát sinh hình thái xương (B M P 4-bo n e morphogenetic
protein 4) được biểu hiện trong tất cả các tế bào vùng rìa (trung bì triển vọng) cùa phôi ếch.
Các tế bào với các chất nhận cho BM P4 có tiềm năng phát triển thành các dẫn xuất trung
bì. Số phận trung bì chuyên biệt phụ thuộc vào việc nhiểu chất nhận liên kết BM P4 như thế
nào. Liên kết BM P4 chặt hơn cảm ứng nhiều hơn số phận trung bì bụng.
Yếu tô' tổ chức hoạt động bằng cách tiết nhiều các phân tử ức c h ế vốn có thể liên kết
vào BMP4 và ngăn cản nó liên kết vào chất nhận. Các phân tử như thế được coi như là các
chất đối kháng BM P4. Có đến 13 protein khác biệt đã được nhận biết trong tổ chức
Spemann: hầu hết trong chúng xuất hiện để hoạt động như là các chất đối kháng BMP4.
Chúng bao gồm các protein Noggin, Chordin, Dicckkopf và Cerebrus. Noggin và BM P4 là
cũng liên quan trong ngón chân và sự hình ihành khớp ngón, những người có đổng hợp tử
như thê cho sự đột biến có các khớp ngón dính liền nhau. Như vậy gradient của các phân tử
ức chế vốn bát nguồn từ tổ chức Cực động vật
Spemann dẫn đến sự sụt giảm mức của
chức năng BM P4 trong hướng lưng-
bụng. Các tế bào ở cách tổ chức xa nhất
liên kết các mức cao của BM P4 và phân
Bụng
hoá thành cấc cấu trúc trung bì bụng
như máu và cấc mô liên kết. Các tế bào
vốn ờ giữa đường từ tổ chức liên kết số
lượng trung bình cùa BM P4, phân hoá
thành trung bì trung gian và tạo ra các Lưng
cơ quan như là thận và các tuyến. Liên
kết BM P4 bị các chất đối kháng ở các Các phân tử tổ chúc
mức cao trong bản thân tổ chức ức chế Chordin, Noggin vả các
chất khác
hoàn toàn. Như vây, các tế bào hầu hết
phần lưng của các sổ phận trung bì và Cực thực vật
phát triển thành đốt thân. Sự ảnh hưởng
Hình 9.3. Chức năng của tổ chức Spemann
của tổ chức cũng mờ rộng đến ngoại bì Tổ chức là đáy hổ nóng (hotbed) của các phân tử được tiết
như ức chế BM P4 trong ngoại bì dẫn ra liên kết vào và đối kháng sự hoạt động cùa BMP4, chất
morphogen (chất tạo hình thái) vốn ở mức cao quy định
đến sự hình thành mô thẩn kinh thay (chuyên biệt) các số phàn tế bào trung bỉ. (Raven et al.,
thế biểu mô (hình 9.3). 2010 ).

9.3. B Ằ N G C H Ứ N G V Ề T ổ C H Ứ C SP EM A N N T R O N G Đ Ộ N G V Ậ T C Ó X Ư Ơ N G S Ố N G

Bằng chứng chỉ rõ rằng các tổ chức Spemann hiện hữu trong tất cả động vật có xương
sống. Ở gà, nhóm các tê bào ở phía trước hạn chế dải sơ đẳng được gọi là nối Henxen
(Hensen's node) hoạt động tương tự với mép lưng của lỗ phôi. Nốt Henxen cảm ứng trục
Ihứ hai khi được cấy ghép vào vùng khác cùa phôi gà. Những nghiên cứu mới đây đã cho
thấy lằng các tế bào của nốt Henxen tác động giống như tổ chức Spemann, tiết ra các phân
tử vốn ức chế sự phát triển của bụng. Bời vậy, các thực nghiệm này một lần nữa chứng
minh sự tiến hoá của các gen đặc biệt trong phát triển động vật.

293
Bổ sung thêm rằng tín hiệu dây sống hoạt dộng tạo hình mẫu ống thẩn kinh. Dây sống
sản ra các phân tử truyền tín hiệu âm thanh hedgehog (Shh), vốn có quan hệ với phân tử tín
hiệu trong D rosophila được gọi là hedgehog. Sự truyền tin bời Shh quy định (biệt hoá) sô'
phận tế bào bụng với các hiệu ứng liên quan liều lượng tương tự những gì đã được mô tả
cho họ protein a - T G F đã thảo luận trước đây. Trong con đường này, dây sống cảm ứng ra
các đốt thân để tạo nên xương sống, xương sườn, cơ và da, phụ thuộc vào các mức độ bộc
lộ cúa các tế bào Shh.

9.4. CẢ M ỨNG C Ó T H Ể s ơ C Ấ P H O Ặ C T H Ứ C Ấ P

Quá trình cảm ứng được Spemann phát hiện đầu tiên phải là phương thức cơ sở của sự
phát triển trong động vật có xưcmg sống. Các cảm ứng giữa ba lóp mầm sơ cấp: ngoại bì,
trung bì và nội bì được cho như là các cảm ứng sơ cấp. Sự phân hoá của hệ thống thẩn kinh
trung ương trong sự tạo ống thẩn kinh bởi mối tương tác của ngoại bì lưng và trung bì lưng
để hình thành ống thẩn kinh là ví dụ về cảm ứng sơ cấp.
Cảm ứng giữa các mô vốn đã sẩn sàng được chuyên biệt để phát triển dọc theo con
đường phát triển riêng biệt được gọi là các cảm ứng thứ cấp. Một ví dụ về sự cảm ứng thứ
cấp là thuỷ tinh thể (nhãn mắt) của mắt các động vật có xương sống. Mắt phát triển như là
sự giãn nờ của não trước, một cuống (phẩn thân) sinh trưởng nhô ra ngoài cho đến khi nó
tiếp xúc được với ngoại bì bề mãt (hình 9.4). Tại điểm trực tiếp bên trên cuống đang sinh
trướng, lớp ngoại bì bề mặt bị ngắt ra, hình thành thuỷ tinh thể trong suốt. Sự hình thành
thuỷ tinh thể từ ngoại bì bề mặt đòi hỏi sự cảm ứng của ngoại bì thẩn kinh bên dưới.

Vách nâo trước


Hó mắt

Nhân mắt
Túi thuỷ tinh
nhân
mắt
cảm thụ vỏng
Thẩn kinh thị giác mạc
túi thị nhản Lớp sắc tố-

Hỉnh 9.4. Cảm ứng sự phát triển của mắt động vật có xương sống. Sự giãn nở cùa cuống (phẩn thân) thị
giác (quang học) sinh trưởng cho đến khi nó tiếp xúc ngoại bi bể mät, nơi nó cảm ứng để ngắt phần cùa ngoại
bi và tạo nên thuỳ tinh thể. Các cấu trúc khác của mắt phát triển từ cuống thị giác, với các tế bào thuỳ tinh
thể cảm ứng lẫn nhau tạo thành các quang thụ thể (cơ quan cảm quang) trong vòng thị giác.
(Theo Mason et al., 2010).

Điều đó đã được chỉ rõ trong các thực nghiêm cấy ghép hoàn chỉnh của Spemann. K hi
các cuống thị giác của hai mắt vừa bắt đầu giãn ra từ nào trước đến sự hình thành thuỷ tinh
thể, một trong các cuống đang giãn nở có thể bị loại bỏ và ngoại bì bề mặt được cấy ghép
bên dưới trong vùng, nơi bình thường đáng ra phải phát triển thành biểu bì của da (như là
của bụng). Khi điểu đó đã được thực hiện, thuỷ tinh thể được tạo thành từ các tế bào ngoại
bì bụng trong vùng phía trên nơi cuống đang giãn nở đã được cấy ghép. Thuỷ tinh thể này
được tạo nên do các tín hiệu cảm ứng từ cuống thị giác ở bên dưới.

294
9.5. CÁC CHẤT XÁC ĐỊNH LƯNG Đ ư ợ c MÃ HOÁ ĐĂNG MẸ HOẠT HOÁ TÍN
H IỆU W N T

Các thực nghiệm được tiến hành hơn 15 năm gần đây giả định rằng cấc chất xác định
lưng được mã hoá đằng mẹ trong Xenopus là các m A R N cho các protein vốn hoạt động
trong con đường truyền tín hiệu W nt nội bào. Các gen Wnl mã hoá họ lớn các protein
truyền tín hiệu tế bào ảnh hưởng đến sự phát triển cùa nhiều cấu trúc trong cả động vật có
xương sống và không có xương sống. Sự chuyển sang con đường Wnt trong các tế bào
thực vật phía lưng của trung tâm Niewkoop cuối cùng dẫn đến sự hoạt hoá tác nhân phiên
mã, vốn chuyển vào nhân để hoạt hoá sự biểu hiện của các gen cần cho chuyên hoá tổ
chức (Spemann).

TÓ M T Ắ T C H Ư Ơ N G 9: HÌNH TH À N H T R Ụ C C Ộ T S Ố N G

9.1. Tổ chức Spemann xác dịnh trục lưng - bụng


Tổ chức (TỔ chức Spemann) là tập hợp các tế bào vốn sản sinh ra các gradient của các phân tử tín hiệu
khuếch tán, mang các thông tin vụrtrí đến các tế bào khác.
Thực nghiệm Spemann - Mangold đă chì rõ rằng các tế bào được cấy truyển cùa mép (môi) lưng cùa lỗ
phôi tác động như là các tổ chức kích thích sự phát triển của dây sống. Nốt Hensen có vai trò tương đương
trong động vật có xương sống. Bằng cách ức chế BMP4, tổ chức Spemann cảm ứng ngoại bì sản sinh ra mô
thần kinh và trung bì để tạo trung bì lưng. Nhữhg cảm ứng sơ sinh giữa các lớp mẩm dẫn đến sự phát triển hệ
thẩn kinh động vật có xương sống, trong khi những cảm ứng thứ sinh dẫn đến sự hình thành các cấu trúc như
thể thuỳ tinh cùa mắt.
9.2. Các châ't xác định lưng được ghi mã đằng mẹ hoạt hoá sự truyền tín hiệu WNT. Khởi động con
đường Wnt hoạt hoá sự chuyên biệt cùa tổ chức.
9.3. Các phân tử tín hiệu từ tổ chức Spemann ức chế s ự phát triển bụng. Cảc chất morphogen cỏ
thể hoặc kích thích hoặc ức chế sự phát triển theo con đường xác định. Tổ chức Spemann cảm ứng sự hình
thành lưng bỏi ức chế sự phát triển bung (hình 9.3).
9.4. Bẳng chứng chỉ rõ rằng cá c tổ chức Spem ann hiện diện trong tâ't cả động vật có xương sống.
Các tế bào tại ria (mép) trước của dải nguyên sơ, được gọi là nốt Hensen, chức năng tương tự tổ chức
Spemann.
9.5. Cảm ứng có thể là sơ sinh hoặc thứ sinh, cảm ứng sơ sính xảy ra giữa ba lớp mẩm, cảm útig thứ
sinh xảy ra giữa các mô đã được xác định.

C Â U HỎI C H Ư Ơ N G 9
TỔ chức Spemann có thể hoạt động bằng cách ức chế sự hoạt động cùa các phân tử khác như thế nào?

29 5
C h ư ơ n g 10

S ự PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI

Sự phát triển của người từ khi thụ tinh đến khi sinh chiếm thời gian trung bình là 266
ngày hoặc khoảng 9 tháng. Thường người ta chia thời gian này thành ba thời kỳ gọi là các
kỳ ba tháng (trimesters). Ớ đây chúng ta mô tả sự phất triển của phôi như nó xảy ra trong
các kỳ ba tháng đó. Muộn hơn chúng ta sẽ tóm lắt quá trình sinh sản, thời kỳ trẻ còn bú
(nuôi trẻ còn bú) và phát triển sau sinh.

10.1. S ự P H Á T T R IỂ N T R O N G TH Ờ I K Ỳ B A T H Á N G Đ Ầ U

T rong kỳ ba tháng đáu, hợp lử trài qua sự phái triển nhanh và phân hoá.
Khoảng chừng 30 giờ sau khi thụ tinh, hợp từ trải qua sự phàn cắt lẩn đầu; lần phân cắt
thứ hai được thực hiện khoảng 30 giò sau lẩn đẩu. Khoảng thời gian phôi đến được tử cung
là 6 đến 7 ngày sau thụ tinh, nó được phân hoá thành túi phôi (phôi nang). Như đã nhắc tới
trước đay, túi phôi gồm khối các tế bào bên trong, vốn sẽ trở thành thân của phôi và lớp các
tếbàơ lá nuôi phôi bao quanh (hlnh 10.1).
Các tế bào lá nuôi phôi của túi phôi biến con đường của chúng thành màng trong (niêm
mạc) cùa tử cung trong quá trình gọi là cấy ghép. Tú i phôi bắt đầu sinh trưởng nhanh và
khởi đầu sự hình thành màng ối và màng đệm.

10.1.1. S ự phát triển trong tháng đầu tiên

Trong tuần thứ hai sau thụ tinh, màng đệm đang phát triển và các mô màng trong tử
cung của mẹ sắp xếp để tạo ra nhau thai (hình 10.1), máu của mẹ và máu của phôi chảy sát
nhau nhưng không trộn lẫn. Tuy nhiên, khí được trao đổi và nhau thai cung cấp dinh dưỡng
cho phôi, khử độc cấc phân tử xác định vốn có thể thấm vào sự tuần hoàn của phôi và tiết ra
các hormon. Các chất xác định như rượu, dược phẩm và các chất kháng sinh không bị nhau
chăn lai và thấm từ dòng máu của mẹ vào phôi.
Một trong các hormon được nhau thai giải phóng ra là kích tố sinh dục, gonadotropin
màng đệm người (hCG , human chorionic gonadotropin), vốn đã được thảo luận trong
Chương 3. Các tế bào lá nuôi phôi tiết ra hormon này thậm chí trước khi nó trở thành màng
đêm và nó là hormon được sử dụng để xét nghiệm thụ thai. K íc h tố sinh dục hCG này duy
trì lutein (chất Ihể vàng) cùa thân mẹ. Lutein thân mẹ, đến lượt, tiếp tục tiết ra estradiol và
progesteron, bằng cách ấy ngăn chặn kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng (Raven et al., 2010).
Sự tạo phôi vị cũng xảy ra trong tuần thứ hai sau khi thụ tinh và ba lóp mầm (phôi)
cũng được hình thành. Sự hình thành ống thần kinh xảy ra trong tuần thứ ba. Các đôì thân
đầu tiên xuất hiện, chúng tăng thêm cơ, xương sống và các mô liên kết. Vào cuối tuần thứ
ba hơn thục đốt thân đã hiện rõ, rồi các mạch máu và ruột đã bắt đẩu phát triển. Tại thời
điểm Jó. phôi dã dài khoảng 2 mm.

2 96
Màng đệm

Màng ối

Túi noãn hoàng

Dây rốn

Nhiều lá màng'
đệm (thai)
Nhau
Các đáy rụng
(mạ)

Động mạch rốn


Tĩnh mạch rốn
Thành tử cung

Hình 10.1. Cấu trúc của nhau thai, a) Nhau chứa thành phần của thai, các luọc đệm và thành phân đằng
mạ, mảnh gốc máng rụng. Máu thai dã loại ôxy từ các động mạch rốn (màu xanh), chày vào nhau nal nó
phục hổi lại ôxy và các chất dinh dưỡng từ máu của mẹ. Máu thai đả được ôxy hoá chảy vào tĩnh mach rốn
(màu đỏ) dể đến thai; b) Nhận xét rằng phôi 7 tuần được tủi màng ối chứa đẩy dịch lỏng bao quanh.

Sự phát sinh cơ quan bắt đẩu trong thời kỳ của tuần thứ tư (hình 10.2a). Các con mắt
đã được hình thành. Tim dạng ống phát triển bốn ngản (tâm thất) và bắt đẩu co hóp nhịp
nhàng vì nó sẽ cần cho phần còn lại của đời sống cá thể. V ớ i 70 nhịp đập/phút, tim đươc
định trước (có số phân) là đập hơn 2,5 tỷ lần trong thòi gian sống 70 năm. Hơn 30 cập đốt
thân đã thấy được vào cuối tuần thứ tư, mầm chân và tay đã bắt đầu hình thành. Chiều dài
của phôi dã tăng lên khoảng 5 mm. M ậc đẩu hiện nay viễn cảnh phát triển có nhiéu tiến
bộ, nhiều phụ nữ vẫn còn không biết hoặc không ý thức được họ đang có thai tại giai
đoạn này. Hầu hết các trường hợp sẩy thai thường do phôi khuyết tật xảy ra trong thời
kỳ này.

10.1.2. Tháng thứ hai

Sự phát sinh cơ quan tiếp tục trong tháng thứ hai (hình 10.26). Các chi bé tí xíu của
phôi bắt đầu biểu lộ hình dạng trường thành của chúng. Có thể thấy được các cáih tay
chân, đẩu gối, khuỷu, ngón và ngón chân cũng như xương đuôi ngắn. Các xương củi đuôi
phói, tàn dư (vật tiêu giảm) tiến hoá của quá khứ của chúng ta, về sau hoà nhập tio nên
xương cụt.
Bên Irong khoang bụng, đã có ihể thấy được các cơ quan lớn bao gồm gan, tuỵ và túi
mật. Vào cuối tháng thứ hai, phôi đã lớn lên, dài đến khoảng 25 mm, cân nặng khoảig 1 g
và bắt đầu được xem là người (thai đã giống hình người). Tuần thứ chín đánh cấu sư
chuyển từ phôi (embryo) thành thai (íetus). Vào thời gian này, tất cả các cơ quan lim của
thân đã được xác lập vào các vị trí phù hợp của chúng.

297
c) d)

Hinh 10.2. Ngưdi đang phát triển


a) 4 tuần; b) Cuối tuần thứ năm; c) 3 tháng và d) 4 tháng (Theo Raven et al., 2010).

10.1.3. T h án g thứ ba

Hệ thần kinh phát triển trong tháng thứ ba và các chân và cánh tay bắt đầu cử động
(hình 10.2c). Phôi bắt đầu biểu lộ các biểu hiện trên mặt và thực hiện các phản ứng thô sơ
như phản ứng giật mình và hút, mút.
Trong vòng 10 tuần, nhau thai giảm tiết hCG , dẫn đến sự giảm thiểu lutein thân. Tuy
nhiên, không có kính nguyệt vì nhau thai tự nó tiết ra estradiol và progesteron (hình 10.3).
Các mức cao của estradiol và progesteron trong máu vào thời kỳ có thai tiếp tục ức chế sự
giải phóng FSH và L H (xem bảng 3.2, chương 3). Bởi vậy ngăn chặn sự rụng trứng.
Chúng cũng giúp duy trì tử cung và cuối cùng chuẩn bị nó cho sự chuyển dạ và.sinh
đẻ, chúng kích thích sự phát triển cùa các tuyến sữa trong khi chuẩn bị cho sự tiết sữa (cho
bú) sau khi sinh.

298
Các tháng thụ thai
Hình 10.3. Tiết hormon của nhau thai. Nhau thai tiết ra gonadotropin màng đệm (hCG), đạt cực đại trong
tháng thứ hai và rổi giảm thiểu. Sau 5 tuần nó tiết ra estrogen và progesteron nồng độ tăng dẩn.
(Theo Raven et al., 2010).

10.2. P H Á T T R IỂ N TRONG K Ỳ B A TH Á N G TH Ứ HAI


Trong kỳ ba tháng thứ hai, sơ đ ồ thiết k ế cơ sà cùa thân tiếp tục phát triển.
Xưcmg lớn thêm nhiều trong tháng thứ tư (hình 10.2d) và đến cuối tháng, mẹ có thể cảm
nhận bé đạp. Vào cuối tháng Ihứ năm, nhịp đập nhanh của tim thai có thể nghe được với ông
nghe, mặc dầu nó cũng được thăm dò sớm hơn vào tuần thứ mười với mấy kiểm tra thai.
Sinh trướng bắt dâu mạnh nhất trong tháng thứ sáu; đến cuối tháng này, thai năng 600 g
và dài hơn 300 mm. Tuy nhiên, phần lớn sự sinh trưởng trước sinh của thai vẫn còn tiếp tục,
Thai chưa có thè sống sót bén ngoài từ cung nếu không có sự can thiệp y học đặc biệt.

10.3. P H Á T T R IỂ N T R O N G K Ỳ B A TH Á N G TH Ứ B A
Trong kỳ ba tháng thứ ba, các cơ quan trưởng thành đến thời điểm khi bé có th ể sống
SÓI bên ngoài lử cung.
Ba tháng thứ ba chủ yếu là thòi kỳ sinh trường và trưởng thành cùa các cơ quan. Trọng
lượng của thai tăng gấp một vài lần, nhung sự gia tăng này với số lượng lớn không chỉ sinh
trưởng. Hầu hết các bó (đường) thẩn kinh lớn trong não, cũng như nhiều nơron thần kinh
mới (các tế bào thẩn kinh), được hình thành trong thời kỳ này. Tuy nhiên, sự sinh trường
thần kinh còn chưa hoàn thiện khi sinh. Nếu thai nhi còn ở trong tử cung cho đến khi thần
kinh đã phái triển hoàn chỉnh, thai sẽ quá lớn cho sự sinh đẻ an toàn qua khung chậu. Thay
vì, đứa trẻ sinh ra ngay khi có khả năng sống sót cao và não của nó tiếp tục phát triển và
sản sinh ra các nơron mới Irong các tháng sau sinh.

10.4. NHỬNG B IẾ N Đ ổ l Q U Y Ế T ĐỊNH T R O N G HORM ON DAN TỚ I SINH Đ Ẻ


Trong một số động vật có vú, sự biến đổi các mức hormon trong thai đang phát triển
khới đầu quá trình sinh. Các thai của các đông vật có vú này có lớp bên ngoài cùa các tế bào

299
trong vỏ tuyến trên thận, vốn tiết ra các corticosteroit, các chất này cảm ứng tử cung của mẹ
đế sản ra các prostaglandin. Các prostaglandin làm cho các cơ trơn tử cung co mạnh.
Trong thai người, sự tiết ra cortisol cùa thai tăng lên trong trong thời kỳ thai muộn,
điều đó xuất hiện để kích thích nhau thai tiết estadiol. Tử cung của mẹ tiết ra prostaglandin
có thê vì mức độ cao của estradiol do nhau thai tiết ra. Estadiol cũng kích thích từ cung sản
ra nhiều chất nhận oxytoxin và kết quả là tử cung trở nên nhạy cảm cao đối với oxytoxin.
Các prostaglandin bắt đáu kích thích tử cung co rút, nhưng sau đó sự phản hổi nghịch
nhạy cảm từ tử cung kích thích sự tiết oxytoxin thuỳ sau tuyến yên của mẹ. Tác động cùng
nhau, oxytoxin và prostaglandin tiếp theo kích thích sự co tử cung, ép thai quay xuống
(hình 10.4). C ơ chế phản hổi dương này tăng lên trong thời gian chuyển dạ. Khới đẩu, trong
mỗi giờ chi có ít co rút xảy ra, nhưng về cuối tốc độ co rút tăng lén đến một co rút trong
mỗi hai đến ba phút. Cuối cùng, các co rút mạnh, lại thêm sự đẩy tự nguyên của mẹ dẩy
thai ra, bây giờ thai nhi đã là bé mối sinh hoặc tre’ lọt lòng.

Hình 10.4. Tưthê' của thai nhi đúng trước khi sinh
Thai phát triển gây ra sự biến đổi lớn trong giải phẫu của phụ nữ. Dạ dày và ruột bị đẩy xa lên phiạ trên
vá sự rất khó chịu thuớng lả kết quà từ áp lực lên lưng dưới. Trong sự sinh đè âm đạo binh thường, thai nhi
thoát ra qua cổ tử cung vốn phải giãn ra đảng kể cho thai qua.

Sau sinh, tử cung tiếp tục co rút đẩy nhau và các màng liên kết ra, gọi chung là hậu
sản. Dây rốn còn gắn vào trẻ sơ sinh, để giải phóng trẻ mới sinh, bác sĩ hoặc bà đỡ thắt và
cắt dây rốn. Máu đông cục và sự co cơ trong dây rốn ngăn chặn sự chảy máu nhiều.

10.5. NUÔI T R Ẻ B Ằ N G SỮ A MẸ L À Đ Ặ C TRƯ N G K H Á C B IỆ T C Ủ A Đ Ộ N G VẬ T C Ó v ú

Sàn xuất sữa xảy ra trong nang của nhiều tuyến vú khi chúng dược hormon trước tuyến
yên prolactin kích thích. Sữa từ các nang dược tiết vào loạt các ống nang có cơ Irơn bao bọc
và dẩn đến núm vú.

300
Trong Ihời gian mang thai, các mức cao của progesteron kích thích sự phát triển của
các nang sữa và các mức cao của eslradiol kích thích sự phát triển của các ống nang. Tuy
nhiên, estradiol phong toả tác động cúa prolactin đến các tuyến sữa và nó ức chế sự bài tiết
lactin bằng cách khởi động sự giải phóng hormon ức chế prolactin từ tuyến vùng dưới đổi.
Do vậy, trong thời kỳ mang thai, cấc tuyến sữa được chuẩn bị cho sự tiết sữa, nhưng bị
ngăn chặn khói sự tiết sữa. Sinh trưởng của các tuyến sữa cũng được các hormon của nhau
somatomamotropin màng đệm người kích thích, hormon tương tự prolactin và somatotropin
người, hormon tương tự hormon sinh trưởng (Raven et al., 2010).
Khi nhau thai bị loại bỏ sau khi sinh, nồng độ cùa estadiol và progesteron trong máu
của mẹ giảm nhanh. Sự giảm này cho phép thuỳ trước tuyến yên tiết ra polactin, chất này
kích thích các nang sữa sản xuất ra sữa. Các xung cảm thụ liên kết với sự bú của trẻ sơ sinh
kích hoạt thuỳ sau tuyến yên giải phóng ra oxytoxin. Oxytoxin kích thích các cơ trơn xung
quanh ống nang sữa co rút, bàng cách đó làm cho vú đẩy sữa ra. Sự tiết oxytoxin trong thời
kỳ tiết sữa (cho con bú) cũng gây ra một sô' co rút tử cung, như đã xảy ra trong khi chuyển
dạ. Các co rút này giúp phục hồi lại lực trương của các cơ tử cung trong cơ thể mẹ, người
dang nuôi con bằng sữa mẹ (đang cho con bú).
Sữa đầu tiên được sản ra sau sinh là dịch lỏng màu vàng đuợc gọi là sữa non, sữa non
vừa bổ dưỡng vừa giàu các kháng thể mẹ. Sự tổng hợp sữa bắt đẩu khoảng ba ngày tiếp sau
sinh và được cho như là "sữa về". Nhiều người mẹ cho con bú sữa đến một năm hoặc lâu
hơn. K h i ngừng cho con bú, sự tích luỹ sữa trong vú tín hiệu vào não để dừng tiết prolactin
và ngừng sàn xuất sữa.

10.6. S ự P H Á T T R IỂ N S A U SINH õ N GƯÒI

Sự phát triển sau sinh ở người kéo dài nhiều năm. Trẻ con tiếp tục lớn nhanh sau sinh,
các trẻ nhỏ điển hình tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng hai tháng. V ì các cơ quan khác
nhau sinh trưỏng với tốc độ không giống nhau và ngừng sinh trưởng tại các thời điểm khác
nhau, tỷ lệ thân thể của trẻ con là khác biệt với tỷ lệ đó ở người lớn. V í dụ, đầu lớn không
cân đối khi mới sinh, nhưng sau khi sinh nó sinh trưởng chậm hơn so với phần còn lại của
thần thể. Như vậy hình mẫu sinh trưởng, trong đó các thành phẩn khác nhau sinh trưởng với
tốc độ khác nhau, được coi như là sinh trưởng không đều (allometric growth).
Trong đa số động vật có vú, sinh trưởng của não, đó chủ yếu là hiện tượng của thai.
V í dụ, ở hắc tinh tinh (Anthropopilhecus troglodytes), não và phần não của sọ sinh trường
rất ít sau khi sinh, trong khi xương hàm tiếp tục sinh trưởng. Kết quả là đẩu của con tinh
tinh trướng thành khác nhiều so với đầu cùa thai hoặc đáu của tinh tinh non. Ngược lại, ờ
trẻ con của người, não và sọ não sinh trường cùng tốc độ như hàm. Bời vậy, tỷ lệ sọ-hàm
không biến đổi sau sinh và đẩu của người lớn rất giống với đầu của thai người và trẻ con.
Sự thật rằng não người tiếp tục lớn có ý nghĩa đặc biệt cho ít năm đầu của đòi sống sau
sinh, có nghĩa ràng chế độ dinh dưỡng thoả đáng và môi trường an toàn là đặc biệt quyết
định trong thời kỳ này đối với sự phái triển toàn diện tiềm năng trí tuệ của con người.

301
TÓM T Ắ T C H Ư Ơ N G 10: s ự P H Á T T R IE N C Ủ A NGƯ Ờ I
Các giai đoạn quyết định của sự phát triển của con người xảy ra trong kỳ ba tháng đầu tiên mang thai;
sáu tháng tiếp theo liên quan với sự sinh trưởng và trưởng thành. Sinh trưỏng của não không hoàn thành khi
sinh và cần được hoàn thành sau sinh. Các hormon trong máu mẹ duy tri môi trường dinh dưỡng trong tử cung
cho thai nhi phát triển; S ự biến đổi trong sự tiết hormon và các mức hormon kích thích sự sinh đẻ
(prostaglandin và oxytoxin) và tiết sữa (oxytoxin và prolactin).
10.1. Trong kỳ ba tháng đẩu
Hợp tử trải qua sự phát triển và phân hoá nhanh.
Sự làm tổ cùa túi phôi (túi mầm) xảy ra vào cuối của tuần đầu mang thai. Trong thời gian của tuần thứ
hai, màng đệm phôi, các mô màng trong tử cung của mẹ tạo nên nhau và hình thành phôi nang. Sự phát sinh
cơ quan bắt đầu trong tuần thứ tư. Tuần thứ tám đánh dấu sự chuyển phôi thành thai.
10.2. Trong kỳ ba tháng thứ hai
Sơ đổ thiết kế thân cơ sở phát triển tiếp tục.
10.3. Trong kỳ ba tháng thứ ba
Các cơ quan trưởng thành đến thời điểm mà tại đó thai nhi có thể sống sót bên ngoài dạ con.
10.4. Những biến đổi quyết định trong các hormon gây ra sự sinh con
Sự sinh được khởi đẩu nhờ sự tiết các steroit từ vỏ trên thận thai nhi vốn cảm ứng nên prostaglandin, chất
gây các co rút.
10.5. Nuôi dưỡng con trỏ là nét khác biệt của động vật có vú
Sự nuôi duỡng liên quan với phản xạ nội tiết thẩn kinh, gây ra sự giải phóng oxytoxin và phản ứng chày sữa.
10.6. S ự phát triển sau sinh trong con người tiếp tục hàng năm
Sự phát triển sau sinh tiếp tục với các cơ quan khác nhau sinh trưởng theo các tốc độ khác nhau, được
gọi là sinh trưởng không đểu (alỉometric growth).

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 10
1. Các mức (nồng độ) cao của estradiol (estrogen) và progesteron được nhau tiết ra ngăn chặn sự rụng
trứng và bằng cách như vậy ngăn chăn sự hình thành bất kỳ các phôi bổ sung nào trong khi thụ thai. Ảnh
hưởng được mong đợi sẽ là gi của các mức hormon cao này trong khi không thụ thai?
2. Vi sao các chất teratogen (tác nhân gây khuyết tật sinh đẻ) có ảnh hưởng nhất trong kỳ ba tháng đẩu tiên?

302
P h ẩ n ba

SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ THỰC VẬT

N H Ậ P M ÔN PH Ầ N SIN H H Ọ C P H Á T T R IỂ N cá t h ể th ự c v ậ t

Sinh học phát triển cá thê thực vật nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái (phất triển)
theo chu trình sống cùa cá thể thực vật từ hợp tử đến sự già và chết tự nhiên (chết được mã
hoá trong chương trình phát triển cá thể). Phát triển cá thể thực vật được chia ihành phát
triển sinh dưỡng gồm sự phát triển của phôi, hạt, quả, nảy mâm, sự pliál triển cùa các cơ
quan sinh dưỡng (phát triển hình dạng của cơ thể) và phát triển sinh sản gồm sự sinh sản
của thực vật, chu trình phát triển cùa giới thực vật, sự tạo hoa à thực vật có hoa, thụ phấn
và thụ tinh.

C h ư ơ n g 11

PHÁT TRIỂN SINH DƯỠNG

Trứng đã thụ tinh phát triển thành cơ thể thực vật trưởng thành như thế nào? V ì tế bào
thực vật không thể di động, sự điều hoà thôi gian và tính định hướng của mỗi lần phân bào
cần phải được sắp xếp hết sức cẩn thận. Các tế bào cần thông tin về vị trí tương đối so với
các tế bào khác, do vậy phải điều phối sự chuyên hoá tế bào. Phôi đang phát trién rất dễ bị
tổn thương và nhiều cấu trúc bảo vộ đã phát triển từ khi thực vật đẩu tiên lên cạn.
Chỉ có một tỷ lệ cây thực sự được hình thành khi hạt của nó lần đầu nhú mầm lên khỏi
mật đất. Các cơ quan của cây mới phát triển suốt cả đời sống của cá thể thực vật.

11.1. P H Á T T R IỂ N C Ủ A PH Ô I T H Ự C V Ậ T

Sự phát triển của phôi bắt đầu một khi tế bào trứng đã được thụ tinh. Ông phấn đang
sinh trưởng từ hạt phấn đã ờ trên núm nhuv, tế bào ống phấn giãn dài theo vòi nhuỵ vào túi
phôi qua một trong các tế bào kèm, giải phóng ra hai tế bào tinh trùng, hai giao tử đực
(hình 11.1). Một giao tử thụ tinh tế bào trứng tạo ra hợp từ (2n) và các lần phân bào ngay
sau đó tạo nên phôi. Giao tử thứ hai thụ tinh tế bào lớn trung tâm với hai nhân cực của nó
và kết quá của sự phân bào tạo ra nội nhũ, nguồn dinh dưỡng cho phôi.

303
Ba tế bào đối cực
1 1 .1 .1 . S ơ đố th iế t k ế th ân ba c h iể u Nhân tinh trùng khác hợp nhất
với hai nhân cực, tạo nên tẻ' bào
T ế bào đơn phân chia sản sinh ra sơ đầu tiên của thế hộ nội nhũ 3n. ổng phấn
đ ồ thiết k ế thán ba chiều. Lần phân chia
Hai nhân
thứ nhất của hợp từ (trứng đã thụ tinh) ở
thực vật có hoa là không đối xứng và tạo
Nhản
nên các tế bào với hai sô phận khác biệt tinh
(hình 11.2). Một tế bào con (hậu thế) trùng
nhò bé với tế bào chất đặc. T ế bào này Tế bào
kèm
được quy định trở thành phôi, bắt đẩu
phán chia lặp lại theo các bề mặt khác
nhau, tạo nên hình cầu các tế bào. T ế bào Vách noãn
con khác lớn hơn phân chia lặp lại tạo
nên cấu trúc bị kéo dài được gọi là dây
Một nhân tinh trùng thụ tinh trứng, tạo nên
treo (cuông noãn) như trẽn hình 11.26. hợp tử, tế bào đầu tiên của thể bào tử 2n
Cấu trúc này nối phôi với mô nuôi Hình 11.1. Thụ tinh khỏi đẩu sự phát sinh phôi
dưỡng cùa hạt. Cuống noãn cũng cung Tế bào trứng bên trong túi phôi, được một nhân tinh
trùng thoát ra khỏi ống phấn thụ tinh. Nhân tinh trùng
cấp con đường cho các chất dinh dưỡng thứ hai thụ phấn tế bào trung tâm ch ứ a hai nhân Cực
đến được phôi đang phát triển. và khởi đầu sự phát triển nội nhũ.
a) Nhãn tinh trùng và thụ tinh kép. Nhân tinh trùng tham gia tạo thành hợp tử lưỡng bội và
nội nhũ tam bội. Thụ tinh kép là nét đặc trưng trong phát triển sinh sản của thực vật hạt kín.
4. Té bào kèm phân râ, một
Tế bào Ống nhân tinh trúng hoá nhập với
hai nhân cực, tạo nên tế bào
thứ nhất cùa thé hộ nội nhũ 3n.
Tế bào sinh sàn

Nhân tô'
bào Ống
Nhân cực

Tế bào kèm
1. Khởi đáu Ống hạt phán chứa hai 2. Té bào sinh sản nguyên 3. Các té bào tinh trùng 5. Nhân tinh trùng khác thụ
tế bào đơn bội, té bầo sinh sàn và tế phân sinh ra hai tế bào tinh xâm nhập tế bâo chất tinh trứng tạo hợp tủ, tế bào
bào Ốngphán trùngđơn bội của tế bào kèm đáu của thé hệ bào tử2 n

(b) Phát triển của phôi thực vật Hai lá mẩm. Phôi phát triển qua các giai đoạn
trung gian, gồm giai đoạn dăc trưng hình trái tim, đạt đến giai đoạn ngư lôi.
Phôi giai đoạn ngư lôi
Nhàn hợp tử nguyên phân, Phôi giai đoạn
một tẽ' bào con tăng sinh phôi quả tim
vào cuống noân Giai đoạn \
hinh cẩu
Phôi

Cuống noãn

Hơp tử
Môi bao quanh túi phôi
phảt triển thành vỏ hạt

Hinh 11.2. Thụ tinh kép (a) và các giai đoạn phát triển của phôi thực vật hạt kín (b)

304
Trục cành - rẻ cũng được hình thành vào thời điểm này; các tế bào ờ cạnh cuông noan
được quy định để tạo rễ, trong khi các tế bào tại đấu cuối khác của trục được quy định tạo cành.
Nghiên cứu các cơ chế cho việc xác lập tính bất đối xứng trong sự phát triển của phôi
thực vật là khó vì rằng hợp tử được gắn sâu chặt vào bên trong thể giao tử cái, cấu trúc thực
được bao quanh bới mô bào tử (noãn và mô lá noãn) như trên hình 11.3. Để hiểu được sinh
học tế bào cùa lán phân bào bất đối xứng đầu tiên của các hợp tử, các nhà sinh học đã
nghiên cứu loài tảo nâu Fucus.

Bao phấn
Chỉ nhị Phôi tàm
Cảnh tràng (hoa)
Lá noãn Lá đài Tế bào mẹ dại
(tàm bi) bào tử

Các vỏ

Cuống noãn
a)
Hình 11.3. Biểu đồ của hoa thực vật hạtkín a) Những cấu trúc chính cùa hoa được ghi chú; b) Các chi tiết
của noãn. Bầu nhuỵ khi trưởng thành sẽ trở thành quả; khi các lớp bên ngoài trưởng thành, chúng sẽ biến
thành màng hạt.

Chúng ta phải thận trọng về sự suy diễn quá mức vẻ sự phân bào bất đối xứng ở thực vật
hạl kín được rút ra từ tảo nâu vì rằng tổ tiên chung cuối cùng cùa tảo nâu và dòngthực vật hạt
kín đã là cơ thể tế bào đơn. Tuy nhiên,sự phản bào bấtđối xứnggiãn rộng xa về phía quá
khứ của cây sụ sống. Thậm chí các cơ thể tiền nhân (nhân sơ) có thể phân chia bất đối xứng.

11.1.1.1. Phát triển họp t ử ớ F u c u s


Trong tảo nâu Fucus, ^ Trọng lực
trứng được giải phóng ra
trước khi thụ tinh, chứ ^ Ánh sáng T ế bào tàn Tản

không phải các mỏ bên


ngoài bao quanh hợp tử,
điều đó làm cho sự phát
triển của nó dễ quan sát
hơn Chỗ phồng lên tại một Chỗ phổng
Tế bào dạng rễ Dạng rẻ
phía của hợp từ xác lập trục
Phân bào lần đầu (bất dối xứng) Tảo non ,
thẳng đứng. Diễn ra sự phân Tào trường thành

bào và chỗ phồng nguyên Hỉnh 11.4. Sự phản bào bất đối xứng trong hợp tử F ucus. Sự phân bố
không cân đối của vật chất trong hợp tử dẫn đến sự u phổng nơi sẽ xảy ra
gốc trớ nèn bé hơn của hai sự phân bào lẩn đầu. Kết quả của sự phân chia này làmlậm xuất hiện tế bào
tế bào con. T ế bào bé hơn bé hơn vốn sẽ tiếp tục phản chia và sản sinh ra cấu trúc dạng rẻ neo chạt
tào vào giá thể; tế bào lớn hơn phân chia tạo ra tản, thân chính của tảo.
phát triển thành dạng rẻ có
Điểm xâm nhập của tinh dịch xác định nơi tế bào dạng rễ bé hơn sẽ được
tác dụng neo chặt tảo, còn tế hinh thành, nhưng ánh sánp và trọng lực có thể biến đổi điều đó để đảm
bào lớn hơn phát triển thành bảo rằng dạng rễ sẽ là điếm hướng xuống phía dưới nơi nó có thể neo
chặt được tào nâu này. Các dòng trung gian - canxi tạo nên gradient nội
thân chính hoặc tản cùa thổ tại của các phản tử tích điện, các phân tử này làm yếu vách tế bào nơi
bào lử (hình 11.4). dạng rẻ sẽ được hình thành, số phận của hai tê' bào được các thành phần
của vách tế bào ghi vào "bộ nhớ". (Theo Raven et al., 2010).

20-GTSJNHHOCPT
305
Trục này được xác lập lần đầu tại điểm xâm nhập cùa tinh dịch, nhưng nó có thể bị tín
hiệu cúa môi trường làm thay đổi, dặc biệt ánh sáng và trọng lực vốn bảo đảm cho rễ neo
dược vào nền rắn và tản định hướng đối với nguồn ánh sáng. Các gradient nội tại được xác
lập để chuyên biệt nơi nào tạo rễ trong phản ứng đối với các tín hiệu môi trường.

11.1.1.2. X ác lập s ự b ấ t đối xún g trong thục vật hạt kín


Cách tiếp cận di truyền đã tạo ra khả năng thám hiểm sự phát triển bất đối xứng trong
thực vật hạt kín. Những nghiên cứu các thể đột biến đã phát hiện ra cái gì có thể sai trong
phát triển, điều thường có thể dẫn đến những suy luận ra các cơ chế phát triển bình thường.
V í dụ. thế đột biến cuống noãn (dây treo) trong cây A rabidopsis thaliana chịu sự phát
triển biến dạng trong phôi tiếp sau sự phát triển giống phôi của cuống noãn (hình 11.5).
Phân tích Ihể đột biến này dẫn tới kết luận rằng, sự hiện diện của phôi bình thường ngăn
chặn cuống noãn không cho nó phát triển thành phôi thứ hai.

11.1.1.3. S ơ đ ồ thiết k ế thân th ể đơn trong


quá trinh phát sinh phôi
Trong thực vật, hình dạng ba chiều
xuất hiện do sự điều hoà số lượng và hình
mẫu của sự phân bào. Chúng ta vừa mô tả
bằng cách nào trục thẳng đứng (trục rê -
cành) được xác lập tại giai đoạn phát triển
rất sớm; đúng là như vậy cho việc xác lập
trục xuyên tân (trục trong - ngoài) như trên
hình 11.6. Mặc dầu sự phân bào lần đầu gia
tăng hàng đơn của các tế bào, các tế bào
nhanh chóng bất đầu phân chia theo các
hướng khác nhau, sản sinh ra hình cầu dặc
ba chiểu của các tế bào.
Trục cành - rẽ dài ra vì các tế bào phân
chia. Các vách tế bào mới hình thành trực
giao vói trục cành - rễ, xếp chồng các tế
bào mới dọc theo trục cành - rẻ.
Các tế bào phân chia theo hai hưóng
trong mặt phẳng xuyên tâm theo trật tự duy
trì hình dạng ba chiểu tương ứng trong phát
triển sớm. Sơ đồ thiết kế thân đã lộ rõ như
được chỉ ra trong hình 11.2b ở trên. Các mô
30 MH1 phân sinh đỉnh, các miền tế bào tích cực
phân chia tại các đỉnh của rễ và cành, xác
Hinh 11.5. Phòi loại bỏ sự phát triển của cuông noãn
như là phôi thứ hai. Thể đột biến cuống noãn này (sus) lập trục cành - rễ trong giai đoạn hình cầu,
của Arabidopsis có khuyết tật trong phát Iriển phôi, sự từ cấu trúc hình cầu này xuất hiện ba hệ mô
phái triển của phôi bị hư hại dược tiếp sau bời sự phát
cơ sở: mô bì, mô cơ bản (mô ẹô’f , mô nền)
triển của cuống noãn giống - phôi, sus là cần để loại bổ
sự phát triển phôi trong các tẽ' bào cuống noãn. (Theo và mủ mạch. Những mô này được tổ chức
Raven et al., 2010). xuyên tâm bao quanh trục cành - rễ.
T r ụ c c à n h rẻ

V á c h tê b à o tạ o s o n g s o n g V ách t ế b à o t ạ o trự c
vớ i b ể m ặt c ủ a phỏi vớ i b ề m ặt c ủ a phôi

H ệ m ô m ạch
(t iề n t ư ợ n g t ẩ n g )

Hình 11.6. Hai trục được xác lập trong phôi đang phát triển. Trục cành - rễ là thảng đứng và trục xuyên
tâm tạo ra mạt phảng hai chiểu trực giao với trục cành - rễ. Các tận cùng của trục cành - rễ trở thành đỉnh
cành và đỉnh rẻ. Ba hệ mô phát triển quanh trục xuyên tâm. Các phôi tạo nên những vòng đổng tâm cùa các
tế bào quanh trục cành - rẻ bằng cách điều chĩnh các măt phảng phân bào. Trong các tế bào phát sinh phôi
sớm đã thay đổi giữa các lẩn phàn bào được phối hợp sản sinh ra các vách tế bào mới song song với mặt
phảng chứa trục xuyên tâm và các lẩn phân bào sản ra tế bào mới vuông góc với mặt phảng chứa trục xuyên
tâm. Các đường đậm nét (các đường màu da cam trong nguyên bản) chỉ ra sự hình thành các vách tế bào mới.
Biểu đổ chỉ ra một mặt phảng cùa các tế bào song song mặt đất. Những lần phân bào cũng bổ sung thêm tế
bào bên trên và bên dưới mạt phảng theo mức dài ra của trục cành - rễ. (Theo Raven et al. 2010).
11.1.1.4. S ự tạo cành và r ể
a) S ự tạo cành và rể
Hai mô phân sinh rễ và cành đều là mô phân sinh đỉnh, nhưng sự hình thành chúng
được điều khiển độc lập. Sự tạo cành đòi hỏi gen SHOOTMERISTEM LESS (STM) trong
Arabidopsis. Những cây vốn không tổng hợp protein STM không sản ra được các cành có
khả năng sống, nhưng lại sản sinh ra rễ (hình 11.7).
Gen STA/ mã hoá tác nhân phiên mã với miền hộp đồng nguồn (homebox), chia sẻ
nguồn gốc tiến hoá chung với các gen Hox vốn quan trọng trong sự xác lập các sơ đồ thiết
kế thân thê động vật (xem Chương 1). Tuy nhiên, so sánh với động vật, các gen tương tự
Hox có vai trò bị hạn chế hơn trong việc điều chỉnh các sơ đồ thiết kế thân thê thực vật.
Những họ gen khác, mã hoá các tác nhân phiên mã khác nhau, cũng đóng vai trò chìa khoá
trong tạo hình mẫu trong thực vật.

307
Sự hình thành rễ trong A rabidopsis đòi
hỏi gen H O tìD ír (hình 11.8). Các thể đột
biến hobbit tạo nên các mô phân sinh cành,
nhưng không hình thành các mô phân sinh
rễ. Các lẩn phân bào xảy ra trong các rẻ
hobbil Iheo các hướng sai. Cây với đột biến
liobbit tích luỹ các chấi ức chế hoá sinh của
các gen vốn được auxin (một hormon thực
vật) cảm ứng. Dựa vào kiểu hình của thể đột
biến, HOBBĨT xuất hiện để ức chế sự sản
xuất chất ức chế của các gen được auxin
cảm ứng. Hoặc, được giải thích một cách
đơn giản hơn, protein H O B B IT cho phép Hình 11.7. S H O O T M E R IS T E M LE SS là cần cho
sự tạo cành. Các gen đăc hiệu - cành chuyên
auxin cảm ứng sự biểu hiện cùa gen hoặc hoá sự tạo các mõ phân sính đình cành, nhưng
các gen cần cho sự phân bào đúng đê’ tạo không cẩn cho sự phát triển của rễ. Thể đột biến
slm cùa Arabidopsis (đuọc chĩ ra trên đỉnh) có mô
mô phân sinh rễ. Auxin là một trong các lớp
phân sinh rễ binh thường nhưng không sàn sinh
hormon tham gia điều hoà sự phát triển và được mô phản sinh cành giữa hai lả mầm của nó.
hoạt động của thực vật như đã mô tả trong STM kiểu hoang dã được chỉ ra ỏ phía dưới thế đột
biến stm để so sánh. (Theo Raven el al„ 2010).
mục 3.1 của Chương 3.
Một con đường trong đó auxin cảm ứng sự biểu hiện gen là bằng cách hoạt hoá tấc
nhân phiên mã. M O NOPTEROS (M P) là gen mã hoá tác nhân phiên mã được auxin cảm
ứng (xem hình 11.8) và tương tự HOBBIT, trong cây A rabidopsis, nó cần cho sự tạo rễ,
chứ không phải cho sự tạo cành. Một khi đã được hoạt hoá, protein M P gắn vào vùng khời
động của gen khác, dẫn đến sự phiên mã cùa gen hoặc các gen cho sự hình thành mô
phân sinh rẽ.
b) H ình thành ba hệ th ốn g m ô
Ba mô cơ sở, được gọi là các mô phân sinh sơ cấp, phân hoá khi phôi thực vật còn giai
đoạn hình cẩu của các tế bào (hình 11.2). Không có sự vận động của các tế bào là liên quan
với sự phát triển của phôi thực vật. v ỏ phân sinh ngọn (mô tiển phân sinh đình) gồm các tế
bào ngoài cùng trong phôi thực vật và sẽ trở thành mô bì (chương 12). C ác tế bào này hẩu
như luôn luốn phân chia mà bản tế bào của chúng trực giao với bề mặt của thân, bằng cách
đó tạo nên lớp đơn các tế bào bên ngoài. Mô bì bảo vệ thực vật khỏi bị khô. Các khí khổng
có thể mở và đóng tạo dễ dàng cho sự trao đổi khí và giảm thiéu sự mất nước là xuất xứ từ
mỏ bì.
Cuối cùng, mỏ tiền tượng tầng (tiền tẩng phát sinh, procambium) tại lõi của phôi
tạo nên trong lương lai m ô m ạch, đó là mồ đảm trách việc vận chuyển nước và các chất
dinh dưỡng.
Mô phân sinh cơ sở (mó phân sinh nền) gia tăng khối nội phôi bao gồm các tế bào mô
nền (mô cơ sờ, mô cơ bản) vốn cuối cùng hoạt động trong chức năng dự trữ ihức ãn và nước.
Tuy nhiên, khi các gen đặc hiệu - phôi không được biểu hiện, các số phận cùa tế bào
nói chung bị hạn chế nhiểu hơn sau khi phát sinh phôi. V í dụ, gen LEAFY COTYLEDON

308
trong A rabidopsỉs hoạt động trong phát triển phôi sớm và phôi muộn và nó có thể chịu
trách nhiệm duy trì môi trường phôi. Có thể khởi động gen này muộn hơn trong phát triển
sử dụng các kỹ thuật tái tổ hợp A D N . Khi nó được khởi động, phôi có thể được tạo ra trên
các lá!
c) P hát sinh hình thái
Giai đoạn hình cầu tiến triển thành phôi hình quả tim với với hai u phình trong một
nhóm thực vật hạt kín (thực vật hai lá mầm, như được chỉ rõ trong hình 11.2) và hình cầu
với u phình đơn phía trên trong nhóm khác (thực vật một lá mầm). Những u phình này là
các lá mầm ("các lá đầu tiên") và chúng được các tế bào phôi sinh ra mà không phải do các
mô phân sinh đỉnh cành vốn bắt đầu được hình thành trải qua giai đoạn hình cầu. Quá trình
này được gọi là phát sinh hình thái (tạo hình dạng), là kết quả từ sự biến đổi trong các sơ đồ
thiết kế thân và tỷ lệ phân bào (hình 11.6).
Hình 11.8. Kiểm tra di truyền sự phát triển rễ phôi. Hoạt động của gen MONOPTEROS
a) HOBBIT ức chế sự ức chế của phản ứng auxin, cho
phép sự phát triển rễ do auxin cảm ứng được thực MONOPTER
hiện; b) MONOPTEROS không thể hoạt động như là
tác nhản phiên mả khi nó bị chất ức chế liên kết. Auxin Chất ức chế của
loại chất ức chế ra khỏi MONOPTEROS, chất này sau MONOPTEROS
đó hoạt hoá sự phiên mả cùa gen phát triển rẻ; c) Cây
mạ kiểu hoang dã phụ thuộc vào các gen được auxin
cảm ứng cho sự khỏi đầu rẻ binh thưởng trong phát
sinh phôi; d) Cây mạ hobbit có gốc rẻ chứ chưa phải là
rẻ vi các lần phân bào dị thường ngăn chăn sự hình
thành mô phân sinh rễ; e) Cây mạ monoptoros cũng
không phát triển rẻ. (Theo Raven at al., 2010).
C âu hỏi kiểm tra
'ỉ Nói về phần (e) của hình 11.8, hây giải thích VI
sao thê đột biên này khỏng tííê phát triển rẻ phôi.
Hoạt động của gen H O B B IT
Gen khỏi động
H O B B IT I Chất ức chế của phản ứng auxin
Úc chế
Hoạt
hoá
Protein cho sự phát
triển của rỗ
Phát triển mô phân sinh
rễ được auxin cảm ứng
V ì ràng các tế bào thực vật không Ihể di chuyển, hình dạng cơ thể thực vật chủ yếu
được quy định bởi sơ đồ thiết kế mà theo đó các tê bào phân chia. Hình dạng thân cây được
điều chính qua các biến đổi trong hình dạng của tế bào khi các tế bào giãn do thẩm thấu
sau khi chúng được hình thành (hình 11.9). V ị trí của bản tế bào xác định hướng của phân
bào; cả hai các vi ống và actin có vai trò trong việc xác lập vị trí của bản tế bào. Các
hormon thực vật và các tác nhân khác ảnh hường đến sự định hướng của các bó vi ống lén
mặt trong cùa màng sinh chất. Các vi ống này cũng định hướng sự phân bố xenlulose khi
hình thành vách tế bào bao quanh mặt ngoài của tế bào mới (hình 12.2), nơi bốn trong sáu
mặt được gia cô nhiều xenlulose hơn; T ế bào hướng tới sự giãn và sinh trưởng trong hướng
của hai mặt ít được gia cố hơn (hình 11.%).

a) tế bào b)
Hình 11.9. S ự phân chia và giãn bào a) Sự định hướng cùa các vi ống xác định sự định huớng của sự tạo
bản tế bào và bằng cách đó định huớng vách tố bào mới; b) Không phải tất cà các phla của tế bào thực vật có
cùng mức tăng cưàng xenlulose. với sự hấp thu nước, cảc tế bào giãn ra theo các hướng nơi vách tế bào yếu
nhất (có lượng xenlulose tảng cưởng It nhất).

Cần phải nghiên cứu phát sinh hình thái ở cấp độ tế bào từ các thể đột biến có khả năng
phân chia, nhưng không thể điều phối được sơ đổ phân chia hoặc hướng giãn bào của
chúng. Khiếm khuyết sự phát triển mô phân sinh rễ trong các thể đột biến hobbil chính là
một ví dụ như vậy. K h i mô tiền tượng tầng (tiền phát sinh) bắt đầu phân hoá trong rễ, sự
phân bào chủ yếu là song song với bề mặt của rễ được gen W O O D E N LEG (WOL , hình
11.10) điều hoà. Không có sự phân bào đó, hình trụ các tế bào vốn sẽ tạo nên mạch rây
bị mất. Chì có mạch gỗ được hình thành trong hệ mô mạch, sinh ra rẻ "chân gỗ"
("woodeleg").
Vào thời kỳ sớm trong phát triển phôi, hẩu hết các tế bào có thể gia tăng nhiều loại tế
bào và các kiểu mô, bao gồm các lá. K h i phát triển tiếp diễn, các tế bào đa năng chủ yếu bị
hạn chế vào các vùng mô phân sinh. Đến khi thời gian phát sinh phôi kết thúc, nhiều mô
phân sinh đã được xác lập và hạt đã ở vào trạng thái ngủ. Sau khi nảy mẩm, các mô phân
sinh đỉnh tiếp tục bổ sung thêm các tế bào cho các đỉnh cành và đỉnh rễ đang sinh trưởng.
V í dụ, các tế bào phân sinh đỉnh của các hạt ngô phân chia mỗi một 12 giờ, sản sinh ra nửa
triệu tế bào /ngày trong cây ngô đang sinh trưởng nhanh (Raven et al., 2010).
Các mô phân sinh bên có thể gia tăng chu vi cùa một số thực vật, trong khi các mô
phân sinh lóng trong thân của cỏ (một lá mầm) làm cho thân sinh Irường dài thêm.
11.1.2. T ạ o d ự t r ữ t h ứ c ăn tro n g quá trình phát sin h phôi

Khi phôi đang phát triển, ba sự kiện chủ yếu khác xảy ra trong các thực vật hạt kín:
(1) phát triển sự cung cấp thức ăn; (2)
phát triển vỏ hạt và (3) phát triển quả bao
quanh hạt. Dự trữ dinh dưỡng cung cấp cho
phôi trong thời gian nảy mẩm trong khi nó
bắt đầu có khả năng quang hợp. Trong thực
vật hạt kín, sự thụ tinh kép sản sinh ra nội
nhũ cho dinh dưỡng; trong thực vật hạt trán,
lliể giao lử cái (thế đại giao từ, túi phôi) là
nguồn thức ăn. v ó liạt là kết quả của sự
50 um
phân hoá của mô noãn (từ thổ bào tử bố
mẹ) đế tạo nên lớp phủ bảo vệ, rắn, bao Hỉnh 11.10. Chân gỗ (wood leg) cẩn cho mạch rây
Thể đột biến wol (phải) ít mô mạch hơn so với
quanh phôi. Sau đó hạt chuyển vào pha
Arabidopis kiểu hoang dã (trái), tất cả mô mạch là
ngủ, tín hiệu cuối cùng của sự phát sinh mạch gỗ. (Theo Raven et al., 2010).
hình thái.
Trong thực vật hạt kín, quả phát
triển từ vách tâm bì (lá noãn, lá bào tử
cái) bao quanh noãn. Sự phát triển của
hạt và sự nảy mầm, cũng như sự phát
triển của quả, dược trình bày trong
chương 12. Trong mục này, tiêu điểm
của chúng ta là các dự trữ dinh dưỡng.
Suốt cả quá trình phát sinh phôi, tinh
bột, lipit và protein được tổng hợp.
Các protein dự trữ của hạt là rất phong
phú làm cho các gen mã hoá chúng
trở nẽn các đích chọn dòng đối với
các nhà sinh học phân tử. Sự cung ứng
Hình 11.11. Nội nhũ trong hạt ngô và hạt đậu cấc ồn d in h d‘ưỡng là một bộ phận
Trong hạt ngô có nội nhũ đang còn hiện diện khi hạt chín, , ___ .
nhưng nọi nhũ trong hạt đậu đa biến rriát. Các lá mầm của cua hương tiên hoa gia tang kha nang
phôi hạt đậu đảm nhiệm chứe năng dự trữ thứt ăn. sống sót của phôi.
Trong thể bào tử, đinh dưỡng được vận chuyển qua con đường dây treo ờ thực vật hạt
kín (trong thực vật hạt trần, cuống noãn chỉ phục vụ đẩy phôi áp sát vào nguồn dinh dưỡng
ihế giao tử cái). Điều này gây ra sự cạnh Iranh với phát triển của nội nhũ, vốn hiện hữu chỉ
trong thực vật hạt kín (mặc dầu, theo Raven et al., 2010, sự thụ tinh kép đã quan sát được
trong thực vật hạt trần Epliedra). Sự hình thành nội nhũ có thể to lớn hoặc tối thiểu.
Nội nhũ trong quả dừa chứa "sữa", chất lỏng. Trong hạt ngũ cốc, nội nhũ là rắn.
Trong hạt anh túc nó mớ ra với sự toà nhiệt tạo nên phần ăn được, trắng. Trong các hạt
đậu, nội nhũ được sứ dụng trong quá trình phát triển của phôi, còn các chất dinh dưỡng
được tích luỹ trong các lá mẩm thịt, dày (hình 11.11).

311
V ì rằng bộ máy quang hợp là để phản ứng đôi với ánh sáng, điểu cốt lõi là hạt phải có
dự trữ dinh dưỡng để giúp hạt nảy mầm cho đến khi thể bào tử đang sinh trưởng có thể
quang hợp được. Hạt được vùi sâu trong đất sẽ sử dụng tất cả nguồn dự trữ của nó trong hô
hấp tế bào trưởc khi đạt đến mặt đất và ánh sáng mặt trời.

11.2. HẠT

Thòi kỳ sớm trong phát triển của phôi thực vật hạt kín, đã xảy ra sự kiện rất quan
Irọng: phôi ngừng phát triển. Trong nhiều thực vật, sự phát triển cùa phôi bị dừng lại ngay
sau khi các mô phân sinh và các lá mầm phân hoá. Các màng bọc, các lớp tế bào bên ngoài
của noãn, phát triển thành vỏ hạt không thấm, vò này bao bọc hạt chứa phôi đang ngủ và
thức ăn dự trữ (hình 11.2b, 11.12).

11.2.1. Hình thành hạt

Sau khi thụ tinh, noãn chứa hợp tử phát triển thành phôi và tế bào tam bội trung tâm
phát triển thành nội nhũ như vừa trình bày ờ trẽn. Phôi và nội nhũ pháttriểntạo thành hạt.

11.2.1.1. Hạt báo vệ phôi


Hạt là phương tiện phát tán phôi đến
những nơi xa. Được bao bọc trong các lớp
bảo vệ của hạt, phôi của thực vật có thể
sống được trong các môi trường bất lợi vốn
có thê giết chết cây trướng thành.
Hạt là một thích nghi quan trọng ít
nhất là trong bốn con đường:
1. Hạt duy trì trạng thái ngủ dưới tác
dộng của các điều kiện bất lợi và hoãn sự
phát triển cho đến khi xuất hiện các điều
kiện tốt hơn. Nếu các điểu kiện là chưa tốt
(mới ở mức tối thiểu), Ihực vật có thể đê’
cho một số hạt nảy mầm, vì rằng một số
trong chúng nảy mầm có thể sống sót,
trong khi các hạt khác vẫn còn ngủ. Hình 11.12. S ự phát triển của hạt. vỏ của noãn
chín thực vật hạt kín này trở thành vỏ hạt. Nhận xét
2. Hạt có đủ sự bảo vệ tối đa cho cây rằng hai lá mầm đã sinh trưởng thành dạng phổng
non ớ giai đoạn dễ bị tổn thương nhất của lên để cung cấp giới hạn không gian chặt của hạt.
sự phát triển. Trong một số phôi, mô phân sinh đỉnh cành cũng có
một ít nhú mầm lá đã được khởi đầu.

3. Hạt chứa thức ăn dự trữ cần cho cây non sinh trườqg và phát triển trước khi có khả
năng bắt đầu quang hợp.
4. Có lẽ quan trọng nhất, hạt đã thích nghi cho sự phát tán, tạo thuận lợi cho sự di cư
của các kiếu hình thực vật đến các môi trường sống mới.
Hạt chín chỉ chứa khoảng 5 đến 20% nước. Trong các điểu kiện, mầm bên trong hạt
là rất ổn định; chúng ngừng sinh trường trước hết là do sự mất nước của phôi tiến triển

312
nghiệt ngã và sự giảm thiểu sinh trưởng liên quan của hoạt tính trao đổi chất. Không thể
xáy ra nảy mầm cho đến khi nước và ôxy thấm được vào phôi. Đã biết rằng hạt của một
sô thực vật duy trì được khả năng sống hàng trăm và trong những trường hợp hiếm, hàng
nghìn năm.

11.2.1.2. C ác thích nghi ch u yên b iệt


của hạt cái thiện tý lệ s ô n g s ó t
Các thích nghi chuyên biệt
thường đảm bảo cho hạt chỉ có thể
náy mầm trong các điều kiện thích
hợp. Đôi khi, hạt nằm bèn trong các
nón chắc bền không mở được cho đến
khi chúng được tiếp xúc với nhiệt cùa
ngọn lửa (hình 11.13). Chiến lược này
làm cho hạt này mầm trong môi
trường sống mở, được lửa làm trong
sạch, nơi dinh dưỡng tương đôi phong
phú đang được giải phóng ra từ cây bị
cháy trong ngọn lửa.
Hạt của các thực vật khác nảy
mầm chỉ khi các hoá chất ức chế được
thấm lọc ra khòi vỏ hạt của chúng,
bằng cách đó bảo vệ được sự nảy
mầm của chúng khi đã sẵn đủ nước.
Còn các hạt của các loài cây khác nảy
mầm chi sau khi chúng đã trải qua
ruột cúa chim hoặc động vật có vú
hoặc được chúng nhai lại, cả hai tác
động đó làm yếu vỏ hạt và đảm bảo
cho hạt phát tán. Đôi khi các hạt thực
vật được cho là không còn sống trong Hình 11.13. Lửa cảm ứng sự giải phóng hạt trong một
số loài thông. Lửa có thể huỳ hoại cây thông trưởng
lãnh thổ riêng biệt lại có thể nảy mầm thành, nhưng lại kích thích sự sinh trưởng của thế hệ tiếp
trong các tình huống môi trường duy theo, a) Các nón của cây thônc) mít (jack pine) được gắn
với nhau rất chặt và không the giải phóng hạt được các
nhất hoặc được cải thiện và sau đó cây vảy bảo vệ; b) Nhiệt độ cao dẫn đến sự giải phóng hạt.
có thể tái sinh tự nhiên. (Theo Raven ét al., 2010).

11.3. Q U Ả

Sự sống sót của các phôi thực vật hạt kín phụ thuộc vào sự phát triển của quả cũng
như cúa hạt. Q uả là bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và
giúp phát tán hạt. Trong khi hình thành hạt, bầu nhuỵ bắt đầu phát triển thành quả
(hình 11.14).

313
Trong một sô' trường hợp, Núm nhuỵ
hạt phấn rơi lên núm nhuỵ có
thể khới đầu sự phát triển quả,
nhưng thường xuyên hơn là sự Vòi nhuỵ
phối hợp cùa quả, vỏ hạt, phôi
Vỏ quả
và sự phát triển nội nhũ tiếp (Vách báu nhị)
theo sau thụ tinh.
ngoài quả
Có thể có khả năng quà
giữa quà
phát triển mả không có phát trong quả
triển hạt. V í dụ, cấc quả chuối hệ thể giao tử
đang thoái biến
thương mại không hạt (phát Bầu nhuỵ Phần của
bầu nhuỵ hạt đang
triển không hạt), nhưng sản
đang phát phát triển
sinh ra các bầu (quả) chín, ăn triển thành
được. Chuối được nhân giông hat

vô tính.
Nội nhũ 3n
11.3.1. Quả thích nghi cho □ Thế hệ thể bào tử trước Lá noãn (quà đang
■ Thế hệ thể giao tử đang thoái biến
s ự phát tán 1 Thế hể thể bào tử tiếp theo________
phát ỉriển)

Q u ả được h ìn h thành trong Hình 11.14. Phát triển của quà. Thành lá noãn (tảm bi) gốm ba lớp: vỏ
nh ỉÀ M rn n riư r tn o và nhô hàv quà ngoài, vỏ quả giữa (trung bì quả) và vỏ quà trong (nội bì quả). Một, một sô'
CO lg pn y hoăc tất câ các lớp này phát triển để góp phán giúp nhân biết quà của các loài
loat c á c th ích n g h i ch o sư phát khác nhau. Hạt chín bèn trong quả đang phát triển này.
tán. Ba lớp của vách bầu nhuỵ, cũng được gọi là vỏ quả (pericarp), có thể có các số phận
khác biệt, vốn giải thích sự đa dạng của các kiểu quả từ quả thịt đến quả khô và quả rắn như
được chỉ Ta trên hình 11.14 về sự phân hoá của một số kiểu quả.
Về mặt phát triển, quả là cơ quan rất hấp dẫn vì rằng nó chứa ba kiểu gen cùng trong
một đóng gói. Quả và vỏ hạt là từ thế hệ thể bào tử trước, một số nhỏ của thế hệ giao tử vốn
sản sinh ra trứng được phát hiện trong hạt đang phát triển và phôi là đại diện cho thế hệ bào
tử tiếp theo như được chỉ ra trên hình 11.14 (Raven et al., 2010).

11.3.2. Quả ch o phép thực vật hạt kín chiếm lĩnh c á c diện tích rộng lớn

Ngoài nhiều con đường các quả có thể hình thành, chúng cũng thể hiện loạt các
phương pháp phát tán chuyên biệt. Quả với các bao bọc thịt thường có màu đen bóng hoặc
xanh sáng hoặc đỏ, bình thường được chim hoặc các động vật có xương sống khác phát tán
(hình 11.15).
Tương tự các hoa màu đỏ, các quả màu đỏ phát tín hiệu về sự cung cấp thức ăn phong
phú. Bằng cách ăn các loại quá này, chim và các động vật khác có thê mang hạt từ nơi này
đến nơi khác và bằng cách đó phát tán thực vật từ một sinh cảnh thích hợp này đến sinh
cánh khác. Các loại hạt như thố đòi hỏi phải có vỏ hạt cứng để chịu được các axit của dạ
dày và các enzym tiêu hoá.
Các quả có tơ móc, như các quả có lỏng dính (hình 11.166), là các đicn hình cho một
sò giống thực vật vốn tồn tại trong các rừng rụng lá vào mùa thu ờ miền ôn đới. Các loại
quá như thế thường là được các động vật, gồm cả con người, phát tán khi chúng dính bám

3M
vào phương tiện giao thông bằng súc vật, bám vào lồng gia súc hoặc quần áo. Các con sóc
và các động vật có vú tương tự phát tán và các quả như các quả đấu, các quả hạch khác.
Một số các quả nảy chồi khi các điều kiên môi trường trở nên thuận lợi, như sau tan băng
tuyết vào mùa xuân (vùng ôn đới).
Quả mọng thật (True Berries) Quà hạch (Drupes) Quả hợp, kép (Aggregate Fruits)

Vỏ ngoài Hat
Toán bộ vỏ lá tươi, mặc ^ Ngoài Xuất xứ từ nhiéu báu C ác lá đài
dáu có thể có da mỏng. Hạt đơn đuọc bọc Giữa nhuỵ của hoa đơn, của hoa dơn
Các quà mọng có trong hốc quả dào, Trong quả dâu tây, mâm xôi. Bẩu
nhiéu hạt trong hoặc lá mận, anh dào. Mỗi Khác cà chua, báu
một báu nhuỵ lớp vỏ cố cáu trúc và nhuỵ của chúng lá
nhiéu hơn. Hoa cà chúc nàng khác liên két và vỏ liôn tiếp ®
chua cố bốn là noân nhau, với vỏ ừong tạo Hạt bao phủ
dính hén nhau. Mỗi lá nôn hốc
noăn chứa nhiéu noãn
vốn phát triển thành

hat Quả đậu (Legumes) Quả có cánh (samaras) Quả phức (Multiple Fruits)

Nút dọc theo các r


hạt gắn vào mép
quả thịt, ba lớp
không dày. Toàn bộ

Vỏ

Vỏ \

Không nứt và cánh được


tạo ra từ các mô ngoài:
táo, cây du, tần bi
Æ Các hoa riẻng biệt tạo
nồn các quả quanh thản
đơn. C ác quả dính liền Vỏ của hoa
nhau như thấy ở quà dứa riẻng biệt

Hỉnh 11.15. Các ví dụ vể một sô kiểu quả. Quả đậu và các quả có cánh là các ví dụ về các quà khô. Các
quả đậu mở để giải phóng ra các hạt của chúng, trong khi các quả có cánh thi không. Các quả hạch và các
quả mọng điển hình là các ví dụ cho các quà thịt; chúng phát triển từ hoa có bầu nhuỵ đơn gồm có một lá
noãn (tàm bi) hoăc nhiếu hơn. Các quả hợp (phức) và kép (đa) là gồm các quả thịt phức; chúng phát triển từ
các hoa chứa nhiều hơn một bầu nhuỵ hoăc từ nhiều hơn một hoa. (Theo Raven et at., 2010).

Các quả khác, gồm quà cây thích (Acer), cây đu ( Ulmus) và cây tần bì ( Fraxinus ) có
các cánh giúp cho phát tán nhờ gió. Cây lan ( O rchis) có các hạt giống hạt bụi, rất nhỏ,
cũng thế, chúng được gió mang đi. Cây bổ cõng anh (Taraxacum ) cung cấp ví dụ quen
thuộc khác về kiểu quả được gió phát tán (hình 11.16c) và sự phát tán của các hạt từ các
cây như cây liễu (Sali.x), cây dương (Popitltis) cũng theo cách lương tự. Các thích nghi phát

31Õ
tán nhờ nước bao gồm các khoang bay, dược các màng không thấm bao quanh, để ngăn
chặn nước thấm vào khoang.
Các quả dừa và các cây khác thường sống trên bờ hoặc gần các vịnh thường trôi dạt lan
tỏa khắp vùng sóng thủy triều (hình 11.16cí). K iểu phát tán này là đặc biệt quan trọng cho
sự chiếm lĩnh các nhóm đảo xa trong các biển và đại dương, v í dụ như đảo Hawai.

a) b) c) d)

Hinh 11.16. Các quả được động vật phát tán. a) Các quả mọng đổ sáng của cày kỉm ngân (Lonicera
hispidula) là rất hấp dẫn đối với chim. Sau khi ăn quả, chim có thể mang các hạt chúng chứa bên trong hoặc
ruột quả dính vào chúng hoặc mẳc vào chân hay các phần khác cùa thân chúng, đến các nơi xa; b) Sẽ biết,
nếu khi nào bạn bước dẫm lên các quả của cây cỏ cong (Cenchrus incertusỴ, các tơ của chúng dính chặt vào
bất kỳ động vật nào đi qua; c) Cây bồ công anh già (Pyrrhopappus carolinianus) có các "dù ( 6 )" giúp phán tán
quà khi gặp gió, gây nhiều phiền muộn cho nhà lảm vườn; d) Đây là quà dừa (Cocos nucífera) mọc chổi trèn
bãi cát veri biển, Quà dừa là một trong các loại quả ích lại nhất cho con nguởi ỏ miền nhiệt đới, nó có thể dạt
lên các đảo do sỏng biển. (Theo Raven et al., 2010).

Người ta đã tính loán rằng hạt của khoảng 175 loài thực vật hạt kín, gần một phần ba
từ Bắc M ỹ, phải dạt đến H aw ai dể phát triẻn thành xấp xỉ 970 loài dược phát hiện ở dó hiện
nay. Một số trong các hạt này bay qua không khí, các hạt khác được vận chuyển trên các
lông vũ hoặc trong ruột cùa chim và còn các hạt khác trôi qua Thái Bình Dương. Mặc dẩu
các khoảng cách hiếm trường hợp lớn như khoảng cách giữa Hawai và lục địa, sự phát tán
thật là quan trọng đối với các loài thực vật lục địa ở các sinh cảnh cách quãng như các đỉnh
núi, đầm lẩy hoặc các vách núi hướng bắc (Raven et al., 2010).

11.4. N Ả Y MẦM

K hi các điều kiện thoả mãn, phôi nhú ra khỏi trạng thái khô hạn trước đó, sử dụng dự
trữ dinh dưỡng và bắt đầu sinh trướng. Mặc dầu nảy mầm là quá trình gồm nhiểu giai đoạn,
bắt đầu tìr sự hút nước của hạt. Thường nó được xác định như là sự nhú rẻ mầm (rễ đẩu
tiên) qua vỏ hạt.

11.4.1. C á c tín hiệu bên ngoài và c á c điểu kiện kích hoạt s ự n ảy mầm

Này mẩm bắt đầu khi hạt hấp thụ nước và tiếp tục trao đổi chất. Lượng nước mà hạt có
thể hấp thụ là kỳ lạ và áp suất thẩm thấu tạo nên lực đù mạnh để làm rách vỏ hạt. Tại thời
điểm này, điều quan trọng là ôxy cần phải sẩn có để phát triển phôi vì rằng cũng giống như
động vật, thực vật đòi hỏi ôxy cho sự hô hấp tế bào. Một ít thực vật sản sinh ra hạt vốn có

31 6
thể nảy mầm tốt ớ dưới nước, mặc dầu một số, chẳng hạn như lúa đã tiến hoá chịu được các
điều kiện yếm khí.
Dù là hạt đang ngủ có thể đã hấp thụ đầy nước và có thể hố hấp, tổng hợp các protein,
A R N và rõ ràng đang thực hiện sự trao đổi chất bình thường, nó có thể không nảy mầm khi
không có tín hiệu từ môi trường. Tín hiệu này có thể phải là ánh sáng với bước sóng và
cường độ xác định, loạt ngày lạnh hoặc đơn giản là đã qua thời gian có nhiệt độ thích hợp
cho sự nảy mầm. Hạt của nhiều thực vật sẽ không nảy mám nếu chúng không được xử lý
lạnh, xử lý hạt ờ nhiệl độ thấp. Hiện tượng này ngăn chặn sự nảy mầm của hạt Ihực vật vốn
sinh trưởng trong vùng lạnh theo mùa vụ cho đến khi chúng qua được mùa đông, bằng cách
đó bào vệ được các cây mạ của chúng khỏi thòi tiết khắc nghiệt của điều kiện giá rét.
Náy mầm có thể xảy ra trong biên độ rộng của nhiệt độ (5" đến 30"C), mặc dầu một số
loài có thế có biên độ nhiệt độ tối ưu hẹp. Một số hạt sẽ không nảy mầm thậm chí trong các
điều kiện tốt nhất. Trong một số loài, phần đáng kể của các hạt nảy mẩm theo mùa vẫn ngú
với thời gian bất định, cung cấp nguồn gen có ý nghĩa tiến hoá lớn cho quần thể cây tựơng
lai. Sự hiện diện của các hạt không nảy mẩm ở trong đất của lãnh thổ được coi như là ngân
hàng hạt.

11.4.2. Dự trữ dinh dưỡng duy trì câ y mạ đang sin h trưởng

Này mầm xảy ra khi tất cà các dòi hỏi bên ngoài và bên trong đã được đáp ứng. Nảy
mầm và sinh trưởng của cây mạ sớm đòi hỏi sự động viên các chất dự trữ trao đổi được tích
luỹ như là tinh bột trong lạp tinh bột (cấc lạp không màu) và các thể protein. M ỡ và tinh
dầu, vốn cũng được dự trữ, trong một sô' kiểu hạt, có thể dễ dàng được tiêu hoá trong khi
nảy mầm để sinh ra glyxerol và các axit béo để thu năng lượng qua hô hấp tế bào. Chúng
cũng có thể đuợc chuyển hoá thành glucose. Tuỳ vào kiểu thực vật, mỗi một trong các chất
dự trữ đó có thê được tích luỹ trong phôi hoặc trong nội nhũ.
Trong nhân phôi của các hạt ngũ cốc, lá mầm đơn đã được biến hoá thành cấu trúc
tương đối dày được gọi là th uẫn (scutellum) như trên hình 11.17. Sự phong phú chất dự
trữ trong thuẫn được dùng trước tiên trong khi nảy mầm. Muộn hơn, khi cây mẩm đã
được xác lập, thuẫn đóng vai trò phục vụ dẫn truyền dinh dưỡng từ nội nhũ vào các phần
còn lại của phôi.
Việc cây đang nảy mầm động viên chất dự trữ tinh bột là một trong các v í dụ tốt nhất
về sự điểu hoà hormon như thế nào đối với quá trình phát triển của thực vật (hình 11.17).
Phôi sản xuất ra axit gibberellic (xem Chương 3), hormon vốn được truyền đến lóp
ngoài của nội nhũ, gọi là alơron, kích thích lớp tế bào này tổng hợp a-am ylase. Enzym
này chịu trách nhiệm phân giải tinh bột nội nhũ, trước tiên amylose, thành đường, các phân
tử đường này đi qua thuẫn đến phôi. A xit abxixic, một hormon khác vốn là quan trọng
trong sự xác lập trạng thái ngủ, có thể ức chế sự phân giải tinh bột. Mức axit abxixic có thể
giảm thiểu khi hạt hút nước để bắt đáu nảy mám (xem tác động của các hormon trong
Chương 3).

317
Con đường truyền tín hiệu
1. Axit gibberellic (GA) gắn Chất nhận GA
vào chất nhận màng tế
bào trên lớp té bào alơron.
GA
Điều này gây nên con
đường truyền tín hiệu

T ế bào aldron

2. Con đường truyển tín


hiệu dẫn đến sự phiên mã
gen Myb trong nhân và
dịch MybARN thành Myb
protein trong tế bào chất.

3. Myb protein sau đó đi


vào nhân và hoạt hoá miền
khởi động của gen a-
am ylase, dẫn đến sự sàn
sinh vả giải phóng a -
amylase.

Hình 11.17. Điếu tiết hormon sự sinh trưởng của cây mẩm khỉ hạt nảy mầm

11.4.3. C â y mầm trở nên định hướng trong mõi trường v à bắt đầu quang hợp

K h i thể bào tử (cây mầm) đẩy xuyên qua vỏ hạt, nó định hướng với môi trường theo
cách rễ mọc hướng xuống phía dưới và cành mọc hướng lên. Sinh trường mới dến từ các mô
phân sinh vốn được bào vệ khỏi môi trường khắc nghiệt. Cành trở nên quang hợp và pha
sinh trường hậu phôi và phát triển bắt đẩu. Hình 11.18 chỉ cho thấy quá trình nảy mầm và
phát triển tiếp sau của thân thực vật hai lá mẩm và một lá mẩm.
Đính cùa rễ và cùa cành đang nhú được bảo vệ bới các lớp mô bổ sung trong thực vật
một lá mầm là bao lá mầm (coleoptile) bao quanh cành (thân) và bao r ễ mầm (coleorhiza)
bao quanh rễ mầm. Những chiến lược bảo vộ khác bao gồm sự nhú cành hình ống cong
(hình móc câu) có các vách tế bào chắc khoé hơn đẩy xuyên qua đất.
Sự nhú của rễ phôi (rễ mầm) và cành từ hạt trong khi nảy mầm biến động nhiểu tuỳ
thuộc loài cây. Trong hầu hết thực vật, rễ nhú ra trước khi xuất hiện cành và móc cây mạ
non vào đất (hình 11.18). Trong những hạt như một số đậu, ngô, các lá mẩm có thể ở lại
dưới mặt đất; trong những loài khác, chẳng hạn như đậu (Pheolus vulgaris ), cải củ, hành,
hướng dương, các lá được nâng lên trẽn mặt đất (Clegg, Mackean, 2000; Raven et al.,
2010). Các lá mầm có thể hoá lục và góp phần vào sự dinh dưỡng của cây non khi nó đã
được xác lập hoặc chúng có thể teo đi tương đối nhanh. Thời kỳ từ khi hạt nảy mầm đến khi
xác lập được cây non là quyết định đối với sự sống sót cùa thực vật; cây non thường nhạy
cảm đối với sâu bệnh và khô hạn trong thời kỳ này. Thành phần và độ pH cùa đất cũng có
ihc ánh hướng đến sự sống sót của cây mới nảy mầm.

318
a) b)
Hinh 11.18. Nảy mẩm và phát triển sám tiếp sau của cơ thể thực vật. Các thời kỳ được chỉ ra đối với (a)
hai lá mẩm: cày đậu phổ biến (Phaseolus vulgaris) và (b) một lá mẩm: cây ngô (Zea mays).

TÓ M T Ắ T C H Ư Ơ N G 11: P H Á T T R IE N SIN H DƯ Ỡ NG

11.1. Phát trỉển phôi thực vật


- Tê' bào đơn (hợp tử) sản sinh ra sơ đổ thiết kế thân ba chiểu. Hợp tử của thực vật hạt kín phân chia
để sàn ra phôi được nội nhũ bao quanh (hlnh 11.1). Trong các lần phân bào sớm, trục cành - rễ và trục trung
tàm trở nên được xác lập.
Các thể đột biến phát triển trong những thực vật mô hình bộc lộ ra cái gì có thể sai lệch, cho phép kết
luận sự phát triển xảy ra như thế nào trong các điểu kiện bình thường.
- Sơ đố thiết kế thản đơn giản xuất hiện trong khí phát sinh phôi. Các mô p hân sinh đỉnh rễ và đình
cành phát triển, tiền mô bì, mô phân sinh cơ bản và tiền tượng tầng phân hoá. Những mô này sẽ trở thành ba
kiểu mô trong cơ thể trưởng thành.
Sự phát sinh hinh thái tạo ra phôi ba chiều vốn bao gồm một hoặc hai lá mầm.
- Dự trữ thức ăn được tạo ra trong khi phát sinh phôi. Trong khi phôi đang được hình thành, sự cung
cấp thức ãn cho phôi được xác lập. Trong thực vật hạt kín, điều này bao gổm nội nhũ đã được sinh ra bỏi sự
thụ tinh kép; trong thực vật hạt trần, thể đại giao tử (thể giao tử cái) là nguổn dinh dưỡng. Thêm vào đó, vỏ hạt
được tạo nên và quả phát triển..
11.2. Hạt
- Hạt bảo vệ phôi. Hạt giúp bảo đảm sự sống sót của thế hệ tiếp theo nhờ duy tri sự ngủ trong điều kiện
bất lợi, bảo vệ phôi, cung cấp phương tiện cho sự phát tán.
- Các thích nghi chuyên biệt của hạt nâng cao khả năng sông sót. Trước khi hạt nảy mầm, vỏ hạt
của nó phải trở nèn thấm nhờ vậy nước và ôxy có thể đạt đến phôi. Các thích nghi đả tiến hoá để đảm bảo sự
này mầm trong các điểu kiện thích hợp cho sự sống sót. Trong một số thực vật hạt trần, hạt có thể được giải
phóng ra khỏi nón sau khi bị cháy. Một cách chọn lọc, hạt có thể đòi hỏi trải qua hệ tiêu hoá, chu kỳ tan băng
giá hoâc săn độ ẩm.
11.3. Quà
- Quà là thích nghi cho sự phát tán. ở thực vật hạt kín, quả là bầu nhuỵ chín (trưởng thành). Sự phát

319
triển của quả là được phối hợp với phôi, nội nhũ và sự phát triển vỏ hạt. Thực vật hạt kín sản ra nhiều kiểu quả,
vốn biến động phụ thuộc vào số phận của vỏ quả (vách lá noãn). Quả có thể khô hoăc tươi và chúng có thể là
quả đơn (lá noãn đơn), quả kép (nhiểu lá noãn) hoặc quả phức (nhiều hoa).
Về mặt di truyền là duy nhất vi nó chứa các mô từ thể bào tử bố mẹ (vỏ hạt vàmô quả), thể giao tử
(các phần còn lại trong quả đang phát triển) và thể bào tử hậu thế (phôi).
- Quả cho phép thực vật hạt kín chiếm lĩnh các lãnh thổ rộng lón. Các quả biểu hiện sự phô bày lớn
về các cơ chế phát tán. Chúng có thể được ăn vào bụng hoăc được vận chuyển bỏi động vật, được cất trữ bởi
động vật ăn thực vật, được mang đi xa nhờ chim và động vật có vú, được thổi bay đi nhờ gió hoặc trôi dạt đi xa
nhờ nước.
11.4. Nảy mẩm
Sự nảy mầm của hạt được xác định như là sự nhú của rễ mầm xuyên qua vỏ hạt.
- Các tín hiệu bên ngoài và các điều kiện bên trong kích hoạt s ự nảy mẩm. Hạỉ phải ỉhấm nước để
nảy mầm. Đẩy đủ ôxy là cẩn thiết để nâng đỡ nhịp trao đổi chất cao của hạt đang nảy mầm. Các tín hiệu môi
trường là thường xuyên cẩn cho sự nảy mẩm. Các ví dụ bao gổm ánh sáng vớibước sóng xác định,nhiệt độ
thích hợp, sự vùi hạt thành tầng trong cát (vào thời kỳ lạnh).
- Dự trữ dinh dưỡng duy trỉ cây mẩm đang sinh trưởng. Nảy mầm là quá trình năng lượng cao (tiêu
tốn nhiều năng lượng), đòi hỏi nhiều chất dự trữ như tinh bột, mỡ và tinh dầu.
Nội nhũ hoạt động như là nơi dự trữ tinh bột. sử dụng tinh bột đả được dự trữ bắt đầu khi phôi sản ra
hormon thực vật, axit gibberelllic, đến lượt, chất này kích thích sự sản xuất enzym amylase để phân giải
amylose (hình 11.17). Sự trao đổi tinh bột có thể bị axit abxixic, một hormon thực vật, ức chế. Axit abxixic có
vai trò trong hiện tượng ngủ.
- Cây mẩm trở nên định hướng trong môi trường và quang hợp bắt đẩu. Trong hầu hết thực vật, rễ
nhú ra trước khi cành xuất hiện, móc neo cây mạ non.
Trong nhiều cày hai lá mầm, cành uốn cong khi nó nhú lên khỏi mặt đất, bảo vệ đỉnh sinh trưởng (hình
11.18). Thực vật một lá mầm sản ra các mô bổ sung (bao lá mẩm, chóp rễ) để bảo vệ các cành đang nhú và
c á c rễ.
Trong khi nảy mầm ở thực vật hai lá mầm như các cây đậu, các lá mầm thường được đẩy lên trên mặt
đất cùng với cành đang sinh trưòng, ở thực vật một lá mẩm như cây ngô, lá mầm ở lại dưới mặt đất (hỉnh
1 1 . 18 ).
Cây mầm chuyển sang pha sinh truởng và phát triển sau phôi khi cành đang sinh truởng bắt đẩu quang hợp.

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 11
1. Dự báo kiểu hinh của cây bị đột biến trong gen MP dẫn đến protein MP vốn có thể gắn kết không lâu
chất ức chế nó (hình 11.8)?.
2. Phản biệt mô dinh dưỡng trong hạt thực vật hạt trần với mô đó trong hạt thực vật hạt kín.
3. Bạn hy vọng phát hiện được kiểu ngủ nào của hạt trong những cây gỗ đang sống trong các vùng khí
hậu có mùa đông giá lạnh?
4. Những đặc điểm gì của quả khích lệ các động vật thãm viếng chúng?
5. Sự thuận lợi có thể nào của việc giữ hạt ờ lại dưới đất trong thời gian nảy mầm (hỉnh 11.8 b)?

320
C h ư ơ n g 12

PHÁT TRIỂN C ơ THỂ (HÌNH THÁI) THựC VẬT

Chương 12 hướng tới câu hỏi thực vật có mạch được xây dựng như thế nào. Chúng ta
tập trung chú ý vào các tế bào, mô và cơ quan vốn cấu thành cơ thể cùa cây trướng thành.
Rễ và cành gia tăng sự khác biệi trong các cấu trúc bên trên và bên dưới mặt đất, những cấu
trúc này vốn là sản phẩm của sơ đổ thiết kế thân thể của thực vật đă được xác lập lần đầu
trái qua phát sinh phôi, đó là quá trình chúng ta sẽ khảo sát tỉ mỉ trong chương này.

12.1. T Ổ N G Q UA N VỀ Tổ CHỨC
CỦA C ơ THỂ THỰC VẬT
Đã biết rằng giới thực vật có sự đa
dạng lớn, không chỉ giữa nhiều ngành
cùa chúng mà thậm ch í bên trong các
loài. Những thực vật có mạch sớm nhất,
nhiều trong chúng là tiệt chùng, không có
sự phân hoá rõ ràng cùa cơ thể cây thành
các cơ quan chuyên biệt như là rễ và lá.
Giữa các thực vật có mạch hiện đại,
sự hiện diện của các cơ quan đó phản ánh
sự chuyên biệt gia tăng, đặc biệt về quan
hệ tồn tại lãnh địa. V í dụ, giành được
nước là một thách thức lớn và rẽ đã thích
nghi đối với sự hấp thụ nước từ trong đất.
Lá, rễ, cành và hoa tất cả đều biến động
về kích thước và số lượng tuỳ thuộc loài
cây. Sự phát triển của hình dạng và cấu
trúc cùa các cơ quan này có thể được
điều phối một cách chính xác, nhưng
một sô' mặt trong sự phất triển của rẻ,
thân và lá rất linh hoạt. Chương này
nhấn mạnh những mặt thống nhất của
hình đạng cây, sử dụng thực vật có hoa
như là cáy mô hình. Hình 12.1. so đó cơ thể thực vật. Hệ thống cành và rễ
đang phản nhánh tạo ra kiến trúc của cây. Mỗi một rễ và
12.1.1. Thự c vật có m ạch có rễ và cành cành có đỉnh vốn tiếp tục sinh trưỏng. Các lá được khởi
đẩu tại các nốt (mắt) của cành, nơi cũng chứa những
Thực vật có mạch gồm hệ rễ và hệ chói nách vẫn còn ngủ, sẽ sinh trưởng để tạo nên các
cành bẽn hoặc các hoa. Lá có thể có phiến lá đơn hoặc
cành (hình 12.1). Rễ và cành sinh trưởng gồm nhiều phấn như được chì ra trên hinh 12.1. Rễ, cành
từ các đĩnh của chúng. và lá tất cà chúng được nối vãi mỏ mạch (dẫn).

21£TSimH0CPT 321
Hệ rễ neo cây và thâm nhập vào đất, từ đó nó hấp thụ nước và các ion thiết yếu cho sự
dinh dưỡng của cây. Các hệ rẻ thường khoẻ và các rễ đang sinh trưởng có thể tạo ra một lực
lớn đế làm chuyển dịch các vật thể khi nó sinh trưởng. Rẻ phát triển muộn hơn so với hệ
cành như là một sự thích nghi đối với sự sống trên cạn.

Hệ cành gồm các thân và các lá cùa chúng. Các thân có vai trò như giàn giáo để định
vị các lá, những nơi chủ yếu của quang hợp. Sự sắp xếp, kích thước và các đặc điểm của lá
rất quan trọng cho sự sản xuất thức ăn. Hoa, các cơ quan sinh sản khác và cuối cùng, quả
và hạt cũng được hình thành trên cành (hình thái của hoa và sự sinh sản thực vật sẽ được
xem xét trong Chương 13).
Đơn vị lặp lại của cành sinh dưỡng gồm đốt (lóng, giống), nốt (mấu, mắt), lá và chồi
nách, nhưng không phải đỉnh vốn cho phép cây sinh nhánh hoặc thay thế cành chính nếu nó
bị các động vật ăn cỏ ăn. Chồi nách sinh dưỡng có khả năng lặp lại sự phát triển của cành
sơ cấp. K h i cây chuyển vào pha phát triển sinh sản, các chồi nách này có thể tạo hoa hoặc
cành hoa.

12.1.2. R ề và cảnh được cấu thành từ ba kiêu mô

Các rễ, cành và lá tất cả đều chứa ba kiểu mô cơ bản: Mô bì, mô cơ bản và mô mạch.
V ì mỗi một trong các mô này giãn dài và rộng qua các hệ cành và rẻ, chúng được gọi là hệ
(thống) mô.
Có thế phân biệt các kiểu tế bào theo kích thước cùa các không bào cùa chúng, liệu
chúng còn đang sống hoặc chua đến độ trường thành và theo mật các dịch tiết thấy được
trong các vách tế bào xenlulose của chúng, đặc điểm khác biệt của tế bào thực vật. Một số
tế bào chì có vách sơ sinh cùa xenlulose, được thê’ nguyên sinh cạnh màng lế bào chất tổng
hợp. Các vi ống xếp bên trong tế bào và xác định hướng của các sợi xenlulose. Các tế bào
nâng đỡ thân cày có các vách tế bào vững chắc hơn với nhiều lớp xenlulose. Các lớp
xenlulose này tạo thành các góc đối với những lớp bên cạnh giống như ván ép; điều này gia
tăng dộ bền chắc của vách tế bào.

Các tế bào thực vật tham gia vào ba hệ mô. M ỏ bì, biểu m ô sơ sinh, là một lớp dày tế
bào dày trong hầu hết thực vật và nó tạo nên lóp bảo vệ ngoài cùng cùa cây. Các tế bào mô
cơ bán (ground tissue) hoạt động dự trữ, quang hợp, tiết dịch và thêm sự hình thành các sợi
vốn nâng đỡ và bảo vệ cây. M ô dẫn vận chuyển các chất lỏng và các chất hoà tan đến khắp
toàn bộ thân Ihể thực vật. Mỗi một trong các mô này với nhiều chức năng cùa chúng dược
mô tà chi tiết trong các phần sau.

12.1.3. C á c mô phân sin h tạo s ơ đố ch i tiết thiết kế thân th ể su ố t đời sống củ a câ y

Khi hạt bắt dầu mọc mầm, chỉ tồn tại phần nhỏ xíu cùa cây trưởng thành. Mặc dầu các
tế bào phôi chịu sự phân chia và phân hoá để tạo ra nhiều kiểu tế bào, số phận của đa số các
tê bào trưởng thành bị hạn chê hơn. Sự phát triển tiếp Iheo của thân thể [hực vật phụ thuộc
vào hoạt dộng cùa m ô phân sinh, những tế bào được chuyên hoá ở trong các đỉnh cành và
rễ, cũng như trong các phần khác của cãy.

12.1.3.1. Tông quan v é m ó phân sinh


Mô phân sinh là cụm các tế bào bé
nhỏ với tế bào chất đặc và nhân tương
đối lớn vốn hoạt động như các tế bào gốc
trong dộng vật. Đó là một tế bào phân
chia tạo nên hai tế bào, một trong chúng
vẫn còn là tế bào phân sinh, trong khi tế
bào khác chịu sự biệt hoá vào xây dựng
thân thể cây (hình 12.2). Theo cách này,
cụm các tế bào phân sinh lại được tiếp
tục. Bằng chứng di truyền phân tử ủng hộ
già thuyết rằng các tế bào gốc động vật
và các tế bào phân sinh thực vật có thê
chia sẻ một số những con đường chung
của sự biếu hiện gen. Sự giãn của cả rễ
và cành xảy ra như là kết quả của việc
phân chia tế bào lặp lại và sinh trường
giãn dài tiếp sau cùa tế bào được sinh ra Tế bào phân sinh Tế bào phân hoá
bới những tế bào của các mô phân sinh
Phân bào
đỉnh. Trong một sô' các thực vật có
mạch, bao gồm cả cây bụi và hầu hết cây
gổ, các mô phàn sinh bên gia tãng
đường kính của cành và rễ.

12.1.3.2. Các m ô phân sinh đinh Tế bào phân sinh Tế bào phân hoá
Các mô phân sinh đỉnh định cư tại
những đỉnh của các thân và rẻ (hình Hlnh 12.2. Tế bào phản sinh phân chia
Các mô phân sinh thực vật gổm các tế bào phân
12.3). Trong thời kỳ sinh trưởng, các tế chia để gia tâng các tế bào con phân hoá và tế
bào cùa những mô phân sinh đỉnh phân bào vốn duy tri như những tế bào phân sinh.
chia và tiếp tục bổ sung nhiều tế bào hơn
tại các đỉnh. Những mồ xuất xứ từ các mõ phân sinh đỉnh được gọi là các mô sơ sinh
(sơ cấp) và sự sinh trưởng cùa các thân và rễ tạo nên cái được biết như là thân thể cây
sơ sinh. Thân thể cây sơ sinh gồm các rễ và các cành non, mềm của cây gỗ và cây bụi
hoặc toàn bộ thân thể cây trong một sô' thực vật. c ả hai mô phân sinh đỉnh cành và đỉnh
rẻ gồm lừ các tế bào tinh vi và cần được bảo vộ (hình 12.3). Mô phân sinh đỉnh rễ được
chóp rễ bảo vệ. Các tế bào chóp rễ được mô phân sinh đỉnh rễ sản sinh ra và nó bị tróc
ra và được thay thế khi rễ mọc xuyên qua đất. Ngược lại, mầm lá bảo vệ mó phân sinh
đỉnh cành đang sinh trưởng, vốn đặc biệt nhạy cảm đối với sự mất nước vì nó phơi ra
không khí và nắng.

323
■Mầmlá non Phân sinh đỉnh gia tăng ba hệ

Mô phàn sinh đỉnh mô phán sinh do các mô phân


cành sinh sơ sinh (sơ cấp) khởi đầu đầu
Mầm lá già hơn
tiên. Ba mô phân sinh sơ sinh là
mô vỏ phân sinh ngọn (mô tiền
phân sinh bì, proloderm) tạo ra
biểu bì; mổ tiền tượng táng
(procambium) tạo ra các mô mạch
sơ sinh (gỗ sơ sinh cho sự vận
chuyển nước và các chất tan như
các ion khoáng,... từ rễ và mạch
rây sơ sinh cho sự vận chuyển các
chất dinh dưỡng từ lá) và mò phân
sinh cư bán phân hoá tiếp theo
Ihành mô cơ bản. Trong một sô'
thực vật, như thực vật thân đốt
(horsetails) và ngũ cốc (ngô,
lúa,...), các mô phân sinh lóng gia
tăng sinh trưởng chiều dài của các
lóng thân. Nếu bạn dạo qua cánh
Chóp rễ đồng ngô vào thời cây cao ngang
đầu gối, bạn có thể nghe được âm
thanh dịu dàng. Âm thanh đó có
dược là do sự sinh trường nhanh
của các mô phân sinh lóng (dốt).
Hỉnh 12.3. Các mô phàn sinh đỉnh. Các mô phân sinh đỉnh Tổng lượng giãn dài của thân vốn
rễ và cành giãn qua thân thể cây bên trên vả bên duứi mặt
đất. Những mầm lá bào vệ mõ phân sinh cành dễ gãy, trong xảy ra trong thời gian rất ngắn là
khi mõ phân sinh đình rễ san ra chóp rễ bảo vệ, bổ sung thêm hoàn toàn kinh ngạc (Raven et al.,
vào mô rễ mới.
2010).

12.1.3.3. Các m ô phân sin h bên


Nhiều thực vật thân cỏ chí có sinh trưởng sơ cấp, những thực vật khác có sinh trưởng
thứ cấp, gia tăng quan trọng đường kính thân thể thực vật. Sinh trưởng thứ cấp được đồng
hành bới các mô phân sinh bên, những hình trụ của các mô phân sinh bên trong thân và rễ,
vốn gia tâng đường kính cùa thực vật hạt trần và đa số thực vật hạt kín. Các mô phân sinh
bên được hình thành từ mô cơ bản, vốn xuất phát từ các mô phân sinh đỉnh. Thực vật một lá
mầm là một ngoại lệ lớn (hình 12.4).
Mặc dẩu sinh Irưởng thứ sinh gia tâng chu vi trong nhiều thực vật không phải thân
gỗ, hiệu quả cùa nó là rất ấn tượng trong cây thân gỗ, vốn có hai mô phân sinh bên.
Bên trong vó của thân gỗ là tầng sinh bần, mô phân sinh bên tạo nên vỏ ngoài cúa

324
thăn. Ngay bên dưới của vỏ là tầng sinh m ạch, mô phân sinh bèn, vốn tạo ra mô mạch
thứ sinh.

Tượng tầng Tượng tầng


sinh mach sinhbần
Mạch gỗ
thứ sinh
Mạch rày
sơ sinh

Mạch gỗ
sơ sinh
Mạch rây
thứ sinh

Mạch gỗ
Tượng tầng sinh mạch
sơ sinh

Mạch gỗ
thứ sinh

Mạch rày
sơ sinh

Mạch rây
thứ sinh

Hinh 12.4. Các mõ phân sinh đỉnh và bên. Các mô phản sinh đỉnh tạo ra thản, rễ sơ cấp. Trong một số thực
vật, các mô phàn sinh bên gia tăng chu vi của cây. Kiểu sinh trưởng này là thứ sinh vì các mô phân sinh bèn
không được sinh ra trực tiếp từ các mô phản sinh đỉnh. Thực vật thản gỗ có hai kiểu các mô phàn sinh bên: mô
tượng tầng sản sinh ra mỏ mạch gỗ (xylem) và mô mạch rây (phloem), và tượng tầng sinh bẩn, vốn tham gia
tạo ra vỏ cây.

32 5
Tầng sinh mạch hình thành giữa mạch gỗ và mạch rây trong các bó mạch, bổ sung
mô mạch thứ sinh vào cà hai phía (vào mạch gỗ phía trong và vào mạch rây phía ngoài)
của nó.
Gỗ thứ sinh là thành phần chính cùa gỗ. Mạch rây thứ sinh áp rất sát vào mặt ngoài
của thân cây gỗ. Loại bỏ vỏ của cây gỗ gây hư hại mạch rây và cuối cùng có thổ giết chết
cây. Những mô dược hình thành từ các mô phân sinh bên gồm phần lớn thân, cành và các
rễ già hơn của cây gỗ và cây bụi, được coi là các mô thứ sinh và được gọi chung là thân
thể Ihực vật thứ sinh (secondary plant body). Có thể tham khảo tóm tắt nguồn gốc của các
hệ mô trong cơ lh ể thực vật như trong bàng 12.1.

Bàng 12.1. Nguón gốc của các hệ mõ trong cơ thể thực vật (Pervez et al., 2008)
C ác mô phân sinh đỉnh ------ ► C ác mô phân sinh sơ sin h ------ ► C ác hệ mô

Tiền bì (vỏ phân sinh ngọn) » Hệ mô bì


C ác mô phàn sinh ^ —
đỉnh cành và rể * Mô phân sinh cơ bản » Hệ mô cơ bản

Tiển tượng tầng---------------------► Hệ mô mạch


( Mô phân sinh bên)

12.2. CÁC MÔ THỰC VẬT


Có thể phân biệt được ba loại mô chủ yếu trong cơ thổ thực vật. Đó là (1) mô bì à trên
bể mặt ngoài có chức năng bảo vệ; (2) mô ca bản tạo nên một số kiểu mô bên trong khác
nhau và có thể tham gia vào quang hợp, dự trữ hoặc cung cấp cấu trúc nâng đỡ và (3) mó
mạcli dẫn nước và các chất dinh dưỡng (xem bảng 12.1).

12.2.1. Mô bì tạo giao diện bảo vệ với môi trường

Mô bì xuất phát từ phôi hoặc mô phân sinh đỉnh tạo ra biểu bì (biểu mô). Mô này
là một lớp tế bào dày trong hầu hết thực vật và tạo nên lớp phủ bảo vệ bên ngoài của
thực vật. Trong các phần non được phơi ra cùa cây, biểu bì được phủ với lớp cutin có
mỡ cấu thành màng cuticun (cuticle) như trẽn hình 12.5a; những cây như thực vật
mọng nước hoang mạc, một sô' iớp sáp có thể được bổ sung vào màng culicun để hạn
chế sự mất nước và bảo vệ chống lại sự hư hại do tia cực tím. Trong vài trường hợp, mồ
bì tạo nên vỏ cây gỗ.
Các tê bào biểu bì, vốn có nguồn gốc từ mô tiền bì, phủ tất cả các phần của thân
ihể thực vật sơ sinh. Số lượng các kiểu nhũng tế bào chuyên hoá có trong mô bi gồm
các túm lòng (12.5 d), lông r ễ (lổng hút) như trên hình 12.8 và t ế b à o khí klìổng (hình
12.5«).

12.2.1.1. Các tê bào kh í khống


C á c tế bào kh í khổng là cặp đôi, các tế bào khí khổng ở bên mép của lỗ khí (I2.5ủ,c),
khe hớ biểu bì dạng - miệng. Không giống các tế bào biểu bì khác, các tế bào khí khổng
chứa các lục lạp. Các lỗ khí có trong biểu bì của lá (hình 12.5«) và đôi khi ở trên các phẩn
khác của cây, chẳng hạn như thân hoặc quả. Sự xâm nhập cùa ôxy và khí cacbonic, cũng
như sự khuếch tán của nước ớ dạng hơi, xảy ra gần như duy nhất qua các khí khổng. Có từ
1.000 đến hơn một triệu khí khổng trên một cm2 của bề mặt lá (Raven et al., 2010). Trong
nhiều Ihực vật, ở biểu bì mặt dưới của lá có nhiều khí khổng hơn so với mặt trên, tác nhân
giúp giám thiểu sự mất nước. Một sô' thực vật chỉ có khí khổng trong biểu bì dưối và có ít
thực vật, như những cây loa kèn nước (water lilies), chỉ có khí khổng ờ biểu bì trên để đạt
tối đa sự trao đổi khí.

Hình 12.5. Mô bi lá thực vặt hai lá mẩm. a) Biểu đổ kích thước ba chiều này chì ra lá thực vặt hai lá mẩm;
b) Tế bào khí khổng đóng; c) Tế bào khí khổng mở và giữa chúng là lồ khí; d) Tủm lông. (Trichome). Các túm
lông có các đinh hình củ máu váng nâu trên cây cà chua là những túm lông luyến. Các túm lông này tiết ra
nhửng chất có khả nâng dính chính xác bọn côn trùng vào túm lông.

Sự hình thành tế bào khí khổng là kết quả của sự phân bào không cân đối tạo ra tế bào
khí khổng và tế bào hỗ trợ (hình 12.5c, 12.6b) giúp mờ và đóng khí khổng. Hình mẫu của
phân bào không càn đối này dẫn đến sự phân bố của khí khổng trong biểu bì lá, điều làm
cho các nhà sinh học phát triển quan lâm (hình 12.7).
Hình dạng và sự sắp xếp của khí khổng trong biểu bì lá một lá mẩm (hình 12.6a) khác
biệt với những gì vừa thấy ở thực vật hai lá mẩm trong hình 12.5.

32 7
khổng

Hỉnh 12.6. Các vi ảnh điện tử trong mô bi lá thực vật một lá mẩm. a) Khí khổng từ thực vật cỏ. Những đầu
cuối (dạng) củ hành của mỗi tế bào khí khổng cho thấy nội chất xvtosol (phần bào tan của tế bào chất) được
các vach day kết nối. Lỗ khí tách phấn giữa cua các tế bào khí khong (2560 x); (b) Các tập hợp khí khổng của
cây cỏ lác (Carex), nhìn duữi kính hiển vi ánh sáng với độ tương phản giao thoa vi sai. Mỗi tập hợp gổm hai tế
bào bao quanh lô khí và hai tế bào hỗ trợ ở mép lổ (550x); c) Các vi ảnh scan điện tử cùa mô bi iá hành: ảnh
trên cho thấy bề mặt ngoài của lá, với lỗ khí được cài vào trong lớp cutin. ảnh dưới chỉ rõ cặp ỉế bào khí khổng
quay mặt vào lổ khí hướng vào trong lá (1640 x). (Từ Zeiger E. et al., 2006).

b) 200 Mm

Hinh 12.7. Phân bô của khí khổng trong mô bỉ lá thực vật. a) Lá đậu (hai lá mầm) với sự phân bố ngẫu
nhiên của các khí khổng; b) Lả ngô (ngũ cốc, một lá mẩm) có các khí khổng sắp xếp thành hàng; c) Thể đột
biến khí khổng quá nhiều miệng (too much mouth, tmm). Thể đột biến Arabidopsis này khiếm khuyết tín hiệu
chủ yếu cho khoảng cách giữa các khí khổng. Thường cặp tế bào khí khổng đang phân hoá ức chế sự phân
hoá của tè bào bên cạnh thành tế bào khí khổng. Các vi ảnh này cũng cho thấy sự đa dạng hinh thái của các
tè bào trong thực vật. Một sô tế bào thực vật giông các cái hộp, như thấy được trong lá ngô b) và những tế bào
khác có hinh dạng khác thường, như thấy Irong các hình của trò chơi lắp hinh rối tung của các tế bào biểu bì lá
đậu a (Theo Raven at al., 2010).

328
Nghiên cứu những thể đột biến vốn "bối rối" về vị trí ờ đâu cho các khí khổng là sự
cung cấp thông tin về việc xác định thời gian bắt đầu tạo khí khổng và kiểu thông tin giữa
các tế bào gây ra sự hình thành khí khổng. V í dụ, đột biến quá nhiều miệng ( Imm) xảy ra ờ
Arabidopsis làm rối loạn hình mẫu phân bào tách biệt không gian các khí khổng (hình
\2.1c). Những nghiên cứu các gen hình mẫu này và hình mẫu khác làm nổi lên mạng lưới
phối hợp tín hiệu tế bào - tế bào (mục 1.4 chương 1) truyền cho nhau (các tế bào) thông tin
vị trí tương dối giữa chúng và xác định số phận tế bào. Gen TMM mã hoá chất nhận gắn kết
màng vốn là một phần của con đường truyền tín hiệu điều phối sự phân bào bất đối xúng.
12.2.1.2. Túm lông

T ế bào bẻn cạnh


c)
Hình 12.8. Hinh mẫu túm lông. Các thể đột biến có các gen đã được phát hiện liên quan trong sự điểu hoà
khoảng cách và sự phát triển của các túm lông trong Arabidopsis. a) Kiểu hoang dã; b) Thể đột biến glaborous3,
vốn không đạt được sự khởi đầu phát triển túm lông; c) Khi có đù GL3 trong tế bào và các
mức của protein ức chế túm lông là đủ thấp, tế bảo đó sẽ phát triển túm lông. Một khi tế bào đã bắt đẩu
khởi động phát triển túm lông, nó thông tin cho các tế bào lân cận và ức chế khả năng của chúng phát triển các
túm lông. (Theo Raven et al., 2010).

Các túm lông (trichomes) là các mấu lồi (mụn) tế bào hoặc mấu lồi đa bào giống tóc
của mô bì (hình 12.5 d). Chúng thường có trên các thân, lá và các cơ quan sinh sản. L á với
"lông tơ xù lên" hoặc "phù len” là lá được túm lông che phủ, có thể thấy rõ các túm lông
dưới kính hiển vi ở độ phóng đại thấp. Các túm lông này giữ mát cho bề mặt lá và giảm
thiểu sự thoát hơi nước bằng cách phủ lên các khí khổng mở. Chúng cũng bảo vệ lá khỏi tác
động của cường độ ánh sáng cao và bức xạ cực tím, đồng thời nó cũng có thé là những vật
đệm chống lại biến động của nhiệt độ. Túm lông có thể biến động lớn về hình dạng: Một số
là đơn bào, số khác là đa bào. Một số là tuyến; thường tiết ra các chất kết dính hoặc các
chất độc hại để ngăn cán động vật ăn thực vật.
Các gen diều hoà sự phát triển của túm lông đã được nhận biết bao gồm GLABROUSỈ
(GL3) (hình 12.8). K hi các gen khới đầu túm lông, tế bào mô bì trò thành túm lông. Bây gier
các tín hiệu từ tế bào lúm lông này ngăn chặn các tế bào lân cận khỏi sự biêu hiện các gen
khới động phát triển túm lông (hình 12.8).

329
12.2.1.3. Lông rể

Lón g rễ (lông hút), đó là sự kéo dài dạng hình ống của các tế bào riêng biệt của mô bì
xảy ra trong miền ngay phía sau đỉnh của các rễ non đang sinh trưởng (12.9). V ì rằng
lông rề là đơn giản, một sự giãn cùa tế bào mô bì mà không phải là tế bào tách biệt,
không có vách ngang cách ly lông rễ khỏi phẩn còn lại cùa tế bào. Các lông rễ giữ cho rễ
tiếp xúc trực tiếp với các hạt đất bao quanh và nói chung là tăng diện tích bề mặt rễ và
hấp thụ hiệu quả.
K h i rễ sinh trưởng, sự giãn của miền
lòng rễ vẫn ổn định vì lông rễ tại đầu già
hơn tróc ra trong khi các lông rễ mới được
tạo nên tại đỉnh. Hầu hết sự hấp thụ nưốc và
các ion khoáng được thực hiện qua lông rễ,
đặc biệt ớ thực vật thân cỏ.
Những lông rễ sẽ không bị bối rối với
các rễ bẽn có cấu trúc đa bào và xuất phát
Hình 12.9. Trong mô bi rề có lõng hút (lông rễ)
sâu bên trong rễ. Khỏng thấy lông rễ tại nơi
hệ thống mô bì giãn rộng bời tẩng sinh bần vốn gia tăng lớp vỏ ngoài của thân và của rẽ
cày. Mô bì bị căng ra và bị gãy do sự giãn xuyên tâm của trục bởi tẩng sinh mạch.
Những thực vật lên cạn đẩu tiên chưa có rể vốn được phát triển muộn hơn từ cành. Nói
đến tổ tiên chung này, không làm ngạc nhiên rằng một sổ các gen cần cho sự phân hoá túm
lông và khí khổng cũng đóng vai trò trong sự phát triển cùa lông rễ.

12.2.2. C á c tế bào mõ cơ bản tạo nhiều chứ c năng: dự trữ, quang hợp v à giá đỡ

Mô cơ bản chủ yếu gồm các t ế bào nhu mô (parenchyma cell) vách mỏng, chúng hoạt
động dự trữ, quang hợp và tiết. Mô cơ bản khác gồm từ các t ế bào mô d à y (collenchyma
cell) và các tế bào m ô cứng (sclerenchyma cell), có vai trò giá đỡ và bảo vệ.

12.2.2.1. Nhu m õ (parenchym a)


C á c tê bào nhu mô là kiểu chung nhất cùa tế bào thực vật. Chúng có những không bào
lớn, vách mỏng, khởi đầu ít nhiều hình cẩu. Các tế bào này có các thể nguyên sinh sống
phân bố đối nhau, thời gian ngắn sau khi chúng được sinh ra, tuy nhiên thừa nhận có các
hình dạng khác, thường là kết thúc với 11 đến 17 mặt (Raven at el., 2010).
Các tế bào nhu mô có thể sống nhiều năm; chúng hoạt động dự trữ thức ăn và nước,
quang hợp và tiết. Chúng íà những tế bào phong phú nhất của các mô sơ sinh và trong phạm
vi kém hơn chúng tồn tại trong những mô thứ sinh (hình 12.10a). Hầu hết các tế bào nhu
mô chỉ có vách sơ cấp, vốn bị thay thế khi tế bào trường thành. Các tế bào nhu mô ít
chuyên hoá so với các tế bào khác của cây, mặc dẩu có nhiều biến động xảy ra với các chức
nãng chuyên biệt, chẳng hạn như tiết mật hoa, nhựa hoặc là dự trữ nhựa mủ, protein và các
chất thái.
Các tế bào nhu mô có nhân hoạt động và có khả năng phân chia, chúng thường vẫnsống
sau khi chúng đã trướng thành. Trong một số thục vật (ví dụ, cây xương rồng), chúng có Ihể

: ì : ì ()
sống già đến 100 năm (Raven et al., 2010). Phần lớn các tế bào trong các quả như táo là nhu
mỏ. Một sô nhu mô chứa lục lạp, đặc biệt trong các lá và trong các phần bên ngoài cùa thân
cỏ. Những nhu mô quang hợp nhu vậy được gọi là nlìii mô lục (chlorenchyma).

12.2.2.2. Mó dày (collenchym a)


Nếu bao giờ cọng rau cần nhắt vào giữa những răng, bạn quen thuộc với các té bào mô
dày dẻo, dai. Tương tự các tế bào nhu mô, các tế bào mô dày chứa những thể nguyên sinh
sống và có thế sống hàng nhiều năm. Những tế bào này thường dài hơn một ít so với bề
ngang, có các vách biến động về độ dày (hình 12.10Ủ).

Hlnh 12.10. Ba kiểu mõ cơ bản. a) Các tế bào nhu mô. Chỉ thấy được các vách tế bào sơ cấp trong lát cắt
ngang này cùa các tế bào nhu mô từ thực vậl cò; b) Các tố bào mô day. Nhìn thấy vách măt dày trong lát cắt
ngang này của các tế bào mô dày lừ cành non của cây cơm cháy (Sambucus). Trong các kiểu khác của các tễ
bào mõ dày, Diện tích dày lên có thể xảy ra tại các gốc của tế bào hoặc trong các kiểu khảc của dải; c) Các tễ
bào cứng ("tố bào đả”). Tập hợp các tế bào cứng, được nhuộm màu đỏ (chấm chấm) trong tiêu bản này. Các
tế bào vách mỏng bao quanh nhuộm màu lục (trắng), là nhu mô. Nhũng tế bào cứng \à một kiểu của mô cứng,
mô này cũng chứa cảc sợi. (TừRaven el al., 2010).

Các tế bào mô dày dẻo cung cấp giá dỡ cho các cơ quan của cây, tạo cho chúng (các cơ
quan) dễ uốn không bị gãy. Chúng thường tạo nên các dải hoặc các ống liên tiếp bên dưới
mô bì của thân cây hoặc cùa cuống lá và dọc theo các gân trong lá. Các dải của mố dày
cung cấp nhiều giá đỡ cho thân trong các thân thể cây sơ sinh.

12.2.2.3. MÔ cúng
Các tê bào mô cứng có các vách dày, chắc. Khác với mô dày và nhu mô, chúng
thường không còn chứa thể nguyên sinh chất sống khi trưởng thành. Các vách tế bào thứ
cấp cùa chúng thường là thấm đầy Iignin, polyme (cao phân tử) phân nhánh mạnh tạọ cho
vách tế bào có độ cứng; ví dụ, Iignin là thành phẩn quan trọng trong gỗ. Những vách tế bào
chứa lignin được nói là vách lignin lioó. Lignin rất phổ biến trong vách tế bào thực vật có
chức năng cấu trúc và cơ học. Một số kiểu tế bào chứa lignin trong vách sơ sinh cũng như
trong vách thứ sinh.
Mô cứng hiện diện trong hai kiểu thung: các sợi là các tế bào thon, dài, vốn thường tập
hợp với nhau thành các dải. V í dụ, vải lanh là được dệt từ các sợi mô cứng chứa trong mạch
rây của cây lanh (Linum spp.). Các tế bào cứng biến động về hình dạng nhưng thường là
phân nhánh. Chúng có thể tồn tại dạng đơn hoặc nhóm. Chúng không dài nhưng có thể có
nhiều dạng khác biệt, gồm dạng hình sao. Kết cấu sạn của quà lê là do các nhóm tế bào

331
cứng (đá) vốn có khắp trong phần thịt xốp của quả (hình 12.1 Oe). Những tế bào đá này
cũng thấy trong các vỏ hạt cứng, c ả hai kiểu tế bào vách dày và chắc này tạo độ bền của
các mô, nơi chúng hiện hữu.

12.2.3. C á c mô m ạch dẫn nước và c á c chất dinh dưõng đi khắp toàn câ y

Mô mạch gồm hai kiểu mô dẫn: (1) mạch gổ (xylem ), mô này dẫn nước và các chất
khoáng hoà tan và (2) mạch rây (phloem), dẫn dung dịch của cacbohydrat, chủ yếu là
saccarose, được cây dùng làm thức ăn. Mạch rây cũng vặn chuyển các hormon, các axit
amin và những hợp chất khác cần cho sự sinh trường của thực vật. M ạch gỗ và mạch rây
khác biệt nhau về cấu trúc cũng như chức năng.

12.2.3.1. Mạch g ổ
Mạch gỗ (xylem), mô dẫn nước chủ yếu cùa thực vật, thường chứa kết hợp của các
mạch ống (vessels), đó là các ống liên tục, hình thành từ các tế bào chết, hình ống, rỗng,
được sắp xếp đầu nối đầu và quản bào (tracheids), vốn cũng là các tế bào chết, thon tại hai
đầu và gối lên nhau (hình 12.11). Gỗ nguyên sinh (sơ sinh, sơ cấp) xuất xứ từ mô tiền tượng
tầng được mô phân sinh đỉnh sinh ra. Gỗ thứ sinh (thứ cấp) do tẩng sinh mạch (mô phân
sinh bên) sinh ra. Gỗ là gồm mạch gỗ thứ sinh tích luỹ được.

Hỉnh 12.11. So sánh quàn bào và mạch ống


Trong quản bào, nước di chuyển từ tế bào vào tế bào thông qua các lỗ. Trong mạch ống, nước di chuyển từ
tế bào vào tế bào qua các vách thủng lỗ (như thấy trong các vi ảnh trong hình này).
Trong gỗ thực vật hạt trần, vừa dẫn nước vừa tạo giá đỡ; trong đa sô các kiểu thực vật hạt kín, mạch ống hiện
hữu bổ sung cho quàn bào. Các tế bào của hai kiểu này dân nước và các sợi cung cấp giá đờ. Gỗ cây thích đỏ
(Acer rubrum), chứa cả hai loại: quản bào và mạch ống như thấy trong ảnh hiển vi điện tử trong hinh này.

Trong một số thực vật (nhưng không phải thực vật có hoa), chỉ có quán bào, các tế bào
dản nước; nước di chuyên thành dòng liên tục qua mạch gỗ từ rễ lên qua cành và vào các lá.
Khi nước đạt dến lá, nhiều phân tử nước khuếch tán ờ dạng hơi nước vào các gian bào và ra
khói lá vào không khí bao quanh, chú yếu qua khí khổng. Quá trình khuếch tán của hơi
nước ra khói cây được biết như là sự thoát hơi nước (transpration). Ngoài chức năng dẫn
nước, chất khoáng hoà tan và các ion vô cơ chẳng hạn như các nitrat và phosphat khắp toàn
cây, mạch gỗ còn cung cấp giá đỡ cho thân thể cây.
Các mạch ống có xu hướng phải ngắn hơn, rộng hơn so với các quản bào. K h i nhìn
dưới kính hiển vi, chúng giống như các hộp đồ uống bị cắt bỏ hai đẩu. Cả mạch ống và
quản bào đều có các vách thứ cấp, được thấm lignin, dày và đã chết khi trướng thành.
Lignin được tế bào tổng hợp nên và được tiết ra để làm bền chắc các vách xenlulose của tế
bào (rước khi nguyên sinh chất chết, để lại chỉ có vách tế bào.
Các quán bào chứa các lỗ, nhỏ bé, hầu như được viển quanh bởi các mật elip, nơi đã
xếp các vật liệu vách thứ cấp. Các lỗ của các tế bào kề sát ỏ đối diện nhau; dòng nước liên
tục chảy qua các lỗ này từ quản bào vào quản bào. Ngược lại, các mạch ống vốn được nối
các đáu cuối với nhau, có thể hầu như hoàn toàn mớ hoặc có thể có các gờ hoặc dài cùa vật
liệu vách vắt ngang qua các đầu mở (hình 12.11). Mạch ống xuất hiộn để dẫn nước có hiệu
quà hơn so với các dài quán bào với các đầu cuối chồng lên nhau. Chúng ta biết điều này
một phần vì mạch ông phát triển từ các quản bào một cách độc lập trong một số nhóm thực
vật, giả định rằng chúng đã phát triển thuận lợi nhờ sự chọn lọc tự nhiên.
Bổ sung thêm cho các tế bào dẫn, mạch gỗ điển hình bao gồm các sợi và các tế bào
nhu mô (các tế bào mô cơ bản). Chắc hẳn rằng một số kiểu sợi đã phát triển từ các quản
bào, trở nên chuyên hoá cho tăng độ bổn hơn là vận chuyển. Các tế bào nhu mô vốn thường
được sinh ra trong dãy ngang được gọi là các lia bời các tia đầu dòng chuyên hoá của tầng
sinh mạch, hoạt động trong sự vận chuyển bên (hướng ngang) và dự trữ thức ăn. (Đầu dòng
là một thuật ngữ khác đối với các tế bào phân sinh. Nó phân chia để sản sinh ra một đầu
dòng khác và một tế bào sẽ phân hoá).
Trong các mặt cắt ngang ihân gồ và rẻ, có thể thấy các tia toả ra từ tâm của mạch gỗ
giống như các nan hoa của bánh xe. Các sợi rất phong phú trong một sô' loại gỏ, ví như gỗ
sồi (Querciis spp.) và do đó đặc và nặng. Sự sắp xếp của các tế bào loại này hoặc loại khác
trong mạch gỗ làm cho nó trở nên có thể nhận biết được các chi (giống) và nhiểu loài từ
một mình gỗ của chúng.
Hơn 2000 nãm về trước, giấy như chúng ta ghi nhận nó ngày hôm nay đã đuợc sản
xuất tại Trung Quốc bằng cách nghiền nát thực vật thân cỏ ở trong nước rồi tách ra thành
lớp mỏng của các sợi mạch rây trên sàng. Không phải đợi đến thiên niên kỳ thứ ba cùa
thời đại chúng ta đã tìm được bí mật của sự sản xuất giấy theo cách bên ngoài Trung
Quốc. Ngày nay nhu cầu về giấy đang tăng nhanh đã được đáp ứng nhờ sự chiết rút các
sợi mạch gỗ từ gỗ, bao gồm cây vân sam có gỗ tương đối mềm, ít các sợi tia (thớ gỗ
ngang) hơn so với gỗ sồi. Từ các vách tế bào giàu lignin thu được giấy màu nâu rồi
thường được làm cho trắng. Thêm vào đó, các mô từ nhiều loài cây khác cũng được phát
triển làm nguồn giấy, gồm cây lanh, cây gai dầu. Như ờ nước M ỹ, giấy gồm từ 5% cây
bỏng và 25% cây lanh.

12.2.3.2. Mạch rây


Mạch rây (phloem), định vị hướng ra phần ngoài của rễ và Ihân, là mô chủ yếu vận
chuyển lliức ăn trong thực vật có mạch. Nếu cây bị khoanh vò (loại bỏ dải rộng cùa vỏ bao
quanh câv), cuối cùng cây chết do rề bị đói.

333
Dẫn thức ăn qua mạch rây được thực hiện thông qua hai kiểu các tế bào kéo dài: các lể
bào rây và các thành phần ống rây. Thực vật hạt trần, dương xỉ (quyết), cây mộc tặc (cỏ
tháp bút), Equysetum, chỉ có các tế bào rây, hẩu hết thực vật hạt kín có các thành phẩn ống
rây. C ả hai kiểu tế bào có cấc tập hợp các lỗ được biết như là các miền rây vì các vách tế
bào giống với cái rây. C ó nhiều miền rây tại các đầu chồng lên nhau của các tế bào và nối
với chất nguyên sinh cúa các tế bào rây kề bên và các thành phán của các ống rây. c ả hai
kiểu các tế bào này vẫn sống, nhưng hầu hết tế bào rây và tất cả các thành phần ống rây
khiếm khuyết nhãn khi trường thành.
Trong các thành phần ống rây, một số miền rây có những lỗ lớn hơn và được gọi là các
tấm (đĩa) rây (hình 12.12). C ác thành phần ống rây đầu nối đầu, tạo nên loạt dài được gọi là
các ống rây. Các tế bào rây ít chuyên hoá hơn so với các thành phần ống rây và các lỗ trong
tất cả các miền rây của chúng là gồ ghề trong cùng một đường kính. Các thành phẩn ống
rây chuyên hoá hơn, và chắc hẳn, có hiệu quà hơn so với các tế bào rây.
Mỗi một thành phần rây kết nối với một tế bào nhu mô chuyên hoá kẻ bên được biết
như là t ế bào kèm. Rõ ràng rằng các tế bào kèm này thực hiện một số các chức năng trao
đổi chất cẩn đổ duy trì thành phẩn ống rây được kết nối. Trong thực vật hạt kín, tế bào khỏi
đầu chung phân chia không cân dối để sản sinh ra tế bào thành phán ống rây và tế bào kèm
của nó. Các tế bào kèm có tất cả các thành phần của tế bào nhu mô bình thường, bao gổm
nhân và nhiều cầu nối sinh chất liên kết tế bào chất của chúng với tế bào được kết nối với
các Ihành phần ống rây.

Dòng nước và
dinh dưỡng
Cầu sinh chất
Màng tế bào
Thành tố ống rây

Hình 12.12. Các thành tô” ống rây. a) Các tế bào thành phần ống rây được xếp lại thành cụm, với những tấm
rây tạo thành sự kết nối. Tế bào hẹp có nhân ờ bẽn phải của thành phần ống rây là té bào kèm. Các tế báo
này nuôi dường các thành phần ống rây vốn có các màng sinh chất, nhưng không có nhãn; b) Xem các tấm
rây trong mạch rây cây bí (Cucurbita) thấy rõ những thủng lỗ mà saccarose và các hormon di chuyển qua
chúng. (Từ Raven et al., 2010).

Các tế bào rây trong thực vật không có hoa chứa các tế bào có phôi nhũ (albumin),
chúng hoạt động như là các tế bào kèm. Khác với tế bào kèm, tế bào phôi nhũ không cần
phân chia từ chính tế bào mẹ như tế bào rây kết nối của nó. Các sợi và những tế bào nhu mô
thường là phong phú trong mạch rây.

334
12.3. R Ễ : C Ấ U T R Ú C M Ó C N E O V À H Ấ P TH Ụ

Rễ có hình mẫu đơn giản hơn về tổ chức và phát triển so với thân, trước hết chúng ta sẽ
xem xét chúng. Tuy nhiên, vẫn giữ ý tưởng rằng rễ được phát triển sau cành và sự đổi mới
lớn cho cuộc sống trên cạn.

12.3.1. Rễ thích nghi đối với s ự sinh trưởng dưói đất và s ự hấp thụ nước và cá c
dung dịch

Đã ghi nhận được bốn miền chung trong các rễ đang phát triển: chóp rễ, miền pliân
bào, miên lịiđn dài, m iền trưởng thành (hình 12.13). Trong ba miền cuối này, ranh giới
không xác định được rõ ràng.
Khi các tế bào phân sinh khởi đầu của đỉnh rẻ phân chia, các tế bào con tận cùng trên
đầu đỉnh cùa rễ trớ thành các tế bào chóp rễ. Những tế bào, vốn phân chia trong hưóng
ngược lại, trải qua ba miền trước khi kết thúc phân hoá. K hi bạn ngắm nhìn các miền khác
nhau, bạn hình dung đỉnh của rễ đang vận động sâu hơn vào đất, đang sinh trưởng mạnh.
Điều đó đáp lại hình ảnh tĩnh của rê vốn truyền lại bằng các biểu đồ và ảnh.

12.3.1.1. C h ó p r é
Chóp rễ không có cấu trúc tương đương trong Ihân. Nó gồm hai kiểu tế bào: Các t ế
bào lõi phía trong (chúng giống những cái cột) và các t ế bào chứa đẩy mô phân sinh
đỉnh rễ.
Trong một sô' thực vật có các
rễ lớn, chóp rê là hoàn toàn rõ ràng.
Chức năng chủ yếu của nó là bảo
vệ các mô tinh vi trước khi nó sinh
trướng giãn rễ xuyên qua các cấu từ
đấl đa phần là sán sùi.
Các thể G olgi trong các tế bào
chóp rễ phía ngoài tiết dịch và giải
phóng ra hợp chất nhẩy vốn xuyên
qua các vách tê bào ra bên ngoài.
Các tế bào chóp rễ có đời sống
trung bình ít hơn một tuẩn, chúng
thường xuyên được thay thế từ bên
trong. Chúng tạo ra chất nhờn bôi
trơn giúp rễ dẻ xuyên qua đất. Khối
nhầy cũng tạo môi trường cho sự
sinh trướng của vi khuẩn cố định
nitơ hữu ích trong rẻ của thực vật
như câytđậu.
Chđp rỗ mới được sinh ra khi
một chóp rễ bị loại bỏ một cách
nhân tạo hoặc bị tai hoạ.

335
Chóp rễ cũng hoạt động trong tiếp nhận Irọng lực. Các tế bào lõi được chuyên hoá rất
cao, với lưới nội sinh chất trong vùng biên, còn nhãn định cư tại hoặc ở giữa hoặc ớ đỉnh
của tế bào. Chúng không chứa các không bào lớn. Những tế bào lõi chứa các lạp tinh bộI
(các lạp (hể chứa các hạt tinh bột), các lạp tinh bột này tập hợp tại phía của các tế bào đối
mặt sức hút cùa trọng lực. K hi cây trong chậu được đặt Iheo hướng nằm ngang, các lạp tinh
bột di dời xuống phía gần nhất nguồn trọng lực và rễ uốn cong theo hướng đó.
Sứ dụng tia laze để giết các tế bào lõi cá thê trong Arabidopsis. Nó chứng tỏ rằng chỉ
hai tế bào lõi là đủ cho sự cảm nhận trọng lực! Bản chất chính xác của phản ứng trọng lực
còn chưa biết, nhưng một số các bằng chứng chỉ ra rằng các ion canxi trong các lạp tinh bột
ánh hướng đến sự phân bố cùa các hormon sinh trưởng (trong trường hợp này là auxin)
trong các tế bào. Có thế tồn tại các cơ chế đa tín hiệu, vì Ịằng đã quan sát được sự uốn cong
khi không có auxin. G iả thuyết hiện tại là tín hiệu điện từ các tế bào lõi đến các tế bào
trong miền giãn dài (miền áp sát miền phân bào).

12.3.1.2. M iền phân bào


Mô phân sinh đỉnh định cư trong trung tâm của đình rẻ trong phẩn được chóp rẽ bào
vệ. Phần lớn của hoạt tính trong miền phán bào này xảy ra theo hưởng các gờ của mô phân
sinh, nơi cấc tế bào đang phân chia mỗi một 12 đến 36 giờ, được phối hợp, đạt đỉnh tại đỉnh
cùa phân bào một hoặc hai lần một ngày.
Phẩn lớn các tế bào chủ yếu là dạng lập phương, với các không bào bé nhỏ và nhân
tương đối lớn, định vị ở trung tâm. Những tế bào phân chia nhanh này là các tế bào con của
mõ phân sinh đỉnh. Nhóm các tế bào trong trung tâm của mô phân sinh đỉnh được gọi là
trung tám nghi ( q u i e s c e n t c e n t e r ) , phân chia rất không thường xuyên.
Các tế bào con mô phân sinh đỉnh ngay sau đó phân chia thành các mô sơ sinh đã
được thảo luận ở trên: Tiền bì, tiền tượng tầng (tiên tầng phát sinh) và mô cơ bản. Các gen
đã được nhận biết trong rễ tương đối đơn giản cùa A rabidopsis vốn điều hoà hình mẫu cùa
các hệ mô này. Hình mẫu của các tế bào này bắt đầu trong miền này, nhưng những biểu
hiện hình thái, giải phẫu của hình mẫu này còn chưa rõ rệt cho đến khi các tế bào dạt đến
miền trướng thành.
V í dụ, gen WEREWOLF {WER) là cần cho sự tạo hình mẫu của hai kiểu tế bào mô bì
rễ, kiểu có và không có lông rễ (hình 12.14). Thực vật với đột biến wer có trục của các lòng
rễ vì WER là cần để ngăn chặn sự phát triển lông rẻ trong các tế bào mỏ bì không lông. Một
cách tưcmg .tự, gen SCARECROW (SCR) là cần trong sự phân hoá các tế bào cơ bản (hình
12.15). Các tế bào mỏ phân sinh cơ bàn chịu sự phân bào không đối xứng làm gia tăng hai
trụ ổ của các tế bào từ một tế bào nếu SCR hiện diện. Lớp tế bào ngoài cùng trờ thành mô
cơ bản và có chức năng dự trữ. Lớp các tế bào bên trong tạo ra nội bì, mô này điều tiết dòng
nước và các chất tan đi vào lõi của mạch rễ (hình 12.15). Ngược lại, Ihể đột biến scr tạo nên
lớp đơn các tế bào có cả hai tính trạng tế bào cơ bàn và tế bào nội bì.
SCR minh hoạ tẩm quan trọng của sự định hướng của phân bào. Nếu vị trí tương đối
của tế bào biến đổi vì sai lẩm trong phân bào hoặc là sự cắt bò của tế bào khác, tế bào phái
triển phù hợp với vị trí mới của nó. Số phận của hầu hết các tế bào thực vật đã được xác
định bới vị trí tương đối của chúng dối với các tế bào khác.

3.16
12.3.1.3. Mién giãn dài
Trong miền giản dài, rễ dài ra vì các tế bào được mô phân sinh sơ cấp tạo nên trong
một thời gian Irớ nên dài hơn rộng và bề rộng cũng tăng nhẹ. Các không bào bé liên kết với
nhau và lớn dẩn cho đến khi chúng chiếm 90% hoặc nhiều hơn của thổ tích mỗi tế bào.
Không có sự gia tăng kích thước tế bào bẽn trên miền giãn dài. Ngoại trừ sự tăng chu vi,
các phần trướng thành cùa rẻ vẫn biến đổi đối với đời sống của cây.

‘ s o ..T

H ỉn h 1 2 .1 4 . S ự b iể u h iệ n g en đặc h iệ u - m ỏ . a) Gen W EREW O LF của Arabidopsis được bỉểu hiện;


b) Gen khỏi động W E R đ ã g ắn v à o gen ghi m ã cho protein phát sả n g m àu lục đ uợ c dùng đ ể tạo c á y chuyển
gen. Ánh sáng lục chĩ ra các tế bào mô bi không lõng rễ nơi gen đuạc biểu hiện. Màu đỏ chì ra ranh giãi tế bào
vi các vách tê' bào tự huỳnh quang. (Từ Raven el al., 2010).
12.3.1.4. Miền trưởng thành
Các t í bào đã dài ra trong miền giãn dài trở nên được xác định thành kiểu tế bào
chuyên hoá trong miền trưởng thành (hình 12.13). Các tế bào bể mặt rễ dạng trụ tròn
trưởng thành trở nên các t ế bào biểu bì (vỏ ngoài) có cutin rất mỏng và bao gồm các tế bào
lông rễ và tế bào không lông rễ. Mặc dầu các lóng rễ là khổng thấy được cho đến giai đoạn
phát triển này, số phận cùa chúng đã dược xác lập sớm hơn nhiều như đã thấy hình mảu
biểu hiện của WER (hình 12.14).
W ER (kiểu hoang dã) m r (thể đột biến)

Hình 12.15. Scarecro w điều khiển sự phân bào không đối xứng, a) S C R là cần cho phản bào không
đỏi xứng dẫn đến sự phàn hoá của các tế bào con thành các tế bào cơ bản và nội bi; b) Miền (gen) khởi động
S C R đã được gắn vào gen mã hoá protein huỳnh quang màu lục để phát hiện trực tiếp nơi S C R được
biểu hiện trong rễ kiểu hoang dã. S C R chĩ biểu hiện trong các tế bào nội bi, chứ không phải trong các tế bào
cơ bản. (Từ Raven et al., 2010).

22-GTSINHHOCPT 337
Các lông rẻ (lồng hút) có thể đạt tới nhiều tỷ trên một cây, chiếm trên 37.000 cm 2 của
bể mặt rễ; chúng tăng mạnh diên tích mặt rễ và do đó tăng khả năng hấp thụ của rễ. V i
khuẩn cộng sinh cố định nitơ (ở cây họ Đậu), vốn có khả năng cố định nitơ thành dạng dễ
tiêu (dẻ hấp thụ đối với thực vật), xâm nhập vào rễ qua con đường lông rễ và "hướng dẫn"
cây gia tãng số lượng các nốt sần (các nốt cố định nitơ) quanh nó.
Các tế bào nhu mô được mô phân sinh tạo ra không chậm trễ vào bên trong của nội bì.
Mô này được gọi là vỏ (cortex), có thể rộng gồm nhiéu lớp tế bào và hoạt động tích luỹ
dinh dưỡng. Như vừa mô tả, ranh giới phía trong của vỏ phân hoá thành trụ lớp đơn của nội
bì, sau lần phân bào không đối xứng được SCR điểu hoà (hình 12.15 và 12.16). Các vách sơ
cấp nội bì thấm suberin, một hợp chất béo không thấm nước. Suberin được sinh ra trong các
dải, được gọi là các đai C a sp a ria n , đai này bao quanh mỗi một tế bào nội bì cận kể có
vách vuông gốc với bể mặt rễ (hình 12.16). Những đai Casparian phong toả sự vận chuyển
giữa các tế bào. Hai mặt phẳng, vốn song song với bể mặt rễ chỉ là con đường vào mô mạch
của rễ và các màng sinh chất kiểm tra những gì đi qua. Thực vật với đột biến scr khiếm
khuyết đai Casparian không thấm nước này.
Mạch rây
Hình 12.16. Các mặt cắt ngang miển ____
trưởng thành của các rễ. c ả hai rễ thựt vật Ç Mạch gỗ
môt lá mầm và hai lá mẩm đểu có đai
Casparian như thấy trong mặt cắt ngang
của rễ cày thổ phục linh (Smilax), cày một lá
mấm, và cây mao lương (Ranunculus), cây
hai lá mầm. Đai Casparian là dải không
thấm nước cho nước và các chất khoáng
xuyên qua các màng sinh chất hơn so với đi
qua gian bào trong các vách tế bào. Trụ bì
T ế bào nội bì
Điểu bì

Nội bì nơi định CƯ


của đai Caspari
Mạch rây sơ cấp
Trụ bì
Mạch gỗ sơ cáp

Nội bì nơi định cư


cùa đai Caspari

Mạch gỗ sơ cấp

Mạch rây sơ cấp

Trụ bi

338
Tất cả các mô bên trong đối v.ới nội bì được coi là trụ giữa (trụ, trung trụ, stel). Phần
kề sát và phía trong dối với nội bì là một hình trụ cùa các tế bào nhu mô được gọi là trụ bì
(bao trụ, vỏ Irụ). Các tế bào trụ bì phân chia, ngay cả sau khi chúng trường thành. Chúng có
thế gia tăng các rễ bên (nhánh) hoặc trong thực vật hai lá mầm, đối với hai mô phân sinh
bên, tầng phát sinh (tượng tầng) mạch và tầng phát sinh bần.
Các tế bào dẫn nước của mạch gỗ sơ cấp được phân hoá ihành như lõi rắn trong tâm
của các rẽ cây non hai lá mầm, Trong mặt cắt ngang cùa rễ cây hai lá mẩm, lõi trung tâm
cùa mạch gỗ sơ cấp, thường có phần giống hình sao, có từ hai đến một sô' các cánh xuyên
tâm hướng tới trụ bì (hình 12.16). Trong các rễ thực vật một lá mầm (và một ít cây hai lá
mầm), gỗ sơ cấp là các bó mạch tách biệt được xếp thành vòng bao quanh các tế bào nhu
mô, được gọi là lõi (pith) ở tại trung tâm cùa rễ (hình 12.16). Mạch rây sơ cấp, gổm từ các
tế bào liên quan trong sự vận chuyển thức ăn (nhựa luyện, sản phẩm quang hợp), là được
phân hoá thành các nhóm tách biệt cùa các tế bào kể sát mạch gỗ trong cả hai loại rẻ một
và hai lá mầm.
Trong thực vật có sinh trường thứ cấp, phẩn của trụ bì và các tế bào nhu mô giữa mạch
rây và mạch gỗ trỏ thành tầng sinh mạch rễ, mô phân sinh này sản ra gỗ thứ sinh (mạch gỗ
Ihứ cấp) vào phía trong và mạch rây thứ sinh ra phía ngoài. Cuối cùng, các mô thứ sinh có
được dạng của các trụ đồng tâm. Mạch rây sơ sinh, vò và mô bì trờ nên bị ép và tróc ra khi
các mô thứ sinh được bổ sung thêm.
Trong trụ bì của các thực vật thân gỗ, tầng sinh bần tham gia vỏ ngoài, vốn sẽ được
ihảo luận kỹ hơn khi chúng ta xem xét vể thân. Trong trường hợp của sinh trưởng thứ cấp
trong các rẽ thực vật hai lá mẩm, mọi thứ bên ngoài lõi sẽ bị mất và được thay thế với vỏ.
Hình 12.17 tóm tắt quá trình phân hoá xảy ra trong mô thực vật.

T ẩ n g s in h b ầ n - ► V ỏ ngoài -

T ầ n g s in h m ạ c h '
Mạch r â y ■ -V ó tro n g - J-- vỏ
Mạch gổ - ►Gỗ
Mầm lá__ »Các lá
Mầm chồi _ „ C á c càn h bên

►Giãn dài cành

T ầ n g s i n h b ầ n ------------------------------------ - V õ n g o à i-
■ Vỏ
Mạch rây - . V ỏ lro n g _
T ầ n g s in h m ạ c h <z Mạch g o . Gồ

Trụ bl ►Cốc r ễ bên

» .G iã n d à i rễ

Hình 12.17. Các giai đoạn phân hoá của các mô thực vật (Theo Raven et al., 2010).

12.3.2. Sự biến đổi của rễ tương ứng vdi các chức năng chuyên biệt
Hầu hết thực vật sản sinh ra hoặc là hệ thống rễ trụ (rễ cọc, rễ cái) dược đặc trưng bời
rễ đơn, lớn với các rễ nhánh bé nhỏ hơn hoặc hệ thông rẽ chùm (rễ sợi), gổm nhiều rề nhỏ
hơn có cùng độ dày (cùng đường kính) như trên hình 12.18. Tuy nhiên, một số thực vật có
những biến đổi rễ hấp dẫn với các chức năng chuyên biệt bổ sung thêm vào các chức nãng
móc neo và hấp Ihụ.

339
Không phải tất cả các rẽ đều
•. Y ï - « ? % '
Y ' ỉ' được sinh ra từ các rễ đã tổn tại từ
trước. Mọi rễ xuất hiện dọc theo thân
hoặc trong những vị trí khác so với rễ
>' v l ' 1'! .'
bình thường của cây được gọi là rễ
phụ, thuật ngữ mổ tả bất kỳ phần nào
’ lằ ữ M Ể '
■S
l üÄ
của cây mọc ra từ vị trí không bình
thường. V í dụ, các cây leo như dây
thường xuân (H oderò) sinh ra những
rễ từ thân cùa chúng; chúng có thể
móc neo các thân vào những thân cây
b)
Hinh 12.18. Hệ thống rễ cọc của cây cà rốt a) ngược với gỗ hoặc bám vào các tường bằng
hệ thống rễ chùm (sợi) của cây cò b) gạch. Sự hình thành rẻ phụ ờ dây
(Từ Pervez et al., 2008)”
thường xuân phụ thuộc vào giai đoạn
phát triển cùa cành. K hi cành chuyển sang pha trướng thành, nó không có khả nãng lâu hơn
cho sự khởi đẩu các rê này. Chúng ta sẽ nghiên cứu chức năng của các rễ đã biến đổi sau:
Rễ chống (prop root). Một số thực vật một lá mầm, chảng hạn như cây ngô, sinh ra các
rễ phụ dày từ các phần dưới của thân. Những rễ được gọi là rễ chống này mọc hướng xuống
đất và làm cây vững chắc chống lại gió (hình 12.19 a). C ác rễ phụ này phổ biến ở thực vật
đất ẩm, cho phép chúng đương đầu được với những điểu kiện ẩm.
Rễ k h í sinh (aerial root). Những thực vật như cây lan biểu sinh (epiphyc orchids) bám
vào các cành cây gỗ sinh trường không tiếp xúc với đất (nhưng không phải ký sinh) có các
rễ giãn vào không khí (hình 12.196). Một số các rẽ khí có biểu mô vốn là những lớp tế bào
dày, một thích nghi giúp giảm thiểu sự mất nước. Các rể khí này cũng có thể có màu lục và
quang hợp, như cây lan vanila (Vanilla planìolia).
Rễ kh í (pneumatophore). Một số thực vật sống ở những đầm lầy và các nơi ẩm khác
có thế sinh ra các mấu lồi xốp được gọi là rễ khí từ các rễ ờ dưới nước của chúng (hình
12.19f). Các rẽ khí nói chung là nhô lên vài xentimet trên mặt nước: giúp dễ dàng hấp thụ
ôxy vào rễ.
R ễ co rú t (contractile root). Các rễ từ những củ cây hoa loa kèn (lily ) và từ một số
những thực vật khấc, chẳng hạn như cây bồ công anh (dandelions, Taraxacum ) co rút
bằng cách xoắn để di chuyển cây sâu thêm một ít vào đất mỗi năm, cho đến khi chúng đạt
đến vùng có nhiệt độ tương đối ổn định. Các rẻ có thể co rút đến một phần ba chiểu dài
nguyên gốc cùa chúng khi chúng xoắn lại tương tự như cái vặn nút chai do tế bào dày lên
và co rút.
Re ký sinh. Các thân của một số thực vật thiếu diệp lục, như cây tơ hồng (Cuscuta
spp), sinh ra những rễ giống que được gọi là r ễ mút (haustoria), rẻ này xâm nhập vào các
cây chù xung quanh và leo cuốn trên chúng. RỄ mút xác lập sự tiếp xúc với cấc mô dẫn cùa
cây chủ và ký sinh rất hiệu quả chù của chúng. T ơ hồng không chỉ leo cuốn cây mà cũng
truyền bệnh khi nó sinh trướng và tấn công lên mội số thực vật.

3 40
Hinh 12.19. Năm kiểu của các rễ biến thái, a) Cây ngô: các rễ chống xuất phát từ thân vả giữ cho cây thẳng
đứng; b) Các cây lan biểu sinh bám vào cây gỗ xa tren mặt đất ở nhiệt đới. Các rễ của chung đã thích nghi
để hút nước từ không khí hơn là từ đất; c) Cae rễ khí ựoreground) là các mấu lồi xốp lừ các rễ bên dưới;
d) Rễ dự trữ nưác cản năng han 50 kg (60 pounds); e) Các rễ bạnh của cây và (cây sung) nhiệt đôi.
(Từ Ravẽn et al., 2010).

R ễ dự trừ (hức ăn. Mạch gỗ của các rễ nhánh của cây khoai lang và các loài thực vật
khác cách quãng sinh ra nhiều những tế bào nhu mô thái cực, chúng tích luỹ hàm lượng lớn
hydrat cacbon. Cây cà rốt, củ cải đường (Beta vulgaris), củ cần (Pastinaca saliva), cải củ
{Raphanus salivas) và củ cải (Brassica rapa) có sự phối hợp của thần và rễ trong chức năng
tích luỹ thức ăn. Các lát cắt ngang của những rẻ này làm nổi rõ cấu tạo da vòng của sinh
trướng thứ cấp.
Rễ tích nước. Một số những thành phần của họ Bầu bí (Cucurbitaceae), đặc biệt những
cây mọc ở các vùng khô hạn, có thể sinh ra các rẽ tích nước cân nặng 50 kg hoặc nhiểu hơn
(hình 12.19d) (Raven et al., 2010).
Rễ gờ (rẻ bạnh). Một số loài vả, sung ( Ficus ) và các cây gỗ nhiệt đới khác sinh ra các
rễ gờ đồ sộ hưởng vào gốc của thân, những rễ này rất bền chắc (hình 12.19e).

12.4. THÂN: GIÁ ĐỠ CHO CÁC c ơ QUAN TRÊN VÀ DƯỚI MẶT ĐẤT
Cấu trúc giá đỡ của hệ thống cành thực vặt có mạch là khối cấc thân được giãn ra từ hệ
thống rễ dưới mật đất vào không khí, thường đạt đến chiều cao lớn. Những thân dày và
cứng có khá năng mọc lẽn trên ngược sức hút trọng lực là thích nghi cổ xưa đã cho phép
thực vật di chuyển vào các hệ sinh thái trên cạn.

341
12.4.1. Thân mang lá, hoa và là giá dõ trọng lượng của cây
Giống như rễ, các thân chứa ba kiểu mô thực vật. Thân cũng chịu sự sinh trưởng từ các
mô phân sinh đỉnh và bên. Có thể xem thân như một trục mà từ đó mọc ra các thân khác và
các cơ quan. Các mô phân sinh đỉnh cành có khả năng sản sinh ra các cơ quan và các thân
mới này.

12.4.1.1. Cấu trúc bên ngoài của thân


Mỏ phân sinh đỉnh cành khởi đẩu các mỏ thân và sản sinh không liên tục sinh ra các
chỗ phồng (mầm) có khả năng phát triển thành các lá, các cành khác hoặc thậm chí các hoa
(hình 12.20). Các lá có thể phải sắp hàng trong xoắn bao quanh thân hoặc chúng có thể ở
trong cặp đối diện hoặc thay thế lẫn nhau, chúng cũng có thé ở trong các vòng xoắn
(vvhols) cùa ba hoặc nhiều hcm (hình 12.21).

6 7 ỊI(T1
Hỉnh 12.21. Cảc kiểu sắp xếp của lá. Đa kiểu phổ biển của sự sấp xểp
lá thay thế, đối diện và vòng xoắn.
Hình 12.20. Đỉnh cành. Vi ảnh
scan điện tử của mô phân sinh
đinh cây lúa mì Ợriticum). (Theo
Raven et al., 2010).

Sắp xếp theo vòng xoắn là phổ biến nhất và còn do các nguyên nhân còn chưa hiểu
được các lá kế tiếp hướng đến phải là ờ vị trí cách nhau 137,5". Góc này gắn liền với trung
độ tỷ lệ toán học được phát hiện trong tự nhiên. Góc xoắn trong vỏ cùa một sô' động vật
chân bụng là đúng như vậy. Trung độ đã được sử dụng trong kiến trúc cổ điển (kích thước
thành Pathenon Hy Lạp), và ngay cả trong nghệ thuật hiện đại (ví dụ, trong các bức tranh của
Mondrian). Trong thực vật, hình mẫu này của sự xếp lá, đuợc gọi là xếp lá (phyllotaxy), có
thể tối ưu hoá sự phơi lá ra ngoài nắng.
V ị trí gắn lá vào Ihân được gọi là mát (nốt, mấu, node): đoạn thân nằm giữa hai mắt
gọi là đốt (lóng, intemode). L á thường có phiến lá và đôi khi có cuống lá. Góc giữa cuống
lá (hoặc phiến lá) và thân được gọi là nách lá (kẽ lá, axil). C h ồ i nách được sinh ra trong
mỗi một nách lá. Chồi này là sản phẩm của mỏ phán sinh đỉnh cành sơ cấp và bản thân nó
là mô phân sinh đỉnh cành. Các chổi nách thường phát triển thành các cành với các lá hoặc
có thế lạo các hoa.

342
Không phải thực vật một lá mẩm Chói
cũng không phải các thực vật hai lá mầm
thân cỏ sản sinh ra tẩng sinh bần. Các
thân Irong những thực vật này thường có
màu lục và quang hợp, ít nhất là các tế
bào bẽn ngoài chứa diệp lục. Các thân cỏ
phổ biến là có các khí khổng và có thể
còn có các túm lông.
Các thân gỗ có thể tồn tại nhiều
năm và phát triển các nét khác biệt bổ
sung thêm vào các cơ quan nguyên gốc Phiến lá —
đã được hình thành (hình 12.22). Các
chồi tận cùng thưcmg sinh trưởng tăng
chiều dài của hệ thống cành trong mùa
sinh trướng. Một sô' chồi, chảng hạn như
Hỉnh 12.22. Nhánh gỗ. a) Mùa hè; b) Mùa đông.
các chồi cây phong lữ (G eranium ), là
không được bảo vê, nhưng đại bộ phận các chồi của thực vật thân gỗ có các vảy bảo vệ chồi
đông, các vảy này tróc ra để lại các sẹo vảy chồi sống nhỏ xíu khi các chổi này sinh trưởng.
Một sô' nhánh có các sẹo nhỏ xíu với nguồn gốc khác nhau. Cặp các mấu giống con
bướm được gọi là các /đ kèm (phần của lá, stipule) phát triển tại gốc một số lá. Những lá
kèm này có thể rụng đi để lại các sẹo lá kèm. K hi các lá của những cây gỗ rụng lá rơi đi,
chúng để lại các sẹo lá với những sẹo bó nhỏ xíu ghi dấu nơi đã từng có sự liên kết mạch.
Hình dạng, kích thước và các đặc
điểm khác cùa các sẹo lá có thể khác Biểu bì (lốp ngoài)

biệt đủ để nhận biết những thực vật Mô dày (các lớp


dưới biểu bi)
rụng lá trong mùa đòng, khi chúng
khòng có lá (hình 12.22).

12.4.1.2. Cấu trúc bén trong của thân


Nét khác biệt lởn giữa của các thân
một lá mầm và hai lá mầm là sự tổ chức
của hệ thống mô mạch (hình 12.23).
Hẩu hết các bó mạch một lá mẩm là có
phân tán đặc trưng suốt khắp hộ mô cơ
bản, trong khi các mô mạch hai lá mầm
được xếp thành vòng bao quanh mô cơ
bản phía trong (lõi), và các mồ cơ bản
phía ngoài (vỏ). Sự sắp xếp của mô
mạch có quan hệ trực tiếp đối với khả
năng của ihân chịu sinh trường thứ cấp. Hinh 12.23. Thân. Các lát cắt ngang của thân non
trong (a) thực vật hai lá mầm, cây hướng dương
Ớ Ihực vật hai lá mầm, tầng sinh mạch (Helianthus annus), thấy rõ các bó mạch xếp quanh
có thể phát triển giữa mạch gỗ sơ cấp và phía ngoài cùa thân và (b) thực vật một lá mẩm, cây
ngô (Zea mays), với các bó mạch phân tán đăc trưng.

343
Mach gỗ sơ cấp Mạch rây sơ cấp mạch rây sơ cấp (hình 12.24). Trong nhiều
con đường, tẩng sinh mạch nối với vòng
các bó mạch sơ cấp. Không có con đường
logic trong sự nối các mô mạch sơ cấp ờ
thực vật một lá mầm vốn sẽ cho phép gia
tăng tính đổng nhất theo chu vi. Thiếu
a) tầng sinh mạch, do vậy, thực vật một lá
Mạch gỗ sơ cấp Mạch rày sơ cấp mầm không có sinh trưởng thứ cấp.
Mạch gỗ thứ cấp Mạch rảy thứ cấp

— Gỗ lỏi -I
Gỗ
___ Gỗ dác
I
----Tẩng sinh mạch
— Mạch rây
— Tầng sinh bẩn
Tẩng sinh mạch (mỗ phản sinh bên) L— v ỏ ngoài
C ác lớp sinh
Mạch gỗ sơ cấp _ trưởng hàng ___Mạch rày sở cấp
năm
Mạch gổ thứ cấp Mạch rây thứ cấp
Hinh 12.25. Gốc đốn. Tầng sinh mạch sán ra các
vòng mạch gô (gỗ dác và gỗ lõi khống truyển dẫn),
mạch rây và tầng sinh bần sàn ra ban.

Các vòng trẽn mặt gốc đốn của cây lộ


rõ các vòng năm sự sinh trưởng tẩng sinh
mạch; kích thước tế bào biến đổi, phụ thuộc
vào các điều kiện sinh trưởng (hình 12.25).
Các tế bào lớn được hình thành ờ điểu kiện
thuận lợi như là lượng mưa dồi dào. Các
Tầng sinh mạch
(phân sinh bên) vòng của các tế bào bé nhỏ hơn ghi dấu
những mùa khi sự sinh trưởng bị hạn chế.
Hình 12.24. Sinh trưởng thứ cấp. a) Trước
khi sinh trưởng thứ cấp bắt đầu trong các thân Trong thực vật hai lá mầm Ihân gỗ và thực
hai lá mầm, các mô sơ cấp tiếp tục giãn dài vi vật hạt trần, tầng phát sinh (tượng tẩng) thứ
các mõ phân sinh đỉnh sàn ra sinh trưởng sơ
cấp; b) Khi sinh trưởng thứ cấp bắt đẩu, tầng cấp, tầng sinh bần, xuất hiện trong vỏ ngoài
sinh mạch sản ra các mô thứ sinh và gia tăng (đôi khi trong biểu bì hoặc mạch rây); nó
đường kính của thản; c) Trong thân bốn năm sinh các tế bào bẩn ra phía ngoài và cũng có
tuổi này, các mò thứ sinh tiếp tục giản rộng và
thân trở nên dày lên và hoá gỗ. Nhận thấy rằng thê tạo ra các tế bào tầng vỏ màu lục giống
tầng sinh mạch tạo ra trụ chạy dọc từ trên tế bào nhu mô vào phía trong (hình 12.26).
xuống trong các rê và các cành có chúng.
Các mô bần chứa các tế bào không ihấm với
suberin ghél nước sau khi chúng được hình thành rồi sau đó chúng chết, tạo nên vỏ ngoài
(outer bark). Mô bẩn ngăn nước và thức ãnđi đến biểu bì, vốn chết và tróc ra. Trong các thân
non, sự trao đổi khí giữa các mô của thân và không khí xảy ra qua lỗ bì (bì khổng), nhưng
khi tầngsinhbán tạo rabần, nó cũng sàn ra các đốm cùa những tế bào không suberin hoá
thấm qua lỗbì. Những tế bào không suberin hoá này, vốn cho phép trao đổi khí được tiếp
tục, gọi là lỗ vỏ (lenticels) như trên hình 12.26.

' MA
52 um

Hinh 12.26. Lát cắt lớp vỏ ngoài. Một giai đoạn sớm trong sự phát triển của lôp vỏ ngoài trong gỗ cây dương
châu Âu (Populus sp.).

Hình 12.27. Lỗ vỏ. a) Các lỗ vò, rất nhiều lỗ nhỏ, có ranh giới, gia tâng bề mặt được nêu ra ỏ đây
trên vò cây đào (Prunus cerasifera), cho phép sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và các mô sống ngay
tức khắc khi thấm vào vò cùa các cây go; í>) Lát cắt ngang qua lỗ vò trong thân cây cơm cháy (Sambucus
cannadensis). (Theo Raven et al., 2010).

12.4.2. C á c thân biến thái thực hiện s ự nhân giống sin h dưỡng và dự trữ c á c chất
dinh dưỡng

Mặc dầu đa phần các thân sinh trưởng dựng ngược, một số có những biến đổi để phục
vụ cho các mục đích chuyên biệt, trong đó có sự nhân giống sinh dưỡng. Thực tế là sự nhân
giống nhân tạo phát triển rộng khắp, cả về diện thương mại và cá thể, thường liên quan đến
sự cắt thân thành các đoạn vốn sau đó được trổng vào đất, tạo ra nhũng cây mới. K hi bạn đã
quen biết các thân biến thái sau đây (hình 12.28), hãy nhớ rằng các thân có lá lại các m ắt
(mấu) và các chồi ở nách lá, trong khi đó rễkliông có lá, mắt hoặc chồi nách.

12.4.2.1. Hành (bulb)


Những cây hành, hoa loa kèn và tulip có các thân phình to dưới mặt đất, đó là các mầm
lớn với các rễ phụ tại gốc (hình 12.28a). Hành là cành thẳng đứng dưới mặt đất, gồm các lá
nạc gắn vào thân bé nhỏ, giống quả đấm. Nếu cắt dọc củ hành bạn sẽ thấy các lớp lá có gốc
dày lên dự trữ thức ăn (hình 12.29). Đối với đại đa sô' hành, lá nãm kế sau đến từ ngọn của
đính cành, được bào vệ bởi các lá dự trữ từ năm trước.

345
d) e) 0
Hinh 12.28. Các kiểu thân biến thái, a) Hành; b) Thân rễ cùng các rễ phụ; c) Thân bò; d) Thân củ;
tì) Tua cuốn; f) Cành dạng lá (Theo Raven et al., 2010)!

12.4.2.2. Thân ngẩm (corm). Cây nghệ tây, hoa laycm


và các cây vườn phổ biến khác sản ra các thân ngầm
bề ngoài giống với hành. Tuy nhiên, cắt đôi thân
ngầm, khòng thấy các lá nạc. Thay vào đó, hầu như
tất cả thân ngầm chứa thân, với một ít kết cấu giống
như giấy, các lá không hoạt động màu nâu ở bẽn
ngoài và các rễ phụ bên dưới.
12.4.2.3. Thân rể. Các loại cỏ lâu năm, đương xỉ
(quyết), cây mống mất đốm (bearded iris) và nhiều
thực vật khác sinh ra các thân rễ với đặc trưng có thân
nằm ngang sinh trường dưới đất, thường áp sát bề mặt
(hình 12.286 và 12.28 d). Mỗi mấu có lá kín đáo với
Hình 12.29. Hành cắt dọc chồi nách; các lá quang hợp lớn hơn có thể được sinh
Thấy rõ các lớp lá có gốc dày lên dự trữ ra tại đỉnh rễ. Những rễ phụ xuất hiện suốt chiều dài
thức ân.
của thân rễ, chủ yếu là ờ mặt dưới.
12.4.2.4. R ề b ò lan và rể thân bó. Nhũng cây dâu tây (dâu đất) tạo ra các thân nằm ngang
với các lóng dàikhông giống thân rễ, thường mọc lan theo mặt đất. Mộ! số những cây rễ bò
lan có thểlan tỏara từ cây đơn (hình 12.28c). Một số nhà sinh học sử dụng thuật ngữ thân
bò (stolon) cho các thân có lóng dài (nhưng không phải là rễ) vốn sinh trưởng dưới mặ! đất,
như thấy ở cày khoai tây(Solanum sp.). Tuy nhiên, khoai tây tự nó là một kiểu khác cùa
thân biến thái, thân cù.

346
12.4.2.5. Thân củ. Trong những cây khoai
tây hydratcacbon có thể tích lũy tại các đỉnh
của các rẻ bò, vốn phình to ra, trờ thành
thân củ; các thân bò chết sau khi thân củ
trướng thành (hình 12.28 d). Các "mắt" trên
củ khoai tây là các chồi nách được hình
thành trong nách của các lá giống vảy (hình
12.30). Những lá này hiện hữu khi củ khoai
tây bắt đầu được hình thành, rụng nhanh
sau đó; bờ nhỏ xíu kẻ sát mỗi "mắt" của củ
khoai tây trưởng thành là sẹo lá. Khoai tây
không mọc ra từ hạt được các hoa khoai tây
lạo nên, nhưng đã nhân giống sinh dưỡng
từ "hạt khoai tây". C ủ khoai tây được cắt ra
Ihành các miếng, mỗi một chứa ít nhất một
mắt và chúng được trồng vào đất. Sau đó
mắt sinh trưởng thành cây khoai tây mới.

12.4.2.6. Tua cuốn. Nhiều thực vật dây leo, ví như cây nho (Vili.ỉ) và đây thường xuân Anh
(Hederá), tạo ra các thân biến thái được biết như là những tua cuốn vốn quấn quanh các giá
đỡ và giúp cây leo bám (hình 12.28e). Một số tua cuốn khác như những tua cuốn ở cây đậu
và cây bí ngô (Cucurbita pepo), thực sự là các lá hoặc các lá chét bị biến thái.

12.4.2.7. Cành dạng lá. Xương rồng và vài thực vật khác tạo ra các thân dẹt, quang hợp
được gọi là các cành dạng lá (cladophylls) vốn giống với các lá (hình 12.28/). Trong cây
xương rồng, các lá thật đã bị biến đổi thành các gai.

12.5. L Á : C ơ Q U A N Q U A N G HỢP

Các lá được khởi đầu như những mầm từ các mô phân sinh đỉnh (hình 12.20). Như đã
biết, các lá gắn vỏi cuộc sống vì chúng là nơi quan trọng của quang hợp trên đất, cung cấp
cơ sở cho chuồi thức ăn. L á sinh trưởng nhờ các quá trình phân bào và giãn bào. V ì lá có
vai trò quyết định dối với thực vật, những đặc điểm như sự sắp xếp của chúng, hình dang,
kích thước, cấu trúc bên trong có ý nghĩa lớn và có thể khác biệt lớn. Các hình mẫu khác
nhau có giá trị thích ứng trong những môi trường khác biệt.
L á là sự giãn của mô phân sinh đỉnh cành và sự phát triển của thân. K h i lần đẩu nhú
ra như là mầm, nó chưa được xác định để phải trở thành lá. Các thực nghiệm, trong đó
mầm lá rất non đã được tách ra từ dương xỉ và cây húng chanh (P leclrantliiis fn ilic o su s)
và đã sinh trướng trong nuôi cấy mỏ đã minh chứng cho đặc điểm này: nếu các mẩm là
đủ non, chúng sẽ tạo thành cành nguyên vẹn hơn là lá. Sự bố trí của mẩm lá và các lần
phân bào đẩu tiên xảy ra trước khi những tế bào này được xác định vào con đường phát
trien lá.

347
1 2 .5 .1 . C ấ u trú c bên n g o ài c ủ a lá phản ánh hinh thái c ủ a m ạch

Các lá được phân thành hai nhóm hình thái khác nhau, phản ánh những khác biệt trong
sự phân hoá theo nguổn gốc tiến hoá. L á gân đơn (microphyll) là lá có một gần phân
nhánh từ trụ mạch cùa thân và không giãn theo toàn bộ chiều dài cùa lá; các lá đơn hầu hết
là nhỏ bé và liên kết nguyên sơ với ngành Lycophyta. Hầu hết thực vật có lá gọi là lá lớn
(megaphyll) có nhiều gân.
Hầu hết các lá thực vật hai lá
mầm có phiến lá dẹt và cuống
thon, cuống lá. Làm dẹt lá phản
ánh sự chuyển đổi từ dối xúng
xuyên tâm sang đối xứng lưng -
bụng (đỉnh - gốc). Làm dẹt lá gia
lăng bề mặt quang hợp. Các nhà
sinh học thực vật đúng là mới bắt
đầu hiểu sự chuyển đổi xảy ra như
thê' nào nhò việc phân tích các thể
đột biến thiếu phân biệt đỉnh và
gốc (hình 12.31).
Ngoài ra, các lá có thể có cặp lá
kèm mọc nhô ra tại gốc của cuống
lá. Những lá kèm có thể là giống lá
hoặc biến đổi thành các gai (như
trong khung hình vuông, Robinia
pseudoacacia) hoặc các tuyến (như
trong cây mận lá màu tía, Prunus Hình 12.31. Xác lập đỉnh và gốc của lá. Một vài gen, bao gồm
PHABULOSA (PHB), PHAVOLUTA (PHV), KANADI (KAN) và
cerasifera ), biến động đáng kể về Y ABBY (YAB) làm dẹt lá Arabidopsis với sự khác biệt mặt trên
kích thước từ mức hiển vi đến hẩu và mặt dưới. Các ARN, PHB và PHV bị hạn chế đối với đỉnh;
KAN và YAB được biểu hiện trong các tế bào gốc cùa lá. PHB
như một nửa kích thước của phiến lá và KAN có mối quan hệ đối kháng, hạn chế sự biểu hiện của
(Raven et al„ 2010). Các lá cỏ và mỗi một để tách các vùng lá. KAN dẫn đến sự biểu hiện YAB và
làm chậm sự phát triển của lá. Không có KAN, cả hai phía của
những thực vật một lá mẩm khác lá phát triển giống như phẩn đỉnh. (Theo Raven et al., 2010).
thường thiếu cuống lá. Những lá đó
thường bọc thân phía gốc.
G ân (thuật ngữ dùng cho các bó mạch trong lá) gồm cà hai mạch gỗ và mạch rây, gân
phân bô suốt khắp các phiến lá. Những gân chính là song song trong hầu hết lá thực vật
một lá mẩm; mặt khác các gân của thực vật hai lá mầm hình thành mạng lưới, thường là
phức tạp (hình 12.32).
Các phiến lá biến động về hình dạng (hình 12.33), từ hình bầu dục đến thuỳ sâu đề
thành các lá chét riêng biệt. Trong các lá đơn, như lá cây đinh hương, cây mít, cây chè, có
một phiến lá duy nhất, nhưng các lá đơn có Ihể lõm thanh các thùy có kích thước khác
nhau, như lá cây sổi.
Hinh 12.32. Câc là thuc vât hai là mâm và mot là mâm. a) Câc lé thiic vât hai là mâm nhu cây hoa tim châu
Phi này cô quan hê tir Srilanka, duoc coi nhu là dang luôi hoâc câc gân; b) Câc gân cüa thi/c vât mot là mâm,
vi nhu cây co cài (Sabal palmetto), cô câc gân song song.

Câc kieu là

Lâ don (simple leaf) Lâ kép (compound leaf)

Câc dang lâ

Càc mép lâ

Hinh 12.33. Su da dang cüa hinh thâi lâ. Câc lâ ddn là nhüng lâ vôi phién lâ ddn. Mot so câc lâ kép gôm câc
lâ chét xëp hàng doc theo truc trung tâm. Su phân chia tiép theo cùa câc lâ chét dan dén su xuât hiên lâ kép
düp. Nhüng dàc trung khâc cùa hinh dang lâ cüng cô thé dUdc sCr dung dé nhân biét câc loài thi/c vât.
(theo Pervez et al., 2008).

Câc lâ kcp (hinh 12.33), vi nhir câc lâ cùa cây tân bî, cao su, sân, dé ngira, ho dào,
phién lâ dirçfc chia thành câc lâ chét. Quan hê giùa lâ don và lâ kép là mot câu hôi mer. Cô
hai su giâi thfch dà duoc tranh luân: 1) lâ kép là lâ don cô thùy cao, hoâc 2) lâ kép su dung

349
chương trình phát triển cành và mỗi lá chét một thời đã là lá. Đ ể trả lời câu hỏi này, các nhà
nghiên cứu đã sử dụng các đột biến đơn có sự chuyển đổi những lá kép thành những lá đơn
(hình 12.34).
Ý tưởng khoa học:
Giá thuyêt: Gen ƯNIFOLIATA (UNI) là cần cho sự phát triển lá kép trong cây đậu Hà Lan, P isu m
sa iivum .
Dự doán: Mầm lá dang phát triến cùa cây đậu Hà Lan kiêu hoang dã sẽ biểu hiện gen UN! trong khi đó
các cây thẻ đột biến Iini không biểu hiên gen đó.

Thử nghiệm: cắt các lát mỏng của kiêu hoang dã và của các cành dậu thể đột biến rồi đạt chúng lên
phim đèn chiếu hiển vi. Thừ đối với sự hiộn diên của ƯNI A R N sử dụng que dò ADN sợi đơn, nhuộm màu
vốn chi sẽ lai (gán vào) UNI ARN. Nhìn ihấy các phần nhuộm màu dưới kính hiên vi.
Cành kiểu hoang dã Cành thể đột biến uni

M /
P4
-- '
PS .
, . ' PS
í -
,P 6 /'* ■ ‘ ’'ỉ

ỉr7r:ậ -*;/ i.
SM—mô phân sinh cành; P1-P6- mầm lá

Kết quả: Đã tìm thấy UNT ARN trong kiểu hoang dã và cũng như trong các lá thể đột biến, nhưng ở các
mức thấp.
Kết luận: Gen u n i thể đột biến đã được phiên mã nhưng ở mức thấp hơn so với gen kiểu hoang dã. Như
vậy dự đoán dã là không chính xác.
Thực nghiệm tiếp theo: Mặc dầu gen Iini đã được biểu hiên, lá kép đã không phát trién. Cải tiến giả
thuyêì và dể xuất thực nghiệm đế thừ giả thuyết đã dược sửa. (Từ Raven et al., 2010).
Hình 12.34. Điều hoà di truyền sự phát triển của lá

12.5.2. Cấu trúc bên trong củ a lá điểu hóa s ự trao đổi khí và thoát hoi nước

Toàn bộ bể mặt cùa lá được phủ một lớp mò bì trong suốt và hầu hết các tế bào mô bì
này không chứa diệp lục. Như đã mỏ lả trước đây, mỏ bì có cutin sáp, các kiểu tuyến khác
biệt và những túm lông. Cũng vậy, mô bì dưới (và đôi khi mõ bì Irên) của đa sô lá chứa các
khí khổng với hình dạng giống mồm hoặc khe dược các tế bào khí khổng kèm hai bên mép
như trên hình 12.35.

350
Mô ớ giữa biểu bì trên v à dưới gọi là Té bào khi khổng Tế bào biểu bi
° " s - Tẽ bào biểu bì
thịt lá (mesophyll). Thịt lá chứa các gân Té'bào kh(khổng
với kích thước khác nhau phân bố rải rác. vách 1,onạ
dày của tế
bào khí
Đa số các lá thực vật hai lá mầm có
hai kiều thịt lá khác biệt. Áp sát vào mô bì
trên là một đến một số (thường lả hai)
hàng xếp sít nhau của các tế bào mô giậu
Lỗ khí Lỗ khí
(các tế bào nhu mô chứa các lục lạp) dạng
Lục lạp b)
hình thùng đến dạng hình trụ cấu thành
Hình 12.36. Khí khổng, a) Nhìn bề mặt;
mô giậu (hình 12.37). M ột số thực vật, b) Nhin lát cắt ngang (Từ Raven et al., 2010).
gồm các loài bạch đàn (Eucalyplus ), có các lá treo thõng xuống, hơn là hướng nằm ngang.
Chúng chứa mỏ giậu trên cả hai phía cùa lá.

Mạch
gỗ

Mạch
rây

Hinh 12.36. Lát cắt ngang lá. Thấy rõ trên lát cắt ngang sự sắp xếp của mô giậu và mô xốp, các bó
mạch hoặc các gân và mô bỉ với cặp tô' bào khí khổng ỏ hai mép lỗ khí.

Hầu như tất cả các lá hai lá mầm có các tế bào nhu mô thịt lá sắp xếp xốp lỏng lẻo giữa
những mồ giậu và mô bì dưới, với nhiều gian khí (không gian chứa khí) suốt khắp mô. Các
khoảng không giữa các tế bào nối liền nhau, cùng với các khí khổng, hoạt động trao đổi khí
và cho hơi nước thoát ra từ lá.
Phần Ihịt của các lá một lá mẩm thường không phân hoá thành các lớp mô giậu và mô
xốp, thường có một ít khác biệt giữa mô bì trên và mô bì dưới. Thay vì, ra các lá biến thái
lớn gọi là các lá bắc (hầu hết nhuộm màu đỏ ờ cây trạng nguyên và màu trắng hoặc màu
hồng ớ cây thù du). Những lá bắc này bao quanh các hoa thực và thực hiện chức nãng như
những cánh hoa sặc sỡ (hình 13.8).
Các tế bào bao quanh mô mạch là khác biột và là nơi cố định cacbon. Sự khác biệt giải
phẫu này thường tương quan với con đường quang hợp biến đổi, con đường quang hợp C 4,

351
vốn tối ưu lượng C 0 2 tương quan 0 2 để giảm thiểu năng lượng bị mất qua quang hô hấp.
G iải phẫu của lá tương quan trực tiếp đến hành động tung hứng trong cân bằng sự mất
nước, trao đổi khí và vận chuyển sản phẩm quang hợp đến phẩn còn lại của cây.

a) b) c)

Hinh 12.37. Một sô' các lá bien thái: a) Gai xương rồng; b) Lá sinh sàn. Các cây nhỏ bé xuấl hiện ỏ khía rãnh
đọc theo lá của cây thuốc bòng (cây sống đời, Kalanchoe daigremontiana), các cây con này tảch khỏi lá và
mọc Ihành cây mới; c) Lá dự trữ (Theo Raven et al., 2010), còn được gọi là lá cửa sổ, window leaves). Phần
lân thực vật mọng nước như cây giọt bâng (Mesembryanthethemum cryslallinum, ]ce plant) lá với các đĩnh
trong suốt, các đinh trong suốt có mô bi dày, cutin, có các lòng trong suốt chứa đầy nuủc, tạo cảm giác về lớp
phủ chứa băng, nhận ánh sáng vào hốc ben trong; bằng cách đó quang hợp xảy ra. Nước chứa trong lá giúp
cây sống qua điéu kiện khô hạn.

12.5.3. C á c lá biến thái lả c á c co quan thích ứng cao

Thực vật chiếm lĩnh các môi trường rất đa dạng, từ các hoang mạc đến các hổ, rừng
mưa nhiệt đới, những biến đổi của các cơ qụan thực vật xuất hiện giúp cây thích ứng được
với những sinh cảnh riêng biệt của chúng. Đặc biệt, các lá đã phát triển một số những thích
nghi khác thường. Chúng ta điểm qua những biến thái đó dưới đây:

12.5.3.1. Các lá hoa (các lá bắc). Cây trạng nguyên lá nhỏ (Poinsettia) và cây thù du
(Cornus) có các hoa tương đối nhỏ, kín đáo, màu vàng ánh lục. Tuy nhiên, cả hai cây sinh
ra các lá biến thái lớn gọi là các lá bắc (hầu hết nhuộm màu đỏ ờ cây trạng nguyên (hình
13.8) và màu trắng hoặc màu hổng ở cây thù du). Những lá bắc này bao quanh các hoa thực
và thực hiện chức năng như những cánh hoa sặc sỡ.
Tuy nhiên, ờ những cây khác, các lá bắc có thể hoàn toàn nhỏ bé và kín đáo.

12.5.3.2. Các gai. Các lá của nhiểu xương rồng và các loài cây khác đã được biến đổi thành
các gai (hình 12.37a). Ở cây xương rồng ít có mặt lá giúp giảm thiểu sự mất nước và các
gai nhọn cũng ngăn càn những con vật ãn cây. Đừng nhầm lẫn các gai này với nhũng gai,
như là gai trên cây bồ kết (Gledistia triacanthos), vốn là các thân biến thái, hoặc với những
nhú gai trên cây ngấy (mâm xôi), vốn là các mấu lồi từ mô bì.

12.5.3.3. Các lá sin h sán . Một số thực vật, ví như cây thuốc bỏng (sống đời, Kalanchoe)
như trên hình 12.37/?, sinh ra những cây non nhỏ xíu, nhưng hoàn chỉnh dọc theo các mép
lá. Mỗi một cây non, khi được tách ra khỏi lá, có khả năng sinh trưởng độc lập ihành cây
có kích thước đầy đủ. C ây dương xỉ (Asplénium rhizophylliim iiim ) sản sinh ra các cây non

352
mới tại các đỉnh phía trước của nó. Mặc dầu nhiều loài có thể tái tạo cây nguyên vẹn từ
các mổ lá cách ly, đây là sự tái sinh trong cây (in vivo) đã phát hiện chính xác trong một
số ít loài.

12.5.3.4. Lá d ự trữ (lá cửa sổ, window leaves). Một vài chi thực vật như chi Mesembiyanthemum
có cây giọt băng (M. crystallinum) mọc trong các vùng khô hạn sinh ra các lá có mô bì với
cutin dày có các đỉnh và lỏng phủ trong suốt chứa đẩy nước, tạo ra cảm giác một lớp băng
phú. Nước chứa trong lá được cây sử dụng trong điều kiện khỏ hạn (hình I2.37c). Các lá
thường có Ihế’ bị gió vùi vào cát, nhưng các đỉnh trong suốt với mô bì dày tiếp nhận ánh
sáng vào các hốc bên trong. Điều đó cho phép quang hợp xảy ra (Kom am iskii et al., 1962;
Raven et al„ 2010).

12.5.3. 5. Lá bón g râm (shade leaf). Các lá được hình thành trong bóng râm, nơi chúng
nhận được ít ánh sáng, xu thế là có bể mặt lá lớn hơn, nhưng mỏng hơn và mô thịt lá ít
hơn so với các lá nhận được ánh sáng trực tiếp trên cùng một cây. Tính thích ứng đó
trong sự phát triển của lá là đáng chú ý. Các tín hiệu môi trường có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển.

12.5.3.6. Lá ăn côn trùng. Hầu như 200 loài thực vật có hoa có các lá bảy côn trùng như
trên hình 12.38; một sô' cây tiêu hoá các phần mềm của côn trùng. Thực vật có các lá ăn
côn trùng thường mọc tại những vùng đẩm lầy thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu hoặc
chứa các nguyên tố ờ dạng cây không hấp thụ được; điều đó ức chế khả năng của cây duy
trì quá trình trao đổi chất cẩn cho sự sinh trưởng và sinh sản của chúng.

_» Dionaea muscipula Drosera rotundifolia


a )

Hinh 12.38. Lá bẫy côn trùng

Tuy nhiên, nhu cầu của chúng đã được đáp ứng nhờ sự hấp thụ bổ sung cấc chất đinh
dưỡng lừ giới động vật.
Những cây nắp ấm, ví dụ, cỏ lá kèn (Sarracenia), cây nắp ấm (Nepenthes sp.) hoặc
Darlingtonia, có các lá dạng nón, nước mưa có thể tích lại trong đó. Bên trong lá có nhiều
lông cứng chĩa xuống xếp thành vành miệng. Cuối cùng côn trùng lọt vào lá như vậy khó

23A-GTSINHHOC PT 353
tìm dường thoát và rồi bị chết đuối. Trên hình 12.38ữ, cây bắt ruổi (Dionaea miiscipula)
hấp thụ các chất dinh dưỡng từ côn trùng đã bẫy được vào bên trong lá. L á cây này trông
giông các khớp giữa sườn. K hi có kích động rất nhỏ, các lông trên phiến lá bịkích thích khi
côn trùng di chuyển, hai nứa lá đóng sập lại và enzym tiêu hoá phân huỷ cấc phẩn mềm của
côn trùng dã bẫy được thành những chất dinh dưỡng vốn có thể hấp thụ được qua bé mặt lá.
Những loài thực vật khác, ví dụ như cây mao cao (D rosera rotundifolia ) như trên hình
12.38/), có các tuyến tiết ra chất nhầy đính bắt côn trùng, vốn sau đó bị enzym phân huỷ,
giải phóng ra các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Nitơ là chất dinh dưỡng thiết yếu phổ
biến nhất. Một cách kỳ lạ, cây bắt ruồi không thể sống sót trong môi trường giàu nitơ, có lẽ
như là kết quả của sự loại bỏ hoá sinh trải qua quá trình tiến hoá phức tạp vốn phát triển
khá năng của nó bắt và tiêu hoá côn trùng.

TÓ M T Ắ T C H Ư Ơ N G 12: P H Á T T R IE N c ơ T H E (HÌNH TH Á I) T H Ự C V Ậ T
12.1. Tổng quan vế tổ chức cơ thể thực vật
- Thực vật có mạch có rề và cành. Hệ rẻ là phần sơ sinh bên dưới mặt đất; rẻ neo cây và hấp thụ nước
và khoáng chất. Hệ cành là ở trên mặt đất và cung cấp giá đỡ cho lá và hoa.
- Rể và cành gốm từ ba kiểu mô. Ba kiểu các mô là mỏ bi, mô cơ bản và mô mạch.
- Các mô phản sinh tạo sơ dồ chi tiết thiết kế thân thể suốt đời sống của cây. Các mô phân sinh
đỉnh định cư tại các đỉnh của các thân và các rễ. Các mô phân sinh bên tổn tại trong thực vật vốn biểu hiện
sinh trưởng thứ cấp. Chúng gia tăng đường kính của thân và của rễ.
12.2. Các mô thực vật
- Mô bi tạo giao diện bảo vệ vói mòi trưòng. Mỏ bi là biểu bì sơ sinh, vốn thường là các tế bào dày
được mỡ, hoặc là cutin sáp che phù để làm chậm sự mất nước. Các tế bào khí khổng trong mô bỉ điểu hoà sự
mất nước qua các lỗ khí. Lông rễ (lông hút) là các cấu trúc tế bào mô bì giúp gia tăng diện tích hấp thụ của rễ.
- Các tế bào mô cơ bản thực hiện nhiều chức năng, gồm dự trữ, quang hợp và giá đõ. Mô cơ bản
chủ yếu là gồm các tế bào nhu mô, chúng hoạt động dự trữ, quang hợp và tiết. Các tế bào mô dày cung cấp
giá đỡ linh hoạt và các tế bào mô cứng cung cấp giá đỡ rắn.
- Mô mạch dẫn nưòc và các ion khoáng suốt khắp toàn cây. Mô mạch gỗ dẫn nước qua các tế bào
chết được gọi là quản bào và các mạch ống. Mô mạch rây dẫn các chất dinh dưỡng như là saccarose hoà tan
qua các tế bào sống được gọi là các thành phẩn ống mạch rây và các tế bào rây.
12.3. Rễ: cấu trúc móc neo và hấp thụ
Rẻ tiến hoá sau cành và là sự tạo mới cho cuộc sống trên cạn.
- Rễ đã thích nghi đối với s ự sinh trưởng dưới đất và hấp thụ nước vả các chất tan. C ác rễ
đang phát triển biểu hiện bốn vùng: ( 1 ) chóp rễ, cấu trúc bảo vệ rễ; (2 ) vùng phân bào, nơi định CƯ mô
phân sinh đĩnh rẻ; (3) vùng giãn dài, nơi giãn rễ qua đất và (4) vùng trưởng thành, tại đó các tế bào trờ
nên được phân hoá.
- Các rễ biến thái hoàn thành nhiều chức năng chuyên biệt. Hầu hết thực vật có, hoặc hệ thống rễ
cọc chứa rễ đơn lớn với những rẻ nhánh bé hơn, hoặc hệ rễ chùm (sợi) gồm nhiều các rễ nhỏ.
Các rễ phụ cỏ thể được biến thái cho giá đỡ, tăng độ bển chắc, hấp thụ ôxy, dự trữ nước và thức ăn
hoặc ký sinh trên các cây chủ.
12.4. Thân: giá đỡ cho các cơ quan trên và dưới mặt đất
- Thân mang lá, hoa và giá đỡ cho trọng lượng của cây. Lá được gắn vào thản tại các nốt (mât, mấu).
Nách lá là diện tích giữa lá và thản và chổi nách phát triển trong các nách của thực vật hai lá mầm.
Các bó mạch trong các thân thực vật một lá mầm được phân bố ngẫu nhiên; thực vật hai lá mầm các bó
mạch được xếp trong vòng.

354
Tượng táng mạch phát triển giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài cho phép sinh trưởng
thứ cấp.
- Các thản biến thái thực hiện sự nhân giống sinh dưỡng và dự trữ dinh dưỡng. Hành, thân ngẩm,
thân rễ, thản bò, thân cù, tua cuốn và thân dạng hình lá là những ví dụ vể các thân biến thái. Thân củ của cây
khoai tây vừa dự trữ thức ăn, vừa là phương tiện nhân giống mới.
12.5. Lá là cớ quan quang hợp
Các lá là những vị trí cơ bản của quang hợp. Những đăc điểm cùa lá như kích thước, hình dạng và sự sắp
xếp của chúng và cấu trúc bèn trong có thể biến đổi nhiều theo môi trưởng.
- Cấu trúc lá bên ngoài phản ánh hình thái của mạch dẫn. Các bó mạch là song song trong thực vật
một lá mẩm, nhưng hình thành mạng lưới trong thực vật hai lá mầm. Lá của hẩu hết thực vật hai lá mầm có
phiến lá dẹt và cuông lá mảnh dẻ; thực vật một lá mầm thường là không có cuống lá.
Phiến lá có thể đơn hoặc kép (chia thành các lá chét). Lá cũng có thể là lá chét lông chim (với gàn chính
trung tâm, tương tự lông vũ) hoặc dạng chân vịt (với các gân toả tia từ trung tâm).
- Cấu trúc lá bên trong điểu tiết sự trao đổi khí và thoát hơi nước. Các mô cùa lá gồm biểu bi với các
tế bào khí khổng, mô mạch và nhu mô (mô thịt lá) trong đó xảy ra quang hợp. Trong các lá hai lá mẩm với
hướng nằm ngang, nhu mô được phân vùng thành các tế bào mô giậu cạnh bề mặt trên và các tế bào mô xốp
cạnh bề mặt dưới.
Nhu mô của lá thực vật một lá mầm thường là không phân hoá.
- Các lá biến thái là các cơ quan thích ứng cao. Các lá biến đổi nhiều về hinh dạng và ỉhích nghi để
thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Lá có thể biến thái cho mục đích sinh sản, bảo vệ, dự trữ, hấp thụ các
ion khoáng hoặc thậm chí như là cái bẩy côn trùng ở thực vật ân thịt.

C Â U HỎI C H Ư Ơ N G 12
1. Vi sao sinh trưởng sơ sinh (sơ cấp) và thứ sinh (thứ cấp) đểu cần cho thực vật thân gỗ (hình 12.4)?
2. So sánh cấu trúc và chức năng cùa các mạch ống và thành phần ống mạch rây trưởng thành.
3. Vì sao bạn cho rằng các lông rễ không được tạo nên trong miển giản dài (hỉnh 12.4 và 12.9)?
4. Vì sao thân cày không sản sinh cấu trúc tương đương chóp rễ?
5. Vì sao thực vật với lá hướng thằng đứng sẽ sàn sinh ra các tế bào mô giậu mà không sinh ra các tế
bào nhu mô khuyết (xốp)?

238-GT.StJHHOCPT
355
C h ư ơ n g 13

PHÁT TRIỂN SINH SẢN Ở THựC VẬT

Đã biết ràngthực vật hạt kín thể hiện một sự tạo mới tiến hoá với sự xuất hiện của hoa và
quả. Trong chương12, chúng ta vừa xem xét sựphát triển của hình dạng hoặc phát sinh h'rnh
thái (phát triển sinh dưông), trong dó hạt đang nảy mầm cùa nó trải qua các biến đổi để trở
thành cây sinh dưỡng. Trong chương 13 này, chúng ta sẽ mô tả các biến đổi bổ sung vốn diễn
ra trong cây sinh dưỡng để sản sinh ra các cấu trúc hoàn tất liên kết với sự tạo hoa (hình 13.1).
Thực vật trải qua những biến
đổi phát triển dẫn đến độ trường
thành sinh sản dúng như ỏ nhiểu
động vật. Sự chuyển đổi từ non
trẻ vào giai đoạn phát triển trường
thành đã được thấy trong biến
thái cùa con nòng nọc đến con
ếch trưởng thành hoặc từ con sâu
róm thành con bướm bay vốn sau
đó có thể sinh sản. Thực vật cũng
chịu các biến thái tương tự vốn
dẫn đến sự tạo hoa. Không giống
con ếch non, nòng nọc, bị đứt
đuôi, thực vật cho thêm các cấu
trúc mới vào các cấu trúc đang
tồn tại với các mô phân sinh của
chúng. Những quá trình được
điều hoà một cách cẩn thận xác
Hinh 13.1. Chu trinh sống của thực vật có hoa đ ịn h hoa sẽ được h ìn h th ành k h i
(thực vật hạt kln) nào Và ở đ âu.

Hơn nữa, thực vật phải đạt đến khả năng đáp ứng được các tín hiệu nội tại và ngoại
cảnh điều hoà sự tạo hoa. Một khi cây đã có khả năng sinh sản, sự phối hợp các yếu tố,
gồm ánh sáng, nhiệt độ và cả những tín hiệu nội tại ức chế và khởi động, xác định khi nào
hoa sẽ được hình thành (hình 13.2). Những tín hiệu này khởi động các gen chuyên hoá sự
hình thành các cơ quan hoa: đài hoa (lá đài), cánh hoa, nhị hoa và lá noãn (tâm bì). Một khi
các tế bào đã có những chỉ dẫn đê trở thành cơ quan hoa chuyên biệt, còn một thác phát
triển khác dẫn đến cấu trúc ba chiểu của các bộ phận hoa. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết các
quá trình này trong những mục tiếp theo dưới đây.

13.1. S ự C H U Y Ể N Đ Ổ I P H A

Sự chuyển dổi để có khả năng tạo hoa được gọi là sự chuyển đổi pha.
Khi này mầm, hầu hết thực vật không có khá năng tạo ra hoa, dù là tất cả những tín
hiệu môi trường là tối ưu. Các biến đổi phát triển bên trong cho phép thực vật đạt đến khả
năng đáp ứng đối với các tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài (hoặc cả hai) vốn gây nên sự
tạo hoa. Sự chuyển đổi này được coi như là sự chuyển đổi pha.

Các chất ức chế tạo hoa


Non trẻ Trưởng thành ---------------1 Nở hoa

Hinh 13.2. Các yêu tố liên quan trong sự khỏi đẩu sự tạo hoa. Mô hình này thể hiện các sự kiện diễn ra
theo tín hiệu nội tại và môi trưởng làm cho mô phân sinh khỏi đẩu sự tạo hoa. Trải qua sự chuyển đổi pha,
thực vật đạt được khả năng đáp ứng đối vôi cac tín hiệu lạo hoa. (Theo Raven et al„ 2010).

13.1.1. Đỉnh cành và s ự chu yển dổi pha phát triển

Mọi cơ thể đa bào đều trải qua những đặc trưng phát triển xác định, mỏi pha có những
dấu hiệu đặc trưng riêng. V í dụ, ở người, sự phát triển trải qua thời thơ ấu, trẻ nhỏ, thiếu
niên (vị thành niên) và trưởng thành. Đó là bốn giai đoạn chung của sự phát triển cơ thể và
tuổi dậy thì là ranh giới phân chia các pha không sinh sản và sinh sản. Ở thực vật bậc cao
(có mạch), sự phát triển cũng được đặc trimg theo pha như vậy, nhưng trong cơ thể động
vật, những biến đổi chuyển pha ấy xảy ra suốt khắp toàn bộ cơ thề, còn trong cơ thể thực
vật, các chuyên đổi pha chỉ được thực hiện trong mô phân sinh đinh cành.

13.1.1.1. Ba pha p h á t triển của m ô phân sinh đinh cành


Trong quá trinh phát triển sau phôi, các mô phân sinh đỉnh cành trải qua ba giai đoạn
phái triển được xác dinh tốt với mức độ khác nhau trong trình tự:
1. Pha non trẻ,
2. Pha trường thành sinh dưỡng,
3. Pha trường thành sinh sản.
Sự khác biệt trước tiên giữa pha non trẻ và pha trưởng thành sinh dưỡng là ở chỗ pha
trướng thành về sau sẽ có khả năng tạo ra các cấu trúc sinh sản: hoa trong thực vật hạt kín
và nón trong thực vật hạt trần. Tuy nhiên, sự biểu hiện thực tế về khả năng sinh sản của
pha trưởng thành (có nghĩa là nở hoa) còn phụ thuộc vào các tín hiệu phát triển (nội tại)
và tín hiệu chuyên biệt của môi trường. Như vậy, sự thiếu vắng hoa, tự nó chưa phải là chỉ
thị thực sự cùa pha non trẻ.
Sự chuyển dổi từ pha non trẻ sang pha trưởng thành thường kèm theo các biến đổi
trong các đặc trưng sinh dưỡng như hình thái và sự xếp lá (sắp xếp của các lá trên thân), có
gai, khả năng ra rễ (như ớ dây thường xuân), giữ lá lại trên cành ở cây gỗ rụng lá như ở cây

357
sồi (hình 13.3a và b). Những biến đổi như vậy là rõ nhất ờ thực vật thân gỗ lâu năm, nhưng
chúng cũng xuất hiện trong nhiều loài thân cỏ. Không giống với sự chuyển' đổi pha đột ngột
từ pha trướng thành sinh dưỡng vào pha trưởng thành sinh sản, sự chuyển đổi từ pha non trẻ
vào pha trướng thành sinh dưỡng diễn ra một cách tuẩn tự từng bước qua nhiều dạng trung
gian ví dụ như ớ các cây keo (hình 13.3c).
Các cấu trúc trung gian cũng xảy ra trong sự chuyển đổi cùa các kiểu lá dưới nước
thành các kiểu lá trong khóng khí của thực vật thuỷ sinh, ví dụ, cây rong đuôi ngựa
(H yppttris vulgaris, marestail). Như trong trường hợp của A. Iieteropliylla (hình 13.3c),
nhũng dạng trung gian này có cấc vùng khác biệt với các hình mẫu phát triển khác nhau.

a)

Cuống lá

Pha non trẻ Các dạng tnĩng gian Pha trưởng thành
c)
Hỉnh 13.3. Chuyển đổi pha phát triển, a) Các cành phía
dưới của cây sổi này thể hiện pha non trẻ của phát triển;
chúng gắn bó với lá của mình trong mùa đông. Những lá bén
dưới không có khả năng tạo ra lớp rụng và không rời khỏi cây
vào mùa rụng lá. Những biến đổi thấy được này đánh dấu
cùa sự chuyên đổi pha; b) Dây thưởng xuân (Hedera) non
(bên phải) mọc rễ phụ, có sự xếp lá xen kẽ. Dây thường xuân
trưởng thành (bèn trái) có sự xếp lá xoắn và có thể tạo hoa
(a và b là từ Raven et al., 2010); c) Lá cùa cây kéo (Acacia
heterophylla). Thấy rõ sự chuyển đổi pha từ các lá kép lông
chim (pha non trẻ) thành cuống dạng lá (pha trưởng thành).
Nhận xét rằng pha trước vẫn lưu lại ờ đỉnh của lá trong các
dạng trung gian (từLincoln Taiz et al., 2006).

Trong sự chuyền đổi pha từ các lá non trẻ sang các lá trướng thành, các dạng trung
gian chỉ rõ ràng những vùng khác biệt của cùng một lá có (hể biểu hiện các chương trình
phát triển khác nhau. Như vậy các tế bào ở đỉnh vần còn được xác định đối với chương
trình non trẻ, trong khi các tế bào ở gốc trở nên được xác định đối với chương trình trưởng
thành. Các số phận phát triển của hai tập hợp các tế bào trong cùng một lá là hoàn toàn
khác biệt.

13.1.1.2. Mô non trẻ dược sinh ra dầu tiên và được dịnh c ư ở g ố c của cành
Ba pha phát triển thể hiện theo trình tự thời gian trong gradient không gian của tính
non trẻ dọc theo trục của cành. V I sinh trưởng chiều cao bị giới hạn trong mô phân sinh
đính, các mò và các cơ quan non trẻ đã được tạo ra lần đầu tiên định cư tại gốc của cành. Ở
những loài thực vật thân cỏ ra hoa nhanh, pha non trẻ có thể chỉ kéo dài trong vài ngày và
chỉ sinh ra được số ít các cấu trúc non trẻ. Ngược lại, thực vật thân gỗ có pha non trẻ kéo
dài hơn, trong một số trường hợp có thể kéo dài đến 30 - 40 năm (bảng 13.1). Trong các
trường hợp đó, các cấu trúc non trẻ chiếm phần lớn của cây trưởng thành. Một khi mô phân
sinh đã về phía pha trưởng thành, chỉ có các cấu trúc sinh dưỡng đã hình thành và kết quả là
khới động sự tạo hoa. Do vậy, các pha trưởng thành sinh dưỡng và trưởng thành sinh sản
định cư phía trên và phía ngoại biên của đỉnh. A. Cây trẻ trưởng B. Cây nỏ hoa
thành sinh dưỡng
B ản g 13.1. Th ờ i gian pha non trẻ ở một s ố
lo ài c â y gỗ

Thời gian
Loài cây
pha non trẻ

Hoa hổng (Rosa lai chè) 20 - 30 ngày


Nho (Vitis spp) 1 năm
Táo (Malus spp) 4 - 8 năm
Chanh (Citrus spp) 5 - 8 năm
Dây thường xuân (Hedera helix) 5 - 1 0 năm
Cây cù tùng (Sequoịa sempervirens) 5 - 1 5 năm
Cây thích {Acer pseudoptalamus) 1 5 - 2 0 năm
Cây sổi cau (Quercus robur) 20 - 30 năm
Cây sổi cánh (Fagus sylvatica) 30 - 40 năm

Đ ể tính các dạng trung gian trải qua


sự chuyển đổi pha từ non trẻ đến trướng
thành, một mô hình phối hợp đã được đề Hình 13.4. Sơ đố mô hình phối hơp của sự phát
triển cành trong cây ngô. Mô hình nêu ra những
xuất (hình 13.4). Theo mô hình này, sự
gradienỉ gối lên nhau của sự biểu hiện các pha
phát triển của cành được mô tả như là loạt non trẻ, trưởng thành sinh dưỡng và sinh sản doc
theo chiều dài của trục chính và các cành. Đường
các chương trình gối lên nhau được điều
màu đen liên tục giới thiệu các quá trình cẩn thiết
hoà độc lập (non trẻ, trưởng thành và sinh trong tất cả các pha phát triển. Mỗi một trong ba
pha có thể được điều phối bằng các chương trình
sản), các chương trình này điểu biến sự phát triển tách biệt, với các pha trung gian xuất
biểu hiện lập hợp chung của các quá trình hiện khi các chương trinh gối lên nhau. (A) Cây trẻ
trường thành sinh dưỡng. (B) Cây đang nở hoa.
phát triển. (Theo Pethig, 1990; Từ Lincoln Taiz et al., 2006).

359
13 .1 .2 . C á c đ ộ t b iến làm sá n g tỏ c á c h điều phối s ự c h u y ể n đổi pha

Nói chung dẻ dàng hơn có được cây để hồi biến từ trưởng ihành trở lại trạng thái non
trẻ so với sự cảm ứng chuyển đổi pha bằng thực nghiệm. Áp dụng hormon thục vật
gibberellin và tỉa cành mãnh liệt có thể gây ra sự hồi biến. Trong truờng hợp thứ hai, xảy ra
sự sinh trướng sinh dưỡng mới, vì khi các cây bụi bị cắt tỉa cho kết quả của phàn ứng là
sinh trường mới xum xuẽ.
Thê đột biến hoa phôi (em bryonic flow er, emf) cùa Arabiclopsis hẩu như nở hoa ngay
iức khắc (hình 13.5), điều này nhất quán với giả thuyết rằng alen kiểu hoang dã loại bỏ sự
tạo hoa. K h i cây kiểu hoang dã trưởng thành, sự biểu hiện EMF giảm thiểu. Phát hiện này
giả định rằng nở hoa là trạng thái thiếu và rằng đã phát triển các cơ chế để làm chậm sự nở
hoa. Sự chậm trể đó có lẽ cho phép thực vật tích trữ được nhiều hơn nâng lượng cán phân
phối cho sự sinh sản.

V í dụ vể sự cảm ứng chuyển đổi từ non trẻ sang trưởng thành đến từ sự biểu hiện quá
mức gen cẩn cho sự tạo hoa, gen này đã được phát hiện trong nhiều loài. Đ ó là gen LEAFY
( LFY ), gen này đã đuợc chọn dòng trong Arabidopsis, miền khởi động của nó đã được thay
thế với miền khởi động virut vốn dẫn đến các mức cao, ổn định của sự phiên mã LFY. Sau
đó LFY với miền khởi động virut của nó đã được đưa vào trong các tế bào cây dương
(Popithts trémula) được nuôi cấy, các tế bào này được dùng để tái sinh cây. K h i LFY này
được biểu hiện quá mức trong cây daơng, chỉ mất hàng tuần đã nở hoa, thay vì phải hàng
năm (hình 13.6).

Hlnh 13.5. Hoa phôi (EM F) ngăn Hỉnh 13.6. s ự biểu hiện quá mức của gen tạo hoa có thể
chặn nả hoa sàm . Thục vật thể gia tăng sự chuyển đổi pha. a) Bình thường, mộl cây
đôt biến thiếu protein EMF nở hoa dương sinh trưởng trong một số nâm trước khi nỏ hoa (xem
ngay khi chúng nảy mầm. Hoa có ảnh lổng); b) s ự biểu hiện quá mức cùa gen tạo hoa, LFY,
các lá noãn quái hình và các cấu gây nên nỏ hoa nhanh trong cây dưong chuyển gen (xem
trúc hoa khuyết lật khác bao gồm ảnh lổng),
các rễ (Từ Raven et al., 2010).

360
Sự chuyển đổi pha đòi hỏi cả hai tín hiệu là khởi động đù mạnh và khả năng tiếp nhận
tín hiệu. Sự chuyển đổi pha có thể dẫn đến sự sản sinh ra các chất nhận trong cành đé nhận
được tín hiệu với cường độ xác định. Bàng cách lựa chon sự gia tăng (các) tín hiệu khởi
động hoặc giảm thiểu (các) tín hiệu ức chế có thể gây ra sự chuyển đổi pha.

13.2. S ự T Ạ O H O A

Đã nhận biết bốn con đường tạo hoa được di truyền điều phối: (1) con dường phụ thuộc
ánh sáng, (2) con đường phụ thuộc nhiệt độ, (3) con đường phụ thuộc gibberellin và (4) con
dường tự khiển (phụ thuộc tuổi). Theo các tài liệu khác, có hai kiểu điều khiển tạo hoa:
kiểu cảm ứng và kiểu tự khiển. Theo cách đó, ba con đường đầu tiên được gộp vào kiểu
cảm ứng tạo hoa và con đường thứ tư là kiểu tự khiển (phụ thuộc tuổi).
Trước tiên thực vật có thể dựa vào một con đường, nhưng tất cả bốn con đirờng có thể
phải hiện diện.
Môi trường có thể khởi động hoặc ức chế sự tạo hoa và trong một sô' trường hợp, nó có
thể tương đối trung tính. V í dụ, tăng thòi gian chiếu sáng có thể là tín hiệu rằng ngày mùa
hạ dài đã đến trong vùng khí hậu ôn hoà và rằng những điều kiện đang là thuận lợi cho sinh
sản. Trong các trường hợp khác, thực vật phụ thuộc vào ánh sáng để tích luỹ đủ sô' lượng
đường saccarose để cấp nhiên liệu cho sinh sản, nhưng sự tạo hoa không phụ thuộc dộ dài
cúa ngày.
Nhiệt độ cũng có thể được sừ dụng như là tín hiệu. X uân hoá, sự đòi hỏi phải có Ihòri
kỳ lác động lạnh cho các hạt và các cành để ra hoa, ảnh hưởng của con đường phụ thuộc
nhiệt độ. Thừa nhận rằng điểu hoà sự sinh sản trước hết phát sinh trong những môi trường
nhiệt đới ổn định hơn, nhiều sự điểu phối độ dài ngày và nhiệt độ đã phát triển khi thực vật
chiếm lĩnh nhiều hơn các vùng khí hậu ôn hoà. Thực vật có nhu cầu xuân hoá để tạo hoa
sau, chứ không phải trong mùa đông giá lạnh, gia tăng thành quả sinh sản. Sự tổn tại các
con đường dư thừa để tạo hoa giúp đảm bảo được các thế hệ mới.

13.2.1. Con đường phụ thuộc ánh sáng là hướng vào chu kỳ quang

Sự tạo hoa đòi hỏi nhiểu năng lượng được tích luỹ trong quang hợp. Thật vậy, tất cả
thực vật đòi hỏi ánh sáng để tạo hoa, nhưng điều này khác biệt với con dường tạo hoa phụ
thuộc ánh sáng, chu kỳ quang. Các hướng của sự sinh trưởng và phát triển trong hầu hết
thực vật là làm thích hợp những biến đổi trong tương quan của ánh sáng đối với bóng tối
trong chu kỳ 24 giờ (độ dài cùa ngày).
Tính nhạy cảm đối với chu kỳ quang cung cấp cơ chế cho cơ thể đé phản ứng đối với
những biến đổi theo mùa trong độ dài tương quan giữa sáng và tối. Độ dài cùa ngày biến
đổi theo mùa: vùng xa xích đạo hơn, sự biến động lớn hơn về độ dài của ngày.

13.2.1.1. Thục vật ngày ngán và ngày dài


Các phản ứng tạo hoa cùa thực vật đối với độ dài của ngày được chia thành một số
nhóm cơ bản. T ro n g (hực vật ngày ngán, ra hoa được khởi đầu khi độ dài của ngày trở

361
nên ngắn hơn so với độ dài tới hạn (hình Thực vật ngày dài Thực vật ngày ngắn
13.7). Trong thực vặt ngày d ài, sự ra hoa Đầu hè
bắt đẩu khi độ dài của ngày trở nên dài
hơn.Những thực vật khác, như cây mõm
chó cAntirrhinìnum ), hoa hổng (Rosa ) và
nhiéu cây bàn xứ ở nhiệt đới, ra hoa khi
trưởng thành bất chấp độ dài của ngày,
miễn là chúng nhận đủ ánh sáng cho sinh
trướng bình thường. Những thực vật này
dược cho là những cây ngày trung gian.
Còn những thực vật khác, gồm dây thường
xuân (H edera lielix), có hai chu kỳ quang
tới hạn; chúng sẽ khồng ra hoa nếu ngày
quá dài và chúng cũng sẽ không ra hoa
nếu ngày quá ngắn.
Dảu rằng thực vật được cho là ngày
dài hoặc ngày ngắn, thực tế là s ố g iờ tối
quy định cây có ra hoa hay không. Trong Loé sáng
các loài ngày dài và ngày ngắn bắt buộc,
có sự khác biệt tương ứng rõ nét giữa đêm
ngắn và đêm dài. Trong thực vật ngày dài
bắt buộc, ra hoa xảy ra khi độ dài của đêm
ít hơn so với số giờ tối cực đại đòi hỏi (độ Ngày

dài dẽm tới hạn) cho những loài ấy. Đối


với những thực vật ngày ngắn bắt buộc, số
giờ tối pliái V it0 quá độ dài đêm tới hạn
Hinh 13.7. S ự ra hoa phản ứng như thế nào đối
cho các loài này.
với độ dài của ngày, a) Cây cỏ ba lá (các ô giữa) là
Trong những thực vật ngày ngắn hoặc thực vật ngày dài, đêm ngắn mùa xuân kích thích
ngày dài, sự ra hoa diễn ra nhanh hoặc chúng tạo hoa. Cây ké (các ô bên tay phải) là thực
vật ngày ngắn, những đêm dài mùa thu kích thích
chậm tuỳ thuộc vào độ dài của ngày. chúng tạo hoa; b) Nếu như đêm dài cuối thu bị ngắt
Những thực vật này cũng dựa vào con quãng một cách nhân tạo bởi loé sáng, cây ké sẽ
không cố hoa và cỏ ba lá sẽ nở hoa. Mặc dầu các
đường ra hoa khác, được gọi là thực vật thuật ngữ ngày dài và ngày ngắn được coi là độ dài
ngày ngán hoặc ngày dài tuỳ nghi cùa ngày, trong mỗi trường hợp, đó lè độ dài của
bóng tối liên tục không bị ngắt quãng xác định khi
(không bát buộc) vì nhu cẩu về chu kỳ nào sẽ có hoa. (Theo Raven et al., 2010).
quang khổng tuyệt đối. C â y đậu vườn (đậu
Hà Lan, Pisium sativum ) là ví dụ cho thực
vật ngày dài tuỳ nghi.

1 3 .2 .1 .2 . L ợ i t h ế c ủ a s ự d iề u p h ô i c h u k ỳ q u a n g ra h o a

Sử dụng ánh sáng như là tín hiệu cho phép thực vật ra hoa khi các điều kiện môi trường
vô cơ là tối ưu, khi các tác nhân thụ phấn đã sẩn sàng và sự cạnh tranh về tài nguyên với
các cây khác có thê’ ít hơn. V í dụ, thực vật thân cỏ mùa xuân, có tên là thực vật chóng tàn

362
(ephemerous), ra hoa trong rừng gỗ trước khi các lá lán rừng khép lại và chặn ánh sáng lọt
xuống dưới tán cẩn cho quang hợp.
Tại các v ĩ độ trung bình, hầu hết thực vật ngày dài ra hoa vào mùa xuân; các ví dụ cho
những thực vật như thế gồm cỏ ba lá (Tryfolium), cây lưỡi đồng (Iris), xà lách (rau diếp
Lactuca), rau bina (rau nhà chùa, Spinacia) và cây thục quỳ (A lthaea rosea). Thực vật ngày
ngắn (hường ra hoa vào cuối mùa hạ vả mùa thu; những cây này gồm cây hoa cúc
(Chrysanĩhenum), cây trạng nguyên lá nhỏ (Poinsellia), đâu tương (G lycine ) và nhiều loài
cỏ, như có ambrozi (ragweed, ờ Bắc M ỹ). Các nhà trổng cây thương mại sử dụng những
phản ứng này đối với độ dài của ngày để điều khiển cây ra hoa vào thời gian chuyên biêt
cùa năm. V í dụ, chu kỳ quang được sử dụng thao tác trong các nhà kính để điéu khiển cây
trạng nguyên ra hoa vào thời gian của kỳ nghỉ đông (hình 13.8). Sự phân bố địa lý của một
sô thực vật có thể được xác định theo phản ứng ra hoa của chúng đối với độ dài của ngày.

Hình 13.8. Có thể thay đổi thòi gian nỏ hoa. Điều khiển chu kỳ quang trong nhà trổng cây ánh sáng đàm bảo
đuọc rằng cây trạng nguyên, thục vật ngày ngắn, nở hoa vào thời gian kỳ ngh! đông. Thậm chí sau khi đã cảm útig
đuọc sự tạo hoa, nhiều các sự kiện phát triển có thể diễn ra theo trật tự để sàn xuất ra những hoa đặc hiệu loài.

13.2.1.3. C ơ c h ê của s ự tr u y é n tín hiệu ánh sán g


Chu kỳ quang được các dạng khấc nhau của phytocrom và cũng như các phân tử nhạy
cảm đối với ánh sáng xanh (blue light) tiếp nhận. Phân tử nhạy cảm ánh sáng xanh, đó là
phân tử phototropin. Phototropin ảnh hường đến phát sinh hình thái vả cryptocrom ảnh
hưởng đến các phản ứng chu kỳ quang.
Sự biến đổi cấu dạng trong phân tử chất nhận ánh sáng phytocrom hoặc cryptocrom
gây ra thác các sự kiện dẫn tới sự tạo hoa. Tổn tại mối liên kết giữa ánh sáng và nhịp ngày
đêm được đổng hồ nội tại (sinh học) điều hoà tạo sự dẻ dàng hoặc ức chế sự tạo hoa. Ở mức
phân tử. các khoảng trống trong thông tin về tương quan giữa tín hiệu ánh sáng và sự tạo
hoa phái được thực hiện nhanh như thế nào và các cơ chế điểu phối được phát hiện là rất
phức tạp.

363
a) Điéu hoà chu kỳ quan g của sự phién m ã gen c o
A rabidopsis, được biết là cây được sử dụng phổ biến trong những nghiên cứu thực vật,
là thực vật ngày dài không bắt buộc, nở hoa trong phản ứng đối với cả hai ánh sáng đỏ và
ánh sáng xanh. Các chất nhận ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh và phytocrom, cryptocrom điều
hoà tương ứng sự ra hoa theo con đường gen COSTANS (C O ). Các mức chính xác của
protein c o được duy trì phù hợp với đồng hồ ngày đêm và phytocrom điều hoà sự phiên mã
cúa C O . Các mức của C O m A R N là thấp vào ban đêm và gia tăng vào lúc rạng đông. Ngoài
ra, các mức protein c o được điéu biến qua hoạt động của cryptocrom. c o là protein quan
trọng vì nó liên kết sự tiếp nhận độ dài ngày với sự sản sinh ra tín hiệu di chuyển từ các lá
đến cành, nơi sự biến đổi trong phiên mă gen dẫn tới sự tạo hoa.
Tầm quan trọng của sự điểu hoà sau dịch mã của hoạt tính c o trớ nên rõ ràng qua
những nghiên cứu các cây chuyển gen Arabidopsis. Những cây này chứa gen C O m A R N
bất chấp rằng đó là ngày hoặc đêm. Do vậy, điểu hoà sự biểu hiện gen c o bởi phytocrom
A bị loại bó khi miền khởi động virut này được liên kết vào gen. Thật kỳ la, các mức
protein c o vẫn còn theo hình mẫu ngày đêm.
Mặc dẩu protein c o được sản sinh ra ban ngày và ban đêm, những mức của c o thấp
hơn vào ban đêm vì sự phân giải protein đích. Ubiquitin hướng đích protein c o và nó
(prolein C O ) bị phân giải bởi proteasom như đã được mô tả trong chương 1, hình 1.54.

Ánh sáng xanh hoạt động theo con đường cryptocrom làm ổn định c o trong thời gian
ban ngày và bảo vệ nó khỏi bị ubiquitin hoá và khỏi bị phân giải tiếp sau.
b) S ự biểu hiện L F Y và c o
c o \à lác nhân phiên mã vốn khởi dộng các gen khác dàn đến sự biểu hiộn cùa LFY.
Như đã thảo luận ở trên khi nói về sự chuyển đổi pha. LFY là một trong các gen chìa khoá
vốn "nói" về mô phân sinh chuyển đổi sang pha tạo hoa. Trong phẩn sau trong chương này
sẽ thảo luận về các gen được LFY điều phối.

13.2.1.4. Florigen, horm on ra hoa khó tim


Các Ihực nghiệm ghép cây đã chứng tỏ rằng tổn tại các chất khởi động sự tạo hoa và
cũng tồn tại các chất ức chế nó. Các thực nghiệm ghép cành đã cho thấy rằng các chất này
có thể di chuyển từ lá vào cành. Nhà sinh lý học thực vật X ô Viết (cũ) Chailakhian và các
cộng sự đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đẻ này. Ghép các lá lấy từ cây đã nhận
được kích thích chu kỳ quang thích hợp lên cây khỏng được cảm ứng chu kỳ quang thích
hợp đã giúp các cây làm gốc ghép này ra hoa. Cây ngày ngắn điển hình là cây tía tô
(Períìki ocym oides) đã ra hoa ở điểu kiện ngày dài dưới ảnh hướng của sự ghép lá từ cây
đang ra hoa. V ì sự chuyển sang trạng thái ra hoa có thể do sự ghép lá lấy từ cây đang ra hoa
tuỳ thuộc vào phản ứng chu kỳ quang của nó, người ta đã già định rằng hormon đó giống
nhau đối với tất cả các loài cây. Tuy nhiên đã có các thực nghiệm, trong đó xử lý hormon
O A làm cho thực vật ngày dài ra hoa ở điều kiện ngày ngắn. Đổng thời cũng đã có các thực
nghiệm cho thấy G A không gây ảnh hướng đối với thực vật ngày ngắn. Để thoát khỏi mâu
thuần đó, Chailakhian đã đề nghị giả thuyết chất tạo hoa (florigen) có đặc trưng gồm hai
thành phần, có nghĩa là gồm hai hormon: một là G A , còn hormon thứ hai chưa xác định
được là antezin.
Tính phức tạp trong các tương tác của chúng, cũng như sự thật rằng tồn tại nhiều tín
hiệu hoá học liên quan làm cho nghiên cứu hấp dẫn về mặt khoa học cũng như thương mại
này trớ nén rất khó khăn. Sự tổn tại của hormon ra hoa antezin, nói nghiêm túc, vẫn còn là
giả thuyết, thậm chí đã sau hơn 50 năm tìm kiếm.
Hiện tại đã chọn dòng được các gen điều hoà sự tạo hoa. Khả năng gợi sự quan tâm
đặc biệt rằng protein c o là tín hiệu dẫn truyền qua sự ghép hoặc là nó ảnh hướng như là tín
hiệu. Đã tìm thấy c o trong mạch rây vốn di chuyển suốt khắp cơ thể thực vật. K hi các
cành thế đột biến co được ghép lên các gốc ghép vốn sản sinh ra c o , nở hoa. V ì rằng c o
được phát hiện trong mạch rây, có khả năng đó là protein vốn là protein đi chuyển trong
cây được ghép gây nên sự tạo hoa. Tuy nhiên, có khả năng như nhau rằng c o ảnh hường
trực tiếp hoặc gián tiếp đến tác nhân dẫn truyền ghép đơn vị là chú yếu cho sự tạo hoa
(Raven et al., 2010).

13.2.2. Con đường phụ th uộ c nhiệt độ liên kết với lạnh

Nhiệt độ lạnh có thể gia tăng hoặc cho phép tạo hoa trong nhiều loài. K hi được
chiếu sáng, mối liên kết môi trường này đảm bảo rằng thực vật ra hoa vào thời gian tối
ưu hơn.
Một sô' thực vật đòi hỏi một thời kỳ tác động lạnh trước khi tạo hoa, được gọi là xuân
lioá (vernalization). Hiện tượng này đã được nhà khoa học Ucraina T.D . Lưxencô phát
minh ra năm 1930 trong khi tìm cách giải quyết vấn đề của cây lúa mì đông đang thối rữa
ngoài các cánh đồng. V ì lúa mì đông sẽ không ra hoa mà không có thời kỳ tác động của
lạnh, Lưxencô đã xứ lý lạnh cho hạt rồi sau đó đem trồng chúng vào mùa xuân. Các hạt đã
nảy mầm tốt, sinh trướng và cho hạt.
Xuân hoấ là cần thiết đối với một số hạt hoặc thực vật trong các giai đoạn muộn cùa
sự phát triển. Phân tích các thể đột biến trong Arabiclopsis và các cây đậu chỉ ra rằng xuân
hoá là một con đường tạo hoa tách biệt.

13.2.3. Con đường phụ th uộ c gibberellin đòi hỏi mức hormon gia tăng

Trong A rabidopsis và một số loài khác, giảm thiểu các mức gibberellin đã làm chậm
trễ sự nở hoa. Như vậy con đường gibberellin được đề xuất là con đường khởi động tạo
hoa. Như đã biết rằng các gibberellin gia tăng sự biểu hiện của LFY. Thực tế gibberellin
đã gắn vào miền khởi động của gen LFY, do vậy- sự ảnh hưởng của nó đối với sự tạq hoa
là trực tiếp.

13.2.4. Con đường tự khiến là không phụ thuộc vào c á c tín hiệu môi trường

Con đường tự khiển tạo hoa không phụ thuộc vào các tín hiệu bên ngoài ngoại trừ
dinh dưỡng cơ bản. Có lẽ, đó là con dưcmg dầu tiên để phát triển. Thực vật ngày trung
tính thường phụ thuộc trước hết vào con đường tự khiển, con đường cho phép cây "đếm"
và "nhớ".

365
Mẩm nách bên trên dược giải phóng khỏi ưu thế dỉnh Mầm nách bên dưới được giải phóng khỏi ưu thô' đỉnh

- ty
Ị Loại bỏ
hsnố t
5 nốt được
thay thế $ ũ I 13
Io nốt
cắt
I bị 13 nốt được _
thay thế
§
\
%
3
X
Cành bị
loại bỏ M
# V
*

«S
^ tại đày

í 5 ___
Cành b|
cắt tai
r- r - ^ đảy ^ ^

líz ÌỊ- J L
Cây nguyên vẹn
c ác not = lá mang nốt
Cành b| cắt Cành được thay thế J ằ r .~
C ây nguyên vẹn Cành bị cát — ,
Cành được thay thô'

Hinh 13.9. Thực vật có thể "đếm". Khi các chổi nách nở hoa, những cây thuốc lá ngày trung tính được giải
phóng khỏi tính ưu thê đỉnh bằng cách loại bỏ cành chính, chúng thay thế số lượng các mắt vốn đã được cành
chính khởi tạo. (Theo Raven et al., 2010).

V í dụ, cánh đồng thuốc lá sẽ tạo ra số lượng đổng nhất của các mắt trước khi tạo hoa.
Nếu các cành cùa các cây này bị loại bỏ tại các vị trí khác nhau, những chổi nách sẽ mọc ra
và sản ra đúng số lượng các mắt nhu phần của cành bị loại bỏ (hình 13.9). Những chồi nách
bên trên cùa cây thuốc lá ra hoa sẽ nhớ lại vị trí của chúng khi bén rễ hoặc được ghép. Đỉnh
cành đầu ngọn trờ nên được xác định để ra hoa khoảng bốn mắt trước khi nó thực sự khởi
đầu tạo hoa (hình 13.10). Trong một số loài khác, sự xác định đó kém ổn định hoặc nó xảy
ra muộn hơn.
Cành hoa dược x á c định Cành không hoa dược x á c định
Cánh bị Cành bị
cắt tại đây >. cắt tại đây

a)

Cảy nguyên vẹn Cành bén rễ Cành dã bén rẻ Cành bén rẻ Cành đả bén rễ
nở hoa nỏ hoa

Hinh 13.10. Thực vật có thê "nhớ". Tại điểm xác định trong quá trình tạo hoa, các cành trở nên được quy
định (xác định) để sản sinh hoa. Điểu đó được gọi là sự xác định hoa. a) Các cành được xác định hoa "nhớ lại"
vị trí của nó khi bén rễ trong chậu. Đó là, chúng sản sinh ra đúng số lượng các mắt mà chúng sẽ có nếu chúng
lớn lên thành cây và sau đó chúng ra hoa; b) Các cành chưa được xác định tạo hoa không thể nhớ lại có bao
nhiêu mắt chúng đả để lại, do vậy chúng bắt đầu đếm lại. Đó là chúng phát triển giống cây non sau đó ra hoa.
(Theo Raven et al., 2010).

Bằng cách nào các cành "biết" chúng đang ở đâu và "nhớ lại" thông tin tại một số nơi
đó? Điều đó dã trớ nên rõ ràng là những tín hiệu ức chế đã dược gửi đi từ các rễ. K h i các
chậu không đáy được đặt kế tiếp lên cây thuốc lá đang lớn và đổ đầy đất, sự nờ hoa bị chậm
lại do sự hình thành các rẻ phụ (hình
13.11). Những thực nghiệm đối chứng ỉz
<1 $
loại bỏ các lá cho thấy rằng mọc thêm rẽ
và không bị mất lá đã làm chậm trê sự ra
hoa. Cân bàng giữa các tín hiệu ức chế và
V í
khới động tạo hoa có thể điều tiết khi ra
hoa theo con đường tự khiển cũng như
các con đường khác. ề f
Sự quy định ra hoa đã được thử
nghiệm ở mức cơ quan hoặc toàn cây
nguyên vẹn bằng cách biến đổi môi Cây dôi chứng Cây thực nghiệm: xử lý Cây thực nghiệm:
không xử lý chậu chổng lên chậu các lá phía dưới
trường và xác định có phái sô phận phát tiếp tục bị loại bò
triển đã thay đổi. Trong Arabidopsis, sự Hình 13.11. Rỗ có thể ức chế ra hoa. Các rẻ phụ được
xác định ra hoa tương quan với sự gia tạo nên khi các chậu không đáy được tiếp tục đạt lên các
lãng biểu hiện gen LFY và nó đã sẵn cây thuốc lá đang sính trưởng, iàm chậm sự ra hoa. Sự
chậm trễ ra hoa do rẻ gây nên không phải do mất lá. Điều
sàng xảy ra đúng thời gian gen tạo hoa này đã được chứng minh bằng sự loại bỏ các lá trên cây tại
thứ hai, APETALA1 (A P I ), được biểu cùng thời gian và trong cùng vị trí khi các lá trên cây thực
nghiệm bị vùi lấp vỉ các chậu được đạt thêm.
hiện. V ì rằng tất cả bốn con đường tạo hoa
xuất hiện để đồng quy với các mức gia tăng của LFY, sự kiện xác định này sẽ xảy ra trong các
loài với sự đa dạng của cân bằng giữa các con đường như trên hình 13.12 (Raven et al., 2010).

Kim hãm các chất ức chế tạo hoa Hỉnh 13.12. Mô hinh cho tạo hoa
Các con đường tạo hoa phụ thuộc ánh
sáng, phụ thuộc gibberellin và phụ thuộc
nhiêt độ khởi động sự tạo các mô phân
Con đưòng phụ
sinh hoa từ các mô phân sinh bằng cách
thuỏc nhiệt dô
ức chế các chất ức chế hoa và hoạt hoá
các gen đổng dạng mô phân sinh hoa.
(Theo raven et al., 2010).
Con đường
Biểu hiện
tự khiển gen tự khiển

Con đường phụ


thuộc gibbrellin

ABCDE „
Zt . S ự phát ,
triển cơ

Ũ
Con đường phụ dỗng quan hoa
thuộc ánh sáng dạng cơ
quan hoa
Ánh sáng
Mô phân sinh Hức chế
Mô phản sinh
trưởng thành Hoạt hoá các gen đổng dạng mô phản sinh >. hoạt hoá

13.2.5. C ác gen đống dạng mó phàn sinh hoa hoạt hoá cá c gen đống dạng cơ quan hoa

Arabidopsis và cày mõm chó là các hệ thống mô hình có giá trị cho sự nhận biết các
gen lạo hoa và hiểu được các mối tương tác của chúng. Bốn con đường tạo hoa đã được
thào luân.

367
13.2.5.1. M ô hình A B C (hình 13.13)

Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 H o a kiểu hoang dã


lá đài cánh tràng nhị hoa lá noãn Măt cắt ngang hoa kiểu hoang dã

Phát triển

Mạt cắt ngang của hoa thể đột biến B - Hoa thể dột biến B

Phát triển

Mạt cắt ngang của hoa thể đột biến c - Hoa thể đột biến c

Phát triển

Hỉnh 13.13. Mô hinh A BC cho sự xác định cơ quan hoa. Các chử cái dán nhãn các vòng đồng tâm chỉ rõ
các lớp gen nào là hoạt tính. Khi chức năng A bị mất (-A ), c giãn đến các vòng thứ hai và thứ nhất. Khi chức
năng B bị mất (-B ), hai vòng ngoài có đúng chức năng A và cả hai vòng bên trong có đúng chức năng C;
một trong các vòng có chức năng gen kép. Khi chức năng c bị mất (-C ), A giãn thành hai vòng trong. Sự phối
hợp mới này của các hinh mẫu biểu hiện gen thay đổi các cấu trúc hoa nào được tạo nên trong mỗi vòng.
(Theo Raven et al., 2010).

.368
Để giải thích ba lớp của các gen đổng dạng cơ quan hoa có thể chuyên hoá bốn kiểu cơ
quan khác biệt như thê nào, đã phát triển mô hình A B C . Mô hình A B C dề nghị ràng ba lớp
các gen đồng dạng cơ quan (A , B và C) chuyên biệt các cơ quan hoa trong bốn vòng hoa.
Qua sự nghiên cứu các thể đột biến, các nhà nghiên cứu đã xác định như sau:
1. Lớp các gcn A một mình chuyên hoá các lá đài.
2. Lớp các gen A và lớp các gen B cùng nhau chuyên hoá các cánh tràng hoa.
3. Lớp các gen B và lớp các gen c cùng nhau chuyên hoá các nhị hoa.
4. Lớp các gen c một mình chuyên hoá các lá noãn.
Cái đẹp của mô hình A B C là nó có thể thử được toàn bộ bằng cách thực hiện các phối
hợp khác nhau cùa các thé đột biến đồng dạng cơ quan hoa. Mỗi lớp các gen được biểu hiện
trong hai vòng, thu được bốn phối hợp khác nhau cùa các sản phẩm của gen. K hi bị mất bất
kỳ lớp nào, xuất hiện các cơ quan hoa biến dạng trong các vị trí có thể dự đoán trước.

13.2.5.2. Nhũng sủ a dôi d ô i với m ô hinh ABC


Hấp dẫn như mô hình A B C , nó cũng không giải thích được sự chuyên hoá của tính
đổng dạng mô phân sinh hoa. Lớp các gen D vốn là chù yếu đối với sự hình thành lá noãn
đã được nhận biết, nhưng ngay cả phát hiện này cũng không giải thích được vì sao cây
thiếu chức năng các gen A, B và c sản sinh ra bốn vòng đài hoa (lá đài) hơn là bốn vòng
các lá. Các phần hoa được cho là phải phát triển từ các lá; do vậy, nếu các gen đổng dạng
cơ quan hoa bị loại bỏ, sẽ phải là các vòng lá hơn là các vòng hoa.
Câu trả lồi cho sự rắc rối này đã được tìm thấy trong lớp các gen E mới được phát hiện
gần nay hơn, SEPALATA1 (SEP1) qua SEPATALA4 (SEP4 ). Thể đột biến chập ba s p i sp2
sp3 và thể đột biến sp4 cả hai sản ra bốn vòng lá. Các protein được các gen SEP mã hoá có
thể tương tác với các protein lớp A , B, c và có thể ành hường đến sụ phièn mã các gen cần
cho sự phát triển của các cơ quan hoa.
Nhận biết các gen SEP đẫn đến mô hình
đồng dạng cơ quan mới gồm lớp các gen
E này (hình 13.14).
Điều đó là quan trọng để nhận biết
rằng các gen ABC D E thực tế chỉ là sự
khởi đẩu tạo hoa. Các gen đổng dạng cơ
quan này là các tác nhân phiên mã, chúng
khởi động nhiều hơn các gen vốn thực tế
làm xuất hiện hoa kích thước ba chiều.
Các gen khác "tạo màu sắc" cánh hoa, có
nghĩa là, các con đường hoá sinh phức tạp
dẫn tới sự tích luỹ các sắc tố antoxianin
trong các không bào cùa cánh hoa. Các
sắc tố này có thể là màu da cam, đỏ hoặc
Hlnh 13.14. L ỏ p c á c gen E cẩn đệ’ chuyên hoả tinh tía v à m àu th sư cũ c h iu ảnh hưởn
đong dạng cơ quan hoa. Khi tát cá ba gen S E P bị đột o .
biến, sinh ra bốn vòng của các lá. củ a p H d ịc h bào.
(Theo Raven et al., 2010).

369
13.2.6. Cấu trúc củ a cá c hoa
Nhị Lá noãn
Quá trình hấp dẫn và phức tạp Bao phấn
dản đến sự xuất hiện cấu trúc sinh sản Chỉ nhị Nủm nhuỵ
Vòi nhuỵ
gọi là hoa, thường được so sánh với Cánh hoa Báu nhuỵ
hiện tượng biến thái trong dộng vật. Noản

Đúng là biến thái, nhưng là một sự


chuyển tinh tế từ nguyên phân sang
giám phân trong tế bào mẹ đại bào từ,
dẫn đến sự phát triển của thể giao tử
sinh giao tử, đơn bội là có thể thậm
chí quyết định hơn. Có thể nói chính
điều đó cho sự hình thành hạt phấn Lá đài
Tất cả các nhị = bộ nhị
trong bao phấn của nhị (hình 13.15). Đé hoa Tất cà các lá noản = bộ nhuỵ
Hoa không chỉ cung cấp nhà cho Tất cả cánh hoa = tràng hoa
Tất cả lá đài = đài hoa
các thế hệ đơn bội vốn tạo ra các giao
tử, mà cũng còn hoạt động gia tăng khả Hỉnh 13-15- Một hoa •<ín hoàn chỉnh
năng sẽ hợp nhất của những giao tử cái và đực từ nhưng cây khác nhau (hoặc đôi khi chính
từ một cây).

13.2.6.1. Hoa ph át triển trong thục vật hạt kín


Sự đa dạng cùa thực vật hạt kín một phần là do sự tiến hoá rất đa dạng các kiểu hình
của hoa, điều đó có thể tăng tính hiệu quả của sự thụ phấn. Như đã nhắc đến trước đây
rằng, các cơ quan hoa là đã phát triển từ các lá. Trong thực vật hạt kín xuất hiện sớm, vẫn
duy trì hình mẫu phái triển xoắn thường thấy trong các lá. X u thế là hướng tới bốn vòng
khác biệt. Một hoa hoàn chỉnh có bốn vòng (đài hoa, tràng hoa, bộ nhị và bộ nhuỵ) như
trên hình 13.15. Một hoa không hoàn chỉnh thiếu một hoặc nhiều vòng.
Trong cả hai loại hoa hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh, đài hoa thường cấu thành
vòng ngoài cùng nhất; nó gồm iừ các mấu hình dẹt được gọi là các lá đài vốn bảo vệ hoa
trong chồi. Các cánh hoa hợp thành tràng hoa và có thể dính liền với nhau. Nhiều cánh hoa
có chức nãng thu hút các côn trùng thụ phấn. Dù rằng hai vòng ngoài cùng này của các cơ
quan hoa là không liên quan irực tiếp trong tạo giao tử hoặc thụ tinh, chúng có thể gia tăng
kết quả sinh sản.

13.2.6.2. Hình thành giao từ trong các th ể giao tử của hoa


Thành quả của sinh sản hữu tính phụ thuộc vào sự hợp nhất của các giao tử (trứng và
tinh trùng) được phát hiện trong các túi phôi và trong các hạt phấn của hoa. Đã biết rằng
chu trình sinh sản hữu tính của thực vật có đặc trưng là xen k ẽ các th ế hệ, trong đó thế hệ
bào tử lưỡng bội tạo ra thế hệ giao tử đơn bội. Trong thực vật hạt kín, thế hệ giao tử là rất
bé nhò và được bao bọc hoàn toàn bên trong các mô của bào tử bố mẹ. C ác thể giao tử đực
hoặc các thể tiểu giao tử, là các hạt phấn. Các thể giao tử cái hoặc thể đại giao tử, lấ các
túi phôi. Các hạt phấn và các túi phôi, cả hai được sinh ra tách biệt nhau, các cấu trúc
chuyên hoá của hoa thực vật hạt kín.

370
Tương tự các động vật, thực vật hạt kín có các cấu trúc riêng biệt cho sự sản sinh các
giao từ đực và các giao tử cái (hình 13.16), nhưng các cơ quan sinh sản của thực vật hạt
kín là khác biệt so với các cơ quan sinh sản động vật trong hai cách. Thứ nhất, cả hai cấu
trúc cái và đực thường ở cùng nhau trong một hoa cá thể. Thứ hai, các cấu trúc sinh sản
cùa thực vật hạt kín không phải là các bộ phận thường xuyên của cá thể trường thành. Các
hoa cúa thực vật hạ! kín và các cơ quan sinh sản phát triển theo mùa vụ, vào thời gian của
nãm thuận lợi nhất đối với thụ phấn. Trong một số trường hợp, các cấu trúc sinh sản chì
được tạo nên có một lần và cây bố mẹ chết. Và, như đã nghiên cứu ờ trên, dòng mầm
trong các thực vật hạt kín không bị sớm gạt ra hẳn, nhưng được tạo nên rất muộn trải qua
sự chuycn đổi pha.

■ ~ S ỊỂ
Tế bào mẹ ^ "' *
tiểu bào tử Giập* pfiän

^.t.hán'“ c,iểubà0,ử<^ Ị

TỐ bào mẹ đại bào tử ^ . ^ nbội(n)


Hình 13.16. Hỉnh thành hạt phấn và túi Nguyên phân
phôi. Các tế bào mẹ tiểu bào tử luỡng bội (2n)
định CƯ trong bao phấn và giảm phân để tạo •
nên bốn tiểu bào tử đơn bội (n). Mỗi tiểu bào
tử phát triển qua nguyên phân thành hạt phấn.
Tế bào sinh sản bên trong hạt phấn sau đó
phân chia nguyên nhiễm để tạo ra hai tế bào
tinh dịch. Bẽn trong noãn, một tế bào mẹ đại Té bào
bào tử lưỡng bội giảm phàn sản ra bốn đại bào trưn9
® 9
tử đơn bội. Thuởng chỉ một trong các đại bào
tử sống sót, còn ba đại bào tử khác thoái biến. Các hạt phấn (các
Đại bào tử sống sót phán chia nguyên nhiễm thể tiểu giao tử)
sản ra túi phôi chứa tám nhân. Tỗ bao kèm Túi phôi 8 nhân
(thể đại giao tử)
a) Tạo hạt phấn
Bao phấn chứa bốn nang bào tử
(túi bào tử), chúng sản sinh ra các tế
bào mẹ tiểu bào tử (2fl). Các tế bào
mẹ tiểu bào tử sinh ra các tiểu bào tử
(n) qua giảm phân. Thông qua nguyên
phân và phân hoá vách, trờ thành hạt
phấn. Bên trong mỗi hạt phấn là tế Hình 13.17. Các hạt phấn
bào sinh sản; về sau tế bào này phân a) Cày hoa loa kèn (Llllum candidum), ống phấn nhô
chia để sản ra hai tế bào tinh dịch. ra tử hạt phấn qua rãnh hoặc lỗ có trong một bên của
hạt; b) Trong cây thuộc họ Hướng dưong (Hyoseris
Các hình dạng của hạt phấn được longiloba), ba tỗ bị những hoa vân của hạt phấn che
chuyên hoá cho các loài hoa chuyên khuất. Ống phấn có thể sinh trưỏng qua bất kỳ một
trong chúng. (Từ Raven et al., 2010).
biẽl. Như sẽ được lliâo luân chi tiết

371
muộn hơn trong phần này, thụ tinh đòi hòi rằng hạt phấn sinh trưởng trong ống phấn vốn
xâm nhập vào vòi nhuỵ cho đến khi nó đạt đến bầunhuỵ.Hầu hết các hạt phấn có rãnh
hoặc lỗ mà qua đó ống phấn mọc nhô ra; một sô' hạt có đếnba lỗ.
b) Tạo túi ph ôi
Các trứng phát triển các noãn của
hoa thực vật hạt kín. Bên trong mỗi một
noãn là tế bào mẹ đại bào tử. Đúng như
Hai đối cực
trong sinh sản hạt phấn, tế bào mẹ đại
(đối cựd thứ
bào tử trải qua giảm phân để tạo nên các ba không thấy
đại bào tử đơn bội. Tuy nhiên, trong hầu trong măt
phảng này)
hết thực vật, chỉ có một trong các đại bào
tử sống sót, sô' còn lại bị noãn hấp thụ.
Đại bào tử còn lại giãn ra và thực hiện
các lần nguyên phân lặp lại để sinh ra
tám nhân đơn bội đuợc bọc trong túi
phôi báy tế bào. Bên trong túi phôi, tám
nhân được xếp vào các vị trí chính xác.
Một nhân định cư trong tế bào trứng. Hai
nhân khác định cư cùng nhau trong tế
bào đơn ở giữa túi phôi; chúng được gọi C ác tể 0
bào kèm
là nliân cực. Hai nhân còn lại chứa trong
8.3 jưn
các tế bào gọi là các tế bào kèm ỏ hai
bên tế bào trứng; ba nhân khác định cư Hỉnh 13.18. Túi phôi trưỏng thành của cây hoa loa kèn
trong các tế bào gọi là các đối cực, ở tại (Lyllum ). Các lần nguyên phân cùa đại bào tử đơn bội
sàn sinh ra tám nhân. Một tà trong trứng, hai nhàn cực,
dầu tận cùng của túi phôi, đối diện tế bào hai ỏ trong các tế bào kèm và ba là trong các tế bào đối
trứng (hình 13.18). cựd. (Theo Raven et al., 2010).

Bước đầu tiên trong sự hợp nhất hai tinh tử (tế bào tinh dịch) trong hạt phấn với trứng
và nhân cực là sự nảy mầm của hạt phấn trẽn núm nhuỵ của lá noãn và sự sinh trưởng của
nó hướng vào túi phôi.

13.3. TH Ụ PHẤN V À TH Ụ TINH

Thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi lên núm nhuỵ. Hạt phấn có thể được mang đến hoa
nhờ gió hoặc động vật hoặc nó có thể bắt nguồn bên trong bản thân hoa cá thể. K hi hạt
phấn từ bao phấn của hoa thụ phấn cho núm nhuỵ của chính hoa đó, quá trình được gọi là
sự lự tliụ phấn. K h i hạt phấn từ bao phấn cùa một hoa thụ phấn núm nhuỵ cùa hoa khác,
quá trình được gọi là thụ pliấn chéo hoặc sự lai chéo xa.
Như bạn vừa học, sự thụ phấn trong thực vật hạt kín không liên quan đến sự tiếp xúc
trực tiếp giữa hạt phấn và noãn. K h i hạt phấn đạt đến núm nhuỵ, nó nảy mẩm và ống phấn
mọc xuống, mang nhân tinh tử vào túi phôi. Sau khi xảy ra thụ tinh kép, sự phát triển của
phôi và của nội nhũ bắt đầu. Hạt chín bên trong quả chín; cuối cùng, sự nảy mầm của hạt
khới đầu chu kỳ sống khác.
Thụ phấn kết quả trong nhiéu thực vật hạt kín phụ thuộc vào sự hấp dẫn của các tác
nhân thụ phấn, như côn trùng, chim và các động vật khác vốn vận chuyển hạt phấn giữa các
cây của cùng loài. K hi các động vật phát tán hạt phấn, chúng thực hiện cùng chức năng cho
thực vật có hoa là chúng làm cho bản thân chúng khi chúng lục tìm vật kèm.
Tương quan giữa thực vật và các tác nhân ihụ phấn có thể rấl rắc rối. Các đột biến
trong dối tác có thể phong toả sự sinh sản. Nếu mội cây ra hoa "sai" thòi gian, tác nhân thụ
phân có thế không sẩn. Nếu hình thái của hoa hoặc của tác nhân thụ phấn biến đổi, kết quả
có thể là những ngăn cản vật lý đối với sự thụ phấn. Rõ là hình thái của hoa cùng phát triển
với các tác nhân thụ phấn và kết quả nhiều phức tạp hcm và hình Ihái đa dạng, rời xa sự
khới đầu đơn giản và phát triển cùa bốn vòng khác biệt của các cơ quan hoa.

13.3.1. Thụ phấn

13.3.1.1. Thụ phấn n h ờ gió


Thực vật có hạt sớm (xuất hiện sớm Irong phát sinh của giới thực vật) đã là thực vật thụ
phấn nhò gió một cách thụ động nhờ hoạt động của gió. Như trong trong thực vật lá kim
ngày nay, số lượng lớn hạt phấn rơi rụng và đã mọc, đôi khi đạt đến vùng lân cận của các
noãn cùng loài.
Những cây cá thể của bất kỳ loài thụ phấn nhờ gió phải mọc tương đối gần nhau cho
mỗi hệ thống như vậy để sự thụ phấn xảy ra có kết quả. Mặt khác, khả năng ràng bất kỳ hạt
phấn nào sẽ đạt đến đích thích hợp là rất nhỏ. Đại bộ phận các hạt phấn bay theo gió không
xa hơn 100 m. Khoảng cách ngắn này có ý nghĩa so với các khoảng cách dài mà hạt phấn
được một số côn trùng, chim và các động vật khác mang đi.
Nhiều nhóm thực vật hạt kín là thụ phấn nhò gió, nét đặc trưng của thực vật có hạt sớm.
Giữa các nhóm thực vật này có sồi ( Quercus ), bạch dương (Betula), cây dương (Populus), các
loại cỏ, cỏ lác (cây lách, Carex) và cây tầm ma (Urtica). Hoa của các loài cây này là bé nhỏ,
màu lục nhạt và không mùi hương; tràng hoa giảm thiểu hoặc không có (hình 13.19 và
13.20). Những hoa như thế thường gộp lại với nhau hoàn toàn thành số lượng lớn và treo
thõng xuống trong những núm tua đu đưa trong gió và chứa hạt phấn tự do.
Hình 13.19. Các Hỉnh 13.20. Hoa thụ
hoa đực và hoa phân nhờ gió. Các
cái của cây bạch bao phấn màu
duơog (Betula S p .). vàng, lớn, lúc lắc
Các cây bạch trên các sợi rất
dương là lưỡng mảnh khảnh, đang
tinh, những hoa treo phơi ra nơi
đực của nó treo chứa hạt phấn của
thõng xuống theo chúng cho gió thổi.
chiếu dài, núm Muộn hơn, các hoa
tua (hoa tua, cờ) này sẽ trỏ thành
màu vàng đu đưa hoa cái, với nhũng
trước gió với các núm nhuỵ dài, hình
hạt phấn tự do sẽ lông chim, phù hợp
được gió mang tốt cho hạt phân
đến các hoa cái được gió mang đi,
của chúng chín nhô xa ra ngoài. Do
thành cụm các vậy nhiều loài cỏ
cấu trúc nhỏ bé, tương tự cây này là
giông hình nón, biệt giao (hiện
màu nâu. tượng nhuỵ và nhị
chín vào nhữhg thời
gian khác biệt).

24-GT SINHHOC PT
373
Nhiều thực vật thụ phấn nhờ gió có nhị và lá noãn (nhuỵ) chứa các hoa tách biệt giữa
các cá thể hoặc tách biệt vật lý trên các cá thể đcm lẻ. Ngô là v í dụ tốt, vói các núm tua (cờ)
sinh hạt phấn tại đỉnh cây và các cành nách với các hoa cái ờ thấp phía dưới. Sự tách biệt
hoa sinh hạt phấn và hoa sinh noãn là một chiến lược đảm bảo khỏi động mạnh sự thụ phấn
chéo, từ đó hạt phấn từ một hoa phải rơi lên hoa khác biệt tạo khả năng cho sự thụ tinh xảy
ra. Một số thực vật thụ phấn nhờ gió, đặc biệt những cây gỗ và cây bụi, hoa nở vào mùa
xuân, trước khi phát triển, các lá của chúng có thể bị nhiễu với các hạt phấn do gió mang
đến. Những loài cây thụ phấn nhờ gió không phụ thuộc vào sự hiện diện của các động vật
thụ phấn cho các loài sống sót, các loài này có thể được lợi thế sống sót lẩn khác.

13.3.1.2. Các hoa và nhũng động vật thụ phấn cùng ph át triển
Sự phát tán hạt phấn từ cây đến cây nhc» các động vật thụ phấn viếng thăm hoa cùa loài
ihực vật hạt kín đóng vai trò quan trọng thành công tiến hoá của nhóm. Bây giờ hình như đã
rõ rằng những loài thực vật hạt kín sớm (cổ) nhất và có lẽ cả những tổ tiẽn của chúng, đã là
những ihực vật thụ phấn nhờ côn trùng và sự cùng tiến hoá của côn trùng và thực vật là
quan trọng cho cả hai nhóm đã qua hơn 100 triệu năm. Mối tương tác như thế cũng quan
trọng trong việc gia tăng sự chuyên hoá của các hoa. K hi hoa trở nên chuyên biệt hơn, do
vậy xuất hiện những tương tác với các nhóm riêng biệt của côn trùng và các động vật khác.
a )O n g
Giữa các côn trùng thụ phấn thực vât hạt kín, nhiều nhất là các nhóm thực vật được ong
thụ phấn. Tương tự hầu hết côn trùng, ong bắt đầu xác định vị trí nguồn thức ăn qua mùi vị
d ỉ chịu, rồi sau đó tự định hướng trên hoa hoặc nhóm các hoa theo hình dạng, màu sắc và
kết cấu.
Những hoa ong thích viếng thăm thường là màu xanh hay vàng. Nhiểu hoa có những
vân, sọc, viền hoặc các tuyến chấm chấm là các chỉ dấu ra vị trí của mật hoa, mật hoa
thường ở bên trong các nơi cùa hoa chuyên biệt. Một số ong chọn mật làm nguồn thức ăn
cho các ong trưởng thành và đôi khi cho ong non. Hầu hết trong gần 20.000 loài ong thâm
hoa để thu lượm hạt phấn vốn được dùng để cung cấp thức ân trong các lỗ nơi các ong non
hoàn thành sự phát triển cùa chúng.
Ngoại trừ vài trăm loài ong xã hội (sống thành bầy, đàn), bán xã hội và khoảng chừng
1.000 loài sống ký sinh trong các tổ cùa ong khác, đại đa số ong, ít nhất 18.000 loài sống đơn
lẻ. Ong sống đơn lẻ trong các vùng ôn dõi có đặc trưng sản sinh ra chỉ thế hệ đơn trong thời
gian cùa năm. Thường, chúng hoạt động như ong trường thành trong một ít tuần của năm.
Các ong đơn lẻ thường chỉ dùng các hoa của nhóm cây riêng biệt hầu như dành riêng
làm nguồn thức ăn cho ong non (ấu trùng) của chúng. Tương quan ổn định cao của ong như
thế với những hoa đó có thể dẫn đến những biến đổi, qua thòi gian, trong cả hai phía hoa và
ong. V í dụ, thời gian ban ngày khi hoa nờ có thể tương quan với thời gian khi ong xuất
hiện; các phẩn miệng của ong có trờ nên dài ra trong tuơng quan với hoa hình ống hoặc các
bộ máy chọn hạt phấn của ong có thể thích hợp đối với các bao phấn cùa cây mà ong
thường thăm viếng. K hi những tương quan như vậy được xác lập, chúng cung cấp cho cả
hai cơ chế hiệu quả của sự thụ phấn cho hoa và một nguồn thức ăn ổn định cho ong vốn đã
"chuyên hoá" trên hoa của các cây đó.

374
b) Các toại côn trùn g khác ong
Trong các loài côn trùng thăm viếng hoa ngoài ong, một ít nhóm đặc biệt thường
xuyên. Những hoa như cây hoa lốc, vốn thường xuyên được bướm ngày đến thăm, thường
có các "bệ hạ cánh" phẳng dẹt, nơi bướm đậu lên. Các hoa này hướng tới có các ống hoa
mảnh, dài chứa đầy mật dẻ tiếp nhận đối với vòi dài, cuộn, đậc trưng cùa côn trùng cánh
vảy (Lepidoptera), bộ côn trùng bao gổm bướm ngày và bướm đêm.
Các hoa như hoa cà độc dược (Datura stramonium), cây anh thảo (rau cần nước,
nguyệt kiến thảo, O enothera biennis) và những cây được bướm đêm thăm đều đạn, thường
hoa có màu trắng, vàng hoặc một số những màu nhạt khấc; chúng cũng có xu thế phải đạt
mùi vị nặng, làm cho hoa dễ định vị vào ban đêm.
c) Chim
Một sô nhóm thực vật hấp dẵn là được chim thường xuyên thăm viếng và thụ phấn,
đặc biệt là những chim ruổi ở miến Bắc và Nam M ỹ (hình 13.21), chim hút mật châu Phi

Hình 13.21. Chim ruói vả hoa. Chim ruồi đuôi dái (Phaethornis superciliosus) hút mật từ các hoa của cây mỏ
két (mỏ phơựng, Hehconia imbrícala) trong rừng của Costa Rica. Nhận thấy hạt phấn trên mò chim. Chim ruồi
của nhóm này thu mặt truớc hết từ các hoa cong, dài, lương xứng ít nhiều với chiểu dài và hình dạng cùa cái
mỏ của nó.

Các cây như thế phải sản ra số lượng lớn


mật vì rằng chim sẽ không tiếp tục thăm hoa
nếu chúng không tìm đù thức ãn để duy trì bản
thân chúng. Nhưng các hoa sản ra số lượng lớn
mật có sự bất lợi trong việc được côn trùng
tham viếng, vì rằng côn trùng đạt được các nhu
cầu năng lượng của nó ở hoa đơn và sẽ không
có sự thụ phấn chéo hoa. Những lực chọn lọc
khác biệt này sẽ cân bằng như thế nào trong
các hoa vốn được chuyên biệt cho chim ruồi và
chim hút mật châu Phi?
Hình 13.22. Chim hút mật châu Phi

375
Câu trả lời liên quan đến sự tiến hoá của màu sắc hoa. Côn trùng dẻ thấy ánh sáng cực
tím. Các carotinoit, các sắc tố vàng hoặc da cam tạo nên màu sắc cùa nhiều ioài hoa, bao
gồm hoa hướng dương, hoa cải. Các carotinoit phản chiếu cả hai trong vùng ánh sáng vàng
và trong vùng cực tím, sự trộn lẫn dẫn tới màu phân biệt được gọi là "màu tía ong" ("bee's
purple"). Những hoa màu vàng như thế cũng có thể được đánh dấu trong các cách khác
nhau thường không thấy được đối với mắt chúng ta, nhưng rất rõ đối với ong và các côn
trùng khác. Những đánh dấu có thể ờ dạng của tâm điểm (điểm đen) hoặc dải hạ cánh (nơi
chim đậu).
Ngược lại, màu đỏ không đứng ngoài như một màu khác biệt đối với hầu hết côn trùng,
nhưng nó cũng là màu rất dễ thấy đối với chim. Đối với hầu hết côn trùng, các lá màu đỏ
bên trên của hoa trạng nguyên xem đúng như các lá khác của cây. Hậu quả là dù rằng các
hoa sản ra tràn đầy mật và hấp dẫn chim ruồi, bọn cỏn trùng có xu thế bỏ qua chúng. Như
vậy, màu đỏ phát đi hai tín hiệu đối với chim rằng hiện có nhiểu mật và mật không dể thấy
đối với côn trùng. Màu đỏ cũng lại xuất hiện trong các loại quả, vốn cũng được chim phái
tán (Chương 11).
d) Các động vật thụ phấn khác
Những động vật khác bao gồm dơi và các bọn gậm nhấm bé nhỏ, có thể giúp thụ phấn.
Ở đây các tín hiệu cũng đặc hiệu loài. V í dụ, loài xương rồng lớn (cây lử kinh đại,
Carnegeria gigantea ) của hoang mạc Sonoran được dơi thụ phấn, dơi ăn mật hoa vào ban
đêm, chim và côn trùng cũng góp phẩn.
Những động vật này có thể giúp phát tán các hạt và quả là kết quả từ sự thụ phấn. Các
màu da cam, vàng hấp dẫn khỉ, như vậy các màu có thể có hiệu quả trong những sinh cảnh
của chúng.

13.3.1.3. S ự tự th ụ phấn
Sự lự thụ phấn thuận lợi trong các m ôi trường ổn địnli. Chúng ta đã xem xét nhiều ví
dụ về sự thụ phấn và nhận thấy rằng xu thế dẫn đến thụ phấn chéo có nhiểu lợi thế cho thực
vật và cho các cơ thể có nhân nói chung. Mặc dầu như thế, sự tự thụ phấn cũng xảy ra giữa
các thực vật hạt kín, đặc biệt tại các vùng ôn đới. Hầu hết thực vật tự thụ phấn có hoa bé
nhỏ, tương đối khó thấy rằng hạt phấn trực tiếp di chuyển đến núm nhuỵ, đôi khi thậm chí
trước khi nảy chổi (hoa).
Chúng ta có thể đặt câu hỏi một cách lôgic rằng vì sao nhiều loài thực vật tự thụ phấn
đã sống sót nếu thụ phấn chéo là quan trọng đối với thực vật cũng như động vật. Các nhà
sinh học đề nghị hai nguyên nhân cơ bàn cho sự xuất hiện thường xuyên cùa thực vật hạt
kín tự Ihụ phấn:
1. Tự thụ phấn có lợi thế sinh thái trong những điều kiện xác định vì không cẩn sự
viếng thăm của các động vật để tạo hạt. Kết quả là thực vật tự thụ phấn tiêu phí ít năng
lượng hcm trong việc sản xuất các chất dãn dụ những tác nhân thụ phấn và có thể sinh
trướng tại các vùng, nơi vắng hoặc rất hiếm các kiểu côn trùng hoặc các động vật khác vốn
ihường thăm viếng hoa của chúng, như ớ Bắc cực hoặc trên các núi cao.

.'¡76
2. Trong các khái niệm di truyền, tự thụ phấn sản sinh ra các thế hệ con đồng nhất hơn
so với thế hệ con được sinh ra từ thụ phấn chéo. Nhớ rằng vì liên quan với giảm phân, xảy
ra sự tái tổ hợp di truyền, như đã mô tả trong Chương 5 và do vậy, hậu thế sẽ không giống y
hệt bố mẹ. Tuy nhiên, các thế hệ con cháu như vậy chứa các tỷ lệ cao của các cá thể thích
nghi tốt đối với các sinh cảnh riêng biệt.
Sự tự thụ phấn trong những loài thông thường thụ phấn chéo hướng tới sự sản xuất số
lượng lớn các cá thế thích nghi được vì nó chứa đồng thời các alen lặn độc hại, nhưng một
số trong các tổ hợp này cũng có thể có lợi lốn trong những sinh cảnh riêng biệt. Trong
những sinh cảnh này, có thê có lợi cho thực vật tiếp tục tự thụ phấn vô hạn định.

13.3.1.4. Thụ phấn chéo


MộI sô những chiến lược tiến hoá khởi động sự thụ phán chéo. Như chúng ta đã nhấn
mạnh rằng, thụ phấn chéo là đậc biệt quan trọng đối với sự thích nghi và tiến hoá cùa tất cả
các cơ thể có nhân (eukaryote), với một ít ngoại lệ. Thường hoa chứa cả nhị và nhuỵ, gia
tăng cơ hội tự thụ phấn. Do vậy, một chiến lược chung khởi động thụ phấn chéo là tách biệt
nhị và nhuỵ. Một chiến lược khác liên quan với tính tự tương khắc vốn ngăn chặn hiện
lượng tự thụ tinh.
a) Tách biệt các cấu trúc cái và đực trong không gian và thòi gian
Trong nhiều loài, ví dụ, cây liễu (Salix ), cây dâu tằm (M orus ), chúng có hoa đực và
hoa cái ở trên những cây khác nhau. Những cây nhu thế chỉ sản ra hoặc noãn hoặc hạt
phấn, được gọi là thực vật đơn tính, có nghĩa là "hai nhà". Nhũng cây này rõ ràng là không
thể tự thụ phấn và phải trông chờ độc nhất vào thụ phấn chéo. Trong các kiểu thực vật khác,
như là cây sồi, cây dương (Belula sp.), ngô và cây bí ngô, tách biệt các hoa đực và các hoa
cái có thể cả hai được sinh ra trên cùng một cây. Những thực vật như thế được gọi là cây
cùng gốc, có nghĩa là "một nhà" (hình 13.19). Trong những thực vật cùng gốc, sự tách biệt
các hoa cái và hoa đực, vốn có thể chín vào các thời điểm khác nhau, gia tăng mạnh khả
năng thụ phấn chéo.
Dù ràng, thuờng cũng là trường hợp khi cà hai chức năng nhị và nhuỵ cùng hiện hữu
trong mỗi hoa của các loài thực vật riêng biệt, những cơ quan này có thé chín tại các thời
gian khác nhau. Thực vật có đặc tính đó được gọi là thực vật biệt giao (hiện tượng nhị và
nhuỵ chín không đổng thời). Nếu các nhị chín trước, đang chứa hạt phấn của chúng, núm
nhuỵ trớ nên tiếp nhận và hoa có thể trờ thành chủ yếu là hoa nhuỵ (hoa cái) như trên hình
13.20 và 13.23. Sự tách biệt về thời gian như vậy có cùng tác động dù rằng những cá thé đã
là hai nhà; do vậy tốc độ thụ phấn chéo được tăng lên đáng ké.
Nhiều hoa được cấu trúc theo cách ràng các nhị và các núm nhuỵ khòng tiếp xúc
nhau.
Với sự sắp xếp như thế, xu thế tự nhiên là cần phải vận chuyển hạt phấn đến núm
nhuỵ của hoa khác, hơn là đến núm nhuỵ hoa của bản thân nó, do vậy khởi động sự thụ
phấn chéo.

377
1 Ong bắt dấu từ gốc, dếm 2. Ong bò ra cuống, đếm các hoa dực non 3. Ong bắt đẩu từ dáy (gốc),
những hoa cái (nhuỵ) già hơn. hơn chứa hạt phấn. Một khi nó đã bay ra khỏi nó mang hạt phấn đến hoa cái
hoa để thăm, nó bay đến cuống mới. già hơn.
Hỉnh 13.23. Hiện tượng biệt giao, như dựợc mô tả ở các cây xeo hoa xan, Epilobium angustifolium. Hơn
200 năm vể trước (các năm 1790) cây xeo hoa xan (thượng thuỳ) là cây thụ phấn chéo, đả là một trong những
loài thực vật đầu tiên đã có quá trình thụ phấn của nó được mô tả. Thứ nhất, các bao chứa hạt phấn và sau đó
vòi nhuỵ giãn dài ra bên trên các nhị trong khi đó bốn thuỳ của núm nhuỵ xoắn ngược lại và trỏ nên tiếp nhận.
Hậu quả, hoa thấp nhất được thăm đầu tiên, khởi động sự thụ phấn chéo. Bò lên thân, các con ong đếm các
hoa pha đực (nhị) đang chứa hạt phấn và dính hạt phấn vốn sau đó được chúng mang đến các hoa chức nâng
cải (nhuỵ), ở thấp hơn của cây khác. Trên hình chỉ ra các hoa trong (a) pha đực (nhị) và (b) pha cái (nhuỵ).
(Theo Raven, 2010).

b) Tính tự tương khắc


Thậm chí khi các nhị và núm nhuỵ của hoa chín cùng lúc, tính tự tương khắc di truyền,
vốn lan rộng trong thực vật có hoa, gia tăng thụ phấn chéo. Tính tự tương khắc thể hiên khi
hạt phấn và núm nhuỵ nhận biết nhau vì quan hệ di truyển và sự sinh trưởng của ống phấn
bị phong toả (hình 13.24).
Tính tự tương khắc được kiểm tra bởi locus s
(từ chữ cái đầu của cụm từ Anh ngữ:
selíincom patibility). Nhiều alen tại locus s
điều hoà phản ứng nhận biết giữa hạt phấn
và núm nhuỵ. Các nhà nghiên cứu đã nhận dạng được hai kiểu của tính tự tương khắc:
s
Tínli tự tương khắc th ể giao tử phụ thuộc locus đơn bội cùa hạt phấn và locus lưỡng s
bội của núm nhuỵ. Nếu hoặc các alen s
trong núm nhuỵ tương xứng với alen củạ hạt s
phấn, sinh trưởng của ống phấn dừng lại trước khi nó đạt đến túi phôi. Cây dã yến
(P etunia h ybrida) thể hiện tính tự tương khắc thể giao tử.
Tự tương khắc thể giao tử T ự tương khắc thể bào tử

S 2S 2
Hat phấn
bỏ’ mẹ
Hỉnh 13.24. Sự kiểm tra di truyền có thể phong toà sự tự thụ phấn, a) Tính tự tương khắc thể giao tử được
xác định bởi kiểu gen hạt phấn đơn bội; b) Tính tự tương khắc thể bào tử nhận biết kiểu gen của bố mẹ hạt
phấn lưỡng bội, không đúng là kiểu gen hạt phấn đơn bội. Hạt phấn chứa những protein được bố mẹ S ,S 2sản
sinh ra. Trong cả hai trường hợp, sự nhận biết dựa vào locus s, vốn có nhiều alen khác biệt. Các con số thứ tự
viết tụt xuống chỉ ra kiểu gen alen s. Trong tính tự tương khắc thể giao tử, sự phong toả xảy ra sau khi ống
phấn này mẩm. Trong tính tương khắc thể bào tử, ống phấn không nảy mầm

378
Trong tinh lự tương khắc th ề bào lử, như xảy ra trong hoa lơ muộn (Brassica), cả hai
alen s của bố mẹ hạt phấn, quan trọng là không đúng alen s cùa bản thân hạt phấn. Nếu các
alen ỡ trong núm nhuỵ tương khắc hoặc cùa alen s bố mẹ hạt phấn, hạt phấn đơn bội sẽ
không nảy mầm.
Các cơ chế nhận biết hạt phấn có thể xuất phát từ trong tổ tiên chung của thực vật hạt
trần. Những hoá thạch với các ống phấn từ kỷ Cacbon nhất quán với giả thuyết rằng chúng
đã phát triển cao các hệ thống nhận biết hạt phấn.

13.3.1.5. Thục vật h ạt kin c ó thụ tinh kép


Sự thụ tinh trong thực vật hạt kín là phức tạp, quá trình có phần không bình thường
trong đó hai tế bào tinh dịch (hai tinh tử, hai giao tử) được sử dụng trong một quá trình duy
nhất được gọi là thụ tinh kép. Thụ tinh kép thể hiện ra trong hai sự kiện phát triển cơ bản:
( l ) một tinh tử thụ tinh trứng và (2) hình thành cấu trúc chứa chất dinh dưỡng, gọi là nội
nhũ, nuôi phôi.
Một khi hạt phấn được gió, động vật hoậc tự thụ phấn, mang đến núm nhuỵ, nó dính vào
chất dính có đường phù lên núm nhuỵ và bắt dầu sinh trưởng thành ống phân, ống phán này
sinh trướng giãn dài xuyên qua dọc theo bên trong vòi nhuỵ. Ông phấn, được chất đường nuôi
dưỡng, sinh trưởng cho đến khi đạt đến noãn trong bầu nhuỵ. Trong lúc đó, tế bào sinh sản
bên trong ống phấn phân chia tạo ra hai tinh tử (hai giao tử) như trên hình 11.2a.
Cuối cùng ống phấn đạt đến túi phôi trong noãn. Tại lỗ vào túi phôi, một nhân tạo nên
hợp tử (2n), tinh từ khác thụ tinh tế bào lớn lưỡng bội (2 nhân cực) ở trung tâm túi phôi. T ế
bào đó bây giờ đã trở thành tế bào tam bôi (3n) khởi đẩu sự hình thành cấu trúc được gọi là
nội nhũ cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi vốn được phát triển từ hợp từ (hình 11.2a).
Một khi thụ tinh đã hoàn thành, phôi phát triển khi các tế bào của nó phân chia lặp lại
nhiều lần. Trong khi đó, các mô bảo vệ bao bọc phôi dẫn đến sự hình thành hạt Hạt chứa
phôi và nội nhũ. Đến lượt, hạt được bao bọc trong một cấu trúc khác được gọi là quả.
Những cấu trúc hạt kín điển hình này phát triển trong đáp ứng nhu cẩu cho các hạt
được phát tán vượt các quãng cách xa để đảm bảo khả năng sống di truyển.

13.4. SINH S Ả N V Ó TÍNH

Kiểu sinh sản với sự sao chép nguyên bản bộ gen và không kèm theo tái tổ hợp di
truyền (không có sự dung hợp các giao tử), được gọi là sinh sàn vó tinh.
Tự thụ phấn giảm thiểu khả năng sống di truyền, nhưng sinh sản vô tính dẫn đến sự
xuất hiện các cá thể y hệt di truyền vì chỉ có xảy ra nguyên phân. Trong sự thiếu vắng giảm
phân, các cá thể thích nghi cao đối với mói trường tương đối ổn định duy trì cho cùng các
nguyên nhân rằng sự tự thụ phấn là thuận lợi. Nếu những điều kiện biến đổi đột ngột, sẽ có
Ihể ít biến động trong quần thể cho sự chọn lọc tự nhiên để hoạt động tiếp tục và các loài có
thể ít có khả năng sống sót.
Sinh sản vô tính cũng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, trong nghề làm vườn
đế nhân giống, đặc biệt, những giống cây đáng có với các tính trạng mong muốn có thể bị
biến đổi qua sinh sản hữu tính hoặc thậm chí tự thụ phấn. V í dụ, hầu hết hoa hổng và khoai
tây là được nhân giống sinh dưỡng (vô tính).

379
13.4.1. Sin h sản vỏ giao

Sinh sàn vô giao (võ ph ôi) liên quan sự phái triển cùa các phôi lưỡng bội. Trong một
sô thực vật, bao gổm một số cây họ cam chanh, một số loài cỏ (như cỏ poa Kentucky), cây
bồ công anh, các phôi trong các hạt có thể được sinh ra bằng con dường vô tính từ những
thực vật bố mẹ). Kiểu sinh sản vô tính được biết như là sự vô giao. Những hạt được sinh ra
theo con đường này làm xuất hiện các cá thể về mặt di truyền y hệt vối bố mẹ của chúng.
Dù rằng những thực vật này sản sinh bởi sự chọn dòng các tế bào lưỡng bội trong
noãn, chúng thường giành được lợi thế của sự phát tán hạt, một sự thích nghi thường liên
hợp với sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính ở thực vật phổ biến xa hơn trong những môi
trường khắc nghiệt hoặc rìa, nơi ít thay đổi. V í dụ, tỷ lệ lớn hơn của thực vật sinh sản vô
tính tại Bắc cực so với các vùng ôn đới.

13.4.2. Sin h sản sinh dưỡng

Trong sinh sàn sinh dưỡng, nliững cây mới xuất hiện từ các m ô không sinli sản. Trong
rất nhiều dạng phổ biến của sinh sản vô tính gọi là sinh sản sinh dưỡng, các cá thể thực vật
mới được sinh ra từ các phẩn cùa cây trưởng thành (hình 13.25). Các dạng sinh sản sinh
dưỡng ớ ihực vật rất nhiều và đa dạng.

13.4.2.1. Thân b ò
Một số thực vật sinh sản bằng các thân bò, các thân mảnh, dài sinh trường bò lan trên
mặt đất. V í dụ, trong cây dâu tây trồng (Fragaria vesca hình 12.28c), rau má (Centella
asiaticà)...: các lá, hoa và rễ được sinh ra tại mỗi mắt khác trên thân bò: đúng từ mỗi mắt
thứ hai, đỉnh của thân bò ngẩng lên và trờ nên phình to ra. Phần được phình to ra này trước
hết sinh ra những rễ phụ rổi sau đó cành mới, cành mới này tiếp tục bò.

13.4.2.2. Thân ré

Các thân nằm ngang dưới mặt đất hoặc


tliân rễ (hình 13.25), cũng là cấc cấu trúc sinh
sàn quan trọng, đặc biệt ở thực vật cỏ, cỏ lác. Thân rễ. Gốc ân được của cày gừng
Thân rễ xâm nhập diện tích gần cây bố mẹ và này là một ví dụ của thân rễ. Thân
nằm ngang đang lớn bên dưới mặt
mỗi một mắt có thể tạo ra một cành ra hoa đất hoặc nhủ lên và mọc trên mặt
mới. Đặc trung có hại của những cỏ dại như đất.
tranh Ợmperata cylindríca ), là kết quả từ kiểu
sinh sản này và nhiều thực vật trồríg làm cảnh
trong vưòn như các giống phong lan cũng được
nhân giống hầu như hoàn toàn từ thân rễ (hình
12.28/;); các cây gia vị và làm thuốc như gừng
(Zngiber officinale, hình 13.25), nghệ (Curcuma
lo n g o ) cũng được nhân giông băng thân rê. Hình 13.25. Thân rễ cây gửng (Z in g ib er officinale)

13.4.2.3. Thân củ. Thân củ cũng là các thân được chuyên hoá cho sự dự trữ và sinh sản.
thân cù là phần dự trữ cuối cùng của thân rẻ. Những cây khoai tây (Solanum spp.) được
nhân giống nhân tạo háu như hoàn toàn từ các phàn của thân cù, mỗi một phần chứa một
hoặc nhiều "mắt" (hình 12.30). Từ các "mắt" của củ khoai tây xuất hiện cây mới.
13.4.2.4. R ể hút. Theo Raven et al., (2010), rẽ cùa một số thực vật, ví dụ, anh đào (Cerasus),
táo (Malus), cây ngấy (cây mâm xôi, Rtibus) sản sinh ra các r ễ Ill'll (suckers), hoặc rễ mút
(sprouts), các loại rẻ này làm xuất hiện những cây mới. Những giống chuối (M nsa ) thương
mại không sản ra hạt và được nhân giỏng bằng cấc rễ hút vốn phát triển từ các chồi trên các
thân dưới mặt đất. Khi rẻ của cãy bồ công anh bị gãy, nếu cố gắng lôi chúng lên khỏi đất,
mỗi đoạn rễ có thể trở thành cây mới.
13.4.2.5. Nhũng c à y non (cây m ới nhú) ngẫu nhiên (bất định). Ớ một ít loài thực vật, thậm
chí các lá cũng sinh sản. Một ví dụ là cây sống đời (cây thuốc bỏng, Kalanchoe diagremontiana)
trẽn hình 12 . 37 /7. Tên gọi phổ biến cùa cây này dựa vào sự thật rằng nhiều cây con xuất
hiện từ các mô phân sinh định cư tại các mép khía dọc theo các lá. Cây sống đời có nguồn
gốc được nhãn giống bằng các cây non nhỏ xíu này, khi chúng trưởng thành, rơi xuống đất,
bén rễ và phát triển.

13.4.2.6. Nuôi c ấ y t ế bào cách ly và m ô thục vật


Thực vật có thể được chọn dòng từ các tế bào cách ly trong phòng thí nghiệm. Những
thực vật nguyên vẹn có thể được chọn dòng bằng cách tái sinh các tế bào hoặc mô thực vật
trên các môi trường dinh dưỡng với các hormon sinh trưởng. Đó là một dạng khác của sinh
sản vô tính. Các mố rễ, lá và thân được nuôi cấy có thể trải qua sự phất sinh cơ quan trong
nuôi cấy và tạo nên rẻ và cành. Trong một số trường hợp, những tế bàocá lé cũng có thể
phát triển thành cây nguyên vẹn trong nuôi cấy.
Những tế bào riêng biệt có thổ được cách ly từ các mô với các enzym tác động phân
giải các vách tế bào, để lại th ể nguyên sinh, tế bào thực vật được bọc chỉ bời màng sinh châì
(tế bào trần). Các tế bào thực vật có tính dễ tạo hình phát triển lớn hơn so với hầu hết các tế
bào động vật có xương sống và nhiều, nhưng không phải tất cả, các kiểu tế bào duy trì khả
năng tái tạo các cơ quan hoặc cơ thể nguyên vẹn trong nuôi cấy.
K hi các tế bào thực vật đơn lẻ được nuôi cấy, xảy ra sự tạo vách. Phânbào tiếp theotạo
nên callus , khối các tế bào chưa phân hoá (hình 13.26). Một khi callus đã được hình thành,
các cây nguyên vẹn sẽ được sinh ra trong nuôi cấy. Sự phát triển thành cây nguyên vẹn có
thể trải qua giai đoạn phôi hoặc có thể bắt đẩu với sự hình thành cành và rẽ.

Hình 13.26. Tái tạo thể nguyên sinh. Các giai đoạn cùa sự phục hổi các cày nguyên vẹn từ những thể
nguyên sinh đơn (tế bào trần) của cây anh thảo (hoa báo xuân, Primula), a) Các thể nguyên sinh riêng biệt
của thực vật; b) Sự tái sinh vách tế bào và bắt đẩu phân chia tế bào; c) Sinh sản các phôi soma từ callus; d)
Phục hổi cây con từ phôi tế bào soma trong nuôi cấy. Muộn hơn cây có thể bén rễ trong đất.

381
Nuôi cấy mô có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp. Có thể tạo được những cây
khoai tây, cây mâm xôi, cây mía... sạch vi khuẩn bằng cách nhân giống các mô phân
sinh nuòi cấy, những mó phân sinh nói chung là sạch vi khuẩn, ngay cả trong cây đã bị
nhiẻm bệnh.
Cũng giống như các dạng sinh sản vô tính khác, có thể nhân giống các cá thể y hệt về
mặt di truyền.

13.5. Q U Ã N G ĐỜ I T H Ự C V Ậ T

Thời gian cùa đời sống thực vật biến động lớn tuỳ thuộc các loài. Quãng đời có thể
hoặc có thể không tương quan với chiến lược sinh sản.
Thực vật thân gỗ, có sinh trướng thứ cấp mạnh, hầu như luôn luôn sống lâu lum so với
thực vật thân cỏ, vốn bị hạn chế hoặc không có sinh trưởng thứ cấp. V í dụ, cây thông nón
gai (Pinus aristata) có thể sống đến 4.000 năm (Raven et al., 2010).
Một sô' những cây cỏ hàng năm mọc ra các thân mói trên mặt đất, những thân mới này được
sinh ra từ các cấu trúc hoá gỗ dưới mặt đất. Những cây khác nảy mầm và sinh trưởng, ra
hoa đúng một lần trước khi chúng chết. Những thực vật sống ngắn hơn hiếm trở thành hoá gỗ
vì không đủ thời gian tích luỹ cho các mô Ihứ cấp. Tuỳ thuộc vào thời gian của chu trình
sống của chúng, thực vật thân cỏ có thể là cây mội năm, hai nãm hoặc lâu năm, trong khi
thực vật thân gỗ nói chung là lâu năm (hình 13.27).

b)

Hình 13.27. Thực vặt hàng năm và lâu năm. Thài gian sống cùa thực vật là rất khác nhau, a) Thực vật hàng
năm hoang mạc hoàn thành toàn bộ thời gian sông của chúng chỉ trong vài tuần, ra hoa đúng chỉ một lẩn
trong đời; b) Một số cày thân gỗ như cây cù tùng đại thụ (Sequoiadendron giganteum), phản bố rải rác.trong
các khóm rừng dọc theo các sườn dốc phía tây của Sierra Nevada ở Caliíornia, nước Mỹ, sống 2.000 nãm và
hơn thế, nở hoa hàng năm (Theo Raven et al., 2010).

382
Xác định quãng đời cho các cơ thể sinh sản bởi chọn dòng còn phức tạp hơn. Những
cày dương (Populas tremuloides) tạo nên các dòng khổng lồ lừ sinh sản vô tính của các rẻ
của chúng. Nói chung, chọn dòng cây dương có thể tạo ra "cơ thể" lớn nhất trên Hành tinh.
Những Ihực vật sinh sản vô tính khác có thể chiếm lãnh thổ ít hơn nhưng lại sống hàng
nghìn năm. Các cây bụi creosote (Larrea tridentata) ờ sa mạc Mojave đã được nhận dạng
rằng chúng sống tới 12.000 năm! (Raven et al., 2010).

13.5.1. T h ự c vật lâu năm

Quãng đời của thực vật lâu năm kéo dài trong nhiều năm. Các cây lâu năm tiếp tục
sinh trướng từ năm này qua nãm khác và có thể là cây cỏ (như nhiều loài cây vùng rừng và
những cày hoa vùng hoang dã đổng cỏ) hoặc thực vật thân gỗ (như là cây gỗ. cây bụi). Đa
sô các loài Ihực vật có mạch là cây lâu năm. Nhìn chung, thực vật lâu năm có khả năng ra
hoa, sản sinh hạt và quà với số lượng bất định của các mùa sinh trường.
Thực vật lâu năm thân cỏ hiếm có sinh trường thứ cấp trong các thân của chúng, các
thân chêì hàng năm sau một kỳ sinh trưởng và tích luỹ thức ăn tương đối nhanh. Thức ãn
thường được tích luỹ trong những rễ của cây hoặc trong các thân dưới mặt đất, vốn có thể
trở nên khá lớn so với các phần trên mặt đất ít vạm vỡ hơn.
Nói chung, cây gỗ và cây bụi ra hoa lặp lại nhiều lần, nhưng cũng có các ngoại lệ. Cây
tre sống nhiếu năm như thực vật không sinh sản, già và chết sau khi ra hoa. Đúng như vậy
đối với một cây gỗ nhiệt đới (LachigaU versicolor), cây nảy đạt đến các chiều cao khổng lồ
trước khi ra hoa và già. Nhận thấy rằng một lượng lớn năng lượng đã tiêu hao vào sinh
trường của cây gỗ, chiến lược sinh sàn đặc biệt này đáng được quan tâm tìm hiểu.
Những cây gố và cây bụi hoặc là rụng lá hàng năm, với tất cả các lá rụng vào một thòi
gian riêng trong năm và còn lại các cây trơ trụi trong một thời kỳ hoặc là cây thưởng xanh,
với các lá rụng quanh nãm và cây chẳng bao giò hoàn toàn trơ trụi. Tại các vùng ôn đới
miền bắc, các rừng thông là hầu như thường xanh quen thuộc, nhưng tại các vùng nhiệt đới
và cận (á) nhiệt đới, hầu hết thực vật hạt kín là thường xanh, ngoại trừ những nơi có mùa
khô hạn khấc nghiệt. Tại các vùng ấy, nhiều thực vật hạt kín là rụng lá, mất các lá của
chúng trong mùa khô hạn và bằng cách đó giữ được nước.

13.5.2. Th ự c vật hàng năm (một năm)

Thực vật hàng năm sinh trưởng, sinh sàn và chết trong m ột năm. Thực vật hàng năm
sinh trưởng, ra hoa, tạo quả và hạt trong một mùa sinh trưởng rồi chết khi quá trình đã hoàn
thành. Nhiều cây trổng là hàng năm, gồm ngô, lúa mì, lúa, dậu tương...Nhìn chung, thực
vật hàng năm sinh trường nhanh trong các điều kiện thuận lợi, sẵn có nước và các chất dinh
dưỡng. Các mô phân sinh bên của một số thực vật hàng năm, ví như cây huớng dương, cỏ
ambrozi khổng lổ (ở Bắc M ỹ), tạo ra một số mô thứ cấp để chống đỡ, nhưng hẩu hết thực
vật hàng năm là toàn bộ thân cỏ.
Thực vật hàng năm đién hình chết sau khi ra hoa một lần; những hoa và phôi đang phát
triển sử dụng truyền tín hiệu hormon đổ tái phân phối các chất dinh dưỡng, do vậy cây mẹ
vì đói mà chết. Có thể minh hoạ điều đó bàng cách so sánh quần thể của các cây đậu tương

383
trong đó đậu tương tiếp tục được chọn lọc với quần thể trong đó các cây đậu tương đuợc giữ
lại. Quần thể được chọn lọc thường xuyên sẽ tiếp tục sinh trưởng và thu hoạch đậu tương
kéo dài lâu hơn so với quần thể không được chọn lọc. Quá trình vốn dẫn đến sự chết cùa
cây được gọi là sự già.

13.5.3. Thự c vật hai năm

T h ự c vật hai nãm có chu trình sống hai nãm. Thực vật hai năm ít có điểm chung so
với thực vật hàng năm, có các chu trình sống được hoàn thành trong hai năm. Trong năm
thứ nhất, thực vật hai năm tích luỹ các sản phấm quang hợp trong các cơ quan dự trữ dưới
mặt đất. Trong năm sinh trướng (hứ hai, hệ thống tạo hoa đã được sản sinh sử dụng năng
lượng đã được tích luỷ trong các phấn dưới mặt đất của cây. Một sô cây trồng, kế cá cây
cà rốt, cây cải (B rassica) và cây cù cải đường (Beta vulgaris) là những thực vật hai năm,
nhưng các loài thực vật này được thu hoạch làm thức ăn trong mùa đầu tiên của chúng,
trước khi ra hoa. Chúng được trồng để lấy lá và rễ, chứ không nhằm lấy quả và hạt.
Những cây hoang dã hai năm bao gồm cây báo xuân chiều (evenning primrose,
Premưla sp), cà rốt (D actis Carola), cây mao nhị (Verbascuni thapsis). Nhiều thực vật được
cho là cây hai năm không ra hoa cho đến khi chúng đã ià năm thứ ba hoặc nhiều tuổi hơn,
nhưng tất cả những thực vật hai năm ra hoa chỉ một lần trước khi chúng chết.

TÓM T Ắ T CH Ư Ơ N G 13: P H Á T T R IE N s in h s ả n

Chu trình sống của thực vật có đặc trưng là sự xen kẽ các thế hệ.
13.1. Chuyển đổi thành khả năng tạo hoa được gọi là sự chuyển pha
Sự chuyển pha chuẩn bị cho cây đáp ứng các tín hiệu bên trong (nội tại) và bên ngoài để bắt đầu tạo
hoa. Các tác nhân (tín hiệu) bên ngoài bao gồm ánh sáng, nhiệt độ và các tác nhân bên trong gồm sự sản
xuất hormon.
13.2. Các đột biến làm sáng tỏ sự chuyển pha được điểu hoà như thế nào
Trong các thực nghiệm với Arabidopsis, cây, vốn nò hoa sớm hơn so với cây binh thường (không bị đột
biến) là kết quả từ sự đột biến trong các gen chuyển pha. Hàm ý rằng có các cơ chế đã tiến hoá làm chậm sự
tạo hoa.
13.3. S ự tạo hoa
Đã sáng tỏ bốn con đường tạo hoa được di truyền điều hoà. Sự cân bằng giữa các tín hiệu ức chế và khởi
động hoa điếu hoà sự tạo hoa.
13.4. Con đường phụ thuộc ánh sáng hướng vào chu kỳ quang
Con đường phụ thuộc ánh sáng cảm ứng ra hoa dựa trên chiều dài các thí nghiệm cây chu kỳ tối trong
thời kỳ 24 giở, thực vật có thể là ngày ngắn, ngày dài hoăc trung tính, phụ thuộc vào phản ứng tạo hoa.
13.5. Con đường phụ thuộc nhiệt độ liên kết với lạnh
Một số thực vật đòi hôi xuân hoá hoặc sự phơi nhiễm lạnh đối với hạt hoặc cày để cảm ứng tạo hoa.
13.6. Con đường phụ thuộc gibberellin đòi hỏi sự gia tăng mức hormon
Các mức giảm thiểu gibberellin làm chậm sự nở hoa trong những thực vật theo con đườngnày.
Gibberellin có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen chuyển pha.
13.7. Con đường tự khiển là không phụ thuộc vào các tín hiệu (tác nhân) môi trường
Con đường tự khiển là điển hinh của thực vật ngày trung tinh. Sự càn bằng giữa các tín hiẻL ứcchế và
khởi động tạo hoa điều hoà sự phát triển hoa
13.8. Các gen đống dạng mô phân sinh hoa hoạt hoá các gen đồng dạng cơ quan hoa
Một khi các gen đổng dạng cơ quan hoa được khởi động, bốn cơ quan hoa phát triển phù hợp với mô hình
ABC. Lớp các gen A một mình chuyên biệt lá đài (đài hoa). Các lớp gen A và B cùng nhau chuyên biệt các cánh
tràng hoa; lớp các gen B và c chuyên biệt nhị hoa và lớp các gen c một minh chuyên biệt các lá noãn.
13.9. Cấu trúc của hoa
Hoa hoàn chỉnh có bốn vòng tương ứng với bốn cơ quan hoa: lá đài hoa, cánh tràng hoa, bộ nhị và bộ
nhuỵ. Các hoa không hoàn chỉnh thiếu một hoặc nhiểu hơn các vòng.
Thực vật hạt kin có các hoa đối xứng hai bên và đối xứng xuyên tâm.
13.10. Giao tử được sinh ra trong các thể giao tử của hoa
Giảm phân trong bao phấn sản xuất ra các tiểu bào tử, vốn trải qua nguyên phántạo ra các hạt phấn,
những hạt phấn này là các thể giao tử đực hoặc các thể tiểu giao tử.
Mỗi một hạt phấn chứa tế bào sinh sản vốn về sau sẽ sinh ra hai tế bào tinh dịch và tế bào ống.
Giảm phản trong các noãn sinh ra các đại bào tử, các đại bào tử này trải qua nguyên phán sinh ra các túi
phôi vốn là các thể giao tử cái hoặc các thể đại giao tử.
Túi phôi chứa 7 tế bào, một trong chúng là tế bào trứng và một trong chúng chứa hai nhân cực. về sau tế
bào chứa hai nhản cực này phát triển thành nội nhũ tam bội sau khi thụ tinh.
13.11. Thụ phấn và thụ tinh
- Thực vật có hạt sớm (xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển của giỏi thực vật) đã được thụphấn
nhờ gió. Thụ phấn nhờ gió là quá trình thụ động, không mang được hạt phấn đi xa. Hậu quả làthực vật phải
tương đối sát cùng nhau để đảm bảo cho thụ phấn xảy ra.
- Hoa và các động vật thụ phấn cùng tiến hoá. Các tác nhân thụ phấn cung cấp sự vận chuyển hiệu
quả hạt phấn vốn có thể vượt các khoảng cách xa. Các hoa được động vật thụ phấn toả ra các mùi hương và
các dấu hiệu thấy được để hướng dẫn các tác nhân thụ phấn.
- Một sô thực vật có hoa tiếp tục sử dụng thụ phấn nhờ gió. Nhiều loài thực vật thụ phấn nhờ gió có
hoa đực và hoa cái trên các cày cá thể riêng biệt hoặc trên các phần tách biệt của mỗi cá thể. Các hoa cụm
thành các nhóm với số lượng lớn và phơi ra trước gió (hình 13.19 và 13.20).
- Sự tự thụ phấn là thuận lợi trong các mõi trưòng ổn định. Những thực vật đã thích nghi đối với môi
trường ổn định có thuận lợi từ thê hệ con đổng dạng vốn có khả năng thành đạt hơn so với thế hệ con xuất
hiện từ thụ phấn chéo. Tuy nhiên, hậu thế từ sự tự thụ phấn là không đổng dạng di truyền. Sự tự thụ phấn
cũng có lợi khi hiếm găp các động vật thụ phấn.
- Một số chiến lược tiến hoá khỏi động sự lai chéo xa. Sự lai chéo xa được khởi động trong cây mà
trong đó các hoa đực và hoa cái tách biệt về mặt vật lý trên cùng một cây, hoặc trên những cây khác nhau,
hoặc trong chúng hai hoa chín ở các chương trinh khác nhau.
Tính tự bất thụ ngăn chăn sự tự thụ phấn bởi sự ngăn cản sinh trưởng của ống phấn.
- Thực vật hạt kín trải qua sự thụ tinh kép. Thụ tinh kép sản ra hợp tử lưỡng bội và nội nhũ tam bội
cung cấp dinh dưỡng cho hợp tử.
13.12. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể đổng dạng di truyến vi thê hệ tiếp theo được sinh ra bởi nguyên phản.
- Sinh sàn vô giao liên quan vói sự phát triển của phôi lưỡng bội. Sinh sàn vô giao là sự sàn xuất
các phôi bởi nguyên phân không phải là thụ tinh. Các phôi này phát triển trong các hạt.
- Sinh sản sinh dưdng, những cây mói xuất hiện từ các mô không sinh sản. Các phần sinh dưỡng
như các rễ bò, thản rễ, giác mút (rễ hút) và các cây non rẻ phụ có thể xuất hiện như các dòng cá thể mới.
- Thực vật có thể được tạo dòng từ các tê bào cách ly trong phòng thí nghiệm. Tước bỏ các vách tế
bào tạo ra thể nguyên sinh (tế bào trần), vốn có thể sau đó được cảm ứng trải qua nguyên phản sản sinh ra
callus. Bằng cách xử lý thích hợp, callus có thể phản hoá thành cây hoàn chỉnh.
13.13. Quãng đời thực vật
- Thực vật làu năm sống nhiều năm. Thực vật lảu năm sống hàng nhiều năm, dù rằng chúng phải trải
qua các thời kỳ ngủ.

385
- Thực vật hàng năm sinh trưởng, sinh sản và chết trong cùng năm. Nhiều cây trổng là cày hàng
năm và đòi hỏi cấy trồng lại mỗi nâm như cây ngô, lúa, lúa mì, đậu tương,...
- Thực vật hai năm phát triển chu trinh sống hai năm. Trải qua năm thứ nhất, cây hai năm sinh
trưởng và tích luỹ dinh dưỡng. Trong năm thứ hai, chúng tạo hoa và hạt. Những cây trồng hai năm thường
được thu hoạch trong năm thứ nhất như cây cà rốt.

C Â U HỎI CH Ư Ơ N G 13
1. Vì sao có thể có lợi đối với cây có bốn con đường khác biệt mà tất cả đểu ảnh hường đến sự biểu hiện
cùa LFY7
2. Bạn sẽ mong đợi thực vật tạo hoa vào cảc thời gian khác nhau nếu không có các gen ức chế tại hoa
và xuân hoá và các gen cùa con đường tự khiển được cảm ứng sự biểu hiện của các gen khởi động tạo hoa?
3. Bạn có thể thử liệu độ dài của ngày hay độ dài của đêm xác định sự nở hoa trong những cây với các
con đường tạo hoa phụ thuộc ánh sáng?
4. Lợi ích tiến hoá chủ yếu của hoa là gi?
5. Có phải tất cả hậu thế của thực vật tự thụ phấn là đổng dạng?
6. Trong những điểu kiện nào sinh sản sinh dưỡng có lợi cho sự sống sót?
7. Những thuận lợi và bất lợi gì của chu trinh sống hai năm so với chu trinh sống một năm?

386
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

1. Nguyễn Mộng Hùng. Bài giảng sinli liọc pliál triển. N X B K H và K T . Hà Nội, 1993.
2. Nguyễn Như Khanh. Sinh lý học sinh trường và phái triển thựcc vật. N X B G D , 1996.
3. Nguyễn Như Khanh. Sinli học plìál triển thực vật. N X B G D , 2002. Tái bản lần 3, 2009.
4. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng. Sinh lý học thực vật, N X B G D , 2008, tái bản lần 2,
2012 .
5. Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Văn Đính. C ác chất điều hoà sinh trưởng thực vật,
N X B G D V N , 2011.
6. Tạ Thuý Lan. Sinh lý liọc thán kinh. N X B ĐHSP, tập I, 2003.
7. Tạ Thuý Lan. MộI s ố vấn đ ề vê sinh lỷ sinh sàn. N X B Đ H Q G Hà Nội, 2002.
8. Nguyền Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ. Tô' cliức học phôi thai học, N X B Đ H & TH C N . Hà
Nội, 1980
9. Trẩn Thuý Nga. G iải phẫu người, N X B G D , 2001.
10. Neil A . Campbell, Jane B. Reece et al. BIOLOGY. Eigth Edition. Pearson Bẹnamin
Cummings. 2009.
11. C J . Clegg with D. G . Mackean. BIOLOGY, Avanced principle & application, second
Edition, JO H N M U R R A Y , London, 2000.
12. Hans Walter Heldt, Birgit Piechulla in cooperation with Fiona Heldt. Plant
Biochemistry. Academ ic Press in an imprint of Elsevier, fouth edition, 2011.
13. R. Heller, R. Esnault, c . Lance. Physiologie Végétale. D evelopm ent 15° edition. Mise
à jour et augmente'e. Mason II. Paris Milan Bacelone.1995.
14. A. L e Moigne. Biologie dll developm ent. 4“ edition. Mason II, Paris, 1997.
15. Peter Raven et al., Biology. Ninth Edition. M cGraw - H ill. International Edition.2010.
16. Lincoln Taiz, et al., Plant physiology 3‘ edition. The Benzamin/Cummings publishing
Company, 2006.
17. Richard M. Twyman. Advanced M olecular Biology. Cambridge, U K . Bios scientific
publissher. Springer, 1998.
18. W illiam K . Purvez, David Sadava et al., Life Ilie Science o f Biology. Seventh Edition.
2008 .

387
*

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Chù tịch Hội dồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc N G Ư T NGÔ TR A N ái

Phó Tổng Giám dổc kiêm Tổng biên tập GS.TS v ũ VĂ N HÙN G

Tô’chức bản thào và chịu trách nliiệm nội dung:


Phó Tổng biên tập N G U YẼN văn tư

G iám đốc Công ty CP Sách ĐH-DN NGÔ TH Ị THANH BÌNH

Biên tập nội dung và sừa bản in: N G U Y Ễ N H ồN G ánh

T rình bày bìa: ĐINH XUÂN DŨNG

Thiết kế sách và chế bản: TRỊNH TH Ụ C K IM DUNG

Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghé, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
giữ quyén công bố tác phẩm.

G IÁ O TR ÌN H SIN H H Ọ C P H Á T T R IE N

Mã số: 7K883y4-DAI
Số đăng kí KHXB : 19 - 2014/CXB/ 35- 2035/GD.
In 500 cuốn (QĐ in số : 04), khổ 19 X 27 cm.
In tại Công ty CP In Phúc Yên.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2014.

You might also like