Bài tập nhóm 11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG

Môn học: KINH TẾ VI MÔN ỨNG DỤNG


Mã lớp học phần: 23C1ECO50113807

ĐỀ TÀI: Phân tích PESTEL cho sản phẩm nước ngọt có gas

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Triều


Sinh viên thực hiện: NHÓM 11
Lê Trung Khải - 31221024431
Nguyễn Hoàng Trúc My - 31221024249
Lê Trần Phương Nhi - 31221020193
Trần Tôn Nữ - 31221025900
Đặng Nguyễn Quỳnh Trâm - 31221025721

TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 11
Họ và tên MSSV Đánh giá(%)

Lê Trung Khải 31221024431 100

Nguyễn Hoàng Trúc My 31221024249 100

Lê Trần Phương Nhi 31221020193 100

Trần Tôn Nữ 31221025900 100

Đặng Nguyễn Quỳnh Trâm 31221025721 100


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2


NỘI DUNG: PHÂN TÍCH PESTEL NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM ... 3
1. Political ....................................................................................................................
2. Economic ................................................................................................................ 4
2.1. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 .................................................................. 4
2.2. Mức lãi suất ...................................................................................................... 5
2.3. Tỷ lệ lạm phát ................................................................................................... 5
2.4. Nguồn cung ứng lao động và vấn nạn thất nghiệp ........................................... 6
3. Social/Culture ........................................................................................................ 8
3.1. Văn hoá và thói quen người tiêu dùng .............................................................. 8
3.2. Phong tục, tập quán........................................................................................... 8
3.3. Trình độ văn hoá và dân số ............................................................................... 9
4. Technology ............................................................................................................. 9
4.1. Sản xuất thông minh ......................................................................................... 9
4.2. Hỗ trợ trong bao bì .......................................................................................... 10
4.3. Big data ........................................................................................................... 10
4.4. Công nghệ trong hoạt động Marketing ........................................................... 10
5. Environmental .................................................................................................... 11
6. Legal .................................................................................................................... 12
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 15

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay của ngành đồ uống, mô hình PESTEL
được xem là một trong những công cụ phân tích quan trọng giúp ngành giải khát đưa ra
những chiến lược phù hợp. Việc đưa ra những phân tích đúng và đủ về các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ, pháp lý và môi trường giúp doanh nghiệp có
cái nhìn toàn diện hơn về khả năng tăng trưởng của từng phân khúc thị trường. Vậy mô
hình PESTEL của ngành giải khát tại Việt Nam được triển khai như thế nào? Hãy cùng
nhóm chúng em phân tích ngành nước giải khát ở Việt Nam để có cái nhìn toàn diện
hơn về những cơ hội cũng như thách thức phải đối mặt khi kinh doanh trong ngành.

2
NỘI DUNG: PHÂN TÍCH PESTEL NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM

1. Chính trị
Sự phát triển của ngành nước giải khát phụ thuộc theo quy định của từng quốc
gia sở tại. Các quy định này do Chính phủ ban hành để tạo ra được những ảnh hưởng
nhất định đến quá trình sản xuất ra những sản phẩm này ở quốc gia đó. Dựa theo những
quy định này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu của Chính phủ đặt
ra, nếu không thì phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Dưới đây là một số yếu tố về thể chế pháp luật ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của ngành giải khát ở Việt Nam trong suốt thời gian qua:
● Quy định về thuế suất, luật thuế sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ.
● Sự thay đổi trong mảng nước uống có ga ở nhiều quốc gia.
● Buộc phải chia bớt thị phần do sự gia nhập ngành của nhiều đối thủ cạnh tranh,
chính sách giá,...
● Khả năng gia nhập thị trường ở mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt. Gia nhập ngành
ở những thị trường đang phát triển sẽ khó khăn hơn, những liên minh về chiến
lược kinh doanh với nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ tạo nền tảng và là cơ sở
thúc đẩy sự phát triển của ngành.
● Buộc phải thay đổi một số thành phần hóa học trong nước uống do chính sách
của chính phủ về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ở một số quốc gia.
● Tăng thuế sản xuất
● Một số thay đổi về luật pháp và những quy định về thuế suất, luật thuế sửa
đổi…yêu cầu doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ. Những thay đổi trong môi
trường kinh doanh mảng nước uống có gas.
● Những thay đổi này bao gồm sự gia nhập ngành của đối thủ, chính sách giá, khả
năng cạnh tranh…
● Tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà khả năng gia nhập thị trường ngành giải khát sẽ
có những điểm riêng biệt. Ở những thị trường đang phát triển và mới nổi, việc
gia nhập ngành sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn. Không chỉ vậy, những liên
minh về chiến lược kinh doanh với những nhà cung cấp vật tư chai ở địa phương
sẽ tạo nền tảng và cơ sở thúc đẩy ngành nước giải khát ngày càng phát triển.[1]
Sự ổn định và nhất quán về quan điểm chính trị khiến nhà đầu tư lạc quan về thị
trường, là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, nền chính trị ổn
định cũng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chịu sức ép về
bất ổn chính trị và có điều kiện cơ bản để sản xuất. Sự ổn định chính trị cho phép đầu
tư nước ngoài chảy vào các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn
này để phát triển sản xuất kinh doanh và tăng thị phần.
3
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định và ít vấn đề
liên quan đến xung đột tôn giáo, sắc tộc. Sự ổn định này luôn được xem là cơ hội sinh
lợi và hấp dẫn cho các hoạt động chiến lược đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất, công
ty trong và ngoài nước.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sức khỏe người dân và đưa ra
nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển ngành giải khát, đảm bảo quyền tự chủ của doanh
nghiệp, là điều kiện thiết yếu để thực hiện tốt nguyên tắc:
Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cạnh tranh công bằng.

2. Economic [2]
Yếu tố Kinh Tế trong PESTEL là một trong những yếu tố quan trọng giúp các
doanh nghiệp ngành nước giải khát có thể phát triển hướng đi đúng đắn, đưa ra những
chiến lược thích hợp trong từng thời kỳ kinh tế nhất định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn
lẫn dài hạn, và sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế. Bất kỳ nền kinh tế nào
cũng có chu kỳ, bởi thế, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh tế, doanh nghiệp
phải biết nắm bắt đúng thời điểm để đưa ra những quyết định phù hợp cho riêng mình.
Để nghiên cứu về Yếu tố Kinh Tế, các doanh nghiệp nên chú ý đến những yếu tố như
sau:

2.1. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 [3]


Theo như đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng DBS, mặc dù
tốc độ tăng trưởng bị chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, song
Việt Nam đang thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, được xem là
điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất. Đánh
giá này cho thấy, Việt Nam vẫn là một nơi thích hợp dành cho ngành công nghiệp nước
uống giải khát.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, cùng những khó
khăn nội tại, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023
chỉ đạt 3,72%, không như mức kỳ vọng. Đồng thời, nhu cầu trên toàn thế giới giảm
khiến xuất khẩu của Việt Nam giảm 12% trong 6 tháng đầu năm và ảnh hưởng lớn đến
tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng đối mặt với những vấn đề nội tại như sự chững lại
của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp…Tuy nhiên, việc nới
lỏng dần chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, cắt giảm thuế và mở rộng đầu tư chi tiêu
công đã giúp giảm nhẹ tác động của những cơn gió ngược. Với những nhận định trên,
IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023,
đạt khoảng 4,7% cho cả năm nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới
lỏng.
Từ những nghiên cứu nêu trên, thị trường nước uống giải khát phải biết cẩn trọng
trong từng bước đi của mình bởi Việt Nam và cả thế giới đang trong giai đoạn biến động
phức tạp. Tuy nhiên, giai đoạn nửa cuối năm 2023 là một giai đoạn thích hợp dành cho
4
các doanh nghiệp để thực hiện các bước đi đột phá của mình, đưa ra những chiến lược
kinh doanh mới trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi trở lại.

2.2. Mức lãi suất[4]


Sáu tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam ghi nhận một số điểm tích cực liên
quan đến thị trường tài chính – tiền tệ.
● Với chính sách tiền tệ, điểm sáng nổi bật là Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm
lãi suất điều hành (từ 0,5-1,5%) nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay, góp
phần tăng khả năng tiếp cận và cung cấp vốn cho nền kinh tế.
● Theo đó, về cơ bản, mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới
có xu hướng giảm dần. Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương
mại ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022).Lãi suất cho
vay bình quân ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1%/năm so với cuối năm 2022).
Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi
với lãi suất thấp hơn mức này nhằm kích thích nhu cầu tín dụng, hướng tới hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Đây cũng đồng thời là cơ hội tốt cho
các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát nhằm nắm bắt các cơ hội đầu tư hay phát
triển các chiến lược phù hợp trong tương lai.

2.3. Tỷ lệ lạm phát[5]


Tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm 2023 tuy đã hạ nhiệt
nhưng vẫn ở mức cao. So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức
lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ
năm trước.
CPI bình quân 7 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2022; lạm
phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước, đều giảm so với các mức tương ứng
là 3,29% và 4,74% của 6 tháng đầu năm 2023. Mặc dù vậy, CPI tháng 7 tăng 0,45% so
với tháng trước; tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm
trước.
Tốc độ tăng CPI bình quân các tháng có xu hướng giảm dần, là dấu hiệu tích cực
cho thấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%.So với
cùng kỳ năm trước, CPI các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần, tuy nhiên
dự báo một số yếu tố sẽ tác động đến CPI những tháng cuối năm 2023 như sau:

● Dịch vụ du lịch trong năm 2023 sẽ tăng trưởng trở lại do nhu cầu của người dân
tăng cao. Giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào
thời điểm đầu năm và cuối năm do nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Dương lịch,
Tết Nguyên đán và các lễ hội. Thiên tai và dịch bệnh diễn ra trong năm có thể
gây ảnh hưởng đến giá lương thực và thực phẩm cục bộ tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.

5
● Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là
nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên
liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất
của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát nói
riêng, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

2.4. Nguồn cung ứng lao động và vấn nạn thất nghiệp[6]
2.4.1. Nguồn cung ứng lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2023 là 52,3 triệu người,
tăng hơn 100 nghìn người so với quý trước và 0,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều
tăng nhẹ (tăng tương ứng là 88 nghìn người và 19 nghìn người), lực lượng lao động nữ
tăng gần 300 nghìn người, trong khi đó lực lượng lao động nam giảm 179 nghìn người.
Có thể nói, lực lượng lao động trong năm 2023 đang có xu hướng tăng dần, mang đến
cơ hội cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất.

Tốc độ tăng lực lượng lao động so với quý trước đạt mức cao (3,4%) vào quý IV
năm 2021 – ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2022, tốc độ tăng lực lượng
lao động có xu hướng giảm dần từ 0,9% (quý I và quý II năm 2023) xuống còn 0,5%
vào quý III và quý IV năm 2022. Đến năm 2023, con số này tiếp tục giảm và duy trì tại
mức 0,2%.

6
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II năm 2023 là 68,9%, không thay đổi so
với quý trước và tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nữ giới
là 63,1%, nam giới là 75,0%; khu vực thành thị là 65,5%, khu vực nông thôn là 71,0%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ quý II năm 2023 là 26,8%,
tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước (tăng lần lượt 0,4% và 0,6%). Như vậy,
tính đến quý II năm 2023, cả nước vẫn còn đến 38,3 triệu người lao động chưa qua đào
tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên
môn kỹ thuật của người lao động, việc xây dựng các chương trình chính sách đào tạo
cụ thể là nhu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

2.4.2. Vấn nạn thất nghiệp


Thị trường lao động Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong
bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch Covid-
19, xung đột giữa Nga và U-crai-na và tổng cầu thế giới suy giảm làm cho nhiều doanh
nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm
2023 khoảng 1,07 triệu người, tăng 25,4 nghìn người so với quý trước và tăng 1,9 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm
2023 là 2,30%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành
thị tiếp tục duy trì dưới 3% (quý II năm 2022 là 2,98%, quý I năm 2023 là 2,66% và
quý II năm 2023 là 2,75%).

(Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020 -
2023)
Qua các số liệu trên, nhìn chung, tỷ lệ người lao động Việt Nam hiện vẫn đang
đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số người lao động chưa qua đào
tạo vẫn còn cao, từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nước giải khát bởi đây là ngành công nghiệp
đòi hỏi sự chính xác cao trong khâu chế biến và sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đảm
bảo chất lượng, hương vị. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng
7
đang có dấu hiệu tăng trở lại vào các quý đầu năm 2023, cho thấy thị trường lao động
vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Dựa vào các phân tích trên về nguồn cung
lao động cũng như vấn nạn thất nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
ngành nước giải khát nói riêng có thể chọn cho mình các chiến lược tuyển dụng người
lao động phù hợp, đưa ra các quyết định đúng đắn về việc mở rộng quy mô sản xuất.

3. Social/Culture
3.1. Văn hoá và thói quen người tiêu dùng
Trong văn hoá của Việt Nam, nước ngọt có ga chiếm một vị thế khá quan trọng.
Mặc dù nổi tiếng với nền văn hoá trà và cà phê lớn nhưng những năm gần đây nước
ngọt có ga đã vượt lên trên và trở thành sự lựa chọn phổ biến của người Việt.
Về thói quen tiêu dùng của người Việt cũng khá đa dạng. Theo một nghiên cứu
của Vinaresearch năm 2013 đã chỉ ra rằng có đến 57.2% người khảo sát có thói quen
uống nước ngọt có ga ít nhất 3-4 lần/ tuần. Có thể thấy rằng sự lựa chọn phổ biến của
nước ngọt có ga trong thị trường tiêu dùng. Người Việt uống nước ngọt có ga để giải
tỏa cơn giải khát, hoặc trong các dịp lễ gặp mặt và hiện nay đã dần trở thành thói quen
hàng ngày. Hình thức uống thường gặp là uống nước ngọt có ga với đá.
Thị trường nước giải khát tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đa dạng về
nhãn hiệu, hương vị phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Việt. Bên cạnh các thương
hiệu quốc tế nổi tiếng, nhiều thương hiệu nước ngọt có ga trong nước cũng xuất hiện,
lợi dụng sự yêu thích của người tiêu dùng đối với hương vị độc đáo, sủi bọt của các loại
đồ uống này. Về mức độ quan tâm của người tiêu dùng với nhãn hiệu nước uống, theo
nghiên cứu của Vinaresearch có 97,4% những người tham gia khảo sát đã từng uống
Coca Cola và 90% người tham gia khảo sát từng uống Pepsi.[7]
Tóm lại, văn hóa và thói quen tiêu dùng nước ngọt có ga ở Việt Nam không
ngừng phát triển. Nhu cầu nước ngọt có ga ngày càng tăng và các công ty cần nhận thức
được những thay đổi này để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Để tận
dụng tối đa thị trường đang phát triển này, điều cần thiết là các thương hiệu phải hiểu
được văn hóa, sở thích của người tiêu dùng Việt Nam và có khả năng thích ứng với
những thay đổi này.

3.2. Phong tục, tập quán


Là một nước phát triển về nông nghiệp, chính vì thế Việt nam có tập quán ăn
nhiều hoa quả và gần gũi với những đồ uống từ thiên nhiên như trà thảo mộc, nước ép
hoa quả… Đây cũng chính là những thách thức khi một nhãn hiệu về nước ngọt công
nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, người Việt thường có những buổi gặp mặt bạn bè, gia đình. Đây
cũng là cơ hội để tận dụng những giá trị truyền thống và tập quán của Việt Nam nhằm
tăng cường sự gắn kết của người tiêu dùng với nhãn hiệu nước ngọt có ga. Gửi thông
điệp về sự thỏa mãn, vui vẻ và cảm giác thoải mái khi thưởng thức nước ngọt có ga
trong các dịp đặc biệt và những khoảnh khắc gặp gỡ thân mật. Việt Nam có rất nhiều
8
loại nước ngọt có ga, từ các thương hiệu quốc tế đến những thương hiệu nội địa. Đặc
biệt, nước ngọt có ga đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển tại Việt Nam và có
những đóng góp kinh tế đáng kể.
Tóm lại, những doanh nghiệp cần phải nắm rõ phong tục tập quán của quốc gia
để có thể tiếp cận và có những chiến lược quảng bá hiệu quả.
3.3. Trình độ văn hoá và dân số
Trình độ văn hoá có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và sự tiêu dùng nước ngọt có ga.
Đối với một số quốc gia có trình độ văn hoá cao, nhu cầu tiêu dùng nước ngọt có ga có
thể giảm do họ nhận thức cao về sự ảnh hưởng của nước ngọt có ga đến sức khỏe và
môi trường. Ở một số quốc gia với trình độ văn hoá thấp có thể có nhu cầu tiêu dùng
nước ngọt có ga cao hơn vì những lí do văn hoá và sở thích cá nhân. Trình độ văn hoá
của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi theo thời gian, với một phần quan trọng dân
số đang trẻ tuổi và có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm và thương hiệu quốc tế.
Về dân số, Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số hơn 95 triệu dân.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Do vậy, đây
vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi
dào với giá nhân công rẻ. Nhờ tăng trưởng dân số trẻ, nhóm đối tượng chủ yếu tiêu thụ
nước ngọt có ga, các doanh nghiệp tiếp thị có thể tập trung vào phát triển các chiến dịch
tiếp cận trực tuyến và thông qua các mạng xã hội để tiếp cận và tương tác với khách
hàng tiềm năng.
Tóm lại, đối với ngành công nghiệp sản xuất nước ngọt có ga, việc hiểu và đáp
ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của thị trường Việt Nam với việc tạo ra các sản phẩm phù
hợp về vị, chất lượng và giá trị là quan trọng. Các chiến lược tiếp thị và quảng cáo cũng
cần được điều chỉnh để phù hợp với trình độ văn hoá và các tố chất đặc trưng của người
tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, dân số đông đúc của Việt Nam mang lại tiềm năng thị
trường lớn cho tiêu thụ nước ngọt có ga và tạo ra cơ hội để các công ty và nhãn hiệu
tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng cáo để thu hút và chuyển đổi khách hàng.

4. Technology
4.1. Sản xuất thông minh
Nhờ có công nghệ thông minh đã làm cho quá trình sản xuất thu được nhiều lợi ích:
 Công nghệ tự động hóa giúp quá trình sản xuất có hiệu quả cao hơn, giảm chi
phí sản xuất, tăng cường an toàn cho nhân viên bởi tăng cường tự động hóa qua
Robot và công nghệ thông minh.
 Cảm biến thông minh giúp cho dây chuyền đóng gói xảy ra thuận lợi. Đồng thời
nó cũng thu thập dữ liệu cho phép các nhà sản xuất đồ uống giám sát nguồn cung
cấp của họ, cũng như theo dõi tình trạng của thiết bị chiết rót để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc bảo trì dự đoán.
 Đóng gói thông minh giúp cho các công ty nước ngọt có ga theo dõi tính hợp lệ
của sản phẩm trong chuỗi cung ứng.

9
4.2. Hỗ trợ trong bao bì
Công nghệ thông minh phát triển nhựa tái sinh giúp bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Ngày 14/4/2022 tại Hà Nội, công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt
Nam đã tổ chức ra mắt sản phẩm được đóng gói bằng bao bì nhựa tái sinh 100%. Đây
là một sáng kiến đột phá của Pepsico hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.[8]

4.3. Big data


 Ứng dụng Big Data cho phép doanh nghiệp theo dõi mô hình và xu hướng liên
quan đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Tiếp theo doanh nghiệp cần có
chiến lược để tối đã hóa dữ liệu nhằm đánh giá nhu cầu thực của khách hàng
giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn và duy
trì sức hút đối với khách hàng.
Ví dụ: Từ dữ liệu trong hệ thống thông tin của mình, Pepsi có khả năng xác định
chính xác danh sách khách hàng tiềm năng và tổ chức các chương trình khuyến mãi
dành riêng cho họ. Ví dụ, người tiêu dùng có thể được hưởng ưu đãi giảm giá 10% khi
mua sản phẩm nước ngọt Frito kèm với snack Lay's. Chiến lược này đã đóng góp một
phần không nhỏ vào việc Pepsi thu về những khoản lợi nhuận đáng kể và đã góp phần
làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng của họ.[9]
 Sử dụng công nghệ để kết hợp dữ liệu thời tiết, năng suất cây trồng, xếp hạng độ
axit,.... để xác định được sự kết hợp tốt nhất để tạo ra sản phẩm.
Ví dụ: Nhờ sử dụng công nghệ, Coca đã vận dụng mô hình Sách đen để đảm bảo
nước cam của có hương vị và chất lượng nhất quán như nhau quanh năm.

4.4. Công nghệ trong hoạt động Marketing


Tận dụng sức mạnh của công nghệ vào quảng cáo là chiêu thức hiệu quả để giúp
thương hiệu mở rộng giá trị, có giá trị lâu dài đối với người tiêu dùng.
Ví dụ: Câu chuyện trở về nhà đón Tết là Insight mà hầu hết các thương hiệu đều
sử dụng trong chiến dịch marketing vào dịp Tết Nguyên Đán 2023. Tuy nhiên với Pepsi,
đó không chỉ dừng lại ở một chiến dịch với mục đích truyền thông, mà đằng sau đấy là
cả một chuỗi hành động thực tế cùng những trải nghiệm xúc động trên chuyến bay ba
màu cùng thông điệp đặc biệt “Mang Tết về nhà”.[10]

 Pepsi phối hợp cùng với Đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức gây quỹ và dùng cho
việc cung cấp 3.600 vé xe ô tô và 556 vé máy bay khứ hồi nội địa và quốc tế cho
sinh viên và người lao động đang gặp khó khăn trong suốt khoảng thời gian đại
dịch Covid 19 bùng nổ. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng sẽ hợp tác với Ví điện tử
ZaloPay để mời các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia đóng góp và gây
quỹ. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để cung cấp thêm vé xe cho những người
không có đủ điều kiện để về quê đón Tết.
● Sử dụng nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,.. để quảng bá
chiến dịch. Cụ thể: Trên Fanpage của Pepsi tại Việt Nam đã tổ chức mini game.

10
Các câu hỏi liên quan đến nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Người
tham gia trả lời trực tiếp trên Fanpage và nhận những phần quà giá trị. Bên cạnh
đó, trên Tiktok Pepsi tổ chức cuộc thi quay video chia sẻ những câu chuyện “
Đón tết đoàn viên” . Mỗi video tham gia không những nhận được phần thưởng
giá trị từ Pepsi mà còn là một đóng góp lan tỏa thông điệp.
→ Thông qua chuỗi hoạt động hằng năm “Mang Tết về nhà”, Pepsi đã dần khẳng định
được vị thế là một trong những nhãn hàng hoạt động vì cộng đồng với những chiến dịch
vô vùng thực tế, ý nghĩa và đặc biệt.

5. Environmental
Môi trường đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nước ngọt có ga
ở Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiếp thị và phát triển của ngành này.
Dưới đây là các nhân tố môi trường đáng kể:
 Khí hậu, nhiệt độ: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới
của nửa cầu Bắc với lượng bức xạ mặt trời lớn, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm
lớn. Đây là một chất xúc tác giúp đẩy mạnh doanh số mặt hàng nhưng nếu không có
cách bảo quản hợp lí sẽ làm giảm chất lượng và ngày sử dụng của sản phẩm. Không
những vậy, chúng còn có thể ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nguyên liệu cho doanh
nghiệp. Ví dụ, nếu khí hậu quá oi nóng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng như mía đường hoặc
các loại quả, điều này có thể gây ra thiếu hụt nguyên liệu hoặc thay đổi giá cả và chất
lượng nguyên liệu.
 Điều kiện tự nhiên:
Nguồn nước: Nước là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất nước ngọt
có ga. Điều kiện tự nhiên như lượng mưa, chất lượng nước và khả năng tiếp cận nguồn
nước có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguồn nước ổn định và chất lượng cho
doanh nghiệp.
Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm có thể ảnh hưởng đến các quá trình sản
xuất và vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ, nhiệt độ quá cao có thể làm tăng chi phí làm
mát và giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống, trong khi độ ẩm cao có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
Môi trường đất: bao gồm thành phần đất, độ phì nhiêu và khả năng thoát nước
cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đất phù sa giàu chất
dinh dưỡng có thể tạo điều kiện tốt cho cây trồng nguyên liệu, trong khi đất kém chất
lượng lại đòi hỏi phải xử lý đặc biệt.
Thời tiết và biến đổi khí hậu: Thời tiết cũng như biến đổi khí hậu có thể ảnh
hưởng tới nguồn cung cấp nguyên liệu, quá trình sản xuất và vận chuyển. Ví dụ, khi
một mùa mưa kéo dài hoặc mùa khô nóng có thể gây ra thiếu hụt nguyên liệu hoặc
ảnh hưởng đến khâu vận chuyển hàng hóa.
 Hoạt động quảng bá, tuyên truyền[11]: môi trường ảnh hưởng rất đáng kể tới
chiến lược quảng cáo của các doanh nghiệp. Tùy giai đoạn, mùa vụ cũng như khí hậu
11
mà có những chiến dịch quảng bá khác nhau để nâng cao hiệu quả tiếp cận người tiêu
dùng và tạo dựng nhận thức thương hiệu. Từ đó, giúp tăng doanh thu cũng như lợi nhuận
cho mỗi doanh nghiệp. Ví dụ như coca – cola đã rất thành công trong việc triển khai
chiến dịch truyền thông vào mùa hè 2011 với tên gọi “Share a coke”. Sở dĩ nó thành
công được như vậy là vì đã đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, hiểu họ cần gì và cá nhân
hóa sản phẩm để mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới mẻ và tốt nhất.
Lấy bối cảnh hội nhập xu hướng social media marketing của khách hàng và giới trẻ,
doanh nghiệp đã khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu Coca-Cola và
chia sẻ hình ảnh về chai Coca-Cola in tên người dùng trên mạng xã hội. Khi chiến dịch
bắt đầu, khách hàng đã rất hứng thú và đổ xô đến các cửa hàng để săn lùng những chai
Coca mà họ ưa thích. Kết quả là chỉ trong một mùa hè mà hãng đã bán thành công 250
triệu chai Coca.
Tóm lại, môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp nước ngọt có ga ở Việt Nam. Điều kiện tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ, nguồn
nước,... là những yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo sự thành
công và bền vững của mình trong ngành này. Tùy từng bối cảnh mà doanh nghiệp cần
có những điều chỉnh trong kế hoạch, chính sách để tận dụng triệt để và thích ứng với
các yếu tố trên.

6. Legal
Ở Việt Nam, ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là một ngành kinh tế -
kỹ thuật đã và đang phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Doanh nghiệp trong
ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách
của đất nước (khoảng 60.000 tỷ). Các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, Heineken,
Coca-Cola và Pepsi chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 80%) trong tổng số đóng góp này.
Đây là các công ty có quy mô lớn, hoạt động sản xuất và kinh doanh trên quy mô quốc
tế.[12]
Ngành đồ uống cũng tạo ra nhiều việc làm trực tiếp cho hàng trăm ngàn lao động
và hàng triệu lao động gián tiếp thông qua chuỗi cung ứng. Hàng tá ngành liên quan
như bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bán buôn, bán lẻ và các nhà cung ứng
nguyên phụ liệu sản xuất đầu vào đều hưởng lợi từ ngành này. Sự phát triển của ngành
đồ uống không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong thị trường nội địa mà còn xuất khẩu,
mang lại sự cạnh tranh cao trong điều kiện kinh tế hội nhập.[13]
Tổng cộng, ngành đồ uống không chỉ góp phần quan trọng vào ngân sách quốc
gia, mà còn đóng góp tích cực vào tạo việc làm và kích thích sự phát triển của các ngành
liên quan. Sản phẩm của ngành này cũng có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong bối
cảnh kinh tế hội nhập.
Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành đối với sự phát triển nền kinh tế của
đất nước, chính phủ đã ban hành những chính sách, quy định để các doanh nghiệp trong
ngành có thể cạnh tranh, phát triển, mở rộng quy mô so với các đối thủ cạnh tranh.

12
 Luật: Ngày 12/09/2016, tại quyết định số 3690/QĐ-BCT, Bộ Công Thương đã
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát sẽ phát triển dựa trên cơ sở
cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà
nước, xã hội và doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải chú trọng việc bảo đảm an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến
trong sản xuất là cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu
và vật liệu, cũng như cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tập trung
xây dựng một số thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cũng
là một cách hiệu quả để cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Thương hiệu mạnh
mẽ và uy tín sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tạo niềm tin và gia tăng giá trị
cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy cạnh tranh trong hội nhập toàn cầu.
 Quy định an toàn thực phẩm[14]: Đây là luật cơ bản quy định về an toàn thực
phẩm tại Việt Nam. Nước ngọt có ga được xem là thực phẩm và phải tuân thủ các quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và ghi nhãn. Theo quy định tại Khoản 2
Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất nước giải khát sẽ bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm
mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp
không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do
đó, các các cơ sở phải xem mình có thuộc đối tượng phải xin giấy phép an toàn vệ sinh
thực phẩm hay không để thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
 Thuế và phí: Doanh nghiệp trong ngành bia, rượu và nước ngọt phải nộp thuế
và các loại phí theo quy định của Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn liên quan. Các
loại thuế và phí này gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt và các phí khác. Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bia -
Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã nêu rõ, đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngọt
thì thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%, thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%.
 Nhãn sản phẩm[15]: Các doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo ghi đúng thông
tin trên nhãn sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng,
hướng dẫn sử dụng, mã vạch và thông tin liên hệ của nhà sản xuất. Chính phủ đã nêu rõ
các quy định về nhãn hàng hóa thông qua nghị định số 43/2017/NĐ-CP được ban hành
ngày 14/04/2017.
 Quy định về quảng cáo: Các quảng cáo nước ngọt có ga cần tuân thủ các quy
định về quảng cáo thực phẩm, bao gồm không được gây hiểu lầm, không vi phạm quyền
lợi của người tiêu dùng, không có thông tin sai lệch và không gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe.
 Kiểm tra và giám sát: Các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Bộ Công Thương
và Sở Y tế địa phương có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật trong
ngành nước ngọt có ga. Các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu kiểm tra và cung cấp
thông tin khi được yêu cầu.
13
KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích PESTEL của sản phẩm nước ngọt có ga tại Việt Nam,
chúng ta đã đi qua những yếu tố quan trọng như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ,
môi trường và pháp luật. Qua việc đánh giá các yếu tố này, chúng ta nhận thấy sự ảnh
hưởng và các cơ hội và thách thức mà thị trường này đem lại. Đồng thời, Việt Nam là
một thị trường tiềm năng với dân số đông đúc và nhu cầu tiêu thụ cao. Đối với các nhãn
hiệu và doanh nghiệp, việc phát triển chiến lược tiếp cận hiệu quả, tạo ra sản phẩm phù
hợp với nhu cầu người tiêu dùng, và tạo sự nhận biết thương hiệu là quan trọng để thành
công trong thị trường này.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://chuyengiamarketing.com/mo-hinh-pestel-cua-coca-cola/
[2] https://andrews.edu.vn/mo-hinh-pestel-phan-tich-moi-truong-doanh-nghiep/
[3]https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-se-
phuc-hoi-vao-nua-cuoi-nam-2023-
734475#:~:text=Trong%20%E2%80%9CB%C3%A1o%20c%C3%A1o%20Kinh%20t
%E1%BA%BF,%2C6%25%20trong%20n%C4%83m%202024.
[4]https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/6-thang-dau-nam-2023-lai-suat-giam-ty-gia-on-
dinh-lam-phat-ha-nhiet-post1031511.vov
[5]https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/08/xu-huong-giam-dan-
cua-lam-phat-trong-7-thang-nam-2023/
[6]https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/06/thong-cao-bao-chi-
tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2023/
[7]https://www.academia.edu/9893837/TH%C3%93I_QUEN_S%E1%BB%AC_D%E
1%BB%A4NG_N%C6%AF%E1%BB%9AC_NG%E1%BB%8CT_C%C3%93_GA_
C%E1%BB%A6A_NG%C6%AF%E1%BB%9CI_VI%E1%BB%86T_NAM
[8]https://dantri.com.vn/doi-song/suntory-pepsico-ra-mat-san-pham-pepsi-voi-bao-bi-
tu-nhua-tai-sinh-20220416183452350.htm
[9]https://meweb.vn/chien-luoc-marketing-cua-pepsi/
[10]https://vnexpress.net/pepsi-nam-thu-ba-to-chuc-hanh-trinh-mang-tet-ve-nha-
4552783.html
[11]https://amis.misa.vn/28361/chien-luoc-marketing-cua-coca-cola/
[12]https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/tong--quan-nganh-bia--ruou--nuoc-
giai-khat-viet-nam--4840.4056.html
[13]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3690-QD-BCT-quy-
hoach-phat-trien-nganh-bia-ruou-nuoc-giai-khat-Viet-Nam-den-2025-2016-
322039.aspx
[14]https://luattuvan.vn/giay-phep-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-cho-co-so-san-xuat-
nuoc-giai-khat-a877.html
[15]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-43-2017-ND-CP-
nhan-hang-hoa-346310.aspx

15

You might also like