CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

 Xác định lượng flavonoid


Hàm lượng flavonoid tổng(TFC) trong cao chiết được xác định bằng
phương pháp nhôm clorua. Hỗn hợp phản ứng gồm 1mL cao chiết (trong
methanol) và 200μL dung dịch NaNO2 5% để yên trong 5 phút ,tiếp tục cho
vào ống nghiệm 200μL AlCl3 10% lắc đều ,để phản ứng xảy ra thêm trong 6
phút, thêm tiếp vào hỗn hợp 2mL NaOH 1M và cho methanol đủ 5mL. Đợi 5
phút rồi tiến hành đo độ hấp thu quang phổ ở bước sóng 510 nm. Cường độ
màu của hỗn hợp phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ các hợp chất flavonoid có
trong cao chiết. Trong thí nghiệm này quercetin được sử dụng là chất chuẩn.
Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao chiết lá trứng cá được xác định dựa
vào phương trình đường chuẩn của quercetin
 Xác định hoạt tính kháng oxy hóa
Hoạt tính kháng oxy hóa được thực hiện bằng phương pháp dpph[3],[4].
Dpph(1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là gốc tự do bền ,màu tím. Khi gặp các
chất có khả năng choh, chuyển về dạng khử có màu vàng nhạt của 1,1-diphenyl-
2-picrylhydrazine. Đo độ hấp thu của mẫu thử ở bước song 515 nm để xác định
được % ức chế (i) i% = ((𝐴0−𝐴𝑖)/𝐴0)*100 trong đó: i%: nồng độ ức chế; ai: độ
hấp thu của mẫu; a0: độ hấp thu của dpph khi không có mẫu. Dựa trên phần
tram ức chế tại các nồng độ khác nhau của mẫu thử, tiến hành đánh giá khả
năng kháng oxy hóa của mẫu thử thông qua giá trị IC50. Giá trị IC50
(inhibitoryconcentration 50%) được định nghĩa là nồng độ của một mẫu thử mà
tại đó nó có thể ức chế được 50% gốc tự do. Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá
trị IC50 sẽ càng thấp và ngược lại.
Tiến hành thí nghiệm:
-dpph hòa tan trong dung môi methanol nồng độ 1000μg/ml.
-Pha vitamin c (μg/ml) và cao chiết (μg/ml) được pha bằng methanol.
-Hỗn hợp phản ứng gồm 40 μl dpph (1000μg/ml) và 960 μl cao chiết
trứng cá.

-Hỗn hợp được ủ trong tối ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và đo độ hấp
thụ quang phổ của dpph tại bước song 517 nm. Đối chứng dương được sử dụng
trong thử nghiệm là vitamin C. Lặp lại 3 lần đo. Giá trị IC50 được tính dựa trên
phần tram ức chế và nồng độ mẫu thử nghiệm

XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
 Tiêu chuẩn: TCVN 5613:2007 - CHÈ - XÁC ĐỊNH HAO HỤT KHỐI
LƯỢNG Ở 103oC
 Cách tiến hành:
 Lấy mẫu
 Chuẩn bị chén cân
 Chuẩn bị mẫu thử
 Phần mẫu thử: Cân khoảng 5 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào
chén cân
 Xác định: Sấy chén cân có mẫu cùng với nắp trong tủ sấy ở
103 oC ± 2 oC trong 6h. Để nguội trong bình hút ẩm (4.3), đậy nắp và cân.
Cho lọ và nắp trở lại tủ sấy và sấy tiếp trong 1 h, làm nguội trong bình hút
ẩm, đậy nắp lại và cân; lặp lại các thao tác này cho đến khi chênh lệch giữa
hai lần cân kế tiếp nhau không vượt quá 0,005 g.
 Kết quả:

XÁC ĐỊNH TRO TỔNG SỐ


Cách tiến hành:
 Lấy mẫu
 Chuẩn bị chén
 Chuẩn bị mẫu thử
 Phần mẫu thử: Cân khoảng 5 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào chén
 Xác định: Sấy phần mẫu thử trong chén ở nhiệt độ gần 100 oC Cho đến khi hết
ẩm. Chuyển chén vào lò nung và nung ở 525 oC ± 25 oC Cho đến khi
tro hoá hoàn toàn (thường cần ít nhất 2 giờ). Để nguội, và làm ẩm tro bằng nước
cất, làm khô trên nồi hơi, sau đó trên bếp điện. Đưa chén trở lại lò nung và nung
trong 60 min, làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Nung tiếp trong lò nung 30
min, để nguội và cân. Lặp lại các thao tác này, cho đến khi chênh lệch giữa hai
lần cân kế tiếp không quá 0,001 g, nếu cần.
 Giữ tro tổng số để xác định tro tan trong nước và tro không tan trong nước xem
hoặc tro không tan trong axit, nếu cần.
 Kết quả:

mo là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;


m1 là khối lượng của tro tổng số, tính bằng gam;
RS là hàm lượng chất khô của mẫu nghiền, tính bằng phần trăm khối lượng
XÁC ĐỊNH TRO KHÔNG TAN TRONG AXIT
 Cách tiến hành:
 Phần mẫu thử: Cân khoảng 5 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào chén
 Xác định: Cho 25 ml dung dịch axit clohydric vào lượng tro tổng số thu được
như mô tả trong TCVN 5611:2007 đựng trong chén nung. Đậy nắp bằng mặt kính
đồng hồ để tránh axit bắn ra, và đun sôi nhẹ dung dịch trong 10 phút. Để nguội và
lọc qua giấy lọc. Rửa chén và giấy lọc bằng nước nóng cho đến khi nước rửa
không còn axit, dùng dung dịch bạc nitrat để khẳng định không còn axit. Cho giấy
lọc và lượng chứa vào chén nung, cho bay hơi nước cẩn thận trên nồi
cách thuỷ đun sôi sau đó nung trong lò nung kiểm soát được ở nhiệt độ
525 0C ± 25 0C Cho đến khi cặn không còn chứa các hạt cacbon có thể nhìn thấy.
Để nguội chén trong bình hút ẩm và cân. Nung nóng lại 30 phút trong lò nung, để
nguội và cân; lặp lại các thao tác này cho đến khi chênh lệch giữa hai lần cân kế
tiếp không quá 0,001 g, nếu cần. Ghi lại khối lượng nhỏ nhất.

 Kết quả:

mo là khối lượng của phần mẫu thử đã nghiền được dùng để xác định tro tổng số,
tính bằng gam;
m3 là khối lượng của tro không tan trong axit, tính bằng gam;
RS là hàm lượng chất khô của mẫu nghiền, tính bằng phần trăm khối lượng

You might also like