Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT


QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM
NHẤT KHOA KINH TẾ Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Nhóm sinh viên: VÕ THỊ MỸ DUNG 2223401220257
LÊ THỊ BÍCH NGỌC 2223401220351
Nhóm học phần: NHÓM 8
Giảng viên HD: ThS. Nguyễn Nhật Khánh Uyên

Bình Dương, tháng 4 năm 2021


1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa,
xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học
trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm
vụ đó”. Qua câu nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm quan trọng của sự nghiệp
giáo dục. Giáo dục được coi là trọng tâm, mũi nhọn của một quốc gia. Một quốc gia có phát
triển vững mạnh hay không một phần nhờ vào giáo dục và đào tạo. Trong xu thế phát triển tri
thức ngày nay, giáo dục được xem là một trong những chính sách quan trọng để phát triển xã
hội, đất nước trong hệ thống giáo dục Việt Nam, vai trò và vị trí giáo dục đại học ngày càng
trở nên quan trọng. Giáo dục không chỉ đem lại tri thức, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn
thiện nhân cách của mỗi người mà con mà còn cung cấp nguồn nhân lực tri thức dồi dào, có
sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo và khả năng tiếp cận, làm chủ nền khoa
học hiện đại, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của đất nước. Xu hướng xã hội hóa giáo
dục đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Một nền giáo dục kém sẽ không đào tạo được
nguồn nhân lực chất lượng cao, hiển nhiên, nếu thiếu nguồn nhân lực tốt thì Việt Nam sẽ dần
tụt hậu và không thể phát triển và cạnh tranh trong một thế giới ngày càng biến đổi, nhất là
khi thời đại khoa học – công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có mối liên kết trực tiếp đến kết quả học tập của sinh
viên. Môi trường học tập trong đại học phải có sự tự giác và nỗ lực, đặc biệt hình thức lãnh
đạo theo tín chỉ, nó là yếu tố quan trọng để giúp ta trong tương lai. Kết quả học tập đóng một
vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng đầu ra và ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương
lai của sinh viên. Nó là một trong những tiêu chí quan trọng để các nhà tuyển dụng làm căn cứ
để tuyển dụng nhân lực. Đặc biệt các doanh nghiệp lớn có thương hiệu hàng đầu thì luôn yêu
cầu kết quả học tập của ứng viên càng cao. Đứng trước thực tế, chúng tôi đã chọn đề tài: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất khoa Kinh tế ở Trường
đại học Thủ Dầu Một” để có thể đưa ra cách nhìn khách quan hơn cho sinh viên về các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ. Từ đó đưa ra kết luận giải pháp kết luận nhằm cải
thiện và nâng cao kết quả học tập của sinh viên đại học nói chung và sinh viên đại học Thủ
Dầu một nói riêng. Đồng thời đưa ra những đề xuất với nhà trường để có nhiều chính sách
giảng dạy phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho sinh viên đạt hiệu quả tốt nhất.
1.2. Mục tiêu đề tài: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm
nhất khoa Kinh tế ở Trường đại học Thủ Dầu Một.
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất
khoa Kinh tế ở Trường đại học Thủ Dầu Một.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
năm nhất khoa Kinh tế ở Trường đại học Thủ Dầu Một ?
Mức độ tác động của các yếu tố này đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất khoa Kinh
tế ở Trường đại học Thủ Dầu Một như thế nào ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất
khoa Kinh tế ở Trường đại học Thủ Dầu Một.
Không gian: Sinh viên năm nhất khoa Kinh tế ở Trường Đại học Thủ Dầu Một
Thời gian: Trong vòng 5 tháng từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023
1.5. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được
vài trò quan trọng của các yếu tố trên để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để từ
đó gia tăng kết quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường. Kết
quả nghiên cứu cũng góp một phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
này để có thể khám phá những yếu tố cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc làm
tăng chất lượng đào tạo.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm liên quan
Kết quả học tập: Kết quả học tập đề cập đến việc đánh giá kiến thức thu được trong
trường, đại học hoặc đại học. Một sinh viên có kết quả học tập tốt là một người đạt điểm tích
cực trong các kỳ thi phải được đưa ra trong một khóa học. Nói cách khác, kết quả học
tập là thước đo khả năng của học sinh, thể hiệyeeus tố ảnh hưởng đến kết quả n những gì học
sinh đã học trong suốt quá trình hình thành. Nó cũng giả định khả năng đáp ứng các kích thích
giáo dục của học sinh.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Lily Suhaily và Yasintha Soelasih (2015)
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh Tế Trường Đại học
“X”
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Khoa Kinh tế Trường Đại học “X”. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ 329 sinh
viên Khoa Kinh tế Trường Đại học “X”. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan,tác
giả đề xuất mô hình gồm 4 yếu tố: học sinh, giảng viên, trường đại học, gia đình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa
Kinh tế Trường Đại học “X”: học sinh và ảnh hưởng thuận chiều.
Nghiên cứu của Siti Hadijah Che Mat, Wan Roshidah Fadzim, Mohd Saifoul Zamzuri
Noor và Munzarina Ahmad Samidi (2021)
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong một khóa học được cung
cấp trong chương trình kinh tế của một trường đại học Utara Malaysia
Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
trong một khóa học được cung cấp trong chương trình kinh tế của một trường đại học Utara
Malaysia. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ 211 người, trong đó bao gồm sinh
viên năm hai, năm ba và năm tư của trường đại học Utara Malaysia. Trên cơ sở lược khảo các
nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố: sự chuẩn bị của giáo viên, hệ
thống dạy và học, phương pháp giảng dạy, kĩ thuật học tập, thái độ của học sinh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và ảnh
hưởng thuận chiều.

Nghiên cứu của Kanagi Rajandran,Tan Chun Hee,Sarimila Kanawarthy,Lim Kik Soon,
Haslina Kamaludin và Dr.Dariush Khezrimotlagh (2015)
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế và Quản
trị Trường Đại học Malaixia
Mục tiêu của nghiên cứu là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên năm nhất Khoa Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Malaixia. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ
liệu được thu thập từ 100 sinh viên năm thứ hai đã hoàn thành năm thứ nhất tại Khoa Kinh tế
và Quản trị Trường Đại học Malaixia. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả
đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố: giới tính, chủng tộc, nơi xuất xứ, trình độ đầu vào, trình độ đầu
vào với CGPA. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Malaixia và ảnh hưởng
thuận chiều.
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017)
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
này đến kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ 325 sinh viên
đại học chính quy đang theo học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô
hình gồm 10 yếu tố: năng lực trí tuệ, sở thích học tập, động cơ học tập, động cơ của ba mẹ,
giảng viên, cơ sở vật chất, học bổng, cách thức quản lí, áp lực bạn bè cùng trang lứa, áp lực xã
hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 7 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Trường Đại học Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: năng lực trí
tuệ, sở thích học tập, động cơ của ba mẹ, cơ sở vật chất, học bổng, áp lực bạn bè cùng trang
lứa,áp lực xã hội và ảnh hưởng thuận chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản
trị được đề xuất góp phần giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đại học.

Nghiên cứu của Phan Thị Huyền Thảo, Nguyễn Huyền Trang và Nguyễn Thu Hà (2020)
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học
viện Ngân hàng Phân viện Bắc Ninh
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các nhân tố từ bản thân sinh viên,nhà trường và gia đình-
xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Học viện Ngân hàng-Phân viện Bắc
Ninh. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ 400 sinh viên tại Học viện Ngân hàng-
Phân viện Bắc Ninh. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan,tác giả đề xuất mô hình
gồm 5 yếu tố: động cơ học tập, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, cơ sở vật chất,
gia đình-xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên Học viện Ngân hàng-Phân viện Bắc Ninh và ảnh hưởng thuận chiều. Dựa trên
kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất góp phần giúp cho kết quả học tập
của sinh viên cao hơn.

Nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Trang (2020)


Yếu tố xã hội của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Ngoại ngữ
Trường Đại học Trà Vinh
Mục tiêu của nghiên cứu là nghiên cứu yếu tố xã hội của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu
được thu thập từ 200 sinh viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh. Trên cơ sở lược
khảo các nghiên cứu liên quan,tác giả đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố: trình độ học vấn của
cha, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của cha, nghề nghiệp của mẹ, yếu tố gia đình. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa
Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh và ảnh hưởng thuận chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu,
một số hàm ý quản trị được đề xuất góp phần giúp cho thành tích học tập của sinh viên tốt
hơn.
Nghiên cứu của Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp và Lê Thị Kim Tuyên (2018)
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Kinh
tế Trường Đại học Đồng Nai
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
năm nhất Khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Nai. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu
thập từ 360 sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Nai. Trên cơ sở lược
khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình gồm 8 yếu tố: cạnh tranh học tập, kiên
định học tập, phương pháp học tập, động cơ học tập, cơ sở vật chất, giảng viên, ấn tượng
trường học, ảnh hưởng của bạn bè. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 8 yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Nai và ảnh hưởng
thuận chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất góp phần giúp
cho nâng cao kiến thức chuyên môn và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Động cơ học tập
H1+

Kiên định học tập H2+


Kết quả học tập
H3+
Cạnh tranh học tập
H4+
Ấn tượng trường học
H5+

Phương pháp học tập


3.2. Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết (H1): Động cơ học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên.
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ và mục đích của học tập, từ
đó có những hướng đi học tập phù hợp cho bản thân. Động cơ học tập giúp sinh viên xác định
đúng mục tiêu và hướng đi cho mình. Từ đó giúp sinh viên dễ dàng đạt được kết quả học tập
mong muốn.
Giả thuyết (H2): Tính kiên định trong học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập
của sinh viên.
Kiên định là sự thể hiện của sự vững tâm quyết liệt, theo đuổi đến cùng và có ý chí
vươn lên trong học tập. Sinh viên có tính kiên định cao có thể kiểm soát căng thẳng trong quá
trình học tập của họ. Họ sẽ luôn dành hết tâm sức vào thời gian cho việc học. Có khả năng
biến sự căng thẳng thành động lực của sự phát triển.
Giả thuyết (H3): Cạnh tranh học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh
viên.
Cạnh tranh trong học tập là các cá nhân có sự ganh đua với nhau, giành phần hơn về
phía mình. Cạnh tranh giúp cho cá nhân có đông lực học tập, nỗ lực hết mình đem lại kết quả
tốt hơn. Ngoài ra còn giúp sinh viên thể hiện bản thân và tiến bộ hơn trong học tập.
Giả thuyết (H4): Ấn tượng trường học có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh
viên.
Ấn tượng trường học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng các trường học. Khi họ cảm
nhận một ngôi trường có tiếng tăm, họ có xu hướng tin tưởng rằng thường đại học này có đội
ngũ giảng viên có năng lực cao,đào tạo có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau
khi tốt nghiệp, trường đại học sẽ trang bị cho họ những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho
công việc sau này. Vì vậy, động cơ và kiến thức thu nhận của sinh viên sẽ cao hơn khi họ có
ấn tượng cao về trường học.
Giả thuyết (H5): Phương pháp học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh
viên.
Phương pháp học tập là những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quá
trình học tập từ đó giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả cao. Mục đích để người học hiểu và
nắm được nội dung của bài học.Khi bạn có một phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp bạn
dễ dàng tiếp thu, học tập nhanh hơn, trau dồi kiến thức, có một định hướng đúng đắn từ đó
thúc đẩy bản thân ngày càng phát triển hơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, cỡ mẫu là 200 sinh
viên năm nhất đại học TDM. Mô hình lý thuyết ở nghiên cứu này gồm 33 biến quan sát, do đó
dung lượng mẫu tối thiểu phải đạt 5 * 33= 165 mẫu. Công thức tính quy mô mẫu là: n=5*m
(Comrey, 1973; Roger, 2006).
4.2. Dữ liệu thu thập
Dữ liệu thứ cấp: Dựa trên các bài nghiên cứu có liên quan
Dữ liệu sơ cấp: Kết quả từ cuộc khảo sát của 200 SV năm nhất trường Đại học Thủ Dầu
Một thông qua cuộc khảo sát trực tuyến qua bảng câu hỏi
4.3. Thang đo nghiên cứu
4.3.1. Thang đo động cơ học tập

Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo


ĐCHT1 Tôi dành nhiều thời gian cho
việc học
ĐCHT2 Đầu tư vào việc học là ưu
tiên số 1 của tôi
Nguyễn Đình Thọ ( 2009)
ĐCHT3 Tôi tập trung hết sức mình
cho việc học
ĐCHT4 Nhìn chung động cơ học tập
của tôi rất cao
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo
Dù có khó khăn gì đi nữa,
KDHT1 tôi luôn cam kết hoàn thành
việc học của tôi tại trường
Khi cần thiết tôi sẵn sàng
KDHT2 làm việc cật lực để đạt được
mục tiêu học tập
Khi gặp vấn đề khó khăn
KDHT3 trong học tập, tôi luôn có
khả năng giải quyết nó
Tôi luôn kiểm soát được
Nguyễn Thị Phương Thảo
KDHT4 những khó khăn xảy ra với
(2014)
tôi trong học tập
Tôi luôn thích thú với những
KDHT5
thách thức trong học tập
Tôi luôn có khả năng đối
phó với những khó khăn
KDHT6
không lường hết trong học
tập
Nhìn chung, khả năng chịu
KDHT7 đựng những áp lực trong học
tập của tôi rất cao
4.3.2 Thang đo kiên định học tập
4.3.3. Thang đo cạnh tranh học tập
Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Cạnh tranh trong học tập vì
CTHT1 đó là cơ hội khám phá khả
năng bản thân
Cạnh tranh trong học tập là
CTHT2 phương tiện giúp tôi phát
triển khả năng của mình.
Cạnh tranh trong học tập giúp
Nguyễn Thị Phương Thảo
CTHT3 tôi học hỏi từ chính mình và
(2014)
bạn học
Cạnh tranh trong học tập làm
CTHT4 cho tôi và bạn học gần gũi
hơn.
Tôi thích thú canh tranh khi
CTHT5
học môn học này.
4.3.4. Thang đo ấn tượng trường học
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo
Các nhà tuyển dụng có ấn
ATTH1 tượng rất tốt về ngôi trường
này
Tôi đã nghe nhiều tiếng tốt về Nguyễn Thị Phương Thảo
ATTH2
trường này (2014)
Tôi tin rằng trường này rất có
ATTH3
danh tiếng
4.3.5. Thang đo phương pháp học tập
Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo
Lập thời gian biểu cho việc
PPHT1
học tập
Tìm hiểu mục tiêu môn học
PPHT2
trước khi môn học bắt đầu
Tìm ra phương pháp học tập
PPHT3
phù hợp với từng môn học
Tìm đọc tất cả những tài liệu
PPHT4
do giáo viên hướng dẫn
Chủ động tìm đọc thêm tài
PPHT5
liệu tham khảo
Chuẩn bị bài trước khi đến
PPHT6 Võ Thị Tâm (2010)
lớp
Ghi chép bài đầy đủ theo
PPHT7
cách hiểu của mình
Tóm tắt và tìm ra các ý chính
PPHT8
khi đọc tài liệu
Vận dụng các kiến thức đã
PPHT9 học để rèn luyện các bài tập,
thực hành
PPHT10 Phát biểu xây dựng bài
PPHT11 Thảo luận, học nhóm
PPHT12 Tranh luận với giảng viên
Tham gia nghiên cứu khoa
PPHT13
học
Tự đánh giá KQHT của mình
PPHT14
một cách trung thực

4.3.6. Thang đo kết quả học tập

Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo


Tôi đã gặt hái được nhiều
KQHT1
kiến thức từ môn học
Tôi đã phát triển được nhiều
KQHT2
kỹ năng từ các môn học Võ Thị Tâm (2010)
Tôi có thể ứng dụng được
KQHT3 những gì đã học từ các môn
học
Nhìn chung tôi học được rất
KQHT4 nhiều kiến thức và kỹ năng
trong học tập

6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời gian Các nội dung, công việc Sản phẩm Người thực
(bắt đầu-kết thúc) thực hiện hiện
Đánh word và chỉnh sửa Lê Thị Bích
12/2022-04/2023
Bảng câu hỏi khảo sát Ngọc
Tiến độ thực hiện
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên Võ Thị Mỹ


cứu Dung
Chương 1: Giới thiệu
Tìm các nguồn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo

7.TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương, 2017. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:Nghiên cứu Giáo dục, 33(3), trang 27-34.

2) Phạm Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang và Nguyễn Thu Hà, 2020. Các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàngPhân
viện Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 219, trang 69-80.

3) Nguyễn Huỳnh Trang, 2020. Yếu tố xã hội của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp,
9(2), trang 83-91.

4) Nguyễn Thị Phương Thảo, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh
viên nghành kinh tế. Tập san khoa học & đào tạo trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, trang
99 – 106

5) Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp và Lê Thị Kim Tuyên, 2018. Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng
Nai. Tạp chí Khoa học-Đại học Đồng Nai, số 11, trang 18-29.

6) Kanagi, R. et al., 2015. Factors Affecting First Year Undergraduate Students Academic
Performance. Scholars Journal of Economics, Business and Management, 2(1A), pp.54-60

7) Siti Hadijah Che Mat et al., 2021. Factors Affecting the Achievement of Students in
Economic Subject. Journal of Tianjin University Science and Technology, 54(12), pp.130140.

8) Lily Suhaily and Yasintha Soelasih, 2015. Factors Affecting Student Achievement in
Faculty of Economics “X” University. Journal The WINNERS, 16(1), pp.25-35.

CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Xin chào Anh/Chị. Chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên nhằm tìm ra giải pháp giúp sinh viên tìm ra giải pháp cải thiện
và nâng cao kết quả học tập của bản thân. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu để
điền vào phiếu khảo sát này. Tất cả các thông tin Anh/Chị cung cấp có giá trị khoa học rất
cao, không có thông tin nào là đúng hay sai hoàn toàn mà nó phù hợp với mọi trường hợp cụ
thể. Tôi cam đoan mọi thông tin cá nhân của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Xin chân thành cảm ơn và cho phép tôi gửi đến Anh/Chị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và
thành công.
1. Thông tin cá nhân
Câu 1: Vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị
o Nam
o Nữ
o Khác
Câu 2: Anh/Chị là sinh viên năm.......................
Câu 3: Anh/Chị đang theo học ngành............................................
2. Thông tin về động cơ học tập
Câu 1: Anh/Chị có mục đích học tập rõ ràng khi tham gia các khóa học ?
o Có
o Không
Câu 2: Anh/Chị xác định việc đầu tư cho việc học là ưu tiên hàng đầu ?
o Ưu tiên hàng đầu
o Không phải ưu tiên hàng đầu
Câu 3: Bình quân ngoài thời gian lên lớp Anh/Chị dành...............phút cho việc học mỗi ngày
3. Thông tin về kiên định học tập
Câu 1: Anh/Chị có tập trung cho việc học ?
o Có
o Môn có môn không hoặc không
Câu 2: Theo đánh giá của Anh/Chị, tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến quá trình học tập
không ?
o Có ảnh hưởng
o Không ảnh hưởng
Câu 3: Khả năng chịu đựng áp lực của Anh/Chị như thế nào ?
o Cao
o Trung bình
o Thấp

KIÊN ĐỊNH HỌC TẬP MỨC ĐỘ


ĐÁNH GIÁ
Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành việc học của tôi tại 1 2 3 4 5
trường
Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập
Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập, tôi luôn có khả năng giải quyết nó
Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra với tôi trong học tập
Tôi luôn thích thú với những thách thức trong học tập
Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường hết trong
học tập
Nhìn chung, khả năng chịu đựng những áp lực trong học tập của tôi rất
cao

4. Thông tin về cạnh tranh trong học tập


Câu 1: Anh/Chị có thường xuyên phát biểu ý kiến không ?
o Có
o Không
Câu 2: Anh/Chị có mục tiêu cho từng môn học không ?
o Có
o Không hoặc môn có môn không
5. Thông tin về ấn tượng trường học
Câu 1: Tại sao Anh/Chị chọn trường Đại học Thủ Dầu Một ?
 Cơ sở vật chất
 Danh tiếng của trường
 Gần nhà
 Được gia đình, bạn bè giới thiệu
 Học phí
 Có ngành đào tạo muốn theo học
 Chất lượng đào tạo
 Học bổng
6. Thông tin về phương pháp học tập
Câu 1: Anh/Chị có lập thời gian biểu cho việc học không ?
o Có
o Không
Câu 2: Anh/Chị có chuẩn bị bài trước khi đến lớp không ?
o Có
o Môn có môn không hoặc không
Câu 3: Anh/Chị đã có phương pháp học tập phù hợp chưa ?
o Rồi
o Chưa

MỨC ĐỘ
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
ĐÁNH GIÁ
Lập thời gian biểu cho việc học tập 1 2 3 4 5
Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu
Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học
Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn
Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình
Tóm tắt và tìm ra các ý chính khi đọc tài liệu
Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành
Phát biểu xây dựng bài
Tranh luận với giảng viên
Tham gia nghiên cứu khoa học
Tự đánh giá KQHT của mình một cách trung thực
Để có kết quả học tập như mong muốn thì Anh/Chị sẽ làm gì ?
.............................................................................................................................................
Theo Anh/Chị thì yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ?
.............................................................................................................................................

12. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:


12.1. Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
1.6. Kết cấu của nghiên cứu
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Kết quả học tập là gì
2.2. Tổng quan các nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4. Thang đo nghiên cứu
3.5. Công cụ phân tích dữ liệu
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
4.3. Phân tích nhân tố khám phá
4.4. Phân tích hồi quy đa biến
4.4.1. Phân tích tương quan
4.4.2. Phân tích hồi quy
4.4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. Kết luận
5.2. Hàm ý quản trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
12.2. Tiến độ thực hiện

Thời gian Các nội dung, công việc Sản phẩm Người thực
(bắt đầu-kết thúc) thực hiện hiện
VD: 2 tháng

13. Sản phẩm và khả năng ứng dụng:

Ngày …… tháng …… năm 201… Ngày …… tháng …… năm 201…


Giáo viên hướng dẫn đề tài Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên ) chịu trách nhiệm chính
(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like