Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Mô tả
Trong bài báo cáo này, nhóm em đề cập đến các vấn đề liên quan đến pháp luật về Phòng chống tham nhũng
thông qua thực trạng hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan cũng như hình thức xử phạt và trách nhiệm
trông công tác phòng chống tham nhũng.

Nhóm 7 - Thành viên:

Hoàng Ngọc Dung - 23139006


Nguyễn Trần Minh Đức - 23139012
Huỳnh Trần Tiến Thịnh-23139046
Nguyễn Thái Tân - 23139041
Lê Lữ Nhật An - 23139001
Đinh Quốc Đạt - 23139011
Đoàn Minh Duy Bình - 23139005
Cao Như Ý- 23139052

Mục lục
1. Thực trạng
2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Khái niệm
2.2 Đặc điểm
2.3 Nguyên nhân
2.4 Hậu quả
3. Pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.2 Các văn bản pháp luật liên quan
3.3 Các cơ quan có thẩm quyền
4. Nội dung cơ bản của Luật phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
4.1 Các nguyên tắc hành vi tham nhũng
4.2 Các quy định về kê khai và tịch thu tài sản tham nhũng
4.3 Xử phạt, bồi thường thiệt hại do tham nhũng
5. Trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng
6. Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng
7. Nguồn tham khảo

1. Thực trạng

Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của
nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1 Khái niệm


1/5
a. Tham nhũng

Theo điều 3 luật Phòng, chống tham nhũng (2018): Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Phòng, chống tham nhũng: quá trình bao gồm các biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế, loại bỏ các
hành vi tham nhũng trong xã hội.

b. Tội phạm tham nhũng

Định nghĩa: là 1 loại tội phạm chức vụ, trong đó người phạm tội vì vụ lợi mà có hành vi lợi dụng hoặc
lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội cũng như quyền và
các lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Theo Mục I, chương XXIII, của bộ luật hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

Tội tham ô tài sản (điều 353)


Tội nhận hối lộ (điều 354)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 355)
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hạn trong khi thi hành công vụ (điều 356)
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điều 357)
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điều 358)
Tội giả mạo trong công tác (điều 359)

2.2 Đặc điểm

Tham nhũng phải là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
làm trái pháp luật để mưu lợi cá nhân.
Động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì vụ lợi.

2.3 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan:

Lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận,tầng lớp trong xã hội (đặc biệt
là giới trẻ ngày nay).
Cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh, do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân
mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa.
Tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém
Sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin -cho” còn tồn tại.

b. Nguyên nhân khách quan:

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để, không theo kịp được trình độ phát
triển của hoạt động thực tiễn.
Hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏa đáng và nhất quán.
Những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ
cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá trình phát triển.

2/5
Sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước.
Thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng
được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu một chương trình phòng, chống lâu dài, tổng thể.

2.4 Hậu quả

a. Chính trị:

Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật, nguyên nhân liên quan trực
tiếp đến sự sống còn của Nhà nước.
Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

b. Kinh tế

Tham nhũng kéo lùi sự phát triển của xã hội tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó, một số thiệt
hại về kinh tế do tham nhũng gây ra:
Ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh.
Những thiệt hại nghiêm trọng cho các công trình xây dựng.
Tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thôn qua thuế.

c. Xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

3. Pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

3.1 Quá trình hình thành và phát triển

a. Hình thành

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước đã xuất hiện những hành
vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ. Để xử lý những hành vi vi phạm đó, góp phần ổn định bộ
máy nhà nước, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan công quyền, các quy định pháp luật về phòng,
chống tham nhũng đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành.

b. Phát triển

Giai đoạn 1

Thời gian: 1945-1985


Nội dung : Pháp luật về phòng, chống tham nhũng chủ yếu được thể hiện thông qua hệ thống các quy
định về phòng, chống tội phạm tham nhũng.

Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Nhà nước chính thức hình thành, từng bước cụ
thể, nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ, thống nhất và còn những hạn chế nhất định

Giai đoạn 2
3/5
Thời gian Từ năm 1985 đến năm 1998
Nội dung : Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã từng bước hoàn thiện và thống nhất
trên phạm vi toàn quốc được đánh dấu bởi sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 1985 được mở rộng điều
chỉnh nhiều lĩnh vực bên cạnh các quy định về phòng, chống tội phạm tham nhũng

Nhìn chung hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo.

Giai đoạn 3 Thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2005

Nội dung: Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã từng bước hoàn thiện trên phạm vi
toàn quốc. được đánh dấu bởi sự ra đời của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998. Trên cơ sở định
hướng của Pháp lệnh, các quy định điều chỉnh các lĩnh vực khác cũng đã thống nhất.

Nhìn chung hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn chưa thực sự đầy đủ, thống nhất

Giai đoạn 4

Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2018


Nội dung: Lần đầu tiên vấn đề phòng, chống tham nhũng được quy định một văn bản Luật do Quốc
hội ban hành một cách có hệ thống.

Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn này có sự phát triển đáng kể với nhiều văn
bản luật ra đời quy định một cách cụ thể, chi tiết trong từng lĩnh vực và dần hoàn thiện.

Giai đoạn 5

Thời gian Từ năm 2019 đến nay


Nội dung: Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được điều chỉnh và có sự thay đổi
đáng kể trong quan điểm về tham nhũng. Các quy định đã cụ thể, chi tiết trong từng lĩnh vực và hoàn
thiện ,bao gồm nội dung: phòng, chống tham nhũng ,trách nhiệm của các chủ thể được rõ ràng, các cơ
chế kiểm soát tham nhũng được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật, đảm bảo
phù hợp với các văn bản luật quốc gia khác và pháp luật quốc tế.

Nhìn chung hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn này đã được phát triển lên
trình độ mới.

3.2 Các văn bản pháp luật liên quan

Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC)
Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2019
Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10-01-2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ
tướng
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày10/07/2019 của Thủ tướng; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
...

3.3 Các cơ quan có thẩm quyền

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.17 thg 4, 2023

4/5
4. Nội dung cơ bản của Luật phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

4.1 Các nguyên tắc hành vi tham nhũng

4.2 Các quy định về kê khai và tịch thu tài sản tham nhũng

4.3 Xử phạt, bồi thường thiệt hại do tham nhũng

5. Trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng

Sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận.

Khái quát một số đặc điểm của công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay:

Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không
đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó.
Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế:

Công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao.
Hiện tượng phải hối lộ, tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết
công việc còn phổ biến.
Một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn.
Thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham
nhũng trong nội bộ...

Để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng ta cần:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng, bao gồm luật pháp, các văn bản
quy phạm pháp luật, các quy tắc, quy chế, quy định nội bộ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng.
Xây dựng văn hóa ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

6. Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng

5/5

You might also like