Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề 1: Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang

Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa
truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có
hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra
hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.
(…………)
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết (Cương mục ghi Sầm
Nghi Đống thắt cổ chết ở Loa Sơn (tục gọi gò Đống Đa). Theo Bang giao lục,
trong chiến dịch mùa xuân Kỷ Dậu, số quân Thanh bị chết là 27 vạn). Quân Tây
Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối,
quân Thanh đại bại.
(Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 1: đoạn trích trên sử dụng PTBĐ nào?
Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa của nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
“Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy
thành suối, quân Thanh đại bại”.
Câu 4: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.
Câu 5: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích
trên.
*Thực hành đoạn văn: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của vua
Quang Trung trong đoạn trích trên.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 2: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn
giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ
đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông
vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay
run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của
ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, NXB Giáo dục Việt Nam 2010)
Câu 1: cho biết PTBĐ chính của văn bản
Câu 2: Văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3: lời của các nhân vật trong câu truyện trên được trích dẫn theo cách
nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4: vì sao người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình
đã nhận được người kia một cái gì đó?
Câu 5: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
*Thực hành đoạn văn: Từ nội dung đoạn truyện trên, viết một đoạn văn
ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 3: Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn
chồng mà rằng:
- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,
mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,
thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn
lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá
kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ,
lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm
tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh
không bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn,
áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã
nhuộm mối tình muôn dặm quan san!
( ngữ văn 9 - tập 1 )
Câu 1: đoạn trích trên sử dụng PTBĐ nào?
Câu 2: Cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 4: tìm và giải thích ý nghĩa của một điển tích có trong đoạn trích trên.
Câu 5: Vì sao khi nghe lời nói của nhân vật Vũ Nương, “mọi người đều tựa
hai hàng lệ”?
*Thực hành đoạn văn: Từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ, trình bày cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến.

You might also like